24
1 Tuyn chn, xây dng và sdng hthng bài tp hóa hc phn kim loi cho bồi dưỡng hc sinh gii Trung hc phthông Selecting Compiling and Using a Systematical Variety of Chemistry Exercises on Metal for Fostering Good Students at a High School NXB H. : ĐHGD, 2012 Strang 115 tr. + Nguyễn Văn Mai Trường Đại hc Giáo dc Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy hc (Bmôn Hóa hc) ; Mã s: 60 14 10 Người hướng dn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường Năm bảo v: 2012 Abstract. Trình bày cơ sở lí lun và thc tin vvic bồi dưỡng hc sinh gii (HSG). Nghiên cu ni dung kiến thc và bài tp phn kim loi trong sách giáo khoa lp 12- ban Khoa hc tnhiên, tài liu giáo khoa chuyên hóa hc lp 12, các nội dung liên quan đến kim loại trong các đề thi hc sinh gii cp tnh, khu vc, quc gia và các tài liu hóa hc khác. Tuyn chn, xây dng hthng bài tp tlun (TL) phn kim loại để bồi dưỡng HSG trường trung hc phthông (THPT). Đề xut bin pháp sdng hthng bài tp phn kim loi trong công tác bồi dưỡng HSG. Thc nghiệm sư phạm vi hthng bài tp phn kim loại để bồi dưỡng HSG trường THPT và đánh giá hiệu qusdng hthng bài tập đó. Keywords: Hóa hc; Phương pháp dạy hc; Bài tp; Hc sinh gii; Kim loi. Content. 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay sphát triển như vũ bão của khoa hc- kĩ thuật là nhng thun lợi đối vi sphát trin ca mi quc gia, chính nhân tcon người đã tạo ra sthay đổi tích cực đó, giáo dục - đào tạo chính là cách để con người có được nhân tđó vì vậy việc đầu tư vào nhân tố con người chính là mc tiêu hàng đầu ca mi quc gia trong hoạt động giáo dc. Trên thế gii, những nước phát triển đều là những nước có nhng sđầu tư và quan tâm đúng đắn đối vi nhân tcon người đặc bit là những người tài gii, hluôn có kế hoch phát hin, bồi dưỡng, sdụng người tài mt cách hp lí. nước ta, vấn đề nhân tcon người luôn được quan tâm, dù các thời đại khác nhau nhưng luôn có scoi trọng người tài, chúng ta luôn quan niệm: “hin tài là nguyên khí quốc gia”, vì vậy “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lc, bồi dưỡng nhân tài” luôn là nhiệm vtrung tâm ca giáo dc - đào tạo, trong đó, vic phát hin và bồi dưỡng nhng hc sinh gii (HSG) trường phthông chính là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo nhân tài trong các lĩnh vực ca khoa học và đời sng xã hi.

Bai tap cau tao nguyen tu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai tap cau tao nguyen tu

1

Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống

bài tập hóa học phần kim loại cho bồi dưỡng

học sinh giỏi Trung học phổ thông Selecting – Compiling and Using a Systematical Variety of Chemistry Exercises on Metal for

Fostering Good Students at a High School

NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 115 tr. +

Nguyễn Văn Mai

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Hóa học) ;

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG).

Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập phần kim loại trong sách giáo khoa lớp 12- ban

Khoa học tự nhiên, tài liệu giáo khoa chuyên hóa học lớp 12, các nội dung liên quan đến

kim loại trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia và các tài liệu hóa học

khác. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận (TL) phần kim loại để bồi dưỡng HSG

trường trung học phổ thông (THPT). Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống bài tập phần kim

loại trong công tác bồi dưỡng HSG. Thực nghiệm sư phạm với hệ thống bài tập phần kim

loại để bồi dưỡng HSG ở trường THPT và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập đó.

Keywords: Hóa học; Phương pháp dạy học; Bài tập; Học sinh giỏi; Kim loại.

Content.

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay sự phát triển như vũ bão của khoa học- kĩ thuật là những thuận lợi đối với sự phát triển

của mỗi quốc gia, chính nhân tố con người đã tạo ra sự thay đổi tích cực đó, giáo dục - đào tạo chính

là cách để con người có được nhân tố đó vì vậy việc đầu tư vào nhân tố con người chính là mục tiêu

hàng đầu của mỗi quốc gia trong hoạt động giáo dục.

Trên thế giới, những nước phát triển đều là những nước có những sự đầu tư và quan tâm đúng đắn

đối với nhân tố con người đặc biệt là những người tài giỏi, họ luôn có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng,

sử dụng người tài một cách hợp lí.

Ở nước ta, vấn đề nhân tố con người luôn được quan tâm, dù ở các thời đại khác nhau nhưng luôn có

sự coi trọng người tài, chúng ta luôn quan niệm: “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, vì vậy “nâng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” luôn là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục - đào tạo, trong đó,

việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh giỏi (HSG) ở trường phổ thông chính là bước khởi đầu quan

trọng để góp phần đào tạo nhân tài trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống xã hội.

Page 2: Bai tap cau tao nguyen tu

2

Tuy nhiên, trong thực tế công tác phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng những nhân tố con người chưa có

tính khoa học, những lí luận dạy học về HSG cũng như các biện pháp phát hiện, tổ chức và bồi

dưỡng HSG vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, phần lớn các giáo viên (GV) bồi dưỡng

HSG phải tự mày mò mà chưa có sự định hướng rõ nét, vẫn mang tính kinh nghiệm, chưa định lượng

hóa được những yếu tố liên quan đến HSG như : Thế nào là HSG ? Những dấu hiệu của một HSG ?

Làm thế nào để hình thành và phát triển những năng lực của HSG? Định hướng học tập cho HSG

như thế nào...

Với các môn khoa học tự nhiên nói chung và môn Hóa học nói riêng thì bài tập hóa học (BTHH)

là mục đích, nội dung, là phương pháp dạy và học hiệu quả, đó là cách thức thể hiện kiến thức một

cách tổng quát, đầy đủ, đặc biệt với đối tượng học sinh khá, giỏi thì BTHH sẽ là cách hiệu quả nhất

để phát hiện, bồi dưỡng và nuôi dưỡng nhân tài.

Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, với mong muốn góp phần nâng cao chất

lượng bồi dưỡng HSG môn Hóa học, chúng tôi chọn đề tài: “ Tuyển chọn – Xây dựng và sử dụng hệ

thống bài tập hóa học phần kim loại dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông ”

2. Mục đích nghiên cứu

Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần kim loại

thuộc chương trình Trung học phổ thông (THPT) để quá trình dạy và học đạt kết quả cao trong các

kì thi học sinh giỏi.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

3.2. Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập phần kim loại trong sách giáo khoa lớp 12- ban

Khoa học tự nhiên, tài liệu giáo khoa chuyên hóa học lớp 12, các nội dung liên quan đến kim

loại trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia và các tài liệu hóa học khác.

