351
1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: SƯ PHẠM TOÁN HỌC MÃ SỐ: 52140209 (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Một số thông tin về chương trình đào tạo - Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Sư phạm Toán học + Tiếng Anh: Mathematics Teacher Education - Mã số ngành đào tạo: 52140209 - Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân - Thời gian đào tạo: 04 năm - Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Toán học + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Mathematics Teacher Education - Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Mục tiêu đào tạo Đào tạo giáo viên chất lượng cao bậc Phổ thông và bậc Đại học có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc. 3. Thông tin tuyển sinh - Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội

(Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM TOÁN HỌC

MÃ SỐ: 52140209

(Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Sư phạm Toán học

+ Tiếng Anh: Mathematics Teacher Education

- Mã số ngành đào tạo: 52140209

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

- Thời gian đào tạo: 04 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Toán học

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Mathematics Teacher Education

- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo giáo viên chất lượng cao bậc Phổ thông và bậc Đại học có kiến thức về

khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu

của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể học

tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.

3. Thông tin tuyển sinh

- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 2: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

2

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu

trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải

quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ

bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến

thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều

hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào

tạo; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm sau:

1.1. Kiến thức chung

- Vận dụng được các kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc

sống, học tập và lao động nghề nghiệp giáo dục;

- Hiểu được những nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách mạng, các

bài học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và

hành động đúng trong thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo Việt Nam;

- Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức

hành động phù hợp để bảo vệ Tổ quốc;

- Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề

nghiệp, sử dụng được các phương tiện công nghệ thông tin trong học tập, nghiên

cứu khoa học và công tác trong giáo dục;

- Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tương

đương bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;

- Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục thể

thao vào quá trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể

chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển

tâm lý con người, mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình hình thành, phát

triển tâm lý học sinh;

- Hiểu và vận dụng được vai trò, mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của

giáo dục trong cuộc sống xã hội.

Page 3: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

3

1.3. Kiến thức của khối ngành

- Phân tích được những nội dung đặc trưng mang tính bản chất của quá trình

dạy học, công nghệ dạy học; mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học để lựa chọn

được phương pháp và công nghệ dạy học phù hợp trong quá trình triển khai;

- Xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá học tập của học sinh từ khâu xác

định mục đích, mục tiêu đến việc tổ chức kiểm tra, đánh giá;

- Phân tích được các thành tố cấu thành của chương trình giáo dục, vận dụng

vào việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường và địa phương cũng như

chương trình môn học;

- Xây dựng được quy trình, cách thức và kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa

học, từ khâu đặt đề bài đến nội dung vấn đề cần nghiên cứu, xác định được phương

pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp, cách phân tích số liệu hay kết quả nghiên

cứu, trình bày được kết quả của công trình nghiên cứu;

- Đề xuất được các biện pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù

hợp với điều kiện của nhà trường;

- Xác định và làm tốt vai trò của mình trong việc tư vấn học đường, giáo dục

giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh;

- Phân tích và vận dụng được các quan điểm lãnh đạo, chính sách về giáo dục

của Đảng và Nhà nước và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người giáo viên/cán

bộ quản lí giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục.

1.4. Kiến thức của nhóm ngành

- Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức cơ bản của Vật lý, Toán lý

thuyết, Toán ứng dụng trong các lĩnh vực như Giải tích, Đại số, Hình học, Xác suất

thống kê đáp ứng yêu cầu dạy học Toán học ở trường phổ thông và đại học.

1.5. Kiến thức ngành

- Hệ thống được các kiến thức cơ bản của Toán học chuyên ngành và chuyên

sâu trong một số lĩnh vực phục vụ cho việc giảng dạy toán ở phổ thông và đại học;

- Xác định được các nội dung kiến thức bổ trợ, cần thiết cho việc nghiên cứu

và giảng dạy Toán ở phổ thông và đại học;

- Lựa chọn, vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu,

nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học Toán học bậc phổ thông và

đại học một cách hiệu quả nhất;

Page 4: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

4

- Xây dựng được các công cụ hỗ trợ học sinh tự học và tự kiểm tra đánh giá

kết quả học tập;

- Kiến thức thực tập và tốt nghiệp:

Xác định và thực hiện được vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong

việc kiến tập, thực tập để triển khai nội dung kiến tập thực tập đúng nội

quy và quy định;

Lập được kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập để hoàn thành tốt

khoá luận hoặc các môn thay thế thi tốt nghiệp.

1.6. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích

nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh

nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết

luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp

về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có

năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý

thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ

năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và

sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề

thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên

môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

- Xây dựng được các công cụ và lựa chọn được các phương pháp thu thập và

xử lý thông tin về người học; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy – học;

các điều kiện về môi trường nhà trường, gia đình và xã hội hỗ trợ cho việc dạy và

học;

- Sử dụng các thông tin xử lý được từ việc phân tích chương trình và nội

dung học phần, tìm hiểu người học, môi trường để xác định được hệ thống mục tiêu

kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mục tiêu khác cần đạt được sau học phần, bài

học;

Page 5: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

5

- Xác định được các hình thức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học,

công cụ dạy học cho từng nội dung phù hợp với đối tượng và mục tiêu dạy học

trong lập kế hoạch dạy học;

- Khai thác và sử dụng được các điều kiện hỗ trợ trong triển khai dạy học, sử

dụng các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp; nhận diện và lựa chọn được

phương án xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách phù hợp;

- Xây dựng được quy trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh

và các điều kiện cần thiết để triển khai quy trình một cách hiệu quả;

- Sử dụng được các thông tin đánh giá kết quả học tập của người học, lưu trữ

để hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học; điều chỉnh và cải tiến chất lượng

dạy học;

- Xây dựng và triển khai được hồ sơ, kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm,

giáo dục, quản lí học sinh cho năm học, học kì, từng tháng và tuần; xây dựng và tổ

chức được các kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp

với mục tiêu giáo dục;

- Ứng xử phù hợp với hành vi của người học, tư vấn và hỗ trợ để người học

tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của cá nhân, điều chỉnh hành vi và thái độ,

khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn giá trị và tự hoàn thiện bản thân.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

- Phân tích và nhận diện được các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng và

triển khai kế hoạch dạy học, giáo dục để xác định được phương án giải quyết phù

hợp.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Tìm kiếm, khai thác, xử lý được các thông tin cập nhật về những tiến bộ của

khoa học chuyên ngành Toán học và liên ngành để nghiên cứu, vận dụng vào thực

tế, phục vụ cho học tập, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp;

- Xác định được các vấn đề nghiên cứu, vận dụng các phương pháp nghiên

cứu khoa học vào việc thực hiện có hiệu quả các đề tài cụ thể thuộc lĩnh vực dạy

học Toán học, giáo dục.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

- Nhận diện, so sánh và phân tích được các vấn đề trong học tập, nghiên cứu,

giảng dạy Toán học một cách hệ thống;

Page 6: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

6

- Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục bảo

đảm tính hệ thống.

2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

Đánh giá, phân tích được những thay đổi, biến động trong bối cảnh xã hội,

hoàn cảnh và môi trường làm việc để kịp thời đề ra các ý tưởng, biện pháp thích

ứng, điều chỉnh và cải tiến kế hoạch nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu, học tập, giảng

dạy Toán học.

2.1.6. Bối cảnh tổ chức

Nhận diện, phân tích và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức, xu thế thay đổi và phát triển của tổ chức, đơn vị làm việc, trong bối cảnh

chung của toàn xã hội để kịp thời có biện pháp điều chỉnh bản thân, đóng góp vào

sự phát triển chung của tổ chức.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ vào thực

tiễn dạy học Toán học và giáo dục.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

Tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu

của nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân; sử

dụng được các kết quả tự đánh giá vào việc bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề

nghiệp.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

- Xây dựng được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp cho bản thân trong

từng giai đoạn;

- Sử dụng được công nghệ thông tin trong tìm kiếm thông tin phục vụ học

tập, nghiên cứu và giảng dạy Toán học;

- Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và sự tiến bộ của bản thân.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

- Thành lập và tổ chức triển khai được các hoạt động làm việc theo nhóm,

phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm khác trong việc thực hiện

nhiệm vụ và ra quyết định;

Page 7: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

7

- Phối hợp được với các thành viên trong nhóm và với nhóm khác nhằm mục

đích hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo

- Sáng tạo, quyết đoán và bản lĩnh và thuyết phục được sự đồng thuận của tập

thể trong việc đưa ra các quyết định quản lí, lãnh đạo hướng tới vì công việc chung;

- Nhận diện, phát hiện và nhân rộng được những nhân tố có ảnh hưởng tích

cực tới tập thể, khơi gợi, đánh thức tiềm năng của mỗi cá nhân, xây dựng sức mạnh

tập thể.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

Phối hợp và sử dụng được các phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp

bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống; làm chủ được cảm

xúc của bản thân, giải quyết xung đột, biết thuyết phục và chia sẻ.

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu

được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong

công việc liên quan đến ngành Toán học; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử

lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội

dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

- Sử dụng được ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong việc giao tiếp, học hỏi,

phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp.

2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác

- Có kĩ năng kiên định và kĩ năng ứng phó với stress.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;

- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước;

- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

Page 8: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

8

- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh;

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc

phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt;

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt

để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục;

- Có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi

trường giáo dục.

4. Những vị trí trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

- Làm công tác giảng dạy Toán học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ

thông trung học, trung học cơ sở. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh

giỏi Toán học tại các trường phổ thông;

- Làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở

đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Toán học, Lí luận và phương pháp

dạy học bộ môn Toán học;

- Làm công tác quản lý tư liệu Toán học, quản lý bảo tàng trong lĩnh vực

Toán học hoặc khoa học Tự nhiên…;

- Làm công tác Toán học, văn hoá trong lĩnh vực Toán học hoặc khoa học

Tự nhiên ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội;

- Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối

khoa học Tự nhiên.

5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tự học tập về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến

dạy học Toán học ở trường phổ thông;

- Cử nhân ngành Sư phạm Toán học có cơ hội học lên bậc cao hơn (thạc sĩ,

tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Toán học và Lý luận, phương pháp

dạy học Toán học.

Page 9: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

9

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 136 tín chỉ

- Khối kiến thức chung

(chưa tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc

phòng – an ninh, Kĩ năng bổ trợ)

29 tín chỉ

- Khối kiến thức theo lĩnh vực 6 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành 18 tín chỉ

+ Bắt buộc: 12 tín chỉ

+ Tự chọn: 6 tín chỉ/12 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành 43 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành 40 tín chỉ

+ Bắt buộc: 20 tín chỉ

+ Tự chọn: 10 tín chỉ

+ Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Page 10: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

10

2. Khung chương trình đào tạo

STT Mã học

phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên

quyết Lí

thuyết Thực

hành Tự

học

I Khối kiến thức chung (chưa tính các học phần từ 10 - 12)

29

1 PHI1004

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1

2 24 6

2 PHI1005

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2

3 36 9 PHI1004

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh Ho Chi Minh Ideology

2 20 10 PHI1005

4 HIS1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

3 42 3 POL1001

5 INT1003 Tin học cơ sở 1 Introduction to Informatics 1

2 10 20

6 INT1006 Tin học cơ sở 4 Introduction to Informatics 4

3 20 23 2 INT1003

7 FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1 General English 1

4 16 40 4

8 FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2 General English 2

5 20 50 5 FLF2101

9 FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3 General English 3

5 20 50 5 FLF2102

10 Giáo dục thể chất Physical Education

4

11 Giáo dục quốc phòng - an ninh National Defence Education

8

12 Kỹ năng bổ trợ Soft skills

3

II Khối kiến thức theo lĩnh vực 6

13 PSE2001

Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường General psychology and School Psychology

3 30 12 3

14 PSE2002 Giáo dục học

Pedagogy 3 30 15

Page 11: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

11

STT Mã học

phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên

quyết Lí

thuyết Thực

hành Tự

học

III Khối kiến thức theo khối ngành 18

III.1 Các học phần bắt buộc 12

15 TMT1001 Lý luận và Công nghệ dạy học

Teaching Theories and Instruction Technology

3 17 25 3 PSE2001 PSE2002

16 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục

Assessment in Education 3 33 9 3

17 EDM2001

Phát triển chương trình giáo dục

phổ thông

School Education Curriculum Development

3 36 6 3 PSE2002

18 PSE2003

Thực hành Sư phạm và phát

triển kĩ năng cá nhân, xã hội

Pedagogical Practices and the Development of Social and Personal Skills

3 17 25 3 PSE2001 PSE2002

III.2 Các học phần tự chọn 6/12

19 PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa

học

Research Methodology

3 26 16 3

20 PSE2005

Tổ chức các hoạt động giáo dục

của nhà trường

Organization of School Educational Activities

3 18 24 3 PSE2001 PSE2002

21 PSE2006 Tư vấn tâm lý học đường

Psychological Counseling in Schools

3 17 25 3 PSE2001 PSE2002

22 EDM2002

Quản lý hành chính Nhà nước và

quản lý ngành Giáo dục và đào

tạo

Administrative Management and Management of Education

3 36 6 3

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành

43

23 MAT2300 Đại số tuyến tính 1 Linear Algebra 1

4 45 15

24 MAT2301 Đại số tuyến tính 2 Linear Algebra 2

4 45 15 MAT2300

Page 12: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

12

STT Mã học

phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên

quyết Lí

thuyết Thực

hành Tự

học

25 PHY1100 Cơ - Nhiệt

Mechanics - Thermodynamics 3 30 15 MAT2302

26 PHY1103 Điện - Quang

Electromagnetism - Optics 3 30 15 MAT2302

27 MAT2302 Giải tích 1 Analysis 1

5 45 30

28 MAT2303 Giải tích 2 Analysis 2

5 45 30 MAT2302

29 MAT2304 Giải tích 3 Analysis 3

4 40 20 MAT2303

30 MAT2314 Phương trình vi phân Differential Equations

4 45 15 MAT2301 MAT2303

31 MAT2306 Phương trình đạo hàm riêng 1 Partial Differential Equations 1

3 30 15 MAT2304 MAT2314

32 MAT2308 Xác suất 1 Probability 1

3 30 15 MAT2300 MAT2302

33 MAT2309 Tối ưu hóa 1 Optimization 1

3 30 15 MAT2301 MAT2303

34 MAT2310 Hình học giải tích Analytic Geometry

2 20 10 MAT2301

V Khối kiến thức ngành 40

V.1 Các học phần bắt buộc 20

35 MAT3300 Đại số đại cương General Algebra

4 45 15 MAT2301

36 MAT3301 Giải tích hàm Functional Analysis

3 30 15 MAT2301 MAT2304

37 MAT3344 Giải tích phức Complex Analysis

4 45 15 MAT2301 MAT2304

38 MAT3305 Tôpô đại cương General Topology

3 45 MAT2302

39 TMT2010

Phương pháp dạy và học môn Toán Teaching and Learning Methodology in Mathematics

3 20 20 5

40 MAT3325 Lịch sử toán học History of Mathematics

3 45 MAT2301 MAT2304

V.2 Các học phần tự chọn một trong hai nhóm V.2.1 và V.2.2

10

V.2.1 Theo hướng giảng dạy Toán đại học và cao đẳng

10/28

41 MAT2307 Giải tích số 1 Numerical Analysis 1

4 45 15 MAT2314 INT1006

Page 13: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

13

STT Mã học

phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên

quyết Lí

thuyết Thực

hành Tự

học

42 MAT2311 Thống kê ứng dụng Applied Statistics

4 45 15 MAT2308

43 MAT3302 Toán rời rạc Discrete Mathematics

4 45 15 MAT2300 MAT2302

44 MAT3304 Thực hành tính toán Practicum in Computing

2 15 15 MAT2307

45 MAT3306 Cơ sở hình học vi phân Introduction to Differential Geometry

3 45 MAT2301 MAT3305

46 MAT3307 Lý thuyết độ đo và tích phân Measure and Integration Theory

3 45 MAT2304

47 MAT3347 Lý thuyết Galois Galois Theory

4 60 MAT3300

48 MAT3338 Tiểu luận khoa học Mini Project

2 25 5

49 MAT3351 Cơ sở giải tích Fourier Introduction to Fourier Analysis

2 20 10

V.2.2 Theo hướng giảng dạy toán phổ thông

10/25

50 TMT2011

Phương pháp dạy học một số nội dung cơ bản trong chương trình Toán phổ thông Teaching and Learning Methodology of Some Topics in Secondary Mathematics Curriculum

3 30 10 5

51 MAT2311 Thống kê ứng dụng Applied Statistics

4 45 15 MAT2308

52 MAT3074 Hình học Fractal Fractal Geometry

2 15 10 5

53 MAT3352 LaTeX và diễn giải toán học LaTeX and Mathematics Interpretation

2 15 10 5

54 MAT3353 Cơ sở lý thuyết nội suy đa thức Introduction to Polynomial Interpolation Theory

2 15 10 5

55 TMT2013 Xêmina về Giáo dục Toán học Seminar on Mathematics Education

3 20 15 10

56 TMT2014

Đại số cho dạy học Toán phổ thông Algebra for Secondary Mathematics Education

3 20 20 5

Page 14: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

14

STT Mã học

phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên

quyết Lí

thuyết Thực

hành Tự

học

57 TMT2015

Số học cho dạy học Toán phổ thông Arithmetics for Secondary Mathematics Education

3 20 20 5

58 TMT2016

Hình học cho dạy học Toán phổ thông Geometry for Secondary Mathematics Education

3 30 10 5

V.3 Kiến thức thực tập và tốt nghiệp 10

59 TMT3001 Thực tập sư phạm Pedagogical Practicum

4

60 TMT4001 Khóa luận tốt nghiệp Undergraduate Thesis

6

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Các học phần bắt buộc 3

61 TMT2017

Một số vấn đề chọn lọc Toán phổ thông Selected Topics in Secondary Mathematics Education

3 30 10 5

Các học phần tự chọn 3/9

62 TMT2012

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học toán Use of ICT in Secondary Mathematics Education

3 25 10 10

63 TMT4002

Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến Teaching Methodology for Online Learning Environment

3 17 25 3 TMT1001

64 PSE4009 Tư vấn hướng nghiệp Vocational Orientation Counselling

3 30 15 PSE2002

Tổng 136

Ghi chú: Học phần Ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.

Page 15: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

15

3. Danh mục tài liệu tham khảo

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

I Khối kiến thức chung (Không tính các học phần GDTC, ANQP và kỹ năng mềm)

29

1 PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

2 PHI1005 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

4 HIS1002 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

5 INT1003 Tin học cơ sở 1 2 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

6 INT1006 Tin học cơ sở 4 3 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

7 FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1 4 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

8 FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2 5 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

9 FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3 5 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

10 Giáo dục thể chất 4 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

11 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

12 Kỹ năng bổ trợ 3 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

II Khối kiến thức chung theo lĩnh vực 6

13 PSE2001 Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường 3

Tài liệu bắt buộc: 1. Tập bài giảng Tâm lí học Sư phạm và lứa tuổi, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Tài liệu tham khảo thêm 1. Phạm Minh Hạc. (1997). Tâm lý học Vugotxki .

Page 16: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

16

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) NXB Giáo Dục. 2. Nguyễn Quang Uẩn (2003) Tâm lý học đại cương, NXB ĐH SPHN. 3. Leochiev, A.N (1987), Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục HN. 4. Nguyễn Văn lê (1997), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục HN.

14 PSE2002 Giáo dục học 3

Tài liệu bắt buộc 1. Trần Anh Tuấn – Mai quang Huy. Giáo dục học đại cương (Tập bài giảng).Khoa Sư phạm - ĐHQG Hà Nội. H. 2006 2. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. NXB ĐHQG HN.H.1996; 3. Luật Giáo dục (2005). NXB Chính trị quốc gia. H. 2005; 4.Qui chế trường trung học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. H. 2001; 5.Jacques Delor (báo cáo gửi UNESCO). Học tập – Một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục. H. 2003 Tài liệu tham khảo thêm 1. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê. Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục. Hà Nội 1997. 2. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt. Giáo dục học (2 tập). NXBGD, Hà Nội 1986. 3. Roy Sing R. Nền giáo dục cho thế kỉ 21- Những triển vọng của Châu Á- Thái Bình Dương. Viện KHGD. Hà Nội 1994. 4. Từ điển Giáo dục học.NXB Từ điển quốc gia. Hà

Page 17: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

17

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) Nội 2001.

III Kiến thức chung theo khối ngành 18

III.1 Các môn bắt buộc 12

15 TMT1001 Lý luận và Công nghệ dạy học 3

Tài liệu bắt buộc 1. Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học”, Khoa Sư phạm, ĐHGD, 2011 2. Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành (2013): “Nghệ thuật và khoa học Dạy học”; “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi”; “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”; “Quản lí hiệu quả lớp học”; “Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các phương pháp dạy học hiệu quả” Tài liệu tham khảo 3. Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam. Phiên bản 10.1, 2010 4. Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy, Sư phạm tương tác: Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN, 2009. 5. Nguyễn Hữu Châu, "Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học”, NXB Giáo dục, 2005.ew media and Portfolio development, Boston, MC Grawhill, 2000, 133p.

16 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục 3 Tài liệu bắt buộc 1. Trường Đại học Giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng Lưu hành nội bộ.

Page 18: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

18

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 2. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 3. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KHXH, 2005. 4. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thái Hưng và Đào Thị Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá lớp học, Dự án giáo dục THPT và CN, Bộ Giáo dục Đào tạo. Tài liệu tham khảo thêm 1. Nguyễn Hoàng Phương, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, NXBGD, 1996. 2. Victor R. Martuza, (1977), Applying Norm-Referenced and Criterion - Referenced Measurement in Education” Allyn và Bacon, Inc. 3. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and Practice for Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001. 4. Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and Measurement – Classroom Application and Practice, John & Sons. Inc. 6nd, 2000. 5. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc. 6. Jon Mueller,"The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing student learning through online faculty development" published in the Journal of Online Learning and Teaching (2005)

Page 19: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

19

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 7. Joan Vandervelde, Authentic Assessment & rubrics, Online Professional Development, 2011 8. Thomas A.Angelo và K.Patricia Hoss, Classroom Assessment Techniques, Sanfransisco, 1993.

17 EDM2001 Phát triển chương trình giáo dục phổ thông 3

Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương

trình giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản

lý chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương

trình giáo dục nhà trường phổ thông, NXB Giáo

dục Việt Nam

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương

trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development

and design, National Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based

Curriculum development in China- Enschede

publisher, the Netherlands

Page 20: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

20

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

18 PSE2003 Thực hành Sư phạm và phát triển kỹ năng cá nhân, xã hội

3

Tài liệu bắt buộc 1. Tài liệu tập huấn kĩ năng mềm và giá trị sống, Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐHGD, ĐHQGHN. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn lê (1997), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục HN.

III.2 Các môn tự chọn 6/12

19 PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3

Tài liệu bắt buộc 1. Vũ Cao Đàm, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB KHKT, 2005 2. Lưu Xuân Mới, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB ĐHSP, 2003. 3. Phạm Viết Vượng, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” NXB ĐHQG Hà Nội, 2004 Tài liệu tham khảo 1. Louis Cohen & Lawrenghiên cứue Manion, “Research methods in Education” (4th edition), Routledge, London & NewYork, 1994 2. University of New England (UNE), “Research methods in education” (Module 1-3), UNE, Armidale, AUS, 2004. 3. Tạp chí Khoa học giáo dục 4. Khoá luận tốt nghiệp sinh viên trường ĐHGD-ĐHQGHN.

20 PSE2005 Tổ chức các hoạt động giáo dục 3 Tài liệu chính

Page 21: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

21

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 1. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009), Tổ

chức, quản lý nhà trường, lớp học và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội. H.2009;

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.

3. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009, Lê Văn Hảo biên tập). Phương pháp kỉ luật tích cực. Tài liệu dành cho tập huấn viên, Hà Nội.,

Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng

sống. NXB ĐHSP. 2. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh

Xuân (2010). Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An Asian Perspective Prentice Hall.

21 PSE2006 Tư vấn tâm lý học đường 3

Tài liệu bắt buộc (từ 2 đến 4 tài liệu) 1. Trần Thị Minh Đức, 2009, Giáo trình tham vấn

tâm lý, NXB ĐHQGHN 2. Ủy ban BVCSTE, UNICEF, 2002, tài liệu tập

huấn lớp đào tạo giảng viên về công tác tham vấn.

3. “Kỹ năng cơ bản trong tham vấn”, UNICEF, Hà Nội 2005.

Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

Page 22: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

22

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 1. Trần Thị Lan Hương, 2004, Tìm hiểu thế giới

tâm lý của tuổi vị thành niên, Nhà xuất bản Phụ Nữ.

2. Phan Thị Mai Hương( chủ biên), “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà Nội 2007.

3. Nguyễn Thị Mùi, 2009, Xây dựng mô hình phòng tham vấn học đường trong các trường THPT, kỉ yếu hội thảo: Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà Nội 3,4 tháng 8, 2009, trang 289 – 301.

4. Đặng Hoàng Minh, 2009, Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường tại một số trường THPT tại Hà Nội, Báo cáo đề tài cấp ĐHQGHN

5. Phan Trọng Ngọ, 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Phương pháp kỉ luật tích cực, 2009, Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên, Hà Nội, Plan.

22 EDM4001 Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

3

Tài liệu bắt buộc (từ 2 đến 4 tài liệu) 1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính nhà nước về giáo dục – đào tạo. 2. Đặng Bá Lãm (chủ biên), Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới) 1. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công chức

Page 23: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

23

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 2. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”. NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà nội 2000. 3. Vũ Huy Từ, Nguyễn Khắc Hùng. Hành chính học và cải cách hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998. 4. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2001. 5. Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004. 6. Tài Liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên, phần 2. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2004. 7. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2006.

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 43

23 MAT2300 Đại số tuyến tính 1 4

Tài liệu bắt buộc 1.Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại Số Tuyến Tính, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tái bản lần 2, 2004. Tài liệu tham khảo thêm 1.Lê Tuấn Hoa, Đại Số Tuyến Tính qua các ví dụ và bài tập, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2006. 2.K.M. Hopffman và R. Kunze, Linear Algebra, Pearson, 2nd edition, 1971.

Page 24: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

24

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

24 MAT2301 Đại số tuyến tính 2 4

Tài liệu bắt buộc 1.Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại Số Tuyến Tính, NXB Đại Học Quốc Gia HàNội, tái bản lần 2,2004. Tài liệu tham khảo thêm 1.Lê Tuấn Hoa, Đại Số Tuyến Tính qua các ví dụ và bài tập, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2006. 2.K.M. Hopffman và R. Kunze, Linear Algebra, Pearson, 2nd edition, 1971.

25

PHY1100

Cơ -Nhiệt

Tài liệu bắt buộc

1 Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công,

Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập 1,

NXB ĐHQGHN, 2005.

2 Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-

Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo dục

Việt nam, 2010.

3 D. Haliday, R. Resnick and J. Walker,

Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh,

Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết

Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

4 Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý

đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục,

2007

Tài liệu tham khảo thêm

Page 25: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

25

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

3

5 R.A.Serway and J.Jewet, Physics

for scientists and enginneers, Thomson

Books/Cole, 6th edition, 2004.

6 Đàm Trung Đồn và Nguyễn Viết Kính, Vật

lý phân tử và Nhiệt học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995.

7 Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học,

NXB Giáo dục, 2009.

8 Nguyễn Văn Ẩn, Nguyễn Thị Bảo Ngọc,

Phạm Viết Trinh, Bài tập vật lý đại cương Tập 1,

NXB Giáo dục, 1993.

9 Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý

học đại cương Tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2005.

26

PHY1103

Điện- Quang

Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Thế Bình, Quang học, NXB

ĐHQG Hà nội, 2007.

Tài liệu tham khảo thêm

2. David Halliday, Cơ sở Vật lý, Tập 6, NXB

Giáo dục, 1998.

Page 26: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

26

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

3

3. Ngô Quốc Quýnh, Quang học, NXB Đại

học và Trung học chuyên nghiệp, 1972.

4. Lê Thanh Hoạch, Quang học, NXB Đại học

KHTN,1980

5. Eugent Hecht, Optics, 4th edition,

(World student series edition), Adelphi

University Addison Wesley, 2002.

6. Joses-Philippe Perez, Optique, 7th edition,

Dunod ,Paris, 2004

7. B.E.A.Saleh, M.C. Teich, Fundamentals

of Photonics, Wiley Series in pure and applied

Optics, New York, 1991

27 MAT2302 Giải tích 1 5

Tài liệu bắt buộc 1.Trần Đức Long, Nguyễn Đình Sang, Hoàng Quốc Toàn. Giải tích tập I, II, III, Bài tập giải tích tập I, II. NXB ĐHQGHN (1998). 2.Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích I và II, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu tham khảo thêm

1. V. A. Zorich, Mathematical Analysis I, II (Universitext), Springer, 2008.

2. Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thuỷ Thanh, Đặng Huy Ruận, Giải tích tập I, II, III, NXB ĐHQGHN (1998).

Page 27: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

27

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

28 MAT2303 Giải tích 2 5

Tài liệu bắt buộc 1.Trần Đức Long, Nguyễn Đình Sang, Hoàng Quốc Toàn. Giải tích tập I, II, III, Bài tập giải tích tập I, II. NXB ĐHQGHN (1998). 2.Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích I và II, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu tham khảo thêm 1.V. A. Zorich, Mathematical Analysis I, II (Universitext), Springer, 2008. 2.Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thuỷ Thanh, Đặng Huy Ruận, Giải tích tập I, II, III, NXB ĐHQGHN (1998).

29 MAT2304 Giải tích 3 4

Tài liệu bắt buộc 1.Trần Đức Long, Nguyễn Đình Sang, Hoàng Quốc Toàn. Giải tích tập I, II, III, Bài tập giải tích tập I, II. NXB ĐHQGHN (1998). 2.Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích I và II, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu tham khảo thêm 1.V. A. Zorich, Mathematical Analysis I, II (Universitext), Springer, 2008. 2.Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thuỷ Thanh, Đặng Huy Ruận, Giải tích tập I, II, III, NXB ĐHQGHN (1998).

30 MAT2305 Phương trình vi phân 4 Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Thế Hoàn-Phạm Phu, Cơ sở phương

Page 28: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

28

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

trình vi phân và lý thuyết ổn định, NXB Giáo dục-2000.

Tài liệu tham khảo thêm 1. Nguyễn Thế Hoàn-Trần Văn Nhung, Bài tập

phương trình vi phân, NXB Giáo dục, 2005. 2. B. P. Demidovic, Higher Mathematics Part 3 3. W. E. Boyce, R. C. DiPrima, Elementary

Differential Equations and Boundary Value Problems, 9th Edition, John Wiley & Sons, 2009.

4. W. A. Adkins, M. G. Davidson, Ordinary Differential Equations, Undergraduate Texts in Mathematics, Springer (2012).

5. J. R. Brannan, W. E. Boyce, Differential Equations: An Introduction to Modern Methods and Applications, 2nd edition, John Wiley & Sons, 2011.

31 MAT2010 Phương trình đạo hàm riêng 1 3

Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Thừa Hợp. Phương trình đạo

hàm riêng, NXB ĐHQG HN (2001). Tài liệu tham khảo thêm 1. Trần Đức Vân, Giáo trình Phương trình

vi phân đạo hàm riêng, (in lầnthứII), NXB ĐHQG HN(2005).

2. L. C. Evans, Partial Differential Equations, American Mathematical Society, 2ed, 2010.

32 MAT2308 Xác suất 1 3 Tài liệu bắt buộc

Page 29: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

29

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) - Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất

và ứng dụng, NXB Giáo dục, 2005. - Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất, NXB Giáo

dục, 2005.

33 MAT2309 Tối ưu hóa 1 3

Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Ngọc Thắng và Nguyễn Đình Hóa, Quy

hoạch tuyến tính, NXB ĐHQGHN, 2005. 2. Nguyễn Thị Bạch Kim, Giáo trình các phương

pháp tối ưu: Lý thuyết và Thuật toán, 2008, NXBĐHBKHN

3. Dimitris Bertsimas and John N. Tsitsiklis, Introduction to linear Optimization, 2008, Athena Scientific, Belmont, Massachuset

Tài liệu tham khảo thêm 1. Bùi Thế Tâm và Trần Vũ Thiệu, Các phương pháp

tối ưu hóa, 2001, NXB GTVT Hà Nội 2. Phí Mạnh Ban, Quy hoạch tuyến tính, 2008, NXB

ĐHSP.

34 MAT2310 Hình học giải tích 2

Tài liệu bắt buộc 1. Đào TrọngThi, Giáo trình rút gọn vềhình học giải

tích, 1991. 2. NguyễnHữuViệtHưng,Hình học Giải tích(tài liệu

nội bộ). Tài liệu tham khảo 1. Michèle Audin, Geometry, Springer, 2002.

V Khối kiến thức ngành 40

V.1 Các học phần bắt buộc 20

35 MAT3300 Đại số đại cương 4 Tài liệu bắt buộc

Page 30: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

30

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 1. Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại số đại cương, NXB

Giáodục, 1998. Tài liệu tham khảo 1. M. Artin, Algebra, Prentice Hall, 1991. 2. S. Lang: Algebra. Revised third edition. Graduate

texts in Mathematics, 211. Springer-Verlag, New York, 2002. xvi+914 pp.ISBN: 0-387-95385-X.

36 MAT3301 Giải tích hàm 3

Tài liệu bắt buộc 1. Phạm Kỳ Anh–Trần Đức Long, Giáo trình hàm

thực và giảit ích hàm, NXB Đại học Quốc Gia 2001.

2. Hoàng Tụy, Hàm thực và giải tích hàm, NXB Đại học Quốc gia 2005.

Tài liệu tham khảo 1. E. Kreyszig, Introductory Functional Analysis

with Applications, Wiley, 1989. 2. Nguyễn Văn Khuê - Lê Mậu Hải - Đỗ Đức Thái

- Bùi Đắc Tắc, Cơ sở lý thuyết hàm và giải tích hàm (2 tập).

37 MAT3303 Giải tích phức 4

Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Thuỷ Thanh, Cơ sở lý thuyết Giải tích

phức, NXB ĐHQG Hà Nội, 2006. 2. Nguyễn Thuỷ Thanh, Hướng dẫn giải bài tập

Giải tích phức, NXB ĐHQG Hà Nội, 2011. Tài liệu tham khảo thêm 1. R. Narasimhan, Complex Analysis in one

Variable, Birkhauser, Boston, 2001. 2. E. Stein and Shakrchi, Princeton Lectures in

Page 31: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

31

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

Analysis – Complex analysis, Princeton University Press, 2013.

3. W. Rudin, Real and complex analysis, McGraw – Hill, 1987.

38 MAT3305 Tôpô đại cương 3

Tài liệu bắt buộc 1. Đỗ Văn Lưu, Tôpô đại cương, NXB KHKT,

1998. Tài liệu tham khảo thêm 1. J.R. Munkres,Topology,Prentice Hall, 2000. 2. Nông Quốc Chinh, Tôpô đại cương, NXB Đại

học Sư phạm Hà Nội.

39 TMT2010 Phương pháp dạy và học môn Toán 3

Tài liệu bắt buộc 1. Bùi Thị Hường, (2010) Giáo trình PPDH môn Toán ở THPT theo định hướng tích cực, Nxb Giáo dục Việt Nam. 2. Nguyễn Bá Kim, (1992) Vũ Dương Thuỵ, PPDH toán, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Bá Kim, (1993), (chủ biên), Phương pháp DH toán - DH các nội dung cơ bản, NXB Giáo dục. 4.. Nguyễn Vũ Lương, Tập bài giảng PPDH toán ở THPT, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội. Tài liệu tham khảo bắt buộc 1. Bộ SGK, Bộ sách giáo viên toán lớp 10, 11, 12 (theo chương trình chuẩn và nâng cao). 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện chương trình, SGK lớp 10, 11, 12 THPT theo chương trình SGK toán nâng cao và SGK toán chuẩn) 3. Nguyễn Vũ Lương (2006), (Chủ biên), Các bài

Page 32: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

32

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) giảng về phương trình lượng giác, 2005, NXB ĐHQG HN. 4. Nguyễn Văn Mậu, (2004) Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toánTHPT: Một số vấn đề chọn lọc về tích phân, , NXB Giáo dục.50. G. Polya, Giải một bài toán như thế nào, NXB Giáo Dục (Sách tái bản) 5.. G. Polya, (1996) Toán học và suy luận có lý, NXB Giáo Dục. 6. G. Polya, (1996) Sáng tạo Toán học, NXB Giáo Dục. 7. Sue Johnston-Wilder, Peter Johnston.- Wilder , David Pimm and John westwell, Learning to teach Mathematics in the Secondary school, 1999, London and New York.

40 MAT3325 Lịch sử Toán học 3

Tài liệu bắt buộc 1. Victor J. Katz: A history of mathematics. An

introduction. 3rd Edition, Addison-Wesley, 2009. ISBN: 0321387007

Tài liệu tham khảo 1. J. Bewersdorff, Galois theory for beginners. A

historical perspective. Translated from the second German (2004) edition by David Kramer. Student Mathematical Library, 35. American Mathematical Society, Providence, RI, 2006. xx+180 pp. ISBN: 978-0-8218-3817-4

2. Đào Phương Bắc: Giáo sư Phạm Tỉnh Quát, Thông tin Toán học Tập 13, Số 3 (2009), trang 11-14

3. Hà Huy Khoái: Lê Văn Thiêm, Nhà xuất bản

Page 33: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

33

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

Giáo dục 2007 4. Volkov: “State mathematics education in

traditional China and Vietnam: formation of ‘mathematical hagiography’ of Luong The Vinh (1441-1496?)” in Trinh Khac Manh and Phan Van Cac (eds.), Nho Giao o Viet Nam/ Confucianism in Vietnam. Hanoi: Social Sciences Publishing House, pp. 272-309

5. I. M. Yaglom, Felix Klein and Sophus Lie. Evolution of the idea of symmetry in the nineteenth century. Translated from the Russian by Sergei Sossinsky. Translation edited by Hardy Grant and Abe Shenitzer. Birkhauser Boston, Inc., Boston, MA, 1988. xii+237 pp. ISBN: 0-8176-3316-2

V.2 Các học phần tự chọn một trong hai nhóm V.2.1 và V.2.2

10

V.2.1 Theo hướng giảng dạy Toán cao cấp 10/28

41 MAT2307 Giải tích số 1 4

Tài liệu bắt buộc Phạm Kỳ Anh, Giải tích số, NXB ĐHQG HN (bản in lần thứ VII, 2005). Tài liệu tham khảo Phạm Kỳ Anh, Phan Văn Hạp và các tác giả (Chủ biên Phan Văn Hạp), Giáo trình phươngpháp tính, TậpI,II, TrườngĐHTH HN, 1990.

42 MAT2311 Thống kê ứng dụng 4 Tài liệu bắt buộc 1.Đào Hữu Hồ, Xác suất Thống kê, NXB ĐHQG

Page 34: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

34

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) HN lần thứ5 (1999), lần thứ 10 (2007). Tài liệu tham khảo 1. Đào Hữu Hồ–Nguyễn Văn Hữu–Hoàng Hữu Như, Thống kê Toán học, NXB ĐHQG HN (2004).

43 MAT3302 Toán rời rạc 4

Tài liệu bắt buộc 1. Miklos Bona, A walk through combinatorics, An

introduction to enumeration and graph theory, 2nd edition, WSP 2006.

2. Jean Gallier, Discrete Mathematics, Universitext, Springer 2011.

3. Ngô Đắc Tân, Lý thuyết tổ hợp và đồ thị, NXB ĐHQGHN 2004.

Tài liệu tham khảo 1. Daniel A. Marcus, Combinatorics: A problem

oriented approach, MAA Textbook 1998. 2. Daniel A. Marcus, Graph theory: A problem

oriented approach, MAA Textbook 2008. 3. David R. Mazur, Combinatorics: A guided tour,

MAA Textbook 2010.

44 MAT3304 Thực hành tính toán 2

Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Hữu Điển, Thực hành tính toán trong

Maple, NXB ĐHQGHN, 2015. 2. Nguyễn Hữu Điển và Nguyễn Minh Tuấn, LaTeX

tra cứu và soạn thảo, NXB ĐHQGHN, 1999. Tài liệu tham khảo thêm 1. C.Moler, Numerical Computing with MATLAB,

Mathworks.

Page 35: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

35

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

45 MAT3306 Cơ sở hình học vi phân 3

Tài liệu bắt buộc 1. A. Pressley, Elementary differential geometry,

Springer –Verlag, 2001 (Có bản dịch tiếng Việt, giáo viên sẽ cung cấp).

Tài liệu tham khảo thêm 1. J.Oprea, Differential geometry and its

applications, Prentice Hall, 1997. 2. Wiliam M.Boothby, An Introduction to

Differentiable Manifolds and Riemannian Geometry, Revised, Volume 120, Second Edition (Pure and Applied Mathematics) Paperback – August 19, 2002.

46 MAT3307 Lý thuyết độ đo và tích phân 3

Tài liệu bắt buộc 1. Phạm Kỳ Anh–Trần Đức Long. Giáo trình hàm

thực và giải tích hàm. NXB Đại học Quốc Gia 2001

2. Hoàng Tụy. Hàm thực và giải tích hàm. NXB Đại học Quốc Gia 2005.

Tài liệu tham khảo thêm 1. Nguyễn Văn Khuê, Lê Mậu Hải, Đỗ Đức Thái,

Bùi Đắc Tắc: Cơ sở lý thuyết hàm và giải tích hàm (2 tập).

2. Richard Wheeden and Richard L.Wheeden, Measure and Integral: An Introduction to Real Analysis (Chapman & Hall/CRC Pure and Applied Mathematics) Nov 1, 1977.

47 MAT3347 Lý thuyết Galois 4 Tài liệu bắt buộc 1. Lý thuyết Galois, dựa trên bài giảng của M. Reid

(bản dịch tiếng Việt)

Page 36: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

36

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 2. J. S. Milne, Field theory and Galois theory, sách

miễn phí, http://www.jmilne.org/math/CourseNotes/ft.html /

Tài liệu tham khảo thêm 1. Ngô Việt Trung, Lý thuyết Galois, NXB ĐHQG

HN 2006. 2. S. Lang: Algebra. Revised third edition.

Graduate texts in Mathematics, 211. Springer-Verlag, New York, 2002. xvi+914 pp. ISBN: 0-387-95385-X (phần II).

3. P. Morandi: Fied and Galois theory. Graduate Texts in Mathematics, 167. Springer-Verlag, New York, 1996, xvi+281 pp. ISBN: 0-387-94753-1.

48 Tiểu luận khoa học 2

49 MAT3351 Cơ sở giải tích Fourier 2

Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Nhụy, Cơ sở Giải tích Fourier (Bài giảng), TrườngĐHGD, ĐHQGHN, 2014. 2. J. S. Walker, Fourier Analysis, Oxford University Press, Oxford, 1998. Tài liệu tham khảo 1. T. W. Koerner, Fourier Analysis, Cambridge University Press, Cambridge, 1988. 2. T. W. Koerner, Exercises forFourier Analysis, Cambridge University Press, Cambridge, 1993. 3. M. C. Pereyra and L. A. Ward, Hamonic Analysis:from Fourier to Haar, University of New Mexico, New Mexico Press, 2004.

Page 37: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

37

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

V.2.2. Theo hướng giảng dạy toán phổ thông 10/25

50 TMT2011 Phương pháp dạy học một số nội dung cơ bản trong chương trình Toán phổ thông

3

51 MAT Thống kê ứng dụng 4

Tài liệu bắt buộc Đào Hữu Hồ, Xác suất Thống kê, NXB ĐHQG HN lần thứ5 (1999), lần thứ 10 (2007). Tài liệu tham khảo Đào Hữu Hồ–Nguyễn Văn Hữu–Hoàng Hữu Như, Thống kê Toán học, NXB ĐHQG HN (2004).

52 MAT3047 Hình học Fractal 2

Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Nhụy, Hình học Fractal (Giáo án), Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 2014. 2. Hoàng Tụy, Bài giảng Hình học Fractal, Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, 2001. Tài liệu tham khảo 1. K. J. Falconer, Fractal Geometry Mathematical Foundations and Applications, John Willey & Sons, 1990. 2. K. J. Falconer, The Geometry of Fractal Sets, Cambridge Univerity Press, Cambridge, 1985.

53 MAT3352 LaTeX và diễn giải toán học 2

1. Nguyễn Hữu Điển và Nguyễn Minh Tuấn, LaTeX tra cứu và soạn thảo, NXB ĐHQGHN, 1999.

2. Nguyễn Hữu Điển, LaTeX với gói lệnh và phần mềm công cụ, NXB ĐHQGHN, 2004.

3. Nguyễn Hữu Điển, Hướng dẫn làm trình chiếu bằng LaTeX, NXB ĐHQGHN, ebook, 2013.

4. Nguyễn Hữu Điển, Hướng dẫn và sử dụng Maple

Page 38: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

38

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

V, NXB Thống Kê, 1999. 5. Andrey Heck, Introduction to Maple Springer,

1996. 6. M. B. Monagan, K. O. Geddes, K. M. Heal, G.

Labahn and S. Vorkoetter, Maple V : Programming Guide Springer, 1996.

7. Tobias Oetiker, Một tài liệu ngắn gọn giới thiệu về LaTeX2ε (Tiếng Việt), CTAN ebook, 2003.

8. Loren C. Larson, Soạn tài liệu khoa học với LaTeX (Tiếng Việt), CTAN ebook, 2004.

9. M. Goossens, F. Mittelback and A. Samarin. The LaTeX Companion, Addison-Wesley, Reading, Massachusetts, 1994.

10. George Grätzer, Math into LaTeX: An introduction to LaTeX and AmsLaTeX. Birkhäuser, Boston, 1995.

54 MAT3353 Cơ sở lý thuyết nội suy đa thức 2

1. Nguyễn Văn Mậu, Algebraic Elements and Boundary Value Problems in Linear Spaces,Vietnam National University Publishers, Hanoi 2005.

2. Nguyen Van Mau, Pham Quang Hung, On a general classical interpolation problem, Journal of Science- HU, 1993, 2-6.

3. Nguyễn Văn Mậu, Các bài toán nội suy và áp dụng, NXBGD 2006.

4. Walsh J. L., 1969. Interpolation and approximation by rational functions in the complex domain, American Mathematical Society, 1969.

Page 39: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

39

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 5. Andreescu T., and Feng Z., 1998-1999: Problems

and Solutions From Around the World, The Mathematical Association of America, 2000.

55 MAT3354 Xêmina về Giáo dục Toán học 3

[1] L. Alcock and A. Simpson, Ideas frommathematics education: an introduction for mathematicians, The Higher Education Academy, Maths, Stats and OR Network, The University of Birmingham, Birmingham UK (2009) ISBN:978- 0-9555914-3-3. [2] L. Gillman, Writing mathematics well, The Mathematical Association of America, Washington, D.C. (1987) [ISBN: 0-88385-443-0]. [3] N. J. Higham, Handbook of Writing for the Mathematical Sciences SIAM, Philadelphia (1998). [4] K. Houston, How to think like a mathematician, Cambridge University Press, Cambridge (2009). [5] Steven G. Krantz, A primer of Mathematical Writing, American Mathematical Society (1997). [6] D. E. Knuth, The TeXbook Addison-Wesley, Reading, Massachusetts, (1984) [ISBN 0-201-13448-9]. [7] D. E. Knuth, T. L. Larrabee, and P. M. Roberts Mathematical writing, The Mathematical Association of America, Washington,

Page 40: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

40

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) D.C. (1989) [ISBN 0- 88385-063-X]. [8] L. Lamport, LaTeX: A Document Preparation System, Addison-Wesley, Reading, Massachusetts, 2nd. ed. (1994) [ISBN 0-201-52983-1]. [9] Writing matters, the Royal Literary Fund report on student writing in higher education, Edited by Stevie Davis, David Swinburne, and Gweno Williams, The Royal Literary Fund, London (2006). (Electronic copy available from http://www.rlf.org.uk/fellowshipscheme/research.cfm.). [10] V. Franco, Mathematical writing for undergraduate students, University of London, 2012.

56 MAT3355 Đại số cho dạy học Toán phổ thông 3

1. Nguyễn Vũ Lương (Chủ biên), Các bài giảng về bất đẳng thức Côsi, 2006, NXBĐHQGHN. 2. Nguyễn Vũ Lương (Chủ biên), Các bài giảng về phương trình lượng giác, 2005,NXB ĐHQG HN. 3. Nguyễn Vũ Lương (Chủ biên), Các bài giảng về hệ phương trình chứa căn thức, 2006, NXB ĐHQG HN. 4. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toánTHPT: Một số vấn đề chọn lọc về tích phân, 2004, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học snh giỏi toán THPT Giới hạn dãy số và hàm số, 2002, NXB Giáo dục.

Page 41: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

41

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 6. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán THPT “Đa thức đại số và phân thức hữu tỷ”, 2002, NXB Giáo dục 7. Andreescu. T., Feng, Mathematical Olympiads: Problems and solutions from Around the World, 2000, Mathematical Association of America, Washington. DC. 8. Andreescu. T, Razavan Gelca, Mathematical Olympiad Challenges, 2000, Birkhauser Boston. 9. Andresscu. T, Bogdan Enescu, Mathematical Olympiad Treasures, 2000, Birkhauser Boston.

57 MAT3358 Số học cho dạy học Toán phổ thông 3

Tài liệu bắt buộc 1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án đào tạo giáo viên( 2004) Lý thuyết số, Nhà xuất bản ĐHSP 2. Bùi Thị Hường, Tập bài giảng Lý thuyết số ở Khoa Sư phạm, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội. 3. Nguyễn Vũ Lương (2006) (Chủ biên), Các bài giảng về số học tập I, II, , NXBĐHQGHN. 4.Lại Đức Thịnh, (1977), Giáo trình Số học , Nhà xuất bản giáo dục 5. Vũ Dương Thụy, 2004, ( chủ biên), Lý thuyết số, các định lý cơ bản và bài tập chọn lọc, Nhà xuất bản giáo dục Tài liệu tham khảo 1. Đoàn Minh Cường (2003) ( chủ biên) Toán bồi dưỡng học sinh giỏi phổ thông THCS Số học tập 1, 2 , Nhà xuất bản giáo dục 2.. Hà Huy Khoái , (2004) , Chuyên đề bồi dưỡng

Page 42: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

42

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) học sinh giỏi toán THPT Số học , Nhà xuất bản giáo dục 3. Hà Huy Khoái , (2006) , Các chuyên đề số học bồi dưỡng học sinh giỏi toán THPTchuyên đề 4 ( Các bài toán vè hàm số học) , Nhà xuất bản giáo dục 4. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học snh giỏi toán THPT Giới hạn dãy số và hàm số, 2002, NXB Giáo dục. 5. Polya, How to solve it Double day, 1957, New York.

58 MAT3357 Hình học cho dạy học Toán phổ thông 3

Tài liệu bắt buộc - Đỗ Thanh Sơn (2000), Phương pháp giải toán

hình học 10, NXB trẻ. - Đỗ Thanh Sơn (1999), Phương pháp giải toán

hình học không gian 11, NXB TP. Hồ Chí Minh. - Đỗ Thanh Sơn (1998), Phương pháp giải toán

hình học 12, NXB ĐHQGHN. - Văn Như Cương (chủ biên) (2005), Hình học cho

DH Toán phổ thông và thực hành giải toán, Nhà xuất bản ĐHSPHN

Tài liệu tham khảo - Văn Như Cương, Hình học xạ ảnh, NXB GIÁO

DỤC, 1999.

V.3 Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp 10

59 TMT 3001 Thực tập sư phạm 4

60 TMT4001 Khóa luận tốt nghiệp 6

Page 43: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

43

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Bắt buộc 3

61 MAT3358 Một số vấn đề chọn lọc Toán phổ thông 3

Các môn tự chọn 3/9

62 TMT2012 Ứng dụng CNTT trong dạy học toán 3

[1]. E-Learning và ứng dụng trong dạy học. Tài liệu của Dự án Việt-Bỉ (VVOB), Hà Nội, 2011 [2] Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL. Các mô hình ứng dụng CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch: Nguyễn Ngọc Vũ). Bộ công cụ nâng cao năng lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Microsof Partner in Learning, 2010

63 TMT4002 Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến

3

[1] Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung. Bài giảng Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến. Trường ĐHGD, ĐHQGHN, 2013. [2] Unessco, Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia Pacific Region, 2012.

64 PSE4099 Tư vấn hướng nghiệp 3

Tài liệu bắt buộc (từ 2 đến 4 tài liệu) 1. Đặng Danh Ánh (2010), “Giáo dục hướng

nghiệp ở Việt Nam”, NXB Văn hóa – Thông tin. 2. “Tâm lý học tham vấn” (Giáo trình của khoa

Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). NXB ĐHQGHN, 2009.

Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới) 1. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007,

Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. NXB Lý luận Chính trị.

Page 44: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

44

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 2. Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Một số vấn đề cơ

bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, NXB Giáo dục 2004.

3. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia 1999.

4. Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học lao động, Tài liệu dành cho học viên cao học, Viện Khoa học Giáo dục.

5. Tài liệu tập huấn tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo (lưu hành nội bộ) Hà Nội 1994.

6. Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học lao động (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) tập 2, NXB Giáo dục 1978.

7. Hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tài liệu hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Hà Nội 1989.

8. Đặng Danh Ánh: Quan điểm mới về hướng nghiệp và hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tạp chí giáo dục số 38 và số 42, tháng 10/ 2002

9. Đối thoại Pháp- Á: vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam, trang 36, 2001. ĐHQGHN.

10. John Arnold, Tâm lý học lao động (work psychology), NXB prentice hall. Mỹ 2004.

11. Holland J.L, Lựa chọn nghề nghiệp: Lý thuyết về tính cách nghề nghiệp và môi trường lao động. englewood clifs, NJ: prentice - hall, 1985

Page 45: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

45

TT Mã

học phần Tên học phần Số tín chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm) 12. Holland J.L, Lý thuyết về nghề nghiệp và nghiên

cứu tự định hướng, Tạp chí Tâm lý tư vấn nghề nghiệp, englewood clifs, NJ: prentice - hall, 1993

Page 46: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

46

4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

I Khối kiến thức chung (Không tính các học phần GDTC, ANQP và kỹ năng mềm)

29 Giảng viên ĐHQGHN

1 PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2 Các giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

2 PHI1005 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3 Các giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Các giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

4 HIS1002 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3 Các giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

5 INT1003 Tin học cơ sở 1 2 Các giảng viên Khoa Toán-Cơ-Tin học

6 INT1003 Tin học cơ sở 4 3 Các giảng viên Khoa Toán-Cơ-Tin học

7 FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1 4 Các giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

8 FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2 5 Các giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ,

Page 47: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

47

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

ĐHQGHN

9 FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3 5 Các giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

10 Giáo dục thể chất Các giảng viên TT Giáo dục Thể chất và Thể thao

11 Giáo dục quốc phòng -an ninh Các giảng viên TT Giáo dục Quốc phòng và An ninh

12 12

Kỹ năng bổ trợ

II Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

6 Giảng viên ĐHQGHN

13 PSE2001 Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường

3 Nguyễn Thị Mỹ Lộc Đinh Thị Kim Thoa

GS.TS PGS.TS

TLGD TLGD

ĐHGD ĐHQGHN

14 PSE2002 Giáo dục học 3

Trần Anh Tuấn Ngô Thu Dung Mai Quang Huy Bùi Thị Thúy Hằng

TS TS ThS TS

GDH GDH GDH GDH

ĐHGD

III Kiến thức chung của khối ngành

18

Các môn bắt buộc 12

15 TMT1001 Lý luận và Công nghệ dạy học 3 Nguyễn Hữu Châu Nguyễn Ngọc Bích

GS. TS TS

Toán QLGD

ĐHGD

Page 48: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

48

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

Tôn Quang Cường Nguyễn Chí Thành Phạm Kim Chung

TS TS TS

NNH Didactic GDH

16 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục 3

Sái Công Hồng

Lê Thái Hưng

Trần Thị Hoài

Lê Thị Hoàng Hà

Đào Thị Hoa Mai

TS

TS

TS

ThS

ThS

Đo lường đánh giá,

Đo lường đánh giá,

QLGD

Đo lường đánh giá

LLPPDH Toán

Trường ĐHGD

17 EDM2001 Phát triển chương trình giáo dục 3

Trần Thị Hoài

Nguyễn Phương Huyền

Bùi Ngọc Kính

Trịnh Văn Minh

TS

TS

ThS

PGS. TS

Quản lý giáo dục

Tâm lý học

Tâm lý học

Giáo dục học

Trường ĐHGD

18 PSE2003 Thực hành Sư phạm và phát triển kỹ năng cá nhân, xã hội.

3

Đinh Thị Kim Thoa Đặng Hoàng Minh Ngô Thu Dung Trần Anh Tuấn Mai Quang Huy Trần Văn Tính …

PGS.TS TS TS TS ThS TS …

GDH TLH GDH GDH GDH TLH

ĐHGD

III.2 Các môn tự chọn 6/12

19 PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa học

3 Vũ Cao Đàm PGS.TS KHQL ĐHQGHN

Page 49: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

49

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

20 PSE2005 Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường

3

Nguyễn Vũ Lương Nguyễn Chí Thành Bùi thị Hường Đào thị Hoa Mai

PGS PGS ThS ThS

Toán Didactic Toán PPDH Toán Toán

ĐHGD

21 PSE2006 Tư vấn tâm lý học đường 3 Đinh Thị Kim Thoa Đặng Hoàng Minh

PGS.TS TS

GDH TLH

ĐHGD

22 EDM4001 Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

3 Đỗ Thị Thu Hằng TS ĐHGD

IV Khối kiến thức cơ sở của nhóm ngành

37 Giảng viên ĐHKHTN

23 MAT2300 Đại số tuyến tính 1 4

Nguyễn Hữu Việt Hưng Lê Minh Hà Phó Đức Tài Võ Thị Như Quỳnh Đào Phương Bắc Nguyễn Thị Hồng Vân Lê Quý Thường Ngô Anh Tuấn

GS.TSKH PGS.TS. TS. TS. TS. TS. TS. ThS.

Đại số và Lý thuyết số Hình học – Tô pô Đại số và Lý thuyết số Hình học - Tô pô Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN ĐHKHTN

Page 50: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

50

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

24 MAT2301 Đại số tuyến tính 2 4

Nguyễn Hữu Việt Hưng Lê Minh Hà Phó Đức Tài Võ Thị Như Quỳnh Đào Phương Bắc Nguyễn Thị Hồng Vân Lê Quý Thường Ngô Anh Tuấn

GS.TSKH PGS.TS. TS. TS. TS. TS. TS. ThS

Đại số và Lý thuyết số Hình học – Tô pô Đại số và Lý thuyết số Hình học - Tô pô Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN ĐHKHTN

25 PHY1100 Cơ -Nhiệt 3

Nguyễn Huy Sinh

Bạch Thành Công

Tạ Đình Cảnh

Lê Thị Thanh Bình

Lê Văn Vũ

Ngô Thu Hương

Ngạc An Bang

Đỗ Thị Kim Anh

Phạm Nguyên Hải

GS. TS.

GS.TS.

PGS. TS.

PGS. TS.

PGS. TS.

PGS. TS.

TS.

TS.

TS.

ĐHKHTN

Page 51: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

51

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

Nguyễn Anh Tuấn

Nguyễn Việt Tuyên

Nguyễn Ngọc Đỉnh

TS.

TS.

ThS.

26 PHY1103 Điện- Quang 3

Đỗ Thị Kim Anh

Ngạc An Bang

Phạm Văn Bền

Nguyễn Thế Bình

Đào Kim Chi

Trịnh Đình Chiến

Nguyễn Mậu Chung

Võ Lý Thanh Hà

Phạm Nguyên Hải

Hoàng Chí Hiếu

Bùi Văn Loát

Võ Thanh Quỳnh

Nguyễn Huy Sinh

Lưu Tuấn Tài

Đỗ Đức Thanh

Đặng Thanh Thủy

Phạm Quốc Triệu

Lê Tuấn Tú

Nguyễn Anh Tuấn

TS

TS

PGS.TS

PGS.TS

GV

PGS.TS

TS

GV

TS

TS

PGS.TS

PGS.TS

GS. TS

GS. TS

TS.PGS

ThS

PGS.TS

TS

TS

ĐHKHTN

Page 52: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

52

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

Bùi Hồng Vân ThS

27 MAT2302 Giải tích 1 5

Nguyễn Văn Mậu Đặng Đình Châu Lê Huy Chuẩn Lê Huy Tiễn Đặng Anh Tuấn Ninh Văn Thu Phạm Trọng Tiến Vũ Nhật Huy Nguyễn Thạc Dũng Trịnh Viết Dược Trần Thế Dũng Nguyễn Duy Đạt

GS.TSKH. PGS.TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. ThS. ThS.

Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN

28 MAT2303 Giải tích 2 5

Nguyễn Văn Mậu Đặng Đình Châu Lê Huy Chuẩn Lê Huy Tiễn Đặng Anh Tuấn Ninh Văn Thu Phạm Trọng Tiến Vũ Nhật Huy Nguyễn Thạc Dũng Trịnh Viết Dược Trần Thế Dũng

GS.TSKH. PGS.TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS.

Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN

Page 53: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

53

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

Nguyễn Duy Đạt ThS. ThS.

Giải tích ĐHKHTN

29 MAT2304 Giải tích 3 4

Nguyễn Văn Mậu Đặng Đình Châu Lê Huy Chuẩn Lê Huy Tiễn Đặng Anh Tuấn Ninh Văn Thu Phạm Trọng Tiến Vũ Nhật Huy Nguyễn Thạc Dũng Trịnh Viết Dược Trần Thế Dũng Nguyễn Duy Đạt

GS.TSKH. PGS.TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. TS. ThS. ThS.

Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN ĐHKHTN

30 MAT2305 Phương trình vi phân 4

Đặng Đình Châu Lê Huy Chuẩn Lê Huy Tiễn Đặng Anh Tuấn Trịnh Viết Dược Vũ Hoàng Linh

PGS.TS. TS. TS. TS. TS. PGS.TSKH.

Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Toán học tính toán

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN ĐH KHTN

31 MAT2306 Phương trình đạo hàm riêng 1 3 Lê Huy Chuẩn Đặng Anh Tuấn Dư Đức Thắng

TS. TS. TS.

Giải tích Giải tích Giải tích

ĐH KHTN ĐH KHTN Khoa SĐH, ĐHQG

Page 54: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

54

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

32 MAT2308 Xác suất 1 3 Đặng Hùng Thắng Trịnh Quốc Anh Nguyễn Thịnh

GS.TSKH TS TS

Khoa Toán – Cơ – Tin học

33 MAT2309 Tối ưu hóa 1 3 Phạm Trọng Quát, Nguyễn Hữu Điển Hoàng Nam Dũng,

PGS.TS PGS.TS TS

Khoa Toán – Cơ – Tin học.

34 MAT2310 Hình học giải tích 2

Nguyễn Hữu Việt Hưng Lê Minh Hà Phó Đức Tài Võ Thị Như Quỳnh Đào Phương Bắc Nguyễn Thị Hồng Vân Lê Quý Thường Ngô Anh Tuấn

GS.TSKH PGS.TS TS TS TS TS TS ThS

Khoa Toán – Cơ – Tin học.

V Khối kiến thức chuyên ngành 40

V.1 Các học phần bắt buộc 20

35 MAT3300 Đại số đại cương 4 Nguyễn Nhuỵ Phó Đức Tài Lê Minh Hà

PGS.TS TS TS

Toán

ĐHGD ĐHKHTN

36 MAT3301 Giải tích hàm 3

Trần Đức Long Phạm Kỳ Anh Lê Huy Chuẩn Đặng Anh Tuấn Vũ Nhật Huy

TS. GS.TSKH. TS. TS.

Giải tích Toán học tính toán Giải tích Giải tích Giải tích

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN

Page 55: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

55

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

TS.

37 MAT3303 Giải tích phức 4

Nguyễn Văn Mậu Lê Huy Chuẩn Ninh Văn Thu Vũ Nhật Huy Nguyễn Thạc Dũng

GS.TSKH. TS. TS. TS. TS.

Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích Giải tích

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN

38 MAT3305 Tôpô đại cương 3

Nguyễn Hữu Việt Hưng Lê Minh Hà Phó Đức Tài Võ Thị Như Quỳnh Lê Quý Thường

GS.TSKH. PGS.TS. TS. TS. TS.

