43

Báo cáo tóm lượ - srtc.org.vn · hy vọng về sự phục hồi nhu cầu tín dụng ở Eurozone. Khủng hoảng nợ của Hy Lạp là câu chuyện được nói nhiều

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

2

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ................................................................. 3

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng .................................................... 3

II. Thị trường ngoại hối và vàng ................................................ 21

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ...................................................................... 30

I. Thị trường chứng khoán ........................................................ 30

II. Thị trường BĐS ....................................................................... 39

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

3

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Các quan chức Fed đã phát tín hiệu cho thấy với sự phục hồi

của nền kinh tế, Fed sẽ giữ nguyên lộ trình nâng lãi suất trong năm

nay mặc dù tốc độ sẽ thấp hơn so với dự đoán ban đầu. Chi tiêu tiêu

dùng giúp thị trường việc làm của Mỹ được cải thiện. Thu nhập sau

thuế đã điều chỉnh theo lạm phát của người Mỹ tăng trưởng 5,3%.

Vì thu nhập tăng mạnh hơn chi tiêu, tỷ lệ tiết kiệm tăng từ mức

4,7% của cuối năm 2014 lên 5,4%.

Nếu Fed nâng lãi suất trong khi nền kinh tế còn yếu, kinh tế

Mỹ sẽ giảm tốc và dòng vốn tháo chạy sẽ khiến các thị trường mới

nổi bị xáo trộn. Ngoài ra, World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

Mỹ năm 2015 từ mức 3,2% được đưa ra hồi tháng 1 xuống còn

2,7%. Dự báo về tăng trưởng năm 2016 cũng bị hạ từ 3% xuống

2,8%.

Các nhà đầu tư cũng nghiêng nhiều hơn về khả năng Fed sẽ

nâng lãi suất trong năm nay sau khi báo cáo được công bố cuối tầun

trước cho thấy số việc làm mới được tạo ra trong tháng Năm tăng

mạnh hơn dự báo. Các hợp đồng lãi suất tương lai cho thấy có 53%

khả năng Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 9.

Ngay sau khi Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cảnh báo Cục dự trữ

liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) cũng

lên tiếng hối thúc Fed trì hoãn việc nâng lãi suất cho tới năm 2016.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

4

WB cho rằng đà phục hồi không đồng đều của kinh tế Mỹ và những

nguy cơ đe dọa các nền kinh tế mới nổi là những lý do khiến Fed

không nên nâng lãi suất sớm hơn.

Các dự báo mới được FOMC đưa ra nhấn mạnh về khả năng

nâng lãi suất trong năm nay, nhưng tốc độ sẽ chậm lại trong năm

2016.

Sự phục hồi của thị trường lao động đem đến cho Fed lý do

chính thức để thắt chặt chính sách tiền tệ. Cùng lúc đó, lạm phát vẫn

ở dưới mức mục tiêu trong khi các quan chức Fed có đồng quan

điểm rằng thời điểm nâng lãi suất sẽ phụ thuộc vào diễn biến của

các số liệu kinh tế. Các quan chức Fed giữ nguyên dự báo cho rằng

lãi suất cơ bản được áp dụng trên toàn liên bang sẽ tăng lên mức

0,625% vào năm 2015, đồng thời hạ dự báo cho năm tới xuống còn

1,625%, thấp hơn mức 1,875% được đưa ra trước đó.

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố báo cáo cho

hay, tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu

(Eurozone) đã tăng chậm lại trong tháng 6/2015 do giá năng lượng

tiếp tục hạ thấp, trong khi giá thực phẩm và dịch vụ thì giảm đáng

kể so với tháng trước đó. Theo Eurostat, bất chấp các biện pháp kích

thích kinh tế "mạnh tay" chưa từng có của ECB, chỉ số giá tiêu dùng

- thước đo chính về tỷ lệ lạm phát - của châu Âu chỉ tăng 0,2% trong

tháng 6, sau khi ghi nhận mức tăng 0,3% vào tháng 5, đều cách khá

xa mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra. Con

số này phù hợp với dự báo của giới phân tích thị trường và cho thấy

mục tiêu đưa lạm phát về 2% của ECB vẫn còn khá xa vời. Nếu

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

5

không tính giá năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến, tỷ lệ

lạm phát lõi của Eurzone tăng 0,8% trong tháng 6/2015, so với mức

tăng 0,9% của tháng trước đó.

Tuy nhiên, thị trường việc làm của khu vực này trong tháng

5 lại diễn biến khá ổn định khi tỷ lệ thất nghiệp trong tháng vừa qua

chỉ ở mức 11,1%, giảm so với mức tương ứng của cùng kỳ năm

2014 là 11,6%. Trong đó, nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là Đức

với 4,7%, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về Hy Lạp với 25,6%.

Theo Eurostat, bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế

"mạnh tay" chưa từng có của ECB, chỉ số giá tiêu dùng - thước đo

chính về tỷ lệ lạm phát - của châu Âu chỉ tăng 0,2% trong tháng 6,

sau khi ghi nhận mức tăng 0,3% vào tháng 5, đều cách khá xa mục

tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra. Con số này

phù hợp với dự báo của giới phân tích thị trường và cho thấy mục

tiêu đưa lạm phát về 2% của ECB vẫn còn khá xa vời. Nếu không

tính giá năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến, tỷ lệ lạm phát

lõi của Eurzone tăng 0,8% trong tháng 6/2015, so với mức tăng

0,9% của tháng trước đó.

Đây là tháng thứ 9 liên tiếp tỷ lệ lạm phát ở khu vực này duy

trì ở mức dưới 1%. Lạm phát thấp đang gây thêm sức ép buộc ECB

phải có sự hỗ trợ nhiều hơn về mặt chính sách, nhất là khi có những

dấu hiệu gần đây cho thấy đà phục hồi kinh tế đã chậm lại. Rất có

thể, ECB cuối cùng có thể phải thực hiện chương trình nới lỏng định

lượng quy mô lớn (tức mua trái phiếu), bơm tiền vào hệ thống tài

chính để kéo giá cả lên.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

6

Trước mối lo ngại về giảm phát, tại cuộc họp tháng Sáu,

ECB đã phải hạ lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại

xuống mức âm 0,1% để đảo ngược dòng vốn vay về phía các doanh

nghiệp và người tiêu dùng và cũng hạ lãi suất tái cấp vốn xuống

0,15%, cam kết về các khoản vay dài hạn để khuyến khích các ngân

hàng cho vay nhiều hơn.

Tuy nhiên, các biện pháp này sẽ cần có thời gian để phát huy

tác dụng. Các nhà chức trách đang theo dõi sát tình hình với hy

vọng lạm phát sẽ tiến đến mục tiêu 2% mà ECB đề ra. Theo số liệu

cũng được ECB công bố trong ngày 30/6, lượng tiền cho vay dành

cho khu vực tư nhân ở Eurozone, một căn cứ để đánh giá về tình

hình nền kinh tế, đã giảm nhanh hơn (khoảng 2%) trong tháng Năm,

sau khi giảm 1,8% trong tháng Tư. Những con số này làm giảm bớt

hy vọng về sự phục hồi nhu cầu tín dụng ở Eurozone.

Khủng hoảng nợ của Hy Lạp là câu chuyện được nói nhiều

nhất trong thời gian qua. Đất nước cận kề “miệng vực” phá sản,

người gửi tiền Hy Lạp đã rút khoảng 2 tỷ Euro ra khỏi ngân hàng

chỉ trong vòng 3 ngày. Số tiền 2 tỷ Euro mà người gửi tiết kiệm Hy

Lạp rút khỏi các ngân hàng nước này chiếm khoảng 1,5% tổng tiền

gửi 133,6 tỷ Euro của các hộ gia đình và doanh nghiệp Hy Lạp tại

các nhà băng trong nước. Việc người dân ồ ạt rút tiền đang gây sức

ép lớn đối với các ngân hàng của Hy Lạp, đồng thời cho thấy thêm

bằng chứng về ảnh hưởng nặng nề đối với hệ thống tài chính và nền

kinh tế nước này từ sự bế tắc trong cuộc đàm phán giữa Chính phủ

của Thủ tướng Alexis Tsipras với các chủ nợ. Trước tình hình đó,

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

7

ngày 19/6 ECB đã nâng mức trợ giúp thanh khoản khẩn cấp (ELA)

tối đa dành cho các ngân hàng Hy Lạp thêm 1,8 tỷ euro.

