16
Y BAN NHÂN DÂN TNH AN GIANG CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp- Tdo- Hnh phúc S: 672/BC-UBND An Giang, ngày 15 tháng 11 năm 2017 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THC HIN NGHQUYT S24-NQ/TW NGÀY 03/6/2013 CA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VCHĐỘNG NG PHÓ VI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BO VMÔI TRƯỜNG Thc hiện Công văn số 5509/BTNMT-KHTC ngày 16/10/2017 ca BTài nguyên và Môi trường vvic báo cáo tình hình thc hin Nghquyết s24- NQ/TW ca Ban Chp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tnh An Giang báo cáo tình hình trin khai và kết quthc hin Nghquyết s24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI như sau: Phần I. Đặc điểm tình hình, thun lợi, khó khăn An Giang là tỉnh đầu ngun vi 2 nhánh sông Tin, sông Hu chy qua địa phn tỉnh; địa hình thấp, đất đai chủ yếu sdng cho sn xut nông nghip; din tích tnhiên không ln (353.668 ha), dân skhá đông (2.158.320 người) phn ln ven sông kênh rạch, đặc thù người Khmer khá đông và sống tp trung chyếu khu vc biên gii thuc 2 huyn Tri Tôn và Tịnh Biên. Tác động ca biến đổi khí hu, gây st lbsông, ảnh hưởng các đô thị ven sông; ô nhiễm môi trường trong sn xut nông nghip; bo tn khu vc bảy núi để phát trin du lch, kim soát nguồn nước, đất đai đối vi dân tc Khmer, thoái hóa đất trong sn xut nông nghip là nhng vấn đề đặt ra cho công tác qun lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ca tnh An Giang. 1. Thun li Nhm cthhóa Nghquyết s24-NQ/TW ngày 03/6/2013 ca Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tnh y An Giang đã ban hành Kế hoch s62-KH/TU ngày 26/8/2013 ca Ban chấp hành Đảng btnh vthc hin Nghquyết s24-NQ/TW ca Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vchđộng ng phó vi biến đổi khí hậu, tăng cường qun lý tài nguyên và bo vmôi trường để làm cơ sở trin khai có hiu qucác nhim v, gii pháp vng phó vi biến đổi khí hu, qun lý tài nguyên và bo vmôi trường mt cách đồng b, thng nht trong chthng chính tr. Nghquyết s24-NQ/TW ngày 03/6/2013 ca Ban Chp hành Trung ương Đảng khóa XI và Kế hoch thc hin ca Tnh ủy đã được Ban Tuyên giáo, UBND các cp, Mt trn tquốc và các cơ quan đoàn thể quán trit sâu rộng đến cán b, các tng lp nhân dân để to schuyn biến hơn nữa vnhn

BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 672/BC-UBND An Giang, ngày 15 tháng 11 năm 2017

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW NGÀY

03/6/2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Công văn số 5509/BTNMT-KHTC ngày 16/10/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Tỉnh An Giang báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI như sau:

Phần I. Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn An Giang là tỉnh đầu nguồn với 2 nhánh sông Tiền, sông Hậu chảy qua

địa phận tỉnh; địa hình thấp, đất đai chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp; diện tích tự nhiên không lớn (353.668 ha), dân số khá đông (2.158.320 người) phần lớn ở ven sông kênh rạch, đặc thù người Khmer khá đông và sống tập trung chủ yếu khu vực biên giới thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Tác động của biến đổi khí hậu, gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng các đô thị ven sông; ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp; bảo tồn khu vực bảy núi để phát triển du lịch, kiểm soát nguồn nước, đất đai đối với dân tộc Khmer, thoái hóa đất trong sản xuất nông nghiệp là những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của tỉnh An Giang.

1. Thuận lợi Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26/8/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để làm cơ sở triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, thống nhất trong cả hệ thống chính trị.

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Kế hoạch thực hiện của Tỉnh ủy đã được Ban Tuyên giáo, UBND các cấp, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể quán triệt sâu rộng đến cán bộ, các tầng lớp nhân dân để tạo sự chuyển biến hơn nữa về nhận

Page 2: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

2

thức và hành động, tích cực tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Các chính sách, thể chế, khung pháp lý, kế hoạch hành động trong từng ngành, từng lĩnh vực từng bước được Trung ương ban hành, cập nhật, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể;

Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được xây dựng phù hợp với điều kiện của tỉnh, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, đồng thời có quy hoạch và định hướng lâu dài. Xác định rõ nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban ngành và địa phương trong việc triển khai kế hoạch.

2. Khó khăn Nguồn lực đầu tư cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh chỉ đáp ứng phần nhỏ so với nhu cầu, trong khi đó các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức quốc tế, nguồn từ xã hội hóa cũng còn hạn chế.

Việc lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH vào các quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành còn lúng túng, chưa rõ nội dung và phương pháp thực hiện do chưa có hướng dẫn cụ thể từ Trung ương, trình độ tư vấn chưa đạt yêu cầu, năng lực cán bộ còn yếu về chuyên môn.

3. Văn bản tỉnh đã ban hành nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản sau:

- Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26/8/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 25/5/2014 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Chương trình bảo vệ tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2014-2020.

