44
BÁO CÁO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM QUÝ I/2012 Hà Nội, ngày 30/4/2012 NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG CHƯƠNG II: XUẤT KHẨU TÔM CHƯƠNG III: XUẤT KHẨU CÁ TRA CHƯƠNG IV: XUẤT KHẨU HẢI SẢN 4 19 27 36

BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

BÁO CÁOXUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

QUÝ I/2012

Hà Nội, ngày 30/4/2012

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

CHƯƠNG II: XUẤT KHẨU TÔM

CHƯƠNG III: XUẤT KHẨU CÁ TRA

CHƯƠNG IV: XUẤT KHẨU HẢI SẢN

4

19

27

36

Page 2: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Chỉ đạo thực hiện:

Tổng Thư ký Trương Đình Hòe

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:

Phó Tổng Thư ký Nguyễn Hoài Nam

Trưởng Ban Biên tập:

Lê Hằng

Email: [email protected]

Chuyên gia thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Thủy (email: [email protected])

Nguyễn Thị Bích (email: [email protected])

Tạ Vân Hà (email: [email protected])

Nguyễn Thu Trang (email: [email protected])

Lê Thị Bảo Ngọc (email: [email protected])

Phụ trách phát hành:

Nguyễn Thị Ngọc Dung

Email: [email protected]

ĐT: 04 38354496/ext: 212

Mobile : 0988 428 828

Page 3: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

LỜI NÓI ĐẦU

Quý I/2012, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng trên 15% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng xét về mặt giá trị là khả quan, nhưng thực trạng của ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang vô cùng khó khăn, với nhiều bất cập, khiến cho lợi nhuận sụt giảm. Xu hướng này, nếu không có các tác động thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng bền vững của ngành xuất khẩu thủy sản trong tương lai.

Dịch bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi, ngành cá tra thiếu vốn trầm trọng cho sản xuất và xuất khẩu khiến cho nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt, giá xăng dầu tăng liên tục ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản… trong khi các chi phí đầu vào gia tăng chóng mặt và các chi phí từ các chính sách thủ tục bất cập càng đè nặng thêm đôi vai của doanh nghiệp thủy sản.

Mặc dù nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới vẫn cao, nhưng khủng hoảng tài chính ở thị trường chủ lực EU cũng khiến cho không ít doanh nghiệp thủy sản phải chật vật với việc chuyển hướng thị trường XK. Và khó khăn về nguồn nguyên liệu cũng làm chuyển hướng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong quý I, khoảng 30% sô DN có nguy cơ ngừng sản xuất, kinh do-anh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đã giảm từ con số gần 800 quý I/2011 xuống còn khoảng 500 trong quý I năm nay.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu trong quý II sẽ còn khó khăn hơn bởi các khó khăn, tồn tại của quý I chưa có dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực. Ngành thủy sản đang cần sự hỗ trợ khẩn cấp của nhà nước về vốn, kỹ thuật và sự điều chỉnh các chính sách để giảm chi phí cho DN, tăng khả năng cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam.

Cuốn “Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam quý I/2012” xin gửi đến quý doanh nghiệp và bạn đọc thông tin tổng hợp và đánh giá về thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý I, đồng thời đưa ra những nhận định và dự báo cho quý II/2012. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý DN và bạn đọc.

Mọi ý kiến góp ý, xin vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected] (Ms Lê Hằng – Trưởng Ban Biên tập). Tel: 04 3 8354496 Ext 204

Xin trân trọng cảm ơn.

Ban Biên tập

Page 4: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

I. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN QUÝ I/2012

Quý I/2012, XK thủy sản của Việt Nam đạt 1,324 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I năm nay, khó khăn về nguyên liệu tiếp tục chi phối XK thuỷ sản, bên cạnh đó, DN thuỷ sản còn phải đối phó với các loại chi phí ngày càng gia tăng, cùng với những khó khăn về thị trường NK. Có thể nhận định, tình hình sản xuất và XK thuỷ sản trong 3 tháng đầu năm nay có 9 điểm nổi bật sau:

1.Thiếu nguyên liệu trầm trọng

- Mặc dù số liệu thống kê cho thấy sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của cả nước trong quý I năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng ngành chế biến và XK thuỷ sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng của năm trước.

Nguyên nhân:

(1) Sản lượng 2 loài thuỷ sản nuôi chính không ổn định: dịch bệnh trên tôm làm giảm sản lượng, nhất là với tôm sú; diện tích nuôi cá tra giảm do nông dân thiếu vốn đầu tư nuôi và do giá cá bất ổn.

(2) Sản lượng các loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc vẫn thấp, sản lượng tăng tập trung chủ yếu vào các loài cá có giá trị thấp, cá tạp…

(3) Người nuôi và ngư dân thiếu vốn để sản xuất, để đầu tư trở lại khi tôm hoặc cá tra bị dịch bệnh.

(4) Chính các DN khó thu mua nguyên liệu vì nông dân không bán chịu, trong khi vòng quay vốn chậm do thị trường tiêu thụ khó khăn về tài chính.

- Đây là yếu tố chính chi phối hoạt động XK của ngành thuỷ sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Mặc dù XK thuỷ sản vẫn tăng so với năm ngoái, nhưng không phải do sản lượng XK tăng mà do giá trung bình XK tăng. Thực tế là, chỉ có một số DN lớn duy trì được sản xuất ổn định, nhưng lợi nhuận cũng sụt giảm nghiêm trọng và có đến 30% số DN có nguy cơ phải ngừng sản xuất vì thiếu vốn và thiếu nguyên liệu để chế biến XK.

4

1.145

630

585

45

515

5.530

2.380

2.200

180

3.150

1.000

1.000

‘’

‘’

1.000

Tổng sản lượng

Sản lượng khai thác thủy sản

Khai thác hải sản

Khai thác nội địa

Sản lượng NTTS

1

2

103,7

104,8

104,8

105,1

102,4

ƯỚC TÍNH TỔNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUÝ I/2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính(tấn)

Kế hoạch năm

So sánhvới quý I/2011

Ước thực hiện quý I/2012

Nguồn: Trung tâm Thông tin Thủy sản, Tổng cục Thủy sản

Page 5: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

- Quý I/2012, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng thủy sản của cả nước ước đạt 1.145 ngàn tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 630 ngàn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011; sản lượng nuôi trồng ước đạt 585 ngàn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ.

2. Thiếu vốn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất

- Với mức lãi suất quá cao 19 – 20% trong 3 tháng đầu năm, cả nông, ngư dân và DN đều thực sự khó khăn để duy trì sản xuất và chế biến khi mà các chi phí đầu vào khác cũng đồng thời tăng mạnh (5 -10%).

- Vốn vay định mức thấp, cùng với việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng đối với ngành thuỷ sản sau vụ vỡ nợ của một DN cá tra khiến cho nhiều DN không còn vốn để duy trì sản xuất.

- Tình trạng thiếu vốn xảy ra nghiêm trọng nhất đối với ngành cá tra. Theo khảo sát, có đến hơn 90% số DN mong muốn được tăng hạn mức vay vốn, mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất lên đến 1.400 tỷ đồng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động cho chế biến cá tra XK, cho hoạt động sản xuất kinh doanh, XK, nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi.

- 53,85% số DN có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt động phát triển với mức thấp nhất là 2 tỷ đồng và cao nhất là 300 tỷ đồng để bổ sung đầu tư cho vùng nuôi tôm chân trắng, trang bị máy móc, sửa chữa, bổ sung năng lực cấp đông, đồng bộ cán cân tự động và các thiết bị phụ trợ, vốn trung hạn cho hoạt động XK, xây nhà máy thức ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị.

- Đối với ngư dân, vấn đề tiếp cận vốn cũng rất khó khăn vì họ cần vốn cho cả việc mua sắm tàu cá và thiết bị để bảo quản cá sau thu hoạch.

Ngày 4/4/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn số 37/2012/CV-VASEP gửi Vụ kế hoạch – Bộ NNPTNT báo cáo về thực trạng và khả năng tiếp cận vốn vay của DN hội viên VASEP. VASEP đề xuất ngân hàng nên nghiên cứu chính sách linh động phù hợp với đặc thù của ngành ví dụ cho vay ngắn hạn theo đơn hàng tùy theo mức độ và thời gian thanh toán của thị trường để giúp các DN không phải chấp nhận bán giá thấp để xoay vòng vốn, đáo hạn ngân hàng. Cần thẩm định, nghiên cứu cho vay các dự án khả thi của các DN trong phát triển vùng nuôi, liên kết nuôi để đảm bảo nguồn cung, đủ thời gian thu hồi tiền từ XK… giúp các DN và ngành cá tra tồn tại và phát triển

3. Các chính sách bất cập, làm tăng chi phí và giảm cạnh tranh cho thuỷ sản XK

- Ngoài những khó khăn về nguồn nguyên liệu và vốn, trong thời gian qua các DN XK thuỷ sản còn phải đối phó với áp lực tăng chi phí đầu vào cho sản xuất như giá nguyên liệu, giá nhân công, tiền điện, tiền nước…Và đáng lưu ý là, các DN đang phải chịu các chi phí không nhỏ do các chính sách và thủ tục bất cập của các cơ quan quản lý. Những chi phí này đang góp phần làm đội giá thành sản xuất của các DN, làm tăng đơn giá XK và làm giảm sức cạnh tranh của thuỷ sản XK trên thị trường thế giới.

3.1. Thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng XK

- Để chế biến thủy sản XK, bao bì túi PE, PA các loại là một vật tư không thể thiếu, được sử dụng

5

Page 6: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

đa dạng và thông dụng để bao gói sản phẩm từ vài trăm gram, một kg đến cả 10kg cho một đơn vị sản phẩm. Các DN thủy sản không chỉ mua các vật liệu bao gói này từ các nhà máy sản xuất bao bì trong nước mà đồng thời phải NK từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng hoặc do khách hàng nước ngoài cung cấp để bao gói hàng XK.

- Khoản chi phí này trong giá thành sản phẩm thủy sản XK tương đương khoảng 0,1USD/0,1kg sản phẩm thủy sản, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm XK. Năm 2012, Luật Thuế bảo vệ Môi trường có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/01/2012 sẽ làm chi phí này tăng gấp đôi kết hợp với các chi phí khác đang có xu hướng tăng làm cho sản phẩm thủy sản Việt Nam khó có lợi thế cạnh tranh về giá so với các nước.

Ngày 17/02/2012, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da – Giày Việt Nam (LEFASO) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn số 01/2012/VITAS-LEFASO-VASEP gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính v/v kiến nghị miễn thuế Bảo vệ Môi trường đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng xuất khẩu, đề nghị Bộ trưởng xem xét cho phép xếp bao bì ni lông để bao gói hàng dệt may, da giầy, thủy sản xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.

3.2. 2% kinh phí công đoàn lấy từ quỹ lương

- Trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề đóng phí công đoàn đang là gánh nặng đối với doanh nghiệp và người lao động nên đã có nhiều ý kiến phản ánh kiến nghị về việc trích nộp và sử dụng khoản trích kinh phí 2% quỹ tiền lương của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho công đoàn.

- Tính toán của các chuyên gia kinh tế, nếu quỹ tiền lương của DN chiếm 20% trong cơ cấu giá thành sản phẩm, khi chi phí tiền lương tăng 2% (do trích phí công đoàn) thì giá thành sản phẩm sẽ tăng khoảng 0,4%.

- Đối với các DN hoạt động trong những ngành có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, da giày... có chi phí nhân công chiếm 60-70% giá thành,việc trích quỹ công đoàn 2% sẽ khiến giá thành sản phẩm tăng ít nhất là 1%.

Ngày 06/03/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn số 23/2012/CV-VASEP gửi Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN và Thủ tướng Chính phủ v/v kiến nghị bỏ quy định DN phải trích nộp 2% tổng quỹ lương cho Công đoàn trong Dự thảo Luật Công đoàn.

- Cùng với ý kiến của các hiệp hội ngành hàng và DN khác, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã quyết định dời việc trình Dự thảo Luật Công đoàn ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tới đây, bởi hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tài chính của tổ chức công đoàn được quy định Dự thảo.

3.3. Phí kiểm soát chất lượng thuỷ sản XK

- Gánh nặng của hàng loạt các loại phí đang gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp (DN), trong đó nặng nhất vẫn là phí kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi phí kiểm nghiệm lô hàng thành phẩm trước khi XK mà DN phải trả đã tăng trung bình 1,5 - 2 lần so với trước đây.

6 7

Page 7: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát trước khi XK đã khiến đa phần các lô hàng thủy sản phải chờ 7 - 10 ngày trước khi XK, dẫn đến DN phải chịu thêm hàng loạt mức phí lưu kho bãi.

- Những sự cố về tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm xuất khẩu thủy sản hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ khâu nuôi trồng, đánh bắt trong khi DN phải chịu chi phí kiểm nghiệm. Không chỉ thiệt hại lớn về tiền bạc, DN bị thiệt hại về uy tín, vì vậy bản thân DN xác định rất rõ việc bảo đảm chất lượng cho sản phẩm của mình, trừ khi ngoài khả năng kiểm soát như tồn dư kháng sinh trong quá trình nuôi trông, đánh bắt.

- Việc kiểm soát ATTP thủy sản XK của NAFIQAD là cần thiết nhưng nên có cách tiếp cận khác vừa chặt chẽ, vừa có chất lượng và đạt hiệu quả nhưng cũng vừa tạo điều kiện cho DN. EU và Mỹ là 2 thị trường NK thủy sản lớn nhất thế giới và cũng là 2 thị trường NK thủy sản chính của Việt Nam đều không quy định kiểm tra hoặc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trước khi XK.

- Theo Luật ATTP và theo thông lệ quốc tế và ở nhiều nước trên thế giới, việc cấp Chứng thư XK không dựa trên và không phụ thuộc vào việc lấy mẫu lô hàng kiểm nghiệm mà phụ thuộc vào hiện trạng điều kiện an toàn vệ sinh của cơ sở chế biến đó có đạt không, có thuộc danh sách đủ điều kiện để XK hay không.

- Tác động: Những khoản chi phí không nhỏ từ các thủ tục phức tạp và không cần thiết trong việc kiểm soát ATTP thủy sản XK dẫn đến 2 tác động lớn đối với DN:

(1) Làm tăng chi phí dẫn đến đơn giá XK bị đội lên

(2) Làm giảm sức cạnh tranh của DN, đồng nghĩa với giảm tính cạnh tranh sản phẩm thủy sản XK trên thị trường thế giới

Trong Quý I, VASEP đã kiến nghị Bộ NN 4 nội dung chính gồm:

(1) Thay đổi cách tiếp cận kiểm soát ATTP phù hợp với Luật ATTP, thông lệ quốc tế và giảm giá thành cho DN theo hướng: kiểm soát điều kiện sản xuất là điều kiện chính để XK thủy sản và không áp dụng việc lấy mẫu kiểm nghiệm bắt buộc lô hàng làm điều kiện để cấp Chứng thư XK.

(2) Không yêu cầu các DN phải có Chứng thư của Nhà nước khi nước NK không yêu cầu, cũng như không áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm mang tính trừng phạt và vượt quá các nội dung này của Luật ATTP.

(3) Đề nghị xã hội hóa công tác kiểm nghiệm nhằm kịp thời phục vụ cho công tác XK.

(4) Cần thay đổi cách kiểm soát kháng sinh và các yếu tố rủi ro ATTP theo hướng kiểm soát đầu nguồn thay vì kiểm tra lô hàng như hiện nay.

3.4. Phí kiểm dịch thú y tăng 300%

- Hiện nay mức phí kiểm dịch lô hàng theo qui định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC tăng quá cao, lên tới mức trên 300% so với qui định cũ tại Thông tư 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính (TT 199). Theo qui định này, nếu DN nhập một lô hàng lớn, đóng trong nhiều container sẽ gặp khó khăn do phải trả phí kiểm dịch quá lớn.

6 7

Page 8: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

- Hiện nay, do khan hiếm nguyên liệu trong nước và việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khó khăn, để gia tăng xuất khẩu, để giảm chi phí, có đủ nguyên liệu dự trữ để sản xuất trong năm, chủ động trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và đảm bảo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động, nhiều DN phải nhập với số lượng hàng lớn, nhất là vào những thời điểm mùa vụ tới, việc nhập cả tàu là chuyện bình thường trong thời điểm thiếu nguyên liệu như hiện nay.

- Việc áp dụng qui định tại TT04 của Bộ Tài chính về phí kiểm dịch lô hàng như trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng cường nhập khẩu để gia tăng xuất khẩu vì chi phí kiểm dịch tăng quá cao.

- Từ trước tới nay, việc kiểm dịch lô hàng thủy sản đông lạnh NK thực tế chỉ là kiểm tra cảm quan, không có hoạt động gì mới so với trước nên việc tăng phí kiểm dịch lô hàng theo qui định mới phân theo trọng lượng container là chưa hợp lý, gây tốn kém cho DN.

Ngày 23/3/2012, VASEP đã gửi Công văn số 31/2012/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Bộ NN và PTNT kiến nghị xem xét lại các mức phí kiểm dịch áp dụng đối với lô hàng thủy sản NK để giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của DN.

….

4. Số doanh nghiệp XK thuỷ sản giảm 30%

- Khó khăn về nguồn vốn và nguyên liệu cùng với sự gia tăngchi phí sản xuất khiến cho số DN tham gia XK thuỷ sản trong quý I năm nay chỉ còn khoảng 500 DN, giảm hơn 30% so với gần 800 DN của cùng kỳ năm ngoái.

- 100 DN lớn nhất chiếm 68% kim ngạch XK. 10 DN đứng đầu về doanh số XK chiếm 20,37% giá trị XK, tăng so với 18,5% của top 10 DN trong cùng kỳ năm ngoái.

