22
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ KHOA TIẾNG ANH ----- ----- BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU ĐỐI CHIẾU VIỆC PHÁT ÂM CÁC PHỤ ÂM TẮC VÔ THANH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM BA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ VỚI CÁCH PHÁT ÂM CỦA NGƯỜI BẢN XỨ Giảng viên : Thầy Nguyễn Văn Huy Sinh viên: Phùng Thanh Loan Nhóm 3 Huế, 10/12/2009 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Bai Tieu Luan Mau

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai Tieu Luan Mau

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ KHOA TIẾNG ANH ----- -----

BÀI TIỂU LUẬN

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

ĐỐI CHIẾU VIỆC PHÁT ÂM CÁC PHỤ ÂM TẮC VÔ

THANH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM BA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ VỚI CÁCH PHÁT

ÂM CỦA NGƯỜI BẢN XỨ

Giảng viên : Thầy Nguyễn Văn Huy Sinh viên: Phùng Thanh Loan Nhóm 3

Huế, 10/12/2009

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 2: Bai Tieu Luan Mau

2

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Từ buổi nguyên sơ của lịch sử nhân loại, cùng với cử chỉ, con người đã dùng âm thanh

để giao tiếp với thế giới xung quanh mình. Khi ngôn ngữ phát triển hoàn thiện dần với hệ

thống chữ viết và các ký hiệu được qui ước khác, âm thanh lời nói vẫn là tín hiệu cơ bản, giữ

vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin. “Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng với đặc

điểm phát âm duy nhất của họ” (Sang, 2007). Vì vậy, ngữ âm của ngôn ngữ đích là một yếu

tố đặc biệt quan trọng, quyết định ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp với người bản xứ.

Mặc dù việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và Anh ngữ nói riêng ở nước ta đang chú

trọng hơn đến việc rèn luyện ngữ âm, rất nhiều học viên vẫn không thể hiện thành công một số

âm vị Tiếng Anh. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế, kinh nghiệm của

bản thân cho thấy mặc dù được trang bị những kiến thức cần thiết về Ngữ âm-Âm vị học tiếng

Anh, nhiều sinh viên Khoa tiếng Anh vẫn không phát âm tốt nhóm phụ âm tắc vô thanh /p/, /t/,

/k/ trong ngữ lưu. Vì vậy, việc đối chiếu cách thể hiện nhóm phụ âm này ở những vị trí khác

nhau trong cấu trúc âm tiết tiếng Anh của sinh viên năm ba, khoa Tiếng Anh so với cách phát

âm của người bản xứ, đồng thời tìm ra nguyên nhân và giải pháp của vấn đề này là động lực

thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 3: Bai Tieu Luan Mau

3

2. MỤC LỤC

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................….1

2. Mục lục.........................................................................................................................2

3. Bảng kí hiệu..................................................................................................................3

4. Nội dung........................................................................................................................4

4.1 Cơ sở đối chiếu.............................................................................................................4

4.2 Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................................6

4.3 Phạm vi đối chiếu.........................................................................................................6

4.4 Phương pháp đối chiếu.................................................................................................7

4.5 Thủ pháp đối chiếu.......................................................................................................7

4.6 Giả thuyết đề tài............................................................................................................7

4.7 Cách tiến hành..............................................................................................................7

4.8 Kết quả..........................................................................................................................8

4.9 Nhận xét......................................................................................................................12

5. Kết luận ….....................................................................................................................13

6. Tài liệu tham khảo.........................................................................................................14

7. Phụ lục …......................................................................................................................15

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 4: Bai Tieu Luan Mau

4

3. BẢNG KÍ HIỆU

Kí hiệu

I (I1, I2,....I15

)

H (H1, H2..., H5)

/p1/ /t1/ /k1/ /p2/ /t2/ /k2/

Ý nghĩa

Sinh viên

Người bản xứ

phụ âm đầu /p/

phụ âm đầu /t/

phụ âm đầu /k/

phụ âm đầu /p/

phụ âm đầu /t/

phụ âm đầu /k/

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 5: Bai Tieu Luan Mau

5

4 . NỘI DUNG

4.1. CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

Vài nét so sánh về hệ thống ngữ âm tiếng Anh và tiếng Việt

4. 1.1 Cấu trúc âm tiết

a. Trong tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ vừa khuất chiết, có hiện tượng biến hình với đặc trưng đa âm tiết.

