8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 3 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Giải ngân tái canh cà phê còn chậm TRANG 3 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Xót xa bé gái 8 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo TRANG 6 TRANG 4 Đào tạo công nghệ sinh học tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt. Ảnh: G.K SỐ 4769 - THỨ BA, NGÀY 18/4/2017 “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”. (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN BẮC, THÁNG 9/1962) Ngọt thơm mứt dẻo cà chua L Luôn có một điều khoản trong các hợp đồng lao động là công nhân - người lao động (CN-NLĐ) “tự lo nhà ở và phương tiện đi lại”. Do đó, trên thực tế, Lâm Đồng có khoảng 5.800 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng số lượng doanh nghiệp có nhà ở cho CN-NLĐ chỉ đếm trên đầu ngón tay. VĂN HÓA - XÃ HỘI Bao giờ quy hoạch Vườn hoa Đà Lạt mở rộng được hiện thực hóa? TRANG 5 Gần 29 tỷ đồng xây dựng 10 hạng mục nông thôn mới Nhận diện vấn đề nhà ở cho công nhân - người lao động Với nguồn vốn sự nghiệp 28,7 tỷ đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định phân bổ 10 hạng mục xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từ nay đến hết năm 2017. Trong đó có 5 hạng mục hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh (1,8 tỷ đồng); phát triển ngành nghề nông thôn (300 triệu đồng); đào tạo nghề cho lao động nông thôn (550 triệu đồng); phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (1,2 tỷ đồng) và phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn (12,75 tỷ đồng). 5 hạng mục phân bổ vốn còn lại gồm: chi phí hoạt động quản lý, điều hành, giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh và cấp huyện (1,42 tỷ đồng); duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng nông thôn mới (8 tỷ đồng); truyền thông về xây dựng nông thôn mới (400 triệu đồng); đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (1,03 tỷ đồng) và xử lý, cải thiện môi trường nông thôn (1,25 tỷ đồng). VŨ VĂN Tăng sức cạnh tranh cho kinh tế Lâm Đồng Lâm Đồng vừa đưa ra chương trình hành động cụ thể nhằm tiếp tục đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động cùng sức cạnh tranh cho nền kinh tế của tỉnh. Đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở (TCCS) đảng, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy xác định, phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. XEM TRANG 2 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC MẮC CA: Không chỉ là chuyện xuống giống TRANG 7 TRANG 6

(BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 3

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

Giải ngân tái canhcà phê còn chậm

TRANG 3

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTXót xa bé gái 8 tuổi

mắc bệnh hiểm nghèo TRANG 6

TRANG 4

Đào tạo công nghệ sinh học tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt. Ảnh: G.K

SỐ 4769 - THỨ BA, NGÀY 18/4/2017

“Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”.(BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN BẮC, THÁNG 9/1962)

Ngọt thơm mứt dẻo cà chua

LLuôn có một điều khoản trong các hợp đồng lao

động là công nhân - người lao động (CN-NLĐ) “tự lo nhà ở và phương tiện đi lại”. Do đó, trên thực tế, Lâm Đồng có khoảng 5.800 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng số lượng doanh nghiệp có nhà ở cho CN-NLĐ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

VĂN HÓA - XÃ HỘIBao giờ quy hoạch Vườn

hoa Đà Lạt mở rộngđược hiện thực hóa?

TRANG 5

Gần 29 tỷ đồng xây dựng 10 hạng mục nông thôn mới

Nhận diện vấn đề nhà ở cho công nhân - người lao động

Với nguồn vốn sự nghiệp 28,7 tỷ đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định phân bổ 10 hạng mục xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từ nay đến hết năm 2017.

Trong đó có 5 hạng mục hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh (1,8 tỷ đồng); phát triển ngành nghề nông thôn (300

triệu đồng); đào tạo nghề cho lao động nông thôn (550 triệu đồng); phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (1,2 tỷ đồng) và phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn (12,75 tỷ đồng).

5 hạng mục phân bổ vốn còn lại gồm: chi phí hoạt động quản lý, điều hành, giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh và cấp

huyện (1,42 tỷ đồng); duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng nông thôn mới (8 tỷ đồng); truyền thông về xây dựng nông thôn mới (400 triệu đồng); đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (1,03 tỷ đồng) và xử lý, cải thiện môi trường nông thôn (1,25 tỷ đồng). VŨ VĂN

Tăng sức cạnh tranh cho kinh tế Lâm ĐồngLâm Đồng vừa đưa ra chương trình hành động cụ thể nhằm tiếp tục đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động cùng sức cạnh tranh cho nền kinh tế của tỉnh.

Đoàn kết, thống nhất,xây dựng Đảngtrong sạch, vững mạnhĐể nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở (TCCS) đảng, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy xác định, phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

XEM TRANG 2

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCMẮC CA:

Không chỉ là chuyệnxuống giống

TRANG 7

TRANG 6

Page 2: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

2 THỨ BA 18 - 4 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Năm 2016 được xem là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng. Bởi,

đây cũng là năm đầu tiên triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2015-2020) và tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH và bầu cử HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2016-2021). Ngoài ra, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy còn chú trọng quan tâm tới công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính vững mạnh toàn diện.

Tuy khối lượng công việc lớn, quan trọng, song với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.

Với mong muốn sớm đưa nghị quyết của Đảng sớm đi vào thực tiễn, trong năm qua, BTV Tỉnh ủy đã chủ động ban hành các nghị quyết chuyên đề, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X; đồng thời, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Việc ban hành các nghị quyết chuyên đề có nhiều đổi mới, xác định rõ nội dung, phân công cụ thể cho các cơ quan và xác định rõ lộ trình thực hiện, thể hiện sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ. Theo đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nghị quyết; qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng Đảng được nâng lên rõ rệt.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đó là việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhất là việc học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng. Theo đó, trong năm 2016, toàn tỉnh đã mở được 814 lớp cho hơn 116

Đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở (TCCS) đảng, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã xác định, phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Theo đó, cần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

ngàn lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, các chức sắc, tôn giáo… tham gia học tập; trong đó, tỷ lệ đảng viên tham gia học tập đạt gần 95,4%. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên được tăng cường. Định hướng sinh hoạt chính trị tư tưởng trong các tổ chức đảng được triển khai kịp thời, đa dạng và phong phú về nội dung.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII) được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chặt chẽ. Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo trong học tập và làm theo Bác, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương, đơn vị được tập trung lãnh đạo, khắc phục nghiêm túc, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ có nhiều đổi mới, đồng bộ trong các khâu, phát huy dân chủ, công tâm, khách quan, đúng nguyên tắc, quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Đặc biệt, việc đánh giá cán bộ, đảng viên gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII), học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó, chủ

động nắm bắt tình hình, nhận diện tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu biện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để kịp thời có giải pháp xử lý. Và, nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, trong năm 2016, toàn Đảng bộ đã thi hành kỷ luật 162 đảng viên; trong đó, khiển trách 104 đảng viên, cảnh cáo 38 đảng viên, cách chức 7 đảng viên và khai trừ 13 đảng viên.

Với phương châm “Đổi mới mạnh mẽ; chủ động, sáng tạo; quyết liệt, hiệu quả; 4 hóa hệ thống” (4 hóa, bao gồm: hạt nhân hóa lãnh đạo; chuẩn hóa các văn bản pháp quy; đơn giản hóa về thủ tục hành chính; tự động hóa về tổ chức và thực hiện), trong năm 2017, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo; tăng cường củng cố tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ (trong đó, phải vững mạnh về tư tưởng chính trị; thống nhất về ý chí và hành động; chặt chẽ về tổ chức; phương thức lãnh đạo phải đúng; phong cách làm việc khoa học; phải trong sạch về đạo đức, lối sống; vì nhân dân phục vụ).

Tại hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 diễn ra vào trung tuần tháng 3 vừa qua, phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Trong năm 2017, cùng với việc chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy đảng trong tỉnh cần tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, đảm bảo có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả hơn. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, ổn định tổ chức, bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phát huy dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS đảng; nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh…”.

HỒNG HẢI

Tính đến tháng 2/2017, toàn Đảng bộ tỉnh có 691 TCCS đảng (gồm 283 đảng bộ cơ cở, 408 chi bộ cơ sở) với 41.167 đảng viên. Trong năm 2016, có 673/689 TCCS đảng được đánh giá, chiếm 97,6%. Qua đánh giá, phân loại, có 434 TCCS đảng đạt trong sạch, vững mạnh, chiếm 64,5%; 206 TCCS đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm 30,6%; 28 TCCS đảng hoàn thành nhiệm vụ, chiếm 0,41%; 5 TCCS đảng yếu kém, chiếm 0,07%.

Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam (DTT VN) vừa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Đại hội đã đánh giá sâu sắc thực trạng, thời cơ và thách thức của ngành DTT VN trong quá trình hội nhập, là trong thời kỳ cuối năm 1990 và đầu năm 2000, giá tơ lụa trên thị trường thế giới giảm từ 40 - 50%; sản xuất, kinh doanh DTT thế giới bước vào thời kỳ suy thoái và ngành DTT VN cũng rơi vào tình trạng giảm sút nghiêm trọng, hàng vạn lao động mất việc làm... Trước tình trạng đó, Nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa Tổng Công ty DTT VN và tổ chức, sắp xếp, tái cơ cấu sản xuất ngành DTT cả nước. Hiện nay, ngành DTT VN đã có bước phục hồi, tạo được thời cơ để phát triển. Tuy vậy, ngành DTT VN cũng đang đứng trước những thách thức lớn, do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới và trong nước. Trước tình hình sôi động đó, đòi hỏi Hiệp hội DTT VN phải hoạt động trở loại để tập hợp các thành viên trong Hiệp hội liên kết, phát huy tiềm năng của ngành trong cả nước.

Đại hội đã thảo luận, bàn bạc và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội DTT VN trong nhiệm kỳ 2017 - 2022; bầu Ban Chấp hành (gồm 7 thành viên) và Ban Kiểm tra khóa mới (gồm 3 thành viên). Ban Chấp hành khóa mới đã bầu ông Đặng Vĩnh Thọ, Tổng Thư ký Hiệp hội DTT VN khóa cũ, giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội DTT VN khóa mới. Đại hội cũng nhất trí cử ông Nguyễn Văn, Chủ tịch Hiệp hội DTT VN khóa cũ, làm Chủ tịch Danh dự Hiệp hội DTT VN khóa mới.

XUÂN LONG

Kết nối Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung ương với Doanh nghiệp Lâm Đồng

Tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh phối hợp với Hội đồng quản lý Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung ương, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình kết nối Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung ương với Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng năm 2017.

Hội nghị là dịp để các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua ngân hàng nhận ủy thác. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tỉnh gặp gỡ, trao đổi với Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung ương về các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Năm 2017, Quỹ sẽ hỗ trợ tài chính với 4 chương trình cụ thể: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo (tổng hạn mức 100 tỷ đồng); Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (180 tỷ đồng); Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (180 tỷ đồng); Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải (100 tỷ đồng).

Tại hội nghị, các ngân hàng ủy thác gồm 3 ngân hàng: BIDV, Vietcombank và HD cũng giới thiệu cách tiếp cận vốn của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các doanh nghiệp Lâm Đồng cũng như giải đáp các câu hỏi, tư vấn các vấn đề thắc mắc trực tiếp của các doanh nghiệp địa phương. DIỄM THƯƠNG

Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam Đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022

Sáng ngày 17/4, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri nhằm góp ý cho Dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Tạo - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội nghị với sự tham dự của lãnh đạo Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan.

Tại hội nghị, các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành Luật Trợ giúp pháp lý sửa đổi đợt này, cũng như các mục tiêu và quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) gồm 8 chương 50 điều, quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý,

hoạt động trợ giúp pháp lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến khác như: Tại Điều 7 quy định về người được trợ giúp pháp lý là người nhiễm chất độc hóa học thì phải quy định rõ ràng là nhiễm chất độc hóa học gì, mức độ, nguyên nhân của sự phơi nhiễm. Tại Điều 33 phải quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng vì thực tế có nhiều vụ án rất phức tạp. Tại Điều 43 quy định về trách nhiệm của các cơ quan có liên quan cần bổ sung thêm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay chưa nên xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý vì có nhiều đối tượng sẽ lợi dụng vấn đề này nhằm mục đích không rõ ràng…

Đặc biệt, góp ý cho Điều 12, có cử tri cho rằng, Dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý quy định chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước (TTTGPLNN) được thành lập tại các huyện ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến TTTGPLNN, chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc trung tâm tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý, nên trên thực tế việc thành lập chi nhánh tại các nơi như luật đã quy định cần phải xem xét lại. Đơn cử, tại Lâm Đồng hiện có hai chi nhánh của TTTGPLNN ở huyện Di Linh và TP Bảo Lộc, còn các huyện khác do điều kiện về kinh tế, giao thông khó khăn hơn nhiều nên việc thành lập chi nhánh là một điều hết sức khó khăn.

ĐỨC TÚ

Góp ý Dự án Luật Trợ giúp pháp lý

Page 3: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

3 THỨ BA 18 - 4 - 2017KINH TẾ

Năng lực cạnh tranh còn thấp Mô hình tăng trưởng của tỉnh

đến nay đã từng bước được định hình, chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó ngành nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã được tái cơ cấu mà trọng tâm là đẩy mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao.

Lâm Đồng lâu nay luôn chú trọng đến việc đẩy mạnh cải cách hành chính, giải pháp để thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo như đánh giá của tỉnh, kinh tế Lâm Đồng phát triển nhưng chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh cùng yêu cầu phát triển. Kinh tế hợp tác và việc mở rộng hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đến nay chưa được đẩy mạnh; khả năng hội nhập, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; công nghiệp phát triển chậm, đầu tư hạ tầng còn yếu và thiếu đồng bộ. Đặc biệt, chênh lệch khoảng cách phát triển giữa một số vùng, địa bàn còn lớn, đời sống người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn.

Tăng sức cạnh tranh cho kinh tế Lâm ĐồngLâm Đồng vừa đưa ra chương trình hành động cụ thể nhằm tiếp tục đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng; nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giáTrong chương trình hành động

của Tỉnh ủy Lâm Đồng đã xác định sự cần thiết của đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng sẽ không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá.

Qua đó, Tỉnh ủy Lâm Đồng nhấn mạnh, việc đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh trong thời gian đến cần được gắn kết chặt chẽ với các bước đột phá về chiến lược; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho khởi nghiệp; đổi mới công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cơ cấu lại nông nghiệp

gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, từ nay đến 2020, Lâm Đồng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP (giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn - Gross Regional Domestic Product) bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt 8-9%; GRDP bình quân đầu người đến 2020 đạt từ 70 - 73 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hằng năm khoảng 14 - 15%.

Từ nay đến 2020, phấn đấu hằng năm có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp thực hiện việc đổi mới công nghệ; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%; tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động vào năm 2020.

Bên cạnh đó, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70% trong đó đào tạo nghề đạt 55%; giải quyết việc làm bình quân hằng năm cho 30 nghìn lao động, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi dưới 2% (khu vực thành thị dưới 3%); phấn đấu giảm nghèo bình quân hằng

năm tối thiểu 1-1,5%, riêng hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm tối thiểu 2-3% theo tiêu chí mới.

Rất nhiều giải pháp được tỉnh đưa ra trong thời gian đến như: nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế; tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ; đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn và lộ trình kèm theo; phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân…

Trong nông nghiệp, Lâm Đồng sẽ thực hiện việc tái cơ cấu theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tỉnh sẽ kêu gọi, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng, Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú, Trung tâm sau thu hoạch và Trung tâm giao dịch hoa; đồng thời hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ để cơ giới hóa sản xuất, nâng cấp thiết bị bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Lâm Đồng sẽ gắn kết với chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh; phấn đấu đến 2020, Lâm Đồng sẽ có ít nhất 110 xã (chiếm 94% tổng số xã toàn tỉnh) và từ 6 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới.

GIA KHÁNH

Đào tạo công nghệ sinh học tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt. Ảnh: G.K

Ông Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ thuộc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện tại, nguồn vốn cho vay tái canh cây cà phê tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank Lâm Đồng) là không hạn chế, mức lãi suất cho vay đối với dư nợ các khoản cho vay trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi chỉ 6,5%/năm. Thời gian ân hạn được tính trong suốt thời gian kiến thiết cơ bản vườn cà phê thực hiện tái canh, cải tạo giống. Mỗi héc - ta cà phê có thể được vay lên đến150 triệu đồng, thời hạn cho vay kéo dài 7 năm.

Agribank Lâm Đồng được giao nhiệm vụ triển khai cho vay chương trình tái canh cà phê. Riêng dư nợ cho vay tái canh cà phê tại Lâm Đồng chiếm 85% tổng dư nợ cho vay chương trình tái canh cà phê của cả 5 tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, tình hình cho vay tái canh cây cà phê năm 2016 giảm so năm trước: Doanh số cho vay là 148 tỷ đồng, bằng 32% doanh số cho vay năm trước, doanh số thu nợ là 180 tỷ đồng.

Giải ngân tái canh cà phê còn chậmLãi suất áp dụng sau khi hết thời gian ân hạn cao dẫn đến người dân không mặn mà với việc vay tái canh cà phê.

Dư nợ cho vay tái canh cây cà phê đến ngày 31/12/2016 là 618 tỷ đồng, giảm 32 tỷ đồng so với đầu năm (-5%), phục vụ cho tái canh gần 8.777 ha với 5.374 khách hàng còn dư nợ. Với lãi suất cho vay áp dụng thời gian ân hạn là 6,5%/năm, sau thời gian ân hạn là 9%/năm.

