73
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 22/2011/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2011 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ BAN HÀNH DANH MỤC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Mục 3, Chương IV, Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUY ĐỊNH: Điều 1. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại 1. Loài ngoại lai xâm hại đã biết đáp ứng các tiêu chí sau: a) Đã thiết lập được quần thể tại Việt Nam, đang lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện hoặc qua khảo nghiệm bộc lộ khả năng xâm hại; b) Đã được ghi nhận xâm hại nghiêm trọng ở nhiều nước có điều kiện sinh thái tương đồng với Việt Nam; c) Được Hội đồng tư vấn khoa học do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đánh giá và thống nhất xác định là loài ngoại lai xâm hại. 2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đáp ứng các tiêu chí sau: a) Chưa du nhập vào Việt Nam hoặc đã xuất hiện ở Việt Nam song chưa thiết lập được quần thể trong tự nhiên; b) Đã được ghi nhận xâm hại ở nhiều nước có điều kiện sinh thái tương đồng với Việt Nam; c) Được Hội đồng tư vấn khoa học do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đánh giá và thống nhất xác định là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Điều 2. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục loài ngoại lai xâm hại, bao gồm: 1. Loài ngoại lai xâm hại đã biết; 2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Điều 3. Điều khoản thi hành và tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------Số: 22/2011/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2011

 THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ BAN HÀNH DANH MỤC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGCăn cứ Mục 3, Chương IV, Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:Điều 1. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại

1. Loài ngoại lai xâm hại đã biết đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Đã thiết lập được quần thể tại Việt Nam, đang lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện hoặc qua khảo nghiệm bộc lộ khả năng xâm hại;

b) Đã được ghi nhận xâm hại nghiêm trọng ở nhiều nước có điều kiện sinh thái tương đồng với Việt Nam;

c) Được Hội đồng tư vấn khoa học do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đánh giá và thống nhất xác định là loài ngoại lai xâm hại.

2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Chưa du nhập vào Việt Nam hoặc đã xuất hiện ở Việt Nam song chưa thiết lập được quần thể trong tự nhiên;

b) Đã được ghi nhận xâm hại ở nhiều nước có điều kiện sinh thái tương đồng với Việt Nam;

c) Được Hội đồng tư vấn khoa học do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đánh giá và thống nhất xác định là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Điều 2. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục loài ngoại lai xâm hại, bao gồm:

1. Loài ngoại lai xâm hại đã biết;

2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Điều 3. Điều khoản thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011.

2. Hàng năm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức, điều tra, xác định, thẩm định loài ngoại lai xâm hại theo tiêu chí quy định tại Điều 1 Thông tư này, trình Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này./.  

 Nơi nhận:

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Page 2: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

- Thủ tướng Chính phủ;- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương Đảng;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ/thuộc Chính phủ;- Tòa án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- HĐND, UBND, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT; Website của Bộ;- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;- Lưu: VT, TCMT, PC, BTĐDSH (250)

Bùi Cách Tuyến

 

DANH MỤC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

PHẦN I. LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI ĐÃ BIẾT STT Tên tiếng Việt Tên khoa học A. Vi sinh vật 

1 Vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối  Banana bunchy top virus

2 Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật

Yersinia pestis 

3 Nấm gây bệnh thối rễ  Phytophthora cinnamomi

4 Vi-rút gây bệnh cúm gia cầm  Avian influenza virus

B.  Động vật không xương sống 1 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata

2 Ốc bươu vàng miệng tròn Pomacea bridgesii

3 Ốc sên châu Phi Achatina fulica

4 Tôm càng đỏ Cherax quadricarinatus

5 Bọ cánh cứng hại lá dừa Brontispa longissima

6 Sâu róm thông Dendrolimus punctatus

C. Cá 1 Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus

2 Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) Pterygoplichthys pardalis

3 Cá tỳ bà (cá dọn bể) Hypostomus punctatus

4 Cá trê phi Clarias gariepinus

5 Cá ăn muỗi Gambusia affinis

6 Cá vược miệng bé Micropterus dolomieu

Page 3: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

7 Cá vược miệng rộng Micropterus salmoides

8 Cá hổ Pygocentrus nattereri

9 Cá rô mo Trung Quốc Siniperca chuatsi

D. Lưỡng cư - Bò sát1 Rùa tai đỏ Trachemys scripta subsp. elegans

2 Cá sấu Cu-ba Crocodylus rhombifer

E. Chim - Thú  1 Hải ly Nam Mỹ Myocastor coypus

F. Thực vật 1 Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật

Bản)Eichhornia crassipes

2 Cây cứt lợn (cỏ cứt heo) Ageratum conyzoides

3 Cỏ lào Chromolaena odorata

4 Cỏ lào đỏ Eupatorium adenophorum

5 Cúc liên chi Parthenum hysterophorus

6 Cây cúc leo Mikania micrantha

7 Trinh nữ móc Mimosa diplotricha

8 Trinh nữ thân gỗ (mai dương) Mimosa pigra

9 Keo giậu (keo dậu) Leucaena leucocephala

10 Cây ngũ sắc (bông ổi) Lantana camara

11 Cây tràm quinquenervia Melaleuca quinquenervia

 PHẦN II. LOÀI NGOẠI LAI CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI

Nhóm 1. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt NamSTT Tên tiếng Việt Tên khoa họcA. Động vật không xương sống

1 Hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas

2 Tôm hùm nước ngọt Procambarus clarkii

3 Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

B. Cá 1 Cá chép nhập nội (các dòng) Cyprinus carpio

2 Cá hoàng đế Cichla ocellaris

3 Cá tiểu bạc Neosalanx taihuensis

4 Cá trôi Nam Mỹ Prochilodus lineatus

5 Cá chim trắng toàn thân Piaractus brachypomus

C. Chim – Thú1 Dê hircus (dê) Capra hircus

D. Thực vật 

Page 4: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

1 Cây còng Samanea saman

2 Cây keo đen Acacia mearnsii

3 Cây gỗ xê-crô-pia Cecropia peltata

4 Cây nhựa ruồi Bra-xin Schinus terebinthifolius

5 Cỏ nước lợ Paspalum vaginatum

6 Chua me đất hoa vàng (me đất nhỏ) Oxalis corniculata

7 Cà gai Argemone mecicana

8 Hổ vỹ mép lá vàng (đuôi hổ, cây lưỡi mèo)

Sansevieria trifasciata

9 Ổi java Psidium guajava

10 Gừng dại (ngải tiên dại) Hedychium gardnerianum

11 Cây Canh-ki-na Cinchona pubescens

Nhóm 2. Loài  ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam

STT Tên tiếng Việt Tên khoa học

A. Vi sinh vật 1 Tuyến trùng hại thông Bursaphelenchus xylophilus

B. Động vật không xương sống 1 Cua xanh (cua ven bờ châu Âu) Carcinus maenas

2 Giáp xác râu ngành pengoi Cercopagis pengoi

3 Sao biển nam Thái Bình Dương Asterias amurensis

4 Sứa lược Leidyi Mnemiopsis leidyi

5 Trai Địa Trung Hải Mytilus galloprovincialis

6 Trai Trung Hoa Potamocorbula amurensis

7 Trai vằn Dreissena polymorpha

8 Bướm trắng Mỹ Hyphantria cunea

9 Kiến Ac-hen-ti-na Linepithema humile

10 Kiến đầu to Pheidole megacephala

11 Kiến lửa đỏ nhập khẩu (kiến lửa đỏ) Solenopsis invicta  

12 Mọt cứng đốt Trogoderma granarium

13 Mọt đục hạt lớn Prostephanus truncatus

14 Ruồi đục quả châu Úc Bactrocera tryoni  

15 Ruồi đục quả Địa Trung Hải Ceratitis capitata

16 Ruồi đục quả Mê-hi-cô Anastrepha ludens

17 Ruồi đục quả Nam Mỹ Anastrepha fraterculus

18 Ruồi đục quả Natal Ceratitis rosa

19 Sán ốc sên Platydemus manokwari

20 Sên sói tía Euglandina rosea 

Page 5: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

21 Xén tóc hại gỗ châu Á Anoplophora glabripennis

C. Cá 1 Cá hồi nâu Salmo trutta trutta

2 Cá vược sông Nile Lates niloticus

D. Lưỡng cư - Bò sát1 Ếch Ca-ri-bê Eleutherodactylus coqui

2 Ếch ương beo Rana catesbeiana

3 Cóc mía Bufo marinus

4 Rắn nâu leo cây Boiga irregularis

E. Chim - thú 1 Chồn ecmin Mustela erminea

2 Nai đỏ (nai sừng tấm, nai Anxet) Cervus elaphus

3 Sóc nâu, sóc xám Sciurus carolinensis

4 Thú opốt Trichosurus vulpecula 

F. Thực vật 1 Cây cúc bò (cúc xuyến chi) Wedelia trilobata /

2 Cây chân châu tía Lythrum salicaria

3 Cây đương Prosopis Prosopis glandulosa

4 Cây hoa Tulip châu Phi (cây Uất kim hương châu Phi)

Spathodea campanulata 

5 Cây kim tước Ulex europaeus

6 Cây Micona Miconia calvescens

7 Cây móng rồng Ha-oai Myrica faya

8 Cây phan thạch lựu Psidium cattleianum

9 Cây thánh liễu Tamarix ramosissima

10 Cây thông biển sao Pinus pinaster

11 Cây xương rồng đất Opuntia stricta

12 Cỏ kê Guinea Urochloa maxima

13 Cỏ kê Para Urochloa mutica

14 Cỏ Saphony Clidemia hirta

15 Thường xuân Hedera helix

16 Cỏ echin Cenchrus echinatus

17 Chút chít nhật Fallopia japonica

 

--------------

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Page 6: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Số: 23/2011/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2011

THÔNG TƯQUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHUẨN HÓA ĐỊA DANH PHỤC

VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGCăn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ, mã số QCVN 37:2011/BTNMT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2012.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- Tòa án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Kiểm toán Nhà nước;- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website của Bộ;- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;- Lưu: VT, KHCN, PC, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Nguyễn Mạnh Hiển

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Page 7: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

---------------

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------Số: 25/2011/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2011

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ;Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.

Bãi bỏ Quyết định số 07/2006/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Pháp chế, Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ;- Bộ Khoa học và Công nghệ;- Các Thứ trưởng;

BỘ TRƯỞNG

Phạm Khôi Nguyên

Page 8: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ; - Lưu: VT, PC, KHCN.

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BTNMT ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là đề tài).

2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 2. Yêu cầu của đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ

1. Đề tài phải căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và thực tiễn công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Nội dung nghiên cứu của đề tài phải có tính sáng tạo, mới.

3. Phương pháp nghiên cứu phải bảo đảm tiên tiến, phù hợp.

4. Kết quả nghiên cứu của đề tài phải có giá trị khoa học và thực tiễn, có tính khả thi, có địa chỉ ứng dụng cụ thể, có giải pháp tổ chức quản lý và thực hiện hiệu quả.

Điều 3. Yêu cầu của dự án sản xuất thử nghiệm

1. Dự án sản xuất thử nghiệm được xây dựng từ kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu, công nhận hoặc để thử nghiệm ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài.

2. Kết quả của dự án sản xuất thử nghiệm phải đưa công nghệ nghiên cứu thử nghiệm vào áp dụng trong hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường, trong đời sống xã hội có hiệu quả.

Page 9: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Điều 4. Phân loại đề tài

1. Đề tài thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, đề tài độc lập cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý là đề tài cấp nhà nước có mục tiêu nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách hoặc có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương, nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau.

2. Đề tài thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì quản lý là đề tài cấp nhà nước có mục tiêu nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, có nội dung phù hợp với khung các Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

3. Đề tài cấp Bộ là đề tài có mục tiêu nhằm giải quyết những nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của Chiến lược, Chương trình mục tiêu, Chương trình hành động, kế hoạch khoa học và công nghệ 05 năm, quy hoạch các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Đề tài cấp cơ sở là đề tài có mục tiêu giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ có phạm vi nhỏ, do các đơn vị thuộc Bộ đề xuất và được Bộ cho phép thực hiện; có tổng kinh phí được phê duyệt không quá 300 triệu đồng và thời gian thực hiện không quá 12 tháng.

Điều 5. Điều kiện của tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề tài

1. Tổ chức chủ trì đề tài phải có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đủ điều kiện về nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất cho việc thực hiện đề tài đạt hiệu quả.

2. Chủ nhiệm đề tài phải có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp, có khả năng tổ chức thực hiện đề tài và có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài đối với đề tài cấp Bộ; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm đối với đề tài cấp cơ sở.

3. Mỗi cá nhân không được đồng thời chủ nhiệm từ 02 đề tài cấp Bộ trở lên; tại thời điểm đăng ký và tuyển chọn không chủ trì đề án, dự án chuyên môn.