Đại số và Lý thuyết số Hình học – Tô pô Đại số và Lý thuyết số Hình học - Tô pô Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN

39 TMT2010 Phương pháp dạy và học môn toán

3

Nguyễn Vũ Lương Nguyễn Chí Thành Bùi thị Hường Đào thị Hoa Mai

PGS PGS ThS ThS

Toán Didactic Toán PPDH Toán Toán

ĐHGD

40 MAT3325 Lịch sử toán học 3 Nguyễn Minh Tuấn Nguyễn Chí Thành

PGS PGS

Toán Didactic Toán

ĐHGD

V.2 Các học phần tự chọn một trong hai nhóm V.2.1 và V.2.2

10

Page 56: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

56

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

V.2.1 Theo hướng dẫn dạy Toán cao cấp

10/28

41 MAT2307 Giải tích số 1 4 Phạm Kỳ Anh Vũ Hoàng Linh Nguyễn Trung Hiếu

GS.TSKH PGS.TSKH TS

Khoa Toán – Cơ – Tin học.

42 MAT2311 Thống kê ứng dụng 4

Trịnh Quốc Anh Nguyễn Thịnh Phạm Đình Tùng Hoàng Thị Phương Thảo

TS TS ThS ThS

Khoa Toán – Cơ – Tin học.

43 MAT2019 Toán rời rạc 4 Nguyễn T. Minh Huyền Lê Hồng Phương Lê Anh Vinh

TS. TS. TS.

Tin học Tin học Tin học

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN

44 MAT2150 Thực hành tính toán 2 Nguyễn Hữu Điển Phó Đức Tài

PGS.TS. TS.

Lý thuyết tối ưu Hình học – Tô pô

ĐH KHTN ĐH KHTN

45 MAT2005 Cơ sở hình học vi phân 3

Nguyễn Hữu Việt Hưng Lê Minh Hà Phó Đức Tài Lê Quý Thường

GS.TSKH. PGS.TS. TS. TS.

Đại số và Lý thuyết số Hình học – Tô pô Đại số và Lý thuyết số Hình học - Tô pô Hình học - Tô pô

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN

46 MAT2008 Lý thuyết độ đo và tích phân 3 Nguyễn Hữu Dư Đặng Hùng Thắng

GS.TS. GS.TSKH

Xác suất – Thống kê

ĐH KHTN ĐH KHTN

Page 57: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

57

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

Lê Huy Chuẩn Đăng Anh Tuấn Vũ Nhật Huy

. TS. TS. TS.

Xác suất – Thống kê Giải tích Giải tích Giải tích

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN

47 MAT3150 Lý thuyết Galois 4

Nguyễn Hữu Việt Hưng Lê Minh Hà Phó Đức Tài Võ Thị Như Quỳnh Đào Phương Bắc Nguyễn Phụ Hoàng Lân

GS.TSKH. PGS.TS. TS. TS. TS. TS.

Đại số và Lý thuyết số Hình học – Tô pô Đại số và Lý thuyết số Hình học – Tô pô Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số Đại số và Lý thuyết số

ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐH KHTN ĐHKHTN

48 Tiểu luận khoa học 2 Các giảng viên Khoa Toán – Cơ – Tin học

49 MAT3351 Cơ sở giải tích Fourier 2

V.2.2 Theo hướng giảng dạy toán phổ thông

10/25

50 TMT Phương pháp dạy học một số nội dung cơ bản trong chương trinh Toán phổ thông

3

Nguyễn Vũ Lương Nguyễn Chí Thành Bùi thị Hường Đào thị Hoa Mai

PGS PGS ThS ThS

Toán Didactic Toán PPDH Toán Toán

ĐHGD

Page 58: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

58

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

51 MAT2311 Thống kê ứng dụng 4

Trịnh Quốc Anh Nguyễn Thịnh Phạm Đình Tùng Hoàng Thị Phương Thảo

TS TS ThS ThS

Khoa Toán – Cơ – Tin học.

52 MAT3047 Hình học Fractal 2 Nguyễn Nhụy PGS Toán ĐHGD

53 MAT3352 LaTeX và diễn giải toán học 2 Nguyễn Minh Tuấn PGS Toán ĐHGD

54 MAT3353 Cơ sở lý thuyết nội suy đa thức 2 Nguyễn Văn Mậu Nguyễn Minh Tuấn

GS. TSKH PGS.

55 MAT3354 Xêmina về Giáo dục Toán học 3

Nguyễn Minh Tuấn Nguyễn Nhụy Nguyễn Chí Thành Bùi thị Hường Đào thị Hoa Mai

PGS PGS PGS ThS ThS

Toán Toán Didactic Toán PPDH Toán Toán

ĐHGD

56 MAT3355 Đại số cho dạy học Toán phổ thông

3

Nguyễn Nhụy Nguyễn Minh Tuấn Lê Anh Vinh Nguyễn Vũ Lương Nguyễn Chí Thành Đào Thị Hoa Mai

PGS.TS PGS.TS TS PGS.TS PGS ThS

Toán Toán Toán Toán Didactic Toán Toán

ĐHGD

57 MAT3358 Số học cho dạy học Toán phổ thông

3 Nguyễn Vũ Lương Đặng Hùng Thắng Nguyễn Minh Tuấn

PGS.TS GS.TSKH PGS.TS

Toán Toán Toán

ĐHKHTN ĐHGD

Page 59: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

59

TT Mã

học phần Tên học phần

Số tín chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên

Chức danhkhoa học, học vị

Chuyên ngànhđào tạo

Đơn vị công tác

Lê Anh Vinh PGS Toán

58 MAT3357 Hình học cho dạy học Toán phổ thông

3 Nguyễn Chí Thành Đào Thị Hoa Mai

PGS ThS

Didactic Toán Toán

ĐHGD

V.3 Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

10

59 TMT 3001 Thực tập sư phạm 4 GV khoa Sư phạm + Khoa các KHGD

ĐHGD

60 TMT4001 Khóa luận tốt nghiệp 6

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Môn bắt buộc 3

61 MAT3358 Một số vấn đề chọn lọc Toán phổ thông

3

Các môn tự chọn 3/9

62 TMT2012 Ứng dụng CNTT trong dạy học toán

3 Nguyễn Chí Thành Đào Thị Hoa Mai

PGS ThS

Didactic Toán Toán

ĐHGD

63 TMT4002 Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến

3 Tôn Quang Cường Nguyễn Chí Thành Phạm Kim Chung

TS PGS TS

NNH Didactic Toán GDH

ĐHGD

64 PSE4099 Tư vấn hướng nghiệp 3 Đặng Hoàng Minh Đinh Thị Kim Thoa

TS TS

TLH GDH

ĐHGD

Page 60: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

60

5. Tóm tắt nội dung học phần

1. PHI1004. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:

2. PHI1005. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PHI1004

Tóm tắt nội dung:

3. POL1001. Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PHI1005

Tóm tắt nội dung:

4. HIS1002. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: POL1001

Tóm tắt nội dung:

5. INT1003. Tin học cơ sở 1 (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:

6. INT1006. Tin học cơ sở 4 (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:

7. FLF2101. Tiếng Anh cơ sở 1 (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:

8. FLF2102. Tiếng Anh cơ sở 2 (5 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: FLF2101.

Tóm tắt nội dung:

9. FLF2103. Tiếng Anh cơ sở 3 (5 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Sau khi học xong chương trình này, người học về cơ bản có thể đọc

một cách tương đối thành thạo các tài liệu thuộc chuyên ngành và có khả năng viết các

công trình khoa học bằng ngoại ngữ được học để thông báo các kết quả nghiên cứu.

10. FLF2102. Giáo dục thể chất

Page 61: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

61

Tóm tắt nội dung:

11. Giáo dục quốc phòng -an ninh

Tóm tắt nội dung:

12. Kỹ năng bổ trợ

Tóm tắt nội dung:

13. PSE2001. Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần này cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về tâm lý

con người. người học được trang bị kiến thức về sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách

và hoạt động của con người cùng với sự phát triển hoạt động nhận thức, đời sống tình

cảm, ý chí cũng như trí nhớ và ngôn ngữ. Ngoài ra, người học còn được trang bị sâu

hơn kiến thức về đặc điểm tâm lý của học sinh trong các độ tuổi, những cơ sở tâm lý

của việc tạo động cơ, động lực học tập, sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo học tập… và

tâm lý người giáo viên, con đường phát triển năng lực người giáo viên…

14. PSE2002. Giáo dục học (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: “Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường“ là học phần

tích hợp cao các tri thức lý luận GDH và các định hướng phát triển kỹ năng nghề

nghiệp, trang bị cho người học một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của

giáo dục học, lịch sử giáo dục, về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và những

vấn đề cơ bản của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà giáo và người

học.

Học phần cũng cung cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học về

tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục, hệ thống kỹ năng quản lý lớp học của một

giáo viên và công tác giáo viên chủ nhiệm, các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo

dục cơ bản trong trường phổ thông trung học.

Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát triển, vận dụng trong các loại

hình nhà trường khác, bậc học khác.

Các kỹ năng chủ yếu được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết

chặt chẽ với hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại trường

trung học.

Chương trình học phần gồm 3 phần (09 chương, 3tín chỉ) được phân bổ với các

Page 62: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

62

chương, mục như sau.

15. TMT1001. Lý luận và Công nghệ dạy học (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái niệm

cơ bản, bản chất, quy luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy học,

những quan điểm dạy học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ lịch sử

với sự chi phối chặt chẽ của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt học phần còn

giới thiệu các xu hướng và thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới và ở Việt Nam, các

phương pháp dạy học và kĩ thuật triển khai các phương pháp dạy học, các công nghệ

trong dạy học. Lí luận và công nghệ dạy học là học phần cơ bản trong nhóm bộ môn

đào tạo nghiệp vụ sư phạm, vừa mang tính lí luận vừa mang tính thực hành.

Lý luận dạy học tập trung phân tích bản chất dạy học hiện đại theo hướng sư

phạm tích cực và quy trình triển khai tốt mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy

và hoạt động học và tìm hiểu các đặc trưng, nguyên tắc dạy học lấy người học làm

trung tâm và công nghệ hoá quá trình dạy học. Trong chuyên đề này, các phương thức

dạy học hiện đại cũng được giới thiệu.

Công nghệ dạy học ở đây bao gồm việc vận dụng các tư tưởng và quy trình công

nghệ cho công tác giảng dạy và việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật và công nghệ nhằm

nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Trong phần thực hành, chuyên đề tập trung

giới thiệu công nghệ thông tin trong dạy học và E-learning.

16. EAM1001. Đánh giá trong giáo dục (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho sinh viên những

kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và

trong hoạt động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xác

định mục tiêu của học phần, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh

giá kết quả học tập học phần một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình

này giúp giáo viên và học sinh không những đánh giá, tự đánh giá kết quả của quá

trình dạy học, mà còn giúp thu thập các thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh

quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết

kế câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh giá.

Phần cuối của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

Page 63: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

63

Học phần đề cập các khái niệm chủ yếu về đánh giá và đo lường trong giáo dục;

các quan điểm tiếp cận vấn đề đo lường, đánh giá trong giáo dục; các loại đánh giá

trong giáo dục, các chuẩn đánh giá và các cách đánh giá chương trình giáo dục và

thành tích học tập của học sinh; các kiến thức và kỹ năng về quy trình xây dựng và sử

dụng các phương pháp đánh giá khách quan thành tích học tập của học sinh.

17. EDM2001.Phát triển chương trình giáo dục phổ thông (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về chương

trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận phát triển

chương trình giáo dục hiện nay nhằm cung cấp cho người học có được kiến thức tổng

quan về phát triển chương trình giáo dục. Bên cạnh đó những kiến thức được sắp xếp

một cách hệ thống giúp người học có khả năng thiết kế chương trình cho từng học phần

cụ thể theo đúng qui trình. Một số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục ở bậc học

phổ thông hiện nay cũng góp phần cụ thể hóa kiến thức và phân tích thực trạng về phát

triển chương trình giáo dục trong chính ngành học, học phần mà người học sẽ đảm

nhiệm.

18. PSE2003. Thực hành Sư phạm và phát triển kỹ năng cá nhân, xã hội (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần này mang tính thực hành cao. Người học được hoạt động,

trải nghiệm các kỹ năng cá nhân, xã hội thông qua các hoạt động đa dạng phong phú

sâu sắc. Người học tự rút ra những bài học về nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp,

thay đổi bản than theo hướng tích cực và mang lại hạnh phúc cho cá nhân và người

khác. Bằng những hoạt động trải nghiệm này, người học không chỉ thu được lợi ích

cho sự phát triển cá nhân mình mà còn có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển nghề nghiệp,

người học học luôn được con đường và cách thức giáo dục nhân cách trò.

19. PSE2004. Phương pháp nghiên cứu khoa học (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: “PPNC khoa học” cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cơ

bản, bước đầu thực hiện các loại hình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục như bài tập lớn,

khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học, bài báo khoa học. Học phần được thiết kế theo

các nội dung cơ bản sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan điểm tiếp

cận về nghiên cứu khoa học giáo dục, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo

Page 64: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

64

dục. Một số nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiện đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục.

• Đặc điểm và phân loại các nhóm NCKH.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

• Trình bày một công trình NCKH giáo dục dưới các hình thức khác nhau như bài

tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học giáo dục.

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và thực

hành, trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng học phần và dưới các hình

thức khác nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

20. PSE2005. Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động TNST tạo

cơ hội cho SV rèn luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng kiến thức Khoa

học giáo dục trong quá trình hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện

phẩm chất nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần chủ yếu đề cập đến hệ thống

kỹ năng nghiên cứu đối tượng giáo dục (người học, lớp học), Kỹ năng quản lý lớp

trong giờ học, Kỹ năng thiết kế và tổ chức triển khai, đánh giá các hoạt động giáo dục

nói chung (bao gồm hoạt động TNST),… và phát triển các kỹ năng mềm, khả năng

thích ứng và phát triển năng lực nghề nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của

người giáo viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ thể

của SV trong các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói riêng,

góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

21. PSE2006. Tư vấn tâm lý học đường (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Nội dung bao gồm: Những kiến thức, kỹ năng tư vấn cơ bản; Các

phương pháp làm việc với học sinh và kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực học đường; Giới

thiệu một số lý thuyết và phương pháp tư vấn; Giới thiệu và thực hành một số phương

pháp làm việc với một số dạng trẻ có biểu hiện rối nhiễu tâm trí hoặc sang chấn tâm

lý, một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Đặc biệt chương trình giúp giáo sinh có kỹ năng tư vấn cơ bản cho học sinh có

Page 65: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

65

rối nhiễu hành vi.

22. EDM4001. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

(3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà

nước, QLHCNN, các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý

hành chính nhà nước về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, từ

đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình

xây giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục; Học phần

chú trọng đến việc nhận thức và vận dụng những nội dung quản lý nhà nước về

GD&ĐT vào giải quyết các vấn đề trong việc quản lý và thực hiện đổi mới giáo dục và

việc bồi dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng

về quản lý học sinh, quản lý trường học cho người học.

23. MAT2300. Đại số tuyến tính 1 (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần gồm bốn chương. Chương 0 cung cấp cho người học

những hiểu biết sơ lược về nhóm, vành, trường, ... đủ để hiểu được các chương tiếp

theo. Chương 1 và chương 2 bước đầu tiếp cận ngôn ngữ trừu tượng về không gian

vectơ và ánh xạ tuyến tính. Chương 3 giới thiệu những khái niệm quan trọng của Đại

số tuyến tính như định thức, hạng của ma trận.

24. MAT2301. Đại số tuyến tính 2 (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Chương 3 là nối tiếp của môn đại số tuyến tính 1, nghiên cứu các

phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính và cấu trúc tập nghiệm của nó. Chương 4

giới thiệu các khái niệm giá trị riêng, vectơ riêng phục vụ cho bài toán chéo hóa ma

trận. Chương 5 xem xét không gian vectơ Euclid, phép biến đổi trực giao, phép biến

đổi đối xứng. Chương 6 nghiên cứu dạng toàn phương trên trường thực, định lý

Sylvester về phân loại dạng toàn phương trên trường thực. Chương 7 nghiên cứu các

vấn đề của hình học giải tích, tập trung vào việc phân loại và vẽ phác thảo mặt bậc hai.

25. PHY1100. Cơ – Nhiệt

Tóm tắt nội dung: Nội dung học phần gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật

cơ bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối

Galile.Ba định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo

Page 66: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

66

toàn mômen động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ

và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn:

chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới

thiệu về thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về

nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật

số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ

sở thuyết động học phân tử.

26. PHY1103. Điện – Quang

Tóm tắt nội dung: Nội dung học phần gồm 2 phần

Phần Điện từ

Học phần Điện và từ cung cấp cho người học:

- Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật

Ohm, Joule-Lenz…

- Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart -

Laplace, Faraday...

- Dao động điện và sóng điện từ.

- Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển

động có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những

hiện tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học

Phần quang học trình bày:

- Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa,

nhiễu xạ và phân cực ánh sáng;

- Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu

ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu từ

các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của Planck

và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được vận

dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng không

giải thích được.

27. MAT2302. Giải tích 1 (5 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Giải tích 1 bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Lý thuyết về số thực, giới hạn dãy số, các nguyên lý cơ bản về giới hạn dãy số,

Page 67: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

67

nguyên lý tồn tại cận đúng, nguyên lý Cantor, nguyên lý Bolzano-Weierstrass,

nguyên lý Cauchy, nguyên lý tồn tại giới hạn của dãy đơn điệu.

- Giới hạn hàm số, hàm liên tục và các tính chất của hàm liên tục.

- Phép tính vi phân của hàm một biến và ứng dụng

- Giới hạn và liên tục trên Rn

- Phép tính vi phân hàm nhiều biến

28. MAT2303. Giải tích 2 (5 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Giải tích 2 bao gồm các nội dung chính sau đây

- Nguyên hàm.

- Tích phân xác định.

- Ứng dụng của tích phân.

- Chuỗi số, dãy hàm, chuỗi hàm

- Chuỗi lũy thừa, chuỗi Fourier

29. MAT2304. Giải tích 3 (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Giải tích 3 bao gồm các nội dung chính sau đây

- Tích phân suy rộng

- Tích phân phụ thuộc tham số

- Tích phân bội

- Tích phân đường loại I

- Tích phân đường loại II

- Tích phân mặt loại I

- Tích phân mặt loại II

Các công thức liên hệ

30. MAT2305. Phương trình vi phân (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Học phần nhằm giới thiệu lý thuyết cơ bản và một số ứng dụng về

phương trình và hệ phương trình vi phân. Phương trình và hệ phương trình tuyến tính

được nghiên cứu kỹ càng: công thức Abell, hệ nghiệm cơ bản, cấu trúc nghiệm của hệ

thuần nhất và không thuần nhất, phương pháp Lagrange và phương pháp hệ số bất

định. Ngoài việc tìm nghiệm theo công thức giải tích, học phần còn giới thiệu về cách

tìm nghiệm số và cách dùng phần mềm tính toán khoa học (Maple, …).

31. MAT2306. Phương trình đạo hàm riêng 1 (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Chương trình Phương trình đạo hàm riêng cho lớp Toán gồm các

Page 68: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

68

nội dung chính sau đây:

- Phân loại phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp hai;

- Phương trình Laplace và hàm điều hoà, các tính chất của hàm điều hoà, các bài

toán biên Dirichlet và Neumann đối với hàm điều hoà. Lý thuyết thế vị.

- Phương trình truyền sóng. Các bài toán Cauchy và bài toán hỗn hợp đối với

phương trình truyền sóng. Phương pháp Fourier.

- Phương trình truyền nhiệt. Nguyên lý cực đại cực tiểu đối với nghiệm của

phương trình truyền nhiệt. Các bài toán Cauchy và bài toán hỗn hợp của

phương trình truyền nhiệt.

32. MAT2308. Xác suất 1 (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Phần đầu của học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ

bản nhất bao gồm: Không gian mẫu, phép thử và biến cố ngẫu nhiên, định nghĩa xác

suất và xác suất có điều kiện của một biến cố. Cung cấp những quy tắc tính xác suất

quan trọng bao gồm công thức cộng và nhân xác suất,công thức xác suất đầy đủ,công

thức Bayet, công thức Becnuli.

Phần thứ hai cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đại lưọng ngẫu

nhiên (ĐLNN): ĐLNN một chiều và ĐLNN nhiều chiều ( chủ yếu là hai chiều). Các

ĐLNN rời rạc và liên tục được xét một cách riêng rẽ. Giới thiệu một số ĐLNN quan

trọng và các ứng dụng của chúng.

Phần thứ ba giới thiệu một số định lý giới hạn của lý thuyết xác suất và các ứng

dụng của chúng trong đó bao gồm : Luật số lớn , xấp xỉ phân bố nhị thức bằng phân bố

chuẩn và phân bố Poisson và định lý giới hạn trung tâm. Phần cuối của học phần trang

bị cho sinh viên những kiến thức mở đầu về quá trinh Markov một loại quá trình

ngẫu nhiên rất quan trọng cả về lý thuyết và ứng dụng.

33. MAT2309. Tối ưu hóa 1 (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:

- Học phần trang bị cho người học kiến thức về các lớp bài toán tối ưu tuyến tính

và phi tuyến và các thuật toán tính toán cần thiết.

- Các điều kiện tối ưu cho bài toán có ràng buộc được thiết lập và các phương

pháp tìm nghiệm.

- Các thuật toán giải bài toán tối ưu không ràng buộc. Cách tiến hành lập thuật

Page 69: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

69

toán và chứng minh hội tụ, ổn định, sai số của các phương pháp này.

- Một số phương pháp tính nghiệm tối ưu khi các ràng buộc là tuyến tính và hàm

mục tiêu bất kỳ được chỉ ra...

- Các phương pháp nửa định thức, phương pháp điểm trong,… và bài toán tối ưu

cũng được nghiên cứu.

34. MAT1114. Hình học Giải tích (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Giới thiệu khái niệm không gian affine và ánh xạ affine, không

gian Euclid và ánh xạ đẳng cự. Đường và mặt bậc 2 trong không gian Euclid

35. MAT3300. Đại số đại cương (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần trình bày các kiến thức cơ bản của đại số bao gồm nhóm,

vành, trường và môđun. Trọng tâm của học phần là hai chương 1 (nhóm) và 2 (vành

và trường).

Do thời gian có hạn, một số mục có phụ chú “(giới thiệu)” trong phần Nội dung chi

tiết học phần giáo viên có thể dạy (nêu kết quả mà không cần phải chứng minh) hoặc

không.

36. MAT3301. Giải tích hàm (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Nghiên cứu các không gian metric, ánh xạ liên tục, không gian đủ,

không gian compact và một ứng dụng của lý thuyết vào phương trình vi phân. Nghiên

cứu các không gian định chuẩn, không gian Hilbert, các toán tử tuyến tính liên tục

giữa các không gian đó, ba nguyên lý cơ bản của giải tích hàm, lý thuyết phổ của toán

tử và một áp dụng của lý thuyết vào phương trình tích phân

37. MAT3303. Giải tích phức (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần nhằm giới thiệu lý thuyết các hàm một biến phức. Các

kiến thức về số phức và các dạng biểu diễn đuợc đề cập ở chương I. Tôpô trong mặt

phẳng phức, khái niệm hàm C-khả vi, khái niệm hàm chỉnh hình. Chương II nhằm giới

thiệu lý thuyết các ánh xạ bảo giác và các nguyên lý cơ bản của nó. Các ánh xạ bảo

giác cơ bản nhất cũng được giới thiệu ở chương này. Khái niệm tích phân trong miền

phức cũng được giới thiệu trong chương III. Lý thuyết tích phân Cauchy được trình

bày khá trọn vẹn trong chương này. Các hệ quả của nó như khai triển một hàm thành

chuỗi Taylor và chuỗi Laurent, nguyên lý môđun cực đại, nguyên lý duy nhất được

Page 70: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

70

trình bày chi tiết. Phần cuối chương được giành để giới thiệu về khái niệm điểm bất

thường cô lập đơn trị. Lý thuyết thặng dư và các ứng dụng của nó được trình bày trong

chương IV. Một số nguyên lý hình học và khái niệm hàm điều hòa được đề cập đến ở

chương V.

38. MAT3305. Tôpô đại cương (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Tôpô đại

cương. Đây là những kiến thức cơ bản nhất về Tôpô và rất cần thiết cho những môn

như Tôpô đại số, hình học vi phân. Ngoài những không gian cơ bản nhất như các loại

không gian Ti (i = 1-4), không gian Compact, liên thông, học phần còn đi sâu một số

hướng nghiên cứu hiện đại.

39. TMT2010. Phương pháp dạy và học môn Toán (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Quy trình đào tạo giáo viên toán tại khoa Sư phạm, ĐHQG Hà nội.

Chương trình của học phần gồm 2 phần: Cơ sở khoa học của dạy học môn Toán trung

học phổ thông (THPT) và Thực hành dạy học môn Toán ở THPT.

Cụ thể, học phần cung cấp cho người học tổng quan về nội dung dạy học môn

Toán THPT, làm rõ cơ sở khoa học của việc lựa chọn nội dung, và lý giải đặc điểm

cấu trúc của nội dung môn Toán theo hai chương trình SGK chuẩn và nâng cao

(Chương trình năm 2006); Nêu và phân tích cơ sở khoa học của việc lựa chọn các

phương pháp dạy học môn Toán, làm rõ bản chất của từng phương pháp được vận

dụng trong dạy học môn Toán ở THPT; Dạy người học cách học, cách vận dụng linh

hoạt, sáng tạo các PPDH môn Toán trong các tình huống điển hình như: dạy khái

niệm, định lý, tính chất, quy tắc Toán học và dạy học giải toán; Trang bị cơ sở khoa

học và rèn luyện các kỹ năng cụ thể cho người học trong tổ chức điều khiển quá trình

dạy học môn Toán ở THPT (ví dụ : kỹ năng thiết kế bài dạy, điều khiển tiết dạy trên

lớp, công tác kiểm tra đánh giá về môn Toán, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề,

hướng dẫn học sinh tự học); Trang bị các cơ sở khoa học và từ đó có thể tích hợp, vận

dụng và PTDH, CNTT-TT trong dạy học môn Toán.

Học phần còn cung cấp cho người học một số kinh nghiệm dạy học môn Toán

trong việc thiết kế bài giảng toán, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết

vấn đề cho học sinh THPT.

40. MAT3325. Lịch sử Toán học (3 tín chỉ)

Page 71: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

71

Tóm tắt nội dung: Học phần trình bày lịch sử hình thành và phát triển các ý tưởng

Toán học từ mức độ sơ cấp nhất qua các thời kỳ: Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Hy Lạp,

Toán học Trung Hoa cổ đại, Toán học Ấn Độ cổ đại, Toán học ở các nước Hồi giáo,

Toán học Châu Âu Trung đại và thời Phục Hưng. Phần cuối dành cho việc trình bày

lịch sử của phép tính vi tích phân của Newton, Leibniz. Nếu còn thời gian trình bày sự

phát triển của các ý tưởng về đối xứng tỏng thế kỷ 19 giúp cho sự ra đời của Hình học

hiên đại, Lý thuyết nhóm, Đại số tuyến tính, …

41. MAT2307. Giải tích số 1 (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Trình bày một số phương pháp giải các bài toán xấp xỉ hàm bao

gồm các bài toán nội suy, xấp xỉ đều, xấp xỉ trung bình phương, và ứng dụng để tính

gần đúng đạo hàm và tích phân.

Cung cấp cho học viên một số thuật toán giải phương trình đại số và siêu việt,

hệ phương trình đại số tuyến tính, phương trình tích phân, bài toán Cauchy và bài toán

biên cho phương trình vi phân thường và phương trình đạo hàm riêng.

42. MAT2311. Thống kê ứng dụng (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên phương pháp nghiên cứu của

Thống kê ứng dụng, trang bị cho sinh viên các kết quả cơ bản của Thống kê ứng dụng

một chiều và nhiều chiều: ước lượng các tham số, ước lượng hợp lý cực đại, ước

lượng hiệu quả, kiểm định giả thiết về các đặc trưng cơ bản của biến ngẫu nhiên, kiểm

định giả thiết về phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên, so sánh nhiều giá trị trung

bình, so sánh nhiều tỷ lệ, phân tích tương quan giữa 2 biến, tương quan bội, tương

quan riêng, xây dựng hàm hồi quy tuyến tính giữa 2 biến, hồi quy bội, đại lượng ngẫu

nhiên chính tắc, phân tích các tổ hợp tuyến tính chính, phân tích riêng biệt.

43.MAT3302. Toán rời rạc (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần trình bày các kiến thức cơ bản của Toán rời rạc: logic, lý

thuyết tập hợp, tổ hợp, lý thuyết số và lý thuyết đồ thị. Các kiến thức này sẽ được sử

dụng trong các bài toán ứng dụng. Chứng minh chi tiết của phần lớn các định lý cũng

sẽ được trình bày.

44. MAT3304. Thực hành tính toán (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Nội dung học phần gồm 3 phần chính: phần soạn thảo văn bản và

Page 72: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

72

trình chiếu bằng LaTeX. Phần sử dụng phần mềm tính toán số và tính toán Lôgic để

kiểm tra lại kiến thức toán học đã được học. Phần thứ ba xuyên sốt quá trình học hai

phần trước là suy diễn kết quả học tập khi làm tài liệu bằng LaTeX hay Tính toán bằng

Maple.

Học phần cung cấp cho sinh viên kỹ năng và lôgic tạo ra một tài liệu khoa học

bằng LaTeX. Nhưng trước tiên giúp sinh viên biết được một tài liệu khoa học gồm

những phần cơ bản nào, nó cần được nghiên cứu và tạo ra như thế nào là tốt nhất và

hiệu quả nhất. Không những vậy sinh viên sẽ nắm bắt lôgic và khung một tài liệu học

tập hoặc một tài liệu khoa học. Mặt khác từ tài liệu có thể làm trình chiếu để giảng bài

hay thuyết trình chuyên môn. Cuối cùng là cung cấp cho sinh viên làm việc khoa hcọ

khi soạn tài liệu báo cáo, làm luận văn và bảo vệ luận văn với kết quả tốt nhất. Phần

mềm Maple tính toán không thể thiếu đối với người giảng dạy Toán, Lý, Hóa và cung

cấp một công cụ tốt để kiểm tra kiến thức toán của sinh viên và sinh viên tự tìm hiểu

các kiến thức toán học mà Maple đã có.

45. MAT3306. Cơ sở hình học vi phân (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Học phần này nhằm giới thiệu Hình học vi phân cổ điển, chủ yếu

nghiên cứu về hình học của đường và mặt trong R3 thông qua các loại độ cong. Hình

học vi phân cổ điển gắn liền với các đối tượng hình học trong cuộc sống, các thực thể

trong không gian 2 hoặc 3 chiều. Hai chương đầu của học phần này bàn về đường

cong và mặt cong, nghiên cứu các tính chất hình học thông qua độ cong. Chương 3

nhằm giới thiệu vấn đề tối ưu trong hình học, cụ thể là về đường trắc địa và mặt cực

tiểu. Chương cuối cùng bàn đến vấn đề hình học nội tại của mặt cong, tức là không

cần để ý đến không gian xung quanh. Chương này bao gồm hai định lý nổi tiếng: Định

lý đầu tiên của Gauss, thường được trích dẫn nguyên gốc tiếng Đức Theorema

Egregium (tạm dịch là: Định lý đáng chú ý), nói rằng độ cong Gauss là một bất biến

qua một phép đẳng cự. Định lý thứ hai mang tên Gauss-Bonnet, được cho là một định

lý đẹp nhất trong hình học vi phân cổ điển, nêu lên mối liên hệ giữa tôpô (số Euler) và

hình học (độ cong Gauss) của mặt compắc.

46. MAT3307. Lý thuyết độ đo và tích phân (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Nghiên cứu độ đo trên một đại số và thác triển độ đo từ một đại số

lên một σ đại số chứa nó; đặc biệt là độ đo Lehesgue – Stieltjes và độ đo Lebesgue.

Khảo sát các ánh xạ và hàm số đo được và xây dựng lý thuyết tích phân các hàm đo

Page 73: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

73

được. Tiếp đó xét đến độ đo có dấu, khai triển Hahn, định lý Radon – Nykodim, độ đo

tích và định lý Fabini. Cuối cùng giới thiệu sơ qua về độ đo trên không gian metric và

độ đo vectơ và tích phân Bochner.

47. MAT3347. Lý thuyết Galois (4 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Học phần trình bày khái niệm cơ bản của lý thuyết trường và lý

thuyết Galois. Hai ứng dụng cơ bản là vấn đề dựng hình bằng thước kẻ và compa và

giải phương trình đa thức bằng căn thức sẽ được thảo luận.

48.Tiểu luận khoa học (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:

49. MAT3351. Cơ sở giải tích Fourier (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Môn Cơ sở Giải tích Fourier được xây dựng với thời lượng 3 tín chỉ,

thuộc loại học phần tự chọn. Bên cạnh việc giới thiệu cho sinh viên một hệ thống lý

thuyết tương đối hoàn chỉnh, sinh viên còn được tìm hiểu về những ứng dụng của Giải

tích Fourier trong thực tiễn khoa học và công nghệ. Chẳng hạn, một số hiện tượng

trong xử lý tín hiệu, truyền sóng điện từ, trong cơ học lượng tử … được diễn đạt bởi

các định lý lấy mẫu, Hiện tượng Gibb, Nguyên lý bất định Heisenberg cũng được giới

thiệu trong tài liệu này. Để nắm được một cách sâu sắc học phần, sinh viên cần nghe

giảng, đọc kỹ bài giảng và làm tốt các bài tập nêu trong Giáo trình. Sinh viên cũng cần

liên hệ những vấn đề lý thuyết với các bài toán thực tiễn, chủ yếu là trong Vật lý.

50. TMT2011. Phương pháp dạy học một số nội dung cơ bản trong chương trình

Toán phổ thông (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần ứng dụng các PPDH và tình huống dạy học điển hình

trong Toán học vào dạy học một số nội dung cơ bản trong CT Toán phổ thông như DH

Hệ thống số, dạy học BĐT, DH Hình học...Người học sẽ phân tích CT Toán phổ thông

liên quan đến các nội dung dạy học cơ bản, sau đó sẽ thiết kế một số tình huống dạy

học điển hình các nội dung này.

52. MAT3047. Hình học Fractal (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Hình học Fractal, tự nó với tư cách là một ngành Toán học độc

lập, có sự phát triển lý thuyết sâu sắc. Nhưng điều nó thường được nói tới là khả năng

ứng dụng phong phú. Lý thuyết này được Mandelbrot xây dựng một cách hệ thống từ

Page 74: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

74

đầu những năm 70 của Thế kỷ trước, nhưng do tầm ứng dụng rộng lớn, đã được phát

triển mạnh mẽ từ cuối Thế kỷ 20 cho đến nay. Học phần này cung cấp cho sinh viên

những kiến thức mở đầu, bao gồm khái niệm độ đo Hausdorff, chiều Fractal, các ví dụ

điển hình về Fractal và một số kỹ thuật tính chiều cơ bản. Hơn thế nữa, những ví dụ và

gợi ý đưa ra sẽ làm cho sinh viên nhận ra ngành học có mối liên hệ gần gũi với cuộc

sống. Qua học phần này, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về Fractal và

về những ứng dụng của học phần để tiếp cận một số vấn đề trong tự nhiên và xã hội.

Trong học phần này, một hệ thống bài tập được giới thiệu để sinh viên rèn luyện, nó là

một phần không tách rời của bài giảng.

53. MAT3352. LaTeX và diễn giải toán học (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần gồm ba phần: phần soạn thảo văn bản và trình chiếu

bằng LaTeX. Phần sử dụng phần mềm tính toán số và tính toán Lôgic để kiểm tra lại

kiến thức toán học đã được học. Phần thứ ba xuyên sốt quá trình học hai phần trước là

suy diễn kết quả học tập khi làm tài liệu bằng LaTeX hay Tính toán bằng Maple. Học

phần cung cấp cho sinh viên kỹ năng và lôgic tạo ra một tài liệu khoa học bằng

LaTeX. Nhưng trước tiên giúp sinh viên biết được một tài liệu khoa học gồm những

phần cơ bản nào, nó cần được nghiên cứu và tạo ra như thế nào là tốt nhất và hiệu quả

nhất. Không những vậy sinh viên sẽ nắm bắt lôgic và khung một tài liệu học tập hoặc

một tài liệu khoa học. Mặt khác từ tài liệu có thể làm trình chiếu để giảng bài hay

thuyết trình chuyên môn. Cuối cùng là cung cấp cho sinh viên làm việc khoa hcọ khi

soạn tài liệu báo cáo, làm luận văn và bảo vệ luận văn với kết quả tốt nhất. Phần mềm

Maple tính toán không thể thiếu đối với người giảng dạy Toán, Lý, Hóa và cung cấp

một công cụ tốt để kiểm tra kiến thức toán của sinh viên và sinh viên tự tìm hiểu các

kiến thức toán học mà Maple đã có.

54. MAT3353. Cơ sở lý thuyết nội suy đa thức (2 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần trình bày cơ sở và lý thuyết các bài toán nội suy đa thức

cổ điển cơ bản như nội suy Taylor, Newton, Lagrange, Hermite và bài toán nội suy

tổng quát. Đặc biệt, tập trung khảo sát một số lớp bài toán nội suy trong ứng dụng: Nội

suy mang yếu tố hình học, nội suy bởi nguyên hàm, nội suy bất đẳng thức,... Xét một

số ứng dụng nội suy trong xấp xỉ và ước lượng hàm.

55. MAT3354. Xêmina về Giáo dục Toán học (3 tín chỉ)

Page 75: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

75

Tóm tắt nội dung: Học phần này rèn luyện cho người học những quy tắc và nguyên lý cơ

bản của viết và trình bày khoa học.

56. MAT3355. Đại số cho dạy học Toán phổ thông (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần Đại số cho DH Toán phổ thông nhằm giúp sinh viên hệ

thống hoá lại các kiến thức cơ bản về các tập hợp số; đa thức, phân thức hữu tỉ; căn số

và các phép biến đổi vô tỉ; hàm số và đồ thị; phương trình và hệ phương trình; bất

đẳng thức, bất phương trình. Bên cạnh đó, học phần cũng giúp sinh viên hệ thống hoá

được một số dạng bài toán và phương pháp đặc thù để giải toán liên quan đến các nội

dung này. Sinh viên sẽ được thực hành, rèn luyện các kĩ năng cơ bản của Toán sơ cấp.

57. MAT3358. Số học cho dạy Toán phổ thông (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Trong chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành sư phạm

Toán học ở ĐHQG, môn Số học được coi là học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp.

Học phần này gồm 3 tín chỉ được cấu trúc thành 5 chương với 2 dụ ý lớn :

- Giới thiệu tổng quan về các tập số với mục tiêu giúp sinh viên có cách nhìn

xuyên suốt, hệ thống từ tập số tự nhiên đến tập số phức đồng thời. khắc sâu cho sinh

viên những nét cơ bản của mỗi tập số đã được dạy ở nhà trường phổ thông;

- Đi sâu vào nghiên cứu kỹ trên các tập số với mục tiêu làm cho sinh viên có

cách nhìn biện chứng từ lịch sử ra đời của các tập số, cách xây dựng các tập số theo

quan điểm toán học hiện đại và cách triển khai dạy các tập số cho học sinh phổ thông.

Trong phần này, giảng viên cần chú trọng đến việc cung cấp cho sinh viên những kết

quả toán học đã dược nghiên cứu thành công trên từng tâp số như là: Lý thuyết chía

hết, lý thuyét đồng dư, hàm số học, phương trình nghiệm nguyên, phương trình, hệ

phương trình đồng dư… Từ những kết quả nghiên cứu trên, sinh viên sẽ tìm ra ứng

dụng của Số học trong khoa học và đời sống để các em ngày càng thấu hiếu tầm quan

trọng và cần thiết phải học học phần này.

58. MAT3357. Hình học cho dạy học Toán phổ thông (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần Hình học cho dạy học Toán phổ thông nhằm trang bị cho

sinh viên các cơ sở xây dựng hình học, giúp sinh viên hệ thống lại các vấn đề của Hình

học cho DH Toán phổ thông, khái niệm về các hình hình học, lý thuyết diện tích, thể tích,

những vấn đề về đường tròn, mặt cầu, toán quỹ tích và dựng hình. Bên cạnh đó, học phần

cũng giúp sinh viên hệ thống một số phương pháp giải toán hình học, các tìm tòi lời giải,

Page 76: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

76

khai thác bài toán. Ngoài các cơ sở lý thuyết, sinh viên có thể nhìn nhận các vấn đề của

hình học phổ thông, các kiến thức cơ bản của hình học phổ thông theo hướng tổng quát

hơn.

61. MAT3358. Một số vấn đề chọn lọc Toán phổ thông (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần giới thiệu một số vấn đề chọn lọc trong Toán phổ thông

thuộc các lĩnh vực Đại số (ví dụ: bất đẳng thức), Hình học (ví dụ dựng hình và chứng

minh), Giải tích (ví dụ các bài toán cực trị) trong sự so sánh với các nội dung dạy học

trong chương trình Đại học, giúp sinh viên nhìn thấy ứng dụng Toán đại học trong chương

trình Toán phồ thông.

62. TMT2012. Ứng dụng CNTT trong dạy học toán (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Học phần giới thiệu cho người học một số khái niệm cơ bản như phần

mềm, phần mềm dạy học Toán; các khung ứng dụng CNTT trong dạy học Toán theo quan

điểm kiến tạo, tương tác. Bên cạnh một số phần mềm Toán học như phần mềm hình học

động (Cabri, GeoGebra), phần mềm đại số hình thức (CAS như Aplusix), phần mềm giải

tích (Maple, Cassyopee) được giới thiệu thông qua thiết kế các tình huống dạy học một số

nội dung Toán học cụ thể, môn học còn giới thiếu một số trang Web và công cụ E-

learning trong dạy học Toán.

63. TMT4002. Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung:Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến cung

cấp những khái niệm cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và tổ chức quá

trình dạy học trong môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng hiện

nay. Học phần đồng thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống được xây

dựng dựa trên nền tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và phương pháp

dạy học mới trong việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai trò của

người dạy, người học, đặc điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường học tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học

hiện đại dựa với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management

System – LMS) trên nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

PSE4099. Tư vấn hướng nghiệp (3 tín chỉ)

Tóm tắt nội dung: Tư vấn hướng nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác

Page 77: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

77

giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông, đồng thời cũng là giai đoạn khởi đầu cho

một quá trình tư vấn hướng nghiệp liên tục ở các giai đoạn sau. Chính vì vậy, trên cơ

sở những kiến thức cơ bản về hướng nghiệp (Mục đích, nội dung, các giai đoạn hướng

nghiệp, học phần cung cấp cho giáo sinh những kiến thức cơ bản tư vấn hướng nghiệp,

các loại hình tư vấn, yêu cầu, đạo đức của người tư vấn hướng nghiệp. Trên cơ sở đó,

người học được nghiên cứu sâu và thực hành quy trình tư vấn hướng nghiệp, các kỹ

năng tư vấn, tham vấn cơ bản cho học sinh, vận dụng trong các ca tư vấn hướng

nghiệp. Người học cũng được cung cấp và thực hành một số công cụ cơ bản sử dụng

trong chẩn đoán năng lực, thiên hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Thông qua

kiến thức và kỹ năng đạt được, giáo sinh có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh ở trường trung học, hướng tới việc phân luồng HS sau THCS và

THPT.

6. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo

Chương trình giáo dục đại học ngành Sư phạm Toán học được xây dựng trên cơ

sở chuẩn đầu ra, chương trình khung giáo dục đại học khối ngành sư phạm của Bộ

Giáo dục và Đào tạo và chương trình đào tạo sư phạm Toán tại Đại học Quốc gia Hà

Nội.

Chương trình giáo dục đại học ngành Sư phạm Toán học được thiết kế theo

hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình. Danh mục các khối kiến thức và

học phần của khối kiến thức toán học được xây dựng theo mục tiêu đào tạo và yêu cầu

liên thông ngang với đào tạo Cử nhân Toán học. Căn cứ vào thời gian đào tạo cho

phép, nguyện vọng của người học và điều kiện cụ thể của bộ môn, có thể bổ sung các

học phần tự chọn phong phú hơn hoặc điều chỉnh những học phần đặc thù theo hướng

phát triển chương trình và đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường lao động và nhu

cầu của xã hội với tổng khối lượng kiến thức không vượt quá 140 tín chỉ. Những điều

chỉnh này phải được Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa chấp nhận.

Thực tập tốt nghiệp là kiến tập, thực hành, thực tập sư phạm (7 tín chỉ) được

tiến hành tại một nhà trường trung học phổ thông. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu hoạt

động nhà trường bao gồm toàn bộ nội dung vận hành một nhà trường trong đó đi sâu

vào tổ chức quá trình dạy học và giáo dục cũng như thực hành giảng dạy bộ môn cho

các khối lớp ở trường trung học phổ thông và tiến hành công tác giáo viên chủ nhiệm,

Page 78: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

78

sinh viên có thể tự xây dựng kế hoạch kiến tập, thực hành, thực tập sư phạm tại trường

phổ thông tạo điều kiện cho sinh viên có thể nhúng mình trong môi trường sư phạm tại

các trường phổ thông, giúp cho sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế tại trường phổ

thông. Khoá luận được làm theo đề tài về Toán cao cấp, Toán sơ cấp hoặc khoa học

giáo dục - sư phạm theo năng lực và nguyện vọng của người học, sinh viên có thể lựa

chọn học các môn thay thế thi tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.

Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại

học, tinh giản lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu,

thảo luận.

7. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với chương trình đào tạo tiên tiến

của nước ngoài (đã sử dụng để xây dựng chương trình)

a) Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình

- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành), tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

Giáo dục Toán học cho Giáo viên

Mathematic Teacher Education

- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo:

Đại học Paris VII, Cộng hòa Pháp

- Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành/chuyên ngành đào tạo:

Năm 2011, theo bảng xếp hạng QS World University Rankings Đại học Paris VII xếp

hạng thứ 238 trong số các trường Đại học trên thế giới.

Theo hệ thống Giáo dục của Pháp trước đây các giáo sinh tương lai được đào tạo tại

các trường Sư phạm. Các trường Sư phạm này là tiền thân của trường Đại học Sư

phạm (Ecole Normale Supérieure - ENS).

Năm 1989 Pháp thành lập các Học viện Đại học đào tạo giáo viên (IUFM : Institut

Universitaire de Formation des Maîtres) thay thế các trường sư phạm. Trong mỗi đơn

vị hành chính giáo dục cấp vùng (académie), IUFM có nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu

học, giáo viên phổ thông (trung học cơ sở ; trung học phổ thông : tổng hợp, kĩ thuật

hoặc dạy nghề) cũng như đào tạo các cố vấn sư phạm trong đó giáo sinh (đã có một

bằng cử nhân chuyên ngành) được đào tạo 2 năm.

Page 79: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

79

Hiện nay các Học viện Đại học đào tạo giáo viên được tích hợp trong các trường Đại

học đa ngành.

b) Bảng so sánh chương trình đào tạo

- Nội dung đào tạo năm thứ nhất cho giáo viên môn Toán tại IUFM, Đại học Paris VII

STT

Tên học phần trong chương trình đào tạo cụ thể của trường ĐH Lyon I và ĐH Montpellier II (Tiếng Anh, tiếng Việt)

Tên học phần trong chương trình đào tạo Thạc sĩ LL&PPDH Sư phạm Toán của trường ĐHGD (Tiếng Anh, tiếng Việt)

Thuyết minh về những điểm giống và khác nhau giữa các học phần của 2 chương trình đào tạo

1 Toán 1, 145h, 16 tín chỉ Mathematics 1

Giải tích 1-5 Calculus 1-5 Algebra 1-2 Numerical Analyse Elementary Algebra Mathematic Teaching Methodology Teaching method and Technology

Giống: - Đại số và Hình học - Giải toán - Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ - Phương pháp số Khác: - Máy tính bỏ túi

2 Toán 2, 145h, 16 tín chỉ Mathematics 1

Calculus Probability Numerical Analyse Elementary Algebra Mathematic Teaching Methodology Teaching method and Technology

- Giải tích và xác suất - Giải toán - Máy tính bỏ túi và phương pháp số - Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ

3 Nội dung Giáo dục Educational Content

Mathematic Teaching Methodology Teaching Method and Technology

Giống: - Bồi dưỡng NVSP

4 NVSP 1, 60h, 10 tín chỉ Educational Content

Mathematic teaching Methodology Teaching Method and Technology

- Phân tích các nội dung dạy học theo các công cụ khái niệm ở các cấp độ khác nhau - Phân tích các tình huống Toán học trong mối liên hệ với chương

Page 80: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

80

trình phổ thông -Nhập môn về các phương thức truyền tải tri thức: vấn đáp, CNTT, viết…

5 TTSP 1, 20h, 4 tín chỉ Praticum

Praticum

Giống: - Dự giờ - Dạy học - Các hoạt động giáo dục

Mục đích đào tạo năm thứ nhất nhấn mạnh đến việc chuẩn bị cho kì thi vào năm thứ

hai để trở thành giáo sinh tập sự của nhà nước : « Sinh viên lĩnh hội hoặc củng cố các

kiến thức đại học cần thiết để thành công trong các bài thi viết và vấn đáp; Tạo các

điều kiện để thâm nhập thực tế qua các đợt thực tập và thăm lớp phổ thông. »

Yêu cầu đặt ra cho giáo sinh sau năm thứ nhất là phải hiểu biết chương trình phổ

thông, nội dung và mục tiêu học phần, sự phát triển và mối liên hệ với các môn khác;

có khả năng thuyết trình, phân tích và tổng hợp, có các hiểu biết ban đầu về tổ chức

trường PT.

Sau thi đỗ vào năm thứ 2, giáo sinh sẽ trở thành các giáo sinh tập sự của nhà nước và

được hưởng lương. Việc đào tạo ở năm thứ hai được tiến hành song song giữa đào tạo

về kiến thức lí thuyết tại IUFM và kiến thức thực hành tại trường phổ thông mà ở đó

giáo sinh sẽ đảm nhiệm dạy môn chuyên ngành của mình với thời lượng từ 6 đến 8 tiết

một tuần trong cả năm học.

- Đào tạo năm thứ hai cho giáo viên môn Toán tại IUFM, Đại học Paris VII

STT

Tên học phần trong chương trình đào tạo cụ thể của trường Đại học Paris VII (Tiếng Anh, tiếng Việt)

Tên học phần trong chương trình đào tạo Thạc sĩ LL&PPDH Sư phạm Toán của trường ĐHGD (Tiếng Anh, tiếng Việt)

Thuyết minh về những điểm giống và khác nhau giữa các học phần của 2 chương trình đào tạo

Page 81: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

81

1

Đào tạo công chức giáo viên 54 h, 9 tín chỉ

Educational Assessment Organisation of schools and Educational System Educational Content

Giống: - Thiết kế, tổ chức kiểm tranh đánh giá dạy học - Chức năng của giáo viên trong lớp - Sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể trong dạy học

2.

Chuyên sâu về didactic và sư phạm liên quan các tình huống dạy học và chương trình PT 48h, 8 tín chỉ

Mathematic Teaching Teaching Method and Technology

Giống: - Sự kế tiếp, chương trình dạy học và tổ chức dạy học của từng cấp học - Tính liên tục và kế tiếp trong học tập - Vai trò của thông tin trong học tập Khác: - Tri thức luận và lịch sử bộ môn

3.

Sự phân hóa sư phạm 38h, 8 tín chỉ

Mathematic Teaching Teaching Method and Technology

- Sự phân hóa trong đối tượng học sinh - Khó khăn trong học tập của học sinh : phân loại, cách xác định… - Thích ứng việc dạy học với các đối tượng học sinh đặc biệt (tàn tật, khó khăn…) - Các hình thức dạy học liên môn, dạy học dự án

4 Đánh giá học sinh 24h, 5 tín chỉ

Educational Assessment

Giống: - Các hình thức đánh giá và sử dụng - Đánh giá năng lực và kiến thức học sinh

5 CNTT và ứng dụng trong dạy học 12h, 3 tín chỉ

Teaching Method and Technology

- Khía cạnh đạo đức trong sử dụng CN - Làm chủ một số CN trong dạy học

Page 82: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

82

6 Công chức giáo viên : công chức nhà nước và thành viên của cộng đồng giáo dục 33h, 5 tín chỉ

Organisation of schools and Educational System Educational Content

7 Cá nhân hóa đào tạo 17h, 2 tín chỉ

Giống: - Khóa luận tốt nghiệp - Các mô đun tự chọn

UE8 : Thực tập dạy học 288h, 15 tín chỉ Thực tập chủ nhiệm

Nội dung các mô-đun được mô tả theo cùng một hình thức như sau :

- Mục tiêu của mô đun, nội dung chi tiết, các từ khóa ;

- Tài liệu tham khảo ;

- Các nhóm năng lực tương ứng.

Ví dụ mô-đun

- Sử dụng hiệu quả giọng nói và ngôn ngữ cơ thể trong các tình huống dạy học

- Mục đích đào tạo và từ khóa trong nội dung:

+ Sử dụng giọng nói với cách biểu đạt khác nhau: mềm mại, nghiêm khắc v.v.

+ Làm chủ được sự di chuyển, các động tác, ánh mắt trong một không gian đối với

nhóm HS;

+ Thay đổi được sự phản ứng và tự kiềm chế tùy theo hoàn cảnh sư phạm;

+ Phân bổ sức lực đối với giọng nói và biết các nguyên lí ý tế liên quan đến giọng

nói;

- Bài thực hành: thở, thời gian nói, nhìn, chuyển động, thư giãn v.v.

- Tài liệu tham khảo

- Năng lực liên quan: N2, N4, N5

Ví dụ mô-đun

Page 83: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

83

- Chức năng của GV trong lớp: phụ trách lớp, tổ chức các họat động của học sinh,

xử lí xung đột, bạo lực, các hành vi không văn minh. Ra quyết định.

- Mục đích đào tạo và từ khóa trong nội dung:

- Có khả năng làm tròn trách nhiệm trong lớp trong khi có tính đến các yếu tố liên

quan sẽ được làm rõ;

- Xác định được sự ảnh hưởng của cách tiếp cận didactic và sư phạm các tình

huống dạy học đối với uy tín của giáo viên trong việc phụ trách nhóm lớp.

Từ khóa: uy tín, điều khiển lớp, trừng phạt, không văn minh

- Tài liệu tham khảo

- Năng lực liên quan: N4, N5, N6, N7

Như vậy chương trình đề cương năm thứ hai nêu cụ thể các nhóm năng lực mà giáo

sinh tập sự cần phải lĩnh hội trong mỗi mô đun.

Page 84: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

84

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 1

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐƯỜNG LỖI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIN HỌC CƠ SỞ 1

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIN HỌC CƠ SỞ 4

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

Page 85: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

85

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIẾNG ANH CƠ SỞ 1

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIẾNG ANH CƠ SỞ 2

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIẾNG ANH CƠ SỞ 3

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

(Theo chương trình chung của ĐHQGHN)

Page 86: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

86

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Các khoa học giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Đại cương về tâm lý và Tâm lý học nhà trường

- Mã học phần: PSE2001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp giáo sinh có nền tảng kiến thức tâm lý học và khả năng vận dụng

kiến thức đó vào thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh góp phần nâng cao hiệu quả

của quá trình giáo dục, làm thuận lợi hóa quá trình đi đến mục đích của học sinh.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Giải thích được cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý

- Giải thích được cơ sở xã hội và mối quan hệ giữa cơ sở sinh lý và kinh tế xã hội

đối với các hiện tượng tâm lý.

- Phân tích được bản chất phản xạ của hiện tượng tâm lý, từ đó xây dựng được

chiến lược tác động đến nhận thức và hành vi của con người.

- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, trạng thái tâm lý, từ đó

có thể có những quyết định đúng và hiệu quả trong việc lựa chọn PP giáo dục

và ứng xử.

- Lý giải được lý do chế biến tài liệu theo cách này hay lựa chọn phương pháp,

hình thức theo cách kia trong việc xây dựng giáo án dạy các học phần

- Biết giải thích cơ sở tâm lý trong tổ chức một lớp học hiệu quả và quản lý hành

vi học sinh để đạt hiệu quả cao trong các giờ học.

- Biết cách đánh giá hành vi đạo đức của học sinh, dự báo sự phát triển nhân cách.

Page 87: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

87

- Biết cách tư vấn cho học sinh các vấn đề tâm lý học đường và giao tiếp ứng xử.

3.2.2. Kỹ năng

a. Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng dạy học:

- Kỹ năng dạy: thuyết trình, giải thích, đặt câu hỏi

- Kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học

- Kỹ năng tạo môi trường, bầu không khí tâm lý thuận lợi cho học tập

Kỹ năng giáo dục – tư vấn học đường

- Kỹ năng điều chỉnh hành vi học sinh

- Kỹ năng thấu cảm và tư vấn, tham vấn

Kỹ năng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập và giáo dục

- Kỹ năng đánh giá nhận xét học sinh

Kỹ năng phối kết hợp các lực lượng giáo dục

- Kỹ năng làm việc với phụ huynh trong giáo dục con em họ

- Kỹ năng kết hợp các tổ chức đoàn đội trong tư vấn

Kỹ năng giao tiếp - ứng xử

- Kỹ năng định vị

- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp

- Kỹ năng ứng xử sư phạm, giải quyết tình huống sư phạm

Kỹ năng đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức

- Kỹ năng đánh giá ảnh hưởng của xã hội, chính sách xã hội và giáo dục đến

sự phát triển giáo dục

- Kỹ năng đánh giá vai trò của nhà trường, văn hoá nhà trường, chiến lược,

chính sách phát triển của nhà trường đến hiệu quả giáo dục.

b. Kỹ năng phát triển cá nhân

- Kỹ năng tự đánh giá, phản tỉnh

- Kỹ năng tự học nâng cao trình độ

- Kỹ năng tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng uy tín cá nhân

- Kỹ năng lập kế hoạch phát triển sự nghiệp cá nhân

- Kỹ năng chuyển dịch

- Kỹ năng tư duy

c. Kỹ năng tương tác xã hội

Kỹ năng hợp tác nhóm

Page 88: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

88

- Kỹ năng thành lập, phát triển nhóm

- Kỹ năng lãnh đạo nhóm

- Kỹ năng kết hợp giữa các nhóm

Kỹ năng tạo ảnh hưởng

- Kỹ năng hùng biện

- Kỹ năng thuyết phục

- Kỹ năng khơi gợi, đánh thức tiềm năng

Kỹ năng giải quyết xung đột

- Kỹ năng nhận diện vấn đề

- Kỹ năng lựa họn giải pháp

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

3.2.3. Thái độ:

Phẩm chất chính trị

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;

- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

b. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

c. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục

khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

d. Lối sống, tác phong

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường

giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác

Áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh thực tiễn

- C: hình thành ý tưởng, triết lý giáo dục. Hình thành triết lý nhân sinh quan

Page 89: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

89

trong tiếp cận giáo dục và lựa chọn phươg pháp giáo dục học sinh cũng như hoàn thiện

bản thân; Năng lực đánh giá bối cảnh xã hội, hoàn cảnh môi trường làm việc, định

hướng giá trị…; chủ động hình thành ý tưởng về sự thích ứng và con đường đạt mục

tiêu và thể hiện các ý tưởng trong nghề nghiệp và vị trí nghề nghiệp.

- D: thiết kế. Thiết kế mô hình giáo dục, điều chỉnh hành vi học sinh ứng với đối

tượng thực, môi trường thực, lập kế hoạch các hoạt động giáo dục trên đối tượng học

sinh thực trong điều kiện thực, buổi làm việc tư vấn… bằng tổng và tích hợp kiến thức

đã được đào tạo.

- I: hiện thực hoá. Thực hiện xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi.

lựa chọn các phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng làm thay đổi

nhận thức, hành vi đạo đức người học trong môi trường giáo dục thực tế...

- O: vận hành hiệu quả, có hiệu lực. Biết đánh giá và hoàn thiện năng lực giảng

dạy và giáo dục học sinh ở bản thân trong quá trình thực tập và bắt đầu hành nghề để

có thể phát triển hiệu quả hơn nữa các hoạt động này.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường cung cấp cho sinh viên các

kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý học và vận dụng kiến thức đó vào trong nhà

trường nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục. Nội dung học phần

đề cập đến các vấn đề: Lịch sử tâm lý học. Các trường phái tâm lý học, quan điểm duy

vật biện chứng về tâm lý và các phương pháp nghiên cứu. Cơ sở sinh lý thần kinh của

tâm lý. Sự phát triển của con người qua các giai đoạn lứa tuổi. Quá trình nhận thức của

con người. Sự phát triển trí tuệ và các biện pháp phát triển trí tuệ. Các vấn đề ý thức và

vô thức trong đời sống tâm lý con người. Các lý thuyết về sự học. Hoạt động học tập

và đặc điểm hoạt động học tập của người học. Trí nhớ và các quá trình trí nhớ. Quên

và các biện pháp chống quên. Giới thiệu về động cơ, động cơ học tập và các biện

pháp hình thành động cơ học tập cho học sinh. Đời sống tình cảm và các đặc điểm của

đời sống tình cảm. Vấn đề stress và quản lý stress. Các rối loạn tâm lý xẩy ra ở học

sinh. Các vấn đề nhân cách, cấu trúc nhân cách và những đặc điểm nhân cách của học

sinh với việc học. Hoạt động dạy học và nhân cách người giáo viên. Các biện pháp

phát triển nhân cách người giáo viên.