Việc đi hay ở lại với Liên minh Châu Âu thậm chí đã được

quốc gia này tiến hành trưng cầu dân ý. Hy Lạp nợ các chủ nợ nước

ngoài khoảng 280 tỷ euro, bao gồm 242,8 tỷ euro từ các định chế tài

chính như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Khi các khoản lãi đến hạn,

Hy Lạp cho biết không có tiền để thanh toán và cũng không chấp

nhận tái cơ cấu để đổi lấy khoản tái cấp vốn. Điều này đã làm tăng

nguy cơ vỡ nợ.

Hy Lạp đã áp thuế suất cao tới 45% cho mức thu nhập tối

thiểu 42.000 USD một năm, thuế giá trị gia tăng ở mức 23% và các

thuế an sinh xã hội cũng cao hơn nhiều so với Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp

đang ở mức 25,6%, Hy Lạp không thể chịu đựng thêm các biện

pháp khắc khổ hơn.

Việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ

không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, kịch bản này có thể khiến

đồng tiền Hy Lạp giảm khoảng 10%, một điều chưa từng xảy ra kể

từ tháng 10/2011.

Trái với những lo ngại xung quanh khủng hoảng nợ Hy Lạp,

kinh tế Anh trong tuần này lại liên tiếp đón nhận những tin lạc quan.

Số liệu được công bố cho thấy, người lao động Anh đang ở giai

đoạn có mức tăng trưởng thu nhập cao nhất trong 7 năm. Các

chuyên gia còn khẳng định, mức tăng trên thực tế thậm chí còn cao

gấp rưỡi so với những số liệu đã công bố. Tỷ lệ thất nghiệp cùng lúc

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

8

đó cũng đang ở mức thấp nhất trong 7 năm, là 5,5%.

Trên thị trường liên ngân hàng London, lãi suất đồng USD

của tất cả các kì hạn tăng nhẹ trong khi lãi suất đồng EUR của tất cả

các kì hạn đều đi ngang và giảm (xem biểu đồ 1). Với USD kỳ hạn 1

tháng có nhiều biến động nhất, trong khi với EUR thì biến động đó

thuộc về kỳ hạn 12 tháng.

Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân

hàng London tháng 06/2015

USD EUR

Nguồn: www.homefinance.nl

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

9

Biểu đồ 2: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân

hàng London 6 tháng đầu năm 2015

USD EUR

Nguồn: www.homefinance.nl

Trung bình trong 6 tháng, lãi suất USD có xu hướng tăng

dần, bắt đầu từ cuối tháng 3 thì EUR có xu hướng giảm liên tục từ

đầu năm, giảm mạnh nhất là kỳ hạn 1 tháng và 12 tháng (Biểu đồ 2).

Theo thông báo từ BoJ đưa ra ngày 19/6, NHTW Nhật Bản

sẽ tiếp tục mở rộng cơ sở tiền tệ với tốc độ 80.000 tỷ yên (tương

đương 650 tỷ USD) mỗi năm.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định sẽ duy

trì chương trình kích thích tiền tệ với quy mô lớn chưa từng có trong

nỗ lực đẩy tăng lạm phát. BoJ cũng công bố các kế hoạch cải thiện

tính minh bạch trong hoạt động. Nhằm tăng tính minh bạch, kể từ

năm 2016, BoJ sẽ công bố báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế

(0,10000)(0,05000)

-0,05000 0,10000 0,15000 0,20000 0,25000 0,30000 0,35000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

10

thường xuyên hơn. Số cuộc họp chính sách hàng năm sẽ được giảm

xuống còn 8 cuộc, bằng với số cuộc họp của Cục dự trữ liên bang

(Fed).

Xuất khẩu tăng trưởng chậm chạp là rủi ro mới nhất đe dọa

đà hồi phục của nền kinh tế được giới phân tích dự báo sẽ tăng

trưởng chậm lại trong quý này. Dữ liệu về chi tiêu tiêu dùng trái

chiều và xuất khẩu không tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nhìn chung

thì BoJ vẫn có thể duy trì nhận định nền kinh tế đang dần phục hồi.

BoJ dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản sẽ giảm tốc

xuống còn 1,4% trong quý này vì các công ty sẽ tăng cường đầu tư

và đẩy tăng lượng hàng tồn kho.

Chính phủ Nhật Bản cũng vừa công bố thêm một tín hiệu lạc

quan nữa đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đó là hoạt động chi

tiêu hộ gia đình của nước này đã ghi nhận mức tăng lần đầu tiên

trong vòng hơn một năm qua. Chi tiêu hộ gia đình của nước này

trong tháng Năm tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2014, vượt mức dự

kiến của giới phân tích thị trường là tăng 3,4%, đánh dấu lần tăng

đầu tiên kể từ tháng 3/2014.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa thông báo

giảm lãi suất cho vay và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân

hàng thương mại trong một nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế đang trong giai

đoạn trì trệ nhất kể từ một phần tư thế kỷ qua. Đây là lần thứ tư

PBoC giảm lãi suất cho vay kể từ tháng 11 năm ngoái và đã giảm

tổng cộng 1,15 điểm phần trăm. Biện pháp này, cộng với việc giảm

tỷ lệ dự trữ bắt buộc để ngân hàng có thêm tiền cho vay, cho thấy

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

11

Bắc Kinh đang rất lo rằng dòng tiền hiện không chảy vào các lĩnh

vực cần vốn nhất và chi phí vay vốn cao có thể dẫn tới tình trạng

doanh nghiệp phá sản hàng loạt, công việc làm sẽ mất đi. Lần mới

đây nhất mà PBoC tiến hành cùng lúc hai biện pháp giảm lãi suất và

giảm dự trữ bắt buộc là vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu năm 2008.

Theo một số nhà phân tích, biện pháp “kép” đưa ra vào lúc

này cũng được cho là để trấn an tâm lý nhà đầu tư sau khi thị trường

chứng khoán Trung Quốc mất đi 20% giá trị chỉ trong vòng hai

tuần. Áp lực suy giảm đang đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc và

nhiều nhà kinh tế của chính phủ liên tiếp kiến nghị hạ lãi suất để

giúp giảm nhẹ chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và giúp chính

quyền các địa phương "đảo nợ" các món nợ đã đến hạn thanh toán.

Tuy nhiên, khối doanh nghiệp tư nhân không đặt nhiều kỳ vọng vào

sự nới lỏng chính sách.

Mặc dù biện pháp cắt giảm lãi suất được ca ngợi nhiều

nhưng chi phí vay vốn thực ở Trung Quốc vẫn còn rất cao, một phần

do chính phủ ra sức kiềm chế lạm phát, một phần do các ngân hàng

không muốn cho vay với lãi suất thấp. Hậu quả là các nhà sản xuất

công nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn: vừa lo đối phó với nhu cầu

tiêu thụ sụt giảm, vừa phải vay vốn với giá cao.

PBoC thông báo, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm đã

được giảm 0,25 điểm phần trăm, xuống còn 4,85%/năm; lãi suất huy

động một năm cũng giảm 0,25 điểm phần trăm, xuống còn 2%/năm.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của một số ngân hàng đạt chuẩn

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

12

và ngân hàng cho vay phát triển nông nghiệp và doanh nghiệp vừa

và nhỏ cũng được giảm 0,5 điểm phần trăm. Tỷ lệ RRR của các

công ty tài chính được giảm tới 3 điểm phần trăm, giúp tăng nguồn

vốn và giảm áp lực chi phí tài chính của các doanh nghiệp nhà nước.