Bên cạnh Agribank Lâm Đồng, trong năm 2016, Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện cho vay tái canh cà phê theo Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (dự án VnSAT) của Ngân hàng Hợp tác xã VN. Song, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Lâm Đồng luôn sẵn sàng vốn để cho người dân vay theo chương trình tái canh cây cà phê nhưng thực tế tại Lâm Đồng

vốn giải ngân không như kỳ vọng. Lý giải cho nghịch lý “vốn ưu đãi mà nông dân không thèm vay”, theo ông Tâm, hiện tại, trồng tái canh cà phê đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn trên 150 triệu đồng/ha, riêng đối với các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê chưa quen với phương thức giải ngân của ngân hàng theo tiến độ từng năm đối với cho vay trung dài hạn mà muốn ngân hàng giải ngân một lần toàn bộ vốn vay trong nhiều năm vào lần giải ngân đầu tiên. Các ngân hàng không đáp ứng yêu cầu này do hộ vay sẽ sử dụng một phần vốn vay không đúng mục đích, nên người dân không vay theo chương trình này. Mặt khác, một số hộ dân trồng cà phê trên diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất (chủ yếu trồng trên đất lâm nghiệp hoặc phá rừng trồng cà phê) dẫn đến không đủ điều kiện để vay vốn tái canh cà phê, hoặc có nhưng đã thế chấp ở ngân hàng khác để vay vốn trước đó nên không còn tài sản bảo đảm thế chấp vay vốn tái canh cà phê. Giá trị tài sản của nông dân được thẩm định cho vay thấp hơn giá thị trường và ngân hàng thương

mại nên cũng không thu hút được các nông hộ vay vốn để đầu tư tái canh cà phê. Hay, nhiều hộ có khả năng tài chính tốt đã thực hiện tái canh cà phê bằng nguồn vốn tự có nên không có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Ông Tâm cho rằng: “Nguồn vốn vay không thiếu, nhưng dư nợ cho vay tái canh cà phê giảm là do hiện nay lãi suất cho vay tái canh cà phê sau thời gian ân hạn là 9%/năm, cao hơn 2% so với lãi suất cho vay ngắn hạn đối với đối tượng cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/NĐ-CP. Do đó, người dân đã huy động các nguồn khác để trả nợ vay tái canh cây cà phê sau khi hết thời gian ân hạn và vay lại ngắn hạn với mục đích chăm sóc cà phê. Để tiếp tục mở rộng chương trình cho vay tái canh cà phê trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét giảm lãi suất cho vay tái canh cà phê sau thời gian ân hạn. Hy vọng sau khi được điều chỉnh lãi suất cho vay sau thời gian ân hạn và các khó khăn nêu trên được khắc phục, việc giải ngân nguồn vốn tái canh cà phê sẽ khả quan hơn”.

HOÀNG YÊN

Nông dân vẫn không mặn mà với việc vay vốn tái canh cà phê. Ảnh: H.Y

Page 4: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

4 THỨ BA 18 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Liên hoan thiếu nhikể chuyện theo sách

Ngày 16/4, tại Nhà thiếu nhi Lâm Đồng, Thư viện Lâm Đồng đã phối hợp cùng Thành Đoàn Đà Lạt, Nhà thiếu nhi tổ chức Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách. Tham dự hội thi có 36 đơn vị trường tiểu học và THCS trên địa bàn Đà Lạt đã mang đến 36 câu chuyện hay, hấp dẫn. Mỗi tiết mục đều được dàn dựng rất công phu từ trang phục, hóa trang, đạo cụ, dựng cảnh, đến múa phụ họa, nhân vật sân khấu hóa, chuyển tải đến người xem, người nghe niềm đam mê đọc sách của các em qua từng hành động, điệu bộ, cử chỉ của nhân vật mà các em đã đọc, đã học. Bên cạnh đó là giọng kể truyền cảm, trong sáng, mạch lạc, rõ ràng đã tạo nên sự hấp dẫn cho từng tiết mục.

Trong số 36 câu chuyện được các em kể, có đến 14 câu chuyện kể về anh hùng dân tộc, 12 tiết mục kể chuyện về Bác Hồ, còn lại là chuyện kể về mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến, tình anh em, những bài học làm người, lòng nhân ái... đã gây rung cảm cho người xem về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Đây là hoạt động ý nghĩa nhân ngày Bản quyền thế giới và ngày Sách Việt Nam 21/4. Kết thúc hội thi, BTC đã trao 4 giải A, 5 giải B, 20 giải C, 7 giải phong trào cho các đơn vị tham dự liên hoan. PV

Công ty (Cty) tranh thêu Hữu Hạnh từ nhiều năm trước đã sử dụng tầng áp mái làm cư xá cho học viên và công nhân khuyết tật. Vì diện tích không

lớn nên thường chỉ giải quyết cho 5 người ở và trong nhiều năm đã tạo điều kiện cho khoảng 30 lao động có điều kiện học nghề tốt hơn nhờ không phải đi lại xa xôi, khó khăn…

Cty TNHH Bonnie Farm - doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuyên trồng và cấy mô các loại hoa (xã Trạm Hành - Đà Lạt), có 119 lao động - gồm 32 lao động ngoại tỉnh. Trong khuôn viên, Cty dành ra một diện tích đất đáng kể với sân rộng phía trước để xây dựng một dãy nhà ở cho công nhân trị giá hơn 1 tỷ đồng. Dãy nhà có 9 căn hộ rộng khoảng 50 m2/căn, trong đó, có 2 căn tập thể dành cho những người độc thân, 7 căn hộ gia đình…

Chị Thiêm cùng chồng đều làm công nhân của Cty nhiều năm, nay đã có hai con ở tại khu tập thể tương đối tươm tất với tổng thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, theo anh chị là đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cuộc sống khá ổn định, có tích lũy…

Cty CP trà Long Đỉnh (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà) từ năm 2009 đã tổ chức chỗ ăn ở cho CN-NLĐ. Khu nhà ở hiện nay của công nhân gồm 8 phòng rộng khoảng 30 m2, có hệ thống vệ sinh riêng, được hỗ trợ điện nước. Nếu hai vợ chồng đều làm trong Cty thì được cấp một phòng, con cái đi học được hỗ trợ 50% học phí. Hiện tại, Long Đỉnh có 90% công nhân là lao động từ nơi khác đến làm việc và có 40/55 công nhân đang ở trong khu nhà ở công nhân. Ông Hồ Tất Và - Tổng

Nhận diện vấn đề nhà ở cho công nhân - người lao độngDường như đã thành thông lệ, hoặc luôn có một điều khoản trong các hợp đồng lao động là công nhân - người lao động (CN-NLĐ) “tự lo nhà ở và phương tiện đi lại”. Do đó, trên thực tế, Lâm Đồng với 2 khu công nghiệp tập trung, nhiều vùng sản xuất nông - lâm - công nghiệp với khoảng 5.800 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng số lượng doanh nghiệp có nhà ở cho CN-NLĐ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

khu nhà ở dạng cấp 4 trên diện tích 3 ha trong KCN, cho người có thu nhập thấp thuê, hoặc mua. Tuy nhiên, nếu tỉnh hỗ trợ phần xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh phí xây dựng vay từ Quỹ đầu tư thì người lao động sẽ đỡ phải gánh thêm khoản lãi suất vào chi phí thuê - mua nhà…

Theo thống kê, đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có khoảng 111 CN-NLĐ làm việc tại hơn 5.800 doanh nghiệp, trong đó 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên 97% là doanh nghiệp dân doanh, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ - cả chủ và công nhân chưa tới 5 người. Các doanh nghiệp hằng năm đã có tỷ trọng đóng góp tới 60% ngân sách nhà nước và tạo việc làm mới cho khoảng 30 ngàn lao động.

Nhìn chung, người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có mức thu nhập trung bình từ 4-6 triệu đồng/tháng, phải thuê nhà ở, nên đời sống còn nhiều khó khăn, không ổn định. Các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, chưa có nhà ở cho công nhân. Một số doanh nghiệp có hỗ trợ tiền nhà, tiền xăng, song mức hỗ trợ rất thấp, từ 2-5 trăm ngàn đ/người/tháng. Hiện nay, do quy mô thu hút đầu tư còn nhỏ, doanh nghiệp ít lao động, vấn đề nhà ở cho CN-NLĐ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa bức thiết.

Cả tỉnh hiện đang quy hoạch 10 KCN và cụm công nghiệp (CCN) với khoảng 40 doanh nghiệp đang hoạt động, đang sản xuất thử hoặc đang xây dựng, nhưng đều chưa có khu nhà ở cho công nhân trong khi các KCN, CCN, các dự án đầu tư thường là nơi xa trung tâm, chợ...

Người lao động thuê nhà trọ thường chật chội, không bảo đảm yêu cầu do thu nhập còn thấp, ảnh hưởng đến điều kiện sống và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho xã hội... Cho nên, cần xét đến việc dành quỹ đất xây dựng các khu nhà ở cho CN-NLĐ và cũng là đáp ứng quy mô phát triển ngày càng lớn trong việc thu hút lao động của tỉnh Lâm Đồng.

LÊ HOA

Ngày 15/4, tại thôn Phi Jút, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Đam

Rông và UBND xã Đạ Rsal đã tổ chức lễ phát động ra quân xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, bà Phan Thị Cẩm - Chủ tịch Hội LHPN huyện Đam Rông đã kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ chung sức, chung lòng, phát huy nội lực, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Nội dung của cuộc vận động bao gồm: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học, không có bạo lực gia đình và sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, kêu gọi 100% hộ gia đình cam kết thực hiện các tiêu chí của cuộc vận động.

Tại buổi lễ, Ban chủ nhiệm mô hình đã ra mắt và công bố quy chế hoạt động với 27 thành viên hộ gia đình nòng cốt cùng ký cam kết nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong việc thực hiện 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần thực hiện 9/19 tiêu chí nông thôn mới, cụ thể tiêu chí số 2, 9, 10, 11, 12, 14, 16, 17, 19.