3.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận (TL) phần kim loại để bồi dƣỡng HSG

trƣờng THPT.

3.4. Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại trong công tác bồi dƣỡng HSG.

3.5. Thực nghiệm sƣ phạm với hệ thống bài tập phần kim loại để bồi dƣỡng HSG ở trƣờng

THPT và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập đó.

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học bộ môn Hoá học và công tác bồi dƣỡng HSG ở

trƣờng THPT.

4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống bài tập phần kim loại ở chƣơng trình hóa học lớp 12 để

bồi dƣỡng học sinh giỏi THPT.

5. Giả thuyết khoa học

Page 3: Bai tap cau tao nguyen tu

3

Nếu tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập hóa học phần kim loại và sử dụng hệ thống bài tập

đó có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao được chất lượng bồi dưỡng HSG ở trường THPT.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu lý luận

6.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

6.1.2. Cấu trúc chương trình sách giáo khoa lớp 12 ban Khoa học tự nhiên, chương trình chuyên

bộ môn hóa học

6.1.3. Tài liệu hướng dẫn nội dung chương trình thi học sinh giỏi, các văn bản hướng dẫn liên

quan đến thi chọn học sinh giỏi

6.2. Nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Điều tra thực tiễn công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT

6.2.2. Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm về bồi dưỡng HSG với giáo viên (GV)

6.2.3. Tập hợp và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lớp 12 ban Khoa học tự nhiên, chương

trình chuyên bộ môn hóa học, các đề thi HSG, đề thi vào đại học và cao đẳng, các tài liệu tham

khảo liên quan đến ôn thi HSG để tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập TL phần kim loại.

6.2.4. Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống bài tập từ đó đề xuất hướng

bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT

6.3. Xử lý kết quả nghiên cứu

Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học.

7. Đóng góp của đề tài

- Tuyển chọn và xây dựng được hệ thống bài tập phần kim loại có chất lượng giúp cho giáo viên có

thêm nguồn tài liệu dùng trong việc bồi dưỡng HSG.

- Đề xuất được biện pháp sử dụng bài tập phần kim loại trong việc bồi dưỡng HSG sao cho có hiệu quả.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của

luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi

Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại lớp 12 dùng bồi dưỡng học sinh giỏi

trường trung học phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Page 4: Bai tap cau tao nguyen tu

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI

VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Hoạt động nhận thức và tư duy sáng tạo của HS trong quá trình học tập

- Khái niệm nhận thức, tư duy.

- Những biểu hiện và mức độ của nhận thức, tư duy.

- Tư duy sáng tạo và những phẩm chất của tư duy sáng tạo.

- Những hình thức cơ bản của tư duy.

- Rèn luyện năng lực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy và học hoá học như năng lực quan sát,

năng lực phân tích, tổng hợp …

1.1.2. Lý luận trong công tác bồi dưỡng HSG

- Bồi dưỡng HSG góp phần phát hiện, xây dựng và đào tạo nhân tài cho đất nước.

- Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học: năng lực tiếp thu, suy luận logic,

năng lực thực hành, tư duy sáng tạo...

- Cho thấy những biểu hiện, dấu hiệu của học sinh giỏi hóa học để từ đó đánh giá , phát hiện và xây

dựng cơ sở bồi dưỡng học sinh giỏi.

1.1.3. Lý luận về bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT

- Bài tập hóa học là mục tiêu mà người học cần hướng tới và giải quyết.

- Phân loại bài tập hóa học dựa vào các tiêu chí khác nhau để tiện cho dạy và học.

- Vai trò, ý nghĩa của bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT đặc biệt đối với học sinh giỏi hóa học.

1.1.4. Lý luận về sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học ở trường THPT

- Bài tập hóa học là một kênh để dạy học cho học sinh giỏi với đặc trưng về cách chuyển tải của nó.

- Sử dụng bài tập hóa học để tích cực hóa người học.

- Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT

- Vấn đề sách giáo khoa dùng cho dạy học sinh giỏi hóa học ở trường phổ thông.

- Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học như khó khăn về tài

liệu, tiếp cận chương trình….

1.2.2. Vấn đề sử dụng bài tập hoá học trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

THPT

- Sự tiếp cận chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của học sinh ở mức độ nào? được thông qua

những hình thức nào.

- Thực trạng dạy học hóa học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở lớp 12 trường THPT ra sao.

Page 5: Bai tap cau tao nguyen tu

5

* Tiểu kết chƣơng 1

CHƢƠNG 2

TUYỂN CHỌN – XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

PHẦN KIM LOẠI CHO BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học

2.1.1. Nguyên tắc tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học.

- Đảm bảo tính hệ thống.

- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp.

- Mở rộng kiến thức cho học sinh.

- Hệ thống bài tập phát triển được năng lực nhận thức, kỹ năng tư duy hóa học.

- Hệ thống bài tập nhằm tăng cường khả năng tự học, sáng tạo của học sinh.

2.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học

- Nắm vững kiến thức lí thuyết.

- Tích hợp các dạng cấu trúc chương trình như theo kiến thức, theo mức độ nhận thức, theo dạng bài tập…

- Có tính phù hợp với học sinh nhưng linh động trong việc sử dụng.

- Giúp học sinh rèn kĩ năng học tập, kĩ năng giải quyết vấn đề, từ đó phát triển tư duy sáng tạo, tư

duy nghiên cứu.

2.1.3. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập

- Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa: Chia bài tập theo các nội dung chương trình của sách

giáo khoa hóa học lớp 12 ban khoa học tự nhiên.

Đại cương về kim loại: Vị trí, cấu tạo nguyên tử kim loại, cấu trúc tinh thể kim loại, tính chất vật

lí, nguyên nhân gây ra tính chất vật lí, tính khử của kim loại, dãy điện hóa của kim loại, ăn mòn kim

loại, điều chế kim loại.

Các nhóm kim loại: Đề cập đến đơn chất và hợp chất quan trọng của các nhóm KLK, KLKT,

Nhôm, Sắt, Crom, Đồng, Bạc, Vàng, Thiếc, Chì, Kẽm.

- Theo năng lực nhận thức của học sinh dựa trên các mức độ nhận thức.

Các bài tập được xây dựng dựa trên các mức độ nhận thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng Biết –

Hiểu – Vận dụng – Sáng tạo.

- Theo dạng kiến thức, dạng bài tập, chuyên đề.

Ngoài những kiến thức có tính khái quát, ở mỗi phần đều có những dạng bài tập đặc trưng liên

quan đến kiến thức ở phần đó.

Ví dụ: Phần hợp chất của Nhôm, Kẽm, Canxi có các bài toán liên quan đến hiện tượng tạo kết tủa

cực đại, cực tiểu và sử dụng phương pháp đồ thị để giải.

