12
Gấu. Ảnh: Animals Asia Foundation BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH 1. Hiện trạng buôn bán, tiêu thụ Động vật hoang dã tại Việt Nam 2. Nguyên nhân 2 3 4 3. Các nỗ lực trong bảo vệ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam 4. Một số tồn tại, bất cập trong quản lý buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã 6. Một số giải pháp và hành động ưu tiên 5. Quan điểm quốc tế đối với vấn đề buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép 7 10 11 CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

Gấu.

Ảnh

: Ani

mal

s Asia

Fou

ndat

ion

BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

1.Hiệntrạngbuônbán,tiêuthụĐộngvậthoangdãtạiViệtNam

2.Nguyênnhân

23

43.CácnỗlựctrongbảovệcácloàiđộngvậthoangdãởViệtNam

4.Mộtsốtồntại,bấtcậptrongquảnlýbuônbán,tiêuthụđộngvậthoangdã

6.Mộtsốgiảiphápvàhànhđộngưutiên

5.Quanđiểmquốctếđốivớivấnđềbuônbánvàtiêuthụđộngvậthoangdãtráiphép

710

11

CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU THỤĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Page 2: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

2 BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁTBUÔN BÁN, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

1. Hiện trạngbuôn bán, tiêu tHụ động vật Hoang dã

tại việt nam

Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới, với trên 49,200 loài động vật, trong đó có 10,500 loài thú trên cạn1. Tuy nhiên, nạn khai thác và tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) bất hợp pháp và không bền vững đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và gây ra mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học của Việt Nam. Vấn nạn này cùng với việc thu hẹp sinh cảnh sống của các loài do các hoạt động phát triển đã đẩy nhiều loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng hoặc tới bên bờ

của sự tuyệt chủng.

1 Bộ TN&MT, 2013, Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia, tầm nhìn đến năm 2030.

2 Viện Xã hội học & Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, 2014, Báo cáo khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến sử dụng động

vật hoang dã tại Hà Nội.

Thực trạng tiêu thụ trái phép ĐVHD đã trở thành một mối quan ngại lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học và sự nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhu cầu sử dụng ĐVHD làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức, thời trang, mỹ nghệ, trưng bày, trang trí, quà biếu, tặng dường như không giảm mà có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Kết quả khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến sử dụng ĐVHD tại Hà Nội năm 2014 của Viện Xã hội học và Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho thấy 19% người trả lời có ý định hoặc tiếp tục sử dụng thực phẩm làm từ ĐVHD trong đó 34% sử dụng làm thuốc và 17% sử dụng đồ trang trí2.

Một số loài, sản phẩm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như tê tê, gấu, sừng tê giác, ngà voi... trở thành hàng hóa được tiêu thụ trong nước và được chu chuyển xuyên biên giới sang một số nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Một số loài quý, hiếm ở Việt Nam như Tê giác Java và bò xám hiện đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Các loài khác như hổ, voi và một số loài linh trưởng, rùa quý, hiếm, đặc hữu hiện cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Theo kết quả thống kê của Cục Kiểm lâm, từ năm 2010 đến hết tháng 10 năm 2014 lực lượng Kiểm lâm cả nước đã phát hiện và xử lý 140.716 vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó, vi phạm về quản lý ĐVHD là 3.823 vụ, tịch thu 58.869 cá thể ĐVHD (trong đó 3.078 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm)

Tiêu thụ trái phép ĐVHD không chỉ hủy diệt quần thể loài động vật trong tự nhiên, phá hủy hệ sinh thái, làm tổn hại đến đa dạng sinh học, môi trường, mà còn làm Việt Nam mất đi một phần di sản văn hóa, các điểm du lịch sinh thái quan trọng và suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đưa đến các hệ lụy về mặt xã hội như gia tăng các vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới tập quán tiêu dùng thực phẩm, môi trường sinh thái, tài nguyên sinh vật, hình ảnh, uy tín của đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Tê giác. Ảnh Freeland

