52
Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010 1 BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN Địa chỉ : 289 Hai Bà Trưng, P.8, Q.3, TP.HCM Email : [email protected] ĐT : 38.290.093 Thư từ bài vở, tin tức xin gửi về trước ngày 15 mỗi tháng LỜI CHỦ CHĂN Kính gởi : Linh mục, tu s ĩ, giáo dân trong gia đ ình giáo ph ận Anh chị em rất thân mến, 1. Trong Năm Thánh 2010, ngoài việc nhìn lại quá khứ và nhìn vào hiện tại, chúng ta còn có nhiệm vụ hướng tầm nhìn đến tương lai, để canh tân Giáo Hội là ngôi nhà chung của Dân Chúa, cho thế hệ hôm nay và mai sau. Canh tân Giáo hội tại gia là gia đình tín hữu, Giáo hội tại cộng đoàn là Dòng tu, Giáo xứ, các Giới Đoàn thể tông đồ giáo dân, Giáo hội tại địa phương là Giáo phận. 2. Việc canh tân ngôi nhà Giáo Hội trong gia đình, trong cộng đoàn, trong Giáo phận, đòi hỏi nơi mỗi người hai điều kiện căn bản này : Một là : cùng có một tầm nhìn chung về định hướng xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x.Mt 7,24-25), với bốn

BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

1

BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN

Địa chỉ : 289 Hai Bà Trưng, P.8, Q.3, TP.HCM Email : [email protected] ĐT : 38.290.093

Thư từ bài vở, tin tức xin gửi về trước ngày 15 mỗi tháng

LỜI CHỦ CHĂN

Kính gởi : Linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận

Anh chị em rất thân mến,

1. Trong Năm Thánh 2010, ngoài việc nhìn lại quá khứ và nhìn vào hiện tại, chúng ta còn có nhiệm vụ hướng tầm nhìn đến tương lai, để canh tân Giáo Hội là ngôi nhà chung của Dân Chúa, cho thế hệ hôm nay và mai sau. Canh tân Giáo hội tại gia là gia đình tín hữu, Giáo hội tại cộng đoàn là Dòng tu, Giáo xứ, các Giới và Đoàn thể tông đồ giáo dân, Giáo hội tại địa phương là Giáo phận.

2. Việc canh tân ngôi nhà Giáo Hội trong gia đình, trong cộng đoàn, trong Giáo phận, đòi hỏi nơi mỗi người hai điều kiện căn bản này :

Một là : cùng có một tầm nhìn chung về định hướng xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x.Mt 7,24-25), với bốn

Page 2: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

2

trụ cột vững bền là Chân Lý và Tình Thương, Hòa Bình và Công Lý (x.TV 85,11, Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý"). Đó là tầm nhìn dưới ánh sáng đức tin kitô giáo, ánh sáng của niềm tin vào Thiên Chúa Cha là Tình Yêu tạo thành, Chúa Giêsu Kitô là Tình Yêu cứu độ, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu đổi mới và hiệp nhất. Xây ngôi nhà Giáo Hội theo tầm nhìn nầy, gia đình sẽ trở thành mái ấm tình thương, mỗi cộng đoàn sẽ thành một cộng đồng nhân loại liên kết với nhau kiến tạo nền văn minh tình thương cho thế giới hôm nay. Đây cũng là cách làm chứng sống động và rao giảng hữu hiệu Tin Mừng Thiên Chúa là Tình Yêu.

Hai là : nói và làm theo sự soi dẫn của Thánh Thần, không để cho những rối loạn tâm thần hay tà thần cùng đồng minh của nó thúc đẩy, lôi cuốn (x. Gal 5, 16-26). Vì lẽ hoa trái của Thánh Thần là sự bình an, niềm vui, tình yêu thương liên kết mọi người nên một, là những biểu hiện của văn hoá sự sống. Còn hậu quả của tâm thần không lành mạnh hay của tà thần, là sự hiểu lầm, hoang mang, bất hoà, chia rẽ, chống đối, loại trừ nhau, là những dấu ấn của văn hoá sự chết. Ý thức mình là đền thờ của Chúa Thánh Thần, và Ngài hiện diện trong tâm hồn cũng như trong đời sống của mình, người tín hữu chính thực, hay người Công giáo tốt, là người chuyên tâm cộng tác vào công trình tái tạo và đổi mới, liên kết và hiệp nhất của Ngài trong cộng đồng nhân loại hôm nay.

3. Để đi vào thực hành cụ thể, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn tín hữu, mỗi giới cùng đoàn thể tông đồ giáo dân, cần quan tâm thực hiện hai công việc này :

Một là : dành thời giờ cùng nhau tìm hiểu và góp ý điều chỉnh, bổ sung cho bản thiết kế ngôi nhà chung ; đồng thời khám phá nơi mái nhà mình, những chỗ hư hỏng, cần được phục chế, gia cố, sửa sang lại. Chúng tôi sẽ gửi đến anh chị em một số câu hỏi, dựa vào đó mà suy nghĩ và trao đổi, đánh giá hiện trạng, cùng góp ý chấn chỉnh và làm mới ngôi nhà mình (gia đình, cộng đoàn, giáo phận).

Page 3: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

3

Hai là : Thiên Chúa Ba Ngôi vừa là cội nguồn vừa là cùng đích và mẫu mực cho việc xây ngôi nhà Giáo Hội. Vì thế, theo lời khuyên của Đức Giêsu Chúa chúng ta, mọi người hãy chuyên cần hiệp lời cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa soi sáng và trợ lực cho mọi thành phần trong Giáo Hội liên kết và hiệp nhất với nhau, chung lòng chung sức canh tân ngôi nhà chung của chúng ta như lòng Chúa mong muốn.

4. Trong những tháng tới, có những biến cố quan trọng sắp diễn ra trong giáo phận nhằm chuẩn bị và mở đường cho công cuộc canh tân ngôi nhà chung của chúng ta, là Giáo Hội tại Việt Nam :

- Ngày 20,21,22 tháng 9, 2010, anh em linh mục trong gia đình giáo phận sẽ tĩnh tâm thường niên tại Đại Chủng viện Thánh Giuse, 6 Tôn Đức Thắng.

- Ngày 4,5,6,7,8 tháng 10, 2010, HĐGM.VN sẽ tổ chức Đại Hội tại Trung Tâm Mục Vụ, 6bis Tôn Đức Thắng.

- Ngày 21,22,23,24,25 tháng 11, 2010, Đại Hội Dân Chúa sẽ được tổ chức tại hai nơi đó. Đính kèm sau đây là bản thảo về tổ chức Đại Hội Dân Chúa, do Ban Tổ Chức Đại Hội đề xuất, nhằm gợi mở cho mọi người góp ý điều chỉnh, bổ sung, và cho sự thống nhất của HĐGM.VN trong Hội nghị tháng 10 sắp tới.

5. Xin anh chị em chung một tâm tình với lòng từ mẫu của Đức Mẹ La Vang cùng lòng quảng đại, trung kiên, hy sinh của các chứng nhân đức tin, hãy xin Ba Ngôi Thiên Chúa thương ban ơn bình an và ơn hiệp nhất, ơn khôn ngoan và ơn sức mạnh cho mọi thành phần Dân Chúa, cách riêng cho các vị mục tử, vượt qua mọi gian lao trắc trở, chung sức tiếp nối công trình của Chúa Giêsu Kitô là mở mang Nước Chúa và mở rộng trời mới đất mới, vì sự sống cùng sự phát triển, vì sự bình an cùng hạnh phúc của gia đình nhân loại hôm nay.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Giám mục của anh chị em

Page 4: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

4

Giáo Dục Đức Tin

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Ăn là một vấn đề thường xuyên của mỗi ngày, nghèo thì một bữa không ra bữa, giàu thì nhiều bữa dư thừa lại sinh thêm nhiều lòng dục. Giàu nghèo đều ăn, nhưng ăn để tu luyện thì chẳng nệ theo bữa giàu nghèo trong bữa ăn. Ăn để sửa mình, để phục vụ cho chân lý mới đáng là ăn.

Bữa ăn của thiền đường: Ăn được cử hành trong trang

nghiêm, tuy chẳng có gì nhiều để ăn, nhưng ăn là một trong những phương thức tu luyện, năm điều niệm trước khi ăn, trong khi ăn và sau khi ăn:

1. Chúng ta có xứng đáng được hưởng sự cúng dường này không?

2. Chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về đức hạnh của mình.

3. Mục tiêu của bữa ăn là tăng cường sức chống trả cám dỗ về tham sân si.

4. Cơm là liều thuốc tăng cường sức khỏe thể lý và tinh thần.

5. Mục đích tối thượng của con người trong khi duy trì sự sống là tìm kiếm chân lý.

Page 5: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

5

Tại nhà Matta: Chúa Giêsu dọn bữa tiệc Lời Hằng Sống, Maria ngồi

đón nhận, Matta lo công việc bếp núc. Trả lời cho từng câu hỏi của bữa ăn tại thiền đường:

Xứng đáng không? Trong sứ vụ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu dạy các

môn đệ: “Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn” (Mt 10, 10).

Là người môn đệ của Chúa, ý thức về bàn ăn được đãi ngộ bởi lòng yêu mến của dân Chúa, người môn đệ cần tự hỏi, bữa ăn này mình có xứng đáng không? Đang sống nhờ vào cộng đoàn mà trở thành người gây tai hại cho cộng đoàn hoặc quên mất việc phụng sự Lời thì có xứng đáng không?

Tại sao Chúa lại sai đi không bao bị, không tiền? Con đường tu luyện khiêm cung Chúa muốn cho người môn đệ ý thức từ sâu thẳm lòng mình, tự thân người được sai đi chẳng là gì cả, khiêm cung nhận từ dân Chúa từng chén cơm, áo mặc. Như vậy, mới trả lời cho từng bữa ăn đang dùng: Có xứng đáng không?

Câu trả lời “Có xứng đáng không?” để giúp mình không bao giờ có suy nghĩ, ăn trên đầu, trên cổ người khác, “ngồi mát ăn bát vàng”.

Suy nghĩ nghiêm túc về đức hạnh. "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng

sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6, 25)

Cái ăn không làm người ta cao quý hơn và rất có thể làm người ta thấp kém hơn. Cẩn thận suy nghĩ về đức

Page 6: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

6

hạnh của mình, ăn để nuôi dưỡng sự tốt lành hay ăn để chất chứa thêm tội lỗi?

Ăn để lo cho mạng sống mình là nguyên nhân của mọi giành giật, xấu xa, bỉ ổi...mới cần nhiều thức ngon, vật lạ thì không đáng được ăn. Ăn để tu luyện nhân đức, hoàn thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn.

Chúa nhẹ nhàng trách với Matta vừa khi làm bếp vừa đang làu bàu: “Con lo lắng nhiều chuyện quá” (Lc 10, 41). Người đầu bếp đóng một vai trò rất quan trọng trong bữa ăn, bởi vì họ không chỉ đóng vai trò nấu cơm, nấu chín thực phẩm; họ đóng vai trò chuẩn bị bữa ăn của tinh thần, truyền được sức sống thiêng liêng của mình qua thực phẩm đến người dùng bữa. Thông thường, người đầu bếp là người lớn tuổi, chín chắn trong tu luyện, được kính trọng trong thiền viện.

Ăn để tăng cường sức chống trả cám dỗ. "Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội

lỗi?" Đức Giê-su đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần” (Lc 5, 30 – 31).

Quan niệm về ăn bị sai lệch khi người ta chú trọng đến cái ăn để thụ hưởng và vì thế dẫn đến: Ăn chặn, hối lộ, tham nhũng, cướp, gian... Ăn để khoe khoang, bòn rút…

Ăn có mục tiêu để tăng cường sức cám dỗ, nên trong việc ăn tự nó đã là một tiết độ quan trọng để nuôi dưỡng nhân đức. Của ăn không làm người ta nên hư hỏng mà chính con người ăn mới làm thành hư hỏng (Xem Mt 15).

Thực phẩm để tăng cường sức lực và thần lực. Nếu của ăn không nhằm phát triển con người toàn

diện thì chỉ nguy hại cho người ăn. “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương

thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn

Page 7: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

7

đem lại phúc trường sinh” (Ga 6, 27). Lương thực trường tồn và phúc trường sinh, khác với của ăn hư nát. Của ăn nào nuôi dưỡng sức lực và thần lực? Khi thiếu thứ bánh trường tồn, con người chỉ dùng cái ăn hư nát, gây ra bao điều bất chính, suy thoái bản thân, nhu nhược ý chí, đánh mất thần linh.

Vì thế, Chúa khen Maria: “Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10, 42). Của ăn thức uống cần cho sức mạnh để xa rời tham sân si mới là của ăn cần thiết để con người sống.

Ăn để tìm chân lý. Ăn để sống. Sống để truy tìm chân lý, sự thiện, tình

yêu. Trong bữa ăn của Chúa với các môn đệ gồm những nét chính: Phục vụ, tri ân, chia sẻ, yêu thương (Xem Lc 22).

Các bữa ăn sẽ vô ích khi không giúp người ăn trở thành công cụ truy tìm chân lý, tình yêu, sự thiện. Điều quan trọng nhất trong của ăn đã bỏ qua, vá víu trong hiện tại, càng ăn người ta càng thất vọng, bất hạnh.