4. Không vi phạm quy định tại Điều 35 của Quy chế này.

5. Đối với cá nhân là người nước ngoài đăng ký chủ nhiệm đề tài cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

Chương II

ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC

Điều 6. Cơ sở đề xuất

1. Khung các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước đặc thù đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

Page 10: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

2. Các vấn đề cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; các nội dung hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Kiến nghị, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng năm của Hội đồng khoa học và công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 7. Trình tự đề xuất

1. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ để đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu hàng năm;

b) Đơn vị đề xuất tổ chức họp Hội đồng khoa học và công nghệ (cấp cơ sở trực thuộc Bộ), hoàn thiện hồ sơ; tổng hợp danh mục đề tài báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 3 hàng năm (qua Vụ Khoa học và Công nghệ);

c) Vụ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, tổng hợp danh mục, báo cáo Thứ trưởng phụ trách chuyên ngành, hoàn chỉnh trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

2. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý:

a) Các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ khung các Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước đặc thù đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu hàng năm;

b) Đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức họp Hội đồng khoa học và công nghệ cấp cơ sở xét duyệt đề cương, hoàn thiện hồ sơ và tổng hợp danh mục báo cáo Thứ trưởng phụ trách chuyên ngành, hoàn chỉnh gửi Văn phòng Chương trình và Vụ Khoa học và Công nghệ trước ngày 28 tháng 02 hàng năm;

c) Văn phòng Chương trình rà soát, tổng hợp danh mục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, báo cáo Ban chủ nhiệm Chương trình.

3. Phiếu đề xuất đề tài cấp nhà nước theo mẫu hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 8. Trình tự xác định danh mục

1. Trình tự, thủ tục và nội dung các bước xác định danh mục đề tài cấp nhà nước thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý:

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng xác định danh mục đề tài trên cơ sở kiến nghị của Ban chủ nhiệm Chương trình;

b) Hội đồng tổ chức họp cho ý kiến về Danh mục các đề tài do các tổ chức, cá nhân đề xuất thực hiện thuộc phạm vi Chương trình;

Page 11: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

c) Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng, Ban chủ nhiệm Chương trình xin ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ về Danh mục đề tài, tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt Danh mục các đề tài thuộc Chương trình để công bố tuyển chọn hoặc xét chọn trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.

Điều 9. Trình tự xét duyệt thuyết minh

1. Hồ sơ đề tài cấp nhà nước đăng ký tuyển chọn, xét chọn bao gồm:

a) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài (mẫu B5-ĐONTC - BTNMT);

b) Thuyết minh đề tài (mẫu B1-TMTTĐT-BTNMT đối với đề tài nghiên cứu và mẫu B2-TMDA - BTNMT đối với dự án sản xuất thử nghiệm);

c) Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký thực hiện đề tài (mẫu B3-LLTC- BTNMT);

d) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, trong đó liệt kê tên và cấp đề tài đã và đang chủ trì, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (mẫu B4-LLCN - BTNMT);

đ) Văn bản xác nhận của tổ chức và cá nhân đăng ký phối hợp thực hiện đề tài (mẫu B6-PHNC- BTNMT).

2. Trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện các bước tuyển chọn, xét chọn đề tài thực hiện theo quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ ban hành Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước.

3. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì quản lý còn phải thực hiện thêm các yêu cầu sau đây:

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng tuyển chọn, xét chọn đề tài trên cơ sở kiến nghị của Ban chủ nhiệm Chương trình;

b) Hội đồng tuyển chọn, xét chọn tổ chức họp cho ý kiến về Thuyết minh đề tài, năng lực nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân đề xuất thực hiện đề tài; kiến nghị Ban chủ nhiệm lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đối với mỗi đề tài thuộc Danh mục đề tài;

c) Ban chủ nhiệm Chương trình trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì các đề tài thuộc Danh mục đề tài của Chương trình trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.

Điều 10. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh đề tài

1. Trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện các bước thẩm định, phê duyệt thuyết minh đề tài thực hiện theo quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước”..

2. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, Ban chủ nhiệm Chương trình tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí của các đề tài thuộc Chương trình, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt trước ngày 15 tháng 7 hàng năm.

Page 12: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tham khảo ý kiến của chuyên gia độc lập trong và ngoài nước trước khi quyết định.

Điều 11. Kiểm tra, giám sát

1. Việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và quản lý kết quả đề tài được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì quản lý còn phải thực hiện thêm các yêu cầu sau đây:

a) Ban chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện của các đề tài;

b) Thủ trưởng đơn vị chủ trì đề tài có trách nhiệm đôn đốc và tổ chức kiểm tra nội bộ tiến độ triển khai nghiên cứu của đề tài;

c) Văn phòng Chương trình có thể thuê chuyên gia độc lập giám sát và đánh giá chất lượng sản phẩm của các nhiệm vụ.

Điều 12. Trình tự đánh giá, nghiệm thu

1. Việc đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp nhà nước thực hiện theo Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.

2. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ đặc thù do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì quản lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện của Chương trình.

Điều 13. Đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin

1. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài giao nộp kết quả tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Đối với các đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì quản lý, ngoài việc thực hiện các quy định tại mục 1, Điều 13 nêu trên thì các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cần phải:

a) Nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Văn phòng Chương trình) gồm: báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt, 02 trang tóm tắt kết quả nghiên cứu (tiếng Việt và tiếng Anh) và đĩa CD lưu trữ đầy đủ sản phẩm và các báo cáo chuyên đề.

b) Kết quả nghiên cứu của đề tài phải được công bố trên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường và trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Chương III

Page 13: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

ĐỀ TÀI CẤP BỘ

Điều 14. Cơ sở đề xuất

1. Chiến lược, Chương trình mục tiêu, Chương trình hành động, kế hoạch khoa học và công nghệ 05 năm, quy hoạch các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Các Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

3. Chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, cơ quan khác.

4. Các nội dung hợp tác quốc tế giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Điều 15. Trình tự đề xuất

1. Hàng năm, theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị thuộc Bộ (đơn vị chủ trì đề tài) có văn bản đề xuất đề tài cấp Bộ thực hiện cho năm sau, kèm theo phiếu đề xuất đề tài cấp Bộ (mẫu B24-PĐX-BTNMT). Trường hợp đề xuất từ 02 đề tài trở lên phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết và tính khả thi của nhiệm vụ (mẫu B25-THĐX-BTNMT).

2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ thành lập Hội đồng cơ sở và tổ chức họp Hội đồng xác định danh mục các đề tài cấp Bộ đề xuất hàng năm, báo cáo Thứ trưởng phụ trách chuyên ngành, đơn vị trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.

3. Các đơn vị trực thuộc Bộ hoàn chỉnh hồ sơ gồm: danh mục đề tài sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; phiếu đề xuất của từng đề tài; biên bản họp Hội đồng xác định danh mục đề tài của đơn vị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Khoa học và Công nghệ) trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.

Điều 16. Trình tự xác định danh mục

1. Hội đồng khoa học và công nghệ Bộ họp cho ý kiến về đề xuất các đề tài cấp Bộ thực hiện hàng năm do Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp trên cơ sở đề xuất của các đơn vị.

2. Trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng khoa học và công nghệ Bộ về đề xuất các đề tài cấp Bộ thực hiện hàng năm, Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp Danh mục đề tài tuyển chọn, Danh mục đề tài giao trực tiếp, xin ý kiến các Thứ trưởng phụ trách chuyên ngành, hoàn chỉnh Danh mục đề tài trình Bộ trưởng phê duyệt trước ngày 15 tháng 5 hàng năm.

3. Vụ Khoa học và Công nghệ thông báo Danh mục đề tài tuyển chọn trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

4. Vụ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản thông báo Danh mục đề tài giao trực tiếp đến các đơn vị trực thuộc Bộ.

Điều 17. Trình tự xét duyệt thuyết minh

1. Hồ sơ đề tài cấp Bộ bao gồm:

Page 14: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

a) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài (mẫu B5-ĐONTC - BTNMT);

b) Thuyết minh đề tài (mẫu B1-TMTTĐT - BTNMT đối với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, mẫu B2-TMDA - BTNMT đối với dự án sản xuất thử nghiệm);

c) Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký thực hiện đề tài (mẫu B3-LLTC - BTNMT);

d) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, trong đó liệt kê tên và cấp đề tài đã và đang chủ trì, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (mẫu B4-LLCN - BTNMT);

đ) Văn bản xác nhận của tổ chức và cá nhân đăng ký phối hợp thực hiện đề tài (mẫu B6-PHNC - BTNMT).

2. Trình tự xét duyệt thuyết minh Đề tài giao trực tiếp:

 a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài trên trên cơ sở kiến nghị của Vụ Khoa học và Công nghệ. Thành phần Hội đồng phải có tối thiểu 2/3 các nhà khoa học am hiểu về nội dung nghiên cứu của đề tài;

b) Thủ trưởng đơn vị được giao thực hiện đề tài có trách nhiệm:

- Tổ chức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho tập thể, cá nhân trong đơn vị mình thực hiện đề tài;

- Tổ chức họp Hội đồng xét duyệt thuyết minh;

- Hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Biên bản họp Hội đồng, đề cương, dự toán gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Khoa học và Công nghệ).

3. Trình tự xét duyệt thuyết minh Đề tài tuyển chọn:

a) Trước thời điểm tuyển chọn 30 ngày, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục đề tài trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Tài nguyên và Môi trường, Trang thông tin điện tử của Bộ) để các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn. Hồ sơ tuyển chọn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này đăng ký tham gia tuyển chọn;

c) Bộ hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài: tên đề tài; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài; Họ và tên của cá nhân chủ trì và danh sách người tham gia; liệt kê tài liệu, văn bản có trong hồ sơ;

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bản gốc và 10 bản sao;

đ) Hồ sơ phải nộp đúng hạn theo thông báo tuyển chọn, ngày nhận hồ sơ được tính là ngày ghi của dấu Bưu điện (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của Văn thư Bộ hoặc Vụ Khoa học và Công nghệ (trường hợp gửi trực tiếp). Trong khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã gửi đến cơ quan tuyển chọn. Mọi bổ sung và sửa đổi phải nộp trong thời hạn quy định và là bộ phận cấu thành của hồ sơ;

Page 15: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

e) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập các Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài cho các đề tài theo đề nghị của Vụ Khoa học và Công nghệ. Mỗi Hội đồng chỉ thực hiện tuyển chọn cho một đề tài. Hội đồng có từ 9 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, hai thành viên là ủy viên phản biện và các thành viên khác. Hội đồng phải có 2/3 số thành viên là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài;

g) Vụ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài;

h) Tổ chức, cá nhân được tuyển chọn có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo qui định tại khoản 1 Điều này gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Khoa học và Công nghệ);

i) Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp kết quả tuyển chọn, xin ý kiến các Thứ trưởng phụ trách chuyên ngành, hoàn chỉnh trình Bộ trưởng phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.

Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh, ký hợp đồng khoa học và công nghệ

1. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế (đối với các đề tài có nội dung hợp tác quốc tế) và các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định nội dung thuyết minh; Vụ Tài chính thẩm định dự toán kinh phí của đề tài trước ngày 15 tháng 7 hàng năm;

2. Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, xin ý kiến các Thứ trưởng phụ trách chuyên ngành; hoàn chỉnh, trình Bộ trưởng phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí đề tài (mẫu B13-QĐPDTMDT-BTNMT);

3. Đối với đề tài cấp Bộ giao trực tiếp, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức ký hợp đồng khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ trước ngày 15 tháng 8 hàng năm (mẫu B12-HĐKH-BTNMT).

4. Đối với đề tài cấp Bộ tuyển chọn, Vụ Khoa học và Công nghệ tổ chức ký hợp đồng khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định số 81/2002/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 8 hàng năm (mẫu B12-HĐKH-BTNMT).

Điều 19. Kiểm tra, giám sát

1. Định kỳ 6 tháng 1 lần, Vụ Khoa học và Công nghệ thành lập đoàn kiểm tra của Bộ để kiểm tra tiến độ thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí đề tài; trường hợp kiểm tra đột xuất phải thông báo cho đơn vị chủ trì trước 05 ngày;

2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì đề tài có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, tình hình sử dụng kinh phí của đề tài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (mẫu B23-BBKTĐK-BTNMT).

3. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp kết quả, đề xuất điều chỉnh nội dung nghiên cứu và phương án xử lý khi cần thiết, lập báo cáo trình Bộ trưởng (mẫu B26-THKQKT-BTNMT). Kết quả kiểm tra là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét việc tiếp tục triển khai thực hiện, điều chỉnh bổ sung và thanh lý

Page 16: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

đề tài. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài được lập theo mẫu, lưu ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ trì đề tài.

4. Trường hợp cần thiết, Vụ Khoa học và Công nghệ được phép thuê chuyên gia độc lập giám sát và đánh giá một số đề tài trọng điểm.

5. Kinh phí kiểm tra, giám sát và đánh giá lấy từ kinh phí quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 20. Trình tự đánh giá, nghiệm thu

Đề tài cấp Bộ được tổ chức nghiệm thu theo 02 cấp: cấp cơ sở và cấp Bộ; mỗi cấp được thành lập Hội đồng và tổ chức đánh giá độc lập.