Page 3: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 3

Tình trạng buôn bán, tiêu thụ ĐVHD tăng cao do một số nguyên nhân chính sau đây:

Một là, do dân số tăng kéo theo áp lực về khai thác, tiêu dùng ĐVHD làm thực phẩm và làm thuốc. Một số loài ĐVHD do được quảng bá về một số tính năng đặc biệt như bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, chữa bệnh nan y dù có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh nên trở thành đối tượng bị săn lùng, khai thác tận diệt. Một số cá nhân sẵn sàng chấp nhận bất cứ mức giá nào để có được các sản phẩm như sừng tê giác, cao hổ cốt…để thỏa mãn thị hiếu tiêu dùng của “độc”, hoặc để “chơi sang”… Điều này càng thúc đẩy việc săn bắt, tiêu thụ trái phép các ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các quốc gia khác trong khu vực và châu Phi. Đồng thời, do Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học cao trong khu vực và có chung đường biên giới với các nước có nhu cầu tiêu thụ loài hoang dã lớn như Trung Quốc nên Việt Nam cũng là điểm nóng về chu chuyển, buôn lậu ĐVHD qua biên giới.

Hai là, việc xử lý vi phạm pháp luật về buôn bán, tiêu thụ ĐVHD trái phép còn chưa nghiêm, chủ yếu là xử phạt hành chính, mức xử phạt còn nhẹ, cao nhất không quá 500 triệu đồng, trong khi lợi nhuận thu được từ hoạt động này lại cao hơn rất nhiều. Tính trên quy mô toàn cầu, lợi nhuận của việc buôn bán ĐVHD ước tính từ 7 đến 23 tỷ USD hàng năm3. Việc áp dụng biện pháp hình sự trong lĩnh vực này còn rất hạn chế, công tác truy tố xét xử đối với các vụ án hình sự đạt tỷ lệ rất thấp và thường kéo dài nên chưa đủ để răn đe các đối tượng vi phạm. Theo thống kê từ Cục Kiểm lâm, từ năm 2011 - 2013, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và quyết định khởi tố 1.028 vụ án hình sự với 1.233 bị can trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhưng chỉ có 153 vụ được xét xử, tỷ lệ xét xử đạt 15%.

Ba là, năng lực phát hiện vi phạm pháp luật về lĩnh vực này của cơ quan pháp luật còn hạn chế. Lực lượng chuyên trách trong lĩnh vực này là kiểm lâm, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng; tuy nhiên do lực lượng mỏng, trang thiết bị phương tiện còn hạn chế, khả năng đấu tranh đối với loại hình vi phạm này của lực lượng chuyên trách còn chưa theo kịp các thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp của các đối tượng vận chuyển, buôn bán trái phép các ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm4.

Bốn là, do thiếu biện pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả đối với hoạt động gây nuôi ĐVHD cũng là nguyên nhân của tình trạng này. Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) phối hợp với Cục kiểm lâm khảo sát trên 78 trang trại gây nuôi ĐVHD tại Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả mô hình trang trại gây nuôi ĐVHD, thúc đẩy công tác bảo tồn quần thể loài trong tự nhiên, kết qủa khảo sát cho thấy: trong số 22 loài hiện đang được gây nuôi tại các trang trại, có 12 loài nuôi thuộc đối tượng bị đe dọa cấp quốc gia, 6 loài nuôi bị đe dọa trên toàn cầu, 4 loài được bảo vệ ở cấp quốc gia và 5 loài có tên trong phụ lục I của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật nguy cấp (Công ước CITES). Mặc dù đã có quy định của pháp luật về vấn đề này như quy định việc kiểm soát nguồn gốc con giống, nguồn gốc cá thể nuôi thương mại nhưng việc kiểm soát cá thể gây nuôi còn theo hồ sơ, giấy phép, không quy định về việc đánh dấu cá thể gây nuôi. Do vậy, có tình trạng lợi dụng hoạt động này để trà trộn, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm.