Hãy nhớ đến bài học trong bàn ăn của Chúa. Kẻ tự thấy mình không xứng đáng, ít ra cũng có lòng tự trọng như Giuđa bước ra khỏi phòng ăn. Ăn để sống với chân lý, tình yêu, sự thiện mà mình chưa đạt tới, để nỗ lực hơn, để thanh thoát hơn, để quyết tâm xây dựng yêu thương hơn. Nếu không thể thì đừng ăn.

Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà Matta và Maria, gợi

lên câu chuyện tu luyện trong việc ăn là cần thiết, giúp sống người hơn, thánh hơn, khi dùng bữa của trần thế này tiến về tham dự bàn tiệc muôn đời.

Xin cho của ăn chúng con dùng thường ngày nên của ăn linh thiêng nuôi dưỡng chúng con trên đường Chân Lý, Tình yêu và sự thiện.

Page 8: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

8

Ngày 05/9/2010

SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN – NĂM C

Bài Tin Mừng: Lc 14,25-33

Mai Xuân LỜI CHÚA

Khi ấy, có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ :

"Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.

"Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có hoàn thành nổi không ? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi lại không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chế giễu mà bảo : "Anh ta đã khởi công xây, nhưng chẳng có sức làm cho xong việc. Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng ? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.

SỐNG LỜI CHÚA

“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.”

Page 9: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

9

Đây là một đòi hỏi hết sức nghiệt ngã và cương quyết của Đức Giê-su, đối với những linh hồn được Người chọn làm môn đệ. Nghĩa là : để được chọn làm môn đệ, và để xứng đáng làm môn đệ Người ; thì người được chọn, phải từ bỏ tất cả mọi tình cảm và những dính bén thế gian. Đã từ bỏ tận tuyệt như thế, lại còn phải vác thập giá mình mà theo, thì mới đáng làm môn đệ Người. Nếu chúng ta hiểu rằng : Chính khi từ bỏ mọi sự thế gian, thì cũng đồng thời, chúng ta đang vác thập giá vậy. Đòi hỏi như thế, Đức Giê-su có quá đáng với tình cảm bình thường của một con người không ? Đòi hỏi như thế, Đức Giê-su có đi ngược lại với giáo huấn Người đã dậy về đạo hiếu và tình cảm yêu thương, mà chính Người đã đề cao trong mọi mối tương quan cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, bạn hữu và cả thân xác mà Người đã tạo thành không ? Trả lời cho những thắc mắc trên, là chúng ta đang đào sâu về đường lối giới răn yêu thương của Thiên Chúa, trong cuộc sống đời thường- mà đáp trả cho cân xứng – về mối tình của Người hiến mạng sống cho người mình yêu.

Để chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta phải lội ngược dòng thời gian để trở về với Mầu Nhiệm Tạo Dựng. Mầu Nhiệm Tạo Dựng có thể hiểu như một Mầu Nhiệm Nhập Thể : Khi Thiên Chúa tạo dựng loài người giống hình ảnh Thiên Chúa – từ đất bụi – Người thổi Sinh Khí Sự Sống của Người vào đất bụi ấy ; là Thiên Chúa đã đem hình ảnh và Sự Sống của Người vào thế gian và sống giữa thế gian ; trong và nhờ loài người – để chính nơi hình ảnh loài người – và nhờ Sự Sống yêu thương ấy của Thiên Chúa, mà mặt địa cầu được thăng hoa.

Hay nói cách khác ; khi Thiên Chúa nghĩ đến loài người, Người đã trào thông bản tính Thiên Chúa của Người cho cát bụi – qua và nhờ Hơi Thở của Người – để đất bụi đã được Thiên Chúa nặn lên theo hình ảnh Thiên Chúa – nhận được Sự SốngThiên Chúa. Sự Sống ấy chính là linh hồn chúng ta. Thiên Chúa đã yêu chính Ngài trong Sự SốngLinh Hồn mỗi người. Bởi vậy, khi loài người phạm tội bất trung ; Thiên Chúa đã không bỏ rơi loài người mà Thiên Chúa đã tạo thành giống hình ảnh Người. Thiên Chúa đã cho Ngôi Lời xuống thế, thực hiện công

Page 10: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

10

cuộc Cứu Chuộc để giải thoát loài người khỏi sự chết đời đời. Cuộc khổ nạn ấy được Ngôi Lời thực hiện, chỉ để nói lên mối tình Thiên Chúa yêu thương loài người tội lỗi. Nói theo ngôn ngữ thế gian : Thiên Chúa đang tỏ tình với loài người ; khi cho Ngôi Hai xuống trần thực hiện cuộc khổ nạn trên thập tự, để loài người hiểu rằng : Ngài yêu họ ! Ngài yêu mỗi chúng ta và mời gọi chúng ta đáp trả. Để nhận lại tình yêu đáp trả không cân xứng của loài người ; Thiên Chúa đã phải trả một giá quá đắt cho mối tình ấy : Con yêu dấu gục chết nhục nhã , trần trụi treo trên thập tự…

Nếu Thiên Chúa đã xử dụng cái chết của Con Yêu Dấu trên thập tự để tỏ mối tình Ngài yêu chúng ta ; Chúng ta cũng phải đáp lại mối tình vô cùng cao cả đó bằng con đường thập giá. Không thể có sự đền đáp nào cân xứng cho bằng con đường thập giá, được thực hiện trong đời sống đức tin của mỗi chúng ta. Vậy con đường thập giá ấy phải thực hiện ra sao ? Đó là : dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa… Khi đòi hỏi những điều này, là Đức Giê-su chỉ muốn nói đến cách sống đức tin triệt để ; sống đức tin triệt để là cách sống phó thác, dâng hiến trọn vẹn mọi người thân yêu, mọi sự sống cho Thiên Chúa quan phòng : tin tưởng tuyệt đối vào bàn tay dẫn dắt của Thần Khí; cậy trông vững chắc vào Thiên Chúa trong những gian nan, sóng gió cuộc đời ; và yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết khả năng chúng ta.

Yêu Thiên Chúa cũng đồng nghĩa với vác thập giá. Bởi có ai yêu Thiên Chúa mà được lời cả thế gian đâu. Vậy, yêu Thiên Chúa cũng phải đánh đổi bằng những mất mát mọi tình cảm, mọi hưởng thụ thế gian. Như vậy, để yêu mến đáp đền tình yêu Thiên Chúa, chúng ta cũng phải chiến đấu với chính nội tại tâm hồn mình. Đó là cuộc chiến nội tâm, và đó cũng là thánh giá cuộc đời người môn đệ Đức Giê-su vậy...

Nếu chúng ta hiểu rằng : Chính khi chúng ta quảng đại từ bỏ mọi sự thế gian ; thì chúng ta đang được tất cả. Bởi khi chiếm hữu được Thiên Chúa, là chúng ta đang có tất cả mọi mối tình…

Page 11: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

11

Ngày 12/9/2010 CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN – NĂM C

Bài Tin Mừng: Lc 15,1-32

LỜI CHÚA Khi ấy, tất cả các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui

tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:

"Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói : "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó. Vậy, tôi nói cho các ông hay : trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.

"Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói : "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất. Cũng thế, tôi nói cho các ông hay : giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối."

Rồi Đức Giê-su nói tiếp : "Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng : "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

Page 12: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

12

"Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng ; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ : "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng : "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng : "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.

"Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời : "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha : "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !

"Nhưng người cha nói với anh ta : "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."

Page 13: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

13

SỐNG LỜI CHÚA Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay rất dài, được đọc hết

đoạn mười lăm theo Tin Mừng thánh Lu-ca, gồm ba dụ ngôn : dụ ngôn con chiên bị mất ; dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất và dụ ngôn người cha nhân hậu. Cả ba dụ ngôn đều nói về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những kẻ tội lỗi. Trong đó, dụ ngôn người cha nhân hậu mang nhiều kịch tính đời thường và chứa đầy tính nhân bản, nhân văn, mà bất cứ thời đại nào cũng vẫn có thể xảy ra trong mọi trạng huống gia đình. Bài Tin Mừng này cũng đã được đọc trong các mùa chay. Vậy, để tìm hiểu tâm trạng từng nhân vật trong dụ ngôn này – hôm nay – chúng ta xin Thần Khí dẫn chúng ta vào sâu trong tình yêu thương vô biên của người cha nhân hậu.

Người cha trong bài Tin Mừng hôm nay mang toàn vẹn sắc thái của một con người đầy bản lãnh. Không phải bản lãnh của sức mạnh, uy quyền, liều lĩnh ; mà là bản lãnh của một Tình Yêu vời vợi, cao cả, thấm đẵm nước mất và khổ đau, để chờ đợi... khi ông dám đem tình yêu vô biên của ông mà đánh đố với chất hoang đàng của người con thứ. Chắc hẳn, khi nghe đứa con hoang đàng muốn thực hiện cái chất đi hoang trong lòng nó, người cha đã phải đau buồn lắm. Nhưng, tình yêu thương nơi ông đã thắng, khi ông đã khẳng định với chính ông rằng : nó sẽ trở về. Bởi ông biết chắc chắn rằng : không ai trên đời này có một tình yêu con vô biên như ông. Không ai trên đời này có đủ tình thương để chăm sóc con cách ân cần chu đáo như ông. Vậy, làm sao con ông có thể sống mà thiếu tình yêu của ông. Do vậy, dù đau buồn, ông vẫn đồng ý chia phần gia tài cho nó, dù ông biết nó sẽ phung phí tất cả tài sản ấy.

Có người cho rằng : người con thứ đòi chia gia tài như thế là vi phạm luật ; cũng có người nói rằng, người cha đã phung phí tình yêu của ông cho đứa con hoang. Không ! ông chẳng phung phí chút tình yêu nào. Mà khi quyết định như vậy, ông đang tích lũy, đang đầu tư, đang xây dựng kho tàng yêu thương của ông cho đứa con hoang, ngay chính lúc nó đang phung phá tình yêu của ông. Chúng ta quên rằng : trong tình yêu chân chính, không hề có luật lệ nào của thế gian có thể chi phối được tiếng nói của con tim. Vì con tim luôn có lý lẽ riêng

Page 14: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

14

của nó. Người cha cũng vậy, ông có niềm tin của ông. Ông có lý lẽ của con tim ông. Ông tin vào lý lẽ con tim của ông : rằng tình yêu của ông đủ mọi chiều kích : đủ mạnh, đủ cao, đủ sâu, đủ rộng, đủ dài, để lôi kéo con ông trở về. Và thế là, dù đau buồn, ông vẫn cứ tôn trọng tự do của con, dù là thứ tự do trong tâm hồn của đứa con hoang đàng ; sẽ gây nên những hậu quả khôn lường cho cuộc đời nó. Ông vẫn cứ thực hiện cuộc đánh đố giữa tình yêu vô biên của trái tim người cha và chất hoang trong lòng con mình.

Hơn ai hết, ông hiểu rằng, để dạy cho con bài học nhớ đời – tùy theo tâm tính từng đứa con – cũng cần cho nó có một nhận thức sâu xa về bản chất của nó, sức mạnh của nó, tài năng của nó, sự khôn ngoan của nó, bản lãnh của nó, và nhất là cái tính tự do hoang đàng sẽ đưa nó tới đâu, sẽ gây cho nó những hậu quả thế nào. Cũng rất cần thiết để nó ra đi...

Và, chỉ khi nó đã khẳng định được mình sau những thất bại ê chề, nhục nhã, đắng cay, đói khát. Chỉ khi phẩm giá con người bị hạ thấp thua con vật... Chỉ sau khi cuộc đời dạy nó bài học như thế, nó mới nhận ra được tình thương vô bờ bến của cha, qua cách cha đối xử với những người đầy tớ trong nhà... Và chỉ khi nó ý thức và nhận thức được cách sâu xa thân phận con người – danh giá của con ông chủ – không được bằng tên đầy tớ trong nhà cha. Nó mới biết ơn và sống hiếu thảo trong tình thương của cha. Chất hoang trong lòng nó đã bị chính tình thương yêu và sự ân cần chu đáo của cha triệt hạ, xóa nhòa... Nhờ bài học này, nó sẽ nhớ đời...

Như vậy, bản tính thích tự do hoang đàng, tội lỗi lại trở nên nguyên nhân để người con thứ đứng dậy trở về. Nếu như thế, cũng rất cần một chút hoang đàng cần thiết trong mỗi con người – với một chừng mực nào đó – nơi bản chất thích tự do, luôn muốn thoát khỏi ảnh hưởng tình yêu của cha. Đủ để chúng ta nhận ra được chúng ta cần đến cha chừng nào !!!

Với sức mạnh Tình Yêu vô biên của trái tim người Cha. Ông đã thắng trong cuộc đánh đố với đứa con hoang đàng tội lỗi!!! Còn chúng ta, sau khi đã đi hoang, chúng ta đã nhận ra hậu quả của đời sống tự do trong chất hoang nơi mình chưa ? Và có quyết tâm trở về bên Cha yêu dấu chưa ? như người con hoang đàng trong bài Tin Mừng hôm nay ???

Page 15: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

15

Ngày 19/9/2010 CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN – NĂM C

Bài Tin Mừng: Lc 16,1-13

LỜI CHÚA Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ

rằng : "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo : "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa! Người quản gia liền nghĩ bụng : "Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !

"Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất : "Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ? Người ấy đáp : "Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo : "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi. Rồi anh ta hỏi người khác : "Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: "Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo : "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.

"Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.

"Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn ; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em ?

"Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh

Page 16: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

16

dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được." SỐNG LỜI CHÚA

“Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn ; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.”