4.2 Nội dung cụ thể

Page 90: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

90

Thứ tự

Mục tiêu

Nội dung

Thời lượng

Ghi chú

1

Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được khái niệm tâm lý học và mối quan hệ giữa tâm lý học với các khoa học khác. - Chỉ ra đượcnhững nét cơ bản của một số trường phái tâm lý học

Chương 1: Sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học 1.1. Tâm lý học với các khoa học 1.1.1. Khái niệm Tâm lý học 1.1.2. Đối tượng của tâm lý học 1.1.3. Nhiệm vụ của tâm lý học 1.1.4. Vị trí và ý nghĩa của tâm lý học 1.2. Một số trường phái tâm lý học 1.2.1. Wilhelm Wundt (1832 - 1920) 1.2.2. Trường phái phân tâm học do Sigmund Freud sáng lập (1856 – 1939) 1.2.3. Tâm lý học nhận thức do Jean Piaget sáng lập (1869 – 1989) 1.2.4. Tâm lý học hành vi do John Watson sáng lập (1878 – 1958) 1.2.5. Tâm lý học Gestalt 1.2.6. Tâm lý học nhân văn do Abraham Maslow sáng lập (1908 – 1970) 1.2.7. Tâm lý học hoạt động

2 giờ tín chí

2

Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được quan điểm duy vật biện chứng về tâm lý người - Thực hành được các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý

Chương 2: Quan điểm duy vật biện chứng về tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý 2.1. Quan điểm duy vật biện chứng về tâm lý 2.1.1. Tâm lý và Bản chất của hiện tượng tâm lý người 2.1.2. Chức năng của tâm lý 2.1.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý 2.1.4. Qui luật phát triển tâm lý 2.1.5. Hoạt động và tâm lý 2.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý 2.2.1. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

2 giờ tín chỉ

3 3

Kết thúc chương, SV cần phải: - Phát biểu được sơ lược cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh - Chỉ ra được định khu các chức năng tâm lý trong não

Chương 3: Cơ sở sinh lý thần kinh của tâm lý 3.1. Sơ lược về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh 3.1.1. Sơ lược cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh 3.1.2. Não (hệ thần kinh trung ương) 3.2. Định khu các chức năng tâm lý trong

2 giờ tín chỉ

Page 91: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

91

- Giải thích được quá trình hoạt động thần kinh cấp cao

não 3.2.1. Các quan niệm về định khu chức năng tâm lý cấp cao trên vỏ não 3.2.2. Nội dung thuyết định khu có hệ thống, linh hoạt của các chức năng thần kinh cấp cao trên vỏ não người 3.3. Hoạt động thần kinh cấp cao 3.3.1. Quá trình thần kinh cơ bản của hoạt động thần kinh 3.3.2. Hoạt động phản xạ 3.3.3. Qui luật hoạt động thần kinh cấp cao

4

Kết thúc chương, SV cần phải: - Chỉ rõ sự phát triển của thai nhi qua các giai đoạn: thụ thai, thai nhi

Chương 4: Sự phát triển của thai nhi 4.1. Quá trình thụ thai 4.1.1. Quá trình thụ thai 4.1.2.Những chú ý giáo dục cần thiết 4.2. Sự phát triển của thai nhi 4.2.1. Đặc điểm và sự phát triển của thai nhi 4.2.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 4.3. Khả năng bẩm sinh ở trẻ 4.3.1. Một số khả năng bẩm sinh ở trẻ 3.3.1. Những chú ý giáo dục cần thiết

1 giờ tín chỉ

5 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non về: thể chất, nhận thức, đạo đức và xã hội

Chương 5: Sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non 5.1. Sự phát triển thể chất 5.1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non 5.1.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 5.2. Sự phát triển mặt nhận thức 5.2.1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non 5.2.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 5.3. Sự phát triển mặt đạo đức và xã hội của trẻ 5.3.1. Đặc điểm phát triển về đạo đức và xã hội của trẻ 5.3.2. Những chú ý giáo dục cần thiết

2 giờ tín chỉ

6 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi nhi đồng về: thể chất, nhận

Chương 6: Sự phát triển tâm lý của trẻ tuổi nhi đồng 6.1. Sự phát triển thể chất 6.1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ tuổi nhi đồng 6.1.2. Những chú ý giáo dục cần thiết

1 giờ tín chỉ

Page 92: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

92

thức, đạo đức và xã hội

6.2. Sự phát triển mặt nhận thức 6.2.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ tuổi nhi đồng 6.2.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 6.3. Sự phát triển mặt đạo đức và xã hội của trẻ 6.3.1. Đặc điểm phát triển về đạo đức và xã hội của trẻ 6.3.2. Những chú ý giáo dục cần thiết

7 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh niên về: thể chất, nhận thức, đạo đức và xã hội

Chương 7: Sự phát triển tâm lý của trẻ tuổi thiếu niên và đầu thanh niên 7.1. Sự phát triển thể chất 7.1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ tuổi thiếu niên và đầu thanh niên 7.1.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 7.2. Sự phát triển mặt nhận thức 7.2.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ tuổi thiếu niên và đầu thanh niên 7.2.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 7.3. Sự phát triển mặt đạo đức và xã hội của trẻ 7.3.1. Đặc điểm phát triển về đạo đức và xã hội của trẻ 7.3.2. Những chú ý giáo dục cần thiết

3 giờ tín chỉ

8 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi thanh niên – sinh viên về: thể chất, nhận thức, đạo đức và xã hội

Chương 8: Đặc điểm tâm lý tuổi thanh niên – sinh viên 8.1. Sự phát triển thể chất 8.1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ tuổi thanh niên – sinh viên 8.1.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 8.2. Sự phát triển mặt nhận thức 8.2.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ tuổi thanh niên – sinh viên 8.2.2. Những chú ý giáo dục cần thiết 8.3. Sự phát triển mặt đạo đức và xã hội của trẻ 8.3.1. Đặc điểm phát triển về đạo đức và xã hội của trẻ tuổi thanh niên, SV 8.3.2. Những chú ý giáo dục cần thiết

1 giờ tín chỉ

9 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được khái niệm cảm giác và các quy luật của cảm giác

Chương 9: Nhận thức cảm tính 9.1. Cảm giác 9.1.1. Khái niệm cảm giác 9.1.2. Các qui luật của cảm giác 9.2. Tri giác

2 giờ tín chỉ

Page 93: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

93

- Phân tích được khái niệm tri giác và các quy luật của tri giác

9.2.1. Khái niệm tri giác 9.2.2. Các quy luật cơ bản của tri giác 9.2.3. Các loại tri giác

10 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích đượcnhững vấn đề cơ bản về tư duy: khái niệm, bản chất, đặc điểm, các thành tố, các giai đoạn và sự hình thành khái niệm. - Phân tích được những vấn đề cơ bản về tưởng tượng: Khái niệm, các yếu tố tâm lý, cách phát triển và phương pháp phát triển.

Chương 10: Nhận thức lý tính 10.1. Tư duy 10.1.1. Khái niệm về tư duy 10.1.2. Bản chất xã hội của tư duy 10.1.3. Những đặc điểm của tư duy 10.1.4. Các thành tố của tư duy 10.1.5. Các giai đoạn của tư duy 10.1.6. Sự hình thành khái niệm 10.2. Tưởng tượng và sáng tạo 10.2.1. Khái niệm tưởng tượng và sáng tạo 10.2.2. Các yếu tố tâm lý của sáng tạo 10.2.3. Các cách sáng tạo và phương pháp phát triển 10.3. Ngôn ngữ 10.3.1. Sự phát triển ngôn ngữ 10.3.2. Ngôn ngữ và tư duy

2 giờ tín chỉ

11 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được những vấn đề cơ bản về trí tuệ: Khái niệm, quan niệm, đo lường và các loại hình trí tuệ

Chương 11: Sự phát triển trí tuệ 11.1. Trí tuệ và các quan niệm về trí tuệ 11.1.1. Trí tuệ là gì? 11.1.2. Các loại trí tuệ 11.2. Đo lường trí tuệ 11.2.1. Các cách đo lường trí tuệ 11.2.2. Cách sử dụng kết quả đo lường

2 giờ tín chỉ

12 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được hiện tượng chú ý _ điều kiện cơ bản đề hình thành ý thức. - Phân tích được Khái niệm ý thức, cấu trúc và sự hình thành phát triển ý thức.

Chương 12: Ý thức và quá trình chuyển hóa thông tin 12.1. Chú ý – điều kiện của việc hình thành ý thức 12.1.1. Chú ý và các thuộc tính cơ bản của chú ý 12.1.2. Các loại chú ý và sự phát triển 12.2. Ý thức và cấu trúc của ý thức 12.2.1. Ý thức và đặc điểm của ý thức 12.2.2. Cấu trúc của ý thức 12.3. Sự hình thành và phát triển ý thức 12.3.1. Sự hình thành và phát triển ý thức dưới góc độ cá nhân 12.3.2. Sự hình thành và phát triển ý thức dưới góc độ nhóm 12.4. Ý thức và các chất kích thích

2 giờ tín chỉ

13 Kết thúc chương, SV Chương 13: Vô thức 2 giờ

Page 94: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

94

cần phải: - Phân tích được hiện tượng vô thức và giải thích được các hiện tượng liên quan đến vô thức như giấc mơ và thôi miên

13.1. Bản chất hiện tượng vô thức 13.1.1. Khái niệm về vô thức 13.1.2. Đặc điểm và các biểu hiện của vô thức 13.2. Giấc ngủ và Giấc mơ 13.3. Hiện tượng thôi miên

tín chỉ

14 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được lý thuyết hành vi về sự học. - Phân tích được lý thuyết nhận thức về sự học. - Phân tích được lý thuyết học tập xã hội về sự học. - Phân tích được lý thuyết nhân văn về sự học.

Chương 14: Các lý thuyết về sự học 14.1. Lý thuyết hành vi về sự học 14.1.1. Luận điểm cơ bản của lý thuyết Hành vi 14.1.2. Những ứng dụng sư phạm cần thiết 14.2. Lý thuyết nhận thức về sự học 14.2.1. Luận điểm cơ bản của lý thuyết Nhận thức 14.2.2. Những ứng dụng sư phạm cần thiết 14.3. Lý thuyết học tập xã hội và sự học 14.3.1. Luận điểm cơ bản của lý thuyết Học tập xã hội 14.3.2. Những ứng dụng sư phạm cần thiết 14.4. Lý thuyết nhân văn và sự học 14.4.1. Luận điểm cơ bản của lý thuyết Nhân văn 14.4.2. Những ứng dụng sư phạm cần thiết

2 giờ tín chỉ

15 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được bản chất của hoạt động học tập dưới góc độ tâm lý. - Phân tích được thế nào là học tập hiệu quả và các phương pháp học tập hiệu quả.

Chương 15: Hoạt động học tập của người học 15.1. Hoạt động học tập 15.1.1. Khái niệm hoạt động học 15.1.2. Đặc điểm của hoạt động học 15.1.3. Mục đích học tập của người học 15.1.4. Hình thành các hành động học tập 15.1.5.Hình thành các kĩ năng học tập 15.2. Học tập hiệu quả và phương pháp học tập hiệu quả 15.2.1. Học tập hiệu quả và đặc điểm 15.2.2. Các phương pháp học tập hiệu quả

3 giờtín chỉ

16 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được khái niệm trí nhớ, quá trình trí nhớ, vai trò của trí nhớ - Phân tích được việc quên và các biện pháp

Chương 16: Trí nhớ và quá trình trí nhớ 16.1. Trí nhớ 16.1.1. Khái niệm về trí nhớ 16.1.2. Các loại trí nhớ 16.1.3. Các quy luật của trí nhớ 16.2. Quá trình trí nhớ 16.2.1. Quá trình ghi nhớ

2 giờ tín chỉ

Page 95: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

95

chống quên. 16.2.2. Quá trình gìn giữ 16.2.3. Quá trình tái hiện 16.3. Sự khác biệt và vai trò của trí nhớ 16.3.1. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ 16.3.2. Vai trò của trí nhớ 16.4. Quên và biện pháp chống quên 16.4.1. Nguyên nhân của quên 16.4.2. Sự cấu trúc lại của trí nhớ 16.4.3. Bệnh quên

17 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được bản chất về động cơ qua các vấn đề cơ bản như:bản năng, sự khích lệ và động lực, khơi gợi, thang bậc nhu cầu

Chương 17: Giới thiệu chung về động cơ 17.1. Bản năng 17.2. Sự khích lệ và động lực 17.3. Khơi gợi 17.4. Thang bậc nhu cầu

1 giờ tín chỉ

18 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được các vấn đề cơ bản về nhu cầu: Nhu cầu đói, sinh lý và nhu cầu thuộc về

Chương 18: Nhu cầu đói và lệ thuộc 18.1. Nhu cầu đói 18.2. Nhu cầu sinh lý 18.3. Nhu cầu thuộc về

1 giờ tín chỉ

19 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được động cơ học tập và động cơ làm việc - Phân tích được mối quan hệ giữa hứng thú và động cơ

Chương 19: Động cơ học tập và làm việc 19.1. Động cơ thành công 19.2. Hứng thú và Động cơ học tập 19.3. Sự hài lòng và gắn bó

2 giờ tín chỉ

20 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được một số quan điểm về cảm xúc. - Phân tích được cơ sở sinh lý của cảm xúc - Phân tích được các biểu hiện cảm xúc - Trải nghiệm một số cảm xúc

Chương 20: Những vấn đề chung về cảm xúc 20.1. Một số quan điểm về cảm xúc 20.2. Cơ sở sinh lý của cảm xúc 20.3. Biểu hiện cảm xúc 20.3.1. Biểu cảm không lời 20.3.2. Văn hóa và biểu cảm 20.4. Trải nghiệm một số cảm xúc 20.4.1. Sự sợ hãi 20.4.2. Sự cáu giận 20.4.3. Cảm nhận hạnh phúc 20.5. Sự phát triển đời sống tình cảm

2 giờ tín chỉ

Page 96: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

96

21 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được stress là gì - Chỉ ra được các yếu tố gây ra stress - Phân tích được mối quan giữa stress và bệnh - Nêu được các biện pháp quản lý stress hiệu quả

Chương 21: Stress và quản lý stress 21.1. Stress và yếu tố gây stress 21.2. Stress và bệnh 21.3. Quản lý stress

1 giờ tín chỉ

22 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được bản chất và cách can thiệp các rối loạn hướng nội. - Phân tích được bản chất và cách can thiệp các rối loạn hướng ngoại. - Phân tích được bản chất và cách can thiệp các vấn đề phát triển.

Chương 22: Các rối loạn tâm lý 22.1. Các vấn đề hướng nội 22.1.1. Khái niệm 22.1.2. Trầm cảm 22.1.3. Hành vi tự sát 22.1.4. Rối loạn lo âu 22.1.5. Rối loạn dạng cơ thể 22.2. Các vấn đề hướng ngoại 22.2.1. Khái niệm 22.2.2. Tăng động giảm chú ý 22.2.3. Gây hấn 22.2.4. Chống đối – không tuân thủ 2.2.5. Rối loạn hành vi 22.2.6. Phạm tội – phạm pháp 22.2.7. Trốn học 22.2.8. Rối loạn nhận dạng giới tính tuổi Vị thành niên. 22.3. Các vấn đề phát triển 22.3.1. Trẻ tự kỉ 22.3.2. Trẻ chậm phát triển trí tuệ 22.4. Một số cách can thiệp

2 giờ tín chỉ

23 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được một số quan điểm về nhân cách - Phân tích được cấu trúc về nhân cách. - Giải thích được các đặc điểm của nhân cách, ứng dụng trong thực tiễn

Chương 23: Nhân cách và cấu trúc nhân cách 23.1. Một số quan điểm về nhân cách 23.1.1. Một số quan điểm về nhân cách 23.1.2. Khái niệm và các đặc điểm của nhân cách 23.2. Cấu trúc nhân cách 23.2.1. Xu hướng 23.2.2. Tính cách 23.2.3. Năng lực 23.2.4. Khí chất

2 giờ tín chỉ

Page 97: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

97

23.3. Đặc điểm nhân cách 23.3.1. Tính thống nhất của nhân cách 23.3.2. Tính ổn định của nhân cách 23.3.3. Tính tích cực của nhân cách 23.3.4. Tính giao lưu của nhân cách

24 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được bản chất và xác định được xu hướng nhân cách của người học. - Phân tích được bản chất của năng lực và đánh giá năng lực người học. - Phân tích được bản chất tính cách và biết cách ứng xử với tính cách của người học. - Phân tích được bản chất của khí chất và cách giáo dục khí chất của người học.

Chương 24: Đặc điểm nhân cách người học 24.1. Xu hướng và định hướng xu hướng nhân cách người học 24.1.1. Xu hướng và đặc điểm xu hướng học tập 24.1.2. Những yêu cầu giáo dục cẩn thiết 24.2. Năng lực và đánh giá năng lực người học 24.2.1. Đặc điểm và đặc điểm học tập 24.2.2. Những yêu cầu giáo dục cẩn thiết 24.3. Tính cách và đặc điểm tính cách người học 24.3.1. Tính cách và đặc điểm tính cách của người học 24.3.2. Những yêu cầu giáo dục cẩn thiết 24.4. Khí chất và cách giáo dục khí chất người học 24.4.1. Khí chất và và đặc điểm của khí chất, 24.4.2. Những yêu cầu giáo dục cẩn thiết

2 giờ tín chỉ

25 Kết thúc chương, SV cần phải: - Phân tích được bản chất của hoạt động dạy từ đó có các biện giáo dục những yêu cầu của nghề dạy học đối với sinh viên sư phạm - Phân tích được cấu trúc nhân cách của người thầy giáo và con đường hoàn thiện nhân cách người giáo viên.

Chương 25: Hoạt động dạy học và nhân cách người giáo viên 25.1. Hoạt động dạy học 25.1.1. Đặc điểm của nghề dạy học 25.1.2. Bản chất tâm lý của hoạt động dạy 25.1.3. Mục đích và con đường đạt mục đích dạy học 25.1.4. Những yêu cầu đối với nghề dạy học 25.2. Nhân cách của người giáo viên 25.2.1. Cấu trúc nhân cách người giáo viên 25.2.2. Con đường hoàn thiện nhân cách người giáo viên

2 giờ tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 46giờ tín chỉ

Page 98: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

98

Thực hành/làm việc nhóm: 20 giờ tín chỉ (= 10 giờ lý thuyết)

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 12giờ tín chỉ (= 4 giờ lý thuyết)

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp,

thảo luận….

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời

gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian

trên lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh, 2009, Tâm lý học đại

cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đinh Thi Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học phát

triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học Giáo

dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Tài liệu bài giảng cập nhật của giảng viên.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. A.N. Leonchep, 1987, Hoạt động, ý thức, nhân cách. NXB Giáo dục Hà Nội.

2. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2000, Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng

vào lĩnh vực dạy học. NXB Đại học Sư phạm HN.

3. David G. Myers, 2007, Psychology, New York

Page 99: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

99

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIÁO DỤC HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Giáo dục học

- Mã học phần: PSE2002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 04

- Học phần tiên quyết:

o Đại cương về tâm lý và TLH nhà trường: PSE1001

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần GDH trang bị cho SV những vấn đề lý thuyết đại cương có tính cơ bản,

hệ thống và hiện đại của lý luận Giáo dục học nói chung và các cơ sở lý luận về quá

trình giáo dục trong nhà trường (chủ yếu về trường THPT) nói riêng.

Hệ thống kiến thức GDH giúp SV có được những kiến thức, kỹ năng có vai trò

“điểm tựa” cần thiết để tiếp tục học nhiều học phần khác thuộc Giáo dục chuyên

ngành, và phát triển các năng lực nghề nghiệp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày, phân tích (và lấy được ví dụ) một số khái niệmcơ bản giáo dục học

và những vấn đềlý luận giáo dục học về: Bản chất của GD, Mục đích GD, Hệ

thống GDQD; Vai tròcủa GD đối phát triển cá nhân và sự phát triển XH…

- Khái quát được về lịch sử giáo dục, sự phát triển các tư tưởng giáo dục của thế

giới vàcủa Việt Nam.

- Trình bày, phân tích, khái quát hoá những vấn đềlý luận cơ bản của quá trình

giáo dục trong nhà trường nói chung và của nhà trường phổ thông (THPT,

THCS) nói riêng: mục tiêu, nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục, nội dung và hệ

phương pháp, các hình thức giáo dục cơ bản, vai trò và mối quan hệ người học

Page 100: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

100

và người dạy, các hoạt động đánh giá,...

- Trình bày được các khái niệm vàcơ sở lý luậncơ bản về quá trình giáo dục trong

nhà trường nói chung và đặc điểm của từng các loại hình giáo dục nhà trường

theo bậc học. Trình bày được cơ cấu tổ chức và các nội dung cơ bảncủa quá

trình giáo dục trong nhà trường trung học. Phân tích được chức trách, nhiệm vụ

của giáo viên trong tổ chức, quản lý nhà trường.

- Trình bày được các nội dung quản lý lớp học và các chức năng, nhiệm vụ, nội

dung cơ bản của công tác Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường trung họcnói

chung và nội dung, phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trên

lớp và ngoài giờ lên lớp nói riêng.

3.2.2. Kỹ năng:

Kỹ năng nghề nghiệp

- Tổng hợp, phân tích thông tin trong lý luận GDH, lý luận QTGD trong nhà

trường, và lý luận quản lý lớp học.

- Áp dụng các khái niệm, cơ sở lý luận GDH vào giải thích, phân tích, tổng hợp,

đánh giá những vấn đề trong lý luận và trong thực tế quản lý lớp học và thực tế

giáo dục trong nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch GD, làm việc cẩn thận, chính xác theo kế hoạch;

- Làm việc theo nhóm, hợp tác NCKH và giải quyết các vấn đề GD

- Định hướng các kỹ năng quản lý, lãnh đạo các hoạt động giáo dục trong nhà

trường (cá nhân và tập thể)

- Tư vấn cho học sinh về việc học tập và rèn luyện trong nhà trường.

Kỹ năng phát triển cá nhân

- Phát triển tư duy hệ thống;

- Kỹ năng phân biệt bản chất và hiện tượng trong giáo dục và trong sự phát triển

người học (cá nhân và tập thể).

- Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm;

- Sử dụng thời gian hiệu quả.

3.2.3. Thái độ

- Góp phần hình thành ở SV tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Góp phần hình thành tác phong làm việc theo kế hoạch,

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng giáo dục và khi triển

khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

Page 101: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

101

3.2.4. Các mục tiêu khác

Học phần còn giúp người học rèn luyện:

- Kỹ năng thu nhận phân tích, tổng hợp, tích hợp thông tin về đối tượng HS được

phân công quản lí.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong quản lí, giáo dục học sinh.

- Kỹ năng quan tâm tới các vấn đề xã hội và giáo dục hiện thời có ảnh hưởng đến

nhà trường, giáo viên và công tác giáo dục học sinh.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

“Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường“ là học phần tích hợp cao

các tri thức lý luận GDH và các định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, trang bị

cho người học một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của giáo dục học,

lịch sử giáo dục, về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và những vấn đề cơ

bản của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà giáo và người học.

Học phần cũng cung cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học về

tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục, hệ thống kỹ năng quản lý lớp học của một

giáo viên và công tác giáo viên chủ nhiệm, các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo

dục cơ bản trong trường phổ thông trung học.

Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát triển, vận dụng trong các loại hình nhà

trường khác, bậc học khác.

Các kỹ năng chủ yếu được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết chặt

chẽ với hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại trường trung

học.

Chương trình học phần gồm 3 phần (09 chương, 3tín chỉ) được phân bổ với các

chương, mục như sau.

4.2 Nội dung cụ thể

TT

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Phần thứ nhất. (17giờ tín chỉ. 11 LT; 6TH) QUÁ TRÌNHGIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI 1

Kết thúc chương 1, SV cần phải: - Phân biệt và chỉ rõ

được mối quan hệ

Chương 1. GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC HỌC 1.1. Giáo dục là hoạt động cơ bản của xã

04 giờ tín chỉ (03LT; 01 TH

Page 102: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

102

giữa Giáo dục (GD) và Giáo dục học (GDH), giữa khách thể NC (GD) và đối tượng NC của GDH là Quá trình giáo dục (QTGD);

- Nắm vững, phân biệt ngữ nghĩa, lấy được ví dụ về một số khái niệm cơ bản của GDH;

- Nắm vững, phân biệt các PPNC của Hệ PPNC của GDH…để sau này có thể vận dụng vào NC lý luận và thực tiễn GD;

- Nhận thức được giá trị của các di sản GD, khái quát hóa và trình bày được về Lịch sử GD và Lịch sử các Tư tưởng GD;

-

hội loài người 1.1.1. Bản chất của Giáo dục 1.1.2. Các tính chất của Giáo dục 1.1.3. Giáo dục là một hoạt động cơ bản của xã

hội 1.2. Nhập mônGiáo dục học (*) 1.2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của

GDH 1.2.2. Một số khái niệm cơ bản của GDH 1.2.3. Giáo dục học và các khoa học khác 1.2.4. Hệ phương pháp nghiên cứu GDH 1.3. Khái quát về lịch sử giáo dục và lịch sử

tư tưởng giáo dục (*) 1.3.1. Giá trị của di sản giáo dục 1.3.2. Giáo dục trong thời kỳ cổ đại 1.3.3. Giáo dục trong thời kỳ Trung đại (xã hội

phong kiến) 1.3.4. Giáo dục trong thời kỳ Cận đại (xã hội

TBCN) 1.3.5. Giáo dục trong xã hội đương đại (hậu

TBCN) Thực hành chương 1

dành cho Hướng dẫn ĐCMH và thực hành)

2

Kết thúc chương 2, SV cần phải: - Nắm vững, phân

biệt và thấy được mối liên hệ giữa các khái niệm “Phát triển”, Phát triển XH, Phát triển cá nhân… và vai trò của GD trong đó;

- Hiểu đúng về MLH

Chương 2. GIÁO DỤC VÀSỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 2.1. Sự phát triển và sự phát triển xã hội 2.2. Tính quy định của xã hội vàchức năng xã

hội của giáo dục 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận (*) 2.2.2. Tính qui định của xã hội đối với giáo dục 2.2.3. Các chức năng xã hội của giáo dục 2.2.4. Vai trò của giáo dục trong đường lối phát

triển KT - XH Việt Nam hiện nay 2.3. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực 2.3.1. Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực

05 giờ tín chỉ (03LT; 02TH)

Page 103: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

103

2 chiều giữa Xã hội và GD: Tính quy định của XH đối với GD và các Chức năng XH của GD.

- Trên cơ sở đó vận

dụng để hiểu đúng và giải thích được một số vấn đề lý luận GDH và thực tiễn GD, trong đó có các Xu thế phát triển GD trong thời đại ngày nay và Đường lối phát triển GD-ĐT của Đảng và NN ta.

2.3.2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực từ góc độ Giáo dục học

2.4. Các xu thế thời đại và và các xu hướng phát triển giáo dục hiện nay (*)

2.4.1. Các xu thế thời đại 2.4.2. Một số xu hướng phát triển giáo dục hiện

nay Thực hành chương 2

3 Kết thúc chương 3, SV cần phải: - Nắm vững khái

niệm “Sự phát triển cá nhân” và các tác nhân ảnh hưởng; Đồng thời, phân biệt và thấy rõ MLH giữa “Sự PT cá nhân” và “Sự PT nhân cách”, “Sự PT con người (loài người)”

- Nhận thức đúng vai trò “chủ đạo’ của GD tác động đến sự PT cá nhân trong tổng thể các tác động của Di truyền, MTXH và Hoạt động của chủ thể;

- Biết rút ra các Kết luận sư phạm từ vai trò của các tác nhân

Chương 3. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN 3.1. Sự phát triển cá nhân 3.1.1. Khái niệm “Sự phát triển cá nhân” và các

tác nhân 3.1.2. Một số quan điểm hiện đại về sự phát

triển cá nhân(*) 3.2. Vai trò của giáo dục trong tổng thể tác

động đến sự phát triển cá nhân 3.2.1. Vai trò của di truyền 3.2.2. Vai trò của môi trường xã hội 3.2.3. Vai trò của hoạt động của chủ thể 3.2.4. Vai trò của giáo dục gia đình và nhà

trường Thực hành chương 3

5giờ tín chỉ (03LT; 02TH)

Page 104: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

104

để định hướng vận dụng trong GD

4 Kết thúc chương 4, SV cần phải: - Nắm vững, lấy được

ví dụ về MĐGD, các cấp độ (MTGD), cơ chế thực hiện và vai trò của MĐGD;

- Hiểu nội hàm của MĐGD của VN hiện nay, đồng thời như một minh họa cho lý luận MĐGD;

- Hiểu nội hàm kh.niệm, các thành tố cấu trúc và 1 số mô hình tổ chức của HTGDQD;

- Hệ thống GDQD Việt Nam hiện nay và các định hướng phát triển;

- Nhận thức được giá trị của các di sản GD, khái quát hóa và trình bày được về lịch sử GDVN trước 1945 và sau 1945 (chủ yếu các cuộc CCGD)

Chương 4. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC. HỆ THỐNGGIÁO DỤC QUỐC DÂN 4.1. Mục đích giáo dục 4.1.1. Khái niệm mục đích giáo dục, mục tiêu

giáo dục 4.1.2. Các cấp độ mục đích giáo dục và cơ chế

thực hiện 4.1.3. Mục đích giáo dục của Việt Nam hiện nay 4.2. Hệ thống giáo dục quốc dân 4.2.1. Khái niệm HTGDQD và một số mô hình tổ

chức HTGDQD 4.2.2. Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay 4.2.3. Các định hướng phát triển giáo dục Việt

Nam hiện nay (Chiến lược phát triển GD Việt Nam 2010- 2020 và Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện GD- ĐT”(*))

4.2.4. Khái quát lịch sử giáo dục Việt Nam (*) Thực hành chương 4

03 giờ tín chỉ (02LT; 01TH)

Phần thứ 2.QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG (14 giờ tín chỉ. 10 LT; 04 TH) 5 Kết thúc chương 5, SV

cần phải: - Hiểu và nắm vững

Bản chất của GDNT và đặc thù các loại hình GDNT;

- Biết và trình bày khái quát được các quá trình GD đặc thù của

Chương 5(*) ĐẶC THÙ CỦA GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG 5.1. Bản chất và các loại hình giáo dục nhà

trường 5.1.1. Bản chất và đặc điểm của giáo dục nhà

trường 5.1.2. Các thiết chế của giáo dục nhà trường

04 giờ tín chỉ (03LT; 01 TH)

Page 105: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

105

từng loại hình GDNT và xu thế phát triển của chúng

5.1.3. Các loại hình giáo dục nhà trường 5.2. Giáo dục đại học 5.2.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù

của GDĐH 5.2.2. Quá trình đào tạo đại học, cao đẳng và

các loại hình. 5.2.3. Các xu thế phát triển và một số mô hình

GDĐH(*) 5.3. Giáo dục nghề nghiệp 5.3.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù

của GDNN 5.3.2. Quá trình đào tạo trong GDNN và các

loại hình (*) 5.3.3. Các xu thế phát triển và một số mô hình

GDNN(*) 5.4. Giáo dục thường xuyên 5.4.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù

của GDTCX 5.4.2. GDTX với Xã hội học tập và Giáo dục

cộng đồng 5.4.3. Một số mô hình GDTX và Giáo dục cộng

đồng(*) 5.5. Giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học 5.5.1. Giáo dục mầm non 5.5.2. Giáo dục tiểu học 5.5.3. Mô hình nhà trường VNEN (*) Thực hành chương 5:

6 Kết thúc chương 6, SV cần phải: - Nắm vững, trình bày

được các khái niệm, khái quát được các vấn đề lý luận cơ bản về GD phổ thông hiện nay

- Nhìn nhận Quá trình GD trong nhà trường PT theo quan điểm phát triển: nắm được các xu thế phát triển nói chung, cũng như 1 só định hướng phát

Chương 6. QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 6.1. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục trong

nhà trường phổ thông 6.1.1. Mục tiêu GD và tính chất của quá trình

giáo dục trong nhà trường phổ thông 6.1.2. Nhiệm vụ giáo dục và các con đường giáo

dục trong nhà trường phổ thông 6.1.3. Các nguyên tắc giáo dục trong nhà

trường phổ thông 6.2. Nội dung, Phương pháp và Hình thức

tổ chức giáo dục 6.2.1. Nội dung giáo dục trong nhà trường phổ

10 giờ tín chỉ (07LT; 03 TH)

Page 106: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

106

triển trong từng lĩnh vực của GDPT;

- Liên hệ, vận dụng lý luận để hiểu và giải thích được các xu hướng đổi mới hiện nay đang diễn ra ở GDPT và xác định các yêu cầu chuẩn bị cho người GV tương lai

thông 6.2.2. Phương pháp giáo dục - dạy học trong

nhà trường phổ thông 6.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục- dạy học

trong nhà trường phổ thông 6.3. Đánh giá quá trình giáo dục trong nhà

trường phổ thông 6.3.1. Chất lượng giáo dục và sự đánh giá của

xã hội đối với giáo dục 6.3.2. Đánh giá trong giáo dục và Đánh giá quá

trình giáo dục . 6.3.3. Đánh giá kết quả học tập và kết quả giáo

dục – rèn luyện của HS 6.4. Giáo viên- nhà giáo dục 6.4.1. Đặc điểm lao động sư phạm 6.4.2. Người GVhiệu nghiệm (Successful

Teacher) (*) 6.4.3. Chuẩn năng lực nghề nghiệp của người

GV trung học (Việt Nam) (*) 6.5. Học sinh phổ thông 6.5.1. Quan điểm “hướng trung tâm về người

học”(*) 6.5.2. Đặc điểm nhân cách Học sinh phổ thông

(trung học) hiện nay (*) 6.6. Xu hướng đổi mới giáo dục trong nhà

trường phổ thông hiện nay 6.6.1. Một số xu hướng đổi mới trong giáo dục

phổ thông hiện nay(*) 6.6.2. Đề án “Đổi mới Chương trình, sách giáo

khoa phổ thông sau 2015” (*)

Thực hành chương 6:

Phần thứ 3. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ LỚP HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (TRUNG HỌC) (14 giờ tín chỉ, 9 LT:5TH)

7 Kết thúc chương 7, SV cần phải: - Nắm vững và trình

bày được các khái niệm và cơ sở lý luận cơ bản về

Chương 7. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀQUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ LỚP HỌC 7.1. Khái quát lý luận về Quản lý nhà trường 7.1.1. Quản lý giáo dục

03 giờ tín chỉ (03LT; 0 TH)

Page 107: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

107

Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường;

- Mục tiêu, nội dung cơ bản của QLNT và Cơ cấu tổ chức trường trung học;

- Nhận thức đúng vai trò và trách nhiệm của người GV tham gia quản lý nhà trường

7.1.2. Quản lý nhà trường (cơ sở giáo dục) 7.1.3. Một số tiếp cận trong QL giáo dục và quản

lý nhà trường (TQM, SREM) (*) 7.2. Tổ chức và quản lý trường trung học 7.2.1. Mục tiêu và Nội dung cơ bản của quản lý

trường trung học 7.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường trung học Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên trong công tác quản lý nhà trường(*)

Kết thúc chương 8 , SV cần phải: - Nắm vững, trình

bày được Mục tiêu và đặc điểm của QLLH từ đó xác định được hệ thống công việc cơ bản trong QLLH;

- Trên cơ sở đó, bước đầu tập luyện hình thành các kỹ năng và năng lực tổ chức, quản lý lớp học (môi trường lớp học, hành vi người học…);

- Biết xác định các Quy định và đề ra các chỉ dẫn QLLH

Chương 8. QUẢN LÝ HỌC SINH TRÊN LỚP 8.1.Mục tiêu, đặc điểm của quản lý học sinh trên lớp 8.1.1. Khái niệm và Mục tiêu của quản lý học

sinh trên lớp 8.1.2. Đặc điểm của quá trình quản lý học sinh

trên lớp 8.2. Xây dựng môi trường lớp học 8.2.1. Khái niệm Môi trường lớp học 8.2.2. Tổ chức không gian lớp học 8.2.3. Xây dựng môi trường tâm lý trong lớp học 8.2.4. Thực hành xây dựng môi trường lớp học

8.3. Quản lí hành vi của người học 8.3.1. Mục tiêu của quản lý hành vi người học 8.3.2. Một số biện pháp can thiệp hành vi người

học 8.3.3. Thực hành xử lý các tình huống sư phạm

trong lớp học 8.4. Xây dựng các qui định và chỉ dẫn để quản lý lớp học 8.4.1. Vai trò và sự khác biệt của quy định và

chỉ dẫn đối với lớp học 8.4.2. Nguyên tắc, cách thức xây dựng bản qui

định và chỉ dẫn trong quản lý lớp học 8.4.3. Thực hành xây dựng quy định và chỉ dẫn

trong quản lý lớp học

04 giờ tín chỉ (02LT; 02 TH)

Kết thúc chương 9, SV cần phải: - Xác định đúng, trình

Chương 9. CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 9.1. Vị trí, chức năng và nội dung công tác

giáo viên chủ nhiệm

07 giờ tín chỉ (04LT;

Page 108: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

108

bày được về vị trí, chức năng công tác GVCN, về các Nội dung cơ bản của công tác GVCN; Về quá trình xây dựng lớp thành một TTHS tự quản;

- Hình thành bước đầu một số kỹ năng cơ bản và biện pháp công tác của GVCN trên một số mặt: Nghiên cứu và phân loại HS; Tư vấn và quản lý HS; Xây dựng TTHS tự quản; Tổ chức HĐ tập thể, lập Kế hoạch công tác GVCN

-

9.1.1. Vị trí, chức năng của công tác GVCN và người GVCN

9.1.2. Nội dung cơ bản và biện pháp công tác của GVCN

9.1.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người GVCN (*)

9.2. Xây dựng lớp học thành một tập thể học sinh tự quản

9.2.1. Khái niệm và vai trò giáo dục của Tập thể học sinh

9.2.2. Tiêu chí TTHS và các giai đoạn hình thành TTHS

9.2.3. Các biện pháp xây dựng lớp học trở thành TTHS tự quản

9.3. Quản lý học sinh và công tác tư vấn của GVCN

9.3.1. Quản lý học sinh 9.3.2. Công tác tư vấn của GVCN 9.3.3. Một số kỹ thuật tư vấn 9.4. Giáo dục “học sinh cá biệt” 9.4.1. Khái niệm và phân loại “học sinh cá

biệt” 9.4.2. Một số phương pháp và biện pháp giáo

dục HSCB 9.5. Thực hành một số kỹ năng công tác

giáo viên chủ nhiệm 9.5.1. Tìm hiểu, phân loại học sinh 9.5.2. Tổ chức mạng lưới tự quản trong xây

dựng TTHS tự quản 9.5.3. Xây dựng các kế hoạch công tác của

GVCN 9.5.4. Khái quát về tổ chức các hoạt động GD

ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm sáng tạo(*)

9.6. Hướng dẫn ôn tập kết thúc học phần

03 TH)

GHI CHÚ:

- Các Chương, mục có gạch chân là các nội dung, chỉ có trong bài giảng của GV, có

thể trong giáo trình chưa mới cập nhậtđầy đủ;

- Các mục có dấu (*) là các nội dung viết cho SV tự học (có hướng dẫn)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

Page 109: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

109

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

- Lý thuyết: 30 giờ TC (60%)

- Thực hành/làm việc nhóm: 15 giờ TC (20%)

- Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Dạy học lý thuyết trên lớp

- Seminar, thảo luận nhóm ;

- Hướng dẫn tự học, hướng dẫn làm bài tập NC

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Trần Anh Tuấnchủ biên (2009),Giáo dục học đại cươngNXB ĐHQG Hà Nội;

2. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009).Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp

học và hoạt động giáo dục.NXB ĐHQG Hà Nội;

3. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2009).Giáo dục học (tập 1 và tập 2), NXB

ĐHSP. ;

4. Bùi Minh Hiền (2007).Lịch sử giáo dục. (tập 1 và tập), NXB ĐHQG Hà Nội. .

5. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009).Phương pháp kỉ luật tích cực, Tài liệu

dành cho tập huấn viên.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007).Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung

học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết

định số: 07/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ GD và ĐT.

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004).Phương pháp công tác Giáo viên

chủ nhiệm lớp.NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1997).Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Giáo

dục.

4. Lê Vinh Quốc (2001). Hỏi đáp về Giáo dục Việt Nam (T1, T2), NXB Trẻ.

5. UNESCO, J.Delor (2003).Học tập- một kho báu tiềm ẩn. NXB Giáo dục.2003

6. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An

Asian PerspectivePrentice Hall.

Page 110: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

110

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Bài tập cá nhân (Đánh giá thường xuyên)

Lý thuyết và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức học phần. Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa học

20%

Bài tập nhóm kết hợp với cá nhân

Lý thuyết và Kỹ năng (giữa kì)

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích… các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được lý giải, hoặc giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG:

Hoàn thiện theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

Page 111: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

111

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Lí luận và công nghệ dạy học

- Mã học phần: TMT1001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- Các học phần tiên quyết:

+ PSE1001: Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường (3 tín chỉ).

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu được sâu sắc hệ thống các khái niệm, nội dung cơ bản của lý luận và công

nghệ dạy học.

- Hiểu được một số lý thuyết dạy học, các quan điểm sư phạm tương ứng và vận

dụng vào thực tiễn dạy học.

- Khái quát được các vấn đề trong thực tiễn dạy học, đặc biệt là thực tiễn dạy học

phổ thông và xu hướng cải cách giáo dục của thế giới và Việt Nam.

3.2.2. Kỹ năng:

- Xác định được mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra

đánh giá trên cơ sở phân tích đối tượng học sinh, chương trình, sách giáo khoa,

điều kiện, phương tiện dạy học.

- Lập được kế hoạch theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, tự chủ của học

sinh.

- Sử dụng thành thạo một số phương tiện và công nghệ dạy học phổ biến để

nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.

3.2.3. Thái độ:

Page 112: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

112

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong

giai đoạn mới

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới PPDH

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu, tự học.

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái niệm cơ bản, bản

chất, quy luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy học, những

quan điểm dạy học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ lịch sử với

sự chi phối chặt chẽ của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt học phần còn

giới thiệu các xu hướng và thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới và ở Việt Nam, các

phương pháp dạy học và kĩ thuật triển khai các phương pháp dạy học, các công nghệ

trong dạy học. Lí luận và công nghệ dạy học là học phần cơ bản trong nhóm bộ môn

đào tạo nghiệp vụ sư phạm, vừa mang tính lí luận vừa mang tính thực hành.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1

1. Người học phân tích được các yếu tố cấu thành, nguyên tắc triển khai quá trình dạy học 2. Người học giải thích được sự ảnh hưởng của các học thuyết sư phạm, qui luật nhận thức đến cách lựa chọn mô hình dạy học 3. Người học thiết kế được qui trình dạy

Nội dung 1: Đại cương về Lý luận dạy học 1.1. Tổng quan về lí luận dạy học 1.1.1. Lịch sử phát triển của lí luận dạy học 1.1.2. Các trường phái lí luận dạy học 1.1.3. Mối quan hệ giữa LLDH với một số ngành khoa học khác 1.2. Quá trình dạy học 1.2.1, Khái niệm về dạy học. 1.2.2. Một số phương pháp tiếp cận nghiên cứu bản chất dạy học 1.2.3. Bản chất của dạy học 1.3. Xu thế phát triển của dạy học và một số lý thuyết dạy học hiện nay 1.3.1. Đặc trưng của dạy học hiện nay

6 giờ tín chỉ

Page 113: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

113

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

học phù hợp với bối cảnh nhà trường hiện nay

1.3.2. Một số lý thuyết và quan điểm tiếp cận nghiên cứu dạy học hiện nay. 1.3.2.1. Lý thuyết tình huống 1.3.2.2. Lý thuyết kiến tạo 1.3.2.3. Lý thuyết sư phạm tương tác 1.3.2.4. Quan điểm tam giác dạy học của J. Vial 1.4. Quy luật và nguyên tắc dạy học cơ bản 1.4.1. Hệ thống quy luật dạy học 1.4.2. Một số quy luật dạy học cơ bản. 1.4.3. Nguyên tắc dạy học 1.5. Các yếu tố trong hệ thống dạy học 1.5.1. Đối tượng người học 1.5.2. Mục tiêu dạy học 1.5.2. Nội dung dạy học 1.5.3. Kiểm tra đánh giá 1.5.4. Môi trường dạy học 1.5.5. Phương pháp, phương tiện dạy học 1.5.6. Đánh giá cải tiến, phát triển chuyên môn

2

1. Người học nhận diện và phân tích được bản chất của PPDH, các yếu tố tác động đến việc lựa chọn PPDH hiệu quả 2. Người học phân tích được nguyên tắc về sự thống nhất giữa PPDH với mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học 3. Người học đánh giá được các mô hình và phương pháp triển khai dạy học hiện nay

Nội dung 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 2.1. Quan niệm về phương pháp dạy học 2.1.1. Khái niệm về PPDH 2.1.2. Mối liên hệ giữa PPDH với các yếu tố trong hệ thống dạy học 2.1.3. Đặc điểm của PPDH 2.1.4. Nguyên tắc lựa chọn PPDH 2.1.5. Phân loại PPDH 2.2. Một số quan điểm tiếp cận nghiên cứu PPDH 2.2.1. Tiếp cận hoạt động 2.2.2. Tiếp cận nhận thức luận 2.2.3. Tiếp cận điều khiển học 2.2.4. Tiếp cận hệ thống toàn vẹn 2.2.5. Tiếp cận cấu trúc 2.3. Xu hướng phát triển PPDH trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Xu hướng phát triển PPDH trên thế giới

9 giờ tín chỉ

Page 114: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

114

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

2.3.2. Chủ trương đổi mới PPDH ở Việt Nam. 2.4. Hình thức tổ chức dạy học 2.4.1. Những vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học 2.4.2. Một số tiêu chí phân loại hình thức tổ chức dạy học 2.4.3. Sự phát triển của hình thức tổ chức dạy học trong lịch sử. 2.4.4. Các hình thức tổ chức dạy học phổ biến 2.4.5. Các hình thức tổ chức dạy học không truyền thống 2.5. Một số mô hình dạy học phổ biến hiện nay 2.5.1. Dạy học trực tiếp 2.5. 2. Dạy học qua giải quyết vấn đề 2.5. 3. Dạy học qua nghiên cứu 2.5. 4. Dạy học hợp tác 2.5 5. Dạy học theo dự án

3 1. Người học xây dựng được kế hoạch dạy học phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay ở PT 2. Người học áp dụng được các kĩ thuật triển khai dạy học cho từng loại bài, đánh giá được tính hiệu quả của từng kĩ thuật 3. Người học lập được hồ sơ dạy học, kế hoạch điều chỉnh, phát triển nghề nghiệp chuyên môn

Nội dung 3. Thiết kế, lập kế hoạch DH 3.1. Qui trình thiết kế hoạt động dạy học 3.1.1. Xác định nhu cầu người học 3.1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học 3.1.3. Triển khai hoạt động dạy học 3.1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học 3.1.5. Đánh giá cải tiến và phát triển nghề nghiệp 3.2. Lập kế hoạch dạy học 3.2.1. Lập kế hoạch để người học thành công trong học tập 3.2.2. Lập kế hoạch dạy học tổng thể 3.2.3. Qui trình lập kế hoạch dạy học 3.3. Lập kế hoạch dạy học từng bài cụ thể 3.4. Các kỹ thuật triển khai dạy học hiệu quả

15 giờ tín chí

4 1. Người học phân

Nội dung 4. Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ

Page 115: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

115

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

tích được ưu/nhược điểm của việc áp dụng CNTT trong dạy học 2. Người học thiết kế được kế hoạch dạy học theo tiếp cận công nghệ, soạn giáo án/bài giảng điện tử, hồ sơ dạy học điện tử 3. Người học thiết kế được kế hoạch dạy học theo mô hình E-Learning và Blended Learning 4. Người học đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học

4.1. Vai trò và sự phát triển của CNTT trong giáo dục hiện nay 4.1.1. Mạng máy tính và Internet (giới thiệu và thực hành) 4.1.2. E-learning và Blended Learning (dạy học pha trộn/kết hợp) 4.1.3. Thời đại mới và cuộc cách mạng trong giáo dục 4.2. Sử dụng công nghệ trong dạy học 4.2.1. Sử dụng công nghệ trong lập kế hoạch dạy học 4.2.2. Sử dụng công nghệ trong triển khai quá trình dạy học, hỗ trợ người học. 4.2.3. Sử dụng công nghệ trong đánh giá kết quả học tập của người học 4.2.4. Sử dụng công nghệ để tạo môi trường học tập hiện đại 4.2.5. Sử dụng công nghệ để xây dựng nguồn tài nguyên học tập 4.2.6. Sử dụng công nghệ trong phát triển nghề nghiệp

15 giờ tín chí

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:

Lý thuyết: 25

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

- Làm việc nhóm, dạy học dự án

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học”, Khoa Sư phạm, ĐHGD,

2011

Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do Nhà xuất bản

Page 116: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

116

Giáo dục

Việt Nam ấn hành (2013): “Nghệ thuật và khoa học Dạy học”; “Tám đổi mới để

trở thành người giáo viên giỏi”; “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu

quả”; “Quản lí hiệu quả lớp học”; “Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các phương

pháp dạy học hiệu quả”

6.2. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam. Phiên bản 10.1,

2010

Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy, Sư phạm tương tác: Một tiếp cận

khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN, 2009.

Nguyễn Hữu Châu, "Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy

học”, NXB Giáo dục, 2005.

6.3. Website:

Cẩm nang và chiến lược học tập: http://www.studygs.net/vietnamese/

Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://edu.net.vn/

Cách mạng học tập: http://www.thelearningweb.net

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất của nội

dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia xây dựng bài / vấn đáp, trắc nghiệm,

10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng, hiệu quả của PPDH và sử dụng phương tiện.

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng Thực hành dạy học (giảng dạy theo nhóm:phân công các cá nhân dạy từng phần cụ thể của một bài học mà nhóm đã chuẩn bị)

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Lí thuyết: SV bốc thăm phiếu vấn đáp và trả lời câu hỏi. Thực hành: + Chọn 1 nội dung, lập KH dạy một ND + Chọn nội dung trọng tâm của bài để giảng dạy trong 15 phút

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Page 117: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

117

- Bài tập cá nhân (luận, tổng thuật, báo cáo)

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10đ

- Bài tập nhóm /tháng

Xác định vấn đề seminar rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ

Thể hiện kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành seminar 4đ

Chuẩn bị chu đáo, cẩn thận 1đ

Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Viết báo cáo, hợp đồng học tập đúng qui định 1đ

Hình thức seminar sáng tạo 1đ

Tổng: 10đ

- Kiểm tra giữa kỳ

Soạn kế hoạch dạy học: 40%

Thực hành dạy: 60%

- Bài tập lớn học kỳ (chọn 1 trong số các yêu cầu)

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 3đ

Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Tổng: 10đ

* Đối với Bộ hồ sơ bài dạy có tiêu chí riêng theo chuẩn của Intel

- Thi cuối kỳ

Soạn giáo án: 40% (Giáo án thường 60%; giáo án điện tử 40%)

Thực hành dạy: 60% (trình bày 80%; kết hợp sử dụng PTCN 20%)

Page 118: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

118

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Bộ môn: Đo lường và Đánh giá

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Đánh giá trong giáo dục

- Mã học phần: EAM1001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- Học phần tiên quyết: không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần này, người học sẽ hệ thống được những kiến thức cơ

bản của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục, vận dụng chúng để thiết kế

công cụ, triển khai đánh giá kết quả học tập theo quy trình chặt chẽ, bước đầu biết sử

dụng các lý thuyết khảo thí để phân tích chất lượng câu hỏi và đề kiểm tra.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Giải thích được các khái niệm cơ bản của đánh giá trong giáo dục, phân tích

được vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục.

- Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong đánh giá, cách xây dựng các

công cụ đánh giá thường xuyên và định kỳ.

- Hệ thống được các vấn đề chung về đánh giá thực để vận dụng được vào quá

trình dạy - học - kiểm tra đánh giá sau này.

- Nêu được điểm mạnh, quy trình thiết kế và triển khai một số kĩ thuật đánh giá

trong lớp học trong dạy học.

3.2.2. Kỹ năng:

- Thiết kế được qui trình đánh giá kết quả học tập của người học.

- Xây dựng được mục tiêu học phần, bài học làm cơ sở cho hoạt động đánh giá.

- Xử lý, phân tích và đánh giá được chất lượng và các đặc trưng của câu trắc

nghiệm và bài trắc nghiệm.

Page 119: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

119

- Xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.

- Lập được hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong việc theo dõi tiến bộ của học sinh.

- Lập được kế hoạch đánh giá cải tiến.

- Tổ chức được 1 kì thi - kiểm tra theo đúng qui trình.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình

dạy học.

- Hình thành thái độ công bằng, khách quan và khoa học trong kiểm tra đánh giá.

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và

đánh giá.

Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ

bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt

động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xác định mục tiêu

của học phần, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học

tập học phần một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp giáo

viên và học sinh không những đánh giá, tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học, mà

còn giúp thu thập các thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học để

đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết

kế câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh giá.

Phần cuối của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1 Kết thúc chương, SV cần phải: hệ thống hóa và phân tích bản chất các khái niệm cơ bản về khoa học đo lường đánh giá trong giáo dục, vai

Chương 1: Khái quát về đánh giá trong giáo dục 1.1. Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá 1.2. Chức năng của đánh giá trong giáo dục 1.3. Vị trí, vai trò của kiểm tra - đánh giá

6 giờ tín chí

Page 120: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

120

trò, vị trí, chức năng, đặc trưng và các yêu cầu của đánh giá trong giáo dục. Nhận xét được cách đánh giá mà các cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục, và giáo viên đang sử dụng để đánh giá sự tiến bộ của người học.

trong quá trình đào tạo 1.4. Những yêu cầu đối với hoạt động đánh giá 1.5. Hệ thống đánh giá trong giáo dục 1.6. Một số nội dung đánh giá thành quả giáo dục

2

Kết thúc chương, SV cần phải: hệ thống hóa được khái niệm, vai trò, yêu cầu của việc xây dựng mục tiêu đánh giá. Vận dụng xác định mục tiêu – tiêu chí đánh giá, xây dựng ma trận đánh giá cho một nội dung giảng dạy cụ thể.

Chương 2: Xây dựng mục tiêu và tiêu chí đánh giá, ma trận đánh giá 2.1. Một số vấn đề chung về xây dựng mục tiêu và tiêu chí đánh giá 2.2.Thang phân loại mục tiêu học tập và áp dụng trong xây dựng tiêu chí đánh giá 2.3. Kỹ thuật xác định mục tiêu và tiêu chí đánh giá, ma trận đánh giá

6 giờ tín chỉ

3 Kết thúc chương, SV cần phải: Nêu khái niệm, phân biệt các dạng thức đánh giá, lấy được ví dụ cụ thể cho mỗi dạng thức đánh giá; Nắm rõ quy trình xây dựng một đề thi/kiểm tra; Vận dụng viết câu hỏi và xây dựng một đề thi/kiểm tra cho một nội dung giảng dạy hoặc một học phần.

Chương 3. Dạng thức và kỹ thuật đánh giá 3.1. Các dạng thức đánh giá 3.2. Các kỹ thuật đánh giá 3.3. Quy trình xây dựng một đề thi/ kiểm tra đánh giá. 3.4. Kỹ thuật viết câu hỏi thi/kiểm tra đánh giá.

9 giờ tín chỉ

4 Kết thúc chương, SV cần phải: + Nắm vững ý nghĩa

Chương 4. Xử lý kết quả thi/ kiểm tra đánh giá 4.1. Những đại lượng thống kê cơ bản sử

9 giờ tín chỉ

Page 121: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

121

các đại lượng thống kê cơ bản thường dùng trong phân tích kết quả thi/kiểm tra; quy trình xử lý số liệu, viết báo cáo kết quả đánh giá; nắm vững việc sử dụng kết quả đánh giá để nhận xét về chất lượng câu hỏi, điều chỉnh hoạt động dạy học và phản hồi học sinh. + Thực hành tính toán với dữ liệu kết quả thi/ kiểm tra cụ thể.

dụng trong phân tích kết quả thi/ kiểm tra đánh giá 4.2. Qui trình xử lý và phân tích số liệu 4.3. Viết báo cáo kết quả thi/ kiểm tra đánh giá 4.4. Sử dụng kết quả kiểm tra/ đánh giá.

5 Kết thúc chương, SV cần phải: nắm được mục đích của hoạt động đánh giá trên lớp học; các kỹ thuật đánh giá trên lớp học cơ bản;vận dụng xây dựng một số hoạt động đánh giá trên lớp học phù hợp với học phần.

Chương 5: Kĩ thuật đánh giá trên lớp học 5.1. Khái quát về đánh giá trên lớp học 5.2. Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học

9 giờ tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

- Lý thuyết: 33

- Thực hành/làm việc nhóm: 9

- Tự học: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính:

1. Trường Đại học Giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng

Page 122: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

122

Lưu hành nội bộ.

2. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ

thuật.

3. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KHXH,

2005.

4. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thái Hưng và Đào

Thị Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá lớp học, Dự án giáo dục THPT và

CN, Bộ Giáo dục Đào tạo.

6.2. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Hoàng Phương, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra

và đánh giá kết quả học tập, NXBGD, 1996.

2. Victor R. Martuza, (1977), Applying Norm-Referenced and Criterion -

Referenced Measurement in Education” Allyn và Bacon, Inc.

3. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and Practice for

Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.

4. Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and Measurement –

Classroom Application and Practice, John & Sons. Inc. 6nd, 2000.

5. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The

Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.

6. Jon Mueller,"The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing student learning

through online faculty development" published in the Journal of Online Learning

and Teaching (2005)

7. Joan Vandervelde, Authentic Assessment & rubrics, Online Professional

Development, 2011

8. Thomas A.Angelo và K.Patricia Hoss, Classroom Assessment Techniques,

Sanfransisco, 1993

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Page 123: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

123

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về

hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

o Loại bài tập nhóm/tháng: Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu chí

đánh giá bài tập nhóm tháng có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải

thực hiện theo mẫu sau.

Trường/Khoa…..

Bộ môn….. Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Tên của vấn đề nghiên cứu……

1) Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân công Ghi chú

1. Nguyễn Văn A …… Nhóm trưởng

2. …… …… ……

2) Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm

theo).

3) Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.

4) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Nhóm trưởng

(Kí tên)

o Loại bài tập lớn kết thúc học phần

Các tiêu chí chung

Nội dung:

1) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu hợp lí và lôgíc.

2) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp,

Page 124: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

124

đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các công nghệ, phương pháp, giải

pháp do giảng viên hướng dẫn.

Hình thức:

4) Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đẹp đúng qui

cách.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí

Điểm Tiêu chí

9 - 10 - Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu. - Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa

đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận. - Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1. - Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê phán,

các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn kém.

- Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ Dưới 5 - Không đạt cả 4 tiêu chí.

Page 125: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

125

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Quản lý giáo dục

- Bộ môn:

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần : Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

(School Education Curriculum Development)

- Mã học phần: EDM 2001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ : 03

- Học phần tiên quyết: PSE 2002 Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học phần giúp hình thành ở sinh viên năng lực cần thiết để phát triển chương trình

giáo dục cho môn học, ngành học, bậc học mà mình đảm nhiệm.

3.2. Chuẩn năng lực

Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể:

3.2.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục

và các thành tố cấu thành cuả chương trình giáo dục nói chung.

- Phân biệt được các cách tiếp cận trong phát triển chương trình và ưu nhược điểm của

mỗi cách tiếp cận đó.

- Xác định được các giai đoạn trong phát triển chương trình giáo dục

3.2.2. Kỹ năng

- Biết thiết kế được chương trình cho một cụ thể

- Biết phát triển chương trình môn học, cấp học trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Biết đánh giá, tổ chức đánh giá, điều chỉnh một chương trình giáo dục.

3.2.3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò của một chương trình giáo dục đối với hoạt động giáo dục.

- Xác định đúng tầm quan trọng của kiến thức về phát triển chương trình trong năng lực

nghề nghiệp của người giáo viên.

3.2.4. Mục tiêu khác

Hình thành tư duy mở và phản biện trong phát triển chương trình giáo dục nhằm đáp ứng

nhu cầu xã hội và đảm bảo xu thế hội nhập khu vực và thế giới.

4. Nội dung học phần

Page 126: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

126

4.1 Tóm tắt

Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về chương trình giáo dục và phát

triển chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục

hiện nay nhằm cung cấp cho người học có được kiến thức tổng quan về phát triển chương

trình giáo dục. Bên cạnh đó những kiến thức được sắp xếp một cách hệ thống giúp người

học có khả năng thiết kế chương trình cho từng môn học cụ thể theo đúng qui trình. Một

số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông hiện nay cũng góp

phần cụ thể hóa kiến thức và phân tích thực trạng về phát triển chương trình giáo dục

trong chính ngành học, môn học mà người học sẽ đảm nhiệm.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

1

Sinh viên hiểu được

các khái niệm về phát

triển chương trình giáo

dục và coi phát triển

chương trình như một

hoạt động nghề nghiệp

của mình.

Chương 1: Khái niệm chung về phát

triển chương trình giáo dục

1.1 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục trên thế giới

1.2 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục ở Việt Nam

1.3 Một số khái niệm cơ bản

8 giờ

tín chỉ

2 Sinh viên có thể - phân

loại được các chương

trình giáo dục phổ

thông theo cách khác

nhau đồng thời xác

định được vai trò của

các lực lượng tham gia

phát triển chương trình

cũng như các nguyên

tắc phát triển chương

trình giáo dục phổ

thông

Chương 2: Phân loại chương trình giáo

dục phổ thông

2.1 Phân loại theo các cách tiếp cận

2.2 Phân loại theo cấp độ quản lý

2.3 Vai trò của các lực lượng tham gia

phát triển chương trình giáo dục phổ thông

2.4 Một số nguyên tắc phát triển chương

trình giáo dục phổ thông

7 giờ

tín chỉ

Page 127: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

127

3 Sau khi kết thúc

chương sinh viên có

khả năng: thiết kế, phát

triển và đánh giá được

chương trình giáo dục

phổ thông cho một

môn học cụ thể

Chương 3: Phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

3.1 Mục tiêu và hệ thống mục tiêu

3.2 Phát triển chương trình giáo dục và

miền nhận thức

3.3 Qui trình phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

15

giờ tín

chỉ

4 Sau khi kết thúc

chương, sinh viên hiểu

và phân tích được một

số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục

phổ thông và liên hệ

với môn học do mình

đảm nhiệm.

Chương 4: Một số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục phổ thông hiện

nay

4.1 Về xây dựng mục tiêu

4.2 Về sách giáo khoa và giáo trình

4.3 Về phương pháp giảng dạy

4.4 Về kiểm tra, đánh giá

15 giờ

tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình, làm việc nhóm, thảo luận

6. Học liệu

6.1 Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản lý chương trình giáo dục, NXB Đại

học Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông,

NXB Giáo dục Việt Nam

6.2 Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development and design, National Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based Curriculum development in China- Enschede

publisher, the Netherlands

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 128: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

128

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức từng bài học, thông qua

các bài kiểm tra nhỏ 10%

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá kỹ năng vận dụng lí thuyết vào

thực tiễn 10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Kiểm tra hoạt động trao đổi nhóm, bài thu

hoạch nhóm 10%

Bài tập

lớn (học

kỳ)

Lý thuyết

và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức tổng hợp một số nội

dung, bài thi viết 10%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 129: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

129

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH SƯ PHẠM VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

- Mã môn học: PSE1004

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 2

- (Các) học phần tiên quyết:

o Tâm lý học

o Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên thực hành tốt những kĩ năng sư phạm tạo tiền đề cho

nghề nghiệp giảng dạy của sinh viên sau này. Việc phát triển kĩ năng cá nhân xã hội

cho sinh viên sẽ giúp cho sinh viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân trong

môi trường giáo dục, môi trường xã hội tạo cơ hội thành công trong cuộc đời, đồng

thời sinh viên biết dạy những kĩ năng cá nhân xã hội cho học sinh qua các học phần

hoặc môn giảng chuyên biệt.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Sinh viên có được kiến thức về phong cách sự phạm chuẩn mực: đi đứng, trình

bày bảng, sử dụng đồ dùng dạy học, rèn luyện ngôn ngữ chuẩn…

- Sinh viên chỉ ra được qui trình hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử sư phạm

với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp…

- Sinh viên trình bày được các giá trị sống cơ bản và cách hình thành kỹ năng cá nhân.

- Sinh viên chỉ ra được cách định hướng giá trị sống ở học sinh và cách hình

thành kỹ năng sống cho học sinh.

3.2.2. Kỹ năng

Page 130: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

130

b. Kỹ năng nghề nghiệp

- Kỹ năng tạo môi trường, bầu không khí tâm lý thuận lợi cho học tập

- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp

- Kỹ năng ứng xử sư phạm, giải quyết tình huống sư phạm

c. Kỹ năng phát triển cá nhân

- Kỹ năng tự đánh giá, phản tỉnh

- Kỹ năng tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng uy tín cá nhân

d. Kỹ năng tương tác xã hội

Kỹ năng hợp tác nhóm

- Kỹ năng thành lập, phát triển nhóm

- Kỹ năng lãnh đạo nhóm

- Kỹ năng kết hợp giữa các nhóm

Kỹ năng tạo ảnh hưởng

- Kỹ năng hùng biện

- Kỹ năng thuyết phục

- Kỹ năng khơi gợi, đánh thức tiềm năng

Kỹ năng giải quyết xung đột

- Kỹ năng nhận diện vấn đề

- Kỹ năng lựa họn giải pháp

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

3.2.3. Thái độ:

Phẩm chất chính trị

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;

- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

b. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

c. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc

Page 131: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

131

phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt

để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

d. Lối sống, tác phong

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi

trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh thực tiễn

- C: hình thành ý tưởng, triết lý giáo dục. Hình thành triết lý nhân sinh quan trong

tiếp cận tự giáo dục và lựa chọn phương pháp tự giáo dục; chủ động hình thành ý

tưởng về sự thích ứng và con đường đạt mục tiêu và thể hiện các ý tưởng trong

nghề nghiệp và vị trí nghề nghiệp.

- D: thiết kế. Thiết kế mô hình điều chỉnh hành vi của bản thân trong môi trường

thực, lập kế hoạch các hoạt động tự giáo dục trong điều kiện thực bằng việc tổng

và tích hợp kiến thức đã được đào tạo.

- I: hiện thực hoá. Thực hiện xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi phù

hợp với đối tượng làm thay đổi nhận thức, hành vi đạo đức người học trong môi

trường giáo dục thực tế...

- O: vận hành hiệu quả, có hiệu lực.Biết đánh giá và hoàn thiện năng lực giảng dạy và giáo

dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh và bản thân trong quá trình thực tập và bắt đầu hành nghề để

có thể phát triển hiệu quả hơn nữa các hoạt động này.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội cung cấp cho sinh

viên các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và rèn

luyện nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề gồm: Giáo

dục giá trị và giá trị sống cho học sinh là nền tảng trong việc hình thành nhân cách con

người. Giáo viên biết và vận dụng các con đường để hình thành giá trị sống cho học

sinh. Nội dung và cách thức rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho giáo viên giúp cho

hoạt động nghề nghiệp được hiệu quả. Nội dung và rèn luyện các kĩ năng cá nhân và

xã hội giúp cho giáo viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân được tốt nhất.

