16
BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC V iệt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 378 tỷ USD, từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh các dòng vốn đầu tư thế giới suy giảm khoảng 40% năm 2020 do đại dịch Covid-19, thì việc dòng FDI vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 chỉ giảm 13,7% vốn FDI đăng ký mới và giảm 5% vốn thực hiện là một minh chứng sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước cơ hội thu hút các dòng đầu tư FDI công nghệ cao trong xu hướng tăng cường dịch chuyển đầu tư, tái cơ cấu và tái định vị các cơ sở sản xuất, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào một thị trường ở khu vực và thế giới. Đơn cử, hãng công nghệ Mỹ Nikkei bắt đầu từ tháng 3 đã triển khai kế hoạch sản xuất hàng loạt AirPods, với mức tăng sản xuất 3 - 4 triệu chiếc Airpod hoặc khoảng 30% mẫu tai nghe (Xem tiếp trang 13) Không bỏ lỡ cơ hội r TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Kiểm toán Nhà nước với vai trò thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Từ thực tiễn công tác giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua vẫn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau phân tích, thảo luận về nguyên nhân, chia sẻ những giải pháp và kinh nghiệm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời nhấn mạnh vai trò của KTNN trong việc nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công thông qua hoạt động kiểm toán. Đ ó là nội dung chính của Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” do KTNN tổ chức ngày 22/9, tại Hà Nội. Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An; Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng; Trần Văn Miên - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; Bùi Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và các đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương... Về phía KTNN có TS. Hồ Đức Phớc - Tổng Kiểm toán Nhà nước, GS,TS. Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc. Quang cảnh buổi Hội thảo Ảnh: LỘC VĂN (Xem tiếp trang 3) 12 Doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu 11 Thúc đẩy kiểm toán môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững 13 Phát triển chăn nuôi cần gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới 15 HOA Kỳ: Vi phạm quy định chăm sóc động vật tại New York 14 Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi 4 Không ngừng trăn trở vì sự nghiệp phát triển của KTNN 2 200 thủ tục hành chính kết nối Cơ chế một cửa quốc gia 10 (Xem trang 6,7, 8 và 9) Đề xuất bổ sung nhiệm vụ của KTNN vào Luật Bảo vệ môi trường là hoàn toàn xác đáng 5 Gắn công tác thi đua với nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng kiểm toán

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC

Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn378 tỷ USD, từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh

các dòng vốn đầu tư thế giới suy giảm khoảng 40% năm 2020 do đạidịch Covid-19, thì việc dòng FDI vào Việt Nam trong 8 tháng năm2020 chỉ giảm 13,7% vốn FDI đăng ký mới và giảm 5% vốn thực hiện

là một minh chứng sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầutư nước ngoài.

Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước cơ hội thu hút các dòng đầutư FDI công nghệ cao trong xu hướng tăng cường dịch chuyển đầutư, tái cơ cấu và tái định vị các cơ sở sản xuất, nhằm đa dạng hóachuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào một thị trường ởkhu vực và thế giới. Đơn cử, hãng công nghệ Mỹ Nikkei bắt đầu từtháng 3 đã triển khai kế hoạch sản xuất hàng loạt AirPods, với mứctăng sản xuất 3 - 4 triệu chiếc Airpod hoặc khoảng 30% mẫu tai nghe

(Xem tiếp trang 13)

Không bỏ lỡ cơ hội r TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Kiểm toán Nhà nước với vai trò thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư côngTừ thực tiễn công tác giải ngân vốn đầutư công thời gian qua vẫn chậm, chưa đápứng yêu cầu, các chuyên gia, nhà quản lýđã cùng nhau phân tích, thảo luận vềnguyên nhân, chia sẻ những giải pháp vàkinh nghiệm thúc đẩy giải ngân vốn đầutư công, đồng thời nhấn mạnh vai trò củaKTNN trong việc nâng cao hiệu quả giảingân vốn đầu tư công thông qua hoạtđộng kiểm toán.

Đó là nội dung chính của Hội thảo khoahọc “Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn

đầu tư công và vai trò của Kiểm toán Nhànước” do KTNN tổ chức ngày 22/9, tại HàNội. Tham dự Hội thảo có các đồng chí: TrầnQuốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư; Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBNDtỉnh Đồng Nai; Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịchThường trực UBND tỉnh Nghệ An; Mai XuânLiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND

TP. Hải Phòng; Trần Văn Miên - Phó Chủ tịchUBND TP. Đà Nẵng; Bùi Văn Thắng - PhóChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và các đạibiểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương... Vềphía KTNN có TS. Hồ Đức Phớc - Tổng

Kiểm toán Nhà nước, GS,TS. Đoàn XuânTiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và đạidiện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

Quang cảnh buổi Hội thảo Ảnh: LỘC VĂN

(Xem tiếp trang 3)

12

Doanh nghiệp bị ảnhhưởng lớn bởi thiên tai và

biến đổi khí hậu

11

Thúc đẩy kiểm toán môitrường vì mục tiêu phát

triển bền vững

13

Phát triển chăn nuôi cần gắn với nhu cầu thị

trường trong nước và thế giới

15

HOA Kỳ:

Vi phạm quy định chăm sóc động vật

tại New York

14

Tìm giải pháp phát triểnnguồn nhân lực vùng dântộc thiểu số và miền núi

4

Không ngừng trăn trở vìsự nghiệp phát triển

của KTNN

2

200 thủ tục hành chínhkết nối Cơ chế một cửa

quốc gia

10(Xem trang 6,7, 8 và 9)

Đề xuất bổ sung nhiệm vụcủa KTNN vào Luật Bảo

vệ môi trường là hoàntoàn xác đáng

5

Gắn công tác thi đua với nâng cao hiệu quảkiểm soát chất lượng

kiểm toán

Page 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chínhphủ Phạm Bình Minh, Chủ

tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơchế một cửa ASEAN (ASW), Cơchế một cửa quốc gia (NSW) và tạothuận lợi thương mại (Ủy ban 1899)chủ trì Phiên họp lần thứ 7 của Ủyban (ảnh trên).

Tính đến hết tháng 8/2020, đãcó 200 thủ tục hành chính của 13Bộ, ngành được kết nối, tăng 12 thủtục so với năm 2019, với trên 3,2triệu hồ sơ và trên 40.000 DN.Ngoài ra, các Bộ, ngành đã xâydựng mới và đã hoàn thành kiểm trakết nối, đang chuẩn bị triển khaichính thức 14 thủ tục hành chínhmới của Bộ Công Thương (6 thủtục), Bộ Quốc phòng (6 thủ tục), BộY tế (2 thủ tục); xây dựng mới vàđang trong quá trình kiểm thử đối

với 9 thủ tục hành chính mới củaBộ Y tế.

Với cơ chế ASW, Việt Namcũng đã kết nối thêm với 5 nướcASEAN gồm: Brunei, Campuchia,Myanmar, Lào và Philippines, nângtổng số thành viên đã kết nối lên 9nước. Tổng số chứng nhận xuất xứ(C/O) tiếp nhận từ các nướcASEAN đạt trên 179.000 trong khitổng số C/O gửi sang các nướcASEAN là trên 263.000.

Việt Nam cũng đàm phán để traođổi chứng nhận xuất xứ với Liênminh Kinh tế Á - Âu; trao đổi thôngtin C/O điện tử với Hàn Quốc vàNew Zealand.

Công tác kiểm tra chuyên ngànhtiếp tục đạt được kết quả tích cực,trong đó, tỷ lệ các lô hàng xuấtnhập khẩu phải kiểm tra chuyên

ngành tại giai đoạn thông quangiảm từ 33% xuống còn 19%.

Các Bộ, ngành đã tập trung ràsoát, loại bỏ chồng chéo trong kiểmtra chuyên ngành; rà soát, cắt giảmdanh mục hàng hóa phải kiểm trachuyên ngành; điện tử hóa và đổi mớicông tác kiểm tra… Bộ Tài chính đãhoàn thiện, trình Chính phủ phêduyệt Đề án Cải cách mô hình kiểmtra chất lượng, kiểm tra an toàn thựcphẩm đối với hàng hóa nhập khẩu…

Về nhiệm vụ trong thời gian tới,Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ,ngành tiếp tục rà soát, xây dựng kếhoạch triển khai các nhiệm vụ đượcgiao còn lại. Bộ Tài chính xây dựngĐề án trình Thủ tướng Chính phủ vềkiểm tra chất lượng an toàn thựcphẩm đối với hàng hóa nhập khẩu;phối hợp với các Bộ, ngành xâydựng Đề án Phát triển hệ thống côngnghệ thông tin phục vụ triển khai cơchế ASW và NSW (bảo đảm thựchiện thủ tục hành chính cấp độ 4);thiết lập cơ chế và đẩy nhanh chia sẻdữ liệu điện tử nhằm tối ưu hóa việcsử dụng cơ chế NSW theo hướng tạothuận lợi, giảm chi phí cho cácDN… Bộ Tài chính bố trí đội ngũnhân lực phù hợp để phối hợp chặtchẽ với Tổng cục Hải quan trong quátrình kết nối và vận hành thủ tục điệntử; kịp thời giải quyết những vướngmắc của DN trong quá trình thựchiện thủ tục hành chính...n

Theo chinhphu.vn

KTNN vừa ban hànhChương trình bồi

dưỡng kiến thức về tàichính - kế toán cho khốikỹ thuật. Chương trìnhdành cho kiểm toán viên(KTV) tại các KTNNchuyên ngành, khu vực,đơn vị tham mưu tốtnghiệp các trường khốikỹ thuật và cá nhân kháccó nhu cầu.

Với mục tiêu trang bịkiến thức cơ bản về tàichính, kế toán để hỗ trợKTV thực hiện hoạt độngnghề nghiệp, Chươngtrình gồm 68 tiết và được thiết kế thành 2 Module. Module1 - Quản lý và phân tích NSNN với 2 chuyên đề: Quản lý

quy trình NSNN vànhững vấn đề lưu ý khikiểm toán, Phân tích báocáo quyết toán NSNN.Module 2 - Kế toán cácđơn vị hành chính, sựnghiệp và chủ đầu tư với2 chuyên đề: Kế toán đơnvị hành chính, sự nghiệpvà những vấn đề lưu ý khikiểm toán; Kế toán đơn vịchủ đầu tư và những vấnđề lưu ý khi kiểm toán.

Chương trình kết hợpcác phương pháp giớithiệu của giảng viên vànêu vấn đề; thảo luận,

trao đổi tại lớp học; tự nghiên cứu, thảo luận theo nhóm; kiểmtra sau khi kết thúc mỗi Module.n THÙY ANH

THỨ NĂM 24-9-20202

r Sáng 21/9, tại trụ sở T.Ư Đảng, tập thể Bộ Chínhtrị đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công anT.Ư, cho ý kiến về dự thảo các văn kiện và công tácnhân sự trình Đại hội Đảng bộ Công an lần thứ VII,nhiệm kỳ 2020-2025. Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc làm việc. Cùng thamdự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủtịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các ủy viênBộ Chính trị, lãnh đạo các ban, ngành, cơ quan T.Ư.r Ngày 21/9 (ngày 22/9 theo giờ Việt Nam), trongkhuôn khổ Phiên thảo luận chung cấp cao của Đạihội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75 đã diễn ra “Phiênhọp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên HợpQuốc”. Do tác động của đại dịch Covid-19, Phiênhọp được tổ chức theo hình thức lãnh đạo các nướcghi hình phát biểu trước để phát trực tiếp tại trụ sởLiên Hợp Quốc (New York, Hoa Kỳ). Thủ tướngChính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp quantrọng gửi tới Phiên họp.r Sáng 22/9, tại Nhà Quốc hội, Cơ quan Văn phòngQuốc hội tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứIV (giai đoạn 2020-2025). Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân, các Phó Chủ tịch Quốc hội:Đỗ Bá Tỵ, Phùng Quốc Hiển đến dự.n

Ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức về tài chính - kế toán cho khối kỹ thuật

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối trực tuyếnvới các nhà nhập khẩu

Hơn 150 nhà nhập khẩu từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổtrên thế giới sẽ giao thương trực tuyến với các DN

nông sản, thực phẩm Việt Nam từ ngày 22 - 25/9/2020.Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương),

đây là hội nghị giao thương trực tuyến lớn nhất trong lĩnhvực nông sản, thực phẩm được tổ chức từ trước tới nay.Hội nghị sẽ bao gồm Phiên toàn thể và các phiên giaothương, kết nối trực tuyến giữa các DN Việt Nam vớitừng nhà nhập khẩu tiềm năng theo phân nhóm mặt hàngvà thị trường. Qua đó, DN Việt Nam và các nhà nhậpkhẩu nước ngoài sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực củanhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác kinh doanh.Sự kiện nhằm quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh xuấtkhẩu của hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thế giớitrên môi trường trực tuyến trong điều kiện các DN gặpnhiều khó khăn khi xúc tiến thương mại với nước ngoàivì dịch Covid-19.n H.THOAN

200 thủ tục hành chính kết nối Cơ chế một cửa quốc gia

Đổi mới tổ chức kiểm toán ngân sáchđịa phương

Đó là tên gọi của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộdo TS. Lê Đức Luận và TS. Cù Hoàng Diệu (KTNN

khu vực VII) đồng Chủ nhiệm. Đề tài vừa được Hội đồngKhoa học KTNN xếp loại Khá. GS,TS. Đoàn Xuân Tiên- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước - làm Chủ tịch Hội đồngnghiệm thu.

Theo Ban Chủ nhiệm, việc thực hiện Đề tài nghiên cứunày là cần thiết nhằm kiến nghị các giải pháp đổi mới tổchức kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) cho phù hợp

KTNN vừa chính thức triển khaiviệc áp dụng Phần mềm Quản lý

khiếu nại kiểm toán trong toàn Ngànhnhằm hỗ trợ các đơn vị chủ trì kiểmtoán và các đơn vị có liên quan quảnlý, theo dõi, báo cáo việc tiếp nhận,phân loại, xử lý các khiếu nại kiểmtoán của đơn vị được kiểm toán; theodõi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo KTNNvề khiếu nại kiểm toán theo phạm viđơn vị được phân công xử lý và trả lờikhiếu nại của đơn vị; hỗ trợ Vụ Tổnghợp theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình

hình xử lý khiếu nại kiểm toán trongtoàn Ngành.

Trước đó, Phần mềm đã được triểnkhai thí điểm tại một số đơn vị trựcthuộc và KTNN cũng đã tổ chức cáclớp đào tạo, hướng dẫn sử dụng Phầnmềm trong toàn Ngành.

Nhằm hỗ trợ hiệu quả công tácquản lý khiếu nại kiểm toán củaNgành, KTNN giao Trung tâm Tinhọc chịu trách nhiệm quản trị, vậnhành, hỗ trợ các đơn vị trong quá trìnhtriển khai, khắc phục sự cố nếu có,

đảm bảo Phần mềm hoạt động ổnđịnh, liên tục, an toàn bảo mật thôngtin. Vụ Tổng hợp là đầu mối theo dõi,đôn đốc và hướng dẫn chuyên môncho các đơn vị thực hiện kiểm toáncập nhật, xử lý và theo dõi khiếu nạikiểm toán; định kỳ báo cáo lãnh đạoKTNN tình hình thực hiện khiếu nạikiểm toán trong toàn Ngành thông quaPhần mềm. Các đơn vị chủ trì kiểmtoán cập nhật, xử lý, theo dõi khiếu nạikiểm toán của đơn vị mình trên Phầnmềm đầy đủ, kịp thời.n BẮC SƠN

Chính thức áp dụng Phần mềm Quản lý khiếu nại kiểm toán

Ảnh: HẢI MINH

r Ngày 23/9, Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thưĐảng ủy, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ ĐứcPhớc đã chủ trì cuộc họp Ban cán sự đảng và Hộinghị Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN khóa VIInhiệm kỳ 2020-2025.r Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa vừatham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thanh tra Chínhphủ lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025.r Vừa qua, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nướcNguyễn Tuấn Anh đã tham dự Phiên họp của Ủyban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niênvà Nhi đồng của Quốc hội và dự Hội nghị Thựchiện quy trình nhân sự của Đảng ủy Khối các cơquan T.Ư.n LÊ HÒA

(Xem tiếp trang 11)

Ảnh: HẢI MINH

Page 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-2020 3

Giải ngân vốn đầu tư côngchậm, chưa đáp ứng yêu cầu

Đề cập đến thực tiễn công tácgiải ngân vốn đầu tư công thời gianqua, Phó Tổng Kiểm toán Nhànước Đoàn Xuân Tiên nhấn mạnh,từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dùChính phủ và các cấp, ngành, địaphương đã quyết liệt chỉ đạo songtỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm vẫnthấp so với yêu cầu. Việc chậm giảingân vốn đầu tư công gây ra nhiềuhệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả, hiệu lực củacác dự án đầu tư công.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính,lũy kế giải ngân từ đầu năm đếnngày 31/7/2020 là 193.040 tỷđồng, đạt 40,98% kế hoạch Thủtướng Chính phủ giao (không baogồm vốn kéo dài từ các năm trướcsang). Ước giải ngân đến ngày31/8/2020 là 221.768 tỷ đồng đạt47% so với kế hoạch Thủ tướngChính phủ giao (cùng kỳ năm2019 đạt 41,39%), trong đó vốnngân sách T.Ư đạt 37,8% kế hoạchvà vốn ngân sách địa phương đạt55,1% kế hoạch.

Phân tích nguyên nhân, TổngKiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớccho rằng, vấn đề giải ngân vốn đầutư công phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó có yếu tố thể chế, chínhsách. Trên thực tế, các văn bảnpháp luật về cơ bản đã đáp ứng yêucầu, song nhiều văn bản còn có sựmâu thuẫn. Chẳng hạn, trong LuậtĐầu tư công 2019 đã quy địnhnhiều điểm mới, đó là tách phầnchuẩn bị đầu tư, tách giải phóngmặt bằng dự án nhóm A thành phầnriêng; nhưng nhóm B lại khôngđược tách, điều này gây khó khăncho việc phân bổ nguồn vốn, giảingân. Đây là một nút thắt cần đượctháo gỡ.

Trong Luật Đầu tư công, LuậtXây dựng hiện hành cũng có nhiềuđiểm “vênh”. Để triển khai một dựán đầu tư, tối thiểu từ lúc lập kếhoạch đầu tư đến lúc đấu thầu phảimất vài tháng, thậm chí là 1 năm,từ đó dẫn đến sự chậm trễ tronggiải ngân, làm giảm hiệu quả đầutư. Cùng với đó, cơ chế giao, lập,điều chỉnh kế hoạch đầu tư côngtrung hạn qua nhiều cấp báo cáo,gây khó khăn cho các ngành, địaphương. Vấn đề nợ đọng xây dựngcơ bản chưa được giải quyết triệtđể. Một số đơn giá, định mức đặcthù chưa được ban hành nên khôngthể quyết toán khi dự án hoànthành. Vấn đề điều chỉnh dự toáncũng phải trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt gây khó khăn cho quátrình thực hiện dự án cũng như giảingân vốn.

Đánh giá thực trạng giải ngânvốn đầu tư công dưới góc nhìn củaKTNN, ông Hoàng Phú Thọ -Kiểm toán trưởng KTNN chuyênngành IV - chỉ ra rằng, bên cạnh cácnguyên nhân khách quan, còn cónhiều nguyên nhân chủ quan ảnhhưởng đến việc giải ngân vốn đầutư công. Trong đó, công tác chuẩnbị đầu tư còn nhiều bất cập, phảiđiều chỉnh nhiều lần; kế hoạch vốn

được lập chưa sát với thực tế và khảnăng giao vốn, khả năng giải ngânvốn dẫn đến không phân bổ đượchết số vốn kế hoạch, nhiều dự ánđược giao kế hoạch vốn lớn hơnkhả năng giải ngân, tiên lượng khảnăng hoàn thiện thủ tục đầu tư chưachính xác, kịp thời nên không giaođược kế hoạch... Các cấp, cácngành chưa thực sự vào cuộc, chưaphối hợp tốt và quyết liệt trongcông tác giải phóng mặt bằng; mộtsố chủ đầu tư, ban quản lý dự ánchưa tích cực, thậm chí sợ tráchnhiệm khi triển khai, ký duyệt cácthủ tục thanh toán, quyết toán; nănglực chuyên môn của một số cán bộquản lý dự án, tư vấn giám sát, nhàthầu còn hạn chế; kế hoạch tiến độ

của chủ đầu tư chưa phù hợp vớithời gian dự án được phê duyệt…gây ảnh hưởng không nhỏ đến quátrình triển khai thực hiện dự án.

Giải pháp thúc đẩy giải ngânvốn đầu tư công

Chia sẻ kinh nghiệm của địaphương có tỷ lệ giải ngân vốn đầutư công 8 tháng năm 2020 đạt trên66% và là tỉnh đứng đầu khu vựcBắc Trung Bộ và Duyên hải miềnTrung, ông Lê Hồng Vinh - PhóChủ tịch Thường trực UBND tỉnhNghệ An - cho biết, lãnh đạoUBND tỉnh luôn chú trọng đônđốc, chỉ đạo kịp thời đẩy nhanh tiếnđộ các dự án trọng điểm, hoàn thiệnhồ sơ thủ tục các dự án mới sử dụng

nguồn dự phòng ngân sách T.Ư đãđược HĐND tỉnh thông qua;thường xuyên kiểm tra hiện trường,họp bàn để giải quyết các khó khăn,vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độcủa các dự án.