Page 6: Bai tap cau tao nguyen tu

6

Phần tinh thể kim loại có các bài toán tính toán các thông số trong mạng tinh thể như cạnh tế bào cơ

sở, bán kính nguyên tử kim loại, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nguyên tử trong tinh thể…

Những cơ sở trên đều phù hợp với lí luận và thực tiễn của dạy học sinh giỏi, qua đó giúp cho quá

trình dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi thuận lợi và hiệu quả hơn.

2.2. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại để bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng

Trung học phổ thông

2.2.1. Những vấn đề lí thuyết phần đại cương về kim loại

- Vị trí kim loại trong BTH và cấu tạo nguyên tử kim loại.

- Cấu trúc mạng tinh thể của kim loại và hợp kim.

- Liên kết kim loại và tính chất vật lí của kim loại.

- Tính chất hóa học chung của kim loại là dễ thể hiện tính khử ( bị oxh ), cặp oxh – khử, dãy điện hóa

của kim loại, pin điện hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến pư oxh – khử, sự ăn mòn kim loại và hợp kim.

- Các cách điều chế kim loại, phương pháp điện phân.

2.2.2. Các nhóm kim loại

Việc chia các nội dung dựa trên tính chất tương tự nhau của các nhóm kim loại

- Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế kim loại nhóm IA,

IIA. Các hợp chất cơ bản của các nguyên tố nhóm IA, IIA ( oxit, bazơ, muối ).

- Đặc điểm của Al, Fe, Cr và các hợp chất của chúng.

- Đặc điểm của các nguyên tố và hợp chất của các nguyên tố gắn liền với đời sống và kĩ thuật như

Cu, Ag, Au, Sn, Pb, Zn.

2.3. Một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hoá học phần kim loại trong việc bồi dƣỡng học

sinh giỏi ở trƣờng THPT

2.3.1. Biện pháp phát hiện học sinh giỏi (Mỗi biện pháp đều có ví dụ minh họa và những dẫn

chứng)

- Sử dụng bài tập phát hiện kiến thức và tiếp thu kiến thức: Bài tập có tác dụng phát hiện kiến thức

và đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức.

Ví dụ: Một khoáng chất chứa 20,93% Al ; 21,7% Si ; còn lại là O, H (về khối lượng ). Hãy xác định công

thức khoáng chất này.

Cách giải : Đặt % khối lượng O là a ; % khối lượng H là 57,37 – a

Có tỉ lệ số nguyên tử : nAl : nSi : nO : nH = 20,97 21,7 57,37

: : :27 28 16 1

a (1)

Mặt khác: phân tử khoáng chất trung hòa điện nên

20,93 21,7 57,373. 4. 2. 1. 0

27 27 16 1

a a (2)

Page 7: Bai tap cau tao nguyen tu

7

Từ (1) và (2) ta được a = 55,82; thay vào được nAl : nSi : nO : nH = 2 : 2 : 9 : 4

Vậy công thức khoáng chất là Al2Si2O9H4 hay Al2O3.2SiO2.2H2O ( Cao lanh )

Phân tích : Để giải quyết được bài toán này, học sinh phải phát hiện được kiến thức của bài toán

liên quan đến những kiến thức đã học như : Cách lập công thức của chất dựa vào % khối lượng, dựa

vào hóa trị nguyên tố( chương trình THCS ), dựa vào tính chất trung hòa điện tích trong hợp chất(

phần dung dịch, chất điện li ), dựa vào khoáng chất chứa Al, Si, O, Si ( trong phần kiến thức lớp 11

về khoáng chất chứa Si ).

- Sử dụng bài tập biện luận: nhằm phát hiện khả năng lập luận chặt chẽ, khả năng tư duy đa dạng,

bao quát vấn đề, khả năng tư duy logic…

VD: Cho 1,36 gam Mg, Fe vào 400 ml dung dịch CuSO4 chưa rõ nồng độ, Khi phản ứng xảy ra hoàn

toàn thu được chất rắn A nặng 1,84 gam và dung dịch B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư, lọc và

nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit nặng 1,2 gam. Tính

khối lượng các kim loại trong hỗn hợp và nồng độ dung dịch CuSO4.

Cách giải : từ giả thiết thu hỗn hợp oxit → B có từ hai muối trở lên

Nếu CuSO4 dư hoặc vừa đủ pư với hỗn hợp kim loại → khối lượng oxit thu được phải lớn hơn 1,36

→ Vậy Mg pư hết, Fe pư một phần

Mg + Cu2 → Mg

2+ + Cu (1); Fe + Cu

2+ → Fe

2+ + Cu (2)

x x x x y y y y

Mg2+

→ Mg(OH)2 → MgO (3); Fe2+

→ Fe(OH)2 → Fe2O3 (4)

x x/2 y y/2

Gọi x là số mol Mg, y là số mol Fe phản ứng ; z là số mol Fe còn dư

Có hệ 24x + 56(y+z) = 1,36

56z + 64(x+y) = 1,84

40x + 160.y/2 = 1,2 → x = y = z = 0,01

Hỗn hợp có mMg = 0,01.24 = 0,24 gam ; mFe = 0,02 . 56 = 1,12 gam

nCuSO4 = x + y = 0,02 → [CuSO4] = 0,02 : 0,4 = 0,05M

- Sử dụng bài tập vận dụng những tư duy khoa học của những môn khoa học khác như Vật lí, Toán

học.

VD:

Page 8: Bai tap cau tao nguyen tu

8

Bài tập . Lấy hai thanh đồng nối vào một vôn kế rồi nhúng hai dây đồng đó vào hai cốc đựng dung

dịch CuSO4. Cho biết kim vôn kế có quay không ?

Cách giải

Kim vôn kế có thể không quay nếu dung dịch CuSO4 ở hai cốc có cùng nồng độ

Kim vôn kế quay ( xuất hiện dòng điện ) nếu dung dịch CuSO4 ở hai cốc có nồng độ khác nhau, khi

đó xuất hiện một pin điện hóa với hai cực là hai thanh đồng ở trên

Giả sử cốc 1 có [CuSO4] = 1M , cốc 2 có [CuSO4] = 0,01M.

Khi đó tính được : E1 = E0

Cu2+

/Cu = 0,34V

E2 = E0

Cu2+

/Cu + 20,059lg[ ]

2Cu = 0,34 + 0,0295lg0,01 = 0,281V

Sđđ = E+ - E- = E1 – E2 = 0,34 – 0,281 = 0,059V

- Sử dụng bài tập có nhiều cách giải nhằm phát hiện năng lực sáng tạo của học sinh.

VD: Hòa tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp ( Cu, Ag ) trong dung dịch HNO3 dư rồi cô cạn dung dịch

thu được, đem nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được 18,8 gam hh chất rắn. Tính %

khối lượng các kim loại.

