10
1 TÌM HIU QUAN ĐIM VBN SC VĂN HÓA CA TRN QUC VƯỢNG QUA TÁC PHM “VĂN HÓA VIT NAM – TÌM TÒI VÀ SUY NGM” Nguyn ThTâm Anh * GS Trn Quc Vượng (1934-2005) Theo như li tbch, ông sinh ra vào năm Giáp Tut (1934) tnh Hi Dương. Xut thân tmt gia đình công chc, ông đã kế tha nghdy hc ca bvà ly đó làm snghip sut đời. Triết lý cuc đời ông là: va làm va hc, va hc va làm, làm cho chính mình tn ti và làm cho người khác, vì người khác. Ông đã đảm nhim nhiu chc v: Chnhim Bmôn Kho chc; Giám đốc Trung tâm Liên Văn hóa – Lch sca Đại hc Khoa hc Xã hi và Nhân văn và là Trưởng môn Văn hóa hc thuc Đại hc Quc gia Hà Ni. Ông bo rng trong công vic ông thường theo li tiếp cn liên ngành kết hp S– Kho c– Nhân hc – Dân gian hc – Môi trường sinh thái hc… hay làm ngày làm đêm và hình như lúc nào cũng thích nhâm nhi chút rượu, chút bia… Ông nói “Cho dù tôi phi Struggle for life (Đấu tranh để sng). Song, cái tôi thích và gng phn đấu sut đời mình vn là: Green Peace (Hòa bình – Xanh – Sch – Đẹp)”. Còn người khác nhìn vào ông thì bo rng ông có phn nào hơi lãng tvà cô đơn. Ni cô đơn ca mt hc gimang dáng dp nghs. Ngày 8 tháng 8 năm 2005 (2 gi55 phút), GS. Trn Quc Vượng đã ra đi cái tui tm được gi là xưa nay hiếm (71 tui) để li bao ni tiếc thương tlp hc trò, nhng người đồng nghip đến nhng người chbiết ông qua nhng trang sách ông viết… Cun “Văn hóa Vit Nam – Tìm tòi và suy ngm” là cun sách đầu tiên ca ông mà tôi được đọc. Bcun hút ngay bi li viết rt cá tính, rt sc so, tôi như đang được “nhâm nhi” nhng tri thc qua tng trang sách. đây, dưới góc nhìn cá nhân, tôi xin phép trình bày tóm lược quan đim ca ông vbn sc văn hóa Vit Nam. Cun “Văn hóa Vit Nam – Tìm tòi và suy ngm” ca ông được Nhà xut bn Văn hóa Dân tc xut bn năm 2000. Cn nói thêm rng ông viết khá nhiu sách, bài báo và tp chí… (khong hơn 36 đầu sách và 300 bài báo…). Thế mi * Giáo viên cơ hu Khoa ĐNÁ hc Đại Hc MBán công Tp.HCM 1

Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

1

TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA TRẦN QUỐC VƯỢNG QUA TÁC PHẨM “VĂN HÓA VIỆT NAM – TÌM TÒI VÀ SUY NGẪM”

Nguyễn Thị Tâm Anh*

GS Trần Quốc Vượng (1934-2005)

Theo như lời tự bạch, ông sinh ra vào năm Giáp Tuất (1934) ở tỉnh Hải Dương. Xuất thân từ một gia đình công chức, ông đã kế thừa nghề dạy học của bố và lấy đó làm sự nghiệp suốt đời. Triết lý cuộc đời ông là: vừa làm vừa học, vừa học vừa làm, làm cho chính mình tồn tại và làm cho người khác, vì người khác.

Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học; Giám đốc Trung tâm Liên Văn hóa – Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và là Trưởng môn Văn hóa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông bảo rằng trong công việc ông thường theo lối tiếp cận liên ngành kết hợp Sử – Khảo cổ – Nhân học – Dân gian học – Môi trường sinh thái học… hay làm ngày làm đêm và hình như lúc nào cũng thích nhâm nhi chút rượu, chút bia…

Ông nói “Cho dù tôi phải Struggle for life (Đấu tranh để sống). Song, cái tôi thích và gắng phấn đấu suốt đời mình vẫn là: Green Peace (Hòa bình – Xanh – Sạch – Đẹp)”. Còn người khác nhìn vào ông thì bảo rằng ông có phần nào hơi lãng tử và cô đơn. Nỗi cô đơn của một học giả mang dáng dấp nghệ sỹ.

Ngày 8 tháng 8 năm 2005 (2 giờ 55 phút), GS. Trần Quốc Vượng đã ra đi ở cái tuổi tạm được gọi là xưa nay hiếm (71 tuổi) để lại bao nỗi tiếc thương từ lớp học trò, những người đồng nghiệp đến những người chỉ biết ông qua những trang sách ông viết… Cuốn “Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm” là cuốn sách đầu tiên của ông mà tôi được đọc. Bị cuốn hút ngay bởi lối viết rất cá tính, rất sắc sảo, tôi như đang được “nhâm nhi” những tri thức qua từng trang sách.

Ở đây, dưới góc nhìn cá nhân, tôi xin phép trình bày tóm lược quan điểm của ông về bản sắc văn hóa Việt Nam.

Cuốn “Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm” của ông được Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2000. Cần nói thêm rằng ông viết khá nhiều sách, bài báo và tạp chí… (khoảng hơn 36 đầu sách và 300 bài báo…). Thế mới * Giáo viên cơ hữu Khoa ĐNÁ học Đại Học Mở Bán công Tp.HCM

1

Page 2: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

2 hay năng lực làm việc của ông mạnh mẽ đến dường nào. Nhưng, điều đáng quý chính là ở chỗ những tác phẩm này đều biểu hiện một tri thức sắc sảo, sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như sử học, khảo cổ học, văn học và nghệ thuật…

Trong cuốn sách này, ông chia làm 6 mục, phân bố như sau:

I. Những vấn đề chung

II. Diễn trình văn hóa

III. Văn hóa dân gian

IV. Nghệ thuật

V. Ứng xử

VI. Danh nhân

Đề cập đến bản sắc văn hóa Việt Nam, trước hết phải hiểu cho thấu đáo khái niệm truyền thống văn hóa. Với thái độ dứt khoát, Trần Quốc Vượng nhận định rằng trong tổng thể truyền thống của văn hóa loài người cũng như tổng thể truyền thống văn hóa Việt Nam, đều có cả truyền thống tốt, tiến bộ và truyền thống xấu, lạc hậu. Một truyền thống văn hóa là tốt hay là xấu cũng còn tùy vào bối cảnh lịch sử. Truyền thống vừa có tính ổn định, vừa có tính lịch sử, “có khi biến có khi thường”. Cũng vậy, truyền thống cũ vừa có tính cộng đồng, vừa mang tính giai cấp… Thế cho nên, khi kế thừa văn hóa truyền thống chúng ta luôn phải kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán; phát huy tinh hoa vốn cũ của dân tộc lên một tầm cao mới, phù hợp với lối ứng xử và nhận thức mới.

Trần Quốc Vượng là người theo chủ thuyết Địa – Văn hóa. Ông nói, cũng là Đông Nam Á song có Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á hải đảo và Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, lại chiếm trọn phần Đông của bán đảo này nên tính chất bán đảo lại càng nổi bật. Do đó, về mặt địa – văn hóa bản sắc văn hóa Việt Nam là bản sắc bán đảo. Tiếp nhận và hội nhập cả các ảnh hưởng lục địa lẫn các ảnh hưởng hải đảo. Cái bản sắc ấy được phản ánh rõ nét trong huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt: Mẹ tổ Âu Cơ từ núi xuống lấy Bố tổ Lạc Long Quân từ biển lên, sinh ra trăm trứng nở trăm con, sau lại chia đôi, một nửa ở miền đồi núi, một nửa ở miền sông nước…