Các nội dung của học phần đều được thực hành và trải nghiệm thường xuyên.

4.2 Nội dung cụ thể

Page 132: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

132

Thứ tự

Mục tiêu

Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

PHẦN 1: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI Kết thúc chương, SV

cần phải: - Phân tích và đánh giá ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh. - Vận dụng sáng tạo việc giáo dục các giá trị sống phổ quát cho học sinh.

Chương 1: Giới thiệu về các giá trị sống phổ quát 1.1. Giá trị sống và vấn đề giáo dục giá trị sống

1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị sống

1.1.2. Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh 1.2. Các giá trị sống phổ quát

1.2.1.Giá trị Hòa bình 1.2.2. Giá trị Đoàn kết 1.2.3. Giá trị Hợp tác 1.2.4. Giá trị Yêu thương 1.2.5. Giá trị Giản dị 1.2.6. Giá trị Khiêm tốn 1.2.7. Giá trị Tự do 1.2.8. Giá trị Hạnh phúc 1.2.9. Giá trị Tôn trọng 1.2.10. Giá trị Trách nhiệm 1.2.11. Giá trị Khoan dung 1.2.12. Giá trị Trung thực

Kết thúc chương, SV cần phải: - Nắm vững các

định hướng giáo dục giá trị sống cho học sinh

- Nắm vững những yêu cầu của việc xây dựng bầu không khí giáo dục giá trị sống cho học sinh.

- Phân tích và vận dụng sáng tạo các phương pháp giáo dục giá trị sống

Chương 2: Con đường hình thành giá trị sống 2.1. Định hướng giáo dục giá trị sống cho trẻ 2.2. Xây dựng bầu không khí giáo dục giá trị sống

2.2.1. Những tiền đề cơ bản trong giáo dục giá trị sống 2.2.2. Xây dựng bầu không khí dựa trên các giá trị 2.2.2. Thực hành các hoạt động giá trị sống

2.4. Những nguyên tắc giáo dục giá trị sống

2.3.1. Nguyên tắc khích lệ và động

Page 133: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

133

cho học sinh viên 2.3.2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của trẻ 2.3.3. Nguyên tắc hành động 2.3.4. Nguyên tắc tự trải nghiệm và cảm nhận

2.4. Các phương pháp giáo dục giá trị sống

2.4.1. Phương pháp mô hình mẫu 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu tình huống 2.4.3. Phương pháp tưởng tượng/ nội suy 2.4.4. Phương pháp bản đồ tư duy/sơ đồ hóa/mô hình hóa 2.4.5. Phương pháp trò chơi 2.4.6. Phương pháp hoạt động nhóm 2.4.7. Phương pháp động não 2.4.8. Phương pháp đóng vai 2.4.9. Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác 2.4.10. Phương pháp trải nghiệm/ thực hành

PHẦN II: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SƯ PHẠM

Kết thúc chương, SV cần phải: - Nắm vững cơ sở

tâm lý của việc hình thành kĩ năng sư phạm

- Nắm vững đặc điểm trong phong cách sư phạm của người giáo viên.

- Nắm vững các kĩ năng sư phạm cơ bản của người giáo viên

- Phân tích và vận dụng sáng tạo các con đường hình

Chương 3: Giới thiệu chung về kĩ năng sư phạm

3.1. Khái niệm về kĩ năng sư phạm 3.2. Các kĩ năng sư phạm cơ bản

của người giáo viên 3.3. Các con đường hình thành kĩ năng sư phạm 3.4. Quy trình hình thành kĩ năng sư phạm 3.5. Mối quan hệ giữa các kĩ năng sư phạm 3.6. Hình thành phong cách sư phạm 3.7. Cơ sở tâm lý của việc hình thành kĩ năng sư phạm

Page 134: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

134

thành kĩ năng sư phạm của người giáo viên.

- Phân tích quy trình hình thành kĩ năng sư phạm và mối quan hệ giữa các kĩ năng sư phạm

Kết thúc chương, SV cần phải: - Hiểu được ý

nghĩa sư phạm khi rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ

- Phân tích và rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, phát triển kĩ năng thuyết trình

Chương 4: Thực hành và rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ

4.1. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói 4.2. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể 4.3. Phát triển kĩ năng thuyết trình

Kết thúc chương, SV cần phải: - Hiểu được ý

nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng ứng xử sư phạm

- Phân tích và rèn luyện kĩ năng phân tích tình huống.

- Phân tích và rèn luyện kĩ năng lựa chọn các giải pháp.

- Phân tích và rèn luyện kĩ năng phản hồi.

Chương 5: Thực hành và rèn luyện kĩ năng ứng xử sư phạm

5.1. Các nguyên tắc trong ứng xử sư phạm 5.2. Kĩ năng phân tích các tình huống sư phạm 5.3. Kĩ năng lựa chọn các giải pháp phù hợp 5.4. Kĩ năng phản hồi

Kết thúc chương, SV cần phải: - Hiểu được ý

nghĩa của các biểu hiện hành vi của

Chương 6: Thực hành và rèn luyện kĩ năng củng cố hành vi của học sinh

6.1. Các biểu hiện hành vi của học sinh 6.2. Kĩ năng khích lệ hành vi tích

Page 135: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

135

học sinh - Phân tích và rèn

luyện kĩ năng khích lệ hành vi tích cực của học sinh.

- Phân tích và rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp kỉ luật tích cực.

cực 6.3. Kĩ năng sử dụng biện pháp kỉ luật tích cực

PHẦN III: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI

Kết thúc chương, SV cần phải: - Hiểu được ý

nghĩa của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức và lòng tự trọng đối với việc giáo dục học sinh.

- Phân tích và rèn luyện kĩ năng nhận thức và lòng tự trong đối với học sinh.

Chương 7: Kĩ năng tự nhận thức và lòng tự trọng

7.1. Ý nghĩa của kĩ năng đối với đời sống cá nhân 7.2. Những yêu cầu của kĩ năng 7.3. Các hoạt động thực hành kĩ năng

Kết thúc chương, SV cần phải: - Hiểu được ý

nghĩa của việc giáo dục kĩ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với những biến cố

- Phân tích và rèn luyện kĩ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với những biến cố.

Chương 8: Kĩ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với những biến cố

8.1. Ý nghĩa của kĩ năng đối với đời sống cá nhân 8.2. Những yêu cầu của kĩ năng 8.3. Các hoạt động thực hành kĩ năng

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 14giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 16 giờ tín chỉ (= 8 giờ lý thuyết)

Page 136: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

136

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 24giờ tín chỉ (= 8 giờ lý thuyết)

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp,

thảo luận….

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời

gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian

trên lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên,

2010, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT, NXB ĐHQG HN.

2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, 2010, Giáo dục

giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS, NXB ĐHQG HN.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và

phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị.

2. Nguyễn Thanh Bình,Giáo dụckĩ năng sống, NXB ĐHSP, 2010.

3. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). Nhà xuất

bản giáo dục Việt Nam.

Page 137: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

137

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Mã học phần: PSE2004

- Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- Học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ hệ thống được những kiến thức cơ bản của

phương pháp nghiên cứu (PPNC) khoa học, vận dụng chúng để thiết kế, triển khai đánh

nghiên cứu theo quy trình chặt chẽ, bước đầu biết thực hiện một nghiên cứu như nghiên

cứu khoa học (NCKH) của sinh viên, làm khóa luận tốt nghiệp…và khả năng vận dụng

trong lĩnh vực giáo dục.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu các khái niệm cơ bản, ý nghĩa và mục đích của NCKH.

- Phân biệt được các loại hình NCKH, các lĩnh vực NCKH

- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong

khoa học và khả năng ứng dụng trong khoa học giáo dục.

- Hiểu được cấu trúc và qui trình tiến hành một NCKH nói chung và khả năng vận dụng

trong lĩnh vực giáo dục.

3.2.2. Kỹ năng:

- Xác định vấn đề nghiên cứu khả thi, đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đặt

tên đề tài chuẩn xác.

- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các PPNC trong khoa học.

- Thiết kế qui trình thu thập và xử lý thông tin phù hợp với mục đích và PPNC.

- Xây dựng đề cương nghiên cứu.

Page 138: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

138

- Viết và trình bày 1 báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

- Đánh giá đúng giá trị của một công trình nghiên cứu đích thực

- Sử dụng một số phần mềm xử lý số liệu (trong đó có SPSS.18)

3.2.3. Thái độ:

- Hình thành thái độ khách quan, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

- Say mê nghiên cứu và tích cực áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế

nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Phát triển tư duy khoa học (khả năng phê phán, suy luận ...)

- Nâng cao kỹ năng viết theo văn phong khoa học.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

“PPNC khoa học” là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân sư

phạm. Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ và nhằm mục đích cung cấp cho

người học kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu thực hiện các loại hình nghiên cứu khoa

học và khả năng vận dụng trong giáo dục như bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo

khoa học, bài báo khoa học. Học phần được thiết kế theo các nội dung cơ bản sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan điểm tiếp

cận về nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Một số nguyên tắc, yêu

cầu khi thực hiện một đề tài nghiên cứu nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.

• Đặc điểm và phân loại các loại hình NCKH.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

• Trình bày một công trình NCKH dưới các hình thức khác nhau như bài tập lớn,

khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học.

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và thực

hành, trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng học phần và dưới các hình

thức khác nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

4.2 Nội dung cụ thể

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

1 Kết thúc chương, SV cần phải: - Hệ thống hóa và

Chương 1: Những vấn đề chung về khoa học và nghiên cứu khoa học

6 giờ tín chí

Page 139: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

139

phân tích bản chất các khái niệm cơ bản về khoa học, NCKH và nghiên cứu KHGD.

- Phân tích các nội dung và quan điểm tiếp cận trong NCKHG và trong nghiên cứu KHGD

1.1. Khoa học và phân loại các khoa học 1.1.1. Định ngĩa về khoa học 1.1.2. Phân loại các khoa học 1.1.3. Các khoa học giáo dục 1.2. Nghiên cứu khoa học 1.2.1. Định nghĩa nghiên cứu khoa học 1.2.2. Phân loại nghiên cứu khoa học 1.3. Phương pháp luận trong NCKH 1.3.1. Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng trong NCKH 1.3.2. Quan điểm Hệ thống- cấu trúc 1.3.3. Quan điểm Lịch sử- phát triển 1.3.4. Quan điểm thực tiễn 1.4. Nghiên cứu khoa học trong giáo dục 1.4.1. Khái niệm nghiên cứu KHGD 1.4.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu KHGD 1.4.3. Các lĩnh vực nghiên cứu KHGD 1.4.4. Các quan điểm phương pháp luận vận dụng trong nghiên cứu KHGD 1.5. Thực hành Phân tích các quan điểm phương pháp luận NCKH

trên một bản tổng quan nghiên cứu/ một báo cáo khoa

học... có sẵn

(04 LT; 01 TH, 01 HD tự học)

2

Kết thúc chương, SV cần phải: - Hệ thống hóa

được khái niệm, đặc điểm, phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Vận dụng thiết kế các công cụ nghiên cứu tương ứng với các phương pháp, thực hành trên lớp.

- Biết sử dụng và vận dụng SPSS trong xử lý dữ liệu

Chương 2: Phương pháp và kĩ thuật triển khai nghiên cứu khoa học 2.1.Đặc điểm của PPNC khoa học 2.1.1. Tính chủ thể 2.1.2. Tính đối tượng 2.1.3. Tính mục đích 2.1.4. Tính cấu trúc 2.1.5. Tính phương tiện và môi trường 2.2. Phân loại các PPNC khoa học 2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.3. Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.4. Nhóm phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 2.2.5. Các phương pháp hỗ trợ 2.3. Kỹ thuật triển khai nghiên cứu, thu thập dữ liệu 2.3.1. Viết tổng quan nghiên cứu vấn đề 2.3.2. Quan sát, ghi chép và sắp xếp tư liệu 2.3.3. Tổ chức thực hiện một cuộc khảo sát (điều tra) 2.3.4. Quy trình thực hiện một cuộc phỏng vấn 2.4. Kỹ thuật xử lý dữ liệu

12 giờ tín chỉ (06 LT; 05 TH, 01 HD tự học)

Page 140: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

140

2.4.1. Tổng quan về kcác phương pháp và kỹ thuật xử lý dữ liệu 2.3.2. Các phép thống kê cổ điển trong KHGD 2.3.3. Một số phần mềm thóng kê (SPSS…) 2.5. Thực hành

Viết đề cương một tổng quan nghiên cứu/ Thực hành

tổ chức một cuộc khảo sát/ phỏng vấn/ Thực hành xử

lý số liệu (cho sẵn) trên phần mềm SPSS.18

3 Kết thúc chương, SV cần phải: - Nêu được các

bước thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.

- Vận dụng để có kỹ năng viết một đề cương nghiên cứu cho một đề tài cụ thể.

Chương 3. Quy trình tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học 3.1. Xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu 3.2. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài 3.2.1. Viết Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.2.2. Xác định các khái niệm cơ bản (công cụ) 3.2.3. Xác định và huy động các cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu 3.2.1 Tên đề tài 3.2.2 Lý do chọn đề tài 3.2.3 Mục đích nghiên cứu 3.2.4 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm vi nghiên cứu (không gian, thời gian) 3.2.5 Giả thuyết khoa học 3.2.6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.7 Xác định phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật thu thập thông tin 3.2.8 Kết quả dự kiến và hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có) 3.2.9 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu 3.2.10 . Xây dựng cấu trúc báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài 3.4. Thực hành Xây dựng đề cương một đề tài nghiên cứu (khóa luận/ Đề tài tham dự Hội nghị KHSV...)

12 giờ tín chỉ (06 LT; 03 TH 01 HD tự học)

4 Kết thúc chương, SV cần phải: - Nhắc lại kiến

thức xác suất thống kê cơ bản, quy trình xử lý số liệu, các chỉ số đánh giá chất lượng câu hỏi và

Chương 4. Phân tích thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu 4.1 Phân tích và phân loại thông tin 4.1.1. Thông tin định tính và thông tin định lượng 4.1.2. Thông tin thô và thông tin có giá trị khoa học 4.1.3. Lựa chọn thông tin để trình bày kết quả NC 4.2. Trình bày kết quả nghiên cứu (viết báo cáo) 4.2.1. Ngôn ngữ của báo cáo 4.2.2. Bố cục của báo cáo

9 giờ tín chỉ (05 LT; 03 TH; 01 HD tự học)

Page 141: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

141

đề kiểm tra. - Thực hành tính

toàn với câu hỏi và đề kiểm tra cụ thể.

- Trình bày những nét cơ bản về lý thuyết khảo thí cổ điển và hiện đại, bước đầu làm quen với việc sử dụng phần mềm phân tích theo mô hình Rasch

- Bước đầu xác , hình thành được các kỹ năng Xử lý, phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu của một đề tài/ Hoặc viết đề cương 01 báo cáo hoặc bài báo khoa học

4.2.3. Đánh số chương, mục của báo cáo 4.2.4. Trình bày tài liệu tham khảo 4.2.5. Trích dẫn khoa học trong báo cáo 4.2.6. Viết tóm tắt báo cáo 4.3. Một số hình thức báo cáo khoa học 4.3.1. Bài tập lớn 4.3.1.1. Mẫu báo cáo 4.3.1.2. Trình bày báo cáo 4.3.2. Báo cáo khoa học 4.3.2.1. Mẫu báo cáo 4.3.2.2. Chuẩn bị nội dung trình bày 4.3.2.3. Trình bày báo cáo 4.3.3. Bài báo khoa học 4.3.3.1. Mẫu bài báo khoa học 4.3.3.2. Trình bày bài báo khoa học 4.3.4. Khóa luận tốt nghiệp 4.3.4.1. Mẫu khóa luận 4.3.4.2. Trình bày khóa luận 4.3.5. Luận văn thạc sỹ và Luận án (giới thiệu) 4.3.5.1. Yêu cầu về nội dung và hình thức 4.3.5.2. Mẫu Luận văn thạc sỹ và Luận án 4.3.5.3. Trình bày Luận văn thạc sỹ và Luận án 4.4. Thực hành

Phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu của một đề tài/

Hoặc viết đề cương 01 báo cáo hoặc bài báo khoa học.

Kết thúc chương, SV cần phải: - Có được hiểu biết

và trình bày tổng quát về sự cần thiết và đặc điểm của hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong GD, QLGD;

- Dựa trên các ví dụ, phân biệt được, mô tả được đặc điểm và các yêu cầu đối với từng loại đề tài trong từng lĩnh vực GD;

- Xác định và lựa

Chương 5. Ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục

5.1. Một số lý luận về nghiên cứu KHGD ứng dụng 5.2. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và phát triển

(R&D) trong giáo dục - Nghiên cứu tổng quan lý thuyết, lịch sử phát

triển giáo dục; - Nghiên cứu ứng dụng một lý thuyết/ mô hình

giáo dục vào thực tế; - Tổng kết kinh nghiệm và viết sáng kiến kinh

nghiệm giáo dục một vấn đề cụ thể - Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục (một

địa bàn/ cơ sở GD/ một vấn đề GD) 5.3. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và phát

triển trong quá trình dạy học- giáo dục (hẹp)

- Nghiên cứu hoạt động người học và thực trạng

GD-DH tại một địa bàn/ CSGD, hoặc về một

6 giờ tín chỉ (04 LT; 01 TH, 01 HD tự học)

Page 142: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

142

chọn lĩnh vực NC và vấn đề NC của đề tài luận văn tốt nghiệp của bản thân

vấn đề GD...

- Nghiên cứu và phát triển Nội dung, chương

trình GD-DH (một vấn đề/ chủ đề/ một học

phần...)

- Nghiên cứu và phát triển phương pháp giáo

dục- dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả GD-

DH (gắn với một đối tượng GD/ một nội dung

DH- GD cụ thể...)

- Nghiên cứu và phát triển hình thức tổ chức

giáo dục và sự phối hợp các lực lượng GD (tại

một địa bàn/ CSGD, hoặc về một vấn đề GD...)

- ....

5.4. Xây dựng và đánh giá một Dự án giáo dục 5.4.1. Định nghĩa Dự án/ Dự án giáo dục 5.4.2. Quy trình xây dựng một DAGD 5.4.3. Đánh giá một DAGD

5.5. Ôn tập tổng kết và giải đáp thắc mắc (1,5 giờ TC)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 26

Thực hành/làm việc nhóm: 16

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính:

[1]. Vũ Cao Đàm, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB KHKT, 2005

[2]. Phạm Viết Vượng, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” NXB ĐHQG Hà Nội,

2004

[3] Dự án giáo dục Việt -Bỉ (2010) ”Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”. Tài liệu tập huấn cho giảng viên ĐHSP và giáo viên phổ thông.

[4] Ngô Thông. Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS https://ngothong.wordpress.com/category/spss/thuc-hanh-spss/ 6.2. Tài liệu tham khảo:

[1]. University of New England (UNE), “Research methods in education” (Module 1-3),

UNE, Armidale, AUS, 2004.

Page 143: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

143

[3]. Khoá luận tốt nghiệp sinh viên trường ĐHGD-ĐHQGHN.

[4] Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS - link download SPSS. http://vatgiainfo.blogspot.com/2012/11/huong-dan-su-dung-phan-mem-spss-link.html

6. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài tập

cá nhân

(đánh giá

thường

xuyên)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

20%

Bài tập

nhóm

(giữa kỳ)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và cá nhân. Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

kết thúc

học phần

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình

thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

Nội dung Tiêu chí đánh gia

Nội dung 1

Bài tập cá

nhân

Hình thức (20% điểm):

- Ngôn, rõ ràng, diễn đạt lô gic, dễ hiểu.

- Đánh máy trên khổ giấy A4 (lề trên 2,5, dưới 3cm, phải 2 cm, trái 2,5

cm), dài từ 3-5 trang.

Nội dung (80% điểm):

- Trả lời đúng vấn đề, không chép lại y nguyên, ví dụ minh họa của cá

nhân đúng với yêu cầu, nội dung phong phú, lôgic, sáng tạo.

- Có trích dẫn tài liệu tham khảo

Page 144: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

144

Các nội

dung 2, 3

Bài tập

nhóm

Hình thức : (20% điểm)

- Trình bày bằng PPT rõ rang, dễ hiểu, có minh họa hình thức

- Mỗi thành viên trình bày 1 phần

- Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng thành viên

và kết quả thực hiện được.

Nội dung : (80% điểm)

- Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung

- Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thức.

- Đặt vấn đề hợp lí

- Có đầy đủ các bước xây dựng đè cương

- Ví dụ minh họa rõ rang

- Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Xây dựng

đề cương

chi tiết

KLTN

Bài tập hết

môn

Hình thức : (20%)

- Đánh máy trên giáy A4

- Hành văn mạch lạc rõ ràng, ngắn gọn.

Nội dung : (80%)

- Đáp ứng tốt yêu cầu của một đề cương khóa luận tốt nghiệp có đầy

đủ các mục.

- Chi tiết đến từng mục nhỏ về nội dung.

- Có phần tài liệu tham khảo hợp lí

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 145: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

145

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tổ chức hoạt động giáo dục

- Mã học phần: PSE2005

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết:

o Tâm lý học:

o Giáo dục học: Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên vận dụng tổng hợp các cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý

(Luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, các quy chế, quy định của ngành,…) vào

hoạt động thực hành hình thành, phát triển các kĩ năng quản lý lớp học và tổ chức hoạt

động giáo dục trong nhà trường (chủ yếu ở loại hình trường phổ thông, bậc trung học

và tập trung vào công tác Giáo viên chủ nhiệm, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo)

phù hợp với các định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Bên cạnh đó, đồng thời tạo cơ hội cho SV rèn luyện, phát triển một số kỹ năng

tư duy, các kỹ năng mềm cần thiết của một giáo viên- nhà giáo dục- nhà quản lý, và

trực tiếp chuẩn bị tích cực cho SV trước khi đi kiến tập- thực tập sư phạm

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Sinh viên có được phát triển các tri thức thực tiễn về giáo dục nhà trường (tập

trung vào trường phổ thông, bậc trung học); tri thức về các kỹ năng quản lý lớp

học trong giờ lên lớp, công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và tri thức về các

hoạt động giáo dục và tổ chức, quản lý các hoạt động trong trường THPT,

THCS;

Page 146: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

146

- Sinh viên chỉ ra được các yêu cầu và định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

hiện nay và bước đầu vận dụng trong các hoạt động thực hành của bản thân.

- Sinh viên chỉ ra qui trình tổ chức và các biện pháp công tác của một số hoạt

động giáo dục trong môi trường thực hành sát với thực tế giáo dục phổ thông

hiện nay.

- Sinh viên có được các kiến thức mới, cơ bản về các hoạt động trải nghiệm sáng

tạo (TNST) và kiến thức định hướng tổ chức các hoạt động TNST ở trường phổ

thông (THPT, THCS).

3.2.2. Kỹ năng

e. Kỹ năng nghề nghiệp

- Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu, phân loại HS và quản lý hồ sơ người học

- Kỹ năng tạo môi trường tâm lý, bầu không khí thuận lợi cho học tập trên lớp

- Kỹ năng quản lý hành vi người học và ứng xử sư phạm, giải quyết tình

huống sư phạm trên lớp;

- Kỹ năng thiết kế các loại kế hoạch công tác GVCN;

- Kỹ năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động TNST

theo chủ đề (bao gồm cả kỹ năng tổ chức hoạt động đánh giá tương ứng);

- Kỹ năng tổ chức triển khai một số hình thức TNST trong các hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp

- Kỹ năng động viên, khích lệ HS phát huy vai trò chủ thể hoạt động

HĐTNST;

f. Kỹ năng phát triển cá nhân

- Kỹ năng tự đánh giá, tự rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và uy tín cá nhân

- Kỹ năng giao tiếp (giả định với HS, với GV, với

- Kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp hoạt động,

- Phát triển tư duy thực tiễn

- Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đóng vai

- Kỹ năng hùng biện, phát triển ngôn ngữ

- Kỹ năng thuyết phục, khơi gợi, đánh thức tiềm năng

- Kỹ năng nhận diện vấn đề, lựa chọn giải pháp

3.2.3. Thái độ và Đạo đức nghề nghiệp

- Phát triển tình cảm nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

Page 147: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

147

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với bạn, đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể

tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Có tác phong làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Phối hợp với các hoạt động thực hành sư phạm và phát triển kỹ năng bản thân

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động TNST tạo cơ hội cho

SV rèn luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng kiến thức Khoa học giáo

dục trong quá trình hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất

nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần chủ yếu đề cập đến hệ thống kỹ năng

nghiên cứu đối tượng giáo dục (người học, lớp học), Kỹ năng quản lý lớp trong giờ

học, Kỹ năng thiết kế và tổ chức triển khai, đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung

(bao gồm hoạt động TNST),… và phát triển các kỹ năng mềm, khả năng thích ứng và

phát triển năng lực nghề nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của

người giáo viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ thể

của SV trong các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói riêng,

góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Phần 1. PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ LỚP HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Kết thúc chương, SV

cần phải: - Phân tích được mục

đích, ý nghĩa và nội dung cơ bản của việc nghiên cứu đối tượng giáo dục và quản lý lớp trong giờ học (cá nhân, nhóm, lớp) ;

- Nhận biết, phân biệt và xác định các Phương pháp, kỹ

Chương 1. THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG

GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ LỚP TRONG GIỜ HỌC 1.1. Thực hành nghiên cứu đối tượng giáo dục 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa 1.1.2. Nội dung và phương pháp, kỹ năng

- Nội dung và kế hoạch khảo sát - Các phương pháp nghiên cứu và kỹ năng - Xây dựng một phiếu khảo sát nhanh

1.2.3. Thực hành một số tình huống điển hình 1.2. Quản lý lớp trong giờ học 1.2.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý lớp

học (ôn tập lý thuyết)

09 giờ TC (04 LT; 05 TH)

Page 148: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

148

năng tìm hiểu, nắm vững và phân loại đối tượng HS theo các thời điểm, tình huống cụ thể;

- Các kỹ năng xây dựng môi trường tâm lý tích cực ;

- Các kỹ năng quản lý hành vi người học

- Năng lực ưgns xử sư phạm trước các tình huống quản lý lớp học.

1.2.2. Thực hành xây dựng môi trường tâm lý tích cực - Thực hành xây dựng Nội quy lớp học và Bản chỉ

dẫn hành vi học tập trên lớp/trong học phần - Kỹ năng mở đầu bài học - Thực hành xử lý một số tình huống điển hình

1.2.3. Thực hành quản lý hành vi người học trên lớp - Nguyên tắc chung trong khen thưởng, trách phạt - Kỹ năng khen thưởng và động viên, khích lệ - Kỹ năng xử lý các hành vi tiêu cực; - Kỹ năng hướng dẫn HS tự rèn luyện - Kỹ năng tổ chức hoạt động thi đua trong lớp, xây

dựng tiêu chí và đánh giá 1.2.4. Thực hành xử lý một số tình huống điển hình

2 Kết thúc chương, SV cần phải: - Nhận thức đúng và

trình bày được về vai trò của các HĐGD, HĐTNST;

- Nhận biết, phân biệt và xác định mối quan hệ giữa các loại hình HĐGD, quy trình tổ chức một HĐGD… trên cơ sở đó để có thể thiết kế và tổ chức HĐGD trong trường phổ thông;

- Tập luyện hình thành một số kỹ năng thiết kế Kế hoạch và tổ chức các HĐGD –TNST;

- Thực thành một số kỹ năng thiết kế và tổ chức các HĐGD -TNST ở trường phổ thông (trung học)

Chương 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT, THCS)

2.1. Khái niệm và phân loại hoạt động giáo dục 2.1.1. Khái niệm, vị trí của HĐGD 2.1.2. Phân loại hoạt động giáo dục

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp - Hoạt động giáo dục NGLL - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức, quản lý HĐGD 2.1.4. Yêu cầu đối với giáo viên chủ chủ nhiệm 2.2. Thực hành thiết kế một kế hoạch giáo dục 2.2.1. Kế hoạch công tác GVCN

- Các loại Kế hoạch GVCN và yêu cầu - Một số mẫu thiết kế HĐGD

2.2.2. Thực hành thiết kế kế hoạch GVCN - Thiết kế Kế hoạch GVCN năm học - Kế hoạch xây dựng lớp trở thành tập thể HS tự

quản - Thiết kế Kế hoạch GVCN cho đợt Thực tập SP - Thiết kế Kế hoạch giáo dục theo chủ đề -

2.3. Thực hành tổ chức triển khai HĐGD 2.3.1. Quy trình chung và các nguyên tắc 2.3.2. Tổ chức một buổi sinh hoạt lớp 2.3.3. Phối hợp với BCH chi đoàn tổ chức Đại hội

Chi Đoàn TNCS, Lễ kết nạp Đoàn viên 2.3.4. Tổ chức một hoạt động giáo dục theo chủ đề - Tổ chức mạng lưới cán bộ tự quản trong lớp

15 giờ TC (06 LT; 09 TH)

Page 149: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

149

- Tổ chức một hoạt động thi đua học tập trong lớp - Tổ chức một hoạt động tham quan dã ngoại - ... 2.3.5. Một số yêu cầu đảm bảo hiệu quả HĐGD 2.4. Thảo luận - Liên hệ thực tế trường THPT, THCS; - Những khó khăn đối với SV trong thực hành và

trong việc chuẩn bị các KN tổ chức HĐGD - Giải đáp, trợ giúp SV -

PHẦN II: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Kết thúc chương, SV cần phải: -

Chương 3. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT, THCS) 3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.1.1. Mục tiêu và vai trò của HĐTNST 3.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của HĐTNST 3.1.3. Các hình thức tổ chức HĐTNST 3.1.4. Đánh giá kết quả HĐTNST

3.2. Nội dung, hình thức và quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.2.1. Nội dung 3.2.2. Các hình thức tổ chức 3.2.3. Một số kỹ năng tổ chức 3.2.4. Quy trình tổ chức HĐGD-TNST 3.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động

3.3. Các yêu cầu đối với giáo viên phụ trách

7h giờ TC (05 LT; 02 TH)

Chương 4. THỰC HÀNH KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT

4.1. Mục tiêu, nguyên tắc và các yêu cầu 4.1.1. Mục tiêu thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST 4.1.2. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức một hoạt

động TNST 4.1.3. Các yêu cầu đoiá với giáo viên và học sinh

4.2. Thực hành thiết kế và một hoạt động TNST 4.2.1. Thực hành thiết kế một kế hoạch hoạt động

TNST 4.2.2. Thực hành tổ chức triển khai một hoạt

động TNST 4.2.3. Thực hành đánh giá kết quả hoạt động

4.3. Hướng dẫn thi kết thúc học phần: Thực hành

14 giờ TC (04 LT; 10 TH)

Page 150: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

150

tổng hợp thiết kế và tổ chức một hoạt động TNST (kết quả theo nhóm)

Thi kết thúc học phần: Thực hành (nhóm)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 18 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 24 giờ tín chỉ (= 48 giờ thực tế)

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi

đáp, thảo luận….

- Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một

thời gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần

thời gian trên lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo

sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

4. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009), Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp

học và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội. H.2009;

5. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác giáo viên

chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.

6. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009, Lê Văn Hảo biên tập). Phương pháp kỉ

luật tích cực. Tài liệu dành cho tập huấn viên, Hà Nội.,

6.2. Tài liệu tham khảo

4. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống. NXB ĐHSP.

5. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). NXB

Giáo dục Việt Nam.

6. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An Asian

Perspective Prentice Hall.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Page 151: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

151

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập nhóm

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

30%

Bài thi hết môn

Tổng hợp Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

Page 152: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

152

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tư vấn Tâm lý học đường

- Mã học phần: PSE1006

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 02

- Các học phần tiên quyết:

o Tâm lí học sư phạm nghề nghiệp;

o Giáo dục học;

o Giao tiếp và ứng xử sư phạm.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Giúp giáo sinh hiểu bản chất của tư vấn tâm lý học đường, có được các kiến thức về tư

vấn tâm lý, tâm lý học sinh và các kĩ năng tư vấn, từ đó sinh viên trải nghiệm và thực

hành công việc tư vấn trong nhà trường được hiệu quả.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức: Học phần Tư vấn tâm lý học đường giúp sinh viên:

- Nhận biết, trình bày, phân tích, lấy ví dụđược về những khó khăn tâm lý học

đường của HS THPT hiện nay.

- Nhận biết được những hành vi, thái độ, dấu hiệu, biểu hiện của những khó khăn

tâm lý học đường của HS THPT.

- Hiểu được chức năng tư vấn của giáo viên trong trường học.

- Trình bày được nội dung quản lý hành vi HS trong lớp học và các biện pháp quản

lý hành vi.

- Hệ thống hóa được những nhóm khó khăn tâm lý thường gặp và những phương

pháp, kỹ năng trợ giúp.

- Trình bày được vai trò, tác dụng của công tác tư vấn học đường trong nhà trường.

Page 153: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

153

3.2.2. Kỹ năng tư vấn tâm lý. Saukhi học xong, giáo sinh có kỹ năng:

- Biết áp dụng hiểu biết về những khó khăn học đường của HS để trợ giúp, tư vấn

cho HS gặp khó khăn.

- Phân tích và giải quyết được những nguyên nhân gây khó khăn tâm lý cho HS.

- Có kỹ năng làm việc theo nhóm;

- Có kỹ năng gíam sát chéo

- Có kỹ năng làm việc với HS có khó khăn học đường.

- Có kỹ năng làm việc với cha mẹ HS có khó khăn học đường.

- Có kỹ năng phối kết hợp và tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp HS có khó khăn học

đường.

- Biết xây dựng kế hoạch làm việcvới HS có khó khăn tâm lý.

3.2.3. Thái độ:

- Tôn trọng học sinh

- Biết giữ bí mật cho những học sinh có khó khăn tâm lý học đường.

Mục tiêu khác

Áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh thực tiễn

- C: hình thành ý tưởng, triết lý giáo dục. Hình thành triết lý nhân sinh quan trong

tiếp cận tự giáo dục và lựa chọn phương pháp tự giáo dục; chủ động hình thành ý

tưởng về sự thích ứng và con đường đạt mục tiêu và thể hiện các ý tưởng trong

nghề nghiệp và vị trí nghề nghiệp.

- D: thiết kế. Thiết kế mô hình điều chỉnh hành vi của bản thân trong môi trường

thực, lập kế hoạch các hoạt động tự giáo dục trong điều kiện thực bằng việc tổng

và tích hợp kiến thức đã được đào tạo.

- I: hiện thực hoá. Thực hiện xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi phù

hợp với đối tượng làm thay đổi nhận thức, hành vi đạo đức người học trong môi

trường giáo dục thực tế...

- O: vận hành hiệu quả, có hiệu lực. Biết đánh giá và hoàn thiện năng lực giảng

dạy và giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh và bản thân trong quá trình

thực tập và bắt đầu hành nghề để có thể phát triển hiệu quả hơn nữa các hoạt động này.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần: Tư vấn tâm lý học đường cung cấp cho giáo sinh sư phạm những

kiến thức cơ bản về tư vấn tâm lý và tư vấn tâm lý học đường. Đây là một nền tảng

Page 154: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

154

quan trọng giúp cho các thầy cô thành công hơn nữa trong việc giáo dục học sinh

trong nhà trường. Các nội dung gồm có:

Những vấn đề khái quát chung về tâm lý học tư vấn như: Đối tượng, nhiệm vụ,

ý nghĩa của tâm lý học tư vấn; sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học và một số mô hình

tư vấn tâm lý.

Những vấn đề về người cán bộ tư vấn tâm lý học đường: Vai trò, trách nhiệm

của người cán bộ tư vấn, những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý, một

số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

Những vấn đề về kĩ năng tư vấn tâm lý gồm có: Kĩ năng huy động các nguồn

lực để tư vấn cho học sinh, đặt câu hỏi khéo léo, khích lệ học sinh giải quyết vấn đề,

hiểu và quan sát hành vi bằng lời và không lời, thiết lập duy trì mối quan hệ hỗ trợ

chuyên nghiệp, thảo luận các vấn đề nhạy cảm không bối rối, thu tập xâu chuỗi các sự

kiện về vấn đề của học sinh, Kĩ năng lắng nghe và giao tiếp với học sinh rõ ràng, cởi mở và có

mục đích, kĩ năng đánh giá toàn diện các vấn đề của học sinh, xếp thứ tự ưu tiên.

Những vấn đề về các khó khăn tâm lý của học sinh và các nội dung tư vấn giáo

dục thanh thiếu niên: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu

cực ở thanh thiếu niên, chiến lược làm việc với thanh thiếu niên có vấn đề về hành vi,

Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở thanh thiếu niên.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

CHƯƠNG

1

- Nắm vững được đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của tâm lý học tư vấn trong nhà trường, - Hiểu được sơ lược lịch sử của tâm lý học tư vấn. - Hiểu rõ được các mô hình tư vấn tâm lý

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC TƯ VẤN

1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của TLH tư vấn

1.1.1. Đối tượng của tâm lý học tư vấn 1.1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học tư vấn 1.1.3. Ý nghĩa của tâm lý học tư vấn

1.2. Sơ lược lịch sử của TLH tư vấn 1.2.1. Tư vấn tâm lý 1.2.2. Tư vấn tâm lý trường học

1.3. Một số mô hình tư vấn tâm lý 1.3.1.Mô hình tư vấn tâm lý học đường ở Hoa kì

0,3 tín

Page 155: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

155

1.3.2.Mô hình tư vấn tâm lý học đường tại Pháp 1.3.3. Mô hình tư vấn tâm lý học đường tại Singapo

chỉ

CHƯƠNG

2

- Nắm vững được vai trò, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường. - Hiểu được những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý. - Hiểu rõ những yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

CHƯƠNG 2: NGƯỜI CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 2.1. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường

2.1.1. Nghề hỗ trợ tâm lý là gì 2.1.2. Tham vấn – tư vấn tâm lý

2.2. Những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý

2.2.1. Thái độ của nhà tư vấn tâm lý 2.2.2. Tính cách của nhà tư vấn tâm lý

2.3. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp

2.3.1. Bảo mật thông tin thân chủ 2.3.2. Quyền lợi của thân chủ 2.3.3. Quan hệ kép

0,5 tín

chỉ

CHƯƠNG

3

- Nắm vững và trải nghiệm các kĩ năng tư vấn tâm lý:

CHƯƠNG 3: CÁC KĨ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ 3.1. Kĩ năng huy động các nguồn lực để hỗ trợ, tư vấn học sinh

3.1.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.1.2. Bài tập thực hành

3.2. Kĩ năng đặt câu hỏi khéo léo 3.2.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.2.2. Bài tập thực hành

3.3. Kĩ năng khích lệ học sinh giải quyết vấn đề

3.3.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.3.2. Bài tập thực hành

3.4. Kĩ năng hiểu và quan sát hành vi bằng lời và không lời

3.4.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.4.2. Bài tập thực hành

3.5. Kĩ năng thiết lập, duy trì quan hệ hỗ trợ chuyên nghiệp

3.5.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.5.2. Bài tập thực hành

3.6. Kĩ năng thảo luận các vấn đề nhạy cảm không bối rối

0,5 tín

chỉ

Page 156: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

156

3.6.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.6.2. Bài tập thực hành

3.7. Kĩ năng thu thập thông tin, xâu chuỗi các sự kiện về vấn đề

3.7.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.7.2. Bài tập thực hành

3.8. Kĩ năng lắng nghe, giao tiếp với học sinh rõ ràng, cởi mở, có mục đích

3.8.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.8.2. Bài tập thực hành

3.9. Kĩ năng đánh giá toàn diện các vấn đề của học sinh, xếp thứ tự ưu tiên

3.9.1. Yêu cầu của kĩ năng 3.9.2. Bài tập thực hành

CHƯƠNG

4

- Hiểu rõ được những khó khăn tâm lý của học sinh.

- Biết cách tìm hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH 4.1 Khái niệm khó khăn tâm lý 4.2. Các dấu hiệu nhận biết những khó khăn tâm lý của học sinh 4.3. Phân loại các khó khăn tâm lý học đường của học sinh THPT 4.4. Nguyên nhân của các khó khăn tâm lý của học sinh 4.5. Thực hành nghiên cứu, quan sát ở trường THPT

0,5

tín chỉ

CHƯƠNG

5

- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên. - Hiểu được những con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu cực ở thanh thiếu niên - Nắm vững một số chiến lược làm việc với học sinh có vấn đề về hành vi. - Phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu cho thanh thiếu niên

CHƯƠNG 5: TƯ VẤN GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN 5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên 5.1.1. Đặc điểm phát triển sinh lý 5.1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý 5.1.3. Một số vấn đề tâm lý của tuổi thanh thiếu niên 5.2. Những con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu cực ở thanh thiếu niên 5.2.1. Các biểu hiện của hành vi ứng xử tiêu cực 5.2.2. Mục đích thể hiện hành vi ứng xử tiêu cực 5.2.3. Các con đường dẫn đến ứng xử tiêu tực 5.3. Một số chiến lược làm việc với thanh

0,5

tín chỉ

Page 157: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

157

thiếu niên có vấn đề về hành vi 5.3.1. Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực 5.3.2. Chú ý tích cực – cách thức hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ 5.3.3. Các nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu quả 5.4. Phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu ở thanh thiếu niên 5.4.1. Những phương pháp phát hiện năng khiếu ở trẻ 5.4.2. Biểu hiện năng khiếu của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau 5.4.3. Tư vấn về bồi dưỡng, phát hiện năng khiếu cho trẻ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30 giờ tín chỉ

Thực hành, thảo luận: 15 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 30 giờ tín chỉ

5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp xemina – thảo luận nhóm

- Phương pháp thực hành tổ chức tư vấn nhóm; tư vấn cá nhân.

- Phương pháp đóng vai.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

- Trần Thị Minh Đức, 2009, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQGHN

- Ủy ban BVCSTE, UNICEF, 2002, tài liệu tập huấn lớp đào tạo giảng viên về

công tác tham vấn.

- “Kỹ năng cơ bản trong tham vấn”, UNICEF, Hà Nội 2005.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

- Trần Thị Lan Hương, 2004, Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên, Nhà

xuất bản Phụ Nữ.

- Phan Thị Mai Hương( chủ biên), “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn

cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà Nội 2007.

- Nguyễn Thị Mùi, 2009, Xây dựng mô hình phòng tham vấn học đường trong

Page 158: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

158

các trường THPT, kỉ yếu hội thảo: Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học

đường tại Việt Nam, Hà Nội 3,4 tháng 8, 2009, trang 289 – 301.

- Đặng Hoàng Minh, 2009, Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường tại một

số trường THPT tại Hà Nội, Báo cáo đề tài cấp ĐHQGHN

- Phan Trọng Ngọ, 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm Hà Nội.

- Phương pháp kỉ luật tích cực, 2009, Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên, Hà

Nội, Plan.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

30%

Bài thi hết môn

Tổng hợp Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh

giá.

Page 159: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

159

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Quản lý Giáo dục

- Bộ môn: Lý luận quản lý

2. Thông tin về học phần

Tên học phần: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

- Mã học phần: EDM2002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết:

Tâm lý học quản lý;

Hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở pháp lý trong quản lý giáo dục

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần, sinh viên có phương pháp phân tích và đánh giá

một cách khoa học hệ thống những vấn đề quản lý hành chính nhà nước và quản lý

ngành giáo dục và đào tạo; có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề

thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước đối với ngành GD – ĐT, giúp sinh viên định hướng

các hoạt động theo hành lang pháp lý đã quy định trong nghề nghiệp tương lai.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

a. Hiểu được những lý luận chung về Nhà nước và QLHCNN ở Việt Nam, những nội

dung chủ yếu của cuộc vận động cải cách hành chính hiện nay.

b. Trình bày được các khái niệm cơ bản quản lí, quản lý hành chính nhà nước, quản lý

nhà nước về giáo dục.

c. Trình bày được nội dung, quy trình hoạt động quản lí hành chính nhà nước, công cụ,

hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước.

d. Trình bày được các khái niệm và những vấn đề liên quan đến công chức, công chức,

viên chức, công vụ; cơ sở pháp lý và sự cần thiết của Luật công chức, Luật viên chức.

Page 160: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

160

e. Nắm vững đường lối, quan điểm về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước

Tổng hợp được tình hình giáo dục hiện nay của Việt Nam – những nguyên nhân của

thành tựu và hạn chế của giáo dục; mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục.

f. Hiểu phân tích được các vấn đề liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với

ngành GD – ĐT nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

3.2.2. Kỹ năng:

Kỹ năng tư duy bậc cao

- Vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện các quy định trong giáo dục học

sinh

- Nhận diện và giải quyết được những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hành

chính trong nhà trường.

- Từ nội dung học phần dần hình thành giá trị hành vi (tuân thủ nội quy quy định, tôn

trọng quy chế, có khả năng thương thuyết, có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, có đạo đức

nghề nghiệp).

Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng quản lý, kỹ năng hướng đạo giáo dục cá nhân và tập thể học sinh tuân

theo pháp luật, quy chế, quy định của nhà nước

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng làm việc cẩn thận, chính xác theo quy định của

ngành.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với sự nghiệp đổi mới

giáo dục từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo.

- Ý thức trách nhiệm với sự giá trị hành vi của mình

- Hình thành ý thức thường xuyên rèn luyện và trau dồi kiến thức và đạo đức cho bản

thân.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng chia sẻ, và một số kỹ năng sư

phạm như thuyết trình, kỹ năng phản biện, kỹ năng phát hiện vấn đề…

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước,

QLHCNN, các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành

chính nhà nước về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, từ đó

Page 161: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

161

giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây

giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục; Học phần chú

trọng đến việc nhận thức và vận dụng những nội dung quản lý nhà nước về GD&ĐT

vào giải quyết các vấn đề trong việc quản lý và thực hiện đổi mới giáo dục và việc bồi

dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản

lý học sinh, quản lý trường học cho người học.

4.2. Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1

Kết thúc chương, SV cần phải: Đạt được mục tiêu a, b, c, d.

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công chức, viên chức A. Lý luận chung về nhà nước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1.1. Nhà nước 1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam B. Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước 1.1. Tính chất chủ yếu của quản lí hành chính nhà nước 1.2. Các nguyên tắc hoạt động của nền hành chính nhà nước Việt Nam 1.3. Nội dung, quy trình chủ yếu của quản lí hành chính nhà nước 1.4. Công cụ, hình thức và phương pháp quản lí hành chính nhà nước 1.5. Cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính nhà nước C. Công chức, công vụ, Luật Cán bộ, công chức 1.1. Một số vấn đề về cán bộ, công chức và Luật cán bộ, công chức

8 giờ tín chí

Page 162: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

162

1.2. Cán bộ, công chức 1.3. Một số vấn đề về công vụ 1.4. Trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ 1.5. Hướng dẫn việc xử lí kỷ luật cán bộ, công chức

2

Kết thúc chương, SV cần phải: Đạt được mục tiêu c.

Chương 2: Đường lối quan điểm về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước 2.1.Những vấn đề đặt ra của giáo dục Việt Nam hiện nay 2.1.1. Đánh giá chung về giáo dục Việt Nam hiện nay 2.1.2. Thời cơ và thách thức của GD VN 2.2. Những quan điểm chỉ đạo của Đảng và NN đối với GD –ĐT 2.2.1. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu 2.2.2. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển 2.2.3. Giáo dục là sự nghiệp của đảng, của nhà nước và của toàn dân 2.2.4. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục 2.2.5.Giáo dục và đào tạo là một nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đầu tư cho giáo dục được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2.3. Mục tiêu phát triển giáo dục 2.4. Giải pháp phát triển giáo dục

9 giờ tín chỉ

Page 163: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

163

3 Kết thúc chương, SV cần phải: Đạt được mục tiêu f.

Chương 3: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.1. Những vấn đề cơ bản của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.1.1.Khái niệm 3.1.2. Tính chất quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.1.3.Đặc điểm của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.2.2.Cơ sở pháp lí của tổ chức bộ máy quản lí giáo dục và đào tạo 3.2.3. Các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.3. Nội dung cơ bản của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 3.4. Phương hướng đổi mới và biện pháp thực hiện QLNN về GD&ĐT 3.4.1. Thực trạng 3.4.2.Phương hướng đổi mới 3.4.3. Biện pháp thực hiện đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo

10 giờ tín chỉ

4 Kết thúc chương, SV cần phải: Đạt được mục tiêu f.

Chương 4: Quản lý nhà nước về GD – ĐT ở địa phương 4.1. Những quy định chung 4.2. Quản lý giáo dục ở các cấp địa phương 4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý GD – ĐT các cấp ở địa phương 4.2.2. Tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn biên chế của các trường phổ thông 4.3. Quy định của Bộ GD và

9 giờ tín chỉ

Page 164: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

164

ĐT đối với các bậc học phổ thông 4.3.1. Quy chế giảng dạy, chủ nhiệm lớp, đánh giá học sinh 4.3.2. Quy chế về thanh tra, kiểm tra các bậc học phổ thông

5 Kết thúc chương, SV cần phải: Trình bày được cấu trúc, Vai trò của điều lệ nhà trường ; Khái quát được các nhiệm và quyền hạn của trường trung học ; Trình bày được nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, những hành vi giáo viên không được làm ; Khái quát được nhiệm vụ của giáo viên đối với giáo viên ở từng cấp học được quy định trong Điều lệ nhà trường ; Phân tích và đánh giá được những hành vi của giáo viên đối với việc hình thành nhân cách học sinh ; Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở một trường trung học phổ thông hiện nay.

Chương 5: Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường 5.1. Luật Giáo dục 5.1.1. Sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục 5.1.2. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục 5.1.3.Tác động của Luật Giáo dục đối với việc cải cách nâng cao chất lượng giáo dục 5.2. Điều lệ nhà trường 5.2.1. Điều lệ trường Mần non 5.2.2. Điều lệ trường Tiểu học 5.2.3. Điều lệ trường trung học 5.2.4. Điều lệ trường trung học chuyên nghiệp 5.2.5.Điều lệ trường đại học, điều lệ trường cao đẳng 6.2. Cấu trúc chung của điều lệ nhà trường

9 giờ tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Kết hợp phù hợp các phương pháp thuyết

trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, làm việc nhóm, phương pháp

dự án...

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

Page 165: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

165

1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính nhà nước về giáo

dục – đào tạo.

2. Đặng Bá Lãm (chủ biên), Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực tiễn,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

1. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ,

công chức

2. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”.

NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà nội 2000.

3. GS.TS Vũ Huy Từ, Th.s. Nguyễn Khắc Hùng. Hành chính học và cải cách hành

chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998.

4. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Học viện Hành chính

quốc gia, Hà nội 2001.

5. Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004.

6. Tài Liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên,

phần 2. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2004.

7. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

2006.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

60%

Page 166: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

166

nghiên cứu)

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Nội dung Tiêu chí đánh giá

Nội dung 1 Bài tập cá nhân

Hình thức (20% điểm): - Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4 - Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái: 3.0cm. - Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14 - Dãn dòng: 1,5lines Nội dung (80% điểm): - Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 1đ - Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ - Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ - Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ - Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Các nội dung 2,3,4,5 Bài tập nhóm

Hình thức: (20% điểm) - Trình bày bằng PPT rõ ràng, dễ hiểu, có minh họa hình thức - Có sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm - Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng thành viên và kết quả thực hiện được. Nội dung : (80% điểm) - Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung - Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thực. - Đặt vấn đề hợp lí - Có đầy đủ các bước xây dựng đề cương - Ví dụ minh họa rõ ràng - Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Các nội dung 4,5 Bài tập giữa kỳ

Hình thức : (20% điểm) - Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4 - Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái: 3.0cm. - Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14 - Dãn dòng: 1,5lines Nội dung : (80% điểm) - Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 1,5đ - Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 3,5đ - Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ - Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ - Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Page 167: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

167

Thi viết hết môn

Hình thức: (10%) - Viết tay trên giấy thi theo quy định của nhà trường - Chữ viết sạch sẽ. Nội dung: (80%) - Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 2đ - Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ - Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ - Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ - Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Page 168: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

168

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 1

1. Mã học phần: MAT2300

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Võ Thị Như Quỳnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đào Phương Bắc, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thị Hồng Vân, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Quý Thường, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Ngô Anh Tuấn, ThS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần :

- Mục tiêu về kiến thức: Những hiểu biết ban đầu về Đại số tuyến tính

- Mục tiêu về kĩ năng: Nắm được các kỹ thuật tính ma trận, định thức và làm việc

trên không gian vectơ.

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm được các khái niệm cơ bản của đại số tuyến tính.

- Nắm vững khái niệm không gian véctơ, không gian con, hệ độc lập và phụ

thuộc tuyến tính, cơ sở và số chiều của một không gian véctơ.

- Nắm vững khái niệm và các phép toán ma trận, mối liên hệ giữa ma trận và ánh

xạ tuyến tính. Đồng cấu tuyến tính, các không gian hạt nhân và ảnh.

- Nắm vững khái niệm định thức, các tính chất cơ bản, phương pháp tính định

thức và vai trò của định thức trong việc giải hệ phương trình tuyến tính.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Page 169: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

169

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc

1. Tài liệu bắt buộc:

a. Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại Số Tuyến Tính, NXB Đại Học Quốc Gia

Hà Nội, tái bản lần 2, 2004.

2. Tài liệu tham khảo thêm:

b. Lê Tuấn Hoa, Đại Số Tuyến Tính qua các ví dụ và bài tập, NXB Đại

Học Quốc Gia Hà Nội, 2006.

c. K.M. Hopffman và R. Kunze, Linear Algebra, Pearson, 2nd edition,

1971.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần gồm bốn chương. Chương 0 cung cấp cho người học những hiểu biết sơ

lược về nhóm, vành, trường, ... đủ để hiểu được các chương tiếp theo. Chương 1 và

chương 2 bước đầu tiếp cận ngôn ngữ trừu tượng về không gian vectơ và ánh xạ tuyến

tính. Chương 3 giới thiệu những khái niệm quan trọng của Đại số tuyến tính như định

thức, hạng của ma trận.

11. Nội dung chi tiết học phần :

Chương 0: Kiến thức chuẩn bị.

0.1. Tập hợp.

0.2. Quan hệ và ánh xạ.

0.3. Nhóm, Vành và Trường.

0.4. Trường số phức.

0.5. Đa thức.

Chương 1: Không gian véctơ.

1.1. Khái niệm không gian véctơ.

1.2. Độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính.

1.3. Cơ sở và số chiều của không gian véctơ.

1.4. Không gian con – Hạng của một hệ véctơ.

1.5. Tổng và Tổng trực tiếp.

1.6. Không gian thương.

Chương 2: Ma trận và ánh xạ tuyến tính

2.1. Ma trận.

2.2. Ánh xạ tuyến tính.

Page 170: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

170

2.3. Hạt nhân và ảnh của đồng cấu.

2.4. Không gian véctơ đối ngẫu.

Chương 3: Định thức và hệ phương trình tuyến tính (Phần 1)

3.1. Các phép thế.

3.2. Định thức của ma trận.

3.3. Ánh xạ đa tuyến tính thay phiên.

3.4. Các tính chất sâu hơn của định thức.

3.5. Định thức và hạng của ma trận.

Page 171: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

171

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 2

1. Mã học phần: MAT2301

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết: MAT2300

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Võ Thị Như Quỳnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đào Phương Bắc, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thị Hồng Vân, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Quý Thường, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Ngô Anh Tuấn, ThS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần :

6.1 Mục tiêu về kiến thức: trang bị cho sinh viên các kiến thức quan trọng của đại số

tuyến tính.

6.2 Mục tiêu về kĩ năng: Thành thạo các kỹ thuật giải hệ phương trình tuyến tính, tìm

giá trị riêng, vectơ riêng, chéo hóa ma trận, đưa ma trận trực giao về dạng chính tắc,

đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc, vẽ phác thảo được các đường, mặt bậc hai.

6.3 Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Đây là phần tiếp theo của Đại số tuyến tính 1. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên

sẽ có khả năng

- Nắm vững phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính bằng phương pháp khử

Gauss và cấu trúc nghiệm của hệ phương trình tuyến tính.

- Nắm vững khái niệm và phương pháp tìm véctơ riêng, giá trị riêng, tính chéo

hóa được của tự đồng cấu hoặc ma trận.

- Nắm được khái niệm không gian Euclid, các tự đồng cấu trực giao và ma trận

trực giao. Phương pháp xây dựng cơ sở trực giao, trực giao hóa.

- Hiểu khái niệm và các tính chất cơ bản của dạng song tuyến tính, dạng toàn

phương. Phương pháp đưa dạng toàn phương về dạng chuẩn tắc, chính tắc và

Page 172: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

172

tính toán các bất biến tương ứng như hạng, dấu, chỉ số quán tính.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc:

Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại Số Tuyến Tính, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tái

bản lần 2, 2004.

2. Tài liệu tham khảo thêm:

Lê Tuấn Hoa, Đại Số Tuyến Tính qua các ví dụ và bà itập, NXB Đại Học Quốc

Gia Hà Nội, 2006.

K.M. Hopffman và R. Kunze, Linear Algebra, Pearson, 2nd edition, 1971.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Chương 3 là nối tiếp của môn đại số tuyến tính 1, nghiên cứu các phương pháp giải hệ

phương trình tuyến tính và cấu trúc tập nghiệm của nó. Chương 4 giới thiệu các khái

niệm giá trị riêng, vectơ riêng phục vụ cho bài toán chéo hóa ma trận. Chương 5 xem

xét không gian vectơ Euclid, phép biến đổi trực giao, phép biến đổi đối xứng. Chương

6 nghiên cứu dạng toàn phương trên trường thực, định lý Sylvester về phân loại dạng

toàn phương trên trường thực. Chương 7 nghiên cứu các vấn đề của hình học giải tích,

tập trung vào việc phân loại và vẽ phác thảo mặt bậc hai.

11. Nội dung chi tiết học phần :

Chương 3. Định thức và hệ phương trình tuyến tính (tiếp theo)

3.6. Hệ phương trình tuyến tính - Quy tắc Cramer.

3.7. Hệ phương trình tuyến tính - Phương pháp khử Gauss.

3.8. Cấu trúc nghiệm của một hệ phương trình tuyến tính.

Chương 4. Cấu trúc của tự đồng cấu

4.1. Véctơ riêng và giá trị riêng.

4.2. Không gian con ổn định của các tự đồng cấu thực và phức.

4.3. Tự đồng cấu chéo hóa được.

Chương 5. Không gian vectơ Euclid

5.1. Không gian véctơ Euclid.

Page 173: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

173

5.2. Phép biến đổi trực giao.

5.3. Phép biến đổi đối xứng.

Chương 6. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

6.1. Khái niệm dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

6.2. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc

6.3. Hạng và hạch của dạng toàn phương

6.4. Chỉ số quán tính

6.5. Dạng toàn phương xác định dấu

Page 174: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

174

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ - NHIỆT

1. Mã học phần: PHY1100

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên:

Họ và tên giảng viên Học hàm - Học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Huy Sinh GS. TS. Khoa Vật lý

2 Bạch Thành Công GS.TS. Khoa Vật lý

3 Tạ Đình Cảnh PGS. TS. Khoa Vật lý

4 Lê Thị Thanh Bình PGS. TS. Khoa Vật lý

5 Lê Văn Vũ PGS. TS. Khoa Vật lý

6 Ngô Thu Hương PGS. TS. Khoa Vật lý

7 Ngạc An Bang TS. Khoa Vật lý

8 Đỗ Thị Kim Anh TS. Khoa Vật lý

9 Phạm Nguyên Hải TS. Khoa Vật lý

10 Nguyễn Anh Tuấn TS. Khoa Vật lý

11 Nguyễn Việt Tuyên TS. Khoa Vật lý

12 Nguyễn Ngọc Đỉnh ThS. Khoa Vật lý

6. Mục tiêu học phần

Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng

trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, học phần nhằm trang bị cho sinh

viên những kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá nhân,

nghề nghiệp; hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng kiến thức

vào thực tiễn.

3.1 Kiến thức:

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động

lực học.

- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên

nhân gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn. Hiểu

được và áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men

Page 175: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

175

động lượng và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên.

Hiểu và nhận biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng.

Hiểu được thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.

- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của

nhiệt động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và

những biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu, sự

dẫn nhiệt trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các

động cơ nhiệt, máy lạnh.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và

nghiên cứu các học phần khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công

nghệ.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình học phần.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/

cử nhân,kỹ sư tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của học phần, qua đó

có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức học phần trong thực

tế đời sống.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như:

trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và sắp

xếp công việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những vấn đề

của của nền kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc đẩy sự phát

triển cá nhân và sự nghiệp.

3.3 Kỹ năng và thái độ xã hội: Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên

lớp, làm bài tập, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ

xã hội như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng

giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết

trình).

3.4 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Thông qua các hình thức như thảo luận

tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh viên có

cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc giải thích, phân tích,

luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và đánh giá các

Page 176: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

176

dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề

nghiệp của sinh viên.

7. Chuẩn đầu ra của học phần

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

8.1. Mục đích và trọng số kiểm tra-đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

100%

Kiểm tra

thường xuyên

(chuyên cần)

KT việc nắm được các luận

điểm về lý thuyết, biết vận

dụng các chiến thuật giả bài

tập ở mức độ trung bình

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ bản

của học phần

20%

Kiểm tra giữa

kỳ

KT việc nắm vững các quy

luât vật lý, biết vận dụng giải

thích các hiện tượng thực tế

có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý thuyết

đã học ở mức độ trung bình

20%

Thi kết thúc KT việc hiểu sâu lý thuyết,

đánh giá được giá trị của lý

thuyết trên cơ sở liên hệ với

thực tế

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết giải quyết các vấn đề

thực tiễn(bài tập, hiện tượng)

60%

8.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

8.2.1. Bài tập cá nhân

- Về nội dung:

+ Nắm được nội dung cơ bản của từng chương

+ Có lời giải đúng cho ít nhất 65% bài tập, câu hỏi do GV giao

+ Sử dụng các tài liệu do giảng viên yêu cầu. Có thể sử dụng thêm tài liệu do người

học tự tìm.

-Về hình thức:

Page 177: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

177

Nộp bài cho giáo viên/ trợ giảng, cho điểm.

8.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ

Sau khi học xong từng phần cơ sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức tự luận

trên lớp. Các tiêu chí đánh giá đối với bài tự luận:

-Về nội dung:

+ Tiêu chí 1: Có trả lời, lời giải đúng cho câu hỏi, bài tập của đề kiểm tra

+ Tiêu chí 2: Lập luận rõ ràng, chính xác, kết quả số đúng đơn vị, giải quyết được

vấn đề

-Về hình thức:

+ Tiêu chí 3: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ trên giấy theo quy định

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí

Điểm Mức độ đạt tiêu chí

9 - 10 Đạt 90-100% cả 3 tiêu chí

7 - 8 Đạt 70-80% 3 tiêu chí

5 - 6 Đạt 50-60% 3 tiêu chí

Dưới 5 Đạt dưới 50% 3 tiêu chí

8.2.3. Bài thi hết môn

- Tiêu chí và biểu điểm như đối với 9.2.2.

* Ghi chú: Do đặc thù học phần gồm 2 phần kiến thức cơ và nhiệt nên trong việc ra

đề và đánh giá bài thi hết môn, cũng như trong đánh giá các kiểm tra giữa kỳ nên

đảm bảo tỉ lệ giữa 2 phần cơ/nhiệt là 3/2.

9. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập

1, NXB ĐHQGHN, 2005.

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB

Giáo dục Việt nam, 2010.

- D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh,

Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

Page 178: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

178

- Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục,

2007.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Nội dung học phần gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ

bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối

Galile.Ba định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật

bảo toàn mômen động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn

vũ trụ và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của

vật rắn: chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối

cùng là giới thiệu về thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về

nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định

luật số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền

trên cơ sở thuyết động học phân tử.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Phần 1. CƠ HỌC

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa

học, kỹ thuật khác

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véctơ dịch chuyển, phương trình

chuyển động, phương trình quỹ đạo

2.2. Vận tốc. Gia tốc

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển động

tròn

Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)

3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

Page 179: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

179

3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính ly

tâm, lực Coriolit

Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)

4.1. Năng lượng, công và công suất

5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)

5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen

5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)

6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa

6.2. Tổng hợp dao động

6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc

6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng

6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng

6.7. Hiệu ứng Doppler

Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)

7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

Page 180: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

180

7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)

8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

8.3. Phép biến đổi Lorentz

8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC

Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

9.2. Các thang nhiệt giai

9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)

10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

10.2. Nhiệt dung của vật chất

10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.