1. Nghiệm thu cấp cơ sở:

a) Sau khi kết thúc đề tài (tối đa là 30 ngày), chủ nhiệm đề tài phải hoàn chỉnh 12 bộ Hồ sơ nghiệm thu. Hồ sơ gồm:

- Hợp đồng khoa học và công nghệ;

- Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt;

- Báo cáo khoa học (mẫu B19-BCTK-BTNMT);

- Các báo cáo định kỳ;

- Các sản phẩm khoa học của đề tài;

- Các tài liệu có liên quan: số liệu gốc, nhật ký thí nghiệm, báo cáo kết quả khảo sát nước ngoài (nếu có), các biên bản kiểm tra hàng năm và đột xuất;

- Ý kiến đánh giá sản phẩm đề tài của tổ chức sử dụng và nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu theo thuyết minh đã phê duyệt;

- Báo cáo sử dụng kinh phí của đề tài.

b) Thủ trưởng đơn vị chủ trì đề tài thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký Hội đồng và các uỷ viên, trong đó có 02 phản biện. Hội đồng bao gồm các chuyên gia cùng lĩnh vực với đề tài, trong đó số thành viên ngoài đơn vị chủ trì không ít hơn 30%. Cá nhân tham gia đề tài không được là thành viên Hội đồng. Hội đồng chỉ họp khi có đủ ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự. Việc nghiệm thu cấp cơ sở phải hoàn thành không chậm hơn 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ;

c) Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá, xếp loại đề tài theo 2 mức: "Đạt" hoặc "Không đạt". Đề tài được đánh giá ở mức "Đạt" nếu có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu đánh giá "Đạt". Đề tài bị đánh giá "Không đạt" đối với một trong các trường hợp sau:

- Có ít hơn 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu đánh giá "Đạt";

- Kết quả nghiên cứu không có giá trị khoa học, không có giá trị sử dụng, trùng lặp với nội dung đã được nghiên cứu trước đó;

- Hồ sơ, tài liệu, số liệu về kết quả nghiên cứu không trung thực;

Page 17: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

- Mục tiêu, nội dung nghiên cứu không phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu trong thuyết minh đề tài.

d) Xử lý kết quả đánh giá, xếp loại cấp cơ sở đối với đề tài cấp Bộ:

- Đối với đề tài được đánh giá, xếp loại cấp cơ sở ở mức "Đạt": chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở; đơn vị chủ trì đề tài kiểm tra các nội dung chỉnh sửa của chủ nhiệm đề tài theo kết luận của Hội đồng và hoàn chỉnh các thủ tục đề nghị đánh giá nghiệm thu cấp Bộ;

- Đối với đề tài được đánh giá ở mức “Không đạt”, đơn vị chủ trì đề tài báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả nghiệm thu cấp cơ sở để làm thủ tục thanh lý theo quy định.

2. Nghiệm thu cấp Bộ:

a) Hồ sơ nghiệm thu cấp Bộ gồm 15 bộ, trong đó có 03 bản chính. Ngoài các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có: biên bản Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, văn bản đề nghị nghiệm thu cấp Bộ của đơn vị chủ trì;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị nghiệm thu, chậm nhất sau 15 ngày, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thực hiện theo 1 trong 2 hình thức: thông qua Hội đồng cấp Bộ.

c) Nghiệm thu

- Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu. Hội đồng có từ 09 đến 11 thành viên là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Hội đồng đánh giá nghiệm thu; bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng và các uỷ viên; trong đó có 02 phản biện. Hội đồng phải có 2/3 số thành viên là các nhà khoa học chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Cá nhân tham gia đề tài không được là thành viên Hội đồng. Tổ chức chủ trì đề tài không quá 01 người tham gia vào Hội đồng và không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, phản biện hoặc Thư ký Hội đồng. Tối đa 03 thành viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ là thành viên hội đồng đánh giá cấp cơ sở. Chủ tịch Hội đồng và phản biện của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở không là Chủ tịch Hội đồng và phản biện của Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ.

- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng đề nghị Bộ tổ chức để Hội đồng hoặc một số thành viên Hội đồng đi kiểm tra, đánh giá kết quả ngoài thực tế. Trên cơ sở hồ sơ, Chủ tịch Hội đồng quyết định tiến hành phiên họp, thời gian hoàn thành nghiệm thu không chậm hơn 30 ngày sau khi có Quyết định thành lập Hội đồng;

- Trước phiên họp đánh giá ít nhất là 01 tuần, các thành viên Hội đồng được cung cấp toàn bộ Hồ sơ của đề tài. Mỗi thành viên viết Phiếu nhận xét, đánh giá kết quả đề tài (mẫu B14-PĐGKQĐT-BTNMT và mẫu B15-PĐGKQDA-BTNMT đối với dự án sản xuất thử nghiệm);

- Hội đồng chỉ họp khi có đủ ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp tham dự phiên họp của Hội đồng;

Page 18: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

- Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp kết quả nghiệm thu, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

d) Nội dung đánh giá nghiệm thu cấp Bộ

- Mức độ đáp ứng mục tiêu, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng so với đăng ký trong Thuyết minh đề tài;

- Giá trị khoa học và giá trị ứng dụng của kết quả nghiên cứu;

- Hiệu quả nghiên cứu về giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, môi trường…

- Các kết quả vượt trội như đào tạo nghiên cứu sinh, bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế;

- Chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài về nội dung, hình thức, cấu trúc văn bản và phương pháp trình bày;

- Khả năng sử dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài.

3. Mức nghiệm thu cấp Bộ:

a) Đánh giá, xếp loại theo 4 mức: Xuất sắc, Khá, Đạt và Không đạt. Mức "Xuất sắc" khi kết quả đánh giá đạt từ 35 điểm trở lên, Mức "Khá" khi kết quả đánh giá đạt từ 27 điểm đến dưới 35 điểm, Mức "Đạt" khi kết quả đánh giá đạt từ 20 điểm đến dưới 27 điểm.

Đề tài được đánh giá xếp loại "Đạt" trở lên phải có từ 1/2 tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá xếp loại "Đạt";

Mức "Không đạt" khi kết quả đánh giá đạt từ 20 điểm trở xuống hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có ít hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá "Không đạt";

- Kết quả nghiên cứu không có giá trị khoa học, không có giá trị sử dụng, trùng lặp;

- Hồ sơ, tài liệu, số liệu về kết quả nghiên cứu không trung thực;

- Nội dung nghiên cứu không phù hợp với mục tiêu và nội dung của Thuyết minh đề tài đã phê duyệt.

Tiêu chí xếp loại đề tài được cụ thể hoá trong "Phiếu nhận xét đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học".

b) Thành viên Hội đồng đánh giá kết quả theo hình thức phiếu kín (mẫu B14-PĐGKQĐT-BTNMT);

c) Đề tài nộp hồ sơ nghiệm thu chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý thì mức xếp loại cao nhất là "Đạt".

4. Xử lý kết quả nghiệm thu cấp Bộ:

Page 19: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

a) Sau khi Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ họp, chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến Hội đồng. Đề tài được đánh giá loại "Đạt" trở lên sẽ được nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;

b) Cơ quan chủ trì đề tài và chủ nhiệm đề tài tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.

c) Đề tài bị đánh giá loại "Không đạt" do chưa hoàn thành khối lượng công việc, chủ nhiệm đề tài phải tự bỏ kinh phí để hoàn thiện các nội dung ghi trong hợp đồng trong thời hạn 06 tháng. Đề tài bị đánh giá loại "Không đạt" do vi phạm về cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu không trung thực, tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung và kế hoạch thực hiện, quản lý tài chính sai quy định sẽ xử lý theo Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Toàn bộ chi phí cho đánh giá lại và tổ chức xử lý vi phạm do cá nhân và tổ chức chủ trì đề tài chịu trách nhiệm.

5. Thanh lý Hợp đồng và công nhận kết quả:

a) Căn cứ Biên bản nghiệm thu và báo cáo quyết toán tài chính của cơ quan có thẩm quyền, Vụ Khoa học và Công nghệ tổ chức thanh lý hợp đồng và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài;

b) Nếu kết quả thực hiện đề tài đủ điều kiện công nhận là tiến bộ kỹ thuật, đơn vị chủ trì đề tài báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức Hội đồng đánh giá và công nhận theo quy định.

6. Kinh phí chi cho hoạt động nghiệm thu lấy từ nguồn kinh phí quản lý hoạt động khoa học đối với nghiệm thu cấp Bộ và trong dự toán đề tài đối với nghiệm thu cấp cơ sở.

Điều 21. Đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin

1. Trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ và báo cáo kết thúc đề tài, Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiểm tra và có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thấy cần thiết.

2. Chủ nhiệm đề tài thực hiện giao nộp kết quả theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN và Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

3. Nộp 01 bộ về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Vụ Khoa học và Công nghệ) gồm: báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt, 02 trang tóm tắt kết quả nghiên cứu (tiếng Việt và tiếng Anh) và đĩa CD lưu trữ đầy đủ sản phẩm và các báo cáo chuyên đề.

4. Chủ nhiệm đề tài nộp 01 bộ tại Thư viện của Cơ quan chủ trì đề tài.

5. Khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 81/2002/NĐ-CP.

6. Kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường và trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chương IV

Page 20: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Điều 22. Cơ sở đề xuất

1. Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

2. Quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

3. Kế hoạch xây dựng thông tư quy định kỹ thuật về hoạt động điều tra cơ bản do đơn vị chủ trì xây dựng.

4. Phát minh, sáng kiến của các cá nhân cần được nghiên cứu để cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất các đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước.

5. Nghiên cứu một số thiết bị, công nghệ mới của nước ngoài dự kiến nhập khẩu sử dụng cho đơn vị.

6. Kiến nghị, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng năm của Hội đồng khoa học và công nghệ đơn vị.

Điều 23. Trình tự đề xuất

1. Hàng năm, đơn vị quản lý khoa học và công nghệ của các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân đề xuất đề tài cấp cơ sở.

2. Tổ chức, cá nhân đề xuất đề tài cấp cấp cơ sở phải gửi phiếu đề xuất cho đơn vị quản lý khoa học và công nghệ của đơn vị trực thuộc Bộ trước ngày 30 tháng 3 hàng năm.

3. Đơn vị quản lý khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổng hợp danh mục đề tài cấp cơ sở, trình Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.

Điều 24. Trình tự xác định danh mục

1. Đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức họp Hội đồng xác định danh mục đề tài cấp cơ sở.

2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ lựa chọn danh mục đề tài (theo thứ tự ưu tiên) và dự kiến kinh phí gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Khoa học và Công nghệ) trước ngày 15 tháng 5 hàng năm.

3. Vụ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, xin ý kiến các Thứ trưởng phụ trách chuyên ngành; hoàn chỉnh, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt danh mục, tổng kinh phí đề tài cấp cơ sở mở mới hàng năm và thông báo cho đơn vị bằng văn bản trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.

Điều 25. Trình tự xét duyệt thuyết minh

1. Theo danh mục đề tài đã được phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ giao cho cá nhân, tổ chức trong đơn vị xây dựng thuyết minh đề tài, dự toán chi phí.

2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài. Hội đồng tối thiểu có 1/2 các nhà khoa học có chuyên môn thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

Page 21: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

3. Chủ nhiệm và đơn vị thực hiện đề tài hoàn thiện thuyết minh và dự toán đề tài theo biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt thuyết minh và gửi đơn vị quản lý khoa học và công nghệ của đơn vị trực thuộc Bộ.

Điều 26. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh

1. Đơn vị quản lý khoa học và công nghệ của các đơn vị trực thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý tài chính của đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thẩm định thuyết minh và dự toán kinh phí của đề tài. Trong trường hợp tổng dự toán vượt quá 10% kinh phí đã được Bộ phê duyệt phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.

2. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm hoàn thiện thuyết minh và dự toán kinh phí của đề tài theo kết quả thẩm định.

3. Đơn vị quản lý khoa học và công nghệ trình Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí của đề tài trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.

4. Trong vòng 07 ngày sau khi thuyết minh đề tài được phê duyệt, các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả phê duyệt các đề tài cấp cơ sở.

Hồ sơ báo cáo gồm: Quyết định phê duyệt; Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài; Biên bản họp Hội đồng; Biên bản thẩm định tài chính; Thuyết minh đề tài cấp cơ sở đã được phê duyệt.

5. Khi cần điều chỉnh, bổ sung thuyết minh dự toán đề tài, chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc điều chỉnh, bổ sung thuyết minh đề tài chỉ được xem xét khi thời gian đã triển khai thực hiện đề tài chưa quá 1/2 tổng thời gian thực hiện.

Điều 27. Kiểm tra, giám sát

1. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện đề tài định kỳ 3 tháng/lần cho cơ quan chủ trì đề tài.

2. Định kỳ sáu tháng/lần, các đơn vị trực thuộc Bộ tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các đề tài cấp cơ sở (mẫu B18-BCĐK-BTNMT) về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Đơn vị quản lý khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện đề tài và báo cáo với Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ về tình hình thực hiện đề tài.

4. Nội dung kiểm tra: Tiến độ, kết quả và tình hình sử dụng kinh phí theo quyết định phê duyệt thuyết minh đề tài.

5. Kinh phí kiểm tra, giám sát lấy từ kinh phí quản lý chung đề tài được phê duyệt trong thuyết minh và dự toán kinh phí của đề tài.

