22
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: /TTr-BNN-TCLN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TỜ TRÌNH Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Kính gửi: Chính phủ Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản tại Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, Cơ quan ngang Bộ xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Dự thảo Nghị định). Sau khi nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định với những nội dung chủ yếu như sau: I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH 1. Luật Lâm nghiệp được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp năm 2017 (sau đây viết tắt là Luật) đã đánh dấu một bước tiến trong việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp như một DỰ THẢO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: /TTr-BNN-TCLN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

TỜ TRÌNH

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

Kính gửi: Chính phủ

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản tại Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, Cơ quan ngang Bộ xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Dự thảo Nghị định).

Sau khi nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định với những nội dung chủ yếu như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

1. Luật Lâm nghiệp được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp năm 2017 (sau đây viết tắt là Luật) đã đánh dấu một bước tiến trong việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp như một ngành kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các hoạt động về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế.

2. Luật Lâm nghiệp giao Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung, bao gồm: tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng; quy chế quản lý rừng; giao rừng, cho thuê rừng sản xuất, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng… Đây là phạm vi điều chỉnh mà Dự thảo Nghị định cần được xây dựng, ban hành, có hiệu lực cùng thời điểm Luật có hiệu lực, bảo đảm quy định của Luật được thực hiện và áp

DỰ THẢO

Page 2: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

dụng có hiệu quả trong cuộc sống.

3. Để xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp tục rà soát các văn bản dưới luật có liên quan để kế thừa những quy định pháp luật còn phù hợp với Luật Lâm nghiệp; sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung những quy định mới đã được thực tiễn kiểm nghiệm, có tác dụng tích cực, hiệu quả và phù hợp với Luật Lâm nghiệp. Nghị định này dược ban hành sẽ thay thế 40 văn bản pháp luật có liên quan.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp để đưa Luật vào cuộc sống là rất cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các quy định tại các điều, khoản của Luật Lâm nghiệp giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn để Luật có thể thi hành, áp dụng trong thực tiễn.

- Góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp.

2. Quan điểm

- Bám sát quan điểm chỉ đạo trong quá trình xây dựng Luật Lâm nghiệp để soạn thảo Nghị định quy định chi tiết các nội dung được Luật giao.

- Bảo đảm tính phù hợp và thống nhất của Nghị định trong hệ thống pháp luật hiện nay; tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng và ban hành Nghị định.

- Các quy định của Dự thảo Nghị định phải cụ thể, khả thi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm triển khai thi hành ngay cùng thời điểm hiệu lực của Luật.

- Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành về lâm nghiệp không trái với quy định của Luật, bổ sung những quy định mới phù hợp với pháp luật, thực tiễn của Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai xây dựng Dự thảo Nghị định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với những hoạt động cơ bản sau:

1. Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Dự thảo Nghị định với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan tại Quyết

2

Page 3: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

định số 2795/QĐ-BNN-TCLN ngày 29/6/2017 (được kiện toàn tại Quyết định số 5288/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/12/2017).

2. Rà soát, đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đang có hiệu lực thi hành.

3. Xây dựng Dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình.

4. Tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập; các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, khảo sát có sự tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan để tham vấn về các nội dung Dự thảo Nghị định.

5. Đăng tải Dự thảo Nghị định lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về Dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình. Tính đến ngày 10 tháng 8 năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được 16 ý kiến góp ý của các Bộ, ngành; 42 ý kiến của các địa phương và 25 ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân khác, Trên cơ sở ý kiến góp ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Nghị định và được thể hiện tại Báo cáo số 5988/BC-BNN ngày 07 tháng 8 năm 2018.

7. Gửi hồ sơ Dự thảo Nghị định đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định.

Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị định và hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ theo quy định.

IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Bố cục dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định có 7 chương, 94 điều, kết cấu các chương như sau:

Chương 1: Quy định chung, gồm 3 điều (từ Điều 1 đến Điều 3).

Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ.

Chương 2: Quy chế quản lý rừng, gồm 37 điều (từ Điều 4 đến Điều 36).

Chương này gồm có 5 mục quy định các nội dung sau:

- Mục 1: Tiêu chí xác định rừng.

- Mục 2: Quản lý rừng đặc dụng.

