38
BCCT ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP HÀ NỘI BCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI *** ĐẠI HỘI XXVIII [DỰ THẢO] Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014 ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC TOÀN DIỆN ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN, XỨNG ĐÁNG TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐƠN VỊ ANH HÙNG -------------------- Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đoàn trường khóa XXVII trình Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Giao thông vận tải lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2014 – 2017 Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Trường Đại học Giao thông vận tải lần thứ XXVIII diễn ra vào thời điểm tuổi trẻ Thủ đô và cả nước đang quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XIV. Đại hội là diễn đàn quan trọng của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Nhà trường, có nhiệm vụ tập trung đánh giá thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ 2012-2014, khẳng định những thành tích kết quả đạt được, nhìn nhận và kiểm điểm những mặt còn tồn tại, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu phương hướng hoạt động, công tác trong nhiệm kỳ 2014-2017, tiếp tục hoạt động hiệu quả theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động, phong trào do Trung ương 1

BAO CAO CHINH TRI 28.doc

Embed Size (px)

Citation preview

BCCT

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP HÀ NỘIBCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

***ĐẠI HỘI XXVIII

[DỰ THẢO]

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC TOÀN DIỆN

ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN, XỨNG ĐÁNG TRUYỀN THỐNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐƠN VỊ ANH HÙNG

--------------------

Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đoàn trường khóa XXVII trình Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Giao thông vận

tải lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2014 – 2017

Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Trường Đại học Giao thông vận tải lần thứ XXVIII diễn ra vào thời điểm tuổi trẻ Thủ đô và cả nước đang quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XIV. Đại hội là diễn đàn quan trọng của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Nhà trường, có nhiệm vụ tập trung đánh giá thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ 2012-2014, khẳng định những thành tích kết quả đạt được, nhìn nhận và kiểm điểm những mặt còn tồn tại, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu phương hướng hoạt động, công tác trong nhiệm kỳ 2014-2017, tiếp tục hoạt động hiệu quả theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động, phong trào do Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội tổ chức, phát động và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, với mục tiêu xây dựng Nhà trường trở thành trường đại học kỹ thuật đa ngành, một trung tâm đào tạo hàng đầu của cả nước và khu vực về lĩnh vực Giao thông vận tải, đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.

Chủ đề của Đại hội là: “Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng các hoạt động đoàn, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện đoàn viên thanh niên, xứng đáng truyền thống trường Đại học Giao thông vận tải – Đơn vị anh hùng”.

1

BCCT

PHẦN THỨ NHẤTKẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT LẦN THỨ XXVII, NHIỆM KỲ 2012 – 2014

Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Giao thông vận tải lần thứ XXVII xác định mục tiêu công tác Đoàn và phong trào Thanh niên nhà trường trong giai đoạn 2012 - 2014 là: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, đổi mới phương pháp hoạt động, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho đoàn viên thanh niên để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Trong nhiệm kỳ qua, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp do Đại hội đề ra được các cấp bộ Đoàn trong toàn trường triển khai thực hiện và đạt được những kết quả cơ bản như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH1. Tình hình chung

Nhiệm kỳ 2012 – 2014 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Giao thông vận tải diễn ra trong giai đoạn có nhiều sự kiện chính trị - lịch sử trọng đại của Thủ đô, đất nước và của Đoàn Thanh niên: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XIV, kỷ niệm 50 năm phong trào "Ba sẵn sàng", kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô.

Những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới Thủ đô và đất nước, sự tác động tích cực của quá trình mở cửa, hội nhập và kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 25NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo chuyển biến rõ nét, sâu sắc về tình hình thanh niên ở Thủ đô nói chung và ĐVTN trong các trường đại học nói riêng.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đoàn Thành phố Hà Nội lần thứ XIV với các nội dung quan trọng như “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”, phong trào “Tôi yêu Hà Nội”, phong trào “Sinh viên 5 tốt” và nhiều chương trình phong trào sôi nổi khác đã là những định hướng quan trọng, tạo nhiều cơ hội và động lực cho phong trào thanh niên của nhà trường.

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà Nội, sự cộng tác nhiệt tình và có hiệu quả của Đoàn TN các trường bạn, đặc biệt là Đoàn TN các trường trong Cụm Đoàn số 4, các đơn vị kết nghĩa, và các doanh nghiệp,.... Qua đó đem lại những màu sắc mới cho hoạt động Đoàn của Nhà trường.

Tuy nhiên, trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị thế giới, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của công nghệ và internet; trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đoàn viên thanh niên

2

BCCT

nói chung còn một số hạn chế như: thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển, hội nhập; một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm, thực dụng, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật tập thể yếu kém, dễ bị lôi cuốn vào các hoạt động thiếu lành mạnh, ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và rèn luyện...

2. Đặc điểm tình hình của trường Đại học Giao thông vận tải và công tác Đoàn TN của nhà trường

Giai đoạn 2012-2014, toàn thể cán bộ, viên chức, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng bộ trường lần thứ XXVIII ở nửa sau nhiệm kỳ, tiếp tục triển khai chiến lược phát triển Nhà trường trong các nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2008 - 2013, và 2013-2018 với nhiều thay đổi tích cực trong công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong chương trình đào tạo, quản lý sinh viên v.v. tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời cũng đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Đoàn thanh niên trường, tính kỷ luật và tích cực trong công tác học tập – rèn luyện của mỗi ĐVTN.

Đoàn TN Trường đại học Giao thông vận tải là một tổ chức đoàn lớn, gồm 08 liên chi đoàn và 03 chi đoàn trực thuộc với hơn 14.000 ĐVTN, được học tập và sinh hoạt trong nhà trường Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng lực lượng vũ trang với truyền thống lịch sử 69 năm.

Trong suốt thời gian qua, được sự chỉ đạo, quan tâm thường xuyên và kịp thời, sự đầu tư, tạo điều kiện hết sức thuận lợi về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, Viện, Trung tâm, sự phối hợp hỗ trợ tích cực của các đơn vị chức năng trong nhà trường đã tạo những điều kiện vô cùng thuận lợi để Đoàn trường và các đơn vị Đoàn cấp dưới triển khai thành công các hoạt động của mình.

Các nội dung, hình thức hoạt động và các phong trào thi đua được BCH Đoàn trường triển khai thống nhất đồng bộ giữa các cấp của Đoàn trường, dựa trên tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp trong toàn trường. Hơn nữa, hầu hết cán bộ chủ chốt ở các cơ sở đoàn đều là cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, có nhiệt huyết, năng lực tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên, điều đó đã góp phần tạo nên phong trào đoàn sôi nổi, thiết thực trong trường và đạt được những kết quả đáng ghi nhận và hoàn thành tốt phần lớn các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn trường lần thứ XXVII đã đề ra.

Bên cạnh những thuận lợi, trong giai đoạn này phong trào Đoàn cũng gặp phải những khó khăn như việc áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ, nhận thức, ý thức của một bộ phận sinh viên khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động của Đoàn – Hội còn mang tính bề nổi v.v. Những điều này dẫn đến hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên chưa phủ khắp tất cả các đối tượng ĐVTN trong trường.

Số lượng đoàn viên lớn nên việc quản lý, tổ chức các hoạt động đã gặp không ít khó khăn. Đa số đoàn viên, sinh viên phải ở ngoại trú (chiếm hơn 90% tổng số ĐVTN) nên công tác quản lý, tập hợp và giáo dục ĐVTN của đoàn trường và các cơ sở đoàn

3

BCCT

còn nhiều hạn chế bất cập. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LẦN THỨ XXVII, NHIỆM KỲ 2012 - 20141. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lý tưởng, lối sống và ý thức

chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên.Đoàn thanh niên luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn. Nghị

quyết Đại hội Đoàn các cấp đã được cụ thể hóa trong các chương trình công tác của Đoàn trường, của các Liên chi đoàn và được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới toàn thể các Chi đoàn, các đoàn viên. Những nội dung giáo dục lịch sử, truyền thống của Nhà trường; lịch sử của Thủ đô và đất nước đã được lồng ghép thông qua các hoạt động tập thể, thu hút đông đảo đoàn viên, sinh viên tham gia.

