122
MYSTIC REAL ESTATE, S.A. HOTEL DO CAIS Estabilidade Projecto de Execução – Fase 2 Maio 2016

BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

PHÁT TRIỂN, TRUYỀN THÔNG

Hợp tác phát triển, truyền thông và hoạt động cộng đồng

Để đạt được mục tiêu phát triển hướng đến giải pháp “Green Technology, Zero Waste”, Vật liệu Xanh luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các đối tác và khách hàng. Mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU XANHĐường số 10, KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuĐiện thoại: 064.3891937 | Fax: 064.3533306Email: [email protected] | Website: www.vatlieuxanh.net

Bản TinXỉ thép - Vật liệu Xanh cho tương lai

“Đá nhân tạo” EcoslagGiải pháp hiệu quả thi công trong mùa mưa và trên nền đất yếu.

Vật liệu Xanh

Số 01 - 06/2012

Đường làm bằng cốt liệu xỉ thép Ecoslag – Công trình dự án Posco SS-Vina (Hàn Quốc).

Vật liệu Xanh đang phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ GTVT triển khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ thép cho các lớp móng đường giao thông trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Kết quả nghiên cứu ban đầu giữa Phòng thí nghiệm hóa lý ứng dụng thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm Trường ĐHQG Tp.HCM và Vật liệu Xanh cho thấy xỉ thép sau khi được tái chế có thể sử dụng làm vật liệu lọc xử lý các kim loại nặng có trong nước thải rất tốt. Hiện nay, Vật liệu Xanh đã trình UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai đề tài nghiên cứu ứng dụng xỉ thép làm vật liệu lọc xử lý nước thải.

Ký hợp đồng xử lý xỉ thép của Nhà máy luyện thép Fuco, Pomina 3 và chuẩn bị các bước để ký ghi nhớ xử lý xỉ thép của dự án luyện thép do Công ty TNHH Thép Vina Kyoei làm chủ đầu tư.

Cung cấp cốt liệu, dữ liệu, kết quả phân tích xỉ thép phục vụ các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng xỉ thép trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, xử lý nước thải.

Đăng ký tham gia Hội nghị xỉ toàn cầu Globalslag lần thứ 8 tổ chức từ ngày 12-13/11/2012 tại Las Vegas, Mỹ với chủ đề: “Tái chế xỉ thép tại Việt Nam: Cơ hội và những thách thức”.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý chất thải công nghiệp của dự án lọc hóa dầu Long Sơn do Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn làm chủ đầu tư.

Hợp tác phát triển

Áp phích Hội nghị Globalslag lần thứ 8

Phóng sự “Giải pháp xử lý xỉ thép thành vật liệu xây dựng” của Vật liệu Xanh do Đài truyền hình Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện tháng 4/2012 đã đoạt giải khuyến khích Báo chí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ 20.

Vật liệu Xanh đã tham gia chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do Báo Tuổi trẻ tố chức bằng hình thức đóng góp 10.000 tấn “Đá nhân tạo” Ecoslag để xây dựng nền móng công trình trên đảo Trường Sa, góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc.

Tài trợ học bổng cho sinh viên xuất sắc thuộc phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano - Trường Đại học Quốc gia Tp.HCM và hỗ trợ triển khai đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng vật liệu xỉ thép xử lý nước thải của sinh viên thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Truyền thông và hoạt động cộng đồng

“Đá nhân tạo”EcoslagVật liệu lọc đa năng xử lý nước thải.

Vật liệu Xanh tham dự báo cáo khoa học tại Triển lãm Quốc tế Xây dựng Việt Nam

Vietconstech2012

16 Bản tin Vật liệu Xanh

Page 2: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

ĐIỂM TIN

Hoạt động của Vật liệu Xanh, Quý I-II/2012 Sự kiện nổi bật

Ngày 11/11/2011, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã phê duyệt Quyết định cho Công ty TNHH Vật liệu Xanh vay vốn ưu đãi về bảo vệ môi trường để triển khai đầu tư dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ lò điện hồ quang tại KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngày 09/5/2012, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản cho phép Công ty TNHH Vật liệu Xanh cùng với Viện Khoa học Công nghệ GTVT tiến hành thử nghiệm xỉ thép dùng cho kết cấu lớp móng đường giao thông.

Tháng 03/2012, Vật liệu Xanh đã có buổi báo cáo tại Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ những ứng dụng của vật liệu “Đá nhân tạo” Ecoslag tái chế từ xỉ lò điện hồ quang và khả năng triển khai tại các tỉnh miền Tây để làm đường giao thông, xây dựng nền móng và bảo vệ các công trình thủy lợi.

Vật liệu Xanh báo cáo tại Triển lãm Quốc tế Công nghệ Xây dựng Việt Nam VIET CONSTECH 2012

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghệ Xây dựng Việt Nam VIET CONSTECH 2012, Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức Hội thảo “Giới thiệu công nghệ xây dựng mới tại Việt Nam” tổ chức ngày 28/6/2012 với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Với mục đích phổ biến rộng rãi, thảo luận và tiếp thu ý kiến chuyên môn sâu sắc đối với các công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, các thiết bị khoa học ứng dụng trong thi công các công trình trọng điểm, công trình có tính năng cao.

Vật liệu Xanh đã tham gia báo cáo với chuyên đề: "Sử dụng vật liệu tái chế từ xỉ thép: Giải pháp hiệu quả thi công trong mùa mưa và nền đất yếu, ngập nước" với nội dung giới thiệu sản phẩm "Đá nhân tạo" Ecoslag được tái

chế từ xỉ thép với ưu điểm vượt trội khi sử dụng thi công trong mùa mưa, trên những vùng đất ngập nước hoặc có nền đất yếu. Với tính chất đặc biệt như có độ hút nước cao gấp 3 lần đá, hoạt hóa và cường độ cao khi được nghiền nhỏ, Ecoslag đặc biệt thích hợp dùng để chống lầy, chống lún, làm các đường công vụ trong mùa mưa; thay thế cho đá để làm nền hạ công trình có nền đất yếu, bị ngập nước. Giúp nhà đầu tư, các thầu tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thi công. Đây là ứng dụng hiệu quả nhất của Ecoslag trong thời điểm hiện nay tại khu vực dọc lưu vực sông Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và có thể nhân rộng tại khu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hoặc miền Tây. Với việc sử dụng Ecoslag, công tác thi công xây dựng không bị gián đoạn ngay cả khi mùa mưa kéo dài hơn 6 tháng như ở phía Nam.

Ngày 11/4/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác nhận Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ lò điện hồ quang hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, được phép đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Ngày 18/4/2012, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức cuộc họp vào nghe Công ty TNHH Vật liệu Xanh báo cáo kết quả nghiên cứu, triển khai giải pháp xử lý xỉ thép thành vật liệu xây dựng với sự tham gia của các ngành chức năng của tỉnh gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải,….Trên cơ sở kết quả đạt được, UBND tỉnh đã có thông báo số 83/TB-UBND ngày 23/4/2012 đánh giá cao nỗ lực của Vật liệu Xanh trong việc đồng hành cùng với tỉnh giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do xỉ thép gây ra trong nhiều năm qua. Đồng thời, UBND tỉnh đã có chỉ

có chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ, giúp đơ Vật liệu Xanh trong quá trình hoạt động cũng như thực hiện việc tuyên truyền chính sách tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để sớm đưa các sản phẩm từ xỉ thép được ứng dụng rộng rãi.

Dự án được vay ưu đãi Thử nghiệm xỉ thép

Nhà máy tái chế xỉ thép đi vào hoạt động

Báo cáo kết quả nghiên cứu với các ngành chức năng

Công ty Tube City Ims tham quan nhà máy tái chế xỉ thép Vật liệu Xanh

Cần Thơ

Ngày 01/6/2012, nhằm phát triển sản phẩm và năng cao nâng lực tái chế xỉ thép, Vật liệu Xanh đã có buổi làm việc với Bà Sara A.Hornby, Tiến sỹ, Giám đốc Marketing của Tube City Ims, Tập đoàn hàng đầu về tái chế xỉ thép tại Mỹ. Đại diện của Tube City Ims đã tham quan nhà máy tái chế xỉ thép và có một số trao đổi liên quan đến việc hợp tác chuyển giao công nghệ tái chế, phát triển các sản phẩm từ xỉ thép và mở rộng thị trường tiêu thụ,… trong thời gian tới giữa Vật liệu Xanh và Tube City Ims.

