444
BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP NHẤT 2016

BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

1

BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP NHẤT 2016

Page 2: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2

Giới thiệu

Tài liệu này có tất cả 36 Bộ tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI và Bảng danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI phát hành năm 2016. Nội dung đầy đủ của mỗi Tiêu chuẩn đã được tổng hợp vào đây, bao gồm định dạng ban đầu và số trang.

Người dùng có thể điều hướng đến các Tiêu chuẩn cụ thể bằng cách sử dụng Mục lục.

Lưu ý rằng tài liệu này bao gồm nhiều liên kết nội bộ. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Nội dung

Tiêu chuẩn Tổng thể Số trang PDF

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016 4GRI 102: Công bố Thông tin chung 2016 33GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016 77

Bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI Hợp nhất

Page 3: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

GRI 200: Kinh tế 201: Hiệu quả Kinh tế 90 202: Sự hiện diện trên Thị trường 104 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 114 204: Thông lệ Mua sắm 122 205: Chống tham nhũng 130 206: Hành vi Cản trở Cạnh tranh 141

GRI 300: Môi trường 301: Vật liệu 149 302: Năng lượng 158 303: Nước 172 304: Đa dạng sinh học 182 305: Phát thải 194 306: Nước thải và Chất thải 214 307: Tuân thủ Môi trường 227 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 234

GRI 400: Xã hội 401: Việc làm 244 402: Mối quan hệ Quản trị/Lao động 255 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 263 404: Giáo dục và Đào tạo 276 405: Đa dạng và Cơ hội Binh đăng 287 406: Không phân biệt đối xử 296 407: Tự do Lập hội và Thương lượng Tập thể 304 408: Lao động trẻ em 312 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 321 410: Thông lệ về An ninh 329 411: Quyền của Người Bản địa 337 412: Đánh giá về Quyền con người 346 413: Cộng đồng Địa phương 358 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 370 415: Chính sách Công 380 416: An toàn và Sức khỏe của Khách hàng 388 417: Tiếp thị và Nhãn hàng 398 418: Quyền bảo mật Thông tin Khách hàng 408 419: Tuân thủ về Kinh tế-xã hội 416

Danh mục Thuật ngữ Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 424

Bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI Hợp nhất

Page 4: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI

101

GRI 101: TIÊU CHUẨN TỔNG QUÁT 2016

Page 5: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các tổ chức muốn sử dụng Tiêu chuẩn GRI để báo cáo các tác động về mặt kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của mình. Vì vậy, Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

• tổ chức có kế hoạch Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn GRI; hoặc

• tổ chức có kế hoạch sử dụng một số tiêu chuẩn, hoặc một phần nội dung của tiêu chuẩn GRI, để báo cáo các tác động liên quan đến từng chủ đề kinh tế, xã hội và/hoặc môi trường (ví dụ như chỉ báo cáo về phát thải).

Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, ngành, hoặc vị trí địa lý đều có thể sử dụng GRI 101.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau.

GRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Nội dung

Giới thiệu 3

A. Bối cảnh Báo cáo Phát triển Bền vững 3B. Tổng quan về Các tiêu chuẩn báo cáo Phát triển Bền vững GRI 3C. Cách Sử dụng Tiêu chuẩn 5

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 7

1. Nguyên tắc Báo cáo 72. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững 173. Đưa ra Tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI 21

Các thuật ngữ chính 27

Page 6: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

A. Bối cảnh Báo cáo Phát triển Bền vững Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới đặt ra mục tiêu tham vọng về phát triển bền vững – mô tả phát triển bền vững là ‘sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ.’1

Tất cả các tổ chức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ của mình đều có thể tác động tích cực và tiêu cực đến mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, các tổ chức đóng vai trò then chốt trong việc đạt được mục tiêu này.

Theo tiêu chuẩn GRI, Báo cáo Phát triển Bền vững là việc một tổ chức lập báo cáo công bố công khai các tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội - đóng góp tích cực và tiêu cực cho mục tiêu phát triển bền vững.

Thông qua quá trình này, tổ chức nhận diện những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội và công bố những tác động theo tiêu chuẩn được chấp nhận toàn cầu.

Tiêu chuẩn GRI tạo ra một tiếng nói chung cho các tổ chức và các bên liên quan, để truyền đạt và được hiểu rõ các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức. Tiêu chuẩn này được xác lập để tăng cường khả năng so sánh toàn cầu và chất lượng thông tin về những tác động này, qua đó nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức.

Báo cáo Phát triển Bền vững dựa trên Tiêu chuẩn GRI phải đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của tổ chức đối với mục tiêu phát triển bền vững một cách cân bằng và hợp lý.

Thông tin cung cấp thông qua báo cáo phát triển bền vững cho phép các bên liên quan nội bộ và bên ngoài đưa ra quan điểm và quyết định dựa trên thông tin đầy đủ về sự đóng góp của tổ chức cho mục tiêu phát triển bền vững.

B. Tổng quan về Tiêu chuẩn lập Báo cáo Phát triển Bền vững GRI

Tiêu chuẩn lập Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) được xây dựng để các tổ chức sử dụng nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn để lập Báo cáo Phát triển Bền vững

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thành một bộ các tiêu chuẩn có liên quan với nhau. Các tiêu chuẩn này được lập ra chủ yếu để được sử dụng kết hợp nhằm giúp tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên các Nguyên tắc Báo cáo và chú trọng vào các chủ đề trọng yếu.

Giới thiệu

1 Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới. 'Tương lai Chung của Chúng ta'. Oxford: Oxford University Press, 1987

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Để báo cáo Phương pháp Quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Chọn trong các tiêu chuẩn này để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 7: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Việc lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI chứng tỏ rằng báo cáo đó mô tả đầy đủ và cân đối về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động có liên quan, cũng như cách thức quản lý những tác động này.

Một báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI có thể được lập riêng như là một báo cáo phát triển bền vững độc lập, hoặc có thể tham chiếu thông tin đã được công bố ở các kênh thông tin khác nhau (ví dụ như dạng điện tử hoặc giấy). Mọi báo cáo được lập theo Tiêu chuẩn GRI phải bao gồm một mục lục GRI, được trình bày ở một vị trí và bao gồm số trang hoặc URL cho tất cả các công bố thông tin trong báo cáo. Xem điều khoản 2.6 trong Tiêu chuẩn này và Công bố thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung.

Sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, để báo cáo thông tin từng chủ đề

Tổ chức có thể chọn sử dụng một số tiêu chuẩn GRI, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, để báo cáo thông tin từng chủ đề, với điều kiện là các Tiêu chuẩn liên quan được tham chiếu chính xác.

Xem Phần 3 để biết thêm chi tiết về việc sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn GRI.

Cấu trúc của Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn GRI được chia làm bốn phần:

Phần Mô tả

Tiêu chuẩn Tổng thể Phần GRI 100

Phần GRI 100 bao gồm ba tiêu chuẩn tổng thể:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là Xuất phát điểm để sử dụng bộ Tiêu chuẩn GRI. GRI 101 đặt ra Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung và chất lượng báo cáo. Nó bao gồm các yêu cầu để Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn GRI và mô tả cách thức sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn GRI. GRI 101 cũng bao gồm các tuyên bố cụ thể cần có đối với tổ chức khi lập báo cáo phát triển bền vững theo Tiêu chuẩn và đối với những tổ chức chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI để báo cáo thông tin từng chủ đề.

GRI 102: Công bố Thông tin chung được dùng để báo cáo thông tin tổng quan về một tổ chức và các thông lệ Báo cáo Phát triển Bền vững của tổ chức đó. Những thông tin này bao gồm thông tin về hồ sơ, chiến lược, đạo đức và sự chính trực, quản trị của doanh nghiệp, thông lệ tham gia của các bên liên quan, và quy trình báo cáo.

GRI 103: Phương pháp Quản trị được dùng để báo cáo thông tin về cách thức mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu. Phương pháp này được thiết kế để sử dụng cho từng chủ đề trọng yếu trong báo cáo phát triển bền vững (Phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400) và các chủ đề trọng yếu khác.

Việc áp dụng GRI 103 cho từng chủ đề trọng yếu cho phép tổ chức giải trình về lý do tại sao chủ đề đó là trọng yếu, nơi phát sinh tác động (Phạm vi chủ đề), và cách mà tổ chức quản lý tác động.

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Phần GRI 200 (Chủ đề kinh tế) Phần GRI 300 (Chủ đề môi trường)

Phần GRI 400 (Chủ đề xã hội)

Phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400 bao gồm nhiều Tiêu chuẩn từng chủ đề. Những tiêu chuẩn từng chủ đề này được dùng để báo cáo tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức ví dụ Tác động Kinh tế Gián tiếp, Nước, hoặc Việc làm).

Để lập báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI, tổ chức áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo nhằm xác định nội dung báo cáo từ GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở Tiêu chuẩn cơ sở để nhận diện các chủ đề trọng yếu về kinh tế, môi trường, xã hội. Những chủ đề trọng yếu này giúp xác định Tiêu chuẩn từng chủ đề nào tổ chức sẽ sử dụng để Báo cáo Phát triển Bền vững của mình. Tiêu chuẩn từng chủ đề đã được lựa chọn, hoặc một phần nội dung của nó, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần Báo cáo Phát triển Bền vững. Xem Phần 3 để biết thêm chi tiết.

Giới thiệu

Page 8: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

C. Cách Sử dụng Tiêu chuẩn

Tổng quan về nội dung

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là điểm khởi đầu cho một tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn GRI để báo cáo các tác động về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của mình.

• Phần 1 của Tiêu chuẩn này trình bày các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo và chất lượng báo cáo. Những Nguyên tắc Báo cáo này là cơ sở để giúp tổ chức quyết định những thông tin nào sẽ đưa vào báo cáo phát triển bền vững và cách bảo đảm chất lượng thông tin.

• Phần 2 giải thích quy trình cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI khi lập báo cáo Phát triển Bền vững. Phần này bao gồm các yêu cầu cơ bản để áp dụng Nguyên tắc Báo cáo, và để nhận diện và báo cáo các chủ đề trọng yếu.

• Phần 3 nêu cách thức sử dụng Tiêu chuẩn GRI và tuyên bố tuân thủ, hay tham khảo, mà các tổ chức cần đưa vào khi áp dụng Tiêu chuẩn này.

Yêu cầu, khuyến nghị, và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm:

Yêu cầu: Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị: Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn: Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem Bảng 1 trong Phần 3 để biết thêm thông tin.

Hình 2 ở trang tiếp theo cho ví dụ về cách mà các mục yêu cầu, khuyến nghị, và hướng dẫn được trình bày trong một chủ đề Tiêu chuẩn GRI.

Giới thiệu

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 9: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Số và tiêu đề của công bố thông tin

Khuyến nghị báo cáo

Hành động được khuyến khích, nhưng không bắt buộc

Hướng dẫn

Thường bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ

Các yêu cầu báo cáo

• Công bố thông tin có những thông tin được yêu cầu báo cáo

• Một số công bố thông tin có những yêu cầu bổ sung về cách biên soạn những thông tin này

Công bố thông tin 303-3Tuần hoàn và tái sử dụng nước

Các yêu cầu báo cáo

303-3

Công bố thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.5 Khi biên soạn thông tin đã nêu rõ trong Công bố thông tin 303-3, tổ chức báo cáo nên:

2.5.1 báo cáo nếu không có nước hoặc đồng hồ đo lưu lượng và được ước lượng theo mô hình;

2.5.2 tính toán khối lượng nước tuần hoàn/tái sử dụng dựa trên khối lượng nhu cầu về nước đã được đáp ứng bởi nước tuần hoàn/tái sử dụng, thay vì bổ sung nước đầu vào.

2.4 Khi biên soạn những thông tin được nêu rõ trong Công bố Thông tin 303-3, tổ chức báo cáo cần phải tính đến nước xám, tức là nước mưa thu được và nước thải từ các hoạt động của hộ gia đình như là rửa bát đĩa, giặt giũ, và tắm rửa.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 303-3

Công bố thông tin này đo lường cả nước được xử lý trước khi tái sử dụng và nước không được xử lý trước khi tái sử dụng.

Hướng dẫn cho điều khoản 2.5.2

Ví dụ: nếu tổ chức có chu kỳ sản xuất yêu cầu 20m3 nước cho mỗi chu kỳ, tổ chức lấy vào 20m3 nước cho một chu kỳ quy trình sản xuất và tái sử dụng nước đó cho ba chu kỳ bổ sung, thì tổng khối lượng nước được tuần hoàn và tái sử dụng cho quy trình đó là 60m3.

Bối cảnh

Tỉ lệ tuần hoàn và tái sử dụng nước là phép đo tính hiệu quả và chứng minh sự thành công của tổ chức trong việc giảm tổng lượng nước đầu vào và thải ra. Việc tăng tuần hoàn và tái sử dụng có thể làm giảm chi phí tiêu thụ, xử lý và thải nước. Giảm tiêu thụ nước theo thời gian thông qua việc tái sử dụng cũng có thể góp phần vào các mục tiêu quản trị nguồn cấp nước của địa phương, quốc gia hoặc khu vực.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. tổng khối lượng nước tuần hoàn và tái sử dụng bởi tổ chức.

b. Tổng khối lượng nước tuần hoàn và tái sử dụng theo tỷ lệ phần trăm so với tổng lượng nước đầu vào như được nêu rõ trong Công bố thông tin 303-1.

c. Các tiêu chuẩn, phương pháp, và giả định đã sử dụng.

GRI 303: Nước 2016

Hình 2 Trang ví dụ từ một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề

Page 10: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Nguyên tắc Báo cáo là cơ sở để đạt được báo cáo phát triển bền vững chất lượng cao. Tổ chức được yêu cầu áp dụng Nguyên tắc Báo cáo nếu muốn tuyên bố rằng báo cáo phát triển bền vững của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI (xem Bảng 1 trong Phần 3 để biết thêm thông tin). Nguyên tắc Báo cáo được chia thành hai nhóm: nguyên tắc để xác định nội dung báo cáo và nguyên tắc để xác định chất lượng báo cáo.

Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo giúp tổ chức quyết định đưa nội dung nào vào trong báo cáo. Điều này bao gồm việc xem xét các hoạt động, tác động của tổ chức, và lợi ích và kỳ vọng thực sự của các bên liên quan của tổ chức.

Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng báo cáo sẽ hướng dẫn các lựa chọn để đảm bảo chất lượng thông tin trong báo cáo phát triển bền vững, bao gồm việc trình bày thông tin một cách đúng đắn. Chất lượng thông tin là điều quan trọng để cho phép các bên liên quan đưa ra đánh giá đúng đắn và hợp lý về tổ chức, và thực hiện hành động thích hợp.

Mỗi Nguyên tắc Báo cáo bao gồm mục yêu cầu, mục hướng dẫn cách áp dụng và mục kiểm thử. Mục kiểm thử là công cụ để giúp tổ chức tự đánh giá việc áp dụng nguyên tắc hay chưa, chứ không phải là các công bố thông tin được yêu cầu phải báo cáo.

GRI 101:Tiêu chuẩn cơ sở

1. Nguyên tắc Báo cáo

Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo

Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng báo cáo

• Sự tham gia của các bên liên quan• Bối cảnh phát triển bền vững• Tính trọng yếu• Tính đầy đủ

• Tính chính xác• Tính cân đối• Tính rõ ràng• Khả năng có thể so sánh• Tính đáng tin cậy• Tính kịp thời

Page 11: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Nguyên tắc để xác định nội dung báo cáo

Sự tham gia của các bên liên quan1.1 Tổ chức cần phải nhận diện các bên liên quan, và giải thích rõ tổ chức đã đáp ứng các lợi ích và kỳ vọng

hợp lý của họ.

Hướng dẫn

Các bên liên quan là cá nhân hoặc tổ chức chịu ảnh hưởng đáng kể từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức báo cáo; hoặc những hành động của họ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chiến lược hoặc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Các bên liên quan bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn, các đơn vị và cá nhân mà quyền của họ theo luật hoặc theo công ước quốc tế cho phép khiếu nại hợp pháp đối với tổ chức.

Bên liên quan có thể bao gồm nhân viên và người lao động khác, cổ đông, nhà cung cấp, các nhóm dễ bị tổn thương, cộng đồng địa phương, và các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội dân sự khác.

Khi quyết định về nội dung báo cáo của mình, tổ chức phải xem xét các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bên liên quan bao gồm những người không có khả năng thể hiện rõ quan điểm của mình – do đó các mối quan ngại của họ thường được thể hiện thông qua người được ủy nhiệm (ví dụ như các tổ chức phi chính phủ đại diện cho một nhóm, tập thể); và những người mà tổ chức không thể đối thoại liên tục và rõ ràng với họ. Khi xác định chủ đề trọng yếu, tổ chức cần lập một quy trình để tham vấn các bên liên quan nói trên.

Quy trình tham vấn của các bên liên quan giúp tổ chức hiểu được lợi ích, kỳ vọng cũng như nhu cầu thông tin của họ. Tổ chức thường tham vấn các bên liên quan với nhiều hình thức khác nhau và có thể lồng ghép trong hoạt động thường xuyên của mình, điều này giúp cung cấp thông tin đầu vào hữu ích cho các quyết định về báo cáo. Hoạt động này bao gồm sự tham gia ‘thường xuyên’ của các bên liên quan để cung cấp thông tin cho các quy trình hoạt động và kinh doanh của tổ chức.

Sự tham vấn của các bên liên quan, dựa trên các nguyên tắc, phương pháp và cách thức thường dùng cũng có thể được thực hiện để lập báo cáo này. Có thể sử dụng các biện pháp khác để thỏa mãn nguyên tắc này, bao gồm giám sát các phương tiện truyền thông, gắn kết với cộng đồng khoa học, hoặc cộng tác với các đồng nghiệp và các bên liên quan. Cần áp dụng phương pháp tổng thể để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc hiểu được nhu cầu thông tin của các bên liên quan.

Điều quan trọng là các biện pháp được sử dụng phải nhận diện thông tin đầu vào trực tiếp từ các bên liên quan cũng như các kỳ vọng xã hội đã được tạo lập một cách chính đáng. Hơn nữa, tổ chức có thể gặp phải những kỳ vọng hoặc quan điểm xung đột giữa các bên liên quan khác nhau, và tổ chức cần có khả năng giải thích làm thế nào để cân bằng những điều đó khi đưa ra quyết định lập báo cáo.

Để tổ chức có thể bảo đảm dữ liệu và quy trình báo cáo, tổ chức nên lập thành văn bản phương pháp nhận diện các bên liên quan; quyết định sẽ để tham vấn các bên liên quan nào, cách lấy ý kiến như thế nào và vào lúc nào; và sự tham gia đó đã ảnh hưởng ra sao đến nội dung báo cáo và các dịch vụ, sản phẩm và hoạt động của tổ chức.

Sự tham gia của bên liên quan một cách có hệ thống, được thực hiện đúng đắn, có thể tạo cơ hội học hỏi liên tục trong nội bộ tổ chức, cũng như gia tăng trách nhiệm giải trình đối với nhiều bên liên quan. Trách nhiệm giải trình giúp củng cố sự tin cậy giữa tổ chức và các bên liên quan của mình. Nhờ đó, sự tin cậy sẽ củng cố mức độ tín nhiệm của báo cáo.

Kiểm thử

Tổ chức báo cáo có thể mô tả các bên liên quan mà tổ chức có trách nhiệm giải trình;

• Nội dung báo cáo dựa trên kết quả của quá trình tham gia của các bên liên quan đã được tổ chức thực hiện trong các hoạt động liên tục của mình, và theo khuôn khổ pháp lý và thể chế nơi tổ chức hoạt động;

• Nội dung báo cáo dựa trên kết quả của bất kỳ quá trình tham gia của bên liên quan nào được thực hiện riêng cho báo cáo;

• Kết quả của quá trình tham gia của bên liên quan cung cấp thông tin cho các quyết định về báo cáo để đồng nhất với chủ đề trọng yếu trong báo cáo.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 12: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Bối cảnh phát triển bền vững 1.2 Báo cáo cần phải trình bày hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo trong bối cảnh rộng hơn về phát

triển bền vững.

Hướng dẫn

Thông tin về hiệu quả hoạt động nên được đặt trong bối cảnh cụ thể. Câu hỏi cơ bản đặt ra cho quá trình lập báo cáo phát triển bền vững là tổ chức đóng góp, hoặc đặt mục tiêu đóng góp như thế nào trong tương lai, cho sự cải thiện hoặc xấu đi của các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường, ở cấp địa phương, vùng, hoặc toàn cầu. Ví dụ, điều này có thể có nghĩa là ngoài việc báo cáo các xu hướng hiệu quả sinh thái, tổ chức cũng có thể trình bày tải lượng ô nhiễm tuyệt đối của mình trong mối tương quan với năng lực hấp thụ chất gây ô nhiễm của hệ sinh thái vùng.

Vì vậy, mục tiêu là trình bày hiệu quả hoạt động của tổ chức trong mối tương quan với các khái niệm rộng hơn về phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc xem xét hiệu quả hoạt động của tổ chức trong bối cảnh của các giới hạn và nhu cầu đối với nguồn lực kinh tế, môi trường và xã hội, ở cấp độ ngành, địa phương, vùng hoặc toàn cầu.

Khái niệm này thường được trình bày trong lĩnh vực môi trường, liên quan đến các giới hạn về nguồn lực và mức độ ô nhiễm toàn cầu. Tuy nhiên, nó cũng thích hợp với các mục tiêu xã hội và kinh tế, chẳng hạn như các mục tiêu phát triển bền vững và kinh tế xã hội quốc gia hoặc quốc tế. Ví dụ, tổ chức có thể báo cáo mức lương và phúc lợi xã hội liên quan đến mức thu nhập bình quân và tối thiểu trên toàn quốc. Tổ chức cũng có thể báo cáo năng lực của mạng lưới an sinh xã hội trong việc cưu mang người nghèo hoặc người sống ở mức cận nghèo.

Tổ chức hoạt động ở nhiều ngành, quy mô và địa điểm khác nhau nên cân nhắc cách thức để trình bày một cách tối ưu hiệu quả hoạt động tổng thể của mình trong bối cảnh rộng hơn về phát triển bền vững. Điều này có thể yêu cầu phải tách bạch giữa các yếu tố thúc đẩy tác động toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, và các yếu tố tác động ở cấp độ địa phương hoặc vùng, chẳng hạn như phát triển cộng đồng. Khi báo cáo các chủ đề có tác động tích cực hoặc tiêu cực ở cấp độ địa phương, điều quan trọng là phải phân tích mức độ mà tổ chức ảnh hưởng đến các cộng đồng ở các địa điểm khác nhau. Điều cũng quan trọng không kém là tổ chức phải tách bạch mô thức của tác động trong toàn bộ phạm vi hoạt động của mình bằng cách trình bày hợp lý hiệu quả hoạt động trong bối cảnh của mỗi địa điểm.

Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và chiến lược của tổ chức nên được làm rõ trong báo cáo, cũng như bối cảnh của thông tin được công bố.

Kiểm thử

• Tổ chức báo cáo trình bày hiểu biết của mình về phát triển bền vững, dựa trên thông tin khách quan và sẵn có, và các thước đo chuẩn mực về phát triển bền vững, đối với chủ đề được đề cập;

• Tổ chức trình bày hiệu quả hoạt động của mình có tham chiếu đến các mục tiêu và điều kiện phát triển bền vững rộng hơn, như được thể hiện trong các văn kiện đã được công nhận của ngành, địa phương, vùng, hoặc toàn cầu;

• Tổ chức trình bày hiệu quả hoạt động của mình theo cách thức có thể thể hiện các tác động và đóng góp của mình trong bối cảnh địa lý phù hợp;

• các chủ đề môi trường và/hoặc xã hội liên quan đến chiến lược dài hạn, rủi ro, cơ hội, và mục tiêu của tổ chức, bao gồm các chủ đề trong chuỗi giá trị của tổ chức.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 13: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tổ chức phải đối mặt với một loạt các chủ đề mà họ có thể báo cáo. Các chủ đề có liên quan, có khả năng được đưa vào báo cáo, là những chủ đề được đánh giá là quan trọng trong việc phản ánh tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức, hoặc ảnh hưởng đến quyết định của các bên liên quan. Trong ngữ cảnh này, ‘tác động’ được hiểu là ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) của tổ chức đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội. Một chủ đề có thể liên quan - và vì vậy có thể là trọng yếu – chỉ dựa trên một trong những thước đo này.

Trong báo cáo tài chính, tính trọng yếu thường được xem như là ngưỡng ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử dụng báo cáo tài chính của tổ chức, đặc biệt là các nhà đầu tư.

Khái niệm tương tự cũng quan trọng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững, nhưng nó liên quan đến hai khía cạnh, tức là phạm vi các tác động và các bên liên quan đều rộng hơn. Khi Báo cáo Phát triển Bền vững, tính trọng yếu là nguyên tắc sẽ quyết định chủ đề liên quan nào đủ quan trọng để cần phải báo cáo về chủ đề đó. Không phải tất cả các chủ đề trọng yếu đều quan trọng như nhau, và sự nhấn mạnh trong báo cáo nên phản ánh mức độ ưu tiên tương đối của các chủ đề đó.

Có thể xem xét kết hợp các yếu tố nội bộ và bên ngoài khi đánh giá liệu một chủ đề có trọng yếu hay không. Các yếu tố này bao gồm sứ mệnh tổng thể và chiến lược cạnh tranh của tổ chức, và các mối quan ngại đã được các bên liên quan bày tỏ trực tiếp. Tính trọng yếu cũng có thể được xác định dựa theo kỳ vọng phạm vi rộng của xã hội, và dựa theo ảnh hưởng của tổ chức đối với các đơn vị thượng nguồn, chẳng hạn như nhà cung cấp, hoặc các đơn vị hạ nguồn, chẳng hạn như khách hàng. Đánh giá tính trọng yếu cũng nên xem xét đến các kỳ vọng được thể hiện trong các tiêu chuẩn và các thỏa thuận quốc tế mà tổ chức được kỳ vọng sẽ tuân thủ.

Những yếu tố nội bộ và bên ngoài này cần được xem xét khi đánh giá tầm quan trọng của thông tin đối với việc phản ánh tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, hoặc đối với việc ra quyết định của các bên liên quan. Nhiều phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá tầm quan trọng của tác động. Nhìn chung, ‘tác động đáng kể’ có nghĩa là những tác động là vấn đề quan ngại nổi bật đối với cộng đồng chuyên gia, hoặc được nhận diện bằng cách sử dụng các công cụ đã được công nhận, chẳng hạn như các phương pháp đánh giá tác động hoặc đánh giá vòng đời. Những tác động được coi là đủ quan trọng để đòi hỏi tổ chức cần có sự quản lý hoặc tham gia tích cực.

Việc áp dụng nguyên tắc này giúp bảo đảm rằng báo cáo ưu tiên các chủ đề trọng yếu. Các chủ đề liên quan khác có thể được đưa vào báo cáo, nhưng ít nổi bật hơn. Điều quan trọng là tổ chức có thể giải thích được quy trình họ dùng để xác định mức độ ưu tiên của các chủ đề.

Hình 3 trình bày một ma trận mẫu, vì mục đích hướng dẫn. Nó cho thấy hai thước đo để đánh giá liệu một chủ đề có phải là trọng yếu hay không; và cho thấy rằng một chủ đề có thể là trọng yếu chỉ dựa vào một trong hai thước đo này. Không nhất thiết phải sử dụng chính xác ma trận này; tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu, bắt buộc phải nhận diện các chủ đề trọng yếu dựa trên hai thước đo này.

Công bố Thông tin 102-46 và điều khoản 6.1 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu giải thích về cách áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu.

Kiểm thử

Khi xác định chủ đề trọng yếu, tổ chức báo cáo đã xem xét các yếu tố sau đây:

• Các tác động kinh tế, môi trường, và/hoặc xã hội có thể ước tính một cách hợp lý (ví dụ, biến đổi khí hậu, HIV-AIDS, hoặc đói nghèo) đã được nhận diện thông qua điều tra có cơ sở bởi người có chuyên môn được công nhận, hoặc bởi các cơ quan chuyên môn có uy tín được công nhận;

• Các lợi ích và kỳ vọng của các bên liên quan đã đầu tư cụ thể vào tổ chức, chẳng hạn như nhân viên và cổ đông;

• Các lợi ích rộng hơn về mặt kinh tế, xã hội và/hoặc môi trường, và các chủ đề đã được nêu lên bởi các bên liên quan chẳng hạn như người lao động không phải là nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương, các nhóm dễ bị tổn thương, và xã hội dân sự;

• Các chủ đề chính và các thách thức tương lai đối với một ngành, như được nhận diện bởi các đồng nghiệp và đối thủ cạnh tranh;

• Các luật, quy định, hiệp định quốc tế, hoặc các thỏa thuận tự nguyện có ý nghĩa chiến lược đối với tổ chức và các bên liên quan của tổ chức;

• Các giá trị, chính sách, chiến lược, hệ thống quản lý hoạt động, mục tiêu và mục đích chính của tổ chức.

• Năng lực cốt lõi của tổ chức và cách mà theo đó tổ chức có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững.

Hướng dẫn

Tính trọng yếu 1.3 Báo cáo cần phải đề cập đến các chủ đề:

1.3.1 phản ánh tác động đáng kể về mặt kinh tế, xã hội, và môi trường của tổ chức báo cáo; hoặc

1.3.2 ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 14: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Ảnh

hưở

ng đ

ối v

ới đ

ánh

giá

&

quyế

t địn

h củ

a bê

n liê

n qu

an

Tầm quan trọng của tác động kinh tế, môi trường & xã hội

• Các hậu quả đối với tổ chức liên quan đến các tác động của nó đến nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội (ví dụ các rủi ro đối với mô hình kinh doanh hoặc danh tiếng của tổ chức);

• Chủ đề trọng yếu được xác định ưu tiên một cách thích hợp trong báo cáo.

Tính trọng yếu Tiếp theo

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Hình 3 Trình bày trực quan về việc xác định ưu tiên cho các chủ đề

Page 15: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tính đầy đủ 1.4 Báo cáo cần phải bao gồm các chủ đề trọng yếu và Phạm vi của các chủ đề đó, đủ để phản ánh các tác

động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội, và cho phép các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo trong kỳ báo cáo.

Hướng dẫn

Tính đầy đủ trước hết bao gồm các khía cạnh sau đây: danh mục các chủ đề trọng yếu được đề cập trong báo cáo, Phạm vi chủ đề, và thời gian.

Khái niệm về tính đầy đủ cũng có thể nói đến các thông lệ thu thập thông tin (ví dụ như bảo đảm rằng dữ liệu biên soạn bao gồm kết quả từ tất cả các đơn vị nơi phát sinh tác động) và việc trình bày thông tin có hợp lý và thích đáng hay không. Những vấn đề này cũng liên quan đến chất lượng báo cáo và được đề cập chi tiết hơn trong nguyên tắc về Tính chính xác và Tính cân đối.

Danh mục các chủ đề trọng yếu được đề cập trong báo cáo: Khi kết hợp với nhau, các chủ đề được đề cập trong báo cáo cần thể hiện được tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của tổ chức, và cho phép các bên liên quan đánh giá tổ chức đó. Khi xác định liệu thông tin trong báo cáo có đầy đủ hay không, tổ chức xem xét cả kết quả của quá trình tham gia của bên liên quan và các kỳ vọng xã hội trên diện rộng vốn không được nhận diện trực tiếp qua quá trình tham gia của bên liên quan.

Phạm vi Chủ đề: Phạm vi chủ đề là mô tả về nơi phát sinh tác động đối với một chủ đề trọng yếu, và sự liên đới của tổ chức đến các tác động đó. Tổ chức có thể liên đới đến các tác động thông qua các hoạt động của chính mình hoặc do kết quả của mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị khác. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI nên báo cáo không chỉ những tác động nó gây ra, mà còn báo cáo những tác động góp phần, và những tác động liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức thông qua quan hệ kinh doanh.2 Xem điều khoản 2.4 của Tiêu chuẩn này và GRI 103: Phương pháp Quản trị để biết thêm thông tin về Phạm vi chủ đề.

Thời gian: Thời gian nghĩa là thời gian cần thiết để đảm bảo tính đầy đủ của thông tin được lựa chọn trong khoảng thời gian nêu trong báo cáo. Tùy theo tình hình thực tế, các hoạt động, sự kiện, và tác động nên được trình bày cho kỳ báo cáo đó. Điều này bao gồm báo cáo về các hoạt động tạo ra tác động ngắn hạn rất nhỏ, nhưng có ảnh hưởng tích tụ đáng kể và có thể thấy trước rằng có thể có tác động không tránh khỏi hoặc không thể đảo ngược trong dài hạn (chẳng hạn như chất gây ô nhiễm tích lũy sinh học hoặc dai dẳng).

Khi ước tính tác động tương lai (cả tích cực và tiêu cực), thông tin báo cáo nên dựa trên ước tính có cơ sở vững chắc, phản ánh tính chất và quy mô phù hợp của tác động. Mặc dù những ước tính này về bản chất là không chắc chắn, nhưng chúng cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định, với điều kiện là cơ sở của ước tính được báo cáo rõ ràng và các hạn chế của ước tính được thừa nhận rõ ràng. Việc công bố bản chất và khả năng có thể xảy ra của những tác động đó, ngay cả khi chúng chỉ có thể trở thành hiện thực trong tương lai, nhất quán với mục tiêu đưa ra bản trình bày cân đối và hợp lý về các tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức.

Kiểm thử

• Báo cáo xét đến các tác động mà tổ chức báo cáo gây ra, góp phần gây ra, hoặc liên quan trực tiếp đến, thông qua một mối quan hệ kinh doanh, và đề cập đến và ưu tiên cho tất cả thông tin trọng yếu trên cơ sở nguyên tắc về Tính trọng yếu, Bối cảnh Phát triển bền vững, và Đảm bảo sự tham gia của các Bên liên quan;

• Thông tin trong báo cáo bao gồm tất cả các tác động đáng kể trong kỳ báo cáo, và ước tính về tác động đáng kể trong tương lai khi những tác động đó có thể nhận thấy trước và có thể trở nên không tránh khỏi hoặc không thể đảo ngược;

• Báo cáo không bỏ sót thông tin liên quan có ảnh hưởng đáng kể đến đánh giá và quyết định của các bên liên quan, hoặc phản ánh các tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội.

2 Những khái niệm này dựa trên các văn kiện sau đây: • Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011. • Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and

Remedy” Framework’, 2011.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 16: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Nguyên tắc để xác định chất lượng báo cáo

Tính chính xác 1.5 Thông tin báo cáo cần phải đủ chính xác và chi tiết để các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động

của tổ chức báo cáo.

Hướng dẫn

Nguyên tắc này được thiết kế để phản ánh thực tế là thông tin có thể được biểu đạt theo nhiều cách khác nhau, từ đáp ứng định tính đến các thước đo định lượng chi tiết.

Các đặc điểm xác định tính chính xác thường khác nhau tùy thuộc vào bản chất của thông tin và người sử dụng thông tin đó.

Ví dụ, tính chính xác của thông tin định tính có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ rõ ràng và chi tiết của thông tin đó, và sự cân xứng của thông tin đó với Phạm vi chủ đề. Tính chính xác của thông tin định lượng có thể phụ thuộc vào phương pháp cụ thể dùng để thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Hơn nữa, ngưỡng cụ thể của mức độ chính xác có thể phụ thuộc một phần vào mục đích sử dụng thông tin. Một số quyết định của bên liên quan đòi hỏi thông tin báo cáo phải có mức độ chính xác cao so với các quyết định khác.

Kiểm thử

• Báo cáo chỉ ra rằng dữ liệu đã được đo lường;

• Việc đo lường dữ liệu, và cơ sở để tính toán, được mô tả đầy đủ, và có thể được thực hiện lại với kết quả tương tự;

• Biên độ sai sót của dữ liệu định lượng không đủ để ảnh hưởng đáng kể đến khả năng của các bên liên quan trong việc đạt được kết luật thích đáng và dựa trên thông tin đầy đủ;

• Báo cáo cho biết dữ liệu nào đã được ước tính, và các kỹ thuật và giả định cơ bản đã được sử dụng để ước tính, hoặc nơi để có thể tìm thấy thông tin đó;

• Các tuyên bố định tính trong báo cáo nhất quán với các thông tin báo cáo khác và các bằng chứng sẵn có khác.

Hướng dẫn

Bản trình bày tổng thể về nội dung của báo cáo nên được cung cấp một bức tranh khách quan về hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Báo cáo nên tránh việc lựa chọn, bỏ sót, hoặc định dạng trình bày có khả năng ảnh hưởng hoặc gây sai lệch đến quyết định hoặc phán quyết của người đọc báo cáo. Báo cáo nên bao gồm cả kết quả thuận lợi và bất lợi, cũng như thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bên liên quan tương xứng với tính trọng yếu của thông tin đó. Báo cáo cũng nên phân biệt rõ ràng giữa thực tế và sự diễn giải của tổ chức về thực tế đó.

Kiểm thử

• Báo cáo đề cập đến cả chủ đề và kết quả thuận lợi và bất lợi;

• Thông tin trong báo cáo được trình bày ở định dạng cho phép người dùng thấy được các xu hướng tích cực và tiêu cực của hiệu quả hoạt động hàng năm;

• Việc nhấn mạnh các chủ đề khác nhau trong báo cáo phản ánh mức độ ưu tiên tương đối của những chủ đề đó.

Tính cân đối 1.6 Thông tin báo cáo cần phải phản ánh các khía cạnh tích cực và tiêu cực trong hiệu quả hoạt động của

tổ chức báo cáo để cho phép đánh giá có cơ sở về hiệu quả hoạt động tổng thể.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 17: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

14 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tính rõ ràng 1.7 Tổ chức báo cáo cần phải cung cấp thông tin theo cách có thể hiểu được và có thể tiếp cận được để bên

liên quan sử dụng thông tin đó.

Hướng dẫn

Báo cáo nên trình bày thông tin theo cách dễ hiểu, dễ tiếp cận được, và dễ sử dụng được bởi các bên liên quan khác nhau của tổ chức, cho dù ở dạng bản in hoặc thông qua các kênh khác.

Điều quan trọng là các bên liên quan có thể tìm được thông tin họ muốn mà không phải nỗ lực quá mức. Thông tin nên trình bày theo cách dễ hiểu đối với các bên liên quan đã có hiểu biết hợp lý về tổ chức và các hoạt động của tổ chức.

Hình đồ họa và các bảng dữ liệu hợp nhất có thể giúp cho thông tin trong báo cáo dễ hiểu và dễ tiếp cận. Mức độ tổng hợp của thông tin cũng có thể ảnh hưởng đến tính rõ ràng của báo cáo, nếu thông tin chi tiết hơn hoặc kém chi tiết hơn so với kỳ vọng của bên liên quan.

Kiểm thử

• Báo cáo chứa mức độ thông tin được yêu cầu bởi các bên liên quan, nhưng tránh chi tiết quá mức và không cần thiết;

• Các bên liên quan có thể tìm được thông tin cụ thể họ muốn mà không phải nỗ lực quá mức, thông qua mục lục, bản đồ, liên kết, hoặc các công cụ hỗ trợ khác;

• Báo cáo tránh các thuật ngữ kỹ thuật, chữ viết tắt, biệt ngữ, hoặc nội dung khác mà có thể không quen thuộc với bên liên quan, và bao gồm giải thích (khi cần thiết) trong phần liên quan hoặc trong danh mục thuật ngữ.

• Thông tin trong báo cáo phải sẵn có cho các bên liên quan, bao gồm những bên liên quan có nhu cầu truy cập đặc biệt, chẳng hạn như khả năng, ngôn ngữ, hoặc công nghệ khác biệt.

Khả năng có thể so sánh1.8 Tổ chức báo cáo cần phải lựa chọn, tổng hợp và báo cáo thông tin một cách nhất quán. Thông tin báo

cáo cần phải được trình bày theo cách thức cho phép các bên liên quan phân tích những thay đổi trong hiệu quả hoạt động của tổ chức theo thời gian, và có thể hỗ trợ việc phân tích liên quan đến các tổ chức khác.

Hướng dẫn

Khả năng so sánh rất cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động. Điều quan trọng là các bên liên quan phải có thể so sánh được thông tin về hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế, môi trường và xã hội hiện tại của tổ chức so với hiệu quả hoạt động trong quá khứ, các mục tiêu của tổ chức, và, trong chừng mực có thể, so với hiệu quả hoạt động của các tổ chức khác.

Tính nhất quán cho phép các bên nội bộ và bên ngoài định chuẩn hiệu quả hoạt động và đánh giá sự tiến bộ được coi là một phần của hoạt động đánh giá, quyết định đầu tư, vận động chính sách, và các hoạt động khác. Việc so sánh giữa các tổ chức đòi hỏi độ nhạy nhất định về các yếu tố như quy mô của tổ chức, ảnh hưởng về mặt địa lý, và những suy xét khác mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tương đối của tổ chức. Khi cần thiết, điều quan trọng là phải cung cấp bối cảnh giúp người dùng báo cáo hiểu được các yếu tố có thể góp phần tạo nên sự khác biệt trong tác động hoặc hiệu quả hoạt động giữa các tổ chức.

Để thuận lợi cho việc so sánh theo thời gian, phải duy trì sự nhất quán trong phương pháp sử dụng để tính toán số liệu, bố cục của báo cáo, và giải thích về các phương pháp và giả định khi chuẩn bị thông tin. Vì tầm quan trọng của một chủ đề đối với tổ chức và các bên liên quan của tổ chức có thể thay đổi theo thời gian, nội dung của báo cáo cũng có thể phát triển.

Tuy nhiên, trong giới hạn của Nguyên tắc về Tính trọng yếu, tổ chức nên hướng đến sự nhất quán trong các báo cáo của mình theo thời gian. Tổ chức nên bổ sung các tổng số (tức là dữ liệu tuyệt đối, chẳng hạn như tấn chất thải) cũng như tỷ lệ (tức là dữ liệu chuẩn tắc hóa, chẳng hạn chất thải trên mỗi đơn vị sản xuất) để cho phép so sánh phân tích.

Các thay đổi có thể xảy ra đối với chủ đề trọng yếu, Phạm vi chủ đề, độ dài của kỳ báo cáo, hoặc thông tin, bao gồm thiết kế, định nghĩa và việc sử dụng các công bố thông tin trong báo cáo. Khi điều này xảy ra, tổ chức báo cáo nên trình bày các công bố thông tin hiện tại bên cạnh phần trình bày lại về dữ liệu lịch sử, hoặc ngược lại. Điều này có thể bảo đảm rằng thông tin và việc so sánh là đáng tin cậy và có ý nghĩa theo thời gian. Khi không có các phần trình bày lại đó, tổ chức nên đưa ra giải thích đầy đủ để diễn giải các công bố thông tin hiện tại.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 18: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

15GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Điều quan trọng là các bên liên quan có được niềm tin rằng báo cáo có thể được kiểm tra để chứng minh tính xác thực của nội dung báo cáo và mức độ áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo.

Những cá nhân không phải là người lập báo cáo nên rà soát các biện pháp kiểm soát nội bộ hoặc tài liệu hỗ trợ cho thông tin trong báo cáo. Công bố thông tin về tác động hoặc hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo mà không được chứng minh và không có tài liệu chứng minh thì không cần thiết phải nêu trong báo cáo phát triển bền vững, trừ khi chúng thể hiện thông tin trọng yếu, và báo cáo phải giải thích rõ ràng cho bất kỳ những vấn đề không rõ ràng nào liên quan đến thông tin đó.

Quy trình ra quyết định làm cơ sở cho báo cáo phải được lập thành văn bản theo cách giúp cho phép kiểm tra các quyết định chủ đạo, chẳng hạn như các quy trình để xác định nội dung báo cáo và Phạm vi chủ đề, hoặc sự tham gia của bên liên quan. Nếu tổ chức thiết kế hệ thống thông tin cho việc lập báo cáo của mình, thì tổ chức nên chuẩn bị tinh thần là hệ thống này sẽ được kiểm tra trong quy trình bảo đảm độc lập của bên thứ ba.

Kiểm thử

• Phạm vi và mức độ bảo đảm độc lập của bên thứ ba được xác định;

• Tổ chức có thể xác định nguồn gốc của thông tin trong báo cáo;

• Tổ chức có thể cung cấp bằng chứng để hỗ trợ các giả định hoặc tính toán phức tạp;

• Có công bố của chủ sở hữu thông tin hoặc dữ liệu gốc, xác nhận tính chính xác của thông tin và dữ liệu trong phạm vi biên độ sai sót có thể chấp nhận.

Khả năng có thể so sánh Tiếp theo

Kiểm thử

• Báo cáo và thông tin trong báo cáo có thể được so sánh theo từng năm;

• Hiệu quả hoạt động của tổ chức báo cáo có thể được so sánh với các mốc chuẩn thích hợp;

• Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào giữa các kỳ báo cáo trong danh mục chủ đề trọng yếu, phạm vi chủ đề, độ dài của kỳ báo cáo, hoặc thông tin được đề cập trong báo cáo đều có thể được nhận diện và giải thích;

• Khi có sẵn các thông tin, báo cáo sử dụng các hình thức phân tích đã được công nhận để biên tập, đo lường và trình bày thông tin, bao gồm thông tin bắt buộc theo Tiêu chuẩn GRI.

Tính đáng tin cậy 1.9 Tổ chức báo cáo cần phải thu thập, lưu giữ, tổng hợp, phân tích, và báo cáo thông tin và các quy trình

sử dụng để lập báo cáo theo cách sao cho các thông tin và quy trình đó có thể được kiểm tra, và đảm bảo chất lượng và tính trọng yếu của thông tin.

Hướng dẫn

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 19: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

16 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tính kịp thời 1.10 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo theo lịch trình thường xuyên sao cho thông tin sẵn có kịp thời để các

bên liên quan đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ.

Hướng dẫn

Tính hữu ích của thông tin gắn bó chặt chẽ với việc thông tin đó có sẵn có kịp thời hay không, để các bên liên quan vận dụng nó trong việc ra quyết định của họ. Tính kịp thời nghĩa là tính thường xuyên của việc lập báo cáo cũng như sự gần kề với các tác động được mô tả trong báo cáo.

Mặc dù luồng thông tin liên tục chỉ đáp ứng một số mục đích nhất định, tổ chức báo cáo nên cam kết sẽ thường xuyên đưa ra các công bố thông tin hợp nhất về các tác động về kinh tế, môi trường, và xã hội tại một thời điểm xác định.

Sự nhất quán trong tần suất báo cáo, và độ dài của kỳ báo cáo, cũng cần thiết để cho phép so sánh thông tin theo thời gian, và cho phép đảm bảo khả năng tiếp cận báo cáo của các bên liên quan. Có thể sẽ rất có ích cho các bên liên quan nếu lịch trình Báo cáo Phát triển Bền vững và các hình thức báo cáo khác, đặc biệt là báo cáo tài chính, được điều chỉnh phù hợp với nhau. Tổ chức nên cân đối giữa sự cần thiết cung cấp thông tin kịp thời với sự cần thiết bảo đảm rằng thông tin đáng tin cậy, bao gồm mọi bản trình bày lại các công bố thông tin trước đó.

Kiểm thử

• Thông tin trong báo cáo đã được công bố khi nó mới xảy ra, trong mối tương quan với kỳ báo cáo;

• Thông tin trong báo cáo chỉ ra rõ ràng giai đoạn liên quan đến báo cáo, thời điểm sẽ được cập nhật, và lần cập nhật gần nhất trước đó, và xác định riêng rẽ mọi bản trình bày lại các công bố thông tin trước đó cùng với lý do trình bày lại.

Phần 1: Nguyên tắc Báo cáo

Page 20: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

17GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

2. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để lập Báo cáo Phát triển Bền vững

Phần này quy định quy trình cơ bản để lập báo cáo phát triển bền vững có sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Tổ chức muốn tuyên bố rằng báo cáo phát triển bền vững của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện) thì phải tuân thủ tất cả các yêu cầu trong phần này. Những yêu cầu này được biểu thị bằng từ 'cần phải' và phông chữ đậm trong tài liệu này. Những yêu cầu này hướng dẫn tổ chức báo cáo trong suốt quá trình Báo cáo Phát triển Bền vững, trong đó:

• Nguyên tắc Báo cáo đã được tuân thủ;

• công bố thông tin cung cấp thông tin bối cảnh về tổ chức đã được thực hiện;

• từng chủ đề trọng yếu đã được nhận diện và được báo cáo.

Một số điều khoản trong phần này liên kết chặt chẽ với các công bố thông tin trong GRI 102: Công bố Thông tin chung và GRI 103: Phương pháp Quản trị, theo đó đòi hỏi một số thông tin cụ thể phải được công bố bởi tổ chức báo cáo. Trong những trường hợp này, các công bố thông tin liên quan trong GRI 102 hoặc GRI 103 được nhận diện trong hướng dẫn.

Áp dụng Nguyên tắc Báo cáo2.1 Tổ chức báo cáo cần phải áp dụng tất cả các Nguyên tắc Báo cáo trong Phần 1 để xác định chất lượng

và nội dung báo cáo.

Hướng dẫn

Điều quan trọng là trước khi sử dụng Tiêu chuẩn GRI để lập báo cáo phát triển bền vững, tổ chức đã hiểu và đã áp dụng mười Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng và nội dung báo cáo. Những nguyên tắc này hướng dẫn các phương án lựa chọn thông tin và chất lượng thông tin trong báo cáo.

Công bố Thông tin 102-46 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu sự giải thích về cách thức mà tổ chức đã thực thi các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

Báo cáo Công bố Thông tin chung2.2 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo các công bố thông tin bắt buộc trong GRI 102: Công bố Thông

tin chung.

Hướng dẫn

Công bố Thông tin chung yêu cầu thông tin bối cảnh về tổ chức và các thông lệ Báo cáo Phát triển Bền vững của tổ chức đó. Nếu tổ chức muốn tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện), thì tổ chức cần báo

cáo một số công bố thông tin trong GRI 102: Công bố Thông tin chung. Để biết thêm thông tin, xem Bảng 1 trong Phần 3.

Page 21: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

18 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Hướng dẫn

3 Những khái niệm này dựa trên các văn kiện sau đây: • Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011. • Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and

Remedy” Framework’, 2011. 4 Nguồn: Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

Chủ đề trọng yếu là những chủ đề mà tổ chức đã ưu tiên đưa vào báo cáo phát triển bền vững. Việc ưu tiên này được thực hiện bằng cách sử dụng các nguyên tắc Đảm bảo sự tham gia của Bên liên quan và Tính trọng yếu. Nguyên tắc Tính trọng yếu nhận diện các chủ đề trọng yếu dựa trên hai thước đo sau đây:

• Tầm quan trọng của tác động kinh tế, môi trường, và xã hội của tổ chức;

• Ảnh hưởng đáng kể của những tác động này đến các đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Khi áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu, ‘tác động’ nghĩa là ảnh hưởng của một tổ chức đối với nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, mà từ đó có thể cho thấy sự đóng góp (tích cực hoặc tiêu cực) của tổ chức đối với phát triển bền vững. Để biết thêm thông tin về nguyên tắc Tính trọng yếu, xem điều khoản 1.3.

Công bố Thông tin 102-47 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu báo cáo danh mục các chủ đề trọng yếu.

Sử dụng Công bố Thông tin Theo ngành GRI

Công bố Thông tin Theo ngành GRI cung cấp thêm các công bố thông tin của từng ngành và hướng dẫn có thể được dùng kết hợp với Tiêu chuẩn GRI. Công bố Thông tin Theo ngành có thể được tìm thấy trên trang web Tiêu chuẩn GRI. Tổ chức báo cáo được khuyến nghị tham khảo Công bố Thông tin Theo ngành liên quan, nếu có, để giúp nhận diện các chủ đề trọng yếu của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng Công bố Thông tin Theo ngành không nhằm mục đích thay thế cho việc áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

Liên kết các chủ đề trọng yếu đã được nhận diện đến Tiêu chuẩn GRI

Thuật ngữ ‘chủ đề’ trong Tiêu chuẩn GRI nghĩa là các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội ở phạm vi rộng, chẳng hạn như Tác động Kinh tế Gián tiếp, Nước, hoặc Việc làm. Các tên gọi của chủ đề này mang nghĩa rộng, và mỗi chủ đề có thể bao trùm nhiều khái niệm có liên quan. Ví dụ, chủ đề ‘Nước’ có thể bao gồm một loạt các đối tượng cụ thể hơn nhưng có liên quan, chẳng hạn như ‘áp lực về nước’ hoặc ‘tiếp cận nguồn nước’.

Danh mục các chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI chưa hẳn đã đầy đủ. Trong một số trường hợp, tổ chức có thể nhận diện một chủ đề trọng yếu mà chủ đề đó không khớp hoàn toàn với các Tiêu chuẩn từng chủ đề sẵn có. Trong trường hợp này, nếu chủ đề trọng yếu đó tương tự như một trong các Tiêu chuẩn theo chủ đề sẵn có, hoặc có thể được coi là có liên quan đến một trong các tiêu chuẩn đó, thì tổ chức nên sử dụng Tiêu chuẩn đó để lập báo cáo về chủ đề đang được nói đến.

Nếu tổ chức nhận diện một chủ đề trọng yếu mà không thể liên hệ một cách hợp lý đến một trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề, hãy xem điều khoản 2.5.1 và 2.5.3 để biết các yêu cầu về cách báo cáo chủ đề đó.

Báo cáo Phạm vi cho mỗi chủ đề trọng yếu

Phạm vi chủ đề là mô tả về nơi phát sinh tác động đối với một chủ đề trọng yếu, và sự liên đới của tổ chức đến các tác động đó. Tổ chức có thể liên đới đến các tác động thông qua các hoạt động của chính mình hoặc do kết quả của mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị khác. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI nên báo cáo không chỉ những tác động nó gây ra, mà còn báo cáo cả những tác động nó góp phần, những tác động liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức thông qua mối quan hệ kinh doanh.3 Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, quan hệ kinh doanh của tổ chức có thể bao gồm các mối quan hệ với đối tác kinh doanh, các đơn vị trong chuỗi giá trị, và bất kỳ đơn vị Nhà nước hoặc Ngoài nhà nước nào khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản phẩm, hoặc dịch vụ của tổ chức.4

Công bố Thông tin 103-1 trong GRI 103: Phương pháp Quản trị yêu cầu báo cáo Phạm vi cho mỗi chủ đề trọng yếu. Xem GRI 103 để biết thêm thông tin chi tiết về Phạm vi chủ đề.

Nhận diện các chủ đề/ lĩnh vực trọng yếu và phạm vi báo cáo2.3 Tổ chức báo cáo cần phải nhận diện các chủ đề trọng yếu của mình bằng cách sử dụng các Nguyên tắc

Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

2.3.1 Tổ chức báo cáo nên tham khảo Công bố Thông tin Theo ngành GRI liên quan đến ngành của mình, nếu có, để trợ giúp việc nhận diện các chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2.4 Tổ chức báo cáo cần phải nhận diện Phạm vi cho mỗi chủ đề trọng yếu.

Phần 2: Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để lập báo cáo Phát triển Bền vững

Page 22: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

19GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Báo cáo các chủ đề trọng yếu2.5 Đối với mỗi chủ đề trọng yếu, tổ chức báo cáo:

2.5.1 cần phải báo cáo các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị đối với chủ đề đó, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị; và một trong hai mục sau đây:

2.5.2 cần phải báo cáo các công bố thông tin của từng chủ để trong Tiêu chuẩn GRI tương ứng, nếu chủ đề trọng yếu đó được đề cập đến trong một Tiêu chuẩn GRI hiện tại (phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400); hoặc

2.5.3 nên báo cáo các công bố thông tin thích hợp khác, nếu chủ đề trọng yếu đó không được đề cập đến trong một Tiêu chuẩn GRI hiện tại.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho điều khoản 2.5

Để tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức báo cáo cần báo cáo tất cả các chủ đề trọng yếu đã được nhận diện (danh mục các chủ đề trọng yếu được báo cáo cùng với Công bố Thông tin 102-47 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung). Nếu một chủ đề trọng yếu không được đề cập trong một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề hiện tại, thì tổ chức vẫn được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị của mình bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị, và được khuyến nghị sử dụng các công bố thông tin thích hợp từ các nguồn khác để báo cáo các tác động của mình.

Trong các trường hợp khác, tổ chức có thể muốn sử dụng các công bố thông tin bổ sung từ các nguồn khác để báo cáo các chủ đề trọng yếu được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI, cũng như báo cáo các công bố thông tin GRI.

Mọi công bố thông tin bổ sung nên tuân theo tính nghiêm ngặt kỹ thuật giống như các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn GRI, và nhất quán với các khuôn khổ báo cáo hoặc tiêu chuẩn đã được thiết lập khác khi sẵn có và thích hợp.

Báo cáo các chủ đề khi Phạm vi vượt ra ngoài tổ chức báo cáo

Trong một số trường hợp, nếu Phạm vi của một chủ đề ở phạm vi ngoài tổ chức báo cáo, sẽ không thể báo cáo một số công bố thông tin của từng chủ đề. Ví dụ, nếu Phạm vi của một chủ đề bao gồm một phần của chuỗi cung ứng, thì tổ chức có thể sẽ không tiếp cận được thông tin cần thiết từ các nhà cung cấp. Trong những trường hợp này, để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức vẫn phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với chủ đề, nhưng có thể sử dụng các lý do loại trừ đã được công nhận đối với các công bố thông tin của từng chủ đề. Xem điều khoản 3.2 để biết thêm thông tin về lý do loại trừ.

Công bố Thông tin 103-1-c trong GRI 103: Phương pháp Quản trị yêu cầu báo cáo bất kỳ hạn chế cụ thể nào liên quan đến Phạm vi chủ đề.

Trình bày Thông tin

Báo cáo các công bố thông tin được yêu cầu có sử dụng tham chiếu

2.6 Nếu tổ chức báo cáo báo cáo một công bố thông tin bắt buộc bằng cách sử dụng tham chiếu đến một nguồn khác, nơi lưu giữ thông tin, thì tổ chức cần phải bảo đảm:

2.6.1 tham chiếu đó bao gồm vị trí cụ thể của công bố thông tin được yêu cầu;

2.6.2 thông tin tham chiếu sẵn có công khai và sẵn sàng để tiếp cận.

Hướng dẫn

Thông tin trong một công bố thông tin bắt buộc có thể đã có trong các tài liệu khác do tổ chức báo cáo lập ra, chẳng hạn báo cáo thường niên của tổ chức đó. Trong trường hợp này, tổ chức có thể lựa chọn không nhắc lại những công bố thông tin này trong báo cáo phát triển bền vững của mình, mà thay vào đó cung cấp tham chiếu đến nơi có thể tìm thấy thông tin.

Phương pháp này có thể được chấp nhận với điều kiện là tham chiếu phải cụ thể, sẵn có công khai và sẵn sàng để tiếp cận. Ví dụ, tham chiếu đến báo cáo thường niên có thể được chấp nhận khi tham chiếu đó nêu rõ số trang, tên phần, hoặc chỉ dẫn cụ thể khác về nơi để tìm thấy thông tin đó.

Phần 2: Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững

Page 23: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

20 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Hướng dẫn

Khi lập báo cáo, tổ chức báo cáo có thể nhận diện những thông tin hoặc quy trình không thay đổi kể từ kỳ trước. Tổ chức có thể lựa chọn chỉ cập nhật những thông tin đã thay đổi, và phát hành lại hoặc cung cấp tham chiếu cho mọi công bố thông tin không thay đổi trong kỳ báo cáo.

Biên soạn và trình bày thông tin trong báo cáo

2.7 Khi Báo cáo Phát triển Bền vững, tổ chức báo cáo nên:

2.7.1 trình bày thông tin cho kỳ báo cáo hiện tại và tối thiểu hai kỳ trước đó, cũng như các mục tiêu ngắn hạn và trung-dài hạn nếu các mục tiêu đó đã được thiết lập;

2.7.2 biên soạn và báo cáo thông tin bằng cách sử dụng các hệ đo lường quốc tế được chấp nhận rộng rãi (chẳng hạn ki-lô-gram hoặc lít) và các hệ số quy đổi tiêu chuẩn, và giải thích cơ sở của việc đo lường/tính toán khi nó không rõ ràng;

2.7.3 cung cấp dữ liệu tuyệt đối và thuyết minh khi sử dụng các tỷ lệ hoặc dữ liệu chuẩn hóa;

2.7.4 xác định kỳ báo cáo nhất quán để phát hành báo cáo.

Trình bày thông tin Tiếp

Hướng dẫn

Định dạng báo cáo

Tổ chức báo cáo có thể lựa chọn sử dụng kết hợp báo cáo dạng điện tử và dạng giấy, hoặc chỉ sử dụng một định dạng. Ví dụ, tổ chức có thể lựa chọn cung cấp báo cáo chi tiết trên trang web của mình và cung cấp báo cáo tóm tắt dạng bản giấy.

Bất kể định dạng là gì, báo cáo lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI bắt buộc bao gồm mục lục GRI. Mục lục phải được trình bày ở một vị trí và bao gồm số trang hoặc URL cho tất cả các công bố thông tin được báo cáo. Xem Công bố Thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để biết thêm thông tin.

Phần 2: Sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững

Page 24: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

21GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

3. Đưa ra Tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI:

1. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn để Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này.2. Sử dụng Tiêu chuẩn được lựa chọn, hoặc một phần nội dung của nó, để báo cáo thông tin từng chủ đề.

Đối với mỗi cách sử dụng Tiêu chuẩn, có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, được xác định trong Tiêu chuẩn này. Mọi tài liệu được phát hành cùng với các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI luôn phải được tham chiếu bằng cách sử dụng một trong những tuyên bố đó. Điều này bảo đảm sự minh bạch trong cách thức áp dụng Tiêu chuẩn.

Sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn để lập Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này

Tổ chức muốn sử dụng Tiêu chuẩn GRI để báo cáo các tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của mình được khuyến khích sử dụng phương pháp này, và đáp ứng các tiêu chí để báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn (xem Bảng 1). Việc đáp ứng những tiêu chí này chứng tỏ rằng báo cáo phát triển bền vững đưa ra bức tranh đầy đủ và cân đối về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động liên quan, cũng như việc những tác động này đang được quản lý ra sao.

Báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI có thể được xây dựng như một báo cáo phát triển bền vững độc lập, hoặc có thể tham chiếu thông tin đã được công bố ở nhiều địa điểm và định dạng khác nhau (ví dụ như dạng điện tử hoặc giấy). Mọi báo cáo được lập theo Tiêu chuẩn GRI phải bao gồm mục lục GRI, được trình bày ở một vị trí và bao gồm số trang hoặc URL cho tất cả các công bố thông tin được báo cáo. Xem điều khoản 2.6 trong Tiêu chuẩn này và Công bố thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung.

Có hai tùy chọn để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI: Cốt lõi và Toàn diện.

Cốt lõi. Tùy chọn này chỉ ra rằng báo cáo chứa những thông tin tối thiểu cần thiết để hiểu được bản chất của tổ chức, các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động liên quan, và những tác động này đang được quản lý ra sao.

Toàn diện. Tùy chọn này được xây dựng dựa trên tùy chọn Cốt lõi, bằng cách yêu cầu các công bố thông tin bổ sung về chiến lược, đạo đức và tính chính trực, và quản trị của tổ chức. Ngoài ra, tổ chức được yêu cầu báo cáo bao quát về các tác động của mình, bằng cách báo cáo tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề đối với mỗi chủ đề trọng yếu được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI.

Những tùy chọn này không liên quan đến chất lượng của thông tin trong báo cáo hoặc tầm quan trọng của các tác động của tổ chức. Thay vào đó, chúng phản ánh mức độ áp dụng Tiêu chuẩn GRI. Không yêu cầu tổ chức phải chuyển từ tùy chọn Cốt lõi lên tùy chọn Toàn diện; tổ chức có thể chọn tùy chọn nào đáp ứng tốt nhất các nhu cầu báo cáo của mình và nhu cầu thông tin của các bên liên quan.

Xem Bảng 1 để biết các tiêu chí cụ thể để tuyên bố rằng báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI.

Sử dụng Tiêu chuẩn được lựa chọn, hoặc một phần nội dung của nó, để báo cáo thông tin cụ thể

Tùy chọn này được gọi là tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’. Luôn thích hợp để một tổ chức muốn báo cáo các tác động cụ thể về kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, nhưng không tìm cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI để đưa ra bức tranh toàn cảnh về các chủ đề trọng yếu của mình và các tác động liên quan.

Ví dụ, tổ chức có thể muốn báo cáo các tác động của mình đối với đa dạng sinh học cho một nhóm bên liên quan nào đó. Trong trường hợp này, tổ chức có thể sử dụng các công bố thông tin từ GRI 103: Phương pháp Quản trị và GRI 304: Đa dạng Sinh học, và có thể đưa tuyên bố tham chiếu GRI được yêu cầu vào bất kỳ tài liệu phát hành nào dựa trên những Tiêu chuẩn này. Xem điều khoản 3.3 để biết các tiêu chí cụ thể để đưa ra tuyên bố tham chiếu GRI.

Page 25: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

22 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI

3.1 Để tuyên bố rằng báo cáo phát triển bền vững đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI , tổ chức báo cáo cần phải đáp ứng tất cả các tiêu chí của tùy chọn tương ứng (Cốt lõi hoặc Toàn diện) trong Bảng 1 (trang 23):

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Hướng dẫn

Công bố Thông tin 102-54 trong GRI 102: Công bố Thông tin chungyêu cầu báo cáo tuyến bố do tổ chức đưa ra đối với bất kỳ báo cáo nào được lập tuân theo Tiêu chuẩn (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện).

Nếu tổ chức không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu trong Bảng 1 đối với tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện, tổ chức không thể đưa ra tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Trong những trường hợp này, phải đưa tuyên bố tham chiếu GRI vào mọi tài liệu phát hành kèm với các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI. Phần tiếp theo nêu cách thức đưa ra tuyên bố tham chiếu GRI.

Tổ chức báo cáo các công bố thông tin bổ sung ngoài các tiêu chí của tùy chọn Cốt lõi, nhưng không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu của tùy chọn Toàn diện, thì không thể đưa ra tuyến bố rằng tổ chức tuân theo tùy chọn Toàn diện. Tuy nhiên, tổ chức có thể đưa bất kỳ công bố thông tin bổ sung đã báo cáo nào vào mục lục GRI.

Mục lục GRI

Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, dù là Cốt lõi hay Toàn diện, cần bao gồm mục lục GRI, trong đó liệt kê tất cả các Tiêu chuẩn GRI đã sử dụng và các công bố thông tin đã báo cáo. Xem Công bố Thông tin 102-55 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để biết thêm thông tin.

Lựa chọn công bố thông tin để báo cáo cho tùy chọn Cốt lõi

Nhiều tiêu chuẩn GRI từng chủ đề bao gồm nhiều công bố thông tin. Nếu tổ chức báo cáo không báo cáo từng công bố thông tin cho mỗi chủ đề nhất định, thì tổ chức báo cáo đó nên lựa chọn và báo cáo (những) công bố thông tin phản ánh đầy đủ nhất các tác động của tổ chức đối với chủ đề đó.

Page 26: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

23GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

5 Điều này bao gồm các chủ đề trọng yếu được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI và các chủ đề trọng yếu không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI.

Tiêu chí bắt buộc Tùy chọn Cốt lõi Tùy chọn Toàn diện

Sử dụng tuyên bố(tuyên bố sử dụng) chính xác trong bất kỳ tài liệu phát hành nào kèm với các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI

Bao gồm tuyên bố sau đây: ‘Báo cáo này đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI: tùy chọn Cốt lõi’

Bao gồm tuyên bố sau đây: ‘Báo cáo này đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI: tùy chọn Toàn diện’

Sử dụng GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để tuân theo quy trình cơ bản cho việc Báo cáo Phát triển Bền vững

Tuân thủ tất cả các yêu cầu trong Phần 2 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở (‘sử dụng Tiêu chuẩn GRI để Báo cáo Phát triển Bền vững’)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Sử dụng GRI 102: Công bố Thông tin chung để báo cáo thông tin bối cảnh về tổ chức

Tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo cho các công bố thông tin sau đây trong GRI 102: Công bố Thông tin chung:• Công bố Thông tin 102-1 đến 102-13

(Hồ sơ tổ chức)• Công bố Thông tin 102-14 (Chiến lược)• Công bố Thông tin 102-16 (Đạo đức và

sự chính trực)• Công bố Thông tin 102-18 (Quản trị)• Công bố Thông tin 102-40 đến 102-44

(Sự tham gia của bên liên quan)• Công bố Thông tin 102-45 đến 102-56

(Thông lệ Báo cáo)

Tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo cho tất cả các công bố thông tin trong GRI 102: Công bố Thông tin chung:

Lý do loại trừ chỉ được cho phép đối với những công bố thông tin sau đây: Công bố thông tin 102-17 (Đạo đức và sự chính trực), và các Công bố thông tin 102-19 đến 102-39 (Quản trị). Xem điều khoản 3.2 để biết thêm thông tin

Sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị để báo cáo Phương pháp Quản trị và Phạm vi chủ đề cho tất cả các chủ đề trọng yếu 5

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu, tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo trong GRI 103: Phương pháp Quản trị

Lý do loại trừ chỉ được cho phép đối với các Công bố Thông tin 103-2 và 103-3 (xem điều khoản 3.2)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Sử dụng Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề (phần GRI 200, GRI 300, GRI 400) để báo cáo các chủ đề trọng yếu

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu được đề cập trong một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề:• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo

trong phần ‘Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị’

• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo đối với tối thiểu một công bố thông tin của từng chủ đề

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI, khuyến nghị nên báo cáo các công bố thông tin phù hợp khác cho chủ đề đó (xem điều khoản 2.5.3)

Lý do loại trừ được cho phép đối với tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề (xem điều khoản 3.2)

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu được đề cập trong một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề:• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo

trong phần ‘Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị’

• tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo đối với tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI, khuyến nghị nên báo cáo các công bố thông tin phù hợp khác cho chủ đề đó (xem điều khoản 2.5.3)

Lý do loại trừ được cho phép đối với tất cả các công bố thông tin của từng chủ đề (xem điều khoản 3.2)

Bảo đảm rằng lý do loại trừ được sử dụng chính xác, nếu có

Tuân thủ tất cả các yêu cầu trong điều khoản 3.2 (Lý do loại trừ)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn

Tuân thủ tất cả các yêu cầu trong điều khoản 3.4 (Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn)

[Giống như tùy chọn Cốt lõi]

Bảng 1 Tiêu chí để tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Page 27: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

24 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Lý do loại trừ3.2 Nếu, trong các trường hợp đặc biệt, tổ chức Báo cáo Phát triển Bền vững tuân theo Tiêu chuẩn GRI

không thể báo cáo công bố thông tin bắt buộc, thì tổ chức cần phải đưa vào báo cáo một lý do loại trừ trong đó:

3.2.1 mô tả thông tin cụ thể đã bị loại trừ; và

3.2.2 chỉ rõ một trong những lý do loại trừ sau đây trong Bảng 2, bao gồm giải thích bắt buộc cho lý do đó.

Hướng dẫn

Trong các trường hợp đặc biệt, lý do loại trừ có thể được sử dụng nếu tổ chức không thể báo cáo một công bố thông tin được yêu cầu đối với báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI (tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện). Lý do loại trừ chỉ có thể được sử dụng cho một số công bố thông tin nhất định – xem Bảng 1 để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, nếu tổ chức loại trừ một số lượng lớn các công bố thông tin được yêu cầu, thì điều này có thể làm giảm độ tin cậy của báo cáo và tính hữu ích của báo cáo đối với các bên liên quan.

Sử dụng ‘không áp dụng’ như một lý do loại trừ

Lý do loại trừ ‘không áp dụng’ có thể được sử dụng nếu tình huống cụ thể được đề cập trong công bố thông tin không áp dụng đối với tổ chức. Ví dụ, tổ chức có thể nhận diện ‘Năng lượng’ và ‘Phát thải’ là những chủ đề trọng yếu, nhưng dạng năng lượng duy nhất mà tổ chức tiêu thụ là điện đi mua. Trong trường hợp này, nhiên liệu không được tiêu thụ trực tiếp bên trong tổ chức, hoặc bởi các nguồn mà tổ chức sử hữu hoặc kiểm soát. Vì vậy, các công bố thông tin liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu bên trong tổ chức, và Phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1), có thể được coi là ‘không áp dụng’.

‘Không áp dụng’ cũng có thể được sử dụng như là lý do loại trừ nếu công bố thông tin không đề cập đến các tác động cụ thể khiến cho chủ đề trở thành trọng yếu. Ví dụ, chủ đề ‘Nước’ có thể là trọng yếu đối với một tổ chức sử dụng nguồn nước chảy để tạo ra năng lượng thủy điện. Tuy nhiên, các công bố thông tin hiện tại cho chủ đề này liên quan đến việc thu hồi nước, và tuần hoàn/tái sử dụng nước, và vì vậy không đo lường đầy đủ tác động của tổ chức (ví dụ như các thay đổi đối với khối lượng nước chảy). Vì vậy, các công bố thông tin hiện tại trong GRI 303: Nước có thể được coi là ‘không áp dụng’ cho tổ chức này.

Lý do loại trừ nếu phạm vi chủ đề vượt ra ngoài tổ chức báo cáo

Nếu Phạm vi của một chủ đề trọng yếu vượt ra ngoài tổ chức báo cáo, và tổ chức không thể lấy được thông tin đủ chất lượng để cho phép báo cáo, thì có thể sử dụng lý do loại trừ là ‘không có thông tin'. Trong trường hợp này, lý do loại trừ phải bao gồm giải thích tại sao không thể lấy được thông tin. Ngay cả khi các công bố thông tin của từng chủ đề không thể được báo cáo trong tình huống này, thì tổ chức vẫn cần báo cáo Phương pháp Quản trị của mình cho chủ đề đó (sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị) nếu tổ chức muốn tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI.

Lý do loại trừ Giải thích cần có trong báo cáo phát triển bền vững

Không áp dụng Nêu rõ (những) lý do tại sao công bố thông tin không được áp dụng.

Ràng buộc về bảo mật Mô tả những ràng buộc cụ thể về bảo mật cản trở công bố thông tin.

Các điều luật cấm cụ thể Mô tả các điều luật cấm cụ thể.

Không có thông tin Mô tả các bước cụ thể được thực hiện để lấy thông tin và khung thời gian dự kiến để tổng hợp thông tin Nếu lý do loại trừ là do thực tế rằng không thể lấy được thông tin cần thiết, hoặc thông tin cần thiết không đủ chất lượng để báo cáo (đôi khi có thể xảy ra trường hợp như vậy khi Phạm vi chủ đề trọng yếu vượt ra ngoài tổ chức báo cáo), hãy giải thích tình huống này.

Bảng 2Lý do loại trừ

3. Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Page 28: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

25GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Sử dụng Tiêu chuẩn đã chọn kèm theo tuyên bố tham chiếu theo GRI3.3 Nếu tổ chức báo cáo sử dụng Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, để

báo cáo thông tin cụ thể, nhưng chưa đáp ứng các tiêu chí để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI (theo điều khoản 3.1), thì tổ chức:

3.3.1 cần phải đưa vào mọi tài liệu phát hành có kèm các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn GRI một tuyên bố:

3.3.1.1 có nội dung sau đây: ‘Tài liệu này dựa trên [tiêu đề và năm phát hành của Tiêu chuẩn]’, đối với mỗi Tiêu chuẩn được sử dụng;

3.3.1.2 nêu rõ nội dung cụ thể nào trong Tiêu chuẩn đã được áp dụng, nếu Tiêu chuẩn không được áp dụng toàn bộ;

3.3.2 cần phải tuân thủ tất cả các yêu cầu báo cáo tương ứng với các công bố thông tin đã báo cáo;

3.3.3 cần phải thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn, theo điều khoản 3.4;

3.3.4 nên áp dụng Nguyên tắc Báo cáo cho việc xác định chất lượng báo cáo trong Phần 1;

3.3.5 nên báo cáo Phương pháp Quản trị của mình bằng cách áp dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị cùng với bất kỳ Tiêu chuẩn từng chủ đề nào (phần GRI 200, GRI 300, hoặc GRI 400) đã sử dụng.

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Hướng dẫn

Mọi tổ chức sử dụng công bố thông tin từ Tiêu chuẩn GRI trong các tài liệu phát hành đều được yêu cầu nêu rõ mình đã thực hiện việc đó như thế nào. Nếu tổ chức không đáp ứng các tiêu chí tuân theo trong Bảng 1, tổ chức vẫn được yêu cầu đưa tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’ vào mọi tài liệu phát hành có kèm các công bố thông tin dựa trên Tiêu chuẩn.

Tuyên bố tham chiếu GRI có ngôn từ cụ thể như được nêu trong điều khoản 3.3.1.1. Ví dụ: ‘Tài liệu này tham chiếu đến các Công bố Thông tin 305-1 và 305-2 trong GRI 305: Phát thải 2016, và các Công bố Thông tin 103-1, 103-2 và 103-3 trong GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016.’

Tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn một cách có lựa chọn thì không thể tuyên bố rằng mình đã lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Tuy nhiên, điều vẫn quan trọng đối với tổ chức là phải áp dụng Nguyên tắc Báo cáo để xác định chất lượng báo cáo. Những nguyên tắc này giúp bảo đảm rằng thông tin chính xác và có chất lượng cao, nhờ đó cho phép các bên liên quan đưa ra đánh giá có căn cứ dựa trên thông tin đó.

Page 29: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

26 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn3.4 Tổ chức báo cáo cần phải thông báo cho GRI biết rằng tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và tuyên bố mà

tổ chức đã đưa ra trong báo cáo hoặc tài liệu phát hành, bằng một trong hai cách:

3.4.1 gửi một bản sao đến GRI tại địa chỉ [email protected]; hoặc

3.4.2 đăng ký báo cáo hoặc tài liệu đã phát hành tại www.globalreporting.org/standards.

Phần 3: Đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI

Hướng dẫn

Lưu ý rằng yêu cầu này áp dụng với cả hai trường hợp:

• báo cáo phát triển bền vững lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI, sử dụng tùy chọn Cốt lõi hoặc Toàn diện; và

• tài liệu phát hành có bao gồm tuyên bố tham chiếu GRI.

Thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI giúp đảm bảo tính minh bạch về cách mà Tiêu chuẩn được áp dụng bởi các tổ chức trên toàn thế giới. Không có phí tổn nào liên quan đến việc thông báo cho GRI về việc sử dụng Tiêu chuẩn.

Page 30: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

27GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

bên liên quan các đơn vị hoặc cá nhân mà có thể (một cách hợp lý) sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các hoạt động,

sản phẩm và dịch vụ của tổ chức báo cáo, hoặc hành động của họ có thể (một cách hợp lý) sẽ ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức trong việc thực hiện thành công các chiến lược của mình và đạt được các mục tiêu của mình

Lưu ý 1: Bên liên quan bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các đơn vị và cá nhân mà quyền của họ theo luật hoặc theo công ước quốc tế cho họ quyền khiếu nại hợp pháp đối với tổ chức.

Lưu ý 2: Bên liên quan có thể bao gồm những người đã đầu tư vào tổ chức (chẳng hạn như nhân viên và cổ đông), cũng như những người có quan hệ với tổ chức (chẳng hạn như người lao động khác không phải là nhân viên, nhà cung cấp, các nhóm dễ bị tổn thương, cộng đồng địa phương, và NGO hoặc các tổ chức xã hội dân sự khác).

Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị Thuyết minh về cách mà tổ chức quản lý các chủ đề trọng yếu của mình và các tác động có liên quan

Lưu ý: Các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị của tổ chức cung cấp bối cảnh cho thông tin đã báo cáo bằng cách sử dụng Tiêu chuẩn từng chủ đề (phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400).

chủ đề chủ đề kinh tế, môi trường hoặc xã hội

Lưu ý 1: Trong Tiêu chuẩn GRI, chủ đề được gom nhóm theo ba khía cạnh của phát triển bền vững: kinh tế, môi trường và xã hội.

Lưu ý 2: Để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức được yêu cầu báo cáo về các chủ đề trọng yếu của mình.

chủ đề trọng yếu chủ đề phản ánh tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức báo cáo; hoặc có ảnh

hưởng lớn đến đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Lưu ý 1: Để biết thêm thông tin về việc nhận diện chủ đề trọng yếu, hãy xem Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

Lưu ý 2: Để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức được yêu cầu báo cáo về các chủ đề trọng yếu của mình.

Lưu ý 3: Chủ đề trọng yếu có thể bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI tại phần GRI 200, GRI 300, và GRI 400.

Các thuật ngữ Quan trọng

Các định nghĩa và thuật ngữ được chọn sau đây lấy từ Danh mục thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI6 hữu ích để hiểu về GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

6 Danh mục thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI đầy đủ có thể được tìm thấy tại https://www.globalreporting.org/standards/media/1035/gri-standards-glossary-2016.pdf

Page 31: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

28 GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

kỳ báo cáo khoảng thời gian cụ thể xuất hiện các thông tin báo cáo

Lưu ý: Trừ khi nêu khác đi, Tiêu chuẩn GRI yêu cầu thông tin từ kỳ báo cáo đã chọn của tổ chức.

Lưu ý 3 Chủ đề trọng yếu có thể bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn

GRI tại phần 200, 300, và 400.

Nguyên tắc Báo cáo khái niệm mô tả kết quả mà báo cáo nên đạt được, và hướng dẫn việc đưa ra các quyết định trong suốt

quá trình báo cáo xoay quanh nội dung hoặc chất lượng báo cáo

Phạm vi chủ đề mô tả về nơi phát sinh tác động đối với một chủ đề trọng yếu, và sự liên đới của tổ chức đến các tác

động đó.

Lưu ý: Các phạm vi chủ đề khác nhau dựa trên các chủ đề được báo cáo

phát triển bền vững/tính bền vững sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong

việc đáp ứng nhu cầu của chính họ

Lưu ý 1: Phát triển bền vững bao hàm ba khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội.

Lưu ý 2: Phát triển bền vững nghĩa là các lợi ích về mặt môi trường và xã hội rộng hơn so với lợi ích của các tổ chức cụ thể.

Lưu ý 3: Trong Tiêu chuẩn GRI, thuật ngữ ‘tính bền vững’ và ‘phát triển bền vững’ được dùng thay thế cho nhau.

tác động Trong Tiêu chuẩn GRI, trừ khi được nêu khác đi, ‘tác động’ nghĩa là ảnh hưởng của một tổ chức lên

nền kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội, mà từ đó có thể cho thấy sự đóng góp (tích cực hoặc tiêu cực) của tổ chức đối với phát triển bền vững.

Lưu ý 1: Trong Tiêu chuẩn GRI, thuật ngữ ‘tác động’ có thể nói tới các tác động tích cực, tiêu cực, thực tế, tiềm tàng, trực tiếp, gián tiếp, ngắn hạn, dài hạn, chủ định, hoặc không chủ định.

Lưu ý 2: Tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội cũng có thể liên quan đến hậu quả đối với chính bản thân tổ chức. Ví dụ, tác động kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội có thể dẫn đến những hậu quả đối với mô hình kinh doanh, danh tiếng, hoặc khả năng của tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu của mình.

Các thuật ngữ Quan trọng

Page 32: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

29GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-056-6

Page 33: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI

102

GRI 102: CÔNG BỐ THÔNG TIN THEO TIÊU CHUẨN CHUNG 2016

Page 34: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Nội dung

Giới thiệu 5

GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 7

1. Hồ sơ Tổ chức 7 Công bố Thông tin 102-1 Tên Tổ chức 7 Công bố Thông tin 102-2 Các hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ 7 Công bố Thông tin 102-3 Địa điểm của trụ sở chính 8 Công bố Thông tin 102-4 Các địa điểm hoạt động 8 Công bố Thông tin 102-5 Quyền sở hữu và hình thức pháp lý 8 Công bố Thông tin 102-6 Các thị trường phục vụ 8 Công bố Thông tin 102-7 Quy mô của tổ chức 9 Công bố Thông tin 102-8 Thông tin về nhân viên và người lao động khác 10 Công bố Thông tin 102-9 Chuỗi cung ứng 11 Công bố Thông tin 102-10 Những thay đổi đáng kể đối với tổ chức và chuỗi

cung ứng của tổ chức 12 Công bố Thông tin 102-11 Phương pháp hoặc nguyên tắc phòng ngừa 12 Công bố Thông tin 102-12 Các sáng kiến bên ngoài 13 Công bố Thông tin 102-13 Quyền hội viên trong các hiệp hội 13

2. Chiến lược 14 Công bố Thông tin 102-14 Tuyên bố của người ra quyết định cấp cao 14 Công bố Thông tin 102-15 Các tác động, rủi ro và cơ hội chính 15

3. Đạo đức và tính chính trực 16 Công bố Thông tin 102-16 Các giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực

của hành vi 16 Công bố Thông tin 102-17 cơ chế tư vấn và báo cáo các mối quan ngại

về đạo đức 17

Page 35: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

4. Quản trị 18 Công bố Thông tin 102-18 Cơ cấu quản trị 18 Công bố Thông tin 102-19 Phân cấp thẩm quyền 18 Công bố Thông tin 102-20 Trách nhiệm của cấp điều hành đối với các chủ

đề kinh tế, môi trường và xã hội 19 Công bố Thông tin 102-21 Tham vấn các bên liên quan về các chủ đề kinh tế,

môi trường và xã hội 19 Công bố Thông tin 102-22 Thành phần của cấp quản lý cao nhất và các ủy ban 19 Công bố Thông tin 102-23 Chủ tịch của cấp quản lý cao nhất 20 Công bố Thông tin 102-24 Bổ nhiệm và lựa chọn cấp quản lý cao nhất 20 Công bố Thông tin 102-25 Xung đột lợi ích 21 Công bố Thông tin 102-26 Vai trò của cấp quản lý cao nhất trong việc thiết

lập các mục đích, giá trị và chiến lược 21 Công bố Thông tin 102-27 Kiến thức tổng hợp của cấp quản lý cao nhất 21 Công bố Thông tin 102-28 Đánh giá hiệu quả hoạt động của cấp quản lý

cao nhất 22 Công bố Thông tin 102-29 Nhận diện và quản lý các tác động kinh tế,

môi trường và xã hội 22 Công bố Thông tin 102-30 Hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro 22 Công bố Thông tin 102-31 Rà soát các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội 23 Công bố Thông tin 102-32 Vai trò của cấp quản lý cao nhất trong lập báo

cáo phát triển bền vững 23 Công bố Thông tin 102-33 Truyền đạt các mối quan ngại cấp bách 23 Công bố Thông tin 102-34 Bản chất và tổng số các mối quan ngại cấp bách 24 Công bố Thông tin 102-35 Chính sách về thù lao 25 Công bố Thông tin 102-36 Quy trình xác định mức thù lao 26 Công bố Thông tin 102-37 Sự tham gia của bên liên quan vào việc xác định

thù lao 26 Công bố Thông tin 102-38 Tỷ lệ tổng thù lao hàng năm 27 Công bố Thông tin 102-39 Tỷ lệ của phần trăm gia tăng trong tổng thù lao

hàng năm 28

5. Sự tham gia của bên liên quan 29 Công bố Thông tin 102-40 Danh sách các nhóm liên quan 29 Công bố Thông tin 102-41 Các thỏa ước thương lượng tập thể 30 Công bố Thông tin 102-42 Nhận diện và lựa chọn các bên liên quan 31 Công bố Thông tin 102-43 Phương pháp tiếp cận đối với gắn kết các bên

liên quan 31 Công bố Thông tin 102-44 Các mối quan ngại và chủ đề chính 32

Page 36: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

6. Thông lệ báo cáo 33 Công bố Thông tin 102-45 Các đơn vị được bao gồm trong báo cáo tài chính

hợp nhất 33 Công bố Thông tin 102-46 Xác định nội dung báo cáo và phạm vi chủ đề 34 Công bố Thông tin 102-47 Danh mục các chủ đề trọng yếu 35 Công bố Thông tin 102-48 Trình bày lại thông tin 35 Công bố Thông tin 102-49 Các thay đổi trong báo cáo 36 Công bố Thông tin 102-50 Kỳ báo cáo 36 Công bố Thông tin 102-51 Ngày của báo cáo gần nhất 36 Công bố Thông tin 102-52 Chu kỳ báo cáo 37 Công bố Thông tin 102-53 Đầu mối liên hệ giải đáp thắc mắc về báo cáo 37 Công bố Thông tin 102-54 Tuyên bố lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI 37 Công bố Thông tin 102-55 Mục lục GRI 38 Công bố Thông tin 102-56 Bảo đảm độc lập của bên thứ ba 41

Tài liệu tham khảo 43

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này được ban hành bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB). Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đến [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung quy định các yêu cầu báo cáo đối với thông tin về tổ chức và các thông lệ lập báo cáo phát triển bền vững của tổ chức đó. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng bởi tổ chức thuộc mọi quy mô, loại hình, ngành, hoặc vị trí địa lý.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng cùng với phiên bản mới nhất của các tài liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành vào hoặc sau ngày1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu về Tiêu chuẩn này

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 37: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được thiết kế để tổ chức sử dùng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo mô-đun có liên quan với nhau. Bản đầy đủ của có thể được tải xuống tại www.globalreporting.org/standards/. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn ChungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức lựa chọn một số trong các tiêu chuẩn GRI để để báo cáo các chủ đề trọng yếu. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba sê-ri: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo Phương pháp Quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai tùy chọn để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ của các công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng tiêu chuẩn này, GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung, để báo cáo thông tin bối cảnh về chính tổ chức và các thông lệ lập báo cáo phát triển bền vững của tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm tuyên bố ‘Tham chiếu theo GRI’.

