12
Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiu qu Pht trin / trang 03 Lễ trao giải thưởng NGO Việt nam 2014 Hội thảo giới thiệu “Bộ nguyên tắc thực hành Minh bạch và Trách nhiệm giải trình Góc Tri Thức / trang 10 Những điểm đáng lưu ý của dự thảo Luật tiếp cận thông tin - Cơ hội cho TCXH với Luật tiếp cận thông tin Vì một Việt Nam bền vững LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Số 11 / 2014 Thông tin Hữu ích / trang 11 Kêu gọi đề xuất từ Đại sứ quán Mỹ Các TCXH trong thế giới phẳng ứng dụng CNTT trong hoạt động xã hội Vn đng Chính sch / trang 07 Vận động tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các TCXH Thc đy quyn Con ngưi / trang 09 Chuỗi hội thảo “Chứng nghiện và các vấn đề liên quan” Đăng ký hỗ trợ pháp lý cho trẻ em đường phố về giấy tờ tùy thân

Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

Bản tinHIỆU QUẢ PHÁT TRIỂNCHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

Hiêu qua Phat triên / trang 03• Lễ trao giải thưởng NGO Việt nam 2014• Hội thảo giới thiệu “Bộ nguyên tắc thực hành Minh

bạch và Trách nhiệm giải trình Góc Tri Thức / trang 10• Những điểm đáng lưu ý của dự thảo Luật tiếp cận thông

tin - Cơ hội cho TCXH với Luật tiếp cận thông tin

Vì một Việt Nam bền vững

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAMTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Số 11 / 2014

Thông tin Hữu ích / trang 11• Kêu gọi đề xuất từ Đại sứ quán Mỹ

• Các TCXH trong thế giới phẳng ứng dụng CNTT trong hoạt động xã hội

Vân đông Chính sach / trang 07•Vận động tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các TCXH

Thuc đây quyên Con ngươi / trang 09• Chuỗi hội thảo “Chứng nghiện và các vấn đề liên quan”• Đăng ký hỗ trợ pháp lý cho trẻ em đường phố về giấy

tờ tùy thân

Page 2: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

Thư NgỏKính gửi Quý bạn đọc!

Chào mừng Quý bạn đọc đến với Bản tin Hiêu quả Phat triên cho cac tô chưc xa hôi, số 11/2014 của Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD)!

Tháng 6 và tháng 7. 2014 có rất nhiều hoạt động nổi bật của các tổ chức xã hội, đánh dấu giai đoạn chuyển biến mới của các tổ chức xã hội Việt Nam trong việc phát huy vai trò và tiếng nói trong tiến trình phát triển đất nước. Chính vì thế, Ban biên tập đã cố gắng chọn lọc để đưa vào bản tin số này những thông tin nổi bật nhất.

Ở mảng Hiệu quả phát triển (CSO-DE), bản tin cung cấp các tin nóng hổi về Lễ trao giải Giải thưởng NGO Việt Nam 2014 về thực hành tốt minh bạch, giải trình, Chương trình tập huấn gây quỹ quốc tế 2014 và Hội thảo công bố Bộ nguyên tắc thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình cho các tổ chức xã hội Việt Nam do MSD tổ chức

Mảng Hoạt động vận động chính sách (CSO-PA) phản ánh các hoạt động đối thoại chính sách sôi nổi của MSD, CSA Việt Nam và các tổ chức xã hội với đại diện các cơ quan nhà nước để tham gia vào tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Mảng Hoạt động thúc đẩy Quyền con người (HREP) cũng có các tin tức liên quan tới chuỗi sự kiện về chứng nghiện rất hấp dẫn trải dài từ tháng 6 tới tháng 8 do MSD và các đối tác thực hiện.

Chúng tôi hy vọng rằng, Bản tin Hiệu quả phát triển sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi của Quý bạn đọc. Bên cạnh đó, MSD mong rằng quý vị sẽ luôn ủng hộ, đồng hành cùng sự phát triển của MSD Việt Nam nói riêng và của các tổ chức xã hội Việt Nam nói chung, vì một Việt Nam bền vững!

Trân trọng,BAN BIÊN TẬP

Bản tin do IRISH AID tai trơ

Vì một Việt Nam bền vững

Page 3: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

3

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOs Số 11 / 2014

Hiệu quả Phát triển

LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG NGO VIỆT NAM 2014 - VINH dANH CáC Tổ CHứC xã HộI THựC HàNH TốT MINH bạCH, GIẢI TRìNH Và Huy độNG NGuồN LựC

Lễ trao Giải thưởng NGO Việt Nam là sự kiện tôn vinh các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam có thực hành tốt nhất về minh bạch, giải trình và huy động nguồn lực hiệu quả vì cộng đồng và phát triển bền vững. Diễn ra vào ngày 20/06/2014 tại Hà Nội, chương trình đã thu hút được sự quan tâm và tham dự đông đảo của hơn 150 đại biểu từ các cơ quan nhà nước, các nhà tài trợ, các cơ quan truyền thông và đặc biệt là các tổ chức xã hội từ khắp Việt Nam.

