23
1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI 1.1. Giới thiệu công ty Siêu thị Hà Nội Tên công ty: Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart Trụ sở chính: Số 5 – Lê Duẩn – Ba Đình – Hà Nội Ngày thành lập: Được thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1954 - công ty có nhiệm vụ phân phối hàng hoá phục vụ nhân dân trong thời kỳ Thủ đô Hà Nội giải phóng; phát triển ngành Thương mại Thủ đô trong thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước. Điện thoại liên hệ: 04.3 9233591 / 3 9233163 Email: [email protected] 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật 1.2.1. Chức năng - Tổ chức bán lẻ theo phương thức tự phục vụ chủ yếu đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân về các loại hàng hóa dịch vụ. - Căn cứ định hướng và chiến lược phát triển của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, công ty xây dựng phương án về công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, phương án sản xuất kinh doanh trình Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội phê duyệt. - Là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trên thị trường do vậy công ty có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những quy định và chỉ tiêu về giá cả, chất lượng hàng hóa để bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. 1

Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY

SIÊU THỊ HÀ NỘI

1.1. Giới thiệu công ty Siêu thị Hà Nội

Tên công ty: Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

Trụ sở chính: Số 5 – Lê Duẩn – Ba Đình – Hà Nội

Ngày thành lập: Được thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1954 - công ty có nhiệm vụ

phân phối hàng hoá phục vụ nhân dân trong thời kỳ Thủ đô Hà Nội giải phóng; phát

triển ngành Thương mại Thủ đô trong thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa và

thống nhất đất nước.

Điện thoại liên hệ: 04.3 9233591 / 3 9233163 

Email: [email protected]

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật

1.2.1. Chức năng

- Tổ chức bán lẻ theo phương thức tự phục vụ chủ yếu đảm bảo thỏa mãn nhu

cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân về các loại hàng hóa dịch vụ.

- Căn cứ định hướng và chiến lược phát triển của Tổng Công ty Thương mại

Hà Nội, công ty xây dựng phương án về công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán,

phương án sản xuất kinh doanh trình Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội

phê duyệt.

- Là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trên thị trường do vậy công ty

có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những quy định và chỉ tiêu về giá cả, chất

lượng hàng hóa để bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

1.2.2. Nhiệm vụ

- Công ty Siêu thị Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc,

có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng. Công ty được tổ chức các hoạt động kinh

doanh thương mại theo mô hình cửa hàng tiện ích, Siêu thị, Trung tâm thương mại

mang thương hiệu Hapromart và Hapro food và dịch vụ Siêu thị; xây dựng mạng lưới

Siêu thị theo quy hoạch và chiến lược.

- Công ty có nhiệm vụ bảo toàn phát triển vốn được giao, thực hiện nghiêm

chỉnh chế độ quy định về tài chính, kế toán , ngân hàng do nhà nước ban hành, tạo

1

Page 2: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động

kinh doanh của công ty.

- Là doanh nghiệp thương mại nhà nước, công ty có nhiệm vụ tổ chức tốt các

hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận đồng thời tạo ra công ăn việc làm đảm bảo thu

nhập và quyền lợi cho người lao động, góp phần bình ổn xã hội.

1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Tổng số vốn doanh nghiệp hiện có là 70 tỷ VNĐ, trong đó bao gồm 40 tỷ là

vốn cố định và 30 tỷ là vốn lưu động.

Công ty Siêu thị Hà Nội hiện có 9 siêu thị và 2 cửa hàng tiện ích, tất cả đều

được trang bị bằng các thiết bị hiện đại, có hệ thống công nghệ xử lý nhanh chóng kịp

thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các địa điểm chính nằm trên các

trục đường chính như Lê Duẩn, Giảng Võ, Nguyễn Trãi… hoặc các khu tập trung

đông dân cư tạo điều kiện cho khách mua hàng thuận tiện và quảng bá thương hiệu

Hapro Mart. Trong đó, một số siêu thị điển hình là siêu thị Hapro Mart D2 Giảng Võ

có diện tích 1000 m2, siêu thị C12 Thanh Xuân diện tích 906 m2, siêu thị Hoàng Hóa

Thám (tầng 3 - chợ Bưởi – Ba Đình – Hà Nội) diện tích 1.107 m2. Việc áp dụng

công nghệ bán hàng tự chọn phù hợp với sở thích của khách hàng. Vừa qua công ty đã

khai trương đại siêu thị tại Thái Bình, các siêu thị tại Sài Đồng và khu đô thị Việt

Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, và siêu thị tại Mộc Châu. Hiện nay công ty đang khai

thác và tiếp tục phát triển mạng lưới kinh doanh của mình.

