9
BN TIN KHUYN NGHĐẦU TƯ 01/11/2018 DAILY INVESTMENT INSIGHT 1 Bng tng hp kết qukinh doanh 9 tháng 2018 ca các doanh nghip niêm yết trên 3 sàn chi tiết tại đây KHUYN NGHĐẦU TƯ Khuyến nghGiá khuyến nghMc tiêu Stoploss Giá hin ti Thi gian nm giSLS MUA 65.900 86.300 65.900 >12 THÁNG Chi tiết VN-INDEX DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG Nhờ lực cầu từ cuối phiên trước cùng diễn biến tích cực từ thị trường chứng khoán thế giới, thị trường trong nước bước vào phiên giao dịch thứ Năm với sắc xanh bao phủ. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán tiếp tục khởi sắc khi hầu hết tăng điểm. Tuy nhiên lực bán xuất hiện ngay sau đó và tập trung mạnh vào nhóm vốn hóa lớn và dầu khí kéo các chỉ số quay đầu giảm điểm. Việc các cổ phiếu trong nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ, đặc biệt HSG giảm sàn phiên thứ 2 do kết quả kinh doanh quý 3 kém khả quan đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư và khiến áp lực bán lan rộng. Qua đó VN-Index đóng cửa giảm 0,74% xuống còn 907,96 điểm, HNX-Index giảm 1,89% xuống 103,37 điểm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến phần lớn (MWG -2,04%, PNJ - 2,06%, VNM -1,55%, VIC -1,75%, VCS -1,64%, MSN -1,2%, HPG - 1,61%, VRE -1,85%,…) giảm điểm là nhân tố quan trọng khiến thị trường đánh mất đà tăng. VIC giảm xuống mức 95.500 đồng kèm theo trạng thái bán ròng của nước ngoài hơn 900.000 đơn vị trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi đó VHM (+3,92%) tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên 69.000 đồng đóng góp nhiều nhất điểm số cho VN-Index. Trong bối cảnh giá dầu thế giới đang có xu hướng giảm, các cổ phiếu dầu khí (GAS -2,4%, PLX -2,35%, PVS -4,21%, PVD -4,2%, PVB - 2,15%,…) bị bán mạnh trong phiên hôm nay, ảnh hưởng xấu tới tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù có diễn biến tích cực ngay từ đầu phiên sáng, nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng (ACB -3,3%, VPB -4,21%, TCB -2,97%, VCB -1,08%, CTG -2,35%, MBB -1,83%,…) quay đầu giảm và đóng cửa chìm trong sắc đỏ. Nỗ lực tăng điểm của BID (+2,88%) và HDB (+0,15%) cũng không thể giúp thị trường tránh được một phiên giảm điểm. Nhóm cổ phiếu chứng khoán (SSI -2,27%, VND -3,56%, SHS -3,52%, HCM -0,55%,…) cũng kết thúc phiên trong trạng thái kém tích cực. Chỉ còn lại FTS (+0,62%) và VCI (+0,76%) là 2 đại diện còn giữ được đà tăng. Thanh khoản trên sàn HOSE sụt giảm nhẹ so với phiên trước khi chỉ ghi nhận hơn 6.300 tỷ đồng. Trong đó phần khớp lệnh thỏa thuận chiếm hơn 3.600 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khá mạnh với hơn 2.100 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tuy nhiên, nếu trừ đi thỏa thuận đột biến 2.275 tỷ đồng tại MSN thì thực chất khối ngoại vẫn bán ròng trong phiên hôm nay. Các mã cũng được khối ngoại mua trong phiên nay gồm VJC, KDH, VCB, PVD, GEX, GMD,.... Bên cạnh đó, họ bán ròng HSG, VNM, VIC, HDB, VRE, .... Tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ngày 01/11 được tổng hợp chi tiết tại đây. Giá trị đóng cửa 907,96 Biến động (%) 0,74% Khối lượng (triệu CP) * 182,2 Giá trị (tỷ đồng) * 6.323,4 SLCP tăng giá 98 SLCP giảm giá 191 SLCP đứng giá 50 * Khối lượng và giá trị đã tính cả giao dịch thỏa thuận HNX-INDEX Giá trị đóng cửa 103,37 Biến động (%) 1,89% Khối lượng (triệu CP) * 37,8 Giá trị (tỷ đồng) * 475,8 SLCP tăng giá 46 SLCP giảm giá 93 SLCP đứng giá 61 * Khối lượng và giá trị đã tính cả giao dịch thỏa thuận

BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018

17/03/2015

March 3rd, 2014

DAILY INVESTMENT INSIGHT

1

Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh 9 tháng 2018 của các doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn chi tiết tại đây

KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

Mã Khuyến nghị Giá khuyến nghị Mục tiêu Stoploss Giá hiện tại Thời gian nắm giữ

SLS MUA 65.900 86.300 65.900 >12 THÁNG Chi tiết

VN-INDEX

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Nhờ lực cầu từ cuối phiên trước cùng diễn biến tích cực từ thị trường

chứng khoán thế giới, thị trường trong nước bước vào phiên giao dịch

thứ Năm với sắc xanh bao phủ. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng

khoán tiếp tục khởi sắc khi hầu hết tăng điểm. Tuy nhiên lực bán xuất

hiện ngay sau đó và tập trung mạnh vào nhóm vốn hóa lớn và dầu khí

kéo các chỉ số quay đầu giảm điểm. Việc các cổ phiếu trong nhóm VN30

chìm trong sắc đỏ, đặc biệt HSG giảm sàn phiên thứ 2 do kết quả kinh

doanh quý 3 kém khả quan đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu

tư và khiến áp lực bán lan rộng. Qua đó VN-Index đóng cửa giảm 0,74%

xuống còn 907,96 điểm, HNX-Index giảm 1,89% xuống 103,37 điểm.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến phần lớn (MWG -2,04%, PNJ -

2,06%, VNM -1,55%, VIC -1,75%, VCS -1,64%, MSN -1,2%, HPG -

1,61%, VRE -1,85%,…) giảm điểm là nhân tố quan trọng khiến thị

trường đánh mất đà tăng. VIC giảm xuống mức 95.500 đồng kèm theo

trạng thái bán ròng của nước ngoài hơn 900.000 đơn vị trở thành cổ

phiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi đó VHM (+3,92%)

tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên 69.000 đồng đóng góp nhiều nhất điểm số

cho VN-Index.

Trong bối cảnh giá dầu thế giới đang có xu hướng giảm, các cổ phiếu

dầu khí (GAS -2,4%, PLX -2,35%, PVS -4,21%, PVD -4,2%, PVB -

2,15%,…) bị bán mạnh trong phiên hôm nay, ảnh hưởng xấu tới tâm lý

nhà đầu tư.

Mặc dù có diễn biến tích cực ngay từ đầu phiên sáng, nhưng nhóm cổ

phiếu ngân hàng (ACB -3,3%, VPB -4,21%, TCB -2,97%, VCB -1,08%,

CTG -2,35%, MBB -1,83%,…) quay đầu giảm và đóng cửa chìm trong

sắc đỏ. Nỗ lực tăng điểm của BID (+2,88%) và HDB (+0,15%) cũng

không thể giúp thị trường tránh được một phiên giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán (SSI -2,27%, VND -3,56%, SHS -3,52%,

HCM -0,55%,…) cũng kết thúc phiên trong trạng thái kém tích cực. Chỉ

còn lại FTS (+0,62%) và VCI (+0,76%) là 2 đại diện còn giữ được đà

tăng.

Thanh khoản trên sàn HOSE sụt giảm nhẹ so với phiên trước khi chỉ ghi

nhận hơn 6.300 tỷ đồng. Trong đó phần khớp lệnh thỏa thuận chiếm

hơn 3.600 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng khá mạnh với hơn 2.100 tỷ đồng trên toàn thị

trường. Tuy nhiên, nếu trừ đi thỏa thuận đột biến 2.275 tỷ đồng tại MSN

thì thực chất khối ngoại vẫn bán ròng trong phiên hôm nay. Các mã

cũng được khối ngoại mua trong phiên nay gồm VJC, KDH, VCB, PVD,

GEX, GMD,.... Bên cạnh đó, họ bán ròng HSG, VNM, VIC, HDB, VRE,

....

Tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ngày 01/11 được tổng hợp chi

tiết tại đây.