Lễ trao giải là sự kiện tổng kết Chương trình Giải thưởng NGO Việt Nam 2014 sau 8 tháng triển khai. Chương trình được tổ chức dưới sự phối hợp của Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) và Liên minh Nguồn lực (The Resource Alliance). Chương trình được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller và Cơ quan viện trợ Ai Len (Irish Aid). Bên cạnh việc tôn vinh các tổ chức thắng giải, tại sự kiện còn còn trưng bày thành quả hoạt động của 12 tổ chức xuất sắc nhất trong thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình. Trải qua tiến trình thẩm định, đánh giá minh bạch, độc lập, ban giám khảo đã lựa chọn được 3 tổ chức thắng giải trong tổng số 12 tổ chức lọt vào vòng chung kết, bao gồm:

• Quỹ Những Trái tim Huế - Giải thưởng NGO 2014 - phân loại nhỏ, • Viện Tai chính Vi mô va Phát triển Cộng đồng (MACDI) – Giải thưởng NGO 2014 - phân loại vừa, • Trung tâm Hỗ trơ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) – Giải thưởng NGO 2014 - phân loại lớn.

Các tổ chức thắng giải được hưởng những quyền lợi liên quan đến truyền thông và phần thưởng tiền mặt 100 triệu VNĐ để phát triển tổ chức, tiếp tục truyền cảm hứng cho các tổ chức khác.

Ngoài các giải thưởng chính, chương trình còn trao giải thưởng “NGO truyền cảm hứng minh bạch giải trình” cho Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) – tổ chức có lượng bầu chọn cao nhất, chiếm 58% trên tổng số bầu chọn từ các tổ chức đối tác qua hệ thống bầu chọn trực tuyến của chương trình. SCDI nhận được 30 triệu VNĐ tiền thưởng và các quyền lợi truyền thông khác.

Phát biểu trong lễ trao giải, Bà Nguyễn Phương Linh – Giám đốc Chương trình Giải thưởng NGO Việt Nam nói “Chúng tôi rất mong chương trình này sẽ trở thành lễ hôi thường niên của NGO đê cùng vinh danh nỗ lực của cac tô chưc xa hôi Viêt Nam trong thực hành tốt minh bạch, trach nhiêm giải trình và huy đông nguồn lực”. Đại diện nhà tài trợ chính của chương trình, ông Garvan McCann – Phó Đại sứ Ai len cũng hoan nghênh các tổ chức xã hội Việt Nam trong nỗ

Vinh danh 12 tô chưc thực hiên tốt minh bạch, giải trình

Page 4: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

4

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOsSố 11 / 2014

lực trở thành các tổ chức xuất sắc đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, Cơ quan Viện trợ Ai len cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ để chương trình được tổ chức thường niên, tiếp tục nâng cao năng lực, tôn vinh các tổ chức xã hội Việt Nam, truyền cảm hứng tới các bên liên quan trong việc thực hành tốt minh bạch, trách nhiệm giải trình và huy động nguồn lực.

Sự kiện Lễ trao giải đã khép lại Chương trình Giải thưởng NGO Việt Nam 2014. Ban tổ chức chương trình, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội Việt Nam đều kỳ vọng rằng chương trình sẽ trở thành hoạt động thường niên của NGO và sẽ tiếp tục lan tỏa, truyền cảm hứng tới cộng đồng.

CSIP nhận Giải thưởng NGO 2014 - phân loại lớn

MACDI nhận Giải thưởng NGO 2014 - phân loại vừa

Quỹ Những trai tim Huế nhận Giải thưởng NGO 2014 – phân loại nhỏ SCDI nhận Giải thưởng NGO truyền cảm hưng

Hiệu quả Phát triển

Page 5: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

5

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOsSố 11 / 2014

Hiệu quả Phát triển

Bà Nguyễn Phương Linh - Giam đốc MSD phat biêu khai mạc hôi thảoHà Nội, sáng ngày 02.7.2014, gần 100 đại biểu đến từ

nhà nước, các cơ quan tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội và truyền thông đã tham gia hội thảo “Giới thiệu Bộ Nguyên tắc thực hanh Minh bạch va Trách nhiệm giải trình”. Chương trình do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) phối hợp với Liên minh Hành động vì sự phát triển các tổ chức xã hội (CSA Việt Nam) và Mạng lưới Sáng kiến các tổ chức xã hội về thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình (CSO_TAI) tổ chức. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy hiêu quả phat triên cho cac tô chưc xa hôi Viêt Nam về Minh bạch và Trach nhiêm giải trình” do Cơ quan viện trợ Ailen (Irish Aid) tài trợ.

Hội thảo đã giới thiệu Bộ nguyên tắc thực hành cho CSOs về minh bạch và trách nhiệm giải trình do MSD và CSA Việt Nam điều phối xây dựng từ tháng 9.2013 tới tháng 6.2014 . Đây là sáng kiến đầu tiên của CSOs trong việc tự phát triển tổ chức và để được công nhận tại Việt Nam. Với Bộ nguyên tắc, CSOs mong muốn trở thành lực lượng tiên phong trong thực hành các nguyên tắc chuẩn mực về minh bạch, giải trình; góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng xã hội công bằng, minh bạch. Việc tự phát triển, tự đánh giá, và chứng nhận tổ chức thực hành tốt sẽ góp phần phát triển hình ảnh và năng lực cho khối các tổ chức xã hội Việt Nam, tạo niềm tin cho các bên liên quan.

Nội dung Bộ nguyên tắc bao gồm 10 điều liên quan đến các nguyên tắc đạo đức và thực hành cho các tổ chức xã hội trong 5 lĩnh vực (1) Quản trị tô chưc, (2) Quản

lý chương trình, (3) Quản lý nhân sự, (4) Quản lý tài chính, và (5) Truyền thông gây quỹ.