- Quyết định số 1685/QĐ-UBND ngày 21/6/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26/8/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (Quyết định này thay thế Quyết định số784/QĐ-UBND ngày 25/5/2014 của UBND tỉnh An Giang);

Page 3: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

3

- Kế hoạch hành động số 655/KH-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng, giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 424/QĐ-UBND ngày 09/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020;

- Kế hoạch số 567/KH-UBND ngày 09/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành khung mục tiêu, nhiệm vụ và danh mục dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020;

Phần II. Tình hình thực hiện đối với nhiệm vụ chung 1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ứng phó

với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Để nâng cao nhận thức cộng đồng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể quán triệt sâu rộng nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân để tạo sự chuyển biến hơn nữa về nhận thức và hành động, tích cực tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, tỉnh An Giang đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tổ chức trên 225 đợt tuyên truyền, tập huấn; thực hiện 89 phóng sự, tiết mục; thực hiện trên 850 lượt tin, bài tuyên truyền, nâng cao nhận thức công đồng trong ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh hàng năm đã đăng trên 1.000 tin, bài, ảnh của cộng tác viên từ các Sở, ngành tỉnh và các địa phương, người dân trong chuyên mục “Tài nguyên - Môi trường” để thông tin truyền đạt các nội dung có liên quan.

Tổ chức đưa nội dung giáo dục ý thức môi trường, lồng ghép cùng với hệ thống các môn học khác từ mầm non đến phổ thông; Tổ chức giáo dục về môi trường cho 11.415 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở tại 544 trường; tổ chức và nhận được 1.500 tranh vẽ có chủ đề về bảo vệ môi trường, qua đó đã chọn 05 tranh đạt giải cao dự thi cấp khu vực (có 03 tranh đạt giải); cung cấp trên 15.000 quyển tài liệu tham khảo cho các trường tiểu học, TH cơ sở trên địa bàn tỉnh về giáo dục tích hợp môi trường…

Thường xuyên tổ chức các hội nghị “Trách nhiệm của người dân tham gia bảo vệ môi trường – thực trạng và giải pháp” qua đó, đánh giá lại thực trạng về ý thức của người dân để có giải pháp phù hợp về tuyên truyền, vận động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường đến toàn xã hội.

Xây dựng sổ tay tuyên truyền về Biến đổi khí hậu, qua đó giúp phổ biến, các thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu, nước biển dân và tác động của chúng

Page 4: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

4

đến đời sống kinh tế xã hội, giúp thấy được tính chất quan trọng và tầm ảnh hưởng về biến đổi khí hậu, nước biển dân nhằm chủ động thích ứng.

2. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Để giảm ô nhiễm môi trường từ khí thải của các lò gạch, giảm hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật thải, rác thải từ túi nilon…ra môi trường sống, tỉnh đã triển khai, hỗ trợ 17 mô hình lò gạch nung thủ công , 05 dự án tập huấn kỹ thuật trong nông nghiệp, 05 đề tài cấp tỉnh; với tổng kinh phí trên 52 tỷ đồng (trong đó kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học là 11,76 tỷ đồng nguồn khác là 40,24 tỷ đồng).

Các nghiên cứu từ mô hình dự án, đề tài đã được một bộ phận cơ sở, doanh nghiệp tham gia ứng dụng, triển khai những kỹ thuật và công nghệ mới, mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của thiên nhiên gây ra.

Ngoài ra để từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, đồng bộ được quá trình tiếp nhận, xử lý từ tỉnh đến huyện và ngược lại, tỉnh đã thí điểm thực hiện 02 dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai một cấp cho thành phố Châu Đốc và huyện Châu Thành; Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu; có cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu.

3. Hoàn thiện, đổi mới chính sách, pháp luật, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hàng năm tỉnh đều chỉ đạo các sở, ban ngành tổ chức rà soát, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn này tỉnh đã ban hành 44 văn bản quy phạm pháp luật. Riêng trong năm 2017, lĩnh vực này xây dựng 08 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, gồm: 03 nghị quyết, 05 quyết định. Đồng thời, đã ban hành 02 quy chế phối hợp để xử lý, tháo gỡ các khó khăn trong lĩnh vực đất đai.

Bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, xây dựng, củng cố, kiện toàn đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Thành lập Phòng Khoáng sản, Phòng Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài nguyên và Môi trường; đã thành lập và tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp; phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đến năm 2030.

Page 5: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

5

Trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Tỉnh đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh để điều hành, điều phối thực hiện các chương trình, dự án, đề án, các nhiệm vụ hợp tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực BĐKH; thành lập Văn phòng thường trực Tổ Giúp việc đặt tại Phòng Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

4. Đổi mới cơ chế tài chính, tăng chi ngân sách và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Để thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hàng năm tỉnh bố trí kinh phí đủ 10% tiền sử dụng đất, không dưới 1% vốn sự nghiệp môi trường, cấp ổn định trên 20 tỷ/năm chi các nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường; phân bổ đủ kinh phí đối ứng cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Ứng phó BĐKH, xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,…

Tỉnh ưu tiên phân bổ vốn thực hiện các dự án có mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung vào khu xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu xử lý nước thải gắn với xây dựng nông thôn mới, dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trong kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn do cấp tỉnh quản lý hàng năm.

