23
SỐ 18 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 08/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

SỐ 18

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 08/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

11 CÁCH ĐỂ CẢI TIẾN VIỆC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Hãy vứt bỏ các bảng tính đang sử dụng. Để đảm bảo bạn đang sử dụng những thông tin mới, chính xác “hãy nâng cấp hệ thống lên một mức cao hơn với mức giá có thể chấp nhận được”.

2. Sử dụng giải pháp chuỗi cung ứng đƣợc tùy biến cho ngành của bạn. Hãy tiến hành nghiên cứu các hệ thống hiện đang được thiết kế cho các doanh nghiệp trong ngành của bạn, hoặc các doanh nghiệp giống các yếu tố chính. Bạn sẽ có cơ hội tìm ra được những cách tốt hơn, nhanh và rẻ hơn bằng cách này, và rất có khả năng doanh nghiệp sẽ phát triển được hệ thống mà nếu sử dụng những phần mềm của ngành khác, bạn sẽ không bao giờ có được

3. Thiết lập các thƣớc đo. Doanh nghiệp nên bắt đầu với những thước đó có thể đối chiếu trong và ngòai công ty như vòng xoay tiền mặt, hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỉ lệ đơn hàng thành công và các số chỉ về sự ổn định.

4. Chủ động thu thập thông tin phù hợp thay vì quản lý thông tin. Việc thu thập thông tin không thích hợp và chỉ phục vụ một vài chỉ tiêu có thể không phải là cách hữu hiệu để quản lý việc kinh doanh. Quản lý những thông tin phù hợp và có liên quan với các mục tiêu kinh doanh rồi hãy nghĩ đến việc khiến mọi người có thể tiếp cận chúng

5. Thu hút nhân viên của bạn. Truyền thông rõ ràng cách nhân viên có thể tác động đến khách hàng, hãy thiết lập những chương trình đánh giá hoạt động ngay tại cửa hàng với nhu cầu của khách hàng và các mục tiêu kinh doanh.

6. Tích hợp bán hàng, hoạt động doanh nghiệp và tài chính. Hãy tích hợp những gì đội ngũ bán hàng muốn bán, doanh nghiệp muốn sản xuất và phòng tài chính dự đi thu vào một kế hoạch thông nhất. Viết hoạch định bán hàng và sản xuất (S&OP) cho phép tìm ra điểm cân bằng tối ưu nhất giữa nhu cầu khách hàng, sản lượng sản xuất và kết quả tài chính

7. Xem xét việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn – hay có thể là chỉ 1 nhà cung cấp. Thay vì tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp cho nhiều địa điểm, doanh nghiệp nên có một giải pháp tích hợp có thể giúp doanh nghiệp hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu, cho dù doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn.

8. Giám sát hiệu quả hoạt động của mỗi đối tác trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống có thể đo lường phát triển và thay đổi đối tác nếu cần thiết.

9. Ứng dụng những công nghệ theo dấu và công nghệ trên nền tảng di động. Để nâng cao sự hiệu quả và giảm chi phí lẫn lầm lẫn, doanh nghiệp nên tận dụng những công nghệ như RFID (Radio Frequency Identification), lấy hàng bằng giọng nói, hệ thống kho tự động và hệ thống quản lý kho,…

10. Hãy nhớ chuỗi cung ứng không bắt đầu từ nhà kho – hoặc kết thúc trên kệ hàng. Quan trọng hơn việc bảo đảm sản phẩm vào được kệ chính là đảm bảo đó chính là những sản phẩm khách hàng mong muốn sử dụng. Như vậy, hãy chắc chắn doanh nghiệp biết chắc sản phẩm nào đang được khách hàng ưa chuộng và sản phẩm nào họ không thích và điều này cũng là một phần của chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.

11. Tích hợp chi phí marketing vào việc hoạch định chuỗi cung ứng. Bao gồm chi phí marketing (bao gồm chi phí, nguồn lực hạn chế và những dự báo về sự thay đổi nhu cầu do các chiến lược marketing tạo ra) vào kế hoạch chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Bằng cách làm như vậy, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược marketing nào nên được ứng dụng và cái nào nên bị loại bỏ, doanh nghiệp còn có thể xác định những nhóm khách hàng tối ưu, các kênh phân phối và sản phẩm cho mỗi chiến dịch và những quy trình sản xuất, phân phối tương ứng nhờ vào chi phí, khả năng chuỗi cung ứng, mức dịc vụ cần thiết và các mục tiêu lợi nhuận tối đa.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

ÁT CHỦ BÀI CỦA LOTTE TẠI ĐÔNG NAM Á CHÍNH LÀ VIỆT NAM Lotte - đứa con lai giữa Nhật và Hàn

Tập đoàn Lotte được thành lập 1948 tại Nhật Bản, khởi nghiệp từ công ty bánh kẹo Lotte vào năm 1967. Công ty mở rộng kinh doanh vào những năm 70 và phát triển thành doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc trong lĩnh vực thực phẩm. Tiếp theo đó là các ngành Khách sạn, Trung tâm thương mại, Phân phối, Du lịch ra đời. Lotte còn tham gia vào các ngành công nghiệp mũi nhọn quốc gia như Xây dựng, Hóa dầu,…

1942, giữa lúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 đang diễn ra ác liệt, một thanh niên 20 tuổi người Hàn Quốc tên Shin Kyuku Ho lên tàu di dân sang Nhật mang tên“giấc mơ Nhật”.

1948: Shigemitsu thành lập công ty Lotte Nhật Bản với các sản phẩm bánh kẹo được thị trường cực kỳ ưa chuộng

1966: Thành lập Lotte Hàn Quốc

2007: Chuyển đổi mô hình tập đoàn sang kiểu holdings, trụ sở tại Nhật Bản, nắm chi phối của cả 2 công ty lớn là Lotte Nhật và Lotte Hàn. Cho đến ngày nay thì Lotte nói chung và ông Shigemitsu nói riêng được cả hai phía, Nhật Bản và Hàn Quốc, coi là biểu tượng của chiếc cầu hữu nghị nối giữa 2 đại gia Đông Á này.

Đầu tƣ mạnh vào Việt Nam

Vào tháng 2/1998, Lotteria mở cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria đầu tiên tại Rex Hotel. Giờ đây cái tên Lotte đã trở nên ngày càng nổi tiếng ở Việt Nam với hàng loạt các công trình từ siêu thị kiểu Hàn Quốc, tòa nhà phức hợp cao tầng, cho đến hệ thống fastfood Lotteria khá được ưa chuộng ở TP.HCM và Hà Nội.

Các thương vụ đầu tư vào Việt Nam đều của nhánh Lotte Hàn Quốc. Tính đến thời điểm hiện nay, tập đoàn Lotte đang sở hữu nhiều công ty con ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam như bán lẻ, giải trí, ăn uống, xây dựng, bánh kẹo...

Có thể thấy được rằng, Việt Nam đang từng bước trở thành thị trường trọng tâm của Lotte tại khu vực Đông Nam Á.

Lĩnh vực bán lẻ

Lotte Mart: 300 triệu USD

Hiện tại, Lotte Mart đang có 9 siêu thị tại Việt Nam với số vốn đầu tư cho mỗi siêu thị lên tới hàng chục triệu USD:

Lotte Mart Cần Thơ - đang khởi công (31 triệu USD)

1 siêu thị tại Biên Hòa (40 triệu USD)

1 siêu thị tại Đà Nẵng (30 triệu USD)

1 siêu thị tại Bình Dương (30 triệu USD)

1 siêu thị tại Phan Thiết (45 triệu USD)

2 siêu thị tại TP HCM là Lotte Mart Nam Sài Gòn và Lotte Mart Phú Thọ (tổng vốn đầu tư không được công bố)

2 siêu thị tại Hà Nội là Lotte Mart Đống Đa (25 triệu USD) và Lotte Mart Hanoi Center ( chưa rõ số liệu ).

Nếu tính mức vốn đầu tư trung bình mỗi siêu thị khoảng 30 - 40 triệu USD thì tổng mức vốn đầu tư cho hệ thống Lotte Mart tại Việt Nam hiện nay là khoảng trên 300 triệu USD.

Kế hoạch đến năm 2020, tập đoàn sẽ vận hành 60 siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

Lotte DatViet Homeshopping: 5,1 triệu USD

Năm 2012, Lotte Homeshopping của tập đoàn Lotte đã kí kết hợp tác với Đất Việt VAC để cho ra mắt kênh bán hàng qua truyền hình Lotte DatViet Homeshopping. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 6 triệu USD, trong đó phía Lotte góp 85% vốn, tương đương 5,1 triệu USD.

Lĩnh vực fastfood, bánh kẹo

Lotteria: 50 triệu USD

Với số vốn đầu tư ban đầu vào khoảng 20 triệu USD, Lotteria đã mở được 200 cửa hàng tại Việt Nam. Tính đến nay công ty đã mở tại khu vực phía Bắc, bao gồm Hà Nội 60 cửa hàng Lotteria, khu vực miền Trung 9 cửa hàng bao gồm Đà Nẵng, Huế và khu vực miền Nam bao gồm Tp. Hồ Chí Minh 131 cửa hàng. Vốn đầu tư cho mỗi cửa hàng Lotteria khoảng 250.000 USD (năm 2011). Nếu không tính đến việc nhượng quyền thương hiệu, Lotte đã bỏ ra khoảng 50 triệu USD để phát triển mạng lưới Lotteria tại Việt Nam.

