12
BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015 Page 1 Ban Truyền thông Gx.Tam Hà Kính chúc Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Đồng Hương ̣t Năm Mới Tràn đầy Hồng Ân Thiên Chú a. Lời Chúa: Mc 1, 40-45 "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Suy niệm: ̣ ̀ Tác giả: ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt Thời xưa, bệnh phong là một bệnh nan y, bị mọi người kinh tởm xa lánh. Trong đạo Do thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu cũng phải kêu to lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà xa tránh. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị con như mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong. Người Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người. Đó là lời Chúa. CHÚA NHẬT TUẦN THỨ VI MÙA TN - NĂM B

BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 1

Ban Truyên thông Gx.Tam Ha Ki nh chu c Quy Cha, Quy Tu Si , Quy Đông Hương

Môt Năm Mơi Tran đâ y Hông Ân Thiên Chua.

Lời Chúa: Mc 1, 40-45

"Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch".

Suy niệm: BÊNH PHONG TÂM HÔN

Tác giả: ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Thời xưa, bệnh phong là một bệnh nan y, bị mọi người kinh tởm xa lánh. Trong đạo Do thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu cũng phải kêu to lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà xa tránh. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị con như mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong. Người

✞ Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.

Đó là lời Chúa.

CHÚA NHẬT TUẦN THỨ VI MÙA TN - NĂM B

Page 2: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 2

bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà bị con như đã chết. Nhưng chưa chết được, họ vẫn phải tiếp tục sống để chịu những nỗi đau đớn còn hơn cả cái chết gặm nhấm, thiêu đốt.

Một lần nữa, Đức Giêsu lại vượt qua những biên giới cấm kỵ khi dám đến gần người bệnh phong. Không những Người đến gần mà còn đưa tay chạm vào thân mình bệnh nhân. Lòng thương yêu đã khiến Đức Giêsu dám làm tất cả. Vì thương người bệnh, Đức Giêsu đã bất chấp nguy hiểm bị lây nhiễm, đã bất chấp những điều bị coi là cấm kỵ của đạo Do Thái.

Khi chữa khỏi bệnh phong, Người đã giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ. Giọng nói anh thanh tao. Anh cũng là một người như bao người khác.

Nhưng điều quan trọng hơn, đó là khi chữa anh khỏi chứng bệnh nan y, Đức Giêsu đồng thời cũng

giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn anh bao năm tháng qua. Khi Đức Giêsu vuốt ve thân thể bệnh tật của anh. Người đã vuốt ve tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh. Nay anh cảm thấy qua Đức Giêsu mọi người gần gũi anh hơn bao giờ. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt. Nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi. Nay, dưới bàn tay dịu hiền của Đức Giêsu, anh cảm thấy được yêu thương vỗ về. Những vết thương sâu thẳm trong trái tim anh đã liền da lành lặn. Đức Giêsu đã hồi sinh tâm hồn lạnh giá của anh.

Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội. Đức Giêsu bảo anh đi trình diện với thày cả theo như luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nay anh được bàn tay âu yếm ân cần của Đức Giêsu đón nhận anh trở lại xã hội loài người. Qua vị thượng tế, anh được công khai đón nhận. Nhân phẩm anh được phục hồi. Danh dự anh được tôn cao. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người, như mọi người.

Chúng ta ai cũng có những mặc cảm đè nặng tâm hồn, những vết thương sâu kín, những niềm đau khôn nguôi, những nỗi buồn hầu như không ai thông cảm được. Hãy noi gương người bệnh phong chạy đến với Đức Giêsu. Người sẽ xóa đi những mặc cảm đè nặng hồn ta. Người sẽ chữa lành những vết thương bao năm gặm nhấm trái tim ta. Người sẽ xoa dịu những nỗi đau vò xé tâm tư. Người sẽ an ủi những nỗi buồn phủ kín hồn ta.

Phần ta, hãy biết noi gương bắt chước Đức Giêsu, đừng loại trừ anh em mình ra khỏi đời sống xã hội. Hãy biết đến với những anh em bị bỏ rơi. Hãy biết an ủi những anh em đang buồn khổ. Hãy biết tránh cho anh em những mặc cảm nặng nề. Hãy hàn gắn những vết thương trong tâm hồn anh em. Hãy tôn trọng danh dự và nhân phẩm của anh em. Hãy giúp cho anh em mình được hòa nhập vào đời sống cộng đoàn, đời sống xã hội. Nước ta đang quyết tâm thanh toán bệnh phong vào cuối năm nay. Xứ đạo ta cũng hãy quyết tâm thanh toán bệnh phong trong tâm hồn. Hãy diệt trừ bệnh phong chia rẽ. Hãy tẩy chay bệnh phong loại trừ. Hãy xóa đi bệnh phong phân biệt. Hãy phá tan bệnh phong nghi kỵ. Hãy bài trừ bệnh phong kết án. Nếu ta thanh toán được bệnh phong tâm hồn, thân thể xứ đạo ta sẽ liền da liền thịt, khuôn mặt xứ đạo ta sẽ hồng hào, rạng rỡ vui tươi phản ảnh được khuôn mặt đích thực của Đức Kitô.