Rà soát, tổng hợp kế hoạch vốn và danh mục dự án đầu tư trung hạn 2016 - 2020 nguồn vốn do cấp tỉnh quản lý các dự án có mục tiêu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể:

Trong năm 2017, tỉnh đã phân bổ vốn cho 13 dự án có mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với tổng mức đầu tư là 5.097.735 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh bố trí trong năm 2017 là 99.355 triệu đồng (danh mục chi tiết theo phụ lục đính kèm)

Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách tỉnh sẽ bố trí 812.668 triệu đồng đề hỗ trợ 23 dự án đầu tư có mục tiêu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Công tác hợp tác quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm, chú trọng. Sự hỗ trợ, giúp đỡ về công nghệ, kỹ thuật, tài chính và tư vấn của các tổ chức quốc tế đã phần nào thay đổi được nhận thức của người dân, đời sống người dân nông thôn được nâng lên, các rủi ro thiên tai từng bước được kiểm soát, các kỹ năng thích ứng ngày càng được nâng cao.

Trong các năm qua, lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của tỉnh đã được một số tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ như: AusAID (Úc), CARE, Chương trình Quan hệ đối tác các tổ chức phi

Page 6: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

6

chính phủ Úc (ANCP), Trung tâm phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC), Chính phủ Hà Lan, Ngân hàng Thế giới thông qua hai tổ chức thành viên là IDA (International Development Association và IBRD (International Bank for Reconstruction and Development), SECO (Thụy Sỹ), GIZ (Đức), Chính quyền thành phố Vaxjo, Pitea (Thụy Điển), Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV)... đã và đang hỗ trợ, tài trợ tỉnh về kỹ thuật, nghiên cứu, xây dựng các giải pháp công trình và phi công trình, nâng cao năng lực ứng phó và sức chống chịu với biến đổi khí hậu, quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Sự hỗ trợ này đã và đang phát huy được hiệu quả, nhận thức về biến đổi khí hậu và thích ứng, thu nhập và đời sống của người dân được nâng lên; rủi ro thiên tai, hạn hán, lũ lụt từng bước được kiểm soát một cách chủ động; thiệt hại về người và tài sản được giảm đáng kể (nhưng vẫn còn nguy cơ lớn), môi trường sống và chất lượng sống dần dần được cải thiện nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị tổn thương.

6. Nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó với biến đổi khí hậu a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm

nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu Thời gian qua, cùng với cả nước và các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL,

An Giang cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan, bất thường; giông lốc; lũ lụt; hạn hán; xâm nhập mặn; sạt lở bờ sông,… gây thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, sinh hoạt, sức khỏe và đời sống của người dân, tác động không nhỏ đến sự phát triển xã hội bền vững của tỉnh.

Để nâng cao năng lực dự báo, cảnh, chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH, tỉnh An Giang đã triển khai đồng loạt các giải pháp:

- Phê duyệt kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh An Giang và 08 ngành, lĩnh vực chịu tác động mạnh của BĐKH; thành lập Ban chỉ đạo và phê duyệt Kế hoạch khung mục tiêu, nhiệm vụ và danh mục các dự án ứng phó BĐKH tỉnh An Giang đến năm 2020 làm cơ sở xác định giải pháp ưu tiên trước mắt và lâu dài để ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện đến năm 2020, có tính đến giai đoạn 2020 – 2030.

- Ban hành Chỉ thị tăng cường quan trắc cảnh báo sạt lở đất bờ sông và Chỉ thị tăng cường công tác cảnh báo, phòng chống và khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh An Giang. Théo đó, hàng năm tỉnh tổ chức quan trắc, cảnh báo sạt lở định kỳ 02 lần/năm và các đợt đo đạc, cảnh báo sạt lở đột xuất khi có bờ sông có các dấu hiệu bất thường và kịp thời cảnh báo, triển khai các giải pháp nhằm làm hạn chế các thiệt hại về người, tài sản và phục vụ tích cực cho công tác quy hoạch xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội.... Đồng thời tổ chức quan trắc xâm nhập mặn từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm theo quy định, đã cảnh báo kịp thời trong quản lý, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp,…

Page 7: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

7

Hiện tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống các trạm quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn quốc gia, hệ thống giám sát biến đổi khí hậu (do Trung ương đầu tư). Ngoài ra, tỉnh tiếp tục phối hợp với các tổ chức GIZ, SECO và JICA nghiên cứu thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm về mưa, lũ, ngập úng và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.

b) Trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính của các hệ sinh thái

Tăng cường kiểm soát hoạt động đánh giá tác động môi trường, hoạt động khoa học công nghệ đối với các dự án đầu tư mới nhằm hạn chế công nghệ lạc hậu phát thải cao; tiếp tục thực hiện hiệu quả các dự án biến chất thải thành năng lượng sạch (CDM), sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch sản xuất theo công nghệ thủ công hiện nay; đề án phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học; đến năm 2020 cắt giảm phát thải khí nhà kín từ hoạt động sản xuất lúa, gạo là 4% so với năm 2013, định hướng sau năm 2020, mỗi năm giảm phát thải thêm 1% so với năm 2010.

- Thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho người dân. Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

7. Nhiệm vụ trọng tâm về quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên a) Đối với tài nguyên đất - Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững

tài nguyên đất và xây dựng bộ tiêu chí về sử dụng đất hợp lý, hiệu quản và bền vững làm căn cứ lập quy hoạch, giám sát, đánh giá việc sử dụng đất

Trên cơ sở Luật Đất đai 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ ngành Trung ương, An Giang đã chủ động rà soát hoàn thiện các thể chế thuộc thẩm quyền ban hành. Tính đến nay, việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh đạt trên 80%, trong đó các thể chế liên quan thủ tục hành chính về đất đai đã xây dựng hoàn thiện, đảm bảo nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thuận tiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng như cụ thể hóa các cơ chế, chính sách trong quản lý và khai thác tài nguyên đất hướng tới việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất, tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 3500/CT-UBND ngày 09/12/2016 về việc thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở phân khai chỉ tiêu sử dụng đất của Chính phủ, tỉnh đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho cấp huyện để làm cơ sở quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên đất.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) các

Page 8: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

8

cấp. Tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 1306/CT-UBND ngày 08/7/2015 về chỉ đạo các Sở ngành và UBND cấp huyện tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện đến năm 2020 phù hợp tinh thần Luật Đất đai 2013. Hiện nay tỉnh đã hoàn chỉnh sản phẩm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và đang trình Chính phủ xét duyệt. Đối với cấp huyện, hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định kết quả điều chỉnh quy hoạch cấp huyện. Dự kiến sẽ phê duyệt sau khi quy hoạch cấp tỉnh được Chính phủ xét duyệt.

Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, đã trình thông qua HĐND tỉnh danh mục dự án cần thu hồi đất và dự án có sử dụng đất trồng lúa hàng năm (thông qua đầu năm và bổ sung giữa năm).

Ngoài ra, để thuận tiện trong quản lý tài nguyên đất, tỉnh đã thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và tính đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 660.774 giấy chứng nhận với diện tích 289.096,5 ha, đạt 95,6% diện tích cần cấp giấy chứng nhận. Còn lại 4,4% diện tích chưa cấp giấy chứng nhận chủ yếu là các trường hợp đang lập thủ tục cấp giấy, đất tranh chấp, chủ sử dụng đi làm ăn xa không liên lạc được, đất nằm trong quy hoạch đã có quyết định hoặc thông báo thu hồi đất, đất đang trong tình trạng phân chia thừa kế,... Để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận, tỉnh An Giang đã xây dựng phương án xử lý đối với từng nhóm đối tượng sử dụng đất, nên đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30/2012/QH12 của Quốc hội.

Nhằm hiện đại hóa cơ sở dữ liệu về đất đai, An Giang tranh thủ mọi nguồn lực để xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai một cấp. Hiện nay, đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai một cấp cho thành phố Châu Đốc và Châu Thành, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản xong toàn tỉnh. Để đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai nhằm đơn giản và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính nên Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án“Tăng cường Quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG)”tại Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/5/2016 sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới được triển khai thực hiện trên địa bàn 33 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong đó có An Giang) thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2022. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường QLĐĐ và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh An Giang”, vay vốn ngân hàng thế giới tại Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 06/9/2016, với tổng vốn của dự án là 6,3 triệu USD.

- Để từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sử dụng đất, tỉnh đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn và bước đầu đạt hiệu quả khá tốt đồng thời nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa. Tính đến nay, quy mô cánh đồng lớn tại tỉnh không nhiều, có nhiều nguyên nhân hạn chế việc liên kết, tập trung ruộng đất, có thể kể những trở ngại từ chính sách Trung ương như sau:

Page 9: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

9

+ Chưa có các quy định cụ thể và hướng dẫn của Trung ương để hình thành thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hiện nay, các tỉnh chủ yếu hình thành từ các mối liên kết trong sản xuất, rất kém bền vững, dễ bị phá vỡ bất cứ lúc nào từ 02 phía doanh nghiệp lẫn nông dân.

+ Thiếu các chế định để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động nhằm bảo vệ các mối quan hệ kinh tế lẫn dân sự. Trong khi đó Luật Đất đai năm 2013 chỉ mang tính khuyến khích tập trung đất đai thông qua cơ chế thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trực tiếp từ các bên có nhu cầu, nên thật sự không đủ sức để biến thành thị trường.