Lời giải : Cách 1 : viết các pthh, đặt ẩn số ( số mol Cu, Ag lần lượt là x, y ), chất rắn sau pư là (CuO,

Ag)

64x + 108y = 17,2

80x+108y =18,8→x=0,1, y=0,1→% khối lượng Cu , Ag

Cách 2: Xây dựng sơ đồ, sử dụng pp tăng giảm khối lượng

Cu → Cu(NO3)2 → CuO

Ag → AgNO3 → Ag

Thấy +∆m = mO(CuO) = 1,6 → nO = 0,1 = nCu → % Cu , Ag

- Sử dụng bài tập đặc trưng của bộ môn như thực hành, thực tế để kích thích được sự say mê, rèn

luyện những kĩ năng của học sinh giỏi hóa học.

VD: Có một dung dịch CuSO4 1M, cốc thủy tinh, nước cất, dây đồng, ống đong thể tích có vạch. Hãy

tạo ra một pin điện hóa với sđđ = 0,2515V.

Lời giải : Tính toán lí thuyết : Sđđ = E+ - E+

Nếu lấy dung dịch CuSO4 1M vào cốc làm điện cực thì Eđc = E0Cu

2+/Cu = 0,34V → để có pin với Sđđ

= 0,2515V thì phải chuẩn bị dung dịch CuSO4 có E = 0,34 – 0,2515 = 0,0885V

Page 9: Bai tap cau tao nguyen tu

9

Áp dụng phương trình Nernst : ECu2+

/Cu = E0Cu

2+/Cu + 0,0295lg[Cu

2+] = 0,34 +0,0295lg[Cu

2+] =

0,0885V → [Cu2+

] = 10-3

M

Thực nghiệm

-Pha chế dung dịch CuSO4 : Áp dụng công thức pha loãng sẽ được : trộn 1V dung dịch CuSO4 1M

với 999V nước cất sẽ được dung dịch CuSO4 10-3

M

-Cho hai dung dịch CuSO4 vào hai cốc, cho hai thanh Cu vào hai cốc và nối hai cốc bằng dây dẫn,

ta đã được một pin điện hóa có Epin như yêu cầu.

2.3.2. Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi (mỗi biện pháp đều có ví dụ và dẫn chứng minh họa)

Sau khi sưu tầm chúng tôi đã tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh

giỏi hóa học theo các cách sau :

- Lược bớt hoặc chia nhỏ bài toán

VD: a. Bài toán phức tạp: Đun nóng dung dịch NaHCO3 một thời gian cho đến khi không có khí thoát ra,

thu lấy dung dịch ( X ). Cho lần lượt từng dung dịch sau vào dung dịch X riêng rẽ : AlCl3, FeCl3, MgCl2,

BeCl2, BaCl2. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.

b.Bài toán biến đổi: Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng khi cho

+ Dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3

+ Dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3

+ Dung dịch Na2CO3 vào dung dịch MgCl2

+ Dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BeCl2

+ Dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2

- Đảo chiều cách hỏi:

VD: a. Bài toán ban đầu: Có dung dịch Mg2+

trong đó [Mg2+

] = 10-3

M. Tính pH của dd kiềm để khi

cho vào dung dịch Mg2+

trên xuất hiện kết tủa. Cho TMg(OH)2 = 10-11

b. Bài tập đảo chiều: Bazơ hóa dung dịch chứa [Mg2+

] = 10-3

M và điều chỉnh pH thì thấy khi pH =

10 bắt đầu xuất hiện kết tủa. Tính TMg(OH)2

- Thay đổi hình thức của bài tập làm cho học sinh hiểu kiến thức theo nhiều hướng khác nhau.

VD: a. Bài toán ban đầu

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

Al2O3 → AlCl3 → K[Al(OH)4] → Al(OH)3 → Al2O3 → Al

b.Bài toán thay đổi : Có một hỗn hợp bột Al2O3 và Fe2O3, trình bày cách tách hỗn hợp để thu được

Al nguyên chất.

Page 10: Bai tap cau tao nguyen tu

10

- Xây dựng một bài toán gốc(chính tắc) sau đó phát triển bài toán theo nhiều hướng.

VD: Bài toán gốc: Cho 3,36 lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 2 lit dung dịch Ba(OH)2 0,1M .

Tính khối lượng sản phẩm thu được

Bài toán mở rộng : Dẫn V lit khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 2 mol Ba(OH)2. Tính V để sau phản

ứng.

a. Thu được 2 muối.

b. Dung dịch thu được có một chất tan.

c. Thu được 2 muối có khối lượng bằng nhau.

d. Thu được hai muối có số mol bằng nhau.

e. Dung dịch phản ứng với NaHCO3 tạo kết tủa.

f. Dung dịch phản ứng với AlCl3 dư không tạo thành kết tủa.

- Xây dựng những bài toán tương tự nhau ( cùng dạng ).

VD: Bài tập sưu tầm

Cho biết những muối sau đây FeS, CuS, muối nào tan được trong dung dịch HCl

( Biết TCuS = 10-35,2

, TFeS = 10-17,2

, k1(H2S) = 10-7,05

, k2(H2S) = 10-12,9

).

Bài tập tương tự: Tại sao tất cả các muối CaCO3, SrCO3, BaCO3 đều bị hòa tan bởi dung dịch axit

mạnh.

- Phát triển, mở rộng bài tập từ bài tập sưu tầm, tuyển chọn.

VD: a. Bài toán quen thuộc: Cho từ từ dung dịch KOH 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3,

0,25 mol FeSO4. Tính thể tích dung dịch KOH để thu được kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất.

* Các pư tạo kết tủa : Al3+

+ 3KOH → Al(OH)3 + 3K+

Fe2+

+ 2KOH → Fe(OH)2 + 2K+

Để kết tủa lớn nhất : n(KOH) = 3.nAl3+

+ 2nFe2+

= 1,1 mol → V = 1,1 lit

Để kết tủa nhỏ nhất : Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)3]

Số mol KOH hòa tan Al(OH)3 = 0,2 mol → nKOH = 1,3 mol → V = 1,3 lit

b.Bài toán mở rộng: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch chứa 0,24 mol Al2(SO4)3, 0,1

mol K2SO4. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 để thu được kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất và tính lượng kết

tủa đó.

* Trường hợp Al(OH)3 kết tủa lớn nhất ( TH1) :

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3

n(Ba(OH)2)=3.n(Al2(SO4)3)=0,72mol, còn một lượng SO42-

chưa phản ứng

Page 11: Bai tap cau tao nguyen tu

11

Khi thêm Ba(OH)2 thì Al(OH)3 bị hòa tan, kết tủa bị giảm đi so với TH1 nhưng kết tủa BaSO4 lại

tăng lên

Nếu Ba(OH)2 pứ hết với K2SO4: Ba2+

+ K2SO4 → BaSO4 + 2K+

Tính được nBaSO4(thêm) = 0,1 mol → +∆m so với TH1 là 23,3 gam

Có 1 phần Al(OH)3 bị hòa tan: nAl(OH)3 bị hòa tan = nOH- = 0,2 mol → khối lượng kết tủa giảm so

với TH1 là 0,2.78 = 15,6 gam < 23,3 gam

Vậy với bài toán này, trường hợp tạo kết tủa lớn nhất lại là trường hợp Al(OH)3 bị hòa tan còn kết

tủa nhỏ nhất là trường hợp Al(OH)3 lớn nhất.