Lạy Đức Giêsu, xin cứu độ chúng con. Amen. CÂU HỎI GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ 1- Cha Đa-miêng và Đức cha Cát-xe đã sống với người

phong và lây bệnh của họ. Có lần nào bạn đã tiếp xúc với người bị bệnh hay bị bỏ rơi chưa? Bạn có phải trả giá về hành động này không?

Page 3: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 3

2- Có bao giờ bạn đã là nạn nhân bị người khác loại trừ chưa? Bạn cảm thấy thế nào? Bạn rút ra

được bài học gì từ kinh nghiệm đó? 3- Bạn đã có kinh nghiệm về sự được Chúa an ủi, được Chúa

cứu chữa, được Chúa tha thứ bao giờ chưa? 4- Bệnh phong tâm hồn là gì? ■

Điều Mong Ước Nhất Những Ngày Tết Tác giả: GB ĐGM Bùi Tuần

Cảm tạ và xin lỗi là những việc cần làm chung với nhau, nhất là dịp Tết.

1. Những ngày tết, tôi thường phải bận rộn với các thứ mong ước. Trong lúc rối bời, tôi đến bên Đức Mẹ Maria. Như một trẻ thơ, tôi hỏi Mẹ: “Mẹ ơi, con nên mong ước điều gì nhất?”. Tôi lắng nghe. Mẹ cho tôi nhớ lại giây phút Truyền tin. Mẹ được Tổng lãnh thiên thần Gabriel chào chúc: “Chúa ở cùng Bà” (Lc 1,28). Rồi Mẹ bảo tôi: “Điều con nên mong ước nhất, chính là “được Chúa ở cùng con”.

2. Tin vào lời Mẹ, tôi lui vào nội tâm sâu thẳm, tôi cầu xin Chúa thương đến với tôi. Tôi đợi chờ và khao khát với tất cả tấm lòng nghèo khó khiêm cung. Trong giây phút không ngờ, Chúa đến với tôi. Tôi đã được gặp Chúa. Đúng là Chúa, Đấng hằng sống, Đấng uy quyền và giàu xót thương, Người đem tôi vào một sự sống mới. Sự sống mới đó chính là sự sống của Người.

3. Tôi nhận ra Chúa đã yêu thương tôi. Chúa đã cứu tôi. Chúa đã ban ơn cho tôi. Chúa đã gọi tôi. Chính Chúa là hy vọng của tôi. Chúa là cùng đích của tôi. Chúa là Cha tôi.

4. Chúa gọi tôi hãy đến với Người để Người được vui trong tôi, và để tôi được vui trong Người. Ở trong Chúa, tôi được Người gắn vào bản tính tự nhiên của tôi một cảm quan thiêng liêng, để tôi có thể nghe được tiếng Chúa, và nhận ra được sự hiện diện của Chúa.

5. Việc đầu tiên tôi làm sau đó là cùng với Đức Mẹ, ca tụng và tạ ơn Chúa. Tôi nhận thấy mình bất xứng. Ơn Chúa ban là ơn nhưng không.

6. Bỗng chốc, tôi cảm thấy đời tôi có một chiều kích hướng thượng rất cao, tới Chúa là nguồn mọi sự sống, mọi hy vọng, mọi hạnh phúc.

7. Lúc đó, tôi tin Chúa, tức là tôi gắn bó với Chúa, tôi vâng phục Chúa, tôi đi về với Chúa. Chứ không phải chỉ là chấp nhận một hệ thống giáo lý.

8. Tôi đi về với Chúa, qua đời sống yêu thương phục vụ con người. Tôi yêu thương phục vụ, như Chúa đã dạy và đã yêu thương phục vụ. Do vậy, mọi tình yêu của tôi dành cho người khác đều khởi đi từ nguồn vô tận là tình yêu Chúa. Nếu làm được gì tốt cho ai, tôi sẽ qui chiếu về Chúa, như lời Chúa phán: “Thầy là Cây nho, anh em là cành, ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh được nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Page 4: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 4

9. Một thoáng chia sẻ trên đây cũng là những gì tôi vốn đã được cảm nhận ít nhiều suốt đời tôi, từ nhỏ đến giờ. Vì thế, hôm nay khi được Đức Mẹ nhắn nhủ: Sự được Chúa ở cùng là điều nên mong ước nhất, tôi lại thêm xác tín tôi luôn cần được Đức Mẹ dạy dỗ, đào tạo vì tôi rất yếu đuối, dễ quên và ngại thực hiện.

10. Với hết lòng khiêm nhường, tôi xin Chúa và Đức Mẹ thương tha tội cho tội. Cảm tạ và xin lỗi là những việc cần làm chung với nhau, nhất là dịp Tết. Điều tôi xin lỗi cách riêng ở đây là không dùng ơn Chúa ở cùng, để làm tốt bổn phận của tôi.

11. Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải phấn đấu hết sức để thi hành việc bổn phận một cách tốt nhất. Thí dụ bài giảng của tôi, dù với hình thức nào, cũng phải làm chứng là có Chúa ở cùng, được Chúa đóng dấu vào. Nhưng biết bao lần, thực tế đã không luôn được như vậy. Tôi xin sám hối, cầu xin Chúa thứ tha.

12. Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải có ý thức về thời gian như Chúa. Thí dụ, khi làm mục vụ, đáng lẽ tôi phải khiêm tốn đợi chờ kết quả một cách kiên trì, như Chúa vẫn làm. Nhưng tôi thì nóng vội, cái gì cũng muốn phải có kết quả ngay. Đó là điều sai lầm của tôi. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.

13. Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải quên đi cái tôi của tôi, nhưng bao lần cái tôi của tôi vẫn hiện diện trong các việc tôi làm, kể cả các việc đạo đức. Đó là điều yếu đuối của tôi. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi. Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải tỉnh thức chiến đấu với quỉ satan, nó luôn tìm cách phá vỡ bất cứ chương trình nào có tính cách cứu độ của Chúa. Nhưng nhiều khi tôi đã chủ quan, không nghĩ tới kẻ thù vô hình đó. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.

14. Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải coi đau khổ là điều kiện cần vốn đi liền với thánh giá cứu chuộc. Nhưng bao lần tôi đã tránh xa và có khi phản bội thánh giá. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.

15. Khi được Chúa ở cùng, đáng lẽ tôi phải rao giảng sự hòa giải, sự tha thứ. Nhưng bao lần, tôi đã không làm đủ, làm đúng. Tôi xin sám hối. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.

16. Để kết, tôi xin phép nói thêm điều này: Với ơn được Chúa ở cùng, tôi thường nhìn mọi người đến với tôi, như một bức thư Chúa gửi cho tôi. Dù là ai, họ đều là một bức thư Chúa gửi cho tôi. Tôi đọc thư đó được viết trong tâm hồn họ, trên trái tim họ. Chúa viết. Và tôi đã hiểu tình Chúa mênh mông, giàu xót thương và nhân ái. Đó là cái Tết thánh hóa đời tu của tôi. Xin thân ái kính chúc anh chị em “được Chúa ở cùng anh chị em”. ■

Những Nét Đẹp Tin Mừng Của Ngày Tết Tác giả: ĐGM Ngô Quang Kiệt

ùa Xuân đến làm đẹp đất trời.

Những cành đào đua nhau khoe sắc. Những chồi non bụ bẫm nhú ra khỏi cành cây khô khẳng. Chợ búa đông vui và đẹp đẽ với những hàng hoá đủ mọi loại. Những tà áo mới tha

thướt làm đẹp phố phường. Trong khung cảnh vui tươi tấp nập ấy, khuôn mặt mọi người như rạng rỡ tươi cười. Mùa Xuân đem đến nhiều vẻ đẹp. Cao quý nhất là những nét đẹp văn hoá dân tộc đậm đà mầu sắc Tin Mừng.

M

Page 5: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 5

Ngày Tết có nét đẹp của lòng biết ơn. Năm hết Tết đến, người Việt nam thường nhớ đến công ơn của những người đã giúp đỡ mình trong năm qua. Biết ơn là một nét đẹp văn hoá đáng trân trọng và cũng là một điều hợp lý. Năm 2000 phải biết ơn 1999 năm qua. Dòng sông lớn phải mang ơn những con suối nhỏ. Hạt lúa phải nhớ ơn những hạt mưa, hạt nắng, hạt phân. Ngày hôm nay phải biết ơn ngày hôm qua. Thế hệ này phải nhớ ơn thế hệ trước. Đời sống ta chịu ơn biết bao người. Cảm nghiệm sâu xa chân lý này, nên mỗi dịp Tết đến, người Việt nam ta thường bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ và các ân nhân. Những món quà nho nhỏ nhưng thắm đượm tình nghĩa làm vui cả người nhận lẫn người cho. Riêng với người Công giáo, bày tỏ lòng tri ân đối với Thiên chúa là một bổn phận không thể thiếu. Vì Thiên chúa chính là tổ tiên đã sinh thành nên ta. Vì Thiên chúa là ân nhân lớn nhất đời ta. Chính Người đã ban cho ta món quà cao quý nhất: đó là sự sống. Chính Người tiếp tục chăm sóc gìn giữ ta từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây. Biết ơn là việc làm của lương tri, cổ võ cho một thế giới mới chan chứa tình

người. Biết ơn cũng là một giá trị đạo đức được Chúa Giêsu đề cao trong Tin Mừng.

