29
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHHCHÍ MINH KHOA Y HC CTRUYN BAN ĐẢM BO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HC BÁO CÁO KT QUKHO SÁT LY Ý KIN PHN HI CA SINH VIÊN SP TT NGHIP VHOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LP BS.YHCT CHÍNH QUY KHÓA 2007-2013 LP BS.YHCT LIÊN THÔNG KHÓA 2009-2013 PGS.TS. Nguyễn Phƣơng Dung BS. Nguyễn Văn Đàn BS. Cao ThThúy Hà DS. Lê ThLan Phƣơng Thành phHChí Minh - 2013

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁTmcq.yds.edu.vn/dbcl/upload/3/Bao cao SV sap TN 2013... · ĐẠi hỌc y dƢỢc thÀnh phỐ hỒ chÍ minh khoa y hỌc cỔ truyỀn ban ĐẢm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

    BAN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

    BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT

    LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA

    SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP VỀ

    HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

    LỚP BS.YHCT CHÍNH QUY KHÓA 2007-2013

    LỚP BS.YHCT LIÊN THÔNG KHÓA 2009-2013

    PGS.TS. Nguyễn Phƣơng Dung

    BS. Nguyễn Văn Đàn

    BS. Cao Thị Thúy Hà

    DS. Lê Thị Lan Phƣơng

    Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

  • MỤC LỤC

    I. MỤC ĐÍCH ....................................... 3

    II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CÔNG CỤ KHẢO SÁT VÀ QUÁ TRÌNH THỰC

    HIỆN .............................................. 3

    III. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP, ĐỐI TƢỢNG ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỐI

    TƢỢNG KHẢO SÁT: ................................... 4

    IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................. 5

    4.1. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về chƣơng trình đào tạo – So sánh

    sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp LT YHCT2009 (CT4). ................................................ 5

    4.2. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về giảng viên và phƣơng pháp

    giảng dạy – So sánh sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp

    LT YHCT2009 (CT4). ................................. 6

    4.3. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về tổ chức đào tạo - So sánh sự

    đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp LT YHCT2009 (CT4). . 7

    4.4. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về sinh hoạt và đời sống - So sánh

    sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp LT YHCT2009 (CT4). ................................................ 8

    4.5. Kết quả SVSTN năm 2012 phản hồi những ý kiến khác: ........ 9

    4.6. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi nhận xét chung về hoạt động đào

    tạo toàn khóa học - So sánh sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6)

    và lớp LT YHCT2009 (CT4). ............................ 20

    V. TỔNG HỢP SỐ LIỆU 2 LỚP SO SÁNH VỚI NĂM 2012 VÀ BÀN

    LUẬN ............................................ 22

    VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................... 25

    Phụ lục : ........................................... 27

  • 3

    BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT

    LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP

    VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

    Thực hiện nhiệm vụ do Ban Giám hiệu, Đơn vị Đảm bảo chất lƣợng giáo dục

    đại học trực thuộc Đại học Y Dƣợc TPHCM và Ban chủ nhiệm Khoa Y học cổ

    truyền giao phó, Ban Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học đã triển khai khảo sát

    lấy ý kiến phản hồi của sinh viên sắp tốt nghiệp năm 2013 (lớp BS YHCT chính qui

    khóa 2007-2013 và lớp BS.YHCT liên thông khóa 2008-2013) về hoạt động đào tạo

    vào ngày 21 tháng 06 năm 2013. Kết quả đánh giá đƣợc trình bày trong báo cáo sau

    đây.

    I. MỤC ĐÍCH

    Khảo sát lấy ý kiến phản hồi của sinh viên sắp tốt nghiệp lớp BS YHCT

    chính qui khóa 2007-2013 và lớp BS.YHCT liên thông khóa 2009-2013 nhằm cung

    cấp thông tin hữu ích về hoạt động đào tạo của Trƣờng và Khoa đáp ứng nhƣ thế

    nào trong việc thực hiện đáp ứng mục tiêu đào tạo, so với chuẩn đầu ra của ngành.

    Đồng thời thu thập những ý kiến nhận xét, góp ý cho chƣơng trình đào tạo để Nhà

    trƣờng và Khoa có cơ sở điều chỉnh, cải tiến chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng

    ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng lao động.

    II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CÔNG CỤ KHẢO SÁT VÀ QUÁ TRÌNH

    THỰC HIỆN

    Để xây dựng bộ câu hỏi khảo sát sinh viên sắp tốt nghiệp, Ban đã tham khảo

    bộ phiếu lấy kiến thống nhất cho toàn trƣờng do Đơn vị Đảm bảo chất lƣợng giáo

    dục đại học Đại học Y Dƣợc TPHCM soạn thảo, đồng thời Ban có chỉnh sửa một số

    nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo của Khoa.

    Quy trình khảo sát đƣợc thực hiện theo kế hoạch của Ban, dƣới sự chỉ đạo

    của Ban chủ nhiệm Khoa và sự ủng hộ giúp đỡ của Ban Quản lý đào tạo, và sự tham

    gia tích cực của sinh viên lớp BS YHCT chính qui khóa 2007-2013 và lớp

    BS.YHCT liên thông khóa 2009-2013 sắp tốt nghiệp năm 2013.

  • 4

    III. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP, ĐỐI TƢỢNG ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỐI

    TƢỢNG KHẢO SÁT:

    Đối tượng được đánh giá:

    Đối tƣợng đƣợc đánh giá là sự hài lòng của sinh viên sắp tốt nghiệp đối với

    hoạt động đào tạo của toàn bộ khóa học. Cụ thể sinh viên tốt nghiệp nhận xét, đánh

    giá về khoá học gồm: (1) chƣơng trình đào tạo;(2) giảng viên và phƣơng pháp giảng

    dạy); (3) tổ chức đào tạo; (4) sinh hoạt và đời sống; (5) các ý kiến khác về chƣơng

    trình đào tạo, hoạt động giảng dạy, tổ chức đào tạo và nhận xét chung về toàn khóa

    học.

    Đối tượng khảo sát:

    Sinh viên lớp BS YHCT chính qui khóa 2007-2013 và lớp BS.YHCT liên

    thông khóa 2009-2013 sắp tốt nghiệp năm 2013.

    Số sinh viên nhận phiếu điều tra: 185 sinh viên.

    Số phiếu nhận về: 185 phiếu. Trong đó 71 phiếu khảo sát Y6, 114 phiếu khảo

    sát CT4

    Số phiếu có nhận xét: 185 phiếu.

    Số phiếu trắng: 0 phiếu.

    Phương pháp, thời điểm khảo sát và phương pháp phân tích số liệu:

    Thành viên của Ban Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học triển khai công

    việc khảo sát vào ngày thi thực hành Cộng đồng (21/06/2013). Các phiếu lây ý kiến

    đƣợc phát cho sinh viên trả lời và thu hồi lại sau khi sinh viên trả lời xong trong

    buổi này.

    Ban Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học phân loại các phiếu này để tiến

    hành nhập số liệu, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, xử lý các câu hỏi

    mở bằng MS. Word 2007 và viết báo cáo.

    Công cụ và nội dung khảo sát đánh giá:

    Bộ phiếu khảo sát gồm 5 nhóm câu hỏi:

    - Nhóm 1 gồm 4 câu hỏi, tập trung vào chƣơng trình đào tạo.

    - Nhóm 2 gồm 5 câu hỏi, tập trung vào giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy.

    - Nhóm 3 gồm 9 câu hỏi, tập trung vào tổ chức đào tạo.

    - Nhóm 4 gồm 4 câu hỏi, tập trung vào sinh hoạt và đời sống.

  • 5

    Các câu trả lời có 4 mức độ 1 = hoàn toàn đồng ý , 2 = đồng ý, 3 = không đồng ý, 4 = hoàn

    toàn không đồng ý.

    - Nhóm 5 gồm 5 câu hỏi mở, tập trung vào yêu cầu SV cho ý kiến khác về

    chƣơng trình đào tạo, hoạt động giảng dạy cũng nhƣ nhận xét chung về hoạt

    động đào tạo toàn khóa học và ý kiến khác.

    IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

    4.1. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về chương trình đào tạo – So sánh

    sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp LT YHCT2009 (CT4).

