26
CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 1 Chúng tôi nhận thấy KQKD Q3 chưa được phản ánh vào điễn biến giá tháng Mười. Khi mà nhóm VN30 và nhóm VNIndex ghi nhận KQKD tích cực nhưng giá lại đi ngang. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính tới từ việc khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tháng Mười khiến cho tâm lý thị trường chung bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ sớm phản ánh KQKD trong thời gian tới khi mà hoạt động của khối ngoại có thể sẽ sớm đảo chiều và tiền nội đủ để hỗ trợ thị trường. Căng thẳng thương mại đã đè nặng lên tâm lý thị trường trong hơn một năm qua. Cập nhật mới nhất cho thấy Mỹ - Trung đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận giai đoạn I, tín hiệu tích cực đầu tiên để tiến tới thỏa thuận toàn diện (dù có thể cần thêm nhiều thời gian). Theo thông tin chính thức từ hai bên, các điều khoản sẽ tiếp tục được đàm phán và hai bên sẽ sớm công bố thời gian và địa điểm ký kết thỏa thuận giai đoạn I (thay thế cho địa điểm lựa chọn ban đầu là tại Hội nghị Apec tháng 11). Ở các thị trường phát triển, lợi suất trái phiếu Chính phủ của các nước phát triển đang tăng trở lại kể từ cuối tháng Tám – đầu tháng Chín, dấu hiệu cho thấy dòng tiền tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn (trái phiếu Chính phủ) đã dịu dần. Hay nói cách khác, kỳ vọng về rủi ro suy thoái của giới đầu tư đã bắt đầu giảm. Thêm vào đó, khả năng Fed tiếp tục hạ lãi suất từ nay tới cuối năm không cao. Chúng tôi cho rằng lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ có thể biến thiên trong khoảng 1,5 – 1,8%. Đồng thời, việc tìm kiếm cơ hội đầu tư cổ phiếu ở thị trường phát triển, điển hình là Mỹ, không còn dễ dàng khi mà mức PE của chỉ số S&P500 đã đạt đỉnh một năm. Mặc dù chúng tôi không cho rằng các nhà đầu tư ngoại sẽ ồ ạt đổ tiền vào cổ phiếu các thị trường mới, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem là khá hấp dẫn khi Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có lẽ là vấn đề giới hạn sở hữu khi các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt đã gần hết room. Tuy nhiên, quy tắc ban hành các rổ chỉ số mới đã được đưa ra hơn 2 tháng qua, do đó chúng tôi kỳ vọng các ETFs sẽ được ra mắt trong năm nay. Mặc dù KQKD quý 3/2019 và 9T2019 của các CTCK giảm mạnh, lãi từ cho vay ký quỹ vẫn tăng lên đáng kể. Dữ liệu lịch sử cũng cho thấy mối tương quan dương giữa dư nợ ký quỹ và VNIndex. Mặc dù mối quan hệ đã không còn mạnh như năm 2017, tuy nhiên dư nợ margin tăng lên sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán. Dư nợ margin đã tăng hơn 12 nghìn tỷ đồng kể từ cuối năm 2018, gấp 4 lần GTGDKL bình quân hằng ngày sau 9 tháng. Trong đó, ba CTCK có vốn từ Hàn Quốc bao gồm Mirae, KB và KIS đã chiếm hơn 37% dư nợ margin tăng lên. Trong bối NHTW Hàn Quốc vừa tiếp tục hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm, CTCK Hàn Quốc có lí đo để gia tăng dư nợ ký quỹ khi lãi suất bình quân hiện nay vẫn ở mức cao. Trong khi đó, các CTCK lớn trong nước có uy tín có thể huy động với lãi suất thấp để phục vụ hoạt động ký quỹ. Tóm lại chúng tôi cho rằng KQKD quý 3/2019 chưa hoàn toàn được phản ánh vào diễn biến thị trường trong tháng Mười. Trong bối cảnh, rủi ro bên ngoài đã giảm bớt chúng tôi cho rằng thị trường có thể kỳ vọng dòng tiền ngoại có thể đảo chiều trong thời gian tới. Trong khi đó, tiền nội khá dồi dào khi dự nợ ký quỹ liên tục tăng trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, lãi suất ký quỹ giảm do cạnh tranh từ các CTCK có vốn ngoại cũng phần nào khuyến khích các nhà đầu tư. Chúng tôi cho rằng thị trường có thể biến động trong khoảng 1.000 – 1.040 trong tháng Mười Một Ban Chiến lược Nguyễn Thị Phương Lam [email protected] Bernard Lapointe [email protected] Trần Thái Sơn [email protected] Vũ Anh Tú [email protected] Nguyễn Tiến Hoàng [email protected] Trần Thị Ngọc Hà [email protected] Trương Thị Thảo Vi [email protected] 05/11/2019 Chiến lược đầu tư tháng 11/2019 CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI

CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 1

Chúng tôi nhận thấy KQKD Q3 chưa được phản ánh vào điễn biến giá tháng Mười. Khi mà nhóm VN30 và nhóm VNIndex ghi nhận KQKD tích cực nhưng giá lại đi ngang. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính tới từ việc khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tháng Mười khiến cho tâm lý thị trường chung bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ sớm phản ánh KQKD trong thời gian tới khi mà hoạt động của khối ngoại có thể sẽ sớm đảo chiều và tiền nội đủ để hỗ trợ thị trường.

Căng thẳng thương mại đã đè nặng lên tâm lý thị trường trong hơn một năm qua. Cập nhật mới nhất cho thấy Mỹ - Trung đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận giai đoạn I, tín hiệu tích cực đầu tiên để tiến tới thỏa thuận toàn diện (dù có thể cần thêm nhiều thời gian). Theo thông tin chính thức từ hai bên, các điều khoản sẽ tiếp tục được đàm phán và hai bên sẽ sớm công bố thời gian và địa điểm ký kết thỏa thuận giai đoạn I (thay thế cho địa điểm lựa chọn ban đầu là tại Hội nghị Apec tháng 11).

Ở các thị trường phát triển, lợi suất trái phiếu Chính phủ của các nước phát triển đang tăng trở lại kể từ cuối tháng Tám – đầu tháng Chín, dấu hiệu cho thấy dòng tiền tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn (trái phiếu Chính phủ) đã dịu dần. Hay nói cách khác, kỳ vọng về rủi ro suy thoái của giới đầu tư đã bắt đầu giảm. Thêm vào đó, khả năng Fed tiếp tục hạ lãi suất từ nay tới cuối năm không cao. Chúng tôi cho rằng lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ có thể biến thiên trong khoảng 1,5 – 1,8%.

Đồng thời, việc tìm kiếm cơ hội đầu tư cổ phiếu ở thị trường phát triển, điển hình là Mỹ, không còn dễ dàng khi mà mức PE của chỉ số S&P500 đã đạt đỉnh một năm. Mặc dù chúng tôi không cho rằng các nhà đầu tư ngoại sẽ ồ ạt đổ tiền vào cổ phiếu các thị trường mới, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem là khá hấp dẫn khi Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có lẽ là vấn đề giới hạn sở hữu khi các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt đã gần hết room. Tuy nhiên, quy tắc ban hành các rổ chỉ số mới đã được đưa ra hơn 2 tháng qua, do đó chúng tôi kỳ vọng các ETFs sẽ được ra mắt trong năm nay.

Mặc dù KQKD quý 3/2019 và 9T2019 của các CTCK giảm mạnh, lãi từ cho vay ký quỹ vẫn tăng lên đáng kể. Dữ liệu lịch sử cũng cho thấy mối tương quan dương giữa dư nợ ký quỹ và VNIndex. Mặc dù mối quan hệ đã không còn mạnh như năm 2017, tuy nhiên dư nợ margin tăng lên sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Dư nợ margin đã tăng hơn 12 nghìn tỷ đồng kể từ cuối năm 2018, gấp 4 lần GTGDKL bình quân hằng ngày sau 9 tháng. Trong đó, ba CTCK có vốn từ Hàn Quốc bao gồm Mirae, KB và KIS đã chiếm hơn 37% dư nợ margin tăng lên. Trong bối NHTW Hàn Quốc vừa tiếp tục hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm, CTCK Hàn Quốc có lí đo để gia tăng dư nợ ký quỹ khi lãi suất bình quân hiện nay vẫn ở mức cao. Trong khi đó, các CTCK lớn trong nước có uy tín có thể huy động với lãi suất thấp để phục vụ hoạt động ký quỹ.

Tóm lại chúng tôi cho rằng KQKD quý 3/2019 chưa hoàn toàn được phản ánh vào diễn biến thị trường trong tháng Mười. Trong bối cảnh, rủi ro bên ngoài đã giảm bớt chúng tôi cho rằng thị trường có thể kỳ vọng dòng tiền ngoại có thể đảo chiều trong thời gian tới. Trong khi đó, tiền nội khá dồi dào khi dự nợ ký quỹ liên tục tăng trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, lãi suất ký quỹ giảm do cạnh tranh từ các CTCK có vốn ngoại cũng phần nào khuyến khích các nhà đầu tư. Chúng tôi cho rằng thị trường có thể biến động trong khoảng 1.000 – 1.040 trong tháng Mười Một

Ban Chiến lược

Nguyễn Thị Phương Lam

[email protected]

Bernard Lapointe

[email protected]

Trần Thái Sơn

[email protected]

Vũ Anh Tú

[email protected]

Nguyễn Tiến Hoàng

[email protected]

Trần Thị Ngọc Hà

[email protected]

Trương Thị Thảo Vi

[email protected]

05/11/2019

Chiến lược đầu tư tháng 11/2019

CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI

Page 2: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 2

NỘI DUNG KINH TẾ THẾ GIỚI 3 KINH TẾ VIỆT NAM 7

Thặng dư thương mại 7 tỷ USD ................................................................................................................................................................................................... 7 Tỷ giá USDVND ổn định trong bối cảnh USDCNY hướng về ngưỡng 7.0.................................................................................................................... 8 Tăng trưởng tín dụng có đạt mục tiêu 14% năm 2019? .................................................................................................................................................... 9

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG MƯỜI: LẤY ĐÀ ĐỂ BỨT PHÁ 11 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG MƯỜI MỘT: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI 16 CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG MƯỜI MỘT 18

Như chúng tôi đã thảo luận trong báo cáo chiến lược các tháng trước, mặc dù nền tảng nội tại của Việt Nam vẫn ghi nhận giai đoạn tăng trưởng tích cực, các yếu tố ngoại tác từ thế giới là trở ngại chính cản trở những chuyển biến tích cực trên sàn chứng khoán Việt Nam. Do đó, ngay khi những vấn đề ngoại tác được xoa dịu, TTCK Việt Nam chuyển biến khả quan ngay từ các phiên đầu tháng 11/2019. Với sự trở lại của dòng tiền ngoại, chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc hơn trong hai tháng cuối năm 2019. Tăng tỷ trọng cổ phiếu so với tiền mặt hoặc sử dụng ký quỹ trong danh mục sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt lợi nhuận trong giai đoạn xu hướng tăng.

