13
1 BÁO CÁO THC ĐỊA TI TNH HÀ TĨNH Ngày 27/02/2013 I. Làm vic ti UBND huyn Nghi Xuân, tnh Hà Tĩnh 1. Mt sđặc đim vtnh Hà Tĩnh * Điu kin tnhiên Hà Tĩnh là mt tnh di đất min Trung, nm trong vùng du lch Bc Trung b, phía bc giáp NghAn, phía nam giáp Qung Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp bin Đông vi bbin dài 137km. Ðịa hình đa dng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bng và bin. Hà Tnh có ti 14 con sông ln nhvà nhiu hnước. Nhit độ trung bình năm 23,7ºC. 1 Din tích: 6.055,6 km² Dân s: 1.300.800 người (năm 2005) Các qun, huyn: - Thành ph: Hà Tĩnh. - Huyn (10): Hương Sơn, Đức Th, Nghi Xuân, Can Lc, Hương Khê, Thch Hà, Cm Xuyên, KAnh, Vũ Quang, Lc Hà. - Thxã: Hng Lĩnh. Dân tc: Vit (Kinh), Thái, Cht, Mường. 1 http://www.hatinh.gov.vn/Pages/Gi%E1%BB%9Bithi%E1%BB%87u.aspx

BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

  • Upload
    doque

  • View
    221

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

1

BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

Ngày 27/02/2013

I. Làm việc tại UBND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

1. Một số đặc điểm về tỉnh Hà Tĩnh

* Điều kiện tự nhiên

Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Hà Tỉnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Nhiệt độ trung bình năm 23,7ºC.1

Diện tích: 6.055,6 km² Dân số: 1.300.800 người (năm 2005) Các quận, huyện: - Thành phố: Hà Tĩnh. - Huyện (10): Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà,

Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang, Lộc Hà. - Thị xã: Hồng Lĩnh. Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, Chứt, Mường.

1 http://www.hatinh.gov.vn/Pages/Gi%E1%BB%9Bithi%E1%BB%87u.aspx

Page 2: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

2

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh

2. Một số đặc điểm tự nhiên của Huyện Nghi Xuân

• Vị trí địa lí:

Nghi Xuân là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hà tĩnh 56 km và cách thị xã Hồng Lĩnh 15 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 7 km về phía Nam, có Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài khoảng 12 km. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã và hai thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 22004.14 ha. Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 10 km về phía nam, cách thị xã Hà Tĩnh 50 km về phía Bắc. Nghi Xuân có bờ biển dài 32 km, sông Lam chảy phía Bắc huyện với chiều dài trong địa phận huyện là 28 km, đường quốc lộ chạy qua phần phía Tây của huyện dài 11 km, đường 22/12 nối từ ngã ba thị trấn Nghi Xuân và chạy xuyên qua các xã ven biển của huyện đến các xã của huyện Can Lộc, Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh. Huyện lại gần một số cảng sông (Bến Thuỷ, Xuân Hội) và cảng biển (Cửa Lò, Cửa Hội). Với vị trí địa lí như vậy nên rất thuận lợi cho giao lưu thông thương với các tỉnh, các trung tâm kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.2

Nghi Xuân là một huyện ven biển, nằm ở hữu ngạn sống Lam, phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), phía Tây Bắc giáp huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh (Tỉnh Nghệ An), phía Đông giáp Biển Đông.

2 http://nghixuan.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=121&Itemid=165

Page 3: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

3

Huyện Nghi Xuân hiện có 2 thị trấn (Nghi Xuân và Xuân An) và 17 xã (Cổ Đạm, Cương Gián, Tiên Điền, Xuân Đan, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Lĩnh, Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Viên, và Xuân Yên).

Bản đồ hành chính huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Page 4: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

4

• Một số thông tin thu thập được trong quá trình làm việc với UBND huyện Nghi Xuân

- Xã Xuân Hội là xã điển hình về xâm nhập mặn và nước biển dâng (cả dâng biển và dâng sông). Đây cũng là xã có hệ thống đê biển.

- Xã Xuân Trường cũng là xã chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và nước biển dâng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng, mức độ quyết liệt không bằng Xuân Hội.