    Bảng 1: Những nhận xét đánh giá của SVSTN năm 2013 về chương trình đào tạo

    (số liệu trình bày dưới dạng tỉ lệ %)

    1 = hoàn toàn đồng ý , 2 = đồng ý, 3 = không đồng ý, 4 = hoàn toàn không đồng ý

    STT Chƣơng trình đào tạo Mức độ

    Y6 CT4

    1 2 3 4 1 2 3 4

    1 CTĐT có mục tiêu rõ

    ràng và phù hợp với yêu

    cầu của ngành nghề

    21,1 56,3 19,7 2,8 46,5 49,1 3,5 0,9

    2 CTĐT cung cấp cho SV

    đủ kiến thức cần thiết và

    cập nhật

    8,5 32,4 45,1 14,1 32,5 49,1 18,4 0

    3 CTĐT giúp SV phát triển

    những kỹ năng cần thiết

    cho nghề nghiệp

    7,0 43,7 40,8 8,5 32,5 59,6 6,1 1,8

    4 Tỷ lệ phân bố giữa lý

    thuyết và thực hành hợp

    8,5 57,7 31,0 2,8 21,1 56,1 19,3 3,5

    SVSTN năm 2013 có nhận xét khá tích cực về mục tiêu của chƣơng trình đào

    tạo rõ ràng, phù hợp, giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết cho nghề

  • 6

    nghiệp, tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành là hợp lý, đa số lựa chọn ở mức 2

    (đồng ý). Lớp CT4 đa số đánh giá tích cực hơn lớp Y6 về chất lƣợng đào tạo của

    Khoa.

    Tuy nhiên lớp Y6 năm nay có phản ánh về chƣơng trình đào tạo chƣa cung

    cấp đủ kiến thức cần thiết và cập nhật, tỷ lệ không đồng ý và hoàn toàn không đồng

    ý là 59,2% so với 40,9% đồng ý và hoàn toàn đồng ý.

    4.2. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về giảng viên và phương pháp

    giảng dạy – So sánh sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp LT

    YHCT2009 (CT4).

    Bảng 2: Những nhận xét đánh giá của SVSTN năm 2013 về Giảng viên (GV) và

    phương pháp giảng dạy ( số liệu trình bày dưới dạng tỉ lệ %)

    1 = hoàn toàn đồng ý ., 2 = đồng ý, 3 = không đồng ý, 4 = hoàn toàn không đồng ý

    STT Giảng viên và phƣơng

    pháp giảng dạy

    Mức độ

    Y6 CT4

    1 2 3 4 1 2 3 4

    5 GV đảm bảo giờ lý thuyết

    và giờ trên lâm sàng

    12,7 64,8 21,1 1,4 38,6 49,1 9,6 2,6

    6 Đội ngũ GV nhiệt tình,

    sẵn sàng giúp đỡ SV

    22,5 64,8 11,3 1,4 35,1 59,6 3,5 1,8

    7 Đội ngũ GV có phƣơng

    pháp giảng dạy giúp SV

    phát triển tốt kỹ năng giải

    quyết vấn đề, tự học, tự

    nghiên cứu

    7,0 49,3 38,0 5,6 26,3 63,2 7,9 2,6

    8 Nội dung các bài giảng lý

    thuyết đáp ứng với mục

    tiêu đƣa ra

    14,1 46,5 33,8 5,6 29,8 60,5 9,6 0

    9 Nội dung các bài giảng

    lâm sàng, cận lâm sàng,

    trình bệnh án đáp ứng với

    mục tiêu đƣa ra

    8,5 59,2 31,0 1,4 33,3 56,1 9,6 0,9

  • 7

    SVSTN năm 2013 có nhận xét khá tích cực về đội ngũ giảng viên. Đa số SV

    đồng ý GV có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ SV, có đạo đức

    tốt, chuẩn mực, tận tuỵ với nghề, có phƣơng pháp giảng dạy giúp SV phát triển tốt

    kỹ năng giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu, nội dung các bài giảng lý thuyết

    và thực hành đáp ứng với mục tiêu đƣa ra. Tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý của SV

    CT4 cao hơn SV Y6.

    4.3. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về tổ chức đào tạo - So sánh sự

    đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp LT YHCT2009 (CT4).

    Bảng 3: Những nhận xét đánh giá của SVSTN năm 2013 về tổ chức đào tạo( số liệu

    trình bày dưới dạng tỉ lệ %):

    1 = hoàn toàn đồng ý ., 2 = đồng ý, 3 = không đồng ý, 4 = hoàn toàn không đồng ý

    STT Tổ chức đào tạo Mức độ

    Y6 CT4

    1 2 3 4 1 2 3 4

    10 CTĐT, qui chế và kế

    hoạch học tập đƣợc phổ

    biến kịp thời cho SV

    18,3 53,5 22,5 5,6 34,2 56,1 6,1 3,5

    11 Tài liệu học tập, tài liệu

    tham khảo và địa chỉ có

    nguồn tài liệu này (sách,

    bài giảng, thƣ viện,

    internet,..) đƣợc cung cấp

    trƣớc hoặc đƣợc hƣớng

    dẫn nguồn tiếp cận

    14,1 53,5 29,6 2,8 23,7 56,1 20,2 0

    12 Tổ chức thi cử, chấm thi

    nghiêm túc, công bằng,

    minh bạch

    36,6 52,1 8,5 2,8 36,0 57,0 4,4 2,6

    13 Nội dung thi phù hợp với

    mục tiêu giảng dạy của

    môn học đƣa ra

    12,7 60,7 26,8 0 31,6 57,0 9,6 1,8

    14 Kết quả học tập, kết quả

    tốt nghiệp của SV đƣợc

    niêm yết công khai

    38,0 54,9 7,0 0 45,6 50,9 0 3,5

    15 Phòng học và trang thiết

    bị đáp ứng cho giảng dạy

    lý thuyết

    18,3 56,3 23,9 1,4 15,8 54,4 25,4 4,4

    16 Công tác hành chính của

    Khoa, Trƣờng tạo thuận

    lợi cho SV

    12,7 33,8 42,3 11,3 20,2 62,3 14,9 2,6

  • 8

    17 Cán bộ –Viên chức khối

    Phục vụ Khoa có thái độ

    phục vụ tốt

    14,1 56,3 26,8 2,8 22,8 60,5 12,3 4,4

    18 Công nghệ TT của Khoa

    đáp ứng tốt công tác quản

    lý và học tập

    16,9 47,9 31,0 4,2 21,1 64,0 11,4 3,5

    SVSTN năm 2013 có nhận xét khá tích cực về các nội dung trong tổ chức

    đào tạo. Tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý của SV CT4 cao hơn SV Y6. Tuy nhiên

    phần đông SV Y6 không đồng ý rằng công tác hành chính của Khoa, Trƣờng tạo

    thuận lợi cho SV (53,6%), một số SV Y6 và CT4 đƣa ra ý kiến cụ thể, xin nói thêm

    ở phần ý kiến góp ý.

    4.4. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi về sinh hoạt và đời sống - So sánh

    sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và lớp LT YHCT2009 (CT4).

    Bảng 4: Những nhận xét đánh giá của SVSTN năm 2013 về sinh hoạt và đời sống(

    số liệu trình bày dưới dạng tỉ lệ %)

    1 = hoàn toàn đồng ý ., 2 = đồng ý, 3 = không đồng ý, 4 = hoàn toàn không đồng ý

    STT Sinh hoạt và đời sống Mức độ

    Y6 CT4

    1 2 3 4 1 2 3 4

    19 Hoạt động Đoàn/Hội có

    tác dụng tốt đến sự rèn

    luyện nhân cách SV

    11,3 64,8 19,7 4,2 19,3 65,8 14,0 0,9

    20 Nhà trƣờng đáp ứng tốt

    nhu cầu văn hóa, văn

    nghệ của SV

    12,7 73,2 12,7 1,4 20,2 71,9 7,9 0

    21 Nhà trƣờng đáp ứng tốt

    nhu cầu thể dục, thể thao

    của SV

    11,3 62,0 25,4 1,4 19,3 68,4 12,3 0

    22 Nhà trƣờng chăm lo tốt

    sức khỏe của SV 11,3 49,3 35,2 4,2 14,9 68,4 14,0 2,6

    Đa số SVSNT 2013 đánh giá tốt về các hoạt động Đoàn Hội và đồi sống. Kết

    quả chủ yếu ở mức 2 (đồng ý).

