8
1 NHN RA TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH (LC 2:22-40) LThánh Gia, Năm (Hc 3:3-7,14-17;Cl 3:12-21). Giáo hi thiết lp lthánh gia vào năm 1921 để chcho thy tm quan trng của đời sống gia đình khi mà nhng liên hgia đình trnên lng lo. Thiên Chúa to dựng người nam và người nđể làm thành gia đình, có cha có mẹ và con cái để yêu thương săn sóc lẫn nhau. Vì yêu Thiên Chúa Cha đã sai Con Một xung thế cu chuc nhân loi ti li. Vì yêu Ngôi Hai Thiên Chúa xung thế gian làm người để cu chuc nhân loi. Vì yêu trinh nMaria chp nhận địa vlàm mÐng cu thế. Cũng vì yêu, thánh Giuse đưa Hài nhi và mNgười trn sang Ai Cp (Mt 2:14). Và cũng chính tình yêu đã đưa gia đình thánh trở vNagiarét. đó thánh Giuse cung phụng cho gia đình thánh như có thbng cách làm nghthmc. Người ta thường nói: Gia đình là nền tng ca xã hội. Dù gia đình lớn hay nhthì gia đình vẫn là cn thiết cho đời sng xã hi. Chính trong khung cnh an toàn và bu khí m cúng của gia đình, mà những giá trnhân bản được truyền đạt xung cho con cháu. Vic đầu tư vào con cái phải được bắt đầu tkhi ththai và sau khi sinh con. Con cái được ththai phi là do kết quca tình yêu gia vchng trong hôn nhân được thánh hiến, chkhông phi là chuyn qua đường, ngu nhiên mà có ththai. Sng và lớn lên không có gia đình, người ta có thmất đi mức độ thăng bằng vđời sng tình cm. Khi gia đình đổ v, những căn tính về phái tính và gia đình ca con cái sbthuyên gim. Sng trong nhng xã hi đang trên đà phát triển vkinh tế, hay knghvà hu kngh, thì nhng giá trgia đình bị suy gim. Trong mt xã hội như vy, nhng luật pháp thường nhm cvõ và bo vcá nhân hơn là gia đình như luật ly d, phá thai, lut bo vcon cái chng li cha m. Cng thêm vào đó còn phải kđến nhng phim ảnh, báo chí đồi try, nhng nn nghin ngp, sút sách. Mt bng thng kê ca hãng bo him Mutual Life ti Massachusetts hỏi người ln xem hlãnh hi nhng giá trcăn bản tđâu đến, có khong 70% ti 80% trlời là do gia đình. Khi chính những người lớn này được hi xem con cái hhọc đòi những giá trtđâu, thì 2/3 trả li là vô tuyến truyn hình, phim nh, âm nhc... Vì hoàn cnh kinh tế, vì đời sng xã hi phc tp, ccha ln mthường phải đi làm cho nên ít dành thời gicho con cái. Nếu gia đình là nền tng ca xã hội, thì gia cũng phi là nn tng ca giáo hi. Nói theo phương diện đạo đức thì gia đình là một đơn vị tôn giáo đầu tiên. Giáo hội thánh hoá đời sống gia đình qua Bí tích hôn phi. Giáo hi coi Bí tích hôn phi là thánh thiện vì đời sống hôn nhân mong được thánh thin nếu muốn được phn ảnh gia đình Nagiarét. Gia đình Thánh Gia Thất nêu tấm gương mà mỗi gia đình đạo hnh phi noi theo như những li khuyên dy khôn ngoan trong sách Hun ca: Ai vâng lnh Chúa, slàm cho man lòng (Hc 3:6). Ðiều đó có nghĩa là người msđược hnh phúc khi con mình vâng lnh Chúa là ngun mch mi skhôn ngoan. Giáo hội trình bày gia đình Nagiarét là gia đình lý tưởng cũng ý thức được nhng khiếm khuyết có thlàm ly tán bt cđời sống gia đình nhân loại nào. Ðó Bn Tin S31 Chúa Nht LThánh Gia Tht Năm B Ngày 28.12.2014

Bản Tin Số 31 Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất Năm B Ngày 28.12 · đình để Chúa đồng hành và làm chủ đời sống gia đình. Ði dâng thánh lễ chung vào

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

NHẬN RA TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỜI

SỐNG GIA ĐÌNH (LC 2:22-40)

Lễ Thánh Gia, Năm (Hc

3:3-7,14-17;Cl 3:12-21). Giáo

hội thiết lập lễ thánh gia vào

năm 1921 để chỉ cho thấy tầm

quan trọng của đời sống gia đình

khi mà những liên hệ gia đình

trở nên lỏng lẻo. Thiên Chúa tạo

dựng người nam và người nữ để

làm thành gia đình, có cha có mẹ

và con cái để yêu thương săn sóc lẫn nhau. Vì yêu

Thiên Chúa Cha đã sai Con Một xuống thế cứu chuộc

nhân loại tội lỗi. Vì yêu Ngôi Hai Thiên Chúa xuống

thế gian làm người để cứu chuộc nhân loại. Vì yêu trinh

nữ Maria chấp nhận địa vị làm mẹ Ðấng cứu thế. Cũng

vì yêu, thánh Giuse đưa Hài nhi và mẹ Người trốn sang

Ai Cập (Mt 2:14). Và cũng chính tình yêu đã đưa gia

đình thánh trở về Nagiarét. Ở đó thánh Giuse cung

phụng cho gia đình thánh như có thể bằng cách làm

nghề thợ mộc.