Giá trị đóng cửa 907,96

Biến động (%) 0,74%

Khối lượng (triệu CP)* 182,2

Giá trị (tỷ đồng)* 6.323,4

SLCP tăng giá 98

SLCP giảm giá 191

SLCP đứng giá 50 *Khối lượng và giá trị đã tính cả giao dịch thỏa thuận

HNX-INDEX

Giá trị đóng cửa 103,37

Biến động (%) 1,89%

Khối lượng (triệu CP)* 37,8

Giá trị (tỷ đồng)* 475,8

SLCP tăng giá 46

SLCP giảm giá 93

SLCP đứng giá 61 *Khối lượng và giá trị đã tính cả giao dịch thỏa thuận

Page 2: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

2 DAILY INVESTMENT INSIGHT

THEO DÕI KHUYẾN NGHỊ MUA

Ngày khuyến

nghị

Mã cổ phiếu

Giá mục tiêu

Giá cắt lỗ

Giá ngày khuyến nghị

Giá hiện tại

Hiệu quả đầu tư

Ngày chốt dự kiến

Ghi chú

01-08-2018 HPG 50 _ 37.6 39.6 5.32% 05-06-2019

01-08-2018 11-09-2018

SBA 18 _ 14.6 13.95 -4.45% 05-06-2019

07-08-2018 GIL 40.9 31.8 33.4 37 13.17% 09-10-2018

Cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ

100:37 ngày 18/9/2018

09-10-2018 GIL 46.5 36 37.8 37 -4.76% 29-10-2018 Cắt lỗ tại giá

36.000đ

08-08-2018 VSC 43 37.5 39.3 38.4 12.60% 26-09-2018 Cổ tức 1.000đ/cp ngày 27/8/2018

26-09-2018 VSC 52.3 41 43.25 38.4 -5.20% 23-10-2018 Cắt lỗ tại giá

41.000đ

10-09-2018 HAX 20 14.7 16 16 0.00% 05-11-2018

11-09-2018 NDN 17 13.5 14.5 13.3 -8.28% 29-10-2018 Cắt lỗ tại giá

13.500đ

17-09-2018 BSR 20 16.5 17 15.9 -2.94% 23-10-2018 Cắt lỗ tại giá

16.500đ

18-09-2018 NKG 16.5 12.7 13.7 9.27 -9.85% 23-10-2018 Cắt lỗ tại giá

12.700đ

20-09-2018 NT2 32 23.7 26.6 24.75 -4.89% 23-10-2018 Cắt lỗ tại giá

23.800đ

25-09-2018 PNJ 112 100 103.5 95 -4.35% 23-10-2018 Cắt lỗ tại giá

100.000đ

10-10-2018 ITD 18 11.1 13.35 10.55 -11.61% 23-10-2018 Cắt lỗ tại giá

11.100đ

01-11-2018 SLS 86.3 _ 65.9 65.9 0.00% 01-12-2019

Page 3: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

3 DAILY INVESTMENT INSIGHT

CTCP MÍA ĐƯỜNG SƠN LA (HNX_SLS) SLS hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh đường, chiếm khoảng 80%

doanh thu, phần còn lại cũng nằm trong chu ỗi giá trị sản xuất đường như mật rỉ, phân vi

sinh, xăng dầu,.. Vùng nguyên liệu mía của SLS nằm tập trung ở 2 huyện Mai Sơn và Yên

Châu với diện tích rộng 6,164.33 ha. Thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên của Sơn La đem lại

mía có năng suất và chữ đường cao nhất miền Bắc.

Địa chỉ TT Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La

Vốn hóa (Tỷ VNĐ) 645,29 KLCP lưu hành 9.791.945

EPS trailing (VND) 11.833 P/E trailing 6x

KLGDBQ 30 phiên 8.715 %sở hữu NN 0,11%

ROE 2017 47,3% ROA 2017 24,68%

Lĩnh vực kinh doanh chính

Sản xuất và kinh doanh đường

Chi phí chính Mía nguyên liệu

Lợi thế cạnh tranh

Thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên đem lại mía có chữ đường và năng suất cao

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH

(1) Năng lực sản xuất đạt 15% sản lượng miền Bắc

Năm 2016/17, SLS đã hoàn thành dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất từ 2.500 TMN (tấn mía/ngày) lên 5.000

TMN, sản lượng sản xuất đạt hơn 60.000 tấn đường/năm (15% năng lực sản xuất miền Bắc và 4% cả nước). Trong năm

2017/18, SLS đã tiêu thụ hơn 38.000 tấn đường RS (+29% y-o-y), chiếm khoảng 4% thị phần đường Việt Nam. Cũng trong

năm, SLS đã hoàn thành dự án xây dựng dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE, với chất lượng cao, được sử dụng

cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát.

Năng lực sản xuất mía và đường của SLS qua các năm

Đơn vị 2013 2014 2015 2016* 2016/17 2017/18 Cả nước (2017/18)

Năng suất mía tấn/ha 60 53 73 63 68 69 54

Sản lượng mía tấn 269.969 244.545 361.789 308.738 417.580 544.980 13.456.637

Sản lượng đường tấn 29.343 28.273 39.964 33.376 48.987 62.937 1.327.021

Tấn mía/tấn đường tấn 9,20 8,65 9,05 9,25 8,52 8,66 10,14

Giá mua mía đồng/kg 900 900 860 860 860 850 900 – 1.200

Giá thành đường đồng/kg 12.040 10.860 10.021 10.153 9.596 9.655 13.000

Cùng với khó khăn của toàn ngành mía đường trong niên vụ 2017/18, tỷ trọng đường bán/sản xuất của SLS đã giảm từ

91% trong năm 2016 xuống còn 61% năm 2017/18. Lượng đường tồn kho cao kỷ lục ở mức hơn 48.000 tấn đường.

