26
HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – LÀO - CAMPUCHIA -------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NHIỆM KỲ I (2008 – 2014) PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ II (2015 – 2020) 1

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ

VIỆT NAM – LÀO - CAMPUCHIA

--------------------------

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC NHIỆM KỲ I (2008 – 2014)

PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ II (2015 – 2020)

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1

Page 2: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

-----------------------------Số:

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc----------------------------------------------

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2008-2014VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ 2015-2020

(DỰ THẢO)

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA

HỘI TRONG NHIỆM KỲ 2008-2014

Hoạt động của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia nhiệm kỳ I (2008-2014) đã diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những diễn biến bất lợi về địa chính trị, chiến tranh, khủng bố, thời tiết, dịch bệnh và môi trường, về kinh tế, từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ đại khủng hoảng 1929-1933. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các nước đang phát triển châu Á nói chung, khu vực ASEAN nói riêng cũng đều chậm lại đáng kể, từ khoảng 8% trước kia xuống còn khoảng 6,6% trong 3 năm gần đây.

Cùng chung hoàn cảnh với kinh tế thế giới, kinh tế ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đều gặp khó khăn; tốc độ tăng trưởng kinh tế đều giảm. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Năm 2014, có khoảng 67.800 doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, riêng giải thể là 9.500 doanh nghiệp.Trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhó có vốn dưới 10 tỷ đồng. Quý 1/2015 số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 16.175, tăng 14,2% so với quý 1/2014. Hai nước Lào và Campuchia đều điều chỉnh lại các chính sách liên quan đến đầu tư, đặc biệt là tạm dừng việc xem xét cấp giấy phép đầu tư vào khai khoáng và trồng cây công nghiệp. Các đặc điểm trên làm ảnh hưởng lớn đến luồng đầu tư của Việt Nam vào hai nước này.

Bối cảnh khó khăn trên đã đặt Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các hội viên, đặc biệt là các hội viên doanh nghiệp, trước rất nhiều

2

Page 3: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

thử thách quyết liệt, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, rất nhiều doanh nghiệp hội viên phải giải thể, tạm ngừng hoặc thu hẹp hoạt động tại Lào và Campuchia.Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của Ban lãnh đạo Trung ương Hội và toàn tập thể hội viên, Hội vẫn duy trì được họat động, có bước trưởng thành, trên một số mặt đã đạt được những kết quả quan trọng. Dưới đây, xin kiểm điểm lại một số kết quả thực hiện Chương trình hoạt động đã được Đại hội nhiệm kỳ I (2008-2014) của Hội thông qua.

I. Về xây dựng, tổ chức hoạt động Hội

Đến nay, gần 7 năm sau Đại hội thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đã tương đối ổn định và đi vào nề nếp. Đã xây dựng nhiều quy chế hoạt động trong Hội như Quy chế hoạt động của các cơ quan lãnh đạo; Quy chế thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của các cơ quan và tổ chức trực thuộc; Quy chế quản lý tài chính, kế toán; Quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động làm việc cho Hội...

Trong nhiệm kỳ I, Hội đã thành lập nhiều tổ chức trực thuộc nhưng do điều kiện hoạt động khó khăn nên đã có một số tổ chức phải giải thể. Một số tổ chức trực thuộc Hội cũng phải điều chỉnh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đến nay, ngoài các đơn vị ở Trung ương Hội, cơ cấu tổ chức Hội gồm 7 trung tâm hợp tác, hỗ trợ phát triển; 2 viện nghiên cứu, đào tạo, tư vấn; 4 hội thành viên ở địa phương và Lào, Campuchia ; 3 văn phòng đại diện (tại Lào, Campuchia và thành phố Hồ Chí Minh), 1 tờ báo và 1 tạp chí.

Thuận lợi lớn nhất của Hội trong giai đoạn vừa qua là có sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó trực tiếp là các đồng chí Bộ trưởng,Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng, các đồng chí lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện và Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhờ đó, Hội vẫn duy trì được hoạt động thường xuyên, làm được nhiều việc theo tôn chỉ mục đích của Hội, đóng góp với Đảng, Chính phủ và hỗ trợ nhiều hội viên trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với các nước Lào, Campuchia và Myanmar.

Về nhân sự lãnh đạo, tháng 3/2012, vì lý do sức khỏe, ông Lại Quang Thực đã thôi không làm Chủ tịch Hội. Ban chấp hành Hội đã bầu ông Phương Hữu Việt làm Chủ tịch Hội. Trong BCH Trung ương Hội, cũng có biến động lớn : Số ủy viên ban đầu là 58, trong nhiệm kỳ có 2 đồng chí chết, 4 đồng chí nghỉ hưu thôi đảm nhiệm cương vị lãnh đạo các đơn vị hoặc nằm trong các đơn vị đã giải thể nên xin nghỉ. Hiện chỉ còn 22 đồng chí hoạt động, tuy nhiên các đồng chí còn lại vẫn kiên trì làm việc theo mục tiêu của Hội.

3

Page 4: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

II. Hoạt động tuyên truyền về Hội và phát triển hội viên:

Ngay sau khi thành lập Hội đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, quảng bá về Hội tại ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Trung ương Hội đã tổ chức các đoàn công tác sang Lào, Campuchia tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao và cộng đồng doanh nghiệp của hai nước để quảng bá về Hội và tạo mối quan hệ hợp tác. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân ở hai nước này tham gia hợp tác với Hội.