Ông Lương Xuân Hường - Bí thư Đảng ủy xã Đạ Rsal cho rằng: Xã Đạ Rsal được

chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới điểm của tỉnh năm 2010, mục tiêu của xã sẽ quyết tâm xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn vào cuối năm 2017. Hôm nay, xã Đạ Rsal được Hội LHPN tỉnh chọn làm điểm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tại buôn Phi Jút là vinh dự của địa phương, góp phần đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới của xã.

Sau lễ phát động ra quân, các đồng chí cán bộ, lãnh đạo và toàn thể hội viên phụ nữ

tham gia dọn vệ sinh, trồng cây xanh dọc trục đường Quốc lộ 27, đoạn đi qua thôn Phi Jút của xã Đạ Rsal.

Được biết, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, Hội LHPN tỉnh đã chọn 2 xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm) và Đạ Rsal (huyện Đam Rông) làm điểm triển khai xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong việc thực hiện 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

AN NHIÊN

Giám đốc Cty CP trà Long Đỉnh cho biết: Do đặc thù hoạt động sản xuất trà ở Long Đỉnh làm theo ca kíp và ở xa khu vực dân cư, nên ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định cùng với việc xây xưởng sản xuất thì khu nhà ở tập thể cũng được xây dựng luôn.

Toàn huyện Đức Trọng có 168 doanh nghiệp đang hoạt động, với gần 6.000 lao động, đa số là doanh nghiệp nhỏ, nên hầu hết công nhân ở nơi khác đến phải thuê nhà trọ.

Cả huyện chỉ có 2 doanh nghiệp có nhà ở cho công nhân là Cty TNHH Gạch Lang Hanh (thôn Tân Phú, xã Ninh Gia) và Cty TNHH Hồ Phượng (ở 288 thôn Srêđăng, xã N’Thol Hạ).

Khu Công nghiệp (KCN) Lộc Sơn có 17 doanh nghiệp đang hoạt động trong tổng số 31 dự án đăng ký. Theo đánh giá của BQL KCN Lộc Sơn, hiện tại, công nhân có nhu cầu về nhà ở rất ít. Nhưng, khi các dự án trong KCN đi vào hoạt động ổn định, thì sẽ có từ 1 ngàn đến 2 ngàn CN-NLĐ cần chỗ ở ổn định. Vì vậy, BQL KCN Lộc Sơn đang xin chủ trương xây dựng

Khu nhà ở công nhân của Cty TNHH Bonnie Farm. Ảnh: L.H

Lễ phát động ra quân xây dựng khu dân cư kiểu mẫu trong thực hiệnCuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Lãnh đạo huyện Đam Rôngvà chị emphụ nữthôn Phi Jút - xã Đạ Ralcùng trồngcây xanhdọc Quốc lộ 27, đoạn quaPhi Jút.Ảnh: A.N

Page 5: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

5 THỨ BA 18 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sự hợp lý của quy hoạchgiai đoạn 3Công trình Vườn hoa không chỉ nằm ở nội ô

thành phố, có vị trí đắc địa, thuận tiện về giao thông, mà còn là bảo tàng đặc biệt về các loài hoa bản địa đặc sắc và lượng hoa du nhập hết sức đa dạng, phong phú. Dịp Tết Nguyên đán hàng năm hay kỳ lễ hội hoa, Vườn hoa hội tụ đông đảo đội ngũ nghệ nhân chơi hoa, cây cảnh, tiểu cảnh - non bộ từ trong và ngoài tỉnh của Lâm Đồng đến thi tài. Vườn hoa đã trở thành điểm thưởng ngoạn với sức quyến rũ đối với du khách mỗi khi đến thành phố Đà Lạt.

Tại Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Vườn hoa giai đoạn 3 có phạm vi giới cận phía Bắc giáp đường Võ Trường Toản, phía Nam giáp Vườn hoa giai đoạn 1 và 2, phía Đông giáp đường Nguyên Tử Lực và phía Tây giáp khu dân cư và Trường Đại học Đà Lạt. Mục tiêu của đồ án quy hoạch là “Khai thác hiệu quả quỹ đất đô thị để xây dựng Vườn hoa tại trung tâm thành phố Đà Lạt có cảnh quan đẹp, xứng tầm là vườn hoa của thành phố Festival Hoa Việt Nam”. Trong đó, phương án quy hoạch bao gồm: tổ chức 2 lối tiếp cận vào khu quy hoạch từ 2 trục đường giao thông đô thị (lối vào chính trên đường Nguyên Tử Lực, lối vào phụ trên đường Võ Trường Toản). Từ 2 lối vào này sẽ tạo 2 tuyến đường giao thông (đường có dải phân cách cây xanh, chiều rộng mặt đường 20 m) kết nối đến khu vực bảo tàng hoa (trung tâm của khu quy hoạch). Mặt khác, dựa theo triền dốc và lưu vực tụ thủy, trong đề án giai đoạn 3 này còn quy hoạch mới 2 hồ nước vừa nhằm điều tiết nước vừa để lắng lọc nước bẩn từ nguồn suối trước khi chảy vào hồ cảnh quan đã có ở giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn 3 còn quy hoạch các khu giải trí, ẩm thực, chuyên đề hoa, các công trình cửa hàng lưu niệm, điểm tâm giải khát xen kẽ. Các khu chức năng này sẽ liên kết nối với nhau bằng đường giao thông.

Theo đó, giai đoạn 3 có tổng diện tích quy hoạch là 226.860 m2; trong đó, đất dịch vụ du lịch hơn 36,7 ngàn m2; đất công viên cây xanh, mặt nước gần 154,4 ngàn m2 và đất giao thông, sân bãi, hạ tầng kỹ thuật hơn gần 36 ngàn m2. Về quy hoạch phân khu chức năng, bảo tàng hoa hơn 3,8 ngàn m2; đất giải trí trong nhà gần 10,7 ngàn m2; làng ẩm thực chuyên đề hoa 12 ngàn m2; đất cây xanh cảnh quan, vườn hoa chuyên đề gần 126 ngàn m2; mặt nước hơn 28 ngàn m2...

Đối với hạ tầng giao thông, đáng chú ý là ngoài các trục đường đi nội bộ còn có mở tuyến đường kết nối với Nguyên Tử Lực và đường Võ Trường Toản. Với quy hoạch này,

Bao giờ quy hoạch Vườn hoa Đà Lạtmở rộng được hiện thực hóa?Vườn hoa thành phố Đà Lạt (gọi tắt là Vườn hoa) nằm gần hồ Xuân Hương, được khởi công xây dựng năm 1973 với tổng diện tích rộng 11 ha. Theo quy hoạch tổng thể đô thị và phù hợp với một trung tâm về hoa nổi tiếng, tỉnh Lâm Đồng quyết định tiếp tục quy hoạch Vườn hoa theo hướng mở rộng với 3 giai đoạn nhưng đến nay theo Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt Phạm Tuấn Sơn cho biết, giai đoạn 2 chưa bàn giao hết đất, còn giai đoạn 3 chưa cắm mốc.

những dịp cao điểm của mùa du lịch như Lễ 30/4-1/5; tết Nguyên đán... sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng ùn tắc rất cao tại cổng chính hiện nay là trục đường giao thông Trần Quốc Toản. Dự án quy hoạch giai đoạn 3 cũng đem lại lợi ích quan trọng đối với nguồn cấp nước cho Vườn hoa với tổng nhu cầu rất lớn (nước sinh hoạt 150 m3/ngày đêm và nước tưới cây 460 m3/ngày đêm. Mặt khác, sẽ thuận lợi cho việc thoát nước lũ, nước mưa và xử lý nguồn nước thải thông qua hệ thống thu gom nội bộ và hồ chứa điều tiết...

Triển khai quy hoạchliệu kịp Festival Hoa?Theo Quyết định số 2148/QĐ-UBND nêu

trên, sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt (30/9/2016), UBND thành phố Đà Lạt phải tổ chức công bố quy hoạch bằng nhiều hình thức. Và phải hoàn thành việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày công bố quy hoạch.

Trao đổi với Phó Giám đốc Công tyCổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt Phạm Tuấn Sơn, ông cho biết: Hiện nay, giai đoạn 2, còn trên một ha đất chưa bàn giao hết cho phía nhà đầu tư - xây dựng. Với giai đoạn 3, đã họp công bố quy hoạch, nhưng chưa triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa được vì còn vướng một số vấn đề về kinh phí. Phía Công ty sẽ tiếp tục trình hồ sơ xây dựng tỷ lệ 1/500. Tại thực địa, Trưởng Ban quản lý Vườn hoa Trần Hoài

Ẩn cho chúng tôi biết cụ thể về phần diện tích đất của giai đoạn 2 mới được bàn giao, còn tất cả diện tích thuộc quy hoạch giai đoạn 3 vẫn nguyên nhiều ngôi nhà ở và các giàn nhà kính sản xuất nông nghiệp của người dân. Ông Ẩn cũng cho biết, phía Vườn chỉ biết nhận bàn giao đất và thi công, khi có đất thì sẽ triển khai theo thiết kế đã phê duyệt.

