72
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TM TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LAM GIANG GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Huy SVTH: Huỳnh Công Tài Lớp: 11TC115 MSSV: 111001325

Bctn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tm Tnhh Mtv Xây Dựng Việt Nam – Chi Nhánh Lam Giang

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bctn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tm Tnhh Mtv Xây Dựng Việt Nam – Chi Nhánh Lam Giang

Citation preview

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG TM TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM

– CHI NHÁNH LAM GIANG

GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Huy

SVTH: Huỳnh Công Tài

Lớp: 11TC115

MSSV: 111001325

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trường đại học Lạc Hồng, khoa Tài Chính

– Kế Toán đã giảng dạy để em có những kiến thức bổ ích trên giảng đường đại học và

những kinh nghiệm sống tốt cho bản thân.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của em đến thầy Nguyễn Quốc Huy, đã

hướng dẫn trực tiếp cho em làm hoàn thành bà báo cáo tốt nghiệp. luôn tận tình hướng

dẩn em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp của mình.

Lời cảm ơn của em cũng gữi đến ban lãnh đạo chi nhánh Ngân Hàng TM TNHH

MTV Xây Dựng Việt Nam – Chi Nhánh Lam Giang. Cảm ơn các anh(chị) trong phòng

kinh doanh đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được những buổi thực tập vui tươi,

bổ ích, hỗ trợ cho em trong việc cung cấp số liệu của ngân hàng phục vụ cho bài báo cáo.

Chúc các thầy, cô và các anh(chị) trong phòng kinh doanh luôn vui vẻ, hạnh phúc

và gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Trân trọng kính chào và cám ơn !

Biên Hòa, Ngày……Tháng…..Năm 2015

Sinh viên

Huỳnh Công Tài

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

CÁC TỪ VIẾT TẮT SỦ DỤNG

ATM Máy Rút Tiền Tự Động (Automaed Teller Machine)

KH Khách Hàng

NVTD Nhân Viên Tín Dụng

TM Thương Mại

TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn

MTV Một Thành Viên

CBNV Cán Bộ Nhân Viên

SXKD Sản Xuất Kinh Doanh

BĐS Bất Động Sản

TCTD Tổ Chức Tín Dụng

NHTM Ngân Hàng Thương Mại

NHNN Ngân Hàng Nhà Nước

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 1

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam – chi nhánh Lam Giang ( 2013-2014)

Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn (2013-2014)

Bảng 2.3 Doanh số dư nợ cho vay cá nhân (2013-2014)

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn cho vay (2013-2014)

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm vay (2013-2014)

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 2

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh Lam Giang

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình cho vay tại Ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam – chi nhánh Lam Giang

Hình 2.1 Doanh số dư nợ cho vay cá nhân 2013-2014

Hình 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn cho vay 2013-2014

Hình 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm cho vay 2013-2014

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 3

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG TẠI NGÂN HÀNG

TM TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LAM GIANG

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam

1.1.1 Tổng quan về Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam

1.1.2 Quá trình phát triển

1.1.3 Giới Thiệu Về Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam – Chi Nhánh

Lam Giang.

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Ngân Hàng TM TNHH

MTV Xây Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang

1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam – chi nhánh Lam Giang

1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh

1.2.3 Một số quy định chung trong lao động tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây

Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

TM TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LAM GIANG

2.1 Quy trình tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam

– chi nhánh Lam Giang

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 4

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

2.1.1 Lý thuyết về hoạt động cho vay

2.1.2 Quy trình cho vay cá nhân tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam

– chi nhánh Lam Giang

2.1.3 Phân loại

2.1.4 Các nguyên tắc của hoạt động cho vay

2.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay

2.2 Phân tích thực trạng cho vay cá nhân tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng

Việt Nam – chi nhánh Lam Giang giai đoạn 2013 – 2014.

2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn

2.2.2 Phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay cá nhân

2.2.3 Phân tích cho vay cá nhân thời hạn cho vay

2.2.4 Phân tích cho vay cá nhân theo sản phẩm cho vay

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

3.1 Nhận xét đánh giá chung tình hình cho vay cá nhân tại Ngân Hàng TM TNHH

MTV Xây Dựng Việt Nam - chi nhánh Lam Giang

3.2 Nhận xét mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong ngân hàng

3.3 Học hỏi từ các quy định nơi thực tập

3.3.1 Học tập được gì qua các quy định về nội quy lao động, học tập, nghỉ ngơi và an

toàn lao động

3.3.2 Học tập được gì qua quy định về PCCC, vệ sinh và môi trường

3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiển

Trang kết luận

Tài liệu tham khảo

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 5

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Phần phục lục

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 6

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Lời Mở Đầu

Cho vay cá nhân là sản phẩm tín dụng phát triển tại Việt Nam trong một vài

năm gần đây khi các ngân hàng nắm bắt được một thực tế là không phải người tiêu

dùng nào cũng có thể trả cho tất cả các nhu cầu tiêu dùng của mình, do đó các ngân

hàng đã đẫy mạnh các hoạt động tín dụng cá nhân nhằm tạo điểu kiện cho khách hàng

của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanh toán.

Với nền kinh tế ngày một phát triển, thị trường hàng hóa sôi động, dân số đông

phần lớn là dân số trẻ, năng động có nhu cầu tiêu dùng cao, Việt Nam là một thị

trường tiềm năng không chỉ với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh,

ngân hàng trong nước mà cả với nhiều định chế tài chính cung ứng dịch vụ tiêu dùng

hàng đầu thế giới. Tuy vậy, hoạt động cho vay cá nhân tại Việt Nam vẫn còn những

hạn chế nhất định như định mức cho vay cá nhân tối đa còn thấp, thời gian cho vay cá

nhân thấp, chính sách, thủ tục cá nhân còn phức tạp và hạn chế, sản phẩm cho vay cá

nhân còn ít chưa hấp dẫn được lượng đông khách hàng tương xứng với vị thế tiềm

năng tại các Ngân Hàng Việt Nam. Do đó, việc phân tích hoạt động cho vay cá nhân

của chi nhánh qua đó có thể nhận định, đánh giá và có cái nhìn tổng quan hơn về thị

trường cho vay cá nhân tại Việt Nam nói chung và tại Ngân Hàng TM TNHH MTV

Xây Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang nói riêng.

Do đó, em chọn đề tài “phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân Hàng

TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam – Chi Nhánh Lam Giang” để viết bài báo

cáo tốt nghiệp của mình.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 7

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG TẠI NGÂN

HÀNG TM TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LAM

GIANG

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng

Việt Nam

1.1.1 Tổng quan về Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam

Tên: NGÂN HÀNG TM TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM

Địa chỉ : 145-147-149 Hùng Vương, Phường 2, TP. Tân An, Long An

Điện thoại : (84) (072) 3524 639        Fax: (84) (072) 3524 900

Ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam, tiền thân là Ngân Hàng

TMCP Đại Tín, được hình thành từ Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến, thành lập

vào năm 1989 và được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp phép hoạt động số

0047/NH-CP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1, Thị Tứ Long Hòa, Huyện Cần

Đước, Tỉnh Long An.

Năm 1989: Khởi điểm.

Ngày đầu thành lập, ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn do chuyển đổi từ

kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo chủ

trương của chính phủ. Với những nỗ lực chèo chống từ ban lãnh đạo, ngân hàng đã

vượt qua giai đoạn khủng hoảng hệ thống tín dụng vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ

trước.

Từ 1989 đến 1999: Ổn định hoạt động

Sao 10 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, ngân hàng ổn định hoạt động, bước

đầu có sự tăng trưởng điều theo từng năm. Từ năm 1999 đến năm 2005: giữ vững mục

tiêu tăng trưởng qua từng năm.

Năm 2007: Đổi tên thành ngân hàng TMCP Đại Tín-TRUSBANK.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 8

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Ngày 17/8/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, ngân hàng TMCP nông

thôn Rạch Kiến được thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chấp thuận chuyển

đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị.

Ngày 17/09/2007 đổi tên thành ngân hàng TMCP Đại Tín, theo quyết định số

2136/QĐ-NHNN của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Từ 2008 đến 2010: Tăng trưởng ổn định.

Đến ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ngân hàng đạt 3000 tỷ đồng, tổng tài sản

đạt 19.762 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 302 tỷ đồng, đạt 103 điểm trên toàn quốc.

Trong năm 2010, thành lập công ty thành viên trực thuộc ngân hàng: Công Ty Quản

Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản – VNCB AMC.

Từ 2011 đến 2012: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam và thế giới ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn

cầu, ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Cuối năm 2012, đề án tái cơ

cấu ngân hàng với sự tham gia của các cổ đông chiến lược mới chính thức được ngân

hàng NNVN chấp thuận.