Đại diện cho địa phương đứngthứ 11/63 tỉnh, thành phố của cảnước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tưcông 8 tháng năm 2020, ông MaiXuân Liêm - Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Thanh Hóa - nhấn mạnh, giảipháp trọng tâm của địa phương làsớm triển khai kế hoạch vốn đầu tưcông năm 2020 chi tiết đến từng dựán; nâng cao trách nhiệm của ngườiđứng đầu trong công tác giải ngânvốn đầu tư công; rút ngắn thời gianxử lý hồ sơ công việc; kịp thời giải

quyết khó khăn; đẩy mạnh công tácbồi thường giải phóng mặt bằng;tăng cường kiểm tra, giám sát việcthực hiện kế hoạch đầu tư công.Đây cũng là những giải pháp mànhiều địa phương đạt tỷ lệ giải ngânvốn đầu tư công cao trong nhữngtháng qua đã và đang thực hiện,như Bắc Ninh, Nam Định…

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cóchung đánh giá, hoạt động củaKTNN đóng vai trò rất quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả quảnlý, sử dụng và giải ngân vốn đầutư công. Qua công tác kiểm toáncác dự án đầu tư công hằng năm,KTNN đã kiến nghị xử lý tài chínhhàng chục nghìn tỷ đồng; đồngthời đưa ra rất nhiều kiến nghịkhắc phục các thiếu sót trong côngtác chỉ đạo điều hành và quản lýdự án; kiến nghị xem xét, sửa đổikịp thời các chính sách không phùhợp để nâng cao hiệu quả đầu tưdự án. Đối với công tác giải ngânvốn đầu tư công, KTNN đã giúpcác chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ,thủ tục đúng quy định, qua đó gópphần đẩy nhanh thủ tục giải ngân,quyết toán.

Tuy nhiên, Phó Tổng Kiểmtoán Nhà nước Đoàn Xuân Tiêncho rằng, bên cạnh kết quả đã đạtđược, công tác kiểm toán các dự ánđầu tư công trong thời gian qua cònmột số hạn chế do quy mô và tầnsuất kiểm toán còn nhỏ so với yêucầu kiểm tra, kiểm soát các đốitượng sử dụng tài chính công, tàisản công. Mặc dù KTNN đã tiếnhành một số cuộc kiểm toán các dựán đầu tư ngay từ khi khởi côngđến hoàn thành công trình nhưngchỉ chiếm số lượng nhỏ trong cácdự án, chương trình được kiểmtoán hằng năm, còn lại vẫn là kiểmtoán sau.

Nêu ra giải pháp, đại diện mộtsố địa phương đề nghị, trong thờigian tới, ngoài kiểm toán tài chínhvà kiểm toán tuân thủ, KTNNchuyển trọng tâm sang kiểm toánhoạt động; tăng cường kiểm toántrước đối với các dự án đầu tư, tậptrung phân tích tính đúng đắn củachủ trương đầu tư, sự phù hợp củahồ sơ thiết kế để đưa ra những kiếnnghị xử lý phù hợp nhằm ngănchặn những sai sót trước khi quyếtđịnh đầu tư dự án, thi công côngtrình và tránh lãng phí nguồn lực.Cùng với đó, các đại biểu cũng đềxuất KTNN thực hiện mạnh mẽviệc công khai kết quả kiểm toáncác dự án đầu tư công, tăng cườngkiểm tra thực hiện kết luận, kiếnnghị kiểm toán…

Tổng Kiểm toán Nhà nước HồĐức Phớc nhấn mạnh, KTNNkhông chỉ giúp chỉ rõ đúng sai, làmminh bạch nền tài chính công, tàisản công, mà còn là cơ quan tư vấn,do đó, KTNN luôn sẵn sàng hỗ trợcác cơ quan, đơn vị, địa phươngtrong việc tham gia vào kiểm toánsớm, ngay từ quá trình chuẩn bịthực hiện dự án. Bởi nhiều vi phạmcó thể nảy sinh ngay từ quá trìnhchuẩn bị dự án, việc phát hiện sớmvi phạm sẽ giúp cho việc triển khaidự án sau này được thuận lợi, theođúng quy định pháp luật.n

Qua kiểm toán các dự án đầu tư công hằng năm, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìntỷ đồng Ảnh: THÚY MINH

Kiểm toán Nhà nước với vai trò thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư côngr HỒNG THOAN - NGUYỄN LỘC

Ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai:Với KTNN, địa phương đề nghị KTNN cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện

kiến nghị kiểm toán. Điều này sẽ tạo áp lực buộc các đơn vị được kiểm toán phải chấn chỉnh.Trong thực hiện dự án công, công tác lựa chọn tư vấn rất quan trọng. Nếu đội ngũ tư

vấn tốt, có chuyên môn, kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn đúng đắn thì quá trình thựchiện dự án sẽ thuận lợi và được đẩy nhanh hơn rất nhiều. Do đó, rất mong KTNN khi thựchiện kiểm toán cần chú trọng thêm đối với bước lựa chọn đơn vị tư vấn dự án. Đặc biệtlà với những dự án đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao, nếu tư vấn không đảm bảo sẽ gâykhó khăn trong quá trình thực hiện dự án, dẫn đến ách tắc trong quá trình giải ngân vốn.

Bên cạnh đó, địa phương đang phải đối diện với tình trạng dự án kéo dài, do chậm trễ trong giải phóngmặt bằng. Một trong những rào cản khiến cho công tác này gặp khó khăn, đó là công tác tái định cư còn hạnchế, người dân chưa đồng thuận nên chậm bàn giao mặt bằng... Do đó, sau khi thực hiện kiểm toán các dự ánđầu tư công, KTNN phát hiện ra những nội dung không phù hợp, trong đó có cả bất cập do chính sách, địaphương cũng mong muốn KTNN có thông tin phản ánh cho địa phương và kiến nghị đến các cơ quan T.Ư đểcùng giúp địa phương tháo gỡ.n

(Tiếp theo trang 1)

Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Theo Luật Đầu tư công 2019, việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công cho từng dự

án đã trao quyền chủ động cho các địa phương và các Bộ, ngành. Đây là một thuận lợi rấtlớn để giúp cho các đơn vị thúc đẩy quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án, từ đó thúc đẩy việcgiải ngân được nhanh chóng hơn so với trước.

Giải ngân là bước cuối cùng của quá trình đầu tư. Để tiền ngân sách chi cho nhà thầuthì dự án phải đảm bảo đủ mọi điều kiện, như phải có khối lượng..., đặc biệt chủ đầu tưphải chuẩn bị đầy đủ các khâu cho dự án. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình chuẩn bị dự án

đầu tư công phải qua quy trình nhiều bước rất chặt chẽ, tốn nhiều thời gian thực hiện. Bước đầu tiên là chủ trươngđầu tư. Với một dự án thông thường, để ra chủ trương đầu tư phải mất 6 tháng đến 1 năm. Tiếp đó là hàng loạtcác bước, trong đó, công tác giải phóng mặt bằng là vô cùng khó khăn. Thực tế cho thấy, thời gian để thực hiệncác bước còn dài, thời gian thực hiện một dự án từ lúc hình thành chủ trương đến khi nhà thầu chính thức bắt tayvào thực hiện, với dự án nhóm C tốn 1 năm, nhóm B phải tốn 2 năm. Đó là chưa kể những phát sinh trong quá trìnhchuẩn bị. Như vậy, câu chuyện chậm giải ngân chính là do các bước chuẩn bị diễn ra chậm. Để giải ngân tốt, phảichuẩn bị các phần công việc từ rất sớm để dự án đầy đủ thủ tục.n

Page 4: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-20204Chất lượng, hiệu quả hoạtđộng kiểm toán là yêu cầutối thượng

Là một trong những cán bộgắn bó với KTNN từ thời kỳđầu Ngành mới thành lập, TS.Mai Vinh được xếp vào thế hệ"tinh hoa" của KTNN, khôngchỉ bởi tài năng, bản lĩnh màcòn bởi phẩm chất và khả năng"thu phục nhân tâm" của ông.

Với mỗi kiểm toán viên,công tác kiểm toán là nơi thểhiện đậm nét nhất dấu ấn củamỗi người. TS. Mai Vinh cũngkhông ngoại lệ. Trong giai đoạncòn công tác, trên cương vịKiểm toán trưởng KTNNchuyên ngành II, TS. Mai Vinhthường xuyên đôn đốc, chỉ đạocác đoàn kiểm toán thực hiệntheo đúng trọng tâm, nội dungtheo kế hoạch kiểm toán đượclãnh đạo KTNN phê duyệt vàđảm bảo thời gian phát hành báocáo kiểm toán theo quy định.

Theo TS. Mai Vinh, để hoànthành nhiệm vụ kiểm toán,KTNN chuyên ngành II đã tổchức hội nghị toàn thể cán bộ,công chức để quán triệt mụctiêu, nội dung kiểm toán theohướng dẫn chung của Ngành;quán triệt toàn thể công chức,người lao động siết chặt kỷ luật,kỷ cương trong thực hiện nhiệmvụ và tăng cường biện phápphòng ngừa tiêu cực trong hoạtđộng kiểm toán. Những nỗ lực,quyết tâm của toàn thể đơn vị,trong giai đoạn qua, dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo của Kiểm toántrưởng Mai Vinh được thể hiệnrõ qua những con số kiểm toán.Đến nay, các cuộc kiểm toán doKTNN chuyên ngành II thựchiện luôn đạt chất lượng tốt,

được lãnh đạo KTNN đánh giácao. Như đánh giá của PhóTổng Kiểm toán Nhà nướcNguyễn Quang Thành tại Đạihội Đảng bộ KTNN chuyênngành II nhiệm kỳ 2020-2025:Những kết quả kiểm toán củaKTNN chuyên ngành II đã tạođược tác động xã hội rất lớn, rấttích cực, góp phần nâng tầm vị

thế của KTNN trước Chính phủ,Quốc hội. Kết quả này, trướchết đó là nhờ sự đóng góp trựctiếp của các đảng viên, kiểmtoán viên, nhưng dấu ấn xuyênsuốt ở đó chính là sự lãnh đạo,chỉ đạo của đồng chí Mai Vinh- Bí thư Đảng ủy bộ phận, Kiểmtoán trưởng.

Trải qua nhiều cương vịcông tác, ở đâu, TS. Mai Vinhcũng luôn để lại những ấn tượngsâu sắc trong cán bộ, nhân viênbởi sự quyết đoán, nguyên tắctrong công việc, nhưng luônthấu hiểu và chia sẻ với cấpdưới. Với các cán bộ, kiểm toánviên của KTNN chuyên ngànhII, ấn tượng về vị thủ trưởng củađơn vị cũng vô cùng đặc biệt.Hỏi về TS. Mai Vinh, nhiềukiểm toán viên của đơn vịkhông ngần ngại bảo: Ông rấtnghiêm khắc, nguyên tắc trongcông việc, nhưng khi được phảnbiện, tranh luận và nhận thấy cócơ sở, ông rất biết cách lắng

nghe và sẵn sàng tiếp thu, chứkhông bảo thủ. "TS. Mai Vinhlà người có cách làm việc nhấtquán, mục tiêu cuối cùng,không có gì khác ngoài việchướng đến nâng cao chất lượng,hiệu quả kiểm toán" - một kiểmtoán viên KTNN chuyên ngànhII chia sẻ.

Những trăn trở và gửi gắmở thế hệ kiểm toán viên trẻ

Xác định nâng cao chấtlượng, hiệu quả kiểm toán làyêu cầu cấp thiết được đặt lênhàng đầu của đơn vị, trong thờigian công tác, Kiểm toán trưởngMai Vinh cùng với tập thể lãnhđạo đơn vị đã chỉ đạo tăng

cường công tác kiểm soát chấtlượng kiểm toán; công tác giáodục, nâng cao đạo đức nghềnghiệp kiểm toán viên tiếp tụcđược duy trì với nhiều biệnpháp, hình thức khác nhauxuyên suốt cuộc kiểm toán,như: thành lập các tổ kiểm soátchất lượng kiểm toán để kiểmsoát các đoàn kiểm toán theođúng Quy chế kiểm soát chấtlượng kiểm toán; thực hiệnnghiêm túc và có hiệu quả cácvăn bản chỉ đạo của Tổng Kiểmtoán Nhà nước về tăng cườngkỷ luật, kỷ cương trong hoạtđộng kiểm toán; chỉ đạo cácđoàn kiểm toán, tổ kiểm toántuân thủ chế độ báo cáo thườngxuyên, đột xuất và định kỳ vềtiến độ, kết quả kiểm toán nhằmchỉ đạo, giải quyết kịp thờinhững vướng mắc trong quátrình kiểm toán; trao đổi kịpthời về các phát hiện kiểm toán

TS. MAI VINH - NGUYÊN KIểM TOÁN TRưởNG KTNN CHUYÊN NGÀNH II:

Không ngừng trăn trở vì sự nghiệp phát triển của Kiểm toán Nhà nướcr Bài và ảnh: PHỐ HIẾN

Trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau và cho đến lúc nghỉ hưu, TS. Mai Vinh (nguyênKiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II) vẫn luôn trăn trở làm sao có thể đào tạo, phát triểnđược thế hệ cán bộ, kiểm toán viên kế cận, đủ tài năng, đạo đức và tâm huyết, góp phần thúcđẩy KTNN ngày một phát triển, hiện đại và chuyên nghiệp.

Tình trạng một số cơ sở y tế “bắt tay”các DN nhập khẩu, phân phối trangthiết bị y tế (TTBYT) mua bán lòngvòng,“thổi giá” để trục lợi thời gian quakhiến dư luận không khỏi bức xúc,đồng thời đặt ra yêu cầu tăng cườngcông tác quản lý, nhằm ngăn chặn thấtthoát NSNN cũng như bảo đảm quyềnlợi của người bệnh.

Những cảnh báo từ kết quả kiểm toán

Vụ nâng khống giá trị gói thầu muasắm hệ thống xét nghiệm tự động PCRgây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng choNhà nước hơn 5,4 tỷ đồng xảy ra tạiTrung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội; vụ nâng khống nhiều lần giá trịhệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồngliên doanh, liên kết với Bệnh viện BạchMai… một lần nữa cho thấy những bấtcập, “lỗ hổng” trong công tác quản lý nhànước về TTBYT.

Trên thực tế, những bất cập này đãđược KTNN cảnh báo và đưa ra kiến nghịqua công tác kiểm toán từ nhiều năm nay.Điển hình là từ năm 2016, qua kiểm toánchuyên đề Công tác đầu tư, mua sắm,quản lý và sử dụng TTBYT năm 2015 vàcác năm trước sau có liên quan của Bộ Ytế và 8 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư,KTNN đã chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế

trong công tác đấu thầu, mua sắm TTBYT.Theo đó, một số cơ sở y tế lập hồ sơ mờithầu chưa đầy đủ, không đảm bảo tínhcạnh tranh. Công tác xét thầu tại một sốgói thầu thực hiện chưa đúng quy định;chấm thầu chưa bám sát yêu cầu của hồ sơmời thầu dẫn đến sai lệch kết quả chấmthầu; một số gói thầu thương thảo, ký hợpđồng chưa chặt chẽ... Qua kết quả kiểmtoán, KTNN kiến nghị Bộ Y tế sớm đăngtải công khai trên Cổng thông tin điện tửcủa Bộ Y tế thông tin về giá trúng thầumua sắm TTBYT của các cơ sở y tế trêntoàn quốc; thường xuyên, kịp thời cậpnhật thông tin về giá TTBYT để phục vụcông tác quản lý.

Liên quan đến việc liên doanh, liên kếtTTBYT phục vụ khám chữa bệnh (KCB),năm 2019, qua kiểm toán chuyên đề Thựchiện cơ chế tự chủ đối với các bệnh việncông lập giai đoạn 2016-2018, KTNN chỉrõ, trên thực tế, việc thực hiện liên doanh,liên kết máy móc chủ yếu vì tính chấtthương mại, vì mục đích lợi nhuận đã đẩy

giá KCB lên cao. Bên cạnh đó là sự thiếukiểm soát hợp lý của các cấp có thẩmquyền, các văn bản, quy định cho hoạtđộng này không đầy đủ nên tại nhiều bệnhviện công lập tồn tại cơ chế liên doanh,liên kết chưa rõ ràng, minh bạch; thời gianliên kết dài hơn nhiều so với thời giankhấu hao máy móc thiết bị tham gia liêndoanh, liên kết, gây bất lợi cho bệnhviện… Trong công tác đấu thầu, mua sắmtrang thiết bị, nhiều bệnh viện có tìnhtrạng thiết bị mua về không được sử dụngdẫn đến nhanh hỏng hóc, giảm thời giankhấu hao của máy… Công tác tổ chức đấuthầu, mua sắm TTBYT còn chưa thực hiệnđúng quy định của Luật Đấu thầu…KTNN kiến nghị, cần có cách thức quảnlý minh bạch hơn thông qua đấu thầu,thông qua kế hoạch, chiến lược được cơquan có thẩm quyền phê duyệt để loại bỏtình trạng nâng giá máy, nâng thời gianliên kết, tạo ra lợi ích nhóm hoặc chuyểndịch lợi ích sang đối tác, nâng giá dịch vụKCB tạo gánh nặng cho bệnh nhân…

Minh bạch để “dẹp loạn” thổi giáĐể chấn chỉnh, ngăn chặn những tiêu

cực, vi phạm trong mua sắm TTBYT, mớiđây, Bộ Y tế đã khai trương Cổng thôngtin Công khai giá TTBYT. Theo đó, giácông khai trên Cổng là giá của thiết bị ytế tương ứng với cấu hình, tính năng kỹthuật và thuế, phí các dịch vụ cơ bản đikèm (bảo hành, vận chuyển, lắp đặt, đàotạo hướng dẫn sử dụng, giá linh kiện thaythế chính, giá bảo trì sau bảo hành…);công khai các đại diện của chủ sở hữuthiết bị y tế. Bộ Y tế xây dựng hệ thốngphần mềm, cấp tài khoản để DN tự thựchiện việc công khai giá, cập nhật đăngcông khai trên Cổng thông tin giá TTBYTkèm theo các yếu tố xác định giá.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế NguyễnThanh Long nhấn mạnh, việc công khaigiá các thiết bị y tế cũng như cấu hìnhthiết bị y tế, tiến tới công khai giá trúngthầu của các gói thầu thiết bị y tế trênCổng thông tin sẽ giúp cho các cơ sở ytế có nhu cầu mua sắm thiết bị y tế thamkhảo, lập dự toán nhằm bảo đảm côngkhai, minh bạch, công bằng trong việcmua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế;làm cho thị trường TTBYT Việt Namngày càng lành mạnh, nâng cao năng lựccạnh tranh.

Ngoài việc công khai giá, Bộ Y tế đãban hành Thông tư số 14/2020/TT-BYT

Minh bạch trong mua sắm vàsử dụng trang thiết bị y tếr Đ.KHOA

TS. Mai Vinh

Trong giai đoạn 2015-2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo củađồng chí Mai Vinh - nguyên Kiểm toán trưởng KTNN chuyênngành II, đơn vị đã tổ chức thực hiện 74 cuộc kiểm toán, kết quảkiến nghị xử lý tài chính gần 16.500 tỷ đồng (trong đó tăng thu3.579 tỷ đồng và giảm chi 2.737 tỷ đồng cho NSNN).n

Page 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

Những kết quả công tác nổi bậtTheo Kiểm toán viên Trần Thị

Thanh Bình - Trưởng phòng NSĐP, vớichức năng giúp Vụ trưởng xây dựngchế độ kiểm toán; đồng thời trực tiếpkiểm tra thực hiện chế độ kiểm toán vàkiểm soát chất lượng các cuộc kiểmtoán do các KTNN khu vực thực hiện;tổng hợp kết quả, đánh giá tình hìnhthực hiện chế độ kiểm toán thuộc lĩnhvực kiểm toán NSĐP..., trong giai đoạnvừa qua, tập thể Phòng NSĐP đã thựchiện một cách tích cực, có hiệu quả cácnhiệm vụ được giao.

Trong đó, Phòng đã tham gia xâydựng Hệ thống Chuẩn mực KTNN, cácquy trình kiểm toán và các hướng dẫn,các văn bản quản lý của Ngành như:Quy trình kiểm toán NSĐP, Quy trìnhkiểm toán chương trình mục tiêu quốcgia, Hướng dẫn kiểm toán dựa trêntrọng yếu rủi ro lĩnh vực NSĐP; sửa đổihồ sơ mẫu biểu kiểm toán...

Xác định công tác KSCLKT đóngvai trò quan trọng trong việc góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả kiểmtoán, Trưởng phòng Trần Thị ThanhBình cho biết, tập thể, cá nhân trongPhòng luôn ý thức được vai trò, trọngtrách được giao để thực hiện công táckiểm tra, kiểm soát với trách nhiệm caonhất. Công tác kiểm soát đã chỉ ranhững hạn chế giúp các đoàn kiểm toánrút kinh nghiệm, hoàn thiện, bổ sungđối với việc lập kế hoạch kiểm toán chitiết, việc ghi chép nhật ký kiểm toán...,đặc biệt lưu ý đến việc thu thập bằngchứng kiểm toán đầy đủ đối với cácphát hiện kiểm toán làm cơ sở cho việcđánh giá, kiến nghị kiểm toán nhằmđảm bảo các kiến nghị khả thi, đúngquy định pháp luật, hạn chế việc khiếunại về kết quả kiểm toán, giảm thiểu rủiro cho Ngành. Phòng còn chủ động,sáng tạo xây dựng và trình lãnh đạo Vụđề xuất về các hình thức KSCLKT mớinhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động kiểm toán của KTNN.

Chia sẻ về những khó khăn, chị TrầnThị Thanh Bình cho biết, trong giaiđoạn 2015-2020, đặc biệt trong 2 nămgần đây, các khu vực rà soát tổng thểviệc thực hiện kiến nghị, khiếu nại vềkết quả kiểm toán từ nhiều năm trước,nên khối lượng và áp lực công việc rấtlớn, đòi hỏi các cán bộ xử lý kiến nghị,khiếu nại vừa phải có chuyên môn sâu,tận tụy, tâm huyết và trách nhiệm trongcông việc, đồng thời vừa phải có sựphối hợp của các đơn vị trong việc cung

cấp hồ sơ liên quan thì mới đảm bảođược tiến độ, hạn chế rủi ro trong việcđiều chỉnh kết quả, kiến nghị kiểm toán.Với sự nỗ lực, cố gắng không biết mệtmỏi, tập thể Phòng đã hoàn thành tốtnhiệm vụ chính trị do lãnh đạo đơn vịgiao, cũng như thực hiện tốt các côngtác trả lời kiến nghị kiểm toán; học tập,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ và các công tác khác...