- 5 DN đứng đầu về XK cá tra chiếm 9,62%, 5 DN đứng đầu về XK tôm chiếm 10,75%.

- MINH PHU SEAFOOD CORP (MPC) hiện đang đứng đầu về XK thủy sản với trên 75,6 triệu USD giá trị XK trong quý I, chiếm 5,72% tỷ trọng XK thủy sản của cả nước, trong đó XK tôm đạt trên 72 triệu USD với khối lượng 6.038 tấn, tăng lần lượt 29,3% và 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là thị trường lớn nhất của MPC với kim ngạch 24,45 triệu USD, thị trường Nhật Bản đứng thứ hai với 18,6 triệu USD, Hàn Quốc vươn lên thứ 3 với 10 triệu USD, tiếp theo là thị trường Canada với 7 triệu USD. Thị trường EU giảm tiêu thụ khiến kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 5,7 triệu USD. Năm 2012, MPC đặt kế hoạch kim ngạch xuất khẩu là 480 triệu USD.

- DN cá tra VINH HOAN CORP đứng vị trí thứ hai với trên 35,5 triệu USD, chiếm 2,68%, tiếp đến là DN cá tra HUNG VUONG CORP với 31,8 triệu USD, chiếm 2,4%.

8 9

Page 9: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

8 9

123456789

101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051

525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899

100

75.697.03435.541.11131.834.73524.247.02922.906.06322.267.99220.996.31619.268.38916.937.24714.935.45513.704.35212.936.95112.420.91912.393.11012.377.48112.203.58712.127.40312.005.93112.001.03811.591.98311.262.13211.167.98111.079.02510.945.97110.779.34410.737.07510.414.55310.266.21310.215.17710.202.58710.099.988

8.907.8898.773.9928.578.1568.574.7348.510.5948.333.5338.138.5258.053.7407.706.4357.631.1347.568.8227.462.4627.378.2977.311.9887.064.3226.963.3946.742.2996.685.1476.317.2786.242.032

6.032.1435.950.5705.885.8315.738.8935.648.4785.619.6065.501.2185.415.4105.414.6715.380.8725.272.9005.160.6975.010.2215.005.2784.920.5224.869.5404.803.1674.769.9064.718.0844.713.8724.699.6844.618.8904.595.8834.528.7164.441.3664.434.8354.432.6504.403.4804.385.7614.383.4684.346.2444.104.0393.991.7703.799.8413.774.2463.710.4773.701.8083.633.1523.584.6623.561.1423.555.5433.527.9973.506.9493.504.9533.484.1523.434.5233.388.5323.363.2353.360.695

425.438.0691.324.037.580

MINH PHU SEAFOOD CORPVINH HOAN CORPHUNG VUONG CORPQUOC VIET CO., LTDANVIFISH COAGIFISHSTAPIMEXCASESFIMEX VNCty CP TS NTSFSEA MINH HAICty TNHH Thịnh HưngUTXI COSOUTH VINATHUAN PHUOC CORPHAVUCOYUEH CHYANG COHAVICODNTN Hồng NgọcCty TNHH Anh KhoaI.D.I CORPCty TNHH TS Hải Long Nha TrangCty TNHH Đại Thành (T.Giang)HUNGCA CO., LTDCAMIMEXCty TNHH Tín ThịnhNAVICOCty CP THS An PhúCty TNHH FOODTECHCADOVIMEXCL-FISH CORPCty CP TP XK Trung Sơn Hưng YênAUVUNG SEAFOODCty CP SX XD TM Trung SơnKISIMEXDNTN Thanh SơnHTFOODGODACO MINH HAI JOSTOCOCOIMEXBIENDONG SEAFOODCty CB TS&XNK Trang KhanhPATAYA VIETNAMHIGHLAND DRAGONCASEAMEXVIETNAM FISH-ONE CO., LTDCty CP TS sạch Việt NamBASEAFOODCAFATEX CORPHAI NAM CO., LTDCty CP XNK TS Cửu Long

Cty TNHH TS Phát TiếnVINH QUANG FISHERIES CORPSEAPRIEXCO NO4AQUATEX BENTRECty TNHH Toàn ThắngBIDIFISCOCty TNHH HS Thanh ThếCty TNHH CB HS XK Khánh HoàngCty TNHH Quốc tế An Na S.E.ACty CP XNK TS An MỹCty TNHH MTV TS Đông NamMEKONGFISH COCty CP CB TP Ngọc TríSEAPRODEX DA NANGCty TNHH XNK TS Đông áCty TNHH CB TS Hoàng LongNGOC HA CO., LTDCty TNHH Hoàng HảiCAFISHCty TM-DV&XNK Huỳnh HươngVIET PHU FOODS & FISH CORPCty CP CBTS và XNK Hoà TrungSEAPRIMEXCO VIETNAMCty TNHH XD & HS An ToànFINE FOODS COMPANY (FFC)TUONG HUU CO., LTDKIM ANH CO., LTDTO CHAU JSCCty TNHH TP ĐL Việt I-MEIKIEN CUONG SEAFOODCty CP CB&XNK TS Thanh ĐoànCty CP TS Trường GiangSAMEFICOVIET FOODS CO., LTDCty TNHH Thực Phẩm ViệtGIRIMEXSEANAMICOCty CP CB TP TS KaiyoCty TNHH HS Bền VữngCty CP TS Bình MinhCty CP CB và XNK TS Hòa PhátAMANDA FOODS (VN) LTDDNTN Anh LongCUULONG SEAPROCty TNHH Huy NamCty TNHH TS Trọng NhânCty CP TS Ngọc XuânCty TNHH Đầu Tư Hoàn ChâuNIGICO CO., LTD

5,722,682,401,831,731,681,591,461,281,131,040,980,940,940,930,920,920,910,910,880,850,840,840,830,810,810,790,780,770,770,760,670,660,650,650,640,630,610,610,580,580,570,560,560,550,530,530,510,500,480,47

0,460,450,440,430,430,420,420,410,410,410,400,390,380,380,370,370,360,360,360,360,350,350,350,340,340,330,330,330,330,330,330,310,300,290,290,280,280,270,270,270,270,270,260,260,260,260,260,250,25

32,13100,00

DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2012Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆPGT (USD) GT (USD)Tỷ lệ GT (%) Tỷ lệ GT (%)STT STT

Page 10: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

5. Thị trường Châu Âu bị thu hẹp do khủng hoảng tài chính

- Là thị trường lớn nhất trong số 129 thị trường tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam, nhưng trong quý I năm nay, XK sang EU đã sụt giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái do khủng hoảng nợ công ở khu vực này khiến tình hình kinh tế tài chính khó khăn, nhu cầu NK không ổn định và khả năng thanh toán chậm. Tỷ trọng của thị trường EU cũng bị giảm gần 5% từ 24,2% xuống còn 19,7%.

- Bản thân các DN XK cũng phải chủ động hạn chế XK vào thị trường này do khó khăn về nguồn tín dụng trong nước và nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, mất thị trường truyền thống này, nhiều DN không kịp xoay sở tìm kiếm bạn hàng ở các thị trường khác, sự thay đổi này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng XK thuỷ sản trong 3 tháng qua.

- XK 2 mặt hàng chủ lực sang EU là tôm và cá tra đều giảm mạnh (giảm 21,8% và 12,4%) . Tuy nhiên, XK cá ngừ, mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn tăng khả quan (cá ngừ tăng 29%, mực, bạch tuộc tăng trên 10,7%).

- 4 thị trường chính trong khối EU gồm Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Ba Lan đều giảm mức NK cá tra Việt Nam. Đức vốn được coi là thị trường NK cá tra tương đối ổn định nhưng năm nay cũng giảm tới 37,2% còn Hà Lan giảm 17,5%. Trong khi đó, thị trường Tây Ban Nha sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 1 lại đã hồi phục trong tháng 2 và tháng 3 với mức tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Italia đã soán ngôi của thị trường Ba Lan sau khi đạt tăng trưởng 0,04% về giá trị NK thủy sản Việt Nam, trong đó NK cá tra tăng 5,4%.

- EU nhập khẩu chủ yếu là thủy sản chưa chế biến (HS 03), chiếm 81%, thủy sản chế biến (HS 16) chiếm 19% còn lại. Năm 2011, NK thủy sản của EU đạt tổng cộng 48,16 tỷ USD, trong đó thủy sản chế biến đạt trên 9 tỷ USD, thủy sản chưa chế biến trên 39 tỷ USD.

6. Doanh nghiệp cá tra đẩy mạnh XK sang thị trường Mỹ

- Đứng thứ 2 về NK thủy sản Việt Nam sau EU, nhưng Mỹ là thị trường đơn lẻ lớn nhất với 254 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 3 tháng đầu năm, khi XK sang EU gặp khó

Nhập khẩu thủy sản vào EU năm 2011

Thủy sản chế biến(HS 16) 19%

Thủy sản chưa chế biến(HS 03) 81%

801.061782.135612.529449.340324.438264.255

39.642

‘0302‘0304‘0306‘0307‘0305‘0303‘0301

Cá tươi nguyên conCá phile tươi/ướp lạnh/đông lạnhGiáp xácNhuyễn thểCá hun khói, bột cáCá nguyên con đông lạnhCá sống

SẢN PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU VÀO EU NĂM 2011

Mã HS Sản phẩm GT (nghìn USD)

Nguồn: Tổng cục Thủy sản

10 11

Page 11: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

khăn thì thị trường Mỹ là sự lựa chọn tiếp theo của nhiều DN XK, chủ yếu là DN cá tra, vì vậy XK cá tra tăng mạnh gần 50%, XK tôm tăng 9%. Trong khi đó, XK các sản phẩm khác sang Mỹ như cá ngừ và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lại sụt giảm (giảm lần lượt 0,3% và 32,3%) do sản lượng nội địa của nước này tăng, lượng tồn kho nhiều.

- Hai tháng đầu năm 2012, NK thủy sản vào Mỹ tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,741 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 6,5% thị phần, đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Canađa, Thái Lan và Inđônêxia. Cả năm 2011, Mỹ NK tới 16,693 tỷ USD thủy sản, tăng 13,3% so với năm 2010.

10 11

68,8%42,9%39,7%39,3%

33%26,9%26,3%23,7%17,6%12,8%

86,8%61,4%82,7%71,7%73,3%49,5%58,4%59,9%45,3%20,1%

84,7%39,8%53,8%51,3%42,8%33,9%38,7%

32%21,4%17,2%

75,4%42,5%38,6%

41%35,1%27,8%23,1%20,4%19,3%16,2%

42,4%42,8%15,2%17,7%11,9%13,4%

7,2%8,7%6,4%3,9%

Tôm Cá ngừCá hồi Cua Điệp Ngao Mực ốngTôm hùmHàu Cá tuyết

10 LOÀI HẢI SẢN XUẤT HIỆN NHIỀU NHẤT TRONG THỰC ĐƠN CỦA CÁC NHÀ HÀNG MỸ

Nhà hàng phục vụ nhanh (QSR)

Nhà hàngtrung bình

Nhà hàng phục vụ bữa ăn thân mật

Nhà hàng sang trọng Tổng

TổngTrung QuốcCana đaThái LanInđônêxiaViệt NamChilêÊcuađoẤn Độ Mêhicô Na UyPhilipinNgaNhật BảnMalaixiaHonđuratPêruĐài LoanAnhHàn QuốcNiu Dilân

2.428.884,5562.187,9308.992,1373.424,2124.705,1

174.66093.888,9

120.262,666.339,867.677,4

36.55162.837,821.491,317.247,433.711,620.888,224.063,938.628,718.812,321.873,720.256,8

385.723.3117.752,9

37.51256.401,720.056,525.571,912.184,616.925,7

7.975,67.698,96.797,410.136

3.530,52.318,3

5.4842.279,84.667,26.790,23.659,32.287,52.844,1

409.151,8112.392,2

41.657,246.512,822.578,229.868,317.812,621.549,7

9.893,812.595,6

6.345,68.270,93.356,12.831,36.064,02.257,6

7.0396.485,84.048,8

5.4123.073,2

111

12-6251919332053-2631-202826-156421-176425

6-511-18131746272464-7

-18-52211-151-411

1378

16.693.5972.662.1232.528.9792.526.7831.185.0051.073.017

902.538784.080612.801485.378310.243295.128269.565268.653231.952185.835168.803161.356142.831140.547120.742

2.460.519548.119251.165347.038179.286151.316126.118111.249

72.19758.58057.85540.10450.25837.09535.30824.64838.12422.54628.07414.47515.534

2.740.975553.298282.493326.526224.108180.442149.917147.578

86.54989.43542.83252.35640.26647.59744.63720.85362.67127.21423.24223.70019.425

NHẬP KHẨU THỦY SẢN VÀO MỸ

Xuất xứ

2011 T1 – 2/2011 T1 – 2/2012

GT (nghìn USD)

GT (nghìn USD)

GT (nghìn USD)

% tăng, giảm(GT)

% tăng, giảm(KL)

KL(tấn)

KL(tấn)

KL(tấn)

Nguồn: GATS

Page 12: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

- Mặc dù kinh tế Mỹ đang phục hồi chậm sau suy thoái, nhưng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm của các nhà hàng vẫn phát triển mạnh. Khảo sát của công ty nghiên cứu Datassentials dựa trên xu hướng thực đơn từ năm 2007 đến 2010 của 4.800 nhà hàng ở Mỹ cho thấy, tiêu thụ các mặt hàng hải sản phổ biến đều tăng trong năm 2011. Tiêu thụ cá rô phi tăng mạnh nhất trong giai đoạn từ 2007 đến 2011 tới 58,4%.

Dự báo quý II/2012, XK sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng khả quan do nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi tốt. Hơn nữa, thuỷ sản được dự báo tăng giá mạnh nhất cùng với thịt bò và thịt bê với giá thủy sản và các sản phẩm thủy sản tiêu dùng ở các hộ gia đình Mỹ năm nay dự kiến tăng 4 - 5%.

Tuy nhiên, bên cạnh những rào cản lớn như thuế CBPG đối với tôm đông lạnh và cá tra XK, Việt Nam còn phải đối mặt với một biện pháp phòng vệ mới của Mỹ là Luật chống trợ giá đối với hàng NK từ các nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc (đã được Tổng thống Mỹ Obama ký ban hành cho phép áp dụng từ ngày 13/3/2012).

7. Xu hướng tăng XK sang các thị trường Châu Á

- Trong bối cảnh khó khăn của các thị trường NK chính ở Châu Âu và những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, từ quý I năm nay, nhiều DN thuỷ sản Việt Nam,đặc biệt là những DN vừa và nhỏ đã chọn các thị trường Châu Á là điểm đến an toàn cho các sản phẩm XK của mình vì các ưu thế như: nhu cầu đang gia tăng, thuận lợi về vị trí địa lý, cước phí vận tải thấp hơn, yêu cầu về kỹ thuật không cao và đặc biệt là khả năng thanh toán tốt, giúp quay vòng vốn nhanh. Vì vậy, XK sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan đều đạt tăng trưởng khả quan, đóng góp tỷ trọng đáng kể cho XK thuỷ sản Việt Nam.

- Trong khi 3 thị trường lớn nhất (EU, Mỹ và Nhật Bản) chiếm tổng cộng 56,2% tổng XK thuỷ sản của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, giảm so với cùng kỳ năm ngoái, do XK sang EU giảm 7,9%, thì XK sang các thị trường Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, ASEAN (tăng mạnh 16 – 42%). Ngoài ra, Mêhicô và Ôxtrâylia cũng thu hút được nhiều DN XK thủy sản Việt Nam.

7.1. Trung Quốc và Hồng Kông:

- Được đánh giá là thị trường NK tiềm năng của thủy sản Việt Nam trong bối cảnh XK sang EU

123456789

10

EUMỹNhậtHàn QuốcTQ và HKASEANMêhicôCanađaÔxtrâyliaNgaTT khác

70,77767,92863,80832,98421,52916,95012,93010,421

8,2627,056

50,342

85,91577,40968,96428,98727,40522,08715,43814,250

9,7585,552

65,840

260,390253,924228,593109,233

82,77269,90535,94731,42536,89122,618

192,341

-7,9+18,7+34,1+24,1+24,7+17,4+19,2+6,6

+42,3-9,0

+22,3

103,698108,588

95,82047,26333,38330,868

7,57811,24614,39710,01077,184

TOP 10 THỊ TRƯỜNG CHÍNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (đvt: triệu USD)

STT T1/2012 T2/2012 T3/2012 Quý I/2012Thị trường So với cùng kỳ 2011 (%)

Nguồn: VASEP

12 13

Page 13: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

sụt giảm, XK sang Mỹ và Nhật có những rào cản về kỹ thuật và thuế quan. Thị trường Trung Quốc có sức tiêu thụ lớn, nhu cầu NK để tiêu thụ trong nước và chế biến XK tăng mạnh, cùng với các ưu thế khác như chi phí vận tải thấp, yêu cầu về chất lượng không cao,... nên hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường này là điểm đến của hơn 600 DN thủy sản trong 3 tháng đầu năm nay, chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, các DN thương mại.

- Quý I/2012, XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 82,77 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh NK tôm, cá tra và mực bạch tuộc của Việt Nam với mức tăng lần lượt 15,4%; 80,6% và 8,3%.