Cấu trúc âm tiết tiếng Anh linh hoạt hơn. Theo Peter Roach (1987: 61) cấu trúc âm tiết tiếng

Anh được khái quát theo công thức

(C) (C) (C) V (C) (C) (C) (C)

Phần đầu Phần cuối

(Onset) (Coda)

b. Trong tiếng Việt

Xét về mặt loại hình, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập. Vì vậy, theo Đoàn Thiện Thuật

(1980), cấu trúc âm tiết cố định với công thức (C)V(C).

4.1.2. Đặc điểm phân bố các âm tắc vô thanh /p/, /t/, /k/ trong cấu trúc âm tiết:

a. Trong tiếng Anh:

Cả ba phụ âm tắc vô thanh đều xuất hiện ở vị trí đầu (initial position), vị trí giữa -sau

các âm khác (medial position), và vị trí cuối của một từ (final position).

- Ở cấp độ đơn âm tiết: Cả ba phụ âm /p/, /t/, /k/ đều là phụ âm đầu, đứng trước các

nguyên âm ( pen, car, tiger) hoặc là phụ âm cuối của các từ (at, stop, cake)

- Trong tổ hợp phụ âm: (consonant clusters), các âm tắc vô thanh này có thể đứng sau

âm /s/ ( speak, stand, sky), hoặc đứng trước các các phụ âm lỏng (liquid) /l/, /r/, các bán

nguyên âm (semi vowels) /w/, /j/, hoặc xuất hiện trong các cụm hai âm tắc đi liền nhau ( /kt/

(doctor))

b. Trong tiếng Việt:

Trước đây nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ đã xác định chỉ có phụ âm /t/ xuất hiện ở cả

vị trí phụ âm đầu và phụ âm cuối, âm /k/ chỉ xuất hiện ở vị trí phụ âm đầu, và âm /p/ chỉ xuất

hiện ở vị trí phụ âm cuối. Theo Hoàng Thị Châu (2008), cả ba phụ âm /p/, /t/, /k/ đều là phụ

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 6: Bai Tieu Luan Mau

6

âm đầu (trong cách phát âm miền Bắc theo đúng chuẩn chính tả), và /p/ , /t/ còn là những phụ

âm cuối.

4.1.3. Đặc điểm cấu âm

a. Trong tiếng Anh:

Theo tài liệu English Phonetics and Phonology của Peter Roach (1987), việc phát âm các âm

tắt tiếng Anh trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất (the closure phase): các bộ phận cấu âm di chuyển để tạo nên sự

tắt hoàn toàn.

Giai đoạn thứ hai (the hold phase): không khí bị nén hoàn toàn, hơi không phát ra

được.

Giai đoạn thứ ba (the release phase): các bộ phận cấu âm đang đóng chặt để tạo ra

sự tắt đột ngột tách ra khiến không khí thoát ra ngoài.

Giai đoạn thứ tư (the post-release phase): giai đoạn hoàn tất việc phát âm.

Khi xét các âm tắc vô thanh /p/, /t/, /k/ ở vị trí đầu âm tiết (CV), các phụ âm này được

phát ra kèm theo một tiếng nổ nhỏ. Ở giai đoạn thứ tư (The post-release phase), không khí

thoát ra ngoài thông qua dây thanh âm, tạo ra âm như [h]. Hiện tượng này gọi là sự bật hơi.

Ở vị trí phụ âm cuối (VC), chỉ có một tiếng nổ rất yếu xảy ra sau khi các âm tắt vô

thanh được bật ra.

Ở vị trí giữa âm tiết (VCV), tùy theo âm theo trước âm tắt là âm được nhấn hay

không mà các âm tắt ở vị trí này có những đặc điểm phát âm như phụ âm đầu hay phụ âm

cuối.

b. So sánh đặc điểm cấu âm âm tắt vô thanh tiếng Anh và tiếng Việt:

Khi xét về vị trí và phương thức cấu âm, các phụ âm tắc vô thanh /p/, /t/, /k/ trong tiếng

Anh và tiếng Việt đều là âm tắt nổ vô thanh. Trong đó:

Âm /k/ trong tiếng Anh và tiếng Việt đều là âm vòm mềm (velar)

Âm /p/ đều là âm hai môi (bilabial)

Riêng phụ âm /t/ trong tiếng Anh là âm lợi (alveolar). Âm /t/ trong tiếng Việt lại là âm

răng lưỡi.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 7: Bai Tieu Luan Mau

7

Theo Nguyễn Thành Yến (2008), các phụ âm /p/, /t/, /k/ trong tiếng Anh đều được thể

hiện qua hai giai đoạn tắc và sau đó được bật hơi rất mạnh khi đứng ở vị trí đầu âm tiết (mang

trọng âm hoặc theo sau bởi một nguyên âm không tròn môi), độ bật hơi sẽ giảm đi khi các âm

này nằm ở vị trí giữa hoặc vị trí cuối của một từ đa âm tiết , đặc biệt là không được phát âm

khi các âm này theo sau âm /s/, hoặc đứng trước một phụ âm tắc khác trong cụm hai âm tắc đi

liền nhau.