Ở trong nước, Hội chú trọng phát triển hội viên trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương đang hoặc thực sự mong muốn triển khai hoạt động hợp tác kinh tế và đầu tư với Lào và Campuchia. Lúc đầu khi gửi đăng ký tới Bộ Nội vụ xin thành lập, Hội chỉ có 43 hội viên tổ chức, doanh nghiệp và khoảng 120 hội viên cá nhân. Đến nay, theo đăng ký, Hội có khoảng 1100 hội viên chính thức, gồm khoảng 500 hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp và khoảng 600 hội viên cá nhân. Nhiều hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng vai trò hàng đầu trong hợp tác kinh tế và đầu tư của nước ta với hai nước Lào và Campuchia. Một số Hiệp hội của doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Lào và Campuchia đã đăng ký làm hội viên tập thể của Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia như Hội Phát triển hợp tác kinh tế Campuchia- Việt Nam - Lào(CAVILAED), Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào (Viet – Lao BACI)...

Để cung cấp thông tin cho hội viên, cũng trong năm 2008, Hội đã xây dựng được Trang thông tin điện tử và Bản tin của Hội. Đến nay, Hội đã có trang web tương đối tốt, đã có tờ báo và tạp chí riêng (Thời báo Mêkông và Tạp chí Hợp tác và Phát triển). Hội đã xuất bản nhiều ấn phẩm hướng dẫn đầu tư sang Lào và Campuchia , tiêu biểu như sách “Hệ thống các văn bản pháp quy đầu tư vào Lào”(2008), “Văn bản hướng dẫn hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với Campuchia” (2009), bộ sách 3 tập “Văn bản hợp tác Việt Nam – Lào” (2000-2012), hợp tác với Cục Đầu tư nước ngòai Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản 2 tài liệu “Hướng dẫn đầu tư, thương mại vào Campuchia và Lào” (2010); Báo cáo “Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Lào và Campuchia 2013”...

III. Triển khai một số hoạt động chuyên môn, hợp tác kinh tế và đầu tư

Căn cứ tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ Hội, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Hội thực hiện được nhiều hoạt động chuyên môn, hợp tác kinh tế và đầu tư, trong đó nổi bật là:

-Hội đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội để quảng bá Hội như tổ chức đòan xe đạp từ Hà Nội đi Viêng Chăn trong Chương trình hưởng ứng năm hữu nghị Việt Nam – Lào (2012); Chủ trì phối hợp với Hội doanh nghịêp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào và Bộ Kế hoạch và Đầu tư... tổ chức thành công Chương trình chào mừng kỷ niệm 450 năm Thủ đô Viêng Chăn, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Viêng Chăn (2010); Tổ chức giao lưu hội viên nhân kỷ niệm 3 năm thành lập Hội (2011)...

4

Page 5: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

Ngòai ra Hội cũng chủ trì hoặc tham gia tổ chức nhiều đợt làm thiện nguyện tại các tỉnh Việt Nam và Lào có chung đường biên giới...

-Đã tổ chức hàng năm nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ với các chủ đề khác nhau để giới thiệu, phân tích, đánh giá về môi trường đầu tư, tình hình đầu tư, cơ chế chính sách đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư của Lào và Campuchia tại nhiều địa phương trên cả nước và tại hai nước bạn, như các Hội nghị góp ý về đầu tư vào Lào và Campuchia (2010, 2011), Tọa đàm về cơ chế chính sách đầu tư thương mại Việt Nam – Lào – Campuchia năm (2011, 2013); Diễn đàn hợp tác phát triển và hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư tiểu vùng Mê Kông thường xuyên luân phiên tại ba nước (từ 2009 đến 2013); Tọa đàm giới thiệu đầu tư vào một số tỉnh ở Lào và Campuchia (2010, 2012); Đối thoại doanh nghiệp ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia; Hội thảo về hợp tác 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông; Cùng một số địa phương tổ chức các chuyến khảo sát, tiếp xúc nhằm phát triển đầu tư vào Luông Nậm thà, Bò li khăm xay, Hủa Phăn, Chăm pa sac, Xiêng Khoảng... Trong 2 năm gần đây (2013-2014) đã mở rộng các hoạt động sang Myanmar. Đặc biệt năm 2013 đã tổ chức rất thành công “Tọa đàm Myanmar – thị trường mới nổi”, thu hút rất đông các đối tượng tham gia.

-Chủ trì hoặc tham gia với các hội, hịêp hội và cơ quan khác tổ chức các chương trình trao các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trong hợp tác Việt Nam, Lào và Campuchia.

-Hàng năm, Hội đều có các hoạt động hội thảo phản biện xã hội và tư vấn chính sách liên quan đến hợp tác kinh tế và đầu tư của nước ta với Lào và Campuchia, tập hợp ý kiến các doanh nghiệp, gửi kiến nghị tới các cơ quan quản lý liên quan của Nhà nước nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Gần đây nhất, là góp ý sửa đổi Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngòai, góp ý sửa đổi “Luật đầu tư” (2014), dưới hình thức hội nghị và báo cáo gửi Chính phủ, được đánh giá cao.