- NK thủy sản chưa chế biến vào Trung Quốc chiếm khoảng 97% đạt 5,586 tỷ USD năm 2011, thủy sản chế biến chỉ chiếm 3% đạt khoảng 171 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 20 trong số các nước cung cấp thủy sản cho thị trường này. Nga, Mỹ và Na Uy là 3 nước XK lớn nhất cho Trung Quốc, chủ yếu là trứng cá, cá hồi, cá tuyết, cá bơn, mực, cua,…

- Từ tháng 5/2011, Trung Quốc đã thông báo thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm dịch và kiểm tra hành chính đối với XNK các sản phẩm thủy sản của các nước. Trung Quốc chỉ cho phép NK thuỷ sản từ các nước được AQSIQ chấp nhận. Theo AQSIQ, có 27 nước nằm trong danh sách các nước đáp ứng đủ các điều kiện NK, trong đó có 7 nước Châu Á gồm Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Nhật Bản, Philippin, Mianma và Hàn Quốc.

7.2. Hàn Quốc:

- Là thị trường đơn lẻ đứng thứ 3 về giá trị NK thủy sản từ Việt Nam và là thị trường ổn định, chiếm 8,3% XK của Việt Nam. Quý I năm nay, XK thủy sản sang nước này đạt 109,2 triệu USD, tăng trên 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ mực, bạch tuộc của Việt Nam, là thị trường NK tôm đứng thứ 4 sau Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. XK tôm và mực, bạch tuộc sang thị trường này đều tăng mạnh (38,9% và 9,6%) so với cùng kỳ.

- Hai tháng đầu năm nay, NK thủy sản vào Hàn Quốc đạt gần 582 triệu USD, trong đó, NK thủy sản chưa chế biến mã HS 03 đạt trên 522 triệu USD, giảm 4,3%, NK thủy sản chế biến đạt gần 60 triệu USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Việt Nam đứng thứ 4 về XK thủy sản chưa chế biến sang Hàn Quốc, sau Trung Quốc, Nga và Hồng Kông. Những năm trước, Hàn Quốc NK nhiều mực, bạch tuộc, điệp và cua từ Trung Quốc, nhưng năm nay, thị trường này bắt đầu đẩy mạnh NK cá, tôm đông lạnh và các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ khác từ Trung Quốc. Nga XK sang Hàn Quốc các loại cá biển và cua

12 13

03010302030303040305030603070308

Cá sốngCá tươi/ướp lạnh nguyên conCá đông lạnh nguyên conCá phile tươi/ướp lạnh/đông lạnhCá khô/muốiGiáp xácNhuyễn thểThủy sản thân mềm khácTổng

264.948 71.956

1.489.735 355.462

69.106 543.312 619.227

0 3,413,746

58.524 13.106

207.207 57.538

7.968 91.584 83.108

3.196 522,231

14,1%-40,6%-15,8%14,7%

-16,1%7,8%1,9%

n/a -4.3%

51.273 22.054

246.011 50.174

9.496 84.930 81.522

0 545,460

NHẬP KHẨU THỦY SẢN VÀO HÀN QUỐC 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (đvt: nghìn USD)

Mã HS 2011 T1-2/2011 T1-2/2012 Tăng, giảm Sản phẩm

Nguồn: TRADEMAP

Page 14: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

huỳnh đế, trong khi Hồng Kông XK chủ yếu là cá chình sống sang Hàn Quốc, cùng với các loại cá biển khác.

7.3. Thị trường Nhật Bản – Nhu cầu tiêu thụ và NK thuỷ sản vẫn cao

- Tiếp tục là thị trường đứng thứ 3 về NK thủy sản Việt Nam, Nhật Bản duy trì tốc độ tăng NK liên tục từ tháng 6 năm 2011 đến nay, sau khi bị ảnh hưởng của động đất và sóng thần tháng 3/2011. Quý I năm nay, XK thủy sản Việt Nam sang Nhật tăng 34% so với cùng kỳ, đạt 228,6 triệu USD. XK tôm, cá ngừ và mực, bạch tuộc sang Nhật đều tăng mạnh (lần lượt 17,3%; 99,5% và 58,6%) trừ nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 42%.

- Hai tháng đầu năm, NK thủy sản vào Nhật Bản đạt gần 2,8 tỷ USD, trong đó thủy sản chưa chế biến đạt 2,26 tỷ USD, chiếm 81%, thủy sản chế biến chiếm 19%, tương đương với tỷ lệ NK của EU. Việt Nam đứng thứ 10 về XK thủy sản chưa chế biến (HS 03) sang Nhật Bản, chiếm trên 4% thị phần. Chilê, Trung Quốc và Nga là 3 nước đứng đầu về XK thủy sản nguyên liệu sang Nhật. Chilê chiếm khoảng 18% thị phần, XK chủ yếu là cá hồi nguyên con và phile sang thị trường Nhật Bản.Trong khi Trung Quốc XK chủ yếu là cá chình sống, cá ngừ mắt to đông lạnh nguyên con, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ như nghêu, sò, tôm đông lạnh,... với tổng giá trị trên 215 triệu USD, chiếm 9,5% thị phần. Nhật Bản NK từ Nga phần lớn là cua huỳnh đế, cua tuyết đông lạnh, tôm đông lạnh, cầu gai, trứng cá và các loại cá biển khác, tổng cộng trên 152 triệu USD, chiếm 6,7% thị phần tại Nhật.

- Trung Quốc và Thái Lan đứng đầu về XK thủy sản chế biến sang thị trường Nhật. Việt Nam đứng thứ 3 về XK tôm chế biến sang Nhật và đứng thứ 6 về XK cá chế biến sang thị trường này.

- Trong 3 tháng tới, XK thủy sản của Việt Nam sang Nhật sẽ vẫn có chiều hướng tích cực vì nhu cầu thủy sản của nước này vẫn cao, đồng thời, đây là thị trường truyền thống nên bất chấp những khó khăn về nguyên liệu cũng như về vốn, nhiều DN Việt Nam vẫn sẽ ưu tiên XK sang thị trường Nhật.

Cơ cấu nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản2 tháng đầu năm 2012

Thủy sản chế biến(HS 16) 19%

Thủy sản chưa chế biến(HS 03) 81%

‘0303‘0304‘0306‘0307‘0301‘0302‘0305‘0308

Cá đông lạnh nguyên conCá phile tươi/ướp lạnh/đông lạnhGiáp xácNhuyễn thểCá sốngCá tươi nguyên conCá hun khói và bột cáThủy sản thân mềm khác ngoài mực, bạch tuộc

399.443305.071234.820126.328107.866

56.93523.24416.928

741.448552.208394.613216.696171.653112.415

45.24929.034

342.005247.137159.793

90.36863.78755.48022.00512.106

NHẬP KHẨU THỦY SẢN VÀO NHẬT BẢN 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (đvt: nghìn USD)

Mã HS T1/2012 T2/2012 2 thángSản phẩm

Nguồn: TRADEMAP

14 15

Page 15: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

8. Xuất khẩu sang Ôxtrâylia tăng trưởng mạnh nhất, 42,3%

- Là thị trường có mức tăng NK cao nhất trong các thị trường chính của Việt Nam 3 tháng đầu năm với 42,3% đạt gần 37 triệu USD. Đây đang và sẽ là thị trường tiềm năng và quan trọng đối với Việt Nam trong năm nay vì nhu cầu thủy sản của nước này đang có xu hướng tăng.

- 2 tháng đầu năm 2012, Ôxtrâylia tăng mạnh NK thủy sản từ 47 nước trên thế giới với tổng giá trị trên 250 triệu USD, trong đó NK thủy sản chưa chế biến (HS 03) đạt khoảng 128,9 triệu USD, các sản phẩm cá đã chế biến (HS1604) khoảng 87,7 triệu USD và tôm, cua và mực, bạch tuộc chế biến (HS 1605) 33,7 triệu USD. Việt Nam chỉ đứng thứ 3 sau Niu Dilân và Trung Quốc trong XK thuỷ sản sang Ôxtrâylia. Ôxtrâylia thường NK nhiều vẹm, mực, bạch tuộc và cá bơn của Niu Dilân, nhưng năm nay nước này bắt đầu đẩy mạnh NK các loại cá đông lạnh và nhuyễn thể khác như bào ngư, hàu,… Ngoài các sản phẩm mực, bạch tuộc và điệp, năm nay Trung Quốc cũng gia tăng XK tôm sang Ôxtrâylia.

- XK tôm Việt Nam sang Ôxtrâylia quý I năm nay tăng tới 99% so với cùng kỳ, trong khi XK mực, bạch tuộc tăng 23,3%, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tăng hơn 60%.

- Dự báo quý II, XK thủy sản của Việt Nam sang Ôxtrâylia sẽ tiếp tục tăng khả quan, trong đó các mặt hàng tôm, cá biển và mực bạch tuộc sẽ chiếm ưu thế hơn.

9. Nhập khẩu nguyên liệu tăng

- 3 tháng đầu năm 2012, Việt Nam NK thủy sản từ 72 thị trường với trị giá trên 157 triệu USD, trong đó, NK hàng nguyên liệu để sản xuất hàng XK và tái xuất chiếm khoảng 80%, còn lại là con giống và NK để tiêu thụ nội địa.

- Riêng giá trị NK cá ngừ và tôm đều đạt khoảng 20 triệu USD, mực và bạch tuộc khoảng 7,7 triệu USD, còn lại là các loại cá biển khác. Tôm được NK chủ yếu từ Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Anh và Canađa. Cá ngừ NK từ Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, mực, bạch tuộc được NK từ Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mianma,…

14 15

‘0304‘0306‘0307‘0302‘0305‘0303‘0301‘0308

Cá phile tươi/ướp lạnh/đông lạnhGiáp xácNhuyễn thểCá tươi nguyên conCá khô/muốiCá đông lạnh nguyên conCá sốngThủy sản thân mềm khác

26.06717.24417.165

4.9654.3423.001

317290

46.23729.81827.37510.852

8.6564.970

647317

20.17012.57410.210

5.8874.3141.969

33027

NHẬP KHẨU THỦY SẢN CHƯA CHẾ BIẾN (HS 03) VÀO ÔXTRÂYLIA (đvt: nghìn USD)

Mã HS T1/2012 T2/2012 2 thángSản phẩm

Nguồn: TRADEMAP

Cơ cấu sản phẩm thủy sản nhập khẩu của Việt Nam năm 2011

Tôm các loại28%

Các loại khác36%

Mực,bạch tuộc

6%Cua, ghẹ

& giáp xác khác4%

Cá ngừ23%

Nhuyễn thểhai mảnh vỏ

3%

Page 16: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

- Cả năm 2011, Việt Nam NK thủy sản từ 74 nước trên thế giới với tổng trị giá 541 triệu USD (trong đó khoảng hơn 30 triệu USD là hàng trả về).

II. DỰ BÁO SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN QUÝ II/2012

1. Sản xuất

- Dự báo tình hình thiếu nguyên liệu trong quý II sẽ tiếp diễn, thậm chí có thể trầm trọng hơn, vì diện tích tôm nuôi dịch bệnh, khiến tôm sú chết nhiều hơn năm ngoái. Mặc dù, các hộ nuôi đã thả bù lại, nhưng sớm nhất đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 mới có tôm thu hoạch.

- Khó khăn về vốn đối với người nuôi cá tra và DN thu mua cá để chế biến XK chưa được cải thiện. Mặc dù, về chính sách chung, các ngân hàng đều đã giảm lãi suất xuống còn 14 – 16%, nhưng việc tiếp cận vốn không hề dễ dàng với nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp, đặc biệt, các ngân hàng đều có thái độ thận trọng hơn sau vụ vỡ nợ của một công ty thuỷ sản. Việc hỗ trợ DN thuỷ sản vượt qua khó khăn ngay thời điểm này cần có sự can thiệp từ Chính phủ, trong đó điểm mấu chốt là tạo điều kiện cho người nuôi và DN tiếp cận dễ với nguồn vốn nhưng lãi suất phải thấp, ổn định

- Trong quý II/2012, các DN Việt Nam sẽ còn tiếp tục NK nhiều thủy sản nguyên liệu hơn nữa để phục vụ cho chế biến XK, nhất là mặt hàng tôm và hải sản, vì vụ tôm đầu năm 2012 bị thiệt hại lớn hơn năm ngoái khiến cho sản lượng tôm sú giảm mạnh, các mặt hàng hải sản khác cũng bị thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng.

- Chi phí sản xuất tăng: trong quý II một số chính sách do Nhà nước ban hành sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN làm tăng giá thành sản xuất. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành nghị định số 31 quy định mức lương tối thiểu chung áp dụng từ ngày 1/5 là 1 triệu đồng/tháng. Mặc dù mức lương này chỉ áp dụng cho một số đối tượng hưởng lương ngân sách, tuy nhiên ngay sau khi mức lương nhà nước tăng thì giá cả tiêu dùng và sinh hoạt hàng ngày cũng gia tăng theo như thực phẩm, nhà trọ… vì vậy DN cũng sẽ rất áp lực trong việc trả

123456789

101112131415

Tổng Ấn Độ Đài LoanNhật BảnInđônêxiaNa UyNgaHàn QuốcThái LanTrung QuốcBa LanMỹChilêCanađaVanuatuĐan Mạch

541,128,586.8686,181,261.3155,977,540.7341,465,425.2333,932,280.4433,498,165.1424,725,106.5721,448,654.2320,721,227.7718,715,914.9918,189,692.4716,976,353.1315,409,363.4113,143,854.3711,021,124.5510,092,107.89

NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM NĂM 2011

STT Giá trị (USD)Nước XK

16 17

Page 17: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

lương, thậm chí cũng phải có kế hoạch tăng lương để giữ chân công nhân, đặc biệt trong tình trạng DN luôn thiếu người lao động.

- Điện đã tăng giá 5% vào cuối tháng 12/2011, nhưng mới đây Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lại tính toán xin tăng giá điện mặc dù không tiết lộ thời điểm đề xuất. Đây sẽ là một khó khăn nữa đối với DN nếu như giá điện vẫn tiếp tục tăng và theo dự kiến giá điện sẽ tăng thêm ít nhất là một lần nữa trong năm nay. Trong khi đó, giá xăng dầu lại tăng liên tiếp hai lần trong chưa đầy hai tháng. Cụ thể, cuối tháng 4 vừa qua, giá bán các loại xăng dầu được điều chỉnh tăng, trong đó giá xăng tăng 900 đồng/lít, xăng RON 92 từ 22.900 đồng/lít lên 23.800 đồng/lít. Dầu diesel tăng 500 đồng/lít, từ 21.400 đồng/lít lên 21.900 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 600 đồng/lít, từ 20.800 đồng/lít lên 21.400 đồng/lít. Dầu mazút tăng 400 đồng/lít, từ 18.800 đồng/kg lên 19.200 đồng/lít. Giá xăng tăng ngay lập tức giá vận chuyển nguyên liệu cá tra bằng ghe thuyền cũng như vận chuyển cá tra thành phẩm tới cảng xuất cũng có dấu hiệu tăng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới lvợi nhuận của DN trong khi giá XK cá tra rất khó tăng trong thời điểm này khi mà thị trường XK lớn nhất của cá tra là EU vẫn còn chưa có dấu hiệu phục hồi.

2. Xuất khẩu

2.1. Giá trị XK

- Dự báo XK thủy sản trong quý II vẫn tiếp tăng so với cùng kỳ năm ngoái, ước tính sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng XK sẽ chững lại so với quý I và cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân: Các khó khăn chính về nguồn vốn, nguyên liệu và các yếu tố thị trường và các khoản chi phí chưa được khắc phục.

2.2. Sản phẩm

- XK tôm sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất vì thiếu nguyên liệu, nhất là mặt hàng tôm sú vốn là thế mạnh của Việt Nam. Mặc dù tôm chân trắng đã bù lại đáng kể thiếu hụt tôm sú, nhưng mặt hàng này còn bị cạnh tranh mạnh bởi sản phẩm của Thái Lan, Ấn Độ. Giá XK tôm của Thái Lan và Ấn Độ hiện đang thấp hơn 15- 25% so với giá trung bình của tôm Việt Nam. Thậm chí, các DN Việt Nam đang tăng NK tôm từ những nước này, như vậy càng làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- XK cá tra trong quý II cũng khó có thể tăng mạnh so với năm ngoái, vì khó khăn chính là nguồn vốn cho sản xuất và thu mua nguyên liệu chế biến, XK vẫn tồn tại trong quý này. Cá tra hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu trong nước, đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên các DN sẽ khó thay đổi tình thế.

- Các mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu và thiếu vốn. Giống mặt hàng tôm, các DN cũng có thể đẩy mạnh NK nguyên liệu từ các nước để gia công, chế biến, XK nên xét về doanh số thì dự báo sẽ vẫn tăng, nhưng lợi nhuận thì thu hẹp, đẩy DN vào thế ngày càng khó khăn. Sự tồn tại của các DN sẽ chi phối sự tăng trưởng XK trong tương lai.

2.3. Thị trường

- Dự đoán trong quý II/2012, tình hình XK thủy sản sang Châu Âu chưa thể khả quan hơn khi mà chính sách thắt chặt chi tiêu của các nước sử dụng đồng euro vẫn còn tiếp tục được áp dụng,

16 17

Page 18: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN CHUNG

làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy, các mặt hàng chủ lực sang thị trường này như tôm, cá tra khó có thể phục hồi do tác động của 2 yếu tố chủ yếu là nhu cầu sụt giảm và các DN trong nước chuyển hướng sang các thị trường khác ngoài EU.

- XK sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng khả quan do nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi tốt. Hơn nữa, thuỷ sản được dự báo tăng giá mạnh nhất cùng với thịt bò và thịt bê với giá thủy sản và các sản phẩm thủy sản tiêu dùng ở các hộ gia đình Mỹ năm nay dự kiến tăng 4 - 5%. Tuy nhiên, bên cạnh những rào cản lớn như thuế CBPG đối với tôm đông lạnh và cá tra XK, Việt Nam còn phải đối mặt với một biện pháp phòng vệ mới của Mỹ là Luật chống trợ giá đối với hàng NK từ các nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc (đã được Tổng thống Mỹ Obama ký ban hành cho phép áp dụng từ ngày 13/3/2012).