Trong nhiệm kỳ vừa qua Đoàn trường đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa giáo dục cho đoàn viên tinh thần tương thân tương ái, đạo lý uống nước nhớ nguồn; ý thức trách nhiệm của đoàn viên đối với bản thân, gia đình và xã hội; ý thức chấp hành pháp luật... Có thể điểm lại các hoạt động nổi bật như: chăm sóc trẻ em bị di chứng chất độc màu da cam ở làng trẻ Hòa Bình với 750 lượt sinh viên tham gia; tham gia đảm bảo trật tự An toàn giao thông tại nút giao thông Trần Phú-Điện Biên Phủ; chọn cử sinh viên tham gia đội “Phản ứng nhanh giao thông” của Thành đoàn; gắn biển và duy trì “Cổng trường An toàn giao thông”; tham gia “Chương trình đổi mũ bảo hiểm không hợp quy lấy mũ bảo hiểm hợp quy” do Bộ giáo dục và Ủy ban ATGT quốc gia tổ chức; hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” do Thành Đoàn tổ chức, toàn trường đã thu được 4720 bài dự thi; phối hợp cùng Đoàn thanh niên Tổng cục Cảnh sách QLHC về TTATXH tổ chức “Hội thi tuyên truyền đảm bảo TTATGT năm 2013”, trong Hội thi này Đoàn thanh niên Nhà trường đã đạt Giải Nhì; tham gia Hội thi “Liên hoan các tiểu phẩm tuyên truyền văn hóa giao thông”  và đạt giải Đặc biệt; phối hợp với phòng Công tác chính trị và sinh viên tuyên truyền và tổ chức cuộc thi “Tất cả đều có trách nhiệm”; giao lưu cùng Nick Vujicic trong chương trình “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng”, chọn cử 600 SVTN tham gia phục vụ Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…, các chương trình này đã thu hút được hơn 10000 lượt sinh viên tham gia.

Việc xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên đã được Đảng ủy Nhà trường quan tâm chỉ đạo và được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn, trong nhiệm kỳ qua Đoàn thanh niên đã có những hình thức tổ chức tuyên truyền về lối ứng xử văn hóa trong đoàn viên, sinh viên; những trao đổi, tọa đàm về văn hóa học đường được đưa vào nội dung của tuần sinh hoạt chính trị đầu năm và trong chương trình “Tọa đàm về văn hóa học đường” do BCH Đoàn trường tổ chức.

Đoàn thanh niên cũng triển khai sâu rộng tinh thần của nghi quyết Trung ương 4: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” tới các cấp Liên Chi đoàn và chi đoàn trực thuộc, tổ chức Hội nghị Ban chấp hành để lấy ý kiến đóng góp, đề xuất với Đảng ủy trường; các Ban chấp hành Liên chi đoàn cũng tổ chức các hội nghị để đóng góp ý kiến cho Đảng ủy các Khoa, Viện, Trung tâm.

Việc tìm hiểu và đóng vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được Đoàn trường

4

BCCT

đưa vào nội dung sinh hoạt tháng 3 của tất cả các Chi đoàn trong toàn trường, Ban chấp hành tổ chức Hội nghị để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo.

Cuộc vận động “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác” tiếp tục được triển khai sâu rộng thông qua Chi đoàn giảng viên Khoa Lý luận chính trị, dưới hình thức đưa sinh viên học các môn của Khoa đi tham quan, tìm hiểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đoàn trường căn cứ Hướng dẫn số 37 HD/TĐHN-TG ngày 21/02/2014 của Thành đoàn Hà Nội về việc học tập chuyên đề năm 2014, BCH Đoàn trường đã tổ chức lớp học tập chuyên đề: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" cho toàn thể đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ lớp trong toàn trường với sự tham dự của hơn 700 đoàn viên, sinh viên. Thông qua các hoạt động này giúp sinh viên hiểu được nhân cách, cuộc sống, ý chí cách mạng, lòng yêu nước của Bác. Từ đó góp phần tích cực giáo dục lý tưởng, nghị lực sống, cổ vũ đoàn viên, thanh niên vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp. Trong phong trào xây dựng Chi đoàn làm theo lời Bác đã xuất hiện những chi đoàn đạt những kết quả thiết thực trong phong trào thi đua trong học tập và nghiên cứu khoa học thuộc các Liên Chi đoàn Khoa Công trình, Liên chi đoàn Khoa Vận tải kinh tế, LCĐ Điện-Điện tử, LCĐ Trung tâm đào tạo quốc tế,…

2. Các phòng trào hành động cách mạng 2.1. Phong trào “Xung kích phát triển kinh tế xã hội Thủ đô” được quán triệt

sâu rộng và triển khai với nhiều nội dung, hình thức, cách làm hiệu quả, có trọng tâm và phù hợp với nhu cầu của ĐVTN.

2.1.1. Xung kích tình nguyện chung sức vì cộng đồng Các phong trào xung kích, tình nguyện của Đoàn trường ngày càng thu hút đông

đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Thông qua các hoạt động tình nguyện, đoàn viên sinh viên thể hiện được ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và xã hội, được chung tay giải quyết những vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Các hoạt động tình nguyện, công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện luôn được Đoàn trường quan tâm, chú trọng.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, phong trào “Lá lành đùm lá rách”, “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa", các hoạt động nhân đạo, từ thiện được triển khai và phát động sâu rộng. CLB SVTN tổ chức đội hình chăm sóc trẻ em ở làng trẻ Hòa Bình và trung tâm phục hồi chức năng Việt-Hàn vào Chủ Nhật hàng tuần. Đoàn thanh niên nhà trường đã quyên góp ủng hộ 6 triệu đồng cho việc xây dựng sân chơi trẻ em các huyện ngoại thành Hà Nội, ủng hộ 7 triệu đồng góp phần xây dựng Khu tưởng niệm anh hùng Lý Tự Trọng, quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt 20 triệu đồng; ủng hộ 5,5 triệu đồng cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển; quyên góp được 48 triệu đồng cùng với Nhà trường hoàn thành việc ủng hộ Phòng học 10 máy tính cho các em học sinh Trường Trung học cơ sở xã Trường Sơn, Mai Sưu, Bắc Giang, nơi Nhà trường sơ tán những năm chiến tranh chống Mỹ.

Phong trào Hiến máu tình nguyện cũng được đoàn viên, sinh viên nhiệt liệt hưởng

5

BCCT

ứng, những chương trình có thể kể đến như: “Khoảnh khắc I”, “Khoảnh khắc II”, “Khoảnh khắc III”, “Khoảnh khắc IV”, “Khoảnh khắc IV”, “Khoảnh khắc V”, “Ước mơ của Thúy”, “Trái tim tình nguyện”, “Tết Hồng cho em”, “Lễ hội Xuân Hồng”, “Mùa hè nhân ái”, “Ngày Chủ Nhật đỏ”, hiến máu tại Bộ giao thông vận tải, qua các chương trình trên đã thu được hơn 3000 đơn vị máu.

Hoạt động tham gia bảo vệ môi trường cũng được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn trường. Hàng năm Đoàn TN Nhà trường đều phát động các Liên chi đoàn tổ chức lực lượng SVTN tham gia các đợt tổng vệ sinh trong khu giảng đường và ký túc xá, làm sạch bã kẹo cao su tại các khu giảng đường; CLB SVTN của Đoàn trường tổ chức “Đội hình Hà Nội xanh” tham gia chương trình đảm bảo vệ sinh môi trường tại Công viên Thủ Lệ, một trong 10 điểm mẫu trên địa bàn Thành phố, tổ chức đội “Tình nguyện xanh” làm vệ sinh tại khu vực hồ Hoàn Kiếm vào sáng Chủ Nhật hàng tuần.

2.1.2. Xung kích giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Các hoạt động Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đã được Đoàn trường chú trọng triển khai, có thể kể đến một số hoạt động tiêu biểu như: tổ chức đội hình SVTN duy trì “Cổng trường an toàn giao thông”, tổ chức đội hình “Giao thông xanh” đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, chọn cử đoàn viên tham gia đội “Phản ứng nhanh giao thông” của Thành đoàn, lựa chọn 900 sinh viên tham gia chiến dịch “Tiếp sức mùa thi” theo các đội hình của Thành đoàn và của Nhà trường, chọn cử 600 tình nguyện viên phục vụ Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cử đội SVTN ứng trực bão lụt, đảm bảo an ninh trật tự tại các địa điểm tụ tập đông người,...

2.1.3. Xung kích trong hội nhập quốc tếĐoàn viên thanh niên (ĐVTN) nhà trường luôn nêu cao tinh thần chủ động, tích

cực trong lĩnh vực xung kích hội nhập quốc tế. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, BCH Đoàn trường đã xác định ngoại ngữ là điểm yếu của sinh viên Nhà trường trong hội nhập quốc tế, vì vậy các hội thảo, tọa đàm trao đổi về phương pháp học ngoại ngữ và vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong việc tìm kiếm việc làm đã được tổ chức như: “Hội thảo đào tạo Tiếng Anh bằng tiềm thức”, tọa đàm “Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học sinh viên”, “Kỹ năng phỏng vấn xin việc”. Liên chi đoàn Trung tâm Đào tạo quốc tế thành lập Câu lạc bộ Tiếng Anh, CLB này tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm mục đích rèn luyện, nâng cao các kỹ năng, kiến thức hội nhập quốc tế, thông tin du học...

2.2. Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” được triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc chăm lo, hỗ trợ thanh niên về mọi mặt.

2.1.1. Đồng hành trong việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và việc làm.