Điều này cũng cho thấy Bắc Kinh lo lắng cho bộ phận doanh nghiệp

nhà nước – nơi tập trung nợ xấu lớn trong khi lợi nhuận bị teo tóp

dần.

Giảm lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp ổn định

tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu và giảm chi phí tài chính của xã hội.

Trong quá khứ PBoC đã nhiều lần thực thi biện pháp này để thúc

đẩy tín dụng nhưng tác động của chúng rất hạn chế, bởi vì ngân

hàng thường không muốn rót tiền vào những lĩnh vực kém sinh lợi,

tài sản thế chấp nhiều rủi ro.

Với nhận định sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay,

châu Á sẽ một lần nữa trở thành châu lục phát triển nhanh nhất thế

giới. Chuyên gia cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực

Đông Bắc và Trung-Tây của châu Á đang suy giảm, ngược lại miền

Tây Nam Á đang cho thấy triển vọng tăng trưởng tốt hơn. Xu hướng

suy giảm của kinh tế Trung Quôc - một trong những nước quan

trọng nhất tại khu vực Đông Bắc Á - ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế

khu vực.

Trong khi đó, GDP của Ấn Độ trong năm nay ước tăng

trưởng 7,8%. Theo chuyên gia Wei, cải cách kinh tế của Ấn Độ

đang đi đúng hướng. Nền kinh tế này được dự báo có thể tăng

trưởng 8% trong năm 2016. Tình hình ở các nước phía Tây và

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

13

Trung Á phức tạp hơn do giá dầu và khí đốt suy giảm.

Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế có quy mô đạt trên 1

nghìn tỷ USD tiếp theo tại khu vực châu Á trong vòng 2 năm nữa,

gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế hàng đầu khu vực gồm Trung

Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc. Nền kinh tế

Indonesia có khả năng tăng trưởng mạnh trong dài hạn, với mức

tăng có thể đạt 5,4% trong thời gian từ 2016-2020. Với tốc độ tăng

trưởng này, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á -

sẽ đạt quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1,14 nghìn tỷ USD

vào năm 2017, từ mức 870 tỷ USD hiện nay. Đến năm 2023, GDP

của Indonesia được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên mức 2,1 nghìn tỷ

USD, vượt qua Australia, nền kinh tế hiện có quy mô 1,52 nghìn tỷ

USD. Nền kinh tế Indonesia đã chứng tỏ được sự vững vàng trong

thời gian gần đây, bất chấp giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu giảm

sâu và chính sách tiền tệ thắt chặt. Yếu tố hỗ trợ chủ yếu cho nền

kinh tế này là nhu cầu tiêu dùng nội địa vững nhờ tầng lớp trung lưu

đang phát triển mạnh.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Tính chung, 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GDP) đạt 6,28%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 5 năm trước. Đà

phục hồi chủ yếu đến từ khu vực sản xuất, chỉ số ngành công nghiệp

6 tháng đầu năm tăng 9,6%, cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2011.

Cùng với ngành chế biến chế tạo, khai khoáng tiếp tục là điểm tựa

khi tổng sản lượng khai thác dầu thô nửa đầu năm đạt gần 8,4 triệu

tấn, tăng 830 nghìn tấn (11%) so với cùng kỳ năm trước bằng gần

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

14

60% kế hoạch cả năm. Lĩnh vực này đóng góp tích cực vào tăng

trưởng GDP 6 tháng đầu năm. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong

trong 6 tháng đầu năm đều ổn định và tăng trưởng tích cực. Đây là

minh chứng cho sự đúng hướng và thực thi hiệu quả của các giải

pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ với quan điểm lấy ổn định kinh tế

vĩ mô là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững.

Tuy nhiên, nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản là khu vực

các chuyên gia đánh giá sẽ gặp nhiều thách thức trong năm nay. Tốc

độ tăng trưởng nửa đầu năm ở khu vực này đạt 2,36%, thấp hơn so

với mức tăng cùng kỳ năm trước (2,9%) và chỉ đóng góp tỷ trọng

nhỏ vào mức tăng trưởng chung (chỉ 0,42 điểm phần trăm, trong khi

công nghiệp - xây dựng và du lịch lần lượt là 2,98% và 2,22%).

Nhập siêu cao cũng là mối lo. 6 tháng đầu năm nay, cán cân

thương mại thâm hụt hơn 3,5 tỷ USD, bằng 4,8% kim ngạch xuất

khẩu, gần sát mức giới hạn mà Quốc hội đề ra (5%).

Hiện Việt Nam vẫn phải nhập lượng lớn máy móc, nguyên

liệu để phục vụ các đơn hàng gia công xuất khẩu, do đó hạn chế

nhập khẩu lúc này là điều không dễ. Mặt khác, xuất khẩu 6 tháng

đầu năm chỉ đạt 47% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản, cà

phê, gạo đã giảm hơn 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ. Dự báo cuối năm

thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn do cạnh tranh khốc liệt.

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 6-2015 tăng

0,55% so với tháng 12-2014 và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức tăng thấp nhất của chỉ số CPI trong tháng 6 kể từ năm

2001 đến nay. Sau nửa năm lạm phát mới chỉ là 0,55% bằng gần

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

15

1/10 mục tiêu lạm phát cả năm và thấp nhất trong 14 năm trở lại

đây. Tổng mức bán le hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

trong kỳ (loại trừ yếu tố giá) tăng 8,3%, cao nhất so với cùng kỳ từ

năm 2012. Nếu so với cùng kỳ năm 2014 CPI 6 tháng đầu năm 2014

là 1,38%. Lạm phát 6 tháng đầu năm thấp cũng chính nhờ đóng góp

đáng kể của giá xăng dầu thấp. Đầu năm, giá dầu thô có lúc xuống

42 USD/thùng. Giá xăng dầu qua 3 lần tăng, 3 lần giảm thì kết quả

tổng hoà lại, chỉ số giá xăng dầu đã giảm 5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, công tác quản lý, điều hành

giá cả tiếp tục đạt những kết quả tích cực, góp phần bình ổn giá cả

thị trường, kiểm soát lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng tăng thấp

ở mức thấp so với cùng kỳ các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc thực hiện mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm ở mức

5% như Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.

Việc điều hành giá các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng

nhiên liệu, năng lượng tiếp tục được điều hành theo cơ chế thị

trường có tính đến ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

ngày càng theo hướng công khai, minh bạch hơn, mang lại lòng tin

cho người tiêu dùng, giảm áp lực lạm phát do tâm lý.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, niềm tin của doanh

nghiệp và người tiêu dùng bắt đầu cải thiện. Trong kỳ, cả nước có

45.406 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn 282.400 tỷ

đồng, tăng hơn 20% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm

trước. Mặt khác, số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động có

chiều hướng giảm.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

16

Chỉ số niềm tin tiêu dùng do ANZ công bố mới đây cũng

nghi nhận một mức kỷ lục mới - 143,1 điểm. Tâm lý người tiêu

dùng tăng cao nhờ niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam cũng như tình

hình tài chính cá nhân trong thời gian tới.

6 tháng cuối năm, nếu nông nghiệp tiếp tục khó khăn và khai

thác dầu thô chỉ dừng lại ở mức kế hoạch 14,4 triệu tấn, kinh tế cả

năm sẽ khó đạt mục tiêu 6,2%. Tuy nhiên, các bộ ngành đang tìm

đường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản trọng yếu và khắc phục

những bất cập trong ngành nông nghiệp.