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI. Nó có những thông tin thiết yếu về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Để báo cáo Phương pháp Quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Chọn trong các tiêu chuẩn này để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 38: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

C. Các yêu cầu, Khuyến nghị và Hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm:

Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không được yêu cầu. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

Lưu ý: Trong toàn bộ Tiêu chuẩn này, biểu tượng ‘Cốt lõi’ được dùng để nhận biết những công bố thông tin bắt buộc để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI (lựa chọn Cốt lõi). Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI (lựa chọn Toàn diện) bắt buộc báo cáo tất cả các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này, mặc dù đưa ra nguyên nhân loại trừ đối với một số thông tin. Xem Bảng 1 trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm chi tiết.

Page 39: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

GRI 102:Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung

Công bố Thông tin 102-1Tên tổ chức

Yêu cầu báo cáo

1. Hồ sơ Tổ chức

102-1

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tên tổ chức.

Cốt lõi

Cốt lõi

Yêu cầu báo cáo

Khuyến nghị báo cáo

1.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-2-b, tổ chức lập báo cáo cũng cần phải giải thích liệu tổ chức có bán các sản phẩm hoặc dịch vụ đang là chủ thể liên quan tới tranh chấp của các bên liên quan hoặc tranh chấp không.

Công bố Thông tin 102-2Các hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ

102-2

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mô tả về các hoạt động của tổ chức.

b. Các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ chính, bao gồm giải thích về bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào bị cấm ở một số thị trường nhất định.

Những công bố thông tin này cung cấp tổng quan về quy mô, vị trí địa lý và các hoạt động của tổ chức. Thông tin bối cảnh này là điều quan trọng để giúp các bên liên quan hiểu được bản chất của tổ chức và các tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức.

Page 40: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

Công bố Thông tin 102-5Quyền sở hữu và hình thức pháp lý

Công bố Thông tin 102-3Địa điểm của trụ sở chính

102-3

Công bố Thông tin

102-4

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Trụ sở chính là trung tâm hành chính của tổ chức, mà tổ chức chịu sự chỉ đạo hoặc kiểm soát từ đó.

Công bố Thông tin 102-4Địa điểm hoạt động

Phần 1: Hồ sơ tổ chức

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Bản chất của quyền sở hữu và hình thức pháp lý.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Địa điểm trụ sở chính của tổ chức.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Số lượng quốc gia nơi tổ chức hoạt động, và tên của những quốc gia nơi tổ chức có hoạt động đáng kể và/hoặc liên quan đến những chủ đề được đề cập trong báo cáo.

102-5

Công bố thông tin

Cốt lõi

Cốt lõi

Cốt lõi

Yêu cầu báo cáo

Công bố Thông tin 102-6Các thị trường phục vụ

102-6

Công bố thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các thị trường phục vụ, bao gồm:

i. vị trí địa lý nơi các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp;

ii. các ngành phục vụ;

iii. các loại hình khách hàng và người thụ hưởng.

Cốt lõi

Page 41: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 1: Hồ sơ tổ chức

Cốt lõi

Yêu cầu báo cáo

Công bố Thông tin 102-7Quy mô của tổ chức

102-7

Công bố thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Quy mô của tổ chức, bao gồm:

i. tổng số nhân viên;

ii. tổng số cơ sở hoạt động;

iii. doanh thu ròng (đối với các tổ chức thuộc khu vực tư nhân) hoặc doanh thu ròng (đối với các tổ chức thuộc khu vực nhà nước);

iv. tổng vốn hóa (đối với công ty cổ phần tư nhân) phân loại theo cơ cấu nợ và cổ phần góp vốn;

v. số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khuyến nghị báo cáo

1.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-7, tổ chức báo cáo nên cung cấp những thông tin bổ sung sau đây:

1.2.1 Tổng tài sản;

1.2.2 Chủ sở hữu, bao gồm danh tính và tỷ lệ phần trăm sở hữu của các cổ đông lớn nhất;

1.2.3 Phân chia theo:

1.2.3.1 doanh thu ròng hoặc doanh thu thuần phân loại theo các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ chiếm từ 5% tổng doanh thu trở lên;

1.2.3.2 chi phí theo quốc gia hoặc vùng chiếm 5% tổng chi phí trở lên;

1.2.3.3 tổng số nhân viên theo quốc gia hoặc vùng.

Page 42: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-8Thông tin về nhân viên và người lao động khác

102-8

Công bố thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 102-8-d

Các hoạt động của tổ chức được báo cáo trong Công bố Thông tin 102-2-a.

Bối cảnh

Số lượng nhân viên và người lao động tham gia vào các hoạt động của tổ chức cho phép đánh giá về quy mô của những tác động mà các vấn đề về lao động tạo ra.

Việc phân chia dữ liệu này theo giới tính cho phép hiểu được tỷ lệ giới tính trong toàn tổ chức, và về việc sử dụng tối ưu lao động và nhân tài hiện có.

Xem các tham chiếu 6, 7, 10 và 12 trong phần Tài liệu tham khảo.

Phần 1: Hồ sơ tổ chức

Yêu cầu báo cáo

Khuyến nghị báo cáo

1.3 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-8, tổ chức báo cáo nên:

1.3.1 thể hiện số lượng nhân viên bằng số đầu người hoặc Tương đương Toàn Thời gian (FTE), và phương pháp được chọn được nêu rõ và áp dụng nhất quán;

1.3.2 xác định loại hợp đồng và tình trạng toàn thời gian và bán thời gian của nhân viên dựa trên các định nghĩa theo luật pháp của quốc gia nơi nhân viên làm việc;

1.3.3 sử dụng số liệu vào thời điểm cuối kỳ báo cáo, trừ khi có thay đổi trọng yếu trong kỳ báo cáo;

1.3.4 kết hợp các số liệu thống kê quốc gia để tính toán số liệu thống kê toàn cầu và bỏ qua những khác biệt trong các định nghĩa pháp lý. Mặc dù quy định về yếu tố cấu thành loại hợp đồng lao động có thể khác nhau giữa các quốc gia nhưng con số toàn cầu vẫn sẽ phản ánh các mối quan hệ theo luật pháp.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số nhân viên theo hợp đồng lao động (dài hạn và tạm thời), theo giới tính.

b. Tổng số nhân viên theo hợp đồng lao động (dài hạn và tạm thời), theo vùng.

c. Tổng số nhân viên theo loại hợp đồng lao động (toàn thời gian và bán thời gian), theo giới tính.

d. Liệu một phần lớn các hoạt động của tổ chức có được thực hiện bởi những người lao động không phải là nhân viên hay không. Mô tả về tính chất và quy mô công việc thực hiện bởi người lao động không phải là nhân viên, nếu áp dụng.

e. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong các số liệu báo cáo trong các Công bố Thông tin 102-8-a, 102-8-b, và 102-8-c (ví dụ thay đổi theo mùa đối với ngành du lịch hoặc nông nghiệp).

f. Giải thích về cách tổng hợp dữ liệu, bao gồm mọi giả định đã đưa ra.

Cốt lõi

Page 43: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 1: Hồ sơ tổ chức

Hướng dẫn

Ví dụ về các yếu tố có thể đưa vào mô tả về chuỗi cung ứng bao gồm:

• loại hình nhà cung cấp tham gia;

• tổng số nhà cung cấp mà tổ chức sử dụng và số lượng ước tính các nhà cung cấp trong toàn bộ chuỗi cung ứng;

• vị trí địa lý của nhà cung cấp;

• giá trị bằng tiền ước tính của các khoản thanh toán cho các nhà cung cấp;

• các đặc điểm cụ thể theo từng khu vực của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như chuỗi cung ứng sử dụng nhiều lao động đến mức nào.

Bối cảnh

Công bố thông tin này thiết lập bối cảnh tổng thể để hiểu được chuỗi cung ứng của tổ chức.

Công bố Thông tin 102-9Chuỗi cung ứng

Yêu cầu báo cáo

102-9

Công bố thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mô tả về chuỗi cung ứng, của tổ chức, bao gồm các thành phần chính của chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động, thương hiệu, sản phẩm, và dịch vụ chính của tổ chức.

Cốt lõi

Page 44: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Yêu cầu báo cáo

Công bố Thông tin 102-10Những thay đổi đáng kể đối với tổ chức và chuỗi cung ứng của tổ chức

Hướng dẫn

Công bố thông tin này đề cập đến những thay đổi đáng kể trong kỳ báo cáo.

Thay đổi đáng kể đối với chuỗi cung ứng là những thay đổi có thể gây ra hoặc góp phần gây ra các tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội.

Ví dụ về các thay đổi đáng kể có thể bao gồm:

• chuyển các phần của chuỗi cung ứng từ quốc gia này sang quốc gia khác;

• thay đổi cấu trúc của chuỗi cung ứng, ví dụ thuê ngoài một phần đáng kể hoạt động của tổ chức.

Phần 1: Hồ sơ tổ chức

102-10

Công bố thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Những thay đổi đáng kể về quy mô, cấu trúc, quyền sở hữu hoặc chuỗi cung ứng của tổ chức, bao gồm:

i. Thay đổi về địa điểm hoặc thay đổi về hoạt động, bao gồm việc mở, đóng cửa và mở rộng cơ sở;

ii. Thay đổi trong cơ cấu vốn cổ phần và các hoạt động hình thành, duy trì và thay đổi vốn khác (đối với các tổ chức thuộc khu vực tư nhân);

iii. Thay đổi về địa điểm của nhà cung cấp, cấu trúc của chuỗi cung ứng, hoặc mối quan hệ với nhà cung cấp, bao gồm việc lựa chọn và chấm dứt hợp tác.

Hướng dẫn

Công bố Thông tin 102-11 có thể bao gồm phương pháp quản lý rủi ro của tổ chức trong việc lập kế hoạch hoạt động hoặc phát triển và giới thiệu sản phẩm mới.

Bối cảnh

Phương pháp phòng ngừa do Liên hợp quốc giới thiệu trong Nguyên tắc 15 của ‘Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển’. Nguyên tắc đưa ra: ‘Để bảo vệ môi trường, phương pháp phòng ngừa nên được áp dụng rộng

rãi bởi các Nước tùy theo khả năng của họ. Khi có mối đe dọa nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược, việc thiếu tính chắc chắn khoa học không được dùng làm lý do để trì hoãn các biện pháp hiệu quả chi phí nhằm ngăn chặn sự suy thoái của môi trường.’ Áp dụng Nguyên tắc Phòng ngừa có thể giúp tổ chức giảm hoặc tránh được các tác động tiêu cực đối với môi trường. Xem tham chiếu 13 trong phần Tài liệu tham khảo.

Công bố Thông tin 102-11Phương pháp hoặc Nguyên tắc Phòng ngừa

Yêu cầu báo cáo

102-11

Công bố thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổ chức có áp dụng các Phương pháp hoặc Nguyên tắc Phòng ngừa hay không và áp dụng như thế nào.

Cốt lõi

Cốt lõi

Page 45: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 1: Hồ sơ tổ chức

Công bố Thông tin 102-12Các sáng kiến bên ngoài

Khuyến nghị báo cáo

1.4 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-12, tổ chức báo cáo nên:

1.4.1 bao gồm thông tin về thời điểm bắt đầu gia nhập, các quốc gia hoặc hoạt động và danh sách các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng và quản trị các sáng kiến này;

1.4.2 Tách bạch giữa những sáng kiến không ràng buộc, tự nguyện và những sáng kiến mà tổ chức có nghĩa vụ tuân thủ.

Công bố Thông tin 102-13Quyền hội viên trong các hiệp hội

Khuyến nghị báo cáo

1.5 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-13, tổ chức báo cáo nên đưa vào đó quyền hội viên được duy trì ở cấp tổ chức trong các hiệp hội hoặc tổ chức mà Tổ chức báo cáo nắm giữ một vị trí ở cấp quản lý, tham gia vào các dự án hoặc ủy ban, cung cấp kinh phí đáng kể ngoài phí hội viên thông thường, hoặc coi quyền hội viên của mình là mang tính chiến lược.

Yêu cầu báo cáo

Các yêu cầu báo cáo

102-12

Công bố thông tin

102-13

Công bố thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Danh sách các điều lệ, nguyên tắc về kinh tế, môi trường và xã hội được phát triển bên ngoài hoặc các sáng kiến khác mà tổ chức tán thành hoặc ủng hộ.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Danh sách các quyền hội viên chính trong các hiệp hội ngành nghề hoặc các hiệp hội khác và các tổ chức vận động ủng hộ trong nước hoặc quốc tế.

Cốt lõi

Cốt lõi

Page 46: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

14 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-14, tổ chức báo cáo nên bao gồm:

2.1.1 tầm nhìn tổng thể và chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để quản lý các tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội mà tổ chức gây ra hoặc góp phần gây ra hoặc có liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức từ mối quan hệ với các bên khác (chẳng hạn như với nhà cung cấp và các cá nhân hoặc tổ chức trong cộng đồng địa phương);

2.1.2 những ưu tiên chiến lược và các chủ đề chính trong ngắn hạn và trung hạn liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm sự tuân thủ các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận và những tiêu chuẩn này liên quan như thế nào đến thành công và chiến lược dài hạn của tổ chức;

2.1.3 những xu hướng rộng hơn (chẳng hạn như xu hướng về kinh tế vĩ mô hoặc chính trị) ảnh hưởng đến tổ chức và ảnh hưởng đến các ưu tiên về phát triển bền vững của tổ chức;

2.1.4 những sự kiện, thành tựu và thất bại chính trong kỳ báo cáo;

2.1.5 quan điểm về hiệu quả hoạt động theo các mục tiêu đề ra;

2.1.6 triển vọng những thách thức và chỉ tiêu chính của tổ chức cho năm tiếp theo và mục tiêu trong 3-5 năm tới;

2.1.7 các hạng mục khác liên quan đến phương pháp tiếp cận chiến lược của tổ chức.

Công bố Thông tin 102-14Tuyên bố của người ra quyết định cấp cao

Yêu cầu báo cáo

102-14

Công bố thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tuyên bố của người ra quyết định cấp cao nhất của tổ chức (chẳng hạn như CEO, chủ tịch, hoặc vị trí cấp cao tương đương) về sự liên quan của phát triển bền vững với tổ chức và chiến lược của tổ chức đối với vấn đề phát triển bền vững.

Hướng dẫn

Xem các tham chiếu 14, 15 và 16 trong phần Tài liệu tham khảo.

Cốt lõi

2. Chiến lượcNhững công bố thông tin này cung cấp tổng quan về chiến lược của tổ chức liên quan đến phát triển bền vững, nhằm cung cấp bối cảnh cho việc báo tiếp theo, chi tiết hơn theo các Tiêu chuẩn GRI khác. Phần chiến lược có thể dựa vào thông tin được cung cấp trong các phần khác của báo cáo nhưng nhằm mục đích đưa ra phân tích về các chủ đề chiến lược thay vì chỉ tóm tắt nội dung của báo cáo.

Page 47: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

15GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-15Các tác động, rủi ro và cơ hội chính

Phần 2: Chiến lược

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-15, tổ chức báo cáo nên bao gồm:

2.2.1 mô tả các tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức và các thách thức và cơ hội liên quan. Điều này bao gồm ảnh hưởng đối với các bên liên quan và các quyền của họ như đã được xác định theo luật pháp quốc gia và các các chuẩn mực liên quan được quốc tế công nhận;

2.2.2 phạm vi các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan của tổ chức;

2.2.3 giải thích về phương pháp xác định thứ tự ưu tiên cho các thách thức và cơ hội này;

2.2.4 các kết luận chính về tiến độ xử lý các chủ đề này và hiệu quả hoạt động liên quan trong kỳ báo cáo, bao gồm đánh giá nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả hoặc hiệu quả ngoài mong đợi;

2.2.5 mô tả các quy trình chính hiện có để đạt được hiệu quả hoạt động và các thay đổi liên quan;

2.2.6 tác động của các xu hướng phát triển bền vững, những rủi ro và cơ hội trong triển vọng dài hạn và hiệu quả tài chính của tổ chức;

2.2.7 thông tin liên quan đến các bên liên quan về tài chính hoặc có thể sẽ liên quan về tài chính trong tương lai;

2.2.8 mô tả những rủi ro và cơ hội quan trọng nhất của tổ chức phát sinh từ các xu hướng phát triển bền vững;

2.2.9 việc xác định thứ tự ưu tiên đối với các chủ đề chính về kinh tế, xã hội và môi trường trên phương diện rủi ro và cơ hội theo tính chất liên quan của chúng đến chiến lược, vị thế cạnh tranh, các động lực thúc đẩy giá trị tài chính định tính và nếu có thể giá trị tài chính định lượng, của tổ chức trong dài hạn;

2.2.10 (các) bảng tóm tắt chỉ tiêu, hiệu quả hoạt động so với chỉ tiêu, và bài học rút ra cho kỳ báo cáo hiện tại;

2.2.11 (các) bảng tóm tắt chỉ tiêu cho kỳ báo cáo tiếp theo và những mục tiêu và mục đích trung hạn (3-5 năm) liên quan đến những rủi ro và cơ hội chính;

2.2.12 mô tả về cơ chế quản trị hiện có, cụ thể là để quản lý những rủi ro và cơ hội này, và nhận diện những rủi ro và cơ hội liên quan khác.

Yêu cầu báo cáo

102-15

Công bố thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mô tả về các tác động, rủi ro và cơ hội chính.

Page 48: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

16 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Khuyến nghị báo cáo

3.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-16, tổ chức báo cáo nên cung cấp thông tin bổ sung về các giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực của hành vi của tổ chức, bao gồm:

3.1.1 cách thức xây dựng và phê duyệt, các giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực hành vi này;

3.1.2 có cung cấp đào tạo thường xuyên về những giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực hành vi này cho tất cả thành viên cấp quản lý, người lao động thực hiện các hoạt động của tổ chức, và các đối tác kinh doanh hiện tại và mới hay không;

3.1.3 tất cả thành viên cấp quản lý, người lao động thực hiện các hoạt động của tổ chức và đối tác kinh doanh hiện tại và mới có cần phải đọc và ký vào những điều này thường xuyên hay không;

3.1.4 có vị trí cấp điều hành nào chịu trách nhiệm về những điều này hay không;

3.1.5 những điều này có được cung cấp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để đến được với tất cả các thành viên cấp quản lý, người lao động thực hiện các hoạt động của tổ chức, đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác hay không.

Công bố Thông tin 102-16Các giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực của hành vi

Yêu cầu báo cáo

Hướng dẫn

Các giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực hành vi có thể bao gồm các bộ quy tắc ứng xử và đạo đức. Vai trò của cấp quản lý cao nhất và lãnh đạo cấp cao trong việc phát triển, phê duyệt và cập nhật các tuyên bố về giá trị của tổ chức được báo cáo trong Công bố thông tin 102-26.

102-16

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mô tả về các giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn và chuẩn mực của hành vi của tổ chức.

Cốt lõi

3. Đạo đức và tính chính trựcTrong phần này, thuật ngữ ‘đối tác kinh doanh’ được dùng liên quan đến cả hai công bố thông tin. Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI này, 'đối tác kinh doanh' bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, nhà cung cấp, đại lý, người vận động hành lang và các bên trung gian khác, liên doanh và liên minh các đối tác, chính phủ, khách hàng và khách giao dịch.

Page 49: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

17GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-17Cơ chế tư vấn và báo cáo các mối quan ngại về đạo đức

Hướng dẫn

Ví dụ về các yếu tố có thể được mô tả bao gồm:

• Ai là người được chỉ định chịu trách nhiệm tổng thể về cơ chế tham vấn và báo cáo hành vi;

• Có các cơ chế báo cáo độc lập với tổ chức hay không;

• Người lao động thực hiện các hoạt động của tổ chức, các đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác có được thông tin về cơ chế báo cáo hay không và được thông tin như thế nào;

• Người lao động thực hiện các hoạt động của tổ chức và đối tác kinh doanh có được đào tạo về cơ chế này hay không;

• Sự sẵn có của cơ chế và khả năng tiếp cận cơ chế đối với người lao động thực hiện các hoạt động của tổ chức và các đối tác kinh doanh, chẳng hạn như tổng số giờ sẵn có mỗi ngày, số ngày sẵn có mỗi tuần, và sự sẵn có bằng các ngôn ngữ khác nhau;

• Các yêu cầu tư vấn và các mối quan ngại có được giữ bí mật hay không;

• Cơ chế có cho phép sử dụng ẩn danh hay không;

• Tổng số các yêu cầu tư vấn đã nhận được, loại hình yêu cầu tư vấn và tỷ lệ phần trăm số yêu cầu đã được giải đáp trong kỳ báo cáo;

• Tổng số mối quan ngại đã được báo cáo, loại hành vi sai trái đã được báo cáo, và tỷ lệ phần trăm số mối quan ngại đã được xử lý, giải quyết hoặc xác định là không căn cứ trong kỳ báo cáo;

• Tổ chức có chính sách cấm trả thù hay không;

• Quy trình điều tra các mối quan ngại;

• Mức độ hài lòng của những người đã sử dụng cơ chế.

Bối cảnh

Tổ chức có thể cung cấp các phương tiện để các bên liên yêu cầu tư vấn về hành vi hợp pháp và hợp đạo đức và tính chính trực của tổ chức, hoặc để báo cáo các mối quan ngại về những vấn đề này. Những phương tiện này có thể bao gồm việc báo cáo vượt cấp lên cấp cao hơn thông qua cấp quản lý trực tiếp, các cơ chế tố giác và đường dây nóng.

Yêu cầu báo cáo

102-17

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mô tả về cơ chế nội bộ và bên ngoài để:

i. yêu cầu tư vấn về hành vi hợp pháp và hợp đạo đức và tính chính trực của tổ chức;

ii. báo cáo các mối quan ngại về hành vi trái pháp luật và phi đạo đức và tính chính trực của tổ chức.

Phần 3: Đạo đức và tính chính trực

Page 50: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

18 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-18Cơ cấu quản trị

Công bố Thông tin 102-19Phân cấp thẩm quyền

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-18

Công bố Thông tin

102-19

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Cơ cấu quản trị của tổ chức, bao gồm các ủy ban của cấp quản lý cao nhất.

b. Các ủy ban chịu trách nhiệm ra quyết định về các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Quy trình Phân cấp thẩm quyền đối với các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội từ cấp quản lý cao nhất đến lãnh đạo cấp cao và các nhân viên khác.

Cốt lõi

4. Quản trịCác công bố thông tin trong phần này cung cấp tổng quan về:

• cơ cấu quản trị và thành phần của cơ cấu quản trị;

• vai trò của cấp quản lý cao nhất trong việc thiết lập mục đích, các giá trị và chiến lược của tổ chức;

• đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của cấp quản lý cao nhất;

• vai trò của cấp quản lý cao nhất trong quản lý rủi ro;

• vai trò của cấp quản lý cao nhất trong lập báo cáo phát triển bền vững;

• vai trò của cấp quản lý cao nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế, môi trường và xã hội;

• thù lao và ưu đãi.

Các thuật ngữ sau đây, được định nghĩa trong Danh mục thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI, áp dụng cho các công bố thông tin trong phần này:

• cấp quản lý cao nhất

• lãnh đạo cấp cao

• hệ thống quản trị hai cấp

Page 51: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

19GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-20Trách nhiệm của cấp điều hành đối với các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội

Công bố Thông tin 102-21Tham vấn các bên liên quan về các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội

Công bố Thông tin 102-22Thành phần của cấp quản lý cao nhất và các ủy ban

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-20

Công bố Thông tin

102-21

Công bố Thông tin

102-22

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổ chức bổ nhiệm vị trí cấp điều hành hoặc các vị trí chịu trách nhiệm về các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội hay không.

b. Những người nắm giữ các vị trí đó có báo cáo trực tiếp cho cấp quản lý cao nhất hay không.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Quy trình tham vấn giữa các bên liên quan và cấp quản lý cao nhất về các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội.

b. Nếu việc tham vấn được ủy quyền, mô tả người được ủy quyền là ai và kết quả phản hồi được cung cấp cho cấp quản lý cao nhất như thế nào.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Thành phần của cấp quản lý cao nhất và các ủy ban theo:

i. thành viên điều hành hoặc không điều hành;

ii. tính độc lập;

iii. nhiệm kỳ trong cấp quản lý;

iv. số vị trí nắm giữ và cam kết quan trọng khác của từng cá nhân, và tính chất của các cam kết;

v. giới tính;

vi. quyền hội viên của các nhóm thiểu số trong xã hội;

vii. năng lực liên quan đến các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội;

viii. đại diện của các bên liên quan.

Phần 4: Quản trị

Page 52: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

20 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Yêu cầu báo cáo

102-23

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Chủ tịch của cấp quản lý cao nhất có đồng thời là giám đốc điều hành trong tổ chức hay không.

b. Nếu chủ tịch cũng đồng thời là giám đốc điều hành, hãy mô tả chức năng của chủ tịch trong hoạt động quản lý của tổ chức và lý do của sự sắp xếp này.

Công bố Thông tin 102-23Chủ tịch của cấp quản lý cao nhất

Công bố Thông tin 102-24Bổ nhiệm và lựa chọn cấp quản lý cao nhất

Yêu cầu báo cáo

102-24

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Quy trình bổ nhiệm và lựa chọn cấp quản lý cao nhất và các ủy ban.

b. Các tiêu chí cho việc bổ nhiệm và lựa chọn các thành viên cấp quản lý cao nhất, bao gồm:

i. các bên liên quan (bao gồm cổ đông) có tham gia hay không và tham gia như thế nào;

ii. tính đa dạng có được xem xet hay không và xem xet như thế nào;

iii. tính độc lập có được xem xet hay không và xem xet như thế nào;

iv. trình độ chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội có được xem xet hay không và xem xet như thế nào.

Page 53: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

21GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Công bố Thông tin 102-25Xung đột lợi ích

Công bố Thông tin 102-26Vai trò của cấp quản lý cao nhất trong việc thiết lập các mục đích, giá trị và chiến lược

Khuyến nghị báo cáo

4.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-25, tổ chức báo cáo nên điều chỉnh định nghĩa về cổ đông nằm quyền kiểm soát cho phù hợp với định nghĩa sử dụng cho mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất của tổ chức hoặc tài liệu tương đương.

Hướng dẫn

Xem tham chiếu 11 trong phần Tài liệu tham khảo.

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-25

Công bố Thông tin

102-26

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các quy trình của cấp quản lý cao nhất nhằm bảo đảm tránh được và kiểm soát được các xung đột lợi ích.

b. Các xung đột lợi ích có được công bố cho các bên liên quan hay không, bao gồm, tối thiểu là:

i. Quyền thành viên cheo;

ii. Sở hữu cổ phần cheo với các nhà nhà cung cấp và các bên liên quan khác;

iii. Sự hiện diện của cổ đông nắm quyền kiểm soát;

iv. Công bố thông tin về bên có liên quan.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Vai trò của cấp quản lý cao nhất và lãnh đạo cấp cao trong việc xây dựng, phê duyệt và cập nhật mục đích, giá trị hoặc các tuyên bố về sứ mệnh, chiến lược, chính sách và mục tiêu của tổ chức liên quan đến các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội.

Công bố Thông tin 102-27Kiến thức tổng hợp của cấp quản lý cao nhất

Yêu cầu báo cáo

102-27

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các biện pháp được thực hiện để phát triển và nâng cao kiến thức tổng hợp của cấp quản lý cao nhất về các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội.

Page 54: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

22 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Công bố Thông tin 102-28Đánh giá hiệu quả hoạt động của cấp quản lý cao nhất

Công bố Thông tin 102-29Nhận diện và quản lý các tác động kinh kế, môi trường và xã hội

Hướng dẫn

Xem các tham chiếu 11, 14, 15 và 16 trong phần Tài liệu tham khảo.

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-28

Công bố Thông tin

102-29

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của cấp quản lý cao nhất trong việc quản trị các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội.

b. Hoạt động đánh giá đó có độc lập hay không và tần suất đánh giá.

c. Hoạt động đánh giá đó có phải là tự đánh giá hay không.

d. Các hành động được thực hiện để đáp ứng yêu cầu đặt ra sau khi đánh giá hiệu quả hoạt động của cấp quản lý cao nhất trong việc quản lý các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội, bao gồm tối thiểu là những thay đổi trong quyền thành viên và thông lệ của tổ chức.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Vai trò của cấp quản lý cao nhất trong việc nhận diện và quản lý các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội và các tác động, rủi ro và cơ hội của những chủ đề này – bao gồm vai trò của cấp quản lý cao nhất trong việc thực thi quy trình thẩm định.

b. Việc tham vấn bên liên quan có hỗ trợ cấp quản lý cao nhất trong việc nhận diện và quản lý các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội và các tác động, rủi ro và cơ hội của những chủ đề này hay không.

Công bố Thông tin 102-30Hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro

Hướng dẫn

Xem các tham chiếu 11, 14, 15 và 16 trong phần Tài liệu tham khảo.

Các yêu cầu báo cáo

102-30

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Vai trò của cấp quản lý cao nhất trong việc rà soát tính hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro của tổ chức đối với các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội.

Page 55: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

23GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Công bố Thông tin 102-31Rà soát các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội

Công bố Thông tin 102-32Vai trò của cấp quản lý cao nhất trong lập báo cáo phát triển bền vững

Hướng dẫn

Xem các tham chiếu 11, 14, 15 và 16 trong phần Tài liệu tham khảo.

Các yêu cầu báo cáo

Các yêu cầu báo cáo

102-31

Công bố Thông tin

102-32

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tần suất rà soát của cấp quản lý cao nhất đối với các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội và tác động, rủi ro và cơ hội của các chủ đề này.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Ủy ban hoặc người nắm vị trí cao nhất thực hiện việc rà soát và phê duyệt chính thức báo cáo phát triển bền vững của tổ chức và đảm bảo rằng tất cả các chủ đề trọng yếu được đề cập.

Công bố Thông tin 102-33Truyền đạt các mối quan ngại cấp bách

Yêu cầu báo cáo

102-33

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Quy trình truyền đạt các mối quan tâm chính đến cấp quản lý cao nhất.

Page 56: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

24 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Yêu cầu báo cáo

102-34

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số và bản chất các mối quan tâm chính đã được truyền đạt tới cấp quản lý cao nhất.

b. (Các) cơ chế được sử dụng để xử lý và giải quyết các mối quan tâm chính.

Công bố Thông tin 102-34Bản chất và tổng số các mối quan ngại cấp bách

Hướng dẫn

Khi các mối quan ngại có bản chất nhạy cảm do các hạn chế về luật pháp hoặc quy định, công bố thông tin này có thể được giới hạn ở những thông tin mà tổ chức báo cáo có thể cung cấp mà không làm tổn hại đến tính bảo mật. Để biết thêm thông tin về lý do loại trừ, xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

Page 57: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

25GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Công bố Thông tin 102-35Chính sách về thù lao

Khuyến nghị báo cáo

4.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-35, nếu sử dụng tiền lương liên quan đến hiệu quả công việc, tổ chức báo cáo cần mô tả:

4.2.1 cách thức xây dựng lương liên quan đến ưu đãi và thù lao cho các lãnh đạo cấp cao để tưởng thưởng cho hiệu quả công việc trong thời gian dài hạn;

4.2.2 các tiêu chí hiệu quả hoạt động trong chính sách thù lao liên quan như thế nào đến những mục tiêu về các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội của cấp quản lý cao nhất và lãnh đạo cấp cao trong giai đoạn báo cáo và giai đoạn tiếp sau đó.

4.3 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-35, nếu sử dụng khoản thanh toán chấm dứt hợp đồng, tổ chức báo cáo cần giải thích:

4.3.1 thời hạn thông báo dành cho các thành viên cấp quản lý và các lãnh đạo cấp cao có khác với với các giai đoạn thông báo dành cho những nhân viên khác hay không;

4.3.2 các khoản thanh toán chấm dứt hợp đồng dành cho các thành viên cấp quản lý và các lãnh đạo cấp cao có khác so với khoản thanh toán chấm dứt hợp đồng dành cho những nhân viên khác hay không;

4.3.3 có bất kỳ khoản thanh toán nào ngoài những khoản liên quan đến thời hạn thông báo được trả cho các thành viên cấp quản lý và lãnh đạo cấp cao thuyên chuyển hay không;

4.3.4 có bất kỳ điều khoản giảm nhe nào bao gồm trong các Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hay không.

Yêu cầu báo cáo

102-35

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các chính sách thù lao cho cấp quản lý cao nhất và các lãnh đạo cấp cao đối với các loại thù lao dưới đây:

i. Khoản chi cố định và khoản chi biến đổi, bao gồm tiền lương dựa trên hiệu quả công việc, tiền lương trả theo cổ phần, tiền thưởng, cổ phần trả chậm hoặc cổ phần bảo đảm;

ii. Tiền thưởng gia nhập hoặc các khoản thanh toán ưu đãi tuyển dụng;

iii. Khoản thanh toán chấm dứt hợp đồng;

iv. Khoản thu hồi;

v. Phúc lợi nghi hưu, bao gồm khoản chênh lệch giữa các chương trình phúc lợi và tỷ lệ đóng góp dành cho cấp quản lý cao nhất, lãnh đạo cấp cao và tất cả nhân viên khác.

b. Các tiêu chí hiệu quả hoạt động trong chính sách thù lao liên quan như thế nào đến những mục tiêu về các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội của cấp quản lý cao nhất và lãnh đạo cấp cao.

Page 58: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

26 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Công bố Thông tin 102-36Quy trình xác định mức thù lao

Công bố Thông tin 102-37Sự tham gia của bên liên quan vào việc xác định thù lao

Yêu cầu báo cáo

102-36

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Quy trình xác định thù lao

b. Các nhà tư vấn về thù lao có tham gia vào việc xác định mức thù lao hay không và họ có độc lập với ban quản trị hay không.

c. Bất kỳ mối quan hệ khác nào của các nhà tư vấn về thù lao với tổ chức.

Yêu cầu báo cáo

102-37

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Việc tổng hợp và xem xet đến quan điểm của các bên liên quan về thù lao được thực hiện như thế nào.

b. Các kết quả biểu quyết cho các chính sách và đề xuất về thù lao, nếu có.

Page 59: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

27GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 4: Quản trị

Khuyến nghị báo cáo

4.5 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-38, tổ chức báo cáo nên:

4.5.1 đối với mỗi quốc gia có hoạt động đáng kể, xác định và báo cáo thành phần của tổng thù lao năm cho cá nhân được trả lương cao nhất và cho tất cả nhân viên như sau:

4.5.1.1 Liệt kê các loại thù lao được đưa vào tính toán;

4.5.1.2 Nêu rõ liệu nhân viên toàn thời gian và bán thời gian có được bao gồm trong tính toán này hay không;

4.5.1.3 Nêu rõ có sử dụng các mức lương tương đương toàn thời gian cho từng nhân viên bán thời gian trong tính toán này hay không;

4.5.1.4 Nếu tổ chức chọn không hợp nhất tỉ lệ này cho toàn tổ chức thì phải nêu rõ những hoạt động hoặc những quốc gia nào được bao gồm;

4.5.2 Tùy vào chính sách thù lao của tổ chức và sự sẵn có của dữ liệu, hãy xem xét đưa các thành phần sau vào tính toán:

4.5.2.1 Lương cơ bản: thù lao bằng tiền mặt được đảm bảo, ngắn hạn, không thay đổi;

4.5.2.2 Thù lao bằng tiền mặt: tổng lương cơ bản + trợ cấp bằng tiền mặt + thưởng + hoa hồng + chia se lợi nhuận bằng tiền mặt + các hình thức thanh toán bằng tiền mặt thay đổi khác;

4.5.2.3 Thù lao trực tiếp: tổng của tổng thù lao bằng tiền mặt + tổng giá trị hợp lý của tất cả các khoản ưu đãi dài hạn hàng năm , chẳng hạn như thưởng quyền chọn cổ phiếu, cổ phần hoặc đơn vị cổ phiếu hạn chế, cổ phần hoặc đơn vị cổ phiếu hiệu năng, quyền nắm cổ phần cổ phiếu, quyền tăng giá cổ phiếu và thưởng bằng tiền mặt dài hạn.

Công bố Thông tin 102-38Tỷ lệ tổng thù lao hàng năm

Yêu cầu báo cáo

102-38

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ tổng thù lao hàng năm cho cá nhân được trả lương cao nhất của tổ chức tại mỗi quốc gia có hoạt động đáng kể trong tổng thù lao trung bình hàng năm cho tất cả nhân viên (không bao gồm cá nhân được trả lương cao nhất) trong cùng quốc gia.

4.4 Khi tổng hợp thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-38, đối với mỗi quốc gia có hoạt động đáng kể, tổ chức báo cáo cần phải:

4.4.1 Nhận diện cá nhân được trả lương cao nhất trong kỳ báo cáo, xác định theo tổng thù lao;

4.4.2 tính tổng thù lao trung bình năm của tất cả nhân viên, ngoại trừ cá nhân được trả lương cao nhất;

4.4.3 tính tỷ lệ của tổng thù lao hàng năm của cá nhân được trả lương cao nhất so với tổng thù lao trung bình hàng năm của tất cả nhân viên.

Page 60: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

28 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-39Tỷ lệ của phần trăm gia tăng trong tổng thù lao hàng năm

Phần 4: Quản trị

4.6 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-39, đối với mỗi quốc gia có hoạt động đáng kể, tổ chức báo cáo cần phải:

4.6.1 Nhận diện cá nhân được trả lương cao nhất trong kỳ báo cáo, xác định theo tổng thù lao;

4.6.2 tính ti lệ phần trăm tăng thù lao của cá nhân được trả lương cao nhất từ kỳ trước đến kỳ báo cáo;

4.6.3 tính tổng thù lao trung bình hàng năm cho tất cả nhân viên, trừ cá nhân được trả lương cao nhất;

4.6.4 Tính ti lệ phần trăm tăng tổng thù lao trung bình hàng năm từ kỳ báo cáo trước đến kỳ báo cáo hiện tại;

4.6.5 tính tỷ lệ giữa phần trăm tăng tổng thù lao hàng năm của cá nhân được trả lương cao nhất và phần trăm tăng tổng thù lao trung bình hàng năm cho tất cả nhân viên.

Các yêu cầu báo cáo

102-39

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm tăng trong tổng thù lao hàng năm cho cá nhân được trả lương cao nhất của tổ chức tại mỗi quốc gia có hoạt động đáng kể so với phần trăm tăng trung bình trong tổng thù lao hàng năm cho tất cả nhân viên (không bao gồm cá nhân được trả lương cao nhất) tại cùng quốc gia.

Khuyến nghị báo cáo

4.7 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-39, tổ chức báo cáo nên:

4.7.1 đối với mỗi quốc gia có hoạt động đáng kể, xác định và báo cáo thành phần của tổng thù lao năm cho cá nhân được trả lương cao nhất và cho tất cả nhân viên như sau:

4.7.1.1 Liệt kê các loại thù lao được đưa vào tính toán;

4.7.1.2 Nêu rõ liệu nhân viên toàn thời gian và bán thời gian có được bao gồm trong tính toán này hay không;

4.7.1.3 Nêu rõ có sử dụng các mức lương tương đương toàn thời gian cho từng nhân viên bán thời gian trong tính toán này hay không;

4.7.1.4 Nếu tổ chức chọn không hợp nhất tỉ lệ này cho toàn tổ chức thì phải nêu rõ những hoạt động hoặc những quốc gia nào được bao gồm;

4.7.2 Tùy vào chính sách thù lao của tổ chức và sự sẵn có của dữ liệu, hãy xem xét đưa các thành phần sau vào tính toán:

4.7.2.1 Lương cơ bản: thù lao bằng tiền mặt được đảm bảo, ngắn hạn, không thay đổi;

4.7.2.2 Thù lao bằng tiền mặt: tổng lương cơ bản + trợ cấp bằng tiền mặt + thưởng + hoa hồng + chia se lợi nhuận bằng tiền mặt + các hình thức thanh toán bằng tiền mặt khác;

4.7.2.3 Thù lao trực tiếp: tổng của tổng thù lao bằng tiền mặt + tổng giá trị hợp lý của tất cả các khoản ưu đãi dài hạn hàng năm, ví dụ thưởng quyền chọn cổ phiếu, cổ phần hoặc đơn vị cổ phiếu hạn chế, cổ phần hoặc đơn vị cổ phiếu hiệu năng, quyền nắm cổ phần cổ phiếu, quyền tăng giá cổ phiếu và thưởng bằng tiền mặt dài hạn.

Page 61: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

29GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-40Danh sách các nhóm liên quan

Hướng dẫn

Ví dụ về các nhóm liên quan:

• xã hội dân sự

• khách hàng

• nhân viên và người lao động không phải là nhân viên

• công đoàn

• cộng đồng địa phương

• cổ đông và người cấp vốn

• nhà cung cấp

Yêu cầu báo cáo

102-40

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Danh sách các nhóm liên quan mà tổ chức đề nghị tham gia.

Cốt lõi

5. Sự tham gia của bên liên quanNhững công bố thông tin này cung cấp tổng quan về phương pháp tiếp cận của tổ chức đối với sự tham gia của bên liên quan. Sự tham gia của bên liên quan không chỉ để lập báo cáo. Hướng dẫn cụ thể về sự tham gia của các bên liên quan, tham khảo tại Phần GRI 101, Tiêu chuẩn cơ sở - Nguyên tắc Gắn kết Bên liên quan.

Page 62: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

30 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Yêu cầu báo cáo

102-41

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm tổng nhân viên tham gia các thỏa ước thương lượng tập thể.

Công bố Thông tin 102-41Các thỏa ước thương lượng tập thể

Phần 5: Sự tham gia của bên liên quan

Khuyến nghị báo cáo

5.1 Khi tổng hợp các thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-41, tổ chức báo cáo nên sử dụng dữ liệu từ Công bố Thông tin 102-7 làm cơ sở để tính tỷ lệ phần trăm.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 102-41

Công bố thông tin này yêu cầu tỷ lệ phần trăm nhân viên tham gia các thỏa ước thương lượng tập thể. Điều này không yêu cầu nêu tỷ lệ phần trăm nhân viên tham gia Công đoàn.

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều bên sử dụng lao động hoặc tổ chức của người sử dụng lao động, và một bên là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động (công đoàn), nhằm xác định các điều kiện làm việc và điều kiện tuyển dụng hoặc để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động.1 Vì vậy, thỏa ước thương lượng tập thể là một hình thức ra quyết định chung liên quan đến hoạt động của tổ chức.

Theo định nghĩa, các thỏa ước lao động tập thể là các nghĩa vụ (thường có tính chất ràng buộc theo pháp luật) mà tổ chức đã thực hiện. Tổ chức được kỳ vọng hiểu rõ phạm vi áp dụng của thỏa ước (những người lao động mà tổ chức có nghĩa vụ áp dụng các điều khoản của thỏa ước).

Thỏa ước tập thể có thể được thực hiện ở nhiều cấp độ và đối với nhiều phân loại và nhóm người lao động. Các thỏa ước tập thể có thể ở cấp độ tổ chức; ở cấp độ ngành, tại những quốc gia có thông lệ như vậy; hoặc ở cả hai cấp độ. Thỏa ước tập thể có thể bao hàm các nhóm người lao động cụ thể; ví dụ, những người thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó hoặc làm việc ở một địa điểm cụ thể nào đó.

Xem các tham chiếu 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 trong phần Tài liệu tham khảo.

1 Định nghĩa này dựa trên Công ước 154 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Bargaining Convention’, 1981.

Cốt lõi

Page 63: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

31GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 5: Sự tham gia của bên liên quan

Cốt lõi

Cốt lõi

Công bố Thông tin 102-42Nhận diện và lựa chọn các bên liên quan

Công bố Thông tin 102-43Phương pháp tiếp cận đối với gắn kết các bên liên quan

Khuyến nghị báo cáo

5.2 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-42, tổ chức báo cáo nên mô tả quy trình dùng để:

5.2.1 xác định các nhóm bên liên quan của tổ chức;

5.2.2 xác định các nhóm sẽ thực hiện và không thực hiện gắn kết.

Hướng dẫn

Phương pháp gắn kết các bên liên quan có thể bao gồm các khảo sát (chẳng hạn như khảo sát nhà cung cấp, khách hàng, hoặc người lao động), các nhóm trọng tâm, các hội đồng cộng đồng, hội đồng tư vấn doanh nghiệp, thông tin liên lạc bằng văn bản, cơ cấu quản trị hoặc công đoàn, các thỏa ước thương lượng tập thể và các cơ chế khác.

Đối với nhiều tổ chức, khách hàng là một nhóm bên liên quan thích hợp. Việc đo sự nhạy cảm của tổ chức đối với các nhu cầu và ưu tiên của khách hàng, sự hài lòng hoặc không hài lòng của khách hàng có thể cho phép đánh giá mức độ mà tổ chức xem xét nhu cầu của các bên liên quan.

Yêu cầu báo cáo

102-42

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Cơ sở để nhận diện và lựa chọn các bên liên quan thực hiện gắn kết.

Yêu cầu báo cáo

102-43

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. phương pháp tiếp cận của tổ chức đối với gắn kết các bên liên quan, bao gồm tần suất tham vấn theo loại hình và theo các nhóm bên liên quan, và cho biết có sự tham vấn nào đã được thực hiện riêng biệt trong khuôn khổ của quy trình lập báo cáo hay không.

Page 64: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

32 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 5: Sự tham gia của bên liên quan

Công bố Thông tin 102-44Các mối quan ngại và chủ đề chính

Yêu cầu báo cáo

102-44

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các chủ đề và mối quan tâm chính được nêu lên thông qua sự tham gia của bên liên quan, bao gồm:

i. tổ chức đã phản ứng như thế nào đối với các chủ đề và mối quan tâm chính này, bao gồm việc phản ứng thông qua báo cáo;

ii. các nhóm bên liên quan đã nêu lên từng chủ đề và mối quan tâm chính.

Hướng dẫn

Trong khuôn khổ các chủ đề và mối quan tâm chính do các bên liên quan nêu lên, công bố thông tin này có thể bao gồm các kết quả hoặc kết luận chính của các cuộc khảo sát khách hàng (dựa trên quy mô mẫu phù hợp về mặt thống kê) được thực hiện trong kỳ báo cáo.

Những khảo sát này có thể cho biết sự hài lòng và không hài lòng của khách hàng liên quan đến:

• toàn bộ tổ chức

• một phân loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính

• các địa điểm hoạt động quan trọng

Cốt lõi

Page 65: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

33GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Cốt lõi

Công bố Thông tin 102-45Các đơn vị được bao gồm trong báo cáo tài chính hợp nhất

Hướng dẫn

Tổ chức có thể báo cáo Công bố Thông tin 102-45 bằng cách tham chiếu thông tin trong những báo cáo tài chính hợp nhất sẵn có công khai hoặc tài liệu tương đương.

6. Thông lệ báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-45

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Danh sách tất cả các đơn vị được bao gồm trong báo cáo tài chính hợp nhất của tổ chức hoặc tài liệu tương đương.

b. Việc một đơn vị nào đó được bao gồm trong các báo cáo tài chính hợp nhất của tổ chức hoặc các tài liệu tương đương hay không sẽ không được đề cập trong báo cáo.

Những công bố thông tin này cung cấp tổng quan về quy trình xác định nội dung báo cáo phát triển bền vững của tổ chức. Những công bố thông tin này cũng rà soát quy trình mà tổ chức đã sử dụng để nhận diện các chủ đề trọng yếu và Ranh giới của những chủ đề này, cùng với mọi thay đổi hoặc trình bày lại. Ngoài ra, nó còn cung cấp thông tin cơ bản về báo cáo, các tuyên bố về việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI, mục lục GRI, và phương pháp tiếp cận của tổ chức trong việc tìm kiếm bảo đảm độc lập của bên thứ ba.

Page 66: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

34 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Các yêu cầu báo cáo

102-46

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Giải thích về quy trình xác định nội dung báo cáo và phạm vi chủ đề.

b. Giải thích về cách thức mà tổ chức đã thực thi các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

Công bố Thông tin 102-46Xác định nội dung báo cáo và phạm vi chủ đề

Phần 6: Thông lệ báo cáo

6.1 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-46, tổ chức báo cáo cần phải bao gồm lời giải thích về cách áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu để xác định các chủ đề trong yếu, bao gồm mọi giả định được đưa ra.

Khuyến nghị báo cáo

6.2 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-46, tổ chức báo cáo nên bao gồm lời giải thích về:

6.2.1 các bước đã thực hiện để xác định nội dung của báo cáo và để xác định các Phạm vi chủ đề;

6.2.2 từng Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo được áp dụng trong các bước nào của quy trình;

6.2.3 các giả định và đánh giá chủ quan được đưa ra trong quá trình này;

6.2.4 các thách thức mà tổ chức gặp phải khi áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo.

Hướng dẫn

Bốn Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo là: Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan, Bối cảnh Phát triển bền vững, Tính trọng yếu, và Tính đầy đủ. Cùng nhau, những Nguyên tắc này giúp tổ chức quyết định nội dung nào sẽ đưa vào báo cáo thông qua việc xem xét các hoạt động, tác động của tổ chức, và các kỳ vọng và lợi ích thực sự của các bên liên quan.

Công bố thông tin này yêu cầu giải thích về cách tổ chức xác định nội dung báo cáo và Phạm vi chủ đề, và bốn Nguyên tắc này đã được thực thi như thế nào. Giải thích này cũng yêu cầu mô tả cụ thể về cách thức áp dụng Nguyên tắc về Tính trọng yếu, bao gồm việc các chủ đề trọng yếu đã được xác định như thế nào dựa trên hai khía cạnh của nguyên tắc.

Giải thích này cũng có thể bao gồm:

• các bước đã thực hiện để nhận diện các chủ đề liên quan (tức là các chủ đề có khả năng đưa vào báo cáo);

• mức độ ưu tiên tương đối của các chủ đề trọng yếu đã được xác định như thế nào.

Để biết thêm thông tin về Nguyên tắc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo, xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

Mô tả về Phạm vi chủ đề cho mỗi chủ đề trọng yếu được báo cáo trong phần Công bố Thông tin 103-1 trong GRI 103: Phương pháp Quản trị.

Cốt lõi

Page 67: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

35GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 6: Thông lệ báo cáo

Cốt lõi

Cốt lõi

Công bố Thông tin 102-47Danh mục các chủ đề trọng yếu

Công bố Thông tin 102-48Trình bày lại thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn

Chủ đề trọng yếu là những chủ đề mà tổ chức đã ưu tiên đưa vào báo cáo. Việc xem xét ưu tiên này được thực hiện bằng cách sử dụng các nguyên tắc Bao gồm Bên liên quan và Tính trọng yếu. Nguyên tắc Tính trọng yếu nhận diện các chủ đề trọng yếu dựa trên hai phương diện sau đây:

• Tầm quan trọng của các tác động kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức;

• Ảnh hưởng đáng kể của các tác động này đến sự đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Để biết thêm thông tin về các nguyên tắc Sự gắn kết các Bên liên quan và Tính trọng yếu, xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

Giải thích tại sao mỗi chủ đề được coi là trọng yếu được báo cáo trong phần Công bố Thông tin 103-1 trong GRI 103: Phương pháp Quản trị.

Việc trình bày lại có thể bắt nguồn từ:

• sáp nhập hoặc mua lại

• thay đổi năm mốc hoặc kỳ báo cáo

• tính chất hoạt động

• phương pháp đo lường

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-47

Công bố Thông tin

102-48

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Danh mục các chủ đề trọng yếu đã được nhận diện trong quy trình xác định nội dung báo cáo.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Ảnh hưởng của bất kỳ việc trình bày lại thông tin đã cung cấp nào trong báo cáo trước đó, và những lý do của việc trình bày lại đó.

Page 68: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

36 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 6: Thông lệ báo cáo

Công bố Thông tin 102-49Các thay đổi trong báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-49

Công bố Thông tin Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Những thay đổi đáng kể về chủ đề trọng yếu và phạm vi chủ đề từ kỳ báo cáo trước đó.

Công bố Thông tin 102-50kỳ báo cáo

Các yêu cầu báo cáo

Các yêu cầu báo cáo

102-50

Công bố Thông tin

102-51

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. kỳ báo cáo của thông tin được cung cấp.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Ngày của báo cáo gần nhất trước đây, nếu áp dụng.

Hướng dẫn

Hướng dẫn

Ví dụ, kỳ báo cáo có thể là năm tài chính hoặc năm theo lịch.

Nếu đây là báo cáo đầu tiên được lập bởi tổ chức báo cáo, thì có thể nêu điều này để trả lời cho công bố thông tin này.

Công bố Thông tin 102-51Ngày của báo cáo gần nhất

Cốt lõi

Cốt lõi

Cốt lõi

Page 69: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

37GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-52Chu kỳ báo cáo

Phần 6: Thông lệ báo cáo

Cốt lõi

Cốt lõi

Công bố Thông tin 102-53Đầu mối liên hệ giải đáp thắc mắc về báo cáo

Yêu cầu báo cáo

Yêu cầu báo cáo

102-52

Công bố Thông tin

102-53

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Chu kỳ báo cáo.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Đầu mối liên hệ giải đáp thắc mắc về báo cáo hoặc nội dung báo cáo.

Hướng dẫn

Ví dụ, chu kỳ báo cáo có thể là hàng năm hoặc hai năm một lần.

Công bố Thông tin 102-54Tuyên bố lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI

Các yêu cầu báo cáo

102-54

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tuyên bố do tổ chức đưa ra, nếu tổ chức đã lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, rằng:

i. ‘Báo cáo này đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI: tùy chọn Cốt lõi’; hoặc;

ii. ‘Báo cáo này đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI: tùy chọn Toàn diện’.

Hướng dẫn

Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI có thể chọn một trong hai tùy chọn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ áp dụng Tiêu chuẩn GRI. Có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng cho mỗi tùy chọn, mà tổ chức bắt buộc phải bao gồm trong báo cáo. Những tuyên bố này có ngôn từ đã xác định.

Để biết thêm thông tin về việc đưa ra tuyên bố liên quan đến việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI, xem Phần 3 trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

Cốt lõi

Page 70: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

38 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 6: Thông lệ báo cáo

Cốt lõi

Công bố Thông tin 102-55Mục lục GRI

6.3 Khi báo cáo mục lục GRI như quy định trong Công bố Thông tin 102-55, tổ chức báo cáo cần phải:

6.3.1 đưa cụm từ ‘Mục lục GRI’ vào tiêu đề;

6.3.2 trình bày mục lục GRI hoàn chinh ở một vị trí;

6.3.3 đưa vào báo cáo một liên kết hoặc tham chiếu đến mục lục GRI, nếu mục lục GRI không được cung cấp trong chính báo cáo;

6.3.4 đối với mỗi Tiêu chuẩn GRI được sử dụng, đưa vào đó tiêu đề và năm phát hành (ví dụ GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016);

6.3.5 đưa vào báo cáo mọi chủ đề trọng yếu đã báo cáo mà không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI, bao gồm (các) số trang hoặc (các) URL nơi có thể tìm thấy thông tin.

Khuyến nghị báo cáo

6.4 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 102-55, tổ chức báo cáo nên đưa vào mục lục GRI tiêu đề của mỗi công bố thông tin đã thực hiện (ví dụ như Tên tổ chức), ngoài số của công bố thông tin (ví dụ như 102-1).

Hướng dẫn

Mục lục bắt buộc theo công bố thông tin này là công cụ điều hướng để chỉ ra Tiêu chuẩn GRI nào đã được sử dụng, công bố thông tin nào đã được đưa ra, và có thể tìm thấy những công bố thông tin này ở đâu trong báo cáo hoặc địa điểm khác. Điều này cho phép các bên liên quan nắm được tổng quan về báo cáo và tạo thuận lợi cho việc điều hướng dễ dàng trong suốt báo cáo. Mọi tổ chức đưa ra tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI được yêu cầu phải đưa mục lục GRI vào báo cáo hoặc cung cấp liên kết đến vị trí có thể tìm được mục lục. Xem Bảng 1 trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

Số của công bố thông tin nói đến mã định danh dạng số duy nhất cho mỗi công bố thông tin trong Tiêu chuẩn GRI (ví dụ như 102-53).

Số trang (khi báo cáo ở dạng PDF) hoặc các URL (khi báo cáo ở trên nền web) được tham chiếu trong mục lục được kỳ vọng sẽ đủ cụ thể để định hướng các bên liên quan đến thông tin cho các công bố thông tin đã thực hiện. Nếu một công bố thông tin bao gồm nhiều trang hoặc nhiều URL, thì mục lục tham chiếu đến tất cả các trang và các URL nơi có thể tìm thấy thông tin. Xem ‘Báo cáo các công bố thông tin được yêu cầu bằng cách sử dụng tham chiếu’ trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

Tham chiếu đến các trang web và tài liệu không phải là báo cáo, chẳng hạn như báo cáo tài chính thường niên hoặc tài liệu chính sách, có thể được bao gồm trong mục lục với điều kiện là các tham chiếu này có số trang cụ thể hoặc có URL trực tiếp đến trang web.

Các yêu cầu báo cáo

102-55

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mục lục GRI, trong đó nêu rõ từng tiêu chuẩn GRI đã sử dụng và liệt kê tất cả các công bố thông tin bao gồm trong báo cáo.

b. Đối với mỗi công bố thông tin, mục lục cần phải bao gồm:

i. số công bố thông tin (đối với những công bố theo Tiêu chuẩn GRI);

ii. (các) số trang, (các) URL nơi có thể tìm thấy thông tin quan trọng, ở trong báo cáo hoặc trong các tài liệu phát hành khác;

iii. (các) lý do loại trừ khi không thể thực hiện công bố thông tin bắt buộc, nếu áp dụng và khi được cho phep.

Page 71: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

39GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 6: Thông lệ báo cáo

Các Chủ đề Trọng yếu không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI nhưng được bao gồm trong báo cáo thì cũng được yêu cầu phải có trong mục lục. Xem ‘Báo cáo các chủ đề trọng yếu’ trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách báo cáo những chủ đề này, và Bảng 1 của Tiêu chuẩn này để thấy ví dụ về cách đưa những chủ đề này vào mục lục.

Mặc dù về nguyên tắc, việc thêm các câu trả lời trực tiếp vào mục lục thuộc quyền quyết định của tổ chức báo cáo, nhưng quá nhiều nội dung có thể làm giảm sự rõ ràng và tính điều hướng của mục lục.

Cũng có thể bổ sung thêm nội dung vào mục lục, chẳng hạn như để cho thấy sự kết nối với các khuôn khổ hoặc tiêu chuẩn báo cáo khác. Việc bổ sung như vậy có thể được thực hiện để làm rõ ràng hơn cho các bên liên quan, với điều kiện là nội dung bổ sung không làm ảnh hưởng đến việc tra cứu mục lục.

Xem điều khoản 3.2 trong GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở, trong đó nêu rõ các thông tin được yêu cầu cung cấp khi đưa ra lý do loại trừ.

Tổ chức có thể sử dụng Bảng 1 của Tiêu chuẩn này làm định dạng để lập mục lục GRI.

Công bố Thông tin 102-55Tiếp

Page 72: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

Bảng 1 Ví dụ về Mục lục GRI

Mục lục GRITiêu chuẩn GRI[bao gồm tiêu đề và năm xuất bản của mỗi Tiêu chuẩn GRI được dùng để lập báo cáo]

Công bố Thông tin[bao gồm số và tiêu đề của mỗi công bố thông tin đã thực hiện]

(Các) số trang và/hoặc (các) URL

Loại trừ[xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thông tin về lý do loại trừ]

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở 2016[GRI 101 không bao gồm công bố thông tin nào]

Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung [danh sách các công bố thông tin theo tiêu chuẩn chung đã được đưa ra, dựa trên việc báo cáo được lập tuân theo tùy chọn Cốt lõi hay Toàn diện]

GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

102-1 Tên tổ chức Trang 3 [không thể loại trừ công bố thông tin này]

102-2 Các hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ

Trang 4-5 và trang web công ty [siêu liên kết trực tiếp]

[không thể loại trừ công bố thông tin này]

" " " " " "

Các chủ đề trọng yếu [danh mục các chủ đề trọng yếu được bao gồm trong báo cáo, như được báo cáo trong Công bố Thông tin 102-47. Tổ chức báo cáo được yêu cầu bao gồm mọi chủ đề trọng yếu đã được báo cáo nhưng không được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI]

Phát thải [ví dụ về những chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn từng chủ đề]

GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

103-1 Giải thích về chủ đề trọng yếu và các Ranh giới

Trang 20 [không thể loại trừ công bố thông tin này]

103-2 Phương pháp Quản trị và các thành phần

Trang 21 –

" " " " " "

GRI 305: Phát thải 2016 305-1 Phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1)

Trang 22 –

305-2 Phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp năng lượng (Phạm vi 2)

" " Thông tin không sẵn có 305-2 [mô tả các bước đang được thực hiện để lấy dữ liệu và thời gian được kỳ vọng để làm điều đó]

" " " " " "

Tự do ngôn luận [ví dụ về chủ đề không được đề cập trong Tiêu chuẩn từng chủ đề]

GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

103-1 Giải thích về chủ đề trọng yếu và các phạm vi chủ đề

Trang 28 [không thể loại trừ công bố thông tin này]

103-2 Phương pháp Quản trị và các thành phần

Trang 29 –

" " " " " "

[tiêu đề công bố thông tin của từng chủ đề]

Trang 30 –

" " " " " "

[không áp dụng. Nếu chủ đề trọng yếu không được đề cập trong một Tiêu chuẩn GRI hiện tại, thì được khuyến nghị nhưng không bắt buộc báo cáo các thông bố thông tin thích hợp khác]

Page 73: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

41GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Công bố Thông tin 102-56Bảo đảm độc lập của bên thứ ba

Các yêu cầu báo cáo

102-56

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mô tả thông lệ hiện tại và chính sách của tổ chức liên quan đến việc tìm kiếm bảo đảm độc lập của bên thứ ba cho báo cáo.

b. Nếu báo cáo đã được bảo đảm độc lập của bên thứ ba:

i. Tham chiếu đến tuyên bố, ý kiến hoặc báo cáo bảo đảm độc lập của bên thứ ba. Nếu không mô tả về những gì đã được bảo đảm và những gì không được bảo đảm và trên cơ sở nào, bao gồm các tiêu chuẩn bảo đảm đã sử dụng, mức độ bảo đảm đạt được, và bất kỳ hạn chế nào của quy trình bảo đảm, nếu mô tả này chưa được bao gồm trong báo cáo bảo đảm kèm theo báo cáo phát triển bền vững;

ii. Mối quan hệ giữa tổ chức và đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm;

iii. Cấp quản lý cao nhất hoặc lãnh đạo cấp cao có tham gia vào việc tìm kiếm bảo đảm độc lập của bên thứ ba cho báo phát triển bền vững của tổ chức hay không và tham gia như thế nào.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Tổ chức có thể sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận để nâng cao độ tin cậy của báo cáo.

Báo cáo phát triển bền vững có thể được đảm bảo độc lập bởi bên thứ ba, ngoài nguồn lực nội bộ, Tuy nhiên, đó không phải là yêu cầu bắt buộc để có thể tuyên bố rằng báo cáo được lập theo Tiêu chuẩn GRI.

Tiêu chuẩn GRI sử dụng thuật ngữ ‘bảo đảm độc lập của bên thứ ba’ để nói đến những hoạt động được thiết kế nhằm đưa ra kết luật đã công bố về chất lượng báo cáo và thông tin (dù là định tính hay định lượng) trong báo cáo. Bảo đảm độc lập của bên thứ ba cũng có thể nói đến những hoạt động được thiết kế nhằm đưa ra kết luật được công bố về các hệ thống hoặc quy trình (chẳng hạn như quy trình xác định nội dung báo cáo, bao gồm việc áp dụng nguyên tắc Tính trọng yếu hoặc quy trình tham gia của bên liên quan). Điều này khác với các hoạt động được thiết kế để đánh giá hoặc xác nhận chất lượng hoặc mức độ hiệu quả hoạt động của tổ chức, chẳng hạn như phát hành chứng nhận hiệu quả hoạt động hoặc đánh giá tuân thủ.

Ngoài bảo đảm độc lập của bên thứ ba, tổ chức có thể có hệ thống kiểm soát nội bộ. Những hệ thống nội bộ này cũng quan trọng đối với sự toàn ven và độ tin cậy tổng thể của báo cáo.

Ở một số thể chế, các Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp có thể yêu cầu các giám đốc xác nhận trong báo cáo thường niên về tính đầy đủ của các biện pháp kiểm soát nội bộ của tổ chức. Nhìn chung, ban giám đốc chịu trách nhiệm thiết kế và thực thi những biện pháp kiểm soát nội bộ này. Việc xác nhận trong báo cáo thường niên có thể chỉ liên quan đến những biện pháp kiểm soát nội bộ cần thiết cho mục đích lập báo cáo tài chính, và không

nhất thiết bao gồm những biện pháp kiểm soát bắt buộc để đảm bảo độ tin cậy của thông tin trong báo cáo phát triển bền vững.

Tổ chức cũng có thể thiết lập và duy trì chức năng kiểm toán nội bộ như là một phần của các quy trình quản lý rủi ro và để quản lý và báo cáo thông tin.

Tổ chức cũng có thể triệu tập hội đồng các bên liên quan để rà soát phương pháp tổng thể của tổ chức đối với báo cáo phát triển bền vững hoặc để tư vấn về nội dung của báo cáo phát triển bền vững của tổ chức.

Hướng dẫn Công bố Thông tin 102-56

Tổ chức có thể sử dụng nhiều phương pháp để tìm kiếm bảo đảm độc lập bên thứ ba, chẳng hạn như sử dụng nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm chuyên nghiệp, hoặc các nhóm hoặc cá nhân bên ngoài khác. Bất kể phương pháp cụ thể nào, đảm bảo độc lập của bên thứ ba phải được triển khai bởi các nhóm hoặc cá nhân có đủ trình độ, những người tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn cho việc đảm bảo, hoặc những người áp dụng các quy trình có hệ thống, được lập thành văn bản và dựa trên bằng chứng (Đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo). Nhìn chung, với việc đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho các báo cáo sử dụng Tiêu chuẩn GRI, Đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo được kỳ vọng:

• độc lập với tổ chức và do đó có thể đạt được và đưa ra quan điểm hoặc kết luận khách quan và công bằng về báo cáo;

• có năng lực có thể chứng minh cả về chủ đề và các thực hành đảm bảo;

• áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng cho dịch vụ đảm bảo;

Cốt lõi

Phần 6: Thông lệ báo cáo

Page 74: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

42 GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung 2016

Phần 6: Thông lệ báo cáo

Công bố Thông tin 102-56Tiếp

• thực hiện dịch vụ đảm bảo một cách có hệ thống, được lập thành văn bản, dựa trên bằng chứng, và được đặc trưng theo các quy trình đã xác định;

• đánh giá được liệu báo cáo có đưa ra sự trình bày hợp lý và cân đối về hiệu quả hoạt động - xét đến độ chính xác của dữ liệu trong báo cáo cũng như lựa chọn nội dung tổng thể hay không;

• đánh giá mức độ người lập báo cáo áp dụng Tiêu chuẩn GRI trong quá trình đi đến các kết luận;

• phát hành báo cáo bằng văn bản ra công chúng và bao gồm: quan điểm hoặc tập hợp các kết luận; mô tả các trách nhiệm của người lập báo cáo và bên thực hiện đảm bảo; và tóm tắt công việc đã thực hiện, qua đó giải thích tính chất của sự đảm bảo được truyền đạt qua báo cáo đảm bảo.

Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo bảo đảm độc lập của bên thứ ba, các tuyên bố hoặc quan điểm có thể mang tính kỹ thuật và không phải lúc nào cũng tiếp cận được. Vì vậy, thông tin trong công bố thông tin này được kỳ vọng sẽ bao gồm ngôn ngữ có thể tiếp cận rộng rãi.

Page 75: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

43GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc xây dựng Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention’, 1948.

2. Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Right to Organise and Collective Bargaining Convention’, 1949.

3. Công ước 135 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Workers’ Representatives Convention’, 1971.

4. Công ước 154 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Bargaining Convention’, 1981.

5. Tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work’, 1998.

6. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Key Indicators of the Labour Market (KILM), http://www.ilo.org/global/statistics-and-databases/research-and-databases/kilm/lang--en/index.htm, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

7. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), LABORSTA Internet, http://laborsta.ilo.org/, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

8. Khuyến nghị 91 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Agreements Recommendation’, 1951.

9. Khuyến nghị 163 của Tổ chức Lao động Quốc tế, ‘Collective Bargaining Recommendation’, 1981.

10. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Resolution concerning the International Classification of Status in Employment (ICSE)’, 1993.

11. Các Nguyên tắc của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ‘Principles of Corporate Governance’, 2004.

12. Liên hợp quốc (UN), Composition of macro geographical (continental) regions, geographical sub-regions, and selected economic and other groupings, http://unstats.un.org/unsd/methods/m49/m49regin.htm, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

13. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘The Rio Declaration on Environment and Development’, 1992.

14. Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

15. Liên hợp quốc (UN), ‘Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights’, 2008.

16. Liên hợp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 76: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

44GRI 102: Công bố Thông tin theo tiêu chuẩn Chung 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững và được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tham vấn với các bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan là trách nhiệm hoàn toàn của những người sản xuất ra báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-056-6

Page 77: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 103: PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ 2016

GRI

103

Page 78: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 103: Phương pháp Quản trị 5

Yêu cầu chung đối với báo cáo Phương pháp Quản trị 5 Công bố thông tin 103-1 Giải thích về chủ đề trọng yếu và phạm vi chủ đề 6Công bố thông tin 103-2 Phương pháp Quản trị và các hợp phần 8Công bố thông tin 103-3 Đánh giá Phương pháp Quản trị 11

Tài liệu tham khảo 12

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 103: Phương pháp Quản trị đặt ra các yêu cầu báo cáo về phương pháp mà tổ chức sử dụng để quản lý chủ đề trọng yếu. Bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt quy mô, loại hình, ngành, hoặc vị trí địa lý, đều có thể sử dụng Tiêu chuẩn này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 79: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Các Tiêu chuẩn này được thiết kế để các tổ chức báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thành một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn Tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được thiết kế để sử dụng kèm theo Tiêu chuẩn (GRI 103: Phương pháp Quản trị ), để báo cáo Phương pháp Quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 103: Phương pháp Quản trị, để báo cáo Phương pháp Quản trị của tổ chức đối với mỗi chủ đề trọng yếu.

2. Tiêu chuẩn GRI từng chủ để, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn đó, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm tuyên bố ‘Tham chiếu theo GRI’.

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là Xuất phát điểm để sử dụng bộ Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Để báo cáo phương pháp quản trị đối từng chủ đề trọng yếu

Chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 80: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

C. Các yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Khuyến nghị là tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Công bố thông tin về phương pháp quản lý cho phép tổ chức giải thích cách thức mà tổ chức quản lý các tác động kinh tế, môi trường và xã hội liên quan đến các chủ đề trọng yếu. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị cung cấp thông tin và thuyết minh về cách thức tổ chức nhận diện, phân tích và ứng phó với các tác động thực tế và tiềm tàng của mình. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị của tổ chức cũng nêu mục đích, ý nghĩa của thông tin được báo cáo thông qua sử dụng Tiêu chuẩn từng chủ đề (phần GRI 200, GRI 300 và GRI 400). Phương pháp Quản trị đặc biệt hữu ích để giải thích thông tin định lượng cho các bên liên quan.

Yêu cầu báo cáo trong Tiêu chuẩn này có định dạng chung, có thể được áp dụng cho nhiều chủ đề khác nhau. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI bắt buộc phải báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu bằng cách sử dụng Tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn từng chủ đề cũng có thể bao gồm các yêu cầu báo cáo khác, khuyến nghị báo cáo và/hoặc hướng dẫn báo cáo Phương pháp Quản trị về chủ đề.

Page 81: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin và các yêu cầu chung đối với việc báo cáo Phương pháp Quản trị cho các chủ đề trọng yếu. Các yêu cầu chung và công bố thông tin được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Các Yêu cầu chung đối với việc báo cáo Phương pháp Quản trị• Công bố thông tin 103-1 Giải thích về chủ đề trọng yếu và các phạm vi chủ đề • Công bố thông tin 103-2 Phương pháp Quản trị và các hợp phần • Công bố thông tin 103-3 Đánh giá về Phương pháp Quản trị

GRI 103:Phương pháp Quản trị

Các Yêu cầu chung đối với việc báo cáo Phương pháp Quản trị

Yêu cầu báo cáo

1.1 Nếu công bố thông tin về Phương pháp Quản trị được kết hợp cho một nhóm các chủ đề trọng yếu, thì tổ chức báo cáo cần phải nêu rõ những chủ đề nào được đề cập trong mỗi công bố thông tin.

1.2 Nếu không có Phương pháp Quản trị cho một chủ đề trọng yếu, thì tổ chức báo cáo cần phải mô tả:

1.2.1 bất kỳ kế hoạch nào để thực thi Phương pháp Quản trị; hoặc

1.2.2 lý do tại sao không có Phương pháp Quản trị.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho điều khoản 1.1

Nếu Phương pháp Quản trị hoặc các hợp phần, như chính sách hoặc biện pháp hành động cụ thể, áp dụng cho nhiều chủ đề trọng yếu, thì không nhất thiết phải lặp lại mô tả thuyết minh cho mỗi chủ đề. Thông tin đó có thể được cung cấp một lần trong báo cáo, bằng giải thích rõ ràng về các chủ đề liên quan.

Page 82: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Công bố thông tin 103-1Giải thích về chủ đề trọng yếu và các Phạm vi chủ đề

Yêu cầu báo cáo

103-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 103-1-a

Chủ đề trọng yếu là những chủ đề phản ánh tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức; hoặc có ảnh hưởng lớn đến đánh giá và quyết định của các bên liên quan. Danh mục các chủ đề trọng yếu được báo cáo trong Công bố thông tin 102-47 của GRI 102: Công bố Thông tin chung. Để biết thêm thông tin về việc nhận diện chủ đề trọng yếu, xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở.

Phần giải thích lý do tại sao một chủ đề lại trọng yếu có thể bao gồm:

• mô tả về các tác động đáng kể đã được nhận diện và các lợi ích và kỳ vọng của các bên liên quan về chủ đề đó;

• mô tả về quy trình mà tổ chức sử dụng để xác định các tác động thực tế và tiềm tàng, chẳng hạn như quy trình thẩm định.

Hướng dẫn Công bố Thông tin 103-1-b

Tổ chức có thể liên đới đến các tác động thông qua các hoạt động của chính mình hoặc do kết quả của mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị khác. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI nên báo cáo không chỉ những tác động do tổ chức đó gây ra, mà còn báo cáo cả những tác động mà tổ chức đó có liên quan, và các tác động liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức thông qua mối quan hệ kinh doanh.1 Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, quan hệ kinh doanh của tổ chức có thể bao gồm các mối

quan hệ với đối tác kinh doanh, các đơn vị trong chuỗi giá trị, và bất kỳ đơn vị Nhà nước hoặc Ngoài Nhà nước nào khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản phẩm, hoặc dịch vụ của tổ chức.2

Phạm vi chủ đề là mô tả về nguồn gốc phát sinh tác động cho một chủ đề trọng yếu, và sự liên đới của tổ chức đến các tác động này.

Khi mô tả ‘nguồn gốc phát sinh ra các tác động’, tổ chức có thể nhận diện các đơn vị gây ra các tác động, đó có thể là các đơn vị trong tổ chức,3 và/hoặc các đơn vị mà tổ chức có quan hệ kinh doanh, chẳng hạn như các đơn vị trong chuỗi giá trị của tổ chức. Các đơn vị có thể được chia thành các nhóm dựa trên đặc điểm hoạt động của đơn vị, chẳng hạn như loại hình, địa điểm hoặc vị trí của đơn vị trong chuỗi giá trị. Ví dụ như ‘khách hàng sử dụng máy rửa bát do tổ chức sản xuất’, ‘các nhà cung cấp hóa chất trong vùng X’, hoặc ‘các công ty thương mại trực thuộc tổ chức’.

Ví dụ về những tác động xảy ra bên trong tổ chức:

• Một đơn vị thành viên của tổ chức hoạt động trong khu vực có áp lực về nước và công ty đó sử dụng một lượng nước lớn, điều này đã tác động đáng kể đến sự sẵn có của nguồn nước cho cộng đồng địa phương trong khu vực. Trong trường hợp này, mô tả về phạm vi chủ đề có thể xác định nguồn gốc từ một đơn vị thành viên cụ thể (nguồn gốc phát sinh tác động) và thực tế là tác động được gây ra bởi hoạt động của đơn vị thành viên này (sự liên đới của tổ chức).

1 Những khái niệm này dựa trên các văn kiện sau đây: • Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia,, 2011. • Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and

Remedy” Framework’, 2011.2 Nguồn: Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and

Remedy” Framework’, 2011.3 Đây là những đơn vị được bao gồm trong báo cáo tài chính hợp nhất của tổ chức hoặc tài liệu tương đương, như được báo cáo trong

Công bố thông tin 102-45của GRI 102: Công bố Thông tin chung.

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu, tổ chức cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Giải thích lý do tại sao một chủ đề lại trọng yếu.

b. Phạm vi của chủ đề trọng yếu, bao gồm mô tả về:

i. nguồn gốc phát sinh các tác động;

ii. sự liên quan của tổ chức đến các tác động. Ví dụ, tổ chức có gây ra hoặc góp phần gây ra tác động, hoặc có liên quan trực tiếp đến tác động thông qua các mối quan hệ kinh doanh của tổ chức hay không.

c. Bất kỳ giới hạn cụ thể nào về phạm vi chủ đề.

Page 83: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Ví dụ về tác động xảy ra do kết quả của các mối quan hệ kinh doanh của tổ chức với các đơn vị khác:

• Thông qua công tác thẩm định, tổ chức phát hiện ra rằng một số nhà cung cấp của mình trong vùng X không tuân thủ các tiêu chuẩn cơ bản về sức khỏe và an toàn trong những nhà máy đang sản xuất ra các sản phẩm của tổ chức. Tổ chức đã nhận diện các tác động đáng kể có thể xảy ra đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động của các nhà cung cấp. Trong trường hợp này, mô tả về Phạm vi chủ đề có thể xác định các nhà cung cấp hoặc nhóm nhà cung cấp của tổ chức trong vùng X đang sản xuất các sản phẩm của tổ chức (nguồn gốc phát sinh tác động), và thực tế là các tác động đó liên quan trực tiếp đến các sản phẩm của tổ chức thông qua mối quan hệ với các nhà cung cấp này (sự liên đới của tổ chức).

Trong trường hợp tổ chức không có khả năng kiểm soát4 đối với các đơn vị gây ra hoặc góp phần gây ra những tác động này, tổ chức vẫn nên báo cáo những tác động này và cách mà tổ chức đã phản ứng trước những tác động đó.

Phạm vi chủ đề có thể khác nhau theo chủ đề.

Hướng dẫn đối với Công bố thông tin 103-1-c

Trong một số trường hợp, nếu Phạm vi của một chủ đề vượt ra ngoài phạm vi của tổ chức, sẽ không thể báo cáo thông tin của một vài chủ đề cụ thể. Ví dụ, nếu Phạm vi của một chủ đề bao gồm một phần của chuỗi cung ứng, thì tổ chức có thể sẽ không tiếp cận được thông tin cần thiết từ các nhà cung cấp. Trong những trường hợp này, để lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức vẫn bắt buộc phải báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với chủ đề, nhưng có thể sử dụng các lý do loại trừ đã được công nhận đối với các công bố thông tin theo từng chủ đề. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về lý do loại trừ.

Công bố thông tin 103-1Tiếp

4 Tổ chức được coi là có khả năng kiểm soát khi có khả năng thay đổi những hành vi sai trái của đơn vị gây ra tác hại. Nguồn: Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

Page 84: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Công bố Thông tin 103-2Phương pháp Quản trị và các hợp phần

Yêu cầu báo cáo

103-2

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 103-2

Tổ chức báo cáo cần cung cấp đủ thông tin để người sử dụng báo cáo hiểu được phương pháp của tổ chức trong việc quản lý các chủ đề trọng yếu và các tác động của chủ đề đó.

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 103-2-b

Mục đích của Phương pháp Quản trị có thể là để ngăn ngừa, để giảm nhẹ hoặc để khắc phục các tác động tiêu cực, hoặc để tăng cường các tác động tích cực.

Khuyến nghị báo cáo

1.3 Khi báo cáo các chính sách nêu trong Công bố Thông tin 103-2-c-i, tổ chức nên cung cấp bản trích yếu, tóm tắt hoặc liên kết đến các chính sách sẵn có công khai trong đó đề cập đến chủ đề, cũng như những thông tin sau đây:

1.3.1 Phạm vi và địa điểm của các đơn vị được đề cập trong chính sách;

1.3.2 Danh tính của người hoặc ủy ban chịu trách nhiệm phê duyệt các chính sách;

1.3.3 Bất kỳ tham chiếu nào của chính sách đến các tiêu chuẩn quốc tế và các sáng kiến được công nhận rộng rãi;

1.3.4 Ngày phát hành chính sách và ngày rà soát lại gần nhất.

1.4 Khi báo cáo các cam kết nêu trong Công bố thông tin 103-2-c-ii, tổ chức báo cáo nên đưa ra tuyên bố kế hoạch quản lý các tác động cho chủ đề, hoặc giải thích:

1.4.1 quan điểm của tổ chức đối với chủ đề;

1.4.2 liệu cam kết quản lý chủ đề có dựa trên cơ sở tuân thủ quy định hoặc ở mức độ cao hơn hay không;

1.4.3 tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và các sáng kiến được công nhận rộng rãi liên quan đến chủ đề.

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu, tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Giải thích cách thức tổ chức quản lý chủ đề đó.

b. Tuyên bố mục đích của Phương pháp Quản trị.

c. Mô tả về những hợp phần sau đây, nếu Phương pháp Quản trị bao gồm hợp phần đó:

i. Chính sách

ii. Cam kết

iii. Mục tiêu và chỉ tiêu

iv. Trách nhiệm

v. Nguồn lực

vi. Cơ chế Tiếp nhận và Giải quyết Khiếu nại

vii. Các biện pháp hành động cụ thể, như các quy trình, dự án, chương trình và sáng kiến

Page 85: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

1.5 Khi báo cáo các mục tiêu và chỉ tiêu nêu trong Công bố Thông tin 103-2-c-iii, tổ chức báo cáo nên cung cấp những thông tin sau đây:

1.5.1 Mốc khởi điểm và bối cảnh cho các mục tiêu và chỉ tiêu;

1.5.2 Phạm vi và địa điểm của các đơn vị được bao gồm trong các mục tiêu và chỉ tiêu;

1.5.3 Kết quả được kỳ vọng (định lượng hoặc định tính);

1.5.4 Mốc thời hạn dự kiến để đạt được từng mục tiêu và chỉ tiêu;

1.5.5 Các mục tiêu và chỉ tiêu là bắt buộc (theo pháp luật) hay tự nguyện. Nếu mục tiêu và chỉ tiêu là bắt buộc thì phải liệt kê luật pháp và qui định liên quan.

1.6 Khi báo cáo các trách nhiệm như nêu trong Công bố Thông tin 103-2-c-iv, tổ chức báo cáo nên giải thích:

1.6.1 ai là người được giao trách nhiệm quản lý chủ đề;

1.6.2 trách nhiệm có được liên kết với các đánh giá hiệu quả hoạt động hoặc cơ chế ưu đãi hay không.