Kết quả kinh doanh 9T/2019 tiếp tục cho thấy sự phân hóa giữa các ngành cũng như các nhóm cổ phiếu, điển hình như trong ngành bất động sản. Cụ thể, mặc dù tổng doanh thu và LNST tăng lần lượt 24% và 28% YoY trong 9T, thành quả này chủ yếu được đóng góp bởi nhóm cổ phiếu VIN. Không bao gồm đóng góp từ các công ty đó, LNST của nhóm bất động sản chỉ tăng 15% YoY. Ba nhóm tiếp theo công bố mức tăng trưởng LNST cao nhất là bán lẻ, ngân hàng và công nghệ (chi phối bởi kết quả của FPT), lần lượt đạt 30% YoY, 25% YoY và 22% YoY.

Chúng tôi đã chia sẻ quan điểm gần đây về MWG và PNJ (bán lẻ) và FPT (công nghệ), nên sẽ thảo luận về một số cổ phiếu ngân hàng trong tháng này. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) và LNST của ngân hàng niêm yết tăng trưởng 22% và 43% YoY trong Q3/2019, và lần lượt là 17,2% và 25% YoY trong 9T/2019. Không chỉ các hoạt động cốt lõi (cho vay khách hàng và dịch vụ) khả quan, chi phí hoạt động và dự phòng thấp cũng góp phần giúp thu nhập ròng tăng trưởng mạnh. Trong 9T2019, hầu hết các ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng LNST thấp hơn so với năm ngoái, chủ yếu là do năm ngoái có thu nhập bất thường. Điều tích cực là hầu hết các ngân hàng đều hoàn thành hơn 3/4 so với kế hoạch cho cả năm 2019. Đối với ngành ngân hàng, mùa cao điểm kinh doanh thường rơi vào quý 4. Do vậy, với thành quả như trên trong chín tháng, chúng tôi tin rằng ngân hàng sẽ vượt kế hoạch kinh doanh cả năm.

Cơ sở vốn mạnh, biểu hiện qua hệ số đòn bẩy thấp và CAR Basel II cao, sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vay cao đối với nhóm NHTMCP tư nhân. Đây là khía cạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng vẫn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng Việt Nam và (2) Mở rộng tín dụng sẽ cho phép các ngân hàng bán chéo sản phẩm (thẻ, thanh toán giao dịch, bảo hiểm, v.v.), sau đó, nâng cao thu nhập dịch vụ. Bên cạnh đó, với mức định giá tương đối thấp, P/B forward 2020 ở mức khoảng 1,0x - 1,4x và ROE cao (18 - 20%) cũng là một lợi thế khác của nhóm này. Điều cần lưu ý là hầu hết các ngân hàng thương mại tư nhân niêm yết đều không còn dư địa cho sở hữu nước ngoài.

BID, ngân hàng quốc doanh, đang trong quá trình tái cơ cấu. Hiện tại, chúng tôi thấy rằng ngân hàng đã gần như hoàn tất, và với sự tham gia của đối tác chiến lược mới sẽ mở ra một triển vọng mới và tươi sáng cho BID. Do đó, mặc dù mức P/B hiện tại của BID cao hơn mức trung bình của các ngân hàng khác, chúng tôi tin rằng BID có thể trở thành ứng cử viên mới theo sau VCB.

DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM 21

55 mã cổ phiếu được CTCK Rồng Việt nghiên cứu (tìm hiểu, trao đổi thông tin với doanh nghiệp) và có những phân tích, đánh giá cụ thể trong các “Báo cáo phân tích công ty” hoặc “Nhật ký chuyên viên” phát hành từ trước đến nay.

Page 3: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 3

KINH TẾ THẾ GIỚI

Một cuộc khảo sát vào tháng 9 của Viện nghiên cứu Hurun1, một viện nghiên cứu tài sản, đã cho rằng hơn một phần ba người giàu Trung Quốc - những người có khối tài sản trung bình 4,5 triệu USD - đang xem xét di cư sang một quốc gia khác. Một số người trong số đó chắc chắn đã di cư. Mặc dù, SAFE, cơ quan quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc, gần đây tiếp tục phát biểu dòng vốn xuyên biên giới của nước này duy trì ổn định trong cả năm 2019.

Tuy nhiên, ngân hàng Natixis của Pháp ước tính rằng dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc vào tháng 9 đạt tổng cộng 89 tỷ USD so với con số 0 tròn trĩnh trong tháng 1. Đồng Nhân dân tệ đã mất giá 2,5% so với USD tính đến năm 2019 (và 4,5% tại thời điểm thấp nhất vào tháng 9), điều này cho thấy thực sự một số nguồn vốn đang chảy khỏi Trung Quốc. Diễn biến hiện tại không giống với những gì dã xảy ra vào năm 2015, nhưng những điều này đang xảy ra. Trên thực tế, năm 2015 thị trường phần nào mơ hồ về mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn chảy ra và tỷ giá hối đoái suy yếu. Đồng Nhân dân tệ giảm liên tục cho đến cuối năm 2016 nhưng không rõ rằng nguyên nhân có phải do dòng vốn chảy ra hay không. Cùng thời gian đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng giảm, điều này có thể gây ra một số bất ổn giữa những người tham gia thị trường, do đó gây áp lực lên Nhân dân tệ.

Hình 1: Nhân dân tệ so với USD, theo tháng

Nguồn: TradingView

Mặt khác, trái ngược với nhiều nhà học giả đã mong đợi, VND hầu như không chênh lệch so với USD vào năm 2019 (Hình 2).

1 https://www.hurun.net/

Page 4: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 4

Hình 2: VND so với USD, chu kì tuần

Source: TradingView

Mặc dù lợi suất trái phiếu đang ở mức thấp trong lịch sử tại phần lớn các thị trường, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào trái phiếu trong khi rút dòng cổ phiếu (Hình 3). Trong số 416 tỷ USD đang tìm đường đầu tư vào trái phiếu từ đầu năm đến nay, 262 tỷ USD đầu tư vào trái phiếu Mỹ, chiếm 9,2% tài sản đang quản lý (AUM). 191 tỷ USD chảy khỏi cổ phiếu trên quy mô toàn cầu. Trong số các thị trường mới nổi, chỉ một số ít trong tất cả các nước ở châu Á, đã chứng kiến dòng tiền đổ vào: Trung Quốc, HK, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam. Nhưng cho đến nay, người hưởng lợi lớn nhất của môi trường lãi suất thấp / thị trường vốn lành mạnh này, là các quỹ thị trường tiền tệ. Lượng tiền đồ vào các quỹ này trong 10 tháng đầu năm đạt 9,8% tổng tài sản quản lí. Dòng tiền này chủ yếu chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ.

Hình 3: Global Asset Fund Flows, năm 2019 đến nay

Nguồn: Jefferies; ngày 1/11/2019

Thị trường “đổ xô” mua trái phiếu, tuy nhiên, điều này cho thấy một số dấu hiệu của hậu quả không lường trước tiềm năng. Do đó, S & P Global gần đây cho biết rằng danh sách các công ty yếu kém (*) của họ đã đạt mức cao nhất 10 năm vào tháng 9, cao nhất kể từ tháng 11 năm 2009. Danh sách này bao gồm 263 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và điều này hàm ý rằng trong số những công ty có rủi ro vỡ nợ cao, nhiều công ty có thể rơi vào vũng lầy nếu điều kiện tồi tệ hơn. Chất lượng tín dụng bình quân của các nhà phát hành này tiếp tục xấu đi và tỷ lệ đòn bẩy rất cao.

(*) Các công ty yếu kém bao gồm được S&P đánh giá xếp hạng -B hoặc thấp hơn và có triển vọng xấu

Loại tài sản Lũy kế từ đầu năm (triệu USD) % tăng trưởng Tỷ suất sinh lời (%) Trái phiếu 416.034 7,8 6,4 Phát triển 380.710 7,8 N/A Mới nổi 35.234 7,5 11,1 Cổ phiếu (190.554) (1,8) 17,7 Phát triển (153.801) (1,7) 17,7 Mới nổi (36.754) (3,0) 9,0 Thị trường tiền tệ 445.683 9,8 N/A Mỹ 423.965 12,5 2,0

Page 5: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 5

Hình 4: Số công ty yếu kém đã lên đến 263 công ty, mức cao nhât kể từ tháng 11 năm 2019

Ngày 23/9/2019

Nguồn: S&P, Global Ratings Research

Cho đến nay, thị trường chứng khoán dường như chưa nghe thấy tín hiệu từ thị trường trái phiếu rác khi MSCI tạo ra những đỉnh cao mới trong tháng 10 và hiện đã tăng gấp ba kể từ mức đáy từ 10 năm trước.

Hình 5: Chỉ số MSCI thế giới kể từ 2009

Nguồn: Bloomberg, Jefferies

Theo một bài phát biểu tại cuộc họp Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 tại TP HCM vào thứ Năm tuần trước, Marie Damour, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng thương mại song phương giữa hai nước đã tăng từ 200 triệu USD năm 1994 lên 60 tỷ USD hiện tại. Bà nhấn mạnh rằng Việt Nam và Hoa Kỳ phải tiếp tục hợp tác với nhau với tư cách là đối tác của nhau. Hãy hy vọng cô ấy đúng!

Page 6: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 6

CHỈ SỐ VĨ MÔ THẾ GIỚI THÁNG 10

Chênh lệch lợi tức TPCP Mỹ (%/năm) Lợi tức TPCP Đức và Nhật (%/năm)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Giá dầu WTI (USD/thùng) PMI tại ASEAN (Điểm)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Diễn biến giá vàng Diễn biến tỷ giá (%, YTD)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

-2,0

0,0

2,0

4,0

10/2

015

02/2

016

06/2

016

10/2

016

02/2

017

06/2

017

10/2

017

02/2

018

06/2

018

10/2

018

02/2

019

06/2

019

10/2

019

US10Y-US3M

-0,8

-0,4

0,0

0,4

0,8

1,2

10/2

015

01/2

016

04/2

016

07/2

016

10/2

016

01/2

017

04/2

017

07/2

017

10/2

017

01/2

018

04/2

018

07/2

018

10/2

018

01/2

019

04/2

019

07/2

019

10/2

019

Đức 10Y Nhật 10Y

50

52

54

56

58

60

62

64

02/0

5/20

19

16/0

5/20

19

30/0

5/20

19

13/0

6/20

19

27/0

6/20

19

11/0

7/20

19

25/0

7/20

19

08/0

8/20

19

22/0

8/20

19

05/0

9/20

19

19/0

9/20

19

03/1

0/20

19

17/1

0/20

19

31/1

0/20

19

40

42

44

46

48

50

52

54Vi

êt N

am

Thai

Lan

Sing

apor

e

Phili

ppin

es

Mya

nmar

Mal

aysi

a

Indo

nesi

a

08/2019 09/2019 10/2019

1.1501.2001.2501.3001.3501.4001.4501.5001.5501.600

36

37

38

39

40

41

42

43

06/2

017

11/2

017

04/2

018

09/2

018

02/2

019

07/2

019

Giá vàng Việt Nam

Giá vàng thế giới RHS

(Triệu VND/lượng) (USD/ounce)

-7%-6%-5%-4%-3%-2%-1%0%1%2%3%

USD

VND

USD

CNY

USD

IDR

USD

MYR

USD

PHP

USD

SGD

USD

THB

USD

INR

Page 7: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 7

KINH TẾ VIỆT NAM • Thặng dư thương mại 7 tỷ USD • Tỷ giá USDVND ổn định trong bối cảnh USDCNY hướng về ngưỡng 7.0 • Tăng trưởng tín dụng có đạt mục tiêu 14% năm 2019?