-Từ năm 2011 đến 2014 đã chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hàng năm Chương trình Mê Kông dưới hình thức diễn đàn với nhiều chủ đề khác nhau. Mới nhất là Diễn đàn Mê Kông thường niên 2014 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và thách thức” vừa được tổ chức vào tháng 10/2014, thu hút hơn 200 khách tham dự. Kết thúc diễn đàn, đã xây dựng tập Kỷ yếu làm tài liệu cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Các thông tin, kiến nghị hữu ích được Hội tổng hợp gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

- Hội đã tiến hành thu thập, cung cấp thông tin kinh tế, xã hội, môi trường, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển hợp tác kinh tế của nước ta với Lào và Campuchia cũng như của Lào và Campuchia với nước ta.Trên cơ sở đó, đã triển khai có hiệu quả một số tư vấn chính sách cho Nhà nước, trước hết là Kế hoạch và Đầu tư, như hòan thành báo cáo “Chiến lược đầu tư vào Campuchia đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, tham gia

5

Page 6: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

“Chiến lược hợp tác kinh tế và đầu tư vào Lào đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, Chuyên đề “Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”, Báo cáo “Tình hình đầu tư vào Lào và Campuchia”...

-Đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, hướng dẫn nâng cao các kỹ năng chuyên môn, trang bị kiến thức, hiểu biết về luật pháp, phong tục tập quán và cung cấp những thông tin khác về môi trường đầu tư của Lào và Campuchia cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam. Trong các năm 2013-2014 đã tham gia thực hiện Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghịêp vừa và nhỏ, Dự án đào tạo cán bộ hợp tác xã...

-Đã thực hiện một số dịch vụ tư vấn và trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu đầu tư Việt Nam hoạt động sản xuất, đầu tư tại Lào và Campuchia. Đã phối hợp với các doanh nghiệp hội viên tổ chức nhiều đoàn sang khảo sát, giới thiệu đầu tư tại Lào và Campuchia. Đã tổ chức một số đoàn du lịch sang Lào và Campuchia đáp ứng yêu cầu của các hội viên...

Các hội thành viên bên cạnh việc phối hợp thực hiện các hoạt động do Trung ương Hội tổ chức, đã chủ động triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư xóa đói giảm nghèo, hoạt động từ thiện trên địa bàn và tham gia tích cực vào các hoạt động của Trung ương và địa phương mình. Hội Nghệ An và CAVILAED đạt được rất nhiều thành tích , được Trung ương Hội và địa phương khen thưởng.

IV. Tổ chức các hoạt động đối ngoại

Trong nhiệm kỳ 2008-2014, về đối ngoại trong nước:

- Hội đã xây dựng, từng bước mở rộng mối quan hệ hợp tác của Hội với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư, với các Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào, Phân ban hợp tác Việt Nam - Campuchia, với các Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều Hội, Hiệp hội khác như Hiệp hội công thương Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp bản lẻ, Hội Doanh nghiệp trẻ và Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ,và một số tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác trên cả nước.

- Hội đã ký kết các Chương trình hợp tác dài hạn về truyền thông với một số tổ chức như Đài truyền hình VITV, InfoTV, VTV4, Truyền hình Thông tấn xã VN.

Về đối ngoại ngòai nước: Hội đã duy trì quan hệ thường xuyên với các Đại sứ quán Lào, Campuchia, Myanmar tại Việt Nam và các Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar để thông báo về việc hình thành và phương hướng hoạt động của Hội, tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và trao đổi thông tin. Đã thiết lập quan hệ với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại ba nước này, đặc biệt với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư của hai nước Lào và Campuchia, Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào, Tổng hội Việt kiều tại Lào

6

Page 7: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

Nhìn chung lại chặng đường gần 7 năm vừa qua, có thể nói tuy mới ra đời và phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức rất gay gắt, nhưng Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã làm được khá nhiều việc theo đúng tôn chỉ mục đích đề ra, thực hiện được hầu hết các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình hoạt động nhiệm kỳ I (2008-2014).Có được những kết quả đó là nhờ sự ủng hộ, chỉ đạo, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động tích cực của Trung ương Hội, Văn phòng Hội, các Hội thành viên, các đơn vị trực thuộc; Đặc biệt là sự tham gia tích cực của các tổ chức, hội viên (như Ngân hàng Việt Á, Công ty Mai Động, Công ty Hợp tác kinh tế quốc tế Quân khu 4(COECCO), Công ty TNHH Yên Bình, Tập đoàn Viettel, Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng GAET...)

V. Khó khăn, hạn chế và bài học kinh nghiệm

Tuy nhiên, so với mục tiêu của Chương trình hoạt động đề ra, số lượng công việc thực hiện thì nhiều nhưng kết quả và chất lượng thu được còn tương đối khiêm tốn. Vai trò và ảnh hưởng của Hội tới cộng đồng doanh nghịêp có hợp tác kinh tế và đầu tư với hai nước Lào va Campuchia chưa tương xứng với mục tiêu đề ra.

Nhiều việc Hội có thể làm được nhưng do khó khăn về tài chính, nhân sự nên chưa thể triển khai. Cơ sở vật chất và nguồn thu tài chính rất hạn hẹp; có những lúc không đủ nguồn thu để duy trì bộ máy hoạt động.