Trong bài “Nhận nhìn bản sắc của văn hóa Việt Nam”, ông nói rằng, đã có một thời người ta phủ nhận sự hiện hữu của một nền văn minh và văn hóa Việt Nam. Người ta xếp một cách đơn giản Việt Nam vào trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và gọi Việt Nam là “một nước Trung Hoa thu nhỏ lại”. Nhưng rồi người ta buộc phải nhìn nhận lại cái quan điểm phiến diện trên qua

2

Page 3: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

3 các công trình nghiên cứu. Người ta thấy tiếng Việt có nền tảng Môn – Khmer, gần gũi tiếng Thái – Tày và tiếng Anhdôneziêng trong gia đình ngôn ngữ phương Nam, chứ không phải là ngôn ngữ Hán. Và nhờ các di chỉ khảo cổ học, người ta thấy văn hóa Việt Nam, văn minh sông Hồng và văn hóa Trung Quốc, văn hóa Hoàng Hà là khác nhau từ căn bản, từ cội nguồn.

Theo ông, văn hóa, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả trí thức và nghệ thuật của con người. Như vậy, phải xuất phát từ những điều kiện tự nhiên rồi sau đó là những điều kiện lịch sử để nhận nhìn về cội nguồn và bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Trong những điều kiện đó, văn hóa Việt Nam khác và không phải là văn hóa Trung Quốc.

Ví dụ:

Lưu vực Hoàng Hà là khu vực khí hậu đại lục lạnh lẽo, khô hạn, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao. Còn lưu vực sông Hồng là khu vực khí hậu gió mùa, nóng và ẩm, nước dư thừa, nhiệt đầy đủ.

Đất trồng trọt của người Trung Quốc ban đầu ở cao nguyên và bình nguyên Hoàng hà là hoàng thổ do gió Tây mang lại. Còn đất trồng trọt của người Việt ở lưu vực các dòng sông là phù sa nâu, do sông Cái, sông con bồi đắp mà thành.

Nông nghiệp Trung Quốc từ khởi thủy, là một nền nông nghiệp khô.

Trong khi đó, nông nghiệp Việt Nam từ ban đầu, là nền nông nghiệp lúa nước.

Người Hoa trồng túc – tiểu mễ, hay kê, sau đó trồng cao lương, rồi trồng lúa mạch kiểu trồng khô, giống này từ Trung Á truyền vào và cho đến trước thời Tần vẫn không phải là cây lương thực chủ yếu của Trung Quốc.

Người Việt trồng cây có củ (khoai các loại) và đặc biệt 6000-7000 năm trước đây, đã trồng lúa nước. Nền văn minh lúa nước vốn là một nền văn minh Việt cổ và đã tạo nên một thế quân bình bền vững của nền văn hóa xóm làng, giữa con người và thiên nhiên Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á từ mấy nghìn năm nay.

Người Hoa ăn bánh màn thầu, ăn cháo kê, có vạc, có chảo, sử dụng muôi hay như người Hoa gọi là “văn hóa đỉnh lịch”.

3

Page 4: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

4 Còn người Việt ăn xôi, ăn cơm, làm bánh chưng, bánh dày… Bát cơm,

chén tương, chén mắm và đặc biệt đôi đũa là một sáng tạo của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Đôi đũa đã đi vào lĩnh vực vật chất lẫn tinh thần của người Việt (vợ chồng như đũa có đôi, hay trong thủ tục ly hôn ngày xưa là bẻ đũa…)

Người Hoa thì ở nhà hầm còn người Việt cổ sáng tạo ra nhà sàn với mái cong độc đáo hình thuyền.