Phát động thi đua phải gắn vớitừng việc làm cụ thể

Nhìn lại những kết quả đạt được, đạidiện Phòng NSĐP cho biết, một trongnhững nguyên nhân quan trọng gópphần tạo nên kết quả trong giai đoạnvừa qua của Phòng đó là tập thể, cánhân trong Phòng đã chủ động và tráchnhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụđược giao; đồng thời hưởng ứng, triểnkhai tích cực, có hiệu quả các phongtrào thi đua của Ngành cũng như do đơnvị phát động.

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạtđộng của Phòng NSĐP, Vụ trưởng VụChế độ và KSCLKT Ngô Minh Kiểmcho biết, trong nhiều năm liền, tập thể,cá nhân Phòng NSĐP luôn nỗ lực hoànthành tốt mọi nhiệm vụ được giao.Những kết quả đạt được, những bài họckinh nghiệm được Phòng rút ra cũngchính là bài học chung được đơn vịquán triệt thực hiện trong phát động,hưởng ứng các phong trào thi đua. Theođó, để các phong trào thi đua mang lạikết quả, hiệu quả và có tính lan tỏa, việcphát động phong trào thi đua phải gắnvới việc làm, hành động cụ thể, thiếtthực, bám sát nhiệm vụ chính trị đượcgiao. Cùng với đó, công tác khenthưởng phải lựa chọn đúng người, đúng

đối tượng; khen thưởng phải kịp thời,công bằng, công khai, dân chủ và phảilà động lực thúc đẩy mọi hoạt động củađơn vị.

Quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo Vụ,các cá nhân và tập thể Phòng đã đăngký thi đua hoàn thành xuất sắc cácnhiệm vụ, phấn đấu đạt danh hiệu cánhân, tập thể tiên tiến trở lên; đóng gópcác sáng kiến mới, sáng tạo trong côngtác KSCLKT, thẩm định kế hoạch kiểmtoán, giải quyết kiến nghị, khiếu nại,xây dựng văn bản chính sách chế độ...Đây cũng chính là những định hướngquan trọng được Phòng xác định đểhướng đến thực hiện tốt hơn các nhiệmvụ được giao thời gian tới.

Với những nỗ lực của tập thể, cánhân, trong 5 năm qua, Phòng NSĐPđều đạt danh hiệu Tập thể phòng Laođộng tiên tiến, trong đó 3 năm đạt danhhiệu Phòng Lao động xuất sắc (năm2015, 2017, 2019) được Tổng Kiểmtoán Nhà nước tặng Giấy khen. Nhiềucá nhân trong Phòng cũng được lãnhđạo KTNN và lãnh đạo đơn vị tôn vinh,như: Giấy khen thưởng đột xuất củaTổng Kiểm toán Nhà nước cho 1 cánhân, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sởcho 3 lượt cá nhân và danh hiệu Laođộng tiên tiến cho 38 lượt cá nhân.Những kết quả này, theo Trưởng phòngTrần Thị Thanh Bình, chính là nhữngnguồn động viên to lớn đối với tập thể,cá nhân Phòng NSĐP. Qua đây, mỗi cánhân trong Phòng sẽ ý thức hơn vềtrách nhiệm của mình, tích cực thi đuatrong từng việc làm cụ thể để phấn đấuhoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ đượcgiao, từ đó góp phần xây dựng hình ảnhngười cán bộ, công chức KTNN “dĩcông vi thượng” như lời dạy của Bác.n

Trong giai đoạn vừa qua, tập thể Phòng NSĐP đã thực hiện một cách tích cực,có hiệu quả các nhiệm vụ được giao Ảnh: TS

Là một trong những phòng trực tiếp tham gia kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT), trước yêu cầu nângcao chất lượng kiểm soát, Phòng Ngân sách địa phương (NSĐP) - Vụ Chế độ và KSCLKT, đã chú trọng thựchiện các giải pháp nhằm đổi mới công tác này, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngkiểm toán.

Gắn công tác thi đua với nâng caohiệu quả kiểm soát chất lượng kiểm toánr NGUYỄN LỘC

giữa các tổ kiểm toán; định kỳ và kết thúccuộc kiểm toán, Kiểm toán trưởng báo cáokết quả thực hiện với lãnh đạo KTNN.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của TS. MaiVinh, từ việc thực hiện nhiệm vụ kiểmtoán, kiểm soát chất lượng kiểm toán đếncác công tác khác đều được triển khai tíchcực và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuynhiên, điều mà ông không ngừng trăn trở,đó là làm thế nào để xây dựng được nhữngthế hệ kiểm toán viên tương lai giàu nănglực, trí tuệ và có đạo đức nghề nghiệp.Theo ông, một trong những giải pháp cơbản, quan trọng nhất và phải làm ngay, đólà cần tăng cường công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ. Bên cạnh việc cử các cánbộ, kiểm toán viên tham gia đầy đủ các lớpdo Ngành tổ chức, KTNN chuyên ngành IIcòn tự tổ chức đào tạo, tập huấn về hướngdẫn kiểm toán đối với các cuộc kiểm toánchuyên đề; quán triệt mục tiêu kiểm toáncủa KTNN nhất là mục tiêu, nội dung vàkỹ năng kiểm toán; tạo mọi điều kiện chocán bộ, công chức, kiểm toán viên tự họctập nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, đơn vịđã thường xuyên đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ và giáo dục chínhtrị tư tưởng cho toàn thể cán bộ công chứctrong đơn vị, nhằm phát huy tinh thần tựgiác, tự trọng nghề nghiệp; giữ nghiêm kỷluật cán bộ, công chức.

Không dừng lại ở công tác giáo dục,đào tạo, bồi dưỡng cho kiểm toán viêntrong đơn vị, trong vai trò là giảng viênkiêm chức của các lớp đào tạo, bồi dưỡngcủa Ngành, TS. Mai Vinh còn tích cựctruyền lửa nghề cho biết bao thế hệ kiểmtoán viên trẻ của Ngành. Theo TS. MaiVinh, những buổi đi giảng không chỉ là cơhội để ông chia sẻ kinh nghiệm, truyền thụtri thức mà còn là dịp ông được lắng nghetâm tư, nguyện vọng của các kiểm toánviên trẻ và qua đó có những định hướngđúng đắn về nghề, về đạo đức nghề nghiệp,cách đối nhân xử thế cần thiết đối với mỗikiểm toán viên trong quá trình thực hiệnkiểm toán.n

quy định một số nội dung trong đấu thầuTTBYT tại các cơ sở y tế công lập (Thôngtư 14). Ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụtrưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình ytế, Bộ Y tế - cho biết, Thông tư sẽ thựchiện việc phân nhóm đối với TTBYT vàviệc dự thầu vào các nhóm của gói thầu đểcác cơ sở y tế có thể thêm cơ sở lựa chọnTTBYT phù hợp với yêu cầu chuyên môn,nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính củađơn vị. Đồng thời, Thông tư quy định điềukiện của TTBYT tham dự thầu, đặc biệt làtrách nhiệm của các nhà cung cấp liênquan đến công tác bảo hành, bảo trì vàcung cấp phụ kiện, vật tư thay thế để đảmbảo hiệu quả sử dụng, hiệu quả đầu tư,tránh tình trạng mua bán lòng vòng, đẩygiá như một số trường hợp đã xảy ra thờigian qua.

Bên cạnh đó, Thông tư 14 quy địnhminh bạch mẫu xây dựng cấu hình, tínhnăng kỹ thuật và các yêu cầu về tính pháplý đối với TTBYT khi tham dự thầu theoquy định; thực hiện việc công khai, minhbạch kết quả lựa chọn nhà thầu, giúp cácđơn vị có thể tham khảo về giá trúng thầuđể lập dự toán giá gói thầu và đồng bộ vớiviệc tham khảo giá trên Cổng thông tinCông khai giá TTBYT, từ đó lập kế hoạchmua sắm, lựa chọn TTBYT có chất lượng,đáp ứng yêu cầu chuyên môn và có giáthành phù hợp.n

THỨ NĂM 24-9-2020 5

Page 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-20206

Kiến nghị sửa đổi, ban hành16 văn bản, phát hiện nhiềuvấn đề nổi cộm

3 cuộc kiểm toán nêu trên tậptrung vào các chủ đề: công tácquản lý môi trường của Nhà máyNhiệt điện Vĩnh Tân 1, tỉnh BìnhThuận; công tác quản lý và xử lýchất thải y tế tại các bệnh viện trênđịa bàn TP. Hà Nội và công tácquản lý nhập khẩu phế liệu giaiđoạn 2016-2018 tại các Bộ: Tàinguyên và Môi trường (TN&MT),Công Thương, Tài chính. Qua đó,KTNN đã kiến nghị sửa đổi 9 vănbản, ban hành mới 7 văn bản vàphát hiện một số vấn đề nổi cộm.

Cụ thể, hệ thống pháp luật vềBVMT cơ bản đã đầy đủ, tuynhiên, một số quy định tại LuậtBVMT, Luật Đầu tư công, LuậtTài nguyên nước… còn chưathống nhất, gây khó khăn khi thựchiện. Nhiều nội dung về BVMT đãđược luật hóa nhưng thiếu khả thinên không thực hiện được.

Về cơ chế vận hành, vấn đề nổicộm nhất ở Nhà máy Nhiệt điệnVĩnh Tân 1 là việc chồng lấn 525hagiữa Trung tâm Điện lực Vĩnh Tânvới Khu bảo tồn sinh thái Hòn Cau.KTNN chỉ rõ và kiến nghị Thủtướng Chính phủ, Thủ tướng đã chỉđạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch, Bộ TN&MT, UBND tỉnhBình Thuận rà soát, xử lý dứt điểmtình trạng này. Tại cuộc kiểm toánNhà máy này, KTNN kiến nghịUBND tỉnh Bình Thuận xử phạtchủ đầu tư dự án gần 1 tỷ đồng dokhai thác, sử dụng nguồn nước biểnvà xả thải vào nguồn nước khi chưacó giấy phép.

Bên cạnh đó, việc phân công,phân cấp về quản lý môi trườngcòn chồng chéo. Kết quả kiểmtoán công tác nhập khẩu phế liệucho thấy, các cơ quan quản lý chưaphối hợp, còn đùn đẩy trách nhiệmxác định nguồn cung trong nướclàm căn cứ tính toán khối lượng

phế liệu nhập khẩu, thiếu cơ chếquản lý phế liệu nhập khẩu. Giaiđoạn 2016-2018, tổng phế liệunhập khẩu là 36 triệu tấn gồm: sắt,thép, giấy, nhựa. Tính toán tácđộng môi trường giữa việc nhậpkhẩu phế liệu làm nguyên liệu sảnxuất và sản xuất trong nước,

KTNN nhận thấy, để Nhà máyNhiệt điện Vĩnh Tân 1 sản xuất ra36 triệu tấn thành phẩm cầnkhoảng 416.000 tấn hóa chất, tiêuthụ 15,8 tỷ kW điện (bằng lượngđiện Nhà máy chạy hết công suấttrong 2,2 năm). Nếu Nhà máychạy trong 2,2 năm sẽ tiêu tốn 9,9

triệu tấn than, 4,6 triệu m3 nước vànước thải; thải ra môi trường 418tỷ m3 khí thải và 3,6 triệu tấn chấtthải, trong đó có những chất thải sẽảnh hưởng đến môi trường hàngtrăm năm.

Ngoài ra, việc Bộ TN&MTkhông giám sát hết hoạt động cấpphép cho các DN tại địa phương đãdẫn đến tình trạng tồn đọng phếliệu. Kết quả kiểm toán cho thấy,còn 13.472 container phế liệu nhậpkhẩu tồn đọng tại 3 cảng chính:Hải Phòng, Sài Gòn và Vũng Tàu,trong đó, 8.234 container có thờihạn trên 90 ngày, thậm chí có con-tainer đã tồn đọng vài năm.

Qua kiểm toán công tác quản lývà xử lý chất thải y tế tại các bệnhviện trên địa bàn TP. Hà Nội,KTNN chỉ rõ: 82% bệnh viện đượckiểm toán, đối chiếu không lắp đặtđồng hồ theo dõi lưu lượng xảnước thải; còn hiện tượng xả thảitrực tiếp ra môi trường; hệ thống xửlý đã xuống cấp, không đáp ứngđược khả năng xử lý; 86% bệnhviện được kiểm toán, đối chiếu cóhồ sơ môi trường chưa đầy đủ, chủyếu thiếu Giấy xác nhận hoànthành công trình BVMT trước khivận hành chính thức.

Kết quả kiểm toán còn phảnánh, việc áp dụng các biện pháp xử

Cần nghiên cứu, thực hiện những chủ đềkiểm toán mới r ThS. ĐINH VĂN DŨNG - Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III

Những năm gần đây, KTNN đã từng bướcthực hiện các cuộc kiểm toán môi trường(KTMT) nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệulực, hiệu quả của công tác quản lý môitrường, chỉ rõ lỗ hổng trong hệ thốngpháp luật để kiến nghị kịp thời với các cơquan có liên quan. Qua đó, KTNN cũng đãđúc kết được nhiều kinh nghiệm trongviệc lựa chọn chủ đề kiểm toán và lập kếhoạch cho cuộc KTMT.

Lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch quyếtđịnh sự thành công của cuộc kiểm toán

Trước năm 2015, hoạt động KTMT chủyếu được KTNN lồng ghép trong các cuộckiểm toán chuyên đề, chương trình mục tiêuhoặc dự án đầu tư. Từ năm 2015 trở lại đây,KTNN đã từng bước thực hiện các cuộcKTMT dưới hình thức kiểm toán hoạt độngvà có nhiều phát hiện nổi bật. Cụ thể:

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý vàxử lý nước thải, chất thải các khu côngnghiệp (KCN) tại 4 tỉnh cho thấy: còn nhàmáy xử lý nước thải không có báo cáo đánhgiá tác động môi trường, không có giấy phépxả thải, chất lượng nước thải không ổn định,có nhiều thời điểm vượt ngưỡng so với quyđịnh; đa số người dân sống tại thôn, xã KCNđược phỏng vấn phản ánh nước thải KCN ônhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống;biện pháp quản lý về môi trường KCN, nướcthải công nghiệp chưa đồng bộ, khoa học,

quyết liệt, chặt chẽ dẫn đến chưa kịp thờiphát hiện và ngăn ngừa triệt để các hành vivi phạm về bảo vệ môi trường (BVMT)…

Qua kiểm toán hoạt động việc quản lý,sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường vàviệc đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nướcthải, rác thải trên địa bàn TP. Hà Nội giaiđoạn 2014-2018, KTNN chỉ rõ: chưa có tiêuchí, tiêu chuẩn cụ thể để xác định khối lượngcho việc duy trì vệ sinh môi trường cũng nhưgiám sát tần suất thực hiện làm cơ sở xácđịnh nghiệm thu khối lượng, chất lượng côngviệc... Việc đầu tư một số nhà máy chất thải,nước thải còn gặp khó khăn khi kêu gọi đầutư; một số dự án chậm tiến độ...

Cuộc kiểm toán việc thực hiện giải phápgiảm sử dụng túi ni lông thông thường củaTP. HCM theo Đề án của Chính phủ chỉ rõnhững hạn chế trong việc tổ chức thu thuếBVMT đối với hoạt động sản xuất túi ni lôngkhó phân hủy, còn nhiều lỗ hổng trong cácvăn bản pháp luật, gây thất thu NSNN. Quakiểm toán, KTNN kiến nghị tăng thu 3,5 tỷ

đồng thuế BVMT đối với túi ni lông và kiếnnghị xử lý khác hơn 600 tỷ đồng đối với cácđơn vị sản xuất túi ni lông tự hủy sinh họcnhưng không đáp ứng được tiêu chí thânthiện với môi trường.

Kiểm toán hoạt động quản lý nhập khẩuphế liệu giai đoạn 2016-2018 tại Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Công Thương vàBộ Tài chính, KTNN đã kiến nghị: Bộ Tàichính thu thuế BVMT đối với phế liệu nhập;các cơ quan quản lý thực hiện công tác dựbáo, đánh giá khả năng đáp ứng nguồnnguyên liệu trong nước và nhu cầu nhậpkhẩu phế liệu phục vụ sản xuất… Cùng vớiđó, cuộc kiểm toán hoạt động quản lý và xửlý nước thải, chất thải y tế và cuộc kiểm toáncông tác quản lý môi trường của Nhà máyNhiệt điện Vĩnh Tân 1, tỉnh Bình Thuận cũngđưa ra nhiều kiến nghị có giá trị.

Để đạt được kết quả trên, KTNN đã thựchiện tương đối bài bản công tác lựa chọn chủđề và lập kế hoạch cho từng cuộc KTMT.Theo đó, các chủ đề KTMT được lựa chọn

trên cơ sở đề xuất, định hướng của Ngành,tham khảo ý kiến của các cơ quan có liênquan cũng như các đại biểu Quốc hội; đảmbảo tính thời sự, tập trung vào những vấn đềđã và đang gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Về lập kế hoạch kiểm toán (KHKT), saukhi KTNN ban hành Hướng dẫn KTMT,công tác này đã được chuẩn hóa, đảm bảođầy đủ, nhất quán nhưng vẫn linh hoạt, phùhợp với đặc thù của từng chủ đề kiểm toán.Các đoàn kiểm toán đã khảo sát trực tiếp tạimột số đơn vị để tìm hiểu quy trình quản lývà việc tổ chức thực hiện của cơ quan quảnlý trong lĩnh vực môi trường, lựa chọn đượccác hoạt động trọng yếu và có rủi ro cao đểkiểm toán, đồng thời xác định các đơn vịkiểm toán tương ứng và nội dung cụ thể tạitừng đơn vị. Nhờ đó, các cuộc KTMT đãbước đầu xác định đúng và đầy đủ đầu mốikiểm toán để thu thập bằng chứng thích hợp,đầy đủ. Đây là công việc tương đối khó khănvà đóng vai trò quyết định sự thành công củacuộc kiểm toán.

Khi lập KHKT, các đoàn đều áp dụngtương đối phong phú các phương pháp và thủtục kiểm toán như: phỏng vấn, thuê chuyêngia hay đơn vị tư vấn... Trên cơ sở quy địnhhiện hành về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, đoànkiểm toán đã điều chỉnh, bổ sung cho phùhợp với đặc thù của cuộc KTMT. Do vậy, cácphát hiện trong KTMT tương đối thuyếtphục, mới mẻ và phong phú.

Đưa kiểm toán môi trườnglên tầm cao mớir HÁN THỊ BÍCH HỒNG - Vụ Tổng hợp, KTNN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Năm 2019, KTNN chuyên ngành III thực hiện 3 cuộc kiểm toán chuyên sâu về công tác quản lý môitrường. Kết quả kiểm toán đã chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý và bảo vệ môi trường(BVMT), làm cơ sở để KTNN kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiêncứu điều chỉnh chính sách.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 Ảnh tư liệu

Page 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-2020 7

Q uỹ BVMT được thànhlập theo Quyết đ ịnh

số 78/2014/QĐ-TTg ngày26/12/2014 của Thủ tướngChính phủ. Quỹ hoạt động theophương châm 3 tốt: huy động tốtmọi nguồn tài chính cho BVMT;sử dụng tốt nguồn vốn do Quỹquản lý và phát triển tốt để xâydựng Quỹ thành một tổ chức tàichính nhà nước vững mạnh.Theo quy định, báo cáo tài chínhnăm của Quỹ phải được kiểmtoán bởi KTNN.

Năm 2018, KTNN đã kiểmtoán Quỹ BVMT để đánh giá: việcxây dựng, ban hành Điều lệ tổchức và hoạt động, các văn bảnhướng dẫn nghiệp vụ của Quỹ; việc tiếp nhận, quản lývà sử dụng các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn NSNNcấp; tình hình tài chính và chấp hành thu nộp NSNN;công tác quản lý doanh thu, chi phí, vốn và tài sản nhànước; việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Qua kiểm toán, KTNN chỉ rõ nhiều bất cập, thiếusót trong hoạt động của Quỹ. Cụ thể, việc ban hànhquy định về lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn cho vayưu đãi đầu tư BVMT giai đoạn 2016-2018 chưa phùhợp với Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ.Quỹ chưa quy định về nguyên tắc xác định mức tàitrợ và mức hỗ trợ đối với công tác khắc phục ô nhiễmmôi trường do thiên tai; chưa cụ thể hóa về thời hạnquyết toán kinh phí tài trợ cũng như trách nhiệm, trìnhtự xử lý trong trường hợp sử dụng kinh phí khôngđúng quy định...

Công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn, tài sảnnhà nước còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch sử dụngđối với lãi phát sinh. Lập kế hoạch chậm so với quyđịnh. Việc giao kế hoạch tăng vốn điều lệ không căncứ vào kế hoạch vốn do Quỹ BVMT trình Bộ TàiNguyên và Môi trường. Một số nhiệm vụ giao khôngđúng quy định.

Bên cạnh đó, phê duyệt quyết toán nhiệm vụ khôngcăn cứ vào xác nhận quyết toán của Quỹ BVMT và đơnvị phối hợp. Việc ban hành văn bản hướng dẫn chi tiếtdanh mục sản phẩm làm cơ sở cho Quỹ BVMT thẩmđịnh, phê duyệt cho vay ưu đãi lãi suất từ nguồn NSNNcòn chậm. Thẩm định, phê duyệt cho vay ưu đãi vượtquy định. Cho vay khi chưa đầy đủ hồ sơ, tài liệu;không thực hiện công tác thu thập, thẩm định hồ sơquyết toán đối với hoạt động tài trợ; điều này dẫn đếntình trạng tỷ lệ nợ xấu vượt 2,96% so với kế hoạch tàichính được duyệt.