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới kinh doanh

1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Tổng số cán bộ nhân viên tính đến cuối năm 2010 là 869 nhân viên, trong đó:

- Trình độ chuyên môn:

+ 230 cán bộ nhân viên có trình độ đại học, sau đại học, chiếm 27% tổng số nhân

viên, trong đó có khoảng 180 nhân viên tốt nghiệp từ các trường tốt nghiệp các

trường thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Số lượng cử nhân từ đại học Thương

Mại có 7 người bao gồm chuyên ngành kinh tế thương mại 4 người, quản trị doanh

nghiệp thương mại 2 người, nhân viên marketing 1 người.

+ Cao đẳng, Trung học 282 người, chiếm 33%

+ Phổ thông trung học, công nhân nghề 357 người, chiếm 40%

- Trình độ chính trị : Cao cấp 1 người, Trung cấp 25 người, Sơ cấp 46 người

- Tỷ lệ giới tính:

+ Nữ 608 người, chiếm 71%

+ Nam 261 người, chiếm 29%

2

Page 3: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

Đứng đầu ban lãnh đạo công ty là giám đốc trực tiếp điều hành tất cả các hoạt

động của công ty, tiếp đến là các phó giám đốc, các phòng ban, các trung tâm bán

buôn và các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích. Cơ cấu tổ chức của công ty Siêu thị Hà

Nội được minh họa như sau:

Biểu 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Siêu thị Hà Nội

(Nguồn phòng Tổ chức Hành chính – công ty Siêu thị Hà Nội)

Trong đó, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan chính của bộ máy là:

- Giám đốc: người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty.

Giám đố công ty do Sở Thương mại Hà Nội bổ nhiệm, có nhiệm vụ trực tiếp điều

hành và chịu mọi trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phó giám đốc: điều hành trực tiếp các phòng ban dưới quyền mình, đồng thời trợ

giúp giám đốc trong việc quản lý công ty

3

Page 4: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

- Phòng tổ chức hành chính và phòng hành chính quản trị: Tham mưu cho giám

đốc và việc phân bổ lao động cho các bộ phận

- Phòng kế toán, tài chính:

Hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty, theo dõi, đánh giá, phân tích

tình hình tài chính

Theo dõi việc luân chuyển vốn của công ty thông qua các sổ sách, chứng từ

Tiến hành công tác quyết toán hàng tháng, quý , năm

Tổ chức theo dõi thực hiện các quy định về tài chính, hóa đơn chứng từ trở xuống

- Phòng kế hoạch phát triển:

Tổ chức thu thập thông tin thị trường

Lập các phương án kinh doanh cho các gian hàng

Lập đơn đặt hàng cho công ty

- Phòng Marketing: đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm, góp phần thúc đẩy quá

trình tiêu thụ hàng hóa

1.3.2. Mạng lưới kinh doanh

Ở thời điểm hiện tại, có thể nói Hapromart là một công ty khá quy mô với hơn

33 siêu thị và cửa hàng tiện ích có mặt trên 10 tỉnh thành phía Bắc: Hà Nội, Hải

Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng

Ninh, Sơn La hoạt động trên cơ sở sự đầu tư và quản lý của công ty mẹ là Công ty

Siêu thị Hà Nội.

Địa bàn kinh doanh của công ty:

+ Trụ sở chính: Số 5 – Lê Duẩn – Ba Đình – Hà Nội

+ Kho hàng hóa: 135 Tựu Liệt – Thanh Trì – Hà Nội

+ Văn phòng: Số 45 – Hàng Bồ - Hoàn Kiểm – Hà Nội

4

Page 5: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

2.1. Chính sách tiền lương

Công ty Siêu thị Hà Nội là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do

nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, vì vậy, chế độ tiền lương của công ty hoàn toàn

tuân theo những quy định về tiền lương hiện hành của pháp luật. Cụ thể, mức lương

tối thiểu được quy định cao nhất là 2.000.000 đồng/người/tháng đối với địa bàn thuộc

vùng 1; mức 1.780.000 đồng/người/tháng đối với vùng 2; mức 1.550.000

đồng/người/tháng đối với vùng 3 và mức 1.400.000 đồng/người/tháng đối với vùng 4.

Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương thưởng đối với người lao động làm thêm giờ,

làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động

nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng

nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đồng thời,

công ty cũng có những mức hỗ trợ tiền lương đối với các phòng ban, các công ty con

khi đạt hoặc vượt chỉ tiêu kinh doanh đề ra để khích lệ tinh thần các cán bộ công nhân

viên.

2.2. Phương pháp quản lý các nguồn lực

Là đơn vị hạch toán kinh doanh phụ thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội,

Công ty Siêu thị Hà Nội tổ chức quản lý nguồn lực dưới sự chỉ đạo và quản lý trực

tiếp, toàn diện của công ty mẹ. Mô hình công ty có tính hiện đại, chuyên môn hóa cao.

Trong đó, khâu đột phá được Hapro lựa chọn là phát triển nguồn nhân lực, đạc biết

chú ý các giải pháp đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên, bên cạnh đó cần

chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng kỹ năng kinh doanh, nét văn hóa

doanh nghiệp. Ngoài ra, Đảng bộ cần xây dựng tiêu chí văn hóa kinh doanh Hapro,

đây là yếu tố quan trọng để xây dựng và giữ vững thương hiệu. Ngoài ra Đảng bộ cần

mạnh dạn đưa ra những chínhsách thu hút nguồn lao động chất lượng và trình độ cao,

có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.

2.3. Chính sách kinh doanh

Với 4 tiêu chí kinh doanh, đó là: Chất lượng đảm bảo, Giá cả hợp lý, Phục vụ

tận tình, Tiện ích tối đa, Công ty Siêu thị Hà Nội đã đề ra và đang và sẽ thực hiện một

chính sách kinh doanh sau:

+ Chính sách bình ổn giá: Công ty Siêu thị Hà Nội (Hapromart) đang nỗ lực

triển khai nhiều biện pháp thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm

phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Là một trong những đơn vị chủ

5

Page 6: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

công của thành phố Hà Nội trong chiến dịch bình ổn giá, chương trình đã được

Hapromart triển khai trong một vài năm trở lại đây. Đối với hầu hết các loại mặt hàng

thiết yếu như đường, sữa, gạo, dầu ăn…, công ty đều bán ra với giá thấp hơn 5-10%

so với thị trường. Cá biệt có những mặt hàng được bán thấp hơn giá thị trường hơn

20% như gạo, dầu ăn… Chương trình bình ổn giá không chỉ được thực hiện tại hơn

200 điểm bán hàng của Hapro trên địa bàn trung tâm Hà Nội mà còn mở rộng tại các

vùng nông thôn, các khu công nghiệp, các phiên chợ hàng Việt Nam ở miền núi, vùng

sâu, vùng xa…để phục vụ người lao động, nông dân, người có thu nhập thấp. Hapro

đã tổ chức 59 đợt lồng ghép phiên chợ hàng Việt Nam với các chuyến bán hàng về

nông thôn tại 18 huyện ngoại thành, góp phần thực hiện tốt chương trình "Người Việt

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và kích cầu tiêu dùng nông thôn. 

+ Chính sách kinh doanh hiệu quả: Nhận được sự chỉ đạo từ phía Tổng công ty

Thương mại Hà Nội, Công ty Siêu thị Hà Nội đã thực hiện cắt giảm chi tiêu, thực hiện

kinh doanh hiệu quả như hạn chế nguồn vốn sản xuất kinh doanh; quay vòng vốn,

đàm phán giãn nợ với các nhà sản xuất; không để hàng hóa tồn kho; cân đối hàng theo

thời vụ; rà soát lại các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để cắt các dự án không cần thiết

và đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác các dự án đang thi công. Đồng thời,

Hapromart cũng sẽ tái cơ cấu các phòng ban của công ty theo hướng gọn nhẹ, hoạt

động hiệu quả và phát động trong toàn hệ thống thực hiện tiết kiệm, thi đua, sáng tạo,

sản xuất có hiệu quả… Công ty cũng đã ra nghị quyết về thị trường liên kết nội bộ để

các công ty con trong hệ thống có sự bảo hộ vay vốn từ Tổng công ty và hỗ trợ, mua

bán các sản phẩm của các công ty con khác của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

2.4. Chính sách cạnh tranh

Với ưu thế của 1 tổng công ty hoạt động trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau

của nền kinh tế, Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro có lợi thế về tính kinh tế theo

quy mô khá rõ rệt. Đây chính là một lợi thế khá lớn trong chính sách cạnh tranh của

Công ty siêu thị Hà Nội Hapromart bởi có được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía tổng công

ty.