- Để chủ động bảo vệ, phòng chống hoang mạc hóa, sa mạc hóa, thoái hóa đất canh tác nông nghiệp, tỉnh đã triển khai thực hiện công tác tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 26/5/2017 (bao gồm 04 dự án: điều tra, đánh giá thoái hóa đất; điều tra đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá ô nhiểm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp). Hiện nay, đã hoàn thành điều tra, đánh giá thoái hóa đất và tỉnh đã phê duyệt tại Quyết định số 1191/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 đồng thời công bố trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

b) Đối với tài nguyên khoáng sản Trên cơ sở kết quả công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản

nhóm tờ Đồng bằng Nam Bộ (tỷ lệ 1: 200.000), nhóm tờ Hà Tiên-Phú Quốc (tỷ lệ 1: 50.000) kết quả công tác thăm dò khoáng sản và kết quả công tác điều tra bổ sung cho thấy, trong diện tích tỉnh An Giang đã phát hiện được 108 điểm khoáng sản. Các loại khoáng sản đã được phát hiện và quy mô như sau:

- Khoáng sản kim loại: Kim loại cơ bản (molybden, thiếc), kim loại quý (vàng, bạc). Về quy mô gồm có: 2 biểu hiện khoáng sản và 8 điểm khoáng hóa.

- Khoáng sản không kim loại: Nguyên liệu gốm (felspat, kaolin) và nguyên liệu khác (diatomit, sét nguyên liệu keramzit, than bùn), vật liệu xây dựng (sét gạch ngói, cát xây dựng-san lấp, vôi vỏ sò, thạch cao, đá xây dựng, đá ốp lát). Về quy mô gồm có: 13 khoáng sàng lớn, 20 khoáng sàng vừa, 47 khoáng sàng nhỏ và 17 biểu hiện khoáng sản.

- Nước khoáng: Phát hiện 1 khoáng sàng nước khoáng silic. Qua đó, tỉnh đã tổ chức lập, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và

sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai 2010 - 2020 và đã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giai đoạn 2008- 2020, định hướng đến năm 2030 và đưa 3 loại khoáng sản đá xây dựng, cát xây dựng-san lấp, sét gạch ngói vào quy hoạch khai thác phục nhu cầu xây dựng của tỉnh.

Với quan điểm mục tiêu và khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng khoáng sản của Tỉnh, tỉnh An Giang đã xác định quan điểm và mục tiêu quy hoạch đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường giai đoạn 2016-2020 như sau:

Page 10: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

10

- Than bùn: Đưa vào quy hoạch nhưng hạn chế khai thác do tác động lớn đến môi trường, không hiệu quả (chỉ xem xét cho khai thác đối với các dự án đáp ứng về công nghệ và hiệu quả cao).

- Sét gạch ngói: Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sét phục vụ các nhà máy gạch trên địa bàn tỉnh, đồng thời khai thác tập trung hạn chế tình trạng khai thác lớp đất mặt ruộng trái phép gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa. Quy hoạch 07 khu vực thai thác sét, tổng diện tích 222,2ha.

- Cát xây dựng - cát san lấp: Giải pháp quy hoạch cát vật liệu xây dựng và cát san lấp theo hướng khai thác dọc theo các bờ bồi và cồn ngầm giữa dòng, kết hợp khơi thông luồng, phòng chống sạt lở đất bờ sông; khai thác cát núi phải đảm bảo về môi trường, thiết kế khai thác theo hướng phù hợp với mục đích sử dụng đất sau khi đóng cửa mỏ (tạo lòng hồ phục vụ du lịch, chống khô hạn do biến đổi khí hậu, an ninh quốc phòng…). Chỉ đáp ứng nhu cầu phục vụ các công trình trọng điểm trong tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cưu Long. Trữ lượng thăm dò, tài nguyên dự báo giai đoạn 2016-2020 là 56.017.165 m3.

- Đá xây dựng: Giải pháp quy hoạch đá xây dựng đảm bảo không mở rộng diện tích, đảm bảo về môi trường cảnh quan, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, thiết kế khai thác theo hướng phù hợp với mục đích sử dụng đất sau khi đóng cửa mỏ (tạo lòng hồ phục vụ du lịch, chống khô hạn do biến đổi khí hậu, an ninh quốc phòng…). Đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trữ lượng thăm dò, tài nguyên dự báo đến năm 2020 là 25.317.839 m3.

Song song với quá trình hoạt động khoáng sản, công tác thanh, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản được tỉnh đặc biệt quan tâm và chú trọng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác khai thác khoáng sản trái phép, tỉnh An Giang đã chỉ đạo tổ chức, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành ở các cấp tỉnh, cấp huyện và tổ kiểm tra cấp xã.

Theo đó Đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra đều xây dựng Quy chế hoạt động và tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh và san lấp bằng vật liệu cát sông; các bãi, vựa, điểm bán vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang (Đoàn kiểm tra cấp tỉnh thực hiện 02 đợt/năm hoặc đột xuất kiểm tra khi có tin báo về điểm nóng khai thác cát trái phép); Đoàn kiểm tra cấp huyện thực hiện thường xuyên, quá trình tổ chức thực hiện sự phối hợp, trao đổi thông tin với các huyện, thị xã, thành phố giáp ranh để kịp thời hỗ trợ, xử lý vi phạm; các Tổ kiểm tra cấp xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, không để tình trạng khai thác cát sông trái phép trở thành điểm nóng; cần thiết sẽ đóng chốt kiểm tra 24/24 nơi xảy ra điểm nóng về khai thác cát.

