93
Lm Đào Quang Toản Đức cha Lambert vấn đề chính trị 2015

Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

Lm Đào Quang Toản

Đức cha Lambert và

vấn đề chính trị

2015

Page 2: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

2

Page 3: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

3

Kính gửi : Dì Anê và Dì Paula

Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Kính thưa Dì Anê và Dì Paula,

Con xin kính gửi hai Dì tập nghiên cứu nhỏ này về đề tài « Đức cha Lambert và vấn đề chính trị ». Con mong rằng hai Dì sẽ vui nhận bài này, như hai Dì vẫn có lòng tốt đón nhận những sách con xuất bản. Từ mấy năm nay, vào mùa nghỉ hè con đi thuyết trình tại các nhà dòng Mến Thánh Giá về Đức cha Lambert de la Motte. Mỗi nơi, con dừng lại vài ngày, có khi một tuần lễ. Các nữ tu rất hay hỏi con : « Bao giờ thì Đức cha Lambert của chúng con được phong thánh ? » Con thành thật trả lời rằng con không biết :

« Vì đây là công việc của các giám mục. »

Page 4: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

4

Mùa hè năm 2014 vừa qua, con được tiếp đón tại ba nhà dòng MTG khác nhau. Các nữ tu tại ba nơi cũng hỏi vậy và con cũng trả lời vậy. Sau đó, con lan man cắt nghĩa thủ tục « hành chánh » về việc xin phong thánh : « Xin phong thánh Đức cha Lambert là như đưa ngài ra toà án. Sẽ có bên bảo vệ sự thánh thiện của ngài, có bên phản kháng sự thánh thiện của ngài. Tiếng bình dân gọi bên phản kháng là « luật sư của quỷ » (l’avocat du diable). » Con không biết các nữ tu có sợ quỷ và « luật sư của quỷ » không. Nhưng về phần con, vì có sử gia kết tội Đức cha Lambert đã không vâng lời Toà Thánh mà dấn thân vào chính trị, con sinh tò mò muốn tìm hiểu vấn đề này. Con cũng nói với các nữ tu rằng Toà Thánh sẽ không bao giờ phong thánh cho người nào đã không vâng lời Toà Thánh đâu. Con xin kính trình hai Dì bài nghiên cứu này. Mong hai Dì vui lòng đọc qua và chỉ bảo con những gì sai xót hay nhầm lẫn. Con chân thành cám ơn hai Dì và xin hai Dì đừng quên con trước mặt Chúa.

Lm Đào Quang Toản

Page 5: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

5

Biến Loạn Năm 1649 (La Fronde)

Tại nước Pháp vào năm 1649, giới quý tộc nổi lên chống lại triều đình, gọi là biến loạn « La Fronde ». Chính quyền địa phương Rouen muốn thu giữ lấy thuế má vùng đó lại cho mình, không trao nộp cho triều đình nữa. Ba người được sai đi làm việc này là ông Du Val de Bonneval (Nghị Viện), ông Caré (Phòng Tài Chánh) và Lambert de la Motte (Tòa Thuế Vụ)1.

Căn cứ vào sự kiện trên, bà Françoise Fauconnet-Buzelin kết luận là Đc Lambert lúc đó đã tham gia chính trị chống lại triều đình2.

Đây là thắc mắc của chúng ta : Lambert de la Motte, 25 tuổi, có thực sự tham gia biến loạn chống triều đình không ? hay chỉ là vâng lệnh cấp trên ?

1 Xem : Amable FLOQUET, Histoire du Parlement de Normandie, Rouen, E. Frère, 1842, tập V, tr. 288-289. 2 Xem : Françoise FAUCONNET-BUZELIN, Le père inconnu de la mission moderne : Pierre Lambert de la Motte, premier vicaire apostolique de Cochinchine, 1624-1679, Paris, éd. Archives des Missions Étrangères, 2006, tr. 65 và ghi chú 11 tr. 73.

Page 6: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

6

1, Tình hình chung. Vua Louis XIII từ trần ngày 14/5/1643 lúc 33 tuổi, hoàng tử

lên nối ngôi là vua Louis XIV mới 4 tuổi. Do vậy, hoàng thái hậu Anne d’Autriche giữ quyền nhiếp chính cai trị vương quốc. Bà đặt bộ trưởng Mazarin3 lên làm thủ tướng.

Vào triều đại của vua Louis XIII, đã có nhiều cuộc chiến tranh nên ngân quỹ vương quốc bị kiệt quệ. Hậu quả mà người dân phải gánh chịu là thuế má tăng cao, gây cảnh nghèo khổ khắp nơi. Dân chúng bất mãn, sinh ra giặc giã, như cuộc nổi dậy của « Đám Chân Trần » (révolte des Va-Nu-Pieds) tại vùng Normandie năm 1639. Thủ tướng Richelieu cho là Nghị viện Rouen thông đồng với « Đám Chân Trần » nên áp đặt luật « Bán Niên » (Sémestre), chia các nghị viên ra 2 nhóm, mỗi nhóm chỉ được điều khiển Nghị Viện 6 tháng trong năm mà thôi. Đương nhiên, các nghị viên phản đối áp đặt này.

Tân thủ tướng Mazarin cho bãi bỏ luật « Bán Niên » ấy vào năm 1643. Nhưng 2 năm sau, ông lại tái áp đặt.

2, Miền Normandie. Miền Normandie được chia ra 2 : Thượng Normandie

(Haute-Normandie) và Hạ Normandie (Basse-Normandie). Đứng đầu miền Normandie, từ năm 1619, là quan tổng trấn Longueville, dưới quyền ông có 2 vị quan phụ chính ở 2 miền Thượng và Hạ Normandie.

Tổ chức hành chánh cao nhất trong miền là Nghị Viện (le Parlement), một hình thức tòa án cao cấp. Bên cạnh còn có 2 tổ

3 Jules Mazarin là người Ý, nhập quốc tịch Pháp, cận thần của cựu thủ tướng hồng y Richelieu (+1642), được lãnh chức hồng y năm 1641 và vào năm kế tiếp được bổ nhiệm làm bộ trưởng tại triều đình vua Louis XIII. Ông từ trần ngày 3/3/1661.

Page 7: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

7

chức cao cấp khác là Phòng Tài Chánh (la Chambre des Comptes) và Tòa án Thuế Vụ (la Cour des Aides).

Vào thế kỷ XVII, miền Normandie gồm 7 giáo phận : Rouen, Bayeux, Lisieux, Evreux, Avranches, Coutances và Sées.

3, « La Fronde ». (Biến loạn « La Fronde ») Vào thời nhiếp chính của hoàng thái hậu Anne d’Autriche,

nước Pháp gặp cảnh biến loạn « La Fronde » mà nguyên nhân chính là do triều đình bắt dân đóng thuế quá nặng nề. Đó là cuộc nổi loạn của giới vương hầu kéo dài 5 năm, từ 1648 đến 1653.

Giữa những nhân vật chính yếu tham gia vào cuộc biến loạn, có quận tước (hay công tước) Longueville. Ông là quan trấn thủ thành Rouen nơi Đức cha Lambert đang làm việc tại Tòa án Thuế Vụ.

Biến loạn « La Fronde » tại Rouen ? Loạn « La Fronde » nổi lên trước tiên tại kinh đô Paris. Quận tước Longueville từ Rouen đến Paris, và tại đó, ngày

10/01/1649, ông tuyên bố theo phe « La Fronde » chống lại triều đình của hoàng thái hậu Anne d’Autriche và thủ tướng Mazarin. Một tuần sau, thủ tướng Mazarin chọn và sai bá tước Henri de Lorraine làm tổng đốc Rouen, thay quận công Longueville. Triều đình đã kết tội quận công Longueville là phản thần, phạm tội khi quân và bị truất quyền tổng trấn thành Rouen.

Ngày 20/01, quận công Longueville rời Paris, dẫn 400 kỵ binh trở về và lẻn được vào thành Rouen ngày 24 tiếp đó. Bá

Page 8: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

8

tước Henri de Lorraine còn dừng chân ở thành Pont-de-l’Arche, cách Rouen khoảng 20 cây số.

Ngày 25/01, Nghị Viện Rouen tuyên bố theo quận công Longueville, về phe « La Fronde », các nghị viên vốn không ưa thủ tướng Mazarin là người đã tái áp đặt luật « Bán Niên ».

Sáng ngày 27/01, chủ tịch Nghị Viện, ông Faucon de Ris, cỡi ngựa, mặc áo hồng điều, điềm nhiên rời thành Rouen trước mặt mọi người. Ông sẽ đi gặp bá tước Henri de Lorraine tại thành Pont-de-l’Arche, trước khi đi Paris gặp triều đình hoàng thái hậu Anne d’Autriche.

Ngày 10/02, Tòa Thuế Vụ trước sự hiện diện của quận công Longueville cũng tuyên bố theo phe biến loạn, mặc dù chủ tịch Tòa này cực lực phản đối.4

Ngày 17/02, triều đình kết tội Nghị Viện Rouen phạm tội khi quân và tuyên bố giải tán, nghị viên nào trung tín với vua thì trong vòng 4 ngày phải đích thân tới triều đình. Ngày 27 tiếp theo, nhà vua đặt Nghị Viện Rouen với các trung thần còn lại tại thành Vernon, trong một tu viện.

Cố vấn Lambert de la Motte xuất hiện. Hơn lúc nào hết, quận công Longueville cần nhiều tài chánh

để lập đạo binh riêng và để giữ những lời đã hứa hẹn với những ai đi theo phe ông. Dưới quyền ông, Nghị Viện Rouen ra nhiều quyết định nhằm thu vào nhiều tiền bạc nhất có thể.

« Nghị Viện còn sai xuống miền Hạ Normandie ba vị đại biểu, với nhiệm vụ phải canh chừng việc thực thi những quyết định do Nghị Viện mới ra : Đó là các ông Duval de Bonneval, cố vấn Nghị Viện, Carré, nhân viên Phòng Tài Chánh, và

4 Raymond Bazin, La Fronde en Normandie, Dieppe, E. Dequen, 1905, tr. 41.

Page 9: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

9

Lambert de la Motte, cố vấn tại Tòa án Thuế Vụ. Họ nhận nhiệm vụ phải đến Caen, Alençon và khắp nơi nào mà sự hiện diện của họ là cần thiết, để triệu tập tới trước mặt họ các vị quản thủ kho bạc vương quốc và các nhân viên thu thuế, xem xét sổ sách tài chính của họ và lo xúc tiến việc chuyển vận tiền bạc trong quỹ nhà nước. »5

Khác với chủ tịch Nghị Viện, chủ tịch Tòa án Thuế Vụ, ông Becdelièvre d’Ocqueville, vẫn ở lại Rouen, nhưng phản đối kịch liệt những quyết định đưa ra nhằm chống lại triều đình.

Đàng khác, « ủy viên Duval de Bonneval về Rouen kêu than đã gặp những ngăn trở trong nhiệm vụ mình. Nghị Viện ra một quyết định tuyên bố ông Girardin [viên chức thu thuế tại Caen] sẽ bị cưỡng bức phải trình sổ sách thu thuế của ông ta ra và phải trao khoản tiền phải trả. Nhưng vài hôm sau, ông Duval de Bonneval đã viết báo cáo rằng ông Girardin đã chấp nhận vào tù với niềm vui.

Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi các ủy viên được phái tới, và các quyết định phải được thi hành, ngay cả khi không có chữ ký của các vị quản thủ kho bạc vương quốc, miễn là có thị thực của các ủy viên Rouen và có xác nhận của các ủy viên Caen. »6

5 Paul Logié, La Fronde en Normandie, Amiens, chez l’auteur, 1953, volume II, tr. 79 : « Le Parlement envoya également en Basse-Normandie trois délégués, chargés de veiller à l’exécution de ses arrêts : Duval de Bonneval, conseiller des Requêtes, Carré, maître des comptes, et Lambert de la Motte, conseiller à la Cour des Aides, reçurent mission de se rendre à Caen, à Alençon et partout où leur présence serait nécessaire, pour convoquer devant eux les trésoriers de France et les receveurs, examiner leurs comptes et faire procéder au transport de l’argent se trouvant dans les caisses publiques. » 6 Như trên, tr. 120.

Page 10: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

10

Trong tác phẩm nổi tiếng « Lịch Sử Nghị Viện Normandie », ông Floquet tường thuật sự chống đối công khai hay phản ứng tiêu cực của các quan chức địa phương ở khắp miền Normandie đối với phe « La Fronde ». Ông thêm rằng :

« Nhất là miền Hạ Normandie thì lạnh lùng như nước đá. Nghị Viện theo loạn quân đã sai 3 ủy viên đến đó, những vị này đã thất vọng viết thư về báo cho biết tại những nơi ấy, phe biến loạn chẳng có bén rễ sâu. Họ đã đến Caen, để bắt vâng phục và tuân theo mệnh lệnh đã được thiết lập tại Rouen hầu đảm bảo thu nhập cho phe biến loạn, và để cho thi hành những quyết định do Nghị Viện đã ra cùng những quyết định có thể sẽ ra sau này nữa.

Ngài cố vấn Du Val de Bonneval, đại biểu của Nghị Viện ; ngài Carré, phòng Tài Chánh ; ngài Lambert, Tòa Thuế Vụ ; cả ba chỉ gặp thấy khắp nơi những gai góc, khó khăn, kháng cự và thái độ thiếu thiện chí.7

Trung tín với vua và quyết tâm giữ tiền của cho nhà vua, các quan chức miền này chỉ đem lại thất bại cho các ủy viên. Ngài Du Val de Bonneval kêu than với Nghị Viện trong những lá thư viết ra cho thấy xứ ấy rất ít hậu thuẫn với biến loạn “La Fronde”.

‘‘Các quan chức Hạ Normandie ít lo đến lợi ích chung, họ chẳng hề muốn dấn thân với những kẻ đang đảm đương chuyện này đến nỗi họ luôn luôn đề phòng chống lại tất cả những gì người ta có thể đề nghị ra với họ vì ích lợi phe nổi dậy. Các viên chức quản lý kho bạc vương quốc thì từ chối đưa tiền họ thu được ra ngoài. Các đại biểu, các ủy viên và tất cả mọi người thuộc quyền của họ đều từ chối không công nhận các đại

7 Amable FLOQUET, sđd, tr. 289 : « Le conseiller Du Val de Bonneval, pour le Parlement ; Carrée, pour la chambre des Comptes ; Lambert, pour la cour des Aides, ne trouvèrent partout qu’épines, difficultés, résistance et mauvais vouloir. »

Page 11: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

11

biểu của Nghị Viện. Người này thì chấp nhận bị cấm cách hơn là đồng ý thi hành những quyết định Nghị Viện đã ban ra. Kẻ khác thì thích lánh mặt và bỏ cả nhà cửa của cải hơn là ra trình diện với các ủy viên. Sau cùng, thật là một tình trạng bất tuân phục chung nơi các quan chức hạ cấp và là lập trường rất cứng rắn nơi các vị quản lý ngân khố. Bởi thế chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi chẳng hữu ích gì cho sứ mệnh mà chúng tôi đã hân hạnh nhận lãnh từ các ngài, nếu các ngài không thay đổi hoàn toàn những tổ chức tài chánh và tất cả những viên chức, điều mà chúng tôi e ngại là sẽ có hậu quả thảm hại.’’

Vắng mặt, từ chối vâng phục, đối với việc trả tiền theo lệnh của quận tước Longueville, tuyên bố xác tín ngược lại với “La Fronde”, đó là điều mà các ủy viên gặp phải ở khắp mọi nơi. Từ Rouen, các vị thẩm phán đang sôi bỏng trong lòng đã vội vàng tung ra những quyết định nghiêm nghị, nhưng chẳng vì thế mà tính khí người xứ Hạ Normandie lại thay đổi.

Ông Du Val de Bonneval đã viết về rằng :

‘‘Tôi có thể thưa với quý ngài rằng ông Girardin đã đón nhận nhà tù với niềm vui ; (ông này là viên chức thu thuế tại Caen). Tất cả các viên chức đều vắng mặt, và tôi tin rằng họ sẽ để mặc người ta lập tòa án xử họ hơn là xuất đầu lộ mặt ra trình diện.’’ »

Đó là lần duy nhất tên Lambert de la Motte được nêu ra. Sau câu chuyện trên, chúng ta không còn nghe nói tới tên Lambert de la Motte nữa trong các tường thuật về cuộc biến loạn « La Fronde » tại Rouen năm 1649.

Page 12: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

12

Cuộc biến loạn sẽ kết thúc ra sao ? Quận công Longueville với đạo quân ô hợp của ông tìm

cách chinh phục các mảnh đất miền Normandie, không để rơi vào tay quân triều đình do bá tước Henri de Lorraine điều khiển. Song song đó, ông vẫn theo dõi tình hình biến loạn tại Paris, chờ đợi một giải pháp thoát khỏi cảnh ly loạn. Sau cùng, ngày 20/3, đoàn đại biểu các tòa cao cấp thành Rouen (Nghị Viện, Tòa Thuế Vụ, Phòng Tài Chánh) lên đường đi thương thuyết với đại diện triều đình tại Saint-Germain-en-Laye, cách Paris khoảng 25 cây số. Đại diện đôi bên đạt tới những thỏa thuận chung, cùng ký vào « Hiệp Ước Saint-Germain », hiệp ước được công bố ngày 02/4 tại Paris, rồi sau đó tại Rouen.

Giữa những điều khác nhau của hiệp ước, triều đình ân xá cho tất cả những ai đã tham dự vào cuộc nổi loạn và bãi bỏ luật « Bán Niên » cho Nghị Viện và Tòa Thuế Vụ tại Rouen. Quận công Longueville được tái phục hồi chức vị.

Cuối tháng 4, ông Faucon de Ris, chủ tịch Nghị Viện, trở về Rouen.

Như thế, biến loạn « La Fronde » đã diễn ra tại Rouen khoảng ba tháng trời.

&

4, Một ý kiến. Bà Françoise Fauconnet-Buzelin đề ra một giải thích (mà Sư

huynh Lucien Hoàng Gia Quảng đã dịch thuật như sau) : « Lúc đó, các đại biểu các Toà tối cao khác kết hợp thành

một Hội đồng nhằm ủng hộ công tước de Longueville trong cuộc chống lại trung ương khi ông bị kết án phản loạn và khi quân. Ngày 30 tháng giêng, Hội đồng, gồm đủ mọi thành phần

Page 13: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

13

hoạt động ngoài vòng pháp luật, quyết định chiếm ngân khố quốc gia và ngăn cản việc chiêu binh để bảo vệ hoàng triều. Hội đồng cũng tự ý ra lệnh thu thuế thân, tuy có giảm mức thuế để lấy lòng dân. Để thi hành các quyết định trên, Hội đồng bổ nhiệm ba đại biểu có nhiệm vụ [lạm dụng tiền thuế về cho ông] Longueville : Duval de Bonneval, cố vấn phụ trách đơn từ, Carré phụ trách kiểm toán và Lambert de la Motte cố vấn phụ trách cố vấn thuế vụ, như vậy là Lambert đã đứng hẳn về phe nổi loạn, lập trường nầy được cắt nghĩa phần nào bởi nhân thân anh, việc chọn lựa này cho thấy tuy mới hai lăm tuổi, anh đã có đủ uy tín để được trao một sứ mạng tin cậy như vậy. »8

Chúng ta tiếc rằng bà tác giả không cho biết đã lấy chuyện này từ nguồn sử liệu nào. Điều rõ ràng là bà coi Lambert de la Motte là người đã dấn thân tích cực vào cuộc biến loạn « La Fronde » tại Normandie, về phe quận công Longueville.

5, Tiểu sử do cha Brisacier soạn. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, chỉ có bà Françoise

Fauconnet-Buzelin là nêu ra chuyện này khi viết tiểu sử Lambert và nhất là đã xem ngài như người dấn thân vào chính trị. Các vị viết tiểu sử Lambert khác thì không nói gì về điểm này. Hơn nữa, đọc cha Brisacier thì chúng ta lại gặp một Lambert hoàn toàn xa lạ với mọi việc chính trị, sống như một thầy tu trong thời làm việc tại Tòa Thuế Vụ.

« Từ triết học, ngài chuyển sang luật, và ngưng học tập ngay khi có thể. Ngài đã không mất nhiều thời gian để được nhận vào làm Uỷ viên tại Toà án Thuế vụ ở Normandie.

8 Françoise FAUCONNET-BUZELIN, sđd, tr. 65. Đoạn văn này sẽ được tác giả lập lại trong cuốn sách xuất bản tiếp ngay sau đó : Aux Sources des Missions Étrangères, Pierre Lambert de la Motte (1624-1679), Paris, Perrin, 2006, tr. 32-33.

Page 14: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

14

Ngài cho mời đến bên ngài vị giáo sĩ đã từng dạy dỗ ngài trước lúc thân phụ quá cố. Ngài nói với ông ta cách rõ ràng là ngài thấy chức vụ hiện tại quá nặng nề đối với một người trẻ tuổi như ngài. Ngài sẽ từ nhiệm ngay sau khi giải quyết xong công việc gia đình. Và ngài xin ông hằng ngày luôn cầu nguyện xin Thiên Chúa ban ơn cho ngài đừng mắc sai lầm xử oan một người nào.

Ngài ở nhà riêng. Ngài không muốn nhận một người phụ nữ nào vào nhóm người giúp việc cho ngài. Ngài cũng không cho phép một phụ nữ nào được đến nhà ngài dưới chiêu bài giúp đỡ việc gì đó cho ngài. Ngài ra lệnh cho nhóm gia nhân nam phải luôn sẵn sàng làm được mọi việc ; bởi vậy, nhà ở của ngài cũng như nhà nghỉ của ngài ở miền quê như thể là một chủng viện hơn là nhà của người đời.

Khi bạn bè đến thăm ngài, ngài chuyện trò với họ về sự cứu rỗi đời đời một cách thật cảm động đến mức khi ra về, họ luôn luôn thấy mình tốt lành hơn lúc họ đến.

[…] Ngài đặt mình dưới sự hướng dẫn của cha Hayneuve dòng

Tên, đang là Viện trưởng trường « Collège de Rouen », và là một nhân vật khá nổi tiếng với các sách đạo đức của cha. […] Đó là vị linh hướng đầu tiên Đức cha Lambert đã chọn để làm thầy hướng dẫn đời sống Kitô hữu và tu đức cho ngài. Ngài trao đổi đều đặn hằng ngày với cha linh hướng. Và để tiện việc đạo đức, ngài dọn chỗ đến ở bên cạnh trường học của các cha dòng Tên. Cứ năm giờ sáng mỗi ngày, ngài đều đến nhà thờ các cha dòng để suy niệm và đọc kinh nhật tụng theo lòng đạo đức riêng. Sau đó ngài mới về nhà để đi xét xử cho những người đang chờ ngài.

Và khi đến Toà án Thuế vụ, ngài đi ngang qua nhà thờ chính toà, ngài ghé vào để dâng cho Đức Mẹ những xét xử ngài sắp

Page 15: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

15

phải thực hiện. Sau khi kết thúc phiên toà, trên đường về ngài cũng lại ghé vào dâng cho Đức Mẹ các án xử vừa thực hiện.