Trong năm, Quỹ đã cơ cấu lại khoản nợ, gửi vănbản đôn đốc, làm việc trực tiếp với khách hàng vàngân hàng bảo lãnh để tăng cường các biện pháp thuhồi nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi thực hiện đối chiếunợ gốc, Quỹ chưa phân loại dư nợ gốc trong hạn vàdư nợ gốc quá hạn, chưa đối chiếu đối với tiền lãichậm thanh toán.

Quỹ chưa thực hiện đối chiếu với bên vay và BộTài chính theo quy định đối với khoản vay ủy thácbằng vốn Ngân hàng Thế giới. Hồ sơ hỗ trợ khắc phụcô nhiễm môi trường do thiên tai của các địa phươngkhông có văn bản riêng về phương án khắc phục và kếhoạch sử dụng nguồn tài trợ mà lồng ghép trong văn

bản báo cáo tình hình thiệt hại. Một số địa phươngkhông có quyết định phê duyệt dự toán của cấp cóthẩm quyền.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động nghiệpvụ còn nhiều bất cập như: hạch toán một số khoản chiphúc lợi vào chi phí hoạt động, trích dự phòng rủi rotín dụng (dự phòng chung) vượt so với quy định; hạchtoán vào chi phí tiền mua ô tô không đúng quy định;ghi nhận doanh thu chưa đầy đủ dẫn đến xác định thiếusố thuế phải nộp...

Về xây dựng và thực hiện quỹ tiền lương, đến thờiđiểm kiểm toán, đã quá 36 tháng nhưng Quỹ BVMTchưa được cơ quan có thẩm quyền ban hành xây dựngtiêu chuẩn xếp hạng theo quy định tại Thông tư liêntịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC; chưa xâydựng vị trí việc làm hoặc chức danh công việc, địnhmức lao động. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động của QuỹBVMT chưa đảm bảo đầy đủ căn cứ, cơ sở, chỉ tiêutheo quy định...

Từ kết quả kiểm toán, KTNN kiến nghị Bộ Tàinguyên và Môi trường chỉ đạo Quỹ BVMT đàm phánvới bên vay thu hồi về Quỹ BVMT 27,16 tỷ đồng.Đồng thời, KTNN kiến nghị Quỹ báo cáo với cơ quancó thẩm quyền về tình hình sử dụng phí BVMT đối vớinước thải thu từ 2006-2010 còn lại để quản lý theo quyđịnh và chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc giao kếhoạch nhiệm vụ cho Quỹ BVMT, phê duyệt quyết toánnhiệm vụ, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết danhmục sản phẩm, thẩm định, phê duyệt cho vay ưu đãi...

Để đạt được kết quả kiểm toán trên, KTNN chuyênngành II rút ra một số bài học sau: Bám sát nội dung,mục tiêu kiểm toán hằng năm và trách nhiệm củaKTNN đối với Quỹ BVMT Việt Nam. Xây dựnghướng dẫn kiểm toán Quỹ đảm bảo chất lượng, có tínhchất cẩm nang để kiểm toán viên chủ động áp dụngtrong kiểm toán đối với các tình huống cụ thể trongthực tế. Làm tốt khâu khảo sát, thu thập thông tin lậpkế hoạch kiểm toán tổng hợp và kế hoạch kiểm toánchi tiết; bố trí lực lượng kiểm toán viên phù hợp và tổchức đào tạo tập huấn (kể cả mời chuyên gia) cho cácthành viên đoàn kiểm toán trước khi thực hiện. Bố tríthành viên đoàn kiểm toán phù hợp; theo đó, ngoàinghiệp vụ chuyên môn, thành viên đoàn kiểm toán cầnphải am hiểu về lĩnh vực kiểm toán môi trường, đặcbiệt là đối với quỹ tài chính ngoài NSNN. Tăng cườngkiểm toán hoạt động đối với Quỹ BVMT theo thẩmquyền của KTNN.n

KIểM TOÁN QUỹ BảO Vệ MÔI TRườNG:

Kết quả đạt được và vấn đề đặt rar ThS. NGUYỄN MINH GIANG - Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II

phạt trong lĩnh vực BVMT còn hạn chế. Công tác giám sát việcthực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ, kịp thời… dẫnđến tỷ lệ vi phạm quy định về BVMT vẫn cao.

Luôn đổi mới, sáng tạo trong hoạt động kiểm toán môi trường

Từ 3 cuộc kiểm toán nói trên, KTNN chuyên ngành III đã rútra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp để tăng cườngcông tác kiểm toán môi trường (KTMT) sau:

Khi lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch KTMT hằng năm,ngoài những vấn đề nóng, được xã hội quan tâm, cần nghiên cứunhững chủ đề kiểm toán mới, mang lại nhiều giá trị gia tăng trongtương lai như kiểm toán việc thực hiện các mục tiêu phát triểnbền vững. Năm 2021, KTNN chuyên ngành III được lãnh đạoKTNN giao chủ trì thực hiện cuộc kiểm toán “Việc quản lý nguồnnước lưu vực sông Mê Công, gắn với việc thực hiện mục tiêuphát triển bền vững” với 6 cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) cácnước. Đây là chủ đề kiểm toán đang được dư luận quan tâm.

Các cuộc KTMT có thể được tổ chức kết hợp 3 loại hình kiểmtoán: tài chính, tuân thủ và hoạt động nhằm đánh giá toàn diệncông tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, hướng tớiphát triển bền vững. Tăng cường áp dụng loại hình kiểm toánhoạt động vào KTMT, chú trọng sử dụng chuyên gia giỏi.

Hằng năm, KTNN chuyên ngành III sẽ đề xuất một chủ đềkiểm toán chuyên đề toàn Ngành về môi trường, xây dựng đềcương và quy chế phối hợp giữa KTNN chuyên ngành, khu vựctrong thực hiện và tổng hợp kết quả kiểm toán.

Đổi mới phương pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở tích cựcứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán, coi đâylà công cụ hỗ trợ đắc lực để tìm ra bằng chứng thuyết phục. Luônđổi mới, sáng tạo từ khâu lập kế hoạch đến phát hành báo cáokiểm toán, đặc biệt là việc đánh giá rủi ro và xác định trọng yếurủi ro, rút ngắn thời gian kiểm toán. Tích cực học hỏi kinh nghiệmtừ các SAI để tiếp cận phương pháp kiểm toán mới. Đẩy mạnhviệc sử dụng chuyên gia tư vấn, kiểm toán hiện trường, đối chiếuviệc thực hiện quy định về BVMT, áp dụng hệ thống thông tinđịa lý GIS... trong KTMT.

Tăng cường năng lực cho kiểm toán viên thông qua: hội nghị,hội thảo và các khóa đào tạo về môi trường, KTMT trong nướcvà quốc tế; khuyến khích cán bộ trong Ngành nghiên cứu khoahọc về KTMT để có cơ sở lý luận tốt khi áp dụng vào thực tiễn;hợp tác kiểm toán với các SAI dưới hình thức kiểm toán songsong hoặc kiểm toán chung.n

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán môi trường

Thực hiện Tuyên bố Hà Nội tại Đại hội Tổ chức Các cơquan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 và đặcbiệt với cương vị là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021,KTNN Việt Nam có trách nhiệm đi đầu trong việc địnhhướng phát triển KTMT lên tầm cao mới. Để đạt được điềuđó, KTNN cần có giải pháp căn bản sau:

Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên lựa chọn những vấn đề trọngyếu trong quản lý nhà nước về môi trường; có kế hoạch kiểmtoán trung hạn, hằng năm việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêuvề môi trường trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiệnChương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; xácđịnh KTMT là một nội dung quan trọng và mang tính đột phátrong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.

Thứ hai, ưu tiên tổ chức các cuộc kiểm toán với phạm vitoàn Ngành nhằm đánh giá chuyên sâu từng lĩnh vực, hạnchế các cuộc kiểm toán đơn lẻ, phạm vi hẹp.

Thứ ba, KTNN xây dựng cơ sở dữ liệu về KTMT, trongđó có cơ sở dữ liệu về các cuộc KTMT đã thực hiện để làmtư liệu tham khảo; tăng cường hạ tầng kỹ thuật thông tin đảmbảo đồng bộ và tiếp cận hệ thống dữ liệu của cơ quan quảnlý về môi trường.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế về KTMT; biệt pháikiểm toán viên tham gia KTMT do các cơ quan kiểm toántối cao thực hiện; phối hợp tổ chức các cuộc kiểm toán liênquốc gia về môi trường...

Thứ năm, đẩy mạnh công khai kết quả KTMT nhằmtuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý đểcác đơn vị nhận thức và quan tâm hơn đến việc đề phòng,ngăn ngừa, hạn chế thiếu sót, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quảnlý về môi trường...n

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Quỹ Bảo vệ môi trường (BVMT) có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm hỗ trợtài chính cho hoạt động BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu; cho vay vốn ưu đãi đối với các dự án BVMT;hỗ trợ lãi suất cho dự án BVMT vay vốn từ tổ chức tín dụng... Tuy nhiên, kết quả kiểm toán của KTNN chothấy, việc thực thi các nhiệm vụ này vẫn còn những hạn chế.

Qua kiểm toán, KTNN chỉ rõ nhiều bất cập, thiếu sót trong hoạt độngcủa Quỹ BVMT Ảnh: NHƯ Ý

Page 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-20208

Thiếu quyết liệt, đồng bộ vàhiệu quả trong quản lý, bảovệ môi trường

Trong những năm qua,KTNN khu vực VI chưa tổ chứcthực hiện chuyên sâu về KTMT.Đơn vị chỉ tập trung vào đánh giácông tác lập, giao, thực hiện dựtoán kinh phí sự nghiệp môitrường thông qua các cuộc kiểmtoán ngân sách địa phương. Tuyvậy, trong quá trình kiểm toán,KTNN khu vực VI đã có nhiềuphát hiện nổi bật liên quan đếncông tác phân bổ kinh phí sựnghiệp môi trường, thanh tra,kiểm tra, xây dựng các dự án vàxử lý chất thải. Cụ thể:

Các địa phương phân bổ kinhphí sự nghiệp môi trường khôngđủ hoặc sử dụng kinh phí khôngđúng mục đích. Công tác quản lývà bảo vệ môi trường của các địaphương chưa thực sự quyết liệt,đồng bộ, mới chỉ dừng lại ở hìnhthức xử lý sự vụ, chưa có cáckiến nghị cụ thể về công tácphòng, chống ô nhiễm cũng nhưđánh giá tính kinh tế, hiệu quả,hiệu lực trong việc sử dụng cácnguồn lực.

Công tác thanh tra, kiểm travề môi trường chủ yếu được thựchiện thông qua các báo cáo đánhgiá tác động môi trường của DNtrong quá trình hoạt động hoặc

thành lập và triển khai dự án màchưa tập trung kiểm định chấtlượng môi trường; công tác kiểmtra chủ yếu là hậu kiểm và giảiquyết hậu quả. Các chế tài luậtpháp về môi trường chưa thực sự

hiệu quả, chủ yếu là xử phạt hànhchính không đáng kể. Trong khiđó, các văn bản pháp lý và cáctiêu chuẩn về môi trường tronghoạt động của DN còn thiếu vàchưa đồng bộ.

Địa phương đã quan tâm tớicông tác xây dựng các dự án vàxử lý chất thải rắn nhưng đếnnay, hoạt động này vẫn khôngđảm bảo về công suất, hiệu quả.Trong khi đó, quá trình xây dựng

các dự án còn nhiều sai sót. Bêncạnh đó, hệ thống xử lý nướcmới đáp ứng được một phần nhỏlượng nước thải ra, đặc biệt là đốivới các đô thị lớn. Ở khu vựcnông thôn, nguồn nước gây ônhiễm và không được xử lý, nhấtlà nước thải chăn nuôi gia súc.

Rác thải sinh hoạt được thugom từ các hộ gia đình theocách thủ công, dùng xe đẩy taytới điểm trung chuyển dẫn đếntình trạng không thể phân loạirác tại nguồn, chất thải nguy hạitrộn lẫn với chất thải thôngthường tại bãi rác. Trong khi đó,đa phần rác thải được thực hiệntheo hình thức chôn lấp, chỉ mộtlượng rất nhỏ được xử lý theocông nghệ đốt. Do vậy, các bãirác hiện hữu được quy hoạch cónguy cơ hết công suất, đó làchưa kể đến việc chôn lấp khôngđảm bảo các điều kiện cần thiết,gây ô nhiễm nguồn nước, khôngkhí, ảnh hưởng đến sinh hoạtcủa người dân...

Về phía các DN, do chi phícao nên hầu hết các DN không cóhệ thống xử lý chất thải hoặc nếucó cũng không đảm bảo chấtlượng, hoạt động không liên tục,mang tính hình thức. Thậm chí,DN còn cố tình gian lận để giảmmức đóng phí bảo vệ môi trườngđến mức thấp nhất dẫn đến ảnhhưởng đến nguồn kinh phí bảovệ môi trường.

Nhiều khó khăn trong kiểmtoán môi trường

Mặc dù đã cố gắng tiếp cậnbằng nhiều hình thức khác nhau,

Tổ CHứC THựC HIệN KIểM TOÁN MÔI TRườNG:

Còn nhiều khó khăn, thách thứcr LÊ THANH HÀ - Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VI

Những năm tới, KTNN sẽ tiếp tục thựchiện các cuộc kiểm toán môi trường(KTMT), trong đó chú trọng áp dụng loạihình kiểm toán hoạt động (KTHĐ). Do đó,việc chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này làcần thiết để nâng cao chất lượng kiểmtoán. Từ thực tiễn hoạt động kiểm toáncủa đơn vị mình, KTNN khu vực IV đúckết 4 vấn đề cần quan tâm khi thực hiệnKTHĐ trong lĩnh vực môi trường.

Lựa chọn chủ đề quan trọng nhưngphải đảm bảo khả thi

Việc lựa chọn chủ đề kiểm toán quyếtđịnh rất lớn đến sự thành công của cuộcKTHĐ. Khi lựa chọn chủ đề cần có sự cânđối giữa tính khả thi của cuộc kiểm toán vàtầm quan trọng của vấn đề. Nếu chủ đề quantrọng, được nhiều người quan tâm, có ngânsách lớn nhưng quá khó để thực hiện thì cũngkhông khả thi, hoặc ngược lại, vấn đề dễ thựchiện nhưng kết quả kiểm toán không đượcsự quan tâm của dư luận thì đó cũng là mộtcuộc kiểm toán thất bại.

Để có thể lựa chọn chủ đề phù hợpmột cách dễ dàng hơn, cần tập trung xâydựng ngân hàng chủ đề. Trước nay,KTNN đã thực hiện tốt việc xây dựng kếhoạch kiểm toán (KHKT) trung và dàihạn. Ví dụ, với KTHĐ hoặc KTMT, xâydựng từ 2 đến 3 cuộc trong một năm hoặctừ 5, 8 đến 10 cuộc kế hoạch trung hạn.

Đó là nguồn chủ đề rất dễ lựa chọn chocác đơn vị. Ngoài ra, có thể tham khảocác thông tin, các vấn đề thời sự, dư luậnxã hội quan tâm trên các phương tiệnthông tin truyền thông.

Lập kế hoạch kiểm toán - khâu quyếtđịnh chất lượng cuộc kiểm toán

Theo lý thuyết và kinh nghiệm cácnước, khi lập KHKT, cần chia nhỏ mục tiêukiểm toán chung thành các mục tiêu nhỏhơn, chia nhỏ tiếp mục tiêu thành các tiêuchí kiểm toán, chia nhỏ tiêu chí kiểm toánthành các câu hỏi kiểm toán và thủ tục kiểmtoán để trả lời các câu hỏi đó.

Lập KHKT là khâu rất quan trọng quyếtđịnh chất lượng cuộc kiểm toán. Do giới hạnthời gian khảo sát lập KHKT, kiểm toán vàphát hành báo cáo nên cần tránh tư tưởnglàm một cuộc kiểm toán “hoành tráng”. Đểđảm bảo tính khả thi, việc lựa chọn mục tiêukiểm toán phải phù hợp với chủ đề kiểmtoán, lựa chọn số lượng mục tiêu trọng điểmđể cuộc kiểm toán có chiều sâu; không chọnnhiều mục tiêu dẫn đến có thể trùng lặp,chồng chéo, dàn trải. Không nhất thiết mụctiêu chung và mục tiêu chi tiết phải bao quáttoàn bộ chủ đề, mà chỉ cần bao quát nhữngvấn đề quan trọng nhất trong chủ đề kiểmtoán. Điều quan trọng nhất, phải bảo vệ được

việc xây dựng mục tiêu trọng tâm này đối vớicác Vụ tham mưu khi xây dựng KHKT.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mục tiêu kiểmtoán cần xem xét phù hợp với thực tiễn để cócác đánh giá phù hợp và đạt được sự đồngthuận của đơn vị được kiểm toán. Mục tiêu,tiêu chí kiểm toán cần sát với thực tế, cụ thể,đảm bảo dễ hiểu cho các kiểm toán viên(KTV) khi thực hiện.

Linh hoạt khi kiểm toán, đảm bảo chấtlượng trong lập báo cáo kiểm toán

Khi thực hiện kiểm toán, KTV cần linhhoạt, bám mục tiêu chung để cân đối giữacác nội dung/mục tiêu chi tiết. Ví dụ, KHKTđã đưa ra thủ tục cụ thể, tuy nhiên, quá trìnhthực hiện, có thủ tục khác thay thế tốt hơn,đơn giản hơn mà vẫn bám mục tiêu thì có thểsử dụng. Đơn cử, với cuộc kiểm toán túi nilông, KTNN khu vực IV xây dựng kế hoạchphỏng vấn hộ kinh doanh, người dân sử dụngtúi ni lông trên địa bàn. Tuy nhiên, Đoànkiểm toán chỉ có 5 người mà số lượng phỏngvấn hộ kinh doanh và người dân đi chợ tại 1chợ đã rất nhiều. Sau đó, KTNN khu vực IVchọn cách xuống một vài chợ và thu thậpthông tin qua Ban quản lý chợ, UBNDphường hoặc tổ trưởng dân phố. Kết quả,phiếu phỏng vấn rất tốt.

Trong lập báo cáo kiểm toán, để đảmbảo thời gian phát hành báo cáo, ngay từđầu, đoàn kiểm toán cần phân công từng

KIểM TOÁN HOạT độNG TRONG LĩNH VựC MÔI TRườNG:

4 vấn đề cần lưu ý r NGUYỄN THỊ VINH NGA - KTNN khu vực IV

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Các chế tài luật pháp về môi trường chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu là xử phạt hành chính khôngđáng kể Ảnh sưu tầm

Kiểm toán môi trường (KTMT) là một công cụ cần thiết để kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy địnhpháp luật về môi trường của các dự án, tổ chức, cá nhân liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường.Kết quả và kiến nghị kiểm toán góp phần ngăn chặn các vi phạm về môi trường, hoàn thiện cơ chế,chính sách pháp luật liên quan. Tuy nhiên, thực tế, việc tổ chức các cuộc KTMT chuyên sâu củaKTNN khu vực VI nói riêng và KTNN nói chung vẫn còn những khó khăn, thách thức.

Năm 2018, KTNN khu vực IV thực hiện KTHĐ việc thực hiện giải pháp giảm sử dụngtúi ni lông khó phân hủy của TP. HCM theo Đề án của Chính phủ, kết quả của cuộc kiểmtoán này được lãnh đạo KTNN đánh giá cao. Ngoài ra, đơn vị cũng đưa vào KHKT năm2020 cuộc KTHĐ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàntỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019. Năm 2021, dự kiến, KTNN khu vực IV sẽ đưa 3chủ đề kiểm toán liên quan đến môi trường vào KHKT năm, trong đó, 2 chủ đề quenthuộc là rác thải, nước thải và 1 chủ đề mới là bầu khí quyển.n

Page 9: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-2020 9

Chậm ban hành định mức, đơn giá, chưa đảm bảo cân đối ngân sách cho môi trường

Qua kiểm toán, KTNN khu vực I nhậnthấy: việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quytrình, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giáduy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn cònchậm so với kế hoạch dẫn đến thất thoát hàngtrăm tỷ đồng. Theo tính toán của KTNN, nếuHà Nội sớm ban hành và áp dụng được cácquy trình, đơn giá mới từ năm 2014 thì việcnày đã có thể tiết kiệm cho ngân sách số tiềnlên tới 391 tỷ đồng (trong 3 năm 2014-2016).

Bên cạnh đó, công tác thu giá dịch vụ vệsinh môi trường tại một số đơn vị chưa đượcđảm bảo so với kế hoạch, ảnh hưởng đến cânđối nguồn kinh phí chi trả cho công tác duytrì vệ sinh. Việc quản lý giá xử lý nước, rácchưa thống nhất và chưa theo quy định. Giai đoạn 2014-2018, mức phân bổ ngân sách địa phương cho kinh phí sựnghiệp môi trường có xu hướng giảm dần, không đáp ứngtốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu thực tế củaThành phố. Cụ thể: năm 2014 bố trí dự toán 3,89%; năm2015 là 4,08%; năm 2016 là 3,97%; năm 2017 là 3,1%; đếnnăm 2018 chỉ còn 2,18%. Trong đó, Thành phố dành tới 80- 90% tổng chi cho việc thu gom, vận chuyển dẫn tới khôngcòn kinh phí để thực hiện các nội dung quản lý môi trườngkhác. Đó là chưa kể đến việc sử dụng kinh phí sự nghiệpmôi trường cho nhiệm vụ khác.

Theo thống kê, lượng rác sinh hoạt của Hà Nội mỗi ngàychuyển lên Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn luôn ởmức trên 4.000 tấn, có thời điểm lên tới 6.500 tấn/ngày. Tuynhiên, giai đoạn 2014-2018, công nghệ xử lý rác chủ yếucủa Trung Quốc với công suất nhỏ 100 - 150 tấn/ngày, caonhất cũng chỉ 200 tấn/ngày. Ngoài ra, việc đầu tư 1 nhà máycông suất lớn tại 1 địa điểm là khu xử lý ở Sóc Sơn, thay vìđầu tư một số nhà máy phân bố ở các vùng khác nhau đãlàm tăng chi phí vận chuyển ở các huyện xa và mỗi khi nhàmáy gặp sự cố, cả TP. Hà Nội ùn ứ rác gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng.