11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình cơ

bản của thuyết động học phân tử

11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

Page 181: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

181

11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

12.1. Hiện tượng khuếch tán

12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học

theo Thomson và theo Clausius

13.3. Chu trình Carnot

13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

13.6. Ý nghĩa của Entropy.

Page 182: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

182

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐIỆN - QUANG

1. Mã học phần: PHY1103

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên

TT Họ và tên Chức danh, học

vị

Địa chỉ liên hệ Điện thoại

1 Đỗ Thị Kim Anh TS.GV ĐH KHTN 0904543849

2 Ngạc An Bang TS.GV ĐH KHTN 0912445352

3 Phạm Văn Bền PGS.TS.GVC ĐH KHTN

4 Nguyễn Thế Bình PGS.TS.GVC ĐH QGHN 0904 229

007

5 Đào Kim Chi GV ĐH KHTN

6 Trịnh Đình Chiến PGS.TS.GVC ĐH KHTN

7 Nguyễn Mậu Chung TS.GVC ĐH KHTN

9 Võ Lý Thanh Hà GV ĐH KHTN

9 Phạm Nguyên Hải TS.GV ĐH KHTN

10 Hoàng Chí Hiếu TS.GV ĐH KHTN

11 Bùi Văn Loát PGS.TS.GVC ĐH KHTN

12 Võ Thanh Quỳnh PGS.TS.GVC ĐH KHTN

13 Nguyễn Huy Sinh GS. TS.GVC ĐH KHTN

14 Lưu Tuấn Tài GS. TS.GVC ĐH KHTN

15 Đỗ Đức Thanh TS.PGS ĐH KHTN 0902037545

16 Đặng Thanh Thủy ThS.GV ĐH KHTN 0912948671

17 Phạm Quốc Triệu PGS.TS.GVC ĐH KHTN

18 Lê Tuấn Tú TS.GV ĐH KHTN

19 Nguyễn Anh Tuấn TS.GV ĐH KHTN

20 Bùi Hồng Vân ThS. GV ĐH KHTN

6. Mục tiêu học phần:

6.1 Mục tiêu kiến thức:

Page 183: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

183

- Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và

Quang học

- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của

Vật lý hiện đại và các khoa học liên quan khác.

6.2 Mục tiêu kỹ năng:

Phần Điện từ:

- Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định

luật và việc ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập

tương ứng trong phòng thí nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong

hoạt động chuyên môn sau này.

- Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ học phần để giải thích các hiện

tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội

dung từng chương của chương trình.

Phần Quang học:

- Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao

thoa, nhiễu xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt,

các hiện tượng quang điện và ứng dụng của chúng.

- Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan

trong thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

6.3 Mục tiêu về thái độ người học:

- Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần.

- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống

thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

8.1. Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá

Hình thức Mục đích kiểm tra Trọng số

Kiểm tra

thường xuyên

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội

dung cơ bản của học phần.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng

trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ

15%

Page 184: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

184

bản.

Kiểm tra giữa kỳ

(Phần 1)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ

năng trình bày.

25%

Thi kết thúc Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên

hệ lý luận với thực tiễn.

60%

8.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:

+ Nắm được được nội dung cơ bản của từng chương.

+ Biết vận dụng giải thích các hiện tượng.

+ Khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn . Sử dụng

các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm) mở

rộng kiến thức.

* Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí:

Điểm Tiêu chí

9 – 10 - Đạt cả 3 tiêu chí.(mục tiêu A,B,C)

7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình

luận.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1.

- Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa thật cao, vấn đề

chưa được giải quyết trọn vẹn.

- Tiêu chí 3: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới 5 - Không đạt cả 3 tiêu chí.

8.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại: Theo quy đinh chung của phòng Đào tạo

9. Giáo trình bắt buộc

- Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and J.Walker,

Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996.

- R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson

Brooks/Cole, 6th edition, 2004.

Page 185: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

185

- Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007.

10. Tóm tắt nội dung học phần

Phần Điện từ:

Học phần Điện và từ cung cấp cho người học:

- Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật

Ohm, Joule-Lenz…

- Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart -

Laplace, Faraday...

- Dao động điện và sóng điện từ.

- Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển động

có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những

hiện tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học:

Trình bày:

- Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa,

nhiễu xạ và phân cực ánh sáng

- Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu

ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu

từ các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của

Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng

được vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết

sóng không giải thích được.

11. Nội dung chi tiết học phần

Phần Điện –Từ

Nội dung 1:

Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

1.1. Điện tích, định luật Coulomb.

1.2. Điện trường, cường độ điện trường.

1.3. Định luật Gauss.

1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường.

Nội dung 2:

Chương 2: Điện thế (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

2.1. Điện thế, hiệu điện thế.

2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.

Page 186: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

186

2.3. Năng lượng điện trường.

2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế.

Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.

3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz.

3.3. Các quy tắc Kirchhoff

3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện.

Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace.

4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.

4.3. Lực Lorentz.

4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

Nội dung 5:

Chương 5: Cảm ứng điện từ (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.

5.2. Tự cảm, hỗ cảm.

5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.

5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ.

Phần Quang học:

Nội dung 6

Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

6.1. Thí nghiệm Young

6.2. Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe

6.2.1. Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa

6.2.2. Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc

6.3. Giao thoa bản mỏng

6.3.1. Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.

6.3.2. Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

6.4. Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot

6.5. Giao thoa kế Michelson

Bài tập

Nội dung 7

Page 187: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

187

Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

7.1. Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

7.1.2. Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.3. Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer

7.2. Nhiễu xạ Fresnel

7.2.1. Phương pháp đới cầu Fresnel.

7.2.2. Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ

7.3. Nhiễu xạ Fraunhofer

7.3.1. Nhiễu xạ qua một khe hẹp

7.3.2. Nhiễu xạ qua một lỗ tròn

7.3.3. Nhiễu xạ qua 2 khe

7.3.4. Nhiễu xạ qua nhiều khe

7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử

7.4. Nhiễu xạ tia X

Bài tập

Nội dung 8

Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline

8.1.1. Thí nghiệm

8.1.2. Giải thích

8.2. Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực.

8.2.1. Phân cực thẳng

8.2.2. Phân cực tròn

8.2.3. Phân cực ellip

8.2.4. Ánh sáng tự nhiên.

8.3. Định luật Malus.

8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết.

8.5. Các bản bước sóng (/4, /2. ) và ứng dụng

Bài tập

Nội dung 9

Chương 9: Lượng tử quang học (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

9.1. Bức xạ nhiệt

9.1.1. Đặc trưng của bức xạ nhiệt

Page 188: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

188

9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt

9.2. Tính chất hạt của ánh sáng

9.2.1. Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay

thuyết photon) của Einstein

9.2.2. Hiệu ứng quang điện

9.2.3. Hiệu ứng Compton

Page 189: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

189

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH 1

1. Mã học phần: MAT2302

2. Số tín chỉ: 5

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Nguyễn Văn Mậu, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Chuẩn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Tiễn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Anh Tuấn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Ninh Văn Thu, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phạm Trọng Tiến, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Vũ Nhật Huy, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thạc Dũng, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Trịnh Viết Dược, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Dạy cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất của toán

học nói chung và giải tích toán học nói riêng.

- Yêu cầu đối với sinh viên: tham gia đầy đủ các giờ lên lớp, đọc trước giáo trình

và làm bài tập đầy đủ. Cần tự nâng cao kiến thức bằng cách tự học, tự đọc thêm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm vững khái niệm giới hạn dãy số thực, các nguyên lý cơ bản về giới hạn

dãy số; khái niệm giới hạn hàm số, hàm liên tục, các tính chất của hàm liên tục.

- Nắm vững khái niệm đạo hàm, khả vi, vi phân, các định lý giá trị trung bình;

công thức Taylor và ứng dụng vào khai triển hàm số.

- Hiểu các khái niệm giới hạn và liên tục trên Rn, đạo ánh, đạo hàm riêng,

phương pháp tìm cực trị hàm nhiều biến.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Page 190: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

190

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

2. Trần Đức Long, Nguyễn Đình Sang, Hoàng Quốc Toàn. Giải tích tập I, II,

III, Bài tập giải tích tập I, II. NXB ĐHQGHN (1998).

3. Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích I và II, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

- V. A. Zorich, Mathematical Analysis I, II (Universitext), Springer, 2008.

- Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thuỷ Thanh, Đặng Huy Ruận, Giải tích tập I, II, III,

NXB ĐHQGHN (1998).

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Giải tích I bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Lý thuyết về số thực, giới hạn dãy số, các nguyên lý cơ bản về giới hạn dãy số,

nguyên lý tồn tại cận đúng, nguyên lý Cantor, nguyên lý Bolzano-Weierstrass,

nguyên lý Cauchy, nguyên lý tồn tại giới hạn của dãy đơn điệu.

- Giới hạn hàm số, hàm liên tục và các tính chất của hàm liên tục.

- Phép tính vi phân của hàm một biến và ứng dụng

- Giới hạn và liên tục trên Rn

- Phép tính vi phân hàm nhiều biến

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Tập hợp số thực

1.1. Tập hợp và ánh xạ

1.1.1. Tập hợp và các phép toán về tập hợp

1.1.2. Các ký hiệu và suy luận logic

1.1.3. Ánh xạ, đơn ánh, toàn ánh, song ánh

1.1.4. Quan hệ, quan hệ tương đương, quan hệ thứ tự

1.2. Số thực

1.2.1. Số hữu tỉ

1.2.2. Khái niệm về số thực

1.2.3. Tính đầy đủ của tập số thực: sup, inf, min, max

Chương 2. Giới hạn và liên tục trên R

2.1. Giới hạn dãy số

Page 191: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

191

2.1.1. Định nghĩa: Dãy, dãy con, giới hạn dãy số

2.1.2. Các phép toán trên các dãy hội tụ

2.1.3. Sự bảo toàn thứ tự khi qua giới hạn

2.1.4. Nguyên lý Cantor về dãy đoạn lồng nhau thắt lại

2.1.5. Nguyên lý Bolzano-Weierstrass

2.1.6. Nguyên lý Cauchy về sự hội tụ của dãy

2.1.7. Giói hạn trên, giới hạn dưới, điều kiện cần và đủ để một dãy hội tụ

2.1.8. Điều kiện hội tụ của một dãy đơn điệu

2.1.9. Số e. Logarit tự nhiên

2.2. Giới hạn hàm số. Hàm số liên tục

2.2.1. Định nghĩa lân cận, điểm trong, điểm tụ, tập mở, tập đóng

2.2.2. Giới hạn hàm số Các định lý về giới hạn hàm số

2.2.3. Vô cùng bé - Vô cùng lớn.

2.2.4. Hàm số liên tục. Tính chất của hàm số liên tục trên một đoạn.

2.2.5. Các giới hạn đáng nhớ.

2.2.6. Hàm đơn điệu. Liên hệ giữa tính đon điệu và tính liên tục. Phân loại điểm

gián đoạn. Tập gián đoạn của hàm đơn điệu.

2.2.7. Các hàm sơ cấp cơ bản , hàm ngược, hàm lượng giác, tính liên tục của

hàm sơ cấp.

Chương 3. Phép tính vi phân hàm một biến

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp I

3.1.1. Định nghĩa đạo hàm. Quy tắc tính đạo hàm. Đạo hàm hàm số cho dưới

dạng tham số

3.1.2. Bảng đạo hàm các hàm sơ cấp

3.1.3. Các định lý giá trị trung bình (Fermat, Rolle, Largrange, Cauchy)

3.1.4. Vi phân, tính bất biến của vi phân cấp 1. Tính gần đúng nhờ vi phân

3.2. Đạo hàm cấp cao

3.2.1. Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibniz

3.2.2. Khai triển Taylor

3.2.3. Quy tắc L’Hospital và các giới hạn dạng vô định

3.3. Ứng dụng khảo sát hàm số

3.3.1. Tính đơn điệu và cực trị của hàm số

3.3.2. Hàm lồi và tính chất

Page 192: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

192

3.3.3. Khảo sát hàm số

Chương 4. Giới hạn và hàm liên tục trong Rn

4.1. Đại cương về không gian metric

4.1.1. Không gian metric. Sự hội tụ trong không gian metric

4.1.2. Tô pô trong không gian metric: Lân cận, tập mở, tập đóng, phần trong và

bao đóng của một tập. Biên của một tập

4.2. Tô pô trên Rn

4.2.1. Định nghĩa không gian tuyến tính định chuẩn. Metric sinh bởi chuẩn

4.2.2. Chuẩn trong không gian Rn. Sự tương đương của các chuẩn

4.2.3. Nguyên lý Cauchy về sự hội tụ của dãy điểm

4.2.4. Tập bị chặn. Tập compact. Bổ đề Bolzano-Weierstrass và nguyên lý

Cantor về dãy đoạn lồng nhau thắt lại (có thể không chứng minh)

4.3. Hàm liên tục trên Rn

4.3.1. Giới hạn hàm trong Rn

4.3.2. Hàm liên tục. Định nghĩa và các điều kiện tương đương. Tính liên tục

theo từng biến. Liên tục đều

4.3.3. Các tính chất của hàm liên tục trên tập compact và tập liên thông

Chương 5. Phép tính vi phân trên Rn

5.1. Hàm và vi phân cấp 1

5.1.1. Khái niệm về ánh xạ khả vi. Đạo ánh - Đạo ánh của ánh xạ hợp

5.1.2. Đạo hàm riêng. Đạo hàm theo hướng. Mối liên hệ với đạo ánh

5.1.3. Công thức số gia hữu hạn.

5.1.4. Đạo hàm riêng hàm số hợp

5.2. Đạo hàm riêng và vi phân cấp cao

5.2.1. Đạo hàm riêng cấp cao

5.2.2. Tính đối xứng của đạo hàm riêng cấp cao (chỉ chứng minh cho tính đối

xứng cấp 2)

5.2.3. Vi phân cấp cao và công thức Taylor

5.3. Cực trị địa phương

5.4. Cực trị tự do

Page 193: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

193

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH 2

1. Mã học phần: MAT2303

2. Số tín chỉ: 5

3. Học phần tiên quyết: MAT 2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Nguyễn Văn Mậu, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Chuẩn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Tiễn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Anh Tuấn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Ninh Văn Thu, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phạm Trọng Tiến, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Vũ Nhật Huy, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thạc Dũng, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Trịnh Viết Dược, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Dạy cho sinh viên hiểu các kiến thức, cách tính nguyên

hàm, tích phân xác định/suy rộng và các ứng dụng của tích phân xác định.

- Yêu cầu đối với sinh viên: tham gia đầy đủ các giờ lên lớp, đọc trước giáo trình

và làm bài tập đầy đủ. Cần tự nâng cao kiến thức bằng cách tự học, tự đọc thêm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Đây là phần tiếp theo của Giải tích I. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ có khả

năng:

- Nắm vững khái niệm nguyên hàm, các phép đổi biến cơ bản.

- Nắm vững định nghĩa tính phân xác định, các điều kiện khả tích, ứng dụng của

tích phân xác định tính độ dài, diện tích.

- Nắm vững khái niệm chuỗi số, các dáu hiệu hội tụ của chuỗi số.

- Nắm vững khái niệm dãy hàm, chuỗi hàm, sự hội tụ đều, tính chất của hàm giới

hạn; bán kính hội tụ của chuỗi lũy thừa, khai triển hàm thành chuỗi lũa thừa và

chuỗi Fourier.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 194: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

194

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

4. Trần Đức Long, Nguyễn Đình Sang, Hoàng Quốc Toàn. Giải tích tập I, II,

III, Bài tập giải tích tập I, II. NXB ĐHQGHN (1998).

5. Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích I và II, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

- V. A. Zorich, Mathematical Analysis I, II (Universitext), Springer, 2008.

- Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thuỷ Thanh, Đặng Huy Ruận, Giải tích tập I, II,

III, NXB ĐHQGHN (1998).

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Giải tích 2 bao gồm các nội dung chính sau đây

- Nguyên hàm.

- Tích phân xác định.

- Ứng dụng của tích phân.

- Chuỗi số, dãy hàm, chuỗi hàm

- Chuỗi lũy thừa, chuỗi Fourier

Nội dung chi tiết học phần:

Chương 6 . Tích phân hàm một biến

6.1. Nguyên hàm

6.1.1. Nguyên hàm - Nguyên hàm của các hàm sơ cấp cơ bản. Tích phân không

xác định

6.1.2. Tích phân các hàm hữu tỉ.

6.1.3. Tích phân các hàm vô tỉ

6.1.4. Tích phân các hàm lượng giác

6.2. Tích phân xác định

6.2.1. Định nghĩa tích phân, ý nghĩa hình học và vật lý

6.2.2. Điều kiện hàm khả tích

6.2.3. Điều kiện cần

6.2.4. Tổng Darboux. Điều kiện cần và đủ để hàm khả tích

Page 195: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

195

6.2.5. Tính khả tích của trị tuyệt đối và tích của các hàm khả tích

6.2.6. Các lớp hàm khả tích

6.2.7. Tính chất của tích phân xác định

6.2.8. Tích phân với cận thay đổi. Công thức Newton-Leibnitz. Các phương

pháp tính tích phân xác định

6.3. Ứng dụng của tích phân

6.3.1. Độ dài cung

6.3.2. Diện tích hình phẳng

6.3.3. Thể tích khối tròn xoay

6.3.4. Diện tích mặt tròn xoay

Chương 7. Chuỗi số - Dãy hàm - Chuỗi hàm

7.1. Chuỗi số

7.1.1. Định nghĩa: chuỗi số, sự hội tụ. Điều kiện cần và đủ để chuỗi hội tụ.

Phép toán trên chuỗi hội tụ

7.1.2. Chuỗi dương. Các dấu hiệu hội tụ: so sánh, D’Alambert, Cauchy, Ruabe,

(giới thiệu), tích phân

7.1.3. Chuỗi đan dấu. Dấu hiệu Leibniz

7.1.4. Các dấu hiệu hội tụ của chuỗi số: Abel, Dirichlet

7.1.5. Chuỗi hội tụ tuyệt đối. Định lý Dirichlet

7.2. Dãy hàm - chuỗi hàm

7.2.1. Miền hội tụ, miền hội tụ đều của dãy hàm

7.2.2. Tính chất của giới hạn dãy hàm: tính liên tục, tính khả tích, tính khả vi.

Định lý Đini

7.2.3. Chuỗi hàm, miền hội tụ

7.2.4. Sự hội tụ đều. Tiêu chuẩn Cauchy, dấu hiệu Weierstrass. Dấu hiệu

Dirichlet và Abel (có thể không chứng minh)

7.2.5. Tính chất tổng của chuỗi hàm: tính liên tục, chuyển qua giới hạn, tính

khả tích và việc lấy tích phân từng từ, tính khả vi và việc lấy đạo hàm

từng từ

7.3. Chuỗi luỹ thừa

7.3.1. Chuỗi luỹ thừa. Sự tồn tại và cách tìm bán kính hội tụ

7.3.2. Tính chất của tổng của chuỗi: tính liên tục, khả vi, khả tích. Tính chất của

chuỗi luỹ thừa tại hai đầu mút

Page 196: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

196

7.3.3. Khai triển hàm thành chuỗi luỹ thừa

7.4. Chuỗi Fourier

7.4.1. Hệ hàm lượng giác trực giao. Chuỗi Fourier và sự hội tụ của nó

7.4.2. Khai triển hàm thành chuỗi Fourier. Khai triển chẵn, khai triển lẻ

7.4.3. Định lý Weierstrass về xấp xỉ đều các hàm liên tục bởi các đa thức đại số

và lượng giác (có thể không chứng minh)

Page 197: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

197

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH 3

1. Mã học phần: MAT 2304

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết: MAT2303

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Nguyễn Văn Mậu, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Chuẩn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Tiễn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Anh Tuấn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Ninh Văn Thu, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phạm Trọng Tiến, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Vũ Nhật Huy, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thạc Dũng, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Trịnh Viết Dược, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Dạy cho sinh viên hiểu các kiến thức, biết cách tính tích

phân bội, tích phân đường, tích phân mặt và các ứng dụng của tích phân đó.

- Yêu cầu đối với sinh viên: tham gia đầy đủ các giờ lên lớp, đọc trước giáo trình

và làm bài tập đầy đủ. Cần tự nâng cao kiến thức bằng cách tự học, tự đọc thêm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Đây là phần tiếp theo của Giải tích I. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ có khả

năng:

- Nắm vững khái niệm tính phân suy rộng, tính phân phụ thuộc tham số, một số

hàm đặc biệt.

- Nắm vững định nghĩa tính phân bội, công thức đổi biến, các ứng dụng của tích

phân bội vào tính diện tích mặt cong, thể tích vật thể.

- Nắm vững các khái niệm tích phân đường, tích phân mặt, các công thức liên hệ.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Page 198: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

198

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

6. Trần Đức Long, Nguyễn Đình Sang, Hoàng Quốc Toàn. Giải tích tập I, II,

III, Bài tập giải tích tập I, II. NXB ĐHQGHN (1998).

7. Nguyễn Duy Tiến, Trần Đức Long, Bài giảng giải tích I và II, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

- V. A. Zorich, Mathematical Analysis I, II (Universitext), Springer, 2008.

- Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Thuỷ Thanh, Đặng Huy Ruận, Giải tích tập I, II, III,

NXB ĐHQGHN (1998).

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Giải tích 3 bao gồm các nội dung chính sau đây

- Tích phân suy rộng

- Tích phân phụ thuộc tham số

- Tích phân bội

- Tích phân đường loại I

- Tích phân đường loại II

- Tích phân mặt loại I

- Tích phân mặt loại II

Các công thức liên hệ

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 8. Tích phân suy rộng

8.1. Tích phân suy rộng với cận vô hạn

8.2. Tích phân duy rộng với hàm nhận giá trị dương

8.3. Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ. Dấu hiệu Dirichlet và Abel

8.4. Tích phân suy rộng với hàm không bị chặn

Chương 9. Tích phân phụ thuộc tham số

9.1. Tích phân phụ thuộc tham số

9.1.1. Tích phân phụ thuộc tham số với cận hữu hạn không đổi: tính liên tục,

tính khả tích, tính khả vi

9.1.2. Tích phân phụ thuộc tham số với cận thay đổi: tính liên tục, tính khả tích,

Page 199: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

199

tính khả vi

9.1.3. Tích phân phụ thuộc tham số với cận vô hạn. Sự hội tụ và sự hội tụ đều.

Tiêu chuẩn cần và đủ Cauchy. Các dấu hiệu đủ Weierstrass, Dirichlet,

Abel (có thể không chứng minh). Tính liên tục, tính khả tích, tính khả vi

9.2. Các hàm đặc biệt (giới thiệu)

Chương 10. Tích phân bội

10.1. Tích phân bội

10.1.1. Tích phân trên hình hộp - Điều kiện cần để khả tích

10.1.2. Tổng Darboux - Điều kiện cần và đủ về tính khả tích

10.1.3. Tính chất của tích phân trên hình hộp

10.1.4. Chuyển tích phân bội về tích phân lặp - Định lý Fubini

10.1.5. Tích phân trên miền đo được - Chuyển về tích phân lặp

10.1.6. Đổi biến trong tích phân bội. Công thức tổng quát. Toạ độ cực, toạ

độ trụ, toạ độ cầu

10.1.7. Ứng dụng của tích phân bội tích diện tích hình phẳng, thể tích hình

khối

Chương 11. Tích phân đường - Tích phân mặt

11.1. Tích phân đường loại I

11.1.1. Đường cong thuộc lớp Ck. Định nghĩa tích phân đường loại I. Sự

tồn tại và cách tính. Đổi biến trong tích phân đường loại I

11.2. Tích phân đường loại II

11.2.1. Định hướng đường cong. Định nghĩa tích phân đường loại II. Sự

tồn tại và cách tính. Công thức liên hệ giữa hai loại tích phân đường

11.2.2. Công thức Green. Điều kiện để tích phân đường loại II không phụ

thuộc đường lấy tích phân

11.3. Tích phân mặt loại I

11.3.1. Định nghĩa mặt và các khái niệm liên quan. Vi phân mặt. Diện tích

mặt cong

11.3.2. Định nghĩa tích phân mặt loại I. Sự tồn tại và cách tính

11.3.3. Ứng dụng của tích phân đường và tích phân mặt loại I. Khối

lượng, trọng tâm, momen

11.4. Tích phân mặt loại II

11.4.1. Định nghĩa mặt một phía, mặt hai phía. Cách xác định phía của

Page 200: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

200

mặt

11.4.2. Định nghĩa tích phân mặt loại II. Sự tồn tại và cách tính. Công

thức liên hệ giữa hai loại tích phân mặt

11.5. Công thức liên hệ

11.5.1. Công thức Ostrogradskii

11.5.2. Công thức Stokes

11.5.3. Khái niệm về lý thuyết trường: Trường vô hướng, trường vectơ.

Gradf, DivV, rotV

Page 201: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

201

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

1. Mã học phần: MAT2305

2. Số tín chỉ: 4 TC = 60 tiết= 45 tiết LT + 15 tiết BT.

3. Học phần tiên quyết: MAT2302, MAT2300

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Lê Huy Tiễn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Trịnh Viết Dược, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Đặng Đình Châu, PGS. TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Nguyễn Hữu Dư, GS. TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Vũ Hoàng Linh, PGS, TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học

6. Mục tiêu học phần/chuyên đề:

- Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phương

trình vi phân cấp 1, cấp 2, cấp cao, và hệ phương trình vi phân cấp 1 cũng như

một số ứng dụng của phương trình và hệ phương trình vi phân.

- Mục tiêu về kĩ năng: rèn luyện kỹ năng giải phương trình và hệ phương trình vi

phân

- Các mục tiêu khác: rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

- Chuẩn đầu ra về kiến thức: sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về phương

trình vi phân cấp 1, cấp 2, cấp cao, và hệ phương trình vi phân cấp 1; biết vận

dụng phương trình vi phân vào một số ứng dụng đơn giản.

- Chuẩn đầu ra về kĩ năng: sinh viên năm được kỹ năng giải phương trình và hệ

phương trình vi phân thông dụng.

- Chuẩn đầu ra khác: rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Điểm chuyên cần: 20%

- Kiểm tra viết giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra viết cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

Page 202: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

202

8. NguyễnThếHoàn-PhạmPhu,Cơsởphươngtrìnhviphânvàlýthuyếtổn định, NXB

Giáo dục-2000.

2. Tài liệu tham khảo thêm:

- NguyễnThếHoàn-TrầnVănNhung,Bàitậpphươngtrìnhviphân, NXB Giáo dục,

2005.

- B. P. Demidovic, Higher Mathematics Part 3

- W. E. Boyce, R. C. DiPrima, Elementary Differential Equations and Boundary

Value Problems, 9th Edition, John Wiley & Sons, 2009.

- W. A. Adkins, M. G. Davidson, Ordinary Differential Equations, Undergraduate

Texts in Mathematics, Springer (2012).

- J. R. Brannan, W. E. Boyce, Differential Equations: An Introduction to Modern

Methods and Applications, 2nd edition, John Wiley & Sons, 2011.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần nhằm giới thiệu lý thuyết cơ bản và một số ứng dụng về phương trình và hệ

phương trình vi phân. Phương trình và hệ phương trình tuyến tính được nghiên cứu kỹ

càng: công thức Abell, hệ nghiệm cơ bản, cấu trúc nghiệm của hệ thuần nhất và không

thuần nhất, phương pháp Lagrange và phương pháp hệ số bất định. Ngoài việc tìm

nghiệm theo công thức giải tích, học phần còn giới thiệu về cách tìm nghiệm số và

cách dùng phần mềm tính toán khoa học (Maple, …).

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Giới thiệu về phương trình vi phân (1 tiết LT)

1.1. Các ví dụ và khái niệm cơ bản

1.2. Phân loại các phương trình vi phân

1.3. Ghi chú lịch sử

Chương 2. Phương trình vi phân cấp một (10 tiết LT + 8 tiết BT)

2.1. Định lý tồn tại duy nhất nghiệm

2.2. Phương trình tách biến

2.3. Phương trình đẳng cấp

2.4. Phương trình vi phân toàn phần. Thừa số tích phân

2.5. Phương trình tuyến tính và phương pháp biến thiên hằng số Lagrange

2.6. Phương trình Bernouilli

2.7. Phương trình ẩn và phương pháp tham số hóa đạo hàm

2.8. Phương trình Lagrange và phương trình Clairaut

Page 203: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

203

2.9. Phương pháp số giải phương trình cấp một

2.10.Một số mô hình ứng dụng của phương trình cấp một

2.11.*Phương pháp dùng Maple giải phương trình cấp một

Chương 3. Phương trình vi phân cấp hai (10 tiết LT + 8 tiết BT)

3.1. Phép hạ thấp cấp

3.2. Phương trình tuyến tính thuần nhất và không thuần nhất

3.3. Độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính

3.4. Định thức Wronski

3.5. Hệ nghiệm cơ bản

3.6. Công thức Ostrogradski-Liouville

3.7. Cấu trúc nghiệm

3.8. Phương pháp biến thiên hằng số Lagrange

3.9. Phương trình tuyến tính với hệ số hằng

3.10. Đa thức đặc trưng

3.11. Phương pháp hệ số bất định

3.12. Phương trình vi phân Euler

3.13. Một số mô hình ứng dụng của phương trình cấp hai

Chương 4. Phương trình vi phân cấp cao (4 tiết LT + 2 tiết BT)

4.1. Phép hạ thấp cấp

4.2. Phương trình tuyến tính thuần nhất và không thuần nhất

4.3. Độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính

4.4. Định thức Wronski

4.5. Hệ nghiệm cơ bản

4.6. Công thức Ostrogradski-Liouville

4.7. Cấu trúc nghiệm

4.8. Phương pháp biến thiên hằng số Lagrange

4.9. Phương trình tuyến tính với hệ số hằng

4.10. Đa thức đặc trưng

4.11. Phương pháp hệ số bất định

4.12. Phương trình vi phân Euler

4.13. Một số mô hình ứng dụng của phương trình cấp cao

Chương 5. Phép biến đổi Laplace (10 tiết LT + 4 tiết BT)

5.1. Định nghĩa và các tính chất cơ bản của phép biến đổi Laplace

Page 204: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

204

5.2. Ứng dụng phép biến đổi Laplace tìm nghiệm của phương trình vi phân

5.3. Phương trình vi phân với vế phải gián đoạn

Chương 6. Hệ phương trình vi phân cấp một (10 tiết LT + 8 tiết BT)

6.1. Các khái niệm cơ bản. Quan hệ với phương trình vi phân cấp cao

6.2. Phương pháp thế

6.3. Phương pháp tổ hợp khả tích. Dạng đối xứng của hệ phương trình vi phân

6.4. Nhắc lại về ma trận, giá trị riêng, vector riêng

6.5. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất và không thuần nhất: Độc lập tuyến

tính và phụ thuộc tuyến tính; Định thức Wronski; Hệ nghiệm cơ bản; Cấu

trúc nghiệm; Phương pháp Lagrange

6.6. Hệ phương trình tuyến tính với hệ số hằng: Đa thức đặc trưng; Phương

pháp hệ số bất định; mũ ma trận

6.7. Một số mô hình ứng dụng của hệ phương trình cấp một.

Page 205: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

205

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG TRÌNH ĐẠO HÀM RIÊNG 1

1. Mã học phần: MAT2306

2.Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT2304, MAT2305

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Lê Huy Chuẩn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Dư Đức Thắng, TS, Khoa Sau đại học, ĐHQGHN

- Đặng Anh Tuấn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về

phương trình vi phân đạo hàm riêng;

- Mục tiêu về kĩ năng: Nắm vững các phương pháp giải các bài toán biên cổ điển

của phương trình vật lý toán nhằm ứng dụng vào các vấn đề thực tế. Giới thiệu

cho sinh viên về phương trình tích phân và một số hàm đặc biệt cũng như ứng

dụng của chúng trong việc giải các bài toán và phương trình tích phân..

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Sinh viên có ý thức về học phần này như

là một học phần tiên quyết cho các chuyên đề tự chọn của chuyên ngành của

mình; cần chú ý các buổi thảo luận, các buổi luyện tập bài tập và cần thiết phải

làm bài tập về nhà cũng như hoàn thành các phần công việc được giao.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm vững các khái niệm cơ bản về phương trình đạo hàm riêng, phân loại được

các phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp hai.

- Nắm vững các kết quả cơ bản, phương pháp giải của lớp phương trình Laplace,

phương trình truyền sóng và phương trình truyền nhiệt.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

Page 206: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

206

1. Tài liệu bắt buộc

- NguyễnThừaHợp. Phươngtrình đạo hàm riêng,NXBĐHQGHN(2001).

2. Tài liệu tham khảo thêm

- Trần Đức Vân, Giáo trình Phươngtrình vi phân đạo hàmriêng, (in

lầnthứII),NXBĐHQG HN(2005).

- L. C. Evans, Partial Differential Equations, American Mathematical

Society, 2ed, 2010.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Chương trình Phương trình đạo hàm riêng cho lớp Toán gồm các nội dung chính

sau đây:

- Phân loại phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp hai;

- Phương trình Laplace và hàm điều hoà, các tính chất của hàm điều hoà, các bài

toán biên Dirichlet và Neumann đối với hàm điều hoà. Lý thuyết thế vị.

- Phương trình truyền sóng. Các bài toán Cauchy và bài toán hỗn hợp đối với

phương trình truyền sóng. Phương pháp Fourier.

- Phương trình truyền nhiệt. Nguyên lý cực đại cực tiểu đối với nghiệm của

phương trình truyền nhiệt. Các bài toán Cauchy và bài toán hỗn hợp của

phương trình truyền nhiệt.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Mở đầu về phương trình đạo hàm riêng. Phân loại phương trình

tuyến tính cấp 2. Khái niệm về đặc trưng.

1.1. Mở đầu về phương trình đạo hàm riêng.

1.1.1. Các định nghĩa cơ bản về phương trình đạo hàm riêng.

1.1.2. Các ví dụ dẫn đến phương trình đạo hàm riêng.

- Phương trình dao động của dây.

- Phương trình dao động của màng.

- Phương trình truyền nhiệt trong môi trường đẳng hướng.

- Phương trình Laplace.

1.2. Phân loại phương trình tuyến tính cấp 2 trong trường hợp hai biến.

1.3. Khái niệm về đặc trưng.

1.4. Bài toán Cauchy và bài toán Cauchy với dữ kiện cho trên mặt đặc trưng.

1.5. Sự phụ thuộc liên tục của nghiệm của bài toán biên đối với phương trình đạo

hàm riêng vào các dữ kiện biên.

Page 207: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

207

Chương II: Phương trình Laplace và hàm điều hoà

2.1. Phương trình Laplace và hàm điều hoà.

2.1.1. Định nghĩa hàm điều hoà.

2.1.2. Nghiệm cơ bản của phương trình Lapace.

2.1.3. Công thức Green đối với toán tử Laplace.

2.1.4. Biểu diễn tích phân của hàm điều hoà.

2.2. Các tính chất cơ bản của hàm điều hoà.

2.2.1. Định lý giá trị trung bình của hàm điều hoà.

2.2.2. Nguyên lý cực đại đối với hàm điều hoà.

2.3. Bài toán Dirichlet đối với phương trình Laplace.

2.3.1. Bài toán Dirichlet trong.

- Định nghĩa bài toán Dirichlet trong. Định lý duy nhất và sự phụ

thuộc liên tục của nghiệm vào dữ kiện biên.

- Hàm Green đối với bài toán Dirichlet.

- Hàm Green đối với hình cầu và công thức Poisson.

2.3.2. Định lý trung bình đảo. Các định lý Harnack và định lý Liouville.

2.3.3. Bài toán Dirichlet ngoài đối với phương trình Laplace.

- Định nghĩa bài toán Dirichlet ngoài và định lý duy nhất và sự phụ

thuộc liên tục của nghiệm vào dữ kiện biên.

- Phép biến đổi Kenvin.

- Công thức Poisson đối với miền ngoài của hình cầu.

- Dáng điệu của hàm điều hoà tại vô tận.

2.3.4. Bài toán Neumann trong và ngoài đối với phương trình Laplace. Định

nghĩa các bài toán Neumann trong và ngoài và định lý duy nhất

nghiệm.

2.3.5. Giải bài toán Dirichlet trong hình tròn bằng phương pháp tách biến.

2.3.6. Sự tồn tại nghiệm của bài toán Dirichlet trong phương pháp nghiệm

trên nghiệm dưới.

- Hàm điều hoà trên, hàm điều hoà dưới và các tính chất.

- Nghiệm trên, nghiệm dưới của bài toán Dirchlet trong và các tính

chất.

- Định lý tồn tại nghiệm của bài toán Dirchlet trong đối với phương

trình Laplace.

Page 208: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

208

Chương 3. Phương pháp thế vị

3.1. Khái niệm về thế vị và các tính chất của thế vị.

3.1.1. Thế vị khối. Tính liên tục và khả vi của thế vị khối.

3.1.2. Thế vị lớp kép. Tính gián đoạn của thế vị lớp kép qua mặt lấy tích

phân.

3.1.3. Thế vị lớp đơn. Tính liên tục của thế vị lớp đơn và tính gián đoạn của

đạo hàm theo pháp tuyến của thế vị lớp đơn qua mặt lấy tích phân.

3.2. Áp dụng phương pháp thế vị khảo sát các bài toán biên Dirichlet và

Neumann đối với phương trình Laplace.

3.2.1. Phương trình tích phân với nhân bất thường yếu . Các định lý

Fredholm.

3.2.2. Đưa các bài toán Dirchlet và Neumann đối với phương trình Laplace

về phương trình tích phân với nhân bất thường yếu.

3.2.3. Khảo sát các phương trình tích phân.

3.2.4. Chú ý về trường hợp các bài toán Dirichlet và Neumann trên mặt

phẳng.

Chương IV. Phương trình truyền sóng

4.1. Bài toán Cauchy.

4.1.1. Định nghĩa bài toán Cauchy của phương trình truyền sóng và định lý

duy nhất nghiệm.

4.1.2. Công thức nghiệm của bài toán Cauchy của phương trình truyền sóng.

- Công thức Kirchoff.

- Phương pháp hạ thấp. Công thức Poisson và công thức

d’Alembert.

4.1.3. Sự phụ thuộc liên tục của nghiệm bài toán Cauchy của phương trình

truyền sóng vào dữ kiện ban đầu.

4.1.4. Giải thích về ý nghĩa vật lý.

4.2. Bài toán hỗn hợp.

4.2.1. Định nghĩa bài toán hỗn hợp đối với phương trình truyền sóng và định

lý duy nhất nghiệm.

4.2.2. Sự phụ thuộc liên tục của nghiệm của bài toán hỗn hợp vào các dữ

kiện ban đầu.

4.2.3. Phương pháp tách biến giải bài toán hỗn hợp.

Page 209: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

209

4.2.4. Sơ đồ tổng quát của phương pháp tách biến. Áp dụng cho bài toán

dao động của màng.

Chương V. Phương trình truyền nhiệt

5.1. Nguyên lý cực đại và cực tiểu dối với nghiệm phương trình truyền nhiệt.

5.2. Bài toán Cauchy đối với phương trình truyền nhiệt.

5.2.1. Tính duy nhất nghiệm và tính phụ thuộc liên tục của nghiệm vào dữ

kiện ban đầu của bài toán Cauchy.

5.2.2. Nghiệm của bài toán Cauchy của phương trình truyền nhiệt. Công

thức Poisson. Nghiệm cơ bản của phương trình truyền nhiệt.

5.3. Bài toán hỗn hợp.

5.3.1. Định nghĩa bài toán hỗn hợp đối với phương trình truyền nhiệt. Định

lý duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên tục của nghiệm vào dữ kiện

biên và dữ kiện ban đầu.

5.3.2. Giải bài toán hỗn hợp bằng phương pháp tách biến.

5.3.3. Giải bài toán hỗn hợp bằng phương pháp hàm Green.

Page 210: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

210

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

XÁC SUẤT 1

1. Mã học phần: MAT2308

2.Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT2300, MAT2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Đặng Hùng Thắng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần :

- Kiến thức : Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cốt lõi nhất về lý

thuyết xác suất.Giúp người học bước đầu thấy được vai trò và những ứng dụng

rộng rãi của Lý thuyết Xác suất trong các khoa học tự nhiên, Xã hội và nhân

văn.Giúp và hình thành trực quan xác suất và tư duy thống kê.

- Kỹ năng:

o Biết sử dụng các công cụ toán học và các suy luận toán học chặt chẽ để

giải các bài toán xác suất.

o Biết mô hình hoá toán học các hiện tượng ngẫu nhiên.

- Thái độ : Giúp học sinh bước đầu hình thành một cách nhìn sự vật mới, một tư

duy xác suất-thống kê.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm được các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất: xác suất của một sự

kiện, đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và liên tục, khái niệm phân phối xác suất và

các phân phối xác suất thường gặp, một số định lý giới hạn và quá trình

Markov.

- mô hình hoá các hiện tượng ngẫu nhiên trong thực tế

- Thái độ: Sinh viên hình thành phong cách làm việc hiện đại, có thái độ khách

quan trong phân tích các vấn đề thực tiễn và đánh giá vấn đề dựa trên các cơ sở

khoa học xác suất thống kê.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 211: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

211

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

- Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và ứng dụng, NXB Giáo dục,

2005.

- Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất, NXB Giáo dục, 2005.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

- Phần đầu của học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất bao

gồm: Không gian mẫu, phép thử và biến cố ngẫu nhiên, định nghĩa xác suất và

xác suất có điều kiện của một biến cố. Cung cấp những quy tắc tính xác suất

quan trọng bao gồm công thức cộng và nhân xác suất,công thức xác suất đầy

đủ,công thức Bayet, công thức Becnuli.

- Phần thứ hai cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đại lưọng ngẫu

nhiên (ĐLNN): ĐLNN một chiều và ĐLNN nhiều chiều ( chủ yếu là hai

chiều). Các ĐLNN rời rạc và liên tục được xét một cách riêng rẽ. Giới thiệu

một số ĐLNN quan trọng và các ứng dụng của chúng.

- Phần thứ ba giới thiệu một số định lý giới hạn của lý thuyết xác suất và các ứng

dụng của chúng trong đó bao gồm : Luật số lớn , xấp xỉ phân bố nhị thức bằng

phân bố chuẩn và phân bố Poisson và định lý giới hạn trung tâm. Phần cuối của

học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức mở đầu về quá trinh Markov

một loại quá trình ngẫu nhiên rất quan trọng cả về lý thuyết và ứng dụng.

11. Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề:

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

1.2. Biến cố và xác suất của biến cố

1.2.1. Mối quan hệ giữa các biến cố

1.2.2. Các phép toán trên biến cố

1.2.3. Xác suất của một biến cố

1.2.4. Xác suất có điều kiện

1.3. Các quy tắc tính xác suất

1.3.1. Quy tắc cộng

Page 212: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

212

1.3.2. Quy tắc nhân

1.3.3. Công thức xác suất đầy đủ

1.3.4. Công thức Bayet

1.3.5. Công thức Becnuli

Chương 2: Đại lượng ngẫu nhiên một chiều

2.1. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.1.1. Bảng phân bố và hàm phân bố xác suất

2.1.2. Kỳ vọng, phương sai và các đặc trung

2.1.3. Phân bố nhị thức

2.1.4. Phân bố Poisson và một số phân bố khác

2.2. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

2.2.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

2.2.2. Kỳ vọng, phương sai và các đặc trung

2.2.3. Hàm của đại lượng ngẫu nhiên

2.2.4. Phân bố chuẩn

2.2.5. Phân bố mũ và một số phân bố khác

Chương 3 Đại lượng ngẫu nhiên nhiều chiều

3.1. Vecto (cặp ĐLNN ) ngẫu nhiên rời rạc

3.1.1. Bảng phân bố đồng thời

3.1.2. Sự độc lập

3.1.3. Hàm của cặp ĐLNN

3.1.4. Phân bố có điều kiện và hệ số tương quan

3.2. Vectơ(cặp ĐLNN) ngẫu nhiên liên tục

3.2.1. Hàm phân bố và hàm mật độ đồng thời

3.2.2. Tính độc lập

3.2.3. Hàm của cặp ĐLNN

3.2.4. Phân bố có điều kiện và hệ số tương quan

3.2.5. Phân bố chuẩn hai chiều

Chương 4. Một số định lý giới hạn

4.1. Các dạng hội tụ của dãy ĐLNN

4.2. Luật số lớn

4.2.1. Bất đẳng thức Trebusep

4.2.2. Luật số lớn và hệ quả

Page 213: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

213

4.2.3. Luật số lớn tổng quát

4.3. Xấp xỉ phân bố nhị thức

4.3.1. Xấp xỉ bằng phân bố Poisson

4.3.2. Xấp xỉ bằng phân bố chuẩn

4.4. Định lý giới hạn trung tâm

4.4.1. Trường hợp độc lập cùng phân bố

4.4.2. Trường hợp tổng quát

4.4.3. Một số ứng dụng

Chương 5 Mở đầu về quá trình Markov

5.1. Xích Markov

5.1.1. Ma trận xác suất chuyển sau nhiều bước

5.1.2. Phân bố dừng và phân bố giới hạn

5.1.3. Phân loại trạng thái xích Markov

5.2. Quá trình Markov

5.2.1. Trường hợp không gian trạng thái hữu hạn

5.2.2. Trường hợp không gian trạng thái vô hạn đếm được

5.2.3. Trường hợp không gian trạng thái bất kỳ

Page 214: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

214

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TỐI ƯU HÓA 1

1. Mã học phần: MAT2309

2.Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT2301, MAT2303

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Phạm Trọng Quát, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Hữu Điển, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Hoàng Nam Dũng, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý

thuyết tối ưu.

- Mục tiêu về kĩ năng: Trang bị cho sinh viên kỹ năng cơ bản về mô hình hóa,

phân tích, giải quyết các bài toán tối ưu.

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Trang bị cho sinh viên tính tự học, tự

tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các kết quả đã học vào các bài toán thực tế.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ có khả năng

- Nắm được một số khái niệm và tính chất cơ bản của lý thuyết tối ưu: hàm lồi,

tập lồi, dưới vi phân, điều kiện tồn tại nghiệm...

- Nắm được các dạng chuẩn của bài toán quy hoạch tuyến tính và thuật toán đơn

hình để giải bài toán, mô hình hóa được bài toán thực tế dưới dạng bài toán quy

hoạch tuyến tính.

- Nắm được các phương pháp cơ bản để giải các bài toán tối ưu phi tuyến có và

không có ràng buộc và tối ưu toàn cục: phương pháp gradient và gradient liên

hợp, Newton, phương pháp hàm phạt, phương pháp siêu phẳng cắt, nhánh và

cận...

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt:

Page 215: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

215

1. Tài liệu bắt buộc

- Nguyễn Ngọc Thắng và Nguyễn Đình Hóa, Quy hoạch tuyến tính, NXB

ĐHQGHN, 2005.

- Nguyễn Thị Bạch Kim, Giáo trình các phương pháp tối ưu: Lý thuyết và Thuật

toán, 2008, NXBĐHBKHN

- Dimitris Bertsimas and John N. Tsitsiklis, Introduction to linear Optimization,

2008, Athena Scientific, Belmont, Massachuset

2. Tài liệu tham khảo thêm

- Bùi Thế Tâm và Trần Vũ Thiệu, Các phương pháp tối ưu hóa, 2001, NXB

GTVT Hà Nội

- Phí Mạnh Ban, Quy hoạch tuyến tính, 2008, NXB ĐHSP.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Nội dung chính của học phần là giới thiệu các kiến thức cơ bản trong lý thuyết tối ưu.

Cụ thể, bao gồm các kiến thức cơ bản của giải tích lồi, các lớp bài toán tối ưu điển

hình và lý thuyết cơ bản, trình bày một số phương pháp giải các lớp bài toán tối ưu

như: quy hoạch tuyến tính, quy hoạch phi tuyến và các phương pháp tối ưu toàn cục.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương I: Các kiến thức cơ bản của giải tích lồi

1.1. Khái niệm và tính chất cơ bản của tập lồi.

1.2. Tính chất Tôpô của tập lồi

1.3. Các định lý tách tập lồi và phép chiếu

1.4. Tập lồi đa diện và biểu diễn tập lồi

1.5. Khái niệm và các tính chất cơ bản của hàm lồi

1.6. Dưới vi phân và cực trị của hàm lồi

Chương 2: Bài toán tối ưu và lý thuyết cơ bản

2.1. Một số lớp bài toán tối ưu điển hình

2.2. Điều kiện tồn tại nghiệm và cấu trúc tập nghiệm

2.3. Điều kiện chính quy và định lý Karush – Kuhn – Tucker

2.4. Đối ngẫu Lagrange

2.5. Bài toán quy hoạch lồi

Chương 3: Quy hoạch tuyến tính

3.1. Bài toán quy hoạch tuyến tính và các dạng chuẩn

3.2. Thuật toán đơn hình

Page 216: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

216

3.3. Đối ngẫu trong quy hoạch tuyến tính

3.4. Các phương pháp thời gian đa thức giải quy hoạch tuyến tính

Chương 4. Bài toán vận tải

4.1. Mô hình bài toán vận tải

4.2. Bảng vận tải và chu trình

4.3. Phương pháp thế vị

4.4. Tìm phương pháp xuất phát.

4.5. Các bài toán vận tải mở rộng.

Chương 5. Bài toán quy hoạch nguyên

5.1. Mô hình và ví dụ bài toán quy hoạch nguyên.

5.2. Phương pháp nhát cắt Gomory

5.3. Phương pháp nhánh cận Land-doig

5.4. Thuật toán nhánh cận giải bài toán Balô 0/1.

Chương 6. Bài toán luồng trên mạng

6.1. Giới thiệu bài toán luồng mạng đồ thị

6.2. Thuật toán Ford-Fulkerson

6.3. Luồng chi phí nhỏ nhất

6.4. Phương pháp sơ đồ PERT

Page 217: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

217

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÌNH HỌC GIẢI TÍCH

1. Mã học phần: MAT2310

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

- Lý thuyết: 15 tiết

- Bài tập: 15 tiết

2. Học phần tiên quyết: MAT2301 (Đại số tuyến tính 2)

3. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

4. Giảng viên:

- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Võ Thị Như Quỳnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đào Phương Bắc, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thị Hồng Vân, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Quý Thường, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Ngô Anh Tuấn, ThS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

5. Mục tiêu học phần

Mục tiêu về kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ sở hình học giải tích cổ điển, khảo sát một số vấn đề cơ

bản của hình học trên các không gian Affine và các không gian Euclid.

- Mục tiêu về kĩ năng: Sử dụng các phương pháp của đại số tuyến tính.

- Yêu cầu đối với sinh viên: Trung thực, làm bài tập đầy đủ.

6. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm được các khái niệm và kiến thức cơ bản về không gian affine, ánh xạ

affine, không gian Euclid, ánh xạ Euclid.

- Phân loại được các đường, mặt bậc 2 và các tính chất cơ bản.

7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 10%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

Page 218: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

218

8. Giáo trình bắt buộc

1. Tài liệu bắt buộc

- Đào TrọngThi, Giáo trình rút gọn vềhình học giải tích, 1991.

- NguyễnHữuViệtHưng,Hình học Giải tích(tài liệu nội bộ).

2. Tài liệu tham khảo

- MichèleAudin,Geometry,Springer,2002.

9. Đoàn ThếHiếu, Bài giảnghình họcaffine vàhình học Euclid, 2006(tàiliệu nội

bộ).Tóm tắt nội dung học phần

Giới thiệu khái niệm không gian affine và ánh xạ affine, không gian Euclid và

ánh xạ đẳng cự. Đường và mặt bậc 2 trong không gian Euclid

10. Nội dung chi tiết học phần

1. Không gian affine (2t)

2. Phẳng trong không gian affine (1t)

3. Ánh xạ affine (2t)

4. Không gian Euclid (2t)

5. Phẳng trong không gian Euclid (2t)

6. Ánh xạ đẳng cự (2t)

7. Đường bậc 2 trong không gian Euclid hai chiều (2t)

8. Mặt bậc 2 trong không gian Euclid ba chiều (2t)

Page 219: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

219

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

1. Mã học phần: MAT3300

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết: MAT2301

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đào Phương Bắc, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Võ Thị Như Quỳnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Quý Thường, TS, Khoa Toán – Cơ - Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về các cấu trúc đại số cơ bản, để chuẩn

bị cho sinh viên có thể tiếp thu hầu hết các học phần của Toán học hiện đại.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên nắm được các cấu trúc đại số cơ bản: Nhóm,

Vành, Trường của đại số hiện đại, qua đó nâng cao hiểu biết về các khái niệm và cấu

trúc trừu tượng, phương pháp chứng minh, tư duy logic.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

Tài liệu bắt buộc

Nguyễn Hữu Việt Hưng,Đại số đại cương, NXB Giáodục, 1998.

Tài liệu tham khảo thêm

M. Artin, Algebra, Prentice Hall, 1991.

S. Lang: Algebra. Revised third edition. Graduate texts in Mathematics, 211.

Springer-Verlag, New York, 2002. xvi+914 pp.ISBN: 0-387-95385-X.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Page 220: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

220

Học phần trình bày các kiến thức cơ bản của đại số bao gồm nhóm, vành, trường và

môđun. Trọng tâm của học phần là hai chương 1 (nhóm) và 2 (vành và trường).

Do thời gian có hạn, một số mục có phụ chú “(giới thiệu)” trong phần Nội dung chi

tiết học phần giáo viên có thể dạy (nêu kết quả mà không cần phải chứng minh) hoặc

không.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 0: Kiến thức chuẩn bị

0.1 Quan hệ tương đương

0.2 Quan hệ thứ tự - Bổ đề Zorn

Chương 1: Nhóm

1.1 Khái niệm nhóm

1.2 Đẳng cấu nhóm

1.3 Nhóm xyclic

1.4 Nhóm con

1.5 Liên hợp và nhóm con chuẩn tắc

1.6 Nhóm thương

1.7 Phần tử sinh và các quan hệ (giới thiệu)

1.8 Tích trực tiếp và tổng trực tiếp

1.9 Đinh lý Lagrange

1.10 Nhóm đối xứng

1.11 Nhúng các nhóm vào nhóm đối xứng

1.12 Nhóm con Sylow (giới thiệu)

1.13 Nhóm abel hữu hạn sinh (giới thiệu)

Chương 2: Vành

2.1 Vành và trường

2.2 Vành đa thức

2.3 Vành con và iđêan

2.4 Đồng cấu vành

2.5 Vành thương

2.6 Đặc số của vành

2.7 Iđêan nguyên tố và iđêan cực đại

2.8 Trường các thương (giới thiệu)

2.9 Vành nhân tử hoá (giới thiệu)

Page 221: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

221

2.10 Trường phân rã của đa thức. Trường đóng đại số; Bao đóng đại số

Chương 3: Môđun

3.1 Khái niệm môđun

3.2 Tập sinh. Độc lập và phụ thuộc tuyến tính

3.3 Tổng và tích trực tiếp

3.4 Môđun tự do

3.5 Nhóm các đẳng cấu (giới thiệu)

3.6 Tích tenxơ (giới thiệu)

Page 222: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

222

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH HÀM

1. Mã học phần: MAT3301

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT2301, MAT2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Trần Đức Long, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phạm Kỳ Anh, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Chuẩn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Anh Tuấn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Vũ Nhật Huy, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: trang bị cho sinh viên các kiến thức về Không gian

metric; Không gian định chuẩn; Không gian Hilbert; các ánh xạ liên tục hay các

toán tử tuyến tính liên tục giữa các không gian đó và một số ứng dụng của lý

thuyết vào phương trình vi phân, phương trình tích phân.

- Mục tiêu về kĩ năng: rèn luyện tư duy trừu tượng, khả năng khái quát hóa, tiên

đề hóa; áp dụng các kết quả tổng quát vào các đối tượng cụ thể.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm vững các khái niệm cơ bản về không gian metric, không gian định chuẩn,

không gian Hilbert.

- Nắm vững khái niệm toán tử tuyến tính liên tục, ba nguyên lý cơ bản của giải

tích hàm.

- Nắm vững khái niệm phổ của toán tử và áp dụng của lý thuyết vào phương trình

tích phân.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

Page 223: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

223

1. Tài liệu bắt buộc

- Phạm Kỳ Anh–Trần Đức Long, Giáo trình hàm thực và giải tích hàm, NXB

Đại học QuốcGia 2001.

- Hoàng Tụy, Hàm thực và giải tích hàm, NXB Đại học Quốc gia2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

- E. Kreyszig, Introductory Functional Analysis with Applications, Wiley, 1989.

- Nguyễn Văn Khuê - Lê Mậu Hải - Đỗ Đức Thái - Bùi Đắc Tắc, Cơ sở lý thuyết

hàm và giải tích hàm (2 tập).

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Nghiên cứu các không gian metric, ánh xạ liên tục, không gian đủ, không gian

compact và một ứng dụng của lý thuyết vào phương trình vi phân. Nghiên cứu các

không gian định chuẩn, không gian Hilbert, các toán tử tuyến tính liên tục giữa các

không gian đó, ba nguyên lý cơ bản của giải tích hàm, lý thuyết phổ của toán tử và

một áp dụng của lý thuyết vào phương trình tích phân.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Không gian Mêtric

1.1. Khái niệm không gian Mêtric

1.1.1. Định nghĩa

1.1.2. Các không gian Mêtric thông dụng

1.1.3. Sự hội tụ trong không gian Mêtric

1.1.4. Sự hội tụ trong một số không gian thông dụng

1.2. Tôpô trong không gian Mêtric

1.2.1. Tập hợp mở

1.2.2. Tập hợp đóng

1.2.3. Phần trong của một tập hợp

1.2.4. Bao đóng, biên giới của một tập hợp

1.2.5. Điểm tụ của một tập hợp

1.3. Ánh xạ liên tục

1.3.1. Định nghĩa và các tính chất đặc trưng của ánh xạ liên tục

1.3.2. Ánh xạ đồng phôi, ánh xạ đẳng cự

1.4. Không gian đủ

1.4.1. Định nghĩa và ví dụ

1.4.2. Định lý Cantor về dãy hình cầu lồng nhau

Page 224: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

224

1.4.3. Nguyên lý ánh xạ co, ứng dụng vào phương trình vi phân

1.4.4. Định lý Baire – Hausodorff

1.4.5. Bổ sung một không gian Mêtric

1.5. Không gian Compact

1.5.1. Khía niệm tập hợp compact và tập hợp compact tương đối, các tính chất

đơn giản của tập hợp compact và compact tương đối.

1.5.2. Định lý Hausdorff

1.5.3. Định lý Heine – Borel

1.5.4. Định lý Arzela – Ascoli

1.5.5. Không gian compact, các đặc trưng của không gian compact

1.5.6. Các tính chất của ánh xạ và hàm số liên tục trên các không gian và tập

hợp compact

Chương 2. Không gian định chuẩn

1.1. Khái niệm không gian định chuẩn

1.1.1. Định nghĩa, các tính chất sơ cấp của chuẩn

1.1.2. Chuẩn tương đương. Sự tương đương của các chuẩn trong không gian

hữu hạn chiều

1.1.3. Chuỗi trong không gian định chuẩn. Cơ sở Schauder của không gian định

chuẩn

1.1.4. Không gian con, không gian thương, tích của các không gian định chuẩn

1.1.5. Định lý Riesz về đặc trưng của không gian định chuẩn compact địa

phương

1.2. Toán tử tuyến tính liên tục

1.2.1. Định nghĩa, các điều kiện tương đương với tính liên tục

1.2.2. Chuẩn của toán tử - không gian các toán tử tuyến tính liên tục

1.2.3. Nguyên lý bị chặn đều

1.2.4. Nguyên lý ánh xạ mở

1.2.5. Định lý đồ thị đóng

1.2.6. Toán tử nghịch đảo. Phổ và giải thức. Một số tính chất sơ cấp của phổ

1.3. Không gian liên hợp và toán tử liên hợp

1.3.1. Định lý Hahn – Banach về mở rộng phiếm hàm tuyến tính trong không

gian tuyến tính thực, không gian tuyến tính phức và không gian định

chuẩn

Page 225: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

225

1.3.2. Không gian liên hợp. Sự tồn tại phiếm hàm tuyến tính liên tục không tầm

thường

1.3.3. Không gian liên hợp thứ hai. Tính phản xạ

1.3.4. Các ví dụ về không gian liên hợp

1.3.5. Toán tử liên hợp

1.4. Toán tử compact

1.4.1. Định nghĩa và ví dụ

1.4.2. Giá trị riêng, phổ của toán tử compact

1.4.3. Lý thuyết Riesz – Schauder về phương trình với toán tử compact. Các

định lý Fredholm

Chương 3. Không gian Hilbert

3.1. Khái niệm không gian Hilbert

3.1.1. Tích vô hướng. Không gian tiền Hilbert phức và thực. Không gian

Hilbert

3.1.2. Đặc trưng của không gian tiền Hilbert

3.2. Khai triển trực giao

3.2.1. Tính trực giao

3.2.2. Hệ trực chuẩn. Bất đẳng thức Bessel. Định lý Riesz – Fisher

3.2.3. Hệ trực chuẩn đầy đủ. Các điều kiện tương đương với tính đầy đủ của hệ

trực chuẩn

3.2.4. Phân tích không gian Hilbert thành tổng các không gian con trực giao.

3.2.5. Định lý Riesz về dạng tổng quát của phiến hàm tuyến tính liên tục trên

không gian Hilbert

3.2.6. Sự tồn tại cơ sở trực chuẩn trong không gian Hilbert. Định lý về sự đẳng

cấu của các không gian Hilbert tách được

3.3. Sự hội tụ mạnh và hội tụ yếu

3.3.1. Hội tụ mạnh và hội tụ yếu trong không gian định chuẩn và không gian

Hilbert

3.3.2. Một số trường hợp hội tụ yếu trùng với hội tụ mạnh

3.3.3. Tính đầy đủ yếu của không gian Hilbert

3.3.4. Toán tử liên hợp

3.3.5. Toán tử liên hợp và toán tử tự liên hợp

3.3.6. Giá trị riêng và phổ của toán tử tự liên hợp

Page 226: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

226

3.3.7. Toán tử tự liên hợp compact. Định lý Hilbert.

Page 227: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

227

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH PHỨC

1. Mã học phần: MAT 3303

2. Số tín chỉ: 04

3. Học phần tiên quyết: MAT2301, MAT2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Ninh Văn Thu, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Nguyễn Thạc Dũng, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Lê Huy Chuẩn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Nguyễn Thủy Thanh, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

- Nguyễn Văn Mậu, GSKH.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học

6. Mục tiêu của học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các nội dung cơ bản về lý

thuyết hàm một biến phức làm cơ sở để đi sau nghiên cứu lý thuyết hiện đại

của Giải tích phức nhiều biến và hình học vi phân.

- Mục tiêu về kĩ năng: rèn luyện kỹ năng giải toán.

- Các mục tiêu khác: rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Về kiến thức: Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên nắm vững được:

- Khái niệm cơ bản về số phức, hàm C-khả vi, hàm chỉnh hình, ánh xạ bảo

giác.

- Khái niệm cơ bản về tích phân trên miền phức, lý thuyết tích phân Cauchy.

- Cách phân loại các điểm bất thường cô lập, lý thuyết thặng dư.

- Khái niệm hàm điều hòa và một số nguyên lý hình học.

Về kĩ năng: Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có kĩ năng:

- Thành thạo tính toán với số phức.

- Xây dựng được ánh xạ bảo giác giữa các miền cơ bản.

- Khai triển hàm thành chuỗi Taylor và chuỗi Laurent.

- Tính thặng dư và ứng dụng để tính tích phân.

- Vận dụng các kiến thức thu được vào việc giải quyết các vấn đề khác.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Page 228: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

228

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

3. Nguyễn Thuỷ Thanh, Cơ sở lý thuyết Giải tích phức, NXB ĐHQG Hà Nội,

2006.

4. Nguyễn Thuỷ Thanh, Hướng dẫn giải bài tập Giải tích phức, NXB ĐHQG Hà

Nội, 2011.