Một ví dụ nữa là do đi lại ở miền khô, trên một vùng cao nguyên nên người Hoa ưa dùng xe cộ và cưỡi ngựa. Quân đội lấy ưu thế là kỵ binh còn nhà nước lấy chiến xa làm sức mạnh. Người Việt thì ở miền sông nước gắn trồng trọt với chài lưới nên thuyền bè trở thành phương tiện giao thông quan trọng.

Tiếp theo đó, ông có viết một bài riêng bàn về khả năng ứng biến của người Việt Nam mà theo ông đó chính là cái gọi là bản lĩnh – bản sắc của văn hóa Việt Nam. Trong bài này, ông cho biết cố giáo sư Cao Xuân Huy đã đưa ra hình ảnh – biểu tượng nước và đưa ra một triết lý Việt Nam: triết lý nước hay là Nhu đạo. Về phần mình, ông cho rằng đây là một ý tưởng độc đáo và nó đúng – với cái nhìn sinh thái – nhân văn.

Đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là tính chất bán đảo và tính biển đã ngấm đẫm vào nền văn hóa sơ sử Đông Sơn và trở thành một nhân tố hữu cơ của cơ cấu văn hóa Việt cổ. Bởi vậy, nếu xem văn hóa là “cái môi trường được con người thích nghi và biến đổi” thì tính sông nước cần được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Các di chỉ từ thời đại đá mới, các bản làng từ đầu thời đại kim khí về sau đều phần lớn phân bổ ở bờ nước: bờ sông, bờ đầm hay bờ biển.

Làm ruộng, làm lúa thì mối bận tâm hàng đầu cũng là nước: thủy lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu và thủy tai cũng là cái hại hàng đầu. Bữa ăn hàng ngày và món ăn đặc sắc, chân chất của người Việt là món luộc cũng gắn với nước (dùng nước đun sôi mà làm chín).

Con thuyền là hình ảnh quen thuộc của cảnh quan địa lý nhân văn với dòng sông và bến nước. Và từ thời thượng cổ, người Việt đã nổi tiếng “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”.

Thế cho nên, trong tâm thức người Việt, từ rất sớm, không thể không bận lòng vì nước. Người Việt đã đồng nhất không gian xã hội, cộng đồng lãnh thổ, Tổ quốc của họ với nước. Và cũng vì thế cho nên, người Việt không thể không học hỏi nơi nước nôi và với tấm lòng cởi mở, hồn nhiên, thô phác, nguyên sơ, họ đã tự đồng nhất mình với nước. (VD: người Việt hay nói “Giống nhau như hai giọt nước”).

4

Page 5: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

5 Nước không câu nệ nơi hình thức, nhưng cũng không vì thế mà đánh mất

bản chất của mình.

Ví dụ: Câu nói “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Chúng ta nên hiểu tròn hay dài chỉ là hình thức, đâu có ý nghĩa lớn lao gì, cái chính là nước vẫn giữ được bản chất của mình, nó đâu có bị “tha hóa”, bị “vong thân” để trở thành chính cái bầu hay chính cái ống…

Trần Quốc Vượng nói rằng cái xác nhà Việt Nam cũng trải qua bao lần biến đổi, từ mái nhà Đông Sơn – nhà sàn mái võng cong hình thuyền được chạm khắc trên trống đồng đến nếp nhà tranh dựng trên nền đất bằng, đến những ngôi nhà cao tầng, những dinh thự và biệt thự kiểu Âu – Mỹ trong các đô thị Việt Nam hiện đại. Song, tinh thần ngôn ngữ kiến trúc Việt Nam cổ truyền vẫn là cái hướng nhà (lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam) và giá trị đạo đức hằng xuyên của người Việt vẫn là “rộng nhà không bằng rộng bụng”, “ăn hết nhiều chứ ở hết mấy” và cái chính là “đường ăn nếp ở”, cái thế ứng xử về ăn và về ở, với ta và với mọi người.