Đầu tƣ vào Bibica: 15 triệu USD

Năm 2007, Lotte đưa ra lời mời hợp tác đầu tư có giá trị 15 triệu USD đối với công ty Bibica và thuyết phục được ban lãnh đạo công ty chuyển nhượng 38% cổ phần. Năm 2013, Lotte Confectionery đã thực hiện mua vào thêm 685.810 cổ phiếu Bibica, nâng sở hữu tại đây lên 43,05%. Lotte cùng Bibica đã đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Lotte pie có giá trị lên tới 200 tỷ đồng (gần 10 triệu USD). Vì vậy, có thể dự đoán số tiền đầu tư vào Bibica của Lotte có lẽ khoảng 15 triệu USD.

Lĩnh vực bất động sản

Lotte Center Hà Nội: 500 triệu USD với cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam

Lotte Legend Saigon: khoảng 62,5 triệu USD

Năm 2013, thị trường chuyển nhượng chứng kiến vụ thâu tóm đình đám Lottemua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Legend Saigon từ tập đoàn Kotobuki. Giá trị của vụ mua bán khoảng 62,5 triệu USD. Lotte đã cho đổi tên khách sạn thành Lotte Legend Saigon. Khách sạn gồm 17 tầng với 283 phòng, 6 nhà hàng, là một trong những khách sạn đạt chuẩn 5sao tại TP.HCM.

Lĩnh vực giải trí

Lotte Cinema: 18 – 36 triệu USD

Hệ thống rạp chiếu phim Lotte Cinema hiện đang có 12 rạp chiếu ở TP.HCM (5 cụm rạp), Đồng Nai, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60 tỷ đồng. Như vậy chi phí xây dựng 1 cụm rạp khoảng 1,5-3 triệu USD, đồng nghĩa Lotte đã đầu tư khoảng 18 - 36 triệu USD cho hệ thống các rạp chiếu phim tại Việt Nam. Mục tiêu của Lotte Cinema trong 5 năm tới là trở thành chuỗi rạp chiếu phim hàng đầu Việt Nam với 30 cụm rạp trên cả nước.

Back

Page 5: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

PHÊ DUYỆT KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG BIỂN LỚN NHẤT TP. HCM

UBND TPHCM vừa duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 KCN Hiệp Phước (giai đoạn 3) tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Vị trí: Khu đất quy hoạch xây dựng có vị trí cuối huyện Nhà Bè, gần Sông Soài Rạp; phía Bắc một phần giáp rạch Mương Lớn, một phần giáp rạch Sóc Vàm và KCN Hiệp Phước giai đoạn 2; phía Nam, phía Đông giáp khu cảng hạ lưu Hiệp Phước; phía Tây giáp Sông Kinh Lộ. Diện tích khu vực quy hoạch 392,89 ha.

Tính chất: Tính chất của khu vực KCN Hiệp Phước giai đoạn 3 là giai đoạn hoàn tất đầu tư xây dựng KCN Hiệp Phước, tập trung qui mô lớn nhất của TP (với tổng diện tích cộng cả 3 giai đoạn KCN và khu cảng hạ lưu là 1.740,66 ha); đồng thời, là KCN đặc thù, tập trung cảng biển lớn nhất của Thành phố.

Ngành nghề thu hút đầu tƣ: các ngành công nghiệp-dịch vụ cảng-logistics, các ngành công nghiệp sử dụng kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao, công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trường có liên quan đến hàng hải, gắn liền với cảng, vận tải thủy và phù hợp với Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 1-11-2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố đến năm 2010, có tính đến năm 2020.

Phân khu chức năng: Các khu chức năng trong khu vực quy hoạch gồm công nghiệp (đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp công nghiệp (logistics)) 238,35; công trình hành chính, dịch vụ 20,10; các công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng khoảng 5,8ha; cây xanh-mặt nước 64,93 ha; và giao thông

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẨN TẢI BIỂN ĐẾN NĂM 2020

Ngày 26/08/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1517/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển để đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa trong nước, giảm tải cho vận tải bằng đường bộ; đảm nhận vận chuyển phần lớn khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển; tham gia vận chuyển hàng hóa trên các tuyến biển xa, khu vực Bắc Âu, Nam Mỹ. Quy hoạch cũng nhằm khôi phục tuyến vận tải hành khách trên trục Bắc-Nam vào thời gian thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; đến năm 2020, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải biển của nền kinh tế quốc dân với chất lượng cao, giá thành hợp lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo Quy hoạch, tổng khối lƣợng vận tải của đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng từ 140 đến 152 triệu tấn, trong đó vận tải biển quốc tế đạt khoảng từ 40 đến 46 triệu tấn, vận tải biển trong nước đạt khoảng từ 100 đến 106 triệu tấn.

Tổng trọng tải đội tàu hàng vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng từ 6,84 đến 7,52 triệu tấn (DWT), trong đó tàu hàng bách hóa, hàng tổng hợp đạt khoảng từ 2,51 đến 2,68 triệu tấn; tàu hàng container đạt khoảng từ 0,68 đến 0,72 triệu tấn; tàu hàng rời đạt khoảng từ 2,21 đến 2,54 triệu tấn; tàu hàng lỏng đạt khoảng từ 1,44 đến 1,58 triệu tấn.

Nhu cầu bổ sung đội tàu đến năm 2020 khoảng từ 1,38 đến 2,12 triệu tấn. Nhu cầu bổ sung sức chở đội tàu khách du lịch, tàu khách ven biển ra đảo khoảng 14.000 ghế ngồi.

Quy hoạch nêu rõ đến năm 2020 sẽ đào tạo và bồi dưỡng đạt khoảng 42.000 sỹ quan, thuyền viên; trong đó đào tạo mới khoảng 15.000 người, bao gồm 7.000 người bổ sung theo yêu cầu phát triển đội tàu và 8.000 người thay thế lực lượng hiện có; cơ cấu đào tạo khoảng 6.000 sỹ quan quản lý và khoảng 9.000 thuyền viên, công nhân kỹ thuật hàng hải.

Tổng kinh phí đầu tƣ cho phát triển đội tàu từ nay đến năm 2020 khoảng từ 20.000 đến 30.000 tỷ đồng (khoảng từ 1-1,5 tỷ USD), chủ yếu do các doanh nghiệp tự huy động từ các nguồn vốn hợp pháp.

Quy hoạch đề ra một số giải pháp, chính sách thực hiện gồm đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, đặc biệt là thủ tục hành chính tại các cảng biển và thủ tục đăng ký tàu biển;

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 6: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

nhanh chóng triển khai ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin trong hoạt động hàng hải (cảng vụ điện tử, hải quan điện tử...), thực hiện chính sách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng biển.

Quy hoạch cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam.; xây dựng chương trình phát triển đội tàu biển Việt Nam để có cơ chế, chính sách thích hợp, đồng bộ, hỗ trợ kịp thời quá trình đầu tư tái cơ cấu kết hợp phát triển và hiện đại hóa đội tàu quốc gia.

Quá trình tái cơ cấu để xây dựng, phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm nòng cốt trong lĩnh vực vận tải biển và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy làm nòng cốt trong lĩnh vực công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển sẽ được đẩy mạnh.

Mạng lưới dịch vụ hàng hải sẽ được xây dựng để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “KẾT HỢP HÀI HÕA CÁC PHƢƠNG THỨC VẬN TẢI TỪ HẢI PHÕNG ĐẾN LÀO CAI”

Ngày 07/8/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 3009/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án "Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải từ Hải Phòng đến Lào Cai"

Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải từ Hải Phòng đến Lào Cai nhằm phát huy tối đa thế mạnh từng phương thức vận tải; tập trung nâng cao năng lực, chất lượng vận tải đường sắt, đường thủy, nội địa, giảm thị phần vận tải đường bộcự ly vận chuyển trên 300km. Tăng cường sự kết nối giữa các phương thức vận tải tại các đầu mối vận tải lớn như các cảng biển, ga đường sắt, cảng cạn (ICD); các trung tâm sản xuất, khai thác và tiêu thụ hàng hóa; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các đầu mối,…

BÌNH ĐỊNH: MỞ RỘNG CẢNG QUY NHƠN THÀNH TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, mở rộng cảng Quy Nhơn giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn sau năm 2030.

Giai đoạn 2020-2030, tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn là khoảng 95 ha. Trong đó, diện tích thuộc phường Hải Cảng rộng hơn 68 ha; diện tích quy hoạch xây dựng cảng xăng dầu thuộc phường Thị Nại rộng 3 ha; diện tích quy hoạch khu nước, vũng quay tàu của cảng Quy Nhơn và khu cảng hàng lỏng rộng 24 ha.

Giai đoạn sau năm 2030 sẽ quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn sang khu vực phía đông đường Phan Châu Trinh và phía bắc đường Trần Hưng Đạo với diện tích khoảng 21 ha (không bao gồm các khu dân cư xung quanh đã được TP. Quy Nhơn quy hoạch).