Đây là bước đi quan trọng của Vật liệu Xanh trong việc phát triển công nghệ tái chế xỉ thép với sự hỗ trợ từ những công ty có nhiều kinh nghiệm như Tube City Ims.

Giải pháp của Vật liệu Xanh đã nhận được đánh giá cao của Bộ Xây dựng, các chuyên gia xây dựng hàng đầu của Việt Nam và các nhà thầu.

Vật liệu Xanh trình bày tại Hội thảo khoa học Vietconstech 2012Toàn cảnh cuộc họp

Ông Trần Ngọc Thới, PCT UBND tỉnh BR-VT chủ trì cuộc họp

02 Bản tin Vật liệu Xanh Bản tin Vật liệu Xanh 03

Xem chi tiết tại trang 8, 9.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 2288/BTNMT-TCMT ngày 05/7/2012 xác nhận dự án đầu tư Nhà máy sản xuất VLXD từ xỉ lò điện hồ quang tại KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành do Công ty TNHH Vật liệu Xanh làm chủ đầu tư thuộc loại hình hoạt động bảo vệ môi trường đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ theo Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

Ưu đãi từ chính phủ

Page 3: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

ĐIỂM TIN

Tin tức về xỉ thép thế giới

Với những nỗ lực bền bỉ liên tục để bảo vệ môi trường và tái chế chất thải công nghiệp, tháng 05/2012, Thép Qatar đã ký kết hợp đồng tái chế xỉ thép với Công ty Sản xuất cốt liệu xỉ thép (S.A.P) ở Doha. Hợp đồng đã được ký kết bởi ông Ali Bin Hassan Al-Murakhi, Tổng Giám đốc Thép Qatar và Sheikh Khaled Bin Hamad Bin Jassim Al-Thani, Giám đốc điều hành của S.A.P.

Theo hợp đồng này, S.A.P sẽ xử lý 1 triệu tấn xỉ thép thải ra từ quá trình hoạt động của Thép Qatar. Theo công bố của S.A.P, xỉ thép sẽ được tái chế thành cốt liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng và các công trình cơ sở hạ tầng với khối lượng khoảng 100.000 tấn xỉ/tháng.

Ông Al-Murakhi cho biết: “Việc tái chế xỉ thép sẽ giúp giảm thiểu các chất thải rắn trong ngành công nghiệp thép và nó cũng có lợi thế kinh tế như giảm chi phí xử lý, mang lại nguồn vật liệu mới, tiết kiệm tài nguyên, ngoài ra sẽ giúp nhà máy thép giảm thiểu diện tích lưu giữ xỉ thép”. Theo Ông Sheikh Khaled, với việc triển khai hợp đồng này sẽ là rất hữu ích cho môi trường, thông qua xử lý, tái chế chất thải rắn công nghiệp và nó cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Ông nói thêm rằng dự án này nhằm mục đích xử lý xỉ thép, sản xuất cốt liệu xỉ sử dụng như là nguyên liệu trong các công trình xây dựng khác nhau. Giải pháp sử dụng cốt liệu xỉ thép đã được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu, Mỹ và một số quốc gia Ả Rập khác.

Thép Qatar hiện đang sở hữu một nhà máy thép ở Jabal Ali tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và có một số dự án đầu tư ở Saudi Arabia, Bahrain và trong tương lai Thép Qatar sẽ đầu tư thêm nhiều dự án đầu tư ở các nước khác. Đây là công ty đã đạt được một danh tiếng xuất sắc trong thị trường nội địa và trên thế giới, do sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

Theo www.steelnews.com

Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc đã quyết định hợp tác với POSCO cho một dự án phục hồi tài nguyên biển với mục tiêu sẽ tạo ra hệ sinh thái và các rạn san hô bằng cách sử dụng chất thải xỉ thép từ ngành công nghiệp sản xuất thép.

Posco, nhà sản xuất thép lớn nhất của Hàn Quốc sẽ cung cấp xỉ thép cho Bộ miễn phí, các cơ quan Chính phủ Hàn Quốc có thể sử dụng các vật liệu từ xỉ thép để xây dựng các công trình dưới nước nhằm thúc đẩy việc nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương.

Theo Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, xỉ thép là một vật liệu thân thiện với môi trường, các khoáng kim loại của nó được biết đến để tăng cường sự tăng trưởng của thực vật biển. Dự án này là một phần kế hoạch dài hạn của Bộ để khôi phục lại hệ sinh thái biển của Hàn Quốc.

Posco và Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp và Công nghệ Pohang, một Viện công nghệ thuộc sở hữu của nhà sản xuất thép đã tiến hành hàng loạt thí điểm sử dụng xỉ thép cho các cơ sở biển trên các vùng biển phía Nam và phía Đông của quốc gia trong 10 năm qua. Kết quả cho thấy, vật liệu từ xỉ thép rất có hiệu quả trong việc tạo ra lớp rong biển và sinh học an toàn, Posco đã phát triển sản phẩm thương mại có tên Triton, một thương hiệu của xỉ thép được sử dụng để tạo ra các rạn san hô.

Bộ sẽ sử dụng các sản phẩm của Triton trong dự án phục hồi rừng trên biển của họ, như là một phần của những nỗ lực để thúc đẩy xỉ thép như là một vật liệu thân thiện với môi trường. Bắt đầu với dự án này, hai bên đã có kế hoạch để có được sự hợp tác tốt hơn nhằm đối phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền tảng cho tăng trưởng công nghiệp-carbon thấp.

Được biết, Posco cũng đang đầu tư 1 dự án sản xuất thép đặc biệt với công suất 1 triệu tấn phôi/năm tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Việt Nam. Dự án này đã khởi công xây dựng vào tháng 6/2012, dự kiến sau năm 2014 sẽ đi vào hoạt động. Công ty TNHH Vật liệu Xanh là nhà thầu phụ cung cấp vật liệu “Đá nhân tạo” Ecoslag được tái chế từ xỉ thép phục vụ cho quá trình xây dựng công trình do nhà thầu chính Posco E&C , Công ty xây dựng hàng đầu của Hàn Quốc thi công.

Theo www.koreatimes.co.kr

Dự án sử dụng vật liệu lót cho bãi chôn lấp hợp vệ sinh bằng xỉ thép được thực hiện bởi Phòng Khoa học và Công nghệ Xử lý chất thải, Phòng xử lý Luyện kim và hợp tác với chính quyền đô thị tự trị AB Uddeholm và Hagfors, Thụy Điển.

Gần đây pháp luật EU yêu cầu chặt chẽ cho việc chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp ở châu Âu sẽ không đáp ứng được các yêu cầu đó và vì vậy nó sẽ bị đóng cửa trong tương lai gần. Để giải quyết được vấn đề này, thì cần phải có một lượng lớn vật liệu giúp các bãi chôn lấp đáp ứng được các quy định về bảo vệ môi trường, xỉ thép từ ngành công nghiệp thép ở châu Âu có thể là một giải pháp kinh tế và tiết kiệm vật liệu để thay thế như là vật liệu lót, phủ cho các bãi chôn lấp chất thải.