Do bối cảnh khó khăn chung của toàn nền kinh tế, của các doanh nghiệp hội viên và bản thân Trung ương hội nên trong nhiệm kỳ qua quan hệ giữa Hội và các doanh nghiệp nói chung, các hội viên nói riêng không được duy trì thường xuyên. Số hội viên đông nhưng sinh hoạt rời rạc, đơn điệu. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ hội viên tham gia đóng hội phí đều đặn, còn lại chỉ khi có việc cần mới đóng.

Nhiều doanh nghiệp hội viên tiến hành các họat động hợp tác với Lào và Campuchia không nhờ đến kênh hỗ trợ của Hội và cũng không thông báo hoạt động cho Hội. Báo và tạp chí của Hội xuất bản có giai đoạn phải gộp số, không đều kỳ, không đưa được đến nhiều hội viên .

Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế :

- Môi trường hoạt động kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp phải vất vả để tồn tại. Nguồn thu của Hội quá ít, không đủ triển khai nhiều việc cần thiết và quan trọng.

- Tổ chức và nội dung hoạt động của Hội chưa thực sự giúp hội viên gắn kết với nhau và gắn kết với Hội, đặc biệt là các hội viên cá nhân.

- Các đơn vị trực thuộc Hội mới qua bước dò dẫm để khẳng định mình, đến nay mới bắt đầu phát huy tác dụng.

7

Page 8: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

- Bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là BCH, Ban Thường vụ, tuy đông nhưng ít phát huy vai trò và luôn thay đổi cương vị nên hoạt động không đều tay, hầu hết tuổi cao, lực lượng trẻ quá ít.

Từ những việc làm được và chưa làm được trong nhiệm kỳ vừa qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho nhiệm kỳ tới:

Một là, tiếp tục kiên trì thực hiện đúng tôn chỉ mục đích đề ra là tập hợp, đoàn kết hội viên để (i) tham gia ý kiến, tư vấn và phản biện xã hội đối với các cơ chế chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, và (2) hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện các hoạt động kinh tế và đầu tư tại ba nước, nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa ba nước.

Hai là, cần tăng mạnh tính chuyên nghiệp trong họat động Hội, trước hết là tạo ra những sản phẩm đặc trưng dài hạn của Hội từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật, từ đó chủ động được các nguồn thu ổn định để tự trang trải kinh phí hoạt động. Khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức trực thuộc và hội viên đẩy mạnh các hoạt động, trên cơ sở đó có thu nhập và đóng góp ổn định cho Trung ương Hội.

Ba là, cần đặc biệt chú trọng công tác hội viên, đặc biệt là tổ chức sinh hoạt hội viên hợp lý tạo điều kiện giao lưu, trao đổi, giúp đỡ, hợp tác với nhau, coi đây là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển Hội. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hội viên phát huy được năng lực, kinh nghiệm của mình cho họat động của Hội. Phải xây dựng, duy trì quan hệ chặt chẽ giữa Trung ương Hội và một số hội viên có tâm huyết với Hội, với hợp tác kinh tế ASEAN, trước hết là các hội viên doanh nghịêp quy mô vừa đang có nhiều họat động kinh tế, đầu tư, thương mại với các nước bạn.

Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động của Cơ quan Trung ương Hội để luôn luôn có những sáng kiến tạo công ăn việc làm và hỗ trợ, phối hợp được các hội viên, mang lại những cơ hội và lợi ích thiết thực cho các hội viên, chủ động nguồn tài chính cho hoạt động của Hội. Có thể nói đây luôn luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của Hội trong nhiệm kỳ tới.

Năm là, tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của các cơ quan chính phủ và của một số doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với Hội. Hợp tác với các Bộ, cơ quan chính phủ thông qua việc nâng cao năng lực tư vấn, cung cấp thông tin, phản biện chính sách từ việc động viên huy động các hội viên nguyên là các chuyên gia, các viên chức nhà nước, các nhà khoa học tham gia đóng góp; Đây là con đường ngắn nhất để Hội đóng góp với Đảng và Nhà nước về đổi mới các cơ chế chính sách, luật pháp trong hợp tác với Cộng đồng ASEAN và các nước khác

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

8

Page 9: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

TRONG NHIỆM KỲ 2015-2020

I. Dự báo bối cảnh quốc tế và Cộng đồng ASEAN

Nhìn chung, trong giai đoạn 2015-2020, dự báo kinh tế thế giới sẽ có nhiều đặc điểm nổi bật như: (1) Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ; các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới; (2) Khoa học - công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới ; (3) Kinh tế thế giới tiếp tục chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn do tác động của những nhân tố địa chính trị, xung đột sắc tộc, tranh chấp tài nguyên và môi trường sống, phân biệt giầu nghèo ; (4) Hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực châu Á, biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế mới bên cạnh những trung tâm kinh tế đã phát triển mạnh như Mỹ, EU và Nhật Bản ; (5) Các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Dự báo tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2015-2020 sẽ lạc quan hơn so với khoảng chục năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo đạt khoảng 4%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Đặc biệt khu vực các nước ASEAN sẽ có nhiều chuyển biến lớn với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Đây sẽ là một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất duy nhất, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và nhân công có trình độ sẽ được tự do lưu thông giữa tất cả các nước trong Cộng đồng. Đây vừa là cơ hội lớn vừa là thách thức lớn đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh. Tự do hoá kinh tế trong nội bộ khối sẽ làm cho nhiều loại chi phí giảm mạnh và các luồng vốn di chuyển giữa các quốc gia ASEAN ngày càng dễ dàng hơn; sự dịch chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia trong khu vực sẽ tăng mạnh, đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, đòi hỏi trình độ quản trị kinh doanh cao hơn, tay nghề và kỷ luật lao động cao hơn, áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị kinh doanh tốt hơn, nắm bắt và thực hiện pháp luật của mỗi nước thành viên kịp thời và chặt chẽ hơn. Yêu cầu trợ giúp pháp lý cũng là một điều kiện đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