Sau khi mở rộng cảng Quy Nhơn, dự kiến lƣợng hàng hóa thông qua cảng sau năm 2020 sẽ đạt từ 15-18 triệu tấn/năm và đạt từ 25-30 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

Cảng Quy Nhơn là điểm đầu mối của các tỉnh Nam Trung Bộ-Tây Nguyên đến các cửa khẩu của Việt Nam với Lào, Campuchia. Trong những năm gần đây, nhiều hãng hàng hải quốc tế đã chọn cảng Quy Nhơn là điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng. Đây là cảng biển có lượng hàng hóa thông qua lớn thứ ba cả nước, sau cảng Hải Phòng (19 triệu tấn) và cảng Sài Gòn (10 triệu tấn).

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƢỜNG SẮT SẼ TRỰC THUỘC BỘ GTVT

Chiều 28/8, Bộ GTVT đã công bố Quyết định số 3247/QĐ-Bộ GTVT về việc chuyển nguyên trạng Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam về trực thuộc Bộ GTVT

Theo đó, chuyển toàn bộ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu, nhân sự, lao động, nghĩa vụ pháp lý... của Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam về trực thuộc Bộ GTVT kể từ ngày 1/9/2014.

Page 7: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

Bộ GTVT đã chuyển 5 dự án do Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) về trực tiếp do Bộ Giao thông Vận tải quản lý bao gồm 2 dự án đang triển khai là tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông và dự án Yên Viên-Phả Lại-Hạ Long-Cái Lân.

Các dự án đang chuẩn bị đầu tư gồm 3 dự án là Sài Gòn-Lộc Ninh, Biên Hòa-Vũng tàu và tuyến đường sắt vào Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng).

Bộ GTVT cũng chuyển chức năng chủ đầu tư một số dự án đầu tư trong lĩnh vực đường sắt sử dụng vốn ngân sách và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ GTVT quản lý.

Trong số 13 công trình dùng vốn ODA chuyển từ Tổng công ty về Bộ GTVT, có 7 dự án đang thực hiện đầu tư, 6 dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CẠN

Ngày 27/08/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 47/2014/QĐ-TTg về Quy chế quản lý hoạt động của cảng cạn.

Theo đó, cảng cạn được hình thành trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của vùng có khối lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng container lớn (trên 50.000 TEU/năm) hoặc tại nơi có các cửa khẩu quốc tế có nhu cầu trung chuyển hàng hoá, các khu vực thường bị ùn tắc giao thông do phương tiện vận tải hàng hóa gây nên (trên 30.000 TEU/năm).

Vị trí của cảng cạn phải đảm bảo 5 điều kiện: 1- Phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt; 2- Gắn với các hành lang vận tải chính (trục giao thông quốc gia, quốc tế) kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng; 3 - Phải có ít nhất 2 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao; 4- Đảm bảo đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và đảm bảo đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài; 5- Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các yêu cầu về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

Cảng cạn có các chức năng: Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container; đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container; vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển và ngược lại; kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; gom và chia hàng lẻ đối với hàng có nhiều chủ trong cùng container; kho, bãi tạm chứa hàng xuất, nhập khẩu và container rỗng; sửa chữa và bảo dưỡng container; các chức năng khác theo quy định của pháp luật.

Tùy theo quy mô và năng lực tổ chức quản lý khai thác của doanh nghiệp khai thác cảng cạn, dịch vụ cảng cạn có thể bao gồm các loại hình: Các dịch vụ hỗ trợ vận tải (như bốc xếp, lưu kho, lưu bãi, đại lý vận tải, dịch vụ làm thủ tục hải quan...); các dịch vụ vận tải; các dịch vụ gia tăng giá trị hàng hóa (như đóng gói, phân chia, dán nhãn, gia công, lắp ráp, kiểm định...); các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan phê duyệt phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn phải được cơ quan quyết định đầu tư cảng cạn đó phê duyệt nhưng không được thấp hơn giá đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn được xác định trên cơ sở các nội dung chính sau đây:

(1) Giá thu cố định là giá tính trên cơ sở tỷ lệ khấu hao tài sản hàng năm, tiền trả nợ vay và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn cho thuê và các chi phí khác theo quy định. Thời gian sử dụng kết cấu hạ tầng cảng cạn để tính giá cho thuê tối đa là 30 năm. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng không thấp hơn giá thu cố định.

(2) Giá thu thay đổi là giá thu theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác tài sản cho thuê hàng năm.

Page 8: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

(3) Giá trị tài sản cho thuê.

(4) Đặc tính kỹ thuật tài sản cho thuê.

(5) Điều kiện cho thuê.

(6) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.

(7) Các điều kiện cần thiết khác.

Liên quan đến việc điều chỉnh giá cho thuê, Quy chế nêu rõ: Bên cho thuê kết cấu hạ tầng cảng cạn có trách nhiệm trình cơ quan quyết định đâu tư cảng cạn xem xét, phê duyệt việc điều chỉnh giá cho thuê trong các trường hợp sau đây: Định kỳ 05 năm một lần; Khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trên 15%/năm; Các trường hợp khác do bên cho thuê hoặc bên thuê đề xuất và được cơ quan quyết định đầu tư chấp thuận.

Bộ GTVT là đầu mối giúp Chính phủ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng cạn, điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động của cảng cạn.

Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động tại cảng cạn.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2014.

QUY HOẠCH “ĐẢO THÔNG MINH CÁT HẢI” THÀNH ĐẦU MỐI CÔNG NGHIỆP, LOGISTICS VÀ KHU DU LỊCH LỚN

UBND thành phố vừa có thông báo Kết luận số 241/TB - UBND của Chủ tịch UBND thành phố về Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu vực đảo Cát Hải thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải.

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố thống nhất cao mục tiêu Quy hoạch khu vực đảo Cát Hải là “đảo thông minh” gắn với Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện và là đầu mối về dịch vụ cảng, thương mại, công nghiệp, du lịch lớn nhất miền Bắc và cả nước.

Quy hoạch phát triển “Đảo thông minh Cát Hải” là một hợp phần quan trọng của Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo thông minh Cát Hải sẽ được hình thành trên cơ sở sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, giao thông cacbon thấp, hệ thống tuần hoàn vật chất, bảo tồn hệ sinh thái để thu hút nguồn vốn nước ngoài, từ khu công nghiệp, khu phi thuế quan, cửa ngõ kho vận quốc tế, đầu mối du lịch,…

TỪ 21/08/2014, CÁC TÀU BUỘC PHẢI CÓ CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

Cục Đăng kiểm VN vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu biển trên toàn quốc kể từ sau ngày 20/08/2014, khi kiểm tra tàu biển phải xác minh cả nội dung tàu đã được cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải (MLC).

Công ước MLC năm 2006 được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 23/02/2006, theo đó quy định tàu biển của VN phải có Giấy chứng nhận MLC từ ngày 08/05/2014. Tuy nhiên, do tình hình doanh nghiệp vận tải biển khó khăn, Bộ GTVT cho phép các chủ tàu được hoãn đến thời điểm 20/08/2014. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa tàu biển bị lưu giữ bởi chính quyền cảng nước ngoài.

Bởi theo công ước, từ ngày 20/08/2014, Chính quyền các cảng trên thế giới bắt đầu kiểm tra việc thực hiện Công ước MLC năm 2006 đối với các tàu biển mang cờ quốc tịch VN chạy tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 GT trở lên. Trong trường hợp tàu chưa được cấp MLC và đang ở trong nước, đơn vị đăng kiểm chỉ cấp chứng nhận phương tiện hoạt động ở vùng biển nội địa. Trường hợp

Page 9: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

tàu đang ở nước ngoài, đăng kiểm viên phải liên hệ với Phòng Tàu biển để nhận hướng dẫn. Đây là công ước nhằm bảo vệ quyền lợi của thuyền viên trên tàu biển buộc các chủ tàu phải đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn chung về sinh hoạt, ăn ở, thời gian làm việc, điều kiện chăm sóc y tế, hợp đồng lao động, bảo hiểm,…

XE TẢI, CONTAINER ĐƢỢC “LÊN” CAO TỐC HCM- LONG THÀNH

TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết từ ngày 29/08/2014, các loại xe tải trên 10 tấn, xe container 20feet, 40feet đều được lưu thông trên đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành. Hiện nay, tuyến đường này chỉ cho xe du lịch, xe tải dưới 10 tấn lưu thông.

TP.HCM: ĐỀ ÁN THU PHÍ BẢO TRÌ ĐƢỜNG BỘ ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

Sở GTVT TP. HCM vừa có báo cáo về đề án thu phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô, xe gắn máy để trình HĐND trong kỳ họp sắp tới. Nếu được HĐND chấp thuận thì có thể tiến hành thu phí từ ngày 01/01/2015.

Mặc dù theo quy định, phí bảo trì đường bộ bắt đầu được thực hiện từ 1/1/2013, tuy nhiên đến nay TP Hồ Chí Minh vẫn chưa thu được phí bảo trì đối với xe mô tô, xe gắn máy. Trong đề án này, Sở GTVT không đề xuất truy thu phí bảo trì đối với xe gắn máy trong 2 năm qua vì sợ sẽ gây khó khăn cho người dân.