Trong dự án này, xỉ lò điện hồ quang và xỉ lò tinh luyện được thử nghiệm tại các công trình xây dựng bãi chôn lấp chất thải. Xỉ thép là một loại vật liệu có thành phần khoáng giống như của xi măng, có độ thẩm thấu thấp và được

thử nghiệm như vật liệu lót, hoặc phủ. Xỉ lò điện hồ quang có thể được sử dụng trong lớp lọc, có thể trong lớp bảo vệ và cũng như phụ gia trong lớp lót. Xỉ thép đáp ứng được tiêu chí đối với lớp vật liệu lót cần được ổn định trong thời gian dài, Cục Bảo vệ môi trường Thụy Điển dự báo nó có thể chịu đựng được trong 1 ngàn năm. Sự ổn định dài hạn được xác định bởi thành phần khoáng chất của xỉ, thay đổi trong thành phần xỉ thép trong điều kiện chôn lấp được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên bãi rác thành phố trực thuộc Hagfors. Kết quả điều tra hiệu suất của vật liệu xỉ thép có liên quan đến tính thấm cũng như thành phần hóa học và ổn định cơ học cho thấy xỉ thép là vật liệu hoàn hảo cho giải pháp thay thế các loại vật liệu hiện có để làm các lớp lót, phủ và lọc cho bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.

Theo www.ltu.se

Đường bê tông asphalt xỉ thép đầu tiên của Harsco ở Úc.

Tháng 6/2011, con đường bê tông asphalt cốt liệu xỉ thép đầu tiên đã được đưa vào sử dụng tại thành phố Cảng Phillip, miền Nam thành phố Melbourne (Úc), như là một phần của chính sách môi trường của bang Victoria, nơi đã sử dụng nhiều vật liệu tái chế trong các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng. Dự kiến, những con đường dùng bê tông asphalt xỉ thép sẽ tiếp tục được xây dựng trong thành phố trong thời gian tới.

Ông Dan Cartwright, Giám đốc Phát triển kinh doanh và quản lý kỹ thuật của Harsco Metals cho biết: “Vấn đề mấu chốt của dự án đã được làm công việc khó khăn là thử nghiệm cốt liệu xỉ thép và chứng minh những lợi ích của xỉ lò điện hồ quang trong bê tông asphalt. Kiểm tra hiệu suất ban đầu tại tiểu bang Victoria cung cấp kết quả rất tốt, mang lại niềm tin cho các Hội đồng địa phương và cơ quan phê duyệt. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng các cơ hội khác sẽ thành hiện thực ở Australia”.

Trong tháng 8/2012, Vật liệu Xanh sẽ làm việc với Ông Dan Cartwright về các vấn đề liên quan đến ứng dụng của xỉ thép làm cốt liệu bê tông asphalt trên cơ sở kinh nghiệm của Harsco Metals đã triển khai ở nhiều nước trên thế giới.

Theo www.harscometals.com

Những núi xỉ thép chiếm diện tích hơn 70 ha đang làm xấu đi hình ảnh của thành phố Bistupur và nó luôn là một phần của cảnh quan nơi đây nếu ai đến từ Tatanagar qua Jugsalai, Ấn Độ. Tuy nhiên, những hình ảnh đó sẽ biến mất và thay vào đó là cảnh quan môi trường đầy màu xanh nhờ vào nỗ lực của chính quyền và Công ty thép Tata.

Mặc dù các quan chức chính quyền rất kín tiếng về chi phí, quy mô của việc phục hồi môi trường từ các núi xỉ thép do bị người dân xem là hoang phí vì nó là hậu quả từ việc quản lý yếu kém trong việc kiểm soát chất thải của các nhà máy thép, nhưng nhờ đó toàn bộ khu vực các núi xỉ thép sẽ được bao phủ bởi cây xanh với rừng cây thân thiện với môi trường sinh thái, hy vọng

thay đổi khu vực này sẽ trở thành một điểm đến của du khách.

“Trong trường hợp bão, các hạt bụi xỉ thép sẽ bị thổi tung lên như làn khói dày, gây ô nhiễm. Tuy nhiên với việc thiết lập việc trồng cây xanh bao phủ thì mối đe dọa đó sẽ được giải quyết”, Mr. J.M. Sinha - phụ trách dự án cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng để thúc đẩy các hoạt động phát triển sinh thái trên 70 mẫu như là một trách nhiệm xã hội của Công ty thép Tata”. Qua đó, khoảng 1 vạn cây và bụi cây của các loài khác nhau sẽ tiếp tục được trồng để thu hút các loài chim. Đặc biệt giống cỏ nhập khẩu đang được trồng tại các sườn và ven chân núi xỉ thép trên lớp thảm xơ dừa nên có thể giữ đất.

Việc quyết định cải tạo khu vực ô nhiễm do núi xỉ thép gây ra cho thấy sự quyết tâm của chính quyền Bistupur trong việc thay đổi hình ảnh của thành phố theo hướng thân thiện môi trường.

Theo www.telegraphindia.com

Thép Qatar ký hợp đồng tái chế xỉ thép

Posco cung cấp xỉ thép phục hồi tài nguyên biển

Xỉ thép được sử dụng làm vật liệu lót cho bãi chôn lấp chất thải

04 Bản tin Vật liệu Xanh Bản tin Vật liệu Xanh 05

Ấn Độ chi hàng trục triệu USD để phục hồi môi trường từ các núi xỉ thép

Sản phẩm Triton của Posco dùng để phục hồi sinh thái biển

Xỉ thép được dùng làm vật liệu lọc tại bãi chôn lấp rác ở Thụy Điển

Page 4: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

1a

3a 3b

5

4

6

1b 1c 2

1. Nhà máy thép Pomina 3 (Thép Việt), KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.a. Nền nhà xưởng

b. Nền bãi phế liệu

c. Làm đường nội bộ

2. Nhà máy sản xuất nhôm định hình thuộc Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam (Australia), KCN Mỹ Xuân B1-Conac, huyện Tân Thành.Xử lý nền móng, đường nội bộ

3. KCN Mỹ Xuân A2 (Formosa), Công ty Phát triển Quốc tế Formosa (Đài Loan).a. Móng nền đáy hồ xử lý nước thải

b. Làm đường Khu nhà ở chuyên gia

4. Dự án Nhà máy thép đặc biệt Posco SS-VINA (Hàn Quốc) tại KCN Phú Mỹ 2, Nhà thầu chính Posco E&C.Làm đường công vụ phục vụ thi công trong mùa mưa

5. Kho ngoạn quan Thorensen-Vinama thuộc Tập đoàn Thoresen Thai Agencies, KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành.Nền móng, đường nội bộ

6. Nhà máy sản xuất khí công nghiệp Phú Mỹ thuộc Công ty TNHH Gas Việt – Nhật tại KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành. Xử lý nền móng và làm đường nội bộ

06 Bản tin Vật liệu Xanh Bản tin Vật liệu Xanh 07

CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG “ĐÁ NHÂN TẠO” ECOSLAG

Page 5: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

“Đá nhân tạo” Ecoslag: Giải pháp hiệu quả thi công trong mùa mưa và trên nền đất yếu

ỨNG DỤNG CỦA XỈ THÉP

Đặc thù của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và khu vực phía Nam là mùa mưa kéo dài 6 tháng trong năm và các công trình thi công hầu hết trên nền đất yếu và ngập nước. Do đó, các nhà thầu khi thi công gặp rất nhiều khó khăn do công trình bị sạt lở, sụt lún, lầy lội và ngập nước. Để giải quyết vấn đề này bằng các biện pháp kỹ thuật hoặc ngừng thi công chờ khắc phục sẽ rất tốn kém và làm chậm tiến độ thi công.

Với giải pháp sử dụng vật liệu “Đá nhân tạo” Ecoslag do Công ty TNHH Vật liệu Xanh sản xuất từ xỉ lò điện hồ quang sẽ giúp các nhà đầu tư, nhà thầu xử lý nền móng trong mùa mưa, nền đất yếu và ngập nước đạt hiệu quả cao về tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn. Giải pháp này đã được Vật liệu Xanh báo cáo tạo Hội thảo giới thiệu công nghệ xây dựng mới tại Việt Nam Vietconstech 2012 và nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia, nhà khoa học xây dựng hàng đầu của Việt Nam.