Như thế ngài đã nối kết được lòng đạo đức vào công việc, ý hướng ngay lành vào các tranh luận của nghề nghiệp, đến độ chẳng bao lâu sau ngài đã nổi tiếng là một quan toà vô cùng khéo léo và liêm chính. » (Brisacier, 10-11, 14-15)

Ngày 9.8.2011 PJD

< >

Page 16: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

16

« Vô ơn bạc nghĩa »

Hỏi :

Xin Cha vui lòng giải thích giúp con điểm sau : Trong tập Bài Viết của Đức Cha Lambert ở trang 32, đoạn

cuối, có câu : « Tôi sống vài năm trong tình trạng vô ơn bạc nghĩa tột bậc với Chúa... Tôi đã vướng mắc chuyện thế gian... phải mất 5 năm mới giải toả được »9. Vậy, thưa Cha, tình trạng vô ơn bạc nghĩa tột bậc của Đức cha Lambert là gì ? Ngài đã mắc phải chuyện gì mà mất đến 5 năm mới giải quyết xong ?

(Một nữ tu Mến Thánh Giá)

Thưa : Đức cha Lambert đã dấn thân vào trường đời lúc mới 22

tuổi. Ba năm sau, xảy ra cuộc biến loạn chống triều đình do một số nhà quý tộc khởi xướng, trong đó có vị quận công thị trưởng thành phố Rouen nơi thẩm phán Lambert hành nghề. Lambert đã có mặt trong cuộc biến động, theo phe của quận công. Năm năm sau vụ chính biến trên, Lambert từ bỏ chức vụ ngoài đời, xin gia nhập hàng giáo sĩ và chịu chức linh mục.

9 Đào Quang Toản, Bài Viết Của Đức Cha Lambert, tp Hồ Chí Minh, 2012, 88 trang.

Page 17: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

17

Theo bà sử gia Fauconnet-Buzelin, Lambert đã lao mình vào chính trị chống lại triều đình thời biến loạn nói trên (năm 1649) : « Ngài đã đứng hẳn về phe nổi loạn ». Bà cho hiểu là lúc đó ngài « dấn thân một cách tích cực hơn nữa vào những chuyện trần gian ». Rồi khi cuộc biến loạn chấm dứt, triều đình và phe phản loạn cùng giải hoà với nhau, Lambert rơi vào một « cơn khủng hoảng… bề ngoài và bề trong ». Cuối cùng, cơn khủng hoảng này đã dẫn Lambert đến tĩnh tâm nơi Ẩn Viện của ông Bernières vào cuối năm 1654. Đối với bà sử gia, đây là lúc Lambert ăn năn trở lại như thánh Ignatiô hay thánh Phanxicô, sau một thời chạy theo danh vọng trần gian, đã được ơn Chúa mà hoán cải thay đổi cuộc đời.10

Phần tôi, tôi thấy giải thích của bà sử gia này không thuyết phục lắm, vì những lý do sau :

1, Bà kể chuyện Lambert có vẻ như theo một khuôn mẫu « chuyện các thánh » có sẵn : một thời tội lỗi, rồi một lúc nào đó ăn năn trở lại. Thậm chí, bà còn lấy chuyện thánh Ignatiô và chuyện thánh Phanxicô để giải thích chuyện Lambert nữa. Kể theo khuôn mẫu có sẵn như vậy thì gây tổn hại nặng nề tới tính khách quan của câu chuyện.

2, Lambert đã tỏ ra là một người rất đạo đức ngay từ khi mới lên 9 tuổi. Khi ra đời, ngài vẫn luôn là một người đạo đức : dọn nhà đến ở gần các cha dòng Tên, thức dậy đi đọc kinh với các cha dòng từ lúc 5 giờ sáng, mỗi ngày đều tới bàn việc thiêng liêng với cha linh hướng, vào nhà thờ chính toà cầu nguyện cùng Đức Mẹ trước và sau mỗi lần đi làm, không bao giờ cho phụ nữ tới nhà riêng, v.v. Người ta có thể nghĩ rằng một vị « thẩm phán thầy tu » như thế thì chắc không phải là người dễ dàng lao mình vào chính trị (nhất là chống lại triều đình) hay bận tâm tranh giành một chỗ đứng trong xã hội.

10 Xem Françoise FAUCONNET-BUZELIN, sđd, tr. 65, tr. 63 và tr. 76.

Page 18: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

18

3, Chúng ta không nên bỏ qua một điểm quan trọng là ngài phải lo chuyện gia đình, lo giải quyết những rắc rối kiện tụng do thân phụ để lại, lo cho chị em của ngài, chỉ vì ngài là trưởng nam. Bởi vậy, sau khi em gái, em trai và chị gái ngài đã có đời sống riêng, ngài mới có thể đến tĩnh tâm nơi ông Bernières, « tha thiết xin Chúa biểu lộ ra bậc sống nào Chúa muốn cho ngài đi theo »11.

4, Chúng ta cũng chẳng nên quên lời ngài đã nói với vị gia sư cũ, lúc ngài khởi đầu sự nghiệp ngoài đời, rằng « ngài sẽ từ nhiệm ngay sau khi giải quyết xong công việc gia đình »12.

5, Chúng ta không biết rõ niềm tin của ngài lúc 25 tuổi. Nhưng sau này khi đã là giám mục, ngài thâm tín rằng quyền bính của nhà vua là từ Thiên Chúa mà đến, đúng như lời dạy của thánh Phaolô Tông Đồ (Rm 13, 1-2). Trong lá thư ngày 19 tháng 10 năm 1667 gửi Đc Pallu, Đc Lambert nói rằng : « Đạo chúng ta có luật lệ bó buộc các tín hữu phải trung thành và rất vâng phục các vua chúa của mình với án phạt đời đời. »13 Thật khó tưởng tượng được một người có niềm tin như vậy lại đi làm loạn chống triều đình.

Chuyện của Lambert không giống chuyện của ai khác, dù là chuyện của các thánh. Và một cách khách quan, có lẽ không ai có thể nói rằng thời ngài làm thẩm phán tại Rouen, ngài đã chạy theo danh vọng, hay mê man việc trần gian.

Nếu sau này, vào năm 1663, khi ngài nói : « Tôi sống vài năm trong tình trạng vô ơn bạc nghĩa tột bậc với Chúa… », thì đó là do lòng đạo đức riêng của ngài mà ra. Và cái « vướng mắc chuyện thế gian » nơi ngài chẳng gì khác hơn là chuyện gia đình riêng của ngài. Những lời ngài nói trên là những nhận định chủ quan, cá nhân và đạo đức của ngài. Cũng vậy, khi từ 11 Brisacier, AMEP, tập 122, đoạn 16. 12 Brisacier, AMEP, tập 122, đoạn 10. 13 AMEP, tập 857, tr. 223.

Page 19: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

19

Xiêm La, ngài viết thư thăm thầy giáo cũ đang truyền giáo tại Trung Hoa, ngài nói : « Từ ngày đó [khi con rời học đường], con vào công việc công và rất đáng kể mà Thiên Chúa lòng lành đã kéo con ra khỏi để nâng lên hàng tông đồ. Chỉ có một quyền năng vô song mới có thể thực hiện sự thay đổi ấy, vì con nghĩ trên trần gian này, chẳng còn ai bất xứng hơn con »14. Ngài tự nói mình « chẳng còn ai bất xứng hơn con », nhưng mọi người chung quanh, và nhất là Toà Thánh, đã không có ai nghĩ như vậy.

Ngày 24.03.2015

PJD

< >

14 Thư ngày 24.06.1664 gửi cha Jacques Le Faure, AMEP, tập 121, tr. 571.

Page 20: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

20

Đức cha Lambert và vấn đề chính trị

Câu hỏi :

1, Đc Lambert có tham dự vào cuộc biến động « La Fronde » năm 1649 khi ngài đang làm việc tại Tòa Thuế Vụ không ?

2, Đc Lambert có tuân giữ những căn dặn của Huấn Thị năm 1659 của Toà Thánh cấm dính dáng vào chính trị không ?

3, Đc Lambert có giây dưa vào chính trị của triều đình vua Phra-Narai không ?

4, Và vào chính trị triều đình vua Louis XIV nữa ?

Để có thể hiểu rõ những vấn đề trên, trước tiên chúng ta cần xem kỹ ba phần sau : ý kiến các sử gia (phần 1), lời dạy của thánh Phaolô và Huấn Thị năm 1659 (phần 2) và những bài viết của Đc Lambert (phần 3). Sau cùng, với tựa đề « Tổng kết », chúng ta sẽ cố gắng đưa ra vài yếu tố nhằm đề nghị một câu trả lời hợp lý nhất có thể.

&

Page 21: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

21

Phần 1 : Ý kiến các sử gia Chúng ta sẽ lần lượt đọc các sử gia sau : Floquet, Logié,

Frondeville, Chappoulie và Fauconnet-Buzelin. Tiếp theo, chúng ta cũng sẽ đọc lại hai sử liệu là lá thư của Đức Giáo Hoàng Clêmentê IX và lá thư của vua Louis XIV gửi vua Phra-Narai xứ Xiêm La vào năm 1669-1670.

1, Amable FLOQUET, Histoire du Parlement de Normandie, Rouen, E. Frère,

1842.

(Tập V, trang 288-289) : thời biến loạn « La Fronde » tại miền Normandie, năm 1649.

« Nhất là miền Hạ Normandie thì lạnh lùng như nước đá. Nghị Viện theo loạn quân đã sai 3 ủy viên đến đó, những vị này đã thất vọng viết thư về báo cho biết tại những nơi ấy, phe biến loạn chẳng có bén rễ sâu. Họ đã đến Caen, để bắt vâng phục và tuân theo mệnh lệnh đã được thiết lập tại Rouen hầu đảm bảo thu nhập cho phe biến loạn, và để cho thi hành những quyết định do Nghị Viện đã ra cùng những quyết định có thể sẽ ra sau này nữa.

Ngài cố vấn Du Val de Bonneval, đại biểu của Nghị Viện ; ngài Carré, phòng Tài Chánh ; ngài Lambert, tòa Thuế Vụ ; cả ba chỉ gặp thấy khắp nơi những gai góc, khó khăn, kháng cự và thái độ thiếu thiện chí.

Trung tín với vua và quyết tâm giữ tiền của cho nhà vua, các quan chức miền này chỉ đem lại thất bại cho các ủy viên. Ngài Du Val de Bonneval kêu than với Nghị Viện trong những lá thư viết ra cho thấy xứ ấy rất ít hậu thuẫn với biến loạn “La Fronde”. »

Page 22: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

22

2, Paul LOGIÉ, La Fronde en Normandie, 3 volumes, Amiens, chez

l’auteur, 1953. (Tập II, trang 79) : thời biến loạn « La Fronde », năm 1649.

« Nghị Viện còn sai xuống miền Hạ Normandie ba vị đại biểu, với nhiệm vụ phải canh chừng việc thực thi những quyết định do Nghị Viện mới ra : Đó là các ông Duval de Bonneval, cố vấn Nghị Viện, Carré, nhân viên Phòng Tài Chánh, và Lambert de la Motte, cố vấn tại Tòa án Thuế Vụ. Họ nhận nhiệm vụ phải đến Caen, Alençon và khắp nơi nào mà sự hiện diện của họ là cần thiết, để triệu tập tới trước mặt họ các vị quản thủ kho bạc vương quốc và các nhân viên thu thuế, xem xét sổ sách tài chính của họ và lo xúc tiến việc chuyển vận tiền bạc trong quỹ nhà nước. »

3, Henri de FRONDEVILLE, Un prélat normand évangélisateur et précurseur de

l’influence française en Extrême-Orient : Pierre Lambert de la Motte, évêque de Béryte, Paris, Spes, 1925.

(Bản dịch của Nguyễn Xuân Hùng, 2007)

- « Đứng trước các chống đối nghiệt ngã này [của người Bồ Đào Nha], đức giám mục xét cần phải có lòng hào hiệp của vua Xiêm La, Phra-Narai, mà người ta nói rằng vua tiếp đón các người ngoại quốc. Xét về quan điểm tôn giáo, ông vua này tự hào cho mình là không cuồng tín nên sẵn lòng nghe các vị thừa sai Tây phương đến giảng đạo trên đất nước của ông. Vậy là đức cha Béryte xin được nhà vua cho vào triều yết cùng hai người bạn đồng nghiệp một cách khá dễ dàng. Cuộc tiếp kiến rất lịch sự và gợi mở cho đức giám mục các hy vọng lớn cho tương lai. » (trang 79).

Page 23: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

23

- « Nhờ ảnh hưởng của đức cha Lambert de la Motte đối với những ai gần gũi ngài, các mối tương giao đã kết rồi không phải là không có hiệu quả. Nhờ vậy, các thừa sai người Pháp được bảo đảm có nơi nương dựa ổn định nơi nhà vua. » (trang 83).

- « Các giám mục hy vọng cải hóa được vào đức tin công giáo một ông hoàng đã biểu lộ tinh thần rất cởi mở và tích cực quan tâm đến sứ mạng truyền giáo của các ngài. Thế nên, các ngài nhiều lần kín đáo kêu mời và vào các dịp gặp gỡ, đều kể cho nhà vua nghe câu chuyện theo đạo của vua Constantinô, nhưng vua Xiêm La luôn tránh biểu lộ ra, dù chỉ là một ý hướng rất nhỏ mọn, là vua muốn theo đạo công giáo. Chắc chắn vua là người rất hoài nghi về vấn đề tôn giáo. Vua có hơi sợ sức mạnh của người Hoà Lan, nên vua nghĩ đến lợi ích quốc gia bằng cách bang giao với một ông vua Tây phương có khả năng đánh bại người Hòa Lan này. Ngoài ra vua cảm mến giá trị luân lý của đạo công giáo, mà nhà vua đã yêu cầu trình bày tín điều của đạo cho vua nghe. Vua không bài bác chút nào các nỗ lực làm việc tông đồ của các thừa sai của đức cha, tuy rằng vua không gán vào đấy tầm quan trọng lớn lao nào. Ngay từ lúc ấy, vua chỉ nghĩ đến việc sai đi qua Pháp các vị sứ thần mà vua muốn mời đức cha Lambert de la Motte đi cùng. Đức cha thì quan tâm trước tiên đến thiên chức thừa sai của ngài, nên vận dụng tài khéo léo để tránh lời mời của nhà vua. Vả lại, cuộc chiến với nước Hòa Lan đã cho ngài một cái cớ trì hoãn chuyến đi của các sứ thần Xiêm La. Chỉ mãi sau này, vào năm 1686, mới có cuộc tiếp đón long trọng các sứ thần nước Xiêm la tại điện Versailles [bên Pháp]. Chúng ta biết là cuộc tiếp đón đó đã gây sự tò mò háo hức thật sống động nơi triều đình vua Louis XIV.

Như vậy, sau khi đã tranh thủ tình cảm của vua Xiêm La, để vừa bảo đảm tương lai của việc truyền giáo, vừa nhắm khơi dậy quan hệ ngoại giao và thương mại với nước Pháp, đức cha Pallu và đức cha Lambert de la Motte vội lo ra đi đến các giáo

Page 24: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

24

phận tông toà của các ngài nhằm nâng đỡ khích lệ các cố gắng đã sinh hoa kết quả của các vị thừa sai. Tháng tám năm 1674, đức cha Pallu rời Xiêm La đi Đàng Ngoài, còn đức cha Lambert de la Motte thì phải khó nhọc đôi chút mới xin được phép vua cho đi Đàng Trong. Vua Phra-Narai không hiểu rõ mục tiêu của chuyến đi của đức cha, nên vua thường tự hỏi phải chăng vị giám mục sẽ đem tiết lộ cho vua xứ Đàng Trong các thông tin có thể gây phương hại cho đất nước của vua. Đức cha chỉ được cấp giấy thông hành sau khi đã giải bày, nhân một lần vua gặp đức cha Béryte, về mục tiêu của chuyến đi kinh lý mục vụ và nhà vua còn yêu cầu đức cha hứa trở về Xiêm La trong thời hạn trước một năm. » (trang 106-108).

4, Henri CHAPPOULIE, Aux origines d’une Église, Rome et les missions d’Indochine

au XVIIè siècle, tome I, Paris, Bloud et Gay, 1943-1948. « Chế độ bảo trợ truyền giáo sát nhập cách mật thiết quyền

bính Bồ Đào Nha vào công cuộc truyền giáo. Nhà vua làm chủ việc sắp đặt các bài sai. Nhà vua đề cử người vào các toà giám mục và các chức vụ kinh sĩ. Các cha chính xứ, phó xứ, tuyên úy đều hoàn toàn tùy thuộc ý muốn và trách vụ nhà vua. Chính nhà vua là người phân phát các nguồn lợi tức. Nhà vua lo việc xây dựng và bảo quản các nhà thờ, nhà nguyện, tu viện, các nơi thờ phượng, lo cung cấp các đồ cần thiết như mũ gậy giám mục, chén lễ, áo lễ, chuông nhà thờ, v.v. Các giáo sĩ và các giáo dân làm việc nhà thờ thì được nhà vua cung cấp bổng lộc. Ví dụ, giám mục tại Goa nhận được từ vua 650 quan tiền vàng […]

Sự lệ thuộc chặt chẽ của Giáo Hội vào nhà vua chẳng làm ai ngạc nhiên, bởi vì vào thời đó mọi người đều nhìn nhận nhà vua có một phần quyền bính thiêng liêng ; người ta cho rằng nhà vua có trách nhiệm về phần rỗi đời đời nơi các thần dân

Page 25: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

25

của nhà vua. Một ông hoàng có đạo thì có phận vụ lo cho các linh hồn. Trong vương quốc của nhà vua, hiện trạng tôn giáo được tốt đẹp và việc tuân thủ luật lệ Giáo Hội được chu đáo là hệ tại vào nhà vua. Trong những xứ sở hải ngoại mà Đức Giáo Hoàng đã nhìn nhận quyền bính của nhà vua, việc truyền giáo dân ngoại và việc tổ chức Giáo Hội thì thuộc quyền bính của nhà vua. Thánh Phanxicô Xavier đã thâm tín những nguyên tắc ấy, nên trong mỗi lá thư của ngài, ngài đều cho nhà vua Jean III cảm nhận được sức nặng trách nhiệm tôn giáo của nhà vua. Thánh nhân còn lấy tòa án Thiên Chúa ra mà đe dọa nhà vua nếu nhà vua không mau chóng gửi sang miền Ấn Độ Dương một vị phó vương với năng quyền cần thiết hầu có thể lo phần rỗi cho hằng hà sa số các linh hồn đang bị hư mất vào giờ phút này. […]

Mặt khác, chỉ có các tàu bè của nhà vua mới có thể đưa các thừa sai tới nơi làm việc. Mỗi năm, nhà vua quy định con số thừa sai ra đi. Các linh mục triều người Bồ Đào Nha, các tu sĩ linh mục thuộc các hội dòng khác nhau thì tụ tập lại tại Lisboa để lên tàu ra đi truyền giáo. Tại đây, họ phải chịu một sự kiểm soát chặt chẽ. Người ta lập một biên bản cho từng người, ghi rõ tuổi tác, dấu hiệu nhận dạng riêng, quê hương và giáo phận gốc, chức vị trong hội dòng. Các tu sĩ gốc ngoại quốc thì lợi dụng thời gian phải lưu trú tại Lisboa để học tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ không thể thiếu được tại vùng Ấn Độ Dương. Ngay cả tên của họ cũng được « Bồ Đào Nha hóa » nữa. […] Trước khi khởi hành, bình thường, tất cả thừa sai đều được tới trình diện Đức Vua mà họ buộc phải tuyên thệ trung thành.

Cuộc hành trình tới Ấn Độ được đặt dưới sự hướng dẫn của một vị tu sĩ người Bồ Đào Nha nào đó và điểm tới là thành phố Goa [tại Ấn Độ]. Tại đó, các thừa sai còn phải chịu một sự

Page 26: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

26

kiểm tra chính thức nữa của vị Phó Vương ở đây. » (trang 48-50).15

5, Françoise FAUCONNET-BUZELIN, Le père inconnu de la mission moderne : Pierre Lambert de

la Motte, premier vicaire apostolique de Cochinchine, 1624-1679, Paris, éd. Archives des Missions Étrangères, 2006.

(bản dịch của Sư Huynh Lucien Hoàng Gia Quảng) Trang 65 và 73 : (vào thời biến loạn « La Fronde » năm

1649) « Lúc đó, các đại biểu các Toà tối cao khác kết hợp thành

một Hội đồng nhằm ủng hộ công tước Longueville trong cuộc chống lại trung ương khi ông bị kết án phản loạn và khi quân. Ngày 30 tháng giêng, Hội đồng, gồm đủ mọi thành phần hoạt động ngoài vòng pháp luật, quyết định chiếm ngân khố quốc gia và ngăn cản việc chiêu binh để bảo vệ hoàng triều. Hội đồng cũng tự ý ra lệnh thu thuế thân, tuy có giảm mức thuế để lấy lòng dân. Để thi hành các quyết định trên, Hội đồng bổ nhiệm ba đại biểu có nhiệm vụ [lạm dụng tiền thuế về cho ông] Longueville : Duval de Bonneval, cố vấn phụ trách đơn từ, Carré phụ trách kiểm toán và Lambert de la Motte cố vấn phụ trách cố vấn thuế vụ, như vậy là Lambert đã đứng hẳn về phe nổi loạn, lập trường nầy được cắt nghĩa phần nào bởi nhân thân anh, việc chọn lựa này cho thấy tuy mới hai lăm tuổi, anh đã có đủ uy tín để được trao một sứ mạng tin cậy như vậy. » (trang 65).

« Anh [Lambert] không phải là người duy nhất trong gia đình tham gia cuộc nổi loạn vì năm 1650, một người anh em họ

15 Xem : Đào Quang Toản, Đức Cha Pallu và Dòng Mến Thánh Giá, tp Hồ Chí Minh, Lưu Hành Nội Bộ, 2010, tr. 7-8.

Page 27: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

27

là Henri Lambert d’Herbigny, cố vấn tại Toà Paris, trở thành thủ trưởng Ban cố vấn của bà hoàng De Montpensier, chị em họ của vua và nữ anh hùng mặt trận. » (Ghi chú 11, trang 73).

Trang 385-386 : (tại Xiêm La, năm 1666-1667) « Ngài lo lắng đưa ra nhận xét : “Cách đây không lâu, Bà

hoàng xứ Achen, là vương quốc lớn nhất ở Sumatra, đã khẩn khoản xin Vua Siam theo đạo Hồi.

Nhà Vua đã tiếp đại sứ của Nữ hoàng cách rất long trọng và người ta nhận thấy từ đó trở đi, Nhà Vua ban nhiều ân huệ cho những người theo giáo phái đáng thương hại đó.”