Một điều dễ nhận thấy, giá cả chính là trở ngại lớn nhất mà chuỗi siêu thị

HaproMart phải đối mặt trong việc cạnh tranh với các hình thức bán lẻ khác. Lợi thế

chính của siêu thị là chất lượng đảm bảo, giá cả rõ ràng, thông tin đầy đủ về sản phẩm

và nhà sản xuất. Ngoài ra đó còn là không gian thoải mái, tiện lợi. Bên cạnh đó, Công

ty siêu thị Hà Nội cũng có lợi thế là có được những cửa hàng với diện tích nhỏ nhưng

lại nằm len lỏi trong những khu đông dân cư (hay còn gọi là cửa hàng tiện ích) như

phố hàng Bông, hàng Buồm…Đây là một điểm khác biệt của Hapro Mart không chỉ

6

Page 7: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

cạnh tranh với các khu chợ truyền thống,cửa hàng bách hoá mà còn cạnh tranh với các

siêu thị lớn khác do có thể đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp họ tiết kiệm thời

gian và chi phí đi lại. Do vậy công ty Siêu thị Hà Nội cần khắc hoạ mạnh mẽ hơn nữa

điểm mạnh của mình để có thể gia tăng sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ.

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA

SIÊU THỊ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

3.1. Thực trạng hoạt động thương mại

Với nhiệm vụ trọng tâm phát triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao tính cạnh

tranh,mang sự tiệc ích đến với khách hàng, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc xây

dựng hệ thống bán lẻ văn minh, hiện đại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và tiện ích

của người tiêu dùng.

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty Siêu thị Hà Nội, ta có được

các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Siêu thị Hà Nội Hapromart chi nhánh

Hàng Đường được cho dưới bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Hapromart Hàng Đường

giai đoạn 2007 – 2011(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng doanh

thu

1.586,256 1.798,522 1.876,344 3.952,126 4.802,073

Tổng giá vốn 1.464,235 1.625,854 1.660,933 3.087,081 3.718,806

Lợi nhuận 122,021 172,668 215,401 865,046 1.083,267

(Nguồn: Siêu thị Hapromart số 7 Hàng Đường)

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên, ta có biểu đồ kết quả hoạt động

kinh doanh của siêu thị Hapromart Hàng Đường giai đoạn 2007 -2011 như sau:

7

Page 8: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

Biểu 3.1a. Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Hapromart Hàng

Đường giai đoạn 2007 – 2011( đơn vị: triệu đồng)

2007 2008 2009 2010 20110

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Doanh thuGiá vốnLợi nhuận

Biểu 3.1b. Biểu đồ tăng trưởng Doanh thu, Vốn và Lợi nhuận siêu thị

Hapromart Hàng Đường giai đoạn 2007 -2011 (đơn vị: triệu đồng)

8

Page 9: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

2007 2008 2009 2010 20110

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

Doanh thuGiá vốnLợi nhuận

Dựa vào bảng số liệu và quan sát trên biểu đồ trên ta thấy qua các năm, doanh

thu và lợi nhuận của siêu thị đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên sự tăng trưởng này là

không đều và có xu hướng tăng dần qua các năm.

- Nếu như 3 năm 2007, 2008, 2009, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng khá

chậm bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; năm 2008 lợi nhuận tăng chỉ

50,647 triệu đồng so với năm 2007, và năm 2009 lợi nhuận tăng 77,822 triệu đồng so

với năm trước đó thì đến năm 2010 đã có sự nhảy vọt về cả doanh thu, vốn đầu tư và

lợi nhuận.

- Trong khi doanh thu của năm 2010 tăng tới 2075,782 triệu đồng so với năm

2009, tức là tăng lớn hơn cả tổng doanh thu của cả năm 2009, thì lợi nhuận cũng tăng

vọt gấp gần 4 lần so với lợi nhuận của năm trước đó, đạt con số 865,046 triệu đồng.

- Ấn tượng hơn cả chính là con số 4802,073 triệu đồng doanh thu và 1083,267

triệu đồng lợi nhuận của năm 2011, một con số kỷ lục của doanh số và lợi nhuận, đạt

tăng trưởng lợi nhuận 218,221 triệu đồng so với năm 2010.

