2
Tuyến tụy Bệnh tiểu đường là một chứng bệnh trong đó mức đường trong máu quá cao. Khi quý vị ăn, một phần thực phẩm được phân hủy thành đường (hay còn gọi là glucose). Đường từ thực phẩm có thể là đường thật sự, hoặc có thể là từ lượng carbohydrates mà cơ thể biến thành đường. Đường di chuyển trong máu tới tất cả các tế bào trong cơ thể. Insulin giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào. Insulin là một loại hoóc môn do các tế bào beta trong tuyến tụy tạo ra. Các tế bào cần đường để có năng lượng. Đường từ thực phẩm khiến mức đường trong máu của quý vị tăng. Insulin làm hạ mức đường trong máu bằng cách giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào. Chuyện gì xảy ra khi quý vị mắc bệnh tiểu đường? Khi quý vị mắc bệnh tiểu đường: n Tuyến tụy tạo ra ít hoặc không tạo ra insulin, và/hoặc n Cơ thể của quý vị khiến insulin mà chính nó tạo ra không làm việc bình thường được Do đó, đường không thể vào trong các tế bào. Vì vậy đường ở lại trong máu. Chính vì vậy mức đường trong máu của quý vị trở nên quá cao (hay còn gọi là chứng tăng đường huyết). Các dạng bệnh tiểu đường Ba dạng bệnh tiểu đường thường gặp là bệnh tiểu đường loại 1, loại 2, và bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. bệnh tiểu đường loại 1, thể tạo ra ít insulin hoặc không tạo ra insulin. Vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải dùng insulin hàng ngày. Bệnh tiểu đường loại 1 thường hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể gặp người lớn tuổi hơn. Nếu quý vị mắc bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể của quý vị khiến insulin mà nó tạo ra không thể hoạt động bình thường. Cơ thể có thể tạo ra một chút insulin, nhưng không đủ. Đa số những người bị tiểu đường đều mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai là tình trạng đường trong máu cao, xuất hiện trong thời gian mang thai. Mức đường trong máu thường trở lại bình thường sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này. Bệnh tiểu đường là gì? Thực phẩm Mức đường trong máu Đường trong tế bào Tiêu hóa Insulin

Bệnh tiểu đường là gì? - NovoMedLink · không tạo ra insulin, và/hoặc nCơ thể của quý vị khiến insulin mà chính nó tạo ... ăn ảnh hưởng tới

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bệnh tiểu đường là gì? - NovoMedLink · không tạo ra insulin, và/hoặc nCơ thể của quý vị khiến insulin mà chính nó tạo ... ăn ảnh hưởng tới

Tuyến tụy

Bệnh tiểu đường là một chứng bệnh trong đó mức đường trong máu quá cao. Khi quý vị ăn, một phần thực phẩm được phân hủy thành đường (hay còn gọi là glucose). Đường từ thực phẩm có thể là đường thật sự, hoặc có thể là từ lượng carbohydrates mà cơ thể biến thành đường. Đường di chuyển trong máu tới tất cả các tế bào trong cơ thể. Insulin giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào. Insulin là một loại hoóc môn do các tế bào beta trong tuyến tụy tạo ra.

Các tế bào cần đường để có năng lượng. Đường từ thực phẩm khiến mức đường trong máu của quý vị tăng. Insulin làm hạ mức đường trong máu bằng cách giúp đường di chuyển từ máu vào trong tế bào.

Chuyện gì xảy ra khi quý vị mắc bệnh tiểu đường?Khi quý vị mắc bệnh tiểu đường:

n Tuyến tụy tạo ra ít hoặc không tạo ra insulin, và/hoặc

n Cơ thể của quý vị khiến insulin mà chính nó tạo ra không làm việc bình thường được

Do đó, đường không thể vào trong các tế bào. Vì vậy đường ở lại trong máu. Chính vì vậy mức đường trong máu của quý vị trở nên quá cao (hay còn gọi là chứng tăng đường huyết).

Các dạng bệnh tiểu đườngBa dạng bệnh tiểu đường thường gặp là bệnh tiểu đường loại 1, loại 2, và bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai.