Những ưu điểm vượt trội của Ecoslag

Xỉ thép được nung luyện trong lò điện hồ quang ở nhiệt độ 1.6000C nên có nhiều tính chất rất đặc biệt. Thành phần hóa học chính của xỉ thép là CaO, FexOy, MgO, MnO2, SiO2 và Al2O3,…ở các phức bền vững; thành phần khoáng chủ yếu: Calcium Silicate (2CaO.SiO2-belite), Bredigite (Ca7MgSi4O16) tương tự thành phần khoáng của xi măng; xỉ thép nặng hơn đá 20%, độ cứng, độ ma sát và khả năng chống phân mảnh cao hơn so với đá và chịu đựng tốt trong điều kiện thời tiết, địa hình xấu.

Một trong những đặc điểm vượt trội của xỉ thép so với đá là khả năng hút nước 2,5%, cao gấp 3 lần đá (0,75%); có cấu trúc tổ ong và độ rỗng cao hơn đá. Với tính chất này, sản phẩm xỉ thép sau khi qua tái chế bằng công nghệ (tên thương mại “Đá nhân tạo” Ecoslag) của Vật liệu Xanh được sử dụng làm vật liệu thay đá tự nhiên làm nền hạ công trình, làm các lớp móng đường giao thông, trong đó, ứng dụng hiệu quả nhất của Ecoslag hiện nay là xử lý

nền móng công trình trong mùa mưa và trên nền đất yếu, bị ngập nước.

Không chỉ có chức năng hút nước và tạo liên kết, sử dụng Ecoslag còn giúp các nhà thầu tiết kiệm đáng kể khối lượng vật liệu vì khi khi xử lý nền móng bị ngập nước hoặc lầy lội bằng các loại vật liệu như đá, cát hoặc đất sẽ tốn nhiều khối lượng do đá, cát hay đất sẽ bị chìm, dạt ra khỏi khu vực xử lý khi bị tác động bởi trọng lực nặng. Muốn không xảy ra hiện tượng này, buộc phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật như bơm hút nước, bổ sung xi măng,…như

vậy, sẽ làm phát sinh thêm chi phí. Nhưng với Ecoslag, nhà thầu sẽ giải quyết triệt để được tất cả các vấn đề mà khi sử dụng vật liệu tự nhiên sẽ gặp phải.

Do Ecoslag có gốc vôi, mang tính kiềm (pH khoảng 10-11) nên khi thi công ở các khu vực nhiễm mặn, nhiễm phèn như cửa sông, ven biển hoặc lưu vực sông Thị Vải, Sài Gòn-Đồng Nai hoặc vùng Miền Tây (pH thấp, < 4) sẽ giúp cải tạo chất lượng đất tốt hơn tại những khu vực sử dụng xỉ thép làm lớp móng, điều này sẽ giúp cho công trình tăng tuổi thọ, bền vững hơn.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, mùa mưa diễn ra bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11, trong thời điểm này, hầu hết các công trình xây dựng diễn ra rất sôi động dọc khu vực sông Thị Vải, khi thi công, các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn do nền đất yếu, ngập nước. Qua sử dụng Ecoslag để xử lý nền móng, làm đường công vụ hoặc chống sạt lở,…các nhà thầu xây dựng đánh giá rất cao sản phẩm của Vật liệu Xanh.

Một ví dụ điển hình là dự án Nhà máy thép đặc biệt Posco SS-Vina, công suất 1 triệu tấn/năm (nhà đầu tư Hàn Quốc) có diện tích 49ha tại KCN Phú Mỹ II, huyện Tân Thành do nhà thầu chính Posco E&C thi công đã lựa chọn vật liệu Ecoslag để làm đường công vụ, xử lý nền bị lầy lội nhằm chuẩn bị cho việc khởi công và xây dựng công trình. Kết quả khi sử dụng, Ecoslag đã đáp ứng được các tiêu chí do Posco E&C đưa ra, đảm bảo thời gian và chất lượng.

Ecoslag: Vật liệu hoàn hảo cho thi công các công trình

kích cơ cốt liệu 0-40mm, hoặc 0-60mm được đưa vào các khu đất cần xử lý, Ecoslag sẽ làm khô mặt bằng rất nhanh vì khả năng hút nước khá cao và cấu trúc tổ ong của nó, đồng thời các hạt xỉ nhỏ có trong cốt liệu khi gặp nước sẽ đóng rắn và cường độ, tạo ra các liên kết với các hạt cốt liệu có kích thước lớn, tạo thành khối bê tông nghèo vững chắc. Dưới tác dụng của việc lu lèn sẽ làm tăng cường nhanh hơn nữa cho quá trình liên kết. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với đá vì đá chỉ là loại vật liệu lấp đầy, không tạo liên kết nếu không có sự bổ sung của xi măng.

Ngoài việc có lợi thế về giá thành rẻ hơn so với đá tự nhiên, sử dụng Ecoslag sẽ giúp việc thi công các công trình trong mùa mưa diễn ra bình thường, không bị gián đoạn do nền đất bị ngập nước, lầy hoặc lún, sạt lở. Với

Cốt liệu Ecoslag do Vật liệu Xanh sản xuất

Sử dụng Ecoslag làm khô mặt bằng công trình dự án Nhà máy nhôm định hình tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac, huyện Tân Thành.

Xỉ thép sau khi tái chế có thành phần hóa, khoáng gần giống như thành phần hóa và khoáng của xi măng mác thấp, khi nghiền mịn và hoạt hóa với nước nó có khả năng đóng rắn và cường độ. Đây là nguồn nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp sản xuất VLXD như: làm phụ gia xi măng, vật liệu không nung, làm đường giao thông.Văn bản số 31/BXD-VLXD ngày 07/6/2011 của Bộ Xây dựng.

Một số hình ảnh sử dụng Ecoslag

Công trình Posco SS-Vina do Posco E&C thi công

Công trình đường tạm vào mỏ cát tại huyện Tân Thành

Đổ Ecoslag Mặt đường đã được khắc phục

có thể sử dụng

Hiện trạng trước khi dùng Ecoslag

Hiện trạng mặt bằng ngập nước, lầy lội

Đường công vụ bằng xỉ thép Công trình thi công trong mùa mưa

Tiến hành xử lý bằng Ecoslag

Lu lèn

08 Bản tin Vật liệu Xanh Bản tin Vật liệu Xanh 09

Sử dụng Ecoslag để làm đường và công trình Khu nhà ở chuyên gia KCN Mỹ Xuân A2.

Công trình Nhà máy nhôm định hình tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac.

Page 6: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

“Đá nhân tạo” Ecoslag: Vật liệu lọc đa năng xử lý nước thải

Article with Banner

Ảnh chụp bề mặt xỉ thép (SEM) – Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano, ĐHQG Tp.HCM.

Xỉ thép có cấu trúc tổ ong, khả năng hấp thụ rất cao.

ỨNG DỤNG CỦA XỈ THÉP

Pháp luật về tái chế, tái sử dụng chất thải

Article with BannerCHÍNH SÁCH

Tái chế xỉ thép: Cơ hội và những thách thức

Từ chất thải “đen” trở thành vật liệu “xanh”

Từ chất thải bỏ đi, Công ty TNHH Vật liệu Xanh đã tái chế xỉ thép thành vật liệu xây dựng (VLXD), làm đường giao thông và đặc biệt là thành vật liệu lọc, xử lý nước thải, thân thiện với môi trường.

Để chứng minh vật liệu tái chế từ xỉ thép thân thiện với môi trường, không chỉ ứng dụng thay thế đá cho xây dựng, làm đường mà còn được ứng dụng trong xử lý nước thải, Vật liệu Xanh đã phối hợp với Phòng Thí nghiệm Hóa lý Ứng dụng - Trường ĐHQG Tp.HCM và Công ty TNHH Môi trường Nano tái chế xỉ thép thành vật liệu lọc đa năng, xử lý kim loại nặng độc hại, các chất ô nhiễm trong môi trường nước thải công nghiệp và nước ngầm.