- Mục 3: Quản lý rừng phòng hộ.

- Mục 4: Quản lý rừng sản xuất.

- Mục 5: Đóng, mở cửa rừng tự nhiên; Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

3

Page 4: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

Chương 3: Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng gồm 10 điều (từ Điều 37 đến Điều 46).

Chương này gồm có 3 mục quy định các nội dung sau:

- Mục 1: Giao rừng, cho thuê rừng.

- Mục 2: Chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Mục 3: Thu hồi rừng.

Chương 4: Phòng cháy và chữa cháy rừng gồm 12 điều (từ Điều 47 đến Điều 58).

Chương này gồm có 3 mục quy định các nội dung sau:

- Mục 1: Phòng cháy rừng.

- Mục 2: Chữa cháy rừng.

- Mục 3: Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng.

Chương 5: Dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng gồm 30 điều (từ Điều 59 đến Điều 88).

Chương này gồm có 8 mục quy định các nội dung sau:

- Mục 1: Đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Mục 2: Xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Mục 3: Quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng theo hình thức trực tiếp.

- Mục 4: Quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triên rừng.

- Mục 5: Miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng.

- Mục 6: Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Mục 7: Nguồn tài chính và quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Mục 8: Quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án được quỹ hỗ trợ.

Chương 6: Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng gồm 3 điều (từ Điều 891 đến Điều 91).

Chương 7: Điều khoản thi hành gồm 3 điều (từ Điều 92 đến Điều 94).

2. Những nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định4

Page 5: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

2.1. Chương 1: Những quy định chung

a) Về phạm vi điều chỉnh

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết những nội dung sau: tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng (Khoản 5 Điều 5 Luật Lâm nghiệp); giao rừng, cho thuê rừng sản xuất, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng (khoản 4 Điều 23); phòng cháy và chữa cháy rừng (Khoản 7 Điều 39); đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng (Khoản 5 Điều 63); chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng (Khoản 4 Điều 94); nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Khoản 6 Điều 95); chính sách lâm nghiệp (Điều 4).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị một số nội dung Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết tại Luật Lâm nghiệp sẽ đưa vào Điều 94 “Quy định chuyển tiếp” của Dự thảo Nghị định, bao gồm: chính sách phát triển chế biến lâm sản và thị trường lâm sản; khoán bảo vệ và phát triển rừng; chính sách bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng. Vì qua rà soát văn bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy những vấn đề này đã được quy định trong các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thị trường, chính sách khoán trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật, những nội dung này đưa vào quy định chuyển tiếp tại Điều 98 của dự thảo Nghị định.

b) Về giải thích từ ngữ: Dự thảo Nghị định giải thích một số từ ngữ có tính chuyên ngành lâm nghiệp nhằm giúp cho việc hiểu và vận dụng thống nhất trong quá trình thi hành Luật.

2.2. Chương 2: Quy chế quản lý rừng

a) Mục 1. Tiêu chí xác định rừng: Mục này quy định về tiêu chí rừng tự nhiên (Điều 4), tiêu chí rừng trồng (Điều 5), tiêu chí rừng đặc dung (Điều 6), tiêu chí rừng phòng hộ (Điều 7), tiêu chí rừng sản xuất (Điều 8).

Trên cơ sở rà soát, đánh giá và kế thừa các quy định tại Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng phòng hộ; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung, như: tiêu chí chiều cao cây rừng theo điều kiện lập địa, tiêu chí của rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô

5

Page 6: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia; rừng phòng hộ biên giới; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.

b) Mục 2: Quản lý rừng đặc dụng: Mục này quy định về thành lập khu rừng đặc dụng (Điều 9); thành lập, giải thể Ban quản lý rừng đặc dụng (Điều 10); trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng đặc dụng (Điều 11); bảo vệ rừng đặc dụng (Điều 12); khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng (Điều 13); hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng (Điều 14); trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng (Điều 15); quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng (Điều 16); ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng (Điều 17).

Nội dung Mục này được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật và kế thừa các quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

- Phân cấp trách nhiệm nhiều hơn cho ban quản lý rừng đặc dụng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dung, quy định chặt chẽ việc thu thập mẫu vật, nguồn gen theo hướng chỉ thu thập mẫu vật, nguồn gen của những loài với số lượng được xác định tại chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt; đối với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên nước ngoài còn phải theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng.