  • 9

    4.5. Kết quả SVSTN năm 2012 phản hồi những ý kiến khác:

    Câu hỏi số 23. Theo Anh/Chị, có những môn học nào cần đƣợc bổ sung vào

    chƣơng trình giảng dạy? Anh/Chị vui lòng giải thích ngắn gọn vì sao đƣa ra lựa

    chọn đó?

    Lớp Y6: 53 SV có ý kiến

    STT Môn học Lý do

    1 Nội tiết (42)

    - Các bệnh nội tiết thƣờng gặp trên lâm sàng

    bệnh viện YHCT, bệnh lý kèm theo các bệnh

    lý thƣờng điều trị YHCT. VD: ĐTĐ, bệnh lý

    tuyến giáp, bệnh chuyển hóa…

    - Cần đƣợc học ngay từ năm 3,4 để lên năm 6

    đã có kiến thức nền.

    - Mong đƣợc học cả lý thuyết và lý thuyết lâm

    sàng.

    2 Huyết học (14)

    Vì trên lâm sàng gặp nhiều bệnh về máu kèm theo.

    3 Chấn thƣơng chỉnh

    hình (15)

    - Biết xử trí chấn thƣơng, bong gân, trật khớp, học

    đọc X quang xƣơng khớp

    - Bệnh liên quan đến bệnh Cơ xƣơng khớp, gặp trên

    lâm sàng rất nhiều.

    4 Ung bƣớu (10)

    Bệnh nhân đến khám YHCT đa số là ngƣời có tuổi,

    bệnh ung thƣ rất nhiều. đây cũng là thế mạnh của

    Đông y.

    5 Cơ xƣơng khớp (22)

    - Vì là thế mạnh của Đông y

    - Bệnh lý của ngƣời già, rất thƣờng gặp khi đi

    lâm sàng các bệnh viện YHCT

    - Nên cho học sớm từ năm 3,4 để khi đi lâm

    sàng năm 6 không bị bỡ ngỡ.

  • 10

    6 Lý luận cơ bản (3)

    Triệu chứng học

    Đông y (3)

    Cần đƣợc dạy chi tiết hơn, giáo trình viết cụ thể

    hơn và tài liệu tham khảo cần có trên thƣ viện.

    7 Bệnh học, Phƣơng

    tễ, Châm cứu, Dƣợc

    liệu (2)

    Cần đƣợc dạy kỹ hơn, thời gian nhiều hơn

    8 Môn cấp cứu (2)

    Cần đƣợc học tại Khoa Cấp cứu bệnh viện tây y

    9 Y học gia đình (1)

    Tiếp cận thực tế

    Lớp CT4: 40 SV có ý kiến

    STT Môn học Lý do

    1 Skillslab, kỹ năng

    khám lâm sàng (14)

    - Rất cần thiết cho ngƣời bác sĩ tƣơng lai

    - SV liên thông không đƣợc học Skillslab lại

    đi lâm sàng ít nên chƣa nắm vững kỹ năng

    lâm sàng khi ra trƣờng.

    2 Phục hồi chức năng,

    Vật lý trị liệu (12)

    Đây là kiến thức cần thiết cho BS YHCT, hiện tại

    lớp liên thông chƣa đƣợc học.

    3 Cận lâm sàng (đọc

    XQ, ECG)

    Rất cần thiết cho 1 bác sĩ khi ra trƣờng đi làm.

    4 Sơ cấp cứu ban đầu

    (2)

    Đa số SV liên thông sẽ về tuyến xã, huyện làm

    việc, cần trang bị cho BS liên thông khả năng sơ

    cấp cứu vì sẽ gặp những tình huống này rất nhiều.

    5 Lý luận cơ bản Đông

    y, Kinh dịch, Kinh

    điển Đông y (4)

    - Cần đƣợc dạy kỹ hơn

    - Cần lồng ghép Hán Việt trong Đông y vào

    Ngoại ngữ chuyên ngành để SV học hiểu

    đƣợc ý nghĩa của các thuật ngữ Đông y.

    6 Nội khoa YHCT (3)

    Cần tăng thời lƣợng và học sớm hơn để SV nắm bắt

    tốt, SV liên thông hiện tại chỉ học 1 đợt thực tập

  • 11

    vào năm cuối, lúc học thì bỡ ngỡ, khó nắm bắt, khi

    ra trƣờng vẫn thấy không nắm vững.

    7 Môn Ngoại YHCT

    Nên bỏ, vì Ngoại YHHĐ đã dạy kỹ rồi, mà Đông y

    hầu nhƣ không ứng dụng điều trị đƣợc.

    8 Các môn học đã đáp ứng tốt nhu cầu SV (2)

    Câu hỏi số 24. Theo Anh/Chị, hoạt động giảng dạy E-learning cần được cải

    thiện về nội dung gì giúp cho việc học theo hình thức này hiệu quả hơn?

    Lớp Y6: 48 SV có ý kiến

    - Em nghĩ việc học giảng dạy E-Learning của khoa đã đáp ứng rất tốt về mặt

    kiến thức tình huống lâm sàng cho chúng em. (3)

    - E-Learning là chƣơng trình giảng dạy rất tốt (9), tuy nhiên mức độ tƣơng tác

    chƣa cao. Cần tƣơng tác nhiều hơn giữa giảng viên và sinh viên, nhiều câu

    hỏi đƣợc đƣa lên E-Learning nhƣng không có giảng viên giải đáp thắc mắc

    (14) Sv không biết phần trả lời của mình đúng hay sai (4)

    - Không nên chỉ học E-Learning, phải kết hợp lý thuyết giảng đƣờng và tình

    huống E-Learning (4)

    - Học Elearning nên có những tiết dạy trên giảng đƣờng để giải đáp thắc mắc

    của sinh viên (3)

    - Không nên học E-Learning mà nên giảng dạy trực tiếp trên giảng đƣờng (3).

    Giảng dạy E-Learning không hiệu quả (2), Môn châm cứu học E-Learning là

    không hợp lý. giống ở nhà tự đọc sách, cần cụ thể hóa bài giảng. Nội dung

    tƣơng tự trong sách đã có (2) (Môn Châm cứu)

    - Cung cấp nhiều nguồn tài liệu để sinh viên tham khảo, nên có dẫn nguồn

    đáng tin cậy trên internet, những thắc mắc của sinh viên đƣợc các giảng viên

    trả lời trực tiếp hoặc trả lời qua email.

    - Các bài tập E-Learning cần phong phú và đa dạng hơn, cần có những tình

    huống gần với thực tiễn lâm sàng giúp sinh viên có cái nhìn thực tế (3).

    - Nên đƣa thêm những kiến thức cập nhật mới nhất bổ sung vào chƣơng trình

    giảng dạy E-Learning. (2)

  • 12

    - Nên có thang điểm đánh giá cụ thể từ đầu để sinh viên bám sát theo yêu cầu,

    không bắt buộc sinh viên tham gia diễn đàn sẽ tạo tâm lý bị bắt buộc. (2)

    - Đề E-Learning thì quá dễ nhƣng đề thi thì quá khó (3)

    - Không nên khóa bài giảng từng phần, nên để SV học tập chủ động

    - E-Learning cần cải thiện cho thủ tục làm bài đơn giản hơn, vì có trƣờng hợp

    nộp rồi nhƣng bộ môn không nhận đƣợc kết quả bị cấm thi.

    - Nội dung giữa E-Learning và bài giảng cần đồng bộ (3), chƣơng trình E-

    Learning của châm cứu, dƣỡng sinh, phƣơng tễ (các hình thức hình ảnh âm

    thanh flash) phải đƣợc đƣa lên web để sinh viên có thể truy cập đƣợc ở nhà,

    tạo thuận lợi trong tự học.