2. Tài liệu tham khảo thêm

5. R. Narasimhan, Complex Analysis in one Variable, Birkhauser, Boston, 2001.

6. E. Stein and Shakrchi, Princeton Lectures in Analysis – Complex analysis,

Princeton University Press, 2013.

7. W. Rudin, Real and complex analysis, McGraw – Hill, 1987.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần nhằm giới thiệu lý thuyết các hàm một biến phức. Các kiến thức về số

phức và các dạng biểu diễn đuợc đề cập ở chương I. Tôpô trong mặt phẳng phức,

khái niệm hàm C-khả vi, khái niệm hàm chỉnh hình. Chương II nhằm giới thiệu lý

thuyết các ánh xạ bảo giác và các nguyên lý cơ bản của nó. Các ánh xạ bảo giác cơ

bản nhất cũng được giới thiệu ở chương này. Khái niệm tích phân trong miền

phức cũng được giới thiệu trong chương III. Lý thuyết tích phân Cauchy được

trình bày khá trọn vẹn trong chương này. Các hệ quả của nó như khai triển một

hàm thành chuỗi Taylor và chuỗi Laurent, nguyên lý môđun cực đại, nguyên lý

duy nhất được trình bày chi tiết. Phần cuối chương được giành để giới thiệu về

khái niệm điểm bất thường cô lập đơn trị. Lý thuyết thặng dư và các ứng dụng của

nó được trình bày trong chương IV. Một số nguyên lý hình học và khái niệm hàm

điều hòa được đề cập đến ở chương V.

10. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Mặt phẳng phức và Giải tích phức (9LT + 3BT)

1.1. Tập hợp số phức và mặt phẳng phức

1.1.1. Nhắc lại một số kiến thức về số phức. Các dạng biểu diễn. Mặt cầu

Riemann.

1.1.2. Tôpô trên mặt phẳng phức

Page 229: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

229

1.1.3. Miền đơn liên và miền đa liên

1.2. Dãy và chuỗi số phức

1.2.1. Dãy số phức

1.2.2. Chuỗi số phức

1.3. Giải tích phức

1.3.1. Định nghĩa Giải tích phức

1.3.2. Các ví dụ về hàm đơn diệp

1.3.3. Dãy hàm và chuỗi hàm

1.4. Đạo hàm trong miền phức

1.4.1. Hàm C-khả vi

1.4.2. Điều kiện Cauchy-Riemann

Chương 2. Hàm chỉnh hình và ánh xạ bảo giác (09LT + 3BT)

2.1. Ánh xạ bảo giác

2.1.1. Ý nghĩa hình học của môđun và acgumen

2.1.2. Định nghĩa ánh xạ bảo giác

2.1.3. Giới thiệu các nguyên lý chung của lý thuyết ánh xạ bảo giác

2.2. Ánh xạ thực hiện bởi các hàm sơ cấp

2.2.1. Ánh xạ phân tuyến tinh

2.2.2. Ánh xạ w=1/z và các tính chất

2.2.3. Ánh xạ phân tuyến tính

2.2.4. Ánh xạ mũ, ánh xạ logarit và diện Riemann

2.2.5. Ánh xạ Jukovski và diện Riemann

2.2.6. Các ánh xạ lượng giác

Chương 3. Lý thuyết tích phân Cauchy (12LT + 4BT)

3.1. Tích phân trong miền phức

3.1.1. Định nghĩa tích phân trong miền phức và các tính chất.

3.1.2. Điều kiện tồn tại và công thức đưa về tích phân đường trong miền thực

3.2. Lý thuyết tích phân Cauchy

3.2.1. Định lý tích phân Cauchy

3.2.2. Công thức tích phân Cauchy

3.2.3. Tích phân dạng Cauchy

3.3. Các kết quả rút ra từ công thức tích phân Cauchy

3.3.1. Tính khả vi vô hạn lần của hàm chỉnh hình và công thức tích phân

Page 230: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

230

Cauchy đối với đạo hàm cấp cao

3.3.2. Định lý Liouville

3.3.3. Địnhlý Weierstrass về chuỗi hàm chỉnh hình

3.3.4. Tính chất địa phương của hàm chỉnh hình (chuỗi Taylor và chuỗi

Laurent)

3.3.5. Tính chất duy nhất của hàm chỉnh hình

3.3.6. Nguyên lý môđun cực đại

3.3.7. Thác triển giải tích. Tính đơn trị và đa trị. Giới thiệu định lý

Monodromy

3.3.8. Thác triển đối xứng

3.4. Điểm bất thường cô lập đặc tính đơn trị

3.4.1. Định nghĩa điểm bất thường cô lập đặc tính đơn trị

3.4.2. Tiêu chuẩn nhận biết điểm cực điểm, điểm bất thường cốt yếu. Định lý

Weierstrass. Định lý Picard

Chương 4. Thặng dư và ứng dụng (09LT + 3BT)

4.1. Cơ sở lý thuyết thặng dư

4.1.1. Định nghĩa thặng dư

4.1.2. Phương pháp tính thặng dư

4.1.3. Các định lý Cauchy về thặng dư

4.2. Ứng dụng thặng dư để tính tích phân

4.2.1. Áp dụng trực tiếp để tính tích phân đường

4.2.2. Tích phân xác định trên đoạn [0, 2п] của hàm hữu tỷ đối với sin và

cosx

4.2.3. Tích phân suy rộng của các hàm hữu tỷ

4.2.4. Tích phân suy rộng của hàm là tích của hàm mũ và hàm hữu tỷ. Bổ đề

Jordan

4.2.5. Tích phân hàm có thác triển giải tích đa trị

Chương 5. Hàm điều hòa và một vài nguyên lý hình học (06LT + 2BT)

5.1. Khái niệm hàm điều hòa

5.2. Bài toán Dirichlet. Công thức Poisson

5.3. Thế vị phức và ứng dụng trong các mô hình vật lý

5.4. Nguyên lý Argument. Định lý Rouché. Định lý Hurwitz

5.5. Hàm nguyên và hàm phân hình

Page 231: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

231

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÔPÔ ĐẠI CƯƠNG

1. Mã học phần: MAT3305

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Võ Thị Như Quỳnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thị Hồng Vân, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Quý Thường, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Bước đầu cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một học phần toán

lý thuyết hiện đại. Đó là những kiến thức không thể thiếu phục vụ cho các sinh

viên học về giải tích hiện đại, Tôpô đại số, hình học vi phân sau này.

- Kỹ năng: Các bài tập chủ yếu về lý thuyết, không có bài tập về tính toán. Cung

cấp cho sinh viên phương pháp tiếp cận vấn đề, cách giải quyết.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng

- Nắm vững khái niệm và tính chất cơ bản của không gian tôpô, không gian con,

tô pô tích, tô pô thương.

- Nắm vững khái niệm compact, phương pháp xác định một tập compact. Tính

chất compact trong không gian metric.

- Hiểu các khái niệm liên thông, liên thông đường, không gian Hausdorff và các

tính chất cơ bản.

- Nắm vững khái niệm không gian metric, tính chất hội tụ trong không gian

metric.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Page 232: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

232

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

- Đỗ Văn Lưu, Tôpô đại cương, NXBKHKT, 1998.

2. Tài liệu tham khảo thêm

- J.R. Munkres,Topology, Prentice Hall, 2000.

- Nông Quốc Chinh, Tôpô đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Tôpô đại cương. Đây là những

kiến thức cơ bản nhất về Tôpô và rất cần thiết cho những môn như Tôpô đại số, hình

học vi phân. Ngoài những không gian cơ bản nhất như các loại không gian Ti (i = 1-

4), không gian Compact, liên thông, học phần còn đi sâu một số hướng nghiên cứu

hiện đại.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Những kiến thức chuẩn bị tập hợp - Quan hệ - ánh xạ

1.1 Tập hợp và các phép toán trên tập hợp: Tập hợp, tập con, tập, giao của hai

tập hợp, công thức De Morgan, lực lượng tập hợp.

1.2 Quan hệ và ánh xạ: Tích Đề Các của các tập hợp, quan hệ, quan hệ tương

đương, ánh xạ, đơn ánh, toàn ánh, song ánh.

1.3 Bài tập

Chú thích: Chương này có thể không cho vào nội dung học phần

Chương 2: Không gian Tôpô

2.1 Tôpô và lân cận, tập mở, tập đóng

2.2 Các ví dụ về không gian Tôpô. Bao đóng, phần trong, phần ngoài, biên và

tập dẫn suất. Các phương pháp xây dựng không gian Tôpô

2.3 Các cơ sở và tiền cơ sở. Các tiền đề đến được thứ nhất, thứ hai, không gian

khả ly (Không gian có tập trù mật đếm được).

2.4 (Mối quan hệ giữa các khái niệm này.)

2.5 Ánh xạ liên tục, định nghĩa, ví dụ

2.6 Các khẳng định tương đương về ánh xạ liên tục

2.7 Các tiên đề tách: Các không gian T0, T1, T2 không gian chính quy, hoàn

toàn chính quy, không gian chuẩn tắc. Bổ đề Urison, định lý Tiezt. Quan hệ

giữa các không gian đó.

Page 233: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

233

Chương 3: Không gian con, Không gian tích, không gian Thương

3.1. Không gian con: Tính chất di truyền của các không gian Ti, chính quy,

chuẩn tắc và các không gian khác.

3.2. Không gian tích: Tính bất biến Tôpô đối với phép nhân của các không gian.

3.3. Không gian thương.

Chương 4: Không gian Compac

4.1. Các định lý tương đương về không gian Compac

4.2. Định lý Tichônôp

4.3. Không gian Compac địa phương

4.4. Sự Compac hoá.

Chương 5: Không gian liên thông

5.1. Không gian liên thông, những tính chất cơ bản

5.2. Không gian liên thông địa phương. Liên thông đường

5.3. Thành phần liên thông, tựa liên thông

5.4. Không gian liên thông R, Rn và các tập liên thông trong R.

Chương 6: Không gian Metric

6.1. Tập mở, tập đóng và ánh xạ liên tục

6.2. Tôpô sinh bởi metric

6.3. Không gian metric hoá

Page 234: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

234

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học giáo dục.

- Khoa: Sư phạm.

- Bộ môn: Toán học.

2. Thông tin về học phần

-Tên học phần: Chương trình, Phương pháp dạy học toán học.

- Mã học phần: TMT2010.

- Môn bắt buộc.

- Số tín chỉ: 4.

- Các học phần tiên quyết: Tâm lý học 1; Tâm lý học 2; Giáo dục học đại cương; Lý luận

dạy học; Đo lường và đánh giá trong giáo dục; Phương pháp - công nghệ dạy học; Tổ

chức quản lý trường lớp và hoạt động giáo dục; Thực hành sư phạm ; Các chuyên đề bồi

dưỡng: Giải tích, Bất đẳng thức, Phương trình và bất phương trình, Hình học tổ hợp, Cơ

sở hình học.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Góp phần cùng các học phần khác để đào tạo ra đội ngũ giáo viên dạy giỏi toán ở trung

học phổ thông.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1.Kiến thức:

- Hiểu biết đại cương về khoa học PPDH môn Toán: đối tượng, mục tiêu,

nhiệm vụ, mối quan hệ của nó với các khoa học khác.

- Hiểu rõ cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình

sách giáo khoa (SGK) toán THPT; nắm vững nội dung, chương trình, SGK;

phân tích được các đặc điểm, cấu trúc của nội dung môn Toán theo chương

trình SGK chuẩn và nâng cao.

- Làm rõ được bản chất và ưu nhược điểm của từng PPDH được vận dụng

trong dạy học môn Toán ở THPT.

- Nêu, phân tích và vận dụng được các nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các

phương pháp trong một tiết dạy học môn Toán.

- Nêu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá

Page 235: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

235

trình dạy học môn Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết

vấn đề, hướng dẫn tự học.

- Hiểu biết và ứng dụng được các phương tiện dạy học trong dạy học môn

Toán phổ thông.

3.2.2. .Kỹ năng

- Xây dựng được kế hoạch dạy học bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch năm học.

+ Thiết kế và xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp.

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Toán của học sinh.

- Tổ chức điều khiển các tiết dạy học môn Toán trên lớp theo định hướng đổi

mới phương pháp dạy học nâng cao hoạt động của học sinh.

- Kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trên lớp và tổ chức các hoạt động trong và

ngoài giờ học trên lớp.

- Vận dụng và tích hợp phương tiện dạy học trong dạy học môn Toán.

- Đánh giá được trình độ học sinh để xác định khối lượng tri thức, kĩ năng

phù hợp cho bài giảng của mình, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy học

toán.

- Lựa chọn và sử dụng được các PPDH phù hợp với nhận thức của các đối

tượng học sinh khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể.

- Hướng dẫn được học sinh cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu và tự tổ chức

lại kiến thức được học.

- Tự đánh giá được quá trình dạy học của mình và của đồng nghiệp thông qua

dự giờ, phân tích băng hình, giáo án giảng dạy.

- Phân tích, tổng kết, phân loại, đánh giá được các nội dung dạy học trong

chương trình môn Toán ở THPT.

- Có khả năng sáng tạo trong NCKH để nâng cao hiệu quả dạy học toán ở

THPT

3.2.3.Thái độ:

- Có lòng yêu nghề, yêu người, có tinh thần trách nhiệm. Có phong cách

chững chạc và tự tin trong giao tiếp với đồng nghiệp và với học sinh.

- Tự rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ về

lĩnh vực PPDH.

- Không ngừng học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao và cập nhật các tri thức

Toán học mới, trau dồi trình độ ngoại ngữ, nâng cao khả năng ứng dụng

Page 236: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

236

CNTT-TT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.

- Phát triển năng lực tự đào tạo, sáng tạo trong nghiên cứu về PPDH môn

Toán.

- Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.

3.2.4 . Mục tiêu khác:

- Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và

đánh giá các tài liệu chuyên môn.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày trước đám đông.

- Kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt nội dung học phần

Phương pháp dạy học (PPDH) môn Toán là học phần bắt buộc trong quy trình đào

tạo giáo viên toán tại khoa Sư phạm, ĐHQG Hà nội. Chương trình của học phần gồm 2

phần: Cơ sở khoa học của dạy học môn Toán trung học phổ thông (THPT) và Thực hành

dạy học môn Toán ở THPT.

Cụ thể, học phần cung cấp cho người học tổng quan về nội dung dạy học môn

Toán THPT, làm rõ cơ sở khoa học của việc lựa chọn nội dung, và lý giải đặc điểm cấu

trúc của nội dung môn Toán theo hai chương trình SGK chuẩn và nâng cao (Chương trình

năm 2006); Nêu và phân tích cơ sở khoa học của việc lựa chọn các phương pháp dạy học

môn Toán, làm rõ bản chất của từng phương pháp được vận dụng trong dạy học môn

Toán ở THPT; Dạy người học cách học, cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PPDH môn

Toán trong các tình huống điển hình như: dạy khái niệm, định lý, tính chất, quy tắc Toán

học và dạy học giải toán; Trang bị cơ sở khoa học và rèn luyện các kỹ năng cụ thể cho

người học trong tổ chức điều khiển quá trình dạy học môn Toán ở THPT (ví dụ : kỹ năng

thiết kế bài dạy, điều khiển tiết dạy trên lớp, công tác kiểm tra đánh giá về môn Toán,

hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, hướng dẫn học sinh tự học); Trang bị các cơ sở

khoa học và từ đó có thể tích hợp, vận dụng và PTDH, CNTT-TT trong dạy học môn

Toán.

Học phần còn cung cấp cho người học một số kinh nghiệm dạy học môn Toán

trong việc thiết kế bài giảng toán, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn

đề cho học sinh THPT.

4.2. Nội dung cụ thể

STT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

Page 237: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

237

STT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

1 - Phân biệt được khoa học PPDH toán với các khoa học khác. - Trình bày được vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ và nôị dung dạy học toán ở THPT hiện nay - Nêu được đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn toán THPT - Phân tích, so sánh được nội dung, chương trình, SGK toán hiện hành so với các nội dung CT, SGK trước.

Chương 1: KHOA HỌC PPDH TOÁN VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN THPT 1.1. Khoa học phương pháp dạy học toán

1.1.1. Đối tượng của một khoa học

1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học PPDH môn Toán

1.1.3. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học PPDH môn Toán

1.1.4. Các khoa học liên quan 1.2. Nội dung chương trình môn Toán THPT

1.2.1. Vai trò của môn Toán trong chương trình giáo dục

1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn Toán ở THPT

1.2.3. Nội dung, chương trình, SGK môn toán THPT

1.2.3.1. Giới thiệu chung. 1.2.3.2. Phân tích, đánh giá về nội dung, chương trình, SGK toán THPT

8h

2 -Phân tích được các quan điểm để làm rõ bản chất PPDH toán -Nêu được kái niệm, ưu, nhược điểm và cách sử dụng các PP trong

Chương 2:Phương pháp dạy học toán ở THPT 2.1. Bản chất của PPDH môn Toán

2.1.1. Toán học và PPDH môn Toán

2.1.2. Các quan điểm khác nhau về PPDH môn Toán

20

Page 238: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

238

STT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

DH toán -Nêu được căn cứ khoa học để lựa chọn PPDH toán cho một tiết dạy. -Trình bày được các nguyên tắc phối hợp PP trong một tiết DH toán. - Nêu được các PP chung và các yêu cầu cơ bản trong DH các tình huống điển hình trong dạy học toán. -Vận dụng thực hành dạy học được các tình huống điển hình trong DH toán phổ thông. -Phân tích, dự đoán được khó khăn mà HS có thể gặp phải trong học tập khái niệm, định lý, giải toán và đề xuất các biện pháp khắc phục.

2.1.3. Bản chất của PPDH môn Toán 2.2. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở THPT

2.2.1. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở THPT

2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn,phối hợp các phương pháp trong dạy học môn Toán

2.3. Phương pháp dạy học một số tình huống điển hình trong môn Toán ở THPT

2.3.1. Phương pháp dạy học các khái niệm Toán học

2.3.2. Phương pháp dạy học định lý, tính chất, quy tắc Toán học ở THPT 2.3.3. Phương pháp dạy

học giải toán

3 -Trình bày được nội dung của mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT hiện nay. -Trình bày được yêu cầu khi chuẩn bị bài soạn theo mô hình dạy học tích cực. -Nêu được các tiêu chuẩn để đạt hiệu

Chương 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở THPT 3.1. Mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT hiện nay

3.1.1. Nội dung mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học môn Toán ở THPT 3.1.2. Một số kinh

nghiệm dạy học tích cực trong môn toán

3.1.3. Một số tiêu chí đánh giá giờ dạy học

8

Page 239: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

239

STT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

quả trong dạy học môn Toán theo mô hình dạy học tích cực. - Có kỹ năng lập và triển khai kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng tích cực -Đúc rút được các kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi toán và khắc phục học sinh yếu kém về môn Toán

toán tích cực 3.2. Quy trình dạy học môn Toán theo mô hình dạy học tích cực

3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán cho năm học

3.2.2. Thiết kế bài dạy môn Toán

3.2.3. Tổ chức dạy học toán trên lớp

3.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh và đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo

3.3. Tổ chức dạy học toán ngoài giờ chính khóa

3.3.1. Cách tổ chức một buổi ngoại khoá về môn Toán

3.3.2. Cách bồi dưỡng học sinh giỏi và biện pháp khắc phục học sinh yếu kém môn Toán

4

-Trình bày được vai trò, ý nghĩa và bản chất của nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học trong dạy học toán -Chỉ ra một số nội dung nghiên cứu khoa học thường được lựa chọn trong việc dạy học toán ở THPT - Có ý tưởng sáng tạo trong lựa chọn, lập và triển khai NCKH trong dạy học toán ở THPT

Chương 4: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở THPT 4.1. Vai trò, ý nghĩa và bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học trong dạy học toán 4.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học toán 4.3. Một số nội dung nghiên cứu khoa học thường được lựa chọn trong việc dạy học toán ở THPT

4

Page 240: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

240

STT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

5

-Nêu được tầm quan trọng và trình bày được các mục tiêu định hướng cho việc bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh -Nêu và mịnh họa cho các biện pháp nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh THPT -Xây dựng và triển khai các bài dạy môn Toán nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPTđạt hiệu quả cao

Chương 5: Bồi dưỡng phát triển năng lực tự học môn Toán cho học sinh ở THPT 5.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học môn Toán cho học sinh 5.2. Phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán cho học sinh 5.2.1. Mục tiêu 5.2.2. Phương pháp chung 5.2.3. Biện pháp cụ thể đối với từng loại bài dạy

4

6

-Xây dựng và triển khai các bài dạy môn Toán từ lớp 10 đên lớp 12 nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao - Có năng lực trong phân tích dánh giá bài dạy toán của mình và đồng nghiệp -Hệ thống được các sai lầm của học sinh theo từng chủ đề dạy học giải toán ở THPT

Chương 6: Thực hành Xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học môn Toán ở THPT 6.1. Lập và triển khai kế hoạch dạy học môn toán ở lớp 10 (chương trình cơ bản và nâng cao) 6.2. Lập và triển khai kế hoạch dạy học môn Toán ở lớp 11 (chương trình cơ bản và nâng cao) 6.3. Lập và triển khai kế hoạch dạy học môn Toán ở lớp 12 (chương trình cơ bản và nâng cao 6.4. Soạn và dạy các chuyên đề luyện thi về môn Toán ở THPT 6.5. Soạn và dạy các chuyên đề nhằm bồi dưỡng nâng cao năng

16

Page 241: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

241

STT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

lực tự học môn Toán cho học sinh THPT 6..6. Dự đoán sai lầm và khắc phục sai lầm cho học sinh THPT trong dạy học giải toán

5. Phương pháp hình thức tổ chức dạy học

5.1. Phân phối thời lượng theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 12.

Thực hành làm việc nhóm: 23.

Hướng dẫn tự học: 25.

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Giảng giải minh họa; Vấn đáp gợi mở; Dạy hoc giải quyết vấn đề; Day dựa trên làm việc

nhóm; Thực hành luyện tập; Nghiên cứu tài liệu.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Bùi Thị Hường, (2010) Giáo trình PPDH môn Toán ở THPT theo định hướng tích cực,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

2. Nguyễn Bá Kim, (1992) Vũ Dương Thuỵ, PPDH toán, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Bá Kim, (1993), (chủ biên), Phương pháp DH toán - DH các nội dung cơ bản,

NXB Giáo dục.

4.. Nguyễn Vũ Lương, Tập bài giảng PPDH toán ở THPT, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà

Nội.

6.2. Tài liệu tham khảo bắt buộc

1. Bộ SGK, Bộ sách giáo viên toán lớp 10, 11, 12 (theo chương trình chuẩn và nâng

cao).

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện chương trình, SGK lớp

10, 11, 12 THPT theo chương trình SGK toán nâng cao và SGK toán chuẩn)

3. Nguyễn Vũ Lương (2006), (Chủ biên), Các bài giảng về phương trình lượng giác,

2005, NXB ĐHQG HN.

4. Nguyễn Văn Mậu, (2004) Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toánTHPT: Một số vấn

đề chọn lọc về tích phân, , NXB Giáo dục.50. G. Polya, Giải một bài toán như thế nào,

NXB Giáo Dục (Sách tái bản)

5.. G. Polya, (1996) Toán học và suy luận có lý, NXB Giáo Dục.

Page 242: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

242

6. G. Polya, (1996) Sáng tạo Toán học, NXB Giáo Dục.

7. Sue Johnston-Wilder, Peter Johnston.- Wilder , David Pimm and John westwell,

Learning to teach Mathematics in the Secondary school, 1999, London and New York.

6.3. Một số trang web cung cấp nhiều tài liệu liên quan đến toán sơ cấp, các phần mềm

dành cho việc dạy và học toán.

http://diendantoanhoc.net

http://www.mathlinks.ro/

http://www.math.psu.edu/MathLists/Journals.html

http://www.math.ust.hk/

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần

Hình thức và TG kiểm

tra

Mục đích Tiêu chí

Kiểm tra thường xuyên (thực hiện trong tất cả các tuần của học phần)

Đánh giá ý thức tự học, tự NC của SV, khả năng lĩnh hội LT và kỹ năng vận dụng LT vào thực hành trong các tuần của học phần

Tiêu chí: - Sinh viên tham gia chủ động, nhiệt tình, sáng tạo vào quá trình học tập.

Kiểm tra định kỳ 1. Bài tập cá nhân (3 bài, 10%) Bài 1: Giao ở tuần 1, thu cuối tuần 2 Bài 2: Giao trong tuần 4, thu ở tuần 5 Bài 3: Giao ở tuần 11,

- Kiểm tra ý thức chuẩn bị, tự NC của SV theo yêu cầu của GV - Kiểm tra KT, KN cuối chương - Kiểm tra khả nhận thức về tầm quan trọng của môn Toán trong chương trình Giáo dục phổ thông - Kiểm tra những hiểu biết của SV về ND, chương trình môn Toán ở THPT - Đánh giá khả năng lực và ý thức tự giác của mỗi SV - Đánh giá việc lĩnh hội và vận dụng KT, KN của SV trong lựa chọn phối hợp các phương pháp dạy học các tình huống điển hình trong môn Toán ở THPT -Làm cơ sở để GV rút kinh nghiệm, cho việc XD chương

Tiêu chí: - Nộp đúng hạn - Làm đúng yêu cầu của GV - Bài làm đáp ứng được MT kiểm tra

Page 243: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

243

Hình thức và TG kiểm

tra

Mục đích Tiêu chí

thu ở tuần 12 2.Bài tập nhóm/ tháng (2bài ) 10% Bài 1: Giao ở tuần 1 thu đầu tuần 5 Bài 2: Giao ở cuối tuần 5 thu ở đàu tuần 6 3. Thi giữa kỳ 1bài 15% (thi viết 90’) 4.Bài tập lớn học kỳ: 1bài: 15% (viết tiểu luận)

trình và phương pháp giảng dạy - Khả năng hợp tác làm việc của SV trong lĩnh hội, vận dụng kiến thức, kỹ năng của chương 1 và 2 - Đánh giá việc tự giác trong tự kiểm tra, đánh giá, giúp đỡ nhau học tập của SV - Kiểm tra năng lực tổng hợp, vận dụng các kiến thức về học phần mà SV đã lĩnh hội được. Qua đó đánh giá mức độ tự học, tự NC của SV. - Khả năng vận dụng sáng tạo lý luận về PPDH toán vào nội dung DH toán cụ thể

Tiêu chí: - Nộp đúng hạn - Sản phẩm thể hiện được sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm - ND đáp ứng được MT kiểm tra Kiểm tra toàn bộ các mục tiêu bậc1, 2 và 3 của chương 1.2 Tiêu chí: - Nộp bài ngay sau thời gian quy định cho làm bài. - Trả lời đúng các câu hỏi lý thuyết (3đ) - Thể hiện khả năng hiểu và vận dụng LT vào tình huống cụ thể (5đ) - Thể hiện được khả năng sáng tạo trong nhận xét, đánh giá và đưa ra các quan điểm riêng của mình (2đ) ND bài tiểu luận: Xây dựng đề cương chi tiết về ND DH toán ở một chương cụ thể (tổng kết lý thuyết, PP dạy các dạng bài tập, dự kiến kiểm tra đánh giá ..) Tiêu chí - Nộp đúng hạn (1đ) - Thể hiện đúng theo HD của GV về số trang, bố cục (3đ) - Đầy đủ ND, trình bày khoa học rõ ràng, mạch lạc (5đ) - Có ý sáng tạo (1đ )

Page 244: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

244

Thi cuối kỳ:

o Hình thức thi: Thi thực hành giảng + vấn đáp.

- Ba sinh viên hợp tác làm việc, chọn một nội dung dạy học toán ở THPT ( có thể SV

tự chọn hoặc GVchỉ định bài dạy)

- Thiết kế bài dạy với nội dung đã chọn.

- Cả nhóm phối hợp thể hiện bài giảng trước lớp trong thời gian 45 phút.

- Các sinh viên còn lại theo dõi và ghi biên bản dự giờ, tập đánh giá, nhận xét tiết

dạy.

- Sau khi thực hành giảng, các sinh viên phải trả lời câu hỏi vấn đáp do giáo viên đặt

ra.

o Các tiêu chí đánh giá soạn giảng: (Tính theo thang điểm 10)

- Giáo án đảm bảo đúng cấu trúc, bố cục rõ ràng

- Xác định đúng mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài.

- Bảo đảm đầy đủ nội dung.

- Lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong giáo án thể hiện đựơc việc đổi mới phương

pháp dạy học qua hệ thống các câu hỏi gợi mở, đối thoại với học sinh, khuyến

khích được khả năng tư duy chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Thể hiện được ý tưởng tổ chức điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức học sinh

thông qua bài soạn.

- Có phương án kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.

o Các tiêu chí đánh giá thực hành giảng: (Tính theo thang điểm 10)

- Thực hiện được mục tiêu bài học.

- Bảo đảm kiến thức truyền thụ đầy đủ, chính xác. Đảm bảo sự liên thông kiến thức.

- Đảm bảo tính lôgic của nội dung sắp xếp trong bài giảng.

- Đặt ra hệ thống câu hỏi hợp lý, lôi cuốn đượcc học sinh, kích thích năng lực sáng

tạo, chủ động trong suy nghĩ của học sinh. Củng cố và khái quát được trọng tâm

kiến thức cho học sinh.

- Bài giảng phối hợp được các phương pháp một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả của

từng phương pháp.

- Tư thế tác phong chững chạc, cách trình bày bảng rõ ràng, phân phối thời gian hợp

lý. Nếu sử dụng phương tiện dạy học (máy chiếu, overhead...) thì phải phát huy

được tác dụng của phương tiện dạy học và sử dụng thành thạo chúng.

- Thể hiện được khả năng tổ chức, bao quát lớp trong giờ giảng.

- Thể hiện được sự phối hợp nhịp nhàng trong nhóm giảng.

Page 245: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

245

- Khuyến khích tính sáng tạo.

o Các tiêu chí đánh giá hỏi thi vấn đáp: (Tính theo thang điểm 10)

- Lý giải được lý do tại sao lại chọn các phương pháp giảng dạy cho nội dung đó.

- Dự kiến được khó khăn sẽ gặp phải khi tiến hành giảng thực tại trường phổ thông

và hướng giải quyết.

- Nhận ra được hạn chế trong bài giảng, rút ra kinh nghiệm và biện pháp khắc phục.

- Nhắc lại được một số nội dung lý thuyết đã được học

o Các tiêu chí đánh giá phần nhận xét bài giảng: (Tính theo thang điểm 10)

- Nhận ra được ưu điểm, nhược điểm trong bài giảng của bạn. Phân tích được hạn

chế và đưa ra giải pháp khắc phục.

- Đánh giá theo các tiêu chí (theo bảng sẵn có) một cách đúng đắn, khách quan.

Điểm tổng kết học phần được tính theo thang điểm 10, trong đó phần trăm của từng

đầu điểm được thể hiện trong bảng sau:

Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Tỉ lệ %

A Kiểm tra định kỳ

1. Bài tập cá nhân / tuần 2. Bài tập nhóm / tháng 3. Bài thi giữa kỳ 4. Bài tập lớn học kỳ

10% 10% 15% 15%

B (Thi cuối kỳ)

Soạn giáo án 15%

Thực hành giảng 20%

Vấn đáp 10%

Nhận xét bài giảng của bạn 5%

Tổng 100%

Page 246: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

246

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LỊCH SỬ TOÁN HỌC

1. Mã học phần: MAT3325

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT3302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Phạm Kỳ Anh, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ - Tin học.

- Đào Phương Bắc, TS, Khoa Toán – Cơ - Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ - Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

Trình bày sự phát triển Toán học từ mức độ sơ cấp nhất cho đến những ý tưởng của

Toán học hiện đại. Qua đó trang bị cả về mặt văn hóa cho sinh viên về các nền văn

minh cổ đại

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, sự hình thành và phát triển các ý tưởng Toán học từ

thời Cổ đại.

- Hiểu thêm các nền văn hóa lớn hình thành từ thời Cổ đại, Trung đại, Phục Hưng

và Cận đại.

- Hiểu thêm sự hình thành và phát triển của Toán học Việt Nam.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc:

- Victor J. Katz: A history of mathematics. An introduction. 3rd Edition,

Addison-Wesley, 2009. ISBN: 0321387007.

2. Tài liệu tham khảo thêm:

- J. Bewersdorff, Galois theory for beginners. A historical perspective.

Page 247: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

247

Translated from the second German (2004) edition by David Kramer.

Student Mathematical Library, 35. American Mathematical Society,

Providence, RI, 2006. xx+180 pp. ISBN: 978-0-8218-3817-4 .

- Đào Phương Bắc: Giáo sư Phạm Tỉnh Quát, Thông tin Toán học Tập 13, Số

3 (2009), trang 11-14 .

- Hà Huy Khoái: Lê Văn Thiêm, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.

- A. Volkov: “State mathematics education in traditional China and Vietnam:

formation of ‘mathematical hagiography’ of Luong The Vinh (1441-1496?)”

in Trinh Khac Manh and Phan Van Cac (eds.), Nho Giao o Viet Nam/

Confucianism in Vietnam. Hanoi: Social Sciences Publishing House, pp.

272-309.

- I. M. Yaglom, Felix Klein and Sophus Lie. Evolution of the idea of

symmetry in the nineteenth century. Translated from the Russian by Sergei

Sossinsky. Translation edited by Hardy Grant and Abe Shenitzer. Birkhauser

Boston, Inc., Boston, MA, 1988. xii+237 pp. ISBN: 0-8176-3316-2.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần trình bày lịch sử hình thành và phát triển các ý tưởng Toán học từ mức độ sơ

cấp nhất qua các thời kỳ: Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Hy Lạp, Toán học Trung Hoa cổ

đại, Toán học Ấn Độ cổ đại, Toán học ở các nước Hồi giáo, Toán học Châu Âu Trung

đại và thời Phục Hưng. Phần cuối dành cho việc trình bày lịch sử của phép tính vi tích

phân của Newton, Leibniz. Nếu còn thời gian trình bày sự phát triển của các ý tưởng

về đối xứng tỏng thế kỷ 19 giúp cho sự ra đời của Hình học hiên đại, Lý thuyết nhóm,

Đại số tuyến tính, …

11. Nội dung chi tiết học phần:

Mỗi chương khoảng 3 tiết.

Chương I: Ai Cập cổ đại và vùng Lưỡng Hà (1 tiết)

1.1. Ai Cập cổ đại

1.2. Vùng Lưỡng Hà

Chương II: Sự phát triển Toán học ở Hy Lạp (3 tiết)

1.1. Thời kỳ ban đầu của Toán học Hy Lạp

1.2. Thời đại Plato

1.3. Aristotle

Chương III: Bộ sách “Cơ sở” của Euclid (4 tiết)

Page 248: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

248

2.1. Giới thiệu bộ sách “Cơ sở” của Eucide

2.2. Quyển I và Định lý Pytago

2.3. Quyển II và Đại số Hình học

2.4. Đường tròn và phép dựng hình ngũ giác

2.5. Tỷ lệ và tỷ số

2.6. Lý thuyết số

2.7. Đại lượng vô tỷ

2.8. Hình học rắn và phương pháp vét cạn

2.9. Bộ sách của Euclid

Chương IV: Archimedes và Apollonius (3 tiết)

3.1. Archimedes và Vật lý, Tính toán và Hình học

3.2. Các lát cắt conic trước Apollonius

3.3. Các đường conic của Apollonius

Chương V: Các phương pháp toán học thời Hy Lạp (3 tiết)

4.1. Thiên văn học trước Ptolemy

4.2. Ptolemy và bài giảng “Amagest”

4.3. Toán học thực hành

Chương VI: Những chương cuối cùng của toán học Hy Lạp (3 tiết)

5.1. Nicomachus và Cơ sở Lý thuyết số

5.2. Diophantus và Đại số Hy Lạp

5.3. Papus và giải tích

5.4. Hypatia và đoạn kết của Toán học Hy Lạp

Chương VII: Toán học Trung Hoa Cổ đại và Trung đại (3 tiết)

6.1. Giới thiệu về Toán học Trung Hoa

6.2. Tính toán, hình học và Giải phương trình

6.3. Giải tích trung cấp

6.4. Hiệu ứng đến và từ Trung Hoa

Chương VIII: Toán học Ấn độ cổ đại và Trung đại (3 tiết)

7.1. Giới thiệu về Toán học Ấn Độ

7.2. Tính toán, hình học và Giải phương trình

7.3. Giải tích trung cấp

7.4. Tổ hợp và lượng giác

Page 249: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

249

7.5. Hiệu ứng đến và từ Ấn Độ

Chương IX: Toán học ở các nước đạo Hồi (3 tiết)

8.1. Giới thiệu về Toán học ở các nước Hồi giáo

8.2. Hệ thập phân

8.3. Đại số, Tổ hợp, Hình học, Lượng giác

8.4. Hiệu ứng đến và từ các nước Hồi giáo

Chương X: Toán học thời kỳ Trung đại ở Châu Âu (3 tiết)

9.1. Giới thiệu về Toán học thời kỳ Trung đại ở Châu Âu

9.2. Hình học và lượng giác

9.3. Tổ hợp

9.4. Đại số thời kỳ trung đại

9.5. Cơ sở Toán học của Động lực học

Chương XI: Toán học trên thế giới (3 tiết)

10.1. Toán học ở nửa sau Thế kỷ 14

10.2. Toán học ở Mỹ, Châu Phi, và Thái Bình Dương

Chương XII: Đại số trong thời kỳ Phục Hưng (3 tiết)

11.1. Bàn tính của người Ý

11.2. Đại số ở Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha

11.3. Nghiệm của phương trình bậc 3

11.4. Viete, ký hiệu đại số và giải tích

11.5. Simon Stevin và phân số thập phân

Chương XIII: Hình học, Đại số và Xác suất Thế kỷ thứ 17 (3 tiết)

12.1. Lý thuyết phương trình

12.2. Hình học giải tích

12.3. Xác suất cơ sở

12.4. Lý thuyết số

12.5. Hình học xạ ảnh

Chương XIV: Phép tính vi tích phân – Newton và Leibniz (3 tiết)

13.1. Tiếp tuyến và cực trị

13.2. Diện tích và thể tích

13.3. Chia nhỏ đường cong và Định lý cơ bản

13.4. Issac Newton

13.5. Gottfried Wilhelm Leibniz

Page 250: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

250

13.6. Bản thảo đầu tiên về phép tính vi tích phân

Chương XV: Lịch sử Toán học Việt Nam (4 tiết)

14.1. Lương Thế Vinh và Đại Thành Toán pháp

14.2. Các công trình toán học đầu tiên của Việt Nam: Lê Văn Thiêm và Phạm

Tỉnh Quát

14.3. Ảnh hưởng của trường phái Toán học Xô Viết đối với Việt Nam

14.4. Ảnh hưởng của trường phái Toán học Pháp đối với Việt Nam: đóng góp

của GS Frederic Phạm và GS Lê Dũng Tráng

Chương XVI*: Sự phát triển ý tưởng về đối xứng trong Toán học thế kỷ 19 (15

tiết)

15.1. Các tiền đề của E. Galois và C. Jordan

15.2. Hình học thế kỷ 19: Hình học xạ ảnh

15.3. Hình học thế kỷ 19: Hình học phi Euclid

15.4. Hình học thế kỷ 19: Không gian nhiều chiều, vectơ và các số phức, số

quaterrnion

15.5. Sophus Lie và các nhóm liên tục

15.6. Felix Klein và chương trình Erlange

Các nội dung đánh dấu (*) là các nội dung lựa chọn tùy theo thời lượng.

Chú ý! (Phân bố số tiết học cho từng chương, không cần phân bố số tiết đến từng mục,

tiểu mục)

Page 251: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

251

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH SỐ 1

1. Mã học phần: MAT 2307

2.Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết: MAT 2305, INT 1006

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Phạm Kỳ Anh, GS.TSKH. Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Vũ Hoàng Linh, PGS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Trung Hiếu, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về

lý thuyết xấp xỉ hàm và các phương pháp giải phương trình.

- Mục tiêu về kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên tư duy thuật toán và kỹ năng tính

toán, bao gồm các khâu: thiết lập và phân tích bài toán, đề xuất giải thuật, lập sơ

đồ tính toán chi tiết, viết chương trình và thực hành tính toán trên máy tính.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ có khả năng

- Nắm được một số khái niệm quan trọng của giải tích số như sai số, điều kiện

của bài toán, tính ổn định của thuật toán…

- Nắm được các phương pháp xấp xỉ hàm: phương pháp nội suy, xấp xỉ đều, xấp

xỉ bình phương tối thiểu và ứng dụng của các phương pháp này trong các

phương pháp tính gần đúng đạo hàm, tích phân…

- Nắm được một số phương pháp cơ bản để giải gần đúng phương trình phi tuyến

như phương pháp dây cung, phương pháp lặp đơn, phương pháp Newton.

- Nắm được các phương pháp khử Gauss, phân tích ma trận dạng LU, Cholesky

giải hệ phương trình đại số tuyến tính; khái niệm ma trận thưa và một số

phương pháp lặp đơn giải gần đúng hệ đại số tuyến tính...

- Nắm được một số phương pháp giải gần đúng phương trình vi phân thường,

phương trình đạo hàm riêng, phương trình tích phân.

- Có khả năng phân tích bài toán, đề xuất thuật toán, đánh giá sai số phương

pháp, lập trình để cài đặt thuật toán và tiến hành thử nghiệm số.

Page 252: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

252

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

- Phạm Kỳ Anh, Giải tích số, NXBĐHQGHN (bản in lần thứ VII, 2005).

2. Tài liệu tham khảo thêm

- Phạm Kỳ Anh, Phan Văn Hạp và các tác giả (Chủ biên Phan Văn Hạp), Giáo

trình phương pháp tính, TậpI, II, Trường ĐHTH HN, 1990.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

- Trình bày một số phương pháp giải các bài toán xấp xỉ hàm bao gồm các bài

toán nội suy, xấp xỉ đều, xấp xỉ trung bình phương, và ứng dụng để tính gần

đúng đạo hàm và tích phân.

- Cung cấp cho học viên một số thuật toán giải phương trình đại số và siêu việt,

hệ phương trình đại số tuyến tính, phương trình tích phân, bài toán Cauchy và

bài toán biên cho phương trình vi phân thường và phương trình đạo hàm riêng.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương I. Sai số

1.1. Khái niệm về số gần đúng. Sai số tuyệt đối. Sai số tương đối. Sai số thu gọn.

Chữ số chắc. Quan hệ giữa sai số tương đối và chữ số chắc.

1.2. Sai số tính toán. Sai số của các phép tính số học. Sai số ngẫu nhiên.

1.3. Bài toán ngược của lý thuyết sai số.

1.4. Tính toán với dấu phẩy động và sai số làm tròn.

Chương II. Nội suy

10.1. Nội suy bằng đa thức đại số. Đa thức nội suy Largrange.

10.2. Sai số của phép nội suy. Chọn mốc nội suy tối ưu.

10.3. Sai phân và một số tính chất. Các quy tắc nội suy trên lưới đều; Newton tiến,

Newton lùi, Gauss I, Gauss II, Stirling, Bessel.

10.4. Ứng dụng của sai phân và các công thức nội suy.

10.5. Nội suy hàm số trên lưới không đều. Công thức Newton.

10.6. Bài toán nội suy ngược.

10.7. Nội suy bằng splines.

Page 253: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

253

10.8. Giới thiệu về bài toán nội suy tổng quát. Nội suy Hermitte, nội suy Taylor, nội

suy Fourier. Sự hội tụ của các công thức nội suy.

Chương III. Xấp xỉ đều

3.1. Xấp xỉ tốt nhất trong không gian tuyến tính định chuẩn. Định lý tồn tại duy nhất

xấp xỉ tốt nhất cho không gian tuyến tính định chuẩn lồi thực sự.

3.2. Xấp xỉ đều tốt nhất. Định lý Valleé - Pousin. Định lý Chebysev. Sự tồn tại duy

nhất xấp xỉ đều tốt nhất. Tính chẵn, lẻ của đa thức xấp xỉ đều tốt nhất cho hàm

chẵn, lẻ trên đoạn đối xứng.

3.3. Một số trường hợp đặc biệt. Xấp xỉ bằng đa thức bậc không. Xấp xỉ hàm lồi

bằng đa thức bậc nhất. Xấp xỉ đa thức bậc n+1 bằng đa thức bậc n

Chương IV. Xấp xỉ trung bình phương

4.1. Xấp xỉ tốt nhất trong không gian có tích vô hướng.

4.2. Phương pháp bình phương tối thiểu. Xấp xỉ bằng đa thức đại số. Xấp xỉ bằng đa

thức trực giao.

4.3. Xấp xỉ trung bình phương hàm cho dưới dạng bảng.

Chương V. Tính gần đúng đạo hàm và tích phân

5.1. Tính gần đúng đạo hàm. Sử dụng đa thức nội suy Lagrange. Trường hợp các

mốc cách đều

5.2. Phương pháp Richardson

5.3. Công thức hình thang, parabol, Newton-Cotes tính gần đúng tích phân.

5.4. Phương pháp Monte-Carlo tính tích phân nhiều lớp.

Chương VI. Giải phương trình đại số và siêu việt

6.1. Các phương pháp giải sơ bộ. Phương pháp chia đôi. Phương pháp đồ thị.

6.2. Phương pháp lặp đơn.

6.3. Phương pháp dây cung. Phương pháp Newton.

6.4. Giải đa thức. Phương pháp Lobasepski.

Chương VII. Phương pháp tính đại số tuyến tính

7.1. Ma trận lưu trữ được. Ma trận thưa. Số điều kiện của ma trận.

7.2. Phương pháp Gauss. Sơ đồ compact Gauss. Phương pháp phần tử trội. Tính

định thức. Tìm ma trận nghịch đảo.

7.3. Khai triển LU

7.4. Phương pháp căn bậc hai

7.5. Phương pháp trực giao hoá.

Page 254: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

254

7.6. Phương pháp lặp đơn. Phương pháp Jacobi.

7.7. Phương pháp Seidel và phương pháp Gauss-Seidel.

7.8. Phương pháp giảm dư quá hạn kế tiếp (SOR).

7.9. Tìm ma trận nghịch đảo bằng phương pháp Newton.

7.10. Một số phương pháp trực tiếp tìm giá trị riêng, vector riêng.

7.11. Phương pháp lặp tìm giá trị riêng có mođun lớn nhất, nhỏ nhất.

Chương VIII. Giải gần đúng phương trình vi phân thường

8.1. Giới thiệu bài toán Cauchy, bài toán biên, phương pháp giải tích, phương pháp

số.

8.2. Một số phương pháp giải tích: phương pháp xấp xỉ liên tiếp Picard, phương

pháp chuỗi nguyên.

8.3. Các phương pháp số: Phương pháp một bước (Euler - RK1, Euler cải tiến-RK2,

Runge-Kutta-RK4). Phương pháp đa bước Adams-Bashforth, Adam-Moultons,

Nystrom.

8.4. Sơ lược về phương pháp dự báo - hiệu chỉnh.

8.5. Phương pháp khử lặp giải bài toán biên tuyến tính.

8.6. Phương pháp bắn giải bài toán biên tuyến tính.

8.7. Sơ lược về bài toán cương (stiff).

Chương IX. Phương pháp sai phân giải phương trình đạo hàm riêng

9.1. Phân loại phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp hai.

9.2. Phân loại bài toán biên cho phương trình elliptic. Bốn bước chính của phương

pháp sai phân.

9.3. Phương pháp sai phân giải bài toán Cauchy cho phương trình Hyperbolic.

9.4. Phương pháp sai phân giải bài toán Cauchy và bài toán biên hỗn hợp cho

phương trình dạng parabolic. Lược đồ Crank-Nicolson và Duford-Frankel.

9.5. Khái niệm về sự hội tụ và ổn định của lược đồ sai phân. Phương pháp phổ

Neumann và nguyên tắc maximum.

Chương X. Phương trình tích phân

10.1. Phân loại phương trình tích phân tuyến tính.

10.2. Phương pháp xấp xỉ liên tiếp.

10.3. Phương pháp nhân suy biến.

10.4. Phương pháp Bubnov-Galerkin.

Page 255: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

255

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

1. Mã học phần: MAT2311

2.Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết: MAT2308

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phạm Đình Tùng, ThS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Hoàng Thị Phương Thảo, ThS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Người học cần nắm được phương pháp nghiên cứu của Thống kê ứng dụng

nói riêng và phương pháp xử lý dựa trên thông tin không đầy đủ để rút ra

các kết luận khi đưa khoa học vào ứng dụng thực tế nói chung.

Người học cần nắm được các kết quả cơ bản của Thống kê ứng dụng (một

và nhiều chiều).

Người học cần biết cách phân tích, xử lý để giải quyết các bài toán ứng

dụng công cụ xác suất thống kê trong thực tế.

Người học phải thấy được sự ứng dụng rộng rãi của học phần.

- Kỹ năng:

Người học cần có kỹ năng nhận biết mô hình, kỹ năng phân tích, kỹ năng

phát hiện và giải quyết vấn đề.

Người học cần có kỹ năng tính toán khoa học và chính xác.

Người học cần có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng cộng tác với người

thuộc chuyên ngành khác.

- Thái độ, chuyên cần:

Người học cần xây dựng cho mình sự yêu thích học phần; tác phong làm

việc cụ thể, chi tiết; tránh lối học, làm việc đại khái: chỉ nghe, chỉ xem,

không chịu làm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Page 256: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

256

- Kiến thức:

Người học nắm được các kết quả cơ bản của Thống kê ứng dụng (một và

nhiều chiều): các phương pháp lấy mẫu, ước lượng các thống kê mẫu, kiểm

định các giả thiết đơn giản

Người học nắm được nền tảng kiến thức ứng dụng.

- Kỹ năng:

Người học có kỹ năng nhận biết mô hình, kỹ năng phân tích, kỹ năng phát

hiện và giải quyết vấn đề.

Người học có kỹ năng tính toán khoa học chính xác.

Người học có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng cộng tác với người

thuộc chuyên ngành khác.

Thái độ: Người học có thái độ nghiêm túc với các vấn đề thực tế, coi trọng

số liệu và các phân tích thống kê.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

- Đào Hữu Hồ, Xác suất Thống kê, NXB ĐHQG HN lần thứ 5 (1999), lần thứ

10 (2007).

2. Tài liệu tham khảo thêm

- Đào Hữu Hồ–Nguyễn Văn Hữu–Hoàng Hữu Như, Thống kê Toán học, NXB

ĐHQG HN (2004).

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên phương pháp nghiên cứu của Thống kê ứng dụng,

trang bị cho sinh viên các kết quả cơ bản của Thống kê ứng dụng một chiều và nhiều

chiều: ước lượng các tham số, ước lượng hợp lý cực đại, ước lượng hiệu quả, kiểm

định giả thiết về các đặc trưng cơ bản của biến ngẫu nhiên, kiểm định giả thiết về phân

phối xác suất của biến ngẫu nhiên, so sánh nhiều giá trị trung bình, so sánh nhiều tỷ lệ,

phân tích tương quan giữa 2 biến, tương quan bội, tương quan riêng, xây dựng hàm

hồi quy tuyến tính giữa 2 biến, hồi quy bội, đại lượng ngẫu nhiên chính tắc, phân tích

các tổ hợp tuyến tính chính, phân tích riêng biệt.

Page 257: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

257

11. Nội dung chi tiết học phần:

Giới thiệu học phần: đối tượng nghiên cứu, đặc điểm học phần, yêu cầu và cách học

Chương 1: Lý thuyết mẫu

1.1. Mẫu ngẫu nhiên

1.2. Một số phương pháp lấy mẫu

1.3. Cấu trúc thống kê - Thống kê

1.4. Phân phối thực nghiệm. Đa giác tần suất và tổ chức đồ

1.5. Các đặc trưng mẫu

1.5.1. Kỳ vọng mẫu

1.5.2. Phương sai mẫu

1.5.3. Phân phối của X , s2

1.5.4. Tính X , s2

1.6. Sai số quan trắc

Chương 2: Về bài toán ước lượng tham số

2.1. Ước lượng điểm

2.1.1. Ước lượng không chệch và ước lượng vững

2.1.2. Ước lượng cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

2.2. Ước lượng khoảng (khoảng tin cậy)

2.2.1. Định nghĩa

2.2.2. Ước lượng khoảng cho kỳ vọng

2.2.3. Ước lượng khoảng cho phương sai

2.2.4. Ước lượng khoảng cho xác suất

2.2.5. Ước lượng khoảng cho sự sai khác của hai giá trị trung bình

2.3. Độ chính xác và số quan sát cần thiết

2.4. Bất đẳng thức Cramer- Rao và ước lượng hiệu quả

2.4.1. Bất đẳng thức Cramer- Rao (một chiều)

2.4.2. Ước lượng hiệu quả

2.5. Phương pháp tìm ước lượng

2.5.1. Phương pháp momen

2.5.2. Phương pháp hợp lý cực đại

2.5.2.1. Định nghĩa

2.5.2.2. Tính chất của ước lượng hợp lý cực đại

2.5.2.3. Tính tiệm cận của ước lượng hợp lý cực đại

Page 258: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

258

Chương 3: Một số bài toán kiểm định giả thiết đơn giản

3.1. Đặt bài toán

3.2. Kiểm định giá trị trung bình

3.3. Kiểm định phương sai

3.4. Kiểm định xác suất

3.5. So sánh hai giá trị trung bình

3.6. So sánh hai phương sai

3.7. So sánh hai xác suất (hai tỷ lệ)

3.8. Tiêu chuẩn phù hợp 2

3.9. Kiểm tra tính độc lập

3.10. So sánh nhiều tỷ lệ

3.11. Phân tích phương sai

3.11.1. Kiểm tra giả thiết trong mô hình Gauss-Markov

3.11.2. Phân loại số liệu theo một dấu hiệu

3.11.3. Phân loại số liệu theo hai dấu hiệu

Chương 4: Phân tích thống kê nhiều chiều

4.1. Phân tích tương quan

4.1.1. Hệ số tương quan

4.1.2. Hệ số tương quan mẫu

4.1.3. Kiểm định giả thiết và hệ số tương quan

4.1.4. Khoảng tin cậy của hệ số tương quan

4.1.5. Tỷ số tương quan

4.1.6. Tỷ số tương quan mẫu

4.2. Phân tích hồi quy

4.2.1. Hồi quy kỳ vọng

4.2.2. Hồi quy bình phương trung bình tuyến tính

4.2.3. Hồi quy bình phương trung bình tuyến tính thực nghiệm

4.2.4. Khoảng tin cậy cho hệ số hồi quy và đường hồi quy

4.2.5. Kiểm tra tính phù hợp của mô hình

4.2.6. Một số trường hợp có thể tuyến tính hoá

4.2.7. Phân tích tương quan và hồi quy nhiều chiều

4.2.8. Hồi quy bình phương trung bình tuyến tính bội

4.2.9. Phương sai phần dư

Page 259: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

259

4.2.10. Hệ số tương quan bội

4.2.11. Hệ số tương quan riêng

4.2.12. Hồi quy từng bước

4.2.13. Đại lượng ngẫu nhiên chính tắc

4.2.14. Tương quan chính tắc

4.2.15. Phân tích tổ hợp tuyến tính chính

4.2.16. Phân tích phân biệt

Page 260: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

260

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TOÁN RỜI RẠC

1. Mã học phần: MAT3302

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết: MAT2300, MAT2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Nguyễn Hải Vinh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Thị Minh Huyền, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Anh Vinh, PGS.TS, Trường Đại học Giáo dục.

6. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên các khái niệm, tính chất và các kết quả

cơ bản của toán rời rạc.

- Kỹ năng: Bồi dưỡng khả năng tư duy, suy luận, nắm bắt được một số phương

pháp chứng minh.

- Thái độ: Tạo cho sinh viên hiểu thêm về những ảnh hưởng, tác động và ứng

dụng của toán rời rạc đối với các lĩnh vực khác. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ yêu

và tích cực học tập toán rời rạc.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

- Khả năng áp dụng các kiến thức, công cụ toán rời rạc trong nghiên cứu và giải

quyết các vấn đề công nghệ thông tin

- Khả năng vận dụng các phương pháp tư duy, suy luận toán học chặt chẽ giải

quyết vấn đề

- Khả năng tiếp cận vấn đề mới, nghiên cứu và giải quyết

- Có được kỹ năng trình bày khúc triết, kỹ năng biện luận, bảo vệ quan điểm

- Có được kỹ năng làm việc nhóm cùng giải quyết vấn đề

- Hình thành được thái độ làm việc chuyên cần, lắng nghe và tích cực thảo luận

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

Page 261: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

261

1. Tài liệu bắt buộc

- Miklos Bona, A walk through combinatorics, An introduction to

enumeration and graph theory, 2nd edition, WSP 2006.

- Jean Gallier, Discrete Mathematics, Universitext, Springer 2011.

- Ngô Đắc Tân, Lý thuyết tổ hợp và đồ thị, NXB ĐHQGHN 2004.

2. Tài liệu tham khảo thêm

- Daniel A. Marcus, Combinatorics: A problem oriented approach, MAA

Textbook 1998.

- Daniel A. Marcus, Graph theory: A problem oriented approach, MAA

Textbook 2008.

10.Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần trình bày các kiến thức cơ bản của Toán rời rạc: logic, lý thuyết tập hợp, tổ

hợp, lý thuyết số và lý thuyết đồ thị. Các kiến thức này sẽ được sử dụng trong các bài

toán ứng dụng. Chứng minh chi tiết của phần lớn các định lý cũng sẽ được trình bày.

11.Nội dung chi tiết học phần:

Chương I: Logic

1.1. Lôgic mệnh đề

1.1.1. Định nghĩa mệnh đề và ví dụ.

1.1.2. Các phép toán trên mệnh đề.

1.1.3. Công thức của lôgic mệnh đề.

1.1.4. Công thức hằng đúng, công thức thoả được.

1.1.5. Các dạng chuẩn tắc.

1.2. Lớp hàm đại số lôgic (P2)

1.2.1. Định nghĩa. Các hàm sơ cấp.

1.2.2. Công thức khai triển. Các dạng chuẩn tắc hoàn toàn.

1.2.3. Các hệ đầy đủ.

1.2.4. Biểu diễn hàm đại số lôgic bằng mạch tổ hợp và sơ đồ công tắc.

1.3. Hệ toán mệnh đề.

1.3.1. Đại cương về hệ hình thức (hệ toán)

1.3.2. Hệ toán mệnh đề với hệ tiên đề Novikov

1.3.3. Định lý suy diễn.

1.3.4. Tính đầy đủ của hệ toán mệnh đề

1.3.5. Tính phi mâu thuẫn của hệ toán mệnh đề.

Page 262: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

262

1.3.6. Tính độc lập của hệ toán mệnh đề.

1.4. Lôgic tân từ (Lôgic cấp 1)

1.4.1. Định nghĩa tân từ và ví dụ

1.4.2. Ngôn ngữ của lôgic tân từ

1.4.3. Ngữ nghĩa của lôgic tân từ. Các thể hiện.

1.4.4. Công thức hằng đúng, công thức thoả được trong lôgic tân từ.

1.4.5. .Công thức đồng nhất bằng nhau trong lôgic tân từ.

1.4.6. Dạng chuẩn Scotlem

1.5. Hệ toán tân từ

1.5.1. Hệ toán tân từ – Hệ tiên đề và quy tắc suy diễn.

1.5.2. Định lý suy diễn trong hệ toán tân từ.

1.5.3. Tính phi mâu thuẫn của hệ toán tân từ.

1.5.4. Tính đầy đủ của hệ toán tân từ.

Chương II: Lý thuyết đồ thị

2.1. Các khái niệm cơ bản.

2.1.1. Định nghĩa, ví dụ.

2.1.2. Các cách biểu diễn đồ thị.

2.1.3. Một số dạng đồ thị đặc biệt.

2.2. Bậc của đồ thị.

2.3. Xích, chu trình, đường, vòng.

2.4. Đồ thị liên thông.

2.5. Chu số

2.6. Sắc số và đồ thị tô màu.

2.6.1. Một số tính chất.

2.6.2. Thuật toán tìm sắc số.

2.6.3. Đồ thị tô màu.

2.7. Các tập đặc biệt trên đồ thị.

2.7.1. Các tập ổn định trong.

2.7.2. Các tập ổn định ngoài.

2.7.3. Nhân của đồ thị.

2.8. Trò chơi trên đồ thị.

2.8.1. Trò chơi Nim

2.8.2. Trò chơi tổng. Trò chơi tích.

Page 263: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

263

2.8.3. Hàm grandy. Phương pháp hàm grandy.

2.9. Đồ thị Euler.

2.9.1. Định nghĩa.

2.9.2. .Điều kiện cần và đủ.

2.9.3. Thuật toán tìm chu trình Euler.

2.9.4. .Điều kiện cần và đủ để đồ thị có hướng là đồ thị Euler.

2.10. Đồ thị Hamilton

2.10.1. Định nghĩa.

2.10.2. Điều kiện tồn tại chu trình Hamilton.

2.10.3. Đường đi ngắn nhất.

2.10.4. Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất.

2.10.5. Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị có trọng số.

2.11. Cây. Cây có hướng. Cây có gốc.

2.11.1. Định nghĩa. Ví dụ.

2.11.2. Đặc điểm của cây và cây có hướng.

2.11.3. Cây bao trùm.

2.11.4. Cây bao trùm trên đồ thị có trọng số.

2.11.5. Thuật toán tìm hệ chu trình cơ sở.

2.12. Mạng vận tải.

2.12.1. Mạng vận tải.

2.12.2. Luồng vận tải.

2.12.3. Bài toán luồng cực đại.

2.13. Đồ thị phẳng.

2.13.1. Định nghĩa.

2.13.2. Một số tính chất.

Page 264: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

264

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH TÍNH TOÁN

1. Mã học phần: MAT3304

2.Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết: INT1006, MAT2307

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Nguyễn Hữu Điển, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

Về kiến thức

- Sinh viên nắm được:

- Cài đặt, quy trình sử dụng và soạn thảo trong các phần mềm TeX và Maple.

- Khái niệm về ngôn ngữ LaTeX để soạn thảo một tài liệu khoa học và công trình

như Luận văn hoặc làm sách.

- Các kiến thức cơ bản về trình chiếu và thực hiện trình chiếu bằng LaTeX cho

các bài giảng và báo cáo hội thảo.

- Khái niệm về ngôn ngữ Maple cho tính toán số và tính toán logic.

- Các kiến thức cơ bản Toán học được kiểm nghiệm trên chương trình Maple.

- Dùng Maple như một công cụ học tập và nghiên cứu Toán học. Lập trình kiểm

nghiệm các giả thuyết, kiểm tra các bài tập trong giảng dạy và thực tế.

- Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Soạn thảo văn bản Khoa học, biết

tính toán các ứng dụng trên Maple bài toán trong các ngành khoa học khác

cũng như trong cuộc sống.

Về kĩ năng

- Biết cài đặt và sử dụng phần mềm cho LaTeX và Maple.

- Sử dụng phần mềm LaTeX soạn thảo một tài liệu Toán và Trình chiếu cho công

việc viết luận án và thuyết trình.

- Sử dụng phần mềm Maple tính toán và giải các bài toán trong công tác ngành

của mình, nhất là kiểm tra kiến thức Toán học nói chung.

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

Page 265: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

265

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Biết cài đặt và sử dụng phần mềm cho LaTeX và Maple.

- Sử dụng phần mềm LaTeX soạn thảo một tài liệu Toán và Trình chiếu cho công

việc viết luận án và thuyết trình.

- Sử dụng phần mềm Maple tính toán và giải các bài toán trong công tác ngành

của mình, nhất là kiểm tra kiến thức Toán học nói chung.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

o Tài liệu bắt buộc

8. Nguyễn Hữu Điển, Thực hành tính toán trong Maple, NXB ĐHQGHN, 2015.

9. Nguyễn Hữu Điển và Nguyễn Minh Tuấn, LaTeX tra cứu và soạn thảo, NXB

ĐHQGHN, 1999.

o Tài liệu tham khảo thêm

10. C. Moler,Numerical Computingwith MATLAB,Mathworks.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

- Nội dung học phần gồm 3 phần chính: phần soạn thảo văn bản và trình chiếu

bằng LaTeX. Phần sử dụng phần mềm tính toán số và tính toán Lôgic để kiểm

tra lại kiến thức toán học đã được học. Phần thứ ba xuyên sốt quá trình học hai

phần trước là suy diễn kết quả học tập khi làm tài liệu bằng LaTeX hay Tính

toán bằng Maple.