- Bổ sung quy định chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 2% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê.

6

Page 7: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

- Bổ sung quy định về ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng, như: Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập dự án và là chủ đầu tư dự án đầu tư vùng đệm, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng.

c) Mục 3. Quản lý rừng phòng hộ

Mục này quy định về thành lập khu rừng phòng hộ (Điều 18); thành lập và giải thể Ban quản lý rừng phòng hộ (Điều 19); trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng phòng hộ (Điều 20); bảo vệ rừng phòng hộ (Điều 21); khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ (Điều 22); quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ (Điều 23); hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ (Điều 24); trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ (Điều 25); quản lý xây dụng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ (Điều 26); sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ (Điều 27).

Nội dung mục này được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật và kế thừa các quy định tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg; tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Nghị định có một số điều chỉnh sau:

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về thành lập khu rừng phòng hộ; giải thể Ban quản lý rừng phòng hộ; khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ.

- Bổ sung quy định chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 2% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ.

- Quy định cụ thể hơn về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ, như: trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng, sử dụng đất chưa có rừng để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp.

d) Mục 4. Quản lý rừng sản xuất

Mục này quy định về bảo vệ rừng sản xuất (Điều 28); phát triển rừng sản xuất (Điều 29); khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Điều 30); khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng (Điều 31); sản xuất lâm,

7

Page 8: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất (Điều 32); hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng sản xuất (Điều 33); hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất.

Nội dung mục này được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn cụ thể các Điều 58, 59, 60 của Luật và kế thừa nội dung của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định có một số điểm sửa đổi, bổ sung so với quy định hiện hành, như: điều kiện khai thác chính gỗ rừng tự nhiên chủ rừng phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất.

đ) Mục 5. Đóng, mở cửa rừng tự nhiên; Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Mục này gồm Điều 35 và Điều 36. Đây là những nội dung mới, quy định về trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên; xác định hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là hoạt động kinh doanh đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về đầu tư; quản lý theo quy định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; việc áp dụng tiêu chí khi thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

2.3. Chương 3: Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng

Nội dung của Chương này được kế thừa các quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng; Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư; Thông tư Liên tịch số 07/TTLT-BNN-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất.

a) Mục 1. Giao rừng, cho thuê rừng

Mục này quy định về kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng (Điều 37); sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất (Điều 38); hoàn thiện hồ sơ giao rừng, thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, thuê rừng (Điều 39); bổ sung quy định về hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đã giao rừng, cho thuê rừng (Điều 40).

b) Mục 2. Chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

8

Page 9: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

Mục này quy định về phương án chuyển loại rừng (Điều 41); trình tự, thủ tục chuyển loại rừng (Điều 42); trình tự, thủ tục cho phép chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (Điều 43); trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (Điều 44).

Ngoài việc kế thừa quy định hiện hành, dự thảo Nghị định bổ sung các quy định về:

- Xây dựng phương án chuyển loại rừng; trình tự, thủ tục chuyển loại rừng;

- Trình tự thủ tục cho phép chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

c) Mục 3. Thu hồi rừng

Mục này bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thu hồi rừng (Điều 46); bồi thường thiệt hại về rừng trong trường hợp thu hồi rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng (Điều 47).

2.4. Chương 4: Phòng cháy và chữa cháy rừngChương này quy định trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành về phòng

cháy và chữa cháy rừng tại Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về phòng cháy và chữa cháy rừng; Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

a) Mục 1. Phòng cháy rừng

Mục này quy định về phương án phòng cháy và chữa cháy rừng (Điều 47); cấp dự báo cháy rừng (Điều 48); điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng (Điều 49); yêu cầu về phòng cháy đối với dự án phát triển rừng (Điều 50); tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng (Điều 51); kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng (Điều 52).

b) Mục 2. Chữa cháy rừng

Mục này quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng (Điều 53); khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng (Điều 54).

c) Mục 3. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng

Mục này quy định cụ thể hơn trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng (Điều 55); trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hoạt động ở trong rừng, ven rừng (Điều 56); trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng (Điều 57); trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án

9

Page 10: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

phát triển rừng (Điều 58).