Điều 28. Trình tự đánh giá, nghiệm thu

1. Sau khi kết thúc đề tài, chủ nhiệm đề tài hoàn chỉnh 09 bộ hồ sơ để nghiệm thu, bao gồm:

a) Quyết định phê duyệt thuyết minh đề tài;

Page 22: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

b) Thuyết minh đề tài;

c) Báo cáo khoa học (mẫu B19-BCTK-BTNMT);

d) Các báo cáo định kỳ;

đ) Các sản phẩm khoa học của đề tài;

e) Các tài liệu có liên quan: số liệu gốc, nhật ký thí nghiệm, báo cáo khảo sát nước ngoài (nếu có), các biên bản kiểm tra hàng năm và đột xuất;

 g) Ý kiến đánh giá sản phẩm đề tài của tổ chức sử dụng và nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu theo thuyết minh đã phê duyệt;

h) Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của đề tài.

2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu. Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên, có Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký Hội đồng và các uỷ viên, trong đó có 02 phản biện. Hội đồng bao gồm các chuyên gia cùng lĩnh vực với đề tài và đảm bảo số thành viên ngoài đơn vị không ít hơn 1/2. Cá nhân tham gia đề tài không được là thành viên Hội đồng. Thời gian nghiệm thu phải hoàn thành không chậm hơn 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ.

3. Hội đồng đánh giá nghiệm thu xếp loại đề tài theo 4 mức: Xuất sắc, Khá, Đạt và Không đạt. Đề tài được đánh giá xếp loại "Đạt" phải có từ 1/2 tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá xếp loại "Đạt" trở lên.

4. Kết quả đánh giá nghiệm thu đề tài xếp loại "Không đạt" đối với một trong các trường hợp sau:

a) Có hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá "Không đạt";

b) Kết quả nghiên cứu không có giá trị khoa học, không có giá trị sử dụng, trùng lặp;

c) Hồ sơ, tài liệu, số liệu về kết quả nghiên cứu không trung thực;

d) Nội dung nghiên cứu không phù hợp với mục tiêu và nội dung của Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt.

5. Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu:

a) Đối với đề tài được đánh giá, xếp loại ở mức "Đạt" trở lên, Chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng, Cơ quan quản lý khoa học và công nghệ kiểm tra các nội dung chỉnh sửa của chủ nhiệm đề tài theo kết luận của Hội đồng. Thủ trưởng đơn vị quyết định phê duyệt kết quả nghiên cứu của đề tài;

b) Đối với đề tài bị đánh giá ở mức "Không đạt", Chủ nhiệm đề tài phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí theo quy định tại Nghị định số 127/2004/NĐ-CP.

6. Sau khi kết quả nghiên cứu đề tài được phê duyệt, trong thời gian không quá 15 ngày, các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm gửi hồ sơ kết quả nghiệm thu về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Khoa học và Công nghệ). Hồ sơ bao gồm: Báo cáo kết quả thực hiện đề tài; Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu; Biên bản họp Hội đồng; nhận xét của 02 bản biện kèm theo 01 đĩa CD.

Điều 29. Đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin

Page 23: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

1. Chủ nhiệm đề tài nộp 01 bộ tại Thư viện của đơn vị trực thuộc Bộ.

2. Những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ do Nhà nước đầu tư phục vụ công ích phải được công bố công khai rộng rãi để tổ chức, cá nhân ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

3. Khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 81/2002/NĐ-CP.

Chương V

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CẤP PHÁT KINH PHÍ

Điều 30. Lập kế hoạch và dự toán hàng năm

1. Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch và dự toán ngân sách của Bộ, các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ có trách nhiệm lập kế hoạch và dự toán chi cho các đề tài của đơn vị theo đúng tiến độ quy định.

2. Các đề tài phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện được giao kế hoạch và dự toán ngân sách để triển khai thực hiện.

3. Nguyên tắc lập kế hoạch và dự toán đề tài hàng năm như sau:

a) Đối với đề tài chuyển tiếp và hoàn thành: lập kế hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện của năm trước, tiến độ triển khai và phân kỳ kinh phí thực hiện đề tài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đối với đề tài mở mới: lập kế hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách cho toàn bộ đề tài (nếu chỉ thực hiện trong một năm) hoặc lập cho năm đầu thực hiện (nếu phải triển khai trong nhiều năm).

3. Xây dựng kế hoạch và dự toán đề tài hàng năm:

a) Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch và dự toán đề tài của các đơn vị trực thuộc Bộ; xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đề tài hàng năm chuyển về Vụ Tài chính trước ngày 15 tháng 7 năm trước năm kế hoạch;

b) Vụ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp chung dự toán ngân sách nhà nước (trong đó có kế hoạch và dự toán ngân sách đề tài) năm kế hoạch, trình Bộ trưởng ký gửi cơ quan Nhà nước trước ngày 20 tháng 7 năm trước.

Điều 31. Phân bổ dự toán và giao kế hoạch

1. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được các cơ quan có thẩm quyền giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ lập phương án giao dự toán cho các đề tài theo nguyên tắc:

a) Bố trí đủ vốn cho các đề tài kết thúc trong năm kế hoạch theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

b) Bố trí vốn cho các đề tài chuyển tiếp theo tiến độ thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Page 24: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

c) Sau khi bố trí theo nguyên tắc nêu trên, số dự toán ngân sách nhà nước còn lại được phân bổ cho các đề tài mở mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện trong năm kế hoạch. Trường hợp khả năng ngân sách không đáp ứng đủ thì tập trung cho những đề tài trọng điểm, cấp bách theo thứ tự ưu tiên trong Danh mục các đề tài mở mới đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

2. Sau khi phương án phân bổ dự toán ngân sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường được Bộ Tài chính có ý kiến thẩm định, Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ rà soát kế hoạch và dự toán đề tài, tổng hợp trình Bộ trưởng quyết định giao kế hoạch và dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 32. Kiểm tra, giám sát thực hiện

1. Trong quá trình triển khai thực hiện, đơn vị chủ trì đề tài có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót làm ảnh hưởng đến mục tiêu, nội dung, tiến độ kế hoạch, kết quả của các đề tài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Định kỳ hàng quý, các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện và tiến độ giải ngân kinh phí.

3. Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và tình hình sử dụng kinh phí hàng quý, Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính tổ chức kiểm tra thực tế tại các đơn vị có tiến độ giải ngân thấp. Trường hợp xác định đơn vị không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc chi không hết dự toán được giao thì báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán cho phù hợp nhằm bảo đảm sử dụng dự toán ngân sách được giao đúng mục đích và có hiệu quả.

Điều 33. Quyết toán tài chính

1. Các đề tài chỉ được công nhận hoàn thành khi đã thực hiện đầy đủ những nội dung, yêu cầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuộc phạm vi kế hoạch giao.

2. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, xác nhận nghiệm thu làm cơ sở thanh lý hợp đồng và thanh toán kinh phí thực hiện đề tài.

3. Việc thanh quyết toán kinh phí các đề tài theo niên độ chỉ thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ nghiệm thu của các cấp, chứng từ thanh toán theo quy định.

4. Giá trị quyết toán kinh phí các đề tài được căn cứ theo chứng từ chi thực tế hợp pháp, tối đa không vượt quá dự toán ngân sách được giao và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 34. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài đạt kết quả xuất sắc, được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, khen thưởng.

Page 25: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

2. Nguồn kinh phí khen thưởng và mức khen thưởng thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 35. Xử lý vi phạm

1. Chủ nhiệm đề tài không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo thuyết minh đề tài sẽ bị xử lý theo hình thức thanh lý và phải bồi hoàn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước, đồng thời sẽ không được đăng ký làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ ít nhất trong thời gian 03 năm.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này, tùy tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

--------------

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------Số: 27/2011/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2011

THÔNG TƯQUY ĐỊNH VỀ KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO ĐẠC BẢN

ĐỒ BIỂN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGCăn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh

Page 26: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Thông tư này quy định về việc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh một số thiết bị dùng trong đo đạc bản đồ biển, bao gồm:

1. Máy định vị;

2. La bàn số;

3. Máy cảm biến sóng;

4. Máy đo tốc độ âm thanh;

5. Máy đo sâu hồi âm đơn tia;

6. Máy đo sâu hồi âm đa tia;

7. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia;

8. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đa tia.

Điều 2. Đối tượng áp dụngThông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khi sử dụng các thiết bị quy định tại Điều 1 của Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Fix là việc đánh dấu hoặc lấy số liệu từ một hệ thống hoặc một máy đang đo đạc liên tục tại một thời điểm.

2. La bàn vệ tinh là máy sử dụng số liệu định vị vệ tinh thu được bằng 2 ăng ten định vị để tính ra hướng chuẩn của đường nối tâm 2 ăng ten.

3. Đầu biến âm (tiếng Anh là: Transducer) là bộ phận của máy đo sâu hồi âm thực hiện việc phát và thu sóng âm thanh để đo đạc. Khoảng cách đo đạc được tính từ mặt của đầu biến âm này tới bề mặt phản xạ sóng âm.

4. Độ ngập đầu biến âm (tiếng Anh là: Draft hoặc Draught) là khoảng cách từ mặt nước yên tĩnh đến mặt của đầu biến âm.

5. Chỉ số lệch độ sâu (Index) của một máy đo sâu hồi âm là sai lệch hệ thống trong số liệu đo đạc của máy đo sâu hồi âm, chủ yếu do sự trễ trong quá trình xử lý tín hiệu đo đạc của máy gây ra.

6. Độ lệch nghiêng dọc là góc lệch của thiết bị theo hướng nghiêng dọc tàu đo.

7. Độ lệch nghiêng ngang là góc lệch của thiết bị theo hướng nghiêng ngang tàu đo.

8. Độ lệch hướng là góc lệch của thiết bị theo hướng trục chính của tàu đo.

9. Máy cảm biến sóng là máy xác định và cung cấp các ảnh hưởng của sóng nước gây ra như nghiêng ngang tàu, nghiêng dọc tàu, độ dập dềnh để các máy móc, thiết bị khác sử dụng cho việc cải chính các kết quả đo của mình.

Điều 4. Yêu cầu chung đối với việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo đạc biển1. Tất cả các thiết bị và toàn hệ thống đo đạc trước khi thi công phải được kiểm nghiệm, hiệu chỉnh theo quy định tại Thông tư này. Chỉ được đưa vào sử dụng các thiết bị có kết quả kiểm nghiệm, hiệu chỉnh đạt yêu cầu.

2. Chỉ cho phép những người có trình độ chuyên môn, chuyên ngành trắc địa hoặc liên quan, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc, đã học qua các lớp an toàn lao động và được trang bị đầy đủ các phương tiện an toàn lao động được thực hiện các công việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo đạc biển.

3. Việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị tại thực địa phải được tiến hành tại khu vực nêu trong thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án. Chỉ được tiến hành các công việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh khi điều kiện môi trường, thời tiết, khí hậu thỏa mãn điều kiện làm việc của tất cả các máy móc thiết bị dùng trong quá trình kiểm nghiệm, hiệu chỉnh.

Page 27: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

4. Kết quả kiểm nghiệm phải được cán bộ giám sát kỹ thuật ký xác nhận.

5. Các số liệu, kết quả, báo cáo kiểm nghiệm, hiệu chỉnh phải được lưu trữ cùng với tài liệu gốc sản phẩm của dự án.

Chương 2.KIỂM NGHIỆM THIẾT BỊ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ BIỂN

Điều 5. Kiểm nghiệm máy định vị1. Mỗi máy định vị được kiểm nghiệm bằng một trong hai phương pháp sau:

a) Kiểm nghiệm tại điểm chuẩn;

b) Kiểm nghiệm sau khi lắp máy lên tàu đo.

2. Kiểm nghiệm tại điểm chuẩn được thực hiện như sau:

a) Đặt ăng ten định vị trên một điểm đã biết tọa độ (tương đương điểm cơ sở đo vẽ);

b) Kết nối máy định vị với máy tính;

c) Sau khi máy định vị đã hoàn tất quá trình khởi động và đi vào hoạt động ổn định, sử dụng một chương trình ghi số liệu định vị để ghi số liệu liên tục trong vòng 1 giờ, khoảng giãn cách giữa 2 lần ghi là 10 giây. Các số liệu định vị phải được tính chuyển về tọa độ phẳng (X, Y, H) theo các tham số tính chuyển được quy định trong yêu cầu kỹ thuật của dự án;

d) Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi đo kiểm nghiệm. Báo cáo bao gồm các nội dung sau:

- Bảng kết quả tính các độ lệch:

DX = Xgốc - Xthu

DY = Ygốc - Ythu

DH = Hgốc - Hthu

DS =

- Độ chính xác định vị mặt bằng: m = , (n là số lần ghi số liệu)

- Độ chính xác định vị độ cao: mH =

- Kết luận: máy đáp ứng yêu cầu để đưa vào sản xuất, nếu độ chính xác mặt bằng, độ cao tính được không vượt quá độ chính xác nêu tại các chỉ tiêu kỹ thuật của máy; hoặc máy không đáp ứng yêu cầu, không được đưa vào sản xuất.