Với lời dạy trên, chúng ta thấy Đức Giê-su đã thấu suốt sự bất trung và những đam mê của loài người trước tiền của ra sao. Không phải chỉ ở bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su mới đề cập đến vấn đề này ; mà đã nhiều lần, nhiều nơi, Người đưa vấn đề tiền của ra để dạy các môn đệ ; dưới nhiều khía cạnh, nhiều mặt khác nhau ; hầu các môn đệ phải quan tâm khi tiếp xúc với tiền của giữa đời thường, mà cảnh giác với những cám dỗ do tiền của gây nên.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đặt trọng tâm vào vấn đề trung tín khi sử dụng tiền của. “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn ; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. ”Với lời dạy này, nó hàm chứa và bao quát mọi vấn đề trong nhân cách mỗi người, mà người ta hay gọi là bản chất ; được biểu hiện nơi mọi tương quan với đồng loại ; không phải chỉ ở khía cạnh giao tiếp bên ngoài, mà còn được hình thành từ tận sâu thẳm trong nội tâm mỗi người ; trong tư tưởng, trái tim, lời nói, hành vi, việc làm nữa.

Mở đầu bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đưa ra dụ ngôn người quản gia bất lương để dạy các môn đệ Người về cách sử dụng của cải. Lạ lùng thay, tên quản gia đã hành xử bất lương với chủ, lại được ông chủ khen là đã có hành động khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi cư xử với đồng loại. Vậy, hành động bất lương như thế, sao lại được ông chủ gọi là khôn khéo ?

Trong vai trò quản gia, nghĩa là vị trí chỉ sau ông chủ, người quản gia nắm giữ trong tay đầy quyền lực : với tất cả mọi gia nhân trong nhà. Ông ta có nhiệm vụ cắt đặt mọi việc cho các gia nhân khác ; bảo vệ, chăm sóc và chi thu toàn bộ tài sản theo lệnh chủ... Trong vị trí quan trọng như thế ; người quản gia phải là người rất mực trung thực và được chủ tín nhiệm tuyệt đối ; Nếu với công việc có tính đặc thù như thế, mà người

Page 17: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

17

quản gia bất trung, thì phần thiệt hại sẽ vô cùng lớn lao cho ông chủ...

Trong bài Tin Mừng hôm nay, người quản gia đã không giữ lòng trung tín với chủ, đến nỗi, ông chủ đã nghe biết về sự bất trung của anh ta ; nên gọi anh ta đến kiểm tra sổ sách ; và sẽ cho anh ta nghỉ việc. Trước nguy cơ mất việc, anh ta liền nghĩ đến những điều có lợi cho bản thân và cuộc sống của anh sau này : giảm thiểu tối đa số nợ cho những người mắc nợ với chủ ; để những người này phải mang ơn anh ta. Hầu sau khi mất việc ; các con nợ sẽ đón anh ta về nhà mình mà đền ơn...

Nghe xong dụ ngôn này, chắc không ai trong chúng ta chấp nhận hành động của người quản lý bất trung này. Từ sự bất trung trong việc nhỏ : là thiếu trách nhiệm của người quản gia với chủ trong tài sản được chủ trao phó... Đến việc trở thành tên quản gia bất lương là một bước rất ngắn... Ngắn đền nỗi, tự trong những suy nghĩ tưởng như rất khôn khéo có lợi cho bản thân mình ấy ; nó đã hình thành một mưu kế bất lương với ông chủ, mà mình đã phục vụ. Như vậy, bất lương là con đẻ của tính bất trung, đã nằm sẵn trong bản chất của tất cả những người thiếu lòng trung tín : Bởi vì “ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn ; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.” Đức Giê-su đã dùng tiền của để làm thước đo lòng trung tín của mỗi người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau. Tên quản gia bất lương đã tỏ ra rất khôn khéo trong cách cư xử theo thói thế gian. Nhưng, trong ơn Khôn Ngoan của Thiên Chúa, anh ta lại trở thành tên quản gia bất lương ; vì anh ta làm mọi việc chỉ để phục vụ cho bản thân mình, cho lợi ích riêng mình, mà không hề nghĩ đến quyền lợi của chủ. Cái chất bất lương chính là ở những suy nghĩ đó.

Trong cuộc sống kiếm tìm cơm, áo, gạo, tiền ; mỗi chúng ta thử soát lại lòng mình xem : trong cách cư xử với mọi tương quan đồng loại, chúng ta đã bao lần trung tín và bao lần cư xử bất lương với Thiên Chúa và với đồng loại. Trong cách xử dụng tiền của, và cả trong lãnh vực thiêng liêng cùng với địa vị, quyền bính mà Thiên Chúa đã xử dụng chúng ta để – qua chúng ta – mà thi ơn cho mọi người... Và như thế ; chúng ta là người trung tín, hay là kẻ bất lương ? Câu hỏi này không dễ trả lời, nếu không khiêm tốn xin Thần Khí soi dẫn...

Page 18: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

18

Ngày 26/9/2010 CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN – NĂM C

Bài Tin Mừng: Lc 16,19-31

LỜI CHÚA Khi ấy, Đức Giêsu nói với người

Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây : "Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

"Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên : "Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát ; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm ! Ông Áp-ra-ham đáp : "Con ơi, hãy nhớ lại : suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi ; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.

"Ông nhà giàu nói : "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này ! Ông Áp-ra-ham đáp : "Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói : "Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Áp-

Page 19: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

19

ra-ham đáp : "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin." SỐNG LỜI CHÚA

Dụ ngôn ông nhà giầu và anh La-da-rô nghèo khổ, đã được Đức Giê-su đưa ra làm bài học cho toàn nhân loại, cách riêng, cho tất cả mọi tín hữu, ở mọi thời đại. Là một bài học vô cùng sâu sắc, mang nhiều sắc thái : vừa mang tính đời thường ; vừa mặc lấy tinh thần tôn giáo với thuyết nhân quả. Hay nói đúng hơn – luật công bằng được Thiên Chúa thực thi một cách triệt để với mọi người ; sau cuộc sống trần gian đầy thử thách ; khi chúng ta đã không thực hiện luật bác ái với tha nhân. Bài học này cũng rất thực tế, xảy ra thường xuyên trong cuộc sống đời thường. Nhất là trong giai đoạn hiện tại, nơi đa số cuộc sống những người ăn trên ngồi trước, có chức, có quyền trong xã hội, ở khắp nơi trên thế giới.

Xin Ánh Sáng Khôn Ngoan Toàn Năng ; Ánh Sáng Phục Sinh Vinh Hiển ; Ánh Sáng Chân Lý Sự Thật của Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay – rọi vào lòng trí – và soi dẫn chúng ta tìm hiểu thấu đáo tâm trạng và cách sống của ông nhà giầu ; cũng như tâm trạng và cách nhận chịu mọi sự quan phòng của Thiên Chúa với anh nghèo khổ La-da-rô, trong cùng cuộc sống đời thường... Những chi tiết khác, chúng ta sẽ lần lượt chia sẻ những lần sau...

Đọc bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta đã thấy rõ, Chúa Giê-su không lên án người giầu có chỉ vì ông ta là người có nhiều tiền của. Điều khiến ông ta phải vào hỏa ngục, chính vì ông ta mang một trái tim chết, đang khi ông ta vẫn thở và hưởng thụ cuộc sống một cách bình thường. Vâng ! ông ta đang mang một trái tim chết, khi ông ta vẫn thở. Đó là một nghịch lý rất hiển nhiên, không phải hiếm xảy ra trong cách sống và cuộc sống hôm nay.

Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu, thì tình yêu Thiên Chúa đã cạn kiệt trong trái tim ông ta – Nếu hơi thở Thiên Chúa là Sự Sống linh hồn, thì hơi thở của Thiên Chúa cũng đã bị bóp nghẹt trong cuộc đời ông ta : vì của cải, vì hưởng thụ, vì xa hoa, vì ích kỷ, vì yêu bản thân mình quá lẽ. Ông ta chỉ biết phục vụ cho bản thân và những khoái lạc xác thịt của mình. Xung quanh ông ta, hình như không còn có ai đáng quan tâm nữa. Tim ông ta vẫn đập, nhưng nó chỉ đập cho mọi hưởng thụ trần thế. Hơi thở ông ta vẫn

Page 20: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

20

còn, nhưng nó chỉ xông ra những mùi thối rữa của sự chết. Với Tình Yêu và Sự Sống Thiên Chúa, nó đã chết. Nó đã bị những hưởng thụ thế gian bóp chết tự bao giờ. Vì chỉ có trái tim chết, mới không xúc động trước những khốn khổ của đồng loại, trước những bệnh tật, đau đớn thể xác của tha nhân, qua người nghèo khổ La-da-rô. Có thể, ông ta sẽ không phải xuống hỏa ngục, nếu ông ta không hằng ngày nhìn thấy người nghèo khổ La-da-rô, “nằm trước cổng nhà ông, mụn nhọt đầy mình, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no.” Mụn nhọt thì chẳng có tiền chữa, chỉ có mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc cho anh ta. Ông nhà giầu đã thấy, đã biết, đã hằng ngày mục kích người đồng loại khốn khổ đến thế, mà tim ông ta chẳng hề lay động... Người nghèo khổ ngay trước mắt mà còn vô tâm, vô cảm, lạnh lùng đến thế, thì sao còn có giờ để nghĩ đến ai khác... Quả thật, trái tim ông ta đã chết thật rồi... Chết Tình Yêu, chết Sự Sống của Thiên Chúa trong cuộc đời và linh hồn ông ta.

Với người nghèo khổ La-da-rô : trước sự giầu có xa hoa, trước yến tiệc linh đình, trước của ăn thừa thãi, trước sự vô tâm, vô cảm, lạnh lùng, chai sạn của đồng loại ; anh không hề tỏ vẻ chán nản, than thân trách phận ; không ước ao giầu có ; không xin xỏ hèn hạ ; không tìm cách chiếm đoạt của cải người khác trái lẽ. không oán hận số phận hẩm hiu của mình ; không thù oán, ghét bỏ, giận hờn, xa tránh người giầu có kia... Anh chấp nhận mọi sự cách bình an... Tin Mừng không nêu lên một chi tiết nào chứng tỏ người nghèo khổ La-da-rô chống đối số phận mình. Không chống đối số phận ; cũng đồng nghĩa với nhận chịu mọi sự an bài của Thiên Chúa với một tâm hồn và cuộc sống bình an và yêu thương trước mọi thử thách...

Phần thưởng cũng như hình phạt – rất công bằng và tương xứng với cách sống và cách thể hiện tình yêu thương giữa người với người, của ông nhà giầu và người nghèo khổ La-da-rô ; đã trở nên bài học đắt giá cho mọi tín hữu, cũng như cho toàn nhân loại ; không biết có lay động được trái tim và tâm hồn mọi người, cách riêng, người tín hữu chúng ta hôm nay không ? Chấp nhận mọi an bài của Thiên Chúa với tâm hồn vui vẻ, và bình an, cũng đồng nghĩa với cách thể hiện Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến đã trưởng thành vậy...

Page 21: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

21

Trang Giáo Dục Gia Đình

BBT (St)

Những người làm cha mẹ luôn đòi hỏi con phải "khai thật" với mình và trong thâm tâm ai cũng mong muốn con cái trở thành người trung thực. Thế nhưng, chính họ lại làm cho con "rối loạn" vì "nói một đường, làm một nẻo".

Đang bận thì chuông điện thoại réo, chị Hải bảo cậu con trai bốn tuổi: "Ai hỏi thì con bảo mẹ đi làm chưa về nhé". Cậu bé nhấc điện thoại lên, trả lời theo đúng ý mẹ. Chị khen con "giỏi".

Cũng như nhiều ông bố, bà mẹ khác, chị Hải đã vô tình dạy cho con những bài học đầu tiên về nói dối.

Những người làm cha mẹ luôn đòi hỏi con phải "khai thật" với mình và trong thâm tâm ai cũng mong muốn con cái trở thành người trung thực. Thế nhưng, chính họ lại làm cho con "rối loạn" vì "nói một đường, làm một nẻo".

"Chuyện con nít" Nghỉ hè, vợ chồng chị Chuyên, TP.HCM đưa hai đứa con gái

về quê ở miền Trung. Khi chuyến tàu tốc hành chuyển bánh, chị Chuyên dặn cô con gái nhỏ: "Chú soát vé hỏi con bao nhiêu tuổi, con trả lời năm tuổi nhé". Cô bé ngạc nhiên: "Nhưng con đã sáu tuổi, học gần xong lớp một rồi mà". "Khai đúng tuổi để người ta bắt mua vé. Mẹ đã mua ba vé, con nằm chung giường với chị là ổn rồi!".

Cô bé cũng nói theo mẹ, nhưng khi người soát vé đi khỏi, cô bé càu nhàu với chị: "Em đã sáu tuổi rồi, em không thích năm

Page 22: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

22

tuổi, vì phải học lại lớp chồi". Chị Chuyên không biết, mình vừa dạy cho con bài học thiếu trung thực chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt.

Vợ chồng anh Hoàng cũng rơi vào trường hợp này. Trong bữa cơm, anh Hoàng than phiền với vợ về những kế hoạch mới ở công ty mà anh không đồng tình với quan điểm của giám đốc. Chị vợ góp ý với chồng: "Anh cứ làm ra vẻ ủng hộ cấp trên, để người ta khỏi để ý đến mình. Cứ bảo là anh đang học thạc sĩ, nên bận nghiên cứu tài liệu".