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, ý thức được sự quan trọng của nền kinh tế tri thức và sự nghiệp trồng người, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của Nhà trường trong việc nâng cao chất

6

BCCT

lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, Đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm khơi gợi niềm ham mê, hứng thú đối với học tập trong sinh viên, giúp sinh viên tìm tòi, xây dựng cho mình phương pháp học tập hiệu quả. Có thể đến các hoạt động tiêu biểu như: tổ chức “Hội thảo đào tạo Tiếng Anh bằng tiềm thức”; tổ chức lớp “Kỹ năng quản lý thời gian”, 02 lớp “Kỹ năng phỏng vấn xin việc”, tổ chức tọa đàm “Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học sinh viên”, tổ chức “Hội thảo đường đến thành công lĩnh vực công nghệ thông tin”; phối hợp với phòng Công tác chính trị và sinh viên tổ chức “Lễ ra quân các đội tuyển Olympic” các năm học 2012-2013, 2013-2014; chọn cử sinh viên tham dự các chương trình giao lưu do Trung ương Đoàn tổ chức như: chương trình “Gặp gỡ các tài năng khoa học trẻ toàn quốc”, chương trình “Khát vọng khởi nghiệp”, lễ tổng kết “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, hỗ trợ tổ chức “Lễ phát động chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt” qua những chương trình đó, đoàn viên sinh viên Nhà trường được tiếp xúc, học tập những tấm gương đạt những thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực, từ đó sẽ có ý thức đúng đắn trong việc học tập và nghiên cứu khoa học. Kết quả đạt được trong phong trào tình nguyện vươn lên trong học tập, giảng dạy, NCKH của tuổi trẻ nhà trường được thể hiện thông qua một số thành tích nổi bật sau:

Trong hai năm học 2012-2013 và 2013-2014 sinh viên trường đã dành được những thành tích xuất sắc trong các cuộc thi cấp quốc gia, có thể kể đến các kết quả như: Đội Olympic Toán học sinh viên đã đạt 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 08 giải Ba; Đội Olympic các môn Cơ học đạt 02 giải Nhì, 01 giải Ba đồng đội; 01 giải Nhất, 05 giải Nhì, 08 giải Ba, 25 giải Khuyến khích cá nhân.

Đoàn trường đã phát huy được vai trò tích cực và sáng tạo của đông đảo đội ngũ đoàn viên – giảng viên. Đội ngũ giảng viên trẻ là nhân tố quan trọng trong các phong trào NCKH, phát huy sáng kiến cải tiến, tham gia hướng dẫn NCKH sinh viên, tham gia làm cố vấn học tập. Bên cạnh đó các giảng viên trẻ còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học các cấp, viết các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học cũng được đoàn viên, sinh viên nhiệt tình hưởng ứng, số lượng đề tài sinh viên trong hai năm học vừa qua là 1350. Năm học 2012 – 2013, sinh viên đã thực hiện 667 đề tài và năm học 2013-2014 có 683 đề tài. Đã có tổng số 78 giải Nhất, 156 giải Nhì, 225 giải Ba và một số giải Khuyến khích được trao cho những công trình có chất lượng tốt. Nét nổi bật của công tác NCKH sinh viên trong các năm vừa qua là số lượng, chất lượng các đề tài đã có bước phát triển nhảy vọt. Nhiều đề tài góp phần giải quyết được những vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý và xây dựng, sửa chữa công trình giao thông, trong định hướng, chiến lược phát triển giao thông vận tải, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, trong lĩnh vực cơ khí giao thông, những vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, điện - điện tử, ... đặc biệt là những khó khăn vướng mắc hiện nay tại các doanh nghiệp giao thông vận tải trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết công nợ, nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Trong năm học 2012-2013 có 1.228 sinh viên khóa 49 và 1276 sinh viên khóa 50

7

BCCT

tốt nghiệp; trong tổng số 1228 sinh viên khóa 49 tốt nghiệp  có 50 sinh viên Giỏi (chiếm tỉ lệ 4%), 395 Khá (32%); trong tổng số 1276 sinh viên tốt nghiệp khóa 50 có 9 Xuất sắc (chiếm tỉ lệ 0,7%), 138 Giỏi (10,8%), 719 Khá (56,3%). Trong năm học 2013-2014 có 1289/1659 sinh viên tốt nghiệp, chiếm 77%, trong đó có 23 sinh viên xếp loại xuất sắc (chiếm tỉ lệ 1,8%), 202 sinh viên Giỏi (chiếm tỉ lệ 15,7%), 851 sinh viên Khá ( chiếm tỷ lệ 66%), như vậy tỷ lệ sinh viên đạt loại Khá, Giỏi đã tăng nhiều so với năm học trước.

Năm 2013, trong cuộc thi “Honda Eco Milleage Challenge - Lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu” dành cho sinh viên các trường thuộc khối kỹ thuật do Honda Việt Nam tổ chức, đội tuyển sinh viên Trường Đại học GTVT đã xuất sắc giành giải Nhất Ý tưởng hành trình và giải Nhì tiết kiệm nhiên liệu. Năm 2014, đội tuyển đã xuất sắc giành giải Đặc biệt và được đại diện cho Việt Nam tiếp tục thi đấu tại Nhật Bản.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đoàn thanh niên đã thành lập Câu lạc bộ “Nhà doanh nghiệp tương lai” nhằm mục đích tạo sân chơi cho các bạn sinh viên mong muốn thực hành những kiến thức về kinh doanh học được trong giảng đường. Ban chấp hành Đoàn trường cũng đề xuất việc tiếp tục thành lập các câu lạc bộ học tập ở các Liên chi Đoàn, tiến tới việc thành lập các câu lạc bộ ở cấp Đoàn trường để đẩy mạnh hơn nữa các phong trào học tập trong toàn trường.

Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động tập trung vào việc hỗ trợ học tập cho đoàn viên, Đoàn thanh niên Nhà trường cũng chú trọng vào các hoạt động nhằm giúp sinh viên rèn luyện, trau dồi các kỹ năng hoạt động xã hội; đặc biệt là thông qua các hoạt động tình nguyện sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình,…,những kỹ năng sẽ giúp ích cho sinh viên trong nghề nghiệp sau này.

Công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên luôn là vấn đề rất được ĐVTN quan tâm. Để sinh viên được giải đáp những thắc mắc về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, Đoàn trường đã đăng cai và phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ GTVT tổ chức chương trình tọa đàm “Bộ trưởng với đoàn viên thanh niên ngành GTVT năm 2013”, định kỳ hàng năm tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng viết đơn, phỏng vấn và chuẩn bị hồ sơ xin việc, giúp sinh viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và chuẩn bị những kỹ năng tuyển dụng cần thiết.

2.2.2. Đồng hành với Đoàn viên thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần

Do đặc thù của một trường đại học kỹ thuật, nhiều sinh viên nam nên việc tổ chức các giải thể thao cho nam sinh viên đã trở thành hoạt động truyền thống của Đoàn TN trường ĐH GTVT. Các giải bóng đá, bóng chuyền nam đều được tổ chức với qui mô lớn, chất lượng cao, với cách thức tổ chức bài bản đã giúp cho Nhà trường lựa chọn được các đội tuyển có chất lượng tham gia các giải khu vực và toàn quốc. Đội bóng đá nam tham gia giải Sinh viên toàn quốc năm 2012 và đạt giải Ba, đội tuyển bóng đá trong nhà tham dự Giải thể thao sinh viên Việt Nam năm 2013 (VUG) đạt chức vô địch miền Bắc và xếp thứ Tư toàn quốc. Các giải bóng đá, bóng chuyền nữ sinh viên của trường được cũng tổ chức với sự tham gia nhiệt tình của các đội bóng

8

BCCT

đến từ các Khoa, Viện, Trung tâm trong trường, đây là sân chơi bổ ích cho nữ sinh viên trong trường.

Những chương trình văn nghệ phục vụ cho các sự kiện của Nhà trường và của Đoàn đã được Đoàn trường tổ chức, thu hút được đông đảo đoàn viên sinh viên tham dự, có thể kể đến các chương trình như: văn nghệ chào năm học mới; văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, chào mừng ngày thành lập Trường 24/3; văn nghệ chào mừng hội nghị “Nghiên cứu khoa học của sinh viên”,...

Có thể nói, các chương trình văn nghệ, thể thao đã mang lại cho ĐVTN đời sống văn hóa tinh thần phong phú, rèn luyện sức khỏe, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong nhà trường bên cạnh ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục tư tưởng từ các hoạt động này.

2.2.3. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội

Các cấp bộ Đoàn tập trung chú trọng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, các lớp tập huấn kiến thức về văn hóa, pháp luật, hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng mềm, kỹ năng xây dựng kế hoạch và làm việc tập thể, kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh niên.

2.3. Phong trào “Tôi yêu Hà Nội”

Đoàn trường Đại học GTVT đã chủ động và tích cực tham gia phong trào “Tôi yêu Hà Nội” bằng các việc làm cụ thể.

Với nội dung “Hà Nội văn minh”, Đoàn trường đã hết sức quan tâm, định hướng, vận động ĐVTN nhà trường giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là trong ứng xử, trong gia đình, trong lớp học, nhà trường,... góp phần hình thành thói quen đẹp trong đoàn viên.