Tháng 05/2013 : công bố ra mắt Ngân Hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam – VNCB, đổi

mới toàn bộ chiến lược kinh doanh.

Ngày 23/05/2013, thống đốc NHNN VN ban hành quyết định số 1161/QĐ-

NHNN chấp thuận việc gọi tên Ngân Hàng TMCP Đại Tín, theo đó, tên gọi mới chính

thức là Ngân Hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam ( tên viết tắt việt và tiếng anh: Ngân

Hàng Xây Dựng Việt Nam – Việt Nam Counstruction Bank). Việc hình thành một

TCTD tập trung hơn đáp ứng nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác

cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng được coi là một chiến

lược mang tính đoán đầu thị trường, mở ra một trang mới trên hành trình phát triển của

Ngân Hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam – VNCB.

Tháng 01/2015: Ngày 31/01/2015, căn cứ Luật Các TCTD, Quyết định số

48/2013/QĐ-NHNN ngày 01/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ

chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 9

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

VNCB, NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của

VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100%

vốn điều lệ) của VNCB. Và chính thức đổi tên thành Ngân Hàng TM TNHH MTV

Xây Dựng Việt Nam.

1.1.2 Quá trình phát triển

Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam trải qua hơn 24 năm xây

dựng, trưởng thành với mạng lưới 112 điểm hoạt động trên toàn quốc.

Hiện tại, vốn điều lệ ngân hàng đạt 3000 tỷ dồng, tổng tài sản đạt hơn 28.000 tỷ

đồng và dự kiến vốn điều lệ đạt 7.500 tỷ đồng, tổng tài sản dự kiến đạt 42.000 tỷ đồng,

mạng lưới đạt 115 điểm hoạt động vào cuối năm 2013.

Nắm bắt được ưu thế từ sự đồng hành của các đối tác chiến lược có hệ thống

kết nối với hàng nghìn doanh nghiệp về sản xuất, kinh doanh thương mại vật liệu xây

dựng, thiết bị nội ngoại thất, nhà ở cho người thu nhập thấp, Ngân Hàng TM TNHH

MTV Xây Dựng Việt Nam hướng đến định hướng phát triển là một trong những ngân

hàng đa năng ưu tiên xây dựng hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ

đến các khách hàng cá nhân, kháchhàng doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh

doanh VLXD, xây dựng nhà ở xã hội…

Các chi nhánh của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam được

phân chia theo khu vực cụ thể như sau:

Miền Bắc

Miền Trung

Đông Nam Bộ

Đồng Bằng Song Cửu Long

Thành Phố Hồ Chí Minh

Nhân sự: đến 31/10/2013, tổng số nhân sự của Ngân Hàng TM TNHH MTV

Xây Dựng Việt Nam là 1.500 người. Đa số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học,

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 10

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của ngân

hàng và các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.1.3 Giới Thiệu Về Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam –

Chi Nhánh Lam Giang

Địa chỉ Ngân Hàng TM TNHH MTV - chi nhánh Lam Giang: 167-169–173-

173 Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Q.1, TP.HCM

Tel: (08) 3920 4652 FAX: (08) 3920 4651

Giám Đốc: Hoàng Việt Thắng

Ngày 01/107/2011, VNCB khai trương hoạt động chi nhánh Lam Giang tại Tòa

Cao Ốc Lam Giang 167-169-171-173 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1,

TP.HCM, cùng với hội sở, sở giao dịch và 17 chi nhánh đang hoạt động tại hơn 16

tỉnh thành/trên toàn quốc, chi nhánh Lam Giang là chi nhánh thứ 18 trong toàn hệ

thống, nâng tổng số điểm hoạt động của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam tại TP. Hồ Chí Minh, cùng với chi nhánh Sài Gòn tiếp quản gần 30 phòng giao

dịch/ Quỹ tiết kiệm trực thuộc tại địa bàn TP.HCM.

Chi nhánh hiện nay có các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch trực thuộc gồm:

Quỹ tiết kiệm Bình Thạnh

Quỹ tiết kiệm Sư Vạn Hạnh

Quỹ tiết kiệm Nguyễn Cư Trinh

Tuy chỉ mới đi vào hoạt động với thời gian gần đây nhưng chi nhánh Lam

Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, luôn hoàn thành kế hoạch đề ra.

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Ngân Hàng TM TNHH

MTV Xây Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang

1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Các sản phẩm chính

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 11

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Cho vay mua nhà, nền nhà: Đối tượng là những cá nhân, hộ gia đình đang

sinh sống và cư trú trên lãnh thổ việt nam có nhu cầu vốn để mua nhà, nền nhà theo

mong muốn.

Cho vay tiểu thương: Đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình hoạt động thường

xuyên tại chợ loại 1 hay các khu buôn bán tập trung như trung tâm thương mại, siêu

thị, cửa hàng tổng hợp… được ngân hàng chấp thuận cho vay theo nghị định số

02/2003.NĐ-CP ngày 14/01/2003 của chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Đối tượng là cá nhân, hộ gia đình

đang sinh sống và cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tiêu dung của

khách hàng nói chung như tài trợ mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng gia đình, cưới

hỏi, du lịch…

Cho vay xây dựng, sữa chữa và nâng cấp nhà: Đối tượng là cá nhân, hộ gia

đình đang sinh sống và cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu vay vốn xây dựng

mới như xây dựng bổ sung, sữa chữa, nâng cấp, trang trí nội thất… cho công trình nhà

ở hoặc các công trình sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh dịch

vụ, cao ốc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn…

Cho vay mua xe ô tô: Đối tượng là cá nhân có nhu cầu vay vốn mua xe ô tô từ

4 chổ đến 16 chổ phục vụ nhu cầu đi lại.

Cho vay tín chấp với cán bộ, nhân viên trong ngân hàng: Đối tượng là cán

bộ, nhân viên đang là việc chính thức tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam có nhu cầu tiêu dùng như tài trợ mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng gia đình,

chi phí cưới hỏi, du lịch…

Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm/số dư tài khoản do Ngân Hàng TM TNHH

MTV Xây Dựng Việt Nam phát hành: Đối tượng là cá nhân đang sinh sống và cư trú

trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu cầm cố thẻ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản mở tại

Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam của khách hàng để vay vốn sinh

hoạt tiêu dung, đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các mục đích sử dụng vốn hợp

pháp khác.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 12

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp sở hữu các

giấy tờ có giá không phải do Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam phát

hành có nhu cầu vay vốn sinh hoạt, tiêu dung, đầu tư sản xuất kinh doanh.

1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây

Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang

1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh Lam Giang

Nguồn: Phòng tổ chức

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 13

Phòng giao dich/QTK

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng ngân quỹ

Phòng kế toán

Phòng công nghệ thông tin

Phòng hành chính nhân sự

Phòng kinh doanh

P.GIÁM ĐỐC

Ông: Lý Minh

GIÁM ĐỐC

Ông : Hoàng Việt Thắng

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Chức năng của các phòng ban

Ban giám đốc

Là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh có quyền quyết định những

vấn đề liên quan đế hoạt động của ngân hàng: bãi nhiệm, miễn nhiệm, kỹ luật, khen

thưởng… đối với CB-CNV của chi nhánh.

Thực hiện xét duyệt, cấp thiết các chính sách hoạt động và đề chiến lược kinh

doanh của chi nhánh. Đại diện ngân hàng ký các hợp đồng với khách hàng.

Phòng kinh doanh

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng

pháp luật và quy trình của ngân hàng nhà nước.

Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ liên quan đến hoạt động tín dụng của chi

nhánh.

Tổ chức triển khai các sản phẩm dịch vụ tín dụng của chi nhánh

Tiếp thị khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ.

Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, tài sản

đảm bảo.

Phòng thanh toán quốc tế:

Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, triển khai các giải pháp phát triển

nghiệp vụ, phát triển các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế.

Thực hiện các hoạt động đối ngoại và quan hệ hợp tác với các đối tác là các

ngân hàng, định chế tài chính nước ngoài.

Thực hiện triển khai, phát triển và quản lý hoạt động kiều hối.

Phòng ngân quỹ:

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 14

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Tham mưu cho giám đốc và hoạt động ngân quỹ.

Quản lý toàn bộ tiền mặt bằng đồng việt nam, ngân phiếu thanh toán và các

ngoại tệ, chứng từ có giá.

Lưu trữ toàn bộ các chứng từ, tài sản cầm cố, kế toán nội bộ thế chấp của khách

hàng và thực hiện một số công việc có liên quan đến nghiệp vụ ngân quỹ.

Phòng kế toán:

Thực hiện các nghiệp vụ hoạch toán, kế toán nội bộ, tổng hợp các số liệu kế

toán của chi nhánh.

Theo dõi, hoạch toán kịp thời và đầy đủ các khoản thu tạm ứng, phải trích tạm

ứng, chi phí chờ phân bổ.