1.7 Khi báo cáo các nguồn lực nêu trong Công bố Thông tin 103-2-c-v, tổ chức báo cáo nên giải thích các nguồn lực được phân bổ để quản lý chủ đề, chẳng hạn như nguồn lực về tài chính, con người hoặc công nghệ, cũng như cơ sở hợp lý của việc phân bổ đó.

1.8 Khi báo cáo về cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại nêu trong Công bố Thông tin 103-2-c-vi, đối với mỗi cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại được báo cáo, tổ chức báo cáo nên giải thích:

1.8.1 Chủ sở hữu của cơ chế;

1.8.2 Mục đích của cơ chế và mối quan hệ của cơ chế tiếp nhận với các cơ chế giải quyết khiếu nại khác;

1.8.3 Các quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại trong cơ chế nêu trên;

1.8.4 Đối tượng dự kiến áp dụng cơ chế;

1.8.5 Cơ chế được quản lý như thế nào;

1.8.6 Quy trình xử lý và giải quyết khiếu nại, bao gồm cách thức ra quyết định;

1.8.7 Hiệu quả của các tiêu chí được sử dụng.

1.9 Khi báo cáo những biện pháp xử lý cụ thể nêu trong Công bố Thông tin 103-2-c-vii, tổ chức báo cáo nên giải thích:

1.9.1 phạm vi các đơn vị được bao gồm trong mỗi hành động và địa điểm của đơn vị;

1.9.2 hành động đó là đột xuất hay có hệ thống;

1.9.3 hành động đó là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn;

1.9.4 hành động được xếp thứ tự ưu tiên như thế nào;

1.9.5 hành động đó có phải là một phần của quy trình giám sát thẩm định và nhằm mục đích ngăn ngừa, làm giảm nhẹ hoặc khắc phục các tác động tiêu cực liên quan đến chủ đề hay không;

1.9.6 hành động có xét đến các chuẩn mực hoặc tiêu chuẩn quốc tế hay không.

Công bố Thông tin 103-2Tiếp

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho điều khoản 1.6

Công bố thông tin về trách nhiệm của cấp quản lý cao nhất đối với các chủ đề kinh tế, môi trường và xã hội được đề cập trong Phần 4 của GRI 102: Công bố Thông tin chung.

Hướng dẫn cho điều khoản 1.7

Phần giải thích này có thể bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, làm giảm nhẹ hoặc khắc phục tác động. Các chi phí này có thể bao gồm chi phí trang thiết bị, bảo trì, dịch vụ và vật liệu sử dụng cho hoạt động, giáo dục và đào tạo, chứng nhận bên ngoài cho các hệ thống quản trị, nghiên cứu và phát triển, hoặc lắp đặt công nghệ mới.

Page 86: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Hướng dẫn cho điều khoản 1.8

Tiêu chuẩn này đề cập đến các cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại được liên kết với tổ chức. Các cơ chế đó có thể là cơ chế ở cấp độ ngành, nhiều bên liên quan hoặc là các sáng kiến hợp tác khác. Đó cũng có thể là các quy trình do tổ chức thiết lập.

Những cơ chế do tổ chức thiết lập được gọi là cơ chế tiếp nhận vài giải quyết khiếu nại ở ‘cấp độ hoạt động’. Những cơ chế đó có thể được áp dụng ở cấp độ tổ chức hoặc cấp độ thấp hơn, chẳng hạn như cấp độ dự án hoặc địa điểm.

Khi giải thích về người chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại và thực hiện cơ chế này, tổ chức có thể cho biết cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại có phải là cơ chế ở cấp độ hoạt động không, nó có phải là cơ chế cộng tác được thiết lập bởi, hoặc có liên đới chính thức đến các tổ chức khác hay không.

Cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại có thể phục vụ nhiều mục đích, bao gồm:• đưa ra biện pháp khắc phục khi tác động tiêu cực

xảy ra;• giúp nhận diện các tác động tiêu cực;• thông báo về hiệu quả của Phương pháp Quản trị

của tổ chức.

Nhờ đó, thông tin về cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cũng có thể hữu ích để báo cáo các Công bố Thông tin 103-1 và 103-3 của Tiêu chuẩn.

Trong trường hợp việc sử dụng cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại ngăn cản khả năng tiếp cận các cơ chế xét xử của hệ thống tư pháp hoặc các cơ chế ngoài tư pháp khác, hoặc có thể ảnh hưởng đến vai trò hợp pháp của công đoàn, thì tổ chức được kỳ vọng công bố rõ điều này.

Việc quản lý cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại có thể phụ thuộc vào việc cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đó có phải là cơ chế ở cấp độ hoạt động hay không, hoặc nó có liên đới đến các tổ chức khác hay không. Tổ chức có thể công bố thông tin về việc các bên liên quan, bao gồm các nhà cung cấp, các tổ chức cộng đồng hoặc công đoàn có tham gia vào việc thiết kế cơ chế hay không. Tổ chức cũng có thể công bố thông tin về việc các bên liên quan có giữ vai trò giám sát hiệu quả của cơ chế hay không.

Các tiêu chí về tính hiệu quả có thể bao gồm việc cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại có hợp pháp, dê tiếp cận, dê dự đoán, bình đẳng, minh bạch, phù hợp với các quyền và không ngừng cải tiến hay không. Để các cơ chế ở cấp độ hoạt động đạt được hiệu quả, chúng nên dựa trên sự tham gia và đối thoại. Để xem mô tả về mỗi tiêu chí này, hãy xem Nguyên tắc Định hướng số 31 trong tài liệu của Liên hợp quốc (UN) ‘Guiding Principles on Business and Human Rights’. Những tiêu chí về tính hiệu quả này có thể được áp dụng cho các cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với mọi chủ đề hoặc tác động kinh tế, môi trường và xã hội.

Khi thích hợp, tổ chức có thể báo cáo những thông tin sau đây cho mỗi cơ chế:

• Tổng số khiếu nại đã nhận được thông qua cơ chế trong kỳ báo cáo;

• Số khiếu nại đã được xử lý (hoặc xem xét) trong kỳ báo cáo;

• Số khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ báo cáo;

• Số khiếu nại đã nhận được thông qua cơ chế trước kỳ báo cáo và đã được giải quyết trong kỳ báo cáo;

• Số khiếu nại đã được giải quyết bằng cách khắc phục, và biện pháp khắc phục được áp dụng như thế nào.

Nếu tổ chức báo cáo bối cảnh về tác động tiêu cực đáng kể, thì tổ chức có thể cung cấp số liệu phân chia số khiếu nại theo tính chất và địa điểm khiếu nại, và bên nộp khiếu nại (bao gồm: nhân viên, người lao động không phải là nhân viên và công đoàn của họ; các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp; và xã hội dân sự hoặc cộng đồng địa phương).

Hướng dẫn cho điều khoản 1.9.6

Các chuẩn mực hoặc tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) OECD Guidelines for Multinational Enterprises, Liên hợp quốc (UN) Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights; và ‘Guiding Principles on Business and Human Rights’.

Công bố Thông tin 103-2Tiếp

Page 87: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Công bố Thông tin 103-3Đánh giá về Phương pháp Quản trị

Yêu cầu báo cáo

103-3

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 103-3-a-i

Cơ chế đánh giá hiệu quả của Phương pháp Quản trị có thể bao gồm:

• kiểm toán hoặc xác minh nội bộ hoặc độc lập (loại hình, hệ thống, phạm vi);

• các hệ thống đo lường;

• xếp hạng độc lập về hiệu quả hoạt động;

• đánh giá theo định chuẩn;

• phản hồi từ các bên liên quan;

• cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại.

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 103-3-a-ii

Giải thích cho những kết quả này có thể bao gồm:

• các công bố thông tin theo Tiêu chuẩn GRI hoặc các số liệu đo lường riêng của tổ chức dùng để báo cáo kết quả;

• hiệu quả hoạt động so với mục tiêu và chỉ tiêu, bao gồm các thành công và hạn chế chính;

• cách thức truyền đạt các kết quả;

• Các thách thức và kẽ hở trong phương pháp quản lý;

• bất kỳ trở ngại nào gặp phải, những nỗ lực không thành công và bất kỳ bài học nào rút ra từ quá trình đó;

• tiến độ thực hiện phương pháp quản trị.

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 103-3-a-iii

Các điều chỉnh trong Phương pháp Quản trị xuất phát từ kết quả của đánh giá có thể bao gồm:

• những thay đổi trong việc phân bổ nguồn lực, mục tiêu hoặc chỉ tiêu;

• những hành động cụ thể nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động.

Đối với mỗi chủ đề trọng yếu, tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Giải thích cách thức tổ chức đánh giá Phương pháp Quản trị, bao gồm:

i. cơ chế đánh giá hiệu quả của Phương pháp Quản trị;

ii. kết quả đánh giá Phương pháp Quản trị;

iii. bất kỳ điều chỉnh nào liên quan đến các Phương pháp Quản trị.

Page 88: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

Các tài liệu sau đây được sử dụng làm căn cứ thông tin cho việc xây dựng Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011.

2. Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

3. Liên hợp quốc (UN), Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights, 2008.

4. Liên hợp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 89: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13 GRI 103: Phương pháp Quản trị 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Global Sustainability Standards Board (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diên giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diên giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diên giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diên giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-057-3

Page 90: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI

201

GRI 201: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 2016

Page 91: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 5

1. Công bố Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 201-1 Giá trị kinh tế trực tiếp được tạo ra và phân bổ 6 Công bố thông tin 201-2 Ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài chinh, các rui

ro và cơ hội khác do biến đổi khi hậu 9 Công bố thông tin 201-3 Các nghĩa vụ theo chế độ phuc lợi đa quy định và

các chế độ hưu tri khác 11 Công bố thông tin 201-4 Hỗ trợ tài chinh nhận được từ chinh phu 12

Tài liệu tham khảo 13

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Tài chính xác lập các yêu cầu báo cáo về chu đề hiệu quả hoạt động kinh tế. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chu đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất cua các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong danh mục thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khich các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phim ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phim ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 92: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần cua bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Các Tiêu chuẩn này được thiết kế để các tổ chức báo cáo về tác động cua mình đối với nền kinh tế, môi trường và xa hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu truc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn Tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chu đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chu đề Kinh tế), GRI 300 (Chu đề Môi trường) và GRI 400 (Chu đề Xa hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chu đề yêu cầu công bố thông tin cụ thể cho chu đề đó, và được xác lập để sử dụng kết hợp với GRI 103: Phương pháp Quản trị là Tiêu chuẩn được sử dụng để báo cáo Phương pháp Quản trị cho chu đề.

GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong Phần GRI 200 (Chủ đề Kinh tế).

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế, nếu đây là một trong những chu đề trọng yếu cua tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI từng chu để, hoặc một phần nội dung cua Tiêu chuẩn đó, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm tuyên bố ‘Tham chiếu theo GRI’.

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo Phương pháp Quản trị đối với mỗi chu đề trọng yếu

Chọn trong các Tiêu chuẩn từng chu đề để báo cáo thông tin cho từng chu đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xa hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 93: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh cua các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thu các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đa được lập theo Tiêu chuẩn.

Các khuyến nghị. Khuyến nghị là tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khich, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thich và vi dụ để giup tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thu tất cả các yêu cầu áp dụng để tuyên bố rằng báo cáo đa được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh cua Tiêu chuẩn GRI, tinh bền vững về kinh tế có tương quan đến sức ảnh hưởng cua một tổ chức lên điều kiện kinh tế cua các bên liên quan, và lên hệ thống kinh tế cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Các Tiêu chuẩn trong Phần Chu đề Kinh tế (200) đề cập đến dòng vốn lưu chuyển giữa các bên liên quan khác nhau, và các tác động kinh tế trọng yếu cua một tổ chức đối với toàn xa hội.

GRI 201 đề cập đến chu đề hiệu quả hoạt động kinh tế. Hiệu quả kinh tế bao gồm giá trị kinh tế mà tổ chức tạo ra và phân bổ (EVG&D); các nghĩa vụ cua tổ chức theo chế độ phuc lợi đa quy định; hỗ trợ tài chinh mà tổ chức nhận được từ bất kỳ chinh phu nào; và tác động tài chinh cua biến đổi khi hậu.

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chinh cua Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động cua tổ chức liên quan đến hiệu quả kinh tế, và cách thức tổ chức quản lý những tác động này.

Page 94: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị và công bố thông tin theo từng chu đề. Những công bố thông tin này được quy định trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 201-1 Giá trị kinh tế trực tiếp được tạo ra và phân bổ• Công bố thông tin 201-2 Những tác động tài chinh và các rui ro & cơ hội khác do

biến đổi khi hậu• Công bố thông tin 201-3 Các nghĩa vụ theo chế độ phuc lợi đa quy định và các

chế độ hưu tri khác• Công bố thông tin 201-4 Hỗ trợ tài chinh nhận được từ chinh phu

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với hiệu quả kinh tế, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 201:Hiệu quả Kinh tế

1. Công bố thông tin Phương pháp Quản trịCông bố thông tin Phương pháp Quản trị là giải thich, thuyết minh về cách thức tổ chức quản lý một chu đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ich và kỳ vọng hợp lý cua các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo cua mình đa được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị cua mình đối với mỗi chu đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chu đề cho những chu đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chu đề được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động cua tổ chức. GRI 103 quy định rõ cách báo cáo Phương pháp Quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 95: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

2. Công bố thông tin theo từng chủ đềTổ chức được đề nghị tổng hợp thông tin để công bố thông tin kinh tế bằng cách sử dụng số liệu từ báo cáo tài chinh đa kiểm toán, hoặc từ báo cáo kế toán quản trị đa được kiểm toán nội bộ, vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp. Vi dụ, có thể tổng hợp dữ liệu bằng cách sử dụng:

• Các Chuẩn mực Báo cáo Tài chinh Quốc tế (IFRS) có liên quan, do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành, và Các Diễn giải do Ủy ban Diễn giải Chuẩn mực Báo cáo Tài chinh Quốc tế IFRS lập ra (một số công bố thông tin tham chiếu IFRS cụ thể );

• các Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế (IPSAS) ban hành bởi Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC);

• các chuẩn mực quốc gia hoặc khu vực được quốc tế công nhận cho mục đich báo cáo tài chinh.

Công bố Thông tin 201-1Giá trị kinh tế trực tiếp được tạo ra và phân bổ

Các yêu cầu báo cáo

201-1

Công bố Thông tin

2.1 Khi tổng hợp thông tin qui định tại Công bố Thông tin 201-1, tổ chức báo cáo phải, nếu áp dụng, tổng hợp dữ liệu EVG&D từ dữ liệu trong báo cáo tài chinh hoăc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L) đa kiểm toán của tổ chức, hoăc báo cáo kế toán quản trị đa được kiểm toán nội bộ của tổ chức.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Thông tin về việc tạo ra và phân bổ giá trị kinh tế phản ánh một cách cơ bản cách tổ chức tạo ra tài sản cho các bên liên quan. Một số khoản mục cua giá trị kinh tế được tạo ra và phân bổ (EVG&D) cũng cung cấp hồ sơ kinh tế cua tổ chức, sẽ hữu ich cho việc chuẩn hóa các số liệu khác về hiệu quả hoạt động.

Nếu trình bày chi tiết ở cấp quốc gia, EVG&D có thê cung cấp một bức tranh hữu ich về giá trị tiền tệ trực tiếp gia tăng đối với nền kinh tế nước sở tại.

Hướng dẫn Công bố Thông tin 201-1

Doanh thu

Tổ chức có thể tinh doanh thu bằng tổng cua doanh thu ròng, doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chinh và doanh thu từ việc bán tài sản. Doanh thu ròng có thể được tinh bằng tổng doanh thu từ sản phẩm và dịch vụ trừ đi hàng bán bị trả lại, chiết khấu và giảm trừ. Doanh thu từ đầu tư tài chinh có thể bao gồm các khoản tiền mặt nhận được như:

• lai cho vay tài chinh;

• cổ tức từ cổ phần;

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Giá trị kinh tế trực tiếp được tạo ra và phân bổ (EVG&D) trên cơ sơ dự thu dự chi, bao gôm các khoản mục cơ bản của các hoạt động toàn cầu của tổ chức như liệt kê dưới đây. Nếu trình bày dữ liệu trên cơ sơ thực thu thực chi, thì báo cáo lý do tại sao lựa chọn phương pháp này ngoài việc báo cáo các khoản mục cơ bản dưới đây:

i. Giá trị kinh tế trực tiếp được tạo ra: doanh thu;

ii. Giá trị kinh tế được phân bổ: chi phi hoạt động, lương và phúc lợi của nhân viên, các khoản thanh toán cho nhà cung cấp vốn, các khoản phải nộp cho chinh phủ tinh theo quốc gia, các khoản đầu tư cho cộng đông;

iii. Giá trị kinh tế chưa phân phối: ‘Giá trị kinh tế trực tiếp được tạo ra’ trừ đi ‘Giá trị kinh tế được phân bổ’.

b. Trong trường hợp EVG&D có giá trị lớn, báo cáo EVG&D tách bạch theo cấp quốc gia, khu vực hoăc thị trường, và các tiêu chi sử dụng để xác định mức độ tác động của giá trị đó.

Page 96: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

• tiền tác quyền; • thu nhập trực tiếp từ tài sản, như tiền cho thuê bất

động sản;

Doanh thu từ việc bán tài sản có thể bao gồm:• tài sản hữu hình, như bất động sản, cơ sở hạ tầng

và trang thiết bị; • tài sản vô hình, như quyền sở hữu tri tuệ, thiết kế

và thương hiệu.

Chi phí vận hành

Tổ chức có thể tinh chi phi vận hành bao gồm các khoản chi trả bằng tiền mặt cho các đối tượng bên ngoài tổ chức như nguyên vật liệu, các thành phần sản phẩm, cơ sở hoạt động và các dịch vụ mua vào.

Các dịch vụ mua vào có thể bao gồm các khoản chi trả cho người tự doanh, các cơ quan cung ứng lao động tạm thời và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác. Chi phi liên quan đến người lao động không phải là nhân viên nghiệp vụ cũng được hạch toán vào chi phi dịch vụ mua vào, thay vì hạch toán vào khoản mục lương và phuc lợi nhân viên.

Chi phi vận hành có thể bao gồm: • tiền thuê bất động sản; • tiền bản quyền, lệ phi cấp phép;• các khoản thanh toán vận động hành lang (vì các

khoản này có mục đich thương mại rõ ràng);• tiền tác quyền; • các khoản thanh toán cho người lao động có ký

hợp đồng; • chi phi đào tạo, nếu sử dụng giảng viên bên ngoài; • quần áo bảo hộ lao động.Việc sử dụng các khoản chi phi “dọn đường / bôi trơn / vận động hành lang” cũng được đề cập trong GRI 205: Chống tham nhũng.

Lương và phúc lợi nhân viên

Tổ chức có thể tinh lương và phuc lợi cua nhân viên bằng tổng bảng lương (bao gồm lương nhân viên và các khoản trả cho cơ quan nhà nước thay mặt cho nhân viên) cộng với tổng phuc lợi (không bao gồm chi phi đào tạo, chi phi thiết bị bảo hộ hoặc các khoản mục chi phi khác liên quan trực tiếp đến công việc chuyên môn cua nhân viên).

Các khoản trả cho cơ quan nhà nước thay mặt cho nhân viên có thể bao gồm các khoản thuế liên quan đến người lao động, thuế phụ thu và các quy trợ cấp thất nghiệp.

Tổng phuc lợi có thể bao gồm: • những đóng góp thông thường, chẳng hạn như

đóng góp cho quy hưu tri, bảo hiểm, phương tiện đi lại cua công ty và sức khoe cá nhân;

• những khoản hỗ trợ khác cho nhân viên như nhà ở, cho vay không tinh lai, hỗ trợ đi lại bằng phương tiện công cộng, trợ cấp giáo dục, và trợ cấp thôi việc.

Các khoản thanh toán cho nhà cung cấp vốn

Tổ chức có thể tinh toán các khoản thanh toán cho nhà cung cấp vốn gồm cổ tức cho tất cả cổ đông, cộng với các khoản trả lai cho bên cho vay.

Các khoản trả lai cho bên cho vay có thể bao gồm:• tiền lai cho các loại nợ và vay (không chỉ nợ

dài hạn); • tiền nợ cổ tức phải trả cho các cổ đông ưu đai.

Các khoản phải nộp cho chính phủ

Tổ chức có thể tinh toán các khoản phải nộp cho chinh phu bằng cách bao gồm tất cả các khoản thuế cua tổ chức, cộng với các khoản tiền phạt liên quan đa nộp ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương. Các khoản thuế cua tổ chức có thể bao gồm thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập và thuế tài sản.

Các khoản phải nộp cho chinh phu không bao gồm các khoản thuế hoan lại kỳ sau vì các khoản này có thể không được chi trả.

Nếu hoạt động ở nhiều quốc gia, tổ chức có thể báo cáo các khoản thuế phải nộp theo quốc gia, bao gồm định nghĩa về phân đoạn đa sử dụng.

Các khoản đầu tư cộng đồng

Tổng các khoản đầu tư cộng đồng liên quan đến chi phi thực tế trong kỳ báo cáo, không phải là các cam kết. Tổ chức có thể tinh toán các khoản đầu tư cộng đồng bao gồm các khoản quyên tặng tự nguyện, cộng với các khoản đầu tư gây quy trong cộng động rộng hơn, nơi tổ chức hướng đến những người thụ hưởng bên ngoài. Các khoản quyên tặng tự nguyện và các khoản đầu tư gây quy trong cộng đồng rộng hơn, nơi tổ chức hướng đến những người thụ hưởng bên ngoài có thể bao gồm: • các khoản đóng góp cho các tổ chức từ thiện, Tổ

chức Phi Chinh phu (NGO) và các viện nghiên cứu (không liên quan đến hoạt động nghiên cứu và phát triển thương mại cua tổ chức);

• các quy hỗ trợ cơ sở hạ tầng cộng đồng, chẳng hạn như cơ sở giải tri;

• chi phi trực tiếp cho các chương trình xa hội, bao gồm các sự kiện nghệ thuật và giáo dục.

Nếu báo cáo các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tổ chức có thể bao gồm các khoản chi phi hàng hóa và lao động, ngoài các khoản chi phi vốn, chi phi hoạt động kinh doanh để hỗ trợ các chương trình hoặc các cơ sở đang hoạt động. Vi dụ về việc hỗ trợ các chương trình hoặc các cơ sở đang hoạt động có thể bao gồm tài trợ cua tổ chức cho các hoạt động hàng ngày cua một cơ sở công cộng.

Đầu tư cộng đồng không bao gồm các hoạt động phá lý và thương mại hoặc khi mà mục đich đầu tư chỉ mang tinh thương mại (các khoản quyên tặng cho các đảng phái chinh trị có thể được bao gồm nhưng được đề cập riêng, chi tiết hơn trong GRI 415: Chính sách Công).

Công bố Thông tin 201-1Tiếp

Page 97: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Đầu tư cộng đồng cũng không bao gồm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nào xuất phát chu yếu từ nhu cầu cua hoạt động kinh doanh nòng cốt, hoặc để thuc đẩy hoạt động kinh doanh cua tổ chức. Vi dụ, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xuất phát chu yếu từ nhu cầu hoạt động kinh doanh cốt lõi như là việc xây đường đến một hầm mo hoặc một nhà máy. Việc tinh toán giá trị đầu tư có thể bao gồm chi phi xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hoạt động kinh doanh chinh cua tổ chức, chẳng hạn trường học hoặc bệnh viện cho người lao động và gia đình họ.

Xem các tham chiếu 5, 6, 7 và 9 trong phần Tài liệu tham khảo.

Công bố Thông tin 201-1Tiếp

Page 98: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Công bố thông tin 201-2Ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài chinh, các rui ro và cơ hội khác do biến đổi khi hậu

Yêu cầu báo cáo

201-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.3 Khi tổng hợp thông tin qui định trong Công bố Thông tin 201-2, tổ chức báo cáo nên báo cáo những đặc điểm bổ sung sau đây về các rui ro và cơ hội đa nhận diện:

2.3.1 Mô tả yếu tố tạo ra rui ro hoặc cơ hội, vi dụ một qui định pháp luật, hoặc một nguyên nhân thực tế, như sự khan hiếm nước;

2.3.2 Khoảng thời gian ước tinh mà rui ro hoặc cơ hội có tác động lớn đến kết quả hoạt động tài chinh;

2.3.3 Các tác động trực tiếp và gián tiếp (tác động ảnh hưởng trực tiếp, hay gián tiếp đến tổ chức thông qua chuỗi giá trị);

2.3.4 Các tác động tiềm tàng nói chung, bao gồm cả tác động giup tăng hoặc gây giảm:

2.3.4.1 chi phi vốn và chi phi vận hành;

2.3.4.2 nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ;

2.3.4.3 lượng vốn đang có hoặc cơ hội đầu tư;

2.3.5 Khả năng phát sinh (xác suất tác động đối với tổ chức);

2.3.6 Phạm vi tác động (mức độ ảnh hưởng về mặt tài chinh cua tổ chức).

2.2 Khi tổng hợp thông tin nêu trong Công bố Thông tin 201-2, nếu tổ chức báo cáo không có hệ thống tinh toán kết quả hoạt động tài chinh hoăc chi phi, hoăc dự toán doanh thu, thì tổ chức phải báo cáo kế hoạch và tiến độ để phát triển những hệ thống cần thiết.

Hướng dẫn

Hướng dẫn Công bố Thông tin 201-2

Các rui ro và cơ hội do biến đổi khi hậu có thể phân loại thành:

• vật chất

• pháp lý

• khác

Các rui ro và cơ hội về vật chất có thể bao gồm:

• tác động cua những cơn bao thường xuyên và có cường độ mạnh;

• thay đổi mực nước biển dâng, nhiệt độ xung quanh và lượng nước sẵn có;

• tác động đối với người lao động – chẳng hạn như ảnh hưởng về sức khoe, bao gồm ốm đau hoặc bệnh tật do nắng nóng hay nhiệt độ cao, và nhu cầu di dời hoạt động.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các rủi ro và cơ hội phát sinh do biến đổi khi hậu có khả năng tạo ra những thay đổi lớn trong công tác vận hành, doanh thu hoăc chi phi, bao gôm:

i. mô tả rủi ro hoăc cơ hội, và phân loại thành rủi ro và cơ hội về vật chất, về pháp lý hoăc về loại khác;

ii. mô tả tác động liên quan đến rủi ro hoăc cơ hội;

iii. ảnh hương về măt tài chinh của rủi ro hoăc cơ hội trước khi áp dụng biện pháp quản lý rủi ro hoăc cơ hội;

iv. các phương pháp được sử dụng để quản lý rủi ro và cơ hội;

v. chi phi của những biện pháp được thực hiện để quản lý rủi ro hoăc cơ hội.

Page 99: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Công bố thông tin 201-2Tiếp

Các rui ro và cơ hội khác có thể bao gồm khả năng cung cấp công nghệ, sản phẩm hoặc dịch vụ mới để giải quyết các thách thức liên quan đến biến đổi khi hậu và các thay đổi về hành vi cua khách hàng.

Các phương pháp được sử dụng để quản lý rui ro hoặc cơ hội có thể bao gồm:

• thu và lưu trữ khi các-bon;

• chuyển đổi nhiên liệu;

• sử dụng năng lượng có thể tái tạo và có lượng các-bon thấp hơn;

• nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng;

• giảm phát thải khi đốt, thông gió và thoát khi;

• chứng nhận năng lượng có thể tái tạo;

• sử dụng bù đắp khi các-bon.

Bối cảnh

Biến đổi khi hậu mang đến những rui ro và cơ hội cho các tổ chức, nhà đầu tư và các bên liên quan cua họ.

Khi chinh phu các nước có động thái điều tiết các hoạt động góp phần gây ra biến đổi khi hậu, thì các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp chịu trách nhiệm đối với phát thải phải đối mặt với những cơ hội và rui ro pháp lý. Rui ro có thể bao gồm chi phi tăng lên hoặc các yếu tố khác tác động đến năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, những giới hạn về phát thải khi nhà kinh (GHG) cũng có thể tạo cơ hội cho tổ chức khi mà các công nghệ và các thị trường mới được tạo ra. Điều này đặc biệt đung với những tổ chức có thể sử dụng hoặc sản xuất ra năng lượng và các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn.

Xem các tham chiếu 2, 3 và 4 trong phần Tài liệu tham khảo.

Page 100: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Công bố thông tin 201-3Các nghĩa vụ theo chế độ phuc lợi đa quy định và các chế độ hưu tri khác

Các yêu cầu báo cáo

201-3

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.4 Khi tổng hợp thông tin nêu trong Công bố Thông tin 201-3, tổ chức báo cáo nên:

2.4.1 tinh toán thông tin phù hợp theo các quy định và phương pháp cua các đơn vị thẩm quyền liên quan, và báo cáo số liệu tổng hợp;

2.4.2 sử dụng cùng các ky thuật hợp nhất như những ky thuật áp dụng khi lập báo cáo tài chinh cua tổ chức.

Hướng dẫn

Hướng dẫn Công bố Thông tin 201-3

Cấu truc cua chương trình hưu tri cung cấp cho nhân viên có thể dựa trên:

• chế độ phuc lợi đa quy định;

• chương trình đóng góp vào quy phuc lợi nhân viên đa quy định;

• các loại hình phuc lợi hưu tri khác.

Mỗi thể chế khác nhau, chẳng hạn như quốc gia, có cách diễn giải và hướng dẫn khác nhau về phương pháp tinh toán được sử dụng để xác định phạm vi chương trình phuc lợi.

Lưu ý rằng các chương trình phuc lợi hưu tri là một phần cua IAS 19 Phúc lợi Nhân viên cua Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), tuy nhiên, IAS 19 bao gồm nhiều chu đề hơn.

Xem tham chiếu 7 trong phần Tài liệu tham khảo.

Bối cảnh

Khi tổ chức cung cấp chương trình hưu tri cho nhân viên cua mình, những phuc lợi này có thể trở thành cam kết mà đối tượng cua chế độ hưu tri có kế hoạch thực hiện cho mục đich an sinh kinh tế dài hạn.

Chế độ phuc lợi đa quy định có các tác động tiềm tàng đối với người sử dụng lao động về các nghĩa vụ cần đáp ứng. Các loại chương trình khác, như chương trình đóng góp vào quy phuc lợi nhân viên, không đảm bảo quyền tham gia chương trình hưu tri hoặc chất lượng cua phuc lợi. Vì vậy, loại chương trình được chọn có tác động đối với cả nhân viên và người sử dụng lao động. Ngược lại, một chương trình hưu tri có nguồn kinh phi đầy đu có thể thu hut và giữ chân nhân viên và hỗ trợ người sử dụng lao động hoạch định chiến lược và công tác tài chinh dài hạn.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Nếu các nguôn lực cơ bản của tổ chức đáp ứng được nghia vụ pháp lý của chế độ phúc lợi, thì báo cáo giá trị ước tinh của những nghia vụ pháp lý đó.

b. Nếu có quy riêng để chi trả cho các nghia vụ trợ cấp theo chế độ hưu tri, thì báo cáo:

i. mức độ nghia vụ pháp lý như ước tinh đa được bao gộp trong tài sản dành riêng để đáp ứng yêu cầu đó;

ii. cơ sơ áp dụng để ước tinh;

iii. thời điểm ước tinh.

c. Nếu một quy được thành lập để đáp ứng nghia vụ hưu tri mà không được trang trải đầy đủ, người sử dụng lao động sẽ giải thich chiến lược để có thể hoàn thành đầy đủ nghia vụ, và thời hạn; theo cách đó người sử dụng lao động hy vọng hoàn thành đầy đủ nghia vụ.

d. Tỷ lệ phần trăm lương do người lao động hoăc người sử dụng lao động đóng góp.

e. Mức độ tham gia vào các chương trình hưu tri, như tham gia vào các chương trình bắt buộc hoăc tự nguyện, các chương trình theo quốc gia hoăc khu vực, hoăc các chương trình có tác động tài chinh.

Page 101: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Công bố thông tin 201-4Hỗ trợ tài chinh nhận được từ chinh phu

Các yêu cầu báo cáo

201-4

Công bố Thông tin

2.5 Khi tổng hợp thông tin nêu trong Công bố Thông tin 201-4, tổ chức báo cáo phải xác định giá trị bằng tiền đến từ sự hỗ trợ tài chinh của chinh phủ thông qua áp dụng nhất quán các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Công bố này cung cấp một thước đo về sự đóng góp cua chinh phu đối với một tổ chức.

Sự hỗ trợ tài chinh đáng kể nhận được từ chinh phu, so với các khoản thuế đa trả, có thể hữu ich cho việc kiến tạo một hình ảnh cân bằng về mối tương giao giữa tổ chức và chinh phu.

Xem tham chiếu 8 trong phần Tài liệu tham khảo.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng giá trị bằng tiền mà tổ chức nhận được từ chinh phủ trong kỳ báo cáo, bao gôm:

i. miễn giảm thuế và ưu đai thuế;

ii. trợ cấp;

iii. các khoản tài trợ đầu tư, tài trợ nghiên cứu và phát triển, và các loại tài trợ liên quan khác;

iv. các khoản thương;

v. thời gian miễn phi bản quyền;

vi. hỗ trợ tài chinh từ các Cơ quan Tin dụng Xuất khẩu (ECA);

vii. ưu đai tài chinh;

viii. các phúc lợi tài chinh khác nhận được hoăc có thể được nhận từ bất kỳ chinh phủ nào cho bất kỳ hoạt động nào.

b. Thông tin trong 201-4-a theo quốc gia.

c. Liệu có hay không khả năng chinh phủ tham gia vào cơ cấu vốn cổ phần, và mức độ tham gia như thế nào.

Page 102: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

Các tài liệu sau đây được sử dụng làm căn cứ thông tin cho việc xây dựng Tiêu chuẩn này và có thể hữu ich trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chinh phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

2. Dự án Công bố Thông tin về khi Các-bon (CDP), Hướng dẫn công ty đáp ứng yêu cầu thông tin CDP của nhà đầu tư (Guidance for companies responding to the Investor CDP Information Request), được cập nhật hàng năm.

3. Hội đồng Tiêu chuẩn Công bố Thông tin về Khi hậu (CDSB), Khung Báo cáo Biến đổi khí hậu (Climate Change Reporting Framework) – Phiên bản 1.1, Tháng 10, 2012.

4. Hội đồng Tiêu chuẩn Công bố Thông tin về Khi hậu (CDSB), Cập nhật Giới hạn Khung báo cáo Biến đổi khí hậu (Climate Change Reporting Framework Boundary Update), Tháng 6 năm 2012.

5. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), IAS 12 Thuế thu nhập (Income Taxes), 2001.

6. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), IAS 18 Doanh thu (Revenues), 2001.

7. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), IAS 19 Phúc lợi Nhân viên (Employee Benefits), 2001.

8. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), IAS 20 Hạch toán các khoản tài trợ của chính phủ và Thuyết minh Hỗ trợ của chính phủ (Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance), 2001.

9. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), IFRS 8 Operating Segments, 2006.

Tài liệu tham khảo

Page 103: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

14 GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đa được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển bền vững Toàn cầu (Global Sustainability Standards Board) (GSSB) thông qua một quy trình tham vấn chuyên biệt với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khich tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm cua những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước cua GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trich dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khi, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đich khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản cua GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu cua Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-058-0

Page 104: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 202: SỰ HIỆN DIỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG 2016

GRI

202

Page 105: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố Thông tin 202-1 Tỷ lệ của mức lương khởi điểm theo giới tính so với

mức lương tối thiểu của vùng 6 Công bố thông tin 202-2 Tỷ lệ thành viên ban lãnh đạo được tuyển dụng tư

công đông đia phương 8

Tài liệu tham khảo 9

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hôi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về đia chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường quy đinh các yêu cầu báo cáo về chủ đề sự hiện diện trên thi trường. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác đông liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được đinh nghĩa trong danh mục thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể tư ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gôm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong môt cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào môt liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 106: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

Giới thiệu

GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong Phần GRI 200 (Chủ đề Kinh tế).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là môt phần của bô Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Các Tiêu chuẩn này được thiết kế để các tổ chức báo cáo về tác đông của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hôi.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng môt bô các tiêu chuẩn theo tưng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bô tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn Tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ  đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hôi).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề yêu cầu công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng kết hợp với GRI 103: Phương pháp Quản trị là Tiêu chuẩn được sử dụng để báo cáo phương pháp quản tri cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buôc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như môt bô tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuôc vào mức đô công bố thông tin được bao gôm trong báo cáo. Khi lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức sử dụng, GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường, nếu đây là môt trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng môt số Tiêu chuẩn GRI hoặc môt phần nôi dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải đính kèm tuyên bố ‘Có tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bô Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản tri

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo Phương pháp Quản tri đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Chọn trong các Tiêu chuẩn tưng chủ đề để báo cáo thông tin cho tưng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hôi

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bô Tiêu chuẩn GRI

Page 107: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gôm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buôc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thi bằng tư 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghi và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buôc phải tuân thủ các khuyến nghi hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập theo Tiêu chuẩn.

Các khuyến nghị. Khuyến nghi là tình huống trong đó môt hành đông cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buôc. Trong tài liệu này, tư ‘nên’ biểu thi môt khuyến nghi.

Hướng dẫn. Mục này bao gôm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buôc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, tính bền vững về kinh tế có tương quan đến sức ảnh hưởng của môt tổ chức lên điều kiện kinh tế của các bên liên quan, và lên hệ thống kinh tế cấp đia phương, quốc gia và toàn cầu. Khía cạnh kinh tế không chú trọng vào tình hình tài chính của tổ chức.

Các Tiêu chuẩn trong Phần Chủ đề Kinh tế (200) đề cập đến dòng vốn lưu chuyển giữa các bên liên quan khác nhau, và các tác đông kinh tế trọng yếu của môt tổ chức đối với toàn xã hôi.

GRI 202 đề cập đến chủ đề sự hiện diện của môt tổ chức trên thi trường, bao gôm đóng góp của tổ chức cho sự phát triển kinh tế của các công đông hoặc khu vực đia phương nơi tổ chức hoạt đông. Ví dụ, chủ đề này có thể bao gôm phương cách áp dụng của tổ chức đối với vấn đề thu nhập hoặc tuyển dụng lao đông đia phương.

Các công bố trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về những tác đông của tổ chức đến sự hiện diện trên thi trường, và cách thức tổ chức quản lý những tác đông ấy.

Page 108: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

Tiêu chuẩn này bao gôm các công bố thông tin về phương pháp quản tri và công bố thông tin theo tưng chủ đề. Những công bố thông tin này được quy đinh trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản tri (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 202-1 Tỷ lệ của mức lương khởi điểm theo giới tính so với

mức lương tối thiểu của vùng• Công bố thông tin 202-2 Tỷ lệ thành viên ban lãnh đạo được tuyển dụng tư

công đông đia phương

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với sự hiện diện trên thị trường, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 202:Sự hiện diện trên Thị trường

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương pháp quản tri là giải thích, thuyết minh về cách thức tổ chức quản lý môt chủ đề trọng yếu, các tác đông có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI đều bắt buôc phải báo cáo phương pháp quản tri của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo tưng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn tưng chủ đề được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bô công bố thông tin về các tác đông của tổ chức. GRI 103 quy đinh cách thức báo cáo phương pháp quản tri và những thông tin cần cung cấp.

Page 109: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

Công bố thông tin 202-1Tỷ lệ của mức lương khởi điểm theo giới tính so với mức lương tối thiểu của vùng

Yêu cầu báo cáo

202-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hợp thông tin trong Công bố Thông tin 202-1-b, tổ chức báo cáo nên:

2.1.1 sử dụng mô tả về các hoạt đông của tổ chức nêu trong Công bố thông tin 102-2 trong GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung;

2.1.2 chuyển đổi mức lương khởi điểm sang cùng đơn vi áp dụng cho mức lương tối thiểu (ví dụ: lương theo giờ hoặc lương tháng), nếu thích hợp;

2.1.3 Khi môt tỷ lệ đáng kể người lao đông khác (không bao gôm nhân viên) thực hiện các hoạt đông của tổ chức được trả thù lao theo mức lương dựa trên các quy tắc về tiền lương tối thiểu, thì cần báo cáo tỷ lệ của mức lương khởi điểm phân theo giới tính tại các đia điểm hoạt đông quan trọng so với mức lương tối thiểu.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Khi số lượng nhân viên được trả thù lao dựa trên các quy tắc về tiền lương tối thiểu chiếm tỷ lệ đáng kể, thì cần báo cáo tỷ lệ của mức lương khởi điểm phân theo giới tinh tại các địa điểm hoạt động quan trọng so với mức lương tối thiểu.

b. Khi một tỷ lệ đáng kể người lao động khác (không bao gồm nhân viên) thực hiện các hoạt động của tổ chức được trả thù lao theo mức lương dựa trên các quy tắc về tiền lương tối thiểu, thì cần mô tả các biện pháp đã thực hiện để xác định liệu những người lao động này có được trả cao hơn mức lương tối thiểu hay không.

c. Liệu mức lương tối thiểu ở địa phương có bị phớt lờ hay thay đổi phụ thuộc vào giới tinh, ở các địa điểm hoạt động quan trọng không. Trong trường hợp có thể sử dụng các mức lương tối thiểu khác nhau, thì báo cáo mức lương tối thiểu đang được sử dụng.

d. Định nghĩa dùng cho thuật ngữ ‘các địa điểm hoạt động quan trọng’.

2. Công bố thông tin theo từng chủ đềTổ chức được đề nghi tổng hợp thông tin để công bố thông tin kinh tế bằng cách sử dụng số liệu tư báo cáo tài chính đã kiểm toán, hoặc tư báo cáo kế toán quản tri đã được kiểm toán nôi bô, vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp. Ví dụ, có thể tổng hợp dữ liệu bằng cách sử dụng:

• Các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) có liên quan, do Hôi đông Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành, và Các Diễn giải do Ủy ban Diễn giải Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS lập ra (môt số công bố thông tin tham chiếu IFRS cụ thể );

• các Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế (IPSAS) ban hành bởi Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC);

• các chuẩn mực quốc gia hoặc khu vực được quốc tế công nhận cho mục đích báo cáo tài chính.

Page 110: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

Hướng dẫn

Bối cảnh

Công bố thông tin này áp dụng cho những tổ chức có tỷ lệ đáng kể số nhân viên và người lao đông (không bao gôm nhân viên) thực hiện các hoạt đông của tổ chức, được trả thù lao theo phương thức hoặc thang lương tuân thủ chặt chẽ luật pháp hoặc các quy đinh về mức lương tối thiểu.

Việc trả lương cao hơn mức tối thiểu có thể giúp đóng góp cho an sinh kinh tế của người lao đông thực hiện các hoạt đông của tổ chức. Mức lương có tác đông tức thì, và ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân, tổ chức, quốc gia và nền kinh tế. Phân bổ mức lương có ý nghĩa quan trọng để loại bỏ sự bất bình đẳng, như khoảng cách chênh lệch mức lương giữa phụ nữ và nam giới, hay giữa công dân và người nhập cư.

Ngoài ra, mức lương khởi điểm so với mức lương tối thiểu của vùng cho thấy năng lực cạnh tranh về lương của tổ chức và cung cấp thông tin liên quan để đánh giá ảnh hưởng của tiền lương đối với thi trường lao đông đia phương. So sánh thông tin này theo giới tính cũng có thể là thước đo để đánh giá quan điểm và phương pháp tiếp cận của tổ chức đối với vấn đề cơ hôi bình đẳng ở nơi làm việc.

Công bố thông tin 202-1 Tiếp

Page 111: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

Công bố thông tin 202-2Tỷ lệ thành viên ban lãnh đạo được tuyển dụng tư công đông đia phương

Yêu cầu báo cáo

202-2

Công bố Thông tin

2.2 Khi tổng hợp thông tin trong Công bố thông tin 202-2, Tổ chức báo cáo phải tinh toán tỷ lệ phần trăm này bằng việc sử dụng dữ liệu đối với nhân viên toàn thời gian .

Hướng dẫn

Hướng dẫn Công bố Thông tin 202-2

Thành viên ban lãnh đạo được tuyển dụng tư công đông đia phương bao gôm những cá nhân sinh ra hoặc có quyền cư trú hợp pháp vô thời hạn (ví dụ: công dân nhập tich hoặc người có thi thực vô thời hạn) ở cùng thi trường đia lý với cơ sở hoạt đông của tổ chức. Đinh nghĩa đia lý của thuật ngữ ‘đia phương’ có thể bao gôm công đông xung quanh cơ sở hoạt đông, môt khu vực nằm trong phạm vi quốc gia hoặc môt quốc gia.

Bối cảnh

Việc ban lãnh đạo của tổ chức bao gôm các thành viên đến tư công đông đia phương thể hiện sự hiện diện tích cực trên thi trường của tổ chức. Việc bao gôm các thành viên đến tư công đông đia phương trong đôi ngũ quản lý có thể giúp thúc đẩy nguôn vốn nhân lực. Sự hiện diện của thành viên tư công đông đia phương trong đôi ngũ quản lý cũng có thể gia tăng lợi ích kinh tế cho công đông đia phương và cải thiện khả năng nắm bắt nhu cầu đia phương của tổ chức.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ thành viên ban lãnh đạo tại những địa điểm hoạt động quan trọng được tuyển dụng từ cộng đồng địa phương.

b. Định nghĩa sử dụng cho thuật ngữ ‘ban lãnh đạo’.

c. Định nghĩa địa lý của thuật ngữ ‘địa phương của tổ chức’.

d. Định nghĩa dùng cho thuật ngữ ‘các địa điểm hoạt động quan trọng’.

Page 112: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chinh phủ có hiệu lực:

1. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women (CEDAW)’, 1979.

Tài liệu tham khảo

Page 113: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 202: Sự hiện diện trên Thị trường 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soạn bởi Hôi đông Tiêu chuẩn Phát triển bền vững Toàn cầu (Global Sustainability Standards Board) (GSSB) thông qua môt quy trình tham vấn chuyên biệt với nhiều bên liên quan bao gôm đại diện tư các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hôi đông Quản tri GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc môt phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hôi đông Quản tri GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chiu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp tư việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào tư tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dich, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-059-7

Page 114: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 203: TÁC ĐỘNG KINH TẾ GIÁN TIẾP 2016

GRI

203

Page 115: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 203-1 Đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được hỗ trợ 6 Công bố thông tin 203-2 Tác động kinh tế gián tiếp trọng yếu 7

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp xác lập các yêu cầu báo cáo về chủ đề tác động kinh tế gián tiếp. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong danh mục thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 116: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 2016

Giới thiệu

GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong Phần GRI 200 (Chủ đề Kinh tế).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởlà xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Các Tiêu chuẩn này được thiết kế để các tổ chức báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn Tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Nền tảngGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề yêu cầu công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng kết hợp với GRI 103: Phương pháp Quản trị là Tiêu chuẩn được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Khi lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức sử dụng GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo Phương pháp Quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 117: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh kinh tế của phát triển bền vững liên quan tới tác động của tổ chức đến kinh tế của các bên liên quan. Khía cạnh kinh tế cũng liên quan đến hệ thống kinh tế ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu. Khía cạnh kinh tế không chú trọng vào tình hình tài chính của tổ chức.

Các Tiêu chuẩn trong Phần Chủ đề Kinh tế (200) đề cập đến dòng vốn lưu chuyển giữa các bên liên quan khác nhau, và các tác động kinh tế trọng yếu của một tổ chức đối với toàn xã hội.

Tác động kinh tế được định nghĩa là thay đổi về năng lực sản xuất của nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến an sinh của các bên liên quan hoặc của cộng đồng và triển vọng phát triển dài hạn. GRI 203 đề cập đến các tác động kinh tế gián tiếp, chính là các hậu quả khác do tác động trực tiếp của các giao dịch tài chính và dòng tiền giữa các tổ chức và các bên liên quan. GRI 203 cũng đề cập đến tác động của các khoản đầu tư cơ sở hạ tầngvà dịch vụ được của tổ chức hỗ trợ.

Tác động kinh tế gián tiếp có thể bằng tiền hoặc không phải bằng tiền, và đặc biệt quan trọng để đánh giá trong mối liên hệ với cộng đồng địa phương và nền kinh tế trong khu vực.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về những tác động kinh tế gián tiếp của tổ chức, và cách thức tổ chức quản lý những tác động này.

Page 118: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 203-1 Đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được hỗ trợ• Công bố thông tin 203-2 Tác động kinh tế gián tiếp trọng yếu

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với tác động kinh tế gián tiếp, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 203:Tác động Kinh tế Gián tiếp

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương pháp quản trị là giải thích, thuyết minh về cách thức tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn theo từng chủ đề này được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo Phương pháp Quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Khuyến nghị báo cáo

1.2 Tổ chức báo cáo nên:

1.2.1 mô tả các công việc đã được thực hiện để hiểu rõ các tác động kinh tế gián tiếp ở cấp độ quốc gia, vùng hoặc địa phương;

1.2.2 giải thích việc tổ chức có thực hiện đánh giá nhu cầu của cộng đồng hay không nhằm xác định nhu cầu về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác, và mô tả kết quả đánh giá.

Page 119: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 2016

Công bố thông tin 203-1Đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được hỗ trợ

Các yêu cầu báo cáo

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hợp thông tin nêu trong Công bố Thông tin 203-1, tổ chức báo cáo nên công bố thông tin về:

2.1.1 quy mô, chi phí và thời gian của từng khoản đầu tư cơ sở hạ tầng đáng kể hoặc dịch vụ được hỗ trợ;

2.1.2 mức độ mà các cộng đồng khác nhau hoặc các nền tế địa phương khác nhau chịu tác động bởi các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được hỗ trợ của tổ chức.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Công bố thông tin này liên quan đến tác động của các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được hỗ trợ của tổ chức đối với các bên liên quan và nền kinh tế.

Các tác động của đầu tư cơ sở hạ tầng có thể mở rộng ra ngoài phạm vi các hoạt động của chính tổ chức và kéo dài trong một khoảng thời gian lâu hơn. Các khoản đầu tư đó có thể bao gồm các kết nối giao thông vận tải, các tiện ích, các cơ sở xã hội của cộng đồng, các trung tâm sức khoe và phúc lợi và các trung tâm thể thao. Ngoài các khoản đầu tư vào các hoạt động của chính tổ chức, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng là thước đo để đánh giá mức độ đóng góp bằng vốn của tổ chức vào nền kinh tế.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mức độ phát triển của các công trình đầu tư cơ sơ hạ tầng đáng kể và dịch vụ được hỗ trợ.

b. Các tác động hiện tại hoặc dự kiến đối với cộng đồng và nền kinh tế địa phương, bao gồm tác động tích cực và tiêu cực tùy từng hoàn cảnh cụ thể.

c. Những khoản đầu tư và dịch vụ này là đầu tư thương mại, bằng hiện vật hay là đóng góp cho mục đích công.

203-1

Công bố Thông tin

2. Công bố thông tin theo từng chủ đềTổ chức được đề nghị tổng hợp thông tin để công bố thông tin kinh tế bằng cách sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán, hoặc từ báo cáo kế toán quản trị đã được kiểm toán nội bộ, vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp. Ví dụ, có thể tổng hợp dữ liệu bằng cách sử dụng:

• Các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) có liên quan, do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành, và Các Diễn giải do Ủy ban Diễn giải Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS lập ra (một số công bố thông tin tham chiếu IFRS cụ thể );

• các Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế (IPSAS) ban hành bởi Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC);

• các chuẩn mực quốc gia hoặc khu vực được quốc tế công nhận cho mục đích báo cáo tài chính.

Page 120: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 2016

Công bố thông tin 203-2Tác động kinh tế gián tiếp trọng yếu

Các yêu cầu báo cáo

Hướng dẫn

Hướng dẫn Công bố Thông tin 203-2

Công bố này liên quan đến các trường tác động của yếu tố kinh tế gián tiếp mà một tổ chức có thể tạo ra cho các bên liên quan và cho nền kinh tế.

Ví dụ về các tác động kinh tế gián tiếp trọng yếu, cả tích cực và tiêu cực, có thể bao gồm:

• Các thay đổi về năng suất hoạt động của các tổ chức, ngành, hoặc toàn bộ nền kinh tế (ví dụ: nhờ gia tăng áp dụng công nghệ thông tin);

• sự phát triển kinh tế ở các khu vực có tỉ lệ đói nghèo cao (ví dụ: thay đổi về tổng số người phụ thuộc được trợ giúp bằng thu nhập từ một công việc);

• tác động kinh tế giúp cải thiện hoặc làm xói mòn những điều kiện xã hội và môi trường (ví dụ: sự chuyển đối về thị trường lao động từ nông trại nho sang các đồn điền lớn, hoặc tác động kinh tế lên tình trạng ô nhiễm);

• khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ dành cho người có thu nhập thấp (ví dụ: giá thuốc men ưu đãi góp phần tạo nên một cộng đồng dân cư khoe mạnh, nhờ đó có thể tham gia tích cực hơn vào nền kinh tế; hoặc cơ cấu giá vượt quá năng lực kinh tế của những người thu nhập thấp);

• kỹ năng và tri thức được nâng cao trong cộng đồng những người có chuyên môn, hoặc tại một địa bàn (ví dụ: sự thay đổi về nhu cầu của tổ chức thu hút thêm người lao động có tay nghề đến một khu vực, thông qua đó lực lượng này thúc đẩy nhu cầu mở ra các cơ sở đào tạo mới ở địa phương);

• số lượng việc làm được hỗ trợ trong chuỗi cung ứng hoặc chuỗi phân phối (chẳng hạn như tác động việc làm đối với nhà cung cấp là hệ quả của sự tăng trưởng hoặc thu hẹp của tổ chức);

• khuyến khích, thúc đẩy hoặc hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài (chẳng hạn như khi một tổ chức thay đổi cơ sở hạ tầng hoặc các dịch vụ mà nó cung cấp trong thị trường một quốc giá đang phát triển, sẽ dẫn đến thay đổi về đầu tư nước ngoài trực tiếp lên cả khu vực);

• tác động kinh tế đến từ sự thay đổi công tác vận hành, hoặc thay đổi vị trí hoạt động (như ảnh hưởng của việc thuê ngoài đến địa điểm hoạt động ngoài nước);

• tác động kinh tế của việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ (ví dụ: tăng trưởng kinh tế nhờ sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể).

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Ví dụ về các tác động kinh tế gián tiếp đáng kể đã được xác định của tổ chức, bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực.

b. Tầm quan trọng của các tác động kinh tế gián tiếp trong bối cảnh so sánh với bên ngoài và mức độ ưu tiên của các bên liên quan như các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, các yếu tố ngoại giao và các chương trình xây dựng chính sách.

203-2

Công bố Thông tin

Page 121: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển bền vững Toàn cầu (Global Sustainability Standards Board) (GSSB) thông qua một quy trình tham vấn chuyên biệt với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-060-3

Page 122: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 204: THÔNG LỆ MUA SẮM 2016

GRI

204

Page 123: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 204: Thông lệ Mua sắm 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 204: Thông lệ Mua sắm 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 204-1 Tỷ lê chi tiêu cho cac nha cung câp đia phương 7

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về đia chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 204: Thông lệ Mua sắm quy đinh cac yêu cầu bao cao về chủ đề thông lê mua sắm. Bât kỳ tổ chức nao không phân biêt quy mô, loại hình, lĩnh vực va ở bât kỳ quốc gia nao đều có thể sử dụng tiêu chuẩn nay để bao cao về những tac động liên quan đến chủ đề nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhât của cac tai liêu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn nay, cac thuật ngữ được đinh nghĩa trong danh mục thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay có hiêu lực đối với cac bao cao hoặc cac tai liêu khac phat hanh kể từ ngay 1 Thang 7 năm 2018. Khuyến khích cac tổ chức ap dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tai liêu nay bao gồm cac siêu liên kết đến cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hết cac trình duyêt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong một cửa sổ trình duyêt mới. Sau khi bâm vao một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diên trước đó.

Page 124: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 204: Thông lệ Mua sắm 2016

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phần của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay được xac lập để tổ chức sử dụng nhằm bao cao cac tac động của mình đối với nền kinh tế, môi trường va xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được câu trúc dưới dạng một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể ap dụng cho mọi tổ chức lập bao cao phat triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong cac tiêu chuẩn GRI để bao cao. Những Tiêu chuẩn nay được sắp xếp thanh ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề  Môi trường) va GRI 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm cac công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, va được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để bao cao phương phap quản tri cho chủ đề.

GRI 204: Thông lệ Mua sắm là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong Phần 200 (Chủ đề Kinh tế).

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương phap cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tai liêu phat hanh, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương phap sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập bao cao phat triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương an để lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diên), tùy thuộc vao mức độ công bố thông tin được bao gồm trong bao cao. Tổ chức lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn nay, GRI 204: Thông lệ Mua sắm, nếu đây la một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của cac Tiêu chuẩn đó để bao cao thông tin cụ thể, ma không cần lập bao cao theo Tiêu chuẩn. Bât kỳ tai liêu được phat hanh nao sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cach nay đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuât phat điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản tri

Để bao cao thông tin tổng quan về tổ chức

Bao cao Phương phap Quản tri đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đề để bao cao thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 125: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 204: Thông lệ Mua sắm 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liêu nay, cac yêu cầu được trình bay bằng phông chữ đậm va được biểu thi bằng từ 'cần phải'. Cac yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của cac khuyến nghi va hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ cac khuyến nghi hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng bao cao đã được lập theo Tiêu chuẩn.

Các Khuyến nghị. Khuyến nghi la tình huống trong đó một hanh động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tai liêu nay, từ ‘nên’ biểu thi một khuyến nghi.

Hướng dẫn. Mục nay bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích va ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về cac yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tât cả cac yêu cầu ap dụng để có thể tuyên bố rằng bao cao của mình đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, tính bền vững về kinh tế có tương quan đến sức ảnh hưởng của một tổ chức lên điều kiên kinh tế của cac bên liên quan, va lên hê thống kinh tế câp đia phương, quốc gia va toan cầu. Khía cạnh kinh tế không chú trọng vao tình hình tai chính của tổ chức.

Cac Tiêu chuẩn trong Phần Chủ đề Kinh tế (200) đề cập đến dòng vốn lưu chuyển giữa cac bên liên quan khac nhau, va cac tac động kinh tế trọng yếu của một tổ chức đối với toan xã hội.

GRI 204 đề cập đến chủ đề về thông lê mua sắm. Chủ đề Thông lê mua sắm bao gồm sự ủng hộ va hỗ trợ của tổ chức đối với cac nha cung câp đia phương, hoặc những nha cung câp thuộc sở hữu của phụ nữ hoặc thanh viên của cac nhóm dễ bi tổn thương. Chủ đề Thông lê mua sắm cũng phản anh mức độ cac thông lê mua sắmcủa tổ chức (chẳng hạn như thời gian để nha cung câp, hoan thanh đơn hang, hoặc gia mua ma tổ chức thương lượng) gây ra hoặc góp phần gây ra cac tac động tiêu cực chuỗi cung ứng.

Cac công bố trong Tiêu chuẩn nay có thể cung câp thông tin về những tac động của tổ chức liên quan đến thông lê mua sắm, va cach thức tổ chức quản lý những tac động nay.

Page 126: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 204: Thông lệ Mua sắm 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm cac công bố thông tin về phương phap quản tri va công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin nay được quy đinh trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương phap quản tri (phần nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 204-1 Tỷ lê chi tiêu cho cac nha cung câp đia phương

Các yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với thông lệ mua sắm, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 204:Thông lệ Mua sắm

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương phap quản tri la giải thích, thuyết minh về cach thức tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, cac tac động có liên quan, va cac lợi ích va kỳ vọng hợp lý của cac bên liên quan. Bât kỳ tổ chức nao tuyên bố rằng bao cao của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu bao cao phương phap quản tri của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề nay.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đề được xac lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung câp toan bộ công bố thông tin về cac tac động của tổ chức. GRI 103 quy đinh cach thức bao cao phương phap quản tri va những thông tin cần cung câp.

Page 127: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 204: Thông lệ Mua sắm 2016

Công bố thông tin về phương pháp quản trị Tiếp theo

Hướng dẫn

Khi bao cao phương phap quản tri đối với thông lê mua sắm, tổ chức cũng có thể:

• mô tả những biên phap ap dụng để nhận diên va điều chỉnh cac thông lê mua sắm của tổ chức, những thông lê gây ra hoặc góp phần gây ra tac động tiêu cực trong chuỗi cung ứng, bao gồm:

• cach thức đối thoại với nha cung câp để nhận diên những thông lê mua sắm gây ra hoặc góp phần gây ra cac tac động tiêu cực trong chuỗi cung ứng;

• những biên phap đã thực hiên để điều chỉnh cac chính sach va thủ tục thanh toan;

• mô tả cac chính sach va thông lê sử dụng để lựa chọn cac nha cung câp tại đia phương, trong toan tổ chức hoặc tại cac đia điểm cụ thể;

• giải thích cơ sở hợp lý va phương phap truy tìm xuât xứ, nguồn gốc, hoặc điều kiên sản xuât của vật liêu thô va nguyên liêu sản xuât đầu vao đã mua, nếu phat sinh;

• mô tả cac chính sach va thông lê dùng để tăng cường tính đa dạng của thanh phần kinh tế khi chọn nha cung câp.

Những thông lê mua sắm gây ra hoặc góp phần gây ra cac tac động tiêu cực trong chuỗi cung ứng có thể bao gồm:

• tính ổn đinh hoặc sự lâu dai của cac mối quan hê với cac nha cung câp;

• thời gian hoan thanh đơn hang;

• qui trình đặt hang va thanh toan;

• gia mua;

• thay đổi hoặc hủy đơn hang.

Cac thanh phần kinh tế đa dạng có thể bao gồm:

• cac nha cung câp vừa va nhỏ;

• cac nha cung câp do phụ nữ sở hữu;

• cac nha cung câp thuộc sở hữu của hoặc tuyển dụng người lao động từ thanh viên của cac nhóm dễ bi tổn thương, nhóm yếu thế hoặc nhóm bi thiêt thòi trong xã hội.

Page 128: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 204: Thông lệ Mua sắm 2016

Công bố thông tin 204-1Tỷ lê chi tiêu cho cac nha cung câp đia phương

Các yêu cầu báo cáo

204-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hợp những thông tin nêu trong Công bố thông tin 204-1, tổ chức bao cao nên tính toan tỷ lê phần trăm dựa trên cac hóa đơn hoặc cac cam kết đã đưa ra trong kỳ bao cao, tức la sử dụng phương phap kế toan dồn tích.

Hướng dẫn

Hướng dẫn Công bố Thông tin 204-1

Cac khoản mua sắm ở đia phương có thể được thực hiên bằng ngân sach được quản lý tại đia điểm hoạt động hoặc tại trụ sở chính của tổ chức.

Bối cảnh

Thông qua viêc hỗ trợ cac nha cung câp đia phương, tổ chức có thể gian tiếp thu hút thêm đầu tư cho nền kinh tế đia phương. Tìm nguồn cung ứng tại đia phương có thể la chiến lược giúp đảm bảo nguồn cung, hỗ trợ cho nền kinh tế đia phương ổn đinh, va duy trì cac mối quan hê với cộng đồng.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm ngân sách mua sắm sử dụng cho các địa điểm hoạt động quan trọng đươc chi cho các nhà cung cấp tại địa phương nơi co hoạt động đo (ví dụ tỷ lệ phần trăm sản phẩm và dịch vụ đa mua tại địa phương).

b. Định nghia địa lý của thuật ngữ ‘địa phương’ của tổ chức.

c. Định nghia dùng cho thuật ngữ ‘các địa điểm hoạt động quan trọng’.

2. Công bố thông tin theo từng chủ đềTổ chức được đề nghi tổng hợp thông tin để công bố thông tin kinh tế bằng cach sử dụng số liêu từ bao cao tai chính đã kiểm toan, hoặc từ bao cao kế toan quản tri đã được kiểm toan nội bộ, vao bât kỳ thời điểm nao phù hợp. Ví dụ, có thể tổng hợp dữ liêu bằng cach sử dụng:

• Cac Chuẩn mực Bao cao Tai chính Quốc tế (IFRS) có liên quan, do Hội đồng Chuẩn mực Kế toan Quốc tế (IASB) ban hanh, va Cac Diễn giải do Ủy ban Diễn giải Chuẩn mực Bao cao Tai chính Quốc tế IFRS lập ra (một số công bố thông tin tham chiếu IFRS cụ thể );

• cac Chuẩn mực Kế toan Công Quốc tế (IPSAS) ban hanh bởi Liên đoan Kế toan Quốc tế (IFAC);

• cac chuẩn mực quốc gia hoặc khu vực được quốc tế công nhận cho mục đích bao cao tai chính.

Page 129: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 204: Thông lệ Mua sắm 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập bao cao phat triển bền vững, tai liêu nay đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triển Bền vững Toan cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vân độc đao với nhiều bên liên quan bao gồm đại diên từ cac tổ chức va người sử dụng thông tin bao cao trên toan thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản tri GRI va GSSB khuyến khích tât cả cac tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va cac Diễn giải liên quan, nhưng viêc lập va công bố bao cao dựa hoan toan hoặc một phần vao Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan hoan toan la trach nhiêm của những người lập va phat hanh bao cao. Hội động Quản tri GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chiu trach nhiêm đối với bât kỳ hậu quả hoặc thiêt hại nao phat sinh trực tiếp hoặc gian tiếp từ viêc sử dụng Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan trong viêc lập bao cao, hoặc viêc sử dụng bao cao dựa trên Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liêu nay được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vê bản quyền. Viêc sao chép va phân phối tai liêu nay để lây thông tin va/hoặc sử dụng trong viêc lập bao cao phat triển bền vững được cho phép ma không cần sự châp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tai liêu nay hoặc bât kỳ trích dẫn nao từ tai liêu nay không được phép sao chép, lưu trữ, biên dich, hoặc chuyển giao trong bât kỳ hình thức nao hoặc bằng bât kỳ phương tiên nao (điên tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cach thức khac) cho bât kỳ mục đích khac nao ma không được sự châp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la cac thương hiêu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-061-0

Page 130: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 205: CHỐNG- THAM NHŨNG 2016

GRI

205

Page 131: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 205: Chống tham nhũng 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 205-1 Các hoạt động đã được đánh giá rủi ro liên quan

đến tham nhũng 7 Công bố thông tin 205-2 Truyên thông va đao tạo vê các chinh sách va quy trinh

chống tham nhũng 8 Công bố thông tin 205-3 Các vụ việc tham nhũng đã xác nhận va các biện

pháp xử lý 9

Tài liệu tham khảo 10

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiến phản hồi vê Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi vê địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 205: Chống tham nhũng đặt ra các yêu cầu báo cáo vê chủ đê chống tham nhũng. Bất kỳ tổ chức nao không phân biệt quy mô, loại hinh, lĩnh vực va ở bất kỳ quốc gia nao đêu có thể sử dụng tiêu chuẩn nay để báo cáo vê những tác động liên quan đến chủ đê nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tai liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn nay, các thuật ngữ được định nghĩa trong danh mục thuật ngữ đêu được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tai liệu khác phát hanh kể từ ngay 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khich các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tai liệu nay bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trinh duyệt, dùng phim ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong một cửa sổ trinh duyệt mới. Sau khi bấm vao một liên kết, dùng phim ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diện trước đó.

Page 132: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Giới thiệu

GRI 205: Chống tham nhũng là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong Phần 200 (Chủ đề Kinh tế).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của minh đối với nên kinh tế, môi trường va xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thanh một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bên vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đê trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn nay được sắp xếp thanh ba phần: GRI 200 (Chủ đê Kinh tế), GRI 300 (Chủ đê Môi trường) va GRI 400 (Chủ đê Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đê yêu cầu công bố thông tin cụ thể cho chủ đê đó, va được xác lập để sử dụng kết hợp với GRI 103: Phương pháp Quản trị la Tiêu chuẩn được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tai liệu phát hanh, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bên vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diện), tùy thuộc vao mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Khi lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức sử dụng GRI 205: Chống tham nhũng, nếu đây la một trong những chủ đê trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, ma không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tai liệu được phát hanh nao sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách nay đêu phải bao gồm một tuyên bố ‘Có tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan vê tổ chức

Báo cáo Phương pháp Quản trị đối với mỗi chủ đê trọng yếu

Chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đê để báo cáo thông tin cho từng chủ đê trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hinh 1 Tổng quan vê Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 133: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 205: Chống tham nhũng 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liệu nay, các yêu cầu được trinh bay bằng phông chữ đậm va được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị va hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Các Khuyến nghị. Khuyến nghị la tinh huống trong đó một hanh động cụ thể được khuyến khich, nhưng không bắt buộc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục nay bao gồm thông tin vê mục đich ý nghĩa, giải thich va vi dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn vê các yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của minh đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, tinh bên vững vê kinh tế có tương quan đến sức ảnh hưởng của một tổ chức lên điêu kiện kinh tế của các bên liên quan, va lên hệ thống kinh tế cấp địa phương, quốc gia va toan cầu. Khia cạnh kinh tế không chú trọng vao tinh hinh tai chinh của tổ chức. Các Tiêu chuẩn trong Phần Chủ đê Kinh tế (200) đê cập đến dòng vốn lưu chuyển giữa các bên liên quan khác nhau, va các tác động kinh tế trọng yếu của một tổ chức đối với toan xã hội. GRI 205 đê cập đến chủ đê tham nhũng. Trong Tiêu chuẩn nay, tham nhũng Trong Tiêu chuẩn nay, tham nhũng được hiểu la bao gồm những các hanh vi như hối lộ, tiên vận động hanh lang, gian lận, tống tiên, câu kết va rửa tiên; đưa hoặc nhận bất kỳ món qua, khoản vay, phi, phần thưởng hoặc lợi thế nao khác để xui khiến lam điêu gi đó không trung thực, bất hợp pháp hoặc thể hiện sự lạm dụng tin nhiệm. Tham nhũng cũng có thể bao gồm những hanh vi như biển thủ, giao dịch để chi phối, lạm dụng chức vụ, lam giau bất chinh, che giấu, va cản trở công lý. Tham nhũng liên quan ở phạm vi rộng đến các tác động tiêu cực, vi dụ: tinh trạng đói nghèo của các nên kinh tế chuyển đổi, tổn hại đối với môi trường, lạm dụng quyên con người, lạm dụng dân chủ, phân bổ sai vốn đầu tư, va lam suy yếu pháp quyên. Tổ chức cần phản ánh mức độ tuân thủ tinh trung thực, các thông lệ quản trị va thực hanh kinh doanh có trách nhiệm theo kỳ vọng của thị trường, quy chuẩn quốc tế va các bên liên quan.

Những khái niệm nay được nêu trong các văn kiện chinh của Tổ chức Hợp tác va Phát triển Kinh tế va Liên hợp quốc: xem phần Tai liệu tham khảo. Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn nay có thể cung cấp thông tin vê các tác động của tổ chức liên quan đến hiệu quả kinh tế, va cách thức tổ chức quản lý những tác động nay.

Page 134: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm các công bố thông tin vê phương pháp quản trị va công bố thông tin theo từng chủ đê. Những công bố thông tin nay được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin vê phương pháp quản trị (phần nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 205-1 Các hoạt động đã được đánh giá rủi ro liên quan đến

tham nhũng • Công bố thông tin 205-2 Truyên thông va đao tạo vê các chinh sách va quy trinh

chống tham nhũng • Công bố thông tin 205-3 Các vụ việc tham nhũng đã xác nhận va các biện pháp

xử lý

Trong Tiêu chuẩn GRI nay, thuật ngữ ‘đối tác kinh doanh’ bao gồm nha cung cấp, đại lý, người vận động hanh lang va các bên trung gian, liên doanh va các đối tác liên hội, chinh phủ va khách hang.

Các yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo phải báo cáo phương pháp quản trị của mình về chống tham nhũng bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 205:Chống tham nhũng

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin vê phương pháp quản trị la giải thich, thuyết minh vê cách thức tổ chức quản lý một chủ đê trọng yếu, các tác động có liên quan, va các lợi ich va kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nao tuyên bố rằng báo cáo của minh đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị của minh đối với mỗi chủ đê trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đê cho những chủ đê nay.

Vi vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đê được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toan bộ công bố thông tin vê các tác động của tổ chức. GRI 103 quy định cách thức báo cáo phương pháp quản trị va những thông tin cần cung cấp.

Page 135: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Khuyến nghị báo cáo

1.2 Tổ chức báo cáo nên công bố những thông tin sau đây:

1.2.1 Quy trinh của tổ chức để đánh giá rủi ro phát sinh tham nhũng bao gồm các tiêu chi được sử dụng để đánh giá rủi ro, như địa điểm, hoạt động va nganh;

1.2.2 Cách thức tổ chức nhận diện va quản lý các xung đột lợi ich có thể phát sinh liên quan đến nhân viên hoặc những người liên quan đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Các xung đột lợi ich đối với cấp quản lý cao nhất được nêu trong Công bố thông tin 102-25 của GRI 102: Công bố Thông tin chung;

1.2.3 Cách thức tổ chức đảm bảo rằng các khoản quyên tặng từ thiện va tai trợ (tai chinh va bằng hiện vật) cho các tổ chức khác không được sử dụng hinh thức hối lộ có ngụy trang. Đối tượng nhận các khoản quyên tặng từ thiện hoặc tai trợ (tai chinh va bằng hiện vật) có thể bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tư nhân va các sự kiện;

1.2.4 Nội dung truyên thông va đao tạo vê phòngchống tham nhũng được điêu chỉnh cho phù hợp với các thanh viên cấp quản lý, nhân viên, đối tác kinh doanh va những người khác được nhận diện la có rủi ro cao vê phát sinh tham nhũng;

1.2.5 Cần báo cáo vê thời điểm tổ chức đao tạo vê phòng chống tham nhũng cho các thanh viên cấp quản lý, nhân viên, các đối tác kinh doanh va những người khác được nhận diện la có rủi ro cao vê phát sinh tham nhũng (vi dụ: khi nhân viên mới gia nhập tổ chức hoặc khi thiết lập mối quan hệ với các đối tác kinh doanh mới); va tần suất đao tạo (vi dụ: hang năm, hai lần một năm);

1.2.6 Tổ chức có tham gia vao hanh động tập thể để chống tham nhũng hay không, bao gồm:

1.2.6.1 chiến lược danh cho các hanh động tập thể;

1.2.6.2 danh sách các sáng kiến hanh động tập thể ma tổ chức tham gia;

1.2.6.3 bản mô tả các cam kết chinh của các sáng kiến nay.

Công bố thông tin về phương pháp quản trị Tiếp theo

Page 136: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Công bố thông tin 205-1Các hoạt động đã được đánh giá rủi ro liên quan đến tham nhũng

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Các yêu cầu báo cáo

205-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn Công bố Thông tin 205-1

Công bố thông tin nay có thể bao gồm đánh giá rủi ro tập trung vao tham nhũng hoặc trinh bay tham nhũng như la một yếu tố rủi ro trong đánh giá rủi ro tổng thể.

Thuật ngữ ‘cơ sở hoạt động’ nghĩa la địa điểm để sản xuất, lưu giữ va/hoặc phân phối hang hóa va dịch vụ của minh, hoặc phục vụ mục đich hanh chinh. Tại một cơ sở hoạt động, có thể có nhiêu dây chuyên sản xuất, nha kho hoặc các hoạt động khác. Vi dụ, một nha máy có thể được sử dụng để sản xuất nhiêu loại sản phẩm hoặc một đại lý bán le có thể có một vai cơ sở hoạt động bán le khác nhau do tổ chức sở hữu hoặc quản lý.

Bối cảnh

Công bố thông tin nay đo lường mức độ áp dụng kết quả đánh giá rủi ro trong toan tổ chức. Đánh giá rủi ro có thể giúp xác định nguy cơ xảy ra các vụ việc tham nhũng bên trong tổ chức va liên quan đến tổ chức, va giúp tổ chức xây dựng chinh sách va quy trinh để phòng chống tham nhũng.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số và tỷ lệ phần trăm các hoạt động đa đươc đánh giá rủi ro liên quan đến tham nhũng.

b. Những rủi ro trọng yếu liên quan đến tham nhũng đươc nhận diện thông qua đánh giá rủi ro.

Page 137: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Công bố thông tin 205-2Truyên thông va đao tạo vê các chinh sách va quy trinh chống tham nhũng

Các yêu cầu báo cáo

205-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hợp những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 205-2, tổ chức báo cáo nên:

2.1.1 dựa trên thông tin sử dụng trong Công bố thông tin 405-1 trong GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng để nhận diện:

2.1.1.1 cấp quản lý hiện có trong tổ chức, như hội đồng quản trị, ban giám đốc, hoặc bộ phận tương tự tại các tổ chức phi doanh nghiệp;

2.1.1.2 tổng số cá nhân va/hoặc người lao động tham gia trong các cấp quản lý nay;

2.1.1.3 tổng số nhân viên theo phân loại nhân viên, không bao gồm các thanh viên cấp quản lý;

2.1.2 ước tinh tổng số đối tác kinh doanh.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Việc truyên đạt va đao tạo giúp xây dựng nhận thức nội bộ va bên ngoai va năng lực cần thiết để phòng chống tham nhũng.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số lương và tỷ lệ phần trăm các thành viên cấp quản lý đươc truyền đạt về các chinh sách và quy trình phòng chống tham nhũng của tổ chức, chi tiết theo vùng.

b. Tổng số lương và tỷ lệ phần trăm nhân viên đươc truyền đạt về các chinh sách và quy trình phòng chống tham nhũng, chi tiết theo phân loại nhân viên và vùng.

c. Tổng số lương và tỷ lệ phần trăm các đối tác kinh doanh đươc truyền đạt về các chinh sách và quy trình phòng chống tham nhũng của tổ chức, chi tiết theo loại đối tác kinh doanh và vùng. Báo cáo liệu các chinh sách và quy trình chống tham nhũng của tổ chức có đươc truyền đạt cho bất kỳ người hoặc tổ chức nào khác hay không.

d. Tổng số lương và tỷ lệ phần trăm thành viên cấp quản lý đa đươc đào tạo về phòng chống tham nhũng, chi tiết theo vùng.

e. Tổng số lương và tỷ lệ phần trăm nhân viên đa đươc đào tạo về phòng chống tham nhũng, chi tiết theo phân loại nhân viên và vùng.

Page 138: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Công bố thông tin 205-3Các vụ việc tham nhũng đã xác nhận va các biện pháp xử lý

Các yêu cầu báo cáo

205-3

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 205-3

Các bên liên quan quan tâm đến cả việc xảy ra vụ việc va cách thức tổ chức xử lý vụ việc. Các vụ kiện pháp lý công khai vê tham nhũng có thể bao gồm các cuộc điêu tra công khai, các trường hợp truy tố đang diễn ra, hoặc các vụ kiện đã kết thúc.

Tổ chức phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số và tinh chất của các vụ việc tham nhũng đa xác nhận.

b. Tổng số các vụ việc đa xác nhận trong đó nhân viên đa bị sa thải hoặc bị kỷ luật do tham nhũng.

c. Tổng số các vụ việc đa xác nhận khi chấm dứt hoặc không gia hạn các hơp đông với đối tác kinh doanh do các vi phạm liên quan đến tham nhũng.

d. Các vụ kiện pháp lý công khai trong đó tổ chức hoặc nhân viên của tổ chức bị cáo buộc tham nhũng xảy ra trong kỳ báo cáo và kết quả của các vụ kiện đó.

Page 139: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 205: Chống tham nhũng 2016

Các tai liệu sau đây được sử dụng lam căn cứ thông tin cho việc xây dựng Tiêu chuẩn nay va có thể hữu ich trong việc hiểu va áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chinh phủ có hiệu lực:

1. Công ước của Tổ chức Hợp tác va Phát triển Kinh tế (OECD), ‘Convention on Combating Bribery of Foreign Public Officials in International Business Transactions’, 1997.

2. Tổ chức Hợp tác va Phát triển Kinh tế (OECD), Good Practice Guidance on Internal Controls, Ethics, and Compliance, 2010.

3. Tổ chức Hợp tác va Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011.

4. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention against Corruption’, 2003.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

5. Bộ Tư pháp Anh, The Bribery Act 2010 Guidance, 2011.

6. Vụ Hinh sự của Sở Tư pháp Hoa Kỳ va Vụ Thi hanh của Ủy ban Chứng khoán va San giao dịch Hoa kỳ A Resource Guide to the U.S. Foreign Corrupt Practices Act, 2012.

7. Tổ chức Minh bạch Quốc tế, ‘Business Principles for Countering Bribery’, 2011.

8. Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Corruption Perceptions Index, http://www.transparency.org/research/cpi/overview, truy cập ngay 1 Tháng 9 năm 2016.

9. Hiệp ước Toan cầu Liên hợp quốc va Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Reporting Guidance on the 10th Principle Against Corruption, 2009.

10. Ngân hang Thế giới, Worldwide Governance Indicators (WGI), Control of Corruption, http://info.worldbank.org/governance/wgi/index.aspx#home, truy cập ngay 1 Tháng 9 năm 2016.

Tài liệu tham khảo

Page 140: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11 GRI 205: Chống tham nhũng 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bên vững, tai liệu nay đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bên vững Toan cầu (GSSB) thông qua một quy trinh tư vấn độc đáo với nhiêu bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức va người sử dụng thông tin báo cáo trên toan thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI va GSSB khuyến khich tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập va công bố báo cáo dựa hoan toan hoặc một phần vao Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan hoan toan la trách nhiệm của những người lập va phát hanh báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nao phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyên. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay để lấy thông tin va/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bên vững được cho phép ma không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoặc bất kỳ trich dẫn nao từ tai liệu nay không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hinh thức nao hoặc bằng bất kỳ phương tiện nao (điện tử, cơ khi, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đich khác nao ma không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-062-7

Page 141: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 206: HÀNH VI CẢN TRỞ CẠNH TRANH 2016

GRI

206

Page 142: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 206-1 Các chế tài đối với hành vi cản trở cạnh tranh,

thực hành độc quyền và chống độc quyền 6

Tài liệu tham khảo 7

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh quy định các yêu cầu báo cáo về chủ đề hành vi cản trở cạnh tranh. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong danh mục thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 143: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 2016

Giới thiệu

GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong Phần 200 (Chủ đề Kinh tế).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI, và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thành một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề yêu cầu công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng kết hợp với GRI 103: Phương pháp Quản trị là Tiêu chuẩn được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Khi lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức sử dụng GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có tham chiếu GRI’. GRI

103GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo Phương pháp Quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 144: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, tính bền vững về kinh tế có tương quan đến sức ảnh hưởng của một tổ chức lên điều kiện kinh tế của các bên liên quan, và lên hệ thống kinh tế cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu. Khía cạnh kinh tế không chú trọng vào tình hình tài chính của tổ chức. Các Tiêu chuẩn trong Phần Chủ đề Kinh tế (200) đề cập đến dòng vốn lưu chuyển giữa các bên liên quan khác nhau, và các tác động kinh tế trọng yếu của một tổ chức đối với toàn xã hội. GRI 206 đề cập đến chủ đề hành vi cản trở cạnh tranh, bao gồm thực hành độc quyền và chống độc quyền.

Hành vi cản trở cạnh tranh nghĩa là hành động của tổ chức hoặc nhân viên có thể dẫn đến việc câu kết với đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường. Những hành vi này có thể bao gồm làm giá hoặc ngầm thỏa thuận giá thầu, khống chế thị trường hoặc sản phẩm đầu ra, áp đặt hạn ngạch theo khu vực địa lý và phân tách khách hàng, nhà cung cấp, khu vực địa lý hoặc các loại sản phẩm.

Hành vi độc quyền và chống độc quyền là những hành động của tổ chức có thể dẫn đến sự câu kết để tạo ra trở ngại để ngăn cản việc tiếp cận ngành , hoặc hành động câu kết khác nhằm cản trở cạnh tranh. Hành vi độc quyền có thể bao gồm hành vi kinh doanh không lành mạnh, lạm dụng vị thế thị trường, các-ten, sáp nhập để cản trở cạnh tranh, và làm giá.

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về những tác động của tổ chức liên quan đến hành vi cản trở cạnh tranh, và cách thức tổ chức quản lý những tác động này.

Page 145: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 206-1 Các biện pháp chế tài đối với hành vi cản trở cạnh tranh, hành vi độc quyền và chống độc quyền

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức phải báo cáo phương pháp quản trị của mình về hành vi cản trở cạnh tranh bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 206:Hành vi cản trở cạnh tranh

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là giải thích, thuyết minh về cách thức tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Tiêu chuẩn từng chủ đề được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 quy định cách thức báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin cần cung cấp.

Page 146: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 2016

Công bố thông tin 206-1Các chế tài đối với hành vi cản trở cạnh tranh, thực hành độc quyền và chống độc quyền

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Hướng dẫn

Bối cảnh

Công bố thông tin này liên quan đến các biện pháp chế tài, được thi hành theo luật pháp quốc gia hoặc quốc tế được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh hành vi cản trở cạnh tranh, hành vi độc quyền hoặc chống độc quyền.

Hành vi cản trở cạnh tranh, độc quyền và chống độc quyền có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng, giá cả và các yếu tố khác cần thiết để thị trường hoạt động hiệu quả. Nhiều quốc gia đã ban hành luật pháp để kiểm soát hoặc ngăn ngừa độc quyền dựa trên giả thiết cơ bản rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh tế và tăng trưởng bền vững.

Biện pháp chế tài dẫn đến tình huống mà hoạt động thị trường hoặc tình trạng của tổ chức đã đạt tới phạm vi đủ để buộc bên thứ ba phải quan ngại. Các quyết định pháp lý dựa trên tình huống này có thể dẫn đến rủi ro làm gián đoạn các hoạt động thị trường của tổ chức một cách đáng kể cũng như việc thi hành các biện pháp trừng phạt.

Yêu cầu báo cáo

206-1

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số các biện pháp chế tài sắp thi hành hoặc đã thi thành trong kỳ báo cáo liên quan đến hành vi cản trở cạnh tranh và những vi phạm luật chống độc quyền mà tổ chức đươc xác định là có tham gia vào những hành vi đó.

b. Kết quả chinh của các biện pháp chế tài đã thi hành, bao gôm bất kỳ quyết định hoặc phán quyết nào.