Tại hội thảo, các đại biểu rất hào hứng và nhiệt tình đóng góp ý kiến và bày tỏ cam kết thực hiện Bộ nguyên tắc. Phát biểu tại hội thảo, ông Mark Sidel, Giáo sư về Luật và Lĩnh vực công - Đại học Wisonsin-Madison, cố vấn khu vực Châu Á - Trung tâm Luật phi lợi nhuận quốc tế(ICNL), tư vấn quốc tế hỗ trợ việc xây dựng Bộ nguyên tắc bày tỏ “Đây là một sáng kiến rất ấn tượng của các tổ chức xã hội Việt Nam trong việc tự khẳng định năng lực, hình ảnh và nỗ lực của mình trong xã hội. Tôi đánh giá rất cao tiến trình xây dựng của Bộ nguyên tắc này với sự tham gia và ủng hộ đông đảo của các tổ chức xã hội Việt

Nam”. Bà Quang Thị Ngọc Huyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hội, NGO và Đào tạo – Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, người phản biện cho Bộ nguyên tắc, bày tỏ ấn tượng sâu sắc của mình về Bộ nguyên tắc.

Bà Quang Thị Ngọc Huyền- GĐ Trung tâm, Viên Khoa học tô chưc nhà nước, Bô Nôi vụ phản biên Bô nguyên tắc

HộI THẢO GIỚI THIỆu “bộ NGuyÊN TẮC THựC HàNH MINH bạCH Và TRáCH NHIỆM GIẢI TRìNH”

Page 6: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

6

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOs Số 11 / 2014

Hiệu quả Phát triển

Bà tin rằng đây là Bộ nguyên tắc hết sức quan trọng vì không những giúp các tổ chức xã hội mà còn “Song hành cùng nhà nước, hưởng ưng phong trào thực hành minh bạch giải trình mà nhà nước khởi xướng, góp phần giúp nhà nước quản lý CSOs hiêu quả hơn, tăng cường tính dân

chủ, phat huy trí tuê, thúc đẩy khả năng phat triên chuyên nghiêp, hoạt đông hiêu quả cho CSOs. Điều này xây dựng niềm tin, tạo môi trường thuận lợi hôi nhập quốc tế cho CSOs nói riêng và Viêt Nam nói chung”.

Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD, đồng thời là điều phối quốc gia của CSA Việt Nam khẳng định: “Đây là bước tiến quan trọng của CSOs, là cach CSOs chủ đông thực hiên viêc công bố năng lực và ghi nhận năng lực, khẳng định năng lực của mình và đòi hỏi cac bên liên quan trong viêc hỗ trợ CSOs phat triên hiêu quả và bền vững”. Bộ Nguyên tắc sẽ được truyền thông và áp dụng rộng rãi, tự nguyện bởi các tổ chức xã hội Việt Nam trong thời gian tới.

Đê đọc Bô nguyên tắc và tham gia ký cam kết, vui lòng truy cập: ww.tai.org.vn

Ban điều hành hôi thảo

Trong những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp một phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề trong cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, hầu hết các tổ chức này đều phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Thoát khỏi những khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam từ một nước thu nhập thấp đã vươn lên lọt vào danh sách các nước có thu nhập trung bình. Bên cạnh những lợi ích lớn, điều này lại trở thành một thách thức lớn đối các tổ chức xã hội do nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài dành cho các tổ chức này giảm xuống. Trong giai đoạn 2007- 2013, lượng vốn viện trợ không hoàn lại của châu Âu dành cho Việt Nam đã giảm xuống 13% . Hơn bao giờ hết, điều này đòi hỏi các tổ chức xã hội phải nỗ lực xây dựng năng lực cho chính tổ chức của mình, đặc biệt là khả năng tự chủ về tài chính và huy động nguồn lực.

Xuất phát từ bối cảnh thực tế đó, “Hội thảo tập huấn

gây quỹ” lần đầu tiên tại Việt Nam đã được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) phối hợp với Tổ chức Liên minh Nguồn lực (Re-source Alliance), tài trợ bởi The Silent Foundation. Diễn ra từ 17/06/2014 đến 19/06/2014, tại Hà Nội, khóa tập huấn đã nhận được sự tham gia của đại diện nhiều tổ chức xã hội Việt Nam và tổ chức quốc tế.

Nội dung khóa học bao gồm các kỹ năng thiết thực về gây quỹ, xây dựng chiến lược truyền thông, xây dựng chiến lược tiếp cận và tăng cường sự hỗ trợ từ nhà nước, các đơn vị tài trợ và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khóa học còn hướng dẫn các tổ chức tận dụng những nguồn lực sẵn có và những kênh truyền thông hiện đại trong huy động nguồn lực. Chị Phạm Vân Anh – học viên tham gia khóa học chia sẻ “Tham gia khóa học, tôi đa học được cach tận dụng cac kênh truyền thông xa hôi trong xây dựng hình ảnh tô chưc và truyền thông về tô chưc. Bên cạnh đó, khóa học cũng đa hướng dẫn cho tôi rất nhiều cac cach thưc sang tạo trong tiếp cận cac đối tac tiềm năng”.