Điều đáng chú ý là trong đề xuất lần này, mức phí sẽ giảm hơn so với lần đề xuất trước. Cụ thể, xe máy có dung tích dưới 100cm3 sẽ chịu mức thu là 50.000/năm (trước là 60.000đ/năm). Với xe có dung tích từ 100cm3 đến 175cm chịu mức phí là 120.000/năm (trước là 150.000/năm). Những xe có dung tích trên 175cm sẽ thu 150.000đ/năm. Với những xe bốn bánh có gắn động cơ một xylanh thì mức phí đề xuất là 2,16 triệu đồng/năm.

Theo đề án, UBND Phường, xã là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thu phí bảo trì đường bộ.

HCM NGƢNG CẤP PHÉP LOGISTICS 100% VỐN NƢỚC NGOÀI

UBND TP.HCM vừa giao các cơ quan đầu mối thẩm tra ngưng xem xét, trình cấp hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư đối với hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics.

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, giao hàng… để hưởng thù lao.

Trong khi chờ hướng dẫn về hoạt động dịch vụ này, các cơ quan thẩm tra cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh đối với thương nhân theo Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ.

UBND TP.HCM cũng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc rà soát hoạt động kinh doanh lĩnh vực dịch vụ logistics của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước việc UBND TP. HCM đưa ra chủ trương này, Tổng thư ký VLA cho rằng, việc làm trên mặc dù có mục đích tốt nhưng cần phải xem xét lại, vì rất có thể vi phạm các cam kết mà Việt Nam đã ký kết khi tham gia Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ 2007, đến nay đã đủ thời hạn 5 năm do đó không thể ngưng cấp phép cho DN nước ngoài đầu tư được. Việc ngưng tiếp nhận đầu tư đối với các DN 100% vốn nước ngoài vào lĩnh vực logistics trong thời điểm hiện nay không phải là giải pháp tốt, bởi hiện nay tiềm lực ngành logistics của các DN nội địa còn quá yếu. Hiện VLA đang làm văn bản kiến nghị gửi tới một số bộ, ngành đề nghị xem xét lại quy định này.

QUY TRÌNH MỚI VỀ GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CẢNG BIỂN

Những quy trình mới liên quan đến hoạt động giám sát hải quan tại khu vực cảng biển vừa được Tổng cục Hải quan ban hành tại Quyết định 2575/QĐ-TCHQ.

Theo đó, việc xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng trọng điểm để áp dụng biện pháp giám sát hải quan

Page 10: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.

Có 3 phương thức giám sát gồm: Niêm phong hải quan; giám sát trực tiếp của công chức hải quan (chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết); giám sát bằng phương tiện kỹ thuật (giám sát bằng camera; giám sát thông qua kiểm tra thông tin trên hệ thống công nghệ thông tin;giám sát bằng phương tiện kỹ thuật khác).

Quyết định 2575/QĐ-TCHQ có hiệu lực từ ngày 05/09/2014 và thay thế Quy định về giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu cảng biển ban hành kèm theo Quyết định số 2408/QĐ-TCHQ năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Bước 5, điểm I, Mục 2, Phần I Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm Quyết định số 988/QĐ-TCHQ năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

TRIỂN KHAI THU PHÍ KHÔNG DỪNG TRÊN TOÀN QUỐC

Bộ GTVT đang xây dựng hệ thống thu phí tự động không dừng xe, thống nhất trên tất cả các tuyến đường bộ, trước mắt áp dụng ngay cho QL1 và đường HCM qua Tây Nguyên khi hai tuyến đường này hoàn thành đầu tư mở rộng.

Công nghệ tiên tiến nhất phù hợp với điều kiện Việt Nam sẽ được lựa chọn áp dụng vào các trạm thu phí mới, liên thông trên toàn hệ thống. Công nghệ thu phí không dừng phải tích hợp được thu phí với điều hành giao thông thông minh, gồm 4 nội dung: Thu phí, kiểm soát tải trọng xe, đếm xe, kiểm soát tốc độ. Và dù công nghệ nào, không bắt người sử dụng phải bỏ tiền mua thiết bị. Thay vào đó, các chủ xe, lái xe phải mở tài khoản cá nhân, bỏ tiền vào tài khoản trả phí sử dụng đường bộ.

Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, trong tháng 8/2014 phải chọn được tư vấn. Sang tháng 9, tư vấn phải có báo cáo rõ về công nghệ, chi phí đầu tư để Bộ phê duyệt vào cuối tháng 9, triển khai ngay trong tháng 10/2014.

MIỄN, GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT, THUÊ MẶT NƢỚC

Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 77/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 46/2014/NĐ-CP Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Thông tư nêu rõ các quy định trong áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Theo đó, dự án đầu tư có sử dụng đất được xét miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước là dự án được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất gắn với việc cho thuê đất mới áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư được Nhà nước cho thuê đất lần đầu trên diện tích đất thực hiện dự án hoặc được gia hạn thuê đất khi hết thời hạn thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Dự án đang hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước nhưng mức ưu đãi (miễn, giảm thấp hơn) quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP thì được áp dụng mức miễn, giảm theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP cho thời hạn miễn, giảm còn lại.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2014

Back

Page 11: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

TIN KINH TẾ

Hải Phòng: Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng mạnh

Do xác định rõ lợi thế so sánh, coi phát triển kinh tế đối ngoại là động lực, là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Hải Phòng thu hút vốn đầu tư đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản đang đứng vị trí thứ nhất về số dự án và số vốn đầu tư (85 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 2,4 tỷ USD), Hàn Quốc đứng thứ tư về số dự án (37 dự án) và đứng thứ hai về vốn đầu tư (1,056 tỷ USD).

Tổng vốn FDI đăng ký trong 5 năm qua bằng 1,5 lần tổng vốn FDI thu hút được của tất cả các năm trước đó cộng lại. Thu hút vốn FDI những năm gần đây đã chuyển dịch theo hướng tăng về dịch vụ, thương mại, bất động sản; công nghiệp tập trung vào các dự án chế biến, chế tạo cơ khí, thân thiện với môi trường.

Điển hình, tại Khu công nghiệp Đình Vũ hiện có 53 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm, KCN này thu hút 125 triệu USD vốn đầu tư. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đầu tư của nhiều doanh nghiệp tới từ các quốc gia lớn và nhiều ngành nghề khác nhau, KCN Đình Vũ đang là một trong những địa chỉ đầu tư được nhiều doanh nghiệp hướng tới.

Đáng chú ý là KCN đáp ứng yêu cầu về phát triển công nghiệp tổng hợp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, hóa dầu, logistics… Tại đây đã có nhiều nhà đầu tư lớn như Công ty Bridgestone Việt Nam (sản xuất lốp xe); Công ty Knauf Việt Nam (sản xuất thạch cao tấm); Công ty Tamada Việt Nam (sản xuất bồn chứa bằng kim loại); Công ty Proconco (sản xuất thức ăn gia súc); Công ty dầu nhờn Chevron, Công ty Shin- etsu Việt Nam (tinh chế oxit và kim loại đất hiếm)… Các doanh nghiệp trong KCN Đình Vũ giải quyết việc làm cho 4.500 lao động.

Khu công nghiệp đô thị và dịch vụ VSIP Hải Phòng thu hút khoảng 1,1 tỷ USD vốn đầu tư, bao gồm cả nguồn vốn của Công ty TNHH VSIP Hải Phòng. Theo đó, trong nửa đầu năm 2014, VSIP Hải Phòng thu hút được gần 200 triệu USD vốn đầu tư. Đến nay, trong khu công nghiệp có 11 nhà máy đang hoạt động, 10 nhà máy đang được xây dựng; 1 doanh nghiệp đang xin giấy phép đầu tư; 3 doanh nghiệp đã ký cam kết đầu tư vào VSIP Hải Phòng.

Các doanh nghiệp hoạt động trong VSIP Hải Phòng chủ yếu tới từ Nhật Bản, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Fuji Xerox, Kyocera, Zeon,… Các doanh nghiệp này hoạt động ổn định, một số doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư, tăng sản lượng sản phẩm xuất khẩu, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu thành phố; tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.

6 tháng đầu năm, GDP thành phố Hải Phòng tăng 7,2%; sản lượng hàng hóa qua cảng tăng 14,6%; lượng khách du lịch tăng 7,1%; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 637 triệu USD. Mô hình tăng trưởng của thành phố từng bước chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, thu hút được nhiều dự án sử dụng công nghệ cao đầu tư.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng Quảng Ninh: 8 tháng đầu năm có 4 triệu tấn hàng hóa đã thông qua

Theo thông tin từ CTCP cảng Quảng Ninh, 8 tháng đầu năm 2014, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt trên 4 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ, doanh thu 178 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ.

Từ đầu năm 2014 đến nay đã có trên 206 lượt tàu vào làm hàng tại cảng Cái Lân, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó có 30 lượt tàu có trọng tải trên 70.000 tấn.

Mặt hàng chủ yếu thông qua cảng Cái Lân vẫn là hàng rời, trong đó hàng nông sản nhập khẩu tăng 50%, dăm gỗ xuất khẩu tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013.