Thặng dư thương mại 7 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam trong 10 tháng 2019 ước đạt 428 tỷ USD, tăng 8,3% YoY. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 217 tỷ USD, tăng 7,9% YoY và kim ngạch nhập khẩu đạt 211 tỷ USD tăng 8,8% YoY. Cán cân thương mại Việt Nam trong 10 tháng 2019 ước tính đạt 7 tỷ USD, cao hơn mức 6,4 tỷ USD trong cùng kỳ. Mức thặng dư thương mại kể trên tương đương 2,9% GDP danh nghĩa Việt Nam năm 2019.

Điểm đáng chú ý trong số liệu thương mại năm nay gắn với kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Tổng quy mô đạt 66,6 tỷ USD trong 10 tháng 2019 và tăng trưởng 16,5% YoY, bỏ xa mức tăng trưởng 3,9% YoY của khu vực doanh nghiệp FDI, quy mô 150,4 tỷ USD. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI bắt đầu chậm dần kể từ giữa năm 2018 thì mức tăng trưởng 2 con số của khu vực trong nước liên tục duy trì kể từ đầu năm 2017.

Số liệu trên diễn tả hai thực tế đang tồn tại song song. Một mặt, các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và cung ứng hàng hóa cho nhà mua lớn. Tiêu biểu như ngành sản xuất đồ gỗ, dệt may, chất dẻo, điện thoại linh kiện, dây điện và sắt thép.

Mặt khác, chúng tôi ghi nhận rủi ro pháp lý về xuất xứ hàng hóa gắn mác Việt Nam sang Mỹ có dấu hiệu gia tăng khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng khá đột biến, +26,6% YoY trong 10 tháng 2019. Điều này đã được chúng tôi đề cập trước đó với doanh nghiệp ngành gỗ và đồ nội thất, đặc biệt tại tỉnh Bình Dương. Mới đây, cơ quan chức năng Việt Nam và Mỹ đã phối hợp chặn đứng lô hàng xuất khẩu nhôm trị giá 4,3 tỷ USD, có xuất xứ từ Trung Quốc và chuẩn bị được xuất khẩu sang Mỹ.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam, một số nhóm ngành hàng bị xếp vào danh sách cảnh báo theo cấp độ nguy hiểm. Gỗ dán là mặt hàng bị ấn định cấp độ 4, cấp độ nguy hiểm cao nhất. Theo sau là các mặt hàng giá để đồ bằng sắt, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe tải và xe khách, thép chống ăn mòn thuộc nhóm cảnh báo 3.

Tuy nhiên, như được đề cập phần thế giới, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Hồ Chí Minh, Việt Nam, bà Marie Damour nhấn mạnh quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển. Và với những hành động gần đây từ phía lãnh đạo Việt Nam, thông qua Nghị quyết thu hút vốn FDI hay xây dựng quy chuẩn hàng hóa xuất xứ Việt Nam nhằm tránh tình trạng lách luật thương mại. Chúng tôi tin tưởng rằng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đi lên như phát biểu của bà Marie Damour.

Hình 6: Tăng trưởng xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

(3)

(2)

(1)

0

1

2

3

4

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

01/2

016

03/2

016

05/2

016

07/2

016

09/2

016

11/2

016

01/2

017

03/2

017

05/2

017

07/2

017

09/2

017

11/2

017

01/2

018

03/2

018

05/2

018

07/2

018

09/2

018

11/2

018

01/2

019

03/2

019

05/2

019

07/2

019

09/2

019

Cán cân thương mại RHS Tăng trưởng xuất khẩu LHS

Tăng trưởng nhập khẩu LHS

(%, YoY) (Tỷ USD)

Page 8: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 8

Gạt sang một bên vấn đề kể trên, chúng tôi ghi nhận sự bền bỉ trong hoạt động sản xuất của Việt Nam. Tính đến hiện tại, kết quả sản xuất kinh doanh của lĩnh vực chế biến – chế tạo vẫn tốt hơn kỳ vọng và góp phần kéo dài chu kỳ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,2% YoY, cao hơn mức 7,7% YoY cùng kỳ năm trước.

Điểm nổi bật gắn với hoạt động sản xuất thiết bị điện và điện tử khi lần lượt tăng trưởng 8,3% và 17,7% trong khi cùng kỳ tăng trưởng âm. Diễn biến kể trên được minh họa cụ thể qua hoạt động sản xuất công nghiệp tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Hải Phòng. Theo báo cáo từ Cục thống kê Thái Nguyên, các mặt hàng điện thoại thông minh tăng 17,2% YoY trong tháng 10/2019 và tăng 8,3% YoY trong 10T/2019. Tại Bắc Ninh, sự tăng trưởng vượt bậc của mặt hàng thiết bị đeo thông minh, gấp 11 lần tháng 10/2018, là điểm nhấn chính góp phần đưa tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh này hồi phục trong 2 tháng gần đây. Tại Hải Phòng, tập đoàn LG ghi nhận doanh thu trong cả ba mảng điện thoại, linh kiện viễn thông và điện dân dụng, tăng 54,6% YoY. Mới đây, LD Display Hải Phòng đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.

Theo đánh giá của chúng tôi, trong bối cảnh hoạt động sản xuất của các nước trong khu vực và trên thế giới đều gặp khó khăn do thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại, việc duy trì tăng trưởng ổn định quanh ngưỡng 10% của Việt Nam chính là điểm tích cực.

Hình 7: Chỉ số sản xuất công nghiệp, theo ngành Hình 8: Chỉ số sản xuất công nghiệp, theo địa phương

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

Tỷ giá USDVND ổn định trong bối cảnh USDCNY hướng về ngưỡng 7.0

Kết quả sản xuất và xuất khẩu ấn tượng kể trên cùng với diễn biến tích cực từ thế giới đang ngày càng tạo điểm tựa vững chắc cho sự ổn định tương đối của tiền Đồng. Trong tuần cuối tháng 10 vừa qua, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 0,25% và đánh dấu lần giảm lãi suất thứ 3 liên tiếp trong năm 2019. Điều này đảo ngược hoàn toàn 3 lần tăng lãi suất trước đó và đưa mặt bằng lãi suất trở về thời điểm trước năm 2018. Gần như ngay lập tức, lãi suất vay mượn USD kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam cũng giảm tương ứng. Hiện tại, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tại thị trường Việt Nam cũng đang trở lại thời điểm 2017-2018, chúng tôi đề cập trong phần sau.

Bên cạnh đó, những thông tin tích cực từ cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu ban đầu về khả năng ký kết thỏa thuận thương mại tạm thời. Trong đó, Mỹ sẽ tạm ngững tăng thuế áp lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc trong khi Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu hàng nông sản Mỹ, thắt chặt bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – tiền tệ. Mặc dù địa điểm gặp mặt dự kiến ban đầu tại Chile bị hủy bỏ do vấn đề an ninh tại quốc gia này nhưng lãnh đạo Nhà Trắng vẫn lạc quan về khả năng sớm ký thỏa thuận thương mại trong tháng 11 này.

Những diễn biến trong và ngoài nước kể trên là cơ sở chính cho kỳ vọng của chúng tôi về khả năng tỷ giá USDCNY sẽ tiến về ngưỡng 7.0 trong thời gian còn lại của năm. Hiện tại, USDCNY vẫn đang điều chỉnh dần dần và đang ở quanh ngưỡng 7,03 so với mức 7,15 vào thời điểm đầu tháng 9. Bên cạnh đó, US Dollar cũng điều chỉnh từ 99 về 97,2 điểm trong thời điểm hiện tại.

85

95

105

115

125

07/2

015

11/2

015

03/2

016

07/2

016

11/2

016

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

Toàn ngành công nghiệpKhai khoángCông nghiệp chế biến, chế tạoSản xuất và phân phối điện

(%, YoY)

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%H

à N

ội

Bắc

Nin

h

Hải

Phò

ng

Thái

Ngu

yên

Bình

Dươ

ng

Đồn

g na

i

Hồ

Chí M

inh

10/2019 09/2019 10/2018 09/2018(%, YoY)

Page 9: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 9

Hình 9: Tỷ giá Nhân dân tệ và US Dollar Hình 10: Tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch USDVND

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Tăng trưởng tín dụng có đạt mục tiêu 14% năm 2019?

Trong phần tiếp theo, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới tình hình tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 9/2019, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9% ytd, thấp hơn mức 10,3% ytd cùng kỳ năm trước. Và so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2019, dư địa có thể tăng lên tới 5%.

Dựa theo tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM niêm yết, chúng tôi ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2% ytd. Nếu xảy ra, đây sẽ là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam.

Kết quả tăng trưởng tín dụng thấp hiện tại chủ yếu đến từ khối NHTMCPNN, gồm BIDV, Vietinbank và Agribank trong khi thành tích tại các NHTMCP tư nhân khác vẫn rất ấn tượng. Vậy liệu NHNN có phân bổ lại trần tín dụng giữa các nhà băng để đạt mức trần tín dụng đề ra đầu năm?

Góc nhìn của chúng tôi gắn với hai khía cạnh. Một mặt, các NHTMCP như VIB, TPB, VPB hay MBB đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng khá tốt trong 9T2019 và hiện tại đang dần cạn dư địa khi tiến sát mức trần tín dụng cho phép của NHNN. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV và Vietinbank chỉ đạt 8,6% và 3,2% ytd, cách xa so với mục tiêu đầu năm, lần lượt 12% và 7% ytd. Theo định hướng của NHNN kể từ đầu năm, các nhà băng có chất lượng tài sản tốt hoàn toàn có thể được nới room tín dụng. Điều này đã từng xảy ra vào giữa năm 2019 khi các nhà băng kể trên lần lượt đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.

Bảng 1: Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP danh nghĩa Việt Nam

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

TTTD 9 tháng 3% 7% 7% 12% 12% 12% 10% 9%

TTTD 12 tháng 9% 13% 14% 17% 18% 18% 14% 14%2

TT GDP danh nghĩa 17% 10% 10% 6% 7% 11% 11% 9%

Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt

Mặt khác, xét về cân đối vĩ mô, chúng tôi nhấn mạnh vào chênh lệch tăng trưởng tín dụng và GDP danh nghĩa. Khoảng cách chênh lệch quá cao hàm ý sự dư thừa tiền trong nền kinh tế và ngược lại. Hiện nay, khoảng chênh lệch ở mức 5%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2015-2017, 7-11%. So với 2018, tới cuối năm, khoảng chênh lệch giảm mạnh về 3% từ mức 6% trước đó do biến động từ vĩ mô thế giới khiến tăng trưởng tín dụng và cung tiền bị siết chặt đột ngột kể từ quý 3/2018.