Qua quá trình nung luyện ở trong lò điện hồ quang ở nhiệt độ 1.6000C, xỉ thép có cấu trúc và tính chất rất đặc biệt (cấu trúc tổ ong được hình thành trong quá trình luyện thép). Các thành phần hóa học chính của xỉ thép là CaO, FexOy, MgO, MnO2, SiO2 và Al2O3,…ở các phức bền vững, trong đó thành phần chính là CaO, SiO-2 và FexOy chiếm đến 80% trọng lượng.

chủ yếu là Oxid Sắt III, trong thành phần xỉ thép còn có SiO2, MgO, CaO nên có khả năng hấp phụ các hợp chất màu dye (nước thải dệt nhuộm), Phos-phat. Ngoài ra, xỉ thép còn có thể lọc chất rắn lơ lửng trong nước thải, nước mặt rất tốc. Với độ pH cao, xỉ thép được ứng dụng để xử lý nước thải nhiễm axit (pH thấp), cải tạo các nguồn nước nhiễm phèn (pH thấp). Tuy nhiên, ứng dụng lớn nhất của xỉ thép trong xử lý nước thải là sử dụng để xử lý Photpho có trong nước thải.

Kết quả nghiên cứu ban đầu này của Vật liệu Xanh đã mở ra một triển vọng về vật liệu rẻ, thông minh dùng trong xử lý, loại bỏ kim loại nặng có trong nước thải và nước ngầm. Xỉ thép được xem là chất thải, nhưng sau khi tái chế thành vật liệu lọc xử lý nước thải có giá rẻ hơn rất nhiều so với các loại vật liệu lọc khác trên thị trường như than hoạt tính, Zeonit, hạt nhựa Polymer,… Xỉ thép là vật liệu phù hợp để xử lý các nguồn nước thải công nghiệp đặc trưng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như nước thải hải sản, nước thải sinh hoạt, cao su, nước rỉ rác, dệt nhuộm, nước thải trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,…

Khả năng hấp phụ kim loại nặng độc hại của xỉ thép rất cao do có thành phần Sắt (III) Oxide/Sắt (III) Hydroxide vô định hình – FeOOH có khả năng khử hàm lượng Arsenate (AsO4

3), Arsenic V, Arsenite (AsO3

3-) hay Arsenic III trong nước thải hoặc nước ngầm, có khả năng tạo phức với Cation Pb2+, Cd2+,… và các Anion có Oxy. Ngoài thành phần

“Ngoài mục tiêu tạo ra một loại vật liệu tối ưu dùng trong xử lý nước thải, chúng tôi muốn chứng minh việc sử dụng các sản phẩm từ xỉ thép trong xây dựng, giao thông, thủy lợi hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường mà còn có thể giúp cải thiện chất lượng môi trường ngay tại nơi sử dụng và nâng cao tuổi thọ các công trình. Khi phát triển những sản phẩm này, chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của người sử dụng” – thông điệp từ Vật liệu Xanh.

Để tiếp tục phổ biến sản phẩm, Vật liệu Xanh đang cùng với Công ty TNHH Môi trường Nano triển khai ứng dụng vật liệu lọc bằng xỉ thép tại một số hệ thống XLNT bệnh viện, bãi chôn lấp rác, nhà máy chế biến hải sản,...

Khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và đô thị hóa, thì việc tái sử dụng chất thải là việc làm rất cần thiết, vì ngoài việc giảm gánh nặng ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên cho thế hệ tương lai, còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất từ đó đạt được sản phẩm cạnh tranh về giá, chất lượng. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Hiện nay, đã có một số công trình xử lý nước thải đã ứng dụng vật liệu lọc từ xỉ thép để xử lý nước thải như Cao ốc Silver Sea tại 47 Ba Cu, Phường 1, Tp.Vũng Tàu; hệ thống XLNT Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh; Bệnh viện Đa khoa huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Phòng khám Đa khoa Nasa – Biên Hòa và Phòng Khám đa khoa Việt Mỹ - TP.HCM.

Bồn lọc nước thải bằng vật liệu xỉ thép tại Tòa nhà Selver Sea, 47 Ba Cu, Phường 1, Tp. Vũng Tàu

Theo Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, mục tiêu phát triển đối với ngành luyện thép đến năm 2015 đạt 6 - 8 triệu tấn phôi thép/năm. Nếu chỉ tính riêng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến năm 2015 sẽ có 08 dự án luyện thép đi vào hoạt động với tổng công suất phôi thép khoảng 5,25 triệu tấn/năm, chiếm 65,62% sản lượng phôi của Việt Nam. Tính toán phát thải từ ngành luyện thép cho thấy cứ mỗi tấn phôi thép sẽ thải ra khoảng 150-200 kg xỉ thép, như vậy, khối lượng xỉ thép phát sinh hàng năm có thể hơn 1 triệu tấn/năm. Đây là nguồn chất thải công nghiệp khổng lồ mà việc giải quyết nó bằng cách chôn lấp sẽ gây tốn kém lên đến hơn 10 triệu USD mỗi năm từ ngân sách nhà nước và của các doanh nghiệp luyện thép.

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng, việc sử dụng vật liệu “xanh” là giải pháp hiệu quả nhất để hướng tới các giải pháp xây dựng bền vững. Vật liệu xây dựng “xanh” là các vật liệu được sử dụng theo các phương pháp thân thiện với môi trường hay khi sử dụng chúng sẽ tiêu tốn năng lượng thấp và ít gây ô nhiễm cho môi trường. Xỉ thép sau khi qua tái chế hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí trên và có thể được xem như là một nguồn vật liệu “xanh” mới bổ sung cho nhu cầu khan hiếm VLXD hiện nay tại Việt Nam.

Nếu tái chế xỉ thép thành VLXD không chỉ giúp cho các doanh nghiệp luyện thép tiết kiệm được hàng chục triệu đô la chi phí xử lý mà còn giúp tỉnh BR-VT giải quyết được bài toán môi trường do xỉ thép gây ra và hàng năm tỉnh sẽ tiết kiệm được hàng triệu tấn đất, đá nếu sử dụng các sản phẩm này. Không những vậy, các sản phẩm từ xỉ thép có giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại từ vật liệu tự nhiên sẽ giúp các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng có thêm sự lựa chọn hợp lý trong tình hình kinh tế khó khăn, giá cả VLXD tăng cao.

Đồng thời giảm thiểu đáng kể năng lượng tiêu tốn cho khai thác và gia công vật liệu thiên nhiên. Điều đó đồng nghĩa với việc tiết kiệm được nguồn tài nguyên và hạn chế gây ô nhiễm. Hay nói khác đi, đó là một giải pháp để thực hiện mục tiêu sử dụng vật liệu “xanh”.

Những thách thức cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chếTheo Tiến sỹ Đào Văn Đông, Viện Khoa học và CNXD Giao thông – Trường Đại học Giao thông Vận tải những rào cản cản trở tiến trình tái chế, tái sử dụng chất thải, nhất là trong lĩnh vực xây dựng đó là: “Sự bảo thủ và trì trệ trong văn hóa và cách nghĩ về tận dụng và sử dụng các vật liệu được sản xuất từ một phần hoặc toàn bộ vật liệu thải; những tiêu chuẩn quy phạm mang tính lý thuyết cứng nhắc; vốn và các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu,…”. Đây là những thách thức mà các nước phát triển đã gặp phải ở mấy thập niên trước.

“Tâm lý của khách hàng vẫn còn e ngại khi sử dụng các sản phẩm tái chế. Đây là vấn đề khó khăn nhất của các dự án tái chế chất thải đã và đang gặp phải” – Thực tế triển khai của Vật liệu Xanh đã nhìn thấy rõ trở ngại như trên - “Tuy nhiên, khi nhận ra được những lợi ích thực sự, trước tiên là yếu tố kinh tế, khả năng nâng cao chất lượng công trình, sau đó là lợi

ích xã hội như bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm này”.

Trước tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vật liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm, yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ thì đây chính là cơ hội cho các sản phẩm tái chế từ chất thải như xỉ thép được thị trường đón nhận.

Nhà nước khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thảiNghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020, khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp. Đồng thời, Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ các

hoạt động bảo vệ môi trường đã khuyến khích các tổ chức thuộc cơ quan Nhà nước sử dụng các sản phẩm tái chế từ chất thải.