Ngày Tết có nét đẹp của sự cho đi. Ta gửi đi những cánh thiệp như những sứ giả của tình cảm yêu thương. Ta gửi đi những lời cầu chúc như tâm tình mến yêu tha thiết dành cho nhau. Ta sửa sang quét dọn nhà cửa để đón tiếp nhau. Ta dành thời giờ viếng thăm nhau để xiết chặt thêm tình thân ái. Ta ăn mặc tề chỉnh để tỏ lòng kính trọng nhau. Ta nói năng tế nhị để làm vui lòng nhau. Ta rộng rãi tặng tiền mừng tuổi cho con cháu. Tóm lại, tất cả những gì ta làm trong ngày Tết đều vì người khác và cho người khác. Đặc biệt trong lãnh vực ăn uống. Ngày Tết, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống cho gia đình, nhưng nhất là để mời khách. Khách vào nhà bao giờ cũng được mời thưởng thức ấm chè mới, nếm kẹo bánh ngon. Sự chiếu cố của khách làm vui lòng cho chủ. Sự vui vẻ của người nhận là hạnh phúc của người cho. Có niềm vui cho đi và có niềm vui lãnh nhận. Những niềm vui ấy tạo cho ngày Tết một nét đẹp đầy mầu sắc Tin Mừng: nét đẹp của sự quên mình, của sự quảng đại cho đi, của sự khiêm tốn đón nhận, của tình liên đới.

Ngày Tết có nét đẹp của sự đổi mới. Thiên nhiên đổi mới với sự hồi sinh của cây cỏ. Phố phường đổi mới với những căn nhà mới, với những gian hàng mới và với quần áo mới. Hoà vào cái mới của đất trời, của xã hội, lòng người cũng nôn nao trong niềm hy vọng đổi mới bản thân và cuộc đời. Ai cũng mong tống tiễn những điều xấu vào quá khứ. Ai cũng mong đón nhận một tương lai tươi đẹp. Niềm mong ước đổi mới được thể hiện qua những cố gắng giữ vẻ mặt tươi cười, không tức giận, không nói những lời thô tục, những điều rủi ro, nhưng chỉ nói những điều tốt đẹp, đối xử hoà nhã với mọi người trong những ngày Tết. Phút giao thừa thật thiêng liêng. Nó đánh dấu một khởi đầu mới. Người ta tin rằng sống tốt đẹp những giây phút đầu tiên sẽ có ảnh hưởng tốt đến cả năm. Nên mỗi dịp Tết là một lần khuyến khích ta cố gắng đổi mới đời sống, đổi mới bản thân.

Đổi mới đời sống là điều Chúa Giêsu tha thiết mong muốn nơi ta. Người không ngừng mời gọi ta hãy từ bỏ con đường tội lỗi xưa cũ, bước vào con đường mới, con đường tự do, thánh thiện của con cái Thiên chúa. Người không ngừng mời gọi ta trở thành bầu da mới để có thể chứa đựng thứ rượu mới là giáo lý của Người. Ngày Tết chính là một cơ hội cho ta thực hành Lời Chúa dạy, tích cực đổi mới đời sống nên tốt đẹp hơn.

Với tất cả những nét đẹp trên đây, tinh thần ngày Tết cổ truyền dân tộc rất gần gũi với Tin Mừng. Rõ ràng nét đẹp văn hoá Việt nam đã chất chứa những giá trị Tin Mừng. Rõ ràng Tin Mừng đang đi vào cuộc sống của người Việt nam.

Page 6: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 6

Vì thế, người Việt nam Công giáo không những có trách nhiệm gìn giữ những nét đẹp văn hoá của ngày Tết cổ truyền mà còn phải biến những nét đẹp ấy thành những trang Tin Mừng sống động. Khi ta sống tâm tình biết ơn trong ngày Tết, đừng chỉ giữ hình thức bề ngoài hay chỉ chú ý tới khía cạnh vật chất. Hãy có tâm tình biết ơn sâu xa. Hãy nhìn thấy

ơn Chúa ban qua mọi ân huệ nhận được. Khi ta cho đi trong ngày Tết, đừng chỉ cho đi như một hình thức xã giao hay như một thói tục bắt buộc. Hãy cho đi với tâm tình yêu mến, kính trọng thực sự. Hãy đón tiếp khách thăm viếng như đón tiếp chính Chúa. Khi ta muốn đổi mới đời sống, đừng chỉ giữ như một hình thức và không chỉ giữ trong những ngày Tết, nhưng duy trì sự cố gắng đổi mới trong suốt cả đời với quyết tâm thực sự đổi mới đời sống.

Khi ta sống tinh thần Tin Mừng trong những phong tục ngày Tết, ta góp phần xây dựng một mùa Xuân mới, một mùa Xuân dân tộc, một mùa Xuân tình thương. Mùa Xuân ấy sẽ vĩnh cửu vì sẽ dẫn đến mùa Xuân Nước Trời.