Năm là, do nhận thức, trình độ dân trí và nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên đa dạng sinh học của người dân còn chưa cao. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức và pháp luật về bảo vệ ĐVHD chưa được quan tâm đúng mức nên tình trạng sử dụng ĐVHD hiện còn phổ biến ở một số khu vực. Tiêu dùng sản phẩm ĐVHD quý, hiếm vẫn còn là thị hiếu tiêu dùng của một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế khá giả nhưng chưa bị xã hội lên án.

nguYên nHÂn2.

3 UNEP, 2014, ‘Khủng hoảng tội phạm môi trường: Các mối đe dọa từ nạn khai thác và buôn bán động vật hoang dã và tài nguyên rừng bất hợp pháp đến sự phát triển bền vững 4 WCS, 2008 “Trang trại gây nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại tại Việt Nam: Vấn đề hay giải pháp bảo tồn?” Báo cáo kỹ thuật

Page 4: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

4 BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁTBUÔN BÁN, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

CáC nỗ lựC trong bảo vệ CáC loài động vật Hoang dã ở việt nam

Hoànthiệnhệthốngphápluật

Hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học không ngừng được hoàn thiện. Bên cạnh hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, hệ thống pháp luật về thủy sản thì Luật đa dạng sinh học được Quốc Hội thông qua năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 là văn bản pháp lý cao nhất, điều chỉnh toàn diện nhất các vấn đề về đa dạng sinh học. Tiếp đó, Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và nhiều văn bản về quy hoạch, chiến lược, kế hoạch hành động, thông tư hướng dẫn cũng đã được ban hành đồng bộ tạo điều kiện cho việc thực thi pháp luật về đa dạng sinh học.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật về tư pháp, về môi trường, về đầu tư cũng không ngừng hoàn thiện, đồng bộ với pháp luật về đa dạng sinh học như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Hình sự năm 2009 cũng quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với mức hình phạt tù cao nhất lên tới bảy năm; Luật Bảo vệ môi trường được sửa đổi năm 2014 cũng đề cập tới trách nhiệm bồi hoàn đa dạng sinh học. Nhờ đó, công tác bảo tồn các loài ĐVHD cũng đạt được những thành tựu đáng kể như gia tăng, phục hồi một diện tích các hệ sinh thái được bảo vệ; phát hiện mới nhiều loài có ý nghĩa về mặt khoa học và bảo tồn, phục hồi và phát triển nhiều nguồn gen quý được chọn lọc và nhân nuôi.

3.

Rượu hổ. Ảnh: cảnh sát môi trường Hồ Chí Minh Tịch thu tang vật hổ. Ảnh: Cảnh sát môi trường Hà Nội

Page 5: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 5

Kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cườngnănglựcthựcthiphápluật

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học được kiện toàn và hướng đến mục tiêu tăng cường hợp tác tổng thể để quản lý đa dạng sinh học. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước, theo đó Cục bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Tổng cục môi trường đã được thành lập thực hiện công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học (ở cấp trung ương); nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học được giao cho các Chi cục Bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Vụ Bảo tồn thiên nhiên được thành lập thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có chức năng hoạch định chính sách về đa dạng sinh học về rừng, năng lực của cơ quan quản lý CITES Việt Nam được tăng cường, lực lượng kiểm lâm cũng được củng cố, tăng cường trang thiết bị và hiện có kiểm lâm thuộc các khu bảo tồn. Ngoài ra, các lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), lực lượng hải quan (Bộ Tài chính), lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công thương)… cũng tham gia vào công tác quản lý, kiểm soát hoạt động vận chuyển, mua bán ĐVHD.