Để thắng, Đc Lambert kẹt quá, nghĩ cần phải có một chỗ dựa chính trị. Ngài quên những lời nhắn nhủ khôn ngoan của Rome và có ý kiến đáng tiếc, là kêu gọi Vua Pháp, Louis XIV, một sai lầm lượng định thảm khốc của một người thường rất ít quan tâm tới các quyền lợi chính trị, nhưng vô tình và chỉ vì muốn phục vụ Giáo hội, đang đưa chó sói vào ràn chiên bằng cách mở cửa cho Vua Pháp vào các Vùng truyền giáo ở Siam. Tháng Mười 1666, Ngài viết cho Đc Pallu :

“Tôi phải trình bày cho Đức cha một ý tưởng nảy sinh trong trí tôi, Đức cha muốn dùng làm gì tuỳ ý. Đó là khi được biết Vua rất rộng rãi của chế độ chúng ta có ý định buôn bán với Ấn độ [tức các nước ở vùng Ấn Độ Dương], tôi thấy thành phố này là một nơi rất thích hợp cho việc đó, mình có thể gợi ý cho Nhà Vua nên gửi một Đại sứ sang bên này, như người Hoà lan đã làm và rất thành công, để bàn việc làm ăn buôn bán trong Vương quốc này và cũng bằng cách đó, Đức Vua rất ngoan đạo mời Vua xứ này hãy theo đạo như là một đạo rất thánh và thích hợp nhất cho các ông hoàng có đạo lên ngôi và cai trị với một quyền tối cao, bởi vì các luật đạo buộc người có đạo phải trung thành và tuân phục vua chúa nếu không sẽ phải trừng phạt đời đời. Cũng nên trình cho Đức Vua biết chính nhờ đạo công giáo mà các lãnh thổ của Nhà Vua được thịnh vượng từ bao thế kỷ,

Page 28: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

28

đồng thời [vì Vua Xiêm] cũng nói rằng mọi tôn giáo đều tốt lành, điều này sẽ làm Nhà Vua hài lòng vì chấp nhận những điều mà tôn giáo chúng ta đưa ra.”

Gợi ý này kèm theo cả một bộ máy quốc gia Pháp được Đc Pallu năng nổ đề nghị thực hiện, sẽ có những hậu quả tai hại và hẳn là một lỗi lầm nặng nhất, mặc dầu ngoài ý muốn, trong sự nghiệp của con người đặc biệt này. Thật vậy, trong khi Ngài đang cố thương lượng với các Giám đốc Chủng viện, Đc Pallu hiển nhiên là nắm ngay lấy cơ hội xảy ra đúng lúc này và phù hợp với các xác tín của Ngài là các Đại diện Tông toà cũng có thể có ích cho quyền lợi quốc gia. Ngài vận động thành lập ngay bộ máy cồng kềnh để cuối cùng đi tới kết quả thảm bại của đoàn sứ giả Pháp ở Siam. Nếu Đc Pallu là người thi công chính của dự án này, nếu ngài đã để nó biến gần như thành một mưu tính thực dân thì trách nhiệm trước lịch sử của sáng kiến đáng tiếc này phải quy về Đc Lambert, Ngài quá ngây thơ và muốn làm tốt công việc được trao phó nên không thấy hậu quả. »

Trang 495 : (tại Xiêm La, năm 1674)

« Thật vậy, Vua Phra Narai rất muốn có một người trung gian như Đức cha Lambert nên sai hai ngự y tới chăm sóc cho Ngài. Một trong hai người là người Trung hoa, quê ở Quảng đông, các thừa sai vội lo dạy giáo lý cho ông hy vọng việc ông trở lại có một ảnh hưởng lớn ở triều đình, nơi đây Đức cha Laneau cũng đã vận động các chỗ quen biết để xúc tiến các cuộc thương lượng để đạo được đối xử tốt. Cuối cùng viên ngự y không trở lại nhưng Đức cha được lành bệnh. Ngày 02 tháng 02 năm 1674, Đức cha viết một lá thư cám ơn Nhà Vua. Thật không ngờ rằng Đức cha Lambert vẫn tỏ ra khôn ngoan, dè dặt trong mối quan hệ với nhà cầm quyền, nay lại để mình bị lôi kéo vào trò chơi chính trị cách dễ dàng và với sự khéo léo của một chính khách lão luyện. Đó là vì con người thần bí này cũng là một con người thực dụng, biết theo sát các biến cố bên

Page 29: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

29

ngoài. Trước mắt, có hai điều làm Ngài phải đi theo hướng đó. Một đằng, Ngài sợ sự cạnh tranh của Hồi giáo và tìm cách khai thác ưu thế đang có của các dự tính ngoại giao của Nhà Vua. Phần khác, về phía Đàng Trong, những việc không ngờ xảy tới làm Ngài phải thích nghi với một tình thế hoàn toàn mới.”

Trang 542 : (tại Xiêm La, năm 1677) « Bị đánh động bởi tầm quan trọng của các cuộc giao tiếp

quốc tế, Đức cha dù không muốn, cũng phải giữ một vai trò chính trị làm cho Ngài đi quá cái giới hạn Ngài đã vạch ra lúc ban đầu. Là viên đá tảng trên đó được xây dựng các quan hệ ngoại giao giữa nước Pháp và nước Siam, Đức cha cũng được Vua nước Golconde mời đóng vai trò trung gian như Đức cha giải thích cho Tổng Giám mục Paris “Đại sứ nước Golconde tại Siam được chỉ thị của Vua của ông ta, xem con có sẵn sàng giúp họ dàn xếp với chúng ta về vụ ám sát ngài Malfosse, trưởng thương điếm ở Massulipatan cách đây 4, 5 năm, theo lệnh của Tổng trấn tỉnh đó. Con trả lời con sẽ tìm cách làm nhẹ bớt các hậu quả không hay của vụ đó và con sẽ viết thư về Pháp hay viết thư cho các Giám đốc công ty ở Surate”.

Ngài dấn thân xa hơn trên một bờ dốc nguy hiểm khi Ngài yêu cầu tháng Mười Một năm 1676 Giám đốc công ty Ấn độ François Baron gửi hai súng thần công cho Chúa Nguyễn, chắc là để cám ơn Chúa vì các ân huệ Chúa ban và khuyến khích Chúa tiếp tục chính sách bao dung đối với các thừa sai Pháp. Dù cho đây chỉ là chuyện của công ty Ấn độ và Đức cha không đứng ra dàn xếp một chuyện không dính dáng tới tinh thần Phúc Âm, sáng kiến loại này làm Ngài dễ có những cách xử sự mà Ngài đã từng trách các cha Dòng Tên. Người ta có thể tiếc rằng Đức cha cẩn trọng đến thế lúc ban đầu, đã để mình bị lôi kéo vào trò chơi chính trị. Nhưng nếu xét tới hoàn cảnh thì người ta có thể tự hỏi thật sự Ngài có thể làm khác được không?

Page 30: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

30

Tuổi tác, bệnh hoạn, kiệt sức, Ngài cảm thấy phải củng cố gấp một tư thế Ngài thấy thuận lợi nhưng vẫn còn bị đe dọa, sự dọa nạt úp mở của các Vua Chúa Siam và Đàng Trong, áp lực của Đc Pallu, các Giám đốc và một số thừa sai, không chút hy vọng các cha Dòng Tên sẽ bỏ cuộc… tất cả những yếu tố trên hẳn đã kết lại với nhau với thời gian để làm Ngài không còn thận trọng như lúc ban đầu. Mười bảy năm sau khi rời bỏ Paris, Đc Lambert không còn là người chiến sĩ kiên cường mới nhập ngũ mà là một ông già 53 tuổi, đã dốc hết sức lực vào những công việc lớn lao, tìm cách trám lấp những lỗ hổng vết nứt đang đe dọa xứ truyền giáo của Ngài trước khi bỏ mình trên trận địa. »

6, Lá thư của ĐGH Clêmentê IX gửi vua Phra-Naraï Launay (Adrien), Histoire de la Mission de Siam.

Documents historiques, tome 1, Paris, Téqui, 1920, (réédité en 2000), trang 45-46 : bản tiếng la tinh.

Launay (Adrien), Siam et les missionnaires français, Tours, A. Mame et fils, 1896, trang 83-84 : bản dịch tiếng Pháp.

« Kính chào Đức Vua tối cao và kính chúc ánh sáng từ hồng ân Thiên Chúa !

Ta vui mừng hay biết rằng vương quốc của Ngài, vẫn luôn luôn giầu có của cải và tràn ngập vinh quang, đã chưa bao giờ thịnh vượng cho bằng từ khi ở dưới quyền cai trị của Ngài. Điều lại làm Ta cảm động trong lòng hơn nữa, đó là đức bao dung, công bằng và những hoàng đức khác nơi Ngài, không những khi Ngài đối xử với lòng công minh chung, mà còn nâng đỡ với lòng nhân từ đặc biệt, các kẻ loan truyền Tin Mừng, họ thực hành và giảng dạy cho các thần dân của Ngài những luật lệ của tôn giáo chân thực và lòng đạo đức vững vàng. Trong khắp Âu châu, người ta công bố danh tiếng Ngài, quyền năng và sức mạnh vĩ đại của Ngài, tài ba cao cả của Ngài, việc cai trị

Page 31: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

31

khôn ngoan của Ngài và hàng ngàn đức tính huy hoàng của Ngài.

Nhưng tại kinh thành này, không ai đã công khai tuyên dương ca tụng Ngài cho bằng Giám Mục Héliopolis. Chính từ nơi miệng vị Giám Mục này mà Ta hay được rằng Ngài đã ban cho người anh em đáng kính của Ta là Giám Mục Bêryte một mảnh đất và những vật liệu để xây một căn nhà và một thánh đường, và lòng hào hiệp của Ngài còn thêm vào ân huệ đó các hồng ân đáng chú ý khác mà những thừa sai của Ta đang làm việc từ rất lâu trong đất nước của Ngài chưa hề bao giờ nhận được.

Đức cha Héliopolis là người đầy lòng biết ơn và nồng cháy một sự nhiệt thành thánh thiện, xin phép Ta quay trở lại trong vương quốc của Ngài. Ta sẵn sàng ban phép đó cho vị Giám Mục này, và Ta khấn xin Ngài hãy bảo vệ và che chở hai vị Giám Mục đáng kính ấy khỏi sự thù hằn của những kẻ ác độc và khỏi những lời nguyền rủa của các kẻ thù của họ, nhờ quyền bính, đức công bình và lòng khoan dung của Ngài. Vị Giám Chức này sẽ thay mặt Ta dâng lên Ngài vài tặng phẩm. Những tặng phẩm ấy không lớn lao gì, nhưng Ta xin Ngài hãy nhận lấy như bảo chứng lòng chân thành và yêu kính của Ta đối với Ngài ; và ngay lúc này đây, Ta dâng lên Đấng Tối Cao những lời cầu nguyện với trọn tâm tình của Ta, xin Đấng Tối Cao với lòng nhân từ và khoan dung đổ tràn ánh sáng chân lý xuống trên Ngài, và qua đó, sau khi cho Ngài cai trị lâu năm trên trần gian, sẽ ban cho Ngài được cai trị muôn muôn đời trên thiên giới. »

7, Lá thư của vua Louis XIV gửi vua Phra-Naraï Launay (Adrien), Siam et les missionnaires français, Tours,

A. Mame et fils, 1896, trang 85.

Page 32: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

32

« Kính thưa Đức Vua rất cao cả, rất tuyệt vời, rất mạnh mẽ, người bạn rất quý mến và rất tốt !

Chúng tôi hay biết được sự đón tiếp ân cần mà Ngài đã dành cho những thần dân của chúng tôi là những kẻ, với lòng hăng say nồng nhiệt vì đạo thánh chúng tôi, đã quyết tâm đem ánh sáng Đức Tin và Phúc Âm tới mọi nơi tại đất nước của Ngài. Do đó, chúng tôi hân hoan lợi dụng dịp trở lại của vị Giám Mục Héliopolis mà nói lên với Ngài lòng tri ân của chúng tôi, và đồng thời chúng tôi còn cảm thấy đã chịu ơn Ngài vì Ngài đã ban cho vị Giám Mục Bêryte không những một cánh đồng để làm nơi cư trú, mà ngay cả những vật liệu để xây dựng nhà thờ và nhà ở của họ. Và vì họ sẽ có thể còn nhiều dịp chạy đến xin sự che chở và sự công bình nơi Ngài, trong lúc họ thi hành một dự tính rất đạo đức và rất hữu ích như vậy, chúng tôi tin rằng Ngài sẽ vui lòng nhận lời xin của chúng tôi cho họ và cho tất cả những thần dân khác của chúng tôi được mọi sự đối xử tử tế. Chúng tôi bảo đảm rằng chúng tôi rất trân trọng mọi ân huệ và mọi đặc ân Ngài ban cho họ, và chúng tôi vui mừng dùng mọi cơ hội để nói lên lòng biết ơn của chúng tôi đối với Ngài.

Kính thưa Đức Vua rất cao cả, rất tuyệt vời, rất mạnh mẽ, người bạn rất quý mến và rất tốt,

Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa hãy tăng thêm thế lực của Ngài với mục đích hạnh phúc.

Viết tại kinh đô Paris này, ngày 31.01.1670, Người bạn rất thân tình và rất tốt của Ngài : Louis. »

&

Page 33: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

33

Phần 2 : Giáo huấn Trong phần này, sau khi nêu ra những lời dạy của thánh

Phaolô Tông Đồ liên quan tới vấn đề chính trị, chúng ta sẽ đọc lại vài lời nhắn nhủ của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin năm 1659.

1, Thánh Phaolô Tông Đồ Thư thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu tại Rôma : (1) Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có

quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. (2) Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt. (Rôma 13, 1-2).

Thư thánh Phaolô Tông Đồ gửi ông Titô : (1) Anh hãy nhắc nhở cho ai nấy phải phục tùng và tuân lệnh

các nhà chức trách, các người cầm quyền, phải sẵn sàng làm mọi việc tốt (Tite 3, 1).

Thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu tại

Corintô : « Kiện nhau ở toà đời » :

« 1 Khi xảy ra tranh chấp với kẻ khác, có người trong anh em dám đi kiện cáo trước mặt người ngoại mà lại không đến trước mặt những người trong dân thánh.2 Nào anh em chẳng biết rằng dân thánh sẽ xét xử thế gian sao ? Mà nếu được quyền xét xử thế gian, anh em lại không xứng đáng xử những việc nhỏ mọn ư ?3 Nào anh em chẳng biết rằng chúng ta sẽ xét xử

Page 34: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

34

các thiên thần sao ? Phương chi là những việc đời này.4 Thế mà khi phải xét xử những việc đời này, anh em lại đặt những người mà Hội Thánh coi nhẹ làm quan toà !5 Tôi nói thế cho anh em phải xấu hổ. Chẳng lẽ trong anh em lại không có người nào khôn ngoan có thể xử các vụ tranh chấp giữa anh em mình ư ?6 Đằng này, anh em đã kiện cáo nhau thì chớ, lại còn đem nhau ra trước toà những người không có đức tin.7 Dù sao, nguyên việc anh em kiện cáo nhau đã là một thất bại cho anh em rồi. Tại sao anh em chẳng thà chịu bất công ? Tại sao anh em chẳng thà chịu thiệt thòi ?8 Nhưng chính anh em lại ăn ở bất công và bóc lột, và đã đối xử như thế với anh em mình.

9 Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao ? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian,10 những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp.11 Trước kia, có vài người trong anh em đã là như thế. Nhưng anh em đã được tẩy rửa, được thánh hoá, được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta. » (1 Cor 6, 1-11).

2, Huấn Thị năm 1659 (Bản dịch của Đại Chủng Viện Xuân Bích ở Huế, phổ biến

trên báo Sacerdos Linh Mục Nguyện San, số 43, tháng 7 năm 1965, trang 429-440)16

16 Bản dịch toàn Huấn Thị năm 1659 được xuất bản trong Đào Quang Toản, Giáo Hội Việt Nam Năm 1659, nxb Phương Đông, 2010, tr. 45-73.

Page 35: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

35

8. Kính trọng nhà cầm quyền.

Nếu một vua quan, công chức, nhờ ơn Chúa soi sáng, tỏ ra biệt đãi chư huynh và tỏ lòng mến mộ đạo Chúa Kitô, thì chư huynh hãy biết ơn họ. Song để khỏi gây lòng ghen tương đố kỵ, chư huynh đừng đòi hỏi đặc quyền miễn chuẩn, đừng xin toà án ngoại lệ, lại phải lo hết sức kẻo làm suy giảm phạm vi quyền bính của họ. Tuy nhiên, nếu chư huynh có hưởng được ân lộc nào mà không tạo ra ganh ghét lại có lợi cho sự tấn triển của đạo Chúa, thì chư huynh đừng tự hào cho mình đã có quyền hưởng ân lộc ấy ; song hãy nhìn nhận đó chỉ nguyên bởi tấm thịnh tình của vua quan mà thôi. Tuyệt đối tránh tạo cơ hội khiến họ vì chư huynh mà phải sợ tai hại cho bản thân và tài sản của họ dù là một tai hại rất nhỏ ; vì chư huynh hãy suy xét rằng phải tránh hết mọi cách cư xử có vẻ làm cớ cho người ta nghi ngờ mình.

9. Đừng xen vào chính trị.

Chư huynh hãy hết sức lánh xa chính trị và việc nhà nước. Đừng bao giờ nhận gánh một phần vụ hành chánh nào mặc cho người ta thỉnh cầu và làm phiền toái chư huynh bằng những lời khẩn khoản thiết tha. Việc này, Thánh Bộ đã luôn luôn cực lực nghiêm cấm rõ ràng và vẫn sẽ tiếp tục cấm ngặt ; cho nên, chư huynh và các cộng sự phải rất mực thận trọng. Vả lại, chư huynh cứ tin chắc rằng, bất cứ người nào tự ý xen vào những việc ấy hay để người ta lôi cuốn vào thì người đó làm phiền hà Thánh Bộ. Lệnh này không nguyên chỉ để phòng những trường hợp mà việc xen vào chính trị sẽ làm hại đạo và khiến các vị thừa sai bỏ bê trách vụ của mình, song còn có giá trị cả khi việc xen vào chính trị như thế đem đến một tia hy vọng chắc đạo Chúa được thịnh đạt và đức tin lan rộng hơn.

Về điểm này, chư huynh đừng vịn vào một vài người dù là rất đạo đức, để viện chứng bào chữa cho thái độ của mình. Trái

Page 36: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

36

lại, chư huynh hãy trổi vượt hơn họ, hãy nên gương mẫu cho họ, để cả họ lẫn dân chúng đều học nơi chư huynh thế nào là tinh thần đích thực của Tòa Thánh. Không phải nhờ những khéo léo kiểu trên kia mà Lời Chúa được phổ biến đâu, song chính là nhờ đức bác ái, nhờ việc coi thường thế sự (rerum humanarum contemptu), thái độ khiêm nhường, đời sống đơn giản, lòng kiên nhẫn, tinh thần cầu nguyện và các nhân đức tông đồ khác mà thôi.

Chư huynh hãy lo sao cho mọi người hiểu những tư cách trên kia cách xa tinh thần Thánh Bộ biết bao. Thánh Bộ nghiêm cấm gắt gao dường nào ; nếu nhờ các tờ trình Thánh Bộ nghe các vị thừa sai có những hành vi như trên, Thánh Bộ sẽ công phẫn biết mấy. Vì vậy, nên cho dân chúng biết và lớn tiếng cao rao rằng : Chư huynh và các cộng sự viên triệt để gớm ghiếc những hành động như thế và chỉ tìm lợi ích thiêng liêng cùng phần rỗi các linh hồn mà thôi, vì các việc làm lẫn ước vọng cũng như tâm trí chư huynh chỉ lo hướng về thiên quốc, chứ không lo đến sự gì khác. Nếu thấy có một cộng sự viên nào vấp phải điều trái lẽ nói trên, thì chần chừ gì nữa, hãy lo cho họ rời khỏi các khu vực truyền giáo ngay, nếu cần, hãy tống xuất họ đi : vì không thể tưởng tượng lầm lẫn nào nguy hiểm hơn cho chư huynh và tác hại hơn cho công việc Thiên Chúa đang ở trong tay chư huynh.

10. Đừng lưu lại nơi công đường.

Tuy nhiên, có thể xảy ra một ngày nào đó các vua quan sẽ thỉnh thị ý kiến chư huynh. Bấy giờ, song chỉ sau khi đã nhiều lần từ chối, viện lẽ có lệnh nghiêm cấm của Thánh Bộ, nếu người ta có nài nỉ, chư huynh mới giúp họ những ý kiến chính trực và đáng tin của chư huynh có mang hương vị đời sống vĩnh cửu. Nhưng sau đó, hãy rời ngay cung điện và công đường mau trở về giáo phận chu toàn chức vụ thiêng liêng. Để khỏi phải kẹt lại ở đấy, chư huynh hãy làm ra vẻ không biết tí gì về

Page 37: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

37

chính trị và không chút khả năng hành chính, rồi bặt thiệp xin họ sớm lui gót nơi đầy nguy hiểm này.

11. Dạy dân chúng hợp nhất và vâng phục chính quyền. Đàng khác, chư huynh hãy giảng dạy dân chúng vâng phục

chính quyền, dù họ xấu cũng mặc ; và vừa âm thầm, vừa công khai, chư huynh hãy hết lòng cầu nguyện cho họ được thịnh vượng và phần rỗi. Đừng phê phán việc họ làm, cả khi họ bách hại chư huynh cũng thế ; đừng tố cáo họ nghiêm khắc ; đừng chỉ trích phong thái của họ. Nhưng kiên nhẫn và im lặng, chư huynh hãy mong đợi nơi Chúa thời kỳ an ủi. Cương quyết đừng bao giờ gieo rắc trên lãnh thổ họ mầm mống bất cứ một bè phái nào, dù thuộc Tây Ban Nha, thuộc Pháp, Thổ, Ba Tư hay thuộc quốc gia nào khác. Trái lại, chư huynh hãy hết sức nhổ tận gốc mọi thứ tranh chấp đó đi. Nếu có một thừa sai nào rõ biết mệnh lệnh của Thánh Bộ mà vẫn dấn thân vào những cuộc tranh chấp như thế, thì đừng chần chờ, hãy buộc vị ấy về Âu ngay, kẻo vì bất khôn, vị đó sẽ làm nguy hại rất nhiều cho Giáo hội.

&

Page 38: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

38

Phần 3 : Những bài viết của Đc Lambert Sau khi đón nhận ý kiến các sử gia và đọc lại những giáo

huấn của thánh Phaolô Tông Đồ cùng căn dặn của Huấn Thị năm 1659 của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, chúng ta xem đến những bài viết của Đc Lambert : những trang ký sự, những thư từ và những dòng nhật ký riêng của ngài. Mục đích của chúng ta vẫn luôn luôn là tìm hiểu đề tài Đc Lambert và vấn đề chính trị.

A, Ký sự Đây là một vài bài ký sự của Đc Lambert viết ra mà chúng

ta còn tìm lại được, liên quan tới đề tài : Đc Lambert và vấn đề chính trị.

(Bản dịch của Sư Huynh Lucien Hoàng Gia Quảng).

1, Ý kiến về các người công giáo làm việc cho Hãng Đông Ấn của Hòa Lan

(AMEP, vol. 121, p. 624)

« Đây là một ý kiến còn ích lợi hơn nữa và liên hệ tới mọi thần dân các bậc quân vương có đạo và cách riêng là nhà vua nước Pháp, bởi vì số người ta rất đông.

Đó là về các người công giáo làm việc cho Hãng Đông Ấn của Hòa Lan.

Những người đáng thương này, chẳng hề suy nghĩ gì hơn là tìm sinh sống cách lương thiện, dấn thân vào làm việc trong hãng hải thương này.

Họ đi tới Ấn Độ hay các nơi khác của công ty. Họ vừa kéo buồm ra khơi thì người ta đã ra lệnh cho họ phải tham dự các

Page 39: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

39

kinh nguyện và giảng thuyết trên tàu, ai vắng mặt sẽ phải phạt tiền, số tiền phạt tăng theo số lần vắng, tức tiền lương hứa hẹn sẽ giảm. Như vậy, một người nhất định không dự, sẽ dần dần trở thành con nợ của công ty không bao giờ trả được, nên bị đặt vào thế hoặc cả đời làm nô lệ, hoặc tuyên bố qua các việc làm, rằng mình theo đạo gọi là cải cách [đạo Tin Lành]. Luật đó còn nghiêm khắc trên cạn hơn trên biển, trên cạn nếu tới một nơi có nhà thờ công giáo người ấy chỉ có thể đi nhà thờ lén và vẫn phải dự các kinh nguyện và giảng thuyết với nhóm người Hòa Lan. Dĩ nhiên, không có chuyện tuân giữ lễ các thánh, kiêng thịt các ngày cấm và giữ mùa chay.