Trong tiếng Việt các phụ âm này đều là các âm bật hơi ở vị trí đầu âm tiết và không

được phát âm khi là các phụ âm cuối.

4.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Nhiều nhà ngữ âm học có uy tín như Peter Roach (1987), nghiên cứu nhóm âm này ở

bình diện miêu tả. Việc đối chiếu cách thể hiện các âm tắc vô thanh tiếng Anh giữa học viên

Việt Nam so với người bản xứ cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, của các

giáo viên và sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Trong bài khảo sát gần đây nhất của học viên

Võ Thị Thảo Ly về việc đối chiếu cách phát âm nhóm âm tắc tại các vị trí khác nhau trong cấu

trúc âm tiết, tác giả đã thống kê các lỗi thường gặp của sinh viên Việt Nam khi phát âm nhóm

âm này. Tuy nhiên việc phân tích, chứng minh này chủ yếu thông qua hình thức chuẩn đoán

dựa trên việc so sánh cách phát âm của sinh viên và người bản xứ.

Với cơ sở này, đề tài này được tiến hành với mục đích đối chiếu cách phát âm nhóm

phụ âm tắc vô thanh /p/, /t/, /k/ tại các vị trí khác nhau trong cấu trúc âm tiết tiếng Anh của

sinh viên Việt Nam so với cách phát âm của người bản xứ. Phương pháp phân tích chủ yếu là

đối chiếu dựa trên việc phân tích sóng âm, và đưa ra những bằng chứng trực quan.

4.3. PHẠM VI ĐỐI CHIẾU

- Chỉ đối chiếu cách phát âm các phụ âm /p/, /t/, /k/ của sinh viên Việt Nam (SVVN) so

với cách phát âm của người bản xứ ở ba trường hợp:

+ /p/, /t/, /k/ là những phụ âm đầu theo của âm tiết mang trọng âm, hoặc được theo sau

bởi nguyên âm ( play /plei/ , Tom /t m/, cake /keik/...)

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 8: Bai Tieu Luan Mau

8

+ /p/, /t/, /k/ trong cụm phụ âm tắc đi liền nhau (asked / skt/, stopped /st pt/...)

+ /p/, /t/, /k/ là những phụ âm cuối (harp /h rp/, assignment / sainm nt/, cake /keik/...)

4.4. PHƯƠNG THỨC ĐỐI CHIẾU

Dùng phương thức đối chiếu chức năng để xác định mặt giống, khác nhau của các hiện

tượng, sự kiện ở các ngôn ngữ. Ở đây là đối chiếu cách thể hiện phụ âm tắc vô thanh trong

tiếng Anh của sinh viên Việt Nam và người bản xứ.

4.5. THỦ PHÁP ĐỐI CHIẾU

- Thủ pháp cơ bản luận giải bên trong.

- Thủ pháp luận giải kỹ thuật: dùng sơ đồ sóng âm, bảng biểu để mô tả, đối chiếu cách

phát âm của sinh viên Việt Nam và cách phát âm của người bản xứ ở cấp độ câu.

4.6. GỈA THUYẾT ĐỀ TÀI:

Sinh viên có thể mắc lỗi khi phát âm nhóm phụ âm tắc vô thanh ở các vị trí khác nhau:

- Không bật hơi khi phát âm các âm /p/, /t/, /k/ khi chúng là những phụ âm đầu, được

theo sau bởi các nguyên âm không tròn môi.

- Không phát âm các phụ âm cuối /t/, /p/, /k/ trong ngữ lưu.

- Không thể hiện được sự tắt không hoàn toàn trong cụm hai âm tắc đi liền nhau.

4.7. CÁCH TIẾN HÀNH

- Thu thập thông tin:

+ Thông tin thu âm trực tiếp từ mười lăm sinh viên ở cấp độ câu.