- Trong 3 tháng tới, XK thủy sản của Việt Nam sang Nhật sẽ vẫn có chiều hướng tích cực vì nhu cầu thủy sản của nước này vẫn cao, đồng thời, đây là thị trường truyền thống nên bất chấp những khó khăn về nguyên liệu cũng như về vốn, nhiều DN Việt Nam vẫn sẽ ưu tiên XK sang thị trường Nhật.

- XK sang các thị trường Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ôxtrâylia sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ sự ổn định về nhu cầu và tình hình kinh tế của những nước này.

Nói chung, ngoại trừ thị trường EU, nhu cầu của các thị trường trên thế giới đối với thuỷ sản Việt Nam vẫn ổn định. XK chỉ còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và nguồn vốn để duy trì và phát triển sản xuất XK của các DN trong nước.

18 19

Page 19: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

CHƯƠNG II: XUẤT KHẨU TÔM

I. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤTVÀ XUẤT KHẨU TÔM QUÝ I/2012

Quý I/2012, XK tôm của Việt Nam đạt trên 436 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. So với Quý I/2011, mức tăng trưởng này còn khá khiêm tốn. Dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tăng, giá tôm trên thị trường thế giới giảm, nhu cầu NK từ Nhật Bản, Mỹ và EU không ổn định và nhiều chính sách bất hợp lý đã cản trở tốc độ tăng trưởng trong XK tôm Việt Nam trong quý I/2012. Nhờ có sự chuyển dịch trong xu hướng XK sang các thị trường Châu Á, XK tôm trong 3 tháng qua vẫn có thể giữ được mức tăng trưởng dương nhưng không cao.

1. Dịch bệnh trên tôm nuôi gia tăng

- Trong Quý I/2012, dịch bệnh diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trở thành mối quan ngại lớn nhất trong sản xuất tôm, đặc biệt là tôm sú ở Việt Nam.

- Tính đến hết tháng 3/2012, tổng diện tích thiệt hại tại 7 tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Long An) khoảng 11.996,7ha, chiếm 2,37% tổng diện tích thả nuôi (diện tích thả nuôi 506.933,2ha). Trong đó, diện tích tôm sú bị thiệt hại là 11.384,7ha (chiếm 2,26% diện tích thả nuôi 503.820,9 ha), tôm chân trắng là 612ha (chiếm 19,66% diện tích thả nuôi 3.112,3ha).

- Sản xuất tôm Việt Nam năm vừa qua đã phải hứng chịu tổn thất lớn khi hơn 97.000 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, trong đó trên 82.000ha nuôi tôm sú bị thiệt hại. Sóc Trăng, vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất cả nước, chịu thiệt hại nặng nhất với 25.000ha mất trắng. Diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại trong quý I/2012 là 1.137 ha trên tổng số 9.425 ha . Như vậy, tình hình dịch bệnh trên tôm sú nuôi theo hình thức thâm canh đang cho thấy chiều hướng “như năm 2011”!. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là chất lượng tôm giống kém và hậu quả là XK tôm sú liên tục giảm.

Bất cập trong quản lý tôm giống

- Một trong những tác nhân chính gây tình trạng tôm chết hàng loạt và chết ngay khi mới thả nuôi là chất lượng tôm giống kém. Hiện nay, quản lý nhà nước về con giống còn nhiều bất cập. Ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ về đã không được kiểm soát một cách có hệ thống. Số tôm bố mẹ thực tế nhập về so với đăng ký, số tôm bố mẹ còn sống sau khi đã nhập về và số lần cho đẻ của tôm bố mẹ ….đều chưa được theo dõi và có báo cáo cụ thể. Hoạt động của các trại sản xuất tôm giống bị bỏ ngỏ. Trại có đăng ký được phép sản xuất và trại không đăng ký cũng sản xuất tôm giống. Chất lượng tôm giống không có cơ sở để kiểm định. Tôm giống xấu, tốt trộn lẫn lộn. Giá tôm giống cũng không có cơ sở để xác định.

- Đợt kiểm tra, giám sát giống thủy sản do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Cục Thú y và một số cơ quan khác giữa tháng 3 vừa qua, tại tỉnh Khánh Hòa, một trong ba tỉnh miền Trung sản xuất tôm giống lớn nhất, chỉ có khoảng 50% trong tổng 100 trại sản xuất giống được kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Chi Cục Thú y các địa phương cũng

18 19

Page 20: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

thừa nhận công tác kiểm dịch rất khó do tôm giống nhập lậu nhiều, không kiểm soát được chất lượng làm tăng nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương.

Cho đến bây giờ nhiều chế tài quản lý như quy định về loại tôm xuất trại; quy định về giám sát đối với tôm bố mẹ hết thời hạn sử dụng; tăng cường công tác kiểm dịch (cắm chốt kiểm dịch, phối hợp kiểm tra liên ngành..); tăng cường thanh tra, kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống….vẫn còn là những đề xuất và kiến nghị!

- So sánh và đánh giá sản xuất tôm Việt Nam và Thái Lan cho thấy tỷ lệ thành công trong nuôi tôm ở nước ta chỉ đạt 30% trong khi ở Thái Lan đạt 70%. Nguồn cung và chất lượng tôm giống không đảm bảo là một trong những yếu tố căn bản ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả này.

Khi con giống, yếu tố đầu vào quan trọng, không được kiểm soát về chất lượng thì khó có thể hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi.

XK tôm sú liên tục giảm

- Năm 2011, trong hơn 97.000ha tôm bị thiệt hại, có tới trên 82.000ha, chủ yếu là tôm sú nuôi thâm canh bị chết đã ảnh hưởng lớn tới XK mặt hàng chủ lực này của Việt Nam. Giá trị XK tôm chân trắng năm 2011 của Việt Nam đạt 704 triệu USD, chiếm 30% tổng giá trị XK tôm, tăng 70% so với năm 2010. Trong khi đó, giá trị XK tôm sú lại giảm 0,6% xuống còn 1,43 tỷ USD, chiếm 59% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Quý I/2012, XK tôm sú tiếp tục giảm 4,7% còn 235 triệu USD.

- Đối với Việt Nam, với diện tích nuôi trên 600.000 ha, sản lượng tôm sú mỗi năm đạt trên 300.000 tấn tạo cho Việt Nam thế mạnh hơn so với nhiều nước XK tôm khác. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trên tôm sú nuôi thâm canh đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và giá trị XK mặt hàng này.

Việt Nam đứng đầu về NK tôm sú nguyên liệu từ Thái Lan

- Thống kê của Hải quan Thái Lan cho thấy, 2 tháng đầu năm 2011, Việt Nam lần đầu tiên sau nhiều năm đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước NK tôm sú lớn nhất của nước này với khối lượng đạt 132,8 tấn, trị giá trên 1,4 triệu USD.

- Tình hình dịch bệnh không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng buộc các doanh nghiệp chế biến tôm phải tính tới NK tôm nguyên liệu (hiện đang phải chịu thuế 10%) và phải đi qua nhiều “cửa ải” thủ tục hành chính, góp phần gia tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh và lợi nhuận của DN.

20 21

Xuất khẩu tôm sú và tôm chân trắng Việt Nam

triệu USD

2010 2011 Quý I/2012

Tôm chân trắng Tôm sú

2.500

2.000

1.500

1.000

500

0

Page 21: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

Năm 2011, NK tôm nguyên liệu vào Việt Nam đạt trên 130,8 triệu USD, tăng 161,6% so với 50 triệu USD năm 2010.

2. Giá tôm trên thị trường giới giảm

- Nếu năm 2011, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh ngay từ tháng đầu năm và liên tiếp xác lập những mốc cao kỷ lục vào những tháng giữa và cuối năm đi đôi với nhiều dự đoán cho rằng giá tôm sẽ tiếp tục giữ mức cao ở những tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, diễn biến giá tôm thực tế lại theo hướng ngược lại. Thống kê của Urnerbarry cho thấy, giá tôm chân trắng trên thị trường Mỹ đã giảm từ mức 4,40 USD/pao tuần đầu tháng 1/2011 xuống còn 4,15 USD/pao cùng thời điểm 2012 và đến ngày 22/3 giá loại tôm này giảm còn 3,92 USD/pao. Giá tôm sú trên thị trường này cũng đang có xu hướng giảm, từ 7,40 USD/pao cuối tháng 12/2011 xuống 7,22 USD/pao vào ngày 22/3.

- Trên thị trường Nhật Bản, giá tôm có xu hướng giảm mạnh hơn. Tôm sú HLSO (block 1,8kg) cỡ 16/20 của Inđônêxia giảm gần 9%, từ mức trung bình 26,4 USD/block trong tháng

Tôm sú đông lạnhTôm chân trắng đông lạnhCác sản phẩm đông lạnh khácCác sản phẩm tôm súCác sản phẩm tôm chân trắngCác sản phẩm khácTôm sú đồ hộpTôm chân trắng đồ hộpCác sản phẩm đồ hộp khác

Việt NamMỹ MỹMỹMỹMỹ

Pháp Mỹ

Nhật Bản

132,87.145,9

784,021,7

6.624,9178,0

20,71.372,4

41,8

1.418,263.185,2

8.285,9196,3

65.145,91.586,3

218,412.395,4

751,1

10,688,84

10,579,069,838,91

10,549,03

17,96

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CHÍNH TÔM THÁI LAN, THÁNG 1 -2/2012

Giá (USD/kg)KL (tấn) Tháng 1 – 2/2012

Giá trị (nghìn USD) FOB Sản phẩm Nước NK

Giá tôm chân trắng trên thị trường Mỹ

USD/

pao

2009

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2010 2011 2012

5,0

4,5

4,0

3,5

3,0

2,5

Giá tôm sú trên thị trường Mỹ

USD/

pao

2009

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2010 2011 2012

8,0

7,5

7,0

6,5

6,0

5,6

5,0

4,5

20 21

Page 22: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

12/2011 xuống còn 24,31 USD/block vào trung tuần tháng 3/2012. Giá tôm chân trắng cỡ 31/40 của Thái Lan trên thị trường Nhật Bản cũng đã giảm 10%, đứng ở mức 7,7 USD/kg.

- Giá tôm trên thị trường thế giới giảm đã tác động không nhỏ tới giá trị XK tôm của Việt Nam trong quý I/2012. Điều này được phản ánh rất rõ trong kết quả XK tôm quý I vừa qua khi mức tăng trưởng chỉ đạt 9% trong khi 3 tháng đầu năm 2011, mức tăng trưởng đạt tới trên 35%. Ngoài ra, giá tôm giảm tạo thêm áp lực cho các DN chế biến và XK tôm khi hiện nay họ đang phải đối mặt với chi phí đầu vào như xăng, dầu, điện, lương nhân công…đều tăng.

3. Tác động của các chính sách bất lợi

- Theo khảo sát, có 53,85% số DN có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt động phát triển với mức thấp nhất là 2 tỷ đồng và cao nhất là 300 tỷ đồng để bổ sung đầu tư cho vùng nuôi tôm chân trắng, trang bị máy móc, sửa chữa, bổ sung năng lực cấp đông, đồng bộ cán cân tự động và các thiết bị phụ trợ, vốn trung hạn cho hoạt động XK, xây nhà máy thức ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị. Tuy nhiên, với chính sách thắt chặt cho vay tín dụng như hiện nay thì hầu hết các DN thủy sản sản đều gặp rất nhiều khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Phí kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tăng trung bình từ 1,5 đến 2 lần so với trước đây đang tạo thêm gánh nặng lớn cho DN. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát trước khi XK đã khiến đa phần các lô hàng thủy sản phải chờ 7 - 10 ngày trước khi XK khiến DN chịu thêm hàng loạt mức phí lưu kho bãi. Các DN XK tôm chịu tác động mạnh nhất từ quy định này do hiện nay, các lô tôm, đặc biệt XK sang Nhật Bản phải qua nhiều ”cửa ải” kiểm nghiệm do sự cố về nhiễm hóa chất và kháng sinh cấm. Trung bình một năm, một doanh nghiệp XK tôm phải chi 21 tỷ đồng cho hoạt động kiểm nghiệm (chi phí tự kiểm và chi phí kiểm nghiệm bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước). Trong khi tôm nhiễm kháng sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp do người nuôi tôm tự ý sử dụng kháng sinh trong trị bệnh cho tôm thì hệ thống và năng lực kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước lại chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế khiến DN đang phải gánh khoản phí lớn bất hợp lý.

- Kể từ ngày 1/1/2012, Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực. Theo đó túi nilông chịu thuế 30.000 -50.000 đồng/kg. Để chế biến thủy sản XK, bao bì túi PE, PA các loại là một vật tư không thể thiếu, được sử dụng đa dạng và thông dụng để bao gói sản phẩm từ vài trăm gram, một kg đến cả 10kg cho một đơn vị sản phẩm. Nếu tính trong giá thành sản phẩm thủy sản XK, tương đương khoảng 0,1USD/0,1kg sản phẩm thủy sản, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm XK. Trong bối cảnh sản xuất như hiện nay, mọi chi phí đầu vào đều tăng thì thuế bao bì túi nilông đang trực tiếp gia tăng giá thành cho mặt hàng tôm XK, làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm của các nước khác trên thị trường thế giới.

4. XK sang EU, Nhật Bản và Mỹ không ổn định

- Quý I/2012, XK tôm sang ba thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Mỹ và EU biến động mạnh.

Nhật Bản: Tháng 1/2012, XK tôm sang Nhật Bản giảm 12,2% so với tháng 1/2011 nhưng tăng mạnh trong tháng 2 & 3 với mức tăng tương ứng là 50,4% và 26,4%, nâng tổng XK tôm sang thị trường này 3 tháng đầu năm đạt 113 triệu USD, tăng 17,3% so với quý I/2011.

- Quý I/2012, XK tôm sang Nhật Bản biến động mạnh là do nhu cầu tiêu thụ tôm trong tháng

22 23

Page 23: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201222 23

hơn một tháng đầu năm trên thị trường này ở mức thấp. Tỷ giá đồng yên/USD ở mức không có lợi, khoảng 81,8 yên/USD cho các nhà NK Nhật Bản cũng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế NK tôm vào thị trường này. Tuy nhiên, sang đến đầu tháng 3, tỷ giá yên/USD liên tục tăng mạnh và có thời điểm đạt tới 86,6 yên/USD đã khuyến khích các nhà NK mua hàng nhiều hơn. Ngoài ra, NK tôm vào Nhật Bản trong tháng 2,3 tăng lên để chuẩn bị hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong các lễ hội mùa xuân bắt đầu bằng lễ hội hoa anh đào nở vào cuối tháng 3, đầu tháng tư.

- Chất lượng tôm, cụ thể là tôm nhiễm kháng sinh cấm Enrofloxacin đã được kiểm soát tốt. Theo thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.

Mỹ: XK tôm sang Mỹ giảm mạnh trong tháng 1, giảm 22,6% nhưng tăng cao trong tháng 2 và tháng 3 nên tổng XK tôm trong quý I/2012 cũng tăng trên 9%, đạt 90,2 triệu USD.

- XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong 3 tháng qua “vấp phải” một số trở ngại. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự cạnh tranh từ Mêhicô. 2 tháng đầu năm 2012, NK tôm Việt Nam mặc dù tăng 13,7%, đạt 4.925 tấn nhưng vị trí thứ 5 về cung cấp tôm cho Mỹ đã nhường lại Mêhicô. NK tôm từ Mêhicô trong 2 tháng đầu năm nay tăng 90% từ 2.864 tấn năm 2010 lên 5.446 tấn.

Sau một thời gian “trục trặc” trong XK tôm sang Mỹ, mới đây, Mêhicô tuyên bố sẽ “đổ bộ” vào thị trường tôm Mỹ trong năm 2012. Nhờ thuận lợi trong sản xuất tôm, sản lượng tôm nuôi của nước này đã tăng mạnh.

- Ngoài ra, giá bán tôm của Việt Nam hiện cao hơn so với các nước Mỹ Latinh. Theo khảo sát của một công ty chuyên kinh doanh tôm, tôm HLSO Mỹ Latinh 31/35 hiện có giá 3,80 – 3,90 USD/pao. Trong khi giá tôm Châu Á cùng cỡ cao hơn khoảng 0,10 USD/pao. Tương tự, giá bán tôm cỡ 36/40 xuất xứ Châu Á cao hơn giá tôm Mỹ Latinh khoảng 0,20 USD/pao

EU: XK sang EU ngược lại giảm mạnh trong tháng 1 (giảm 46,3%) & 3 (25,2%) nên mặc dù XK sang thị trường này tăng 32,2% trong tháng 2 cũng không thể bù đắp lại giá trị giảm mạnh trong 2 tháng khiến XK tôm sang EU trong 3 tháng đầu năm nay giảm 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 59,7 triệu USD.

- Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu là nguyên nhân chính tác động tới XK tôm sang khu vực này trong 3 tháng đầu năm 2012. Nhu cầu NK tôm của EU giảm mạnh do tình hình kinh tế sau khủng hoảng nợ công của một số nước trong khu vực này vẫn chưa khôi phục.

- Sự cạnh tranh mạnh hơn từ các nước cung cấp tôm chân trắng như Êcuađo và Thái Lan cũng góp phần thu hẹp thị phần của tôm Việt Nam trên thị trường này. XK tôm Thái Lan sang EU có chiều hướng gia tăng trong khi XK sang Mỹ lại giảm sút. Nhiều nguồn tin cho biết năm nay, Thái Lan sẽ tập trung sản xuất tôm cỡ trung và cỡ nhỏ do nhu cầu thị trường lớn đối với tôm các cỡ này và giá cũng ổn định hơn so với giá tôm cỡ lớn.