- Có được những con số ấn tượng trên là do công ty đã bước đầu tìm lại được sự

thăng bằng sau cuộc khủng hoảng và có những chiến lược đề ra phù hợp và hữu ích để

tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh. Và điều này hứa hẹn sẽ tiếp tục thiết lập được

những kỷ lục mới về doanh thu và lợi nhuận kinh doanh trong năm 2012 của siêu thị

và dần có được niềm tin và thị phần rộng lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

3.2. Thực trạng thị trường của công ty

9

Page 10: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

Theo một số liệu thống kê, năm 2006, doanh thu từ ngành bán lẻ đạt 37,5 tỷ

USD thì đến năm 2008 đạt khoảng 42,5 tỷ USD và năm 2010 là 53 tỷ USD. Thị

trường bán lẻ Việt Nam được xếp thứ 4 thế giới sau Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Và

có thể dễ dàng nhận thấy một điều, trên thị trường bán lẻ của nước ta hiện nay, chiếm

đa số cả về số lượng và chất lượng vẫn là những Siêu thị có sự đầu tư nước ngoài, tiêu

biểu trong số này có thể kể đến siêu thị Big C, siêu thị Metro của tập đoàn Cash &

Carry (Đức), Parkson…Những tập đoàn này đã đạt được tốc độ tăng trưởng 40% /năm

khi mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam (Đặc biệt là Metro kiếm lời khoảng 500 triệu USD

một năm và đạt tốc độ tăng trưởng 45%/ năm kể từ khi họ bắt đầu vào kinh doanh tại

Việt Nam). Sắp tới, theo ký kết gia nhập WTO, thị trường nước ta sẽ hoàn toàn mở

cửa để đón nhận các khoản đầu tư nước ngoài thì sẽ có nhiều hơn nữa những tập đoàn

bán lẻ danh tiếng trên thế giới sẽ tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh sự chiếm lĩnh thị trường của hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nước

ngoài, thì hiện nay thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam đối với các doanh nghiệp bán

lẻ trong nước chia làm hai thị trường rõ rệt. Thị trường phía Bắc trở đến Đà Nẵng và

thị trường phía Nam trở ra đến Đà Nẵng. Tại miền Nam trở ra miền Nam, là thị trường

mà các siêu thị Sài Gòn Co-Mart, Satra….. nắm giữ phần lớn thị phần. Trong khi đó

thị trường miền Bắc do các tập đoàn Phú Thái, chuỗi siêu thị Hapro Mart của Tổng

công ty Thương Mại Hà Nội, siêu thị FiviMart, siêu thị Intimex chia nhau nắm giữ thị

phần…

Trong đó công ty Siêu thị Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý chuỗi siêu thị Hapro

Mart dưới sự lãnh đạo của Tổng công ty Thương mại Hà Nội xác định đối thủ cạnh

tranh chính của mình trên thị trường miền Bắc trong thời điểm hiện đại là các siêu thị

vừa và nhỏ là Fivimart và Intimex, ngoài ra còn có các siêu thị nhỏ lẻ khác. Công ty

siêu thị Hà Nội đã xác định về mặt hình ảnh thì hiện nay Công ty đã xây dựng được

một hình ảnh siêu thị Hapro Mart vượt lên hẳn so với hai đối thủ cạnh chính của mình.

Về thị phần, Hapro Mart, Fivi Mart và Intimex đang cùng chia sẻ mức thị phần ngang

như tại thị trường miền Bắc cho đến Đà Nẵng. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến

hành mở rộng mạng lưới siêu thị cũng như đầu tư phát triển các đại siêu thị, do đó đối

thủ cạnh tranh tiểm ần trong tương lai của Hapro Mart sẽ chính là các tập đoàn bán lẻ

lớn, trong đó tập đoàn trong nước là tập đoàn Phú Thái và ngoài nước là siêu thị Big C

và siêu thị Metro của tập đoàn Cash & Carry (Đức).

Như vậy, bên cạnh những khó khăn bởi tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt từ các

đối thủ nước ngoài, Công ty Siêu thị Hà Nội cũng đã phần nào xây dựng và củng cố

được danh tiếng của mình, không hề thua kém các đối thủ trong nước về mặt thị

10

Page 11: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

trường, thậm chí nếu xét về mặt danh tiếng, Hapromart còn vượt trội so với các đối

thủ cạnh tranh trong nước khác. Tuy nhiên, với định hướng quốc tế, công ty luôn luôn

nhận thức đối thủ cạnh tranh tương lai của mình chính là những tập đoàn bán lẻ lớn,

và sẽ đề ra các chiến lược và chính sách phù hợp để biến Hapromart trở thành 1 trong

3 thương hiệu bán lẻ hàng đầu trên chính sân nhà của mình.

