155
1 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TBN THO BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm đị nh chất lượng giáo dc trường Đại hc Kinh tế) HU, 2014

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BẢN THẢO

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục

trường Đại học Kinh tế)

HUẾ, 2014

Page 2: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

2

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 7 trường Đại học thành

viên thuộc Đại học Huế, được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày

27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế. Sứ

mạng của Trường ĐHKT Huế là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao,

thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh

vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền

Trung và Tây Nguyên và cả nước.

Với nỗ lực phấn đấu để trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm

nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt

chuẩn quốc gia; một số ngành đào tạo trọng điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu

cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển

kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, trường ĐHKT Huế luôn coi trọng vấn đề

nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động.

Trường ĐHKT Huế nhận thấy rằng, hoạt động tự đánh giá chất lượng là một

khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường, tự đánh giá

giúp nhà trường tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để cập nhật báo cáo về tình trạng

chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ

sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và

quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, đồng thời chuẩn bị

sẵn sàng cho việc thực hiện các bước tiếp theo của quá trình kiểm định chất lượng

giáo dục theo yêu cầu tại Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Báo cáo tự đánh giá lần 1 của Trường Đại học Kinh tế đã được triển khai thực

hiện từ năm 2007. Sau khi chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến phản biện của các chuyên

gia, tháng 1/2010 Báo cáo này đã được gửi tới Cục Khảo thí & KĐCLGD chờ thẩm

Page 3: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

3

định và đánh giá ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay nhà trường vẫn chưa nhận được

thông tin phản hồi. Vì vậy, Báo cáo tự đánh giá năm 2013 được cập nhật và hoàn

thiện trên cơ sở bản báo cáo năm 2010 cho sát với quá trình phát triển của nhà

trường từ đó đến nay.

Tham gia hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá năm 2013 gồm: Hội đồng tự đánh giá,

Ban thư ký và các Tiểu ban theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế

(danh sách ở phụ lục). Mỗi Tiểu ban gồm 1 trưởng ban, 1 thư ký và một số thành viên.

Nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá

- Triệu tập và điều hành phiên họp các thành phần tham gia nhằm quán triệt

quan điểm, chủ trương, mục đích, yêu cầu và sự cần thiết của công tác tự đánh giá

đối với sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới;

- Thông qua phương án và kế hoạch tự đánh giá;

- Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng và các Tiểu ban;

- Triển khai và chỉ đạo thực hiện việc thu thập minh chứng; xử lý, phân tích và

viết báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai

tự đánh giá;

- Thẩm định báo cáo nhằm đánh giá mức độ đạt được, xác định điểm mạnh và

tồn tại của cơ sở giáo dục;

- Tham mưu, đề xuất cho Hiệu trưởng kế hoạch cải tiến và nâng cao chất

lượng giáo dục sau tự đánh giá.

Nhiệm vụ Ban thư ký

- Chuẩn bị và cung cấp các văn bản liên quan cho Hội đồng tự đánh giá;

- Tổng hợp ý kiến thảo luận trong các phiên họp của Hội đồng tự đánh giá;

- Tổng hợp kết quả báo cáo từ các Tiểu ban; quản lý và lưu trữ minh chứng;

- Là cầu nối giữa Hội đồng tự đánh giá và các Tiểu ban;

- Biên tập, in ấn báo cáo chính thức và công bố báo cáo tự đánh giá trong nội

bộ cơ sở giáo dục sau khi Hiệu trưởng phê duyệt.

Page 4: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

4

Nhiệm vụ của các Tiểu ban

Thực hiện việc thu thập, cập nhật, phân loại, mã hóa các minh chứng và viết

bổ sung nội dung báo cáo tự đánh giá thuộc các tiêu chuẩn, tiêu chí được Hội đồng

phân công. Cụ thể như sau:

- Tiểu ban 1: Tiêu chuẩn 1, 2 và 5.

- Tiểu ban 2: Tiêu chuẩn 3 và 4.

- Tiểu ban 3: Tiêu chuẩn 6.

- Tiểu ban 4: Tiêu chuẩn 7 và 8.

- Tiểu ban 5: Tiêu chuẩn 9.

- Tiểu ban 6: Tiêu chuẩn 10.

Trưởng tiểu ban phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đôn đốc, giám

sát kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng, quy trình,

nội dung, hình thức, quy cách và tiến độ theo kế hoạch.

Page 5: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

5

PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG

1. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học

Sứ mạng của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế được xác định bằng văn

bản và nêu rõ trong “Kế hoạch chiến lược phát triển trường Đại học Kinh tế giai

đoạn 2006-2015 và Tầm nhìn đến năm 2020”. Sứ mạng này là hoàn toàn phù hợp

với chức năng, nhiệm vụ của Trường do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Huế

quy định, đồng thời phù hợp với các nguồn lực của nhà trường.

Sứ mạng, mục tiêu của nhà trường được xác định một cách rõ ràng, đúng với

quy định tại Luật giáo dục; được hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến đóng góp và trí

tuệ của tập thể viên chức và người lao động, được phổ biến rộng rãi trong toàn

trường. Mục tiêu của Nhà trường phù hợp với bối cảnh và nguồn lực của Trường

trong từng giai đoạn phát triển cụ thể; gắn kết chặt chẽ với Chiến lược phát triển

kinh tế-xã hội của các địa phương miền Trung, Tây Nguyên và của cả nước. Sứ

mạng được đăng tải trên Website Trường và giới thiệu trên các phương tiện thông

tin đại chúng nhằm thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó có các nhà tuyển

dụng. Định kỳ hàng năm, nhà trường tiến hành rà soát để điều chỉnh, bổ sung mục

tiêu cho phù hợp từng thời kỳ thông qua việc thường xuyên lấy ý kiến từ cán bộ

công nhân viên và các đơn vị bên ngoài. Tăng cường công tác giám sát việc thực

hiện các mục tiêu chiến lược của trường.

2. Tổ chức và quản lý

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế được xây dựng theo đúng các quy

định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Đại học Huế, hợp lý và có tính linh hoạt cao,

phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thực hiện sứ mạng và mục tiêu phát triển của

Trường. Chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân trong tập thể lãnh đạo

Trường được quy định rõ ràng bằng văn bản. Hệ thống văn bản về công tác quản lý

của Trường được xây dựng một cách đồng bộ, đầy đủ, theo đúng quy định; được

phổ biến rộng rãi trong toàn trường và chỉnh sửa bổ sung kịp thời để đảm bảo sự

Page 6: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

6

phù hợp và tính hiệu quả. Trường luôn thực hiện tốt, đúng quy định về chế độ lưu

trữ, báo cáo đối với cơ quan chủ quản là Đại học Huế và Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh hoạt động quản lý và chuyên môn, hoạt động của các tổ chức đoàn

thể đã thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia đạt được những

kết quả tốt, góp phần tích cực trong việc tạo dựng uy tín và giữ gìn đoàn kết, ổn

định nhà trường. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quán triệt và thực hiện tốt, đặc

biệt trong việc xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch

hoạt động hàng năm của nhà trường.

Định kỳ hàng năm Trường tiến hành rà soát, bổ sung, thay thế những văn bản

quy định cho sát với tình hình thực tiễn; chỉ đạo các đơn vị, các bộ phận triển khai

xây dựng các chương trình hành động trong từng giai đoạn để cụ thể hóa kế hoạch

chiến lược phát triển của Trường. Cải tiến sinh hoạt của các chi bộ và tổ chức quần

chúng. Tăng cường hoạt động chuyên môn của các công đoàn bộ phận. Các đơn vị

xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp và thực hiện sinh hoạt chuyên môn định kỳ

hàng tháng.

3. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế được xây

dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, phù hợp với sứ

mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với

nhu cầu học tập của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

Trường có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, đa dạng về trình độ và

phương thức đào tạo, đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người học và thị trường

lao động. Trường luôn quan tâm xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo cho phù

hợp với thực tiễn, định kỳ rà soát và bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo, công

khai những nội dung điều chỉnh, cập nhật thường xuyên nội dung đào tạo.

Nhà trường đã thực hiện tốt, đúng quy định chế độ tích lũy kết quả học tập

theo từng học phần cho tất cả các hệ đào tạo. Quy trình xét và công nhận tốt nghiệp

được thực hiện chặt chẽ, chính xác theo đúng quy định.

Page 7: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

7

Các bộ môn, khoa đã được giao quyền chủ động thực hiện đổi mới, đa dạng

hóa phương pháp giảng dạy, phù hợp với từng môn học và chuyên ngành học.

Trường luôn thực hiện nghiêm túc phương pháp và quy trình thi, kiểm tra đánh giá

phù hợp với mỗi hình thức đào tạo. Hệ thống sổ sách lưu trữ và quản lý kết quả học

tập của sinh viên rõ ràng, chính xác, sử dụng phần mềm chuyên dụng trong việc

quản lý điểm, hệ thống văn bằng được cấp đúng quy định.

4. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã có kế hoạch chiến lược dài hạn về

quy hoạch phát triển đội ngũ. Đội ngũ cán bộ quản lý được bổ nhiệm đúng quy

trình, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

của vị trí công tác được phân công. Đội ngũ giảng viên ngày càng tăng về số lượng,

trẻ hóa về tuổi đời, năng động, sáng tạo, có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt,

thường xuyên được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, hỗ trợ về tài

chính để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo

trong và ngoài nước. Nhiều giảng viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và

phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo chủ trương chung của

Trường. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong trường học, tạo được môi trường lành

mạnh nên cán bộ giảng viên yên tâm công tác và cống hiến.

5. Người học

Thông qua website của trường người học nắm được mục tiêu, chương trình

đào tạo của ngành, điều kiện dự thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập từng học kỳ,

năm học.

Người học thuộc diện chế độ chính sách luôn luôn được đảm bảo đúng chế độ.

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho người học trong mọi hoạt động về văn hóa,

văn nghệ và thể dục thể thao.

Người học được tiếp cận đầy đủ thông tin về đường lối, chính sách của Đảng

và nhà nước. Qua việc thực hiện quy chế rèn luyện trong sinh viên, các phong trào

thực hiện nếp sống văn minh trong môi trường giáo dục được thực hiện dưới nhiều

Page 8: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

8

hình thức, người học có ý thức hơn trong sinh hoạt và học tập. Đa số sinh viên

trong trường đã có ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, tự giác tham gia

các phong trào do nhà trường và các tổ chức đoàn thể phát động. Nhà trường luôn

quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt công tác giáo dục và rèn luyện cho sinh viên

về đạo đức, lối sống, tính tập thể và tinh thần trách nhiệm.

Nhà trường đã rất quan tâm và tạo mọi điều kiện phát triển các phong trào của

Đoàn, Hội trong trường, có biện pháp hỗ trợ tích cực cho Đoàn TN, Hội SV cả về

vật chất lẫn tinh thần. Những phong trào này đã thực sự có tác dụng tốt trong việc

rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của người học trong nhà trường.

Trường đã phối hợp khá hiệu quả với bộ phận tư vấn nghề nghiệp và việc làm

cho sinh viên của Đại học Huế bằng việc tổ chức nhiều hoạt động hữu ích nhằm

giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với thị trường lao động và

việc làm, cung cấp cho sinh viên các thông tin về nhu cầu tuyển dụng từ các doanh

nghiệp, tổ chức trên khắp toàn quốc.

Trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các sinh viên năm cuối đi thực

tập để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng chuyên môn tại các cơ sở.

Sinh viên của trường Đại học Kinh tế sau khi ra trường nhanh chóng có việc

làm bởi khả năng thích ứng cao với thực tế cũng như do nhu cầu nhân lực về các

lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh ở nước ta rất lớn. Đặc biệt, trường đã ký kết

hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh

miền Trung và Tây Nguyên. Thông qua hoạt động này, nhiều sinh viên của nhà

trường đã được các doanh nghiệp này tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

6. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ,

hợp tác quốc tế

Trường chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học công

nghệ hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của các cấp quản lý.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường rất đa dạng, từ việc thực hiện các

đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh, cấp Bộ, cấp Trường đến các đề tài hợp tác

Page 9: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

9

đồng nghiên cứu, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính thời sự, thiết thực ở

khu vực miền Trung và Tây Nguyên, trên cơ sở đó đẩy mạnh và tăng cường các

mối liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Nhà trường và các đơn vị, tổ chức

trong và ngoài nước. Nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học ngày một tăng,

thể hiện sự quan tâm của Nhà trường và sự năng động, tích cực của đội ngũ giảng

viên, các nhà nghiên cứu. Số lượng đề tài các cấp được nghiệm thu đạt loại khá và

tốt trở luôn ở mức cao.

Hàng năm, nhà trường phát động phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học và

số lượng sinh viên tham gia ngày càng tăng. Việc đăng tải công trình nghiên cứu

luôn được quan tâm khuyến khích.

Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường luôn tuân thủ đúng quy định của Nhà

nước về quan hệ với đối tác nước ngoài, tập trung vào hai mảng chính, đó là hợp

tác đào tạo và hợp tác nghiên cứu. Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 40

trường đại học và tổ chức quốc tế, thực hiện chương trình liên kết đào tạo đại học

và sau đại học với các trường đại học nước ngoài, triển khai nhiều dự án nghiên

cứu quan trọng và ký nhiều thoả thuận hợp tác với các trường đại học quốc tế.

Với những phương thức hợp tác đa dạng, hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo

của Trường đã góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng giảng

viên, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, từ đó góp phần tích cực

nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và nâng cấp cơ sở vật chất cũng như trang thiết

bị của Nhà trường.

7. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Hàng năm Trường có kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho Thư

viện, tạo điều kiện tối đa cho cán bộ giảng viên và sinh viên được sử dụng Trung

tâm học liệu thuộc Đại học Huế để học tập và nghiên cứu, tra cứu thông tin. Hệ

thống thư viện của trường và Trung tâm học liệu về cơ bản đã đáp ứng được nhu

cầu về tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, giải trí của người học.

Page 10: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

10

Nhà trường tích cực đầu tư kinh phí để trang bị các thiết bị tại các phòng thực

hành, cung cấp trang thiết bị phục vụ yêu cầu học tập, NCKH của giảng viên và

sinh viên. Hiện tại, nhà trường đã trang bị được một số lượng đáng kể các loại máy

móc hiện đại phục vụ học tập và giảng dạy. Toàn bộ hệ thống máy tính của Trường

đã được nối mạng ADSL, wireless, đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy và học, nghiên

cứu, tổ chức hội nghị, hội thảo và công tác quản lý điều hành.

8. Tài chính và quản lý tài chính

Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng một cách khoa học, có hệ thống,

sát với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học,

có tích luỹ để tái đầu tư phát triển cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập cải thiện đời

sống cho cán bộ công nhân viên. Công tác quản lý tài chính tài sản chặt chẽ, rõ

ràng, công khai, minh bạch, đúng quy định của Nhà nước.

Trường điều hành tập trung các nguồn vốn, điều tiết sử dụng hợp lý các nguồn

thu đáp ứng yêu cầu về công tác đào tạo, NCKH và các hoạt động khác. Các nguồn

thu được phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng, minh bạch theo đúng quy định của

Nhà nước.

Hoạt động tài chính của Trường đều tuân thủ Quy chế chi tiêu nội bộ và các

quy định của Bộ tài chính. Định kỳ hàng năm Quy chế chi tiêu nội bộ trường được

điều chỉnh cho sát với thực tiễn cuộc sống và mặt bằng giá cả. Xây dựng hoàn

chỉnh chương trình quản lý chung, đồng thời sẽ thiết kế một phần mềm hỗ trợ quản

lý tài chính, tài sản dành riêng cho Ban giám hiệu và chia sẻ tài nguyên cũng như

công khai công tác quản lý tài chính, tài sản cho các khoa, phòng trong toàn trường.

Cùng với việc sửa đổi quy chế để phân cấp chuyên môn mạnh cho các khoa,

phòng, trung tâm trong Trường thì tài chính cũng sẽ tiến hành phân cấp kèm theo.

Page 11: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

11

PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Tiêu chuẩn 1. SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Mở đầu

Sứ mạng của Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã được xác định bằng

văn bản, được nêu rõ trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh

tế giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Sứ mạng này hoàn toàn phù

hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trường do Bộ Giáo dục – Đào tạo và Đại học

Huế quy định; đồng thời, phù hợp với các nguồn lực của Trường.

Các mục tiêu giáo dục của Nhà trường đã được cụ thể hóa từ sứ mạng và luôn

được điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thừa

Thiên Huế và khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong từng giai đoạn.

Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của Trường Đại học Kinh tế được xác định phù hợp

với chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà

trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương và cả nước.

1. Mô tả

Sứ mạng của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã được xác định bằng

văn bản, được nêu rõ trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh

tế đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, có nội dung rõ ràng và cụ thể như

sau: “Sứ mạng của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng, trình độ cao và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung

ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã

hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên” [H1.01.01.01]. Sứ mạng này hoàn toàn

phù hợp với chức năng và nhiệm vụ chính của Trường là giảng dạy, đào tạo và

nghiên cứu khoa học đã được quy định rõ tại Quy chế tổ chức, hoạt động của

Trường Đại học Kinh tế ban hành theo Quyết định số 060/QĐ-ĐHH-TCNS ngày

21/02/2003 của Giám đốc Đại học Huế [H1.01.01.02]. Những cơ sở để Trường đưa

Page 12: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

12

ra tuyên bố sứ mạng của mình: Một là, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là

một trường đại học thành viên của Đại học Huế, một đại học vùng trọng điểm ở

Việt Nam với truyền thống hơn 55 năm xây dựng và phát triển, với đội ngũ CBGV

nhiều kinh nghiệm và CBGV trẻ đông đảo, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản từ các

nước có nền giáo dục tiên tiến. Hiện nay, đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở

lên chiếm gần 70% [H1.01.01.03] và một số lượng lớn giảng viên đang được đào

tạo bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài [H1.01.01.04]. Hai là, trường có thế mạnh

trong lĩnh vực hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các tổ chức, cơ sở giáo dục trong

nước và quốc tế, được đánh giá là một trong những địa chỉ đáng tin cậy của xã hội.

Ba là, trường có đủ nguồn tài chính và cơ sở vật chất (phòng học, giảng đường,

phòng thực hành…) để thực hiện sứ mạng đào tạo nhân lực chất lượng, trình độ cao

[H1.01.01.05].

Ngoài ra, sứ mạng của Trường được xây dựng dựa trên cơ sở gắn kết giữa

định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên - Huế “Mở rộng nâng cấp hệ thống đào

tạo đại học, cao đẳng, trung học theo hướng đa ngành hóa, công nghệ hóa; phát huy

vai trò một trung tâm quan trọng về đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề cho khu

vực miền Trung và cả nước” [H1.01.01.06]. Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao

chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng

tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên … Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo

dục đại học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo. Tập trung sức xây

dựng một số trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước”

[H1.01.01.07]. Nhà trường lưu giữ đầy đủ các văn bản liên quan đến chiến lược

phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của vùng và quốc gia nhằm phục vụ cho

công tác hoạch định chiến lược.

Sứ mạng của Trường được công bố công khai trên trang Web của nhà trường

và tại khu giảng đường [H1.01.01.08] để sinh viên, giảng viên và các cá nhân, đơn

vị liên quan biết để thực hiện.

Page 13: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

13

Để thực hiện tốt sứ mạng của mình, Trường đã tiến hành xây dựng chuẩn đầu

ra cho các ngành đào tạo [H1.01.01.09]. Việc xây dựng chuẩn đầu ra góp phần giúp

sinh viên và doanh nghiệp, các cơ quan sử dụng lao động hiểu rõ kỹ năng, năng lực

của người học sau khi được đào tạo, từ đó có hướng sử dụng nhân lực hợp lý, đáp

ứng nhu cầu xã hội.

2. Những điểm mạnh

- Sứ mạng của Trường được xác định một cách rõ ràng và chính thức trong

những văn bản quan trọng của nhà trường. Việc xây dựng sứ mạng được thực hiện

khá công phu, trước hết dựa trên cơ sở tham khảo các văn bản mang tính định

hướng cao của địa phương về phát triển kinh tế-xã hội và các văn bản của ngành,

của Đại học Huế quy định về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường để đảm bảo tính

phù hợp và gắn kết cao.

- Trước khi chính thức tuyên bố sứ mạng của mình, nhà trường đã tiến hành rà

soát lại các nguồn lực hiện có và định hướng phát triển trong tương lai, đặc biệt là

các nguồn lực về con người và cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường để đảm

bảo tính phù hợp và tính khả thi cao của sứ mạng.

- Trong những năm qua, Trường đã nỗ lực thực hiện sứ mạng của mình. Việc

thực hiện này được quán triệt một cách sâu rộng thông qua nghị quyết của Đảng ủy

ở các kỳ đại hội. Các hoạt động của nhà trường đều hướng đến nâng cao chất lượng

đào tạo, thực hiện tốt sứ mạng đã đề ra.

3. Những tồn tại

- Việc tham khảo các văn bản liên quan đến chiến lược và quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của các địa phương tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn

hẹp, mới tập trung ở tỉnh Thừa Thiên Huế và một số tỉnh khác trong vùng.

- Sứ mạng của trường chưa được quảng bá rộng rãi cho các doanh nghiệp, các

cơ quan và tổ chức bên ngoài được biết.

Page 14: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

14

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ mỗi năm trường tiến hành cập nhật thông tin về chiến lược và quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương khu vực miền Trung và Tây

Nguyên, tổ chức lấy ý kiến của các nhà quản lý, lãnh đạo các địa phương, tổ chức,

doanh nghiệp có liên quan, để đánh giá lại mức độ phù hợp của sứ mạng với sự

thay đổi của các điều kiện và môi trường nhằm bổ sung và hoàn chỉnh sứ mạng cho

phù hợp với tình hình mới.

- Tăng cường quảng bá rộng rãi sứ mạng, hình ảnh của trường thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế được xác định phù hợp

với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã

tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được

triển khai thực hiện.

1. Mô tả

Mục tiêu của Trường là “tiếp tục mở rộng quy mô một cách hợp lý; đa dạng

hoá các loại hình đào tạo; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng

ngày càng tốt hơn nhu cầu cán bộ quản lý kinh tế cho sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá ở miền Trung và cả nước”. Mục tiêu này đã được Trường xác định từ

khi mới thành lập (chuyển từ Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Huế trở thành

trường Đại học Kinh tế năm 2002) [H1.01.02.01]. Năm 2010, với xu thế toàn cầu

hoá và hội nhập đang diễn ra nhanh chóng cùng với sự lớn mạnh về đội ngũ, trường

đã tiến hành rà soát và có những điều chỉnh quan trọng về chiến lược phát triển

trong giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu phát triển của Trường được xác định rõ trong

Kế hoạch chiến lược phát triển Trường ĐHKT đến 2015 và tầm nhìn đến năm

2020, đó là “ Xây dựng Trường Đại học Kinh tế trở thành một cơ sở đào tạo đa

ngành, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực

kinh tế và quản lý đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia; 1 đến 2 chuyên

Page 15: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

15

ngành đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của mạng lưới các

trường đại học ASEAN (Bộ tiêu chuẩn AUN) đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực

miền Trung; Tây Nguyên và cả nước” [H1.01.02.02]. Đại hội Đảng bộ Trường lần

thứ VI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đã thống nhất và đưa vào nghị quyết định hướng xây

dựng và phát triển Trường trong giai đoạn này. [H1.01.02.03].

Như vậy, mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế được xác định phù hợp với

mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên

bố của nhà trường, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Các mục tiêu phát triển được nhà trường thông báo và điều chỉnh rộng rãi

trong toàn trường thông qua hình thức thu thập, trưng cầu ý kiến xây dựng các kế

hoạch phát triển [H1.01.02.04], qua các báo cáo và ý kiến thảo luận tại các kỳ Đại

hội Chi bộ, Đảng bộ và Hội nghị cán bộ công chức hàng năm [H1.01.02.05]. Trên

cơ sở đó, mục tiêu chung của trường được cụ thể hoá thành các kế hoạch, nhiệm vụ

cho các đơn vị trực thuộc (khoa, phòng chức năng) [H1.01.02.06]; được cụ thể hoá

trong các phong trào thi đua [H1.01.02.07]. Hàng tháng, trong kỳ họp của Đảng uỷ

trường có tổng kết công tác tháng trước và kế hoạch tháng sau [H1.01.02.08]. Cuối

năm học, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện trên cơ sở khối lượng, chất

lượng công việc của từng cá nhân, đơn vị so với nhiệm vụ được giao đầu năm

[H1.01.02.09].

2. Những điểm mạnh

- Mục tiêu của trường phù hợp với sứ mạng đã được tuyên bố và mục tiêu đào

tạo đại học theo quy định của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học.

- Mục tiêu của nhà trường được xây dựng trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể,

được định kỳ rà soát, bổ sung và điều chỉnh phù hợp cho từng thời kỳ phát triển.

3. Những tồn tại

- Việc quán triệt và thực hiện một số mục tiêu đặt ra ở một vài lĩnh vực và bộ

phận còn chậm.

Page 16: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

16

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ hàng quý, Trường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc

trường để tiến hành kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu đặt ra, rà soát để điều

chỉnh, bổ sung mục tiêu cho phù hợp trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo việc thực

hiện mục tiêu của đơn vị và lĩnh vực hoạt động như kế hoạch đã đề ra.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 17: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

17

Tiêu chuẩn 2 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Mở đầu

Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Huế được thành lập theo quyết định số

126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Khoa Kinh Tế

trực thuộc Đại Học Huế. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường được thực hiện theo

đúng quy định hiện hành và điều kiện thực tế, được cụ thể hóa trong Quy chế “Tổ

chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế” đã được Giám đốc

Đại học Huế ký Quyết định ban hành

Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển của Trường Đại học Kinh

tế - Đại học Huế trong từng giai đoạn được thực hiện đúng tiến độ, phù hợp với

định hướng phát triển của địa phương, của vùng và cả nước.

Đồng thời, Trường cũng đã xây dựng các văn bản để tổ chức và quản lý các

hoạt động trong nhà trường một cách hiệu quả.

Tiêu chí 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế được thực hiện

theo qui định của Điều lệ Trường Đại học và được cụ thể hoá trong quy chế về

tổ chức và hoạt động của nhà trường

1. Mô tả

Cơ cấu tổ chức của Trường được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng đảm bảo

các hoạt động trong nhà trường diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Mối quan hệ

giữa Ban Giám hiệu với các khoa, phòng, trung tâm trực thuộc được thể hiện qua

sơ đồ cơ cấu tổ chức trong nhà trường [H2.02.01.01]. Qui chế về tổ chức, hoạt

động của nhà trường đã được Đại học Huế phê duyệt [H2.02.01.02]. Ban Giám

hiệu gồm Hiệu trưởng chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác điều hành, quản lý

chung và 02 Phó hiệu trưởng được phân công phụ trách các mảng công việc cụ thể.

Các đơn vị trực thuộc hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu với

chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể theo qui chế tổ chức và hoạt động của

Đại học Huế.

Page 18: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

18

Cơ cấu tổ chức của Trường được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với đặc

điểm tình hình trong từng giai đoạn cụ thể. Trước năm 2002, khi còn là Khoa Kinh

tế trực thuộc Đại học Huế, cơ cấu tổ chức của Khoa bao gồm Ban chủ nhiệm Khoa;

03 phòng và 01 tổ công tác chức năng: Phòng Hành chính tổng hợp, phòng Giáo vụ

và Công tác sinh viên, phòng Quản lý Khoa học, Đối ngoại và Tổ tài vụ; 04 bộ môn

trực thuộc trường: Bộ môn Quản trị kinh doanh, bộ môn Kinh tế, bộ môn Kế toán

và bộ môn Khoa học cơ sở [H2.02.01.04]. Sau khi có Quyết định số 126/QĐ-TTg

ngày 27/09/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường Đại học Kinh

tế [H2.02.01.05], cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường được tổ chức thành 3 cấp

trường - khoa - bộ môn. Hiện nay, bộ máy tổ chức quản lý của trường Đại học Kinh

tế đã được điều chỉnh phù hợp điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của Trường,

bao gồm: Ban Giám hiệu; 05 phòng chức năng: phòng Tổ chức - Hành chính,

phòng Đào tạo đại học - Công tác sinh viên, phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng

giáo dục, phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau đại học,

phòng Kế hoạch - Tài chính và 05 khoa trực thuộc: khoa Kinh tế - Phát triển, khoa

Quản trị kinh doanh, khoa Kế toán tài chính, khoa Kinh tế chính trị, khoa Hệ thống

thông tin kinh tế (mỗi khoa có 3 bộ môn). Ngoài ra, Trường còn có 03 trung tâm

trực thuộc gồm: Trung tâm Thông tin - Thư viện; trung tâm hỗ trợ sinh viên và

quan hệ doanh nghiệp; trung tâm dịch thuật [H2.02.01.06].

Việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo đúng quy định

của Điều lệ trường đại học và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường Đại học Kinh

tế [H2.02.01.07]. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế phù hợp với quy mô

phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của Trường, đồng thời thể hiện rõ chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc. Cơ cấu tổ chức quản lý ngày càng

được hoàn thiện trong tiến trình phát triển của nhà trường. Năm 2005, bộ môn Kinh

tế chính trị đã phát triển thành Khoa Kinh tế chính trị [H2.02.01.08]; đến năm

2006, Bộ môn Thống kê - Toán Kinh tế đã phát triển thành khoa Hệ thống thông tin

kinh tế như hiện nay [H2.02.01.09]. Nhằm phục vụ cho công tác kiểm định và tự

Page 19: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

19

đánh giá chất lượng, năm 2009 Trường đã thành lập Phòng Khảo thí - Đảm bảo

chất lượng giáo dục trên cơ sở Tổ Khảo thí thuộc phòng Đào tạo - Công tác sinh

viên [H2.02.01.10]. Bên cạnh đó, do yêu cầu về công tác kế hoạch và tài chính

ngày càng cao, Trường đã đề nghị Đại học Huế thành lập Phòng Kế hoạch - Tài

chính trên cơ sở Tổ Tài vụ của Trường [H2.02.01.11]. Để phù hợp với yêu cầu phát

triển của tình hình mới Trường đã thay đổi tên gọi của một số đơn vị trực thuộc

Trường [H2.02.01.12]

Trường đã có kế hoạch xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy đến năm 2015 căn cứ

vào định hướng phát triển của Trường và của Đại học Huế [H2.02.01.13].

Công tác thành lập, giải thể, sát nhập các đơn vị trực thuộc được tiến hành

theo đúng thẩm quyền và được phân định rõ tại Quy định phân cấp về quản lý nhân

sự, nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản lý tài chính nội bộ của Đại học Huế

[H2.02.01.14]. Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trong Trường được thành lập trên cơ

sở nhu cầu thực tế và yêu cầu phát triển của Trường. Trung tâm Đào tạo quản trị

hợp tác xã có nhiệm vụ đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã [H2.02.01.15]; Trung

tâm Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ liên quan

đến việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở miền Trung, Tây Nguyên

[H2.02.01.16]; Trung tâm dịch thuật [H2.02.01.17]

2. Những điểm mạnh

- Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế được sắp xếp và kiện toàn theo

đúng các quy định của Đại học Huế và Bộ Giáo dục - Đào tạo, đồng thời phù hợp

với quy mô thực tế và tình hình phát triển của Trường.

- Cơ cấu tổ chức hiện tại của Trường Đại học Kinh tế được xây dựng và vận

hành hợp lý, có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong quá trình

hoạt động, đáp ứng được sứ mạng và mục tiêu phát triển của Trường. Trường có

Qui chế về tổ chức, hoạt động của nhà trường đã được Đại học Huế phê duyệt

Page 20: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

20

3. Những tồn tại

Một số trung tâm trực thuộc trường mặc dù đã được thành lập nhưng vẫn còn

đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện do thiếu đội ngũ cán bộ cơ hữu được đào

tạo đúng chuyên ngành.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trường đang xây dựng kế hoạch kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự của 3

trung tâm trực thuộc như: Trung tâm Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Trung

tâm Đào tạo và quản trị Hợp tác xã nông nghiệp; Trung tâm Dịch thuật để nâng cao

hiệu quả hoạt động của các trung tâm này.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả

các hoạt động của nhà trường

1. Mô tả

Trong thời gian qua, hệ thống các văn bản về tổ chức và quản lý lần lượt được

soạn thảo, điều chỉnh, bổ sung và ban hành như: văn bản về công tác quản lý hành

chính, năm 2010 [H2.02.02.01], tuyển dụng lao động hợp đồng tạo nguồn năm

2012 và bổ sung hướng dẫn về xét tuyển đặc cách lao động hợp đồng tạo nguồn

năm 2013 [H2.02.02.02], công tác tập sự giảng dạy, năm 2010 [H2.02.02.03], các

chức vụ kiêm nhiệm và được tính miễn giảm giờ định mức, năm 2010

[H2.02.02.04], công tác đào tạo và quản lý sinh viên, năm 2010 [H2.02.02.05], biên

soạn giáo trình bài giảng, năm 2010 [H2.02.02.06], chế độ chi tiêu tài chính và

quản lý sử dụng tài sản, năm 2012 [H2.02.02.07], xây dựng, phát triển và đào tạo

đội ngũ, năm 2010 [H2.02.02.08], thực hiện và bảo vệ luận văn thạc sỹ, năm 2010

[H2.02.02.09], Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ, năm 2010 [H2.02.02.10], Qui định

về công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, năm 2010

[H2.02.02.11], Qui định sinh viên học cùng lúc hai chương trình của Trường Đại

học Kinh tế [H2.02.02.12], Quy định về tổ chức và quản lý thi kết thúc học phần

Page 21: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

21

[H2.02.02.13], Qui định về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục [H2.02.02.14],

Quy định về xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi kết thúc học phần

[H2.02.02.15], Qui định tiêu chuẩn xét nâng lương trước hạn do lập thành tích xuất

sắc [H2.02.02.16], nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý các hoạt

động của Trường.

Hệ thống các văn bản này và các văn bản pháp quy khác được phổ biến rộng

rãi trong toàn trường thông qua các Hội nghị cán bộ công chức và được sao gửi về

cho từng đơn vị và công bố trên website của Trường [H2.02.02.17]. Sau đó, các

đơn vị quán triệt đầy đủ đến toàn thể CBCC trong đơn vị để thực hiện nghiêm túc.

Kết quả điều tra cho thấy 80% CBCC cho rằng hệ thống các văn bản về tổ chức

quản lý được phổ biến rộng rãi và triển khai kịp thời tại các đơn vị [H2.02.02.18].

Đồng thời, các văn bản quản lý ở các lĩnh vực hoạt động được phổ biến rộng rãi và

công khai trên trang Web của nhà trường để sinh viên và giảng viên cập nhật, triển

khai, thực hiện có hiệu quả hơn. Nhờ hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý này

mà hoạt động của các đơn vị đã thực sự đi vào nề nếp. Theo đó, các công việc được

hướng dẫn thực hiện theo quy trình cụ thể, giúp hoạt động của các đơn vị tiến hành

nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chẳng hạn kết quả rèn luyện của sinh viên phải gắn

với kết quả học tập và tỷ lệ các mức xếp loại do nhà trường quy định

[H2.02.02.19], mức thanh toán giờ giảng cho giảng viên được dựa trên chức danh

và hệ số lương [H2.02.02.20], số lượng cán bộ tuyển dụng hằng năm do trưởng các

đơn vị trực thuộc đề xuất căn cứ vào nhu cầu công việc và phải được lãnh đạo nhà

trường phê duyệt trên cơ sở khả năng về tài chính, cơ sở vật chất và những yêu cầu

đối với người được tuyển dụng [H2.02.02.21]... Đặc biệt, năm 2012, công tác Tổ

chức - Nhân sự của Trường đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo tặng bằng khen

[H2.02.02.22]; đồng thời được đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục -

Đào tạo kết luận là thực hiện tốt công tác Tổ chức - Nhân sự, không có bất cứ sai

phạm gì [H2.02.02.23]. Hiệu quả của hệ thống văn bản về tổ chức quản lý còn

được thể hiện thông qua kết quả điều tra, trong đó, 81% CBCC được hỏi cho rằng

Page 22: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

22

những văn bản này đã được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các đơn vị

[H2.02.02.24] . Kết quả thi đua khen thưởng hằng năm dựa trên những thành tích

của các cá nhân, đơn vị và việc tuân thủ những nội quy, quy chế của đơn vị và nhà

trường trong quá trình hoạt động [H2.02.02.25].

2. Những điểm mạnh

- Nhà trường có đầy đủ, đồng bộ hệ thống văn bản để tổ chức quản lý các hoạt

động và được phổ biến rộng rãi trong toàn thể nhà trường.

- Công tác kiểm tra, giám sát, thu nhận các ý kiến phản hồi được thực hiện

thường xuyên, kịp thời nhằm phát hiện các trường hợp thực hiện chưa tốt để kịp

thời chấn chỉnh, đồng thời bổ sung, thay thế, hoàn thiện hệ thống các văn bản theo

hướng ngày càng phù hợp.

3. Những tồn tại

- Một số quy định còn chậm điều chỉnh so với yêu cầu thực tế.

- Việc thực hiện quy trình, thủ tục hành chính ở một số đơn vị trực thuộc và

một số cán bộ viên chức còn chậm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ năm 2014, định kỳ hàng năm, Trường tổ chức rà soát, bổ sung, thay thế

những văn bản, quy định không còn phù hợp sau khi thu thập ý kiến phản hồi từ

các đơn vị trực thuộc, cán bộ và sinh viên trong toàn trường

- Trong những năm học tiếp theo, Trường tiến hành xây dựng và hoàn thiện

hơn nữa công tác tổ chức và quản lý hệ thống mạng nội bộ, thư viện, các văn bản

quản lý và địa chỉ thư điện tử cho các khoa, phòng và cán bộ giảng viên. Đảm bảo

thực hiện tốt lộ trình tin học hóa công tác quản lý.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán

bộ quản lí, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng.

Page 23: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

23

1. Mô tả

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có văn bản phân định rõ ràng chức

năng, trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, GVà nhân viên.

Ngay từ khi mới thành lập, cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo

đúng quy định được nêu rõ tại quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục – Đào tạo

[H2.02.03.01]. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trường được quy

định rõ tại “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế” được Đại

học Huế phê duyệt [H2.02.03.02]. Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các

đơn vị mới thành lập đều được quy định rõ trong quyết định thành lập

[H2.02.03.03]. Đồng thời, Trường đã ban hành văn bản quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc [H2.02.03.04].

Chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân trong Ban giám hiệu,

Đảng uỷ Nhà trường cũng được phân định rõ ràng, được nêu rõ tại Nghị quyết của

Đảng uỷ trường [H2.02.03.05] và bản thông báo về việc phân công công tác trong

Ban giám hiệu [H2.02.03.06]. Cụ thể: Hiệu trưởng phụ trách chung và trực tiếp phụ

trách các mảng công tác: Chính trị tư tưởng, Tổ chức - Nhân sự, Kế hoạch – Tài

chính; Đối ngoại và công tác đào tạo đại học; 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách các

công tác: Quản lý hành chính, Đào tạo sau đại học, Nghiên cứu khoa học công nghệ

và Chi hội thể dục thể thao; 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách các mảng công tác:

Chính trị, quản lý sinh viên, xây dựng cơ sở vật chất, điều hành một phần công tác

đào tạo đại học (kế hoạch giảng dạy), công tác tự vệ cơ quan. Việc phân định rõ

ràng trách nhiệm, quyền hạn của các lãnh đạo là phù hợp với vị trí được bổ nhiệm,

năng lực và công việc được phân công.

Việc thành lập các hội đồng, các ban chuyên môn của Trường được thực hiện

theo đúng quy định và căn cứ vào nhu cầu công việc. Việc tuyển dụng và thông qua

tập sự đối với lao động hợp đồng được Hội đồng tuyển dụng của Trường thực hiện

theo đúng qui trình, quy định [H2.02.03.06]. Việc xây dựng, thông qua chương

trình đào tạo và công tác nghiên cứu khoa học do Hội đồng Khoa học của Trường

Page 24: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

24

thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Đại học Huế. Chức năng,

trách nhiệm, quyền hạn của thành viên các Hội đồng, các ban chuyên môn được

phân định rõ tại các quyết định thành lập [H2.02.03.07].

Định kỳ, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu phối hợp với các phòng, ban trong Trường

tổ chức các hội nghị đánh giá công tác quản lý trong nhà trường như: Hội nghị viên

chức đầu năm, Hội nghị khoa học, Hội nghị về công tác đào tạo, Hội nghị về cán

bộ hành chính [H2.02.03.08]. Thông qua các hội nghị này, nhà trường đánh giá

hiệu quả công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường hàng năm

và từng giai đoạn, từ đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm sắp tới;

đồng thời, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với từng cá nhân, tập thể trong

các hoạt động của Trường qua các năm và qua từng thời kỳ cụ thể [H2.02.03.09].

Việc phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, các cán bộ quản

lý, giảng viên và nhân viên đã có tác dụng hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý,

điều hành của nhà trường trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Do đó,

trong những năm qua Trường đã đạt được những kết quả rất khả quan trong công

tác quản lý và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.

2. Những điểm mạnh

- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có văn bản phân định rõ chức năng,

trách nhiệm quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên,

tăng cường tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị và cán bộ, viên

chức trong lĩnh vực công tác được phân công.

- Việc phân định rõ chức năng, trách nhiệm, quyền của các bộ phận, cán bộ

quản lý, giảng viên và nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý,

điều hành công tác của Trường. Việc thực hiện nghiêm túc hệ thống văn bản về tổ

chức và quản lý của trường đã đem lại hiệu quả tốt hơn trong các mảng công tác,

tránh được sự chồng chéo trong công việc giữa các cá nhân và đơn vị.

Page 25: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

25

3. Những tồn tại

Một số quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hành của cán bộ quản lý và

nhân viên chưa được cụ thể, chi tiết.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2013 - 2014, hoàn thiện và ban hành bản mô tả công việc của

các vị trí chuyên viên. Đây là cơ sở để kiểm tra việc thực hiện chức năng, trách

nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân, đơn vị một cách chặt chẽ, giúp công tác quản

lý của Trường ngày càng có nề nếp và hiệu quả.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học

hoạt động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức

Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

1. Mô tả

Đảng bộ trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế luôn thể hiện vai trò hạt nhân

lãnh đạo trong mọi hoạt động của nhà trường. Đại hội Đảng bộ và Đảng uỷ đề ra

phương hướng, nhiệm vụ phát triển nhà trường và giám sát quá trình thực hiện các

phương hướng, nhiệm vụ đó [H2.02.04.01].

Trong những năm qua, Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế không

ngừng lớn mạnh, từ 40 Đảng viên năm 2003 đến nay trường có 141 đảng viên, các

chi bộ duy trì sinh hoạt đều đặn, không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt;

thường xuyên đấu tranh phê và tự phê, nâng cao ý thức đoàn kết xây dựng Đảng;

quy chế dân chủ cơ sở và nguyên tắc tập trung dân chủ được bảo đảm và phát huy

trong mọi mặt hoạt động của đơn vị, thông qua các sinh hoạt tập thể, các hội nghị

định kỳ của các đơn vị, tổ chức đoàn thể [H2.02.04.03].

Trong 5 năm qua, Đảng bộ và các chi bộ liên tục được công nhận là tổ chức

Đảng trong sạch vững mạnh, gần 100% Đảng viên được xếp loại Đảng viên đủ tư

cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ [H2.02.04.04].

Page 26: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

26

Công đoàn là tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thu hút

100% CBCC và người lao động trong trường tham gia và tổ chức sinh hoạt định kỳ

theo quy định [H2.02.04.05]. Trong những năm qua, Công đoàn Trường đã hoạt

động có hiệu quả với vai trò là người đại diện và đảm bảo quyền lợi chính đáng và

hợp pháp, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Công đoàn đã đi đầu trong việc tham gia các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương -

Tình thương - Trách nhiệm”, “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng gia đình nhà giáo văn

hoá”, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” [H2.02.04.06]; Bằng nhiều biện pháp và

hình thức phù hợp Công đoàn đã chủ động phối hợp với chính quyền và các tổ

chức đoàn thể làm tốt các hoạt động nhân đạo như: Hưởng ứng các cuộc vận động

“vì người nghèo”; vận động CBVC, LĐ hưởng ứng các phong trào quyên góp ủng

hộ, hỗ trợ xây dựng nhà công vụ các trường Tiểu học vùng sâu, vùng xa. Vận động

quyên góp, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động nhân đạo từ thiện năm

2013 với mức đóng góp tối thiếu mỗi CBVC, LĐ một ngày lương. Các hoạt động

này đã thu hút được sự tham gia của tất cả cán bộ, đoàn viên và đã thu được nhiều

kết quả tích cực. [H2.02.04.07].

Tổ chức Công đoàn đã tham gia tích cực và có trách nhiệm trong hầu hết hoạt

động của nhà trường như: tham gia Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua, Hội

đồng xét nâng bậc lương; đóng góp các ý kiến về Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế

tổ chức, hoạt động trong nhà trường; chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân,

bồi dưỡng và giới thiệu nhiều quần chúng ưu tú cho Đảng... đảm bảo tính công

khai, dân chủ trong mọi hoạt động [H2.02.04.08]. Nhờ vậy, khối đoàn kết nhất trí

trong đơn vị không ngừng được giữ vững và tăng cường.

Kết thúc mỗi học kỳ và năm học, Công đoàn Trường đã tiến hành tổng kết,

đánh giá, bình xét và đề nghị khen thưởng các cá nhân, tập thể ở các cấp Công

đoàn. về tập thể: Công đoàn Trường được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng

01 bằng khen, 03 Công đoàn bộ phận được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng

bằng khen, 03 Công đoàn bộ phận được Công đoàn Đại học Huế tặng giấy khen; về

Page 27: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

27

cá nhân: 03 công đoàn viên được Công đoàn ngành và nhiều đoàn viên được Công

đoàn Đại học Huế cấp giấy khen [H2.02.04.09].

Tổ chức Đoàn TNCSHCM cùng với Hội sinh viên giữ vai trò nòng cốt trong

các phong trào thi đua học tập và rèn luyện của sinh viên toàn trường và thu hút

đông đảo đoàn viên, sinh viên tham gia; 100% đoàn viên, sinh viên hưởng ứng

phong trào “Thực hiện mùa thi nghiêm túc” và cuộc vận động “Nói không với tiêu

cực trong thi cử và bệnh thành tích giáo dục”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh”, “Phong trào sinh viên 5 tốt” [H2.02.04.10]; Đoàn trường và

Hội Sinh viên đã thành lập 18 câu lạc bộ, đội và trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan

hệ doanh nghiệp để tạo ra sân chơi cho đoàn viên, sinh viên; trên 4000 lượt đoàn

viên tham gia các cuộc thi như tìm hiểu lịch sử dân tộc, biển đảo tổ quốc… và trên

3000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia các hoạt động sinh viên tình nguyện như

chiến dịch “Mùa hè xanh” tại huyện A Lưới, Phú Lộc, Quảng Trị, Quảng Bình;

chiến dịch “Tiếp sức mùa thi”, tình nguyện bảo vệ trật tự “An toàn Giao thông”.

Sinh viên còn tích cực tham gia các hoạt động thiết thực khác như các cuộc thi

“Dynamic – Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai”, “Nhà quản trị tài ba”, Olympic

toán học và nhiều cuộc thi văn nghệ, thể thao thu được nhiều kết quả tốt, góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của Trường; đặc biệt đội tuyển sinh viên của

trường đạt giải 1 giải nhì, 2 giải ba và 3 giải khuyến khích tại cuộc thi Olympic

toán học toàn quốc năm 2011, đạt 01HCV, 1HCB và 1HCĐ tại giải Karatedo toàn

quốc năm 2012 ; tập thể đoàn trường 10 năm liên tục được Trung ương Đoàn tặng

bằng khen cho tập thể đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và

phong trào thanh niên trường học, Hội Sinh viên nhận đã được Trung ương Hội

Sinh viên Việt Nam tặng cờ thi đua vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công

tác Hội và phong trào sinh viên giai đoạn 2010 – 2012 [H2.02.04.11].

Page 28: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

28

2. Những điểm mạnh

- Hoạt động của Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể quần chúng có hiệu quả thiết

thực, góp phần tích cực trong việc tạo dựng uy tín và xây dựng khối đoàn kết,

thống nhất trong toàn trường.

- Các hoạt động đoàn thể đạt nhiều thành tích và được cấp trên đánh giá cao.

Công đoàn trường, Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên của trường luôn là những đơn

vị dẫn đầu trong Đại học Huế về những thành tích đạt được.

- Hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể đã tạo ra sự ổn định,

tuân thủ tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong trường, thu hút đông đảo cán bộ,

viên chức và sinh viên tham gia, tạo ra không khí đoàn kết nhất trí; từ đó, góp phần

thực hiện thành công các mặt hoạt động của nhà trường.

3. Những tồn tại

- Nội dung sinh hoạt ở một số Chi bộ, Chi đoàn và công đoàn bộ phận vẫn

chưa được đổi mới.

- Các hoạt động dự giờ, thăm lớp, sinh hoạt học thuật, sinh hoạt chuyên môn

chưa được các tổ chức công đoàn bộ phận và các chi đoàn quan tâm nhiều.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ năm học 2013 - 2014, Đảng uỷ, các tổ chức công đoàn và các chi

đoàn tăng cường tiến hành các hoạt động hỗ trợ cho công tác chuyên môn như dự

giờ, hội thảo chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu với các trường bạn và các

doanh nhân thành đạt để góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao

chất lượng đào tạo.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.5. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm

hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt

động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả:

Page 29: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

29

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đảm bảo chất lượng

giáo dục trong các trường đại học, Trung tâm Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo

dục trực thuộc Trường Đại học Kinh tế đã được thành lập theo Quyết định số

1018/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 16/10/2009 của Giám đốc Đại học Huế [H2.02.05.01].

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đảm bảo chất lượng đào tạo, Trung tâm

Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục đã được đổi tên thành Phòng Khảo thí -

Đảm bảo chất lượng giáo dục theo Quyết định số 591/QĐ-ĐHH-TCNS ngày

17/03/2010 của Giám đốc Đại học Huế [H2.02.05.02]. Phòng Khảo thí - Đảm bảo

chất lượng giáo dục có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu

trách nhiệm triển khai thực hiện các hoạt động về công tác khảo thí, đánh giá và

đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường [H2.02.05.03]. Về cơ cấu tổ chức,

Phòng có 02 tổ chức năng trực thuộc bao gồm Tổ Khảo thí và Tổ Đảm bảo chất

lượng. Đội ngũ cán bộ chuyên trách của Tổ Đảm bảo chất lượng gồm có 5 người,

trong đó 100% cán bộ có trình độ đại học trở lên và đủ năng lực để triển khai các

hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao [H2.02.05.04].

Từ khi thành lập đến nay, Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục đã

xây dựng kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến công tác đảm bảo chất

lượng giáo dục của Trường như: tham mưu thành lập Hội đồng Tự đánh giá

[H2.02.05.05], Ban Thư ký tự đánh giá và các nhóm chuyên trách viết báo cáo

[H2.02.05.06]; tổ chức mời chuyên gia để tập huấn cho các nhóm chuyên trách;

tiến hành khảo sát ý kiến phản hồi của người học về chất lượng giảng dạy của

giảng viên trong từng năm học [H2.02.05.07]; khảo sát ý kiến đánh giá toàn khóa

học của sinh viên tốt nghiệp [H2.02.05.08]; khảo sát tình hình việc làm của cựu

sinh viên sau khi tốt nghiệp [H2.02.06.09]; và đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá

kiểm định chất lượng năm 2010 theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[H2.02.05.10].

Hiện nay, Trường đã có văn bản Quy định về công tác đảm bảo chất lượng

giáo dục. Văn bản này quy định rất rõ ràng và đầy đủ về các nội dung như: nguyên

Page 30: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

30

tắc, quy trình và nội dung tự đánh giá chất lượng giáo dục; hoạt động khảo sát ý

kiến người học, cán bộ giảng viên và khảo sát ý kiến của nhà tuyển dụng

[H2.02.05.11].

2. Những điểm mạnh:

- Trường đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục với đội

ngũ có năng lực và được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác

đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.

- Đã triển khai tốt các hoạt động tự đánh giá Trường đại học theo yêu cầu của

Bộ giáo dục và đào tạo.

- Công tác khảo sát ý kiến phản hồi của người học về chất lượng giảng dạy của

giảng viên và ý kiến đánh giá toàn khóa học của sinh viên tốt nghiệp được tổ chức

định kỳ hàng năm.

3. Những tồn tại:

- Đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo chất lượng chưa được đào tạo đúng

trình độ chuyên môn.

- Chưa hình thành mạng lưới đảm bảo chất lượng trong các đơn vị trực thuộc

Trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tăng cường cử cán bộ đi bồi dưỡng chuyên môn và tham gia các khóa tập

huấn về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, Trường sẽ ưu tiên và cử cán bộ đi học sau đại

học về chuyên ngành đo lường trong kiểm định chất lượng giáo dục.

- Xây dựng mạng lưới đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trực thuộc Trường kể

từ năm 2015.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.6. Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài

hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách

và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường.

Page 31: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

31

1. Mô tả

Nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nhà trường trong bối

cảnh nền giáo dục đại học thế giới cũng như ở nước ta đang có những chuyển biến

mới, Trường Đại học Kinh tế đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đến năm

2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Kế hoạch chiến lược là những mục tiêu tổng quát,

những nội dung giải pháp cơ bản, khái quát có ý nghĩa định hướng phát triển nhà

trường trong thời gian dài, trong đó sứ mạng và mục tiêu phát triển nhà trường

được xác định rất rõ ràng [H2.02.06.01].

Bên cạnh đó, hàng năm Trường xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn

gắn liền với các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, nhân

sự…nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện các kế hoạch chiến lược dài hạn. Các

kế hoạch phát triển ngắn hạn được đề ra tại các hội nghị hàng năm của nhà trường

như: Hội nghị kế hoạch đào tạo năm học, Hội nghị triển khai nhiệm vụ và phương

hướng năm học, Hội nghị cán bộ viên chức [H2.02.06.02]. Ngoài ra, các kế hoạch

phát triển ngắn hạn cũng được đề ra trong các cuộc họp cán bộ cốt cán của Trường

và các cuộc họp triển khai nhiệm vụ trong năm học tại các đơn vị trực thuộc

[H2.02.06.03].

Hiện nay, Công đoàn Trường là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong giám sát

và đánh giá việc thực hiện các kế hoạch phát triển của nhà trường. Định kỳ hàng

năm, Ban Giám hiệu phối hợp với Công đoàn Trường tổ chức Hội nghị cán bộ viên

chức nhằm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu phát triển

trong từng năm học [H2.02.06.04]. Thông qua hội nghị, các ý kiến đóng góp, xây

dựng của cán bộ viên chức được ghi lại bằng biên bản và làm cơ sở để Trường có

những điều chỉnh kịp thời phù hợp với chuyển biến mới của nhà trường

[H2.02.06.05]. Ngoài ra, các kế hoạch phát triển cũng được đánh giá định kỳ thông

qua các văn bản báo cáo cơ quan chủ quản về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu

khoa học, quy hoạch cán bộ chuyên môn, đào tạo và bồi dưỡng đội

ngũ…[H2.02.06.06].

Page 32: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

32

2. Những điểm mạnh

- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã xây dựng các kế hoạch phát triển

ngắn hạn và kế hoạch chiến lược phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Công tác giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển ngắn

hạn được tổ chức định kỳ thông qua các Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm.

3. Những tồn tại

- Các đơn vị trực thuộc chưa chủ động trong xây các kế hoạch phát triển dài hạn.

- Trường chưa triển khai việc giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các kế

hoạch phát triển dài hạn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển

khai xây dựng các chương trình hành động trong từng giai đoạn, từng năm học cụ

thể để thực thi kế hoạch chiến lược phát triển của Trường.

- Ban hành cơ chế và biện pháp giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện các kế

hoạch phát triển dài hạn của Trường. Đến năm 2015, Trường tiến hành tổ chức Hội

nghị sơ kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.7: Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các

cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường.

1. Mô tả:

Trường Đại học Kinh tế thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ

quản (Đại học Huế và các phòng ban trực thuộc của Đại học Huế) và các cơ quan

quản lý có liên quan (chẳng hạn như Cục thuế, Phòng PA35 của Công an tỉnh ...) về

các hoạt động của nhà trường như: đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế,

tài chính tài sản, cơ sở vật chất,... thông qua các báo cáo hàng quý, báo cáo tổng kết

năm học và phương hướng nhiệm vụ hàng năm, báo cáo thống kê hàng năm

...[H2.02.07.01].

Page 33: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

33

Ngoài ra, nhà trường còn báo cáo không định kỳ cho các cơ quan chủ quản, cơ

quan quản lý các chương trình, nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Bộ, UBND tỉnh

như: Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; Nói không với tiêu cực và bệnh

thành tích trong giáo dục, Tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở...

[H2.02.07.02].

Công tác lưu trữ các báo cáo hoạt động của nhà trường được thực hiện tốt, các

văn bản được lưu trữ ít nhất ở 02 bộ phận bao gồm tại nơi viết báo cáo (các khoa,

phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc) và tại phòng Tổ chức - Hành chính, lưu

giữ đầy đủ các loại báo cáo đã ban hành [H2.02.07.03].

2. Những điểm mạnh:

- Báo cáo đầy đủ, thường xuyên và theo yêu cầu của các cơ quan chủ quản, cơ

quan quản lý có liên quan.

- Công tác lưu trữ báo cáo của nhà trường thực hiện đúng quy định, đầy đủ,

bảo quản tốt.

3. Những tồn tại:

Công tác lưu trữ các báo cáo chưa được tin học hóa để dễ dàng tra cứu.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Trường ban hành quy định về trách nhiệm

quyền hạn cũng như công tác lưu trữ các báo cáo của các đơn vị trực thuộc; tiến tới

xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin điện tử nhằm tin học hóa tất cả

các văn bản của Trường và phân quyền cho các đơn vị trong việc lưu trữ và sử

dụng, tra cứu nội dung các báo cáo này.

Page 34: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

34

Tiêu chuẩn 3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Mở đầu

Tính đến năm 2014, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tổ chức đào tạo

cho các bậc học với nhiều chương trình đào tạo (CTĐT) khác nhau từ trình độ đại

học (17 CTĐT), thạc sĩ (4 CTĐT), tiến sĩ (2 CTĐT); ngoài ra, Trường còn có 2

chương trình đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học.

Các CTĐT của Trường đều được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy do

Bộ GD&ĐT và Đại học Huế ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục,

chức năng và nhiệm vụ của Trường, đồng thời gắn liền với nhu cầu thực tiễn.

Trong quá trình phát triển của Trường, các CTĐT ngày càng tăng lên về số lượng

và nâng cao về chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ cho

nhiều loại đối tượng khác nhau. Do CTĐT có nội dung phù hợp cho từng nhóm đối

tượng, Trường đã đáp ứng tốt nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao

động, nhất là thị trường ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên có trình độ cả về lý

luận lẫn thực tiễn.

Song song với đào tạo bậc đại học, các CTĐT sau đại học cũng đã được triển

khai từ năm 2000. Trong vòng 5 năm gần đây (2009 – 2014), công tác đào tạo SĐH

của Trường đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng ngành đào

tạo, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, gắn kết đào tạo chuyên ngành với

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (NCKH & CGCN), nâng cao tính

liên thông – liên kết về nội dung và nguồn lực đào tạo.

Tiêu chí 3.1. Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng theo

các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự tham khảo

chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong nước học trên thế giới;

có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại

diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động theo và người

đã tốt nghiệp.

Page 35: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

35

1. Mô tả

Công tác tổ chức và quản lý các CTĐT đều được tuân thủ theo các văn bản

pháp quy quản lý đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số

23/2004/QĐ-BGD&ĐT; Công văn số 160/ĐHH-ĐT ngày 23/02/2005 của Giám

đốc Đại học Huế về việc hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo; Thông tư

14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010; Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày

17/02/2011 và Công văn số 1093/BGDĐT-GDĐH ngày 04/3/2011.

Trường có đầy đủ các CTĐT cho tất cả các bậc đào tạo được xây dựng trên cơ

sở các quy định hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành. Tính đến năm 2014, trường

Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tổ chức đào tạo cho các bậc học với nhiều

chương trình đào tạo (CTĐT) khác nhau từ trình độ đại học (gồm 13 ngành với 17

CTĐT), thạc sĩ (4 CTĐT), tiến sĩ (2 CTĐT). Bên cạnh đó, Trường cũng liên kết với

nước ngoài để đào tạo các chương trình đồng cấp bằng như chương trình đào tạo cử

nhân Tài chính – Ngân hàng liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa Pháp

[H3.03.01.01]. Chương trình đào tạo tiên tiến song ngành Kinh tế nông nghiệp –

Tài chính với Đại học Sydney – Úc [H3.03.01.02]

Trong mỗi chương trình, Trường đã quy định rõ thời lượng đào tạo cho toàn

khóa, thời lượng cho các khối kiến thức, các học phần đối với từng ngành, chuyên

ngành đào tạo, và đều có biên bản đánh giá nghiệm thu của Hội đồng Khoa học và

Đào tạo trường [H3.03.01.03] và Quyết định ban hành của Giám đốc Đại học Huế,

của Trường.

Nội dung CTĐT ở các bậc đào tạo được xây dựng từ cấp bộ môn với sự tham

gia của đội ngũ giảng viên chuyên môn phụ trách học phần tương ứng, được lấy ý

kiến từ Hội đồng Khoa học và Đào tạo (HĐKH-ĐT) khoa, HĐKH-ĐT trường

[H3.03.01.04]. Cụ thể, Trường đã tiến hành rà soát và duyệt thông qua toàn bộ

CTĐT đại học và sau đại học. Các CTĐT được phê duyệt được lưu trữ tại phòng

Đào tạo đại học và Công tác sinh viên (CTĐT đại học) và phòng KHCN-HTQT-

ĐTSĐH (CTĐT sau đại học), các khoa dưới dạng cơ sở dữ liệu và bản in

Page 36: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

36

[H3.03.01.05], được công bố rộng rãi trên Website của Trường và trong Sổ tay sinh

viên [H3.03.01.06].

Hàng năm, kế hoạch hoạt động giảng dạy và học tập của tất cả các ngành đào

tạo được ban hành theo biểu đồ thống nhất chung toàn Trường và được các đơn vị

chi tiết hoá thành kế hoạch giảng dạy [H3.03.01.07]. Toàn bộ các thông tin này

được cung cấp đến từng khoa, từng bộ môn và từng giảng viên.

Các môn học có trong CTĐT đều có đề cương chi tiết bằng bản in và file tại

khoa quản lý môn học và tại phòng Đào tạo Đại học và Công tác sinh viên (CTĐT

đại học) [H3.03.01.08] và phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐH (CTĐT sau đại học). Đề

cương có ghi rõ các tài liệu tham khảo, thông tin về môn học được giới thiệu cho

từng sinh viên ngay khi nhập học thông qua Website của Trường.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các chương trình đào tạo các chuyên ngành còn có

sự tham gia đóng góp ý kiến của đại diện các doanh nghiệp với tư cách là các nhà

tuyển dụng lao động sử dụng sinh viên do Trường đào tạo tại các hội thảo do

Trường tổ chức, ví dụ như mời các chuyên gia bên ngoài tham gia Hội đồng khoa

học khoa [H3.03.01.09]; tổ chức “Hội thảo đào tạo theo nhu cầu xã hội”

[H3.03.01.10].

2. Những điểm mạnh

- Trường đã xây dựng được hệ thống các chương trình đào tạo chi tiết cho tất

cả các ngành và chuyên ngành hiện có một cách khoa học, tuân thủ đúng các yêu

cầu, hướng dẫn của Đại học Huế và các quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành. Bên cạnh đó, Trường còn xây dựng được một số chương trình đào tạo liên

kết vừa dựa trên chương trình khung của Bộ vừa dựa trên chương trình đào tạo tiên

tiến của các trường đại học nước ngoài.

- 100% các chương trình đào tạo của Trường đều do các bộ môn và khoa phụ

trách đề xuất với sự tham gia đóng góp về chuyên môn của các giảng viên và được

thông qua tại các hội đồng khoa học cấp khoa và cấp Trường trước khi được phê

duyệt chính thức.

Page 37: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

37

- Quá trình xây dựng các chương trình đào tạo đã có sự tham gia của các nhà

quản lý, nhà tuyển dụng.

3. Những tồn tại

Trong quá trình xây dựng một số chương trình đào tạo mới của Trường vẫn

chưa tổ chức một cách rộng rãi việc lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và

đại diện các cơ quan quản lý có liên quan do kinh phí và thời gian hạn hẹp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ năm học 2014 - 2015, đối với các chương trình đào tạo các

ngành/chuyên ngành mới, ngay từ khi xây dựng, trường tiến hành xây dựng quy trình

thu thập ý kiến đóng góp của tất cả các bên liên quan một cách chính thức bao gồm

giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện các tổ chức nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.2. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc

hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng

của từng trình độ đào tạo và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường

lao động.

1. Mô tả

Các CTĐT của Trường đều có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có cấu trúc

phù hợp với các quy định của Bộ GD&ĐT [H3.03.02.01] và của Trường

[H3.03.02.02].

Các CTĐT của Trường đảm bảo được các khối kiến thức tối thiểu của các

ngành đào tạo, gồm các kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục

chuyên nghiệp. Trong đó, kiến thức cơ sở khối ngành, cơ sở ngành và chuyên

ngành, kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp và khóa luận hoặc học các học phần

thay thế đối với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ (hệ chính quy) và thi tốt

nghiệp đối với hình thức đào tạo theo niên chế (hệ VLVH) [H3.03.02.03].

Các CTĐT của Trường có cấu trúc hợp lý, được thiết kế có hệ thống giữa các

khối kiến thức, đảm bảo tính logic giữa các học phần.

Page 38: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

38

Nhà trường cũng chú ý đến việc đưa kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ vào

chương trình đào tạo. Việc ứng dụng tin học để giải quyết nội dung chuyên ngành

được đưa vào trong một số học phần. Các khoa đào tạo giới thiệu đến sinh viên

năm cuối các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế như phần mềm kế toán,

thuế, chứng khoán chứng khoán ảo...[H3.03.02.04].

CTĐT của tất cả các trình độ đều do Hội đồng khoa học khoa ngành tổ chức

xây dựng một cách có hệ thống theo cấu trúc cơ bản riêng cho từng bậc học và được

Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường thông qua trước khi trình duyệt chính thức.

Khi xây dựng CTĐT hay mở thêm ngành mới, Trường luôn đặt chất lượng lên

hàng đầu, chú trọng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng tương ứng với bằng cấp và

trình độ đào tạo.

Trường đã và đang đáp ứng tốt yêu cầu của người học, thu hút người học có

chất lượng cao, thường xuyên được đặt hàng cung cấp nguồn nhân lực có chất

lượng cho các nhà tuyển dụng [H3.03.02.05]. Cốt lõi của uy tín và danh tiếng đào

tạo của Trường có được một phần là nhờ tính đối ổn định của CTĐT với sự điều

chỉnh hợp lý trong từng giai đoạn phát triển nhằm tạo nên sự thích ứng cần thiết,

đáp ứng yêu cầu về kiến thức của người học.

Trong những năm gần đây, Trường đã có hướng chuyển từ đào tạo theo nhóm

ngành rộng với quan niệm sẽ nhận được sự đào tạo tiếp tục tại công ty (sau khi học)

sang đào tạo ngành rộng có tăng cường kỹ năng thực tế chuyên sâu (chuyên

ngành); xem xét bổ sung, tăng thời lượng các phần thực hành, thực tập trong

CTĐT, phát triển các Seminar, các môn học chuyên đề với sự tham gia giảng dạy

của các cán bộ có kinh nghiệm từ bên ngoài [H3.03.02.06].

Mặc dù mới chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ, Nhà trường đã tiến hành khảo sát

các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng (gọi chung là đơn vị tuyển dụng) về kiến

thức và kỹ năng của sinh viên [H3.03.02.07]. Kết quả cho thấy, số sinh viên đáp

ứng được yêu cầu công việc do đơn vị phân công, ứng dụng kiến thức học tại

trường trong công việc được phân công chiếm tỷ lệ cao.

Page 39: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

39

Ngoài ra, Trường đã khảo sát ý kiến sinh viên đang học (sinh viên năm cuối)

và kết quả thu được cho thấy phần lớn sinh viên đánh giá chương trình đào tạo đã

đáp ứng về kiến thức và kỹ năng cho người học [H3.03.02.08].

Trường cũng đã mở thêm các chuyên ngành mũi nhọn có nhu cầu lớn. Thực

hiện đa dạng hoá các CTĐT, đặc biệt nhấn mạnh tới việc phát triển đào tạo đại học,

SĐH theo hướng nghiên cứu, gắn liền đào tạo với NCKH. Năm 2007 liên kết với

Trường Đại học Rennes I của Cộng hoà Pháp đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng

(đồng cấp bằng) [H3.03.02.09] và hàng năm nhà trường phối hợp với đối tác để rà

soát và điều chỉnh CT đào tạo cho phù hợp với tình hình mới [H3.03.02.10] . Năm

2009, trường đã được Bộ GD&ĐT chấp thuận cấp kinh phí thực hiện dự án đào tạo

Chương trình tiên tiến song ngành Kinh tế nông nghiệp – Tài chính với Đại học

Sydney – Úc. [H3.03.02.11]. Ngoài ra, hàng năm, nhà trường liên kết với các địa

phương trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên đào tạo nguồn nhân lực cho địa

phương với bình quân khoảng 800 chỉ tiêu/năm [H3.03.02.12].

2. Những điểm mạnh

Chương trình đào tạo của Trường có kết cấu hợp lý giữa các khối kiến thức,

tăng cường thêm các kỹ năng và ứng dụng cho sinh viên; đa dạng hóa nhằm đáp

ứng các nhu cầu khác nhau của người học về trình độ và nội dung đào tạo; được

Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa, Trường tổ chức đánh giá nghiệm thu.

3. Những tồn tại

Chưa có những điều tra, tổng kết lớn về nhu cầu của thị trường lao động để

nắm bắt được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trong năm học 2014-2015, trong kế hoạch khảo sát hàng năm, nhà trường

tiến hành điều tra lấy ý kiến của nhà tuyển dụng nhằm nắm được những yêu cầu về

kiến thức, kỹ năng cần thiết để điều chỉnh, hoàn thiện các CTĐT, đáp ứng nhu cầu

đa dạng và linh hoạt của thị trường.

Page 40: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

40

- Tiếp tục triển khai tuyển sinh khóa đào tạo Chương trình tiên tiến song ngành

ngành Kinh tế nông nghiệp – Tài chính khóa V với Đại học Sydney – Úc vào tháng

09/2014.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.3. Chương trình đào tạo chính quy và giáo dục thường xuyên

được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.

1. Mô tả

Chương trình đào tạo (CTĐT) hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học của trường

đều được thiết kế tuân thủ theo các văn bản pháp quy quản lý đào tạo do Bộ

GD&ĐT và Đại học Huế ban hành; đặc biệt là đáp ứng các quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo [H3.03.03.01] và các quy định của Hội đồng khoa học đào tạo

trường [H3.03.03.02]. CTĐT của tất cả các trình độ đều do Hội đồng khoa học

khoa chuyên ngành tổ chức xây dựng một cách có hệ thống theo cấu trúc cơ bản

riêng cho từng bậc học và được Hội đồng KH-ĐT trường thông qua trước khi trình

duyệt chính thức.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo của các hệ là như nhau, Trường

đã có văn bản quy định rõ rằng chương trình đào tạo của Hệ vừa làm vừa học được

thống nhất theo cùng chương trình với hệ chính quy cùng chuyên ngành (chỉ khác

là không có học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng) [H3.03.03.03].

Ngoài ra, kết quả điều tra sinh viên hệ chính quy sắp tốt nghiệp năm 2014

cũng cho thấy chương trình đào tạo đã cung cấp cho họ những kiến thức chuyên

môn cần thiết cho công việc (trên 81% sinh viên đồng ý) [H3.03.03.04]. Điều này

cho thấy, chương trình đào tạo của Nhà trường đã đảm bảo được chất lượng cho

người học.

2. Những điểm mạnh

Các chương trình đào tạo của Nhà trường được xây dựng và cập nhật theo

đúng quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hướng dẫn của Đại học Huế;

Page 41: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

41

thống nhất cùng một nội dung chương trình đào tạo cho các hệ cùng chuyên ngành

để đảm bảo chất lượng trong quá trình triển khai thực hiện.

3. Những tồn tại

Chưa thu thập được ý kiến phản hồi của các sinh viên đã tốt nghiệp hệ không

chính quy một cách rộng rãi về tính hợp lý và chất lượng của các chương trình đào

tạo của Nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2014-2015, nhà trường tiếp tục tiến hành điều tra rộng rãi ý kiến

của cựu sinh viên hệ không chính quy về chất lượng các chương trình đào tạo đã

cung cấp để kịp thời điều chỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.4. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa

trên việc tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ

các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ

chức khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển KT – XH của địa

phương hoặc cả nước.

1. Mô tả

Việc rà soát, bổ sung và điều chỉnh các chương trình đào tạo được các trưởng

bộ môn, trưởng khoa cùng với sự tham gia của các chuyên gia tiến hành thường

xuyên, trung bình 3 năm/1 lần [H3.03.04.01]. Ngoài việc điều chỉnh các CTĐT cho

phù hợp với các văn bản mới do Bộ GD&ĐT, Đại học Huế ban hành; việc rà soát,

bổ sung còn được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế của người học, tham khảo từ

chuyên gia của các trường đại học trong và ngoài nước và dựa trên năng lực thực

sự của đội ngũ giáo viên.

Khi có các yêu cầu thay đổi về CTĐT, Hội đồng Khoa học các khoa đề nghị

Hội đồng KHĐT Nhà trường bổ sung, điều chỉnh một số học phần mới cũng như

loại bỏ một số học phần không còn phù hợp [H3.03.04.02].

Page 42: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

42

Thông qua những hội thảo đào tạo theo nhu cầu xã hội, những cuộc giao lưu

với các doanh nghiệp trên địa bàn, trường đã tổng kết được những yêu cầu và góp ý

của doanh nghiệp về chương trình đào tạo của Trường [H3.03.04.03]; từ đó, có

những điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tiễn, chẳng hạn như tăng cường thời

gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt của

người học.

Đặc biệt, trong năm 2012 Trường đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của

Giảng viên và Sinh viên về đào tạo theo hệ thống tín chỉ [H3.03.04.04] nhằm có

một kết quả tổng thể để từ đó có kế hoạch điều chỉnh từng bước cho phù hợp.

Trong năm 2014, Trường đã tiến hành lấy ý kiến của sinh viên năm cuối (tốt

nghiệp năm 2014) về chương trình đào tạo của nhà trường [H3.03.04.05] để có kế

hoạch điều chỉnh chương trình cho phù hợp.

Thêm vào đó, với số lượng lớn giảng viên theo học và tu nghiệp ở nước ngoài

về cùng với các chương trình giao lưu hợp tác đào tạo tại Trường nên việc cập nhật

so sánh với các chuẩn đào tạo, CTĐT quốc tế đang được nhà Trường quan tâm

triển khai thông qua các hình thức như tổ chức các đoàn đi tham quan khảo sát, học

tập kinh nghiệm; mời các chuyên gia của các trường nước ngoài góp ý về chương

trình đào tạo [H3.03.04.06].

Hiện tại, Trường đã và đang thực hiện 02 chương trình đào tạo có áp dụng các

chương trình tiên tiến nước ngoài là: Chương trình đào tạo đồng cấp bằng ngành Tài

chính – Ngân hàng (Đại học Rens I – Pháp) và chương trình tiên tiến song ngành Kinh

tế nông nghiệp – Tài chính (Đại học Sydney – Úc)

2. Những điểm mạnh

- Các CTĐT của trường được định kỳ bổ sung, điều chỉnh, cập nhật thường

xuyên trên cơ sở tham khảo các chương trình trong và ngoài nước và ý kiến các nhà

tuyển dụng tại các Hội thảo đào tạo theo nhu cầu xã hội.

- Trường đã tham khảo và áp dụng một số chương trình đào tạo tiên tiến của

nước ngoài.

Page 43: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

43

3. Những tồn tại

Chưa tiến hành thường xuyên việc thu thập ý kiến phản hồi từ sinh viên đã tốt

nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động trên thị trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm 2014 - 2015, tiến hành khảo sát đánh giá của các doanh nghiệp, tổ

chức chính trị - xã hội về chất lượng sinh viên đã tốt nghiệp của Trường trên địa

bàn các tỉnh miền Trung và Tây nguyên để từ đó tiếp tục có những điều chỉnh về

chương trình cho phù hợp.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.5. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên

thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác.

1. Mô tả

Hiện nhà Trường đã có một số văn bản quy định cho phép nhiều hình thức liên

thông trong phương thức đào tạo như:

- Chuyển đổi các môn học giữa các lớp tương đương [H3.03.05.01].

- Quy định bổ túc kiến thức giữa các ngành gần trong tuyển sinh và đào tạo

liên thông trình độ đại học [H3.03.05.02] và trình độ sau đại học [H3.03.05.03] .

Trong những năm gần đây nhà trường đã và đang xây dựng được một số

CTĐT liên thông. Đặc biệt, trong năm 2009 Trường đã xây dựng hoàn chỉnh

chương trình liên thông từ cao đẳng lên đại học cho các chuyên ngành QTKD, Kế

toán và đã được Đại học Huế phê duyệt [H3.03.05.04].

2. Những điểm mạnh

Trường đã xây dựng và được sự chấp thuận của Đại học Huế về một số

chương trình liên thông có nhu cầu cao trong xã hội.

3. Những tồn tại

- Chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp kế toán lên đại học chưa được

phê duyệt.

Page 44: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

44

- Việc xây dựng các chương trình đào tạo liên thông cho các chuyên ngành

như, hệ thống thông tin quản lý, kinh tế và tài chính ngân hàng chưa được triển

khai trong thời gian qua.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2014 - 2015, Trường tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo liên

thông từ trung cấp lên đại học ngành kế toán và với các chương trình đào tạo khác

của các chuyên ngành, như chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, Kinh tế và Hệ

thống thông tin Kinh tế.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.6. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải

tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

1. Mô tả

Khi có các yêu cầu thay đổi về CTĐT, hội đồng khoa học các khoa đề nghị

Hội đồng KHĐT trường bổ sung, điều chỉnh một số học phần mới cũng như loại bỏ

một số học phần không còn phù hợp [H3.03.06.01].

Định kỳ hàng năm tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên theo phiếu thăm dò

trong toàn Trường bước đầu được thực hiện [H3.03.06.02]. Ngoài hình thức lấy

phiếu thăm dò, hàng năm Trường tổ chức các cuộc tọa đàm, các hội thảo, hội nghị

như Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ; các Hội nghị sinh

viên học tốt – rèn luyện tốt, Đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo khoa, lãnh đạo

trường …[H3.03.06.03] nhằm thu thập ý kiến đóng góp của đại diện sinh viên đối

với Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các khoa, các phòng chức năng và nhiều

nhất là đóng góp ý kiến về hoạt động đào tạo của Trường.

Chương trình đào tạo cũng được thường xuyên cập nhật và điều chỉnh dựa trên

góp ý của các giảng viên theo học và tu nghiệp ở nước ngoài, so sánh với các

chương trình giao lưu hợp tác đào tạo tại Trường (như: chương trình liên kết đào

tạo với Đại học Rennes1, chương trình tiên tiến liên kết với ĐH Sydney - Australia)

[H3.03.06.04].

Page 45: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

45

2. Những điểm mạnh

Các chương trình đào tạo đã được đánh giá thường xuyên qua các nguồn thông

tin từ các đối tượng khác nhau và đã có một số điều chỉnh kịp thời.

3. Những tồn tại

Việc thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi chưa mang tính định kỳ và có tính hệ

thống, chưa triển khai đồng loạt trên nhiều đối tượng khác nhau như sinh viên, cựu

sinh viên và các doanh nghiệp trên địa bàn (các nhà tuyển dụng).

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ năm học 2014 - 2015, định kỳ hàng năm Trường tiến hành thu thập

ý kiến phản hồi từ nhiều đối tượng liên quan về chương trình đào tạo và định kỳ 2 -

3 năm/lần điều chỉnh chương trình đào tạo dựa trên các kết quả này.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt

KẾT LUẬN

Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập của Trường ĐH Kinh tế -

ĐH Huế được xây dựng theo đúng quy định, dựa trên cơ sở các quy định do Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức

năng, nhiệm vụ của Nhà trường. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng trên

cơ sở ý kiến đóng góp của cán bộ, giảng viên. Nhà trường có rà soát, bổ sung, điều

chỉnh, hoàn thiện các chương trình đào tạo dựa trên các ý kiến đóng góp của các

nhà tuyển dụng (các doanh nghiệp), các chuyên gia và sinh viên tốt nghiệp. Bên

cạnh đó, Trường cũng đã tham khảo và áp dụng một số chương trình tiên tiến của

các trường đại học nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, việc lấy ý kiến đồng thời của các

đối tượng khác nhau như các nhà tuyển dụng, các cựu sinh viên... chưa được tiến

hành thường xuyên, đều đặn hàng năm. Trường đang có kế hoạch cải tiến chất

lượng các chương trình đào tạo dựa trên các kết quả đánh giá.

Page 46: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

46

Tiêu chuẩn 4 CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Mở đầu

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã và đang thực hiện đa dạng hóa các

loại hình đào tạo, mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các địa phương trong cả

nước nhằm đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực quản

lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy kiến thức của sinh viên và

đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, trong những năm qua, trường đã triển khai

đào tạo và đánh giá kết quả học tập theo học chế học phần một cách nghiêm túc,

phù hợp, đạt hiệu quả cao đồng thời tích cực triển khai từng bước kế hoạch đào tạo

theo học chế tín chỉ. Một trong những nhiệm vụ được Nhà trường quan tâm chỉ đạo

là tăng cường nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng

lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.

Tiêu chí 4.1. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập

của người học theo quy định.

1. Mô tả

Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người học, từ khi thành lập

đến nay, với bề dày kinh nghiệm đào tạo trên 45 năm, Nhà trường đã ngày càng mở

rộng với nhiều chuyên ngành và hình thức đào tạo. Cụ thể là:

(a) Hệ tập trung bao gồm:

- Bậc đại học hệ chính quy (4 năm)

- Bậc sau đại học: Thạc sĩ và Tiến sĩ

(b) Hệ không tập trung (tại các địa phương và ban đêm tại trường) bao gồm:

- Bậc ĐH hệ vừa làm vừa học

- Bậc ĐH hệ vừa làm vừa học

- Liên thông Cao đẳng lên Đại học

Page 47: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

47

Về hình thức đào tạo hệ Đại học Chính quy: bắt đầu từ học kỳ I năm học 2008

- 2009, thực hiện đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Huế,

trường Đại học Kinh tế Huế bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ cho sinh

viên năm thứ 1- khóa 42 (tuyển sinh năm 2008) nhằm phát huy tính chủ động của

người học, nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường [H4.04.01.01]

Ngoài ra, Trường cũng đã tiến hành liên kết đào tạo đồng cấp bằng với Đại

học Rennes 1 của nước Cộng hòa Pháp để mở chuyên ngành đào tạo Tài chính-

Ngân hàng cho hệ đại học chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu của người học muốn

được cấp bằng của các trường nước ngoài chất lượng cao [H4.04.01.02]; CTĐT

tiên tiến liên kết với ĐH Sydney – Australia song ngành Kinh tế nông nghiệp – Tài

chính [H4.04.01.03]

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đào tạo sau đại học ngành kinh tế, Trường

cũng đã mở các chuyên ngành đào tạo thạc sỹ bao gồm các chuyên ngành: kinh tế

nông nghiệp, quản trị kinh doanh, kinh tế chính trị và quản lý kinh tế. Về cấp bậc

đào tạo Tiến sỹ: Trường đang có chuyên ngành tiến sỹ kinh tế nông nghiệp

[H4.04.01.04] và tiến sĩ Quản trị kinh doanh [H4.04.01.05]. Với mỗi hình thức đào

tạo, nhà trường có đầy đủ các văn bản quy định tương ứng, thực hiện triển khai chi

tiết cho từng hệ; từ đó, chủ động trong các hoạt động tổ chức đào tạo và kịp thời

cung cấp các thông tin liên quan đến các sinh viên theo học ở các hệ. Hàng năm,

nhà trường đã in và cung cấp “Sổ tay sinh viên” cho các khoá mới tuyển sinh

[H4.04.01.06] đồng thời, từng bước đưa các văn bản liên quan đến đào tạo lên

trang Web của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho người học

[H4.04.01.07].

Là một trường ĐH thành viên của Đại Học Huế, hàng năm Trường Đại học

Kinh tế căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh các hệ do Đại Học Huế phân bổ để tổ chức

hoạt động đào tạo [H4.04.01.08]. Đối với hệ đại học chính quy và sau đại học, quy

trình tuyển sinh do Đại Học Huế thực hiện. Đối với hệ không chính quy, địa bàn

đào tạo là toàn bộ các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, được tổ chức

Page 48: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

48

tuyển sinh theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương [H4.04.01.09].

Hình thức học được thiết kế linh hoạt phù hợp với đối tượng người học là những

cán bộ công chức đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp [H4.04.01.10].

Định kỳ cứ 5 năm, trường đều có tổ chức hội nghị đánh giá công tác đào tạo hệ vừa

làm vừa học [H4.04.01.11]. Hoạt động đào tạo hệ không chính quy được thực hiện

dưới sự giám sát chặt chẽ của Đại học Huế.

Đối với bậc sau đại học, trường không chỉ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

cho trường mà còn đào tạo nhiều cán bộ cho nhiều trường đại học, cao đẳng và

trung cấp chuyên nghiệp khác, cũng như góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo

nguồn nhân lực có chất lượng cho khu vực [H4.04.01.12].

Mặc dù có các phương thức đào tạo tập trung và không tập trung với nguồn

tuyển sinh có trình độ khác nhau, nhưng nhà trường đang từng bước áp dụng một

quy định chung về chương trình đào tạo dựa trên các quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo [H4.04.01.13] (chỉ bỏ học phần giáo dục quốc phòng và học phần giáo dục

thể chất đối với hệ đào tạo không chính quy). Riêng hệ bằng 2 và liên thông từ cao

đẳng lên đại học, do tính chất đặc thù về trình độ và thời gian, nhà trường cũng đã

thiết kế chương trình phù hợp cho hai hình thức đào tạo này [H4.04.01.14].

Song song với việc thực hiện một chương trình đào tạo chung, nhà trường

từng bước triển khai và áp dụng đúng các quy định về kiểm tra đánh giá cho các

hình thức đào tạo khác nhau [H4.04.01.15]. Trên cơ sở các quy định chung về kiểm

tra và đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số

36/2007/QĐ-BGD&ĐT, 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, 06/2008/QĐ-BGD&ĐT và các

Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT, 57/2012/TT-BGDĐT. Các bộ môn, khoa đã họp và

thảo luận để đưa ra hình thức kiểm tra và đánh giá phù hợp với từng học phần

[H4.04.01.16]; từ đó, tiến hành xây dựng các ngân hàng đề thi tương ứng với các

môn học, ngành học và hình thức đào tạo [H4.04.01.17].

Page 49: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

49

2. Những điểm mạnh

- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã thực hiện đa dạng hóa các hình

thức đào tạo một cách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của

người học, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người học, góp phần đẩy mạnh đào tạo

nguồn nhân lực cho khu vực và trong cả nước.

- Nhà trường đã từng bước áp dụng thống nhất các quy định chung về chương

trình đào tạo cho các phương thức đào tạo tập trung, không tập trung và các bậc đại

học, sau đại học. Việc triển khai các hoạt động đào tạo theo các hình thức khác

nhau được thực hiện đúng chủ trương và các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo cũng như của Đại học Huế ban hành.

- Việc thực hiện các quy trình kiểm tra đánh giá thống nhất cho các hình thức

đào tạo dựa trên đề xuất của các khoa, bộ môn đã phản ánh đúng năng lực của

người học, tránh việc học tủ, gian lận trong thi cử, góp phần nâng cao chất lượng

dạy và học.

3. Những tồn tại

Các hình thức đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ chưa được phát triển tương ứng

với tiềm năng của Trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm 2015 Trường tiến hành nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp về dịch

vụ hỗ trợ kinh doanh, từ đó xây dựng các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu

cầu của doanh nghiệp.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4.2. Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên

chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên chế

sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho người học.

1. Mô tả

Page 50: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

50

Hiện nay, nhà trường đang thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của

người học theo niên chế kết hợp với học phần, 100% các môn học trong từng

chuyên ngành đều thực hiện chế độ tích lũy kết quả theo hình thức này đối với hệ

đào tạo không chính quy.

Học kỳ I năm học 2008 – 2009, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào

tạo và văn bản hướng dẫn của Đại học Huế, nhà trường đã thực hiện quy trình đào

tạo theo học chế tín chỉ cho loại hình đào tạo đại học hệ chính quy năm thứ nhất –

khóa tuyển sinh thứ 42 [H4.04.02.01] và đến năm học 2011 – 2012 nhà trường đã

chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ cho 100% sinh viên hệ chính quy.

Trong thời gian học, người học phải hoàn tất số học phần bắt buộc và tự chọn

của từng ngành học đã được phân chia theo từng học kỳ [H4.04.02.02], nếu chưa

hoàn thành các học phần ở học kỳ chính, sinh viên có thể đăng ký tham gia học lại

ở học kỳ hè (gọi là kỳ phụ) [H4.04.02.03]. Sau khi hoàn tất chương trình học,

người học sẽ được xét và công nhận tốt nghiệp. Quy trình xét và công nhận tốt

nghiệp có sự tham gia của các trưởng khoa, phó trưởng khoa, đại diện các phòng

ban và đoàn thanh niên. Quy trình này được thực hiện chặt chẽ, chính xác và theo

đúng quy định của Bộ GD&ĐT [H4.04.02.04].

2. Những điểm mạnh - Thực hiện tốt, đúng quy định chế độ tích lũy kết quả học tập theo từng học

phần cho tất cả các hệ đào tạo.

- Quy trình xét và công nhận tốt nghiệp theo niên chế được thực hiện chặt chẽ,

chính xác theo đúng quy định của Bộ GD & ĐT và của Đại học Huế.

- Song song với việc triển khai tổ chức đào tạo theo tín chỉ Nhà trường đã đã

tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực và đã nhanh chóng triển khai

3. Những tồn tại

Quá trình triển khai đào tạo tín chỉ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh

nghiệm và nguồn lực như hệ thống phần mềm đăng ký môn học mới được xây

Page 51: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

51

dựng vẫn còn gặp trục trặc, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các trường thành viên

của Đại học Huế, phần nào gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn môn học của sinh viên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Để đảm bảo quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ đạt kết quả tốt, hàng năm

nhà trường đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cấp hệ thống đường truyền và năm học

2014 -2015 sẽ đưa thêm 7 phòng học vào sử dụng nâng hệ thống giảng đường lên

45 phòng học. Trường tiến hành sắp xếp lại phòng học và giờ học giữa các lớp theo

hướng khoa học, hợp lý hơn;

- Nâng cấp hệ thống phần mềm đăng ký môn học, tin học hóa thư viện để phục

vụ cho nhu cầu đăng ký môn học của sinh viên tốt hơn.

- Phối hợp chặt chẽ với trường Đại học ngoại ngữ, Khoa Giáo dục thể chất và

Trung tâm Giáo dục quốc phòng trong xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4.3. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động

giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và

học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển

năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học.

1. Mô tả

Việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên được tiến hành định kỳ

hàng năm thông qua công tác đánh giá, bình chọn giáo viên dạy giỏi hay chiến sĩ

thi đua hàng năm [H4.04.03.01]. Việc đánh giá được thực hiện nghiêm túc từ cấp

bộ môn, cấp khoa và thông qua Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường.

Đồng thời, thực hiện chủ trương chung của nhà trường, một số Khoa, Bộ môn trong

trường đã có kế hoạch và định kỳ thực hiện tổ chức dự giờ, thăm lớp nhằm đánh

giá và đóng góp ý kiến hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhất là đối với giảng

viên trẻ [H4.04.03.02].

Trong những năm qua, nhà trường đã chú trọng và từng bước triển khai đổi

mới phương pháp giảng dạy và học tập. Nhà trường đã tổ chức hội thảo về Đổi mới

Page 52: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

52

phương pháp giảng dạy; Hội nghị sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt định kỳ 2 năm

một lần [H4.04.03.03]; và đã thành lập Ban chỉ đạo Đổi mới phương pháp giảng

dạy của nhà trường [H4.04.03.04]. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc

đổi mới phương pháp dạy và học, nhà trường đã đầu tư thêm trang thiết bị giảng

dạy hiện đại như nâng cấp hệ thống mạng Internet, mạng không dây, hệ thống máy

chiếu và máy tính 100% ở khu vực giảng đường Trường Bia [H4.04.03.05], tăng

cường phòng máy tính đa chức năng được nối mạng và cài đặt các phần mềm

chuyên dụng để phục vụ dạy và học như: SPSS, STATA, Thị trường chứng khoán

ảo,. Nhiều nội dung cơ bản trong đổi mới phương pháp giảng dạy đã được tổ chức

thực hiện như giảm số giờ lý thuyết, tăng thời gian thực hành, tự nghiên cứu cho

sinh viên [H4.04.03.06]. Nhiều giảng viên đã tổ chức giảng dạy trực tuyến (E-

Learning), kết hợp sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại để hỗ trợ, nâng cao chất

lượng bài giảng của mình như sử dụng máy chiếu (projector), video... Các môn học

chuyên ngành đã có sự kết hợp công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy nhằm

tăng khả năng thực hành của sinh viên như phần mềm kế toán, sàn giao dịch chứng

khoán ảo, phần mềm Storm, ... [H4.04.03.07]. Một số giảng viên đã chủ động mời

doanh nghiệp đến trao đổi học thuật, chia xẻ kinh nghiệm với sinh viên nhằm tăng

kiến thức thực tế cho sinh viên [H4.04.03.08]. Việc triển khai đổi mới phương pháp

giảng dạy cũng thường xuyên được các Khoa, bộ môn trong trường quán triệt thông

qua các cuộc họp khoa, bộ môn [H4.04.03.09]. Đến nay, các Khoa đã thống nhất

được Đề cương chi tiết cho tất cả các học phần, tổ chức biên soạn lại giáo trình, bài

giảng; trong đó có các bài giảng điện tử theo hướng cập nhật kiến thức mới, đáp

ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy [H4.04.03.10]. Bên cạnh đó, nhà

trường cũng đã tổ chức hợp tác đào tạo với các trường đại học nước ngoài như Đại

học Hawaii, tổ chức AUF,…, thông qua đó, giáo viên giảng dạy của trường có thể

học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy tiên tiến của các giảng viên nước

ngoài [H4.04.03.11]. Trong Học kỳ II năm học 2007-2008, nhà trường đã tổ chức

Hội thảo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học theo nhu cầu doanh nghiệp” và ký kết

Page 53: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

53

các văn bản thỏa thuận hợp tác với 11 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên

Huế và các tỉnh miền Trung để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy,

tăng cường kiến thức thực tế cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa của

các môn học có liên quan [H4.04.03.12].

Bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường cũng đã có những

bước cải tiến đáng kể trong việc ra đề thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Các bộ môn trong toàn trường đều đã xây dựng được Ngân hàng đề thi và đã được

nghiệm thu bởi Hội đồng Khoa học của các Khoa [H4.04.03.13]. Trên cơ sở đó, các

đề thi cho các lớp chính quy được bốc thăm ngẫu nhiên để có thể đảm bảo tính

khách quan, toàn diện trong việc kiểm tra, đánh giá kiến thức của sinh viên. Cách

thức đánh giá kết quả học tập đã được cải tiến; không chỉ dựa vào kết quả bài thi

kết thúc học phần mà còn kết hợp với điểm đánh giá quá trình học tập trong kỳ (có

trọng số từ 20% - 30%) được quy định cụ thể tại “Quy định tạm thời về công tác

đào tạo và quản lý sinh viên của Trường Đại học Kinh tế” [H4.04.03.14]. Các hình

thức thi cũng đã được đa dạng hoá để phù hợp với đặc thù riêng và tình hình thực tế

của từng môn học như thi tự luận, trắc nghiệm, thực hành trên máy, thi vấn đáp.

Việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới đã được người học và giảng

viên hưởng ứng [H4.04.03.15]. Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên và sinh viên

trong toàn trường về hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên

nhằm phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng cho thấy 56% sinh viên đồng ý

rằng giáo viên đã có cải tiến phương pháp giảng dạy và 70% đồng ý rằng giáo viên

có đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 78% giảng viên đồng ý rằng các

đồng nghiệp có đổi mới phương pháp giảng dạy và 68% ý kiến giảng viên cho rằng

việc đổi mới đó là có hiệu quả [H4.04.03.16].

2. Những điểm mạnh

- Ngày 16 tháng 10 năm 2009 Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục

được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Đại học Huế và đã đi vào hoạt động

tốt trong những năm qua.

Page 54: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

54

- Đầu tư rất lớn cho hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy nhằm

phục vụ cho công tác đổi mới phương pháp dạy và học.

- Các bộ môn, khoa đã chủ động trong việc thực hiện đa dạng hóa các phương

pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên một

cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng môn học

- Việc đối mới phương pháp giảng dạy là có hiệu quả và được đông đảo sinh

viên đánh giá cao.

- Trường đã xây dựng được các Khung chương trình đào tạo mới trong đó có

quy định cách thức đánh giá và kiểm tra cho tất cả các môn học, các ngành phù hợp

với yêu cầu thực tế. Điều này góp phần cung cấp các thông tin cho quá trình đổi

mới đào tạo.

3. Những tồn tại

- Hoạt động dự giờ để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên chưa

được thực hiện một cách thường xuyên, chưa có những tiêu chí đánh giá rõ ràng và

phù hợp.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được thực hiện đồng đều giữa các bộ

môn và các khoa do đặc trưng của từng môn học, từng chuyên ngành.

- Mặc dù đã có Ban chỉ đạo về Đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên,

chưa có nhiều các cuộc tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Năm học 2014 - 2015, nhà trường tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu

chí đánh giá chất lượng công tác giảng dạy của giảng viên định kỳ hàng năm; trong

đó, có khảo sát ý kiến của người học.

- Định kỳ hàng năm tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp

giảng dạy, từ đó lựa chọn hình thức và nội dung đổi mới cho phù hợp.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 55: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

55

Tiêu chí 4.4. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng

hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với

hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng

chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích luỹ của người

học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải

quyết vấn đề.

1. Mô tả

Trên cơ sở các quy định về quy trình kiểm tra đánh giá đã được ban hành của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường phổ biến cho các khoa, bộ môn chủ động triển

khai các hình thức đánh giá, kiểm tra cho phù hợp với các môn học và chuyên

ngành học, hình thức đào tạo. Vì vậy, các hình thức kiểm tra đánh giá trong nhà

trường đã được đa dạng hóa, đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, chính xác, phù

hợp với mục tiêu môn học và mọi hình thức đào tạo. Đối với tất cả các hình thức

đào tạo tập trung và không tập trung, điểm đánh giá học tập đều bao gồm: điểm quá

trình học tập được giáo viên môn học đánh giá trực tiếp trong các giờ lên lớp và

điểm thi kết thúc học phần [H4.04.04.01]. Đối với hệ tập trung chính quy, đề thi kết

thúc các học phần do Trưởng bộ môn rút ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi được thiết

lập sẵn [H4.04.04.02] để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong kỳ thi. Đối

với hệ không tập trung, để phù hợp hơn với đối tượng người học khác nhau (người

đã có bằng Đại học và chưa có bằng đại học), đề thi của từng lớp hiện tại được giáo

viên trực tiếp giảng ra đề và được trưởng bộ môn duyệt, sau đó được bỏ vào phong

bì niêm phong và chuyển lên Trung tâm KT và ĐBCLGD là nơi trực tiếp quản lý

việc kiểm tra, đánh giá học tập của hệ vừa làm vừa học. Điểm mỗi bài thi đều có 2

giáo viên chấm, bảng điểm mỗi môn học đều được trưởng bộ môn ký xác nhận, quy

trình kiểm tra đánh giá được thực hiện chặt chẽ cho nên tỷ lệ sinh viên phúc khảo

điểm giảm dần qua các năm [H4.04.04.03]. Ngoài hình thức thi tự luận là phổ biến,

tùy vào đặc thù và mục tiêu của môn học, một số học phần còn được tổ chức thi

vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, thi trên máy tính [H4.04.04.04] nên việc đánh giá

Page 56: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

56

đã phản ánh được năng lực thực tế của người học. Đối với hình thức đào tạo không

chính quy, do đặc thù trong đào tạo, cho đến nay các bộ môn chỉ mới áp dụng hình

thức thi tự luận, trắc nghiệm và thực hành máy.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng

trong kiểm tra và đánh giá người học, trường Đại học Kinh tế đã ban hành các quy

định chung về quy trình ra đề thi, kiểm tra và tổ chức các kỳ thi cho các hệ đào tạo

khá chặt chẽ, ví dụ như đề thi phải có chữ ký của trưởng/phó khoa/bộ môn, 100%

bài thi đều được cắt phách [H4.04.04.05]. Tổ chức mỗi kỳ thi được quy định: mỗi

phòng thi có không quá 30 sinh viên và 2 cán bộ coi thi, cán bộ giám sát thi và

thanh tra đào tạo thường xuyên kiểm tra giám sát mỗi buổi thi [H4.04.04.06]. Với

các hình thức kiểm tra đánh giá đang được áp dụng trong nhà trường thì việc học

tủ, gian lận trong thi cử đang dần bị xóa bỏ, người học hoàn toàn chủ động với

chương trình học của mình. Việc thiết lập các ngân hàng đề thi được thực hiện theo

một quy trình chặt chẽ, nội dung đề thi sát thực, bám sát với chương trình học và

khả năng liên hệ của sinh viên, tính bảo mật đề thi được đảm bảo tuyệt đối. Định kỳ

các bộ môn tiến hành bổ sung ngân hàng đề thi; do đó, số lượng đề của mỗi học

phần ngày càng nhiều, nội dung ngày càng phong phú và đa dạng.

Đối với thực tập cuối khoá, việc đánh giá qua các giai đoạn với nhiều hình

thức khác nhau: bảo vệ khoá luận cuối khóa và chấm chuyên đề cuối khóa. Trước

đây, nhà trường áp dụng hình thức bảo vệ khoá luận chung cho các hệ đào tạo,

nhưng bắt đầu từ năm học 2004 - 2005 đến nay, căn cứ vào chất lượng của từng

loại hình đào tạo, nhà trường đã có những thay đổi, cụ thể: đối với hệ đại học chính

quy (năm 2011) áp dụng hình thức bảo vệ khóa luận cuối khóa theo tỷ lệ sinh viên

nhất định cho từng chuyên ngành học, số sinh viên còn lại phải đi thực tập làm

chuyên đề và học thêm 1 học phần thay tế; các hệ còn lại chỉ áp dụng hình thức

thực tập làm chuyên [H4.04.04.07].

Công tác coi thi được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, thống nhất cho các khóa,

hệ đào tạo tại trường cũng như tại các địa phương, đặc biệt là thi tuyển sinh hệ

Page 57: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

57

không chính quy đều có sự giám sát của Đại học Huế [H4.04.04.08]. Trường đã

triển khai tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành

tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục & Đào tạo [H4.04.04.09]. Nhà trường cũng

đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục nhằm chuyên môn

hóa quy trình kiểm tra đánh giá [H4.04.04.10]. Bên cạnh đó, thông qua các kết quả

nghiên cứu khoa học, chuyên đề, các bài tập lớn và kết quả đi thực tập, thực tế hàng

năm của sinh viên, cũng như các giải thưởng sinh viên của Trường đã nhận được

trong các cuộc thi mang tính quốc gia, có liên quan đến ngành đào tạo như: “Thắp

sáng tài năng kinh doanh trẻ”; “Làm giàu không khó”; “Ga-la làm giàu không

khó”; và cuộc thi “ Sinh viên với hội nhập kinh tế quốc tế” do báo Tiếp thị gia đình

tổ chức [H4.04.04.11] đã góp phần đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về

kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.

2. Những điểm mạnh

- Nhà trường đã ban hành quy định chung về ra đề thi/kiểm tra và tổ chức các

kỳ thi kết thúc học phần. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá thực hiện

nghiêm túc, khách quan và công bằng. Đề thi thực hiện trong quy trình khép kín,

bảo đảm tính bảo mật cao. Hình thức thi đa dạng, phù hợp với các yêu cầu và mục

tiêu của các môn học.

- Nhà trường giao quyền chủ động cho các khoa và bộ môn trong các quy trình

kiểm tra và đánh giá người học; từ đó, góp phần làm cho kết quả kiểm tra phản ánh

chính xác năng lực của người học.

- Đối với mỗi hình thức đào tạo (hệ tập trung và không tập trung), nhà trường

đã xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp, đánh giá được mức độ tích lũy

kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành của người học.

3. Những tồn tại

- Nhà trường chưa tổ chức thống kê phân tích định lượng các kết quả thi để

đánh giá được mức độ khó dễ của đề thi, từ đó để có hướng điều chỉnh thích hợp.

Page 58: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

58

- Các loại đề thi mở (cho phép sử dụng tài liệu) và các loại đề thi như trắc

nghiệm khách quan, vấn đáp chưa nhiều, nhất là đối với hình thức đào tạo không

tập trung.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ từng năm học, các bộ môn và khoa triển khai đánh giá chất lượng đề

thi thông qua việc thống kê phân tích định lượng các kết quả thi của sinh viên thuộc

nhiều hình thức đào tạo để kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.

- Năm học 2014-2015, tiếp tục xây dựng ngân hàng đề thi mở (cho phép sử

dụng tài liệu) cho các hệ đào tạo, đặc biệt là hình thức đào tạo vừa làm vừa học để

đánh giá chính xác khả năng tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của

người học.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4.5. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được

lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy

định và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

1. Mô tả

Song song với việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thì việc thông

báo kết quả đến người học cũng được nhà trường thực hiện theo đúng quy định của

Bộ GD&ĐT [H4.04.05.01]. Sau mỗi học kỳ, điểm thi được công bố công khai, kịp

thời cho sinh viên tại bảng tin, gửi bảng điểm cho các lớp, trên Website của trường,

đồng thời tiến hành gửi kết quả học tập cho gia đình người học để thông báo tình

hình học tập của sinh viên [H4.04.05.02]. Bên cạnh đó, nhà trường đã có cán bộ

chuyên trách để tiếp nhận và giải quyết kịp thời thắc mắc của người học về kết quả

thi, đơn phúc khảo và các vấn đề liên quan đến kết quả học tập [H4.04.05.03], tạo

tâm lý ổn định và tin cậy của người học đối với nhà trường.

Để làm được điều đó, nhà trường thiết lập hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả

học tập của người học một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ theo từng cá nhân,

từng lớp học, từng học kỳ, nên trong 5 năm qua, không xảy ra tình trạng thất lạc

Page 59: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

59

điểm của người học. Kết thúc khóa học, nhà trường tổng hợp bảng điểm, phát cho

sinh viên và kết quả này được lưu giữ tại phòng Đào tạo Đại học và Công tác sinh

viên của trường. Việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp cũng được tiến hành theo đúng

quy định về thời gian và trình tự. Kết thúc mỗi khóa học, sinh viên được nhận bằng

tốt nghiệp và ký xác nhận tại Sổ cấp bằng có dán ảnh và các nội dung liên quan

[H4.04.05.04], tuyệt đối không cho người khác nhận thay bằng, nên việc thất lạc

văn bằng đã không xảy ra. Riêng đối với hệ không chính quy, do địa bàn đào tạo

rộng lớn, đối tượng học viên đa dạng nên kết thúc khóa học, nhà trường đã kết hợp

với các trung tâm để tổ chức lễ phát bằng, cấp bằng trực tiếp cho từng học viên

[H4.04.05.05]. Vì vậy, cho đến nay, chưa có hiện tượng thắc mắc, khiếu nại về tình

trạng thất lạc văn bằng.

Trong những năm học gần đây, sau khi trang thông tin điện tử của Trường

được hoàn thiện (www.hce.edu.vn), danh sách các sinh viên các hệ đào tạo từ đại

học đến cao học được cấp bằng tốt nghiệp đều được thông báo và công bố rõ ràng

trên trang thông tin này.

Tuy nhiên, trong quá trình in ấn bằng tốt nghiệp, vẫn còn những nhầm lẫn và

sai sót về tên, ngày tháng năm sinh… xảy ra với tỷ lệ rất thấp, nhưng được cán bộ

chuyên trách kịp thời phát hiện và lập biên bản tiêu huỷ, đồng thời xin cấp phôi

bằng khác để in bằng bổ sung [H4.04.05.06], đảm bảo thời gian cấp phát bằng cho

sinh viên theo đúng quy định.

Cùng với việc lưu giữ kết quả học tập của sinh viên bằng hệ thống sổ sách,

nhà trường đã có phần mềm quản lý dữ liệu để quản lý kết quả học tập của người

học, các phần mềm có tính chuyên dụng, thuận tiện cho việc truy cập thông tin khi

có yêu cầu [H4.04.05.07].

Việc sử dụng phần mềm quản lý điểm đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận

quản lý điểm trong việc cung cấp bảng điểm, lập báo cáo tổng hợp kịp thời đáp ứng

được yêu cầu về thông tin liên quan đến kết quả học tập của người học.

Page 60: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

60

2. Những điểm mạnh

- Nhà trường đã có đầy đủ các hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động chấm

thi, xét tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp; đồng thời tuân thủ theo các quy định một

cách chặt chẽ nên đã hạn chế được sai sót trong quá trình cung cấp kết quả học tập,

văn bằng tốt nghiệp.

- Nhà trường đã có bộ phận quản lý kết quả học tập của sinh viên và hệ thống

sổ sách lưu trữ điểm rõ ràng, chính xác, an toàn.

- Hệ thống văn bằng được cấp đúng quy định, sổ cấp văn bằng rõ ràng, thuận

tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.

- Danh sách các sinh viên các hệ đào tạo từ đại học đến cao học được cấp bằng

tốt nghiệp đều được thông báo và công bố rõ ràng trên website của trường.

3. Những tồn tại

- Do một số GV với nhiều lý do khác nhau, nên kết quả học tập không cung

cấp kịp thời đúng kế hoạch.

- Phần mềm chuyên dụng chưa đáp ứng kịp các yêu cầu của đổi mới trong đào tạo.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm 2015, nhà trường đầu tư thêm Server, nâng cấp đường truyền Internet và

hoàn thiện phần mềm chuyên dụng cho các hoạt động liên quan đến lưu trữ kết quả

học tập và hoạt động đào tạo.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4.6. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình

hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.

1. Mô tả

Nhà trường luôn coi trọng công tác lưu trữ thông tin và đã đầu tư kinh phí rất

lớn để xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin dữ liệu về hoạt động đào tạo-một hoạt

động được xem là quan trọng nhất của nhà trường đối với tất cả các loại hình đào

tạo. Các thông tin về chương trình đào tạo qua các năm, các văn bản quy định về

hoạt động đào tạo của nhà trường, danh sách sinh viên các lớp, bảng điểm kết quả

Page 61: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

61

học tập các môn học và điểm đánh giá rèn luyện sinh viên (theo lớp, theo cá nhân

và theo từng học kỳ), thời khóa biểu các lớp ... được lưu trữ đầy đủ song song trên

cả hai hệ thống là sổ sách và phần mềm chuyên dụng cũng như các tập tin trên máy

tính của Phòng ĐTĐH và CTSV. Riêng các bài thi kết thúc học phần của sinh viên

theo từng môn học được lưu trữ một cách khoa học và riêng biệt tại Phòng Khảo thí

và Đảm bảo chất lượng, thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết, và cũng đã thiết

lập hệ thống các sổ sách giao, nhận bài thi. Phòng ĐTĐH & CTSV mở sổ theo dõi

cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên để hạn chế các sai sót, thất lạc [H4.04.06.01].

Hiện tại, Trường đã đầu tư và đưa vào sử dụng một hệ thống phần mềm chuyên

nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu một cách khoa học và hệ thống nhằm phục vụ

cho hoạt động đào tạo của trường trong đó, sinh viên và cả giảng viên được chia sẻ

và sử dụng các thông tin liên quan đến đào tạo như đăng ký môn học (theo học chế

tín chỉ), quản lý điểm, được thông báo thời khóa biểu học tập và giảng dạy một

cách kịp thời, cập nhật và tự động hóa.

Danh sách, hồ sơ, thông tin về sinh viên các khóa sau khi đã tốt nghiệp vẫn

còn được lưu giữ tại phòng Đào tạo đại học và Công tác sinh viên theo đúng quy

định. Tuy nhiên, các thông tin cập nhật về tình hình việc làm và thu nhập của các

sinh viên này sau khi đã ra trường chưa được thu thập đầy đủ, thường xuyên và

chưa được đưa vào hệ thống quản lý dữ liệu trên máy tính một cách kịp thời và có

hệ thống

2. Những điểm mạnh

- Ngay từ khi thành lập, hệ thống lưu trữ thông tin về hoạt động đào tạo của

trường đã được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, khoa học; phần lớn thông

tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động đào tạo được lưu trữ trên cả hai hệ thống: sổ

sách và phần mềm máy tính, thuận tiện cho công tác tra cứu và xử lý các số liệu

thống kê khi cần thiết.

- Nhà trường cũng đã đầu tư kinh phí để triển khai áp dụng một phần mềm

chuyên dụng về đào tạo, thuận tiện cho việc truy cập thông tin của giảng viên và

Page 62: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

62

sinh viên cũng như lưu trữ toàn bộ các thông tin về đào tạo của trường phục vụ kịp

thời cho công tác quản lý.

3. Những tồn tại

- Nhà trường chưa tiến hành xây dựng được cơ sở dữ liệu một cách có hệ

thống và cập nhật được các thông tin về tình hình việc làm, thu nhập của sinh viên

sau khi ra trường hàng năm. Nguyên nhân một phần do Trường mới được thành

lập, lượng sinh viên ra trường chưa nhiều và sinh viên làm việc ở nhiều tỉnh thành

khác nhau, thông tin liên lạc có sự thay đổi gây khó khăn. Bên cạnh đó, chưa có bộ

phận quản lý cựu sinh viên làm đầu mối giúp cho nhà trường cập nhật các thông tin

liên quan đến hoạt động, việc làm, thu nhập của đối tượng này

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ năm học 2014-2015, tiếp tục duy trì định kỳ hàng năm, với sự hợp tác của

các doanh nghiệp, nhà trường tiến hành công tác khảo sát nhu cầu và cập nhật các

thông tin về lực lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với Hội SV của trường để thành lập bộ phận quản lý cựu SV hoặc

Câu lạc bộ Cựu sinh viên để làm đầu mối thu thập các thông tin cần thiết và triển

khai các hoạt động nhằm duy trì mối quan hệ của trường đối với đối tượng này.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt

Tiêu chí 4.7. Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học

sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu

cầu của xã hội.

1. Mô tả

Đánh giá chất lượng đào tạo là công tác được nhà trường rất quan tâm và hằng

năm nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động để thực hiện mục tiêu này như tiến

hành khảo sát sinh viên các hệ đào tạo, khảo sát ý kiến của giảng viên và cán bộ

trong năm học [H4.04.07.01], tiến hành Tự đánh giá trong Kiểm định chất lượng

giáo dục của nhà trường... Trong năm 2008, Trường đã tiến hành một cuộc điều tra

khảo sát chọn mẫu đối với cựu sinh viên các khóa về nhu cầu và ý kiến của họ về

Page 63: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

63

chất lượng đào tạo đối với công việc sau khi ra trường [H4.04.07.02]. Trong năm

học 2013-2014, Trường đã tiến hành khảo sát ý kiến của 1.119 sinh viên hệ chính

quy tốt nghiệp năm 2014 về chất lượng khóa học [H4.04.07.03]. Đặc biệt năm

2011, thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá của doanh nghiệp đối với

sản phẩm đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế” đã cung cấp nhiều

thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng

đào tạo. Các hoạt động khảo sát này đều được lập kế hoạch một cách chi tiết cụ thể

và được nhà trường phê duyệt về kinh phí để triển khai.

Trường cũng đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo để lấy ý kiến của doanh nghiệp,

các giảng viên, các chuyên gia nhằm điều chỉnh chương trình, nội dung và phương

pháp đào tạo của mình [H4.04.07.04]. Từ năm 2003 đến nay, trường đã 3 lần điều

chỉnh lại chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình mới và yêu cầu của xã

hội. Nhiều chuyên ngành đào tạo mới được mở thêm nhằm đáp ứng nhu cầu về

nhân lực của các doanh nghiệp, của xã hội trong lĩnh vực tương ứng như chuyên

ngành Marketing (năm 2005), chuyên ngành Kế hoạch – Đầu tư (năm 2009),

chuyên ngành Ngân hàng (năm 2011) và nhiều chuyên ngành đủ điểu kiện nâng lên

thành ngành cấp IV như: Ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh doanh nông nghiệp,

Kiểm toán, Marketing, Quản trị nhân lực, Kinh doanh thương mại (năm 2014). Và

nhiều chuyên ngành sau đại học cũng được mở ra như: chuyên ngành Thạc sỹ Quản

lý kinh tế, Tiến sỹ Quản trị kinh doanh, ... [H4.04.07.05]. Trường cũng đã có kế

hoạch tổng thể dài hạn chuyển đổi quy trình đào tạo từ hình thức niên chế sang đào

tạo tín chỉ nhằm phù hợp với yêu cầu của xã hội nhằm nâng cao tính chủ động của

người học [H4.04.07.06].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã triển khai khá nhanh nhiều hoạt động nhằm đánh giá chất lượng

đào tạo, trong đó có cả đối tượng cựu sinh viên các khóa; lấy ý kiến của doanh

nghiệp nhằm điều chỉnh các hoạt động đào tạo của nhà trường để phù hợp hơn với

Page 64: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

64

yêu cầu xã hội. Nhiều chuyên ngành học được mở thêm nhằm đáp ứng nhu cầu cao

của xã hội và thu hút được rất nhiều sinh viên theo học.

3. Những tồn tại

Trường chưa tiến hành được việc đánh giá chất lượng đào tạo đối với người

học sau khi tốt nghiệp ra trường một cách có hệ thống và mang tính lâu dài.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ năm học 2014-2015, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch đánh

giá chất lượng đào tạo hàng năm đối với tất cả các đối tượng người học, doanh

nghiệp (trong đó có cả các cựu sinh viên). Dựa trên kết quả các cuộc khảo sát, đánh

giá này để lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm nhằm điều chỉnh

hoạt động đào tạo theo hướng ngày càng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của doanh

nghiệp và xã hội, thực hiện tốt sứ mạng và nhiệm vụ được giao.

5. Tự đánh giá: Đạt

KẾT LUẬN

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức

đào tạo một cách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người

học. Nhà trường giao quyền chủ động cho các khoa và bộ môn trong các quy trình

kiểm tra và đánh giá người học; đối với mỗi hình thức đào tạo, trường đã xây dựng

quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp, nghiêm túc, chính xác, khách quan và công

bằng, đúng quy định.

Nhà trường đã có bộ phận quản lý kết quả học tập của sinh viên và hệ thống sổ

sách lưu trữ điểm rõ ràng, chính xác, an toàn. Hệ thống văn bằng được cấp đúng

quy định, sổ cấp văn bằng rõ ràng, thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho công tác đổi

mới phương pháp giảng dạy, chú trọng công tác bồi dưỡng về phương pháp giảng

dạy cũng như công tác kiểm tra đánh giá đối với cán bộ giảng dạy trẻ.

Page 65: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

65

Bên cạnh những mặt mạnh cơ bản, vẫn còn một số vấn đề hạn chế trong hoạt

động đào tạo của trường, điển hình như: việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa

được thực hiện đồng đều giữa các bộ môn và các khoa do đặc trưng của từng môn

học, từng chuyên ngành; chưa có các cuộc tổng kết rút kinh nghiệm hằng năm để

nhân rộng. Nhà trường chưa có hệ thống lưu trữ thông tin về tình hình việc làm và

thu nhập của cựu sinh viên; chưa có kế hoạch định kỳ đánh giá chất lượng đào tạo

đối với người học sau khi ra trường.

Page 66: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

66

Tiêu chuẩn 5 ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIẢNG VIÊN VÀ

NHÂN VIÊN Mở đầu

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Đại học

Huế luôn xác định xây dựng và phát triển đội ngũ là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Trong giai đoạn 2010-2015, nhà trường đã thực hiện tốt kế hoạch tuyển dụng cán

bộ giảng viên và bổ nhiệm cán bộ quản lý, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều cán

bộ giảng viên và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ trong và ngoài nước, được phát huy và đảm bảo quyền dân chủ trong

trường đại học và được khuyến khích đổi mới phương pháp giảng dạy. Đội ngũ cán

bộ quản lý của trường đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức và năng

lực công tác; đội ngũ giảng viên có năng lực, trẻ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ

đào tạo. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên ngày càng được trẻ hoá, năng động trong

công tác.

Tiêu chí 5.1. Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên

và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng,

nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu

chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch.

1. Mô tả

Công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên,

quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý được Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

xác định là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đồng thời là nhân tố có

ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành sứ mạng và mục tiêu phát triển của nhà trường.

Về công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, hàng năm kế hoạch

tuyển dụng cán bộ hợp đồng lao động tạo nguồn được nhà trường thông báo đến

các đơn vị trực thuộc để đăng ký số lượng, chỉ tiêu tuyển dụng [H5.05.01.01]. Sau

khi các đơn vị đề xuất số lượng chỉ tiêu tuyển dụng, Trường tiến hành họp và xem

xét nhu cầu công tác của từng đơn vị, đồng thời dựa trên kế hoạch chiến lược phát

Page 67: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

67

triển để duyệt số lượng chỉ tiêu cần tuyển và thông báo đến các đơn vị bằng văn

bản [H5.05.01.02]. Thông tin tuyển dụng được thông báo rộng rải và công khai trên

các phương tiện thông tin đại chúng [H5.05.01.03]. Để đảm bảo công tác tuyển

dụng được thực hiện theo đúng quy trình, Trường đã ban hành văn bản hướng dẫn

thực hiện quy định tuyển dụng của Đại học Huế, trong đó có hướng dẫn quy định

về tiêu chuẩn và quy trình tuyển dụng [H5.05.01.04]. Các vòng thi tuyển được tổ

chức rất chặt chẽ từ các bước như: thành lập Hội đồng tuyển dụng Trường và các

Tiểu ban chuyên môn chấm thi tại các đơn vị; tổ chức thi giảng (đối với cán bộ

giảng dạy) hoặc thi chuyên môn nghiệp vụ (cán bộ hành chính); thi phỏng vấn tại

vòng 2 (Hội đồng tuyển dụng Trường) [H5.05.01.05]. Song song với công tác

tuyển dụng, Trường luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ

giảng viên và nhân viên. Trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát

triển đội ngũ trong kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế

[H5.05.01.06]. Để thực hiện tốt công tác này, Trường đã ban hành Quy định tạm

thời về công tác xây dựng, phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ [H5.05.01.07],

đặc biệt là triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ chuyên môn trong từng giai đoạn

theo chủ trương của Đại học Huế [H5.05.01.08].

Về công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý, Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế đã

triển khai có hiệu quả từ khâu quy hoạch cán bộ quản lý trong từng nhiệm kỳ

[H5.05.01.09]. Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý của Trường Đại học Kinh tế

được thực hiện đúng Quy định phân cấp quản lý ban hành theo Quyết định số

1069/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 15/12/2005 và Quy trình của Đại học Huế

[H5.05.01.10]. Ngoài quy trình, tiêu chuẩn bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định, quy trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức vụ quản

lý khác được Đại học Huế hướng dẫn rất rõ ràng. Tương ứng với mỗi cấp quản lý

sẽ có các quy trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm khác nhau [H5.05.01.11]. Công tác bổ

nhiệm cũng được tổ chức rất chặt chẽ từ các bước như: báo cáo Đại học Huế về chủ

trương bổ nhiệm; thành lập tổ lấy phiếu tín nhiệm; tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín

Page 68: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

68

nhiệm; …[H5.05.01.12]. Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý của Trường Đại học

Kinh tế đã đáp ứng được mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện

cụ thể của nhà trường. Phần lớn trưởng các đơn vị trực thuộc có học vị tiến sĩ, đạt

ngạch giảng viên chính và chuyên viên chính, phù hợp với các vị trí công việc đảm

nhận [H5.05.01.13].

2. Những điểm mạnh

- Nhà trường có kế hoạch, quy trình và tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

quản lý rõ ràng.

- Trường Đại học Kinh tế đã có kế hoạch chiến lược dài hạn về đào tạo và phát

triển đội ngũ.

3. Những tồn tại

Trong những năm vừa qua, việc quy hoạch cán bộ chuyên môn và triển khai

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tại các đơn vị trực thuộc còn chậm và chưa thực sự

chủ động.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Bắt đầu từ năm 2014, tiến hành xây dựng quy hoạch chuẩn hoá chức danh

cho từng đơn vị trực thuộc. Kế hoạch sẽ được thực hiện từ cấp bộ môn, tổ đến cấp

khoa, phòng và trường.

- Trong năm 2014, trường tiến hành xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút

các giảng viên giỏi từ nhiều nguồn trong và ngoài nước đến làm việc tại Trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm

bảo các quyền dân chủ trong trường Đại học

1. Mô tả

Từ năm 2010 đến nay, nhằm thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà

trường được ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3

năm 2000 của Bộ GD&ĐT [H5.05.02.01]; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

đã Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ [H5.05.02.02] nhằm cụ thể hoá những quy

Page 69: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

69

định trong Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT cho phù hợp với thực tế của nhà

trường. Thực hiện “03 công khai” đối với các cơ sở giáo dục theo tinh thần Thông

tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT [H5.05.02.03].

Hàng năm, nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức Hội nghị Cán bộ,

công chức [H5.05.02.04] nhằm tạo môi trường dân chủ để cán bộ quản lí, giảng

viên và nhân viên tham gia đóng góp ý kiến góp phần hoàn chỉnh các chủ trương

và kế hoạch hoạt động của Trường.

Đối với một số chủ trương lớn như Chiến lược phát triển của nhà trường, Quy

chế chi tiêu nội bộ, phân công kế hoạch giảng dạy, xét duyệt đề tài Nghiên cứu

khoa học được phổ biến rộng rãi, công khai đến các khoa, phòng chức năng nhằm

thu thập ý kiến đóng góp của đông đảo cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên

trong toàn trường [H5.05.02.05]. Các ý kiến đóng góp, đề xuất được các đơn vị

tổng hợp thành báo cáo trình lãnh đạo nhà trường xem xét, giải quyết theo đúng

quy trình nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chỉnh sửa các quy chế, nội

quy phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học [H5.05.02.06].

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nhiệm

vụ chính trị của nhà trường đã được phổ biến rộng rãi để toàn thể cán bộ giáo viên

cùng biết, cùng bàn, cùng làm và cùng kiểm tra.

Trong công tác nhân sự, trường luôn đảm bảo tính dân chủ, công khai khi tiến

hành tuyển dụng cán bộ viên chức, tôn trọng ý kiến đề nghị của các Khoa, Bộ môn;

thông báo công khai kết quả xét tuyển dụng [H5.05.02.07]. Trong công tác quản lý

tài chính và tài sản công, các khoản thu chi, kế hoạch tài chính đều được toàn thể

cán bộ công chức trong nhà trường bàn bạc thảo luận dân chủ, công khai đúng theo

quy định của nhà nước được thể hiện rõ qua báo cáo tài chính tại “Hội nghị cán bộ

công chức” hàng năm [H5.05.02.08]. Ban thanh tra nhân dân kiểm tra các hoạt

động của các đơn vị, thanh tra giám sát việc thực hiện qui chế dân chủ, lắng nghe ý

kiến quần chúng, phát hiện những vi phạm qui chế dân chủ trong nhà trường, báo

cáo kịp thời cho Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng; đồng thời đề xuất ý kiến và

Page 70: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

70

các biện pháp khắc phục [H5.05.02.09]. Công đoàn trường và công đoàn bộ phận

đã phát huy tốt vai trò là người đại diện cho người lao động. Định kỳ 6 tháng 01 lần

(vào quý I và quý III), Ban giám hiệu trường và Ban thường vụ công đoàn trường

tổ chức cuộc họp liên tịch, qua đó Ban giám hiệu lắng nghe tâm tư nguyện vọng,

phản ánh của công đoàn viên (thông qua tổ chức công đoàn) về công tác chuyên

môn, công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi của người lao động, về thực hiện

qui chế dân chủ trong nhà trường [H5.05.02.10]. Với môi trường dân chủ được tạo

dựng, cán bộ viên chức trong trường có điều kiện phát huy hết khả năng của mình,

yên tâm, ổn định trong công tác chuyên môn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Nhà trường duy trì hòm thư góp ý đặt tại khu Hiệu bộ để đông đảo cán bộ viên

chức và sinh viên có điều kiện góp ý rộng rãi, hoặc gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Hòm thư được giao cho Ban thanh tra nhân dân quản lý, xử lý thông tin và báo cáo

với lãnh đạo trường. Cho đến nay, không có đơn thư nào gửi đến hòm thư góp ý mà

chỉ gửi trực tiếp cho lãnh đạo Trường và đã được lãnh đạo trường trực tiếp xử lý,

giải quyết kịp thời, thoả đáng, không để dư luận xấu xảy ra [H5.05.02.11].

2. Những điểm mạnh

- Trường đã thực hiện tốt qui chế dân chủ trong trường học, thực sự tạo được

môi trường dân chủ, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác.

- Các ý kiến phản ánh, góp ý, khiếu nại được tôn trọng và giải quyết kịp thời,

thoả đáng.

3. Những tồn tại

- Lãnh đạo trường chưa có lịch cụ thể hàng tuần trong việc tiếp cán bộ viên

chức trong trường

- Do các thành viên của Ban thanh tra phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên

công tác của Ban thanh tra nhân dân chưa được thường xuyên, chuyên trách.

Page 71: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

71

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trường lên lịch tiếp cán bộ viên chức định kỳ hàng tháng, tổ chức đối thoại

với cán bộ viên chức trong nhà trường.

- Nhà trường tăng cường hoạt động của Ban thanh tra trong công tác kiểm tra,

giám sát lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính và cơ sở vật chất.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.3. Có chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và

giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.

1. Mô tả

Xác định nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng trong công tác đào tạo và

nghiên cứu khoa học, Trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ

cán bộ, GV tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.

Về mặt hỗ trợ thời gian, đối với các cán bộ giảng viên tham gia đào tạo, bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong nước, nhà trường có chính sách giảm khối

lượng công việc tại đơn vị (giảm số giờ định mức giảng dạy) để giảng viên hoàn

thành tốt chương trình đào tạo [H5.05.03.01]. Cán bộ giảng viên tham gia đào tạo,

bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài được tạo điều kiện học tập theo thời gian cụ

thể của khoá học. Trường hợp giảng viên cần thực hiện các hoạt động trước khi bắt

đầu khoá học ở nước ngoài như học chương trình tiền du học, làm thủ tục,... được

nhà trường tạo điều kiện để tham gia các hoạt động này [H5.05.03.02]. Đặc biệt,

trường hợp giảng viên vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ có cơ hội được học tiếp

tiến sĩ cũng được nhà trường tạo điều kiện để tham gia khóa học [H5.05.03.03].

Đối với giáo viên trẻ mới tuyển dụng và trong thời gian tập sự, việc bồi dưỡng môn

học ở các trường đại học khác trong nước là yêu cầu có tính bắt buộc và được quy

định cụ thể bằng văn bản [H5.05.03.04]. Bên cạnh đó, Trường cũng rất linh hoạt

đối với các giáo viên trẻ có nhu cầu và trúng tuyển các khóa học thạc sỹ để nâng

cao trình độ chuyên môn, cụ thể là cán bộ giảng viên đang trong thời gian tập sự

nếu có cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt ở

Page 72: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

72

nước ngoài cũng được nhà trường xem xét tạo điều kiện tham gia dự tuyển và đi

học [H5.05.03.05]. Ngoài ra, cán bộ, giảng viên có nhu cầu bồi dưỡng ngắn hạn,

tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề cũng được nhà trường hỗ trợ về thời gian

để tham gia khoá học, hội thảo [H5.05.03.06].

Bên cạnh hỗ trợ về thời gian, Trường còn hỗ trợ về thông tin, quan tâm viết

thư giới thiệu và ký kết, hợp tác với các trường đại học ở nước ngoài để gửi cán bộ

giảng viên đi đào tạo. Thông tin về các khoá học, các nguồn học bổng được Trường

thông báo rộng rãi đến các đơn vị trực thuộc [H5.05.03.07]. Nhà trường đã quan

tâm viết thư giới thiệu cho các giảng viên có nhu cầu tìm kiếm các học bổng du học

[H5.05.03.08]. Trường thực hiện việc liên kết với các tổ chức, các trường đại học

nước ngoài (như Đại học Sydney - Úc, Đại học Rennes 1 – Pháp…) để gửi cán bộ

giảng viên đi trao đổi môn học và học sau đại học. Trong giai đoạn 2005-2009, đã

có 13 lượt cán bộ giảng viên được cử đi học theo các chương trình hợp tác này

[H5.05.03.09].

Nhà trường đã có nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ về mặt tài chính cho

đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ ở trong và ngoài nước. Điều này được thể chế hoá bằng “Quy định chế độ đi học

tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ” [H5.05.03.10]. Cán bộ,

giảng viên đi học dài hạn ở nước ngoài vẫn được hưởng 50% các khoản phúc lợi

vào các dịp lễ, tết [H5.05.03.11].

Bằng việc triển khai đồng bộ các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, số

lượng cán bộ, giảng viên tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng tăng lên nhanh

chóng. Trong 5 năm qua (giai đoạn 2007 - 2012), Trường đã cử 125 lượt cán bộ đi

học sau đại học và 117 lượt cán bộ đi bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, trong đó tỷ

lệ giảng viên đi học sau đại học ở các cơ sở đào tạo nước ngoài chiếm trên 65%

[H5.05.03.12]. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, chất lượng đội ngũ cán bộ,

giảng viên đã tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2008 số lượng giảng viên của

Page 73: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

73

trường có trình độ sau đại học là 57 người, thì đến năm 2012 đã tăng lên 127 người,

tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 22,17% [H5.05.03.13].

2. Những điểm mạnh

- Trường Đại học Kinh tế đã có chính sách và xây dựng văn bản quy định cụ

thể chế độ đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong

nước. Các quy định này được bổ sung, điều chỉnh theo từng giai đoạn và tạo điều

kiện thuận lợi cho cán bộ giảng viên tham gia bồi dưỡng trong và ngoài nước.

- Trường có các chính sách và biện pháp rất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi

để các giảng viên trẻ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Những tồn tại

- Mặc dù giảng viên đi học nước ngoài đã được hưởng các chế độ ưu đãi về tài

chính như chi phí đi lại trong nước để làm thủ tục hộ chiếu, visa. Tuy nhiên, chế độ

này chưa được cụ thể hoá thành văn bản.

- Chưa tổ chức hội nghị đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ năm học 2014-2015, bổ sung văn bản quy định chế độ ưu đãi về tài chính

cho cán bộ giảng viên đi học tập bồi dưỡng ở nước ngoài.

- Tính từ năm 2015 trở về sau, Trường tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá tình

hình thực hiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên giai đoạn 2010 - 2015.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.4: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản

lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao

1. Mô tả

Đội ngũ cán bộ quản lý của trường có 30 cán bộ quản lý từ trưởng, phó các

đơn vị trực thuộc đến hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Trong đó, có 08 PGS.TS

(26,67%), 8 tiến sĩ (26,67%), 12 thạc sĩ (40%), 02 cử nhân (6,66%) H5.04.01]; về

cơ cấu giới tính, có 26 nam (chiếm tỷ lệ 86,66%) và 4 nữ (chiếm tỷ lệ 13,34%).

Page 74: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

74

Qua số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý của Trường có trình độ từ thạc sĩ

trở lên chiếm tỷ lệ cao (93,34%), đồng thời có cơ cấu tương đối hợp lý về giới tính.

Đội ngũ cán bộ quản lý của trường được bổ nhiệm theo từng nhiệm kỳ và theo

đúng qui trình bổ nhiệm và các qui định tiêu chuẩn đối với từng chức danh do Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế ban hành [H5.05.04.01]. Trên cơ sở các qui định

này, nhà trường đã bố trí đội ngũ cán bộ quản lý với cơ cấu hợp lý về trình độ

chuyên môn, cơ bản đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định. Hiện nay, Trường có

63,64% các cán bộ quản lý giữ chức vụ trưởng khoa, trưởng phòng và giám đốc các

trung tâm có chức danh phó giáo sư và học vị tiến sĩ.

Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đảm bảo về số lượng, có phẩm chất đạo

đức tốt, nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với công việc. Trong giai đoạn 2009-

2013, đội ngũ cán bộ quản lý của trường, các tập thể lãnh đạo đã được tặng nhiều

bằng khen các cấp, danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp [H5.05.04.02]. Đặc biệt, năm

2013, Trường có 01 nhà giáo được Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo tặng bằng

khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, đào tạo giai đoạn 2008-

2013 [H5.05.04.03]. Không có cán bộ quản lý nào vi phạm qui chế dân chủ hoặc bị

kỷ luật.

Ban giám hiệu trường đã thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở và giải quyết có

hiệu quả những vấn đề của Trường như phương hướng hoạt động, bình xét thi đua,

hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác sinh viên. [H5.05.04.04]. Trong

mỗi đơn vị đào tạo, có ban chủ nhiệm khoa, chi bộ, ban chấp hành công đoàn bộ

phận, đoàn thanh niên. Những việc liên quan đến hoạt động của đơn vị được trao

đổi thống nhất trong đội ngũ lãnh đạo từng đơn vị và toàn thể cán bộ giảng viên

trong đơn vị [H5.05.04.05].

Việc đánh giá về năng lực và sự phù hợp của các cá nhân cán bộ quản lý với vị

trí công tác đảm trách được nhà trường thực hiện dưới nhiều hình thức như: họp

các chi bộ, đảng bộ trường; hội nghị cán bộ công chức, đại hội công đoàn, hòm thư

góp ý hoặc có thể trực tiếp gặp Ban giám hiệu trường [H5.05.04.06]. Thông qua

Page 75: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

75

các hình thức trên đã đánh giá đúng cán bộ quản lý về năng lực chuyên môn, uy tín

và có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện đúng qui định và quyền hạn của mình

[H5.05.04.07]; tạo được sự ủng hộ, hợp tác của đội ngũ cán bộ viên chức, xây dựng

được khối đoàn kết nhất trí cao trong các mặt hoạt động của nhà trường.

Nhà trường cũng đã có những chính sách, chế độ đãi ngộ nhằm tạo động lực

thu hút, động viên đội ngũ cán bộ quản lý toàn tâm, toàn ý phục vụ nhà trường

[H5.05.04.08].

2. Những điểm mạnh

- Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đảm bảo về số lượng, có phẩm chất đạo

đức tốt, nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với các công việc được giao.

- Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp đúng các qui trình và tiêu chuẩn

nên đội ngũ cán bộ quản lý của trường đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất, đạo

đức, năng lực và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

3. Những tồn tại

Công tác nhận xét, đánh giá năng lực của cán bộ quản lý chưa được thực hiện

một cách thường xuyên và đầy đủ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trong những năm tới, trường triển khai nghiêm túc và thường xuyên hơn nữa

công tác đánh giá tổng kết hàng năm về năng lực, tinh thần trách nhiệm công tác và

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong toàn trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.5. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và

nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục

nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/ giảng viên.

1. Mô tả

Tính đến thời điểm 15/11/2013, tổng số cán bộ giảng viên cơ hữu của Trường

Đại học Kinh tế là 218 người, trong đó có 25 tiến sĩ, 10 phó giáo sư và 112 thạc sĩ,

tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 62,84% [H5.05.05.01]. Như vậy,

Page 76: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

76

Trường Đại học Kinh tế đã đạt được mục tiêu về tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ

trở lên theo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 –

2020 của Chính phủ. Ngoài ra, hàng năm Trường mời thêm giảng viên ở các trường

đại học trong và ngoài Đại học Huế đến giảng dạy các học phần thuộc khối kiến

thức giáo dục đại cương cho các lớp đại học và giảng dạy một số học phần của các

lớp cao học, đặc biệt có các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy cho 2 chương trình

hợp tác đào tạo. Trong tổng số đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Trường, số

lượng giảng viên ở các trường đại học thành viên Đại học Huế chiếm từ 90 - 95%.

Ước tính bình quân hàng năm có khoảng 100 – 120 giảng viên được Trường mời

đến giảng dạy, trong đó 100% giảng viên có trình độ sau đại học. [H5.05.05.02].

Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế là cơ sở đào tạo đa ngành trong lĩnh vực

kinh tế với 5 ngành đào tạo đại học (trong đó có 15 chuyên ngành), 3 chuyên ngành

đào tạo thạc sĩ và 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ [H5.05.05.03]. Tổng số sinh viên

hệ chính quy của Trường trong năm học 2012 – 2013 đạt đến 6.398 sinh viên, tỷ lệ

sinh viên chính quy/giảng viên quy đổi đạt 30,69 sinh viên/1 giảng viên

[H5.05.05.04]. Ở các Bộ môn trực thuộc Khoa đều đảm bảo ít nhất 1 giảng viên

đảm nhận 1 học phần [H5.05.05.05]. Số liệu thống kê năm học 2012 – 2013 cho

thấy, bình quân số tiết giảng dạy/1 giảng viên đạt 719,24 giờ [H5.05.05.06].

Mặt khác, đội ngũ giảng viên của Trường có đủ số lượng và trình độ chuyên

môn để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Trong giai đoạn 2011 –

2013, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học được đăng ký là 103 đề tài, trong đó có

78 đề tài cấp Trường, 24 đề tài cấp Đại học Huế và 1 đề tài cấp Bộ trọng điểm

[H5.05.05.07]. Bên cạnh đó, một số giảng viên của Trường có đủ trình độ chuyên

môn và ngoại ngữ để hợp tác thực hiện các nghiên cứu và chương trình dự án với

các đối tác nước ngoài. Tính từ năm 2003 đến nay, Trường đã triển khai thực hiện

20 Chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài

[H5.05.05.08]. Theo số liệu thống kê năm học 2012 – 2013, tỷ lệ nghiên cứu/giảng

dạy của giảng viên đạt 8,33% [H5.05.05.09].

Page 77: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

77

2. Những điểm mạnh

- Đội ngũ giảng viên của Trường có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng

nhiệm vụ đào tạo và nghiên cưu khoa học.

- Trường có nhiều giảng viên giỏi đủ năng lực tư vấn, lập và quản lý, điều

hành các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước.

3. Những tồn tại

- Tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên quy đổi của Trường vẫn còn cao; số giờ

nghiên cứu khoa học vẫn còn thấp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên quy đổi là 20/1.

Để thực hiện được điều này, Trường tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng theo

hướng nâng cao chất lượng, ưu tiên tuyển những người có trình độ sau đại học,

đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ.

- Xây dựng chính sách khuyến khích giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ

tham gia nghiên cứu khoa học nhằm tăng tỷ lệ nghiên cứu khoa học/giảng dạy.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.6. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà

giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu

chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng

yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

1.Mô tả:

Theo số liệu thống kê tại thời điểm 15/11/2013, tổng số cán bộ giảng viên cơ

hữu của Trường Đại học Kinh tế là 218 người, trong đó có 25 tiến sĩ, 10 phó giáo

sư và 112 thạc sĩ, 81 cử nhân, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 62,8%

[H5.05.06.01]. Điều này cho thấy cán bộ giảng viên của Trường đạt trình độ chuẩn

được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Đội ngũ giảng viên của Trường đã được

sàng lọc và tuyển chọn ngay từ khâu tuyển dụng, do đó 100% giảng viên của

Page 78: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

78

Trường được bố trí công việc giảng dạy phù hợp với chuyên môn được đào tạo

[H5.05.06.02].

Về trình độ ngoại ngữ, do yêu cầu tối thiểu về trình độ C tiếng Anh đối với cán

bộ giảng dạy khi tham gia tuyển dụng nên 100% giảng viên của Trường có trình độ

tiếng Anh C trở lên [H5.05.06.03]. Hơn thế nữa, đội ngũ giảng viên của Trường

phần lớn được đào tạo tại các cơ sở nước ngoài nên có trình độ cao về ngoại ngữ,

đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, số lượng

giảng viên của trường đã tốt nghiệp đại học và sau đại học hoặc đang tham gia các

khóa học thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài là 102 giảng viên, chiếm

50,25% [H5.05.06.04]. Với thế mạnh này đã tạo cơ sở cho Trường chủ động hợp

tác, liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài, trước hết phải kể đến hai chương

trình đào tạo cử nhân liên kết với nước ngoài: Chương trình đào tạo đồng cấp bằng

chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa

Pháp và Chương trình tiên tiến chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp – Tài chính,

liên kết với Đại học Sydney, Úc [H5.05.06.05]. Bên cạnh đó, nhiều chương trình và

dự án nghiên cứu với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính

phủ ở nước ngoài đã và đang được triển khai có hiệu quả [H5.05.06.06].

Về trình độ tin học, ngoài yêu cầu tối thiểu về chứng chỉ tin học văn phòng,

phần lớn giảng viên của trường sử dụng thành thạo các phần mềm tin học trong

giảng dạy và nghiên cứu khoa học, như phần mềm kế toán và các phần mềm thống

kê (SPSS, Amos, Eview, Stata, Deap, LIMDEP...). Đặc biệt, Trường có đội ngũ

giảng viên ở Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế có trình độ chuyên môn rất cao

trong lĩnh vực tin học cũng như hệ thống thông tin quản lý [H5.05.06.07].

2. Những điểm mạnh

- Đội ngũ giảng viên trẻ có năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, năng

động và sáng tạo, có khả năng nhanh chóng hội nhập với khu vực và quốc tế. Có

nhiều giảng viên giỏi đủ năng lực tư vấn, lập và quản lý, điều hành các dự án hợp

tác trong nước và nước ngoài.

Page 79: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

79

3. Những tồn tại

- Số lượng giảng viên của Trường có học vị tiến sĩ vẫn còn thấp.

- Một số ít giảng viên còn hạn chế về khả năng sử dụng ngoại ngữ.

4. Kế hoạch hành động

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điền kiện thuận lợi cho

giảng viên đi học sau đại học, đặc biệt ưu tiên các giảng viên đi học sau đại học ở

nước ngoài.

- Bắt đầu từ năm 2014, Trường sẽ phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế trong việc bồi dưỡng Tiếng Anh cho

giảng viên của Trường trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ 2020.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5.7. Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác

chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo quy định.

1. Mô tả

Nhằm thực hiện được sứ mạng và mục tiêu phát triển đã đề ra trong kế hoạch

chiến lược, trong những năm gần đây Trường Đại học Kinh tế luôn chú trọng đến

chính sách phát triển đội ngũ giảng viên để vừa đảm bảo kinh nghiệm công tác

chuyên môn vừa được trẻ hóa.

Xét về thâm niên công tác, hiện nay đội ngũ giảng viên của Trường có bình

quân thâm niên công tác là 9,22 năm. Theo kết quả thống kê số năm công tác của

218 giảng viên Trường Đại học Kinh tế, tỷ lệ cán bộ giảng dạy có thâm niên công

tác dưới 10 năm chiếm đến 65,14%; tỷ lệ giảng viên có số năm công tác từ 10 đến

dưới 20 năm chiếm 24,77%; trong khi đó tỷ lệ giảng viên có từ 20 năm làm việc

trong ngành chỉ chiếm 10,09% [H5.05.07.01].

Độ tuổi của đội ngũ giảng dạy trong toàn trường nhìn chung còn trẻ, cụ thể:

bình quân chung tuổi đời của đội ngũ giảng viên là 32,15 tuổi. Kết quả thống kê về

độ tuổi của 218 giảng viên của Trường cho thấy, tỷ lệ giảng viên dưới 30 tuổi

Page 80: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

80

chiếm 48,62%; tỷ lệ giảng viên có độ tuổi từ 30 đến dưới 50 chiếm 42,20% và từ

50 tuổi trở lên chỉ chiếm 9,17% [H5.05.07.02].

Sự trẻ hóa về độ tuổi cũng như số năm công tác của đội ngũ giảng viên còn

thấp bắt nguồn từ nguyên nhân chủ yếu là do Trường mới được thành lập trong

vòng hơn 10 năm. Chính vì thế, trong quá trình phát triển, Trường phải tuyển dụng

thêm nhiều giảng viên phần lớn có tuổi đời còn rất trẻ và số năm công tác trong

giảng dạy còn thấp. Đây chính là một trong những khó khăn mà Trường Đại học

Kinh tế gặp phải trong những năm đầu mới thành lập. Tuy nhiên, Trường đã có

nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho đội ngũ giảng

viên trẻ như khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các

khóa đào tạo sau đại học, đồng thời khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu

khoa học và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu với các đối tác

nước ngoài.

2. Những điểm mạnh

- Trường có đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ, năng động và sáng tạo, có khả năng

nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, là yếu tố cơ bản để Trường nhanh

chóng đổi mới, tiếp cận khoa học tiên tiến, hiện đại.

- Trường Đại học Kinh tế ngày nay có truyền thống xây dựng và phát triển gần

45 năm. Vì vậy, có nhiều cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để đào

tạo các bậc sau đại học, làm nền tảng cho sự phát triển về đội ngũ của trường sau

này.

3. Những tồn tại

- Chưa có sự cân đối về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội

ngũ giảng viên.

- Chưa có các chính sách, chế độ ưu đãi cụ thể để thu hút những người có trình

độ sau đại học và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về làm việc tại

trường.

Page 81: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

81

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, nhà trường xây dựng cơ chế chính sách hấp

dẫn nhằm thu hút những người có trình độ sau đại học về công tác tại trường.

- Từ năm học 2013 – 2014, nhà trường tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện

về thời gian và kinh phí cho đội ngũ cán bộ giảng dạy tham gia các hoạt động

chuyên môn, nghiệp vụ và học tập ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ

và kinh nghiệm công tác từ các dự án, chương trình hợp tác đào tạo trong và ngoài

nước theo đúng chuyên ngành.

- Trên cơ sở các Chương trình liên kết đào tạo đã được triển khai, trong giai

đoạn 2015 – 2020, Trường đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong

và ngoài nước để triển khai các chương trình đào tạo, nghiên cứu và dự án phát

triển kinh tế tại các địa phương để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng dạy, đặc

biệt là cán bộ trẻ tham gia nhằm góp phần tích lũy kinh nghiệm công tác, gắn lý

thuyết trong quá trình giảng dạy với thực tiễn bên ngoài.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt

Tiêu chí 5.8: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên

môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả

cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả

Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên, Trường

Đại học Kinh tế đã thực hiện tốt công tác tuyển chọn đội ngũ kỹ thuật viên, nhân

viên đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện

các nhiệm vụ nhằm đạt được các mục tiêu chung của nhà trường trong giai đoạn

mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện nay, Trường có đủ đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên để hỗ trợ cho các cán

bộ quản lý, giảng viên và người học trong việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ

học tập và nghiên cứu khoa học, được bố trí và phân công theo đúng yêu cầu công

việc đảm nhận tại các khoa, phòng chức năng trực thuộc Trường [H5.05.08.01]. Để

Page 82: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

82

nâng cao hiệu quả công việc và tính chuyên nghiệp trong đội ngũ kỹ thuật viên và

nhân viên, các đơn vị đã ban hành quy trình giải quyết các mảng công việc

[H5.05.08.02].

Tính đến ngày 15/11/2013, đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên trong toàn

trường là 101 người, chiếm 31,66% tổng số cán bộ và giảng viên của Trường, trong

đó tỷ lệ cán bộ kỹ thuật viên và nhân viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm

69,31%; tỷ lệ cán bộ biết sử dụng thành thạo máy tính chiếm khoảng 85%; tỷ lệ cán

bộ có trình độ C tiếng Anh chiếm 44,55% và tỷ lệ nhân viên sử dụng thành thạo

ngoại ngữ trong quá trình làm việc với người nước ngoài chiếm khoảng 6,93%

[H5.05.08.03].

Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên luôn được coi

trọng và được đưa vào trong văn bản quy định về công tác xây dựng, phát triển và

đào tạo bồi dưỡng đội ngũ của Trường [H5.05.08.04]. Hàng năm, Trường tạo điều

kiện về thời gian và kinh phí cho các cán bộ kỹ thuật viên và nhân viên tham gia

các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ [H5.05.08.05]. Bên cạnh đó,

nhà trường còn khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhân viên, kỹ thuật viên đi

học chương trình sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước

[H5.05.08.06].

2. Những điểm mạnh

- Trường Đại học Kinh tế đã có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên để phục vụ

cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên và

hoạt động quản lý khác của Nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên, nhân viên được tạo điều kiện tham gia bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học tập tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

- Hàng năm, nhà trường tạo mọi điều kiện cho cán bộ kỹ thuật viên, nhân viên

tham gia thi tuyển vào ngạch viên chức.

- Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường được trẻ hoá, năng động và sáng

tạo và nhiệt tình trong công việc.

Page 83: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

83

3. Những tồn tại

Một số nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các mảng

công tác và tính chuyên nghiệp chưa cao.

4. Kế hoạch hành động

Hàng năm, nhà trường chủ động mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn

nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên (đặc biệt là các nhân viên

mới tuyển) nâng cao nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ công tác được giao.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 84: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

84

Tiêu chuẩn 6 NGƯỜI HỌC Mở đầu

Trong quá trình thực hiện sứ mạng và mục tiêu của mình, Trường Đại học

Kinh tế - Đại học Huế đã xác định “Người học” là trọng tâm trong công tác đào tạo

nguồn nhân lực cho các địa phương trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói

riêng và cả nước nói chung. Người học được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu đào

tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra đánh giá, được đảm bảo các chế

độ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khoẻ theo qui định y tế học đường,

được tạo điều kiện hoạt động văn thể mỹ, được đảm bảo an toàn trong trường học;

được rèn luyện chính trị tư tưởng đạo đức lối sống, được tham gia các hoạt động

đoàn thể...

Tiêu chí 6.1: Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm

tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả

Những năm trước đây, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuyển sinh và

đào tạo theo 13 chuyên ngành thuộc các ngành: Kinh tế, QTKD, Kế toán, Tài

chính ngân hàng, Kinh tế chính trị và Hệ thống thông tin kinh tế với nhiều hệ đào

tạo: chính qui, vừa làm vừa học, bằng 2, cử tuyển ( Hệ đào tạo dành riêng cho con

em miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...được địa phương cử đi học theo nguồn

ngân sách nhà nước, tốt nghiệp được cấp bằng chính qui ) [H6.06.01.01]. Ngoài ra,

trường còn tuyển sinh và đào tạo theo Chương trình tiên tiến song ngành: Kinh tế

nông nghiệp – Tài chính ; Liên kết đào tạo đồng cấp bằng với Đại học Rennes

Cộng hòa Pháp ngành Tài chính ngân hàng.

Bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm 2014 (năm học 2014 – 2015), trường tuyển

sinh và đào tạo 11 ngành theo mã ngành cấp 4, đó là: Kinh tế nông nghiệp, Kinh

doanh nông nghiệp, Kinh tế , Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Hệ thống

thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Marketing, Kinh doanh

thương mại.

Page 85: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

85

Trong đó có 3 ngành có các chuyên ngành:

+ Ngành Kinh tế có 3 chuyên ngành: Kinh tế chính trị, Kinh tế và quản lý tài

nguyên môi trường và Kinh tế Kế hoạch đầu tư;

+ Ngành Tài chính ngân hàng có 2 chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng;

+ Ngành Hệ thống thông tin quản lý có 2 chuyên ngành: Thống kê kinh doanh

và Tin học kinh tế;

Vào đầu khóa học, các tân sinh viên được nghe trình bày về mục tiêu đào tạo,

học tập qui chế đào tạo, các điều kiện thi hết học phần, học và thi lại học phần, điều

kiện ngừng học, thôi học, điều kiện thi tốt nghiệp và tốt nghiệp thông qua "Tuần

sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên"[H6.06.01.02];

Bên cạnh đó, trường luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên tiếp cận đầy đủ các

qui chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của nhà trường, của Đại học Huế, cụ thể:

Mỗi Sinh viên đến nhập học được phát 01 quyển sách có in đầy đủ các Quy chế,

Quy định, 01 quyển Sổ tay học vụ có Chương trình chi tiết các ngành, các chuyên

ngành mà sinh viên sẽ theo học, 01 quyển Sổ Quản lý sinh viên nơi cư trú và Thẻ

sinh viên đa năng (Có Mã sinh viên kết hợp thẻ ATM), Bảng tên sinh viên sử dụng

trong toàn khóa. Ngoài ra, kế hoạch giảng dạy và học tập năm học cho từng lớp

học phần [H6.06.01.03];

Nhà trường đưa lên trang Web của trường tất cả các thông tin cần thiết về mục

tiêu, các chương trình đào tạo, các văn bản quy chế của Bộ, các chuẩn đầu ra đối

với từng nhóm ngành. Các sinh viên đều có tài khoản riêng trên mạng để cập nhật

thường xuyên các chủ trương, chính sách, thông báo nội bộ, kết quả học tập, kết

quả Rèn luyện từng Học kỳ, từng năm học và cả khóa học. Ngoài ra, Trường còn

lập diễn đàn sinh viên để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người học; từ đó, giúp

Ban giám hiệu có những điều chỉnh kịp thời cho người học [H6.06.01.04].

2. Những điểm mạnh

Trường đã cung cấp đầy đủ các văn bản của Nhà nước, của Bộ, quy định,

thông báo của trường đến từng sinh viên bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, giúp

Page 86: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

86

sinh viên hiểu rõ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu khác về

kiểm tra đánh giá.

3. Những tồn tại

Chưa tổ chức thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên một cách công khai, dân

chủ về công tác cung cấp thông tin của nhà trường để biết được việc cung cấp

thông tin đã kịp thời và đầy đủ hay chưa.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ học kỳ I năm học 2010-2011 đến nay, Nhà trường thường xuyên tổ

chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa sinh viên với đại diện các Khoa, phòng

chức năng và Ban Giám hiệu nhà trường, trao đổi, giải quyết các vấn đề liên quan

đến chính sách, quy định của nhà trường, trong đó có cả công tác cung cấp thông

tin, hướng dẫn của nhà trường đến sinh viên.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.2: Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được

khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập

luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của

nhà trường.

1. Mô tả

Ngoài công tác đào tạo, rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho

sinh viên, đảm bảo cho mọi sinh viên được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu đào tạo,

về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hàng năm, nhà trường còn chú trọng

công tác đảm bảo các chế độ chính sách xã hội, chăm lo sức khỏe cho sinh viên.

Nhà trường đã phổ biến kịp thời các chế độ chính sách xã hội, có các biện pháp để

đảm bảo các chế độ chính sách xã hội, chăm lo sức khỏe, tập luyện văn nghệ, thể

dục thể thao, đảm bảo an toàn trong trường học. [H6.06.02.01]

Về công tác quản lý, nhà trường đã phân công một Phó Hiệu trưởng phụ trách

công tác học sinh, sinh viên và một Phó phòng ĐTĐH - CTSV trực tiếp phụ trách

về công tác chế độ, chính sách của sinh viên [H6.06.02.02].

Page 87: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

87

Khi vào nhập học, sinh viên được nhà trường tổ chức khám sức khỏe, nhà

trường thông báo, hướng dẫn cho tất cả sinh viên khóa mới của trường về chế độ,

chính sách, các đối tượng được miễn, giảm học phí. Khi tổ chức đón tiếp sinh viên

khóa mới, luôn có 1 bộ phận các chuyên viên của Phòng ĐTĐH - CTSV xét duyệt,

giải quyết miễn, giảm học phí cho sinh viên đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy

định trước khi nhập hồ sơ trúng tuyển. [H6.06.02.03]

Hàng năm vào "Tuần sinh hoạt công dân" đầu Khóa (cho Khóa mới) và đầu

năm học cho các khóa khác, nhà trường đã bố trí trong lịch học chính trị mỗi đợt 1

buổi học về chế độ, chính sách xã hội cho toàn thể sinh viên trong trường

[H6.06.02.04]. Bên cạnh đó, nhà trường còn thông báo tại trang Web của trường về

đối tượng được hưởng ưu tiên, ưu đãi, thời gian, thủ tục và nơi giải quyết chế độ,

chính sách cho sinh viên hệ chính quy theo quy định của Nhà nước. [H6.06.02.05].

Khi có những Nghị định, Quy chế, Thông tư, Quyết định mới ban hành liên quan

đến chế độ, chính sách của sinh viên, nhà trường đều thông báo kịp thời tại trang

Web, Bảng thông báo trước cửa các Phòng học và gửi về các lớp sinh viên. Chính

vì thế, đảm bảo mọi sinh viên đã được tiếp cận thông tin và được giải quyết đúng

chế độ quy định.

Danh sách sinh viên được miễn giảm học phí, hưởng chế độ ưu đãi, hưởng

chính sách xã hội do nhà trường xét và giải quyết, được công bố công khai trên

trang Web đầu mỗi học kỳ. Năm học 2013 - 2014 đã có 379 sinh viên được miễn

giảm học phí 6.06.02.06].

Ngoài chế độ miễn giảm học phí, sinh viên được xét hưởng học bổng khuyến

khích học tập, học bổng ưu đãi chính sách xã hội. Học kỳ II (2012 – 2013) đã có

596 sinh viên, bao gồm 518 suất học bổng khuyến khích học tập và 78 suất học

bổng chính sách xã hội. Học kỳ I (2013-2014) đã có 606 sinh viên, bao gồm 554

suất học bổng khuyến khích học tập, 52 suất học bổng chính sách, 13 suất học bổng

trợ cấp xã hội [H6.06.02.07].

Page 88: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

88

Công tác y tế học đường đã được nhà trường chú trọng trong kế hoạch hoạt

động hàng năm. Nhà trường có 1 biên chế làm công tác y tế, thực hiện khám, chăm

sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, sinh viên trong trường. Ngoài ra nhà trường giao

nhiệm vụ cho cán bộ y tế cùng phòng ĐTĐH- CTSV làm đầu mối cho công tác bảo

hiểm y tế, bảo hiểm thân thể tự nguyện. Kết quả hàng năm có 100% sinh viên đã

tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc [H6.06.02.08].

Hàng năm nhà trường tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ vào các dịp lễ

lớn như 19/5; 20/11… thu hút được đông đảo sinh viên toàn trường tham gia. Bên

cạnh đó, Trường còn là một đơn vị có phong trào văn nghệ được đánh giá tốt của

Đại học Huế, qua các lần thi đều đạt giải cao như: giải nhất thi tiểu phẩm phòng

chống ma túy, tệ nạn xã hội, giải nhất liên hoan tiếng hát sinh viên do Đại học Huế

tổ chức...[H6.06.02.09].

Phong trào thể dục thể thao của sinh viên trường Đại học Kinh tế phát triển

rộng rãi và đạt thành tích cao qua các năm, như: giành cúp vô định bóng đá nữ sinh

viên toàn Đại học Huế, giải nhất bóng chuyền nam sinh viên, giải ba bóng chuyền

nữ, giải nhất cá nhân cờ vua, cờ tướng Đại học Huế [H6.06.02.10].

Công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường luôn đảm bảo. Ngoài lực

lượng bảo vệ ngày, đêm của nhà trường, Trường còn thành lập Trung đội tự vệ do

một phó hiệu trưởng làm chỉ huy trưởng, phó Phòng Hành chính-Tổng hợp làm Tự

vệ trưởng. [H6.06.02.11] .Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các đội xung kích trong

các dịp lễ, Tết để làm nhiệm vụ trực 24/24 tại khuôn viên trường. Từ trước đến nay,

chưa có hiện tượng mất cắp tài sản của nhà trường cũng như của sinh viên, không

xảy ra những hiện tượng gây rối trật tự công cộng hay đánh nhau trong trường, sinh

viên luôn được an toàn về tính mạng cũng như tài sản.

Nhìn chung, công tác sinh viên của nhà trường được sinh viên nhất trí đánh giá

cao về hiệu quả hoạt động, thể hiện qua kết quả khảo sát toàn bộ sinh viên tại

trường về vấn đề này [H6.06.02.12].

Page 89: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

89

2. Những điểm mạnh:

- Trường đã phối hợp chặt chẽ cùng Đại học Huế làm tốt công tác giải quyết

các chế độ chính sách cho sinh viên, cho đến nay chưa có trường hợp nào sai sót;

đảm bảo đúng đối tượng được hưởng, thông báo công khai, vì thế chưa có đơn thư

khiếu nại từ phía sinh viên. Mọi sinh viên có quyền tiếp xúc với các quy chế, quy

định về chế độ chính sách thông qua trang Web của trường.

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục,

thể thao và được sinh viên tham gia nhiệt tình, sôi nổi.

- Sinh viên luôn cảm thấy an toàn bởi trật tự, an ninh trong trường học và

trong khu vực trường tọa lạc luôn đảm bảo tốt.

3. Những tồn tại:

Hình thức phổ biến các chế độ chính sách, các quy định về y tế học đường đến

với sinh viên chưa đa dạng, chủ yếu qua phổ biến tại "Tuần sinh hoạt công dân",

thông báo tại trang Web hoặc tại giảng đường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2014-2015 và những năm học tiếp theo, trường tiếp tục hoàn

thiện và tăng cường việc cung cấp tẩt cả các thông tin liên quan đến các chế độ

chính sách, xã hội và y tế lên trang thông tin điện tử và mạng nội bộ của trường

một cách kịp thời hơn và nhanh hơn để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.3: Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho

người học được thực hiện có hiệu quả.

1. Mô tả

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện đạo đức, lối sống cho người

học đã được Đảng uỷ, Ban giám hiệu xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác

chính trị sinh viên trong nhà trường. Bằng các quyết định hành chính, hàng năm

nhà trường đã cho thành lập Ban chỉ đạo tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân HSSV”

Page 90: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

90

đầu năm học cho tất cả các khoá học, với nhiều nội dung liên quan về công tác rèn

luyện chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho người học.

Nhà trường còn phối hợp giữa Ban tuyên giáo của đảng ủy với Đoàn thanh

niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên trường tổ chức các chương trình sinh

hoạt kỉ niệm những ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị nổi bật như các cuộc thi

tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, về Biển

đảo quê hương, về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh …tổ chức

các cuộc nói chuyện về truyền thống của trường... nhằm định hướng cho người học

xác định được mục tiêu, lý tưởng để phát huy được động cơ học tập tốt và rèn

luyện tốt “Vì ngày mai lập nghiệp”. Ban giám hiệu nhà trường còn chỉ đạo phòng

Đào tạo đại học - Công tác sinh viên mời thêm các chuyên gia phổ biến các Nghị

quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hiến pháp mới; nói chuyện về

giáo dục giới tính, phối hợp với công an thành phố nói chuyện về an ninh trật tự, an

toàn giao thông, về phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Kết

thúc" Tuần sinh hoạt HSSV" sinh viên phải viết bài thu hoạch [H6.06.03.01].

Người học được cung cấp tài liệu văn bản về qui trình đánh giá điểm rèn

luyện, trong đó có từng tiêu chí rèn luyện với mức điểm đánh giá và xếp loại cụ

thể, cuối khóa học nhà trường thông báo kết quả rèn luyện toàn khóa trên trang

Web, căn cứ vào kết quả đó là 1 trong các điều kiện xét tốt nghiệ cho sinh viên, các

Khóa K43, (TN năm 2013) K44 (TN năm 2014) tất cả sinh viên của Khóa đều có

kết quả rèn luyện từ loại Trung bình trở lên [H6.06.03.02]

Ngay từ đầu khoá học, người học được phổ biến, hướng dẫn quy chế rèn

luyện, những điều cần biết “Qui định về công tác đào tạo và QLSV của trường Đại

học Kinh tế “, qui chế công tác HSSV, qui chế tự đánh giá kết quả rèn luyện của

HSSV [H6.06.01.03] ; [H6.06.03.03].

Người học thường xuyên được cung cấp các loại báo chí, tài liệu phục nhu cầu

rèn luyện và học tập [H6.06.03.04].

Page 91: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

91

Thông qua tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên nhà trường tổ chức nhiều

hoạt động tuyên truyền lối sống văn minh, phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV...

[H6.06.03.05]. Đầu năm học phát động phong trào thi đua đăng ký danh hiệu “Tập

thể lớp học tập tốt rèn luyện tốt”. Hiện nay nhà trường đã thành lập 17 Câu lạc bộ,

Đội nhóm, đội xung kích trong sinh viên như: Câu lạc bộ Hiến máu nhân đạo, Câu

lạc bộ ca nhạc, Đội văn minh học đường, Đội ca khúc cách mạng, Đội thanh niên

tình nguyện tiếp sức mùa thi ... Nhà trường rất quan tâm và tạo mọi điều kiện về vật

chất để người học tham gia tốt các hoạt động phong trào.

Bên cạnh đó, nhà trường đã cho tiến hành lập sổ quản lý sinh viên của các lớp

để quản lý tốt sinh viên nội trú và ngoại trú [H6.06.03.06].

Nhà trường định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện về tình hình thời sự, kinh tế

chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới cho toàn thể sinh viên. Qua đó, giáo

dục cho sinh viên nhận thức đúng về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,

tạo mọi điều kiện để sinh viên tham gia tốt các hoạt động xã hội [H6.06.03.07).

2. Những điểm mạnh

- Nhà trường đã có nhiều giải pháp cụ thể, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực

để làm tốt công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho người học.

- Đa số sinh viên trong trường đã ý thức tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống

lành mạnh, tự giác tham gia các phong trào do các tổ chức đoàn thể và nhà trường

phát động.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa quản lý hiệu quả số lượng sinh viên ngoại trú do số lượng

này khá đông cho nên một bộ phận sinh viên do tiếp xúc môi trường xã hội đa dạng

phức tạp đã không tự giữ được mình, thích đua đòi, hưởng thụ dẫn đến ý thức rèn

luyện học tập kém.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ năm học 2014-2015, Trường tiến hành thu thập các dữ liệu thông

tin về tất cả sinh viên đang học tại trường, cập nhật thường xuyên số điện thoại,

Page 92: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

92

những thay đổi về nơi cư trú, tạm trú và các thông tin liên lạc; phối hợp chặt chẽ

với gia đình và công an địa phương để kịp thời nắm bắt tình hình sinh hoạt của sinh

viên, nhất là sinh viên ngoại trú để có giải pháp nhắc nhở, giải quyết kịp thời …

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.4: Công tác Đảng, đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện

chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học.

1. Mô tả

Về công tác Đảng, Nhà trường rất quan tâm đến công tác phát triển Đảng nói

chung và trong sinh viên nói riêng. Trường có một cán bộ văn phòng trực thuộc

phòng Tổ chức – Hành chính chuyên phụ trách công tác văn thư của Đảng uỷ và

Công Đoàn; vì vậy, công tác phát triển đảng trong sinh viên khá thuận lợi

[H6.06.04.01]. Để tạo điều kiện cho việc phát triển Đảng trong sinh viên, Đảng uỷ

Trường đã thành lập 3 chi bộ sinh viên với số lượng là …… đảng viên.

[H6.06.04.02]. Hằng năm, Đảng uỷ Trường mở lớp học bồi dưỡng nhận thức về

Đảng cho nhiều sinh viên ưu tú. Đảng uỷ tổ chức học tập, đánh giá và thông báo

kết quả học tập đến các chi bộ và sinh viên được thực hiện kịp thời [H6.06.04.03].

Năm học 2013 – 2014 có 32 sinh viên ưu tú được kết nạp vào Đảng [H6.06.04.04].

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có hai tổ chức chính trị quan trọng của

sinh viên là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên của Trường.

Hai tổ chức này luôn phối hợp với nhau để xây dựng và triển khai thực hiện kế

hoạch công tác Đoàn và phong trào sinh viên, định kỳ đại hội Đoàn thanh niên là 2

lần/5 năm [H6.06.04.05], [H6.06.04.06].

Ngoài những hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên hàng năm như ngày hội Tân

sinh viên, ngày hội việc làm, những hoạt động chuyên môn như :Nhà quản trị tài

ba, nói chuyện chuyên đề của các chuyên gia thì hoạt động có ý nghĩa giáo dục

chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên đó là tình nguyện hè và kết nạp

đảng cho sinh viên, đến nay 20 sinh viên đã được kết nạp đảng.

Page 93: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

93

Để đáp ứng quy mô ngày càng tăng của Trường, Nhà trường đã tuyển dụng

thêm 01 cán bộ chuyên trách công tác đoàn và phong trào thanh niên

[H6.06.04.07].

Đầu mỗi năm học, Đoàn thanh niên đều xây dựng kế hoạch năm học và triển

khai đến các Liên chi đoàn, [H6.06.04.08]. Các phong trào đoàn và hội luôn được

lãnh đạo nhà Trường hỗ trợ kinh phí [H6.06.04.09].

Hội sinh viên đã in được tập san nội bộ phục vụ nhu cầu văn hoá của sinh viên

[H6.06.04.10].

Trong quá trình hoạt động phong trào, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường

luôn quan tâm, động viên sinh viên kịp thời. Nhiều đoàn viên sinh viên được Nhà

trường, Đoàn cấp trên khen thưởng. [H6.06.04.11].

2. Những điểm mạnh

Đảng ủy, Ban giám hiệu trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho công tác

đoàn, hội và phong trào sinh viên bằng cách tạo cơ chế, điều kiện và hỗ trợ kinh phí

hoạt động.

Công tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường đã có tác dụng tích cực trong việc

giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện tu dưỡng đạo đức và lối sống lành mạnh

trong sinh viên. Những sinh viên ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng đã phát huy

tốt vai trò nòng cốt trong phong trào sinh viên.

3. Những tồn tại

- Đội ngũ cán bộ đoàn phần lớn là giáo viên trẻ nên chưa ổn định do phải tham

gia bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn.

- Chi bộ sinh viên thường không ổn định về số lượng kết nạp, thường là năm

cuối ra trường mới chuyển sinh hoạt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm 2014 - 2015, triển khai chuyển đổi hình thức sinh hoạt đoàn, hội theo các

lớp học tín chỉ phù hợp hơn nữa.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 94: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

94

Tiêu chí 6.5: Có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt

của người học.

1. Mô tả

Là một trường thành viên của Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế có thể sử

dụng cơ sở vật chất của Đại học Huế để tổ chức các hoạt động cho sinh viên của

trường. Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào thi đấu để chào mừng các

ngày lễ kỷ niệm như: tổ chức Hội thi tiếng hát sinh viên của trường nhằm chào

mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 [H6.06.05.01], tổ chức thi đấu bóng bàn chào

mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 [H6.06.05.02]. Nhà trường còn cấp kinh phí cho

các Khoa để tổ chức các hoạt động hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt cho sinh viên

[H6.06.05.03]. Bên cạnh đó, trường Đại học Kinh tế còn tạo mọi điều kiện cho sinh

viên của trường có thể tham gia các sân chơi chung hay các khu thể dục thể thao ở

trung tâm Giáo dục thể chất của Đại học Huế. Do cơ sở vật chất còn hạn chế, hàng

năm, nhà trường đã bỏ ra nhiều kinh phí cho việc thuê sân bãi hay hội trường phục

vụ các hoạt động lớn của sinh viên. [H6.06.05.04]

Chính quyền còn phối hợp tốt với Đoàn thanh niên triển khai hoạt động hỗ trợ

tìm kiếm chỗ ở cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới nhập học. Sinh viên được

cung cấp một danh sách các địa chỉ nhà có phòng cho thuê [H6.06.05.05] và Đội

sinh viên tình nguyện của Trường đã tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho người học về

cách chọn nhà, thuê mướn các dụng cụ sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế của

sinh viên [H6.06.05.06]. Một số sinh viên của trường được ở tại ký túc xá của Đại

học Huế [H6.06.05.07]. Các việc làm này đã giúp cho sinh viên yên tâm hơn trong

việc học tập.

Hoạt động tín dụng cũng được nhà Trường quan tâm để tạo điều kiện cho các

sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn có thể học tập tốt. Nhà trường đã tạo điều

kiện như xác nhận Đơn xin vay vốn sinh viên để sinh viên tiếp cận dễ dàng các

Page 95: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

95

nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng theo chủ trương của chính phủ

[H6.06.05.08]

Hàng năm, Trường đã dành nhiều kinh phí cho các hoạt động ngoại khoá,

tham quan, kiến tập của sinh viên các ngành đào tạo [H6.06.05.09]. Điều này đã

giúp cho sinh viên có đủ kiến thức thực tế cũng như sự tự tin để khi ra trường có

thể đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường lao động.

Các hoạt động dịch vụ về nhà ở và các hoạt động ngoại khoá của nhà trường

có tác dụng tích cực và rất hữu ích đối với người học.

2. Những điểm mạnh

- Nhà trường đã có nhiều giải pháp và tổ chức có hiệu quả nhiều hoạt động hỗ

trợ cho sinh viên trong học tập, sinh hoạt.

- Nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá cho sinh viên và sinh viên

rất hứng thú với các hoạt động này.

3. Những tồn tại

- Là một trường còn hạn chế về cơ sở vật chất nên một số hoạt động hỗ trợ

như tổ chức nhà ăn của sinh viên chưa được tiến hành.

- Chỗ ở ký túc xá của Đại học Huế chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nội trú của

sinh viên trường.

4. Kế hoạch hành động

Tại địa điểm cơ sở 2 Hồ Đắc Di, nhà trường đang xây dựng các công trình để

hỗ trợ thiết thực cho sinh viên trong học tập và sinh hoạt.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.6: Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành

mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học

1. Mô tả

Ngoài việc tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học, trường Đại học Kinh

tế - Đại học Huế luôn bảo đảm công tác giáo dục, nâng cao hiểu biết và tôn trọng

Page 96: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

96

pháp luật cũng như các chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước

đối với sinh viên được thực hiện tốt.

Công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên là việc làm thường xuyên. Nhà

trường mời đại diện Công an thành phố Huế đến tuyên truyền, phổ biến về vấn đề

phòng chống ma tuý, tệ nạn mại dâm, phòng chống HIV/AIDS và phòng chống các

tệ nạn xã hội khác. Hàng năm, Đoàn Trường cũng xây dựng chương trình tổ chức

thi tiểu phẩm “Sinh viên với công tác phòng chống Ma tuý” với mục đích phòng

chống tệ nạn ma tuý trong sinh viên. Đoàn trường đạt giải Ba trong hội thi văn

nghệ “Toàn dân phòng chống ma tuý” [H6.06.06.02].

Song song với việc giáo dục pháp luật là công tác tuyên truyền phổ biến chủ

trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, Nhà trường mời báo cáo viên

của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế kết hợp với giảng viên trong Trường

báo cáo về “Tình hình kinh tế chính trị xã hội trong nước và quốc tế”, các Nghị

quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hàng năm, Nhà Trường mời báo cáo

viên của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế báo cáo các nôi dung cơ bản của

cuôc vận động toàn dân “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

theo nội dung quy định cho sinh hoạt “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” của Bộ GD

ĐT [H6.06.06.03]. Công tác giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên được nhà

Trường chú trọng. Trong các ngày lễ truyền thống của ngành cũng như của đất

nước như ngày 20/10, 20/11, 22/12, 26/3, 19/5... Trường Đại học Kinh tế luôn tổ

chức nhiều hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao giữa các chi đoàn

trong từng khoa và cũng như toàn Trường. Trong các hoạt động trên, nhiều sinh

viên tích cực tham gia và đạt kết quả tốt được nhà trường, Đại học Huế tặng giấy

khen [H6.06.06.04].

Trong phong trào phòng chống ma tuý, có những sinh viên lập thành tích xuất

sắc được Công an thành phố Huế gửi thư khen [H.6.06.06.05]. Đội sinh viên tình

nguyện trường đã tích cực tham gia Tuần lễ An toàn giao thông và đã đạt thành tích

xuất sắc được Đoàn Đại học Huế tặng giấy khen [H6.06.06.06].

Page 97: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

97

Các phong trào tình nguyện trong nhà trường được đẩy mạnh, Đoàn trường có

các đội nhóm hoạt động rất tích cực, đóng góp nhiều thành tích trong phong trào

xây dựng nếp sống văn minh trong môi trường giáo dục như Đội bảo vệ văn minh

giảng đường, Tiếp sức mùa thi... [ H6.06.06.07]. Phong trào hiến máu nhân đạo

được sinh viên ủng hộ và nhiệt tình tham gia, mỗi năm 200 đến 300 sinh viên

trường Đại học Kinh tế tham gia hiến khoảng 200 đến 300 đơn vị máu và được

Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế đánh ghi nhận và

đánh giá cao [H6.06.06.08].

2. Những điểm mạnh

Nhờ nhà trường làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nên phần lớn sinh

viên trong trường hiểu biết và tôn trọng pháp luật, hiểu biết chính sách, chủ trương

đường lối của Đảng và Nhà nước.

3. Những tồn tại

- Còn một số ít sinh viên vi phạm luật giao thông đường bộ và hiểu biết chưa

sâu rộng chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước .

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong những năm tới, nhà trường phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội

sinh viên bằng nhiều hoạt động và hình thức khác nhau như các cuộc thi tìm hiểu

… tăng cường công tác giáo dục cho sinh viên hiểu biết và tôn trọng pháp luật, hiểu

biết sâu sắc chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước; giảm thiểu số

lượng sinh viên vi phạm pháp luật.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.7: Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt

nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

1. Mô tả

Trường Đại học Kinh tế là trường đại học thành viên của Đại học Huế. Vì vậy,

nhà trường và sinh viên của trường được sử dụng cơ sở vật chất và các dịch vụ hỗ

trợ chung của Đại học Huế. Ngày 07/12/2011, nhà trường đã thành lập Trung tâm

Page 98: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

98

Hổ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp, trung tâm đã tổ chức được 4 lần Hội

chợ việc làm, tìm kiếm và lựa chọn việc làm, cung cấp cho sinh viên thông tin về

nhu cầu lao động và việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp [H6.06.07.01]. Bộ phận

này cũng thường xuyên phối hợp và kêu gọi sự giúp đỡ của các cơ quan truyền

thông đại chúng để chuyển tải các thông tin về nhu cầu việc làm của sinh viên đến

các nhà tuyển dụng trên toàn quốc và thông qua hoạt động này, trường Đại học

Kinh tế đã nhận được nhiều thông tin tuyển dụng từ các tổ chức, doanh nghiệp để

thông báo cho sinh viên của trường [H6.06.07.02]. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên,

Quan hệ doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt đồng thường xuyên nhằm hổ trợ cho

các sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn như tổ chức các đợt tập huấn về kỹ

năng tìm việc làm cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên thuộc đối tượng

chính sách thiệt thòi; tổ chức các chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp với

các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; và giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tìm

kiếm việc làm. Trong các hoạt động này, trường Đại học Kinh tế luôn phối hợp tốt

với Bộ phận tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên của Đại học Huế để

thông tin kịp thời cho sinh viên và tạo điều kiện tốt cho SV của trường tham gia.

Để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thị trường lao động và tìm kiếm

việc làm cũng như tiếp cận các kỹ năng tìm việc, hàng năm, trung tâm Hỗ trợ sinh

viên, Quan hệ doanh nghiệp đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ

chức các hội chợ việc làm; các chương trình tư vấn, tuyển dụng việc làm cho sinh

viên và các chương trình giao lưu giữa sinh viên với các nhà doanh nghiệp

[H6.06.07.03]. Thông qua các hoạt động này, sinh viên trường Đại học Kinh tế có

cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các nhà tuyển dụng và học hỏi từ họ các kinh nghiệm

làm việc trong tương lai; nắm bắt được những thông tin về thị trường lao động, việc

làm; được huấn luyện về kỹ năng tìm việc trong thời kỳ hội nhập của đất nước; và

tham gia dự phỏng vấn tìm việc trực tiếp với các nhà tuyển dụng.

Nhằm giúp sinh viên của trường có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp với

ngành nghề đã được đào tạo, trường Đại học kinh tế thường xuyên tổ chức các hoạt

Page 99: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

99

động để giúp sinh viên cập nhật các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành,

đặc biệt cho các sinh viên năm cuối. Hàng năm, Trường đều tổ chức cho tất cả sinh

viên năm cuối của các khoa 2 đợt đi thực tế bao gồm thực tập nghề nghiệp và thực

tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn Thừa Thiên Huế và nhiều

địa phương trên toàn quốc nhằm giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn hoạt động

kinh doanh; rèn luyện kỹ năng chuyên môn và học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn

bổ ích [H6.06.05.09]. Ngoài việc gửi các sinh viên cuối khóa đến thực tập tại các

đơn vị kinh doanh, hàng năm nhà trường còn mời các nhà quản lý ở các tổ chức,

doanh nghiệp đến trình bày các kinh nghiệm thực tiễn về công tác tổ chức, quản lý

hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cho sinh

viên năm cuối [H6.06.07.03]. Đây là những hoạt động hữu ích nhằm nâng cao kỹ

năng nghề nghiệp cho sinh viên, đồng thời tạo được mối quan hệ giữa nhà trường

và các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đặc biệt, nhà trường đã thực hiện tổ chức ký kết

hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền

Trung, Tây Nguyên. Thông qua hoạt động này, một số lượng lớn sinh viên đã được

các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo của

sinh viên [H6.06.07.04].

2. Những điểm mạnh

- Trường đã tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên và

tổ chức nhiều hoạt động hữu ích nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề

nghiệp, tiếp cận với thị trường lao động và việc làm, và cung cấp cho SV nhiều

thông tin về nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp, tổ chức trên khắp toàn quốc.

- Lãnh đạo trường và các Khoa trực thuộc Trường luôn chú trọng đến việc rèn

luyện chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các

sinh viên năm cuối đi thực tập để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng chuyên

môn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Trường đã thực hiện được việc ký kết hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp

trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Page 100: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

100

3. Những tồn tại

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Quan hệ doanh nghiệp chưa thường xuyên tổ chức

các buôiỉ tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên. Hiện nay, việc tư vấn nghề

nghiệp cho sinh viên của nhà trường chưa thực sự chủ động.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ năm học 2014-2015, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn

nghề nghiệp cho sinh viên, nhà trường sẽ thành lập Hổ trợ sinh viên, Quan hệ

doanh nghiệp tách ra khỏi Đoàn trường, trực thuộc Ban Giám hiệu. Quy định rõ

Chức năng của bộ phận này bao gồm: (1) tư vấn nghề nghiệp, việc làm và kỹ năng

nghề nghiệp cho sinh viên, (2) cung cấp cho sinh viên những thông tin về lao động

và việc làm, (3) xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với các nhà tuyển dụng, và

(4) giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tìm việc.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.8: Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi

tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm

được việc làm đúng ngành được đào tạo.

1. Mô tả

Đào tạo sinh viên ra trường có việc làm là mục tiêu hàng đầu của trường Đại

học Kinh tế - Đại học Huế. Từ năm 2011, trường Đại học Kinh tế đã thành lập

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Quan hệ doanh nghiệp trực thuộc Đoàn trường

[H6.06.08.01]. Đây là Trung tâm tổ chức các hoạt động tư vấn, tuyển dụng, ngày

Hội việc làm cho sinh viên. Sau hơn gần 3 năm hoạt động Trung tâm đã là cầu nối

giữa sinh viên với các cơ sở sử dụng lao động, kết hợp với các công ty trong quá

trình tuyển dụng lao động, là nơi cung cấp thông tin tuyển dụng, đào tạo và bồi

dưỡng những kiến thức, kỹ năng giúp sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm;

tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên đang học và sinh viên đã tốt nghiệp

có nhu cầu của trường.

Page 101: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

101

Trong thời gian gần đây, Trường cũng đã quan tâm và đầu tư cho việc điều tra

sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường. Mục đích điều tra sinh viên tốt nghiệp nhằm

thu thập thông tin về tình trạng người học ra trường tham gia vào thị trường lao

động (việc làm); đồng thời thông qua đó, Trường có thể đánh giá chất lượng đào

tạo, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy - học trong thời gian qua và

sẽ điều chỉnh kịp thời cho quá trình đào tạo trong thời gian tới. Mặc dù chưa thực

hiện khảo sát sinh viên tốt nghiệp trên quy mô lớn nhưng qua nhiều kênh thông tin

phản hồi cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường của trường khá cao.

Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp của trường ở quy mô nhỏ cho thấy tỷ lệ này

đạt trên 90% [H6.06.08.02]; chủ yếu là do nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp

khá lớn và thông tin tuyển dụng việc làm được thông báo rộng rãi trên các phương

tiện thông tin đại chúng.

2. Những điểm mạnh

Sinh viên của trường sau khi ra trường nhanh chóng có việc làm bởi khả năng

thích ứng cao với thực tế của sinh viên cũng như do nhu cầu nhân lực về các lĩnh

vực kinh tế, quản trị kinh doanh.

3. Những tồn tại

- Chưa nắm được các thông tin cụ thể về cựu sinh viên để đánh giá xem việc

làm của đối tượng này sau khi ra trường có ổn định không và có đúng chuyên

ngành đào tạo không.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Bắt đầu từ năm học 2014-2015, bên cạnh việc khảo sát ý kiến của cựu sinh

viên về chất lượng chương trình đào tạo, nhà trường lồng ghép nội dung điều tra về

thực trạng việc làm và thu nhập của đối tượng này. Việc khảo sát này được tiến

hành thường xuyên, theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để Trường nắm bắt kịp thời

và đầy đủ thông tin về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 102: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

102

Tiêu chí 6.9: Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của

giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của

trường đại học trước khi tốt nghiệp

1. Mô tả

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Đại học Huế, trong các năm học

từ 2008-2009 đến nay, trong thời gian kỳ thi hết môn mỗi học kỳ, Phòng Khảo thí

kiểm định chất lượng giáo dục của trường đã triển khai khảo sát thông qua sinh

viên hệ chính quy với nội dung đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và

đánh giá chất lượng đào tạo của trường [H6.06.09.01].

Các cuộc khảo sát được tiến hành cuối mỗi học kỳ, khi kết thúc tất cả các học

phần và vào kỳ thi hết môn, Phòng Khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục phát

Phiếu khảo sát đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên môn học cho từng sinh

viên đánh giá theo các tiêu chí trên bảng hỏi [H6.06.09.02].

Sinh viên trong toàn trường đều được tham gia hoạt động này, kết quả khảo

sát này đều được xử lý trên phần mềm chuyên dụng, được chuyển cho Ban giám

hiệu nhà trườnễnem xét và cho từng giáo viên có môn giảng trong kỳ. Kết quả này

được sử dụng trong nội bộ nhà trường để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch nâng

cao chất lượng giảng dạy cho những năm học tiếp theo.

2. Những điểm mạnh

Ban giám hiệu nhà trường rất quyết tâm triển khai các cuộc khảo sát, chỉ đạo

sát sao triển khai công tác này. SV hệ chính quy được tạo điều kiện tối đa về thời

gian và đảm bảo bí mật về thông tin cung cấp khi tham gia các cuộc khảo sát này.

3. Những tồn tại

Kết quả khảo sát này chưa được công khai toàn bộ, mới chỉ giáo viên nào biết

kết quả sinh viên đánh giá của giáo viên đó. Chưa tiến hành đánh giá được sinh

viên hệ vừa làm vừa học.

Page 103: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

103

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bắt đầu từ năm học 2014-2015, nhà trường tiến hành khảo sát tất cả các lớp hệ

Vừa làm vừa học và có kế hoạch công bố công khai các thông tin này và mở rộng

đối tượng điều tra, khảo sát sang sinh viên hệ vừa làm vừa học ngoài trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

KẾT LUẬN

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã có những biện pháp cụ thể giúp sinh

viên hiểu rõ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra đánh

giá, thực hiện tốt quy chế đào tạo, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến người

học. Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và thực hiện nhiều biện

pháp hiệu quả hỗ trợ sinh viên về chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ và

đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao trong sinh viên.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho công

tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên bằng cách tạo cơ chế, điều kiện và hỗ trợ

kinh phí hoạt động. Công tác phát triển Đảng trong sinh viên được Đảng ủy trường

quan tâm chú trọng và số lượng sinh viên được vào Đảng hàng năm cao so với các

trường thuộc Đại học Huế.

Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, là một trường mới thành lập, còn hạn chế

về cơ sở vật chất nên một số hoạt động hỗ trợ như tổ chức nhà ăn của sinh viên

chưa được tiến hành; chỗ ở ký túc xá chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nội trú của sinh

viên; chưa khảo sát được ý kiến của cựu sinh viên về việc làm và thu nhập.

Để khắc phục những tồn tại trên, trong thời gian tới, trường có kế hoạch tiếp

tục thực hiện có hiệu quả, nâng cao hơn nữa các hoạt động chăm lo cho người học

ngày càng tốt hơn, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của

sinh viên; tăng cường quản lý sinh viên ngoại trú; thành lập bộ phận tư vấn việc

làm; quản lý cựu sinh viên và các thông tin phản hồi về việc làm và thu nhập từ đối

tượng này.

Page 104: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

104

Tiêu chuẩn 7 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN VÀ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Mở đầu

Hoạt động khoa học và công nghệ là sức sống của Trường, đóng vai trò quan

trọng trong quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ. Đội ngũ các nhà khoa học

của Trường gồm những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và

được đào tạo từ nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trong thời gian

qua, Trường luôn chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, có nhiều đề

tài gắn với thực tiễn của khu vực miền Trung. Nhà trường không chỉ dựa vào nguồn

ngân sách do Nhà nước cấp mà còn chủ động tìm kiếm các nguồn kinh phí từ các

chương trình hợp tác quốc tế và liên kết với các địa phương.

Trong giai đoạn 5 năm gần đây, Nhà trường đã có nhiều đề tài nghiên cứu

trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, kinh tế tài nguyên và môi trường, kinh tế nông

nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ,

tài chính công, quản lý giáo dục đại học ... Giai đoạn 2009 – 2013, Trường đã triển

khai 01 đề tài cấp Bộ trọng điểm, 13 đề tài cấp Bộ và Tỉnh, 24 đề tài cấp Đại học

Huế, 138 đề tài cấp Trường của giảng viên và 153 đề tài cấp Trường của sinh viên,

16 dự án liên kết với các tổ chức quốc tế. Trường đã thực sự trở thành một địa chỉ

đáng tin cậy được các địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn ký kết các

hợp đồng nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công

nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

1. Mô tả

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đặc biệt chú trọng xây dựng và triển

khai hoạt động khoa học công nghệ. Hoạt động khoa học - công nghệ của Trường

được triển khai trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các cấp, phù hợp với sứ

mạng nghiên cứu và phát triển của Trường [H7.07.01.01, H7.07.01.02,

H7.07.01.03]. Trên cơ sở hệ thống các văn bản trên của các cấp, Trường đã soạn

Page 105: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

105

thảo và ban hành “Quy định về quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ trong

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế” vào năm 2011 [H7.07.01.04].

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và công

nghệ của cán bộ, giảng viên trong Trường, căn cứ nhiệm vụ khoa học công nghệ do

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ KH và CN giao cho, căn cứ nhiệm vụ khoa học công

nghệ do các địa phương đặt hàng nghiên cứu, Phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐH hướng

dẫn các đơn vị xây dựng đề cương dự án nghiên cứu theo mẫu hướng dẫn của các

cấp tuỳ theo từng loại đề tài, dự án.[H7.07.01.05].

Hoạt động khoa học công nghệ của Trường được xây dựng trên cơ sở năng lực

thực tế của đội ngũ, nắm bắt nhu cầu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và thực tế

về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. Trường đã chủ động

xây dựng chiến lược khoa học -công nghệ cho từng giai đoạn 5 năm, gần đây nhất

là kế hoạch chiến lược hoạt động khoa học - công nghệ giai đoạn 2010-2015 và tầm

nhìn đến 2020. [H7.07.01.06].

Công tác quản lý khoa học - công nghệ được thực hiện một cách bài bản, khoa

học và theo đúng quy trình của Bộ KH & CN, Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nội

dung: xây dựng danh mục đề tài các cấp [H7.07.01.07] và phân bổ kinh phí nghiên

cứu khoa học hàng năm [H7.07.01.08].

Trong việc triển khai xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học,

phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐHgửi thông báo đến các đơn vị và cá nhân đề xuất

hướng nghiên cứu cho hàng năm. Đối với đề tài cấp Đại học Huế và cấp Bộ, căn cứ

vào đề xuất nghiên cứu của các giảng viên, Hội đồng Khoa học Trường tiến hành

xét và tuyển chọn các hướng nghiên cứu rồi sau đó gửi lên cho Đại học Huế xét

duyệt [H7.07.01.09]. Khi có thông báo của Đại học Huế về kết quả tuyển chọn các

đề tài, Trường thông báo các đề xuất nghiên cứu đã được phê duyệt lên trang Web

hoặc Bảng tin của Trường để các tổ chức và cá nhân tham gia đấu thầu.

[H7.07.01.10]. Đề xuất nghiên cứu và thuyết minh tham gia đấu thầu hiện được

thực hiện thông qua phần mềm quản lý khoa học của Đại học Huế

Page 106: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

106

Đối với đề tài cấp cơ sở, Trường giao cho các Khoa đề xuất hội đồng xét duyệt

và tiến hành tuyển chọn các đề tài nghiên cứu.

Sau khi nhận được báo cáo về đăng ký đề tài cấp cơ sở và thuyết minh các đề

tài cấp Bộ, Trường ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với các chủ đề tài thông qua

thuyết minh đề tài [H7.07.01.11], Hợp đồng giao việc [H7.07.01.12].

Trường luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt đối

với giảng viên trẻ bằng quy định bắt buộc NCKH đối với giảng viên tập sự, áp

dụng định mức nghiên cứu khoa học hàng năm đối với toàn thể cán bộ có ngạch

giảng viên, tăng định mức kinh phí được hỗ trợ cho đề tài cấp Trường từ 5 lên 8

triệu đồng/đề tài đồng thời ưu tiên hơn cho các cán bộ trẻ đang làm nghiên cứu sinh

trong việc đấu thầu đề tài ĐHH. Điều này được thể hiện ở bảng số liệu 7.1.1.

Bảng 7.1.1. Thống kê số lượng các đề tài nghiên cứu các cấp được đăng ký

mới giai đoạn 2009–2013

Cấp Trường

Năm Cấp Bộ

(hoặc tỉnh)

Cấp

ĐHH Giảng

viên Sinh viên

NCKH có

gắn kết với

hợp tác

quốc tế

Khác

2009 6 30 40 2

2010 4 31 34 2

2011 9 32 33 5

2012 2 8 18 28 4

2013 2 7 26 18 3

Tổng 13 27 138 153 16

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng KHCN-HTQT- ĐTSĐH)

Các hoạt động nghiên cứu của Trường đã được thực hiện một cách có hiệu

quả. Điều đó thể hiện ở chỗ, hầu hết các đề tài đều gắn với địa chỉ của một địa

phương và một đơn vị cụ thể. Nhiều đề tài là những tài liệu tham khảo có giá trị

Page 107: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

107

cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và được hội đồng đánh giá có

tính lý luận cũng như thực tiễn cao.

Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ do Nhà trường chủ động thực hiện

mà còn có sự tham gia tích cực, chủ động và có hiệu quả của các Khoa trực thuộc

Trường. Các Khoa đã có nhiều chương trình dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế,

với các địa phương và các doanh nghiệp để tìm kiếm và mở rộng các hướng nghiên

cứu cho phù hợp với tình hình thực tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên

[H7.07.01.14]. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với hợp tác quốc tế đã

và đang được thực hiện một cách có hiệu quả. Qua các hoạt động này, nguồn thu từ

hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ

giảng viên Nhà trường ngày càng được nâng cao.

2. Những điểm mạnh

- Trường có độ ngũ những nhà khoa học có kinh nghiệm trong nghiên cứu các

vấn đề về biến đổi khí hậu, kinh tế tài nguyên và môi trường, kinh tế nông nghiệp

và nông thôn, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nhà trường đã xây dựng được quy định nội bộ về quản lý các hoạt động khoa

học và công nghệ trong trường phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển Nhà

trường và các văn bản do cấp trên ban hành trong thời gian báo cáo.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng

Ủy, Ban giám hiệu Nhà trường.

3. Những tồn tại

- Quy định về quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ trong Trường Đại

học Kinh tế Huế hiện chưa được cập nhật theo thông tư 08/2014/TT-BGD&ĐT của

Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo vềtổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các

cơ sở giáo dục thành viên cũng như hướng dẫn của Đại học Huế.

- Chưa có những quy định cụ thể về quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa

học và công nghệ của cán bộ, giảng viên Nhà trường với các đối tác bên ngoài, do

Page 108: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

108

vậy chưa đánh giá đầy đủ nhất sự đa dạng cũng như hiệu quả hoạt động khoa học

công nghệ của Nhà trường.

- Các khoa chuyên môn chưa dành sự đầu tư thỏa đáng cho hoạt động nghiên

cứu khoa học sinh viên dẫn đến kết quả hoạt động này chưa tương xứng với tiềm

năng của Nhà trường.

- Chính sách khuyến khích và khen thưởng cán bộ, giảng viên, bộ môn và

Khoa có thành tích cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn rải rác ở

nhiều quy định khác nhau và chưa phổ biến đến từng giảng viên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Sửa đổi, bổ sungQuy định về quản lý hoạt động khoa học công nghệ trong

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế nhằm phù hợp với thực tế và các quy định

mới ban hành của Bộ KH&CN, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Huế.

- Bổ sung các điều khoản quy định việc quản lý các hoạt động nghiên cứu

khoa học của cán bộ, giảng viên với các tổ chức bên ngoài; nghiên cứu bổ sung các

quy định, hướng dẫn đối với hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên.

- Ban hành thống nhất và minh bạch chính sách khuyến khích và khen thưởng

các cán bộ, giảng viên, bộ môn và Khoa có thành tích cao trong hoạt động nghiên

cứu khoa học hàng năm.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.2: Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo kế

hoạch.

1. Mô tả

Với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và gắn công tác này với các

hoạt động hợp tác quốc tế, trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, Trường Đại học Kinh

tế - Đại học Huế đã chủ trì 13 đề tài cấp Bộ và Tỉnh, 138 đề tài cấp Trường của cán

bộ và giảng viên, 153 đề tài cấp Trường của sinh viên, 16 chương trình dự án với

các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Việt nam ... [H7.07.02.01].

Page 109: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

109

Trường cũng đã tổ chức nhiều hội thảo với sự tham dự của các chuyên gia, nhà

nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Bảng 7.1.2. Thống kê các đề tài cấp Bộ và Trường đã thực hiện và nghiệm

thu của giảng viên từ năm 2009 -2013

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số đề tài 36 35 39 27 28

- Cấp Bộ hoặc Tỉnh 6 4 2

- Cấp Đại học Huế 8 8

- Cấp Trường 30 31 31 19 26

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐH)

Công tác nghiệm thu đề tài các cấp được thực hiện theo đúng quy trình của Bộ

giáo dục và Đào tạo, của Đại học Huế và của Trường. Quy trình nghiệm thu đề tài

được Trường phân ra theo 2 loại đề tài. Đối với đề tài cấp Trường, Ban chủ nhiệm

các Khoa đề xuất các thành viên hội đồng nghiệm thu để Trường ra quyết định

[H7.07.02.02]. Đối với đề tài cấp Đại học Huế, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do

Trường đề xuất và ra quyết định, Hội đồng nghiệm thu cấp Đại học Huế, cấp Bộ do

Đại học Huế ra quyết định dựa trên đề xuất của Trường [H7.07.02.03];

[H7.07.02.04]. Số lượng đề tài nghiệm thu được thể hiện qua bảng 7.1.2.

Số liệu thống kê từ các năm cho thấy: Hầu hết đề tài cấp Trường đều đã được

nghiệm thu đúng hạn. Tuy nhiên, phần lớn đề tài NCKH cấp Đại học Huế đều xin

gia hạn thời gian thực hiện, chủ yếu là do thiếu bài báo khoa học đã đăng ký. Số

lượng cán bộ và giảng viên cùng tham gia nghiên cứu trong các đề tài Đại học

Huếlà khá lớn, tỷ lệ giảng viên trẻ chủ trì đề tài cấp ĐHH ngày càng cao.

2. Những điểm mạnh

- Các Khoa chuyên môn, cán bộ, giảng viên Nhà trường luôn có ý thức chấp

hành và thực hiện nghiêm túc kế hoạch và quy trình triển khai thực hiện các đề tài

nghiên cứu khoa học.

Page 110: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

110

- Tỷ lệ đề tài nghiệm thu đạt loại khá trở lên tương đối cao.

3. Những tồn tại

- Số lượng các đề tài có khả năng tác động lớn đến sự phát triển ngành, địa

phương, khu vực, quốc gia hoặc hợp tác quốc tế của Nhà trường còn hạn chế, thể

hiện ở việc không có đề tài cấp Nhà nước, ít đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh.

- Việc xử lý các đề tài không thực hiện đúng tiến độ chưa được thực hiện

nghiêm túc.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Khuyến khích hình thành các nhóm khoa học mạnh để đề xuất hoặc tham gia

đấu thầu thực hiện các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp Tỉnh.

- Thường xuyênđốc thúc và kiểm tra tiến độ các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu bổ sung các chế tài thích hợp đối với các chủ nhiệm đề tài quá

hạn vào Quy định về quản lý các hoạt động khoa học công nghệ trong Trường Đại

học Kinh tế Huế.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.3: Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong

nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với

định hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

1. Mô tả

Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của cán bộ và giảng viên trong

Truờng đã được xã hội hoá và đăng tải trên các tạp chí trong nước và quốc tế có uy

tín như: Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng, tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí

Ngân hàng, tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Environment and

Development Economics, Australian Journal of Agricultural and Resource

Economics, Environmental and Resource Economics, Ocean & Coastal

Management, The Journal of the Asian Fisheries Society, International Business

Research…

Page 111: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

111

Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, số lượng các bài viết được đăng trên các tạp

chí tăng lên đáng kể. Cụ thể, số liệu ở bảng 7.3.1. cho thấy: (i) bình quân hàng năm

tỷ lệ số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành đạt1 bài báo trên 1 đề tài

đã thực hiện; (ii) bình quân 5 đề tài thì có 1 bài báo quốc tế; (iii) tỷ lệ số lượng bài

báo trên 1 đề tài của năm 2013 cao gấp 2,4 lần năm 2009; và (iv) số lượng và tỷ lệ

bài báo quốc tế trên 1 đề tài có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2013

[H7.07.03.01]. Đối chiếu với số lượng đề tài cấp Bộ và cấp Đại học Huế được thực

hiện, có thể thấy rằng số lượng bài báo được đăng tải của cán bộ, giảng viên Nhà

trường khá lớn. Ngoài ra, để số lượng bài báo được đăng tải tương ứng với số

lượng đề tài nghiên cứu khoa học, kể từ năm 2011 nhà trường đã đưa ra quy định

tương ứng với mỗi đề tài cấp Trường được thực hiện, chủ đề tài phải có ít nhất một

bài báo đăng tải kết quả nghiên cứu. Đồng thời, kể từ năm học 2012 – 2013 Nhà

trường đã áp dụng định mức nghiên cứu khoa học cho mỗi giảng viên có thâm niên

công tác 5 năm trở lên tối thiểu là 100 giờ/năm. Thành tích nghiên cứu khoa học

thể hiện thông qua số lượng và chất lượng bài báo đăng tảicòn được đưa vào tính

điểm xét nâng lương trước thời hạn. [H7.07.03.02], [H7.07.03.03]

Bảng 7.3.1. Số lượng đề tài và bài báo được đăng trên các tạp chí

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

1. Tổng số đề tài của CB&GV đã

thực hiện 36 35 39 27 28

3. Số lượng bài báo đăng trên các

tạp chí trong nước 13 42 14 59 22

4. Số lượng bài báo đăng trên tạp

chí khoa học quốc tế 5 5 3 7 11

5. Tổng số bài báo 18 47 17 66 33

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐH)

Page 112: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

112

2. Những điểm mạnh

- Lãnh đạo và giảng viên nhà trường ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hoạt

động nghiên cứu và đăng tải kết quả nghiên cứu.

- Số lượng giảng viên được đào tạo sau đại học ở nước ngoài ngày càng tăng,

thúc đẩy hoạt động đăng tải và xuất bản quốc tế.

- Đại học Huế có cơ chế khen thưởng đối với những giảng viên có bài báo xuất

bản ở các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới, góp phần tạo động lực cho hoạt

động xuất bản quốc tế ở Trường ĐHKT.

3. Những tồn tại

- Việc thống kê số lượng bài báo khó thực hiện được chính xác, do nhiều cán

bộ giảng viên không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ cho bộ môn và phòng

KHCN – HTQT - ĐTSĐH.

- Đa số GV trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc đăng tải kết quả nghiên cứu.

4.Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Tiến hành tổng kết đánh giá hoạt động xuất bản và vinh danh nhà khoa học

có thành tích xuất xắc nhất hàng năm.

- Nghiên cứu xây dựng tạp chí nghiên cứu kinh tế và quản lý của riêng Nhà

trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.4:Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của

trường đại học có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế

để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

1. Mô tả

Với nhiều kinh nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong lĩnh

vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh, môi trường và

du lịch..., trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã trở thành một địa chỉ đào tạo và

nghiên cứu khoa học có uy tín ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong thời

gian qua, hoạt động nghiên cứu và tư vấn khoa học của Trường đã có những bước

Page 113: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

113

tiến đáng kể. Nhiều đề tài, chương trình dự án, hoạt động tư vấn và nghiên cứu

được triển khai và góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế xã hội của các

địa phương.

Cụ thể, dự án “Đánh giá Chương trình thí điểm Chi trả dịch vụ môi trường

của Việt Nam và Bài học kinh nghiệm cho Lào và Campuchia” do Viện Môi trường

Stockholm Thụy Điển tài trợ[H7.07.04.03].Dự án này đã đánh giá một cách đầy đủ

về việc thực hiện chương trình Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở giai đoạn thí

điểm 2010-2011 ở Việt Nam về các kết quả đạt được cũng như những ảnh hưởng

của chương trình đến các khía cạnh Kinh tế - Xã hội – Môi trường của địa phương

và các bên tham gia; đánh giá được những khó khăn, tồn tại và thách thức trong

quá trình thực hiện chương trình; và rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc mở

rộng và áp dụng Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phạm vi toàn quốc

cũng như những bài học cho Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả

nghiên cứu, các nhà khoa học của nhà trường cũng đã viết một chương sách chuyên

khảo quốc tế có tên gọi "Climate Risks, Regional Integration, and Sustainability in

the Mekong Region" đồng thời xây dựng mô đun giảng dạy "Các công cụ quản lý

môi trường & kinh nghiệm từ việc áp dụng chính sách PFES”

Đề tài “Nghiên cứu phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở khu vực Bình Trị Thiên”: Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước và

Việt Nam, đề tài đã khẳng định vai trò rất quan trọng của dịch vụ này đối với sự

phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã mô tả được thực trạng thị

trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Bình Trị Thiên trên ba khía cạnh: cung, cầu

dịch vụ và cơ chế quản lý nhà nước về các dịch vụ này từ đó đề xuất những kiến

nghị chính sách cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Đề tài “Giải pháp việc làm cho người lao động sau thu hồi đất trong quá trình

đô thị hoá ở tỉnh Thừa Thiên Huế” đã làm rõ tác động của quá trình đô thị hóa đến

sinh kế của người dân bị thu hồi đất ở nhiều địa phương ở Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ bức tranh khá chi tiết về thực trạng việc làm của những người bị ảnh hưởng, kết

Page 114: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

114

hợp kinh nghiệm giải quyết vấn đề nóng này ở các nước trên thế giới và một số địa

phương trong nước, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp được phân tích kỹ lưỡng

hướng đến tạo việc làm ổn định cho người lao động tại địa phương.

Đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung lợn thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đề cập đến

một vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và phát triển

chăn nuôi nói riêng. Tác giả đề tài đã mô tả và phân tích chi tiết chuỗi cung cũng

như chuỗi giá trị của lợn thịt, sự hợp tác, cạnh tranh trong chuỗi và làm rõ vị thế và

lợi ích mà mỗi tác nhân tham gia chuỗi nhận được, đặc biệt là người nông dân.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp, nhiều định hướng quan trọng để

hoàn thiện hơn chuỗi cung, hỗ trợ và gia tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi lợn

thịt. [H7.07.04.04]

Ngoài ra, nhiều chương trình ký kết với các dự án, các địa phương và đề tài

các cấp đã góp phần giải quyết được các vấn đề cấp thiết của các địa phương và

đơn vị được nghiên cứu. Hầu hết các đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá có

tính thực tiễn cao và trở thành nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của các đơn vị,

cá nhân và chính quyền các cấp. [H7.07.04.05].

Về vấn đề tư vấn và các đề tài ứng dụng: Các hoạt động nghiên cứu theo

hướng này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có nhiều kinh nghiệm trong lý luận và

thực tiễn để phân tích và đưa ra được các giải pháp thật sự có hiệu quả cho các đơn

vị. Trong thực tế, nhiều cá nhân đã thực hiện tốt các hoạt động này và được các đối

tác đánh giá cao.

Tỷ lệ các đề tài, dự án được nghiệm thu được hội đồng đánh giá có ý nghĩa

ứng dụng thực tế tại địa phuơng là trên 50%. [H7.07.04.05].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường có sự phối hợp với các chính quyền địa phương, các ban ngành và

doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện cũng như đánh giá nghiệm thu

các đề tài. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên được đào tạo ở nước ngoài đã biết kết

hợp cơ sở lý thuyết hiện đại với thực tiến của địa phương để đề xuất các đề tài phù

Page 115: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

115

hợp. Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã có sự gắn kết chặt

chẽ với các địa phương và khu vực; nhiều đề tài có giá trị lý luận và thực tiễn cao,

là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách ở

các địa phương và doanh nghiệp.

3. Những tồn tại

- Việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường với

bên ngoài chưa chặt chẽ, do vậy chưa đánh giá được đầy đủ hiệu quả ứng dụng của

hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

- Nhà trường chưa chú trọng thỏa đáng vào việc theo dõi và thực thi các

khuyến nghị chính sách từ các đề tài nghiên cứu.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trong năm 2015, hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích các cá nhân

và tập thể tích cực tìm kiếm các hướng nghiên cứu, các chương trình - dự án, các

đơn đặt hàng của các địa phương và các tổ chức.

- Kí kết các văn bản hợp tác toàn diện với một số địa phương, doanh nghiệp để

gắn chặt hơn hoạt động nghiên cứu với thực tiến và đưa kết quả nghiên cứu vào

thực tiễn.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.5: Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dành cho các hoạt động này.

1. Mô tả

Triển khai các khoá tập huấn, tư vấn và chuyển giao công nghệ cho các cơ

quan, doanh nghiệp là một trong những chức năng của trường Đại học Kinh tế.Nhà

trường luôn tích cực phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công

nghệ với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Đồng thời, Nhà

trường cũng khuyến khích cán bộ, giảng viên chủ động thực hiện các hợp đồng tư

vấn, chuyển giao công nghệ.

Page 116: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

116

Tuy nhiên, do bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường là các

nghiên cứu về mặt lý thuyết, và kết quả của các nghiên cứu đó chủ yếu được ứng

dụng trong hoạt động giảng dạy, tư vấn, đóng góp vào việc hoạch định chính sách...

nên nguồn thu từ các hoạt động đó được chi trả lại cho người thực hiện. Có thể nói

“doanh thu” mà Nhà trường thu được từ hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu

dưới dạng nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên, từ đó góp phần phát triển Nhà

trường về chất.

Trên thực tế, trường Đại học Kinh tế rất chú trọng đầu tư kinh phí cho nghiên

cứu khoa học. Bảng số liệu 7.5.1 cho thấy kinh phí nghiên cứu khoa học (lấy từ các

nguồn) bình quân cho một giảng viên của trường là: 13,17 triệu đồng/năm. Trong

đó, ngân sách Nhà nuớc cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học tính bình quân 1

giảng viên là 2,46triệu đồng. Điều này cho thấy sự năng động, nhạy bén của một

bộ phận không nhỏ giảng viên trong việc chủ động tìm kiếm nguồn kinh phí để

thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh đó,Nhà trường cũng đã chủ

động huy động và điều tiết các nguồn kinh phí khác đề đầu tư cho hoạt động nghiên

cứu khoa học, phần lớn là từ nguồn thu học phí các hệ đào tạo.

Bảng 7.5.1. Kinh phí nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế -

Đại học Huế giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng kinh phí 2.974,50 3.437,60 3.581,00 1.884,70 403,60

- Nguồn ngân sách 521,80 469,50 473,20 487,10 403,60

- Nguồn tài trợ từ các

dự án (để thực hiện

các dự án)

2.452,70 2.968,10 3.107,80 1.397,60 0

(Nguồn: Số liệu báo cáo từ phòng KH-TC)

Page 117: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

117

2. Những điểm mạnh

- Trường Đại học Kinh tế đã chủ động tìm kiếm và huy động kinh phí từ các

nguồn khác nhau để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ.

- Nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học luôn ở mức cao thể hiện sự

chủ động, quan tâm của Nhà trường và sự năng động, sáng tạo của đội ngũ giảng

viên, các nhà nghiên cứu trong Trường.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa quản lý được nguồn thu từ các hợp đồng tư vấn, chuyển giao

công nghệ do cá nhân thực hiện, vì vậy việc thống kê doanh thu từ các hoạt động

này chưa đầy đủ, chưa phản ánh đúng hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học

và chuyển giao công nghệ của Nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác nghiên

cứu và chuyển giao công nghệ lớn, Nhà trường tăng cường khuyến khích cán bộ,

giảng viên tìm kiếm và thực hiện các hợp đồng tư vấn và chuyển giao công nghệ,

đồng thời có cơ chế khen thưởng hợp lý để khuyến khích cán bộ, giảng viên báo

cáo kết quả các dự án, đề tài hợp tác với bên ngoài.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt

Tiêu chí 7.6: Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

của trường đại học gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu khoa học,

các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả của các hoạt động khoa

học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của trường.

1. Mô tả

Các đề tài, dự án các cấp đều gắn với đào tạo. Hầu hết nội dung các đề tài đều

gắn với mục tiêu, chương trình đào tạo của Nhà trường và góp phần nâng cao năng

lực của cán bộ giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Page 118: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

118

Dựa trên các đề tài và các hướng nghiên cứu được đề xuất của các tổ chức và

các cá nhân, Các Hội đồng khoa học do Trường thành lập tiến hành xét chọn các

hướng nghiên cứu vừa gắn với mục tiêu chương trình đào tạo của từng Khoa

chuyên môn, vừa giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra ở các địa phương

hoặc doanh nghiệp.

Nhiều đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

Cụ thể, các đề tài đó là: Đề tài DHH2012-06-13 “Phân tích khả năng cạnh tranh

của điểm đến du lịch thành phố Huế”, Đề tài:B2010-DHH06-33 “Giải pháp việc

làm cho người lao động sau thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Thừa Thiên

Huế”; Đề tài B2011-DHH06-01 “Ứng dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA)

để phân tích và chọn mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả ở vùng hạ triều đầm phá

Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế”; Đề tài B2010-DHH06-32 “Xây dựng hệ thống

đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế”; Đề tài

B2009-DHH06-27 “Nghiên cứu chuỗi cung lợn thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An”;

Đề tài B2009-DHH06-30 “Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho các

doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế”; Đề tài B2011-DHH06-03 “Các yếu

tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên

Huế”. Bên cạnh đó, nhiều đề tài đã hướng đến phục vụ trực tiếp cho hoạt động đào

tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Cụ thể là các đề tài như:

B2009-DHH06-31 “Đánh giá của doanh nghiệp đối với sản phẩm đào tạo của

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế”; DHH2013-06-21 “Nghiên cứu ứng dụng

mô hình ERP (Enterprise Resource Planning) vào công tác quản lý trường đại học ở

Việt Nam – Trường hợp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế”; DHH2013-06-24

“Nhận diện các kiến thức, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kế toán

theo yêu cầu của người sử dụng lao động”.

Một số hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với hợp tác quốc tế thông qua

sự liên kết với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu trong và ngoài

nước.Thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học này, một số giảng viên

Page 119: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

119

của Trường đã được gửi đi đào tạo ở các nước. Bên cạnh các hội thảo và các buổi

sinh hoạt học thuật do Nhà trườngtổ chức, các Khoa cũng đã chủ động tổ chức hội

nghị nghiên cứu khoa học cấp Khoa theo định kỳ cho giảng viên và sinh viên

[H7.07.06.02].

Để tạo điều kiện nâng cao năng lực và tư duy nghiên cứu khoa học cho đội

ngũ, nhiều giảng viên trẻ, học viên cao học, sinh viên đã được tham gia điều tra thu

thập số liệu, viết một số các hợp phần, chuyên đề phù hợp với chuyên môn, chuyên

ngành được đào tạo. Qua đó, người tham gia có điều kiện tiếp cận và làm quen với

các phương pháp nghiên cứu khoa học mới và tích luỹ kiến thức cho bản thân.

Trường đã ký kết các văn bản hợp tác với một số trường đại học và viện

nghiên cứu trong nước để đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo

nguồn lực cho Trường [H7.07.06.03].

Đối với công tác sinh viên nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa

học thu hút hơn 500 lượt sinh viên tham gia [H7.07.06.04]. Nhiều nhánh đề tài cấp

Bộ, cấp Đại học Huế và chương trình dự án đã có sự tham gia nghiên cứu của sinh

viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Trong giai đoạn 2009 - 2013, Trường đã gửi 10 đề tài nghiên cứu khoa học

của sinh viên tham gia giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam do Bộ GD và

ĐT, Đại học Huế tổ chức và đã đạt 7 giải. [H7.07.06.05].

2. Những điểm mạnh

- Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ được giảng viên quan tâm mà còn

thu hút đông đảo sinh viên và học viên cao học tham gia, từ đó góp phần tích cực

vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học ngày một đa dạng dưới nhiều hình thức như:

đề tài các cấp, các dự án nghiên cứu, các buổi thuyết trình, hội thảo khoa học ...

nên đã thu hút đông đảo giảng viên, sinh viên tham gia.

Page 120: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

120

- Trường có nhiều giảng viên tham gia vào các mạng lưới nghiên cứu quốc tế,

do vậy các dự án nghiên cứu đã được thực hiện với sự hợp tác của các viện nghiên

cứu và trường đại học nước ngoài.

3. Những tồn tại

- Hoạt động nghiên cứu ở Nhà trường ít có sự liên kết với các viện nghiên cứu

và Trường Đại học trong nước

-Số lượng đề tài, dự án liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học quốc

tế đang có xu hướng giảm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong giai đoạn tới, mở rộng quan hệ chặt chẽ hơn với các viện, trung tâm

nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức trong và ngoài nước để đẩy mạnh

hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.7: Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức

trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp để

đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

1. Mô tả

Bên cạnh việc khuyến khích cán bộ giảng viên tích cực tham gia hoạt động

khoa học và công nghệ, Trường Đại học Kinh tế có quy định cụ thể về tiêu chuẩn

chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở),

tiêu chuẩn và trách nhiệm của giảng viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học,

thể hiện trong Quy định về quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ trong

Trường Đại học Kinh tế Huế [H7.07.07.01]. Các tiêu chuẩn này được xây dựng căn

cứ vào một số văn bản pháp quy về tiêu chuẩn chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước, cấp

Bộ do Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [H7.07.07.02]

và Quyết định số 1369/QĐ-ĐHH-KHCN ngày 15/6/2011 của Giám đốc Đại học

Huế ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ tại các đơn vị

trực thuộc Đại học Huế [H7.07.07.03].

Page 121: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

121

Theo quy trình đăng ký, tuyển chọn đề tài khoa học công nghệ, các đề tài đăng

ký phải trải qua khâu thẩm định, bảo vệ thuyết minh đề tài và thông qua đề cương

nghiên cứu trước khi được phê duyệt. Quá trình tuyển chọn, thẩm định cũng xem

xét đến tiêu chuẩn năng lực và đạo đức của chủ đề tài trước khi ký hợp đồng thực

hiện. Với quy trình chặt chẽ này, Nhà trường luôn đảm bảo tiêu chuẩn về con người

cho hoạt động khoa học công nghệ [H7.07.07.01].

Các nội dung về sở hữu trí tuệ hiện được thực hiện theo Quyết định số

269/QĐ-ĐHH-KHCN của giám đốc Đại học Huế ngày 29 tháng 12 năm 2009 về

việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động Sở hữu trí tuệ tại các đơn vị trực

thuộc Đại học Huế.

2. Những điểm mạnh

Trường đã có quy định và phổ biến cho toàn thể giảng viêntiêu chuẩn năng

lực và đạo đức trong các hoạt động khoa học và công nghệcũng như quyền sở hữu

trí tuệ.

3. Những tồn tại

Chưa có các biện pháp cụ thể để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2013 - 2014, Trường Đại học Kinh tế cử chuyên viên phụ trách quản

lý khoa học công nghệ nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng các biện pháp cụ thể về

đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, từ đó bổ sung vào quy định về quản lý hoạt động

khoa học công nghệ của Trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

KẾT LUẬN

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế luôn chú trọng và làm tốt hoạt động nghiên

cứu khoa học từ việc lập kế hoạch và triển khai theo đúng quy trình của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, của Đại học Huế. Hoạt động khoa học công nghệ của Trường luôn

gắn với mục tiêu đào tạo. Các đề tài có ý nghĩa ứng dụng và thực tiễn, góp phần

vào sự phát triển KT-XH địa phương trong những năm qua.

Page 122: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

122

Tiêu chuẩn 8 HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Mở đầu

Hoạt động hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển

của Trường Đại học Kinh tế Huế. Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế

đã phát huy hiệu quả và mang lại cho Trường nhiều lợi ích thiết thực. Trường đã

từng bước khẳng định vị thế của mình trong quan hệ hợp tác với các trường đại

học, các viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.

Đến nay, Trường đã có quan hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học, viện

nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Nhiều cán bộ giảng viên của Trường là thành viên

của các mạng lưới quốc tế như Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á

(EEPSEA), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường châu Âu (EAERE),

Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường Đông Nam Á (EAAERE),

Mạng lưới nghiên cứu phát triển bền vững khu vực Mekong (SUMERNET)…

Nhiều chương trình liên kết đào tạo và dự án hợp tác đã được thực hiện, qua đó góp

phần quan trọng giúp Nhà trường xây dựng và bồi dưỡng năng lực giảng dạy và

nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện

cơ sở vật chất và nâng cao uy tín của Nhà trường.

Với những minh chứng cụ thể, có thể khẳng định rằng hoạt động hợp tác quốc

tế của Trường Đại học Kinh tế Huế trong 5 năm trở lại đây đã và đang được triển

khai theo các định hướng: (1) thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước; (2) các

hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả; và (3) các hoạt động hợp tác

quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

Tiêu chí 8.1. Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định

của Nhà nước.

1. Mô tả

Kể từ khi thành lập đến nay, trong suốt chặng đường phát triển của mình, hoạt

động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Huế thực hiện đúng phân cấp

Page 123: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

123

chức năng và quyền hạn, thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quan hệ với

nước ngoài [H8.08.01.01; H8.08.01.02; H8.08.01.03; H8.01.04].

Trường luôn phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ quản là Đại học Huế, với

Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Ngoại vụ trong quan hệ với đối tác nước

ngoài, thể hiện qua chế độ báo cáo trực tiếp với các cơ quan hữu quan, qua đó đảm

bảo an ninh đối ngoại. Trước khi tiếp nhận và thiết lập quan hệ với bất kỳ đối tác

nước ngoài nào, Trường đều báo cáo cụ thể và có công văn xin phép gửi đến Sở

Ngoại vụ, Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế (Phòng PA63, PA81) và Ban Hợp tác

quốc tế - Đại học Huế [H8.08.01.05]. Sau khi nhận được sự tư vấn cần thiết của các

cơ quan này, Trường mới triển khai kế hoạch đón tiếp và làm việc. Nhờ đó cho đến

nay Trường không vi phạm pháp luật của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài.

Với chủ trương không ngừng tìm kiếm và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,

hàng năm Trường Đại học Kinh tế Huế đều chú trọng phát triển hoạt động hợp tác

quốc tế trong kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược phát triển của mình

[H8.08.01.02; H8.08.01.03]. Trường đã từng bước chủ động thiết lập quan hệ hợp

tác, chủ động tham gia đấu thầu để chủ trì các dự án nghiên cứu, từ đó tăng cường

nội lực, khẳng định uy tín của mình trong quan hệ với đối tác nước ngoài. Giai

đoạn 2009-2013, Trường đã ký kết thêm 07 biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối

tác nước ngoài: Đại học Chaopraya, Thái Lan [H8.08.01.06], Trường cao đẳng

Viriyalainakhonsawan, Thái Lan [H8.08.01.07], Đại học Rennes 1, Pháp

[H8.08.01.08], Đại học Công nghệ Rajamangala, Thái Lan [H8.08.01.09], Khoa

Nông nghiệp, Thực phẩm và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Sydney

[H8.08.01.10], Đại học Pan European, Slovakia [H8.08.01.11], và Đại học Khoa

học ứng dụng IMC, Krems, Áo [H8.08.01.12]. Số lượng cán bộ, giảng viên đi học

tập, công tác ở nước ngoài ngày càng tăng [H8.08.01.13; H8.08.01.14] (xem bảng

8.1.1, 8.1.2). Nhà trường cũng thu hút được nhiều chuyên gia nước ngoài đến thăm

và làm việc với Trường [H8.08.01.15].

Page 124: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

124

Bảng 8.1.1. Số lượng CBGV đi học nước ngoài giai đoạn 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tiến sĩ 2 5 6 5 4

Thạc sĩ 6 12 11 10 4

Số lượt đi 9 25 28 40 19

Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đảm

bảo thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và đã có những tác động tích cực,

góp phần phát triển: nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và cơ chế quản lý và

quản trị của Trường [H8.08.01.16].

2. Những điểm mạnh

Quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của Trường được xây dựng

chặt chẽ với những điều khoản cụ thể, rõ ràng, hợp lý.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách nắm vững quy chế, có năng lực, nhiệt tình trong

công tác.

Nhờ có những điểm mạnh về cơ chế và nguồn lực này, trong quá trình phát

triển, hoạt động hợp tác quốc tế của trường Đại học Kinh tế Huế luôn được thực

hiện theo đúng phân cấp chức năng và quyền hạn, đảm bảo tuân thủ đúng quy định

của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài, từ đó có những bước phát triển vững

chắc về quy mô lẫn hiệu quả.

3. Những tồn tại

Các quy định về quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế do các nhân trực

tiếp ký kết và thực hiện với đối tác nước ngoài chưa được thực hiện triệt để. Một số

cán bộ GV chưa chủ động trong việc báo cáo dự án hợp tác cá nhân của mình.

Nhà trường chưa có chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp không thực hiện

nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ theo Quy định về quản lý hoạt động hợp tác

quốc tế đã ban hành.

Page 125: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

125

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm 2014, với việc sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc

tế của Trường trên cơ sở Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy chế về tổ

chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên ban

hành ngày 20/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định nhiệm vụ, quyền

hạn của Đại học Huế, các trường đại học thành viên và đơn vị trực thuộc ban hành

ngày 10/07/2014 của Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế sẽ bổ sung điều

khoản quy định rõ và cụ thể hơn trách nhiệm của phòng, khoa và cá nhân khi thực

hiện hợp tác với đối tác nước ngoài và có chế tài xử lý cụ thể đối với những trường

hợp không tuân thủ quy định, qua đó có cơ chế quản lý hoạt động hợp tác quốc tế

chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nhà trường sẽ tách Phòng Khoa học công nghệ

- Hợp tác quốc tế thành một phòng chức năng độc lập từ Phòng Khoa học công

nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau đại học hiện tại, từ đó có hoạt động chuyên

sâu hơn về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.2. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể

hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình

trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ,

nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đại học.

1. Mô tả

Trường Đại học Kinh tế Huế coi hợp tác quốc tế về đào tạo là hoạt động mang

tính chiến lược để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo,

tiệm cận với chuẩn quốc tế. Trường luôn chú trọng xây dựng và triển khai các

chương trình liên kết đào tạo và trao đổi học thuật với các đối tác nước ngoài. Trên

cơ sở thành quả của ba chương trình liên kết đào tạo đã thực hiện: (1) Chương trình

Đào tạo cử nhân tài năng chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Du lịch bằng tiếng

Anh (2004-2007), hợp tác với Đại học Hawaii; (2) Chương trình Đào tạo thạc sĩ

chuyên ngành Quản lý chu kỳ dự án và phương pháp luận có sự tham gia (2004-

Page 126: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

126

2005), hợp tác với Đại học Roskilde (Đan Mạch), Đại học Durham (Anh), Đại học

Rome (Ý), Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), và Đại học Nông nghiệp Hoàng gia

(Campuchia); và (3) Chương trình Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Kinh

doanh Du lịch bằng tiếng Pháp (2002-2009) do AUF tài trợ, hiện tại, nhà trường đã

và đang thực hiện hai chương trình liên kết đào tạo: (1) Đào tạo cử nhân ngành Tài

chính - Ngân hàng bằng tiếng Pháp, triển khai từ năm 2007, đối tác là Đại học

Rennes 1, Pháp [H8.08.02.01]; và (2) Chương trình tiên tiến đào tạo cử nhân Kinh

tế nông nghiệp - Tài chính, triển khai từ năm 2010, liên kết với Đại học Sydney, Úc

[H8.08.02.02].

Các chương trình hợp tác đào tạo này đều có những nét chung là chương trình

giảng dạy được xây dựng trên cơ sở thảo luận, thống nhất giữa các bên; giảng viên

tham gia chương trình được bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng đề cương bài giảng

tại nước ngoài; GV nước ngoài đảm nhận nhiều môn học chính; giảng viên của

Trường trực tiếp đảm nhận một số môn bằng ngoại ngữ (Anh, Pháp); học viên làm

khoá luận/luận văn bằng ngoại ngữ; một số sinh viên lựa chọn được thực tập tại các

trường đại học đối tác ở nước ngoài; SV được hỗ trợ học bổng...[H8.08.02.01;

H8.08.02.02]. Báo cáo tình hình thực hiện hai chương trình này cho thấy những kết

quả rất khả quan [H8.08.02.03; H8.08.02.04]. Ngoài ra, Trường đang thảo luận với

Đại học Rennes 1, Pháp để đưa chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính -

Ngân hàng bằng tiếng Pháp vào triển khai thực hiện. Đồng thời, chương trình đào

tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế liên kết với Đại học Pan European, Slovakia

cũng đang trong quá trình xây dựng.

Thông qua các chương trình hợp tác về đào tạo, đội ngũ giảng viên của

Trường có nhiều cơ hội bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực giảng dạy. Cụ

thể, nhiều giảng viên được tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn tại các trường đại

học đối tác trong khuôn khổ chương trình tiên tiến liên kết với Đại học Sydney và

chương trình đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng liên kết với Đại học

Rennes 1 [H8.08.02.05]. Đặc biệt, bên cạnh tác động tích cực trong việc nâng cao

Page 127: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

127

chất lượng giảng viên, qua đó nâng cao năng lực đào tạo của Trường, Trường Đại

học Kinh tế Huế đã ghi nhận được một kết quả quan trọng hơn, đó là đội ngũ giảng

viên của Trường hoàn toàn có thể đảm nhận giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ

và sinh viên Trường hoàn toàn có khả năng theo kịp và hoàn thành tốt các chương

trình đào tạo theo chuẩn quốc tế [H8.08.02.03; H8.08.02.04].

Tác động tích cực của hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo còn thể hiện ở chỗ

nhiều giảng viên của Trường có điều kiện tham gia giảng dạy bằng tiếng nước

ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo [H8.08.02.06;

H8.08.02.07]. Số lượng giảng viên nước ngoài đến giảng dạy và làm việc tại

Trường cũng gia tăng đáng kể [H8.08.02.08; H8.08.02.09; H8.08.02.10]. Với sự

tham gia giảng dạy và làm việc tại Trường của các chuyên gia nước ngoài, cán bộ

giảng viên Trường Đại học Kinh tế Huế đã có thêm cơ hội cùng làm việc và thảo

luận, trao đổi chuyên môn với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, qua đó trau dồi

năng lực chuyên môn. Trường cũng thu hút sinh viên quốc tế, chủ yếu là sinh viên

Lào sang học đại học và sau đại học [H8.08.02.11].

Hoạt động hợp tác quốc tế còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới

chương trình đào tạo. Thông qua việc thảo luận và xây dựng khung chương trình

môn học với các chuyên gia nước ngoài, các chuyên ngành đào tạo của Trường

ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ 04 ngành đào tạo cử nhân

ban đầu, đến nay Trường đã triển khai được 16 ngành đào tạo cử nhân, 04 ngành

đào tạo thạc sĩ, 02 ngành đào tạo tiến sĩ, 02 ngành đào tạo liên thông và 02 ngành

đào tạo liên kết [H8.08.02.12].

Các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo còn góp phần rất lớn trong việc

nâng cấp cơ sở vật chất của Trường, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hiện đại

hoá phương tiện dạy và học, trên cơ sở đó tăng nguồn lực cho đào tạo

[H8.08.02.13].

Bên cạnh việc đón nhận các đoàn vào thiết lập quan hệ hợp tác với số lượng

đáng kể, trường Đại học Kinh tế Huế còn chủ động thiết kế các đoàn ra để tham

Page 128: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

128

quan, tìm hiểu và xây dựng quan hệ với các đối tác nước ngoài đã có quan hệ hợp

tác cũng như các đối tác mới [H8.08.02.05; H8.08.02.14]. Qua các chuyến đi, các

đoàn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm tổ chức đào tạo của trường bạn để rút ra được

những kinh nghiệm quý báu, vận dụng trong quá trình hoàn thiện và nâng cao chất

lượng đào tạo của Trường [H8.08.02.15; H8.08.02.16].

2. Những điểm mạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế đã chủ động trong việc tìm kiếm đối tác và xây

dựng các chương trình liên kết đào tạo phù hợp với điều kiện, tiềm lực của Trường

cũng như bối cảnh và văn hóa của địa phương.

Hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ

tích cực cho hoạt động đào tạo của Trường thông qua việc góp phần xây dựng đội

ngũ, nâng cao chất lượng giảng viên, đổi mới chương trình và phương pháp giảng

dạy; từ đó, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và nâng cấp cơ sở

vật chất cũng như trang thiết bị của Nhà trường.

3. Những tồn tại

Một số đơn vị (Khoa, Phòng) và cá nhân, đặc biệt là các Khoa có chương trình

liên kết đào tạo chưa thực hiện tốt việc báo cáo định kỳ các hoạt động hợp tác quốc

tế của mình, do đó việc thu thập minh chứng hoạt động gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế của Trường còn mỏng, do đó còn

hạn chế trong việc gắn kết chặt chẽ các chương trình, dự án hợp tác quốc tế do các

đơn vị trực thuộc (Khoa, Phòng) thực hiện để có sự quản lý thống nhất, trên cơ sở

đó tạo điều kiện phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau về nguồn lực.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2014, Trường sẽ xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ làm công

tác quản lý hoạt động hợp tác quốc tế, đồng thời điều chỉnh Quy định về quản lý

hoạt động hợp tác quốc tế, bổ sung các quy định phù hợp để gắn kết chặt chẽ hơn

nữa các chương trình, dự án hợp tác đào tạo, nâng cao hiệu quả đào tạo của

Trường.

Page 129: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

129

Trong quý II và quý III năm 2014, Trường sẽ tiếp tục đàm phán và xây dựng

chương trình liên kết đào tạo đại học ngành Quản trị Kinh doanh với Đại học Pan-

European và chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng với

Đại học Rennes 1; tăng cường thực hiện các chương trình trao đổi sinh viên, trao

đổi giảng viên để thực hiện hợp tác đôi bên cùng hưởng lợi. Đồng thời, Trường sẽ

điều chỉnh theo hướng đơn giản hoá các thủ tục để thực hiện đổi mới các chương

trình hợp tác đào tạo hiệu quả hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.3. Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có

hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học,

phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và

công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các

công trình khoa học chung.

1. Mô tả

Trong chiến lược phát triển của mình, Trường Đại học Kinh tế Huế nhấn mạnh

tầm quan trọng của hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, coi đó là

chiến lược không thể thiếu để bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghiên cứu của cán

bộ giảng viên, xây dựng và khẳng định thế mạnh nghiên cứu của Trường, từ đó góp

phần nâng cao vị thế của Trường. Một mặt, Nhà trường xây dựng, duy trì và phát

triển quan hệ hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài trong các chương trình,

dự án hợp tác cấp trường; có kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho các hội

nghị hội thảo liên kết tổ chức với các đối tác nước ngoài [H8.08.03.01]. Mặt khác,

Nhà trường chủ trương khuyến khích cán bộ giảng viên chủ động tìm kiếm các liên

kết quốc tế thực hiện các chương trình, dự án khoa học công nghệ. Điều này thể

hiện ở Quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của Trường [H8.08.03.02].

Với sự quan tâm đúng mức, sự đầu tư thỏa đáng, với chính sách quản lý linh hoạt

và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ giảng viên tham gia các dự án nghiên cứu

liên kết, các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học của Trường Đại học

Page 130: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

130

Kinh tế Huế có thể được đánh giá là có hiệu quả, nhà trường đã phát huy được

nhiệt tình và đam mê nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên [H8.08.03.03,

H8.08.03.04].

Trong vòng 5 năm trở lại đây, các cá nhân và nhóm nghiên cứu của Trường đã

tham gia nhiều dự án hợp tác đồng nghiên cứu với các đối tác nước ngoài

[H8.08.03.05]. Điển hình là các dự án: Dự án Nghiên cứu tác động về sức khỏe,

kinh tế và xã hội của các thảm họa: Bằng chứng, phương pháp và công cụ (2009-

2010), tài trợ bởi Ủy ban châu Âu; dự án Điều tra biến đổi khí hậu và nâng cao

năng lực cho người dân ở Thừa Thiên Huế (2009-2011), hợp tác với NAV; Dự án

Đánh giá chương trình thí điểm Thanh toán dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam

và đề xuất chính sách cho Lào và Campuchia (2010-2012), tài trợ bởi Viện nghiên

cứu môi trường Stockholm - Châu Á; dự án Xây dựng năng lực thích ứng với biến

đổi khí hậu ở Đông Nam Á (2011-2014), tài trợ bởi IDRC; dự án Thúc đẩy các hoạt

động xanh dựa vào địa phương nhằm hiện thực hóa một xã hội chu trình vật chất

bền vững ở các thành phố Châu Á (2011-2013), tài trợ bởi Mạng lưới nghiên cứu

biến đổi toàn cầu châu Á - Thái Bình Dương; dự án Nâng cao nhận thức về thiên

tai và đánh giá tác động của thiên tai đối với ngư dân tỉnh Quảng Trị (2011-2012),

tài trợ bởi FAO; dự án Phân tích chi phí - lợi ích của nhà chống bão tại thành phố

Đà Nẵng (2012-2014), tài trợ bởi ISET; dự án Phân tích kinh tế các dịch vụ hệ sinh

thái rừng ngập mặn đầm Thị Nại, thành phố Quy Nhơn (2012-2014), tài trợ bởi tổ

chức Rockefeller/ISET; dự án Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở

Đông Nam Á (2011-2014), tài trợ bởi IDRC...

Các dự án hợp tác nghiên cứu được thực hiện đã góp phần rất lớn trong việc

nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên của Trường. Trong

khuôn khổ các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu này, Trường cũng đã tổ

chức được nhiều hội thảo quốc tế [H8.08.03.06], từ đó gắn kết và mở rộng quan hệ

với các đối tác mới. Các hội thảo chính có thể kể tên là Hội thảo Phân tích tính dễ

tổn thương do biến đổi khí hậu [H8.08.03.07], Hội thảo Phân tích kinh tế các biện

Page 131: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

131

pháp thích ứng với biến đổi khí hậu [H8.08.03.08], Hội thảo Kinh tế thú y và An

toàn thực phẩm [H8.08.03.09], Hội nghị các nhà kinh tế Việt Nam lần thứ 6

[H8.08.03.10], Hội thảo Đào tạo Quản trị kinh doanh và nghiên cứu kinh doanh

[H8.08.03.11].

Trong khuôn khổ các chương trình, dự án hợp tác về nghiên cứu, Trường cũng

đã tổ chức nhiều khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn và năng lực nghiên cứu cho

cán bộ giảng viên, chẳng hạn tập huấn phân tích kinh tế các biện pháp thích ứng

với biến đổi khí hậu [H8.08.03.12], tập huấn xây dựng đề án thích ứng với biến đổi

khí hậu [H8.08.03.13], tập huấn canh tác hỗn hợp cho nông hộ nhỏ [H8.08.03.14].

Hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu còn thể hiện ở số lượng

đáng kể các công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí trong nước và tạp

chí quốc tế từ các hợp tác nghiên cứu của cán bộ giảng viên trong Trường, làm giàu

thêm kinh nghiệm nghiên cứu của cán bộ giảng viên, thể hiện ở lý lịch khoa học

của cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu [H8.08.03.15; H8.08.03.16]. Đặc biệt,

uy tín chuyên môn, uy tín khoa học của Trường cũng được các trường đại học, các

viện nghiên cứu trong khu vực và quốc tế biết đến, điển hình là sự kiện vào năm

2011, chính phủ Úc đã trao giải thưởng và công nhận Chương trình hợp tác nông

nghiệp - phát triển nông thôn của Khoa Kinh tế Phát triển với việc đã thực hiện

xuất sắc dự án CARD - Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ kinh doanh nông

nghiệp cho các nông hộ ở miền Trung Việt Nam (2003 - 2008) [H8.08.03.17].

2. Những điểm mạnh

Hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học được Trường Đại học Kinh

tế Huế chú trọng và đầu tư thỏa đáng.

Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ giảng

viên cũng như đối tác nước ngoài trong việc xây dựng và triển khai các chương

trình, dự án hợp tác nghiên cứu.

Thông qua hoạt động hợp tác về nghiên cứu khoa học, năng lực nghiên cứu

của cán bộ giảng viên trong Trường đã được nâng cao rõ rệt, cơ sở vật chất phục vụ

Page 132: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

132

nghiên cứu khoa học cũng được cải thiện đáng kể, từ đó khẳng định thế mạnh và vị

thế của Trường về năng lực nghiên cứu khoa học.

3. Những tồn tại

Cơ chế quản lý các đề tài/dự án và các sản phẩm/kết quả nghiên cứu liên kết

với đối tác nước ngoài chưa chặt chẽ. Một số cán bộ giảng viên của Trường đã thực

hiện các dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài với tư cách cá nhân mà chưa báo

cáo cụ thể với Nhà trường. Do đó việc thống kê các chương trình/dự án và công

trình công bố còn khó khăn.

Tiềm năng nghiên cứu của cán bộ giảng viên của Trường là khá lớn, tuy nhiên

việc thiết lập các nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh vực và thế mạnh nghiên cứu còn

rời rạc, do đó chưa phát huy được được hết khả năng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm 2014, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế xây dựng cơ chế

quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài, đặc

biệt là các chương trình, dự án của cá nhân. Trường sẽ quy định và có chế tài giám

sát thực hiện chế độ báo cáo cụ thể đối với các cá nhân và đơn vị trực thuộc Trường

khi thực hiện hợp tác đồng nghiên cứu với đối tác nước ngoài. Hoạt động này nhằm

đảm bảo uy tín của Nhà trường, giúp Nhà trường đề ra những biện pháp phù hợp để

chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm, phát huy hiệu quả hợp tác.

Trường có kế hoạch khuyến khích thiết lập các nhóm nghiên cứu theo từng

lĩnh vực thế mạnh để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các chương trình/dự

án hợp tác nghiên cứu có quy mô lớn hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực

của Nhà trường.

Trong giai đoạn tiếp theo, Trường tiếp tục thực hiện kế hoạch bồi dưỡng trình

độ ngoại ngữ và phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ giảng viên trẻ để

chuẩn bị nguồn lực, chủ động thiết lập quan hệ với các đối tác tiềm năng trong việc

thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu cho phù hợp với bối cảnh hội

nhập. Đồng thời, có chính sách cụ thể khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia các

Page 133: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

133

chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu độc lập và có chế độ khen thưởng hợp lý

đối với các cá nhân có nhiều hoạt động tích cực.

5. Tự đánh giá: Đạt

KẾT LUẬN

Trong 5 năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế của trường Đại học Kinh tế - Đại

học Huế đã phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào mục tiêu xây dựng đội ngũ,

nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng

viên trong Nhà trường, góp phần nâng cấp cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị

của Nhà trường.

Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đã và đang tập

trung vào hai lĩnh vực chính: (1) Hợp tác đào tạo; (2) Hợp tác nghiên cứu. Quan

hệ hợp tác với nhiều trường đại học có uy tín quốc tế thông qua các chương

trình liên kết đã giúp Trường có cách nhìn mới, góp phần giúp Trường đổi mới

phương pháp cũng như chương trình giảng dạy theo hướng tích cực và hiệu quả

hơn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cũng được tăng cường với sự góp

sức của các chương trình, dự án hợp tác. Đồng thời, qua việc tham gia các

chương trình, dự án, đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường cũng có cơ hội trau

dồi kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực và phát huy khả năng của mình.

Quan hệ hợp tác thông qua các dự án nghiên cứu đã có những đóng góp nhất

định cho nguồn lực tài chính của Nhà trường và góp phần khẳng định vị thế của

Trường trong sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và khu vực Miền Trung và

Tây Nguyên. Việc tham gia các dự án đã giúp cho đội ngũ cán bộ giảng viên nâng

cao năng lực, cập nhật xu hướng và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh

tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua các dự án nghiên cứu,

đặc biệt là những dự án đa quốc gia, hình ảnh của Trường được quảng bá rộng rãi

hơn, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đến với Trường và mở ra những cơ hội hợp tác

mới trong nghiên cứu và đào tạo.

Page 134: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

134

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động hợp tác quốc tế đối với sự phát

triển của Trường và mục tiêu chiến lược khẳng định vị thế của Trường trong bối

cảnh hội nhập ngày càng cao của cả nước, tầm nhìn cho hoạt động hợp tác quốc tế

của Trường Đại học Kinh tế Huế là tập trung phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác

đôi bên cùng có lợi với các đối tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu

khoa học. Trong thời gian tới, Trường sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác và đa

dạng hoá các loại hình hợp tác, cân đối và tập trung nguồn lực để xây dựng và triển

khai các chương trình, dự án hợp tác đôi bên cùng có lợi, thực hiện mục tiêu thông

qua các hoạt động hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu

khoa học của Nhà trường trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của Nhà nước về hợp

tác quốc tế.

Page 135: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

135

Tiêu chuẩn 9 THƯ VIỆN, TRANG THIẾT BỊ HỌC TẬP VÀ CƠ SỞ VẬT

CHẤT KHÁC

Mở đầu

Trong những năm qua, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã không ngừng

tập trung đầu tư, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất như: giảng đường; máy

chủ, máy tính; Nhà sách Kinh tế và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập,

nghiên cứu khoa học và quản lý đảm bảo cơ bản các điều kiện về cơ sở vật chất

phục vụ hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động khác, góp phần nâng cao chất

lượng đào tạo và nâng cao vị thế của Nhà trường.

Trường có thư viện gồm các phòng đọc, phòng internet, kho sách, nhà sách

Kinh tế, tài liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và các nhu cầu giải trí của

sinh viên và giảng viên. Ngoài thư viện trường, sinh viên trường Đại học Kinh tế

được sử dụng tra cứu, đọc tài liệu ở Trung tâm Học liệu- Đại học Huế.

Hệ thống phòng thực hành của Trường được trang bị các thiết bị hiện đại, các

phần mềm tin học chuyên dùng, cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và thực

hành của các ngành đào tạo. Trường đã chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị giảng

dạy và học tập đồng bộ, chất lượng tốt và phong phú về chủng loại góp phần thuận lợi

để giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Hệ thống máy vi tính toàn trường đã

được nối mạng nội bộ tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý, dạy, học và NCKH.

Cơ sở vật chất của Trường phát triển theo quy hoạch tổng thể 2011 – 2015 đã

được xây dựng tại cơ sở mới của Trường gồm khu giảng đường, thư viện, phòng

thực hành, khu hiệu bộ, khu văn hoá thể dục thể thao, công viên cây xanh,...Các công

trình xây dựng hoàn thành được bố trí sử dụng hợp lý và sử dụng tối đa công suất.

Tiêu chí 9.1: Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài

liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của

cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ

dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

Page 136: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

136

1.Mô tả

Năm 2009thư viện trường đại học Kinh tế Huế chuyển từ cơ sở 1 về cơ sở 2

và được bố trí ở tầng 5-6 dãy nhà B khu qui hoạch trường Bia – Phường An Cựu,

thành phố Huế với diện tích khoảng 2000m2.Bao gồm phòng bạn đọc, phòng lưu

hành tài liệu, phòng nghiệp vụ thư viện, 1 nhà sách, 2 phòng máy tính: 70 cái.

[H9.09.01.01].

Trung tâm Thông tin-Thư viện đã không ngừng phát triển nguồn tài liệu

ngày càng đa dạng, phong phú nhằm phục vụ độc giả ngày càng tốt hơn. Tổng số

bản tài liệu quốc văn hiện có là: 16.384 bản, trong đó: Giáo trình: 15.676; tài liệu

tham khảo:239;tài liệu văn bản pháp luật:469. Tổng số nhan đề tài liệu chuyên

ngành có: 1.564,trong đó; ngành Quản trị kinh doanh 470; ngành Kế toán-Tài

chính467; ngànhKinh tế phát triển 336; ngành Kinh tế chính trị133; ngành Hệ

thống thông tin kinh tế 158. Tài liệu ngoại văn 1.064 nhan đề. [H9.09.01.02]

Nguồn vốn nội sinhcủa nhà trường gồm luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp

không ngừng được bổ sung cho thư viện của trường. Hiện có: khóa luận:

2.947;luận văn: 416; luận án: 06; sách điện tử khoảng: 35.000 bản; CD rom khóa

luận đại học, luận văn: 1.200 đĩa, khóa luận, luận văn điện tử:1.200nhan đề; giáo

trình của giáo viên trong trường biên soạn hiện có: 18 nhan đề. [H9.09.01.03]

Trung tâm có văn bản nội qui sử dụng thư viện, nội qui và hướng dẫn sử

dụng phòng đọc, giờ giấc mở cửa và giới thiệu dịch vụ thông tin. [H9.09.01.04]

Sinh viên đến mượn tài liệu phải có phiếu yêu cầu để cán bộ thư viện phục

vụ. [H9.09.01.05]

Kinh phí nhà trường dành cho thư viện hàng năm 300.000 triệu đồng để bổ

sung nguồn tài nguyên thông tin, báo, tạp chí và các trang thiết bị khác.

[H9.09.01.06]

Hiện nay trung tâm Thông tin - Thư viện có website riêng, sử dụng phần

mềm quản lý thư viện hiện đại vebrary 3.0…[H9.09.01.07]

Page 137: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

137

Ngoài những nguồn tài liệu có trong thư viện để độc giả học tập và nghiên

cứu còn có sự đa dạng thông tin từ internet và sự hỗ trợ tích cực từ trung tâm Học

liệu – Đại học Huế. [H9.09.01.08]

1. Những điểm mạnh

Hệ thống thư viện của trường và Trung tâm học liệu về cơ bản đã đáp ứng

được những nhu cầu tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nhu cầu giải

trí của người học.

2. Những tồn tại

Thư viện chưa có không gian riêng, vị trí chưa thuận lợi, tài liệu, giáo trình

còn thiếu nên sinh viên đến với Thư viện còn hạn chế.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2014 -2015 tiếp tục bổ sung 300 đầu tài liệu, giáo trình phục vụ

độc giả.

Hướng đến năm 2015 đề xuất mở rộng phòng mượn thành kho mở tự chọn.

4. Tự đánh giá chất lượng: Đạt

Tiêu chí 9.2:Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí

nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng

ngành đào tạo.

1. Mô tả

Hiện nay, trường có 48 phòng học, 06 phòng thực hành máy tính đáp ứng cơ

bản nhu cầu về phòng học và thực hành cho sinh viên. Các phòng học đều có nội

quy sử dụng được bố trí đầy đủ chổ ngồi và thiết bị phục vụ công tác giảng dạy học

tập của sinh viên [H9.09.02.01]. Công tác điều hành kế hoạch giảng dạy hợp lý nên

các phòng học cơ bản đảm bảo sử dụng tối đa công suất [H9.09.02.02]. Để tăng

cường thêm phòng học, giảng đường lớn, Nhà trường đang triển khai đầu tư xây

dựng thêm giảng đường (nối giảng đường 7 tầng từ trục 1 đến trục 5) nhằm phục vụ

tốt yêu cầu của từng ngành đào tạo [H9.09.02.03].

Các phòng thực hành được dùng chung cho tất cả cán bộ, giáo viên, sinh

Page 138: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

138

viên của các Phòng, Trung tâm, Khoa, Bộ môn có nhu cầu và đáp ứng được yêu

cầu cơ bản của từng ngành đào tạo. Hệ thống phòng thực hành của Trường có nội

quy sử dụng phòng thực hành và được sử dụng với tần suất cao phục vụ yêu cầu

học tập, NCKH của giáo viên và sinh viên [H9.09.02.04]. Các phòng thực hành

được trang bị máy tính với tổng số là 320 máy vi tính được nối mạng internet, trang

thiết bị trong các phòng thực hành được trang bị đầy đủ, phong phú về chủng loại

và chất lượng cao [H9.09.02.05]. Từng ngành đào tạo có các chương trình phần

mềm đặc trưng cho từng môn học và các phần mềm mô phỏng cũng được đầu tư

nhằm phục vụ cho công tác thực hành [H9.09.02.06]. Hàng năm nhà trường đầu tư

bình quân khoảng 1,5 tỷ đồng cho việc mua sắm trang thiết bị mới hỗ trợ dạy học

đáp ứng yêu cầu đào tạo [H9.09.02.07].

2. Những điểm mạnh

Các phòng học được bố trí hợp lý, đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác giảng

dạy và học tập.

Trang bị các thiết bị ở các phòng thực hành được cung cấp đầy đủ, hiện đại đáp

ứng yêu cầu học tập, NCKH của giảng viên và sinh viên.

3. Những tồn tại

Chưa bố trí được các phòng học riêng để sinh viên tự nghiên cứu

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ nay đến hết 2014, Nhà trường xây dựng xong đơn nguyên nối với giảng

đường 7 tầng, sẽ bố trí thêm phòng học lớn và phòng tự nghiên cứu của sinh viên.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.3:Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo

và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả,

đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo.

1. Mô tả

Tính đến tháng 9 năm 2013 toàn bộ số phòng học của Nhà trường (48 phòng)

được trang bị bàn, ghế, bảng theo tiêu chuẩn. Hàng năm, Nhà trường đã đầu tư kinh

Page 139: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

139

phí khoảng 1,5 tỷ đồng cho việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện học tập phục

vụ hoạt động đào tạo. Trang thiết bị và phương tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt

động dạy, học và NCKH của trường cơ bản đáp ứng các yêu cầu của các ngành đào

tạo. Cụ thể: toàn trường có 320 máy vi tính cố định, 24 máy tính xách tay, 33 máy

in, 22 máy chiếu projector, 4 máy photocopy, 05 máy chiếu overhead, 20 loa dạy

học và các thiết bị khác như điều hoà nhiệt độ, bàn ghế, bảng, quạt [H9.09.03.01].

Hàng năm, nhà trường đã đầu tư mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị, các phần

mềm ứng dụng để phục vụ công tác giảng dạy và NCKH [H9.09.03.02].

Các dự án giáo dục đại học, dự án đầu tư chiều sâu của Đại học Huế đã trang

bị cho trường nhiều trang thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các

ngành đào tạo qua các năm và các trang thiết bị được đầu tư mua sắm đảm bảo chất

lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của đơn vị, [H9.09.03.03].

Trường có các văn bản qui định về việc sử dụng các trang thiết bị, cũng như

có đầy đủ các loại sổ sách dùng để theo dõi và quản lý trang thiết bị phục vụ hoạt

động đào tạo, theo đúng quy định của công tác quản lý tài sản công

[H9.09.03.04].Việc tính khấu hao tài sản và thiết bị được tiến hành thường xuyên

theo đúng hướng dẫn của Bộ tài chính [H9.09.03.05].

2. Những điểm mạnh

- Trường đã có biện pháp tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng

cơ bản yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy, học tập và NCKH.

- Chất lượng các trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt giờ lên lớp của giáo viên và

hỗ trợ tích cực khả năng lĩnh hội kiến thức của SV khi sử dụng các thiết bị đó.

3. Những tồn tại

Tần suất khai thác và sử dụng trang thiết bị ở các phòng máy chưa cao. Việc

thực hiện bảo trì trang thiết bị chưa được thường xuyên và kịp thời.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ nay đến năm 2015, nhà trường tăng nguồn kinh phí đầu tư mua sắm thêm

các trang thiết bị phục vụ công tác dạy, học, NCKH.

Page 140: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

140

- Đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại như: máy tính xách tay, máy chiếu

Projector ở các phòng học và các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác NCKH.

- Hàng năm tiến hành bảo trì, nâng cấp trang thiết bị để các thiết bị vận hành tốt

hơn.

- Nâng cao tần suất khai thác sử dụng các trang thiết bị ở các phòng thực hành.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.4: Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt

động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý.

1. Mô tả

Hiện tại, Trường Đại học Kinh tế có320 máy vi tính đáp ứng đầy đủ nhu cầu

về máy tính, phục vụ công tác giảng dạy, học tập, NCKH, công tác quản lý điều

hành của giáo viên, sinh viên và cán bộ quản lý, nghiệp vụ. Số lượng máy tính

trang bị đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, NCKH. Các khoa, phòng được

trang bị đầy đủ các trang thiết bị văn phòng, bình quân mỗi khoa có 03 máy vi tính,

1 máy in; mỗi cán bộ chuyên môn ở các Phòng được trang bị 1 máy vi tính để phục

vụ yêu cầu công việc. Các máy tính đều được kết nối mạng internet; các phòng

thực hành, phòng làm việc được trang bị điều hoà nhiệt độ [H9.09.04.01].

Nhà trường đã đầu tư và nâng cấp máy chủ, lắp đặt hệ thống wireless phủ sóng

toàn bộ khuôn viên trường ở 2 cơ sở phùng Hưng và Hồ Đắc Di; Nâng cấp đường

kết nối mạng nội bộ (LAN), mạng Internet cho tất cả các máy tính trong toàn

trường. Tốc độ đường truyền cao (Mức 5, có địa chỉ IP tĩnh), phục vụ 24/24 rất

thuận lợi cho công tác nghiên cứu giảng dạy, làm đề tài khoa học và học tập

[H9.09.04.02]. Để đảm bảo hệ thống mạng của Nhà trường luôn ổn định, trường đã

tổ chức một phòng quản trị mạng được trang bị đầy đủ phương tiện và có 4 cán bộ

quản lý, khai thác mạng được đào tạo chuyên nghiệp theo từng lĩnh vực

[H9.09.04.03].

Nhà trường đã có chủ trương và biện pháp tạo mọi điều kiện cung cấp trang

thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm phục vụ tốt nhu cầu NCKH, giảng dạy và

Page 141: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

141

học tập của giảng viên, sinh viên. Cụ thể: Nhà trường đã đưa các phần mềm ứng

dụng phục vụ hoạt động giảng dạy, NCKH và quản lý như: Hệ thống E-learning;

Hệ thống khảo trực tuyến (Esurvey); Hệ thống thông tin giảng viên; Hệ thống khoa

học công nghệ[H9.09.04.04]. Công tác quản lý của Trường được tin học hoá với

việc sử dụng các phần mềm quản lý chuyên dụng về đào tạo, nhân sự, tài chính,

NCKH [H9.09.04.05].

2. Những điểm mạnh

- Hệ thống máy chủ, máy tính, trang thiết bị tin học cần thiết luôn được cung

cấp đầy đủ phục vụ công tác quản lý, điều hành, dạy và học,...

- Nhà trường có các công nghệ kết nối mạng toàn cầu ADSL, Wireless tạo

nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy-học tập của giáo viên-sinh viên,

nhất là khi tìm kiếm thông tin trực tuyến trên lớp.

3. Những tồn tại

- Số lượng máy tính vẫn còn ít so với quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng

của nhà trường.

- Các phần mềm triển khai chưa có tính hệ thống và đồng bộ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Năm 2014, trang bị thêm máy chủ, máy tính và các phần mềm chuyên dùng

đáp ứng yêu cầu thực hành cho từng chuyên ngành đào tạo.

- Khảo sát nhu cầu và hiệu quả sử dụng các thiết bị tin học của Trường trong

sinh viên, giảng viên và người học để có biện phápnâng cao hiệu quả sử dụng các

trang thiết bị đáp ứng nhu cầu cho hoạt động đào tạo.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.5: Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có

ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên

nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể

dục thể thao theo quy định.

Page 142: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

142

1. Mô tả

Hiện nay, Trường đã có 2 giảng đường 5 tầng, 1 giảng đường 7 tầng và 1

giảng đường 2 tầng với tổng số phòng học của trường 48 phòng, 06 phòng thực

hành với tổng diện tích là 13.944 m2 sàn. Với quy mô 6.398 sinh viên chính quy

như hiện nay thì tỷ lệ bình quân diện tích chỗ học là 3,07 m2/1 SV đảm bảo diện

tích lớp học theo đúng quy định[H9.09.05.01].Hiện nay Trường đang triển khai đầu

tư xây dựng thêm giảng đường (nối giảng đường 7 tầng từ trục 1 đến trục 5) để

tăng cường thêm phòng học cho sinh viên [H9.09.05.02].

Là đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Huế nên sinh viên của Trường sử

dụng chung Ký túc xá và sân bãi của Đại học Huế để phục vụ cho người học và các

hoạt động văn hoá, thể thao. Sinh viên của Trường được sử dụng sân bãi của Khoa

giáo dục thể chất Đại học Huế để học tập, Đại học Huế đã xây dựng thêm ký túc xá

để phục vụ sinh viên nội trú, số sinh viên của Trường ở Ký túc xá của Đại học Huế

bình quân là 560 người/năm học[H9.09.05.03]. Ngoài ra, khi tổ chức các ngày lễ

hội lớn, các giải thi đấu, nhà trường đã chủ động mượn/thuê sân bãi, sân cầu lông,

bóng bàn để tổ chức tập luyện [H9.09.05.04].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học

3. Những tồn tại

Ký túc xá và sân bãi của trường sử dụng chung trong Đại học Huế nên việc

quản lý và tổ chức các hoạt động chưa chủ động.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Đến cuối năm 2014 phải hoàn thành xây dựng đơn nguyên nối giảng đường 7

tầng từ trục 1 đến trục 5 theo đúng kế hoạch và tiến độ

- Nhà trường cần chủ động đầu tư xây dựng sân bãi để phục vụ các hoạt động

của sinh viên.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 143: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

143

Tiêu chí 9.6: Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên

cơ hữu theo quy định.

1. Mô tả

Trường Đại học Kinh tế có 36 phòng làm việc gồm: Ban giám hiệu, các

Phòng, Khoa, phòng họp, văn phòng Đảng, Công đoàn, Đoàn TN, đáp ứng cơ bản

chổ làm việc cho cán bộ, giảng viên và nhân viên. [H9.09.06.01].

Các phòng làm việc tuy còn hạn chế về diện tích nhưng được trang bị đầy đủ

tiện nghi, trang thiết bị như máy điều hòa nhiệt độ, máy vi tính, máy in và các trang

thiết bị văn phòng khác,... phục vụ tốt các hoạt động của nhà trường [H9.09.06.02].

Mặc dù, mặt bằng không gian các phòng làm việc còn hạn chế, phải bố trí làm việc

tại 2 địa điểm nhưng nhà trường đã có biện pháp sử dụng khoa học cơ sở hiện có

phục vụ cán bộ, giảng viên và nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Hiện

nay, nhà trường đã thiết kế xong nhà Hiệu bộ 5 tầng và đang chờ nguồn kinh phí

ODA để triển khai dự án [H9.09.06.03].

2. Những điểm mạnh

- Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ tiện nghi, môi trường làm việc tốt.

3. Những tồn tại

- Phòng làm việc của các đơn vị hành chính chưa bố trí tập trung

- Phòng làm việc của các Phòng, Khoa, cán bộ, giảng viên và nhân viên còn

nhỏ, chưa đúng với quy định

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Triển khai dự án đầu tư xây dựng nhanh nhà Hiệu bộ tại Trường Bia để năm

2016 chuyển toàn bộ khu làm việc của Trường tập trung về một địa điểm tại

Trường Bia.

- Bố trí thêm phòng làm việc cho các Phó giáo sư.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 144: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

144

Tiêu chí 9.7: Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn HVN

3981-85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.

1. Mô tả

Trường Đại học Kinh tế có diện tích mặt bằng tổng thể là 7,02 ha được cấp ở

Khu quy hoạch Trường Bia(6,82 ha) và 100 Phùng Hưng (0,2 ha). Khu đất nằm ở

vị trí yên tĩnh rất thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu khoa học; có môi trường

thông thoáng, mát mẽ; có đường giao thông tương đối thuận tiện, đảm bảo cho việc

đi lại của cán bộ, sinh viên và vận chuyển trang thiết bị, vật tư; Có hệ thống điện,

nước, thông tin liên lạc thuận lợi [H9.09.07.01].

Hiện nay số lượng sinh viên chính quy của Trường6.398 sinh viên, với diện

tích đất được cấp là 7,02 ha đảm bảo đủ diện tích đất theo quy định của tiêu chuẩn

Trường Đại học HVN 3981-85. Diện tích sàn sử dụng hiện nay là 13.944 m2 đảm

bảo diện tích mặt bằng theo đúng quy định [H9.09.07.02].

2. Những điểm mạnh

- Nhà trường có diện tích đất đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn HVN 3981-

85, đáp ứng đủ nhu cầu về đào tạo.

- Diện tích đang sử dụng đáp ứng đúng theo quy định.

3. Những tồn tại

Diện tích đất còn trống, chưa có kinh phí để triển khai xây dựng các công trình

theo quy hoạch.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ nay đến 2016: đầu tư kinh phí xây dựng nhà làm việc và các trang thiết bị

khác, đảm bảo tiêu chuẩn của một Trường đại học.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.8: Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất

trong kế hoạch chiến lược của trường.

1. Mô tả

Page 145: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

145

Trường Đại học Kinh tế được Đại học Huế quy hoạch ở địa điểm mới Trường

Bia, Thành phố Huế với diện tích đất 6,82 ha. Trường đã thiết kế quy hoạch tổng

thể xây dựng và phát triển cơ sở vật chất đến năm 2020 với các công trình quy

hoạch bao gồm: Khu giảng đường, khu Hiệu bộ, Hội trường lớn, thư viện, khu văn

hoá, thể dục, thể thao, hệ thống sân vườn cây xanh,... [H9.09.08.01]. Đã xây dựng

kế hoạch phát triển trang thiết bị, cơ sở vật chất đến năm 2015 [H9.09.08.02].

Trong 5 năm 2009-2013, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cấp

hạn chế nên nhà trường đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí tự có khoảng 15 tỷ

đồng để đầu tư xây dựng hệ thống sân vườn, cây cảnh, hàng rào, san nền đổ đất,sơn

sửa lại giảng đường, nhà xe,…[H9.09.08.03]. Bên cạnh đó, Đại học Huế đã triển

khai xây dựng nhà học 5 tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và đã bàn

giao đưa vào sử dụng đầu năm học 2013-2014 [H9.09.08.04]. Nhìn chung, cơ sở

vật chất của nhà trường hiện đang được phát triển theo quy hoạch tổng thể từng giai

đoạn nhằm phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và các hoạt động khác của trường.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường có quy hoạch tổng thể và đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo

đúng quy hoạch. Hiện tại đang được Đại học Huế quan tâm đầu tư xây dựng và

phát triển cơ sở vật chất các giai đoạn tiếp theo.

3. Những tồn tại

- Việc triển khai xây dựng và phát triển cơ sở vật chất còn chậm so với kế hoạch.

- Nguồn kinh phí phát triển cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu đồng bộ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ nay đến 2016, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà Hiệu bộ 5 tầng,

chỉnh trang khuôn viên nhà trường theo đúng quy hoạch tổng thể.

- Tìm kiếm nguồn kinh phí để đến năm 2016 hệ thống giảng đường, khu làm

việc, sân vườn được xây dựng theo đúng quy hoạch giai đoạn 1 và đi vào hoạt động

một cách đồng bộ.

5. Tự đánh giá: Đạt

Page 146: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

146

Tiêu chí 9.9: Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho

cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học.

1. Mô tả

Trong những năm qua, công tác bảo vệ của Trường Đại học Kinh tế thực hiện

khá tốt, chưa để xảy ra tình trạng mất cắp tài sản, mất an ninh trật tự; công tác bảo

vệ tài sản, trật tự an ninh cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học

luôn đảm bảo [H9.09.09.01]. Để tăng cường công tác bảo vệ tài sản, nhà trường đã

lắp đặt hệ thống camera tại các giảng đường, phòng học [H9.09.09.02].

Trường có đội ngũ nhân viên bảo vệ chuyên trách gồm có 06 người, trong đó

có 2 đảng viên, 01 bộ đội xuất ngũ, 01 vệ sĩ và được tập huấn công tác bảo vệ cơ

quan [H9.09.09.03]. Ngoài ra, để tăng cường công tác bảo vệ, Trường tổ chức 1

Trung đội tự vệ, hàng năm được huấn luyện dân quân tự vệ và được phân công trực

tăng cường trong các ngày lễ, tết, các sự kiện quan trọng khác được tổ chức tại Huế

[H9.09.09.04]. Các thành viên trong Tổ bảo vệ được trang bị đầy đủ bảo hộ lao

động và các đồ dùng chuyên dụng khác [H9.09.09.05].

Hệ thống giảng đường, các phòng thực hành đều có trang bị phòng cháy chữa

cháy, có tiêu lệnh, hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy, phương án chữa cháy tại

chỗ. Hàng năm, trường thành lập Ban, đội xung kích phòng chống lụt bão, cháy nổ

và ban hành kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, cháy nổ [H9.09.09.06].

2. Những điểm mạnh

Đội ngũ nhân viên bảo vệ có tính kỷ luật và trách nhiệm cao, công tác bảo vệ

rất tốt, chưa xảy ra tình trạng mất cắp tài sản nào.

3. Những tồn tại

- Chưa xây dựng kế hoạch tác chiến cụ thể cho các tình huống bạo loạn, gây

rối, biểu tình, ...

- Chưa tổ chức tập huấn phòng cháy, chữa cháy

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Page 147: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

147

- Từ năm 2014, tiến hành thiết lập các phương án, kế hoạch tác chiến cho từng

tình huống cụ thể và tập huấn cho đội ngũ nhân viên bảo vệ, tự vệ của trường.

- Từ năm 2014, tiến hành tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy cho lực

lượng tự vệ hàng năm.

5. Tự đánh giá: Đạt

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã phấn đấu nỗ

lực để tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là giảng đường và các thiết bị phục vụ

giảng dạy, học tập nhằm đáp ứng mở rộng quy mô đào tạo, đổi mới phương pháp

giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trường đã cố gắng tăng kinh phí hàng năm để mua sắm thêm giáo trình, tài

liệu cho thư viện, đã triển khai tin học hoá một số khâu trong công tác thư viện, tiến

tới tin học hoá toàn bộ công tác thư viện phục vụ tốt hơn cho độc giả.

Hệ thống phòng thực hành của Trường và các trang thiết bị trong các phòng

thực hành đáp ứng nhu cầu đào tạo của các ngành học. Thiết bị phục vụ giảng dạy,

học tập, quản lý được trang bị đồng bộ, chất lượng đảm bảo.

Trường đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở vật chất giai đoạn

2006 – 2015 với quan điểm hiện đại, tạo môi trường đào tạo tiên tiến.

Tuy nhiên, Trường đang bước đầu thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển cơ

sở vật chất nên diện tích mặt bằng phòng thư viện, phòng làm việc của Trường hiện

nay vẫn chưa đáp ứng đủ; chưa có biện pháp hữu hiệu để sử dụng các phòng thực

hành có hiệu quả.

Page 148: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

148

TIÊU CHUẨN 10: TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Mở đầu: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là đơn vị dự toán cấp 3

trực thuộc Đại học Huế, một đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh

phí hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khoán theo Nghị định 43/CP

của Chính phủ. Trường điều hành tập trung các nguồn thu, có kế hoạch sử dụng

hợp lý và phân bổ rõ ràng để đáp ứng được yêu cầu về công tác đào tạo, nghiên

cứu khoa học của đơn vị. Bên cạnh đó trường cũng chú trọng đến việc tăng thu

nhập cho người lao động, có tích luỹ đầu tư để phát triển, có lập quỹ dự phòng

ổn định thu nhập theo quy định. Công tác quản lý tài chính tài sản được thực

hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào

tạo và theo sự hướng dẫn của Đại học Huế. Hàng quý, năm đơn vị lập các báo

cáo quyết toán tài chính một cách chính xác, kịp thời được Đại học Huế đánh

giá tốt. Công tác quản lý tài chính tài sản được thực hiện chặt chẽ thông qua hệ

thống các phần mềm tin học, công khai, minh bạch và đúng quy định. Kế hoạch

tài chính hàng năm được đơn vị xây dựng sát với yêu cầu thực tế, có tích luỹ để

tái đầu tư phát triển và tăng thu nhập cho người lao động. Song song với việc

lập kế hoạch phù hợp, trường cũng đã có các giải pháp cụ thể, phù hợp với điều

kiện thực tế của đơn vị để tăng các nguồn thu hợp pháp khác.

Tuy nhiên, nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất của trường còn hạn

chế. Nguồn thu hàng năm chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu học

phí thấp, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu khoa học, dự án hợp tác và các

dịch vụ đào tạo tư vấn chưa nhiều và chưa đem lại nguồn đáng kể để bổ sung và

tăng nguồn kinh phí hoạt động cho đơn vị.

Điều này được thể hiện thông qua việc đánh giá các tiêu chí cụ thể như

sau:

Tiêu chí 10.1: Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo

được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hạot động đào tạo, nghiên

cứu khoa học và các hoạt động khác của trường

Page 149: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

149

Mô tả: Trường Đại học Kinh tế Huế - Đại học Huế có các nguồn tài

chính hợp pháp như sau:

1, Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp: bao gồm kinh phí đào tạo đại

học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, đào tạo lưu học sinh Lào, kinh phí cấp

bù học phí chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2, Các nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách Nhà nước cấp: bao gồm

nguồn thu học phí đào tạo chính quy (đại học, sau đại học); học phí đào tạo hệ

không chính quy (VLVH, bằng hai); hợp đồng đào tạo với các địa phương để

đào tạo hệ vừa làm vừa học (đại học, bằng hai).

3, Các nguồn thu hợp pháp khác như hoạt động dịch vụ, phục vụ đào tạo

(dịch vụ giữ xe đạp, bồi dưỡng kiến thức thi đại học, chuyển đổi sau đại học, lãi

tiền gởi …)

4, Nguồn thu từ các dự án đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ bao gồm ngân sách Nhà nước cấp từ dự án tăng cường cơ sở vật chất,

trang thiết bị đào tạo hàng năm do Đại học Huế trang bị; các dự án hợp tác

nghiên cứu với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ các nước.

Tất cả các nguồn thu của đơn vị đều được tập hợp đầy đủ, ghi chép vào sổ

sách rõ ràng theo một hệ thống tài khoản đúng quy định của Nhà nước được thể

hiện thông qua các báo cáo quyết toán tài chính hàng quý, năm và được lưu trữ

kỹ càng ở bộ phận tài vụ [H10.10.01.01].

Hàng năm, căn cứ vào tình hình thu chi tài chính và các hoạt động thực tế

của đơn vị cũng như dự báo được các nhiệm vụ lớn của năm sau, Trường đều

lập kế hoạch dự toán tài chính rõ ràng và sát thực tế. Việc phân bổ kinh phí cho

các hoạt động trọng tâm của nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các

hoạt động khác được thực hiện một cách hợp lý và đúng theo quy định về quản

lý tài chính tài sản của Nhà nước. Công tác phân bổ kinh phí đã dựa trên các

hoạt động và chiến lược phát triển của nhà trường trên cơ sở vừa đáp ứng được

Page 150: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

150

yêu cầu công việc, vừa có tích luỹ để đầu tư phát triển và tăng thu nhập cho

người lao động [H10.10.01.02].

Năm 2002, sau khi được phân cấp từ Đại học Huế Trường là một đơn vị

dự toán cấp 3 trực thuộc. Đơn vị đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Nghị định

10/CP/2002 của Chính phủ và ban hành Quy chế “Chi tiêu tài chính, quản lý và

sử dụng tài sản của Trường” để thực hiện quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về tài chính. Hàng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị và

những thay đổi trong quản lý của tài chính của Nhà nước, Trường đều có những

sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trên nguyên tắc tiết kiệm, tăng thu, giảm chi nhằm

đảm bảo các hoạt động của đơn vị đồng thời từng bước nâng cao thu nhập, cải

thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên [H10.10.01.03].

Hàng năm, Trường cũng dành một phần kinh phí đáng kể để tái đầu tư

phát triển. Giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, Trường đã tích lũy để mua sắm các

trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như

máy chiếu projector, phòng thực hành máy tính, . . . đồng thời cũng đã cân đối

nguồn vốn tự có để đầu tư cơ sở giảng dạy mới ở trường bia [H10.10.01.04].

Về chiến lược khai thác các nguồn thu để tăng kinh phí hoạt động cho

đơn vị, Trường đã xây dựng phương án thể hiện trong kế hoạch chiến lược phát

triển của trường giai đoạn 2006 - 2015 như sau: “Thực hiện đa dạng hoá các

nguồn tài chính theo hướng xã hội hoá giáo dục, thu hút và sử dụng có hiệu quả

các nguồn lực tài chính đảm bảo cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,

nâng cao đời sống cho cán bộ và đầu tư phát triển nhà trường. Tăng cường khai

thác các nguồn thu mới như đào tạo chứng chỉ; dự án đề tài trọng điểm cấp Nhà

nước; dự án hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước . . . để bổ sung

nguồn thu của đơn vị” [H10.10.01.05]

Đánh giá điểm mạnh: Trường điều hành tập trung các nguồn vốn, điều

tiết sử dụng hợp lý các nguồn thu để đáp ứng yêu cầu về công tác đào tạo,

nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Các nguồn thu được phản ánh một

Page 151: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

151

cách đầy đủ, rõ ràng, minh bạch theo đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời

Trường cũng đã có chiến lược và các giải pháp cụ thể để khai thác và tăng

nguồn thu về đào tạo hợp đồng tại chức các địa phương và hợp tác nghiên cứu

khoa học.

Những tồn tại: Trường chưa tổ chức được các hoạt động đào tạo (đào tạo

cấp chứng chỉ ngắn ngày) và dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ nhằm tăng

nguồn thu cho đơn vị.

Kế hoạch hành động: Năm 2014, Trường sẽ bổ sung trong Quy chế “Chi

tiêu tài chính, quản lý và sử dụng tài sản” của đơn vị chế độ đãi ngộ bằng vật

chất nhằm khuyến khích cán bộ tìm dự án đem lại nguồn thu cho Trường. Sẽ

xây dựng kế hoạch đào tạo cấp chứng chỉ cụ thể, kế hoạch dịch vụ tư vấn đào

tạo và nghiên cứu khoa học của các trung tâm hiện có của Nhà trường.

Tự đánh giá: Đạt mức 2.

Tiêu chí 10.2: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính

trong trường được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo đúng quy

định.

Mô tả: Từng giai đoạn 5 năm, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ

GD&ĐT và Đại học Huế, Trường xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm phù hợp

với sự phát triển của xã hội, theo yêu cầu thực tế của ngành và chiến lược phát

triển của đơn vị [H10.10.02.01]. Hàng năm vào khoảng tháng 7, Trường tổ chức

đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính trong năm và tiến hành xây dựng

kế hoạch cho năm sau theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT và Đại

học Huế [H10.10.02.02].

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trong quá trình xây dựng kế

hoạch Trường luôn bám sát kế hoạch hoạt động của trường, phù hợp và ưu tiên

cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các chiến lược quy hoạch phát

triển cụ thể đồng thời có tích luỹ để tái đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, kế hoạch

cũng được công khai, minh bạch. Hàng năm, toàn bộ dự toán thu chi cũng như

Page 152: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

152

tình hình quyết toán tài chính được cấp trên đánh giá tốt [H10.10.02.03] và đơn

vị công khai trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức vào đầu mỗi năm học

[H10.10.02.04]. Ngoài ra, các định mức chi tiêu theo quy định của Nhà nước và

của đơn vị thực hiện theo quyền tự chủ tài chính đều được Trường công bố và

phát hành rộng rãi đến từng cán bô, giảng viên thông qua Quy chế chi tiêu và

quản lý tài chính tài sản nội bộ [H10.10.02.05].

Công tác quản lý tài chính tài sản luôn luôn rõ ràng, minh bạch và đúng

theo quy định của Nhà nước. Hàng quý, năm qua các đợt kiểm tra duyệt quyết

toán của Đại học Huế đơn vị được đánh giá tốt, không vi phạm cơ chế quản lý

tài chính trong vòng 03 năm trở lại đây [H10.10.02.06]. Công tác tổ chức kế

toán được đơn vị chú trọng và được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học nên công

việc luôn được tiến hành thông suốt và có hiệu quả cao [H10.10.02.07]. Trường

đã đầu tư các phần mềm kế toán để thực thi công việc do đó công tác quản lý tài

chính được tin học hoá toàn bộ từ khâu lập kế hoạch đến báo cáo quyết toán, in

sổ sách lưu trữ [H10.10.02.08].

Đánh giá điểm mạnh: Trường đã xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm

một cách khoa học, có hệ thống, sát với yêu cầu thực tiễn đáp ứng được nhiệm

vụ chính trị trọng tâm về đào tạo và nghiên cứu khoa học, có tích luỹ để tái đầu

tư phát triển cơ sở vật chất của nhà trường và nâng cao thu nhập cải thiện đời

sống cho cán bộ công nhân viên. Công tác quản lý tài chính tài sản chặt chẽ, rõ

ràng, công khai, minh bạch và đúng quy định của Nhà nước.

Những tồn tại: Dù đã có các phần mềm về quản lý tài chính tài sản và

công tác kế toán nhưng chưa được nối mạng để lấy dữ liệu chung trong các đơn

vị (học bổng, học phí . . . ), đặc biệt là chưa thiết kế mạng riêng để cung cấp

thông tin cho lãnh đạo nhà trường.

Kế hoạch hành động: Cuối năm 2014, Trường sẽ xây dựng hoàn chỉnh

chương trình quản lý chung, đồng thời sẽ thiết kế một phần mềm hỗ trợ quản lý

tài chính tài sản dành riêng cho lãnh đạo Nhà trường và chia sẻ tài nguyên cũng

Page 153: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

153

như công khai công tác quản lý tài chính tài sản cho các khoa, phòng trong toàn

trường.

Tự đánh giá: Đạt mức 2.

Tiêu chí 10.3: Đảm bảo sự phân bổ kinh phí, sử dụng tài chính hợp lý,

minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường.

Mô tả: Cùng với việc xây dựng kế hoạch ngân sách tài chính hàng năm

sát với thực tế, Trường cũng đã có các giải pháp phù hợp để quản lý, điều hành

tập trung các nguồn thu. Tất cả các nguồn lực tài chính đều được phân bổ sử

dụng hợp lý, rõ ràng, minh bạch và phát huy hiệu quả tốt. Hàng năm, sau hội

nghị phân bổ ngân sách của Đại học Huế cho các đơn vị thành viên trực thuộc,

Trường đã căn cứ vào tình thực tế của đơn vị để phân bổ kinh phí đúng quy

định, phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm về đào tạo và nghiên cứu khoa học của

các đơn vị trong trường. Việc phân bổ kinh phí luôn bám sát với quy hoạch tổng

thể ngắn hạn và dài hạn của trường, cũng như đáp ứng được trọng tậm chiến

lược ưu tiên phát triển hàng năm của đơn vị [H10.10.03.01].

Kinh phí đầu tư cho các hoạt động trong năm được cân đối theo nhiệm vụ

chính trị được giao và chỉ tiêu ngân sách nhà nước phân bổ [H10.10.03.02].

Việc bố trí ngân sách Trường luôn ưu tiên cho nhiệm vụ đào tạo nhằm nâng cao

chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được bổ

sung một phần kinh phí đáng kể ngoài kinh phí Nhà nước cấp [H10.10.03.03].

Cơ sở vật chất của Trường cũng được nâng cao nhờ nguồn kinh phí tiết

kiệm và tích luỹ để tái đầu tư phát triển. Trong những năm qua, Trường đã ưu

tiên đầu tư để xây dựng một cơ sở mới ở khu quy hoạch trường bia (hơn 15 tỷ

đồng) bằng nguồn vốn tự cân đối [H10.10.03.04]. Hàng năm, đơn vị cũng bố trí

hàng tỷ đồng để nâng cấp, trang bị mới hệ thống máy móc (Projetor, máy vi

tính, hệ thống âm thanh, phòng thực tập máy tính . . .) dùng cho học tập, giảng

dạy và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo

[H10.10.03.05]. Ngoài ra, Trường cũng luôn ưu tiên bố trí kinh phí để nâng cao

Page 154: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

154

chất lượng đội ngũ giảng dạy (thông qua chế độ đãi ngộ khuyến khích đi học

sau đại học, chế độ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ giảng dạy tập sự ở

lại trường, cán bộ chuyên môn . . . ) [H10.10.03.06], đồng thời cũng thực hiện

tiết kiệm chi thường xuyên để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất của

cán bộ [H10.10.03.07]. Trường cũng dành một khoản kinh phí không nhỏ trong

ngân sách chi thường xuyên để tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao hàng

năm cho cán bộ nhờ vậy mà phong trào văn hoá thể thao trong đơn vị luôn đạt

được thứ hạng cao trong các trường ở Đại học Huế và đời sống tinh thần của

người lao động được nâng cao, đa số cán bộ công nhân viên yên tâm công tác

[H10.10.03.08].

Từ năm 2008 đến nay, qua các lần duyệt quyết toán quý, năm của đơn vị

cấp trên (Đại học Huế và Bộ GD&ĐT) Trường không có sai phạm nào về

nguyên tắc quản lý tài chính tài sản và luôn được đánh giá tốt [H10.10.03.09],

[H10.10.03.10]. Quy chế chi tiêu tài chính nội bộ luôn lấy ý kiến rộng rãi của

cán bộ công nhân viên để ban hành và sửa đổi qua các năm và được công khai

rõ ràng các định mức chi tiêu [H10.10.03.11].

Việc sử dụng các nguồn kinh phí hợp lý và có hiệu quả đã góp phần nâng

cao nguồn lực của Trường. Số lượng và chất lượng đội ngũ được tăng lên nhanh

chóng, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 58,53%

[H10.10.03.12], cơ sở vật chất được nâng cấp tốt phục vụ đầy đủ cho công tác

giảng dạy và nghiên cứu khoa học (đã xây dựng thêm 02 giảng đường, 05 phòng

máy vi tính thực hành), thu nhập cán bộ được nâng cao, hệ số chia thêm tiền

lương tháng từ 0,3 lên 0,5 lần; đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Các

nội dung trên thể hiện tính hợp lý, công khai, minh bạch, có hiệu quả trong việc

phân bổ và sử dụng kinh phí của Trường.

Đánh giá điểm mạnh: Tất cả các nguồn kinh phí đều được phân bổ và sử

dụng hợp lý, rõ ràng, minh bạch, tiết kiệm và có hiệu quả. Việc phân bổ kinh

phí luôn bám sát với nhiệm vụ trong tâm về công tác đào tạo và nghiên cứu

Page 155: BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ - hce.edu.vnhce.edu.vn/upload/file/khaothi/Ba Cong Khai/Bao cao Tu danh gia-ĐH... · sở vật chất và ... xử lý, phân tích và viết báo cáo

155

khoa học, gắn với quy hoạch tổng thể về phát triển nhà trường trong ngắn hạn

và dài hạn.

Những tồn tại: Việc lập dự toán và phân bổ kinh phí hàng năm chỉ căn

cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của các đơn vị trong Trường chứ chưa phân

cấp kinh phí chuyên môn chi thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc.

Kế hoạch hành động: Năm 2014, cùng với việc sửa đổi quy chế để phân

cấp chuyên môn mạnh cho các Khoa, Phòng trong đơn vị thì tài chính cũng sẽ

tiến hành phân cấp kèm theo.

Tự đánh giá: Đạt mức 2.