Việt Nam cũng đã thành lập Mạng lưới thực thi pháp luật về động, thực vật hoang dã Việt Nam (Việt Nam-WEN). Đây là lực lượng công tác liên ngành chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp, bao gồm cảnh sát, hải quan và các cơ quan môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối quốc gia. Việt Nam-WEN là một thành viên có vai trò lớn của khu vực liên chính phủ ASEAN-WEN và trong năm 2014, Việt Nam giữ vị trí chủ tịch ASEAN-WEN.

Việc hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học đã góp phần tích cực trong thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ loài hoang dã tại Việt Nam.

Ảnh: Freeland

Page 6: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

6 BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁTBUÔN BÁN, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Đa dạng hóa nguồn lực cho bảo tồn đadạngsinhhọc

Nguồn tài chính cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được đa đạng hóa; ngoài nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước, cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, khai thác dịch vụ du lịch hệ sinh thái rừng đặc dụng... đã mở ra nguồn tài chính mới từ việc khai thác, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái. Đồng thời hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học cũng đã trở thành nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đa dạng sinh học, đào tạo cán bộ quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và đổi mới phương thức quản lý bảo tồn, khai thác và sử dụng đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhậnthức

Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn ĐVHD, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ các loài ĐVHD cũng được quan tâm tăng cường. Thông qua đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học từng bước được nâng cao và giảm dần các hành vi tiêu thụ, tiếp tay cho việc buôn bán, vận chuyển ĐVHD bất hợp pháp. Một số cơ quan Chính phủ, trong đó có Cục bảo tồn đa dạng sinh học và cơ quan quản lý CITES, đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan khác của Chính phủ khác để thực hiện các hoạt động truyền thông và các chiến dịch tập trung vào việc giảm nhu cầu tiêu thụ các loài nguy cấp. Tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác giữa Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự là điều cần thiết để bảo vệ ĐVHD một cách hiệu quả.

Tất cả những nỗ lực trên đã góp phần tích cực cho công tác bảo tồn loài hoang dã, ngăn chặn và kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển trái phép loài hoang dã của Việt Nam. Mặc dù có nhiều nỗ lực kiểm soát tình trạng tiêu thụ các loài ĐVHD bất hợp pháp nhưng chúng ta vẫn còn nhiều thách thức, tồn tại cần phải tiếp tục giải quyết. Buôn bán Rùa bất hợp pháp. Ảnh: Asian Turtle Program

Voi. Ảnh: Wiki media commons

Tê giác. Ảnh sưu tầm

Page 7: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 7

một số tồn tại, bất Cập trong quản lý buôn bán, tiêu tHụ động vật Hoang dã

4.

Tồn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan ban hành về đa dạng sinh học nhưng tiếp cận theo các hệ thống pháp luật khác nhau (pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về thủy sản,..) nên gây khó khăn cho công tác thực thi, áp dụng pháp luật. Một số văn bản pháp luật ban hành không nêu trách nhiệm thực hiện rõ ràng và thiếu sự liên kết và tham chiếu dẫn đến sự không đồng bộ, khó khăn trong quá trình thực thi. Ví dụ Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02 tháng 05 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống thủy sản được phép kinh doanh có bao gồm loài Rùa hộp ba vạch (Coura trifasciata), trong khi loài rùa này thuộc nhóm 1B - nhóm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ. Ngoài ra, loài rùa này

cũng là loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Một số quy định trong các văn bản hiện hành vẫn tạo điều kiện cho việc buôn bán và tiêu thụ ĐVHD bất hợp pháp, chẳng hạn như quy định tại Thông tư số 90/2008/ TT-BNN và Nghị định số 157/2013/ NĐ-CP cho phép các cán bộ thực thi pháp luật bán đấu giá và kinh doanh ĐVHD cũng như các sản phẩm làm từ ĐVHD bị tịch thu bao gồm cả loài nguy cấp, quý, hiếm. Những quy định này vô tình tạo điều kiện cho việc hợp pháp hóa hoạt động buôn bán trái phép và kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ĐVHD.