4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG

MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ HÀ

NỘI

Qua nghiên cứu các công cụ, chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp, cùng

thực trạng tình hình kinh doanh của công ty trong vài năm trở lại đây, có thể nhận

thấy, những thành tựu đạt được hay những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của

công ty Siêu thị Hà Nội có chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các chính sách kinh tế, thương

mại hiện hành. Và nó được thể hiện qua những công cụ và chính sách thương mại sau

đây:

4.1. Tác động của các công cụ và chính sách vĩ mô

4.1.1. Chính sách tiền tệ

Ngay từ đầu năm 2011, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Và một trong số các giải pháp không thể “vắng mặt” đó là chính sách “tiền tệ thắt chặt”. Khi thắt chặt tiền tệ, ngay lập tức lãi suất ngân hàng sẽ tăng lên một cách tương xứng, cùng với đó là sự sụt giảm trong chi tiêu của người dân, các hộ gia đình – đối tượng khách hàng chủ yếu của các Siêu thị và của Siêu thị Hà Nội, từ đó sức mua sẽ suy giảm một cách đáng kể. Ngoài ra, tuy Việt Nam là thị trường đông dân (xấp xỉ 87 triệu người) đứng thứ 13 trên thế giới, nhưng thu nhập đầu người mới ở mức trung bình thấp trên (1000 USD), vì vậy, cho dù tốc độ phát triển nhanh, nhưng quy mô thị trường vẫn nhỏ. Tầng lớp tiêu dùng phần lớn ở nông thôn, đời sống khó khăn, thu nhập không ổn định, dân trí tiêu dùng không cao, quen với tiêu dùng truyền thống, chuyển dịch tập quán tiêu dùng chậm, nhất là các khu vực kinh tế còn tự cung, tự cấp. Trong năm 2011, sức mua của khu vực tư nhân giảm sút hơn nhiều so với những năm trước đây, trong khó khăn, dân cư khu vực này chỉ tập trung mua sắm hàng thiết yếu bảo đảm nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

Hơn nữa, thị trường bán lẻ Việt Nam dễ bị tác động của thị trường thế giới, tình hình những năm 2009, 2010 và 2011 đã chứng minh những tác động đó. Tác động rõ nhất, mạnh nhất là giá hàng hóa dịch vụ thông qua hoạt động xuất - nhập khẩu từ gạo,

11

Page 12: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

đường, phân bón, thủy sản, thuốc chữa bệnh, thực phẩm nhập khẩu đến xăng dầu, sắt thép, nguyên liệu thức ăn gia súc, ô tô, nguyên liệu đầu vào của dệt may, da giầy… đã có những biến động mạnh, kéo theo chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (như giá mua gạo xuất khẩu tăng, giá lương thực tăng đẩy CPI tăng cao). Điều này trở thành hạn chế không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của những công ty bán lẻ như công ty Siêu thị Hà Nội và các đại lý, chi nhánh.

4.1.2. Chính sách tài khóa

Trong những năm gần đây, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn

khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu, Nhà nước thường xuyên ban hành cách chính

sách “tài khóa thắt chặt”, “giảm đầu tư công, chi tiêu công”, “tiết kiệm chi 10%”, vì

vậy, tăng trưởng tiêu dùng của thị trường bán lẻ nói chung và Công ty Siêu thị Hà Nội

nói riêng cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với đặc thù là một đơn vị hành chính phụ

thuộc, với sự đầu tư 100% vốn nhà nước, Công ty Siêu thị Hà Nội đã nhận được sự hỗ

trợ từ các biện pháp hỗ trợ bán hàng bình ổn giá từ phía nhà nước hay Ủy ban nhân

dân thành phố Hà Nội, cùng chung tay kiềm chế lạm phát, hỗ trợ nhân dân giá cả, chất

lượng và các dịch vụ thương mại.