Mặt bằng lãi suất trong 6 tháng đầu năm tiếp tục giảm 0,2-

0,5%/năm so với cuối năm trước; tổng phương tiện thanh toán toàn

nền kinh tế tăng 4,88%, huy động vốn tăng 4,37% so với cuối năm

2014. Thanh khoản của hệ thống ổn định và có dư thừa. Các mức lãi

suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng tiền Việt Nam (VND) và

lãi suất huy động USD, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND

đối với các lĩnh vực ưu tiên được duy trì ổn định. Lãi suất cho vay

điều chỉnh giảm hợp lý cho một số chương trình tín dụng khoảng

0,5-0,6%/năm, xuống mức khoảng 6,5-6,6%/năm để hỗ trợ tốt hơn

một số ngành lĩnh vực đặc thù và các đối tượng chính sách.

Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng cao hơn so với cùng kỳ các

năm 2012-2014, đến ngày 15-6, tín dụng đối với nền kinh tế tăng

5,78% so với cuối năm 2014 và tăng 18,98% so với cùng kỳ. Trong

đó nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực ưu tiên được ngành ngân hàng

tích cực đầu tư, dư nợ đến ngày 30-6 tăng 7,71% so với 31-12-2014.

Kết quả cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên còn lại cũng rất

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

17

tích cực, đến cuối tháng 3-2015 cho vay xuất khẩu tăng 3,9%, cho

vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 1,88%, cho vay công nghiệp ưu

tiên phát triển tăng 0,2%, cho vay doanh nghiệp ứng dụng công

nghệ cao tăng 24,02% so với cuối năm 2014.

Sau một thời gian liên tục điều chỉnh giảm, cuối tháng

6/2015 lãi suất huy động ở một số ngân hàng bất ngờ tăng trở lại.

Nguyên nhân do các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay,

trong khi nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm. Điều này đang

buộc các ngân hàng nhảy vào cuộc đua huy động vốn để tăng tính

thanh khoản.

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại (NHTM) phần lớn

tăng lãi suất huy động từ 0,1 - 0,5%/năm ở các kỳ hạn. Tại NH

Quân đội (MB), lãi suất huy động đã được điều chỉnh từ đầu tháng 6

tăng từ 0,1 - 0,2%/năm. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 6 - 8 tháng hiện

đang ở mức 5,2%/năm, cao hơn so với mức 5%/năm trước đó, còn

kỳ hạn 3 tháng 4,8%/năm, cao hơn mức 4,6%/năm trước đó. Tương

tự, NH Á Châu (ACB) cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên

0,2%, nâng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài: 12, 24 và 36 tháng

lần lượt ở mức 6,2%, 6,5% và 6,7%.

Còn NH Đông Á (DongAbank), mức điều chỉnh lãi suất tăng

cao hơn, từ 0,2 - 0,4%/năm. Cụ thể, kỳ hạn 9 tháng lãi suất tăng từ

5,6% lên 6%/năm; kỳ hạn 6 tháng từ 5,3% lên 5,5%/năm; các kỳ

hạn thấp hơn cũng tăng nhẹ. Tại NH Phát triển TP Hồ Chí Minh

(HDBank), lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng từ 4,7%/năm lên 5%/năm và

tăng mạnh nhất là kỳ hạn 12 tháng, từ 6,5%/năm lên 7%/năm.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

18

Không chỉ các NHTM cổ phần mà ngay cả NHTM có vốn

nhà nước hiện nay cũng không đứng ngoài cuộc đua lãi suất. Tại

Agribank, kỳ hạn 18 và 24 tháng lãi suất huy động tăng lần lượt là

6,5% và 6,8%/năm, tăng 0,3% và 0,5% so với trước đó. Tại NH Đầu

tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 - 2

tháng là 4,5%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 5%/năm và kỳ hạn 12 tháng ở

mức 6,5%/năm, tăng từ 0,2 - 0,5%/năm so với trước đây.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân lãi suất tăng

là do lãi suất huy động đang chạm đáy, mặt khác các Ngân hàng

đang đẩy mạnh cho vay trong khi nguồn vốn huy động chậm lại.

Ngoài ra, thời gian gần đây, các phiên đấu thầu trái phiếu liên tục

thất bại, điều này cho thấy các ngân hàng không còn mặn mà với

trái phiếu kỳ hạn dài và lãi suất thấp. Báo cáo tài chính của các ngân

hàng trong quý I cho thấy, nợ xấu tại nhiều ngân hàng đang tăng

mạnh, đặc biệt sau ngày 1/4/2015, thời điểm Quyết định 780/QĐ-

NHNN cho phép các NHTM gia hạn nợ, giãn nợ hết hiệu lực. Cùng

với đó, các NH cũng phải tăng cường bán nợ xấu cho VAMC, do đó

thanh khoản sẽ bị ảnh hưởng. Để tăng cường thanh khoản, các NH

buộc phải tăng huy động vốn.

Về xử lý nợ xấu, tính đến ngày 15-6, Công ty Quản lý tài sản

của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã duyệt mua 28.194 tỉ đồng dư

nợ gốc nội bảng. Lũy kế từ khi hoạt động đến nay, VAMC đã mua

được 143.800 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, góp phần hỗ trợ các tổ

chức tín dụng giảm dư nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

thông qua cơ cấu nợ.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

19

Trong những tháng cuối năm 2015, NHNN tiếp tục bám sát

tình hình thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, triển khai thực hiện các giải pháp tăng khả năng tiếp cận

vốn cho doanh nghiệp, người dân nhằm mở rộng tín dụng. Trong

đó, đáng chú ý là tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2015

ở mức 13 -15%, trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng

kinh tế, NHNN có thể điều chỉnh chỉ tiêu này lên 17%. Đồng thời,

phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành xuống dưới 3% vào cuối

năm 2015.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của hầu hết các kì

hạn đều có xu hướng tăng ở tuần đầu tháng, sau đó giảm giảm, mức

độ giảm càng về cuối tháng càng mạnh (biểu đồ 3).

Biểu đồ 3: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng

tháng 6/2015

Nguồn: sbv.gov.vn

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

20

Nhìn đồ thị cho thấy, lãi suất bình quân trên thị trường liên

ngân hàng tiếp tục giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt về cuối tháng

6. Tuy nhiên, lãi suất huy động VND lại tương đối ổn định so với

tuần trước. Hiện nay, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức

0,5-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1

tháng; 4,0-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới

6 tháng; 5,0-6,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến

dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,2%/năm.

Trên thị trường mở, NHNN đã hút ròng trong cả tháng 6

(xem biểu đồ 4).

Biểu đồ 4: Diễn biến thị trường mở tháng 6/2015

Nguồn: sbv.gov.vn

Trong cả tháng 6/2015, hoạt động trên thi trư ờng OMO tiêp

tục có diễn biến khá trầm lắng khi không có lư ợng vôn nào đư ợc

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

21

bơm vào hay đáo hạn qua kênh này . Nhìn lai 6 tháng gân đây ,

NHNN đã hút ròng tông c ộng 50.587 tỷ đông qua kênh này . Đây là

biêu hiện cho thây thanh khoản hệ thông ngân hàng ơ trang thái khá

tích cưc trong 6 tháng đâu năm , bât châp vi ệc hút ròng manh c ủa

NHNN qua kênh OMO.

Hoạt động của thị trường tín phiêu tiêp tuc diên ra khá sôi

động trong cả tháng 6. Lãi suât trúng thâu tín phiêu ơ các k ỳ hạn

gân như không đôi qua các tu ần. Chủ yếu tập trung tại các kỳ hạn

ngắn như 14 ngày, 28 ngày và 56 ngày.

Tuần thứ 4 trong tháng là lực hút ròng mạnh mẽ nhất. Tính

chung cả tuân vưa qua, NHNN đã hút ròng 26.698 tỷ đông qua kênh

tín phiêu.