- Lựa chọn để xây dựng những bài tập có nhiều cách giải

VD: a.Bài toán có nhiều cách giải

Người ta dự tính hoà tan 10-3

mol Mg(NO3)2 trong một lít dung dịch NH3 0,5M ; để tránh sự tạo

thành kết tủa Mg(OH)2 phải thêm vào dung dịch tối thiểu bao nhiêu mol NH4Cl? Cho

5

3( ) 1,8.10bk NH ; Tt Mg(OH)2 = 1,0.10-11

.

*Cách giải 1 : Điều kiện để không tạo kết tủa Mg(OH)2 là [Mg2+

].[OH-]

2 10

-11

Với C0(Mg2+

) = 10-3

→ [OH-] 10

-4

Cân bằng NH3 + H2O ⇌ NH

4

+ OH

- Kb = 1,8.10

-5.

[ ] 0,5-10-4

x + 10-4

10-4

→ 4 4

5

4

10 ( 10 )1,8.10

0,5 10

x

→ x = 0,09

Vậy phải thêm tối thiểu 0,09 mol NH4Cl để không tạo được kết tủa Mg(OH)2

*Cách giải 2: Điều kiện để không tạo kết tủa Mg(OH)2 là [Mg2+

].[OH-] ≤ 10

-11

Điều kiện để không tạo kết tủa Mg(OH)2 là [Mg2+

].[OH

]2 10

-11.

Với C0(Mg2+

) = 10-3

thì [OH-] 10

-4 → [H

+] ≥ 10

-10 → pH ≤ 10

Khi thêm NH4Cl sẽ được dung dịch đệm bazơ (NH3 + NH4

)

pHđệm bazơ = 14 – pKb - lg4

3

[ ]

[ ]

NH

NH

, thay pH = 10, pK = 4,76 , [NH3] = 0,5 sẽ tính được [NH4+] =

0,09 M → n(NH4+) = 0,09 mol.

Page 12: Bai tap cau tao nguyen tu

12

- Thay đổi yêu cầu cho một bài toán, một dạng toán.

VD: a.Bài toán gốc : Một khoáng chất có chứa 0,95%Nhôm; 21,7%Silic và còn lại là O và H (về khối

lượng). Hãy xác định công thức của khoáng chất này

* Đặt % khối lượng Oxi = a thì % khối lượng Hidro = 57,37 – a

Ta có: tỷ lệ số nguyên tử Al : Si : O : H = 20,93 21,7 57,37

: : :27 28 16 1

a (1)

Mặt khác: phân tử khoáng chất trung hòa điện nên

20,93 21,7

3. 4. 2. (57,37 ).127 28 16

aa (2)

Từ (1), (2) tính được a = 55,82% → nAl : nSi : nO : nH = 2 : 2 : 9 : 4

Vậy công thức khoáng chất là Al2Si2O9H4 hay Al2O3.2SiO2.2H2O ( cao lanh ).

b. Bài toán thay đổi mức độ yêu cầu : Một khoáng chất sẵn có trong thiên nhiên có chứa 20,93%

lượng Nhôm và còn chứa các nguyên tố Si, O, H. Hãy xác định công thức của khoáng chất này và gọi tên.

* Gọi công thức khoáng chất là xAl2O3.ySiO2.zH2O

Ta có: Tổng PTK khoáng chất bằng 54

10020,93

x = 258x

102x + 60y + 18z = 258x → 60y + 18z = 156x

→ x = 1, y = z = 2 là hợp lí → công thức khoáng chất là Al2O3.2SiO2.2H2O

- Xây dựng những bài tập có sử dụng các phương pháp giải bài tập hóa học phổ thông thông dụng

như phương pháp bảo toàn, phương pháp đường chéo, phương pháp chọn lượng chất, phương pháp

tăng giảm, đồ thị… đặc biệt những bài tập có yếu tố biện luận.

VD: Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 500 ml dd HNO3 0,294M thu được 470,4 ml khí NO (đktc)

(không chứa khí khác) và dd X chỉ chứa một muối duy nhất.

1. A có thể là chất nào trong số các chất cho sau đây:

Cu, Cu2O, Cu(OH)2, Fe, FeCO3, Fe2O3, NaOH, Fe(OH)2

2. Xác định A nếu khối lượng muối sinh ra trong dd X là 11,844 gam.

Cách giải : nNO = 0,021 (mol), n3HNO = 0,147 (mol).

Page 13: Bai tap cau tao nguyen tu

13

1. Vì A + HNO3 là phản ứng oxi hoá - khử nên loại: NaOH, Fe2O3, Cu(OH)2. Vì NO là khí duy nhất

sinh ra nên loại FeCO3A chỉ có thể là một trong số các chất sau: Cu, Cu2O, Fe, Fe(OH)2.

* Hướng suy luận 1: HS có thể xét lần lượt từng trường hợp ứng với phần 1 xem trường hợp nào

thoả mãn giả thiết rồi kết luận HS sẽ phải xét 4 trường hợp. Cách làm này dài và không hay.

* Hướng suy luận 2: Nhanh và thông minh hơn.

A + HNO3 M(NO3)n + NO + H2O (M là kim loại trong A)

Áp dụng ĐLBTKL đối với N: nN(m) = nN(ax) – nN(NO) = 0,126 (mol)

nm = nMn 62

844,11126,0

M = 32n n = 2; M = 64 (Cu).

Đến đây, nếu HS kết luận A là Cu hay Cu2O đều không thuyết phục. Vì thực tế mới chỉ biết A chứa

Cu và chưa biết số oxh của Cu trong A là bao nhiêu. Gọi +x là số oxh của Cu trong A. Có:

Cu+x

– (2 – x)e Cu+2

N+5

+ 3e N+2

Mol: (2 – x).0,063 0,063 3.0,021 0,021

Theo ĐLBT Electron: (2 – x).0,063 = 3.0,021 x = +1. Vậy A là Cu2O.

2.4. Hệ thống bài tập phần kim loại dùng cho bồi dƣỡng học sinh giỏi

Trong phạm vi luận văn, hệ thống kiến thức phần kim loại được chúng tôi trình bày như sau :

- Trước khi xây dựng hệ thống bài tập, chúng tôi trình bày những vấn đề lí thuyết trọng tâm liên quan

đến kiến thức hóa học phần kim loại để học sinh nắm chắc được hệ thống kiến thức lí thuyết

- Sau đó chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập theo cấu trúc lí thuyết đã tóm tắt đó là theo chương

trình sách giáo khoa, trong mỗi chương sẽ có những bài toán đặc trưng của chương đó, các bài tập

được lựa chọn đều có tác dụng nhất định đối với việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi theo

như các biện pháp đã đề ra.