Thực hiện thanh toán liên ngân hàng.

Phòng hành chính - nhân sự:

Thực hiện toàn bộ các công việc về hành chính nhân sự, tổng hợp và báo cáo

định kỳ tình hình hoạt động của chi nhánh.

Thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về tình hình nhân sự, công tác tuyển

dụng và đào tạo nhân sự.

Phòng công nghệ thông tin:

Quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh, cá máy ATM

mà chi nhánh được giao quản lý.

Tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Đề

xuất các trang thiết bị công nghệ cho chi nhánh.

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 15

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 16

NV: Lê Thị NhungNV: Lê Đức PhápNV: Nguyễn Quốc Sơn

Tổ Phó: Nguồn Vốn

Ông: Lê Quang Tùng

Tổ Trưởng: Tín Dụng

Ông: Bùi Thanh Nguyên

Phụ Trách Phòng

Ông: Huỳnh Nguyên Sang

P.Giám Đốc

Ông: Lý Minh

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh

Nguồn: Tác giả

Chức năng của từng vị trí

Phó giám đốc

Thay mặt giám đốc phụ trách trong trường hợp giám đốc không có mặt

Phụ trách điều hành QTK Nguyễn Cư Trinh

Phụ trách phòng

Kiểm soát ra kế hoạch hoạt động kinh doanh, điều hành phòng kinh doanh, báo

cáo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trình phó giám đốc.

Tổ trưởng tổ tín dụng

Kiểm soát các hoạt động tín dụng của chi nhánh, phụ trách mặt pháp lý tín

dụng.

Tổ phó nguồn vốn

Điều vốn, cân bằng vốn, phụ trách lưu thông vốn phù hợp

Nhân viên

Tìm kiếm khách hàng mới, tìm nguồn huy động vốn và cho vay

Có nhiệm vụ là hổ trợ, làm báo cáo trình lên cho phó giám đốc

1.2.3 Một số quy định chung trong lao động tại Ngân Hàng TM TNHH

MTV Xây Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang

Thời gian làm việc

Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30

Buổi chiều: từ 13h đến 17h

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 17

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Mỗi tuần làm việc 5 ngày và một buổi sáng thứ 7. Người lao động bảo đảm giờ

giấc làm việc theo quy định và nguyên tắt làm hết việc chứ không hết giờ. Ngân hàng

không ủng hộ làm thêm giờ

Các công việc cá nhân bên ngoài

Trong thời gian làm việc, tất cả các CBNV khi đi công tác phải được sự đồng ý

của cấp trên trực tiếp hay người có liên quan để được hổ trợ công việc, trong thời gian

vắng mặt.

Phạm vi đi lại

Trong giờ làm việc phải luôn có mặt tại nơi làm việc, CBNV chỉ đến khu vực

làm việc của bộ phận khác khi có yêu cầu công việc. Tuyệt đối không la cà, gây phiền

phức, ảnh hưởng cho đồng nghiệp đang làm việc.

Hút thuốc lá

Các khu vực làm việc tại ngân hàng điều tuyệt đối cấm hút thuốc lá, ngân hàng

khuyến khích nhân viên không hút thuốc lá.

An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy

Người lao động có trách nhiệm thực hiện đúng nội quy về an toàn, phòng cháy

chữa cháy

Không mang những vật dễ gây cháy, nổ vào nơi làm việc, mọi người có trách

nhiệm cảnh giác, phòng chống cháy nổ.

Sử dụng các công cụ, dụng cụ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Trước khi ra về yêu cầu CBNV phải sắp xếp lại hồ sơ đưa vào các tủ hồ sơ và

khóa lại cẩn thận, tắt cầu dao điện, đèn, máy lạnh, giữ vệ sinh bàn ghế, phòng sạch sẽ.

Vệ sinh lao động

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 18

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Toàn thể CBNV phải có ý thức trách nhiệm thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh

tại nơi làm việc cũng như tại các khu vực công cộng khác trong ngân hàng

Không khạc nhổ, xã rác bừa bãi hoặc có hành vi khác gây mất vệ sinh làm ảnh

hưởng đến tính sạch đẹp của ngân hàng.

Trang phục

CBNV khi đi làm việc phải ăn mặc nghiêm chỉnh, gọn gang

Trang phục làm việc của CBNV phải thực hiện theo đúng quy định của Ngân

Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam

Trang phục đối với nhân viên thử việc, sinh viên thực tập: áo sơ mi trắng, quần

sẫm màu( tuyệt đối không mặc quần jean, quần kaki), bỏ áo vào quần.

Đối với nam: Đầu tóc, móng tay, râu không để quá dài, cắt tỉa ngắn gọn tuyệt

đối không cạo trọc đầu.

Đối với nữ: Trang điểm nhẹ nhàng, trang nhã, không lòe loẹt, không được

nhuộm tóc với các màu quá nổi bật, lòe loẹt.

Trật tự cơ quan

Không nói lớn tiếng, ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Đi lại, di chuyển nhẹ nhàng, bảo đảm sự yên tĩnh cần thiết nơi làm việc.

Luôn trả lại vị trí cũ và sắp xếp tài sản, tài liệu, báo ngay ngắn, gọn gằn, đẹp

mắt sau khi sử dụng. không được xê dịch tùy tiện thay đổi vị trí khác với sự sắp xếp

ban đầu làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của ngân hàng.

Phải để phương tiện cá nhân đúng nơi quy định, xe cộ phải để ngay ngắn trong

nhà xe, không để bừa bãi ở đường đi lại của CBNV hoặc để xe chung với xe khách

hàng.

Không được làm việc riêng, ăn uống hoặc đóng cửa phòng tại nơi làm việc.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 19

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Nghiêm cấm người lao động đi làm trong trạng thái say rượu, bia, hoặc các chất

kích thích khác. Nghiêm cấm chơi bài, các tệ nạn xã hội và các hành vi khác trái với

thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN

HÀNG TM TNHH MTV XÂY DỰNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LAM GIANG

2.1 cơ sở lý thuyết và quy trình cho vay cá nhân tại Ngân Hàng TM TNHH MTV

Xây Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang

2.1.1 Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay

Khái niệm

Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo

quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 thì : “ Cho vay là một hình

thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản

tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với các nguyên

tắc có hoàn trả gốc và lãi”.

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất đồng thời rủi ro cao nhất của NHTM. Để

ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả.

Muốn vậy, các NHTM phải thực hiện theo một nguyên tắc nhất định. Thứ nhất, khàng

vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận. Thứ hai, khách

hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc lãi vốn vay đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp

đồng. Thứ ba, ngân hàng cho vay đối với những dự án khả thi, có hiệu quả và có khả

năng hoàn trả. Nhờ đó ngân hàng mới có được lợi nhuận từ việc cho vay.

2.1.2 Quy trình cho vay cá nhân tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam - chi nhánh Lam Giang

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 20

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 21

Kiểm tra sử dụng vốn vay

Giải ngân

Kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm

Thu nợ gốc, lãi

Cơ cấu nợ, chuyển quá

Kết thúcPhê duyệt

Thẩm định và lập tờ trình tín dụng

Kiểm tra hồ sơ

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

Đầy đủ

Chưa đầy đủ

Đồng ýKhông đồng ý

Đúng hạnKhông đúng hạn

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Hình 1.3 Quy trình cho vay tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam – chi nhánh Lam Giang

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Lam Giang)

Các bước cụ thể trong quy trình

Gồm 12 bước:

Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ:

NVTD, nhân viên văn phòng /bộ phận khác được phân công công tác có trách

nhiệm tiếp thị, giới thiệu đến KH các sản phẩm tín dụng hiện có của Ngân Hàng

TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam.

KH có nhu cầu vay vốn đến liên hệ tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng

Việt Nam sẽ được tư vấn và hướng dẫn thủ tục vay vốn.

Nhân viên tín dụng tư vấn và hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

NVTD làm đầu mối tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ KH

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 22

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo doanh mục yêu cầu, đối chiếu các hồ sơ

bản sao so với các hồ sơ bản gốc (nếu có), đảm bảo sự phù hợp về thông tin

giữa các hồ sơ.

Giấy đề nghị vay vốn

Hồ sơ pháp lí của KH

Hồ sơ về tình hình SXKD và tài chính

Hồ sơ về phương án/dự án vay vốn

Các hồ sơ khác liên quan đến khoản vay(nếu có)

+ Trường hợp KH chưa cung cấp đủ hồ sơ như đã hướng dẫn và theo yêu cầu, NVTD

phải có trách nhiệm yêu cầu KH bổ sung một lần nữa những hồ sơ còn thiếu.