Tổ chức hội thảo này, Tổ chức Liên minh Nguồn lực và Trung tâm MSD kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ các tổ chức xã hội nâng cao kỹ năng gây quỹ, xây dựng mạng lưới, và huy động nguồn lực. Nhìn rộng ra, đây cũng là cách các tổ chức xã hội nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng của mình trong bối cảnh chuyển đối của đất nước. --

(i) Châu Âu giảm viện trợ ưu đãi cho Việt Nam: http://kinhdoanh.vn-

express.net/tin-tuc/vi-mo/chau-au-giam-vien-tro-uu-dai-cho-viet-

nam-2833882.html

Cac học viên trong Hôi thảo tập huấn gây quỹ

GÂy QuỸ Và Huy độNG NGuồN LựC NHìN VỀ CáC Tổ CHứC xã HộI VIỆT NAM

Page 7: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

7

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOsSố 11 / 2014

Vận động Chính sách

VẬN độNG TạO MÔI TRƯỜNG PHáT TRIỂN THuẬN LỢI CHO CáC Tổ CHứC xã HộI VIỆT NAM

Sau khi Hiến pháp đã được thông qua, quy định rõ quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia vào tiến trình

xây dựng chính sách và quyền lâp hội của người dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ra nghị quyết 718/

NQ-UBTVQH13 ngày 2 tháng 01 năm 2014 đưa Luật tiếp cận thông tin và Luật về hội vào xây dựng trong

năm 2015-2016. Đồng thời Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng đang trong quá trình dự thảo

và tham vấn ý kiến. Xác định ba văn bản quy phạm pháp luật quan trọng này liên đới và tác động trực tiếp tới

môi trường phát triển cho các tổ chức xã hội Việt Nam và các đối tượng cộng đồng dễ bị tổn thương mà các tổ

chức xã hội đang phục vụ. Trong thời gian gần đây, các tổ chức xã hội đã bắt đầu hoạt động sôi nổi trong việc

chuẩn bị tham gia vào các tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng này.

Với sự mệnh tăng cường môi trường phát triển thuận lợi cho các tổ chức xã hội Việt Nam, Liên minh Hành

động vì sự phát triển các tổ chức xã hội Việt Nam (CSA Việt Nam) đã tổ chức “Đối thoại minh bạch thông tin

chính sach” vào chiều ngày 02.7.2014, tại Hà Nội. Đối thoại nhằm mục đích giúp các tổ chức xã hội tiếp cận

được các thông tin chính sách liên quan tới việc xây dựng môi trường phát triển thuận lợi cho các tổ chức xã

hội Việt Nam.

Tại đối thoại, đại diện các cơ quan nhà nước đã cởi mở chia sẻ về tiến trình xây dựng Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật và Luật tiếp cận thông tin cho các tổ chức xã hội Việt Nam – đây là 2 văn bản Luật

quan trọng mà CSOs cần phát huy vai trò tham vấn hiệu quả. Tiến sỹ Nguyễn Văn Cương, Phó viện trưởng Viện

Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đã khẳng định “Cần mở rông cac cơ hôi tham gia của công chúng trong tiến trình

xây dựng cac văn bản quy phạm phap luật – điều này giúp đảm bảo luật đi vào đời sống và đời sống đi vào luật”.

Ông cũng hoan nghênh nỗ lực của các tổ chức xã hội trong việc đóng góp vào tiến trình xây dựng chính sách

pháp luật.

Ts. Nguyễn Văn Cương, Phó viên trưởng Viên Khoa học phap lý, Bô Tư phap phat biêu tại hôi thảo

Page 8: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

8

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOsSố 11 / 2014

Vận động Chính sách

Ông Lê Trọng Vinh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ - người chia sẻ về Luật tiếp cận thông tin, cũng

nhận định “Cac tô chưc xa hôi là cac tô chưc gần dân nhất, đại diên của dân nên sẽ hiêu nhất nhu cầu của người

dân, huy đông được sự tham gia của người dân tiếp cận được thông tin chính xac kịp thời. Đồng thời, cac tô chưc

xa hôi hoàn toàn có thê tham gia hiêu quả vào tiến trình xây dựng chính sach phap luật, góp phần giúp luật, chính

sach thực tế hiêu quả hơn”. Ông cũng góp ý để các tổ chức xã hội có trách nhiệm cung cấp thông tin và cần

chủ động, nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao năng lực vận động và đóng góp xây dựng chính sách. Được

thông tin và đối thoại về khả năng tham gia của CSOs trong tiến trình xây dựng hai văn bản quy phạm pháp

luật quan trọng này, các tổ chức xã hội có thêm tự tin trong việc vận động cho sự tham gia của CSOs, để bảo

vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương tại Việt Nam.

Bên cạnh đối thoại về minh bạch thông chính sách, hội thảo cũng tập trung thảo luận vào việc thúc đẩy

vận động môi trường phát triển hiệu quả cho các tổ chức xã hội từ kinh nghiệm quốc tế và nỗ lực cho việc

thúc đẩy việc tiến trình xây dựng các văn bản chính sách liên quan tới hội và các tổ chức phi chính phủ sắp

tới. Kết quả hội thảo, các tổ chức xã hội đã cùng nhau lên kế hoạch để thực hiện vận động chính sách và tham

gia tích cực vào tiến trình xây dựng 3 Luật gốc kể trên, để thúc đẩy môi trường phát triển thuận lợi cho các tổ

chức xã hội Việt Nam.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập: www.vandongchinhsach.org

Thông tin dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đang lấy ý kiến tại: http://moj.gov.vn/dtvbpl/

Lists/Danh%20sch%20d%20tho/View_Detail.aspx?ItemID=218

Ông Lê Trọng Vinh - Phó vụ trưởng Vụ phap chế, Bô nôi vụ chia sẻ về luật tiếp cận thông tin