Việt Nam và một số nước nằm ở tốp sau của trình độ phát triển kinh tế khu vực đòi hỏi phải có chiến lược phát triển hợp lý. Việc nắm bắt cơ hội, chọn lọc thông tin cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội, xây dựng một cộng đồng thống nhất vững mạnh, phát huy tốt nhất vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh.

9

Page 10: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

Riêng với hợp tác ASEAN,trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế: (i) Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN,Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ và Khu vực Đầu tư ASEAN; (ii) Thúc đẩy hội nhập trong các ngành ưu tiên; (iii) Tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài giữa các nước ASEAN...

Bối cảnh đó đặt ra cho Hội trong việc hỗ trợ hội viên một cách thiết thực. Đó vừa là đòi hỏi của hội viên, vừa là yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Hội.

II. Nhiệm vụ của Hội nhiệm kỳ 2015-2020

Thực hiện tôn chỉ mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết hội viên, hỗ trợ lẫn nhau phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế với các nước ASEN; tư vấn , thẩm định và phản biện xã hội đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính...liên quan đến hợp tác kinh tế của Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Trọng tâm nhiệm vụ của Hội nhiệm kỳ 2015-2020 tập trung vào những nội dung chính sau đây:

1) Các hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện tôn chỉ mục đích của Hội

a) Thực hiện chức năng tư vấn, thẩm định, phản biện xã hội đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, các cơ chế chính sách, xây dựng sửa đổi, bổ sung luật pháp, cải cách hành chính… liên quan đến hợp tác kinh tế với các nước ASEAN. Hội cần xem xét kiện toàn lại bộ máy của Hội và các đơn vị trực thuộc, đổi mới tư duy quản lý, tiếp cận; chủ động và tập hợp huy động tối đa khả năng tham gia của hội viên đặc biệt là các nhà quản lý, nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và thành viên của Hội để thực hiện chương trình này; có quan hệ mật thiết với các cơ quan nhà nước của Việt Nam và các nước ASEAN để từ đó chủ động nắm bắt và đề xuất các chương trình hợp tác, thực hiện chức năng phản biện xã hội. Hội cũng sẽ chủ động nghiên cứu, đề xuất xin chủ trương xây dựng một số dự án phục vụ nhu cầu của Nhà nước, địa phương hoặc một nhóm, một tổ chức cụ thể, từ đó huy động, tổ chức thực hiện vì lợi ích cộng đồng.

Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2020 mỗi năm sẽ thực hiện tối thiểu một chuyên đề:

- Cố gắng nắm thông tin, tổ chức lấy ý kiến, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của hội viên về các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động hội và hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân vào khu vực ASEAN và các nước khác trên thế giới.

- Duy trì và nâng cao chất lượng Diễn đàn MêKông thường niên hướng tới trở thành Diễn đàn kinh tế ASEAN với nhiều chuyên đề, nội dung phong phú.

10

Page 11: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

- Tổ chức đối thoại giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất-kinh doanh trong khu vực ASEAN với các tổ chức quản lý nhà nước theo chuyên đề khi có điều kiện.

- Các Viện, các Trung tâm thuộc Hội tiếp tục củng cố phát triển lực lượng, uy tín, kinh nghiệm đã có để có đủ điều kiện nhận các chuyên đề, các đề án có quy mô lớn hơn, quan trọng hơn nhiềm kỳ I.

b) Hỗ trợ hội viên với những hoạt động chính sau:

- Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh doanh, xây dựng phát triển hợp tác xã đảm bảo năng lực quản trị, cạnh tranh khi hội nhập. Phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật của các nước khi tham gia đầu tư vào từng quốc gia trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

- Làm đầu mối liên kết để đào tạo lực lượng lao động phục vụ nhu cầu đầu tư, kinh doanh ở từng nước (chú trọng đào tạo nghề và ngoại ngữ)

- Củng cố, đổi mới công tác truyền thông để đẩy mạnh phổ biến phong tục tập quán, văn hóa và các thông tin kinh tế của từng nước, đặc biệt là các quy định pháp luật mới liên quan đến quản lý kinh tế ở các nước, để doanh nghiệp kịp thời tìm hiểu và có giải pháp phù hợp. Thông qua báo, tạp chí, trang thông tin điện tử của Hội và các ấn phẩm chuyên đề để cung cấp thông tin đầy đủ đến hội viên, phấn đấu xây dựng tờ báo điện tử của Hội.

- Đẩy nhanh các chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại, giúp đỡ hội viên thuận lợi nhất, nhanh nhất trong việc tiếp cận thị trường và đầu tư, tránh tình trạng lộn xộn như hiện nay.

- Tổ chức chương trình quảng bá nâng cao uy tín thương hiệu, sản phẩm Việt nhằm nhanh chóng xâm nhập được vào thị trường các nước trong AEC.