+ Ký xác nhận vào danh mục hồ sơ vay vốn và giao lại KH 01 bản.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình

+ Phương pháp thẩm định:

Ngoài việc kiểm tra, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do KH

cung cấp, nhân viên tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn

thông tin về KH để việc đánh giá phân tích toàn diện.

Việc thẩm định thực hiện cho vay thực hiện dựa trên cơ sở ba nguồn thông

tin.

Thông tin do KH cung cấp.

Thông tin thu thập được qua khảo sát thực tế.

Các nguồn khác: Mạng thông tin tín dụng, phương tiện truyền thông, từ các

bộ, nghành, hiệp hội nghành nghề, các đơn vị có quan hệ với KH,…

+ Trách nhiệm thẩm định:

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 23

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Đối với các hồ sơ có hạn mức dưới 500 triệu đồng. NVTD trực tiếp thẩm định

hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, trưởng phòng kinh doanh có thể cùng tham

gia thẩm định.

Tùy theo tình hình nhân sự thực tế hoặc theo sự phân công nhiệm vụ cụ thể,

đơn vị cho vay phải tách biệt khâu thẩm định KH, thẩm định tài sản đảm bảo.

Đối với hồ sơ vay vốn có hạn mức từ 500 triệu đồng trở lên: Trưởng phòng

kinh doanh phải trực tiếp thẩm định cùng với NVTD.

+ Nội dung thẩm định:

Thẩm định năng lực pháp lý của KH.

Thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả

nợ của KH.

NVTD xem xét, lựa chọn cho phù hợp với tình hình thực tế của từng KH và

địa bàn cụ thể để phân tích tình hình tài chính của KH.

Bước 4: quyết định cho vay và thông báo kết quả cho KH.

Quyết định cho vay

Trực tiếp ra quyết định cho vay

Sau khi nhận được tờ trình thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản

vay do phòng kinh doanh trình, giám đốc chi nhánh kiểm tra, đánh giá các thông tin

nêu tại tờ trình, căn cứ vào phạm vi quyền lực được phân công để ra quyết định.

+Đồng ý cho vay: Ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện kèm theo ( nếu có)

+Không đồng ý cho vay: Ghi rõ lí do

+Yêu cầu bổ sung / kiểm tra lại thông tin: Ghi rõ nội dung cần bổ sung

Ký, đón dấu và ghi rỏ họ tên, ngày tháng duyệt

Chuyển toàn bộ hồ sơ còn lại cho đơn vị trình để thực hiện các bước tiếp theo

+Các quy định khác:

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 24

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Yêu cầu tái thẩm định: Nhằm tăng độ tin cậy của các nội dung thẩm định,

giám đốc chi nhánh có thể lựa chọn cá hình thức tái thẩm định như sau:

Yêu cầu phòng kinh doanh thực hiện tái thẩm định

Đề nghị phòng quản lí tín dụng hội sở thực hiện tái thẩm định

Trưng cầu ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn

Trình hội đồng tín dụng chi nhánh: Ngoài các khoản vay bắt buộc phải thông

qua hội đồng tín dụng chi nhánh theo quy định hiện hành, giám đốc chi nhánh có thể

căn cứ tính chất phức tạp của khoản vay để đưa khoản vay ra hội đồng tín dụng chi

nhánh xem xét thông qua.

Trình hội đồng tín dụng hội sở hoặc hội đồng tín dụng ngân hàng thông qua

phòng quản lí tín dụng hội sở trong các trường hợp:

Hồ sơ vay vốn vượt quyền phán quyết của hội đồng tín dụng chi nhánh

Hội đồng tín dụng chi nhánh không đồng ý cho vay nhưng giám đốc chi nhánh

nhận định khoản vay có khả năng xem xét.

Trình tự, thủ tục trình hồ sơ qua hội đồng tín dụng được thực hiện theo quy định của

ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam.

+ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY:

TRƯỜNG HỢP ĐỒNG Ý:

NVTD lập thông báo tín dụng, trình kí và thông báo kết quả đến KH

TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐỒNG Ý:

NVTD lập thông báo từ chối tín dụng, nêu rõ lí do từ chối, trình kí.

Gửi KH thông báo từ chối cấp tín dụng và toàn bộ hồ sơ chứng từ KH đã cung

cấp

Lưu trữ thông tin về việc giải quyết cho KH vay vốn vào hệ thống smartbank để

tái sử dụng khi cần thiết và để các đơn vị khác tra cứu thông tin kh khi xem xét

cho vay.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 25

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Thời hạn giải quyết:

Tối đa 01 ngày kể từ ngày các cung cấp có thẩm quyền ra quyết định cho vay

hoặc không cho vay, NVTD phải thông báo kết quả đến KH.

Thời gian thẩm định và thông báo kết quả cho vay, không cho vay tối đa kể từ

ngày nhận đầy đủ hồ sơ từ KH.

Cho vay ngắn hạn: Tối đa 07 ngày làm việc

Cho vay trung và dài hạn: Tối đa 10 ngày làm việc NVTD lưu ý quản lí thời

gian, phối hợp công tác thẩm định KH, thẩm định phương án, thẩm định tài sản

hợp lí, tránh trường hợp phải để KH chờ đợi quá lâu hoặc đi lại nhiều lần.

Bước 5: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và tiến hành công chứng, đăng

kí giao dịch đảm bảo ( nếu có)

Kí hợp đồng tín dụng, hợp đông đảm bảo:

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay, NVTD phải cùng KH tiến hành các

bước hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng:

Yêu cầu kh bổ sung hồ sơ, tài liệu, thủ tục ( đối với các trường hợp cần bổ

sung), bổ sung các thông tin thẩm định nếu có yêu cầu.

Thống nhất với KH về nội dụng và điều kiện đã phê duyệt.

Tiến hành soạn thảo trình kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và

các thủ tục khác theo quy định

Hoàn tất các thủ tục pháp lí về đảm bảo tiền vay:

Thực hiện chứng thực, chứng nhận trên hợp đồng bảo đảm và đăng kí giao dịch

đảm bảo đối với các loại tài sản phải qua thủ tục công chứng và đăng kí giao

dịch đảm bảo theo quy định hiện hành của ngân hàng TM TNHH MTV Xây

Dựng Việt Nam.

Giám đốc chi nhánh phân công NVTD hoặc nhân viên hành chánh thực hiện

đăng kí chữ ký mẫu của giám đốc chi nhánh tại cơ quan công chứng.

NVTD hướng dẫn KH chuẩn bị đây đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản vay,

nộp tại bộ phận hướng dẫn – tiếp nhận hồ sơ của cơ quan công chứng. NVTD

phải đi cùng KH đến nơi công chứng để hoàn tất thủ tục.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 26

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

KH phải có mặt kí, hoặc điểm chỉ, đánh dấu ( nếu có) vào hợp đồng trước mặt

công chứng viên theo quy định. KH nộp lệ phí công chứng, nhận lại các giấy tờ

bản chính và hợp đồng đã được công chứng chứng nhận.

Đăng kí giao dich đảm bảo :

NVTD soạn thảo đơn yêu cầu đăng kí theo mẫu quy định của cơ quan đăng kí

giao dịch bảo đảm, trình giám đốc chi nhánh và KH kí tên, đóng dấu đầy đủ.

NVTD hướng dẫn kh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản vay,

nộp tại bộ phận hướng dẫn – tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng kí giao dịch bảo

đảm.

NVTD phải đi cùng KH đến nơi đăng kí để hoàn tất thủ tục.

KH nộp lệ phí, nhận lại giấy tờ và đơn yêu cầu đăng kí giao dịch đảm bảo đã

được xác nhận của cơ quan đăng kí.

Nhận và quản lí tài sản đảm bảo:

Ngay khi hoàn tất thủ tục pháp lí về tài sản bảo đảm nợ vay, NVTD làm thủ tục

nhận và quản lí tài sản từ KH theo quy định hiện hành.

NVTD làm thủ tục tài sản ngoại bảng tài sản đảm bảo, chuyển bản chính hồ sơ

pháp lí tài sản đảm bảo sang phòng ngân quỹ để lưu kho theo quy định hiện

hành của ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam.

NVTD thông báo tài sản đảm bảo tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng

Việt Nam (mẫu 01/TBPT/06.11) và gửi cơ quan cấp chứng nhận đăng kí, chứng

nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Nhập thông tin tài khoản vay vào hệ thống Smartbank:

Chậm nhất 01 ngày kể từ ngày hoàn thành các thủ tục đảm bảo tiền vay, NVTD

phải mở thông tin hợp đồng vay trên hệ thống Smartbank.

Việc khai báo đầy đủ các thông tin của KH, thông tin tài sản, thông tin khoản

vay trên Smartbank rất quan trọng trong công tác nợ, công tác báo cáo,.. vì

NVTD cần thực hiện nghiêm túc đầy đủ các bước, nội dung theo quy định.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 27

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Trưởng phòng kinh doanh phê duyệt các thông tin nhập vào hệ thống. Người

phê duyệt có trách nhiệm kiểm tra lại tính đầy đủ, chính xác các thông tin

NVTD đã cập nhật trước khi phê duyệt.