Chế tài xử lý các vi phạm còn chưa rõ ràng, mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Có một trở ngại lớn hiện nay trong việc xử lý vi phạm pháp luật là việc xác định giá trị tang vật để xác định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đây là hàng hóa “đặc biệt” nên thiếu căn cứ để xác định giá trị. Còn đối với các vi phạm về hình sự thì mức phạt và hình phạt cao nhất cho các vi phạm liên quan đến ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm là 500 triệu đồng và 7 năm tù. Tuy nhiên, những mức hình phạt cao nhất với loại hình tội phạm liên quan đến ĐVHD hầu như không được tòa án áp dụng. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do thiếu căn cứ xác định được hậu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường do loại hình tội phạm này gây ra hoặc do căn thiếu căn cứ để xác định giá trị tang vật5. Ngoài ra, mức hình phạt tối đa vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị mà buôn bán ĐVHD mang lại, khiến tội phạm ĐVHD được xem như là một hoạt động có tính rủi ro thấp, lợi nhuận cao.

5 Ví dụ, một số loài thuộc nhóm II B (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP) như tê tê, cầy và linh trưởng thường xuyên được phát hiện vi phạm quy định về buôn bán, vận chuyển với số lượng lớn. Tuy nhiên, để khởi tố hình sự các vụ vi phạm này rất khó do các loài thuộc Nhóm IIB không được quy định trong Bộ Luật hình sự và Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007 về Hướng dẫn áp dụng một số điều trong Bộ luật hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, quản lý lâm sản. Hoặc theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định các vi phạm liên quan đến các loài thuộc Nhóm II B có thể được khởi tố hình sự nếu gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, căn cứ để xác định giá trị tang vật lại không được quy định dẫn đến bất cập trong việc xử lý triệt để các vi phạm về vận chuyển số lượng lớn các loài thuộc Nhóm IIB.

Buôn bán Tê tê bất hợp pháp. Ảnh sưu tầm

Page 8: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

8 BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁTBUÔN BÁN, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Các quy định về nuôi nhốt ĐVHD hiện hành chưa đủ và chưa tính đến năng lực quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng, điều kiện thực tế về cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở gây nuôi nên vô hình chung tiếp tay cho các hoạt động mua bán tiêu thụ ĐVHD. Mục tiêu gây nuôi ĐVHD được coi là giải pháp bảo tồn, giảm áp lực khai thác các quần thể loài này trong tự nhiên. Tuy nhiên, do thiếu năng lực và biện pháp kiểm soát trên thực tế nên gây nuôi ĐVHD lại mang lại nhiều thách thức hơn cho việc bảo vệ ĐVHD đặc biệt là các nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Các cơ sở gây nuôi hiện nay không đóng góp trực tiếp cho các nỗ lực bảo tồn ĐVHD mà chỉ đơn thuần nuôi và bán thương phẩm các loài ĐVHD và thu lợi nhuận và không tái thể vào tự nhiên. Đồng thời, chính sự tồn tại của các cơ sở gây nuôi thương mại ĐVHD thúc đẩy thị trường tiêu thụ ĐVHD, khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tìm hiểu về quan điểm của các Chi cục Kiểm lâm trong cả nước đối với vấn đề gây nuôi ĐVHD cho thấy 79% các chi cục không ủng hộ các chính sách gây nuôi và kinh doanh thương mại đối với ĐVHD, đặc biệt là đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm. Một loạt các lý do đã được đưa ra như chính sách cho phép gây nuôi thương mại các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm sẽ dẫn đến tình trạng “nhập lậu”, “hợp pháp hóa” các cá thể săn bắt trái phép từ tự nhiên6. Các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc của ĐVHD gây nuôi tại trang trại và gần như không thể

thể phân biệt cá thể, sản phẩm động vật có nguồn gốc gây nuôi và có nguồn gốc từ tự nhiên.