2.4.1. Hệ thống bài tập tự luận phần đại cương của kim loại

- Bài tập về cấu tạo nguyên tử và cấu trúc tinh thể kim loại : gồm 14 bài tập tự luận đề cập đến cấu

tạo nguyên tử, cấu trúc mạng tinh thể, tính toán các hằng số, những đại lượng liên quan đến các cấu

trúc tinh thể kim loại thông thường.

- Bài tập phần liên kết kim loại và tính chất vật lí của kim loại, hợp kim: gồm 6 bài tập đề cập đến

liên kết kim loại, giải thích định tính tính chất vật lí .

- Bài tập về nội dung tính chất hóa học chung của kim loại, điện hóa, ăn mòn kim loại, điều chế kim

loại: gồm 31 bài tập tự luận liên quan đến tính chất hóa học của kim loại qua các phản ứng hóa học,

Page 14: Bai tap cau tao nguyen tu

14

dãy điện hóa, pin điện hóa, điện phân, ăn mòn kim loại, bảo vệ kim loại, mạ điện, sử dụng các

phương pháp giải toán phổ thông để giải các bài tập.

2.4.2. Bài tập về các kim loại nhóm IA, IIA và hợp chất

27 bài tập bao gồm cả bài tập lí thuyết và bài tập có tính toán định lượng, những bài tập vừa

củng cố những kiến thức lí thuyết liên quan đơn chất, hợp chất các nguyên tố nhóm IA, IIA còn có

những bài toán đặc trưng của chương như tính toán liên quan đến tích số tan, bài toán dùng đồ thị mô

tả sự tạo thành kết tủa…

2.4.3. Bài tập về Nhôm, Sắt, Crom và các hợp chất của chúng

27 bài toán liên quan đến nhôm, sắt, Crom và hợp chất của chúng, những bài toán đặc trưng

của Al và hợp chất hay Cr và hợp chất liên quan đến tính chất lưỡng tính của hợp chất oxit, hidroxit,

bài toán liên quan đến các cặp oxh – kh của Cr, Fe

2.4.4. Bài tập về các kim loại Đồng, Bạc, Vàng và hợp chất của chúng

Gồm 12 bài tập đề cập đến Au, Ag, Cu , những bài tập về những kim loại này chủ yếu đề cập

đến tính bền vững của các kim loại này, những phản ứng tinh chế, so sánh các kim loại với nhau

2.4.5. Bài tập về Kẽm, Thiếc, Chì và hợp chất của chúng

Gồm 13 bài toán, những bài toán về kim loại và các hợp chất của những kim loại này đề cập

nhiều đến những ứng dụng của chúng trong đời sống và kĩ thuật.

*Tiểu kết chƣơng 2

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

3.1.1. Thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại bồi dưỡng HSG

Đưa ra hệ thống bài tập hóa học đã sưu tầm, tuyển chọn và xây dựng theo những tiêu chí đặt

ra nhằm nâng cao năng lực nhận thức của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học trong

bồi dưỡng HSG.

3.1.2. Đánh giá sự hợp lí, tính khả dụng và hiệu quả của hệ thống bài tập lớp 12 phần kim loại sử

dụng bồi dưỡng HSG

Khi sử dụng hệ thống bài tập sưu tầm, tuyển chọn dùng cho bồi dưỡng HSG, sẽ có sự đánh

giá về mức độ hợp lí của hệ thống bài tập này

3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

- Đánh giá về sự hợp lí của hệ thống bài tập

- Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học thông qua hệ thống bài tập.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập hóa học đã được sưu tầm, tuyển chọn và thử nghiệm

Page 15: Bai tap cau tao nguyen tu

15

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Phạm vi thực nghiệm sư phạm

- Trường THPT Bố Hạ - Yên Thế - Bắc Giang

- Trường THPT Tân Yên I – Tân Yên – Bắc Giang

- Trường THPT Lạng Giang I – Lạng Giang – Bắc Giang

- Trường THPT Chuyên Bắc Giang

3.3.2. Đối tượng và cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Đội tuyển HSG lớp 12 khối THPT tại trường THPT Tân Yên I, THPT Bố Hạ, THPT Lạng Giang I,

THPT Chuyên Bắc Giang trong năm học 2011 – 2012 và

2012 – 2013.

- Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm

Năm học 2011 – 2012 lấy đội tuyển HSG trường THPT Bố Hạ và trường THPT Tân Yên I làm nhóm

đối chứng, đội tuyển HSG trường THPT Lạng Giang và THPT Chuyên Bắc Giang làm nhóm thực

nghiệm.

Năm học 2012 – 2013 lấy đội tuyển HSG trường THPT Bố Hạ và trường THPT Tân Yên I làm nhóm

thực nghiệm, đội tuyển HSG trường THPT Lạng Giang và THPT Chuyên Bắc Giang làm nhóm đối

chứng.

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Trao đổi việc bồi dưỡng HSG với GV ở các trường lấy làm thực nghiệm và học sinh trong đội

tuyển HSG ở các trường đó

- Để tiến hành thực nghiệm cho phù hợp với chương trình học tập, đảo chương trình học tập để dạy

phần kim loại.

- Lấy các nhóm (trường) chia làm hai nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau đó bố trí

dạy chương trình đã biên soạn cho nhóm thực nghiệm còn nhóm đối chứng không thực hiện chương

trình đã biên soạn để so sánh kết quả học tập của hai nhóm đó, trong quá trình thực nghiệm, đảo

nhóm giữa các trường với nhau để thu thập những thông tin phản hồi đồng thời làm cho kết quả thu

được khách quan và tin cậy hơn.

- Tiến hành kiểm tra kết quả học tập, xử lí kết quả học tập đó để so sánh kết quả của hai nhóm học

tập và đi đến kết luận cho việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học đã được sưu tầm, tuyển chọn và sử

dụng

3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

- Tính các tham số đặc trưng

*Trung bình cộng : tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu

Page 16: Bai tap cau tao nguyen tu

16

ni

niXiX

* Phương sai ( S2), độ lệch chuẩn ( S) : tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị

trung bình cộng

1

)(2

n

XXniS i

2SS

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

- Lập bảng phân phối tần số, tần suất cho các nhóm đối chứng và thực nghiệm

Bảng 3.2: Bảng điểm kiểm tra các bài tự luận

Đề Đối tượng Số

HS

Điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Khối

THPT

TN 6 0 1 0 0 1 1 1 2 0 0

ĐC 6 0 1 2 0 2 0 0 1 0 0

Khối

Chuyên

TN 15 0 0 2 2 3 0 4 3 1 0

ĐC 15 0 0 4 2 3 1 3 2 0 0

2 Khối

THPT

TN 6 0 0 0 1 0 1 2 1 1 0

ĐC 6 0 0 2 0 1 1 1 1 0 0

Khối

Chuyên

TN 15 0 0 0 1 2 0 2 6 3 1

ĐC 15 0 0 1 3 1 5 2 1 2 0

Bảng 3.3: Bảng điểm kiểm tra trung bình và độ lệch chuẩn tƣơng ứng

của các bài bài tự luận

Đối tượng Khối THPT Khối Chuyên

Page 17: Bai tap cau tao nguyen tu

17

Kiểm tra lần

TN ĐC TN ĐC

X S X S X S X S

1 6,0 2,28 4,3 1,75 6,0 1,96 5,2 1,85

2 6,8 1,72 5,3 2,06 7,5 1,68 6,0 1,81

Bảng 3.4: Phần trăm HS đạt điểm khá giỏi, trung bình, yếu kém

Đề Đối tượng % HS đạt điểm

khá giỏi

% HS đạt điểm

trung bình

% HS đạt điểm

yếu kém

1

Khối THPT TN 50,0 33,3 16,7

ĐC 16,7 33,3 50,0

Khối Chuyên TN 53,3 20,0 26,7

ĐC 33,3 2,7 40,0

2

Khối THPT TN 66,7 16,7 16,7

ĐC 33,3 33,3 33,3

Khối Chuyên TN 80,0 13,3 6,7

ĐC 33,3 40,0 26,7

Bảng 3.5: Phần trăm HS đạt điểm Xi trở xuống

Đ

Đối tượng Số

HS

Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Khối

THPT

T

N

6 0 16,

7

16,7 16,7 33,3 50,0 66,7 100 100 100

Page 18: Bai tap cau tao nguyen tu

18

Đ

C

6 0 16,

7

33,3 33,3 83,3 83,3 83,3 100 100 100

Khối

Chuyên

T

N

15 0 0 13,3 26,7 46,7 46,7 73,3 93,3 100 100

Đ

C

15 0 0 26,7 40,0 60,0 66,7 86,7 100 100 100

2 Khối

THPT

T

N

6 0 0 0 16,7 16,7 33,3 66,7 83,3 100 100

Đ

C

6 0 0 26,7 26,7 50,0 66,7 83,3 100 100 100

Khối

Chuyên

T

N

15 0 0 0 6,7 20,0 20,0 33,3 73,3 93,3 100

Đ

C

15 0 0 6,7 26,7 33,3 66,7 80,0 86,7 100 100

- Biểu diễn kết quả bằng đồ thị

Đồ thị 3.1: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra khối THPT, lần 1

Page 19: Bai tap cau tao nguyen tu

19

Đồ thị 3.2: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra khối THPT, lần 2

Đồ thị 3.3: Đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra khối THPT Chuyên, lần 1

Page 20: Bai tap cau tao nguyen tu

20

Đồ thị 3.4: Đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra khối THPT Chuyên, lần 2

3.4.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

- Nhận xét thu được từ phía học sinh

Thông qua việc quan sát hoạt động học tập và trực tiếp trao đổi với HS về nội dung dạy học

và phương pháp dạy học mà chúng tôi đã triển khai, chúng tôi thu được một số nhận xét sau:

Được nghiên cứu trước tài liệu ở nhà giúp cho việc học ở trên lớp hiệu quả hơn rất nhiều so

với trường hợp không được nghiên cứu trước tài liệu. Đặc biệt, tài liệu phát cho HS có ghi rõ mục

đích, yêu cầu cần phải đạt ứng với từng nội dung tương ứng làm cho HS hiểu và cố gắng hơn để đạt

được các mục tiêu đã đề ra.

Việc nghiên cứu bài trước khi đến lớp tạo cho HS tư thế chủ động, tự tin hơn rất nhiều. Mặt

khác, cách học như vậy giúp HS tiết kiệm thời gian và tránh được tình trạng “đọc - chép” vẫn thường

diễn ra trong các buổi dạy bồi dưỡng HSG.

Được trao đổi thảo luận trong đội tuyển giúp cho bầu không khí của buổi học sôi nổi, cởi mở

và nhẹ nhàng hơn. Mặt khác, còn tạo thái độ bình đẳng, hiểu biết, thân thiện giữa các HS và giữa HS

với giáo viên.

Kỹ năng đọc tài liệu, tìm thông tin của HS trong tài liệu tham khảo nâng lên

Page 21: Bai tap cau tao nguyen tu

21

- Các kết quả thu được từ việc phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm

Từ kết quả xử lý số liệu, kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS ở

các nhóm TN cao hơn nhóm ĐC tương ứng, cụ thể:

* Từ số liệu các bảng thực nghiệm

Tỷ lệ % học sinh TB, kém (từ 3 – 6 điểm) của các nhóm TN luôn thấp hơn của các nhóm ĐC

tương ứng.

Tỷ lệ % học sinh khá, giỏi (từ 7 – 10 điểm) của các nhóm TN luôn cao hơn ở khối ĐC tương

ứng.

Điểm trung bình cộng của học sinh khối lớp TN tăng dần và luôn cao hơn so với điểm trung

bình cộng của học sinh khối lớp ĐC.

Độ lệch chuẩn của các giá trị điểm trung bình cộng ở lần kiểm tra 1 tương đối cao và độ

lệch chuẩn của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, chứng tỏ có sự phân tán số liệu, nghĩa là đề kiểm

tra HS lần 1 có tác dụng phân hoá rõ rệt. Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC nhỏ hơn, do điểm của

HS tương đối tập chung ở khoảng trung bình, yếu.

Độ lệch chuẩn của các giá trị điểm trung bình cộng ở lần kiểm tra 2 tương đối cao và độ lệch

chuẩn của nhóm TN thấp hơn so với nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ ngoài tác dụng phân hoá của đề

kiểm tra lần 2, nội dung dạy học và phương pháp dạy học áp dụng cho nhóm TN đã có tác dụng tích

cực đến việc nâng cao chất lượng học tập của HS, thể hiện ở sự chuyển dịch về điểm số của HS ở

nhóm TN đã tập chung nhiều hơn ở khoảng điểm 7 - 10 trong khi điểm số của HS ở nhóm ĐC phân

tán hơn và phần nhiều tập chung ở khoảng 5 - 6.

* Từ đồ thị các đường luỹ tích

Đồ thị các đường lũy tích của các nhóm TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy

tích của các nhóm ĐC tương ứng. Điều này chứng tỏ nội dung dạy học và phương pháp dạy học mà

chúng tôi đề xuất khi được áp dụng vào thực tế cho kết quả học tập cao hơn.

* Tiểu kết chƣơng 3

PHỤ LỤC 1

Sơ lƣợc lời giải bài tập

Sơ lược lời giải của một số bài tập tiêu biểu trong số 130 bài tập đã được sưu tầm, tuyển chọn và xây

dựng, thứ tự các bài tập theo đúng thứ tự của các bài tập trong phần 2 để tiện sử dụng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Page 22: Bai tap cau tao nguyen tu

22

1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:

1. Tổng quan các vấn đề lý luận về hoạt động nhận thức của HS, vai trò của HSG và cơ sở lí

luận về HSG, các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng HSG trong dạy học hoá học ở bậc THPT đồng

thời phân tích được thực trạng công tác bồi dưỡng HSG hoá học ở bậc THPT hiện nay.