5. XK sang Châu Á và Ôxtrâylia tăng mạnh

- Quý I/2012, trong khi XK tôm sang 3 thị trường lớn là Nhật Bản, Mỹ và EU biến động mạnh thì XK sang Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Ôxtrâylia tăng mạnh. XK tôm sang hai thị trường này trong quý I vừa qua cho thấy sức tăng trưởng cao nhất trong nhóm 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam.

Page 24: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

XK sang Ôxtrâylia tăng 100,7%

- Tháng 1/2012, trong khi XK tôm sang các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Mỹ và EU đồng loạt giảm mạnh từ 12,2% - 16,3%. XK sang các thị trường lớn khác như Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông), Canađa hay Đài Loan đều giảm. Tháng 1/2012, XK tôm sang Ôxtrâylia đạt 3,9 triệu USD, tăng 21,1% so với tháng 1/2011. XK trong tháng 2,3 đạt lần lượt đạt 9,8 triệu USD và 8,4 triệu USD với mức tăng tương ứng 173% và 114,6%. Tổng XK tôm sang thị trường này 3 tháng đầu năm đạt trên 20 triệu USD, tăng 100,7% so với cùng kỳ năm 2011, giúp Ôxtrâylia vượt qua Canađa trở thành thị trường NK tôm lớn thứ 6 của Việt Nam.

- Hiện nay, nhiều DN chế biến tôm của Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo đó, tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng và giảm tỷ trọng hàng nguyên liệu. Đây chính là yếu tố góp phần đẩy mạnh XK tôm sang thị trường này. Từ nhiều năm qua, Ôxtrâylia áp dụng quy định kiểm tra nghiêm ngặt tôm nguyên liệu NK vào nước này và đây cũng được coi là “rào cản” đối với nhiều công ty XK tôm của Việt Nam. 5 năm qua (2007-2011) tôm chế biến luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu XK tôm sang Ôxtrâylia. Năm 2011, tôm chế biến chiếm tới 82,6% tổng giá trị XK tôm sang thị trường này. Trong đó, các sản phẩm tôm sú chiếm trên 63%. Thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC) cũng cho thấy Việt Nam là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Ôxtrâylia trong 4 năm qua.

NK tôm chế biến từ Việt Nam vào Ôxtrâylia đã tăng từ 3,4 triệu USD năm 2007 lên 54,1 triệu USD năm 2011, tăng 1.491%. Trong khi đó, NK tôm từ Thái Lan, nước cung cấp tôm chế biến lớn thứ hai cho Ôxtrâylia trong giai đoạn này tăng 147% (từ 20,6 triệu USD lên 51,3 triệu USD), từ Trung Quốc, đứng thứ ba, chỉ tăng 16,7% (từ 23 triệu USD lên 26,9 triệu USD).

- Việt Nam hiện đang phải đương đầu với dịch bệnh xảy ra trên tôm sú, đặc biệt là tôm sú nuôi công nghiệp. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới, sản lượng tôm sú thu hoạch không bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì chắc chắn XK tôm sang Ôxtrâylia sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các tháng tới nhờ vị thế dẫn đầu về cung cấp tôm sú chế biến đã được thiết lập và giữ vững trong nhiều năm qua.

- Một số nguồn tin cho thấy Thái Lan đang vào vụ thu hoạch tôm chân trắng với sản lượng đạt cao hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, trên thị trường Ôxtrâylia tôm sú vẫn là sản phẩm được ưa chuộng nhất. Đây chính là yếu tố mang lại lợi thế lớn cho tôm Việt Nam.

- Thời tiết lạnh ở Trung Quốc đang ảnh hưởng lớn tới tình hình nuôi tôm của nước này. Tại đây, nông dân đã phải lùi thời hạn thả nuôi tôm, ảnh hưởng nhiều tới sản xuất và XK tôm. Thêm vào đó, sản xuất trong nước của Trung Quốc chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và theo

24 25

Tổng các nước Việt NamThái LanTrung QuốcMalaixiaMianmaInđônêxiaẤn Độ

523053403

2068623122

3308202809

4

108820402122790033638

4563834

10555

107579393883739925133

3645777512

14

134483601494160727500

27951023

67044

138726541675130126996

3341981584426

NHẬP KHẨU TÔM CHẾ BIẾN (HS 160520) VÀO ÔXTRÂYLIA, NĂM 2007 – 2011, NGHÌN USD

Xuât xứ 2007 2008 2009 2010 2011

Page 25: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

phân tích của một số chuyên gia trong ngành thì năm nay, Trung Quốc sẽ tăng cường NK tôm, đặc biệt là từ Ấn Độ. Như vậy, XK tôm của nước này sang Ôxtrâylia trong năm nay khó tăng mạnh.

XK sang Hàn Quốc tăng 38,9%

- 3 tháng đầu năm 2012, XK tôm sang Hàn Quốc đạt 32,6 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2011. Ngay từ tháng 1/2012, XK tôm sang Hàn Quốc đã tăng 26,1%, sang tháng 2 tăng 106,8% và tăng 19,5% trong tháng 3. Tôm chân trắng đang và sẽ tiếp tục góp phần gia tăng giá trị XK tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc.

- Khi tôm chân trắng chưa được chính thức cho phép nuôi tại Việt Nam, thì tôm sú là mặt hàng XK chính sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi tôm chân trắng được phép nuôi trên diện rộng ở Việt Nam với sản lượng tăng mạnh thì nó đã chiếm tỷ trọng không nhỏ trong XK tôm sang Hàn Quốc. Năm 2009, 1 năm sau khi tôm chân trắng chính thức được phép nuôi trên diện rộng, XK tôm chân trắng sang Hàn Quốc nhanh chóng chiếm tỷ trọng 45% tổng giá trị XK tôm sang thị trường này. Năm 2011, XK tôm chân trắng sang Hàn Quốc đạt 75,8 triệu USD, chiếm 48% tổng giá trị XK trong khi tôm sú vẫn giữ tỷ trọng XK ổn định ở mức 38-39%.

- Năm 2012 là năm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc. Kim ngạch thương mại song phương đạt mức 20 tỷ USD trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Hàn Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Quan hệ thương mại giữa hai nước đang tiến triển theo hướng tốt đẹp sẽ tạo nhiều lợi thế cho DN thủy sản của Việt Nam trong XK sang thị trường này.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc

triệ

u US

D

2009 2010 201120082007

180

160

140

120

100

80

60

24 25

Page 26: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU TÔM

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

II. DỰ BÁO SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU QUÝ II/2012

1. Sản xuất

- Quý II/2012, thu hoạch tôm sẽ vào chính vụ, sản lượng ước đạt trên 250.000 tấn, tương đương mức cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của dịch bệnh.

- Mặc dù vào vụ thu hoạch nhưng giá tôm nói chung sẽ tăng trong đó, giá tôm chân trắng tăng nhẹ, giá tôm sú tăng cao do nhu cầu thu mua tôm nguyên liệu của các DN tăng để đáp ứng đơn hàng XK gia tăng. Diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại ít hơn so với diện tích tôm sú nên nguồn tôm chân trắng nguyên liệu sẽ nhiều hơn, dẫn tới giá sẽ không tăng mạnh. Trong khi đó, diện tích nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng sẽ đẩy giá tôm tăng cao khi nhu cầu thu mua gia tăng.

2. Xuất khẩu

- Giá trị XK tôm trong quý II ước đạt 560 triệu USD, và lũy kế từ đầu năm đến hết quý II ước đạt 1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

- XK sang các thị trường Châu Á, đặc biệt là sang Hàn Quốc sẽ giữ nhịp tăng trưởng cao trong quý II/2012.

- XK sang Nhật Bản sẽ ổn định hơn trong 3 tháng tới do chất lượng tôm đã được cải thiện đáng kể cộng với nhu cầu tiêu thụ tôm trong mùa xuân cũng tăng lên tại thị trường này.

- XK tôm sang Mỹ và EU sẽ tiếp tục biến động mạnh trong quý II/2012 do chịu ảnh hưởng mạnh từ giá tôm. Quý II/2012, nhiều nước sản xuất tôm chính bước vào vụ thu hoạch tôm, do vậy giá tôm trên thị trường lớn như Mỹ và EU có xu hướng giảm xuống.

26 27

Nhật BảnMỹEUĐứcAnhPhápTQ và HKHồng KôngHàn QuốcÔxtrâyliaCanađa Đài LoanASEAN XingapoMalaixiaThụy SỹCác TT khácTổng

32,64924,12915,181

4,5903,4361,869

13,4073,776

9,7493,9856,5262,8582,4211,7990,438

1,1256,960

118,990

34,89527,80919,669

4,5853,4002,337

17,3804,472

9,8567,8414,1684,5852,4462,0290,071

1,6128,353

138,613

45,96338,30124,855

5,2682,9623,255

20,2664,477

13,8488,4255,4155,1433,1781,8240,285

4,1008,912

178,405

113,50790,23959,70514,444

9,7997,461

51,05312,725

33,45320,25116,10912,585

8,0455,6510,794

6,83724,225

436,009

26,020,713,7

3,32,21,7

11,72,97,74,63,72,91,81,30,21,65,6

100

+17,3+9,2-21,8-44,0-20,7+9,0

+15,4+16,3

+38,9+100,7

-6,9+9,5

+12,7+1,4

+23,9+16,4

+5,3+9,3

XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM, QUÝ I/2012, triệu USD

THỊ TRƯỜNG Tỷ trọng (%)

T3/2012(GT)

T2/2012(GT)

T1/2012(GT) Quý I/2012 So với cùng kỳ

2011 (%)

Page 27: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201226 27

CHƯƠNG III: XUẤT KHẨU CÁ TRA

I. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA QUÝ I NĂM 2012

- Quý I/2012, XK cá tra của cả nước đạt 161.202 tấn giá trị 425 triệu USD, tăng lần lượt 5,3% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả này không thật sự phản ánh xu hướng đi lên của ngành hàng cá tra hiện nay vì XK tăng nhưng lợi nhuận mang lại từ con cá tra ngày càng không tương xứng với giá trị XK.

- XK cá tra sang hầu hết thị trường đều tăng nhưng trên thực tế khối lượng XK không tăng nhiều so với năm trước và cho dù giá XK có tăng chút ít, 2,61 USD/kg, tăng 6,1% so với giá XK trung bình cùng kỳ năm 2011 (2,46 USD/kg) nhưng cũng không theo kịp sự gia tăng của các chi phí đầu vào như giá nguyên liệu, thức ăn, điện, lãi suất, xăng dầu và các loại phí...

Tình hình sản xuất nguyên liệu và XK cá tra trong quý I/2012 có 8 vấn đề nổi bật sau:

1. Giá cá tra nguyên liệu và con giống đều ở mức có lợi cho người nuôi

- Giá cá tra nguyên liệu thời gian qua trồi sụt liên tục, dao động từ 23.500 – 29.000 đồng/kg.

- Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 1 và tháng 2 luôn ở mức cao, có thời điểm đạt 28.500-29.000 đồng/kg.

- Đến cuối tháng 2 và trong tháng 3, giá cá tra nguyên liệu bắt đầu sụt giảm và dao động quanh mức 25.000-26.000 đồng/kg.

- Giá nguyên liệu tăng cao khiến người dân tiếp tục đầu tư nuôi. Tuy nhiên, nhu cầu giống phục vụ cho sản xuất tại thời điểm đầu tháng 2 tăng khoảng 50% so với cùng thời điểm này năm trước.

- Nguồn cá giống thiếu hụt lên đến 70% so với nhu cầu thả nuôi của bà con nông dân. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lũ kéo dài và sau đó là không khí lạnh làm cho việc sản xuất và ươm nuôi cá giống cũng gặp khó khăn trong khi giá nguyên liệu lại tăng cao.

- Giữa tháng 3, thị trường cá tra giống đã phục hồi trở lại và có hiện tượng thừa cá tra giống do cá giống đến kỳ thu hoạch. Trong khi đó, giá cá nguyên liệu lại xuống thấp khiến người nuôi không mặn mà mua giống thả nuôi tiếp vụ sau, vì vậy giá cá giống bắt đầu có xu hướng sụt giảm.

Giá cá tra loại 1 tại An Giang và Đồng Tháp quý I năm 201229.000

28.000

27.000

26.000

25.000

24.000

2/1/

2012

10/1

/201

2

17/1

/201

2

31/1

/201

2

7/2/

2012

14/2

/201

2

21/2

/201

2

28/2

/201

2

6/3/

2012

13/3

/201

2

20/3

/201

2

27/3

/201

2

3/4/

2012

đồng

/kg

Đồng Tháp An Giang

Page 28: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201228 29

- Tình hình nguyên liệu trong quý I tương đối ổn định. Giá cá tra và cá giống đều ở mức cao, có lợi cho người nuôi. Với giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu dao động khoảng 21.000 đến 23.000 đồng/kg người nuôi vẫn có lợi từ 2.000-6.000 đồng/kg.

Với mức giá 28.500-29.000 đồng/kg nguyên liệu thì DN chỉ có lời khi bán được với giá trên dưới 3 USD/kg cá tra thành phẩm. Như vậy, với mức giá XK trung bình 2,61 USD/kg, nhiều DN chấp nhận lỗ hoặc bị giảm lợi nhuận xuống mức thấp.

2. Khó tiếp cận vốn ngân hàng, lãi suất cao

- Trong quý I, thiếu vốn là khó khăn lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh cá tra bao gồm cả người nuôi và DN chế biến XK. Tuy ngân hàng có đầu tư tài chính cho nghề nuôi cá tra nhưng không đáng kể vì chủ yếu ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn, song không thể lấy vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn vì vụ nuôi cá tra bây giờ không chỉ từ 4 đến 6 tháng mà do những khó khăn trong quá trình nuôi - nhất là do thiếu tiền mua thức ăn nuôi cá (vốn vẫn đang tăng đến mức chóng mặt!) - nên nhiều khi người nuôi cá buộc cũng phải nuôi theo lối “cầm chừng” kéo dài đến 9 - 10 tháng, làm tăng thêm chi phí nuôi, ảnh hưởng đến lợi nhuận và hệ quả là có những lúc làm nản lòng cả người nuôi cá lẫn DN chế biến.

- Khó khăn lớn nhất của DN là tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp. Mặc dù lãi suất đã giảm còn 14,5%/năm từ đầu năm 2012 nhưng DN rất khó vay được tiền với lãi suất này. Hiện nay DN đang phải vay với mức lãi suất phổ biến từ 15 - 19%/năm, trong đó rất ít DN có thể vay được với mức lãi 15%. Với mức lãi lên đến 19 - 20%/năm thì hầu như không có DN nào dám liều lĩnh vay vốn trong tình hình thị trường XK khó khăn như hiện nay vì cho dù DN có hoạt động tốt đến đâu đi nữa thì cũng chỉ đủ để trả lãi vay và cho các chi phí khác mà không có lãi để tiếp tục phát triển.

3. Tỷ trọng XK cá tra sang EU giảm 20%

- XK cá tra sang EU trong quý I/2012 đạt 41.525 tấn với giá trị 112,572 triệu USD, giảm 14,8% về khối lượng và 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.

- EU là thị trường lớn nhất của XK cá tra trong Quý I/2012 với tỷ trọng: 26,4%, giảm so với cùng kỳ 2011 là 33,1%.

Có 2 nguyên nhân chính:

+ DN giảm XK cá tra sang thị trường này do lo ngại khả năng thanh toán của các nhà NK, đồng thời giá XK thấp cũng khiến nhiều DN không tiếp tục XK sang thị trường này.

+ Nhu cầu của Châu Âu cũng giảm đáng kể từ khi thị trường này lâm vào khủng hoảng nợ công và khó khăn về tính tế, tài chính.

Giá trung bình cá tra xuất khẩu trong quý I năm 2012tại thị trường EU

3,53,02,52,01,51,00,50,0

USD/

kg

Quí I/2011 Quí I/2012

EU Đức Hà Lan Ba LanTây Ban Nha

Page 29: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201228 29

- Giá trị NK cá tra từ Việt Nam của khối EU trong tháng 1 giảm mạnh nhất, trong tháng 2 và 3 mức độ giảm đã ít hơn, chủ yếu nhờ sự khởi sắc trở lại của thị trường Tây Ban Nha. XK sang Italia cũng tăng khả quan đưa thị trường này vào top 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong quý I năm nay. Trong khi đó, XK sang các thị trường lớn khác như Đức, Hà Lan và Ba Lan vẫn liên tiếp giảm so với cùng kỳ.

- Giá XKTB quý I/2012: 2,68 USD/kg, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2011: 2,55 USD/kg. Mặc dù giá trung bình XK cá tra sang EU có tăng chút ít so với cùng kỳ nhưng mức tăng này vẫn chậm hơn so với mức tăng của giá nguyên liệu. Vì vậy, với mức giá này DN khó có lời vì giá nguyên liệu trong nước ở mức 28.000 đồng/kg.

4 . Thị trường NK cá tra Tây Ban Nha phục hồi

- XK cá tra Việt Nam 3 tháng đầu năm nay vào Tây Ban Nha đạt 9.766 tấn, trị giá 25,2 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau nhiều tháng liên tiếp XK cá tra sang Tây Ban Nha sụt giảm thì trong quý I XK cá tra sang thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng dương. Riêng trong tháng 2 NK cá tra vào thị trường này lên tới 8,6 triệu USD, tăng 118,4% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng kỷ lục kể từ năm 2010.

- Giá trung bình cá tra XK vào Tây Ban Nha hiện ở mức 2,61 USD/kg, tăng so với 2,27 USD/kg của năm 2011 và 2,27 USD/kg của năm 2010.