Cùng với đó, các dự án xử lý rác thải nằm trong danhmục dự án ưu tiên đề xuất đầu tư đến năm 2020 theo quyhoạch chưa thực hiện đúng tiến độ. Tương tự, các dự án xửlý nước thải kéo dài, công suất không đáp ứng được yêu cầu,đơn giá xử lý nước cũng không thống nhất. Hiện nay, côngsuất 6 nhà máy xử lý nước thải đã hoàn thành chỉ đạt được27,08% so với tổng công suất dự kiến của Thành phố đếnnăm 2020. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng ngậpúng, ô nhiễm môi trường diễn ra thường xuyên mỗi khi mưato ở Hà Nội.

Từ những phát hiện trên, KTNN kiến nghị UBND Thànhphố chỉ đạo hướng dẫn các quận, huyện, thị xã rà soát, bổsung nội dung điều khoản hợp đồng kinh tế để kiểm soáttrách nhiệm của các nhà thầu; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩncũng như các quy định liên quan để đảm bảo quản lý chấtlượng, làm cơ sở xây dựng khối lượng đấu thầu công việcduy trì vệ sinh môi trường. Đồng thời, các sở, ngành thammưu UBND Thành phố trong việc đẩy nhanh tiến độ hoànthiện đề án giá dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải; các cơchế, chính sách xử lý nước thải, chất thải rắn và cơ chế quảnlý sau đầu tư công trình theo kế hoạch được giao; có biệnpháp cân đối ngân sách trong điều kiện chi phí xử lý rác tăng

lên khi thực hiện việc xử lý rác theo công nghệ đốt dự kiếnvận hành vào năm 2021…

Xác định đúng trọng tâm, nội dung và phương pháp kiểm toán

Từ thực tiễn trên, KTNN khu vực I đúc rút một số kinhnghiệm kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí sựnghiệp môi trường và việc đầu tư xây dựng các nhà máy xửlý nước thải, rác thải như sau:

Trước tiên, cần đánh giá, xác định đúng trọng yếu (trọngtâm) kiểm toán. Trong đó, trọng tâm kiểm toán chung đốivới kinh phí sự nghiệp môi trường là phải đánh giá: tínhhiệu quả trong công tác quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệpmôi trường theo phạm vi dự toán được giao; công tác tổchức thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơnvị; công tác thu phí vệ sinh môi trường. Đối với các dự ánxử lý rác thải, nước thải, đoàn kiểm toán cần đánh giá: mứcđộ hoàn thành quy hoạch về xây dựng các dự án xử lý rácthải, nước thải; tính hiệu quả, hiệu lực quá trình đầu tư tạicác dự án được chọn mẫu kiểm toán... Ngoài ra, cần xácđịnh đúng trọng tâm kiểm toán tại các đơn vị liên quan.

Hai là, các nội dung kiểm toán cần tập trung vào: đánhgiá hoạt động quản lý, điều hành, sử dụng nguồn kinh phísự nghiệp môi trường có đảm bảo tuân thủ quy định, chếđộ, định mức, trong phạm vi dự toán được giao cũng nhưđạt được mục tiêu về môi trường trong kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội hay không; công tác chỉ đạo, triển khai hoạtđộng quản lý, tổ chức thu phí vệ sinh; hoạt động đầu tư xâydựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải trên địa bànThành phố.

Ba là, xác định các phương pháp thu thập bằng chứngphù hợp. Trong đó, phương pháp tổng hợp, phân tích, sosánh, đối chiếu, thống kê được áp dụng khi kiểm toán tạicác cơ quan quản lý và các đơn vị chọn mẫu kiểm toán chitiết nhằm đánh giá việc sử dụng ngân sách. Phương phápchọn mẫu được áp dụng tại tất cả các đơn vị được kiểmtoán. Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật quy định vềthu, chi ngân sách để so sánh, đối chiếu với việc triển khaithực hiện. Phỏng vấn lấy ý kiến dân cư sống gần các dự ánđầu tư xây dựng khu xử lý rác thải để đánh giá sự phù hợpcủa công tác quy hoạch và những tác động, ảnh hưởng đốivới dân cư. Kiểm tra hiện trường giúp kiểm toán viên dễhình dung được thực tế công trình, hỗ trợ cho công tác kiểmtoán chi tiết trên hồ sơ.n

Gia tăng hiệu quả quản lý, sử dụngkinh phí sự nghiệp môi trường quahoạt động kiểm toánr TRẦN TRUNG HIẾU - KTNN khu vực I

nhưng đến nay, KTNN vẫn đang gặp nhiều khókhăn, thách thức khi tổ chức một cuộc KTMTchuyên sâu.

Thực tế, KTNN mới từng bước thực hiện cáccuộc KTMT độc lập. Một số ít cuộc kiểm toán đượclồng ghép nội dung, yếu tố môi trường trong cáccuộc kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ. Dođó, kiến nghị của KTNN về các vấn đề môi trườngvà phát triển bền vững chưa được như mong đợi.

Hiện nay, việc tiến hành các cuộc kiểm toán cólồng ghép yếu tố môi trường đang dựa vào các quytrình kiểm toán liên quan khác. Trong khi đó, cáckiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này đang ởdạng tài liệu tham khảo từ các tổ chức, cơ quanquốc tế.

KTMT thường kết hợp cả 3 loại hình là kiểmtoán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toánhoạt động, trong đó, kiểm toán hoạt động giữ vaitrò chủ đạo. Hơn nữa, kiểm toán việc xử lý rác thải,nước thải là nội dung liên quan đến các lĩnh vựchẹp. Vì vậy, kiểm toán viên vừa phải có kiến thứcvà kỹ năng kiểm toán hoạt động, vừa phải cóchuyên môn về môi trường. KTNN có thể thuê cácchuyên gia trong lĩnh vực này nhưng thủ tục, trìnhtự thực hiện mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đếntiến độ kiểm toán.

Theo quy định của pháp luật, KTNN không cóchức năng định giá các thiệt hại gây ra do các hệlụy về môi trường, vì vậy, đoàn kiểm toán chỉ cóthể khuyến cáo các cơ quan quản lý nhà nước thuêcác đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá. Trong khiđó, các cơ quan quản lý nhà nước lại là chủ thể củađối tượng được kiểm toán nên việc thuê các đơn vịtư vấn độc lập để đánh giá theo các ý kiến củaKTNN khó đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

Ngoài ra, để có thể xử lý rác thải được triệt đểvà hiệu quả, khâu quan trọng nhất là phân loại rácđầu nguồn. Do vậy, công tác tuyên truyền của cơquan quản lý nhà nước là rất quan trọng, nhưngKTNN lại rất khó đánh giá nội dung này do đây làvấn đề nhận thức. KTNN chỉ có thể kiến nghị tăngcường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thứccho người dân, DN.n

KTV thực hiện. Mỗi KTV phụ trách 1 tiêu chí vàchịu trách nhiệm viết báo cáo theo từng tiêu chí đó.Các kiến nghị kiểm toán cần phân tích nguyên nhângốc rễ, tránh tình trạng mỗi phát hiện có 1 kiến nghị,kiến nghị dàn trải, không khả thi. Có thể có nhiềuphát hiện kiểm toán nhưng phân tích nguyên nhângốc rễ thì chỉ cần tập trung vào 1 kiến nghị kiểmtoán. Một báo cáo KTHĐ về môi trường được coi làđảm bảo chất lượng khi tuân thủ các yêu cầu sau:đầy đủ và phù hợp, khách quan, thuyết phục, rõ ràng,súc tích và kịp thời.

Lưu ý đặc thù không biên giới hành chính củamôi trường

Thực hiện KTMT, đoàn kiểm toán cần lưu ý đặcthù không biên giới hành chính của vấn đề môi trườngtrong tất cả các bước kiểm toán, từ lựa chọn chủ đề,lập KHKT đến việc đưa ra kiến nghị, lập báo cáo kiểmtoán. Vấn đề môi trường có thể liên quan đến nhiềutỉnh, thành, nhiều quốc gia, rất khó để gói gọn trongphạm vi địa giới hành chính.

Chẳng hạn, cuộc kiểm toán việc giảm sử dụng túini lông tại TP. HCM vẫn có những trường hợp nhậpkhẩu hoặc sản xuất túi ni lông tại các tỉnh rồi vậnchuyển đến TP. HCM tiêu thụ và ngược lại, vậy phântích ảnh hưởng những yếu tố này đến cuộc kiểm toánnhư thế nào là điều cần phải thực hiện sớm. Hay, vấnđề nổi cộm liên quan đến rác thải nhựa hiện nay là cácnước phát triển không tự tái chế rác nhựa mà xuấtkhẩu sang những nước kém phát triển hơn, trong đócó Việt Nam. Vấn đề này phải tính đến khi thực hiệnchủ đề kiểm toán rác thải nhựa.n

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

KTMT được xác định là một nội dung quan trọng và mang tính đột phátrong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 Ảnh: M.THÚY

Cuộc kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường và việc đầu tư xây dựng các nhà máyxử lý nước thải, rác thải trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2014-2018 do KTNN khu vực I thực hiện trong năm 2019có nhiều phát hiện, kiến nghị nổi bật. Kết quả này đã góp phần nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả sử dụngkinh phí sự nghiệp môi trường.

Page 10: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-202010r Thưa ông, KTNN vừa có vănbản gửi Ủy ban Thường vụQuốc hội và Bộ Tài nguyên vàMôi trường đề nghị bổ sungvào Dự thảo Luật Bảo vệ môitrường (sửa đổi) một điều vềkiểm toán môi trường (KTMT)do KTNN thực hiện. Quanđiểm của ông về vấn đề nàynhư thế nào?

- Tôi cho rằng, đề xuất làhoàn toàn xác đáng. Luật Bảovệ môi trường (BVMT) sửa đổicần có một điều quy định cụ thểvề KTNN bởi môi trường là vấnđề công chứ không phải vấn đềtư. Có thể tác nhân gây ô nhiễmmôi trường xuất phát từ phía tưnhưng BVMT là vấn đề công.Chức năng, nhiệm vụ củaKTNN là kiểm toán lĩnh vựccông. Thực tế, KTNN đã triểnkhai KTMT và việc này khôngcó gì vướng về mặt pháp luật.Do đó, đề xuất bổ sung quy địnhtrên nhằm nhấn mạnh hơn vaitrò của KTNN là một công cụkiểm soát môi trường và cũngđể thấy rằng, Nhà nước hiện nayđang rất quan tâm đến vai tròcủa công tác kiểm toán đối vớilĩnh vực môi trường.

Ở đây, chúng ta cần quy địnhkiểm toán công gồm những nộidung gì về mặt môi trường.KTNN có thể chỉ làm các vụviệc mang tính chất công, trongđó môi trường chắc chắn là mộtviệc công. Tuy nhiên, về tínhchất chung, tôi cho rằng, KTNNcòn có trách nhiệm hướng dẫnthực hiện đối với kiểm toán tưđể kiểm toán như công cụ củatoàn xã hội. Ở các nước, KTNNcó thể kiểm toán tất cả mọi nơivà kết luận nơi nào vi phạmpháp luật. Đồng thời, KTNNcòn là nơi hướng dẫn thực hiệnkhung đối với kiểm toán tư, tứctự kiểm toán rồi thuê kiểm toántư. KTNN là nơi quản lý chunghệ thống kiểm toán. Các nướcbao giờ cũng có 3 bậc, thứ nhấtlà tự kiểm toán (kiểm toán nộibộ), thứ hai là thuê kiểm toán tưvà thứ 3 là KTNN.

Bởi vậy, theo tôi, khi đưavào Dự thảo Luật, chúng ta nênquy định chung: KTNN có chứcnăng chịu trách nhiệm toàn bộkiểm toán về môi trường, đừng

phân nhỏ rác thải hay nước thải.Đề xuất của KTNN tương đốiđầy đủ, cụ thể để thay đổi tư duyvề vấn đề môi trường - một vấnđề công. Tôi cho rằng, đây làmột đề xuất rất đầy đặn.r Những năm qua, KTNN đãtừng bước thực hiện các cuộcKTMT. Ông đánh giá như thếnào về những đóng góp củaKTNN trong lĩnh vực này?

- Tôi cho rằng, kết quảKTMT của KTNN thời gian quađã phát hiện rất nhiều điều.Chẳng hạn, kiểm toán Dự ánNhà máy Xử lý nước thải YênSở thuộc quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội, KTNN đã chỉ rõ các

hạng mục trái pháp luật của hợpđồng BT hay những sai phạmtrong việc thực thi các hạng mụccủa hợp đồng này; đồng thời đưara nhiều kiến nghị có giá trị,trong đó có kiến nghị làm rõtrách nhiệm của tập thể, cá nhânliên quan. Đó là câu chuyện vềvấn đề môi trường trong cơ sởcông rất đáng lưu tâm. r Chủ đề môi trường sẽ tiếp tụcnằm trong kế hoạch kiểm toáncủa KTNN thời gian tới. Từgóc độ chuyên gia, ông có lưuý gì để KTNN thực hiện tốtnhiệm vụ này?

- Tôi vẫn quan niệm, KTNNlà một công cụ chống tham

nhũng, chống các hành vi viphạm pháp luật trên phạm vi cảnước. Tất nhiên, Nhà nướckhông đủ tiền để kiểm toán tấtcả mọi nơi nhưng khi cần thiếtthì vẫn phải làm. Kiểm toán làmột giải pháp có hiệu quả cao.

Đối với KTMT, tôi đã phátbiểu điều này từ lâu là hiệntượng tham nhũng môi trường.DN không có chi phí thíchđáng cho việc xử lý ô nhiễm từcơ sở sản xuất, chuyển chi phícho môi trường theo quy địnhmà DN phải làm vào túi riêngcủa DN hay cá nhân lãnh đạoDN. Tất cả hành vi đó đều quyvề tham nhũng môi trường.Tham nhũng môi trường là consố cực kỳ lớn. Chỉ cần lấy vụFormosa làm chết cá tại 4 tỉnhđể thấy, nhiều khi những thiệthại về môi trường không tínhđược bằng tiền. Trong khi,KTNN là công cụ để ngănngừa tham nhũng môi trường.Nếu DN chưa có trạm xử lýnước thải thì phải có trạm xửlý, có trạm rồi thì không đượcxử lý trộm ngoài trạm và phảithực hiện đúng chi phí môitrường theo báo cáo đánh giátác động môi trường đã quyđịnh. Tôi cho rằng, đấy là việcKTNN đã làm rất hiệu quả vàcần phát huy. r Theo ông, KTNN cần trangbị những gì để có thể đáp ứngyêu cầu KTMT trong thời đạicông nghệ 4.0 như hiện nay?

- Tôi cho rằng, KTNN cầnlàm ba việc. Thứ nhất là vấn đềnhân sự, phải có con người đápứng được yêu cầu công việc.Khi sản xuất đã nâng lên trìnhđộ công nghệ khá cao, con

người kiểm toán cũng phải hiểubiết về những công nghệ đó.Với môi trường, đây là lĩnh vựckiểm toán cần chuyên môn khásâu. Theo đó, KTNN cần tuyểndụng, đào tạo thêm, đào tạothường xuyên để có thể xâydựng được đội ngũ kiểm toánviên (KTV) không ngại bất cứnhiệm vụ nào, kể cả kiểm toánnhững cơ sở sử dụng công nghệcao nhất. Đặc biệt, KTNN cóthể liên kết đào tạo với nướcngoài thông qua các hỗ trợ hoàntoàn hoặc có thể xin học bổngnơi này nơi kia để tạo điều kiệncho KTV có học vị cao hơn,giúp làm tốt hơn KTMT.

Thứ hai, để đối chọi vớicông nghệ và kiểm toán trongthời đại công nghệ, KTNN phảicó công nghệ. Với KTMT, côngnghệ chính là phát hiện mức độô nhiễm. Đối với vấn đề môitrường, hệ thống chỉ số về chấtlượng môi trường là tối quantrọng. Nếu không có chỉ số thìkhông thể biết mức độ ô nhiễmđến đâu. Hiện nay, chỉ số quychuẩn kỹ thuật môi trường đãcó khá nhiều. Do đó, KTNNphải có công nghệ tốt thì mớikiểm toán được môi trườngtrong một xã hội hiện đại.Chẳng hạn, khi kiểm toán đểđánh giá hệ sinh thái của mộtkhu rừng, KTNN có thể sửdụng flycam để lập bản đồ hiệntrạng khu rừng đó; hay kiểmtoán không khí thì phải áp dụngcông nghệ viễn thám.

Thứ ba là vấn đề kinh phí,phải có kinh phí mới mua đượcnhững máy móc công nghệ hiệnđại về môi trường vì nhữngmáy này rất đắt. Tôi cho rằng,đấy là ba yếu tố mà KTNN cầnưu tiên để có thể thực hiện tốtnhiệm vụ KTMT. r Xin trân trọng cảm ơn ông!n

GS. Đặng Hùng Võ

Đó là khẳng định của GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường- khi trả lời phỏng vấn của Báo Kiểm toán xung quanh đề xuất đang nhận được nhiều sựquan tâm này.

Đề xuất bổ sung nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nướcvào Luật Bảo vệ môi trường là hoàn toàn xác đángr XUÂN HỒNG (thực hiện)

“Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi cần có mộtđiều quy định cụ thể về KTNN bởi môi trường là vấn đềcông chứ không phải vấn đề tư. Trong khi đó, chức năng,nhiệm vụ của KTNN là kiểm toán lĩnh vực công… Nhân sự,công nghệ và kinh phí là ba yếu tố mà KTNN cần ưu tiênđể có thể thực hiện tốt nhiệm vụ KTMT trong thời đại côngnghệ 4.0” - GS. Đặng Hùng Võ.n

KTNN vừa triển khai các cuộc kiểm toán: Báo cáotài chính (BCTC), các hoạt động liên quan đến

quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2019 củaTập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; hoạtđộng xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tưDự án Đường trục khu kinh tế nối dài (giai đoạn 1)và Dự án Đường trục khu kinh tế nối dài, đoạnKm4+00 - Km18+500 của tỉnh Bình Định; ngân sáchđịa phương (NSĐP) năm 2019 của các tỉnh: KiênGiang, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Đồng Nai. Cáccuộc kiểm toán trên do KTNN chuyên ngành Ia vàKTNN các khu vực: III, V, VIII, X, XII triển khai thựchiện trong thời hạn từ 50 đến 60 ngày.

Đối với cuộc kiểm toán tại Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội, mục tiêu kiểm toán là xác nhận

tính trung thực, đúng đắn, chính xác của BCTC, Báocáo quyết toán đầu tư hoàn thành/chi phí đầu tư thựchiện dự án; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinhtế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chínhcông, tài sản công tại DN; phát hiện kịp thời hành vilãng phí, sai phạm và xác định rõ trách nhiệm tập thể,cá nhân có liên quan để kiến nghị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.

Đối với cuộc kiểm toán các dự án đầu tư xâydựng, mục tiêu kiểm toán là xác nhận tính trung thực,đúng đắn, chính xác của BCTC (nguồn vốn đầu tư,thực hiện đầu tư xây dựng) của các dự án; đánh giáviệc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xâydựng, tài chính, kế toán của Nhà nước; đánh giá tínhkinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụngvốn đầu tư; phát hiện những bất cập trong cơ chế,chính sách để kiến nghị với các cơ quan có thẩmquyền sửa đổi, bổ sung; phát hiện kịp thời các hành

vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong quá trìnhthực hiện các dự án để kiến nghị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.

Đối với các cuộc kiểm toán NSĐP, mục tiêu là xácnhận tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyếttoán NSĐP năm 2019; đánh giá việc tuân thủ phápluật, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sửdụng tài chính công, tài sản công; kiến nghị cấp cóthẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liênquan; phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí,sai phạm và kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định.

Phạm vi của các cuộc kiểm toán là niên độ ngânsách năm 2019. Riêng cuộc kiểm toán Dự án Đườngtrục khu kinh tế nối dài (giai đoạn 1) và Dự ánĐường trục khu kinh tế nối dài, đoạn Km4+00 -Km18+500 của tỉnh Bình Định, phạm vi kiểm toánlà từ khi triển khai Dự án đến ngày 31/8/2020.n

Vụ Tổng hợp KTNN

Page 11: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-2020 11

Xếp hạng PVN và Vingroup có lợi nhuận tốt nhất Việt NamTop 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) năm 2020 vừa được công bố, trong đó

dẫn đầu Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và quánquân của Top 10 DN tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam là Tập đoàn Vingroup.

Góp mặt trong 2 danh sách Top 10 còn có các tên tuổi như: Samsung, Viettel, Vietcombank,Honda, PV Gas, Agribank, Techcombank, Vinamilk… Trong PROFIT500 năm 2020, một số ngànhcó số lượng DN nhiều hơn so với mặt bằng chung của toàn bảng, gồm: ngành xây dựng - vật liệuxây dựng - bất động sản (23,9%), ngành tài chính (11,6%), ngành thực phẩm - đồ uống (10,9%),ngành điện (6,3%). PROFIT500 nhằm tôn vinh các DN có khả năng tạo lợi nhuận tốt, có tiềm năngtrở thành những cột trụ của nền kinh tế, đồng thời giúp quảng bá thương hiệu DN Việt tới cộngđồng kinh doanh trong nước và quốc tế.n Q.ANH

Dự kiến phí đường bộ xe ô tô cá nhân là 130.000 đồng/thángTheo Dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử

dụng đường bộ, mức thu phí xe ô tô chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân là 130.000đồng/tháng.

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khốilượng toàn bộ dưới 4.000kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng và xe chởngười 4 bánh có gắn động cơ có mức phí là 180.000 đồng/tháng.

Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừxe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng) nộp về Cục Đăng kiểm Việt Nam để Cục Đăng kiểmViệt Nam khai, nộp phí với cơ quan thuế.n THÙY ANH

Tích cực thực hiện các cuộckiểm toán môi trường

Về lĩnh vực môi trường, năm2018, cuộc kiểm toán hoạt động“Việc thực hiện giải pháp giảmsử dụng túi ni lông khó phân hủycủa TP. HCM theo Đề án củaChính phủ” đã chỉ ra những hạnchế trong công tác lập kế hoạch,tổ chức thông tin tuyên truyền,đôn đốc thực hiện giải phápkhuyến khích sản xuất túi ni lôngsinh học có khả năng tự phânhủy… Bên cạnh đó, theo kết quảcủa 2 cuộc kiểm toán thuộc lĩnhvực môi trường tại tỉnh Bắc Ninhvà tỉnh Bình Thuận, chất lượngnước thải tại các khu công nghiệpkhông ổn định, tiềm ẩn rủi ro ảnhhưởng đến sức khỏe người dântrong khu vực; hệ thống quan trắctự động chưa đảm bảo điều kiệnhoặc hoạt động không hiệu lựcdo việc đầu tư, vận hành khôngđồng bộ. Nhiều thời điểm quantrắc tại các khu công nghiệp tỉnhBắc Ninh cho thấy, một số chỉtiêu có trong nước thải vượt quychuẩn cho phép. Riêng đối vớicông tác quản lý môi trường tạiNhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1(tỉnh Bình Thuận), Bộ CôngThương chưa phân tích, đánh giávà cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn vềmôi trường, tham mưu về diệntích bãi chứa tro xỉ cho các nhàmáy nhiệt điện than đầu tư theohình thức BOT (xây dựng - kinhdoanh - chuyển giao) chưa đúngtinh thần chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ. Bên cạnh đó, côngtác quy hoạch và điều chỉnh quyhoạch chưa có sự phối hợp vớiđịa phương dẫn đến chống lấndiện tích biển 525ha với Khu bảotồn sinh thái biển Hòn Cau (tỉnhBình Thuận).

Năm 2019, cuộc kiểm toánhoạt động quản lý nhập khẩu phếliệu giai đoạn 2016-2018 tại BộTài nguyên và Môi trường, BộCông Thương, Bộ Tài chính đãđánh giá, đến thời điểm kiểmtoán, chưa có chính sách thuế bảovệ môi trường đối với phế liệunhập khẩu; một số quy định vềquản lý nhập khẩu còn chưa đầyđủ, chặt chẽ. Các cơ quan quản lý

chưa thực hiện công tác dự báo,đánh giá khả năng đáp ứngnguồn nguyên liệu trong nước vànhu cầu nhập khẩu phế liệu vềViệt Nam phục vụ cho hoạt độngsản xuất; công tác xử lý các con-tainer phế liệu tồn đọng chưađược thực hiện.

Qua cuộc kiểm toán hoạtđộng quản lý và xử lý chất thải ytế tại các bệnh viện trên địa bàn

TP. Hà Nội, KTNN đã chỉ ratrách nhiệm của cơ quan cấpphép đối với hồ sơ trực tuyếntheo dõi hành trình phương tiệnvận chuyển chất thải nguy hại,cũng như mức độ xử phạt đối vớitrường hợp đơn vị hoạt độngnhưng chưa được cấp, gia hạngiấy phép xả thải, giấy phép khaithác nguồn nước chưa cụ thể,đầy đủ…

Thúc đẩy sự gắn kết với SDGscủa Liên Hợp Quốc

Mặc dù kết quả kiểm toánmôi trường gắn với SDGs củaKTNN thời gian qua đã đạt đượcnhiều kết quả nổi bật, đáng khíchlệ, tuy nhiên, qua nghiên cứu,học tập kinh nghiệm của các cơquan kiểm toán tối cao (SAI)quốc tế, ông Nguyễn LươngThuyết - Phó Vụ trưởng Vụ Tổnghợp - cho rằng, các cuộc kiểmtoán mới chỉ được thực hiện mộtcách đơn lẻ, chưa có sự gắn kếthoặc nằm trong một chiến lượcđể hướng tới mục tiêu tổng thểcủa SDGs.

Ông Phan Trường Giang -Phó Kiểm toán trưởng KTNNchuyên ngành VII - cũng chobiết, qua trao đổi, thảo luận tạiCuộc họp lần thứ 19 của Nhómcông tác về Kiểm toán môitrường của Tổ chức quốc tế Cáccơ quan Kiểm toán tối cao (IN-TOSAI) vào tháng 8/2019, hầuhết các đại biểu đều cho rằng, các

vấn đề môi trường hiện naykhông còn được xem xét, đánhgiá một cách độc lập mà cầnđược xem xét trong mối quan hệtổng thể với SDGs tại từng quốcgia, cũng như trong khu vực vàphạm vi toàn cầu.

Đúc rút sau Cuộc họp, ôngPhan Trường Giang - TrưởngĐoàn công tác - đề xuất giảipháp, cần tiếp tục tăng cườngtham gia và tổ chức các hội thảo,trao đổi, định hướng thực hiệnhợp tác đào tạo, bồi dưỡng; đẩymạnh việc tham gia vào các dựán nghiên cứu của INTOSAI vàTổ chức Các cơ quan Kiểm toántối cao châu Á (ASOSAI) vềkiểm toán môi trường và kiểmtoán SDGs nhằm học hỏi kinhnghiệm, tiếp cận thông tin để ápdụng phù hợp với bối cảnh vàmôi trường của Việt Nam cũngnhư điều kiện cụ thể của KTNN.Đồng thời tổ chức hội thảo, tọađàm cấp Bộ về SDGs và vai tròcủa KTNN trong việc thúc đẩythực hiện các mục tiêu, nhằmtăng cường nhận thức và chia sẻkiến thức, kinh nghiệm về chủ đềnày. Bên cạnh đó, biên dịch mộtsố tài liệu nghiên cứu, hướng dẫnvề kiểm toán môi trường và kiểmtoán SDGs của INTOSAI đểthực hiện đào tạo, hướng dẫn chotoàn Ngành.

Một giải pháp quan trọng nữalà tìm kiếm khả năng, cơ hội đểtiếp tục thực hiện các cuộc kiểmtoán hợp tác về môi trường vàSDGs để tiếp cận kinh nghiệm,kiến thức thực tế cũng như tậndụng nguồn lực của các SAI đốivới cùng một vấn đề, nội dungkiểm toán. Về phía KTNN, cầntăng cường số lượng các cuộckiểm toán môi trường trong hoạtđộng kiểm toán hằng năm vớichủ đề kiểm toán xác định theođịnh hướng của Kế hoạch hoạtđộng 2020-2022 của Nhóm côngtác về Kiểm toán môi trường củaINTOSAI kết hợp với thực trạngtrong nước, giao số lượng cuộckiểm toán môi trường cụ thể chocác đơn vị KTNN chuyên ngành,KTNN khu vực thực hiện.n

Qua kiểm toán hoạt động quản lý nhập khẩu phế liệu, KTNN đãđưa ra nhiều kiến nghị quan trọng Ảnh tư liệu

Kể từ khi Việt Nam ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc” vào năm 2017, KTNN đã tiến hành các cuộc kiểmtoán hoạt động và kiểm toán môi trường có chủ đề liên quan đến một hoặc nhiều mục tiêu pháttriển bền vững. Những kết quả đạt được bước đầu là quan trọng, tuy nhiên, qua học tập, trao đổikinh nghiệm quốc tế, các chuyên gia của KTNN đã đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp nhằmphát huy thế mạnh của công tác kiểm toán môi trường sao cho gắn kết chặt chẽ với các mục tiêuphát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Thúc đẩy kiểm toán môi trường vì mục tiêuphát triển bền vữngr QUỲNH ANH

Theo Kế hoạch hành động 2020-2022 của Nhóm công tác vềKiểm toán môi trường của INTOSAI, định hướng trong 3 năm tới,các SAI tập trung vào 3 vấn đề trọng điểm về môi trường có liênhệ mật thiết với SDGs trong Chương trình nghị sự 2030 của LiênHợp Quốc, gồm: nguồn tài chính cho biến đổi khí hậu, quản lý chấtthải nhựa và giao thông bền vững nhằm thực hiện các mục tiêu số11, 12 và 13 trong Chương trình nghị sự 2030.n

với thực tiễn hoạt động kiểm toán và Luật NSNN 2015. Đề tài gồm 3chương: Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức kiểm toán NSĐP; Thực trạng tổ chứckiểm toán NSĐP của KTNN Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế; Phươnghướng và giải pháp đổi mới tổ chức kiểm toán NSĐP của KTNN Việt Nam.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao hàm lượng khoa học cũng như ý nghĩathực tiễn của kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó, Hội đồng yêu cầu Ban Chủnhiệm cần biên tập lại kết cấu, bố cục để Đề tài đảm bảo tính khoa học, rõràng, tránh trùng lặp; đánh giá sâu hơn những hạn chế trong tổ chức thựchiện kiểm toán NSĐP; chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm của từng hình thức kiểmtoán và đề xuất các giải pháp phù hợp…

Kết luận tại buổi nghiệm thu, GS,TS. Đoàn Xuân Tiên yêu cầu Ban Chủnhiệm Đề tài tiếp thu các ý kiến của Hội đồng theo hướng tập trung phântích, đánh giá cách thức tổ chức kiểm toán như: tổ chức các cuộc kiểm toánriêng theo từng nội dung hay lồng ghép cả quyết toán ngân sách với các nộidung kiểm toán khác; kiểm toán 3 cấp ngân sách; xác định trọng yếu rủi rovà chọn mẫu; áp dụng các chuẩn mực kiểm toán; đổi mới tổ chức kiểm toánở cả 3 bước: kế hoạch, thực hiện và báo cáo. Ban Chủ nhiệm cũng cần lưuý đánh giá hạn chế trong việc tổ chức kiểm toán, xác định lại phạm vi kiểmtoán, từ đó đưa ra các giải pháp khả thi và lộ trình thực hiện…n

THÙY LÊ

Đổi mới... (Tiếp theo trang 2)

Page 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-202012

Doanh nghiệp hứng chịukhông ít tác động

Qua phản hồi của 10.356 DN(hơn 8.700 DN tư nhân trong nướcvà gần 1.600 DN FDI) đang hoạtđộng ở 63 tỉnh, thành phố, 46%DN đã bị gián đoạn kênh vậnchuyển; 44% DN bị tăng chi phísản xuất kinh doanh. Không ít DNbị tác động tương đối nhiều/rấtnhiều trên khía cạnh mạng lướiphân phối bị đình trệ (38%), giảmchất lượng sản phẩm, dịch vụ(37%), thiệt hại cơ sở vật chất(34%) và thiếu hụt nhân lực(33%). Tương tự, có 33% DN chịutác động tương đối nhiều/rất nhiềucủa việc thiếu nguồn cung nguyênvật liệu sản xuất.

Phản ánh đúng thực trạng, kếtquả khảo sát nêu rõ, các DN vùngDuyên hải miền Trung và Đồngbằng sông Cửu Long đang chịu tácđộng từ rủi ro thiên tai và biến đổikhí hậu lớn hơn cả so với các vùngcòn lại. Phân tích về những tácđộng cụ thể của rủi ro thiên tai vàbiến đổi khí hậu lên DN theo lĩnhvực sản xuất kinh doanh cho thấy,các DN trong ngành nông nghiệp,lâm nghiệp và thủy sản phải chịutác động lớn nhất.

Khảo sát về tác động cộng gộpcủa rủi ro thiên tai và biến đổi khíhậu lên các hoạt động cụ thể củaDN chỉ ra rằng, những DN mới đivào hoạt động là nhóm chịu tácđộng nhiều hơn. Theo đó, nhữngDN hoạt động dưới 3 năm là nhómbị tác động nhiều nhất, kế đến làcác DN đã hoạt động từ 3 - 5 năm.Khi số năm hoạt động tăng thìmức độ tác động có giảm đi, songkết quả điều tra nêu rõ, kể cả vớinhóm có số năm hoạt động từ 20năm trở lên, mức độ tác động vẫnlà tương đối lớn.

Trong số 7.643 DN cung cấpthông tin về tổng số ngày bị gián

đoạn hoạt động do các hiện tượngrủi ro thiên tai và biến đổi khí hậutrong năm 2019, trung bình sốngày DN bị gián đoạn hoạt độnglên tới 16 ngày, một số DN bị giánđoạn tới trên 100 ngày (chiếm1,5% DN trả lời), cá biệt có mộtvài DN bị gián đoạn hoạt động tớigần nửa năm. Đồng thời, trong số6.225 DN cung cấp thông tin vềtổng giá trị tổn thất trong năm2019 do các hiện tượng của rủi rothiên tai và biến đổi khí hậu, thôngthường các DN bị thiệt hại khoảng20 triệu đồng; tuy nhiên, có gần100 DN bị thiệt hại trên 1 tỷ đồng,

chiếm khoảng 1,6% số DN cungcấp thông tin.

Trong thách thức có cơ hội chodoanh nghiệp

Điểm tích cực được ghi nhậnlà nhiều DN đã nhận thức đượctính cần thiết của việc ứng phó vớirủi ro thiên tai và biến đổi khí hậuthông qua nhiều giải pháp. Đángchú ý, 44,5% DN cho biết họ đangsử dụng một loại sản phẩm bảohiểm nhất định để phòng ngừa rủiro thiên tai và biến đổi khí hậu.Loại sản phẩm phổ biến mà cácDN đang sử dụng là bảo hiểm cơ

sở vật chất, máy móc và hàng hóa.Có tới 86% DN đánh giá sản phẩmbảo hiểm họ đã mua là hữu ích.

Bên cạnh đó, các DN không chỉnhận thấy biến đổi khí hậu tạo ranhững thách thức mà còn đem lạicơ hội cho DN thúc đẩy tái cơ cấu,sắp xếp lại sản xuất, tạo ra sản phẩmvà công nghệ mới, góp phần pháttriển thương hiệu của DN. Theo tínhtoán từ kết quả điều tra, trung bìnhcác DN sẵn sàng chi trả tới 7,32%chi phí hoạt động cho việc thânthiện hơn với môi trường; chi trả7,44% chi phí hoạt động để cảithiện mức độ tuân thủ các quy định.

Báo cáo “Thích ứng để thànhcông: Đánh giá tác động của biếnđổi khí hậu đối với doanh nghiệpViệt Nam” do Phòng Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam (VCCI)phối hợp với Quỹ châu Á tại ViệtNam và sự hỗ trợ của Quỹ UPS(Mỹ) thực hiện, công bố không chỉđưa ra kết quả khảo sát mà cònkhuyến nghị các hàm ý chính sáchcho các cơ quan Chính phủ trongviệc xây dựng các giải phápkhuyến khích DN gia tăng đầu tưđể thân thiện hơn với môi trường.Theo đó, Báo cáo nêu rõ, yếu tốchất lượng lao động tại địaphương, chất lượng môi trườngkinh doanh và mức độ tham giacác chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cónhiều ảnh hưởng đến quyết địnhđầu tư sản xuất xanh của DN. Báocáo khuyến khích sử dụng thêmcác công cụ như xếp hạng DN vềmức độ bảo vệ môi trường để thúcđẩy sự tham gia của cộng đồngDN vào nỗ lực chung ứng phó vớibiến đổi khí hậu.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịchVCCI - nhấn mạnh, Việt Nam là 1trong 10 quốc gia chịu tác độngtiêu cực nhất từ các hiện tượngbiến đổi khí hậu và DN là chủ thểquan trọng của nỗ lực thích nghivới rủi ro thiên tai và biến đổi khíhậu. Chúng ta đang ở trong thờiđiểm mà cách hành xử với môitrường sẽ có ý nghĩa quyết địnhđến tương lai của chính chúng tavà các thế hệ mai sau. Do đó,chúng ta kỳ vọng Chính phủ sẽtiếp tục hoàn thiện hệ thống phápluật để khuyến khích các hànhđộng bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững. Các cơ quan Chínhphủ cũng cần nâng cao chất lượngthực thi các quy định pháp luật đểnhững chính sách liên quan đếnứng phó rủi ro thiên tai và biến đổikhí hậu ở Việt Nam thực sự đi vàocuộc sống.

Về phía các DN, cần thiết phảicó sự liên kết, hợp tác và có tiếngnói về các vấn đề môi trường vàphát triển bền vững. Các DN cầnbỏ tư duy “chưa đến lúc” đối vớivấn đề biến đổi khí hậu và cầnthực hiện ngay những hành độngbảo vệ môi trường, bắt đầu từnhững hoạt động nhỏ nhất.n

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi thiên taivà biến đổi khí hậur PHÚC KHANG

Cuộc điều tra DN có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về chủ đề rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ởViệt Nam đã cho kết quả, có tới 54% DN cho biết họ đã bị gián đoạn sản xuất kinh doanh do tác độngcủa biến đổi khí hậu. Đồng thời, tỷ lệ DN bị suy giảm năng suất lao động và suy giảm doanh thu dothời tiết khắc nghiệt đều ở mức 51%.

Chuẩn bị kết nối thanh toán trực tuyến nghĩa vụ đất đai

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đang phối hợp với cácBộ, ngành để kết nối các thủ tục hành chính (TTHC) liênquan đến việc thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trongthực hiện TTHC về đất đai trên Cổng Dịch vụ công Quốcgia. Cùng với đó, Tổng cục Thuế cũng đang nâng cấp ứngdụng công nghệ thông tin về TTHC liên quan đến nghĩa vụtài chính đối với đất đai. Sau khi nâng cấp, sẽ kết nối vớiCổng Dịch vụ công Quốc gia và hỗ trợ người dân thực hiện.

Dự kiến, các TTHC này sẽ hoạt động từ ngày01/11/2020, giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đai giảm thời gian, chi phí.n T.ANH

Trao giải các doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2020

Vietstock phối hợp với FILI (cơ quan báo chí của Hiệphội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam) đồng tổ chức LễVinh danh Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có hoạt độngIR (quan hệ nhà đầu tư) tốt nhất năm 2020. Theo đó, Ban

Tổ chức chương trình IR AWARDS 2020 đã trao giải cho14 DN niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX có hoạt độngIR tốt nhất dưới mắt các nhà đầu tư và các định chế tàichính. Hội đồng bình chọn đã chọn 18 hạng mục để vinhdanh là Top 3 DNNY có hoạt động IR được nhà đầu tư yêuthích nhất năm 2020 và Top 3 DNNY có hoạt động IR đượcđịnh chế tài chính đánh giá cao nhất năm 2020 chia theoquy mô vốn hóa.n H.NHUNG

Xuất khẩu sang EU đạt gần 4 tỷ USD Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tháng đầu

tiên sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liênminh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (từ ngày 01/8/2020),hoạt động xuất khẩu sang khu vực này đạt 3,78 tỷ USD. Sovới bình quân 7 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sangEU trong tháng 8 cao hơn khoảng 600 triệu USD.

Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhấtcủa Việt Nam sang EU. Riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩuđiện thoại và linh kiện sang châu Âu đạt hơn 1 tỷ USD, quađó nâng kim ngạch 8 tháng năm 2020 lên 6,96 tỷ USD. Dùgiảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn chiếm

22% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện củacả nước.

Ngoài ra, EU cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu củacác nhóm hàng quan trọng của Việt Nam như: máy tính, sảnphẩm điện tử và linh kiện; dệt may; nông sản; giày dép…với kim ngạch hàng tỷ USD/nhóm hàng.n MINH ANH

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tăng 7,11%

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàngChính sách xã hội đã vào cuộc kịp thời, khẩn trương triểnkhai các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịchCovid-19. Tính đến ngày 31/8/2020, tổng dư nợ các chươngtrình tín dụng chính sách tại Ngân hàng này đạt 221.515 tỷđồng, tăng 7,11% so với thời điểm 31/12/2019, với hơn 6,5triệu khách hàng còn dư nợ.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợcho hơn 162.000 khách hàng với dư nợ khoảng 4.067 tỷđồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75.200 khách hàngvới dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 1,4triệu khách hàng với dư nợ trên 55.000 tỷ đồng.n T.ĐỨC

Tác động của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đối với DN

Page 13: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-2020 13Phát triển mất cân đối

Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn(NN&PTNT) cho biết, sau hơn 10 nămtriển khai Chiến lược phát triển chăn nuôiđến năm 2020 theo Quyết định số10/2008/QĐ-TTg ngày 16/8/2008 của Thủtướng Chính phủ, đến nay, ngành này đã đạtđược những thành tựu to lớn. Trong giaiđoạn 2008-2020, sản lượng thịt các loại đãtăng hơn 1,6 lần, trứng tăng gần 3 lần, sữatươi tăng 4,1 lần, thức ăn chăn nuôi côngnghiệp tăng gần 2,4 lần. Một số sản phẩmchăn nuôi đã được xuất khẩu với giá trị gần1 tỷ USD, như: lợn sữa, thịt gia cầm, trứngmuối, sữa và các sản phẩm từ sữa... bướcđầu khẳng định giá trị thương hiệu của sảnphẩm chăn nuôi Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngànhchăn nuôi còn bộc lộ nhiều bất cập. Bộtrưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn XuânCường thừa nhận, ngành chăn nuôi có tốc độphát triển nhanh nhưng mất cân đối, khi thịtlợn chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 70% trongcơ cấu sản phẩm thịt, dẫn đến nhiều nguy cơrủi ro khi ngành hàng này có biến động.Đồng thời, trong ba khâu (sản xuất, chế biến,tiêu thụ), mới chỉ có khâu sản xuất đạt, cònchế biến đang là khâu hạn chế. Với nhu cầuthị trường rộng nhưng phục vụ chủ yếu là lòmổ thủ công, các nhà máy chế biến hiện đạirất ít, kể cả chuỗi gà, thịt lợn vẫn còn yếu.Tổ chức tiêu thụ vẫn là chợ nông thôn, chợtruyền thống là chính, các điểm phân phối,thiết chế thương mại lớn… còn hạn chế.“Trên thực tiễn, ngành chăn nuôi có tăngtrưởng nhưng cứ nhiều lên là đi giải cứu,không liên hoàn chuỗi. Hơn nữa, việc quảnlý nhà nước từ công tác giống, an toàn thựcphẩm vẫn phải cố gắng rất nhiều…” - Bộtrưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.