2. Đã hệ thống được các kiến thức lý thuyết cần mở rộng, phát triển phần kim loại và đã đề

xuất (sưu tầm, chọn lọc, biên soạn) được một hệ thống gồm 130 bài tập tự luận phục vụ cho công tác

bồi dưỡng HSG

3. Đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy các chuyên đề, nội dung về kim loại như nội dung luận

văn trình bày, đã tiến hành kiểm tra, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và đi đến kết luận: nội dung

dạy học và các phương pháp dạy học đã đề xuất có tác dụng nâng cao kết quả học tập của HS.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

1. Để tăng cường việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và hứng thú học tập cho HS đồng

thời tạo điều kiện phát triển HS có năng khiếu, tuyển chọn các HS vào đội tuyển HSG nên bổ sung 1

- 2 bài tập khó (bài sao (*)) sau mỗi bài học trong sách giáo khoa, sách bài tập.

2. Cần bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho giáo viên và HS, khuyến khích giáo

viên tự xây dựng trang web cá nhân và trao đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp qua mạng. Mặt

khác, cần chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư cho thư viện trong trường học. Bổ sung, cập nhật một số

tài liệu hay, cần thiết cho công tác bồi dưỡng HSG nhằm phục vụ nhu cầu của HS nói chung và HSG

hoá học nói riêng.

3. Tạo môi trường học tập để HS phát huy được khả năng tự học, khả năng diễn đạt, khả năng tranh

luận trên lớp. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho việc học tập của HS trong đội tuyển được hiệu quả hơn.

4. Khuyến khích học sinh học tập chủ động, tự học tập, nghiên cứu, khuyến khích học sinh

sưu tầm tài liệu từ các nguồn khác nhau như sách, tài liệu ôn thi, mạng internet

5. Cần có chế độ hợp lý đối với các HSG và giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng HSG.

Chúng tôi nhận thức rằng đây chỉ là những kết quả ban đầu. Tuy đã sưu tầm, tuyển chọn, xây

dựng được hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 gồm một số bài tập hóa học và đưa ra một

số cách thức sử dụng các bài tập này nhưng vẫn còn những thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong

nhận được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này để

nội dung luận văn của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

References.

Page 23: Bai tap cau tao nguyen tu

23

1. Nguyễn Duy Ái, Từ Ngọc Ánh, Trần Quốc Sơn (1996)

Bài tập Hóa học 12 - Ban KHTN. Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội.

2. Nguyễn Duy Ái - Nguyễn Tinh Dung - Trần Thành Huế - Trần Quốc Sơn - Nguyễn Văn

Tòng (2000)

Một số vấn đề chọn lọc của hoá học. Tập I, II, III. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. 3. Nguyễn Duy

Ái – Đào Hữu Vinh (2003), Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học THPT, phần bài tập hoá học đại

cương và vô cơ. NXB Giáo dục

4. Bảo Anh.

9 chương trình bồi dưỡng nhân tài. http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/09/741021

5. Vũ Ngọc Ban (1993). Phương pháp chung giải các bài toán hoá học PTTH.

Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

6. Ban tổ chức kì thi Olimpic 30 – 4. Tuyển tập đề thi Olympic 30 – 4,

lần V (1999), IX (2003), X (2004), XII (2006).

7.Trịnh Văn Biều (2002). Lý luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

8. Hoàng Ngọc Cang – Hoàng Nhâm (1970). Cơ sở hóa học – NXBGD – HN

9. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học

phổ thông môn hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. Nguyễn Đình Chi (1993) Hướng dẫn ôn luyện hóa học sơ cấp. Nhà xuất bản giáo dục – Hà nội

11. Nguyễn Cƣơng (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học. NXB Giáo dục

12. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nghiên cứu

giáo dục. Số 5

13. Cục KT & KĐCLGD. Thi học sinh giỏi năm 2007.

http://www.edu.net.vn/Default.aspx?tabindex=0&tabid=2&mid=50&tid=174&iid=2049

14. Bộ Giáo Dục. Tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn học sinh giỏi quốc gia các năm

15. Vũ Cao Đàm (2001). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật

16. Trần Thị Đà - Đặng Ngọc Phách (2006), Cơ sở lý thuyết các phản ứng hoá học. NXB Giáo dục

17. Vũ Đăng Độ - Trịnh Ngọc Châu – Nguyễn Văn Nội (2003), Bài tập cơ sở lý thuyết các quá

trình hoá học. NXB Giáo dục

18. Vũ Đăng Độ (1998), Cơ sở lý thuyết các quá trình hoá học. NXB Giáo dục

19. Đề chọn học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc, lớp 12, từ năm 1995 – 2012.

20. Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia từ năm 1998– 2012.

21. Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà nội, lớp 12, từ năm 1995 – 2012.

22. Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hà Tây, lớp 12, năm 2002.

23. Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nam Định, lớp 12, 2005 - 2012.

24. Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang, lớp 12, từ năm 1996 – 2012.

Page 24: Bai tap cau tao nguyen tu

24

25. Trần Hiệp Hải (2005), Phản ứng điện hoá và ứng dụng. NXB Giáo dục

26. Hội Hoá Học Việt Nam (2002), Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức hoá học phổ thông.

NXB Giáo dục

27. Phạm Đình Hiến – Vũ Thị Mai - Phạm Văn Tƣ (2002), Tuyển chọn đề thi HSG các tỉnh và

quốc gia. NXB Giáo dục

28.Trần Thành Huế(2007 ). “ Đề thi Olimpic hóa học quốc tế lần thứ 39 ”, Tạp chí Hóa học và ứng

dụng (số 70 ), tr. 13 – 14

29. Hoàng Nhâm (2002), Hoá học vô cơ. Tập 1, 2, 3. NXB Giáo dục

30. Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cƣơng – Dƣơng Xuân Trinh (1998), Lý luận dạy học hoá học.

Tập 1. NXB Đại học sư phạm

31. NGND. Phạm Ngọc Quang. Trường chuyên và chiến lược đào tạo nhân tài cho đất nước.

http://www.baothanhhoa.com.vn/news/26281.bth

32.Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2007). Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh

33.Nguyễn Xuân Trƣờng (2006). 1320 câu trắc nghiệm hóa học 12 ( Chương trình nâng cao ), Nhà

xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

34. PGS. TS. Nguyễn Xuân Trƣờng – PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu – PGS.TS. Đặng Thị Oanh -

TS. Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kỳ III

(2004 – 2007). Bộ GD - ĐT

35.Đào Hữu Vinh, Phạm Đức Bình(2009). Bồi dưỡng học sinh giỏi 12, Nhà xuất bản tổng hợp

Thành Phố Hồ Chí Minh