+ Trường hợp sau khi hoàn tất thủ tục pháo lí về tài sản đảm bảo tiền vay,

nhập core thông tin khoản vay ( chưa giải ngân) nhưng KH không tiếp tục vay

vốn thì NVTD hướng dẫn KH lập giấy thanh lí hợp đồng vay ( mẫu số

02/GĐN/06.11), trình giám đốc chi nhánh phê duyệt và làm thủ tục giải chấp tài

sản bảo đảm theo trình tự bước 11 quy trình này.

+ NVTD làm thủ tục đóng hợp đồng vay đã mở trên core và thực hiện lưu

trữ hồ sơ vay theo quy định.

Bước 6 : Giải ngân tiền vay

+ Lập khế ước nhận nợ :

Khi có nhu cầu rút tiền vay, KH lập giấy đề nghị giải ngân ( mẫu số

01/GĐN/06.11) và gửi kèm các tài liệu chứng minh về việc sử dụng vốn.

NVTD căn cứ vào nhu cầu thực tế của KH và nội dụng của hợp đồng đã phê

duyệt tiến hành kiểm tra các thông tin về tài khoản vay trước khi trình duyệt

giải ngân.

NVTD trình trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kí duyệt đề nghị giải ngân của

KH.

NVTD soạn thảo khế ước nhận nợ, chuyển trưởng phòng kinh doanh kiểm tra

và giám đốc kí duyệt. khế ước nhận nợ được lập thành 03 bản chính ( ngân

hàng giữ 02 bản, KH giữ 01 bản).

Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của

hồ sơ vay vốn, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ràng buộc kèm theo khi

phê duyệt cho vay của giám đốc. Nếu thấy đúng quy định thì xác nhận kiểm tra

và đồng ý giải ngân vào giấy đề nghị giải ngân của KH, trình giám đốc phê

duyệt, nếu phát hiện hồ sơ vay chưa hợp lệ, thiếu yếu tố theo quy định thì yêu

cầu NVTD bổ sung đầy đủ trước khi giải ngân.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 28

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Khách hàng và người đồng trách nhiệm (nếu có) phải đến ngân hàng kí trước tờ

nhận nợ. Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận tiền thì phải thực hiện thủ

tục ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Tạo tài khoản vay và giải ngân :

NVTD:

Căn cứ vào khế ước nhận nợ, NVTD chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo

khoản vay thích hợp cho KH trên hệ thống smartbank, lưu ý các thông tin về lãi suất,

thời hạn trả nợ vay của kh. NVTD chuyển hồ sơ đề nghị giải ngân sang phòng kế toán

Lưu trữ hồ sơ theo quy định

Nhân viên kế toán phụ trách tiền vay:

+ Kiểm tra lại các thông tin về khoản vay trên hệ thông Smartbank bảo đảm sự

khớp đúng thông tin về KH, thông tin tài sản đảm bảo, thông tin về KH vay giữa số

liệu trên core và hồ sơ thực tế.

+ Thực hiện giải ngân vào tài khoản thanh toán của KH mở tại Ngân Hàng TM

TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam. Trường hợp KH chưa có tài khoản thanh toán,

nhân viên kế toán hướng dẫn KH làm thủ tục mở tài khoản trước khi giải ngân.

+ Giao 01 bản chứng từ giải ngân tiền vay cho nhân viên tín dụng lưu trữ.

Bước 7: Kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo

+ Đối với hồ sơ vay vốn có hạn mức từ 500 triệu đồng: NVTD trực tiếp kiểm

tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo, trong trường hợp xét thấy cần

thiết, trưởng phòng kinh doanh có thể cùng tham gia kiểm tra.

+ Đối với các hồ sơ có hạn mức từ 500 triệu đồng trở lên: Trưởng phòng kinh

doanh phải thực hiện trực tiếp cùng với nhân viên tính dụng.

+ Hoàn tất các thủ tục về tài sản đảm bảo đối với các tài sản hình thành trong

tương lai: NVTD phải theo dõi chặt chẽ các khoản vay có tài sản đảm bảo hình thành

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 29

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

trong tương lai, ngay khi các thủ tục giấy tờ về tài sản hoàn tất, NVTD trực tiếp liên hệ

với KH để hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo.

+ Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của KH:

NVTD phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tình hình SXKD,

tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của KH…theo quy định về kiểm tra giám

sát vốn vay của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam. Khi kiểm

tra phải lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn ( mẫu số 01/BBKTSDV/06.11).

Nếu KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc tình hình hoạt động ảnh

hưởng xấu đến khả năng trả nợ của KH, nhân viên hướng dẫn lập báo cáo và đề

xuất trình giám đốc xem xét và quyết định.

+ Kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo:

Nhân viên tổ chức thẩm định tài sản / NVTD thẩm định tài sản tiến hành đánh

giá lại hiện trạng và giá trị tài sản đảm bảo nợ vay.

Lập biên bản kiểm tra, báo cáo giám đốc, chuyển hồ sơ cho NVTD phụ trách

khoản vay lưu trữ.

Trường hợp giá trị tái sản giảm giá so với giá trị ban đầu và vượt quá tỷ lệ cho

vay theo quy định cua Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam,

NVTD lập tờ trình giám đốc chi nhánh phê duyệt và đề nghị kh trả bớt phần dư

nợ cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo hoặc đề nghị KH bổ sung tài sản đảm bảo.

+ Tái đánh giá các phương án / dự án trung, dài hạn đã tài trợ:

Thực hiện việc tái thẩm định nhằm mục đích cập nhật chính xác kịp thời các

thông tin của KH về việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng

trả nợ vay cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

+ Thời hạn thực hiện tái thẩm định: ít nhất 01 năm/lần hoặc khi có yêu cầu.

+ Nội dung tái thẩm định: tái thẩm định nội dung liên quan đến phương án/ dự

án khi lập tờ trình thẩm định, thẩm định thực tế việc triển khai phương án/ dự án sau

khi nhận số vốn vay.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 30

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

+ NVTD chịu trách nhiệm thực hiện tái thẩm định và báo cáo kết quả cho

trưởng phòng kinh doanh, giám đốc.

Bước 8: Theo dõi khoản vay, thu nợ gốc và lãi vay:

+ Theo dõi quá trình trả lãi, gốc và đôn đốc thu hồi nợ.

NVTD thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ vay, kì hạn trả nợ của KH thông

qua hệ thống Smartbank, lập thông tư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn gửi đến

KH (LN038).

Nhắc nhở đôn đốc KH trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi thấy kh có dấu hiệu bất

thường trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

Trong trường hợp hợp đồng tín dụng có quy định thay đổi về lãi suất, NVTD

thông báo việc thảy đổi và thời hạn thay đổi lãi suất cho KH ( mẫu số

02/TBN/06.11). Thời hạn thông báo: chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ khi

giám đốc phê duyệt thay đổi lãi suất.

Cuối ngày làm việc, nhân viên kế toán giao chứng từ liên quan đến việc trả nợ

của KH phát sinh trong ngày giao cho NVTD. NVTD phải cập nhật thông tin

trả nợ của KH vào hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đó.

Phòng kinh doanh lưu giữ, bảo đảm sự khớp đúng hồ sơ giữa phòng kế toán,

phòng kinh doanh.

+ Trả nợ trước hạn:

Trong trường hợp KH có nhu cầu trả nợ vay trước thời hạn và trong hợp đồng

tín dụng có quy định, KH có quyền trả nợ trước hạn và phải trả các chi phí theo

quy định của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam.

Đối với các trường hợp có thu phí trả nợ trước hạn, NVTD hướng dẫn KH lập

giấy đề nghị trả nợ trước hạn ( mẫu số 02/GĐN/06.11), thông báo đến KH các

khoản phí trả nợ trước hạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề nghị trả nợ

trước hạn của KH.

Chuyển hồ sơ cho phòng kế toán để thu nợ

+ Thu hồi nợ trước hạn:

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 31

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Trường hợp khoản vay bị buộc phải thu hồi nợ trước hạn theo quy định của

Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam, NVTD lập tờ trình thu nợ

vay, trình giám đốc phê duyệt và tiến hành thu hồi nợ trước hạn.

Thông báo bằng văn bản đến KH về việc thu hồi nợ ít nhất 05 ngày làm việc

trước khi tiến hành thu hồi nợ.

Bước 9: Xử lí các trường hợp phát sinh ( nếu có)

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay :

Khi có yêu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay ( gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kì

hạn trả nợ), KH lập giấy đề nghị ( mẫu số 02/GĐN/06.11). Gửi đến ngân hàng

theo thời gian quy định trong thời gian hợp đồng tín dụng.