Chính sách tệ hại trên đưa tới ba hậu quả : hậu quả thứ nhất là người công giáo dần dần trở thành lạc đạo, hậu quả thứ hai là lập nghiệp trong các vùng thuộc người Hòa Lan, họ trở thành công dân và làm thành một nhóm quan trọng, như các nhóm người Pháp ở Batavia, Malacca và chỗ khác, hậu quả thứ ba là họ cộng tác vào việc phá đạo công giáo của người lạc đạo trong tất cả các vùng họ đã chiếm và còn đang chiếm của người Bồ bị họ đuổi đi một khi họ làm chủ, nếu muốn ở lại thì phải từ bỏ Giáo Hội Rôma vì đó là một nguyên tắc căn bản của Hòa Lan là không chấp nhận tự do hành đạo công giáo, tông truyền và Rôma trong mọi nơi thuộc quyền họ.

Từ đó, người ta có thể xét ra được tình cảnh khốn khổ của những người công giáo làm việc cho công ty này và công việc bác ái lớn lao dường nào cho ai cứu chữa được tệ hại khủng khiếp ấy. »

2, Lý do cuộc hành trình của Đc Héliopolis đi Âu châu (AMEP, vol. 121, p. 680)

« […] Lý do thứ năm là để góp ý về cách đối xử của người Hoà Lan với khoảng hai ngàn người Pháp và nhiều người công giáo khác, những người này không có giờ lo việc linh hồn bao

Page 40: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

40

lâu còn làm việc cho người Hoà Lan và để nói cho mọi người hay rằng, người Hoà Lan tuyên bố trong toàn Ấn Độ và nơi khác, họ là kẻ thù không đội trời chung của đạo công giáo. »

3, Đơn xin của các thừa sai trình lên Vua Xiêm ngày 29 tháng 5 năm 1665

(AMEP, vol. 121, p. 685-686)

« Tâu bệ hạ, Giám mục Bêrite, một thượng tế của Thiên Chúa toàn năng,

Đấng tạo nên trời đất và một thượng quan của Giáo Hội của Chúa cùng với bốn Giáo sĩ có công đức đặc biệt, tất cả là người Pháp, không thể tới yết kiến Đức Vua như mọi người ngoại quốc, xin Đức Vua hãy xét họ bằng đơn từ. Đây là một việc chúng tôi phải làm không những vì cử chỉ thương yêu và sự tự do lớn lao mà chúng tôi nhận được trong nước của Bệ hạ, nhưng vì chúng tôi coi Bệ hạ như một hình ảnh sống động của Thần Linh (nous regardons votre personne royale comme une image vivante de la divinité). Ngoài những lý do rất lớn có thể có được, hồng ân Bệ hạ ban cho chúng tôi, khi gởi cho chúng tôi mười thần dân của Bệ hạ, để chúng tôi dạy cho họ các khoa học Tây Phương, đòi chúng tôi phải tri ân Bệ hạ, và làm chúng tôi nghĩ tới, mở một trường học, nếu Bệ hạ thấy nên, tại kinh đô hay tại nơi mà Bệ hạ truyền, để dạy các môn học cần cho một quốc gia muốn có uy tín với các quốc gia khác trên thế giới.

Tâu Bệ hạ, xin Bệ hạ đừng nghi ngờ đề nghị này. Xin Bệ hạ xét : Chúng tôi bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ cha mẹ, bà con, bạn hữu và công việc chỉ vì để thi hành một giới răn của luật mà chúng tôi tuyên xưng, buộc chúng tôi phải thương yêu mọi người như mình, kể cả những kẻ thù nghịch. Chính vì thế mà để đưa ra được những dấu chỉ hiển nhiên có lợi hơn của tình thương của chúng tôi đối với các thần dân của

Page 41: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

41

Bệ hạ, chúng tôi không thể làm gì hơn là truyền cho họ những hiểu biết và ánh sáng chúng tôi đã nhận được về Thượng Đế, chúng tôi xin dâng cho Bệ hạ, để ở lại trong vương quốc của Bệ hạ, hai Cha người Pháp chuyên lo việc đó ; nhưng vì Bệ hạ cần biết cứu cánh của đạo chúng tôi là gì và chúng tôi sống ra sao, chúng tôi xin tuyên bố rằng chúng tôi không tìm sự gì trên thế gian này khác hơn là việc hết lòng thờ phượng, yêu mến, phụng sự Thượng Đế và yêu mến tha nhân như chính mình ; và vì linh hồn bất tử, chúng tôi tin rằng linh hồn chúng ta sẽ được thưởng phạt tùy theo công toại mỗi người, thưởng phạt này không bao giờ chấm dứt. Do đó chúng tôi tin rằng ai yêu mến Thượng Đế hơn, đó là người biết thương người đồng loại và làm nhiều việc lành hơn, người đó sẽ được hạnh phúc đời đời. Chính vì suy nghĩ thế, nên chúng tôi sống một cuộc sống khắc khổ, luôn ăn năn đền tội và chúng tôi không dính dấp vào những chuyện chính trị hay những chuyện trần thế (nous ne nous mêlons point des affaires d’État ni des choses temporelles), nếu không phải là giúp đỡ người nghèo, thăm viếng kẻ tù đày và phục vụ các bệnh nhân.

Tâu Bệ hạ, trên đây là những lý do đưa chúng tôi tới vùng này. Nếu Bệ hạ chấp nhận để chúng tôi phục vụ, chúng tôi trông cậy nhiều vào sự rộng rãi của Bệ hạ, ân huệ duy nhất chúng tôi xin là Bệ hạ cho phép chúng tôi có một Đền thờ để làm các lễ nghi trong đạo, cầu nguyện cho sức khỏe của Bệ hạ và cho sự thịnh vượng của quý quốc. »

4, Đơn xin dâng lên Vua được phúc đáp (AMEP, vol. 121, p. 703) « Đơn xin Nhà Vua nói trên đã được một ông quan dâng lên

Vua, ít lâu sau khi ông ta lành bệnh. Được biết chắc chắn là thư đã tới tay Nhà Vua, vì Nhà Vua

đã ban cho các thừa sai một thửa đất lớn bên bờ sông, cạnh

Page 42: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

42

làng người Đàng Trong (ở nơi gọi là Banplahet). Và để cho thấy Ngài sẵn sàng cho họ vào làm việc trong vương quốc của Ngài, Ngài hứa sẽ cho vật liệu xây cất nhà thờ. Và theo lệnh Nhà Vua, các quan chức có phận vụ, ra lệnh cho những ai đang ở trong khu đất phải dời nhà trong vòng tám ngày đi chỗ khác.

Người ta đã làm hai căn phòng bằng gỗ, lợp mái ngói để tránh hỏa hoạn làm hư các sách và đồ lễ đem từ Âu châu qua, vì bên này nhà thường làm bằng thứ trúc Ấn Độ, tường bằng đất sét và mái lợp lá dừa. Còn việc xây cất một nhà thờ bằng gạch, chúng tôi đã quyết định hoãn lại cho tới khi hoàn tất việc tổ chức cơ cấu thừa sai ; tắt một lời là chúng tôi để lại việc đó cho những ai sau này sẽ tới vương quốc này. »

5, Thông báo của Đc Lambert gửi cha Fragoso (AMEP, vol. 876, p. 463)

[Năm 1666, xảy ra chuyện bất hòa giữa Đc Lambert và cha Fragoso. Cha này đã ra vạ tuyệt thông Đc Lambert. Để trả lời, ngày 24 tháng 12, Đc Lambert ra thông báo yêu cầu cha Fragoso phải trình sự việc lên Tòa Thánh].

« Thông báo này được gửi cùng ngày cho cha Louis Fragoso qua người thông ngôn của các nhà thừa sai, đi cùng hai người có đạo gốc Xiêm. Cha Louis Fragoso không cầm được sự giận dữ, dựa vào Bộ Đức Tin, liền xích tay chân một trong hai người có đạo gốc Xiêm và trao cho viên thuyền trưởng một chiếc tàu của Goa, giam dưới tàu 18 ngày như một người phạm trọng tội. Vụ này tới tai các quan chức trong triều nên chúng tôi đành phải cho họ biết, điều mà chúng tôi muốn giấu. Sau khi người thông ngôn thuật lại cho các quan hay cách làm của Cha Fragoso và cái kém hợp lý của Cha trong vụ này, các quan rất bất bình và ra lệnh trả tự do ngay cho tù nhân, việc phóng thích đã được thực hiện. Nhưng các thừa sai xét tới quyền lợi của đạo công giáo, danh tiếng của các tu sĩ nơi đây và sự trọn lành

Page 43: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

43

của ơn gọi của họ, không muốn làm đơn lên nhà vua thưa về vụ này và về các vụ xúc phạm khác họ đã phải gánh chịu. »

6, Thái độ của Vua Xiêm đối với đạo công giáo (AMEP, vol. 121, p. 744 ; vol. 857, p. 221)

« Nhà Vua muốn biết rõ đạo công giáo dạy và tin gì, nên các thừa sai tưởng có thể dâng cho Nhà Vua một cuốn sách lớn đầy hình ảnh, đóng lại từ Pháp đem sang, trong đó có những mầu nhiệm chính của đạo, hy vọng nhà vua sẽ yêu cầu giải thích. Quả thật, hai ba ngày sau, Nhà Vua sai nói Ngài muốn biết những hình ảnh đó nghĩa là gì, viết ra tiếng Xiêm trên các tờ giấy trắng giữa các hình. Một thừa sai Pháp [cha Laneau], biết đọc, viết và nói tiếng Xiêm, Cha đã xuất ra hai tháng để làm việc đó, Cha đã may mắn hiểu được các từ ngữ tôn giáo nhờ chịu khó học trong thời gian ở với các sư sãi.

Sau khi đã sửa chữa kỹ, cuốn sách được trình lên Nhà Vua, Ngài trao lại cho các vị thông thái nhất trong triều cứu xét. Sau khi đọc và xem xét, họ báo cáo lên Nhà Vua rằng đạo công giáo tốt, dạy những điều cao siêu, nhưng đạo Nhà Vua đang theo cũng tốt.

Người ta được biết Nhà Vua đã nói một lúc nào đó, rằng Ngài thấy đạo công giáo hay. Hình như từ đó, Nhà Vua đối xử tốt hơn với các thừa sai như trong việc các viên chức đã được lệnh cung cấp vật liệu xây cất nhà thờ, đã trễ nải, họ được một lệnh mới, nhờ đó các thừa sai mới có gỗ tốt cần thiết. Viên thông ngôn cũng được nhắc hỏi các thừa sai số gạch cần. Những đặc ân đó làm cho mọi người kính nể các thừa sai và làm cho người Bồ ngạc nhiên. Tháng tám vừa rồi các quan có triệu tập các Cha Dòng Tên, Uỷ Viên Bộ Đức Tin và các nhân vật chính trong các tu sĩ để bàn về một vài vấn đề vật chất, có anh thông ngôn của các thừa sai dự, viên quan chủ trì buổi họp

Page 44: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

44

mới hỏi anh rằng các nhân viên đã cung cấp vật liệu xây cất mà Nhà Vua đã ban cho các thừa sai chưa ?

Được biết lệnh đã được thi hành, viên quan nói :

« Tốt lắm, như thế là quà tặng của Đức Vua đã trao ; còn tôi, tôi chưa trao quà của tôi. Hãy nói với Đức Giám Mục rằng tôi muốn góp phần tôi vào vào việc xây cất nhà thờ của Đức Cha. »

Thiên Chúa đã cho phép có cuộc gặp gỡ đó để chế ngự cách tuyệt hảo việc các tu sĩ và những người theo phe họ đang làm chống các thừa sai dù chẳng mấy thành công. »

7, Hội đàm giữa một thừa sai Pháp với người em thứ hai của Nhà Vua

(AMEP, vol. 121, p. 745 ; vol. 851, 246) « Nhà vua đã cho thấy Ngài kính nể đạo công giáo. Ông

hoàng, em thứ hai của Nhà Vua, tò mò xem cuốn sách đã được các thừa sai viết. Được Nhà Vua cho phép, ông muốn tìm hiểu kỹ hơn, ông cho mời vị thừa sai đã soạn. Cha tới cung, vừa thấy Cha, ông mời Cha ngồi bên ông, cho Cha hay ông muốn biết rõ về đạo, ông nói hai điều thúc đẩy ông tìm hiểu : điều thứ nhất là ông thấy đạo hay, điều thứ hai ông hy vọng Thiên Chúa mà chúng ta thờ là Đấng toàn năng như chúng ta nói, sẽ chữa ông khỏi một thứ bệnh liệt làm ông không sử dụng được tay chân từ mười hai năm nay.

Sau khi ông nói xong, vị thừa sai mới bắt đầu nói cho ông nghe về các mầu nhiệm của đức tin, như người ta có thói quen nói cho một người chưa biết gì cả và muốn học đạo. Ông hoàng lấy làm thích thú nên nói với Cha kể lại một lần khác. Trong hai ba tuần, Cha trở lại ba hay bốn lần, Cha thành công đến mức ông hoàng phải nói đúng là chỉ có một Thiên Chúa và ông tôn thờ Ngài. Quả thật ông mời Đức Cha đi tới một nơi cách

Page 45: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

45

Xiêm [Ayutthaya] hai ngày đường, nơi mà Nhà Vua vẫn đi săn hổ, ông tuyên bố với Đức Cha ngày 01 tháng Chạp năm 1667, rằng ông nhìn nhận chỉ có một Thiên Chúa tạo thành trời đất và ông thờ lạy Ngài nhiều lần mỗi ngày. Ông cũng lập lại như vậy ngày 16 tháng Giêng năm 1668 trong lần thăm viếng thứ hai mà Đức Cha được vinh dự gặp ông tại hoàng cung. Đó là cách thức Thiên Chúa đã muốn dùng để mở cửa hoàng cung cho các thừa sai Pháp rao giảng một Thiên Chúa duy nhất, Ba Ngôi. Các mầu nhiệm Nhập thể, sinh ra, đời sống, cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên một thập giá để cứu chuộc nhân loại.

Nhưng vì thành công của sự cởi mở với đạo hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa, chỉ có Người mới biết kết quả tới đâu. Tuy thế, chúng tôi nghĩ phải nói ra rằng Chúa không có thói quen thực hiện những việc trở lại đạo lớn lao, nếu không phải là cho các linh hồn cao cả. Vì vậy các thừa sai nghĩ rằng do đức tin của họ còn yếu, do công nghiệp của họ chưa có bao nhiêu, việc này sẽ không thành công. Sự thật này sẽ là bài học cho những ai có phận vụ chọn lựa các thừa sai để gởi đi, vì kinh nghiệm của những người đang làm thừa sai buộc họ phải thú nhận những tiếc nuối và đau khổ rằng cản trở lớn nhất cho người ngoại trở lại trong tất cả các vùng này là do những khiếm khuyết của các thừa sai Tin Mừng. »

8, Ngăn trở lớn nhất để nhập đạo công giáo tại đất Xiêm (AMEP, vol. 121, p. 747) « Ngoài sự ngăn trở chung, có một ngăn trở khác tai hại

không tưởng được, có thể làm người ta nghi ngờ có nên truyền bá đức tin trong xứ này không. Đó là uy tín của người Hồi giáo, họ rất nhiệt thành lập lề luật của họ nơi đây, những chức vụ họ có, công việc làm ăn lớn của họ, những chạy chọt ở triều đình, những tính toán của họ để lôi cuốn Nhà Vua theo đạo

Page 46: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

46

Hồi, theo gương nhiều Vua Chúa các xứ lân bang đã bỏ lương giáo [paganisme] mà theo Alcoran [Hồi giáo]. Chúng tôi lại càng e ngại thấy ít lâu nay có sự hiện diện trong triều của hai sứ giả, một của xứ Achem, một của xứ Golconde, với vài nhà thông thái của giáo phái họ để xúc tiến việc đó. Tất cả những điều ấy thêm vào những ơn đặc biệt Nhà Vua ban cho họ và cho những người theo các giáo phái khốn khiếp ấy từ ít lâu nay, làm các thừa sai Pháp run sợ và buộc họ dâng lên Chúa những hy sinh đặc biệt để xin ơn thoát cơn ngặt nghèo này. »

9, Việc Chúa làm trong cơn bệnh của ông hoàng, em thứ hai của Nhà Vua

(AMEP, vol. 121, p. 753)

« Nhà Vua càng ngày càng được biết nhiều về đạo qua ông hoàng, em thứ hai, và của pháp sư trưởng của Ngài, ông này có dự tất cả các cuộc tọa đàm về đạo. Qua ông pháp sư, Nhà Vua đề nghị với các thừa sai xin Chúa làm phép lạ, Nhà Vua sẽ tin và tôn thờ, cả ông nữa.

Các thừa sai tin cậy vào lòng nhân hậu xót thương, toàn năng của Chúa, chấp nhận yêu cầu của ông pháp sư, ông này báo cho Nhà Vua biết và xin Nhà Vua cho biết Ngài muốn phép lạ nào. Nhà Vua không có con trai nên quý mến người em mình, trả lời Ngài muốn thấy ông hoàng khỏi bệnh.

Các thừa sai cầu nguyện, dâng thánh lễ, chầu Mình Thánh để được ơn. Nhưng Thiên Chúa đã muốn không làm phép lạ này để thử lòng tin của một số người, làm cho người ta nhắc nhở các thừa sai rằng ông hoàng vẫn trong tình trạng bại liệt và chỉ vì đó mà nhiều người chưa nhập đạo. Các thừa sai trả lời cách khiêm tốn rằng các ngài không nghi ngờ sẽ được Chúa nhận lời, nhưng nghi ngờ lòng tin của những ai xin phép lạ vì tư lợi hay tò mò chớ không phải vì lý do trở lại, với ơn Chúa, sẽ sớm biết sự thật.

Page 47: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

47

Thật thế, ít lâu sau, triều đình kéo nhau đi tới nơi nghỉ mát của Nhà Vua, cách kinh thành độ hai dặm, Chúa đã muốn ban ơn cho ông hoàng cách đặc biệt. Khi người ta ít nghĩ tới, nhất là chuyện phép lạ và cho là các thừa sai sẽ không giữ được lời hứa thì máu bắt đầu chạy trở lại trong các tĩnh mạch chân của ông hoàng bị liệt và thịt nở ra dưới mắt mọi người.

Tin đó được truyền về cho các thừa sai, họ tạ ơn Chúa và nói họ đã hết bị ràng buộc bởi lời hứa và điều đó đủ cho thấy sự toàn năng của Thiên Chúa, họ tin rằng mọi sự sẽ như vậy cho tới khi ông hoàng thực hiện điều đã hứa nghĩa là nhập đạo khi bắt đầu có dấu lạ. Hơn nữa, để hoàn tất những gì đã hứa, tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, họ sẽ hoàn thành việc họ làm nếu Vua và ông hoàng sẵn sàng giữ lời hứa.

Lúc đó người ta bắt đầu thấy rằng đây là việc thay đổi tôn giáo trên toàn vương quốc và việc này mang hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó mà giữa triều đình và các thừa sai mọi liên lạc mang tính tôn giáo bị dừng lại hoàn toàn. »

&

Sau khi xem một số bài viết của Đc Lambert trong phần ký sự của ngài, nay chúng ta sẽ đọc những đoạn thư của ngài viết có liên quan tới vấn đề chính trị.

B, Thư từ Ngày 25 tháng 3 năm 1662, đang còn trên đất Ấn Độ, tại xứ

Masulpatan, Đc Lambert viết cho ông Fermanel ở thành phố Rouen. Ngài kể về thân phận những người công giáo Pháp làm việc trên những con tàu buôn người Hòa Lan theo đạo tin lành. Những người công giáo này từ từ sẽ phải bỏ đạo công giáo mà

Page 48: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

48

theo đạo tin lành, vì áp lực của các chủ nhân của họ. Đc Lambert tâm sự :

« Ngay khi nào đến được một trong những nơi thuộc sứ vụ truyền giáo của chúng tôi, tôi hy vọng sẽ được hân hạnh viết cho Nhà Vua và cho các nhân vật quan trọng của đất nước để thông báo cho họ biết tới việc lành thánh mà chúng ta có thể làm được trong tất cả những nơi mà chúng tôi đã đi qua và những nơi mà chúng tôi sẽ tới, nhằm phát triển đạo công giáo. Giữa những điều mà tôi sẽ trình lên Nhà Vua, tôi sẽ không quên điều sẽ là một hành động xứng đáng cho ngài, đó là ngăn cấm bất kỳ thần dân nào của ngài được làm việc cho người Hòa Lan với những điều kiện quá đỗi thảm thương như vậy. » (AMEP, vol. 971, p. 6).

Tháng 6 năm 1663, Đc Lambert gửi một lá thư khá dài cho

vua Louis XIV. Trong đó, ngài nói ngài « gửi thư về Âu châu cho biết tình trạng thê thảm của đạo thánh tại vùng Ấn Độ Dương và trong các miền này, do lỗi của các thừa tác viên Phúc Âm và do những sự buông thả của các cha dòng Tên tỉnh dòng Ấn Độ và Nhật Bản ».

Ngài nói tiếp :

« Những rối loạn trầm trọng đó, hạ thần trình báo lên Đức Thánh Cha và lên Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin vì sự việc này liên hệ cách riêng đến các đấng. […] Hạ thần gieo mình dưới chân Hoàng Thượng và khẩn nài Hoàng Thượng, nhân danh Thiên Chúa, đừng ban cho ai phẩm chức giám mục hay những ân lộc nào khác do sự chỉ định của Hoàng Thượng, khi họ không được đức hạnh vững vàng và không lấy những lời dạy của Con Thiên Chúa làm mực thước những hoạt động và đạo lý của họ. Hoàng Thượng có đặc ân cao cả này của Giáo Hội, Giáo Hội đã trông cậy nơi Hoàng Thượng, để Hoàng Thượng đem đến cho Giáo Hội những vị giám chức không làm cho

Page 49: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

49

Giáo Hội bị sỉ nhục và ô danh. Quyền năng đó, kính thưa Hoàng Thượng, thì thuộc về Hoàng Thượng. […] Giáo Hội nhìn Hoàng Thượng như trưởng nam của Giáo Hội và người cha của các thần dân của Hoàng Thượng. »

Đc Lambert không ngần ngại nói thêm ở cuối lá thư rằng :

« Hoàng Thượng phải tạ ơn Chúa Giêsu Kitô đã chết cho Hoàng Thượng, đã rất mực yêu thương Hoàng Thượng, đã đặt vương trượng vào tay Hoàng Thượng và đặt vương miện trên đầu Hoàng Thượng. Những ân huệ diệu kỳ ấy đòi hỏi Hoàng Thượng, trong điều kiện cho phép, phải dành cho Chúa mỗi ngày một thời gian đáng kể, lòng tôn kính và thờ phượng, theo gương vua Đa Vít, vua thánh cả Louis và biết bao nhiêu vua thánh khác. » (AMEP, vol. 121, p. 523-524).