Người ta thường nói: Gia đình là nền tảng của xã

hội. Dù gia đình lớn hay nhỏ thì gia đình vẫn là cần

thiết cho đời sống xã hội. Chính trong khung cảnh an

toàn và bầu khí ấm cúng của gia đình, mà những giá trị

nhân bản được truyền đạt xuống cho con cháu. Việc

đầu tư vào con cái phải được bắt đầu từ khi thụ thai và

sau khi sinh con. Con cái được thụ thai phải là do kết

quả của tình yêu giữa vợ chồng trong hôn nhân được

thánh hiến, chứ không phải là chuyện qua đường, ngẫu

nhiên mà có thụ thai.

Sống và lớn lên không có gia đình, người ta có thể

mất đi mức độ thăng bằng về đời sống tình cảm. Khi

gia đình đổ vỡ, những căn tính về phái tính và gia đình

của con cái sẽ bị thuyên giảm. Sống trong những xã hội

đang trên đà phát triển về kinh tế, hay kỹ nghệ và hậu

kỹ nghệ, thì những giá trị gia đình bị suy giảm. Trong

một xã hội như vậy, những luật pháp thường nhắm cổ

võ và bảo vệ cá nhân hơn là gia đình như luật ly dị, phá

thai, luật bảo vệ con cái chống lại cha mẹ. Cộng thêm

vào đó còn phải kể đến những phim ảnh, báo chí đồi

trụy, những nạn nghiện ngập, sút sách. Một bảng thống

kê của hãng bảo hiểm Mutual Life tại Massachusetts

hỏi người lớn xem họ lãnh hội những giá trị căn bản từ

đâu đến, có khoảng 70% tới 80% trả lời là do gia đình.

Khi chính những người lớn này được hỏi xem con cái

họ học đòi những giá trị từ đâu, thì 2/3 trả lời là vô

tuyến truyền hình, phim ảnh, âm nhạc... Vì hoàn cảnh

kinh tế, vì đời sống xã hội phức tạp, cả cha lẫn mẹ

thường phải đi làm cho nên ít dành thời giờ cho con

cái.

Nếu gia đình là nền tảng của xã hội, thì gia cũng

phải là nền tảng của giáo hội. Nói theo phương diện

đạo đức thì gia đình là một đơn vị tôn giáo đầu tiên.

Giáo hội thánh hoá đời sống gia đình qua Bí tích hôn

phối. Giáo hội coi Bí tích hôn phối là thánh thiện vì đời

sống hôn nhân mong được thánh thiện nếu muốn được

phản ảnh gia đình Nagiarét. Gia đình Thánh Gia Thất

nêu tấm gương mà mỗi gia đình đạo hạnh phải noi theo

như những lời khuyên dạy khôn ngoan trong sách Huấn

ca: Ai vâng lệnh Chúa, sẽ làm cho mẹ an lòng (Hc 3:6).

Ðiều đó có nghĩa là người mẹ sẽ được hạnh phúc khi

con mình vâng lệnh Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn

ngoan.

Giáo hội trình bày gia đình Nagiarét là gia đình lý

tưởng cũng ý thức được những khiếm khuyết có thể

làm ly tán bất cứ đời sống gia đình nhân loại nào. Ðó

Bản Tin Số 31 – Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất Năm B – Ngày 28.12.2014

2

là lý do tại sao trong thư gửi tín hữu Côlôsê, thánh

Phaolô khuyên họ làm sao sống tinh thần Kitô giáo.

Thánh nhân khuyên bảo họ: Hãy mặc lấy những tâm

tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu

đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau (Cl 3:12-13).

Trong gia đình, các phần tử được kêu gọi mang trách

nhiệm cho nhau. Thành phần mang bệnh hoạn tật

nguyền cũng phải được săn sóc về thể chất, tinh thần

và đời sống thiêng liêng. Những thành phần quá cố

trong gia đình cũng phải nằm trong lời cầu nguyện của

gia đình.

Người công giáo cần đem Chúa vào đời sống gia

đình để Chúa đồng hành và làm chủ đời sống gia đình.

Ði dâng thánh lễ chung vào ngày Chúa nhật và cầu

nguyện chung trong gia đình là những yếu tố quan

trọng và cần thiết để liên kết các phần tử trong gia đình

lại với nhau. Không những cầu nguyện chung bằng

cách đọc những kinh có sẵn trong sách kinh, mà còn

cầu nguyện cho nhau bằng cách dùng những lời lẽ

riêng của mình dâng lên Thiên Chúa như những nhân

vật trong Thánh kinh đã làm. Chẳng hạn cặp vợ chồng

mới cưới là Tôbia và Xara cầu nguyện trong buổi thành

hôn thế này: Giờ đây không phải vì lý do sắc dục, mà

con cưới em con đây, nhưng vì lòng chân thành. Xin

Chúa đoái thương chúng con, cho chúng con được

chung sống bên nhau đến tuổi già (Tb 8:7). Còn ông

Raguel cầu nguyện cho con rể là Tôbia như sau: Chúc

con đi mạnh giỏi và bình yên (Tb 10:11). Rồi ông cầu

nguyện cho con gái là Xara: Thôi con đi bình yên. Cha

mong được nghe toàn những tin tốt lành về con (Tb

10:12). Còn bà Edna cầu nguyện cho con rể là Tobia:

Trước mặt Chúa, mẹ gửi gắm Xara cho con (Tb 10:13).