Căn cứ vào giấy đề nghị gia hạn nợ/điều chỉnh kì hạn trả nợ, NVTD tiến hành

khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của KH, sau đó lập tờ trình

thẩm định KH. Phân tích tình hình SXKD, nguồn trả nợ, lí do gia hạn/điều

chỉnh kì hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đông ý/không đồng ý, trình giám đốc phê

duyệt.

+ Chuyển nợ quá hạn :

NVTD thông báo cho KH ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh. Rà soát phân

tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời đôn đốc KH trả nợ quá hạn.

NVTD lập thông báo gửi cho KH về việc giải quyết nợ quá hạn, đồng thời tiếp

tục theo dõi, đôn đốc KH trả nợ vay.

Phối hợp với nhân viên xử lí nợ để theo dõi, xử lí, khởi kiện thu hồi nợ (nếu có)

đối với các khoản nợ vay quá hạn.

Báo cáo giám đốc chi nhánh về tình hình thu hồi nợ.

+ Xử lí thu hồi nợ :

Đối với các khoản nợ xấu ( nhóm 3, 4, 5), NVTD phải lập tờ trình xử lí nợ trình

giám đốc chi nhánh phê duyệt và chuyể hồ sơ cho nhân viêc xử lí nợ để thực

hiện thu hồi nợ vay. Các trường hợp nợ quá hạn còn lại, NVTD căn cứ vào tình

hình thực tế của KH trực tiếp thu hồi nợ hoặc đề xuất chuyển hồ sơ cho nhân

viên thu hồi nợ xử lí.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 32

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Trình tự thực hiện xử lí nợ theo quy định về xử lí nợ quá hạn của Ngân Hàng

TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam.

+ Miễn giảm lãi:

KH nộp hồ sơ miễn giảm lãi vay. NVTD tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ

của hồ sơ, các thông tin, số liệu đã được cung cấp và đối chiếu thực tế, trình hồ sơ quy

chế miễn giảm lãi vay của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam.

NVTD thông báo kết quả đến kh và chuyển hồ sơ miễn giảm lãi đã được phê

duyệt cho nhân viên kế toán để thực hiện miễn giảm lãi vay.

Bước 10: Tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng

+ Thanh toán đúng hạn:

Hồ sơ vay được thanh toán khi KH thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các

chi phí khác có liên quan, NVTD phụ trách tiền vay tiến hành điều tra, thu nợ

toàn bộ số tiền vốn, lãi, phí, phạt,.. trên tài khoản vay của KH.

NVTD kiểm tra lại quá trình thanh toán của KH trên tất cả sổ sách ( vốn, lãi,

phí, phạt,..), đồng thời kiểm tra các khoản phải thu trên tài khoản vay và xác

định xử lí tất toán tài khoản vay.

+ Thanh lý trước hạn:

NVTD tiếp nhận đề nghị trả nợ trước hạn của KH, trình cấp trên có thẩm quyền

phê duyệt.

Chuyển hồ sơ cho nhân viên kế toán, điều chỉnh và nhập lãi, phí, phạt,.. thực

hiện đóng tài khoản vay.

Nhân viên kế toán thực hiện làm thủ tục đóng tài khoản vay, đóng hợp đồng

vay đã tất toán trên Smartbank.

Bước 11: Giải chấp tài sản đảm bảo

Căn cứ xác nhận của phòng kế toán ( phiếu thu nợ cuối cùng có ghi đã thanh

toán hết gốc, nợ lãi của tất cả các khế ước nhận nợ), NVTD lập thông báo giải

chấp trình giám đốc chi nhánh phê duyệt.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 33

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

NVTD chuyển thông báo giải chấp cho phòng ngân quỹ làm thủ tục xuất kho

các giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh và trực tiếp giao trả cho

bên thế chấp/cầm cố. Trường hợp giao hồ sơ tài sản đảm bảo cho người khách

phải có giấy ủy quyền theo pháp luật của bên thế chấp/cầm cố. Lưu trữ hồ sơ

giao nhận tài sản theo quy định hiện hành.

Trường hợp tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay hoặc đang có lệnh phong tỏa

của cơ quan chức năng thì KH phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc có

văn bản của cơ quan chức năng mới được nhận lại giấy tờ tài sản thế chấp, cầm

cố, bảo lãnh.

KH phải nhận đầy đủ các giấy tờ đã thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

NVTD gữi thông báo giải chấp tài sản cho cơ quan chức năng có liên quan.

Bước 12:Lưu trữ hồ sơ vay vốn

NVTD sau khi hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng lập phiếu ghi nhận hồ sơ và chuyển

giao các hồ sơ, giấy tờ theo quy định cho phòng kế toán/ngân quỹ đễ lưu trữ,

bảo đảm trong kho theo quy định của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng

Việt Nam.

Phòng kinh doanh :

Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ vay vốn của KH, trừ

bản chính giấy tờ về tài sản, cụ thể bao gồm:

Bảng kê danh mục hồ sơ vay vốn ( bản chính).

Hồ sơ pháp lí KH (bảng sao chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bảng

sao có xác nhận đối chiếu bảng chính của NVTD).

Hồ sơ tài chính của KH ( bảng chính hoặc bảng sao có chứng thực của cơ quan

có thẩm quyền hoặc bảng sao đã đối chiếu bảng chính của NVTD).

Phòng/bộ phận kế toán :

Phòng/bộ phận kế toán lưu trữ các hồ sơ có liên quan đến khoản vay của KH để

phục vụ cho quá trình giải ngân, thu nợ.

Phòng/bộ phận ngân quỹ :

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 34

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Phòng/bộ phận ngân quỹ lưu trữ các hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo của

KH.

Các hồ sơ này được cho vào phong bì, niêm phong và lưu trữ kho theo quy định

Quản lí hồ sơ và thẩm quyền, quy trình tiếp cận, sử dụng hồ sơ tín dụng đã

lưu kho :

Khi KH đã tất toán, toàn bộ hồ sơ vay vốn được chuyển cho phòng kinh doanh

đễ lưu và bảo quản theo quy định về chế độ lưu trữ chứng từ của Ngân Hàng

TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam. Trường hợp cần thiết NVTD sao lưu để

sử dụng sao khi hồ sơ đã nhập kho lưu trữ.

Khi cần thiết sử dụng các hồ sơ đang lưu trữ, NVTD lấy giấy đề nghị xuất kho

các hồ sơ giấy tờ cần thiết trình giám đốc phê duyệt để phục vụ cho công tác.

Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm tổ chức quản lí việc lưu trữ hồ sơ tại đơn vị

một cách khoa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối, lập danh mục hờ sơ lưu trữ đối

với từng KH vay vốn, sắp xếp hồ sơ theo thứ tự trong danh mục…

Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu mất, thất

lạc hoặc sữa chữa nội dung của hồ sơ. Việc cung cấp hồ sơ vay vốn, thông tin

của KH cho bất kỳ cá nhân, cơ quan bên ngoài ngân hàng phải được sự đồng ý

bằng văn bản của giám đốc chi nhánh.

2.1.3 Phân loại

Theo mục đích sử dụng vốn

Cho vay bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải

phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho việc mua đất

canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nước ngoài. Đối với loại

hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm bằng chính tài sản thực: đất đai, toà

nhà và các công trình khác.

Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành cho

ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Cho vay nông nghiệp: Nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu

hoạch và bảo quản sản phẩm.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 35

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí

như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Cho vay đối với các cá nhân: Giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang thiết

bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải

các khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác.

Cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp ở trên và các khoản cho

vay kinh doanh chứng khoán.

Tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho

khách hàng thuê.

Theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn : Là các khoản vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của

việc cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, phục vụ

cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

Cho vay trung : Là các khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Mục đích là

để cung cấp mua sắm tài sản cố định, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ

và có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Cho vay dài hạn : Là các khoản vay có thời hạn vay trên 5 năm. Mục đích của

loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.

Theo hình thức đảm bảo

Cho vay đảm bảo bằng tài sản : Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho

tiền vay như cầm cố, thế chấp, hoặc bảo lãnh của người thứ ba nào khác.

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản : Là loại cho vay không có tài sản thế

chấp, cầm cố, bản lãnh của người khác mà chỉ dựa trên uy tín bản thân khách

hàng vay vốn để quyết định cho vay.

Theo hình thức cho vay

Cho vay trực tiếp : Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có nhu

cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 36

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Cho vay gián tiếp : Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian.

Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông

dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ ...

Theo phương thức cho vay

Cho vay thấu chi

Cho vay theo món

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay trả góp

Cho vay luân chuyển

Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo

hạn.

Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp

Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn cụ thể mà tùy khả năng tài

chính của mình mà người đi vay có thể trả nợ bất kỳ lúc nào.

Hoạt động cho vay của NHTM có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế. Nó có tác

dụng khuyến khích các cá nhân đang cần vốn tham gia vay vốn cho nhu cầu cần

thiết của mình, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Nguồn vốn vay từ các ngân hàng rất quan trọng đối với sự phát triển của các doanh

nghiệp, các tổ chức kinh tế và hoạt động cho vay cá nhân hiện nay đã trở thành một

xu thế tất yếu của của các NHTM để có thể hòa nhập tốt hơn thị trường tài chính

hiện nay.

2.1.4 Các nguyên tắc của hoạt động cho vay

Vốn vay phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả

Vốn vay phải đảm bảo bằng giá trị tài sản đảm bảo tương đương

2.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 37

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Phần lớn nguồn vốn của nhiều thành phần trong kinh tế đi vay từ ngân hàng

để bắt tay vào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn ( Ví dụ: kinh tế quốc

doanh chiếm tỷ trọng lớn trên 70%). Do vậy bằng các chính sách cho vay, định hướng

chung của Nhà nước góp phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối.

Bằng những công cụ tín dụng mà ngân hàng có thể cho vay ưu đãi những ngành

nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước

trong từng giai đoạn cụ thể.

Hoạt động cho vay góp phần điều hòa cung – cầu dịch vụ hàng hóa.

+ Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh

mà thiếu vốn thì doanh nghiệp phải vay vốn của ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp chỉ

thu được lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ ngân hàng khi doanh nghiệp tiêu thụ

tiêu thụ được hết số sản phẩm hàng hóa đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phận những

người tiêu dùng mua và khả năng mua sản phẩm đó.

+ Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thể có

đủ số tiền để mua hàng mình muốn. Họ chỉ đủ khả năng mua sau một thời gian dài tích

lũy. Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanh

nghiệp bị ngưng trệ. Doanh nghiệp sẽ không thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng xoay

sản xuất.

Do đó, ngân hàng cho doanh nghiệp vay sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sản

xuất nhiều hàng hóa. Ngân hàng cho người tiêu dùng vay sẽ tạo điều kiện cho người

tiêu dùng mua sản phẩm, giúp tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Như vậy hoạt

động cho vay của ngân hàng đã góp phần điều hòa cung - cầu sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ cho nền kinh tế.

Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn.

+ Vốn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiện các

hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, tạo thành chu kỳ tuần

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 38

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

hoàn và luân chuyển vốn được thể hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình đó, để duy

trì hoạt động liên tục, đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại đồng thời ở 3

giai đoạn: dự trữ - sản xuất- lưu thông. Từ đó xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm

thời: tại một thời điểm nhất định có những đơn vị kinh tế có vốn tiền tệ nhàn rỗi và có

những đơn vị thiếu vốn. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kì

nền kinh tế nào, làm nảy sinh ngày càng bức thiết phải giải quyết được vấn đề điều

hòa vốn. NHTM có vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối lại

tiền tệ, điều hòa cung - cầu vốn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng

công nghệ mới.

+ Với những doanh nghiệp có trang thiết bị, trình độ kĩ thuật còn thấp kém,

công nghệ lỗi thời, thiếu đồng bộ làm giảm ưu thế, giảm sức cạnh tranh của doanh

nghiệp đó. Thông qua vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp có thể đầu tư, thay thế

những công nghệ hiện đại, đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng, năng

suất. Như vậy hoạt động cho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mới vào các doanh

nghiệp, thông qua đó giúp các doanh nghiệp sản xuất ngày càng hiệu quả, mở rộng sản

xuất kinh doanh.

Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và thúc đẩy các hoạt

động khác của ngân hàng.

+ Doanh thu từ hoạt động tín dụng này thường chiếm từ 70% đến 90% doanh

thu của ngân hàng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn.

+ Nhờ có hoạt động cho vay mà các đơn vị kinh tế có thể vay của ngân hàng để

đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được

không những đủ để trả cho ngân hàng, mà còn có tiền gửi vào ngân hàng, giúp cho

hoạt động huy động vốn cảu ngân hàng tăng lên. Mặt khác, khi sản xuất kinh doanh

phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển

theo.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 39

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

2.2 Phân tích thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây

Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang giai đoạn 2013 – 2014.

2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn

Trong bối cảnh nền kinh tế đang diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh gai gắt giữa

các NHTM đặt biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp đầu

vào của các NHTM. Cùng với việc NHNN hạ trần lãi suất huy động đã làm cho nguồn

huy động của ngân hàng giảm xuống do khách hàng có nhu cầu đầu tư vào các lĩnh

vực khác có mức sinh lời cao hơn.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng

Việt Nam – chi nhánh Lam Giang (2013-2014)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm

2013

Năm

2014So sánh 2013-2014

1 2 3 4 5

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 40

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Tăng/Giảm Tỷ trọng (%)

4 = 3-2 5= (4/2)*100

Tổng nguồn vốn huy động 1.147 1.524 377 32,87%

I. Phân theo loại tiền

1. nguồn nội tệ 1.027 1.374 347 33,79%

2. nguồn ngoại tệ 120 150 30 25%

II. phân theo kỳ hạn

1. ngắn hạn 1.136 1.506 370 32,58%

2. Trung - dài hạn 11 18 7 63,64%

(Nguồn : Phòng kinh doanh chi nhánh Lam Giang)

Năm 2014 nguồn vốn huy động của chi nhánh là 1.524 tỷ đồng tăng 377 tỷ

đồng so với năm 2013, tương ứng với mức tăng 32,87% so với năm 2013. Nguyên

nhân là ảnh hưởng của sự suy thoái thị trường tài chính toàn cầu do đó cần tái cơ cấu

lại ngân hàng, đổi tên từ NH TMCP Đại Tín thành ngân hàng TM TNHH MTV Xây

Dựng Việt Nam, hình thành một TCTD tập trung đáp ứng nhu cầu về vốn, dịch vụ

thanh toán và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và

xây dựng được xem như là một chiến lược mang tính đoán đầu thị trường, mở ra một

trang mới trên hành trình phát triển của Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt

Nam, tạo lợi thế cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 41

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

ngắn hạn tăng 370 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 32,57% so với năm 2013, nguồn

vốn huy động trung và dài hạn tăng 7 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 63,64%.

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn huy động vốn ( 2013-2014)

ĐVT : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Tổng nguồn vốn huy động 1.147 1.525

Tiền gửi doanh nghiệp 643 838

Tỷ trọng(%) 56% 55%

Tiền gửi cá nhân 344 482

Tỷ trọng(%) 30% 32%

Tiền gửi khác 160 204

Tỷ trọng(%) 14% 13%

(Nguồn : Phòng kinh doanh chi nhánh Lam Giang)

Chi nhánh huy động chủ yếu từ doanh nghiệp. Trong 2 năm, tủy trọng nguồn

huy động này luôn lớn nhất. Tuy nhiên, đây là nguồn không ổn định có kỳ hạn ngắn và

doanh nghiệp có thể rút vốn bất kỳ lúc nào mà không phải báo trước để phục vụ nhu

cầu sản xuất kinh doanh của mình. Đây là một bất lợi cho hoạt động kinh doanh của

chi nhánh.

Trong 2 năm, từ năm 2013 đến năm 2014 tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi doanh

nghiệp có xu hướng giảm dần, tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và nguồn khác. Do

các doanh nghiệp chịu tác động mạnh nhất của suy thoái kinh tế chính vì thế quá trình

sản xuất kinh doanh chưa ổn định, lợi nhuận sau thuế còn thấp, các hoạt động thanh

toán diễn còn hạn chế.

2.2.2 phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay cá nhân

Bảng 2.3 :Doanh số và dư nợ cho vay cá nhân ( 2013-2014)

ĐVT : Tỷ đồng

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 42

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014So sánh

2013 - 2014

Doanh số cho

vay

Cho vay 3.897 4.510 613

Cho vay cá nhân 58,6 66,4 7,8

Tỷ trọng (%) 1,50% 1,47%

Doanh số dư

nợ

Cho vay 462 806 344

Cho vay cá nhân 52,95 72,3 19,35

Tỷ trọng (%) 11,46% 8,97%

Dư nợ

Cho vay 3.525 3.704 179

Cho vay cá nhân 56 64,2 8,2

Tỷ trọng (%) 1,59% 1,73%

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Lam Giang)

Hình 2.1 Doanh số và dư nợ cho vay cá nhân (2013-2014)

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 43

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Nhìn vào biểu đồ qua 2 năm ta thấy doanh số cho vay và dư nợ cho vay cá nhân

của chi nhánh điều tăng. Doanh số năm 2013 là 58,6 tỷ đồng, đến năm 2014 doah số

tăng lên 66,4 tỷ đồng. Dư nợ năm 2013 là 56 tỷ đồng, đến năm 2014 dư nợ tăng lên

64,2 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 14,64%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay

cá nhân của chi nhánh ngày càng mở rộng.