- Tây Ban Nha thiếu hụt nguồn cung trong những tháng đầu năm, đặc biệt lượng hàng dự trữ trong kho của các nhà NK không còn nhiều nên XK sang thị trường này đang có xu hướng tăng nhiều hơn so với một số quốc gia NK khác trong khối EU.

- Giá cá tra đông lạnh tại Trung tâm bán buôn thực phẩm Mercabarna từ đầu năm đến giữa tháng 2/2012 có xu hướng tăng, tuy nhiên từ giữa tháng 2 đến nay giá lại có xu hướng giảm chỉ còn khoảng 2,6 euro/kg, song mức giá này vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2011. Giá cá tra bán buôn tại Tây Ban Nha tăng vì một phần là do thiếu nguồn cung cá tuyết, một phần là do lượng dự trữ cá tra của các nhà NK không còn nhiều.

ĐứcTây Ban NhaHà LanBa Lan

8.8599.3288.2775.568

23,50023,10822,21011,616

2,652,382,682,07

4.9239.7665.8943.079

14,76724,35418,325

6,297

3,002,593,112,04

NướcGiá XKTB QI/2012(USD/kg)

GTQI/2012

(Triệu USD)

KL QI/2012

(Tấn)

KL QI/2011

(Tấn)

Giá XKTB QI/2011(USD/kg)

GTQI/2011

(Triệu USD)

XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM SANG MỘT SỐ NƯỚC EU TRONG QUÝ I/2012

Giá cá tra philê đông lạnh tại Mercabarna

3

2

EUR/

kg

17/52011

16/72011

14/92011

13/112011

12/12012

12/32012

Page 30: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201230 31

5. XK cá tra sang Braxin có xu hướng chậm lại nhưng thị phần lại tăng so với quý I năm 2011

- 3 tháng đầu năm 2012, XK cá tra sang Braxin đạt 16,43 triệu USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này đã giảm so với mức tăng 334% của cùng kỳ năm ngoái. XK cá tra sang Braxin trong các tháng của năm 2011 đều có mức tăng trưởng từ 2 đến 3, thậm chí 4 chữ số, trong đó tháng 1 có mức tăng cao nhất 1.045%.

- Giá trung bình XK cá tra trong những tháng đầu năm 2012 là 2,46 USD/kg, tăng nhẹ so với mức 2,41 USD/kg của cùng kỳ năm 2011 và 2,17 USD/kg của năm 2010.

- Giá thủy sản bán buôn tại Braxin trong những tháng đầu năm đều tăng nhưng mức tăng này là do tỷ giá chứ không phải do giá trị thực của sản phẩm. Vì tỷ giá tăng nên các sản phẩm thủy sản hiện đang được chào bán với giá cao hơn, do đó người tiêu dùng sẽ chọn những thực phẩm khác có giá thấp hơn, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản nội địa dẫn đến NK cá tra tại thời điểm này chậm lại. Vì vậy, XK cá tra sang thị trường này đang có xu hướng giảm dần kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, Braxin vẫn là thị trường tiềm năng cho XK sản phẩm cá tra Việt Nam trong năm 2012 do được nhiều chuyên gia kinh tế dự báo lạc quan với xu hướng tăng trưởng cao làm gia tăng tầng lớp thu nhập trung bình và cao.

- XK cá tra sang thị trường này đang tiềm ẩn mối nguy tăng mức thuế NK do những người khai thác và nuôi cá thịt trắng và rô phi trong nước gây áp lực với cơ quan quản lý vì lo ngại cá tra ngập tràn thị trường sẽ đe dọa tới các loài cá thịt trắng nội địa.

- Việt Nam hiện được xếp trong số 5 nước có giá trị XK cá philê đông lạnh cao nhất vào Braxin. Tuy nhiên, thị phần cá tra của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 6% thị phần cá philê đông lạnh NK vào thị trường này, trong khi cá rô phi của Trung Quốc chiếm gần 50% thị phần cá philê đông lạnh NK vào Braxin. Braxin hiện NK chủ yếu cá tra Việt Nam và cá rôphi Trung Quốc để tiêu thụ nội địa. NK cá rôphi Trung Quốc và Việt Nam vào Braxin đều có xu hướng tăng. 3 tháng đầu năm 2012, Braxin NK 26.273 tấn cá rôphi từ Trung Quốc, tăng so với 16.048 tấn của cùng kỳ năm 2011.

6. Tỷ trọng XK cá tra sang Mỹ từ 14,6% quý I năm 2011 tăng lên 19,3% trong quý I năm 2012

- Nguyên nhân là do các DN XK cá tra sang EU đang chuyển hướng sang thị trường Mỹ, trong

Nhập khẩu cá philê đông lạnh (mã HS 0304) của Braxin

20

15

10

5

0

nghì

n tấ

n

1/20

12

2/20

12

3/20

12

1/20

11

2/20

11

3/20

11

TổngTrung QuốcViệt NamAchentinaChilê

Xuất khẩu cá tra sang Braxin876543210

triệ

u US

D

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Năm 2011Năm 2012

Page 31: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201230 31

khi đó tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam sang EU lại giảm từ 33,1% quý I năm 2011 xuống còn 26,5% trong quý I năm 2012.

- XK cá tra sang thị trường Mỹ tăng 22,7% về sản lượng và 49,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011 chiếm 19,3% tổng kim ngạch XK 3 tháng năm 2012. Giá XK trung bình quý I/1/2012 là 3,71 USD/kg, tăng 14,5% so với giá cùng kỳ năm 2011 (3,24 USD/kg). 3 tháng đầu năm 2012, XK cá tra sang Mỹ đạt giá trị 82,06 triệu USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Các nguyên nhân tăng trưởng:

+ Giá cá tra nội địa tại Hoa Kỳ tăng do nguồn cung bị giảm sút.

+ Giá cá tra philê đông lạnh Việt Nam cạnh tranh: catfish Trung Quốc: 6,52 USD/kg, cá tuyết philê đông lạnh: 6,90 USD/kg, cá rô philê đông lạnh: 4,60USD/kg.

+ Các doanh nghiệp tham gia POR 7 được hưởng mức thuế suất: 0 – 1% đã đẩy mạnh XK vào thị trường Hoa Kỳ.

+ Kim ngạch XK tăng vừa phản ánh nhu cầu đang tăng từ các nhà NK Mỹ, vừa cho thấy số lượng DN Việt Nam chào bán sản phẩm cá tra sang Mỹ tại thời điểm hiện nay ước đã tăng gấp đôi so với khoảng 1-2 năm trước.

- NK cá tra và cá da trơn vào Mỹ (tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2012)

+ 2 tháng đầu năm 2012 Mỹ NK 39,7 triệu pao cá da trơn và cá tra, tăng 36% so với 29,2 triệu pao của cùng kỳ năm 2011. Mỹ NK cá tra từ 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Cămpuchia trong tháng 1 với khối lượng 23,388 triệu pao - cao nhất so với các tháng 1 kể từ năm 2007 đến 2011. Việt Nam chiếm 97,72% tổng khối lượng cá tra NK vào Mỹ. Tháng 1/2012, Mỹ NK cá tra

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ

40353025201510

50

triệ

u US

D

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Năm 2011Năm 2012

NHẬP KHẨU CÁ TRA VÀ CÁ DA TRƠN PHILE ĐÔNG LẠNH VÀO MỸ

T2/2012(GT-USD)

%So sánh

Lũy kế 2011

(KL-pao)

Lũy kế 2012

(KL-pao)

T 2/2011(KL-pao)

T1/2012(KL-pao)

T2/2012(KL-pao) Nước %

So sánh%

So sánh

Nguồn: Urnerbarry

Phile đông lạnh cá tra (Pangasius Spp.)

Việt Nam

Thái Lan

Trung Quốc

Cămpuchia

Tổng 1

Phile đông lạnh cá da trơn (Ictalurus Spp.)

Trung Quốc

Tổng 2

Tổng 1+2

13.147.028

-

62.809

-

13.209.837

1.267.985

1.267.985

14.477.822

22.774.808

82.498

424.333

106.665

23.388.304

1.891.276

1.891.276

25.279.580

-42,3

-

-85,2

-

-43,5

-33,0

-33,0

-42,7

11.751.554

-

669.497

39.599

12.460.650

920.780

920.780

13.381.430

11,9

-

-90,6

-

6,0

37,7

37,7

8,2

35.921.836

82.498

487.142

106.665

36.598.141

3.159.260

3.159.260

39.757.401

25.675.612

-

1.139.298

197.975

27.012.885

2.211.653

2.211.653

29.224.538

39,9

-

-57,2

-46,1

35,5

42,8

42,8

36,0

21.450.248

-

157.719

-

21.607.967

4.379.581

4.379.581

25.987.548

Page 32: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201232 33

từ Việt Nam đạt 22,77 triệu pao, tăng 14,1% so với 19,9 triệu pao của tháng trước đó và 63,6% so với 13,92 triệu pao của cùng kỳ năm 2011. Tháng 2/2012, XK cá tra Việt Nam sang Mỹ đã sụt giảm 42% so với tháng 1/2012 nhưng vẫn tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2011.

+ Giá phile đông lạnh cỡ 3-5 aoxơ và 7-9 aoxơ từ Việt Nam trong tháng 1 đều tăng so với cùng kỳ của các năm trước đó nhưng sang đến giữa tháng 1 lại có xu hướng giảm.

+ Giá trung bình NK trong tháng 1 đạt 1,61 USD/pao, giảm so với mức giá cao nhất kể từ năm 2008 đến nay là 1,71 USD/pao.

+ Giá bán trên thị trường trong tháng 1 đạt 1,95 USD/pao giảm so với những tháng cuối của năm 2011.

- Chế biến và dự trữ cá da trơn nội địa Mỹ (2 tháng đầu năm 2012)

+ Chế biến cá da trơn nội địa Mỹ trong 2 tháng đầu năm nay đã giảm thấp nhất kể từ năm 2008. Như vậy, Mỹ hiện đang thiếu hụt rất lớn nguồn cung cá da trơn nội địa. 2 tháng đầu năm 2012, Mỹ đã chế biến tổng cộng 9,9 triệu pao cá da trơn nội địa, giảm 11,9% so với 11,3 triệu pao của cùng kỳ năm 2011. Riêng trong tháng 2, cá da trơn nội địa chế biến đạt 5,118 triệu pao, tăng 5,44% so với 4,8 triệu pao của tháng 1/2012 và 0,02% so với 5,117 triệu pao của tháng 2/2011.

+ Trong khi lượng hàng dự trữ của sản phẩm tươi có xu hướng giảm trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm thì lượng hàng dự trữ của sản phẩm đông lạnh lại tăng. Dự trữ cá da trơn tươi trong tháng 2 đạt 519 nghìn pao, giảm 13,36% so với 599 nghìn pao của tháng 1/2012 và giảm 11,58% so với 587 nghìn pao của tháng 2/2011. Dự trữ cá da trơn đông lạnh trong tháng 2 đạt 10,944 triệu pao giảm 6,39% so với 11,691 triệu pao của tháng 1/2012 nhưng lại tăng 41,72% so với 7,722 triệu pao của cùng kỳ năm 2011.

7. Mêhicô vươn lên là thị trường đơn lẻ nhập khẩu cá tra lớn thứ 3

- Quý I/2012, XK cá tra Việt Nam vào Mêhicô đạt giá trị 34,52 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình XK sang Mêhicô ở mức 2,42 USD/kg, tăng so với 2,37 USD/kg của năm 2011 và 2,15 USD/kg của năm 2010.

- Nằm liền kề với Mỹ - thị trường đơn lẻ tiêu thụ cá tra nhiều nhất thế giới, từ lâu Mêhicô vẫn được đánh giá là thị trường NK lớn, ổn định và đầy tiềm năng. Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 2 sau Trung Quốc về XK thủy sản sang thị trường này, vượt trên các nước Chilê, Na Uy, Guatêmala, Mỹ... và với sản phẩm XK chủ yếu là philê cá đông lạnh. Trong những tháng cuối năm 2011 đầu năm 2012, XK cá tra sang thị trường này đã tăng cao hơn hẳn so với XK cá rôphi từ Trung Quốc trong khi các loài cá thịt trắng khác đang sụt giảm sản lượng.

Nhập khẩu cá philê đông lạnh (mã HS 0304) của Mêhicô

1210

86420

nghì

n tấ

n

1/20

11

3/20

11

5/20

11

7/20

11

9/20

1111

/201

1

1/20

12

TổngViệt NamTrung Quốc

Page 33: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201232 33

- Mêhicô đã vượt qua Nga, Braxin để vươn lên thành thị trường NK cá tra đơn lẻ lớn thứ 3 sau Mỹ và Tây Ban Nha. Nếu như trước năm 2006, người dân nước này chưa biết nhiều về sản phẩm philê cá tra của Việt Nam thì giờ đây, sản phẩm này đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn tại Mêhicô như Walmart, Costco, Chedraui, Superama, Soriana,… Đây là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ.

- Hiện nay, Mêhicô cũng đang đầu tư nhiều cho nghề nuôi cá da trơn ở trong nước. Theo Uỷ ban Quốc gia về Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản Mêhicô (CONAPESCA), sản lượng cá da trơn của nước này đã tăng từ 2.503 tấn năm 2006 lên 3.384 tấn năm 2010. Chủ trương của Mêhicô là đẩy mạnh sản xuất cá da trơn theo hướng phát triển bền vững nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Năm 2010, tổng sản lượng thu hoạch cá da trơn của nước này tăng 5% so với năm 2009, đạt 5.466 tấn, trong đó có 3.384 tấn cá nuôi, còn lại là cá khai thác.

8. Xuất khẩu sang Nga sụt giảm do chính phủ Nga chủ động giảm NK và tăng cường tiêu thụ thủy sản nội địa

- XK cá tra sang Nga trong 3 tháng đầu năm 2012 đạt 9,88 triệu USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do XK trong tháng 3 giảm mạnh (giảm 29,2%), trong khi XK trong 2 tháng đầu năm đều tăng khả quan. Giá trung bình XK trong tháng 2 năm nay vào thị trường Nga chỉ ở mức 1,95 USD/kg, giảm so với 2,08 USD/kg của năm 2011 nhưng lại tăng so với 1,65 USD/kg của năm 2010. Lượng hàng cá tra dự trữ tại Nga hiện không còn nhiều là nguyên nhân tăng NK cá tra vào thị trường này, tuy nhiên, giá cá tra tại thị trường này lại đang có xu hướng giảm nhẹ vì đang phải cạnh tranh với giá cá tuyết khai thác nội địa hiện đang vào vụ.

- Năm 2011, tiêu thụ thủy sản theo đầu người tăng gần 5% (năm 2011 đạt 22 kg/người, cao hơn 1 kg so với năm 2010) và gần bằng mức tiêu thụ 23kg/người dưới thời xôviết. Người dân Nga tăng cường sử dụng thủy sản khai thác trong nước và xu hướng này đang ảnh hưởng tới thị trường thế giới. Nga tăng cường giữ cá tuyết để tiêu thụ nội địa là một trong những lý do giải thích tại sao giá cá tuyết thế giới vẫn cao trong khi nguồn cung toàn cầu rất lớn. Việc tăng cường tiêu thụ thủy sản nội địa được khuyến khích bởi một chiến dịch giảm NK thủy sản của chính phủ Nga, dẫn tới NK thủy sản nói chung của nước này giảm 11% từ 889.000 tấn năm 2010 xuống 790.000 tấn năm 2011. Tổng sản lượng khai thác thủy sản của Nga năm 2012 có thể đạt ít nhất 4,3 triệu tấn, tăng so với 4,23 triệu tấn năm 2011 và 4,1 triệu tấn năm 2010.

- Một nguyên nhân nữa khiến XK cá tra sang Nga sụt giảm là do giá nguyên liệu trong nước quá cao trong khi giá XK sang thị trường này vẫn không có xu hướng tăng, chính vì vậy DN đã hạn chế XK cá tra sang thị trường này mặc dù hiện tại vẫn có nhiều nhà NK có nhu cầu đối với cá tra.

Xuất khẩu cá tra sang Nga76543210

triệ

u US

D

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Năm 2011Năm 2012

Page 34: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201234 35

II – DỰ BÁO SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA QUÝ II NĂM 2012

1 – Sản xuất

- Sản lượng: vẫn ổn định khoảng 300 nghìn tấn cá tra nguyên liệu, bằng cùng kỳ của năm 2011 vì theo số liệu của một số tỉnh trọng điểm nuôi cá tra ở ĐBSCL diện tích nuôi cá tra trong những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 vẫn ổn định và tăng so với cùng kỳ.

- Giá nguyên liệu: dao động trong khoảng 23.500 – 26.000 đồng/kg. Giá nguyên liệu xuống thấp không phải do thiếu nguyên liệu mà do DN không tiếp cận được nguồn vốn trong đó có một phần từ sự đổ vỡ của một vài DN thủy sản. Giá nguyên liệu xuống thấp sẽ khiến một số hộ nuôi cân nhắc trong việc đầu tư nuôi tiếp vụ sau và như vậy khả năng thiếu nguyên liệu cá tra sẽ rơi vào tháng 10 và 11 năm nay. Tuy nhiên, với mức giá nguyên liệu hiện tại thì DN cũng vẫn khó có thêm lợi nhuận nếu DN vẫn tiếp tục duy trì được giá XK như trong quý I này vì điện, xăng dầu và lương nhân công là những chi phí khá lớn của DN vẫn đang tiếp tục được tăng giá trong quý II này.