Trong bối cảnh hiện nay, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước đều khá tích cực đi kèm với mặt bằng lãi suất liên ngân hàng quay trở về giai đoạn 2017-2018, chúng tôi đánh giá NHNN có đủ điều kiện để cân nhắc điều chỉnh trần tín dụng cho các nhà băng. Hiện tại, chúng tôi ghi nhận một

2 Theo kế hoạch đầu năm

6,2

6,4

6,6

6,8

7,0

7,2

7,4

88

90

92

94

96

98

100

01/2

018

03/2

018

05/2

018

07/2

018

09/2

018

11/2

018

01/2

019

03/2

019

05/2

019

07/2

019

09/2

019

11/2

019

Chỉ số US Dollar USDCNY RHS

22.200

22.400

22.600

22.800

23.000

23.200

23.400

23.600

01/2

018

03/2

018

05/2

018

07/2

018

09/2

018

11/2

018

01/2

019

03/2

019

05/2

019

07/2

019

09/2

019

11/2

019

TGTT USDVND TGGD USDVND

Page 10: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 10

số nhà băng đang tiến hành xin thêm room từ phía NHNN. Chúng tôi sẽ cập nhật bổ sung trong bài viết sau.

Hình 11: Tăng trưởng tín dụng NHTM 9T/2019 (%, ytd) Hình 12: Diễn biến thị trường liên ngân hàng

Nguồn: CTCK Rồng Việt Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt

0 5 10 15 20 25 30

VIBTPBVPB

MBBHDBTCBVCBLPBACBSTBBIDKLBCTG

(%, YTD) 0

10

20

30

40

50

60

70

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

01/2

015

05/2

015

09/2

015

01/2

016

05/2

016

09/2

016

01/2

017

05/2

017

09/2

017

01/2

018

05/2

018

09/2

018

01/2

019

05/2

019

09/2

019

LS VND qua đêmLS USD qua đêmKLGDBQ (RHS)

(%, YoY) (Nghìn tỷ VNĐ)

Page 11: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 11

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG MƯỜI: LẤY ĐÀ ĐỂ BỨT PHÁ

Đà bứt phá của nhóm cổ phiếu ngân hàng vào cuối tháng 9 đã không kéo dài được lâu và VN-Index vẫn chưa thể vượt 1.000 điểm trong tháng 10. Mặt khác, tuy dòng tiền trong thị trường vẫn chủ yếu mang tính đầu cơ, thanh khoản cải thiện và biên độ dao động của các chỉ số ngày càng hẹp đã cho thấy kỳ vọng bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự tâm lý 1.000 điểm đang ngày càng cao.

Kỳ vọng cao của thị trường đối với việc FED hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm, đàm phán Mỹ - Trung có dấu hiệu tích cực là những yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài. Trong nước, mùa công bố KQKD Q3 hầu như chưa có tác động đáng kể lên thị trường chung và nhà đầu tư ngoại vẫn duy trì bán ròng trên sàn với giá trị lớn.

Hình 13: Diễn biến chỉ số VNIndex trong tháng Mười Hình 14: Diễn biến chỉ số HNXIndex trong tháng Mười

Nguồn: CTCK Rồng Việt Nguồn: CTCK Rồng Việt

Hình 15: Diễn biến các chỉ số VN30, VNMID và VNSML từ đầu năm

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Có thể thấy rằng trong giai đoạn thị trường đi ngang với thanh khoản thấp (2.500 đến 3.000 tỷ/phiên trên sàn HOSE) kéo dài từ tháng 4 đến nay, dòng tiền hầu như chỉ dịch chuyển qua lại giữa các nhóm vốn hóa và các chỉ số diễn biến trái chiều. Cụ thể là VN30-Index (vốn hóa lớn) và VNMid-Index & VNSML-Index (vốn hóa vừa và nhỏ) thường tăng/giảm lệch pha nhau, khác với giai đoạn Q1 khi dòng tiền ngoại qua các quỹ ETF liên tục đổ vào thị trường và giúp đà tăng lan tỏa trên diện rộng.

VN-Index (+0,2%) hầu như đi ngang trong tháng 10, trong đó dòng tiền tiếp tục rút khỏi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ để tìm đến nhóm vốn hóa lớn – với kỳ vọng thị trường sẽ sớm vượt 1.000 điểm.

860

900

940

980

1020

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

1/18

GT khớp lệnh (tỷ đồng) VN-Index (trục phải)

95

99

103

107

111

115

0

100

200

300

400

500

600

700

800

18/01

GT khớp lệnh (tỷ đồng) HNX-Index (trục phải)

97

99

101

103

105

107

109

111

113VNMid VN30 VNSmall

Page 12: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 12

Thanh khoản đạt 3.045 tỷ/phiên, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm nay. Giá trị giao dịch nhóm VN30 chiếm 64% toàn thị trường, so với trung bình 55% trong 9 tháng đầu năm. Nhà đầu tư ngoại vẫn liên tục bán ròng nhưng lực cầu nội địa cho thấy khả năng hấp thụ rất tốt.

Hình 16: Giá trị giao dịch khớp lệch hàng tháng trên sàn HOSE (tỷ đồng)

Hình 17: Số lượng cổ phiếu theo tỷ suất sinh lời/tháng

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Giao dịch khối ngoại

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với giá trị lên tới 1.300 tỷ qua khớp lệnh trên sàn HOSE trong tháng 10, tiếp tục là nhân tố kìm hãm đà tăng của thị trường. VCB (+226 tỷ) và BID (+102 tỷ) là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất, chứng chỉ quỹ VFMVN30 cũng được mua ròng 74 tỷ. Chiều ngược lại, những cái tên bị bán ròng nhiều nhất có nhóm Vingroup gồm VIC (-397 tỷ), VHM (-272 tỷ), VRE (-177 tỷ) và các cổ phiếu khác như MSN (-221 tỷ), HPG (-213 tỷ).

Hình 18: Diễn biến mua/bán ròng (khớp lệnh và thỏa thuận) của nhà đầu tư nước ngoài

Hình 19: Mua ròng của khối ngoại (khớp lệnh) và diễn biến của VN-Index

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Các quỹ ETF bị rút ròng khoảng 9,5 triệu USD trong tháng 10. Tuy về tổng giá trị không thay đổi nhiều so với tháng 9 (gần 12 triệu USD), khác với tháng trước khi các quỹ ETF lớn đồng loạt bị rút vốn thì VFMVN30 ETF (+1,25 triệu USD) và FTSE ETF (+2,88 triệu USD) hút ròng trở lại trong tháng 10. Trong khi đó, Vanect ETF (-8,15 triệu USD) và KIM ETF (-5,9 triệu USD) tiếp tục bị rút ròng khá mạnh.

-

500

1.000

1.500

2.000

2.500

7/18

8/18

9/18

10/1

8

11/1

8

12/1

8

1/19

2/19

3/19

4/19

5/19

6/19

7/19

8/19

9/19

10/1

9

VN30-Index VNMid-Index VNSML-Index

24 42 45 35 36 27 19 53 25 25 36 7 17 17 33 23 35 22 24 29

73 141 116 78 71 60 33

157

63 72 88 32 44 60

94 68 64 53 68 66

249

264 278 253 266

233 170

273

259 285 224

201 209 292

312 305 269

258 279 278

266

227 218 276 260

303 360

201

320 277 316 398 362

303 230 277 277 310

296 299

79 33 43 53 68 76 106

29 50 52 63 76 73 54 51 43 58 67 46 38 41 27 37 45 41 42 58 33 32 41 26 43 53 33 28 28 42 35 29 32

3/18

4/18

5/18

6/18

7/18

8/18

9/18

10/1

811

/18

12/1

81/

192/

193/

194/

195/

196/

197/

198/

199/

1910

/19

≤ -20% (-20%,-10%] (-10%,0%) [0%,10%) [10%,20%) ≥20%

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

-2000

-1000

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

02/0

116

/01

30/0

120

/02

06/0

320

/03

03/0

418

/04

07/0

521

/05

04/0

618

/06

02/0

716

/07

30/0

713

/08

27/0

811

/09

25/0

909

/10

23/1

0

Mua/bán ròng (LHS, tỷ dồng) Tích lũy từ đầu năm (RHS, tỷ đồng)

2,0%

6,0%

1,6%

-0,1%

-2,0%-1,0%

4,4%

-0,8%

1,3%

0,2%

-5%

-3%

-1%

1%

3%

5%

7%

-2.000-1.500-1.000

-5000

5001.0001.5002.0002.5003.000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

Giá trị mua ròng (tỷ đồng) Thay đổi VN-Index trong tháng

Page 13: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 13

Hình 20: Giá trị chứng chỉ quỹ phát hành của các quỹ ETF từ đầu năm nay (triệu USD)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Bảng 2: Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài theo nhóm ngành trên cả hai sàn

Ngành

HSX HNX

Tổng KL mua bán ròng (đvt: ngàn

cổ phiếu)

Tổng GT mua bán ròng

(đvt: tỷ đồng)

Tổng KL mua bán ròng (đvt: ngàn cổ phiếu)

Tổng GT mua bán ròng (đvt: tỷ

đồng)

Dầu khí -1.219 -8.60 -2.842 -54 Hóa chất 427 2.40 314 3 Tài nguyên Cơ bản -17.016 -251.95 140 1 Xây dựng và Vật liệu 2.884 209 -323 -13 Hàng & Dịch vụ Công nghiệp -3.937 -98 44 -1 Ô tô và phụ tùng -738 -15 -8 -0 Thực phẩm và đồ uống -12.017 -571 58 2 Hàng cá nhân & Gia dụng -1.666 -73 -1.233 -41 Y tế 979 24 -49 -1 Bán lẻ 324 10 85 0 Truyền thông 12 1 -0 0 Du lịch và Giải trí -120 9 191 -1 Điện, nước & xăng dầu khí đốt -12.587 -194 -316 -3 Ngân hàng 1.738 220 1.531 10 Bảo hiểm -250 -16 4.200 125 Bất động sản -29.715 -940 -1.398 -18 Dịch vụ tài chính 1.524 23 924 9 Công nghệ Thông tin 249 9 -99 -1

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Bức tranh kết quả kinh doanh quý III: KQKD nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục tích cực

Bức tranh kết quả kinh doanh (KQKD) cho thấy tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong các nhóm ngành lớn như bất động sản, ngân hàng và bán lẻ, KQKD tích cực chủ yếu được đóng góp từ các công ty lớn trong ngành. Ngược lại, các ngành truyền thông, tài nguyên cơ bản và dịch vụ tài chính ghi nhận mức tăng trưởng âm. KQKD của quý 3 của các ngành khá tương đồng với KQKD 9T.