Hướng tới chế biến theo chuỗi, đẩy mạnh xuất khẩu

Trước yêu cầu tình hình mới, BộNN&PTNT được giao chủ trì xây dựngChiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn2020-2030, tầm nhìn 2040 (Chiến lược). Bộnày kỳ vọng Chiến lược sẽ khắc phục nhữngbất cập lớn, tái cấu trúc chăn nuôi, lấy ba trục:kinh tế, môi trường, an sinh là hiệu quả bềnvững của mục tiêu chăn nuôi. Mục tiêu chung

là đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi của ViệtNam thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trongkhu vực. Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng yêucầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêudùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chiếnlược, bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủtịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH - đềxuất, để ngành chăn nuôi lớn mạnh, cầnhướng tới phát triển các sản phẩm an toàn,sạch theo tiêu chuẩn Organic (thực phẩm sản

xuất theo phương pháp hữu cơ, phải tuân thủcác quy tắc và tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt);đồng thời, Chiến lược phải bao quát đượcnhiều mục tiêu. Bà Hương nhấn mạnh:“Muốn phát triển thì trước hết phải xem nộilực của mình có gì và thị trường có cần nókhông? Đặc biệt, Nhà nước cần "phân vai"quản lý rõ ràng đối với các tiêu chuẩn, quychuẩn của sản phẩm nông nghiệp”.

Với kinh nghiệm của một DN nhiều nămhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Tổng

Giám đốc Tập đoàn Mavin Đào MạnhLương cho rằng, cần phát triển công nghiệpphụ trợ cho ngành chăn nuôi, như: thức ănchăn nuôi, thuốc thú y... Đây là cách để hạgiá thành, nâng cao cạnh tranh cho sản phẩmchăn nuôi của Việt Nam. Nếu như giai đoạntrước, ngành chăn nuôi hướng tới sản xuấtđủ nhu cầu thì trong giai đoạn 2020-2030,mục tiêu đặt ra là phải nâng tầm vị trí ở quốctế, hướng tới chế biến theo chuỗi, đẩy mạnhxuất khẩu. "Chúng tôi đề nghị Chính phủnhanh chóng ban hành Chiến lược để DN cóđịnh hướng, mục tiêu phấn đấu, giúp "đạibàng" hay "chim sẻ" đều có thể bay cao, bayxa theo tầm nhìn này" - ông Lương chia sẻ.

Từ góc độ địa phương, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh chohay, đây là Chiến lược chung cho cả nướcnhưng tuỳ theo đặc thù từng vùng, từng tỉnhphải có những đột phá riêng. Đối với ĐồngNai, tỉnh sẽ không cạnh tranh về số lượng vìchăn nuôi đã phát triển đạt tốc độ tối đa (tăngtrưởng trung bình 3,5%/năm), mà sẽ tậptrung vào chất lượng, sản phẩm an toàn, đảmbảo an toàn dịch bệnh. Trong năm 2021, tỉnhsẽ xử lý 10% số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xen kẽtrong khu dân cư, thúc đẩy 22 chuỗi liên kết,xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị,ngành NN&PTNT cần phát triển chăn nuôigắn với nhu cầu thị trường, tránh đầu tư theophong trào, thiếu chiến lược và kế hoạch,bảo đảm năng suất, chất lượng. Muốn vậy,Bộ NN&PTNT cần xác định phát triển chănnuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với bảo vệ môi trường, an toàn dịchbệnh; lấy các DN chăn nuôi làm “hạt nhân”,coi đây là động lực chính để thúc đẩy chănnuôi hiệu quả, bền vững trong giai đoạn tới.n

Phát triển chăn nuôi cần gắn với nhu cầuthị trường trong nước và thế giới r LÊ HÒA

Theo đánh giá của các chuyên gia, sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược phát triển, ngành chăn nuôi đã đạt được thành tựu to lớn,tuy nhiên cũng có lúc phải “giải cứu” vì không liên kết chuỗi. Do đó, xây dựng Chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn tới cần chú ýđến việc phát triển chăn nuôi gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Để làm được điều này, cần tính toán, không làmtheo phong trào mà phải có chiến lược, kế hoạch.

Giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam bước đầu được khẳng định trênthị trường quốc tế Ảnh minh họa

Mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2025trung bình từ 4 - 5%/năm, giai đoạn 2026-2030 từ 3 - 4%/năm. Sản lượng thịt xẻ cácloại đến năm 2030 đạt 6 - 6,5 triệu tấn, trong đó xuất khẩu từ 15 - 20% sản lượng; sảnlượng trứng, sữa đến năm 2030 là khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa; tỷ trọngthịt gia súc, gia cầm được chế biến chiếm khoảng 40 - 50% vào năm 2030.n

không dây tại Việt Nam trong quý II/2020.Google, Microsoft, Panasonic đang có kếhoạch chuyển một số dây chuyền sản xuất từcác nước khu vực vào Việt Nam. Một số DNlớn như Pegatron, Amazon và Home Depotcũng coi Việt Nam là một trong những điểmđến của chuỗi cung ứng...

Việt Nam có khá nhiều điểm hấp dẫndòng FDI: Quy mô dân số lớn và số ngườigia nhập tầng trung lưu ngày càng tăng; lựclượng lao động trẻ và có tính cơ động cao;chi phí lao động thấp hơn và giá thuê các khucông nghiệp trung bình cũng thấp hơn 45-50% so với các nước Thái Lan, Malaysia vàIndonesia. Thuế suất thuế thu nhập DN củaViệt Nam hiện ở nhóm thấp nhất Đông NamÁ và các DN trong các khu công nghiệp đượchưởng nhiều ưu đãi về thuế và thị thực. Vị tríđịa lý đắc địa, môi trường chính trị và xã hộiổn định, kinh tế phát triển liên tục, việc liêntiếp ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới cũnglà điểm cộng lợi thế để Việt Nam thu hút FDI.

Dòng FDI chất lượng cao không chỉ cóquy mô vốn và hàm lượng công nghệ cao,mang lại hiệu ứng lan tỏa công nghệ, sứccạnh tranh và giá trị gia tăng cao của sảnphẩm, mà còn cho phép định vị chuỗi cungứng giá trị và vị thế mới cho nước tiếp nhậnđầu tư trong mạng sản xuất, công nghệ, cũng

như cơ hội đầu tư tài chính, du lịch, bất độngsản và dịch vụ toàn cầu... Tuy nhiên, dòng dựán này thường khó tính, luôn được các quốcgia trên thế giới chào đón, nhưng không mặcđịnh tự chảy vào bất kỳ nước nào, kể cả nướccó nhu cầu và cả lợi thế so sánh cao.

Bởi vậy, để không bỏ lỡ cơ hội tăng thuhút FDI chất lượng cao, phấn đấu đạt tỷ lệDN sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiệnđại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệcao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vàonăm 2030 so với năm 2018 theo tinh thầnNghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiệnthể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệuquả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm2030, cần các chủ trương đúng đắn và kếhoạch cụ thể, với môi trường thể chế và độingũ nhân lực chuyên trách thích hợp mà Nghịquyết số 58/NQ-CP về Chương trình hànhđộng của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số50-NQ/TW đã nêu rõ.

Trước hết, cần xây dựng đồng bộ các tiêuchí về dự án FDI chất lượng cao phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của đất nước và xu

hướng khoa học công nghệ thế giới; tập trungphát triển hạ tầng và cải thiện quản lý một sốkhu công nghiệp trọng điểm dành riêng tiếpnhận các dự án FDI quan trọng; xây dựngcác danh mục dự án, lĩnh vực cần thu hút FDIchất lượng cao trong quy hoạch quốc giatổng thể; chủ động xây dựng và triển khai cáckế hoạch xúc tiến, vận động đầu tư chuyênngành, chuyên nghiệp và có tính đặc thù cao,để tiếp cận, mời gọi, nghiên cứu đáp ứng cácnhu cầu và yêu cầu của các chủ đầu tư dự ánFDI chất lượng cao, đặc biệt về bảo vệ sởhữu trí tuệ, khắc phục tình trạng tham nhũng,cải thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng,các ưu đãi thuế, đất đai, lao động, cơ sở hạtầng và thể chế quản lý liên quan… Phát triểncác DN công nghiệp hỗ trợ có tiềm năng đápứng nhu cầu tham gia mạng lưới sản xuất củacác công ty đa quốc gia sắp đầu tư ở ViệtNam. Tổ công tác Chính phủ và các cơ quanliên quan về thu hút FDI cần có thẩm quyềnvà năng lực cao, với những người đứng đầucác cơ quan quản lý và đội ngũ tham mưu làcác chuyên gia, tư vấn chính sách, các đạidiện thương mại và ngoại giao - những nhân

lực chất lượng cao, có kiến thức, ngoại ngữ,kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức tốt, đủnăng lực nắm bắt và thiết kế chính sách đápứng nhanh, trúng nhu cầu, điều kiện mà nhàđầu tư cần, để tạo đột phá thể chế thu hút cácdự án FDI chất lượng cao, mang lại lợi íchcho cả 2 phía.

Bên cạnh việc thúc đẩy các dự án đầu tưcông nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp cáckhu công nghiệp được hưởng lợi trong dàihạn, cần biến các nhu cầu đầu tư mở rộng vàhiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Việt Namthành cơ hội thu hút các dự án FDI chấtlượng cao trong lĩnh vực này.

Đồng thời, cũng cần chủ động vượt quacác thách thức trong thu hút FDI chất lượngcao, như: sự hạn chế của quỹ đất sạch và cơsở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thôngđường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi; sựthiếu hụt số lượng và cơ cấu nguồn lao độnglành nghề, có kỹ năng chuyên sâu; sự giatăng áp lực cạnh tranh và sức ép bị thâu tómvới DN nội địa…

Để không bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI chấtlượng cao, cần có tư duy mới, với cách làmmới, đáp ứng đúng, nhanh hơn, tốt hơn yêucầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn, ưu tiêncác dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệcao, công nghệ sạch và quản trị hiện đại…n

Không bỏ lỡ... (Tiếp theo trang 1)

Page 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-202014

Đại sứ Campuchia thăm Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Vừa qua, Đoàn đại biểu Campuchia do ngài ChayNavuth - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốcCampuchia tại Việt Nam - đã đến thăm Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam và lễ chùa Khmer nhândịp Lễ hội Sen Dolta - lễ hội truyền thống lớn nhất trongnăm của người Khmer. Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch Việt Nam đã có buổi làm việc với Đạisứ Campuchia nhằm chia sẻ thông tin về hoạt động củaLàng và khẳng định luôn sẵn sàng phối hợp tổ chức cácchuyến thăm, làm việc của phía Campuchia tại Làng,đồng thời đề nghị Đại sứ Campuchia tại Việt Nam tạođiều kiện, kết nối hợp tác giữa Làng với các cơ quancủa Campuchia cũng như đồng bào Khmer trong thờigian tới.n THANH XUYÊN

Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Namlần thứ XIV

Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứXIV năm 2020 sẽ diễn ra tại nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức,Hà Nội, từ ngày 02 - 04/10. Đối tượng tham dự Giải lànhà báo; hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; cán bộ, nhânviên đang công tác tại các cơ quan báo chí, cơ quan quảnlý báo chí và các cấp Hội Nhà báo Việt Nam (thời giancông tác tại đơn vị từ trước ngày 21/6/2019 đến nay).

Ban Tổ chức cho biết, Giải năm nay có sự tham giathi đấu của 45 đội, với 205 vận động viên, thi đấu ở 14nội dung. Ban Tổ chức sẽ trao cúp, cờ, tiền thưởng, huychương cho các đội, đôi, cá nhân đoạt giải Nhất, Nhì,đồng giải Ba ở các nội dung thi đấu.n N.HỒNG

Thúc đẩy điện ảnh Việt hậu Covid-19Đây là chủ đề của buổi họp báo vừa được Cục Điện

ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùngmột số đơn vị phát hành phim lớn trong nước tổ chức.Buổi họp báo mang đến những góc nhìn sâu sắc hơn vềthị trường điện ảnh Việt thông qua những chia sẻ củacác đạo diễn; đồng thời góp phần tìm kiếm những giảipháp khôi phục thị trường, kích cầu điện ảnh Việt, đadạng nội dung phim chiếu rạp, tìm hướng đi mới trongcông tác phát hành phim và đưa ra các giải pháp thu hútngười hâm mộ trở lại sau thời gian nghỉ dịch. Ngoài ra,những phim Việt ra mắt trong quý IV năm 2020 cũngđược giới thiệu tại buổi họp báo.n TUỆ LÂM

Lễ hội Trung thu 2020Được tổ chức từ ngày 28/9 - 01/10 tại Trung tâm

Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Lễ hội Trungthu 2020 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc hướng đếntrẻ em như: Lễ hội rước đèn, múa lân sư tử; tổ chức biểudiễn và thi đấu trò chơi dân gian; viết thư pháp; vẽ tranhĐông Hồ. Bên cạnh đó, Lễ hội còn có các chương trìnhnghệ thuật hấp dẫn với nhiều mini game dành cho thiếunhi như: “Đón Tết Trung thu”, “Vui rằm tháng Tám”…

Điểm nổi bật là Đêm hội “Rước đèn Trung thu” lunglinh sắc màu, với sự tham dự của gần 400 người đến từcác quận, huyện, trường học của Hà Nội; khu hội chợTrung thu 2020 dự kiến thu hút trên 50 gian hàng củacác ngành hàng đến từ khắp các vùng miền trên cả nướcvới các sản phẩm phong phú…n Đ.KHOA

“Tủ sách hướng thiện” cho phạm nhântrại giam Ngọc Lý

Ngày 18/9, Đoàn công tác của Vụ Thư viện (Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch) đã trao tặng hai tủ sách chocác cán bộ chiến sĩ và phạm nhân đang thi hành án tạiTrại giam Ngọc Lý (Bắc Giang). Thông qua chươngtrình hỗ̃ trợ này, Trại giam Ngọc Lý và nhiều trại giamkhác trên toàn quốc sẽ có thêm nhiều đầu sách phục vụnhu cầu đọc của phạm nhân, trại viên, từ đó giúp họnâng cao nhận thức, nhận rõ lỗi lầm, có ý thức rèn luyện,sửa chữa và cải tạo tốt hơn để được hưởng khoan hồng,sớm trở về đoàn tụ cùng gia đình, xã hội.n

THANH XUYÊN

Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế

Trong những năm qua, Đảng vàNhà nước đã rất quan tâm đến việcphát triển nguồn nhân lực nói chung vànguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.Do đó, nguồn nhân lực khu vực DTTS

đã có bước phát triển, góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèovùng dân tộc và miền núi. Tuy nhiên,hiện nay, lao động DTTS chủ yếu tậptrung trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệlao động có trình độ chuyên môn kỹthuật rất thấp, chủ yếu là lao động giảnđơn và chưa qua đào tạo; tác phong, kỷluật lao động của nguồn nhân lực cácDTTS còn nhiều bất cập; số lượng, cơcấu và chất lượng đội ngũ cán bộDTTS chưa theo kịp sự phát triển vàyêu cầu thực tiễn…

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)cho biết, chất lượng nguồn nhân lực vùngDTTS, miền núi cơ bản còn thấp so vớicác khu vực khác. Tỷ lệ nhân lực trongđộ tuổi lao động đã qua đào tạo trungbình mới chỉ đạt 6,2%, bằng 1/3 so vớitỷ lệ trung bình của cả nước. Đặc biệt,một số nhóm DTTS có tỷ lệ lao động đãqua đào tạo ở mức dưới 2%, thậm chí cónhững nhóm DTTS gần 100% lao độngchưa qua đào tạo; tỷ lệ người DTTS cótrình độ đại học trở lên mới chỉ đạt 3,3%(tỷ lệ chung toàn quốc là 9,3%). Đây làrào cản rất lớn trong phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương trong vùng.

Theo khảo sát, ở vùng Tây Bắc,trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ cánbộ là người DTTS trong UBND cấptỉnh, huyện còn thấp (khoảng 11,32%).Trong tổng số 48.200 cán bộ DTTScấp xã, số người có trình độ trung họccơ sở chiếm 45,7%, tiểu học 18,7%,chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và đạihọc… Chất lượng nguồn nhân lực thấpđang chi phối và kéo theo hàng loạtvấn đề liên quan, làm chậm sự pháttriển của vùng. Do đó, cần sớm tìm rakế hoạch dài hạn và giải pháp đồng bộđể nâng cao hiệu quả đào tạo nguồnnhân lực của vùng DTTS và miền núi.

Cần có giải pháp đột phá để đào tạo nguồn nhân lực

Để phát triển kinh tế - xã hội, giảmnghèo bền vững, nâng cao đời sốngcho đồng bào DTTS và miền núi, một

trong những giải pháp căn cơ và bềnvững là phải phát triển nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng caocho khu vực này. Theo Giám đốc Họcviện Nông nghiệp Việt Nam NguyễnThị Lan, việc đào tạo nên xuất phát từchính nhu cầu của người DTTS, miền

núi; gắn với nhu cầu, định hướng pháttriển thị trường. Tuy nhiên, hiệnchương trình đào tạo nguồn nhân lựccũng chưa thực sự gắn kết với đặcđiểm vùng, miền và quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội của từngkhu vực, từng địa phương, từng vùngdân tộc… “Phải đào tạo những ngườicó khả năng dẫn dắt, định hướng sựphát triển của cộng đồng, đào tạo đểtạo ra chuỗi giá trị sản phẩm mang tínhđặc trưng văn hóa mỗi vùng, tạo nguồnnhân lực có khả năng ứng dụng thànhtựu khoa học - kỹ thuật vào tổ chức sảnxuất, chuẩn hóa các chương trình đàotạo cho nhiều nhóm đối tượng DTTS.Do đó, đề nghị Quốc hội, Chính phủtiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cácchính sách dân tộc và bố trí đủ nguồnlực tài chính để thực hiện các chínhsách dân tộc” - bà Lan nhấn mạnh.

Nhằm giải bài toán về nguồn nhânlực cho vùng DTTS và miền núi, Bộtrưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạđề xuất 3 nhóm giải pháp. Thứ nhất,thông qua chính sách “cử tuyển”, tuynhiên, để nâng cao hiệu quả của chínhsách này, tránh gây lãng phí nguồn lựcvà NSNN, đối tượng cử tuyển cầnđược lựa chọn, giám sát chặt chẽ và chỉnên thực hiện với con em vùng đồngbào dân tộc rất ít người, đồng thời phải

gắn liền với việc bố trí công việc saukhi tốt nghiệp cho người học. Thứ hai,thông qua “đặt hàng” đào tạo, đào tạolại. Thứ ba, thông qua việc “tạo nguồn”đào tạo có chất lượng cho các trườngđại học, cao đẳng. Để thực hiện giảipháp này, các địa phương cần tiếp tục

quan tâm đầu tư phát triển các trườngphổ thông dân tộc nội trú và các trườngtrung học phổ thông chuyên của tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo mớiđây, Phó Chủ tịch Thường trực Quốchội Tòng Thị Phóng ghi nhận nhữngnghiên cứu công phu, nghiêm túc vềđịnh hướng phát triển và chiến lượcđào tạo nguồn nhân lực chất lượng caophục vụ công tác phát triển kinh tế - xãhội vùng đồng bào DTTS và miền núi.Để tiếp tục phát huy các thành quả đãđạt được và thực hiện thành công cácmục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch Thườngtrực Quốc hội mong nhận được sự hỗtrợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế đốivới các địa phương, các cơ sở đào tạođể bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm xâydựng nguồn nhân lực chất lượng caovùng đồng bào DTTS và miền núi,nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp vàphát triển nông thôn. Ngoài ra, Ủy banDân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành, địa phương liên quan đẩy mạnhhợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực từnước ngoài để phục vụ phát triển bềnvững vùng đồng bào DTTS và miềnnúi giai đoạn 2021-2030; khẩn trươngtrình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định công nhận, phân định cácxã vùng đồng bào DTTS và miền núitheo trình độ phát triển…n

Việc phát triển nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi ngày càng trởnên cấp bách Ảnh minh họa

Nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi lâu nay vẫn được đánh giá là có trình độ chuyên mônkỹ thuật thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo. Trong thời đại cách mạng 4.0, khi cơ cấu thịtrường, việc làm… đang thay đổi mạnh mẽ thì việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chấtlượng cao cho khu vực này càng trở nên cấp bách.

Tìm giải pháp phát triển nguồn nhânlực vùng dân tộc thiểu số và miền núir LÊ HÒA

- Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 sẽ chínhthức có hiệu lực. Theo đó, sẽ có nhiều thay đổi liên quanđến lương hưu cũng như việc nghỉ hưu của người lao động.

- Ngày 19/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Kỷ niệm 10 nămđi vào hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam (19/9/2010 - 19/9/2020).

- Lễ Khai mạc Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dântộc toàn quốc 2020 vừa diễn ra tại Trung tâm Văn hóa tỉnh,

TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.- Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ IV - năm 2020 do

Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hoá,Thể thao Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 26/9 - 03/10,tại Hà Nội.

- Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Giáo dục và Thời đạiđã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Nhữngtấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”năm học 2019-2020 và phát động cuộc thi viết năm học2020-2021.n YẾN NHI

Page 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-2020 15

Giữa tháng 9, chính quyền TP. New York (Hoa Kỳ) đã côngbố kết quả một cuộc kiểm toán và chỉ ra hàng loạt thiếusót tại các Cơ quan Chăm sóc, Bảo vệ động vật (ACC) củađịa phương làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và tình trạngsức khỏe của hàng nghìn động vật tại đây.