(2) Giá thành sản xuất giảm 30% trong giai đoạn 2013 – 2018

Giai đoạn 2013 – 2018, SLS đã cải thiện được hiệu quả sản xuất mía và đường. Giá thành sản xuất đường của doanh

nghiệp đã giảm hơn 30% trong giai đoạn này, ở mức 9.600 đồng/kg (thấp hơn trung bình ngành khoảng 26%). Lợi thế của

SLS đến từ (1) Vùng nguyên liệu đem lại mía có năng suất và chữ đường cao và (2) Giá mua mía rẻ.

Năm 2017/18, sau khi hoàn thành các dự án đầu tư, giá thành sản xuất đường ở mức 9.655 đồng/kg (+0.6% y-o-y) do chi

phí khấu hao tăng. FPTS dự phóng, giá thành sản xuất đường của SLS từ năm 2018/19 sẽ ở mức trung bình 10.087 đồng/kg

(+4.5%).

TRIỂN VỌNG KINH DOANH NĂM 2019 - 2023

(1) Gía đường quốc tế và trong nước phục hồi trong năm 2018 – 2019 (chi tiết)

(2) Triển vọng từ tiêu thụ đường RE trong dài hạn

Giá bán đường RE cao hơn 10% so với RS

Tháng 8/2018, giá bán buôn đường RE cả nước ở mức 13.100 đồng/kg, và giá bán đường RS ở mức 10.750 đồng/kg.

Đường RE thường có giá bán trung bình cao hơn 10% so với đường RS, do chất lượng cao hơn và lượng cung ít hơn (33%

lượng đường cả nước).

Page 4: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

4 DAILY INVESTMENT INSIGHT

Ít cạnh tranh tại thị trường miền Bắc và tiềm năng từ khách hàng mới

Hiện nay, cả nước chỉ có 5 doanh nghiệp có khả năng sản xuất đường RE (SBT, LSS, SLS, NIVL và KCP Việt Nam). Trong

đó, SLS là doanh nghiệp duy nhất sản xuất đường RE tại khu vực miền núi phía Bắc và Đồng bằng Sông Hồng (các doanh

nghiệp còn lại ở Bắc Trung bộ và Đông Nam Bộ).

Sản lượng đường RE từ các nhà máy đạt hơn 430.000 tấn/năm trên toàn quốc (33% tổng cung đường), đáp ứng được

khoảng 65% nhu cầu sử dụng đường RE trong nước. Bên cạnh đó, thị trường đường RE không gặp phải cạnh tranh với

đường Thái Lan ở thời điểm hiện tại do đường nhập lậu từ Thái Lan chủ yếu là đường RS và đường thô. Theo chia sẻ của

doanh nghiệp, SLS đang chuẩn bị cho công tác bán đường RE cho các khách hàng mới là các công ty thực phẩm – đồ

uống khu vực phía Bắc, với khoảng 20.000 tấn, bắt đầu từ năm 2020/21.

Nhu cầu đường nội địa tăng trưởng 5%/năm giai đoạn 2019 – 2023

Ngành đường Việt Nam đang tiêu thụ hơn 1,5 triệu tấn đường/năm, bình quân theo đầu người là 16 kg/người/năm, thấp

hơn trung bình thế giới 7 kg/người. FPTS dự đoán, nhu cầu tiêu thụ đường cả nước sẽ tăng khoảng 5% so với hiện nay

vào năm 2023, tiêu thụ khoảng 1,8 triệu tấn từ các yếu tố như: tốc độ tăng dân số của Việt Nam trong giai đoạn 2019 –

2023 ở mức 1,12%/năm (theo IMF), tốc độ tiêu thụ đường ở các nước đang phát triển là 2%/năm (OECD), tốc độ tăng

trưởng ngành thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam là 11%/năm (OECD), tăng trưởng tiêu thụ bình quân đạt 5%/năm (OECD),

tăng trưởng trong quá khứ là 5%/năm (USDA).

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Triển vọng tăng giá đường trong 2018/19

Tháng 10/2018, giá đường thế giới đạt 13,25 Uscents/pound (+20%). Giá đường Việt Nam kỳ vọng sẽ hồi phục trong năm

2019 do hiệp định ATIGA hoãn lại 02 năm và giá đường từ Thái Lan tăng, giảm áp lực cho các doanh nghiệp mía đường

Việt Nam.