Diên biên giảm của lãi suât liên ngân hàng cùng vơi sư trâm

lăng cua thi trư ờng OMO trong bôn tuân gân đây cho thây thanh

khoản hẹ thông ngân hàng vân đang đư ợc duy trì ơ mưc khá ôn

đinh. Mạc dù tín dung đang tăng t ốc tương đôi nhanh (hơn 6%

trong hai quý đâu năm ) nhưng nhìn chung các ngân hàng vân cân

đôi được giưa nguôn vôn huy đ ọng và nguôn vôn cho vay , nhơ vạy

thanh khoản chưa ơ tình trang quá căng thăng.

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối quốc tế

Chỉ số USD Index trong tháng 6/2015 diễn biến tăng giảm

liên tục trong biên độ giao động lớn, đặc biệt giảm mạnh giai đoạn

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

22

nửa đầu tháng, sau đó phục hồi nhẹ vào cuối tháng. Chỉ số đạt mức

cao nhất tại 97,43 ngày 1/6 và thấp nhất tại 94,01 ngày 18/6. Trong

nhóm các đồng tiền mạnh, USD giảm 0,96% so với EUR, giảm 3%

so với GBP, giảm 1,41% so với CHF, giảm 0% so với JPY và giảm

0,37% so với AUD.

Biểu đồ 5 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 6/2015

Nguồn: www.marketwatch.com

Trong tháng, ảnh hưởng từ những thông tin kinh tế trong

nước và diễn biến từ các nước trên thế giới, đồng USD diễn biến

tương đối phức tạp. Trong cuộc họp chính sách vào hai ngày 16-

17/6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), các nhà điều hành chính

sách của FED nêu rõ, việc nâng lãi suất, hiện vẫn duy trì ở mức thấp

gần 0%, sẽ chỉ diễn ra khi thị trường việc làm của Mỹ tiếp tục được

cải thiện. Thông tin này đã khiến giá trị đồng USD tụt xuống múc

thấp nhất tháng vào ngày 18/6. Ngoài ra, trong nhiều phiên gioa

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

23

dịch của tháng, đồng USD giao dịch trái chiều so với các đồng nội

tệ khác của khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Có thời điểm, đồng

USD xuống giá so với đồng won Hàn Quốc và đồng rupee Ấn Độ,

trong khi lên giá so với đồng peso Philippines, đồng rupiah

Indonesia và đồng bath Thái.

Đầu tháng, EUR tăng so với USD khi lợi tức trái phiếu kỳ

hạn 10 năm của Đức tăng lên gần 1% trong ngày 10/6. Ngoài ra, tỷ

lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã

tăng chậm lại trong tháng 6/2015, với mức tăng là 0,2% do giá năng

lượng tiếp tục hạ thấp, trong khi giá thực phẩm và dịch vụ thì giảm

đáng kể so với tháng trước đó. Tuy nhiên, thị trường việc làm của

khu vực này trong tháng 5 lại diễn biến khá ổn định khi tỷ lệ thất

nghiệp trong tháng vừa qua chỉ ở mức 11,1%, giảm so với mức

tương ứng của cùng kỳ năm trước là 11,6%.

Giai đoạn giữa tháng, đồng EUR tăng giá so với các đồng

tiền khác, mặc dù những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp ngày

càng tăng. Cuộc họp tại Luxembourg nhằm giải quyết các vướng

mắc liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đã thất bại và

Athens chỉ còn chưa đầy hai tuần để giải ngân hàng tỷ EUR. Cuối

tháng, lo ngại trước tình trạng của Hy Lạp, hiện nhiều nhà đầu tư

cũng đang tìm cách bán tháo đồng EUR để chuyển sang các tài sản

an toàn hơn như đồng Yen Nhật hay đồng Franc của Thụy Sĩ.

Trong tháng 6, Ngân hàng trung ương Nhật bản (BOJ) đã

giữ nguyên kế hoạch mua tài sản khổng lồ trị giá 80.000 tỷ yen (650

tỷ USD)/năm. Chính sách này đã đẩy giá trị đồngJPY tiếp tục xuống

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

24

thấp so với đồng USD. Dự đoán, từ giờ đến cuối năm, Nhật Bản có

thể sẽ đưa ra một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa, để đạt được

mục tiêu lạm phát 2%.

Trong tháng 6, đồng USD tăng 0,19% so với CNY. Ngoài ra,

một trong số những thông tin nổi bật trong tháng này là một nhóm

chuyên gia IMF đã tới Trung Quốc để nghiên cứu việc đưa đồng

Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ dự trữ toàn cầu. Việc xem xét đưa đồng

Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế thứ năm, sẽ tạo ra

bước đột phá cho Trung Quốc trong hệ thống tài chính toàn cầu, tuy

nhiên cùng với đó, Trung Quốc có thể phải đẩy giá đồng tiền của

mình tăng thêm nữa, khi mà Mỹ và nhiều nước khác luôn cho rằng

nước này đã kìm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp trong thời

gian vừa qua.

Ngày 15/6, NHTWW Nga hạ lãi suất cơ bản từ 12,5 xuống

còn 11,5%/năm, chính sách này đã tác động khiến đồng Ruble đã

tăng giá nhẹ so với đồng USD và EUR.

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 6, tỷ giá VND/USD diễn biến tương đối ổn

định, giai đoạn giữa tháng tỷ giá giảm mạnh sau đó hồi phục trở lại

và ổn định đến cuối tháng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa

đồng VND và USD do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố vẫn

ổn định ở mức 21.673 đồng/USD. Sở giao dịch NHNN tiếp tục áp

giá mua vào USD là 21.600 đồng/USD và giá bán ra ở mức 21.820

đồng/USD. Trong tháng, chỉ số giá USD tăng 0,62% so với tháng

5/2015.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

25

Biểu đồ 6: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng

6/2015

Nguồn: Vietcombank.com

Đầu tháng, tỷ giá có diễn biến giao động ổn định trong biên

độ hẹp. Diễn biến ổn định của tỷ giá xuất phát từ khẳng định của

NHNN về việc sẽ không điều chỉnh thêm tỷ giá trong năm nay, thay

vào đó NHNN sẵn sàng bán ra ngoại tệ để ổn định tỷ giá nếu cần

thiết. Thêm vào đó, động thái bán ra 200 triệu USD trên thị trường

liên ngân hàng của NHNN đã góp phần giúp hạ nhiệt thị trường

ngoại hối, khẳng định cam kết ổn định tỷ giá của NHNN.

Tuy nhiên, giai đoạn cuối tháng, tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ

trở lại, nguyên nhân một phần do xu hướng thâm hụt cán cân thương

mại đang tiếp tục trong tháng 6. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến

hết ngày 15/6/2015 cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thâm

hụt 3,66 tỷ USD. Tình trạng này khiến cho nhu cầu ngoại tệ để nhập

khẩu ngày càng tăng trong khi ngoại tệ thu về từ nguồn xuất không

21.810

21.815

21.820

21.825

21.830

21.835

21.840

21.845

1/6 5/6 9/6 13/6 17/6 21/6 25/6 29/6

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

26

cân đối. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2015

đã diễn biễn tốt hơn so với dự đoán, cùng với kỳ vọng vào việc Cục

Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất và bắt đầu chu kỳ thắt chặt

tiền tệ sẽ đẩy giá trị đồng USD trong xu thế mạnh lên. Với những

nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên, vấn đề tỷ giá

USD/VND còn tiếp tục tăng là điều dễ nhận thấy.

Sức ép là vậy, nhưng từ giờ đến cuối năm gần như chắc chắn

NHNN không điều chỉnh tăng tỷ giá thêm nữa. Đây là ý kiến của

NHNN trong Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm

và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 diễn ra ngày

24/6/2015. Theo đó, 6 tháng đầu năm NHNN đã tiến hành điểu

chỉnh tỷ giá giảm 2% theo định hướng của năm 2015. Hiện tại, nền

kinh tế có thâm hụt cán cân thương mại nhưng không lớn, các

nguồn ngoại tệ khác vào Việt Nam vẫn khả quan nên tổng hợp

chung lại thì cán cân chung của nền kinh tế vẫn thặng dư, cùng với

đó dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên, hơn nữa những tác

động bất lợi từ thị trường vốn và thị trường tiền tệ thế giới đối với

Việt Nam không lớn, là những điều kiện thuận lợi để NHNN tiếp

tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định từ nay tới cuối năm 2015.