Rồi ông Tôbít cầu nguyện cho con trai là Tobia và con

dâu là Xara: Hãy phụng thờ Thiên Chúa trong sự thật

và làm đẹp lòng Người. Hãy truyền dạy con cái thực

thi công chính và làm việc bố thí, biết tưởng nhớ Thiên

Chúa và chúc tụng danh Người mọi lúc, trong sự thật,

với hết sức mình (14:8).

Gia đình Thánh Gia Thất mà Giáo hội mừng lễ

hôm nay phải là mẫu mực cho mỗi gia đình Kitô giáo.

Mỗi phần tử trong gia đình có thể noi gương những gì

nơi Chúa hài nhi, nơi mẹ Maria, nơi Thánh Giuse? Và

ta cũng cầu nguyện cho sự thành đạt và hạnh phúc cho

đời sống gia đình.

Lời cầu nguyện cho gia đình của Phong trào Thăng

tiến Hôn nhân Gia đình:

Lạy Thánh gia, xưa thánh Cả Giuse đã đưa Mẹ

Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai-cập. Thánh gia đã

chia sẻ những tân toan trong đời sống gian nan.

Xin Thánh gia cho chúng con:

- Biết thông cảm và sống theo lời Chúa dạy trong

Thánh kinh.

- Biết lắng nghe và kính trọng nhau, lúc vui cũng như

khi buồn.

- Biết nhịn nhục và hoà giải khi tính tình và cách cư

xử khác nhau.

- Biết hiếu nghĩa và chung thuỷ từ trong gia đình cho

đến ngoài xã hội.

- Biết lấy gương lành mà dưỡng dục con cái.

- Giêsu- Maria- Giuse! Ðời chúng con sóng gió ba đào,

xin ban ơn can đảm, kiên trì.

- Gia đình chúng con trẻ già xung khắc, xin ban ơn

quảng đại thứ tha để chúng con an vui chấp nhận lẫn

nhau.

- Giáo hội Chúa cần nhiều tín hữu nhiệt thành sốt mến.

- Xin cho chúng con biết phụng sự trong tin yêu,

để cùng nhau xây dựng nước Chúa muôn đời. Amen

LM Trần Bình Trọng

“15 CĂN BỆNH CỦA GIÁO TRIỀU

ROMA CẦN CHỮA TRỊ.” Đây không phải là "Nói xấu Giáo

Hội" hay "Vạch áo cho người xem

lưng" mà là những điều Giáo Hội cần

đưa ra ánh sáng như một áp lực để đòi

hỏi Giáo Triều phải cải tổ để đưa

Giáo Hội ngày càng đi tới gần Chúa hơn. Mỗi thời đại

có một ngôn sứ.

Cám ơn ĐGH Francis. Xin Chúa Thánh Thần soi

sáng và phù hộ cho ngài. G. Trần Đức Anh OP

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-

12-2014 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung

ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô liệt kê 15

thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo

triều Roma.

Khoảng 60 Hồng Y và 50 Giám Mục cùng với

nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ

quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân

dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.

Mở đầu, Đức Hồng Y Angelo Sodano, 87 tuổi,

niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc

3

mừng ĐTC và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc

các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng

tác hoàn toàn với ĐTC trong việc phục vụ tình hiệp

nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. Đức

Hồng Y cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các

nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ

ĐTC và Giáo Hội.

Diễn từ của Đức

Thánh Cha (ĐTC): Lên

tiếng trong dịp này, sau

khi gửi lời chúc mừng và

cám ơn sự cộng tác của

mọi người trong giáo triều

Roma, ĐTC nhấn mạnh sự

kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một

cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có

những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng

chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng

Sinh, ĐTC đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà

những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc

phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:

"Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và

tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn

ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng

như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt

động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê

vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là

những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều

chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu

việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng

"danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các

Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách

mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp

chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một

bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng

Sinh.

1. Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn

nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ

là những kiểm điểm cần thiết và thông thường: Một

giáo triều không tự phê bình, không canh tân, không

tìm cách cải tiến, thì đó là một cơ thể đau yếu. Một

cuộc viếng thăm bình thường tại các nghĩa trang có thể

giúp chúng ta nhìn thấy tên của bao nhiêu người, của

vài người mà chúng ta nghĩ họ là bất tử, miễn nhiễm,

và không thể thay thế được! Đó là bệnh của người giàu

có trong Phúc Âm nghĩ rằng mình sống vĩnh viễn (Xc

Lc 12,13-21) và cả những người trở thành chủ nhân

ông, cảm thấy mình cao trọng hơn mọi người, chứ

không phải là người phục vụ tất cả mọi người. Bệnh

này thường xuất phát từ bệnh quyền bính, từ mặc cảm

là những người ưu tuyển, từ thái độ tự yêu mình, say

mê nhìn hình ảnh của mình mà không nhìn thấy hình

ảnh của Thiên Chúa in nơi khuôn mặt của những người

khác, đặc biệt là những người yếu đuối và túng thiếu

nhất. Thuốc chữa bệnh dịch này là ơn thánh, ơn cảm

thấy mình là người tội lỗi và thành tâm nói rằng:

”Chúng ta chỉ là những đầy tớ vô dụng. Chúng ta đã

làm những gì chúng ta phải làm” (Lc 17,10).

2. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên

Marta, làm việc thái quá: Tức là những người chìm

đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi

bên chân Chúa Giêsu (Xc Lc 10,38). Vì thế Chúa Giêsu

đã kêu gọi các môn đệ của Ngài ”hãy nghỉ ngơi một

chút” (Xc Mc 6,31), vì lơ là việc nghỉ ngơi cần thiết sẽ

đi tới tình trạng căng thẳng và giao động. Thời gian

nghỉ ngơi, đối với những người đã chấm dứt sứ mạng

của mình, là điều cần thiết, cần phải làm, và cần phải

sống thanh thản: khi trải qua một chút thời gian với

những người thân trong gia đình và tôn trọng các kỳ

nghỉ như những lúc bồi dưỡng tính thần và thể lý; cần

học điều mà sách Qohelet đã dạy: “Có thời gian cho

mỗi điều” (3,1-15).

3. Cũng có thứ bệnh “chai cứng” tâm trí và tinh

thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai

đá, “cứng cổ” (Cv 7,51-6); bệnh của những người đang

đi trên đường, đánh mất sự thanh thản nội tâm, mất sức

sinh động và táo bạo, và ẩn nấp sau các giấy tờ, trở

thành “chiếc máy hồ sơ” chứ không còn là “những

người của Thiên Chúa” nữa (Xc Dt 3,12). Họ có nguy

cơ đánh mất sự nhạy cảm nhân bản cần thiết để khóc

với những người khóc và vui với những người vui! Đó

là bệnh của những người mất “tâm tình của Chúa

Giêsu” (Xc Pl 2,5-11), vì con tim của họ, qua dòng thời

gian, đã trở nên chai đá và không có khả năng yêu mến

Chúa Cha và tha nhân vô điều kiện (Xc Mt 22,34-40).

Thực vậy, là Kitô hữu có nghĩa là “có cùng những tâm

tình như Chúa Giêsu Kitô” (Pl 2,5), những tâm tình

khiêm tốn, và hiến thân, không dính bén và quảng đại.

4. Bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng: Khi tông đồ kế hoạch mọi sự một cách tỉ mỉ và tưởng

rằng khi thực hiện việc kế hoạch hóa hoàn toàn thì mọi

sự sẽ thực sự tiến triển, như thế họ trở thành một kế

toán viên hay một nhà tư vấn kinh doanh. Chuẩn bị mọi

sự là điều tốt và cần thiết, nhưng không bao giờ được

rơi vào cám dỗ muốn đóng kín và lèo lái tự do của Chúa

Thánh Linh, Đấng luôn luôn lớn hơn, quảng đại hơn

mọi kế hoạch của con người (Xc Ga 3,8). Người ta lâm

vào căn bệnh này vì “ở lại thoải mái trong các lập

trường tĩnh và bất biến của mình thì vẫn là điều dễ dàng

4

và ung dung hơn. Trong thực tế, Giáo Hội tỏ ra trung

thành với Chúa Thánh Linh theo mức độ Giáo Hội

không chủ trương điều hành và thuần hóa Thánh Linh.

Thánh Linh là sự tươi mát, sáng tạo và mới mẻ!”

5. Bệnh phối hợp kém: Khi các chi thể mất sự hiệp

thông với nhau thì thân thể đánh mất hoạt động hài hòa

và chừng mực của mình, trở thành một ban nhạc chỉ

tạo ra những tiếng ồn ào, vì các thành phần của ban

không cộng tác với nhau, không sống tinh thần hiệp

thông và đồng đội. Khi chân nói với tay: “Tôi không

cần anh”, hoặc tay nói với đầu: “Tôi điều khiển”, thì

tạo nên sự khó chịu và gương mù.

6. Cũng có thứ bệnh “suy thoái não bộ tinh thần”: hay là quên đi “lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản

thân với Chúa, quên đi mối tình đầu (Kh 2,4). Đó là sự

suy thoái dần dần các khả năng tinh thần trong một

khoảng thời gian dài ngắn hơn kém, tạo nên tình trạng

tật nguyền trầm trong cho con người, làm cho nó không

còn khả năng thi hành một số hoạt động tự lập, sống

trong tình trạng hoàn toàn tùy thuộc những quan niệm

thường là tưởng tượng. Chúng ta thấy điều đó nơi

những người không còn nhớ cuộc gặp gỡ của họ với

Chúa, nơi những người hoàn toàn tùy thuộc hiện tại của

họ, đam mê, tính thay đổi nhất thời, và những thứ kỳ

quặc khác; ta thấy nơi những người kiến tạo quanh

mình những bức tường và những tập quán, ngày càng

trở thành nô lệ cho các thần tượng mà họ tay họ tạo

nên.