- Hoàn thiện và cải tiến sàn xúc tiến đầu tư và thương mại đã có theo hướng thực tiễn và hiện đại.

- Đổi mới nội dung hoạt động các văn phòng đại diện theo hướng là địa chỉ tin cậy cho các hội viên trong việc hỗ trợ, bảo vệ lợi ích, tháo gỡ khó khăn cho hội viên. Đồng thời chủ động huy động xây dựng trung tâm hỗ trợ hội viên về thương mại và đầu tư ở các nước thành viên AEC, góp phần tạo thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hội viên là nhà đầu tư. Học tập mô hình quốc tế đang có, phấn đấu xây dựng ở mỗi nước thành viên 01 văn phòng đại diện, đồng thời phấn đấu tạo ra sân chơi an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

- Củng cố các Trung tâm, các Viện nghiên cứu đủ sức nhận và thực hiện các đề tài, các khảo nghiệm, các báo cáo chuyên đề theo đơn đặt hang của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, các tổ chức nhà nước các cấp nhằm tạo được cơ hội tốt nhất cho các doanh nghiệp hội nhập.

11

Page 12: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

2) Xây dựng Hội và phát triển hội viên

a) Xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chế quản lý hoạt động Hội

Trước mắt tập trung vào các quy chế thuộc thẩm quyền ban hành của Ban Chấp hành TƯ theo quy định của Điều lệ Hội, bao gồm:

- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chấp hành TƯ.

- Xây dựng quy chế thành lập, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chi hội, Phân hội.

- Quy chế thi đua, biểu dương, khen thưởng của Hội với yêu cầu động viên và thu hút đông đảo hội viên tham gia với nhiều hình thức thích hợp.

- Xây dựng quy chế quản lý tài chính Hội theo hướng chuyên nghiệp, khuyến khích tạo được nguồn thu đảm bảo tài chính cho hoạt động Hội và thực hiện đúng quy định của pháp luật, đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

b) Phát triển mạng lưới cơ sở hội và hội viên

Quyết định cho sự phát triển vững mạnh và có đủ uy tín trong hoạt động ở tầm khu vực chính là ở sự thành công trong việc phát triển mạng lưới cơ sở hội rộng khắp, tạo sân chơi cho các hội viên trên cơ sở tính khoa học, chuyên nghiệp, năng động của bộ máy Hội. Vì vậy, trong nhiệm kỳ này vấn đề phát triển mạng lưới cơ sở hội và thu hút hội viên là một trong những trọng tâm trong hoạt động của Hội, bao gồm:

- Nhanh chóng mở rộng và thu hút các hội nghề nghiệp, các hội có mục tiêu hoạt động kinh tế ở các địa phương trong nước và của người Việt Nam ở nước ngoài tham gia Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – ASEAN với danh nghĩa Hội thành viên, để cùng nhau đồng hành phát triển kinh tế hướng vào các nước ASEAN.

- Ban Chấp hành TƯ, lãnh đạo Hội, các hội viên đồng hành phát triển tổ chức cơ sở của Hội như Chi hội, Phân hội với các hình thức sinh hoạt phong phú, thiết thực nhằm thu hút hội viên, góp phần xây dựng Hội vững mạnh. Phấn đấu tại phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đều có Chi hội, các tỉnh còn lại có Phân hội.

- Đổi mới, vận động thu hút hội viên mới và quản lý Hội theo hướng có hình thức sinh hoạt thiết thực cho hội viên, tối thiểu các hội viên ở các Phân hội gặp nhau mỗi quý một lần để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ và kiến nghị nguyện vọng của mình kịp thời, và thường xuyên tuyên truyền phát triển hội viên. Phân cấp việc kết nạp, quản lý hội viên.

c) Sắp xếp, củng cố lại các đơn vị trực thuộc TƯ Hội quản lý

12

Page 13: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

- Sắp xếp, củng cố lại các đơn vị ở Trung ương Hội và các tổ chức khác thuộc Hội đáp ứng nhu cầu phát triển và nhiệm vụ, phạm vi hoạt động mới của Hội là phát triển hợp tác kinh tế với các nước ASEAN.

Củng cố và đổi mới Cơ quan Văn phòng Trung ương Hội theo hướng chuyên nghiệp, năng động, thiết thực phục vụ hội viên hiệu quả. Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho cơ quan Trung ương Hội.

- Hỗ trợ hình thành một số Hội thành viên ở địa phương và các nơi có điều kiện thuận lợi; vận động, hỗ trợ hình thành các chi hội, phân hội ngành nghề tại những tổ chức, doanh nghiệp và địa phương..., tập trung vào các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương đang có nhiều hoạt động hợp tác kinh tế và đầu tư lớn với các nước ASEAN.

- Tổ chức văn phòng đại diện hoặc cá nhân đại diện tại một số nước ASEAN căn cứ vào nhu cầu và khi điều kiện tài chính cho phép.

- Sửa đổi Biểu tượng Hội, nghiên cứu thiết kế, thủ tục trao Thẻ hội viên, Giấy chứng nhận hội viên và các mẫu văn bản khác của Hội.