+ Các file thu âm giọng của người bản xứ tải từ trang web http://www.readtheword.com

- Xử lí thông tin:

Việc xử lí thông tin và đối chiếu dựa trên phân tích phổ của phần mềm Praat.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 9: Bai Tieu Luan Mau

9

4.8 . KẾT QUẢ:

a. Đối chiếu việc thể hiện phụ âm đầu /p/, /t/, /k/.

Biểu đồ 1: Kết quả đối chiếu sóng âm của sinh viên Việt Nam (I)

so với sóng âm của người Mỹ (H) khi thể hiện phụ âm đầu /p1/, /t1/, /k1/

/p1/ /t1/ /k1/

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

H

I

Sóng âm thu nhận được từ phần mềm Praat cho thấy đa số sinh viên không thể hiện được các

giai đoạn tắc và bật khi phát âm các phụ âm đầu /p1/, /t1/, /k1/ so với cách phát âm của người

bản xứ. Nếu tính tỉ lệ trung bình của sóng âm thể hiện chuẩn việc tắc- bật âm khi phát âm phụ

âm đầu /p1/, /t1/, /k1/ của người Mỹ là 100%, thì chỉ có 6% sinh viên tham gia phát âm đúng

/p1/, 13,3% sinh viên phát âm đúng /t1/, và 26,66% phát âm đúng /k1/.

A1: Sơ đồ sóng âm phụ âm đầu /k1/ trong /keik/ (cake) trong cách phát âm của

người bản xứ (H1) ( phần phổ của sóng âm /k/ được đánh dấu màu hồng)

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 10: Bai Tieu Luan Mau

1

A2: Sơ đồ sóng âm phụ âm đầu /k1/ trong /keik/ (cake) của sinh viên I4.

Dựa trên trường độ dao động của sóng âm, có thể thấy những khác biệt trong cách phát

âm phụ âm đầu /k/ của người Việt và người bản xứ : sóng âm /k/ trong A1 (của người Anh)

ngắn hơn so với sóng âm /k/ trong A2 (của người Việt). Phụ âm /k/ trong cách phát âm của

người bản xứ được bật ra mạnh hơn, thời gian ngắn hơn với một khoảng tắc hoàn toàn ở đầu

âm. Trong khi đó, cách phát âm của sinh viên Việt Nam không thể hiện được những đặc điểm

này. Kết quả xảy ra tương tự với âm đầu /p/ và /t/.

b. Đối chiếu việc thể hiện phụ âm cuối /p2/, /t2/, /k2/

Hâù hết các sinh viên tham gia thu âm đều không phát âm các âm cuối /p2/, /t2/, /k2/.

Trong khi đó, trong cách phát âm của người bản xứ, nhóm âm này vẫn được thể hiện với giai

đoạn tắt, khu biệt các âm này với các âm trước đó.

Sơ đồ 2: Kết quả đối chiếu sóng âm của sinh viên Việt Nam (I) với sóng âm

của người Mỹ khi thể hiện các phụ âm cuối /p2/, /t2/, /k2/

/p2/ /t2/ /k2/

0%

20%

40%

60%

80%

100%

H

I

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 11: Bai Tieu Luan Mau

11

So với tỷ lệ trung bình 100% theo cách phát âm chuẩn của người bản xứ, chỉ có 13.33%

sinh viên thể hiện đúng âm cuối /t2/, 6% sinh viên thể hiện đúng âm cuối /k2/, và không có

sinh viên nào phát âm đúng âm cuối /p2/.

B1: Sơ đồ sóng âm thể hiện phụ âm cuối /t2/ trong /ə'sainmənt/ (assignment) của

người Mỹ (H1) ( phần sóng âm /t2/ được đánh dấu màu hồng nhạt )

B2: Sơ đồ sóng âm thể hiện phụ âm cuối /t/ trong /ə'sainmənt/ của sinh viên (I4)

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 12: Bai Tieu Luan Mau

1

c. Đối chiếu việc thể hiện cặp phụ âm tắt đi liền nhau

Trong số 15 sinh viên tham gia thu âm, chỉ có 6% sinh viên phát âm đúng cặp phụ

âm tắc đi liền nhau /kt/ trong /'d ktə/ (doctor), và 13.33% sinh viên phát âm đúng cặp

phụ âm /pt/ trong /st pt/ (stopped), cụ thể là không phát âm tắc thứ hai (theo sau âm tắc

không hoàn toàn ở trước đó).