2.5. Chương 5. Dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng

Chương này quy định trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành về dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), quỹ bảo vệ và phát triển rừng tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 2 tháng 11 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP; Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTN ngày 15 tháng 11 năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

a) Mục 1: đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả DVMTR (Điều 59, 60, 61), trong đó:

- Đối tượng phải trả tiền DVMTR:

+ Quy định cụ thể hơn tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; các cơ sở sản xuất công nghiệp phải trả tiền dịch vụ.

+ Quy định cơ sở nuôi trồng thủy sản là doanh nghiệp thực hiện theo hình thức chi trả trực tiếp.

- Về mức chi trả DVMTR:

+ Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện, cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch: để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, bổ sung quy định khi giá điện và giá nước sạch biến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả DVMTR tương ứng.

+ Bổ sung quy định mức chi trả tiền DVMTR đối với các cơ sở công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng là 50 đồng/m3; các cơ sở nuôi trồng thủy sản là doanh nghiệp là 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ.

b) Mục 2: xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng (từ Điều 62 đến Điều 65).

c) Mục 3: quản lý và sử dụng tiền DVMTR theo hình thức trực tiếp (Điều 66, 67).

d) Mục 4: quản lý và sử dụng tiền DVMTR ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng (từ Điều 68 đến Điều 74).

đ) Mục 5: miễn, giảm tiền DVMTR (Điều 75, 76, 77).

10

Page 11: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

e) Mục 6: nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Điều 78, 79, 80).

g) Mục 7: nguồn tài chính và quản lý, sử dụng tài chính của quỹ (từ Điều 81 đến Điều 84), có chỉnh sửa so với quy định hiện hành, như không quy định nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, bổ sung nguồn tài chính từ trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

h) Mục 8: quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án được quỹ hỗ trợ (từ Điều 85 đến Điều 88).

2.6. Chương 6: Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừngĐây là nội dung mới, cụ thể hóa Điều 94 của Luật theo hướng quy định

mang tính nguyên tắc về những hoạt động do ngân sách nhà nước đầu tư (Điều 89), những hoạt động nhà nước hỗ trợ đầu tư (Điều 90) và những hoạt động nhà nước ưu đãi đầu tư (Điều 91); còn quy định cụ thể về mức đầu tư, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định cho từng kỳ ngân sách phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và khả năng cân đối nguồn ngân sách.

Dự thảo Nghị định không quy định cụ thể mức đầu tư, mức hỗ trợ đầu tư mà kế thừa các chính sách hiện hành do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, vì việc quy định cụ thể mức đầu tư, mức mức hỗ trợ đầu tư trong Nghị định này sẽ gây xáo trộn, gặp khó khăn trong quá trình thực thi, với các lý do sau:

- Mỗi chính sách hiện hành có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, mức đầu tư, mức hỗ trợ đầu tư không giống nhau, nếu quy định trong một Nghị định sẽ xảy ra hiện tượng trùng lắp.

- Nghị định sẽ thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng kỳ ngân sách (2016-2020, 2021-2025...).

2.7. Chương 7: Điều khoản thi hànhChương này quy định về hiệu lực thi hành của Nghị định (Điêug 92), quy

định chuyển tiếp (Điều 93) và trách nhiệm thi hành Nghị định (Điều 94).Về quy định chuyển tiếp, Điều 93 của dự thảo Nghị định quy định một số nội

dung sau:a) Các chương trình, dự án và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, chế biến

và thương mại lâm sản được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư theo các chính sách hiện hành được tiếp tục thực hiện cho đến khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới, gồm có:

- Chính sách bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc;

11

Page 12: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

- Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước;

- Chính sách phát triển chế biến lâm sản và thị trường lâm sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng thực hiện theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, trừ Khoản 2,3,4,5 Điều 3 của Quyết định này;

- Chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện theo Nghị định số 119/2016 ngày 23 tháng 8 năm 2016;

Khi Nhà nước ban hành các chính sách thay thế các chính sách quy định tại khoản này thì áp dụng các chính sách đó.

b) Các khu rừng đặc dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập bao gồm cả hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa thì Ban quản lý khu rừng đặc dụng đó tiếp tục quản lý hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa mà không phải thành lập Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc Ban quản lý khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa mới.

c) Đối với các Quỹ cấp xã đã được thành lập theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ được tiếp tục hoạt động, hoàn thiện thanh, quyết toán và giải thể trong năm 2019.