Đứa con gái 12 tuổi chen ngang: "Chuyện gì con không thích là con nói liền" thì bị mẹ lên lớp: "Chuyện của con toàn là chuyện con nít, thích hay không thích chẳng có gì quan trọng. Khi nào con lớn, con mới biết, đâu phải lúc nào mình cũng nói theo ý của mình".

Cha mẹ phải gương mẫu Ngay từ lúc lên hai, trẻ sẽ ghi nhớ và bắt chước theo mọi

câu nói, hành vi, cử chỉ của bố mẹ. Nhiều người nghĩ, có những lời nói dối vô hại, nên hồn nhiên "phổ biến" cho con. Khi đi mẫu giáo, đến trường, có thêm những mối quan hệ ngoài gia đình, qua giao tiếp với bạn bè, người lớn... trẻ còn có nhiều cơ hội học bài học "trung thực hay không". Vì thế, cha mẹ cần phải giám sát con để kịp thời chỉnh sửa những biểu hiện thiếu trung thực nơi trẻ.

Thái độ của cha mẹ quyết định sự thành thật hay gian dối của con. Khi trẻ ý thức được rằng nói thật sẽ bị cha mẹ la mắng, trừng phạt thì nó sẽ bắt đầu áp dụng "chiêu" nói dối. Một đứa trẻ nói dối cũng rất khổ tâm vì phải sống trong trạng thái áy náy, lo sợ bị phát hiện.

Nếu con có lỗi và chịu nói thật, cha mẹ đừng trách mắng mà nên xử lý thật công bằng, phân tích lỗi, yêu cầu con không được tái phạm, đồng thời động viên tinh thần dũng cảm nói thật của trẻ.

Điều cần thiết nhất là bố mẹ nên để con thấy được nhiều tấm gương trung thực, trong đó, mình phải là người gương mẫu nhất. Bạn cũng có thể cho con tiếp cận với những cuốn sách, bộ phim nói về những nhân vật thật thà, thẳng thắn cùng với lời bàn của cha mẹ.

Page 23: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

23

Trang Thanh Niên

TKH

ần đầu tiên trong đời có chiếc đồng hồ, đó là vào lúc tôi lãnh lương lần đầu tiên trong cuộc đời. Đã từ lâu lắm rồi ngắm nhìn

chiếc đồng hồ với sự ước ao, chiếc đồng hồ mới là sở hữu đầu tiên giá trị tôi có được. Tự tặng thưởng mình sau những nỗ lực bằng việc mua chiếc đồng hồ, đó là một quyết định đầy ý nghĩa đối với tôi.

Nhớ lại thưở thơ ấu ngồi lưng trâu, mỗi khi đi chăn, những bọn trẻ chúng tôi không đứa nào chăn trâu mà không biết đền việc xem giờ mỗi khi có người hỏi. Để định giờ, với những đứa trẻ chăn trâu, chúng tôi chỉ cần nhảy xuống khỏi lưng trâu, đứng thẳng người lên và xem bóng của mình đổ bao xa đối với mặt trời, chúng tôi sẽ nói ngay giờ ước lượng khá chính xác và còn có thể gây được lòng tin nơi những người hỏi nhờ sự chính xác ấy.

Chúng tôi xem giờ thưở ấy là để biết giờ cần phải dắt trâu về, có khi lo chuyện nấu bếp ở nhà, sau khi mọi người đã ra đồng; có khi là những lúc cần biết giờ để đến trường hoặc có khi biết giờ để hẹn nhau đá banh.

Giờ giấc ở nhà quê, không cần chính xác đến từng phút, mà chỉ vuông tròn theo từng nửa giờ, nên chiếc đồng hồ đo bóng của chúng tôi có giá trị với nhiều người lắm và cũng hữu ích cho chúng tôi nữa.

L

Page 24: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

24

Sau này khi lớn lên, rời khỏi ruộng đồng, xa dần với các con trâu, chúng tôi mới ý thức hơn về từng phút của của cuộc sống. Chúng tôi tranh thủ vừa đi học vừa đi làm thêm vặt vãnh gì đó để phụ thêm tài chánh cho gia đình. Riêng tôi, công việc ngày đầu ấy là chẻ củi mướn cho vựa than củi. Khi nhận đồng lương đầu tiên, tôi quyết định mua cho mình chiếc đồng hồ, để nhắc nhở “thời gian là vàng bạc”.

Có chiếc đồng hồ, tôi biết cần làm gì để chuẩn bị cho tương lai, dẫu có nhiều khó khăn nhưng không bao giờ xa rời việc học, tranh thủ học, biết nhiều để có nhiều cơ hội. Chúng tôi lớn lên trong những ngày gian khổ, vất vả mới có miếng ăn, và vất vả hơn nữa mới có thể đến trường. Chiếc đồng hồ mang một ý nghĩa quan trọng, nó đánh dấu sự đổi thay cuộc đời của tôi, nó nhắc nhở tôi quý lấy thời gian, nó giúp tôi quản lý những gì mình có tốt hơn.

Chiếc đồng hồ, sau này khi trải qua nhiều năm tôi càng khám phá ra sự quý giá của thời gian hơn nữa:

Cứ thử hỏi một vận động viên đua về đích, thời gian tính bằng sao.

Cứ thử hỏi bà mẹ trong lúc sinh con, thời gian tính bằng giây.

Cứ thử hỏi bàn thắng trong những phút cộng thêm.

Và cứ hỏi như thế nhiều phần nhỏ hơn sao vẫn được tính khi cần thiết.

Bạn thân mến! Chiếc đồng hồ với bạn có nhiều ý nghĩa tuỳ theo cách thức bạn dùng thời gian. Lúc nào đồng hồ cũng chỉ chạy theo một nhịp độ, nhưng con người có thể đạt được sớm hơn hay muộn hơn.

Page 25: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

25

Năm Thánh 2010

Hiền Tâm

Thương nhau xây dựng nhà Giáo Hội Ơn gọi Kitô hữu làm con Chúa Dẫn ta vào sống đời Mầu Nhiệm Lời trần tín thác tình siêu nhiên Thương nhau làm mới nhà Giáo Hội Một lòng một ý ta chung bước Liên đới hỗ trợ kết tương lai Có Chúa dẫn ta đến Hiệp Thông Thương nhau gìn giữ nhà Giáo Hội Nhà Cha chung điểm hẹn về nguồn Lĩnh Sứ Vụ Chúa trao hôm nào Thi hành triệt để cùng trung tín Thương nhau bảo vệ nhà Giáo Hội Gia đình, cộng đoàn cả địa phương Không chỉ hôm nay còn mai sau Bước tiếp bước thế hệ cháu con Lời Người trao gửi sứ vụ thiêng Được làm con của đất, của trời Hèn mọn là thế, vẫn cao sang Ngày cánh chung Chúa hứa thưởng ban Thờ lạy, kính tôn Giêsu Thánh Thể Mến yêu, quan tâm người thân cận Người người cùng chung một đích đến Nhà nhà vững chắc nền Phúc Âm

Trách nhiệm, liên đới ta sẻ chia Với đồng đạo, đồng bào và đồng loại Lời chân lý đến từ tình yêu Xây hòa bình hưởng lợi ích chung La Vang Mẹ ơi ! tình bao dung Việt Nam Các Thánh Tử Đạo thiêng Máu đào nhuộm thắm nên chứng nhân Giúp sức thực thi thư mục tử.

Page 26: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

26

Trang Giải Đáp Thắc Mắc

THẮC MẮC VỀ GIÁO HỘI

Lm. Nguyễn Ngọc Bích, DCCT

Hỏi:

Thưa Cha, Xin Cha cho biết 10 vị Giáo Hoàng theo sau Thánh Phêrô là ai. - Cách thức bầu Giáo Hoàng thời đó như thế nào? - Chức vụ Hồng Y có từ thời nào? - Thánh lễ hiện nay có từ thời nào? - Luật độc thân về Linh mục có phải chỉ mới có từ thế kỷ thứ 17 phải không Cha ? Lý do nào đặt ra luật độc thân cho các Linh mục ?

Cám ơn Cha nhiều. Thuan Le

Anh Lê Thuận thân mến. 1. Bầu Giáo Hoàng Cách thức bầu các vị Giáo Hoàng thời đầu không giống như

ngày nay do các Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới. Việc bầu Giáo Hoàng là Giám Mục Rôma thời đó do hàng giáo sĩ và giáo dân của Rôma thực hiện. Đó cũng là cách bầu cử thông thường các giám mục của tất cả các giáo phận vào lúc ấy. 10 vị Giáo Hoàng theo sau Thánh Phêrô là : Th. LINUS (67 - 76) sinh tại Volterra, miền Tuscia, Ý và

được an táng gần bên Thánh Phêrô. Ngài đã tấn phong 15 giám mục đầu tiên. Ngài cấm phụ nữ không được bước vào thánh đường nếu không đội khăn trùm đầu.

Th. CLETUS (76 - *88) người Roma, đã ấn định những quy tắc thánh hiến các giám mục, ban hành các quy tắc về y

Page 27: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

27

phục giáo sĩ. Trong vùng Vatican, gần mộ Thánh Phêrô, ngài cho xây một nguyện đường để an táng các vị tử đạo.

Th. CLEMENS (88 - *97) người Roma, bị hoàng đế Trajanus kết án lưu đày sang Pontus, bị cột neo quanh cổ và ném xuống biển. Ngài đã phục hồi bí tích Thêm sức theo lễ nghi của Thánh Phêrô. Tiếng "Amen" trong các nghi thức tôn giáo được cho là phát xuất từ triều đại ngài.

Th. EVARISTUS (97 - 105) người Hy Lạp. Vì số tín hữu gia tăng, ngài đã phân chia thành các giáo xứ, cắt đặt 7 phó tế đầu tiên trao phó cho các linh mục lớn tuổi, và đây được coi như nguồn gốc của Hồng y đoàn ngày nay.

Th. ALEXANDER I (105 - 115) người Roma, môn đệ của Plutarch. Việc sử dụng nước phép trong Giáo Hội, ở tư gia và việc chỉ định bánh thánh phải được làm bằng bánh không men được phát xuất từ triều đại ngài.

Th. SIXTUS I (115 - 125) người Roma. Ngài truyền lệnh dùng khăn thánh và chỉ thừa tác viên có chức thánh mới được cầm trực tiếp các đồ thánh.

Th. TELESPHORUS (125 - *136) người Hy Lạp. Ngài sáng tác Kinh Vinh Danh và thiết lập Bảy Tuần Mùa Chay trước lễ Phục Sinh. Ngài truyền mỗi linh mục nên cử hành 3 thánh lễ trong đêm Chúa Giáng Sinh. Ngài thêm những kinh nguyện mới vào thánh lễ.

Th. HIGINUS (136 - *140) người thành Athens, Hy Lạp. Ngài đã xác định các đặc quyền khác nhau của hàng giáo sĩ và ấn định các cấp bậc trong phẩm trật Giáo Hội; đặt ra tục lệ phải có người đỡ đầu khi lãnh bí tích Rửa tội, để giúp đỡ những người tân tòng; và ấn định tất cả nhà thờ phải được thánh hiến.

Th. PIUS I (140 - *155) sinh tại Aquileia, Ý. Giả thuyết cho rằng ngài đã ấn định lễ Chúa Phục Sinh vào Chủ nhật I sau trăng tròn tháng 3 Âm lịch. Những quy tắc của ngài đối với các dự tòng người Do Thái được coi là quan trọng.

Th. ANICETUS (155 - *166) sinh tại Syria. Ngài ra chỉ dụ cho hàng giáo sĩ không nên để tóc dài.

Page 28: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

28

2. Tước Hồng Y Về tước vị Hồng Y (Cardinalis) thì đã có từ thời đế quốc

Rôma dưới triều Hoàng Đế Theodose. Tước vị Hồng Y được ban cho các viên chức cao cấp của triều đình, cho các tướng lãnh, cho các thống đốc các lãnh thổ Á -Phi. Họ là những người phải thực thi những trách vụ quan trọng cho đế quốc.

Trong Giáo Hội, tước vị Hồng Y dành cho những thành viên của hàng giáo sĩ tại Rôma trong những thế kỷ đầu. Họ trực thuộc quyền Đức giám Mục Rôma mà họ đảm nhận việc bầu cử. Việc tổ chức bầu cử Giám Mục Rôma dần dà chuyển sang cho các cha xứ của những giáo xứ chính cũng như cho các phó tế phụ tá cho Đức Giáo Hoàng tại Rôma. Những giáo sĩ này được gọi là các Hồng Y. Các vị này nắm giữ những vị trí quan trọng trong cộng đoàn. Người ta còn chia ra làm 3 đẳng Hồng Y : Hồng Y Giám mục, gồm các vị giám mục ở các Giáo phận kế cận Roma, Hồng Y Linh Mục, hiệu tòa các giáo xứ tại Rôma và Hồng Y Phó tế là những người có các trách vụ quan trọng tại Roma.

Cho đến năm 1059, vào thời kỳ cải tổ Đức Giáo Hoàng Nicola II xác định cách chính xác quy chế của các Hồng Y và ban cho họ đẳng cấp cao hơn các Giám mục khác trong Giáo Hội. Chỉ có các Hồng Y mới có quyền bầu Giáo Hoàng còn dân chúng chỉ được bày tỏ sự chấp thuận thôi

Năm 1181, chỉ có các Hồng Y Linh Mục tại Rôma mới có quyền chính thức bầu Giáo Hoàng và loại trừ hoàn toàn quyền bầu cử Giáo Hoàng của hàng Giáo Sĩ và giáo dân Rôma. Từ đó họ có ưu quyền hơn các Giám Mục khác trong Giáo Hội.