- Học phần cung cấp cho sinh viên kỹ năng và lôgic tạo ra một tài liệu khoa học

bằng LaTeX. Nhưng trước tiên giúp sinh viên biết được một tài liệu khoa học

gồm những phần cơ bản nào, nó cần được nghiên cứu và tạo ra như thế nào là

tốt nhất và hiệu quả nhất. Không những vậy sinh viên sẽ nắm bắt lôgic và

khung một tài liệu học tập hoặc một tài liệu khoa học. Mặt khác từ tài liệu có

thể làm trình chiếu để giảng bài hay thuyết trình chuyên môn. Cuối cùng là

cung cấp cho sinh viên làm việc khoa hcọ khi soạn tài liệu báo cáo, làm luận

văn và bảo vệ luận văn với kết quả tốt nhất. Phần mềm Maple tính toán không

thể thiếu đối với người giảng dạy Toán, Lý, Hóa và cung cấp một công cụ tốt để

Page 266: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

266

kiểm tra kiến thức toán của sinh viên và sinh viên tự tìm hiểu các kiến thức toán

học mà Maple đã có.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Cấu trúc của văn bản LaTeX

1.1. Cấu trúc chuẩn của văn bản

1.2. Phần mở đầu

1.3. Phần thân bài

1.4. Kiểu cách trang văn bản

1.5. Những lớp văn bản chuẩn của LaTeX

1.6. Gói lệnh kèm theo với LaTeX

Chương 2. Xếp chữ trong văn bản

2.1. Những ký tự đưa từ bàn phím

2.2. Từ, câu và đoạn văn bản

2.3. Câu lệnh của LaTeX

2.4. Ký hiệu không có trên bàn phím

2.5. Thay đổi đặc tính phông

2.6. Dòng, đoạn và trang văn bản

2.7. Khoảng trắng

2.8. Hộp chứa văn bản

2.9. Chú thích

Chương 3. Môi trường văn bản và toán học.

3.1. Môi trường liệt kê danh sách

3.2. Môi trường khoảng tabbing

3.3. Môi trường cấu trúc định lý theorem

3.4. Dáng điệu và cỡ của môi trường

3.5. Môi trường toán, Cấu trúc cơ sở

3.6. Văn bản trong môi trường toán, Ký hiệu biên, Tên hàm,

3.7. Dấu mũ và đánh dấu trong toán học. Dấu toán tử. Dấu quan hệ

Chương 4. Biểu bảng và các danh sách đặc biệt trong tài liệu.

4.1. Cấu trúc bảng cơ bản trong LaTeX

4.2. Gói lệnh array mở rộng môi trường tabular

4.3. Gói lệnh tabularx tự động tính độ rộng cột

4.4. Gói lệnh delarray với ký hiệu biên của mảng

Page 267: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

267

4.5. Môi trường bảng tabbing

4.6. Gói lệnh supertabular bảng dài nhiều trang

4.7. Gói lệnh longtable bảng nhiều trang tinhnobreakspace vi

4.8. Một số gói lệnh sắp cột và hàng một bảng

4.9. Gói lệnh multirow sắp xếp dọc cột trong bảng

4.10. Điều chỉnh bảng với ô ngang toàn bộ cột

4.11. Chú thích dưới bảng

4.12. Bảng lồng trong bảng

Chương 5: Vẽ hình và quản lý hình vẽ

5.1. Những gói lệnh làm khung văn bản

5.2. Môi trường picture

5.3. Gói lệnh đưa hình vào

5.3.1. Những lệnh trong graphics

5.3.2. Những lệnh trong graphicx

5.3.3. Một số gói lệnh khác

5.3.4. Cấu hình điều khiển để đưa ảnh vào văn bản

5.4. Tô mầu nền và chữ

5.5. Các loại môi trường di động

5.5.1. Vị trí của môi trường di động

5.5.2. Thông số cho môi trường di động

Chương 6:Làm trình chiếu bằng LaTeX

6.1. Cấu trúc một trình chiếu như thế nào

6.2. Sử dụng minh họa

6.3. Sử dụng bố cục trình bày và mầu sắc

6.4. Sử dụng kiểu chữ

6.5. Tùy chọn của lớp beamer

6.6. Phần khai báo đầu tài liệu

6.7. Khung trình chiếu và tùy chọn

6.8. Hiệu ứng màn hình và lật trang

6.9. Văn bản và phông ký hiệu Toán

6.10. Các khối văn bản định sẵn

6.11. Cuộn một trang

6.12. Lệnh dừng từng bước

Page 268: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

268

6.13. Một số giao diện của beamer.cls

Chương 7: Các lệnh trực tiếp với maple

7.1. Thực hiện phép toán số học trong Maple

7.2. Biến số

7.3. Các hằng số toán học của Maple

7.4. Các hàm toán học của Maple

7.5. Dấu ngoặc đơn và độ ưu tiên các phép toán.

7.6. Những thành phần của biểu thức

7.7. Dẫy biểu thức

7.8. Cấu trúc tập hợp và danh sách trong Maple..

7.9. Tính toán số với độ chính xác bất kỳ

7.10. Định nghĩa những hàm đơn giản trong Maple

7.11. Sửa chữa lỗi

7.12. Đưa kết quả ra bằng : print và lprint

Chương 8: Maple với giải tích sơ cấp

8.1. Giải các phương trình đại số

8.2. Phép thế biểu thức bằng hàm subs.

8.3. Nghiệm số của các phương trình

8.4. Tính giới hạn các hàm số thực và hàm số phức

8.5. Tính tổng

8.6. Chuỗi nguyên.

8.7. Tính đạo hàm

8.8. Tính tích phân xác định và tích phân không xác định

8.9. Giải phương trình vi phân.

8.10. Giải công thức truy hồi bằng rsolve

8.11. Hàm map-phép toán trên mọi phần tử của cấu trúc dữ liệu

Chương 9: Maple với đạisố sơ cấp

9.1. Giản ước biểu thức bằng simplify

9.2. Khai triển một tích ra thừa số

9.3. Kết hợp các số hạng đa thức bằng lệnh combine

9.4. Giản ước các phân thức bằng normal

9.5. Tổ chức đa thức bằng collect

9.6. Sắp xếp các số hạng bằng sort.

Page 269: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

269

9.7. Phân tích đa thức ra thừa số.

9.8. Chuyển đổi giữa các dạng hàm

9.9. Tìm hệ số của đa thức.

Chương 10: Maple và đại sốtuyến tính

10.1. Bảng

10.2. Mảng

10.3. Tạo hệ thống chỉ số cho mảng và bảng trong Maple.

10.4. Tính toán ma trận và vector bằng evalm.

10.5. Bộ chương trình đại số tuyến tính linalg và with

10.6. Những toán tử tạo cấu trúc cho ma trận và vector

10.7. Truy nhập trực tiếp tới thủ tục của gói chương trình thông qua with

10.8. Truy nhập tới các thủ tục trong thư viện.

Chương 11: Đồ họa trong maple

11.1. Giao diện của Maple có đồ họa

11.2. Các dạng tọa độ được Maple cung cấp

11.3. Hàm vẽ đồ thị trong mặt phẳng plot()

11.3.1. Hoạt động của hàm Plot()

11.3.2. Vẽ đồ thị với tiêu đề, chm điểm và đường thẳng nối liền

11.3.3. Vẽ đồ thị từ danh sách giá trị số

11.3.4. Điều chỉnh khoảng biến thiên giữa hai trục.

11.3.5. Vẽ đồ thị theo tham số.

11.4. Hàm polarplot() – Đồ thị trong không gian hai chiều với tọa độ cực.

11.5. Ánh xạ bảo giác

11.6. Đồ thị trong không gian ba chiều- Hàm plot3d()

11.6.1. Tùy chọn của plot3d() trong không gian ba chiều.

11.6.2. Ví dụ cho plot3d() với tùy chọn.

11.7. Một số cách vẽ đồ thị khác trong không gian ba chiều

Chương 12: Ngôn ngữ lậptrình maple

12.1. Cơ sở dữ liệu của Maple.

12.2. Các câu lệnh có cấu trúc

12.3. Toán tử điều khiển break và next trong câu lệnh lặp while – for.

12.4. Tạo lập thủ tục đơn giản trong Maple

12.5. Thủ tục Maple với biến cục bộ, toán tử RETURN, hàm ERROR.

Page 270: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

270

12.6. Những toán tử hàm..

12.7. trace và printlevel

12.8. Xem mã thư viện nguồn của Maple..

12.9. Gọi Maple từ một chương trình viết bằng ngôn ngữ khác

12.10. Từ Maple định dạng tệp mã nguồn ra ngỏn ngữ :fortran, latex và eqn.

Page 271: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

271

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ HÌNH HỌC VI PHÂN

1. Mã học phần: MAT3306

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT2301, MAT3305

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Quý Thường, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình

học của đường và mặt trong R3.

- Mục tiêu về kĩ năng: Hướng dẫn cho sinh viên cách dùng phần mềm toán học

Maple để minh họa hình học và các tính toán liên quan đến hình học vi phân.

- Các mục tiêu khác: Trong quá trình học sẽ có một số bài tập lớn để sinh viên

bắt đầu làm quen với việc tự học và làm một dự án nhỏ theo nhóm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm được các khái niệm cơ bản trong hình học vi phân về đường cong phẳng

và đường cong trong không gian, bao gồm: tham số hóa, độ dài cung, độ cong,

độ xoắn.

- Nắm được các khái niệm cơ bản trong hình học vi phân về mặt cong, bao gồm:

hai dạng cơ bản thứ nhất và thứ hai, các loại độ cong (độ cong chính, độ cong

Gauss, độ cong trung bình).

- Nắm vững các khái niệm hình học vi phân liên quan đến sự tối ưu: đường trắc

địa và mặt cực tiểu.

- Hiểu được mối liên hệ giữa hình học và tôpô của mặt compắc thông qua định lý

Gauss-Bonnet.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Page 272: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

272

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Tài liệu bắt buộc

- A. Pressley, Elementary differential geometry, Springer –Verlag, 2001

(Có bản dịch tiếng Việt, giáo viên sẽ cung cấp).

2. Tài liệu tham khảo thêm

- J.Oprea,Differentialgeometryand its applications,Prentice Hall,1997.

- Wiliam M.Boothby, An Introduction to Differentiable Manifolds and

Riemannian Geometry, Revised, Volume 120, Second Edition (Pure and

Applied Mathematics) Paperback – August 19, 2002.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này nhằm giới thiệu Hình học vi phân cổ điển, chủ yếu nghiên cứu về hình

học của đường và mặt trong R3 thông qua các loại độ cong. Hình học vi phân cổ điển

gắn liền với các đối tượng hình học trong cuộc sống, các thực thể trong không gian 2

hoặc 3 chiều. Hai chương đầu của học phần này bàn về đường cong và mặt cong,

nghiên cứu các tính chất hình học thông qua độ cong. Chương 3 nhằm giới thiệu vấn

đề tối ưu trong hình học, cụ thể là về đường trắc địa và mặt cực tiểu. Chương cuối

cùng bàn đến vấn đề hình học nội tại của mặt cong, tức là không cần để ý đến không

gian xung quanh. Chương này bao gồm hai định lý nổi tiếng: Định lý đầu tiên của

Gauss, thường được trích dẫn nguyên gốc tiếng Đức Theorema Egregium (tạm dịch là:

Định lý đáng chú ý), nói rằng độ cong Gauss là một bất biến qua một phép đẳng cự.

Định lý thứ hai mang tên Gauss-Bonnet, được cho là một định lý đẹp nhất trong hình

học vi phân cổ điển, nêu lên mối liên hệ giữa tôpô (số Euler) và hình học (độ cong

Gauss) của mặt compắc.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Đường cong trong mặt phẳng và trong không gian

1.1. Đường cong phẳng

1.1.1. Khái niệm về đường cong; Độ dài cung

1.1.2. Tham số hóa

1.1.3. Độ cong

1.2. Đường cong trong không gian

1.2.1. Độ cong

Page 273: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

273

1.2.2. Độ xoắn

1.2.3. Phương trình Frenet-Serret

1.3. Các tính chất toàn cục của đường cong

1.3.1. Đường cong đóng đơn

1.3.2. Bất đẳng thức đẳng chu

1.3.3. Định lý bốn đỉnh

1.4. Đường cong với Maple

Chương 2: Mặt cong trong không gian

2.1. Cơ sở về mặt cong

2.1.1. Khái niệm về mặt cong; mặt cong trơn

2.1.2. Mặt tiếp xúc; Pháp tuyến; Định hướng

2.1.3. Các ví dụ cơ bản về mặt cong

2.2. Dạng cơ bản thứ nhất

2.2.1. Độ dài cung trên mặt cong và dạng cơ bản thứ nhất

2.2.2. Phép đẳng chu giữa các mặt

2.2.3. Ánh xạ bảo giác và ánh xạ đẳng diện giữa các mặt

2.3. Các loại độ cong của mặt

2.3.1. Dạng cơ bản thứ hai

2.3.2. Độ cong chuẩn và độ cong chính

2.3.3. Độ cong Gauss và độ cong trung bình

2.3.4. Ánh xạ Gauss

2.4. Mặt cong với Maple

Chương 3: Đường trắc địa và mặt cực tiểu

3.1. Đường trắc địa

3.1.1. Khái niệm và các tính chất

3.1.2. Phương trình đường trắc địa; Đường trắc địa trên mặt tròn xoay

3.1.3. Hệ tọa độ trắc địa

3.2. Mặt cực tiểu

3.2.1. Bài toán Plateau

3.2.2. Các ví dụ về mặt cực tiểu

3.2.3. Mặt cực tiểu và hàm chỉnh hình

3.3. Đường trắc địa và mặt cực tiểu với Maple

Chương 4: Hình học nội tại của mặt cong

Page 274: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

274

4.1. Định lý “Egregium” của Gauss

4.1.1. Định lý “Egregium” của Gauss

4.1.2. Các phép đẳng cự giữa các mặt

4.1.3. Phương trình Codazzi-Mainardi

4.2. Định lý Gauss-Bonnet

4.2.1. Định lý Gauss-Bonnet cho đường cong đóng đơn

4.2.2. Định lý Gauss-Bonnet cho đa giác cong

4.2.3. Định lý Gauss-Bonnet cho mặt compắc

Page 275: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

275

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO VÀ TÍCH PHÂN

1. Mã học phần: MAT3307

2.Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: MAT2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Nguyễn Hữu Dư, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Hùng Thắng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Huy Chuẩn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đặng Anh Tuấn, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Vũ Nhật Huy, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

Nghiên cứu độ đo trên một đại số và thác triển độ đo từ một đại số lên một σ đại số

chứa nó; đặc biệt là độ đo Lehesgue – Stieltjes và độ đo Lebesgue. Khảo sát các ánh

xạ và hàm số đo được và xây dựng lý thuyết tích phân các hàm đo được. Tiếp đó xét

đến độ đo có dấu, khai triển Hahn, định lý Radon – Nykodim, độ đo tích và định lý

Fabini. Cuối cùng giới thiệu sơ qua về độ đo trên không gian metric và độ đo vectơ và

tích phân Bochner

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm vững khái niệm độ đo trên một σ đại số, độ đo Lebesgue và độ đo

Lebesgue – Stieltjes.

- Nắm vững khái niệm ánh xạ đo được, hàm đo được, định nghĩa tích phân của

hàm đo được, độ đo tích, định lý Fubini.

- Hiểu về độ đo trên không gian metric và độ đo vectơ và tích phân Bochner.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

Page 276: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

276

1. Tài liệu bắt buộc

- PhạmKỳAnh–TrầnĐứcLong.Giáotrìnhhàmthựcvàgiảitíchhàm.NXBĐại học

QuốcGia2001

- HoàngTụy.Hàm thựcvàgiảitíchhàm. NXBĐạihọcQuốcGia2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

- Nguyễn Văn Khuê, Lê Mậu Hải, Đỗ Đức Thái, Bùi Đắc Tắc: Cơ sở lý thuyết

hàm và giải tích hàm (2 tập).

- Richard Wheeden and Richard L.Wheeden, Measure and Integral: An

Introduction to Real Analysis (Chapman & Hall/CRC Pure and Applied

Mathematics) Nov 1, 1977.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Nghiên cứu độ đo trên một đại số và thác triển độ đo từ một đại số lên một σ đại số

chứa nó; đặc biệt là độ đo Lehesgue – Stieltjes và độ đo Lebesgue. Khảo sát các ánh

xạ và hàm số đo được và xây dựng lý thuyết tích phân các hàm đo được. Tiếp đó xét

đến độ đo có dấu, khai triển Hahn, định lý Radon – Nykodim, độ đo tích và định lý

Fabini. Cuối cùng giới thiệu sơ qua về độ đo trên không gian metric và độ đo vectơ và

tích phân Bochner.

11. Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề :

Chương 1. Những khái niệm cơ bản của lý thuyết độ đo

1.1 Đại số và σ – đại số

1.2 Vành và nửa vành

1.3 Hàm tập cộng tính và độ đo

1.4 Độ đo ngoài và thác triển độ đo

1.5 Độ đo Lebesgue – Stieltjes

1.6 Độ đo Lebesgue trên R và Rn

1.7 Độ đo cảm sinh

Chương 2. Tích phân của hàm đo được

2.1 Hàm đo được và không gian các hàm đo được

2.2 Tích phân các hàm đo được

2.3 Các định lý cơ bản

2.4 Không gian Lp

2.5 Độ đo có dấu. Khai triển Hahn

2.6 Tính liên tục tuyệt đối. Định lý Radon – Nicodym

Page 277: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

277

2.7 Độ đo tích. Định lý Fubini

Chương 3. Độ đo trên không gian Metric và tích phân Bochner

3.1 Độ đo chính quy và độ đo Radon

3.2 Tính đo được yếu, đo được mạnh. Định lý Pettis

3.3 Tích phân Bochner

Page 278: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

278

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ THUYẾT GALOIS

1. Mã học phần: MAT3347

2. Số tín chỉ: 4

3. Học phần tiên quyết: MAT3300

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên :

- Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS.TSKH, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Lê Minh Hà, PGS.TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Phó Đức Tài, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Võ Thị Như Quỳnh, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Nguyễn Phụ Hoàng Lân, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Đào Phương Bắc, TS, Khoa Toán – Cơ – Tin học.

6. Mục tiêu học phần:

Lý thuyết Galois phối hợp các kiến thức cơ bản của đại số về nhóm, vành và trường để

đưa ra câu trả lời trọn vẹn cho bài toán về tính giải được của phương trình đa thức

bằng căn thức. Nếu thời gian cho phép, một số ứng dụng khác của lý thuyết Galois và

một số bài toán mở sẽ được thảo luận.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có khả năng:

- Hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các cấu trúc đại số cơ bản: Nhóm, Vành,

Trường.

- Có hiểu biết về tương ứng Galois giữa các trường trung gian và các nhóm con

của nhóm Galois. Có khả năng tính toán được tương ứng Galois đối với một số

ví dụ đơn giản.

- Hiểu được ứng dụng của lý thuyết Galois trong việc chứng minh tính không giải

được của phương trình bậc cao bằng căn thức.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

Page 279: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

279

Tài liệu bắt buộc

- Lý thuyết Galois, dựa trên bài giảng của M. Reid (bản dịch tiếng Việt)

- J. S. Milne, Field theory and Galois theory, sách miễn phí,

http://www.jmilne.org/math/CourseNotes/ft.html /

Tài liệu tham khảo thêm

- Ngô Việt Trung, Lý thuyết Galois, NXB ĐHQG HN 2006.

- S. Lang: Algebra. Revised third edition. Graduate texts in Mathematics, 211.

Springer-Verlag, New York, 2002. xvi+914 pp. ISBN: 0-387-95385-X (phần

II).

- P. Morandi: Fied and Galois theory. Graduate Texts in Mathematics, 167.

Springer-Verlag, New York, 1996, xvi+281 pp. ISBN: 0-387-94753-1.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần trình bày khái niệm cơ bản của lý thuyết trường và lý thuyết Galois. Hai ứng

dụng cơ bản là vấn đề dựng hình bằng thước kẻ và compa và giải phương trình đa thức

bằng căn thức sẽ được thảo luận.

11. Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề :

Chương I: Một số định nghĩa và kết quả cơ bản

1.1 Vành và Trường

1.2 Đặc số của Trường

1.3 Vành đa thức

1.4 Phân tích đa thức ra thừa số

1.5 Mở rộng trường

1.6 Vành con, trường con sinh bởi một tập hợp

1.7 Một số ví dụ về mở rộng trường

1.8 Trường mầm

1.9 Phần tử đại số, phần tử siêu việt

1.10 Số siêu việt

1.11 Dựng hình bằng thước kẻ và compa

1.12 Trường đóng đại số (*)

Chương II: Trường phân rã, Nghiệm bội

2.1 Ánh xạ từ mở rộng đơn

2.2 Trường phân rã

2.3 Nghiệm bội

Page 280: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

280

Chương III: Định lý cơ bản của lý thuyết Galois

3.1 Nhóm tự đẳng cấu trường

3.2 Mở rộng chuẩn tắc, mở rộng tách được, mở rộng Galois

3.3 Định lý cơ bản của lý thuyết Galois

3.4 Ví dụ tính toán

3.5 Số xây dựng được

3.6 Nhóm Galois của một đa thức

3.7 Tính giải được của phương trình

Chương IV: Tính toán nhóm Galois

4.1 Khi nào nhóm Galois nằm trong nhóm thay phiên

4.2 Khi nào nhóm Galois có tính chất truyền dẫn

4.3 Đa thức bậc không quá 3.

4.4 Đa thức bậc 5

4.5 Ví dụ đa thức có nhóm Galois S_p trên trường số hữu tỉ

4.6 Trường hữu hạn (*)

4.7 Tính nhóm Galois trên trường số hữu tỉ (*)

Page 281: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

281

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIỂU LUẬN KHOA HỌC

1. Mã học phần: Chưa có

2. Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Giảng viên: Các giảng viên của Khoa Toán – Cơ – Tin học.

- Địa điểm làm việc: Khoa Toán Cơ Tin học, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà nội

6. Mục tiêu học phần:

- Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức bổ sung chưa

được trình bày hoặc trình bày vắn tắt trong chương trình đào tạo; hoặc một

cách nhìn khác về một vấn đề trong toán học.

- Mục tiêu về kĩ năng: Thông qua các hoạt động thu thập, đọc hiểu, phân tích tài

liệu, trình bày báo cáo... sinh viên được rèn luyện những kỹ năng cần thiết

không chỉ trong môi trường học thuật mà cả trong các ngành công nghiệp khác.

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Các bài tiểu luận được thực hiện theo

nhóm không quá 3 người, qua đó sinh viên được rèn luyện kỹ năng phối hợp,

làm việc theo nhóm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên được rèn luyện và bước đầu có được các

kinh nghiệm, kỹnăng cần thiết của quá trình nghiên cứu khoa học: Thu thập tài

liệu, đọc hiểu (có thể tài liệu bằng tiếng Anh), viết báo cáo, tóm tắt, thuyết trình,

làm việc theo nhóm...

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Thường xuyên: 20%.

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ thông qua thuyết trình và báo cáo tiểu luận: 80%

9. Giáo trình bắt buộc:

Không có.

10. Tóm tắt nội dung học phần:

11. Nội dung chi tiết học phần:

Tùy thuộc vào thầy hướng dẫn.

Page 282: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

282

Ghi chú:

- Dự kiến học phần sẽ được thực hiện trong học kỳ VI, nhưng sinh viên đăng ký

làm tiểu luận sớm hơn, từ khoảng tháng 10-11 trong học kỳ V (học kỳ I của

năm thứ 3) và kết thúc vào khoảng giữa tháng 4 trong học kỳ VI (học kỳ II của

năm thứ 3), cùng thời gian với HNKHSV.

- Sinh viên có thể đăng ký theo các nguyện vọng:

c. Đề tài thuộc chuyên ngành/lĩnh vực nào;

d. Đề tài mức độ nâng cao hay trung bình;

e. Theo nhóm (có thể đề xuất các thành viên trong nhóm, tối đa 3 người)

hay không.

Trên cơ sở các nguyện vọng trên, Khoa đề xuất với các bộ môn lựa chọn người

hướng dẫn cho các nhóm.

- Sản phẩm của tiểu luận là một báo cáo/thu hoạch viết bằng latex. Các báo cáo

có chất lượng sẽ được lựa chọn tham gia thuyết trình tại HNKHSV.

Page 283: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

283

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ GIẢI TÍCH FOURIER

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Sư phạm.

- Bộ môn: Bộ môn Toán.

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Cơ sở Giải tích Fourier

- Mã học phần: MAT3351

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết: Đại số tuyến tính, Giải tích, Giải tích hàm, Lý thuyết

độ đo và tích phân, Phương trình đạo hàm riêng 1.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

- Người học nêu và phân tích được một hệ thống lý thuyết tương đối hoàn

chỉnh, và những ứng dụng của Giải tích Fourier trong thực tiễn khoa học và công

nghệ.

3.2. Chuẩn năng lực:

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm chuỗi lượng giác, chuỗi Fourier, khai triển hàm

thành chuỗi Fourier; Các kiểu hội tụ (hội tụ theo điểm, hội tụ đều, hội tụ bình phương

trung bình, . . ); Các điều kiện đủ để chuỗi hội tụ và hội tụ về hàm khai triển.

- Giải thích được ý nghĩa của Hiện tượng Gibb nhằm giải thích một số hiện

tượng trong tự nhiên và công nghệ.

- Nêu và giải thích được khái niệm hàm điều hòa, các bài toán trong Giải tích

điều hòa, nguyên lý Min-Max, Nguyên lý phân tán Dive.

- Mô tả được phương pháp Biến đổi Fourier, Biến đổi ngược.Trình bày được

các ứng dụng của

Giải tích Fourier trong các bài toán vật lý kỹ thuật.

3.2.2. Kỹ năng

Page 284: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

284

- Khai triển một số hàm thành chuỗi Fourier.

- Xử lý được các dạng hội tụ tùy theo yêu cầu của từng loại bài toán.

- Biết ứng dụng chuỗi Fourier để tính giá trị các chuỗi vô hạn quen biết.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức được vai trò và mối liên hệ của Giải tích Fourier trong các lĩnh vực khác

của Toán học và các ngành khoa học khác

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Rèn luyện được tư duy lôgic, khoa học, khả năng sáng tạo, chủ động và vận dụng.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Môn Cơ sở Giải tích Fourier được xây dựng với thời lượng 3 tín chỉ, thuộc loại học

phần tự chọn. Bên cạnh việc giới thiệu cho sinh viên một hệ thống lý thuyết tương đối

hoàn chỉnh, sinh viên còn được tìm hiểu về những ứng dụng của Giải tích Fourier

trong thực tiễn khoa học và công nghệ. Chẳng hạn, một số hiện tượng trong xử lý tín

hiệu, truyền sóng điện từ, trong cơ học lượng tử … được diễn đạt bởi các định lý lấy

mẫu, Hiện tượng Gibb, Nguyên lý bất định Heisenberg cũng được giới thiệu trong tài

liệu này. Để nắm được một cách sâu sắc học phần, sinh viên cần nghe giảng, đọc kỹ

bài giảng và làm tốt các bài tập nêu trong Giáo trình. Sinh viên cũng cần liên hệ những

vấn đề lý thuyết với các bài toán thực tiễn, chủ yếu là trong Vật lý

.4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV cần phải: 1. Viết được hệ lượng giác cho chuỗi Fourier đơn và chuỗi Fourier bội ; Dạng thực và phức của chuỗi Fourier ; Công thức khai triển hàm thành chuỗi Fourier, công thức hệ số Fourier ; Công thức khai triển thành chuỗi sin, chuỗi côsin; Công thức khai triển hàm thành chuỗi Fourier bội. 2. Nêu được ứng dụng được Giải tích Fourier trong một vài bài toán Vật lý. 3. Khai triển được hàm thành

Chương 1. Mở đầu Giải tích Fourier 1.1. Hàm chẵn, hàm lẽ

1.2. Hàm tuần hoàn 1.3 . Chuỗi Fourier đối

với hệ lượng giác chu kỳ 2 $\pi$

1.4 . Chuỗi lượng giác Fourier với hệ lượng giác chu kỳ tùy ý

1.5 . Chuỗi sin và chuỗi côsin

1.6 . Dạng phức của chuỗi Fourier

12

giờ

tín

chỉ

Page 285: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

285

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

chuỗi Fourier tổng quát ; chuỗi sin và côsin. 4. Khai triển được hàm nhiều biến thành chuỗi Fourier bội. 5. Kiểm tra được khả năng khai triển hàm thành chuỗi Fourier, thành các chuỗi sin và côsin.

1.7 . Chuỗi Fourier bội

2

Kết thúc chương, SV cần phải: 6. Viết đượcc ác bất đẳng thức cơ bản (Cauchy, Schwarz, Bessel, . . .). 7. Nêu được tiêu chuẩn hội tụ theo điểm, hội tụ đều, hội tụ bình phương trunh bình, trung bình số học … của các chuỗi Fourier. 8. Trình bày được lý thuyết về tích phân Dirichlet, hạch tổng, hiện tượng Gibb, . . . 9. Đánh giá được sự hội tụ các chuỗi theo các tiêu chuẩn (hội tụ theo điểm, hội tụ đều, hội tụ bình phương trung bình, ...). 10. Ứng dụng được chuỗi Fourier để tính các chuỗi vô hạn 11. Ứng dụng Hiện tượng Gibb trong các bài toán Vật lý kỹ thuật. 12. Kiểm tra được khả năng đánh giá cụ thể sự hội tụ của chuỗi Fourier theo các tiêu chuẩn khác nhau. 13. Phân tích được một số hiện tượng Vật lý theo phương pháp Giải tích Fourier. 14. Tính được tổng một số chuỗi vô hạn quen biết.

Chương 2. Sự hội tụ của chuỗi Fourier 2.1. Bất đẳng thức Bessel 2.2. Tích phân Dirichlet 2.3. Sự hội tụ theo điểm 2.4. Hội tụ đều 2.5. Hiện tượng Gibb 2.6. Hội tụ bình phương trung bình 2.7. Tổng của chuỗi Fourier theo các trung bình số học 2.8. Hạch tổng

12

giờ

tín

chỉ

3 Kết thúc chương, SV cần phải: 15. Trình bày được định nghĩa khái niệm hàm điều hòa, hàm điều

Chương 3. Lý thuyết hàm điều hòa 3.1. Bài toán Vật lý dẫn tới

12

giờ

Page 286: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

286

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

hòa trên đĩa, hàm điều hòa trên các tập mở liên thông, …, hàm điều hòa dưới. 16. Nêu được các tính chất của hàm điều hòa, Nguyên lý Max-Min. 17. Trình bày được khái niệm hạch Poisson, Bài toán Dirichlet, Định lý Dive, Hội tụ trung bình theo Tích phân Poisson … 18. Áp dụng được Định lý Dive ; Bài toán Dirichlet và sự tồn tại nghiệm để giải quyết một số bài toán. 19. Vận dụng được phương pháp tổng quát nghiên cứ sự hội tụ trên vành khuyên, điều hòa ngoài đĩa, điều hòa các miền đa liên,…. 20. Đánh giá được sự điều hòa của hàm trên một số mền quen thuộc. 21. Tính được tích phân Poisson của một số hàm điều hòa cụ thể. 22. Khảo sát được sự Hội tụ trung bình theo tích phân Poisson.

hàm điều hòa 3.2. Hàm điều hòa trên đĩa 3.3. Hạch Poisson 3.4. Tích phân Poisson 3.5. Bài toán Dirichlet 3.6. Nguyên lý Maximum-Minimum 3.7. Các tính chất của hàm điều hòa 3.8. Định lý Dive và áp dụng 3.9. Hàm điều hòa trên các tập mở liên thông 3.10. Hàm điều hòa dưới 3.11. Sự tồn tại nghiệm của Bài toán Dirichlet

tín

chỉ

4 Kết thúc chương, SV cần phải: 23. Viết được công thức Biến đổi Fourier và Biến đổi ngược Fourier; Công thức tính tích chập các hàm; Công thức Biến đổi Fourier bội. 24. Trình bày được các định lý tính toán cơ bản, Tổng Gauss-Weierstrass, Phương pháp Dirichlet về biến đối ngược 25. Mô tả được các dạng Biến đổi Fourier khác. 26. Thực hành Biến đổi Fourier một số bài toán cụ thể. 27. Thực hành Biến đổi ngược

Chương 4. Biến đổi Fourier 4.1. Công thức Biến đổi Fourier 4.2. Vài nét tích phân suy rộng phụ thuộc tham số 4.3. Các định lý tính toán cơ bản 4.4. Biến đổi ngược Fourier, Tổng Gauss-Weierstrass 4.5. Biến đổi Fourier ngược, Phương pháp Dirichlet 4.6. Tích chập 4.7. Biến đổi Fourieer

9 giờ

tín

chỉ

Page 287: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

287

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Ghi

chú

Fourier.

bội

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 22 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 15 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 8 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, làm

việc nhóm, thực hành, tự học/tự nghiên cứu.

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

Nguyễn Nhụy, Cơ sở Giải tích Fourier (Bài giảng), TrườngĐHGD, ĐHQGHN,

2014.

J. S. Walker, Fourier Analysis, Oxford University Press, Oxford, 1998.

6.2. Tài liệu tham khảo

T. W. Koerner, Fourier Analysis, Cambridge University Press, Cambridge,

1988.

T. W. Koerner, Exercises forFourier Analysis, Cambridge University Press,

Cambridge, 1993.

M. C. Pereyra and L. A. Ward, Hamonic Analysis:from Fourier to Haar,

University of New Mexico, New Mexico Press, 2004.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức học phần, việc chuẩn bị bài ở nhà, thái độ học tập trên lớp, mức độ tích cực trong học tập.

10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; kỹ năng viết khoa học.

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết Tổng hợp Năng lực vận dụng, giải thích…. các 60%

Page 288: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

288

môn vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

Page 289: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

289

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HINH HỌC FRACTAL

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Bộ môn Toán

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Hình học Fractal

- Mã học phần: MAT3047

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết: Đại số tuyến tính, Giải tích

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

- Người học nêu và phân tích được các khái niệm độ đo Hausdorff, chiều Fractal, các

ví dụ điển hình về Fractal và một số kỹ thuật tính chiều cơ bản và các ứng dụng của

hình học Fractal trong thực tiễn.

3.2. Chuẩn năng lực:

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm về Hình học Fractal, các loại độ đo Fractal, chiều

Haussdorff, một vài kỹ thuật tính chiều và cấu trúc chiều địa phương.

- Nêu được các ứng dụng của Hình học Fractal trong khoa học, công nghệ và trong

cuộc sống- Trình bày được một số mô hình đặc biệt về Fractal như Tập Cantor, Bông

tuyết Von Koch, Đệm Sierpinski, Đồ thị hàm Weierstrass (liên tục tại mọi điểm nhưng

không có đạo hàm tại bất kỳ điểm nào), …

3.2.2. Kỹ năng:

- Tính được độ đo Fractal của một số mô hình cụ thể.

- Vận dụng được kỹ thuật tính chiều Fractal.

- Phân tích được những vấn đề ứng dụng liên quan đến Hình học Fractal.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức được vai trò và của Hình học Factal trong các lĩnh vực khác của

Page 290: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

290

Toán học và các ngành khoa học và ứng dụng.

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Rèn luyện được tư duy lôgic, khoa học, khả năng sáng tạo, chủ động và vận

dụng.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Hình học Fractal, tự nó với tư cách là một ngành Toán học độc lập, có sự phát

triển lý thuyết sâu sắc. Nhưng điều nó thường được nói tới là khả năng ứng dụng

phong phú. Lý thuyết này được Mandelbrot xây dựng một cách hệ thống từ đầu những

năm 70 của Thế kỷ trước, nhưng do tầm ứng dụng rộng lớn, đã được phát triển mạnh

mẽ từ cuối Thế kỷ 20 cho đến nay. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến

thức mở đầu, bao gồm khái niệm độ đo Hausdorff, chiều Fractal, các ví dụ điển hình

về Fractal và một số kỹ thuật tính chiều cơ bản. Hơn thế nữa, những ví dụ và gợi ý đưa

ra sẽ làm cho sinh viên nhận ra ngành học có mối liên hệ gần gũi với cuộc sống. Qua

học phần này, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về Fractal và về những

ứng dụng của học phần để tiếp cận một số vấn đề trong tự nhiên và xã hội. Trong học

phần này, một hệ thống bài tập được giới thiệu để sinh viên rèn luyện, nó là một phần

không tách rời của bài giảng.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1

Kết thúc chương, SV cần phải: 1. Trình bày được các khái niệm và tính chất cơ bản của độ đo và chiều truyền thống. 2. Nêu được mối liên quan giữa độ đo và phân phối khối lượng. 3. Giải thích được đặc trưng tổng quát của Hình học Fractal.

Chương 1. Cơ sở Toán học của Lý thuyết Fractal

1. Không gian cơ sở, sự đếm được và cấu trúc tôpô

2. Hàm và giới hạn 3. Độ đo và phân phối

khối lượng 4. Không gian xác suất

và độ đo xác suất 5. Bài tập

9 giờ tín chỉ

2

Kết thúc chương, SV cần phải: 4. Nêu được định nghĩa về độ đo và chiều Hausdorff, cách tính chiều Hausdorff.

Chương 2. Độ đo Hausdorff và chiều Fractal

1. Độ đo Hausdorff 2. Chiều Fractal

9 giờ tín chỉ

Page 291: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

291

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

5. Áp dụng được phương pháp tổng quát để phân tích cấu trúc chiều qua vài ví dụ điển hình.

3. Tính chiều Fractal và một vài ví dụ kinh điển

4. Các định nghĩa tương đương về chiều Hausdorff

5. Bài tập

3 Kết thúc chương, SV cần phải: 6. Trình bày được khái niệm chiều hộp, các loại chiều khác, các tính chất và cách tính chiều hộp cùng một số loại chiều khác. 7. So sánh được các khái niệm chiều. 8. Tính toán được các loại chiều trên một số ví dụ điển hình.

Chương 3. Các định nghĩa khác về chiều Fractal

1. Tính chất đặc trưng của chiều Fractal

2. Chiều hộp 3. Các loại chiều khác 4. Bài tập

9 giờ tín chỉ

4 Kết thúc chương, SV cần phải: 9. Trình bày được các kỹ thuật khác nhau để tính chiều. 10. Áp dụng được các kỹ thuật cơ bản và tổng quát để tính chiều một số lớp Fractal.

Chương 4. Kỹ thuật tính chiều

1. Phương pháp cơ bản 2. Tập con có chiều hữu

hạn 3. Các phương pháp tiềm

năng 4. Phương pháp Biến đổi

Fourier 5. Bài tập

9 giờ tín chỉ

5 Kết thúc chương, SV cần phải: 11. Phát biểu được khái niệm chiều địa phương tại một điểm 12. Trình bày được cấu trúc chiều địa phương dạng tổng quát 13. Phân tích được mối liên hệ giữa chiều địa phươvng và chiều toàn cục

Chương 5. Cấu trúc chiều địa phương

1. Tính đậm đặc của các Fractal

2. Cấu trúc s - tập con có chiều hữu hạn

3. Hệ số góc của s – tập 4. Bài tập

9 giờ tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Page 292: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

292

Lý thuyết: 22 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 15 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 8 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, làm

việc nhóm, thực hành, tự học/tự nghiên cứu.

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

Nguyễn Nhụy, Hình học Fractal (Giáo án), Trường Đại học Giáo dục,

ĐHQGHN, 2014.

Hoàng Tụy, Bài giảng Hình học Fractal, Viện Toán học, Viện Khoa học và

Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, 2001.

6.2. Tài liệu tham khảo

K. J. Falconer, Fractal Geometry Mathematical Foundations and

Applications, John Willey & Sons, 1990.

K. J. Falconer, The Geometry of Fractal Sets, Cambridge Univerity Press,

Cambridge, 1985.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức học phần, việc chuẩn bị bài ở nhà, thái độ học tập trên lớp, mức độ tích cực trong học tập.

10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; kỹ năng viết khoa học.

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

Page 293: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

293

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LATEX VÀ DIỄN GIẢI TOÁN HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.

- Khoa: Sư phạm.

- Bộ môn: Toán học.

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: LaTeX, Maple, và diễn giải toán học.

- Mã học phần: MAT3352.

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn.

- Số lượng tín chỉ: 3.

- Học phần tiên quyết: Tin học cơ sở.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực

3.1. Mục tiêu chung. Sử dụng và khai thác các phần mềm tính toán Maple, Matlab,

Mathematica nâng cao kiến thức toán học và soạn các bài giảng môn toán. Sinh viên

thành thạo soạn thảo văn bản toán bằng phần mềm LaTeX và làm trình chiếu phục vụ

giảng dạy môn Toán, Lý, Hóa. Sinh viên nắm được công cụ tính toán, soạn thảo và in ấn

tài liệu để trình bầy bài giảng và ra đề kiểm tra kiến thức học phần về Toán.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Cài đặt, quy trình sử dụng và soạn thảo trong các phần mềm TeX và Maple.

- Khái niệm về ngôn ngữ LaTeX để soạn thảo một tài liệu khoa học và công trình như

Luận văn hoặc làm sách.

- Các kiến thức cơ bản về trình chiếu và thực hiện trình chiếu bằng LaTeX cho các bài

giảng và báo cáo hội thảo.

- Khái niệm về ngôn ngữ Maple cho tính toán số và tính toán logic.

- Các kiến thức cơ bản Toán học được kiểm nghiệm trên chương trình Maple.

- Dùng Maple như một công cụ học tập và nghiên cứu Toán học. Lập trình kiểm nghiệm

các giả thuyết, kiểm tra các bài tập trong giảng dạy và thực tế.

-Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Soạn thảo văn bản Khoa học, biết tính toán

các ứng dụng trên Maple bài toán trong các ngành khoa học khác cũng như trong cuộc

sống.

3.2.2. Kỹ năng: - Biết cài đặt và sử dụng phần mềm cho LaTeX và Maple.

- Sử dụng phần mềm LaTeX soạn thảo một tài liệu Toán và Trình chiếu cho công việc

Page 294: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

294

viết luận án và thuyết trình.

- Sử dụng phần mềm Maple tính toán và giải các bài toán trong công tác ngành của mình,

nhất là kiểm tra kiến thức Toán học nói chung.

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

3.2.3. Thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

3.2.4. Mục tiêu khác: Rèn luyện tính tự học, học tập theo nhóm thiết kế và trình bầy bài

giảng và các bài tập.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt : Học phần gồm ba phần: phần soạn thảo văn bản và trình chiếu bằng LaTeX.

Phần sử dụng phần mềm tính toán số và tính toán Lôgic để kiểm tra lại kiến thức toán học

đã được học. Phần thứ ba xuyên sốt quá trình học hai phần trước là suy diễn kết quả học

tập khi làm tài liệu bằng LaTeX hay Tính toán bằng Maple.

Học phần cung cấp cho sinh viên kỹ năng và lôgic tạo ra một tài liệu khoa học bằng

LaTeX. Nhưng trước tiên giúp sinh viên biết được một tài liệu khoa học gồm những phần

cơ bản nào, nó cần được nghiên cứu và tạo ra như thế nào là tốt nhất và hiệu quả nhất.

Không những vậy sinh viên sẽ nắm bắt lôgic và khung một tài liệu học tập hoặc một tài

liệu khoa học. Mặt khác từ tài liệu có thể làm trình chiếu để giảng bài hay thuyết trình

chuyên môn. Cuối cùng là cung cấp cho sinh viên làm việc khoa hcọ khi soạn tài liệu báo

cáo, làm luận văn và bảo vệ luận văn với kết quả tốt nhất. Phần mềm Maple tính toán

không thể thiếu đối với người giảng dạy Toán, Lý, Hóa và cung cấp một công cụ tốt để

kiểm tra kiến thức toán của sinh viên và sinh viên tự tìm hiểu các kiến thức toán học mà

Maple đã có.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

(giờ tín

chỉ)

Ghi

chú

1 Chuẩn bị tài liệu [1],

[2], Đĩa cài đặt

MiKTeX. Đọc trước

chương 1 trong [1].

[Chương 1]. Giới thiệu học phần,

Chương 1 mục 1.1, 1.2, 1.3, …,1.6

Cài đặt phần mềm MiKTeX và

VieTeX.

Lý thuyết

1 giờ;

Thực hành

1 giờ

2

Đọc chương 2 trong

[1]. Chuẩn bị các bài

mẫu của chương 2

[Chương 2]. Chương 2 các mục

2.1, 2.5, 2.6,…,2.9.

Hướng dẫn chạy các ví dụ chương

Lý thuyết

1 giờ ;

Thực hành

Page 295: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

295

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

(giờ tín

chỉ)

Ghi

chú

trong [1] 2.

Hướng dẫn các mẫu còn lại

Chương 2.

1 giờ

3 Chuẩn bị các bài tập

của chương 1 trong

[2]. Đọc chương 2

trong [1].

[Chương 3]. Chương 3 các mục

3.1-3.8

Hướng dẫn chạy các ví dụ chương

3.

Hướng dẫn các mẫu còn lại

chương 3.

Lý thuyết

1 giờ ;

Thực hành

1 giờ

4 Đọc chương 6 trong

[2]. Chạy các mẫu

chương 6 trong [2]

[Chương 4]. Chương 6 trong [2]

các mục 6.1-6.12. Hướng dẫn

biên dịch các ví dụ chương 6.[2]

Lý thuyết

1 giờ ; Bài

tập 1 giờ

5 Đọc chương 7 trong

[2], Biên dịch ví dụ

Chương 7 trong [2].

[Chương 4]. Hướng dẫn sinh viên

giải các bài tập của chương 6

trong [2]. Chạy các mẫu Chương

6.

Lý thuyết

1 giờ ;

Thực hành

1 giờ

6 Đọc chương 7 trong

[2]. Biên dịch ví dụ

Chương 7 trong [2].

[Chương 5]. Chương 7 các mục

7.1, 7.2, 7.4,7.5. Hướng dẫn biên

dịch các ví dụ chương 7 trong [2].

Lý thuyết

1 giờ ;

Thực hành

1 giờ

7 Đọc chương 1 trong

[3]. Làm bài tập mẫu

trong [3].

[chương 6]. Chương 1, chương 2

trong [3]. Hướng dẫn các mẫu

Chương 2 trong [3]

Lý thuyết

1 giờ ;Bài

tập

1 giờ

8 Đọc chương đã học

trong [1],[2],[3].

Chuẩn bị các bài tập

trong [3]

Ôn lại các chương đã học trong

[1],[2],[3]. Hướng dẫn giao đề tài

bài tập lớn của học phần.

Lý thuyết

1 giờ ;

Thực hành

1 giờ

9

Đọc chương 1 trong

[4]. Chuẩn bị các

[Chương 7]. Giới thiệu Maple.

Chương 1 trong [4]. Hướng dẫn

Lý thuyết

1 giờ ;

Page 296: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

296

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

(giờ tín

chỉ)

Ghi

chú

phần mềm. sinh viên cài đặt và chạy tương tác Thực hành

1 giờ

10 Đọc chương 2 trong

[4].

[Chương 8]. Chương 2. Trong [4].

Chạy các ví dụ chương 2 trong

[4].

Lý thuyết

1 giờ ; Bài

tập1 giờ

11 Đọc tài liệu chương

3 trong [2].

[Chương 9]. Chương 3 trong [4]

các mục 3.1-3.9. Chạy các ví dụ

chương 3 trong [4].

Lý thuyết

2 giờ ;

Thực hành

1 giờ

12 Đọc chương 4 trong

[4] về Đại số tuyến

tính.

[Chương 10]. Chương 4 trong

[4].

Làm bài tập và ví dụ của chương

này.

Lý thuyết

1 giờ;

Bài tập

1 giờ

13 Đọc tài liệu [4],

Chương 5. Chuẩn bị

các bài tập về nhà.

[Chương 11]. Chương 5 Đồ họa

trong [4]. Hướng dẫn sinh viên

làm vẽ đồ thị.

Lý thuyết

1 giờ;

Thực hành

1 giờ

14 Đọc chương 6 trong

[4] ngôn ngữ lập

trình.

Làm bài tập cho bài

trước.

[Chương 12] Chương 6 trong [4].

Hướng dẫn sinh viên làm các mẫu

trong chương này.

Lý thuyết

1 giờ ;

Thực hành

1 giờ

15 Đọc chương 6 trong

[5].

Chạy các ví dụ Chương 6 trong

[4]. Giao đề tài tiểu luận và tự

chọn chủ đề về LaTeX, Maple.

Lý thuyết

1 giờ ; Bài

tập 1 giờ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 15 giờ tín chỉ.

Thực hành/làm việc nhóm: 15 giờ tín chỉ.

Page 297: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

297

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 15 giờ tín chỉ.

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Lịch trình chung

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học học phần

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm.

Tự học, tự nghiên cứu Lý thuyết Bài tập Thảo luận

Chương 1 2 2 4

Chương 2 1 1 1 3

Chương 3 1 1 1 3

Chương 4 2 1 1 4

Chương 5 2 1 1 4

Chương 6 2 1 2 5

Chương 7 2 2 4

Chương 8 1 1 1 3

Chương 9 1 1 1 3

Chương 10 2 1 1 4

Chương 11 2 1 1 4

Chương 12 2 1 1 4

Tổng 20 10 15 45

6. Học liệu

[1] Nguyễn Hữu Điển và Nguyễn Minh Tuấn, LaTeX tra cứu và soạn thảo, NXB

ĐHQGHN, 1999.

[2] Nguyễn Hữu Điển, LaTeX với gói lệnh và phần mềm công cụ, NXB ĐHQGHN, 2004.

[3] Nguyễn Hữu Điển, Hướng dẫn làm trình chiếu bằng LaTeX, NXB ĐHQGHN, ebook,

2013.

[4] Nguyễn Hữu Điển, Hướng dẫn và sử dụng Maple V, NXB Thống Kê, 1999.

[5] Andrey Heck, Introduction to Maple Springer, 1996.

[6] M. B. Monagan, K. O. Geddes, K. M. Heal, G. Labahn and S. Vorkoetter, Maple V :

Programming Guide Springer, 1996.

[7] Tobias Oetiker, Một tài liệu ngắn gọn giới thiệu về LaTeX2ε (Tiếng Việt), CTAN

ebook, 2003.

[8] Loren C. Larson, Soạn tài liệu khoa học với LaTeX (Tiếng Việt), CTAN ebook, 2004.

[9] M. Goossens, F. Mittelback and A. Samarin. The LaTeX Companion, Addison-

Wesley, Reading, Massachusetts, 1994.

Page 298: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

298

[10] George Grätzer, Math into LaTeX: An introduction to LaTeX and AmsLaTeX.

Birkhäuser, Boston, 1995.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

- Sinh viên phải có tài liệu [1], [2], [3], [4] và phải có đĩa cài đặt LaTeX và Maple.

- Sinh viên phải thực hành cụ thể, chi tiết các ví dụ ở trên lớp khi giảng viên yêu cầu.

- Khi kết thúc mỗi chương sinh viên phải hoàn thành các bài tập của chương đó vào tuần

tiếp theo. Mỗi một kiểu bài toán hay mô hình, sinh viên phải làm cụ thể và chi tiết ít nhất

một bài tập.

- Thực hiện 1bài tập lớn kỹ năng soạn thảo LaTeX do giảng viên giao.

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% thời lượng của học phần.

- Kết thúc học phần làm một tiểu luận ứng dụng tính toán của Maple vào chuyên ngành và

soạn thành tài liệu báo cáo.

Page 299: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

299

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỘI SUY ĐA THỨC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.

- Khoa: Khoa Sư phạm.

- Bộ môn: Bộ môn Toán.

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Cơ sở nội suy đa thức.

- Mã học phần: MAT3353.

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn.

- Số lượng tín chỉ: 03.

- Học phần tiên quyết: Giải tích I, II, III, Đại số tuyến tính, Giải tích hàm.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung. Người học nắm được những bài toán nội suy thực chất là thay

thế những hàm số phức tạp hoặc khó tính toán bởi những hàm số đơn giản hoặc dễ

tính toán hơn thông qua những giá trị hàm hoặc đạo hàm tại một số điểm cho trước. Sự

kết nối kiến thức về những định lý khai triển Taylor, khai triển Larent, khai triển

Goncharov, v.v… được xem như lời giải của những bài toán nội suy cụ thể.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lý thuyết nội suy, xấp xỉ đa

thức, cập nhật những kết quả nghiên cứu mới và hiện đại trong lĩnh vực nội suy

đa thức. Ứng dụng của các bài toán nội suy trong các bài toán vật lý và kỹ thuật.

- Người học hiểu được vai trò và ứng dụng của nội suy hàm và nội suy đa thức,

biết tính toán các ứng dụng giải bài toán trong các ngành khoa học khác cũng

như trong cuộc sống.

3.2.2. Kỹ năng

- Trang bị kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết nội suy cơ

bản có ứng dụng trong toán phổ thông. Tính toán một số bài toán nội suy cơ

bản.

- Có khả năng sử dụng nhiều kết quả trong học phần này để áp dụng vào giảng

dạy cho các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ thông trung học chuyên,

Page 300: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

300

tham gia nghiên cứu và ứng dụng toán học ở các viện, các cơ quan sản xuất,

nghiên cứu triển khai...

- Những vấn đề của ứng dụng liên quan đến nội suy đa thức.

3.2.3. Thái độ. Người học hiểu được tầm quan trọng của bài toán nội suy trong toán

học ứng dụng và toán học máy tính. Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ

học tập chăm chỉ.

3.2.4. Mục tiêu khác. Áp dụng một số bài toán nội suy cơ bản trong toán học tính

toán. Cụ thể, xấp xỉ hàm phức tạp bởi các đa thức đại số được vận dụng khi lập trình

tính toán.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt. Học phần trình bày cơ sở và lý thuyết các bài toán nội suy đa thức cổ điển

cơ bản như nội suy Taylor, Newton, Lagrange, Hermite và bài toán nội suy tổng quát.

Đặc biệt, tập trung khảo sát một số lớp bài toán nội suy trong ứng dụng: Nội suy mang

yếu tố hình học, nội suy bởi nguyên hàm, nội suy bất đẳng thức,... Xét một số ứng

dụng nội suy trong xấp xỉ và ước lượng hàm.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1

Người học nắm được những đồng nhất thức hàm cơ bản và biểu diễn các lớp đa thức

Chương 1 Một số dạng khai triển và đồng nhất thức 1.1 Một số tính chất cơ bản của hàm số 1.2 Một số đồng nhất thức dạng đại số-lượng giác 1.3 Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 1.4 Biểu diễn một số lớp hàm số

3 giờ tín chỉ

2

Người học nắm được những bài toán nội suy cổ điển như nội dung chương này.

Chương 2 Các bài toán nội suy cổ điển 2.1 Khai triển và nội suy Taylor 2.2 Bài toán nội suy Lagrange 2.3 Nội suy Newton và khai triển Taylor-Gontcharov 2.4 Bài toán nội suy Hermite

7 giờ tín chỉ

Page 301: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

301

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

2.5 Bài toán nội suy Lagrange-Newton 2.6 Bài toán nội suy Newton-Hermite

3

Người học nắm được những yếu tố nội suy khác nhau. Chương này là một cách thức nội suy theo yếu tố hình học và nguyên hàm .

Chương 3 Nội suy theo yếu tố hình học và nguyên hàm 3.1 Nội suy theo các nút là -điểm dừng của đồ thị 3.2 Hàm số chuyển đổi các tam giác 3.3 Biểu diễn đa thức và nguyên hàm 3.4 Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, hàm lõm

7 giờ tín chỉ

4

Người học nắm được thêm về nội suy bất đẳng thức. Cụ thể, việc mở rộng bất đẳng thức được phát triển ở chương này. .

Chương 4 Nội suy bất đẳng thức 4.1 Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên đoạn 4.2 Tam thức bậc tùy ý và hàm phân thức chính quy 4.3 Chuyển đổi và điều chỉnh hệ số theo thứ tự dần đều 4.4 Một số mở rộng định lý Jensen 4.5 Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu

7 giờ tín chỉ

5 Người học nắm được những ứng dụng của bài toán nội suy cho bài toán xấp xỉ hàm

Chương 5 Ứng dụng trong xấp xỉ hàm số 5.1 Tính chất của đa thức lượng giác 5.2 Đa thức Chebyshev 5.3 Ước lượng đa thức 5.4 Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy 5.5 Đa thức nhận giá trị nguyên

7 giờ tín chỉ

6 Người học biết cách mở rộng và khái quát các bài toán nội suy cổ điển

Chương 6 Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 6.1 Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 6.2 Bài toán nội suy Taylor

7 giờ tín chỉ

Page 302: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

302

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

mở rộng 6.3 Bài toán nội suy Lagrange mở rộng 6.4 Bài toán nội suy Newton mở rộng 6.5 Bài toán nội suy Hermite mở rộng

7 Người học nắm được một dạng khác của bài toán nội suy. Đó là nội suy trong lớp các hàm rời rạc (dãy số)

Chương 7 Bài toán dạng nội suy trong dãy số 7.1 Không gian và đại số các dãy số 7.2 Đạo hàm và nguyên hàm của dãy số 7.3 Phép tính sai phân và các tính chất cơ bản 7.4 Đẳng thức trong biến đổi dãy số 7.5 Các bài toán liên quan đến nội suy dãy số

7 giờ tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 20 giờ tín chỉ.

Thực hành/làm việc nhóm: 19 giờ tín chỉ.

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 6 giờ tín chỉ.

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, làm

việc nhóm, thực hành, tự học/tự nghiên cứu.

6. Học liệu

6. Nguyễn Văn Mậu, Algebraic Elements and Boundary Value Problems in Linear

Spaces,Vietnam National University Publishers, Hanoi 2005.

7. Nguyen Van Mau, Pham Quang Hung, On a general classical interpolation

problem, Journal of Science- HU, 1993, 2-6.

8. Nguyễn Văn Mậu, Các bài toán nội suy và áp dụng, NXBGD 2006.

Page 303: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

303

9. Walsh J. L., 1969. Interpolation and approximation by rational functions in the

complex domain, American Mathematical Society, 1969.

10. Andreescu T., and Feng Z., 1998-1999: Problems and Solutions From Around

the World, The Mathematical Association of America, 2000.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết và kỹ

năng

Kiểm tra kiến thức học phần, việc

chuẩn bị bài ở nhà, thái độ học tập trên

lớp, mức độ tích cực trong học tập.

10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn; kỹ năng viết khoa học. 10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức

của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối

kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra

được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các

vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức

chuyên môn và đưa ra được giải pháp

hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

Page 304: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

304

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

XÊMINA VỀ GIÁO DỤC TOÁN HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.

- Khoa: Khoa Sư phạm.

- Bộ môn: Bộ môn Toán.

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Xêmina về Giáo dục Toán học

- Mã học phần: MAT3354.

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn.

- Số lượng tín chỉ: 03.

- Học phần tiên quyết: Giải tích I, II, III, Đại số tuyến tính, Giải tích hàm.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực

3.1. Mục tiêu chung. Người học viết văn bản khoa học và trình bày xemina thông qua

học tập và nghiên cứu một và đề cụ thể.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về một số chuyên đề toán học như:

Hình học cho DH Toán phổ thông, Đại số cho DH Toán phổ thông, hay bài toán đã

nghiên cứu và học tập.

- Người học hiểu được tầm quan trọng của diễn giải khoa học nới chung và toán học

nói riêng.

3.2.2. Kỹ năng

- Trang bị kỹ năng viết văn bản khoa học.

- Trang bị kỹ năng trình bày xêmina khoa học.

3.2.3. Thái độ. Người học hiểu được tầm quan trọng viết văn bản khoa học, và trình bày

xeemina những vấn đề nghiên cứu.

3.2.4. Mục tiêu khác. Diễn giải ý tưởng khoa hoc.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt. Học phần này rèn luyện cho người học những quy tắc và nguyên lý cơ bản

của viết và trình bày khoa học.

4.2 Nội dung cụ thể. Học phần này có nội dung mở. Giao đề tài nghiên cứu cho mỗi sinh

viên. Sinh viên cần phải viết văn bản khoa họcđược giao và trình bày xêmina.

Page 305: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

305

Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời lượng Ghi chú

1 Người học hiểu được một số kỹ thuật viết văn bản toán học

Chương 1. Kỹ thuật viết văn bản toán học 1.1. Chuẩn bị và cấu trúc. 1.2 Ngữ pháp 1.3 Văn phong khoa học và toán học 1.4 Các số và ký hiệu

5 giờ tín chỉ

2 Người học hiểu được những từ và cụm từ cơ bản trong toán học. Biểu thị chúng bằng ngôn ngữ toán.

Chương 2. Từ điển cốt yếu 2.1 Tập hợp 2.1.1 Định nghĩa tập hợp 2.1.2 Tập hợp và số 2.1.3 Trình bày về tập hợp 2.2 Hàm số 2.3 Biểu thị tập hợp 2.4 Dãy 2.4.1 Xây dựng dãy số 2.5 Phương trình 2.6 Biểu thức toán học 2.6.1 Các cấp độ của mô tả 2.6.2 Đặc trưng hóa các mô tả

10 giờ tín chỉ

3 Người học hiểu được văn phong khoa học nói chung và văn phong toán học nói riêng. Trình bày một số ý

Chương 3. Văn phong toán học 3.1 Toán tử quan hệ 3.2 Toán tử logic 3.3 Dự đoán

10 giờ tín chỉ

Page 306: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

306

Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời lượng Ghi chú

tưởng toán học cô bản. Biểu thị chúng bằng ngôn ngữ toán.

3.4 Số lượng 3.4.1 Số lượng và chức năng 3.4.2 Mệnh đề tồn tại 3.5 Biểu thị phủ định 3.6 Quan hệ

4 Người học trình bày có thứ tự các tính chất của một đối tượng toán học nhất định bằng ngôn ngữ toán.

Chương 4 Biểu thị chức năng 4.1 Thứ tự các tính chất 4.2 Đối xứng 4.3 Tính hữu hạn 4.4 Lân cận 4.5 Liên tục 4.6 Tính chất khác 4.7 Biểu thị dãy số thực

10 giờ tín chỉ

5

Người học trình bày một văn bản toán học, khoảng 30 trang khổ giấy in A4.

Chương 5 Viết luận án 5.1 Luận án và các ấn phẩm khác 5.2 Tiêu đề 9.3 Tóm tắt 5.4 Trích dẫn và tài liệu tham khảo 5.5 TEX và LATEX

10 giờ tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học. Giao đề tài nghiên cứu. Sinh viên tự nghiên cứu,

viết kết quả nghiên cứu và trình bày xeemina.

5.1 Phân bổ thời lượng

Lý thuyết: 10 giờ tín chỉ.

Thực hành/làm việc nhóm: 10 giờ tín chỉ.

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 25 giờ tín chỉ.

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, làm việc

Page 307: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

307

nhóm, thực hành, tự học/tự nghiên cứu.

6. Học liệu

[1] L. Alcock and A. Simpson, Ideas frommathematics education: an introduction

for mathematicians, The Higher Education Academy, Maths, Stats and OR

Network, The University of Birmingham, Birmingham UK (2009) ISBN:978-

0-9555914-3-3.

[2] L. Gillman, Writing mathematics well, The Mathematical Association of

America, Washington, D.C. (1987) [ISBN: 0-88385-443-0].

[3] N. J. Higham, Handbook of Writing for the Mathematical Sciences SIAM,

Philadelphia (1998).

[4] K. Houston, How to think like a mathematician, Cambridge University Press,

Cambridge (2009).

[5] Steven G. Krantz, A primer of Mathematical Writing, American Mathematical

Society (1997).

[6] D. E. Knuth, The TeXbook Addison-Wesley, Reading, Massachusetts, (1984)

[ISBN 0-201-13448-9].

[7] D. E. Knuth, T. L. Larrabee, and P. M. Roberts Mathematical writing, The

Mathematical Association of America, Washington, D.C. (1989) [ISBN 0-

88385-063-X].

[8] L. Lamport, LaTeX: A Document Preparation System, Addison-Wesley, Reading,

Massachusetts, 2nd. ed. (1994) [ISBN 0-201-52983-1].

[9] Writing matters, the Royal Literary Fund report on student writing in higher

education, Edited by Stevie Davis, David Swinburne, and Gweno Williams,

The Royal Literary Fund, London (2006). (Electronic copy available from

http://www.rlf.org.uk/fellowshipscheme/research.cfm.).

[10] V. Franco, Mathematical writing for undergraduate students, University of London,

2012.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức học phần, việc chuẩn bị bài ở nhà, thái độ học tập trên lớp, mức độ tích cực trong học tập.