Theo thống kê từ KQKD quý 3/2019 của 575, doanh thu và LNST tăng lần lượt là 9% YoY và 19% YoY. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và LNST tăng lần lượt là 8% YoY và 11% YoY. Trong đó, đóng

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

01/0

1

15/0

1

29/0

1

12/0

2

26/0

2

12/0

3

26/0

3

09/0

4

23/0

4

07/0

5

21/0

5

04/0

6

18/0

6

02/0

7

16/0

7

30/0

7

13/0

8

27/0

8

10/0

9

24/0

9

08/1

0

22/1

0

FTSE Vietnam Swap ETF VNM ETF E1VFVN30 ETF KIM ETF Premia ETF

Page 14: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 14

góp chính vào tăng trưởng LNST quý 3/2019 tới từ VCB, VHM, MSN, VPB, HVN, CTG và STB. Nhìn chung các KQKD của nhóm VN30 khá tích cực trong khi KQKD của nhóm VNMid, VNSml và HNX không được khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy KQKD của nhóm VN30 và VN-Index vẫn chưa được thể hiện vào giá khi VNIndex và VN30 gần như đi ngang trong tháng Mười.

Hình 21: KQKD quý 3/2019 chưa được phản ánh vào giá tháng Mười

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Cụ thể hơn, các ngành chính như ngân hàng, bất động sản, và bán lẻ đều cho thấy KQKD ấn tượng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất chỉ số ngành Ngân hàng tăng trong tháng Mười.

Nhóm Ngân hàng có LNST tăng mạnh nhất với 43% trong quý3/2019 và tăng 25% YoY sau 9T2019. Đóng góp chính vào LNST quý 3 đến từ KQKD của VCB, VPB, CTG và STB.

Trong khi đó LNST của ngành du lịch và giải trí tăng đến chủ yếu từ đóng góp của HVN, chiếm 90% LNST tăng lên của ngành này. Đây cũng là bức tranh của ngành du lịch và giải trí trong 9 tháng khi LNST (+9% YoY) tăng lên đều tới từ sự đóng góp của HVN.

LNST của ngành Thực phẩm đồ uống tăng 27% YoY trong quý 3/2019. Đóng góp chính vào phần tăng thêm tới từ MSN và SAB. Trong khi LNST của MSN tăng mạnh phần lớn tới từ việc MSN thu được khoản bồi thường từ vụ thắng kiện Jacobs. Ở chiều ngược lại, KQKD của VHC, DBC và ACL không tốt đã kéo giảm tổng LNST của ngành Thực phầm đồ uống.

Ngành Bảo hiểm ghi nhận LNST quý 3/2019 tăng 26% YoY. Tất cả đều tới từ sự đóng góp của BVH khi LNST của BVH tăng gần 3 lần nhờ doanh thu tăng mạnh và chi phí được kiểm soát bằng cách thay đổi cơ cấu sản phẩm. LNST 9T của ngành bảo hiểm tăng 18% chủ yếu tới từ sự đóng góp của BVH và PVI.

Ngành Bán lẻ tiếp tục ghi nhận LNST tăng mạnh. MWG là công ty đóng góp hơn 97% phần tăng thêm trong LNST của ngành này. Ngoài ra, DGW cũng có KQKD khá tốt khi LNST tăng gần 42% YoY. Đây cũng là bức tranh của ngành bán lẻ sau 9 tháng đầu năm.

Mặc dù LNST Q3 của ngành Bất động sản vẫn ghi nhận tăng trưởng 18%, tất cả đều tới từ sự đóng góp của VHM. Nếu loại trừ phần tăng lên của VHM, LNST của ngành Bất động sản giảm 4% YoY. Nguyên nhân tới từ sự sụt giảm LNST của một số công ty như NVL, NLG, VIC và LDG. Dù vậy, KQKD 9T của ngành bất động sản vẫn khá tích cực khi doanh thu và LNST tăng trưởng lần lượt là 24% YoY và 28% YoY. Ngay cả khi loại nhóm cổ phiếu của Vingroup, doanh thu và LNST 9T tăng lần lượt là 32% YoY và 15% YoY.

0,2% 0,1% 0,0%

-1,5% -1,5%

21,2%

0,7%

26,9%

-1,6%

-17,8%-25%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

VNINDEX HNXIndex VN30 VNMid VNSml

Diễn biến giá Doanh thu Q3 YoY LNST Q3 YoY

Page 15: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 15

Bảng 3: Bức tranh KQKD quý 3/2019 và diễn biến giá tháng Mười của các ngành trên HOSE và HNX

Ngành Diễn biến giá tháng Mười Doanh thu Q3 YoY LNST Q3 YoY Doanh thu 9T YoY LNST 9T YoY

Bán lẻ -1,6% 19,1% 26,1% 15,1% 30,8% Bảo hiểm -2,8% 3,7% 25,8% 9,0% 13,8%

Bất động sản -0,9% 29,7% 17,8% 23,8% 27,7% Công nghệ Thông tin 0,2% 11,0% 25,3% 15,0% 25,2%

Dầu khí -2,9% 6,1% -7,7% -1,0% 17,8% Dịch vụ tài chính -2,5% 3,1% -24,0% -13,4% -33,7%

Điện, nước & xăng dầu khí đốt -1,8% 5,8% 10,0% 3,3% 4,2% Du lịch và Giải trí 3,9% 3,0% 32,5% 5,9% 9,2%

Hàng & Dịch vụ Công nghiệp -0,4% 2,2% -0,4% 8,7% -18,0% Hàng cá nhân & Gia dụng -0,5% 14,4% 3,5% 8,8% 8,2%

Hóa chất -1,2% -2,8% -21,5% 0,9% -16,4% Ngân hàng 3,8% 21,7% 43,0% 17,2% 25,0%

Ô tô và phụ tùng -3,2% 29,2% 21,7% 28,2% 15,3% Tài nguyên Cơ bản 0,1% -0,2% -30,6% 0,9% -29,3%

Thực phẩm và đồ uống -0,7% 4,0% 26,9% 6,0% 5,8% Truyền thông -7,3% -8,4% -227,8% 2,2% -210,7%

Xây dựng và Vật liệu -3,1% -3,1% 7,7% 1,5% 2,4% Y tế -2,3% 2,8% -4,4% 8,2% -2,0%

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Page 16: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 16

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG MƯỜI MỘT: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI

Chúng tôi nhận thấy KQKD Q3 chưa được phản ánh vào điễn biến giá tháng Mười. Khi mà nhóm VN30 và nhóm VNIndex ghi nhận KQKD tích cực nhưng giá lại đi ngang. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính tới từ việc khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tháng Mười khiến cho tâm lý thị trường chung bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ sớm phản ánh KQKD trong thời gian tới khi mà hoạt động của khối ngoại có thể sẽ sớm đảo chiều và tiền nội đủ để hỗ trợ thị trường.

Tiền ngoại có thể đảo chiều

Căng thẳng thương mại đã đè nặng lên tâm lý thị trường trong hơn một năm qua. Cập nhật mới nhất cho thấy Mỹ - Trung đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận giai đoạn I, tín hiệu tích cực đầu tiên để tiến tới thỏa thuận toàn diện (dù có thể cần thêm nhiều thời gian). Theo thông tin chính thức từ hai bên, các điều khoản sẽ tiếp tục được đàm phán và hai bên sẽ sớm công bố thời gian và địa điểm ký kết thỏa thuận giai đoạn I (thay thế cho địa điểm lựa chọn ban đầu là tại Hội nghị Apec tháng 11).

Ở các thị trường phát triển, lợi suất trái phiếu Chính phủ của các nước phát triển đang tăng trở lại kể từ cuối tháng Tám – đầu tháng Chín, dấu hiệu cho thấy dòng tiền tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn (trái phiếu Chính phủ) đã dịu dần. Hay nói cách khác, kỳ vọng về rủi ro suy thoái của giới đầu tư đã bắt đầu giảm. Thêm vào đó, khả năng Fed tiếp tục hạ lãi suất từ nay tới cuối năm không cao. Chúng tôi cho rằng lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ có thể biến thiên trong khoảng 1,5 – 1,8%.

Đồng thời, việc tìm kiếm cơ hội đầu tư cổ phiếu ở thị trường phát triển, điển hình là Mỹ, không còn dễ dàng khi mà mức PE của chỉ số S&P500 đã đạt đỉnh một năm. Mặc dù chúng tôi không cho rằng các nhà đầu tư ngoại sẽ ồ ạt đổ tiền vào cổ phiếu các thị trường mới, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem là khá hấp dẫn khi Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có lẽ là vấn đề giới hạn sở hữu khi các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt đã gần hết room. Tuy nhiên, quy tắc ban hành các rổ chỉ số mới đã được đưa ra hơn 2 tháng qua, do đó chúng tôi kỳ vọng các ETFs sẽ được ra mắt trong năm nay.

Hình 22: Lợi suất TPCP 10 năm các nước có dấu hiệu tăng trở lại

Hình 23: PE của Việt Nam đang thấp hơn so với các thị trường trong khu vực trong khi kinh tế tăng trưởng cao

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Dư nợ margin dồi dào

Mặc dù KQKD quý 3/2019 và 9T2019 của các CTCK giảm mạnh, lãi từ cho vay ký quỹ vẫn tăng lên đáng kể. Dữ liệu lịch sử cũng cho thấy mối tương quan dương giữa dư nợ ký quỹ và VNIndex. Mặc

-0,8%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

1,0%

1,5%

2,0%

2,5%

3,0%

3,5%

11/1

8

12/1

8

01/1

9

02/1

9

03/1

9

04/1

9

05/1

9

06/1

9

07/1

9

08/1

9

09/1

9

10/1

9

Mỹ Đức (phải) Nhật Bản (phải)

12

14

16

18

20

22

24

26

28

11/1

8

12/1

8

01/1

9

02/1

9

03/1

9

04/1

9

05/1

9

06/1

9

07/1

9

08/1

9

09/1

9

10/1

9

SPX Index VNINDEX Index JCI IndexSET Index FBMKLCI Index

Page 17: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 17

dù mối quan hệ đã không còn mạnh như năm 2017, tuy nhiên dư nợ margin tăng lên sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Dư nợ margin đã tăng hơn 12 nghìn tỷ đồng kể từ cuối năm 2018, gấp 4 lần GTGDKL bình quân hằng ngày sau 9 tháng. Trong đó, ba CTCK có vốn từ Hàn Quốc bao gồm Mirae, KB và KIS đã chiếm hơn 37% dư nợ margin tăng lên. Trong bối NHTW Hàn Quốc vừa tiếp tục hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm, CTCK Hàn Quốc có lí đo để gia tăng dư nợ ký quỹ khi lãi suất bình quân hiện nay vẫn ở mức cao. Trong khi đó, các CTCK lớn trong nước có uy tín có thể huy động với lãi suất thấp để phục vụ hoạt động ký quỹ.