Việc cho phép gây nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại trong khi không có biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và phân biệt sản phẩm của hoạt động gây nuôi với sản phẩm khai thác ngoài tự nhiên nên vô hình chung đã tiếp tay cho các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) năm 2008, đã có nhiều trường hợp xác nhận việc có một số trang trại “rửa” ĐVHD bắt từ tự nhiên hoặc nhập vào làm con giống, hoặc không chứng minh được nguồn gốc ĐVHD gây nuôi tại cơ sở. Ngay cả các trang trại gây nuôi các loài hoang dã thông thường như trăn, heo rừng, nhím và rắn hổ mang là các loài phát triển nhanh, khả năng sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt và chi phí thức ăn thấp cũng được phát hiện có hiện tượng trà trộn, buôn bán các con từ tự nhiên7. Ngoài ra, hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD còn gây ra các nguy cơ đối với con người, môi trường, đa dạng sinh học nếu như điều kiện kỹ thuật nuôi và quản lý không bảo đảm, đặc biệt với một số loài nuôi hiện nay như rắn hổ mang, trăn và cá sấu. Một số loài khi thoát ra tại nơi không phải khu vực phân bố tự nhiên hoặc là cá thể lai sẽ đe dọa đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Tê tê. Ảnh: CPCP

6 ENV, 2014, “Kết quả khảo sát quan điểm về gây nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”

Page 9: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 9

Công tác thực thi pháp luật bị hạn chế và chưa hiệu quả do thiếu nguồn lực kể cả cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính. Thêm vào đó, các cơ quan chức năng còn nhận thức chưa đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của tội phạm ĐVHD và thiếu đào tạo tăng cường năng lực cũng làm hạn chế năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật.

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường còn hạn chế, chưa tương xứng với trách nhiệm và những rủi ro cao mà họ phải đối mặt trong công việc. Điều này dễ dàng dẫn đến hoạt động tiêu cực một số cán bộ kiểm hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong công việc. Bên cạnh đó, còn thiếu hệ thống giám sát, đánh giá trách nhiệm và hiệu quả làm việc để kỷ luật các cán bộ có các hành vi vi phạm hoặc công nhận và khen thưởng các cán bộ có nhiều thành tích, đóng góp. Điều này khiến cán bộ thiếu động lực để thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao.

7 WCS, 2008, Báo cáo kỹ thuật “Trang trại gây nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại: vấn đề hay giải pháp bảo tồn?”

Cá sấu nuôi tại trang trại. Ảnh: Robert Lochrie

Khỉ.

Ảnh:

Trươ

ng A

nh T

Page 10: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

10 BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁTBUÔN BÁN, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

quan điểm quốC tế đối với vấn đề buôn bánvà tiêu tHụ động vật Hoang dã trái pHép

5.

Hiện nay, cộng đồng quốc tế công nhận hoạt động buôn bán và tiêu thụ ĐVHD dã bất hợp pháp là một mối đe dọa lớn tới đa dạng sinh học, phát triển bền vững và an ninh, cần phải có các biện pháp cấp bách để được giải quyết. Điều này được thể hiện trong các nghị quyết gần đây của Công ước CITES, Đại hội đồng Liên hợp quốc, Cảnh sát quốc tế INTERPOL và nhiều văn bản khác8. Vào tháng 7 năm 2013, Mỹ đã ban hành một Sắc lệnh trong đó xác định buôn bán ĐVHD là một “cuộc khủng hoảng leo thang quốc tế” để giải quyết vì lợi ích của nước Mỹ9; và vào tháng 2 năm 2014, Tuyên bố London về chống buôn bán trái phép ĐVHD đã được ký kết bởi hơn 40 quốc gia bao gồm Việt Nam, cam kết nỗ lực lớn hơn và phối hợp để tăng cường các chính sách và thực thi và giảm nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm từ ĐVHD.