Vào năm 1663 đó, Đc Lambert đệ trình vua Louis XIV lá

thư xin từ chức Đại diện Tông tòa và xin nhà vua chọn một người khác thay chỗ của ngài. (cf. AMEP, vol. 121, p. 127, ou, p. 527)

Sang năm 1664 sau, Đc Lambert lại gửi một lá thư cho vua Louis XIV của nước Pháp. Ngài cắt nghĩa tại sao ngài đã tâu trình những chuyện bê bối nơi vùng truyền giáo cho nhà vua. Ngài nói :

« Khi hạ thần tường trình cho Hoàng Thượng những sự đó, hạ thần coi Hoàng Thượng như giám mục bề ngoài của Giáo Hội (je vous regarde comme l’évêque extérieur de l’Église). Từ ngữ này không phải là mới, kính thưa Hoàng Thượng, ngày trước nó đã được ban cho các vị hoàng đế là những vị không hề vượt cao hơn Hoàng Thượng về lòng nhiệt thành cũng như về quyền năng. Chính trong cùng quan niệm này, hạ thần xin Hoàng Thượng cho phép được trình lên một ý kiến thuộc loại

Page 50: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

50

quan trọng nhất và có vẻ liên quan tới Hoàng Thượng cách rất gần gũi. Đó là chuyện gần 2.000 người Pháp đã lao mình một cách bất hạnh vào làm việc cho Hãng Hải Thương Hòa Lan, tại khắp chốn này, từ mũi Hảo Vọng [bên Phi châu] cho tới tận xứ Nhật Bản… »

Rồi Đc Lambert khẩn nguyện nhà vua hãy thương xót những người Pháp đó. Ngài nghĩ rằng là ngài có « phận vụ phải thông tin cho vị vua công giáo cao cả và lớn mạnh nhất về các tệ nạn đó. » (AMEP, vol. 121, p. 584)

Ngày 17 tháng 10 năm 1666, Đc Lambert viết cho Đc Pallu

đang ở Âu châu, báo tin sau : « Triều đình ở đây có thiện cảm đối với chúng tôi, mặc dù

chúng tôi chẳng hề làm gì vì mục tiêu này. […] Nhà Vua đã ban cho chúng tôi một nơi theo chọn lựa của chúng tôi để dựng nhà ở, với lời hứa sẽ cho chúng tôi vật liệu hầu xây dựng ngôi nhà thờ của chúng tôi tại nơi đó. Nơi mà tôi đã chọn lựa là từ khu trại các người Việt kiều cho tới cạnh hai ngôi chùa nhỏ nằm ở đỉnh nhọn hòn đảo này. »

Đó đã là một tin vui.

Năm sau nữa, lá thư ngày 19 tháng 10 năm 1667 của Đc Lambert gửi Đc Pallu đầy lạc quan rằng :

« Hình như ơn Chúa muốn làm điều chi đó trong lòng nhà vua xứ Xiêm, bởi vì từ ít lâu nay, ngài đã muốn biết tường tận Kitô giáo dạy dỗ điều gì. »

Và Đc Lambert kể lại khá tỉ mỉ việc thừa sai Laneau thực hiện tập hình ảnh giới thiệu đạo Kitô giáo cho nhà vua và chuyện các cố vấn tôn giáo của nhà vua Xiêm đã tuyên bố : « Đạo công giáo là đạo tốt, dạy những điều rất cao siêu ; nhưng tôn giáo mà Vua đang theo cũng là đạo tốt. » Từ ngày đó, nhà

Page 51: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

51

vua tỏ ra có cảm tình đối với các thừa sai người Pháp, ban cho vật liệu để họ xây dựng nhà thờ. Và Đc Lambert viết tiếp cho Đc Pallu rằng :

« Nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của ơn Chúa trong lòng vị vua này, thưa Đức Cha, tôi phải trình bày cho Đức Cha ý tưởng nẩy đến với tôi, rồi tùy ý Đức Cha định đoạt : Tôi hay biết được những dự tính lớn lao của Đức Vua chúng ta là định thiết lập việc thương mại tại miền Ấn Độ Dương. Tôi thấy thành phố này [Ayutthaya] là một nơi rất thuận lợi cho dự tính trên. Để được thế, người ta có thể gợi ý cho Đức Vua gửi một sứ giả tới triều đình ở đây, theo gương của người Hòa Lan, họ đã rất thành công, để sứ giả đó có thể thương lượng việc buôn bán trong vương quốc này. Và cũng qua phương thế ấy, Đức Vua chúng ta sẽ mời nhà vua Xiêm theo đạo chúng ta như đạo rất thánh thiện và đặc biệt giúp cho các quân vương theo đạo vững vàng cai trị, trong một quyền bính tối thượng, bởi vì đạo chúng ta có luật lệ bó buộc các tín hữu phải trung thành và rất vâng phục các vua chúa của mình với án phạt đời đời. » (AMEP, vol. 857, p. 221-223)

Mặt khác, Đc Lambert cũng không giấu rằng ngài rất lo ngại vua Xiêm theo đạo Hồi giáo, nhất là hoàng hậu xứ Achem thuộc quần đảo Sumatra đã sai sứ giả tới mời nhà vua Xiêm theo đạo này.

Lá thư đầu năm sau, tức năm 1668, Đc Lambert lại nói tới ý tưởng của ngài là xin vua Louis XIV gửi sứ giả tới triều đình vua Xiêm, vừa để lo việc thương mại, vừa để mời nhà vua này theo đạo công giáo. (cf. AMEP, vol. 851, p. 246)

Năm 1673, Đc Lambert soạn ra một thư để trình lên chúa

Nguyễn xứ Đàng Trong. Ngài nói : « Chúng tôi dám trình lên Đức Thượng Hoàng rằng nghiệp

vụ của chúng tôi là từ bỏ tham vọng trần gian và lòng ham

Page 52: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

52

muốn của cải hạ giới. Chúng tôi cũng có lời khấn sống khắc khổ và khiết tịnh. Giáo lý mà chúng tôi giới thiệu khắp hoàn vũ và khuyến khích các dân tộc tuân giữ thì chủ yếu là đạo hàm chứa ba điểm sau :

Thứ nhất là tôn kính và thờ phượng Thiên Chúa […].

Thứ hai là giữ lòng kính phục vua chúa, tại vì các ngài được đặt lên theo mệnh lệnh của Thiên Chúa hầu gìn giữ hòa bình trong các vương quốc, diệt bỏ các kẻ độc ác, và là nơi trú ẩn cùng thành lũy cho kẻ ngay lành. Các vua chúa duy trì quân đội, lưu giữ vũ khí và đạn dược để bảo vệ dân tộc các ngài, thiết lập hòa bình trên biển và trên bộ, phát triển thương mại và cho dân hưởng hoa mầu của xứ sở. Những lợi ích đó được ban cho người dân nhờ các vua chúa ; do vậy, các dân tộc phải tôn trọng các vua chúa hết lòng và hết sức của mình.

Thứ ba là phải yêu mến và tôn kính cha mẹ […] ». (AMEP, vol. 876, p. 443-447)

Tại Xiêm, ngày 8.11.1673, cả ba giám mục người Pháp cùng viết gửi vua Louis XIV lá thư báo tin mừng rằng :

« Kính thưa Hoàng Thượng, Giám mục Héliopolis đã mang sang đây những lá thư của

Đức Thánh Cha và Đức Hoàng Thượng viết gửi Đức Vua xứ Xiêm, các hạ thần chúng tôi nghĩ rằng phải đích thân chúng tôi trình các thư này lên Đức Vua xứ Xiêm, vì lợi ích của tôn giáo chúng ta. Các hạ thần chúng tôi bảo đảm với Đức Hoàng Thượng rằng các lá thư ấy đã được đón nhận với tất cả sự tôn quý mà triều đình này có thể biểu lộ ra, và Đức Vua xứ Xiêm đã quyết định sẽ phúc đáp cách rất đặc biệt bằng cách sẽ gửi tới Đức Hoàng Thượng vào năm tới, một vị sứ giả trên một con tàu của ngài […] » (AMEP, vol. 858, p. 263-265).

Page 53: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

53

Mối liên lạc giữa Đc Lambert và nhà vua Xiêm ngày càng mở rộng cách tốt đẹp. Đc Lambert kể cho người giáo dân phụ tá là ông Chamesson hay rằng :

« Có nhiều dấu hiệu bề ngoài cho thấy Thiên Chúa dùng phương thế ấy để công việc đạo thánh tiến triển nơi vương quốc này, đó là tất cả kết quả mà chúng ta kỳ vọng. Nhà vua đã ban cho chúng ta khu trại người Việt kiều mà chính ngài chỉ định khi ngài đi thuyền dọc dòng sông. Ngài ban cho người Việt Kiều một khu đất khác kế cận đó. Ngài đã hứa với chúng tôi một ân huệ lớn hơn đó là xây cho chúng ta một ngôi nhà gạch lớn mà chúng ta sẽ dùng làm nhà thờ. Tôi hay được từ nơi đáng tin cậy rằng Thiên Chúa đã ban cho nhà vua lòng yêu mến chúng ta và ngài đã quyết định sẽ ban cho tôi một vài buổi triều yết bí mật. Đã từ lâu lắm rồi tôi vẫn ao ước điều đó vì Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. »

Cuối lá thư trên, Đc Lambert còn viết thêm : « [Nếu Chúa chưa gọi tôi ra khỏi chốn tù đầy này], tôi sẽ

khó lòng mà từ chối với Nhà Vua việc dẫn các sứ thần của Ngài mà Ngài đã quyết định gửi sang Đức Thánh Cha và Đức Vua nước Pháp vào năm tới. » (AMEP, vol. 858, p. 270-271)

Ngày 08.7.1675, trước đi xuống thuyền sang thăm xứ Đàng Trong lần thứ 2, Đc Lambert viết cho các cha giám đốc tại Chủng viện Paris rằng :

« Trong ít ngày nữa, tôi sẽ đi Đàng Trong lần thứ hai, có các cha Mahot và Vachet đi cùng, với thư của vua Xiêm xin vua xứ Đàng Trong đừng ngăn cản tôi trở lại đây vào năm tới, hầu có thể đi cùng với các sứ giả của nhà vua sang Pháp ngay khi có tin cuộc chiến với Hòa Lan chấm dứt. Tuy nhiên, nếu sự hiện diện của tôi được xét là cần thiết trong vương quốc Đàng Trong ấy, vì lợi ích của đạo chúng ta, tôi không có ý tưởng nào khác hơn là sống và chết tại vương quốc ấy. Nếu đó là điều mà

Page 54: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

54

Thiên Chúa đòi hỏi nơi tôi, Đc Métellopolis [Laneau] sẽ khó từ chối việc phải đi Âu châu, phần thì để tháp tùng đoàn sứ giả đó, phần thì để củng cố công trình cao cả mà lòng nhân từ của Chúa đã trao phó cho chúng ta.

Chúng tôi đã quy định với nhau rằng Đc Héliopolis sẽ đi Âu châu sau khi ngài từ xứ Đàng Ngoài trở về, nhưng Chúa chúng ta đã có kế hoạch khác trên ngài nên chúng tôi buộc lòng phải thay đổi điều đã quyết định. » (AMEP, vol. 858, p. 301-303)

Sau chuyến đi Đàng Trong lần thứ 2 trở về, ngày 16.11.1676, Đc Lambert viết thư cho ông François Baron đang giữ chức giám đốc Hãng Hải Thương Đông Ấn của Pháp tại thành phố Surate rằng :

« Nếu tôi có thể xin ông 2 trong các khẩu súng đại bác do chúng ta chế tạo ra để bán, hiện đang có tại nơi ông, tôi xin ông hãy tính vào tài khoản của chúng tôi số tiền hai khẩu súng ấy. Đó là dùng để làm quà cho nhà vua xứ Đàng Trong, nhà vua này rất chuộng các khẩu đại bác ấy. » (AMEP, vol. 419, p. 302).

Ngày 29.11.1677, từ Ayutthaya, Đc Lambert viết cho Đc

Pallu ở Âu châu : « Tôi khuyến khích Đức Cha hãy xin Đức Vua nước Pháp

được một lá thư cám ơn những quà tặng của vua Xiêm. Nếu lá thư ấy kèm theo một chân đèn đẹp với nhiều nhánh khác nhau và những bình pha lê, hay ít ra những đồ bằng thủy tinh, ngay cả khi những món đồ đó do chúng ta chi trả, thì chúng tôi sẽ thu được nhiều ích lợi nơi triều đình này.

Chúng tôi cũng rất ao ước một lá thư của Đức Giáo Hoàng giống như thư của Đức Giáo Hoàng Clêmentê IX, kèm theo vài bức họa kinh thành Rôma và những bức họa cảnh trí đẹp với

Page 55: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

55

những tấm gương soi như những tấm gương đã bị người Hòa Lan lấy mất. Thật rất nên rằng Đức Thánh Cha ghi chú trong lá thư ấy là Ngài đã gửi tới chúng tôi tại Xiêm những vị tổng đại diện để làm bề trên và làm quan tòa xét xử các giáo sĩ, các tu sĩ và các giáo hữu trong những gì liên quan tới tôn giáo. » (AMEP, vol. 858, p. 413-416)

Thư ngày 04.9.1678 gửi Đc Pallu, thư này mang chữ ký của Đc Lambert, nhưng thực ra là do Đc Laneau viết :

« Ngay khi biết Đc Lambert bị bệnh, nhà vua Xiêm liền tìm gửi cho Đức Cha một vị y sĩ người Trung Hoa. […]

Ngôi nhà mà vua sai xây cho chúng tôi đã hoàn tất, chỉ còn việc tô trắng thôi, đó là một trong những ngôi nhà đẹp nhất vương quốc. Cách đây mấy ngày, nhà vua đến xem ngôi nhà ấy, ngài không bước xuống đất, chỉ đứng trên thuyền mà thôi.

Chúng tôi hy vọng rằng Đức Cha khi trở lại đây, sẽ đem cho nhà vua Xiêm những lá thư của Đức Thánh Cha và Đức Vua nước Pháp, kèm với các món quà tặng. » (AMEP, vol. 877, p. 625-630)

&

Để tìm hiểu đề tài Đc Lambert và vấn đề chính trị, chúng ta

đã đọc một số bài ký sự của ngài cũng như nhiều đoạn thư khác nhau của ngài. Bây giờ, chúng ta sẽ đọc tới những trang nhật ký ngài viết có liên quan tới việc này.

Những trang nhật ký ấy rất ngắn, chỉ là những ghi chú mỗi ngày. Tuy nhiên, những dòng chữ này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc tìm hiểu về Đc Lambert, cụ thể ở đây là tìm hiểu vấn đề chính trị nơi ngài : Ngài giao tế ra sao với các vua

Page 56: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

56

chúa, quan quyền, tức giới làm chính trị ? Ngài tìm kiếm và chờ mong gì nơi họ ? Ngài có tham gia vào việc chính trị của họ không ? v.v.

C, Nhật ký (AMEP, vol. 877, p. 531-615) Vào cuối tháng chạp [1673] bệnh tật của Đc Bêrite tăng cao,

chàng thông ngôn của các thừa sai báo tin vào hoàng cung nơi các quan hội họp lại mỗi ngày để bàn luận và quyết định tất cả mọi sự việc. Các quan liền sai một ngự y tài giỏi tới thăm ngài và khẩn cấp báo tin cho Đức Vua đang ngự tại Louvo, cách kinh đô 15 hay 16 dặm đường. Đức Vua, vì quý mến Đc Bêrite, đã viết lệnh truyền cho hai trong các ngự y của ngài lo săn sóc Đức Cha và cho vài vị quan lớn thay mặt ngài tới thăm Đức Cha.

Trong cùng tháng đó, Đức Vua sai người tới hỏi sơ đồ một ngôi nhà thờ thật tráng lệ mà ngài muốn cho xây lên theo như lời ngài đã hứa. Đc Métellopolis đã cho người trình lên ngài và lưu lại tại Louvo nơi triều đình đang ngự để thúc đẩy việc thực hiện chương trình đó cùng để dàn xếp những lợi ích cho đạo công giáo.

Năm 1674. Tháng 2.1674. Ngày 1. Đc Bêrite viết một lá thư cám ơn đến Đức Vua

Xiêm La vì mọi sự nhân ái Đức Vua đã biểu lộ ra trong lúc ngài bị bệnh. Ngay trong ngày, lá thư được chuyển tới triều đình, trao cho Đc Métellopolis để ngài dịch thuật và trình lên hay cho người trình lên Đức Vua.

Page 57: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

57

Ngày 22. Một con tàu sà lúp từ xứ Đàng Trong tới đây, do các linh mục xứ đó sai tới Đc Bêrite, với một ông thầy giảng để được chịu chức. Ông ta mang đến một tin vui lớn nhất mà người ta có thể nhận được. Đó là nhà vua xứ ấy đã tiếp đón rất ân cần các thừa sai người Pháp và đã ra lệnh cho một trong các vị ấy lưu lại tại triều đình, được phép thi hành tất cả mọi phận vụ của đạo thánh chúng ta ; còn vị thừa sai kia thì được lệnh lên một trong những con tàu của nhà vua sang Xiêm La tìm Đc Bêrite, nhà vua cho phép Đức Cha được xây nhà ở tại Hội An hay tại nơi nào gần đó tùy theo ý Đức Cha.

Ngày 27. Đc Métellopolis đã viết thư cho Đc Bêrite hay rằng ngài rất vui mừng nhận được tin xứ Đàng Trong ; và Đức Vua nhận tin ấy với lòng ưu phiền vì ngài sợ Đc Bêrite quyết định đi sang xứ ấy, Đức Vua đã ra lệnh cho Đc Métellopolis hỏi xem Đc Bêrite quyết định thế nào.

Câu trả lời là ngài đang chờ xem phải quyết định thế nào. Ngài đã xem thấy mệnh lệnh của nhà vua Đàng Trong, mệnh lệnh ấy phù hợp với tin tức mà người ta đã đưa đến cho ngài. Ngài sẽ không thể tránh né không đi cám ơn nhà vua ấy vì danh dự nhà vua đã ban cho ngài là được ở lại trong vương quốc của nhà vua và cám ơn vì tự do mà nhà vua ấy đã ban cho đạo công giáo. Nếu Đức Vua Xiêm La muốn ngài ở lại đây trong cùng những điều kiện đó, thì vì lòng yêu kính của ngài đối với Đức Vua, ngài sẽ sống tại đây cho đến cuối đời để phục vụ Thiên Chúa và Đức Vua.

Tháng 3.1674. Ngày 3. Đc Métellopolis đã từ triều đình trở lại, ngài tường

thuật về chuyến đi của ngài mà kết quả chính yếu là Thiên Chúa đã vui lòng cho đạo công giáo được thêm uy tín, nhờ những cuộc thuyết giảng của ngài nơi những bậc vị vọng của triều đình. Một vài vị muốn được soi dẫn thêm, nhưng phải có thời gian để chuẩn bị họ đón nhận đạo Chúa.

Page 58: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

58

Ngài nói là tin tức từ Đàng Trong đã làm Đức Vua ưu phiền, Đức Vua sẽ làm tất cả trong quyền năng của ngài, theo như điều người ta nghĩ, để giữ Đc Bêrite ở lại đây. Ngài đã ra lệnh đem tới các vật liệu để xây dựng ngôi thánh đường của chúng tôi, và người ta nghĩ nhiều đến việc sai sứ giả sang Pháp, và người ta đã xin Đc Métellopolis nói cho biết tất cả những gì được quý chuộng tại Pháp để gửi làm quà cho nhà vua nước Pháp.

Tháng 5.1674.

Ngày 2. Chúng tôi đã quyết định rằng Đc Bêrite sẽ đi tới triều đình để thương lượng nhiều vấn đề quan trọng cho việc truyền giáo và để thông báo quyết định của ngài cho Đức Vua về chuyến đi của ngài sang Đàng Trong.

Ngày 5. Chúng tôi đã hoãn chuyến đi tới ngày mai vì sợ phải chờ voi tại nơi lên khỏi thuyền. Các giám mục đã quyết tâm trao phó chuyện quan hệ này cho Chúa Thánh Thần là chìa khóa mở mọi cõi lòng, hầu xin Người vui lòng mở rộng con tim Đức Vua để Đức Vua ban thư thông báo thuận lợi cho đạo Chúa, các giám mục hứa sẽ dâng kính Chúa Thánh Thần ngôi thánh đường sẽ được xây dựng.

Ngày 6. Đc Bêrite và Đc Métellopolis lên đường đến triều đình.

Ngày 9. Chúng tôi tới Louvo vào lúc 6 hay 7 giờ chiều, tại một căn nhà đã được chỉ định làm nơi cư trú cho các giám mục. Các ngài liền báo tin các ngài đã đến nơi ngay cho vị quan chức thay cho quan bộ trưởng đang vắng mặt, vì ông quan này đi xứ Cam Bốt chưa về.

Ngày 10. Vị quan chức đó thay quyền lúc quan bộ trưởng vắng mặt, đã tới thăm hai giám mục và hỏi lý do các ngài đến. Đc Bêrite nói với ông ta rằng ngài đến để giã từ Đức Vua, để cám ơn mọi nghĩa cử của Đức Vua, và để xin Đức Vua giấy thông hành đi Đàng Trong. Lúc đó, vị quan chức ấy là một vị

Page 59: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

59

quan vị vọng, đã cố sức can gián vị giám chức thực hiện ý định của ngài, nói là ông ta tin rằng Đc Bêrite cần thiết trong vương quốc này để củng cố mối bang giao hữu nghị giữa hai nhà vua, điều đã khởi sự nhờ công khó của chính ngài.

Đc Bêrite đi gặp cách kín đáo một ông quan là bạn của ngài để xin ông ta nói với Đức Vua ý định của ngài. Đó là ngài không thể ở lại trong vương quốc này, nếu Đức Vua không ban cho ngài chứng thư cho phép ngài và các thừa sai của ngài được giảng đạo thánh khắp miền đất nước, và cho các thần dân của Đức Vua được phép theo đạo. Nhân vật này không có thói quen gặp khó khăn trước những đề nghị của vị giám chức, đã thấy khó giải quyết trước đề nghị này. Ông đã cho ngài hiểu là ngài đã đòi hỏi nhiều lắm, rằng ngài nên vui lòng với tất cả những ân huệ mà Đức Vua đã ban cho ngài ngược với mọi thói tục trong nước. Và theo ý ông ta, đã đủ khi Đức Vua chịu để người ta lấy thần dân của Đức Vua làm người Kitô hữu mà không hề nói năng gì, mặc dù Đức Vua biết rất rõ tất cả mọi chuyện. Vì Đức Vua cho xây một nhà thờ với kính phí của Đức Vua, nên người ta không thể nghi ngờ rằng Đức Vua lại không nhìn nhận đạo công giáo. Tuy nhiên, sau khi nghe những lý lẽ và những ưu tư của Đc Bêrite, vị quan chức này hứa với ngài sẽ nói chuyện với Đức Vua vào chiều nay hay ngày hôm sau.

Hai giám mục tăng gấp đôi những lời cầu nguyện rên xiết với Thiên Chúa xin cho công việc được thành đạt. Vì xem ra, sự cứu rỗi của muôn muôn người gắn liền với việc này. Trong vòng hai ngày liền, trời nổi sấm sét cách lạ lùng khiến tin được rằng ma quỷ rất giận dữ vì công chuyện này.