Hình 24: Dư nợ margin có tương quan dương với VNIndex Hình 25: Lãi suất margin có xu hướng giảm nhưng vẫn hấp dẫn các CTCK có vốn ngoại

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Tóm lại chúng tôi cho rằng KQKD quý 3/2019 chưa hoàn toàn được phản ánh vào diễn biến thị trường trong tháng Mười. Trong bối cảnh, rủi ro bên ngoài đã giảm bớt chúng tôi cho rằng thị trường có thể kỳ vọng dòng tiền ngoại có thể đảo chiều trong thời gian tới. Trong khi đó, tiền nội khá dồi dào khi dự nợ ký quỹ liên tục tăng trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, lãi suất ký quỹ giảm do cạnh tranh từ các CTCK có vốn ngoại cũng phần nào khuyến khích các nhà đầu tư. Chúng tôi cho rằng thị trường có thể biến động trong khoảng 1.000 – 1.040 trong tháng Mười Một.

55.154

996,56

650

750

850

950

1050

1150

1250

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

50.000

55.000

60.000

Tổng dư nợ ký quỹ (tỷ đồng) VNIndex (phải)

11,4% 11,4%

10,9%11,0%

10,5%

10,8%

11,1%

11,4%

11,7%

4Q2018 1Q2019 2Q2019 3Q2019

Page 18: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 18

CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG MƯỜI MỘT

Như chúng tôi đã thảo luận trong báo cáo chiến lược các tháng trước, mặc dù nền tảng nội tại của Việt Nam vẫn ghi nhận giai đoạn tăng trưởng tích cực, các yếu tố ngoại tác từ thế giới là trở ngại chính cản trở những chuyển biến tích cực trên sàn chứng khoán Việt Nam. Do đó, ngay khi những vấn đề ngoại tác được xoa dịu, TTCK Việt Nam chuyển biến khả quan ngay từ các phiên đầu tháng 11/2019. Với sự trở lại của dòng tiền ngoại, chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc hơn trong hai tháng cuối năm 2019. Tăng tỷ trọng cổ phiếu so với tiền mặt hoặc sử dụng ký quỹ trong danh mục sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt lợi nhuận trong giai đoạn xu hướng tăng.

Kết quả kinh doanh 9T/2019 tiếp tục cho thấy sự phân hóa giữa các ngành cũng như các nhóm cổ phiếu, điển hình như trong ngành bất động sản. Cụ thể, mặc dù tổng doanh thu và LNST tăng lần lượt 24% và 28% YoY trong 9T, thành quả này chủ yếu được đóng góp bởi nhóm cổ phiếu VIN. Không bao gồm đóng góp từ các công ty đó, LNST của nhóm bất động sản chỉ tăng 15% YoY. Ba nhóm tiếp theo công bố mức tăng trưởng LNST cao nhất là bán lẻ, ngân hàng và công nghệ (chi phối bởi kết quả của FPT), lần lượt đạt 30% YoY, 25% YoY và 22% YoY.

Chúng tôi đã chia sẻ quan điểm gần đây về MWG và PNJ (bán lẻ) và FPT (công nghệ), nên sẽ thảo luận về một số cổ phiếu ngân hàng trong tháng này. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) và LNST của ngân hàng niêm yết tăng trưởng 22% và 43% YoY trong Q3/2019, và lần lượt là 17,2% và 25% YoY trong 9T/2019. Không chỉ các hoạt động cốt lõi (cho vay khách hàng và dịch vụ) khả quan, chi phí hoạt động và dự phòng thấp cũng góp phần giúp thu nhập ròng tăng trưởng mạnh. Hình 26 cho thấy hầu hết các ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng LNST thấp hơn so với năm ngoái, chủ yếu là do năm ngoái có thu nhập bất thường. Điều tích cực là hầu hết các ngân hàng đều hoàn thành hơn 3/4 so với kế hoạch cho cả năm 2019. Đối với ngành ngân hàng, mùa cao điểm kinh doanh thường rơi vào quý 4. Do vậy, với thành quả như trên trong chín tháng, chúng tôi tin rằng ngân hàng sẽ vượt kế hoạch kinh doanh cả năm.

Hình 26: Kết quả kinh doanh trong 9T2019 của các ngân hàng (%, YoY)

Nguồn: CTCK Rồng Việt

76

68

89

80

86

76 75 75

86

68

50

55

60

65

70

75

80

85

90

95

-20

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

ACB BID CTG MBB VCB VPB TPB TCB VIB HDB

% hoàn thành kế hoạch (trục phải) Tăng trưởng LNTT 9T2018 (trục trái) Tăng trưởng LNTT 9T2019 (trục trái)

Page 19: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 19

Hình 27: Tăng trưởng TNHĐ, chi phí hoạt động và dự phòng trong 9T2019 (%, YoY)

Hình 28: Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm NPL và trái phiếu VAMC) (%) được kiểm soát tốt ở hầu hết các ngân hàng trong tháng 9 năm 2019

Nguồn: CTCK Rồng Việt

Cơ sở vốn mạnh, biểu hiện qua hệ số đòn bẩy thấp và CAR Basel II cao, sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vay cao đối với nhóm NHTMCP tư nhân. Đây là khía cạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng vẫn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng Việt Nam và (2) Mở rộng tín dụng sẽ cho phép các ngân hàng bán chéo sản phẩm (thẻ, thanh toán giao dịch, bảo hiểm, v.v.), sau đó, nâng cao thu nhập dịch vụ. Bên cạnh đó, với mức định giá tương đối thấp, P/B forward 2020 ở mức khoảng 1,0x - 1,4x và ROE cao (18 - 20%) cũng là một lợi thế khác của nhóm này. Điều cần lưu ý là hầu hết các ngân hàng thương mại tư nhân niêm yết đều không còn dư địa cho sở hữu nước ngoài.

ACB, GMT: 27.800 đồng. Chúng tôi giữ quan điểm tích cực về ACB khi ngân hàng tập trung cao độ vào các thế mạnh vốn có thay vì mở rộng sang các lĩnh vực rủi ro cao, cùng với thanh khoản lành mạnh và cơ sở vốn hợp lí. Ngoài ra, tiềm năng tăng trưởng thu nhập bancassurance dự kiến sẽ được thúc đẩy bởi hợp đồng phân phối bảo hiểm không độc quyền ký gần đây với Manulife. Đây sẽ là động lực mới cho tăng trưởng thu nhập lợi nhuận, đặc biệt trong bối cảnh thu nhập lãi khó tăng trưởng mạnh trong ngắn hạn. Ngoài ra, chất lượng tài sản hàng đầu và khả năng kiểm soát chi phí vốn tốt, cùng với khả năng thu hồi nợ xấu cao cũng là những lợi thế quan trọng giúp ACB duy trì tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong giai đoạn sắp tới.

VPB, GMT: 25.700 đồng. Kết quả kinh doanh 9T của VPB cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong mảng cho vay tiêu dùng (thông qua công ty con FE Credit). Đặc biệt, VPB đã công bố LNTT hợp nhất khoảng 7,2 ngàn tỷ đồng (+17,4% YoY), hoàn thành 76% kế hoạch trong cả năm. Chúng tôi ước tính LNTT của ngân hàng mẹ đã giảm 3,6% YoY xuống còn 3,5 ngàn tỷ. Nếu loại trừ thu nhập bất thường ghi nhận cùng kỳ năm 2018, LNTT 9T/2019 thực tế tăng hơn 25% YoY. Trong khi đó, LNTT của FC đã tăng hơn 52% YoY lên 3,7 ngàn tỷ đồng. Trong 9T/2019, ngân hàng mẹ đóng góp 51,5% và FC góp 48,5% (9T/2018: 37%) trong tổng LNTT của VPB.

VPB đã hoàn tất mua 50 triệu cổ phiếu quỹ trong tháng 10/2019 , khiến vốn chủ sở hữu của VPB giảm khoảng 1,1 ngàn tỷ. Tuy nhiên, thu nhập trong quý 4 sẽ bù vào khoản bị giảm và như vậy sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến CAR (Basel II) của VPB. Do thu nhập từ cho vay và dịch vụ tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng của chúng tôi, chúng tôi tăng dự báo LNTT của VPB lên 9.948 tỷ đồng (429 triệu USD), tăng 8% YoY và cao hơn 5% so với kế hoạch của năm 2019. VPB đang giao dịch tại P/B 2020 là 1,0 x, mức định giá tương đối hấp dẫn khi xem xét khả năng tăng trưởng ở mức hai chữ số về thu nhập ròng và mang lại ROE 20% trong vòng hai năm tới.

BID, ngân hàng quốc doanh, đang trong quá trình tái cơ cấu. Hiện tại, chúng tôi thấy rằng ngân hàng đã gần như hoàn tất, và với sự tham gia của đối tác chiến lược mới sẽ mở ra một triển vọng mới và tươi sáng cho BID. Do đó, mặc dù mức P/B hiện tại của BID cao hơn mức trung bình của các ngân hàng khác, chúng tôi tin rằng BID có thể trở thành ứng cử viên mới theo sau VCB.

BID, GMT: 50.000 đồng. BID đã hoàn tất thủ tục bán 603 triệu cổ phiếu, hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm, cho Ngân hàng KEB Hana (KHB), với giá 33.640 đồng/cổ phiếu, tương đương với P/B (sau góp vốn) là 1,7x. Với hơn 20,2 ngàn tỷ đồng thu được từ thương vụ này, vốn điều lệ

ACB BID CTG MBB VCB VPB TPB TCB VIB HDB

TNHĐ CPHĐ CP DPRR

0,7

2,12,5

1,51,1

3,5

1,51,8 2,0

0,0

1,0

2,0

3,0

4,0

5,0

ACB BID CTG MBB VCB VPB TPB TCB VIB

2018 Q3 2019

Page 20: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 20

của BID đã tăng lên 40,22 ngàn tỷ đồng, trở thành ngân hàng lớn nhất về vốn điều lệ trong hệ thống. BID vẫn đang có kế hoạch tiếp tục thực hiện phát hành thêm 10% cho NĐT tài chính nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của chính phủ xuống 65% trong các năm sau. Dù vậy, việc phát hành này sẽ chưa được thực hiện tối thiểu trong vòng 6 tháng sau khi phát hành cho KHB.

Với nguồn tiền mới từ KHB, BID sẽ có những thay đổi tích cực về các yếu tố cơ bản cũng như triển vọng tăng trưởng trong những năm tới:

Cải thiện bộ đệm vốn, từ đó cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn. Theo thương vụ, CAR (Basel 1) đã tăng lên 10,5% và CAR (Basel 2) được ước tính ở mức cao hơn 9%. Tăng trưởng tín dụng được kỳ vòng ở mức bình quân 14-15% mỗi năm trong các năm tới.