- Củng cố, kiện toàn cơ quan ngôn luận của Hội, đặc biệt là xin phép xuất bản tờ MêKông điện tử và Trang thông tin điện tử của Hội.

d) Tuyên truyền quảng bá Hội và phát triển hội viên

Hoạt động quảng bá Hội và phát triển hội viên trong nhiệm kỳ II tập trung vào 4 nội dung cụ thể sau:

- Tổ chức một số chương trình, vận động xúc tiến thương mại, đầu tư quy mô nhằm quảng bá tới các đối tượng đang có các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các nước ASEAN hoặc quan tâm tới phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư với các nước ASEAN.

- Đổi mới công tác phát triển hội viên thông qua phát triển mạng lưới hội viên ở các chi hội, phân hội ngành, lĩnh vực và các hội địa phương.

- Mở rộng mối quan hệ hợp tác của Hội với các tổ chức, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ASEAN.

- Khuyến khích hội viên tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các thông tin về Hội. Khuyến khích hội viên sử dụng tên và biểu tượng của Hội trong các hoạt động có liên quan đến thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội. Khuyến khích hội viên dùng danh nghĩa là hội viên của Hội để thực hiện và công bố các công trình nghiên cứu khoa học...

3) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

13

Page 14: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

Trên cơ sở kiện toàn lại 3 kênh thông tin tuyên truyền hiện nay của Hội là Thời báo MêKông, Tạp chí Hợp tác và Phát triển, Trang thông tin điện tử của Hội theo hướng: Kiện toàn lại bộ máy phù hợp với nhu cầu và điều kiện mới; Lập và duyệt đề án đổi mới, nâng cấp từng đơn vị nhằm phục vụ có hiệu quả mục tiêu của Điều lệ Hội và phục vụ hội viên; Tạo nguồn thu ổn định để phát triển, góp phần tuyên truyền kịp thời, rộng rãi hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực ASEAN và cơ hội phát triển của hội viên; Cố gắng phấn đấu xin cấp phép để phát triển Tờ báo điện tử của Hội.

Củng cố, mở rộng mạng lưới liên kết truyền thông của Hội, trước mắt duy trì quan hệ hợp tác với các kênh truyền hình đã có quan hệ từ lâu như VITV, VNEWS, VTC, INFO TV, VTC thành phố Hồ Chí Minh để tuyên truyền quảng bá kịp thời các hoạt động của Hội.

Quan tâm phát hành các ấn phẩm chuyên đề, đặc biệt là phổ biến pháp luật về kinh tế của các nước AEC.

4) Mở rộng hợp tác quốc tế phục vụ phát triển kinh tế AEC

Hoạt động này bao gồm việc xúc tiến, thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển thương mại và đầu tư với các nhà đầu tư ngoài ASEAN quan tâm đến phát triển đầu tư, thương mại với ASEAN như cung cấp thông tin, tư vấn đầu tư và thương mại, tiếp xúc, giao dịch… tạo kênh hợp tác nhanh và hiệu quả nhất.

Tăng cường năng lực để hợp tác hoặc nhận các chuyên đề từ các tổ chức quốc tế hoặc khu vực nhằm phục vụ xây dựng chính sách hoạch định chiến lược hoặc trực tiếp thực hiện phục vụ phát triển kinh tế ở từng địa bàn hoặc khu vực kinh tế ở các nước ASEAN. Hội nhập kinh tế quốc tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển thị trường…

Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn và có tác phong sản xuất công nghiệp nhằm đảm bảo sử dụng nguồn lao động tại chỗ cho đầu tư phát triển. Đây là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhóm nước ở mức phát triển trung bình – thấp trong Cộng đồng ASEAN. Để đạt được mục tiêu này cần có sự quan tâm, hợp tác, hỗ trợ của các nước quan tâm tới ASEAN, các tổ chức nội khối ASEAN và đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.

Khai thác sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ gắn với phát triển môi trường bền vững, công nghệ xanh, trước hết là trong sản xuất, chế biến nông nghiệp. Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển vùng của Hội cần tranh thủ, vận động sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện nội dung này, vì một ASEAN phát triển.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, các hoạt động đối ngoại của Hội sẽ tập trung vào 9 nhiệm vụ sau:

14

Page 15: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

(1) Duy trì, phát triển quan hệ của Hội với các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, các hiệp hội và các hội xã hội - nghề nghịêp trong nước. Thiết lập quan hệ với một số địa phương, nhất là các địa phương có khả năng thành lập các chi hội phát triển hợp tác kinh tế với các nước ASEAN, các địa phương có biên giới với Lào và Campuchia.

(2) Thường xuyên tiếp xúc với các Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại các nước ASEAN để thông báo về tình hình và phương hướng hoạt động Hội, tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và trao đổi thông tin. Thiết lập quan hệ với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại các nước ASEAN, trước hết với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư của các nước ASEAN.

(3) Tổ chức các hoạt động giao lưu với các cơ quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cá nhân của Việt Nam và các nước ASEANtrên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của mỗi nước để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm góp phần tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN, đồng thời phát huy khả năng của các tổ chức ASEANđể hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế và đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang các nước này phù hợp với nhu cầu của họ và phù hợp với đường lối hợp tác kinh tế với các nước ASEANcủa Đảng và Nhà nước Việt Nam.

(4) Tìm hiểu khả năng và đăng ký gia nhập một số tổ chức quốc tế phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội; tham gia ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và với sự đồng ý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

(5) Động viên trí tuệ, năng lực, kinh nghiệm của các hội viên nhằm tìm nhiều dự án và các nguồn tài chính trong và ngòai nước cho Hội.