Tình hình hoạt động khai thác cát sông đối với các đơn vị được UBND tỉnh cấp phép đã dần đi vào nề nếp; các bãi, vựa và điểm bán vật liệu xây dựng được chấn chỉnh, việc kinh doanh đã đảm bảo thủ tục theo quy định; các phương tiện bơm hút cát sông trái quy định pháp luật giảm nhiều so với trước đây. Qua kiểm tra các đơn vị được cấp phép khi có sai sót đã tích cực chấp hành chấn

Page 11: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

11

chỉnh; các phương tiện bơm hút cát trái phép khi kiểm tra, xử lý đều chấp hành tốt theo yêu cầu của người thi hành công vụ.

c) Đối với tài nguyên nước Để hình thành các chủ trương, chính sách tăng cường quản lý nhà nước về

tài nguyên nước, tỉnh đã lập Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thông qua HĐND trong kỳ họp giữa năm 2016, qua phê duyệt tỉnh đã công bố và triển khai được một số nhiệm vụ quan trọng trong năm 2017. Trong thời gian qua, tỉnh An Giang tổ chức cấp 165 giấy phép hoạt động tài nguyên nước, gồm: 02 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 12 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 75 giấy phép khai thác nước mặt; 70 giấy phép xả thải vào nguồn nước cho tổ chức, cá nhân theo đúng trình tự thủ tục hành chính quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để đánh giá hiện trạng nước dưới đất phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt cho nông nghiệp, chế biến….Năm 2009 tỉnh đã tổ chức lập Dự án “Điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất tỉnh An Giang”, tỷ lệ 1/50.000, qua đó biết được chiều sâu mực nước hạ thấp trên địa bàn các huyện, xác định có 04 huyện nước bị nhiễm bẩn arsen ở tầng chứa nước Holocen và Pleistocen trên và có khuyến cáo hạn chế khai thác và tăng cường sử dụng nước mặt. Mặt khác, tỉnh An Giang đã tổ chức thống kê và trám lấp được gần 700 giếng khoan hư hỏng, không sử dụng; đồng thời hàng năm tỉnh chỉ đạo các huyện rà soát, báo cáo và tiến hành trám lấp theo quy định. Đến thời điểm báo cáo tỉnh đã trám lấp được 948 giếng và còn 465 giếng tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Nhằm chủ động ngăn ngừa, kiểm soát, hạn chế tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tỉnh đang thực hiện 03 dự án: (1) Đánh giá sức chịu tải của sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh; (2) Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế và khu vực phải thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất; (3) Dự án Khoanh vùng cảnh báo sạt lở, xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình đáy sông và đề xuất các giải pháp ứng phó, hạn chế mức độ thiệt hại do sạt lở gây ra tại các sông chính trên địa bàn tỉnh An Giang. Đồng thời, xây dựng một số mô hình tích trữ nước vùng khô hạn như: xây hồ và hệ thống thủy lợi vùng cao phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu, phát triển nhiều mô hình tích trữ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số,...

Đang hợp tác với Ngân hàng Thế giới và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam xây dựng Cơ chế quản lý nguồn nước xuyên biên giới trong hợp phần thứ hai của Dự án “Quản lý nước tổng hợp tài nguyên nước xuyên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

9. Nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường a) Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động

xấu đến môi trường Để kịp thời phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường,

Page 12: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

12

tác động xấu đến môi trường, tỉnh An Giang đã thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường nền 4 đợt/năm và quan trắc liên tục 12 đợt/năm từ năm 2008; phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc 2010-2020 (tại Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 25/06/2010) với 149 vị trí gồm: môi trường nền: quan trắc 58 vị trí nước và 3 vị trí không khí; môi trường tác động: quan trắc 43 vị trí nước và 45 vị trí không khí). Các vị trí quan trắc được cập nhật, bổ sung thêm hàng năm để nhằm khống chế, đánh giá được hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh. Kết quả quan trắc định kỳ hàng năm và 5 năm có báo cáo tổng hợp kết quả, đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Chỉ đạo các sở, ngành và địa phương kiểm soát chặt ngay từ giai đoạn cho chủ trương đầu tư và tăng cường chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm tra sau khi phê duyệt ĐTM, kế hoạch BVMT và trách nhiệm giám sát môi trường của các dự án; kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường các dự án trước khi đi vào hoạt động để kịp thời phát hiện, hướng dẫn khắc phục các tồn tại và thực hiện đúng pháp luật về BVMT, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường.

Tổ chức rà soát, thống kê và tăng cường giám sát các cơ sở có nguồn thải lớn dọc theo sông Tiền và sông Hậu; tập trung thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu và quan trắc tự động đối với các cơ sở có nguồn xả thải lớn trên địa bàn tỉnh.

b) Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân

Tỉnh có các nguồn phát thải từ các bãi rác sinh hoạt, nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải bệnh viện và nước thải khu công nghiệp có nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hiện nay, tỉnh có 11 bãi rác sinh hoạt lộ thiên hình thành từ lâu (được xử lý bằng cách đổ đống và phun xịt chế phẩm để hạn chế mùi hôi vào mùa mưa, đốt vào mùa khô) và 08 bệnh viện tuyến huyện nằm trong Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dự kiến đến hết năm 2017, tỉnh xử lý và đưa ra khỏi danh mục 09 cơ sở (gồm: 03 bãi rác, 06 bệnh viện), các cơ sở còn lại đang rất cần hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương do tỉnh khó khăn về nguồn vốn. Ngoài ra, từ nguồn vốn hỗ trợ Trung ương và đối ứng của tỉnh, tỉnh xây dựng được 58 lò hoả táng cho các chùa Khmer (nâng lên 58 lò).

Với quyết tâm của của hệ thống chính trị trong hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do nước thải từ các đô thị lớn, khu công nghiệp gây ra, tỉnh An Giang đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho TP. Châu Đốc (công suất 5.000m3/ngày.đêm) và 30.000m3/ngày.đêm cho TP. Long Xuyên; đang vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tập trung

Page 13: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

13

2.000m3/ngày.đêm cho Khu công nghiệp Bình Hoà và đầu tư thêm hệ thống xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Bình Long trong năm 2018.

Để kiểm soát và xây dựng lộ trình xử lý dứt điểm các cơ sở, khu điểm ô nhiễm môi trường, tỉnh An Giang đã tổ chức thống kê (vào năm 2014) và giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện đăng ký lộ trình, tổ chức xử lý. Toàn tỉnh có 216 cơ sở gây ô nhiễm; 48 khu điểm ô nhiễm, đã xử lý 157 cơ sở và 10 khu điểm ô nhiễm, hiện còn 59 cơ sở và 38 khu, điểm ô nhiễm và đang từng bước, sắp xếp lộ trình khắc phục dần và hạn chế để phát sinh mới, sẽ tiếp tục xử lý dứt điểm đến năm 2020 (nếu đảm bảo về nguồn lực). Đồng thời, tỉnh ban hành Quyết định Quy định về Bảo vệ môi trường để tăng cường công tác quản lý nhà nước và hạn chế tối đa các cơ sở, khu điểm phát sinh mới.

Ngoài ra, tỉnh đã ban hành kế hoạch lộ trình dần xoá bỏ lò gạch ngói thủ công (Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 23/01/2014) và kiểm tra, rà soát, phân loại các cơ sở sản xuất xen kẽ khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để có giải pháp, lộ trình khắc phục, di dời. Đầu tư hạ tầng và xây dựng 03 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ đốt quy mô cấp huyện và lập dự án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ đốt cho 03 cụm Long Xuyên, Châu Đốc và Phú Tân.

c) Công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Tỉnh đã phê duyệt và đang triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các khu bảo tồn như sau: (1) Hai khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 2.668 ha; (2) Năm khu bảo vệ cảnh quan, 6.279,5 ha; (3) Một khu bảo vệ kết hợp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, 4.075 ha; (4) Hành lang đa dạng sinh học thủy nội địa, 5.056 ha; (5) Hệ thống vườn thực vật, 40 ha; (6) Hệ thống nhà bảo tàng thiên nhiên, 30 ha; (7) Hệ thống vườn cây thuốc khu vực núi Cấm.

Phần 3. Đánh giá và kiến nghị, đề xuất: 1. Kết quả đạt được Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa XI), Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Kế hoạch số 16-KH/TU ngày 26/8/2013 để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, thống nhất trong cả hệ thống chính trị. Cả hệ thống chính trị của tỉnh đã tập trung lãnh chỉ đạo, tham mưu thực hiện có kết quả nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; huy động được nhiều nguồn lực tham gia tích cực với nhà nước trong ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Với một số kết quả sau:

- Bộ máy quản lý nhà nước về Ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường từng bước được kiện toàn và hoạt động hiệu quả.

Page 14: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

14

- Thể chế hóa kịp thời các quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường để cụ thể hóa Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước, Luật Bảo tồn đa dạng sinh học, Luật khiếu nại, Luật tố cáo….

- Trong lập, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản, Bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên nước, quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và các quy hoạch ngành về xây dựng, giao thông, nông nghiệp đều có lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu...đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục được chú trọng, đã góp phần nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường trong các tầng lớp chính trị, xã hội và nhân dân.

- Công tác quan trắc môi trường, cảnh báo môi trường, sạt lở đất bờ sông được thực hiện thường xuyên, kịp thời cung cấp các số liệu, dữ liệu để cảnh báo nên giảm thiệt hại tài sản của nhà nước và nhân dân; ô nhiễm môi trường từng bước được kiểm soát và hạn chế dần các phát sinh ô nhiễm môi trường mới; khoáng sản đang được thực hiện theo lộ trình đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; hoạt động khai thác khoáng sản được kiểm soát chặt chẽ.

- Huy động và tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị như: hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho 2 thành phố Châu Đốc và Long Xuyên; cải tạo và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải các bệnh viện cấp huyện; củng cố hệ thống đê bao bảo vệ sản xuất; xây dựng mới và cải tạo kè bảo vệ thành phố Long Xuyên; đóng cửa các bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; từng bước kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng có ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến để xử lý, tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, y tế,…

- Các mô hình sinh kế bền vững từng bước được thử nghiệm và áp dụng rộng rãi để nâng cao đời sống và thu nhập của người dân từ đó cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán và các rủi ro thiên tai khác. Mặc dù đến nay hiệu quả các mô hình này chưa đáp ứng như kỳ vọng, nhưng phần nào giải quyết được những yêu cầu trước mắt cũng như những thách thức trước tác động của biến đổi khí hậu.