3. Thánh lễ Thánh Lễ Misa đầu tiên do Chúa Giêsu thiết lập và cử hành

trong bữa Tiệc ly vào tuần mừng lễ Vượt qua tại Giêrusalem. Bản chất của Thánh Lễ từ ban đầu tới nay và sau này không hề thay đổi, luôn luôn là việc tế lễ của Chúa Giêsu, nhưng qua thời gian, cách cử hành đã có nhiều thay đổi, thêm bớt.

Page 29: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

29

Thời các Tông đồ, Thánh Lễ được cử hành rất đơn giản. Sách Didache (Giáo huấn của Các Tông đồ) đã mô tả khá rõ diễn tiến của cuộc cử hành này. Thời kế tiếp các Tông đồ thánh lễ được cử hành vào ngày đầu tuần và những ai không tin hay chưa rửa tội không được tham dự. Thánh Giáo hoàng Piô 5, vào năm 1570, theo Sắc lệnh của Công đồng Trentô, đã công bố sách lễ Rôma với nhiều cải tổ và kỷ luật phụng vụ. Ngôn ngữ được dùng chính thức trong Thánh Lễ là tiếng Latinh.

Để đem lại những lợi ích thiêng liêng cho giáo dân, các nghị phụ Công đồng Vatican II đã muốn cải tổ Thánh Lễ. Sau Công đồng, Đức Thánh Cha Phaolô VI qua Tông hiến Novus Ordo Missae ban hành ngày 3 tháng Tư năm 1969 chúng ta có nghi thức Thánh lễ như hiện nay và được cử hành bằng tiếng bản xứ.

"Thánh Lễ cải tổ vẫn được giữ nguyên bản chất, nhưng được đơn giản hóa hơn, nghĩa là loại bỏ những gì qua các thời đại đã được tăng gấp đôi hay thêm vào mà không ích lợi bao nhiêu.”

4. Luật độc thân Linh mục Lịch sử luật độc thân thật ra không đồng nhất trong thời kỳ

đầu của giáo hội. Luật độc thân cho Linh mục được giáo hội cổ võ và dần dần bắt buộc áp dụng cho các Linh mục qua thời gian.

Công đồng chung Nicea năm 325, trong điều luật 3 nói: “cấm tất cả Giám mục, Linh mục, phó tế hay bất cứ tu sĩ (nam) không được có một người nữ ở với mình, ngoại trừ người đó là mẹ, chị em gái, dì hay những người không tạo nên nghi ngờ.”

Cuối thế kỷ mười một, Đức Giáo Hoàng Gregoria đã cải tổ luật giáo hội trong đó có luật độc thân và bắt buộc áp dụng cho mọi Linh mục, Giám mục.

Công đồng Lateran I (năm 1123) nhấn mạnh: “Chúng tôi tuyệt đối cấm Linh mục, Phó tế, Phụ phó tế không được liên hệ với phụ nữ, hay sống với họ như điều khoảng 3 công đồng Nicea công bố, với lí do cần thiết được phép, những người đó là

Page 30: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

30

mẹ, chị em, hay cô dì, hay bất cứ một người nữ nào mà không gây nghi ngờ” (Điều 3). Nếu có Linh mục hay phó tế… nào vi phạm luật này mà lập gia đình, công đồng công bố là hôn nhân đó cần phải được giải, và người đó phải bị lên án và chịu kỷ luật (điều 21).

Công đồng Lateran II (năm 1139) tái khẳng định: (1) những linh mục, phó tế hay phụ phó tế nào vi phạm luật độc thân sẽ bị loại trừ khỏi chức vụ (điều khoản 6); và (2) theo lời dạy của các giáo hoàng tiền nhiệm Gregory VII, Urbano, và Paschal, công đồng cấm giáo dân dự lễ những linh mục vi phạm luật này (điều khoản 7).

Công đồng Trento (1545-1563), trong phiên họp thứ 24, đã khẳng định lại giáo huấn này. Tiếp tục lời phán quyết của công đồng Lateran II, công đồng Trentô còn tuyên bố là những hôn nhân của những người vi phạm này là Vô Hiệu (không có hiệu lực, hay không thành): “Nếu ai nói rằng, những tu sĩ đã có chức thánh, hay có những lời khấn trọng giữ mình khiết tịnh, mà lại lập gia đình, thì hôn phối đó vô hiệu” (điều 9).

Luật độc thân dành cho Linh mục Công giáo là một quyết định có tính cách kỷ luật về mục vụ hơn là thần học. Giáo hội tiếp tục khẳng định lời cam kết này trong những giáo huấn hiện tại. Sách Giáo Lý Công Giáo số 1579: “Trong Giáo Hội La-tinh, trừ các phó tế vĩnh viễn, mọi thừa tác viên có chức thánh thường được tuyển chọn từ những người nam sống độc thân và có ý giữ độc thân "vì Nước Trời" (Mt 19,12).

Ý nghĩa của việc giữ độc thân này cũng được trình bày rõ ràng như sau :

“Được mời gọi tận hiến cho Chúa để "lo việc của Người" (x. 1Cor 7, 32), các ngài hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa và con người. Ðời sống độc thân là dấu chỉ của sự sống mới mà các thừa tác viên của Hội Thánh được thánh hiến để phục vụ. Nếu hân hoan đón nhận đời sống độc thân này, các ngài sẽ loan báo Nước Trời hữu hiệu hơn.”

Như vậy luật độc thân linh mục không chỉ bắt đầu có từ Thế Kỷ XVII như anh nghĩ mà đã có từ rất sớm.

Page 31: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

31

Marie Gentille Nguyễn Lê Đan Thục Hiền

Nước trong nguồn ôi thẳm sâu lòng Mẹ Biển bao la ai đếm được yêu thương Mênh mang lời ru mầu sắc quê hương Mông lung cánh mây trời trong nắng ấm Không có Mẹ, không trăng sao nồng đậm Đong bao dung cho trọn cả cuộc đời Đầy ắp tinh khôi tuyệt diệu khôn nguôi Tình Mẹ hiền muôn muôn đời suy ngắm Mẹ là thiên đường vườn xuân say đắm Mây bâng khuâng qua đỉnh núi bạc đầu

Trời thật cao và đất thấp gặp nhau Lồng đôi bóng trái tim Con và Mẹ Lộng gió lung linh vầng trăng thơ trẻ Không Lời Cha, con lạc lối trần gian Phủ bước đường đi gai góc ngút ngàn Kín cả cuộc đời đau thương tăm tối Ơn Cứu Chuộc ban hồng ân Cứu Rỗi Cha dang tay nâng đỡ từng bước con đi.

Page 32: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

32

Trang Nhân Bản

Con Chiên Nhỏ (st)

Marian Alberson là một nữ ca sĩ nổi tiếng trong những năm trước đây tại Hoa Kỳ. Chỉ trong một thời gian ngắn mà tiếng tăm cô nổi như cồn lại thêm nhan sắc làm cho cô thêm hấp dẫn khán thính giả.

Lần nọ, sau buổi trình diễn được kể như thành công nhất, một ký giả đến phỏng vấn và hỏi cô đâu là cao điểm trong đường danh vọng của cô. Cô đáp:

- Thật ra, cho tới nay không thiếu chi những giây phút được coi như cao điểm trong đời tôi. Tôi còn nhớ một đêm nọ trong bữa tiệc dạ hội có nhiều người đến nói với tôi là cô có giọng ca nổi tiếng nhất của thời đại này. Lần khác, tôi được mời biểu diễn trong buổi hòa nhạc tại tòa nhà trắng, trước sự hiện diện của nữ hoàng Anh quốc và những nhân vật nổi tiếng như Rosewelt. Một lần khác nữa khi tôi được lãnh giải thưởng trị giá 10 ngàn mỹ kim tại quê hương của tôi ở tiểu bang Philadelphia. Cao điểm gần nhất là vào dịp lễ Phục sinh, khi tôi đứng dưới chân tượng ông Abraham Lincoln ở Washington và hát cho khoảng 75 ngàn thính giả nghe, trong đó cũng có nhiều nhân vật cao cấp của Thượng và Hạ nghị viện và được rất nhiều người hoan hô mộ mến tôi.

- Vậy trong những lần như thế, cô có cảm thấy hạnh phúc và tự hào vui sướng không?

Người nữ ca sĩ mỉm cười trả lời. - Tôi không chọn lựa một cao điểm nào. Đối với tôi, những lần

như thế không là một vinh dự và hạnh phúc cho tôi lắm. Tôi chỉ thích nhất trong đời là ngày nào đó tôi được trở về với thân mẫu tôi và tôi có thể nói được rằng: “Mẹ ơi! Từ nay con sẽ không phải khổ tâm vì phải xa mẹ. Mẹ sẽ không bận tâm về việc nội trợ gia đình nữa.”

*** Qúy vị và các bạn thân mến, Chúng ta không khỏi ngạc nhiên câu trả lời phản ánh cái nhìn

và những giá trị mà người nữ ca sĩ nói lên quan niệm không ít sai lầm về vai trò và giá trị của người phụ nữ.

Page 33: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

33

Thật vậy, không thiếu chi những phụ nữ chỉ lo chạy theo con đường danh vọng và những tiếng vỗ tay hoan hô của người đời trong khi đó họ lại khinh thường vai trò và chỗ đứng của mình giữa lòng gia đình. Họ nhìn việc gia đình như một thứ gì tầm thường hèn hạ cần được giải thoát khỏi càng sớm càng tốt, họ quên rằng, vai trò của người phụ nữ trong gia đình là lò sưởi, là trái tim hun đúc tình thương và gắn bó mọi mối dây liên hệ trong gia đình. Biết bao gia đình tan rã, mỗi người đi một hướng chỉ vì cái lò sưởi trở thành bếp lạnh tro tàn, một trái tim ngừng đập vì thiếu yêu thương và thiếu quan tâm đến người khác.

Nhìn lên tấm gương Mẹ Maria, cao điểm của đời Mẹ bắt đầu từ chuỗi ngày khiêm tốn trong đời sống âm thầm của người nữ tớ Chúa như Mẹ tự nhận khi được thiên sứ Gabriel vào nhà cúi chào. Thiên chức cao cả được làm Mẹ Con Thiên Chúa, được trở nên thân mẫu của Đấng Cứu Thế không phải là quyền thừa tự dĩ nhiên của gia tộc Mẹ, cũng không tùy thuộc vào trí thông minh hoặc tài năng xuất chúng gì của cá nhân Mẹ. Sự cao cả của Mẹ là món quà nhưng không, Chúa ban cho Mẹ và đã được Mẹ khiêm tốn đón nhận với tất cả sự đáp trả tích cực và nhiệt thành bất chấp sự thấp hèn của Mẹ. Thiên Chúa đã đi vào trong cuộc sống của Mẹ và đã mặc cho tất cả những gì được coi là tầm thường một giá trị cao cả bất diệt. Chính vì lý do đó, Mẹ Maria dã cất tiếng ngợi khen Chúa qua bài Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa.

Ngài đã đổ tràn ơn thánh trên người son sẻ cao niên và một trinh nữ tinh tuyền với thiên chức làm mẹ. Càng xác tín về sự thấp hèn yếu đuối và sự hư vô, Mẹ Maria lại càng thấy phải cảm tạ sự cao cả và tình thương vô biên của Thiên Chúa.

*** Lạy Chúa là Cha nhân từ, trong ngày lễ của Mẹ, con xin được

hợp tiếng dâng lời ngợi khen Thiên Chúa vì Chúa đã dủ thương đến thân phận thấp hèn của chúng con. Chúa đã cho chúng con no thoả không phải bằng thứ danh vọng hão huyền, nhưng bằng kinh nghiệm được Chúa nhìn đến với ánh mắt tình thương, đến muôn đời con sẽ tán tụng tình thương của Chúa. Xin Chúa mạc khải cho chúng con những tâm tình khiêm tốn và thái độ nội tâm đầy biết ơn như Mẹ. Amen. (St)

Page 34: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

34

Mai Xuân

(Tiếp theo và hết)

hời gian chồng tôi đi học tập, sao gia đình tôi lại nghèo đến thế.

Thời gian đầu, tôi đi dạy học. Nhưng tôi thấy rõ, nếu cứ theo nghề này, thì con tôi đói. Vì vậy, tôi xin nghỉ để đi buôn. Mà buôn gì bây giờ. Từ nhỏ đến giờ, tôi có biết buôn bán đâu. Sau giải phóng, tôi như người từ trên trời rơi xuống, với tâm trạng hụt hẫng, chao đảo. Tôi vào đời với hai bàn tay trắng, ngu ngơ, khờ dại... Không vốn liếng : cả vật chất lẫn kinh nghiệm cuộc đời.