Năm 2014, công ty Cổ phần cảng Quảng Ninh đặt mục tiêu tiếp nhận trên 5,7 triệu tấn hàng hóa thông qua, doanh thu 220 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2013.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 08/2014 4

Page 12: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Cảng Hải Phòng, 7 tháng đầu năm đón hơn 10.000 lƣợt tàu biển

Theo Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, tính đến hết tháng 7-2014, cảng biển Hải Phòng đón 10.430 lượt tàu biển trong nước và nước ngoài đến làm hàng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng hàng qua cảng Hải Phòng 37,2 triệu tấn hàng hóa, tăng 17% so với cùng kỳ.

Cảng Nha Trang: Vinpearl mua lại số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của cảng

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa thống nhất việc Công ty cổ phần Vinpearl thuộc Tập đoàn Vingroup mua lại số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của cảng Nha Trang.

Khoản tiền này tương ứng với giá trị đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho cảng Nha Trang lâu nay và đáp ứng cho công tác tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hiện nay.

Tại thời điểm này, Công ty cổ phần Vinpearl đang phối hợp với Công ty cổ phần cảng Nha Trang xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển cảng Nha Trang theo hướng chuyển công năng từ cảng tổng hợp hàng hóa sang cảng chuyên phục vụ du lịch theo quy hoạch được duyệt.

Đầu năm nay, qua thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty cổ phần cảng Nha Trang xác định giá trị của cảng trên 245 tỷ đồng.

Ngoài việc bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại Công ty hơn 2,3% vốn điều lệ, số cổ phần bán đấu giá công khai chiếm hơn 22,6% vốn điều lệ đã không hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài, do lâu nay cảng hoạt động kém hiệu quả.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được Văn phòng Chính phủ truyền đạt tại thông báo số 154/TB-VPCP ngày 11/4/2014, cảng Nha Trang được chuyển giao từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam về cho tỉnh Khánh Hòa quản lý, khai thác nhằm phục vụ lâu dài cho ngành du lịch địa phương.

Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải:

Nơi duy nhất có cổng soi chiếu phóng xạ Megaports

Hiện nay, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải của tỉnh BR-VT là nơi duy nhất của hệ thống cảng cả nước có lắp đặt các cổng soi chiếu phóng xạ (Megasports) do Hoa Kỳ tài trợ, áp dụng bắt buộc cho hàng hóa xuất khẩu đến quốc gia này. Việc áp dụng Megaports nếu được kết hợp hài hòa với những điều kiện đồng bộ khác, sẽ là lợi thế cạnh tranh vượt trội của hoạt động dịch vụ cảng BR-VT.

Đề xuất thành lập "chính quyền cảng"

Mới đây, Bộ GT-VT đã trình Chính phủ mô hình tổ chức chính quyền cảng (PAL), áp dụng tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Theo đó, PAL sẽ đóng vai trò chủ đất, trực tiếp đầu tư hoặc đứng ra kêu gọi thu hút đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng cảng, kết cấu hạ tầng cơ bản, sau đó cho nhà đầu tư trong, ngoài nước thuê kinh doanh khai thác. Được biết, trước đây Chính phủ cũng đã chấp thuận cho phép Cục Hàng hải Việt Nam triển khai thí điểm mô hình Chính quyền cảng đối với cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) và dự kiến sẽ thí điểm rộng hơn ở một số cảng có điều kiện, trong đó có cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (CM-TV). Tỉnh BR-VT đã đề xuất với Chính phủ cho thí điểm thành lập chính quyền cảng tại cụm cảng CM-TV khai thác tối đa hiệu quả đầu tư tại cụm cảng này

Đối với cụm cảng CM-TV, hầu hết các bến cảng đã được đầu tư bằng nhiều loại nguồn vốn khác nhau, theo hình thức đầu tư – sở hữu - quản lý – khai thác. Do đó, cơ quan quản lý cảng sẽ không thực hiện chức năng quản lý quỹ đất xây dựng cảng biển (một trong những chức năng chính của chính quyền cảng tại các nước trên thế giới) mà chỉ thực hiện chức năng quản lý quỹ đất ở khu vực quy hoạch phát triển trung tâm logistics sau cảng và tại một số khu vực quy hoạch cảng nhưng chưa đầu tư. Để có một cơ quan quản lý thống nhất, UBND tỉnh nên đề xuất Chính phủ, Bộ GT-VT và các bộ, ngành liên quan xem xét thành lập chính quyền cảng tại CM-TV. Lộ trình thành lập được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể:

- Từ năm 2015 – 2020 thành lập Ban Quản lý cụm cảng CM-TV, đây là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh không sở hữu các bến cảng đã đầu tư và đang hoạt động.

Page 13: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

- Giai đoạn từ 2020 trở đi, thành lập chính quyền cảng trên cơ sở chuyển đổi tổ chức từ Ban quản lý cụm cảng CM-TV. Chính quyền cảng là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, khai thác cảng biển trên địa bàn và các trung tâm logistics sau cảng. Chức năng kinh doanh phát triển quỹ đất cho thuê, đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê khai thác, cung ứng các dịch vụ hàng hải… tại các bến cảng biển, khu trung tâm logistics sẽ do Công ty kinh doanh phát triển CM-TV trực thuộc chính quyền cảng đảm trách

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Nghiên cứu mở thêm 2 tuyến vận tải biển ven bờ

Cục Hàng hải Việt Nam đang nghiên cứu để mở thêm 2 tuyến vận tải biển ven bờ Bình Thuận đến Kiên Giang và từ Quảng Bình đến Đà Nẵng.

Theo thông tin từ Cục Hàng Hải Việt Nam, sau khi tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình bước đầu hoạt động có hiệu quả, 2 tuyến vận tải ven biển khác đang được nghiên cứu để mở trong thời gian tới.

Tuyến vận tải ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, qua khảo sát của Cục Hàng hải nhu cầu vận chuyển hàng hoá trên tuyến vận tải này là rất lớn. Chỉ tính riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mỗi năm lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt khoảng 51,5 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu vận chuyển hơn 2,1 triệu tấn vật tư, cấu kiện bê tông, để cung ứng cho dự án thi công luồng tàu biển vào sông Hậu và các công trình phụ trợ được đúc tại bãi ở Bà Rịa - Vũng Tàu.Còn tại Bình Thuận, nhu cầu vận chuyển vật tư, trang thiết bị phục vụ xây dựng nhà máy Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân cũng như thi công các công trình bến cảng chuyên dùng Vĩnh Tân cũng rất lớn. Chính vì vậy, việc mở tuyến vận tải ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để giảm tải cho đường bộ.

Tuyến vận tải ven biển Quảng Bình - Đà Nẵng cũng đang được khảo sát để mở tuyến. Qua khảo sát của Cục Hàng hải Việt Nam, tại khu vực Đà Nẵng các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa như xăng dầu, clinker, phân bón, gỗ, sắt thép… khối lượng trên 400.000 tấn/năm. Các mặt hàng nói trên chủ yếu cần vận chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa vào Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và ngược lại. Bên cạnh đó, một số loại hàng cần vận chuyển từ khu vực Đà Nẵng đi Quy Nhơn. Hiện tại, theo báo cáo của các doanh nghiệp trên tuyến này hiện nay chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ. Chính vì vậy, khi mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng các loại hàng hóa mà khu vực miền Trung cần như phân bón, gỗ, sắt thép … sẽ được vận chuyển từ khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng vào Đà Nẵng.

Dự kiến, trong tháng 9, một hội nghị giữa chủ hàng, chủ cảng và chủ doanh nghiệp vận tải sẽ được tổ chức để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh.

NGÀNH LOGISTICS

Việt Nam đứng thứ 48 thế giới về chỉ số hoạt động logistics

Theo xếp hạng năm 2014 của Ngân hàng thế giới về chỉ số hoạt động logistics (LPI), Việt Nam hiện đứng thứ 48 thế giới. Đây là lĩnh vực mới mẻ, còn nhiều khó khăn do nguồn lực kinh tế từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cũng như nguồn lực của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tƣ phát triển lĩnh vực phân phối, logistics Việt Nam

Ngày 05/09/2014 tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách lần thứ 3 giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực phân phối và logistics.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhằm triển khai Thỏa thuận hợp tác về thiết lập cơ chế đối thoại chính sách trong lĩnh vực phân phối và logistics được ký giữa hai Bộ vào ngày 10/10/2011. Đây là cơ hội tốt để cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp 2 nước chia sẻ, trao đổi về

Page 14: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

cơ chế chính sách, các mô hình kinh doanh, công nghệ, kinh nghiệm và các yếu tố khác của ngành phân phối và logistics Việt Nam – Nhật Bản.

Trong năm 2014, hai bên tiếp tục tổ chức một khóa đào tạo về phân phối và logistics cho 30 người trong tháng 10 tại Nhật Bản và Hội nghị đối thoại chính sách lần thứ 3 này. Hội nghị đối thoại chính sách thể hiện tầm quan trọng của việc củng cố mối quan hệ song phương và hợp tác trong lĩnh vực phân phối và logistics, góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư giữa 2 nước.

Hà Nội cần cải thiện dịch vụ logistics

Ngày 27/8/2014, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội nghị thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics và giám định thương mại trên địa bàn TP.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 800 DN cung cấp các dịch vụ liên quan đến logistics, được phân thành 3 nhóm chính là DN có vốn đầu tư nhà nước, DN liên doanh với nước ngoài và DN tư nhân. Trong đó, DN tư nhân chiếm số lượng chủ yếu (khoảng 80%).