7. Bệnh cạnh tranh và háo danh: Khi cái vẻ bề

ngoài, những mầu áo và huy chương trở thành đối

tượng ưu tiên của cuộc sống, quên đi lời thánh Phaolô:

“Anh em đừng làm gì vì cạnh tranh hoặc háo danh,

nhưng mỗi người với tất cả sự khiêm tốn, hãy coi người

khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm tư lợi, nhưng hãy

tìm lợi ích của người khác nữa” (Pl 2,1-4). Đó là căn

bệnh đưa chúng ta trở thành những con người giả dối

và sống một thứ thần bí giả hiệu, một chủ thuyết yên

tĩnh giả tạo, Chính thánh Phaolô đã định nghĩa họ là

“những kẻ thù của Thập Giá Chúa Kitô” vì họ “kiêu

hãnh về những điều mà lẽ ra họ phải hổ thẹn và chỉ

nghĩ đến những điều thuộc về trần thế này” (Pl 3,19).

8. Bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống: Đó là

bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả

hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng

về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp

khác không thể lấp đầy được. Một thứ bệnh thường xảy

ra nơi những người bỏ việc mục vụ, và chỉ giới hạn vào

những công việc bàn giấy, đánh mất sự tiếp xúc với

thực tại, với những con người cụ thể. Như thế họ tạo

cho mình một thế giới song song, trong đó họ gạt sang

một bên tất cả những gì họ nghiêm khắc dạy người

khác, và bắt đầu sống một cuộc sống kín đáo và thường

là tháo thứ. Sự hoán cải là điều rất cần thiết và không

thể thiếu được đối với thứ bệnh rất nặng này (Xc Lc

15,11-32).

9. Bệnh 'ngồi lê đôi mách', lẩm

bẩm và nói hành: Tôi đã nói nhiều

về bệnh này và không bao giờ cho

đủ. Đó là một bệnh nặng, thường bắt

đầu bằng những cuộc chuyện trò, và

nó làm cho con người thành người gieo rắc cỏ lùng cỏ

dại như Satan, và trong nhiều trường hợp họ trở thành

người ”điềm nhiên giết người”, giết hại danh thơm

tiếng tốt của đồng nghiệp và anh em cùng dòng. Đó là

bệnh của những người hèn nhát không có can đảm nói

thẳng, mà chỉ nói sau lưng. Thánh Phaolô đã cảnh giác:

”Anh em hãy làm mọi sự mà đừng lẩm bẩm, không do

dự, để không có gì đáng trách và tinh tuyền” (Pl 2,14-

18). Hỡi anh em, chứng ta hãy giữ mình khỏi những

nạn khủng bố nói hành nói xấu!

10. Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo: Đó là bệnh

của những kẻ dua nịnh cấp trên, hy vọng được ân huệ

của họ. Họ là nạn nhân của công danh sự nghiệp và của

thái độ xu thời, tôn kính con người chứ không tôn kính

Thiên Chúa (Xc Mt 23,8-12). Đó là những người khi

phục vụ chỉ nghĩ đến điều mà họ phải đạt được chứ

không tới điều mà họ phải làm. Những người bủn xỉn

nhỏ nhặt, bất hạnh, và chỉ hành động vì ích kỷ (Xc Gl

5,16-25). Bệnh này có thể xảy ra cho cả các cấp trên

khi họ chiêu dụ vài cộng tác viên để được sự tuân phục,

trung thành và tùy thuộc về tâm lý, nhưng kết quả cuối

cùng là một sự đồng lõa thực sự.

11. Bệnh dửng dưng đối với người khác: Khi mỗi

người chỉ nghĩ đến mình và đánh mất sự thành thực và

quan hệ nồng nhiệt với nhau. Khi người giỏi nhất

không đặt kiến thức của mình để phục vụ đồng nghiệp

yếu kém hơn. Khi người ta biết được điều gì và giữ

riêng cho mình thay vì chia sẻ tích cực với những người

khác, Khi vì ghen tương và tinh ranh, họ cảm thấy vui

mừng khi thấy người khác ngã xuống, thay vì nâng

người ấy dậy và khích lệ họ!

12. Bệnh có bộ mặt đưa đám: Tức là những người

cộc cằn và hung tợn, cho rằng để tỏ ra là nghiêm minh,

cần có bộ mặt âu sầu, nghiêm khắc và đối xử với những

người khác, nhất là những người cấp dưới, một cách

cứng nhắc, cứng cỏi và kiêu hãnh. Trong thực tế, sự

5

nghiêm khắc đóng kịch và thái độ bi quan vô ích

thường là triệu chứng của sự sợ hãi và bất an về mình.

Tông đồ phải cố gắng là một người nhã nhặn, thanh

thản, nhiệt thành và vui tươi, thông truyền niềm vui tại

bất kỳ nơi nào. Một con tim đầy Thiên Chúa là một con

tim hạnh phúc, chiếu tỏa và làm lan rộng niềm vui cho

tất cả những người quanh mình, người ta nhận thấy

ngay điều đó.. Chúng ta đừng đánh mất tinh thần vui

tươi, tinh thần hài hước, thậm chí tự cười mình, làm

cho chúng ta trở thành những người dễ mến, cả trong

những hoàn cảnh khó khăn”. Một chút tinh thần hài

hước thật là điều tốt cho chúng ta dường nào. Thật là

điều tốt nếu chúng ta thường đọc kinh của Thánh

Thomas More: tôi vẫn đọc kinh đó hằng ngày và điều

này mang nhiều ích lợi cho tôi.