Một hôm, đang ngồi khóc trong nhà một mình. Bỗng có ai gọi ngoài cổng. Nhìn ra, một cô bạn hàng xóm tôi mới quen sau giải phóng, đang

đứng ngoài cổng. Cô tự động mở cửa vào. Thấy tôi đang khóc, cô nói như ra lệnh : “Sao không đi buôn bán, mà ngồi khóc thế này. Thay quần áo đi với em, em dẫn đi buôn.” Tôi nói với cô là không biết buôn gì, với lại, cũng chắng có vốn. Cô bảo : “ Cứ đi, em chỉ cho.” Dẫn tôi đi mà tôi có cảm giác như cô đã nợ tôi từ bao giờ. Bây giờ cô phải trả cho tôi món nợ đời... Vì tôi không biết chút gì về buôn bán. Khi đi theo cô, tôi chỉ đi cho có mặt. Cô tự mua, tự bán và chia đôi – rất sòng phẳng – tiền lời cho cả hai bằng nhau. Đầu tiên, tôi không chịu cách chia như vậy, vì như thế không công bằng. Thiệt hại cho cô. Nhưng cô không chịu, với lý do : “Vì có chị đi, nên em mua được nhiều hàng hơn, nên lời nhiều hơn, vậy nên chị không ngại điều gì cả. Chị cứ cầm lấy cho em vui…” Trước tấm lòng ấy, tôi không

T

Page 35: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

35

thể từ chối. Từ đó, tuy không nói ra - nhưng tôi vẫn xem cô – vừa như người em gái – vừa là ân nhân của mình.

Tôi lại nợ người, nợ đời. Cả bạc tiền lẫn tình thương...

Cũng trong thời gian sau giải phóng. Chị gái tôi cũng đã xử với tôi như cô bạn tôi vừa kể. Chị dẫn tôi đi buôn, khi tôi chẳng còn vốn liếng, vì đã nhiều lần đi thăm chồng học tập cải tạo. Chị cũng bỏ vốn, tự mua, tự bán rồi chia đôi tiền lời cho tôi. Tôi chỉ có nhiệm vụ coi hàng và cầu nguyện, để đừng bị bắt. Vì đã đi buôn lâu rồi, nên chị có cả mối mua lẫn mối bán. Còn tôi, ngu ngơ chẳng giết gì. Nên chị bảo tôi canh giữ hàng khi chị đi mua. Tôi đã đi với chị trong những chuyến đi buôn xa. Vì gia đình chị ở vùng kinh tế mới, nên đi một ngày, ngày hôm sau mới về. Thường chúng tôi hay chọn phương tiện bằng xe lửa.

Một hôm, trên chuyến xe lửa. Tôi gặp một câu chuyện, mà mỗi lần nghĩ lại, tôi thường cười một mình : Có một cô, còn nhỏ tuổi hơn tôi đi buôn gạo, từ Saigon đi

Gia-ray để bán. Nhưng vì cô không mua vé tầu, nên bị ông kiểm soát vé đòi bắt giữ gạo. Hai bên giằng co như thế thật lâu. Cô gái nhất định không chịu mua vé phạt, với lý do không có tiền. Còn ông kiểm soát thì cũng nhất định sẽ bắt mấy bao gạo, và sẽ thả mấy bao gạo xuống ga kế tiếp, nếu cô gái không nộp phạt. Không biết có phải cô gái thật sự hết tiền hay không, mà sắp đến ga ngừng, cô vẫn nhất quyết không chịu mua vé phạt...

Khi chứng kiến cảnh ấy, không hiểu sao lòng tôi không yên ổn, tôi lo sợ cho cô gái kia, nếu bị mất gạo... Cô ấy sẽ mất hết cả vốn lẫn lời, gia đình cô sẽ ra sao, nếu cô về nhà với hai bàn tay trắng. Chắc mẹ cô gái sẽ đau khổ nhiều lắm. Tôi nói với chị tôi : “Hay mình cho cô kia mượn tiền nha chị.” Chị tôi giãy nảy : “Biết họ ở đâu mà cho mượn, nếu họ không trả thì sao ?” Tôi nói : “Hồi nãy cô kia nói là sẽ xuống cùng ga với mình đó thôi. Nếu cô ấy xuống cùng với mình, đợi cô ấy bán gạo, mình sẽ lấy

Page 36: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

36

lại tiến ấy mà.” Chị tôi bảo : “Sao cô ngốc thế, họ nói vậy mà cũng tin à ? Họ nói cho qua chuyện thôi. Nếu họ lừa mình thì sao.”

Lòng tôi bồn chồn không yên, khi tiếng xình xịch của xe lửa ngừng lại ga xép. Ông kiểm soát vé chuẩn bị lăn mấy bao gạo ra đến cửa tầu. Tầu ngừng hẳn. Tôi đứng bật dậy, khi hai tay ông kiểm soát vé nắm lấy miệng bao gạo. Tôi nói : “Chú ơi, ngừng lại, tôi sẽ trả tiền vé tầu cho cô này.” Cả ông bán vé lẫn cô gái đều ngỡ ngàng, sửng sốt – cùng với lời nói, tôi móc túi lấy tiền ra trao cho ông bán vé. Cô gái lí nhí : “Em cám ơn chị, chị cũng xuống ga Gia-ray phải không, em sẽ bán gạo để trả lại tiền cho chị.”

Nhưng, đúng như chị tôi dự đoán. Tầu vừa ngừng. Vì trời mưa, chỗ cửa xuống lầy lội, nên chị em tôi phải chuyển qua toa khác để xuống. Xuống xong, tìm đâu cũng không thấy cô gái trên tầu nữa. Không biết cô gái ấy đi đâu mà nhanh thế...

Vừa buồn cười vì sự nhẹ dạ cả tin của mình, vừa vì

những đay nghiến của chị tôi. Không hiểu sao, tôi lại thấy rất vui trong lòng, khi nghĩ đến một gia đình không phải đói ; người con gái ấy không phải đau buồn vì mất mát. Dù có mất, nhưng cái mất của tôi nhỏ hơn nhiều so với cái mất của cô gái kia. Chị tôi bảo : “Đấy, đã bảo mà không chịu nghe, bị lừa rồi.” Tôi chữa tội, không phải cho tôi, mà cho cô gái kia : “Chắc không phải họ lừa mình đâu chị, tại trời mưa đấy mà, họ cũng phải tránh mưa như mình đấy thôi.” Chị tôi bảo : “Vẫn chưa mở mắt ra, lần sau thì chừa đi nhá, đừng có anh hùng nữa nhá.” Không hiểu sao, một niềm vui cứ chan chứa tràn ngập trong tâm hồn tôi. Tôi không thể nín cười trước câu nói của chị. Không biết tôi có chừa được như chị tôi nói không. Thậm chí, khi lên xe đò về nhà, chị vẫn còn ấm ức và kể cho những bạn hàng quen biết nghe về vụ việc trên. Tôi phải tránh những đôi mắt thương hại của mọi người, với tâm hồn chan hòa hạnh phúc... mà chẳng dám nói cho chị tôi nghe lí do vì sao...

Page 37: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

37

Ngày hôm sau, cũng trên chuyến xe lửa ấy, trên đường về. Hai chị em đang ngồi, bỗng chị tôi la lên : “Con bé nợ tiền hôm qua kìa...” Tôi vừa kịp nhìn thấy bóng cô gái ấy đang đu ngoài cửa tầu, chưa kịp nhìn thấy mặt, thì cô ta đã vội vàng đu qua cửa để trốn sang toa khác, khi cô nghe tiếng chị tôi. Tôi nói với chị : “Không phải cô gái hôm qua đâu chị, cô hôm qua mặc áo mầu đen cơ mà.” Chị tôi nổi khùng, nạt tôi : “Sao ngu thế, sao hôm qua cô mặc áo khác, mà hôm nay cô lại mặc áo này. Bộ nó chỉ có một cái áo thôi à.” Một lần nữa, tôi lại không thể nhịn được mà không cười, vì sự ngu ngơ của mình... Mặc dù đang bị chị tôi la... Mà la cũng đúng thôi...

Ít nhiều, tôi đã trả được chút nợ cho đời, cho người. Không ai có thể hiểu, tôi vui mừng và hạnh phúc thế nào, khi đã trả cho người – cho đời – món nợ yêu thương...

Cũng những chuyến đi buôn xa với chị tôi. Lần này, chúng tôi dùng phương tiện xe đò. Từ chỗ mua hàng về

đến Sài-gòn phải đi hai chuyến xe. Chuyến thứ nhất, từ chợ Võ Đắt ra đến ngã ba Ông Đồn ; rồi tư ngã ba Ông Đồn đón xe về Sài-gòn.

Hôm ấy, chúng tôi đang chờ để đón xe từ ngã ba Ông Đồn về Sài-gòn. Tôi bỗng chú ý đến một người đàn ông, vì người đàn ông này đã đón năm sáu chiếc xe rồi, mà không xe nào chịu chở ông. Trong khi đó, trời đã về chiều. Hồi đó không nhiều xe như bây giờ. Chỉ sáu, bảy giờ tối thì đã hết xe. Mỗi lần xe ngừng, lơ xe và ông ấy nói gì với nhau, tôi không nghe được, vì tôi đứng xa ông khoảng vài chục mét. Xe lại bỏ chạy. Tôi nói với chị tôi : “Chị ơi, có cái ông kia, không hiểu vì sao mà không xe nào chịu đón ông ấy, đã năm, sáu xe đi qua, mà không xe nào cho ông ấy lên, mình lại coi, hình như ông ấy không có tiền thì phải.” Nghe xong, hai chị em tôi đến gần ông, hỏi lí do, đúng y chang là ông không đủ tiền nên xin đi nhờ, họ không cho. Tôi bàn với chị : “Hay mình giúp cho ông ấy nha chị, trời sắp tối rồi chị ạ, mà nếu không xe nào cho ông ấy đi thì tội quá.” Chị tôi

Page 38: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

38

bằng lòng. Tôi đề nghị giúp ông. Ông vui vẻ nhận lời. Ngay lúc đó, có xe tới, cả ba chúng tôi lên xe. Trên xe còn rất nhiều chỗ trống.

Sau khi đã chọn chỗ ngồi phía trên cho hai em xong, một lúc sau, chị tôi bảo : “Chắc ông ta xạo đó, ông ta đang mua bánh ăn kìa.” Quay lại, tôi nói : “Không phải xạo đâu, có thể ông ấy chỉ không đủ tiền vé xe, nhưng vẫn còn chút đỉnh để ăn chứ”. Để tránh bị la như lần trước, tôi nói với chị : “Thôi đừng quan tâm đến ông ấy nữa chị ạ, kệ ông ấy.”

Tôi đã trả ơn cho người, cho đời, dù chỉ chút ít nhỏ nhoi, như khả năng nghèo nàn mà mình có thể... Dù chỉ nhỏ nhoi. Nhưng mấy ai hiểu được cái hạnh phúc ấy lớn lao thế nào trong tâm hồn tôi, mỗi khi tôi trả được nợ cho người, cho đời...

Cũng trong những chuyến đi buôn xa. Một lần kia, hai chị em tôi vừa chờ xe, vừa uống nước ở một chiếc xe trong thành phố Biên Hòa. Cùng ngồi với chúng tôi, cón có hai người đàn ông cũng trạc bằng tuổi

chúng tôi. Đang cầm ly nước lên miệng, bỗng một trong hai người đàn ông gục xuống, người bạn đi cùng lay gọi, nhưng người này im lặng, mặt tái xanh, mồ hôi vã ra. Tôi biết anh ấy trúng gió. Tôi hiểu rằng tôi phải giúp gì cho người đàn ông này. Trong lúc hoảng hốt, người bạn đi cùng luống cuống, chẳng biêt làm gì, tôi đưa tiền cho chị bán hàng nước nhờ mua chai dầu. Sau đó, tôi cạo gió cho anh ta. Sau một hồi cạo gió rất lâu, anh tỉnh lại. Anh nhìn tôi với vẻ vô cùng biết ơn, và hỏi địa chỉ của tôi. “Nhà chị ở đâu, chị có thể cho tôi xin địa chỉ, khi nào có dịp, tôi đến thăm chị.” Tôi cười : “Anh khỏe nhiều chưa. Nhà tôi xa lắm, có gì quan trọng đâu anh... Anh đừng bận tâm. Anh khỏe là tốt rồi. Rồi chúng tôi chia tay.

Vậy đó, một chút ân tình, tôi đã trả cho người, cho đời... Vì Thiên Chúa đã qúa hào phóng với tôi...

Còn quá nhiều nợ, mà tôi phải trả trong cuộc sống nhân sinh này...

Page 39: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

39

Thu Trang

Nhiều bà mẹ chồng vì muốn giữ hạnh phúc cho con trai, thương cháu nội nên đã im lặng khi bị con dâu đối xử không khác người giúp việc.

"Mẹ ơi! Cu Bin tè!". Nghe tiếng gọi ơi ới của cô con dâu từ trên lầu vọng xuống, bà

Nga bỏ dở mớ rau đang nhặt, rửa nhanh tay, vội vã chạy lên.

"Bà đây, bà đây! Ngoan nào, để bà thay tã cho Bin nhé!", vừa nói, bà Nga vừa lúi cúi quấn chiếc tã mới cho cháu nội. Trong khi đó Mai, mẹ cu Bi, đang chăm chú giũa móng tay.

"Mẹ nhớ lau chỗ nước đó luôn giúp con!", Mai vừa nhắc mẹ chồng, vừa cười xòa. Nói xong, cô con dâu tiếp tục dán mắt vào mười đầu ngón tay. Bà Nga lại lom khom "giải quyết" hậu quả mà cu Bin, thằng cháu đích tôn của bà, vừa gây ra.