Cộng đồng quốc tế rất quan ngại về hậu quả của hoạt động săn bắt, buôn bán trái phép, sự mất mát và phá hủy tài nguyên thiên nhiên vì nó không chỉ gây ra các vấn đề môi trường, đe dọa cho các loài và hệ sinh thái mà còn đe dọa đến an ninh xuyên quốc gia, ảnh hưởng tới sức khỏe con người do lây lan dịch bệnh từ động vật và các mối đe dọa cho nền kinh tế và phát triển bền vững trên toàn cầu.

Trong bối cảnh này, buôn bán và tiêu thụ ĐVHD bất hợp pháp không chỉ đặt ra những thách thức cho Việt Nam mà còn gây tổn hại hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế và việc thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước quốc tế đã ký kết về bảo tồn đa dạng sinh học như Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) và Công ước CITES.

8 UNEP, 2014, “khủng hoảng tội phạm Môi trường: mối đe dọa đến phát triển bền vững từ khai thác bất hợp pháp và Thương mại động vật hoang dã và rừng nguyên” 9 Wyler, L & Sheikh, PA, 2013, ‘Kinh doanh thương mại động vật hoang dã bất hợp pháp quốc tế: Thách thức và Chính sách của Mỹ “(Báo cáo cho Quốc hội)

Tay Gấu. Ảnh: Freeland

Page 11: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 11

Mộtsốgiảipháp

1. Kiện toàn khung pháp lý và chính sách về quản lý và bảo vệ các loài động vật hoang dã. Bổ sung những thiếu hụt, lỗ hổng, bất cập trong các chính sách hiện hành đặt ra những thách thức và khó khăn cho quá trình thực thi. Để đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật, khung hình phạt phải tương quan với lợi nhuận thu được từ buôn bán trái phép ĐVHD và các mức hình phạt tối đa nên được áp dụng đối với loại hình tội phạm ĐVHD nghiêm trọng.

2. Cần xem xét, nghiên cứu kỹ giữa lợi ích dự kiến so với lợi ích thực tế thu được từ việc cho phép gây nuôi một số loài nguy cấp, quý, hiếm và năng lực thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước hiện nay để có biện pháp hạn chế những tác động bất lợi của việc cho phép gây nuôi thương mại loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đặc biệt để đạt được mục tiêu tăng cường bảo vệ các loài ĐVHD và giảm tiêu thụ các loài nguy cấp, trước mắt cần nghiêm cấm gây nuôi thương mại các loài ĐVHD thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ khi chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả các cá thể gây nuôi, phân biệt được có cá thể nuôi với cá thể hoang dã nhằm tránh việc lợi dụng tình trạng này để buôn bán, tiêu thụ trái phép.

3. Tăng cường năng lực cho cơ quan thực thi pháp luật để kiểm soát tiêu thụ động vật hoang dã trái phép và không bền vững, bao gồm đào tạo về nội dung và các mục tiêu của các nghị định liên quan đến bảo vệ ĐVHD, nâng cao năng lực toàn diện và trang bị đầy đủ để nhận diện, báo cáo và bắt giữ tội phạm tham gia vào các hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp, xây dựng cẩm nang hướng dẫn, hỗ trợ công tác thực thi pháp luật. Tổ chức kiểm tra việc săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, nơi chế biến kinh doanh ĐVHD.

4. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ ĐVHD. Xã hội hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học và đấu tranh phòng, chống tội phạm,

các hành vi vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học. Khuyến khích để cộng đồng là “tai”, là “mắt” trong việc phát hiện các vụ việc vi phạm bảo vệ ĐVHD. Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội dân sự trong việc thực hiện tuyên truyền và phổ biến các thông tin về bảo vệ ĐVHD.