Việc quy hoạch phân khu xây dựng Vườn hoa giai đoạn 3 với tỷ lệ 1/2.000 do Công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư bất động sản Việt Tín lập và Sở Xây dựng Lâm Đồng đã thẩm định tại Văn bản số 175/SXD-QHKT ngày 7/9/2016. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2148 như đã nêu, nhưng đến bao giờ sẽ được cụ thể hóa trong thực tiễn? Thiết nghĩ, cần sớm triển khai mở rộng Vườn hoa theo quy hoạch là góp phần quan trọng đối với phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung. Năm 2017, ngành du lịch Lâm Đồng đề ra nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch, tăng cường công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ, tập trung đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phấn đấu sẽ đón 5,9 triệu lượt khách, tăng 500 ngàn lượt so với năm 2016. Dĩ nhiên, mở rộng Vườn hoa là một trong những dự án du lịch quan trọng này. Đặc biệt, cuối năm 2017, Lâm Đồng sẽ tổ chức Festival Hoa, liệu thực hiện dự án Vườn hoa sẽ đến đâu?

MINH ĐẠO

Toàn bộ diện tích quy hoạch của giai đoạn 3 còn nguyên nhà ở và vườn của người dân. Ảnh: M.Đ

Tấm bảng tuyên truyền dựng bên đường 2/4 (thuộc Quốc lộ 27, thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương) bị nắng mưa làm phai mờ đã lâu, thế nhưng cơ quan chức năng địa phương vẫn không khôi phục hoặc dỡ bỏ. Người đi đường không thể nhận biết được nội dung cần chuyển tải trên tấm bảng là gì, cho dù tiếp cận sát vẫn không đọc được.

Thiết nghĩ, dựng bảng tuyên truyền, quảng cáo xong cần duy trì kiểm tra để phát huy tác dụng của nó, không thể bỏ mặc theo thời gian, gây phản cảm như trên.

(Ảnh chụp ngày 15/4/2017). VIỆT DŨNG

Chuyển tải nội dung gì?

HỘI CCB ĐAM RÔNG:

Góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

Qua đó, Hội CCB đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng hội viên trong việc theo dõi, nắm chắc

địa bàn mình phụ trách, kịp thời phát hiện những dấu hiệu gây mất ổn định về ANCT - TTATXH, để tham mưu cho chính quyền địa phương và ngành chức năng có biện pháp xử lý. Đối với những đối tượng có tiền án, tiền sự hay thanh niên có dấu hiệu hư hỏng, Hội CCB đều có sự phối hợp cùng các đoàn thể và gia đình tổ chức giáo dục, uốn nắn.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Hội CCB huyện còn chỉ đạo các tổ chức hội cơ sở thành lập các mô hình tổ an ninh tự quản, mô hình phòng chống tội phạm. Các mô hình trên có nhiệm vụ vận động nhân dân ở khu dân cư nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh - trật tự. Đồng thời, tích cực phối hợp với Tổ hòa giải tham gia hòa giải các vụ việc về an ninh - trật tự ở thôn. Ông Nguyễn Quang Trung, Chủ tịch Hội CCB huyện Đam Rông cho biết:“Ban chấp hành Huyện hội đã triển khai việc ký kết liên lịch với công an và cơ quan quân sự huyện, để thống nhất một số nội dung phối hợp trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã xây dựng được 11 mô hình tổ tự quản và đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; lập các tổ hòa giải và phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc xảy ra ngay tại cơ sở”.

Ngoài những việc làm trên, Hội CCB huyện Đam Rông còn thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Hội CCB với công an và quân sự trong việc tham gia đấu tranh và ngăn ngừa các loại hình tội phạm. Đặc biệt ,đối với những địa bàn phức tạp, cử cán bộ tăng cường bám sát địa bàn; phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ngay tại cơ sở không để khiếu kiện vượt cấp, hoặc phát sinh điểm nóng. Nhờ vậy, đã tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng khu dân cư, hạn chế mâu thuẫn, góp phần phòng ngừa phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội. Trung tá Hoàng Trọng Hiếu, Chính trị viên phó, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đam Rông cho hay: “Đối với vấn đề phối hợp giữa Ban chỉ huy quân sự huyện với Hội CCB huyện, thì 2 đơn vị đã phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng an ninh ở địa phương và tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, phối hợp nắm tình hình trên địa bàn và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trên địa bàn huyện”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đam Rông đã hạn chế được tình trạng thanh niên uống rượu say quậy phá, những vụ đánh nhau gây mất trật tự trị an, hay những vụ trộm cắp vặt đã được khống chế và đẩy lùi. Tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn được đảm bảo ổn định, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tập trung phát triển kinh tế gia đình.

LÊ TUẤN

Phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đam Rông đã nêu cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo đảm ANCT - TTATXH.

Page 6: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

6 THỨ BA 18 - 4 - 2017

Trong gian nhà nhỏ của cô Đỗ Thị Thu Hà, không gian thoảng mùi gừng, mùi tắc và

cà chua, cô Hà bảo cô đang chuẩn bị hoàn tất một mẻ cà chua sấy dẻo, chuẩn bị đóng ra Huế và Đà Nẵng. “Khách hàng rất thích món này, vì vừa ngon, vừa sạch lại mới lạ, nên cà chua làm ra bao nhiêu là hết bấy nhiêu” - cô Hà vừa hào hứng với mẻ mứt mới, vừa nói.

Sống tại thị trấn Dran đã nhiều năm, chứng kiến cảnh năm nào bà con nông dân cũng dăm ba lần điêu đứng vì cà chua rớt giá, cô Hà xót xa trước cảnh hàng chục, hàng trăm tấn cà chua thu hoạch xong phải đổ bỏ, đem về làm thức ăn cho bò nhưng không biết phải làm gì. Mãi đến năm 2015, trong một lần làm mứt cà chua bi, cô mới bất chợt nghĩ, tại sao mình không thử làm cà chua sấy dẻo. Vốn có kinh nghiệm nhiều năm làm khoai lang sấy và cả hồng sấy thủ công truyền thống, cô Hà bắt tay vào thử nghiệm những mẻ cà chua đầu tiên với suy nghĩ: “Muốn làm thử cà chua sấy dẻo vì cũng có nhiều người thích ăn mứt cà chua bi, nhưng mỗi lần muốn đóng gói để gửi đi đâu đó thì lại bị chảy nước, không để được lâu. Với lại, làm mứt thì ngọt quá, trong khi xu hướng bây giờ người ta hạn chế ăn đường. Vậy là cô suy nghĩ, tìm cách để làm sao có thể chế biến cà chua thành sản phẩm vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe lại có thể để được lâu để làm quà cho những nơi xa khác”.

Cùng với những kinh nghiệm đã có, cô Hà nghiên cứu thêm sách báo, học hỏi và ghi nhận những góp ý từ mọi người xung quanh để dần hoàn thiện sản phẩm của mình. Cô bảo: “Không mấy ai nghĩ quả cà chua quen thuộc cũng làm ra được

Ngọt thơm mứt dẻo cà chuaLà một trong những loại cây trồng chủ lực của vùng rau Đơn Dương, thế nhưng, trái cà chua vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn giá cả bấp bênh hay phải đổ bỏ mỗi lần rớt giá. Từ đó, cô Đỗ Thị Thu Hà ở thôn Lâm Tuyền, thị trấn Dran đã chế biến ra sản phẩm cà chua sấy dẻo mới lạ, mở ra một hướng tiêu thụ mới cho trái cà chua tươi.

những miếng mứt thơm ngon và để được lâu như trái hồng. Làm những điều trước đó chưa ai làm, nên khó khăn là điều đương nhiên”. Mất gần 2 năm cho việc điều chỉnh tỷ lệ đường, muối và thời gian sấy, tỷ lệ vôi pha nước ngâm, xác định những nguyên liệu cần có, đến Tết Nguyên đán 2016, cô Hà mới có thể tự tin đưa sản phẩm cà chua sấy dẻo ra giới thiệu và được nhiều khách hàng đón nhận. Và, đến Tết năm 2017, đơn hàng tới tấp, cô Hà và thêm 2 nhân công vẫn không làm kịp để cung ứng cho thị trường.

Cà chua lấy về được rửa sạch, xăm, bỏ hạt, ngâm nước muối, ngâm nước vôi, sau đó luộc sơ qua rồi tiếp tục bỏ hết hạt để trái cà chua làm ra được đẹp. Sau khi rim với đường, cà chua được trộn chung với trái tắc xay. Sau đó sấy trong lò than 2 ngày rồi bỏ quạt trong 4 tiếng để miếng

cà chua khô bên ngoài nhưng bên trong vẫn đảm bảo độ dẻo để có thể để được lâu (khoảng 6 tháng). Miếng cà chua sấy dẻo vừa ngọt, mặn, chua, lại thơm mùi tắc.

Theo cô Hà, cà chua tươi dùng sấy dẻo cần có kích thước trung bình, không quá lớn cũng không quá nhỏ, thịt dầy, vừa chín tới. Mặc dù sản phẩm này không khó làm nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều công.