Trong năm 2013 doanh số cho vay cá nhân chỉ đạt 58,6 tỷ đồng do nền kinh tế

chưa được phục hồi nên ngân hàng siết chặt việc cho vay để giảm thiểu rủi ro, dư nợ

cuối kỳ của hoạt động cho vay cá nhân chỉ đạt 56 tỷ đồng. Đến năm 2014 ngân hàng

điều chỉnh giảm lãi suất để ổn định nền kinh tế, doanh số cho vay tăng 7,8 tỷ đồng so

với năm 2013, dư nợ cuối kỳ của hoạt động cho vay tăng 8,2 tỷ đồng so với năm 2013.

Năm 2014 doanh số cho vay cá nhân tăng 13,3% so với năm 2013, tổng doanh

số cho vay năm 2013 là 3.897 tỷ đồng đến năm 2014 là 4.510 tỷ đồng tăng 613 tỷ

đồng tương ứng với mức tăng là 15,73%.

Dư nợ cho vay cá nhân năm 2014 tăng 14,64% so với năm 2013, cao hơn tốc độ

tăng tổng dư nợ cho vay là 5,08%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay cá nhân đã và

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 44

Năm 2013 Năm 201450

52

54

56

58

60

62

64

66

68

58.6

66.4

56

64.2

Doanh số cho vay cá nhân Dư nợ cho vay cá nhân

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

đang trở thành một xu hướng phát triển mới của thị trường Việt Nam nói chung và

Ngân Hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam – chi nhánh Lam Giang nói riêng.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, phần lớn là

dân số trẻ có nhu cầu tiêu dùng cao. Tuy nhiên hiện nay mặc dù thu nhập của người

dân tăng lên nhưng kéo theo đó là giá cả hàng hóa cũng tăng theo nên đã hạn chế phần

nào nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ngân hàng nhà nước qui định mức trần lãi suất huy động vốn, vì vậy lãi suất

cho vay của ngân hàng giảm làm giảm chi phí của người vay. Đồng thời do sự cạnh

tranh của các ngân hàng đang ngày càng gay gắt khiến các ngân hàng đưa ra mức lãi

suất cạnh tranh một phần thúc đảy nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên.

Qua phân tích hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh đang ngày càng phát

triển, tuy nhiên doanh số cho vay cá nhân và dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh vẫn

còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số và dư nợ cho vay. Vì vậy cần phải phát triển

hoạt động cho vay cá nhân để tăng tỷ trọng và dư nợ cho vay lên.

2.2.2 Phân tích cho vay cá nhân theo thời hạn cho vay

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn cho vay (2013-2014)

ĐVT : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 45

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

2013-2014

Số tiềnTỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng

(%)Tăng/Giảm

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ 56 100% 64,2 100% 8,2 14,64%

Ngắn hạn 22,56 40% 29,53 46% 6,972 30,9%

Trung hạn 33,44 60% 34,67 54% 1,228 3,67%

Dài hạn 0 0% 0 0% 0 0%

(Nguồn : Phòng kinh doanh chi nhánh Lam Giang)

Hoạt động cho vay cá nhân theo thời hạn vay, các sản phẩm cho vay cá nhân tại

chi nhánh là các nhu cầu vay vốn ngắn hạn và trung hạn, cho vay cá nhân dài hạn

chiếm 0%. Nguyên nhân là chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn và trung

hạn với thời gian không quá 5 năm, thứ nhất là để dễ kiễm soát hơn cho vay dài hạn,

thứ hai là do sản phẩm của chi nhánh vẫn chủ yếu tập trung vào các sản phẩm tín dụng

ngắn hạn và trung hạn đáp ứng nhu cầu mua nhà, sữa chữa nhà, vay mua ô tô, vay tiêu

dùng có tài sản đảm bảo, vay cầm cố chứng khoán, giấy tờ có giá dễ dãng thu hồi nợ

khi đến hạn.

Qua 2 năm 2013 – 2014, dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn và trung hạn của chi

nhánh điều tăng thể hiện hoạt động cho vay cá nhân đang được mở rộng phù hợp với

xu thế phát triển của thị trường tiêu dùng của Việt Nam nhiều tìm năng.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 46

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

40%

60%

Năm 2013

ngắn hạnTrung hạn

46%54%

Năm 2014

Ngắn hạnTrung hạn

Hình 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay (2013–2014)

Năm 2013 tỷ lệ cho vay cá nhân ngắn hạn là 40% thấp hơn 60% của cho vay cá

nhân trung hạn. Nguyên nhân của sự tăng cho vay trung hạn là do ngân hàng nhà nước

đã qui định mức trần lãi suất huy động vốn, làm giảm chi phí đi vay của người tiêu

dùng. Đồng thời giá bán bất động sản giảm mạnh khiến nhu cầu mua nhà, sữa chữa

nhà ở của người dân tăng. Đến năm 2014 tỷ lệ cho vay cá nhân ngắn hạn là 46% thấp

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 47

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

hơn so với 54% của cho vay cá nhân trung hạn, tỷ lệ cho vay cá nhân ngắn hạn có tăng

hơn so với năm 2013 nhưng không cao chỉ 6%. Nguyên nhân là do nhu cầu nhà, sữa

chữa nhà của người dân còn rất cao nhưng rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay.

2.2.3 Phân tích cho vay cá nhân theo sản phẩm cho vay

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm cho vay (2013-2014)

ĐVT : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014So sánh

2013 - 2014

Sản phẩm

tín dụngSố tiền

Tỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng

(%)Tăng/Giảm

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ 56 100% 64,2 100% 8,2 14,64%

Vay tiêu

dùng có tài

sản đảm bảo

6,5 12% 7,8 12% 1,3 20%

Mua ô tô 15 27% 17 27% 2 13,33%

Sữa chữa,

mua nhà,

đất

17,5 31% 18,4 28,66% 0,9 5,14%

Cầm cố cổ

phiếu6 11% 8 12% 2 33,33%

Cầm cố

giấy tờ cò

giá

11 19% 13 20% 2 18,18%

(Nguồn : Phòng Kinh doanh chi nhánh Lam Giang)

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 48

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

12%

27%

31%

11%

19%

Năm 2013

Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảoMua ô tôSữa chữa, mua nhà, đấtCầm cố cổ phiếuCầm cố giấy tờ có giá

12%

27%

29%

12%

20%

Năm 2014

Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảoMua ô tôSữa chữa, mua nhà, đấtCầm cố cổ phiếuCầm cố giấy tờ có giá

Hình 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo sản phẩm cho vay (2013-2014)

Trong hai năm 2013 đến năm 2014 cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo sản

phẩm vay không có nhiều biến động lớn. Các sản phẩm như cho vay tiêu dùng có tài

sản đảm bảo, cho vay mua ô tô vẫn chiếm một tỷ trọng nhất định so với năm 2013 vì

đây là thị trường tìm năng của các ngân hàng nên có sự cạnh tranh ngày càng gai gắt

để dành lấy thị phần trên thị trường.

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 49

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC HUY

Cho vay sữa chữa, mua nhà, đất vẫn là loại sản phẩm cho vay cá nhân chính mà

chi nhánh cung cấp cho khách hàng, năm 2014 cho vay sữa chữa, mua nhà, đất giảm

2% so với năm 2013 nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu dư nợ

cho vay cá nhân. Nguyên nhân: Thứ nhất, là do NHNN siết chặt hạn mức tín dụng.

Thứ hai là do thị trường BĐS sau một thời gian dài đóng băng đang dần phục hồi

nhưng luôn biến động, người có nhu cầu sữa chữa, mua nhà, đất cũng thận trọng hơn

khi đưa ra quyết định.

Đối với sản phẩm cho vay cầm cố phiếu, cầm cố giấy tờ có giá năm 2014 có

tăng trưởng hơn so với năm 2013 nhưng với mức tăng không đáng kể chỉ 1%.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

3.1 Nhận xét đánh giá chung tình hình cho vay cá nhân tại Ngân Hàng TM

TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam - chi nhánh Lam Giang.

3.2 Nhận xét mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong ngân hàng

3.3 Học hỏi từ các quy định nơi thực tập

3.3.1 Học tập được gì qua các quy định về nội quy lao động, học tập,

nghỉ ngơi và an toàn lao động

3.3.2 Học tập được gì qua quy định về PCCC, vệ sinh và môi trường

3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiển

Trang kết luận

Tài liệu tham khảo

SINH VIÊN: HUỲNH CÔNG TÀI 50