Xỉ thép thuộc đối tượng chất thải cần phải tái chế, tái sử dụng. Với khối lượng hơn 1 triệu tấn mỗi năm, nếu tận dụng triệt để chúng sẽ giảm thiểu đáng kể lượng vật liệu khai thác từ thiên nhiên.

Sử dụng xỉ thép là góp phần tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

10 Bản tin Vật liệu Xanh Bản tin Vật liệu Xanh 11

Page 7: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

Xỉ thép là nguồn chất thải chính của ngành luyện thép, nhưng nhờ vào công nghệ mới khử khí SO2 do Công ty TNHH Thiết bị Bảo vệ Môi trường Zhejiang Ningbo Taiji, một doanh nghiệp công nghệ cao có trụ sở tại tỉnh Triết Giang, Trung Quốc triển khai đã trở thành vật liệu xử lý khí thải SO2 của chính các nhà máy luyện thép và các nhà máy công nghiệp khác, tiếp đó nó trở thành tác nhân dùng để cải thiện vùng đất hoang nhiễm mặn-kiềm. Đây là một quy trình tái chế xỉ thép hoàn hảo, có thể mang đến “bầu trời xanh và vùng đất xanh”.

Phát triển bền vững từ lâu đã phải đối mặt với hai vấn đề trầm kha và mang tính cội rễ ở Trung Quốc.

Trong 30 năm qua, nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển thần tốc. Tuy nhiên, cũng từ đó Trung Quốc đã gặp những trở ngại sau đây: dân số rất lớn vượt quá diện tích sinh sống cho phép, nguồn tài nguyên bắt đầu trở nên cạn kiệt và môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm trong tiến trình phát triển bền vững của xã hội và nền kinh tế.

Tại hội thảo “Tuyên bố các vấn đề về môi trường ở Trung Quốc năm 2008” của Bộ Bảo vệ Môi trường nước này, con số thống kê cho thấy lượng phát thải khí SO2 lên đến 2.321,2 tấn. Cũng theo những nghiên cứu tương tự, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại 464,2 tỷ Nhân dân tệ vào việc phát thải SO2. Nhiều đơn vị công nghiệp thải ra một lượng lớn SO2 và cùng lúc sản sinh ra một lượng lớn chất thải rắn công nghiệp. Bản Tuyên bố đã chỉ ra rằng trong năm 2008, chất thải rắn công nghiệp sản xuất trong nước ở mức 1,9 tỷ tấn, đã tăng 8,3% so với năm trước. Chất thải phát sinh nhiều từ các doanh nghiệp ngành thép, chẳng hạn như xỉ, khói bụi,…chiếm nhiều diện tích đất và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tượng suy giảm đất canh tác đang rung lên những hồi chuông báo động. Hiện nay, cả Trung

Công nghệ DS [“Slag Desul-furization + Saline-alkali Land Improvement” Tech-nology]: Giải pháp Kinh tế - Kỹ thuật tối ưu cho quy trình tái chế xỉ thép Trước sự thật về bức tranh ảm đảm về môi trường với lượng SO2 phát thải cao, hàng núi lớn chất thải xỉ thép, hiện tượng đất mặn-kiềm cằn cỗi lan rộng và khủng hoảng môi trường sinh thái ngày càng nghiêm trọng đã khiến Ông Shi Hanxiang, Tổng Giám đốc của Zhejiang Ningbo Taiji có nhiều quan ngại, nhưng ông cảm thấy rằng điều này cũng là một cơ hội để triển khai các ý tưởng táo bạo của mình.

Theo quan điểm của Ông: “Mọi thứ trên trái đất đều tồn tại trong sự cân bằng và nó sẽ đi đến nơi mà nó khởi nguồn”. Vì vậy, đầu năm 1993, ông đã lãnh đạo đội ngũ của mình để thực hiện những biện pháp thách thức với các núi chất thải công nghiệp xỉ thép và những vùng đất mặn-kiềm liên tục cằn cỗi. Zheji-ang Ningbo Taiji đã thực hiện nghiên

Quốc chỉ tồn tại đất canh tác với diện tích 2.965.264,6 ha, có nghĩa đã giảm với tốc độ hàng năm là 230,6 ha theo mức độ phát triển kinh tế; đất nông nghiệp bị hoang hóa, giảm sản xuất do xâm nhập mặn gây ra là gần 823.684,6 ha, khiến vấn đề đất nông nghiệp giảm khả năng sử dụng hiện ra rất rõ ràng. Hơn nữa, việc áp dụng quá nhiều phân bón trong quá trình canh tác dẫn đến cường độ xâm nhập mặn ở đất thứ cấp gia tăng và diện tích đất bị xâm nhập mặn lan rộng. Điều này thực sự là một mối đe dọa đối với sự an toàn của phát triển ngũ cốc cho Trung Quốc.

được ba vấn đề môi trường trên và hoàn trả các khoản nợ trách nhiệm.

Lấy dự án cải thiện khí thải bởi thiết bị xử lý trên 230 m2 của Công ty Hebei Tangshan Delong Steel như là một ví dụ. Có thể thấy rằng, công nghệ này không chỉ xử lý khí thải theo tiêu chuẩn mà còn làm cho vùng đất hoang cát mặn-kiềm cải thiện trong nhà máy được phủ cỏ xanh nhờ những sản phẩm khử SO2.

Kết quả kiểm định của Cục Bảo vệ Môi trường Tangshan cho thấy rằng nếu hệ thống khử khí SO2 bằng vật liệu xỉ thép hoạt động trong điều kiện tải đầy đủ, nồng độ khí SO2 đầu vào sẽ là 700-800mg/m3, nồng độ khí SO2 đầu ra sẽ là 20-30mg/m3, tỷ suất khử lưu huỳnh thực tế là trên 96%. Vì vậy, lượng SO2 hàng năm được tiên liệu sẽ giảm hàng năm khoảng 6.600 tấn. Nếu thay thế công nghệ này cho tháp hấp thụ bằng đá vôi, công nghệ khử lưu huỳnh truyền thống chỉ giảm lượng khí SO2 hơn 4.600 tấn thì công nghệ mới giúp tiết kiệm khoảng 3 triệu nhân dân tệ mỗi năm.

Vùng đất dọc theo sông Shitang, Cixi, Zhejiang rất mặn và các loại cây trồng khác không thể tồn tại trừ đước và sậy. Năm 2004, Shi Hanxiang và đội ngũ của ông đã bắt đầu tham gia vào cải tiến bằng cách trộn xỉ thép sau khi đã hấp thụ khí SO2 vào những khu vực bị nhiễm mặn-kiềm và trồng hàng chục loài cây bụi và cây đơn theo yêu cầu kỹ thuật. Và bây giờ những cây này đã mang màu xanh ngọc lục bảo. Sau khi cải tiến, họ trồng ngô, lúa mì, nho, dưa hấu, đậu tương, cà rốt, bắp cải Trung Quốc và các cây trồng khác trong vùng đất trống và giờ đây, vùng đất này đã trở nên đầy màu xanh trong ba năm sau đó.

Trong quá khứ, các vùng đất mặn-kiềm ở Công viên Hóa dầu Hải dương Dagang, Thiên Tân đã được trồng cây gây rừng theo phương pháp “giật gấu vá vai”. Bởi quy hoạch vành

cứu và phát triển trong suốt 17 năm sau đó với nỗ lực thử nghiệm hơn 10 loại công nghệ và phương pháp, chi phí hơn 200 triệu nhân dân tệ và cuối cùng đã đạt được thành công trong giải pháp kinh tế mang tính chuỗi và cân bằng, gọi tên là "Khử khí SO2 trong xỉ thép + cải thiện đất mặn-kiềm” (Công nghệ DS-nối tiếp). Công nghệ này đã nhận được 17 bằng sáng chế phát minh và 5 bằng sáng chế thực tiễn mới.