Ngày 11. Vị quan ấy tới thăm Đc Bêrite, nói rằng ông đã thưa chuyện với Đức Vua về những ý định của ngài. Đức Vua tỏ cho biết ngài sẽ rất khó chịu việc vị giám chức rời vương quốc ngài ra đi. Nhân đó, vị quan đã trình với Đức Vua rằng nếu Đức Vua thuận ban cho vị giám mục những ân huệ về đạo Chúa cũng như nhà vua xứ Đàng Trong, thì ngài sẽ ở lại nơi

Page 60: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

60

đất nước này. Đức Vua tỏ ra tư lự về điều đó. Tuy nhiên, vị quan đã không dám nói thêm, nghĩ rằng tốt hơn là nên chờ đợi thêm một hai ngày nữa để nói tới chuyện này.

Sau buổi trưa, có hai vị quan khác tới nói rằng Đức Vua ngạc nhiên vì ngài giám chức nghĩ sẽ ra đi vào một thời điểm mà ngài đang cần cho Xiêm La để giải quyết nhiều thứ liên quan tới đoàn sứ giả đi Pháp và để bảo tồn mối ngoại giao giữa hai nhà vua mà đã khởi sự nhờ công trình của ngài. Câu trả lời của giám mục là sau những ân huệ của nhà vua Đàng Trong ban cho ngài vì ích lợi cho đạo Chúa, ngài không thể lưu lại trong vương quốc Xiêm La, trừ phi là Đức Vua vui lòng ban cho ngài cũng những ân huệ như thế. Sau đó, các vị quan lui chân với ý định sẽ trình cho Đức Vua hay lập trường trên.

Chúng tôi tiếp tục những lời cầu nguyện rên xiết với Thiên Chúa xin cho công việc được thành đạt, đây là một việc thuộc loại hệ trọng bậc nhất có thể có được, vì ích lợi cho danh Chúa và phần rỗi các linh hồn.

Ngày 12. Một người đang làm việc trong các hầm mỏ của Đức Vua tới thăm các giám mục, nói rằng Đức Vua có ý cho hai vị giám chức được triều kiến ngài. Người ta cũng quả quyết với chúng tôi rằng Đức Vua muốn gửi những sứ giả của ngài sang Âu châu vào năm nay và Đức Vua muốn một trong hai giám mục cùng đi theo. Đức Vua rất ước ao Đc Bêrite ở lại trong vương quốc của ngài, vì tình bằng hữu Đức Vua dành cho ngài và vì Đức Vua nghĩ rằng ngài rất thích hợp để duy trì mối bang giao với nhà vua nước Pháp.

Bởi vì chúng tôi được tin đêm nay người ta sẽ nói chuyện với Đức Vua về chứng thư mà Đc Bêrite đang xin, chúng tôi đã quyết định tăng thêm gấp đôi những lời cầu nguyện van nài cùng Thiên Chúa.

Page 61: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

61

Ngày 13. Lễ Hiện Xuống.

Viên thư ký của quan bộ trưởng đến nói rằng người ta đã thưa với vua về điều thỉnh nguyện của vị giám mục. Đức Vua đã không trả lời gì về lời xin chứng thư hậu thuẫn đạo Chúa, nhưng nói rằng vị giám chức hãy làm vui lòng ngài mà hoãn việc đi Đàng Trong, chờ ngài gửi các sứ thần sang Pháp.

Câu trả lời của Đc Bêrite là vì những ân nghĩa phải có đối với Đức Vua, ngài có thể trì hoãn chuyến đi lại hai tháng nữa, trong vòng hai tháng đó, ngài có thể chỉ dẫn soi sáng mọi sự người ta muốn nơi ngài ; nhưng sau thời gian đó, ngài xin Đức Vua vui lòng cho ngài ra đi ; nếu không, ngài sẽ phải hoãn lại thêm một năm nữa17, điều mà lương tâm ngài không cho phép.

Ngày 14. Đc Métellopolis đến thăm một vị quan thuộc giới bạn hữu của ngài, vị này nói rằng Đức Vua sẽ không để cho Đc Bêrite ra khỏi vương quốc của Đức Vua, vì tình bằng hữu Đức Vua đối với ngài, cho dù người ta nói gì đi nữa. Đc Métellopolis nói vị ấy hãy cố xin lấy câu trả lời của Đức Vua, chẳng có gì phải lo sợ. Vị quan ấy cam kết rằng lúc nào người ta nói tới chuyện đó tại triều đình, ông sẽ lên tiếng tuyên bố rằng việc Đức Vua phải giữ Đc Bêrite ở lại nơi đây là rất quan trọng. Theo lời khuyên của vị này, chúng tôi đã lập ra một thư thỉnh cầu trình lên xin Đức Vua trả lời cho vị giám chức về chuyến đi sang Đàng Trong hay ở lại vương quốc này với những điều kiện đã nêu ra.

Ngày 15. Viên phó quan và viên thư ký của quan bộ trưởng đến tra hỏi hai giám mục nhiều điều ; sau đó họ nói với Đc Bêrite rằng Đức Vua sẽ không hề để cho ngài rời khỏi vương quốc. Tuy nhiên người ta đã mang thư thỉnh nguyện của vị giám chức này tới một cận thần của Đức Vua, xin Đức Vua ban giấy thông hành cho giám mục sang xứ Đàng Trong theo như lương tâm của ngài đòi hỏi, trừ phi Đức Vua muốn ban cho 17 Có lẽ do mùa đi biển sẽ qua, gió mùa sẽ trở lại.

Page 62: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

62

ngài cùng một ân huệ như nhà vua xứ Đàng Trong đã ban để giúp đạo Chúa ; trong trường hợp đó, vị giám mục này sẽ ở lại vương quốc để phục vụ Đức Vua theo như khả năng của ngài. Vị cận thần ấy đã hứa sẽ thưa chuyện lên Đức Vua và sẽ giúp vị giám chức bằng tất cả khả năng của ông.

Ngày 16. Người nhận lo thư thỉnh nguyện của Đc Bêrite cho người tới xin với hai giám mục được gặp chung với nhau vào khoảng ba giờ chiều. Đc Bêrite cho người đi hỏi một trong các người bạn của ngài xem sự gì đã xẩy ra tại triều đình. Ông ta cho hay rằng các vị cố vấn chính của quốc gia đã không hề đồng ý ban chứng thư theo hình thức chúng tôi đã xin, vì điều ấy đối với họ là nguy hiểm cho quốc gia. Hai giám mục đã hội thảo với nhau về tin nhận được đó và quyết định rằng, bởi vì Thiên Chúa không cho phép các sự việc xảy ra theo cách thức đó, phải tiếp tục xin giấy thông hành để Đc Bêrite đi Đàng Trong.

Ít phút trước giờ hẹn, vị quan cho người tới nói với hai giám mục hoãn lại buổi hội đàm vì một vài chuyện quan trọng xảy đến với ông ta. Buổi tối, họ gặp nhau lúc thật khuya và vị quan ấy nói với hai giám mục rằng trước khi có thể xin giải quyết sự việc cách tuyệt đối, cần phải thỉnh ý các vị thông thạo xem có thể chấp thuận một sự rất đỗi trái ngược với luật phép vương quốc chăng.

Ngày 17. Do khó xin được chứng thư và sợ rằng nếu Đức Vua tuyên bố án lệnh cấm không được đi rao giảng đạo Chúa trong vương quốc, điều đó sẽ khiến người ta không còn có thái độ khoan dung với chúng tôi, như người ta đã cố gắng đối xử với chúng tôi cho tới ngày hôm nay, chúng tôi lấy ý kiến là sai người tới nói với người lo thư thỉnh nguyện của chúng tôi rằng, nếu đơn thỉnh cầu cho đạo Chúa gây phiền lòng Đức Vua, thì xin đừng thưa gì với Đức Vua về điều đó nữa. Chúng tôi xin người ấy cứ để sự việc như vậy, chỉ cần xin giấy thông hành cho Đc Bêrite có thể đi Đàng Trong thôi. Chúng tôi sợ rằng

Page 63: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

63

việc kia làm giảm bớt mối giao hảo tốt đẹp giữa Đức Vua Xiêm La và nhà vua nước Pháp.

Ngày 18. Chúng tôi hay được rằng thư thỉnh cầu cho đạo Chúa đã được người ta trình cho Đức Vua vào đêm ngày 15 tháng này và Đức Vua nói ngài không hề cấm ai theo đạo, nhưng ngài không thể ban chứng thư cho phép các thần dân của ngài theo đạo, bởi vì nếu ngài ban chứng thư, thì mọi người sẽ theo đạo và chính ngài cũng sẽ bị bó buộc phải theo đạo. Tuy nhiên, Đức Vua lại không muốn Đc Bêrite hay rằng ngài đã từ chối ban chứng thư cho Đc Bêrite. Nhưng người lo việc trình thỉnh nguyện thư lại đã nói với vị giám chức rằng ông ta chưa hề trình thỉnh cầu lên Đức Vua, bởi vì ông ta biết Đức Vua sẽ khó chịu hai điều sau : một là vì ngài không thể nhượng ban chứng thư đó được, hai là vì ngài phải từ chối lời xin của Đc Bêrite.

Vì chúng tôi biết rằng Đức Vua nghĩ tới việc gửi sứ giả sang Pháp, Đc Bêrite cho người nói với Đức Vua rằng ngài đang lo chuẩn bị đi Đàng Trong và nếu Đức Vua muốn một vài ý kiến nào của ngài về việc sai sứ giả sang Pháp, ngài sẽ chỉ dẫn tất cả những gì ngài có thể để sự việc phù hợp hơn với những dự định của Đức Vua.

Chàng thông ngôn của chúng tôi tới nhà một vị quan trong số bạn hữu của chúng tôi, vị quan cho chàng ta hay rằng tại triều đình, người ta nghĩ sẽ xin Đc Bêrite đi Âu châu để dẫn kèm đoàn sứ giả hầu phái đoàn được tiếp đón cách tốt đẹp hơn.

Ngày 21. Đức Vua đã ban giấy thông hành cho Đc Héliopolis sang xứ Đàng Ngoài và cho ngài mượn sáu cỗ súng đại bác bằng đồng, thuốc súng và đạn đại bác, với tất cả lòng hào hiệp có thể.

Còn về Đc Bêrite, Đức Vua cho biết ngài sẽ làm vui lòng Đức Vua khi ngài ở lại trong vương quốc của Đức Vua. Tuy nhiên, vì Đức Vua không muốn cưỡng ép ngài, Đức Vua đã

Page 64: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

64

truyền cho một vị quan đến gặp ngài để tuyên bố cho ngài hay tâm tình của Đức Vua, và cho ngài biết rằng ngôi thánh đường mà người ta sắp sửa xây cất, cũng là do lòng quý mến của Đức Vua đối với ngài. Vị quan cho biết tiếp rằng Đc Bêrite ở lại đây là điều quan hệ hầu bảo tồn tình hữu nghị của nhà vua nước Pháp, vì đó mà Đức Vua muốn gửi sứ giả ra đi sớm nhất có thể.

Đc Métellopolis và thừa sai Courtaulin cố gắng thuyết phục Đc Bêrite tham dự cuộc hành trình đi Pháp, vì những đoàn sứ thần mà công cuộc truyền giáo có thể tiếp đón được và vì cơ hội phái đoàn sứ giả Đức Vua Xiêm La tại Rôma và tại Pháp là rất thuận lợi cho điều ấy. Câu trả lời của vị giám mục này là ngài biết rõ rằng ngài được sai đến Đàng Trong, nhưng ngài không biết rằng Chúa có đòi hỏi ngài phải đi Pháp hay không hay ngài phải ở lại đây, và là một điều nguy hiểm khi nhận một trách vụ mà không biết rõ ý Chúa về điều ấy.

Vị quan được Đức Vua sai đến, đã hiểu sự phản kháng đó, vì ông hiện diện ở đây, và ông ta hứa sẽ tường trình lại cho Đức Vua được hay.

Tháng 7.1674.

Ngày 9. Đc Bêrite đã có những thúc đẩy mạnh mẽ trong lòng [grands mouvements] là dứt khoát không đi Âu châu và hãy ở lại nơi những miền này lo việc điều hành tổng quát các công cuộc truyền giáo.

Tháng 8.1674. Ngày 16. Giữa lúc Đc Bêrite nguyện ngắm thì đến với ngài

một tư tưởng bất ngờ (une pensée soudaine) là ngài phải đi Âu châu mặc dầu lòng ngài đầy những ghê sợ và những lý lẽ ngược lại. Hình như Thiên Chúa muốn điều đó như một giới lệnh tuyệt đối, để dàn xếp những ích lợi của Thiên Chúa và của Hội Thánh. Phải yêu chuộng các ích lợi đó cách tuyệt đối, trên cả các lý lẽ riêng tư nơi ngài là không đi Âu châu. Ngài đã nhận những ý tưởng trên (ces vues) trong tâm trạng là nếu đó là

Page 65: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

65

ý Chúa thì ngài không thể từ chối được ; nhưng ngài được phép nghi ngờ cho đến khi nào sự đó được xác quyết hơn, bởi vì những lý do mạnh mẽ nơi ngài và điều ngài tin chắc, là không thực hiện chuyến đi xa này.

Tháng 9.1674.

Ngày 2. Quan bộ trưởng sai thư ký tới gặp Đc Bêrite để cho ngài biết người Hòa Lan đã lấy mất tất cả những gì nhà vua xứ Bantam trao cho viên thuyền trưởng chuyển đến Đức Vua, xứ Bantam là chư hầu của Xiêm La. Quan đã gửi danh sách các đồ bị mất và muốn biết ý kiến của Đc Bêrite về chuyện trên. Câu trả lời của ngài là trong trường hợp này, Đức Vua hành động như ý ngài muốn, vì Đc Bêrite không thể than trách chi, bởi vì những món đồ đã bị lấy thì được gửi cho Đức Vua từ nhà vua xứ Bantam, cho dù quả thực là một phần trong đó thuộc về việc truyền giáo, và những mòn đồ khác là quà tặng của Đức Giáo Hoàng và Hãng Hải Thương Đông Ấn của Pháp gửi đến Đức Vua.

Ngày 14. Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Đc Bêrite cảm thấy được thúc đẩy cách lạ thường để xin

Chúa cho khỏi phải đi Âu châu và được phép chết tại xứ Đàng Trong, chết để suy tôn danh Chúa, ngài đã cầu xin như vậy.

Ngày 20. Quan bộ trưởng chuyển việc xét xử một vụ án chưa giải quyết giữa hai người thế giá trong khu người Bồ Đào Nha sang Đc Bêrite, vì một trong hai người đã chống lại bản án do ông khu trưởng của họ đề ra. Sự này gây nhiều khó chịu cho các người tại khu đó, và cách riêng là các cha dòng Tên. Vị giám chức đã hẹn hai bên tới ngày 24 trong tháng sẽ nghe họ trình bầy lý lẽ và để truyền điều thuộc quyền của ngài.

Ngày 24. Chúng tôi đã lắng nghe đôi bên vì họ được chuyển tới cho Đc Bêrite xét xử, do bản án của ông khu trưởng người Bồ Đào Nha đã bị phản chống. Đã định rằng hai bên sẽ ra hầu tòa trong tám ngày nữa để luật sư biện hộ.

Page 66: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

66

Ngày 30. Chúng tôi đã xem vụ án được lệnh triều đình chuyển sang cho Đc Bêrite xét xử như đã nói ở trên. Đc Métellopolis đi thăm quan bộ trưởng vì ông ta cho buổi tiếp kiến vào ngày hôm nay.

Tháng 10.1674.

Ngày 3. Chúng tôi đã làm việc để cho bầu một người Việt kiều có đạo vào chỗ ông cựu khu trưởng là người rất thích hợp với việc bảo tồn đạo Chúa giữa những người trong khu của họ.

Ngày 5. Đc Bêrite lập báo cáo vụ án đã được lệnh triều đình chuyển sang ngài và ngài lấy ý kiến các thừa sai bằng cách bỏ phiếu. Dựa theo đó, chúng tôi sẽ công bố cho hai bên vào ngày mai, vụ án đã bị xử sai lầm bởi ông trưởng khu người Bồ Đào Nha tại nơi này. Quan bộ trưởng đã công nhận sự bổ nhiệm ông Việt kiều có đạo là người mà các thừa sai mong ước lên làm trại trưởng thay thế chỗ ông khu trưởng đã qua đời.

Ngày 6. Chúng tôi đã hội họp nhau lại để xử phiên tòa, nhưng chúng tôi chưa có thể hoàn tất, bởi vì một trong hai bên không có mặt và bên kia đã đưa ra vài tài liệu mới.

Ngày 11. Chúng tôi đã rời việc xét xử vụ án đã nói vào ngày 15 tháng này, tại vì một trong hai bên còn có vài tài liệu phải đưa ra.

Ngày 15. Chúng tôi lo hoàn tất việc xét xử phiên tòa đã được chuyển tới Đc Bêrite theo lệnh của triều đình.

Tháng 11.1674. Ngày 1. Người ta đã công bố bản án của các giám mục và đã

gửi bản án đó tới một vài người bạn ở trong khu người Bồ Đào Nha.

Tháng 12.1674. Ngày 9. Quan bộ trưởng chuyển việc xét xử chưa hoàn tất,

do kháng án, giữa những người thế giá Bồ Đào Nha sang cho

Page 67: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

67

các giám mục quyết định, với lệnh cấm không được chống lại bản án do các ngài sẽ đưa ra.

Ngày 20. Để tránh việc xét xử của các giám mục do bản án của ông khu trưởng người Bồ Đào Nha bị phản kháng và được chuyển sang các giám mục, những người giữa hai bên nghĩ rằng sẽ không thắng kiện, đã quyết định chi trả món tiền.

Năm 1675. Tháng 2.1675.

Ngày 23. Các giáo sĩ người Pháp đã xét xử một vụ việc chưa xong giữa hai người Bồ Đào Nha, mà quan bộ trưởng đã chuyển sang, với sự hiện diện của quan biện lý của Đức Vua.

Tháng 5. 1675.

Ngày 28. Đc Bêrite đã đi cách kín đáo tới thăm một vị quan là bạn riêng của ngài, xin ông ta nói chuyện với Đức Vua để Đức Vua cho phép ngài đi sang Đàng Trong.

Ngày 29. Chúng tôi đã phó dâng cho Chúa chuyến đi Đàng Trong mà người ta sẽ nói chuyện với Đức Vua.

Tháng 6.1675.

Ngày 2. Đêm nay, người ta đã trình lên Đức Vua lời thỉnh xin của Đc Bêrite liên quan tới chuyến đi Đàng Trong. Đức Vua trả lời rằng nếu để trở về đây vào năm tới thì ngài bằng lòng. Chúng tôi đã tạ ơn Chúa vì sự đó.

Ngày 3. Chúng tôi được tin từ triều đình rằng Đức Vua Xiêm La sẽ gửi thư cho nhà vua Đàng Trong xin nhà vua cho Đc Bêrite trở về vào năm tới để Đc Bêrite lên đường với các sứ giả sang Âu châu, ngay sau khi chiến tranh với người Hòa Lan chấm dứt.

Tháng 7.1675.

Page 68: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

68

Ngày 7. Chúng tôi đã trình lên Đức Vua một thỉnh nguyện thư xin ngài ban một nơi lập bệnh xá và một vài ơn huệ khác cho đạo Chúa.

Ngày 8. Người ta đã làm việc cho thỉnh nguyện thư và trao vào tay một vị đại quan để trình lên Đức Vua. Người ta đã làm việc để kết thúc lá thư mà Đức Vua Xiêm La viết cho nhà vua Đàng Trong về Đc Bêrite. Quan bộ trưởng hứa sẽ ban buổi hội kiến cho các giám mục vào trưa ngày mai.

Ngày 9. Các giám mục đã có được buổi yết kiến thuận lợi với quan bộ trưởng, ông ta đã ân cần tiếp đón đơn thỉnh cầu và lo chuyển đi cách thuận lợi.

Ngày 22. Chúng tôi đã lo chuẩn bị mọi sự để lên đường. Chúng tôi đã nhận được giấy thông hành. Ông khu trưởng người Anh với hai người khác tới giã từ Đc Bêrite. Ông Ignatiô Dôn người Nhật Bản lo việc thầy giảng đã qua đời sau khi rửa tội được 4 người.

Ngày 23. Đc Bêrite ra đi với thừa sai Mahot sang Đàng Trong.

(Đc Lambert tới Đàng Trong, tại Hội An, ngày 6.9.1675. Ngài sẽ lưu lại tại Đàng Trong cho tới tháng 4.1676 thì lên đường trở lại Xiêm La. Ngài về tới Ayutthaya ngày 12.5.1676).

Năm 1676. Tháng 5.1676.

Ngày 14. Đức Vua tỏ lòng tôn kính Đc Bêrite bằng cách phái một vị quan quyền thế đến thăm ngài.

Ngày 16. Sứ thần người Hồi của vua xứ Golconde tại triều đình Xiêm đến thăm Đc Bêrite, theo lệnh nhận được từ nhà vua của ông ta, để đề nghị xin Đc Bêrite làm trung gian những bất

Page 69: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

69

hòa giữa nhà vua Golconde và nhà vua nước Pháp. Vị giám chức đã nhận lời. Sau đó, sứ thần đã viết thư báo tin cho nhà vua của ông hay vị giám mục đã nhận đề nghị và sẽ viết thư cho nhà vua ngay khi có thể.

Ngày 30. Các giám mục đi thăm quan bộ trưởng, quan này đã tiếp các ngài cách ân cần. Tiếp đó, họ đã đến thăm sứ thần vua Golconde, họ khuyên ông hãy xin Đức Vua Xiêm La làm trung gian giữa nhà vua Golconde và vua nước Pháp, vì những bất đồng giữa hai vị vua, do cái chết của ngài Malfosse.

Tháng 7.1676. Ngày 2. Đc Métellopolis tới thăm quan bộ trưởng, ông ta hỏi

thăm sức khỏe của Đc Bêrite. Họ bàn chuyện gửi sứ giả của Đức Vua Xiêm La sang Pháp, ông ta thấy rất hợp lý và hứa sẽ nói chuyện lên Đức Vua.

Ngày 7. Đc Bêrite khoảng nửa đêm đã đến trước Thánh Thể Chúa để xin Chúa xem ngài nay bệnh hoạn và đầy những đau đớn do bệnh sạn, ngài có nên nghĩ tới việc đi Âu châu không, việc mà tất cả các thừa sai đều thúc dục ngài vì phần ích của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Lời đáp trả là ngài phải tham gia chuyến đi và phải vượt qua trên tất cả những khó khăn đó vì tình yêu dành cho Đấng đã rất mực yêu thương ngài.

Ngày 9. Người ta đã quyết định là Đc Bêrite đi Pháp hầu dàn xếp cho xong những chuyện truyền giáo, vào trường hợp sức khỏe ngài cho phép. Sức khỏe của ngài đã hư hao rất nhiều do những cơn đau đớn từ bệnh sạn gây nên. Các giám mục đã tới gặp một vị quan thuộc số bạn hữu của các ngài để nói chuyện với quan bộ trưởng về đoàn sứ giả sang Pháp.

Ngày 11. Quan bộ trưởng gửi tới một bức thư xin giải thích một số điểm liên quan tới chuyện phái bộ của Đc Bêrite, các giám mục đã luận bàn với nhau.