13. Bệnh tích trữ: Khi tông đồ tìm cách lấp đầy

khoảng trống trong con tim của mình bằng cách tích

trữ của cải vật chất, không phải vì cần thiết nhưng chỉ

vì để cảm thấy an ninh. Trong thực tế không có gì vật

chất có thể mang theo mình vì “khăn liệm không có

túi” và mọi kho tàng vật chất của chúng ta, dù có thực

đi nữa, không bao giờ có thể lấp đầy khoảng trống, trái

lại càng làm cho nó khẩn trương và sâu đậm hơn. Chúa

lập lại với những người ấy: “Ngươi bảo: nay tôi giầu

có, đã đầy đủ của cải rồi, tôi chẳng cần gì nữa. Nhưng

ngươi không biết mình là kẻ bất hạnh, khốn nạn, một

kẻ nghèo, mù lòa và trần trụi.. Vậy ngươi hãy nhiệt

thành và hoán cải” (Kh 3,17-19). Sự tích trữ của cải chỉ

làm cho nặng nề và làm cho hành trình trở nên chậm

hơn! Và tôi nghĩ đến một giai thoại: trước kia các tu sĩ

dòng Tên Tây Ban Nha mô tả dòng như một đoàn “kỵ

binh nhẹ nhàng của Giáo Hội”. Tôi nhớ cuộc dọn nhà

của một tu sĩ dòng Tên trẻ, trong khi chất lên xa vận tải

bao nhiêu đồ đạc: hành lý, sách vở, vật dụng, quà tặng,

thì một tu sĩ dòng Tên cao niên quan sát và mỉm cười

nói: đây có phải là kỵ binh nhẹ của Giáo Hội không?”.

Những cuộc dọn nhà của chúng ta là một dấu hiệu về

bệnh ấy.

14. Bệnh những nhóm khép kín: Trong đó sự thuộc

về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân

mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về

chính Chúa Kitô. Cả căn bệnh này cũng luôn bắt đầu

bằng những ý hướng tốt là tiêu khiển với các bạn bè,

nhưng với thời gian nó trở nên xấu, thành bệnh ung thư

đe dọa sự hài hòa của thân thể và tạo nên bao nhiêu

điều ác, gương mù, nhất cho cho những anh em bé nhỏ

hơn của chúng ta. Sự tự hủy diệt, hay là “những viên

đạn của bạn đồng ngũ” chính là nguy hiểm tinh tế nhất.

Đó là sự ác đánh từ bên trong, và như Chúa Kitô đã

nói, “nước nào chia rẽ bên trong thì sẽ bị tàn lụi” (Lc

11,17).

15. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và

phô trương: Khi tông đồ biến việc phục vụ của mình

thành quyền lực, và biến quyền lực của mình thành

hàng hóa để kiếm được những lợi lộc phàm tục và được

nhiều quyền thế hơn. Đó là bệnh của những người tìm

cách gia tăng vô độ quyền lực và để đạt được mục tiêu

đó, họ vu khống, mạ lỵ và làm mất thanh danh của

người khác, thậm chí trên cả các nhật báo và tạp chí, dĩ

nhiên để biểu dương và chứng tỏ mình có khả năng hơn

người khác. Cả thứ bệnh này cũng gây hại rất nhiều

cho thân mình, vì nó làm cho con người đi tới độ biện

minh việc sử dụng bất kỳ phương thế nào để đạt tới

mục tiêu ấy, thường là nhân danh công lý và sự minh

bạch. Và ở đây tôi nhớ đến một linh mục đã gọi các ký

giả đến để kể cho họ - một điều mà LM này bịa đặt -

về những chuyện riêng tư của những linh mục khác và

của giáo dân. LM ấy chỉ muốn được xuất hiện trên

những trang nhất của báo chí, và như thế cảm thấy

mình quyền năng và chiến thắng, nhưng tạo ra bao

nhiêu đau khổ cho những người khác và cho Giáo Hội!

Thật là những kẻ đáng thương!

ĐTC nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy

cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng

đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện

cá nhân và cộng đoàn.

Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy

sống theo chân lý trong sự thật, nhất là

trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn

bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo

Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi

mà mỗi người chúng ta mang trong tâm

hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và

giáo triều để tất cả được lành mạnh,

thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh

Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.

Sau bài diễn văn, ĐTC đã đích thân đến bắt tay

chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở

sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp

đến, các GM cũng như các giám chức, các LM khác và

các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước ĐTC để chúc

mừng và bắt tay ngài.

G. Trần Đức Anh OP

http://www.vietvatican.com/

6

LỜI NGUYỆN ĐẦU NĂM MỚI * Lạy Chúa, trong sự thinh lặng của

ngày mới này, con đến xin Chúa

bình an, khôn ngoan và sức mạnh.

* Con muốn nhìn thế giới bằng đôi

mắt yêu thương. Con muốn sống kiên nhẫn, từ bi, nhân

hậu. Con muốn nhìn những người con của Chúa, như

chính Chúa nhìn họ, vượt qua vẻ bề ngoài.

* Con chỉ nhìn thấy điều tốt lành nơi mỗi người anh

em. Xin đóng kín tai con trước mọi lời vu khống. Xin

giữ miệng con khỏi những lời thâm độc.

* Ước gì trong tâm trí con chỉ còn ý nghĩ lành thánh.

Xin cho con nên người vui tươi, bao dung, thân thiện.