    - Nội dung giảng dạy trên E-Learning chƣa đi sát vào thực tế, chƣa có hƣớng

    mở rộng; và không đáp ứng đƣợc cho sinh viên làm bài thi tốt (2)

    - Phần nhận xét của thầy cô nên có sự thống nhất, cụ thể đối với một phần trả

    lời (ví dụ châm cứu), một thầy cho phần trả lời của em là 90 điểm với câu

    khác cũng cách trả lời tƣơng tự chỉ chấm 40-50 điểm và yêu cầu một cách trả

    lời khác sáng tạo hơn nếu có những yêu cầu đó em hy vọng quí thầy cô sẽ

    hƣớng dẫn cụ thể hơn cho chúng em.

    Lớp CT4: 57 SV có ý kiến

    - Học Elearning không hiệu quả, đề nghị chuyển sang học tại giảng đƣờng

    (15) để đƣợc trao đổi trực tiếp với giảng viên, E-Learning gây khó khăn và

    áp lực cho sinh viên nhiều (3), không đáp ứng kịp thời (3).

    - Chƣa đáp ứng kịp thời về kiến thức (BM Châm cứu) do phản hồi chậm.

    - Cần thêm bài tập đa dạng hơn, phong phú hơn (3), cần thêm nhiều tình

    huống và giảng dạy trực tiếp để đạt hiệu quả hơn (2)

    - Cần thông báo cho SV biết bài tập chƣa gửi đƣợc trƣớc ngày thi để SV khắc

    phục vì nhiều khi do lỗi kỹ thuật mà SV không biết

    - Học Elearning giúp tiết kiệm thời gian lên lớp , tuy nhiên một số SV ở tỉnh

    lên không có máy vi tính, bất tiện (6)

    - Phải có giáo viên trao đổi trực tiếp với sinh viên, hoặc GV online thƣờng

    xuyên để trao đổi, hƣớng dẫn đầy đủ và rõ ràng những thắc mắc của SV (7).

    - Cần thêm các buổi trao đổi trực tiếp ở GĐ (8), làm bài test kiểm tra (4)

  • 13

    - Nên thƣờng xuyên cập nhật kiến thức mới, tạo thêm mục Kiến thức mới,

    Kinh nghiêm LS (5), nên chỉnh sửa các nội dung sai sót hoặc không còn phù

    hợp (2).

    - Châm cứu không nên học Elearning mà học tại giảng đƣờng, thi nên cho câu

    đơn giản, phù hợp mục tiêu, không nên cấm thi vì vấn đề mạng hoặc bắt

    buộc thời gian truy cập (3)

    - Phần Châm cứu năm 3 rất tốt, Phần Phƣơng tễ nhiều chỗ sai tác dụng, tính

    năng, quân thần tá sứ của vị thuốc.

    - Chƣơng trình học nặng nên ít có thời gian thảo luận trên Elearning.

    - Rất tốt, thuận tiện cho SV (3), có hiệu quả (3) thêm giải thích chẩn đoán và

    tại sao đƣa ra công thức huyệt đó. Nên tiếp tục (2). Tất cả các môn học đều

    nên đƣa vào Elearning (2)

    - Nên có thêm các clip về kỹ năng để giúp ích cho SV.

    - Nên thêm những ví dụ cụ thể. Đƣa thêm nhiều câu hỏi trắc nghiệm tự đánh

    giá

    Câu hỏi số 25. Theo Anh/Chị, hoạt động giảng dạy thực tập lâm sàng sáng-chiều

    vào năm cuối cần được cải thiện về nội dung gì giúp cho việc thực tập hiệu quả

    hơn?

    Lớp Y6: có 43/71 SV có ý kiến

    Về hình thức giảng dạy:

    - Chỉ nên thực tập buổi sáng, buổi chiều ở nhà tự học (5)

    - Thực tập sáng chiều chỉ nên diễn ra 1 số buổi trong tuần để trình bệnh án,

    học chuyên đề, một số buổi còn lại ở nhà tự học để tổng hợp kiến thức (13)

    vì học cả tuần sáng chiều rất mệt mỏi (4), vì cả tuần đi học nhƣng không

    đƣợc học nhiều, rất phí thời gian (2)

    - Thực tập sáng chiều vào năm cuối tốt và có hiệu quả (10), nên trình bệnh

    nhiều hơn, mỗi ngày 1 bệnh án (2)

    Về nội dung giảng dạy:

    - Về nội dung đầy đủ.

  • 14

    - Cần đƣợc thực hành kỹ năng khám và thực hành trên bệnh nhân nhiều hơn.

    Nên dẫn SV thực tập trực tiếp trên bệnh phòng để vận dụng kiến thức thực

    tập vào thực tế điều trị

    - Ngoài các buổi trình bệnh án, nên bổ sung thêm các buổi học lý thuyết lâm

    sàng để sinh viên học có hệ thống hơn

    - Nên cho SV biết trƣớc lịch trình bệnh án, trình chuyên đề cụ thể (2)

    - Tăng hƣớng dẫn cách sử dụng thuốc Đông y và hiệu quả sử dụng thuốc Đông

    y

    - Nên cho kiểm tra mỗi tuần lấy kết quả cho từng nội dung đƣa ra

    - Ý kiến thầy cô mỗi BV khác nhau, nên thống nhất nội dung thực tập (3)

    - Cần đƣợc tiếp cận hồ sơ bệnh án nhiều hơn

    - Thêm những buổi trực đêm để học thêm những tình huống lâm sàng cấp

    Khác:

    - Giảm số lƣợng SV ở mỗi khoa thực tập, giảm số lƣợng SV mỗi nhóm thực

    tập/GV

    - Đề nghị có chỗ nghỉ trƣa để đảm bảo sức khỏe thực tập buổi chiều (4) vì thực

    tập sáng chiều cả tuần rất mệt mỏi, đa số các BV đều không có chỗ nghỉ trƣa

    cho SV (4), cơ sở 3 bệnh nhân khó tiếp xúc

    Lớp CT4: có 61/115 SV có ý kiến

    Hình thức giảng dạy:

    - Nên thực tập buổi sáng, buổi chiều cho sinh viên ở nhà tự học (25). Năm cuối

    cần nhiều thời gian tự học, nên trải chƣơng trình cho năm 2,3 nhiều hơn (2),

    buổi chiều bệnh nhân nghỉ ngơi, không tiếp cận đƣợc (8) làm phiền bệnh nhân

    (3), cận lâm sàng không mƣợn đƣợc, mọi hoạt động của nơi thực tập chủ yếu

    diễn ra trong thời gian này.

    - Nên cho thực hành buổi sáng, buổi chiều học lý thuyết tại khoa để thời gian học

    lý thuyết dài hơn và có thời gian ôn bài hơn (6)

    - Nên thực hành lâm sàng buổi sáng, trực cấp cứu buổi tối để tạo tình huống

    nhanh nhạy cho SV.

  • 15

    - Cần tăng thời gian GV gặp SV để truyền đạt kinh nghiệm lâm sàng, trình bệnh

    án, 1 số GV sửa bệnh án cho SV rất ít vì GV không có thời gian nhiều, 1 số GV

    buổi chiều bỏ học sinh, nên nói rõ thời gian nào học thì buổi chiều phải lên lớp,

    không thì để cho SV tự học.

    - Cảm thấy thời gian thực tập nhiều nhƣng học không đƣợc nhiều (2), mất thời

    gian (3)

    - Đƣợc nhƣng hiệu quả không cao vì SV mệt mỏi nên trốn học nhiều (6), chỉ cần

    tập trung 1 buổi học chất lƣợng là đủ (2) GV tích cực hơn, nên cho buổi chiều về

    sớm

    - Nên cho đi lâm sàng buổi sáng, buổi chiều tập trung cho trình bệnh án và trình

    chuyên đề (5)

    - Nên phát huy vì sẽ trình bệnh án nhiều hơn, rất hiệu quả cho sinh viên năm cuối

    (5)

    - Nên cho SV đi thực tập tại nhiều khoa, nhiều bệnh viện để tiếp cận thực tế lâm

    sàng nhiều hơn nữa (3)

    Nội dung giảng dạy:

    - Thực hành lâm sàng cần giảng dạy thêm phần chẩn đoán, biện luận cận lâm

    sàng, biện luận Đông y (2), đa số SV năm cuối còn yếu về Đông y (2)

    - Bổ sung thêm kiến thức cơ bản và cập nhật kiến thức mới

    - Cần đƣợc hƣớng dẫn kỹ và rõ ràng về bệnh án hơn

    - Nên tập trung vào những bệnh là thế mạnh của Đông y mà các thầy cô đã ứng

    dụng, còn những bệnh: THA, ĐTĐ, RLLM, VG, VLDDTT cần trang bị kỹ điều

    tri Tây y

    - GV nên hƣớng dẫn trực tiếp cách thăm khám trên vài BN thật để SV nắm rõ hơn

    (2)

    Khác:

    Cần bố trí chỗ nghỉ ngơi buổi trƣa cho SV thì việc học tập buổi chiều đạt hiệu

    quả hơn (2).