Giảm áp lực huy động vốn. Chúng tôi ước tính rằng BID có thể duy trì mức tăng trưởng huy động thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng, cũng như ít phụ thuộc hơn vào vốn cấp 2. Như vậy, NIM có khả năng đạt 2,9% cho năm 2019 và 3,1% cho năm 2020

Thêm nguồn lực để đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, ngân hàng số và quản lý chất lượng tài sản với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược mới. Ngân hàng KHB sẽ gửi khoảng 20 chuyên gia Hàn Quốc đến BID để đảm nhận một số vị trí quan trọng, bao gồm vị trí trong HĐQT và ban quản lí.

BID đã và đang ưu tiên mục tiêu làm sạch bảng cân đối kế toán và xử lý các khoản nợ VAMC hơn là chú trọng tăng trưởng lợi nhuận ở giai đoạn hiện tại. Dù vậy, với nguồn vốn mới, chúng tôi cho rằng ngân hàng vẫn có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận (dù khiêm tốn) 10% YoY trong năm 2019. Sau khi xử lý xong trái phiếu VAMC, chi phí dự phòng dự báo sẽ giảm ít nhất -24% YoY vào năm 2020. Như vậy, chúng tôi hy vọng thu nhập sẽ tăng tốc đáng kể trong năm 2020.

BID đang được giao dịch ở mức P/B 2019 là 2,2 x, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của các ngân hàng khác (trừ VCB). Tuy nhiên, với tiềm năng tăng trưởng cao (LNST CAGR 30% trong năm 2019 - 2022 và ROE đạt 19% vào năm 2022), chúng tôi cho rằng ngân hàng xứng đáng có mức P/B cao hơn bình quân ngành.

Hình 29: Cổ phiếu ưa thích trong tháng Mười Một

Nguồn: CTCK Rồng Việt; Giá ngày 4/11/2019; kích thước hình vuông: theo phân loại vốn hóa

Page 21: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 21

DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM

Mã Sàn VHTT (tỷ

đồng)

Giá mục tiêu

(đồng)

Giá @04/11/2019

(đồng)

Lợi nhuận

kỳ vọng (%)

Khuyến nghị

2018 2019F 2020F PE

Trailing (x)

PE 2019F

(x)

PB hiện tại (x)

Tỷ suất cổ tức

(%)

+/- Giá 1 năm (%)

GTGDBQ 3 tháng

(tỷ đ.)

Sở hữu Nước ngoài còn lại

(%)

DTT 9T/2019

(tỷ)

LNST 9T/2019

(tỷ)

Sv kỳ vọng +/- DT

(%) +/- LNST

(%) +/- DT

(%) +/- LNST

(%) +/- DT

(%) +/- LNST

(%)

LHG HOSE 758 25.000 15.150 65,0 Mua -11,8 6,6 7,0 -8,7 17,6 30,5 5,5 4,7 0,7 0,0 -12,7 3 37,9 330 98

HAH HOSE 627 18.000 13.000 53,8 Mua 35,5 -8,3 3,7 -5,4 9,6 10,5 5,1 5,0 0,7 15,4 10,1 6 30,9 0 0

PAC HOSE 1.231 38.000 26.500 52,8 Mua 12,7 -42,6 9,6 11,4 10,8 7,5 7,5 7,1 1,8 9,4 -38,4 2 23,9 2.264 116

ANV HOSE 3.266 35.400 25.700 45,5 Mua 39,6 321,4 11,4 10,5 13,4 15,5 4,0 4,9 1,5 7,8 4,7 13 46,9 3.102 506

QNS UPCOM 10.453 40.500 29.100 44,3 Mua 5,2 20,8 -2,7 -6,3 17,4 10,9 8,2 7,7 1,7 5,2 -11,5 14 32,3 6.048 807

PC1 HOSE 2.979 26.800 18.700 43,3 Mua 60,5 90,0 22,2 -11,6 -2,9 17,0 7,3 8,1 0,9 0,0 -0,7 6 10,7 0 0

DIG HOSE 4.330 19.500 13.750 41,8 Mua 68,4 31,7 -9,2 26,5 162,8 37,0 13,5 10,2 1,2 0,0 8,9 15 13,2 1.287 93

MSH HOSE 2.685 72.000 53.700 40,6 Mua 20,4 84,6 13,8 17,0 10,1 9,7 5,7 6,6 2,1 6,5 0,0 6 40,5 3.456 356

DXG HOSE 8.289 22.000 15.950 37,9 Mua 14,9 39,8 -4,5 4,4 -4,8 6,6 5,2 6,7 1,2 0,0 -22,4 32 2,8 3.798 907

PVS HNX 8.936 25.080 18.700 36,8 Mua -12,9 30,8 17,9 7,9 -12,3 -11,0 9,1 8,0 0,7 2,7 3,6 45 26,7 13.569 649

HPG HOSE 60.040 29.700 21.750 36,6 Mua 22,0 0,0 19,7 -2,6 30,3 49,5 8,2 7,4 1,3 0,0 -29,3 117 11,4 45.683 5.591

NLG HOSE 7.115 38.714 28.500 35,8 Mua 24,8 55,0 -8,2 27,8 -44,1 12,1 13,5 7,6 1,5 0,0 10,2 28 -0,1 1.325 412

MWG HOSE 55.817 167.000 126.100 33,6 Mua 30,0 30,5 21,7 35,0 25,2 36,7 15,1 14,7 4,9 1,2 52,0 112 0,0 76.763 2.975

POW HOSE 32.194 18.000 13.750 33,1 Mua 5,3 107,8 4,4 45,6 18,0 23,6 12,9 13,2 1,2 2,2 0,0 21 34,9 26.239 2.223

LTG UPCOM 1.909 29.800 23.600 33,1 Mua 4,0 0,0 -5,7 22,9 -3,2 -14,5 4,1 4,4 0,7 6,8 -17,8 1 4,8 6.318 288

STK HOSE 1.319 24.000 18.650 31,4 Mua 21,0 79,0 5,2 20,8 8,4 9,3 6,0 6,8 1,3 2,7 16,5 1 39,8 1.653 161

TCM HOSE 1.257 28.000 21.700 31,3 Mua 14,1 35,1 2,4 -11,6 6,9 24,0 6,3 6,1 0,9 2,3 -5,2 13 0,0 2.789 153

PNJ HOSE 19.047 109.000 85.600 29,4 Mua 33,0 32,5 16,9 20,4 19,9 33,0 17,7 17,7 4,6 2,1 18,3 63 0,0 11.679 806

PVD HOSE 6.884 21.060 16.350 28,8 Mua -27,2 -79,8 -21,5 N/A 51,9 N/A 15,9 #DIV/0! 0,5 0,0 10,3 39 26,6 2.982 49

NT2 HOSE 6.620 27.100 23.000 28,7 Mua 13,4 -3,5 2,4 -3,7 0,3 4,7 8,3 9,0 1,6 10,9 -3,4 7 29,6 5.760 548

DPM HOSE 5.341 16.400 13.650 27,5 Mua 16,0 0,7 -22,2 -53,0 28,6 101,8 18,3 19,1 0,7 7,3 -23,4 7 29,8 5.399 144

PVT HOSE 4.840 21.300 17.200 26,7 Mua 22,4 44,9 8,3 -0,2 0,0 -7,5 6,8 7,9 1,2 2,9 0,8 13 18,2 5.826 491

VSC HOSE 1.414 30.000 25.650 26,7 Mua 30,1 26,6 -5,8 -16,3 -3,1 -14,9 6,2 5,1 0,9 9,7 -25,5 4 9,9 1.355 149

PGI HOSE 1.508 20.100 17.000 25,3 Mua 3,4 15,6 5,5 7,7 6,2 9,2 9,9 10,7 1,0 7,1 12,4 0 28,4 0 116

MBB HOSE 54.177 28.500 23.300 24,9 Mua 40,9 68,3 23,1 23,4 22,1 20,5 7,3 7,5 1,5 2,6 18,6 107 0,0 17.957 6.142

VHC HOSE 7.422 100.600 81.600 23,3 Mua 13,7 138,5 -14,2 -14,4 21,7 7,0 5,3 6,1 1,5 0,0 -10,2 12 65,5 5.696 981

FRT HOSE 3.206 49.000 40.600 23,2 Mua 16,0 20,0 12,4 10,6 9,8 15,1 9,0 8,6 2,5 2,5 -33,0 3 0,1 12.427 234

Page 22: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 22

Mã Sàn VHTT (tỷ đồng)

Giá mục tiêu

(đồng)

Giá @04/11/2019

(đồng)

Lợi nhuận

kỳ vọng (%)

Khuyến nghị

2018 2019F 2020F PE

Trailing (x)

PE 2019F

(x)

PB hiện tại (x)

Tỷ suất cổ tức

(%)

+/- Giá 1 năm (%)

GTGDBQ 3 tháng

(tỷ đ.)

Sở hữu Nước ngoài còn lại

(%)

DTT 9T/2019

(tỷ)

LNST 9T/2019

(tỷ)

Sv kỳ vọng +/- DT

(%) +/- LNST

(%) +/- DT

(%) +/- LNST

(%) +/- DT

(%) +/- LNST

(%)

FPT HOSE 144.239 50.000 42.200 21,8 Mua 14,0 8,4 24,9 19,5 17,2 80,7 20,0 26,3 2,6 3,3 30,0 47 26,6 34.259 5.496

PME HOSE 40.620 70.000 59.900 20,2 Mua 17,0 35,0 23,2 26,9 16,0 20,3 12,8 12,2 3,0 3,3 59,7 116 0,0 19.597 2.378

REE HOSE 4.125 63.000 55.000 18,2 Tích lũy 3,2 8,0 11,0 6,5 14,0 14,6 13,5 12,6 2,2 3,6 -17,6 0 37,9 1.328 224

HAX HOSE 11.872 43.300 38.300 17,8 Tích lũy 36,5 26,0 1,8 -10,0 0,0 16,6 6,8 7,4 1,2 4,7 26,1 40 0,0 3.565 1.189

GMD HOSE 657 19.600 17.950 17,5 Tích lũy 33,1 8,1 12,0 9,6 10,3 11,1 8,1 6,1 1,4 8,4 23,8 3 39,8 3.636 44

KBC HOSE 7.986 30.000 26.900 17,1 Tích lũy -32,0 263,8 5,6 -71,6 9,0 13,6 13,2 15,5 1,3 5,6 -2,2 34 0,0 1.996 451

BFC HOSE 6.716 16.200 14.300 16,8 Tích lũy 98,8 27,9 12,9 13,3 -10,3 -8,8 8,9 8,0 0,7 3,5 25,7 31 22,8 2.486 500

ACB HOSE 852 15.900 14.900 16,8 Tích lũy 1,6 -30,1 -4,4 -67,5 -0,6 22,2 8,9 14,6 1,0 10,1 -38,0 1 34,5 0 0

NCS HNX 40.742 27.000 24.600 13,8 Tích lũy 22,7 142,5 10,4 15,4 13,0 14,6 6,9 7,1 1,6 4,1 5,2 68 0,0 11.288 4.448

SCS UPCOM 493 30.000 27.500 12,7 Tích lũy 15,4 24,2 6,8 -17,0 6,9 7,7 11,5 13,6 2,2 3,6 -20,0 0 47,3 488 32