Hầu ai gần con đều cảm nhận Chúa hiện diện.

Lạy Chúa, xin mặc cho con vẻ đẹp của Ngài, cho ngày

sống của con là một phản chiếu Ngài liên lỉ. Amen

HY. Mercier biên soạn,

GB. Phạm Minh Mẫn dịch và phổ biến 2.04.1998

V. THÔNG BÁO

1. TĨNH TÂM CỦA HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG

GIÁO

Để chuẩn bị mừng kính Lễ Mẹ Thiên Chúa là bổn

mạng của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo trong Cộng đoàn.

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo sẽ tổ chức một buổi tĩnh

tâm vào lúc 6:00 chiều Chúa nhật ngày mai 28.12.2014

tại phòng Annex, giáo xứ St. Catherine Laboure với

chủ đề: HY VỌNG & TRÁCH NHIỆM do Linh mục

Giuse Maria Nguyễn Tuấn Long thuyết giảng.

Chúng ta biết rằng quá khứ đi qua và không bao

giờ trở lại, vậy trong những ngày tháng sắp đến chúng

ta phải sống những giây phút hiện tại sao cho trọn vẹn

cùng với những Hy vọng và Trách nhiệm của mỗi

người để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Với chủ đề được nêu trên, Hội Các Bà Mẹ Công

Giáo kính mời tất cả quý Ông bà, quý bác, quý cô chú

và anh chị em cố gắng bớt chút thời giờ đến tham dự

buổi tĩnh tâm hữu ích này.

2. THÔNG TIN MỤC VỤ ĐẦU THÁNG:

Như thường lệ, hàng tháng Cộng Đoàn Thánh

Phêrô-Torrance có những chương trình phụng vụ Chầu

Thánh Thể và Thánh Lễ như sau:

*Thứ Năm Đầu tháng: Ngày1 tháng 1 năm 2015: Lúc

6:30PM, Chầu Thánh Thể do Hội Cầu nguyện Ơn

Thiên Triệu phụ trách và lúc 7:00PM:Thánh Lễ buộc

Mẹ Thiên Chúa.

* Thứ Sáu Đầu tháng: Ngày 2 Tháng 1, năm 2015 lúc

6:30PM, có Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ do Đoàn

Liên Minh Thánh Tâm Phụ trách.

Cùng ngày thứ sáu đầu tháng từ 9-10PM giờ Chầu

Thánh Thể do Liên nhóm Cursillo phụ trách.

*Thứ Bảy Đầu tháng: Ngày 3 Tháng 1, 2015 lúc 6:30

sáng có Thánh Lễ do Hội Đền Tạ phụ trách.

3. CHẠY XE CẨN THẬN TRONG KHU

PARKING

Để bảo đảm an toàn cho người đi bộ và

lái xe, để tránh những điều đáng tiếc có thể

xảy ra trong khu vực parking của nhà thờ.

Xin Quý Ông bà cô bác và anh chị em cùng

lưu ý một số điều cần thiết như sau:

*Để tránh việc ùn tắc giao thông tại các lối ra vào của

khu vực parking, xin quý vị lái xe không dừng xe tại

các lối ra vào để cho người xuống xe hoặc de ngược

xe vào chỗ parking, vì như vậy sẽ gây nhiều cản trở

và mất thêm nhiều thời gian cho những xe khác đang

chờ để vào parking cho kịp thánh lễ.

*Những xe cộ di chuyển trong khu vực parking, xin lái

thật cẩn thận để đề phòng những người đi bộ, nhất là

những em nhỏ.

*Để an toàn trong khu vực parking, xin những người

đi bộ nên dùng hành lang khuôn viên của trường học

để di chuyển và tránh không đi vào khu vực parking vì

người lái xe có thể không nhìn thấy và rất nguy hiểm.

Vì lợi ích chung của mọi người, chúng con xin mỗi

người cùng hy sinh và nhường nhịn nhau để vấn đề lưu

thông được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện hơn.

Ý CHỈ CẦU NGUYỆN Nguyện xin Chúa ban bình an của Ngài

đến những ông, bà trong Cộng đoàn dưới

đây để mong ông, bà sớm được bình phục

trong bàn tay quan phòng và yêu thương

của Thiên Chúa và Mẹ Maria

Ông Tạ Đình Tác, Bà Tạ Thị Xuyên, Ông Nguyễn Văn

Huấn, Bà Vũ Thị Hồng, Bà Nguyễn Thị Gái, Bà Lê Thị

Minh, Bà Đinh Thị Tâm, Ông bà Phạm Văn Phụng.

Xin nhớ đến những linh hồn mồ côi và thai nhi trong

lời kinh nguyện của quý ông bà và anh chị em.

7

Chương Trình Mục Vụ Tiếng Việt Thứ Năm Đầu Tháng:

Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ - 6:30PM-8:00PM

Thứ Sáu Đầu Tháng:

Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ 6:30PM-8:00PM

Chầu Thánh Thể: 9:00PM-10:00PM

Thứ Bảy Đầu Tháng:Thánh Lễ: 6:30AM

Thánh Lễ Chúa nhật (tiếng Việt):

7:00PM chiều thứ bảy hàng tuần

Giờ Giải Tội:

4:00PM-5:00PM thứ bảy hàng tuần

6:30PM-6:50PM thứ bảy hàng tuần

Rửa Tội Trẻ Em: 2:00PM

(Mỗi Chúa nhật thứ ba trong tháng)

Chương Trình Mục vụ Tiếng Anh, Spanish:

Sunday: 7:45AM; 9:15AM; 11:00AM, 12:30 (Spanish) and

5:30PM.