    Câu hỏi số 26. Theo Anh/Chị, để SV được học tập và rèn luyện tốt hơn thì Khoa

    và Nhà trường cần làm những gì?

  • 16

    Lớp Y6: có 39 SV có ý kiến

    - Môn học Nhi, Nhiễm, Phụ khoa YHCT nên sắp xếp cho học vào năm 5 để dễ

    hiểu vì học cùng môn Tây y.

    - Nên rút ngắn chƣơng trình học và chú trọng những phần có thể áp dụng vào

    thực tế lâm sàng (2)

    - Nên đƣợc cập nhật kiến thực Tây y nhiều hơn

    - Thầy cô nên giảng nhiều về Đông y, phân tích bài thuốc, lý luận Đông y (2)

    - Xin đổi mới và cập nhật kiến thức mới sách giáo khoa (6), cần thống nhất

    kiến thức giữa kiến thức trong sách Nội Tây y và phần Tây y đƣợc dạy ở

    Khoa (7), sách Triệu chứng, Nội Đông Tây y kết hợp , cần thống nhất kiến

    thức học tập giữa các bộ môn (5), giữa các thầy cô (3)

    - Mục tiêu học tập cần rõ ràng, cụ thể hơn, phù hợp thực tế lâm sàng

    - Nên kiểm tra lại khi cho SV tự học, nhất là môn Châm cứu, cần hƣớng dẫn

    cách xác định huyệt.

    - Thi vấn đáp không công bằng giữa các thầy cô, các bệnh viện, chọn bệnh

    không đồng đều. Khi thi không nên cho những bệnh ngoài mục tiêu học tập

    (K gan, K dạ dày ở cơ sở 3)

    - Nên thi vào chủ nhật, thay vì thứ 7.

    - Nên thi tốt nghiệp trắc nghiệm, nếu thi tự luận nên thông báo sớm và cho

    biết đề cƣơng ôn thi, hình thức thi cần phù hợp, bám sát mục tiêu.

    - Cải thiện chất lƣợng giảng dạy, tăng cƣờng GV giảng dạy trên lâm sàng

    - Xây dựng các chƣơng trình CME hoặc học tập ngoài chƣơng trình (nhƣ ôn

    tập Nội, CLS…) để SV có thể tự học thêm

    - Nên lấy SV làm trung tâm trong các buổi học lý thuyết tại Khoa

    - Nâng cấp cơ sở vật chất tại Khoa (3), và bệnh viện (2), tăng cƣờng về

    internet, wifi cho SV

    - Tạo điều kiện cho SV nghỉ trƣa tại Khoa (7)

    - Cần quan tâm và lắng nghe ý kiến của SV

    Lớp CT4: 57 SV có ý kiến

    Chƣơng trình đào tạo

    - Nên cho SV liên thông học tập trên mô hình trƣớc khi đi lâm sàng

  • 17

    - Nội dung học rõ ràng, mục tiêu cụ thể cho từng học phần (2)

    - Hình thức thi tốt nghiệp tự luận thì nên cho SV thi lý thuyết Bệnh học và Điều

    trị lần 1 là tự luận để Sv chủ động học bài trƣớc (4) nên có đề cƣơng ôn thi rõ

    ràng (2)

    - Nên thi tốt nghiệp trắc nghiệm để giúp SV tiếp cận nhiều bệnh hơn, giảm áp lực

    hơn

    - Cần sắp xếp lịch thi giữa thi lần 1 và thi trả nợ không trùng nhau, cách nhau 1

    tuần để SV học tốt hơn

    - Lịch thực tập sáng chiều, tối về không làm đƣợc gì, nên thực tập 1 buổi, lý

    thuyết 1 buổi

    - Lịch thi dày đặc gây căng thẳng, nên giãn lịch thi 2 tuần 1 môn lý thuyết, sắp

    xếp đều giữa lâm sàng và lý thuyết

    - Dàn trải kiến thức cho năm 2, 3, bớt nội dung học cho năm 4, cần cho SV liên

    thông học Kỹ năng lâm sàng từ năm 2,3

    - Tổ chức ôn thi trƣớc các kỳ thi

    - Cần thực hiện đúng lịch giảng (bài giảng – giảng viên)

    - Cần tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn để giải đáp thắc mắc cho SV

    - Đề nghị Khoa có ý kiến cho SV liên thông YHCT học Tây y súc tích, dễ hiểu và

    có những buổi trình bệnh án riêng trên LS

    Phƣơng pháp giảng dạy

    - Cần nhiều GV có cách hƣớng dẫn lâm sàng hay giúp ích rất nhiều cho SV (BS

    Chung - Khoa Nội tiêu hóa - BV Trƣng Vƣơng)

    - Cần thống nhất địa điểm, hội trƣờng khi SV học ở BV

    - Cần nhiều GV hƣớng dẫn lâm sàng hơn (4) . Cần GV nhiệt tình hƣớng dẫn trực

    tiếp tại giƣờng bệnh (3) cầm tay chỉ việc

    - GV cần gặp SV nhiều hơn để trao đổi, thảo luận (2)

    - Có thêm những buổi thảo luận với thầy cô hoặc trao đổi qua mail để việc học

    hiệu quả hơn

    - Cần đánh giá sức học của SV để có phƣơng pháp giảng dạy, mục tiêu học tập để

    SV hoàn thiện đƣợc kiến thức trƣớc khi tốt nghiệp

  • 18

    - Hƣớng dẫn SV cách cập nhật những trang web thông tin y hoa để tự học hiệu

    quả

    - Phần tây y trong Bệnh học kết hợp ngắn gọn hơn, rõ ràng hơn

    Tài liệu học tập

    - Cần thống nhất nguồn tài liệu, kiến thức cung cấp cho SV (4)

    - Cung cấp tài liệu kịp thời

    - Cần nguồn tài liệu rõ ràng

    - Khi giảng dạy trên lớp nên cung cấp nguồn tài liệu mới nhất (2)

    - Nên có tài liệu ôn thi Tốt nghiệp thống nhất của Khoa

    - Tài liệu học nên sát với thực tập lâm sàng

    Cơ sở vật chất

    - Cần bổ sung trang thiết bị máy chiếu, vi tính (5)

    - Cải thiện cơ sở vật chất, nâng cấp thiết bị giảng dạy (8) Trang bị phòng học

    thoải mái cho SV (3) cần phòng rộng hơn, thiết kế loa, máy chiếu tốt vì ngồi

    phía sau không nghe không thấy bài và quá nóng (2)

    - Phòng học OSCE rất nóng, không đủ chỗ nghỉ trƣa (2)

    - Cần nơi nghỉ trƣa cho SV để SV yêu thích hơn việc học tại Khoa (3)

    - Tạo điều kiện thêm về giảng đƣờng ở các BV thực tập (2)

    - BV Trƣng Vƣơng CSVC không đảm bảo sức khỏe cho SV và GV hƣớng dẫn

    (phòng nhỏ, dơ, không quạt)

    Khác:

    - Ý thức sinh viên là chính

    - Nhân viên phòng hành chánh cần tôn trọng SV hơn

    Câu hỏi số 30. Ý kiến khác ( về hoạt động giảng dạy, công tác đào tạo, thi cử, giải

    quyết thắc mắc, hành chánh, sinh hoạt Đòan - Hội,…):

    Lớp Y6: có 21 SV có ý kiến

    - Các chuyên ngành cần nói sâu thêm về thực tế Đông y

    - Lịch thi cần thông báo trƣớc, cần báo trƣớc hình thức và nội dung thi. Cho thi

    thử tốt nghiệp trƣớc, cần thống nhất hình thức thi. Điều chỉnh lịch thi lý thuyết

    tránh dồn dập không có thời gian ôn thi.