C1: Sơ đồ sóng âm thể hiện cặp phụ âm tắt /kt/ trong /'d ktə/ của người

bản xứ (H2)

C2: Sơ đồ sóng âm thể hiện cặp phụ âm tắt /kt/ trong /'d ktə/ trong cách phát âm

của sinh viên (I6).

Theo sơ đồ sóng âm C1, có thể thấy một khoảng tắc hoàn toàn trước khi âm tắc thứ hai

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 13: Bai Tieu Luan Mau

1

được bật ra trước nguyên âm nhẹ /ə/ trong /'d ktə/ (doctor). Đặc điểm này không được thể

hiện trong C2. Kết quả xảy ra tương tự khi so sánh sóng âm (H2) và (I6) khi phát âm cặp phụ

âm tắc /pt/ trong /st pt/ (stopped)

4.9. NHẬN XÉT

Kết quả của quá trình phân tích cho thấy, đa số sinh viên tham gia chưa phát âm tốt các

phụ âm tắc vô thanh tiếng Anh trong câu, thể hiện qua:

+ không thể hiện được sự tắt và bật âm khi phát âm nhóm phụ âm đầu /p/, /t/, /k/

+ không phát âm nhóm phụ âm cuối /p/, /t/, /k/

+ không thể hiện được sự tắc không hoàn toàn khi phát âm nhóm hai phụ âm tắc đi liền

nhau.

Đây cũng là những khó khăn phổ biến của học sinh, sinh viên Việt Nam.

* Nguyên nhân:

Trước hết do những khác biệt về ngữ âm tiếng Việt và tiếng Anh. Theo Hoàng Thị

Châu (2008, 132), do hiện tượng yết hầu hóa xảy ở các âm tắc nổ vô thanh và hữu thanh trong

tiếng Việt khiến cho yếu tố tắt nổ trong các âm này thường không được thể hiện rõ. Chính sự

khác biệt này khiến cho học viên Việt Nam thường không phát âm đúng nhóm phụ âm tắc vô

thanh tiếng Anh trong câu. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên Việt Nam thường ít chú ý đến việc

tự luyện âm. Ngoài ra, các bài học phát âm gần như vẫn tách biệt với các môn học kỹ năng

khác: nghe, nói, đọc, viết...Ở bậc Trung học Phổ thông, việc đánh giá khả năng phát âm của

học sinh gần như chỉ dừng lại ở mức độ tri nhận, giáo viên đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm

về cách phát âm, và trọng âm của từ và học sinh hoàn thành bằng cách chọn những đáp án cho

sẵn. Ở bậc Đại học, yếu tố phát âm chuẩn vẫn chưa thật sự là yêu cầu cao trong các kỳ thi nói,

vì vậy nhiều sinh viên chưa có động lực và áp lực cần thiết để tự luyện âm.

* Khiến nghị:

- Giáo viên cần tổ chức những hoạt động dạy học lý thú, bổ ích, và thiết thực để lôi

cuốn học sinh vào bài học ngữ âm.

- Khi dạy ngữ âm, giáo viên nên nhấn mạnh những điểm giống và khác nhau về đặc

điểm ngữ âm tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ rõ cách thức phát âm các âm tiếng Anh.

- Khuyến khích việc tự luyện âm của học sinh. Giáo viên có thể đưa các bài tập luyện

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 14: Bai Tieu Luan Mau

1

âm từ phần mềm Pronunciation Power để học sinh tham khảo. Đây là phần mềm hướng dẫn cụ

thể về việc phát âm các chữ cái, từ, và câu với hình ảnh cụ thể về sự chuyển động của các cơ

quan cấu âm khi phát âm, học viên có thể xem hình ảnh và luyện theo.

5. KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu đối chiếu cách phát âm các phụ âm tắc vô thanh ở các vị trí khác nhau

của cấu trúc âm tiết tiếng Anh của sinh viên năm ba, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế nhằm

mục đích nhận ra những điểm giống và khác trong cách phát âm của nhóm sinh viên này so

với cách phát âm chuẩn của người bản xứ đã góp phần chỉ ra những lỗi thường gặp trong cách

phát âm âm tắc tiếng Anh của học viên Việt Nam. Kết quả đối chiếu cho thấy đa số sinh viên

tham gia đều không thể hiện tốt các âm tắt vô thanh trong tiếng Anh (ở những vị trí được xét

đến trong bài nghiên cứu). Đây cũng là vấn đề khá phổ biến đối với nhiều sinh viên Việt Nam

khi phát âm tiếng Anh.