3. Kiểm nghiệm sau khi lắp máy lên tàu đo thực hiện như sau:

a) Tàu đo phải được neo, buộc chắc chắn tại cầu cảng nơi có các điểm cao tọa độ gốc có độ chính xác của các điểm khống chế đo vẽ trở lên;

b) Máy định vị phải được lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật;

c) Máy toàn đạc điện tử dùng để đo kiểm nghiệm phải được kiểm nghiệm, hiệu chỉnh các nguồn sai số và phải có các tính năng kỹ thuật tối thiểu sau:

- Độ chính xác đo góc bằng 6”;

- Độ chính xác đo góc nghiêng bằng 10”;

- Độ chính xác đo cạnh bằng ±(3+3ppm)mm x D (D là độ dài cạnh đo);

d) Khoảng cách từ nơi đặt máy toàn đạc điện tử để đo kiểm nghiệm tới điểm định hướng, điểm đặt ăng ten GPS phải đảm bảo được sai số vị trí điểm đo không vượt quá 10 cm;

Page 28: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

đ) Trước khi đo kiểm nghiệm phải kết nối và khởi động sẵn máy định vị, chương trình ghi số liệu; đồng bộ đồng hồ của hệ thống chương trình ghi số liệu định vị với đồng hồ của người đo;

e) Quá trình đo kiểm nghiệm được bắt đầu khi người phụ trách đo phát lệnh cho tổ đo bằng bộ đàm hoặc ký hiệu. Trước mỗi lần phát lệnh đo, người phụ trách phải yêu cầu những người tham gia chuẩn bị sẵn sàng. Khi tất cả đã sẵn sàng, người phụ trách phát lệnh để đồng thời đo đến ăng ten GPS bằng máy toàn đạc và fix số liệu định vị GPS. Mỗi người đo ghi số liệu đo vào sổ theo mẫu, thời điểm đo được ghi đến giây. Trường hợp máy toàn đạc có chức năng tính tọa độ tức thời thì số liệu ghi ra là tọa độ;

g) Số lần đo kiểm nghiệm không ít hơn 20 lần, khoảng cách giữa các lần đo tối thiểu là 3 phút;

h) Sau khi đo kiểm nghiệm, số liệu tọa độ của ăng ten tại các thời điểm đo kiểm được lọc ra từ tệp số liệu fix tọa độ trên tàu và số liệu đo toàn đạc để đưa vào bảng tính báo cáo kết quả kiểm nghiệm;

i) Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm với các nội dung như quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 6. Kiểm nghiệm máy la bàn1. Kiểm nghiệm la bàn vệ tinh

a) Việc kiểm nghiệm đối với la bàn vệ tinh thực hiện bằng cách đặt 2 ăng ten của máy lên 2 điểm đã biết hướng (hoặc đã biết tọa độ để tính được hướng chuẩn);

b) Sau khi máy hoạt động ổn định, dùng một phần mềm máy tính ghi lại số liệu hướng do máy đưa ra liên tục trong vòng 1 giờ, khoảng giãn cách giữa 2 lần ghi là 10 giây;

c) So sánh các số liệu với hướng chuẩn;

d) Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo thông tư này với các thông tin tối thiểu sau:

- Độ lệch hướng = LB - goc, trong đó LB là hướng la bàn, goc là hướng gốc;

- Độ chính xác la bàn: m = , trong đó n là số lần đo.

- Kết luận: máy đáp ứng yêu cầu để đưa vào sản xuất nếu có độ chính xác tính được không vượt quá độ chính xác nêu tại các chỉ tiêu kỹ thuật của máy; hoặc máy không đáp ứng yêu cầu, không được đưa vào sản xuất.

2. Kiểm nghiệm la bàn đã lắp đặt trên tàu đo:

a) Tàu phải được neo chắc chắn tại cảng, đảm bảo hướng tàu không dao động quá 1o khi đo kiểm nghiệm;

b) Bật máy la bàn và phần mềm ghi số liệu hướng la bàn. Đồng hồ của máy tính ghi số liệu và các đồng hồ của các cán bộ thực hiện việc kiểm nghiệm phải được đồng bộ, chính xác tới 0,5 giây;

c) Sử dụng máy toàn đạc và mạng lưới tọa độ cơ sở trong khu vực kiểm nghiệm với yêu cầu đảm bảo được độ chính xác phương vị của 2 điểm đo hướng tàu không vượt quá 10’;

d) Sử dụng 2 gương đo đặt trên 2 điểm thể hiện được hướng tàu;

đ) Sau khi hệ thống ghi số liệu la bàn trên tàu hoạt động ổn định, máy toàn đạc và các gương đo đã sẵn sàng cho việc kiểm nghiệm thì bắt đầu thực hiện quá trình đo kiểm nghiệm dưới sự chỉ huy của tổ trưởng qua bộ đàm hoặc bằng ký hiệu;

e) Mỗi lần đo được thực hiện như sau:

Page 29: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

- Người đo toàn đạc ngắm đến gương đặt phía mũi tàu, báo cho tổ trưởng khi đã sẵn sàng. Tổ trưởng phát lệnh để đồng thời đo tới gương và fix số liệu hướng la bàn;

- Người đo toàn đạc chuyển nhanh hướng ngắm tới gương đặt ở đuôi tàu, báo cho tổ trưởng khi đã sẵn sàng. Tổ trưởng phát lệnh để đồng thời đo tới gương và fix số liệu hướng la bàn;

g) Mỗi lần kiểm nghiệm thực hiện 20 lần đo. Thời gian cho một lần đo không quá 2 phút;

h) Kết quả đo đạc được tính bằng bảng tính như sau:

- Hướng tàu thực ở mỗi lần đo được tính qua tọa độ 2 điểm gương đuôi tàu - mũi tàu. Hướng la bàn được tính bằng giá trị trung bình của các giá trị ghi được trong các mốc thời gian trong mỗi lần đo;

- Độ lệch hướng mỗi lần đo tính bằng: hướng thực - hướng la bàn;

- Số cải chính tính bằng giá trị độ lệch trung bình.

Điều 7. Kiểm nghiệm máy cảm biến sóng1. Các máy móc, thiết bị sử dụng trong kiểm nghiệm máy cảm biến sóng gồm:

a) Máy thủy chuẩn đã được kiểm nghiệm, hiệu chỉnh các hạng mục theo quy định và phải có độ chính xác xác định chênh cao đo đi và đo về đạt từ 1mm/1km trở lên;

b) Thước đo có vạch chia mm;

c) Bộ giá kiểm nghiệm có một mặt đế đặt máy cảm biến sóng, mặt đế này có vạch dấu cho hướng nghiêng dọc, nghiêng ngang của máy, tâm máy. Bộ giá có các bộ phận có thể làm nghiêng mặt đế theo các trục nghiêng dọc, nghiêng ngang của máy cảm biến sóng.

2. Quy trình thực hiện kiểm nghiệm như sau:

a) Lắp máy cảm biến sóng lên mặt đế đúng tâm và theo đúng các hướng nghiêng dọc, nghiêng ngang đã được vạch dấu;

b) Khởi động máy và kết nối máy với phần mềm kèm theo máy để ghi được các số liệu máy đo được. Dùng máy thủy chuẩn để đặt cho giá máy ở vị trí nằm ngang. Dùng phần mềm để đọc ra các giá trị lệch ban đầu của các bộ cảm biến (Roll, Pitch, Heave);

c) Thay đổi độ nghiêng của đế đặt máy theo hướng nghiêng ngang theo từng độ trên toàn dải đo nghiêng ngang của máy, dùng máy thủy chuẩn đo để xác định chính xác độ nghiêng đó. Ghi kết quả đo độ nghiêng và giá trị nghiêng ngang vào sổ đo. Nếu dải đo nghiêng ngang của máy nhỏ, số lần đo kiểm nghiệm (n) ít hơn 10 lần thì phải giảm bước thay đổi độ nghiêng đế kiểm nghiệm để có số lần đo n≥10;

d) Thay đổi độ nghiêng của đế đặt máy theo hướng nghiêng dọc theo từng độ trên toàn dải đo nghiêng dọc của máy, dùng máy thủy chuẩn đo để xác định chính xác độ nghiêng đó. Ghi kết quả đo độ nghiêng và giá trị nghiêng dọc vào sổ đo. Nếu dải đo nghiêng dọc của máy nhỏ, số lần đo kiểm nghiệm (n) ít hơn 10 lần thì phải giảm bước thay đổi độ nghiêng đế kiểm nghiệm để có số lần đo n≥10;

đ) Thay đổi độ cao của máy theo từng nấc 0,2m với độ chính xác 1cm, ghi các mực thay đổi và các số liệu đo sóng do máy đưa ra trên các mực độ cao đó ra sổ;

e) Tính sai số nghiêng ngang, nghiêng dọc và đo sóng đã đo được theo công thức m

= , trong đó ∆ là độ lệch giữa giá trị thực tế và giá trị do máy cải chính sóng

đưa ra;

g) Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Máy đạt yêu cầu nếu sai số tính được không vượt quá độ chính xác nêu tại các chỉ tiêu kỹ thuật của máy.

Page 30: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Điều 8. Kiểm nghiệm máy đo tốc độ âm thanhQuy trình kiểm nghiệm máy đo tốc độ âm thanh thực hiện như sau:

1. Dùng máy kiểm nghiệm đo tốc độ âm thanh trong một thùng đựng nước tinh khiết đồng thời với việc đo nhiệt độ thùng nước đó bằng một nhiệt kế chính xác. Ghi số liệu đo tốc độ âm, nhiệt độ nước trong vòng 15 phút với giãn cách 1 phút 1 lần đọc số liệu.

2. Tính tốc độ âm thanh trong từng lần đo theo công thức:

V = 1449,2+4,67xT-0,0569xT2+0,00029xT3+(1,39-0,012xT)(S-35)+0,01625xD

Trong đó:

V là vận tốc truyền âm

T nhiệt độ nước

S độ mặn, trong trường hợp này bằng không.

D độ ngập của máy đo tốc độ âm

3. Lập bảng so sánh giữa 2 tốc độ âm đo được.

Độ lệch tính theo công thức: V = Vđo - Vtính

Độ chính xác được tính bằng công thức m =

Trong đó n là số lần đo.

4. Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Máy đạt chất lượng nếu độ chính xác thu được không vượt quá độ chính xác của máy đo tốc độ âm.

Điều 9. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi có máy đo tốc độ âm thanh1. Công tác chuẩn bị:

a) Máy đo tốc độ âm đã kiểm nghiệm đạt chất lượng kỹ thuật;

b) Đĩa kiểm nghiệm được cố định chắc chắn vào dây cáp thép không co giãn. Trên dây cáp có các dấu khoảng cách theo từng mét tính từ mặt đĩa. Sai số của các vạch dấu không quá 0,5cm;

c) Xác định và cài đặt độ ngập đầu biến âm vào máy đo;

d) Vạch dấu hạ đĩa phải được đánh dấu trên tàu đo với độ chính xác 5mm so với mặt đầu biến âm. Vạch dấu phải thuận tiện cho việc hạ đĩa kiểm nghiệm xuống theo từng nấc đo tính từ mặt đĩa tới mặt đầu biến âm;

đ) Ghi chỉ số lệch độ sâu của máy sẵn có (nếu có) ra sổ.

2. Quy trình kiểm nghiệm thực hiện như sau:

a) Dùng máy đo tốc độ âm đo tốc độ âm đi qua cột nước nơi kiểm nghiệm. Giãn cách độ sâu lấy số liệu là 0,5m;

b) Thả đĩa kiểm nghiệm xuống độ sâu nhỏ nhất máy có thể đo được, nhập số liệu tốc độ âm đã đo được cho cột nước từ đầu biến âm tới đĩa kiểm nghiệm vào máy đo sâu. Ghi số liệu đo được bằng máy đo sâu ra sổ;

c) Tính độ lệch độ sâu đo được bằng máy đo sâu (Dds) với độ ngập thực của đĩa kiểm nghiệm (Ddia). Dùng độ lệch này để cải chính lại chỉ số lệch độ sâu ban đầu. Sau bước này, độ lệch độ sâu giữa (Dds) và (Ddia) phải bằng 0. Với các máy không có mục riêng để nhập chỉ số lệch độ sâu này vào thì độ lệch này được cộng thêm vào mục độ ngập đầu biến âm;

d) Hạ tiếp đĩa kiểm nghiệm xuống từng nấc 2m đồng thời thay đổi tốc độ âm thanh đã đo được cho cột nước từ đầu biến âm tới đĩa kiểm nghiệm trong máy đo sâu. Ghi

Page 31: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

số liệu đo sâu (Dds) và độ ngập (Dng) ra sổ. Tính độ lệch độ sâu giữa (Dds) và (Dng). i = Ddsi - Dngi, trong đó Ddsi - là số liệu đo sâu tại mực đo kiểm nghiệm i, Dngi - là độ ngập của đĩa kiểm nghiệm tại mực đo kiểm nghiệm i. Bước này phải được thực hiện cho tới độ sâu tối đa có thể thực hiện được và phải đo lặp lại nếu số lần đo (n) chưa vượt quá 10;

đ) Tính sai số đo sâu của máy theo công thức: m = ;

e) Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Máy đạt chất lượng đưa vào sử dụng nếu sai số thu được nằm trong giới hạn độ chính xác của máy.

Điều 10. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi không có máy đo tốc độ âm thanh1. Công tác chuẩn bị:

a) Đĩa kiểm nghiệm được cố định chắc chắn vào dây cáp thép không co giãn. Trên dây cáp có các dấu khoảng cách theo từng mét tính từ mặt bảng. Sai số của các vạch dấu không quá 0,5cm;

b) Xác định và cài đặt độ ngập đầu biến âm vào máy đo;

c) Vạch dấu hạ bảng phải được đánh dấu trên tàu đo với độ chính xác 5mm so với mặt đầu biến âm. Vạch dấu phải thuận tiện cho việc hạ đĩa kiểm nghiệm xuống theo từng nấc đo tính từ mặt bảng tới mặt đầu biến âm;

d) Ghi chỉ số lệch độ sâu của máy sẵn có (nếu có) ra sổ.