Nước tự biết “gạn đục khơi trong” như người Việt Nam vậy. Nước thu nhận tất cả vào lòng nhưng không vì thế mà trở thành vô nguyên tắc. Người Việt đã chống lại sự đồng hóa cưỡng bức, tìm cách dung hòa và hội nhập mọi sở đắc văn hóa. Chẳng hạn, trong từ vựng tiếng Việt, chúng ta vẫn thấy những từ ngữ gốc Môn – Khmer, gốc Tày – Thái, những từ gốc Hoa và cả gốc Âu Tây nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng Việt, duyên dáng và trong sáng.

Nước chảy đá mòn

Nhu có thể thắng cương, yếu có thể chống mạnh, ít có thể địch nhiều… chính đó là bản sắc Việt Nam. Yếu tố cốt tử là con người, là tấm lòng trung trinh bất biến:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào – khê nước chảy vẫn còn trơ trơ!

Trong bài này, ông còn đề cập đến biểu tượng con rồng. Ông cho rằng đó là biểu tượng của cội nguồn dân tộc. Rồng cũng như nước, đặc trưng nổi bật là khả năng ứng biến, lại như người Việt Nam vậy. Nó thích nghi với nhiều trạng thái: ở dưới nước, nó giữ bầu nước của thiên hạ; nó có thể xuất hiện trên đất, trên đầm lầy, như một điềm báo mà Lý Thái Tổ khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La cho đó là điềm tốt lành; nó cũng có thể bay cao trên trời, vùng vẫy trong mây, gây mưa tưới nhuần đồng ruộng…

5

Page 6: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

6 Tóm lại, ông gọi cái bản lĩnh – bản sắc biết nhu, biết cương, biết công,

biết thủ, biết “trông trời trông đất trông mây” rồi tùy thời mà làm ăn theo kiểu “nhất thì nhì thục” là khả năng ứng biến của người Việt Nam, của lối sống Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Theo cuốn “Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam” cũng do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2000 thì bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính gốc nguồn, gắn với những đặc tính của chủ thể trở thành nguồn cội, khuôn mặt, nền tảng, bản thể của một nền văn hóa; là căn cước, là chứng minh thư của văn hóa bất kỳ dân tộc nào. Nó chính là cái để phân biệt văn hóa dân tộc này và văn hóa dân tộc khác, khiến cho văn hóa của dân tộc này không trở thành “cái bóng” của văn hóa dân tộc khác và ngược lại.

Và trong cuốn “Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm” này thì Trần Quốc Vượng cho rằng cái nói lên được bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam chính là văn hóa dân gian Việt Nam.

Trong phần văn hóa dân gian thì ông nói rằng mất dân gian là mất hồn dân tộc. Tại đây, ông đã đề cập đến rất nhiều nét văn hóa dân gian Việt Nam như những khía cạnh vật chất của nền văn hóa dân gian, lễ hội, truyền thuyết, triết lý trầu cau, văn hóa Tết, con trâu và nền văn hóa Việt Nam, biểu tượng con ngựa, văn hóa ẩm thực, làng nghề, chuyện về mắm…

Theo Trần Quốc Vượng, cái nhìn sinh thái học nhân văn đã cho thấy một đặc điểm lớn của văn hóa dân gian Việt Nam, đó là nền văn hóa thực vật. Bởi lẽ trong văn hóa dân gian truyền thống, thực vật không chỉ là thức ăn quan trọng mà còn là nguyên liệu kỹ thuật quan trọng, từ rau cỏ, áo tơi, nón lá đến mái nhà tranh, con thuyền, chiếc vó bè… Từ đó, có thể định tính văn hóa dân gian Việt Nam là Văn hóa lúa nước với vai trò quan trọng của người phụ nữ. Thế cho nên không phải ngẫu nhiên mà nền triết học dân gian Việt Nam lại có chủ đề phản thiên mệnh, phản Nho giáo.

Nhất vợ nhì trời!