Ở bệnh tiểu đường loại 1, cơ thể tạo ra ít insulin hoặc không tạo ra insulin. Vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải dùng insulin hàng ngày. Bệnh tiểu đường loại 1 thường hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn tuổi hơn.

Nếu quý vị mắc bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể của quý vị khiến insulin mà nó tạo ra không thể hoạt động bình thường. Cơ thể có thể tạo ra một chút insulin, nhưng không đủ. Đa số những người bị tiểu đường đều mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai là tình trạng đường trong máu cao, xuất hiện trong thời gian mang thai. Mức đường trong máu thường trở lại bình thường sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này.

Bệnh tiểu đường là gì?

Thực phẩm

Mức đường trong máu

Đường trong tế bào

Tiêu hóa

Insulin

Page 2: Bệnh tiểu đường là gì? - NovoMedLink · không tạo ra insulin, và/hoặc nCơ thể của quý vị khiến insulin mà chính nó tạo ... ăn ảnh hưởng tới

Kiểm soát bệnh tiểu đường hàng ngàyBệnh tiểu đường vẫn chưa thể chữa khỏi được, nhưng có thể kiểm soát được. Quý vị có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách chăm sóc bản thân thật tốt. Nhóm chữa trị tiểu đường của quý vị sẽ giúp quý vị lập một kế hoạch chữa tiểu đường phù hợp với quý vị. Nếu quý vị có thắc mắc về kế hoạch của mình, đừng quên cho nhóm của quý vị biết!

Kiểm tra mức đường trong máuViệc kiểm tra mức đường trong máu thường là cách tốt nhất để bảo đảm là bệnh tiểu đường của quý vị đang được kiểm soát hiệu quả. Kiểm tra thường xuyên sẽ giúp quý vị biết được:

n Insulin hoặc các loại thuốc chữa tiểu đường khác của quý vị hiện đang có tác dụng hay không

n Việc vận động cơ thể và các loại thực phẩm mà quý vị ăn ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của quý vị như thế nào

Quý vị sẽ thường cảm thấy khỏe hơn và có nhiều sinh lực hơn khi lượng đường trong máu duy trì ở mức bình thường hoặc gần bình thường. Việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng có thể giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do tiểu đường.

Ngày nay có nhiều loại dụng cụ đo mức đường trong máu khác nhau. Nhóm chữa bệnh tiểu đường của quý vị có thể giúp quý vị chọn một loại máy đo và hướng dẫn quý vị cách sử dụng.

Bảng trong trang này có ghi các mục tiêu về mức đường trong máu dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Quý vị và nhóm chữa bệnh tiểu đường của quý vị sẽ thiết lập các mục tiêu phù hợp với quý vị. Ghi các mục tiêu của quý vị trong cột cuối cùng.

Bệnh tiểu đường là gì?

Để biết thêm chi tiết, xin tới Cornerstones4Care.com

Novo Nordisk Inc. chỉ cho phép tái bản tờ thông tin này cho các mục đích giáo dục bất vụ lợi, với điều kiện là phải giữ nguyên bản tờ thông tin này và phải hiển thị thông báo về bản quyền. Novo Nordisk Inc. giữ quyền hủy bỏ sự cho phép này vào bất cứ lúc nào.

Cornerstones4Care™ là thương hiệu của Novo Nordisk A/S.

© 2013 Novo Nordisk Giữ mọi bản quyền. 0413-00014895-1 Tháng Hai 2013 Cornerstones4Care.com

TimeCác mục tiêu dành

cho nhiều người lớn bị tiểu đường*

Các mục tiêu của quý vị

Trước bữa ăn 70 tới 130 mg/dL ––––––––––––––

1 tới 2 giờ đồng hồ

sau khi bắt đầu ăn Chưa tới 180 mg/dL ––––––––––––––

A1C Chưa tới 7% ––––––––––––––

* Các mục tiêu của cá nhân quý vị có thể khác, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ của quý vị về các mục tiêu cụ thể của quý vị.

Phỏng theo Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ. Standards of medical care in diabetes—2013. Diabetes Care. 2013;36(suppl 1):S11-S66.