2. Quy trình thực hiện kiểm nghiệm:

a) Cài đặt tốc độ âm cho máy đo sâu ở giá trị thích hợp nhất mà ta có thể biết tại khu vực kiểm nghiệm. Xác định và hiệu chỉnh chỉ số lệch độ sâu ban đầu của máy;

b) Hạ đĩa xuống theo nấc 2m với độ chính xác 0,5cm, thay đổi tốc độ âm cho tới khi số đo độ sâu tới mặt đĩa trùng với độ sâu thực của đĩa. Ghi tốc độ âm tại độ sâu đó ra sổ. Bước này phải được thực hiện cho tới độ sâu tối đa có thể thực hiện được và phải điều chỉnh nấc hạ đĩa để đảm bảo số lần đo (n) nhỏ nhất là 10 lần;

c) Kéo đĩa lên từng độ sâu đã hạ đĩa với độ chính xác 0,5cm, cài đặt tốc độ âm đã ghi được cho từng độ sâu đó. Đọc và ghi số liệu độ sâu máy đo được ra sổ;

d) Tính độ lệch giữa 2 độ sâu lúc hạ đĩa và lúc kéo đĩa lên tại từng vạch kiểm nghiệm theo công thức: i = Dix – Dil. Trong đó Dix - là độ sâu đo được tại mực độ sâu kiểm nghiệm i khi hạ đĩa xuống. Dil - là độ sâu đo được tại mực độ sâu kiểm nghiệm i khi kéo đĩa lên;

đ) Sai số đo sâu của máy được tính theo công thức: m = , trong đó n là số

mực độ sâu tiến hành kiểm nghiệm;

e) Trường hợp sai số đo sâu thu được đảm bảo được tính năng kỹ thuật của máy thì kết luận máy đảm bảo chất lượng, đưa vào sản xuất được. Nếu sai số thu được vượt quá sai số nêu trong tính năng kỹ thuật của máy thì phải thực hiện các bước kiểm nghiệm đã nêu từ điểm b đến điểm đ khoản này thêm 2 lần nữa. Trường hợp cả 2 lần kiểm nghiệm sau cho kết quả sai số đo sâu thu được đảm bảo được tính năng kỹ thuật của máy thì kết luận máy đảm bảo chất lượng, đưa vào sản xuất được. Nếu có ít nhất 1 lần nữa không đảm bảo thì kết luận máy không đủ chất lượng đưa vào sản xuất.

Điều 11. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đa tia1. Việc kiểm nghiệm được thực hiện cho tia ở giữa vệt.

2. Quy trình kiểm nghiệm thực hiện như sau:

Page 32: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

a) Sử dụng máy đo tốc độ âm đo được tốc độ âm thanh tại nơi kiểm nghiệm, nhập số liệu đã đo vào máy đo sâu;

b) Thả đĩa kiểm nghiệm xuống độ sâu nhỏ nhất máy có thể đo được. Độ sâu của bảng kiểm tra được xác định với độ chính xác 0.5cm;

c) Đo độ sâu của bảng kiểm tra bằng máy đo sâu (50 Fix với giãn cách 5 giây/1 fix);

d) Tính độ lệch độ sâu hệ thống của máy (index) bằng hiệu của độ sâu đĩa kiểm nghiệm bằng thước (D1) với độ sâu trung bình của bảng (đo bằng máy đo sâu, sau khi đã loại các số liệu sai thô) (D2);

đ) Nhập số hiệu chỉnh (index) đã tính theo công thức: I = D1 - D2 vào máy đo sâu. Sau bước này D1 phải bằng D2;

e) Hạ bảng kiểm tra xuống từng nấc 2m một với độ chính xác 0,5cm cho tới hết khả năng cho phép của điều kiện khu đo (độ sâu, dòng chảy, sóng), ở mỗi độ sâu, dùng máy đo sâu đo 25 fix với giãn cách 5 giây; Tính độ sâu trung bình đo được sau khi loại những số liệu độ sâu sai thô.

3. Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này với các nội dung chính sau:

a) Tính độ lệch độ sâu: i = Ddsi - Dngi , trong đó Ddsi - là số liệu đo sâu tại mực đo kiểm nghiệm i, Dngi - là độ ngập của đĩa kiểm nghiệm tại mực đo kiểm nghiệm đó;

b) Tính sai số đo sâu của máy theo công thức: m = ;

c) Kết luận: máy đạt chất lượng đưa vào sử dụng nếu sai số thu được nằm trong giới hạn độ chính xác của máy.

Chương 3.KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH HỆ THỐNG ĐO SÂU HỒI ÂM ĐƠN TIA VÀ ĐO

SÂU HỒI ÂM ĐA TIAMỤC 1. KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH HỆ THỐNG ĐO SÂU BẰNG MÁY ĐO HỒI ÂM ĐƠN TIAĐiều 12. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia1. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia hoàn chỉnh gồm các máy sau đây kết nối lại:

a) Máy định vị;

b) Máy la bàn;

c) Máy đo sâu hồi âm đơn tia;

d) Máy cảm biến sóng;

đ) Máy tính cài phần mềm khảo sát.

2. Sau khi lắp đặt, đo đạc các độ lệch tâm, cài đặt các tham số cần thiết phải tiến hành kiểm nghiệm toàn bộ hệ thống để xác định được các số hiệu chỉnh cho toàn hệ thống hoặc cho việc xử lý số liệu.

Điều 13. Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu1. Để xác định được độ lún của đầu biến âm khi tàu chuyển động phải sử dụng phương pháp đo thủy chuẩn hình học từ một trạm máy đặt trên bờ đến mia thủy chuẩn đặt trên vị trí của đầu biến âm trên tàu. Nếu trong khi kiểm nghiệm mực thủy triều thay đổi mạnh thì cần thêm 1 mia để đo tới mực nước thủy triều.

2. Vùng kiểm nghiệm phải đảm bảo:

a) Thuận lợi cho việc đo thủy chuẩn tới mia trên tàu;

Page 33: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

b) Khi tàu đạt tốc độ ổn định cần thiết vẫn an toàn khi chạy theo hướng tiến vào bờ;

c) Trong khu đo không có các chướng ngại ảnh hưởng tới chuyển động của tàu.

3. Quy trình đo thực hiện như sau:

a) Đưa tàu ra vùng kiểm nghiệm, thả nổi tĩnh. Đo tới mia trên tàu và mia đo mực nước thủy triều;

b) Chạy tàu theo hướng từ bờ ra với vận tốc (số vòng quay máy) ổn định, khi chạy tới vùng kiểm nghiệm thì đọc số mia trên tàu, ghi vào cột Chạy xuôi. Sau đó quay tàu lại, chạy theo hướng vào bờ với vùng vận tốc trước đó, khi chạy tới vùng kiểm nghiệm thì đọc số đo mia trên tàu, ghi vào cột Chạy ngược;

c) Đo tới mia đo mực nước thủy triều.

4. Các lần đo theo điểm b khoản 3 Điều này được thực hiện cho các tốc độ lần lượt là 2 Knt, 3 Knt, 4 Knt, 5 Knt, 6 Knt, 7 Knt và 8 Knt (Hải lý/giờ).

5. Số liệu đo ghi theo mẫu:Bảng 1: Mẫu bảng kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm

Tốc độ tàuSố đọc khi

Thủy triều Lún Số hiệu chỉnhChạy ngược Chạy xuôi

Đứng yên 0.70 1.12 0.00

2 Knt 0.73 0.73 1.19 -0.10 0.10

3 Knt 0.65 0.63 1.33 -0.15 0.15

4 Knt 0.62 0.58 1.43 -0.21 0.21

5 Knt 0.58 0.58 1.50 -0.26 0.26

6 Knt 0.43 0.41 1.60 -0.20 0.20

Độ lún = H0 - (Hix - Hin)/2 + TT0 - TTi

Trong đó:

H0 - Số đọc kiểm lún khi tàu đứng yên

Hix - Số đọc kiểm lún khi tàu chạy xuôi với vận tốc i

Hin - Số đọc kiểm lún khi tàu chạy ngược với vận tốc i

TT0 - Số đọc trên mực nước thủy triều khi tàu đứng yên

TTi - Số đọc trên mực nước thủy triều khi tàu chạy với vận tốc i

6. Số hiệu chỉnh thu được này được đưa vào phần mềm khảo sát để tự động hiệu chỉnh số liệu đo theo tốc độ tàu nếu phần mềm có chức năng đó. Nếu phần mềm không có chức năng hiệu chỉnh độ lún theo tốc độ thì bảng số hiệu chỉnh này được sử dụng cho việc xử lý số liệu sau.

Điều 14. Xác định độ trễ định vị1. Chọn khu vực có địa hình tương đối nhẵn, dốc khoảng 10-20 độ, độ sâu dưới 100m, thiết kế đường kiểm nghiệm chạy vuông góc với các đường bình độ, hướng chạy theo hướng lên dốc. Mặt nghiêng cần đủ dài (500-1000m) để có được mẫu tốt và cần đều, nhẵn (không dốc ngang, không gập gềnh);

2. Chạy đo 2 lần theo đường đã thiết kế với 2 tốc độ tàu khác nhau. Tốc độ tàu 2 lần chạy chênh nhau ít nhất 9 km/h (hình 1)

Page 34: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Hình 1: Đồ hình chạy tàu xác định độ trễ định vị theo mặt dốc

Độ trễ định vị được tính bằng công thức t =

v2 là tốc độ tàu chạy nhanh;

v1 là tốc độ tàu chạy chậm;

là độ lệch vị trí mặt bằng giữa hai mặt cắt âm gần thiên đế.

Nếu mặt địa hình nơi kiểm nghiệm bằng phẳng thì có thể chạy trên một địa vật dễ nhận biết (một đụn cát chẳng hạn) với đồ hình chạy tàu như mô tả ở hình 2.

Hình 2: Đồ hình chạy tàu xác định độ trễ định vị theo mặt bằng phẳng.

MỤC 2. KIỂM NGHIỆM VÀ HIỆU CHỈNH HỆ THỐNG ĐO SÂU BẰNG MÁY ĐO HỒI ÂM ĐA TIAĐiều 15. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đa tia1. Thực hiện sau khi lắp đặt hệ thống hoàn chỉnh và hoàn tất việc đo đạc xác định được các độ lệch của các thiết bị: bộ cảm biến máy cảm biến sóng, máy la bàn, đầu biến âm của máy đo sâu hồi âm đa tia, xác định được bảng độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu. Các tham số cần thiết (hệ tọa độ, độ cao, tham số tính chuyển, các hạn sai của định vị, đo sâu, đo hướng tàu, đo các góc nghiêng ngang, nghiêng dọc, đo độ cao của sóng) phải được cài đặt hoàn chỉnh cho hệ thống. Phải đo được số liệu mặt cắt tốc độ âm thanh ở khu vực đo kiểm tra và đưa vào hệ thống.

2. Việc kiểm nghiệm, hiệu chỉnh này chỉ được thực hiện khi thời tiết tốt, sóng dưới 1m để đảm bảo được việc đo sâu chất lượng và ít bị sóng lắc nhất.

3. Máy định vị dùng trong hệ thống phải có độ chính xác mặt bằng tốt hơn ±3m.

4. Trên tàu đo phải có ít nhất một bộ máy tính có cài đặt phần mềm xử lý số liệu kiểm nghiệm, số liệu khảo sát. Phần mềm này có các tính năng tính số hiệu chỉnh cho độ trễ định vị, độ lệch nghiêng dọc, độ lệch hướng la bàn, độ lệch nghiêng ngang của hệ thống qua các số liệu đo kiểm nghiệm.

5. Phải đo kiểm nghiệm ít nhất 2 cặp đường.

Page 35: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

6. Lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 16. Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âmKiểm nghiệm độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu được thực hiện như đối với hệ thống đo sâu đơn tia quy định tại Điều 13 Thông tư này.

Điều 17. Kiểm nghiệm toàn hệ thống1. Việc kiểm nghiệm toàn hệ thống được thực hiện bằng cách “đo chỉnh” để tìm ra các sai lệch sau: độ trễ định vị (đối với các hệ thống không có thiết bị đồng bộ số liệu); độ lệch nghiêng dọc; độ lệch phương vị và độ lệch nghiêng ngang.

2. Xác định độ trễ định vị: thực hiện như đối với hệ thống đo sâu hồi âm đơn tia nêu tại Điều 14 Thông tư này.

3. Xác định độ lệch nghiêng dọc:

a) Chọn khu vực có địa hình tương đối nhẵn, dốc (càng dốc càng tốt), độ sâu dưới 100m, thiết kế đường kiểm nghiệm chạy vuông góc với các đường bình độ. Chiều dài của đường chạy phải ít nhất là từ 500 đến 1000m;

b) Chạy đo 2 lần theo đường đã thiết kế cùng tốc độ tàu. Hướng chạy của 2 lần chạy là ngược nhau như mô tả tại hình 3;

Hình 3: Đồ hình chạy tàu xác định độ lệch nghiêng dọc

c) Sau khi cải chính được độ trễ định vị, độ lệch nghiêng dọc được xác định theo

công thức p = tg-1 , Trong đó: p là độ lệch nghiêng dọc cần tìm, là độ rời

của 2 mặt cắt theo 2 lần đo tại điểm có độ sâu z.