- Giá cá tra XK trong quý II/2012 chỉ có khả năng bằng với giá cá tra XK trong quý I/2012, tuy nhiên giá cá tra XK trong quý III/2012 sẽ có nguy cơ giảm so với 2 quý đầu năm nguyên nhân là do giá cá tra nguyên liệu ở thời điểm hiện tại đang giảm mạnh và đặc biệt giá cá tra nguyên liệu lại giảm đúng kỳ hội chợ Châu Âu nên sẽ có một xu hướng giá thấp để quay vòng đồng vốn. Giá cá tra XK chỉ có thể khởi sắc trong quý cuối cùng của năm nay do nguyên liệu khan hiếm cùng với chi phí đầu vào như điện, xăng dầu, nhân công... tăng và đặc biệt đúng dịp cuối năm khi các nhà NK cần nhiều hàng để phục vụ dịp lễ Noel và Tết dương lịch.

2 – Xuất khẩu

- Dự báo giá trị XK sẽ đạt khoảng 900 triệu USD, tăng khoảng 10% so với 6 tháng đầu năm 2011. Giá trị XK cá tra tăng là do giá cá tra nguyên liệu cao, vì vậy DN vẫn phải chào giá ở mức cao. Tuy nhiên, giá trung bình XK cá tra vào EU vẫn không vượt quá 2,8 USD/kg và tại Mỹ cũng chỉ ở mức 3,7 USD/kg. Mặc dù thị trường EU có dấu hiệu thu hẹp đối với mặt hàng cá tra Việt Nam nhưng nhiều thị trường khác như Hoa Kỳ, Canađa, Trung Đông, Châu Phi... vẫn đang được mở rộng. XK cá tra trong quý I và quý II năm nay sẽ vô cùng khó khăn cho DN khi giá nguyên liệu cao trong khi giá XK tăng rất ít vì vậy chỉ những DN có tài chính ổn định và vùng nuôi riêng thì mới duy trì được hoạt động kinh doanh. Còn với DN không chủ động được nguồn nguyên liệu, tài chính bất ổn sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm và có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải sáp nhập trong năm nay.

- Thị trường XK:

+ Dự báo, thị trường cá tra EU chưa có khả năng phục hồi như mong muốn và XK cá tra sang EU khó có thể tăng trưởng trong quý II năm nay vì tình hình nợ công tại EU vẫn chưa được khắc phục hiệu quả, trong khi đó tình hình tài chính, tiêu dùng chưa có những chuyển biến tích cực; đồng EUR mất giá so với đồng USD cũng khiến các nhà nhập khẩu EU bị lỗ tỷ giá trong việc thanh toán, lợi nhuận giảm so với trước đây. Giá XKTB sang EU khó có thể nâng cao quá 2,9 USD/kg do sự sụt giảm của thị trường và việc ép giá từ các nhà nhập khẩu.

+ XK cá tra sang Mỹ vẫn tiếp tục tăng cả về giá trị và khối lượng lẫn thị phần. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng của Mỹ là: Nguồn cung cá rôphi của Trung Quốc có nguy cơ sụt

Page 35: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU CÁ TRA

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201234 35

giảm do hạn hán xảy ra ở khu vực miền Trung nước này và nguồn cung cá da trơn nội địa sụt giảm do diện tích nuôi giảm.

+ XK cá tra sang Trung Quốc và Hồng Kông sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý II với mức tăng tương đương với quý I năm 2012 khoảng 80% vì hiện nay Trung Quốc cũng đang gặp một số khó khăn về thời tiết do hạn hán tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hướng tới nghề cá của Trung Quốc. Hiện các tàu cá đang phải nằm bờ tại hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, và các sông nhánh ở tỉnh Giang Tây. Bên cạnh đó, 2 thành phố Liễu Châu đã quyết định cấm các trại nuôi và ngư dân ở hai hạt Liễu Giang và Liễu Thành vùng hạ lưu sông Long Giang kinh doanh cá nuôi và cá khai thác tự nhiên do phát hiện sông này bị nhiễm kim loại nặng cađimi. Như vậy, nguồn cá nước ngọt nội địa sẽ có nguy cơ sụt giảm và Trung Quốc sẽ phải NK một lượng lớn cá tra để thay thế cho nguồn cá có nguy cơ sụt giảm tại thị trường nội địa.

- Nguồn vốn:

Nhóm sản xuất và XK cá tra là nhóm có nhu cầu vay vốn lớn nhất trong năm 2012 cho các hoạt động mở rộng vùng nuôi cá tra, đảm bảo cho chế biến XK và thu mua nguyên liệu từ trong dân. Trong đó, nguồn vốn vay khẩn cấp ngay trong quý II/2012 cần từ 10 - 500 tỷ đồng để đầu tư vào vùng nguyên liệu, giống, thức ăn, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất và chế biến. Vốn cho hoạt động phát triển sản xuất và chế biến cần từ 10 – 300 tỷ đồng để nâng cấp nhà xưởng, đầu tư vùng nguyên liệu. Thời gian đáo hạn ngân hàng nên tạm thời giãn cho các DN đang hoạt động kinh doanh tốt nhưng bị tác động do các thị trường NK đều chậm thanh toán từ 45 - 60 ngày và do hình thức thanh toán DP ở thị trường Mỹ. Trong quý II năm 2012 ngân hàng đã hạ lãi suất ngân hàng và dự báo sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới, nhưng DN và người nuôi vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Nguyên nhân là do hệ lụy từ sự đổ vỡ của một vài DN từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012 vừa qua khiến ngân hàng rất dè chừng với ngành hàng cá tra.

Page 36: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201236 37

Chương IV: XUẤT KHẨU HẢI SẢN

I. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HẢI SẢN QUÝ I/2012

Nhận định chung:

Quý I/2012, XK hải sản của cả nước đạt khoảng 462,636 triệu USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng khai thác trong quý I tăng nhờ thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, DN XK hải sản vẫn phải đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu, nhất là các mặt hàng XK chính như cá ngừ và mực, bạch tuộc, trong khi các chi phí đầu vào cùng các chi phí từ các chính sách bất cập trong sản xuất và XK làm tăng thêm gánh nặng cho DN.

Dưới đây là 10 nhận định cơ bản về tình hình sản xuất và XK hải sản trong quý I/2012:

1. Sản lượng khai thác tăng, nhưng vẫn thiếu nguyên liệu cho chế biến XK

- Quý I/2012, tổng sản lượng khai thác thủy sản cả nước đạt khoảng 630 nghìn tấn, trong đó, khai thác hải sản đạt 585 nghìn tấn, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái và khai thác nội địa đạt 45 nghìn tấn tương đương với quý I/2011. Nguyên nhân: thời tiết thuận lợi, ngư dân khai thác hiệu quả.

- Trong quý I, sản lượng khai thác thủy sản của các tỉnh miền Trung tăng so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu do nguồn lợi cá nổi xuất hiện nhiều như cá thu, cá nục, cá chim, cá chuồn, cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung, đặc biệt là ruốc biển và cá cơm xuất hiện nhiều với mật độ dày tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác hiệu quả. Sản lượng mực, bạch tuộc vẫn thấp.

- Thời tiết thuận lợi, nguồn cung nghêu nuôi trong quý I cũng ổn định, chưa xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt như năm 2011.

Sản lượng khai thác tăng nhưng nguyên liệu cho chế biến XK vẫn thiếu vì chất lượng sau thu hoạch kém. Tổn thất sau thu hoạch đối với hải sản khai thác ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, trên 20% sản lượng, thậm chí lên đến 30% đối với tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối. Với sản lượng khai thác trên 2 triệu tấn, mỗi năm cả nước mất khoảng 400 ngàn tấn hải sản. Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm khai thác được có sự thay đổi theo hướng các loài có giá trị kinh tế cao, phù hợp cho XK ngày càng ít, thay vào đó là sản lượng cá tạp tăng lên, do ngư trường khai thác cạn kiệt, khả năng và điều kiện đánh bắt xa bờ rất hạn chế (tàu nhỏ, không có vốn, chi phí xăng, dầu, nhân công tăng...)

2. Thiếu vốn cho ngư dân và DN chế biến XK

- Hiện đang có quá nhiều rào cản để nông, ngư dân tiếp cận vay vốn ngân hàng cho việc nâng cấp, đổi mới tàu thuyền và các trang thiết bị để bảo quản thủy sản sau khai thác, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định (Quyết định 63/2010/QĐ-TTg, Quyết định 65/2011/QĐ-TTg) nhằm hỗ trợ nông, ngư dân, các cơ sở sản xuất máy móc trong nước. Lý do muốn vay vốn ngân hàng yêu cầu phải có thế chấp, trong khi ngư dân đã thế chấp tài sản để vay

Page 37: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201236 37

vốn đóng tàu

- Lãi suất cho vay cao, trong khi bối cảnh thị trường trong nước và nước ngoài khó khăn khiến vòng quay vốn chậm, nhiều DN rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng cho việc thu mua nguyên liệu và đầu tư sản xuất và cho cả hoạt động NK nguyên liệu để chế biến XK.

3. Nhiều thủ tục làm tăng chi phí cho DN hải sản

- 3 tháng đầu năm chi phí đầu vào cho sản xuất thủy sản ước tính đã tăng từ 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái, giá nguyên liệu cũng tăng từ 5-10%.

- Bên cạnh đó, DN thủy sản còn chịu áp lực bởi các thủ tục và các chi phí khác như:

+ Phí kiểm dịch thú y với lô hàng nhập khẩu tăng 300% theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC (TT04) của Bộ Tài chính;

+ Giá cước vận tải biển tăng rất cao (gần gấp đôi) với mức tăng từ 640 USD lên 1.200 USD/containơ 20 feet chỉ trong vòng 3 tháng;

+ Việc áp thuế bảo vệ môi trường đối với bao PE bao gói hàng XK làm tăng gấp đôi chi phí bao gói sản phẩm thủy sản XK từ mức 0,1 USD/kg sản phẩm hiện nay.

+ Chi phí công đoàn trích từ 2% quỹ lương.

+ Các chi phí không hợp lý cho khâu kiểm soát ATTP thủy sản XK...

Tất cả những chi phí do chính sách và thủ tục của các cơ quan quản lý đang làm cho sản phẩm hải sản Việt Nam mất ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

4. NK hải sản tăng, trong đó các loại cá biển (trừ cá ngừ) chiếm 40%

- 3 tháng đầu năm 2012, NK hải sản của cả nước đạt hơn 100 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý này, các DN XK hải sản Việt Nam tiếp tục NK nhiều cá các loại (thuộc mã HS 0301 đến 0305, 1604 (trừ cá ngừ, cá tra), cá ngừ (thuộc mã HS 03 và 16)... Trong đó, tăng cường NK mực, bạch tuộc, tôm hùm giống, tôm hùm tươi sống...

- Nổi bật là đầu năm 2012, các DN XK hải sản tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa tăng lượng NK mực lên gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, DN tại Cà Mau, Kiên Giang lại NK ít hơn, riêng DN tại Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh NK mực nang.

- Cơ cấu sản phẩm:

+ Trong cơ cấu NK các mặt hàng hải sản, cá các loại thuộc mã HS 0301 đến 0305, 1604 (trừ cá tra, cá ngừ) chiếm đến 40% tổng lượng NK, tiếp đó là tôm các loại (mã HS 03 và 16), cá ngừ (thuộc mã HS 03 và 16), mực, bạch tuộc (mã HS 0307 và 16), cua ghẹ giáp xác (mã HS 03 và 16)...

+ Trong nhóm mặt hàng cá biển NK, Việt Nam NK nhiều sản phẩm từ cá hồi Đại Tây Dương nuôi, tươi, nguyên con, ướp lạnh từ NaUy, Ôxtrâylia, Ai len... với giá NK trung bình từ 6,5 - 10,5 USD tùy từng loại; cá ngừ vây vàng đông lạnh từ Mỹ, cá ngừ nguyên con từ Philipin, Inđônêxia, Đài Loan, Hàn Quốc với giá NK từ 1,6 - 2,8 USD; Cá cờ kiếm chặt đầu, bỏ nội tạng đông lạnh

Page 38: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201238 39

từ Fiji, Cộng hoà Quần đảo Marshal, Ấn Độ, Đài Loan... với giá NK từ 3 - 6,5 USD tùy từng loại; Cá hố biển đông lạnh (hàng tạm nhập không chịu thuế GTGT) từ Iran, Inđônêxia; Ôman, Ấn Độ, Bănglađét... với giá NK từ 9-10 USD...

+ Quý I/2012, thị trường NK của Việt Nam khá đang dạng, trong đó chủ yếu là mặt hàng mực đông lạnh, mực không thuộc danh mục Cites, hay hàng tạm nhập không chịu thuế GTGT... từ Inđônêxia, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Bănglađét, Êcuađo, Thái Lan, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất... NK bạch tuộc đông lạnh chủ yếu từ Philipin.

+ 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam NK hải sản từ hơn 70 quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó, Ấn Độ, Êcuađo, Thái Lan, Myanma, Thái Lan, Ô man... là những thị trường NK lớn nhất của các DN XK hải sản Việt Nam.

5. Tỷ trọng XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và cua ghẹ giảm, XK cá ngừ và cá biển khác tăng

- Tổng XK hải sản 3 tháng đầu năm đạt 462,636 triệu USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Tỷ trọng XK cá ngừ tăng nhẹ từ 27,86% lên 28,04%; đặc biệt XK các loại cá biển khác tăng đáng kể, từ 37,46% lên 39,41%.

- Tỷ trọng XK mực, bạch tuộc tăng không đáng kể, trong khi tỷ trọng của nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và cua ghẹ giảm.

6. Gia tăng XK sản phẩm hải sản đã chế biến (mã HS16)

- Có thể do nguồn nguyên liệu hạn chế, nên trong quý I năm nay, các DN đã gia tăng XK các mặt hàng đã chế biến, vì vậy tỷ trọng sản phẩm chế biến tăng mạnh hơn sản phẩm thô (HS 03)

Cá ngừ:

- Trong cơ cấu sản phẩm cá ngừ XK 3 tháng đầu năm nay, tỷ lệ sản phẩm cá ngừ phile đông lạnh (mã HS 03) chiếm 70,9% với giá trị 92 triệu USD, giảm so với mức 74,8% của 3 tháng đầu năm 2011, trong khi cá ngừ chế biến (mã HS 16) chiếm 29,1% tương đương 37,8 triệu USD. XK cá ngừ HS03 tăng 18% trong khi HS16 tăng 44,4%.

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt NamQuý I/2012

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt NamQuý I/2011

Cá biển khác39,41%

Cá biển khác37,46%

Cua, ghẹ4,42%

Cua, ghẹ5,60%Nhuyễn thể

hai mảnh vỏ3,64%

Nhuyễn thểhai mảnh vỏ

4,87%

Cá ngừ28,04%

Cá ngừ27,86%

Mực, bạch tuộc24,49%

Mực, bạch tuộc24,20%

Page 39: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201238 39

- Trong tháng 1/2012, sản phẩm cá ngừ nguyên liệu (mã HS 03) của cả nước XK đạt 23,1 triệu USD. Sang tháng 2, giá trị XK nhóm hàng này đã lên đến 30,3 triệu USD - tăng gấp gần 3 lần mức giá trị XK sản phẩm cá ngừ chế biến (mã HS 16) đạt được trong tháng. Đến tháng 3, giá trị XK đã tăng lên đến 38,4 triệu USD.

Thực tế này của ngành cá ngừ phản ánh 3 xu hướng:

(1) Thiếu nguyên liệu cá ngừ đại dương (thường XK dạng nguyên liệu HS03)

(2) Sản lượng cá ngừ nhỏ (sọc dưa, ồ, chù...) tăng (thường XK dạng đóng hộp mã HS 16)

(3) Tăng NK nguyên liệu để gia công chế biến hàng GTGT (HS16) để XK

Mực, bạch tuộc:

- Sản phẩm mã HS03 chiếm đến 89,4% tổng giá trị XK mực và bạch tuộc, còn lại là các sản phẩm thuộc mã HS 16.

- Quý I/2012, giá trị XK của cả hai mã HS03 và 16 đều tăng mạnh, trong đó, mực, bạch tuộc mã HS03 tăng 18,7% còn mã HS16 tăng đến 138,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy, để tăng giá trị cho sản phẩm XK và giảm chi phí sản xuất, các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam đang tăng dần các sản phẩm GTGT qua chế biến. Ngoài ra, càng ngày càng có nhiều thị trường ưa chuộng các sản phẩm chế biến sẵn, hàng GTGT do tính tiện lợi khi sử dụng. Những sản phẩm này cũng giúp DN tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu trong chế biến.

7. Số thị trường nhập khẩu giảm

- Cá ngừ Việt Nam được XK đi 64 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, giảm 2 thị trường so với tổng 66 thị trường NK cá ngừ của quý I/2011.

- Việt Nam đã XK mực, bạch tuộc sang hơn 40 thị trường trên thế giới, ít hơn 5 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái.

- Sang năm 2012, các DN vẫn chủ yếu tập trung XK sang các thị trường truyền thống. Cơ cấu các thị trường NK chính hầu như không thay đổi. Sự biến động chỉ xảy ra ở nhóm thị trường nhỏ do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường này chưa ổn định làm cho vị trí thứ tự giữa các thị trường có sự dịch chuyển.