  • 19

    - Tài liệu giữa giảng dạy và thi chƣa thống nhất (2)

    - Bài giảng nên đƣợc gửi trƣớc cho SV

    - Cải tiến hình thức giảng dạy để học chủ động sáng tạo, tƣ duy tránh học thuộc

    quá nhiều. Thầy cô cần hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra SV nhiều hơn. Cần tạo cho

    SV tinh thần YHCT cho các thế hệ BS YHCT.

    - Nhiều thầy cô rất nhiệt tình với SV (BS Trung Nam, BS Đàn, BS Thƣờng)

    - Các thầy cô nên hƣớng dẫn cho SV trên lâm sàng nhiều hơn, không nên cho các

    anh chị chuyên khoa chƣa đủ kinh nghiệm giảng dạy hƣớng dẫn SV

    - Mỗi học kỳ nên có buổi giải đáp thắc mắc chung cho SV về kiến thức YHCT, có

    thể thực hiện qua mạng

    - Công tác hành chính quá phức tạp, rƣờm rà (4), các anh chị trong phòng hành

    chánh nên làm việc tích cực hơn (5) : trục trặc điểm thi đƣợc giải quyết quá

    chậm, phải đi lien hệ các khoa khác nhiều lần rất mất thời gian (3), mất thẻ SV

    làm lại cũng rất khó khăn, đơn xin miễn giảm học phí, đơn xin thi lại. Cần cải

    tiến thủ tục hành chính và thái độ phong cách làm việc (3), cập nhật điểm thi lại

    và trả nợ nhanh và đúng cho SV (3)

    - Các hoạt động Đoàn-Hội đƣợc phổ biến nhƣng chƣa mạnh mẽ để cổ động sự

    tham gia của nhiều thành viên. Không nên đặt nặng quá về công tác Đoàn Hội

    để đƣợc điểm rèn luyện.

    - Hoạt động Đoàn Hội cần tăng cƣờng, tạo sân chơi cho SV

    - Điều chỉnh phiếu đánh giá rèn luyên cho phù hợp từng đối tƣợng. Không nên bắt

    buộc SV phải tham gia những hoạt động vô bổ để lấy điểm rèn luyện

    - Cần có chỗ cho SV nghỉ trƣa tại Khoa (2)

    - Nên khảo sát ý kiến SV trƣớc khi thay đổi hình thức thi tốt nghiệp

    Lớp CT4: có 36 SV có ý kiến

    - Khối lƣợng bài học quá nhiều. Nên dạy kỹ năng lâm sàng cho lớp liên thông

    YHCT, sơ cấp cứu các bệnh thƣờng gặp

    - Lịch thi dày đặc, không có thời gian để học (4), lịch thi trả nợ quá cận kề ngày

    thi tốt nghiệp, cần phân bố thời gian thi của năm 3 và năm 4 cho phù hợp, nên

    giãn lịch thi 2 tuần/môn

  • 20

    - Nên cho toàn bộ SV thi tốt nghiệp, bạn nào còn nợ thì trả nợ xong mới nhận

    bằng, chứ để sang năm sau mới thi tốt nghiệp thì quên hết bài.

    - Thi tốt nghiệp tự luận, nên cho thi tất cả các môn YHCT lý thuyết lần 1 đều tự

    luận để SV học từ đầu

    - Tạo điều kiện cho SV năm cuối thi lại lần 3 (3)

    - Cần có đề cƣơng cụ thể về bài học cho SV dễ học (2), những môn thi viết cần

    cho biết đề cƣơng, cần đề cƣơng ôn thi tốt nghiệp (3)

    - Thầy cô nên cho SV địa chỉ mail để SV thắc mắc có thể dễ dàng trao đổi

    - Thống nhất quan điểm về Đông y, chẩn đoán bệnh danh giữa các thầy cô, các

    nơi thực tập, (3) làm khó SV. Cần cập nhật kiến thức Tây y ngắn gọn, súc tích

    - Giám thị cần nghiêm khắc hơn

    - Công tác hành chánh khoa cần xem xét để SV thuận tiện trong học tập (2)

    - Thái độ tiếp xúc với SV của Ban Đào tạo chƣa tốt. Phòng tiếp xúc SV (Thuận,

    Lan, Đoàn) nên tiếp xúc SV niềm nở hơn, coi SV là 1 BS tƣơng lai, đừng nên

    hách dịch với SV (5)

    - Đề nghị chỗ nghỉ trƣa cho SV (2)

    - BCH Đoàn Khoa cần hoạt động tích cực nhiều hơn nữa, nên tổ chức nhiều cuộc

    thi tìm hiểu về YHCT cho các khối lớp nhằm tạo môi trƣờng học tập tích cực

    hơn , cần nhiều trò chơi thể thao mang tính chuyên nghiệp hơn nữa. Sinh hoạt

    Đoàn không nên găng với lớp liên thông vì đa số lớn tuổi, nên tổ chức các hoạt

    động từ thiện, khám chữa bệnh cho dân. Hoạt động Đoàn khoa không hƣớng đến

    đại đa số Đoàn viên mà chỉ tập trung 1 số đối tƣợng, không phổ biến các hoạt

    động cụ thể mà chỉ đăng trên mạng, ngƣời xem, ngƣời không

    - Chỉ thích hợp cho chính quy, chƣa thực sự gắn kết các đối tƣợng khác

    - Nói chung tốt, đã đáp ứng tốt nhu cầu SV (4) mặc dù nguồn nhân lực thiếu thốn

    nhƣng Khoa đã tổ chức tất cả các hoạt động trên rất tốt

    4.6. Kết quả SVSTN năm 2013 phản hồi nhận xét chung về hoạt động đào

    tạo toàn khóa học - So sánh sự đánh giá của SV lớp BS YHCT2007 (Y6) và

    lớp LT YHCT2009 (CT4).

    Bảng 5: Những nhận xét đánh giá chung của SVSTN năm 2012 về hoạt động đào

    tạo toàn khóa học( số liệu trình bày dưới dạng tỉ lệ %)

  • 21

    1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Không hài lòng

    STT Nhận xét chung Mức độ

    Y6 CT4

    1 2 3 4 1 2 3 4

    27 Cảm nhận chung của

    Anh/Chị về chất lƣợng

    đào tạo

    5,6 22,5 56,3 15,5 8,8 54,4 33,3 3,5

    28 Cảm nhận chung của

    Anh/Chị về môi

    trƣờng học tập tại

    Khoa và trƣờng

    5,6 31,0 53,5 9,9 6,1 44,7 44,7 3,5

    29 Cảm nhận chung của

    Anh/Chị về mối quan

    hệ Thầy-Trò trong thời

    gian học tập tại trƣờng

    12,7 59,2 22,5 5,6 17,5 62,3 20,2 0

    SV Y6 STN có cảm nhận chung từ mức “tạm hài lòng” trở lên (mức 1,2,3) về

    chất lƣợng đào tạo (84,5%) và môi trƣờng học tập tại trƣờng (90,1%), về mối quan

    hệ Thầy-Trò trong thời gian học tập tại trƣờng (94,4) . Tỉ lệ không hài lòng (mức 4)

    chiếm 15,5 % , 9,9 % và 5,6%. Kết quả khảo sát lớp CT4 đánh giá tích cực hơn lớp

    Y6, tỉ lệ không hài lòng tƣơng ứng là 3,5%, 3,5% và 0%.