4. Xác định độ lệch phương vị:

a) Độ lệch phương vị là ảnh hưởng tích hợp của các độ lệch: hướng của la bàn, hướng của đầu biến âm máy đo sâu so với trục tàu;

b) Để xác định được độ lệch còn lại này, phải chọn khu vực có địa vật rõ nét (ví dụ một đụn cát chẳng hạn). Việc đo kiểm phải được thực hiện bằng 2 đường đo theo 2 hướng ngược nhau sao hai 2 vệt đo có độ chồng phủ của các tia rìa từ 10 đến 20% vệt quét và phần chồng phủ này trùm gọn địa vật đó;

c) Để tránh nhiễu do độ trễ định vị và lệch nghiêng dọc tới việc xác định độ lệch phương vị, phải cải chính các độ trễ đó trước khi thực hiện tính toán độ lệch phương vị này;

d) Độ lệch phương vị được tính bằng công thức = tg-1 theo mô tả tại hình 4

Page 36: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

x là độ rời của địa vật đo kiểm theo số liệu đo của 2 đường đo kiểm nghiệm.

L là khoảng cách giữa 2 đường đo kiểm nghiệm.

là độ lệch phương vị cần tìm.

Hình 4: Đồ hình chạy tàu xác định độ lệch phương vị

5. Xác định độ lệch nghiêng ngang:

a) Độ lệch nghiêng ngang này gây ra bởi độ lệch nghiêng ngang của máy cảm biến sóng và độ lệch của đầu biến âm theo trục nghiêng ngang của tàu đo. Để đo được độ lệch này phải chọn vùng có đáy biển bằng phẳng, đo trên một đường theo 2 chiều ngược nhau. Tốc độ 2 lần chạy không đổi;

b) Để tránh nhiễu, hệ thống phải được cải chính độ trễ, nghiêng dọc và phương vị đã xác định được;

c) Độ lệch nghiêng ngang này được xác định bằng cách đo khoảng dịch theo phương đứng của các số liệu đo sâu bởi các tia rìa của các đường đo và được tính

bằng công thức R = tg-1 theo mô tả trên hình 5.

R là độ lệch nghiêng ngang cần xác định.

z là độ sâu;

z là độ lệch độ sâu của 1 tia rìa

y là khoảng cách từ tâm đường chạy tới điểm đo z

Hình 5: Xác định độ lệch nghiêng ngang

Chương 4.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Hiệu lực thi hànhThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2011.

Điều 19. Trách nhiệm tổ chức thực hiệnTổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG

Page 37: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Nơi nhận:- Thủ tướng Chính phủ;- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Tòa án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ;- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;- Lưu: VT, TCBH ĐVN, KHCN, PC.

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Đức

PHỤ LỤC SỐ 01MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MÁY ĐỊNH VỊ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên dự án:...............................................................................................................Tàu đo:................................................................................................................................................................

Loại máy Ngày kiểm nghiệm

Tên máy Nơi kiểm nghiệm

Số máy Điều kiện thời tiết

Độ chính xác mặt bằng Hệ tọa độ

Độ chính xác độ cao Hệ cao độ

Điểm đặt máy KT-01 Phương pháp kiểm nghiệmX

Y Máy đo

H Chiều cao máy

Điểm ngắm KT-02 Chiều cao gương

X Phương vị định hướng

Y

H

Stt Thời gianĐo được từ điểm gốc Ghi được từ máy định vị

X Y H X Y H

Page 38: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

1

2

3

4

20

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình DX=

Độ lệch trung bình DY=

Độ lệch trung bình DH=

Kết luận:

Chỉ tiêu Đạt Không đạt

Độ chính xác mặt bằng

Độ chính xác độ cao

Máy đạt yêu cầu

Người kiểm nghiệm 1 Ngày thực hiện:

Người kiểm nghiệm 2

Người kiểm tra

Duyệt

PHỤ LỤC SỐ 02MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MÁY LA BÀN

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2011/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên dự án:...............................................................................................................Tàu đo:................................................................................................................................................................

Loại máy Ngày kiểm nghiệm

Tên máy Nơi kiểm nghiệm

Số máy Điều kiện thời tiết

Độ chính xác Hệ tọa độ

Điểm đặt ăng ten 1 KT-01 Hệ cao độ

X Phương pháp kiểm nghiệm

Y

Điểm đặt ăng ten 2 KT-02 Độ chính xác máy

X Hướng gốc

Page 39: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Y

Stt Thời gian

Hướng la bàn

Độ lệch

LH - goc

Stt Thời gian

Hướng la bàn

Độ lệch

LH - goc

1

2

3

4

20

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình =

= =

Kết luận:

Chỉ tiêu Đạt Không đạt

Độ chính xác đo hướng

Máy đạt yêu cầu

Người kiểm nghiệm 1 Ngày thực hiện:

Người kiểm nghiệm 2

Người kiểm tra

Duyệt

PHỤ LỤC SỐ 03MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MÁY CẢM BIẾN SÓNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2011/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên dự án:...............................................................................................................Tàu đo:................................................................................................................................................................

Loại máy Ngày kiểm nghiệm

Tên máy Nơi kiểm nghiệm

Số máy Điều kiện thời tiết

Độ chính xác nghiêng ngang

Máy thủy chuẩn Ni…

Dải đo nghiêng ngang Ngày kiểm nghiệm thước đo

Độ chính xác nghiêng dọc

Khoảng cách giữa 2 thước đo nghiêng ngang

Dải đo nghiêng dọc Khoảng cách giữa 2 thước đo nghiêng dọc

Độ chính xác độ cao Độ lệch nghiêng ngang sẵn có

Page 40: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Dải đo độ cao sóng Độ lệch nghiêng dọc sẵn có1. Kiểm nghiệm nghiêng ngang

Stt

Số đọc thước đo 1

Số đọc thước đo 2

Chênh cao

Góc nghiêng

Góc nghiêng ghi

được

Độ lệch

= v1col – v1obs

1

2

3

4

20

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình v1=

= mv1 = =

2. Kiểm nghiệm nghiêng dọc

Stt Số đọc thước đo

1

Số đọc thước đo

2

Chênh cao Góc nghiêng

Góc nghiêng ghi được

Độ lệch

2= v2col – v2obs

1

2

3

4

20

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình v2=

= mv2 = =

3. Kiểm nghiệm đo sóng

Stt Độ cao máy trên giá đo

(m)

Độ cao ghi được

Chênh cao thực

Chênh cao ghi được

Độ lệch

=

1 0

2 0.2

3 0.4

4

20

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình =

Page 41: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

mv2 = =

Kết luận:

Chỉ tiêu Đạt Không đạt

Độ chính xác đo nghiêng ngang

Độ chính xác đo nghiêng dọc

Độ chính xác đo sóng

Máy đạt yêu cầu

Người kiểm nghiệm 1 Ngày thực hiện:

Người kiểm nghiệm 2

Người kiểm tra

Duyệt

PHỤ LỤC SỐ 04MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MÁY ĐO TỐC ĐỘ ÂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2011/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên dự án:...............................................................................................................Tàu đo:................................................................................................................................................................

Loại máy Ngày kiểm nghiệm

Tên máy Nơi kiểm nghiệm

Số máy Điều kiện thời tiết

Độ chính xác

Stt Thời gianĐộ ngập

máy (Dm)

Nhiệt độ (ToC)

Độ mặn (S%o)

Tốc độ âm (m/s) Độ lệch DV

(m/s)Tính được

Ghi được

1

2

3

4

20

Công thức tính: V = 1449,2+4,67xT-0,0569xT2+0,00029xT3+(1,39-0,012xT)(S-35)+0,01625xD

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình: Dv=

Page 42: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Kết luận:

Chỉ tiêu Đạt Không đạt

Độ chính xác đo tốc độ âm

Máy đạt yêu cầu

Người kiểm nghiệm 1 Ngày thực hiện:

Người kiểm nghiệm 2

Người kiểm tra

Duyệt

PHỤ LỤC SỐ 05MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MÁY ĐO SÂU ĐƠN TIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2011/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên dự án:...............................................................................................................Tàu đo:................................................................................................................................................................

Loại máy Ngày kiểm nghiệm

Tên máy Nơi kiểm nghiệm

Số máy Điều kiện thời tiết

Độ chính xác đo sâu Máy đo tốc độ âm loại

Chỉ số lệch độ sâu Số máy

Độ ngập đầu biến âm1- Kiểm nghiệm chỉ số lệch độ sâu

Khoảng cách nhỏ nhất từ đĩa tới đầu biến âm

Đo được bằng máy đo sâu

Tốc độ âm Chênh

Chỉ số lệch độ sâu đã cải chính

2- Kiểm nghiệm máy đo sâu

Stt Thời gian Độ sâu đĩa Tốc độ âm Độ sâu máy đo Độ lệch

1

2

3

4

20

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình

Page 43: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Kết luận:

Chỉ tiêu Đạt Không đạt

Độ chính xác đo sâu

Máy đạt yêu cầu, đưa vào sản xuất

Người kiểm nghiệm 1 Ngày thực hiện:

Người kiểm nghiệm 2

Người kiểm tra

Duyệt

PHỤ LỤC SỐ 06MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MÁY ĐO SÂU ĐA TIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2011/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên dự án:...............................................................................................................Tàu đo:................................................................................................................................................................

Loại máy Ngày kiểm nghiệm

Tên máy Nơi kiểm nghiệm

Số máy Điều kiện thời tiết

Độ chính xác đo sâu Máy đo tốc độ âm loại

Chỉ số lệch độ sâu Số máy

Độ ngập đầu biến âm1- Kiểm nghiệm chỉ số lệch độ sâu

Khoảng cách nhỏ nhất từ đĩa tới đầu biến âm

Đo được bằng máy đo sâu

Tốc độ âm Chênh

Chỉ số lệch độ sâu đã cải chính

2- Kiểm nghiệm máy đo sâu

Stt Thời gian Độ sâu đĩa Tốc độ âm Độ sâu máy đo Độ lệch

1

2

3

4

20

Tổng số lần đo (n):

Độ lệch trung bình

Page 44: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Kết luận:

Chỉ tiêu Đạt Không đạt

Độ chính xác đo sâu

Máy đạt yêu cầu, đưa vào sản xuất

Người kiểm nghiệm 1 Ngày thực hiện:

Người kiểm nghiệm 2

Người kiểm tra

Duyệt

PHỤ LỤC SỐ 07MẪU BÁO CÁO KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐO SÂU HỒI ÂM ĐA TIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAMTRUNG TÂM TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ BIỂN

BÁO CÁO KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐO SÂU HỒI ÂM ĐA TIA

TÀU :ĐỊA ĐIỂM :NGÀY :DỰ ÁN :

Ngày Họ và tên Chữ ký

Thực hiện

Kiểm tra

Duyệt

MỤC LỤC1. TÓM TẮT..........................................................................................................2. MÔ TẢ CHUNG................................................................................................2.1. Phạm vi công việc..........................................................................................

2.2. Nhân lực........................................................................................................

2.3. Thiết bị...........................................................................................................

3. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TRÊN TÀU ĐO.................................................

Page 45: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

4. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM.............................................................................4.1. Xác định tốc độ âm........................................................................................

4.2. Các đường chạy kiểm nghiệm.......................................................................

4.3. Quá trình đo kiểm nghiệm..............................................................................

4.4. Xác định các số hiệu chỉnh............................................................................

TÓM TẮTBáo cáo này mô tả quá trình và kết quả kiểm nghiệm hệ thống đo sâu hồi âm đa tia EM1002 trên tàu Đo Đạc Biển 01, tại Hải Phòng trước khi thực hiện công tác đo đạc khảo sát cho dự án…

Quá trình kiểm nghiệm được tiến hành từ ngày 22 đến 23 tháng 7 năm 2006 khi tàu Đo Đạc Biển 01 khu vực cảng Hải Phòng.Quá trình kiểm nghiệm đã tìm ra các số hiệu chỉnh vào hệ thống đo sâu hồi âm đa tia như sau:

Độ trễ (Latency) 0s

Độ nghiêng dọc (Pitch) -0.75o

Độ nghiêng ngang (Roll) -0.23o

Hướng (Yaw/Heading) -0.40o

Các số cải chính này đã được nhập vào hệ thống để thực hiện các công tác đo đạc khảo sát tiếp theo của dự án.

1. MÔ TẢ CHUNG1.1. Phạm vi công việcQuá trình kiểm nghiệm được tiến hành theo thứ tự như sau:

- Thiết kế và lập đường chạy cho công tác kiểm nghiệm hệ thống MBES (dựa theo độ sâu có sẵn tại khu vực).

- Chạy các tuyến đường kiểm tra.

- Xử lý số liệu đo và tìm ra các số hiệu chỉnh vào hệ thống.

1.2. Nhân lựcPhạm Vũ Vinh Quang Kỹ sư trắc địa

Trần Như Hưng Kỹ sư trắc địa

Nguyễn Thế Hào Kỹ sư trắc địa

Ngô Hoàng Giang Kỹ sư trắc địa

1.3. Thiết bị- Sử dụng phần mềm xử lý số liệu độ sâu đa tia Stafix.Surface.

- Hệ thống đo sâu hồi âm đa tia EM1002 với dải 111 tia.