Hiện tại, mỗi ngày lò cà chua sấy của cô Hà có thể làm ra khoảng 7 kg cà chua dẻo thành phẩm từ 50 kg cà chua tươi với giá bán ổn định 120.000 đồng/kg. Loại sản phẩm mới này đang góp phần tiêu thụ hơn 1 tấn cà chua tươi mỗi tháng cho bà con Dran.

Hiện nay, sản phẩm cà chua sấy dẻo của cô Hà chưa quảng bá nhiều vì chủ yếu bán cho người quen, nhưng cũng đã được đưa ra thị trường thành phố Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… và cũng đã đưa sang Mỹ làm quà. Với ý định mở rộng sản xuất, sắp tới, cô Hà sẽ thay lò sấy than bằng lò sấy điện để tiết kiệm thời gian, có thể sản xuất nhiều hơn.

Cà chua là cây trồng chủ lực của địa phương nhưng giá cả thường xuyên bấp bênh, nên việc chế biến cà chua sấy dẻo được xem là một hướng đi mới, đồng thời tạo điều kiện cho bà con nông dân lấy lại phần nào chi phí bỏ ra sau mỗi mùa cà chua rớt giá.

VIỆT QUỲNH

Cà chua sấy dẻo là sản phẩm mới lạ trên thị trường hiện nay. Ảnh: V.Quỳnh

Cháu Hạnh là con thứ hai trong một gia đình có hai chị em. Cha mẹ cháu làm

nông nghiệp, cuộc sống gia đình rất khó khăn, vất vả. Theo lời kể của chị Phạm Thị Lý (32 tuổi, mẹ cháu Hạnh), từ lúc mới lọt lòng, khắp cơ thể cháu Hạnh xuất hiện các vết đỏ rồi mưng mủ, chảy máu dưới da. Lo lắng cho sức khỏe của con gái, vợ chồng chị Lý đã đưa cháu Hạnh tới Bệnh viện II Lâm Đồng thăm khám, điều trị nhưng không tìm ra nguyên nhân của căn bệnh. Sau đó, các bác sĩ tại Bệnh viện II Lâm Đồng đã khuyên gia đình đưa cháu về Bệnh viện Da liễu (TP Hồ Chí Minh) để tiếp tục theo dõi, điều trị. Từ Bệnh viện Da liễu, cháu Hạnh tiếp tục được chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) để điều trị.

Theo kết quả chẩn đoán của các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, cháu Hạnh mắc chứng bệnh “ly thượng bì bọng nước bẩm sinh”.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Khi mắc căn bệnh này, khiến khắp cơ thể người bệnh xuất hiện các vết bỏng phồng rộp, chảy máu và mưng mủ dưới da rất đau đớn.

“Sau hơn 1 tháng điều trị cho cháu Hạnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, do hết tiền nên gia đình tôi phải ngậm ngùi đưa cháu về nhà. Từ đó đến nay đã 8 năm trôi qua, tháng nào vợ chồng tôi cũng chạy khắp nơi để vay tiền đưa cháu tới Bệnh viện Nhi Đồng 1 tái khám, nhưng bệnh tình cháu vẫn không thuyên giảm. Là những người làm cha, làm mẹ, hằng ngày trông thấy con đau đớn, gào khóc vợ chồng tôi như đứt từng khúc ruột. Bị bạo bệnh hành hạ, khiến khắp cơ thể con gái tôi xuất hiện các vết bỏng phồng lên chảy máu, mưng mủ dưới da rồi bong tróc từng mảng thịt. Phần đầu của hai bàn chân và hai bàn tay

bị da tróc xuống bao bọc gần hết, nhìn giống như bị cụt, không thể đi lại được. Vợ chồng tôi rất thương con, nhưng nhà nghèo không biết kiếm đâu ra tiền để chạy chữa cho con” - chị Lý nói trong nước mắt.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, gia đình chị Lý thuộc diện hộ nghèo của xã Gia Viễn, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Hiện, gia đình chỉ có 3 sào ruộng làm không đủ ăn, nên vợ chồng chị phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống. Việc chạy vạy mượn tiền khắp nơi để điều trị cho con đã khiến kinh tế gia đình chị Lý lâm vào cảnh kiệt quệ.

Anh Trần Văn Hiển (bố cháu Hạnh) kể trong xót xa: “Mỗi lần căn bệnh tái phát, là cháu Hạnh lại đau đớn, gào khóc hết nước mắt khiến vợ chồng tôi như xé lòng. Thương con, vợ chồng tôi lại phải vay mượn đủ đường để đưa con đi tái khám. Giờ đây, gia đình tôi đang gánh khoản nợ gần 100 triệu đồng không

biết đến khi nào mới trả được. Tất cả những chỗ thân quen, có thể vay mượn được gia đình tôi đều đã đến mượn hết cả rồi! Nhiều chỗ đã vay cách đây mấy năm, nhưng giờ vẫn chưa trả được trong khi bệnh tật của cháu ngày càng nặng hơn”.

Thấu hiểu được hoàn cảnh của gia đình cháu Hạnh, bà con, hàng xóm ở vùng quê nghèo đã thường xuyên tìm đến người góp tiền, người góp gạo, mắm, muối... để chia sẻ, động viên gia đình. Hiện, cháu Hạnh và gia đình rất cần sự chung tay, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và toàn xã hội.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Chị Phạm Thị Lý (thôn Tiến Thắng, xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng), số điện thoại: 0987 835 461. Hoặc Tòa soạn Báo Lâm Đồng (số 38, Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, Lâm Đồng), số điện thoại: 0633 811383.

KHÁNH PHÚC

Xót xa bé gái 8 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

Từ khi lọt lòng mẹ đến nay, cháu Trần Thị Thúy Hạnh (8 tuổi, ngụ thôn Tiến Thắng, xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên), phải sống trong cảnh toàn thân mưng mủ, bong tróc từng mảng thịt, đau đớn tột cùng nhưng vì nhà nghèo nên cháu không có điều kiện chữa trị.

Cháu Trần Thị Thúy Hạnh.

BẢO LỘC: Bắt đối tượng giết người sau 3 giờ gây án

Chiều 16/4, Công an TP Bảo Lộc cho biết, đơn vị đang hoàn thành hồ sơ để bàn giao đối tượng giết người là Mai Hoài Vũ (30 tuổi, ngụ Phường 1, TP Bảo Lộc) cho Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo thẩm quyền.

Theo đó, vào lúc 2 giờ sáng ngày 15/4, tại quán bida số 698, đường Nguyễn Văn Cừ, (thuộc tổ dân phố 10, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc) đã xảy ra 1 vụ án mạng. Nạn nhân là anh Nguyễn Trần Anh Khoa (27 tuổi, ngụ tại xã Lộc Nga) đến thuê nhà số 698 để kinh doanh bida. Sau khi nhận được tin báo, Công an TP Bảo Lộc đã tổ chức điều tra, truy xét. Đến 5 giờ sáng cùng ngày, Công an TP Bảo Lộc đã xác định hung thủ đâm chết anh Khoa là Mai Hoài Vũ và y đã bị bắt ngay sau đó khi đang lẩn trốn tại nhà riêng.

Tại cơ quan công an, Vũ khai nhận: Vào tối 15/4, khi đi nhậu tại đường Trần Phú, TP Bảo Lộc thì xảy ra mâu thuẫn và bị Khoa hất bia và lấy ly đập vào đầu. Tức giận, nên Vũ về nhà lấy 1 con dao giấu vào người và nhờ bạn chở đến nơi Khoa ở. Thấy Vũ gõ cửa, Khoa ra mở cửa và thủ sẵn dao đâm Vũ nhưng không trúng. Lúc này, Vũ rút dao trong người ra đâm 2 nhát vào người khiến Khoa gục tại chỗ. Sau khi gây án, Vũ đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Còn Khoa được người dân đưa đến Bệnh viện II Lâm Đồng cấp cứu nhưng đã tử vong do vết thương quá nặng.

Hiện, vụ án đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ.

HẢI ĐƯỜNG

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

ĐỊA CHỈ CẦN GIÚP ĐỠ

Page 7: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

GHI NHẬN TỪ MỘT CUỘC HỘI THẢO

Mới đây, tại Hội thảo định hướng, chính sách và các biện pháp kỹ thuật phát triển cây mắc ca do Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc ca và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt phối hợp tổ chức tại huyện Di Linh, các nhà khoa học và các nhà quản lý đã khẳng định cây mắc ca là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và rất thích hợp với vùng đất Lâm Đồng và cả Tây Nguyên. Vấn đề quan trọng cần đặt ra là phải có định hướng, chính sách và các biện pháp để phát triển.

Hiện tại, toàn tỉnh đã trồng 1.236 ha mắc ca. Theo quy hoạch phát triển cây mắc ca mà UBND tỉnh đã phê duyệt là định hướng đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ phát triển cây mắc ca khoảng 4.000 ha và đến năm 2030 là 15.000 ha. Lâm Đồng có nhiều địa phương có thể phát triển được mắc ca và cây mắc ca giữ vai trò quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp.