Page 70: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

70

Ngày 14. Đc Métellopolis tới gặp quan bộ trưởng, họ cùng đồng ý với nhau rằng nên gửi sứ đoàn đi đường bộ, nghĩa là theo ngã Tenasserim và Masulpatam cho tới Pháp, và Đức Vua không có gì phải bận tâm, sẽ có vị giám mục đi cùng ; đề nghị đó đưa ra vì bệnh hoạn của Đc Bêrite có vẻ sẽ làm cho ngài không đi Âu châu được. Người ta đã trình lên cho Đức Vua xem hai đồng tiền vàng Âu châu và một khẩu súng bắn hai phát đạn cùng lúc, Đức Vua rất thích những thứ đó.

Ngày 17. Đc Bêrite tuyên bố với Đc Métellopolis là ngài tin rằng Chúa đòi hỏi ngài phải hoàn tất cuộc hy tế nhỏ của ngài nơi các vùng đất này, và ngài tin rằng vì danh Chúa và để phục vụ Giáo Hội, ngài phải đi Âu châu lo hoàn tất những công việc cho tổ chức truyền giáo và đặc biệt là sự liên hiệp với Chủng Viện Xuân Bích. Thay mặt cho các giám mục, người ta đã gửi lên quan bộ trưởng một tập kỷ yếu về phái bộ đi Pháp.

Tháng 8.1676. Ngày 10. Chúng tôi được tin Đức Vua đã chỉ định một quan

đại thần (obra), người ngoại giáo, làm sứ thần bậc nhất đi Pháp. Quan bộ trưởng gửi một thư tới Đc Bêrite báo cho ngài hay rằng ông ta đã được lệnh của Đức Vua sai người đem tới gỗ, gạch và vôi để xây ngôi thánh đường của ngài. Đức Vua mời ngài hãy cho vẽ sơ đồ ngôi thánh đường theo như ý ngài muốn và gửi cho Đức Vua.

Ngày 11. Chúng tôi lo việc cho vẽ sơ đồ ngôi thánh đường này và cầu xin Thiên Chúa ơn trở lại đạo cho Đức Vua. Chúng tôi định sẽ xin một bác sĩ giải phẫu người Pháp tại triều đình để săn sóc Đức Vua bị một vết thương từ lâu rồi.

Ngày 16. Các giám mục gửi đến quan bộ trưởng mô hình ngôi thánh đường của các ngài, qua trung gian chàng thông ngôn. Các ngài muốn biết quan bộ trưởng đã để ý tới ai để gửi vào sứ bộ đi Pháp. Các ngài cũng xin ông một địa điểm để

Page 71: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

71

dựng ngôi nhà thờ cho người Việt kiều thay cho nơi đã được ban cho các giám mục để xây ngôi thánh đường của các ngài.

Ngày 22. Các giám mục đã bàn thảo và quyết định rằng vào trường hợp Đc Bêrite không thể đi Âu châu được vì lý do bệnh hoạn, Đc Métellopolis sẽ ra đi, vì các ngài tin rằng rất quan trọng có một vị trong các ngài đi Pháp để hoàn tất việc sắp đặt tổ chức truyền giáo của các ngài.

Ngày 24. Một vị quan, bạn các thừa sai, đến nói rằng người ta đang làm một cái tòa giảng (la chaire) mà Đức Vua đã dạy làm để thuyết giảng trong nhà thờ.

Tháng 9.1676.

Ngày 6. Người ta nói rất nhiều trong triều đình rằng vua xứ Ava có ý định đến chiếm Tenasserim và vua ấy đang chuẩn bị sẵn sàng. Điều đó làm cho quan bộ trưởng sai người tới hỏi Đc Bêrite xem có vài người Pháp nào, hoặc là có thừa sai nào hiểu biết về việc xây công sự chăng, để đi tới vẽ sơ đồ bảo vệ nơi đó. Ngài trả lời rằng sơ đồ thì có thể có được, nhưng không có người Pháp nào hay thừa sai nào ở đây biết việc đó cả.

Ngày 22. Vì chúng tôi cần tiền nên các giám mục quyết định vay mượn Đức Vua hai ngàn năm trăm quan êcu. Ngày mai, chúng tôi phải đi trình đề nghị ấy cho quan bộ trưởng.

Vì chúng tôi nghe được tin kín rằng Đức Vua có chiều hướng theo đạo Hồi giáo, điều khiến các giám mục rất ưu phiền, chúng tôi quyết định khấn nguyện cách đặc biệt với Chúa để van nài Ngài nhân từ chuyển hướng nỗi bất hạnh này, đó là nỗi bất hạnh lớn nhất có thể xảy đến cho vương quốc đây.

Ngày 23. Các giám mục quyết định làm một tập sách nhỏ để chống lại những sai lầm của đạo Hồi giáo và sẽ cho phân phát sách đó tại triều đình.

Ngày 24. Chúng tôi tới nhà quan bộ trưởng, ông cho hay rằng Đức Vua sẽ không tạo chút khó khăn nào để cho các giám

Page 72: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

72

mục vay hai ngàn năm trăm quan êcu mà các ngài muốn mượn. Ông đã hỏi thăm xem người ta có tập trung các vật liệu xây thánh đường không. Ông nói ông nghĩ rằng sứ bộ Đức Vua Xiêm La nên đi theo ngã Malaque.

Tháng 10.1676.

Ngày 16. Chúng tôi đi nhận số tiền mà Đức Vua đã thi ơn cho chúng tôi mượn.

Tháng 11.1676. Ngày 5. Đc Métellopolis tới thăm quan bộ trưởng để nhờ

quan xin một ân huệ với Đức Vua cho một người vô tội ; người này bị kết án vì đã nhận một điều ông không hề làm, do bị tra tấn nặng nề. Người ta hứa với ngài sẽ lo chuyện ấy vào đêm nay. Quan bộ trưởng còn ban ân huệ cho một tù nhân mà ngài đã nhận được.

Ngày 6. Chúng tôi quyết định rằng Đc Métellopolis sẽ đi rao giảng Phúc Âm ngay khi triều đình không còn ở đây, triều đình sẽ đi vào thứ tư. Người ta đã nhận được điều đã xin về bản án tử hình cho người vô tội đó.

(Ngày 23.12.1676, Đc Lambert rời Ayutthaya, đi tĩnh tâm tại Băng Cốc, nơi vị thừa sai Chandebois cư trú.)

Năm 1677. Tháng 01.1677. Ngày 3. Đc Bêrite nhìn thấy đức tin và những lần chữa lành

kỳ lạ mà Chúa làm qua cha Chandebois, mười lần tất cả từ hôm ngài bắt đầu tĩnh tâm [ngày 26.12], đã hỏi xem cha có thể chữa Đức Vua khỏi căn bệnh nan y của ngài không. Cha thưa rằng cha tin điều ấy có thể được. Vì vậy, Đc Bêrite quyết định sẽ hỏi ý kiến Đc Métellopolis để làm tuần chín ngày và cố gắng dùng

Page 73: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

73

phương thế này mà làm sáng danh Chúa và giúp các linh hồn trở lại.

Tháng 02.1677.

Ngày 01. Chúng tôi đã tha thiết nài xin Chúa, nhờ giá trị và công nghiệp của Thánh Giá và của Thánh Lễ, cả hai đều như nhau, hãy vui lòng tỏ lộ Ngài ra nơi triều đình bằng sự chữa lành kỳ lạ nào đó, sự cứu rỗi của bao nhiêu dân đáng thương hệ tại vào sự kiện này.

Ngày 02. Vào cuối kỳ tĩnh tâm 40 ngày, chúng tôi có ý tưởng bắt đầu tuần chín ngày cầu xin Chúa, dưới sự che chở của Trinh Nữ Rất Thánh và của thánh Giuse vinh hiển, hãy tỏ lộ Ngài ra nơi triều đình, qua một vài dấu hiệu lạ thường, vì vinh danh Ngài và vì ơn trở lại cho các linh hồn trong vương quốc này.

Chúng tôi đã đề nghị cái nhìn này (cette vue) cho cha Chandebois và cha Thomas, họ đã đồng ý ; do vậy, chúng tôi quy định mỗi ngày sẽ dâng hy tế Bàn Thánh, việc nguyện ngắm và ăn chay theo ý hướng này.

Ngày 10. Chúng tôi đã kết thúc tuần chín ngày với nhiều tin tưởng rằng Chúa sẽ tỏ lộ Ngài ra qua vài dấu hiệu lạ lùng, để tôn vinh danh thánh Ngài và để ban ơn trở lại cho các linh hồn trong vương quốc này.

Tháng 9.1677.

Ngày 15. Sứ thần Golconde đến thăm Đc Bêrite với nhiều người Hồi. Buổi chuyện trò gần như hoàn toàn về các sự thuộc tôn giáo.

Chúng tôi lo thảo ra một lời đệ trình lên Đức Vua xin ngài ra lệnh cho một người18 có phận vụ phải trả lại số tiền người ta đã trao cho ông ta tại Surate, chúng tôi sẽ trích ra từ số tiền đó 18 Chính bản văn là : « le bagnane ».

Page 74: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

74

ba ngàn quan êcu mà Đức Vua đã có lòng tốt cho các thừa sai vay mượn.

Ngày 16. Người Armêni họp thành đoàn thể đến xin Đc Bêrite cứu giúp chống lại người Hồi giáo, bảo vệ họ khỏi những bất công của những người này.

Ngày 25. Một vị quan tới thăm Đc Bêrite, với người bạn riêng của ông ta. Ngài đã hỏi ý kiến ông ta về dự tính của ngài cho đóng một tập sách các hình ảnh và chân dung những vị vua nước Pháp, với một trang giấy trắng kèm giữa hai bức hình để viết ra tiểu sử mỗi vị vua ; sau đó, tập sách sẽ được trình lên Đức Vua. Ông ta trả lời rằng Đức Vua sẽ rất hài lòng về món quà đó.

Tháng 10.1677.

Ngày 27. Chúng tôi đã lấy quyết định cuối cùng sau khi đã cầu xin Chúa Thánh Thần, đó là chúng tôi phó mặc chuyện đi Âu châu cho sự quan phòng của Thiên Chúa, và Đc Bêrite sẽ chuẩn bị mọi sự để đi Đàng Trong.

Ngày 28. Đc Bêrite đã hết lòng tạ ơn Chúa cho quyết định ngày hôm qua, ngài đã nhận được nhiều ánh sáng về vấn đề ấy ; do đó, ngài hạ mình sâu thẳm mà thờ lạy cùng chiêm ngưỡng những xét xử của Đấng Quan Phòng.

Tháng 12.1677. Ngày 4. Chúng tôi đã nghe tin người ta trang bị những chỗ ở

tại triều đình cho các giám mục theo lệnh của Đức Vua.

Năm 1678. Tháng 01.1678.

Ngày 4. Chúng tôi lại nhận được những bảo đảm mới qua một người tại triều đình rằng Đức Vua quý chuộng đạo thánh chúng tôi, và sau khi cho đọc một vài quyển sách do Đc

Page 75: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

75

Métellopolis soạn ra, ngài tuyên bố rằng đạo này là đạo thật và quả tình, người ta chẳng có lý do nào mà thờ phượng các tà thần.

Ngày 6. Chàng thông dịch viên từ triều đình trở về, kể rằng Đức Vua hỏi thăm về Đc Bêrite hai lần từ hôm qua tới nay, và cái tòa giảng mà Đức Vua sai làm đã hoàn tất, và trong 15 hay 20 ngày nữa, Đc Bêrite sẽ được gọi.

Ngày 23. Một phụ nữ tân tòng có cô con gái ở trong triều đình kể với chúng tôi rằng công chúa đã rất thích đọc một trong những cuốn sách do Đc Métellopolis làm, và nàng còn đòi một quyển sách khác để đọc ; bà ta sẽ cho cô con gái quyển sách khác để cô ta trao cho công chúa.

Tháng 2.1678.

Ngày 12. Một bà tân tòng có cô con gái trong triều đình, lo việc phục vụ con gái của Đức Vua, đã xin xem một vài quyển sách dạy về những mầu nhiệm thánh của chúng tôi và bà đã gặp ông thầy giảng chúng tôi.

Ngày 26. Chúng tôi hay được rằng Đức Vua đã hỏi về con số người bị thương và con số bệnh nhân mà các thừa sai đã chữa lành cùng cách thức hành động của các thừa sai ; Đức Vua đã rất tán thưởng các thừa sai […], ngài sẽ cho mời các giám mục tới triều đình nay mai.

Ngày 28. Chúng tôi đã nhận được sự thăm viếng của một vị quan, ông quả quyết rằng Đức Vua sẽ sớm cho gọi các giám mục.

Tháng 3.1678. Ngày 12. Người ta đã mang tới mệnh lệnh của triều đình,

theo đó Đức Vua ban ân xá cho năm tù nhân người Âu châu thể theo lời thỉnh cầu của các giám mục.

Ngày 30. Chúng tôi hay được rằng Đức Vua lại ra lệnh cấm tới chùa chiền và các sư sãi không thuyết giảng trong cung điện

Page 76: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

76

nữa và người ta không ban của bố thì cho họ thay mặt Đức Vua nữa.

Tháng 7.1678.

Ngày 2. Đc Bêrite cho dâng lên Đức Vua, qua một vị quan trong số bạn hữu của ngài, một tập sách các chân dung những vị vua nước Pháp, với hai chân đèn làm bằng thủy tinh. Đức Vua gửi hai người bị thương nặng đến để cho thầy René của chúng tôi săn sóc.

Ngày 11. Một vị quan lớn tới thăm ngôi nhà thay mặt Đức Vua và ra lệnh rằng không được thiếu sự gì để hoàn thành ngôi nhà.

Một vị quan khác cũng đến, vị này rất thân tình với các giám mục, là vị đã trình lên Đức Vua những chân dung các vị vua chúng tôi. Đức Vua rất thích những chân dung đó và yêu cầu chúng tôi viết tiểu sử các vị. Chúng tôi rất vui mừng làm việc này, tại vì chúng tôi sẽ có phương tiện nói về cuộc trở lại đạo của vua Clovis và nhiều sự khác trong đạo.

Ngày 12. Các giám mục quyết định sẽ đi thăm quan bộ trưởng thứ sáu, và gửi người xin ông ta cho giờ được tiếp kiến.

Ngày 13. Một vị quan, bạn riêng của các giám mục, nói rằng suốt đêm qua người ta đã nói chuyện với nhau trước sự hiện diện của Đức Vua, và kẻ thù nghịch đạo Chúa nói họ đã dùng tiền bạc kéo người ta vào đạo. Đức Vua phán rằng ngài tiếc họ đã bỏ phí tiền bạc và ai đã nhận tiền sẽ có thể phản bội họ ; nhưng ngoài ra, Đức Vua không hề ngăn cản người ta theo đạo Chúa.

Vì một vị quan đã thưa lên Đức Vua rằng các giám mục có ít đất đai để làm chỗ cư ngụ cho người của các ngài và xây bệnh xá, Đức Vua đã truyền cho một vị quan đi xem một mảnh đất kế cận chỗ các ngài và phúc trình lại cho Đức Vua để ngài

Page 77: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

77

lo liệu cho các giám mục ; ngoài ra, nếu các ngài muốn một khu đất rộng rãi hơn trong kinh thành, Đức Vua sẽ ban cho.

Đức Vua ra lệnh hoàn thành tòa giảng mà ngài đã truyền làm cho nhà thờ của Đc Bêrite và hãy sớm mang tới cho Đức Cha.

Ngày 14. Thể theo lời tuyên bố của Đức Vua được tái lập lại, các giám mục bàn thảo về các phương thế công bố Phúc Âm tại các nơi khác trong vương quốc này.

Ngày 15. Các giám mục đi viếng thăm quan bộ trưởng, ông đã đón tiếp các ngài rất lịch lãm và đã chấp nhận vài điều các giám mục xin cho các thừa sai.

Ngày 16. Một vị quan đã tới xem thửa đất mà Đức Vua muốn ban cho các giám mục và đón nhận những phản đối của những người đang sinh sống tại đó.

Ngày 17. Đức Vua đã sai một vị quan tới Đc Bêrite, ông mang đến tòa giảng mà Đức Vua đã hứa ban cho Đc Bêrite. Đức Vua đã chỉ thị cho vị quan ấy xem các nghi thức phụng vụ mà chúng tôi cử hành vào giờ kinh chiều, có hai giám mục tham dự, và xem các ngài dùng bữa ăn chiều, xem việc điều hành trong nhà của các ngài, nghe bài thuyết giảng. Vị quan đã thi hành những sự đó. Ông đã ghi lại tất cả để lập báo cáo lên Đức Vua. Ông ta đã ngạc nhiên thấy một số rất đông các tín hữu bản xứ như thế tại nhà thờ.

Ngày 18. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm những phương tiện để được cảm tình triều đình, trong ý định duy nhất là vì những lợi ích của đạo Chúa.

Ngày 30. Đức Vua đã ban cho Đc Bêrite khu đất nối liền với khu người Việt kiều nơi đang có 17 hay 18 gia đình người Xiêm đang cư ngụ, một địa điểm khác đã đượ chỉ định cho họ.

Tháng 8.1678.

Page 78: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

78

Ngày 11. Theo tin tức chúng tôi nhận được, từ ít ngày nay, Đức Vua đã ban những việc điều hành chính yếu của vương quốc cho người Hồi giáo, chúng tôi đã khẩn thiết xin Chúa hãy cứu chữa sự dữ này và đừng cho phép đất nước này rơi vào tay những người theo đạo Hồi giáo.

Ngày 15. Quan bộ trưởng cho người đến xin một thừa sai Pháp tới tham dự và cho ý kiến về một phiên xử quan trọng giữa hai người có đạo. Chúng tôi cáo lỗi vì là một trong những ngày lễ trọng thể nhất trong năm.

&

Tổng kết Tới đây và để kết thúc, chúng ta cần có cái nhìn tổng hợp về

đề tài nêu ra, tức « Đc Lambert và vấn đề chính trị ».

1, Chính trị là gì ? Trước tiên, chúng ta cần xác định điều này, sau đó mới đi xa

hơn được. Điều căn dặn của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin trong Huấn

Thị năm 1659 có lẽ đã đủ và đã rõ cho chúng ta ở đây như định nghĩa « chính trị là gì ? ». Thánh Bộ nói với các vị đại diện tông tòa được sai đi :

« Chư huynh hãy hết sức lánh xa chính trị và việc nhà nước. Đừng bao giờ nhận gánh một phần vụ hành chánh nào. »

Cấm tham gia chính trị, vì sợ « các vị thừa sai bỏ bê trách vụ của mình ».

Page 79: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

79

Cấm tham gia chính trị, cho dù có tia « hy vọng chắc đạo Chúa được thịnh đạt và đức tin lan rộng hơn ».

Tuy nhiên, Thánh Bộ không cấm và cũng không thể cấm được các thừa sai có những liên hệ tiếp xúc đối với chính quyền, Thánh Bộ chỉ nói :

« Tuyệt đối tránh tạo cơ hội khiến họ vì chư huynh mà phải sợ tai hại cho bản thân và tài sản của họ. »

Và nếu cần, có thể góp ý kiến cho giới làm chính trị : « Giúp họ những ý kiến chính trực và đáng tin của chư

huynh có mang hương vị đời sống vĩnh cửu. Nhưng sau đó, hãy rời ngay cung điện và công đường mau trở về giáo phận chu toàn chức vụ thiêng liêng. »

Mặt khác, « chư huynh hãy giảng dạy dân chúng vâng phục chính quyền, dù họ xấu cũng mặc ».

2, Quan niệm của thời đại. Sau định nghĩa « chính trị là gì ? », tưởng cũng rất cần thiết

phải hiểu quan niệm của người thời đại Đc Lambert về chính trị và tôn giáo. Nhờ đó, chúng ta có thể tránh được sai lầm rất dễ vấp phạm là lấy quan niệm của người thời nay để nói về người thời xưa.

Sử gia Henri Chappoulie đã giúp cho chúng ta hiểu rằng : « Sự lệ thuộc chặt chẽ của Giáo Hội vào nhà vua chẳng làm

ai ngạc nhiên, bởi vì vào thời đó mọi người đều nhìn nhận nhà vua có một phần quyền bính thiêng liêng ; người ta cho rằng nhà vua có trách nhiệm về phần rỗi đời đời nơi các thần dân của nhà vua. Một ông hoàng có đạo thì có phận vụ lo cho các linh hồn. Trong vương quốc của nhà vua, hiện trạng tôn giáo được tốt đẹp và việc tuân thủ luật lệ Giáo Hội được chu đáo là hệ tại vào nhà vua. Trong những xứ sở hải ngoại mà Đức Giáo

Page 80: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

80

Hoàng đã nhìn nhận quyền bính của nhà vua, việc truyền giáo dân ngoại và việc tổ chức Giáo Hội thì thuộc quyền bính của nhà vua. »

Mọi người công giáo thời Đc Lambert đều theo quan niệm « mọi quyền bính đều từ Thiên Chúa mà đến ». Đó là lời dạy của thánh Phaolô Tông Đồ :

« Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt. » (Rm 13, 1-2)

Tư tưởng của Đc Lambert hoàn toàn nằm trong quan niệm các người đương thời về quyền bính chính trị cũng như mối quan hệ giữa chính trị và Giáo Hội, giữa đời và đạo.

&

Sau khi đã định nghĩa « chính trị là gì ? » và nhắc lại quan niệm của các người công giáo thời Đc Lambert về quyền bính chính trị, chúng ta tổng hợp lại vài ý kiến của các sử gia trong đề tài « Đc Lambert và vấn đề chính trị. »

3, Henri de Frondeville

Sử gia này đã nêu lên vài ba liên hệ giữa Đc Lambert với nhà vua xứ Xiêm La. Theo ông, Đc Lambert muốn liên hệ với nhà vua để ngài và các thừa sai của ngài có « nơi nương dựa ổn định », vì họ gặp « các chống đối nghiệt ngã » của người Bồ Đào Nha. Như vậy, Đc Lambert đã đi tìm nơi nhà vua ngoại giáo này sự « bảo đảm tương lai của việc truyền giáo » mà ngài đã nhận lãnh từ Tòa Thánh Rôma.

Page 81: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

81

Sử gia còn nhìn thấy một mục đích khác trong những liên hệ của Đc Lambert với nhà vua. Đó là « hy vọng cải hóa được vào đức tin công giáo » vị vua xứ Xiêm La.

Sau cùng, ông cũng nhìn thấy trong các giao tiếp giữa Đc Lambert và nhà vua, đã « khơi dậy quan hệ ngoại giao và thương mại với nước Pháp » nơi nhà vua và triều đình của ông.

4, Françoise Fauconnet-Buzelin Sử gia này nói nhiều về mối liên hệ giữa Đc Lambert và nhà

vua Xiêm La cũng như nhà vua Pháp. Bà đã bàn nhiều và có thể nói, còn kết án nặng nề Đc Lambert nữa.

Về việc Đc Lambert liên lạc với vua Louis XIV, bà nói rằng :

« Đc Lambert nghĩ cần phải có một chỗ dựa chính trị. Ngài quên những lời nhắn nhủ khôn ngoan của Roma và có ý kiến đáng tiếc, là kêu gọi Vua Pháp, Louis XIV, một sai lầm lượng định thảm khốc của một người thường rất ít quan tâm tới các quyền lợi chính trị, nhưng vô tình và chỉ vì muốn phục vụ Giáo Hội, đang đưa chó sói vào ràn chiên bằng cách mở cửa cho Vua Pháp vào các vùng truyền giáo ở Xiêm. » (trang 385).