Nỗi niềm thương con cháu

Đó là chuyện diễn ra thường ngày ở nhà chị Mai, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Nhiều người trong xóm thấy chướng mắt cảnh bà cụ hơn 60 tuổi cặm cụi làm việc nhà, trong khi nàng dâu trẻ cứ lo chăm sóc sắc đẹp. Có người lên tiếng, bà Nga chỉ cười cho qua chuyện: "Con dâu tui thường xuyên gặp gỡ các đối tác nên phải chăm chút ngoại hình".

Từ ngày Mai sinh cu Bin, bà Nga bỏ cả ruộng vườn ngoài quê vào chăm sóc cháu. Thương con dâu đang trong thời gian kiêng cữ, bà đi chợ nấu cơm, làm thay Nga tất cả việc nhà.

Thế nhưng, nàng dâu thích "chỉ tay năm ngón" này không hề tỏ ra biết ơn mẹ chồng. Ngược lại, Mai còn xem như đây là việc đương nhiên. Từ việc nhỏ như ra đầu ngõ mua cây kim đến chuyện cu Bin sốt, bà Nga đều một tay chu tất.

Page 40: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

40

Tuy không hài lòng về thái độ của con dâu nhưng bà đều "ngậm bồ hòn" cho qua chuyện để được yên cửa yên nhà.

Anh Lâm, chồng Mai, mỗi khi đi làm về, nhìn nhà cửa gọn gàng, vợ đẹp con ngoan nên cũng chẳng mấy quan tâm đến mẹ. Anh cứ ngỡ mẹ mình đang hưởng trọn niềm vui bên cạnh con cháu.

Khi sức chịu đựng vượt quá giới hạn

Một lần, Mai đi làm về mệt nên lên thẳng phòng mà không dùng cơm tối. Thấy vậy, bà Nga mang thức ăn đến tận nơi cho con dâu. Mai cau có: "Có nhờ đâu mà mẹ làm chi vậy? Mẹ mang xuống bếp đi!". Bà cụ lại lặng lẽ mang xuống, chẳng thể nói lời nào.

Lần khác, Mai nhờ mẹ chồng là gấp chiếc váy để đi dự tiệc. Do bà sơ ý nên trang phục bị cháy sém.

Trang điểm xong, nhìn chiếc váy, Mai lớn tiếng: "Là đồ cũng không xong, bà còn làm được việc gì nữa?". Mặt bà Nga tái lại, không ngờ con dâu lại to tiếng với mình.

Lúc này, không thể chịu được cô con dâu ngày càng quá đáng, bà quyết định về quê.

Trên đây là một trong rất nhiều tình huống xảy ra trong xã hội hiện nay. Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý, quan niệm mẹ chồng nàng dâu hiện không còn gay gắt như trước. Tư tưởng của nhiều bà mẹ chồng cũng đã thay đổi và các nàng dâu nắm giữ vai trò trụ cột kinh tế của gia đình ngày càng nhiều.

Là con dâu, nếu gặp trường hợp tương tự, bạn cần quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm của mẹ chồng nhiều hơn. Quan trọng là hãy xem bà như chính mẹ đẻ của mình.

Người chồng có thể tổ chức các buổi đi chơi cho cả gia đình, là cầu nối để mẹ và vợ gần nhau hơn.

Ngoài ra, người mẹ phải khẳng định vị trí của mình trong nhà. Dù thương cháu, giúp con nhưng tuyệt đối không thể để con dâu lấn lướt. Nếu con dâu quá quắt, có thể góp ý với con trai, tránh âm thầm chịu đựng.

Page 41: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

41

MT

Một hôm có một người đến thăm bạn, ông ta mang theo một cây kẹo to có hình dáng và màu sắc trông rất hấp dẫn để làm quà cho cậu bé Út trong nhà. Cậu bé thích thú cầm mãi trong tay… Khi khách ra về, mẹ cậu bé lại gần và nhỏ to với cậu :

- Út cho mẹ cục kẹo này nhé ! Ngẫm nghĩ một chút, cậu biết mẹ rất

sợ cay nên cậu bé nói : - Kẹo này cay lắm, mẹ ăn không đươc đâu ! Bà của cậu bé cầm cây kẹo : - Kẹo ngon quá, bà không sợ cay cháu cho bà nhé ! Suy nghĩ một chút, bà của cậu bị huyết áp cao nên kiêng

không ăn mặn nên cậu bé trả lời - Kẹo này mặn lắm, bà không ăn đươc đâu Ông của cậu bé từ ngoài vườn vào cười cười : - Ông không sợ cay cũng không sợ mặn, cháu cho ông nhé! Cậu bé nắm chặt cây kẹo hơn một tí và nghĩ thầm: răng

của ông đã rụng gần hết cả rồi, thế là cậu bé nói: - Kẹo cứng lắm ông không ăn đươc đâu! Cha của cậu bé nói nhỏ vào tai cậu: - Vậy thì chỉ có ba mới ăn được cây kẹo này rồi: vì ba

không sợ cay cũng không kiêng mặn, ba vừa gặp nha sĩ xong hàm răng của ba rất tốt .

Lần này cậu bé giữ thật chặt cây kẹo trong hai bàn tay của mình, cậu ngẫm nghĩ một lúc lâu, rồi mắt cậu sáng lên và nói :

- Ba không ăn đươc đâu vì kẹo này dành cho… con nít ! Trong đời sống của bạn và tôi, có bao lần chúng ta giống

như cậu bé, đã đưa ra rất nhiều lý do để khước từ sự chia xẻ với người khác???!

Page 42: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

42

Khi xưa ở Biển Hồ Ga-Li-Lê, trước đám đông theo Người để nghe giảng dạy, họ không có gì để ăn, ông An Rê thưa cùng Người : ”Ở đây có một em bé có năm cái bánh lúa mạch và hai con cá nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu !” (Ga 6 ,9)

Với quyền năng của Thiên Chúa, như trong tiệc cưới Cana, Người đã hóa nước thành rượu. Chúa Giêsu có thể biến đá thành bánh là điều thật dễ dàng với Người, nhưng Người đã dùng năm cái bánh và hai con cá của một em bé, phần ăn mà em mang theo bên mình, phần ăn mà em đã sẵn lòng chia xẻ với mọi người, dù em biết là không thấm vào đâu so với đám đông.

Thiên Chúa có thể làm mọi điều tốt đẹp cho chúng ta vì Ngài rất yêu thương chúng ta, nhưng Người mong muốn sự cộng tác của chúng ta, như em bé khi xưa đã trao ra không chỉ là năm cái bánh và hai con cá, mà là tình yêu thương của em với những người xung quanh: vì chính trong tình yêu thương nhau, chúng ta kết hợp với nhau và nên một cùng với Thiên Chúa.

”Thiên Chúa là tình yêu : ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa” ( 1Ga 4,16)

******************************

Lạy Chúa, con xin lỗi Chúa về những khi con dửng dưng trước những khó khăn, thiếu thốn, tuyệt vọng của người khác.

Xin cho mắt con biết thương yêu để con nhận biết và giúp đỡ người khác.

Xin cho tai con biết thương yêu để con biết lắng nghe trước những đau khổ, khó khăn của người khác.

Xin cho miệng con biết thương yêu để con biết an ủi người khác.

Xin cho tay chân con biết thương yêu để con biết tìm đến làm việc lành, phục vụ cho người khác.

Xin cho tim con biết thương yêu để con chân thành, cảm thông và không khước từ bất cứ một ai như tình yêu Thiên Chúa đã dành con. Amen!

Page 43: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

43

Tin Tức và Sinh Hoạt --- ---

TIN GIÁO PHẬN A. Đại Hội Dân Chúa Việt Nam từ 21-25/11/2010

I. Chủ đề (Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ) 1. Giới thiệu "Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ"

như bản thiết kế ngôi nhà chung của Dân Chúa.

2. Ý nghĩa mục đích : soi sáng và trợ lực cho các thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, suy nghĩ, góp ý cho việc gia cố, phục chế, canh tân ngôi nhà chung của mình trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (xem Mt 7,24-25), và trên bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý (x. TV 85,11 ; Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý").

PC. Đề nghị mỗi giáo phận tổ chức cho mỗi thành phần giáo sĩ, giáo dân học hỏi, góp ý cho bản thiết kế ngôi nhà chung, đồng thời bầu đại biểu dự Đại Hội Dân Chúa với nhiệm vụ chuyển các ý kiến đến Đại Hội.

II. Đại biểu (tổng số là 280-300)

1. Các giám mục VN (30-40) 2. Ban Thư Ký Đại Hội (20) (50-60 trọ và ăn sáng tại TT.MV)

3. 26 LM Tổng Đại diện 4. 8 LM Giám đốc ĐCV (34 trọ và ăn sáng bên dòng Phaolô)

5. 26 Đại diện LM 26 giáo phận 6. 30 Đại diện các dòng tu (56 trọ và ăn sáng bên dòng Phaolô)

7. 120-130 giáo dân, đại diện Hội Đồng Giáo Xứ, Giáo lý viên, Ca đoàn, các Giới và đoàn thể tông đồ giáo dân... (120-130 trọ và ăn sáng tại ĐCV)

8. Khách mời (mời 20-25 vị dự Đại Hội từ chiều Thứ Tư 24 đến hết Thứ Năm 25.11.2010, và trọ ở khách sạn) :

Page 44: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

44

- Đại diện Bộ Truyền Giáo, Bộ Ngoại Giao Vatican, HĐGH về Mục vụ Di Dân, ĐHY Sepe,

- Đại diện các HĐGM lo mục vụ di dân cho các cộng đồng CGVN hải ngoại, (Đức, Pháp, Canada, HK, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã lai, Campuchia, Thái Lan…)

- Đại diện vài tổ chức Bác Ái hỗ trợ Giáo Hội tại Việt Nam

PC. Ban Tổ Chức lo bố trí chỗ ăn ở cho các Thư ký và tài xế của các đại biểu.

III. Chương trình

(5 ngày, từ chiều Chủ Nhật 21.11 đến hết Thứ Năm 25.11.2010)

Chủ Nhật 21.11 : - Ban Tiếp Tân Đại Hội tiếp đón các đại biểu từ lúc 14:00… - 16:45 có xe đưa tất cả các đại biểu đi dự lễ khai mạc tại

nhà thờ Chánh toà. - 17:15 Thánh lễ khai mạc. - 18:30 xe đưa tất cả về dùng cơm tối tại Đại Chủng viện.

Thứ Hai 22, Thứ Ba 23, Thứ Tư 24 : - 6:30 Ăn sáng tại nơi trọ - 7:30 Kinh Sáng tại hội trường.

Giới thiệu đề tài, tham luận, góp ý… Giải lao… - 10:30 Thánh lễ tại Nhà Nguyện Đại Chủng Viện. - 11:30 Cơm trưa tại ĐCV. Nghỉ trưa. - 14:30 Kinh Chiều. Giới thiệu câu hỏi hội thảo nhóm. Hội thảo nhóm… Giải lao.

- 17:00 Báo cáo ý kiến của mỗi nhóm tại Hội trường. - 18:00 Cơm chiều tại ĐCV. Gặp gỡ, giao lưu riêng hay

nhóm... Nghỉ đêm

PC. Mỗi ngày giới thiệu, tham luận, hội thảo về một đề tài : Thứ Hai "Giáo Hội mầu nhiệm", Thứ Ba "Giáo Hội hiệp thông", Thứ Tư "Giáo Hội sứ vụ". Thứ Năm 25 :

Page 45: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

45

- 7:30 Kinh Sáng. Trình bày bản thảo "Sứ diệp của Đại Hội gởi cộng đồng Dân Chúa VN". Các đại biểu góp ý điều chỉnh, bổ sung, biểu quyết... Giải lao...

- 10:30 Phát biểu của quý khách mời… - 11:30 Cơm trưa tại ĐCV. Nghỉ trưa.

- 14:30 Kinh Chiều. Đúc kết các ý kiến đã được đóng góp trong Đại Hội… Giải lao

- 16:00 Thánh lễ bế mạc Đại Hội tại Nhà Nguyện ĐCV - 17:00 Cơm chiều tại ĐCV - 19:00 Công bố "Sứ Điệp Đại Hội gởi Dân Chúa Việt Nam".

Lễ Hội tại sân Trung Tâm Mục Vụ, với sự tham dự của các thành phần Dân Chúa trong giáo phận.

Mời đại diện Chính Quyền cùng các Tôn giáo bạn đến dự Lễ hội lúc 19:00.

TIN GIÁO HẠT

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HƯỚNG VỀ NĂM THÁNH 2010

Ngày 3 tháng 7 năm 2010 là buổi họp hàng tháng của Chi hội Văn Côi hạt Tân Sơn Nhì. Bình thường số hội viên tham gia chỉ đạt 30% nhưng buổi sinh hoạt này đã đạt 45% tổng số hội viên, tuy là con số chưa cao nhưng cũng đáng kể so với những tháng trước. Lý do số hội viên đông vì Ban Chấp Hành đã đưa ra cuội thi hỏi đáp về Năm Thánh dựa trên tài liệu học hỏi về năm tháng do Tòa Tổng Giám Mục đã phát hành.