Trong việc phát triển cây mắc ca, bà con nông dân cần lưu ý là nên trồng xen mắc ca với các loại cây trồng khác. Để phát triển cà phê bền vững, việc trồng cây che bóng nên trồng mắc ca là tốt nhất, vì cây mắc ca là loại cây có lợi thế trồng xen và để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Điều quan trọng nhất trong việc phát triển mắc ca là bà con không nên trồng bằng cây giống thực sinh mà chỉ trồng bằng cây giống ghép. Trong thời gian vừa qua, nhiều bà con phản ánh là mắc ca không ra hoa, không ra quả. Đó là do bà con trồng cây giống không rõ nguồn gốc. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc ca là đơn vị đã xây dựng vườn ươm mắc ca đầu dòng và chịu trách nhiệm cung ứng cây giống mắc ca ghép cho nông dân.

XUÂN LONG (Lược ghi)

7 THỨ BA 18 - 4 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ông Đào Duy Phi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm cho biết: “Cách đây tầm 5 đến 6 năm,

nông dân Lộc Nam nhận giống từ Công ty Đức Anh về trồng mắc ca, nói chung cũng trồng xen trong vườn cà phê là chủ yếu. Tuy nhiên, có nhà đã ra trái, có nhà lại không hề có trái nào, hoa ra rất nhiều nhưng rụng hết. Trồng nhiều năm không ra trái khiến nông dân chúng tôi rất thất vọng và giờ vận động bà con trồng mắc ca là rất băn khoăn”.

Chuyện của nông dân Lộc Nam, Bảo Lâm cũng là chuyện của không ít nông dân Lâm Đồng. Ở nhiều nơi như Đà Lạt, Lạc Dương, nhiều bà con trồng mắc ca đã phải phá bỏ do nhiều năm nhưng cây chưa có trái. Điều này gây thiệt hại lớn vì cây mắc ca là cây trồng lâu năm, thời gian chờ đợi của bà con khá lâu, không nhanh chóng chuyển sang trồng cây khác như cà phê hay chè.

Với cây mắc ca, những gia đình đã cho trái cũng băn khoăn về đầu ra của sản phẩm. Hiện tại, 1 kg hạt mắc ca được thu mua với giá từ 80 ngàn - 110 ngàn đồng tùy độ lớn nhỏ. Tuy nhiên, mức giá này có ổn định và lâu dài không, nếu xảy ra tình trạng dội hàng, không có người mua, nông dân sẽ bán cho ai? Những câu hỏi trên cho thấy bà con đã có ý thức rất nghiêm túc khi tiếp cận với loài cây đã để lại dấu ấn với nông dân và rất cần được các đơn vị liên quan đánh giá và trả lời một cách nghiêm túc.

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có 1.236

MẮC CA:

Không chỉ là chuyện xuống giốngTrồng và phát triển mắc ca, một cây trồng mới là một trong những chính sách ưu tiên của nông nghiệp Lâm Đồng. Tuy nhiên, nảy sinh từ thực tế, trồng mắc ca không đơn giản chỉ là chuyện xuống giống bởi nếu không có hành động đúng, cây mắc ca sẽ mang lại hệ lụy lớn cho người nông dân và kế hoạch phát triển mắc ca của Lâm Đồng. Giống và chất lượng giống chính là câu hỏi lớn nhất đối với việc phát triển cây mắc ca, đây cũng là ý kiến của hàng trăm nông dân Bảo Lâm đã tham gia hội thảo về trồng và hình thành tổ hợp tác trồng mắc ca với mong muốn có thêm một loài cây phù hợp trên đất Lâm Đồng.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: “Chất lượng giống là vấn đề quan trọng nhất”

Phát triển cây mắc ca là chủ trương của ngành nông nghiệp và các ngành chức năng sẵn sàng hỗ trợ cho bà con nông dân thực hiện. Bà con có thể liên lạc trực tiếp với UBND các xã để tìm hiểu về chính sách tín dụng, cho vay để phát triển. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là vấn đề giống. Trồng cây nhiều năm mà không ra trái, nông dân sẽ là người gặp thiệt hại lớn nhất. Đề nghị các ngành chức năng cần nghiên cứu nghiêm túc để giải quyết triệt để tình trạng cây giống thiếu chất lượng. Chúng ta không thể phát triển thiếu kế hoạch, đẩy thiệt hại về phía người nông dân.

Vườn mắc ca 20 ha của ông Trần Văn Ngọ, xã Liên Hà, huyện Lâm Hà. Ảnh: D.Quỳnh

kết với nông dân phát triển mắc ca cho biết, hiện công ty đang thực hiện thủ tục xin phép xây dựng nhà máy chế biến hạt mắc ca trên địa bàn huyện Đơn Dương nhằm đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm hạt của bà con. Tuy nhiên, có hai vấn đề công ty chia sẻ, đó là bà con cần chọn cây mắc ca ghép do trái lớn, đạt chuẩn chế biến thế giới thay cho cây thực sinh trái nhỏ. Và giá cả, bà con phải chấp nhận giá cả thị trường thế giới chứ công ty không dám khẳng định đảm bảo giá cố định với nông dân.

Câu chuyện trồng - ra trái hay không đang là rào cản lớn nhất với việc phát triển cây mắc ca. Những câu hỏi này đang cần cơ quan chức năng giải đáp để thực hiện mục tiêu mở rộng cây mắc ca.

DIỆP QUỲNH

ha mắc ca, với 100 ha trồng thuần, còn lại là trồng xen trong vườn cà phê. Các địa phương trồng chủ yếu gồm Bảo Lâm 183 ha, Lâm Hà 175 ha, Đức Trọng 150 ha, còn lại là trồng rải rác. Trong số đó, có 92 ha bắt đầu cho trái với năng suất trung bình 1,5 tấn/ha. Sau khi cây mắc ca thành thục, năng suất của cây sẽ đạt khoảng 3 tấn/ha, ngang ngửa năng suất chung của thế giới.

Tuy nhiên, Chi cục cũng xác nhận có xảy ra tình trạng cây mắc ca đủ tuổi không sinh trái

và nông dân chặt bỏ. Trước câu hỏi của nông dân cách giải quyết việc cây không sinh trái, đại diện Chi cục cho hay, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, có thể là do giống, có thể là do kỹ thuật chăm sóc chưa chuẩn. Chi cục khuyến cáo bà con nên chọn các giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận, điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ cây không ra trái.

Ông Võ Duẩn, Giám đốc Công ty Him Lam Lâm Đồng, đơn vị đang xúc tiến liên

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam

Đối với cây mắc ca, bà con chúng ta không nên bàn có nên trồng hay không, mà hãy bàn tính là làm sao để trồng có hiệu quả. Bởi vì đây là một loại cây trồng đã được Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khẳng định là rất hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao, mà đặc biệt là ở vùng đất Tây Nguyên này; trong đó, có Lâm Đồng.

Với cây mắc ca, Việt Nam chúng ta đã trồng cách đây hơn 20 năm, nhưng mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây. Tây Nguyên là vùng đất số 1 đối với cây mắc ca. Điều mà chúng ta cần lưu ý, Lâm Đồng đã trồng mắc ca trong 6 - 7 năm trở lại đây, nhưng có không ít bà con nông dân không thành công, do mắc ca không có trái hoặc ít trái. Tôi khẳng định, đó là hoàn toàn do giống. Chính vì cây mắc ca có nhiều loại giống, nên trước đây không ai kiểm soát được, bà con mua trôi nổi trên thị trường; nếu mua phải giống xấu là thất bại. Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã giao cho Công ty Him Lam Mắc ca nghiên cứu, nhân giống và lập vườn ươm để cung cấp cây giống mắc ca. Do vậy, nếu bà con đã lỡ trồng mắc ca năng suất kém thì phải nhổ bỏ, trồng lại bằng giống mới hoặc chọn những cây sinh trưởng tốt, cưa và giữ lại gốc để ghép chồi bằng giống mới.

Ông Võ Duẫn Giám đốc Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc ca

Với vai trò là một nhà cung cấp giống để phát triển mắc ca trên địa bàn Lâm Đồng và cả Tây Nguyên, chúng tôi đã tham quan, học tập và nghiên cứu, tuyển chọn những giống mắc ca ở các nước. Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc ca đã xây dựng vườn ươm rộng gần 4 ha tại xã Tu Tra (huyện Đơn Dương) với hệ thống nhà kính, nhà lưới, tưới phun tự động… Hiện nay, Công ty đã sản xuất được 500.000 cây giống mắc ca ghép đạt chất lượng cao, gồm 14 giống: QN, OC, 246, 695, 800, 816, 842, 849, 788, 741, A4, A38, 344 và DD. Đây là những giống đã được trồng khảo nghiệm, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên và đặc biệt là Lâm Đồng.

Vào đầu mùa mưa 2017, Công ty chúng tôi dự kiến sẽ cung ứng cây giống cho bà con nông dân trong vùng quy hoạch phát triển mắc ca đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt. Giá bán 1 cây giống là 80.000 đồng. Tuy nhiên, để hỗ trợ nông dân, Công ty giảm 20% (16.000 đồng), bà con chỉ mua với giá 64.000 đồng/ 1 cây. Cùng với việc cung ứng cây giống, Công ty chúng tôi còn tư vấn, hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật trồng và chăm sóc mắc ca. Ngoài ra, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt còn hỗ trợ nông dân vay vốn với mức cho vay 80% tổng chi phí dự án trồng mắc ca. Lãi suất cho vay chỉ 7%/ 1 năm và thời hạn cho vay tối đa là 10 năm.