Như vậy, từ giờ đến hết năm nếu không có những biến động đặc biệt

từ kinh tế thế giới thì NHNN sẽ không điều chỉnh thêm tỷ giá nữa.

2.Thị trường vàng

Thế giới

Thị trường vàng thế giới trong tháng 6/2015 diễn biến ngược

chiều so với diễn biến của đồng USD, với biến động giảm mạnh giai

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

27

đoạn nửa đầu tháng, sau đó điều chỉnh tăng trong một tuần sau đó,

tuy nhiên, cuối tháng, giá vàng lại giảm mạnh trở lại. Trong tháng,

giá vàng (giao ngay tại thị trường NewYork) lên cao nhất tại mức

1.202 USD/oz ngày 18/6 và thấp nhất là 1.1169,6 USD/oz ngày

30/6. Tính chung cả tháng, giá vàng thế giới đã giảm 1,14%.

Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 6/2015

Nguồn: kitco.com

Trong tháng, giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục diễn

biến trong biên độ giao động hẹp và có xu hướng đi xuống trước xu

hướng vững giá của đồng USD.

Giai đoạn giữa tháng, giá vàng trên thị trường thế giới đã có

những phiên tăng lên mức giá cao nhất trong vòng một tháng qua,

sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED phát đi tín hiệu rằng việc

tăng lãi suất của ngân hàng này sẽ diễn ra chậm hơn so với nhiều

người dự đoán. Ngoài ra, những lo ngại về tình hình khủng hoảng

nợ tại Hy Lạp cũng thúc đẩy nhu cầu vàng tăng. Có thể thấy, trong

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

28

bối cảnh không có nhiều tin tức kinh tế được công bố ở giai đoạn

này, các thông tin từ cuộc đàm phán nợ của Hy Lạp chính là yếu tố

chủ đạo, có tác động mạnh tới diễn biến của giá vàng.

Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài. Đặc biệt, giá vàng có

những phiên giảm giá mạnh vào cuối tháng, khi nhiều thông tin dự

đoán chương trình cứu trợ tài chính dành cho Athens có thể kéo dài

tới cuối năm nay.

Những thông tin tích cực từ nền kinh tế Mỹ đã tác động đến

sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

(FED) sẽ tăng lãi suất trong năm nay, có thể là vào tháng Chín tới.

Do đó, thị trường đang điều chỉnh theo xu hướng này.

Trong nước

Chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến giá vàng và giá USD trên

thế giới, giá vàng trong nước tháng 6/2015 diễn biến với xu hướng

chung là giảm, đặc biệt giá vàng giảm mạnh giai đoạn cuối tháng.

Giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 34,87 – 34,96 triệu đồng/lượng

(mua vào - bán ra) ngày 1/6 và thấp nhất tại 34,3 – 34,42 triệu

đồng/lượng (mua vào - bán ra) ngày 26/6. Tính chung cả tháng, chỉ

số giá vàng giảm 0,08% so với tháng 5/2015. Chênh lệch giữa giá

vàng trong nước và giá vàng thế giới tại thời điểm cuối tháng

khoảng 3,5 triệu đồng/lượng.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

29

Biểu đồ 8: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 6/2015

Nguồn: sjc.com.vn

Diễn biến này của vàng SJC trong tháng khá tương đồng với

chiều đi xuống của giá vàng trên thế giới. USD mạnh lên khi FED

họp chính sách, trong khi khủng hoảng nợ tại Hy Lạp không thể đẩy

cao nhu cầu vàng đã khiến giá giảm trong tháng. Tuy nhiên, giai

đoạn giữa tháng, giá vàng thế giới bật tăng mạnh nhưng giá vàng

trong nước chỉ tăng nhẹ và giao dịch xung quanh mức 34,76 triệu

đồng/lượng. Vài thời điểm trong tháng, giá vàng trong nước còn có

xu hướng biến động ngược chiều với vàng thế giới, dẫn đến chênh

lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao trở lại.

Giai đoạn cuối tháng, việc giá vàng thế giới giảm đã kéo giá

vàng SJC trong nước giảm mạnh, có lúc xuống mức thấp nhất 5

năm. Với nhiều phân tích của các chuyên gia kinh tế gần đây cho

thấy giá vàng thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm, do đó, dự báo

giá vàng trong nước thời gian tới cũng sẽ vẫn trong xu hướng giảm

chung đó.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

30

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Biểu đồ 9: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬),

Nasdaq tổng hợp (▬) và S&P500 (▬) trong tháng 6/2015

Nguồn: Yahoofinance

Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán chính biến động giằng co

giai đoạn đầu tháng và lao dốc mạnh trong nửa cuối tháng. Giai

đoạn đầu tháng, nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính là điểm sáng

của thị trường, đẩy các chỉ số chuẩn tăng vọt. Nhóm cổ phiếu năng

lượng cũng tăng khá mạnh do giá dầu tương lai đạt đỉnh cao nhất kể

từ đầu năm. Tâm lý lạc quan cùng các tin tốt từ nhóm công nghệ đã

giúp thị trường giao dịch trở nên sôi động hơn rất nhiều. Các chỉ số

chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng sau khi có báo cáo cho thấy chỉ số

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

31

giá tiêu dùng ở Mỹ (không tính đến thực phẩm và nhiên liệu) tăng ít

hơn dự báo trong tháng 5. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất

nghiệp hàng tuần giảm xuống và thấp hơn so với dự đoán của các

nhà kinh tế học. Điều này phản ánh đà tăng trưởng tốt của thị trường

lao động Mỹ. Sự khởi sắc của giá cổ phiếu đã khiến nhà đầu tư

nhanh chóng đầu tư vào thị trường. Bên cạnh đó, kinh tế Mỹ cũng

phát đi tín hiệu trái chiều. Sau những dữ liệu khả quan của doanh số

bán le, thị trường lao động, niềm tin người tiêu dùng, dữ liệu về sản

xuất công nghiệp tháng 5 bất ngờ giảm 0,2%. Dù vậy, với các dữ

liệu tích cực trước đó, nhất là thị trường lao động, nhiều khả năng

Fed sẽ sớm đưa ra quyết định tăng lãi suất. Với liên tiếp các thông

không tích cực trên, phố Wall đã có những phiên giảm mạnh liên

tiếp.

Giai đoạn nửa cuối tháng, giá cổ phiếu trượt mạnh do khủng

hoảng nợ Hy Lạp gây chấn động thị trường toàn cầu và đẩy nước

này tiến gần hơn đến khả năng ra khỏi khu vực eurozone. Đà bán

tháo lan rộng ra toàn thị trường do nhà đầu tư chốt lời và tháo chạy

bảo vệ nguồn vốn, khiến khối lượng giao dịch tăng đột biến. Những

diễn biến về tình hình nợ Hy Lạp đã dẫn dắt hoạt động trên thị

trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn này. Tuy khủng hoảng nợ

Hy Lạp và việc nước này có khả năng phải ra khỏi eurozone không

làm thay đổi viễn cảnh của hầu hết các công ty Mỹ, nhưng sự bất ổn

này đang khiến giới đầu tư Mỹ lo ngại. Đặc biệt, điều này diễn ra

trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại về việc cổ phiếu đang bị

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

32

định giá quá cao, tăng trưởng doanh thu chậm chạp và khả năng Fed

nâng lãi suất trong năm nay.