Triển vọng từ tiêu thụ đường tinh luyện RE chất lượng cao

Giá bán đường RE cao hơn 10% so với đường trắng RS, đường RE ít cạnh tranh tại thị trường miền Bắc, khách hàng mới

là các công ty thực phẩm đồ uống. FPTS dự phóng, sản lượng tiêu thụ của SLS có thể tăng 35% so với 2017/18.

Giá cổ phiếu đang được định giá thấp

Chúng tôi ước tính doanh thu năm 2018/19 của SLS đạt 756 tỷ đồng (+26% y-o-y), lợi nhuận sau thuế ước đạt 125 tỷ đồng

(+7% y-o-y), tương ứng với mức EPS đạt 12.722 đồng/cp

CÁC YẾU TỐ CẦN THEO DÕI

Biến động giá đường trong nước và các chính sách hỗ trợ ngành

Giá đường trong nước và thế giới giảm sâu trong niên vụ 2017/18 ảnh hưởng tới lợi nhuận toàn ngành đường. Giá đường

trong nước được kỳ vọng tiếp tục giảm trong Quý 4/2018 và sẽ phục hồi trong năm 2019.

Khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp

Khả năng trả nợ vay giảm từ 0,46 lần còn 0,25 lần trong 2017/18. Nợ vay/TTS của SLS ở mức 44,5%. Nợ vay tăng do tài

trợ các dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp dây chuyền sản xuất. Chi phí lãi vay năm 2017/18 ở mức 36 tỷ đồng (+130%

y-o-y).

Khả năng thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp

SLS phân phối đường chủ yếu qua các doanh nghiệp thương mại có liên quan tới cổ đông lớn. Phải thu năm 2017/18 lên

tới 326 tỷ đồng (+9% y-o-y), tương ứng với 54% doanh thu.

KHUYẾN NGHỊ

FPTS tiến hành cập nhật phân tích và định giá mã cổ phiếu SLS. Bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, FPTS

xác định giá mục tiêu của cổ phiếu SLS là 86.320 đồng/cp, cao hơn mức giá hiện tại 31%. FPTS khuyến nghị MUA

cổ phiếu SLS cho mục tiêu trung và dài hạn.

Page 5: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

5 DAILY INVESTMENT INSIGHT

TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Giá đường quốc tế và trong nước phục hồi trong 2018/19 Niên vụ 2017/18 là giai đoạn khó khăn của ngành đường thế giới. Tháng 05/2018, giá đường thô thế giới giảm xuống 10,4

Uscents/pound (6.300 đồng/kg) (-33% y-o-y) do tình trạng dư cung toàn cầu. Sản lượng đường sản xuất trong niên vụ đạt 191,8

triệu tấn (+10,3% y-o-y), tiêu thụ đạt 174 triệu tấn (+2% y-o-y). Tình trạng này đến từ sản lượng sản xuất kỷ lục tại các quốc gia

sản xuất đường lớn trên thế giới như Ấn Độ (+46% y-o-y), Thái Lan (+37% y-o-y) và EU (+15% y-o-y).

Tháng 10/2018, giá đường thô theo hợp đồng giao tháng 3/2019 đã tăng hơn 20% so với tháng trước, lên 13,25 Uscents/pound

(6.820 đồng/kg). Theo dự báo của ISO (Hiệp hội đường thế giới) và USDA (Bộ nông nghiệp Mỹ), giá đường sẽ phục hồi trong

niên vụ 2018/19, cung đường toàn cầu được dự báo sẽ giảm 2%, đạt 188 triệu tấn đường. Nguyên nhân do:

Dự báo giá đường thế giới 2018 – 2021

Giá đường trong nước giảm 35%

Niên vụ 2017/18 là giai đoạn khó khăn của ngành đường thế giới và đường Việt Nam. Giá đường Việt Nam giảm 35% so với niên vụ 2016/17, xuống còn 11.250 đồng/kg, do ảnh hưởng của (1) Áp lực từ hiệp định thương mại ATIGA của khối ASEAN; (2) Áp lực từ giá bán đường lậu Thái Lan; (3) Đường lỏng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Diễn biến giá đường RS trong nước và đường thô quốc tế

Nguồn: Cục quản lý giá, FPTS Tổng hợp Lợi nhuận gộp toàn ngành giảm sâu Tỷ suất lợi nhuận gộp các doanh nghiệp mía đường niêm yết

Lợi nhuận gộp trung bình của các doanh nghiệp mía đường trong nước

giảm từ 22% còn 16% trong niên vụ 2017/18. Lợi nhuận gộp của SLS

năm 2017/18 đạt 158 tỷ đồng (-20% y-o-y), tỷ suất lợi nhuận gộp cao

hơn trung bình ngành, ở mức 26%.