  • 22

    V. TỔNG HỢP SỐ LIỆU 2 LỚP SO SÁNH VỚI NĂM 2012 VÀ BÀN

    LUẬN

    Bảng 5: So sánh tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý (mức 1 và mức 2) của SVSTN

    năm 2013 và năm 2012 (số liệu trình bày dưới dạng tỉ lệ %)

    STT Câu hỏi 2013 2012

    Lĩnh vực 1: Chƣơng trình đào tạo (CTĐT)

    1 CTĐT có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với yêu cầu của

    ngành 88,6 90,8

    2 CTĐT cung cấp cho SV đủ kiến thức cần thiết và cập nhật 66,0 75,8

    3 CTĐT giúp SV phát triển những kỹ năng cần thiết cho

    nghề nghiệp 76,2 76,9

    4 Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành hợp lý 73,0 71,5

    Lĩnh vực 2: Giảng viên (GV) và phƣơng pháp giảng dạy

    5 GV đảm bảo giờ lý thuyết và giờ thực hành trên lâm sàng 83,8 82,3

    6 Đội ngũ GV nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ SV 91,9 89,7

    7 Đội ngũ GV có phƣơng pháp giảng dạy giúp SV phát triển

    tốt kỹ năng giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu 76,8 80,2

    8 Nội dung các bài giảng lý thuyết đáp ứng với mục tiêu đƣa

    ra 78,9 82,2

    9 Nội dung các bài giảng lâm sàng, cận lâm sàng, trình bệnh

    án đáp ứng với mục tiêu đƣa ra 81,1 82,3

    Lĩnh vực 3: Tổ chức đào tạo

    10 CTĐT, qui chế và kế hoạch học tập đƣợc phổ biến kịp thời

    cho SV 83,2 91,4

    11 Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ có nguồn tài

    liệu này (sách, bài giảng, thƣ viện, internet,..) đƣợc cung

    cấp trƣớc hoặc đƣợc hƣớng dẫn nguồn tiếp cận

    75,1 81,2

    12 Tổ chức thi cử, chấm thi nghiêm túc, công bằng, minh

    bạch 91,3 94,1

    13 Nội dung thi phù hợp với mục tiêu giảng dạy của môn học

    đƣa ra 82,8 90,9

    14 Kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của SV đƣợc niêm yết

    công khai 95,1 95,7

    15 Phòng học và trang thiết bị đáp ứng cho giảng dạy lý

    thuyết 71,9 70,4

    16 Công tác hành chính của Khoa, Trƣờng tạo thuận lợi cho

    SV 68,7 81,7

    17 Cán bộ –Viên chức khối Phục vụ Khoa có thái độ phục vụ

    tốt 78,3 83,9

  • 23

    18 Công nghệ TT của Khoa đáp ứng tốt công tác quản lý và

    học tập 77,3 84,9

    Lĩnh vực 4: Sinh hoạt và đời sống

    19 Hoạt động Đoàn/Hội có tác dụng tốt đến sự rèn luyện nhân

    cách SV 81,6 88,2

    20 Nhà trƣờng đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa, văn nghệ của SV 89,7 90,3

    21 Nhà trƣờng đáp ứng tốt nhu cầu thể dục, thể thao của SV 82,2 78,5

    22 Nhà trƣờng chăm lo tốt sức khỏe của SV 74,6 77,9

    Về chƣơng trình đào tạo, so với kết quả khảo sát năm 2012, SVSTN năm

    2013 có phần hài lòng hơn về tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành, tuy nhiên

    SVSTN chƣa thật hài lòng về chƣơng trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng và phù hợp

    với yêu cầu của ngành, đặc biệt SV đánh giá CTĐT cung cấp cho sinh viên đủ kiến

    thức và kỹ năng cần thiết và cập nhật mức hài lòng trở lên chỉ ở mức 66-76,2%.

    Nhƣ vậy SV chƣa thật hài lòng có thể do SV cảm thấy bổ sung các môn học Nội

    tiết, Ung bƣớu, Chấn thƣơng chỉnh hình (chính quy) và Skillslab, Phục hồi chức

    năng (liên thông) là cần thiết.

    Về giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy, so với kết quả khảo sát năm 2012,

    SVSTN năm 2013 có nhận xét hài lòng hơn về việc đảm bảo giờ lý thuyết và lâm

    sàng, đội ngũ giảng viên nhiệt tình, năng động, sẵn sàng giúp đỡ SV (mức chênh từ

    1,5-2,2%). Tuy nhiên SV chƣa thật hài lòng về phƣơng pháp giảng dạy giúp SV

    phát triển tốt kỹ năng giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu (câu số 7) và nội

    dung các bài giảng chƣa đáp ứng tốt với mục tiêu đƣa ra. Nhƣ vậy, mặc dù năm học

    2013, SVSTN có nhận xét khá tích cực trong câu này, đa số ở mức hài hòng, cách

    giảng dạy, cách thi lâm sàng đã có hƣớng chuyển sinh viên là trọng tâm, chú ý hơn

    cách giải quyết vấn đề hơn là thuộc lòng. Nhƣng để cải thiện chất lƣợng giảng dạy

    tốt hơn nữa, GV cần chú ý và đầu tƣ hơn cho bài giảng, tăng cƣờng áp dụng phƣơng

    pháp giảng dạy tích cực, tăng phần giảng dạy lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh

    viện cho SV.

    Về tổ chức đào tạo, so với kết quả khảo sát năm 2012, SVSTN có nhận xét

    tích cực hơn về công khai thông tin, phòng học và trang thiết bị chƣa đáp ứng cho

    giảng dạy lý thuyết. Trong năm học này, Khoa đã sửa chữa, trang bị nhiều thiết bị

  • 24

    giảng dạy mới ở các hội trƣờng đã giúp phát huy nâng cao chất lƣợng giảng dạy lý

    thuyết. Kết quả tổng hợp phần này liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của tổ

    chức đào tạo, đó cũng là những dấu hiệu chính, cốt lõi giúp đạt chất lƣợng và hiệu

    quả đào tạo. Xét về tổng thể trong cả 2 năm 2012 và 2013, những nhận xét đánh giá

    này của SVSTN là sự phản ánh tích cực, khả quan về tình hình tổ chức đào tạo. Tuy

    nhiên SVSTN 2013 phản ánh mức hài lòng trở lên thấp hơn năm 2013 ở nhiều khia

    cạnh (mức chênh từ 2,8-13%), đặc biệt nhấn mạnh mục 16: công tác hành chính của

    Khoa trƣờng tạo thuận lợi cho SV, CBVC Khối hành chánh có thái độ phục vụ tốt

    (13%), mục 10: CTĐT, kế hoạch học tập công bố kịp thời đến SV (8,2%) và mục

    13: nội dung thi phù hợp với mục tiêu giảng dạy của môn học (8,1%). Với sự đánh

    giá chênh lệch này, Khoa cần cải thiện lại một số vấn đề liên quan nhƣ trên.

    Về sinh hoạt và đời sống, SVSTN năm 2013 có nhận xét khá tích cực về các

    nội dung đƣợc khảo sát. Về mặt cơ bản ý kiến của sinh viên giống nhƣ năm 2012.

    Tuy nhiên một số vấn đề còn tồn tại ở mục 19: Hoạt động Đoàn/Hội có tác dụng tốt

    đến sự rèn luyện nhân cách SV, nhƣ một số SV không hài lòng về cách chấm điểm

    rèn luyện vừa qua; và mục 22: nhà trƣờng chăm lo sức khỏe cho SV, cụ thể nhƣ

    phần ý kiến khác có nêu do chƣơng trình học nặng, SV thực tập sáng chiều mà

    không có chỗ nghỉ trƣa nên SV thấy không đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là 1 trong

    những vấn đề Khoa, Trƣờng cần xem xét giải quyết hỗ trợ cho SV học tập tốt hơn.

  • 25

    VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    Sinh viên sắp tốt nghiệp Đại học Y Dƣợc TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ Y

    học cổ truyền hệ chính quy khóa 2007-2013 và lớp BS.YHCT liên thông khóa

    2009-2013 sắp tốt nghiệp năm 2013 có những nhận xét khá tích cực về những nội

    dung trong hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, mức đánh giá hầu hết ở mức 2 (đồng ý

    hoặc tạm hài lòng), tỷ lệ ở các mức 1 (hoàn toàn đồng ý và hài lòng) ở mức thấp

    hơn. Đồng thời SVSTN năm 2013 cũng có những nhận xét cụ thể về những điểm

    tồn tại nhƣ chƣơng trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, vấn đề vận dụng kiến

    thức vào thực tế, kỹ năng giúp sinh viên giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu

    chƣa đƣợc các giảng viên chú ý đúng mức.