- Ngoài ra, xã Cương Gián – xã có nhiều lao động đi xuất khẩu lao động, cũng là xã điển hình chịu ảnh hưởng của BĐKH.

Đó là 3 xã điển hình chịu ảnh hưởng của BĐKH tại huyện theo như nhận định của lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân.

- Về tình hình xâm nhập mặn, trước đây có hệ thống công bơm nước ngọt lên đến Bến Thủy đây nhưng bây giờ không sử dụng được vì mặn. Hiện nay đang có thông tin là tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đang có kế hoạch phối kết hợp xây dựng hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt tại khu vực Bến Thủy, gắn với Cầu Bến Thủy 3.

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu về tài liệu, số liệu của nhóm nghiên cứu:

+ Số liệu thống kê thiệt hại bão, lụt, thiên tai, tình hình thủy văn: Hàng năm Văn phòng UBND đều có báo cáo thống kê cụ thể;

+ Đã có quy hoạch sử dụng đất nhiệm kỳ 2012-2015 cả bản cứng và bản mềm: Anh Tuất – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện sẽ cung cấp;

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì đang làm chưa xong. Nhưng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Page 5: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

5

Bản đồ hành chính xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

• Một số thông tin thu thập được trong quá trình làm việc tại UBND xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

- Xuân Hội là xã ven biển, ở vị trí cửa sông đổ ra biển.

- Toàn xã có 6047 nhân khẩu với 638 hộ gia đình.

- Cơ cấu nghề nghiệp:

+ Nông nghiệp: 55% dân số làm nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế chỉ chiếm 10% GDP,

+ Ngư nghiệp bao gồm khai thác và nuôi trồng thủy hải sản: đây là ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của xã

+ Dịch vụ

- Thu nhập bình quân đầu người của toàn xã năm 2012 là 23,210 triệu đồng/năm.

- Xã có 11 xóm: Hội An, Hội Ninh, Hội Phong, Hội Phú, Hội Quý, Hội Tân, Hội Thái, Hội Thành, Hội Thủy,…

- Xóm đông dân cư nhất có 223 hộ gia đình; Xóm ít dân nhất khoảng xấp xỉ 100 hộ gia đình;

Page 6: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

6

- Có 1 xóm thuần ngư là Hội Quý, chủ yếu là đánh bắt thủy hải sản, còn lại các xóm khác nuôi trồng thủy sản chỉ là xen canh với nông nghiệp;

- Hội Thái là xóm có nghề chế biến nước mắm; - Huyện đang triển khai xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, xây dựng cảng cá Xuân Hội,

dự kiến đến tháng 6/2013 sẽ hoàn thành. Cảng cá được đặt ở xóm Hội Quý.

- Đặc điểm tình hình mưa lũ, xâm nhập mặn: Trong vòng 20 năm trở lại đây, địa bàn xã ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, nhưng do lịch sử địa phương nằm ở cửa sông nên chủ yếu chịu tác động của bão và sóng to dẫn đến triều cường -> nhân dân ở đây có truyền thống sống chung với xâm nhập mặn. Có nơi diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn thì sản lượng thấp chỉ 1 tạ/sào; Nuôi trồng thủy sản ở đây hiệu quả kinh tế không cao do năng suất thấp, ô nhiễm nguồn nước và do kỹ thuật người nuôi chưa tốt.

II. Làm việc tại UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

1. Một số đặc điểm tự nhiên huyện Đức Thọ

Phía đông nam huyện giáp huyện Can Lộc, phía bắc tây giáp huyện Nam Đàn, phía đông bắc giáp huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp huyện Hương Sơn, phía tây nam giáp huyện Vũ Quang, huyện Hương Khê, phía đông giáp thị xã Hồng Lĩnh.

Huyện Đức Thọ hiện nay có 1 thị trấn (Đức Thọ) và 28 xã (Đức Vịnh, Đức Quang, Đức Châu, Đức Tùng, Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Đức Nhân, Đức Thủy, Thái Yên, Đức Thanh, Trung Lễ, Đức Lâm, Đức Dũng, Đức An, Đức Lập, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Long, Đức Hòa, Bùi Xá, Đức Yên, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Thịnh, Đức La).3

3 http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c_Th%E1%BB%8D

Page 7: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

7

Bản đồ hành chính huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Page 8: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

8

Bản đồ chi tiết các xã của huyện Đức Thọ

Page 9: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

9

• Đặc điểm tự nhiên của huyện Đức Thọ:

- Diện tích tự nhiên của toàn huyện là trên 20.000 ha, với hơn 100 ngàn dân;

- Có 28 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã ngoài đê thường xuyên bị ngập lụt và có 4 xã miền núi ở vùng thượng lưu cũng bị ngập lụt do ảnh hưởng của sông La và sông Ngàn Sâu.