Page 147: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chinh phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 148: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 206: Hành vi cản trở cạnh tranh 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua quy trình tham vấn chuyên biệt với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan là trách nhiệm hoàn toàn của những người sản xuất ra báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-063-4

Page 149: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 301: VẬT LIỆU 2016

GRI

301

Page 150: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 301: Vật liệu 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 301: Vật liệu 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 301-1 Vât liêu đã đươc sư dung theo trong lương hoăc

khối lương 6 Công bố thông tin 301-2 Vât liêu tái chế đươc sư dung 7 Công bố thông tin 301-3 Sản phẩm đươc tái chế và vât liêu đóng gói sản phẩm 8

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Moi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gưi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 301: Vật liệu đăt ra các nguyên tắc báo cáo cho chủ đề vât liêu. Bất kỳ tổ chức nào không phân biêt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sư dung tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải đươc sư dung kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liêu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn này, các thuât ngữ đươc định nghĩa trong danh muc thuât ngữ đều đươc gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiêu lực đối với các báo cáo hoăc các tài liêu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dung sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liêu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyêt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cưa sổ trình duyêt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diên trước đó.

Page 151: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 301: Vật liệu 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này đươc xác lâp để tổ chức sư dung nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI đươc cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy câp trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dung cho moi tổ chức lâp báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chon những chủ đề trong yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này đươc sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cu thể cho chủ đề đó, và đươc thiết kế để sư dung cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị đươc sư dung để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

GRI 301: Vật liệu là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sư dung Tiêu chuẩn GRI. Trong moi tài liêu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoăc tuyên bố sư dung, tương ứng với mỗi phương pháp sư dung. 1. Có thể sư dung Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lâp báo cáo phát triển bền vững cho phù hơp. Có hai phương án để lâp báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoăc Toàn diên), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin đươc bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lâp báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sư dung Tiêu chuẩn này, GRI 301: Vật liệu, nếu đây là một trong những chủ đề trong yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chon sư dung một số Tiêu chuẩn GRI hoăc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cu thể, mà không cần lâp báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liêu đươc phát hành nào sư dung Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có tham chiếu GRI’.

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sư dung Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trong yếu

Lựa chon trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trong yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 152: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 301: Vật liệu 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liêu này, các yêu cầu đươc trình bày bằng phông chữ đậm và đươc biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải đươc đăt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoăc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã đươc lâp tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cu thể đươc khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liêu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Muc này bao gồm thông tin về muc đích ý nghĩa, giải thích và ví du để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dung để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã đươc lâp theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh môi trường của phát triển bền vững liên quan đến tác động của tổ chức đến các hê thống tự nhiên có sự sống và không có sự sống, bao gồm đất, không khí, nước và các hê sinh thái. GRI 301 đề câp đến chủ đề vât liêu. Vât liêu đầu vào sư dung để sản xuất và đóng gói các sản phẩm và dịch vu của tổ chức có thể là vât liêu không thể tái tạo, chẳng hạn như khoáng sản, kim loại, dầu, khí hoăc than đá; hoăc vât liêu có thể tái tạo, chẳng hạn như gỗ hoăc nước. Cả vât liêu có thể tái tạo và vât liêu không thể tái tạo đều có thể gồm vât liêu tái chế hoăc nguyên sinh.

Loại hình và khối lương vât liêu mà tổ chức sư dung có thể cho biết mức độ phu thuộc của tổ chức vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tác động của tổ chức đối với sự sẵn có của những nguồn tài nguyên này. Đóng góp của tổ chức trong viêc bảo tồn tài nguyên có thể đươc thể hiên thông qua cách tiếp cân của tổ chức đối với viêc tuần hoàn, tái sư dung và tái chế vât liêu, sản phẩm và bao bì.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến vât liêu, và viêc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Page 153: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 301: Vật liệu 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này đươc nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 301-1 Vât liêu đã đươc sư dung theo trong lương hoăc khối

lương• Công bố thông tin 301-2 Vât liêu tái chế đã đươc sư dung• Công bố thông tin 301-3 Sản phẩm đươc tái chế và vât liêu đóng gói sản phẩm

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với vật liệu, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 301:Vật liệu

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là phần giải thích tường thuât về cách thức tổ chức quản trị một chủ đề trong yếu, các tác động có liên quan, và các mối quan tâm và kỳ vong hơp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã đươc lâp tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trong yếu, cũng như công bố thông tin của từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vây, Tiêu chuẩn này đươc xác lâp để sư dung kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 154: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 301: Vật liệu 2016

Công bố thông tin 301-1Vât liêu đã đươc sư dung theo trong lương hoăc khối lương

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

301-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 301-1, tổ chức báo cáo nên:

2.1.1 bao gồm những loại vât liêu sau đây trong tính toán tổng vât liêu đã đươc sư dung:

2.1.1.1 vât liêu thô, là các nguồn tài nguyên thiên nhiên đươc sư dung cho viêc chuyển đổi thành sản phẩm hoăc dịch vu, chẳng hạn như quăng, khoáng sản và gỗ;

2.1.1.2 vât liêu từ quy trình sản xuất, là vât liêu cần cho quy trình sản xuất nhưng không phải là thành phần của sản phẩm cuối cùng, chẳng hạn như dầu bôi trơn cho máy móc sản xuất;

2.1.1.3 các bộ phân hoăc hàng hóa bán thành phẩm, bao gồm tất cả các dạng vât liêu và thành phần không phải là vât liêu thô là bộ phân của sản phẩm cuối cùng;

2.1.1.4 vât liêu cho muc đích đóng gói, bao gồm giấy, bìa cứng và nhựa;

2.1.2 đối với mỗi loại vât liêu, báo cáo vât liêu đó đươc mua từ nhà cung cấp bên ngoài hay từ nguồn nội bộ (chẳng hạn như sản xuất nội bộ hoăc các hoạt động chiết xuất);

2.1.3 báo cáo những dữ liêu này là ước tính hay số liêu xuất phát từ các tính toán trực tiếp;

2.1.4 nếu yêu cầu phải có ước tính, thì báo cáo phương pháp đã sư dung.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 301-1

Dữ liêu về viêc sư dung vât liêu đươc báo cáo cần phải phản ánh vât liêu ở tình trạng ban đầu, và không đươc trình bày bằng dữ liêu đã đươc xư lý thêm, chẳng hạn như báo cáo ‘trong lương khô’.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng trọng lương hoăc khối lương vật liệu đã đươc sử dụng để sản xuất và đong goi các sản phẩm và dịch vụ chinh của tổ chức trong kỳ báo cáo, theo:

i. vật liệu không thể tái tạo đã đươc sử dụng;

ii. vật liệu co thể tái tạo đã đươc sử dụng.

Page 155: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 301: Vật liệu 2016

Công bố thông tin 301-2Vât liêu tái chế đã đươc sư dung

Yêu cầu báo cáo

301-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.3 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 301-2, nếu yêu cầu phải có ước tính, thì tổ chức báo cáo nên báo cáo phương pháp đã sư dung.

2.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 301-2, tổ chức báo cáo cần phải:

2.2.1 sử dụng tổng trọng lương hoăc khối lương vật liệu đã đươc sử dụng như nêu trong Công bố thông tin 301-1;

2.2.2 tinh toán tỷ lệ phần trăm vật liệu tái chế đã đươc sử dụng theo công thức sau:

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 301-2

Nếu các số đo trong lương và khối lương vât liêu đươc thể hiên bằng các đơn vị khác nhau, thì tổ chức có thể quy đổi các số liêu đo lường thành các đơn vị chuẩn hóa.

Tổng vật liệu tái chế đã đươc sử dụng

Tổng vật liệu đầu vào đã đươc sử dụng x 100

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm vật liệu tái chế đã sử dụng để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ chinh của tổ chức.

Tỷ lệ phần trăm của vật liệu tái chế đã đươc sử dụng =

Page 156: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 301: Vật liệu 2016

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 301-3

Tổ chức báo cáo cũng có thể báo cáo riêng viêc tái chế hoăc tái sư dung vât liêu đóng gói.

Công bố thông tin 301-3Sản phẩm đươc tái chế và vât liêu đóng gói sản phẩm

Yêu cầu báo cáo

301-3

Công bố Thông tin

2.4 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 301-3, tổ chức báo cáo cần phải:

2.4.1 loại trừ các sản phẩm bị từ chối và bị thu hồi;

2.4.2 tinh toán tỷ lệ phần trăm sản phẩm và vật liệu đong goi của sản phẩm đươc tái chế đối với mỗi phân loại sản phẩm, bằng cách sử dụng công thức sau đây:

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm sản phẩm và vật liệu đong goi của sản phẩm đươc tái chế đối với mỗi phân loại sản phẩm.

b. Dữ liệu cho công bố thông tin này đã đươc thu thập như thế nào.

Hướng dẫn

Các sản phẩm và vật liệu đong goi của sản phẩm đươc tái chế trong kỳ báo cáo

Sản phẩm đã bán trong kỳ báo cáo x 100

Tỷ lệ phần trăm sản phẩm đươc tái chế và vật liệu đong goi của sản phẩm đo

=

Page 157: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9 GRI 301: Vật liệu 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Đươc thiết kế để hỗ trơ lâp báo cáo phát triển bền vững, tài liêu này đã đươc biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diên từ các tổ chức và người sư dung thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Măc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sư dung Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng viêc lâp và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoăc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiêm của những người lâp và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiêm đối với bất kỳ hâu quả hoăc thiêt hại nào phát sinh trực tiếp hoăc gián tiếp từ viêc sư dung Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong viêc lâp báo cáo, hoăc viêc sư dung báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liêu này đươc Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vê bản quyền. Viêc sao chép và phân phối tài liêu này để lấy thông tin và/hoăc sư dung trong viêc lâp báo cáo phát triển bền vững đươc cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liêu này hoăc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liêu này không đươc phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoăc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoăc bằng bất kỳ phương tiên nào (điên tư, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoăc cách thức khác) cho bất kỳ muc đích khác nào mà không đươc sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lâp báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiêu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu moi quyền.

ISBN: 978-90-8866-064-1

Page 158: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 302: NĂNG LƯỢNG 2016

GRI

302

Page 159: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 302: Năng lượng 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 302: Năng lượng 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 302-1 Tiêu thụ năng lượng trong tổ chức 6 Công bố thông tin 302-2 Tiêu thụ năng lượng ngoài tổ chức 8 Công bố thông tin 302-3 Cường độ sử dụng năng lượng 10 Công bố thông tin 302-4 Giảm tiêu hao năng lượng 11 Công bố thông tin 302-5 Giảm nhu cầu năng lượng của sản phẩm và dịch vụ 12

Tài liệu tham khảo 13

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 302: Năng lượng đặt ra các nguyên tắc báo cáo cho chủ đề năng lượng. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong danh mục thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 160: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 302: Năng lượng 2016

Giới thiệu

GRI 302: Năng lượng là một Tiêu chuẩn trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 302: Năng lượng, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 161: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 302: Năng lượng 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Khuyến nghị là tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh môi trường của phát triển bền vững liên quan đến tác động của tổ chức đến các hệ thống tự nhiên có sự sống và không có sự sống, bao gồm đất, không khí, nước và các hệ sinh thái.

GRI 302 đề cập đến chủ đề năng lượng.

Tổ chức có thể tiêu thụ năng lượng ở nhiều dạng, chẳng hạn như xăng dầu, điện, nhiệt năng, năng lượng làm mát hoặc hơi nước, Năng lượng có thể được tự tạo ra hoặc mua từ các nguồn bên ngoài, và nó có thể xuất phát từ các nguồn năng lượng có thể tái tạo (chẳng hạn như năng lượng gió, thủy điện hoặc năng lượng mặt trời) hoặc từ các nguồn năng lượng không thể tái tạo (chẳng hạn như than đá, dầu mỏ hoặc khí thiên nhiên).

Sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn và lựa chọn những nguồn năng lượng tái tạo là điều thiết yếu để chống lại biến đổi khí hậu và để giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường của tổ chức.

Việc tiêu thụ năng lượng cũng có thể xảy ra trong toàn bộ các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn liên quan đến các hoạt động của tổ chức. Điều này có thể bao gồm việc khách hàng sử dụng các sản phẩm do tổ chức bán ra, và việc xử lý khi kết thúc vòng đời những sản phẩm này.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến năng lượng, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Page 162: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 302: Năng lượng 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 302-1 Tiêu thụ năng lượng trong tổ chức• Công bố thông tin 302-2 Tiêu thụ năng lượng ngoài tổ chức• Công bố thông tin 302-3 Cường độ sử dụng năng lượng• Công bố thông tin 302-4 Giảm tiêu hao năng lượng• Công bố thông tin 302-5 Giảm nhu cầu năng lượng của sản phẩm và dịch vụ

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với việc sử dụng năng lượng, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 302:Năng lượng

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là phần giải thích cách thức tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, các mối quan tâm và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn này được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Hướng dẫn

Khi báo cáo phương pháp quản trị đối với năng lượng, tổ chức báo cáo cũng có thể giải thích liệu tổ chức có phải tuân theo bất kỳ chính sách và quy định về năng lượng nào ở cấp độ quốc gia, vùng hoặc ngành hay không. Ngoài ra, tổ chức có thể cung cấp ví dụ về những quy định và chính sách này.

Page 163: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 302: Năng lượng 2016

Công bố thông tin 302-1Tiêu thụ năng lượng trong tổ chức

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 302-1, tổ chức báo cáo cần phải:

2.1.1 tránh tinh hai lần lượng tiêu thụ nhiên liệu, khi báo cáo tiêu thụ năng lượng tự tạo. Nếu tổ chức tạo ra điện năng từ nguồn nhiên liệu không tái tạo hoặc tái tạo và sau đo tiêu thụ điện năng đa tạo ra đo, thì lượng tiêu thụ năng lượng cần phải được tinh một lần theo lượng tiêu thụ nhiên liệu;

2.1.2 báo cáo riêng lượng tiêu thụ nhiên liệu đối với các nguồn nhiên liệu không tái tạo và tái tạo;

2.1.3 chỉ báo cáo năng lượng tiêu thụ bởi các đơn vị do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát;

2.1.4 tinh toán tổng lượng tiêu thụ năng lượng trong tổ chức theo đơn vị Jun hoặc bội số bằng cách sử dụng công thức sau đây:

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu trong tổ chức từ các nguồn không tái tạo, theo đơn vị Jun hoặc các bội số, bao gồm loại nhiên liệu được sử dụng.

b. Tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu trong tổ chức từ các nguồn tái tạo, theo đơn vị Jun hoặc các bội số, bao gồm loại nhiên liệu được sử dụng.

c. Tổng tinh bằng đơn vị Jun, oát/giờ hoặc các bội số, của:

i. lượng tiêu thụ điện năng

ii. lượng tiêu thụ nhiệt

iii. lượng tiêu thụ năng lượng làm mát

iv. lượng tiêu thụ hơi nước

d. Tổng tinh bằng đơn vị Jun, oát/giờ hoặc các bội số, của:

i. điện năng đã bán

ii. nhiệt đã bán

iii. năng lượng làm mát đã bán

iv. hơi nước đã bán

e. Tổng lượng tiêu thụ năng lượng trong tổ chức, theo đơn vị Jun hoặc các bội số.

f. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

g. Nguồn của các hệ số chuyển đổi đã sử dụng.

302-1

Công bố Thông tin

Page 164: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 302: Năng lượng 2016

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 302-1, tổ chức báo cáo nên:

2.2.1 áp dụng các hệ số chuyển đổi nhất quán cho toàn bộ dữ liệu báo cáo;

2.2.2 sử dụng hệ số chuyển đổi địa phương để chuyển đổi nhiên liệu sang đơn vị Jun, hoặc các bội số, nếu có thể;

2.2.3 sử dụng các hệ số chuyển đổi chung, khi không có săn các hệ số chuyển đổi địa phương;

2.2.4 nếu phải tuân theo các phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau, thì mô tả cách lựa chọn những phương pháp và tiêu chuẩn đó;

2.2.5 chọn một Phạm vi chủ đề nhất quán cho chủ đề tiêu thụ năng lượng. Khi có thể, Ranh rới này nên nhất quán với ranh giới sử dụng trong Công bố thông tin 305-1 và 305-2 của GRI 305: Phát thải;

2.2.6 nếu việc này hỗ trợ cho tính minh bạch hoặc tính có thể so sánh theo thời gian, thì tách riêng các dữ liệu tiêu thụ năng lượng theo:

2.2.6.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.2.6.2 quốc gia;

2.2.6.3 loại nguồn năng lượng (xem định nghĩa dành cho các danh sách nguồn năng lượng không tái tạo và và tái tạo );

2.2.6.4 loại hình hoạt động.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Đối với một số tổ chức, điện năng là dạng năng lượng đáng kể duy nhất mà tổ chức tiêu thụ. Đối với các tổ chức khác, các nguồn năng lượng khác cũng có thể quan trọng, chẳng hạn như hơi nước hoặc nước cung cấp từ nhà máy nhiệt năng khu vực hoặc nhà máy nước làm lạnh.

Năng lượng có thể được mua từ các nguồn bên ngoài tổ chức hoặc do tổ chức tự sản xuất (tự tạo).

Các nguồn nhiên liệu không tái tạo có thể bao gồm nhiên liệu đốt cháy trong nồi hơi, lò nung, máy sưởi, tua-bin, đầu đốt, lò đốt rác, máy phát điện và phương tiện vận chuyển do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát. Các nguồn nhiên liệu không tái tạo bao gồm các nhiên liệu được tổ chức mua. Chúng cũng có thể bao gồm nhiên liệu được tạo ra từ các hoạt động của tổ chức – chẳng hạn như than đá khai thác hoặc khí từ chiết xuất dầu và khí.

Các nguồn nhiên liệu tái tạo có thể bao gồm nhiên liệu sinh học, khi được mua để sử dụng trực tiếp, và sinh khối từ các nguồn do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát.

Việc tiêu thụ nhiên liệu không tái tạo thường là nhân tố chính góp phần gây ra phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1), được báo cáo trong Công bố thông tin 305-1 của GRI 305: Phát thải. Việc tiêu thụ điện, nhiệt, năng lượng làm mát và hơi nước đã mua góp phần vào phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2) của tổ chức, được báo cáo trong Công bố thông tin 305-2 của GRI 305: Phát thải.

Công bố thông tin 302-1 Tiếp theo

Tổng lượng tiêu thụ năng lượng trong tổ chức

+

+

+

-

=Nhiên liệu không tái tạo đã tiêu thụ

Nhiên liệu tạo đã tiêu thụ

Điện năng, nhiệt năng, năng lượng làm mát và hơi nước đã mua để tiêu thụ

Điện năng, nhiệt năng, năng lượng làm mát và hơi nước tự tạo (xem điều khoản 2.1.1)

Điện năng, nhiệt năng, năng lượng làm mát và hơi nước đã bán

Page 165: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 302: Năng lượng 2016

Công bố thông tin 302-2Tiêu thụ năng lượng ngoài tổ chức

Yêu cầu báo cáo

2.3 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 302-2, tổ chức báo cáo cần phải loại trừ lượng tiêu thụ năng lượng đã báo cáo trong Công bố thông tin 302-1.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Lượng tiêu thụ năng lượng ngoài tổ chức, theo đơn vị Jun hoặc các bội số.

b. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

c. Nguồn của các hệ số chuyển đổi đã sử dụng.

302-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.4 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 302-2, tổ chức báo cáo nên:

2.4.1 nếu phải tuân theo các phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau, thì mô tả cách lựa chọn những phương pháp và tiêu chuẩn đó;

2.4.2 liệt kê danh sách tiêu thụ năng lượng bên ngoài tổ chức, phân loại theo thượng nguồn và hạ nguồn và theo hoạt động.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 302-2

Tổ chức báo cáo có thể xác định lượng tiêu thụ năng lượng ngoài tổ chức bằng cách đánh giá xem tiêu thụ năng lượng của một hoạt động:

• có góp phần đáng kể vào tổng lượng tiêu thụ năng lượng dự đoán bên ngoài tổ chức hay không;

• có tiềm năng giảm tiêu hao mà tổ chức có thể triển khai hoặc gây ảnh hưởng hay không;

• có góp phần vào các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, chẳng hạn như các rủi ro tài chính, pháp lý, chuỗi cung ứng, sản phẩm và khách hàng, kiện tụng và danh tiếng hay không;

• có được các bên liên quan, chẳng hạn như khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư hoặc xã hội dân sự coi là trọng yếu hay không;

• có xuất phát từ các hoạt động thuê ngoài mà trước đó đã được thực hiện nội bộ, hoặc các hoạt động thường được thực hiện nội bộ bởi các tổ chức khác trong cùng ngành hay không;

• có được xác định là trọng yếu trong ngành hoạt động của tổ chức hay không;

• có đáp ứng bất kỳ tiêu chí bổ sung nào cho việc xác định tính liên quan, do tổ chức hoặc các tổ chức trong cùng ngành lập ra hay không.

Tổ chức có thể sử dụng các hoạt động và phân loại thượng nguồn và hạ nguồn sau đây từ ‘GHG Protocol Corporate Value Chain (Scope 3) Accounting and Reporting Standard’ để xác định lượng tiêu thụ năng lượng liên quan bên ngoài tổ chức (xem tham chiếu 2 trong phần Tài liệu tham khảo):

Phân loạiThượng nguồn

1. Hàng hóa và dịch vụ đã mua

2. Tư liệu sản xuất

3. Các hoạt động liên quan đến nhiên liệu và năng lượng (không bao gồm trong Công bố thông tin 302-1)

4. Hoạt động vận chuyển và phân phối thượng nguồn

5. Rác thải sinh ra trong quá trình hoạt động

6. Đi công tác

7. Đi lại của nhân viên

8. Tài sản cho thuê ở Thượng nguồn

Các phân loại Thượng nguồn khác

Phân loại hạ nguồn

9. Hoạt động vận chuyển và phân phối hạ nguồn

10. Xử lý sản phẩm đã bán

11. Sử dụng sản phẩm đã bán

12. Xử lý khi kết thúc vòng đời sản phẩm đã bán

13. Tài sản cho thuê hạ nguồn

14. Nhượng quyền thương mại

15. Đầu tư Các phân loại hạ nguồn khác

Page 166: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 302: Năng lượng 2016

Đối với mỗi phân loại và hoạt động này, tổ chức có thể tính toán hoặc ước tính lượng năng lượng đã tiêu thụ.

Tổ chức có thể báo cáo tiêu thụ năng lượng riêng rẽ đối với các nguồn năng lượng không tái tạo và các nguồn năng lượng tái tạo.

Bối cảnh

Việc tiêu thụ năng lượng có thể xảy ra bên ngoài tổ chức, ví dụ như thông qua các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn liên quan đến các hoạt động của tổ chức.

Điều này có thể bao gồm việc khách hàng sử dụng các sản phẩm do tổ chức bán ra, và việc xử lý khi kết thúc vòng đời sản phẩm.

Việc định lượng lượng tiêu thụ năng lượng bên ngoài tổ chức có thể cung cấp cơ sở cho việc tính toán một số phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác có liên quan (Phạm vi 3) trong Công bố thông tin 305-3 của GRI 305: Phát thải.

Công bố thông tin 302-2Tiếp

Page 167: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 302: Năng lượng 2016

Công bố thông tin 302-3Cường độ sử dụng Năng lượng

Yêu cầu báo cáo

2.5 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 302-3, tổ chức báo cáo cần phải:

2.5.1 tinh toán tỷ lệ bằng cách chia tổng lượng tiêu thụ năng lượng (tử số) cho một chuẩn đo cụ thê theo từng tổ chức (mẫu số);

2.5.2 Nếu báo cáo cường độ sử dụng cho cả năng lượng tiêu thụ bên trong và bên ngoài tổ chức, thi báo cáo riêng các cường độ này.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Cường độ sử dụng năng lượng của tổ chức.

b. Chuẩn đo cụ thể của tổ chức (mẫu số) được chọn để tinh tỷ lệ.

c. Loại năng lượng bao gồm trong tỷ lệ Cường độ sử dụng: nhiên liệu, điện năng, nhiệt, năng lượng làm mát, hơi nước, hoặc tất cả.

d. Tỷ lệ này sử dụng năng lượng đã tiêu thụ trong tổ chức, ngoài tổ chức hay cả hai.

302-3

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.6 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 302-3, nếu việc này hỗ trợ cho tính minh bạch hoặc tính có thể so sánh theo thời gian, thì tổ chức báo cáo nên cung cấp phân loại cường độ sử dụng năng lượng theo:

2.6.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.6.2 Quốc gia;

2.6.3 loại nguồn năng lượng (xem định nghĩa dành cho các danh sách nguồn năng lượng không tái tạo và tái tạo);

2.6.4 loại hình hoạt động.

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 302-3

Cường độ sử dụng năng lượng có thể được cung cấp đối với:

• sản phẩm (chẳng hạn như năng lượng tiêu thụ cho một đơn vị được sản xuất);

• dịch vụ (chẳng hạn như năng lượng tiêu thụ cho một chức năng hoặc dịch vụ);

• doanh số (chẳng hạn như năng lượng tiêu thụ cho một đơn vị doanh số).

Chuẩn đo cụ thể của tổ chức (mẫu số) có thể bao gồm:

• đơn vị sản phẩm;

• khối lượng sản xuất (chẳng hạn như tấn, lít, MWh);

• kích thước (chẳng hạn như diện tích mặt sàn theo m2);

• số nhân viên toàn thời gian;

• đơn vị tiền tệ (chẳng hạn như doanh thu hoặc doanh số).

Bối cảnh

Cường độ sử dụng năng lượng xác định lượng tiêu thụ năng lượng trong bối cảnh của chuẩn đo cụ thể theo từng tổ chức.

Tỷ lệ này thể hiện năng lượng cần thiết cho một đơn vị hoạt động, công suất, hoặc bất kỳ chuẩn đo cụ thể theo từng tổ chức nào khác. Cường độ sử dụng thường được gọi là dữ liệu tác động môi trường được chuẩn hóa.

Kết hợp với tổng lượng tiêu thụ năng lượng của tổ chức, được báo cáo trong Công bố thông tin 302-1 và 302-2, cường độ sử dụng năng lượng giúp cung cấp bối cảnh cho tính hiệu quả của tổ chức, bao gồm trong mối tương quan với các tổ chức khác.

Xem các tham chiếu 1 và 3 trong phần Tài liệu tham khảo.

Hướng dẫn

Page 168: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 302: Năng lượng 2016

Công bố thông tin 302-4Giảm tiêu hao năng lượng

Yêu cầu báo cáo

2.7 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 302-4, tổ chức báo cáo cần phải:

2.7.1 loại trừ giảm tiêu hao xuất phát từ việc giảm năng suất sản xuất hoặc thuê ngoài;

2.7.2 cho biết giảm tiêu hao năng lượng là số liệu ước tinh, sử dụng mô hình hay được lấy từ các số liệu đo lường trực tiếp. Nếu ước tinh hoặc sử dụng mô hình, tổ chức cần phải công bố thông tin về các phương pháp được sử dụng.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Lượng giảm tiêu hao năng lượng đạt được như là kết quả trực tiếp của các sáng kiến bảo toàn và sử dụng hiệu quả năng lượng, tinh bằng đơn vị Jun hoặc bội số.

b. Loại năng lượng giảm tiêu hao: nhiên liệu, điện năng, nhiệt, năng lượng làm mát, hơi nước hay tất cả.

c. Cơ sở tinh toán giảm tiêu hao năng lượng, chăng hạn như năm mốc hoặc mốc khởi điểm, bao gồm lý do hợp lý cho việc chọn cơ sở đo.

d. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

302-4

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.8 Khi mô tả những thông tin nêu trong Công bố thông tin 302-4, nếu phải tuân theo các phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau, thì tổ chức báo cáo nên mô tả cách lựa chọn những phương pháp và tiêu chuẩn đó.

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 302-4

Tổ chức báo cáo có thể đặt ưu tiên cho việc công bố thông tin về những sáng kiến giảm tiêu hao năng lượng đã được thực hiện trong kỳ báo cáo và có tiềm năng góp phần đáng kể vào việc giảm tiêu hao năng lượng. Các sáng kiến giảm tiêu hao năng lượng và mục tiêu của những sáng kiến này có thể được mô tả trong phần phương pháp quản trị của chủ đề này.

Các sáng kiến giảm tiêu hao năng lượng có thể bao gồm:

• thiết kế lại quy trình;

• chuyển đổi và nâng cấp thiết bị;

• thay đổi hành vi;

• thay đổi về hoạt động.

Tổ chức có thể báo cáo giảm tiêu hao năng lượng bằng cách kết hợp các loại năng lượng, hoặc báo cáo riêng rẽ đối với nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng, năng lượng làm mát và hơi nước.

Tổ chức cũng có thể cung cấp số liệu giảm tiêu hao năng lượng theo từng sáng kiến đơn lẻ hoặc theo nhóm sáng kiến.

Hướng dẫn

Page 169: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 302: Năng lượng 2016

Công bố thông tin 302-5Giảm nhu cầu năng lượng của sản phẩm và dịch vụ

Yêu cầu báo cáo

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Lượng giảm nhu cầu năng lượng của sản phẩm và dịch vụ đã bán, đạt được trong giai đoạn báo cáo, theo đơn vị Jun hoặc các bội số.

b. Cơ sở tinh toán giảm tiêu hao năng lượng, chăng hạn như năm mốc hoặc mốc khởi điểm, bao gồm lý do hợp lý cho việc chọn cơ sở đo.

c. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

302-5

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.9 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 302-5, tổ chức báo cáo nên:

2.9.1 nếu phải tuân theo các phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau, thì mô tả cách lựa chọn những phương pháp và tiêu chuẩn đó;

2.9.2 tham chiếu các tiêu chuẩn về sử dụng trong ngành để biết thông tin này, khi săn có (chẳng hạn như tiêu thụ nhiên liệu của ô tô cho 100 km ở vận tốc 90 km/h).

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 302-5

Các con số hướng đến việc sử dụng có thể bao gồm, ví dụ, những yêu cầu về năng lượng của ô tô hay máy vi tính.

Các mô hình tiêu thụ có thể bao gồm, ví dụ, giảm tiêu thụ 10% năng lượng cho 100 km đường đi hoặc cho một đơn vị thời gian (giờ, ngày làm việc trung bình).

Hướng dẫn

Page 170: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13GRI 302: Năng lượng 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các tài liệu tham khảo liên quan:

1. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD), ‘GHG Protocol Corporate Accounting and Reporting Standard’, Bản sửa đổi, 2004.

2. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD), ‘GHG Protocol Corporate Value Chain (Scope 3) Accounting and Reporting Standard’, 2011.

3. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD), ‘Greenhouse Gas Protocol Accounting Notes, No. 1, Accounting and Reporting Standard Amendment’, 2012.

Tài liệu tham khảo

Page 171: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

14 GRI 302: Năng lượng 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-065-8

Page 172: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 303: NƯỚC 2016

GRI

303

Page 173: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 303: Nước 2016

Giới thiệu 3

GRI 303: Nước 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 303-1 Lượng nước đầu vào theo nguồn 6 Công bố thông tin 303-2 Những nguồn nước chịu ảnh hưởng đáng kể bởi

lượng nước đầu vào 7 Công bố thông tin 303-3 Tuần hoàn và tái sử dụng nước 8

Tài liệu tham khảo 9

Nội dung

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 303: Nước đặt ra các nguyên tắc báo cáo cho chủ đề nước. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong danh mục thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Page 174: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 303: Nước 2016

Giới thiệu

GRI 303: Nước là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 303: Nước, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 175: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 303: Nước 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh môi trường của phát triển bền vững liên quan đến tác động của tổ chức đến các hệ thống tự nhiên có sự sống và không có sự sống, bao gồm đất, không khí, nước và các hệ sinh thái. GRI 303 đề cập đến chủ đề nước. Tiếp cận nguồn nước sạch là điều thiết yếu với cuộc sống và sức khỏe của con người, và được Liên Hợp Quốc công nhận là một quyền con người. Tổ chức có thể tác động đến nguồn nước thông qua việc khai thác thu hồi nước đầu vào và tiêu thụ nước.

Lượng nước đầu vào lấy từ một hệ thống có thể ảnh hưởng đến môi trường thông qua việc hạ thấp mức nước, giảm khối lượng nước săn có để sử dụng, hoặc theo cách khác làm thay đổi khả năng thực hiện các chức năng của hệ sinh thái. Những thay đổi như vậy có tác động rộng hơn đối với chất lượng cuộc sống trong khu vực, bao gồm các hậu quả về kinh tế và xã hội; và các hậu quả đối với cộng đồng địa phương hoặc người bản địa mà nguồn nước quan trọng đối với họ.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến nước, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào. Các công bố thông tin bổ sung liên quan đến chủ đề này có thể được tìm thấy tại:

• GRI 306: Nước thải và Chất thải

Page 176: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 303: Nước 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 303-1 Lượng nước đầu vào theo nguồn• Công bố thông tin 303-2 Những nguồn nước chịu ảnh hưởng đáng kể bởi lượng

nước đầu vào• Công bố thông tin 303-3 Tuần hoàn và tái sử dụng nước

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với nước, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 303:Nước

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là phần giải thích cách thức tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, các mối quan tâm và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn này được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 177: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 303: Nước 2016

Công bố thông tin 303-1Lượng nước đầu vào theo nguồn

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

303-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 303-1, tổ chức báo cáo nên:

2.1.1 bao gồm việc chiết xuất nước làm mát;

2.1.2 báo cáo nêu rõ những số liệu tính toán này là ước tính, lập mô hình hay số liệu xuất phát từ đo lường trực tiếp;

2.1.3 nếu sử dụng ước tính hoặc mô hình, thì báo cáo phương pháp ước tính hoặc lập mô hình.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 303-1

Công bố thông tin này có thể bao gồm lượng nước đầu vào trực tiếp hoặc thông qua các bên trung gian, chẳng hạn như các công ty dịch vụ cấp nước.

Bối cảnh

Việc báo cáo tổng khối lượng nước đầu vào theo nguồn nước sẽ góp phần để hiểu được quy mô tổng thể của các tác động và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng nước của tổ chức. Tổng khối lượng nước đầu vào cung cấp thông tin về quy mô tương đối và tầm quan trọng của tổ chức trong vai trò là một cơ sở sử dụng nước, và cung cấp số liệu mốc khởi điểm cho các tính toán khác liên quan đến tính hiệu quả và sử dụng.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng lượng nước đầu vào, phân loại theo các nguồn sau đây:

i. Nước bề măt, bao gồm nước từ các vung đầm lầy, sông, hồ, và đại dương;

ii. Nước ngầm;

iii. Nước mưa do tổ chức thu thập trực tiếp và lưu trữ;

iv. Nước thải từ tổ chức khác;

v. Các nguồn cấp nước đô thị hoăc cơ sở cấp nước công cộng hoăc tư nhân khác.

b. Các tiêu chuẩn, phương pháp, và giả định đã sử dụng.

Page 178: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 303: Nước 2016

Công bố thông tin 303-2Những nguồn nước chịu ảnh hưởng đáng kể bởi lượng nước đầu vào

Yêu cầu báo cáo

Khuyến nghị báo cáo

2.3 Khi biên soạn thông tin nêu trong công bố thông tin 303-2, nếu nước được cung cấp bởi cơ quan cấp nước đô thị hoặc các cơ sở cấp nước công cộng hoặc tư nhân khác thì tổ chức báo cáo nên báo cáo nguồn nước nguyên thủy.

2.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 303-2, tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những nguồn nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi lượng nước đầu vào của tổ chức mà đáp ứng một hoăc nhiều tiêu chí sau đây:

2.2.1 Lượng nước đầu vào của tổ chức chiếm trung bình ít nhất 5% khối lượng trung bình năm của nguồn nước;

2.2.2 Lượng nước đầu vào của tổ chức lấy từ các nguồn nước được các chuyên gia công nhận là đăc biệt nhạy cảm do quy mô tương đối, chức năng, hoăc tình trạng của các nguồn nước này là khan hiếm, đang bị đe dọa, hoăc đang bị nguy hiểm, hoăc để hô trợ các loài thực vật hoăc động vật cụ thể đang bị nguy hiểm;

2.2.3 Bất ky lượng nước đầu vào nào lấy từ vung đầm lầy có tên trong trong Công ước Ramsar hoăc bất ky khu vực bảo tồn nào đã được quốc gia hoăc quốc tế công bố, không phụ thuộc vào tỷ lệ của lượng nước đầu vào;

2.2.4 Nguồn nước đã được xác định là có giá trị đa dạng sinh học cao, chẳng hạn như đa dạng loài và đăc hữu, hoăc tổng số loài được bảo vệ;

2.2.5 Nguồn nước đã được xác định là có giá trị hoăc tầm quan trọng cao đối với các cộng đồng địa phương và người bản địa.

Hướng dẫn

Xem các tham chiếu 1 và 3 trong phần Tài liệu tham khảo.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số nguồn nước chịu ảnh hưởng đáng kể bởi lượng nước đầu vào của tổ chức, theo loại hình:

i. Quy mô của nguồn nước;

ii. Nguồn nước đó có được chi định là khu vực được bảo tồn ở cấp quốc gia hoăc quốc tế hay không;

iii. Giá trị đa dạng sinh học (chẳng hạn như đa dạng loài và đăc hữu, và tổng số loài được bảo tồn);

iv. Giá trị hoăc tầm quan trọng của nguồn nước đối với cộng đồng địa phương và người bản địa.

b. Các tiêu chuẩn, phương pháp, và giả định đã sử dụng.

303-2

Công bố Thông tin

Page 179: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 303: Nước 2016

Công bố thông tin 303-3Tuần hoàn và tái sử dụng nước

Yêu cầu báo cáo

303-3

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.5 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 303-3, tổ chức báo cáo nên:

2.5.1 báo cáo nếu không có nước hoặc hoặc đồng hồ đo lưu lượng và được yêu cầu ước lượng theo mô hình;

2.5.2 tính toán khối lượng nước tuần hoàn/tái sử dụng dựa trên khối lượng nhu cầu về nước đã được đáp ứng bởi nước tuần hoàn/tái sử dụng, thay vì bổ sung nước đầu vào.

2.4 Khi biên soạn những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 303-3, tổ chức báo cáo cần phải bao gồm nước xám, tức là nước mưa thu được và nước thải từ các hoạt động của hộ gia đình như là rửa bát đĩa, giăt giũ, và tắm rửa.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 303-3

Công bố thông tin này đo lường cả nước được xử lý trước khi tái sử dụng và nước không được xử lý trước khi tái sử dụng.

Hướng dẫn cho điều khoản 2.5.2

Ví dụ: nếu tổ chức có chu kỳ sản xuất yêu cầu 20m3 nước cho mỗi chu kỳ, tổ chức lấy vào 20m3 nước cho một chu kỳ quy trình sản xuất và tái sử dụng nước đó cho ba chu kỳ bổ sung, thì tổng khối lượng nước được tuần hoàn và tái sử dụng cho quy trình đó là 60m3.

Bối cảnh

Tỉ lệ tuần hoàn và tái sử dụng nước là phép đo tính hiệu quả và chứng minh sự thành công của tổ chức trong việc giảm tổng lượng nước đầu vào và thải ra. Việc tăng tuần hoàn và tái sử dụng có thể làm giảm chi phí tiêu thụ, xử lý và thải nước. Giảm tiêu thụ nước theo thời gian thông qua việc tái sử dụng và tuần hoàn cũng có thể góp phần vào các mục tiêu quản trị nguồn cấp nước của địa phương, quốc gia hoặc khu vực.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. tổng khối lượng nước tuần hoàn và tái sử dụng bởi tổ chức.

b. Tổng khối lượng nước tuần hoàn và tái sử dụng theo tỷ lệ phần trăm so với tổng lượng nước đầu vào như được nêu rõ trong Công bố thông tin 303-1.

c. Các tiêu chuẩn, phương pháp, và giả định đã sử dụng.

Page 180: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 303: Nước 2016

Tài liệu tham khảo

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước Ramsar, ‘The Convention on Wetlands of International Importance especially as Waterfowl Habitat’, 1994.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

2. Ceres, The Ceres Aqua Gauge: A Framework for 21st Century Water Risk Management, 2011.

3. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Danh sách Đỏ các Loài đang bị Đe dọa, http://www.iucnredlist.org/, truy cập vào ngày 1 tháng 9 năm 2016.

Page 181: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 303: Nước 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-066-5

Page 182: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 304: ĐA DẠNG SINH HỌC 2016

GRI

304

Page 183: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Giới thiệu 3

GRI 304: Đa dạng sinh học 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 304-1 Các cơ sơ hoat đông đươc sơ hưu, cho thuê, quản

lý trong, hoăc gân kê các khu vưc đươc bảo tôn va các khu vưc đa dang sinh hoc cao bên ngoai các khu đươc bảo tôn 7

Công bố thông tin 304-2 Tác đông đáng kê cua các hoat đông, sản phâm va dich vu đối vơi đa dang sinh hoc 8

Công bố thông tin 304-3 Các môi trương sống đươc bảo tôn hoăc phuc hôi 9 Công bố thông tin 304-4 Các loai trong Sách Đo cua IUCN va các loai trong

danh sách bảo tôn quốc gia co môi trương sống trong các khu vưc chiu ảnh hương bơi các hoat đông 10

Tài liệu tham khảo 11

Nội dung

Lưu ý: Tai liệu nay bao gôm các siêu liên kết đến các Tiêu chuân khác. Trong hâu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mơ ra liên kết bên ngoai trong môt cửa sổ trình duyệt mơi. Sau khi bấm vao môt liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái đê trơ vê giao diện trươc đo.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Trách nhiệm Tiêu chuân nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Moi ý kiến phản hôi vê Tiêu chuân GRI vui lòng gửi vê đia chỉ email [email protected] đê GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 304: Đa dạng sinh học đăt ra các yêu câu báo cáo vê chu đê đa dang sinh hoc. Bất kỳ tổ chức nao không phân biệt quy mô, loai hình, lĩnh vưc va ơ bất kỳ quốc gia nao đêu co thê sử dung tiêu chuân nay đê báo cáo vê nhưng tác đông liên quan đến chu đê nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuân nay cân phải đươc sử dung kèm theo phiên bản mơi nhất cua các tai liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong tiêu chuân nay, các thuật ngư đươc đinh nghĩa trong danh muc thuật ngư đêu đươc gach dươi.

Ngày hiệu lực Tiêu chuân nay co hiệu lưc đối vơi các báo cáo hoăc các tai liệu khác phát hanh kê từ ngay 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dung sơm hơn.

Page 184: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Giới thiệu

GRI 304: Đa dạng sinh học là một Tiêu chuẩn trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuân nay la môt phân cua bô Tiêu chuân Báo cáo Phát triên Bên vưng GRI (Tiêu chuân GRI). Nhưng tiêu chuân nay đươc xác lập đê tổ chức sử dung nhằm báo cáo các tác đông cua mình đối vơi nên kinh tế, môi trương va xã hôi.

Tiêu chuân GRI đươc cấu trúc dươi dang môt bô các tiêu chuân theo từng mô-đun co liên quan vơi nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ đê tải Bô tiêu chuân GRI. Co ba Tiêu chuân tổng thê áp dung cho moi tổ chức lập báo cáo phát triên bên vưng:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đo, tổ chức chon nhưng chu đê trong yếu trong các tiêu chuân GRI đê báo cáo. Nhưng Tiêu chuân nay đươc sắp xếp thanh ba phân: GRI 200 (Chu đê Kinh tế), GRI 300 (Chu đê Môi trương) va GRI 400 (Chu đê Xã hôi). Mỗi Tiêu chuân chu đê bao gôm các công bố thông tin cu thê cho chu đê đo, va đươc xác lập đê sử dung kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị đươc sử dung đê báo cáo phương pháp quản tri cho chu đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Co hai phương pháp cơ bản đê sử dung Tiêu chuân GRI. Trong moi tai liệu phát hanh, tổ chức bắt buôc phải đưa ra tuyên bố, hoăc tuyên bố sử dung, tương ứng vơi mỗi phương pháp sử dung. 1. Co thê sử dung Tiêu chuân GRI như môt bô tiêu chuân

đê lập báo cáo phát triên bên vưng cho phù hơp. Co hai phương án đê lập báo cáo tuân theo tiêu chuân (Cốt lõi hoăc Toan diện), tùy thuôc vao mức đô công bố thông tin đươc bao gôm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuân GRI sử dung Tiêu chuân nay, GRI 304: Đa dạng sinh học, nếu đây la môt trong nhưng chu đê trong yếu cua tổ chức.

2. Tiêu chuân GRI đã chon, hoăc môt phân nôi dung cua Tiêu chuân, cũng co thê đươc sử dung đê báo cáo thông tin cu thê, ma không cân lập báo cáo tuân theo Tiêu chuân. Bất kỳ tai liệu đươc phát hanh nao sử dung Tiêu chuân GRI theo cách nay đêu phải bao gôm môt tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điêm đê sử dung Bô Tiêu chuân GRI

GRI 101

Tiêu chuân cơ sơ

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản tri

Đê báo cáo thông tin tổng quan vê tổ chức

Báo cáo phương pháp quản tri đối vơi mỗi chu đê trong yếu

Lưa chon trong các Tiêu chuân từng chu đê đê báo cáo công bố thông tin cho từng chu đê trong yếu

GRI 300

Môi trương

GRI 400

Xã hôi

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan vê Bô Tiêu chuân GRI

Page 185: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuân GRI bao gôm: Các yêu cầu. Đây la nhưng chỉ dẫn bắt buôc. Trong tai liệu nay, các yêu câu đươc trình bay bằng phông chữ đậm va đươc biêu thi bằng từ 'cân phải'. Các yêu câu cân phải đươc đăt trong ngư cảnh cua các khuyến nghi va hương dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buôc phải tuân thu các khuyến nghi hoăc hương dẫn đê co thê tuyên bố rằng báo cáo đã đươc lập tuân theo Tiêu chuân.

Khuyến nghị. Khuyến nghi la tình huống trong đo môt hanh đông cu thê đươc khuyến khích, nhưng không bắt buôc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biêu thi môt khuyến nghi.

Hướng dẫn. Muc nay bao gôm thông tin vê muc đích ý nghĩa, giải thích va ví du đê giúp tổ chức hiêu rõ hơn vê các yêu câu.

Tổ chức bắt buôc phải tuân thu tất cả các yêu câu áp dung đê co thê tuyên bố rằng báo cáo cua mình đã đươc lập theo Tiêu chuân GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở đê biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngư cảnh cua Tiêu chuân GRI, khía canh môi trương cua phát triên bên vưng liên quan đến tác đông cua tổ chức đến các hệ thống tư nhiên co sư sống va không co sư sống, bao gôm đất, không khí, nươc va các hệ sinh thái.

GRI 304 đê cập đến chu đê đa dang sinh hoc.

Bảo vệ sư đa dang sinh hoc la điêu quan trong đê bảo đảm sư sống còn cua các loai thưc vật va đông vật, tính đa dang di truyên, va các hệ sinh thái tư nhiên. Ngoai ra, các hệ sinh thái tư nhiên cung cấp nươc sach va không khí, va gop phân vao an ninh lương thưc va sức khoe con ngươi. Đa dang sinh hoc cũng gop phân trưc tiếp đến sinh kế cua đia phương, vì vậy no đong vai trò quan trong đê đat đươc muc tiêu giảm nghèo va phát triên bên vưng.

Nhưng khái niệm nay đươc nêu trong các văn kiện chính cua Liên hơp quốc: xem phân Tai liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuân nay co thê cung cấp thông tin vê các tác đông cua tổ chức liên quan đến đa dang sinh hoc, va việc tổ chức quản lý nhưng tác đông nay như thế nao.

Page 186: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Tiêu chuân nay bao gôm các công bố thông tin vê phương pháp quản tri va công bố thông tin theo từng chu đê. Nhưng công bố thông tin nay đươc nêu trong Tiêu chuân như sau:

• Công bố thông tin vê phương pháp quản tri (phân nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 304-1 Các cơ sơ hoat đông đươc sơ hưu, cho thuê, quản lý

trong, hoăc gân kê các khu vưc đươc bảo tôn va các khu vưc đa dang sinh hoc cao bên ngoai các khu đươc bảo tôn

• Công bố thông tin 304-2 Tác đông đáng kê cua các hoat đông, sản phâm va dich vu đối vơi đa dang sinh hoc

• Công bố thông tin 304-3 Các môi trương sống đươc bảo tôn hoăc phuc hôi• Công bố thông tin 304-4 Các loai trong Sách Đo cua IUCN va các loai trong danh

sách bảo tôn quốc gia co môi trương sống trong các khu vưc chiu ảnh hương bơi các hoat đông

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với đa dạng sinh học, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 304:Đa dạng sinh học

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin vê phương pháp quản tri la phân giải thích cách thức tổ chức quản lý môt chu đê trong yếu, các tác đông co liên quan, các mối quan tâm va kỳ vong hơp lý cua các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nao tuyên bố rằng báo cáo cua mình đã đươc lập tuân theo Tiêu chuân GRI đêu phải báo cáo phương pháp quản tri cua mình đối vơi mỗi chu đê trong yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chu đê cho nhưng chu đê nay.

Vì vậy, Tiêu chuân nay đươc xác lập đê sử dung kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toan bô công bố thông tin vê các tác đông cua tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản tri va nhưng thông tin nao cân cung cấp.

Page 187: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Hướng dẫn

Khi báo cáo phương pháp quản tri cua tổ chức đối vơi đa dang sinh hoc, tổ chức báo cáo cũng co thê mô tả chiến lươc cua mình nhằm đat đươc chính sách quản lý đa dang sinh hoc. Chính sách đa dang sinh hoc co thê bao gôm kết hơp các yếu tố liên quan đến việc ngăn ngừa, quản lý va khắc phuc thiệt hai cho môi trương sống tư nhiên phát sinh từ các hoat đông cua tổ chức. Môt ví du cho điêu nay la việc đưa các xem xết vê tính đa dang sinh hoc vao các công cu phân tích, chẳng han như các đánh giá tác đông cua cơ sơ đối vơi môi trương.

Công bố thông tin về phương pháp quản trịTiếp

Page 188: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Công bố thông tin 304-1Các cơ sơ hoat đông đươc sơ hưu, cho thuê, quản lý trong, hoăc gân kê các khu vưc đươc bảo tôn va các khu vưc đa dang sinh hoc cao bên ngoai các khu đươc bảo tôn

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

304-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soan thông tin nêu trong công bố thông tin 304-1, tổ chức báo cáo nên bao gôm thông tin vê các đia điêm ma hoat đông tương lai đã đươc thông báo chính thức.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Việc giám sát các hoat đông đang diễn ra ơ cả trong khu vưc đươc bảo tôn va khu vưc đa dang sinh hoc caobên ngoai khu vưc đươc bảo tôn giúp tổ chức co thê giảm rui ro cua các tác đông. Việc nay cũng giúp cho tổ chức co thê quản lý đươc các tác đông đối vơi tính đa dang sinh hoc hoăc tránh việc quản lý không tốt.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Đối với mỗi cơ sở được sở hữu, cho thuê, quản lý trong, hoặc gần kề các khu vực được bảo tôn và các khu vực đa dạng sinh học cao bên ngoài các khu vực được bảo tôn, báo cáo những thông tin sau đây:

i. Vị trí địa lý;

ii. Đất mặt và đất ngầm mà tổ chức co thể sở hữu, cho thuê hoặc quản lý;

iii. Vị trí liên quan đến khu vực được bảo tôn (trong khu vực, gần kề, hoặc co một phần thuộc khu vực được bảo tôn) hoặc khu vực đa dạng sinh học cao bên ngoài các khu vực được bảo tôn;

iv. Loại hoạt động (văn phong, gia công hoặc sản xuất, hoặc khai thác);

v. Kích cơ cơ sở hoạt động tính bằng km2 (hoặc đơn vị khác, nếu thích hợp);

vi. Giá trị đa dạng sinh học đặc trưng bởi thuộc tính của khu vực được bảo tôn hoặc khu vực đa dạng sinh học cao bên ngoài khu vực được bảo tôn (hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt, hoặc hệ sinh thái biển);

vii. Giá trị đa dạng sinh học được đặc trưng bởi liệt kê tình trạng được bảo tôn (chẳng hạn như Danh mục Quản lý Khu vực được Bảo tôn của IUCN, Công ước Ramsar, pháp luật quốc gia).

Page 189: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Công bố thông tin 304-2Tác đông đáng kê cua các hoat đông, sản phâm va dich vu đối vơi đa dang sinh hoc

Yêu cầu báo cáo

304-2

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 304-2

Các tác đông gián tiếp đối vơi đa dang sinh hoc co thê bao gôm các tác đông trong chuỗi cung ứng.

Khu vưc tác đông không chỉ giơi han ơ nhưng khu vưc đươc bảo tôn chính thức va bao gôm việc xem xét các tác đông đối vơi các vùng đệm, cũng như các khu vưc co tâm quan trong hoăc tính nhay cảm đăc biệt đã đươc chính thức chỉ đinh.

Bối cảnh

Công bố thông tin nay cung cấp bối cảnh đê hiêu đươc (va đê phát triên) chiến lươc cua tổ chức nhằm giảm nhẹ các tác đông trưc tiếp va gián tiếp đáng kê đối vơi đa dang sinh hoc. Thông qua việc trình bay thông tin đinh tính va co hệ thống, công bố thông tin nay cho phép so sánh quy mô, mức đô tương đối va tính chất cua tác đông theo thơi gian va trong toan bô tổ chức.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tính chất của các tác động trực tiếp và gián tiếp đáng kể đối với đa dạng sinh học co tham chiếu đến một hoặc nhiều yếu tố sau:

i. Xây dựng hoặc sử dụng các nhà máy sản xuất, khai thác mo và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải;

ii. Ô nhiêm (xuất hiện các chất không tự nhiên sinh ra trong môi trường sống từ các nguôn tại điểm và không tại điểm);

iii. Xuất hiện các loài xâm nhập, các loài gây hại và mầm bệnh;

iv. Giảm số loài;

v. Chuyển đổi môi trường sống;

vi. Những thay đổi trong các quy trình sinh thái bên ngoài phạm vi biến đổi tự nhiên (chẳng hạn như độ mặn hoặc thay đổi mực nước ngầm).

b. Những tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp đáng kể, co tham chiếu đến các yếu tố sau:

i. Những loài bị ảnh hưởng;

ii. Phạm vi khu vực bị tác động;

iii. Khoảng thời gian tác động;

iv. Khả năng co thể đảo ngược hoặc không thể đảo ngược tác động.

Page 190: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Công bố thông tin 304-3Các môi trương sống đươc bảo tôn hoăc phuc hôi

Yêu cầu báo cáo

304-3

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 304-3

Công bố thông tin nay đê cập đến mức đô cua các hoat đông phòng ngừa va khắc phuc hậu quả cua tổ chức liên quan đến các tác đông đối vơi đa dang sinh hoc. Công bố thông tin nay noi đến nhưng khu vưc ma việc

khắc phuc hậu quả đã hoan tất hoăc khu vưc đang đươc bảo tôn tích cưc. Nhưng khu vưc nơi hoat đông vẫn đang diễn ra co thê đươc tính đến nếu phù hơp vơi đinh nghĩa vê ‘khu vưc đươc phuc hôi’ hoăc ‘khu vưc đươc bảo tôn’.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Quy mô và vị trí của tất cả các khu vực được bảo tôn hoặc được phục hôi môi trường sống, và sự thành công của biện pháp phục hôi đã hoặc đang được các chuyên gia bên ngoài độc lập phê duyệt hay chưa.

b. Các mối quan hệ đối tác với các bên thứ ba để bảo tôn hoặc phục hôi các khu vực môi trường sống tách biệt với nơi tổ chức đã giám sát và triển khai các biện pháp phục hôi hoặc bảo tôn hay chưa.

c. Tình trạng của từng khu vực dựa trên điều kiện của khu vực đo vào cuối kỳ báo cáo.

d. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố thông tin 304-3, tổ chức báo cáo nên điêu chỉnh thông tin trình bay trong công bố thông tin nay cho phù hơp vơi các yêu câu pháp luật hoăc giấy phép vê việc bảo tôn hoăc phuc hôi môi trương sống, nếu áp dung.

Page 191: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Công bố thông tin 304-4Các loai trong Sách Đo cua IUCN va các loai trong danh sách bảo tôn quốc gia co môi trương sống trong các khu vưc chiu ảnh hương bơi các hoat đông

Yêu cầu báo cáo

304-4

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Bối cảnh

Công bố thông tin nay giúp tổ chức xác đinh đươc nơi ma các hoat đông cua mình gây ra mối đe doa cho các loai đông thưc vật đang găp nguy hiêm. Bằng cách nhận diện nhưng mối đe doa nay, tổ chức co thê khơi xương nhưng hanh đông thích hơp đê tránh tránh gây tổn hai va ngăn chăn sư tuyệt chung cua các loai. ‘Sách đo vê các Loai bi Đe doa ’ (môt danh muc kiêm kê vê tình

trang bảo tôn toan câu cua các loai đông vật va thưc vật) cua Tổ chức Bảo tôn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) va các danh sách bảo tôn quốc gia đong vai trò la các tai liệu đáng tin cậy vê tính nhay cảm cua môi trương sống trong các khu vưc bi ảnh hương bơi các hoat đông, va vê tâm quan trong tương đối cua nhưng môi trương sống nay từ quan điêm quản lý.

Xem tham chiếu 8 trong phân Tai liệu tham khảo.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số loài trong Sách Đo của IUCN và các loài trong danh sách bảo tôn quốc gia co môi trường sống trong các khu vực chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, theo mức độ nguy cơ tuyệt chủng:

i. Bị đe dọa nghiêm trọng

ii. Bị đe dọa

iii. Dê bị tổn hại

iv. Sắp bị đe dọa

v. Ít nguy cơ nhất

Khuyến nghị báo cáo

2.3 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố thông tin 304-4, tổ chức báo cáo nên so sánh thông tin trong Sách Đo cua IUCN vơi các sanh sách bảo tôn quốc gia đối vơi các loai đươc nêu trong tai liệu lập kế hoach va hô sơ theo dõi đê bảo đảm sư nhất quán.

Page 192: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

Các tai liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triên Tiêu chuân nay va co thê hưu ích trong việc hiêu va áp dung Tiêu chuân.

Các văn kiện liên chính phủ co hiệu lực:

1. Công ươc Ramsar, ‘The Convention on Wetlands of International Importance especially as Waterfowl Habitat’, 1994.

2. Công ươc vê Đa dang sinh hoc, năm 1992 cua Liên Hơp quốc (UN)

3. Công ươc vê Thương mai quốc tế các loai đông, thưc vật hoang dã nguy cấp, năm 1979 cua Liên Hơp Quốc (UN)

4. Tổ chức Giáo duc, Khoa hoc va Văn hoa cua Liên Hơp Quốc (UNESCO), Dư trư Sinh quyên, http://www.unesco.org/new/en/natural-sciences/environment/ecological-sciences/biosphere-reserves/, truy cập ngay 1 Tháng 9 năm 2016.

5. Tổ chức Giáo duc, Khoa hoc va Văn hoa cua Liên Hơp Quốc (UNESCO), Danh sách Di sản Thế giơi, http://whc.unesco.org/en/list, truy cập ngay 1 Tháng 9 năm 2016.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

6. Đơi Sống Loai Chim Quốc Tế, Loai Chim Quan Trong va Khu Vưc Đa Dang Sinh Hoc, http://www.birdlife.org/datazone/site, truy cập ngay 1 Tháng 9 năm 2016.

7. Liên minh Bảo tôn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Guidelines for Applying Protected Area Management Categories, 2008.

8. Liên minh Bảo tôn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Danh sách Đo các Loai đang bi Đe doa, http://www.iucnredlist.org/, truy cập ngay 1 Tháng 9 năm 2016.

Tài liệu tham khảo

Page 193: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 304: Đa dạng Sinh học 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Đươc thiết kế đê hỗ trơ lập báo cáo phát triên bên vưng, tai liệu nay đã đươc biên soan bơi Hôi đông Tiêu chuân Phát triên Bên vưng Toan câu (GSSB) thông qua môt quy trình tư vấn đôc đáo vơi nhiêu bên liên quan bao gôm đai diện từ các tổ chức va ngươi sử dung thông tin báo cáo trên toan thế giơi. Măc dù Hôi đông Quản tri GRI va GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dung Tiêu chuân Báo cáo Phát triên Bên vưng GRI (Tiêu chuân GRI) va các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập va công bố báo cáo dưa hoan toan hoăc môt phân vao Tiêu chuân GRI va các Diễn giải liên quan hoan toan la trách nhiệm cua nhưng ngươi lập va phát hanh báo cáo. Hôi đông Quản tri GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chiu trách nhiệm đối vơi bất kỳ hậu quả hoăc thiệt hai nao phát sinh trưc tiếp hoăc gián tiếp từ việc sử dung Tiêu chuân GRI va các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoăc việc sử dung báo cáo dưa trên Tiêu chuân GRI va các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay đươc Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyên. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay đê lấy thông tin va/hoăc sử dung trong việc lập báo cáo phát triên bên vưng đươc cho phép ma không cân sư chấp thuận trươc cua GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoăc bất kỳ trích dẫn nao từ tai liệu nay không đươc phép sao chép, lưu trư, biên dich, hoăc chuyên giao trong bất kỳ hình thức nao hoăc bằng bất kỳ phương tiện nao (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoăc cách thức khác) cho bất kỳ muc đích khác nao ma không đươc sư chấp thuận trươc bằng văn bản cua GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biêu trưng, GSSB va biêu trưng, va Tiêu chuân Lập báo cáo Phát triên Bên vưng GRI (Tiêu chuân GRI) la các thương hiệu cua Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu moi quyên.

ISBN: 978-90-8866-067-2

Page 194: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 305: PHÁT THẢI 2016

GRI

305

Page 195: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 305: Phát thải 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 305: Phát thải 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 305-1 Phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1) 7 Công bố thông tin 305-2 Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương

(Pham vi 2) 9 Công bố thông tin 305-3 Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3) 11 Công bố thông tin 305-4 Thâm dụng phat thai khí nhà kính (GHG) 13 Công bố thông tin 305-5 Giam phat thai khí nhà kính (GHG) 14 Công bố thông tin 305-6 Phat thai cac chất pha hủy tầng ô-zôn (ODS) 15 Công bố thông tin 305-7 Nitrogen oxides (NOX), sulfur oxides (SOX), và cac

phat thai khí đang kê khac 17

Tài liệu tham khảo 18

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm cac siêu liên kêt đên cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hêt cac trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kêt bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kêt, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái đê trở về giao diện trước đó.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiên phan hồi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về địa chỉ email [email protected] đê GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 305: Phát thải đặt ra cac nguyên tắc bao cao cho chủ đề phat thai. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loai hình, lĩnh vưc và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thê sử dụng tiêu chuẩn này đê bao cao về những tac động liên quan đên chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phai đươc sử dụng kèm theo phiên ban mới nhất của cac tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, cac thuật ngữ đươc định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều đươc gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lưc đối với cac bao cao hoặc cac tài liệu khac phat hành kê từ ngày 1 Thang 7 năm 2018. Khuyên khích cac tổ chức ap dụng sớm hơn.

Page 196: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 305: Phát thải 2016

Giới thiệu

GRI 305: Phát thải là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triên Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này đươc xac lập đê tổ chức sử dụng nhằm bao cao cac tac động của mình đối với nền kinh tê, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI đươc cấu trúc thành một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ đê tai Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thê ap dụng cho mọi tổ chức lập bao cao phat triên bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yêu trong cac tiêu chuẩn GRI đê bao cao. Những Tiêu chuẩn này đươc sắp xêp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tê), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm cac công bố thông tin cụ thê cho chủ đề đó, và đươc xac lập đê sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị đươc sử dụng đê bao cao phương phap quan trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương phap cơ ban đê sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phat hành, tổ chức bắt buộc phai đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương phap sử dụng. 1. Có thê sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

đê lập bao cao phat triên bền vững cho phù hơp. Có hai phương an đê lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin đươc bao gồm trong bao cao. Tổ chức lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 305: Phát thải, nêu đây là một trong những chủ đề trọng yêu của tổ chức.

2. Cũng có thê lưa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của cac Tiêu chuẩn đó đê bao cao thông tin cụ thê, mà không cần lập bao cao theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu đươc phat hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cach này đều phai bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiêu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phat điêm đê sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quan trị

Đê bao cao thông tin tổng quan về tổ chức

Bao cao phương phap quan trị đối với mỗi chủ đề trọng yêu

Lưa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đề đê bao cao công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yêu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tê

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 197: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 305: Phát thải 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, cac yêu cầu đươc trình bày bằng phông chữ đậm và đươc biêu thị bằng từ 'cần phai'. Cac yêu cầu cần phai đươc đặt trong ngữ canh của cac khuyên nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phai tuân thủ cac khuyên nghị hoặc hướng dẫn đê có thê tuyên bố rằng bao cao đã đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thê đươc khuyên khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biêu thị một khuyên nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giai thích và ví dụ đê giúp tổ chức hiêu rõ hơn về cac yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phai tuân thủ tất ca cac yêu cầu ap dụng đê có thê tuyên bố rằng bao cao của mình đã đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở đê biêt thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ canh của Tiêu chuẩn GRI, khía canh môi trường của phat triên bền vững liên quan đên tac động của tổ chức đên cac hệ thống tư nhiên có sư sống và không có sư sống, bao gồm đất, không khí, nước và cac hệ sinh thai.

GRI 305 đề cập đên việc phat thai vào không khí, là việc xa cac chất từ một nguồn vào bầu khí quyên. Cac loai phat thai bao gồm: khí nhà kính (GHG), chất pha hủy tầng ô-zôn (ODS), và ni tơ oxit (NOX) và sun phua oxit (SOX), cũng như cac phat thai khí đang kê khac.

Phát thải khí nhà kính (GHG) Phat thai khí nhà kính (GHG) là nguyên nhân chính gây ra biên đổi khí hậu và đươc quy định trong ‘Công ước Khung về Biên đổi Khí hậu’ của Liên Hơp Quốc (UN) và ‘Nghị định thư Kyoto’ của UN.

Tiêu chuẩn này đề cập đên cac loai khí nhà kính (GHG) sau đây:

• Carbon dioxide (CO2)

• Mê-tan (CH4)

• Nitrous oxide (N2O)

• Hydrofluorocarbons (HFCs)

• Perfluorocarbons (PFCs)

• Sulphur hexafluoride (SF6)

• Nitrogen trifluoride (NF3)

Một số khí nhà kính (GHG), bao gồm khí mê-tan, cũng là chất gây ô nhiêm không khí có tac động tiêu cưc đang kê đối với cac hệ sinh thai, chất lương không khí, nông nghiệp, sức khoe của con người và động vật.

Kêt qua là cac khuôn khổ hệ thống chính sach ưu đãi và cac cac quy định quốc gia và quốc tê khac nhau, chẳng han như mua ban chuyên nhương phat thai, nhằm mục đích kiêm soat khối lương và ghi nhận việc giam phat thai khí nhà kính (GHG).

Cac yêu cầu bao cao đối với phat thai khí nhà kính (GHG) trong Tiêu chuẩn này căn cứ trên cac yêu cầu của ‘GHG Protocol Corporate Accounting and Reporting Standard’ (‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn đối với Công ty’) và ‘GHG Protocol Corporate Value Chain (Scope 3) Accounting and Reporting Standard’ (‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn đối với Chuỗi Gia trị Công ty’). Hai tiêu chuẩn này nằm trong Nghị định thư về Khí nhà kính (GHG) đươc phat triên bởi Viện Tài nguyên Thê giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sư Phat triên Bền vững Thê giới (WBCSD).

Nghị định thư về Khí nhà kính (GHG) quy định việc phân loai phat thai khí nhà kính (GHG) gọi là ‘Pham vi’: Pham vi 1, Pham vi 2 và Pham vi 3. Tiêu chuẩn phat thai khí nhà kính (GHG) phat hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tê (ISO), ‘ISO 14064’ thê hiện những phân loai Pham vi này bằng những thuật ngữ sau đây:

• Phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp = Pham vi I

• Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương = Pham vi 2

• Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac = Pham vi 3

Trong Tiêu chuẩn này, những thuật ngữ này đươc kêt hơp theo cach sau đây, như đươc định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI:

• Phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1)

• Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2)

• Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3)

Chất phá hủy tầng ô-zôn (ODS)Tầng ô-zôn lọc hầu hêt cac bức xa tia cưc tím (UV-B) từ mặt trời vốn gây hai về mặt sinh học. Sư pha hủy tầng ô-zôn do ODS đươc quan sat và dư đoan gây ra mối quan ngai trên toàn thê giới. ‘Montreal Protocol on Substances that Deplete the Ozone Layer’ (‘Nghị định thư Montreal’) của Chương trình Môi trường của Liên Hơp Quốc (UNEP) quy định việc cắt giam dần ODS theo từng giai đoan trên toàn thê giới.

Nitrogen oxides (NOX), sulfur oxides (SOX), và các phát thải khí đáng kê khác.Cac chất gây ô nhiêm như NOX và SOX gây anh hưởng tiêu cưc đối với khí hậu, hệ sinh thai, chất lương không khí, môi trường sống, nông nghiệp, sức khoe con người và động vật. Sư suy giam chất lương không khí, a-xít hóa, suy thoai rừng và cac mối quan ngai về sức khoe công cộng đã đưa đên cac quy định của địa phương và quốc tê nhằm kiêm soat phat thai những chất gây ô nhiêm này.

Việc giam phat thai cac chất gây ô nhiêm theo quy định dẫn đên cai thiện cac điều kiện về sức khoe cho người lao động, cộng đồng địa phương và củng cố mối quan hệ với những bên liên quan bị anh hưởng. Trong cac khu vưc có giới han phat thai, khối lương phat thai cũng có tac động trưc tiêp đên chi phí.

Cac phat thai khí đang kê khac bao gồm cac chất gây ô nhiêm hữu cơ khó phân hủy hoặc cac hat vật chất, cũng như phat thai khí đươc quy định trong cac công ước quốc tê và/hoặc cac quy định và luật phap quốc gia, bao gồm những phat thai đươc liệt kê trong giấy phép môi trường của tổ chức.

Page 198: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 305: Phát thải 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm cac công bố thông tin về phương phap quan trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này đươc nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương phap quan trị (phần này tham chiêu đên GRI 103)• Công bố Thông tin 305-1 Phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1)• Công bố thông tin 305-2 Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương

(Pham vi 2)• Công bố thông tin 305-3 Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3)• Công bố thông tin 305-4 Thâm dụng phat thai khí nhà kính (GHG)• Công bố thông tin 305-5 Giam phat thai khí nhà kính (GHG)• Công bố thông tin 305-6 Phat thai cac chất pha hủy tầng ô-zôn (ODS)• Công bố thông tin 305-7 Nitrogen oxides (NOX), sulfur oxides (SOX), và cac phat

thai khí đang kê khac

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với phát thải, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

1.2 Khi báo cáo về các chỉ tiêu phát thải khí nhà kính (GHG), tổ chức báo cáo cần phải giải thích rõ có sử dụng bù đắp để đáp ứng các mục tiêu đặt ra hay không, bao gồm loại hình, số lượng, tiêu chí hoặc chương trình mà các bù đắp này là một phần trong đó.

GRI 305:Phát thải

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương phap quan trị là phần giai thích cach thức tổ chức quan lý một chủ đề trọng yêu, cac tac động có liên quan, cac mối quan tâm và kỳ vọng hơp lý của cac bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng bao cao của mình đã đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều phai bao cao phương phap quan trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yêu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn này đươc xac lập đê sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về cac tac động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cach bao cao phương phap quan trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 199: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin về phương pháp quản trịTiêp

Hướng dẫn

Khi bao cao phương phap quan trị đối với phat thai, tổ chức bao cao cũng có thê:

• giai thích rõ tổ chức có phai tuân theo bất kỳ chính sach và quy định về phat thai nào ở cấp quốc gia, vùng hoặc ngành hay không và cung cấp ví dụ về những chính sach và quy định này;

• công bố thông tin về chi phí xử lý phat thai (chẳng han như chi phí cho hệ thống lọc, chất xử lý) và chi phí mua và sử dụng chứng nhận phat thai.

Page 200: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 305: Phát thải 2016

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-1, tổ chức báo cáo cần phải:

2.1.1 loại trừ mua bán chuyển nhượng khí nhà kính (GHG) ra khỏi tính toán tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1);

2.1.2 báo cáo phát thải CO2 nguồn gốc sinh vật do đốt cháy hoặc phân hủy sinh học của sinh khối tách riêng khỏi tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1). Loại trừ phát thải nguồn gốc sinh học của các loại khí nhà kính (GHG) khác (chẳng hạn như CH4 và N2O), và phát thải CO2 nguồn gốc sinh học xuất hiện trong vòng đời của sinh khối không do đốt cháy hoặc phân hủy sinh học (chẳng hạn như phát thải khí nhà kính (GHG) do xử lý hoặc vận chuyển sinh khối).

Công bố thông tin 305-1Phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1)

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

305-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 305-1, tổ chức bao cao nên:

2.2.1 ap dụng hệ số phat thai và tỷ lệ GWP nhất quan cho toàn bộ dữ liệu bao cao;

2.2.2 sử dụng tỷ lệ GWP từ bao cao đanh gia IPCC căn cứ trên khung thời gian 100 năm;

2.2.3 chọn một phương phap nhất quan đê hơp nhất phat thai trưc tiêp (Pham vi 1) và phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2); chọn phương phap tính theo tỷ lệ vốn cổ phần, quyền kiêm soat tài chính, hoặc quyền kiêm soat hoat động nêu trong ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn đối với Công ty’;

2.2.4 nêu phai tuân theo cac phương phap và tiêu chuẩn khac nhau, thì mô ta cach lưa chọn những phương phap và tiêu chuẩn đó;

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1) theo tấn CO2 tương đương.

b. Các loại khí được đưa vào tính toán, bao gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3, hoặc tất cả.

c. Phát thải khí CO2 có nguồn gốc sinh vật theo tấn CO2 tương đương.

d. Năm mốc dùng cho tính toán, nếu áp dụng, bao gồm:

i. lý do lựa chọn năm mốc;

ii. phát thải trong năm mốc;

iii. bối cảnh cho bất ky thay đổi đáng kể nào về phát thải dẫn đến việc tính toán lại phát thải trong năm mốc.

e. Nguồn của các hệ số phát thải và chỉ số làm nóng của trái đất (GWP) đã sử dụng, hoặc tham chiếu đến nguồn GWP.

f. Phương pháp hợp nhất đối với phát thải; theo tỷ lệ cổ phần, quyền kiểm soát tài chính, hoặc quyền kiểm soát hoạt động.

g. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

Page 201: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-1Tiêp

2.2.5 nêu việc này hỗ trơ cho tính minh bach hoặc tính có thê so sanh theo thời gian, thì phân chia dữ liệu về phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1) theo:

2.2.5.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.2.5.2 quốc gia;

2.2.5.3 loai nguồn (nguồn đốt tĩnh, quy trình, rò rỉ);

2.2.5.4 loai hoat động.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 305-1

Phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1) bao gồm, nhưng không giới han ở phat thai khí CO2 từ tiêu thụ nhiên liệu như đươc bao cao trong Công bố thông tin 302-1 của GRI 302: Năng lượng.

Phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1) có thê xuất phat từ cac nguồn sau đây do tổ chức sở hữu hoặc kiêm soat:

• Phat điện năng, nhiệt năng, năng lương làm mat và hơi nước: cac phat thai này do việc đốt chay nhiên liệu trong cac nguồn tĩnh gây ra (chẳng han như lò hơi, lò đốt, tua-bin - và từ cac quy trình đốt khac như là đốt lửa;

• Xử lý vật lý hoặc hóa học: hầu hêt cac phat thai này xuất phat từ qua trình san xuất hoặc xử lý hóa chất và vật liệu, chẳng han như xử lý xi-măng, thép, nhôm, a-mô-ni-ắc, và chất thai;

• Vận chuyên vật liệu, san phẩm, chất thai, người lao động và hành khach: cac phat thai này xuất phat từ việc đốt chay nhiên liệu trong cac nguồn đốt di động do tổ chức sở hữu hoặc kiêm soat, chẳng han như xe tai, tàu hoa, tàu thủy, may bay, xe buýt, ô-tô;

• Phat thai rò rỉ: đây là cac cac phat thai không đươc kiêm soat vật lý mà xuất phat từ việc giai phóng có chủ ý hoặc không có chủ ý khí nhà kính (GHG). Điều này có thê bao gồm rò rỉ từ cac khớp nối, niêm phong, đóng gói và vật đệm; cac phat thai khí mê-tan (ví dụ như từ cac mo than) và thông hơi; cac phat thai khí HFC từ tủ lanh và thiêt bị điều hòa không khí; và rò rỉ khí mê-tan (ví dụ như trong qua trình vận chuyên khí).

Cac phương phap đươc sử dụng đê tính toan phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1) có thê bao gồm:

• phép đo trưc tiêp nguồn năng lương tiêu thụ (than đa, khí đốt) hoặc cac hao hụt (đổ vào lai) của hệ thống làm mat và quy đổi sang GHG (CO2 tương đương);

• cac tính toan cân bằng khối lương;

• cac tính toan dưa trên dữ liệu cụ thê của địa điêm, chẳng han như phân tích thành phần nhiên liệu;

• cac tính toan dưa trên cac tiêu chí đã công bố chẳng han như hệ số phat thai và tỷ lệ GWP;

• cac đo lường trưc tiêp phat thai khí nhà kính (GHG), chẳng han như cac thiêt bị phân tích trưc tuyên liên tục;

• ước tính.

Nêu sử dụng ước tính do thiêu số liệu mặc định, thì tổ chức bao cao có thê cho biêt cơ sở và gia thiêt sử dụng đê ước tính cac số liệu này.

Đối với tính toan phat thai năm trước đó, tổ chức có thê tuân theo phương phap trong ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn dành cho Công ty’.

Hệ số phat thai đươc chọn có thê xuất phat từ cac yêu cầu bao cao bắt buộc, cac khuôn khổ bao cao tư nguyện, hoặc cac nhóm trong ngành.

Ước tính tỷ lệ GWP biên đổi theo thời gian khi nghiên cứu khoa học phat triên. Tỷ lệ GWP từ Báo cáo Đánh giá Thứ hai của Uy ban Liên Chính phủ về Biên đổi Khí hậu (IPCC) đươc sử dụng làm cơ sở cho cac đàm phan quốc thê theo ‘Nghị định thư Kyoto’. Do đó, cac tỷ lệ như vậy có thê đươc sử dụng trong công bố thông tin phat thai khí nhà kính (GHG) nêu nó không xung đột với cac yêu cầu bao cao quốc gia hoặc khu vưc. Tổ chức cũng có thê sử dụng cac tỷ lệ GWP mới nhất từ Bao cao Đanh gia mới nhất của IPCC.

Tổ chức có thê kêt hơp Công bố thông tin 305-1 với Công bố thông tin 305-2 (Phat thai GHG Pham vi 2/năng lương gian tiêp) và 305-3 (Phat thai GHG Pham vi 3/gian tiêp khac) đê công bố thông tin về tổng phat thai GHG.

Chi tiêt và hướng dẫn bổ sung có trong ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn đối với Công ty’. Cũng xem cac tham chiêu 1, 2, 12, 13, 14 và 19 trong phần Tài liệu tham khao.

Page 202: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-2Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2)

Yêu cầu báo cáo

Khuyến nghị báo cáo

2.4 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 305-2, tổ chức bao cao nên:

2.4.1 ap dụng hệ số phat thai và tỷ lệ GWP nhất quan cho toàn bộ dữ liệu bao cao;

2.4.2 sử dụng tỷ lệ GWP từ bao cao đanh gia IPCC căn cứ trên khung thời gian 100 năm;

2.4.3 chọn một phương phap nhất quan đê hơp nhất phat thai trưc tiêp (Pham vi 1) và phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2); chọn phương phap tính theo tỷ lệ vốn cổ phần, quyền kiêm soat tài chính, hoặc quyền kiêm soat hoat động nêu trong ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn đối với Công ty’;

2.4.4 nêu phai tuân theo cac phương phap và tiêu chuẩn khac nhau, thì mô ta cach lưa chọn những phương phap và tiêu chuẩn đó;

2.4.5 nêu việc này hỗ trơ cho tính minh bach hoặc tính có thê so sanh theo thời gian, thì phân chia dữ liệu về phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2) theo:

2.4.5.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.4.5.2 quốc gia;

2.4.5.3 loai nguồn (điện năng, nhiệt năng, năng lương làm mat và hơi nước);

2.4.5.4 loai hoat động.

2.3 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-2, tổ chức báo cáo cần phải:

2.3.1 loại trừ mua bán chuyển nhượng khí nhà kính (GHG) ra khỏi tính toán tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2);

2.3.2 loại trừ các phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3) được báo cáo theo quy định trong Công bố thông tin 305-3;

2.3.3 tính toán và báo cáo phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2) căn cứ vào phương pháp theo địa điểm, nếu tổ chức có hoạt động ở những thị trường không có dữ liệu riêng của nhà cung cấp hoặc dữ liệu riêng về sản phẩm;

2.3.4 tính toán và báo cáo phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2) căn cứ vào cả phương pháp theo địa điểm và theo thị trường, nếu tổ chức có bất ky hoạt động nào ở những thị trường cung cấp dữ liệu riêng của nhà cung cấp hoặc của sản phẩm theo hình thức công cụ hợp đồng.

305-2

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2) theo địa điểm, tính theo tấn CO2 tương đương.

b. Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2) theo thị trường, tính theo tấn CO2 tương đương, nếu áp dụng.

c. Các loại khi được đưa vào tính toán, nếu có, bao gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3, hoặc tất cả.

d. Năm mốc dùng cho tính toán, nếu áp dụng, bao gồm:

i. lý do lựa chọn năm mốc;

ii. phát thải trong năm mốc;

iii. bối cảnh cho bất ky thay đổi đáng kể nào trong phát thải dẫn đến việc tính toán lại phát thải trong năm mốc.

e. Nguồn của hệ số phát thải và chỉ số làm nóng của trái đất (GWP) đã sử dụng, hoặc tham chiếu đến nguồn GWP.

f. Phương pháp hợp nhất đối với phát thải; theo tỷ lệ cổ phần, quyền kiểm soát tài chính, hoặc quyền kiểm soát hoạt động.

g. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

Page 203: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-2Tiêp

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 305-2

Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2) bao gồm, nhưng không chỉ giới han ở, phat thai CO2 do phat điện năng, nhiệt năng, năng lương làm mat và hơi nước đi mua hoặc có đươc mà tổ chức tiêu thụ – đươc công bố thông tin như quy định trong Công bố thông tin 302-1 của GRI 302: Năng lượng. Đối với nhiều tổ chức, phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2) từ việc phat điện năng mua có thê lớn hơn rất nhiều phat thai khí nhà kính (GHG) trưc tiêp (Pham vi 1) của tổ chức.

‘Hướng dẫn của nghị định thư GHG Pham vi 2’ yêu cầu tổ chức cung cấp hai gia trị Pham vi 2 riêng biệt: gia trị theo địa điêm và gia trị theo thị trường. Phương phap theo địa điêm phan anh mức thâm dụng phat thai khí nhà kính (GHG) trung bình ở những lưới điện nơi xay ra tiêu thụ năng lương, sử dụng chủ yêu là hệ số phat thai trung bình của lưới điện. Phương phap theo thị trường phan anh phat thai từ điện năng mà tổ chức đã chủ ý lưa chọn (hoặc không có sư lưa chọn). Phương phap này lấy hệ số phat thai từ cac công cụ hơp đồng, bao gồm bất kỳ loai hơp đồng nào giữa hai bên đê mua và ban năng lương đi kèm với cac thuộc tính về việc tao ra năng lương, hoặc đối với cac tuyên bố thuộc tính không kèm theo.

Tính toan bằng phương phap theo thị trường cũng bao gồm việc sử dụng hệ số dòng điện dư, nêu tổ chức không có mức thâm dụng phat thai quy định trong cac công cụ hơp đồng. Điều này giúp tranh tính hai lần cac số liệu bằng phương phap theo thị trường của người tiêu dùng. Nêu không có hệ số dòng điện dư, tổ chức có thê công bố thông tin này và sử dụng hệ số phat thai trung bình của lưới điện làm đai diện (điều này có nghĩa là số liệu theo địa điêm và số liệu theo thị trường là cùng một con số cho đên khi có thông tin về hệ số dòng điện dư).

Tổ chức bao cao có thê ap dụng Tiêu chí Chất lương trong ‘Hướng dẫn Nghị định thư GHG Pham vi 2’ đê cac công cụ hơp đồng chuyên tai tuyên bố về tỷ lệ phat thai GHG và tranh tính toan hai lần. Xem tham chiêu 18 trong phần Tài liệu tham khao.

Đối với tính toan cac phat thai năm trước đó, cac tổ chức có thê tuân thủ phương phap trong ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn dành cho Công ty’.

Hệ số phat thai đươc chọn có thê xuất phat từ cac yêu cầu bao cao bắt buộc, khuôn khổ bao cao tư nguyện, hoặc cac nhóm trong ngành.

Ước tính tỷ lệ GWP biên đổi theo thời gian khi nghiên cứu khoa học phat triên. Tỷ lệ GWP từ Báo cáo Đánh giá Thứ hai của IPCC đươc sử dụng làm cơ sở cho cac đàm phan quốc thê theo ‘Nghị định thư Kyoto’. Do đó, cac tỉ lệ như vậy có thê đươc sử dụng trong công bố thông tin cac phat thai khí nhà kính (GHG) nêu nó không xung đột với cac yêu cầu bao cao quốc gia hoặc khu vưc. Tổ chức cũng có thê sử dụng cac tỷ lệ GWP mới nhất từ Bao cao Đanh gia mới nhất của IPCC.

Tổ chức có thê kêt hơp Công bố thông tin 305-2 với Công bố thông tin 305-1 (Phat thai GHG Pham vi 1/trưc tiêp) và 305-3 (Phat thai GHG Pham vi 3/gian tiêp khac) đê công bố thông tin về tổng phat thai GHG.

Chi tiêt và hướng dẫn bổ sung có trong ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn với Công ty’. Chi tiêt về cac phương phap theo địa điêm và theo thị có trong ‘Hướng dẫn Nghị định thư GHG Pham vi 2’. Ngoài ra, cũng xem cac tham chiêu 1, 2, 12, 13, 14 và 18 trong phần Tài liệu tham khao.