Weekdays: Mon - Fri: 6:30AM, 8:00AM, 5:30PM

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn

Cha Quản Nhiệm:

LM. F.X Đặng Phượng Hoàng 310-323-8900 Ext: 21

Thầy Phó Tế vĩnh viễn:

Giuse Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

1.Ban Điều Hành Cộng Đoàn :

Chủ Tịch:

Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

Phó C.T. Nội Vụ:

Anh Lê Quang Đức 310-848-3612

Phó C.T. Ngoại Vụ:

Anh Hồ Trung Thuận 310- 357-0141

Thư Ký:

Chị Phan Thanh Xuân 310-404-4719

Thủ Quỹ:

Chị Trần Bonzo Irene 310-880-6817

2. Ban Chuyên Môn

Ban Phụng Vụ:

Trưởng Ban: Anh Trần Quốc Bảo 310-533-7370

Ban Thừa Tác Viên Lời Chúa:

Trưởng Ban: Chị Võ Thị Ngọc Dung 310-634-4452

Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể:

Trưởng Ban: Ông Cố Nguyễn V.Hoàng 310-404-8597

Ban Giúp Lễ:

Trưởng Ban: Ông Nguyễn Hữu Lịnh 310-347-7770

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn (TT)

Ca Đoàn Thánh Linh:

Đoàn Trưởng: Anh Nguyễn Minh Tâm 714-232-5026

Ca Đoàn TN Fatima:

Ca Trưởng: Chị Brenda Nguyễn 310-634-2880

Ban Phụng Vũ:

Trưởng Ban: Chị Phạm Kim Loan 310-715-2642

Ban Rửa Tội Cho Trẻ Em:

Trưởng Ban: Thầy Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

Ban Giáo Lý Tân Tòng:

Trưởng Ban: Ông Vũ Quang Thức 310-780-3735

Ban Hướng Dẫn:

Trưởng Ban: Ông Vũ Văn Tiến 310-561-9186

Ban Nghi Thức Hôn Phối:

Trưởng Ban: Thầy Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

Ban Xã Hội–Tang Chế:

Trưởng Ban: Ông Võ Thành Bút 310-323-8809

Ban Website:

Trưởng Ban: Anh Châu Quyền 310-218-9662

Ban Thông Tin Mục Vụ:

Trưởng Ban: Anh Trần Đình Vương 310-406-6644

Ban Biên Tập:

Trưởng Ban: Chị Võ Thị Ngọc Dung 310-634-4452

Ban Âm Thanh:

Trưởng Ban: Anh Nguyễn Đức Tuấn 310-531-4653

3. Đoàn Thể

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm:

ĐoànTrưởng: Anh Nguyễn Ngọc Úy 310-634-2444

C.T. Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình:

Liên Gia Trưởng: Ông Bà Là & Hưng Đỗ 310-618-4486

Hội Ơn Gọi:

Hội Trưởng: Ông Cố Nguyễn V. Hoàng 310-324-4033

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo:

Hội Trưởng Chị Nguyễn Thị Loan Hà 310-619-0132

Hội Đền Tạ:

Hội Trưởng: Ông Nguyễn Mạnh Hùng 310-532-3841

Hội Legio Mariae:

Hội Trưởng: Cô Nguyễn Thị Mỹ 310-323-8809

Phong Trào Cursillo:

LN Trưởng: Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

4. Giáo Dục

Trung Tâm Giáo Lý & Việt Ngữ:

TT.Trưởng: Anh Mai Hiếu Jerry 310-956-0136

Hội Phụ Huynh Học Sinh:

Hội Trưởng: Anh Nguyễn Hữu Nhơn 310-699-6144

Đoàn Thiếu Nhi Fatima:

Đoàn Trưởng: Chị Châu Thảo Pauline 310-490-3471

Lịch Trình Mục Vụ Của Cộng Đoàn từ ngày 27.12.2014 tới ngày 28.02.2015

27.12.2014: -Bổn mạng Chương Trình TT Hôn nhân Gia 03.01.2015: Lễ Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

đình & Lễ Thánh Gia thất:Kỷ niệm Bí Tích Hôn Phối Nghi thức tuyên hứa cho Tân Hội viên.

28.12.2014: Tĩnh Tâm:Hội Các Bà Mẹ Công Giáo 6:00PM 18.02.2015: Thứ tư Lễ Tro (7:00PM)

tại phòng Annex, nhà thờ St. Catherine Laboure 21.02.2015: Lễ Mùng ba Tết Ất Mùi (Tặng lộc xuân, Lì xì)

01.01.2015: Thứ năm, Thánh Lễ Mẹ Thiên Chúa 7:00PM 28.02.2015: Tiệc mừng, văn nghệ Tết Ất Mùi 2015

8

To add your Adverstisement, Please call:

Nghĩa Trần: 310-926-6626 Email: [email protected]

Thank you

Xin Quý vị tích cực ủng hộ Quý Ân Nhân đăng quảng cáo và bảo trợ

cho tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần của Cộng đoàn.