4.1.3. Các chính sách khác

Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ đúng vào thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, từ ngày 1/1/2009 thị trường bán lẻ Việt Nam có thêm đầu tư của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Nhưng từ thời gian đó đến nay, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu chỉ thăm dò, tìm hiểu khả năng thị trường để vạch ra chiến lược đầu tư lâu dài hơn, vì vậy không như dự báo, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam không nhiều. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa đưa ra tiêu chí về mở điểm bán lẻ thứ 2 của doanh nghiệp nước ngoài theo như cam kết (Economic Needs Test – ENT). Với rào cản này, các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài khó lòng xâm nhập ồ ạt vào nước ta trong một thời gian dài nữa. Đây cũng chính là cơ hội và khoảng trống về thời gian để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, trong đó Công ty Siêu thị Hà Nội là một điển hình, có thể tận dụng thời cơ xây dựng khả năng cạnh tranh và chiếm thị phần.

Trái với thuận lợi trên, khi tỷ giá VNĐ/USD cũng như giá vàng biến động liên

tục và không ổn định; thị trường bất động sản ảm đạm; chứng khoán sụt giảm, doanh

nghiệp khát vốn, sản xuất đình trệ, lao động không việc làm gia tăng… đã tác động

đến lòng tin của người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bán lẻ.

Ngoài ra, thị trường bán lẻ non trẻ của chúng ta vẫn còn mắc những căn bệnh

trầm kha cần phải  khắc phục, đó là thiếu chiến lược phát triển cho thị trường bán lẻ ở

cả 3 cấp độ: Nhà nước, ngành công nghiệp và doanh nghiệp; Tính chuyên nghiệp của

12

Page 13: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

lực lượng các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là quản trị doanh nghiệp và

nguồn nhân lực thích hợp chưa cao.

Thực tế, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế ảm đạm sẽ tiếp tục khiến

người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong năm 2012. Không chỉ người tiêu dùng chi tiêu

ít đi, mà các nhà bán lẻ cũng đang tập trung phát triển sản phẩm hơn là mở rộng hệ

thống phân phối, cửa hàng. Như vậy, khó khăn vẫn chưa hết trong tương lai gần, bởi

nguồn cung đang phát triển với tốc độ vượt nguồn cầu. Thêm nữa, giá thuê và chính

sách cho thuê đất để hoạt động siêu thị cũng đang tồn tại một số những bất cập và cần

phải được giải quyết trong thời gian sớm nhất để có thể ổn định được hệ thống thị

trường bán lẻ nội tại.

4.2. Tác động của các công cụ và chính sách của doanh nghiệp

4.2.1. Chính sách tiền lương, đãi ngộ công nhân

Mục đích chính của chính sách tiền lương ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng để

đảm bảo chủ yếu 3 yếu tố: Tính công bằng, Tính cạnh tranh, và Tính hệ thống. Nếu

xét qua một doanh nghiệp nhà nước như Công ty Siêu thị Hà Nội, chính sách tiền

lương được nhà nước ban hành thật khó để có thể đảm bảo 3 yếu tố chủ yếu trên. Nếu

cứ giữ nguyên như vậy, quả thực còn khá nhiều những bất cập, từ đó gây ra không ít

khó khăn cho việc thu hút, lưu giữ và phát triển nguồn nhân lực cho công ty – đặc biệt

với đội ngũ trẻ có trình độ chuyên môn và lao động quản lý. Hiện tại, các doanh

nghiệp nhà nước nói chung và Công ty Siêu thị Hà Nội nói riêng chủ yếu vẫn áp dụng

thang lương khá cứng nhắc theo Nghị định 205 của Chính phủ, tuy nhiên lại vận dụng

chưa đúng và chưa linh hoạt các quy định của Nhà nước về tiền lương: bội số tiền

lương thấp, tiền lương cào bằng giữa lao động quản lý và nhân viên, công việc phức

tạp và đơn giản, xếp bậc lương chủ yếu do thâm niên mà ít chú ý tới năng lực… Thực

tế, về nguyên tắc Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần Nhà nước được phép tự

chủ xây dựng cơ chế phân phối tiền lương, đảm bảo chống phân phối bình quân, cào

bằng mà phải phù hợp với thực tiễn, gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Và những

điều này có ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực của công ty, từ đó quyết định tới

hoạt động kinh doanh của công ty.

4.2.2. Cơ chế, chính sách quản lý nguồn nhân lực

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là Công ty Siêu thị Hà

Nội, cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo tuân theo các tiêu chí cơ bản như:

“Phải là Đảng viên, có thâm niên công tác và  thuộc diện cán bộ quy hoạch của tổ

13

Page 14: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

chức Đảng trong doanh nghiệp đó…”. Tài năng đôi khi cũng chỉ là một điều kiện đủ

(chứ không phải là điều kiện cần) theo cơ chế bổ nhiệm nhân sự nêu trên.