Đặc điểm chung của các DN tư nhân là quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít và chỉ cung cấp một hoặc một vài dịch vụ trong chuỗi logistics. Do vốn và nguồn nhân lực hạn chế nên tổ chức bộ máy, trình độ quản lý còn đơn giản và trình độ chuyên môn hoá trong tổ chức dịch vụ còn yếu kém. Hơn nữa, mạng lưới dịch vụ nhỏ lẻ và hầu hết các DN tư nhân chưa có đại lý ở nước ngoài nên hoạt động cung cấp dịch vụ còn manh mún, phân tán và kém hiệu quả.

Các DN có vốn Nhà nước chiếm khoảng 20% số lượng các DN cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội đều đã được thành lập từ lâu nên đã hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng (kho bãi, phương tiện vận tải). Một số DN cổ phần Nhà nước tiêu biểu tại Hà Nội như CTCP Kho vận miền Nam (Sotrans), CTCP hàng hải Macs, CTCP VOSA,…

Nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài với hình thức hoạt động là liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài và các DN này đều có chi nhánh tại Hà Nội. Các DN này chỉ chiếm một số lượng nhỏ (khoảng 2%), nhưng thị phần cung cấp dịch vụ của họ lên tới 80%. Nguyên nhân là do các DN này có vốn đầu tư lớn, kĩ năng quản trị cao và được ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Họ chủ yếu cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế và các dịch vụ giá trị gia tăng như tư vấn, cross-docking (kho đa năng phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng hóa), theo dõi đơn hàng…

Để cải thiện dịch vụ logistics trên địa bàn Thủ đô đáp ứng yêu cầu thương mại, xuất nhập khẩu, thành phố cần có các chính sách hỗ trợ phát triển logistics. Đặc biệt, cần thành lập một bộ phận chuyên trách về logistics tại Sở Công Thương giúp điều hành, giải quyết các vấn đề về quản lý Nhà nước và tiếp thu, tham mưu các chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành logistics thành phố phát triển. Cùng với đó, các DN cung cấp dịch vụ logistics cũng cần nâng cao quy mô, năng lực cung các dịch vụ với chất lượng cao, giá thành thấp; liên kết với các DN xuất nhập khẩu để tạo dựng niềm tin và quan hệ đối tác.

Back

Page 15: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

FEDEX EXPRESS XÂY DỰNG CƠ SỞ LỚN NHẤT THẾ GIỚI TẠI NHẬT BẢN

Công ty chuyển phát nhanh DHL Express vừa khởi công cửa ngõ thứ tư tại Nhật Bản ở khu vực Koto, Tokyo. Đây là cửa ngõ lớn nhất của DHL trên thế giới với diện tích lên tới 15.000 m2. Công ty hy vọng dự án này sẽ hoàn thành vào quý đầu tiên của năm 2016 và sẽ thúc đẩy khả năng cũng như chất lượng dịch vụ trong bối cảnh nhu cầu đang ngày càng tăng.

Theo DHL, sau khi hoàn thành, cơ sở này sẽ có khả năng phân loại 12.000 lô hàng mỗi giờ, và dự kiến sẽ có khả năng xử lý cao nhất so với bất kì cổng nào của DHL trên toàn thế giới. Cơ sở mới nằm trong cùng khu vực “chiến lược” với Trung tâm phân phối Tokyo của DHL, gần Sân bay Quốc tế Narita và Sân bay Haneda cũng như các trung tâm thương mại của Tokyo. Cơ sở mới là một phần chiến lược đầu tư cho toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn này.

HI LOGISTICS ĐƢỢC ĐIỀU CHỈNH TĂNG VỐN ĐẦU TƢ

Ngày 22/08/2014, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho 02 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN Tràng Duệ và KCN Đồ Sơn. Theo đó, dự án “Hi Logistics Vietnam” của Công ty TNHH Hi Logistics Vietnam trong KCN Tràng Duệ đã được điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư của dự án từ 0,5 triệu USD lên 3 triệu USD. Theo kế hoạch, dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động trước ngày 30/09/2014.

VINALINES PHỤC VỤ VỚI NỤ CƢỜI

Ngày 27/08/2014, TCT Hàng hải VN đã tổ chức ký cam kết thực hiện Quy định về văn hoá công sở nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, kỉ luật lao động, tác phong làm việc của nhân viên. Theo Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty, để hoàn thành công việc hiệu quả, tất cả các cán bộ, nhân viên cần nghiêm túc thực hiện các quy định về văn hóa công sở, chấp hành đúng quy định về thời gian làm việc. Trong đó, ông Sâm đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện nguyên tắc con người hàng hải “phục vụ với nụ cười” khi chào hỏi, xưng hô. Khi giao dịch làm việc phải thực hiện lễ phép, niềm nở, lịch sử, nhã nhặn, hướng dẫn tận tình không được có thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, vô trách nhiệm, vô cảm trong khi thực nhiện nhiệm vụ công vụ được giao,…

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 08/2014:

Từ ngày 19 đến ngày 21/08/2014, công ty Gemadept Logistics đã tổ chức hoạt động Team Building với sự tham gia của hầu hết anh chị em keystaff. Teambuilding đã làm việc liên tục trong 2,5 ngày với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, chân thành, cụ thể nhằm truyền đạt cũng như đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 18 tháng và chiến lược phát triển GLC trong 5 năm tiếp theo định hướng vì sự phát triển của hoạt động logistics của tập đoàn và vì một GLC hòa hợp, khát vọng, hiệu quả.

Nội dung chính hoạt động Teambuilding:

+ Thống nhất nguyên tắc tiếp cận xử lý các vấn đề bằng phương pháp tư duy: 6 chiếc nón tư duy, sơ đồ tư duy logic (logic tree): là cách tư duy đa chiều theo các hướng: tích cực, tiêu cực, cảm tính, thực tế, sáng tạo và quy trình giúp việc đánh giá và giải quyết vấn đề một cách toàn diện nhất.

+ Phân tích 03 case study điển hình đã thực hiện trong thời gian qua: quản lý kho Kinh Đô (VSIP 1), Quản lý khai thác DC Sóng Thần cho hàng hóa Masan và Vận tải phân phối hàng Masan, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ mà đơn vị cung cấp.

+ Đánh giá lại tình hình họat động phát triển SXKD của Gemadept Logistics trong 5 năm qua, phân tích những điểm còn tồn tại cần khắc phục.

+ Định hướng mới về 3 nhóm dịch vụ: VAWD, VATD và IDFF

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 16: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

+Định hướng mô hình tổ chức mới: Quân đoàn và quân khu. Với phương châm hoạt động:

o Quân đoàn: LINH HOẠT – TỐC ĐỘ - SÁNG TẠO

o Quân khu: KỶ LUẬT – TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP

+ Xác định hướng đi của thị truờng 2014 + 1 và 5 năm tiếp theo.

+ Định hướng chiến lược, kế hoạch giai đoạn tiếp theo cho các bộ phận.

Một số hình ảnh trong hoạt động Teambuilding của GLC với chủ đề:

“One Logistics, One Mission”

Kế hoạch hoạt động của GLC trong tháng 09/2014:

- Đơn vị sẽ triển khai tiếp dự án xây dựng nhân diện thương hiệu mới đồng nhất cho GLC bao gồm việc sử dụng các màu sắc hình ảnh, Logo, tên công ty, letter head, đồng phục, văn phòng, nhà kho, đội xe, container, website, form biểu mẫu và các ấn phẩm văn phòng,… với những thiết kế chuyên nghiệp và đồng bộ được thiết kế bởi công ty Attention VN.

- Hoạt động của phòng Phát triển kinh doanh (BD): theo như kế hoạch trong đầu tháng 9 Phòng BD sẽ đi công tác Nhật Bản với mục đích: gặp gỡ các khách hàng thân thiết, các VIP Accounts đã ủng hộ GLC trong nhiều năm vừa qua, đồng thời tham gia hội chợ “Logistech Exhibition 2014“ được tổ chức 2 năm một lần tại Tokyo – Nhật Bản với hơn 400 gian hàng. Đây sẽ là cơ hội để giới thiệu đến khách tham quan hình ảnh của Gemadept Corporation cũng như của Gemadept Logitics một cách chuyên nghiệp.

Back

Page 17: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

CSR: ĐẦU TƢ HAY TỪ THIỆN?

Không còn là gánh nặng, đầu tư vào trách nhiệm xã hội (CSR) đang giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN). Bởi thế, gần như các DN Việt đều đẩy mạnh hoạt động này như sự đầu tư bền vững hơn là những hoạt động có tính chất từ thiện.

Từ sữa đến bia đến Bán lẻ

Trong hai tháng qua, hàng loạt chương trình từ thiện xã hội hướng đến cộng đồng đã được các DN triển khai trong cả nước. Cụ thể, ngày 31/7, chương trình "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Công ty Vinamilk phát động đã tổ chức trồng 40.000 cây xanh tại Khu di tích đồi Độc Lập và một số địa danh khác của tỉnh Điện Biên.