Biểu đồ 10: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬),

và CAC 40 (▬) trong tháng 6/2015

Nguồn: Yahoofinance

Chứng khoán châu Âu trong tháng 6 chìm trong sắc đỏ đậm

do tác động của nhiều thông tin không tích cực. Cuộc đàm phán

giữa Hy Lạp và bộ 3 chủ nợ là Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền

tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - một

trong những nỗ lực gần như cuối cùng cứu Hy Lạp khỏi nguy cơ vỡ

nợ đã bị đổ vỡ do sự khác biệt giữa những điều mà các chủ nợ yêu

cầu và những chính sách cải tổ mà Hy Lạp đưa ra. Hy Lạp đang tiến

rất gần tới việc ra khỏi khu vực đồng tiền chung sau khi đàm phán

giữa quốc gia này và các chủ nợ đã kết thúc trong thất bại. Hy Lạp

đã quyết định đóng cửa ngân hàng và kiểm soát dòng vốn. Rủi ro

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

33

Hy Lạp rời Eurozone đã lan tỏa và tạo nên sắc đỏ trên thị trường.

Thị trường chứng khoán châu Âu đã được hỗ trợ mạnh mẽ bởi

Chương trình kích thích kinh tế mà Ngân hàng trung ương châu Âu

(ECB) áp dụng, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã phần nào

nhấn chìm đà tăng đó. Chỉ số Stoxx 600 đang giảm tới 4,2% trong

tháng Sáu này, đánh dấu tháng tồi tệ nhất của chứng khoán khu vực

trong vòng 2 năm qua.

Biểu đồ 11: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬), Hang Seng

(▬), và Kospi Composite (▬) trong tháng 6/2015

Nguồn: Yahoofinance

Tại châu Á, ngoài bị ảnh hưởng thông tin về nguy cơ Hy Lạp

bị vỡ nợ sẽ ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế châu Âu nói riêng và kinh

tế toàn cầu nói chung, chứng khoán khu vực này cũng chịu những

tác động nội tại. Chứng khoán Hồng Kông chịu ảnh hưởng do ảnh

hưởng chính trị, chứng khoán Trung Quốc đại lục chịu ảnh hưởng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

34

khi MSCI từ chối đưa chứng khoán Trung Quốc vào chỉ số tiêu

chuẩn. Trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục những phiên

lình xình với những phiên tăng, giảm rất nhẹ. Xu hướng chung của

các thị trường chứng khoán khu vực này trong tháng 6 là sụt giảm,

đặc biệt là chứng khoán Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc

vay nợ để mua cổ phiếu đã ồ ạt bán ra trong mấy tuần qua, khiến thị

trường lao dốc mạnh.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm hơn gấp

đôi chỉ trong vòng 12 tháng, bất chấp nền kinh tế hạ nhiệt và lợi

nhuận của các công ty niêm yết suy giảm. Tổng vốn hóa của các

công ty niêm yết chính trên thị trường Trung Quốc đã đạt mức 10,05

nghìn tỷ USD, tăng 6,7 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng 12 tháng. Chỉ

riêng mức vốn hóa tăng thêm này đã lớn hơn quy mô 5 nghìn tỷ

USD của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Chưa một thị trường

chứng khoán nào khác trên thế giới từng đạt được mức tăng tuyệt

đối tính bằng USD trong 12 tháng, như thị trường chứng khoán

Trung Quốc đạt được trong một năm qua. Cổ phiếu Trung Quốc trở

nên đắt đỏ, mức vay nợ để mua cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị

trường này đã đạt ngưỡng kỷ lục, trong khi nền kinh tế Trung Quốc

tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990. Động lực phía sau sự tăng

điểm này của chứng khoán Trung Quốc là kỳ vọng của giới đầu tư

cho rằng chính phủ sẽ tung thêm các biện pháp để kích thích tăng

trưởng. Một số dữ liệu thống kê gần đây cho thấy nền kinh tế Trung

Quốc đang bình ổn trở lại, nhưng các số liệu của các ngành kinh tế

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

35

chủ chốt từ sản xuất công nghiệp cho tới bán le vẫn đang ở gần mức

thấp nhất trong nhiều năm, trong khi thương mại vẫn đang yếu.

Nhưng từ giữa tháng 6, thị trường này bắt đầu lao dốc. Tính

đến 30/6, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 24% so với mức đỉnh

được lập hôm 12/6, khiến ít nhất 2.400 tỷ USD vốn hóa đã “bốc

hơi” (tương đương toàn bộ giá trị vốn hóa của TTCK Pháp). Lần

đầu tiên kể từ tháng 4, chỉ số Shanghai Composite của TTCK Trung

Quốc đã giảm xuống dưới mức 4.000 điểm. Cứ 1 cổ phiếu tăng

điểm thì có tới 15 cổ phiếu giảm điểm, với các ngành công nghiệp,

điện và hàng hóa dẫn đầu đà giảm. Hàng loạt biện pháp bình ổn thị

trường như hạ lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ, nới quy định về

giao dịch ký quỹ cũng được tung ra, nhưng niềm tin trên thị trường

vẫn chưa thể phục hồi. Để đối phó với tình trạng bán tháo trên thị

trường, một loạt công ty môi giới và quản lý quỹ của Trung Quốc đã

nhất trí sẽ mua vào một lượng cổ phiếu lớn với sự hậu thuẫn của

một công ty tài chính quốc doanh. Công ty này chính này sẽ được

hỗ trợ bằng nguồn thanh khoản trực tiếp từ Ngân hàng Trung ương

Trung Quốc (PBoC). Theo đó, các công ty môi giới chứng khoán

hàng đầu sẽ mua tổng cộng 120 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 19,3 tỷ

USD, cổ phiếu, và không bán ra khi chỉ số Shanghai Composite

Index còn ở dưới mức 4.500 điểm. Gần 100 công ty quản lý quỹ

cũng ra tuyên bố sẽ mua vào cổ phiếu. Bên cạnh đó, nhà chức trách

Trung Quốc cũng được cho là đã chỉ đạo dừng một loạt vụ phát

hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để hạn chế nguồn cung

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

36

giữa lúc thị trường đang đi xuống. Hàng chục công ty đã tuyên bố

dừng kế hoạch IPO.

2. TTCK trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

Biểu đồ 12: Diễn biến hai chỉ số VN-Index và HNX-Index trong

tháng 6/2015

Nguồn số liẹu: HOSE, HNX

Thị trường chứng khoán tháng 6 diễn biến trái chiều trên hai

sàn giao dịch. Chỉ số VN-Index của sàn Hồ Chí Minh biến động

theo xu hướng tăng lên trong suốt tháng 6 vừa qua. Trong khi đó, tại

sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng mạnh trong nửa đầu tháng và có

xu hướng giảm điểm trong nửa thời gian còn lại.

Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index tăng 4,12% trong tháng 6,

chốt phiên cuối tháng ở mức 593,05 điểm. KLGD cổ phiếu bình

0

50

100

150

200

250

550

560

570

580

590

600

01/06 16/06

KLGD (triệu cp)

VN-Index (điểm)

0

20

40

60

80

100

80

82

84

86

88

90

01/06 16/06

KLGD (triệu cp)

HNX-Index (điểm)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

37

quân mỗi phiên đạt mức 143,1 triệu cổ phiếu, tăng 37,27% so với

KLGD bình quân trong tháng trước. GTGD cổ phiếu bình quân mỗi

phiên đạt 2.296,45 tỷ đồng, tăng 45,45% so với GTGD bình quân

trong tháng trước.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 2,05% trong tháng 6,

chốt phiên cuối tháng ở mức 84,94 điểm. KLGD cổ phiếu bình quân

mỗi phiên đạt 61,49 triệu cổ phiếu, tăng 30,47% so với KLGD bình

quân trong tháng trước. GTGD cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt

mức 754,01 tỷ đồng, tăng 44,78% so với GTGD bình quân trong

tháng trước.