Page 9: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

9

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOs Số 11 / 2014

Thúc đẩy Quyền Con Người

Ngày 25-26/6/2014, hội thảo “Chứng nghiện và các vấn đề liên quan” đã được Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) phối hợp cùng NGO Fon-tana – Đan Mạch tổ chức tại Hà Nội. Đây là hội thảo đầu tiên mở đầu cho chuỗi hội thảo thuộc Dự án “Lấp đầy khoảng trống” được tổ chức tại Hà Nội, Khánh Hòa và Tp.Hồ Chí Minh. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều đại biểu, bao gồm các chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội và đại diện từ các tổ chức xã hội.Chuỗi hội thảo bao gồm bốn chủ đề xuyên suốt:

•Nghiện chất - hiểu lầm và sự thật•Đồng phụ thuộc - bản chất và cách ứng phó•Cai nghiện & hỗ trợ sau cai cho phụ nữ•Bạo hành gia đình & Nghiện chất. Thông qua những nội dung này, chương trình hướng

tới giúp các tổ chức xã hội có cái nhìn đa chiều và đúng đắn hơn hơn về chứng nghiện; từ đó có thể hỗ trợ hiệu quả hơn cho các nhóm cộng đồng yếu thế.

Nói về điều trị chứng nghiện, ông Preben Hansen - Chủ tịch NGO Fontana nhấn mạnh “Tôi thấy mọi người thường hiêu sai về chưng nghiên. Chẳng hạn, họ không biết rằng nghiên là môt bênh man tính. Bởi vậy viêc bênh nhân tai nghiên được cho là do điều trị không thành công”. Tuy nhiên, mục đích của điều trị nghiện là giúp bệnh nhân duy trì lâu nhất khoảng thời gian không tái nghiện. Khả năng tái nghiện của người bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí người bệnh, môi trường ngoại cảnh và gia đình… Để hỗ trợ các bệnh nhân hiệu quả trong việc điều trị, các yếu tố như tâm lý người bệnh, vấn đề giới,

trị liệu cho gia đình người nghiện cũng rất cần được chú trọng.

Đặc biệt, khách mời tham gia chương trình chính là những cá nhân đã từng trải nghiệm trực tiếp với chứng nghiện và có kinh nghiệm hỗ trợ người sử dụng nghiện chất. Trong câu chuyện của mình, Chị Nhất – thành viên Liên minh CLB Về nhà, người từng sử dụng chất gây nghiện, chia sẻ “Xa hôi và gia đình thường có cai nhìn rất định kiến về người nghiên, đặc biêt là về phụ nữ nghiên ma túy. Tuy nhiên, người nghiên không phải là người bỏ đi. Chỉ cần cho họ niềm tin đê họ vươn lên thay đôi cuôc sống. Niềm tin và sự sat canh của gia đình chính là đông lực mà chúng tôi cần nhất trong qua trình điều trị”.

Trong tháng 7 và tháng 8, các hội thảo tập huấn nâng cao sẽ được tổ chức để nâng cao nhận thức và năng lực cho các tổ chức xã hội trong tương tác và trợ giúp người mắc chứng nghiện.

MỜI ĐĂNG KÝ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH HỖ TRỢ PHáP LÝ CHO TRẺ EM/THANH THIẾu NIÊN đƯỜNG PHố VỀ VẤN đỀ GIẤy TỜ TÙy THÂNTrong mảng hoạt động thúc đẩy quyền con người, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) phối hợp với Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện Dự án “Thúc đẩy thực hiện quyền có giấy tờ tùy thân cho trẻ em, thanh thiếu niên đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh” - Dự án được tài trợ bởi Quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF). Dự án đã được khởi động vào tháng 3.2014 kèm theo các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên xã hội về việc làm giấy tờ tùy thân cho trẻ.Trong khuôn khhổ hỗ trợ và can thiệp, dự án sẽ lựa chọn hỗ trợ một số trường hợp điển hình có nhu cầu làm giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em, thanh thiếu niên đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh. Các trường hợp này sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật từ Trung tâm Trợ giúp pháp lý TP.HCM và tài chính từ dự án (nếu cần). Các trường hợp cũng sẽ được tổng hợp và biên soạn thành ấn phẩm làm bằng chứng, cơ sở vận động chính sách về quyền có giấy tờ

tùy thân cho trẻ em/thanh thiếu niên tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung.MSD trân trọng kính mời các cá nhân/ tổ chức xã hội có nhu cầu và quan tâm đến việc làm giấy tờ tùy thân cho trẻ em, thanh thiếu niên đường phố đăng ký các trường hợp cần hỗ trợ làm giấy tờ tùy thân. MSD sẽ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho trường hợp đáp ứng các tiêu chí lựa chọn.Tiêu chí đươc chọn: Trẻ em/thanh thiếu niên (0 - 24 tuổi) đường phố bị thiếu một hoặc nhiều loại giấy tờ cần thiết để làm khai sinh hoặc CMND. Những trường hợp có thể chỉ ra được những thiếu sót hoặc hạn chế của luật hiện hành.Tổ chức/cá nhân đăng ký trường hợp phải có tư cách pháp nhân hoặc được một TCXH có tư cách pháp nhân giới thiệu.Thời gian nhận hồ sơ: Đến hết tháng 10/2014. Hồ sơ đăng ký: vui lòng gửi qua địa chỉ email: [email protected]Để biết thêm thông tin, đề nghị liên hệ: (04) 3775 6805 (gặp chị Thu Trang) hoặc email [email protected]

CHuỖI HộI THẢO “CHứNG NGHIỆN Và CáC VẤN đỀ LIÊN QuAN”Ông Preben Hansen, Chủ tịch NGO Fontana chia sẻ về

nghiên chất

Page 10: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

10

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOsSố 11 / 2014

Góc Tri thức

I. NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý CỦA DỰ THẢO LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN1. Về tên gọi của dự thảo Luật: Luật tiếp cận thông tin 2. Về các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin

Chủ thể phải cung cấp thông tin là tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước vì các cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đều tạo ra và nhận được nhiều thông tin liên quan đến đời sống xã hội, quyền và lợi ích của công dân, tổ chức. Do vậy, thông tin của các cơ quan này cần phải được công khai rộng rãi hoặc cung cấp theo yêu cầu. Hơn nữa, trong thời gian qua, bằng nhiều phương thức và ở những mức độ khác nhau, các cơ quan nêu trên cũng đã thực hiện việc cung cấp thông tin cho công dân, tổ chức.