Page 204: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-3Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3)

Yêu cầu báo cáo

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3) theo tấn CO2 tương đương.

b. Các loại khi được đưa vào tính toán, nếu có, bao gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3, hoặc tất cả.

c. Phát thải khí CO2 có nguồn gốc sinh vật theo tấn CO2 tương đương.

d. Các hoạt động và phân loại phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3) được bao gồm trong tính toán.

e. Năm mốc dùng cho tính toán, nếu áp dụng, bao gồm:

i. lý do lựa chọn năm mốc;

ii. phát thải trong năm mốc;

iii. bối cảnh cho bất ky thay đổi đáng kể nào trong phát thải dẫn đến việc tính toán lại phát thải trong năm mốc.

f. Nguồn của hệ số phát thải và chỉ số làm nóng của trái đất (GWP) đã sử dụng, hoặc tham chiếu đến nguồn GWP.

g. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

305-3

Công bố Thông tin

2.5 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-3, tổ chức báo cáo cần phải:

2.5.1 loại trừ mua bán chuyển nhượng khí nhà kính (GHG) ra khỏi tính toán tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3);

2.5.2 loại trừ phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2) ra khỏi công bố thông tin này. Phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2) được báo cáo theo quy định trong Công bố thông tin 305-2;

2.5.3 báo cáo phát thải CO2 nguồn gốc sinh vật do đốt cháy hoặc phân hủy sinh học của sinh khối phát sinh trong chuỗi giá trị tách riêng khỏi tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3). Loại trừ phát thải nguồn gốc sinh học của các loại khí nhà kính (GHG) khác (chẳng hạn như CH4 và N2O), và phát thải CO2 nguồn gốc sinh học xuất hiện trong vòng đời của sinh khối không do đốt cháy hoặc phân hủy sinh học (chẳng hạn như phát thải khí nhà kính (GHG) do xử lý hoặc vận chuyển sinh khối).

Khuyến nghị báo cáo

2.6 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 305-3, tổ chức bao cao nên:

2.6.1 ap dụng hệ số phat thai và tỷ lệ GWP nhất quan cho toàn bộ dữ liệu bao cao;

2.6.2 sử dụng tỷ lệ GWP từ bao cao đanh gia IPCC căn cứ trên khung thời gian 100 năm;

2.6.3 nêu phai tuân theo cac phương phap và tiêu chuẩn khac nhau, thì mô ta cach lưa chọn những phương phap và tiêu chuẩn đó;

2.6.4 liệt kê phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3), phân chia theo cac hoat động và phân loai thương nguồn và ha nguồn;

2.6.5 nêu việc này hỗ trơ cho tính minh bach hoặc tính có thê so sanh theo thời gian, thì phân chia dữ liệu về phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3) theo:

2.6.5.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.6.5.2 quốc gia;

2.6.5.3 loai nguồn;

2.6.5.4 loai hoat động.

Page 205: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-3Tiêp

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 305-3

Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3) là hậu qua của cac hoat động của tổ chức, nhưng phat sinh từ cac nguồn không do tổ chức sở hữu hoặc kiêm soat. Phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3) bao gồm ca phat thai thương nguồn và ha nguồn. Một số ví dụ về cac hoat động Pham vi 3 bao gồm việc chiêt xuất và san xuất cac vật liệu đã mua; vận chuyên nhiên liệu đã mua trong cac phương tiện không do tổ chức sở hữu hoặc kiêm soat; và sử dụng cuối cùng cac san phẩm và dịch vụ.

Cac phat thai gian tiêp khac có thê xuất phat từ qua trình phân hủy chất thai của tổ chức. Cac phat thai liên quan đên cac quy trình trong việc san xuất hàng hóa đã mua và cac phat thai rò rỉ tai cac cơ sở không do tổ chức sở hữu hoặc kiêm soat.

Đối với một số tổ chức, phat thai khí nhà kính (GHG) do kêt qua của việc tiêu thụ năng lương bên ngoài tổ chức có thê lớn hơn rất nhiều phat thai trưc tiêp (Pham vi 1) hoặc phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2).

Tổ chức bao cao có thê xac định cac phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3) bằng cach đanh gia xem những phat thai nào trong hoat động của tổ chức:

• góp phần đang kê vào tổng phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp khac (Pham vi 3) dư đoan của tổ chức;

• có tiềm năng giam tiêu hao mà tổ chức có thê triên khai hoặc gây anh hưởng;

• góp phần vào cac rủi ro liên quan đên biên đổi khí hậu, chẳng han như cac rủi ro tài chính, phap lý, chuỗi cung ứng, san phẩm và khach hàng, kiện tụng và danh tiêng;

• đươc cac bên liên quan, chẳng han như khach hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư hoặc xã hội dân sư coi là trọng yêu;

• xuất phat từ cac hoat động thuê ngoài mà trước đó đã đươc thưc hiện nội bộ, hoặc cac hoat động thường đươc thưc hiện nội bộ bởi cac tổ chức khac trong cùng ngành;

• đã đươc xac định là trọng yêu trong ngành hoat động của tổ chức;

• đap ứng bất kỳ tiêu chí bổ sung nào cho việc xac định tính liên quan, do tổ chức hoặc cac tổ chức trong cùng ngành lập ra.

Tổ chức có thê sử dụng cac hoat động và phân loai thương nguồn và ha nguồn sau đây từ ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn đối với Chuỗi Gia trị Công ty’ (xem tham chiêu 15 trong phần Tài liệu tham khao):

Phân loại Thượng nguồn

1. Hàng hóa và dịch vụ đã mua

2. Tư liệu san xuất

3. Cac hoat động liên quan đên nhiên liệu và năng lương (không bao gồm trong Pham vi 1 hoặc Pham vi 2)

4. Hoat động vận chuyên và phân phối thương nguồn

5. Rac thai sinh ra trong qua trình hoat động

6. Đi công tac

7. Đi lai của nhân viên

8. Tài san cho thuê ở Thương nguồn

Cac phân loai Thương nguồn khac

Phân loại hạ nguồn

9. Hoat động vận chuyên và phân phối ha nguồn

10. Xử lý san phẩm đã ban

11. Sử dụng san phẩm đã ban

12. Xử lý khi kêt thúc vòng đời san phẩm đã ban

13. Tài san cho thuê ha nguồn

14. Nhương quyền thương mai

15. Đầu tư

Cac phân loai ha nguồn khac

Đối với từng phân loai và hoat động trên đây, tổ chức có thê cung cấp số liệu theo đơn vị tương đương CO2 hoặc giai thích tai sao một số dữ liệu không đươc bao gồm.

Đối với tính toan cac phat thai năm trước đó, tổ chức có thê tuân thủ phương phap trong ‘Nghị định thư GHG về Tiêu chuẩn dành cho Chuỗi gia trị Công ty’.

Hệ số phat thai đươc chọn có thê xuất phat từ cac yêu cầu bao cao bắt buộc, khuôn khổ bao cao tư nguyện, hoặc cac nhóm trong ngành.

Ước tính tỷ lệ GWP biên đổi theo thời gian khi nghiên cứu khoa học phat triên. Tỷ lệ GWP từ Báo cáo Đánh giá Thứ hai của IPCC đươc sử dụng làm cơ sở cho cac đàm phan quốc thê theo ‘Nghị định thư Kyoto’. Do đó, cac tỷ lệ như vậy có thê đươc sử dụng trong công bố thông tin phat thai khí nhà kính (GHG) nêu nó không xung đột với cac yêu cầu bao cao quốc gia hoặc khu vưc. Tổ chức cũng có thê sử dụng cac tỷ lệ GWP mới nhất từ Bao cao Đanh gia mới nhất của IPCC.

Tổ chức có thê kêt hơp Công bố thông tin 305-3 với Công bố thông tin 305-1 (Phat thai GHG Pham vi 1/trưc tiêp) và 305-2 (Phat thai GHG Pham vi 2/gian tiêp từ năng lương) đê công bố thông tin về tổng phat thai GHG.

Xem cac tham chiêu 1, 2, 12, 13, 15, 17 và 19 trong phần Tài liệu tham khao.

Page 206: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-4Thâm dụng phat thai khí nhà kính (GHG)

Yêu cầu báo cáo

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ thâm dụng phát thải khí nhà kính (GHG) của tổ chức.

b. Chuẩn đo cụ thể của tổ chức (mẫu số) được chọn để tính tỷ lệ.

c. Loại phát thải khí nhà kính (GHG) được bao gồm trong tỷ lệ thâm dụng; bao gồm trực tiếp (Phạm vi 1), gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2), và/hoặc gián tiếp khác (Phạm vi 3).

d. Các loại khí bao gồm trong tính toán, bao gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3, hoặc tất cả.

305-4

Công bố Thông tin

2.7 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-4, tổ chức báo cáo cần phải:

2.7.1 tính toán tỷ lệ bằng cách chia tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG) tuyệt đối (tử số) cho một chuẩn đo cụ thể theo từng tổ chức (mẫu số);

2.7.2 nếu báo cáo tỷ lệ thâm dụng đối với phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3), thì báo cáo tỷ lệ thâm dụng này tách riêng với các tỷ lệ thâm dụng đối với phát thải trực tiếp (Phạm vi 1) và gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2).

Khuyến nghị báo cáo

2.8 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-4, nêu việc này hỗ trơ cho tính minh bach hoặc tính có thê so sanh theo thời gian, thì tổ chức bao cao nên cung cấp phân loai tỷ lệ thâm dụng phat thai khí nhà kính (GHG) theo:

2.8.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.8.2 quốc gia;

2.8.3 loai nguồn;

2.8.4 loai hoat động.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 305-4

Cường độ sử dụng năng lương có thê đươc cung cấp đối với:

• san phẩm (chẳng han như tấn phat thai CO2 với mỗi đơn vị san xuất ra);

• dịch vụ (chẳng han như tấn phat thai CO2 đối với mỗi chức năng hoặc dịch vụ);

• doanh số (chẳng han như tấn phat thai CO2 đối với mỗi đơn vị doanh số).

Chuẩn đo cụ thê của tổ chức (mẫu số) có thê bao gồm:

• đơn vị san phẩm;

• khối lương san xuất (chẳng han như tấn, lít, MWh);

• kích thước (chẳng han như diện tích mặt sàn theo m2;

• số nhân viên toàn thời gian;

• đơn vị tiền tệ (chẳng han như doanh thu hoặc doanh số).

Tổ chức bao cao có thê bao cao cường độ sử dụng đối với phat thai trưc tiêp (Pham vi 1) và phat thai khí nhà kính (GHG) gian tiêp từ năng lương (Pham vi 2) kêt hơp với nhau, bằng cach sử dụng số liệu đã bao cao trong Công bố thông tin 305-1 và 305-2.

Bối cảnh

Cường độ phat thai khí nhà kính (GHG) trong bối canh của chuẩn đo cụ thê theo từng tổ chức Nhiều tổ chức theo dõi hiệu qua hoat động về mặt môi trường bằng cac tỷ lệ thâm dụng, thường đươc gọi là dữ liệu tac động môi trường chuẩn hóa.

Cường độ phat thai khí nhà kính (GHG) cho biêt lương phat thai GHG đối với mỗi đơn vị hoat động, công suất hoặc bất kỳ chuẩn đo cụ thê nào khac của tổ chức. Kêt hơp với số liệu phat thai khí nhà kính (GHG) tuyệt đối của tổ chức như đươc bao cao trong Công bố thông tin 305-1, 305-2, và 305-3, cường độ phat thai khí nhà kính (GHG) giúp cung cấp bối canh về tính hiệu qua của tổ chức, bao gồm trong mối tương quan với cac tổ chức khac.

Xem cac tham chiêu 13, 14 và 19 trong phần Tài liệu tham khao.

Page 207: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

14 GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-5Giam phat thai khí nhà kính (GHG)

Yêu cầu báo cáo

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Giảm phát thải khí nhà kính là kết quả trực tiếp của các sáng kiến giảm phát thải, tính theo tấn CO2 tương đương.

b. Các loại khí được đưa vào tính toán, bao gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3, hoặc tất cả.

c. Năm mốc hoặc mốc khởi điểm, bao gồm lý do lựa chọn.

d. Phạm vi nơi diễn ra việc giảm phát thải; bao gồm trực tiếp (Phạm vi 1), gián tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2), và/hoặc gián tiếp khác (Phạm vi 3).

e. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

305-5

Công bố Thông tin

2.9 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-5, tổ chức báo cáo cần phải:

2.9.1 loại trừ giảm phát thải xuất phát từ việc giảm năng suất sản xuất hoặc thuê ngoài;

2.9.2 sử dụng phương pháp kiểm kê hoặc phương pháp dự toán để tính toán giảm phát thải;

2.9.3 tính toán tổng lượng giảm phát thải GHG của một sáng kiến bằng tổng các tác động chính có liên quan và mọi tác động thứ phát đáng kể;

2.9.4 nếu báo cáo hai hoặc nhiều loại Phạm vi, thì báo cáo mức giảm riêng cho mỗi phạm vi;

2.9.5 báo cáo riêng các mức giảm từ bù đắp.

Khuyến nghị báo cáo

2.10 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-5, nêu phai tuân theo cac phương phap và tiêu chuẩn khac nhau, thì tổ chức bao cao nên mô ta cach lưa chọn những phương phap và tiêu chuẩn đó.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 305-5

Tổ chức bao cao có thê đặt ưu tiên cho việc công bố thông tin về những sang kiên giam phat thai đã đươc thưc hiện trong kỳ bao cao và có tiềm năng góp phần đang kê vào việc giam phat thai. Cac sang kiên giam phat thai và mục tiêu của những sang kiên này có thê đươc mô ta trong phần phương phap quan trị của chủ đề này.

Cac sang kiên giam phat thai có thê bao gồm:

• thiêt kê lai quy trình;

• chuyên đổi và nâng cấp thiêt bị;

• chuyên đổi nhiên liệu;

• thay đổi hành vi;

• bù đắp.

Tổ chức có thê bao cao mức giam phân chia theo sang kiên hoặc theo nhóm sang kiên.

Công bố thông này có thê đươc sử dụng kêt hơp với Công bố thông tin 305-1, 305-2, và 305-3 của Tiêu chuẩn này đê theo dõi mức giam phat thai khí nhà kính (GHG) có tham chiêu đên cac chỉ tiêu của tổ chức, hoặc tham

chiêu đên cac quy định và hệ thống mua ban trao đổi ở cấp quốc gia hoặc quốc tê. Xem cac tham chiêu 12, 13, 14, 15, 16 và 19 trong phần Tài liệu tham khao.

Hướng dẫn cho điều khoản 2.9.2

Phương phap kiêm kê so sanh mức giam với năm mốc. Phương phap dư đoan so sanh mức giam với mốc khởi điêm. Thông tin chi tiêt hơn về những phương phap này có trong cac tham chiêu 15 và 16 trong phần Tài liệu tham khao.

Hướng dẫn cho điều khoản 2.9.3

Cac tac động chính là những yêu tố hoặc hoat động đươc thiêt kê đê giam phat thai khí nhà kính (GHG), chẳng han như lưu trữ khí cac-bon. Tac động thứ cấp là hệ qua nho hơn, ngoài dư tính của một sang kiên giam phat thai, bao gồm cac thay đổi đối với hoat động san xuất hoặc chê tao, dẫn đên thay đổi phat thai GHG ở nơi khac. Xem tham chiêu 14 trong phần Tài liệu tham khao.

Page 208: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

15GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-6Phat thai cac chất pha hủy tầng ô-zôn (ODS)

Yêu cầu báo cáo

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu ODS theo tấn CFC-11 (trichlorofluoromethane) tương đương.

b. Các chất bao gồm trong tính toán.

c. Nguồn của các hệ số phát thải đã sử dụng.

d. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

305-6

Công bố Thông tin

2.11 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-6, tổ chức báo cáo cần phải:

2.11.1 tính toán lượng sản xuất ODS bằng lượng ODS sản suất ra, trừ đi lượng được phá hủy bởi các công nghệ đã được phê duyệt, và trừ đi lượng đã được sử dụng toàn bộ làm nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất các hóa chất khác;

Sản xuất ODS

=

ODS sản xuất ra

ODS phá hủy bởi những công nghệ đã được phê chuẩn

ODS đã được sử dụng toàn bộ làm nguyên liệu đầu vào cho

việc sản xuất các hóa chất khác

2.11.2 không bao gồm ODS được tái chế và tái sử dụng.

Khuyến nghị báo cáo

2.12 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 305-6, tổ chức bao cao nên:

2.12.1 nêu phai tuân theo cac phương phap và tiêu chuẩn khac nhau, thì mô ta cach lưa chọn những phương phap và tiêu chuẩn đó;

2.12.2 nêu việc này hỗ trơ cho tính minh bach hoặc tính có thê so sanh theo thời gian, thì tach riêng cac dữ liệu ODS theo:

2.12.2.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.12.2.2 quốc gia;

2.12.2.3 loai nguồn;

2.12.2.4 loai hoat động.

Page 209: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

16 GRI 305: Phát thải 2016

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 305-6

Tổ chức bao cao có thê bao cao riêng rẽ hoặc kêt hơp dữ liệu về cac chất đươc bao gồm trong tính toan.

Bối cảnh

Việc đo lường mức san xuất, nhập khẩu và xuất khẩu ODS cho phép đanh gia mức độ tuân thủ phap luật của tổ chức. Điều này đặc biệt liên quan đối với cac tổ chức san xuất hoặc sử dụng ODS trong cac quy trình, san phẩm và dịch vụ của mình và phai tuân thủ cac cam kêt giam dần. Cac kêt qua của việc giam dần ODS giúp thê hiện vị thê của tổ chức trong bất kỳ thị trường nào chịu anh hưởng bởi cac quy định về ODS.

Công bố thông tin này đề cập đên cac chất nêu trong Phụ lục A, B, C, và E của ‘Nghị định thư Montreal’ cũng như bất kỳ chất ODS nào đươc san xuất, nhập khẩu hoặc xuất khẩu bởi tổ chức.

Xem cac tham chiêu 1, 2, 8 và 9 trong phần Tài liệu tham khao.

Công bố thông tin 305-6Tiêp

Page 210: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

17GRI 305: Phát thải 2016

Công bố thông tin 305-7Nitrogen oxides (NOX), sulfur oxides (SOX), và cac phat thai khí đang kê khac

Yêu cầu báo cáo

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Phát thải khí đáng kể, tính bằng ki-lô-gam hoặc bội số, cho mỗi chất sau đây:

i. NOX

ii. SOX

iii. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)

iv. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

v. Các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm (HAP)

vi. Hạt vật chất (PM)

vii. Các danh mục tiêu chuẩn khác của phát thải khí đã xác định trong các quy định liên quan

b. Nguồn của các hệ số phát thải đã sử dụng.

c. Các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

305-7

Công bố Thông tin

2.13 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 305-7, tổ chức báo cáo cần phải chọn một trong các phương pháp sau đây để tính toán phát thải khí đáng kể:

2.13.1 Đo lường trực tiếp phát thải (chẳng hạn như các công cụ phân tích trực tuyến);

2.13.2 Tính toán dựa trên dữ liệu cụ thể theo từng địa điểm;

2.13.3 Tính toán dựa trên các hệ số phát thải đã công bố;

2.13.4 Ước tính. Nếu sử dụng ước tính do thiếu số liệu mặc định, thì tổ chức báo cáo cần phải cho biết cơ sở ước tính các số liệu này.

Khuyến nghị báo cáo

2.14 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 305-7, tổ chức bao cao nên:

2.14.1 nêu phai tuân theo cac phương phap và tiêu chuẩn khac nhau, thì mô ta cach lưa chọn những phương phap và tiêu chuẩn đó;

2.14.2 nêu việc này hỗ trơ cho tính minh bach hoặc tính có thê so sanh theo thời gian, thì tach riêng cac dữ liệu phat thai khí theo:

2.14.2.1 đơn vị kinh doanh hoặc cơ sở;

2.14.2.2 quốc gia;

2.14.2.3 loai nguồn;

2.14.2.4 loai hoat động.

Hướng dẫn

Xem cac tham chiêu 3, 4, 5, 6 và 10 trong phần Tài liệu tham khao.

Page 211: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

18 GRI 305: Phát thải 2016

Cac tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phat triên Tiêu chuẩn này và có thê hữu ích trong việc hiêu và ap dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Uy ban Liên Chính phủ về Biên đổi Khí hậu (IPCC), Climate Change 1995: The Science of Climate Change, Contribution of Working Group I to the Second Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 1995.

2. Uy ban Liên Chính phủ về Biên đổi Khí hậu (IPCC), Climate Change 2007: The Physical Science Basis, Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 2007.

3. Công ước của Uy ban Kinh tê Châu Âu của Liên hơp quốc (UNECE), ‘Geneva Protocol concerning the Control of Emissions of Volatile Organic Compounds or their Transboundary Fluxes’, 1991.

4. Công ước của Uy ban Kinh tê Châu Âu của Liên hơp quốc (UNECE), ‘Gothenburg Protocol to Abate Acidification, Eutrophication and Ground-level Ozone’, 1999.

5. Công ước của Uy ban Kinh tê Châu Âu của Liên hơp quốc (UNECE), ‘Helsinki Protocol on the Reduction of Sulphur Emissions or their Transboundary Fluxes’, 1985.

6. Công ước của Uy ban Kinh tê Châu Âu của Liên hơp quốc (UNECE), ‘Sofia Protocol concerning the Control of Emissions of Nitrogen Oxides or their Transboundary Fluxes’, 1988.

7. Chương trình Môi trường của Liên hơp quốc (UNEP) và Tổ chức Khí tương Thê giới (WMO), Integrated Assessment of Black Carbon and Tropospheric Ozone, 2011.

8. Chương trình Môi trường của Liên hơp quốc (UNEP), ‘Montreal Protocol on Substances that Deplete the Ozone Layer’, 1987.

9. Chương trình Môi trường của Liên hơp quốc (UNEP), Standards and Codes of Practice to Eliminate Dependency on Halons - Handbook of Good Practices in the Halon Sector, 2001.

10. Công ước của Chương trình Môi trường của Liên hơp quốc (UNEP), ‘Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants (POPs)’, Annex A, B, and C, 2009.

11. Công ước Khung của Liên hơp quốc (UN), ‘United Nations Framework Convention on Climate Change’, 1992.

12. Nghị định thư của Liên hơp quốc (UN), ‘Kyoto Protocol to the United Nations Framework Convention on Climate Change’, 1997.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

13. Dư an Công bố thông tin về Cac-bon (CDP), Investor CDP Information Request, cập nhật hàng năm.

14. Viện Tài nguyên Thê giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sư Phat triên Bền vững Thê giới (WBCSD), ‘GHG Protocol Corporate Accounting and Reporting Standard’, Ban sửa đổi, 2004.

15. Viện Tài nguyên Thê giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sư Phat triên Bền vững Thê giới (WBCSD), ‘GHG Protocol Corporate Value Chain (Scope 3) Accounting and Reporting Standard’, 2011.

16. Viện Tài nguyên Thê giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sư Phat triên Bền vững Thê giới (WBCSD), ‘GHG Protocol for Project Accounting’, 2005.

Tài liệu tham khảo

Page 212: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

19GRI 305: Phát thải 2016

17. Viện Tài nguyên Thê giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sư Phat triên Bền vững Thê giới (WBCSD), ‘GHG Protocol Product Life Cycle Accounting and Reporting Standard’, 2011.

18. Viện Tài nguyên Thê giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sư Phat triên Bền vững Thê giới (WBCSD), ‘GHG Protocol Scope 2 Guidance. An amendment to the GHG Protocol Corporate Standard’, 2015.

19. Viện Tài nguyên Thê giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sư Phat triên Bền vững Thê giới (WBCSD), ‘Greenhouse Gas Protocol Accounting Notes, No. 1, Accounting and Reporting Standard Amendment’, 2012.

Page 213: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

20 GRI 305: Phát thải 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Đươc thiêt kê đê hỗ trơ lập bao cao phat triên bền vững, tài liệu này đã đươc biên soan bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triên Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đao với nhiều bên liên quan bao gồm đai diện từ cac tổ chức và người sử dụng thông tin bao cao trên toàn thê giới. Mặc dù Hội đồng Quan trị GRI và GSSB khuyên khích tất ca cac tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Bao cao Phat triên Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và cac Diên giai liên quan, nhưng việc lập và công bố bao cao dưa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và cac Diên giai liên quan hoàn toàn là trach nhiệm của những người lập và phat hành bao cao. Hội động Quan trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trach nhiệm đối với bất kỳ hậu qua hoặc thiệt hai nào phat sinh trưc tiêp hoặc gian tiêp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và cac Diên giai liên quan trong việc lập bao cao, hoặc việc sử dụng bao cao dưa trên Tiêu chuẩn GRI và cac Diên giai liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này đươc Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bao vệ ban quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này đê lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập bao cao phat triên bền vững đươc cho phép mà không cần sư chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không đươc phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyên giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cach thức khac) cho bất kỳ mục đích khac nào mà không đươc sư chấp thuận trước bằng văn ban của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biêu trưng, GSSB và biêu trưng, và Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triên Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là cac thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBao lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-068-9

Page 214: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 306: NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI 2016

GRI

306

Page 215: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Giới thiệu 3

GRI 306: Nước thải và Chất thải 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 306-1 Tổng lượng nước thải theo chất lượng và địa điểm 6 Công bố thông tin 306-2 Tổng lượng chất thải theo loai và phương phap xư ly 7 Công bố thông tin 306-3 Sự cố tràn đang kể 9 Công bố thông tin 306-4 Vận chuyển chất thải nguy hai 10 Công bố thông tin 306-5 Cac khu vực chưa nước bị ảnh hương bơi viêc thải

nước và/hoặc dong nước thải 11

Tài liệu tham khảo 12

Nội dung

Lưu ý: Tài liêu này bao gồm cac siêu liên kết đến cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hết cac trình duyêt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mơ ra liên kết bên ngoài trong một cưa sổ trình duyêt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trơ về giao diên trước đó.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi y kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI vui long gưi về địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 306: Nước thải và Chất thải xac lập cac yêu cầu bao cao về chủ đề nước thải và chất thải. Bất kỳ tổ chưc nào không phân biêt quy mô, loai hình, lĩnh vực và ơ bất kỳ quốc gia nào đều có thể sư dụng tiêu chuẩn này để bao cao về những tac động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sư dụng kèm theo phiên bản mới nhất của cac tài liêu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, cac thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiêu lực đối với cac bao cao hoặc cac tài liêu khac phat hành kể từ ngày 1 Thang 7 năm 2018. Khuyến khích cac tổ chưc ap dụng sớm hơn.

Page 216: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Giới thiệu

GRI 306: Nước thải và Chất thải là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xac lập để tổ chưc sư dụng nhằm bao cao cac tac động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dang một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể ap dụng cho mọi tổ chưc lập bao cao phat triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chưc chọn những chủ đề trọng yếu trong cac tiêu chuẩn GRI để bao cao. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm cac công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xac lập để sư dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị được sư dụng để bao cao phương phap quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương phap cơ bản để sư dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liêu phat hành, tổ chưc bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sư dụng, tương ưng với mỗi phương phap sư dụng. 1. Có thể sư dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập bao cao phat triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương an để lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diên), tùy thuộc vào mưc độ công bố thông tin được bao gồm trong bao cao. Khi lập bao cao theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chưc sư dụng Tiêu chuẩn, GRI 306: Nước thải và Chất thải, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chưc.

2. Cũng có thể lựa chọn sư dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của cac Tiêu chuẩn đó để bao cao thông tin cụ thể, mà không cần lập bao cao theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liêu được phat hành nào sư dụng Tiêu chuẩn GRI theo cach này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phat điểm để sư dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sơ

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản trị

Để bao cao thông tin tổng quan về tổ chưc

Bao cao phương phap quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đề để bao cao công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 217: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liêu này, cac yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Cac yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của cac khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chưc không bắt buộc phải tuân thủ cac khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng bao cao đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liêu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích y nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chưc hiểu rõ hơn về cac yêu cầu.

Tổ chưc bắt buộc phải tuân thủ tất cả cac yêu cầu ap dụng để có thể tuyên bố rằng bao cao của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía canh môi trường của phat triển bền vững liên quan đến tac động của tổ chưc đến cac hê thống tự nhiên có sự sống và không có sự sống, bao gồm đất, không khí, nước và cac hê sinh thai.

GRI 306 đề cập đến chủ đề nước thải và chất thải. Điều này bao viêc xả thải nước; viêc tao ra, xư ly và thải bỏ chất thải; và cac sự cố tràn hóa chất, dầu, nhiên liêu và cac chất khac.

Tac động của viêc xả thải nước khac nhau tùy theo số lượng, chất lượng và địa điểm thải nước. Viêc xả nước thải không được quản ly với khối lượng chất hóa học hoặc dinh dương cao (chủ yếu làni-tơ, phốt-pho hoặc ka-li) có thể gây tac động đang kể đến môi trường thủy sinh, chất lượng nguồn cấp nước sẵn có, và mối quan hê của tổ chưc với cộng đồng và những người sư dụng nước khac.

Viêc tao ra, xư ly và thải bỏ chất thải - bao gồm viêc vận chuyển chất thải không đúng cach- cũng có thể gây hai cho sưc khỏe con người và môi trường. Điều này đặc biêt đang quan ngai nếu chất thải được vận chuyển đến cac quốc gia thiếu cơ sơ ha tầng và quy định chế tài để xư ly chất thải.

Sự cố tràn hóa chất, dầu và nhiên liêu, cũng như cac chất khac, có thể ảnh hương đến đất, nước, không khí, đa dang sinh học và sưc khỏe con người.

Những khai niêm này được đề cập trong Công ước Ramsar và Basel, và trong những văn kiên chính của Tổ chưc Hàng hải Quốc tế: xem phần Tài liêu tham khảo.

Cac công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về cac tac động của tổ chưc liên quan đến nước thải và chất thải, và viêc tổ chưc quản ly những tac động này như thế nào.

Page 218: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm cac công bố thông tin về phương phap quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương phap quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 306-1 Tổng lượng nước thải theo chất lượng và địa điểm• Công bố thông tin 306-2 Tổng lượng chất thải theo loai và phương phap xư ly• Công bố thông tin 306-3 Sự cố tràn đang kể• Công bố thông tin 306-4 Vận chuyển chất thải nguy hai• Công bố thông tin 306-5 Cac khu vực chưa nước bị ảnh hương bơi viêc xả thải

nước và/hoặc dong nước thải

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với nước thải và chất thải, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 306:Nước thải và Chất thải

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương phap quản trị là phần giải thích cach thưc tổ chưc quản ly một chủ đề trọng yếu, cac tac động có liên quan, cac mối quan tâm và kỳ vọng hợp ly của cac bên liên quan. Bất kỳ tổ chưc nào tuyên bố rằng bao cao của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều phải bao cao phương phap quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đề được xac lập để sư dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về cac tac động của tổ chưc. GRI 103 quy định cach thưc bao cao phương phap quản trị và những thông tin cần cung cấp.

Hướng dẫn

Khi bao cao phương phap quản trị đối với nước thải và chất thải, tổ chưc bao cao cũng có thể công bố cac chi phí:

• xư ly và thải bỏ chất thải;

• chi phí dọn dẹp, bao gồm chi phí khắc phục hậu quả của sự cố tràn như nêu trong Công bố thông tin 306-3.

Page 219: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Công bố thông tin 306-1Tổng lượng nước thải theo chất lượng và địa điểm

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

306-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 306-1, tổ chưc bao cao nên:

2.2.1 nếu tổ chưc thải nước thải hoặc nước quy trình, thì bao cao chất lượng nước theo tổng khối lượng nước thải bằng cach sư dụng cac tham số nước thải tiêu chuẩn, chẳng han như Nhu cầu Ô-xy Sinh học (BOD) hoặc Tổng Chất rắn Lơ lưng (TSS);

2.2.2 lựa chọn cac tham số nhất quan với cac tham số được sư dụng trong ngành của tổ chưc.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 306-1

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn này ‘tổng lượng nước thải’ bao gồm nước thải xả ra trong kỳ bao cao. Lượng nước thải này có thể được thải vào cac vùng nước ngầm, nước mặt, hê thống cống rãnh dẫn ra sông, biển, hồ, đầm lầy, cac cơ sơ xư ly và nước ngầm qua một trong cac cach sau:

• thông quả điểm xả nước thải xac định (xả nguồn tai điểm);

• xả ra đất theo cach phân tan hoặc không xac định (xả nguồn không tai điểm);

• đưa nước thải khỏi tổ chưc bằng xe tải.

Xả nước mưa thu được và nước thải sinh hoat không được coi là xả nước thải.

Hướng dẫn cho điều khoản 2.2

Lựa chọn tham số chất lượng nước cụ thể có thể khac nhau tùy thuộc vào cac sản phẩm, dịch vụ và hoat động của tổ chưc.

Cac chuẩn đo chất lượng nước có thể khac nhau tùy thuộc vào cac quy định của quốc gia hoặc khu vực.

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 306-1, tổ chức báo cáo cần phải:

2.1.1 loại trừ nước mưa thu đươc và nước thải hộ gia đình ra khỏi tổng khối lương nước thải theo kế hoạch và ngoài kế hoạch;

2.1.2 nếu tổ chức không co dụng cụ đo lường tổng lương nước thải, thì ước tính khối lương nước thải theo kế hoạch và ngoài kế hoạch bằng cách lấy khối lương nước đầu vào như nêu trong Công bố thông tin 303-1 của phần GRI 303: Nước trừ đi khối lương tiêu thụ gần đung tại cơ sơ.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng lương nước thải theo kế hoạch và ngoài kế hoạch, tính theo:

i. địa điểm;

ii. chất lương nước, bao gồm phương pháp xử lý;

iii. liệu nước thải co đươc tái sử dụng bơi một tổ chức khác hay không.

b. Các tiêu chuẩn, phương pháp, và giả định đã sử dụng.

Page 220: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Công bố thông tin 306-2Tổng lượng chất thải theo loai và phương phap xư ly

Yêu cầu báo cáo

306-2

Công bố Thông tin

2.3 Khi tổng hơp thông tin nêu trong Công bố thông tin 306-2, tổ chức báo cáo cần phải:

2.3.1 xác định chất thải nguy hại như đã đươc xác định bơi luật pháp quốc gia tại thời điểm tạo ra;

2.3.2 loại trừ nước thải không nguy hại ra khỏi tính toán chất thải không nguy hại;

2.3.3 nếu không co dữ liệu về trọng lương, thì ước tính trọng lương bằng cách sử dụng thông tin săn co về mật độ chất thải và khối lương thu đươc, cân bằng khối lương, hoăc thông tin tương tự.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng trọng lương chất thải nguy hại, phân chia theo các phương pháp xử lý sau đây nếu áp dụng:

i. Tái sử dụng

ii. Tái chế

iii. Ủ phân

iv. Phục hồi, bao gồm cả phục hồi năng lương

v. Đốt (đốt khối lương lớn)

vi. Bơm giếng sâu

vii. Chôn lấp

viii. Chứa tại chô

ix. Khác (tổ chức cần nêu rõ)

b. Tổng trọng lương chất thải không nguy hại, phân chia theo các phương pháp xử lý sau đây nếu áp dụng:

i. Tái sử dụng

ii. Tái chế

iii. Ủ phân

iv. Phục hồi, bao gồm cả phục hồi năng lương

v. Đốt (đốt khối lương lớn)

vi. Bơm giếng sâu

vii. Chôn lấp

viii. Chứa tại chô

ix. Khác (tổ chức cần nêu rõ)

c. Phương pháp xử lý chất thải đã đươc xác định như thế nào:

i. Chất thải đươc xử lý trực tiếp bơi tổ chức, hoăc đươc xác nhận trực tiếp

ii. Thông tin do nhà thầu xử lý chất thải cung cấp

iii. Các măc định của tổ chức về nhà thầu xử lý chất thải

Page 221: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Công bố thông tin 306-2Tiếp

Hướng dẫn

Bối cảnh

Thông tin về phương phap xư ly chất thải cho biết mưc độ mà tổ chưc quản ly sự cân bằng giữa cac phương an xư ly chất thải và cac tac động môi trường không đồng đều. Ví dụ, viêc chôn lấp và tai chế tao ra cac loai tac động môi trường và tac động dư thừa rất khac nhau. Hầu hết cac chiến lược giảm thiểu chất thải đều nhấn manh viêc đặt ưu tiên cho cac phương an tai sư dụng, tai chế và sau đó là phục hồi so với cac phương an xư ly khac để giảm thiểu tac động đối với hê sinh thai.

Page 222: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Công bố thông tin 306-3Sự cố tràn đang kể

Yêu cầu báo cáo

306-3

Công bố Thông tin

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số lương và khối lương các sự cố tràn đáng kể đã ghi nhận.

b. Thông tin bổ sung sau đây cho môi sự cố tràn đã đươc báo cáo trong báo cáo tài chính của tổ chức:

i. Địa điểm của sự cố tràn;

ii. Khối lương của sự cố tràn;

iii. Vật liệu của sự cố tràn, phân loại theo: các sự cố tràn dầu (trên đất hoăc bề măt nước), các sự cố tràn nhiên liệu (trên đất hoăc bề măt nước), các sự cố tràn chất thải (trên đất hoăc bề măt nước), các sự cố tràn hoa chất (hầu hết là trên đất hoăc bề măt nước), và các sự cố tràn khác (đươc tổ chức nêu cụ thể).

c. Tác động của sự cố tràn đáng kể.

Page 223: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Công bố thông tin 306-4Vận chuyển chất thải nguy hai

Yêu cầu báo cáo

306-4

Công bố Thông tin

2.4 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 306-4, tổ chức báo cáo cần phải:

2.4.1 quy đổi khối lương sang trọng lương ước tính;

2.4.2 đối với Công bố thông tin 306-4-c, đưa ra giải thích ngắn gọn về phương pháp thực hiện những quy đổi này.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 306-4

Công bố thông tin này đề cập đến những chất thải được coi là nguy hai theo cac điều khoản của Công ước Basel, Phụ lục I, II, III, và VIII (xem tham chiếu 1 trong phần Tài liêu tham khảo). Phần này đề cập đến lượng chất thải nguy hai do tổ chưc bao cao vận chuyển hoặc được vận chuyển thay mặt tổ chưc bao cao trong kỳ bao cao theo địa điểm, bao gồm viêc vận chuyển qua cac ranh giới hoat động và trong cac cơ sơ hoat động.

Tổ chưc có thể tính toan tổng trọng lượng chất thải nguy hai được vận chuyển bằng cach sư dụng công thưc sau đây:

Chất thải nguy hai nhập khẩu của tổ chưc có thể được tính toan bằng tổng trọng lượng chất thải nguy hai được vận chuyển qua biên giới quốc tế và đi vào trong ranh giới của tổ chưc, theo địa điểm, không bao gồm chất thải được vận chuyển giữa cac địa điểm khac nhau của tổ chưc.

Chất thải nguy hai xuất khẩu của tổ chưc có thể được tính toan theo tỷ lê của tổng lượng chất thải nguy hai đã được vận chuyển theo địa điểm, được vận chuyển từ tổ chưc tới cac địa điểm ơ nước ngoài, bao gồm tất cả chất thải ra khỏi ranh giới của tổ chưc để đi qua biên giới quốc tế và không bao gồm chất thải được vận chuyển giữa cac địa điểm khac nhau của tổ chưc.

Đối với chất thải đã xư ly, tổ chưc có thể xac định:

• phần trong tổng lượng chất thải đã vận chuyển và xuất khẩu và tổ chưc đã xư ly, theo địa điểm;

• phần trong tổng lượng chất thải, theo địa điểm, đã được xư ly bơi nhà cung cấp/nguồn bên ngoài, mà đã được tổ chưc vận chuyển, xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng trọng lương của môi khoản mục sau đây:

i. Chất thải nguy hại đã vận chuyển

ii. Chất thải nguy hại đã nhập khẩu

iii. Chất thải nguy hại đã xuất khẩu

iv. Chất thải nguy hại đã xử lý

b. Tỷ lệ phần trăm chất thải nguy hại đã đươc vận chuyển quốc tế.

c. Các tiêu chuẩn, phương pháp, và giả định đã sử dụng.

Tổng trọng lượng chất thải nguy hai được vận chuyển theo địa điểm

=Trọng lượng chất thải nguy hai được vận chuyển

đến tổ chưc, tính theo địa điểm, từ cac nguồn/nhà cung cấp bên ngoài không do tổ chưc sơ hữu

+Trọng lượng chất thải nguy hai được vận chuyển từ tổ chưc, tính theo địa điểm, tới cac nguồn/nhà cung

cấp bên ngoài không do tổ chưc sơ hữu

+Trọng lượng chất thải nguy hai được vận chuyển

trong nước và quốc tế, tính theo địa điểm, giữa cac địa điểm do tổ chưc sơ hữu, cho thuê hoặc quản ly

Page 224: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Công bố thông tin 306-5Cac khu vực chưa nước bị ảnh hương bơi viêc thải nước và/hoặc dong nước thải

Yêu cầu báo cáo

306-5

Công bố Thông tin

2.5 Khi biên soạn thông tin trong công bố thông tin 306-5, tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những khu vực chứa nước và môi trường sống liên quan bị ảnh hương đáng kể bơi việc thải nước và/hoăc dong nước thải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

2.5.1 Lương nước thải chiếm trung bình ít nhất 5% khối lương trung bình năm của khu vực chứa nước;

2.5.2 Lương nước thải mà, theo lời khuyên của các chuyên gia thích hơp, chẳng hạn như chính quyền thành phố, đươc biết là co hoăc co nhiều khả năng tác động đáng kể đối với khu vực chứa nước và các môi trường sống liên quan;

2.5.3 Nước thải xả vào các khu vực chứa nước đươc các nhà chuyên môn công nhận là đăc biệt nhạy cảm do quy mô tương đối, chức năng, hoăc tình trạng của các nguồn nước này là hệ thống khan hiếm, đang bị đe dọa, hoăc đang bị nguy hiểm, hoăc để hô trơ các loài thực vật hoăc động vật đang bị nguy hiểm cụ thể;

2.5.4 Bất ky lương nước thải nào xả ra khu vực đầm lầy đươc liệt kê trong ước Ramsar hoăc bất ky khu vực bảo tồn đươc quốc gia hoăc quốc tế công bố không phụ thuộc vào tỷ lệ nước thải;

2.5.5 Khu vực chứa nước đã đươc xác định là co giá trị đa dạng sinh học cao, chẳng hạn như đa dạng loài và đăc hữu, hoăc tổng số loài đươc bảo vệ;

2.5.6 Khu vực chứa nước đã đươc xác định là co giá trị hoăc tầm quan trọng cao đối với các cộng đồng địa phương.

Bối cảnh

Công bố thông tin này này bổ sung về mặt định tính cho cac công bố thông tin định lượng của viêc thải nước và giúp mô tả tac động của lượng nước thải này. Lượng nước thải và dong thải ảnh hương đến cac môi trường sống dưới nước có thể gây tac động đang kể đối với tính sẵn có của cac nguồn tài nguyên nước.

Xem cac tham chiếu 1 và 3 trong phần Tài liêu tham khảo.

Hướng dẫn

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các khu vực chứa nước và các môi trường sống liên quan bị ảnh hương đáng kể bơi việc thải nước và/hoăc dong nước thải, bao gồm thông tin về:

i. kích thước của khu vực chứa nước và môi trường sống liên quan;

ii. khu vực chứa nước và môi trường sống liên quan co đươc chỉ định là khu vực đươc bảo tồn cấp quốc gia hoăc quốc tế hay không;

iii. giá trị đa dạng sinh học, chẳng hạn như tổng số loài đươc bảo tồn.

Page 225: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

Cac tài liêu sau đây cung cấp thông tin cho viêc phat triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong viêc hiểu và ap dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ co hiệu lực:

1. Công ước Basel, ‘Ban Amendment to the Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal’, 1995.

2. Công ước của Tổ chưc Hàng hải Quốc tế (IMO), ‘Convention on the Prevention of Marine Pollution by Dumping of Wastes and Other Matter’ (London Convention), 1972.

3. Công ước của Tổ chưc Hàng hải Quốc tế (IMO), ‘International Convention for the Prevention of Pollution from Ships (Marpol)’, 1973, as modified by the Protocol of 1978.

4. Công ước Ramsar, ‘The Convention on Wetlands of International Importance especially as Waterfowl Habitat’, 1994.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

5. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Danh sach Đỏ cac Loài đang bị Đe dọa, http://www.iucnredlist.org/, truy cập ngày 1 Thang 9 năm 2016.

Tài liệu tham khảo

Page 226: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13 GRI 306: Nước thải và Chất thải 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập bao cao phat triển bền vững, tài liêu này đã được biên soan bơi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đao với nhiều bên liên quan bao gồm đai diên từ cac tổ chưc và người sư dụng thông tin bao cao trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả cac tổ chưc sư dụng Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và cac Diễn giải liên quan, nhưng viêc lập và công bố bao cao dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và cac Diễn giải liên quan hoàn toàn là trach nhiêm của những người lập và phat hành bao cao. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trach nhiêm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiêt hai nào phat sinh trực tiếp hoặc gian tiếp từ viêc sư dụng Tiêu chuẩn GRI và cac Diễn giải liên quan trong viêc lập bao cao, hoặc viêc sư dụng bao cao dựa trên Tiêu chuẩn GRI và cac Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liêu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vê bản quyền. Viêc sao chép và phân phối tài liêu này để lấy thông tin và/hoặc sư dụng trong viêc lập bao cao phat triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liêu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liêu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thưc nào hoặc bằng bất kỳ phương tiên nào (điên tư, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cach thưc khac) cho bất kỳ mục đích khac nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là cac thương hiêu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-069-6

Page 227: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 307: TUÂN THỦ VỀ MÔI TRƯỜNG 2016

GRI

307

Page 228: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 307: Tuân thủ về Môi trường 2016

Giới thiệu 3

GRI 307: Tuân thủ về Môi trường 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 307-1 Không tuân thủ pháp luật va các quy đinh vê môi trương 6

Nội dung

Lưu ý: Tai liệu nay bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vao một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diện trước đó.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiến phản hồi vê Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi vê đia chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 307: Tuân thủ về Môi trường đặt ra các yêu cầu báo cáo cho chủ đê tuân thủ vê môi trương. Bất kỳ tổ chức nao không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực va ở bất kỳ quốc gia nao đêu có thể sử dụng tiêu chuẩn nay để báo cáo vê những tác động liên quan đến chủ đê nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tai liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn nay, các thuật ngữ được đinh nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đêu được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tai liệu khác phát hanh kể từ ngay 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Page 229: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 307: Tuân thủ về Môi trường 2016

GRI 307: Tuân thủ về Môi trường là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Giới thiệu

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nên kinh tế, môi trương va xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thanh một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bên vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đê trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn nay được sắp xếp thanh ba phần: GRI 200 (Chủ đê Kinh tế), GRI 300 (Chủ đê Môi trương) va GRI 400 (Chủ đê Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đê bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đê đó, va được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản tri cho chủ đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tai liệu phát hanh, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bên vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diện), tùy thuộc vao mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn nay, GRI 307: Tuân thủ về Môi trường, nếu đây la một trong những chủ đê trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, ma không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tai liệu được phát hanh nao sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách nay đêu phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản tri

Để báo cáo thông tin tổng quan vê tổ chức

Báo cáo phương pháp quản tri đối với mỗi chủ đê trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đê để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đê trọng yếu

GRI 300

Môi trương

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan vê Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 230: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 307: Tuân thủ về Môi trường 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liệu nay, các yêu cầu được trình bay bằng phông chữ đậm va được biểu thi bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghi va hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghi hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây la những tình huống trong đó một hanh động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biểu thi một khuyến nghi.

Hướng dẫn. Mục nay bao gồm thông tin vê mục đích ý nghĩa, giải thích va ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn vê các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh môi trương của phát triển bên vững liên quan đến tác động của tổ chức đến các hệ thống tự nhiên có sự sống va không có sự sống, bao gồm đất, không khí, nước va các hệ sinh thái.

GRI 307 đê cập đến chủ đê tuân thủ vê môi trương, bao gồm việc tổ chức tuân thủ các luật va/hoặc quy đinh vê môi trương. Điêu nay bao gồm việc tuân thủ các công bố, công ước va điêu ước quốc tế, cũng như các quy đinh của quốc gia, tiểu quốc gia, vùng va đia phương.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn nay có thể cung cấp thông tin vê việc tổ chức tuân thủ các luật va quy đinh hiện hanh, va tuân thủ các văn kiện khác liên quan đến bảo vệ môi trương. Các công bố thông tin bổ sung liên quan đến chủ đê nay có thể được tìm thấy tại:

• GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-xã hội

Nếu tổ chức báo cáo đã nhận diện cả hai chủ đê nay la trọng yếu, thì tổ chức có thể kết hợp các công bố thông tin của mình đối với GRI 307 va GRI 419. Ví dụ, nếu tổ chức sử dụng cùng một phương pháp để quản lý cả hai chủ đê, thì tổ chức có thể cung cấp một phần giải thích kết hợp cho phương pháp quản tri đó.

Page 231: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 307: Tuân thủ về Môi trường 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm các công bố thông tin vê phương pháp quản tri va công bố thông tin theo từng chủ đê. Những công bố thông tin nay được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin vê phương pháp quản tri (phần nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 307-1 Không tuân thủ pháp luật va các quy đinh vê

môi trương

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với tuân thủ về môi trường, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 307:Tuân thủ về Môi trường

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin vê phương pháp quản tri la phần giải thích cách thức tổ chức quản lý một chủ đê trọng yếu, các tác động có liên quan, các mối quan tâm va kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nao tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu phải báo cáo phương pháp quản tri của mình đối với mỗi chủ đê trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đê cho những chủ đê nay.

Vì vậy, Tiêu chuẩn nay được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toan bộ công bố thông tin vê các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản tri va những thông tin nao cần cung cấp.

Hướng dẫn

Khi báo cáo phương pháp quản tri đối với tuân thủ vê môi trương, tổ chức báo cáo cũng có thể công bố các chi phí vê bảo hiểm va trách nhiệm pháp lý vê môi trương.

Page 232: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 307: Tuân thủ về Môi trường 2016

Công bố thông tin 307-1Không tuân thủ pháp luật va các quy đinh vê môi trương

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

307-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 307-1, tổ chức báo cáo nên bao gồm các hình phạt hanh chính hoặc tư pháp đối với việc không tuân thủ luật pháp va/hoặc các quy đinh vê môi trương, bao gồm:

2.1.1 các tuyên bố, công ước, va điêu ước quốc tế;

2.1.2 các quy đinh của quốc gia, tiểu quốc gia, khu vực va đia phương;

2.1.3 các hiệp đinh môi trương tự nguyện với các cơ quan quản lý ma đã được coi la rang buộc va được lập ra để thay thế cho việc thực thi các quy đinh mới;

2.1.4 các vụ kiện chống lại tổ chức thông qua việc sử dụng cơ chế tranh chấp quốc tế hoặc cơ chế tranh chấp quốc gia do các cơ quan chính phủ giám sát;

2.1.5 các vụ việc không tuân thủ liên quan đến sự cố tran như được báo cáo trong GRI 306: Nước thải và Chất thải.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 307-1

Ở một số khu vực pháp lý, hiệp đinh môi trương tự nguyện với các cơ quan quản lý có thể được gọi la ‘điêu ước’.

Bối cảnh

Mức độ không tuân thủ trong tổ chức có thể cho biết năng lực quản tri nhằm đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức phù hợp với những tham số hiệu quả hoạt động nhất đinh. Trong một số trương hợp, việc không tuân thủ có thể dẫn đến nghĩa vụ khắc phục hoặc các trách nhiệm pháp lý vê môi trương tốn kém khác. Điểm mạnh của hồ sơ tuân thủ của tổ chức cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động hoặc khả năng có được giấy phép.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các khoản tiền phạt đáng kể và các hình phạt phi tiền tệ đối với hành vi không tuân thủ luật pháp và/hoặc các quy định về môi trường tính theo:

i. tổng giá trị bằng tiền của các khoản tiền phạt đáng kể;

ii. tổng số hình phạt phi tiền tệ;

iii. các vụ việc đươc đưa ra thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp.

b. Nếu tổ chức chưa xác định đươc bất ky hành vi không tuân thủ luật pháp và/hoặc các quy định về môi trường nào, thì chi cần báo cáo tom tắt về thực tế này là đủ.

Page 233: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7 GRI 307: Tuân thủ về Môi trường 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bên vững, tai liệu nay đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bên vững Toan cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiêu bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức va ngươi sử dụng thông tin báo cáo trên toan thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản tri GRI va GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập va công bố báo cáo dựa hoan toan hoặc một phần vao Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan hoan toan la trách nhiệm của những ngươi lập va phát hanh báo cáo. Hội động Quản tri GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chiu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nao phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyên. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay để lấy thông tin va/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bên vững được cho phép ma không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoặc bất kỳ trích dẫn nao từ tai liệu nay không được phép sao chép, lưu trữ, biên dich, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nao hoặc bằng bất kỳ phương tiện nao (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nao ma không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-070-2

Page 234: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 308: ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP VỀ MÔI TRƯỜNG 2016

GRI

308

Page 235: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

Giới thiệu 3

GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 308-1 Cac nha cung câp mơi đa đươc đanh gia sơ bộ băng

cach sư dung cac tiêu chi vê môi trương 7 Công bố thông tin 308-2 Cac tac động môi trương tiêu cưc trong chuôi cung

ưng va cac hanh động đa thưc hiện 8

Tài liệu tham khảo 9

Nội dung

Lưu ý: Tai liệu nay bao gồm cac siêu liên kết đến cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hết cac trình duyệt, dùng phim ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong một cưa sổ trình duyệt mơi. Sau khi bâm vao một liên kết, dùng phim ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diện trươc đó.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiến phản hồi vê Tiêu chuẩn GRI vui lòng gưi vê địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường đặt ra cac yêu cầu bao cao cho chủ đê đanh gia nha cung câp vê môi trương. Bât kỳ tổ chưc nao không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vưc va ở bât kỳ quốc gia nao đêu có thể sư dung tiêu chuẩn nay để bao cao vê những tac động liên quan đến chủ đê nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải đươc sư dung kèm theo phiên bản mơi nhât của cac tai liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn nay, cac thuật ngữ đươc định nghĩa trong Danh muc Thuật ngữ đêu đươc gạch dươi.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay có hiệu lưc đối vơi cac bao cao hoặc cac tai liệu khac phat hanh kể từ ngay 1 Thang 7 năm 2018. Khuyến khich cac tổ chưc ap dung sơm hơn.

Page 236: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 300 (chủ đề Môi trường).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phần của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay đươc xac lập để tổ chưc sư dung nhăm bao cao cac tac động của mình đối vơi nên kinh tế, môi trương va xa hội.

Tiêu chuẩn GRI đươc câu trúc thanh một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan vơi nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể ap dung cho mọi tổ chưc lập bao cao phat triển bên vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chưc chọn những chủ đê trọng yếu trong cac tiêu chuẩn GRI để bao cao. Những Tiêu chuẩn nay đươc sắp xếp thanh ba phần: GRI 200 (Chủ đê Kinh tế), GRI 300 (Chủ đê Môi trương) va GRI 400 (Chủ đê Xa hội). Môi Tiêu chuẩn chủ đê bao gồm cac công bố thông tin cu thể cho chủ đê đó, va đươc xac lập để sư dung kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị đươc sư dung để bao cao phương phap quản trị cho chủ đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương phap cơ bản để sư dung Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tai liệu phat hanh, tổ chưc bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sư dung, tương ưng vơi môi phương phap sư dung. 1. Có thể sư dung Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập bao cao phat triển bên vững cho phù hơp. Có hai phương an để lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diện), tùy thuộc vao mưc độ công bố thông tin đươc bao gồm trong bao cao. Tổ chưc lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sư dung Tiêu chuẩn nay, GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường, nếu đây la một trong những chủ đê trọng yếu của tổ chưc.

2. Tiêu chuẩn GRI đa chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể đươc sư dung để bao cao thông tin cu thể, ma không cần lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn. Bât kỳ tai liệu đươc phat hanh nao sư dung Tiêu chuẩn GRI theo cach nay đêu phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Giới thiệu

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuât phat điểm để sư dung Bộ Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản trị

Để bao cao thông tin tổng quan vê tổ chưc

Bao cao phương phap quản trị đối vơi môi chủ đê trọng yếu

Lưa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đê để bao cao công bố thông tin cho từng chủ đê trọng yếu

GRI 300

Môi trương

GRI 400

Xa hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan vê Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 237: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liệu nay, cac yêu cầu đươc trình bay băng phông chữ đậm va đươc biểu thị băng từ 'cần phải'. Cac yêu cầu cần phải đươc đặt trong ngữ cảnh của cac khuyến nghị va hương dẫn; tuy nhiên, tổ chưc không bắt buộc phải tuân thủ cac khuyến nghị hoặc hương dẫn để có thể tuyên bố răng bao cao đa đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây la những tình huống trong đó một hanh động cu thể đươc khuyến khich, nhưng không bắt buộc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Muc nay bao gồm thông tin vê muc đich ý nghĩa, giải thich va vi du để giúp tổ chưc hiểu rõ hơn vê cac yêu cầu.

Tổ chưc bắt buộc phải tuân thủ tât cả cac yêu cầu ap dung để có thể tuyên bố răng bao cao của mình đa đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khia cạnh môi trương của phat triển bên vững liên quan đến tac động của tổ chưc đến cac hệ thống tư nhiên có sư sống va không có sư sống, bao gồm đât, không khi, nươc va cac hệ sinh thai.

GRI 308 đê cập đến chủ đê đanh gia nha cung câp vê môi trương.

Tổ chưc có thể bị liên đơi đến cac tac động thông qua cac hoạt động của chinh mình hoặc do kết quả của mối quan hệ kinh doanh vơi cac bên khac. Tổ chưc đươc kỳ vọng sẽ thưc hiện việc thẩm định để ngăn chặn va giảm nhẹ cac tac động môi trương tiêu cưc trong chuôi cung ưng. Những tac động nay bao gồm cac tac động do tổ chưc gây ra hoặc góp phần gây ra, hoặc liên quan trưc tiếp đến cac hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vu của tổ chưc do mối quan hệ của tổ chưc vơi nha cung câp.

Những khai niệm nay đươc nêu trong cac văn kiện chinh của Liên hơp quốc: xem phần Tai liệu tham khảo.

Cac công bố thông tin trong Tiêu chuẩn nay có thể cung câp thông tin vê phương phap tiếp cận của tổ chưc nhăm ngăn chặn va giảm nhẹ cac tac động môi trương tiêu cưc trong chuôi cung ưng của mình. Nha cung câp có thể đươc đanh gia theo một loạt cac tiêu chi vê môi trương, chẳng hạn như cac tac động liên quan đến nươc, phat thải hoặc năng lương. Một vai trong số cac tiêu chi nay đươc đê cập trong cac Tiêu chuẩn GRI khac trong phần 300 (Chủ đê môi trương).

Cac công bố thông tin bổ sung liên quan đến chủ đê nay có thể đươc tìm thây tại:

• GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội

Nếu tổ chưc bao cao đa nhận diện cả hai chủ đê nay la trọng yếu, thì tổ chưc có thể kết hơp cac công bố thông tin của mình đối vơi GRI 308 va GRI 414. Vi du, nếu tổ chưc sư dung cùng một phương phap để quản lý cả hai chủ đê, thì tổ chưc có thể cung câp một phần giải thich kết hơp cho phương phap quản trị đó.

Page 238: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm cac công bố thông tin vê phương phap quản trị va công bố thông tin theo từng chủ đê. Những công bố thông tin nay đươc nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin vê phương phap quản trị (phần nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 308-1 Cac nha cung câp mơi đa đươc đanh gia sơ bộ băng

cach sư dung cac tiêu chi vê môi trương • Công bố thông tin 308-2 Cac tac động môi trương tiêu cưc trong chuôi cung

ưng va cac hanh động đa thưc hiện

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với đánh giá nhà cung cấp về môi trường bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 308:Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin vê phương phap quản trị la phần giải thich cach thưc tổ chưc quản lý một chủ đê trọng yếu, cac tac động có liên quan, cac mối quan tâm va kỳ vọng hơp lý của cac bên liên quan. Bât kỳ tổ chưc nao tuyên bố răng bao cao của mình đa đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu phải bao cao phương phap quản trị của mình đối vơi môi chủ đê trọng yếu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đê cho những chủ đê nay.

Vì vậy, Tiêu chuẩn nay đươc xac lập để sư dung kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhăm cung câp toan bộ công bố thông tin vê cac tac động của tổ chưc. GRI 103 nêu rõ cach bao cao phương phap quản trị va những thông tin nao cần cung câp.

Hướng dẫn

Khi bao cao phương phap quản trị đối vơi chủ đê đanh gia nha cung câp vê môi trương, tổ chưc bao cao cũng có thể công bố thông tin vê:

• cac hệ thống đươc sư dung để đanh gia sơ bộ cac nha cung câp mơi băng cach sư dung cac tiêu chi vê môi trương, va danh sach cac tiêu chi vê môi trương đươc sư dung để đanh gia sơ bộ cac nha cung câp mơi;

• cac quy trình đươc sư dung, chẳng hạn như quy trình thẩm định, để nhận diện va đanh gia cac tac động môi trương tiêu cưc thưc tế hoặc tiêm ẩn đang kể trong chuôi cung ưng;

• cach thưc tổ chưc xac định va đặt ưu tiên cac nha cung câp đối vơi việc đanh gia tac động môi trương;

Page 239: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

• hanh động đa thưc hiện để xư lý cac tac động môi trương tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể đươc xac định trong chuôi cung ưng, va những hanh động đó có nhăm để ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc khắc phuc cac tac động nay hay không;

• cach thưc thiết lập va xac định cac kỳ vọng trong hơp đồng vơi cac nha cung câp để thúc đẩy việc ngăn chặn, giảm nhẹ va khắc phuc cac tac động môi trương tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể, bao gồm cac chỉ tiêu va muc tiêu;

• cac nha cung câp có đươc khuyến khich va tưởng thưởng cho việc ngăn chặn, giảm nhẹ va khắc phuc cac tac động môi trương tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể hay không;

• cac thông lệ cho việc đanh gia va kiểm toan cac nha cung câp va sản phẩm, dịch vu của họ băng cach sư dung cac tiêu chi vê môi trương;

• danh sach loại hình, hệ thống, phạm vi, tần suât, việc thưc hiện đanh gia va kiểm toan hiện tại, va cac phần nao trong chuôi cung ưng đa đươc chưng nhận va kiểm toan;

• cac hệ thống hiện có để đanh gia cac tac động tiêu cưc tiêm ẩn của việc châm dưt mối quan hệ vơi nha cung câp do kết quả của việc đanh gia nha cung câp vê tac động môi trương, va chiến lươc của tổ chưc nhăm giảm nhẹ cac tac động nay.

Cac tiêu chi vê môi trương hoặc đanh gia nha cung câp vê tac động môi trương có thể bao gồm cac chủ đê trong phần 300 (Chủ đê Môi trương).

Cac tac động tiêu cưc có thể bao gồm cac tac động do tổ chưc gây ra hoặc góp phần gây ra, hoặc liên quan trưc tiếp đến cac hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vu của tổ chưc do cac mối quan hệ của tổ chưc vơi nha cung câp.

Cac đanh gia có thể đươc cung câp thông tin từ cac tai liệu kiểm toan, đanh gia hơp đồng, tham gia hai chiêu va cơ chế tiếp nhận va giải quyết khiếu nại.

Hanh động thưc hiện để xư lý cac tac động môi trương có thể bao gồm việc thay đổi thông lệ mua sắm của tổ chưc, điêu chỉnh cac kỳ vọng vê hiệu quả hoạt động, xây dưng năng lưc, đao tạo va những thay đổi vê quy trình, cũng như việc châm dưt mối quan hệ vơi nha cung câp.

Việc đanh gia va kiểm toan cac nha cung câp va sản phẩm, dịch vu của họ băng cach sư dung cac tiêu chi vê môi trương có thể đươc thưc hiện bởi chinh tổ chưc, bởi bên thư hai hoặc bên thư ba.

Công bố thông tin về phương pháp quản trị Tiếp

Page 240: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

Công bố thông tin 308-1Cac nha cung câp mơi đa đươc đanh gia sơ bộ băng cach sư dung cac tiêu chi vê môi trương

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

308-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 308-1

Cac tiêu chi vê môi trương có thể bao gồm cac chủ đê trong phần 300 (Chủ đê Môi trương).

Bối cảnh

Công bố thông tin nay cho cac bên liên quan biết tỷ lệ phần trăm cac nha cung câp đươc lưa chọn hoặc ký hơp đồng tuân theo cac quy trình thẩm định vê tac động môi trương.

Tổ chưc đươc kỳ vọng nên bắt đầu thẩm định cang sơm cang tốt trong qua trình xây dưng mối quan hệ mơi vơi nha cung câp.

Có thể ngăn chặn hoặc giảm nhẹ tac động ở giai đoạn hình thanh hơp đồng hoặc cac thoa thuận khac, cũng như thông qua việc hơp tac liên tuc vơi nha cung câp.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm các nhà cung cấp mới đã được đánh giá sơ bộ bằng cách sử dụng các tiêu chí về môi trường.

Page 241: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

Công bố thông tin 308-2Cac tac động môi trương tiêu cưc trong chuôi cung ưng va cac hanh động đa thưc hiện

Yêu cầu báo cáo

308-2

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 308-2

Cac tac động tiêu cưc bao gồm cac tac động do tổ chưc gây ra hoặc góp phần gây ra, hoặc liên quan trưc tiếp đến cac hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vu của tổ chưc do cac mối quan hệ của tổ chưc vơi nha cung câp.

Đanh gia tac động môi trương có thể bao gồm cac chủ đê trong phần 300 (Chủ đê Môi trương).

Cac đanh gia có thể đươc thưc hiện so vơi kỳ vọng vê hiệu quả hoạt động theo thoa thuận đa đươc thiết lập va truyên đạt cho cac nha cung câp trươc khi đanh gia.

Cac đanh gia có thể đươc cung câp thông tin từ cac tai liệu kiểm toan, đanh gia hơp đồng, tham gia hai chiêu va cơ chế tiếp nhận va giải quyết khiếu nại.

Cac cải thiện có thể bao gồm việc thay đổi thông lệ mua sắm của tổ chưc, điêu chỉnh cac kỳ vọng vê hiệu quả hoạt động, xây dưng năng lưc, đao tạo va những thay đổi vê quy trình.

Bối cảnh

Công bố thông tin nay cho cac bên liên quan biết đươc nhận thưc của tổ chưc đối vơi cac tac động môi trương tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể trong chuôi cung ưng.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Số lượng nhà cung cấp được thực hiện đánh giá tác động môi trường.

b. Số lượng nhà cung cấp được nhận diện là có tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể.

c. Các tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể đã xác định trong chuỗi cung ứng.

d. Tỷ lệ phần trăm nhà cung cấp đã được nhận diện là có tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể mà việc cải thiện đối với các tác động này đã được thống nhất theo kết quả đánh giá.

e. Tỷ lệ phần trăm nhà cung cấp đã được nhận diện là có tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể mà đã được chấm dứt mối quan hệ theo kết quả đánh giá, và lý do.

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong công bố thông tin 308-2, nếu việc nay cung câp bối cảnh phù hơp cho cac tac động đang kể, thì tổ chưc bao cao nên chia tach thông tin theo:

2.1.1 địa điểm của nha cung câp;

2.1.2 tac động môi trương tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể.

Page 242: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

Cac tai liệu sau đây cung câp thông tin cho việc phat triển Tiêu chuẩn nay va có thể hữu ich trong việc hiểu va ap dung Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Liên hơp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

2. Liên hơp quốc (UN), Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights, 2008.

3. Liên hơp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 243: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Đươc thiết kế để hô trơ lập bao cao phat triển bên vững, tai liệu nay đa đươc biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triển Bên vững Toan cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vân độc đao vơi nhiêu bên liên quan bao gồm đại diện từ cac tổ chưc va ngươi sư dung thông tin bao cao trên toan thế giơi. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI va GSSB khuyến khich tât cả cac tổ chưc sư dung Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va cac Diễn giải liên quan, nhưng việc lập va công bố bao cao dưa hoan toan hoặc một phần vao Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan hoan toan la trach nhiệm của những ngươi lập va phat hanh bao cao. Hội động Quản trị GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trach nhiệm đối vơi bât kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nao phat sinh trưc tiếp hoặc gian tiếp từ việc sư dung Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan trong việc lập bao cao, hoặc việc sư dung bao cao dưa trên Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay đươc Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyên. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay để lây thông tin va/hoặc sư dung trong việc lập bao cao phat triển bên vững đươc cho phép ma không cần sư cho phép trươc của GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoặc bât kỳ trich dẫn nao từ tai liệu nay không đươc phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bât kỳ hình thưc nao hoặc băng bât kỳ phương tiện nao (điện tư, cơ khi, photocopy, ghi chép, hoặc cach thưc khac) cho bât kỳ muc đich khac nao ma không đươc sư cho phép trươc băng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la cac thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-071-9

Page 244: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 401: VIỆC LÀM 2016

GRI

401

Page 245: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 401: Việc làm 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 401: Việc làm 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 401-1 Số lượng nhân viên thuê mới và tỷ lệ thôi việc 7 Công bố thông tin 401-2 Phuc lợi cung câp cho nhân viên toàn thơi gian không

dành cho nhân viên tam thơi hoăc ban thơi gian 8 Công bố thông tin 401-3 Nghỉ thai sản 9

Tài liệu tham khảo 10

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 401: Việc làm đăt ra cac yêu cầu bao cao về chủ đề việc làm. Bât kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loai hình, lĩnh vực và ở bât kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để bao cao về những tac động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhât của cac tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trịDanh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, cac thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với cac bao cao hoăc cac tài liệu khac phat hành kể từ ngày 1 Thang 7 năm 2018. Khuyến khích cac tổ chức ap dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm cac siêu liên kết đến cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hết cac trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bâm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 246: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 401: Việc làm 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xac lập để tổ chức sử dụng nhằm bao cao cac tac động của mình đối với nền kinh tế, môi trương và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được câu truc dưới dang một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể ap dụng cho mọi tổ chức lập bao cao phat triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong cac tiêu chuẩn GRI để bao cao. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trương) và 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm cac công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xac lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để bao cao phương phap quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương phap cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phat hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoăc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương phap sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập bao cao phat triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương an để lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoăc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong bao cao. Tổ chức lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 401: Việc làm, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoăc một phần nội dung của cac Tiêu chuẩn đó để bao cao thông tin cụ thể, mà không cần lập bao cao theo Tiêu chuẩn. Bât kỳ tài liệu được phat hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cach này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Giới thiệu

GRI 401: Việc làm là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuât phat điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản trị

Để bao cao thông tin tổng quan về tổ chức

Bao cao phương phap quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đề để bao cao công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trương

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 247: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 401: Việc làm 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, cac yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Cac yêu cầu cần phải được đăt trong ngữ cảnh của cac khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ cac khuyến nghị hoăc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng bao cao đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giup tổ chức hiểu rõ hơn về cac yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tât cả cac yêu cầu ap dụng để có thể tuyên bố rằng bao cao của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía canh xã hội của phat triển bền vững liên quan đến cac tac động của tổ chức đối với cac hệ thống xã hội mà tổ chức hoat động trong đó. GRI 401 đề cập đến chủ đề việc làm. Điều này bao gồm cach tiếp cận của tổ chức đối với việc làm hoăc tao việc làm, nghĩa là cach tiếp cận của tổ chức đối với việc thuê, tuyển dụng, giữ chân nhân viên và cac thông lệ có liên quan, và điều kiện làm việc mà tổ chức cung câp. GRI 401 cũng đề cập đến việc làm và điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của tổ chức.

Mối quan hệ việc làm là một mối quan hệ phap lý giữa ngươi lao động và tổ chức theo đó trao cac quyền và nghĩa vụ cho cả hai bên. Mối quan hệ này thương là phương tiện để xac định liệu việc làm hoăc phap luật về lao động có được ap dụng hoăc phap luật thương mai có được ap dụng hay không.

Những khai niệm này được nêu trong cac văn kiện chính của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Hợp tac và Phat triển Kinh tế và Liên hợp quốc: xem phần Tài liệu tham khảo.

Cac công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung câp thông tin về cac tac động của tổ chức liên quan đến việc làm, và việc tổ chức quản lý những tac động này như thế nào.

Cac điều kiện làm việc cũng được đề cập chi tiết trong cac Tiêu chuẩn khac:

• GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý

• GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp

• GRI 404: Giáo dục và Đào tạo

• GRI 405: Đa dạng và Cơ hội Binh đăng

• GRI 406: Không phân biệt đối xử

Ngoài ra, Công bố thông tin 102-8 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu thông tin nhân viên và ngươi lao động khac thực hiện cac hoat động của tổ chức, chẳng han như tổng số nhân viên theo hợp đồng lao động (dài han và tam thơi), theo giới tính.

Page 248: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 401: Việc làm 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm cac công bố thông tin phương phap quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin phương phap quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 401-1 Số lượng nhân viên thuê mới và tỷ lệ thôi việc

• Công bố thông tin 401-2 Phuc lợi cung câp cho nhân viên toàn thơi gian không dành cho nhân viên tam thơi hoăc ban thơi gian

• Công bố thông tin 401-3 Nghỉ thai sản

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với việc làm, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 401:Việc làm

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương phap quản trị là phần giải thích cach thức tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, cac tac động có liên quan, cac mối quan tâm và kỳ vọng hợp lý của cac bên liên quan. Bât kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng bao cao của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều phải bao cao phương phap quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đề được xac lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung câp toàn bộ công bố thông tin về cac tac động của tổ chức. GRI 103 quy định cach thức bao cao phương phap quản trị và những thông tin cần cung câp.

Page 249: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 401: Việc làm 2016

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho điều khoản 1.2

Cac chính sach hoăc thông lệ của tổ chức ap dụng đối với cac mối quan hệ mà theo đó công việc được thực hiện cho tổ chức có thể bao gồm cac mối quan hệ việc làm đã được công nhận, việc sử dụng nhân viên của cac tổ chức khac (chẳng han như ngươi lao động do đai lý cung ứng), và mức độ công việc được thực hiện trên cơ sở tam thơi hoăc ban thơi gian. Phần mô tả về cac chính sach và thông lệ có thể bao gồm cac chính sach và thông lệ về phân biệt đối xử, thù lao, thăng chức, quyền riêng tư, phat triển nguồn nhân lực và cac mối quan hệ trong ngành.

Công việc diên ra trong khuôn khổ thể chế và phap lý phù hợp thương sẽ đoi hoi mối quan hệ tuyển dụng được công nhận với nhà tuyển dụng có thể xac định và được luật phap công nhận.

Điều kiện làm việc có thể bao gồm thù lao, thơi gian làm việc, thơi gian nghỉ ngơi, ngày nghỉ lê, cac thông lệ kỷ luật và sa thải, bảo vệ lao động nữ mang thai, môi trương nơi làm việc, và an toàn và sức khoe nghề nghiệp. Điều kiện làm việc cũng có thể bao gồm chât lượng nơi ở được cung câp, và cac vân đề về phuc lợi chẳng han như nước uống an toàn, căng-tin và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Công việc được trả thù lao

đầy đủ là công việc mà lương và thù lao cho tuần làm việc tiêu chuẩn, không bao gồm làm thêm giơ, đap ứng cac tiêu chuẩn tối thiểu của ngành và phap luật và đủ để đap ứng cac nhu cầu cơ bản của ngươi lao động và gia đình họ và cung câp một khoản thu nhập cho tiêu dùng theo nhu cầu. Hành động được thực hiện để xử lý cac tình huống mà công việc không được trả thù lao đầy đủ có thể bao gồm:

• đối thoai với cac nhà cung câp về mối quan hệ giữa gia trả cho nhà cung câp và lương trả cho ngươi lao động;

• những thay đổi trong thông lệ mua sắm của tổ chức;

• hỗ trợ việc thương lượng tập thể để xac định lương;

• xac định mức độ làm việc ngoài giơ được sử dụng, làm việc ngoài giơ có bắt buộc không, và có được trả thù lao ở mức cao hơn không.

Khuyến nghị báo cáo

1.2 Tổ chức bao cao nên mô tả:

1.2.1 cac chính sach hoăc thông lệ của tổ chức ap dụng đối với cac mối quan hệ mà theo đó công việc được thực hiện cho tổ chức;

1.2.2 những hành động đã thực hiện để xac định và xử lý cac tình huống mà công việc đã được thực hiện trong chuỗi cung ứng của tổ chức không diên ra trong khuôn khổ thể chế và phap lý phù hợp.

1.2.3 những hành động đã thực hiện để xac định và xử lý cac tình huống mà những ngươi làm việc cho cac nhà cung câp không được bảo hộ xã hội và bảo hộ lao động như họ được quyền nhận được theo luật lao động quốc gia;

1.2.4 những hành động đã thực hiện để xac định và xử lý cac tình huống mà điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của tổ chức không đap ứng được cac tiêu chuẩn về lao động quốc tế hoăc luật lao động quốc gia;

1.2.5 những hành động đã thực hiện để xac định và xử lý cac tình huống mà công việc thực hiện trong chuỗi cung ứng của tổ chức không được trả thù lao đầy đủ;

1.2.6 những hành động đã thực hiện để xac định và xử lý cac tình huống quan hệ tuyển dụng tra hình mà ngươi lao động trong chuỗi cung ứng của tổ chức được xac định sai là tự doanh hoăc khi không có nhà tuyển dụng được công nhận hợp phap.

1.2.7 những hành động đã thực hiện để xac định và xử lý cac tình huống mà việc làm tai nhà đã thực hiện trong chuỗi cung ứng của tổ chức không tuân theo hợp đồng được công nhận hợp phap.

Công bố thông tin về phương pháp quản trị Tiếp theo

Page 250: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 401: Việc làm 2016

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 401-1, tổ chức báo cáo cần phải sử dụng số liệu về tổng số nhân viên vào cuối kỳ báo cáo để tính toán tỷ lệ nhân viên thuê mới và tỷ lệ thôi việc.

Công bố thông tin 401-1Số lượng nhân viên thuê mới và tỷ lệ thôi việc

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

401-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố thông tin 401-1, tổ chức bao cao nên sử dụng dữ liệu từ Công bố thông tin 102-7 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để xac định tổng số nhân viên.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 401-1

Tổ chức có thể sử dụng cac nhóm tuổi sau đây:

• Dưới 30 tuổi;

• 30-50 tuổi;

• Trên 50 tuổi.

Bối cảnh

Số lượng, tuổi, giới tính và khu vực của nhân viên thuê mới có thể cho biết chiến lược và khả năng thu hut nhân viên đa dang và có trình độ của tổ chức. Thông tin này có thể thể hiện nỗ lực của tổ chức nhằm thực thi cac thông lệ tuyển dụng đa thành phần dựa trên tuổi và theo giới tính. Thông tin này cũng thể hiện việc sử dụng tối ưu lao động săn có và nhân tài trong cac khu vực khac nhau.

Tỷ lệ thôi việc cao có thể cho biết mức độ không ổn định và không hài long của nhân viên. Tỷ lệ này cũng có thể là dâu hiệu về sự thay đổi cơ bản trong cơ câu của cac hoat động cốt lõi của tổ chức. Mô thức tỷ lệ thôi việc không đồng đều theo tuổi hoăc theo giới tính có thể cho thây sự không tương thích hoăc bât công tiềm ẩn tai nơi làm việc. Tỷ lệ thôi việc dẫn đến cac thay đổi đối với nguồn nhân sự và nguồn tri thức của tổ chức và có thể tac động đến năng suât. Tỷ lệ thôi việc có tac động trực tiếp đến chi phí cả về tiền lương giảm hoăc chi phí tăng cho việc tuyển dụng nhân viên.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số lượng và tỷ lệ nhân viên thuê mới trong kỳ báo cáo, theo nhóm tuổi, theo giới tính và khu vực.

b. Tổng số lượng và tỷ lệ thôi việc trong kỳ báo cáo, theo nhóm tuổi, theo giới tính và khu vực.

Page 251: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 401: Việc làm 2016

2.3 Khi biên soạn thông tin nêu trong công bố thông tin 401-2, tổ chức báo cáo cần phải loại trừ các phúc lợi bằng hiện vật, chẳng hạn như cung cấp các tiện ích thể thao hoăc các cơ sơ trông tre ban ngày, bữa ăn miên phí trong giơ làm việc, và các chương trình phúc lợi chung tương tự cho nhân viên.

Công bố thông tin 401-2Phuc lợi cung câp cho nhân viên toàn thơi gian không dành cho nhân viên tam thơi hoăc ban thơi gian

Yêu cầu báo cáo

401-2

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Bối cảnh

Dữ liệu bao cao trong công bố thông tin này cung câp số đo về khoản đầu tư của tổ chức cho cac nguồn lực con ngươi và cac phuc lợi tối thiểu mà tổ chức cung câp cho nhân viên toàn thơi gian. Chât lượng của phuc lợi cung câp cho nhân viên toàn thơi gian là yếu tố chính để giữ chân nhân viên.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Phúc lợi tiêu chuẩn cho nhân viên toàn thơi gian của tổ chức nhưng không áp dụng cho ngươi lao động tạm thơi hoăc bán thơi gian, theo địa điểm hoạt động quan trọng. Những phúc lợi này bao gồm, mức tối thiểu:

i. bảo hiểm nhân thọ;

ii. chăm sóc sức khỏe;

iii. bảo hiểm khuyết tật và tàn tật;

iv. nghỉ thai sản;

v. trợ cấp hưu trí;

vi. quyền sơ hữu cổ phiếu;

vii. các phúc lợi khác.

b. Định nghĩa dùng cho thuật ngữ ‘các địa điểm hoạt động quan trọng’.

Page 252: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 401: Việc làm 2016

Công bố thông tin 401-3Nghỉ thai sản

Yêu cầu báo cáo

401-3

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 401-3

Nhân viên được hưởng nghỉ thai sản là những nhân viên được ap dụng cac chính sach, thoa thuận hoăc hợp đồng với tổ chức mà trong đó có nêu quyền được nghỉ thai sản.

Để xac định những ai đã quay lai làm việc sau khi kết thuc nghỉ thai sản và vẫn được tuyển dụng 12 thang sau đó, tổ chức có thể tham khảo hồ sơ từ cac kỳ bao cao trước đó.

Bối cảnh

Nhiều quốc gia đã đưa ra luật cho phép nghỉ thai sản. Mục đích của luật này là cho phép nhân viên được nghỉ và quay trở lai làm việc ở cùng vị trí hoăc vị trí tương đương.

Việc ap dụng luật này khac nhau tùy thuộc vào cach diên giải của chính phủ, chủ lao động và nhân viên. Nhiều lao động nữ không được khuyến khích nghỉ và quay lai làm việc do cac thông lệ của chủ lao động gây ảnh hưởng đến sự bảo đảm việc làm, thù lao và con đương sự nghiệp của họ. Nhiều lao động nam không được khuyến khích nghỉ như họ được quyền hưởng.

Quyền lựa chọn công bằng về măt giới tính đối với việc nghỉ thai sản cho cha và mẹ đứa trẻ, và cac quyền nghỉ phép khac, có thể giup tuyển dụng và giữ chân nhiều hơn những nhân viên có trình độ. Điều này cũng nâng cao tinh thần và năng suât lao động. Việc nam giới thực hiện lựa chọn nghỉ thai sản có thể cho biết mức độ mà tổ chức khuyến khích ngươi cha thực hiện việc nghỉ phép này. Việc nam giới tận dụng quyền nghỉ thai sản sẽ có ảnh hưởng tích cực đến phụ nữ trong việc thực hiện nghỉ thai sản như vậy mà không làm tổn hai đến con đương sự nghiệp của họ.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số nhân viên được hương nghỉ thai sản, theo giới tính.

b. Tổng số nhân viên đã nghỉ thai sản, theo giới tính.

c. Tổng số nhân viên đã quay lại làm việc trong kỳ báo cáo sau khi kết thúc nghỉ thai sản, theo giới tính.

d. Tổng số nhân viên đã quay lại làm việc sau khi kết thúc nghỉ thai sản mà vẫn được tuyển dụng 12 tháng sau khi quay lại làm việc, theo giới tính.

e. Tỷ lệ quay lại làm việc và được giữ lại của nhân viên đã nghỉ thai sản, theo giới tính.

Tổng số nhân viên đã quay lai làm việc sau khi nghỉ thai sản

Tổng số nhân viên đến han phải quay lai làm việc sau khi nghỉ thai sản

Tổng số nhân viên được giữ lai 12 thang sau khi quay lai làm việc sau kỳ nghỉ thai sản

Tổng số nhân viên quay lai làm việc sau kỳ nghỉ thai sản trong (cac) kỳ bao cao trước đó

x 100Tỷ lệ quay lai làm việc =

Tỷ lệ được giữ lai = x 100

Khuyến nghị báo cáo

2.4 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố thông tin 401-3, tổ chức bao cao nên sử dụng cac công thức sau đây để tính toan tỷ lệ quay lai làm việc và tỷ lệ được giữ lai:

Page 253: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 401: Việc làm 2016

Cac tài liệu sau đây cung câp thông tin cho việc phat triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và ap dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Social Security (Minimum Standards) Convention’, 1952.

2. Công ước 121 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Employment Injury Benefits Convention’, 1964.

3. Công ước 128 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Invalidity, Old-Age and Survivors’ Benefits Convention’, 1967.

4. Công ước 130 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Medical Care and Sickness Benefits Convention’, 1969.

5. Công ước 132 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Holidays with Pay Convention (Revised)’, 1970.

6. Công ước 140 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Paid Educational Leave Convention’, 1974.

7. Công ước 156 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Workers with Family Responsibilities Convention’, 1981.

8. Công ước 157 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Maintenance of Social Security Rights Convention’, 1982.

9. Công ước 168 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Employment Promotion and Protection against Unemployment Convention’, 1988.

10. Công ước 183 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Maternity Protection Convention’, 2000.

11. Tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Declaration Concerning the Aims and Purposes of the International Labour Organization (Declaration of Philadelphia)’, 1944.

12. Tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Declaration of Social Justice for a Fair Globalization’, 2008.

13. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Decent Work’, 1999.

14. Khuyến nghị 198 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Employment Relationship Recommendation’, 2006.

15. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

16. Tổ chức Hợp tac và Phat triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011.

17. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Convention on the Protection of the Rights of All Migrant Workers and Members of Their Families’, 1990.