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG1. Đánh giá tác động đối với đối tượng mới phải chi trả dịch vụ môi

trường rừng được quy định trong Nghị định.Tại khoản 3 và khoản 6 Điều 59 của dự thảo Nghị định có quy định hai đối

tượng mới phải chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước và cơ sở nuôi trồng thủy sản có sử dụng nguồn nước từ rừng. Đồng thời, quy định mức chi trả tại khoản 2 và khoản 5 Điều 62 của dự thảo Nghị định.

12

Page 13: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu, xây dựng báo cáo đánh giá tác động đối với hai dịch vụ nêu trên tại Báo cáo số 5989/BC-BNN-TCLN ngày 07/8/2018 kèm theo hồ sơ trình thẩm định, ban hành Nghị định.

2. Về đánh giá tác động đối với vấn đề giớiQuá trình xây dựng, ban hành Luật Lam nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn đã xây dựng báo cáo tác động đối với vấn đề giới kèm theo hồ sơ ban hành Luật.

Dự thảo Nghị định này chỉ tập trung quy định chi tiết những vấn đề Luật giao, trên cơ sở quy định nguyên tắc của Luật, toàn bộ nội dung dự thảo Nghị định không phân biệt đối xử về giới, bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể trong hộ gia đình, giữa nam và nữ trong mọi hoạt động lâm nghiệp (dịch vụ môi trường rừng; khai thác gỗ, lâm sản khác; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp; dịch vụ môi trường rừng; hưởng lợi…).

Ví dụ: Dự thảo Nghị định quy định về giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất tại Điều 38 tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai. Do vậy, người có nhu cầu giao đất, cho thuê đất có rừng (không phân biệt nam hay nữ) đều có thể có đơn đề nghị và được cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê khi nếu phù hợp với kế hoạch, quy hoạch. Trường hợp hộ gia đình được giao đất, cho thuê đất có rừng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi tên của cả vợ và chồng (theo quy định của pháp luật về đất đai).

Do vậy, Bộ Nông nghiệp không xây dựng riêng báo cáo đánh giá tác động về vấn đề giới trong quá trình nghiên cứu xây dựng Nghị định.

VI. NHỮNG VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN CHÍNH PHỦ1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bổ sung Điều 36 “Hoạt

động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững” vào Mục 5 (Đóng, mở cửa rừng tự nhiên; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững) Chương II của Dự thảo Nghị định dựa trên các căn cứ sau:

a) Căn cứ pháp lý

- Điều 28 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định “Tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam” (khoản 3); đồng thời giao cho “Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững” (khoản 4).

- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư (Luật số 03/2016/QH14), có quy định “kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp” tại Phụ lục 4, số thứ tự 201;

- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, Điều 3 (Giải thích từ ngữ)

13

Page 14: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

quy định: “Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.

b) Căn cứ thực tiễn và tính đặc thù của hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của quốc tế và Việt Nam:

Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là việc xem xét, công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững, do tổ chức đánh giá được công nhận thực hiện.

Hiện nay, tại Việt Nam, dịch vụ đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Hội đồng quản trị rừng Thế giới (FSC) thực hiện trên cơ sở ủy quyền cho một số Tổ chức quốc tế như GFA, Smartwood..., sử dụng bộ tiêu chuẩn của FSC. Kết quả đã có 245.061 ha đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó rừng trồng là 157.095 ha, rừng tự nhiên là 87.966 ha.

Theo yêu cầu của FSC, các Tổ chức được FSC ủy quyền kinh doanh dịch vụ đánh giá, cấp chứng chỉ rừng phải đáp ứng được các điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể như sau:

- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065: 2013.

- Có chuyên gia đánh giá có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm, có Chứng chỉ về kỹ thuật đánh giá theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO/ 19011: 2018.