Lạy Đức Kitô là mùa Xuân đích thực, không bao giờ tàn úa, xin đổi mới tâm hồn con. Amen ■

Vị Ngọt Thời Gian (Tâm sự của một người cha) Nguồn: P.K.L Dòng Tên

gồi nhìn những búp mai he hé đang đung

đưa nhịp nhàng trong làn gió thơm mát của những ngày cuối năm, lòng tôi miên man nhiều suy nghĩ. Tôi nghĩ đến mấy đứa con sẽ từ Sài Gòn về nhà ăn Tết, nghĩ đến ngày mồng một anh em con cháu cùng xum họp vui vầy để đón năm mới. Mới nghĩ đến đó mà lòng tôi đã nôn nao như tụi nhỏ mong được lì xì. Thiệt lạ, khi người ta mong ngóng thì thời gian cứ ì ạch trôi, đến lúc chẳng ai thèm để ý nữa thì nó lại vùn vụt qua mau như gió thoảng mây trôi. Nhớ ba đứa con ngày nào còn phải bế cho ăn, giỗ cho ngủ, nhìn chúng bé xíu mà tự hỏi, không biết nuôi đến bao giờ cho lớn? Vậy mà thoắt cái, giờ tụi nó đã có thể bay cao, bay xa để tự lập. Nghĩ cũng hay, thời gian cứ làm con người phải ngóng trông đợi

chờ, nhưng rồi nó lại đền bù bằng những món quà thật ngọt ngào và ý nghĩa. Phải chăng đó là cái mà người ta gọi là Vị Ngọt Của Thời Gian.

Nhìn những hàng mít Thái thẳng tắp đang nâng niu những trái bói ú na ú núc thật thích mắt, mấy ai nghĩ khu vườn này chỉ là một mảnh ruộng khô cằn cách đây chưa đầy ba năm. Còn nhớ, khi thằng con lớn về nhà chào gia đình để đi vào Dòng, mình với nó còn đào mương đắp bờ chăm cho mấy cây mít ghép bé xíu. Vậy mà tới ngày Lễ khấn của nó, anh em trong

Dòng đã được thưởng thức những múi mít ngọt lịm từ mảnh đất trơ trụi này. Đúng là thời gian qua đi nhanh thật!

Rồi cô của tụi nhỏ nữa, vào tuổi bốn mươi mới vào đại học cùng mới cơ man là công việc gia đình và cơ quan, vậy mà thoắt cái đã xong bốn năm đã có tấm bằng tốt nghiệp. Nghe thì dễ nhưng làm mới khó: cứ mỗi cuối tuần khi đồng nghiệp được thảnh thơi với gia đình, còn mình lại phải ôm sách đến trường đi học; lúc bạn bè vui

N

Page 7: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 7

chơi còn mình lại phải làm quen với những công thức rắc rối, những lý thuyết phức tạp. Mới nghĩ một chút thôi đã thấy nản lắm rồi, huống gì là bốn năm đều đặn như vậy. Thế mới thấy quý nỗ lực của con người, thế mới cảm được vị ngọt từ hoa quả của thời gian, và thế mới có thể làm lan tỏa một nghị lực vươn lên tốt đẹp của con người.

Cái luồng tư tưởng này lại cứ miên man như làn gió xuân tràn vào tâm trí, rồi đưa tôi trở về với những ngày tháng chật vật của gia đình nơi những ngày xa xưa. Còn nhớ, những năm mới giải phóng, cuộc sống của gia đình bị đảo lộn hoàn toàn; nhà thì đông con mà kinh tế lại sa sút. Thế nên mỗi người đều phải xoay xở đủ nghề kiếm sống: từ đạp xích lô đến làm kem bán dạo, từ phát rẫy làm lúa đến mót khoai trồng mì, tất cả chỉ mong đủ ăn cho qua thời cơ cực. Đời sống khó khăn, tương lai mịt mù, nên trong những giờ kinh gia đình, nước mắt chúng tôi bỗng đâu cứ tuôn dài theo từng lời kinh nguyện cầu:

“Đời chúng con gian nan khổ sở lắm, gia đình chúng con long đong tối ngày, nhưng có Mẹ ở bên, chúng con quên hết ưu phiền, vui sống qua kếp lưu đày. Mong ngày sau sống sung sướng cùng Mẹ trên Nước Thiên Đàng. Amen.“

Thú thực là trong lúc khó khăn đó, chỉ mong thời gian trôi thật nhanh để chúng tôi chóng lớn mà làm việc và góp sức cho gia đình đỡ khổ. Giờ nghĩ lại thấy vui vui! Chính năm tháng khó khăn đó lại là “thao trường cuộc đời” hun đúc cho mỗi người trong gia đình có được phẩm chất đáng quý: chịu khó, thật thà, yêu thương và đoàn kết trong gia đình. Đó chẳng phải là vị ngọt của thời gian sao? Một vị ngọt mà tiền bạc đâu dễ gì mua được!