Ông Shi Hanxiang nói: “SO2 phát thải cao, hàng núi lớn chất thải rắn công nghiệp, hiện tượng đất mặn-kiềm cằn cỗi lan rộng, đó là hệ quả của việc sử dụng quá tải tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa. Ngày nay, khi công nghệ - kỹ thuật đã đạt được trình độ tiên tiến, chính là lúc con người chúng ta phải trả lại khoản nợ với Đất Mẹ.”

Công nghệ DS-nối tiếp hoạt động dựa trên các khái niệm về sự cân bằng sinh thái của Shi Hanxiang và tạo thành một chuỗi hoạt động công nghiệp hoàn hảo thông qua mô hình phát triển của giải pháp kinh tế xoay vòng. Nói rộng hơn, công nghệ này giải quyết

đai xanh tại một vài cây số sẽ phá hủy rất nhiều đất nông nghiệp màu mỡ. Trong năm 2006, người ta bắt đầu áp dụng công nghệ cải thiện các vùng đất mặn-kiềm ở nơi này bằng xỉ thép. Trong những năm đó người ta đã thu hoạch được vụ lúa mì tốt, trong năm thứ hai tiến đến trồng cỏ và cây bụi với kết quả chúng đã mọc lên xanh tươi .

Báo cáo cập nhật cho biết, ở dự án cải thiện khí thải 230 m2 tại Công ty Thép Hebei Tangshan Delong, xỉ thép đã khử khí SO2 được sử dụng như là vật liệu cải thiện độ mặn-kiềm ở vùng đất cằn cỗi với hơn 1.500 ha hàng năm. Cơ quan quản lý môi trường Trung Quốc dự báo rằng nếu Công nghệ DS được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc để cải thiện vấn đề về khí SO2, thì trong vòng 5-8 năm sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, tận dụng chất thải công nghiệp và cải thiện đất mặn-kiềm trên hơn 200 triệu ha.

Những vấn đề xoay quanh hệ thống và cơ chế sử dụng phổ biến Công nghệ DS

Không có nghi ngờ rằng công nghệ DS là giải pháp công nghệ kinh tế xoay vòng gần như hoàn hảo mà có thể “trả lại bầu trời xanh và mảnh đất xanh”. Trong những năm gần đây, Công nghệ DS đã được áp dụng thành công trong hàng chục doanh nghiệp lớn và vừa tại hơn 10 tỉnh của Trung Quốc với những ngành đa dạng luyện kim, chế xuất kim loại, hóa chất, năng lượng, các ngành công nghiệp khác.

Kết quả kiểm tra của Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương cho thấy rằng hiệu quả khử khí SO2 lên đến 95%. Tuy thế, sự thành công của các khu vực thí điểm chưa đẩy nhanh tốc độ phổ biến của Công nghệ DS. Do cơ chế, hệ thống và các lý do khác mà lợi ích kinh tế và xã hội Công nghệ DS đã mang lại không được phản ánh đầy đủ.

Theo Tổng Giám đốc Shihan Xiang, ở Trung Quốc, cải thiện ô nhiễm công nghiệp và cải tạo đất mặn-kiềm phân tách ở 2 mảng khác nhau: ngành công nghiệp và nông nghiệp. Từ cấp độ chức năng của Chính phủ, vấn đề quản lý chất thải thuộc thẩm quyền của cơ quan bảo vệ môi trường, vấn đề cải thiện đất nông nghiệp thuộc cơ quan quản lý đất đai và tài nguyên. Đây được ví như “Cảnh sát Đường sắt thì phụ trách một phần đường sắt". Vì thế mà việc triển khai Công nghệ DS còn gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp chưa chặt chẽ của các ngành chức năng của Chính phủ.

Đồng thời, từ góc độ chính sách, mặc dù Nhà nước Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách và quy định về quản lý môi trường, nhưng mới chỉ đặt vấn đề xử lý ô nhiễm vào xem xét và không thiết lập một tiêu chí rõ ràng cho “tái chế- tái sử dụng”. Về vấn đề này, các cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường cần đôn đốc các doanh nghiệp để:

Thiết lập hệ thống báo cáo, quan trắc, tổ chức công tác xử lý khí SO2;

Đối chiếu với các hồ sơ về cải thiện hoạt động càng sớm càng tốt;

Kiểm tra thường xuyên, tăng cường quản lý nguồn phát thải đầu vào và đầu ra;

Thực hiện bắt buộc các biện pháp hành chính để đưa viêc phục hồi, tái chế chất thải rắn đi vào khung pháp lý.

Ngoài ra, trong khi Nhà nước khuyến khích đổi mới những nghiên cứu, cải tiến độc lập cho công nghệ giảm phát thải, đưa ra chính sách hỗ trợ phù hợp, Nhà nước cần đồng thời ban hành cơ chế thị trường, trong đó “người cải thiện môi trường sẽ là người thụ hưởng” để kích thích động lực của doanh nghiệp tham gia lĩnh vực cải thiện ô nhiễm môi trường và biến chất thải thành tài sản giá trị dài lâu.

Nguồn: www.uniesm.org.

Tiến sỹ Mazharh. Naqyi, chuyên gia hàng đầu thế giới về cải tạo đất nhiễm mặt – kiềm đang kiểm tra kết quả cải tạo đất tại Cixi.

Trước Sau

Thiết bị xử lý khí SO2 sử dụng xỉ thép để làm vật liệu lọc tại Nhà máy thép Tangshan Delong Steel

Cải thiện vùng đất mặn kiềm và khử SO2 bằng xỉ thép tại Trung Quốc

12 Bản tin Vật liệu Xanh Bản tin Vật liệu Xanh 13

BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ XỈ THÉP

Page 8: BảnTin - greenslag.comgreenslag.com/wp-content/uploads/2015/08/bantin_vatlieuxanh_web.pdf · khai xây dựng đề cương sử dụng xỉ ... Quốc tế Xây dựng Việt Nam

Xỉ thép được sử dụng như một chất bón vôi ở Hoa Kỳ trong gần một thế kỷ qua, nhưng đó là xỉ lò cao, loại xỉ thải ra từ quá trình luyện thép từ quặng sắt khai thác trong tự nhiên nhưng trong những năm gần đây, Heckett MultiServ đã cung cấp xỉ EAF, loại chất thải phát sinh từ quá trình luyện thép trong lò điện hồ quang với nguồn nguyên liệu đầu vào là sắt, thép phế liệu để phân phối cho Tennessee Valley Resources, Inc làm phân bón.

Chính quyền thành phố Jefferson, bang Tennessee đã có cuộc điều tra, khảo sát kết quả sử dụng xỉ EAF cho ngành nông nghiệp dựa trên cơ sở ý kiến của những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm này: HJ (Jay) Moser, III, 25 tuổi, người đứng đầu của các doanh nghiệp quy mô nhỏ nhận xét “Chúng tôi hài lòng với xỉ EAF khi sử dụng nó thay thế cho vôi bột vì nó giúp điều chỉnh cân bằng độ pH trong đất” .

Khả năng tiếp cận và chi phí vận chuyển một số loại phân bón có nguồn gốc sản xuất từ vôi bột là một lý do khác mà Tennessee Valley Resources, Inc bán được xỉ EAF thường xuyên hơn. “Là một nhà tiếp thị chính của đá vôi trong khu vực Đông Nam, các vấn đề rất lớn cho chúng tôi là về chất lượng của sản phẩm. Khi được sử dụng như một chất bón vôi, xỉ thép tốt hơn sử dụng phân bón là các chất bón vôi

Heckett Multiserv, một công ty con của Harsco, Tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thép đã cung cấp xỉ lò điện EAF cho Tennessee Valley Resources, Inc. để thay thế cho vôi bột làm phân bón cải tạo đất xấu cho vùng Đông Nam nước Mỹ.

đang có mặt trên thị trường”, Moser nói “Nhưng chúng tôi là một doanh nghiệp vận tải, đây là hàng hóa nhạy cảm. Đôi khi chi phí vận chuyển sản phẩm sẽ tốn kém hơn 2 hoặc 3 lần giá của sản phẩm”, Moser giải thích.