Trong hơn 10 năm qua, việc thực hiện hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam chưa được quản lý theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam do thiếu cơ sở pháp lý.

Kể từ khi Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi Điều 6 và Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 được ban hành (có quy định hoạt động kinh doanh đánh giá sự phù hợp là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, thì các Bộ, ngành mới có cơ sở xác định các hoạt động đánh giá sự phù hợp theo từng chuyên ngành cụ thể.

Từ căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn nêu trên, xuất phát từ việc nghiên cứu, xem xét quy định tại Luật Lâm nghiệp, các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, nhất là quy định tại Điều 17 “Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm” và quy định của FSC về điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ rừng, Bộ Nông

14

Page 15: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chính phủ:

Một là, cho phép xác định hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là hoạt động “Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp”, vì vậy, là đối tượng thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư (Luật số 03/2016/QH14), tại Phụ lục 4, số thứ tự 201 (Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) như thể hiện tại khoản 1 Điều 36 của dự thảo Nghị định;

Hai là, việc quản lý hoạt động của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững được thực hiện theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp như được thể hiện tại khoản 2 Điều 36 của Dự thảo Nghị định.

Ba là, cho phép quy định trong Nghị định này việc đánh giá, cấp chứng chỉ dựa trên Bộ tiêu chí do quốc tế công nhận hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật Lâm nghiệp như thể hiện tại khoản 3 Điều 36 của Dự thảo Nghị định.

Việc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam, đồng thời sẽ tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong nước có thể tham gia loại dịch vụ này khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Những quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh; hồ sơ; trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững sẽ được thực hiện theo Quy định tại các Điều 4, 17,18, 19 và 20 của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, không làm phát sinh thủ tục hành chính mới. Đồng thời, hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam, áp dụng thuận lợi trong thực tiễn.

2. Về lược bỏ quy định “khai thác rừng tự nhiên phục vụ mục đích gia dụng”

Khoản 2 Điều 30 của Dự thảo 2 Nghị định có quy định về hạn mức được khai thác gỗ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc khai thác gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ cho đồng bào tại các địa phương không nhiều, trong khi xu hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bằng các vật liệu thay thế khác thông qua các những chính sách mới, cụ thể. Mặt khác, trong bối cảnh đóng cửa rừng tự nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc cho phép hình thức khai thác này dễ bị kẻ xấu lợi dụng, trục lợi, gây thiệt hại đối với rừng. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bỏ khoản 2 này.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bổ sung quy định “Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chung cả nước biến động tăng hoặc giảm 20%,

15

Page 16: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH · Web viewViệc cho phép áp dụng các quy định nêu trên bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tương ứng”

Điện và nước là hai mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất; trên thực tế, hai mặt hàng này luôn có biến động về giá. Trong khi đó, tiền chi trả DVMTR lại là một yếu tố trong giá thành sản phẩm (điện, nước sinh hoạt) có sử dụng DVMTR theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 99/2010/NĐ-CP.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Giá năm 2012: “Thủ tướng Chính phủ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện”. Theo quy định tại Điều 54 của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch; thẩm quyền quyết định giá nước được quy định như sau: “1. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành khung giá nước sạch sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc” và “2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn do mình quản lý, phù hợp với khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành”.

Như vậy, việc đưa vào dự thảo Nghị định quy định: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng khi giá bán lẻ điện bình quân/giá bán nước sạch bình quân tăng hoặc giảm trên 20% là phù hợp với quy định hiện hành; đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo việc xử lý nhanh, linh hoạt trong cơ chế thị trường luôn có biến động về giá.

Trên đây là Tờ trình về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

(Xin gửi kèm theo: (1) Dự thảo Nghị định; (2) Bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Nghị định; (3) Báo cáo tiếp thu,giải trình và dự kiến chỉnh lý Dự thảo Nghị định; (4) Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo Nghị định; (5) Báo cáo đánh giá động chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở nuôi trồng thủy sản trong dự thảo Nghị định).

Nơi nhận:- Chính phủ;- Thủ Tướng Chính phủ;- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Chính phủ;- Bộ Tư pháp;- TCLN, Vụ PC;- Lưu: VT,….

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Xuân Cường

16