Do cạnh tranh với đường nhập lậu từ Thái Lan (30% sản lượng tiêu

thụ cả nước), lượng đường tồn kho trong nước lên tới 800.000 tấn

đường (tháng 5/2018, theo Hiệp hội mía đường Việt Nam), giá bán

đường giảm 35%, còn hơn 11.000 đồng/kg.

Nguồn: Báo cáo tài chính, FPTS Tổng hợp

(Năm tài chính của các doanh nghiệp ngành mía đường bắt đầu từ 01/07 và kết thúc ngày 30/06 năm sau)

11439.050

6303.150

16950.0

11250.0

.0

3000.0

6000.0

9000.0

12000.0

15000.0

18000.0

08/13 03/14 10/14 05/15 12/15 07/16 02/17 09/17 04/18

(đồng/k

g)

Thế giới Việt Nam

13%

11%

4%

16%

26%

0%

10%

20%

30%

40%

2013/14 2014/15 2015/16 2016/17 2017/18

SBT LSS KTS TB ngành SLS

13.25 14.25

0

5

10

15

20

25

01

/201

6

05

/201

6

09

/201

6

01

/201

7

05

/201

7

09

/201

7

01

/201

8

05

/201

8

09

/201

8

01

/201

9

05

/201

9

09

/201

9

01

/202

0

05

/202

0

09

/202

0

01

/202

1

05

/202

1

(US

cents

/pound)

(1) Thời tiết khô hạn khiến sản lượng sản xuất tại Brazil

và EU được dự báo sẽ giảm lần lượt 12% và 4%. Đây là

khu vực sản xuất đứng #1 và #3 thế giới.

(2) Xu hướng sản xuất ethanol từ mía của Brazil, Ấn

Độ và Thái Lan: giá đường thế giới giảm sâu khiến các

nhà máy sản xuất đường ở các quốc gia sản xuất lớn trên

thế giới chuyển sang sản xuất Ethanol từ mía phục vụ nhu

cầu trong nước, khiến cung đường thế giới giảm.

(Theo USDA – Bộ Nông nghiệp Mỹ)

Nguồn: Bloomberg, ISO, USDA, Rabobank, ICE, FPTS Tổng hợp

Page 6: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

6 DAILY INVESTMENT INSIGHT

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

KTS _ TĂNG TỶ TRỌNG DOANH THU THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG: HIỆU QUẢ GIẢM, RỦI RO CHIẾM DỤNG VỐN TĂNG CTCP Đường Kon Tum (HNX: KTS) hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh mía đường và các sản phẩm nông sản khác. KTS là nhà máy đường có quy mô nhỏ, vùng nguyên liệu rộng khoảng 1.500 ha tại tỉnh Kon Tum, công suất ép mía 2.500 TMN (1,5% năng lực sản xuất cả nước), mỗi năm KTS sản xuất được từ 15.000 - 20.000 tấn đường thành phẩm. Sản phẩm đường của KTS là đường kính trắng RS, được tiêu thụ bởi các công ty thương mại đường và các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo và đồ uống sử dụng. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng 2017/18 2016/17 % y-o-y Nhận xét

Doanh thu 508 295 +72%

Doanh thu năm 2017/18 đạt 508 tỷ đồng (+72%), hoàn thành 32,27% kế

hoạch. Doanh thu tăng chủ yếu do mảng thương mại đường (+560%) và

kinh doanh phân bón tăng (+98%).

Đường 240 234 +2% ► Mảng đường: đạt 240 tỷ doanh thu (+2%), chiếm 47% cơ cấu doanh

thu. Sản lượng bán đạt 22.024 tấn (+37%).

Trong năm, KTS đã đầu tư nâng công suất ép nhà máy đường từ 1.800

TMN lên 2.500 TMN, nhưng sản lượng mía ép giảm 19%, sản xuất được

16.669 tấn đường (-22%) do:

(1) Vào vụ ép muộn vì chậm tiến độ dự án;

(2) Giảm 35% sản lượng mía mua từ ngoài vùng đầu tư (các huyện tại

Gia Lai) vì cuối vụ mưa nhiều khiến chất lượng mía kém hơn, vận chuyển

khó khăn khiến giá mua mía ngoài cao hơn.

► Mảng mật rỉ: Do sản lượng mía ép giảm nên mật rỉ thu được giảm 6%.

► Mảng đường thương mại: đạt 237 tỷ đồng (+560%), cơ cấu doanh

thu nâng từ 12% (2016/17) lên 47% năm 2017/18. KTS bán đường của

các NMĐ Tuy Hòa, Trà Vinh và Sơn La, là các doanh nghiệp có liên quan

tới cổ đông lớn.