Tài liệu tham khảo

Page 254: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11 GRI 401: Việc làm 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập bao cao phat triển bền vững, tài liệu này đã được biên soan bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vân độc đao với nhiều bên liên quan bao gồm đai diện từ cac tổ chức và ngươi sử dụng thông tin bao cao trên toàn thế giới. Măc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tât cả cac tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và cac Diên giải liên quan, nhưng việc lập và công bố bao cao dựa hoàn toàn hoăc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và cac Diên giải liên quan hoàn toàn là trach nhiệm của những ngươi lập và phat hành bao cao. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trach nhiệm đối với bât kỳ hậu quả hoăc thiệt hai nào phat sinh trực tiếp hoăc gian tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và cac Diên giải liên quan trong việc lập bao cao, hoăc việc sử dụng bao cao dựa trên Tiêu chuẩn GRI và cac Diên giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lây thông tin và/hoăc sử dụng trong việc lập bao cao phat triển bền vững được cho phép mà không cần sự châp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoăc bât kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoăc chuyển giao trong bât kỳ hình thức nào hoăc bằng bât kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoăc cach thức khac) cho bât kỳ mục đích khac nào mà không được sự châp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là cac thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-072-6

Page 255: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 402: MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG/QUẢN LÝ 2016

GRI

402

Page 256: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 2016

Giới thiệu 3

GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 402-1 Thời hạn thông báo tối thiểu về những thay đổi

trong hoạt động 6

Tài liệu tham khảo 7

Nội dung

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý đặt ra các yêu cầu báo cáo đối với chủ đề về mối quan hệ lao động/quản lý. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trịDanh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 257: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 2016

Giới thiệu

GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (Chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tài liệu phát hành, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với mỗi phương pháp sử dụng. 1. Có thể sử dụng Tiêu chuẩn GRI như một bộ tiêu chuẩn

để lập báo cáo phát triển bền vững cho phù hợp. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 258: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục này bao gồm thông tin về mục đích ý nghĩa, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 402 đề cập đến chủ đề về mối quan hệ lao động/quản lý. Điều này nói đến các thông lệ của tổ chức trong việc tham vấn nhân viên và người đại diện của họ, bao gồm cách tiếp cận của tổ chức trong việc truyền đạt những thay đổi đáng kể trong hoạt động.

Thông lệ tham vấn của tổ chức được kỳ vọng sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế liên quan.

Thương lượng tập thể có thể đóng vai trò quan trọng trong các thông lệ tham vấn của tổ chức. Thương lượng tập thể nói tới tất cả các cuộc đàm phán diễn ra giữa một bên là một hoặc nhiều chủ lao động hoặc tổ chức của chủ lao động, và một bên là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động (công đoàn), nhằm xác định các điều kiện làm việc và điều kiện tuyển dụng hoặc để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động.1

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến mối quan hệ lao động/quản lý, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Việc báo cáo về thương lượng tập thể được đề cập chi tiết hơn trong GRI 407: Tự do Lập hội và Thương lượng Tập thể. Ngoài ra, Công bố thông tin 102-41 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu báo cáo tỷ lệ phần trăm nhân viên chịu ảnh hưởng bởi các thỏa ước thương lượng tập thể.

1 Định nghĩa này dựa trên Công ước 154 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Bargaining Convention’, 1981.

Page 259: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 402-1 Thời hạn thông báo tối thiểu về những thay đổi trong hoạt động

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mối quan hệ lao động/quản lý, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 402:Mối quan hệ Lao động/Quản lý

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là phần giải thích cách thức tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, các mối quan tâm và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn này được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 260: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 2016

Công bố thông tin 402-1Thời hạn thông báo tối thiểu về những thay đổi trong hoạt động

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

402-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 402-1

Thời hạn thông báo tối thiểu có thể được tìm thấy trong các chính sách công ty và các hợp đồng lao động tiêu chuẩn. Các cấp khu vực khác nhau có thể có các tuyên bố chính sách khác nhau.

Tổ chức có thể xác định các thỏa ước thương lượng tập thể được tham chiếu trong Công bố thông tin 102-41 của GRI 102: Công bố Thông tin chung, và rà soát các điều khoản về thời hạn thông báo trong những tài liệu này.

Bối cảnh

Tổ chức nên đưa ra thời hạn thông báo hợp lý về những thay đổi đáng kể trong hoạt động, cho nhân viên và người đại diện của họ, cũng như cho các cơ quan chính phủ thích hợp. Thời hạn thông báo tối thiểu là một thước đo năng lực của tổ chức trong việc duy trì sự hài lòng và động lực của nhân viên khi thực thi các thay đổi đáng kể đối với các hoạt động.

Công bố thông tin này giúp hiểu rõ thông lệ của tổ chức trong việc đảm bảo thảo luận kịp thời những thay đổi về hoạt động, và việc dàn xếp với nhân viên và người đại diện của họ để đàm phán và thực thi những thay đổi này, mà điều này có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với người lao động.

Công bố thông tin này cũng cho phép đánh giá các thông lệ tham vấn của tổ chức liên quan đến những kỳ vọng được thể hiện trong các chuẩn mực quốc tế liên quan.

Bản chất của việc tham vấn là ban lãnh đạo xem xét đến quan điểm của người lao động khi đưa ra các quyết định cụ thể. Vì vậy, điều quan trọng là việc tham vấn được thực hiện trước khi ra quyết định. Tham vấn có nghĩa bao gồm việc cung cấp kịp thời tất cả thông tin cần thiết cho người lao động hoặc đại diện của họ để đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ. Tham vấn đích thực cần phải có đối thoại; việc khảo sát ý kiến và bảng câu hỏi không được coi là tham vấn.

Việc tham vấn kịp thời và có ý nghĩa cho phép các bên bị ảnh hưởng hiểu được các tác động của sự thay đổi, chẳng hạn như có thể mất việc làm. Điều này cũng cho họ cơ hội hợp tác cùng nhau tránh hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực càng nhiều càng tốt (xem các tham chiếu 11 và 12 trong phần Tài liệu tham khảo). Những thông lệ tham vấn đem lại mối quan hệ tốt trong ngành sẽ giúp cung cấp môi trường làm việc tích cực, giảm tỷ lệ thôi việc và giảm thiểu gián đoạn hoạt động.

Tổ chức phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Thời gian thông báo trước tối thiểu tính bằng tuần thường được cung cấp cho nhân viên và những người đại diện của họ trước khi thực hiện những thay đổi đáng kể về hoạt động mà có thể gây ảnh hưởng lớn đến họ.

b. Đối với những tổ chức có thỏa ước thương lượng tập thể, thì báo cáo cho biết thời hạn thông báo và các điều khoản tham vấn và đàm phán có được nêu cụ thể trong các thỏa ước tập thể hay không.

Page 261: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 2016

Các tài liệu sau đây được sử dụng làm căn cứ thông tin cho việc xây dựng Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention’, 1948.

2. Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Right to Organise and Collective Bargaining Convention’, 1949.

3. Công ước 135 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Workers’ Representatives Convention’, 1971.

4. Công ước 154 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Bargaining Convention’, 1981.

5. Công ước 158 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Termination of Employment Convention’, 1982.

6. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Key Indicators of the Labour Market (KILM), http://www.ilo.org/global/statistics-and-databases/research-and-databases/kilm/lang--en/index.htm, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

7. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), LABORSTA Internet, http://laborsta.ilo.org/, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

8. Khuyến nghị 91 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Agreements Recommendation’, 1951.

9. Khuyến nghị 94 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Co-operation at the Level of the Undertaking Recommendation’, 1952.

10. Khuyến nghị 163 của Tổ chức Lao động Quốc tế, ‘Collective Bargaining Recommendation’, 1981.

11. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

12. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 262: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 402: Mối quan hệ Lao động/Quản lý 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-073-3

Page 263: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 403: AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 2016

GRI

403

Page 264: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 403-1 Đại diện của người lao động trong cac liên ủy ban an

toan va sưc khoe nghê nghiệp chinh thưc giưa ban lãnh đạo va người lao động 7

Công bố thông tin 403-2 Loại thương tich va tỷ lệ thương tich, bệnh nghê nghiệp, ngay công bị mất, tình trạng vắng mặt va số vụ tư vong liên quan đên công việc 8

Công bố thông tin 403-3 Người lao động co tỷ lệ cao hoặc co nguy cơ cao mắc cac bệnh liên quan đên nghê nghiệp 10

Công bố thông tin 403-4 Cac chủ đê vê sưc khoe va an toan đươc đê cập trong thoa thuận chinh thưc vơi công đoan 11

Tài liệu tham khảo 12

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiên phản hồi vê Tiêu chuẩn GRI co thể đươc gửi đê[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp đặt ra cac yêu cầu bao cao vê chủ đê an toan va sưc khoe nghê nghiệp. Bất kỳ tổ chưc nao không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực va ở bất kỳ quốc gia nao đêu co thể sử dụng tiêu chuẩn nay để bao cao vê nhưng tac động liên quan đên chủ đê nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải đươc sử dụng kèm theo phiên bản mơi nhất của cac tai liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trịDanh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn nay, cac thuật ngư đươc định nghĩa trong Danh mục Thuật ngư đêu đươc gạch dươi.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay co hiệu lực đối vơi cac bao cao hoặc cac tai liệu khac phat hanh kể từ ngay 1 Thang 7 năm 2018. Khuyên khich cac tổ chưc ap dụng sơm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tai liệu nay bao gồm cac siêu liên kêt đên cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hêt cac trình duyệt, dùng phim ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kêt bên ngoai trong một cửa sổ trình duyệt mơi. Sau khi bấm vao một liên kêt, dùng phim ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diện trươc đo.

Page 265: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Giới thiệu

GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phần của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vưng GRI (Tiêu chuẩn GRI). Nhưng tiêu chuẩn nay đươc xac lập để tổ chưc sử dụng nhằm bao cao cac tac động của mình đối vơi nên kinh tê, môi trường va xã hội.

Tiêu chuẩn GRI đươc cấu trúc dươi dạng một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun co liên quan vơi nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Co ba Tiêu chuẩn tổng thể ap dụng cho mọi tổ chưc lập bao cao phat triển bên vưng:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đo, tổ chưc chọn nhưng chủ đê trọng yêu trong cac tiêu chuẩn GRI để bao cao. Nhưng Tiêu chuẩn nay đươc sắp xêp thanh ba phần: 200 (Chủ đê Kinh tê), 300 (Chủ đê Môi trường) va 400 (Chủ đê Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đê bao gồm cac công bố thông tin cụ thể cho chủ đê đo, va đươc xac lập để sử dụng cùng vơi GRI 103: Phương pháp Quản trị đươc sử dụng để bao cao phương phap quản trị cho chủ đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Co hai phương phap cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương phap sử dụng Tiêu chuẩn co một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ưng, ma tổ chưc đươc yêu cầu phải đưa vao mọi tai liệu phat hanh. 1. Tiêu chuẩn GRI co thể đươc sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập bao cao phat triển bên vưng tuân theo Tiêu chuẩn nay. Co hai tùy chọn để lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diện), tùy thuộc vao mưc độ của cac công bố thông tin đươc bao gồm trong bao cao. Tổ chưc lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn nay, GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, nêu đây la một trong nhưng chủ đê trọng yêu của tổ chưc.

2. Cũng co thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của cac Tiêu chuẩn đo để bao cao thông tin cụ thể, ma không cần lập bao cao theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tai liệu đươc phat hanh nao sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cach nay đêu phải bao gồm một tuyên bố ‘Co Tham chiêu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phat điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản trị

Để bao cao thông tin tổng quan vê tổ chưc

Bao cao phương phap quản trị đối vơi mỗi chủ đê trọng yêu

Lựa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đê để bao cao công bố thông tin cho từng chủ đê trọng yêu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tê

Hình 1 Tổng quan vê Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 266: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la nhưng chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liệu nay, cac yêu cầu đươc trình bay bằng phông chữ đậm va đươc biểu thị bằng từ 'cần phải'. Cac yêu cầu cần phải đươc đặt trong ngư cảnh của cac khuyên nghị va hương dẫn; tuy nhiên, tổ chưc không bắt buộc phải tuân thủ cac khuyên nghị hoặc hương dẫn để co thể tuyên bố rằng bao cao đã đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây la nhưng tình huống trong đo một hanh động cụ thể đươc khuyên khich, nhưng không bắt buộc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biểu thị một khuyên nghị.

Hướng dẫn. Mục nay bao gồm thông tin vê mục đich ý nghĩa, giải thich va vi dụ để giúp tổ chưc hiểu rõ hơn vê cac yêu cầu.

Tổ chưc bắt buộc phải tuân thủ tất cả cac yêu cầu ap dụng để co thể tuyên bố rằng bao cao của mình đã đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biêt thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngư cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khia cạnh xã hội của phat triển bên vưng liên quan đên cac tac động của tổ chưc đối vơi cac hệ thống xã hội ma tổ chưc hoạt động trong đo.

GRI 403 đê cập đên chủ đê an toan va sưc khoe nghê nghiệp.

Quyên co nơi lam việc an toan va lanh mạnh đươc công nhận la quyên con người va đươc đê cập trong nhiêu văn kiện quốc tê co hiệu lực.

Sưc khoe va sự an toan của người lao động co thể bị ảnh hưởng bởi cả công việc họ thực hiện va nơi lam việc để thực hiện công việc đo. Vì vậy, tổ chưc đươc kỳ vọng co trach nhiệm đối vơi sự an tan va sưc khoe nghê nghiệp của:

• tất cả người lao động thực hiện công việc dươi sự kiểm soat của tổ chưc;

• tất cả người lao động ma nơi lam việc của họ dươi sự kiểm soat, cho dù công việc của họ co thuộc sự kiểm soat của tổ chưc hay không.

Cac nguyên tắc của hệ thống quản lý an toan va sưc khoe nghê nghiệp bao gồm việc lập chinh sach, phân tich, kiểm soat cac rủi ro an toan va sưc khoe, cung cấp đao tạo, lập hồ sơ va điêu tra cac vụ việc vê an toan va sưc khoe.

Sưc khoe va sự an toan tại nơi lam việc đòi hoi việc phòng tranh mối nguy hại va nâng cao sưc khoe va sự phồn thịnh. Phòng tranh mối nguy hại co nghĩa la tuân thủ cac tiêu chuẩn cao nhất va thông lệ tốt nhất đối vơi môi trường lam việc an toan va lanh mạnh. Cac thông lệ tốt nhất bao gồm việc tuân theo hệ thống cac chốt kiểm soat vê vệ sinh trong nganh va phương phap kiểm soat cac mối nguy hiểm va phòng ngừa rủi ro. Cac thông lệ tốt nhất cũng bao gồm việc tôn trọng sưc chịu đựng va năng lực của con người như đươc mô tả trong nganh khoa học vê công thai học va độc chất học. Thông lệ tốt nhất cũng bao gồm việc thực thi cac nguyên tắc Quản lý Sự an toan của Quy trình.

Cac tac động đối vơi sưc khoe va sự an toan co thể phat sinh từ việc sử dụng cac thông lệ, quy trình, may moc va thiêt bị không an toan. Tac động cũng co thể phat sinh do việc sử dụng cac chất nguy hiểm, vi dụ như cac tac nhân hoa học, vật lý va sinh học.

Việc nâng cao sưc khoe va sự phồn thịnh cần phải nằm trong phạm vi cac quyên hơp phap của người lao động vê bảo mật thông tin y tê, va giơi hạn trong cac yêu cầu nghê nghiệp thich đang của tổ chưc. Trong nhưng giơi hạn nay, việc tich cực nâng cao sưc khoe va sự an toan co thể bao gồm cac chương trình tự nguyện trong nhưng lĩnh vực như sưc khoe tâm thần, công thai học, thể dục thể chất hoặc cai thuốc la.

Nhưng khai niệm nay đươc nêu trong cac văn kiện chinh của Tổ chưc Lao động Quốc tê va Tổ chưc Hơp tac va Phat triển Kinh tê: xem phần Tai liệu tham khảo.

Cac công bố thông tin trong Tiêu chuẩn nay co thể cung cấp thông tin vê cac tac động của tổ chưc liên quan đên an toan va sưc khoe nghê nghiệp, va việc tổ chưc quản lý nhưng tac động nay như thê nao.

Page 267: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm cac công bố thông tin vê phương phap quản trị va công bố thông tin theo từng chủ đê. Nhưng công bố thông tin nay đươc nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin vê phương phap quản trị (phần nay tham chiêu đên GRI 103)

• Công bố thông tin 403-1 Đại diện của người lao động trong cac liên ủy ban an toan va sưc khoe nghê nghiệp chinh thưc giưa ban lãnh đạo va người lao động

• Công bố thông tin 403-2 Loại thương tich va tỷ lệ thương tich, bệnh nghê nghiệp, ngay công bị mất, tình trạng vắng mặt va số vụ tư vong liên quan đên công việc

• Công bố thông tin 403-3 Người lao động co tỷ lệ cao hoặc co nguy cơ cao mắc cac bệnh liên quan đên nghê nghiệp

• Công bố thông tin 403-4 Cac chủ đê vê sưc khoe va an toan đươc đê cập trong thoa thuận chinh thưc vơi công đoan

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 403:An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương phap quản trị la phần giải thich tường thuật vê cach ma tổ chưc quản lý một chủ đê trọng yêu, cac tac động co liên quan, va cac lơi ich va kỳ vọng hơp lý của cac bên liên quan. Bất kỳ tổ chưc nao tuyên bố rằng bao cao của mình đã đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu đươc yêu cầu bao cao phương phap quản trị của mình đối vơi mỗi chủ đê trọng yêu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đê cho nhưng chủ đê nay. Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đê đươc xac lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toan bộ công bố thông tin vê cac tac động của tổ chưc. GRI 103 quy định cach thưc bao cao phương phap quản trị va nhưng thông tin cần cung cấp.

Page 268: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Hướng dẫn

Khi bao cao phương phap quản trị đối vơi an toan va sưc khoe nghê nghiệp, tổ chưc bao cao cũng co thể mô tả cac chương trình hỗ trơ đối vơi bệnh nặng danh cho:

• người lao động ma việc lam hoặc nơi lam việc của họ do tổ chưc kiểm soat; va gia đình họ;

• cac thanh viên cộng đồng.

Phần mô tả nay cũng co thể cho biêt cac chương trình đo co bao gồm việc giao dục va đao tạo, tư vấn, cac biện phap liên quan đên phòng ngừa kiểm soat nguy cơ bệnh tật, hoặc điêu trị hay không.

Công bố thông tin về phương pháp quản trịTiêp theo

Page 269: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Công bố thông tin 403-1Đại diện của người lao động trong cac liên ủy ban an toan va sưc khoe nghê nghiệp chinh thưc giưa ban lãnh đạo va người lao động

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hơp nhưng thông tin nêu trong Công bố Thông tin 410-1-a, tổ chưc cần phải tinh toan tỷ lệ phần trăm nay, bao gồm mọi giả định đã đưa ra, chẳng hạn như nhưng người lao động nao đươc bao gồm trong tinh toan.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 403-1Công bố thông tin nay đê cập đên cac ủy ban an toan va sưc khoe nghê nghiệp chinh thưc giúp giam sat, thu thập ý kiên phản hồi va tư vấn cho cac chương trình an toan nghê nghiệp. Cac ủy ban nay co thể co mặt ở cấp cơ sở hoặc cac cấp đa cơ sở, khu vực, nhom hoặc tổ chưc.Uy ban chinh thưc la ủy ban ma sự tồn tại va chưc năng của no đươc kêt hơp vao trong cơ cấu tổ chưc va thẩm quyên của tổ chưc va hoạt động theo một số quy tắc đươc thoa thuận bằng văn bản.

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 403-1-bCông bố thông tin nay đê cập đên nhưng người lao động thực hiện công việc thuộc sự kiểm soat trực tiêp của tổ chưc bao cao, cũng như nhưng người lao động thực hiện công việc tại một địa điểm do tổ chưc kiểm soat, ngay cả khi bản thân công việc đo không do tổ chưc kiểm soat.Công bố thông tin nay yêu cầu bao cao tỷ lệ phần trăm người lao động đươc đại diện trong cac liên ủy ban an toan va sưc khoe nghê nghiệp chinh thưc giưa ban lãnh đạo va người lao động. No không yêu cầu bao cao tỷ lệ phần trăm số người lao động la thanh viên của nhưng ủy ban nay.

Bối cảnhTôn trọng quyên của người lao động va sự tham gia của họ trong cac quyêt định vê sưc khoe va an toan la điêu

quan trọng. Điêu nay bao gồm quyên của người lao động đươc:

• biêt đầy đủ vê sự nguy hiểm trong công việc của họ;

• nhận đươc mọi sự giao dục va đao tạo cần thiêt để thực hiện công việc một cach an toan;

• từ chối công việc không an toan ma không lo sơ bị trả thù;

• tham gia đầy đủ vao việc thiêt lập va thực thi cac chinh sach, quy trình, điêu tra va đanh gia rủi ro vê an toan va sưc khoe nghê nghiệp.

Uy ban an toan va sưc khoe co đại diện chung co thể tạo điêu kiện thuận lơi cho việc phat triển tich cực văn hoa an toan va sưc khoe. Việc sử dụng cac ủy ban nay la một cach để đưa người lao động tham gia vao việc thúc đẩy cải thiện sự an toan va sưc khoe nghê nghiệp tại nơi lam việc. Việc tham gia co thể thông qua người đại diện vê an toan va sưc khoe của người lao động đươc bầu chọn một cach độc lập va thich đang, va thông qua cac thanh viên la người lao động trong cac liên ủy ban an toan va sưc khoe nghê nghiệp chinh thưc giưa ban lãnh đạo va người lao động.Công bố thông tin nay cung cấp thươc đo mưc độ tich cực tham gia của nhưng người lao động ma công việc hoặc nơi lam việc của họ do tổ chưc kiểm soat vao lĩnh vực an toan va sưc khoe.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Cấp hoạt động điển hình của mỗi liên ủy ban an toàn và sức khỏe nghề nghiệp chính thức giữa ban lãnh đạo và người lao động trong tổ chức.

b. Tỷ lệ phần trăm người lao động mà công việc hoặc nơi làm việc của họ do tổ chức kiểm soát, đươc đại diện trong các liên ủy ban an toàn và sức khỏe nghề nghiệp chính thức giữa ban lãnh đạo và người lao động.

403-1

Công bố Thông tin

Page 270: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Công bố thông tin 403-2Loại thương tich va tỷ lệ thương tich, bệnh nghê nghiệp, ngay công bị mất, tình trạng vắng mặt va số vụ tử vong liên quan đên công việc Yêu cầu báo cáo

Khuyến nghị báo cáo

2.3 Khi biên soạn nhưng thông tin nêu trong Công bố Thông tin 403-2, tổ chưc bao cao nên:

2.3.1 bao cao tỷ lệ bệnh nghê nghiệp (ODR), tỷ lệ ngay công bị mất (LDR), va tỷ lệ vắng mặt (AR) đối vơi tất cả người lao động (ngoại trừ nhân viên) ma công việc hoặc nơi lam việc của họ do tổ chưc kiểm soat, phân chia theo:

2.3.1.1 vùng;

2.3.1.2 giơi tinh;

2.3.2 giải thich cach tinh toan thông tin nêu trong Công bố thông tin 403-2-b, bao gồm mọi giả định đã đưa ra, chẳng hạn như nhưng người lao động nao đươc bao gồm trong tinh toan;

2.3.3 trong trường hơp luật phap quốc gia tuân theo Bô Quy tăc Thưc hành về Ghi chep và Thông báo Tai nan và Bệnh Nghề nghiệp (Bô quy tăc Thưc hành) của ILO, thì nêu rõ thực tê đo va nêu rõ rằng thông lệ tuân theo luật phap;

2.3.4 trong trường hơp luật phap quốc gia không tuân theo Bô Quy tăc Thưc hành, của ILO, thì nêu rõ hệ thống quy tắc nao đươc ap dụng va mối quan hệ của nhưng quy tắc đo vơi Bô Quy tăc Thưc hành của ILO.

2.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 403-2, tổ chức báo cáo cần phải:

2.2.1 cho biết những thương tích nhỏ (ở mức sơ cứu) có đươc bao gồm trong tỷ lệ thương tích (IR) hay không;

2.2.2 bao gồm cả các vụ tử vong trong tỷ lệ thương tích (IR);

2.2.3 khi tính toán ‘ngày công bị mất’, cho biết:

2.2.3.1 ‘ngày’ có nghĩa là ‘ngày theo lịch’ hay là ‘ngày làm việc theo lịch’;

2.2.3.2 thời điểm bắt đầu tính ‘ngày công bị mất’ (ví dụ, ngày sau khi xảy ra tai nạn hoặc 3 ngày sau khi xảy ra tai nạn).

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Loại thương tích, tỷ lệ thương tích (IR), tỷ lệ bệnh nghề nghiệp (ODR), tỷ lệ ngày công bị mất (LDR), tỷ lệ vắng mặt (AR), và tử vong liên quan đến công việc, đối với tất cả nhân viên, phân chia theo:

i. vùng;

ii. giới tính.

b. Loại thương tích, tỷ lệ thương tích (IR), và tử vong liên quan đến công việc, đối với tất cả người lao động (không bao gồm nhân viên) mà công việc hoặc nơi làm việc của họ do tổ chức kiểm soát, phân chia theo:

i. vùng;

ii. giới tính.

c. Hệ thống các quy tắc áp dụng trong việc ghi chép và báo cáo số liệu thống kê về tai nạn.

403-2

Công bố Thông tin

Page 271: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Công bố thông tin 403-2Tiêp

Hướng dẫn

Hướng dẫn Công bố Thông tin 403-2

Ngoai ra, cũng xem định nghĩa vê ‘người lao động vắng mặt’ va ‘bệnh nghê nghiệp’ trong Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI.

Hướng dẫn Công bố Thông tin 403-2-c

Tổ chưc đươc kỳ vọng sẽ xac định hệ thống dùng để theo dõi va bao cao cac sự cố vê sưc khoe va an toan va hiệu quả hoạt động, va bảo đảm rằng hệ thống nay bao ham tất cả cac vị tri địa lý va cac hoạt động quan trọng. Trong một số trường hơp, nhiêu hệ thống co thể đươc sử dụng trong toan bộ tổ chưc.

Hướng dẫn đối với các điều khoản 2.3.3 và 2.3.4

Bộ quy tắc Thực hanh của ILO đươc lập ra để ap dụng cho việc bao cao, ghi chép va thông bao vê tai nạn tại nơi lam việc.

Bối cảnh

Tỷ lệ thương tich va vắng mặt thấp nhìn chung co liên quan đên cac xu thê tich cực trong tinh thần va năng suất của nhân viên. Công bố thông tin nay cho biêt cac thông lệ quản lý vê sự an toan va sưc khoe co đang lam giảm số vụ việc vê an toan va sưc khoe nghê nghiệp hay không. Việc đanh gia cac xu thê va mô thưc cũng co thể cho biêt sự bất công tiêm ẩn tại nơi lam việc.

Page 272: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Công bố thông tin 403-3Người lao động co tỷ lệ cao hoặc co nguy cơ cao mắc cac bệnh liên quan đên nghê nghiệp

Yêu cầu báo cáo

Hướng dẫn

Bối cảnh

Công bố thông tin nay liên quan cụ thể đên cac tổ chưc hoạt động tại cac quốc gia co nguy cơ cao hoặc co tỷ lệ mắc bệnh truyên nhiêm cao, va nhưng tổ chưc trong cac lĩnh vực nghê nghiệp co tỷ lệ mắc bệnh cụ thể cao. Việc phòng chống bệnh nặng gop phần vao sưc khoe, sự hai lòng, va giảm tỷ lệ thôi việc.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Có người lao động, mà công việc hoặc nơi làm việc của họ do tổ chức kiểm soát, tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp có tỷ lệ cao hoặc nguy cơ cao mắc các bệnh cụ thể hay không.

403-3

Công bố Thông tin

Page 273: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Công bố thông tin 403-4Cac chủ đê vê sưc khoe va an toan đươc đê cập trong thoa thuận chinh thưc vơi công đoan

Yêu cầu báo cáo

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 403-4

Cac thoa thuận ở cấp địa phương thường đê cập đên nhưng chủ đê co thể bao gồm:

• thiêt bị bảo hộ ca nhân;

• cac liên ủy ban an toan va sưc khoe giưa ban lãnh đạo va người lao động;

• sự tham gia của đại diện người lao động vao cac cuộc thanh tra vê an toan va sưc khoe, kiểm toan va điêu tra cac vụ tai nạn;

• giao dục va đao tạo;

• cơ chê khiêu nại;

• quyên từ chối công việc không an toan;

• thanh tra định kỳ.

Cac thoa thuận ở cấp toan cầu thường đê cập đên nhưng chủ đê co thể bao gồm:

• tuân thủ vơi Tổ chưc Lao động Quốc tê (ILO);

• cac dan xêp hoặc cơ cấu cho việc giải quyêt cac vấn đê;

• cac cam kêt vê tiêu chuẩn hiệu quả hoạt động chỉ tiêu hoặc mưc độ ap dụng thông lệ.

Bối cảnh

Cac thoa thuận chinh thưc co thể thúc đẩy việc chấp nhận trach nhiệm bởi cả hai bên va việc phat triển một văn hoa an toan va sưc khoe tich cực. Công bố thông tin nay cho biêt mưc độ người lao động tich cực tham gia vao cac thoa thuận chinh thưc vê lao động-quản lý, theo đo xac định cac sắp xêp quản lý vê an toan va sưc khoe.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các thỏa thuận chính thức (ở cấp địa phương hoặc toàn cầu) với công đoàn có đề cập đến các vấn đề về an toàn và sức khỏe hay không.

b. Nếu có, thì báo cáo phạm vi, theo tỷ lệ phần trăm, mà các chủ đề về an toàn và sức khỏe khác nhau đươc đề cập trong các thỏa thuận này.

403-4

Công bố Thông tin

Page 274: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

Cac tai liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phat triển Tiêu chuẩn nay va co thể hưu ich trong việc hiểu va ap dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Tổ chưc Lao động Quốc tê (ILO), Code of Practice on Recording and Notification of Occupational Accidents and Diseases, 1996.

2. Công ươc 155 của Tổ chưc Lao động Quốc tê (ILO), ‘Occupational Safety and Health Convention’ and related Protocol 155, 1981.

3. Công ươc 161 của Tổ chưc Lao động Quốc tê (ILO), ‘Occupational Health Services Convention’, 1985.

4. Tổ chưc Lao động Quốc tê (ILO), Guidelines on Occupational Safety and Health Management Systems (ILO-OSH 2001), 2001.

5. Tổ chưc Lao động Quốc tê (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

6. Tổ chưc Hơp tac va Phat triển Kinh tê (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 275: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13 GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Đươc thiêt kê để hỗ trơ lập bao cao phat triển bên vưng, tai liệu nay đã đươc biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triển Bên vưng Toan cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đao vơi nhiêu bên liên quan bao gồm đại diện từ cac tổ chưc va người sử dụng thông tin bao cao trên toan thê giơi. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI va GSSB khuyên khich tất cả cac tổ chưc sử dụng Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vưng GRI (Tiêu chuẩn GRI) va cac Diên giải liên quan, nhưng việc lập va công bố bao cao dựa hoan toan hoặc một phần vao Tiêu chuẩn GRI va cac Diên giải liên quan hoan toan la trach nhiệm của nhưng người lập va phat hanh bao cao. Hội động Quản trị GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trach nhiệm đối vơi bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nao phat sinh trực tiêp hoặc gian tiêp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI va cac Diên giải liên quan trong việc lập bao cao, hoặc việc sử dụng bao cao dựa trên Tiêu chuẩn GRI va cac Diên giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay đươc Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyên. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay để lấy thông tin va/hoặc sử dụng trong việc lập bao cao phat triển bên vưng đươc cho phép ma không cần sự chấp thuận trươc của GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoặc bất kỳ trich dẫn nao từ tai liệu nay không đươc phép sao chép, lưu trư, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thưc nao hoặc bằng bất kỳ phương tiện nao (điện tử, cơ khi, photocopy, ghi chép, hoặc cach thưc khac) cho bất kỳ mục đich khac nao ma không đươc sự cho phép trươc bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triển Bên vưng GRI (Tiêu chuẩn GRI) la cac thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-074-0

Page 276: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 404: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2016

GRI

404

Page 277: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Giới thiệu 3

GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 404-1 Số giơ đao tao trung binh môi năm cho môi nhân viên 6 Công bố thông tin 404-2 Cac chương trinh nâng cao ky năng cho nhân viên

va chương trinh hô trợ chuyển tiếp 8 Công bố thông tin 404-3 Tỷ lê phân trăm nhân viên được đanh gia định kỳ

hiêu qua công viêc va phat triển nghê nghiêp 9

Tài liệu tham khảo 10

Nội dung

Lưu ý: Tai liêu nay bao gồm cac siêu liên kết đến cac Tiêu chuẩn khac. Trong hâu hết cac trinh duyêt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong một cửa sổ trinh duyêt mới. Sau khi bấm vao một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diên trước đó.

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiến phản hồi vê Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 404: Giáo dục và đào tạo đặt ra cac yêu câu bao cao vê chủ đê giao dục va đao tao. Bất kỳ tổ chức nao không phân biêt quy mô, loai hinh, lĩnh vực va ở bất kỳ quốc gia nao đêu có thể sử dụng tiêu chuẩn nay để bao cao vê những tac động liên quan đến chủ đê nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cân phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của cac tai liêu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trịDanh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn nay, cac thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đêu được gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay có hiêu lực đối với cac bao cao hoặc cac tai liêu khac phat hanh kể từ ngay 1 Thang 7 năm 2018. Khuyến khích cac tổ chức ap dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Page 278: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Giới thiệu

GRI 404: Giáo dục và Đào tạo là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phân của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay được xac lập để tổ chức sử dụng nhằm bao cao cac tac động của minh đối với nên kinh tế, môi trương va xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dang một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể ap dụng cho mọi tổ chức lập bao cao phat triển bên vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đê trọng yếu trong cac tiêu chuẩn GRI để bao cao. Những Tiêu chuẩn nay được sắp xếp thanh ba phân: 200 (Chủ đê Kinh tế), 300 (Chủ đê Môi trương) va 400 (Chủ đê Xã hội).

Môi Tiêu chuẩn chủ đê bao gồm cac công bố thông tin cụ thể cho chủ đê đó, va được xac lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để bao cao phương phap quản trị cho chủ đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương phap cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Trong mọi tai liêu phat hanh, tổ chức bắt buộc phải đưa ra tuyên bố, hoặc tuyên bố sử dụng, tương ứng với môi phương phap sử dụng. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập bao cao phat triển bên vững tuân theo Tiêu chuẩn nay. Có hai phương an để lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diên), tùy thuộc vao mức độ công bố thông tin được bao gồm trong bao cao. Tổ chức lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn nay, GRI 404: Giáo dục và Đào tạo, nếu đây la một trong những chủ đê trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phân nội dung của cac Tiêu chuẩn đó để bao cao thông tin cụ thể, ma không cân lập bao cao theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tai liêu được phat hanh nao sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cach nay đêu phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phat điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản trị

Để bao cao thông tin tổng quan vê tổ chức

Bao cao phương phap quản trị đối với môi chủ đê trọng yếu

Lựa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đê để bao cao công bố thông tin cho từng chủ đê trọng yếu

GRI 300

Môi trương

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hinh 1 Tổng quan vê Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 279: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liêu nay, cac yêu câu được trinh bay bằng phông chữ đậm va được biểu thị bằng từ 'cân phải'. Cac yêu câu cân phải được đặt trong ngữ cảnh của cac khuyến nghị va hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ cac khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng bao cao đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây la những tinh huống trong đó một hanh động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tai liêu nay, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Mục nay bao gồm thông tin vê mục đích ý nghĩa, giải thích va ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn vê cac yêu câu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả cac yêu câu ap dụng để có thể tuyên bố rằng bao cao của minh đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía canh xã hội của phat triển bên vững liên quan đến cac tac động của tổ chức đối với cac hê thống xã hội ma tổ chức hoat động trong đó. GRI 404 đê cập đến chủ đê giao dục va đao tao. Điêu nay bao gồm cach tiếp cận của tổ chức đối với viêc đao tao va nâng cao ky năng cho nhân viên, va đanh gia hiêu quả công viêc va phat triển nghê nghiêp. Chủ đê nay cũng bao gồm những chương trinh hô trợ chuyển tiếp để tao thuận lợi cho khả năng thích ứng với công viêc, va quản lý viêc chấm dứt viêc lam do nghỉ hưu hoặc do thôi viêc. Những khai niêm nay được nêu trong cac văn kiên chính của Tổ chức Lao động Quốc tế va Tổ chức Hợp tac va Phat triển Kinh tế: xem phân Tai liêu tham khảo. Cac công bố trong Tiêu chuẩn nay có thể cung cấp thông tin vê cac tac động của tổ chức liên quan đến giao dục va đao tao, va viêc tổ chức quản lý những tac động nay như thế nao.

Page 280: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm cac công bố thông tin vê phương phap quản trị va công bố thông tin theo từng chủ đê. Những công bố thông tin nay được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin vê phương phap quản trị (phân nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 404-1 Số giơ đao tao trung binh môi năm cho môi nhân viên• Công bố thông tin 404-2 Cac chương trinh nâng cao ky năng cho nhân viên va

chương trinh hô trợ chuyển tiếp• Công bố thông tin 404-3 Tỷ lê phân trăm nhân viên được đanh gia định kỳ hiêu

quả công viêc va phat triển nghê nghiêp

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với giáo dục và đào tạo, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 404:Giáo dục và Đào tạo

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin vê phương phap quản trị la phân giải thích tương thuật vê cach ma tổ chức quản lý một chủ đê trọng yếu, cac tac động có liên quan, va cac lợi ích va kỳ vọng hợp lý của cac bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nao tuyên bố rằng bao cao của minh đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu phải bao cao phương phap quản trị của minh đối với môi chủ đê trọng yếu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đê cho những chủ đê nay.

Vi vậy, Tiêu chuẩn nay được xac lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toan bộ công bố thông tin vê cac tac động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cach bao cao phương phap quản trị va những thông tin nao cân cung cấp.

Page 281: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Công bố thông tin 404-1Số giơ đao tao trung binh môi năm cho môi nhân viên

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

404-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hợp những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 404-1-a, tổ chức cân phải:

2.1.1 thể hiên số lượng nhân viên bằng số đâu ngươi hoặc Tương đương Toan Thơi gian (FTE), va công bố va ap dụng phương phap nay nhất quan trong kỳ va giữa cac kỳ;

2.1.2 sử dụng dữ liêu từ Công bố thông tin 102-7 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để xac định tổng số nhân viên;

2.1.3 dựa trên thông tin sử dụng trong Công bố thông tin 405-1 trong GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng để xac định tổng số nhân viên theo phân loai nhân viên.

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 404-1

Công bố thông tin nay giúp hiểu rõ vê quy mô đâu tư của tổ chức cho hoat động đao tao, va pham vi đâu tư được thực hiên đối với toan thể nhân viên của tổ chức.

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn nay, ‘đao tao’ nói tới:

• tất cả cac loai hinh đao tao va day nghê;

• nghỉ đi học được hưởng lương do tổ chức cung cấp cho nhân viên của minh;

• chương trinh đao tao hoặc giao dục theo học ở bên ngoai, được tổ chức trả tiên toan bộ hoặc một phân;

• đao tao vê cac chủ đê cụ thể.

Đao tao không bao gồm viêc huấn luyên của ngươi giam sat tai nơi lam viêc.

Để tính toan thông tin trong Công bố thông tin 404-1, tổ chức bao cao có thể sử dụng công thức sau đây:

Hướng dẫn

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Số giờ đào tạo trung bình mà nhân viên của tổ chức đã tham gia trong kỳ báo cáo, theo:

i. giới tính;

ii. phân loại nhân viên.

Số giơ đao tao trung binh cho từng nhân viên

=

Tổng số giơ đao tao đã cung cấp cho nhân viên

Tổng số nhân viên

Số giơ đao tao trung binh cho một nhân viên nữ

=

Tổng số giơ đao tao đã cung cấp cho cac nhân viên nữ

Tổng số nhân viên nữ

Page 282: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Một số tính toan có thể được thực hiên để bao cao theo phân loai nhân viên. Những tính toan nay cụ thể cho từng tổ chức.

Số giơ đao tao trung binh cho một nhân viên nam

=

Tổng số giơ đao tao đã cung cấp cho cac nhân viên nam

Tổng số nhân viên nam

Số giơ đao tao trung binh theo phân loai nhân viên

=

Tổng số giơ đao tao đã cung cấp cho môi phân loai nhân viên

Tổng số nhân viên trong phân loai đó

Công bố thông tin 404-1Tiếp

Page 283: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Công bố thông tin 404-2Cac chương trinh nâng cao ky năng cho nhân viên va chương trinh hô trợ chuyển tiếp

Yêu cầu báo cáo

404-2

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 404-2

Cac chương trinh đao tao nhân viên nhằm mục đích nâng cao ky năng có thể bao gồm:

• cac khóa đao tao nội bộ;

• hô trợ tai chính cho đao tao hoặc giao dục bên ngoai;

• cung cấp cac kỳ nghỉ phép để thực hiên nghiên cứu có đảm bảo quay lai lam viêc.

Cac chương trinh hô trợ chuyển tiếp được cung cấp để hô trợ ngươi lao động chuẩn bị nghỉ hưu hoặc đã chấm dứt viêc lam có thể bao gồm:

• lập kế hoach trước khi nghỉ hưu cho những ngươi chuẩn bị nghỉ hưu;

• đao tao lai cho những ngươi có ý định tiếp tục lam viêc;

• trợ cấp thôi viêc, có thể xét đến tuổi của nhân viên va thâm niên lam viêc;

• dịch vụ giới thiêu viêc lam;

• hô trợ (như la đao tao, tư vấn) vê viêc chuyển tiếp sang đơi sống không lam viêc.

Bối cảnh

Cac chương trinh nâng cao ky năng nhân viên cho phép cac tổ chức lập kế hoach đat được cac ky năng sẽ trang bị cho nhân viên để đap ứng cac chỉ tiêu chiến lược trong môi trương lam viêc luôn thay đổi. Nhân viên lanh nghê hơn sẽ cải thiên nguồn nhân lực của tổ chức va góp phân lam tăng sự hai long của nhân viên, điêu nay có tương quan chặt chẽ với viêc cải thiên hiêu quả công viêc. Đối với những lao động chuẩn bị nghỉ hưu, niêm tin va chất lượng của cac mối quan hê công viêc sẽ được cải thiên khi biết rằng họ sẽ được hô trợ trong qua trinh chuyển tiếp từ đi lam sang nghỉ hưu.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Loại hình và phạm vi các chương trình đã thực hiện và sự hỗ trợ đã cung cấp để nâng cao kỹ năng cho nhân viên.

b. Các chương trình chuyển tiếp được cung cấp để tạo thuận lợi cho khả năng thích ứng với công việc và quản lý việc chấm dứt việc làm do nghỉ hưu hoặc do thôi việc.

Page 284: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Công bố thông tin 404-3Tỷ lê phân trăm nhân viên được đanh gia định kỳ hiêu quả công viêc va phat triển nghê nghiêp

Yêu cầu báo cáo

404-3

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Bối cảnh

Công bố thông tin nay đo lương mức độ ma tổ chức thương xuyên đanh gia hiêu quả công viêc của nhân viên. Điêu nay hô trợ cho sự phat triển ca nhân của môi nhân viên. Nó cũng góp phân trong viêc quản lý ky năng va phat triển nguồn vốn nhân lực trong tổ chức. Công bố cũng cho thấy mức độ ap dụng hê thống nay trên toan tổ chức, va liêu có bất công trong viêc tiếp cận cac cơ hội nay hay không.

Đanh gia định kỳ hiêu quả công viêc va phat triển nghê nghiêp cũng có thể nâng cao sự hai long của nhân viên, điêu nay tương quan với viêc nâng cao hiêu quả công viêc của tổ chức. Công bố nay giúp chứng tỏ cach lam viêc của tổ chức trong viêc giam sat va duy tri tập hợp ky năng của nhân viên của minh. Khi được bao cao cùng với Công bố thông tin 404-2, công bố nay giúp thể hiên cach tiếp cận của tổ chức trong viêc nâng cao ky năng.

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 404-3, tổ chức bao cao nên:

2.2.1 sử dụng dữ liêu từ Công bố thông tin 102-7 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để xac định tổng số nhân viên;

2.2.2 dựa trên thông tin sử dụng trong Công bố thông tin 405-1 trong GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng để xac định tổng số nhân viên theo phân loai nhân viên.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm nhân viên đã nhận đượcđánh giá định kỳ hiệu quả công việc và phát triển nghề nghiệp trong kỳ báo cáo, theo giới tính và theo phân loại nhân viên.

Page 285: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

Cac tai liêu sau đây cung cấp thông tin cho viêc phat triển Tiêu chuẩn nay va có thể hữu ích trong viêc hiểu va ap dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước 140 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Paid Educational Leave Convention’, 1974.

2. Công ước 142 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Human Resources Development Convention’, 1975.

3. Công ước 155 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Occupational Safety and Health Convention’ and related Protocol 155, 1981.

4. Công ước 168 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Employment Promotion and Protection against Unemployment Convention’, 1988.

5. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

6. Tổ chức Hợp tac va Phat triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 286: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11 GRI 404: Giáo dục và Đào tạo 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hô trợ lập bao cao phat triển bên vững, tai liêu nay đã được biên soan bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triển Bên vững Toan câu (GSSB) thông qua một quy trinh tư vấn độc đao với nhiêu bên liên quan bao gồm đai diên từ cac tổ chức va ngươi sử dụng thông tin bao cao trên toan thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI va GSSB khuyến khích tất cả cac tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va cac Diễn giải liên quan, nhưng viêc lập va công bố bao cao dựa hoan toan hoặc một phân vao Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan hoan toan la trach nhiêm của những ngươi lập va phat hanh bao cao. Hội động Quản trị GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trach nhiêm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiêt hai nao phat sinh trực tiếp hoặc gian tiếp từ viêc sử dụng Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan trong viêc lập bao cao, hoặc viêc sử dụng bao cao dựa trên Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liêu nay được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vê bản quyên. Viêc sao chép va phân phối tai liêu nay để lấy thông tin va/hoặc sử dụng trong viêc lập bao cao phat triển bên vững được cho phép ma không cân sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tai liêu nay hoặc bất kỳ trích dẫn nao từ tai liêu nay không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hinh thức nao hoặc bằng bất kỳ phương tiên nao (điên tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cach thức khac) cho bất kỳ mục đích khac nao ma không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la cac thương hiêu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-075-7

Page 287: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 405: SỰ ĐA DẠNG VÀ CƠ HỘI BÌNH ĐẲNG 2016

GRI

405

Page 288: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

Giới thiệu 3

GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 405-1 Sự đa dạng của cấp quản lý và nhân viên 6 Công bố thông tin 405-2 Tỷ lệ lương cơ bản và thù lao của phụ nữ so

với nam giới 7

Tài liệu tham khảo 8

Nội dung

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng đặt ra các yêu cầu báo cáo cho chủ đề sự đa dạng và cơ hội bình đẳng. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trịDanh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 289: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

Giới thiệu

GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 290: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó. GRI 405 đề cập đến chủ đề về phương pháp tiếp cận của tổ chức đối với tính đa dạng và cơ hội bình đẳng tại nơi làm việc. Khi tổ chức tích cực thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng tại nơi làm việc, thì điều đó có thể tạo ra những lợi ích lớn cho cả tổ chức và người lao động. Ví dụ, tổ chức có thể tiếp cận một tập hợp người lao động tiềm năng lớn hơn và đa dạng hơn. Những lợi ích này cũng xuyên suốt toàn xã hội nói chung, vì cơ hội bình đẳng hơn sẽ thúc đẩy sự ổn định xã hội và hỗ trợ phát triển kinh tế hơn nữa.

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Liên hợp quốc: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến sự đa dạng và bình đẳng tại nơi làm việc, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Các công bố bổ sung liên quan đến chủ đề này có thể được tìm thấy tại:

• GRI 404: Giáo dục và Đào tạo

• GRI 406: Không phân biệt đối xử

Page 291: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 405-1 Sự đa dạng của cấp quản lý và nhân viên • Công bố thông tin 405-2 Tỷ lệ lương cơ bản và thù lao của phụ nữ so với nam giới

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với sự đa dạng và cơ hội bình đẳng, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 405:Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đề được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Hướng dẫn

Khi báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với sự đa dạng và cơ hội bình đẳng, tổ chức báo cáo cũng có thể mô tả môi trường pháp lý và kinh tế xã hội nơi cung cấp các cơ hội và các rào cản đối với sự bình đẳng giới.

Điều này có thể bao gồm tỷ lệ người lao động nữ thực hiện các hoạt động của tổ chức, mức thù lao bình đẳng của họ, và sự tham gia của họ vào cấp quản lý cao nhất.

Page 292: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

Công bố thông tin 405-1Sự đa dạng của cấp quản lý và nhân viên

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

405-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hợp những thông tin nêu trong Công bố thông tin 405-1, tổ chức cần phải sử dụng dữ liệu từ Công bố thông tin 102-7 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để xác định tổng số nhân viên.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 405-1

Ví dụ về cấp quản lý hiện có trong tổ chức có thể bao gồm hội đồng quản trị, ban giám đốc, hoặc bộ phận tương tự đối với các tổ chức phi doanh nghiệp.

Tổ chức có thể nhận diện bất kỳ chỉ số đa dạng nào khác được sử dụng trong hoạt động giám sát và ghi chép của tổ chức và phù hợp với việc báo cáo.

Bối cảnh

Công bố này cung cấp phép đo định lượng về tính đa dạng trong tổ chức và có thể được sử dụng cùng với các chuẩn của ngành và khu vực. Việc so sánh giữa sự đa dạng của nhân viên nói chung và sự đa dạng của cấp quản lý cũng cung cấp thông tin về cơ hội bình đẳng. Thông tin được báo cáo trong công bố thông tin này cũng giúp đánh giá vấn đề nào có thể liên quan cụ thể đến những phân khúc nhất định của cấp quản lý hoặc nhân viên.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm các cá nhân trong cấp quản lý của tổ chức ở mỗi phân loại về sự đa dạng sau đây:

i. Giới tính;

ii. Nhom tuổi: dưới 30 tuổi, 30-50 tuổi, trên 50 tuổi;

iii. Các chỉ số đa dạng khác nếu co liên quan, (chẳng hạn như nhom thiểu số hoặc nhom dễ bị tổn thương).

b. Tỷ lệ phần trăm nhân viên theo phân loại nhân viên ở mỗi phân loại về sự đa dạng sau đây:

i. Giới tính;

ii. Nhom tuổi: dưới 30 tuổi, 30-50 tuổi, trên 50 tuổi;

iii. Các chỉ số đa dạng khác nếu co liên quan, (chẳng hạn như nhom thiểu số hoặc nhom dễ bị tổn thương).

Page 293: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

Công bố thông tin 405-2Tỷ lệ lương cơ bản và thù lao của phụ nữ so với nam giới

Yêu cầu báo cáo

405-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong công bố thông tin 405-2, tổ chức báo cáo nên xác định thù lao căn cứ vào tiền lương trung bình của mỗi nhóm giới tính trong mỗi phân loại nhân viên.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 405-2

Tổ chức báo cáo có thể dựa vào thông tin dùng trong công bố thông tin 405-1 để xác định tổng số nhân viên trong mỗi phân loại nhân viên theo giới tính.

Bối cảnh

Tổ chức có thể đóng vai trò tích cực trong việc rà soát các hoạt động và quyết định của mình, nhằm thúc đẩy sự đa dạng, loại bỏ thành kiến về giới tính và hỗ trợ cơ hội bình đẳng. Những nguyên tắc này áp dụng công bẳng đối với việc tuyển dụng, cơ hội thăng tiến và chính sách thù lao. Bình đẳng về thù lao cũng là một yếu tố quan trọng để giữ chân những nhân viên có trình độ.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ lương cơ bản và thù lao của phụ nữ so với nam giới trong mỗi phân loại nhân viên, theo những địa điểm hoạt động quan trọng.

b. Định nghĩa dùng cho thuật ngữ ‘các địa điểm hoạt động quan trọng’.

Page 294: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước 100 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Equal Remuneration Convention’, 1951.

2. Công ước 111 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Discrimination (Employment and Occupation) Convention’, 1958.

3. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

4. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

5. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women (CEDAW)’, 1979.

6. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination’, 1965.

7. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Elimination of All Forms of Intolerance and of Discrimination based on Religion and Belief’, 1981.

8. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination’, 1963.

9. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities’, 1992.

10. Tuyên ngôn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), ‘Declaration on Race and Racial Prejudice’, 1978.

11. Cơ quan Vì sự Bình đẳng giới và Trao quyền lực cho Phụ nữ của Liên hợp quốc (Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc) và Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc, ‘Women’s Empowerment Principles’, 2011.

12. Hội nghị Thế giới Lần thứ Tư về Phụ nữ của Liên hợp quốc (UN), ‘Beijing Declaration and Platform for Action’, 1995.

Tài liệu tham khảo

Page 295: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9 GRI 405: Sự đa dạng và Cơ hội Bình đẳng 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-076-4

Page 296: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 406: KHÔNG-PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ 2016

GRI

406

Page 297: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 406: Không phân biệt đối xử 2016

Giới thiệu 3

GRI 406: Không phân biệt đối xử 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 406-1 Các vu việc phân biệt đối xư va các hanh động khắc

phuc đã thực hiện 6

Tài liệu tham khảo 7

Nội dung

Lưu ý: Tai liệu nay bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong một cưa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vao một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay được ban hanh bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toan cầu (GSSB). Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gưi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 406: Không phân biệt đối xử đặt ra các yêu cầu báo cáo về chủ đề không phân biệt đối xư. Bất kỳ tổ chức nao không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực va ở bất kỳ quốc gia nao đều có thể sư dung tiêu chuẩn nay để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải được sư dung kèm theo phiên bản mới nhất của các tai liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trịDanh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn nay, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh muc Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tai liệu khác phát hanh kể từ ngay 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dung sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Page 298: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 406: Không phân biệt đối xử 2016

Giới thiệu

GRI 406: Không phân biệt đối xử là một tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay được thiết kế để tổ chức sư dung nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường va xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dung cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn nay được sắp xếp thanh ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) va 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cu thể cho chủ đề đó, va được xác lập để sư dung cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sư dung để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sư dung Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sư dung Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sư dung, tương ứng, ma tổ chức được yêu cầu phải đưa vao mọi tai liệu phát hanh. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sư dung như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn nay. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diện), tùy thuộc vao mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sư dung Tiêu chuẩn nay, GRI 406: Không phân biệt đối xử, nếu đây la một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sư dung một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cu thể, ma không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tai liệu được phát hanh nao sư dung Tiêu chuẩn GRI theo cách nay đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sư dung Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 299: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 406: Không phân biệt đối xử 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liệu nay, các yêu cầu được trình bay bằng phông chữ đậm va được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị va hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây la những tình huống trong đó một hanh động cu thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần nay bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích va ví du để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dung để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội ma tổ chức hoạt động trong đó. GRI 406 đề cập đến chủ đề không phân biệt đối xư.

Vì muc đích của Tiêu chuẩn nay, phân biệt đối xư được định nghĩa la hanh động va kết quả của việc đối xư với người khác một cách bất bình đẳng bằng áp đặt những gánh nặng không bình đẳng hoặc từ chối quyền lợi, thay vì đối xư với mỗi người một cách công bằng dựa trên công lao cá nhân Phân biệt đối xư cũng có thể bao gồm quấy rối. Điều nay được định nghĩa la lời bình phẩm hoặc hanh động không được hoan nghênh, hoặc sẽ có căn cứ để thấy la không được hoan nghênh, đối với người ma những lời bình phẩm va hanh động đó hướng đến.

Tổ chức được kỳ vọng sẽ tránh phân biệt đối xư đối với bất kỳ người nao dựa trên bất kỳ cơ sở nao, bao gồm việc tránh phân biệt đối xư với người lao động tại nơi lam việc. Tổ chức cũng được kỳ vọng sẽ tránh phân biệt đối xư đối với khách hang liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm va dịch vu, hoặc đối với bất kỳ bên liên quan nao khác, bao gồm nha cung cấp hoặc các đối tác kinh doanh.

Những khái niệm nay được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Hợp tác va Phát triển Kinh tế va Liên hợp quốc (UN): xem phần Tai liệu tham khảo.

Một số tuyên ngôn va công ước quốc tế đề cập đến việc phân biệt đối xư đối với những nhóm người cu thể hoặc dựa trên những cơ sở cu thể. Ví du như Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xư với Phu nữ (CEDAW) va Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn nay có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến phân biệt đối xư, va việc tổ chức quản lý những tác động nay như thế nao.

Page 300: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 406: Không phân biệt đối xử 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị va công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin nay được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần nay tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 406-1 Các vu việc phân biệt đối xư va các hanh động khắc phuc đã thực hiện

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với không phân biệt đối xử bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 406:Không phân biệt đối xử

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị la phần giải thích tường thuật về cách ma tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, va các lợi ích va kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nao tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề nay.

Vì vậy, Tiêu chuẩn nay được xác lập để sư dung kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toan bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị va những thông tin nao cần cung cấp.

Page 301: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 406: Không phân biệt đối xử 2016

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong công bố thông tin 406-1, tổ chức báo cáo cần phải bao gồm những vụ việc phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tinh, tôn giáo, quan điểm chinh trị, nguồn gốc quốc gia hoăc xuất thân xã hội như đã được ILO xác định, hoăc những hình thức phân biệt đối xử liên quan khác có sự liên đới của các bên liên quan nội bộ và/hoăc bên ngoài trong toàn bộ các hoạt động trong kỳ báo cáo.

Công bố thông tin 406-1Các vu việc phân biệt đối xư va các hanh động khắc phuc đã thực hiện

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

406-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 406-1

Trong bối cảnh của công bố thông tin nay, ‘vu việc’ nói tới hanh động pháp lý hoặc khiếu nại đã được trình lên tổ chức báo cáo hoặc cấp có thẩm quyền thông qua một quy trình chính thức, hoặc trường hợp không tuân thủ được tổ chức nhận diện thông qua các quy trình đã thiết lập. Quy trình đã thiết lập để nhận diện các trường hợp không tuân thủ có thể bao gồm kiểm toán hệ thống quản lý, các chương trình giám sát chính thức, hoặc cơ chế tiếp nhận va giải quyết khiếu nại.

Một vu việc không còn cần phải thực hiện thêm hanh động nao nếu nó đã được giải quyết, sự vu đã hoan tất, hoặc tổ chức không được yêu cầu phải thực hiện thêm hanh động nao nữa. Ví du, vu việc không còn cần phải thực hiện thêm hanh động nao có thể bao gồm những vu việc đã được rút lại hoặc khi ma tình huống dẫn đến sự cố đó đã không còn tồn tại.

Bối cảnh

Theo các văn kiện của ILO, phân biệt đố xư có thể xảy ra trên cơ sở chủng tộc, mau da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc gia hoặc xuất thân xã hội. Phân biệt đối xư cũng có thể xảy ra dựa trên các yếu tố như tuổi tác, tình trạng khuyết tật, tình trạng nhập cư, HIV va AIDS, giới tính, định hướng tính duc, tố chất di truyền, lối sống, va các yếu tố khác.1

Sự hiện diện va việc thực thi có hiệu quả các chính sách nhằm tránh phân biệt đối xư la một kỳ vọng cơ bản của hanh vi có trách nhiệm xã hội.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số vụ việc phân biệt đối xử trong kỳ báo cáo.

b. Tình trạng của các vụ việc đó và những hành động đã thực hiện, có tham chiếu đến những khia cạnh sau đây:

i. Vụ việc được tổ chức xem xet;

ii. Các kế hoạch khắc phục đang được thực thi;

iii. Các kế hoạch khắc phục đã được thực thi, kết quả đã được rà soát thông qua quy trình rà soát quản lý nội bộ theo lệ thương;

iv. Vụ việc không con cần phải thực hiện thêm hành động nào nữa.

1 Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Báo cáo I(B) - Equality at work: The continuing challenge - Global Report under the follow-up to the ILO Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work, 2011.

Page 302: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 406: Không phân biệt đối xử 2016

Các tai liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn nay va có thể hữu ích trong việc hiểu va áp dung Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chinh phủ có hiệu lực:

1. Công ước 100 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Equal Remuneration Convention’, 1951.

2. Công ước 111 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Discrimination (Employment and Occupation) Convention’, 1958.

3. Tổ chức Hợp tác va Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

4. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women (CEDAW)’, 1979.

5. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination’, 1965.

6. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Covenant on Civil and Political Rights’, 1966, and related Protocol.

7. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Elimination of All Forms of Intolerance and of Discrimination based on Religion and Belief’, 1981.

8. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination’, 1963.

9. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities’, 1992.

10. Tuyên ngôn của Tổ chức Giáo duc, Khoa học va Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), ‘Declaration on Race and Racial Prejudice’, 1978.

11. Cơ quan Vì sự Bình đẳng giới va Trao quyền lực cho Phu nữ của Liên hợp quốc (Cơ quan Phu nữ Liên hợp quốc) va Hiệp ước Toan cầu Liên hợp quốc, ‘Women’s Empowerment Principles’, 2011.

12. Hội nghị Thế giới Lần thứ Tư về Phu nữ của Liên hợp quốc (UN), ‘Beijing Declaration and Platform for Action’, 1995.

Tài liệu tham khảo

Page 303: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 406: Không phân biệt đối xử 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tai liệu nay đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toan cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức va người sư dung thông tin báo cáo trên toan thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI va GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sư dung Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập va công bố báo cáo dựa hoan toan hoặc một phần vao Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan hoan toan la trách nhiệm của những người lập va phát hanh báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nao phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sư dung Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sư dung báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI va các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay để lấy thông tin va/hoặc sư dung trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép ma không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoặc bất kỳ trích dẫn nao từ tai liệu nay không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nao hoặc bằng bất kỳ phương tiện nao (điện tư, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ muc đích khác nao ma không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-077-1

Page 304: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 407: TỰ DO LẬP HỘI/ QUYỀN THAM GIA CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ 2016

GRI

407

Page 305: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 2016

Giới thiệu 3

GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 407-1 Các hoạt động và các nhà cung cấp mà ở đó quyền

tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể có thể gặp rủi ro 6

Tài liệu tham khảo 7

Nội dung

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể đặt ra các yêu cầu báo cáo về chủ đề tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Management ApproachGRI Standards Glossary

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Page 306: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 2016

Giới thiệu

GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được thiết kế để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 307: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 407 đề cập đến chủ đề tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể.

Tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn là một quyền con người đã được xác định bởi các công ước và tuyên ngôn quốc tế. Trong ngữ cảnh này, tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn nói tới quyền của chủ lao động và người lao động được lập, tham gia và vận hành các tổ chức của riêng họ mà không cần sự cho phép trước hoặc sự can thiệp của nhà nước hoặc bất kỳ đơn vị nào khác.

Quyền của người lao động được thương lượng tập thể về các điều khoản và điều kiện công việc cũng là một quyền con người được quốc tế công nhận. Thương lượng tập thể nói tới tất cả các cuộc đàm phán diễn ra giữa một bên là một hoặc nhiều chủ lao động hoặc tổ chức của chủ lao động, và một bên là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động (công đoàn), nhằm xác định các điều kiện làm việc và điều kiện tuyển dụng hoặc để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động.1

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Liên hợp quốc: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Công bố thông tin 102-41 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung yêu cầu báo cáo tỷ lệ phần trăm nhân viên chịu ảnh hưởng bởi các thỏa ước thương lượng tập thể.

1 Định nghĩa này dựa trên Công ước 154 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Bargaining Convention’, 1981.

Page 308: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 407-1 Các hoạt động và các nhà cung cấp mà ở đó quyền tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể có thể gặp rủi ro

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 407:Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn này được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Khuyến nghị báo cáo

1.2 Tổ chức báo cáo nên mô tả mọi chính sách có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định củangười lao động về việc thành lập hoặc gia nhập công đoàn, thương lượng tập thể hoặc tham gia các hoạt động công đoàn.

Page 309: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 2016

Công bố thông tin 407-1Các hoạt động và các nhà cung cấp mà ở đó quyền tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể có thể gặp rủi ro

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

407-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố thông tin 407-1

Quy trình xác định các hoạt động và nhà cung cấp, như nêu trong Công bố thông tin 407-1, có thể phản ánh cách tiếp cận của tổ chức báo cáo đối với việc đánh giá rủi ro về vấn đề này. Công bố thông tin này cũng có thể dựa trên các nguồn dữ liệu được quốc tế công nhận, chẳng hạn như nhiều kết quả làm việc của các cơ quan Giám sát ILO và các khuyến nghị của Ủy ban ILO về Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn (xem tham chiếu 4 trong phần Tài liệu tham khảo).

Khi báo cáo những biện pháp đã thực hiện, tổ chức có thể tham chiếu đến Tuyên ngôn của ILO ‘Tripartite Declaration of Principles Concerning Multinational Enterprises and Social Policy’ và OECD Guidelines for Multinational Enterprises của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để biết thêm hướng dẫn.

Bối cảnh

Công bố thông tin này liên quan đến hoạt động thẩm định của tổ chức về bất kỳ tác động tiêu cực nào do các hoạt động của tổ chức gây ra đối với quyền con người của người lao động trong việc thành lập hoặc gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể. Điều này có thể bao gồm các chính sách và quy trình liên quan đến các mối quan hệ kinh doanh của tổ chức, bao gồm các nhà cung cấp. Điều này cũng có thể bao gồm quy trình thẩm định để nhận diện các hoạt động và các nhà cung cấp mà ở đó những quyền này gặp rủi ro.

Nó cũng nhằm mục đích hé lộ những hành động đã thực hiện để hỗ trợ những quyền này trong toàn bộ phạm vi hoạt động của tổ chức. Công bố này không yêu cầu tổ chức đưa ra ý kiến cụ thể về chất lượng của hệ thống luật pháp quốc gia.

Các thỏa ước tập thể có thể ở cấp độ tổ chức; ở cấp độ ngành, tại những quốc gia có thông lệ như vậy; hoặc ở cả hai cấp độ. Thỏa ước tập thể có thể bao hàm các nhóm người lao động cụ thể; ví dụ, những người thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó hoặc làm việc ở một địa điểm cụ thể nào đó.

Tổ chức được kỳ vọng tôn trọng các quyền của người lao động được tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể. Tổ chức cũng được kỳ vọng không hưởng lợi từ hoặc góp phần vào những vi phạm đó thông qua các mối quan hệ kinh doanh của mình (ví dụ như nhà cung cấp).

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Những hoạt động và nhà cung cấp mà ở đó việc thực hiện quyền tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn hoặc thương lượng tập thể của người lao động có thể bị vi phạm hoặc gặp rủi ro đáng kể, theo:

i. loại hoạt động (chăng hạn như nhà máy sản xuất) và nhà cung cấp;

ii. các quốc gia hoặc khu vực địa lý nơi các hoạt động và nhà cung cấp được coi là có rủi ro.

b. Các biện pháp tổ chức đã thực hiện trong kỳ báo cáo nhằm hô trợ các quyền tự do lập hội /quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể.

Page 310: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention’, 1948.

2. Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Right to Organise and Collective Bargaining Convention’, 1949.

3. Công ước 154 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Collective Bargaining Convention’, 1981.

4. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), NORMLEX, các trường hợp tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn, http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:20060:0::NO:::, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

5. Khuyến nghị 163 của Tổ chức Lao động Quốc tế, ‘Collective Bargaining Recommendation’, 1981.

6. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

7. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

8. Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

9. Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế của Liên hợp quốc (UN):

• Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), 'Universal Declaration of Human Rights', 1948.

• Công ước của Liên hợp Quốc (UN), 'International Covenant on Civil and Political Rights', 1966.

• Công ước của Liên hợp Quốc (UN), 'International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights', 1966.

10. Liên hợp quốc (UN), Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights, 2008.

11. Liên hợp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 311: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 407: Tự do lập hội/ Quyền tham gia công đoàn và Thương lượng tập thể 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-078-8

Page 312: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 408: LAO ĐỘNG TRẺ EM 2016

GRI

408

Page 313: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 408: Lao động Trẻ em 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 408-1 Các hoạt động và nhà cung cấp có rủi ro đáng kể về

các vụ việc lao động trẻ em 6

Tài liệu tham khảo 8

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 408: Lao động Trẻ em đặt ra các yêu cầu báo cáo về chủ đề lao động trẻ em. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Page 314: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

Giới thiệu

GRI 408: Lao động Trẻ em là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được thiết kế để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 408: Lao động Trẻ em, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 315: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó. GRI 408 đề cập đến chủ đề lao động trẻ em. Việc xóa bo lao động trẻ em là nguyên tắc và mục tiêu chính của luật pháp và các văn kiện lớn về quyền con người và là đối tượng của luật pháp quốc gia ở hầu hết các nước.

Lao động trẻ em là công việc ‘tước đoạt tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, làm tổn hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em, cản trở việc giáo dục trẻ em. Cụ thể, đó là những loại hình công việc không được cho phép đối với trẻ em dưới một độ tuổi tối thiểu thích hợp.’1

Lao động trẻ em không đề cập đến tuyển dụng lao động vị thành niên hoặc trẻ em làm việc. Nó đề cập đến việc lạm dụng quyền con người đã được công nhận ở mọi nơi. Cách hiểu đã được quốc tế nhất trí về ý nghĩa của lao động trẻ em được nêu trong Công ước 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế ‘Minimum Age Convention’.

Tuổi tối thiểu để làm công việc nguy hiểm là 18 tuổi ở tất cả các quốc gia. Lao động trẻ em nguy hiểm được định nghĩa trong Điều 3 (d) của Công ước 182 của ILO ‘Worst Forms of Child Labour Convention’ là ‘công việc, theo tính chất hoặc hoàn cảnh thực hiện của nó, có thể gây hại cho sức khoe, sự an toàn hoặc nhân cách của trẻ em.’

Tổ chức được kỳ vọng thực hiện thẩm định để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trẻ em trong các hoạt động của mình. Tổ chức cũng được kỳ vọng tránh góp phần vào, hoặc trở thành đồng lõa trong, việc sử dụng lao động trẻ em thông qua các mối quan hệ với các bên khác (chẳng hạn như nhà cung cấp, khách hàng).

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của ILO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Liên hợp quốc: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến lao động trẻ em, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

1 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Chủ lao động Quốc tế (IOE), How to do business with respect for children’s right to be free from child labour: ILO-IOE child labour guidance tool for business, 2015.

Page 316: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 408-1 Các hoạt động và nhà cung cấp có rủi ro đáng kể về các vụ việc lao động trẻ em

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với lao động trẻ em bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 408:Lao động Trẻ em

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin về phương pháp quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn này được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 317: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

Công bố Thông tin 408-1Các hoạt động và nhà cung cấp có rủi ro đáng kể về các vụ việc lao động trẻ em

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

408-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 408-1

Quy trình xác định các hoạt động và nhà cung cấp, như nêu trong Công bố thông tin 408-1, có thể phản ánh cách tiếp cận của tổ chức báo cáo đối với việc đánh giá rủi ro về vấn đề này. Tổ chức cũng có thể căn cứ vào các nguồn dữ liệu đã được quốc tế công nhận, chẳng hạn như Thông tin và báo cáo về việc áp dụng các Công ước và Khuyến nghị của ILO (xem tham chiếu 1 trong phần Tài liệu tham khảo).

Khi báo cáo những biện pháp đã thực hiện, tổ chức có thể tham chiếu đến Tuyên ngôn của ILO ‘Tripartite Declaration of Principles Concerning Multinational Enterprises and Social Policy’ và OECD Guidelines for Multinational Enterprises của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để biết thêm hướng dẫn.

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, ‘lao động vị thành niên’ được định nghĩa là người trên độ tuổi lao động tối thiểu và ít hơn 18 tuổi. Lưu ý rằng Công bố thông tin 408-1 không yêu cầu báo cáo định lượng về lao động trẻ em hoặc số lượng lao động vị thành niên Thay vào đó, công bố thông tin này yêu cầu báo cáo về các hoạt động và nhà cung cấp được cho là có rủi ro đáng kể về các vụ việc lao động trẻ em hoặc lao động vị thành niên tiếp xúc với công việc nguy hiểm.

Bối cảnh

Lao động trẻ em là đối tượng của Công ước 138 của ILO, ‘Minimum Age Convention’ (Công ước 138 của ILO) và Công ước 182 ‘Worst Forms of Child Labour Convention’ (Công ước 182 của ILO).

“Lao động trẻ em’ nói tới việc lạm dụng, và không nên nhầm lẫn với ‘trẻ em làm việc’ hoặc ‘lao động vị thành niên, mà có thể không phải là việc lạm dụng theo quy định tại Công ước 138 của ILO.

Độ tuổi lao động tối thiểu khác nhau theo từng quốc gia. Công ước 138 của ILO quy định tuổi tối thiểu là 15 hoặc tuổi hoàn thành giáo dục bắt buộc (tùy theo độ tuổi nào cao hơn). Tuy nhiên, có ngoại lệ ở một số quốc gia có nền kinh tế và cơ sở giáo dục phát triển không đầy đủ và có thể áp dụng độ tuổi tối thiểu là 14. Những quốc gia ngoại lệ này được quy định bởi ILO để đáp lại việc áp dụng đặc biệt của quốc gia có liên quan và có tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện cho chủ lao động và người lao động.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các hoạt động và nhà cung cấp được cho là có rủi ro đáng kể về các vụ việc:

i. lao động trẻ em;

ii. người lao động vị thành niên tiếp xuc với công việc nguy hiểm.

b. Các hoạt động và nhà cung cấp được cho là có rủi ro đáng kể về các vụ việc lao động trẻ em, theo:

i. loại hoạt động (chăng hạn như nhà máy sản xuất) và nhà cung cấp;

ii. các quốc gia hoăc khu vực địa lý nơi các hoạt động và nhà cung cấp được coi là có rủi ro.

c. Các biện pháp tổ chức đã thực hiện trong kỳ báo cáo nhằm mục đích góp phần xóa bo lao động trẻ em một cách hiệu quả.

Page 318: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

Công ước 138 của ILO quy định rằng ‘luật pháp hoặc quy định quốc gia có thể cho phép tuyển dụng hoặc việc làm bởi những người từ 13 đến 15 tuổi đối với công việc nhẹ mà (a) không có khả năng gây hại đến sức khoe hoặc sự phát triển của họ; và (b) không cản trở việc họ đến trường học, tham gia vào các chương trình hướng nghiệp hoặc các chương trình dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc khả năng của họ được hưởng lợi từ sự giáo dục họ nhận được’.

Mặc dù lao động trẻ em có nhiều hình thức khác nhau, mục tiêu ưu tiên là loại bo không chậm trễ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như được định nghĩa trong Điều 3 Công ước 182 của ILO. Điều này bao gồm tất cả các hình thức nô lệ hoặc thực hành tương tự như nô lệ (chẳng hạn như buôn người, lao động cưỡng bức

hoặc bắt buộc, nông nô, chiêu mộ cho xung đột vũ trang); việc sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em làm mại dâm hoặc các hoạt động bất hợp pháp và bất kỳ công việc nào có thể gây tổn hại cho sức khoe, sự an toàn hoặc nhân cách của trẻ em. Công ước 182 của ILO đặt ra các ưu tiên cho các quốc gia; tuy nhiên, các tổ chức không nên sử dụng công ước này để biện minh cho các hình thức lao động trẻ em.

Lao động trẻ em dẫn đến kết quả là những người lao động không khoe mạnh và thiếu kỹ năng trong tương lai và kéo dài mãi sự nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cản trở sự phát triển bền vững. Vì vậy, loại bo lao động trẻ em là cần thiết đối với cả sự phát triển kinh tế và con người.

Công bố thông tin 408-1Tiếp

Page 319: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ủy ban Chuyên gia về việc Áp dụng các Công ước và Khuyến nghị, Report III - Information and reports on the application of Conventions and Recommendations, cập nhật hàng năm.

2. Công ước 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Minimum Age Convention’, 1973.

3. Công ước 142 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Human Resources Development Convention’, 1975.

4. Công ước 182 của Tổ chưc Lao động Quốc tế (ILO), ‘Worst Forms of Child Labour Convention’, 1999.

5. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

6. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

7. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Rights of the Child’, 1989.

8. Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

9. Liên hợp quốc (UN), Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights, 2008.

10. Liên hợp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 320: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9 GRI 408: Lao động Trẻ em 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-079-5

Page 321: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

GRI 409: LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC HOẶC BẮT BUỘC 2016

GRI

409

Page 322: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

Giới thiệu 3

GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 409-1 Các hoạt động và nhà cung cấp có rủi ro đáng kể về

các vụ việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc 6

Tài liệu tham khảo 7

Nội dung

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc đặt ra các yêu cầu báo cáo về chủ đề lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trịDanh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Page 323: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

Giới thiệu

GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Nó có những thông tin thiết yếu về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 324: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 409 đề cập đến chủ đề lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

Không bị lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là một quyền con người cơ bản. Theo Công ước 29 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ‘Forced Labour Convention’, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc được định nghĩa là ‘tất cả các công việc và dịch vụ được thực hiện do ép buộc bất kỳ người nào bằng cách đe dọa dùng bất kỳ hình phạt nào và người đó không tự nguyện thực hiện công việc đó.’1

Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề kinh tế, các quốc gia và các vùng trên toàn thế giới, bao gồm người lao động có việc làm chính thức và không chính thức.2

Một số hình thức lao động cưỡng bức thường gặp nhất gồm lao động cưỡng bức trong nhà tù (ngoại trừ những tù nhân đã bị kết án tại tòa án, và việc lao động của người đó được đặt dưới sự giám sát và kiểm soát của cơ quan công quyền), buôn bán người với mục đích lao động cưỡng bức, cưỡng ép lao động, lao động cưỡng bức liên quan đến hệ thống hợp đồng lao động mang tính bóc lột, và lao động cưỡng bức do nợ nần gây ra, còn được gọi là "lệ thuộc vì nợ 'hoặc 'lao động gán nợ’.3

Nạn nhân hầu hết là những nhóm bị phân biệt đối xử hoặc thực hiện công việc một cách không chính thức hoặc không ổn định. Điều này có thể bao gồm phụ nữ và trẻ em gái bị ép buộc làm gái mại dâm, người nhập cư phải lao động gán nợ và người lao động ở các trang trại hoặc xưởng lao động bóc lột, và các nhóm khác.4 Tổ chức được kỳ vọng thực hiện thẩm định để ngăn chặn và chống lại tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc trong các hoạt động của mình. Tổ chức cũng được kỳ vọng tránh góp phần vào, hoặc liên kết với, việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc ép buộc thông qua các mối quan hệ với các bên khác (chẳng hạn như nhà cung cấp, khách hàng).

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của ILO, Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế và Liên hợp quốc: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc ép buộc, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Công bố thông tin về chủ đề có liên quan, lao động trẻ em, có thể được tìm thấy tại:

• GRI 408: Lao động Trẻ em

1 Công ước 29 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Forced Labour Convention’, 1930.

2 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Combating Forced Labour. A Handbook for Employers & Business, 2015.

3 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Combating Forced Labour. A Handbook for Employers & Business, 2015.

4 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Forced labour, human trafficking and slavery, http://www.ilo.org/global/topics/forced-labour/lang--en/index.htm, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

Page 325: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 409-1 Các hoạt động và nhà cung cấp có rủi ro đáng kể về

các vụ việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 409:Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương pháp quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn này được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 326: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

Công bố Thông tin 409-1Các hoạt động và nhà cung cấp có rủi ro đáng kể về các vụ việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

409-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 409-1

Quy trình xác định các hoạt động và nhà cung cấp, như nêu trong Công bố thông tin 409-1, có thể phản ánh cách tiếp cận của tổ chức báo cáo đối với việc đánh giá rủi ro về vấn đề này. Tổ chức cũng có thể căn cứ vào các nguồn dữ liệu đã được quốc tế công nhận, chẳng hạn như Thông tin và báo cáo về việc áp dụng các Công ước và Khuyến nghị của ILO (xem tham chiếu 1 trong phần Tài liệu tham khảo).

Khi báo cáo những biện pháp đã thực hiện, tổ chức có thể tham chiếu đến Tuyên ngôn của ILO ‘Tripartite Declaration of Principles Concerning Multinational Enterprises and Social Policy’ và OECD Guidelines for Multinational Enterprises của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để biết thêm hướng dẫn.

Bối cảnh

Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc tồn tại trên toàn cầu dưới nhiều hình thức khác nhau. Các ví dụ điển hình nhất là lao động nô lệ và lao động gán nợ, nhưng các khoản nợ cũng có thể được sử dụng làm phương tiện để ép buộc người lao động phải lao động cưỡng bức. Dấu hiệu cho biết lao động cưỡng bức cũng có thể bao gồm giữ giấy tờ tùy thân, yêu cầu đặt cọc bắt buộc, ép buộc người lao động, đe dọa sa thải, làm việc thêm giờ mà họ không đồng ý trước đó.

Loại bỏ lao động cưỡng bức vẫn còn là một thách thức lớn. Lao động cưỡng bức không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền con người cơ bản, mà nó còn kéo dài mãi đói nghèo và cản trở sự phát triển kinh tế và con người.5

Sự hiện diện và việc thực thi có hiệu quả các chính sách nhằm loại bỏ tất cả mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là một kỳ vọng cơ bản của hành vi có trách nhiệm xã hội. Theo luật pháp của một số quốc gia, những tổ chức có các hoạt động đa quốc gia được yêu cầu cung cấp thông tin về những nỗ lực của họ nhằm loại bỏ lao động cưỡng bức trong các chuỗi cung ứng của tổ chức.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các hoạt động và nhà cung cấp được cho là có rủi ro đáng kể về các vụ việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, theo:

i. loại hoạt động (chăng hạn như nhà máy sản xuất) và nhà cung cấp;

ii. các quốc gia hoặc khu vực địa lý nơi các hoạt động và nhà cung cấp được coi là có rủi ro.

b. Các biện pháp tổ chức đã thực hiện trong kỳ báo cáo nhằm mục đích góp phần xóa bo tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

5 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), International Labour Standards on Forced labour. http://www.ilo.org/global/standards/subjects-covered-by-international-labour-standards/forced-labour/lang--en/index.htm#P23_4987, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

Page 327: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ủy ban Chuyên gia về việc Áp dụng các Công ước và Khuyến nghị, Report III - Information and reports on the application of Conventions and Recommendations, cập nhật hàng năm.

2. Công ước 29 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Forced Labour Convention’, 1930.

3. Công ước 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Abolition of Forced Labour Convention’, 1957.

4. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Protocol to Convention 29’, 2014.

5. Khuyến nghị 203 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Forced Labour (Supplementary Measures) Recommendation’, 2014.

6. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

7. Công ước của Hiệp hội các Quốc gia, ‘Convention to Suppress the Slave Trade and Slavery’, 1926.

8. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011.

9. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), 'Universal Declaration of Human Rights', 1948.

10. Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

11. Liên hợp quốc (UN), Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights, 2008.

12. Liên hợp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.

13. Công ước Bổ sung của Liên hợp quốc (UN), ‘Supplementary Convention on the Abolition of Slavery, the Slave Trade, and Institutions and Practices Similar to Slavery’, 1956.

Tài liệu tham khảo

Page 328: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-080-1

Page 329: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 410: THÔNG LỆ VỀ AN NINH 2016

GRI

410

Page 330: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 410: Thông lệ về An ninh 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 410: Thông lệ về An ninh 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 410-1 Nhân viên an ninh được đào tạo về các quy trình hoặc

chính sách về quyền con người 6

Tài liệu tham khảo 7

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đế[email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 410: Thông lệ về An ninh đặt ra các yêu cầu báo cáo cho chủ đề theo thông lệ về an ninh. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng kèm theo phiên bản mới nhất của các tài liệu sau.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Page 331: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 410: Thông lệ về An ninh 2016

Giới thiệu

GRI 410: Thông lệ về An ninh là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội).

Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 410: Thông lệ về An ninh, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.GRI

103GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 332: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 410: Thông lệ về An ninh 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 410 đề cập đến chủ đề thông lệ về an ninh. Chủ đề này chú trọng vào hành vi ứng xử của nhân viên an ninh đối với các bên thứ ba, và các nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng vũ lực quá mức hoặc các vi phạm khác đối với quyền con người. Nhân viên an ninh có thể nói tới nhân viên của tổ chức báo cáo hoặc nhân viên của tổ chức bên thứ ba cung cấp lực lượng an ninh.

Việc sử dụng nhân viên an ninh có thể có tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với người dân địa phương, và đối với việc duy trì quyền con người và quy định của pháp luật. Vì vậy, việc cung cấp đào tạo hiệu quả về quyền con người sẽ giúp bảo đảm rằng nhân viên an ninh hiểu rõ khi nào thì sử dụng vũ lực một cách thích hợp, và cách để bảo đảm tôn trọng quyền con người.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến thông lệ về an ninh, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Page 333: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 410: Thông lệ về An ninh 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương pháp quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 410-1 Nhân viên an ninh được đào tạo về các quy trình hoặc chính sách về quyền con người

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với thông lệ về an ninh, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 410:Thông lệ về An ninh

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương pháp quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đề được xác lập để sử dụng kèm theo GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 334: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 410: Thông lệ về An ninh 2016

Công bố thông tin 410-1Nhân viên an ninh được đào tạo về các quy trình hoặc chính sách về quyền con người

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

410-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi tổng hợp những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 410-1-a, tổ chức báo cáo nên:

2.1.1 tính toán tỷ lệ phần trăm bằng cách sử dụng tổng số nhân viên an ninh, cho dù họ là nhân viên của tổ chức hoặc nhân viên của tổ chức bên thứ ba;

2.1.2 nêu rõ số liệu có bao gồm nhân viên của tổ chức bên thứ ba hay không.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 410-1

Việc đào tạo có thể nói đến đào tạo chuyên về chủ đề quyền con người hoặc có một phần thông tin liên quan đến quyền con người trong chương trình đào tạo tổng thể. Chương trình đào tạo có thể bao gồm những vấn đề như sử dụng vũ lực, đối xử vô nhân đạo hoặc hạ nhục hoặc phân biệt đối xử, hoặc xác định danh tính và đăng ký.

Bối cảnh

Việc sử dụng nhân viên an ninh có thể đóng vai trò thiết yếu để giúp tổ chức hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, và có thể đóng góp cho an ninh của cộng đồng địa phương và người dân.