Bên cạnh đó, “Hà Nội xanh” được Đoàn trường tích cực tổ chức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức các ngày “Chủ nhật xanh”; tham gia đội hình “Hà Nội xanh” của Thành đoàn Hà Nội tại Công viên Thủ Lệ,...

Để xây dựng một “Hà Nội an toàn”, các hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, giữ gìn trật tự văn minh đô thị đã được Đoàn trường triển khai hiệu quả, trách nhiệm. Đoàn trường đã thành lập các đội hình “Giao thông xanh” tham gia hướng dẫn, phân luồng giao thông tại nút Trần Phú- Điện Biên Phủ; phối hợp cùng Đoàn thanh niên Tổng cục Cảnh sách QLHC về TTATXH tổ chức “Hội thi tuyên truyền đảm bảo TTATGT năm 2013”; tham gia Hội thi “Liên hoan các tiểu phẩm tuyên truyền văn hóa giao thông” do Thành Đoàn phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ công an tổ chức; phối hợp với phòng Công tác chính trị và sinh viên tuyên truyền và tổ chức cuộc thi “Tất cả đều có trách nhiệm”.

Với “Hà Nội nghĩa tình”, Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, hoạt động thiện nguyện tại các làng trẻ, các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thủ đô, tổ chức quyên góp ủng hộ việc xây dựng sân chơi trẻ em các huyện ngoại thành Hà Nội, ủng hộ xây dựng Khu tưởng niệm anh hùng Lý Tự Trọng, ủng hộ đồng bào miền

9

BCCT

Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt; ủng hộ 5,5 triệu đồng cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển,...

3. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, phát huy vai trò nòng cốt chính trị đối với Hội Sinh viên trường

3.1. Công tác tổ chức xây dựng Đoàn3.1.1. Công tác đoàn viên

Với hơn 14.000 đoàn viên, công tác phát triển trưởng thành Đoàn và quản lý đoàn viên, đánh giá xếp loại đoàn viên, tiếp nhận đoàn viên mới và làm thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn cho đoàn viên được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Điều lệ Đoàn. Được quan tâm thực hiện nhất là công tác bồi dưỡng phát triển đoàn viên mới và công tác quản lý đoàn viên. Nhìn chung, tình hình tư tưởng của đoàn viên ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực học tập, rèn luyện. Vai trò tiên phong gương mẫu của người đoàn viên được khẳng định

Xác định được tầm quan trọng của chất lượng công tác đoàn viên trong việc nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đoàn trường đã tập trung cụ thể hóa và triển khai áp dụng chương trình Rèn luyện đoàn viên thời kỳ mới theo tinh thần chỉ đạo của Thành Đoàn Hà Nội sâu rộng tới 100% đơn vị Đoàn cấp dưới và đoàn viên nhà trường.

3.1.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộNhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Đoàn trường đã theo dõi, quy

hoạch cán bộ được quan tâm ở tất cả các cấp bộ Đoàn trong toàn trường. Thông qua các kỳ đại hội Chi đoàn, Liên chi đoàn đã có nhiều cán bộ Đoàn xuất sắc được phát hiện và bồi dưỡng theo đúng nguyên tắc, đúng quy trình và theo đúng hướng dẫn của Đoàn cấp trên: Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự kế thừa, cán bộ mới có đầy đủ phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu công tác...

Đoàn trường đã thực sự chú trọng đến việc triển khai các hoạt động nhằm bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Các đồng chí trong BTV và BCH Đoàn trường thường xuyên được cử tham gia các lớp tập huấn do Thành đoàn tổ chức. Đội ngũ cán bộ chi đoàn và cán bộ liên chi cũng được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đoàn trường đã có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động tập huấn cán bộ Đoàn với những hình thức và nội dung mới, phong phú và thiết thực về công tác tổ chức Đại hội, chiến dịch Mùa hè thanh niên tình nguyện, kỹ năng tổ chức phong trào...đảm bảo chất lượng công tác tổ chức hoạt động Đoàn và Đại hội Chi đoàn, Liên chi đoàn theo đúng Điều lệ Đoàn, thông qua đó đã giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp trong toàn Đoàn trường.

3.1.3. Công tác Chi đoàn và Liên chi đoàn

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn” và cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh”, đầu

10

BCCT

mỗi năm học, Đoàn trường đều tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động, chỉ đạo các Liên Chi đoàn xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình hoạt động một cách bài bản. Nội dung và hình thức hoạt động được đổi mới, phong phú, đa dạng.

3.1.4. Công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra đoàn vụ các Chi đoàn, Liên chi đoàn được làm thường kỳ vào đầu và cuối mỗi năm học. Uỷ ban Kiểm tra đã xây dựng được kế hoạch kiểm tra theo từng năm học, có kế hoạch kiểm tra chuyên đề và kiểm tra đột xuất theo từng từng học kỳ của năm học. Các nội dung kiểm tra tập trung vào việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ của Liên chi đoàn, kiểm tra về việc thực hiện quyết định khen thưởng - kỷ luật của Đoàn trường, kiểm tra về tình hình thu nộp đoàn phí, kiểm tra chất lượng sinh hoạt của Ban Chấp hành Liên Chi đoàn, kiểm tra việc ghi sổ Đoàn viên và chuyển sinh hoạt Đoàn...

Bên cạnh công tác kiểm tra định kỳ, việc theo dõi, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đoàn trường, tham gia các phong trào, hoạt động lớn do Đoàn trường phát động đã được quan tâm thích đáng.

Công tác kiểm tra đã giúp cho Đoàn trường nắm bắt tình hình công tác và nghiệp vụ của các đơn vị, qua đó kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, bất cập trong hoạt động Đoàn cấp cơ sở, đồng thời phát hiện và nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả đảm bảo tính nghiêm minh kỷ luật Đoàn và bảo vệ lợi ích chính đáng của ĐVTN góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đoàn.

3.2. Công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng, giới thiệu Đoàn viên ưu tú để Đảng xét kết nạp

Công tác phát triển Đảng trong đoàn viên được Ban chấp hành đặc biệt coi trọng, trong nhiệm kỳ qua Đoàn trường đã chọn cử được 1745 đoàn viên ưu tú tham gia vào lớp học nhận thức về Đảng, giới thiệu được 242 đoàn viên ứu tú cho Đảng, đề nghị các chi bộ kết nạp 167 đồng chí. Số lượng Đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng đã tăng mạnh trong những năm vừa qua, tuy nhiên số lượng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của gần 14000 đoàn viên trong trường. Việc giới thiệu Đoàn viên cho Đảng ở nhiều Chi đoàn chưa được thực sự chú trọng, một phần do BCH Chi đoàn chưa mạnh dạn đề xuất, một phần do việc áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ nên khó khăn trong đánh giá, phân loại đoàn viên từ đó dẫn đến hạn chế trong việc lựa chọn đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng.

3.3. Vai trò nòng cốt chính trị đối với Hội sinh viên trườngTrong nhiệm kỳ 2012-2014, Đoàn thanh niên đã phát huy tốt vai trò nòng cốt

chính trị đối với Hội Sinh viên. Cùng với Nhà trường, Đoàn trường trực tiếp tháo gỡ những khó khăn mà Hội sinh viên gặp phải. Ban chấp hành Đoàn trường xác định việc xây dựng Hội Sinh viên là trách nhiệm của mỗi cấp bộ Đoàn, là bộ phận không thể tách rời của công tác xây dựng tổ chức Đoàn. Ban thường vụ Đoàn trường thường xuyên làm việc với các cán bộ chủ chốt của Hội, cho ý kiến về các chủ trương công tác lớn của Hội; Đoàn trường cũng thường xuyên thông báo và phối hợp với Hội xây dựng

11

BCCT

chương trình, kế hoạch, hoạt động thống nhất trên cơ sở nhiệm vụ của nhà trường và lợi ích của đoàn viên, hội viên; việc tổ chức Hội nghị đại biểu, hiệp thương kiện toàn tổ chức Hội được đoàn thanh niên quan tâm sâu sát.

4. Công tác thi đua khen thưởng và chế độ chính sách cho cán bộ ĐoànCông tác khen thưởng và chế độ chính sách cho cán bộ Đoàn đã được BCH Đoàn

trường thực hiện đều đặn, kịp thời động viên khuyến khích được các CBGV và SV tham gia công tác Đoàn. Các hình thức khen thưởng đa dạng, nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tham gia, đóng góp của từng đoàn viên và tập thể.

Trong nhiệm kỳ qua Đoàn TN trường đại học Giao thông vận tải cũng đã vinh dự 2 năm học liên tục là đơn vị xuất sắc được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen, Thành đoàn Hà Nội tặng Cờ thi đua.

Việc thực hiện Quyết định số 13 của Thủ tướng chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn cũng được quan tâm, giải quyết.

5. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại đơn vị và nhiệm vụ đột xuất của Thành phố

Trong nhiệm kỳ 2012 – 2014, Đoàn trường luôn thể hiện được tính xung kích và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với các nhiệm vụ chính trị, các chương trình hoạt động của Nhà trường. Là đơn vị có số lượng ĐVTN lớn, cơ sở vật chất tốt và được Đảng ủy, Ban Giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện tối đa đến hoạt động Đoàn, do đó Đoàn trường đại học Giao thông vận tải cũng thường xuyên được Đoàn cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức một số hoạt động ở quy mô toàn quốc và thành phố điển hình như: “Lễ tổng kết chương trình thắp sáng ước mơ” của Trung ương Đoàn, “Lễ phát động chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt”; đăng cai và phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ GTVT tổ chức chương trình tọa đàm “Bộ trưởng với đoàn viên thanh niên ngành GTVT”; hỗ trợ tổ chức “Hội thi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc” của Bộ Giáo dục và đào tạo,…

III. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Tồn tại hạn chếBên cạnh những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ qua, công tác Đoàn và phong

trào thanh niên nhà trường có những hạn chế cơ bản là:- Đoàn trường vẫn chưa kịp thời nắm bắt được diễn biến tư tưởng, tình cảm, lối

sống của ĐVTN. Công tác tuyên truyền trực tiếp chưa phát huy được thế mạnh, chưa đến được số đông ĐVTN. Hình thức, phương pháp giáo dục tuy đã được đổi mới song vẫn chưa đủ sức lôi cuốn đông đảo đoàn viên. Hiệu quả giáo dục pháp luật và ý thức công dân chưa cao, một bộ phận không nhỏ ĐVTN thiếu ý thức học tập, rèn luyện, vi phạm trật tự an toàn giao thông,...

- Công tác đoàn viên còn một số hạn chế nhất định. Việc thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên dù được triển khai đều đặn nhưng còn mang tính hình thức tại một số đơn vị và chưa đạt kết quả như mong muốn: nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo sinh viên. Các chi đoàn thực

12

BCCT

hiện còn thụ động, nặng về hình thức, thiếu định hướng và chưa thực sự thu hút ĐVTN.

- Việc đào tạo bồi dưỡng lực lượng kế cận chưa phù hợp với sự luân chuyển cán bộ của đơn vị nên dẫn đến sự thiếu hụt cán bộ ở cuối nhiệm kỳ ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức đoàn, đặc biệt là ở các Liên chi Đoàn.

- Một số cán bộ chi đoàn năng lực và kết quả học tập còn hạn chế, uy tín không cao đối với tập thể làm ảnh hưởng đến công tác. Một bộ phận cán bộ, giảng viên trẻ không quan tâm đến hoạt động Đoàn. Kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn của nhiều cán bộ chủ chốt ở cấp Liên chi đoàn và chi đoàn cần được tiếp tục củng cố.

- Đoàn Thanh niên trường vẫn chưa phát huy được tinh thần tình nguyện của toàn thể ĐVTN, đặc biệt là các sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi, đảng viên là sinh viên, đối với mảng công tác “Vì cộng đồng”, hoạt động chủ yếu mới do Đội SVTN của trường và của các LCĐ thực hiện. Chưa thu hút được các cán bộ giảng viên trẻ tham gia vào phong trào Tình nguyện.

- Kinh phí, vật chất phục vụ cho công tác tình nguyện vì cộng đồng chủ yếu do kinh phí của trường cấp và đóng góp của ĐVTN, sự huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội bên ngoài còn hạn chế. Vì vậy, nguồn lực vật chất còn chưa tương xứng so với yêu cầu của công tác.

2. Nguyên nhân2.1. Nguyên nhân khách quan - Mặt trái của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức và nhận

thức của thế hệ trẻ; đặc biệt chủ nghĩa thực dụng, cá nhân, ít quan tâm đến hoạt động tập thể. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở đối tượng đoàn viên là SV, mà cả các cán bộ giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh hoạt Đoàn.

- Trong những năm qua, Nhà trường đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục và đào tạo tuy nhiên số lượng SV của Nhà trường vẫn tăng mạnh hàng năm nên cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ. Điều này tác động trực tiếp đến chất lượng học tập của SV (số lượng SV trong 1 lớp đông, việc đăng ký học tín chỉ còn nhiều khó khăn do quá tải...)

- Lãnh đạo một số đơn vị trong Nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức và tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên, chưa quan tâm toàn diện đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ trẻ, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ trẻ qua chính các hoạt động Đoàn.

2.2. Nguyên nhân chủ quan- Một bộ phận không nhỏ SV thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và nhà

trường, sa đà vào các trò chơi điện tử, kinh doanh qua mạng, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, xao nhãng việc tham gia các hoạt động tập thể.

- Phương thức đào tạo tín chỉ cũng dẫn đến những khó khăn nhất định đối với việc tổ chức sinh hoạt Chi đoàn, tuyên truyền các hoạt động của Đoàn, đánh giá và theo dõi quá trình rèn luyện đoàn viên và việc triển khai lấy ý kiến quần chúng đối với

13

BCCT

đoàn viên ưu tú được xét giới thiệu kết nạp Đảng.- Phần lớn cán bộ giảng viên tham gia hoạt động Đoàn đều kiêm nhiệm, đội ngũ

cán bộ Đoàn chưa được chuẩn hóa nên các hoạt động của Đoàn trường gặp nhiều khó khăn. Khối lượng công việc giảng dạy và NCKH lớn cùng với áp lực cuộc sống đã hạn chế khả năng tham gia các hoạt động đoàn thể của đội ngũ cán bộ trẻ.

- Một số cán bộ Đoàn thiếu chủ động, sáng tạo; nhận thức, kỹ năng về công tác thanh vận còn thiếu, chưa theo kịp tình hình phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu, nguyện vọng ngày càng cao của SV, đặc biệt là trong chỉ đạo hoạt động của Chi đoàn.

- Công tác tuyên truyền của Đoàn chưa tiếp cận được với 100% SV do chưa có phương pháp tối ưu và khai thác triệt để thế mạnh của CNTT và internet.

3. Bài học kinh nghiệmMột là, cần xác định công tác xây dựng tổ chức Đoàn là trọng tâm, trong đó cán bộ

là khâu then chốt. Từ đó, lựa chọn đội ngũ cán bộ Đoàn phải là những người trẻ, có sức khoẻ, có trình độ, tâm huyết, nhiệt tình với phong trào, có năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn, biết đoàn kết nội bộ, phát huy trí tuệ tập thể nâng cao chất lượng hoạt động đoàn. Đoàn trường cần phải trực tiếp hoặc tham mưu với lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa, Viện, Trung tâm chăm lo đến đội ngũ cán bộ Đoàn. Trong từng điều kiện cụ thể cần đề xuất và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cán bộ Đoàn; có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn kế cận.

Hai là, các hoạt động của Đoàn phải thiết thực, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chính đáng của ĐVTN, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện và hỗ trợ SV trong học tập, rèn luyện, tự khẳng định và phát triển khả năng. Tích cực khai thác nguồn lực của xã hội phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Trường.

Ba là, trong công tác chỉ đạo thể hiện tính sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bám sát nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, xác định mục tiêu, phương hướng, kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể, khoa học cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong cả nhiệm kỳ và từng giai đoạn cụ thể.

Bốn là, cần phân cấp giao nhiệm vụ cụ thể cho từng chi đoàn, từng bộ phận để tổ chức Đoàn các cấp phát huy được trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo của đội ngũ, cán bộ, đoàn viên trong toàn trường.

Năm là, tích cực và chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, và lãnh đạo các Khoa, Viện, Trung tâm trong trường.

Sáu là, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, chương trình phù hợp để phát huy thế mạnh của lực lượng SV đông đảo của trường.

Bảy là, có biện pháp động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ trẻ tham gia công tác Đoàn với cơ chế, chính sách rõ ràng, thích hợp và có sự đầu tư trang bị những điều kiện vật chất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác.

Tám là, chú ý việc liên kết, hỗ trợ các hoạt động giữa các cấp bộ Đoàn trong và ngoài trường, đặc biệt là Đoàn các trường trong Cụm đoàn Cầu Giấy - Từ Liêm như là

14

BCCT

một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Đoàn.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNGDưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành Đoàn Hà Nội, của Đảng uỷ, Ban giám hiệu

Nhà trường, cùng với các cấp ủy Đảng trong toàn trường, Đoàn thanh niên nhà trường đã có những bước phát triển mới. Đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp cũng đã từng bước trưởng thành, chất lượng các hoạt động đã được nâng cao, vai trò của tuổi trẻ thông qua các phong trào đặc biệt là phong trào thanh niên tình nguyện đã được khẳng định, vị trí của tổ chức Đoàn trong nhà trường đã từng bước được khẳng định và đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Bên cạnh đó tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn trường đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, chỉ đạo rất có hiệu quả các phong trào Đoàn trong toàn trường. Đoàn TN đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản do Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn trường lần thứ XXVII đề ra và đáp ứng được mục tiêu tăng cường sức mạnh hệ thống của tổ chức Đoàn trường Đại học Giao thông vận tải và nâng cao vị thế trong toàn Đoàn.

Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo năng động và tình nguyện trong việc triển khai, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình công tác của Đoàn cấp trên, các kế hoạch công tác của nhà trường, cũng như của BCH Đoàn trường đặt ra, ĐVTN trong trường bước đầu đã có những thay đổi về nhận thức, các hoạt động của tổ chức Đoàn diễn ra sôi nổi, thiết thực, thường xuyên và bài bản hơn, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích và lý thú hơn cho ĐVTN.

15

BCCT

PHẦN THỨ HAIPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NHIỆM KỲ 2014 – 2017

I. TÌNH HÌNH CHUNG1. Những thuận lợi và thời cơ

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đang phát triển một cách mạnh mẽ trong xu thế toàn cầu hoá, đòi hỏi một lực lượng lớn nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đây là điều kiện và cơ hội thuận lợi để tuổi trẻ tiếp tục học tập, rèn luyện, sáng tạo, kịp thời tiếp cận, hội nhập với nền tri thức tiến tiến trong khu vực và trên thế giới. Hành trang đi vào tương lai của tuổi trẻ bên cạnh tri thức và khả năng chuyên môn còn cần thêm những yếu tố, những kỹ năng sống mới, điều này đặt ra cho Đoàn – Hội những yêu cầu mới về đổi mới nội dung, phương pháp và chiều sâu trong hoạt động của mình.

Đây là giai đoạn toàn Đoàn đang tích cực thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XIV và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Đây cũng là giai đoạn mà toàn trường chung sức thực hiện thắng lợi các chương trình công tác lớn của nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2013-2018, các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXIX. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng và số lượng đoàn viên lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để ĐVTN nhà trường phát triển toàn diện, là cơ hội để tổ chức Đoàn nâng cao chất lượng hoạt động.

2. Những khó khăn và thách thức

Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường cộng với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo,... đòi hỏi ĐVTN nói chung và đội ngũ cán bộ Đoàn nói riêng sự tự tin, bản lĩnh vững vàng, kiên định.

Những điều chỉnh lớn trong giáo dục và đào tạo, nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, điển hình là việc triển khai phương thức đào tạo tín chỉ với tính “linh hoạt” của nó, nếu chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan, chắc chắn sẽ vẫn tạo ra những thách thức cho công tác tuyên truyền, giáo dục, triển khai hoạt động, theo dõi và đánh giá đoàn viên.

Công tác quy hoạch, lựa chọn, bồi dưỡng cấp Chi đoàn, Liên Chi đoàn chưa đồng bộ. Công tác quản lý, tổ chức hoạt động ở cấp Chi đoàn chưa mang tính đột phá, đổi mới, sáng tạo dẫn tới chất lượng hoạt động và ý thức trách nhiệm của một bộ phận đoàn viên chưa cao. Đây chính là thách thức lớn nhất mang tính nội tại của tổ chức Đoàn.

Với mục tiêu phấn đấu trở thành trường Đại học Kỹ thuật đa ngành và đứng đầu cả nước về lĩnh vực Giao thông vận tải, cũng đặt ra những đòi hỏi về sự phát triển nhanh, mạnh hơn nữa của tổ chức Đoàn Thanh niên Nhà trường.

16

BCCT

II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NHIỆM KỲ 2014 - 2017

1. Mục tiêu

Trên cơ sở kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ qua, căn cứ Nghị quyết của Đảng bộ Nhà trường lần thứ XXVIII, căn cứ Nghị quyết Đại hội Thành đoàn Hà Nội lần thứ XIV, xuất phát từ tình hình thực tiễn, mục tiêu tổng quát của công tác Đoàn và phong trào thanh niên giai đoạn 2014 - 2017 là: “Xây dựng lớp ĐVTN có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức và lối sống đẹp, có tri thức, sức khỏe và năng lực chuyên môn, có hoài bão và khát vọng cống hiến”.

Khẩu hiệu hành động: PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, TUỔI TRẺ ĐẠI HỌC

GIAO THÔNG VẬN TẢI “ĐOÀN KẾT- XUNG KÍCH – SÁNG TẠO”.2. Phương hướngThực hiện mục tiêu trên, phương hướng chung của công tác Đoàn và phong trào

thanh niên nhiệm kỳ 2014 - 2017 là:

- Các hoạt động của Đoàn trường được tổ chức và thực hiện theo quan điểm: “Gắn hoạt động của Đoàn với nhiệm vụ chính trị và mục tiêu đào tạo của Nhà trường”.

- Chủ động tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của Đoàn cấp trên, của Đảng ủy, Ban Giám hiệu để có những biện pháp tăng cường vai trò lãnh đạo đối với công tác thanh niên; triển khai sáng tạo, hiệu quả các phong trào, chương trình hoạt động của Đoàn cấp trên.

- Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên thanh niên; đổi mới công tác Đoàn và phong trào thanh niên; chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác trong điều kiện đào tạo theo hình thức tín chỉ, phù hợp với đặc thù của các đơn vị đoàn trực thuộc.

- Củng cố chất lượng tổ chức chi đoàn SV, đẩy mạnh và phát huy vai trò tích cực, tiên phong của chi đoàn CBGV; nâng cao tính tự chủ và sáng tạo của các đơn vị Đoàn trực thuộc; tăng cường thu hút, tập hợp rộng rãi đoàn viên - thanh niên qua các hoạt động thiết thực gắn liền sự phát triển và hoàn thiện cá nhân với lợi ích tập thể.

- Đổi mới phương thức theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện của Đoàn viên, đảm bảo đánh giá đúng thực chất và toàn diện ĐVTN. Chú trọng công tác nhân sự, lựa chọn những cán bộ đoàn thực sự tâm huyết với công tác Đoàn tham gia BCH các cấp bộ Đoàn của Nhà trường.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả chỉ đạo về mọi mặt của Đoàn trường tới các đơn vị đoàn trực thuộc; chú trọng công tác thi đua khen thưởng, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các đơn vị; phát huy dân chủ, đồng thời tăng cường chỉ đạo và phối hợp công tác với Hội sinh viên trường.

- Đẩy mạnh và triển khai thiết thực hơn nữa các phong trào “5 xung kích” tham gia quá trình đổi mới và hiện đại hóa Nhà trường, góp phần phát triển Thủ đô và đất

17

BCCT

nước; “4 đồng hành” cùng thanh niên, sinh viên rèn đức, luyện tài lập thân lập nghiệp và tiếp tục duy trì các hoạt động với chủ đề “Tôi yêu Hà Nội”.

2. Các chỉ tiêu phấn đấu- Phấn đấu 100% ĐVTN được học tập lý luận chính trị, các chủ trương, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của nhà trường.- Phấn đấu 100% ĐVTN tham gia việc tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng ký thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên và cuộc vận động Sinh viên 5 tốt, Sinh viên Thủ đô thời đại mới.

- Phấn đấu thu hút 80% ĐVTN hưởng ứng, tham gia các hoạt động phong trào Đoàn–Hội, 40% ĐVTN tham gia các hoạt động tinh nguyện do Đoàn trường triển khai

- 100% cán bộ từ cấp Chi đoàn trở lên được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn thể (2 lần / năm).

- 100% cán bộ, viên chức trong độ tuổi Đoàn tham gia sinh hoạt Đoàn, 70% cán bộ trẻ tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ.

- Phát động và đẩy mạnh phong trào NCKH trong ĐVTN. Phấn đấu 60% ĐVTN có kết quả học tập từ loại Khá trở lên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục của ĐoànĐổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho đoàn viên theo 5 tiêu chí

của Thanh niên Thủ đô thời đại mới: bản lĩnh vững vàng, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, kỹ năng thành thạo và 6 giá trị cốt lõi: trung thành, sáng tạo, khát vọng, dấn thân, tôn trọng, trách nhiệm bằng việc tổ chức và nhân rộng các hoạt động giáo dục cho ĐVTN

1.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sẽ tiếp tục là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, là lý tưởng cách mạng trong ĐVTN nhiệm kỳ tới. Việc triển khai công tác cần được cụ thể hóa và áp dụng một cách linh hoạt với đối tượng là ĐVTN và cán bộ, giảng viên trẻ làm việc và sinh hoạt trong môi trường giáo dục. Trong đó cần được quan tâm các nội dung của việc học tập: xây dựng tình đoàn kết, tương thân tương ái, chống bàng quan vị kỷ, tinh thần học tập, làm chủ khoa học và công nghệ, tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, chống tiêu cực, phê và tự phê.