Mật rỉ 14 16 -10%

Thương mại đường 237 35 +560%

Khác 16 8 +98%

Lợi nhuận gộp 18,9 51,3 -63%

Đường và mật rỉ 13,1 47,4 -72% ► Mảng đường: Lợi nhuận gộp đạt 13 tỷ đồng (-72%) do giá bán đường

trung bình đạt 11.180 đồng/kg (-24%), áp lực cạnh tranh và tiêu thụ khiến

giá bán đường trong nước giảm 35% trong 2017/18.

► Mảng đường thương mại có tỷ suất lợi nhuận gộp mỏng, chỉ đạt

0,8%, tăng nhẹ so với 2016/17.

Thương mại đường 2 0,2 +722%

Khác 3,8 3,7 +4%

Doanh thu tài chính 8,4 5,8 +44% Chi phí lãi vay tăng hơn 2 lần do công ty thực hiện vay gần 85 tỷ đồng

nợ dài hạn để đầu tư nâng cấp dây chuyền ép mía, nợ vay ngắn hạn

(+45%) phục vụ công tác đầu tư cho vùng nguyên liệu và vốn lưu động

trong năm. Chi phí lãi vay 8,5 2,6 +223%

Chi phí bán hàng 0,9 1,1 -16%

Chi phí QLDN 6,6 8 -18%

Lợi nhuận từ HĐKD 11,1 45,4 -76%

Lợi nhuận khác (0,9) (1,6) -47%

Lợi nhuận trước thuế 10,2 43,7 -77%

Lợi nhuận sau thuế 9 43,7 -79%

Tỷ suất lợi nhuận gộp 3,7% 17,4%

Đường & mật rỉ 5,2% 18,9%

Thương mại đường 0,8% 0,7%

Khác 23,5% 44,9%

Tỷ suất LNST 1,77% 14,84%

Page 7: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

7 DAILY INVESTMENT INSIGHT

Theo FPTS, KTS có thể hoàn thành được kế hoạch doanh thu niên độ 2018 - 2019 từ mảng sản xuất và kinh doanh

đường – mật rỉ từ kỳ vọng giá đường phục hồi trong 2018 -2019 với những luận điểm sau:

Dây chuyền ép mía công suất 2.500 TMN bắt đầu đi vào ổn định, có thể phục vụ cho ép mía với sản lượng lên tới

300.000 tấn mía tươi; hiệu suất sản xuất đường đạt 9,5 tấn mía/01 tấn đường.

Giá đường trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi trong 2019 tới hết 2020 do (1) Giá đường thế giới phục hồi 20% trong

tháng 10/2018; (2) Hiệp định ATIGA hoãn lại 02 năm và giá đường từ Thái Lan tăng, giảm áp lực cho các doanh nghiệp

mía đường Việt Nam.

Sản lượng bán vụ 2018/19 ước đạt 23.000 tấn đường (+4%), giá bán khoảng 11.500 đồng/kg (+4%).

Chi phí khấu hao dự kiến tăng khoảng 12 – 15 tỷ đồng/năm, sau khi KTS hoàn thành dự án nâng cấp dây chuyền sản

xuất. Giá thành sản xuất đường tăng khoảng 500 đồng/kg (+3%)

FPTS ước tính KTS sẽ đạt khoảng 300 tỷ doanh thu (+10%), lợi nhuận gộp đạt 17 tỷ đồng (+1%) từ các mảng kinh

doanh này.

LNST năm 2017/18 của KTS đạt gần 9 tỷ đồng (-79%), tương ứng với mức EPS đạt 1.772 đồng/cp. Kết quả kinh doanh của hoạt động thương mại đường có ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Quý 1/2019, doanh thu của KTS đạt 79 tỷ đồng (-50% y-o-y) hoàn thành 10% kế hoạch. Do công ty chưa bắt đầu vụ mới (khoảng từ tháng 12/2018 – 04/2019), không còn đường tự sản xuất tồn kho. Doanh thu chủ yếu đến từ thương mại đường: • Doanh thu: 76 tỷ (-13%), hoàn thành 16% kế hoạch • Lợi nhuận gộp: 0,7 tỷ đồng (-3%) FPTS giả định KTS có thể duy trì mức doanh thu này trong các quý tiếp theo và sẽ hoàn thành được 65% kế hoạch doanh thu từ hoạt động thương mại đường trong năm 2018/19. Doanh thu từ thương mại đường ước đạt 305 tỷ đồng (+28%), lợi nhuận gộp ước đạt 2,5 tỷ đồng. 2. Nhận định và khuyến nghị FPTS đưa ra mức P/E forward cho năm 2018/19 của KTS đạt 8x, với lợi nhuận sau thuế đạt 11,2 tỷ đồng (+25% y-o-y). Mức P/E này không hấp dẫn so với các doanh nghiệp cùng ngành. FPTS khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN đối với mã KTS ở thời điểm hiện tại với các luận điểm sau:

(1) Bị chiếm dụng vốn từ hoạt động thương mại đường KTS tiêu thụ đường thông qua các công ty liên quan tới cổ đông lớn. Năm 2017/18, tỷ trọng phải thu/doanh thu lên tới 60%, trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng với 183 tỷ đồng (+59%).

(2) Biến động giá đường và các chính sách hỗ trợ ngành Giá đường trong nước và thế giới giảm sâu trong niên vụ 2017/18, ảnh hưởng tới lợi nhuận toàn ngành. Giá đường trong nước được kỳ vòng phục hồi trở lại trong năm 2019.

(3) Rủi ro thanh khoản Cổ phiếu KTS được giao dịch trên thị trường với thanh khoản thấp. Khối lượng giao dịch bình quân 30 ngày chỉ đạt 206 cổ phiếu.

Page 8: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

8 DAILY INVESTMENT INSIGHT

LỊCH SỰ KIỆN

MÃ TÊN CÔNG TY MÔ TẢ SỰ KIỆN NGÀY

GDKHQ NGÀY THANH TOÁN

GKM Gạch Khang Minh Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ

lệ 100:5 02/11/2018 _ Chi tiết

HUT Xây dựng TASCO

Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ

lệ 100:7

Trả cổ tức 500 đồng/cp

02/11/2018

02/11/2018

_

09/11/2018

Chi tiết

L12 LICOGI 12 Trả cổ tức 600 đồng/cp 02/11/2018 15/11/2018 Chi tiết LLM LILAMA Trả cổ tức 600 đồng/cp 02/11/2018 23/11/2018 Chi tiết

VBB VietBank Quyền mua cổ phiếu, tỷ lệ

100:28 06/11/2018 _ Chi tiết

PAI CNTT, VT và Tự động hóa dầu

khí- PAIC Trả cổ tức 300 đồng/cp 06/11/2018 07/12/2018 Chi tiết

NAF Nafoods Group Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ

lệ 10:1 07/11/2018 _ Chi tiết

SBL Bia Sài Gòn- Bạc Liêu Trả cổ tức 1000 đồng/cp 07/11/2018 26/11/2018 Chi tiết C32 Đầu tư Xây dựng C3-2 Trả cổ tức 1200 đồng/cp 08/11/2018 29/11/2018 Chi tiết

IDI Đầu tư và PT Đa Quốc Gia

Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ

lệ 100:9

Trả cổ tức 1100 đồng/cp

08/11/2018

08/11/2018

_

28/11/2018 Chi tiết

AAM Thủy sản MeKong Trả cổ tức 500 đồng/cp 07/11/2018 29/11/2018 Chi tiết NDN PT Nhà Đà Nẵng Trả cổ tức 1000 đồng/cp 09/11/2018 30/11/2018 Chi tiết BSP Bia Sài Gòn Trả cổ tức 1000 đồng/cp 12/11/2018 14/12/2018 Chi tiết BTP Nhiệt điện Bà Rịa Trả cổ tức 1090 đồng/cp 12/11/2018 29/11/2018 Chi tiết CT3 Xây dựng Công trình 3 Trả cổ tức 800 đồng/cp 14/11/2018 30/11/2018 Chi tiết TDB Thủy điện Định Bình Trả cổ tức 1400 đồng/cp 14/11/2018 05/12/2018 Chi tiết

Page 9: BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 01/11/2018editor.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/11/02/FIA20181101.pdfphiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong khi

9 DAILY INVESTMENT INSIGHT

Tuyên bố miễn trách nhiệm

Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng

tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này.

Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên

phân tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không bị

phụ thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.

Báo cáo này không được phép sao chép, tái tạo, phát hành và phân phối với bất kỳ mục đích nào nếu không được

sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu sử

dụng các thông tin trong báo cáo này. Các thông tin có liên quan đến chứng khoán khác hoặc các thông tin chi tiết

liên quan đến cố phiếu này có thể được xem tại hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức.

Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Trụ sở chính

Số 52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Q. Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

ĐT: (84.24) 37737070 / 6271 7171

Fax: (84.24) 37739058

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Tầng 3, tòa nhà Bến Thành Times Square, 136 – 138 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: (84.28) 62908686

Fax: (84.28) 62910607

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Chi nhánh Tp.Đà Nẵng

100 Quang Trung, P.Thạch Thang, Quận Hải Châu TP. Đà Nẵng, Việt Nam

ĐT: (84.236) 3553666

Fax: (84.236) 3553888