VRE HOSE 8.666 160.000 150.600 11,6 Tích lũy 14,8 20,7 12,4 14,9 16,5 21,1 18,1 16,9 8,3 5,3 6,2 3 24,7 549 367

IMP HOSE 81.258 38.550 34.900 10,5 Tích lũy -13,6 -17,2 2,5 21,7 13,3 22,2 30,6 27,8 2,9 0,0 21,2 110 17,4 6.475 1.968

DRC HOSE 2.397 51.000 48.550 8,8 Tích lũy 1,7 18,2 9,8 7,9 14,6 15,3 16,0 18,2 1,6 3,7 -0,8 2 0,0 886 110

BMP HOSE 2.696 23.600 22.700 8,4 Tích lũy 0,0 -0,2 9,1 11,5 5,8 16,8 13,3 18,7 1,7 4,4 9,8 10 25,9 2.891 170

VGC HOSE 4.305 51.100 52.600 6,7 Tích lũy 15,6 -24,9 7,8 10,0 3,0 -3,7 10,4 9,8 1,7 9,5 -1,3 8 20,3 3.178 328

VNM HOSE 8.450 20.100 18.850 6,6 Tích lũy -2,3 -6,4 -2,8 10,3 2,3 7,6 13,6 13,6 1,3 0,0 0,0 19 35,4 7.382 522

AST HOSE 228.594 134.000 131.300 5,9 Tích lũy 3,0 -0,7 8,1 5,5 7,1 8,9 21,4 23,6 8,4 3,8 14,9 126 41,0 42.079 8.380

HDG HOSE 3.311 75.000 73.600 4,6 Trung Lập 31,2 9,2 32,5 23,3 20,0 23,7 16,9 16,7 5,1 2,7 42,8 10 3,3 845 154

PPC HOSE 4.259 37.200 35.900 3,6 Trung Lập 14,1 -16,0 48,1 7,7 27,5 22,5 3,9 6,5 1,9 0,0 32,6 21 33,5 3.118 645

VCB HOSE 8.270 23.000 25.800 0,8 Trung Lập 14,1 35,3 -3,6 -14,1 5,6 7,6 7,9 8,7 1,4 11,6 63,0 8 33,2 5.909 776

ACV HOSE 341.143 90.000 92.000 -1,3 Trung Lập 33,6 61,1 19,7 27,7 14,7 16,4 17,5 20,4 4,2 0,9 63,7 73 6,1 35.066 14.117

HDB UPCOM 174.686 78.000 81.000 -1,5 Trung Lập 16,0 50,0 13,2 16,5 9,6 10,8 24,4 27,4 5,1 2,2 0,4 11 45,3 13.500 5.898

VJC HOSE 28.933 29.000 29.500 -1,7 Trung Lập 38,5 136,6 14,7 17,5 13,6 18,7 8,9 8,7 1,6 0,0 -11,9 49 6,3 8.044 2.484

CTG HOSE 76.097 138.000 145.300 -3,0 Trung Lập 26,7 5,2 13,1 27,0 66,7 82,7 15,0 14,5 5,1 2,1 8,2 131 10,0 38.134 3.682

BID HOSE 83.572 21.300 22.450 -5,1 Giảm -11,9 -27,1 36,6 47,6 6,3 10,2 13,7 14,4 1,1 0,0 -4,5 59 0,0 29.948 6.806

VIC HOSE 407.113 106.661 121.700 -12,4 Giảm 68,4 74,1 7,6 50,0 41,2 106,5 89,4 77,4 5,3 0,0 26,8 104 34,2 92.614 2.898

PHR HOSE 7.830 30.200 57.800 -40,8 Bán 40,4 48,5 -9,4 211,4 8,8 -15,0 9,3 9,4 2,5 6,9 111,6 32 42,2 1.159 610

Page 23: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 23

CHỈ SỐ VĨ MÔ VIỆT NAM THÁNG 10

Tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (%, YoY) Diễn biến tỷ giá tiền Đồng

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt

Lạm phát (%, YoY) PMI Việt Nam (Điểm)

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: IHS, CTCK Rồng Việt

Chênh lệch lợi tức TPCP Việt Nam – Mỹ (%) Lợi tức TPCP Việt Nam (%/năm)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

-20%

0%

20%

40%

60%

01/2

018

03/2

018

05/2

018

07/2

018

09/2

018

11/2

018

01/2

019

03/2

019

05/2

019

07/2

019

09/2

019

Tổng số Châu Á Châu Mỹ

Châu Âu Châu Úc

99

100

100

101

101

102

102

23/0

1/20

19

13/0

2/20

19

06/0

3/20

19

27/0

3/20

19

17/0

4/20

19

08/0

5/20

19

29/0

5/20

19

19/0

6/20

19

10/0

7/20

19

31/0

7/20

19

21/0

8/20

19

11/0

9/20

19

02/1

0/20

19

23/1

0/20

19

Tỷ giá mua tự do

Tỷ giá trung tâm

Tỷ giá giao dịch ngân hàng

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

07/2

015

10/2

015

01/2

016

04/2

016

07/2

016

10/2

016

01/2

017

04/2

017

07/2

017

10/2

017

01/2

018

04/2

018

07/2

018

10/2

018

01/2

019

04/2

019

07/2

019

10/2

019

Lạm phát chung Lạm phát cơ bản

50

51

52

53

54

55

56

57

01/2

016

04/2

016

07/2

016

10/2

016

01/2

017

04/2

017

07/2

017

10/2

017

01/2

018

04/2

018

07/2

018

10/2

018

01/2

019

04/2

019

07/2

019

10/2

019

-1

0

1

2

3

4

5

6

03/2

015

07/2

015

11/2

015

03/2

016

07/2

016

11/2

016

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

US10Y-VN10Y VN10Y-VN2Y US2Y-VN2Y

2

3

4

5

6

7

8

9

03/2

015

07/2

015

11/2

015

03/2

016

07/2

016

11/2

016

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

VN2Y VN5Y VN10Y VN15Y

Page 24: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 24

CHỈ SỐ CÁC NHÓM NGÀNH

Biến động nhóm ngành cấp 1 Biến động chỉ số nhóm ngành cấp 2

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

So sánh chỉ số P/E ngành So sánh chỉ số P/B ngành

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

0%

-2% -3%

2%

-2% -1%

4%

0% -1% -2%

-4%

-3%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Công

ngh

iệp

Dầu

khí

Dịc

h vụ

Tiê

u dù

ng

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Ngâ

n hà

ng

Ngu

yên

vật l

iệu

Tài c

hính

Tiện

ích

Cộng

đồn

g

-2%-3%

-1%0%

-3%-3%

-2%4%

0%0%

-1%4%

-3%0%

-1%-7%

-3%-2%

-10% -5% 0% 5%

Bán lẻ

Bảo hiểm

Bất động sản

Công nghệ Thông tin

Dầu khí

Dịch vụ tài chính

Điện, nước & xăng dầu khí đốt

Du lịch và Giải trí

Hàng & Dịch vụ Công nghiệp

Hàng cá nhân & Gia dụng

Hóa chất

Ngân hàng

Ô tô và phụ tùng

Tài nguyên Cơ bản

Thực phẩm và đồ uống

Truyền thông

Xây dựng và Vật liệu

Y tế

12,3 12,7

16,1 16,4 15,7

20,3

13,8

8,9

20,3

15,217,3

9,9

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Công

ngh

iệp

Dầu

khí

Dịc

h vụ

Tiê

u dù

ng

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Ngâ

n hà

ng

Ngu

yên

vật l

iệu

Tài c

hính

Tiện

ích

Cộng

đồ

ng

HSX

HN

X

2,8

1,8

2,9

4,4

2,8

6,1

2,5

1,3

4,3

3,53,9

1,6

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Công

ngh

iệp

Dầu

khí

Dịc

h vụ

Ti ê

u dù

ng

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Ngâ

n hà

ng

Ngu

yên

vật l

iệu

Tài c

hính

Tiện

ích

Cộng

đồn

g

HSX

HN

X

Page 25: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 25

KHỐI PHÂN TÍCH & TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Nguyễn Thị Phương Lam Deputy Manager [email protected] + 84 28 6299 2006 (1313) • Ngân hàng • Thị trường

Lại Đức Dương Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1522) • Bất động sản • Vật liệu xây dựng

Trần Hà Xuân Vũ Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1518) • Dầu khí • Phân bón

Nguyễn Hà Trinh Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1551) • Xây dựng • Thép

Vũ Anh Tú Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1511)

Kinh tế vĩ mô

Trần Thái Sơn Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1527) • Thị trường • Bán lẻ & Công nghệ • Dược phẩm

Đỗ Thanh Tùng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1521) • Cảng biển • Dịch vụ hàng không

Bùi Huy Hoàng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1514) • Hóa chất nông nghiệp

Đặng Thị Phương Thảo Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1529) • Thực phẩm & Đồ uống • Dệt may

Phạm Thị Tố Tâm Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1530) • Bảo hiểm • Thủy sản

Nguyễn Thị Thúy Anh Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1531) • Ngân hàng

Nguyễn Thị Khánh Vy Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1528) • Ô tô & Phụ tùng

Nguyễn Tiến Hoàng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1538) • Thị trường

Bernard Lapointe Senior Consultant [email protected] + 84 28 6299 2006

Trần Thị Ngọc Hà Assistant [email protected] + 84 28 6299 2006 (1526)

Trương Thị Thảo Vi Assistant [email protected] + 84 28 6299 2006 (1517)

Page 26: CÚ HÍCH TỪ DÒNG TIỀN NGOẠI · 2019-11-08 · tư nhân. Đây là khía c ạnh tích cực khi mà (1) Hoạt động cho vay khách hàng v ẫn là nguồn thu nhập

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 11/2019 26

CTCP CHỨNG KHOÁN

RỒNG VIỆT Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon,

141 Nguyễn Du - Quận 1 –TP.HCM

Tel: (84 28) 6299 2006

Fax : (84 28) 6291 7986

Email: [email protected]

Website: www.vdsc.com.vn

Chi nhánh Hà Nội

Tần 10, Tòa nhà Eurowindow, Số 2 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự –

Quận Đống Đa – TP. Hà Nội

Tel: (84 24) 6288 2006

Fax: (84 24) 6288 2008

Chi nhánh Cần Thơ

95-97-99 Võ Văn Tần – Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ

Tel: (84 292) 381 7578

Fax: (84 292) 381 8387

Chi nhánh Nha Trang

50Bis Yersin -TP.Nha Trang

Tel: (84 258) 382 0006

Fax: (84 258) 382 0008

Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. CTCK RỒNG VIỆT tuyệt đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến nào của bản báo cáo này.

Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một phần thu nhập nào của người phân tích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong bản cáo cáo này.

Thông tin sử dụng trong báo cáo này được CTCK RỒNG VIỆT thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước.

Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của CTCK RỒNG VIỆT. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự đồng ý của CTCK RỒNG VIỆT đều trái luật. Bản quyền thuộc CTCK RỒNG VIỆT, 2019.