Tuy nhiên, như nêu trong Bộ quy tắc Ứng xử Quốc tế đối với Nhà cung cấp Dịch vụ An ninh Tư nhân, việc sử dụng nhân viên an ninh cũng có thể có tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với người dân địa phương, và đối với việc duy trì quyền con người và quy định của pháp luật.

Theo Văn phòng Nhân quyền của Cao ủy Liên hợp quốc, ‘giáo dục về quyền con người cấu thành sự đóng góp quan trọng cho việc phòng chống lâu dài các vụ lạm dụng quyền con người và thể hiện sự đầu tư quan trọng trong nỗ lực nhằm đạt tới một xã hội công bằng, ở đó tất cả các quyền con người của tất cả mọi người đều được đánh giá cao và được tôn trọng.’1

Vì vậy, đào tạo nhân viên an ninh về quyền con người sẽ giúp bảo đảm họ ứng xử thích hợp với các bên thứ ba, đặc biệt là liên quan đến việc sử dụng vũ lực. Công bố thông tin này thể hiện tỷ lệ lực lượng an ninh có thể được coi một cách hợp lý là đã nhận thức được các kỳ vọng của tổ chức về thực thi quyền con người. Thông tin cung cấp trong công bố thông tin này có thể minh chứng cho mức độ thực thi của hệ thống quản lý liên quan đến quyền con người.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm nhân viên an ninh đươc đào tạo chinh thức về các chinh sách quyền con người của tổ chức hoăc các quy trình cụ thể và việc áp dụng những chinh sách và quy trình này trong công tác an ninh.

b. Các yêu cầu về đào tạo có áp dụng đối với các tổ chức bên thứ ba cung cấp nhân viên an ninh hay không.

1 Văn phòng Nhân quyền của Cao ủy Liên hợp quốc (OHCHR), http://www.ohchr.org/EN/Issues/Education/Training/Pages/HREducationTrainingIndex.aspx, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

Page 335: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 410: Thông lệ về An ninh 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các tài liệu tham khảo liên quan:

1. Bộ quy tắc Ứng xử Quốc tế đối với Nhà cung cấp Dịch vụ An ninh Tư nhân, 2010.

2. Các Nguyên tắc Tự nguyện về An ninh và Quyền con người, http://voluntaryprinciples.org/, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

Tài liệu tham khảo

Page 336: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 410: Thông lệ về An ninh 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-081-8

Page 337: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

GRI 411: QUYỀN CỦA NGƯƠI BAN ĐIA 2016

GRI

411

Page 338: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

Giới thiệu 3

GRI 411: Quyền của Người Bản địa 5

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 411-1 Các vu vi pham liên quan đên quyên cua ngươi bản địa 7

Tài liệu tham khảo 8

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiên phản hồi vê Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi vê địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 411: Quyền của Người Bản địa đặt ra các yêu cầu báo cáo đối với chu đê quyên cua ngươi bản địa. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loai hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đêu có thể sử dung tiêu chuẩn này để báo cáo vê những tác động liên quan đên chu đê này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dung cùng với phiên bản mới nhất cua các tài liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung cua Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh muc Thuật ngữ đêu được gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyên khích các tổ chức áp dung sớm hơn.

Nội dung

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kêt đên các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hêt các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kêt bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kêt, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diện trước đó.

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Page 339: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần cua bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dung nhằm báo cáo các tác động cua mình đối với nên kinh tê, môi trương và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dang một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dung cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bên vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chu đê trọng yêu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xêp thành ba phần: 200 (Chu đê Kinh tê), 300 (Chu đê Môi trương) và 400 (Chu đê Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chu đê bao gồm các công bố thông tin cu thể cho chu đê đó, và được xác lập để sử dung cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dung để báo cáo phương pháp quản trị cho chu đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ bản để sử dung Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dung Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dung, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dung như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bên vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dung Tiêu chuẩn này, GRI 411: Quyền của Người Bản địa, nêu đây là một trong những chu đê trọng yêu cua tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dung một số Tiêu chuẩn GRI hoặc một phần nội dung cua các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cu thể, mà không cần lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dung Tiêu chuẩn GRI theo cách này đêu phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiêu GRI’.

GRI 411: Quyền của Người Bản địa là một tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dung Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan vê tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chu đê trọng yêu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chu đê để báo cáo công bố thông tin cho từng chu đê trọng yêu

GRI 300

Môi trương

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tê

Hình 1 Tổng quan vê Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 340: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Các yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh cua các khuyên nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thu các khuyên nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cu thể được khuyên khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyên nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví du để giúp tổ chức hiểu rõ hơn vê các yêu cầu.

Tổ chức bắt buộc phải tuân thu tất cả các yêu cầu áp dung để có thể tuyên bố rằng báo cáo cua mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biêt thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh cua Tiêu chuẩn GRI, khía canh xã hội cua phát triển bên vững liên quan đên các tác động cua tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoat động trong đó.

GRI 411 đê cập đên quyên cua ngươi bản địa. Mặc dù không có định nghĩa vê ngươi bản địa, nhưng nhìn chung ngươi bản địa được xác định là:1

• những ngươi thuộc dân tộc thiểu số ở các quốc gia độc lập mà tình trang kinh tê, văn hóa và xã hội cua họ khiên cho họ khác biệt với các phần khác cua cộng đồng quốc gia, và tình trang cua họ được quy định toàn bộ hoặc một phần bởi các tập quán hoặc truyên thống riêng cua họ hoặc bởi các quy định hoặc luật pháp đặc biệt;

• những ngươi ở các quốc gia độc lập được coi là bản địa do họ xuất thân từ các quần thể sinh sống ở quốc gia hoặc khu vực địa lý có quốc gia đó, tai thơi điểm xâm lược hoặc thực dân hóa hoặc hình thành biên giới quốc gia hiện nay và là những ngươi, bất kể tình trang pháp lý cua họ, vẫn giữ lai một số hoặc tất cả các hình thái tổ chức xã hội, kinh tê, văn hóa và chính trị cua họ.

Nhiêu ngươi bản địa đã phải chịu bất công trong lịch sử và vì vậy họ được coi là nhóm dễ bị tổn thương. Nhóm này có nguy cơ cao phải chịu gánh nặng không cân xứng cua các tác động xã hội, kinh tê hoặc môi trương do các hoat động cua tổ chức gây ra.2

Ngoài các quyên tập thể cua mình, mỗi ngươi trong số những ngươi bản địa có các quyên con ngươi tổng thể.

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính cua Tổ chức Lao động Quốc tê, và Liên hợp quốc: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin vê các tác động cua tổ chức liên quan đên thông lệ vê an ninh, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thê nào.

1 Nguồn: Công ước 169 cua Tổ chức Lao động Quốc tê (ILO), ‘Indigenous and Tribal Peoples Convention’, 1991. 2 Nguồn: Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN), ‘United Nations Declaration on the Rights of Indigenous Peoples’, 2007.

Page 341: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin vê phương pháp quản trị và công bố thông tin theo từng chu đê. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin phương pháp quản trị (phần này tham chiêu đên GRI 103)• Công bố thông tin 411-1 Các vu vi pham liên quan đên quyên cua ngươi bản địa

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với quyền của người bản địa bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 411:Quyền của Người Bản địa 2016

Hướng dẫn

Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN) vê Quyên cua Ngươi Bản địa và Công ước 169 cua Tổ chức Lao động Quốc tê ‘Indigenous and Tribal Peoples’ đê cập đên quyên cua ngươi bản địa. Ngươi bản địa có cả các quyên tập thể và quyên cá nhân, như nêu trong những văn kiện này.

Ví du, quyên tập thể cua ngươi bản địa bao gồm quyên duy trì các phong tuc tập quán và thể chê cua riêng họ, và quyên tự quyêt. Theo Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc vê Quyên cua Ngươi Bản địa, quyên tự quyêt cho phép ngươi bản địa ‘tự do quyêt định vê chê độ chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tê, xã hội và văn hóa cua họ’ và có quyên ‘tự chu hoặc tự trị trong các vấn đê liên quan đên công việc nội bộ và địa phương cua họ, cũng như cách thức và phương tiện để cung cấp tài chính cho các chức năng tự trị cua họ.’ Ngươi bản địa cũng có quyên chiêm hữu và.

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương pháp quản trị là phần giải thích tương thuật vê cách mà tổ chức quản lý một chu đê trọng yêu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý cua các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo cua mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu được yêu cầu báo cáo phương pháp quản trị cua mình đối với mỗi chu đê trọng yêu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chu đê cho những chu đê này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chu đê được xác lập để sử dung cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin vê các tác động cua tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 342: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

sử dung đất hoặc vùng lãnh thổ cua họ, bao gồm cả những ngươi nắm giữ hoặc sử dung đất theo các quyên không chính thức hoặc theo phong tuc. Ngươi bản địa không thể bị di dơi mà không có sự chấp thuận trước, tự do và dựa trên thông tin đầy đu. Họ cũng có quyên được khôi phuc trong trương hợp đất đai hoặc các nguồn tài nguyên cua họ đã bị chiêm giữ hoặc bị hư hỏng mà không có sự chấp thuận trước, tự do và dựa trên thông tin đầy đu cua họ.

Tổ chức được kỳ vọng sẽ thực hiện thẩm định để tránh vi pham các quyên cua ngươi bản địa thông qua các hoat động và quyêt định cua mình. Tổ chức cũng được kỳ vọng sẽ tôn trọng các quyên cua ngươi bản địa vê sự chấp thuận trước, tự do và dựa trên thông tin đầy đu trong một số vấn đê ảnh hưởng đên họ. Ví du, trương hợp này xảy ra khi tổ chức dự định khai trương hoat động trên vùng đất là nơi sinh sống hoặc thuộc sở hữu cua ngươi bản địa.

Công bố thông tin về phương pháp quản trịTiêp theo

Page 343: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

Công bố Thông tin 411-1Các vu vi pham liên quan đên quyên cua ngươi bản địa

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

411-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố Thông tin 411-1, tổ chức báo cáo nên bao gồm những vu việc có liên quan đên quyên cua ngươi bản địa trong số:

2.1.1 ngươi lao động thực hiện các hoat động cua tổ chức;

2.1.2 những cộng đồng có thể bị tác động bởi các hoat động hiện tai hoặc theo kê hoach cua tổ chức.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 411-1

Trong bối cảnh cua công bố thông tin này, ‘vu việc’ nói tới hành động pháp lý hoặc khiêu nai đã được trình lên tổ chức báo cáo hoặc cấp có thẩm quyên thông qua một quy trình chính thức, hoặc trương hợp không tuân thu được tổ chức nhận diện thông qua các quy trình đã thiêt lập. Quy trình đã thiêt lập để nhận diện các trương hợp không tuân thu có thể bao gồm kiểm toán hệ thống quản lý, các chương trình giám sát chính thức, hoặc cơ chê tiêp nhận và giải quyêt khiêu nai.

Bối cảnh

Tổng số vu việc đã được ghi chép liên quan đên các quyên cua ngươi bản địa cung cấp thông tin vê việc thực thi các chính sách cua tổ chức liên quan đên ngươi bản địa. Thông tin này giúp thể hiện tình trang cua các mối quan hệ với các cộng đồng các bên liên quan. Điêu này đặc biệt quan trong ở những khu vực nơi ngươi bản địa sinh sống hoặc có lợi ích gần các cơ sở hoat động cua tổ chức.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số vụ việc vi phạm đã xác định liên quan đến các quyền của người bản địa trong kỳ báo cáo.

b. Tình trạng của các vụ việc đó và những hành động đã thực hiện, có tham chiếu đến những khía cạnh sau đây:

i. Vụ việc đươc tổ chức xem xet;

ii. Các kế hoạch khắc phục đang đươc thực thi;

iii. Các kế hoạch khắc phục hậu quả đã đươc thực hiện, kết quả đã đươc đánh giá thông qua quy trình rà soát quản lý nội bộ thông thường;

iv. Vụ việc không con cần phải thực hiện thêm hành động nào nữa.

Page 344: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dung Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Công ước 169 cua Tổ chức Lao động Quốc tê (ILO), 'Công ước vê Dân bản địa và Bộ lac', năm 1991.

2. Công ước cua Liên hợp Quốc (UN), 'Công ước Quốc tê vê Các Quyên Dân sự và Chính trị', năm 1966.

3. Công ước cua Liên hợp Quốc (UN), 'Công ước Quốc tê vê Các Quyên Kinh tê, Xã hội và Văn hoá', năm 1966.

4. Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN), 'Tuyên bố vê Quyên Phát triển', năm 1986.

5. Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN), "Tuyên bố cua Liên Hợp Quốc vê Quyên cua Ngươi bản địa", năm 2007.

6. Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN), "Tuyên bố Toàn cầu vê Nhân quyên", năm 1948.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

7. Tổ chức Tài chính Quốc tê (IFC), 'Tiêu chuẩn Thực hiện vê Sự bên vững Môi trương và Xã hội, năm 2012.

Tài liệu tham khảo

Page 345: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9 GRI 411: Quyền của Người Bản địa 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiêt kê để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bên vững, tài liệu này đã được biên soan bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bên vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiêu bên liên quan bao gồm đai diện từ các tổ chức và ngươi sử dung thông tin báo cáo trên toàn thê giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyên khích tất cả các tổ chức sử dung Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm cua những ngươi lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hai nào phát sinh trực tiêp hoặc gián tiêp từ việc sử dung Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dung báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyên. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dung trong việc lập báo cáo phát triển bên vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước cua GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ muc đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản cua GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu cua Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-082-5

Page 346: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 412: ĐÁNH GIÁ QUYỀN CON NGƯỜI 2016

GRI

412

Page 347: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

Giới thiệu 3

GRI 412: Đánh giá Quyền Con người 5

1. Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 412-1 Những hoat đông cân phai rà soát vê quyên con

người hoăc đánh giá tác đông 7 Công bố thông tin 412-2 Đào tao nhân viên vê các quy trình hoăc chính sách

vê quyên con người 8 Công bố thông tin 412-3 Những hợp đồng và thỏa thuận đâu tư quan trọng

có bao gồm các điêu khoan vê quyên con người hoăc đã được đánh giá sơ bô vê quyên con người 9

Tài liệu tham khảo 10

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành. Mọi ý kiến phan hồi vê Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi vê địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 412: Đánh giá Quyền Con người đăt ra các yêu câu báo cáo vê chủ đê đánh giá quyên con người. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loai hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đêu có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo vê những tác đông liên quan đến chủ đê này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cân phai được sử dụng cùng với phiên ban mới nhất của các tài liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nôi dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đêu được gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoăc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Nội dung

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hâu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong môt cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào môt liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diện trước đó.

Page 348: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là môt phân của bô Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn này được xác lập để tổ chức sử dụng nhằm báo cáo các tác đông của mình đối với nên kinh tế, môi trường và xã hôi.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dang môt bô các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tai Bô tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bên vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đê trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phân: 200 (Chủ đê Kinh tế), 300 (Chủ đê Môi trường) và 400 (Chủ đê Xã hôi). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đê bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đê đó, và được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo phương pháp quan trị cho chủ đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ ban để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có môt tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu câu phai đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như môt bô tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bên vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoăc Toàn diện), tùy thuôc vào mức đô công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 412: Đánh giá Quyền Con người, nếu đây là môt trong những chủ đê trọng yếu của tổ chức.

2. Cũng có thể lựa chọn sử dụng môt số Tiêu chuẩn GRI hoăc môt phân nôi dung của các Tiêu chuẩn đó để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cân lập báo cáo theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đêu phai bao gồm môt tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

GRI 412: Đánh giá Quyền Con người là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quan trị

Để báo cáo thông tin tổng quan vê tổ chức

Báo cáo phương pháp quan trị đối với mỗi chủ đê trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đê để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đê trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hôi

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan vê Bô Tiêu chuẩn GRI

Page 349: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buôc. Trong tài liệu này, các yêu câu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cân phai'. Các yêu câu cân phai được đăt trong ngữ canh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buôc phai tuân thủ các khuyến nghị hoăc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó môt hành đông cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buôc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị môt khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phân này bao gồm thông tin bối canh, giai thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn vê các yêu câu.

Tổ chức bắt buôc phai tuân thủ tất ca các yêu câu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ canh của Tiêu chuẩn GRI, khía canh xã hôi của phát triển bên vững liên quan đến các tác đông của tổ chức đối với các hệ thống xã hôi mà tổ chức hoat đông trong đó.

GRI 412 đê cập đến chủ đê đánh giá quyên con người. Tiêu chuẩn quốc tế lập ra các kỳ vọng vê hành vi có trách nhiệm của tổ chức đối với quyên con người là tài liệu của Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights’, đã được xác nhận bởi Hôi đồng Nhân quyên Liên hợp quốc năm 2011.

Tổ chức có thể tác đông trực tiếp đến quyên con người thông qua các hành đông và hoat đông của chính tổ chức. Tổ chức cũng có thể gián tiếp tác đông đến quyên con người, thông qua các tương tác và các mối quan hệ với các bên khác, bao gồm chính phủ, công đồng địa phương và nhà cung cấp, và thông qua các khoan đâu tư của mình.

Tổ chức chịu trách nhiệm vê các tác đông của mình trên toàn bô pham vi các quyên con người đã được quốc tế công nhận. Những quyên này bao gồm tối thiểu là các quyên nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyên Quốc tế và các nguyên tắc được đăt ra trong tuyên ngôn của Tổ chức Lao đông quốc tế, ‘Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work’. Tuyên ngôn Nhân quyên Quốc tế bao gồm ba văn kiện sau đây:

• Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Universal Declaration of Human Rights’, 1948;

• Công ước của Liên hợp Quốc (UN), 'International Covenant on Civil and Political Rights', 1966;

• Công ước của Liên hợp Quốc (UN), 'International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights', 1966.

Ngoài ba văn kiện chính này, khuôn khổ luật pháp quốc tế vê quyên con người còn bao gồm hơn 80 văn kiện khác, từ các tuyên ngôn và nguyên tắc định hướng đến các hiệp định và điêu ước mang tính ràng buôc. Các văn kiện này cũng bao gồm từ văn kiện toàn câu đến văn kiện khu vực.

Để nhận diện, ngăn chăn và giam nhẹ tác đông tiêu cực đối với quyên con người, tổ chức có thể thực hiện rà soát vê quyên con người hoăc đánh giá tác đông của các hoat đông của mình. Tổ chức cũng có thể thực hiện đào tao chuyên đê nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức để xử lý các vấn đê vê quyên con người trong công việc thường xuyên của họ.

Ngoài ra, tổ chức có thể đưa các tiêu chí vê quyên con người vào quá trình đánh giá sơ bô, hoăc đưa các tiêu chí vê quyên con người vào các yêu câu hiệu qua công việc khi ký kết hợp đồng và thỏa thuận với các bên khác, chẳng han như các liên doanh và công ty con.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin vê phương pháp tiếp cận của tổ chức trong việc ngăn chăn và giam nhẹ các tác đông tiêu cực vê quyên con người.

Các Tiêu chuẩn GRI khác đê cập đến các quyên con người cụ thể (chẳng han như GRI 408: Lao động Trẻ em hoăc GRI 411: Quyền của Người Bản địa). Ngoài ra, đánh giá nhà cung cấp vê các tác đông liên quan đến quyên con người có thể được báo cáo theo GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội.

Page 350: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin vê phương pháp quan trị và công bố thông tin theo từng chủ đê. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin vê phương pháp quan trị (phân này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 412-1 Những hoat đông cân phai rà soát vê quyên con người

hoăc đánh giá tác đông• Công bố thông tin 412-2 Đào tao nhân viên vê các quy trình hoăc chính sách vê

quyên con người• Công bố thông tin 412-3 Những hợp đồng và thỏa thuận đâu tư quan trọng có

bao gồm các điêu khoan vê quyên con người hoăc đã được đánh giá sơ bô vê quyên con người

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với đánh giá quyền con người, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 412:Đánh giá Quyền Con người

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương pháp quan trị là phân giai thích tường thuật vê cách mà tổ chức quan lý môt chủ đê trọng yếu, các tác đông có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu được yêu câu báo cáo phương pháp quan trị của mình đối với mỗi chủ đê trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đê cho những chủ đê này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đê được xác lập để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bô công bố thông tin vê các tác đông của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo phương pháp quan trị và những thông tin nào cân cung cấp.

Page 351: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

Hướng dẫn

Khi báo cáo phương pháp quan trị đối với đánh giá quyên con người, tổ chức báo cáo cũng có thểgiai thích:

• các chiến lược của tổ chức nhằm mở rông việc áp dụng các chính sách và quy trình đến các đối tác bên ngoài, chẳng han như liên doanh và công ty con;

• việc sử dụng các tiêu chí hoăc các điêu khoan vê quyên con người trong các hợp đồng, bao gồm loai điêu khoan và loai hợp đồng và thỏa thuận mà các điêu khoan đó thường được áp dụng, chẳng han như đâu tư và liên doanh.

Công bố thông tin về phương pháp quản trịTiếp

Page 352: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

Công bố Thông tin 412-1Những hoat đông cân phai rà soát vê quyên con người hoăc đánh giá tác đông

Yêu cầu báo cáo

412-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Bối cảnh

Thông tin báo cáo trong công bố thông tin này có thể cho thấy mức đô mà tổ chức xem xét đến quyên con người khi đưa ra các quyết định vê các địa điểm hoat đông của tổ chức. Điêu này cũng cung cấp thông tin để cho phép đánh giá kha năng tiêm ẩn của tổ chức bị liên quan đến, hoăc được xem là dính líu đến việc vi pham quyên con người.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số và ti lệ phần trăm các hoạt động cần phải rà soát về quyền con người hoăc đánh giá tác động về quyền con người, theo quốc gia.

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Page 353: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

Công bố Thông tin 412-2Đào tao nhân viên vê các quy trình hoăc chính sách vê quyên con người

Yêu cầu báo cáo

412-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố thông tin 412-2, tổ chức báo cáo nên sử dụng dữ liệu từ Công bố thông tin 102-7 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung để xác định tổng số nhân viên.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 412-2

Công bố thông tin này đê cập đến việc đào tao nhân viên vê các chính sách quyên con người hoăc các quy trình vê các lĩnh vực quyên con người liên quan đến các hoat đông, bao gồm việc áp dụng các quy trình hoăc chính sách vê quyên con người trong công việc của nhân viên.

Việc đào tao có thể nói đến đào tao chuyên vê chủ đê quyên con người hoăc nói tới phân hệ quyên con người trong môt chương trình đào tao tổng hợp.

Báo cáo tổng số giờ đào tao nhân viên được đê cập trong GRI 404: Giáo dục và Đào tạo.

Bối cảnh

Thông tin tao ra từ công bố thông tin này cung cấp cái nhìn sâu sắc vê năng lực của tổ chức trong việc thực thi các chính sách và quy trình vê con người.

Quyên con người đã được thiết lập vững chắc trong các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế, và điêu này đã buôc các tổ chức phai thực hiện việc đào tao chuyên đê nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức để xử lý các vấn đê vê quyên con người trong công việc thường xuyên của họ. Tổng số nhân viên đã được đào tao và khối lượng đào tao họ nhận được đêu góp phân vào việc đánh giá đô sâu kiến thức vê quyên con người của tổ chức.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số giờ trong kỳ báo cáo đã dành để đào tạo nhân viên về các chinh sách quyền con người hoăc các quy trình về các linh vực quyền con người liên quan đến các hoạt động.

b. Tỷ lệ phần trăm nhân viên được đào tạo trong kỳ báo cáo về các chinh sách quyền con người hoăc các quy trình về các linh vực quyền con người liên quan đến các hoạt động.

Page 354: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

Công bố Thông tin 412-3Những hợp đồng và thỏa thuận đâu tư quan trọng có bao gồm các điêu khoan vê quyên con người hoăc đã được đánh giá sơ bô vê quyên con người

Yêu cầu báo cáo

412-3

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 412-3, tổ chức báo cáo nên:

2.2.1 bao gồm tổng số hợp đồng và thỏa thuận đâu tư quan trọng đã hoàn tất trong kỳ báo cáo mà đã đưa đến việc tổ chức nắm quyên sở hữu trong môt đơn vị khác hoăc đã khởi xướng dự án đâu tư vốn có vai trò trọng yếu đối với các tài khoan tài chính;

2.2.2 chỉ bao gồm các thỏa thuận và hợp đồng đáng kể vê quy mô hoăc có tâm quan trọng chiến lược.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 412-3

Đánh giá sơ bô vê quyên con người nói tới môt quy trình chính thức hoăc được lập thành văn ban theo đó áp dụng môt tập hợp tác tiêu chí hiệu qua hoat đông vê quyên con người như môt trong những yếu tố để quyết định có nên tiến hành môt mối quan hệ kinh doanh hay không.

Các hợp đồng và thỏa thuận quan trọng có thể được xác định theo cấp phê duyệt mà tổ chức yêu câu đối với khoan đâu tư. Các tiêu chí khác cũng có thể được sử dụng để xác định tâm quan trọng nếu chúng được áp dụng môt cách nhất quán cho tất ca các thỏa thuận.

Nếu có nhiêu thỏa thuận đâu tư quan trọng được thực hiện và các hợp đồng đã ký với cùng môt đối tác, thì tổng số thỏa thuận sẽ phan ánh tổng số các dự án riêng biệt đã được thực hiện hoăc các đơn vị đã được tao ra.

Bối cảnh

Công bố thông tin này này là môt thước đo cho biết việc xem xét vê quyên con người được tích hợp ở mức đô nào trong các quyết định kinh tế của tổ chức. Điêu này đăc biệt liên quan đến những tổ chức hoat đông trong, hoăc là đối tác trong các dự án kinh doanh ở các khu vực nơi mà việc bao vệ quyên con người là môt mối quan ngai đáng kể.

Tổ chức báo cáo phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số và tỷ lệ phần trăm những hợp đồng và thỏa thuận đầu tư quan trọng có bao gồm các điều khoản về quyền con người hoăc đã được đánh giá sơ bộ về quyền con người.

b. Định nghia về ‘thỏa thuận đầu tư quan trọng’.

Page 355: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc phát triển Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chinh phủ có hiệu lực:

1. Tuyên ngôn của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work’, 1998.

2. Tuyên ngôn Nhân quyên Quốc tế của Liên hợp quốc (UN):

• Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), 'Universal Declaration of Human Rights', 1948.

• Công ước của Liên hợp Quốc (UN), 'International Covenant on Civil and Political Rights', 1966.

• Công ước của Liên hợp Quốc (UN), 'International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights', 1966.

Tuyên ngôn của Tổ chức lao đông Quốc tế (ILO) ‘Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work’ được xây dựng dựa trên tám Công ước cốt lõi của ILO1:

3. Công ước 29 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Forced Labour Convention’, 1930.

4. Công ước 87 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention’, 1948.

5. Công ước 98 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Right to Organise and Collective Bargaining Convention’, 1949.

6. Công ước 100 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Equal Remuneration Convention’, 1951.

7. Công ước 105 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Abolition of Forced Labour Convention’, 1957.

8. Công ước 111 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Discrimination (Employment and Occupation) Convention’, 1958.

9. Công ước 138 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Minimum Age Convention’, 1973.

10. Công ước 182 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Worst Forms of Child Labour Convention’, 1999.

Các công ước khu vực, tuân theo nguyên tắc phổ quát của Tuyên ngôn Nhân quyên Quốc tế, đối với những khu vực nơi tổ chức báo cáo hoat đông, bao gồm:

11. Hiến chương Liên minh Châu Phi, ‘African Charter on Human and Peoples’ Rights’, 1981.

12. Tòa án Nhân quyên Châu Âu, ‘European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms’, 1950.

13. Liên minh các Quốc gia Ả rập, ‘Arab Charter on Human Rights’, 1994.

14. Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS), ‘American Convention on Human Rights’, 1969.

Các công ước bao vệ quyên của các cá nhân có thể bị tác đông bởi hoat đông của tổ chức, bao gồm nhưng không chỉ giới han ở:

15. Công ước 107 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Indigenous and Tribal Populations Convention’, 1957.

16. Công ước 169 của Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Indigenous and Tribal Peoples Convention’, 1991.

Tài liệu tham khảo

1 Công ước 100 và 111 vê không phân biệt đối xử; Công ước 87 và 98 vê tự do lập hôi/ quyên tham gia công đoàn và thương lượng tập thể; Công ước 138 và 182 vê xóa bỏ lao đông trẻ em; và Công ước 29 và 105 vê phòng chống đông cưỡng bức hoăc bắt buôc.

Page 356: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

17. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women (CEDAW)’, 1979.

18. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Rights of Persons with Disabilities’, 2006.

19. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Rights of the Child’, 1989.

20. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination’, 1965.

21. 5. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘United Nations Declaration of the Rights of Indigenous Peoples’, 2007.

Tài liệu tham khao bổ sung bao gồm:

22. Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), Ủy ban Chuyên gia vê việc Áp dụng các Công ước và Khuyến nghị, Report III - Information and reports on the application of Conventions and Recommendations, cập nhật hàng năm.

23. Tổ chức Lao đông Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 2006.

24. Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Convention on the Protection of the Rights of All Migrant Workers and Members of Their Families’, 1990.

25. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination’, 1963.

26. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Declaration on the Right to Development’, 1986.

27. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘United Nations Millennium Declaration’, 2000.

28. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (UN), ‘Vienna Declaration and Programme of Action’, 1993.

29. Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

30. Liên hợp quốc (UN), Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights, 2008.

31. Liên hợp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

32. Hiệp ước Toàn câu Liên hợp quốc, Global Compact Business Guide for Conflict Impact Assessment and Risk Management, 2002.

33. Hiệp ước Toàn câu Liên hợp quốc và Nguyên tắc Đâu tư có Trách nhiệm (PRI), Guidance on Responsible Business in Conflict-Affected and High-Risk Areas: A Resource for Companies and Investors, 2010.

Page 357: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 412: Đánh giá Quyền con người 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bên vững, tài liệu này đã được biên soan bởi Hôi đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bên vững Toàn câu (GSSB) thông qua môt quy trình tư vấn đôc đáo với nhiêu bên liên quan bao gồm đai diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Măc dù Hôi đồng Quan trị GRI và GSSB khuyến khích tất ca các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giai liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoăc môt phân vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giai liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hôi đông Quan trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu qua hoăc thiệt hai nào phát sinh trực tiếp hoăc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giai liên quan trong việc lập báo cáo, hoăc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giai liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bao vệ ban quyên. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoăc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bên vững được cho phép mà không cân sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoăc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoăc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoăc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoăc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn ban của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBao lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-084-9

Page 358: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 413: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 2016

GRI

413

Page 359: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Giới thiệu 3

GRI 413: Cộng đồng Địa phương 5

1. Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 413-1 Những hoat đông co sư tham gia cua công đông

đia phương, đanh gia tac đông va cac chương trinh phat triên 7

Công bố thông tin 413-2 Những hoat đông co tac đông tiêu cưc tiềm ẩn va thưc tế đang kê với công đông đia phương 9

Tài liệu tham khảo 11

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiến phản hôi về Tiêu chuẩn GRI vui lòng gửi về đia chỉ email [email protected] đê GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 413: Cộng đồng Địa phương đặt ra cac yêu cầu bao cao về chu đề công đông đia phương. Bất kỳ tổ chức nao không phân biệt quy mô, loai hinh, lĩnh vưc va ở bất kỳ quốc gia nao đều co thê sử dụng tiêu chuẩn nay đê bao cao về những tac đông liên quan đến chu đề nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải được sử dụng cùng với phiên bản mới nhất cua cac tai liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nôi dung cua Tiêu chuẩn nay, cac thuật ngữ được đinh nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ đều được gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay co hiệu lưc đối với cac bao cao hoặc cac tai liệu khac phat hanh kê từ ngay 1 Thang 7 năm 2018. Khuyến khích cac tổ chức ap dụng sớm hơn.

Nội dung

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tai liệu nay bao gôm cac siêu liên kết đến cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hết cac trinh duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong môt cửa sổ trinh duyệt mới. Sau khi bấm vao môt liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái đê trở về giao diện trước đo.

Page 360: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la môt phần cua bô Tiêu chuẩn Bao cao Phat triên Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay được xac lập đê tổ chức sử dụng nhằm bao cao cac tac đông cua minh đối với nền kinh tế, môi trường va xã hôi.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dang môt bô cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun co liên quan với nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ đê tải Bô tiêu chuẩn GRI. Co ba Tiêu chuẩn tổng thê ap dụng cho mọi tổ chức lập bao cao phat triên bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đo, tổ chức chọn những chu đề trọng yếu trong cac tiêu chuẩn GRI đê bao cao. Những Tiêu chuẩn nay được sắp xếp thanh ba phần: 200 (Chu đề Kinh tế), 300 (Chu đề Môi trường) va 400 (Chu đề Xã hôi). Mỗi Tiêu chuẩn chu đề bao gôm cac công bố thông tin cụ thê cho chu đề đo, va được xac lập đê sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng đê bao cao phương phap quản tri cho chu đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Co hai phương phap cơ bản đê sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương phap sử dụng Tiêu chuẩn co môt tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, ma tổ chức được yêu cầu phải đưa vao mọi tai liệu phat hanh. 1. Tiêu chuẩn GRI co thê được sử dụng như môt bô tiêu

chuẩn đê lập bao cao phat triên bền vững tuân theo Tiêu chuẩn nay. Co hai phương an đê lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diện), tùy thuôc vao mức đô công bố thông tin được bao gôm trong bao cao. Tổ chức lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn nay, GRI 413: Cộng đồng Địa phương, nếu đây la môt trong những chu đề trọng yếu cua tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc môt phần nôi dung cua Tiêu chuẩn, cũng co thê được sử dụng đê bao cao thông tin cụ thê, ma không cần lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tai liệu được phat hanh nao sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cach nay đều phải bao gôm môt tuyên bố ‘Co Tham chiếu GRI’.

GRI 413: Cộng đồng Địa phương là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Giới thiệu

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phat điêm đê sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản tri

Đê bao cao thông tin tổng quan về tổ chức

Bao cao phương phap quản tri đối với mỗi chu đề trọng yếu

Lưa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chu đề đê bao cao công bố thông tin cho từng chu đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hôi

GRI 200

Kinh tế

Hinh 1 Tổng quan về Bô Tiêu chuẩn GRI

Page 361: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn Tiêu chuẩn GRI bao gôm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buôc. Trong tai liệu nay, cac yêu cầu được trinh bay bằng phông chữ đậm va được biêu thi bằng từ 'cần phải'. Cac yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh cua cac khuyến nghi va hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buôc phải tuân thu cac khuyến nghi hoặc hướng dẫn đê co thê tuyên bố rằng bao cao đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây la những tinh huống trong đo môt hanh đông cụ thê được khuyến khích, nhưng không bắt buôc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biêu thi môt khuyến nghi.

Hướng dẫn. Những phần nay bao gôm thông tin bối cảnh, giải thích va ví dụ đê giúp tổ chức hiêu rõ hơn về cac yêu cầu.

Tổ chức bắt buôc phải tuân thu tất cả cac yêu cầu ap dụng đê co thê tuyên bố rằng bao cao cua minh đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở đê biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh cua Tiêu chuẩn GRI, khía canh xã hôi cua phat triên bền vững liên quan đến cac tac đông cua tổ chức đối với cac hệ thống xã hôi ma tổ chức hoat đông trong đo. GRI 413 đề cập đến chu đề cac công đông đia phương. Trong Tiêu chuẩn GRI, công đông đia phương được đinh nghĩa la những người hoặc nhom người sống va/hoặc lam việc trong bất kỳ khu vưc nao bi ảnh hưởng (tích cưc hoặc tiêu cưc) về mặt kinh tế, xã hôi hoặc môi trường bởi cac hoat đông cua tổ chức. Công đông đia phương co thê bao gôm những người sống bên canh nơi hoat đông cua tổ chức va những người sống cach xa nhưng vẫn co thê phải chiu tac đông cua những hoat đông nay.

Cac hoat đông va cơ sở ha tầng cua tổ chức co thê tac đông đang kê về mặt kinh tế, xã hôi, văn hoa va/hoặc môi trường đối với công đông đia phương. Tổ chức được kỳ vọng sẽ dư đoan va tranh được cac tac đông tiêu cưc đối với công đông đia phương, nếu co thê. Việc thiết lập môt quy trinh xac đinh cac bên liên quan va tham gia kip thời va hiệu quả la điều quan trọng đê giúp tổ chức hiêu được khả năng dễ bi tổn thương cua công đông đia phương va việc công đông đia phương co thê bi ảnh hưởng ra sao bởi cac hoat đông cua tổ chức.

Do tính chất không đông nhất cua cac công đông đia phương, tổ chức nên xem xét đến tính chất khac biệt cua cac công đông va khả năng dễ bi tổn thương riêng biệt va cụ thê ma những nhom nay co thê ganh chiu do kết quả cua cac hoat đông cua tổ chức.

Những khai niệm nay được nêu trong cac văn kiện chính cua Tổ chức Hợp tac va Phat triên Kinh tế va Liên hợp quốc: xem phần Tai liệu tham khảo.

Cac công bố thông tin trong Tiêu chuẩn nay co thê cung cấp thông tin về cac tac đông cua tổ chức liên quan đến công đông đia phương, va việc tổ chức quản lý những tac đông nay như thế nao.

Page 362: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Tiêu chuẩn nay bao gôm cac công bố thông tin về phương phap quản tri va công bố thông tin theo từng chu đề. Những công bố thông tin nay được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về phương phap quản tri (phần nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 413-1 Những hoat đông co sư tham gia cua công đông

đia phương, đanh gia tac đông va cac chương trinh phat triên

• Công bố thông tin 413-2 Những hoat đông co thê tac đông tiêu cưc hoặc đã gây tac đông tiêu cưc đang kê với công đông đia phương

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với cộng đồng địa phương bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 413:Cộng đồng Địa phương

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương phap quản tri la phần giải thích tường thuật về cach ma tổ chức quản lý môt chu đề trọng yếu, cac tac đông co liên quan, va cac lợi ích va kỳ vọng hợp lý cua cac bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nao tuyên bố rằng bao cao cua minh đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu bao cao phương phap quản tri cua minh đối với mỗi chu đề trọng yếu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chu đề cho những chu đề nay.

Vi vậy, Tiêu chuẩn từng chu đề được xac lập đê sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toan bô công bố thông tin về cac tac đông cua tổ chức. GRI 103 nêu rõ cach bao cao phương phap quản tri va những thông tin nao cần cung cấp.

Page 363: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Hướng dẫn

Khi bao cao phương phap quản tri đối với phat thải, tổ chức bao cao cũng co thê mô tả:

• những biện phap đê nhận diện va tham gia với cac bên liên quan;

• những nhom dễ bi tổn thương nao đã được nhận diện;

• bất kỳ quyền ca nhân hoặc tập thê nao đã được xac đinh la mối quan ngai đặc biệt đối với công đông đang được noi đến;

• tổ chức lam thế nao đê tham gia với cac nhom bên liên quan đặc thù với công đông (chẳng han như cac nhom được xac đinh theo tuổi, nguôn gốc bản đia, sắc tôc hoặc tinh trang nhập cư);

• biện phap ma cac phòng ban hoặc cac đơn vi khac cua tổ chức xử lý cac rui ro va tac đông, hoặc hỗ trợ cac bên thứ ba đôc lập trong việc tham gia với cac bên liên quan va xử lý cac rui ro va tac đông.

Bối cảnh

Cac công đông co cac quyền ca nhân va tập thê xuất phat từ cac công ước va tuyên ngôn quốc tế, chẳng han như:

• tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN), "Tuyên ngôn thế giới về quyền con người", năm 1948;

• công ước cua Liên hợp Quốc (UN), 'Công ước Quốc tế về Cac Quyền Dân sư va Chính tri', năm 1966;

• công ước cua Liên hợp Quốc (UN), "Công ước quốc tế về cac quyền kinh tế, xã hôi va văn hoa", năm 1966;

• tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN), ‘Tuyên ngôn về Quyền Phat triên', năm 1986.

Cac tiêu chuẩn khac, chẳng han như Tiêu chuẩn Hiệu quả Hoat đông (PS) cua Tổ chức Tai chính Quốc tế (IFC) cũng cung cấp phương phap thưc hanh tốt đã được chấp nhận rông rãi đê tổ chức đanh gia, tham gia va xử lý cac vấn đề tac đông liên quan đến công đông (xem IFC PS1– Đanh gia va Quản lý rui ro va Tac đông Môi trường va Xã hôi, va PS4 – An ninh, An toan va Sức khỏe Công đông).

Công bố thông tin về phương pháp quản trịTiếp theo

Page 364: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Công bố Thông tin 413-1Những hoat đông co sư tham gia cua công đông đia phương, đanh gia tac đông va cac chương trinh phat triên

Yêu cầu báo cáo

413-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soan thông tin nêu trong Công bố thông tin 413-1, tổ chức bao cao nên sử dụng dữ liệu từ Công bố thông tin 102-7 trong GRI 102: Công bố Thông tin chung đê xac đinh tổng số hoat đông.

Hướng dẫn

Bối cảnh

Yếu tố chính trong việc quản lý cac tac đông đối với người dân ở cac công đông đia phương la việc đanh gia va lập kế hoach nhằm hiêu được cac tac đông thưc tế va tiềm ẩn, va việc tham gia manh mẽ với cac công đông đia phương đê hiêu được cac kỳ vọng va nhu cầu cua họ. Co nhiều yếu tố co thê được kết hợp vao cac chương trinh phat triên, đanh gia tac đông va tham gia với công đông đia phương. Công bố thông tin nay nhằm xac đinh những yếu tố nao đã được ap dụng nhất quan, trên toan tổ chức.

Tổ chức được kỳ vọng sẽ dư liệu va tranh được cac tac đông tiêu cưc đối với công đông đia phương, nếu co thê. Khi điều nay la không thê, hoặc khi tac đông vẫn còn sot lai, thi tổ chức sẽ phải quản lý những tac đông nay môt cach thích hợp, bao gôm cơ chế khiếu nai, va bôi thường cho công đông đia phương về cac tac đông tiêu cưc.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm các hoạt động co sự tham gia củacộng đồng địa phương, đánh giá tác động và/hoặc các chương trình phát triển đã thực hiện, bao gồm việc sử dụng:

i. các đánh giá tác động xã hội, bao gồm đánh giá tác động về giới tinh, dựa trên quy trình co sự tham gia của cộng đồng;

ii. các đánh giá tác động môi trương và theo doi liên tục;

iii. công bố thông tin công khai về các kết quả đánh giá tác động môi trương và xã hội;

iv. các chương trình phát triển cộng đồng địa phương dựa trên nhu cầu của các cộng đồng địa phương;

v. các chương trình tham gia của các bên liên quan trên cơ sơ lập biểu đồ các bên liên quan;

vi. các ủy ban tư vấn cộng đồng địa phương trên diện rộng và các quy trình bao gồm các nhom dê bị tổn thương;

vii. các hội đồng lao động, ủy ban an toàn và sức khoe nghề nghiệp và các cơ quan đại diện ngươi lao động khác để giải quyết các tác động;

viii. các quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại chinh thức cho cộng đồng địa phương.

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Page 365: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Việc thiết lập môt quy trinh xac đinh cac bên liên quan va tham gia kip thời va hiệu quả la điều quan trọng đê giúp tổ chức hiêu được khả năng dễ bi tổn thương cua công đông đia phương va việc công đông đia phương co thê bi ảnh hưởng ra sao bởi cac hoat đông cua tổ chức. Quy trinh tham gia cua bên liên quan ở cả giai đoan lập kế hoach ban đầu cũng như trong khi hoat đông co thê giúp thiết lập cac đường dây thông tin liên lac giữa nhiều phòng ban khac nhau cua tổ chức (phòng kế hoach, tai chính, môi trường, sản xuất v.v.) va cac nhom lợi ích gôm cac bên liên quan chính trong công đông. Điều nay cho phép tổ chức xem xét quan điêm cua cac bên liên quan trong công đông trong cac quyết đinh cua minh, va giải quyết cac tac đông tiềm ẩn cua no đối với công đông đia phương môt cach kip thời.

Tổ chức co thê sử dụng môt số công cụ hữu ích đê tham gia với cac công đông, bao gôm đanh gia tac đông về xã hôi va quyền con người, trong đo co môt tập hợp đa dang cac phương phap đê xac đinh đúng đắn cac bên liên quan va cac đặc điêm cua công đông. Điều nay co thê được dưa trên cac vấn đề như nguôn gốc dân tôc, gốc gac bản đia, giới tính, tuổi tac, tinh trang nhập cư, tinh trang kinh tế xã hôi, trinh đô văn hoa, tinh trang khuyết tật, mức thu nhập, cơ sở ha tầng sẵn co hoặc cac khả năng dễ bi tổn thương về sức khỏe con người cụ thê co thê tôn tai trong công đông cac bên liên quan.

Tổ chức được kỳ vọng sẽ xem xét bản chất khac biệt cua cac công đông đia phương va co hanh đông cụ thê đê nhận diện va thu hút sư tham gia cua cac nhom dễ bi tổn thương. Điều nay co thê đòi hỏi phải ap dụng cac biện phap khac nhau đê cho phép sư tham gia co hiệu quả cua cac nhom dễ bi tổn thương, chẳng han như cung cấp thông tin co sẵn bằng nhiều ngôn ngữ hoặc đinh dang cho những người không biết chữ hoặc những người không tiếp cận được cac tai liệu in. Khi cần thiết, tổ chức được kỳ vọng sẽ thiết lập cac quy trinh bổ sung hoặc riêng biệt đê tranh, giảm thiêu, giảm nhẹ hoặc bù đắp cac tac đông tiêu cưc đối với cac nhom dễ bi tổn thương hoặc bi thiệt thòi.1

Công bố Thông tin 413-1Tiếp

1 Tổ chức Tai chính Quốc tế (IFC), Hướng dẫn Ghi chú: Tiêu chuẩn Thực hiện về Tính bền vững về Môi trường và Xã hội, năm 2012.

Page 366: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Công bố Thông tin 413-2Những hoat đông co tac đông tiêu cưc tiềm ẩn va thưc tế đang kê với công đông đia phương

Yêu cầu báo cáo

413-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.2 Khi biên soan những thông tin nêu trong Công bố Thông tin 413-2, tổ chức bao cao nên:

2.2.1 bao cao khả năng dễ bi tổn thương va rui ro cho cac công đông đia phương từ cac tac đông tiêu cưc tiềm ẩn do cac yếu tố như:

2.2.1.1 mức đô biệt lập về đia lý hoặc kinh tế cua công đông đia phương;

2.2.1.2 mức đô phat triên kinh tế xã hôi, bao gôm mức đô binh đẳng giới trong công đông;

2.2.1.3 tinh trang cơ sở ha tầng kinh tế xã hôi, bao gôm cơ sở ha tầng y tế va giao dục;

2.2.1.4 sư gần gũi với hoat đông;

2.2.1.5 mức đô tổ chức xã hôi;

2.2.1.6 sức manh va chất lượng quản tri cua cac thê chế đia phương va quốc gia quanh cac công đông đia phương;

2.2.2 bao cao mức đô tiếp xúc cua công đông đia phương với cac hoat đông cua tổ chức do mức sử dụng cao hơn trung binh cac nguôn tai nguyên chung hoặc tac đông đối với cac nguôn tai nguyên chung, bao gôm:

2.2.2.1 việc sử dụng cac chất đôc hai co tac đông đối với môi trường va sức khỏe con người noi chung, va đặc biệt la tac đông đến sức khỏe sinh sản;

2.2.2.2 khối lượng va loai ô nhiễm phat ra;

2.2.2.3 vi thế la chu lao đông chính trong công đông đia phương;

2.2.2.4 chuyên đổi đất đai va tai đinh cư;

2.2.2.5 tiêu thụ tai nguyên thiên nhiên;

2.2.3 đối với mỗi tac đông tiêu cưc đang kê thưc tế va tiềm ẩn về mặt kinh tế, xã hôi, văn hoa va/hoặc môi trường đối với cac công đông đia phương va quyền cua họ, hãy mô tả:

2.2.3.1 cường đô hoặc mức đô nghiêm trọng cua tac đông;

2.2.3.2 thời gian co thê xảy ra kéo dai cua tac đông;

2.2.3.3 khả năng đảo ngược tac đông;

2.2.3.4 quy mô cua tac đông.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Những hoạt động co tác động tiêu cực tiềm ẩn tác động tiêu cực thực tế đáng kể tới cộng đồng địa phương, bao gồm:

i. địa điểm hoạt động;

ii. tác động tiêu cực tiềm ẩn và thực tế đáng kể đã xảy ra hoặc co thể xảy ra của hoạt động.

Page 367: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Công bố Thông tin 413-2Tiếp theo

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 413-2

Cac nguôn thông tin nôi bô về cac tac đông tiêu cưc thưc tế va tiềm ẩn cua cac hoat đông đối với cac công đông đia phương co thê bao gôm:

• dữ liệu hiệu quả hoat đông thưc tế;

• cac kế hoach đầu tư nôi bô va đanh gia rui ro liên quan;

• tất cả cac dữ liệu đã thu thập cùng với cac công bố thông tin theo từng chu đề khi liên quan đến cac công đông riêng rẽ. Ví dụ: GRI 203: Tác động Kinh tế Gián tiếp, GRI 301: Vật liệu, GRI 302: Năng lượng, GRI 303: Nước, GRI 304: Đa dạng Sinh học, GRI 305: Phát thải, GRI 306: Nước thải và Chất thải, GRI 403: An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, GRI 408: Lao động Trẻ em, GRI 409: Lao động Cưỡng bức hoặc Bắt buộc, GRI 410: Thông lệ về An ninh, GRI 411: Quyền của Người Bản địa, va GRI 416: An toàn và Sức khỏe của Khách hàng.

Bối cảnh

Công bố thông tin nay chú trọng vao cac tac đông tiêu cưc đang kê tiềm ẩn va thưc tế liên quan đến hoat đông cua tổ chức va không chú trọng vao cac khoản quyên gop hoặc đầu tư cho công đông đã được đề cập trong GRI 201: Hiệu quả Hoạt động Kinh tế.

Công bố thông tin nay thông bao cho cac bên liên quan biết được nhân thức cua tổ chức đối với cac tac đông tiêu cưc đến công đông đia phương. No cũng giúp tổ chức đặt ưu tiên phù hợp hơn va đề cao chú ý tới công đông đia phương trong pham vi toan tổ chức.

Page 368: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

Cac tai liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc lập ra Tiêu chuẩn nay va co thê hữu ích trong việc hiêu va ap dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chinh phủ co hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tac va Phat triên Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OEDC cho các doanh nghiệp đa quốc gia 2011.

2. Tổ chức Hợp tac va Phat triên Kinh tế (OECD), Công cụ nâng cao nhận thức rủi ro cho các doanh nghiệp đa quốc gia trong các khu vực quản trị yếu, năm 2006.

3. Công ước cua Liên hợp Quốc (UN), ‘'Công ước Quốc tế về Cac Quyền Dân sư va Chính tri'.

4. Công ước cua Liên hợp Quốc (UN), 'Công ước Quốc tế về Cac Quyền Kinh tế, Xã hôi va Văn hoa', 1966.

5. Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN),‘Tuyên ngôn về Quyền Phat triên, năm 1986.

6. Tuyên ngôn cua Liên hợp quốc (UN), "Tuyên ngôn Toan cầu về Nhân quyền", 1948.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

7. Tổ chức Tai chính Quốc tế (IFC), Tiêu chuẩn Thực hiện về Tính bền vững về Môi trường và Xã hội, 2012.

8. Tổ chức Tai chính Quốc tế (IFC), Stakeholder Engagement: Sự tham gia của các bên liên quan: Sách hướng dẫn thực hành tốt cho các công ty kinh doanh tại các thị trường đang nổi, 2007.

Tài liệu tham khảo

Page 369: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 GRI 413: Cộng đồng Địa phương 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế đê hỗ trợ lập bao cao phat triên bền vững, tai liệu nay đã được biên soan bởi Hôi đông Tiêu chuẩn Phat triên Bền vững Toan cầu (GSSB) thông qua môt quy trinh tư vấn đôc đao với nhiều bên liên quan bao gôm đai diện từ cac tổ chức va người sử dụng thông tin bao cao trên toan thế giới. Mặc dù Hôi đông Quản tri GRI va GSSB khuyến khích tất cả cac tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Bao cao Phat triên Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va cac Diễn giải liên quan, nhưng việc lập va công bố bao cao dưa hoan toan hoặc môt phần vao Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan hoan toan la trach nhiệm cua những người lập va phat hanh bao cao. Hôi đông Quản tri GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chiu trach nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hai nao phat sinh trưc tiếp hoặc gian tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan trong việc lập bao cao, hoặc việc sử dụng bao cao dưa trên Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay đê lấy thông tin va/hoặc sử dụng trong việc lập bao cao phat triên bền vững được cho phép ma không cần sư chấp thuận trước cua GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoặc bất kỳ trích dẫn nao từ tai liệu nay không được phép sao chép, lưu trữ, biên dich, hoặc chuyên giao trong bất kỳ hinh thức nao hoặc bằng bất kỳ phương tiện nao (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cach thức khac) cho bất kỳ mục đích khac nao ma không được sư cho phép trước bằng văn bản cua GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biêu trưng, GSSB va biêu trưng, va Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triên Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la cac thương hiệu cua Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-085-6

Page 370: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 414: ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP VỀ MẶT XÃ HỘI 2016

GRI

414

Page 371: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

Giới thiệu 3

GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 5

1. Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 414-1 Cac nha cung câp mơi đa đươc đanh gia sơ bộ băng

cach sư dung cac tiêu chi vê xa hội 7 Công bố thông tin 414-2 Cac tac động xa hội tiêu cưc trong chuôi cung ưng va

cac hanh động đa thưc hiện 8

Tài liệu tham khảo 9

Trách nhiệm Tiêu chuẩn nay do Global Sustainability Standards Board (GSSB) ban hanh. Mọi ý kiến phản hồi vê Tiêu chuẩn GRI vui lòng gưi vê địa chỉ email [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội đưa ra cac yêu cầu vê việc đanh gia tac động xa hội đối vơi cac nha cung câp. Bât kỳ tổ chưc nao không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vưc va ở bât kỳ quốc gia nao đêu có thể sư dung tiêu chuẩn nay để bao cao vê những tac động liên quan đến chủ đê nay.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn nay cần phải đươc sư dung cùng vơi phiên bản mơi nhât của cac tai liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn nay, cac thuật ngữ đươc định nghĩa trong Danh muc Thuật ngữ đêu đươc gạch dươi.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn nay có hiệu lưc đối vơi cac bao cao hoặc cac tai liệu khac phat hanh kể từ ngay 1 Thang 7 năm 2018. Khuyến khich cac tổ chưc ap dung sơm hơn.

Nội dung

Giới thiệu Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tai liệu nay bao gồm cac siêu liên kết đến cac Tiêu chuẩn khac. Trong hầu hết cac trình duyệt, dùng phim ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoai trong một cưa sổ trình duyệt mơi. Sau khi bâm vao một liên kết, dùng phim ‘alt’ + mũi tên trái để trở vê giao diện trươc đó.

Page 372: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn nay la một phần của bộ Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những tiêu chuẩn nay đươc xac lập để tổ chưc sư dung nhăm bao cao cac tac động của mình đối vơi nên kinh tế, môi trường va xa hội.

Tiêu chuẩn GRI đươc câu trúc thanh một bộ cac tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan vơi nhau. Truy cập trang www.globalreporting.org/standards/ để tải Bộ tiêu chuẩn GRI. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể ap dung cho mọi tổ chưc lập bao cao phat triển bên vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chưc chọn những chủ đê trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để bao cao. Những Tiêu chuẩn này đươc sắp xếp thành ba phần: 200 (Chủ đê Kinh tế), 300 (Chủ đê Môi trường) và 400 (Chủ đê Xã hội).

Môi Tiêu chuẩn chủ đê bao gồm cac công bố thông tin cu thể cho chủ đê đó, va đươc xac lập để sư dung cùng vơi GRI 103: Phương pháp Quản trị đươc sư dung để bao cao phương phap quản trị cho chủ đê.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương phap cơ bản để sư dung Tiêu chuẩn GRI. Môi phương phap sư dung Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sư dung, tương ưng, ma tổ chưc bắt buộc phải đưa vao mọi tai liệu phat hanh. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể đươc sư dung như một bộ tiêu

chuẩn để lập bao cao phat triển bên vững tuân theo Tiêu chuẩn nay. Có hai phương an để lập bao cao tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toan diện), tùy thuộc vao mưc độ công bố thông tin đươc bao gồm trong bao cao. Tổ chưc lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn GRI sư dung Tiêu chuẩn nay, GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội, nếu đây la một trong những chủ đê trọng yếu của tổ chưc.

2. Tiêu chuẩn GRI đa chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể đươc sư dung để bao cao thông tin cu thể, ma không cần lập bao cao tuân theo Tiêu chuẩn. Bât kỳ tai liệu đươc phat hanh nao sư dung Tiêu chuẩn GRI theo cach nay đêu phải bao gồm một tuyên bố ‘Có Tham chiếu GRI’.

GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần 400 (chủ đề Xã hội).

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức bắt buộc phải đưa vào mọi tài liệu phát hành.

Giới thiệu

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin cần thiết về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuât phat điểm để sư dung Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương phap Quản trị

Để bao cao thông tin tổng quan vê tổ chưc

Bao cao phương phap quản trị đối vơi môi chủ đê trọng yếu

Lưa chọn trong cac Tiêu chuẩn từng chủ đê để bao cao công bố thông tin cho từng chủ đê trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xa hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan vê Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 373: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây la những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tai liệu nay, cac yêu cầu đươc trình bay băng phông chữ đậm va đươc biểu thị băng từ 'cần phải'. Cac yêu cầu cần phải đươc đặt trong ngữ cảnh của cac khuyến nghị va hương dẫn; tuy nhiên, tổ chưc không bắt buộc phải tuân thủ cac khuyến nghị hoặc hương dẫn để có thể tuyên bố răng bao cao đa đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây la những tình huống trong đó một hanh động cu thể đươc khuyến khich, nhưng không bắt buộc. Trong tai liệu nay, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần nay bao gồm thông tin bối cảnh, giải thich va vi du để giúp tổ chưc hiểu rõ hơn vê cac yêu cầu.

Tổ chưc bắt buộc phải tuân thủ tât cả cac yêu cầu ap dung để có thể tuyên bố răng bao cao của mình đa đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khia cạnh xa hội của phat triển bên vững liên quan đến cac tac động của tổ chưc đối vơi cac hệ thống xa hội ma tổ chưc hoạt động trong đó. GRI 414 đê cập đến chủ đê đanh gia nha cung câp vê mặt xa hội. Tổ chưc có thể bị liên quan đến cac tac động thông qua cac hoạt động của chinh mình hoặc do kết quả của mối quan hệ kinh doanh vơi cac bên khac. Tổ chưc nên thưc hiện việc thẩm định để ngăn chặn va giảm nhẹ cac tac động xa hội tiêu cưc trong chuôi cung ưng. Những tac động nay bao gồm cac tac động do tổ chưc gây ra hoặc góp phần gây ra, hoặc liên quan trưc tiếp đến cac hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vu của tổ chưc do mối quan hệ của tổ chưc vơi nha cung câp.

Những khai niệm nay đươc nêu trong cac văn kiện chinh của Liên hơp quốc: xem phần Tai liệu tham khảo.

Cac công bố thông tin trong Tiêu chuẩn nay có thể cung câp thông tin vê phương phap tiếp cận của tổ chưc nhăm ngăn chặn va giảm nhẹ cac tac động xa hội tiêu cưc trong chuôi cung ưng của mình. Nha cung câp có thể đươc đanh gia dưa trên một loạt cac tiêu chi xa hội, bao gồm quyên con người (chẳng hạn như lao động trẻ em va lao động cưỡng bưc hoặc bắt buộc); cac thông lệ tuyển dung; thông lệ vê sưc khỏe va an toan; mối quan hệ trong nganh, cac sư cố (chẳng hạn như lạm dung, ép buộc hoặc quây rối); tiên lương va thù lao; va giờ lam việc. Một số tiêu chi nay đươc đê cập trong cac Tiêu chuẩn GRI khac trong Nhóm 400 (Chủ đê Xa hội).

Cac công bố thông tin bổ sung liên quan đến chủ đê nay có thể đươc tìm thây tại: • GRI 308: Đánh giá Nhà cung cấp về Môi trường

Nếu tổ chưc bao cao đa nhận diện cả hai chủ đê nay la trọng yếu, thì tổ chưc có thể kết hơp cac công bố thông tin của mình đối vơi GRI 308 va GRI 414. Vi du, nếu tổ chưc sư dung cùng một phương phap để quản lý cả hai chủ đê, thì tổ chưc có thể cung câp một phần giải thich kết hơp cho Phương phap Quản trị đó.

Page 374: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

Tiêu chuẩn nay bao gồm cac công bố thông tin vê phương phap quản trị va công bố thông tin theo từng chủ đê. Những công bố thông tin nay đươc nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin vê phương phap quản trị (phần nay tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 414-1 Cac nha cung câp mơi đa đươc đanh gia sơ bộ băng

cach sư dung cac tiêu chi vê xa hội• Công bố thông tin 414-2 Cac tac động xa hội tiêu cưc trong chuôi cung ưng va

cac hanh động đa thưc hiện

GRI 414:Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội

Hướng dẫn

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo phương pháp quản trị của mình đối với đánh giá nhà cung cấp về mặt xã hội bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

Khi bao cao phương phap quản trị đối vơi chủ đê đanh gia nha cung câp vê mặt xa hội, tổ chưc bao cao cũng có thể công bố thông tin vê:

• cac hệ thống đươc sư dung để đanh gia sơ bộ cac nha cung câp mơi băng cach sư dung cac tiêu chi vê mặt xa hội, va danh sach cac tiêu chi vê mặt xa hội đươc sư dung để đanh gia sơ bộ cac nha cung câp mơi;

1. Công bố thông tin về phương pháp quản trị

Công bố thông tin phương phap quản trị la phần giải thich tường thuật vê cach ma tổ chưc quản lý một chủ đê trọng yếu, cac tac động có liên quan, va cac lơi ich va kỳ vọng hơp lý của cac bên liên quan. Bât kỳ tổ chưc nao tuyên bố răng bao cao của mình đa đươc lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đêu đươc yêu cầu bao cao phương phap quản trị của mình đối vơi môi chủ đê trọng yếu, cũng như bao cao công bố thông tin theo từng chủ đê cho những chủ đê nay.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đê đươc xac lập để sư dung cùng vơi GRI 103: Phương pháp Quản trị nhăm cung câp toan bộ công bố thông tin vê cac tac động của tổ chưc. GRI 103 nêu rõ cach bao cao phương phap quản trị va những thông tin nao cần cung câp.

Page 375: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

Công bố thông tin về phương pháp quản trịTiếp theo

• cac quy trình đươc sư dung, chẳng hạn như quy trình thẩm định, để nhận diện va đanh gia cac tac động xa hội tiêu cưc thưc tế hoặc tiêm ẩn đang kể trong chuôi cung ưng;

• cach thưc tổ chưc xac định va đặt ưu tiên cac nha cung câp đối vơi việc đanh gia tac động vê mặt xa hội;

• cac hanh động đa thưc hiện để xư lý cac tac động xa hội tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể đươc xac định trong chuôi cung ưng, va những hanh động đó có nhăm để ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc khắc phuc cac tac động nay hay không;

• cach thưc thiết lập va xac định cac kỳ vọng trong hơp đồng vơi cac nha cung câp như thế nao để thúc đẩy việc phòng ngừa, giảm nhẹ va khắc phuc cac tac động xa hội tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể, bao gồm cac chỉ tiêu va muc tiêu;

• cac nha cung câp có đươc khuyến khich va tưởng thưởng cho việc phòng ngừa, giảm nhẹ va khắc phuc cac tac động xa hội tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể hay không;

• cac thông lệ cho việc đanh gia va kiểm toan cac nha cung câp va sản phẩm, dịch vu của họ băng cach sư dung cac tiêu chi vê mặt xa hội;

• danh sach loại hình, hệ thống, phạm vi, tần suât, việc thưc hiện đanh gia va kiểm toan hiện tại, va cac phần nao trong chuôi cung ưng đa đươc chưng nhận va kiểm toan;

• cac hệ thống hiện có để đanh gia cac tac động tiêu cưc tiêm ẩn của việc châm dưt mối quan hệ vơi nha cung câp do kết quả của việc đanh gia nha cung câp vê tac động xa hội, va chiến lươc của tổ chưc nhăm giảm nhẹ cac tac động nay.

Cac tiêu chi vê mặt xa hội hoặc đanh gia nha cung câp vê tac động xa hội có thể bao gồm cac chủ đê trong phần 400 (Chủ đê Xa hội).

Cac tac động tiêu cưc có thể bao gồm cac tac động do tổ chưc gây ra hoặc góp phần gây ra, hoặc liên quan trưc tiếp đến cac hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vu của tổ chưc do cac mối quan hệ của tổ chưc vơi nha cung câp.

Cac đanh gia có thể đươc thông bao từ cac tai liệu kiểm toan, cac cuộc kiểm tra hơp đồng, cam kết hai chiêu va cơ chế tiếp nhận va giải quyết khiếu nại.

Hanh động thưc hiện để xư lý cac tac động xa hội có thể bao gồm việc thay đổi thông lệ mua sắm của tổ chưc, điêu chỉnh cac kỳ vọng vê hiệu quả hoạt động, xây dưng năng lưc, đao tạo va những thay đổi vê quy trình, cũng như việc châm dưt mối quan hệ vơi nha cung câp.

Việc đanh gia va kiểm toan cac nha cung câp va sản phẩm, dịch vu của họ băng cach sư dung cac tiêu chi vê mặt xa hội có thể đươc thưc hiện bởi chinh tổ chưc, bởi bên thư hai hoặc bên thư ba.

Page 376: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

Công bố Thông tin 414-1Cac nha cung câp mơi đa đươc đanh gia sơ bộ băng cach sư dung cac tiêu chi vê mặt xa hội

Yêu cầu báo cáo

414-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 414-1

Cac tiêu chi vê mặt xa hội có thể bao gồm cac chủ đê trong phần 400 (Chủ đê Xa hội).

Bối cảnh

Công bố thông tin nay cho cac bên liên quan biết tỷ lệ phần trăm cac nha cung câp đươc lưa chọn hoặc ký hơp đồng tuân theo cac quy trình thẩm định vê tac động xa hội.

Tổ chưc đươc nên bắt đầu thẩm định cang sơm cang tốt trong qua trình xây dưng mối quan hệ mơi vơi nha cung câp.

Có thể ngăn chặn hoặc giảm nhẹ tac động ở giai đoạn định hình hơp đồng hoặc cac thỏa thuận khac, cũng như thông qua việc hơp tac liên tuc vơi nha cung câp.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm các nhà cung cấp mới đã được đánh giá sơ bộ bằng cách sử dụng các tiêu chí về mặt xã hội.

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Page 377: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

Công bố Thông tin 414-2Cac tac động xa hội tiêu cưc trong chuôi cung ưng va cac hanh động đa thưc hiện

Yêu cầu báo cáo

414-2

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong công bố thông tin 414-2, nếu việc cung câp bối cảnh phù hơp cho cac tac động đang kể, thì tổ chưc bao cao nên chia tach thông tin theo:

2.1.1 địa điểm của nha cung câp;

2.1.2 tac động xa hội tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 414-2

Cac tac động tiêu cưc bao gồm cac tac động do tổ chưc gây ra hoặc góp phần gây ra, hoặc liên quan trưc tiếp đến cac hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vu của tổ chưc do cac mối quan hệ của tổ chưc vơi nha cung câp.

Đanh gia tac động vê mặt xa hội có thể bao gồm cac chủ đê trong phần 400 (Chủ đê Xa hội).

Cac đanh gia có thể đươc thưc hiện dưa trên kỳ vọng vê hiệu quả hoạt động theo thỏa thuận đa đươc thiết lập va truyên đạt cho cac nha cung câp trươc khi đanh gia.

Cac đanh gia có thể đươc thông tin từ cac tai liệu kiểm toan, cac cuộc kiểm tra hơp đồng, cam kết hai chiêu va cơ chế tiếp nhận va giải quyết khiếu nại.

Cac cải thiện có thể bao gồm việc thay đổi thông lệ mua sắm của tổ chưc, điêu chỉnh cac kỳ vọng vê hiệu quả hoạt động, xây dưng năng lưc, đao tạo va những thay đổi vê quy trình.

Bối cảnh

Công bố thông tin nay cho cac bên liên quan biết đươc nhận thưc của tổ chưc đối vơi cac tac động xa hội tiêu cưc thưc tế va tiêm ẩn đang kể trong chuôi cung ưng.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Số lượng nhà cung cấp được thực hiện đánh giá tác động xã hội.

b. Số lượng nhà cung cấp được nhận diện là có tác động xã hội tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể.

c. Các tác động xã hội tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể đã xác định trong chuỗi cung ứng.

d. Tỷ lệ phần trăm nhà cung cấp đã được nhận diện là có tác động xã hội tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể mà việc cải thiện đối với các tác động này đã được thống nhất theo kết quả đánh giá.

e. Tỷ lệ phần trăm nhà cung cấp đã được nhận diện là có tác động xã hội tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể mà đã được chấm dứt mối quan hệ theo kết quả đánh giá, và lý do.

Page 378: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

Cac tai liệu sau đây cung câp thông tin cho việc lập ra Tiêu chuẩn nay va có thể hữu ich trong việc hiểu va ap dung Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Liên hơp quốc (UN), 'Hương dẫn cac nguyên tắc vê kinh doanh va nhân quyên, Thưc hiện "Bảo vệ, Tôn trọng va khắc phuc" của Liên hơp quốc "Khung', năm 2011.

2. Liên hơp quốc (UN), Bảo vệ, Tôn trọng và Giải quyết: Khung kinh doanh và Nhân quyền, năm 2008.

3. Liên hơp quốc (UN), Báo cáo của Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký về Vấn đề Nhân quyền và Các Tập đoàn xuyên quốc gia và các Doanh nghiệp khác, John Ruggie, năm 2011.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

4. Hiệp ươc Toan cầu Liên hơp quốc, Hướng dẫn rút gọn về Đánh giá tác động Xung đột và Quản lý Rủi ro toàn cầu, 2002.

5. Hiệp ươc Toan cầu Liên hơp quốc va Nguyên tắc Đầu tư có Trach nhiệm (PRI), Hướng dẫn về Doanh nghiệp có Trách nhiệm trong Các Khu vực có Nguy cơ Cao và Nguy cơ Xung đột: Tài nguyên cho các Công ty và Nhà đầu tư, 2010.

Tài liệu tham khảo

Page 379: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHa Lan

Trách nhiệm pháp lý

Đươc thiết kế để hô trơ lập bao cao phat triển bên vững, tai liệu nay đa đươc biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phat triển Bên vững Toan cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vân độc đao vơi nhiêu bên liên quan bao gồm đại diện từ cac tổ chưc va người sư dung thông tin bao cao trên toan thế giơi. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI va GSSB khuyến khich tât cả cac tổ chưc sư dung Tiêu chuẩn Bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) va cac Diễn giải liên quan, nhưng việc lập va công bố bao cao dưa hoan toan hoặc một phần vao Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan hoan toan la trach nhiệm của những người lập va phat hanh bao cao. Hội động Quản trị GRI, GSSB va Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trach nhiệm đối vơi bât kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nao phat sinh trưc tiếp hoặc gian tiếp từ việc sư dung Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan trong việc lập bao cao, hoặc việc sư dung bao cao dưa trên Tiêu chuẩn GRI va cac Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tai liệu nay đươc Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyên. Việc sao chép va phân phối tai liệu nay để lây thông tin va/hoặc sư dung trong việc lập bao cao phat triển bên vững đươc cho phép ma không cần sư châp thuận trươc của GRI. Tuy nhiên, tai liệu nay hoặc bât kỳ trich dẫn nao từ tai liệu nay không đươc phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bât kỳ hình thưc nao hoặc băng bât kỳ phương tiện nao (điện tư, cơ khi, photocopy, ghi chép, hoặc cach thưc khac) cho bât kỳ muc đich khac nao ma không đươc sư cho phép trươc băng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI va biểu trưng, GSSB va biểu trưng, va Tiêu chuẩn Lập bao cao Phat triển Bên vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) la cac thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyên.

ISBN: 978-90-8866-086-3

Page 380: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 415: CHÍNH SÁCH CÔNG 2016

GRI

415

Page 381: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 415: Chính sách Công 2016

Giới thiệu 3

GRI 415: Chính sách Công 5

1. Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 415-1 Đóng góp chính trị 6

Tài liệu tham khảo 7

Nội dung

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này được ban hành bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB). Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đến [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 415: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội đặt ra yêu cầu báo cáo cho chủ đề tuân thủ về kinh tế-xã hội. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng cùng với phiên bản mới nhất của các tài liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục các thuật ngữ tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục các thuật ngữ tiêu chuẩn GRI đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu về Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 382: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 415: Chính sách Công 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những Tiêu chuẩn này được thiết kế để các tổ chức sử dụng nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Bản đầy đủ có thể được tải tại địa chỉ www.globalreporting.org/standards/. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo Phương pháp Quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 415: Chính sách Công, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’.

Giới thiệu

GRI 415: Chính sách Công là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần GRI 400 (chủ đề Xã hội).

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức được yêu cầu đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin thiết yếu về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 383: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 415: Chính sách Công 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 415 đề cập đến chủ đề chính sách công. Điều này bao gồm sự tham gia của tổ chức vào việc phát triển chính sách công, thông qua những hoạt động như vận động hành lang và đóng góp tài chính hoặc đóng góp bằng hiện vật cho các đảng phái chính trị, chính trị gia, hoặc các hoạt động chính trị.

Mặc dù tổ chức có thể hỗ trợ tích cực cho quá trình chính trị công và khuyến khích sự phát triển của chính sách công mang lại lợi ích cho xã hội nói chung, nhưng điều này cũng có thể mang lại những rủi ro liên quan đến tham nhũng, hối lộ, và ảnh hưởng không thích đáng, và những rủi ro khác.

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến chính sách công, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Page 384: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 415: Chính sách Công 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị và Công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 415-1 Đóng góp chính trị

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với chính sách công, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 415:Chính sách Công

Khuyến nghị báo cáo

1.2 Tổ chức báo cáo nên báo cáo:

1.2.1 những vấn đề quan trọng là trọng tâm của việc tham gia của tổ chức vào quá trình phát triển chính sách công và vận động hành lang;

1.2.2 quan điểm của tổ chức về những vấn đề này, và bất kỳ sự khác biệt nào giữa quan điểm vận động hành lang của tổ chức và các chính sách đã tuyên bố, các mục tiêu hoặc các quan điểm công cộng khác.

1. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị

Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đề này được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo Phương pháp Quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 385: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 415: Chính sách Công 2016

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 415-1, tổ chức báo cáo cần phải tính toán những đóng góp chính trị bằng tài chính tuân theo các quy tắc kế toán quốc gia, nếu có các quy tắc đó.

Công bố Thông tin 415-1Đóng góp chính trị

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

415-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Bối cảnh

Mục đích của công bố thông tin này là xác định hỗ trợ của tổ chức cho các hoạt động chính trị.

Công bố thông tin này có thể cho biết mức độ phù hợp của các đóng góp chính trị của tổ chức với các chính sách đã tuyên bố, các mục tiêu hoặc các quan điểm công cộng khác.

Những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hoạt động chính trị cũng có thể gây ra rủi ro tham nhũng, vì những đóng góp này có thể được sử dụng để gây ảnh hưởng quá mức đối với quá trình chính trị. Nhiều quốc gia có luật pháp thiết lập các giới hạn về số tiền mà tổ chức có thể chi cho các đảng phái chính trị và các ứng cử viên chính trị cho các mục đích vận động. Nếu tổ chức chuyển những đóng góp này gián tiếp thông qua các bên trung gian, chẳng hạn như những người vận động hành lang hoặc các tổ chức liên quan đến hoạt động chính trị, thì tổ chức có thể lách những luật đó một cách không thích đáng.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng giá trị bằng tiền của những đóng góp chính trị của tổ chức, bằng tài chính hoăc bằng hiện vật, trực tiếp và gián tiếp, theo quốc gia và ngươi nhận/ngươi thụ hương.

b. Cách ước tính giá trị bằng tiền của những đóng góp bằng hiện vật, nếu áp dụng.

Page 386: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 415: Chính sách Công 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc lập ra Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia, năm 2011.

2. Các Nguyên tắc của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 'Nguyên tắc Quản trị Doanh nghiệp G20 / OECD', năm 2015.

3. Khuyến nghị của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 'Khuyến nghị của Hội đồng về các nguyên tắc minh bạch và liêm chính trong vận động hành lang', năm 2010.

Tài liệu tham khảo

Page 387: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 415: Chính sách Công 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được soạn thảo để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan là trách nhiệm hoàn toàn của những người sản xuất ra báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-087-0

Page 388: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 416: SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN CỦA KHÁCH HÀNG 2016

GRI

416

Page 389: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

Giới thiệu 3

GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 5

1. Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 7 Công bố thông tin 416-1 Đánh giá tác động về sức khỏe và an toàn của các

loại sản phẩm hoặc dịch vụ 7 Công bố thông tin 416-2 Các vụ viêc không tuân thủ liên quan đến tác động

sức khỏe và an toàn của các sản phẩm và dịch vụ 8

Tài liệu tham khảo 9

Nội dung

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này được ban hành bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB). Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đến [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 416: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội đặt ra yêu cầu báo cáo cho chủ đề tuân thủ về kinh tế-xã hội. Bất kỳ tổ chức nào không phân biêt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng cùng với phiên bản mới nhất của các tài liêu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục các thuật ngữ tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục các thuật ngữ tiêu chuẩn GRI đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiêu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liêu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu về Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liêu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyêt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyêt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diên trước đó.

Page 390: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những Tiêu chuẩn này được thiết kế để các tổ chức sử dụng nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo từng mô-đun có liên quan với nhau. Bản đầy đủ có thể được tải tại địa chỉ www.globalreporting.org/standards/. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo Phương pháp Quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liêu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diên), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liêu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’.

Giới thiệu

GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần GRI 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin thiết yếu về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức được yêu cầu đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 391: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liêu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liêu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hê thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 416 đề cập đến chủ đề về sức khỏe và an toàn của khách hàng, bao gồm những nỗ lực mang tính hê thống của tổ chức nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe và an toàn trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc dịch vụ, và viêc tuân thủ các quy định và các bộ luật tự nguyên về các tác động sức khỏe và an toàn của khách hàng.

Những khái niêm này được nêu trong các văn kiên chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: xem phần Tài liêu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến sức khỏe và an toàn của khách hàng, và viêc tổ chức quản lý những tác động này như thế nào.

Các công bố thông tin bổ sung liên quan đến chủ đề này có thể được tìm thấy tại:

• GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu

Page 392: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 416-1 Đánh giá tác động về sức khỏe và an toàn của các loại sản phẩm hoặc dịch vụ

• Công bố thông tin 416-2 Các vụ viêc không tuân thủ liên quan đến tác động sức khỏe và an toàn của các sản phẩm và dịch vụ

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với sức khỏe và an toàn của khách hàng, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 416:Sức khỏe và An toàn của Khách hàng

1. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị

Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn theo từng chủ đề này được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo Phương pháp Quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 393: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

Hướng dẫn

Khi báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với sức khỏe và an toàn của khách hàng, tổ chức báo cáo cũng có thể cung cấp thông tin cho biết các tác động về sức khỏe và an toàn của các sản phẩm và dịch vụ có được đánh giá để cải tiến trong từng giai đoạn vòng đời sau đây hay không:

• Phát triển khái niêm sản phẩm

• Nghiên cứu và phát triển

• Chứng nhận

• Gia công và sản xuất

• Tiếp thị và quảng bá

• Lưu trữ, phân phối và cung cấp

• Sử dụng và dịch vụ

• Xử lý, tái sử dụng hoặc tái chế

Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị Tiếp

Page 394: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

Công bố Thông tin 416-1Đánh giá tác động về sức khỏe và an toàn của các loại sản phẩm hoặc dịch vụ

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

416-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 416-1

Biên pháp này giúp xác định sự tồn tại và phạm vi của những nỗ lực mang tính hê thống nhằm xử lý vấn đề sức khỏe và an toàn trong suốt vòng đời củasản phẩm hoặc dịch vụ. Khi báo cáo thông tin nêu trong Công bố thông tin 416-1, tổ chức báo cáo cũng có thể mô tả các tiêu chí dùng để đánh giá.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tỷ lệ phần trăm các loại sản phẩm hoặc dịch vụ quan trọng đã được đánh giá tác động về sức khỏe và an toàn để cải thiện.

Page 395: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

Công bố Thông tin 416-2Các vụ viêc không tuân thủ liên quan đến tác động sức khỏe và an toàn của các sản phẩm và dịch vụ

Yêu cầu báo cáo

416-2

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 416-2

Các vụ viêc không tuân thủ xảy ra trong kỳ báo cáo có thể liên quan đến những vụ viêc đã được giải quyết chính thức trong kỳ báo cáo, cho dù vụ viêc đó có xảy ra trong những giai đoạn trước kỳ báo cáo hay không.

Bối cảnh

Viêc bảo vê sức khỏe và an toàn là mục tiêu được công nhận trong nhiều quy định của quốc gia và quốc tế. Khách hàng kỳ vọng rằng các sản phẩm và dịch vụ thực

hiên chức năng dự kiến của chúng một cách thỏa đáng, và không gây ra rủi ro cho sức khỏe và an toàn. Khách hàng có quyền có các sản phẩm không nguy hại. Khi sức khỏe và sự an toàn của mình bị ảnh hưởng, khách hàng có quyền đòi bồi thường.

Công bố thông tin này đề cập đến vòng đời của sản phẩm và dịch vụ khi nó sẵn sàng để sử dụng, và vì vậy phải tuân theo các quy định và bộ luật tự nguyên liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của sản phẩm và dịch vụ.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số vụ việc không tuân thủ các quy định và/hoặc bộ luật tự nguyện về các tác động sức khỏe và an toàn của sản phẩm và dịch vụ trong kỳ báo cáo, theo:

i. các vụ việc không tuân thủ quy định dẫn đến phạt tiền hoặc xử phạt;

ii. các vụ việc không tuân thủ quy định dẫn đến bị cảnh cáo;

iii. các vụ việc không tuân thủ bộ luật tự nguyện.

b. Nếu tổ chức chưa xác định được bất kỳ hành vi không tuân thủ quy định và/hoặc bộ luật tự nguyện nào, thì chi cần báo cáo tom tăt về thực tế này là đủ.

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 416-2, tổ chức báo cáo cần phải:

2.1.1 loại trừ những vụ việc không tuân thủ mà tổ chức đã được xác định là không co lôi;

2.1.2 loại trừ những vụ việc không tuân thủ liên quan đến nhãn hiệu. Các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu được báo cáo trong Công bố thông tin 417-2 của GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu;

2.1.3 xác định tổng số các vụ việc không tuân thủ liên quan đến các sự kiện trong các kỳ trước kỳ báo cáo, nếu áp dụng.

Page 396: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

Các tài liêu sau đây cung cấp thông tin cho viêc lập ra Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong viêc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ co hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia, năm 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 397: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 416: Sức khỏe và An toàn của Khách hàng 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liêu này, được soạn thảo để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diên từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng viêc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan là trách nhiêm hoàn toàn của những người sản xuất ra báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiêm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiêt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ viêc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong viêc lập báo cáo, hoặc viêc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liêu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vê bản quyền. Viêc sao chép và phân phối tài liêu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong viêc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liêu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liêu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiên nào (điên tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiêu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-088-7

Page 398: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 417: TIẾP THỊ VÀ NHÃN HIỆU 2016

GRI

417

Page 399: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

Giới thiệu 3

GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 5

1. Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 417-1 Các yêu cầu đối với thông tin nhãn hiệu, san phâm

va dich vu 6 Công bố thông tin 417-2 Các vu việc không tuân thủ liên quan đến thông tin và

nhãn hiệu của san phâm và dich vu 7 Công bố thông tin 417-3 Các vu việc không tuân thủ liên quan đến truyền

thông tiếp thi 8

Tài liệu tham khảo 9

Nội dung

Trách nhiệm Tiêu chuân này được ban hành bởi Hội đồng Tiêu chuân Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB). Mọi ý kiến phan hồi về Tiêu chuân GRI có thể được gửi đến [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 417: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội đặt ra yêu cầu báo cáo cho chủ đề tuân thủ về kinh tế-xã hội. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dung tiêu chuân này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuân này cần phai được sử dung cùng với phiên ban mới nhất của các tài liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục các thuật ngữ tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuân này, các thuật ngữ được đinh nghĩa trong Danh muc các thuật ngữ tiêu chuân GRI đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuân này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dung sớm hơn.

Giới thiệu về Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuân khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 400: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

A. Tổng quan Tiêu chuân này là một phần của bộ Tiêu chuân Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuân GRI). Những Tiêu chuân này được thiết kế để các tổ chức sử dung nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuân GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuân theo mô-đun có liên quan với nhau. Ban đầy đủ của có thể được tai tại đia chỉ www.globalreporting.org/standards/. Có ba Tiêu chuân tổng thể áp dung cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuân GRI để báo cáo. Những Tiêu chuân này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuân chủ đề bao gồm các công bố thông tin cu thể cho chủ đề đó, và được thiết kế để sử dung cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dung để báo cáo Phương pháp Quan tri cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ ban để sử dung Tiêu chuân GRI. Mỗi phương pháp sử dung Tiêu chuân có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dung, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phai đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuân GRI có thể được sử dung như một bộ tiêu

chuân để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuân này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuân (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuân GRI sử dung Tiêu chuân này, GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Tiêu chuân GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuân, cũng có thể được sử dung để báo cáo thông tin cu thể, mà không cần lập báo cáo tuân theo Tiêu chuân. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dung Tiêu chuân GRI theo cách này đều phai bao gồm một tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’.