Điều kiện sống tồi tànCác ACC được chính quyền Thành phố giao nhiệm vụ giải

cứu và gom những động vật đi lạc hoặc bị bỏ rơi về nuôidưỡng, chăm sóc, sau đó tìm chủ cũ hoặc chủ mới nhận nuôichúng. ACC cung cấp nơi trú ẩn cho hơn 20.000 động vật mỗinăm tại New York. Tuy nhiên, cuộc kiểm toán vừa được hoànthành chỉ ra rằng, các ACC tại đây chỉ hoàn thành nhiệm vụcủa mình “trên giấy tờ”.

Báo cáo kiểm toán chỉ ra rằng, các ACC tại Thành phố đềuđể xảy ra những thiếu sót trong nhiệm vụ chăm sóc các độngvật vô chủ, bị bỏ rơi. Điều kiện sống của động vật rất tồi tàn,chúng không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, không đượcchăm sóc theo các quy trình y tế dành cho động vật, thậm chí,không được khám, chữa bệnh kịp thời dẫn đến hậu quả nhiềucon vật rơi vào tình trạng rất nguy kịch.

Trong đợt kiểm tra lần thứ nhất, nhóm kiểm toán viên đãlấy mẫu xét nghiệm của 30 con chó, có tới 57% trong số đó bịnhiễm trùng đường hô hấp dù chúng được báo cáo là “vẫnđang được chăm sóc tại một trong các ACC”. Nguyên nhânđược xác định là do chúng phải sống trong điều kiện ẩm thấpquá mức. Trong số 40 căn phòng cho động vật được kiểm tra,9 phòng không được theo dõi độ ẩm, 31 phòng đều có độ ẩmrất cao.

Trong đợt kiểm tra đột xuất lần thứ hai, 7/41 căn phòngvẫn không được tiến hành kiểm tra độ ẩm, 34 phòng còn lạicó máy đo độ ẩm nhưng tất cả đều có độ ẩm cao tạo điều kiệncho các loại virus, vi khuẩn và nấm phát triển, khiến các chấttẩy rửa lâu khô gây kích ứng da, đường hô hấp…

Cuộc điều tra phát hiện ra rằng, các trung tâm này để độngvật vô gia cư sống tại những chuồng trại vô cùng cũ nát, cũinhốt cũ bẩn với độ ẩm rất cao khiến động vật dễ mắc nhiềubệnh như nấm, viêm nhiễm, nhiều con không được chữa trịhoặc chỉ được dùng thuốc đã hết hạn từ rất lâu khiến các vùngnhiễm bệnh trên cơ thể chúng bị hoại tử rất nghiêm trọng.Thức ăn chúng được cho hằng ngày cũng đều hết hạn sử dụngtiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe.

Không những thế, động vật tại các ACC đều không đượccân đo, khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng và xét nghiệmsàng lọc những căn bệnh phổ biến, gây nguy cơ cho sức khỏecủa chúng và của chính những cán bộ công tác tại các trungtâm này.

Một thiếu sót khác đáng bị lên án là các ACC không tuânthủ các quy định nhốt động vật kỵ nhau. Các chuồng chó, mèo,

thỏ, chuột… thường xuyên không nhốt đúng loại động vật đãđược quy định khiến chúng thường làm hại nhau.

Các ACC báo cáo đã cho động vật sử dụng nguồn nướcsạch, tuy nhiên, các kiểm toán viên đã xem xét 63/798 độngvật và chỉ ra rằng 15 con phải dùng nước mất vệ sinh, 48 convật ở trong cũi bẩn, 63 con vật đang phải ăn thực phẩm đã hếthạn sử dụng, thậm chí đồ ăn thừa để lại từ hôm trước…

Cần củng cố trách nhiệm của các ACCThông qua kết quả cuộc kiểm toán, chính quyền Thành phố

kết luận rằng, các ACC tại địa phương đã không tuân thủ cácchính sách, quy định trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡngđộng vật. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quảxấu và ngày càng gây tốn kém cho ngân sách của Thành phốdành cho công tác chăm sóc động vật vô chủ.

Giám đốc Sở Tư pháp TP. New York chia sẻ: “New Yorkluôn tự hào vì sự đánh giá cao tính nhân văn với những ngườiyếu thế trong xã hội và cả những con vật dễ bị tổn thương nhất.Cho đến khi tìm được nơi cư trú mới cho động vật bị bỏ rơi,các ACC phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảonhững điều kiện sống tốt nhất cho động vật không có chủ”.

Chính quyền TP. New York đã đưa ra 21 khuyến nghị chocác ACC, Cục Thú y và Sở Y tế Thành phố để giải quyết tìnhtrạng trên, nhằm đảm bảo động vật được bảo vệ, chăm sóc vớinhững điều kiện phù hợp nhất. Trong đó, các khuyến nghị đặcbiệt nhấn mạnh cần đảm bảo rằng, nhân viên của các ACC phảiluôn tuân thủ các quy trình chăm sóc động vật giúp chúngđược hưởng các điều kiện tối ưu, các dịch vụ chăm sóc y tếthích hợp.

Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố cũng kêu gọi các tổ chức,trung tâm liên quan cần ngay lập tức thực hiện các khuyếnnghị kiểm toán để những con vật bị bỏ rơi được sống trongmôi trường an toàn, lành mạnh và hạnh phúc. Đó cũng là tiềnđề để chúng có thể sớm được các gia đình nhận nuôi.n

(Theo comptroller.nyc.gov và tổng hợp)

Hàng loạt thiếu sót đã được chỉ ra tại các Cơ quan Chăm sóc,Bảo vệ động vật TP. New York Ảnh: Goodnet.org

Mới đây, Chính phủ Australia đãcông bố một số phát hiện sau

khi hoàn thành cuộc kiểm toán đượcthực hiện từ tháng 4 năm nay đối vớiTrung tâm Năng lực công nghiệpquốc phòng (CDIC) thuộc Bộ Côngnghiệp quốc phòng Australia.

Cuộc kiểm toán đánh giá CDICđã có những kế hoạch hành độngnhằm thúc đẩy hoạt động củaTrung tâm, cải thiện hoạt động hợptác với các bên liên quan, các đốitác, tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ vàtư vấn kinh doanh của CDIC vẫnrất chung chung, chưa rõ ràng, chưatập trung vào mục tiêu đẩy mạnhlĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Một số đối tác, khách hàng đãbày tỏ sự không hài lòng đối với

CDIC khi Trung tâm “không thểhiện sự nhất quán khi đưa ra cácdịch vụ tư vấn”, “nhiều kế hoạchchung chung và thường mang tínhxã giao, tư vấn cho mọi khách hàngchứ không thiết kế từng chươngtrình hành động phù hợp cho từngđối tác”, “chưa linh hoạt trong việcthay đổi chiến lược hoạt động theothời gian”...

Trước thực tế trên, cuộc kiểmtoán đã đưa ra nhiều khuyến nghịnhằm giúp CDIC giải quyết những

thiếu sót này. Báo cáo khuyến nghịCDIC cần củng cố vai trò và mụcđích hoạt động của Trung tâm,củng cố Kế hoạch cơ cấu lực lượngnăm 2020; củng cố Ban Lãnh đạo,Ban Cố vấn và đội ngũ nhân lựccủa CDIC ngày càng hùng hậu,chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, CDIC cần tạođiều kiện giúp ngày càng nhiều DNvừa và nhỏ có thể tiếp cận các dịchvụ của Trung tâm. Đặc biệt, cầntăng cường hỗ trợ cho các DN đã

và đang phải đối mặt với những tácđộng tiêu cực về mặt kinh tế do đạidịch Covid-19 gây ra, giúp nắm bắtnhững cơ hội trong ngành côngnghiệp quốc phòng đang phát triểncủa Australia.

Một trong những điểm yếu củaTrung tâm là chưa tập trung xâydựng các chương trình truyềnthông để tuyên truyền các chínhsách của Bộ. Do đó, trong thời giantới, CDIC cũng được khuyến nghịcần tập trung vào hoạt động này

nhiều hơn nữa.Bộ trưởng Bộ Công nghiệp

quốc phòng Australia hy vọng rằng,cuộc kiểm toán trên đã chỉ ra nhữngmặt mạnh, những điểm yếu củaCDIC, trên cơ sở đó, Trung tâm sẽngày càng phát huy thế mạnh, tăngcường hợp tác với các bên liênquan để xây dựng một ngành côngnghiệp quốc phòng bền vững, cótính cạnh tranh trên toàn cầu.n

(Theo defenceconnect.com.au)TUỆ LÂM

AUSTRALIA:

Khuyến nghị Trung tâm Năng lực công nghiệp quốc phòngkhắc phục thiếu sót

Deloitte: Xảy ra sai sót trong quá trình kiểm toán

Hội đồng Báo cáo tài chính Anh vừa tuyênbố phạt hãng kiểm toán Deloitte mức kỷ lục 15triệu Bảng sau khi phát hiện Hãng để xảy ranhiều sai sót nghiêm trọng trong quá trìnhkiểm toán Tập đoàn Phần mềm Autonomy.Cùng án phạt, Deloitte bị khiển trách và yêucầu thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễcủa tình trạng này. Một số đối tác cũ của Hãngcũng phải nhận các lệnh trừng phạt từ cơ quanquản lý.n (Theo accountancytoday)

EY: Phát hiện “lỗ hổng” lớn tại Wirecard

Tập đoàn Công nghệ tài chính mới nổiWirecard của Đức đã chính thức thông báo phásản sau khi thừa nhận khoản nợ lên tới 4 tỷUSD và bị hãng kiểm toán EY phát hiện hồ sơtài chính có dấu hiệu “sai sót nghiêm trọng”.EY cáo buộc Wirecard đã cung cấp các báo cáo“không chính xác” liên quan đến các khoản kýquỹ khi đơn vị kiểm toán này tiến hành kiểmtoán năm tài khóa 2019 của Công ty.n

(Theo EY)

Nam Phi: Gian lận gói cứu trợ của Chính phủ

Tổng Kiểm toán Nam Phi Kimi Makwetumới đây đã công bố một báo cáo kiểm toán vàchỉ ra những bằng chứng cho thấy, nạn gian lậnvà tham nhũng đã phá vỡ mục đích gói cứu trợcủa Chính phủ trị giá hàng tỷ Rand nhằm giúpcác DN, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Báo cáo kiểm toán xem xét các khoản chitừ tháng 4 đến cuối tháng 7 năm nay. TổngKiểm toán cho biết sẽ sớm bàn giao báo cáocho cơ quan điều tra có thẩm quyền.n

(Theo ewn.co.za)

HOA Kỳ:

Vi phạm quy định chăm sóc động vậttại New York r THANH XUYÊN

Ngày 21, 22/9, Cuộc họp lần thứ 12 của Ủyban Chia sẻ kiến thức của Tổ chức quốc tế Cáccơ quan Kiểm toán tối cao đã diễn ra theo hìnhthức trực tuyến.n (Theo INTOSAI)

Hãng kiểm toán KPMG đang xem xét kếhoạch điều chỉnh lương cho năm tài chính 2021để hỗ trợ nhân viên và giữ chân nhân tài.n

(Theo KPMG)Vừa qua, Viện Kiểm toán viên nội bộ Anh

đã tiến hành nghiên cứu những tác động của dịchCovid-19 đối với các cơ quan, tổ chức kiểm toánnội bộ.n (Theo accountancydaily)

YẾN NHI

Page 16: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ …

THỨ NĂM 24-9-202016

.

Chính quyền TP. Thane, bang Maha-rashtra, Ấn Độ vừa công bố kết quảcủa cuộc kiểm toán đặc biệt đối với 17bệnh viện tư tại Thành phố này. Báocáo đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quanđến cơ chế thu chi tại nhiều bệnh viện,đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19vẫn đang bùng phát mạnh mẽ tại quốcgia này.

Bệnh nhân Covid-19 bị tính phí caoTheo đó, nhóm kiểm toán viên đã

xem xét 4.106 hóa đơn của 17 bệnh việntrong khoảng thời gian từ ngày 10/7 -21/8/2020. Kết quả cho thấy, có tới 1.362hóa đơn bị tính phí sai với số tiền bị tínhtrội lên đến gần 200 triệu Rupee (2,7triệu USD). Cơ quan Kiểm toán đã yêucầu các bệnh viện cần nhanh chóng hoàntrả lại các khoản tiền tính trội đã thu từbệnh nhân.

Phản hồi trước chỉ trích của các kiểmtoán viên, phía bệnh viện Titan vàMetropol đã phủ nhận việc tính phí điềutrị cao đối với bệnh nhân. “Chúng tôi chỉthực hiện thu phí theo đúng bảng giá củabệnh viện và chúng tôi đã giao nộp cácbằng chứng liên quan đến tài khoản kếtoán cho chính quyền TP. Thane để xemxét” - ông Shahrjan Singh, người đứngđầu bệnh viện Titan cho hay.

Hồi tháng trước, chính quyền TP.Thane đã treo giấy phép hoạt động củamột bệnh viện tư và hủy tình trạng cơ sởđiều trị Covid-19 do bệnh viện này đãtính phí điều trị bệnh nhân vượt mức trần.

Vào tháng 5/2020, chính quyềnThành phố đã ấn định chi phí điều trịCovid-19 tại các bệnh viện tư và đưa rachỉ đạo không tính phí vượt quá 4.000Rupee/ngày đối với các bệnh nhân trongcác khu cách ly. Chi phí điều trị bệnhnhân tại các khoa điều trị tích cực cũngđược quy định giá trần là 7.500Rupee/ngày.

Áp lực lớn tại các bệnh việnẤn Độ tiếp tục là tâm dịch của thế

giới, với tổng cộng gần 5 triệu ngườidương tính với virus gây bệnh Covid-19và hơn 1.000 người thiệt mạng trong 24giờ. Các bác sĩ tại một trong những cơ sởtư nhân chữa Covid-19 lớn nhất ở Thủ đôẤn Độ cho biết, họ đang kiệt sức và đốimặt với tình trạng thiếu nhân lực sau 6tháng làm việc không ngừng nghỉ.

Số ca nhiễm tăng cao tạo ra áp lựccho hệ thống chăm sóc sức khỏe vốnđang quá tải. Các bệnh viện ở nước nàyphải vật lộn tìm nguồn cung khí oxy cầnthiết để điều trị cho hàng chục nghìnbệnh nhân trở nặng. Một số bệnh viện đãphải tìm đến các nguồn cung khí oxykhông đáng tin cậy trong nỗ lực cung cấpđủ oxy cho bệnh nhân thở máy. Hiện nay,tại nhiều bang lớn ở Ấn Độ như Maha-rashtra, Gujarat và Uttar Pradesh, lànhững tâm dịch ở nước này, nhu cầu oxythở máy tăng lên hơn 3 lần. Giới chức ytế đang kêu gọi sự chung tay giúp đỡ từcộng đồng.

Bang Maharashtra bị ảnh hưởng nặngnề nhất bởi dịch bệnh đã quyết định giảm

nguồn cung bình oxy cho các bang lâncận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ởđịa phương. Bộ trưởng Bộ Y tế RajeshBhushan ngày 15/9 cho biết, chỉ khoảng6% bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ đượcthở oxy: 0,31% dùng máy thở; 2,17% thởoxy trong phòng hồi sức tích cực và3,69% thở oxy trên giường thường.

“Trong những tháng tới, Ấn Độ sẽtiếp tục chứng kiến sự gia tăng số canhiễm mới và đó là tiến triển tự nhiên củabất kỳ đại dịch nào. Khi đương đầu vớinó, mục tiêu sẽ là giảm tỷ lệ tử vong. Mộtthách thức quan trọng là làm thế nào đểphân bổ hợp lý số giường bệnh”, nhà dịchtễ học Giridhar Babu tại Tổ chức Y tếcông phi lợi nhuận Ấn Độ nhận định.

Chính phủ Ấn Độ đã áp đặt lệnhphong tỏa lớn nhất vào tháng 3/2020nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus vàgiữ tỷ lệ tử vong thấp, cho phép cơ sở hạtầng chăm sóc sức khỏe có thêm thời gianđược tăng cường. Tuy nhiên, các chuyêngia y tế công cho biết, tình trạng thiếu hụtvẫn còn và có thể sẽ gây ảnh hưởng nặngnề trong thời gian tới.n

(Theo Scroll và CNBC)

Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân Ảnh: ST

Ủy ban Phát triển Vùng sảnxuất dầu bang Imo, Nigeria

hiện đang đối mặt với cáo buộcgian lận tài chính với tổng số tiềnsai phạm lên tới 12,3 tỷ Naira (hơn30 triệu USD) trong giai đoạn2007-2020.

Theo kết quả của cuộc kiểmtoán pháp lý do Cơ quan Phát triểndoanh nghiệp và Quản lý tài sản(CADAM) tiến hành, trong 12năm qua, Ủy ban này đã thực hiệnnhiều giao dịch không minh bạch,thậm chí nhiều dự án chỉ tồn tạitrên giấy tờ.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũngcho biết, nhiều khoản tiền có giátrị lớn được thanh toán cho các

nhà thầu không tuân thủ theo quytrình quy định và vi phạm luậtpháp; một số giao dịch chuyểnkhoản trực tuyến được gửi tớinhững bên tiếp nhận “ảo” hoặckhông thể xác định. Cụ thể, nhữngkhoản thanh toán cho nhà thầu hầuhết không có chứng từ đảm bảo,không có lịch sử dự án, hồ sơ mờithầu cũng như những văn bản phêduyệt từ ban lãnh đạo, không tuânthủ theo các giao thức trao thầu

hiện hành của Nigeria.Báo cáo khuyến nghị chính

quyền Bang cần có hành độngkhắc phục trong thời gian sớmnhất để thu hồi số tiền 12,3 triệuNaira sai phạm. Phản hồi lại bảnBáo cáo, người đứng đầu bangImo cho biết, chính quyền Bang sẽthành lập một ủy ban đặc biệt đểđiều tra làm rõ trách nhiệm củanhững người liên quan, đồng thờikhẳng định cam kết sẽ xử lý

nghiêm các cá nhân đứng đằng saunhững hợp đồng ảo.

Tham nhũng vẫn là một trongnhững vấn đề gây nhức nhối tạiNigeria. Cuộc kiểm toán pháp lýlần này được thực hiện trong bốicảnh Cơ quan Kiểm toán quốc giavẫn đang trong quá trình điều trasai phạm hàng tỷ Naira tại Ủy banPhát triển đồng bằng Niger.

Nigeria là nước sản xuất dầuthô lớn nhất châu Phi và là một

trong những nền kinh tế lớn nhấtchâu lục. Khoảng 83% thu nhậpxuất khẩu đến từ doanh thu dầumỏ. Sự quản lý yếu kém và thamnhũng trong ngành công nghiệpdầu khí của Nigeria là một trongnhững nguyên nhân khiến quốcgia Tây Phi này mất đi hàng tỷUSD mỗi năm.n

(Theo Vanguard Nigeria vàNational Online)HOÀNG BÁCH

NIGERIA:

Gian lận tài chính tại Ủy ban Phát triển Vùng sản xuất dầubang Imo

Malaysia: Kiểm toán các dự án xây dựng

Chính phủ Malaysia đang yêu cầu Cơquan Quản lý đường cao tốc và Ủy ban Pháttriển công nghiệp xây dựng Malaysia tiếnhành kiểm toán các dự án xây dựng trên toànquốc. Mục tiêu là nhằm tăng cường tính antoàn sau sự cố sập mố cầu ở đường cao tốctrên cao Sungai Besi hồi tháng trước.n

(Free Malaysia Today)

Ireland: Cơ quan giám sát áp đặthình phạt với hãng kiểm toán

Cơ quan Giám sát Kiểm toán và Kế toánIreland (IAASA) lần đầu tiên ban hành hìnhphạt sau khi tiến hành kiểm tra chất lượngkiểm toán của hãng kiểm toán Eisner AmperAudit Limited. Số tiền mà Hãng kiểm toánnày phải nộp phạt là 40.500 Euro.n

(Theo RTE)

Pakistan: Đăng cai tổ chức hội nghị kiểm toán

KTNN Pakistan (AGP) sẽ đăng cai tổchức Hội nghị cấp cao lần thứ 5 giữa nhữngngười đứng đầu các cơ quan kiểm toán tối caovà giữa các quốc gia thành viên của Tổ chứcHợp tác Thượng Hải (SCO) tại Thủ đô Islam-abad. Đây là lần đầu tiên AGP đăng cai tổchức kể từ khi gia nhập Tổ chức khu vực nàyvào năm 2017.n (Theo Pakistan Today)

ẤN độ:

Nhiều bệnh viện tư tại thành phố Thane thu phí quá cao đối với bệnh nhân Covid-19r NGỌC QUỲNH

EY mất hai khách hàng lớn tại Đức là Com-merzbank và DWS sau vụ bê bối với Wirecard.n

(Theo WSJ)

Deloitte đang phải đối mặt với án phạt 15triệu Bảng Anh do sai sót trong cuộc kiểm toántại hãng phần mềm Autonomy.n

(Theo The Guardian)

Chính phủ Kenya dự kiến sẽ tiến hành kiểmtoán Cơ quan Phát triển chè Kenya (KTDA) liênquan đến cáo buộc sai phạm tài chính.n

(Theo All Africa)TRÚC LINH

Tổng biên tập: ĐỖ HỒNG CÔNGPhó Tổng biên tập: MAI HẢI ĐƯỜNG

Trụ sở: 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà NộiEmail: [email protected] Website: baokiemtoannhanuoc.vn, www.auditnews.vnĐiện thoại: Phòng Trị sự: (024) 6282 2100, Phòng Báo điện tử: 6276 7891 Phòng Thư ký toà soạn: 6282 2112, Phòng Phát hành - Quảng cáo: 6282 2201Phòng Phóng viên: 6282 2202, Phòng Chuyên đề: 6282 2110; Fax: (024) 6282 2191

Tài khoản: Báo Kiểm toán - 2601 0000 056239 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mỹ ĐìnhGiấy phép hoạt động báo chí in: Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 củaBộ Thông tin và Truyền thôngChế bản vi tính tại Tòa soạn In tại Công ty TNHH MTV In Quân đội 1 Giá: 5.800đ