Cáchànhđộngưutiên

1. Tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý buôn bán và tiêu thụ ĐVHD, đặc biệt sự hợp tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các cơ quan khác để giải quyết ba vấn đề chính của nạn buôn bán trái phép ĐVHD (gồm săn bắt, buôn bán và làm giảm nhu cầu) một cách toàn diện và đồng bộ.

2 Rà soát, điều chỉnh hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và bảo vệ các loài ĐVHD để xóa bỏ các lỗ hổng, chồng chéo và bất cập và có sự rõ ràng trong phân công trách nhiệm thực hiện.

một số giải pHáp và HànH động ưu tiên6.

Rùa. Ảnh: ATP

Page 12: BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN, TIÊU …tnmtvinhphuc.gov.vn/uploads/news/2016_05/tom-tat-chinh... · 2016-05-25 · BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH

12 BẢN TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH VỀ KIỂM SOÁTBUÔN BÁN, TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌCĐịa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà NộiĐiện thoại: +84 4 3795 5471 | Fax: +84 4 3795 5464

3. Xây dựng năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, chú trọng cả về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn, soạn thảo các tài liệu hướng dẫnchuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực thi pháp luật về bảo tồn ĐVHD. Tăng cường và đưa Việt Nam-WEN vào hoạt động, mở rộng thành viên và phạm vi và cho phép Việt Nam-WEN trở thành nền tảng để tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chống lại hoạt động buôn bán bất hợp pháp.

4. Có chế tài mạnh hơn tương quan với mức độ nghiêm trọng và lợi nhuận của loại hình tội phạm này. Ví dụ, để hạn chế việc phải liên tục điều chỉnh mức phạt tối đa trong các văn bản pháp luật, có thể quy định tăng 10% theo chu kỳ 3 năm để phản ánh lạm phát (Hiện nước Philippin đang áp dụng phương pháp này); nghiên cứu áp dụng các mức hình phạt thích đáng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD. Xây dựng dướng dẫn tư pháp trong lĩnh vực ĐVHD để hỗ trợ các thẩm phán trong việc xử lý các vụ án về ĐVHD. Ngoài ra, điều khoản quy định căn cứ xử phạt vi phạm hành chính và hình sự dựa trên giá thị trường của các loài và sản phẩm của chúng cần phải được sửa đổi và thay thế bằng biện pháp khả thi và định lượng như số lượng cá thể loài, trọng lượng, vv.

5. Xây dựng cơ chế khen thưởng để khuyến khích người dân tố giác vi phạm và các cán bộ thực thi có nhiều thành tích trong bắt giữ các đối tượng buôn trái phép ĐVHD. Cơ chế này có thể đi vào hoạt động thông qua nguồn thu được từ tài sản tịch thu của tội phạm ĐVHD.

6. Để cân bằng giữa các mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế và hỗ trợ giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ đối với các loài nguy cấp và phù hợp với năng lực quản lý, kiểm soát của Việt Nam cần nghiêm cấm việc gây nuôi thương mại các loài

ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (và các loài thuộc Phụ lục I của Công ước CITES); cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động này để bảo vệ các loài đang có nguy cơ bị đe dọa khỏi những tác động tiêu cực và chỉ cho phép gây nuôi hạn chế các loài thông thường phù hợp với môi trường nuôi nhốt nhân tạo và có giá trị kinh tế. Có thể phát triển chính sách ưu đãi cho các chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học khi tham gia vào chương trình tái thả loài ĐVHD về môi trường tự nhiên.

7. Đối với các cơ sở gây nuôi thương mại loài hoang dã, chủ trang trại phải chịu trách nhiệm chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loài gây nuôi trong cơ sở của mình, thay vì các cán bộ thực thi pháp luật như hiện nay.

8. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến pháp luật về bảo vệ ĐVHD tới cộng đồng, đặc biệt cần tăng cường công khai thông tin về các vụ vi phạm và đối tượng vị phạm trong các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bò Biển. Ảnh: Rutger Geerling

Chương trình Châu Á hành động chống buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (ARREST)