20
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC MÃ SỐ: ĐH2013-TN04-14 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên THÁI NGUYÊN, 2016

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

  • Upload
    vokhanh

  • View
    218

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC

KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

MÃ SỐ: ĐH2013-TN04-14

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên

THÁI NGUYÊN, 2016

Page 2: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

i

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT

1. Thông tin chung

Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp mô phỏng trong quá trình dạy học ở

trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc”

Mã số: ĐH2013-TN04-14

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: 24 tháng

2. Mục tiêu

Xây dựng quy trình dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng và thiết kế một số

bài học có sử dụng phương pháp mô phỏng trong chương trình tiểu học.

3. Tính mới và sáng tạo

- Mô phỏng là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, quá trình hoạt động

bằng cách xây dựng các mô hình tương ứng và nghiên cứu chúng ngay trên các mô

hình đó. Việc nghiên cứu, thao tác trên thiết bị mô phỏng giúp cho người nghiên cứu

dễ tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. Ngày nay, mô phỏng đang ngày càng

được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Vì thế vận dụng mô phỏng trong dạy học là

một đòi hỏi mang tính khách quan cần phải nghiên cứu. Đặc biệt sử dụng phương pháp

mô phỏng đối với lứa tuổi học sinh tiểu học là hết sức phù hợp và có ý nghĩa.

- Trong thực tế, mô phỏng đã được sử dụng trong dạy học ở tiểu học. Tuy nhiên

cách thức sử dụng mô phỏng trong dạy học còn hạn chế, chưa phát huy tính tích cực

nhận thức của người học. Cụ thể do chưa có quy trình dạy học cụ thể hướng dẫn quá

trình dạy và học. Vì vậy, việc đề xuất quy trình dạy học và thiết kế một số kế hoạch

bài học sử dụng phương pháp mô phỏng một mặt góp phần cung cấp cơ sở lý luận về

dạy học mô phỏng, mặt khác sẽ cung cấp một tài liệu hướng dẫn dạy học hữu ích cho

giáo viên ở trường tiểu học.

4. Kết quả nghiên cứu

- Xây dựng được khung lí thuyết tương đối hoàn chỉnh về phương pháp dạy học

mô phỏng. Cụ thể: tìm hiểu khái niệm mô phỏng, phân loại mô phỏng; vai trò của việc

sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học.

- Phân tích và đánh giá được thực trạng dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng của

học sinh chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc. Bao gồm: thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong

dạy học; thực trạng về sử dụng mô phỏng trong dạy học ở một số trường tiểu học.

Page 3: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

ii

- Đề xuất quy trình dạy học mô phỏng, xây dựng một số kế hoạch bài học và

thiết kế một số bài giảng có sử dụng mô phỏng trong chương trình một số môn học ở

trường tiểu học phù hợp với đối tượng học sinh khu vực miền núi phía Bắc.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 3 trường tiểu học thuộc 3 địa phương khác

nhau, kết quả thu được tương đối khả quan đáp ứng được mục đích đề ra, bước đầu khẳng

định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, chất lượng của các biện pháp được đề xuất

trong đề tài.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

[1]. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2013), "Đôi nét về dạy học theo phong cách

học tập", Tạp chí Giáo dục, Số 324, tr.29-31.

[2]. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), "Lợi ích của sự hiểu biết về phong cách

học tập", Tạp chí Giáo dục, Số 333, tr.33-34.

[3]. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), "Sử dụng mô phỏng trong dạy học - biện

pháp đáp ứng phong cách học tập của học sinh", Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 108,

tr.59-60

[4]. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), "Dạy học phân hóa dựa vào phong cách

học tập của học sinh", Tạp chí Giáo dục, Số 347, tr.35-37

5.2. Sản phẩm đào tạo

[1]. Nông Thị Hồng An (2013), Thiết kế một số kế hoạch bài học có sử dụng

mô phỏng trong dạy học chủ đề tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, Đề tài nghiên

cứu khoa học sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

[2]. Trần Thị Ngọc Anh, Chu Thị Hòa, Hoàng Thị Kim Thoa, Trần Thị Thanh Thư

(2014), Thiết kế một số tình huống đóng vai mô phỏng trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí

lớp 4, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái

Nguyên.

5.3. Tài liệu tham khảo: 01 bản thảo tài liệu tham khảo: Vận dụng phương

pháp mô phỏng trong dạy học ở tiểu học, 2016 (Được nghiệm thu bởi Hội đồng

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên)

6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của

kết quả nghiên cứu

Đây là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục, có kết quả nghiên cứu cả về lí

thuyết và thực tiễn. Đặc biệt là đã đề xuất quy trình dạy học sử dụng phương pháp mô

phỏng trong dạy học ở tiểu học. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong dạy học

một số nội dung trong chương trình tiểu học.

Page 4: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

iii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

Project title: “Applying simulation methods in teaching in primary schools in

the Northern mountainous areas”

Code: ĐH2013-TN04-14

Coordinator: Dr. Nguyen Thi Hong Chuyen

Implementing institution: College of Education, Thai Nguyen University

Duration: 24 months

2. Objectives

Develop the teaching process using simulation methods and design some

lessons using simulation methods in primary education curriculum.

3. Creativeness and innovativeness

- Simulation is a method to study the phenomenon, processes via building

corresponding models and study them. Operating and doing research on such models help

the current researcher get more information in understanding the research subject.

Nowadays, simulation has been widely used in various fields. The application of this

method in teaching is, therefore, becoming an inevitable demand that needs to pay more

attention to. Especially, it is feasible and significant to utilize simulation method in teaching

elementary students.

- In reality, simulation method has been used in teaching at primary school. However, the

modes of simulating in teaching are limited, which has not promoted the positive perception of

learners yet. Namely, there haven‟t been specific guides for the teaching and learning process.

Therefore, proposing the teaching process and designing some lesson plans for using simulation

method, on the one hand, will help provide a theoretical basis for this teaching method, on the

other hand, provide a useful guidebook for teachers at primary school.

4. Research results

- Build a relatively complete theoretical framework of simulation teaching

methods. Specifically, studying the concept of simulation and simulation

classification; the role of using simulation methods in teaching.