“Nếu xỉ EAF có thể giúp chúng tôi phục vụ khách hàng của chúng tôi trong 13 hoặc 14 tiểu bang, tránh chi phí vận chuyển quá mức, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp xỉ EAF thay thế cho các loại phân bón hóa học. Điều này là một công việc rất tuyệt vời”, HJ (Jay) Moser, III khẳng định.

Ngoài giá trị của xỉ thép như là một chất bón vôi, giúp giải quyết được vấn đề axit có hại trong đất, bổ sung thêm lượng canxi và magiê cần thiết, xỉ EAF còn có khoảng 15 khoáng chất vi lượng khác, bao gồm sắt, kẽm, mangan, molypđen (Mo). Hàm lượng các thành phần khoáng chất có trong xỉ thép như silicat, canxi, magiê, sắt và boron (Bo), cao hơn so với đá tự nhiên.

“Sử dụng xỉ thép như là một sản phẩm làm phân bón cho ngành nông nghiệp cần phải được xử lý bằng giải pháp công nghệ thích hợp như nghiền, sàng đến kích thước tiêu chuẩn và tách kim loại trước khi nó có thể được bán cho Tennessee Valley Resources và những khách hàng nông nghiệp. Kích thước phù hợp là 1/8x0 với canxi cacbonat

tương đương 95% hoặc cao hơn”, theo báo cáo từ Heckett MultiSery, Chicago, Illinois.

Ngày nay, tại Mỹ, xỉ thép không những được sử dụng như một chất bón vôi cho các trang trại nông nghiệp, ruộng đồng, mà còn sử dụng trong các công viên, sân golf, vườn ươm, trồng rau sạch trong nhà kính, thậm chí đất khai hoang. Khi xỉ thép tiếp tục được sử dụng ngày càng nhiều, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng lợi, đồng thời vấn đề môi trường được giải quyết khi chuyển chất thải của ngành luyện thép thành sản phẩm có ích như phân bón, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nguồn: www.nationalslag.org

Xỉ thép thường được sử dụng cho đất trồng ngô và đậu nành, gần đây là đường mía và lúa.

Xỉ thép mịn dùng trong nông nghiệp mang lại lợi ích “kép”: tái chế chất thải công nghiệp và tạo ra các sản phẩm có ích, giúp nông dân sản xuất tốt hơn.

Ứng dụng làm đường

Hiện tại, hơn 90% đường cao tốc Thái Lan là đường bê tông asphalt. Cốt liệu làm đường có kết cấu từ đá cùng nhựa đường làm chất kết dính. Cốt liệu đá dùng để làm đường chiếm tỉ lệ gần 95% tổng lượng cốt liệu, nhựa đường chiếm 5-6% còn lại.

Xỉ thép có độ cứng cao và hình dáng có độ nhám cao, được sử dụng thay đá làm cốt liệu làm đường, hay còn gọi là bê tông asphalt xỉ thép. Cốt liệu xỉ thép đã qua nghiền, sàng, xử lý đem đến chất lượng tuyệt vời và độ kết dính đa chiều khi sử dụng làm bê tông asphalt. Đây là vật liệu có độ bền cao, là loại bê tông có độ nhám cao với tính chất chống nứt, đứt gãy lý tưởng cho đường giao thông.

Nhà máy tái chế xỉ thép Siam Steel Mill Services và Trung tâm Phát triển Nghiên cứu làm đường, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Thông tin Thái Lan đã nghiên cứu ứng dụng xỉ thép vào làm đường những năm gần đây

bằng cách so sánh chất lượng của xỉ thép với các loại đá tự nhiên và cho những kết quả rất tốt.

Việc xử lý xỉ thép đúng quy trình sẽ đem lại một loại cốt liệu làm đường hàng đầu. Đường làm từ xỉ thép có độ chống trượt, độ bền, độ an toàn cao hơn, tiếng ồn thấp hơn so với khi sử dụng đá tự nhiên. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi lưu lượng giao thông khá lớn ở Thái Lan. Từ năm 2000 tới nay xỉ thép dùng để làm đường đã được chọn cho hàng loạt dự án đường cao tốc bao gồm: Đường Chonburi; Xa lộ số 1 và 32; Rải mặt cầu sông Chao và Praya; Đường cao tốc nối cảng biển Laem Chabang Deep và xa lộ số 331.

Như vậy, từ việc phải đối mặt với nguồn chất thải xỉ thép khổng lồ, với sự đột phá và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan và các nhà đầu tư tái chế chất thải, xỉ thép đã trở thành vật liệu sử dụng để làm đường ở Thái Lan. Đây là bài học hữu ích đối với Việt Nam, hiện cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự như Thái Lan của những năm trước 1995, đó là việc giải quyết nguồn chất thải xỉ thép từ sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp luyện thép. Thái Lan đã đi trước Việt Nam 17 năm trong vấn đề tận dụng nguồn chất thải xỉ thép để biến thành vật liệu làm đường, trong khi đó, đến nay, vấn đề sử dụng những sản phẩm tái chế từ xỉ thép, đặc biệt là làm cốt liệu làm đường ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu được quan tâm từ đầu năm 2012. Mặc dù vậy, với bài học từ Thái Lan cũng như rất nhiều quốc gia khác, trong điều kiện khan hiếm tài nguyên và kinh tế khó khăn, cốt liệu xỉ thép sẽ sớm được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Nguồn: www.globalslag.com

Xỉ thép: mặt trái của sự phát triển ngành công nghiệp luyện thép

Những năm gần đây nhu cầu các sản phẩm thép ở Thái Lan tăng vọt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thép. Điều này khiến số lượng nhà máy luyện thép mới đi vào hoạt động trở nên nhiều hơn. Nhưng sự phát triển này lại tạo ra nhiều chất thải, khiến Thái lan phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường cùng nhiều vấn đề xã hội khác.

Chất thải thường gặp nhất của ngành công nghiệp luyện thép Thái Lan là xỉ

thép. Hiện tại, sản lượng phôi thép tại Thái Lan đạt khoảng 6 triệu tấn/năm, phát sinh khoảng hơn 1 triệu tấn xỉ thép/năm. Cho tới những năm gần đây việc thương mại hoá xỉ thép vẫn là điều không mấy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Các nhà máy thép thường xuyên đổ xỉ thải qua các vùng lân cận mà không quan tâm tới môi trường.

Từ năm 1995, Tập đoàn Siam Cemen-thai Group, nhà sản xuất thép lớn nhất ở Thái Lan đã hợp tác với Edw.C.Levy, Công ty xây dựng và tái chế xỉ thép hàng đầu của Mỹ. Hai công ty cùng xây dựng một nhà máy mới tên là Siam Steel Mill Services để cùng kiểm soát quy trình xử lý chất thải xỉ thép thành

vật liệu xây dựng hữu ích. Đặc biệt nhà máy này còn cung cấp xỉ thép như vật liệu chính cho công nghiệp làm đường tại Thái Lan.

Dây chuyền xử lý xỉ EAF tại Bangkamod, quận Banmoh, Saraburi

Thái Lan là một trong những nước Đông Nam Á thành công về mặt kinh tế. Quốc gia này có mức tăng trưởng và mức sống cao nhất trong khu vực kể từ khủng hoảng kinh tế 1997. Giống các nước phát triển khác, mức độ hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng là một yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh tế của Thái Lan. Đóng góp cho việc phát triển giao thông của Thái Lan, xỉ thép là nguồn vật liệu thay thế đá tự nhiên sử dụng trong công nghiệp làm đường và nó đem đến giá trị mới cho một vật liệu lâu nay vốn bị coi là chất thải, tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường.

Làm đường từ xỉ thép tại Chonburi.

Ngành nông nghiệp Mỹ hưởng lợi nhờ sử dụng xỉ lò điện hồ quang (EAF)

Xỉ thép xây dựng đường ở Thái Lan

14 Bản tin Vật liệu Xanh Bản tin Vật liệu Xanh 15

BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ XỈ THÉP

Đất nông nghiệp của Mỹ làm giàu bằng xỉ thép.