Cá ngừ mã HS03Cá ngừ mã HS16TỔNG CỘNG

23,1239,425

32,548

30,34511,166

41,511

38,43817,212

55,650

91,90637,802

129,708

70,929,1100

+18,0+44,4

+24,7

CƠ CẤU SẢN PHẨM CÁ NGỪ XUẤT KHẨU QUÝ I/2012 (ĐVT: Triệu USD)

SẢN PHẨM Tỷ trọng (%)T3/2012T2/2012T1/2012 Quý I/2012 So với cùng kỳ

2011 (%)

- HS03 - HS16TỔNG CỘNG

31,5543,491

35,045

28,4413,474

31,916

41,2785,065

46,343

101,27312,030

113,303

89,410,6

100,0

+18,7+138,5+25,4

CƠ CẤU SẢN PHẨM MỰC, BẠCH TUỘC XUẤT KHẨU QUÝ I/2012 (ĐVT: Triệu USD)

SẢN PHẨM Tỷ trọng (%)T3/2012T2/2012T1/2012 Quý I/2012 So với cùng kỳ

2011 (%)

Page 40: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201240 41

- Dẫn đầu trong danh sách các thị trường chính NK cá ngừ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tổng giá trị XK sang 3 nước này đã chiếm tới 81,5% giá trị XK cá ngừ của cả nước. Trong đó, Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 50%, tiếp đến Nhật Bản với 20,4%. Top 10 thị trường NK cá ngừ Việt Nam lớn nhất trong quý I chiếm trên 80% tỷ trọng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam.

- Bảng tổng sắp 10 thị trường XK mực, bạch tuộc lớn của Việt Nam 3 tháng đầu năm nay đã vắng mặt thị trường Nga, thay vào đó là thị trường Ôxtrâylia. Đứng đầu vẫn là 3 thị trường NK lớn: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU.

MỹNhật BảnEUĐứcItaliaTây Ban NhaCanađaIxraenXuđăngLibăngTuynidiThụy SĩCác TT khácTổng

14,4766,0185,9161,2912,6430,268

1,1810,8240,6580,2970,5450,0242,608

32,548

16,1848,8229,1512,4843,2381,395

0,8741,1900,5380,6290,1530,3493,622

41,511

24,55311,604

8,8943,2461,0341,336

1,3301,3060,2560,2990,4420,2766,690

55,650

55,21326,44323,961

7,0216,9153,000

3,3863,3191,4521,2251,1390,649

12,921129,708

42,620,418,5

5,45,32,32,62,61,10,90,90,5

10,0100

-0,3+99,5+29,3

+106,3+70,3

+9,8+60,1

+130,5+907,2

+14,1+1.200,4

+37,4+11,9+24,7

XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (đvt: triệu USD)

THỊ TRƯỜNG Tỷ trọng (%)

T3/2012(GT)

T2/2012(GT)

T1/2012(GT) Quý I/2012 So với cùng kỳ

2011 (%)

Nguồn: VASEP

Hàn QuốcNhật BảnEUItaliaHy LạpPhápASEANThái LanTQ và HKHồng KôngMỹÔxtrâyliaĐài LoanCanađaCác TT khácTỔNG CỘNG

11,39110,005

7,5882,7701,300

0,9132,1291,591

2,0790,474

0,8400,2400,2500,1630,358

35,045

10,4189,2746,3863,6720,803

0,4212,9621,814

0,5420,445

0,3130,3410,2900,0861,303

31,916

13,28713,14510,119

5,7880,283

0,8774,1193,092

1,1190,617

1,1240,7260,3840,3691,951

46,343

35,09732,42524,09312,230

2,3862,2119,2106,498

3,7391,537

2,2771,3080,9240,6193,612

113,303

31,028,621,310,8

2,12,08,15,73,31,42,01,20,80,53,2

100

+9,6+58,6+10,7

-18,1+188,3

+154,0+50,3+57,2+8,3

+47,7+1,5

+46,2-14,5

+164,3+71,6+25,4

XUẤT KHẨU MỰC, BẠCH TUỘC VIỆT NAM 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (đvt: triệu USD)

THỊ TRƯỜNG Tỷ trọng (%)

T3/2012(GT)

T2/2012(GT)

T1/2012(GT) Quý I/2012 So với cùng kỳ

2011 (%)

Nguồn: VASEP

Page 41: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201240 41

- Quý I/2012, hầu hết các thị trường đều tăng giá trị NK, trong đó có một số thị trường tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái như Hy Lạp tăng gần 200%, Canađa tăng 172,6%, Pháp tăng 153,6%.

- Trong top thị trường này có thể chia thành 3 phân đoạn: 3 thị trường dẫn đầu có sự hoán đổi vị trí thường xuyên giữa Nhật Bản và EU; ASEAN, Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ là top thị trường giữa vẫn giữ vị trí và tốc độ tăng trưởng như cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, top thị trường - phân đoạn cuối cùng thường xuyên thay đổi trật tự và có nhiều tăng trưởng đột biến hoặc thay đổi lớn.

8. Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ giảm nhẹ, sang EU tăng

* Mỹ:

- Quý I năm nay, XK cá ngừ sang Mỹ không khả quan vì tổng giá trị XK trong 3 tháng đầu năm có dấu hiệu sụt giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm trước, riêng giá trị XK trong tháng 1 giảm tới 34%. Trong đó, giá trị XK mặt hàng cá ngừ có giá trị cao mã HS 03 (trừ các sản phẩm cá ngừ thuộc mã HS0304) sang thị trường này giảm tới trên 20%. Xu hướng này trái hẳn với chiều hướng NK tăng trưởng ổn định liên tục trong 2 năm qua.

- Trước đây, Việt Nam XK sang Mỹ phần lớn là các sản phẩm cá ngừ đóng hộp (mã HS16) thì nay đã chuyển sang XK các sản phẩm cá ngừ đông lạnh, ướp đá, philê (mã HS 03), chủ yếu là cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng. Giá trị XK các sản phẩm này chiếm tới trên 70% giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2012. Đây là dòng sản phẩm có giá trị cao nên giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ ngày càng tăng.

- Tại Mỹ, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm đến từ 3 thị trường Thái Lan, Philippin và Inđônêxia. Hai năm trở lại đây, Việt Nam đã vượt qua Êcuađo lên đứng vị trí thứ 4 về giá trị XK trong danh sách các thị trường đứng đầu cung cấp cá ngừ sang Mỹ.

* EU

- Trái với xu hướng XK tôm và cá tra, giá trị XK cá ngừ sang EU khá ổn định. 3 tháng đầu năm 2012, XK cá ngừ Việt Nam sang EU đạt 24 triệu USD, chiếm 18,5% tổng giá trị XK cá ngừ sang các thị trường và tăng 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá ngừ XK sang thị trường này chủ yếu là cá nguyên liệu (mã HS 03) với 15,1 triệu USD, chiếm 63,2% giá trị XK cá ngừ sang EU và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2011.

- Hai thị trường đơn lẻ Đức và Italia tăng mạnh giá trị NK mặt hàng này từ Việt Nam với mức tăng tương ứng 106,3% và 70,3%. Giá trị XK cá ngừ sang 2 nước này chiếm trên 50% tổng giá trị XK cá ngừ sang toàn khối. Năm 2011, Italia là nước NK cá ngừ Việt Nam lớn thứ 2 trong khối EU, sau Đức. Tuy nhiên, xét theo từng tháng, giá trị NK của thị trường này trong năm qua không ổn định, nhất là vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đến 2 tháng đầu năm 2012, Italia đã vượt qua Đức và dẫn đầu khối về giá trị NK cá ngừ từ Việt Nam, nhưng đến hết quý I năm nay giá trị XK sang nước này lại đứng sau Đức và đạt gần 7 triệu USD. Bên cạnh đó, XK sang Tây Ban Nha cũng tăng nhẹ 9,8%, đạt 2,2 triệu USD.

Page 42: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201242 43

9. Tỷ trọng XK bạch tuộc giảm do thiếu nguyên liệu

- 3 tháng đầu năm 2012, XK mực, bạch tuộc đạt 113,3 triệu USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Tuy nhiên, theo các DN XK mực, bạch tuộc năm nay, NK nguyên liệu rất khó khăn do hầu hết các nước có nguồn cung lớn đều giảm sút sản lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu không cao bằng năm ngoái.

- Nếu 3 tháng đầu năm ngoái, mực chiếm 28,6%, bạch tuộc chiếm 71,4% trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu XK thì quý I năm nay, tỷ lệ này đã thay đổi rõ rệt: mực chiếm 37,7%, bạch tuộc chiếm 62,3%. Như vậy, đúng như dự đoán của nhiều nhà XK mực, bạch tuộc ngay từ cuối năm ngoái, sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu bạch tuộc NK sẽ chuyển dịch cơ cấu XK nhuyễn thể ngay trong quý đầu năm. Dự kiến, trong quý tới, mực sẽ chiếm hơn 40% trong cơ cấu XK nhuyễn thể chân đầu.

- Hiện nay, để có đủ nguyên liệu cho chế biến, các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam đang phải NK khối lượng lớn mực, bạch tuộc từ các nước, trong đó nhiều nhất là từ các nước Châu Á như Thái Lan; Malaysia, Trung Quốc, Mỹ, Myanma, Chilê, Mêxicô, Ôman,..., hai thị trường NK lớn nhất mực ống nguyên con đông lạnh từ Myanma và Malaysia, bạch tuộc nguyên con đông lạnh từ Philipin. Đặc biệt, đầu năm nay, nhiều DN tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp.HCM NK nguyên liệu bạch tuộc phục vụ cho chế biến.

10. Xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tiếp tục giảm

- Quý I/2012, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 16,8 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Tính đến hết tháng 3/2012, nhuyễn thể hai mảnh vỏ lại là mặt hàng thủy sản giảm sút mạnh nhất về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang hầu hết các thị trường đều giảm mạnh từ 1 đến 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc - Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Sỹ...

- Từ tết Nhâm Thìn 2012 đến hết tháng 3/2012, tại một số địa phương miền Bắc và miền Trung đã xuất hiện tình trạng ngao chết hàng loạt, thiệt hại mạnh nhất là tỉnh Thanh Hóa.

- Vụ nuôi năm nay thời tiết lại thuận lợi, tình trạng nghêu chết hàng loạt trong mùa nắng nóng chưa xảy ra tại ĐBSCL và nghêu nuôi đang phát triển tốt. Tuy nhiên, do thả nuôi dè chừng nên tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn xảy ra, nhiều DN vẫn không đủ nghêu cho chế biến và đáp ứng các đơn hàng.

- Có thể chia top 10 thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam ra thành 2 phân khúc lớn: top 3 thị trường dẫn đầu là EU, Mỹ, Nhật Bản và số thị trường NK còn lại. 3 tháng đầu năm nay, sự hoán đổi vị trí các thị trường trong top 10 liên tục thay đổi.

+ EU: Quý I/2012, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 thị trường đơn lẻ NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất từ Việt Nam, duy nhất Tây Ban Nha giảm đến gần 24,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Còn Pháp tăng đến hơn 617,2%, Bồ Đào Nha tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

+ Mỹ: Quý I/2012, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Mỹ lại giảm 32,5% so với cùng kỳ năm

Page 43: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/201242 43

ngoái. Như vậy, từ đầu năm đến nay, khác với kỳ vọng của nhiều DN XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Mỹ, 3 tháng liên tiếp XK sang thị trường này bị sụt giảm mạnh về giá trị: tháng 1/2012 giảm 49,6%, tháng 2/2012 giảm 21,4% và tháng 3/2012 giảm hơn 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, Mỹ chủ yếu NK nghêu xông khói ngâm dầu đóng túi (Net 100gr), Nghêu nguyên con luộc đông lạnh, Nghêu nguyên con ngâm nước muối đóng lon và nghêu trắng nguyên con luộc đông lạnh từ Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ cũng NK sò điệp, hàu... tuy nhiên khối lượng không lớn.

- Việt Nam đứng thứ 15 trong danh sách các thị trường XK nhuyễn thể sang Mỹ và mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn từ Trung Quốc, Niudilân, Thái Lan, Ấn Độ... tại thị trường Mỹ.

Ôxtrâylia: Kết thúc năm 2011, Ôxtrâylia là thị trường NK lớn thứ 8 của nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam và dự báo sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2012. Sau khi giảm nhẹ trong tháng 1/2012 khoảng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị XK mặt hàng này sang Ôxtrâylia tăng gần 54% trong tháng 2/2012 và tăng hơn 60% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Kết thúc quý I/2012, từ vị trí thứ 8 Ôxtrâylia đã leo lên vị trí thứ 5 trong top 10 thị trường lớn của nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam.

II. NHẬN ĐỊNH VÀ DỰ BÁO SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HẢI SẢN QUÝ II/2012

1. Sản xuất

- Trong 2 tháng 3 – 4/2012, giá xăng dầu đã tăng 2 lần, với tổng cộng 7,04% và so với cùng kỳ tăng 43%, chưa ảnh hưởng đến sản lượng và XK hải sản trong quý I, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của ngư dân trong quý II. Nhiều tàu khai thác xa bờ đã phải hoạt động cầm chừng do không có vốn đầu tư và sợ bù lỗ cho những chuyến đi biển. Do đó, có thể trong quý II/2012, mặc dù bước vào vụ cá Nam nhưng tình hình chi phí xăng dầu tăng sẽ gây khó khăn hơn cho cả ngư dân và DN.

- Ngoài ra, hoạt động khai thác trong quý II sẽ phải đối phó với mùa mưa bão, tình trạng tàu cá của ngư dân bị nước ngoài bắt cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sản lượng hải sản.

- Khai thác mực, bạch tuộc đạt hiệu quả không cao, sản lượng sẽ vẫn thấp. Bão số 1 ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng các loài cá biển khác vẫn khả quan.

Nguồn nguyên liệu hải sản trong quý II vẫn không đủ cho chế biến XK, vì vậy, các DN hải sản sẽ phải gia tăng NK nguyên liệu từ các nước để gia công XK. Tuy nhiên, áp lực từ thủ tục hoàn thuế NK (treo 275 ngày sau khi NK), cùng các chi phí kiểm dịch cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN hải sản, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm hải sản XK.

2. Xuất khẩu

2.1. Cá ngừ

- Trong thời gian tới, giá cá ngừ trên thị trường thế giới cũng vẫn sẽ ở mức cao do tình trạng cung không đủ cầu, sản lượng khai thác cá ngừ giảm do lệnh cấm khai thác ở một số ngư trường chưa được bãi bỏ và một số nước cắt bỏ hạn ngạch khai thác để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ.

Page 44: BÁO CÁO - vasep.com.vn cao Quy I_TV.pdfanh vì thiếu vốn, vì gánh nặng chi phí và áp lực từ các chính sách thủ tục khiến cho sản phẩm XK bị giảm khả

XUẤT KHẨU HẢI SẢN

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - Quý I/2012

- Giá trị XK cá ngừ có thể vẫn tăng trong quý II nhưng không phản ánh đúng thực trạng XK trong bối cảnh thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, DN phải tự xoay sở nguồn vốn và nguồn nguyên liệu NK, lợi nhuận sẽ giảm nhiều so với những năm trước, thậm chí nhiều DN sẽ phải chuyển hướng kinh doanh. Ước tính XK cá ngừ trong quý II sẽ đạt trên 130 triệu USD, tăng nhẹ so với quý I.

- Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại Châu Âu và Châu Á trong thời gian tới sẽ tăng do dân số tăng, quá trình đô thị hóa nhanh, cùng với việc nâng cao nhận thức về lợi ích của thủy sản đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay, nhất là cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở nhiều nước Châu Âu, người tiêu dùng sẽ phải thắt chặt chi tiêu hơn. Do đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng cá ngừ cao cấp cho dù vẫn tăng nhưng có thể chỉ ở mức thấp.

- Năm nay, do việc hạn chế NK cá ngừ từ Mêhicô vẫn còn hiệu lực nên thị trường Mỹ sẽ phải tăng cường NK cá ngừ từ các nước Châu Á để bù đắp cho nguồn cung trong nước bị thiếu hụt. Dự báo, nhu cầu NK của thị trường này vẫn sẽ tăng và Mỹ vẫn sẽ là thị trường NK cá ngừ chủ lực của Việt Nam.

- Tuy gặp phải rất nhiều rào cản khi XK vào EU nhưng các nhà XK cá ngừ Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội khai thác tiềm năng tại thị trường này vì nền kinh tế của một số nước trong khối vẫn tương đối mạnh. Dự báo xu hướng XK cá ngừ sang EU thời gian tới vẫn tăng trưởng ổn định vì nhu cầu hàng thiết yếu như thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng sang các nước này vẫn tăng cao.

2.2. Mực, bạch tuộc

- Dự báo XK mực, bạch tuộc quý II/2012 sẽ đạt khoảng 125 triệu USD và XK sẽ tiếp tục tăng mạnh tại các thị trường NK chính. Riêng mặt hàng bạch tuộc sẽ giảm tỷ trọng XK do giá cao và thiếu nguồn nguyên liệu.

2.3. Chả cá surimi

- Thời gian gần đây, bắt đầu có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm XK. Nhiều DN thủy sản chuyển sang thu mua các loại cá tạp, giá rẻ để làm mặt hàng surimi nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và lợi nhuận cao. Do đó, trong thời gian tới, dự báo mặt hàng này sẽ tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu sản phẩm hải sản XK.

2.4. Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

- Thị trường NK trong quý II vẫn thuận lợi, nhu cầu gia tăng, tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sẽ không đủ cho chế biến, nên sang quý II, XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sẽ tiếp tục giảm.

- XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU tiếp tục tăng trưởng cao hai con số so với cùng kỳ do nhu cầu NK lớn và ổn định, XK sang thị trường Mỹ cũng sẽ vẫn khả quan do nhu cầu tại thị trường này vẫn thực sự ổn định.

2.5. XK các mặt hàng cá biển khác:

- Năm nay, sản lượng các loại hải sản thuộc nhóm cá biển khác (nhất là các loài cá nổi) tăng và nhiều thị trường chính có xu hướng gia tăng NK cá biển, nên dự báo XK mặt hàng này trong quý II sẽ tiếp tục tăng khả quan.