Sẽ có 120.000 - 150.000 cây xanh được trồng trên cả nước từ chương trình này. Trước đó một tuần, Quỹ Sữa vươn cao Việt Nam của Vinamilk cũng đã trao hơn 72.000 ly sữa cho trẻ em tỉnh Quảng Trị, nâng tổng số sữa công ty này trao cho trẻ em là gần 22 triệu ly (khoảng 83 tỷ đồng).

Nếu như Vinamilk hướng các hoạt động đến trẻ em thì Công ty Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) lại hướng đến nam giới.

Để kêu gọi mọi người uống bia có trách nhiệm, VBL đã bỏ ra nguồn kinh phí khá lớn lắp đặt các bảng tuyên truyền (thay đổi nội dung định kỳ) trên các giao lộ, tuyến đường chính tại 5 thành phố lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Tiền Giang và Cần Thơ. Không chỉ vậy, VBL phối hợp với Ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức các cuộc thi trên website www.uongcotrachnhiem.com.vn và fanpage www.facebook/uongcotrachnhiem.com.vn. Thậm chí, VBL còn dán nhãn in thông điệp "Đã uống thức uống có cồn thì không được lái xe" lên nhãn sản phẩm...

Trong lĩnh vực bán lẻ, các thương hiệu như Co.opmart, Metro, Big C... cũng đẩy mạnh các hoạt động CSR hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm xanh. Trong tháng 6 vừa qua, Saigon Co.op tổ chức "Tháng tiêu dùng xanh" trên toàn hệ thống siêu thị Co.opmart.

Khi người tiêu dùng phân loại và chuyển rác vô cơ cho siêu thị Co.opmart sẽ được mua sản phẩm xanh giá rẻ hơn thị trường. Trong khi đó, những nhà sản xuất có sản phẩm xanh sẽ được ưu tiên ở những vị trí đẹp để tăng sự nhận biết đối với người tiêu dùng.

Trong khi đó, hệ thống Metro tổ chức các lớp huấn luyện giúp nông dân sản xuất sản phẩm sạch. Bên cạnh đó, Metro còn tổ chức các hội thảo hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo ông Erik Heens, Giám đốc Hoạt động Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam, chỉ có những DN phát triển theo hướng bền vững mới có thể tồn tại lâu dài. Vì thế, Metro cũng như các DN sản xuất phải là những đơn vị đi đầu trong vấn đề sử dụng năng lượng có hiệu quả để tạo hiệu ứng dây chuyền.

Để kêu gọi DN sử dụng năng lượng hiệu quả, hai năm qua, Metro đã ứng dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên và đã tiết giảm được 300 triệu đồng tiền điện/năm/một trung tâm. Hơn thế, với hệ thống chiếu sáng này, mỗi trung tâm của Metro mỗi năm đã giảm gần 220 tấn khí CO2 thải ra môi trường.

CSR tạo ra doanh thu

Theo các chuyên gia, hiện nay, CSR đang được xem là chìa khóa giúp DN phát triển bền vững và tạo được uy tín thương hiệu. Không những thế, CSR còn là nguồn tăng trưởng doanh thu tiềm năng cho DN bởi những hoạt động này mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN, tạo sự phản hồi tích cực từ khách hàng và đối tác của công ty.

Một khảo sát mới công bố của Nielsen cho thấy, gần 3/4 người Việt được hỏi khẳng định sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ đến từ các công ty có cam kết phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường. Cụ thể, có đến 73% số người được hỏi cho biết sẽ ủng hộ các DN quan tâm đến cộng đồng và môi trường. Hơn thế, đến 68% người Việt được hỏi cho biết đã mua hoặc sử dụng ít nhất một sản phẩm hay dịch vụ từ DN có hoạt động CSR trong 6 tháng đầu năm 2014.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 18: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

Vinamilk với những hoạt động trên và chiến lược marketing tốt đã giúp Công ty dẫn đầu thị trường sữa nhiều năm liền. Hiện Vinamilk đứng trong top 200 DN lớn nhất châu Á. Năm 2013, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Vinamilk vẫn đạt doanh thu hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm trước.

Lợi nhuận sau thuế cũng đạt hơn 6.400 tỷ đồng, tăng 11,86% so với năm 2012. Tương tự, cách khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xanh của Saigon Co.op một mặt mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, mặt khác khuyến khích DN sản xuất chuyển đổi công nghệ để tạo ra những sản phẩm không gây hại cho môi trường.

Đây cũng chính là một trong những lý do để Tạp chí Bán lẻ châu Á và Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International bình chọn Co.opmart là Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hiện Saigon Co.op đã phát triển được chuỗi bán lẻ rộng khắp, hằng ngày cung cấp 4 triệu sản phẩm đến người tiêu dùng và đón tiếp 300.000 lượt khách hàng mua sắm.

Khảo sát của Tập đoàn IBM công bố năm 2013 cho thấy, trên 68% DN cho biết, CSR có vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu cho DN. Vì vậy, CSR đang được xem là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của DN hơn là những quy định hay hoạt động từ thiện bắt buộc.

Chuỗi cung ứng và CSR, tại sao không?

Tiêu dùng xanh đang là xu hướng phổ biến trên thế giới nhằm hướng cộng đồng vào việc tiêu dùng, sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây không chỉ là hoạt động của riêng các DN bán lẻ, sản xuất mà còn là mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong cộng đồng chuỗi cung ứng Việt Nam.

Back

Page 19: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

BÌNH DƢƠNG HƢỚNG ĐẾN SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Xu hướng sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, thân thiện với môi trường là xu hướng chung của thế giới hiện nay, đặc biệt là trong giao thông vận tải (GTVT) và công nghiệp, hai lĩnh vực hoạt động được đánh giá có tác động lớn đến môi trường.

Thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương đã và đang hướng đến sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, mức độ ô nhiễm ở dạng rắn, lỏng và khí theo đó cũng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trên địa bàn rất quan tâm đến BVMT. Ngoài việc tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp công nghiệp, Bình Dương đã đưa ra mục tiêu của chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH):

- Giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5 - 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 70% các sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp.

- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, mục tiêu của chiến lược là đưa 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp. Đồng thời, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8 đến 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu/đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 90% doanh nghiệp vừa và lớn sẽ có bộ phận chuyên trách về SXSH. Cũng trong giai đoạn này, mục tiêu của chiến lược là 90% các sở công thương sẽ có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Hướng đến mục tiêu này, Bình Dương đang từng bước hướng đến xây dựng và phát triển môi trường an toàn, SXSH trong công nghiệp trong bối cảnh mới mà an ninh năng lượng và phát triển công nghiệp bền vững gắn với BVMT đang được đặt lên hàng đầu.

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 20: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

CUỘC DỊCH CHUYỂN TOÀN CẦU VÀ ĐÍCH ĐẾN VIỆT NAM

Lần lượt Canon, Samsung, LG, và giờ đến lượt Nokia- Microsoft quyết định chuyển dịch đại bản doanh sản xuất toàn cầu về Việt Nam.

Tỉnh Bắc Ninh trong công văn gửi Bộ Khoa học công nghệ mới đây cho biết, sẽ có thêm 39 dây chuyền sản xuất điện thoại di động thông minh Nokia về Việt Nam từ nay cho đến tháng 2/2015. Theo đó, năng lực sản xuất thiết bị điện thoại Nokia khu công nghiệp VSIP sẽ tăng ít nhất là 6 lần và ngay trong 2014, sản lượng sẽ tăng gấp 3 lần. Các sản phẩm chính được sản xuất tại đây sẽ là dòng điện thoai cao cấp nhất umia 630 và Lumia 530.

Từ hồi tháng 5/2014, cuộc đại chuyển dịch này đã được công bố rộng rãi bởi ông chủ mới của Nokia Việt Nam chính là Tập đoàn Microsoft Mobile Oy.

Tỉnh Bắc Ninh khẳng định, với sự thay đổi chiến lược này, nhà máy Nokia tại Bắc Ninh sẽ đóng vai trò chủ lực trong việc sản xuất thiết bị điện thoại di động của Microsofl và Nokia Việt Nam.Sau khi nắm quyền sở hữu 3 tháng, Microsoft đã thông báo, chiến lược phát triển toàn bộ Tập đoàn sẽ thay đổi bằng việc đầu tiên là đóng cửa toàn bộ, hoặc một phần của nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary), Bắc Kinh, Quảng Đông (Trung Quốc) và Reynosa (Mehico) để chuyển đến nơi mới thuận lợi hơn, trong đó có Việt Nam.

Một cuộc chuyển dịch rầm rộ sản xuất của các hãng điện tử toàn cầu từ các nước láng giềng sang Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ. Đó không hề là những quyết định đơn lẻ. Những cái tên như Samsung, Intel, LG, Canon... đã chứng minh Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn.

Theo tuyên bố của các hãng, Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất cung cấp 80% smartphone cho Samsung và 80% bộ vi xử lý Haswel của Intel trên toàn cầu. Đến nay, Việt Nam cũng đã là nơi sản xuất tập trung các thiết bị máy in của Canon.

Đầu tháng 7, Samsung cam kết rót thêm 1 tỷ USD, mở nhà máy thứ 3 sản xuất màn hình điện thoại tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh (Samsung Display). Lúc mới vào Việt Nam, Tập đoàn điện tử lớn nhất Hàn Quốc chỉ đầu tư 670 triệu USD nhưng giờ là 6,85 tỷ USD.