Trong tháng 6 vừa qua, thị trường đón nhận nhiều thông tin

tốt hỗ trợ như: Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm vượt kỳ vọng;

lạm phát đạt mức thấp nhất trong vòng 11 năm trở lại đây; TPA

được thông qua; Nới room cho khối ngoại....Những thông tin tích

cực này đã giúp cho niềm tin kinh doanh và đầu tư của doanh

nghiệp được củng cố. Đặc biệt, các nhà đầu tư trên thị trường chứng

khoán cũng lạc quan hơn, thể hiện qua giá trị giao dịch bình quân

phiên trong tháng 6 tăng mạnh so với các tháng trước đây. Trong

thời gian qua, thông tin nới room cho khối ngoại đã tác động một

cách rõ rệt lên thị trường. Một số mã cổ phiếu được khối ngoại ưa

thích như FPT, REE, VNM và các mã cổ phiếu nhóm chứng khoán

HCM và SSI (đã đầy room khối ngoại) đã có mức tăng khá ấn tượng

khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP, có quy định nới room chính thức

được ban hành.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

38

Trong tháng 7, xu hướng của thị trường sẽ được quyết định

bởi các 2 yếu tố chính:

(1) Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh

nghiệp niêm yết sẽ khiến thị trường có sự phân hóa rõ rệt giữa các

nhóm ngành, các doanh nghiệp. Cổ phiếu của những doanh nghiệp

có kết quả kinh doanh tốt sẽ tăng mạnh, trong khi nhóm cổ phiếu

còn lại sẽ biến động trái chiều. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp trong năm nay sẽ có nhiều thuận lợi mới nhờ

giá nguyên liệu đầu vào giảm. Ngoài ra, thị trường bất động sản ấm

dần lên cũng giúp nhiều doanh nghiệp ngành này hồi sinh. Theo đó,

các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, bất động sản và xây dựng

được kỳ vọng sẽ có lợi nhuận khả quan.

(2) Quyết định nới room tiếp tục tác động lên thị trường

thông qua việc những cổ phiếu cạn room và được các nhà đầu tư ưa

thích sẽ tăng mạnh. Lực mua của khối ngoại vẫn là một trong những

yếu tố quyết định tác động mạnh đến chỉ số giá trên thị trường.

Thị trường UPCoM và OTC:

Trong tháng 6 vừa qua, thị trường UPCoM diễn biến tương

đồng với thị trường niêm yết. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa phiên

cuối tháng ở mức 56,26 điểm, giảm 8,15% so với cuối tháng trước.

KLGD bình quân mỗi phiên trong tháng đạt 3,73 triệu cổ phiếu,

tăng 58% so với tháng trước. GTGD bình quân ở mức 31,62 tỷ

đồng, giảm 11,43% so với tháng trước.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

39

Biểu đồ 13: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 6/2015

Nguồn: HNX

Thị trường sơ cấp:

Đối với hoạt động huy động vốn thông qua đấu giá cổ phần,

trong tháng 6, tổng lượng vốn huy động được từ hai sàn đạt mức

857,92 tỷ đồng. Con số này tăng mạnh 8,38 lần so với tháng trước.

Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 6, tổng lượng tiền

huy động được là 7,38 nghìn tỷ đồng. Lượng vốn huy động được

trong tháng 6 vừa qua tăng gấp 2,16 lần so với tháng trước. Lãi suất

trúng thầu có xu hướng tăng nhẹ.

II. Thị trường BĐS

Tin nổi bật

Trong Nghị quyết phiên họp của Chính phủ diễn ra

vào tháng 6/2015, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước

0100000020000003000000400000050000006000000700000080000009000000

52

54

56

58

60

62

64

01/06 08/06 15/06 22/06 29/06

KLGD (cp) Upcom-Index

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

40

(NHNN) tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp BĐS

và người dân được tiếp cận nguồn vốn. Theo đó, Chính phủ yêu cầu

NHNN tiếp tục điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá theo hướng ổn

định; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với việc bảo đảm cơ cấu tín

dụng phù hợp, trong đó, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản

xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của

Chính phủ. Chính phủ cũng yêu cầu phải giám sát chặt chẽ khi cho

vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, dự án có thời

gian thu hồi vốn dài.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và

Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2015, tính đến 20/5/2015, tổng vốn

đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,29 tỷ USD, bằng 78% so với

cùng kỳ năm 2014. Lĩnh vực kinh doanh Bất động sản đứng thứ 2

với 10 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn thu hút

461,5 triệu USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư.

Tồn kho bất động sản tiếp tục xu hướng giảm, theo báo cáo

mới nhất của Bộ Xây dựng, tính đến 20/05/2015 còn khoảng 67.443

tỷ đồng giảm trên 47,5% so với 2013. So với tháng 12/2013 tồn kho

bất động sản giảm 27.015 tỷ đồng (giảm 28,60%); so với thời điểm

20/4/2015 giảm 1.338 tỷ đồng.

Tin Thị trường

Thị trường bất động sản trong tháng 6 ghi nhận lượng giao

dịch ngày càng tăng, đặc biệt ở phân khúc căn hộ. Theo thông tin từ

Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản thuộc Bộ Xây dựng,

trong 6 tháng đầu năm nay, có 14.550 giao dịch bất động sản thành

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

41

công tại Hà Nội và Tp. HCM. Cụ thể, có 7.500 giao dịch tại Hà Nội,

tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, có khoảng

7.050 giao dịch được ghi nhận tại Tp. HCM.

Phân khúc căn hộ là phân khúc có lượng giao dịch khả quan

nhất thị trường. Lượng giao dịch không ngừng tăng mạnh trong nửa

đầu năm 2015 đã làm tăng niềm tin của nhà đầu tư về sự hồi của thị

trường bất động sản sau quãng thời gian trầm lắng. Điển hình như:

Chung cư Đại Thanh (14 – 14,7 triệu đồng/m2), Dự án Tân Việt

Tower (14 - 15 triệu đồng/m2), Chung cư cao tầng Tây Tây Đô

(15,3 triệu đồng/m2), Dự án An Bình Tower (14,2 triệu đồng/m2),

Dự án The Sun Garden (14 - 16 triệu đồng/m2).

Tại phân khúc văn phòng cho thuê, tuy giá thuê mặt bằng và

văn phòng tại một số khu vực đang trên đà tăng trở lại nhưng tỷ lệ

lấp đây không cao. Nguyên nhân là do nguồn cung của thị trường

nhiều, trong khi mức giá thuê thì vẫn còn khá cao, có xu hướng tăng

so với năm trước. Trong khi mặt bằng cho thuê chưa thoát đà ảm

đạm thì mặt bằng bán le tăng giá cục bộ và căn hộ cho thuê diện tích

nhỏ chiếm ưu thế.

Trong khi đó, tại phân khúc thị trường đất nền, biệt thự và

nhà liền kề trong quý 2 vẫn nằm trong tình trạng thanh khoản thấp,

giá tiếp tục xu hướng giảm. Lượng giao dịch của phân khúc đất nền

tại Tp.HCM trong tháng tích cực hơn khu vực Hà Nội, trong đó,

những nền đất có mức giá từ 1-2 tỷ nằm ở các khu dân cư mới thu

hút được lượng người quan tâm lớn

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

42

Nhận định: Thị trường BĐS vài tháng qua đã có sự phục

hồi so với với năm 2014, tuy nhiên, sự phục hồi này chưa rõ rẹt và

bền vững. Căn cứ trên tình hình chung của thị trường BĐS hiẹn nay

thì viẹc tăng giá là không lớn, thị trường sẽ vẫn giữ vững nhịp đọ

như từ đầu năm đến nay chứ không có sự đọt phá về giá cả.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 06/2015

43

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng

khoán” định kỳ hàng quý và các “Báo cáo chuyên đề” của phòng

Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân tích đầy

đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nọi

Điẹn thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Cn. Đỗ Huy Hoàng

Cn. Phạm Thanh Phương

Cn. Lê Thị Trang