Còn các thông tin do các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nắm giữ chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách. Việc cung cấp các loại thông tin này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật ngân sách nhà nước, Luật cán bộ, công chức, Luật quản lý và sử dụng tài sản công...) và điều lệ, quy chế của mỗi tổ chức, vì vậy, không cần thiết phải quy định trong Luật này.3. Về cơ quan trơ giúp Chính phủ trong việc quản lý nha nước về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

Để giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và nhất là có cơ chế theo dõi, đánh giá việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin, Dự thảo Luật dự kiến giao cho một cơ quan của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này. Các cơ quan của Chính phủ có thể được giao là Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông. Mỗi cơ quan này đều có những lợi thế riêng trong việc thi hành Luật.4. Về thời điểm có hiệu lực của Luật tiếp cận thông tin

Thông thường, các luật khác quy định thời điểm có hiệu lực từ 6 tháng đến 1 năm sau khi luật được thông qua. Riêng đối với Luật tiếp cận thông tin, cơ quan soạn thảo dự kiến thời điểm có hiệu lực của Luật là sau 2 năm, kể từ ngày Luật được thông qua nhằm bảo đảm thời gian cho việc chuẩn bị văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết; nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin của cán bộ, công chức; nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức, đặc biệt là cần có thời gian để các cơ quan nhà nước trong phạm vi toàn quốc chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị cho việc thi hành Luật. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, thời gian chuẩn bị này thường phải kéo dài từ 2 đến 5 năm như Vương quốc Anh (5 năm), Na Uy (3 năm), Nhật Bản (2 năm)..II. CƠ HỘI CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Việc ban hành Luật tiếp cận thông tin sẽ cụ thể hóa

được quan điểm của Đảng, thể chế hóa thi hành Hiến pháp mới 2013 về quyền con người trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm hài hòa với pháp luật quốc tế, thể hiện nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Luật này dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 Khóa XIII. Đây là cơ hội tốt để các tổ chức chính trị - xã hôi, tổ chức chính trị - xã hôi – nghề nghiệp, tổ chức xã hội…tiếp cận thông tin, tham gia xây dựng chính sách, tư vấn, phản biện xã hội, giám sát việc thi hành pháp luật…, cụ thể như sau:1. Về trách nhiệm cung cấp thông tin

Trách nhiệm của các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp: thông tin do các tổ chức này nắm giữ và cần được công khai chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách và hoạt động của các tổ chức, nhất là việc công khai các chương trình mục tiêu, dự án, thứ tự ưu tiên, quá trình thực hiện dự án cho người dân tại cộng đồng. Việc công khai, minh bạch các thông tin cho người dân và các tổ chức trong quá trình hoạt động vừa là trách nhiệm vừa là điều kiện tốt để các tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ của mình, đảm bảo dân chủ, khách quan cũng là phương thức để huy động sự tham gia của người dân trong quản lý công đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trong luật chỉ quy định nguyên tắc, không quy định cụ thể, nhưng việc công khai các thông tin này cũng đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành như Luật ngân sách nhà nước, Luật cán bộ, công chức, Luật quản lý và sử dụng tài sản công...Do đó, việc tiếp cận thông tin của các tổ chức này theo quy định của Luật và theo quy định bởi điều lệ của từng tổ chức. Do vậy, khi xây dựng điều lệ của các tổ chức xã hội cần phải đưa nội dung về trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức này theo đúng tôn chỉ, mục đích của tổ chức.2. Về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

Trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cho người dân thì việc các cơ quan, tổ chức xã hội có trách nhiệm truyên truyền, vận động để người dân hiểu được quyền về được thông tin của mình. Hỗ trợ của công nghệ thông tin cho việc chuyển tải thông tin, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng, chẳng hạn như việc đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử để người dân được tự do tiếp cận hoặc sử dụng công nghệ thông tin trong giao dịch giữa người dân với cơ quan nắm giữ thông tin nhằm tiết kiệm thời gian cũng như đơn giản hóa thủ tục. Chính vì vậy, Dự thảo Luật khuyến khích việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân.3. Về phương thức cung cấp thông tinDự thảo Luật quy định hai phương thức cung cấp thông tin là công khai rộng rãi thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu. Trong đó, công khai rộng rãi thông tin là phương thức mà cơ quan nhà nước phải chủ động, còn việc cung cấp thông tin theo yêu cầu thì sự chủ động thuộc về người

NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý CỦA DỰ THẢO LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TINCƠ HỘI CHO TỔ CHỨC XÃ HỘI VỚI LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Trích bài phát biểu của Ths. Lê Trọng Vinh - Phó vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Nội vụ