Cuối tháng 7, bộ vi xử lý CPU Haswel sản xuất đầu tiên ở Việt Nam của Intel đã ra mắt tại Tp HCM. Đây là sản phẩm thứ 3 made in Vietnam của Intel. Cùng đó, lãnh đạo hãng này khẳng định, Intel Việt Nam đã đi đúng lộ trình được chọn trong chiến lược toàn cầu.

Một hãng điện tử khác cũng nổi tiếng là Wintek của Đài Loan, chuyên sản xuất các sản phẩm màn hình cảm ứng cũng vừa hé lộ kế hoạch với tỉnh Bắc Giang rằng sẽ tăng gấp đôi vốn đầu tư tại Việt Nam so với hiện nay. Từ vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, hãng Wintek sẽ có tổng vốn lên khoảng 2,4 tỷ USD, quyết tâm mở rộng đầu tư lớn ở Việt Nam và kéo theo, sẽ cần tới 51.000 lao động tại Việt Nam.

Trước nữa, LG Electronic Việt Nam đã mở rộng sản xuất ở Hải Phòng khá ấn tượng. Bởi đầu năm, tổng vốn chỉ dự kiến khoảng 300 triệu USD nhưng sau đó chính hãng tại Hàn Quốc đã quyết định phải bỏ vốn gấp 5 lần con số trên tại Việt Nam. Trong tháng 10 tới, nhà máy mới 1,5 tỷ của LG Việt Nam sẽ đi vào hoạt động.

Đến nay, Việt Nam tụ hội hầu hết các nhà máy sản xuất điện tử lớn trên thế giới, đến từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Từ một nơi lắp ráp đơn thuần, các hãng đã chọn Việt Nam thành nơi sản xuất cho toàn cầu.

Back

Page 21: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

TRIỂN LÃM QUỐC TẾ THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG VIỆT NAM LẦN THỨ 18 (VIETFOOD & BEVERAGE- PROPACK VIETNAM 2014)

Thời gian: từ 10/09/2014 đến 13/09/2014

Địa điểm: Trung tâm triển lãm Quốc tế Tân Bình (TP Hồ Chí Minh).

Đơn vị tổ chức: Bộ Công thương, Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad, Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải Khát Việt Nam

Đơn vị tham gia: Triển lãm thu hút 305 doanh nghiệp với 378 gian hàng đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ: Anh, Ai Cập, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Bỉ, Bulgari, Canada, Đài Loan, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Italia, Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore và Việt Nam tham dự.

HỘI THẢO ĐÀO TẠO VỀ ÁP DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH (MSMV) QUẢN LÝ HÀNG HÓA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ KHO

Thời gian: 8h30 đến 16h30 ngày 24&25/9/2014

Địa điểm: Hội trường Chi cục Quản lý Chất lượng hàng hóa, 64-66 Mạc Đĩnh Chi, Q1, HCM

Mục tiêu: giúp hiểu rõ hơn về MSMV và ứng dụng MSMV vào công tác quản lý chuỗi cung ứng, quản lý kho, đồng thời cập nhật các quy định pháp quy trong nước và quốc tế về MSMV nhằm áp dụng MSMV hiệu quả hơn vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của đơn vị

Đơn vị tổ chức: Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 và Công ty Honeywell

Phí tham dự: miễn phí, cần gửi đăng ký trước ngày 22/09/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC: “VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN TỪ NĂM 2015”

Đơn vị chủ trì: Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM

Thời gian: khoảng từ 13 đến 17/10/2014

Địa điểm: Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM

TRIỂN LÃM NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG HIỆU VÀ NGÀNH BÁN LẺ (VIETRF) 2014

Thời gian: 30/10/2014 đến 01/11/2014

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh

Đơn vị tổ chức: tập đoàn Coex Hàn Quốc

Thông tin về triển lãm: đây là triển lãm duy nhất về Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Là nơi tập trung nhiều đơn vị quốc tế tham gia triển lãm với các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, những giải pháp tiên tiến nhất cho từng lĩnh vực đưa ra thị trường, VIETRF được quan tâm rộng rãi như là nhân tố quan trọng trong việc kích thích phát triển Ngành Bán lẻ và Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường mới nổi như Việt Nam hay các nước Đông Dương. Bên cạnh đó là các chương trình kết nối giao thương, hội nghị chuyên nghiệp tạo dấu ấn đặt biệt trong các chương trình triển lãm VIETRF đã qua. Năm 2014, VIETRF sẽ là nơi duy nhất những công ty bán nhượng quyền gặp gỡ các đối tác nhận nhượng quyền, các công ty sản xuất tìm gặp nhà phân phối, bán sỉ, bán lẻ, những người mua hàng…, và các đơn vị bán lẻ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng mục tiêu…

350 đơn vị triển lãm đến từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ

6 nhóm gian hàng quốc tế

20,000 khách tham quan chuyên ngành trong và ngoài nước

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

Page 22: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIETNAM EXPO) LẦN THỨ 12

Thời gian: 03-06/12/2014

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh

Mặt hàng trƣng bày: Thương mại, đầu tư, Xuất nhập khẩu

Đơn vị tổ chức: Bộ Công thương Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

GIẢI THƢỞNG QUỐC TẾ “LUẬN VĂN XUẤT SẮC 2014”

Giới thiệu: Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam (Vietnam Supply Chain) phối hợp với Hiệp hội Logistics Đức đã giới thiệu đến các tài năng trẻ Logistics Việt Nam giải thưởng quốc tế “Luận văn xuất sắc 2014”. 100 nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới sẽ được trao giải thưởng thường niên “Luận văn xuất sắc” do Hiệp hội Logistics Đức tài trợ.

Các bài luận văn được nộp thông qua sự đề cử của các giảng viên tại các trường đại học và được viết không trước hơn 1 năm kể từ thời điểm nộp. Số lượng lớn các giải thưởng, các chủ đề được trao tặng phản ánh sự phong phú, đa dạng các khía cạnh trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và Logistics.

Giải thƣởng: Giấy chứng nhận; Cơ hội tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Logistics Quốc tế diễn ra vào tháng 10/2014 tại Berlin (Đức) miễn phí; Cơ hội trở thành hội viên của Hiệp hội Logistics Đức miễn phí trong vòng nửa năm.

Điều kiện và điều lệ tham dự: Bài luận văn phải mang tính xây dựng, đóng góp lớn, có sự tương thích cao, là những nghiên cứu chuyên sâu về học thuật hoặc các ứng dụng thực tiễn, thể hiện sự sáng tạo trong việc tìm kiếm những giải pháp cho các thách thức hiện tại thuộc lĩnh vực Logistics; Việc đăng ký phải thông qua các giáo sư/giảng viên; Luận văn cử nhân hoàn chỉnh gửi kèm theo đánh giá, nhận xét, giải thích của người hướng dẫn; Luận văn thạc sỹ gửi kèm theo dàn bài và nhận xét của người hướng dẫn; Giới hạn tối đa 100 bài luận được trao giải. Các bài luận đăng ký sớm sẽ nhận được sự ưu tiên.

CUỘC THI CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TÀI CHÍNH

Đơn vị tổ chức: CEL Consulting cùng The Fresh Connection và Cộng đồng Tài Chính Cung Ứng vừa hợp tác giới thiệu cuộc thi tranh tài mang tên “Cool Connection” cho sinh viên toàn cầu để kết nối sinh viên, tài năng trẻ với các công ty toàn cầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.

Giá trị giải thƣởng: Giải thưởng cuộc thi chính có tổng trị giá tiền mặt 20,000 euros và các cơ hội thực tập tại các tập đoàn toàn cầu như: Philips, Heineken, Unilever…

Mục đích: nhằm kết nối các tổ chức giáo dục và các tập đoàn kinh tế, ngân hàng để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học thuật và thực tiễn nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cung ứng và tài chính.

Page 23: Bản tin Logistics · Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Bình Thuận và Hà Nội (2 cụm rạp). Vốn đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại khoảng 30-60

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

Vòng thi: chia thành 3 vòng dựa theo kết quả của nhóm qua trải nghiệm mô phỏng hoá một chuỗi cung ứng trên máy tính và trực tuyến - “The Cool Connection”. Vào 21/10/2014, những đội nào có kết quả đạt chuẩn quản lý chuỗi cung ứng “ảo” của mình sẽ được mời tham gia vòng đấu toàn cầu. Vào tháng 12/2014, cuộc thi sẽ công bố kết quả các đội vào chung kết để mời vào vòng thi đầu tổ chức tại Hà Lan vào tháng 3/2015.

Các đội vào vòng chung kết sẽ được hỗ trợ chi phí khách sạn trong vòng 1 tuần thi đấu tại Hà Lan. Tổng giải thưởng tiền mặt lên đến 20.000 euro. Cơ cấu giải thưởng tiền mặt bao gồm: Giải nhất: 10.000 euro, Giải nhì: 6.000 euor, Giải ba: 4.000 euro.

Cách thức tham dự: Để tham dự cuộc thi, các đội cần có 4 thành viên là SV chính qui năm cuối và được xác nhận hướng dẫn bởi một giảng viên đại học.

Back

"Success usually comes to those who are too busy to be looking for it.”

- Henry David Thoreau (1817 - 1862)-