Quá trình đối chiếu đã góp thêm tiếng nói trong việc dạy và học tiếng Anh, cũng như

những hiểu biết sâu hơn về các đặc điểm ngữ âm tiếng Việt và tiếng Anh.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 15: Bai Tieu Luan Mau

1

6.TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục.

[2] Đoàn Thiện Thuật (2003). Ngữ Âm Tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia Hà

Nội.

[3] Hoàng Thị Châu (2008). Phương Ngữ Học Tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc

Gia Hà Nội.

[4] Nguyễn Thành Yến (2008). Thực hành ngữ âm và ngữ điệu tiếng Anh.Nhà Xuất Bản

Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

[5] Roach, P. (1987). English Phonetics and Phonology: A Practical Course.

Cambridge University Press.

[6] Trần Văn Phước. Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Anh-Việt

[7] Võ Thị Thảo Ly. Khảo sát việc thể hiện phụ âm tắc tiếng Anh của sinh viên trường Cao

đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. An investigation into the pronunciation of English Stops

experienced by students at Tuy Hoa Industrial College.

URL http://www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/so22/24.ly_an%20newest.doc

( 12/10/2009)

[8] Sang56. Some English Pronunciation Tips for the Vietnamese.

URL http://community.vdict.com/archive/index.php/t-337.html

(12/10/2009)

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 16: Bai Tieu Luan Mau

1

PHỤ LỤC 1

Các câu thu âm

1. Finishing his assignment , Tom aksed his mother fruit cake.

/t2/ /t1/ /k1/ /k2/

2. He is playing the harp in his class.

/p1/ /p2/

3. He has stopped smoking since he met the doctor

/pt/ /kt/

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 17: Bai Tieu Luan Mau

1

PHỤ LỤC 2.

Bảng tổng kết kết quả so sánh việc phát âm nhóm phụ âm /p/, /t/, /k/ tại những vị trí

khác nhau trong cấu trúc âm tiết tiếng Anh của sinh viên Việt Nam (I) với cách phát âm

của người bản xứ dựa trên sự đối chiếu sơ đồ sóng âm.

(Dấu X biểu thị cách phát âm đúng)

Phụ âm đầu Phụ âm cuối Trong cặp phụ âm

tắc liền nhau

Vị trí

âm

Sinh viên /p1/ /t1/ /k1/ /p2/ /t2/ /k2/ /kt/ /pt/

I.1

I.2

I.3

I.4 X

I.5 X X

I.6

I.7

I.8 X X X X

I.9

I.10

I.12 X X X X

I.13

I.14

I.15 X

Tỷ lệ trung

bình

6.00% 13.33% 26.66% 0.00% 13.33% 6.00% 0.00% 13.33%

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 18: Bai Tieu Luan Mau

1

PHỤ LỤC 3

Sơ đồ sóng âm thể hiện cách phát âm các phụ âm /t1/, /p1/, /p2/, /k2/, /pt/ của I và H

1. Phụ âm đầu

E1: Sơ đồ sóng âm âm /t1/ trong cách phát âm của người Mỹ (H1)

E2: Sơ đồ sóng âm /t1/ trong cách phát âm của sinh viên (I2)

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 19: Bai Tieu Luan Mau

1

J1: Sơ đồ sóng âm /p1/ trong cách phát âm của người Mỹ (H1)

J2: Sơ đồ sóng âm /p1/ trong cách phát âm của sinh viên (I2)

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 20: Bai Tieu Luan Mau

2

2. Phụ âm cuối

G1: Sơ đồ sóng âm /p2/ trong cách phát âm của (H1)

(có sự nối âm giữa /p2/ và /i/ trong /in/ trong câu :

He is playing the harp in his class)

G1: Sơ đồ sóng âm /p2/ trong cách phát âm của I2

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 21: Bai Tieu Luan Mau

2

K1. Sơ đồ sóng âm /k2/ trong cách phát âm của H1

K2. Sơ đồ sóng âm /k2/ trong cách phát âm của sinh viên I2

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

Page 22: Bai Tieu Luan Mau

2

3. Cặp phụ âm tắc /pt/ trong /st pt/ (stopped)

G1: Sơ đồ sóng âm thể hiện cặp phụ âm tắc /pt/ trong /st pt/ (stopped) của H1

G2: Sơ đồ sóng âm thể hiện cặp phụ âm tắc /pt/ trong /st pt/ (stopped) của I2

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Softwarehttp://www.foxitsoftware.com For evaluation only.