Tuy vậy, thời gian có khi lại khiến ta mệt mỏi chán trường. Mệt vì phải mong ngóng đợi chờ, chán vì ngày qua tháng lại vẫn một điệp khúc giống nhau. Thế nhưng qua những truân chuyên và đợi chờ, thời gian đem đến cho con người hoa thơm quả ngọt. Để một lúc nào đó vô

tình nhìn lại, ta sẽ bắt gặp những điều đã qua tựa một phép mầu, như một giấc mơ. Phép lạ và giấc mơ này không tự nhiên trở thành hiện thực, nhưng đó là thành quả của nỗ lực, phấn đấu liên lỉ của ta. Nhìn những dây tiêu, trông những cây mít kia, chúng cũng cần thời gian mới có thể bám chắc vào cọc, đâm sâu vào đất để dâng cho đời những hoa thơm trái ngọt. Cũng thế, nếu muốn sống trọn vẹn cho người và cho đời thì ai cũng phải cần thời gian để lớn lên trong đợi chờ và cố gắng.

Lạy Chúa, nỗ lực liên lỉ của con trổ sinh hoa trái khi được trong sự quan phòng yêu thương của Ngài. Mỗi khoảnh khắc con có mặt trên đời luôn là món quà thời gian ngọt ngào mà Ngài đang ban tặng cho con. Ước mong mỗi ngày sống của con và của gia đình con trong năm mới này, sẽ trở nên một dấu chấm nhỏ tròn trĩnh trên dòng kẻ hướng về cõi phúc vĩnh hằng. Amen.

Ngày Tết Việt Nam – Vẻ Đẹp Của Văn Hoá Việt

Nguồn: Hải Dương (GIỚI TRẺ TÂN ĐỘ)

Tết Nguyên đán là ngày khởi đầu cho một năm mới! Nguyên là bắt đầu, đán là buổi ban mai. Một năm mới

tràn đầy hy vọng và những ước mơ đang đến khiến ta lại nhớ đến một câu thơ Tố Hữu: “Thế là Xuân đến đó cùng ta. Hồn nhiên như bạn cũ vào nhà”. Bầu không khí của ngày Xuân Việt Nam bao giờ cũng vui tươi, thanh bình,

Page 8: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 8

nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Với thiên nhiên là ngàn hoa bừng nở, với con người là những nụ cười.

Đã từ xưa rồi, vẫn thế. Những gì khó khăn, vất vả của năm cũ như được dẹp hết, thanh toán hết, để đón chào một năm mới hạnh phúc vào nhà. “Tối ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa. Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông phúc vào nhà” (Nguyễn Công Trứ).

Trong sự cộng cảm, sự hoà hợp thiêng liêng của mùa Xuân thiên nhiên và mùa Xuân của lòng người, cùng với tấm lòng tưởng nhớ tổ tiên, ngày Tết là ngày hội thăng hoa của văn hoá Việt Nam, là ngày hội của con người hoà hợp với cộng đồng, nó mang đậm nét văn hoá dân tộc sâu sắc và độc đáo!

Chưa đến Tết, nhưng sự chuẩn bị cho ngày Tết thì đã có từ trước đó vài ba tháng, thậm chí cả nửa năm. Các nhà xuất bản lo biên soạn những cuốn lịch mới. Các sân bay, nhà ga lo chuyện bán vé Tết cho hành khách. Và ngày Tết càng đến gần thì mấy tiếng “Về quê ăn Tết” là những tiếng quen thuộc được nghe nhiều nhất. Những người làm ăn xa, những người Việt Nam ở nước ngoài đều thấy lòng mình

náo nức. Quê hương là hồn nước nằm tĩnh lặng trong mỗi con người. Những người đã xa nhà, xa nước hàng mấy chục năm, trong giấc mơ của mình thường vẫn thấy hiện lên mái nhà xưa, con đường nhỏ và mùi hương hoa Ngâu quen thuộc. Về quê ăn Tết là về với ông bà, cha mẹ, về với những kỷ niệm ngày xưa thơ bé, về với mảnh đất nơi đã sinh ra mình. Ngày Tết Việt Nam là ngày hội của sự đoàn tụ, ấm cúng.

Với người Việt Nam mình thì giàu có cũng quý, nhưng quý hơn là một chữ tình, tình làng nghĩa phố, tình cảm anh em. “Không có nhưng giàu, giàu nghĩa, giàu tình, giàu trí tuệ/ Không giàu nhưng có, có làng, có xóm, có anh em”.

Trong ý niệm tâm linh của người Việt Nam ta, ai cũng muốn ngày Tết sẽ đem đến mọi sự tốt lành. Người ta chọn người khoẻ mạnh, tài giỏi để xông nhà. Không cứ người lớn, trẻ em cũng được, nhưng phải là những chú bé ngoan ngoãn, thông minh. Rồi giao thừa đi hái lộc, một cành xanh nhỏ mang về nhà với sự cầu mong phước lộc. Bên bàn thờ tổ tiên, một câu đối đỏ: “Tân niên hạnh phúc bình an tiến. Xuân nhật vinh hoa phú quý lai” (Năm mới hạnh phúc bình an đến. Ngày Xuân vinh hoa phú quý về). Những chữ Phúc – An – Vinh – Phú – là những ước mong của mọi người, mọi nhà.