Giới thiệu

GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần GRI 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Nó có những thông tin thiết yếu về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức được yêu cầu đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dung Tiêu chuân GRI

GRI 101

Tiêu chuân cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quan tri

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quan tri đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuân từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuân GRI

Page 401: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuân GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thi bằng từ 'cần phai'. Yêu cầu cần phai được đặt trong ngữ canh của các khuyến nghi và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phai tuân thủ các khuyến nghi hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuân.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cu thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thi một khuyến nghi.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối canh, giai thích và ví du để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tất ca các yêu cầu áp dung để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuân GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh

Trong ngữ canh của Tiêu chuân GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 417 đề cập đến chủ đề thông tin và nhãn hiệu của san phâm và dich vu và truyền thông tiếp thi. Điều này bao gồm quyền của khách hàng được tiếp cận thông tin đầy đủ và chính xác về các tác động tích cực và tiêu cực về mặt kinh tế, môi trường và xã hội của các san phâm và dich vu mà họ tiêu dùng - từ ca khía cạnh nhãn hiệu san phâm và dich vu và khía cạnh truyền thông tiếp thi. Truyền thông tiếp thi công bằng và có trách nhiệm cũng như kha năng tiếp cận thông tin về cấu phần của san phâm, và cách sử dung và không dùng san phâm đúng cách, có thể giúp khách hàng đưa ra những lựa chọn thấu đáo. Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: xem phần Tài liệu tham khao. Các công bố thông tin trong Tiêu chuân này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đến nhãn hiệu san phâm và dich vu và truyền thông tiếp thi, và việc tổ chức quan lý những tác động này như thế nào.

Page 402: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

Tiêu chuân này bao gồm các công bố thông tin về Phương pháp Quan tri và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuân như sau:

• Công bố thông tin về Phương pháp Quan tri (phần này tham chiếu đến GRI 103)

• Công bố thông tin 417-1 Các yêu cầu đối với thông tin nhãn hiệu, san phâm và dich vu

• Công bố thông tin 417-2 Các vu việc không tuân thủ liên quan đến thông tin và nhãn hiệu của san phâm và dich vu

• Công bố thông tin 417-3 Các vu việc không tuân thủ liên quan đến truyền thông tiếp thi

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với tiếp thị và nhãn hiệu bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 417:Tiếp thị và Nhãn hiệu

1. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị

Công bố thông tin về Phương pháp Quan tri là phần giai thích tường thuật về cách mà tổ chức quan lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuân GRI đều được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quan tri của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuân từng chủ đề này được thiết kế để sử dung cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo Phương pháp Quan tri và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 403: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

Công bố Thông tin 417-1Các yêu cầu đối với thông tin nhãn hiệu, san phâm và dich vu

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

417-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Bối cảnh

Khách hàng và người dùng cuối cần những thông tin đầy đủ và dễ tiếp cận về các tác động môi trường và xã hội tích cực và tiêu cực của các san phâm và dich vu.

Những thông tin này có thể bao gồm thông tin về việc sử dung san phâm và dich vu một cách an toàn, thai bỏ san phâm, hoặc tìm nguồn cung cấp các bộ phận của san phâm. Việc tiếp cận những thông tin này giúp khách hàng đưa ra các lựa chọn mua sắm thấu đáo.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Mỗi trong số các loại thông tin sau đây có được yêu cầu trong các quy trình của tổ chức về thông tin và nhãn hiệu của sản phẩm và dịch vụ hay không:

i. Tìm nguôn cung cấp các thành phần của sản phẩm hoặc dịch vụ;

ii. Nội dung, cụ thể là liên quan đến các chất có thể gây tác tác động về mặt môi trương hoặc xã hội;

iii. Sử dụng an toàn sản phẩm hoặc dịch vụ;

iv. Thải bỏ sản phẩm và các tác động môi trương hoặc xã hội;

v. Khác (giải thich).

b. Tỷ lệ phần trăm phân loại sản phẩm hoặc dịch vụ quan trọng được đề cập và đánh giá về tuân thủ bằng những quy trình như vậy.

Page 404: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

Công bố Thông tin 417-2Các vu việc không tuân thủ liên quan đến thông tin và nhãn hiệu của san phâm và dich vu

Yêu cầu báo cáo

417-2

Công bố Thông tin

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 417-2, tổ chức báo cáo cần phải:

2.1.1 loại trừ những vụ việc không tuân thủ mà tổ chức đã được xác định là không có lỗi;

2.1.2 xác định tổng số các vụ việc không tuân thủ liên quan đến các sự kiện trong các kỳ trước kỳ báo cáo, nếu áp dụng.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 417-2

Các vu việc không tuân thủ xay ra trong kỳ báo cáo có thể liên quan đến những vu việc đã được giai quyết chính thức trong kỳ báo cáo, cho dù vu việc đó có xay ra trong những giai đoạn trước kỳ báo cáo hay không.

Bối cảnh

Cung cấp thông tin và nhãn hiệu thích hợp đối với tác động về mặt kinh tế, môi trường và xã hội có thể liên quan đến việc tuân thủ một số quy đinh, luật và bộ quy tắc. Ví du, nó có thể liên quan đến việc tuân thủ các

quy đinh, luật pháp quốc gia, và Hướng dẫn dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Nó cũng có thể liên quan đến việc tuân thủ các chiến lược về sự khác biệt thi trường và thương hiệu.

Việc trình bày và cung cấp thông tin và nhãn hiệu của san phâm và dich vu cần phai tuân thủ nhiều quy đinh và luật pháp. Việc không tuân thủ có thể cho thấy rằng quy trình và hệ thống quan lý nội bộ không đầy đủ hoặc được thực thi không hiệu qua. Các xu hướng thể hiện thông qua công bố thông tin này có thể cho biết những cai thiện hoặc giam sút trong hiệu qua kiểm soát nội bộ.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số vụ việc không tuân thủ các quy định và/hoặc bộ quy tắc tự nguyện liên quan đến thông tin nhãn hiệu, sản phẩm và dịch vụ, theo:

i. các vụ việc không tuân thủ quy định dẫn đến phạt tiền hoặc xử phạt;

ii. các vụ việc không tuân thủ quy định dẫn đến bị cảnh cáo;

iii. các vụ việc không tuân thủ bộ quy tắc tự nguyện.

b. Nếu tổ chức chưa xác định được bất kỳ hành vi không tuân thủ quy định và/hoặc bộ quy tắc tự nguyện nào, thì chi cần báo cáo tóm tắt về thực tế này là đủ.

Page 405: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

Công bố Thông tin 417-3Các vu việc không tuân thủ liên quan đến truyền thông tiếp thi

Yêu cầu báo cáo

2.2 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố Thông tin 417-3, tổ chức báo cáo cần phải:

2.2.1 loại trừ những vụ việc không tuân thủ mà tổ chức đã được xác định là không có lỗi;

2.2.2 xác định tổng số các vụ việc không tuân thủ liên quan đến các sự kiện trong các kỳ trước kỳ báo cáo, nếu áp dụng.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 417-3

Các vu việc không tuân thủ xay ra trong kỳ báo cáo có thể liên quan đến những vu việc đã được giai quyết chính thức trong kỳ báo cáo, cho dù vu việc đó có xay ra trong những giai đoạn trước kỳ báo cáo hay không.

Bối cảnh

Tiếp thi là một cách truyền thông quan trọng giữa tổ chức và khách hàng, và phai tuân theo nhiều quy đinh, luật pháp và các bộ quy tắc tự nguyện, chẳng hạn như Quy tắc quảng cáo và tiếp thị truyền thông hợp nhất của

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Tổ chức được kỳ vọng sẽ sử dung các thông lệ công bằng và có trách nhiệm trong hoạt động của mình và trong các giao dich với khách hàng. Tiếp thi công bằng và có trách nhiệm đòi hỏi tổ chức phai truyền đạt thông tin một cách minh bạch về các tác động kinh tế, môi trường và xã hội của các thương hiệu, san phâm và dich vu của mình. Tiếp thi công bằng và có trách nhiệm cũng có nghĩa là tránh đưa ra mọi tuyên bố mang tính lừa đao, không trung thực hoặc phân biệt đối xử, và không lợi dung sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu kha năng lựa chọn của khách hàng.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số vụ việc không tuân thủ các quy định và/hoặc bộ quy tắc tự nguyện liên quan đến truyền thông tiếp thị, bao gôm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ, phân loại theo:

i. các vụ việc không tuân thủ quy định dẫn đến phạt tiền hoặc xử phạt;

ii. các vụ việc không tuân thủ quy định dẫn đến bị cảnh cáo;

iii. các vụ việc không tuân thủ bộ quy tắc tự nguyện.

b. Nếu tổ chức chưa xác định được bất kỳ hành vi không tuân thủ quy định và/hoặc bộ quy tắc tự nguyện nào, thì chi cần báo cáo tóm tắt về thực tế này là đủ.

417-3

Công bố Thông tin

Page 406: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc lập ra Tiêu chuân này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dung Tiêu chuân.

Các văn kiện liên chinh phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia, năm 2011.

Các tài liệu tham khảo liên quan khác:

2. Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Quy tắc quảng cáo và tiếp thị truyền thông hợp nhất, năm 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 407: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được soạn thao để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuân Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dung thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quan tri GRI và GSSB khuyến khích tất ca các tổ chức sử dung Tiêu chuân Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuân GRI) và các Diễn giai liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuân GRI và các Diễn giai liên quan là trách nhiệm hoàn toàn của những người san xuất ra báo cáo. Hội động Quan tri GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chiu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu qua hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dung Tiêu chuân GRI và các Diễn giai liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dung báo cáo dựa trên Tiêu chuân GRI và các Diễn giai liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bao vệ ban quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dung trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dich, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ muc đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn ban của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuân Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuân GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBao lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-089-4

Page 408: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 418: QUYỀN BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG 2016

GRI

418

Page 409: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 5

1. Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 418-1 Khiêu nai có căn cứ về việc vi pham Quyền bảo mật

thông tin khách hàng và mất dữ liệu khách hàng 6

Tài liệu tham khảo 7

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này được ban hành bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB). Mọi ý kiên phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đên [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 418: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội đặt ra yêu cầu báo cáo cho chủ đề tuân thủ về kinh tê-xã hội. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loai hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đên chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng cùng với phiên bản mới nhất của các tài liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục các thuật ngữ tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục các thuật ngữ tiêu chuẩn GRI đều được gach dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyên khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu về Tiêu chuẩn này

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kêt đên các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hêt các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kêt bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kêt, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 410: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những Tiêu chuẩn này được thiêt kê để các tổ chức sử dụng nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tê, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dang một bộ các tiêu chuẩn theo mô-đun có liên quan với nhau. Bản đầy đủ của có thể được tải tai địa chỉ www.globalreporting.org/standards/. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yêu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xêp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tê), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được thiêt kê để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo Phương pháp Quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng, nêu đây là một trong những chủ đề trọng yêu của tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Tham chiêu GRI’.

Giới thiệu

GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần GRI 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin thiết yếu về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức được yêu cầu đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yêu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yêu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tê

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 411: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyên nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyên nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyên khích, nhưng không được yêu cầu. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyên nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biêt thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía canh xã hội của phát triển bền vững liên quan đên các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoat động trong đó. GRI 418 đề cập đên chủ đề Quyền bảo mật thông tin khách hàng, bao gồm mất dữ liệu khách hàng và vi pham Quyền bảo mật thông tin khách hàng. Những điều này có thể xuất phát từ việc không tuân thủ các luật, quy định hiện hành và/hoặc các tiêu chuẩn tự nguyện khác về bảo vệ Quyền bảo mật thông tin khách hàng. Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tê: xem phần Tài liệu tham khảo. Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về các tác động của tổ chức liên quan đên Quyền bảo mật thông tin khách hàng, và việc tổ chức quản lý những tác động này như thê nào.

Page 412: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị (phần này tham chiêu đên GRI 103)• Công bố thông tin 418-1 Khiêu nai có căn cứ về việc vi pham quyền bảo mật của

khách hàng và mất dữ liệu khách hàng

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với Quyền bảo mật thông tin khách hàng bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 418:Quyền bảo mật thông tin khách hàng

1. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị

Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yêu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yêu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn từng chủ đề này được thiêt kê để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo Phương pháp Quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 413: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 2016

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 418-1, tổ chức báo cáo cần phải nêu rõ nếu một số lượng đáng kể những vụ vi phạm này liên quan đến những sự cố từ các năm trước đó.

Công bố Thông tin 418-1Khiêu nai có căn cứ về việc vi pham Quyền bảo mật thông tin khách hàng và mất dữ liệu khách hàng

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

418-1

Công bố Thông tin

Hướng dẫn

Bối cảnh

Bảo vệ quyền bảo mật của khách hàng là mục tiêu nhìn chung được công nhận trong các quy định của quốc gia và các chính sách của tổ chức. Như được nêu trong Hướng dẫn dành cho Tổ chức Đa quốc gia, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tê (OECD), tổ chức được kỳ vọng sẽ ‘tôn trọng quyền bảo mật của người người tiêu dùng và có biện pháp hợp lý để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu cá nhân mà họ thu thập, lưu trữ, xử lý hoặc phổ biên’.

Để bảo vệ Quyền bảo mật thông tin khách hàng, tổ chức được kỳ vọng sẽ giới han việc thu thập dữ liệu cá nhân, thu thập dữ liệu bằng phương tiện hợp pháp, và minh bach về cách thu thập, sử dụng và bảo đảm an toàn cho dữ liệu. Tổ chức cũng được kỳ vọng sẽ không tiêt lộ hoặc sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài những mục đích đã thỏa thuận, và thông báo trực tiêp cho khách hàng mọi thay đổi trong các biện pháp hoặc chính sách bảo vệ dữ liệu.

Công bố thông tin này cung cấp đánh giá về sự thành công của các quy trình và hệ thống quản lý liên quan đên việc bảo vệ quyền bảo mật của khách hàng.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Tổng số vụ khiếu nại có căn cứ nhận được liên quan đến vi phạm Quyền bảo mật thông tin khách hàng, phân loại theo:

i. khiếu nại nhận được từ các bên bên ngoài tổ chức và được tổ chức chứng minh;

ii. khiếu nại từ các cơ quan quản lý.

b. Tổng số vụ việc rò rỉ, đánh cắp hoăc mất dữ liệu khách hàng.

c. Nếu tổ chức chưa xác định được bất ky khiếu nại có căn cứ nào, thì chỉ cần báo cáo tóm tắt về thực tế này là đủ.

Page 414: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc lập ra Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ có hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tê (OECD), Hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia, năm 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 415: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 2016

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được soan thảo để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soan bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đai diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thê giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyên khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan là trách nhiệm hoàn toàn của những người sản xuất ra báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hai nào phát sinh trực tiêp hoặc gián tiêp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-090-0

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Page 416: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

GRI 419: TUÂN THỦ VỀ KINH TẾ-XÃ HỘI 2016

GRI

419

Page 417: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội 2016

Nội dung

Giới thiệu 3

GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-xã hội 5

1. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị 52. Công bố thông tin theo từng chủ đề 6 Công bố thông tin 419-1 Không tuân thủ luật pháp và các quy định trong

lĩnh vực kinh tế và xã hội 6

Tài liệu tham khảo 7

Trách nhiệm Tiêu chuẩn này được ban hành bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB). Mọi ý kiến phản hồi về Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đến [email protected] để GSSB xem xét.

Phạm vi GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội đặt ra yêu cầu báo cáo cho chủ đề tuân thủ về kinh tế-xã hội. Bất kỳ tổ chức nào không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ở bất kỳ quốc gia nào đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này để báo cáo về những tác động liên quan đến chủ đề này.

Tài liệu tham khảo quy phạm

Tiêu chuẩn này cần phải được sử dụng cùng với phiên bản mới nhất của các tài liệu sau đây.

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 103: Phương pháp Quản trị Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Trong nội dung của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ GRI đều được gạch dưới.

Ngày hiệu lực Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu về Tiêu chuẩn

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các Tiêu chuẩn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 418: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội 2016

A. Tổng quan Tiêu chuẩn này là một phần của bộ Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI). Những Tiêu chuẩn này được thiết kế để các tổ chức sử dụng nhằm báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc dưới dạng một bộ các tiêu chuẩn theo mô-đun có liên quan với nhau. Bản đầy đủ của có thể được tải tại địa chỉ www.globalreporting.org/standards/. Có ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững:

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sởGRI 102: Công bố Thông tin chungGRI 103: Phương pháp Quản trị

Sau đó, tổ chức chọn những chủ đề trọng yếu trong các tiêu chuẩn GRI để báo cáo. Những Tiêu chuẩn này được sắp xếp thành ba phần: GRI 200 (Chủ đề Kinh tế), GRI 300 (Chủ đề Môi trường) và GRI 400 (Chủ đề Xã hội). Mỗi Tiêu chuẩn chủ đề bao gồm các công bố thông tin cụ thể cho chủ đề đó, và được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị được sử dụng để báo cáo Phương pháp Quản trị cho chủ đề.

B. Sử dụng Tiêu chuẩn GRI và đưa ra tuyên bố

Có hai phương pháp cơ bản để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Mỗi phương pháp sử dụng Tiêu chuẩn có một tuyên bố, hay tuyên bố sử dụng, tương ứng, mà tổ chức được yêu cầu phải đưa vào mọi tài liệu phát hành. 1. Tiêu chuẩn GRI có thể được sử dụng như một bộ tiêu

chuẩn để lập báo cáo phát triển bền vững tuân theo Tiêu chuẩn này. Có hai phương án để lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn (Cốt lõi hoặc Toàn diện), tùy thuộc vào mức độ công bố thông tin được bao gồm trong báo cáo. Tổ chức lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI sử dụng Tiêu chuẩn này, GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-xã hội, nếu đây là một trong những chủ đề trọng yếu của tổ chức.

2. Tiêu chuẩn GRI đã chọn, hoặc một phần nội dung của Tiêu chuẩn, cũng có thể được sử dụng để báo cáo thông tin cụ thể, mà không cần lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn. Bất kỳ tài liệu được phát hành nào sử dụng Tiêu chuẩn GRI theo cách này đều phải bao gồm một tuyên bố ‘Tham chiếu GRI’.

Giới thiệu

GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-xã hội là một Tiêu chuẩn GRI từng chủ đề trong phần GRI 400 (chủ đề Xã hội).

GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở là xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI. Phần này đưa ra thông tin thiết yếu về cách sử dụng và tham chiếu Tiêu chuẩn.

Xem Phần 3 của GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin về cách sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các tuyên bố cụ thể mà tổ chức được yêu cầu đưa vào mọi tài liệu phát hành.

GRI 103

GRI 102

Tiêu chuẩn Từng Chủ đề

Tiêu chuẩn Tổng thể

Xuất phát điểm để sử dụng Tiêu chuẩn GRI

GRI 101

Tiêu chuẩn cơ sở

Công bố Thông tin chung

Phương pháp Quản trị

Để báo cáo thông tin tổng quan về tổ chức

Báo cáo phương pháp quản trị đối với mỗi chủ đề trọng yếu

Lựa chọn trong các Tiêu chuẩn từng chủ đề để báo cáo công bố thông tin cho từng chủ đề trọng yếu

GRI 300

Môi trường

GRI 400

Xã hội

GRI 200

Kinh tế

Hình 1 Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI

Page 419: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội 2016

C. Yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn

Tiêu chuẩn GRI bao gồm: Các yêu cầu. Đây là những chỉ dẫn bắt buộc. Trong tài liệu này, các yêu cầu được trình bày bằng phông chữ đậm và được biểu thị bằng từ 'cần phải'. Yêu cầu cần phải được đặt trong ngữ cảnh của các khuyến nghị và hướng dẫn; tuy nhiên, tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị hoặc hướng dẫn để có thể tuyên bố rằng báo cáo đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn.

Khuyến nghị. Đây là những tình huống trong đó một hành động cụ thể được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Trong tài liệu này, từ ‘nên’ biểu thị một khuyến nghị.

Hướng dẫn. Những phần này bao gồm thông tin bối cảnh, giải thích và ví dụ để giúp tổ chức hiểu rõ hơn về các yêu cầu.

Tổ chức được yêu cầu tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng để có thể tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI. Xem GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở để biết thêm thông tin.

D. Bối cảnh Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, khía cạnh xã hội của phát triển bền vững liên quan đến các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội mà tổ chức hoạt động trong đó.

GRI 419 đề cập đến chủ đề tuân thủ về kinh tế xã hội. Điều này bao gồm hồ sơ tuân thủ tổng thể của tổ chức, cũng như việc tuân thủ các luật hoặc quy định cụ thể trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Tuân thủ có thể liên quan đến kế toán và gian lận thuế, tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, hoặc các vấn đề lao động, chẳng hạn như phân biệt đối xử tại nơi làm việc, và những vấn đề khác. Điều này bao gồm việc tuân thủ các tuyên bố, công ước và điều ước quốc tế, cũng như các quy định của quốc gia, bang, khu vực và địa phương.

Những khái niệm này được nêu trong các văn kiện chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: xem phần Tài liệu tham khảo.

Các công bố thông tin trong Tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin về việc tổ chức tuân thủ các luật và quy định hiện hành, và tuân thủ các văn kiện khác.

Các công bố thông tin bổ sung liên quan đến chủ đề này có thể được tìm thấy tại:

• GRI 307: Tuân thủ về Môi trường

Nếu tổ chức báo cáo đã nhận diện cả hai chủ đề này là trọng yếu, thì tổ chức có thể kết hợp các công bố thông tin của mình đối với GRI 307 và GRI 419. Ví dụ, nếu tổ chức sử dụng cùng một phương pháp để quản lý cả hai chủ đề, thì tổ chức có thể cung cấp một phần giải thích kết hợp cho Phương pháp Quản trị đó.

Page 420: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội 2016

Tiêu chuẩn này bao gồm các công bố thông tin về Phương pháp Quản trị và công bố thông tin theo từng chủ đề. Những công bố thông tin này được nêu trong Tiêu chuẩn như sau:

• Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị (phần này tham chiếu đến GRI 103)• Công bố thông tin 419-1 Không tuân thủ luật pháp và các quy định trong lĩnh

vực kinh tế và xã hội

Yêu cầu báo cáo

1.1 Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với tuân thủ về kinh tế-xã hội, bằng cách sử dụng GRI 103: Phương pháp Quản trị.

GRI 419:Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội

1. Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị

Công bố thông tin về Phương pháp Quản trị là phần giải thích tường thuật về cách mà tổ chức quản lý một chủ đề trọng yếu, các tác động có liên quan, và các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan. Bất kỳ tổ chức nào tuyên bố rằng báo cáo của mình đã được lập tuân theo Tiêu chuẩn GRI đều được yêu cầu báo cáo Phương pháp Quản trị của mình đối với mỗi chủ đề trọng yếu, cũng như báo cáo công bố thông tin theo từng chủ đề cho những chủ đề này.

Vì vậy, Tiêu chuẩn theo từng chủ đề này được thiết kế để sử dụng cùng với GRI 103: Phương pháp Quản trị nhằm cung cấp toàn bộ công bố thông tin về các tác động của tổ chức. GRI 103 nêu rõ cách báo cáo Phương pháp Quản trị và những thông tin nào cần cung cấp.

Page 421: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội 2016

Công bố Thông tin 419-1Không tuân thủ luật pháp và các quy định trong lĩnh vực kinh tế và xã hội

2. Công bố thông tin theo từng chủ đề

Yêu cầu báo cáo

419-1

Công bố Thông tin

Khuyến nghị báo cáo

2.1 Khi biên soạn thông tin nêu trong Công bố thông tin 419-1, tổ chức báo cáo nên bao gồm các hình phạt hành chính hoặc tư pháp đối với việc không tuân thủ luật pháp và/hoặc quy định trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, bao gồm:

2.1.1 các tuyên bố, công ước, và điều ước quốc tế;

2.1.2 các quy định của quốc gia, bang, khu vực và địa phương;

2.1.3 các vụ kiện chống lại tổ chức thông qua việc sử dụng cơ chế tranh chấp quốc tế hoặc cơ chế tranh chấp quốc gia do các cơ quan chính phủ giám sát.

Hướng dẫn

Hướng dẫn cho Công bố Thông tin 419-1

Thông tin liên quan cho công bố thông tin này có thể bao gồm dữ liệu đã báo cáo trong GRI 416: An toàn và Sức khỏe của Khách hàng và GRI 417: Tiếp thị và Nhãn hiệu.

Bối cảnh

Mức độ không tuân thủ trong tổ chức có thể cho biết năng lực quản trị nhằm đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức phù hợp với những tham số hiệu quả hoạt động nhất định. Trong một số trường hợp, việc không tuân thủ có thể dẫn đến nghĩa vụ khắc phục hoặc các trách nhiệm pháp lý tốn kém khác. Điểm mạnh của hồ sơ tuân thủ của tổ chức cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động hoặc khả năng có được giấy phép.

Tổ chức báo cáo cần phải báo cáo những thông tin sau đây:

a. Các khoản tiền phạt đáng kể và các hình phạt phi tiền tệ đối với hành vi không tuân thủ luật pháp và/hoặc các quy định trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, tính theo:

i. tổng giá trị bằng tiền của các khoản tiền phạt đáng kể;

ii. tổng số hình phạt phi tiền tệ;

iii. các vụ việc được đưa ra thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp.

b. Nếu tổ chức chưa xác định được bất ky hành vi không tuân thủ luật pháp và/hoặc quy định nào, thì chi cần báo cáo tom tăt về thực tế này là đủ.

c. Bối cảnh làm phát sinh các khoản tiền phạt hình phạt phi tiền tệ đáng kể.

Page 422: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội 2016

Các tài liệu sau đây cung cấp thông tin cho việc lập ra Tiêu chuẩn này và có thể hữu ích trong việc hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn.

Các văn kiện liên chính phủ co hiệu lực:

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011.

Tài liệu tham khảo

Page 423: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 GRI 419: Tuân thủ về Kinh tế-Xã hội 2016

[email protected]

GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Tài liệu này, được soạn thảo để hỗ trợ lập báo cáo phát triển bền vững, đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diễn giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan là trách nhiệm hoàn toàn của những người sản xuất ra báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diễn giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự cho phép trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-091-7

Page 424: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

DANH MỤC THUẬT NGỮ CỦA TIÊU CHUẨN GRI 2016

Page 425: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

2 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

Danh mục Thuật ngữcủa Tiêu chuẩn GRI

Các thuật ngữ và định nghĩa sau đây áp dụng trong ngữ cảnh sử dụng Tiêu chuẩn GRI để lập báo cáo phát triển bền vững.

Khi một thuật ngữ không được định nghĩa trong Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI, thì sẽ áp dụng các định nghĩa thông dụng nhất.

Trách nhiệm Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI này được Sustainability Standards Board (GSSB) ban hành để sử dụng cùng với Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI), có thể truy cập trang www.globalreporting.org/standards để tải về Bộ Tiêu Chuẩn GRI. Mọi ý kiến phản hồi về Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI có thể được gửi đến [email protected] để GSSB xem xét.

Ngày hiệu lực Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI này có hiệu lực đối với các báo cáo hoặc các tài liệu khác phát hành kể từ ngày 1 Tháng 7 năm 2018. Khuyến khích các tổ chức áp dụng sớm hơn.

Giới thiệu về Danh mục thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Lưu ý về việc sử dụng Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

Lưu ý: Tài liệu này bao gồm các siêu liên kết đến các nguồn khác. Trong hầu hết các trình duyệt, dùng phím ‘ctrl’ + bấm chuột sẽ mở ra liên kết bên ngoài trong một cửa sổ trình duyệt mới. Sau khi bấm vào một liên kết, dùng phím ‘alt’ + mũi tên trái để trở về giao diện trước đó.

Page 426: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

3Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

bên liên quan các đơn vị hoặc cá nhân có thể được kỳ vọng một cách hợp lý là sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các hoạt

động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức báo cáo, hoặc hành động của họ có thể được kỳ vọng một cách hợp lý là sẽ ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức trong việc thực hiện thành công các chiến lược của mình và đạt được các mục tiêu của mình

Lưu ý 1: Bên liên quan bao gồm, và không giới hạn ở, các đơn vị và cá nhân mà quyền của họ theo luật hoặc theo công ước quốc tế có quyền khiếu nại hợp pháp đối với tổ chức.

Lưu ý 2: Bên liên quan có thể bao gồm những người đã đầu tư vào tổ chức (ví dụ như nhân viên và cổ đông), cũng như những người có quan hệ với tổ chức (ví dụ như người lao động khác không phải là nhân viên, nhà cung cấp, các nhóm yếu thế, cộng đồng địa phương, và NGO hoặc các tổ chức xã hội dân sự khác).

bệnh nặng suy giảm sức khoe liên quan hoặc không liên quan đến nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đối với

người lao động

Lưu ý 1: Bệnh nặng cũng có thể ảnh hưởng đến gia đình của người lao động và cộng đồng của họ.

Lưu ý 2: Bệnh nặng có thể bao gồm HIV/AIDS, tiểu đường, tổn hại do căng thẳng thường xuyên (RSI), sốt rét và căng thẳng.

Lưu ý 3: Bệnh nặng có thể được báo cáo cho một loại người lao động (ví dụ như nhân viên). Điều này được nêu rõ trong công bố thông tin tương ứng trong Tiêu chuẩn GRI.

bệnh nghề nghiệp bệnh phát sinh từ một tình huống hoặc hoạt động công việc, hoặc do thương tích có liên quan đến

công việc

Lưu ý: Ví dụ về các tình huống hoặc hoạt động công việc mà có thể gây ra bệnh nghề nghiệp có thể bao gồm căng thẳng hoặc tiếp xuc thường xuyên với hóa chất độc hại.

cấp quản lý ủy ban hoặc hội đồng chịu trách nhiệm về định hướng chiến lược của tổ chức, giám sát hiệu quả cấp quản

trị và trách nhiệm giải trình của cấp quản trị đối với tổ chức lớn hơn và các bên liên quan

cấp quản trị cao nhất một nhóm chính thức gồm những người có quyền hạn tối cao trong một tổ chức

Lưu ý: Trong trường hợp cấp quản trị cao nhất có hai cấp, cần phải bao gồm cả hai cấp đó.

Công bố thông tin về phương pháp quản trị mô tả tường thuật về cách mà tổ chức quản lý các chủ đề trọng yếu của mình và các tác động có liên quan

Lưu ý: Công bố thông tin về phương pháp quản trị của tổ chức cung cung cấp bối cảnh cho thông tin đã báo cáo bằng cách sử dụng Tiêu chuẩn từng chủ đề (phần 200, 300, và 400).

cộng đồng địa phương những người hoặc nhóm người sống và/hoặc làm việc trong bất kỳ khu vực nào bị ảnh hưởng (tích cực

hoặc tiêu cực) về kinh tế, xã hội hoặc môi trường bởi các hoạt động của tổ chức.

Lưu ý: Cộng đồng địa phương có thể bao gồm những người sống bên cạnh nơi hoạt động của tổ chức và những người sống cách xa nhưng vẫn có thể phải chịu tác động của những hoạt động này.

Page 427: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

4 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

cơ chê tiêp nhận và giải quyêt khiêu nai hệ thống bao gồm các thủ tục, vai tro và quy tăc để tiếp nhận khiếu nại và đưa ra cách giải quyết

Lưu ý: Cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hiệu quả được kỳ vọng sẽ hợp pháp, dê tiếp cận, dê dự đoán, bình đẳng, minh bạch, phù hợp với các quyền, và không ngừng cải tiến. Để các cơ chế ở cấp độ hoạt động đạt được hiệu quả, chung nên dựa trên sự tham gia và đối thoại. Để xem mô tả về một trong số những tiêu chí này, hãy xem Nguyên tăc Định hướng 31 trong tài liệu của Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

cơ sơ ha tâng các cơ sở được xây dựng chủ yếu để cung cấp một dịch vụ hoặc hàng hóa công cộng thay vì mục đích

thương mại và tổ chức không tìm kiếm lợi ích kinh tế trực tiếp từ đó

Lưu ý: Ví dụ về cơ sở có thể bao gồm cơ sở cấp nước, đường xá, trường học, bệnh viện và các cơ sở khác.

chất phá hủy tâng ô-zôn (ODS) chất có chỉ số phá hủy tầng ô-zôn (ODP) lớn hơn 0 mà có thể phá hủy tầng ô-zôn bình lưu

Lưu ý: Hầu hết các chất phá hủy tầng ô-zôn (ODS) đều được kiểm soát theo ‘Nghị định thư Montreal về Chất Phá hủy Tầng Ô-zôn’ 1987 của Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP), và các bản sửa đổi nghị định thư, và bao gồm các chất chlorofluorocarbons (CFCs), hydrochlorofluorocarbons (HCFCs), halons và methyl bromide.

chê độ phúc lợi quy định Chương trình phuc lợi sau khi nghỉ làm, ngoài chương trình đóng góp vào quỹ phuc lợi nhân viên

chi phí bảo vệ môi trường chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường của tổ chức, hoặc đại diện cho tổ chức, để ngăn ngừa, giảm

bớt, kiểm soát và ghi lại các khía cạnh, tác động, và các mối nguy hại về môi trường

Lưu ý: Chi phí bảo vệ môi trường cũng bao gồm phí tổn cho việc xả thải, xử lý, vệ sinh và dọn sạch.

chỉ số đa dang chỉ số đa dạng mà tổ chức thu thập dữ liệu cho nó

Lưu ý: Ví dụ về chỉ số đa dạng có thể bao gồm tuổi, dong họ và nguồn gốc dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tính trạng khuyết tật và giới tính.

chỉ số làm nóng của trái đất (GWP) giá trị mô tả tác động bức xạ cưỡng bức của một đơn vị khí nhà kính (GHG) nhất định đối với một đơn

vị khí CO2 trong một thời gian nhất định

Lưu ý: giá trị GWP chuyển đổi dữ liệu phát thải khí nhà kính (GHG) cho các loại khí không phải CO2 thành các đơn vị tương đương với CO2.

chủ đề chủ đề kinh tế, môi trường hoặc xã hội

Lưu ý 1: Trong Tiêu chuẩn GRI, chủ đề được nhóm theo ba khía cạnh của phát triểnbền vững: kinh tế, môi trường và xã hội.

Lưu ý 2: Để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức được yêu cầu báo cáo về các chủ đề trọng yếu của mình.

Page 428: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

5Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

chủ đề trọng yêu chủ đề phản ánh tác động đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức báo cáo; hoặc có ảnh

hưởng lớn đến đánh giá và quyết định của các bên liên quan

Lưu ý 1: Để biết thêm thông tin về việc nhận diện chủ đề trọng yếu, hãy xem Nguyên tăc Báo cáo để xác định nội dung báo cáo trong GRI 101: tiêu chuẩn cơ sở.

Lưu ý 2: Để lập báo cáo tuân theo Tiêu chuẩn GRI, tổ chức được yêu cầu báo cáo về các chủ đề trọng yếu của mình.

Lưu ý 3: Chủ đề trọng yếu có thể bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các chủ đề được đề cập trong Tiêu chuẩn GRI tại phần 200, 300, và 400.

chuỗi cung ứng chuôi các hoạt động hoặc các bên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức

chuỗi giá trị Chuôi giá trị của tổ chức bao gồm các hoạt động chuyển đổi đầu vào thành đầu ra bằng cách gia tăng

giá trị. Chuôi giá trị bao gồm các đơn vị mà tổ chức có quan hệ kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp và hoặc (a) cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ góp phần vào sản phẩm hoặc dịch vụ của chính tổ chức, hoặc (b) nhận được các sản phẩm hoặc dịch vụ từ tổ chức.

Lưu ý 1: Định nghĩa này căn cứ theo Liên hợp quốc (UN), The Corporate Responsibility to Respect Human Rights: An Interpretive Guide, 2012.

Lưu ý 2: Chuôi giá trị bao hàm một phạm vi đầy đủ các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn của tổ chức, trong đó bao gồm toàn bộ vong đời của sản phẩm hoặc dịch vụ, từ khi hình thành ý tưởng đến luc sử dụng cuối cùng.

chương trình đóng góp vào quỹ phúc lợi nhân viên chương trình phuc lợi sau khi nghỉ làm là một đơn vị trả các khoản đóng góp cố định cho một đơn vị

độc lập (quỹ) và sẽ không có nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ ngầm hiểu là phải đóng góp bổ sung nữa nếu quỹ này không giữ đủ tài sản để chi trả cho toàn bộ phuc lợi của nhân viên liên quan đến quá trình làm việc của nhân viên trong giai đoạn hiện tại và trước kia

chương trình phát triển cộng đồng kế hoạch nêu chi tiết các hành động để giảm thiểu, giảm nhe, hoặc đền bù cho các tác động bất lợi về

xã hội và/hoặc kinh tế, và/hoặc nhận diện các cơ hội hoặc hành động để tăng cường tác động tích cực của dự án đối với cộng đồng

dịch vụ hành động của tổ chức nhằm đáp ứng một yêu cầu hoặc nhu cầu

dịch vụ được hỗ trợ dịch vụ cung cấp lợi ích công cộng thông qua việc thanh toán trực tiếp các chi phí hoạt động hoặc

thông qua việc bố trí nhân sự cho cơ sở hoặc dịch vụ bằng nhân viên của chính tổ chức

Lưu ý: Lợi ích công cộng cũng có thể bao gồm các dịch vụ công cộng.

Page 429: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

6 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

đánh giá định kỳ hiệu quả công việc và phát triển nghề nghiệp đánh giá dựa trên các tiêu chí mà nhân viên nhân viên và cấp trên đã biết

Lưu ý 1: Việc đánh giá này được thực hiện với sự hiểu biết của nhân viên, ít nhất môi năm một lần.

Lưu ý 2: Việc đánh giá có thể bao gồm đánh giá của cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp, hoặc một phạm vi nhân viên rộng hơn. Việc đánh giá cũng có thể có sự tham gia của nhân viên của bộ phận nhân sự.

đánh giá sơ bộ nhà cung cấp một quy trình chính thức hoặc được lập thành văn bản theo đó áp dụng một tập hợp tác tiêu chí về

hiệu quả hoạt động như một trong những yếu tố quyết định xem có nên đi đến quan hệ với nhà cung cấp hay không

đáp ứng đây đủ tài sản của chương trình mà đáp ứng hoặc vượt quá các nghĩa vụ của chương trình

điều khoản về quyền con người điều khoản cụ thể trong thoa thuận bằng văn bản xác định các kỳ vọng tối thiểu về quyền con người

trong hoạt động như một yêu cầu cho việc đầu tư

đóng góp chính trị hô trợ tài chính hoặc hô trợ bằng hiện, vật trực tiếp hoặc gián tiếp, cho các đảng phái chính trị, các đại

diện được bầu của họ hoặc những người tìm cách vào chức vụ chính trị

Lưu ý 1: Đóng góp tài chính có thể bao gồm các khoản quyên tặng, cho vay, tài trợ, tiền thuê trả trước hoặc mua vé cho các sự kiện gây quỹ.

Lưu ý 2: Đóng góp bằng hiện vật có thể bao gồm quảng cáo, sử dụng cơ sở vật chất, thiết kế và in ấn, tặng thiết bị hoặc cung cấp quyền hội viên hội đồng, việc làm hoặc công việc tư vấn cho các chính trị gia được bầu hoặc ứng cử viên vào chức vụ.

đóng góp chính trị gián tiêp hô trợ tài chính hoặc bằng hiện vật cho các đảng phái chính trị, đại diện của họ, hoặc các ứng cử viên

cho chức vụ thông qua các tổ chức trung gian như người vận động hành lang hoặc quỹ từ thiện, hoặc hô trợ cho tổ chức như tổ chức cố vấn hoặc hiệp hội thương mại liên quan hoặc ủng hộ các đảng phái hoặc sự nghiệp chính trị cụ thể

được tái chê nói tới việc thu gom, tái sử dụng, hoặc tái chế cácsản phẩm và vật liệu đóng gói sản phẩm khi hết thời

gian sử dụng

Lưu ý 1: Việc thu gom và xử lý có thể được thực hiện bởi nhà sản xuất sản phẩm hoặc nhà thầu.

Lưu ý 2: Hạng mục được tái chế có thể bao gồm các sản phẩm và vật liệu đóng gói sản phẩm được thu gom bởi tổ chức hoặc đại diện cho tổ chức; được phân ra thành nguyên liệu thô (ví dụ như thép, thủy tinh, giấy, một số loại nhựa) hoặc các thành phần; và/hoặc được sử dụng bởi tổ chức hoặc người dùng khác.

giảm phát thải khí nhà kính (GHG) giảm lượng khí thải nhà kính (GHG) hoặc hoặc tăng cường loại bo hoặc tích trữ khí nhà kính (GHG) khoi

bầu khí quyển, liên quan đến các phát thải mốc khởi điểm

Lưu ý: Tác dụng chính sẽ dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính (GHG) cũng như sẽ có một số tác dụng thứ phát. Tổng lượng căt giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của sáng kiến được định lượng là tổng số (các) tác dụng chính liên quan của sáng kiến và bất kỳ tác dụng thứ phát đáng kể nào (có thể liên quan đến việc giảm hoặc chống tăng phát thải khí nhà kính (GHG).

Page 430: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

7Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

giảm tiêu hao năng lượng phần năng lượng không con được sử dụng hoặc cần thiết để thực hiện cùng các quy trình hoặc

nhiệm vụ

Lưu ý: Giảm tiêu hao năng lượng không bao gồm việc giảm tổng tiêu thụ năng lượng từ việc giảm năng lực sản xuất hoặc thuê ngoài.

hành động tập thể chống tham nhũng sự tham gia tự nguyện vào các sáng kiến và các bên liên quan để cải thiện văn hóa và môi trường hoạt

động rộng hơn, nhằm chống tham nhũng

Lưu ý: Hành động tập thể chống tham nhũng có thể bao gồm việc hợp tác tích cực với các đồng nghiệp, chính phủ và mở rộng ra khu vực công cộng, công đoàn và các tổ chức xã hội dân sự.

hành vi chống canh tranh hành động của tổ chức hoặc nhân viên có thể dẫn đến việc câu kết với đối thủ cạnh tranh tiềm năng,

nhằm mục đích hạn chế các ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường

Lưu ý: Ví dụ về hành động chống cạnh tranh có thể bao gồm ấn định giá, thoa thuận giá thầu, hạn chế thị trường hoặc sản phẩm bán ra, áp đặt hạn ngạch theo khu vực địa lý, hoặc phân bổ khách hàng, nhà cung cấp, khu vực địa lý, và các dong sản phẩm.

hệ thống quản trị hai cấp hệ thống quản trị chỉ có ở một số khu vực pháp lý, tại đó bộ phận giám sát và bộ phận quản lý được

tách biệt hoặc tại đó pháp luật địa phương cho phép lập một ban giám sát gồm những người không giữ chức vụ điều hành để giám sát ban quản lý điều hành

hoat động có thể tác động tiêu cực hoặc đã gây tác động tiêu cực đáng kể tới cộng đồng địa phương một hoạt động, được xem xét riêng mình nó hoặc kết hợp với các đặc điểm của cộng đồng địa

phương, có thể gây tác động tiêu cực cao hơn mức trung bình, hoặc đã gây tác động tiêu cực, đối với sự lành mạnh về mặt xã hội, kinh tế và môi trường của cộng đồng địa phương

Lưu ý: Ví dụ về tác động tiêu cực đối với cộng đồng địa phương có thể bao gồm tác động đối tới sức khoe và sự an toàn của cộng đồng địa phương.

hỗ trợ tài chính lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp không phải là một giao dịch hàng hóa và dịch vụ, mà là khoản

ưu đãi hoặc thù lao cho việc đã làm, cũng như giá tài sản, hoặc các chi phí phát sinh

Lưu ý: Nhà cung cấp hô trợ tài chính không kỳ vọng lợi nhuận tài chính trực tiếp từ sự hô trợ mà mình đưa ra.

hợp đồng lao động

hợp đồng được công nhận theo luật nước sở tại, có thể bằng văn bản, bằng lời, hoặc ngầm hiểu (có nghĩa là, khi có tất cả các đặc điểm của việc tuyển dụng mà không có hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng văn bản)

Hợp đồng vô thời hạn hoặc dài hạn: Hợp đồng lao động dài hạn là hợp đồng với nhân viên, để làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian trong một giai đoạn không xác định.

Hợp đồng lao đông co thời hạn hoặc tạm thời: Hợp đồng lao động có thời hạn là hợp đồng lao động như quy định ở trên và kết thuc khi hết một khoảng thời gian cụ thể, hoặc khi đã hoàn thành công việc cụ thể có kèm theo thời gian quy định. Hợp đồng lao động tạm thời có thời hạn giới hạn và sẽ được chấm dứt khi xảy ra sự kiện cụ thể, bao gồm việc kết thuc dự án hoặc giai đoạn công việc hoặc sự trở lại của nhân viên được thay thế.

Page 431: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

8 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

kiểm soát nguy cơ bệnh tật biện pháp thực hành để tìm cách hạn chế phơi nhiêm và truyền bệnh

kỳ báo cáo khoảng thời gian cụ thể xuất hiện các thông tin báo cáo

Lưu ý: Trừ khi nêu khác đi, Tiêu chuẩn GRI yêu cầu thông tin từ kỳ báo cáo đã chọn của tổ chức.

khả năng thích ứng với công việc sự thích ứng với các yêu cầu luôn thay đổi của nơi làm việc thông qua các kỹ năng mới

khí nhà kính (GHG) khí góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính thông qua việc hấp thụ bức xạ hồng ngoại

khiêu nai có căn cứ tuyên bố bằng văn bản của cơ quan quản lý hoặc cơ quan chính thức tương tự gửi cho tổ chức theo đó

xác định việc vi phạm quyền bảo mật của khách hàng, hoặc đơn khiếu nại nộp cho tổ chức mà đã được tổ chức thừa nhận

khoản thanh toán chấm dứt hợp đồng tất cả các khoản thanh toán được thực hiện và các phuc lợi cấp cho người điều hành săp nghỉ hoặc

thành viên cấp quản lý cao nhất bị chấm dứt việc bổ nhiệm

Lưu ý: Khoản thanh toán chấm dứt hợp đồng không chỉ là các khoản thanh toán bằng tiền mà con bao gồm cả việc trao tài sản và trao các ưu đãi được đưa ra một cách tự động hoặc được đẩy nhanh liên quan đến việc cá nhân rời khoi chức vụ.

khu vực đa dang sinh học cao khu vực không thuộc đối tượng bảo hộ pháp lý nhưng được một số tổ chức chính phủ và phi chính

phủ công nhận về các đặc điểm đa dạng sinh học quan trọng

Lưu ý 1: Khu vực đa dạng sinh học cao bao gồm các môi trường sống được ưu tiên bảo tồn, thường được xác định trong các Chiến lược và Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học Quốc gia được lập theo ‘Công ước về Đa dạng sinh học’ 1992 của Liên Hợp Quốc (UN).

Lưu ý 2: Một số tổ chức bảo tồn quốc tế đã xác định được các khu vực đa dạng sinh học cao cụ thể.

khu vực được bảo tồn khu vực được bảo vệ khoi mọi nguy hại trong các hoạt động vận hành, và nơi mà môi trường duy trì

trạng thái ban đầu của nó với hệ sinh thái lành mạnh và hoạt động tốt

khu vực được bảo tồn khu vực địa lý được xác định, được quy định hoặc được quản lý để đạt được các mục tiêu bảo tồn

cụ thể

khu vực được phục hồi Khu vực đã được sử dụng hoặc bị ảnh hưởng bởi quá trình hoạt động vận hành và đã được các biện

pháp khăc phục hậu quả phục hồi môi trường về trạng thái ban đầu hoặc về trạng thái được coi là một hệ sinh thái lành mạnh và hoạt động tốt

Page 432: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

9Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

lãnh đao cấp cao thành viên đứng đầu trong bộ phận quản lý của tổ chức, bao gồm Tổng giám đốc Điều hành (CEO) và

các cá nhân báo cáo trực tiếp cho CEO hoặc cấp quản trị cao nhất

Lưu ý: Môi tổ chức xác định thành viên nào trong ban quản lý của mình làm lãnh đạo cấp cao.

lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc tất cả các công việc và dịch vụ được thực hiện do ép buộc bất kỳ người nào bằng cách đe dọa bằng

bất kỳ hình phạt nào và người đó không tự nguyện thực hiện

Lưu ý 1: Các ví dụ điển hình nhất của lao động cưỡng bức hoặc băt buộc là lao động nô lệ và lao động gán nợ, nhưng các khoản nợ cũng có thể được sử dụng làm phương tiện để băt người lao động phải lao động cưỡng bức.

Lưu ý 2: Dấu hiệu cho biết lao động cưỡng bức bao gồm giữ giấy tờ tùy thân, yêu cầu đặt cọc băt buộc, băt người lao động, đe dọa sa thải, làm việc thêm giờ mà họ không đồng ý trước đó.

Lưu ý 3: Định nghĩa này căn cứ theo Công ước 29 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Forced Labour Convention’, 1930.

loai hợp đồng lao động Toàn thời gian: ‘nhân viên toàn thời gian’ là nhân viên có số giờ làm việc theo tuần, tháng, hoặc năm

được định nghĩa theo luật của nước sở tại về thời gian làm việc (chẳng hạn như luật nước sở tại định nghĩa rằng ‘toàn thời gian’ có nghĩa là tối thiểu 9 tháng môi năm và tối thiểu 30 giờ môi tuần).

Bán thời gian: ‘Nhân viên bán thời gian’ là nhân viên có số giờ làm việc môi tuần, tháng hoặc năm ít hơn mức ‘toàn thời gian’ được định nghĩa ở trên.

luật và các quy định về môi trường các luật và quy định liên quan đến tất cả các vấn đề môi trường áp dụng cho tổ chức

Lưu ý 1: Các vấn đề về môi trường có thể bao gồm các vấn đề như khí thải, nước thải và chất thải, cũng như việc sử dụng vật liệu, năng lượng, nước và tính đa dạng sinh học.

Lưu ý 2: Luật và các quy định về môi trường cũng bao gồm các thoa thuận tự nguyện mang tính ràng buộc với các cơ quan quản lý và được lập ra để thay thế cho việc thực hiện quy định mới.

Lưu ý 3: Có thể áp dụng các thoa thuận tự nguyện nếu tổ chức trực tiếp tham gia vào thoa thuận hoặc cơ quan công quyền áp dụng thoa thuận này cho các tổ chức trong vùng lãnh thổ của mình thông qua luật hoặc quy định.

lương cơ bản số tiền cố định tối thiểu trả cho một nhân viên viên để làm việc, không bao gồm bất kỳ khoản thù lao

bổ sung nào, ví dụ như các khoản trả cho thời gian làm việc ngoài giờ hoặc tiền thưởng

lương khơi điểm khoản tiền công toàn thời gian trả cho người lao động theo phân loại việc làm thấp nhất

Lưu ý: Tiền công thực tập hoặc học nghề không được coi là lương khởi điểm.

mốc khơi điểm xuất phát điểm dùng để so sánh

Lưu ý: Trong tình huống báo cáo về năng lượng và phát thải, mốc khởi điểm là mức tiêu thụ năng lượng hoặc phát thải dự kiến khi không có bất kỳ hoạt động giảm năng lượng nào.

Page 433: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

10 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

mua bán chuyển nhượng khí nhà kính (GHG) việc mua, bán hoặc chuyển nhượng phụ cấp hoặc bù đăp phát thải khí nhà kính (GHG)

mức lương tối thiểu của vùng mức thù lao tối thiểu để sử dụng lao động, trả theo một giờ hoặc đơn vị thời gian khác, được pháp luật

cho phép

Lưu ý: Một số quốc gia có nhiều mức tiền công tối thiểu, chẳng hạn như theo bang, theo tỉnh hoặc theo phân loại việc làm.

năm mốc mốc đo lường lịch sử (ví dụ 1 năm nào đó) mà dựa vào đó một số liệu đo lường được theo dõi theo

thời gian

ngành phân khu của một nền kinh tế, xã hội hoặc lĩnh vực hoạt động, được xác định trên cơ sở một số đặc

điểm chung

Lưu ý: Phân loại ngành có thể bao gồm các phân loại như khu vực công cộng hoặc tư nhân, và các phân loại riêng theo ngành như ngành giáo dục, công nghệ hoặc tài chính.

ngày công bị mất thời gian (‘ngày’) không thể làm việc (và vì vậy ‘bị mất’) do hậu quả của việc một hoặc nhiều người lao

động không thể thực hiện công việc thông thường của mình do bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn

Lưu ý: Trở lại làm công việc thay thế hoặc làm nhiệm vụ hạn chế tại cùng tổ chức không được tính là ngày công bị mất.

nghỉ thai sản ngày nghỉ cấp cho nhân viên nam giới và phụ nữ khi có sự ra đời của một đứa trẻ

nguồn năng lượng có thể tái tao nguồn năng lượng có thể được bổ sung trong một khoảng thời gian ngăn thông qua các chu trình sinh

thái hoặc quy trình nông nghiệp

Lưu ý: Nguồn năng lượng có thể tái tạo có thể bao gồm địa nhiệt, gió, năng lượng mặt trời, khí hydro, và sinh khối.

nguồn năng lượng không thể tái tao nguồn năng lượng không thể được bổ sung, tái tạo, phát triển hoặc tạo ra trong một khoảng thời gian

ngăn thông qua các chu trình sinh thái hoặc quy trình nông nghiệp

Lưu ý: nguồn năng lượng không thể tái tạo có thể bao gồm nhiên liệu chưng cất từ dầu mo hoặc dầu thô, ví dụ như xăng, nhiên liệu diesel, nhiên liệu máy bay và dầu sưởi ấm; khí thiên nhiên, như khí nén thiên nhiên (CNG) và khí thiên nhiên hóa long (LNG); nhiên liệu chiết xuất từ quá trình xử lý khí thiên nhiên và tinh chế dầu mo, như butan, propan và khí dầu mo hóa long (LPG); than đá; và điện hạt nhân.

Nguyên tắc Báo cáo khái niệm mô tả kết quả mà báo cáo được kỳ vọng đạt được, và hướng dẫn việc đưa ra các quyết định

trong suốt quá trình báo cáo về nội dung hoặc chất lượng báo cáo

Page 434: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

11Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

người bản địa người bản địa thường được xác định là:

• người thuộc dân tộc thiểu số ở các quốc gia độc lập mà tình trạng kinh tế, văn hóa và xã hội của

họ làm cho họ khác biệt với với các phần khác của cộng đồng quốc gia, và tình trạng của họ được quy định toàn bộ hoặc một phần bởi các tập quán hoặc truyền thống riêng hoặc bởi các quy định

hoặc luật pháp đặc biệt;

• những người ở các quốc gia độc lập được coi là bản địa do họ xuất thân từ các quần thể sinh sống ở quốc gia hoặc khu vực địa lý có quốc gia đó, tại thời điểm xâm lược hoặc thực dân hóa hoặc hình thành biên giới quốc gia hiện nay và là những người, bất kể tình trạng pháp lý, vẫn giữ lại

một số hoặc tất cả các hình thái tổ chức xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị riêng.

Lưu ý: Định nghĩa này lấy từ Công ước 169 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Indigenous and Tribal Peoples Convention’, 1991.

người lao động người thực hiện công việc

Lưu ý 1: Thuật ngữ ‘người lao động’ bao gồm, nhưng không giới hạn ở, nhân viên.

Lưu ý 2: Các ví dụ khác về người lao động bao gồm thực tập sinh, người học nghề, người tự doanh và những người làm việc cho các tổ chức không phải là tổ chức báo cáo, ví dụ như làm việc cho nhà cung cấp.

Lưu ý 3: Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, có một số trường hợp nêu rõ liệu có phải sử dụng một tập hợp con người lao động cụ thể hay không.

người lao động vắng mặt người lao động không có mặt để làm việc vì không đủ khả năng do bất kỳ lý do nào, không chỉ do hậu

quả của thương tích hoặc bệnh tật liên quan đến công việc

Lưu ý: Người lao động văng mặt không tính các trường hợp văng mặt được phép như nghỉ lê, nghỉ để đi học, nghỉ thai sản hoặc nghỉ khi mới làm cha, và nghỉ vì việc riêng.

nhà cung cấp tổ chức hoặc cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng trong chuôi cung ứng của tổ

chức báo cáo

Lưu ý 1: Một điểm đặc trưng nữa của nhà cung cấp là mối quan hệ thương mại thực sự, trực tiếp hoặc gián tiếp, với tổ chức.

Lưu ý 2: Ví dụ về nhà cung cấp có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

• Nhà môi giới: Các cá nhân hoặc tổ chức mua bán sản phẩm, dịch vụ hoặc tài sản cho những người khác, bao gồm cả các cơ quan cung ứng lao động theo hợp đồng

• Nhà tư vấn: Các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ và lời khuyên chuyên môn trên cơ sở chuyên nghiệp và thương mại được pháp luật công nhận; Nhà tư vấn được pháp luật công nhận là dạng tự doanh hoặc được pháp luật công nhận là nhân viên của tổ chức khác.

• Nhà thầu: Các cá nhân hoặc tổ chức làm việc tại địa điểm hoặc ngoài địa điểm thay mặt cho

tổ chức. Nhà thầu có thể trực tiếp thuê tuyển chính người lao động của mình hoặc thuê nhà thầu phụ hoặc nhà thầu độc lập.

• Nhà phân phối: Đại lý cung cấp sản phẩm cho những người khác.

• Bên nhận nhượng quyền thương mại hoặc người được cấp phép: Các cá nhân hoặc tổ chức

được tổ chức báo cáo nhượng quyền thương mại hoặc cấp giấy phép. Các nhượng quyền thương mại và giấy phép cho phép các hoạt động thương mại đã xác định, chẳng hạn như sản xuất và bán sản phẩm.

Page 435: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

12 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

• Người lao động tại nhà: Người thực hiện công việc ở nhà hoặc ở các cơ sở khác do họ lựa

chọn, không phải là nơi làm việc của người sử dụng lao động, để nhận thù lao và cho ra kết quả là một sản phẩm hoặc dịch vụ như được chỉ định bởi người sử dụng lao động, bất luận ai là người cung cấp thiết bị, vật liệu hoặc các nguyên liệu đầu vào được sử dụng khác.

• Nhà thầu độc lập: Các cá nhân hoặc tổ chức làm việc cho một tổ chức, một nhà thầu hoặc một nhà thầu phụ.

• Nhà chế tạo: Các cá nhân hoặc tổ chức tạo ra sản phẩm để bán.

• Nhà sản xuất chính: Các cá nhân hoặc tổ chức trồng, thu hoạch hoặc chiết xuất các nguyên

liệu thô.

• Nhà thầu phụ: Các cá nhân hoặc tổ chức làm việc tại địa điểm hoặc ngoài địa điểm thay mặt

cho tổ chức, có mối quan hệ hợp đồng trực tiếp với một nhà thầu hoặc nhà thầu phụ chứ không nhất thiết là với tổ chức. Nhà thầu phụ có thể trực tiếp thuê tuyển chính nhân viên của mình hoặc thuê nhà thầu độc lập.

• Đại lý bán buôn: Các cá nhân hoặc tổ chức bán sản phẩm với số lượng lớn cho những người bán lẻ.

nhà cung cấp địa phương tổ chức hoặc người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức báo cáo ở trong cùng một thị trường

địa lý với tổ chức báo cáo (có nghĩa là, không có khoản thanh toán xuyên quốc gia nào được thực hiện cho nhà cung cấp)

Lưu ý: Định nghĩa địa lý của thuật ngữ ‘địa phương’ có thể bao gồm cộng đồng xung quanh nơi hoạt động, một khu vực nằm trong phạm vi quốc gia hoặc một quốc gia.

nhân viên cá nhân có mối quan hệ việc làm với tổ chức, theo luật pháp quốc gia hoặc việc áp dụng luật

nhân viên an ninh các cá nhân được tuyển dụng cho mục đích bảo vệ tài sản của tổ chức; kiểm soát đám đông; phong

chống mất mát; và hộ tống người, hàng hóa và những thứ có giá trị

nhóm thiểu số trong xã hội nhóm dân số, do mối tương quan số dân của nhóm này trong một xã hội nhất định, có ít cơ hội thể

hiện nhu cầu và quan điểm kinh tế, xã hội, chính trị của mình

Lưu ý: Các nhóm cụ thể được bao gồm trong định nghĩa này không thống nhất đối với mọi tổ chức. Tổ chức nhận diện các nhóm liên quan dựa trên bối cảnh hoạt động của mình.

nhóm yêu thê một tập hợp hoặc tập hợp con gồm những người có điều kiện hoặc đặc điểm cụ thể về thể chất, xã

hội, chính trị hoặc kinh tế nào đó khiến cho nhóm có nguy cơ phải chịu gánh nặng cao hơn, hoặc có nguy cơ phải chịu gánh nặng không cân xứng của các tác động về mặt xã hội, kinh tế hoặc môi trường do hoạt động của tổ chức gây ra

Lưu ý 1: Các nhóm yếu thế có thể bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên, người cao tuổi, người khuyết tật, cựu chiến binh, người bị di tản trong nội địa quốc gia, người tị nạn hoặc người tị nạn hồi hương, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người bản địa và các dân tộc thiểu số.

Lưu ý 2: Tính chất dê bị tổn thương và các tác động có thể khác nhau theo giới tính.

Page 436: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

13Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

Pham vi của phát thải khí nhà kính (GHG) phân loại các ranh giới hoạt động nơi phát thải khí nhà kính (GHG) xảy ra

Lưu ý 1: Phạm vi phân loại các loại phát thải khí nhà kính (GHG) là do tổ chức tự tạo ra hay là do các tổ chức khác có liên quan tạo ra, ví dụ như các nhà cung cấp điện hoặc các công ty kho vận.

Lưu ý 2: Có ba phân loại phạm vi: Phạm vi 1, Phạm vi 2 và Phạm vi 3.

Lưu ý 3: Việc phân loại Phạm vi căn cứ theo Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD), ‘GHG Protocol Corporate Accounting and Reporting Standard’, Bản Sửa đổi, 2004.

Pham vi chủ đề mô tả về nơi phát sinh tác động cho một chủ đề trọng yếu, và sự liên quan của tổ chức đến các tác

động đó

Lưu ý: Phạm vi chủ đề khác nhau dựa trên các chủ đề được báo cáo.

phát thải khí CO2 nguồn gốc sinh vật phát thải khí CO2 do đốt cháy hoặc phân hủy sinh học của sinh khối

phát thải khí đáng kể phát thải khí được quy định theo các công ước quốc tế và/hoặc luật hoặc quy định quốc gia

Lưu ý: Phát thải khí đáng kể bao gồm cả những luật hoặc quy định được liệt kê trong giấy phép môi trường cấp cho các hoạt động của tổ chức.

phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiêp khác (Pham vi 3) phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp không được bao gồm trong phát thải khí nhà kính (GHG) gián

tiếp từ năng lượng (Phạm vi 2), xảy ra bên ngoài tổ chức, bao gồm cả phát thải thượng nguồn và hạ nguồn

phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiêp (Pham vi 1) phát thải khí nhà kính(GHG) từ các nguồn do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát

Lưu ý 1: Nguồn khí nhà kính (GHG) là bất kỳ đơn vị vật lý hoặc quy trình nào thải khí nhà kính (GHG) vào không khí.

Lưu ý 2: Phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1) có thể bao gồm phát thải CO2 do tiêu thụ nhiên liệu.

phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiêp (Pham vi 2) phát thải khí nhà kính (GHG) phát sinh từ quá trình phát điện mua hoặc thu được, sưởi ấm, làm mát, và

từ lượng hơi nước do tổ chức tiêu thụ

phát triển bền vững/tính bền vững sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của

các thế hệ tương lai

Lưu ý 1: Phát triển bền vững bao hàm ba khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội.

Lưu ý 2: Phát triển bền vững nói tới các lợi ích về mặt môi trường và xã hội rộng hơn so với lợi ích của các tổ chức cụ thể.

Lưu ý 3: Trong Tiêu chuẩn GRI, thuật ngữ ‘tính bền vững’ và ‘phát triển bền vững’ được dùng thay thế cho nhau.

Page 437: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

14 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

phân biệt đối xử hành động và kết quả của việc đối xử với người khác một cách bất bình đẳng bằng áp đặt những gánh

nặng không bình đẳng hoặc từ chối quyền lợi thay vì đối xử với môi người một cách công bằng dựa trên công lao cá nhân

Lưu ý: Phân biệt đối xử cũng có thể bao gồm cả quấy rối, nghĩa là lời bình phẩm hoặc hành động không được hoan nghênh, hoặc sẽ có căn cứ để thấy là không được hoan nghênh, đối với người mà những lời bình phẩm và hành động đó hướng đến.

phân loai nhân viên phân chia nhân viên theo cấp bậc (quản lý cao cấp, quản lý trung cấp) và chức năng công việc

(kỹ thuật, hành chính, sản xuất)

Lưu ý: Thông tin này lấy từ hệ thống nhân sự của chính tổ chức.

phân loai sản phẩm hoặc dịch vụ nhóm các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan, có cùng một tập hợp các đặc điểm chung được quản lý,

đáp ứng các nhu cầu cụ thể của thị trường được chọn

phúc lợi lợi ích trực tiếp được cấp theo hình thức đóng góp tài chính, dịch vụ chăm sóc được tổ chức trả tiền,

hoặc khoản bồi hoàn cho các chi phí mà nhân viên phải chịu

Lưu ý: Các khoản tiền trả do dư thừa người lao động vượt quá và cao hơn mức tối thiểu theo luật định, tiền lương khi tạm nghỉ việc, phuc lợi thương tích lao động trả thêm, trợ cấp cho người con sống, và quyền nghỉ có trả lương thêm cũng có thể được bao gồm trong phuc lợi.

phúc lợi tiêu chuẩn phuc lợi thường cung cấp cho phần lớn các nhân viên toàn thời gian

Lưu ý: Phuc lợi tiêu chuẩn không nhất thiết phải cung cấp cho riêng từng nhân viên toàn thời giancủa tổ chức. Mục đích lập báo cáo về phuc lợi tiêu chuẩn là để công bố những gì nhân viên toàn thời gian có thể kỳ vọng một cách hợp lý.

phương pháp xử lý chất thải phương pháp xử lý hoặc thải bo chất thải

Lưu ý: Phương pháp xử lý chất thải có thể bao gồm ủ phân, tái sử dụng, tái chế, thu hồi, tiêu huy, chôn lấp, bơm giếng sâu và cất trữ tại địa điểm.

quyền bảo mật của khách hàng quyền của khách hàng đối với sự riêng tư

Lưu ý 1: Quyền bảo mật của khách hàng bao gồm các vấn đề như bảo vệ dữ liệu; sử dụng thông tin hoặc dữ liệu chỉ cho mục đích dự định ban đầu, trừ khi có thoa thuận cụ thể khác; nghĩa vụ tuân thủ tính bảo mật; và việc bảo vệ thông tin hoặc dữ liệu khoi bị đánh căp hoặc sử dụng sai.

Lưu ý 2: Khách hàng bao gồm cả khách hàng sử dụng cuối cùng (người tiêu dùng) cũng như các khách hàng trong quan hệ kinh doanh.

rà soát về quyền con người quy trình đánh giá chính thức hoặc được lập thành văn bản theo đó xác định tập hợp các tiêu chí thực

hiện quyền con người

Page 438: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

15Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

sản phẩm đồ vật hoặc chất được cung cấp để bán hoặc là một phần trong dịch vụ do một tổ chức cung cấp

sáng kiên bảo toàn và sử dụng hiệu quả năng lượng các sửa đổi về tổ chức hoặc công nghệ cho phép thực hiện quy trình hoặc nhiệm vụ đã xác định theo

cách tiêu tốn ít năng lượng hơn

Lưu ý: sáng kiến bảo toàn và sử dụng hiệu quả năng lượng bao gồm xác lập lại quy trình, chuyển đổi và nâng cấp thiết bị, ví dụ như chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hoặc loại bo việc sử dụng năng lượng không cần thiết nhờ thay đổi hành vi.

sự cố tràn tình huống một chất độc hại vô tình tràn ra ngoài có thể ảnh hưởng đến sức khoe con người, đất đai,

cây cối, nguồn nước, và nước ngầm

sự cố tràn đáng kể sự cố tràn được thể hiện trong báo cáo tài chính của tổ chức, ví dụ như do trách nhiệm pháp lý phát

sinh, hoặc được tổ chức ghi lại là sự cố tràn

tác động trong Tiêu chuẩn GRI, trừ khi được nêu khác, ‘tác động’ nói tới ảnh hưởng của một tổ chức lên nền kinh

tế, môi trường và/hoặc xã hội, mà chung có thể cho thấy sự đóng góp (tích cực hoặc tiêu cực) của tổ chức đối với phát triển bền vững

Lưu ý 1: Trong Tiêu chuẩn GRI, thuật ngữ ‘tác động’ có thể nói tới các tác động tích cực, tiêu cực, thực tế, tiềm tàng, trực tiếp, gián tiếp, ngăn hạn, dài hạn, chủ định, hoặc không chủ định.

Lưu ý 2: Tác động lên nền kinh tế, môi trường, và/hoặc xã hội cũng có thể liên quan đến hậu quả đối với chính tổ chức. Ví dụ, tác động lên nền kinh tế, môi trường, và/hoặc xã hội có thể dẫn đến những hậu quả đối với mô hình kinh doanh, danh tiếng, hoặc khả năng của tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu của mình.

tác động đáng kể đên đa dang sinh học tác động có thể ảnh hưởng bất lợi đến tính toàn ven của khu vực hoặc vùng địa lý, một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp, bằng sự thay đổi đáng kể các đặc điểm, cấu truc và chức năng sinh thái trên toàn bộ khu vực và trong thời gian dài, khiến cho không thể duy trì môi trường sống, cấp độ quần thể và các loài cụ thể vốn làm cho môi trường sống trở nên quan trọng

Lưu ý 1: Ơ cấp độ loài, tác động đáng kể làm giảm dân số hoặc thay đổi quá trình phân phối khiến cho quá trình lựa chọn tự nhiên (sinh sản hoặc nhập cư từ các khu vực không bị ảnh hưởng) không thể trở lại mức trước đây trong một vài thế hệ.

Lưu ý 2: Tác động đáng kể cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên thương mại hoặc sinh kế đến mức độ mà tình trạng sức khoe của người dùng bị ảnh hưởng trong dài hạn.

tổng lượng nước đâu vào tổng lượng nước lấy vào trong ranh giới của tổ chức từ tất cả các nguồn cho bất kỳ mục đích sử dụng

nào trong toàn bộ kỳ báo cáo

Lưu ý: Nguồn nước đầu vào có thể bao gồm cả nước mặt, nước ngầm, nước mưa và nguồn cấp nước đô thị.

Page 439: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

16 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

tổng thù lao hàng năm thù lao được cấp trong một năm

Lưu ý: Tổng thù lao hàng năm có thể bao gồm các khoản thù lao như lương, tiền thưởng, thưởng cổ phiếu, thưởng quyền mua cổ phiếu, thù lao theo chương trình ưu đãi phi cổ phần, thay đổi giá trị lương hưu và thu nhập từ thù lao không theo tiêu chuẩn trả sau, và tất cả các thù lao khác.

tuân hoàn và tái sử dụng nước hành động xử lý nước đã qua sử dụng và nước thải qua một chu trình khác trước khi xả vào nơi xử lý

cuối cùng và thải ra môi trường

Lưu ý: Tuần hoàn và tái sử dụng nước có thể bao gồm việc nước thải được tuần hoàn trở lại trong cùng một quy trình hoặc sử dụng nước tuần hoàn cao hơn trong chu trình xử lý; nước thải được tuần hoàn và tái sử dụng trong một quy trình khác nhưng trong cùng một cơ sở; và nước thải được tái sử dụng ở một cơ sở khác của tổ chức.

tự do lập hội/ quyền tham gia công đoàn quyền của chủ lao động và người lao động được lập, tham gia và vận hành các tổ chức của riêng họ mà

không cần sự cho phép hoặc sự can thiệp của nhà nước hoặc bất kỳ đơn vị nào khác

tử vong liên quan đên công việc người lao động chết trong kỳ báo cáo hiện tại, do bệnh nghề nghiệp hoặc thương tích phải chịu đựng

hoặc măc phải trong khi đang thực hiện công việc do tổ chức kiểm soát hoặc công việc đang được thực hiện tại nơi làm việc do tổ chức kiểm soát

Lưu ý 3: Tử vong có liên quan đến công việc có thể được báo cáo cho một loại người lao động (ví dụ như nhân viên). Điều này được nêu rõ trong công bố thông tin tương ứng trong Tiêu chuẩn GRI.

tương đương CFC- 11 (trichlorofluoromethane) số đo dùng để so sánh các loại chất dựa trên chỉ số tương đối phá hủy tầng ô-zôn (ODP)

Lưu ý: Mức tham chiếu 1 là chỉ số phá hủy tầng ô-zôn của CFC-11 (trichlorofluoromethane) và CFC-12 (dichlorodifluoromethane).

tương đương CO2 đơn vị đo dùng để so sánh mức phát thải của nhiều loại khí nhà kính (GHG) khác nhau dựa trên chỉ số

làm nóng trái đất (GWP)

Lưu ý: CO2 tương đương của một loại khí được xác định bằng cách nhân số tấn khí với GWP tương ứng.

tỷ lệ bệnh nghề nghiệp tần suất măc các bệnh nghề nghiệp trong mối tương quan với với tổng thời gian làm việc của tất cả

người lao động trong kỳ báo cáo

Lưu ý: Ty lệ bệnh nghề nghiệp có thể được tính toán cho một loại người lao động cụ thể (ví dụ như nhân viên). Điều này được nêu rõ trong công bố thông tin tương ứng trong Tiêu chuẩn GRI.

tỷ lệ ngày công bị mất tác động của tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp phản ánh qua thời gian nghỉ việc của người lao động bị

ảnh hưởng

Lưu ý 1: Ty lệ ngày công bị mất được tính bằng cách so sánh tổng ngày công bị mất với tổng số giờ làm việc theo lịch của người lao động trong kỳ báo cáo.

Lưu ý 2: Ty lệ ngày công bị mất có thể được tính toán cho một loại người lao động cụ thể (ví dụ như nhân viên). Điều này được nêu rõ trong công bố thông tin tương ứng trong Tiêu chuẩn GRI.

Page 440: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

17Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

tỷ lệ thôi việc những nhân viên tự nguyện rời khoi tổ chức do miên nhiệm, nghỉ hưu hoặc tử vong trong thời kỳ

làm việc

tỷ lệ thương tích tần suất xảy ra thương tích, trong mối tương quan với tổng thời gian làm việc của người lao động

trong kỳ báo cáo

Lưu ý: Ty lệ thương tích có thể được tính toán cho một loại người lao động cụ thể (ví dụ như nhân viên). Điều này được nêu rõ trong công bố thông tin tương ứng trong Tiêu chuẩn GRI.

tỷ lệ vắng mặt cách tính số ngày văng mặt thực tế không làm việc, được tính bằng ty lệ phần trăm của tổng số ngày

làm việc theo lịch của người lao động trong cùng khoảng thời gian đó

Lưu ý: Ty lệ văng mặt có thể được tính toán cho một loại người lao động cụ thể (ví dụ như nhân viên). Điều này được nêu rõ trong công bố thông tin tương ứng trong Tiêu chuẩn GRI.

tham nhũng ‘sự lạm dụng quyền lực được giao để thu lợi cá nhân’,1 , có thể do cá nhân hoặc tổ chức gây ra

Lưu ý: Trong Tiêu chuẩn GRI, tham nhũng bao gồm những hành động như hối lộ, tiền bôi trơn, gian lận, tống tiền, câu kết và rửa tiền. Tham nhũng con bao gồm cả hành vi đưa hoặc nhận bất kỳ món quà, khoản vay, phí, phần thưởng, hoặc lợi thế nào khác cho hoặc từ bất kỳ người nào để xui khiến làm điều gì đó không trung thực, bất hợp pháp, hoặc vi phạm long tin trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.2 Điều này có thể bao gồm tiền mặt hoặc lợi ích bằng hiện vật, chẳng hạn như hàng hóa, quà tặng và các kỳ nghỉ miên phí hoặc các dịch vụ cá nhân đặc biệt được cung cấp để đạt được lợi thế không chính đáng hoặc có thể gây ra áp lực tinh thần để nhận được lợi thế như vậy.

thay đổi hoat động đáng kể thay đổi đối với mô hình hoạt động của tổ chức mà có khả năng gây tác động tích cực hoặc tiêu cực

đáng kể đối với người lao động thực hiện hoạt động của tổ chức

Lưu ý: thay đổi hoạt động đáng kể có thể bao gồm tái cơ cấu, thuê ngoài, đóng cửa, mở rộng, mở mới, tiếp quản, bán toàn bộ hoặc một phần tổ chức, hoặc sáp nhập.

Thẩm định

Trong ngữ cảnh của Tiêu chuẩn GRI, ‘thẩm định’ là quá trình nhận diện, phong ngừa, giảm thiểu và giải thích cho cách mà tổ chức đề cập đến các tác động đã xảy ra và có thể xảy ra của mình.

Lưu ý: Định nghĩa này căn cứ theo Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia, 2011, và Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011.

thỏa thuận chính thức văn bản mà cả hai bên cùng ký vào, tuyên bố thống nhất trong việc tuân theo những gì nêu trong

văn bản

Lưu ý: Ví dụ, thoa thuận chính thức có thể bao gồm thoa thuận thương lượng tập thể ở cấp địa phương, hoặc thoa thuận khung ở cấp quốc gia hoặc quốc tế.

1 Tổ chức Minh bạch Quốc tế 2 Những định nghĩa này dựa trên tài liệu của ‘Business Principles for Countering Bribery’, Tổ chức Minh bạch quốc tế, 2011.

Page 441: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

18 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

thông tin nhãn hiệu, sản phẩm và dịch vụ thông tin và nhãn hiệu được dùng đồng nghĩa và mô tả thông tin truyền đạt cùng với sản phẩm hoặc

dịch vụ, mô tả đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ đó

thu hồi việc hoàn trả khoản thù lao đã nhận trước đây mà người điều hành được yêu cầu trả cho chủ lao động

của mình trong trường hợp không đáp ứng được một số điều kiện việc làm hoặc đạt được một số mục tiêu nào đó

thù lao lương cơ bản cộng thêm các khoản bổ sung trả cho người lao động

Lưu ý: Ví dụ về các khoản bổ sung trả cho người lao động bao gồm các khoản dựa trên thâm niên, tiền thưởng bao gồm tiền mặt và vốn cổ phần như cổ phiếu và cổ phần, các khoản tiền phuc lợi, phụ cấp ngoài giờ, thời gian con nợ và bất kỳ khoản phụ cấp bổ sung nào, ví dụ như phụ cấp đi lại, sinh hoạt và chăm sóc trẻ em.

thực hành độc quyền và chống độc quyền hành động của tổ chức có thể dẫn đến sự câu kết nhằm dựng nên các rào cản đối với với việc gia nhập

ngành, hoặc hành động câu kết khác nhằm ngăn cản cạnh tranh khác

Lưu ý: Ví dụ về hành động câu kết có thể bao gồm thực hành kinh doanh không lành mạnh, lạm dụng vị thế thị trường, các-ten, sáp nhập để chống cạnh tranh, và ấn định giá.

thương lượng tập thể tất cả các cuộc đàm phán diên ra giữa một bên là một hoặc nhiều chủ lao động hoặc tổ chức của chủ

lao động, và một bên là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động (công đoàn), nhằm xác định các điều kiện làm việc và điều kiện tuyển dụng hoặc để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động

Lưu ý 1: Các thoa ước tập thể có thể ở cấp độ tổ chức; ở cấp độ ngành, tại những nước có thông lệ như vậy; hoặc ở cả hai cấp độ.

Lưu ý 2: Thoa ước tập thể có thể bao hàm các nhóm người lao động cụ thể; ví dụ, những người thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó hoặc làm việc ở một địa điểm cụ thể nào đó.

Lưu ý 3: Định nghĩa này dựa trên về Xuc tiến thương lượng tập thể năm 1981 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 1981.

thương tích thương tích không gây tử vong hoặc gây tử vong nảy sinh từ hoặc trong quá trình làm việc.

trẻ em người dưới 15 tuổi hoặc dưới độ tuổi hoàn thành chương trình giáo dục băt buộc, tùy theo tuổi nào

cao hơn

Lưu ý 1: Có thể có ngoại lệ ở một số nước có nền kinh tế và cơ sở giáo dục chưa hoàn thiện và có thể áp dụng độ tuổi tối thiểu là 14. Những quốc gia ngoại lệ này được quy định bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để đáp lại việc áp dụng đặc biệt của quốc gia có liên quan và có tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện cho chủ lao động và người lao động.

Lưu ý 2: Công ước 138 Quy định độ tuổi tối thiểu cho người lao động, của ILO năm 1973, đề cập đến cả lao động trẻ em và người lao động vị thành niên.

Page 442: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

19Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

truyền thông tiêp thị sự kết hợp các chiến lược, hệ thống, phương pháp và hoạt động được tổ chức sử dụng để quảng bá

danh tiếng, thương hiệu, sản phẩm, và dịch vụ của mình tới đối tượng mục tiêu

Lưu ý: truyền thông tiếp thị có thể bao gồm các hoạt động như quảng cáo, bán hàng cá nhân, quảng bá, quan hệ công chung, truyền thông xã hội và tài trợ.

vật liệu có thể tái tao vật liệu có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên phong phu được bổ sung nhanh chóng bởi các chu

trình sinh thái hoặc quy trình nông nghiệp để các dịch vụ được cung cấp bởi các loại vật liệu này và các nguồn lực liên quan khác không bị đe dọa và vẫn săn có cho thế hệ tiếp theo

Lưu ý: Các tài liệu tham khảo sau đây cung cấp định nghĩa về vật liệu có thể tái tạo:

• Mạng lưới Thông tin và Giám sát Môi trường Châu Âu (EIONET), GEMET Thesaurus – Renewable Raw Material, http://www.eionet.europa.eu/gemet/concept?ns=1&cp=7084, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

• Trung tâm Cây trồng Phi Lương thực Quốc gia (NNFCC), Glossary - Renewable Materials,http://www.nnfcc.co.uk/glossary, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

• Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Resource Productivity in the G8 and the OECD – A report in the Framework of the Kobe 3R Action Plan, http://www.oecd.org/env/waste/47944428.pdf, truy cập ngày 1 Tháng 9 năm 2016.

• Liên hợp quốc (UN), Ủy ban Châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (World Bank), Integrated Environmental and Economic Accounting – Handbook of National Accounting, 2003.

vật liệu không thể tái tao các nguồn tài nguyên không thể tái tạo trong khoảng thời gian ngăn

Lưu ý: Ví dụ về vật liệu không thể tái tạo có thể bao gồm khoáng sản, kim loại, dầu, khí hoặc than đá.

vật liệu tái chê vật liệu thay thế cho nguyên vật liệu nguyên sinh, được mua hoặc thu được từ các nguồn nội bộ hay

bên ngoài và không phải là các sản phẩm phụ và đầu ra phi sản phẩm (NPO) được tổ chức sản xuất.

vi pham quyền bảo mật của khách hàng không tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn (tự nguyện) về bảo vệ quyền bảo

mật của khách hàng.

vụ việc tham nhũng đã xác nhận vụ việc tham nhũng có bằng chứng xác đáng

Lưu ý: Vụ việc tham nhũng đã xác nhận không bao gồm những vụ việc tham nhũng vẫn đang trong quá trình điều tra trong kỳ báo cáo.

xung đột lợi ích tình huống mà cá nhân phải đối mặt với lựa chọn giữa yêu cầu công việc của mình và lợi ích cá nhân.

Page 443: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

20Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

Bản dịch Tiêng Việt này được thực hiện bơi Language Scientific và đã được bình duyệt bơi những cá nhân sau đây: Nguyen Cong Minh Bao, CSRCB Program Head and GRI Country Program Manager, Vietnam, Chair of the Peer Review Committee

"Nguyen Thien Huong, Operations Officer, Environmental, Social and Governance Department, International Finance Corporation

Nguyen Thai Lam, Manager, Sustainability & Climate Change, PwC Vietnam

Trinh Thu Hien, Senior Translator, PricewaterhouseCoopers Consulting (Vietnam) Limited

Nguyen Thanh Hoa, Head of Brand and Communications/Investor Relations and Sustainability - BaoViet Holdings, Vietnam

Bản dịch này được tài trợ bơi:

Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI được lập ra và soạn thảo bằng Tiếng Anh. Mặc dù mọi nô lực đã được thực hiện để đảm bảo rằng bản dịch này là chính xác, nhưng bản Tiếng Anh là bản có hiệu lực trong trường hợp có bất kỳ vấn đề hoặc sai khác nào trong bản dịch. Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn GRI bằng Tiếng Anh và mọi bản cập nhật cho phiên bản Tiếng Anh được công bố trên trang web của GRI (www.globalreporting.org).

Lời cảm ơn

Page 444: BỘ TIÊU CHUẨN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GRI HỢP …

21 Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI 2016

Danh mục Thuật ngữ của Tiêu chuẩn GRI

[email protected]

Tiêu chuẩn GRIPO Box 100391001 EAAmsterdamHà Lan

Trách nhiệm pháp lý

Được thiết kế để hô trợ lập báo cáo phát triển bền vững, tài liệu này đã được biên soạn bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSSB) thông qua một quy trình tư vấn độc đáo với nhiều bên liên quan bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thông tin báo cáo trên toàn thế giới. Mặc dù Hội đồng Quản trị GRI và GSSB khuyến khích tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) và các Diên giải liên quan, nhưng việc lập và công bố báo cáo dựa hoàn toàn hoặc một phần vào Tiêu chuẩn GRI và các Diên giải liên quan hoàn toàn là trách nhiệm của những người lập và phát hành báo cáo. Hội động Quản trị GRI, GSSB và Stichting Global Reporting Initiative (GRI) không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu quả hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng Tiêu chuẩn GRI và các Diên giải liên quan trong việc lập báo cáo, hoặc việc sử dụng báo cáo dựa trên Tiêu chuẩn GRI và các Diên giải liên quan.

Thông báo về bản quyền và thương hiệu

Tài liệu này được Stichting Global Reporting Initiative (GRI) bảo vệ bản quyền. Việc sao chép và phân phối tài liệu này để lấy thông tin và/hoặc sử dụng trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được cho phép mà không cần sự chấp thuận trước của GRI. Tuy nhiên, tài liệu này hoặc bất kỳ trích dẫn nào từ tài liệu này không được phép sao chép, lưu trữ, biên dịch, hoặc chuyển giao trong bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào (điện tử, cơ khí, photocopy, ghi chép, hoặc cách thức khác) cho bất kỳ mục đích khác nào mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của GRI.

Global Reporting Initiative, GRI và biểu trưng, GSSB và biểu trưng, và Tiêu chuẩn Lập báo cáo Phát triển Bền vững GRI (Tiêu chuẩn GRI) là các thương hiệu của Stichting Global Reporting Initiative.

© 2016 GRIBảo lưu mọi quyền.

ISBN: 978-90-8866-083-2