- Analyze and assess the current status of teaching using simulation methods of

students mainly in the Northern provinces including the reality of using information

technology in teaching; reality of using simulation methods in teaching at some primary schools.

- Recommend the teaching process using simulation methods, build some lesson

plans and design lectures using simulation methods in the curriculum of some primary

school subjects, which are suitable for students in the Northern mountainous areas.

Page 5: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

iv

- Pedagogical experiment was conducted in 3 primary schools in 3 different

locations. The obtained results were relatively satisfactory with its intended purpose,

which initially confirms the correctness of scientific hypothesis and quality of the

proposed methods in the current project.

5. Products

5.1. Scientific results

[1]. Nguyen Thi Hong Chuyen (2013), "An overview about teaching based on

students‟ learning style", Journal of Education, No. 324, pp. 29-31.

[2]. Nguyen Thi Hong Chuyen (2014), "Benefits of understanding teaching

based on students‟ learning style ", Journal of Education, No. 333, pp. 33-34.

[3]. Nguyen Thi Hong Chuyen (2014), "Using simulation methods in teaching –

measures to meet for the demand of students‟ learning style ", Journal of Educational

Equipment, No 108, pp. 59-60

[4]. Nguyen Thi Hong Chuyen (2014), "Differentiated teaching based on

students‟ learning style ", Journal of Education, No 347, pp. 35-37

5.2. Training results

[1]. Nong Thi Hong An (2013), Design some lesson plans using simulation

methods in teaching the natural science topics of Natural and Social subject in Grade

3, Scientific research project for student, College of Education, Thai Nguyen

University.

[2]. Tran Thi Ngoc Anh, Chu Thi Hoa, Hoang Thi Kim Thoa Tran Thi Thanh Thu

(2014), Design some simulated role-playing situations in teaching History and Geography

in Grade 4, Scientific research project for student, College of Education, Thai Nguyen

University.

5.3. References: 1 reference manuscript: Applying simulation methods in teaching at

the primary school, 2016 (Was commissioned by the council of College of Education,

Thai Nguyen University)

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research

results

This is a scientific research in the fields of education, and the research results are

significant in both theory and practice. Especially, the researcher would recommend the

teaching process using simulation methods at the primary school. The research results can

be applied in teaching some contents of the primary curriculum.

Page 6: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29-NQ/TW) của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy

và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến

thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập

nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.

1.2. Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết của Hội nghị trên đã nêu ra, Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã và đang triển khai kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

(CTGDPT) giai đoạn sau 2015. Nội dung CTGDPT sau 2015 không chỉ đưa ra yêu cầu

trang bị cho học sinh (HS) kiến thức, kĩ năng các môn học mà còn chú ý hướng tới việc

phát triển cho HS những năng lực cần thiết để các em có thể thành công trong học tập, học

tập suốt đời; tự chủ trong cuộc sống; hòa đồng và đóng góp tích cực cho xã hội. Cụ thể là

bên cạnh các năng lực chuyên biệt mà HS cần có về môn học/ lĩnh vực học tập thì các

năng lực chung cốt lõi có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cần hình thành và phát

triển cho HS, đó là: (1) Năng lực tự học; (2) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; (3)

Năng lực thẩm mĩ; (4) Năng lực thể chất; (5) Năng lực giao tiếp; (6) Năng lực hợp tác;

(7) Năng lực tính toán; (8) Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

1.3. Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đang xâm nhập vào

hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã

trở thành một trào lưu mạnh mẽ, một xu thế của giáo dục thế giới nói chung, một chủ

trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta nói riêng. Ngày nay các thiết bị công

nghệ thông tin đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ cho con người trong hầu

hết các công việc, trong đó có quá trình dạy học, giúp biến những vấn đề khó, vấn đề

trừu tượng thành đơn giản nhờ việc mô phỏng (MP) trực quan sinh động.

1.4. Tại các trường tiểu học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở

các trường tiểu học còn ít và đôi khi còn lạm dụng dẫn đến chất lượng giáo dục còn

chưa cao. Chính vì vậy, việc đổi mới PP giảng dạy, thiết kế kế hoạch bài học theo

hướng tích cực hóa tư duy người học, ứng dụng công nghệ mới, phương tiện hiện đại

vào quá trình dạy học là việc làm ngày càng trở nên cần thiết.

Từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài Vận dụng phương pháp mô phỏng

trong quá trình dạy học ở trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc là cần thiết nhằm

xác định cơ sở lí thuyết của việc vận dụng PP mô phỏng (MP) vào dạy học, từ đó xác

định những định hướng cơ bản làm cơ sở để vận dụng vào thực tiễn dạy học các môn

học ở tiểu học.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng quy trình dạy học có sử dụng mô

phỏng ở tiểu học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở tiểu học.

Page 7: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

2

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học ở tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quy trình dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng ở tiểu học.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu quy trình dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng được xây dựng theo

hướng tổ chức nội dung học tập có tính thách thức, khuyến khích được HS suy nghĩ

chủ động, tự tìm kiếm tri thức dựa trên kinh nghiệm, vốn sống của mình, tạo ra được

môi trường học tập hợp tác và khai thác các ưu thế của CNTT thì sẽ phát triển được năng

lực học tập, góp phần nâng hiệu quả dạy học.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo phương pháp mô

phỏng (PPMP).

5.2. Xây dựng quy trình dạy học theo phương pháp mô phỏng.

5.3. Áp dụng quy trình dạy học theo phương pháp mô phỏng vào dạy học ở tiểu học.

5.4. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.

6. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dạy học theo PPMP trong

môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở tiểu học.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã dựa vào các quan điểm phương pháp luận

nghiên cứu sau: Tiếp cận theo lý thuyết hoạt động; Tiếp cận theo quan điểm hệ thống - cấu

trúc; Tiếp cận theo năng lực.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong

và ngoài nước về mô phỏng và vận dụng PPMP vào dạy học. Từ đó phân tích, so sánh, hệ

thống hóa, khái quát hóa nhằm đánh giá lịch sử nghiên cứu, cụ thể hoá vấn đề nghiên cứu

về PPMPT, rút ra những kết luận làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết thúc đề tài được chia làm 3 nội dung như sau: Chương

1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng phương pháp dạy học mô phỏng; Chương 2.

Xây dựng quy trình dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng; Chương 3. Thực nghiệm

sư phạm

Page 8: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

3

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC SỬ DỤNG

PHƢƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Vào thế kỷ XIX, quân đội Phổ - là tổ chức đầu tiên trên thế giới đã sử dụng mô

phỏng như một phương pháp hữu hiệu trong vấn đề tuyển quân. Ban đầu người Phổ rất

không hài lòng với cách thức tuyển quân nhân thông qua hình thức phỏng vấn và các

bài viết trên giấy, họ đã nghĩ ra phương thức mô phỏng tức là đặt người dự tuyển vào

vị trí tình huống giả định để xem xét hành vi và cách ứng xử của họ trước những sự

việc xảy ra như thế nào để từ đó lựa chọn được những quân nhân ưu tú nhất phục vụ

quân đội. Sau đó, hình thức mô phỏng này này đã được quân đội các nước Anh, Hoa

Kỳ,… học hỏi và vận dụng trong lĩnh vực đào tạo quân đội.

Năm 1899, Lord Rayleigh bắt đầu nghiên cứu về MP và thông qua PPMP đã dễ

dàng chứng minh được bước ngẫu nhiên một chiều có thể cung cấp lời giải xấp xỉ cho

phương trình vi phân.

Năm 1931, A.N.Kolmogorov đã sử dụng PPMP để chứng minh mối liên hệ giữa PP

thống kê Markov và phương trình vi phân trong tích phân xác định.

Dần dần mô phỏng đã được sử dụng trong đào tạo rất nhiều ngành nghề và lĩnh

vực: hàng không, thương mại, kinh tế, quản lý giao thông, xây dựng, y khoa, quân đội,

tâm lý chính trị,…

Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mô phỏng trong lĩnh vực đào tạo,

trên thế giới có nhiều nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết về mô phỏng, đặc biệt trong lĩnh

vực y học như: Carol A. Rauen, Mô phỏng - một chiến lược dạy học cho giáo dục điều

dưỡng và định hướng phẫu thuật tim;

Trong lĩnh vực khoa học xã hội: Nigel Gilbert, Klaus Troitzsch (2005) Mô phỏng

trong khoa học xã hội; Jason P. Davis, Phát triển học thuyết thông qua mô phỏng

(2007);

Trong lĩnh vực kinh tế, thống kê có: David M. Lane, S. Camille Peres (2006), Mô

phỏng tương tác trong dạy học thống kê: triển vọng và thách thức; Alfonso Novales

(2000), Vai trò của phương pháp mô phỏng trong kinh tế vĩ mô;

Trong lĩnh vực giáo dục: Alke Martens, Mô phỏng trong dạy học và đào tạo;

Ken Jones (1995), Mô phỏng: sổ tay cho giáo viên và người huấn luyện; Michael

Magee (2006), Mô phỏng trong giáo dục…

Ngày nay, công nghệ MP đã được ứng dụng trong hầu hết các ngành kinh tế xã

hội, trong giáo dục, trong y tế, trong các phòng thí nghiệm. Hầu hết các nghiên cứu,

đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới đề có sử dụng các MP theo những mức độ

khác nhau, điều kiện khác nhau nhằm đi đến nhận xét, kết luận.

1.1.2. Trong nước

Trong nước đã có nhiều công trình của các tác giả đã nghiên cứu về MP và ứng

Page 9: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

4

dụng của MP, cụ thể trong các lĩnh vực như: nông lâm ngư nghiệp; khí tượng thủy

văn; lĩnh vực năng lượng; lĩnh vực giao thông; lĩnh vực kinh tế; sinh học - y học; lĩnh

vực giáo dục.

Hiện nay MP không còn xa lạ với người học ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy

ở các trường những phòng thực tập ảo, các phòng thí nghiệm ảo về vật lý, kỹ thuật điện,

đo lường, máy điện, kỹ thuật tương tự, kỹ thuật số, các phòng mô phỏng hệ thống các

dây chuyền sản xuất, các phiên tòa, các hệ thống quản trị doanh nghiệp... Nhiều trường

đại học, nhiều học viện trong cả nước đã thành lập các trung tâm MP như Học viện Kỹ

thuật Quân sự, trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc các viện nghiên cứu giáo dục

đào tạo như trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2. Mô phỏng

1.2.1 Mô hình

a) Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt (vdict.com), mô hình (MH) là vật cùng hình dạng nhưng

làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày,

nghiên cứu.

MH là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghành khoa học khác

nhau. MH được coi như cái mẫu tương đối gần nhất với đối tượng cần nghiên cứu, nó

không hoàn toàn đồng nhất với đối tượng cần nghiên cứu nhưng nó có những tính

chất, những đặc điểm đặc trưng quan trọng chủ yếu giống đối tượng cần nghiên cứu.

Một cách khái quát, MH có thể được hiểu là một thể hiện bằng thực thể hay bằng

khái niệm một số thuộc tính và quan hệ đặc trưng của đối tượng (gọi là nguyên hình)

nhằm mục đích nhận thức, dùng làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình hoặc/ và

dùng làm đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm, suy diễn) về nguyên hình.

b) Phân loại: MH có thể chia làm hai loại: MH thực thể, MH khái niệm.

c) Tính chất của mô hình: Tính khả thi; MH thay thế phải phù hợp với đối tượng

nghiên cứu; quan sát và điều khiển được; tính lý tưởng; tính chủ quan.

1.2.2. Mô phỏng

a) Khái niệm

Theo từ điển Oxford American (1980) định nghĩa: "Mô phỏng là cách thức để

tái tạo lại các hoạt động, các tình huống thông qua mô hình", nghĩa là tạo ra một sản

phẩm hoặc MH để học, để kiểm tra, để giảng dạy... MH mẫu được tái tạo trên máy

tính thông qua việc sao chép, bắt chước nguyên hình hoặc các ý tưởng thiết kế trên

máy tính dựa vào các đặc điểm của nguyên hình nhằm đánh giá và phát triển hệ

thống. Như vậy, chúng ta tạo ra được sự thích thú, sự tò mò khám phá khi tái tạo, xây

dựng các quá trình hoạt động của hệ thống.

Tùy thuộc vào hoạt động của người nghiên cứu trên MP chúng ta có thể định

nghĩa MP như sau: Thực nghiệm quan sát được và điều khiển được trên mô hình của

đối tượng khảo sát, nói chung được gọi là mô phỏng.

Page 10: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

5

b) Phân loại mô phỏng

Có rất nhiều cách phân loại khác nhau về MP:

- Cách 1: MP động (thời gian có vai trò quan trọng); MP tĩnh (không có biến thời

gian); MP xác định (các sự kiễn diễn ra trong thực nghiệm MP theo một quy luật xác

định chính xác, không có yếu tố ngẫu nhiên); MP ngẫu nhiên (có yếu tố ngẫu nhiên);

MP liên tục (các sự kiện diễn ra trong thời gian liên tục); MP gián đoạn (số lượng các

thời gian xác định).

- Cách 2: MP Vật lý, MP khái niệm, MP Toán học và MP máy tính.

- Cách 3: MP vật lý, mô phỏng lặp, mô phỏng quy trình và mô phỏng tình huống.

- Cách 4: MP kinh nghiệm, MP khai báo, MP củng cố và MP tích hợp.

Như vậy, có nhiều cách phân loại MP khác nhau, trong nghiên cứu này chúng tôi

lựa chọn loại MP trên máy tính – loại MP phổ biến dùng trong dạy học nói chung để

nghiên cứu và xây dựng quy trình dạy học ở tiểu học.

1.3. Phƣơng pháp dạy học mô phỏng

1.3.1. Khái niệm

Bản chất của PPMP là xây dựng một MP số (MH thể hiện bằng chương trình

máy tính) đại diện cho đối tượng cần nghiên cứu (nguyên hình), sau đó người ta tiến

hành các thực nghiệm trên MH, kết quả nhận được trên MH cần hợp thức với nguyên

hình.

PPMP tiến hành theo 3 bước (1) MH hóa: Từ mục đích nghiên cứu, cần xác định,

lựa chọn một số tính chất và mối quan hệ chính của đối tượng nghiên cứu đồng thời

loại bỏ những tính chất và mối quan hệ thứ yếu để xây dựng MH.

(2) Nghiên cứu MH (tính toán thực nghiệm...) để rút ra những hệ quả lý thuyết,

kết luận về đối tượng nghiên cứu.

(3) Đối chiếu kết quả thu được trên MH với kết quả thực tiễn đồng thời xét tính hợp

thức của MH. Trong trường hợp kết quả không phù hợp với thực tiễn phải chọn lại MH.

Tóm lại, có thể hiểu PPMP là một PPDH mà GV tổ chức cho HS tiếp cận khám

phá, nhận thức thế giới thực thông qua nghiên cứu mô hình tĩnh hoặc động của đối

tượng.

1.3.2. Ưu điểm và hạn chế của việc dạy học có sử dụng mô phỏng

a) Ưu điểm

+ MP cung cấp cho HS những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu

trải nghiệm gián tiếp. Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành phần như

hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở thích của cá nhân, HS có thể tự trải

nghiệm về đối tượng.

+ Sức mạnh sư phạm của MP thể hiện ở chỗ nó huy động tất cả khả năng xử lý

thông tin của HS. Tất cả các cơ quan cảm giác của con người (tay, mắt, tai…) cùng với

bộ não hợp thành một hệ thống có khả năng vô cùng to lớn để biến những dữ liệu vô

nghĩa thành thông tin.

+ MP được sử dụng để huấn luyện, cung cấp những kinh nghiệm gián tiếp trước

Page 11: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

6

khi HS thực hành thực tế. Điều này được thực hiện đối với những công việc có thể gây

nhiều nguy hiểm cho con người. Với những công việc như thế, bằng các trải nghiệm

gián tiếp tạo ra nhờ kỹ thuật MP. Nhờ thế, khi bước vào thực tế HS đã thuần thục các

quy trình, quy tắc cần làm để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gây ra cho con người và

thiết bị.

+ MP cho phép HS làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển cách học của bản

thân, kích thích sự say mê học tập của HS.

+ GV cũng có thể tìm thấy ở MP những khả năng độc đáo cho việc tổ chức giảng

dạy, làm cho hoạt động học trở nên tích cực hơn. Ví dụ, GV có thể tải từ internet một

MP về quá trình hoạt động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, hướng dẫn cho HS quan

sát mô phỏng, tìm ra tri thức mới. Ở mức độ cao hơn, HS có thể trình bày lại mô

phỏng đó.

+ MP giúp GV làm việc một cách sáng tạo, tìm được giải pháp thay thế những

hoạt động học thiếu hiệu quả.

+ MP giúp GV tiết kiệm thời gian, nhờ đó có thể khám phá nhiều chủ đề, tăng

cường thời gian giao tiếp, thảo luận với HS.

+ MP có thể được tạm dừng, trong khi thực tế cuộc sống có thể không. Tạm dừng

cho phép HS có nhiều thời gian hơn để đánh giá những gì đang xảy ra.

+ Giúp HS hiểu bài nhanh hơn, tạo các đối tượng học tập nhanh và dễ dàng.

b) Hạn chế

+ Không phải bất kì nội dung dạy học nào cũng thật sự cần và có thể áp dụng hợp

lý, hiệu quả khi sử dụng MP trong dạy học. Vì vậy, GV cần lựa chọn những bài học

mang màu sắc trừu tượng tương đối cao, chuẩn bị MH dạy học hợp lý để mang lại hiệu

quả cho tiết học.

+ Hiện nay ngoài sử dụng các MH trực quan, GV cũng cần biết xây dựng những

MH MP trên máy vi tính, đây là một công cụ khá đắt tiền và đòi hỏi người GV cần

phải biết sử dụng những phần mềm chuyên dụng.

+ HS dễ bị cuốn hút, sa đà vào nghiên cứu các MH, mẫu vật mà quên đi những

thông tin cần thu thập. GV cần chủ động để đảm bảo tiến độ bài học, có nghệ thuật sư

phạm khéo léo để dẫn dắt các em trong quá trình phát hiện và thu thập tri thức mới.

+ MP thường sản sinh ra những dữ liệu, tri thức mới mà GV cần có kỹ năng nhất

định về phân tích dữ liệu để xử lý kết quả MP.

+ Khi quyết định dùng MP để nghiên cứu hệ thống phải phân tích kĩ ưu nhược

điểm và điều kiện cần thiết để thực hiện, đồng thời nên sử dụng chúng kết hợp với các

PP khác để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

Tiểu học là bậc học đầu tiên trong quãng thời gian đến trường của các em HS. Lứa

tuổi tiểu học là từ 6 đến 11 tuổi, đặc điểm nhận thức của các em còn rất nhiều nét đặc biệt

mà nhà giáo dục cần phải chú ý. Quá trình nhận thức của các em được chia làm hai giai

đoạn: giai đoạn 1: Từ lớp 1 đến lớp 3 và giai đoạn 2: Lớp 4, lớp 5.

Page 12: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

7

1. 5. Thực trạng việc dạy học sử dụng phƣơng pháp mô phỏng ở tiểu học các tỉnh

miền núi phía Bắc

1.5.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền núi

phía Bắc

1.5.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu đôi khi mang tính cực đoan, nên

phần lớn khu vực miền núi phía Bắc nước ta có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Những

yếu tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống, sinh hoạt, văn hóa cũng như

quá trình học tập của học sinh.

Các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, có nhiều

dân tộc cùng sinh sống, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, người dân chủ yếu sống ở

nông thôn, mức sống của người dân khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển giáo dục nói chung, giáo

dục tiểu học nói riêng.

1.5.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội

Các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, có nhiều

dân tộc cùng sinh sống, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, người dân chủ yếu sống ở

nông thôn, mức sống của người dân khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất

phát điểm kinh tế thấp, công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là kinh tế nông lâm, sản

xuất còn mang tính tự cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Tiềm năng

về lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch phong phú nhưng chưa đầu tư khai

thác và sử dụng có hiệu quả. Trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện sống còn nhiều

khó khăn, giao thông một số huyện còn chưa phát triển. Những yếu tố trên đã ảnh

hưởng lớn đến sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng.

1.5.2. Thực trạng sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học ở tiểu học

1.5.2.1. Thực trạng về sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo

dục. Việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy đối với GV công tác ở miền núi ngày

càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, GV sử dụng CNTT trong các giờ học chuyên

đề, thao giảng là chính, ít thực hiện trong các giờ học bình thường.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn GV sử dụng CNTT để trình chiếu các

kênh hình, sơ đồ thay thế việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, vẫn có số lượng lớn GV sử

dụng CNTT thay thế cho việc viết bảng. Tỷ lệ GV sử dụng CNTT để sử dụng MP tổ

chức cho HS khám phá, tìm tòi kiến thức còn hạn chế, chưa phát huy hết tính tích cực

hóa hoạt động nhận thức của HS.

1.5.2.2. Thực trạng sử dụng mô phỏng trong dạy học

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngày càng được đẩy

mạnh. Nó giúp trình bày bài giảng sinh động với hình ảnh, âm thanh sống động; thu

hút sự chú ý cũng như tạo hứng thú học tập cho người học; có khả năng lưu trữ, bổ

sung và liên kết tài liệu dễ dàng; giúp GV và HS có điều kiện tăng cường đối tthoại,

thảo luận... Tuy nhiên, việc thiết kế mang tính sáng tạo riêng của mỗi cá nhân còn

nhiều hạn chế.

Page 13: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

8

- Thực trạng về việc xây dựng các bài giảng mô phỏng.

- Thực trạng về việc sử dụng MP trong quá trình dạy học.

Bên cạnh đó, nội dung kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội ở tiểu học có

nhiều nội dung bài học thuộc chủ đề con người và sức khỏe, chủ đề tự nhiên tương đối

trừu tượng, thích hợp với việc sử dụng PPMP để hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức một cách

dễ dàng nhất. Chính vì lẽ đó đề tài nghiên cứu việc vận dụng PPMP trong dạy học ở tiểu

học là hướng đi hợp lí có giá trị cả về mặt lí luận và thực tiễn.

Kết luận chƣơng 1

1. Mô phỏng là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, quá trình hoạt động

bằng cách xây dựng các mô hình tương ứng và nghiên cứu chúng ngay trên các mô

hình đó.

2. Ngày nay, mô phỏng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực

như: tin học, mô hình hóa, điều khiển học, điện tử, khoa học quân sự… Vì thế vận

dụng mô phỏng trong dạy học là một đòi hỏi mang tính khách quan cần phải nghiên

cứu. Việc nghiên cứu, thao tác trên thiết bị mô phỏng giúp cho người nghiên cứu dễ

tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng.

3. Việc nghiên cứu vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học ngày càng

được nhiều cấp học nghiên cứu và vận dụng. Trong đó, sử dụng PPMP trong dạy học ở

tiểu học rất phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh. Nó góp phần nâng

cao hiệu quả dạy học.

Chƣơng 2

QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰA VÀO PHƢƠNG PHÁP

MÔ PHỎNG

2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình dạy học dựa vào mô phỏng

2.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

2.1.2. Phát huy vai trò thiết kế, định hướng, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của giáo

viên

2.1.3. Đảm bảo khai thác các ưu thế của mô phỏng

2.1.4. Đảm bảo phối hợp hài hòa giữa sử dụng mô phỏng và thao tác trên vật thật

2.1.5. Đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt

2.1.6. Đảm bảo tính khả thi, thiết thực và hiệu quả

2.2. Khả năng sử dụng mô phỏng trong môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu

học

2.2.1. Môn Tự nhiên – Xã hội

Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có các chủ đề về Con người và sức khỏe, chủ

đề tự nhiên phù hợp với việc sử dụng PPMP.

Page 14: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

9

2.2.2. Môn Khoa học

Nội dung môn Khoa học có nhiều nội dung phù hợp với việc vận dụng mô phỏng

đặc biệt là nội dung các bài học thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng và nội dung liên

quan đến sự sinh sản của động vật và thực vật.

2.2.3. Môn Toán

Môn Toán có các mạch kiến thức: Số và phép tính, Đại lượng và đo đại lượng,

Yếu tố thống kê, Yếu tố hình học và giải toán. Trong các mạch kiến thức này thì nội

dung Yếu tố hình học là có nhiều khả năng sử dụng PPMP.

Cụ thể, sử dụng PPMP để hướng dẫn HS khi dạy học các yếu tố hình học: vẽ

hình, cắt ghép hình, mô phỏng các tình huống trong bài toán có lời văn. Phần lớn các

bài học về cắt ghép và vẽ hình được sử dụng phần mềm Violet 1.8 (thông qua việc sử

dụng ngôn ngữ lập trình script) để MP.

2.2.4. Môn Lịch sử và Địa lí

Môn Lịch sử và Địa lí cũng có nhiều nội dung phù hợp và rất hiệu quả nếu sử

dụng PPMP trong quá trình dạy học.

Cụ thể, với phần Lịch sử: Mô phỏng các các tình huống lịch sử, mô phỏng trận

đánh đã từng diễn ra trong lịch sử (Chiến trận Bạch Đằng năm 938, chiến dịch lịch sử

Điện Biên Phủ,...). Với nội dung lịch sử có thể sử dụng ở cả hai loại mô phỏng: MP

tình huống và MP máy tính.

Phần Địa lí: Sử dụng PPMP khi dạy học về các nội dung về các hiện tượng, quá

trình địa lí; quy trình hoạt động sản xuất một số sản phẩm, mặt hàng của người dân

(quy trình sản xuất chè, sản xuất đồ gốm, làm muối,…).

2.2.5. Môn Tiếng Việt

Môn Tiếng Việt gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ

và câu, Tập viết. Trong đó phân môn Tập viết là có nhiều khả năng sử dụng mô phỏng

ở tiểu học. Cụ thể là mô phỏng quy trình viết các chữ cái sẽ giúp học sinh có cái nhìn

trực quan, cụ thể từng bước và tọa độ cụ thể với từng chữ cái như thế nào. Từ đó giúp

các em có biểu tượng đúng và chính xác, học sinh viết chữ đúng và đẹp hơn.

2.2.6. Môn Kỹ thuật

Nội dung môn Kỹ thuật nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng cần thiết và tối thiểu

cho học sinh về công việc gia đình, vườn trường, lắp ghép mô hình kĩ thuật, bước đầu

cho học sinh làm quen với các lĩnh vực hoạt động dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp.

Trong các nội dung đó, nội dung về lắp ghép các mô hình kĩ thuật và quy trình thực

hiện các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp có thể sử dụng mô phỏng trong dạy học.

Nhận xét: Nội dung các môn học ở tiểu học có nhiều nội dung phù hợp với việc

vận dụng PPMP trong dạy học. Việc sử dụng MP sẽ giúp HS dễ dàng hình dung, tiếp

thu kiến thức tốt hơn.

Page 15: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

10

2.3. Quy trình dạy học sử dụng phƣơng pháp mô phỏng

Sơ đồ 2.1. Quy trình dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng

2.3.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu, nội dung bài học và xác định nội dung MP

- Xác định được mục tiêu bài học trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Ngoài những

mục tiêu cần phải được xác định rõ ràng và hệ thống cho từng bài học và trong từng phần

riêng của thiết kế.

- Xác định nội dung của bài học. Để xác định được nội dung bài học người GV

phải trả lời các câu hỏi sau: Bài học gồm mấy nội dung chính? Nội dung nào là quan

trọng nhất? Mỗi nội dung có mục tiêu là gì? Nội dung nào có sử dụng MP?

Bước 2: Xây dựng hoặc lựa chọn mô phỏng phù hợp

- Xây dựng MP: Với các nội dung phù hợp với việc sử dụng MP mà hiện nay vẫn

chưa có người thiết kế sẵn các MP thì tiến hành xây dựng MP đó. Phần mềm phù hợp

để xây dựng MP nội dung 1 số bài học môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học là Microsoft

Powerpoint kết hợp với Paint.

- Lựa chọn MP có sẵn: Hiện nay một số nội dung phù hợp với việc MP trong

chương trình tiểu học đã được các nhà thiết kế phần mềm sang tạo và thiết kế các trích

đoạn MP rất hay và hiệu quả. Tuy nhiên, các MP có sãn thưởng có thời gian dài, có

các nội dung thừa không cần thiết. Do vậy, cần cắt giảm hoặc thu hẹp nội dung lại cho

phù hợp với bài học, với đặc điểm HS.

Page 16: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

11

Bước 3: Thiết kế bài học có sử dụng MP

Quá trình thiết kế KHBH phải chú ý đến việc bố trí sắp xếp các hoạt động dạy

học và phương tiện hỗ trợ các hoạt động đảm bảo tính logic, trực quan có nghĩa là cần

phân bổ cụ thể, theo trình tự hợp lý các hoạt động chi tiết của bản thiết kế và các

phương tiện hỗ trợ đi kèm. Như vậy khi sử dụng thiết kế KHBH mới tận dụng tối đa

hiệu quả của MP, nhiều HS cùng quan sát được, kết hợp màu sắc, âm thanh, sự chuyển

động, minh họa bằng cách lồng ghép, so sánh... tác động lên nhiều kênh thông tin của

người học.

2.3.2. Giai đoạn 2: Tổ chức quá trình dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng

Bước 1: Nêu tình huống xuất phát hoặc câu hỏi nêu vấn đề

Nêu tình huống xuất phát hoặc câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích trí tò mò,

khơi gợi hứng thú nhận thức của HS.

Bước 2. Giao nhiệm vụ, bài tập cho nhóm HS nghiên cứu

GV xây dựng câu hỏi, bài tập nhận thức và giao nhiệm vụ cho các nhóm hợp tác

thảo luận, suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời.

Bước 3. Tổ chức HS quan sát MP và tìm tòi, khám phá, phát hiện ra tri thức

Tổ chức cho HS theo dõi, quan sát MP để trả lời các câu hỏi, nhiệm vụ được

giao.

Để góp phần tích cực hóa nhận thức của HS thì việc sử dụng MP phải tạo điều

kiện cho HS được tìm tòi khám phá tri thức, là phương tiện để nâng cao năng lực tư

duy cho HS chứ không dùng với tư cách là minh họa kiến thức. Trong quá trình HS

tìm tòi kiến thức, GV đóng vai trò là người hỗ trợ, giúp đỡ HS.

Lưu ý: Tùy thuộc vào từng loại mô phỏng là gián đoạn hay liên tục mà có thể cho

HS được thao tác trên MP để có thể quan sát kĩ lưỡng một giai đoạn bất kì của MP.

Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả

Tổ chức cho HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

Bước 5. Nhận xét, kết luận và vận dụng liên hệ

HS các nhóm nhận xét, đối chiếu và đánh giá kết quả thảo luận của nhóm bạn.

GV nhận xét và hoàn thiện tri thức.

Học sinh vận dụng liên hệ kiến thức trong cuộc sống.

2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá

Bước 1. Xác định mục tiêu đánh giá

Khi đánh giá cần xác định mục tiêu cần đánh giá: đánh giá kiến thức, đánh giá kĩ

năng hay thái độ hành vi? Đánh giá quá trình hay đánh giá tổng kết.

Bước 2. Lựa chọn phương pháp và xây dựng bài tập đánh giá

Xác định phương pháp sử dụng trong đánh giá: quan sát, vấn đáp hay phương

pháp viết.

Thiết kế các bài tập đánh giá: Sử dụng phiếu quan sát, phiếu đánh giá kĩ năng,

các câu hỏi, bài tập kiểm tra để thu được thông tin toàn diện.

Page 17: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

12

Bước 3. Tiến hành đánh giá

Có thể tiến hành đánh giá thông qua việc GV đánh giá HS; HS đánh giá HS hoặc

HS tự đánh giá.

Bước 4. Kết luận

GV tổng kết lại quá trình đánh giá, ghi nhận những ưu điểm mà HS đạt được, chỉ

ra những hạn chế và định hướng cách khắc phục cho HS.

2.4. Một số kế hoạch bài học minh họa

2.4.1. Môn Tự nhiên và Xã hội

Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây (Lớp 3)

Bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất

2.4.2. Môn Khoa học

Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt (Khoa học 5)

Bài 57: Sự sinh sản của ếch (Khoa học 5)

Kết luận chương 2

1. Quá trình dạy học dựa vào MP cần tuân theo quy trình nhất định. Quy trình

dạy học là một trình tự có tổ chức các chuỗi hành động dạy học nhằm đạt được mục

tiêu dạy học đã đặt ra.

2. Quy trình dạy học của PPMP cần đảm bảo các nguyên tắc: đảm bảo nguyên

tắc hệ thống; Phát huy vai trò thiết kế, định hướng, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của

giáo viên; Đảm bảo khai thác các ưu thế của mô phỏng; Đảm bảo phối hợp hài hòa giữa

sử dụng mô phỏng và thao tác trên vật thật; Đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt; Đảm bảo

tính khả thi, thiết thực và hiệu quả

3. Quy trình tổng thể của dạy học vận dụng PPMP gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1:

Chuẩn bị (Thiết kế mô phỏng và kế hoạch bài giảng); Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học;

Giai đoạn 3: Đánh giá

4. PPMP rất phù hợp trong việc dạy học các môn học ở tiểu học nhất là môn Tự

nhiên và Xã hội, môn Khoa học bởi vì nội dung môn học này đề cập đến các yếu tố tự

nhiên và con người, những nội dung này mang tính trừu tượng cao. Những kiến thức

này sẽ cụ thể và dễ dàng đối với HS nếu được áp dụng mô phỏng trong dạy học.

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm:

- Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của quy trình dạy học sử dụng PPMP trong

Page 18: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

13

dạy học các môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học.

- Khẳng định tác động tích cực của việc sử dụng mô phỏng trong dạy học các môn

tự nhiên xã hội ở tiểu học.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Dạy học sử dụng PPMP có thể tiến hành áp dụng với tất cả các môn học, tuy

nhiên các môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học có nội dung rất phù hợp, thuận lợi trong

việc phát huy sức mạnh của mô phỏng. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy

học các bài học thuộc các môn tự nhiên và xã hội theo quy trình dạy học sử dụng MP.

3.1.3. Danh sách bài dạy thực nghiệm

3.1.4. Đối tượng thực nghiệm

Đề tài tiến hành thực nghiệm tại 3 trường tiểu học thuộc miền núi phía Bắc.

3.1.5. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo quy trình sau: Kiểm tra - đánh giá trước khi

TN; Tổ chức bồi dưỡng GV và HS tham gia TN; Tiến hành thực nghiệm; Kiểm tra và

đánh giá sau khi thực nghiệm; phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau thực

nghiệm.

3.2. Thực nghiệm tác động

3.2.1. Xử lí chung kết quả thực nghiệm

a) Mô tả dữ liệu

Tổng hợp kết quả TN của nhóm TN và nhóm ĐC trong các môn Tự nhiên Xã

hội, Khoa học ta có kết quả như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả của 2 nhóm TN và ĐC sau TN

Điểm

Lớp TN Lớp ĐC

SL % SL %

2 0 0 1 0.7

3 0 0 5 3.5

4 2 1.4 7 4.9

5 7 4.8 26 18.3

6 19 13.0 43 30.3

7 61 41.8 29 20.4

8 36 24.7 20 14.1

9 17 11.6 9 6.3

10 4 2.7 2 1.4

Tổng 146 100 142 100

Trung bình 7.29 6.31

Trung vị 7 6

Mode 7 6

Độ lệch chuẩn 1.15 1.51

Page 19: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

14

Từ bảng số liệu cho ta thấy, về các số liệu thống kê mô tả thì nhóm TN có các

kết quả điểm số cao hơn so với nhóm ĐC. Giá trị điểm xuất hiện nhiều nhất (Mode)

của nhóm TN là điểm 7, nhóm ĐC là điểm 6. Điểm nằm ở giữa (Median) trong tập

hợp điểm của nhóm TN là điểm 7, còn ĐC là điểm 6. Độ lệch chuẩn (StD) của nhóm

TN thấp hơn so với nhóm ĐC là 0.36 cho thấy mức độ đồng đều của nhận thức.

b) So sánh dữ liệu liên tục

Kiểm định phép kiểm chứng T-test: Giá trị P trong phép kiểm chứng T-test độc lập

(ở độ tin cậy 95%) đối với nhóm TN và nhóm ĐC cho kết quả giá trị P là 0.000 < 0.01 cho

thấy P là giá trị có ý nghĩa. Kết quả điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC không

có khả năng xảy ra ngẫu nhiên, chênh lệch trung bình của điểm số là kết quả của tác động,

các nguyên nhân ngẫu nhiên đã bị loại trừ.

c) Kiểm định tương quan

Với việc sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu TN, ta có kết quả giá trị

tương quan r = 0.70, giá trị này ở ngưỡng tương quan chặt. Từ đó có thể nhận xét rằng

với cùng một HS sau khi được sự tác động về dạy học dựa vận dụng PPMP đều có sự

tiến bộ trong học tập. Điều đó có thể khẳng định rằng: quy trình dạy học vận dụng

PPMP ở tiểu học mà chúng tôi đề xuất mang tính khả thi. Giả thuyết khoa học của đề

tài đã được chứng minh.

3.3.2 Đánh giá chung kết quả thực nghiệm

Kết quả sau hai giai đoạn thực nghiệm cho thấy:

Việc dạy học vận dụng PPMP ở tiểu học có những hiệu quả rõ rệt, thể hiện ở chỗ:

HS được lôi cuốn tham gia vào hoạt động, hứng thú học tập được kích thích phát triển. HS

hiểu và nắm chắc nội dung bài học, hăng hái tham gia các hoạt động học tập, được

tự chọn cách thức biểu hiện thông tin, suy nghĩ. Từ đó thêm tự tin và góp phần hình thành

và phát triển các năng lực cần thiết cho HS trong quá trình học tập.

Do vậy, trong thực tiễn dạy học cần phải bồi dưỡng thường xuyên cho GV, đặc biệt

là giúp GV.

Kết luận chương 3

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1. So với kết quả khảo sát đầu vào trước khi tiến hành thực nghiệm thì chất

lượng, hiệu quả dạy học một số bài thực nghiệm đã được nâng cao, có sự cải tiến rõ rệt

cả về chất và lượng. Cụ thể, tỷ lệ HS đạt điểm khá giỏi cao hơn và tỷ lệ điểm trung

bình, yếu giảm hơn nhiều so với lớp đối chứng. Kết quả này là một căn cứ để chứng

minh tính khả thi của việc dạy học sử dụng PPMP.

2. Quy trình dạy học của PPMP do chúng tôi đề xuất sử dụng trong thực nghiệm

đã được GV và HS tiểu học tiếp nhận, làm quen vận dụng một cách cụ thể. GV đã

bước đầu làm quen với một cách tiếp cận mới trong dạy học cũng như thấy được

tầm quan trọng, hiệu quả khi dạy học sử dụng PPMP. Về phía người học, HS hứng

thú với việc được học tập có sử dụng PPMP đồng thời phát huy được các thế mạnh

của cá nhân, nâng cao được thành tích học tập. Điều đó khẳng định hướng nghiên

cứu của đề tài là có giá trị thực tiễn cao.

Page 20: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG …»… tiếp nhận thông tin và hiểu sâu đối tượng. ... số kế hoạch bài học sử dụng ... thu được

15

KẾT LUẬN

1. Kết luận

MP cung cấp cho HS những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu

trải nghiệm gián tiếp. Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành phần như

hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở thích của cá nhân, HS có thể tự trải

nghiệm về đối tượng. Điều này không thể có được nếu như các phương tiện này được

thể hiện tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định mà chưa hẳn đã phù hợp

với người học.

Trong các bài giảng, bằng sự kết hợp của MP 3 chiều, của âm thanh nổi, bằng

diễn biến tuỳ thuộc vào kỹ năng điều khiển của HS, có thể tạo nên được những trạng

thái, cảm xúc hồi hộp, sung sướng, lo sợ… mà không một bộ phim hay một hình ảnh,

âm thanh riêng lẻ nào có thể tạo nên. Điều quan trọng hơn, đó là từ những trải nghiệm

này, HS có được những kinh nghiệm cụ thể về tư duy, các dạng hoạt động và tri thức.

Sử dụng PPMP trong dạy học ở tiểu học có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối

với HS. Nó góp phần nâng cao hứng thú nhận thức của người học đồng thời giúp

người học tiếp nhận và xử lí thông tin tường minh hơn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu

quả dạy và học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lí

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất hiện đại vào trong dạy học để GV có cơ hội được

nghiên cứu và sử dụng CNTT vào trong dạy học.

- Tăng cường tổ chức các lớp chuyên đề tập huấn cho GV để GV có khả năng,

nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong dạy học; khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ

số, góp phần thay đổi hình thức dạy và học theo hướng hiện đai, nâng cao chất lượng dạy

và học.

2.2. Đối với giáo viên

- Không ngừng nâng cao học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng

cao chất lượng dạy học;

- Tích cực ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ mô phỏng vào dạy

học để kích thích hứng thú của người học.

2.3. Đối với sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học

- Không ngừng học hỏi, tìm tòi để áp dụng MP vào giảng dạy, giúp nâng cao chất

lượng dạy học.

- Tích cực nghiên cứu các phần mềm, ứng dụng MP và áp dụng thiết kế các bài

giảng MP trong quá trình dạy học.