Ông Nguyễn Văn DanhTrưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng

Page 8: (BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÁC TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN MIỀN …baolamdong.vn/upload/others/201704/23970_BLD_ngay_18.4.2017.pdfhiện đâu cần thanh niên có, việc

Thông báo mất sổ đỏHợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Nghĩa được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp

quyền sử dụng đất: sổ quyết định số 27404Giấy chứng nhận số: N . 661997Được vào sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ số 00044Được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 3/9/1999 gồm 68 thửa và diện

tích là 111.931 m2.Tuy nhiên, trong thời gian năm 2008 - 2010, HTX Nông nghiệp Thạnh

Nghĩa được UBND tỉnh Lâm Đồng ra 2 quyết định:1 - Quyết định về việc thu hồi đất giao cho Trường Phổ thông trung học

nội trú Đơn Dương để xây dựng trường học ngày 18/6/2008.2 - Quyết định về việc thu hồi đất và giao cho Trung tâm Dạy nghề huyện

Đơn Dương để xây dựng trường học ngày 8/6/2010.Trong thời gian này, HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa đã giao sổ đỏ như

đã ghi ở trên cho 2 đơn vị để đi làm thủ tục tách sổ, từ đó đến nay, sổ đỏ của HTX bị thất lạc, HĐQT HTX đã lục tìm ở các cơ quan chức năng liên quan nhưng không có.

Vậy HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa làm đơn báo mất này để làm thủ tục thông báo lên thông tin đại chúng được biết để HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa lập thủ tục xin cấp lại sổ mới.

Xin trân trọng kính chào!

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt có nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng, địa chỉ thửa đất số 45, tờ bản đồ số 19 (bản đồ đo mới), Tà Nung, Đà Lạt.

Thành phần hồ sơ gồm:- Sổ hộ khẩu gia đình.- Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 12/6/2004 (giấy tay).- Giấy đặt cọc mua bán đất ngày 2/9/2012 (giấy tay).- Trích lục bản đồ địa chính của UBND xã Tà Nung.Giấy chứng nhận QSD đất số N638201 ngày 3/3/1999 đứng tên ông Nguyễn Nhật A.Ông Nguyễn Nhật A lập hợp đồng chuyển nhượng QSD đất cho ông Trần Quốc Nam bằng giấy

mua bán tay ngày 12/6/2004. Ông bà Trần Quốc Nam - Nguyễn Thị Kim Hương sang nhượng đất cho ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng qua giấy tay đặt cọc bán đất ngày 21/9/2012. Hiện nay, ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng đang giữ giấy chứng nhận QSD đất số N638201 cấp ngày 3/3/1999.

Căn cứ khoản 2 - điều 82 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013”:

Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng, nguồn gốc sang nhượng của ông bà Trần Quốc Nam - Nguyễn Thị Kim Hương. Ông Trần Quốc Nam nhận sang nhượng của ông Nguyễn Nhật A theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số N638201 cấp ngày 3/3/1999. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt thông báo sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo: Hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng chuyển nhượng số 1067/HĐ - CN ngày 24/9/2004 của UBND huyện Di Linh phê duyệt Về việc nhận chuyển nhượng quyền sử đụng đất tại thửa 108, 109, 7 tờ bản đồ 3D, 5B được chỉnh lý tại trang 4 của giấy chứng nhận mang số hiệu V 489622 được UBND huyện Di Linh cấp ngày 22/01/2003, vào sổ theo dõi số 947/QSDĐ, có tên tại quyển 3 Xâm Canh trang 99, chi tiết như sau:

Thửa đất số 108, tờ bản đồ 3D, diện tích 5.553m2 đất trồng cây lâu năm;Thửa đất số 109, tờ bản đồ 3D, diện tích 8.006m2 đất trồng cây lâu năm;Thửa đất số 07, tờ bản đồ 5B, diện tích 6.168m2 đất trồng cây lâu năm;Thời hạn sử dụng đất đến 10/2052 đối với đất trồng cây lâu năm (CLN).Năm 2006, hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích chuyển nhượng QSDĐ cho

ông (bà) Hoàng Minh Láng thường trú tại thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng, 2 bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật và hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Hoàng Minh Láng và vợ là bà Nguyễn Thị Nhinh.

Hiện nay, hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Nghĩa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại. Chi nhánh Văn phòng đăng ký Đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài Nguyên & Môi Trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Văn Láng theo quy định pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

“Công ty Bảo hiểm AAA xin trân trọng thông báo, vào 7/10/2016 và 6/3/2017, Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Lâm Đồng đã làm mất một số ấn chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự (viết tắt - TNDS) bắt buộc xe cơ giới theo quy định của Bộ Tài chính với thông tin cụ thể sau:

Loại ấn chỉ

Quyển số Từ sêri đã sử dụng

Đến sêri đã sử dụng

Từ sêri chưa sử dụng

Đến sêri chưa sử dụng

Năm

phát

hành

TNDS bắt buộc xe ô tô

16007108 160071071 160071071 2016

16007091 160070901 160070905 160070906 160070910 201617000342 170003411 170003413 170003414 170003420 201717000346 170003451 170003456 170003457 170003460 2017

Vào ngày 7/10/2016 và 6/3/2017, chúng tôi đã thông báo với cơ quan công an địa phương về sự thất lạc các ấn chỉ nêu trên. Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA xin thông báo kể từ ngày 27/3/2017 trở đi, các quyển ấn chỉ nêu trên (các liên chưa sử dụng) không còn giá trị sử dụng và Bảo hiểm AAA hoàn toàn không chịu trách nhiệm pháp lý về mọi phát sinh bồi thường đối với các quyển ấn chỉ nêu trên. Ai nhặt được hay có thông tin về các quyển ấn chỉ trên, xin vui lòng thông báo về Công ty Bảo hiểm AAA, địa chỉ 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Điện thoại: 08 3622 0000 - hotline 1800 1528.

THÔNG BÁO

8 THỨ BA 18 - 4 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Ngày 17/4, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc ra tuyên bố chung khẳng định sẽ đảm bảo tổ chức cuộc bầu cử tổng thống công bằng và trong sạch, đồng thời cảnh báo sẽ “không dung thứ” đối với các loại tội phạm liên quan đến bầu cử.

Trong tuyên bố chung, Bộ trưởng Nội vụ Hong Yun-sik và quyền Bộ trưởng Tư pháp Lee Chang-jae nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ huy động mọi khả năng của ngành tư pháp và cảnh sát để ngăn chặn bất cứ cuộc vận động bầu cử bất hợp pháp nào cũng như các hành vi bạo lực từ nay đến thời điểm diễn ra cuộc bầu cử vào ngày 9/5 tới. Tuyên bố nêu rõ

đây là cuộc bầu cử rất quan trọng bởi cử tri Hàn Quốc phải bầu chọn được người đứng đầu đất nước trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa có tiền lệ, khi vị trí tổng thống đang bị bỏ trống do cựu Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất vì liên quan đến bê bối tham nhũng. Với quyết tâm đặc biệt, chính phủ sẽ cố gắng thiết lập văn hóa bầu cử công bằng.

Các bộ trưởng cũng khẳng định sẽ áp dụng nguyên tắc “không tha thứ” đối với 5 loại tội phạm liên quan đến bầu cử như hối lộ, bôi nhọ, thao túng quan điểm, vận động bất hợp pháp và bạo lực. Cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn Hàn Quốc

được tổ chức sau khi bà Park Geun-hye bị phế truất ngày 10/3 vừa qua do bị cáo buộc tham nhũng, trong đó có các cáo buộc như hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ thông tin mật. Tổng số 15 ứng cử viên đã đăng ký tranh cử, tuy nhiên, giới phân tích cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc năm nay sẽ là cuộc chạy đua song mã giữa ứng cử viên nhiều triển vọng Moon Jae-in của Đảng Dân chủ tự do và ứng cử viên Ahn Cheol-soo của Đảng Nhân dân theo đường lối trung tả. Vào thời điểm hiện tại, tổng tỉ lệ ủng hộ đối với hai ứng cử viên này đạt gần 80%.

TTXVN

BẦU CỬ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC: Chính phủ cam kết đảm bảo bầu cử công bằng, trong sạch

Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi Triều Tiên kiềm chế các hành động khiêu khích, tuân thủ các nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) và từ bỏ chương trình phát triển tên lửa hạt nhân. Phát biểu tại quốc hội, Thủ tướng Abe cho biết ông sẽ trao đổi quan điểm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Triều Tiên khi 2 nhà lãnh đạo cấp cao Nga và Nhật Bản có cuộc gặp thượng đỉnh vào cuối tháng này.

Ngày 16/4, Chính phủ Nhật Bản

cũng đã trao công hàm phản đối Triều Tiên về việc trước đó cùng ngày Bình Nhưỡng phóng thử một tên lửa đạn đạo, cho rằng hành động này rõ ràng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Vụ phóng tên lửa trên được tiến hành lúc 4 giờ 21 phút sáng 16/4 theo giờ Hà Nội. Phía Mỹ và Hàn Quốc cho biết, vụ phóng này của Triều Tiên đã thất bại khi quả tên lửa phát nổ gần như ngay lập tức sau khi phóng.

TTXVN

VỤ PHÓNG TÊN LỬA CỦA TRIỀU TIÊN: Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Triều Tiên tránh các hành động khiêu khích

QUỐC TẾ