Và bà còn nói tiếp như để kết án cả Đc Lambert lẫn Đc Pallu rằng :

« Nếu Đc Pallu là người thi công chính của dự án này, nếu ngài đã để nó biến gần như thành một mưu tính thực dân thì trách nhiệm trước lịch sử của sáng kiến đáng tiếc này phải quy về Đc Lambert, ngài quá ngây thơ và muốn làm tốt công việc được trao phó nên không thấy hậu quả. » (trang 386).

Trước sự việc Đc Lambert viết thư cám ơn nhà vua Xiêm gửi ngự y tới săn sóc ngài lúc bệnh hoạn, bà nhận định rằng :

Page 82: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

82

« Ngày 02 tháng 02 năm 1674, Đức cha viết một lá thư cám ơn Nhà Vua. Thật không ngờ rằng Đc Lambert vẫn tỏ ra khôn ngoan, dè dặt trong mối quan hệ với nhà cầm quyền, nay lại để mình bị lôi kéo vào trò chơi chính trị cách dễ dàng và với sự khéo léo của một chính khách lão luyện. » (trang 495).

Bà sử gia đánh giá việc Đc Lambert giữ vai trò trung gian giữa các triều đình Xiêm La và Pháp, hay giữa Golconde và Pháp, là « Đức cha dù không muốn, cũng phải giữ một vai trò chính trị làm cho ngài đi quá cái giới hạn ngài đã vạch ra lúc ban đầu. » (trang 542).

Vẫn với nhãn quan đó, bà tiếp :

« Ngài dấn thân xa hơn trên một bờ dốc nguy hiểm khi ngài yêu cầu, tháng Mười Một năm 1676, giám đốc công ty Ấn độ, François Baron, gửi hai súng thần công cho Chúa Nguyễn. [...] Người ta có thể tiếc rằng Đức cha cẩn trọng đến thế lúc ban đầu, đã để mình bị lôi kéo vào trò chơi chính trị. » (trang 542).

&

Phần chúng ta, chúng ta nghĩ sao về ý kiến các sử gia trên đây ? Và chúng ta có thể đề nghị câu trả lời nào cho vấn nạn : Đc Lambert đã tham gia chính trị.

5, Liên hệ giao tiếp. Điều đầu tiên mà chúng ta có thể nhận thấy, đó là Đc

Lambert có sự liên hệ với giới quan quyền, vua chúa, không những tại Đàng Trong, mà nhất là tại Xiêm La. Sự liên hệ giao tiếp này, như chúng ta đã thấy, Thánh Bộ không cấm đoán. Mặt khác, theo gợi ý của Đc Lambert, chính Đức Giáo Hoàng

Page 83: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

83

Clêmentê IX cũng đã gửi thư và tặng vật đến nhà vua Xiêm La. Đức Giáo Hoàng thậm chí còn viết đến nhà vua rằng :

« Ta khấn xin Ngài hãy bảo vệ và che chở hai vị Giám Mục đáng kính ấy khỏi sự thù hằn của những kẻ ác độc và khỏi những lời nguyền rủa của các kẻ thù của họ, nhờ quyền bính, đức công bình và lòng khoan dung của Ngài. »

Sự liên hệ có tính cách giao tế xã hội này là chuyện bình thường và cần thiết, như khi vào nhà ai thì phải biết chào chủ nhà nấy. Hơn nữa, Đc Lambert đã khôn ngoan và tỏ ra hợp lý khi ngài trình bày minh bạch cho nhà vua của đất nước nơi ngài đến biết ngài đến để làm gì :

« Chúng tôi xin tuyên bố rằng chúng tôi không tìm sự gì trên thế gian này khác hơn là việc hết lòng thờ phượng, yêu mến, phụng sự Thiên Chúa và yêu mến tha nhân như chính mình. [...] Chúng tôi không dính dấp vào những chuyện chính trị hay những chuyện trần thế, nếu không phải là giúp đỡ người nghèo, thăm viếng kẻ tù đày và phục vụ các bệnh nhân. »

Đó là điều Đc Lambert đã tuyên bố với vua Xiêm La. Và ngài cũng tuyên bố như vậy với chúa Nguyễn ở Đàng Trong :

« Chúng tôi dám trình lên Đức Thượng Hoàng rằng nghiệp vụ của chúng tôi là từ bỏ tham vọng trần gian và lòng ham muốn của cải hạ giới. »

Có lẽ chúng ta không nên xem là một hoạt động chính trị việc liên lạc giao tiếp như vậy đối với quan quyền vua chúa, kể cả việc Đc Lambert gửi thư cám ơn vua Xiêm La đã sai y sĩ riêng đến săn sóc ngài.

6, Lợi dụng hay không ? Đc Lambert tạo được mối liên hệ tốt đẹp với vua quan tại

Xiêm La cũng như tại Huế. Tuy nhiên, ngài không lợi dụng đó

Page 84: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

84

mà giải quyết những chuyện rắc rối trong đạo. Chúng ta thấy điều ấy ít nhất ba lần :

Lần đầu, ngay từ lúc chưa đặt chân tới Ayutthaya, trong một bài « Dốc lòng » viết tại Tenasserim năm 1662, ngài đã ghi :

« Lòng nhân từ Chúa đã cho họ nhiều cơ hội được vui lòng thấy mình bị khinh dể, được cầu nguyện cho kẻ đối nghịch với mình, được chịu nhiều sự bách hại nhỏ bé, được chịu mất những khoản tiền đáng kể hơn là dùng con đường luật pháp bản xứ mà kiện cáo. » (AMEP, vol. 121, p. 628)

Ngài sẽ luôn ý tứ điều này, từ chối dùng « con đường luật pháp bản xứ » vào những chuyện Giáo Hội. Do vậy, cuối năm 1666 sang đầu năm 1667, khi cha Fragoso bắt giam người của các thừa sai Pháp, Đc Lambert từ chối chạy tới quyền bính thế tục để giải gỡ chuyện tôn giáo. Ngài kể :

« Sau khi người thông ngôn thuật lại cho các quan hay cách làm của cha Fragoso và cái kém hợp lý của cha trong vụ này, các quan rất bất bình và ra lệnh trả tự do ngay cho tù nhân, việc phóng thích đã được thực hiện. Nhưng các thừa sai xét tới quyền lợi của đạo công giáo, danh tiếng của các tu sĩ nơi đây và sự trọn lành của ơn gọi của họ, không muốn làm đơn lên nhà vua thưa về vụ này và về các vụ xúc phạm khác họ đã phải gánh chịu. »

Lập trường trên của Đc Lambert thể hiện rất rõ ràng trong chuyện cha giám tỉnh dòng Tên từ Macao sang Đàng Trong tìm bắt Đc Lambert. Tên ngài là Gioan Cardozo. « Cha Cardozo sau khi tới Đàng Trong không có phép của triều đình chúa Nguyễn, lại còn lưu lại dưới y phục thường dân. Ý kiến tố cáo với quan quyền, chẳng những cha Cardozo mà cả cha Candone và cha Acosta, đang ở lén lút và ngụy trang tại Đàng Trong, là ý kiến do thừa sai Courtaulin đưa ra. Vào lúc đó, Đc Lambert lại rất có uy tín với triều đình và thân thiện với ông quan phò mã và quan trấn thủ vùng Hội An nữa. Tuy nhiên, [...], ngài đã

Page 85: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

85

không theo ý kiến ấy. Sau này, ngài có kể cho cha bề trên Brisacier tại Paris rằng :

« Lúc ấy, nếu tôi muốn cho bắt giữ cha giám tỉnh này, điều nằm trong khả năng của tôi, thì tôi chỉ cần nói một tiếng với vị quan bộ trưởng là con rể của nhà vua và với ông quan trấn thủ, họ chỉ tìm cơ hội để làm vui lòng tôi. Nhưng, sau khi quỳ dưới chân tượng Chịu Nạn, tôi không nghĩ tới việc nào khác hơn là theo những lời khuyên dạy của Phúc Âm và phó thác chuyện này theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. » (AMEP, vol. 858, p. 361). »19

Tới đây, chúng ta hãy tạm nói rằng Đc Lambert có mối liên lạc ngày càng tốt đẹp với vua chúa quan quyền, nhưng không vì đó mà ngài tham gia vào chính trị bản xứ, nghĩa là tham gia vào việc lập pháp, hành pháp hay tư pháp của đất nước.

7, Nhà vua nước Pháp. Đc Lambert có những liên lạc, đối với chúng ta ngày nay, là

khá đặc biệt với nhà vua nước Pháp, vua Louis XIV. Để hiểu thái độ của Đc Lambert, chúng ta cần đặt mình vào quan niệm thần học thời đó về một vị quân vương có đạo.

Như đã nói trên đây, người công giáo lúc ấy nghĩ rằng mọi quyền bính đều từ Thiên Chúa mà đến. Họ không có thói quen tách biệt thế quyền và thần quyền ra như chúng ta ngày hôm nay20. Quan niệm ấy đã được Đc Lambert diễn tả khá rõ trong lá thư ngài viết cho chúa Nguyễn tại Đàng Trong năm 1673 :

« Giữ lòng kính phục vua chúa, tại vì các ngài được đặt lên theo mệnh lệnh của Thiên Chúa hầu gìn giữ hòa bình trong các 19 Đào Quang Toản, Giáo Hội Việt Nam Năm 1659, nxb Phương Đông, 2006, trang 221. 20 Xem Vatican II, Gaudium et Spes, 36 : « sự độc lập của các thực tại trần thế » (autonomies des réalités terrestres).

Page 86: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

86

vương quốc, diệt bỏ các kẻ độc ác, và là nơi trú ẩn cùng thành lũy cho kẻ ngay lành. Các vua chúa duy trì quân đội, lưu giữ vũ khí và đạn dược để bảo vệ dân tộc các ngài, thiết lập hòa bình trên biển và trên bộ, phát triển thương mại và cho dân hưởng hoa mầu của xứ sở. Những lợi ích đó được ban cho người dân nhờ các vua chúa ; do vậy, các dân tộc phải tôn trọng các vua chúa hết lòng và hết sức của mình. »

Đc Lambert nhìn nhận quyền bính của vua chúa, cho dù là vua chúa ngoại giáo, vẫn từ Thiên Chúa mà đến. Ngài cũng nhìn nhận là chính đáng việc « các vua chúa duy trì quân đội, lưu giữ vũ khí và đạn dược để bảo vệ dân tộc các ngài ». Với niềm tin như thế, ngài đã liên lạc với Hãng Hải Thương Đông Ấn để gửi biếu chúa Nguyễn hai khẩu súng đại bác21. Chúng ta có thể coi hành động đó, không phải là tham gia chính trị hay cổ vũ chiến tranh, nhưng chỉ là việc giao tế tặng quà với thiện ý giúp chúa Nguyễn chu toàn sứ mệnh của ngài « theo mệnh lệnh của Thiên Chúa hầu gìn giữ hòa bình ».

Về niềm tin mọi quyền bính đều từ Thiên Chúa mà đến, khi viết cho vua nước Pháp, Đc Lambert nói trực tiếp rằng :

« Hoàng Thượng phải tạ ơn Chúa Giêsu Kitô [...] đã đặt vương trượng vào tay Hoàng Thượng và đặt vương miện trên đầu Hoàng Thượng. »

Chính với quan niệm thần học đó mà Đc Lambert, khi viết thỉnh nguyện thư đầu tiên lên vua Xiêm La, đã không ngần ngại nói :

« Chúng tôi coi Bệ hạ như một hình ảnh sống động của Thần Linh. »

21 Thư của Đc Lambert gửi ông François Baron, ngày 16.11.1676 (AMEP, vol. 419, p. 302).

Page 87: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

87

Ngài đã coi một quân vương ngoại giáo như vậy, thì huống chi với một quân vương có đạo đã được Giáo Hội xức dầu tấn phong làm vua là vua Louis XIV.

Như sử gia Henri Chappoulie đã nói, Đc Lambert nghĩ rằng « nhà vua có trách nhiệm về phần rỗi đời đời nơi các thần dân của nhà vua ». Do vậy, ngài đã vội vã báo tin cho vua Louis XIV hay biết có « gần 2.000 người Pháp đã lao mình một cách bất hạnh vào làm việc cho Hãng Hải Thương Hòa Lan [thuộc ly giáo Tin Lành], tại khắp chốn này, từ mũi Hảo Vọng [bên Phi châu] cho tới tận xứ Nhật Bản… »

Vẫn theo quan niệm và truyền thống lâu đời trong Giáo Hội, Đc Lambert đã gọi vua Louis XIV là « giám mục bề ngoài của Giáo Hội » (évêque extérieur de l’Église), tước hiệu lần đầu tiên được hoàng đế Constantinô thời đế quốc Rôma tự đặt cho mình, với sự đồng tình của Giáo Hội.

Song song đó, vào thời quân chủ chuyên chế của vua Louis XIV, nhà vua không phải là không có quyền bính gì đối với sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội. Đc Lambert hiểu điều đó khi ngài viết :

« Giáo Hội đã trông cậy nơi Hoàng Thượng, để Hoàng Thượng đem đến cho Giáo Hội những vị giám chức không làm cho Giáo Hội bị sỉ nhục và ô danh. Quyền năng đó, kính thưa Hoàng Thượng, thì thuộc về Hoàng Thượng. »

Đc Lambert còn đi tới chỗ xem nhà vua Louis XIV là « như trưởng nam của Giáo Hội và người cha của các thần dân của Hoàng Thượng ». Do đó, trong khung cảnh chính trị và tôn giáo như thế, khi Đc Lambert muốn từ chức đại diện tông tòa, không những ngài đệ đơn lên Đức Giáo Hoàng mà ngài cũng còn phải đệ đơn lên vua nước Pháp nữa.

Tóm lại, quan niệm thần học về quyền bính chính trị thời Đc Lambert rất khác với bây giờ. Chúng ta sẽ hiểu sự liên lạc giữa

Page 88: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

88

Đc Lambert với vua Louis XIV cách chính xác hơn, khi chúng ta đặt họ vào thời đại của họ.

8, Nhà vua Xiêm La. Trong tất cả mọi giao tiếp với triều đình Xiêm La, cách

riêng với Vua Phra-Narai, Đc Lambert mong muốn điều gì ? Đc Lambert luôn luôn mơ ước rằng nhà vua Xiêm La sẽ trở

lại đạo và Tin Mừng Chúa Giêsu được người dân Xiêm La đón nhận rộng rãi. Chúng ta có thể nói được rằng tất cả những gì ngài làm khi giao tế với triều đình đều làm vì mục đích đó. Ngài đã gợi ý với Đc Pallu xin Đức Giáo Hoàng và vua Louis XIV nước Pháp viết thư và gửi tặng phẩm cho vua Xiêm La. Và khi hay biết được triều đình vua Louis XIV có dự tính phát triển Hãng Hải Thương Đông Ấn, ngài đã lợi dụng ngay mà gợi ý xin vua Louis XIV gửi sứ bộ sang gặp vua Xiêm La. Điều ngài nhắm tới ở đây không phải là để phát triển việc thương mại hay ngoại giao quốc tế, vì đó là việc đương nhiên của triều đình, nhưng là để, như ngài nói rõ với Đc Pallu, « qua phương thế ấy, Đức Vua chúng ta sẽ mời nhà vua Xiêm theo đạo chúng ta ».

Nước Pháp vào thời điểm đó đang trở thành một cường quốc.Và Đc Lambert có lẽ đã lấy nước Pháp của vua Louis XIV như chứng cớ cụ thể để giới thiệu đức tin công giáo là yếu tố giúp bảo vệ, xây dựng và phát triển một quốc gia. Ngài đã từng đề nghị với Đc Pallu rằng :

« Đức Vua chúng ta sẽ mời nhà vua Xiêm theo đạo chúng ta như là một đạo rất thánh và thích hợp nhất cho các ông hoàng có đạo lên ngôi và cai trị với một quyền tối cao, bởi vì các luật đạo buộc người có đạo phải trung thành và tuân phục vua chúa nếu không sẽ phải trừng phạt đời đời. Mặt khác, nên trình cho Đức Vua chúng ta biết chính nhờ đạo công giáo mà ngài cùng các bậc tiền bối của ngài tuyên xưng từ hằng bao thế kỷ nay,

Page 89: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

89

các lãnh thổ của Đức Vua được thịnh vượng và mạnh mẽ. Vì nhà vua Xiêm nghĩ rằng mọi tôn giáo đều tốt lành, ngài sẽ vui thích đón nhận những điều đề nghị mà tôn giáo chúng ta đưa ra. »

Đc Lambert là người luôn tỉnh thức, chú ý đến mọi sự kiện lớn nhỏ và mọi diễn biến chung quanh. Và ngài lợi dụng tất cả để làm việc truyền giáo. Nhà vua Xiêm muốn gửi sứ bộ ngoại giao sang Pháp, ngài thấy đó là cơ hội tốt để truyền giáo. Quả thế, một mặt phải làm sao để vị vua này không bị lôi kéo vào Hồi giáo, mặt khác còn để giới thiệu đạo công giáo nữa. Đc Lambert đã trở nên như một cố vấn ngoại giao trong chương trình vua Xiêm gửi sứ bộ sang Âu châu.

Phải chăng, qua đó, Đc Lambert đã tham gia vào chính trị ngoại giao của triều đình Xiêm La ? Xét theo Huấn Thị năm 1659 của Thánh Bộ Rôma, Đc Lambert có được phép góp ý kiến như vậy cho vua Xiêm La vào những vấn đề văn hóa và chính trị ngoại giao không ?

Hơn thế nữa, Đc Lambert có được phép đứng ra thay mặt triều đình Xiêm La mà xét xử những vụ án tại Ayutthaya giữa những người Bồ Đào Nha không ? Đây là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn ngay tới bây giờ.

9, Làm thẩm phán tại Xiêm La.

Vị cựu thẩm phán thành Rouen nay lại có dịp sử dụng đến khả năng tư pháp của mình. Quan bộ trưởng của triều đình Xiêm La xin ngài xét xử vài vụ kiện xảy ra giữa những người có đạo, những người ở bên khu Bồ Đào Nha. Và ngài đã nhận lời.

Theo cái nhìn của chúng ta ngày nay, Đc Lambert đã tham gia vào công việc chính trị của quốc gia, không phải ở lãnh vực lập pháp hay hành pháp, nhưng tư pháp. Phải xét sao về hành

Page 90: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

90

động của ngài theo tinh thần Huấn Thị năm 1659 của Thánh Bộ : « Chư huynh hãy hết sức lánh xa chính trị và việc nhà nước » ?

Thêm một lần nữa, chúng ta cần phải đặt Đc Lambert vào thời đại của ngài để hiểu hành động của ngài.

Thời đó tại Pháp, hàng giáo sĩ có tòa án riêng, các giáo sĩ phạm pháp có thể xin được xét xử tại tòa án dành riêng cho họ. Đc Lambert trong những năm làm việc tại Tòa Án Thuế Vụ đã quen biết điều đó. Tòa Án Thuế Vụ là tòa án tối cao, nhưng nếu có giáo sĩ nào phạm pháp về thuế má, họ vẫn có thể xin được xét xử tại tòa án riêng của Giáo Hội dành cho họ. Vào trường hợp này, Tòa Án Thuế Vụ không thể từ chối, nhưng phải cử hai cố vấn của Tòa sang tham dự buổi xử kiện bên tòa án của Giáo Hội.

Song song với kinh nghiệm ấy, Đc Lambert còn có một ưu tư riêng là không muốn chạy tới tòa án các xứ ngoại giáo vì những chuyện nơi các người có đạo. Có lẽ ngài không muốn người ngoại giáo thấy những gương xấu của người có đạo, e rằng sẽ phương hại tới việc truyền giáo. Chúng ta đã thấy ngài lấy lập trường thà « chịu mất những khoản tiền đáng kể hơn là dùng con đường luật pháp bản xứ mà kiện cáo ». Và trên đây, chúng ta cũng đã kể chuyện ngài từ chối chạy tới quyền bính thế tục trong vụ cha Fragoso hay cha giám tỉnh Cardozo. Hình như ngài muốn những sự bất đồng xảy ra giữa những người có đạo thì được phân xử giữa những người có đạo hơn là đem tới trước một quan tòa của triều đình ngoại giáo22. Và ngài còn mong ước rằng chính Đức Giáo Hoàng nói cho vua Xiêm biết là Tòa Thánh đã gửi « những vị tổng đại diện để làm bề trên và làm quan tòa xét xử các giáo sĩ, các tu sĩ và các giáo hữu trong những gì liên quan tới tôn giáo. »

22 Xem 1Cor 6, 1-11 : « Kiện nhau ở toà đời ».

Page 91: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

91

Có lẽ với kinh nghiệm cũ và với ưu tư nói trên, Đc Lambert đã nhận lời xin của quan bộ trưởng Xiêm La đứng ra xét xử vài ba vụ kiện cáo giữa những người có đạo bên khu Bồ Đào Nha tại Ayutthaya. Đó là một hành động không thuần túy chính trị mà cũng chẳng thuần túy tôn giáo, vào một thời mà chính trị và tôn giáo còn rất pha trộn với nhau.

&

10, Kết luận. Dù sao chăng nữa, chúng ta phải nhận rằng Đc Lambert là

người của tôn giáo và chỉ là tôn giáo. Những dòng cuối cùng của ngài trong tập nhật ký riêng, tuy ngắn gọn, nhưng cho chúng ta thấy được ngài là ai :

« Ngày 15.8.1678. Quan bộ trưởng cho người đến xin một thừa sai Pháp tới tham dự và cho ý kiến về một phiên xử quan trọng giữa hai người có đạo. Chúng tôi cáo lỗi vì là một trong những ngày lễ trọng thể nhất trong năm. »

Ngày 06.12.2011 Joseph Dào

< >

Page 92: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

92

Mục Lục

Thư gửi Dì Anê và Dì Paula ................................................ 3 Biến Loạn Năm 1649 : ........................................................ 5

1, Tình hình chung 2, Miền Normandie

3, « La Fronde » : Biến loạn « La Fronde » tại Rouen ? Cố vấn Lambert de la Motte xuất hiện. Cuộc biến loạn sẽ kết thúc ra sao ?

4, Một ý kiến

5, Tiểu sử do cha Briscacier soạn. « Vô ơn bạc nghĩa » .......................................................... 16

Đức cha Lambert và vấn đề chính trị : ............................... 20 Câu hỏi

Phần 1 : Ý kiến các sử gia 1, Amable Floquet

2, Paul Logié 3, Henri de Frondeville

4, Henri Chappoulie 5, Françoise Fauconnet-Buzelin

Page 93: Đức cha Lambert · tù với niềm vui. Sau cùng Nghị Viện phải quyết định rằng tại vùng Caen và Alençon, các vị hữu trách có thể bị sa thải bởi

93

6, Lá thư của ĐGH Clêmentê IX gửi vua Phra-Narai

7, Lá thư của vua Louis XIV gửi vua Phra-Narai Phần 2 : Giáo huấn.

1, Thánh Phaolô Tông Đồ 2, Huấn Thị năm 1659

Phần 3 : Những bài viết của Đc Lambert A, Ký sự

B, Thư từ C, Nhật ký

Tổng kết : 1, Chính trị là gì ?

2, Quan niệm của thời đại 3, Henri de Frondeville

4, Françoise Fauconnet-Buzelin 5, Liên hệ giao tiếp

6, Lợi dụng hay không ? 7, Nhà vua nước Pháp

8, Nhà vua Xiêm La 9, Làm thẩm phán tại Xiêm La

10, Kết luận Mục Lục ........................................................................... 92

< >

© Đào Quang Toản, 2015