Và Tết đến là phải vui, phải đẹp, phải mới! “Tân niên nạp dư khánh. Gia tiết hiện trường xuân” (Năm

mới thừa chuyện vui. Tiết đẹp Xuân còn mãi). Người lớn đến trẻ em, năm mới đều diện quần áo mới. Nhà cửa trang hoàng đẹp đẽ để đón Xuân. Không những từng nhà phải đẹp, mà làng xóm cũng phải đẹp, thành phố càng phải đẹp hơn! Các Đoàn nghệ thuật cũng chuẩn bị những đêm diễn đặc sắc. Tiếng trống chèo rộn rã, rồi ca trù, quan họ, và những sân khấu kịch nói đầy tiếng cười!

Ngày Tết Việt Nam cũng là ngày hội của hoa xuân! “Mặt đất nơi nào cũng thấy hoa. Mùa xuân chia đến tận từng

nhà”. Những hội hoa xuân mở ở khắp nơi. Hàng ngàn, hàng vạn những cành hoa, chậu hoa rực rỡ, như một dòng sông đầy sắc màu chảy về những chợ hoa xuân. Có đến những chợ hoa ấy, chúng ta mới thấy hết cái vui vẻ náo nhiệt, rộn rã lạ thường của nó. Cả một rừng đào, rừng mai, những dãy quất vàng, rồi Hồng, Cúc, Lay ơn, Thược dược, Vạn thọ, Đồng tiền… Và các loại phong lan bừng nở, không thiếu thứ gì.

Người đến chợ hoa cũng tíu tít, hồ hởi ngắm nhìn trò chuyện, nở những nụ cười tươi tắn giữa một rừng hoa, khiến lòng ta bỗng chốc cũng hoá những nhà thơ. “Em đã đẹp, tay lại cầm hoa đẹp. Khiến anh nhìn mãi đến hai lần. Chợ hoa tíu tít quên chiều đến. Hững hờ sao được với mùa Xuân!”.

Page 9: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 9

Hoa Xuân là sự hoà nhịp kỳ diệu giữa con người với thiên nhiên. Và người Việt muốn đem cả thiên nhiên vào nhà mình. Ngày Tết, không nhà ai là không có một lọ hoa, một chậu hoa. Người ta nói Hà Nội có bao nhiêu ngôi nhà là có bấy nhiêu cành đào, cũng như phương Nam là những cành Mai, gốc Mai vàng thắm. Rồi cả một rừng Quất xum xuê những chùm quả chín vàng rực rỡ, ẩn hiện sau những chùm lá xanh, tượng trưng cho sự làm ăn thịnh vượng, giàu có. Nhiều loài hoa đẹp của Việt Nam cũng lên máy bay đến những phương trời xa để người Việt đón Xuân.

Nhưng không phải chỉ có cái đẹp của hình thức, ngày Tết Việt Nam còn coi trọng vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của cội nguồn văn hoá. Kiêng nói gở, nói tục, kiêng những lời nói cục cằn, thô lỗ, kiêng cãi cọ nhau làm rông cả năm.

“Ngày Xuân anh bước ra đàng. Gặp em ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Lời nói tử tế là điệu nhạc của thế gian và ngày Xuân gặp người ăn nói tử tế, dịu dàng như gặp may mắn cả năm.

Cuộc sống vốn chẳng bình lặng, và trong cuộc mưu sinh tránh sao khỏi những va vấp, xung đột. Nhưng bước sang năm mới, con người như muốn quên đi, để đón chào những điều tốt đẹp hơn. Ngày Tết con người muốn được gần gũi nhau hơn, yêu trẻ kính già, tình làng nghĩa xóm, và lòng người hình như cũng rộng mở hơn.

Ngày Tết Việt Nam còn là ngày hội của tinh hoa ẩm thực! Chính ngày Tết là dịp để thể hiện nghệ thuật ăn uống tuyệt

vời nhất của chúng ta. Ngày xưa là “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây Nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” và “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”. Còn ngày nay, đời sống được nâng cao hơn, các món đặc sản ba miền của ngày Tết Việt Nam là cả một cuốn bách khoa toàn thư!

Một người bạn nước ngoài viết: “Tôi đã từng nghe nói về những ngày Tết Việt Nam. Nhưng phải sang đến đây, tôi mới cảm nhận được hết vẻ đẹp văn hoá trong ngày Tết của người Việt. Tôi đã học được một bài học qua cái Tết cổ truyền của các bạn. Và tôi rất thích, hoặc có thể nói là đã bị chinh phục bởi những món ăn tuyệt vời như bánh chưng, thịt đông, giò lụa, nem rán, xôi gấc… trong mâm cỗ Tết của các bạn. Hình như sau mỗi món ăn là một câu chuyện lý thú. Được nếm hương vị thơm ngậy, độ dẻo quánh của chiếc bánh chưng xanh mướt màu lá kia, tôi càng thêm yêu mến đất nước Việt Nam!”.

Ngày Tết Nguyên đán Việt Nam thật là tuyệt diệu, là vẻ đẹp của văn hoá Việt, đúng như một nhà thơ đã viết:

“Ai cũng hồn nhiên, ai cũng đẹp Tết đem thân ái đến muôn nhà Chuyện cũ dài dòng xin nhắc lại Chúc nhau Ngày Tết đẹp như hoa!

THIÊU NHI Gx. TAM HA – HÔI CHƠ  MƯ NG XUÂN Â T MU I Bai: Nhi Ha Anh:  Nguyên Hiê p 

 

Nhằm tạo tiềm vui cho các em học sinh giáo lý trong dịp Mừng Năm Mới Ất Mùi 2015, và là phần thưởng cho đợt thi đua Mùa Vọng và Giáng Sinh vừa qua, BMV Giáo Lý Thiếu Nhi Gx Tam Hà cùng quý xơ Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tổ chức HỘI CHỢ VUI XUÂN cho hơn 1.000 em thiếu nhi trong Gx từ khai tâm cho đến lớp

Tông đồ, GLV, vào lúc 9 giờ 00 ngày CN 08/02/2015 tại sân nhà Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ.

Đến tham dự buổi khai mạc Hội chợ và chung vui với các em có Cha chánh xứ Giuse, Quý Sr Bề Trên, Quý Sr Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, quý ông trong Ban HĐMV/Gx và một số phụ huynh.

Page 10: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 10

Sr Maria Bianca, Bề Trên Cộng Đoàn Mẹ Lên Trời đại diện nhà dòng và quý Sr, cám ơn Cha chánh xứ, HĐGX và toàn thể quý khách, quý ân nhân, các anh chi GLV, cựu HV đã tạo điều kiện và hợp tác với BMV Thiếu nhi và quý Sr để tổ chức chương trình này.

Trước khi rung hồi chuông khai mạc hội chợ, Cha Giuse có đôi lời chúc xuân đến tất cả các em thiếu nhi cùng gia đình một năm mới bình an hạnh phúc và chúc các em một ngày hôi chợ thật vui vẻ.

Trong buổi lễ khai mạc hội chợ, BTC đã đan xen các tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các em biêủ diễn. Năm nay có hơn 20 gian hàng được chia thành 3 khu vực: Khu ẩm thực; với nhiều món ăn chơi; cá viên chiên, bắp xào, bánh cuốn, mì xào, sửa đậu nành … khu mua sắm quần áo và đồ dùng gia đình; đường, dầu ăn, nước mắm, rổ rá, xô nhựa..Khu vui chơi; với nhiều loại hình phù hợp với từng lứa tuổi nên được các em tham gia rất nhiệt tình.

Ngày hội mừng xuân của các em kết thúc vào lúc 12 giờ 00 cùng ngày. Nhìn gương mặt các em khi ra về thật vui tươi hớn hở với những món quà trên tay rất dễ thương như những phần thưởng được Chúa ban thưởng.

Cũng vào lúc 15 giờ cùng ngày Các Sr Dòng con Đức Mẹ Phù Hộ đã tổ chức Vui Xuân cho khoảng 450 em học sinh trường Phổ Cập Tam Hà ( những em có hoàn cảnh đặt biệt). ■

HINH ANH CAC EM THIÊU NHI Gx.TAM HA VUI HÔi CHỢ XUÂN 2015  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 11: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 11

HI NH A NH CAC EM THIÊ U NHI TRƯỜNG PHÔ CÂ P TAM HA VUI HÔi CHƠ  XUÂN ƯỚC M• 

 

 

 

 

Page 12: BỆNH PHONG TÂM HÔ ̀N - tonggiaophansaigon.comtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201502/BAN TIN GX... · bẢn tin gx tam hÀ nĂm tÂn phÚc Âm hÓa giÁo

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 15/02/2015

Page 12

THÁNH LỄ BỆNH NHÂN

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 11.02.2012, lễ kính

Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, cha chánh xứ Giuse giáo xứ Tam Hà đã long trọng tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân, những người đang gặp bất hạnh, khổ đau trong giáo xứ.

Cha Giuse đã cử hành

nghi thức sám

hối và giải tội cho các bệnh nhân, sau đó nghi thức xức dầu đã được cha chánh xứ và cha phụ tá thực hiện trên từng bệnh nhân trước thánh lễ. Thánh lễ kết thúc lúc 10:00. Cầu xin bình an của Chúa luôn tràn đầy trên các bệnh nhân.

BÁOTIN

GIÁO XỨ TAM HÀ GIÁO KHU CÁC THÁNH GIUSE

Ban mục vụ khu THÁNH GIUSE xin kính báo:

Ông GIOAN ĐINH VĂN THÀNH Sinh năm 1942 tại: Ninh Bình. Thuộc xóm 4 - Khu Thánh Giuse - KP 3 - Phường Tam Phú Đã được Chúa gọi về lúc 10g50 ngày 06 tháng 02 năm 2015. Hưởng thọ 73 tuổi An táng tại nghĩa trang giáo xứ Tam Hà.

Xin cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn GIOAN được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa. Gx. Tam Hà, ngày 06 tháng 02 năm 2015.

TM/BMV.KHU THÁNH GIUSE Trưởng khu

DOM. TRẦN NGỌC OANH