- Đức Thọ là huyện hàng năm đều có chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Huyện hàng năm bình quân chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 6 đến cơn bão số 11. Đặc điểm của các cơn bão này là vào trung tâm của huyện hoặc nếu bão ở ngoài biển thì cũng gây ra mưa lớn, nước dâng cao rồi ngập lụt, đặc biệt là đối với vùng hạ lưu gồm 7 xã ngoài đê và 4 xã miền núi là thường xuyên năm nào cũng chịu ảnh hưởng của ngập lụt.

- Trung tâm thị trấn Đức Thọ, các xã Tùng Ảnh, Đức Yên, Đức Long nếu lượng mưa lớn kéo dài trên 200 mm thì sẽ chịu ngập úng cục bộ. Mặc dù địa phương đã lập nhiều dự án tiêu úng nhưng chưa triển khai được do thiếu kinh phí.

- Nhu cầu của địa phương: mong muốn được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết phòng chống và tiêu úng, đặc biệt đối với 7 xã ngoài đê và 4 xã miền núi.

- Đặc điểm tình hình mưa lũ, ngập lụt:

+ Địa bàn huyện có tuyến đê chạy qua hai huyện Đức Thọ và Hồng Lĩnh với tổng chiều dài 20km, nhưng đoạn chạy qua huyện Đức Thọ là 15,5km đi dọc theo sông La. Các xã Đức La, Đức Quang và Đức Minh nằm ngoài đê; Xã Đức Nhân có 1/3 dân nằm ở ngoài đê (Xóm 4, 5 và 6) và 2/3 nằm trong đê (xóm 1,2, 3 và 7); -> Các xã ngoài đê, lụt lớn là đều bị ngập, nếu mức nước sông trên báo động 1 (cao trình 3.5) là các xã đều bị ngập, đồng ruộng bị ngập hết và nước lũ bắt đầu vào các đường làng.

+ Đặc điểm dân cư vùng nước lũ: xây nhà đặt móng nhà rất cao, cao hơn mặt đường 1 m, thậm chí cao hơn đầu người để giải quyết phòng lũ. Ở cao trình 4.5 thì lũ bắt đầu mới vào nhà.

+ Trong 7 xã ngoài đê, ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt là Đức La và Đức Quang là 2 xã nằm cạnh ven sông. Ngoài ra còn 2 xã Đức Châu và Đức Tùng cũng bị ảnh hưởng nhiều. Còn ảnh hưởng đầu nguồn nhiều nhất là xã Đức Lạng và Đức Lạc, dọc bờ sông La và sông Ngàn Sâu tiếp theo là Trường Sơn và Liên Minh.

+ Các xã trong đê: Nếu mưa lớn ngập thì ngập nặng nhất là Đức Long, Đức Lâm, Đức Thanh, xã Thái Yên và Yên Hồ. Đặc biệt xã Yên Hồ hàng năm nếu lượng mưa trên 200 mm là ngập ảnh hưởng đến 100-200 ha lúa, xã Thái Yên, Đức Lâm khoảng 250 ha lúa, Đức Long là tương tự. Nếu mưa lớn trên 200 mm, xã chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Yên Hồ, Thái Yên và Đức Thanh, khi mưa to nước ở những xã trên cao dồn xuống khiến Yên Hồ bị úng. Việc tiêu úng ở Yên Hồ được thực hiện qua cống Trung Lương và cống Đức Xá. Yên Hồ là xã trũng nên khi có mưa lớn thì nước ở thượng nguồn sông Lam và sông Ngàn Sâu đổ về rất lớn khiến lượng nước ở sông là cao hơn

Page 10: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

10

trong đồng (trên 50 cm) nên phải đóng cống Trung Lương, nước mưa do đó không thể tiêu qua cống được -> Đó là lý do tại sao Yên Hồ - một xã nằm ngay cạnh cống nhưng lại bị úng khi có mưa lớn.