Chúng ta nên hiểu rằng nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng, theo thời gian đã có những mối giao lưu, giao thoa văn hóa nhưng cuối cùng vẫn hội tụ, kết tinh và định hình một nền văn hóa có cơ tầng Đông Nam Á, có nhiều thành tố Nam Á, Nam Đảo và Đông Á…

Trong tâm thức mỗi con người Việt Nam, lễ hội là một phần không thể thiếu và đó cũng chính là một trong những yếu tố văn hóa dân gian Việt Nam. Những lễ hội gắn với nền văn hóa nông nghiệp sinh ra và phù hợp với khung cảnh xóm làng tiểu nông phong kiến ngày xưa nên không thoát được những

6

Page 7: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

7 khuôn mẫu – những định chế của tôn giáo, mê tín, dị đoan. Sau những tháng ngày dồn nén chồng chất của đời sống trần tục, đám đông dân làng (gồm đủ mọi thành phần: nông dân, địa chủ, cường hào) bước vào một thời kỳ sinh hoạt “linh thiêng”. Tâm hồn từng con người có lắng lại, nhưng không khí chung đâu có thiếu những giờ phút bộc phát, cuồng nhiệt, phấn khích, sôi nổi. Dẫu vậy, hội hè đình đám thuở xưa vẫn chứa đựng một ý nghĩa tích cực, vẫn đáp ứng một nhu cầu thầm kín của người dân thôn xóm. Đó là nhu cầu thông cảm, nhu cầu cộng cảm. Đó là tình cảm cộng đồng. Và đó cũng chính là cái “hồn” của lễ hội.

Tiếp theo, Trần Quốc Vượng đề cập khá nhiều đến truyền thuyết cùng những nghiên cứu của ông trong vấn đề này. Khá lý thú là bài viết “Triết lý trầu cau”, thật tài tình khi ông nêu lên những hình ảnh ẩn dụ từ miếng trầu trong văn hóa dân gian Việt Nam. Miếng trầu là thứ không thể thiếu trong câu chuyện của người dân Việt. Trầu cau còn là cái duyên, cái tình của vợ chồng và cũng là cái tình nghĩa anh em.

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi

(Hồ Xuân Hương)

Lạ lùng thay, sắc xanh của vỏ cau, trắng của vôi, hòa quyện với nhau lại ra sắc thắm của sự sống, sự sống vĩnh hằng… Trần Quốc Vượng bảo rằng miếng trầu Việt Nam mang nặng tình người và chở nặng tính người nhất, mà con người về bản chất lại vừa là một sinh vật xã hội, vừa là một cá nhân. Ứng xử hài hòa hai mặt đối lập mà hòa hợp đó là ứng xử cao nhất của xã hội loài người, rồi ông kết luận rằng triết lý trầu cau chính là triết lý tình nghĩa.

Một yếu tố cũng mang đậm nét văn hóa Việt Nam chính là Tết. Có thể thấy trong cội nguồn, ngày Tết Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa nhưng đã từ lâu cái Tết hằn sâu trong tâm thức dân gian Việt Nam. Cho dù đó là những nhân tố ngoại sinh thì chúng đã được hội nhập hoàn toàn vào cấu trúc văn hóa Việt Nam. Ngày Tết gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Ngày Tết còn đi với mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, đổi mới… Đối với ông, triết lý chung quanh mang tính nguyên hợp và thể hiện tư duy huyền thoại về cái Tết là cái chết tạm thời và sau đó là sự phục sinh của vũ trụ, từ năm cũ bước qua năm mới. Nó tương hợp với triết lý của Bác Hồ:

Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân…

7

Page 8: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

8 Cái chung ở đây là quy luật tự nhiên của vũ trụ. Cái riêng, triết lý Bác Hồ,

là một ẩn dụ triết lý xã hội về đạo đức nhân sinh. Triết lý Tết cổ truyền là cái nhìn tâm linh huyền thoại mang tính biểu trưng, với nhiều biểu tượng và pha màu Đạo giáo.