Page 11: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

11

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOs Số 11 / 2014

Góc Tri thứcyêu cầu cung cấp thông tin. Về công khai rộng rãi thông tin vì lợi ích cộng đồng Nhằm bảo đảm lợi ích cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện cho mọi người đều có khả năng tiếp cận thông tin, Dự thảo Luật quy định việc công khai rộng rãi thông tin vì lợi ích cộng đồng. Theo đó, đối với các thông tin không thuộc trường hợp phải công khai rộng rãi theo quy định tại Dự thảo Luật, trong trường hợp việc công khai rộng rãi thông tin là cần thiết nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ của con người, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích cộng đồng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin có trách nhiệm công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức hoặc thông qua các hình thức khác như đăng tải trên ấn phẩm chính thức của cơ quan, tổ chức; niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng...; kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở để công khai rộng rãi thông tin.Cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở có trách nhiệm kịp thời công khai các thông tin nhằm mục đích bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ của con người, bảo vệ môi trường vì lợi ích cộng đồng. Về thông tin được cung cấp theo yêu cầu Dự thảo Luật quy định các loại thông tin được cung cấp theo yêu cầu. Đó là các thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra mà không thuộc loại thông tin phải công khai rộng rãi; như vậy, trừ những thông tin đang được công khai rộng rãi, thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh, thông tin thuộc hồ sơ, tài liệu đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; khi cơ quan, tổ chức yêu cầu được tiếp cận thì cơ quan nắm giữ thông tin phải có trách nhiệm đáp ứng cho người yêu cầu. Đây là cơ hội tốt để các tổ chức và mọi người yêu cầu còn có thể đề nghị cung cấp những thông tin về tình hình giải quyết công việc của mình theo quy định của pháp luật.Để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các thông tin về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của công dân, tổ chức cũng là một loại thông tin có thể được cung cấp theo yêu cầu. Về hình thức yêu cầu cung cấp thông tin- Tổ chức hoặc người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin trực tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản, cụ thể như sau:+ “Yêu cầu bằng lời nói qua điên thoại hoặc trực tiếp đến trụ sở cơ quan đê yêu cầu” (điểm a khoản 1).+ “Yêu cầu bằng văn bản qua mạng điên tử, đường bưu điên, fax hoặc cach thưc khac”. Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt và phải có đầy đủ các nội dung chính sau đây: tên, địa chỉ của cá nhân yêu cầu hoặc đại diện của tổ chức yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có); thông tin yêu cầu được cung cấp và hình thức cung cấp thông tin. 4. Về sử dụng va xử lý các thông tin của các tổ chức xã hôi- Thu thập thông tin, phân tích, so sách để nghiên cứu trong qua trình tham gia xây dựng thể chế, chính sách cho nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp…dưới nhiều hình thức, như: Đề xuất các sáng kiến về chính sách, phân tích chính sách, tham gia ý kiến, theo dõi kiểm soát quá trình

thực hiện chính sách, pháp luật…- Sử dụng thông tin trong điều tra, khảo sát, đánh giá độc lập về các chương trình dự án, các vấn đề xã hội mà được nhà nước giao cho các tổ chức xã hội thực hiện, trên cơ sở thông tin chính xác, khách quan để đề xuất hướng xử lý kịp thời, kể cả những vấn đề bức xúc, nổi cộm của xã hội, của người dân mà tổ chức của dân cần kiến nghị, đề xuất với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…- Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đây là hình thức tương đối phổ biến, dễ thực hiện, có thể chủ động tham gia hoặc tham gia theo đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo, và có thể thể thực hiện bằng nhiều cách thức như nghiên cứu, gửi văn bản xin ý kiến tham gia, tham dự các hội thảo do cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức để phát biểu ý kiến tham gia... Các ý kiến từ các tổ chức này đã cung cấp thêm các căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn cho các vấn đề thuộc nội dung của dự án Luật, đã được Ban Soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc.- Trực tiếp tham gia làm thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án luật, pháp lệnh. Việc các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia vào thành phần Ban soạn thảo có nhiều ý nghĩa thiết thực, cho phép tiếp cận thông tin đầy đủ và phản ánh trực tiếp có hiệu quả những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích của cộng đồng các đối tượng chịu sự điều chỉnh vào nội dung của dự án.- Tự tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm để tham gia góp ý kiến hoặc để tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan, của các chuyên gia, nhà khoa học về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, có tác động, ảnh hưởng rộng lớn.- Tham gia tư vấn, phản biện đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây là hình thức tham gia đặc thù của các tổ chức xã hội -nghề nghiệp, mặc dù chưa có quy chế cụ thể, nhưng đã bước đầu được thực hiện chủ yếu là phản biện các vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật, nhất là chính sách pháp luật kinh tế.- Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp…trong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện những bất hợp lý, sơ hở, thậm chí những sai phạm của văn bản, trên cơ sở đó kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, có những sửa đổi, bổ sung cần thiết hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử lý văn bản sai trái như thay thế, huỷ bỏ, đình chỉ thi hành. Đây là hình thức tham gia chủ động, và có tác dụng rất tích cực cần được phát huy, mở rộng phạm vi với nhiều cách thức thực hiện khác nhau phù hợp với đặc điểm, vai trò cụ thể và phạm vi hoạt động của từng loại tổ chức.5. Về giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tinBên cạnh các thiết chế giám sát mang tính quyền lực và có tính chất chuyên trách, Dự thảo Luật quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát xã hội việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Đây vừa là cơ hội, nhưng cũng vừa là trách nhiệm của các tổ chức xã hội được phép thực hiện giám sát, hoặc tham gia giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Page 12: Bản tin HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI · CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Hiệu quả Phát triển / trang 03 • Lễ trao giải thưởng NGO Việt