    Từ kết quả nghiên cứu khảo sát những ý kiến đánh giá, nhận xét của SVSTN

    năm 2013, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau nhằm nâng cao hoạt động đào

    tạo từ đó giúp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo đáp ứng với chuẩn đầu ra và

    thực tế ngành nghề:

    1. Chú trọng tối ƣu hóa thời gian giảng dạy thực tập lâm sàng sáng-chiều vào

    năm cuối, giúp tăng hiệu quả và chất lƣợng đào tạo, nên linh hoạt và vận

    dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực, có sự tham gia chủ động hơn

    của ngƣời học nhƣ thuyết trình nhóm, case study, chú ý kỹ năng thăm

    khám trên lâm sàng nhiều hơn,…nên cung cấp các thông tin về nội dung,

    lịch giảng, tài liệu tham khảo, nội dung và chỉ tiêu cần đạt vào ngày đầu

    tiên của đợt thực tập.

    2. Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp dạy học, giảng dạy lý thuyết và thực

    hành cần gắn với thực tế ngành nghề và chuẩn đầu ra, tích cực hóa ngƣời

    học, giúp ngƣời học phát triển tốt kỹ năng giải quyết vấn đề, tự học, tự

    nghiên cứu. Thay đổi dần phƣơng pháp đánh giá kết thúc môn học theo

    hƣớng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, giảm dần câu hỏi gợi

    nhớ, học thuộc.

    3. Thay đổi có chọn lọc và định hƣớng hệ thống giảng dạy Elearning theo

    những ý kiến đóng góp của sinh viên.

  • 26

    4. Cải thiện các công tác hành chính, điều chỉnh thái độ tiếp xúc sinh viên

    trong việc giải quyết giấy tờ, thi cử giúp SV cách nhìn về Khoa, Trƣờng

    thân thiện hơn. Công tác Đoàn Hội cần phổ biến rộng và nhắm vào số

    đông SV hơn là chỉ 1 nhóm nhỏ, việc chấm điểm rèn luyện lấy việc học

    kiến thức, kỹ năng, thái độ là chính, việc tham gia phong trào nên cho

    điểm khuyến khích để SV vừa học tập tốt vừa có hứng thú tham gia phong

    trào của Khoa, Trƣờng.

    5. Cần xây dựng phát triển hệ thống Đảm bảo chất lƣợng bên trong để

    thƣờng xuyên có những đánh giá phản hồi từ phía ngƣời học, từ phía

    giảng viên, nhà tuyển dụng,… để nhà trƣờng và khoa có những thay đổi,

    điều chỉnh đáp ứng với thực tế ngành nghề.

  • 27

    Phụ lục :

    ĐẠI HỌC Y DƢỢC PHIẾU LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SV

    TP. HỒ CHÍ MINH SẮP TỐT NGHIỆP VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

    KHOA YHCT

    Với tư cách là người sắp tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Y học cổ truyền -

    Đại học Y dược TPHCM, anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin và ý kiến bằng

    cách đánh dấu (X) vào ô phù hợp nhất hoặc điền vào chỗ trống. Những đánh giá

    và đóng góp quý báu của anh/chị là cơ sở để nhà trường và khoa tiếp tục tiến hành

    cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm từng bước nâng cao chất

    lượng đào tạo.

    I. THÔNG TIN CHUNG

    Giới tính: Nam Nữ

    Địa chỉ Email (nếu có thể): ……………………......

    Sinh viên (SV) lớp Y6 LT năm 4 Tốt nghiệp

    năm 2013

    NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TOÀN KHÓA HỌC

    Mức độ : 1 = hoàn toàn đồng ý ., 2 = đồng ý, 3 = không đồng ý, 4 = hoàn toàn không

    đồng ý

    STT Câu hỏi Mức độ Lĩnh vực 1: Chƣơng trình đào tạo (CTĐT) 1 2 3 4 1 CTĐT có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với yêu cầu của ngành 2 CTĐT cung cấp cho SV đủ kiến thức cần thiết và cập nhật 3 CTĐT giúp SV phát triển những kỹ năng cần thiết cho nghề

    nghiệp

    4 Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành hợp lý

    Lĩnh vực 2: Giảng viên (GV) và phƣơng pháp giảng dạy 1 2 3 4 5 GV đảm bảo giờ lý thuyết và giờ thực hành trên lâm sàng 6 Đội ngũ GV nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ SV 7 Đội ngũ GV có phƣơng pháp giảng dạy giúp SV phát triển tốt kỹ

    năng giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu

    8 Nội dung các bài giảng lý thuyết đáp ứng với mục tiêu đƣa ra

    9 Nội dung các bài giảng lâm sàng, cận lâm sàng, trình bệnh án đáp

    ứng với mục tiêu đƣa ra

    Lĩnh vực 3: Tổ chức đào tạo 1 2 3 4 10 CTĐT, qui chế và kế hoạch học tập đƣợc phổ biến kịp thời cho SV 11 Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ có nguồn tài liệu này

    (sách, bài giảng, thƣ viện, internet,..) đƣợc cung cấp trƣớc hoặc

    đƣợc hƣớng dẫn nguồn tiếp cận

    12 Tổ chức thi cử, chấm thi nghiêm túc, công bằng, minh bạch 13 Nội dung thi phù hợp với mục tiêu giảng dạy của môn học đƣa ra 14 Kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của SV đƣợc niêm yết công

    khai

    15 Phòng học và trang thiết bị đáp ứng cho giảng dạy lý thuyết 16 Công tác hành chính của Khoa, Trƣờng tạo thuận lợi cho SV

  • 28

    17 Cán bộ –Viên chức khối Phục vụ Khoa có thái độ phục vụ tốt 18 Công nghệ TT của Khoa đáp ứng tốt công tác quản lý và học tập

    Lĩnh vực 4: Sinh hoạt và đời sống 1 2 3 4

    19 Hoạt động Đoàn/Hội có tác dụng tốt đến sự rèn luyện nhân cách

    SV

    20 Nhà trƣờng đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa, văn nghệ của SV

    21 Nhà trƣờng đáp ứng tốt nhu cầu thể dục, thể thao của SV

    22 Nhà trƣờng chăm lo tốt sức khỏe của SV

    V. Ý KIẾN KHÁC

    23. Theo Anh/Chị, có những môn học nào cần đƣợc bổ sung vào chƣơng trình

    giảng dạy? Anh/Chị vui lòng giải thích ngắn gọn vì sao đƣa ra lựa chọn đó?

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    ........................................................................................................................................................

    ........................................................................................................................................................

    24. Theo Anh/Chị, hoạt động giảng dạy E-learning cần đƣợc cải thiện về nội dung

    gì giúp cho việc học theo hình thức này hiệu quả hơn?

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    25. Theo Anh/Chị, hoạt động giảng dạy thực tập lâm sàng sáng-chiều vào năm cuối

    cần đƣợc cải thiện về nội dung gì giúp cho việc thực tập hiệu quả hơn?

    ........................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    ........................................................................................................................................................

    ........................................................................................................................................................

    ........................................................................................................................................................

    26. Theo Anh/Chị, để SV đƣợc học tập và rèn luyện tốt hơn thì Khoa và Nhà trƣờng

    cần làm những gì?

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    Nhận xét chung:

    27. Cảm nhận chung của Anh/Chị về chất lƣợng đào tạo:

    1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Không

    hài lòng

    28. Cảm nhận chung của Anh/Chị về môi trƣờng học tập tại Khoa và trƣờng:

    1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Không

    hài lòng

  • 29

    29. Cảm nhận chung của Anh/Chị về mối quan hệ Thầy-Trò trong thời gian học tập

    tại trƣờng:

    1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Không

    hài lòng

    30. Ý kiến khác ( về hoạt động giảng dạy, công tác đào tạo, thi cử, giải quyết thắc

    mắc, hành chánh, sinh hoạt Đòan - Hội,…):

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    ..................................................................................................................................................

    ........................................................................................................................................................

    Cảm ơn các ý kiến đóng góp của Anh/Chị!