Trần Quốc Vượng lại tiếp tục đưa ra một yếu tố văn hóa dân gian hết sức lý thú. Ông nói rằng thể chế lịch 12 con giáp là của miền Đông Nam Á cổ chứ không phải gốc của Trung Hoa hay Ấn Độ. Vốn xuất phát từ nền văn minh lúa nước nên cư dân trong vùng đều nắm vững thời tiết do đòi hỏi của nghề. Những người chủ của nền văn hóa – văn minh này đã đề cao trên hàng đầu bảng giá trị văn hóa việc nắm vững yếu tố “thì” (thì: thời gian, thời vụ):

Nhất thì, nhì thục

Biết sự trời, mười đời chẳng khó

Và bởi thế, người ta đã xây dựng một thể chế lịch về cơ bản xuất phát từ việc nhìn ngắm trăng, nhìn ngắm sao:

“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa, mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm, mồng năm liềm giật, mồng sáu thật trăng… mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy sẩy giường chiếu…”

Ông cho rằng khó có thể quan niệm nổi người Việt cổ đã biết trồng lúa hai mùa mỗi năm (“Lúa Giao Chỉ, chín 2 mùa, tháng 5 chín, tháng 10 lại chín”) từ trước công nguyên, đề cao yếu tố “thì” làm hàng đầu việc làm ăn mà lại không có lịch riêng của mình! Ngày xưa, mỗi thành tựu văn hóa lớn nào của người Việt Nam, người ta cũng cố tìm cội nguồn nơi Trung Quốc. Và ông kết luận rằng đó là tâm lý tự ti dân tộc không đúng đắn. Chúng ta nên tự hào rằng lịch chính là thành tựu văn hóa chung của miền văn hóa lúa nước cổ truyền.

Không chỉ dừng lại ở đó, Trần Quốc Vượng còn đề cập đến những con vật gần gũi với nền văn hóa Việt Nam. Đó là con trâu, con ngựa, con chó, con heo… Quê hương của trâu là miền đầm lầy Đông Nam Á, con trâu còn là người bạn thân thiết và gần gũi của nhà nông:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa

Trâu chính là một nét trội của khu vực văn hóa chung Đông Nam Á. Ngoài con trâu ra, những con vật khác đều được Trần Quốc Vượng kể thành những mẩu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa.

8

Page 9: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

9 Cuối cùng, trong phần văn hóa dân gian, ông đã đi vào vấn đề văn hóa

ẩm thực. Ông bảo rằng nếu đã có một Việt Nam nghìn xưa văn hiến , nếu đã có một Hà Nội ngàn năm văn vật thì sao lại không có một di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam mà thế hệ đương đại chúng ta cần sưu tầm, nghiên cứu phổ biến, phát huy tinh hoa, giữ gìn truyền thống. Tìm hiểu bản sắc ăn uống Việt Nam cũng là góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa đậm đà tính dân tộc Việt Nam, tính dân gian Việt Nam. Trần Quốc Vượng lên mô hình “ăn” Việt cổ truyền là cơm – rau – cá hay mô hình mở rộng chung cho cả Đông Nam Á là cơm – rau – mắm – ớt trên tảng nền các hệ sinh thái nhiệt đới phồn tạp, kiếm tìm ăn uống theo phổ rộng. Nói như lời một giáo sư người Pháp thì văn hóa ẩm thực Việt Nam có cái gì đó phảng phất Hoa, có cái gì phảng phất Pháp song nó vẫn khác Hoa, khác Pháp và đứng vào quãng giữa với nhiều món ăn, món quà dân tộc, dân gian. Trong túi khôn dân gian Việt Nam, ăn uống được xếp vào “tứ khoái” nhưng ăn ở đây không chỉ là ăn, ăn cho no, mà còn để thưởng thức. Uống cũng thế, ban đầu là để thỏa mãn nhu cầu của cái khát nhưng theo diễn trình lịch sử, uống cái gì, uống với ai, uống như thế nào, uống lúc nào lại cũng đã trở thành nghệ thuật. Tỷ như cụ Tam Nguyên Yên Đổ nói:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Do đó mà ông không chỉ đơn giản xếp ăn uống vào phạm trù văn hóa vật chất hay văn hóa vật thể của Unesco mà ông lại xếp ẩm thực ăn uống vào văn hóa nói chung bao gồm cả cái hữu thể và cái vô thể, cái nhận thức và cái tâm linh. Với xu hướng mở cửa, ẩm thực Việt Nam đã được toàn cầu hóa, còn lại là vấn đề biến đổi hay giữ gìn bản sắc Việt Nam trong ăn uống.