12

Bản tin Hiệu quả phát triển CSOsSố 11 / 2014

Thông tin Hữu ích

CáC Tổ CHứC xã HộI TRONG THẾ GIỚI PHẲNG ứNG dỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOạT độNG xã HộIChương trình “Cac tô chưc xa hôi trong thế giới phẳng” mong muốn thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động phát triển cộng đồng và xã hội và kết nối giữa các tổ chức trong lĩnh vực phát triển và lĩnh vực CNTT. Ít nhất 3 sáng kiến sẽ nhận hỗ trợ thực hiện dự án với tổng giá trị là US$45,000 Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và cộng đồng xin mời quý tổ chức nộp đề xuất trước ngày 21/07/2014. Quý tổ chức vui lòng đăng ký online tại http://tinyurl.com/e-CSOregistration Chương trình ưu tiên cho các đề xuất ứng dụng CNTT để giải quyết các thách thức xã hội. Đối tượng tham gia bao gồm các nhóm/tổ chức thiện nguyện, doanh nghiệp xã hội, tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận. Đối tương tham gia• Các nhóm, tổ chức xã hội, nhóm thiện nguyện, • Doanh nghiệp xã hội• Nhóm, tổ chức Công nghệ thông tin

Các nhóm, tổ chức không tham gia trực tiếp chặng 2 – Học hỏi và kết nối vẫn có thể tham gia tại chặng 3. Cách thức tham gia: • Lập đội (bao gồm đại diện từ nhóm/tổ chức trong lĩnh

vực Xã hội và Công nghệ thông tin)

• Xây dựng và nộp đề xuất dự án trước ngày 21/07/2014 theo FORM. Các đề xuất cần nêu rõ mục tiêu sản phẩm, thách thức xã hội cần giải quyết, mô tả các hoạt động chính của mình và dự trù kinh phí.

Cơ hội• Đầu tháng 8: 10 ý tưởng xuất sắc nhận 100 USD tham

gia Hackathon• Tháng 8 – 12: Ít nhất 3 sáng kiến nhận hỗ trợ thực hiện

với tổng giá trị là 45,000 USDTiêu chí• Impact – Hiệu quả tác động

Thach thưc xa hôi có cụ thê không? Sang kiến có xử lý được vấn đề? Có đối tượng rõ ràng và ý nghĩa?

• Practical – khả thi Sang kiến có được thực hiên hiêu quả, chi phí tiết kiêm? Có bền vững và có lan tỏa?

• Innovative + creative – Sáng tạo và đổi mới Sang kiến có thực sự sang tạo và đôt pha outside-the-box thinking?

• Execution – Khả năng và kinh nghiệm thực hiện của nhóm

Mọi thông tin xin liên hệMs. Đặng Ngọc Anh, [email protected] Website: www.e-cso.weebly.com Facebook: www.Facebook.com/CongdanthegioiphangFacebook group: www.facebook.com/groups/ICTfor-Change

bẢN TIN HIỆu QuẢ PHáT TRIỂN CSOsTrung tâm Nghiên cứu quản lý và Phát triển bền vững

Địa chỉ: Số 101 A2, Ngõ 72, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam / Tel: (84-4) 3775 6805Email: [email protected] / Website: www.msdvietnam.org

CáC Sự KIỆN SẮP TỚI CỦA MSd• 17/7-19/7: Khóa tập huấn về “Phát triển tổ chức minh bạch giải trình” cho các tổ chức xã hội Việt Nam tại Đà

Nẵng; • 28/7 - 30/7: Hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các vấn đề phát triển tổ chức phi lơi nhuận” tại

Hà Nội;• 31/7 – 2/8: Hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các vấn đề phát triển tổ chức phi lơi nhuận” tại

Tp.Hồ Chí Minh;• 1/8: Hội thảo “Giới thiệu Bộ nguyên tắc thực hanh minh bạch giải trình va Đối thoại minh bạch thông tin

chính sách” tại Tp. Hồ Chí Minh;• 11/8-20/8: Tập huấn về chủ đề xâm hại tình dục trẻ em tại Khánh Hòa và Tp.Hồ Chí Minh;• 22/8: Sự kiện Ngày hội thông tin tìm hiểu về chứng nghiện

KÊu GỌI đỀ xuẤT TỪ đSQ MỸPhái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam trân trọng thông báo Chương trình Hỗ trợ Quy mô nhỏ nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao (1995-2015) giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chương trình cạnh tranh này sẽ tài trợ tối đa 10.000 đô-la cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, cũng như các cá nhân Việt Nam để cùng phối hợp với phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ thực hiện dự án và hoạt động tại các tỉnh của Việt Nam nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Các hoạt động, dự án này phải hoàn thành trong năm 2015. Hạn chót

để nộp đề xuất xin hỗ trợ (bằng tiếng Anh) trước ngày 31 tháng 7 năm 2014. Kết quả có thể được công bố trong tháng 8 năm 2014.Để nộp đề xuất dự ánVui lòng điền trực tuyến (bằng tiếng Anh) tại địa chỉ http://goo.gl/ClRXibHạn chót nộp đề xuất là lúc 17h00 ngày 31 tháng 7 năm 2014. Kết quả lựa chọn sẽ được công bố vào trung tuần tháng 8 năm 2014.Nếu quý vị có thắc mắc, vui lòng gửi liên lạc tại địa chỉ thư điên tử [email protected] hoặc điên thoại số (+84-4) 3850 5000 (số may lẻ 6152)