+ Duy nhất có một năm, đợt lũ lịch sử gần đây nhất là năm 2010, toàn huyện bị ngập lụt, kể cả thị trấn Đức Thọ cũng bị ngập, còn các xã khác đều bị ngập vào nhà kéo dài từ 15-20/10/2010 (sau kỷ niệm 1000 năm Thăng Long).

+ Về ảnh hưởng của ngập úng: việc ngập úng ở địa bàn huyện không phụ thuộc vào lượng nước ở thượng nguồn mà phụ thuộc vào lượng mưa, nếu lượng mưa trên 250 mm thì sẽ gây ngập úng cục bộ. Các xã trong huyện năm nào cũng chịu vài đợt lũ lụt nhưng lũ chỉ gây ra thiệt hai khi đến sớm hơn 20/8-15/9 vì nhân dân chưa kịp thu hoạch lúa.

- Về tình hình xâm nhập mặn: tùy từng năm nếu năm hạn hán nhiều thì xâm nhập mặn lên đến xã Bùi Xá, chỗ đó không lấy nước từ sông vào. Xâm nhập mặn xác định căn cứ vào lượng nước mặt lên. Nếu xâm nhập mặn thì có ảnh hưởng đến xã Yên Hồ.

- Về tình hình sản xuất nông nghiệp:

+ Các xã ngoài đê Đức Quang, Đức Long, và Đức La và các xã của huyện nói chung vẫn làm nông nghiệp là chính, cấy lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Ngoài ra có trồng màu: Vụ Đông-Xuân trồng lạc, ngô; vụ Hè Thu trồng đậu xanh, hành, gừng.

+ Xã Đức Yên và Bùi Xá là vùng tập trung trồng rau cung cấp cho toàn huyện.

+ Các xã ở huyện Đức Thọ chủ yếu là làm nông, ngày nông nhàn nhiều lao động có tranh thủ đi làm xa (chủ yếu là xây dựng);

+ Xuất khẩu lao động cũng rải rác. Ở Hà Tĩnh nói chung, việc xuất khẩu lao động chủ yếu dựa vào quan hệ người thân, quen do việc đi xuất khẩu lao động đòi hỏi tiêu tốn một khoản tiền lớn nên người dân phải tìm nguồn tin cậy để gửi gắm.

2. Một số đặc điểm tự nhiên của xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

• Vị trí địa lý của xã Yên Hồ: phía Bắc giáp xã Đức Vĩnh; phía Đông giáp các phường Đức Thuận và Trung Lương của thị xã Hồng Lĩnh; phía Nam giáp các xã Đức Nhân, Đức Thịnh, Đức Thủy; Tây giáp các xã Đức La, Đức Quang.

• Xã có 9 thôn (xóm): Từ 1 đến 9.

Page 11: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

11

Bản đồ hành chính xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

• Thông tin thu thập được trong khi làm việc với UBND xã Yên Hồ

- Đặc điểm tự nhiên-xã hội:

+ Yên Hồ nằm ở phía Đông của huyện Đức Thọ,

+ Dân số của xã là 40536 nhân khẩu, 1390 hộ gia đình

+ Là xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp; Không có nhà máy, không có nghề phụ; Một số lao động di cư ra ngoài đi làm xây dựng;

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 9,5 triệu đồng;

+ Hàng năm chịu nhiều thiên tai, bão lụt, đặc biệt chịu ngập lụt lớn. Khi thời tiết hạn hán thì có bị nước mặn xâm nhập qua cống Trung Lương;

+ Diện tích đất nông nghiệp cả trồng lúa và hoa màu là 746 ha;

+ Xã chia thành 9 thôn xóm nhưng nay đang tiến hành sát nhập thành 6 thôn.

+ Địa hình xã dốc về phía Đông Nam, cao ở phía Tây.

+ Xã không có đồng bào công giáo.