Đó là một số nét sơ lược về quan điểm bản sắc văn hóa của ông Trần Quốc Vượng mà tôi đã tổng hợp được qua một số bài viết trong cuốn sách này. Riêng bản thân tôi, tôi không có gì phản đối với những quan điểm của ông và tôi hình như thấy rằng mình đã hơi bị thích thú lối viết văn của ông. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng lối viết ấy có phần hơi khó chịu, ông thường trình bày một cách tản mạn, chuyện nọ đan xen chuyện kia và rồi thì lại đầy nghịch lý và hay “cà khịa” (đó là nói theo cách nói của ông Đỗ Lai Thúy). Ví dụ như ông đã nói “Tôi thích trích dẫn lời các nhà bác học – để tỏ ra là mình cũng có phần uyên bác…”.

Và phải nói rằng, tôi đã tìm hiểu và học hỏi được nhiều điều thông qua cuốn sách này. Trong cách viết của ông, còn rất… rất nhiều những từ ngữ mà tôi không hiểu hết được ý nghĩa của nó và có lẽ cũng chưa thể lãnh hội đủ những ý tứ của ông về vấn đề bản sắc văn hóa. Một vài quan điểm cá nhân xin mạn phép nêu ra cũng là để bày tỏ tấm lòng trân trọng đối với GS. Trần Quốc Vượng, tất nhiên còn rất nhiều hạn chế, mong nhận được ý kiến đóng góp.

9

Page 10: Ban Sac Van Hoa Vn-gs Tran Quoc Vuong

10

Chú thích:

(1) Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa Dân tộc – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 2000, 984 trang. (tái bản năm 2003)

(2) Sđd, trang 34.

(3) Dị vật chí quyển I của Dương Phù đầu thế kỷ I

TÓM TẮT

Trần Quốc Vượng nhận định rằng trong tổng thể truyền thống của văn hóa loài người cũng như tổng thể truyền thống văn hóa Việt Nam, đều có cả truyền thống tốt, tiến bộ và truyền thống xấu, lạc hậu. Một truyền thống văn hóa là tốt hay là xấu cũng còn tùy vào bối cảnh lịch sử. Truyền thống vừa có tính ổn định, vừa có tính lịch sử, “có khi biến có khi thường”. Cũng vậy, truyền thống cũ vừa có tính cộng đồng, vừa mang tính giai cấp… Thế cho nên, khi kế thừa văn hóa truyền thống chúng ta luôn phải kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán; phát huy tinh hoa vốn cũ của dân tộc lên một tầm cao mới, phù hợp với lối ứng xử và nhận thức mới.

SUMMARY

Tran Quoc Vuong states that the entire cultural tradition of mankind and of the Vietnamese people embodies both progressive and regressive traditions. Whether a culture is thought to be progressive or regressive depends on the context of history. Tradition has both stable and historical characteristics - “occasionally changing, occasionally stable”. Likewise, long-standing tradition has both community and class characteristics. Therefore, when inheriting traditional culture, we must always inherit with choice and criticism: elevate the traditional quintessence of the people to a new stature, in conformity with contemporary behavior and perception.

10