- Các dự án đã triển khai thực hiện như: Tích trữ và điều phối nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các khu dân cư miền núi, cải thiện sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường thông qua việc áp dụng công nghệ khí sinh học cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, cải thiện điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo, người già, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em)... đã mang lại một số hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững, nâng cao nhận thức của người dân, từng bước đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập và từ đó cải thiện khả năng chống chịu và ứng phó của chính quyền địa phương và cộng đồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn.

Page 15: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

15

- Công tác hợp tác quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm, chú trọng. Sự hỗ trợ, giúp đỡ về công nghệ, kỹ thuật, tài chính và tư vấn của các tổ chức quốc tế đã phần nào thay đổi được nhận thức của người dân, đời sống người dân nông thôn được nâng lên, các rủi ro thiên tai từng bước được kiểm soát, các kỹ năng thích ứng ngày càng được nâng cao.

2. Những khó khăn chủ yếu: - Một số vấn đề về cơ chế chính sách, quy định pháp luật, quy hoạch về

đất đai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ với các luật khác, chưa phù hợp với quy luật thị trường nên còn khó khăn trong thu hút đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát huy nguồn lực từ đất đai cho phát triển.

- Vấn đề xử lý triệt để ô nhiễm môi trường các bãi rác cấp huyện, do không thể chuẩn bị kịp các nhà máy xử lý và chậm trong quá trình chuẩn bị đầu tư nên lượng rác phát sinh lớn thiếu kinh phí triển khai thực hiện (tỉnh không cân đối được).

- Biến đổi khí hậu và việc thiếu nước, thiếu phù sa bồi lấp từ thượng nguồn do các quốc gia xây dựng các đập thủy điện tác động gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông diện rộng là vấn đề khó và ngoài khả năng của tỉnh, đặc biệt là vấn đề nhà ở, sắp xếp di dời dân cư và các vấn đề an sinh xã hội khác.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho các giải pháp công trình thích ứng với BĐKH rất lớn và thực hiện trong thời gian dài, vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương nên phải phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức tín dụng quốc tế như ADB, WB (thông qua IDA và IBRD), từ đó nhiều dự án triển khai còn chậm, chưa đạt tiến độ như kế hoach và mục tiêu ban đầu, thậm chí một số dự án chưa thể triển khai thực hiện.

- Hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu từ Trung ương đến địa phương chưa được hoàn thiện, chỉ mới bước đầu được hình thành, chưa được hệ thống và còn thiếu đồng bộ, hướng đi và lộ trình còn chưa rõ. Cơ chế tài chính về Chương trình ứng phó với BĐKH và quản lý nhà nước về BĐKH chưa cụ thể, chậm cập nhật, bổ sung, thường phải vận dụng hoặc tham khảo từ các quy định tương tự nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện các dự án, chương trình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo phát triển bền vững.

3. Đề xuất, kiến nghị: - Tác động của quá trình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các đập thủy

điện trên sông Mêkông ngày càng rõ và trầm trọng, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành chuyên môn, các nhà khoa học hỗ trợ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khảo sát, đánh giá, nghiên cứu sâu, tổng thể về chế độ dòng chảy, quy luật thủy văn, các nguyên nhân gây sạt lở… cho toàn lưu vực sông Cửu Long.

Page 16: BÁO CÁO - qppl.angiang.gov.vnqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E5FABF94D6D73EC5472581DC001F6F40/... · Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện

16

- Kiến nghị Chính Phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đến việc triển khai các dự án kè chống sạt lở sông hậu, bảo vệ các khu vực đô thị, đông dân cư. Trước mắt kiến nghị Bộ cho bổ sung ưu tiên Dự án xây dựng 5,5km kè chống xói lở bờ sông Hậu để bảo vệ thành phố Châu Đốc vào danh mục hợp phần BĐKH thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh dự án. Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho lập (tại Thông báo số 15/TB-VPCP ngày 18/01/2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh An Giang).

- Chính phủ và bộ ngành Trung ương tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu và cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện Thỏa thuận Paris, trong đó chú trọng xây dựng cơ chế đặc thù riêng cho nhiệm vụ ứng phó BĐKH và thực hiện Thỏa thuận Paris;

- Chính phủ ban hành Bộ (hoặc Khung) tiêu chí phân loại dự án, nhiệm vụ ứng phó với BĐKH và thực hiện Thỏa thuận Paris, giảm phát thải khí nhà kính để áp dụng cơ chế đặc thù riêng; có cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích đủ sức hấp dẫn, giảm thiểu rủi ro để thu hút và thuyết phục nhà đầu tư và nguồn lực xã hội cho công tác ứng phó với BĐKH và thực hiện Thỏa thuận Paris, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng sinh khối, áp dụng quy trình sản xuất và công nghệ tiên tiến ít phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ./.

Nơi nhận: - Như trên; - Thường trực UBND tỉnh; - Các sở, ngành tỉnh; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - Lưu: VT, KTN, TH.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Vương Bình Thạnh