10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; kỹ năng viết khoa học.

10%

Page 308: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

308

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

Page 309: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

309

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẠI SỐ CHO DẠY HỌC TOÁN PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Bộ môn Toán

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Đại số cho dạy học Toán phổ thông

- Mã học phần: MAT3355

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết:

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

- Sinh viên hệ thống được các kiến thức, kĩ năng và các vấn đề cốt lõi về Đại số

cho DH Toán phổ thông: đa thức, phân thức, căn số, toán vô tỉ, phương trình, bất

phương trình, bất đẳng thức, …

3.2. Chuẩn năng lực

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ:

3.2.1. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức về tập hợp số, đa thức, phân thức đại số, phương

pháp biến đổi đa thức, phân thức đại số và ứng dụng.

- Trình bày được các khái niệm và tính chất của căn số và biến đổi vô tỉ.

- Nêu được các khái niệm, tính chất liên quan đến hàm số và ứng dụng.

- Trình bày được các kiến thức liên quan đến phương trình, hệ phương trình, bất

phương trình, bất đẳng thức và ứng dụng.

3.2.2. Kỹ năng

- Giải thành thạo các dạng toán liên quan đến đa thức, phân thức hữu tỉ, căn số,

hàm số, phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức, bất phương trình.

- Khai thác và vận dụng được những kĩ năng giải toán trong dạy học.

3.2.3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò của việc giải các bài toán Đại số cho DH Toán phổ

Page 310: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

310

thông trong rèn luyện kĩ năng lập luận chặt chẽ, sáng tạo trong xây dựng các mô hình

cụ thể và linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp giải.

3.2.4. Mục tiêu khác

- Rèn luyện được tư duy lôgic, khoa học, khả năng sáng tạo và vận dụng.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Đại số cho DH Toán phổ thông nhằm giúp sinh viên hệ thống hoá lại

các kiến thức cơ bản về các tập hợp số; đa thức, phân thức hữu tỉ; căn số và các phép

biến đổi vô tỉ; hàm số và đồ thị; phương trình và hệ phương trình; bất đẳng thức, bất

phương trình. Bên cạnh đó, học phần cũng giúp sinh viên hệ thống hoá được một số

dạng bài toán và phương pháp đặc thù để giải toán liên quan đến các nội dung này.

Sinh viên sẽ được thực hành, rèn luyện các kĩ năng cơ bản của Toán sơ cấp.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1

Kết thúc chương, SV cần phải: 1. Nêu được cách xây dựng các tập hợp số tự nhiên, số nguyên số hữu tỉ, số thực và các phép toán trên tập hợp số. 2. Trình bày được các vấn đề chung về lý thuyết chia hết trong vành số nguyên, quan hệ thứ tự trên tập hợp số. 3. Sưu tầm và vận dụng các lý thuyết về phép toán trên các tập hợp số, lý thuyết chia hết, nguyên lý Dirichlet, định lý Fermat, định lý Euler … để rút ra phương pháp giải cho các bài toán liên quan đến số nguyên tố, tính chia hết, bội và ước số, nghiệm nguyên.

Chương 1. Các tập hợp số 1. Tập hợp số tự nhiên 2. Vành số nguyên 3. Trường số hữu tỉ 4. Trường số thực

3 giờ tín chỉ

2

Kết thúc chương, SV cần phải: 4. Trình bày được khái niệm vành đa thức và các tính chất liên quan. 5. Nêu được nội dung và ứng dụng của các định lý về phép chia hết, định lý Bezout, sơ đồ Horner, thuật toán Euclide.

Chương 2. Đa thức đại số, Phân thức hữu tỉ 1. Đa thức và các tính chất liên quan 1.1. Vành đa thức một biến

9 giờ tín chỉ

Page 311: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

311

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

6. Nêu được khái niệm nghiệm của đa thức và những áp dụng trong bài toán chia hết. 7. Trình bày được định nghĩa đa thức bất khả quy và nội dung các định lý về phân tích đa thức, tiêu chuẩn Eisentein về đa thức bất khả quy. 8. Nêu được định nghĩa phân thức hữu tỉ, trường phân thức hữu tỉ, sự bằng nhau của hai phân thức hữu tỉ và các tính chất liên quan. 9. Phân biệt được biểu thức đại số với biểu thức siêu việt, biểu thức vô tỉ, phân thức. 10. Sưu tầm và phân loại được một số dạng bài toán liên quan đến đa thức và phân thức hữu tỉ : Tính chia hết của đa thức, nghiệm của đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử. 11. Chỉ ra được các dạng bài toán có sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để giải : Chứng minh các bất đẳng thức, tìm GTLN,GTNN của biểu thức, phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình – hệ phương trình, rút gọn phân thức, v.v…

1.2. Phép chia đa thức 1.3. Nghiệm của đa thức 2. Đa thức nguyên và đa thức nhận giá trị nguyên 2.1. Các định nghĩa và tính chất 2.2. Tính khả quy và bất khả quy của đa thức nguyên 3. Đa thức với hệ số hữu tỉ và phân thức hữu tỉ 3.1. Đa thức với hệ số hữu tỉ 3.2. Phân thức hữu tỉ 4. Biểu diễn một số đa thức 4.1. Biểu diễn đa thức thông qua các hằng đẳng thức 4.2. Biểu diễn các đa thức dương trên một tập 5. Đa thức nhiều biến 5.1. Một số dạng đa thức đối xứng 5.2. Biểu diễn một số dạng đa thức nhiều biến 6. Một số bài toán liên quan đến đa thức

3 Kết thúc chương, SV cần phải: 12. Nêu được định nghĩa, sự tồn tại của căn số thực và các tính chất liên quan.

Chương 3. Căn số và biến đổi vô tỉ 1. Căn số 1.1. Căn số của các

6 giờ tín chỉ

Page 312: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

312

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

13. Trình bày được các phép biến đổi vô tỉ thường gặp. 14. Sưu tầm và giải thành thạo các bài toán về căn số và biến đổi vô tỉ. 15. Khai thức, phân tích được các công đoạn trong việc giải các bài toán liên quan đến căn số và biến đổi vô tỉ trong dạy học. 16. Hệ thống và phân loại được các dạng bài toán về căn số và biến đổi vô tỉ.

số thực 1.2. Các tính chất cơ bản 2. Biến đổi vô tỉ 2.1. Các khái niệm chung 2.2. Các phép biến đổi vô tỉ thường gặp 2.3. Nhân tử liên hợp 3. Một số bài toán liên quan đến căn số và biến đổi vô tỉ

4 Kết thúc chương, SV cần phải: 17. Nêu được các khái niệm cơ bản về hàm số, cách phân loại hàm số sơ cấp cơ bản. 18. Trình bày được phương pháp sơ cấp để khảo sát hàm số. 19. Trình bày được các phép biến đổi đồ thị thường dùng và ứng dụng. 20. Sưu tầm, phân loại được các dạng bài toán về hàm số theo phương pháp giải. 21. Hệ thống được các phương pháp để giải phương trình, hệ phương trình đại số bậc cao.

Chương 4. Hàm số 1. Các khái niệm cơ bản 2. Các hàm số sơ cấp và phân loại các hàm số sơ cấp 3. Các phép biến đổi đồ thị thường dùng 4. Một số dạng bài toán về hàm số và đồ thị

6 giờ tín chỉ

5 Kết thúc chương, SV cần phải: 22. Trình bày được các khái niệm về phương trình, hệ phương trình, cách phân loại phương trình, hệ phương trình. 23. Trình bày được nội dung các định lý về phương trình, hệ phương trình tương đương. 24. Nêu được dạng thu gọn của phương trình bậc 3, công thức cácđanô, cách biện luận về số nghiệm thực của phương trình bậc

Chương 5. Phương trình, Hệ phương trình 1. Các khái niệm 1.1. Phương trình, hệ phương trình 1.2. Phân loại phương trình 1.3. Phương trình chứa tham số 1.4. Tuyển phương

9 giờ tín chỉ

Page 313: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

313

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

3. 25. Trình bày được định nghĩa và các định lý cơ bản về căn số, phương trình vô tỉ. 26. Sưu tầm và phân loại được các phương trình, hệ phương trình đại số theo các phương pháp giải. 27. Giải được các phương trình, hệ phương trình bậc cao dạng chuẩn. 28. Hệ thống được các dạng bài toán về phương trình, phương trình quy về bậc hai, hệ phương trình theo phương pháp giải.

trình 2. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 3. Phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn 4. Phương trình bậc ba, bậc 4 5. Phương trình bậc cao, phương trình phân thức 6. Phương trình vô tỉ 7. Một số hệ phương trình đại số bậc cao

6 Kết thúc chương, SV cần phải: 29. Nêu được định nghĩa bất đẳng thức và một số bất đẳng thức quan trọng thường dùng. 30. Trình bày được một số phương pháp chứng minh bất đẳng thức thường dùng. 31. Trình bày được các định nghĩa liên quan đến bất phương trình, hệ bất phương trình. 32. Nêu được một số dạng phương trình, bất phương trình quy về bậc hai. 33. Ứng dụng được bất đẳng thức trong giải một số bài toán cực trị. 34. Sưu tầm và phân loại được các bài toán ứng dụng của bất đẳng thức Cauchy, Bunhiacopxki trong chứng minh bất đẳng thức, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giải phương trình. 35. Sưu tầm và phân loại được các dạng bài toán về chứng minh bất đẳng thức theo phương pháp giải.

Chương 6. Bất đẳng thức, Bất phương trình 1. Bất đẳng thức 1.1. Định nghĩa và các tính chất cơ bản của bất đẳng thức 1.2. Một số bất đẳng thức đáng nhớ 1.3. Một số phương pháp chứng minh bất đẳng thức 1.4. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình 2.1. Bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn 2.2. Bất phương trình, hệ bất phương trình bậc cao một

12 giờ tín chỉ

Page 314: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

314

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

36. Thực hành giải được các bài toán liên quan giải và biện luận bất phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn, các phương trình, bất phương trình quy về bậc hai. 37. Hệ thống được các dạng bất đẳng thức theo phương pháp chứng minh và khai thác, mở rộng chúng.

ẩn 2.2. Bất phương trình chứa ẩn số trong dấu giá trị tuyệt đối 2.3. Bất phương trình vô tỉ 2.4. Hệ bất phương trình với hai ẩn số

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 15 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 23 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 07 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, làm

việc nhóm, thực hành, tự học/tự nghiên cứu.

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

Hoàng Kỳ, Căn số và toán vô tỉ, NXBGD, 2002.

Hoàng Kỳ, Hoàng Thanh Hà, Đại số cho DH Toán phổ thông và thực hành

giải toán, NXB ĐHSP, 2009.

Nguyễn Xuân Liêm, Chuyên đề về bất đẳng thức và bất phương trình,

NXBGD, 1997.

Nguyễn Văn Mậu, Đa thức đại số và phân thức hữu tỉ (Chuyên đề bồi dưỡng

học sinh giỏi toán Trung học phổ thông), NXBGD, 2002.

6.2. Tài liệu tham khảo

Vũ Dương Thuỵ (chủ biên), Toán nâng cao và chuyên đề đại số, NXBGD Hà

nội, 2004.

Sách giáo viên Toán 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, NXBGD Hà Nội, 2009.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung kiểm

Mục đích kiểm tra Trọng số

Page 315: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

315

tra

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức học phần, việc chuẩn bị bài ở nhà, thái độ học tập trên lớp, mức độ tích cực trong học tập.

10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; kỹ năng viết khoa học.

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

Page 316: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

316

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

SỐ HỌC CHO DẠY HỌC TOÁN PHỔ THÔNG

1.Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN

- Khoa Sư phạm

- Bộ môn : Toán

2. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: Số học cho dạy học Toán phổ thông

- Mã học phần: Số tín chỉ: 03

- Loại học phần: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết:Đại số đại cương; Đại số sơ cấp; Cơ sở Toán học rời rạc

- Các học phần kế tiếp: Chương trình, Phương pháp dạy học Toán học; các chuyên

đề bồi dưỡng, như Giải tích, Bất đẳng thức; phương trình và bất phương trình, Hình

học tổ hợp, Cơ sở hình học; Thực tập sư phạm, Khoa luận tốt nghiệp.

3. Mục tiêu học phần:

3.1. Mục tiêu chung:

Hướng cho sinh viên biết cách tự học, tự nghiên cứu để nắm chắc có tính hệ thống

các lý thuyết cơ bản về các tập số: Tự nhiên, số nguyên, số hữu tỷ, số thực, số phức

cùng việc phát hiện và giải thành thạo các dạng bài tập trên từng tập số. Qua đó sinh

viên thấy đước các ứng dụng của Toán học nói chung và Lý thuyết số nói riêng trong

thực tiễn và trong dạy toán ở nhà trường phổ thông.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1.Kiến thức:

- Có cách nhìn tổng quan về các tập số đã được dạy ở cấp học phổ thông;

- Nêu được những nét cơ bản của từng tập số như là : Lịch sử ra đời , cách xây

dựng các tập số theo quan điểm của Toán học hiện đại, các tính chất của các tập

số vv...

- Làm sáng tỏ quan điểm sư phạm khi đưa các tập số vào dạy ở nhà trường phổ

thông;

- Thấu hiểu các kết quả nghiên cứu đã đạt được trên từng tập số như: là : Lý

thuyết chia hết; lý thuyết đồng dư, hàm số học, phương trình , hệ phương trinh

đồng dư, các số có tính chất kỳ lạ.

3.2.2.Kĩ năng:

Page 317: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

317

- Giải thành thạo các dạng toán ứng với từng nội dung kiến thức;

- Vận dụng linh hoạt các kiến thức sô học vào giải quyết các bài toán trong thực

tiễn cuộc sống;

- Có kỹ năng lập mối liên hệ giữ việc học môn Số học với dạy toán ở các cấp học

phổ thông.

3.2.3. Thái độ:

- Có lòng yêu nghề, yêu Toán học, có tinh thần trách nhiệm và tự giác trong học

tập;

- Biết tự rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách;

- Không ngừng học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao và cập nhật các tri thức Toán

học mới, trau dồi trình độ ngoại ngữ, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT-TT

trong công việc học tập và nghiên cứu;

- Phát triển năng lực tự đào tạo, sáng tạo trong tự học môn Số học.;

- Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm.

3.2.4.Các mục tiêu khác:

- Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu như là ( kỹ năng đọc, kỹ năng phân tích, tư

duy phê phán, tổng hợp và đánh giá, nhận xét các tài liệu về số học đã đọc;

- Rèn kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày trước đám đông

và nhận xét về kết quả làm việc của đồng nghiệp.

4.Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Trong chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành sư phạm Toán học ở

ĐHQG, môn Số học được coi là học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp. Học phần này

gồm 3 tín chỉ được cấu trúc thành 5 chương với 2 dụ ý lớn :

- Giới thiệu tổng quan về các tập số với mục tiêu giúp sinh viên có cách nhìn

xuyên suốt, hệ thống từ tập số tự nhiên đến tập số phức đồng thời. khắc sâu cho sinh

viên những nét cơ bản của mỗi tập số đã được dạy ở nhà trường phổ thông;

- Đi sâu vào nghiên cứu kỹ trên các tập số với mục tiêu làm cho sinh viên có

cách nhìn biện chứng từ lịch sử ra đời của các tập số, cách xây dựng các tập số theo

quan điểm toán học hiện đại và cách triển khai dạy các tập số cho học sinh phổ thông.

Trong phần này, giảng viên cần chú trọng đến việc cung cấp cho sinh viên những kết

quả toán học đã dược nghiên cứu thành công trên từng tâp số như là: Lý thuyết chía

hết, lý thuyét đồng dư, hàm số học, phương trình nghiệm nguyên, phương trình, hệ

Page 318: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

318

phương trình đồng dư… Từ những kết quả nghiên cứu trên, sinh viên sẽ tìm ra ứng

dụng của Số học trong khoa học và đời sóng để các em ngày càng thấu hiếu tầm quan

trọng và cần thiết phải học học phần này.

4.2. Nội dung cụ thể

Số TT

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1. - Làm sáng tỏ lý do cơ bản của việc xuất hiện và mở rộng các tập số. -Trình bày được nét cơ bản trong xây dựng các tập số và cấu trức đại số của các tập số -Hệ thống được những nét cơ bản của từng tập số được dạy ở trường phổ thông. - Chỉ ra và chứng minh được các tập số đếm được và không đếm được.

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC TẬP SỐ 1.1. Các tập hợp số được dạy ở nhà trường phổ thông 1.2. Nhu cầu xuất hiện và cách xây dựng các tập số 1.3. Tính đếm được và cấu trúc đại số của các tập số

6

2. -Trình bày được lịch sử ra đời của số tự nhiên, cách đọc viết só tự nhiên của người xưa. -Làm sáng tỏcách xây dựng khái niệm số tự nhiên, quan hệ thứ tự, các phép toán trên tập só tự nhiên. - Giải thành thạo các dạng bài tập ứng với từng nội dung và biết chuyển thành nội dung các bài toán hợp với phổ thông. - Phân tich ý tưởng sư phạm và nêu ý kiến nhận xét riêng về cách đưa số tự nhiên vào dạy ở nhà trường phổ thông.

Chương 2: SỐ TỰ NHIÊN 2.1. Lịch sử số tự nhiên 2.2. Xây dựng số tự nhiên theo quan điểm toán học hiện đại 2.2.1. Xây dựng khái niệm về số tự nhiên và quan hệ thứ tự 2.2.2. Xây dựng các phép toán trên N 2.2.3. Đọc, viết và thực hiện các phép toán trên N theo hệ ghi cơ số g 2.2. Dạy số tự nhiên ở nhà trường phổ thông 2.4. Ứng dụng số tự nhiên trong khoa học và đời sống

9

3

-Phát biểu được các khái niệm: Chia hết, chia có dư, UCLN, BCNN, số nguyên tố, hợp số. -Nêu và biết vận dụng tính chất chia hết, định lý chia có dư, tính chất UCLN, BCNN

Chương 3: SỐ NGUYÊN 3.1.Lý thuyết chia hết trên vành số nguyên 3.1.1.Chia hết và chia có dư 3.1.2.Ước chung lớn nhất (UCLN) và bội chung nhỏ nhất (BCNN)

21

Page 319: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

319

Số TT

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

tính chất của số nguyên tố và mối quan hệ của nó vào giải 5 dạng bài tập cơ bản -Nhận ra mối liên hệ trong học nội dung này với việc dạy toán ở phổ thông. -Phát biểu được các khái niệm, nêu được các tính chất của Lý thuyết đồng dư và hàm số học - Phân dạng và giải thành thạo các dạng bài tập về Lý thuyết đồng dư - Nhận ra mối liên hệ với lý thuyết chia hết và việc dạy toán ở phổ thông - Nêu được:Khái niệm pt, hệ pt đồng dư một ẩn, nhiều ẩn; bậc và nghiệm của pt, hệ pt đồng dư;Khái niệm về phương trình, hệ pt đồng dư tương đương. -Hệ thống được một số cách giải phương trình, hệ phương trình dồng dư bậc nhất, bậc cao và vận dụng giải thành thạo các loại phương trình, hệ phương trình loại đó.

3.1.3. Số nguyên tố 3.1.4.Phương trình ĐI-Ô -PHĂNG 3.2. Lý thuyết đồng dư 3.2.1. Đồng dư thức 3.2.2. Vành các lớp đồng dư 3.2.3.Hệ thặng dư đầy đủ và thu gọn 3.3. Hàm số học 3.3.1. Khái niệm về hàm số học 3.3.2. Các phép toán trên hàm số học 3.3.3. Vành các hàm số học 3.3.4. Một số hàm cần nhớ: Hàm nhân; hàm Mobius, hàm EulER, hàm Số nguyên, hàm Tổng và Số các ước số 3.4. Phương trình, hệ phương trình đồng dư 3.4.1. Các khái niệm chung -Khái niệm phương trình, hệ phương trình đồng dư một ẩn, nhiều ẩn; bậc và nghiệm của phương trình, hệ phương trình đồng dư; - Khái niệm về phương trình, hệ phương trình đồng dư tương đương; 3.4.2.Một số loại phương trình hệ phương trình đồng dư và cách giải 3.4.2.1.Phương trình đồng dư bậc nhất 3.4.2.2.Hệ phương trình đồng dư bậc nhất 3.4.2.3.Phương trình đồng dư bậc cao

4

-Nêu được lịch sử ra đời của số hữu tỷ, số thực, số phức. -Trình bày ngắn gọn cách xây dựng số hữu tỷ, số thực,

Chương 4 SỐ HỮU TỶ, SỐ THỰC, SỐ PHỨC 4.1. Lịch sử của ra đời của số

9

(GV HD Sinh viên tự

Page 320: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

320

Số TT

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

số phức theo quan điểm toán học hiện đại . -Phân tích làm rõ quan điểm sư phạm trong dạy các số hữu tỷ, số thực, số phức ở cấp học phổ thông. -Đánh giá khả năng tự đọc tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và cách báo cáo kết quả nghiên cứu của sinh viên cùng mình về từng tập số.

hữu tỷ, số thực, số phức 4.2. Xây dựng số hữu tỷ, só thực, số phức theo quan điểm toán học hiện đại 4.3. Liên hệ việc dạy học số thực, số phức ở cấp học phổ thông

nghiên cứu theo cácchủ đề)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1. Phân phối thời lượng theo hình thức dạy học

Lý thuyết : 8

Thực hành làm việc nhóm : 18.5

Hướng dẫn tự học : 18,5

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Giảng giải minh họa; Vấn đáp gợi mở; Dạy hoc giải quyết vấn đề; Day dựa trên làm

việc nhóm; Thực hành luyện tập; Nghiên cứu tài liệu

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án đào tạo giáo viên( 2004) Lý thuyết số, Nhà xuất bản

ĐHSP

2. Bùi Thị Hường, Tập bài giảng Lý thuyết số ở Khoa Sư phạm, trường ĐHGD,

ĐHQG Hà Nội.

3. Nguyễn Vũ Lương (2006) (Chủ biên), Các bài giảng về số học tập I, II, ,

NXBĐHQGHN.

4.Lại Đức Thịnh, (1977), Giáo trình Số học , Nhà xuất bản giáo dục

5. Vũ Dương Thụy, 2004, ( chủ biên), Lý thuyết số, các định lý cơ bản và bài tập chọn

lọc, Nhà xuất bản giáo dục

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Minh Cường (2003) ( chủ biên) Toán bồi dưỡng học sinh giỏi phổ thông

THCS Số học tập 1, 2 , Nhà xuất bản giáo dục

2.. Hà Huy Khoái , (2004) , Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán THPT Số học ,

Page 321: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

321

Nhà xuất bản giáo dục

3. Hà Huy Khoái , (2006) , Các chuyên đề số học bồi dưỡng học sinh giỏi toán

THPTchuyên đề 4 ( Các bài toán vè hàm số học) , Nhà xuất bản giáo dục

4. Nguyễn Văn Mậu, Chuyên đề bồi dưỡng học snh giỏi toán THPT Giới hạn dãy số

và hàm số, 2002, NXB Giáo dục.

5. Polya, How to solve it Double day, 1957, New York.

Page 322: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

322

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÌNH HỌC CHO DẠY HỌC TOÁN PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Bộ môn Toán

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Hình học cho dạy học Toán phổ thông

- Mã học phần: MAT3357

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết:

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Sinh viên hệ thống được các kiến thức, kĩ năng và các vấn đề cốt lõi về Hình học cho DH

Toán phổ thông.

3.2. Chuẩn năng lực

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ:

3.2.1. Kiến thức

- Trình bày được các tiên đề của hình học Ơclit và hệ tiên đề để xây dựng hình học ở

phổ thông. Trình bày được các phương pháp suy diễn chứng minh trong hình học.

- Trình bày được các quan hệ liên thuộc giữa các hình và tính chất.

- Nêu được các khái niệm, tính chất về đa giác, đa diện, khối đa diện, đường tròn,

mặt cầu, các phép biến hình, ….

3.2.2. Kỹ năng

- Sử dụng được các phương pháp khác nhau giải toán hình học: phương pháp tổng

hợp, phương pháp vectơ, sử dụng các phép biến hình để giải toán.

- Hệ thống, phân loại được các dạng toán hình học liên quan tới mỗi chủ đề.

- Khai thác và mở rộng được các bài toán hình học điển hình.

3.2.3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò của việc giải các bài toán Hình học cho DH Toán phổ

thông trong rèn luyện kĩ năng lập luận chặt chẽ, sáng tạo trong xây dựng các mô

hình cụ thể và linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp giải.

3.2.4. Mục tiêu khác

Page 323: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

323

- Rèn luyện được tư duy lôgic, khoa học, khả năng sáng tạo và vận dụng.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Hình học cho dạy học Toán phổ thông nhằm trang bị cho sinh viên các

cơ sở xây dựng hình học, giúp sinh viên hệ thống lại các vấn đề của Hình học cho DH

Toán phổ thông, khái niệm về các hình hình học, lý thuyết diện tích, thể tích, những vấn

đề về đường tròn, mặt cầu, toán quỹ tích và dựng hình. Bên cạnh đó, học phần cũng giúp

sinh viên hệ thống một số phương pháp giải toán hình học, các tìm tòi lời giải, khai thác

bài toán. Ngoài các cơ sở lý thuyết, sinh viên có thể nhìn nhận các vấn đề của hình học

phổ thông, các kiến thức cơ bản của hình học phổ thông theo hướng tổng quát hơn.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1

Kết thúc chương, SV cần phải: 1. Trình bày được năm nhóm tiên đề Hinbe: về “liên thuộc”, về “thứ tự”, về “bằng nhau”, về “liên tục”, về “song song” và các định nghĩa, định lý liên quan đến các nhóm tiên đề này. 2. Trình bày được nội dung 5 nhóm tiên đề Pogorelov. 3. Trình bày được nội dung 5 nhóm tiên đề Wayler về điểm – vectơ. 4. Trình bày nội dung các hệ tiên đề dùng để xây dựng hình học phẳng, hình học không gian trong chương trình hình học ở phổ thông Việt Nam. 5. Phân tích được mối liên hệ giữa các hệ tiên đề và giải thích được lí do nói hệ tiên đề Wayler là hệ tiên đề hiện đại nhất để xây dựng hình học Euclid. 6. Chỉ ra được ít nhất 3 dạng toán hình học ở phổ thông vận dụng các tiên đề Hinbe.

Chương 1. Các hệ tiên đề xây dựng Hình học cho DH Toán phổ thông 1.1. Hệ tiên đề Hinbe 1.2. Hệ tiên đề Pogorelov 1.3. Hệ tiên đề Wayler 1.4. Mối quan hệ giữa các hệ tiên đề

3 giờ tín chỉ

2

Kết thúc chương, SV cần phải: 7. Nêu các bước để giải các bài toán về sự thẳng hàng, các điểm thuộc mặt phẳng, các đường thẳng đồng

Chương 2. Sự liên thuộc giữa các hình. Quan hệ song song, quan hệ

6 giờ tín chỉ

Page 324: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

324

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

quy, các mặt phẳng đi qua một điểm, tập hợp điểm thuộc mặt cầu. 8. Nêu và phân tích được vai trò của định lý Talet, các bất biến của phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc. 9. Chuyển đổi được giữa các ngôn ngữ hình học tổng hợp, ngôn ngữ vectơ và ngôn ngữ toạ độ trong thực hành giải toán hình học. 10. Sử dụng được hệ toạ độ afin, tâm tỉ cự, toạ độ trọng tâm, … để giải toán

vuông góc 2.1. Các bài toán về sự liên thuộc giữa các hình 2.2. Quan hệ song song, phép chiếu song song 2.3. Quan hệ vuông góc 2.4. Các bài toán aphin và xạ ảnh vận dụng vào giải các bài toán Hình học cho DH Toán phổ thông

3 Kết thúc chương, SV cần phải: 11. Trình bày được các khái niệm cơ bản liên quan đến đa giác và các tính chất. 12. Nêu được khái niệm hàm diện tích và các tính chất. 13. Trình bày được khái niệm hình và diện tích của hình, các tính chất của diện tích. 14. Sưu tầm, phân loại và giải các bài toán có liên quan đến đa giác và diện tích.

Chương 3. Đa giác 3.1. Đa giác 3.1.1. Các khái niệm cơ bản 3.1.2. Tính chất của đa giác 3.1.3. Diện tích đa giác 3.2 Diện tích các hình phẳng 3.2.1. Hình và diện tích của hình 3.2.2. Các tính chất của diện tích

3 giờ tín chỉ

4 Kết thúc chương, SV cần phải: 15. Nêu được định nghĩa, tính chất của góc nhị diện và góc đa diện, hình đa diện, hình đa diện đều. 16. Trình bày được nội dung định lý Jordan. 17. Trình bày được khái niệm hình đa diện lồi, các tính chất và ứng dụng của nó. 18. Nêu được định nghĩa phân hoạch của khối đa diện và các tính chất. 19. Trình bày được các định lý về thể tích của khối đa diện.

Chương 4. Đa diện – Khối đa diện 4.1. Đa diện 4.1.1. Định nghĩa 4.1.2. Miền trong đa diện. Định lý Jordan 4.1.3. Đa diện lồi 4.1.4. Tính chất của đa diện 4.2. Thể tích khối đa diện

6 giờ tín chỉ

Page 325: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

325

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

20. Sưu tầm và giải được các bài toán có liên quan tới tính chất của đa diện, thể tích của hình đa diện (lăng trụ, hình chóp, …). 21. Hệ thống được các dạng toán liên quan tới thể tích của hình lăng trụ, hình chóp, sử dụng thể tích trong giải toán hình học.

5 Kết thúc chương, SV cần phải: 22. Phát biểu và chứng minh được nội dung định lý về phương tích của một điểm đối với đường tròn, trục đẳng phương, tâm đẳng phương. 23. Nêu được định nghĩa về góc giữa hai đường tròn. 24. Nêu được định nghĩa chùm đường tròn, các tính chất, các loại chùm đường tròn. 25. Trình bày được định nghĩa phương tích của một điểm với một mặt cầu, góc giữa hai mặt cầu, hai mặt cầu trực giao. 26. Nêu được định nghĩa chùm mặt cầu, các loại chùm mặt cầu. 27. Chứng minh được các điều kiện cần và đủ để hai đường tròn trực giao. 28. Sưu tầm và giải được các bài toán về hàng điểm điều hoà, chùm điều hoà. 29. Sưu tầm và giải được các bài toán về hệ thức lượng trong đường tròn, phương tích của một điểm với đường tròn, trục đẳng phương của hai đường tròn, tâm đẳng phương của ba đường tròn. 30. Sưu tầm và giải được các bài toán về hệ thức lượng trong mặt cầu, phương tích của một điểm với mặt cầu, mặt đẳng phương của hai mặt cầu, trục đẳng phương của ba mặt cầu, tâm đẳng phương của 4 mặt cầu.

Chương 5. Một số vấn đề về đường tròn, mặt cầu 5.1. Đường tròn 5.1.1. Phương tích của một điểm đối với một đường tròn 5.1.2. Trục đẳng phương của hai đường tròn 5.1.3. Hai đường tròn trực giao. Điều kiện trực giao 5.1.4. Chùm đường tròn 5.2. Mặt cầu 5.2.1. Phương tích của một điểm đối với một mặt cầu 5.2.2. Hai mặt cầu trực giao 5.2.3. Chùm mặt cầu

9 giờ tín chỉ

Page 326: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

326

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

31. Sưu tầm và giải được bài toán về hai đường tròn trực giao, chùm đường tròn; hai mặt cầu trực giao, chùm mặt cầu. 32. Sưu tầm và giải các bài toán về phép nghịch đảo. 33. Hệ thống được các dạng toán về đường tròn và mặt cầu.

6 Kết thúc chương, SV cần phải: 34. Trình bày được định nghĩa phép dời hình và các tính chất cơ bản của phép dời hình. 35. Trình bày được định nghĩa và tính chất của các phép dời hình đặc biệt trong mặt phẳng và trong không gian: Phép tịnh tiến, phép quay, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, … 36. Trình bày được định nghĩa phép đồng dạng, các bất biến của phép đồng dạng. 37. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các phép dời hình đặc biệt trong mặt phẳng và trong không gian. 38. Vận dụng được phép dời hình trong các dạng toán dựng ảnh của đoạn thẳng, tam giác, đường tròn; các dạng toán nhận biết ảnh. 39. Vận dụng các phép dời hình để chứng minh các dạng toán về các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, hai đường thẳng vuông góc, thẳng hàng, đồng quy, quỹ tích, dựng hình. 40. Chỉ ra được mối liên hệ giữa phép đồng dạng, phép vị tự và phép dời hình. 41. Vận dụng được phép đồng dạng để chứng minh hai hình đồng dạng, chứng minh ba điểm thẳng hàng, các đường thẳng đồng quy, các bài toán quỹ tích, dựng hình. 42. Xét được tích của 3 phép đối

Chương 6. Các phép biến hình 6.1. Phép dời hình 6.2. Phép đồng dạng

9 giờ tín chỉ

Page 327: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

327

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

xứng trục, n phép đối xứng trục đôi một song song, tích của n phép quay khác tâm có các góc tương ứng cho trước, tích của n phép đối xứng tâm trong các trường hợp n chẵn, n lẻ; tích của n phép tịnh tiến. 43. Nghiên cứu và mở rộng được tích của hai hay nhiều phép dời hình cụ thể.

7 Kết thúc chương, SV cần phải: 44. Trình bày được các tiên đề về hình học dựng hình. 45. Nêu được các bước của phép dựng hình cơ bản bằng thước & compa; bằng thước, compa, thước thẳng, compa cầu. 46. Nêu được bản chất của việc giải một bài toán dựng hình và lược đồ để giải bài toán dựng hình. 47. Rút ra được những lưu ý khi tiến hành các bước phân tích, dựng hình, chứng minh và biện luận. 48. Sưu tầm và giải được các bài toán quỹ tích, dựng hình.

Chương 7. Quỹ tích và dựng hình 7.1. Quỹ tích 7.1.1. Bài toán tìm quỹ tích. Một số quỹ tích cơ bản 7.1.2. Áp dụng các phép biến hình để giải bài toán quỹ tích 7.1.3. Dùng phương pháp toạ độ để giải bài toán quỹ tích 7.2. Dựng hình 7.2.1. Khái niệm 7.2.2. Các tiên đề của phép dựng hình. Các phép dựng cơ bản 7.2.3. Bài toán dựng hình 7.2.4. Áp dụng quỹ tích để giải các bài toán dựng hình 7.2.5. Áp dụng các phép biến hình để giải bài toán dựng hình 7.2.6. Dựng hình bằng phương pháp đại số

6 giờ tín chỉ

8 Kết thúc chương, SV cần phải:

Chương 8. Một số bài toán hình học

3 giờ tín

Page 328: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

328

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

49. Trình bày được nội dung và hướng chứng minh của một số bài toán hình học cổ: Bài toán cầu đường tròn, bài toán gấp đôi hình lập phương. 50. Trình bày được nội dung và cách giải các bài toán Copernic, Morley, Toricelli, Napolleon. 51. Chứng minh được các bài toán về điểm Napoleon trong tam giác, điểm Fermat, điểm Vecten

nổi tiếng 8.1. Một số bài toán dựng hình cổ 8.2. Các bài toán Copernic, Morley, Toricelli, Napolleon

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 16 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 24 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 05 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, làm việc

nhóm, thực hành, tự học/tự nghiên cứu.

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

- Đỗ Thanh Sơn (2000), Phương pháp giải toán hình học 10, NXB trẻ.

- Đỗ Thanh Sơn (1999), Phương pháp giải toán hình học không gian 11, NXB TP.

Hồ Chí Minh.

- Đỗ Thanh Sơn (1998), Phương pháp giải toán hình học 12, NXB ĐHQGHN.

- Văn Như Cương (chủ biên) (2005), Hình học cho DH Toán phổ thông và thực

hành giải toán, Nhà xuất bản ĐHSPHN

6.2. Tài liệu tham khảo

- Văn Như Cương, Hình học xạ ảnh, NXB GIÁO DỤC, 1999.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức học phần, việc chuẩn bị bài ở nhà, thái độ học tập trên lớp, mức độ tích cực trong học tập.

10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; kỹ năng viết khoa học.

10%

Page 329: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

329

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

Page 330: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

330

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CT TOÁN PT

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học tự nhiên

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: PPDH một số nội dung cơ bản trong CT Toán phô thông

- Mã học phần: TMT4301

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- Học phần tiên quyết: TMT1301

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Giúp người học hình thành được kiến thức về lý luận ứng dụng về PPDH

để dạy học một số chủ đề cơ bản trong CT Toán phổ thông

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

-Trình bày được hệ thống các khái niệm, nội dung cơ bản của lý luận dạy học

môn Toán học

-Ứng dụng trong dạy học Toán một số chủ đề cơ bản thông qua phân tích chương

trình dạy học các nội dung cơ bản và thiết kế Phương án dạy học trong đó vận dụng

kiến thức về PPDH Toán học.

3.2.2. Kỹ năng

-Thực hành được dạy học các nội dung cơ bản trong dạy học Toán phổ thông

-Sử dụng tốt một số PPDH một số tình huống điển hình và vận dụng linh hoạt

vào trong quá trình dạy học Toán học.

-Người học tích hợp các phương pháp dạy học tiến tiến với việc sử dụng công

nghệ dạy học hiện đại trong quá trình dạy học

3.2.3. Thái độ

- Chủ động và tựtin trong việc sử dụng các PPDH Toán chủ yếu trong DH các nội

dung cơ bản.

Page 331: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

331

- Thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp, linh hoạt trong lĩnh vực giáo

dục.

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu, tự học.

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần ứng dụng các PPDH và tình huống dạy học điển hình trong Toán học vào

dạy học một số nội dung cơ bản trong CT Toán phổ thông như DH Hệ thống số,

dạy học BĐT, DH Hình học...Người học sẽ phân tích CT Toán phổ thông liên quan

đến các nội dung dạy học cơ bản, sau đó sẽ thiết kế một số tình huống dạy học điển

hình các nội dung này.

4.2 Nội dung cụ thể

Page 332: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

332

5. Nội dung chi tiết môn học:

Nội dung Thời lượng Ghi chú

Chương 1. Dạy học Hệ thống số, chứng minh bất đẳng

thức

1.1. DH hệ thống số ở trường phổ thông

1.2. DH Chứng minh BĐT

1.3. DH một số tình huống điển hình

LT: 3

Tự học: 8

Chương 2. Dạy học Phương trình, Bất PT, Hệ PT

1.1. CT nội dung

1.2. PPDH

1.3. DH một số tình huống điển hình

LT: 3

TH: 6

TL: 2

Tự học: 8

Chương 3. Dạy học hàm số

1.1. CT nội dung

1.2. PPDH

1.3. DH một số tình huống điển hình

LT: 9

TH: 7

TL: 2

KT: 1

Tự học: 6

Chương 4. Dạy học Xác suất thống kê

1.1. CT nội dung

1.2. PPDH

1.3. DH một số tình huống điển hình

LT: 3

TH: 3

TL: 2

Tự học: 8

Chương 2. Dạy học Hình học

1.1. CT nội dung

1.2. PPDH

1.3. DH một số tình huống điển hình

LT: 4

TH: 6

TL: 2

Tự học: 8

Page 333: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

333

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30

Thực hành/làm việc nhóm: 10

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp nghiên cứu, tự học

- Phương pháp làm việc nhóm

- Phương pháp trực quan

6. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia

xây dựng bài / vấn đáp, trắc nghiệm, 10 %

Bài tập

cá nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn ; Đánh giá khả năng sử dụng phương

tiện.; kỹ năng viết, nghiên cứu khoa học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm , Kỹ năng thuyết trình

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, công nghệ hiện đại vào

quá trình lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài

trình chiếu có tích hợp thí nghiệm vào trong

bài giảng, đề xuất ý tưởng mới.

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

7.1. Đánh giá năng lực ( cá nhân, nhóm)

Đánh giá năng lực vận dụngkiến thức

- Vận dụng kiến thức về lý luận để thiết kế kế hoạch dạy học.

- Tich hợp các PPDH hiện đại vào bài giảng

- Sử dụng được một số phần mền cơ bản ( Word, PowerPoint,….)

Page 334: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

334

Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức

- Kỹ năng vận dụng kiến thức: giải thích được, so sánh được, thiết kế được, vận

dụng để làm được.

- Kỹ năng tiếp cận vấn đề, tư duy logic và sáng tạo trong giải quyết tình huống

dạy học hóa học.

- Kỹ năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng suy luận và nhận xét để đưa ra nhận định

của bản thân.

7.2. Kỹ năng trình bày (cá nhân)

- Tư thế tác phong nghiêm chỉnh

- Nói rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp

- Nội dung trình bày có tính hệ thống chặt chẽ.

+ Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

Page 335: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

335

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học tự nhiên

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học Toán

- Mã học phần: TMT2012

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- Học phần tiên quyết: TMT1301

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Giúp người học hình thành được kiến thức về lý luận ứng dụng CNTT và,

khai thác một số phương tiện kỹ thuật hiện đại dùng trong dạy học Toán học ở

trường đại học, trường phổ thông. Người học tích hợp được việc dạy học Toán với

phương tiện (phần mềm dạy học, E-learning…) vào trong quá trình dạy học nhằm

nâng cao chất lượng dạy học toán học hiện nay.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

-Trình bày được hệ thống các khái niệm, nội dung cơ bản của lý luận và công

nghệ TT trong dạy học môn Toán học

-Phân loại được các CNTT trong dạy học Toán theo các dấu hiệu nhận biết cơ

bản.

-Trình bày được chức năng và công dụng của CNTT trong dạy học Toán học.

-Nắm được các nguyên tắc sử dụng CNTT trong dạy học Toán học

-Phân loại và biết được công dụng, tình huống sử dụng các CNTT trong dạy học

Toán học.

3.2.2. Kỹ năng

-Thực hành được công nghệ dạy học hiện đại vào dạy học Toán học

-Sử dụng tốt một số CNTT và vận dụng linh hoạt vào trong quá trình dạy học

Page 336: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

336

Toán học.

-Người học tích hợp các phương pháp dạy học tiến tiến với việc sử dụng công

nghệ dạy học hiện đại trong quá trình dạy học

3.2.3. Thái độ

- Chủ động và tựtin trong việc sử dụngcácCNTT trong DH Toán.

- Có ý thức sử dụng CNTT hỗ trợ dạy học Toán.

- Thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp, linh hoạt trong lĩnh vực giáo

dục.

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu, tự học.

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Môn Ứng dụng CNTT trong DH Toán học giới thiệu những quan điểm hiện đại

về phương pháp dạy học, công nghệ dạy học ứng dụng trong môn Toán; quy trình

dạy học; xây dựng kế hoạch dạy học; thiết kế và triển khai bài dạy môn Toán học có

sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại.

Trên cơ sở các định hướng về công nghệ, phương tiện trong quá trình dạy học,

một số ứng dụng công nghệ cụ thể trong dạy học, sinh viên được thực hành triển khai

phương pháp công nghệ dạy học hiện đại trong môn Toán học theo hướng phát huy

tính tích cực của học sinh.

Học phần được thiết kế dành cho đối tượng là sinh viên Sư phạm Toán học, sinh

viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Toán học, giáo viên các trường

THPT ...

5.2 Nội dung cụ thể

Page 337: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

337

6. Nội dung chi tiết môn học:

Nội dung Thời lượng Ghi chú

Chương 1. Dạy học Toán với sự hỗ trợ của CNTT&TT

1.1. Vai trò của CNTT&TT trong hỗ trợ dạy học Toán

1.2. Tổ chức dạy học Toán trong môi trường CNTT&TT

1.2.1 Phần mềm dạy học

1.2.2 Các phương án khai thác phần mềm dạy học

1.2.3 Thời lượng sử dụng phần mềm dạy học trong các giờ

lên lớp

1.2.4 Thiết kế phiếu học tập để tổ chức các hoạt động với

phần mềm dạy học

1.3. Quy trình dạy học Toán với sự hỗ trợ của CNTT&TT

LT: 3

Tự học: 8

Chương 2. Sử dụng phần mềm hình học động trong dạy

học Toán

2.1. Giới thiệu về phần mềm hình học động

2.1.1 Tổng quan về phần mềm hình học động

2.1.2 Phần mềm Geometry Cabri

2.1.3 Phần mềm Geometer’s Skethpad

2.1.4 Phần mềm GeoGebra

2.2. Sử dụng phần mềm hình học động trong một số tình

huống điển hình của dạy học toán

2.2.1 Dạy học khái niệm toán học

2.2.2 Dạy học định lý toán học

2.2.3 Dạy học giải bài tập

2.3. Khai thác phần mềm hình học động hỗ trợ dạy học một

số nội dung cụ thể

LT: 7

TH: 6

TL: 2

Tự học: 8

Page 338: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

338

Nội dung Thời lượng Ghi chú

Chương 3. Sử dụng phần mềm tính toán đại số trong dạy

học Toán

3.1. Giới thiệu về phần mềm tính toán đại số Casyopee

3.2. Khai thác một số gói công cụ của Cassyopee hỗ trợ dạy

học Toán

3.2.1 Gói công cụ số học

3.2.2 Gói công cụ đại số

3.2.3 Gói công cụ hình học

3.2.4 Gói công cụ giải tích

3.2.5 Gói công cụ vẽ đồ thị hàm số

3.3. Dạy, học và nghiên cứu toán học với phần mềm

Cassyopee

3.4.1 Kiểm tra giả thuyết toán học

3.4.2 Hỗ trợ kiểm tra kết quả tính toán

3.4.3 Hỗ trợ tìm tòi lời giải bài toán

3.4.4 Hỗ trợ dạy học một số chủ đề khó

3.4.5 Thiết kế bài giảng điện tử

LT: 9

TH: 7

TL: 2

KT: 1

Tự học: 6

Chương 4. Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học

4.1. Thiết kế thiết bị dạy học

4.1.1 Thiết bị dạy học ảo

4.1.2 Bài giảng điện tử

4.1.3 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử

4.2. Sử dụng thiết bị dạy học

4.2.1 Tổng quan về thiết bị dạy học

4.2.2 Quan điểm sư phạm về việc sử dụng thiết bị dạy học

LT: 3

TH: 3

TL: 2

Tự học: 8

Page 339: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

339

Nội dung Thời lượng Ghi chú

4.3. Giới thiệu khóa học trực tuyến

4.4.1 Cấu trúc khóa học trực tuyến

4.4.2 Xây dựng bài giảng điện tử

4.4.3 Tổ chức các hoạt động trong khóa học trực tuyến

7.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30

Thực hành/làm việc nhóm: 10

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp nghiên cứu, tự học

- Phương pháp làm việc nhóm

- Phương pháp trực quan

6. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia

xây dựng bài / vấn đáp, trắc nghiệm, 10 %

Bài tập

cá nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn ; Đánh giá khả năng sử dụng phương

tiện.; kỹ năng viết, nghiên cứu khoa học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm , Kỹ năng thuyết trình

20%

Page 340: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

340

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, công nghệ hiện đại vào

quá trình lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài

trình chiếu có tích hợp thí nghiệm vào trong

bài giảng, đề xuất ý tưởng mới.

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

7.1. Đánh giá năng lực ( cá nhân, nhóm)

Đánh giá năng lực vận dụngkiến thức

- Vận dụng kiến thức về lý luận để thiết kế kế hoạch dạy học.

- Tich hợp các PPDH hiện đại vào bài giảng

- Sử dụng được một số phần mền cơ bản ( Word, PowerPoint,….)

Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức

- Kỹ năng vận dụng kiến thức: giải thích được, so sánh được, thiết kế được, vận

dụng để làm được.

- Kỹ năng tiếp cận vấn đề, tư duy logic và sáng tạo trong giải quyết tình huống

dạy học hóa học.

- Kỹ năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng suy luận và nhận xét để đưa ra nhận định

của bản thân.

7.2. Kỹ năng trình bày (cá nhân)

- Tư thế tác phong nghiêm chỉnh

- Nói rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp

- Nội dung trình bày có tính hệ thống chặt chẽ.

+ Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

Page 341: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

341

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TRỰC

TUYẾN

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến

- Mã học phần: TMT4002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn (Thay thế thi tốt nghiệp)

- Số lượng tín chỉ: 3

- Các học phần tiên quyết:

+ TMT1001: Lí luận công nghệ dạy học (3 tín chỉ).

+ PSE1003. Đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh (3 tín chỉ)

+ TMT2010: Chương trình, phương pháp dạy học bộ môn (4 tín chỉ)

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu và phân tích được sự thay đổi của các yếu tố trong môi trường dạy học không

truyền thống (dạy học điện tử E-learning, dạy học phối hợp Blended Learning) và các

mô hình dạy học đáp ứng nhu cầu học tập mới (Mobile Learning, Ubiquitous

Learning).

- Phân tích, đánh giá được những ưu/nhược điểm về phương pháp, hình thức tổ chức

dạy học, kiểm tra-đánh giá trong môi trường dạy học trực tuyến ở trường phổ thông.

- Có hiểu biết sâu về các mô hình dạy học trực tuyến và vận dụng vào dạy học học

phần theo chuyên ngành.

- Phân tích các xu hướng phát triển của dạy học trực tuyến

3.2.2. Kỹ năng:

- Sử dụng nền tảng công nghệ mã nguồn mở (Moodle) để thiết kế được khóa học trực

tuyến theo môn chuyên ngành, xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử

Page 342: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

342

- Sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá

trong môi trường trực tuyến.

3.2.3. Thái độ:

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Đổi mới nhận thức và cách tiếp cận dạy học trong môi trường không truyền thống

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, thường xuyên trau dồi, phát

triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu

- Có ý thức cập nhật các công cụ công nghệ hiện đại, tích hợp trong thực tế dạy học

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến cung cấp những

khái niệm cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và tổ chức quá trình dạy

học trong môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng hiện nay. Học

phần đồng thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống được xây dựng

dựa trên nền tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và phương pháp dạy

học mới trong việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai trò của người

dạy, người học, đặc điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường học tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học

hiện đại dựa với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management

System – LMS) trên nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1. Người học xác định được các mô hình dạy học trong môi trường mạng phù hợp với đặc điểm học sinh và học phần. 2. Người học nhận diện và phân tích

Nội dung 1. Mô hình và nguyên tắc tổ chức dạy học trong môi trường mạng 1.1. Tiếp cận dạy học trong thế kỉ XXI 1.1.1. Sự thay đổi về vai trò người dạy – Người học – Môi trường học tập 1.1.2. Sự chuyển đổi từ tiếp cận hành vi sang tiếp cận thông tin. 1.1.3. Yêu cầu về năng lực thông tin đối với người dạy, người học

6 giờ tín chỉ

Page 343: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

343

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

1

được sự thay đổi về vai trò, bản chất tương tác giữa người dạy và người học trong môi trường dạy học trực tuyến 3. Người học phân tích đượcưu nhược điểm của các mô hình dạy học trong môi trường mạng.

1.2. Các mô hình dạy học trong môi trường mạng 1.2.1. Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) 1.2.2. Mô hình dạy học trực tuyến (E-learning, M-Learning, U-Learning) 1.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học trong môi trường mạng 1.3.1. Nguyên tắc xây dựng mục tiêu 1.3.2. Nguyên tắc thiết kế nội dung

1.3.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học

1.3.4. Nguyên tắc thiết kế kiểm tra đánh giá

2

1. Người học thiết kế được kịch bản sư phạm và kịch bản công nghệ 2. Người học thực hiện được các kĩ thuật tổ chức dạy học trong môi trường trực tuyến 3. Người học đánh giá được hiệu quả của các mô hình dạy học trực tuyến

Nội dung 2. Tổ chức quá trình dạy học trong môi trường mạng 2.1. Xây dựng kịch bản sư phạm và kịch

bản công nghệ 2.1.1. Xây dựng kế hoạch cho khóa học 2.1.2. Lựa chọn công nghệ hỗ trợ khóa học 2.2. Phương pháp dạy học

2.2.1. Phương pháp dạy học theo mô hình kết hợp (Blended Learning) 2.2.2. Phương pháp dạy học trực tuyến (E/M/U-Learning, )

2.3. Các kĩ thuật tổ chức dạy học 2.3.1. Thiết kế mục tiêu khóa học 2.3.2. Thiết kế nội dung theo tiếp cận thông tin 2.3.3. Thiết kế hoạt động dạy học sử

dụng các công cụ công nghệ 2.3.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra đánh

giá

9 giờ tín chỉ

1. Người học nhận diện và sử dụng được các công cụ chức

Nội dung 3. Giới thiệu phần mềm thiết kế khóa học trong môi trường mạng

15

Page 344: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

344

Thứ tự

Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Ghi chú

3

năng và thành phần của hệ thống LMS phù hợp với các hoạt động dạy học 2. Người học đánh giá được hiệu quả của các chức năng của hệ thống LMS trong tổ chức quá trình dạy học trực tuyến

3.1. Hệ thống quản lí học tập LMS Moodle 3.1.1. Cấu trúc tổng thể 3.1.2. Các công cụ hỗ trợ của LMS Moodle 3.2. Hệ thống các công cụ công nghệ xây dựng bài giảng 3.2.1. Web 2.0 3.2.2. Công cụ tìm kiếm thông tin 3.2.3. Công cụ xử lí thông tin, học liệu 3.2.4. Công cụ trình bày nội dung 3.2.5. Công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá

giờ tín chỉ

4

1. Người học sử dụng được các công cụ chức năng và thành phần của hệ thống LMS để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra-đánh giá cho khóa học 2. Người học sử dụng được các công cụ, phần mềm xây dựng học liệu điện tử, hồ sơ dạy học điện tử 3. Người học so sánh và đánh giá được tính hiệu quả của khóa học điện tử

Nội dung 4. Thực hành thiết kế khóa học trong môi trường mạng 4.1. Xây dựng hồ sơ dạy học điện tử (E-portfolio) 4.2. Xây dựng học liệu trên LMS Moodle 4.2.1. Xử lí các file định dạng văn bản 4.2.1. Xử lí các file định dạng ảnh. 4.2.2. Xử lí các file video. 4.2.3. Đóng gói và tải bài giảng theo chuẩn SCORM 4.3. Thiết kế hoạt động dạy học trực tuyến trên LMS Moodle 4.3.1. Hoạt động học tập cá nhân 4.3.2. Hoạt động học tập theo nhóm 4.3.3. Hoạt động học tập chia sẻ cộng đồng 4.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập 4.4.1. Bài tập cá nhân 4.4.2. Bài tập nhóm 4.4.3. Bài tập lớn

15 giờ tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

Tài liệu chính

[1] Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung. Bài giảng Phương pháp dạy học trong môi

trường trực tuyến. Trường ĐHGD, ĐHQGHN, 2013.

Page 345: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

345

[2] Unessco, Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia Pacific Region,

2012.

Tài liệu tham khảo

5.1 Phân bổ thời lượng:

Lý thuyết: 25

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

- Làm việc nhóm, dạy học dự án

6 . Tài liệu học tập

[3]. E-Learning và ứng dụng trong dạy học. Tài liệu của Dự án Việt-Bỉ (VVOB), Hà

Nội, 2011

[4] Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL. Các mô hình ứng dụng

CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch: Nguyễn Ngọc Vũ). Bộ công cụ nâng cao

năng lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Microsof Partner in Learning, 2010

Page 346: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

346

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tư vấn hướng nghiệp

- Mã học phần: PSE4009

- Học phần bắt buộc/tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- Các học phần tiên quyết:

o Giáo dục học;

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Giúp giáo sinh hiểu được bản chất của giáo dục hướng nghiệp và quá trình tư vấn

hướng nghiệp cho học sinh, từ đó có khả năng giúp học sinh trung học định hướng

nghề nghiệp và chọn nghề phù hợp.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức: Học phần Tư vấn hướng nghiệp giúp người học:

- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai

của học sinh, từ đó nhận thức được vai trò quan trọng của giáo viêntrong việc

tư vấn, hỗ trợ học sinh định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp.

- Hiểu được ý nghĩa xã hội của Tư vấn hướng nghiệp trong việc góp phần thực

hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo yêu cầu xã hội.

- Hiểu được vị trí của tư vấn hướng nghiệp trong chuỗi

- Hiểu được quá trình hướng nghiệp và những yếu tố cấu thành quá trình tư vấn

hướng nghiệp, từ đó trang bị được kiến thức về các mặt nhằm tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh. Đó là: Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực, đặc biệt là địa phương; Biết

được thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động và hệ thống

Page 347: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

347

giáo dục nghề nghiệp (trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng đại

học ở địa phương và cả nước); Biết đánh giá năng lực học sinh, điều kiện

khách quan và chủ quan của học sinh, từ đó giúp học sinhđịnh hướng, chọn

nghề, lập thân, lập nghiệp.

- Hiểu được đặc trưng của Tư vấn hướng nghiệp ở trường phổ thông so với tư

vấn về nghề nghiệp ở những giai đoạn sau trong quá trình giáo dục hướng

nghiệp.

3.2.2. Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp

Sau khi học xong giáo sinh có kỹ năng:

- Có kỹ năng tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh.

- Có kỹ năng tổ chức các hình thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung

học.

- Có kỹ năng sử dụng một số trắc nghiệm khách quan và vận dụng trong

thu thập thông tin, phân tích khả năng của học sinh và xác định mức độ

phù hợp nghề.

3.2.3. Thái độ

- Tôn trọng ý nguyện của học sinh trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp.

- Tôn trọng đạo đức và nguyên tắc hành nghề trong quá trình tham vấn.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Tư vấn hướng nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục

hướng nghiệp ở trường phổ thông, đồng thời cũng là giai đoạn khởi đầu cho một quá

trình tư vấn hướng nghiệp liên tục ở các giai đoạn sau. Chính vì vậy, trên cơ sở những

kiến thức cơ bản về hướng nghiệp (Mục đích, nội dung, các giai đoạn hướng nghiệp,

học phần cung cấp cho giáo sinh những kiến thức cơ bản tư vấn hướng nghiệp, các

loại hình tư vấn, yêu cầu, đạo đức của người tư vấn hướng nghiệp. Trên cơ sở đó,

người học được nghiên cứu sâu và thực hành quy trình tư vấn hướng nghiệp, các kỹ

năng tư vấn, tham vấn cơ bản cho học sinh, vận dụng trong các ca tư vấn hướng

nghiệp. Người học cũng được cung cấp và thực hành một số công cụ cơ bản sử dụng

trong chẩn đoán năng lực, thiên hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Thông qua

kiến thức và kỹ năng đạt được, giáo sinh có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh ở trường trung học, hướng tới việc phân luồng HS sau THCS và

Page 348: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

348

THPT.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời lượng

CHƯƠNG 1

- Hiểu được vị trí của giáo dục và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. - Nắm vững vai trò của người giáo viên trong công tác tư vấn hướng nghiệp - Nắm vững lịch sử hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp

CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC 1.1.Tư vấn hướng nghiệp – một nội dung giáo dục cơ bản trong trường trung học phổ thông 1.1.Vị trí, vai trò của giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp trong hệ thống trường học. Trong mục đích vàvà mô hình trường học ở Việt Nam. 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học. 1.3. Lịch sử hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp

0,3 tín chỉ

CHƯƠNG 2

- Nắm vững được hệ thống nghề các đặc điểm của nghề - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trong việc lựa chọn nghề - Tìm hiểu sự biến động của thị trường lao động - Nắm được vai trò của tư vấn, đào tạo và lựa chọn nghề

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 2.1. Hệ thống nghề và đặc điểm nghề 2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trong việc chọn nghề 2.3. Thị trường lao động 2.4. Tư vấn nghề 2.5. Đào tạo nghề 2.6. Lựa chọn nghề

0,5 tín chỉ

CHƯƠNG 3

- Nắm vững quá trình và cấu trúc hệ thống của tư vấn hướng nghiệp - Nắm vững các giai đoạn cơ bản của quá trình tư vấn hướng nghiệp - Nắm vững các loại hình tư vấn và mô hình tư vấn năm giai đoạn

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 3.1.Quá trình tư vấn hướng nghiệp và cấu trúc hệ thống của quá trình tư vấn hướng nghiệp. 3.2. Các giai đoạn cơ bản của quá trình tư vấn hướng nghiệp. 3.3. Các loại hình tư vấn hướng nghiệp và mô hình tư vấn năm giai đoạn.

0,5 tín chỉ

- Nắm vững các nhóm CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG KĨ NĂNG TƯ

Page 349: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

349

CHƯƠNG 4

kĩ năng tham vấn - Nắm vững nhóm kĩ năng tư vấn - Nắm vững nhóm kĩ năng can thiệp - Nắm vững nhóm kĩ năng bổ trợ

VẤN HƯỚNG NGHIỆP 4.1.Nhóm kỹ năng tham vấn 4.2. Nhóm kỹ năng tư vấn 4.3.Nhóm kỹ năng can thiệp 4.4.Nhóm kỹ năng bổ trợ

0,5 tín chỉ

CHƯƠNG 5

- Nắm vững một số phương pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp - Nắm vững một số hình thức tổ chức tư vấn hướng nghiệp - Nắm vững quy trình tiến hành ca tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

CHƯƠNG 5: NGHIỆP VỤ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP: PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 5.1. Một số phương pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp. 5.2. Một số hình thức tổ chức tư vấn hướng nghiệp 45.3. Quy trình tiến hành ca tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

0,5 tín chỉ

CHƯƠNG 6

- Nắm vững các nguyên tắc tư vấn hướng nghiệp - Hiểu rõ các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong tư vấn

CHƯƠNG 6: NGUYÊN TẮC VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 6.1. Nguyên tắc tư vấn hướng nghiệp 6.2. Một số yêu cầu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong tư vấn.

0,5 tín chỉ

CHƯƠNG 7

Nắm vững các yêu cầu của test hướng nghiệp Nắm vững một số test kiểm tra hứng thú nghề nghiệp Nắm vững một số test xác định năng lực nghề nghiệp Nắm vững một số test xác định kiểu năng lực.

CHƯƠNG 7: TRẮC NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 7.1. Các yêu cầu của test hướng nghiệp: độ tin cậy 7.2. Một số test trong tư vấn hướng nghiệp 6.2.1. Nhóm test xác định hứng thú nghề nghiệp 6.2.2. Nhóm test xác định năng lực nghề nghiệp: AQ, CQ, IQ 6.2.3. Nhóm test xác định kiểu nhân cách: KC của .GDH hướng nghiệp 12, yêu cầu của bài test

0,2 tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30 giờ tín chỉ

Thực hành, thảo luận: 15 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 30 giờ tín chỉ

5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp thuyết trình

Page 350: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

350

- Phương pháp xemina – thảo luận nhóm

- Phương pháp thực hành tổ chức tư vấn nhóm; tư vấn cá nhân.

- Phương pháp đóng vai.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

3. Đặng Danh Ánh (2010), “Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam”, NXB Văn hóa –

Thông tin.

4. “Tâm lý học tham vấn” (Giáo trình của khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn). NXB ĐHQGHN, 2009.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

13. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và

phẩm chất đội ngũ giáo viên. NXB Lý luận Chính trị.

14. Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục

hướng nghiệp ở trường THPT, NXB Giáo dục 2004.

15. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia 1999.

16. Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học lao động, Tài liệu dành cho học viên cao học,

Viện Khoa học Giáo dục.

17. Tài liệu tập huấn tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, Bộ giáo dục và

đào tạo (lưu hành nội bộ) Hà Nội 1994.

18. Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học lao động (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) tập

2, NXB Giáo dục 1978.

19. Hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tài liệu hướng dẫn của Bộ

GD-ĐT, Hà Nội 1989.

20. Đặng Danh Ánh: Quan điểm mới về hướng nghiệp và hướng nghiệp trong

trường phổ thông. Tạp chí giáo dục số 38 và số 42, tháng 10/ 2002

21. Đối thoại Pháp- Á: vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt

Nam, trang 36, 2001. ĐHQGHN.

22. John Arnold, Tâm lý học lao động (work psychology), NXB prentice hall. Mỹ 2004.

23. Holland J.L, Lựa chọn nghề nghiệp: Lý thuyết về tính cách nghề nghiệp và môi

trường lao động. englewood clifs, NJ: prentice - hall, 1985

24. Holland J.L, Lý thuyết về nghề nghiệp và nghiên cứu tự định hướng, Tạp chí

Tâm lý tư vấn nghề nghiệp, englewood clifs, NJ: prentice - hall, 1993

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 351: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30

351

Hình thức

Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá thường xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá nhân

Lý thuyết và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa học

10%

Bài tập nhóm

Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết môn

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.