Thành phần tham dự cuộc thi là những bà mẹ trẻ và trung niên, người lớn tuổi cùng tham dự. Với sự chủ tọa của Cha Linh Hướng cũng là Chánh Chủ Khảo. Các hội viên được chia làm 4 đội, mỗi đội từ 8 đến 10 người. Trước đó vài tuần, các thí sinh đã được phát tài liệu để tham khảo và học hỏi những nội dung chính trong những câu hỏi, đội nào trả lời được nhiều và chính xác nhất sẽ được số điểm tối đa theo thang điểm 10, đội chưa trả lời đủ ý sẽ bị trừ điểm và các đội khác có thể tham gia bổ sung để kiếm thêm điểm về cho đội của mình. Cha chủ khảo sẽ

Page 46: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

46

giải thích ý nghĩa của từng câu để các hội viên dễ dàng tiếp thu. Tổng số 100 câu sẽ thi trong vòng 6 tháng (từ tháng 7/2010 - 12/2010). Buổi tổng kết và phát thưởng sẽ diễn ra vào ngày 01 tháng 1 năm 2011 - là ngày Bổn Mạng của Chi Hội CBMCG Giáo xứ Văn Côi.

Cuộc thi đã đem đến một bầu không khí sôi nổi, bổ ích và

vui tươi cho hoạt động của chi hội. Mục đích cuộc thi giúp CBMCG tìm hiểu sâu xa về những thành tựu của Giáo Hội Việt nam trong 50 năm thành lập và phát triển. Qua đó giúp các hội viên đoàn kết hơn và mang lại nguồn sinh khí mới cho hoạt động của Chi Hội Giáo xứ Văn Côi. Buổi thi đầu tiên đã thành công rất tốt đẹp, hy vọng các buổi thi sau sẽ thu hút được nhiều hội viên tham gia và nhận được nhiều ý kiến đóng góp để Chi Hội phát triển vững mạnh hơn.

DANH SÁCH BCH HỘI CBMCG GIÁO XỨ PHÚ THỌ HÒA HẠT TÂN SƠN NHÌ

Nhiệm Kỳ 2010-2013 -----oOo-----

1. Hội Trưởng : Lương Thị Xuân Phương. Sinh năm :1957. ĐC : 202/59 Tô Hiệu – Hiệp Tân – Tân Phú. ĐT : 38.609.484.

2. Hội phó : Maria Phạm Thị Mạnh. Sinh năm : 1952. ĐC : 220/47 Tô Hiệu – Hiệp Tân – Tân Phú. ĐT : 39.736.142.

3. Hội phó : M. Madalena Nguyễn Thị Yến. SN : 1952. ĐC : 428/59 Lũy Bán Bích – Hòa Thạnh – Tân Phú. ĐT : 39.732.507.

4. Thư Ký : Maria Ngô Thị Tuyết. Sinh năm : 1963. ĐC : 178/54 Tô Hiệu – Hiệp Tân – Tân Phú. ĐT : 38.609.136.

5. Thủ Quỹ : Maria Phạm Thị Hường. Sinh năm : 1963. ĐC : 63/18/18 Chu Thiên – Hiệp Tân – Tân Phú. ĐT : 39.730.481.

Page 47: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

47

6. Cố vấn : Maria Chu Thị Thịnh. Sinh năm : 1948. ĐC : 355/28 Huỳnh Thiện Lộc – Hiệp Tân – Tân Phú. ĐT : 39.730.579.

7. Cố vấn : Maria Nguyễn Thị Kim Phượng. SN : 1954. ĐC : 22 Trịnh Đình Thảo – Hòa Thạnh – Tân Phú. ĐT : 38.648.685.

DANH SÁCH BCH HỘI CBMCG GIÁO XỨ GÒ VẤP HẠT GÒ VẤP

Nhiệm Kỳ 2010-2014 -----oOo-----

1. Hội trưởng : Anna Vũ Thị Ðan Phương. Sinh năm :1961. ĐT : 39.858.914 – 0909.172.259.

2. Hội phó : Lucia Thân Thị Hợp. Sinh năm : 1962. ĐT : 39.859.567 – 0907.809.012.

3. Thư ký : Maria Nguyễn Thị Huệ. Sinh năm : 1970. ĐT : 0982.013.437.

4. Thũ quỹ : Lucia Trần Thị Diễm Thuý. Sinh năm : 1973. ĐC : 39.853.553 – 01228.950.153.

5. Bác ái Xã hội : Têrêsa Nguyễn Thị Tuyết Loan. Sinh năm : 1972. ĐT : 22.465.794 – 01267.544.350.

DANH SÁCH BCH HỘI CBMCG GIÁO XỨ PHÚ LỘC HẠT PHÚ NHUẬN

Nhiệm Kỳ 2010-2013 -----oOo-----

1. Hội trưởng : Têrêsa Phạm Thị Mỹ Vân. ĐT: 38.475.823. 2. Hội phó 1 : Maria Nguyễn Thị Hồng Nụ. 3. Hội phó 2 : Maria Nguyễn Thị Hương. 4. Thư ký : Maria Nguyễn Thị Hồng Thu. 5. Thủ quỹ : Maria Phùng Thị Kim Liễu.

Danh sách Hội CBMCG các Hạt đóng góp cho Chủng Viện 1. Hạt Tân Sơn Nhì : 1.000.000đ

Page 48: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

48

DANH SÁCH BCH HỘI CBMCG GIÁO XỨ ĐÔNG QUANG HẠT HÓC MÔN

Nhiệm Kỳ 2010-2013 -----oOo-----

1. Hội Trưởng : Anna Phạm Kim Hoàng. Sinh năm :1960. ĐC : 654 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12. ĐT : 01213.487.133.

2. Hội phó : Maria Lê Thị Biên. Sinh năm : 1956. ĐC : 126/1/23/16 KP4, P. Tân Hưng Thuận, Q.12. ĐT : 01678.905.323.

3. Thư Ký : Maria Nguyễn Thị Thanh Xuân. Sinh năm : 1960. ĐC : 4/75 KP7, P. Tân Hưng Thuận, Q.12. ĐT : 0902.931.411.

4. Thủ Quỹ : Maria Đỗ Thị Kim Se. Sinh năm : 1965. ĐC : 154/12/3 KP6, P. Tân Hưng Thuận, Q.12. ĐT : 0903.054.894.

5. Cố vấn : Maria Đặng Thị Kim Phượng. Sinh năm : 1959. ĐT : 01222.991.849.

2. Cố vấn : Maria Phạm Thị Bạch Yến. Sinh năm : 1952. ĐT : 0909.097.943.

3. Bác ái : Maria Têrêsa Nguyễn Thị Thái. ĐT : 0909.356.903.

4. Liên lạc : Anna Phạm Thị Loan. ĐT : 08.35.923.157 – 0984.628.348.

5. Phụng vụ : Têrêsa Nguyễn Thị Tươi. ĐT : 0902.618.668. 6. Ơn gọi : Anna Hoàng Thị Thiện. ĐT : 37.193.106. 7. Phát triển : Maria Nguyễn Thị Tịnh. ĐT : 0938.137.235. 8. Thường trực : Maria Đỗ Thị Mỹ Dung. ĐT : 01218.482.860.

TRI ÂN Hội CBMCG GP xin Tri Ân các ông bà đã đóng góp Bằng Ân Nhân:

Giáo xứ Đông Quang – Hạt Hóc Môn 1. Bà Maria Vũ Thị Tuyết Lan. Số tiền là 1.000.000đ.

Page 49: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

49

THIỆP MỜI

Nhân Năm Thánh 2010 HĐGMVN Đã phác thảo bản thiết kế Giáo Hội : Mầu Nhiệm – Hiệp thông – Sứ Vụ Nhằm giúp các Kitô hữu làm mới lại ngôi nhà Giáo Hội – Trong đó có

Giáo Hội tại gia, Giáo Hội tại Cộng Đoàn, Giáo Hội tại địa phương.

Hội CBMCG – Tổng Giáo Phận Saigon. Tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010. Để thể hiện sự chung lòng, chung sức hoàn thành công trình xây dựng ngôi nhà Giáo Hội

Trân trọng Kính mời ……………………………. Tham dự Đại Hội vào lúc

15g00 ngày 05.09.2010, Tại Trung Tâm Mục Vụ, Hội Trường GB. Phạm Minh Mẫn – Lầu 1, Số 6 Bis Tôn Đức Thắng - Q1 - TP. HCM

Sự hiện diện của ……………………….., Nói lên sự hiệp nhất canh tân ngôi

nhà Giáo Hội theo Thánh Ý Chúa Cha trên trời. Rất hân hạnh được đón tiếp TGP Saigon ngày 10/8/2010

Hợp thỉnh Cha Tổng Linh Hướng TM. BCH Hội CBMCG – GP GB. Võ Văn Ánh Hội Trưởng Đã Ký Maria Nguyễn Thị Ngọc Đã ký

Page 50: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

50

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI 14g30 : Đón tiếp

15g00 : Giới thiệu chương trình – Giới thiệu thành phần tham dự

15g15 : Cha Tổng Linh Hướng tuyên bố lý do Khai Mạc Đại Hội

Nghi thức chào mừng : Múa Đây mùa hồng ân

15g45 : CHỦ ĐỀ 1 – LIÊN HẠT 3

Vai trò người Mẹ trong gia đình

Chứng từ : Trưởng đại diện Hạt Tân Sơn Nhì - Trưởng Bà Mẹ Giáo Xứ Tân Hương,

Diễn nguyện : Thánh Anê Lê Thị Thành giáo dục Đức tin cho con cái ngay trong lao tù. Hạt Tân Định

16g15 : CHỦ ĐỀ 2 – LIÊN HẠT 1

Vai Trò người Mẹ trong ngôi nhà Giáo Hội

Chứng từ : Hạt Tân Sơn Nhì

Diễn nguyện :Thánh Anê Lê Thị Thành nuôi dưỡng ơn gọi : Hạt Xóm Mới

16g45 : CHỦ ĐỀ 3 – LIÊN HẠT 2

Vai trò người Mẹ trong môi trường xã hội

Hoạt cảnh : Công tác bác ái CBMCG – GP đã thực hiện

17g15 : Giải lao

17g30 : Huấn từ của Đức Hồng Y

18g00 : Ngôi nhà Giáo Hội hiệp thông qua kịch bản :

Cuộc đời Thánh Anê Lê Thị Thành

18g15 :Phương hướng tới của Hội CBMCG – C. Trưởng

18g20 : Thánh Lễ do Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên GM Cần Thơ cùng Đồng Tế với Quí Cha.

19g15 : Kết thúc

Page 51: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

51

Trang Nội Trợ

Ban Biên Tập

1. Cách giặt tẩy cổ và ống tay áo - Vào mùa hè, cổ và ống tay áo rất dễ

bị bẩn. Khi giặt ta cần đem quần áo ngâm cho ướt đều, cổ áo, ống tay ta bôi 1 ít kem đánh răng, rồi dùng bàn chải chải nhẹ, cũng có thể xát lên 1 ít muối, dùng tay vò nhẹ, sau đó giặt bình thường.

- Áo sau khi giặt ta lấy 1 ít phấn rôm rắc lên cổ áo và ống tay, tiếp đó dùng bàn chải là nhẹ, tiếp theo rắc lên 1 ít phấn rôm. Lần sau giặt áo sẽ sạch rất nhanh.

- Áo sơ mi mới giặt hoặc mới may, trước khi dùng ta dùng bông tẩm xăng xoa lên cổ và tay áo đợi đến khi xăng khô ta đem đi giặt, khi mặc cổ áo và ống tay bẩn ít đi. 2. Mẹo dùng vỏ trứng khi giặt

Ta đem vỏ trừng đập vụn, đựng vào túi vải nhỏ, ngâm vào nước sôi 5 phút, vớt ra dùng nước ngâm vỏ trứng để giặt quần áo bẩn, như vậy khi giặt quần áo sẽ rất sạch. 3. Chống áo trắng bị vàng

Áo trắng sau khi mặc,giặt nhiều lần rất dễ bị chuyển sang màu vàng. Nếu ta thường xuyên dùng nước vo gạo ngâm, giặt quần vàng 4. Nước giấm có thể khử mùi lạ ở quần áo.

Vào mùa hè, quần áo và tất thường có mùi hôi của mồ hôi. Nếu ta đem quần áo và tất đã giặt sạch cho vào nước có pha giấm giặt lại 1 lần nữa, như vậy sẽ khử đi được mùi hôi trong quần áo và tất. 5. Các giặt giảm bớt vết nhăn.

Quần áo tơ lụa hoặc ni lông khi bị nhầu, ta có thể cho vào nước ấm ngâm 1 lúc, sau đó dùng sức kéo phẳng ra, các vết nhăn sẽ tự mất đi.

Page 52: BAN BIÊN TẬP BÁO MẸ HIỀN - tgpsaigon.net · thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn. Chúa nhẹ

Mẹ Hiền Tháng 9 Năm 2010

52

MỤC LỤC

ĐỀ TÀI TRANG

Lời Chủ Chăn ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm 01

Tu luyện trong việc ăn Lm. Giuse Hoàng Kim Toan 04

Sống Lời Chúa Mai Xuân 08

Bố mẹ vô tình dạy con… BBT (st) 21

Chiếc đồng hồ TKH 23

Thực thi Thư Mục Tử Hiền Tâm 25

Trang Giải Đáp Thắc Mắc Lm. Nguyễn Ngọc Bích 26

Thơ : Tình mẹ ơn cha Nguyễn Lê Đan Thục Hiền 31

Sự chọn lựa của người... Con Chiên Nhỏ 32

Chúa Trong Đời Thường Mai Xuân 34

Mẹ chồng hay vú em Thu Trang 39

Cây kẹo MT 41

Tin Tức Sinh Hoạt Ban Biên Tập 43

Trang Nội Trợ 51

Mục Lục 52