(6) In các tờ rơi giới thiệu về Hội, dịch các kết quả nghiên cứu kinh tế vĩ mô và vi mô và các kết quả khác... để trao đổi với các đối tác ASEAN.

(7) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới thành lập văn phòng đại diện của Hội tại các nước ASEAN.

(8) Tổ chức một số đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm hợp tác kinh tế, đầu tư với các đối tác tại các nước ASEAN. Tiếp đón và làm việc với các đối tác các nước ASEANsang thăm và làm việc tại Việt Nam.

(9) Khi điều kiện tài chính cho phép, tổ chức một số đoàn tham quan du lịch kết hợp tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư với các nước ASEANcho hội viên có nhiều đóng góp cho Hội.

5) Xây dựng tài chính Hội

15

Page 16: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

Để có đủ nguồn tài chính cho hoạt động của Hội, căn cứ vào khoản 11, 12 điều 23 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ, TƯ Hội sẽ xây dựng cơ chế thích hợp để gây quỹ Hội, bao gồm:

- Động viên hội viên đóng góp đầy đủ hội phí với mức theo quy định của Ban Chấp hành TƯ Hội và có quy định phần để lại hoạt động cho Chi hội, Phân hội.

- Vận động các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật với quy chế kiểm soát công khai, minh bạch.

- Tạo nguồn thu từ việc hợp tác với các doanh nghiệp hội viên, các tổ chức, đơn vị trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật, đồng thời góp phần tạo cơ hội cho phát triển kinh doanh của các đơn vị hội viên.

Việc hoạt động và sử dụng kinh phí của Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật và hàng năm có báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của Hội.

III. Tổ chức thực hiện

1) Tổ chức công tác ở Trung ương Hội:

(1) Sắp xếp tinh giản bộ máy cơ quan trung ương Hội theo hướng ít nhưng tinh thông, hiệu quả. Mỗi cán bộ hành chính, văn phòng cần kiêm nhiệm nhiều việc, kể cả tham gia các đề tài, dự án... Trước mắt, tuyển thêm cán bộ cho những vị trí thực sự cần thiết; ưu tiên mời các cá nhân có năng lực đang công tác ở nơi khác làm thêm 30-70% thời gian tại Hội tùy theo tính chất công việc và các dự án.

(2) Sớm hoàn thành quy chế làm việc trong Hội, đặc biệt là quy chế phân chia, ủy quyền trách nhiệm quản lý giữa các đồng chí lãnh đạo Hội. Do đặc điểm của Hội là lãnh đạo thường kiêm nhiệm công việc ở cơ quan khác, cần cụ thể hóa trách nhiệm của Chủ tịch Hội và những việc Chủ tịch Hội ủy quyền cho các Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch xử lý, quyết định và ký các văn bản.

(3) Cần sớm xem xét bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho cơ quan trung ương Hội ngay sau Đại hội.

2) Huy động sức mạnh tổng hợp của Hội thực hiện Chương trình hoạt động

(1) Ban lãnh đạo, đặc biệt là đồng chí Chủ tịch Hội, cần chuyên tâm củng cố, phát triển Hội, đoàn kết cùng nhau tìm các chương trình, dự án, đề tài và các nguồn tài chính để thực hiện. Tận dụng mọi nguồn tài chính có thể huy động như thông qua cac hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp... Chú trọng xây dựng một số tổ chức, doanh

16

Page 17: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I

nghiệp nòng cốt, một số đơn vị bảo trợ - trong đó có sự cam kết về quyền và nghĩa vụ giữa Hội và các hội viên.

(2) Sức mạnh của Hội bắt nguồn từ trí tuệ, công sức lao động, đóng góp của mỗi hội viên và khả năng kết nối của các tổ chức trong Hội và của Trung ương Hội. Do vậy, bên cạnh những cố gắng, quyết tâm của Trung ương Hội, rất mong từng hội viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia thực hiện các nội dung nêu ra trong chương trình hoạt động này, đồng thời qua thực tế, đề xuất các hoạt động cụ thể, có hiệu quả và tính khả thi cao để kiến nghị Trung ương Hội, các ban chuyên môn, các tổ chức của Hội nghiên cứu, tổ chức thực hiện.

3) Nâng cao trách nhiệm của hội viên với công tác Hội

Trung ương Hội định kỳ chủ động liên lạc, tiếp xúc với các hội viên, động viên các hội viên chủ động trao đổi, tham gia ý kiến trực tiếp với các Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội và Ban lãnh đạo Hội về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội. Các ý kiến, kiến nghị và giải pháp xử lý (nếu có) được gửi về Văn phòng Hội để nghiên cứu, phổ biến trong Hội, làm cho Hội hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển vững mạnh.

*****

Trên đây là Chương trình hoạt động nhiệm kỳ hai(2015-2020) của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.

Cuối cùng, Đại hội xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm ủng hộ rất quý báu của các cơ quan, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, các Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia... đối với Hội trong nhiệm kỳ vừa qua. Đại hội rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong nhiệm kỳ tớiđể các hoạt động của Hội ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn, ý nghĩa hơn, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và quá trình hội nhập kinh tế của đất nước với cộng đồng kinh tế ASEAN./.

17