Như vậy, một người trẻ, có tài năng, mới vào làm cho doanh nghiệp nhà nước

khó mà được trọng dụng, bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Bên cạnh đó, còn

bắt gặp đâu đó doanh nghiệp nhà nước như  một “nhà trẻ hay là nơi giải quyết “chế

độ, chính sách, bởi công nhân viên đa phần đều là người được gửi gắm, hoặc chuyển

ngành trong khu vực nhà nước. Hoạt động tuyển dụng trong doanh nghiệp nhà nước

đôi khi không còn tuân thủ nguyên tắc  “có việc mới cần người mà xuất hiện tình

trạng “có người rồi mới tạo ra việc?. Những điều này cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới

hoạt động kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội, nó vô tình có thể gây ra tính trì trệ

trong công việc, thậm chí gây nên việc “chảy máu chất xám”, bới các cán bộ, nhà

quản lý có trình độ cao, kỹ năng tốt xin nghỉ việc để ra ngoài làm trong những doanh

nghiệp có sự “tương xứng” với họ cao hơn.

Việc nền kinh tế nước ta hiện là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, vậy nên, sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt và khốc liệt. Nó đòi hỏi các nhà bán

lẻ, trong đó có công ty Siêu thị Hà Nội cần đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường bán

lẻ năng động và nhiều biến đổi bởi các hình thức bán lẻ hôm nay sẽ còn không phù

hợp trong tương lai. Các nhà bán lẻ cũng cần nhận thức rõ tác động mạnh của công

nghệ thông tin, thương mại điện tử… và quan hệ gắn kết giữa bán lẻ - truyền thông

đại chúng – viễn thông; Những vấn đề muôn thủa như nghiên cứu và chăm sóc khách

hàng…, và những vấn đề mới nhưng hết sức hiệu quả như chính sách hải quan, khu

vực miễn thuế, kho ngoại quan… Đặc biệt, các nhà bán lẻ cần khắc phục các căn bệnh

cố hữu của thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam.

5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT

Năm 2011, lạm phát tăng cao, chỉ số CPI của cả nước tăng 18,58% so với năm

2010( theo báo cáo của tổng cục Thống Kê). Do đó, người dân thu hẹp chi tiêu và tìm

các sản phẩm thay thế đến từ nhiều nhà cung cấp khác cho phù hợp với thu nhập và

mức sống của mình. Vì vậy, việc phải cạnh tranh với nhiều hãng khác trên phân khúc

thị trường bán lẻ, đặc biệt, nguy cơ bị mất thị trường ngay trên sân nhà khi có hàng

loạt các thương hiệu siêu thị nước ngoài nhảy vào khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm

của Công ty Siêu thị Hà Nội bị ảnh hưởng.

Tính chuyên nghiệp của lực lượng các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là

quản trị doanh nghiệp và nguồn nhân lực thích hợp chưa cao. Đặc biệt, với một doanh

nghiệp có nhiều sự đầu tư từ phía nhà nước như Công ty Siêu thị Hà Nội thì tính

14

Page 15: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

chuyên nghiệp phải càng phải rõ ràng để làm đầu tàu cho sự phát triển của doanh

nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Có được thị phần, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã khó, nay

vấn đề gìn giữ và phát triển nó một cách lớn mạnh càng khó hơn, đặc biệt, vấn đề về

chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ càng phải được quan tâm và đầu tư hợp lý để

“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” trở thành phương châm sống của người dân

Việt.

6. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

1. Bộ môn Kinh tế thương mại: Giải pháp phát triển thương mại các loại thực

phẩm ngọt tại Siêu thị Hà Nội Hapromart trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện

nay.

2. Giải pháp sử dụng nhân lực nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo

tại Siêu thị Hà Nội Hapromart trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay.

15

Page 16: Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Siêu thị Hà Nội Hapromart

3. Phản ánh quy mô phát triển \

- Doanh thu, doanh số bán, số lượng

- Tốc độ phát triển doanh thu, số lượng

4. Phản ánh chất lượng phát triển thương mại

- Sự ổn định đến đâu trng doanh thu, số lượng

- Sự chuyển dịch cơ cấu: mặt hàng, thị trường, phương thức

- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực

-

16