1.2. Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục

Linh hoạt và sáng tạo trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Tăng cường tổ chức cho ĐVTN học tập và tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Học hỏi và nhân rộng các hính thức mới, sáng tạo và có hiệu quả cao trong triển khai học tập lý luận, quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, của Đoàn. Phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông trong việc nắm bắt tư tưởng

18

BCCT

và truyền đạt nội dung giáo dục đến ĐVTN. Đẩy mạnh giáo dục truyền thống của Đảng, của dân tộc, của Đoàn, về lòng tự

hào dân tộc, khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ; xây dựng tình cảm và niềm tin cho cán bộ đoàn viên, tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng của Đảng. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc thông qua những hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hoá, vẻ đẹp của Thủ đô, đất nước và con người Việt Nam. Triển khai chương trình học tập lý luận chính trị cơ bản trong ĐVTN gắn với triển khai chương trình Rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới. Từ đó SV tự giác tích cực học tập, rèn luyện trở thành nguồn nhân lực dồi dào góp phần xây dựng thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đề cao giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống, ý thức pháp luật, ứng xử văn hóa gắn với việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong ĐVTN, thực hiện nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa trong gia đình, tại trường học, nơi công cộng, góp phần xây dựng thương hiệu văn hóa sinh viên Trường đại học Giao thông vận tải .

Tiếp tục đổi mới các hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức công dân cho ĐVTN. Giáo dục ĐVTN có ý thức và thói quen sống và làm việc theo pháp luật; định hướng ĐVTN gương mẫu thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tuân thủ nội qui, qui định của tổ chức; tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới; xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi và tránh xa các tệ nạn xã hội. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, và tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật gắn liền với ĐVTN. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động văn thể mỹ một cách toàn diện nhằm tạo môi trường vui tươi, lành mạnh trong học tập, sinh hoạt.

2. Tiếp tục đẩy mạnh và triển khai hiệu quả phong trào “Xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”

Đoàn thanh niên trường có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trong toàn trường tổ chức các hoạt động góp phần nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng của ĐVTN. Ý thức được vai trò của tuổi trẻ trước yêu cầu nhiệm vụ đó, Đoàn thanh niên nhà trường tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào Xung kích tham gia đổi mới và hiện đại hóa nhà trường.

2.1. Xung kích trong đổi mới phương pháp giảng dạy và học tậpVới đội ngũ giảng viên trẻ đông đảo, việc đổi mới phương pháp giảng dạy vừa là

yêu cầu bức bách, vừa là cơ hội để tổ chức Đoàn phát động phong trào. Cần tiến hành đồng bộ giữa việc đổi mới phương pháp dạy của giảng viên với phương pháp học của SV. Các diễn đàn trao đổi phương pháp học tập cần được tiến hành với nhiều hình thức từ sinh hoạt chi đoàn đến các website và câu lạc bộ chuyên ngành.

2.2. Xung kích trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo và hội nhập quốc tếNghiên cứu khoa học là thước đo đánh giá trình độ và chất lượng một trường đại

học có đẳng cấp, do đó cần được quan tâm thúc đẩy trong đội ngũ các nhà nghiên cứu,

19

BCCT

cán bộ trẻ cũng như sinh viên. Xây dựng các mô hình nghiên cứu liên kết trong đội ngũ cán bộ trẻ, có sự tham gia của sinh viên trong việc thực hiện các đề tài khoa học.

Tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về con người, lịch sử và văn hóa đất nước, Thủ đô với bạn bè quốc tế. Cung cấp thông tin và trang bị các kiến thức cần thiết cho cán bộ trẻ và SV hội nhập quốc tế. Tập trung truyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên về thời cơ, thách thức trong quá trình toàn cầu hóa, về luật pháp quốc tế, thông tin du học, kỹ năng giao lưu, hoạt động đào tạo và nghiên cứu trên thế giới giúp ĐVTN tự tin, chủ động hội nhập.

Phát huy vai trò của cán bộ trẻ và SV đã và đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài. Khuyến khích sự giao lưu và trao đổi kiến thức với các Hội lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam, tại Nhà trường nhằm tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế.

2.3. Xung kích xây dựng môi trường văn hóa và thực hành tiết kiệmPhối hợp với Phòng CTCT&SV tổ chức cho SV nhà trường ký các cam kết về

phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, mùa thi nghiêm túc chất lượng. Triển khai sâu rộng, có hiệu quả chương trình Rèn luyện đoàn viên thời đại mới, phối hợp và định hướng cho Hội Sinh viên tổ chức triển khai chương trình Sinh viên 5 tốt và Sinh viên Thủ đô thời đại mới.

Tích cực đẩy mạnh triển khai và thực hiện sâu rộng cuộc vận động “5 tiết kiệm” trong đó trọng tâm là chương trình “Tiết kiệm vì bạn nghèo” tới toàn thể các đơn vị Đoàn cấp dưới và 100% đoàn viên thanh niên nhà trường. Kịp thời phát hiện và nhân rộng các mô hình hay, các tấm gương điển hình trong toàn Đoàn.

2.4. Xung kích tình nguyện vì an sinh xã hội

Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện chung sức vì cộng đồng với phương châm đa dạng hóa nội dung, nâng cao hiệu quả, giải quyết các vấn đề bức xúc mang lại lợi ích thiết thực. Chú trọng tình nguyện tại chỗ - thường xuyên, từng bước xã hội hóa công tác tình nguyện.

Tổ chức sâu rộng các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, vì trẻ em vùng khó khăn; tích cực hưởng ứng các phong trào “Hiến máu nhân đạo”, “Lá lành đùm lá rách”, “Tiết kiệm vì bạn nghèo”,…

2.5. Xung kích bảo vệ môi trườngTiếp tục duy trì, triển khai có hiệu quả các hoạt động gắn với việc bảo vệ môi

trường. Tổ chức và tuyên truyền vận động các đơn vị Đoàn cấp dưới, CLB SVTN và ĐVTN tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Phối hợp với Đoàn Thanh niên các quận, huyện trên địa bàn thành phố tuyên truyền, tổ chức các hoạt động vệ sinh nơi công cộng, các điểm đen về môi trường,...

3. Tiếp tục triển khai thiết thực phong trào “Đồng hành cùng ĐVTN rèn đức, luyện tài lập thân lập nghiệp”

Kế thừa những thành công trong việc phát động phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” của nhiệm kỳ 2012-2014, trong giai đoạn tới Đoàn

20

BCCT

trường tiếp tục triển khai thiết thực hơn nữa phong trào “Đồng hành cùng ĐVTN học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy tiềm năng mạnh mẽ của ĐVTN, cán bộ trẻ trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

3.1. Đồng hành với ĐVTN trong học tập, nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp và tìm kiếm việc làm

Đoàn trường sẽ thường xuyên phát động và bám sát phong trào thi đua “Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” nhằm khơi dậy tinh thần say mê, thái độ nghiêm túc, phương pháp hiệu quả trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng môi trường học tập chất lượng cao theo định hướng của Nhà trường. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ĐVTN học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển các sân chơi trí tuệ góp phần rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động tự học, tự nghiên cứu.

Phát triển mạnh các câu lạc bộ học thuật tại các Liên Chi đoàn theo đặc thù chuyên ngành và thế mạnh của từng đơn vị. Phối hợp trong việc trao đổi thông tin, liên kết thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học. Xây dựng các mô hình nhóm nghiên cứu, diễn đàn ý tưởng khoa học, tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học trong thanh niên, tiến hành các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập và nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị trong và ngoài trường. Chủ động tìm kiếm các nguồn đầu tư cho các đề tài, công trình nghiên cứu của cán bộ trẻ và sinh viên có triển vọng và hiệu quả. Sử dụng có định hướng và hiệu quả các đề tài cấp trường từ ngân sách nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

Phối hợp với các đơn vị chức năng định kỳ thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho SV.

3.2. Đồng hành cùng thanh niên trong nâng cao thể chất và đời sống văn hóa tinh thần.

Phối kết hợp chặt chẽ với Phòng CTCT&SV, Bộ môn Giáo dục Thể chất thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao, các hoạt động văn hóa văn nghệ. Đa dạng hóa hình thức, nội dung hoạt động của hệ thống các câu lạc bộ tạo sân chơi bổ ích qua đó trau dồi kỹ năng sống và kiến thức xã hội của đoàn viên thanh niên. Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn tâm sinh lý; vận động thanh niên - sinh viên thực hiện lối sống văn hóa, tích cực đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các trường ĐH – CĐ trong Cụm 4 và trên địa bàn Thủ đô, các đơn vị kết nghĩa, và công tác xã hội hóa nguồn lực để nâng cao chất lượng các hoạt động phong trào.

3.3. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội

Giáo dục nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội cho ĐVTN cần được chú trọng trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt lớp và các hoạt động Đoàn, Hội tổ chức. Vai trò và ý thức trách nhiệm của CVHT trong việc định hướng và tư vấn cho SV cần được quan tâm và nâng cao hiệu quả. Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng,

21

BCCT

tuyên truyền kiến thức về văn hóa, pháp luật v.v. hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng viết báo cáo, diễn thuyết trước đám đông, phân tích và thể hiện quan điểm, kỹ năng xây dựng kế hoạch và làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống v.v. định hướng nghề nghiệp, kỹ năng phỏng vấn xin việc làm và các hành trang nghề nghiệp cần thiết, tổ chức các hội chợ việc làm và tuyển dụng v.v.

4. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai phong trào “Tôi yêu Hà Nội” góp phần xây dựng một thế hệ trẻ văn minh, thanh lịch và hiện đại

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử, truyền thống và những nét đẹp văn hóa của Thủ đô Hà Nội, về tiêu chí của “Sinh viên 5 tốt”, Đoàn trường sẽ cùng với các Liên Chi đoàn xây dựng các chương trình hoạt động “Hà Nội xanh”, “Hà Nội an toàn”, “Hà Nội nghĩa tình”, “Hà Nội trẻ”, “Hà Nội văn minh” nhằm giúp ĐVTN cụ thể hóa những nét đẹp văn hóa của Thủ đô thông qua hành vi ứng xử hàng ngày với thầy, cô, bạn bè trên giảng đường, với cộng đồng trong cuộc sống xã hội. Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho sinh viên.

5. Xây dựng củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh, đa dạng hóa hình thức thu hút, tập hợp thanh niên; phát huy tốt vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn đối với Hội sinh viên; tích cực tham gia công tác phát triển Đảng

5.1. Công tác xây dựng tổ chức công tác ĐoànĐoàn trường Đại học GTVT cần tiếp tục xác định “Chất lượng cơ sở là trọng

tâm; cán bộ là then chốt; tập hợp, đoàn kết thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu”. Lấy việc xây dựng tổ chức Đoàn, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ làm nhiệm vụ chiến lược.

5.1.1. Nâng cao chất lượng đoàn viên

Xác định nội dung, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, phẩm chất chính trị của đoàn viên theo 5 tiêu chí của Thanh niên Thủ đô thời đại mới và 6 giá trị cốt lõi. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đoàn viên. Gắn liền quá trình phấn đấu và đánh giá điểm rèn luyện với việc đánh giá chất lượng đoàn viên. Thực hiện đúng quy trình kết nạp Đoàn viên mới và trưởng thành Đoàn.

5.1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có tâm huyết, năng lực và bản lĩnh

Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn. Cán bộ đoàn phải trung thành với sự nghiệp của Đảng, yêu sự nghiệp của Đoàn, hết mình vì nhu cầu, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐVTN; xây dựng ý thức chính trị, ý thức trách nhiệm, ý thức học tập một cách rõ ràng, nâng cao bản lĩnh và khả năng làm việc, kết hợp với tinh thần cầu thị, phấn đấu không ngại khó khăn, không ngừng sáng tạo, có khả năng hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho ĐVTN, tư vấn và đối thoại với ĐVTN. Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn chuyên trách. Đổi mới phong cách và phương pháp công tác của cán bộ Đoàn với yêu cầu chung là tôn trọng ĐVTN, sát với ĐVTN và có trách nhiệm với ĐVTN. Thu hút các cán bộ trẻ có tâm huyết, uy tín và năng lực trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

22

BCCT

5.1.3. Nâng cao chất lượng Chi đoàn, tăng tính chủ động sáng tạo của Liên chi đoàn

Nghiên cứu đề xuất đổi mới mô hình tổ chức của Đoàn, xây dựng môi trường tập hợp ĐVTN phù hợp với học chế tín chỉ; hoạt động của Chi đoàn có sự kết hợp chặt chẽ với cố vấn học tập; đẩy mạnh hoạt động của Chi đoàn Cán bộ giảng viên ở các đơn vị; tổ chức Đoàn được phân cấp, lấy Liên Chi đoàn làm nòng cốt trong các hoạt động phong trào, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao tính chủ động sáng tạo của các Liên Chi đoàn. Thí điểm hình thức Liên Chi đoàn đảm nhiệm các phần việc và mô hình thanh niên thiết thực và có hiệu quả trong công tác và hoạt động.

Đa dạng hóa các hình thức thực hiện dân chủ trong Đoàn. Gắn sinh hoạt, hoạt động của chi đoàn, đoàn cơ sở với việc giải quyết những vấn đề bức xúc của ĐVTN ở đơn vị.

Nâng cao hiệu quả, tính hấp dẫn trong nội dung và hình thức sinh hoạt Chi đoàn. Xây dựng chủ đề sinh hoạt chi đoàn theo các vấn đề mà ĐVTN đặc biệt quan tâm gắn với nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhà nước và nhà trường. Nhân rộng các mô hình sinh hoạt mới, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia; phát huy thế mạnh của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội trong đổi mới sinh hoạt chi đoàn.

5.2. Tích cực tham gia có trách nhiệm công tác phát triển Đảng trong ĐVTNThông qua hoạt động thực tiễn của công tác đoàn và phong trào thanh niên, cần

nắm bắt được các đoàn viên ưu tú, có kế hoạch bồi dưỡng phát triển và phân công nhiệm vụ hợp lý. Đẩy mạnh hơn nữa thực hiện cuộc vận động “ĐVTN phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Chủ động và thực hiện đúng quy trình giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp, gắn với việc thực hiện Chương trình hành động “Tuổi trẻ Thủ đô học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phối hợp chặt chẽ với các chi bộ, thông qua các đối tượng Đảng tạo nguồn cán bộ có chất lượng cho tổ chức Đoàn và Đảng.

5.3. Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên, phối hợp hoạt động chặt chẽ và hiệu quả với Hội sinh viên

Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đoàn, phối kết hợp hoạt động chặt chẽ với HSV trường, đặc biệt trong việc triển khai phong trào “sinh viên 5 tốt”, đoàn kết, đồng thuận và phát huy thế mạnh của sinh viên, đáp ứng tối đa những yêu cầu, nguyện vọng của sinh viên, phù hợp với sự phát triển của nhà trường và xã hội.

5.4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh

Công tác kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên nhằm nắm bắt thực trạng của tổ chức Đoàn và phát hiện các mô hình hay, phương pháp làm việc hiệu quả qua đó có các thông tin kiến nghị, phản hồi hoặc các ý kiến tham mưu cho tổ chức Đoàn. Cần củng cố UBKT Đoàn Trường, đổi mới phương pháp làm việc và tăng cường hiệu quả hoạt động. Tiến hành đồng bộ các phương thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra qua thông tin báo cáo và ý kiến điều tra... Định

23

BCCT

kỳ có sơ kết, tổng kết và phối hợp làm việc với các Ban chấp hành Đoàn cùng cấp và UBKT cấp trên.

5.5. Đổi mới công tác chỉ đạo và triển khai hoạt dộng của các cấp bộ Đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả và bám sát thực tiễn

Củng cố và kiện toàn tổ chức Đoàn phân cấp và liên kết chặt chẽ, xây dựng BCH Đoàn Trường và Các đơn vị đoàn trực thuộc có năng lực, điều kiện hoạt động, phương pháp làm việc khoa học, có tính chiến đấu và gắn bó mật thiết với ĐVTN. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cấp. Làm tốt công tác lập kế hoạch và đổi mới phương thức triển khai, điều hành và nắm bắt thông tin. Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả hoạt động và công tác thi đua khen thưởng, đánh giá đúng người, đúng việc, không chạy theo thành tích. Cố gắng xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp trong tổ chức Đoàn. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác thông tin, báo cáo, quản lý và điều hành của Đoàn. Quan tâm đến việc tổng kết thực tiễn các mô hình và phương pháp làm việc hiệu quả, từ đó tuyên truyền, nhân rộng ra toàn trường. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác của Đoàn, gắn các phong trào hành động với lĩnh vực chuyên môn và việc hoàn thiện cá nhân.

Các chương trình công tác Đoàn và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2014 – 2017 được đề ra là kết quả của tâm sức và trí tuệ của tuổi trẻ Toàn trường, đúc kết từ thực tiễn hoạt động nhiệm kỳ qua, nhằm đáp ứng đòi hỏi và nguyện vọng của Nhà trường và xã hội đang đặt ra cho Đoàn Thanh niên Nhà trường.

Ban Chấp hành Đoàn trường tin tưởng và hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Đoàn cấp trên, của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường; sự hỗ trợ, phối hợp của các Khoa, Viện, Trung tâm và các Phòng, Ban chức năng trong trường, tập thể Ban chấp hành Đoàn trường Đại học giao thông vận tải cùng toàn thể đoàn viên - sinh viên Nhà trường sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đoàn trường khóa XXVIII, nhiệm kỳ 2014 - 2017.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học giao thông vận tải kêu gọi các đồng chí cán bộ Đoàn và toàn thể đoàn viên - sinh viên nhà trường quyết tâm rèn luyện, xung kích, sáng tạo thực hiện các chương trình hành động cách mạng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường, xứng đáng với truyền thống vẻ vang, những thành quả và tinh hoa mà các thế hệ đi trước đã để lại cho thế hệ trẻ Nhà trường hôm nay.

BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHÓA XXVII, NHIỆM KỲ 2012 - 2014

24