+ Xã có truyền thống hiếu học nên nhiều người trong xã sau khi đi học thì không về nữa, di cư đi nơi khác “thoát ly”: theo thống kê năm 2003 toàn xã có 5300 nhân

Page 12: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

12

khẩu nhưng đến nay chỉ còn 4500 nhân khẩu. Như vậy, dân số của xã có giảm trong 10 năm qua.

+ Lực lượng lao động nông thôn có xu hướng già hóa, lao động trẻ và thanh niên có xu hướng di cư đi hết.

+ Tỷ lệ hộ nghèo trong xã hiện nay chiếm 4,6%.

+ Xã có 90% số hộ gia đình sử dụng nước máy do nhà máy nước sạch cung cấp;

+ Mấy năm trở lại đây ở xã theo như phản ánh của bà con nhân dân là có hiện tượng “mưa mun” – nước mưa có màu đen sấm như tro, hiện tương mưa này xuất hiện vào khoảng tháng 7, tháng 8 trước khi bắt đầu vào mùa mưa -> Chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng có thể do ô nhiễm không khí.

- Về vấn đề ngập úng cục bộ: hàng năm đều có ảnh hưởng trên một đơn vị thôn xóm. Hàng năm có 150 ha lúa và 100 ha diện tích đất màu bị ngập lụt cục bộ.

+ Năm 2010, điểm ngập sâu nhất có nhà lên đến 1,2 m, nhà bình thường từ 20-50 cm.

+ Năm 2012 vừa qua do lụt đến sớm nên toàn bộ 130 ha lúa của 3 xóm trong xã đều đã bị ngập lụt làm hư hỏng, gây thiệt hại.

+ UBND huyện đầu tư cho xã đặt Cồn báo lũ lụt, địa điểm đặt tại thôn 5.

+ Đợt lũ năm 2010 thì thôn bị ngập lâu nhất là thôn 5 và 1/2 của thôn 6. Thời gian ngập 4 ngày.

- Xóm 1: nằm ở ngoài đê, trước đây có hơn 60 hộ nhưng năm 2009-2010 đã di dời được 26 hộ, hiện còn khoảng 30 nóc nhà ở ngoài đê. Xã có kế hoạch năm 2013 tiếp tục di dời các hộ này vào trong đê theo Đề án của huyện, Chính phủ. Mỗi hộ được cấp đất ở mới bình quân 300 m2/hộ lấy từ quỹ đất dự phòng của xã; còn đất sản xuất có thể vẫn giữ ở ngoài đê.

- Khu vực chịu úng nhiều nhất là 1/2 của thôn 3, 1/2 của thôn 4 và toàn bộ thôn 5 và 6. Thôn ở ngoài đê thì thường xuyên phải sống chung với lũ.

+ Thôn 5 có 202 hộ gia đình; Đặc điểm thôn 5: Nằm hướng Đông Bắc của trụ sở UBND xã, cách xã khoảng 2,5 km;

+ Thôn 6: 205-206 hộ gia đình;

+ Chủ yếu là ngập úng diện tích đất canh tác, còn ngập nhà ở thì ít;

- Đánh giá tình hình xâm nhập mặn: trong 10 năm trở đây theo nhận định của người dân thì càng ngày càng lớn. Người dân không có số liệu đo lường nhưng họ nhận định được thông qua ở xã có nhà máy nước sạch sử dụng ống kẽm đều đã bị ăn mòn, vừa rồi phải thay thế;

- Loại cây trồng chủ yếu: Lúa, màu (lạc, ngô, khoai, rau các loại,…);

Page 13: BÁO CÁO THỰC ĐỊA TẠI TỈNH HÀ TĨNH

13

- Đề án xây dựng nông thôn mới của xã đã được phê duyệt và cấp vốn đầu tư từ 2 năm nay.

- Việc khắc phục thiệt hại của lũ lụt tại địa phương:

+ Chủ yếu dựa vào nội lực của bà con nhân dân;

+ Về phía UBND xã có xây dựng quy hoạch, vận động, giúp đỡ bà con (sự tham gia của Hội cựu chiến binh, phụ nữ,…); hỗ trợ cho vay vốn để làm nhà chống lũ;

+ Cần có phương pháp tính toán lịch thời vụ, gieo trồng sớm để tránh lụt.

+ Sử dụng giống ngắn ngày vẫn đảm bảo trồng lúa 2 vụ;