- Máy la bàn số: Meridian SG Brown – Gyro

- Máy cải chính sóng Seatex MRU

- Hệ thống định vị Stafix HP

- Máy đo đạc xác định tốc độ âm MiniSVP và SVP plus - Valeport

Tất cả các thiết bị, máy móc được dùng cho hệ thống này đều được qua kiểm nghiệm và thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Page 46: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Độ lún đầu biến âm theo tốc độ tàu được cải chính theo kết quả kiểm nghiệm đã tiến hành ngày … tháng … năm … cho tàu Đo đạc biển 01.

2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TRÊN TÀU ĐO

Sơ đồ các vị trí điểm đặt thiết bị trên tàu – Mặt cắt dọc

Sơ đồ các vị trí điểm đặt thiết bị trên tàu – Mặt cắt ngang

Vị trí lắp đặt các thiết bị được đo đạc vào ngày … tháng … năm … tại…..

Các giá trị này được đo với độ chính xác ±5cm

3. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM3.1. Xác định tốc độ âmMặt cắt tốc độ âm ở khu kiểm nghiệm được xác định bằng máy đo tốc độ âm SVP Plus. Số liệu đo và tính toán được giao nộp kèm với báo cáo kiểm nghiệm.

Mặt cắt tốc độ âm thu được có đồ thị như sau:

Page 47: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Tốc độ âm cài đặt vào phần mềm định vị là: 1540.7 m/sec (MEAN Sound Velocity). Đối với công tác xử lý số liệu, file số liệu tốc độ âm ở các độ sâu khác nhau được nhập trực tiếp vào phần mềm xử lý.

Đồ thị tốc độ âm trên phần mềm Stafix.Surface sau khi cập nhật số liệu tốc độ âm đo được

3.2. Đường chạy kiểm nghiệm:Công tác kiểm nghiệm được tiến hành tại khu vực có độ sâu là …m.Tọa độ các đường chạy

Tên đườngTọa độ đầu đường Tọa độ cuối đường

X Y X Y

L1

L2Các số hiệu chỉnh được xác định thông qua các đường chạy như sau:

Số hiệu chỉnh Đường chạy

Độ trễ của hệ thống (System Latency)

Tổng cộng chạy hai lần trên đường L-1 với cùng hướng chạy nhưng ở hai tốc độ khác nhau (3 hải lý và 6 hải lý)

Độ nghiêng dọc (Pitch)

Tổng cộng chạy hai lần trên đường L-1 với chiều ngược nhau và cùng tốc độ. Sử dụng đoạn dốc để kiểm nghiệm

Page 48: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Độ nghiêng ngang (Roll)

Tổng cộng chạy hai lần trên đường L-1 với hai hướng ngược nhau và cùng tốc độ. Sử dụng đoạn phẳng để kiểm nghiệm

Hướng (Yaw) Tổng cộng chạy hai đường L-1, L-2 với hai hướng ngược nhau và cùng tốc độ, khoảng cách giữa hai đường được thiết kế cách nhau 250m.

Đường chạy và ảnh địa hình đáy biển thu được với độ sâu ghi chú bên cạnh.3.3. Quá trình đo kiểm nghiệmQuá trình đo đạc trong kiểm nghiệm này được thực hiện theo thiết kế đã nêu ở mục 4.2 trên đây. Trong quá trình đo đạc các yếu tố sau đây được đo đạc cùng một lúc:

• Độ sâu đáy biển được đo bởi máy đo sâu hồi âm đa tia Kongsberg-Simrad EM1002 với dải 111 tia. Độ sâu đặc trưng của khu đo là 75m.

• Tốc độ âm của nước ở phía bề mặt được xác định thông qua máy đo tốc độ âm bề mặt lắp đặt gần đầu biến âm của máy đo sâu hồi âm đa tia.

• Mặt cắt tốc độ âm được đo bởi máy SVP Plus ngay trước khi chạy các đường kiểm nghiệm.

• Vị trí đo được xác định bằng máy định vị Starfix HP, độ chính xác 10cm.

• Hướng tàu được xác định bằng qua la bàn (Gyro) Meridian SG BROWN.

• Các ảnh hưởng của sóng như dập dềnh, lắc nghiêng ngang, nghiêng dọc được xác định bằng máy cải chính sóng Seatex MRU.

3.4. Xác định các số hiệu chỉnhSau khi thực hiện việc đo đạc kiểm nghiệm theo các đường chạy thiết kế trên đây các số hiệu chỉnh được tính toán bằng các mô-đun tính toán các số hiệu chỉnh trong phần mềm xử lý số liệu Stafix Surface.Kết quả kiểm nghiệm thu được như sau:

Độ trễ định vị (Latency) 0s

Độ nghiêng dọc (Pitch) -0.75o

Độ nghiêng ngang (Roll) -0.23o

Độ lệch hướng (Yaw) -0.40o

Page 49: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Hình ảnh màn hình xử lý số liệu dưới đây thể hiện số liệu thu được từ các đường chạy kiểm nghiệm đã được hiệu chỉnh Pitch, Roll, Latency và Yaw. Ở cửa sổ mặt cắt, trục X thể hiện dữ liệu quét dọc tuyến đo, trục Y thể hiện độ sâu.

4.4.1. Xác định độ trễ định vị (latency)Dữ liệu thu qua việc chạy cùng tuyến đo, có cùng hướng (28o) và tốc độ khác nhau (một đường 5.7 hải lý, một đường 3.5 hải lý).

Chọn 2 đường này để xử lý tính độ trễ định vị. Kết quả nhận được:

Độ trễ định vị (latency) = 0 giây.Với kết quả này ta nhận thấy bằng mắt thường không có độ xê dịch nào trong mặt cắt dữ liệu thu được từ 2 lần chạy.

Kết luận: Hệ thống định vị Stafix HP hoạt động không có độ trễ trong xử lý và xuất số liệu định vị.

4.4.2. Xác định độ lệch nghiêng ngang (roll)Sử dụng dữ liệu thu được bằng việc chạy 2 đường kiểm nghiệm với cùng vận tốc 4.5 hải lý ở hai hướng ngược nhau (28o và 208o). Chọn số liệu để tính toán là mặt cắt ngang so với đường chạy, nơi mặt địa hình bằng phẳng nhất.

Khi đặt số cải chính nghiêng ngang bằng 0, trong đồ thị ta thấy ngay dữ liệu thu được từ 2 lần chạy tạo ra độ lệch ngang của 2 mặt cắt rất rõ ràng.

Dữ liệu thu được với số hiệu chỉnh Roll = 0o

Page 50: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Sau khi tính toán, phần mềm cho kết quả Số hiệu chỉnh nghiêng ngang là 0.23o. Nhìn trên đồ thị mặt cắt sau khi áp dụng giá trị hiệu chỉnh Roll = 0.23o ta thấy số liệu đo trùng khớp hợp lý.

Dữ liệu với giá trị hiệu chỉnh Roll = 0.23o

4.4.3. Xác định độ lệch nghiêng dọc (Roll)Sử dụng dữ liệu thu được từ 2 lần chạy trên một tuyến kiểm nghiệm (L-1) với hướng ngược nhau và cùng tốc độ 4.7 hải lý. Chọn số liệu để tính toán là mặt cắt dọc theo với đường chạy, nơi mặt địa hình dốc nhất.

Khi để số hiệu chỉnh Pitch = 0, ta thấy mặt cắt địa hình từ hai lần chạy vênh nhau rõ rệt.

Dữ liệu thu được với số hiệu chỉnh Pitch = 0o

Page 51: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Dữ liệu thu được với số hiệu chỉnh nghiêng dọc (Pitch) = -0.75o

Sau khi tính toán, phần mềm cho kết quả Số hiệu chỉnh nghiêng dọc là -0.75o. Nhìn trên đồ thị mặt cắt sau khi áp dụng giá trị hiệu chỉnh Pitch = -0.75o ta thấy số liệu đo trùng khớp hợp lý.

4.4.4. Xác định độ lệch nghiêng dọc (roll)Sử dụng dữ liệu thu được từ 2 lần chạy trên 2 tuyến kiểm nghiệm (L-1, L-2) cách nhau 250m. Với số hiệu chỉnh Yaw = 0o cho số liệu sai lệch nhỏ trong độ phủ gối dữ liệu

Dữ liệu thu được với số hiệu chỉnh Yaw/Heading = 0o

Sau khi tính toán, kết quả Số hiệu chỉnh lệch hướng (Yaw) là -0.40o

Page 52: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Dữ liệu thu được với số hiệu chỉnh Yaw/Heading = -0.40o

-----------

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: 879/QĐ-TCMT Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH SỔ TAY HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG

NƯỚC

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNGCăn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;Căn cứ Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường;Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 3. Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường, các Trạm quan trắc Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Như Điều 3;- Các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường;- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

Page 53: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

thuộc Trung ương;- Lưu: VT, CSPC, QTMT.

SỔ TAY HƯỚNG DẪNTÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

Phần IQUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnhVăn bản này hướng dẫn việc tính toán chỉ số chất lượng nước từ số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa.

2. Đối tượng áp dụngHướng dẫn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng lưới quan trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng.

3. Giải thích từ ngữTrong sổ tay hướng dẫn, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.

2. WQI thông số (viết tắt là WQISI) là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số.

4. Các nguyên tắc xây dựng chỉ số WQICác nguyên tắc xây dựng WQI bao gồm:

- Bảo đảm tính phù hợp;

- Bảo đảm tính chính xác;

- Bảo đảm tính nhất quán.

- Bảo đảm tính liên tục;

- Bảo đảm tính sẵn có;

- Bảo đảm tính có thể so sánh.

5. Mục đích của việc sử dụng WQI- Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát;

- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước;

- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan;

- Nâng cao nhận thức về môi trường.

Phần IITÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

1. Các yêu cầu đối với việc tính toán WQI- WQI được tính toán riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc;

Page 54: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

- WQI thông số được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng nước của điểm quan trắc;

- Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định.

2. Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lục địaQuy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý);

Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;

Bước 3: Tính toán WQI;

Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.

3. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắcSố liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục;

- Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH;

- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu.

4. Tính toán WQIa. Tính toán WQI thông số * WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:

(công thức 1)

Trong đó:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1

qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi

qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1

Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

Bảng 1. Bảng quy định các giá trị qi, BPi

i qi

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số

BOD5

(mg/l)

COD

(mg/l)

N-NH4

(mg/l)

P-PO4

(mg/l)

Độ đục

(NTU)

TSS

(mg/l)

Coliform

(MPN/100ml)

1 100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0.1 ≤5 ≤20 ≤2500

Page 55: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

2 75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000

3 50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500

4 25 25 50 1 0.5 70 100 10.000

5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa.

Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:- Tính giá trị DO bão hòa:

T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).

- Tính giá trị DO % bão hòa:

DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100

DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

(công thức 2)

Trong đó:

Cp: giá trị DO % bão hòa

BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.

Bảng 2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa

i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10BPi ≤20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥200

qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1

Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.

Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 2.

Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.

Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 2.

Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.

* Tính giá trị WQI đối với thông số pHBảng 3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH

I 1 2 3 4 5 6BPi ≤5.5 5.5 6 8.5 9 ≥9

qi 1 50 100 100 50 1

Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1.

Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 3.

Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100.

Page 56: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 3.

Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.

b. Tính toán WQISau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:

Trong đó:

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4

WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.

Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.

5. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giáSau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển

76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ

Phần IIIÁP DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

NƯỚC VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG1. Công bố thông tin về chất lượng nước mặt lục địa cho cộng đồngChỉ số chất lượng nước sau khi được tính toán được sử dụng để đánh giá chất lượng nước trong các báo cáo về chất lượng nước, báo cáo hiện trạng môi trường. Các nội dung thông tin này cần được công bố, công khai và phổ biến rộng rãi cho cộng đồng.

2. Yêu cầu đối với nội dung thông tin công bố về WQIYêu cầu đối với nội dung thông tin công bố về WQI bao gồm:

- Tên điểm và khu vực quan trắc, tên trạm quan trắc;

- Thời gian quan trắc;

- Giá trị WQI và mức đánh giá chất lượng nước tương ứng.

3. Hình thức công bốThông tin về WQI được công bố cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, bảng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử…

Page 57: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm

Phần IVTỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trung tâm Quan trắc môi trường chịu trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn việc triển khai quy định hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Tổng cục Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

PHỤ LỤCMỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÍNH TOÁN WQI

Với số liệu quan trắc giả định như sau:

BOD5

(mg/l)

COD(mg/l)

N-NH4

(mg/l)

P-PO4

(mg/l)

Độ đục

(NTU)

TSS(mg/l)

Coliform(MPN/100ml)

DO(mg/l)

pHT

(oC)

5 17 0.7 7 4 45 3500 4.9 6.5 28

1. Tính toán WQI thông số

Đối với thông số DO

DO%bão hòa=4.9/6.06876*100=80.7

2. Tính toán WQI

3. Kết luậnVới giá trị WQI = 71 thì ta có kết luận là nguồn nước đó sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác, thể hiện là màu da cam./.

--------------

Page 58: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ · Web view- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm