8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Học sinh trường huyện sáng tạo Hệ thống cảnh báo cháy xe ô tô TRANG 5 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4933 - THỨ HAI NGÀY 4/12/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Đôi mắt” an ninh của người dân TRANG 5 Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có. (NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957. T.8, TR.391). Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ XI * Sắp xếp tinh gọn lại bộ máy XEM TIẾP TRANG 2 KINH TẾ Tiền tỷ từ vườn ươm Thiên Sinh TRANG 3 TRANG 2 Trải qua hành trình xuyên suốt thời gian và các vùng đất, một bộ phận người Thái ở tỉnh Sơn La đã đến với mảnh đất Thái Sơn (N’Thol Hạ, Đức Trọng) để làm ăn sinh sống. Giã từ những ngày cơ cực, bà con đã “bén đất, bén rễ”, xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới dưới ánh sáng soi đường của Đảng. Thái Sơn ơn Đảng Quản lý công suất khai thác cát trên sông Đa Nhim còn phức tạp TRANG 6 TRANG 7 TRANG 4 Thu gom bao gói thuốc BVTV tại khu vực hồ Đankia - Suối Vàng. Ảnh: M.Đạo Đà Lạt nâng chuẩn đô thị văn minh Thành phố Đà Lạt có vị trí là đô thị loại I, trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố Festival Hoa Việt Nam. Tiếp tục chung tay xây dựng thành phố ngày càng văn minh, phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các tầng lớp nhân dân. Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. Ảnh: N.Thu Giải pháp làm sạch nguồn nước hồ Đankia - Suối Vàng Ngày 30/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị lần thứ XI nhằm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền và cải cách hành chính năm 2017, đề ra nghị quyết về nhiệm vụ chính trị, chương trình làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2018. Đồng thời, đánh giá việc quản lý, điều hành ngân sách năm 2017 và dự toán 2018. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 14 đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị. Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành,...

Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

VĂN HÓA - XÃ HỘIHọc sinh trường huyện

sáng tạo Hệ thống cảnh báo cháy xe ô tô

TRANG 5

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4933 - THỨ HAI NGÀY 4/12/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

“Đôi mắt” an ninh của người dân

TRANG 5

Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có.

(NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC

TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957. T.8, TR.391).

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ XI* Sắp xếp tinh gọn lại bộ máy

XEM TIẾP TRANG 2

KINH TẾTiền tỷ từ vườn ươm

Thiên SinhTRANG 3

TRANG 2

Trải qua hành trình xuyên suốt thời gian và các vùng đất, một bộ phận người Thái ở tỉnh Sơn La đã đến với mảnh đất Thái Sơn (N’Thol Hạ, Đức Trọng) để làm ăn sinh sống. Giã từ những ngày cơ cực, bà con đã “bén đất, bén rễ”, xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới dưới ánh sáng soi đường của Đảng.

Thái Sơn ơn Đảng

Quản lý công suất khai thác cát trên sông Đa Nhim còn phức tạp

TRANG 6

TRANG 7TRANG 4

Thu gom bao gói thuốc BVTV tại khu vực hồ Đankia - Suối Vàng. Ảnh: M.Đạo

Đà Lạt nâng chuẩn đô thị văn minhThành phố Đà Lạt có vị trí là đô thị loại I, trung tâm hành

chính, kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố Festival Hoa Việt Nam. Tiếp tục chung tay xây dựng thành phố ngày càng văn minh, phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các tầng lớp nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. Ảnh: N.Thu

Giải pháp làm sạch nguồn nước hồ Đankia - Suối Vàng

Ngày 30/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị lần thứ XI nhằm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền và cải cách hành chính năm 2017, đề ra nghị quyết về nhiệm vụ chính trị, chương trình làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2018. Đồng thời, đánh giá việc quản lý, điều hành ngân sách

năm 2017 và dự toán 2018. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 14 đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị. Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành,...

* Gặp gỡ nhà nông-nhà doanh nghiệp

Page 2: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

2 THỨ HAI 4 - 12 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Đó là thông tin được ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, Trưởng Ban tổ chức Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Bảo Lộc năm 2017 công bố chính thức tại buổi họp báo sáng 1/12. Buổi họp báo do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp với UBND TP Bảo Lộc tổ chức.

Theo đó, chủ đề của Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng năm nay là “Bảo Lộc - Hương trà - Sắc tơ”. Trong Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa sẽ diễn ra nhiều hoạt động nhằm tôn vinh ngành trà và tơ lụa thông qua 5 chương trình chính và 8 chương trình hưởng ứng, bao gồm: Đêm hội Tơ Trà, Bảo Lộc ngày mới, Phiêu du xứ B’Lao, Biểu diễn thời trang lụa tơ tằm Bảo Lộc, Phố Trà B’Lao... Đây là những hoạt động nhằm quảng bá cho ngành trà và sản xuất tơ lụa của địa phương.

Đến hiện tại, đã có gần 50 doanh nghiệp trong tỉnh và 15 doanh nghiệp từ các tỉnh, thành phố trong cả nước đăng ký tham gia sự kiện này. Cùng với đó, mọi công tác chuẩn bị nhằm đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu trú... đã được TP Bảo Lộc chuẩn bị chu đáo để du khách và người dân tham gia lễ hội.

Tại buổi họp báo, có 16 câu hỏi, ý kiến được các phóng viên, nhà báo Trung ương và địa phương đóng góp xoay quanh 9 vấn đề như: Thông qua sự kiện này, Ban tổ chức cần có những giải pháp để bảo vệ thương hiệu trà và tơ lụa; cần đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp lên hàng đầu; cần có phương án để bình ổn giá, đáp ứng nguồn nguyên liệu để ngành trà và tơ lụa phát triển ổn định, bền vững...

Thành phố Bảo Lộc hiện có khoảng 7.716 ha trà (chiếm hơn 32% diện tích trà toàn tỉnh Lâm Đồng), tổng sản lượng sản xuất, chế biến trà bình quân một năm khoảng 20.566 tấn trà khô thành phẩm (trong đó trà xanh chiếm đến 89,1%, còn lại là trà đen và olong). Tổng sản lượng tơ năm 2016 là 1.626,7 tấn, tổng sản lượng lụa năm 2016 là 5,68 triệu mét vuông được xuất khẩu đi nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, các nước Châu Âu, Thái Lan, Lào, Băngladet...

K.PHÚC - T.CHU

Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Bảo Lộc sẽ diễn ra từ ngày 23 - 27/12/2017

Ông Lương Văn Giong (1952) làm công tác Mặt trận ở thôn Thái Sơn vui mừng dẫn khách lạ đi tham quan các gia đình

trong thôn, đến đâu bà con cũng vui mừng vì một mùa cà phê mới đầy hứa hẹn rồi rau, củ, quả sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã “nảy mầm”. “Thôn Thái Sơn này có 161 nóc nhà với 697 nhân khẩu, hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số Thái, xưa thì nghèo khó, đói ăn, giờ thì khá giả lắm; toàn thôn chỉ còn 4 hộ nghèo. Vui nhất là bà con mình rất đoàn kết, tích cực làm ăn, nên số hộ này sẽ nhanh chóng thoát nghèo thôi. Có được cuộc sống như ngày hôm này, bà con mình biết ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm” - ông Giong chia sẻ.

Ánh mắt buồn xa xăm của ông Giong nhớ về những ngày cơ cực, có làm mà không có ăn hoặc làm ăn theo kiểu tra hạt giống xuống đất rồi nhờ trời, cây lúa trổ được hạt nào thì ăn hạt nấy. Những kỷ niệm đó ông luôn kể cho con cháu mình nghe để chúng thấm thía rồi mang ra mà so sánh với bây giờ: một sự đổi đời. Đổi đời hẳn khi bà con người Thái có đất đai màu mỡ để canh tác, có xe, có nhà, có điện, có đường, trường, trạm, con em được học hành tử tế, được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng để rồi cống hiến cho quê hương, đất nước.

Ông kể: “Khoảng năm 1950, người Thái chúng tôi đến với mảnh đất Lâm Đồng, đầu tiên ở thị trấn Liên Nghĩa, sau đó di chuyển vào N’Thol Hạ; đến năm 1986 thì thôn Thái Sơn được thành lập, ban đầu cả thôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng ngày tháng qua dần, khó vạn lần cũng khắc phục được, một lòng một dạ theo Đảng, Nhà nước để xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn”.

Bà Nguyễn Thị Thêu - Bí thư Chi bộ thôn Thái Sơn cho biết: Bà con người Thái ở thôn Thái Sơn luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế, góp công, góp sức cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, Chi bộ Thái Sơn có 19 đảng viên, trong đó có 5 đảng viên là đồng bào dân tộc thiểu số người Thái, các đảng viên này luôn

Thái Sơn ơn ĐảngTrải qua hành trình xuyên suốt thời gian và các vùng đất, một bộ phận người Thái ở tỉnh Sơn La đã đến với mảnh đất Thái Sơn (N’Thol Hạ, Đức Trọng) để làm ăn sinh sống. Giã từ những ngày cơ cực, bà con đã “bén đất, bén rễ”, xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới dưới ánh sáng soi đường của Đảng.

Bà con người Thái ở thôn Thái Sơn chí thú làm ăn, phát triển kinh tế. Ảnh: Đ.Tú

... các địa phương và cả hệ thống chính trị đã vượt qua mọi khó khăn, thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2017. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song một số chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đã có những bước phát triển tích cực, tạo nền tảng để năm 2018 và những năm tiếp theo tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch.

Trên cơ sở những kết quả về kinh tế, xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến yêu cầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành và các đơn vị, địa phương cần tập trung đánh giá cụ thể về tình hình tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực trong năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Bên cạnh đó cho ý kiến về tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp, công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước, các lĩnh vực về văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, công tác phòng chống tham nhũng và các vấn đề quan trọng khác trong xây dựng chính quyền.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy trong năm 2017, kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục có những bước phát triển tích cực. Cụ thể: giá trị GRDP ước đạt trên 46.000 tỷ đồng, tăng 8,16% so với nghị quyết; trong đó, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tăng 4,32%; công nghiệp, xây dựng tăng 10,2%; dịch vụ tăng 11,7%. Cũng trong năm qua, tổng mức đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 23.500 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 6.078 tỷ đồng, bằng 104,9% dự toán địa phương; kim ngạch xuất khẩu đạt 552 triệu USD, tăng trên 22%; khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 5,9 triệu lượt người, tăng 8,7% so với năm 2016; trên 29.000 lao động được giải quyết việc làm; thu nhập bình quân đầu người đạt 54,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,3%; các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cơ bản được đảm bảo.

Liên quan đến tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục, nguồn vốn để triển khai thực hiện đồng bộ

các dự án. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện nghị quyết, trong đó tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, chuyển đổi cơ cấu câu trồng, vật nuôi; các chính sách đầu tư trong xây dựng cơ bản, công tác đảm bảo an sinh xã hội, phòng chống tham nhũng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đoàn Văn Việt khẳng định, năm 2017 kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu vẫn chưa đáp ứng được như sự kỳ vọng, do đó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành và chính quyền các địa phương cần tiếp tục rà soát lại các chỉ tiêu để thực hiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành để hoàn thành kết quả cao trong phát triển kinh tế, xã hội trong năm tiếp theo.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân

Tiến nhấn mạnh: Năm 2018 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2016-2020, vì vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở phải thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất, tập trung phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018. Trong đó, cần tiếp tục chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin; rà soát, kiểm soát chặt chẽ các dự án ảnh hưởng đến diện tích rừng, kiên quyết thu hồi các dự án ảnh hưởng đến môi trường rừng. Đồng thời, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch; rà soát các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản; xây dựng đề án tái cơ cấu ngân sách nhà nước; thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; rà soát sắp xếp tinh gọn lại bộ máy, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính… NGUYỆT THU

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ XI... TIẾP TRANG 1

phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên, tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động. Con em của họ cũng rất năng động, cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện và dốc sức cho địa phương. Điển hình như đồng chí Lò Vũ Đại hiện là cán bộ Tư pháp xã, sau quá trình học tập tại Khoa Luật học - Đại học Đà Lạt đồng chí về địa phương công tác, góp sức trẻ cho địa phương, là một quần chúng ưu tú được đề nghị xem xét kết nạp Đảng.

Thôn Thái Sơn với diện tích tự nhiên khoảng 300 ha, diện tích đất gieo trồng trên 90 ha, trong đó 55 ha cà phê, 10 ha lúa, 5 ha rau củ quả và các loại cây trồng khác, tổng đàn gia súc, gia cầm trên 5.000 con.

Thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây, con giống của Đảng bộ xã N’Thol Hạ, những năm gần đây, bà con người Thái đã bắt đầu chuyển đổi và thử nghiệm chăn nuôi bò sữa với tổng đàn 30 con.

Theo đánh giá của chính quyền địa phương, đây là một hướng đi mới cho Thái Sơn nói riêng và nhân dân xã N’Thol Hạ nói chung. Cùng đó, một bộ phận khác lại chuyển đổi những vùng đất khô hạn trước kia trồng lúa một vụ sang trồng rau, củ, quả mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Huỳnh Văn Dũng - Phó Bí thư Đảng ủy xã N’Thol Hạ khẳng định: “Thái Sơn là thôn duy nhất của xã có đồng bào dân tộc thiểu số người Thái sinh sống. Qua nhiều năm “bén duyên” trên vùng đất mới này, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, bà con luôn chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật cảu Nhà nước. Các thế hệ đảng viên của thôn luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, lối sống, phát huy tính tiên phong, gương mẫu, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm cho diện mạo nông thôn từng ngày đổi mới”.

ĐỨC TÚ

Page 3: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

3 3 THỨ HAI 4 - 12 - 2017KINH TẾ

Nhưng có một kỷ niệm mà anh không bao giờ quên đó là vào một ngày đầu

năm mới 2016, gia đình anh đã vinh dự được đón tiếp nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến tham quan và trao tặng quà. Ngoài ra anh còn được tiếp đón các đoàn cán bộ của Chính phủ, của Bộ NN và PTNT, đoàn tham quan của các tỉnh, thành trong cả nước cũng như các lãnh đạo tỉnh. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống sản xuất nông nghiệp, do đó ngay từ những năm 1990, anh Nguyễn Quốc Thắng đã mạnh dạn đầu tư vốn để gieo ươm các loại cây con giống nhằm cung cấp nguồn cây giống cho bà con nông dân trong và ngoài xã Lạc Lâm. Nhờ chịu khó học hỏi trong sách báo, nghe đài, đồng thời anh còn tìm tòi nghiên cứu trên mạng internet về các phương pháp trộn giá thể, gieo ươm, cách ghép cây giống cà chua, do vậy vườn ươm cây con giống rau mang thương hiệu Thiên Sinh của gia đình anh Thắng ngày càng phát triển.

Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm anh Thắng cung cấp trên 6 triệu cây con giống cho bà con nông dân trong huyện, trong đó riêng các loại giống cây con cao cấp như ớt ngọt, cà chua ghép đạt 3,6 triệu cây, doanh thu mỗi năm lên đến 7 tỷ đồng.

Tiền tỷ từ vườn ươm Thiên SinhĐến bây giờ gia đình anh Nguyễn Quốc Thắng, chủ vườn ươm cây con giống cao cấp Thiên Sinh ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương không nhớ đã đón tiếp bao nhiêu đoàn khách đến tham quan học tập mô hình gieo ươm cây con giống của gia đình anh.

Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư anh còn lãi trên 3 tỷ đồng, một nguồn thu nhập không phải vườn ươm cây con giống nào cũng đạt được. Đó là chưa nói đến nguồn thu từ 1,2 ha đất sản xuất các loại rau theo hướng công nghệ cao mỗi năm cho gia đình thu nhập hơn 1,7 tỷ đồng. Anh Thắng luôn tâm niệm phải lấy chữ tín làm đầu, do đó các loại giống cây con từ vườn ươm của gia đình anh cung cấp cho bà con nông dân trong huyện đều đảm bảo chất lượng, được bà con nông dân tin tưởng tuyệt đối, đặc biệt là chất lượng các loại cây con giống rau của vườn ươm

Thiên Sinh đã được Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng công nhận đảm bảo chất lượng. Nhờ từng bước mở rộng vườn gieo ươm các loại giống rau và thực hiện phương pháp ghép giống cà chua theo quy trình khép kín, nên mỗi tháng gia đình anh Nguyễn Quốc Thắng đã tạo việc làm ổn định cho 20 công nhân lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân từ 150 ngàn đồng/ngày đối với lao động nữ và 200 ngàn đồng/ngày đối với lao động nam. Bên cạnh việc chú trọng mở rộng phát triển vườn ươm các loại giống rau để cung cấp cho bà con nông dân trong và ngoài huyện Đơn

Dương, trong những năm qua, anh Thắng còn đầu tư vốn làm nhà kính để trồng các loại rau cao cấp như ớt tây, cà chua, bắp sú theo hướng công nghệ cao nhằm góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, đồng thời còn tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Đến tham quan vườn ươm cây con giống Thiên Sinh ai ai cũng cảm phục trước tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của nông dân Nguyễn Quốc Thắng, anh là một trong những nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng.

NGỌC THANH

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham quan vườn ươm Thiên Sinh xã Lạc Lâm. Ảnh: N.Thanh

Giải quyết nhiều kiến nghị của nhà đầu tư

Xây dựng 2 mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp

Hai mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp gồm mô hình bưởi da xanh và mô hình sầu riêng đã được 2 hộ nông dân xây dựng trên địa bàn xã Đạ R’sal. Theo đó, các hộ trồng cây ăn trái sẽ ký kết với các doanh nghiệp thu mua nông sản trong và ngoài tỉnh về việc hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho trái cây. Đây là một hướng đi mới nhằm giúp bà con nông dân yên tâm lao động sản xuất, không lo đầu ra cho sản phẩm trái cây ở địa phương.

VĂN TÂM

Người dân góp 1,7 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Gần 1,7 tỷ đồng là số tiền mà nhân dân trên địa bàn huyện Đam Rông hiến đất, cây trồng, công lao động, tiền mặt để triển khai xây dựng nông thôn mới trong năm 2017. Cùng với việc đóng góp trên, người dân còn làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng các công trình dân sinh như: đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, công trình thủy lợi, điện thắp sáng... Nhờ vậy, các công trình xây dựng luôn đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con nhân dân.

V.TÂM

Đà Lạt nâng tỷ lệ HTX khá, giỏi hơn 60%

Từ nay đến năm 2020, Đà Lạt phấn đấu mỗi năm thành lập mới từ 8-10 Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn. Trong đó khuyến khích thành lập mới HTX hoạt động hiệu quả các khâu chế biến, tiêu thụ nông sản; phấn đấu không còn HTX tồn tại hình thức, nâng tỷ lệ HTX khá, giỏi đạt tỷ lệ hơn 60%; tăng doanh thu, vốn điều lệ từ 8-10%/năm.

Để đạt những mục tiêu phát triển HTX vừa nêu, Đà Lạt giao các phòng, ban chức năng với những nhiệm vụ chính gồm: Tạo thuận lợi cho HTX nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết bền vững; xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn cho tất cả cán bộ quản lý HTX.

Được biết, đến cuối năm 2017, toàn thành phố Đà Lạt có 52 HTX đang hoạt động, tổng số vốn hơn 111 tỷ đồng. Bình quân hàng năm mỗi HTX đạt doanh thu hơn 8 tỷ đồng và lợi nhuận gần 1,4 tỷ đồng.

V.VIỆT

Tiểu thương góp 3,4 tỷ đồng xây dựng chợ

Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm tạo điều kiện cho các hộ tiểu thương có địa điểm để kinh doanh buôn bán, UBND thị trấn Thạnh Mỹ đã tiến hành xây dựng khu chợ B nằm ở phía sau khu chợ A. Khu chợ B được thiết kế theo kiến trúc chợ lồng, có diện tích xây dựng 1.875 m2, bao gồm 67 quầy hàng, trong đó có 32 quầy hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng hoa quả và hàng tạp hóa, 35 quầy hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá và các loại thịt gia cầm. Ngoài ra, khu chợ còn có các hạng mục như: nhà ban quản lý chợ, công trình vệ sinh, địa điểm xử lý rác thải… Tổng kinh phí đầu tư xây lắp lên đến 3,4 tỷ đồng, 100% nguồn vốn do tiểu thương đóng góp. Hiện nay, Công ty TNHH Nguyễn Lợi huyện Đơn Dương đã và đang tập trung nhân lực lao động khẩn trương thi công để kịp bàn giao đưa vào sử dụng đúng vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

N.THANH

Phó Thủ tướng đôn đốc tiến độ cổ phần hóa DNNNVăn phòng Chính phủ thông

tin, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 2/2/2017 về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi

mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Phó Thủ tướng yêu cầu quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Đồng thời, xây dựng phương án cơ cấu lại doanh nghiệp trình

cấp có thẩm quyền phê duyệt, khẩn trương triển khai cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp và các công việc liên quan theo kế hoạch. Qua đó, chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần do mình quản lý yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương thực hiện đăng ký giao dịch; niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần ra công chúng.

Bên cạnh đó, tiến hành rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa; thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, chủ động xử lý các vấn đề liên quan theo quy định.

X.TRUNG

Theo ý kiến phản ánh, kiến nghị của các nhà đầu tư đến từ thành phố Hồ Chí Minh mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo sở, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giải quyết lập lại môi trường kinh doanh, du lịch, an toàn giao thông...

Như tại đường Mai Anh

Đào, Phường 8, Đà Lạt, Sở NN&PTNT Lâm Đồng chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra, yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… khẩn trương di dời hoặc cam kết có biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ kho dự trữ, không làm ảnh hưởng môi trường khu vực du khách

tham quan. Tại các khu, điểm du lịch, Sở

Văn hóa-Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tăng cường tuyên truyền cho du khách về bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, hướng dẫn việc kinh doanh theo giá niêm yết, kịp thời ngăn chặn buôn bán hàng giả, kém chất lượng.

Sở Giao thông - Vận tải Lâm Đồng chỉ đạo tuần tra, xử lý xe 2 bánh và các loại xe thô sơ lưu thông trái phép vào đường cao tốc Liên Khương - Prenn; Công an thành phố Đà Lạt xử lý nghiêm tình trạng “cò du lịch, cò mứt, cò đặc sản” đeo bám, gây phiền hà du khách…

VŨ VĂN

Page 4: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

4 THỨ HAI 4 - 12 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Quá trình triển khai xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2010 - 2016 đã

đạt nhiều kết quả. Trong quá trình ấy, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, dân số biến động, các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng... tạo nên sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực song cũng đã làm phát sinh nhiều vấn đề tác động tiêu cực. Đó là ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những yếu tố làm mất mỹ quan đô thị... Những yếu tố đó diễn ra một phần do ý thức, nếp sống, sinh hoạt của một bộ phận người dân, như là một phần hệ lụy đi cùng sự phát triển.

Trăn trở về vấn đề này, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Đà Lạt Trần Đình Dũng chia sẻ: Việc xây dựng mô hình điểm “Đô thị văn minh” đã trở thành yêu cầu khách quan, cấp thiết nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của người Đà Lạt. Làm thế nào để việc triển khai thực hiện mô hình điểm “Xây dựng đô thị văn minh” thật sự mang lại hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét, làm cơ sở nhân rộng là điều không phải dễ dàng. Để đạt được mục tiêu đề ra, Đà Lạt chú trọng phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ đảng viên, cán bộ hưu trí, người cao tuổi, chức sắc các tôn giáo, người uy tín trong đồng bào DTTS, người tiêu biểu ở cộng đồng dân cư nhằm huy động, phát huy quyền làm chủ của người dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hướng đến tạo sự đồng thuận trong thực hiện quy ước cộng đồng, nếp sống văn minh, phù hợp với chuẩn mực truyền thống đạo đức của dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy phong cách người Đà Lạt là mục tiêu mà cả hệ thống Mặt trận, đoàn thể đang vận động nhân dân hướng tới.

Để phù hợp với nội dung “Đô thị văn minh”, tại các phường, xã đã có nhiều mô hình mới được phối hợp xây dựng thực hiện hiệu quả trên các lĩnh vực. Có thể kể đến các mô hình đang hoạt động hiệu quả

Đà Lạt nâng chuẩn đô thị văn minhThành phố Đà Lạt có vị trí là đô thị loại I, trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố Festival Hoa Việt Nam. Tiếp tục chung tay xây dựng thành phố ngày càng văn minh, phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các tầng lớp nhân dân.

như: mô hình phường, xã xây dựng tuyến đường có camera an ninh, đã xây dựng được 16 mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm; 31 mô hình liên kết phát triển kinh tế; 6 mô hình khu dân cư thực hiện “Xây dựng đô thị văn minh”; 2 mô hình “Xây dựng nông thôn mới”; 9 mô hình “Bảo vệ môi trường”; 15 mô hình “Bảo vệ ANTQ”; 15 mô hình “Bảo đảm ATGT”; 70 mô hình “Giúp nhau giảm nghèo”...

Riêng trong năm 2017 đã có 7 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng và 2 hộ (nghèo, cận nghèo) được hỗ trợ sửa chữa nhà Đại đoàn kết, có trên 460 hộ gia đình đăng ký sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, toàn thành phố đã xây dựng và phát triển 28 điểm, mô hình du lịch nông nghiệp thu hút khách đến tham quan, mua sản phẩm.

Các tổ chức chính trị - xã hội thành phố cũng đã thực hiện những mô hình mới như sân chơi cho thanh thiếu nhi trên địa bàn thành phố; Đội Thanh niên xung kích trực trong giờ cao điểm tại chốt giao thông trọng yếu gần khu vực các trường học, hướng dẫn du lịch tại Phường 2; “Phiên tòa giả định”; Tổ hợp tác thanh niên làm kinh tế; chương trình “Hành quân xanh” của Thành Đoàn Đà Lạt.

Để nâng cao nhận thức trong việc ứng xử văn minh du lịch đối với các cựu chiến binh làm doanh nghiệp lữ

hành, cơ sở lưu trú, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch; Hội Cựu chiến binh đã xây dựng mô hình Câu lạc bộ “Môi trường Cựu chiến binh” để phối hợp tuyên truyền, triển khai nội dung về phong cách, văn hóa, ứng xử của người Đà Lạt. Từ đó, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Đà Lạt hướng đến văn minh, thân thiện và chuyên nghiệp. Hội Nông dân với mô hình “Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường” phối hợp với khu dân cư phát quang, nạo vét mương suối, cống rãnh. Ngoài ra còn phối hợp sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, cải tạo, kiên cố hóa cầu cống... Đặc biệt, Hội Nông dân thành phố đã phát huy tính tích cực, vai trò của mình trong việc tuyên truyền, nhân rộng nhiều điển hình, mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Tập trung hướng nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhiều câu lạc bộ văn hóa thể thao như “Vũ điệu thể thao”, “Khiêu vũ”, “Dưỡng sinh Aerobic”; “Bóng chuyền nữ”; các mô hình “Tiết kiệm xanh”, “Dân vận khéo”, “Tuyến đường văn minh đô thị”, “Đoạn đường xanh, sạch, đẹp”, “Tuyến

đường không rác”; các “tiểu công viên hoa” được xây dựng tại khắp các khu dân cư, tổ dân phố... góp phần tạo dựng cảnh quan môi trường của thành phố ngày càng xanh - sạch - đẹp và văn minh, thân thiện.

Với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, toàn thành phố đã thực hiện được 78 công trình nâng cấp hạ tầng cơ sở, hội trường sinh hoạt, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, làm mới, nâng cấp đường hẻm liên thôn, liên tổ, lắp đặt hệ thống camera an ninh... để xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang xây dựng đô thị văn minh với tổng trị giá vận động trong dân lên tới trên 15,7 tỷ đồng, 2.895 công lao động và 360 m2 đất được nhân dân hiến tặng.

Có thể nói, mô hình điểm “Xây dựng đô thị văn minh” trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong thời gian qua đã đánh dấu sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân. Tại khắp các địa bàn, nhân dân đều có ý thức xây dựng, tu bổ, làm mới, cải tạo thiết kế mặt tiền nhà ở, trang trí bày bán hàng quán gọn gàng, ngăn nắp đảm bảo mỹ quan đô thị, trồng thêm hoa, cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên nhà ở góp phần làm đẹp thành phố, nhất là dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII đang đến gần. Nếp sống văn minh đô thị đã và đang tiếp tục được người Đà Lạt thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống!

NGUYỆT THU

Xây dựngcon đường đẹp, tiểu công viên trên đườngĐống Đa - Đà Lạt do người dântự đầu tưhàng tỷ đồng. Ảnh: N.T

ĐAM RÔNG: Tỷ lệ lao độngxuất khẩu tăng 315% so với cùng kỳ

Tính đến hết tháng 11 năm 2017, huyện Đam Rông đã đưa được 54 lao động xuất cảnh sang thị trường Ả - rập Xê - út, tăng 315% so với năm 2016. Đây cũng là năm có số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân số lao động làm việc ở nước ngoài tăng cao là do công ty tuyển dụng lao động đã áp dụng nhiều chính sách đãi ngộ, có ngành nghề phù hợp với lao động phổ thông, đặc biệt là nguồn thu nhập ổn định. Được biết, hầu hết số lao động được tuyển dụng đều là nữ giới có độ tuổi từ 21 đến 46, ngành nghề chủ yếu là giúp việc gia đình, với mức lương cơ bản từ 9,7 đến 10,7 triệu đồng/người/tháng, thời gian hợp đồng lao động 2 năm và có thể gia hạn thêm nếu có nhu cầu.

LÊ TUẤN

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12, sáng ngày 1/12, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2017. Tham dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành liên quan, 62 đại biểu người khuyết tật và 22 người bảo trợ tiêu biểu.

Tính đến tháng 12/2017, toàn tỉnh có hơn 84.000 người khuyết tật từ nhẹ đến nặng và đặc biệt nặng, chiếm 6,71% dân số, trong đó 45% là nữ và 70% sống ở nông thôn. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các sở, ban, ngành với nhiều hoạt

động giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho Hội Người khuyết tật, nhiều tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp cũng đã chung tay góp sức vì quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật như Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm nuôi dạy con nạn nhân chất độc da cam Dioxin và trẻ em khuyết tật TP Bảo Lộc, Hội Người mù huyện Lâm Hà, CLB Nhiếp ảnh TP Bảo Lộc,...

Tại hội nghị, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 4 người khuyết tật đã có nhiều cố gắng, tự lực vươn lên trong cuộc sống và 3 tập thể, 9 cá nhân đã có nhiều thành tích trong các hoạt động trợ giúp người khuyết tật;

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng tặng giấy khen cho 59 người khuyết tật, 2 tập thể và 7 cá nhân người bảo trợ tiêu biểu năm 2017.

Những tấm gương được biểu dương trong hội nghị đã minh chứng rằng, người khuyết tật hoàn toàn có khả năng trở thành nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, thành đạt trên mọi lĩnh vực: lao động sản xuất, công nghệ thông tin, văn hóa thể thao, kinh tế, giáo dục,... Tuy bị khiếm khuyết, nhưng nhiều người khuyết tật đã sống mạnh mẽ, kiên cường, vượt lên hoàn cảnh để khẳng định mình, tạo dựng cuộc sống tươi sáng cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

VIỆT QUỲNH

Tôn vinh người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu năm 2017

Hội nghị đã tôn vinh những người bảo trợ tiêu biểu năm 2017.

Đức Trọng trao giảisản phẩm công nghiệpnông thôn tiêu biểu 2017

Ngày 1/12, UBND huyện Đức Trọng đã tổ chức trao giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2017.

Theo đó, tham gia cuộc bình chọn có 8 sản phẩm của 8 đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện tham gia. Qua bình chọn, xếp loại, có 5 sản phẩm của 5 đơn vị sản xuất đã được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017. Đó là các sản phẩm: Cà phê bột pha phin, Bộ Rùa móc len, Mắc ca sấy, củ quả thập cẩm sấy giòn và máy tách vỏ xanh trái Mắc ca.

Được biết, từ năm 2011 đến nay, UBND huyện Đức Trọng đã tổ chức được 4 đợt bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Đa số các sản phẩm đạt giải bình chọn cấp huyện khi đưa ra thị trường đều được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

N.MINH

Page 5: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

5 THỨ HAI 4 - 12 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thượng tá Nguyễn Văn Hoàng - Trưởng Công an huyện Lâm Hà cho biết, mô hình Camera an ninh

được triển khai từ tháng 9/2017 đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc vận dụng khoa học kỹ thuật cho công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở.

Công an huyện Lâm Hà đã tham mưu cho UBND huyện và các xã, thị trấn tiến hành thông báo, vận động người dân tham gia đóng góp, xã hội hóa mô hình. Camera được lắp đặt ở những vị trí chủ chốt, khu dân cư đông đúc, nơi tình hình ANTT có tính chất phức tạp... Hệ thống này được truyền trực tiếp đến màn hình quản lý ở trụ sở công an xã, giúp lực lượng công an xã nắm bắt, theo dõi tình hình 24/24 và trích xuất dữ liệu những lúc cần thiết. Hiện tại, mô hình được triển khai tại 4 xã: Đạ Đờn, Phi Tô, Mê Linh và Tân Hà.

Ở Tân Hà, qua hơn 2 tháng triển khai đã lắp đặt 8 camera, đưa vào sử dụng 3 chiếc. Đại úy Đinh Đăng Quý, Trưởng Công an xã Tân Hà cho biết, tuy mới được đưa vào sử dụng nhưng hệ thống camera an ninh đã phát huy được hiệu quả tích cực trong việc đảm bảo ANTT. Nhờ hệ thống camera này, 2 vụ trộm cắp xe máy ở thôn Tân Trung vào tháng 10/2017 đã tìm được thủ phạm, kịp thời ngăn chặn thêm 2 vụ tụ tập gây rối ANTT, hạn chế tình trạng buôn bán dưới lòng lề đường quanh khu

“Đôi mắt” an ninh của người dânĐược ví như “đôi mắt”, hệ thống camera an ninh đang phát huy hiệu quả cao trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự, giúp người dân Lâm Hà an tâm hơn trong cuộc sống.

vực Ngã ba chợ Tân Hà...Còn ở Phi Tô, 5 chiếc camera với

kinh phí khoảng 24 triệu đồng được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu như khu vực ngã ba, nhà thờ... Theo cán bộ công an phụ trách xã về ANTT, từ thời điểm lắp đặt hệ thống camera an ninh, trên địa bàn xã Phi Tô chưa xảy ra vụ việc nào nghiêm trọng liên quan đến trộm cắp tài sản của người dân.

Chị Trần Thị Thu Hà (Thôn 2, Phi Tô) cho biết, kể từ ngày có camera, chị và gia đình cảm thấy yên tâm hơn. “Khi có thông báo về việc đóng góp lắp đặt hệ thống camera, người dân chúng tôi đều hết lòng đồng tình. Vào mùa cà phê thường có nhiều lao động tự do tới đây làm việc và ở lại nên vấn đề ANTT

cũng phức tạp hơn. Dẫu vậy, chúng tôi cũng chẳng mong muốn xảy ra chuyện gì để phải sử dụng đến hệ thống camera này”.

Ngày 30/11 vừa qua, nhờ dữ liệu từ camera an ninh, Công an xã Mê Linh cũng đã tìm thấy ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ Thôn 8, xã Mê Linh) sau hơn 1 ngày rời khỏi gia đình. Ông Tuấn mắc phải căn bệnh về thần kinh đã nhiều năm nay. Ngay khi nhận được trình báo, kiểm tra camera xác định ông Tuấn đã đi lạc từ Thôn 8 đến thôn Hang Hớt, công an xã đã phối hợp với gia đình đưa ông về tận nhà.

Từ khi triển khai mô hình Camera an ninh đến nay, xã Mê Linh cũng đã giải quyết được một số vụ việc trộm cắp, gây rối ANTT, ổn định

giao thông trên tuyến tỉnh lộ 725, nhất là khu vực các trường học vào giờ tan tầm...

“Trọng tâm nhất là công tác phòng ngừa, hạn chế hành vi phạm tội và nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân trong phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Máy móc chỉ là phương tiện hỗ trợ, quan trọng hàng đầu vẫn là ý thức cảnh giác của người dân”, Thượng úy Trần Đức Tôn, Trưởng Công an xã Mê Linh cho hay.

Cũng theo Thượng úy Trần Đức Tôn, do nguồn kinh phí được đóng góp trực tiếp từ phía người dân nên hầu như ai ai cũng có trách nhiệm trong việc giám sát, bảo vệ hệ thống camera - tài sản chung của mọi người. Không chỉ được kết nối trực tiếp vào màn hình quản lý ở trụ sở Ủy ban nhân dân xã, toàn thể người dân trong khu vực có lắp đặt camera nếu có nhu cầu nắm bắt tình hình cụ thể thì có kể kết nối trực tiếp đến điện thoại cá nhân để có thể chủ động theo dõi.

Hiện tại trong kế hoạch, 30 camera sẽ được công an xã và chính quyền xã Mê Linh lắp đặt khắp các địa bàn có nhu cầu như tại doanh nghiệp, cổng trường học, trung tâm y tế... Ngay cả các khu vực xa xôi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ANTT như thôn Hang Hớt, Cổng Trời, Buôn Chuối cũng đã được lắp đặt camera khiến người dân an tâm hơn.

HỒNG THẮM

Là bạn học cùng lớp, ngoài chung niềm yêu thích với các môn Toán và Tin học, Hồng

Quân và Trung Nghĩa còn có chung niềm đam mê với các thiết bị điện tử, máy móc. Năm học 2016-2017, khi trường phát động cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng, hai em đã nảy sinh ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu chế tạo “Hệ thống cảnh báo cháy xe ô tô” khi thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện ngày càng nhiều các bản tin về tình trạng xe ô tô bất ngờ bốc cháy.

“Trong thực tế, thiết bị báo cháy có rất nhiều loại, với đủ loại giá thành nhưng đa số chỉ mới tập trung vào đối tượng hộ gia đình, nhà xưởng,... Và hầu như với ô tô thì gần như chưa có. Thế nên vẫn có thông tin xe của các hãng có tiếng và uy tín bốc cháy khi đang lưu thông trên đường” - Hồng Quân chia sẻ.

Qua nghiên cứu, Hồng Quân và Trung Nghĩa nhận thấy rằng, trên thực tế có hai nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn xe bốc cháy đột ngột. Một là do nguồn nhiệt, nghĩa là khi nhiệt độ của một hay nhiều

bộ phận trong xe tăng cao; hai là do chất cháy, tức là những chất dễ bốc lửa sinh ra trong quá trình xe di chuyển. Từ hai nguyên nhân trên, hai em cùng giáo viên hướng dẫn đã thử nghiệm nhiều lần trên hệ thống, tìm ra các thiết bị với mục tiêu đề ra và từ đó chế tạo thành công thiết bị hạn chế cháy xe ô tô bằng bộ cảm biến và còi tín hiệu.

Thiết bị được thiết kế với 4 hệ thống cảnh báo gồm cảnh báo lửa, cảnh báo khói, cảnh báo nhiệt và cảnh báo đoản mạch. Khi trên xe ô tô xảy ra 1 trong 4 trường hợp trên, bộ phận cảm biến sẽ tiếp nhận tín hiệu, truyền tín hiệu qua mạch, sau đó mạch sẽ cấp tín hiệu cho còi và đèn báo động.

Thiết bị báo động còn được kết nối với máy vi tính đã được lập trình sẵn. Khi có dấu hiệu gây cháy, thiết bị sẽ truyền thông tin đến máy chủ và thông báo dấu hiệu cụ thể về nguy cơ gây cháy.

Trong quá trình từ khi hình thành ý tưởng đến lúc hoàn thiện sản phẩm, hai em đã gặp không ít khó khăn và thất bại nhiều lần. Thầy Lộc

Đức Quang - giáo viên hướng dẫn cho Hồng Quân và Trung Nghĩa thực hiện đề tài, cho biết: “Khó khăn chung của học sinh trường huyện là thiếu thốn về trang thiết bị, chúng tôi phải đặt mua từ TP Hồ Chí Minh nên mất nhiều thời gian chờ đợi. Bên cạnh đó, công nghệ còn khá mới đối với cả thầy và trò nên ba thầy trò phải vừa làm vừa tự nghiên

Học sinh trường huyện sáng tạo Hệ thống cảnh báo cháy xe ô tô

cứu, mày mò, học hỏi. May mắn là thầy trò phối hợp khá ăn ý với nhau và đều đam mê nghiên cứu, sáng tạo nên động viên nhau không bỏ cuộc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được sự động viên, quan tâm sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như hội phụ huynh học sinh”.

Giải ba Tin học trẻ toàn quốc lần này là một sự ghi nhận và là động

lực lớn để hai em tiếp tục niềm đam mê của mình. Trung Nghĩa chia sẻ: “Hiện tại, chúng em đang trong quá trình hoàn thiện một sản phẩm khác cho việc tiếp tục tham gia vào cuộc thi trong năm học 2017-2018 này. Những cuộc thi như thế này đem lại nhiều kinh nghiệm và kiến thức để em học tập, cũng như áp dụng được nhiều kiến thức lý thuyết được học trong sách vở vào thực tiễn”.

Theo cô Ngô Thị Hương - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi, giải ba Cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc năm học 2016-2017 của hai em Hồng Quân và Trung Nghĩa là giải thưởng cao nhất mà thầy và trò Trường THCS Nguyễn Trãi đạt được từ trước đến nay trong phong trào sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Vượt qua những khó khăn và thiếu thốn trong trang thiết bị, cô Hương cho biết: “Đến hiện tại, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng tạo trẻ đã gần như trở thành một món ăn tinh thần của giáo viên và học sinh nơi đây. May mắn của trường là đội ngũ giáo viên nhiệt tình, say mê với công tác nghiên cứu khoa học, từ đó tạo được nguồn cảm hứng và lan truyền đến các em học sinh. Trải qua các sân chơi bổ ích, thầy và trò càng có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm và có động lực để tiếp tục cố gắng”.

VIỆT QUỲNH

Xuất phát từ thực tế hiện nay, có nhiều ô tô đang di chuyển bỗng dưng phát hỏa, làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cũng như tính mạng con người, hai em Trịnh Văn Trung Nghĩa và Nguyễn Hồng Quân - học sinh lớp 9A6, Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã sáng tạo nên Hệ thống cảnh báo cháy xe ô tô. Sản phẩm này của các em đã đoạt giải ba toàn tỉnh tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng năm 2017 và giải Ba cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc.

Hồng Quân và Trung Nghĩa nhận giải thưởng cho đề tài sáng tạoHệ thống cảnh báo cháy xe ô tô. Ảnh: V.Q

Hệ thống camera theo dõi 24/24 đã góp phần ổn địnhtình hình ANTT tại nhiều địa phương. Ảnh: H.T

ĐẠ R’SAL: Đầu tư hơn 93triệu đồng xây dựngmô hình “Các tuyến đường cờ”

Là một địa phương được chọn điểm trong xây dựng

nông thôn mới của tỉnh, thời gian qua, cùng với việc lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất phát triển kinh tế,

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, Đảng ủy xã Đạ R’sal (huyện Đam Rông) đã lãnh đạo toàn hệ thống

chính trị và nhân dân trong xã xây dựng mô hình “Các

tuyến đường cờ” trên địa bàn. Theo đó đến nay, 7/7 thôn, 13 tuyến đường với

777 trụ cờ đã được thực hiện hoàn tất; tổng kinh phí

xây dựng trên 93,2 triệu đồng, trong đó huy động

người dân đóng góp được 67 triệu đồng.

Như vậy, vào các ngày lễ, tết của đất nước, địa

phương, nhân dân trong xã Đạ R’sal sẽ tiến hành treo

cờ dọc 13 tuyến đường này. Lãnh đạo xã Đạ R’sal

cho biết, việc treo cờ Tổ quốc trong những ngày

trọng đại của đất nước là thể hiện niềm tự hào, lòng

yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của người dân, vừa tạo sự trang nghiêm, đồng

bộ và mỹ quan trên địa bàn xã.H.HẢI

Page 6: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

Theo Báo cáo tại Dự án “Điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng” của Sở TN&MT: Chất lượng nước thuộc các hồ nhìn chung đã bị ô nhiễm bởi các thông số hóa, lý và vi sinh và diễn biến trong các năm từ 2010 đến năm 2014 theo hướng tăng dần. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do chịu tác động bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu vực các hồ và chất thải đô thị. Với hồ Đankia - Suối Vàng, chất lượng nước đã bị ô nhiễm bởi các thông số hữu cơ, TSS và Coliforms. Nguyên nhân chính là phía trên khu vực thượng nguồn của hồ diễn ra hoạt động sinh hoạt của người dân và hoạt động canh tác nông nghiệp trên lưu vực thượng nguồn nhưng nhiều năm nay, chưa có biện pháp xử lý rác thải nông nghiệp nên làm cho chất lượng nước hồ ngày càng suy giảm. Mức độ đa dạng thành phần loài của các nhóm đối tượng thủy sinh vật ở mức trung bình và khá thấp. Tình trạng ô nhiễm ở hồ Đankia đang có xu hướng ngày càng xấu theo thời gian quan trắc. Đặc biệt từ năm 2013 - 2014, vào đợt quan trắc tháng 10/2014 có sự phát triển chiếm ưu thế của loài tảo Lam Microcystis aeruginosa, đây là loài có khả năng gây độc cho các loài thủy sinh và con người. Điều đó cho thấy, mức độ nhiễm bẩn hữu cơ của hồ Đankia đang ngày một gia tăng trên diện rộng.

Nhìn rộng ra toàn tỉnh, việc sử dụng thuốc BVTV, theo Chi cục BVTV, Sở NN&PTNT Lâm Đồng, các loại cây trồng sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất là chè, cà phê, các loại rau và hoa. Đặc biệt vấn đề đáng quan tâm là, phần lớn người dân ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc có độc tố cao (nhóm II và III) kết hợp việc trộn từ 2-3 loại thuốc để phun một lần. Mặt khác, vẫn còn nhiều nông dân sử dụng thuốc với liều lượng tăng gấp 1,5-2 lần so với khuyến cáo. Kết quả nghiên cứu của cơ quan chức năng và đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cho thấy: tỷ lệ bao bì/khối lượng thuốc đối với chai nhựa khoảng 12-15%, gói và loại khác chiếm

Giải pháp làm sạch nguồn nước hồ Đankia - Suối Vàng“Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại Lâm Đồng được đánh giá cao hơn so với các địa phương khác trên cả nước, năm sau có xu hướng tăng hơn so với năm trước”. Đó là đánh giá của Chi cục BVTV tỉnh, từ đấy UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở và địa phương liên quan khắc phục những tác động xấu từ sản xuất nông nghiệp để làm sạch nguồn nước của hồ này.

3-5%; trong đó chai nhựa chiếm 70-80%, gói và các loại khác chiếm 20-30%.

Như vậy, hàng năm lượng vỏ bao gói thuốc BVTV thải ra môi trường khoảng 560-800 tấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Đây là chất thải nguy hại (CTNH), tuy nhiên, hầu hết các vùng sản xuất bao gói thuốc BVTV chưa được các cấp, các ngành và người sản xuất thu gom, xử lý đúng mức. Đối với các cơ sở, nông hộ sản xuất đại trà, có đến 80% người sử dụng thuốc BVTV chưa thực hiện thu gom bao gói, chủ yếu đang bỏ lại tại đất canh tác, trên lối đi, dưới mương rãnh, ao hồ. Một số ít tuy có thu gom nhưng sau đó lại thả xuống các khu vực như bờ sông, suối, khe núi, ven đường. Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bao giờ cũng còn tồn dư một phần thuốc. Nếu vứt bao gói bừa bãi trên đồng ruộng, thuốc sẽ khuếch tán vào nước tưới, nước mưa bị rửa trôi xuống nước ngầm và nước mặt gây ô nhiễm trực tiếp hệ sinh thái. Nếu xử lý bằng chôn lấp bao gói, thuốc cũng sẽ bị rửa trôi, thấm sâu xuống nước mặt, nước ngầm. Tình trạng càng trở nên ô nhiễm nặng hơn nếu chôn lấp ở trên cao hay đầu nguồn nước. Trường hợp đem bao gói đốt không đúng quy trình an toàn nguy cơ phát thải Dioxin là rất lớn.

Với những lí do nêu trên, năm

nay, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 23/11, Sở TN&MT Lâm Đồng và UBND huyện Lạc Dương đã ngồi lại với nhau để thảo luận, thống nhất kế hoạch thu gom bao gói thuốc BVTV tại khu vực hồ Đankia - Suối Vàng. Theo đó, về phía Sở, hoàn thành 50 thùng chứa CTNH có đế bằng bê tông và khóa trước ngày 30/11; cung cấp bao đựng và bao thu gom bao gói thuốc BVTV cho đợt ra quân thu gom vào ngày 2/12; hợp đồng đơn vị vận chuyển, xử lý CTNH. Trưởng phòng Tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường, Sở TN&MT Nguyễn Xuân Dương cho biết: Chiều ngày 1/12, tại huyện Lạc Dương, Sở TN&MT tổ chức tập huấn cho khoảng 50 người là đại diện các đơn vị thuộc huyện như Phòng TN&MT, Phòng Nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, UBND các xã và thị trấn, Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng... Đây sẽ là những tuyên truyền viên quan trọng trong các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư. Các đại biểu được cung cấp nhiều nội dung thiết thực như: Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh và các vấn đề có liên quan, Thông tư liên tịch giữa các bộ cùng các văn bản pháp quy liên quan và Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của UBND tỉnh. Mục đích là tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Lạc Dương trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý các loại CTNH

từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày và từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo đó, nâng cao nhận thức về tác hại của việc vứt bỏ bừa bãi các loại bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Văn Trãi cho biết, vào ngày 2/12, Sở này cùng UBND huyện Lạc Dương phối hợp tổ chức ra quân thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng khu vực hồ Đankia - Suối Vàng. Địa điểm cụ thể là Nhà máy nước sạch Đan Kia 2, với số lượng từ 300-400 người. Qua trực tiếp tham gia đợt ra quân trước, theo chúng tôi, từ hành động thu gom bao gói thuốc BVTV tại khu vực hồ ngoài việc thu gom được khoảng 500 kg bao gói như dự kiến, quan trọng hơn là phải thực sự tác động mạnh đến nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với những người dân đang hoạt động tại khu vực này. Phải tạo được ý thức, thay đổi tập quán của người canh tác trong sử dụng thuốc BVTV, từ liều lượng đến thu gom và xử lý bao gói. Theo chủ trương của tỉnh, đến năm 2020 phải thu gom được 80% bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, không chỉ ngành TN&MT, các địa phương, để bảo vệ môi trường nói chung, trong đó có nguồn nước, rất cần nhiều sở, ngành, đơn vị liên quan vào cuộc như Sở Công thương, Sở NN&PTNT, ngành Công an và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội... MINH ĐẠO

Thu gom bao gói thuốc BVTV tại khu vực hồ Đankia - Suối Vàng. Ảnh: M.Đ

Đơn giá thanh, quyết toán kinh phí PCCCR

Để làm cơ sở lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô năm 2017 - 2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2580 về đơn giá. Trong đó, một số công việc cụ thể như sau: làm giảm vật liệu cháy đối với rừng trồng giai đoạn II có 3 mức là 3.754.000, 4.469.000 và 5.574.000 đồng/ha; làm giảm vật liệu cháy đối với rừng cảnh quan từ 3.999.000 - 5.819.000 đồng/ha; công chữa cháy rừng 295.000 đồng/công; công hợp đồng lực lượng tuần tra, trực cháy và chữa cháy rừng 4.683.000 đồng/tháng; khoán tiền công phòng cháy, chữa cháy rừng trồng 400.000 đồng/ha/5 tháng. Ngoài ra còn có làm mới lán canh lửa (4 m2, vật liệu gỗ và bạt) 780.000 đồng/lán; tiền công trực phòng cháy, chữa cháy rừng ngoài giờ làm việc của lực lượng kiểm lâm 31.000 đồng/giờ; sửa chữa chòi canh lửa cố định 8.000.000 đồng/chòi...

M.Đ

Ngày 30/11, Công an huyện Lâm Hà cho biết, đang xác minh, xử lý vụ vận chuyển lâm sản trái phép vừa phát hiện trên địa bàn.

Theo đó, lúc 23 giờ 10 phút ngày 29/11, trong lúc tuần tra trên Quốc lộ 27, đoạn chạy qua Thôn 4, xã Đạ Đờn, tổ tuần tra hỗn hợp của Công an huyện

Lâm Hà đã phát hiện chiếc xe tải không biển số đang lưu thông có dấu hiệu khả nghi nên đã chặn lại kiểm tra.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở 27 hộp gỗ thông (2 m3). Lái xe Nguyễn Thanh Chức (SN 1973) trú tại xã Đạ Sar, huyện Đam

Rông không xuất trình được giấy tờ liên quan đến số gỗ đang vận chuyển và chiếc xe tải này đã hết thời hạn đăng kiểm.

Vụ việc sau đó đã được tổ tuần tra bàn giao cho đội nghiệp vụ Công an huyện Lâm Hà để tiến hành xử lý.

M.KHANH

Bắt xe không biển số chở gỗ lậu

27 hộp gỗ thông trên xe tải không biển số.

Phiên tòa giả định phòng chống ma túy xâm nhập học đường

Nhằm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho học sinh, vừa qua, tại Trường THPT Lê Quý Đôn, Huyện Đoàn Lâm Hà đã phối hợp cùng các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an huyện tổ chức “Phiên tòa giả định” xét xử sơ thẩm vụ án buôn bán ma túy. Gần 500 đoàn viên, thanh niên là học sinh các trường THPT trong huyện tham dự.

“Phiên tòa giả định” đã dàn dựng xét xử một vụ án về buôn bán chất ma túy xảy ra ngoài đời thực trong thời gian gần đây với các thành phần “vai diễn” chủ tọa phiên tòa, bị cáo, nhân chứng, công tố viên... do các thành viên đội tuyên truyền pháp luật thực hiện. Trong quá trình xét xử, học sinh đều thấy rõ tác hại của ma tuý và những chế tài nghiêm khắc của pháp luật dành cho tội phạm ma túy; từ đó nâng cao ý thức đấu tranh với tội phạm ma túy, ngăn chặn ma túy xâm nhập học đường.

THÁI AN

Điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 1/12/2017

Bộ Công thương vừa công bố, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc điều hành giá bán lẻ điện năm 2017, từ ngày 1/12/2017, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh).

Bộ Công Thương cho biết, việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên bộ, trong đó có xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Mức giá cho từng nhóm khách hàng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ. N.T.N

6 THỨ HAI 4 - 12 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

Theo kế hoạch từ nay đến hết tháng 12/2017, Công ty Quản lý đầu tư và Khai thác thủy lợi Lâm Đồng hoàn thành việc cắm mốc bảo vệ hành lang nguồn nước 2 công trình hồ chứa Cam Ly Thượng (xã Mê Linh, Lâm Hà) và ĐanKia (thị trấn Lạc Dương, huyện

Lạc Dương). Đây là 2 công trình thủy lợi

cấp II, được triển khai cắm lần lượt 348 mốc, 22 mốc ở 2 khu vực phía thượng lưu và phía hạ lưu thuộc hành lang bảo vệ lòng hồ, bảo vệ đập hồ nước.

Cụ thể, hồ nước ĐanKia

được cắm ở phía thượng lưu 251 mốc theo cao trình đỉnh đập 1.428 m, tổng chu vi 21 km; ở phía hạ lưu 16 mốc, khoảng cách 40-50 m/mốc; 81 mốc còn lại cắm tại cao trình 1.423 m, mật độ mỗi mốc 300 m ở vùng ngập của hồ và 80 -100 m khu vực đất sản xuất

nông nghiệp. Ở hồ Cam Ly Thượng được

cắm 22 mốc trong chu vi 3 km phía thượng lưu, cao trình đỉnh đập hơn 1.201 m, khoảng cách 180 m/mốc. Phía hạ lưu cắm 12 mốc, khoảng cách 40 - 50 m/mốc…

VĂN VIỆT

Tiến độ của tiểu dự án thoát nước ở Đà Lạt vẫn còn chậm

Đây là đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên

ngày 28/11 sau khi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về tiến độ

thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt. “Thời gian còn lại của Dự án còn rất

ít, khối lượng công việc còn lại của Dự án, đặc biệt là tiểu dự án thoát nước còn

nhiều hạng mục khó khăn, phức tạp”, ông Yên nhận xét. Vì vậy, UBND tỉnh yêu

cầu Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng, các sở, ngành liên quan và

UBND thành phố Đà Lạt chủ động triển khai các nội dung nhiệm vụ liên quan

thuộc trách nhiệm và thẩm quyền và kịp thời báo cáo UBND tỉnh những vướng

mắc, khó khăn, đề xuất phương án xử lý để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ.

Với chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng, khẩn

trương rà soát khối lượng các hạng mục; chủ động xử lý tình huống phát

sinh; đôn đốc nhà thầu... Đối với UBND thành phố Đà Lạt, phối hợp Sở Xây

dựng, chủ đầu tư trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin; kiên quyết

xử lý công trình ảnh hưởng đến Dự án... Các Sở Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi

trường,... tích cực chủ trì, phối hợp để cùng đẩy nhanh tiến độ của Dự án đúng

tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới.

M.ĐẠO

Vừa qua, tại điểm Bưu điện văn hóa xã Đạ Tông, Bưu điện huyện Đam Rông đã tổ chức Lễ khai trương dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống bưu điện trên địa bàn

huyện Đam Rông. Như vậy, bên cạnh việc tiếp tục thực

hiện tốt các dịch vụ hành chính công, như: thu nộp tiền xử phạt và chuyển trả giấy

tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông; tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả giấy phép lái xe cấp đổi qua bưu điện…, các điểm phục

vụ của Bưu điện huyện Đam Rông sẽ tiếp nhận hồ sơ, chuyển phát, trả kết quả giải

quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Mục đích của việc triển khai các dịch vụ này nhằm góp phần giảm tải công việc

cho các cơ quan hành chính, tăng cường sự công khai minh bạch trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm

chi phí cho người dân và các tổ chức doanh nghiệp; đồng thời, hướng tới phục

vụ người dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận được các cơ quan

nhà nước, xử lý giải quyết các thủ tục hành chính nhanh nhất, thuận tiện nhất,

đảm bảo ngăn ngừa các hành vi tiêu cực khác trong quá trình cải cách hành chính.

ĐAM TRỌNG

BƯU ĐIỆN ĐAM RÔNG:Triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Chiều ngày 26/11, theo ghi nhận của chúng tôi, trên tuyến sông dài khoảng

4 km kéo từ xã Quảng Lập tới hết thị trấn Thạnh Mỹ vẫn còn khoảng 10 máy bơm cát trực tiếp từ ven sông lên những chiếc xe tải chở cát chờ sẵn. Đó là chưa kể còn có ít nhất 6 chiếc thuyền hút cát từ giữa lòng sông lên các bãi tập kết trên bờ sông.

Mặc dù đã gần 18 h chiều nhưng vẫn còn 5 máy hút cát được đặt trên thuyền vẫn cật lực bơm cát lên ôtô cách vị trí cầu Quảng Lập gần 1 km. Nguyên một dải đất ven hai bên sông Đa Nhim bị sạt lở hai bên bờ sông kéo dài khoảng 700 m. Một con đường nhỏ ven sông Đa Nhim người dân đi lại ra cánh đồng hoa màu HTX Thạnh Nghĩa cũng xuất hiện một số hàm ếch ăn luồn dưới lòng đường 1 - 2 m. Ông Thái Văn Huy (50 tuổi), một người dân trồng rau xà lách giáp bờ sông Đa Nhim (bên phía HTX Thạnh Nghĩa, thị trấn Thạnh Mỹ) đã có hơn 10 năm gắn bó trên mảnh đất bãi bồi ven sông chia sẻ: Trước đây, vào năm 2007 - 2008, khi chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào khai thác cát trên bờ sông Đa Nhim thì lòng sông chiều ngang chỉ rộng tầm 6 -7 m. Bình thường không phải vào mùa mưa người dân lội qua sông mực nước mới trên đầu gối. “Giờ anh nhìn coi sau nhiều năm các doanh nghiệp hút cát rầm rộ, lòng sông rộng có đoạn hơn 300 m, sâu 6 - 7 m, không ai còn nghĩ dám lội qua, còn ven bờ thì đất sói lở, khoét sâu nhìn rất nham nhở” - ông Huy bức xúc.

Còn theo một số người dân xã Quảng Lập sinh sống dọc bờ sông Đa Nhim, do khai thác cát rầm rộ nhiều năm qua khiến lòng sông sâu hơn, khi mưa lũ tràn về làm sói mòn nhanh chóng hai bên bờ. Dưới sông đã vậy, hoạt động vận chuyển cát cũng khiến nhiều người dân trên bờ chịu cảnh bụi bặm, đường sá xuống cấp trầm trọng. Điều gây bức xúc lớn cho người dân

Quản lý công suất khai thác cát trên sông Đa Nhim còn phức tạpMấy năm gần đây, tình trạng sạt lở dọc bờ sông Đa Nhim, đoạn chảy qua huyện Đơn Dương đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều hộ dân có đất canh tác ven sông thấp thỏm, lo âu. Theo phản ánh của người dân, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do khai thác cát rầm rộ nhiều năm qua. Mặc dù tới thời điểm này, hoạt động khai thác cát đã giảm bớt khá nhiều so với các năm trước, nhưng cơ quan chức năng thừa nhận việc kiểm soát công suất khai thác cát trên dòng sông Đa Nhim vẫn còn nhiều thách thức.

tại đây là hầu hết con đường bị cày nát là do xe chở cát gây ra. Ông Trần Văn Hoàng, người dân sống gần khu vực khai thác cát thị trấn Thạnh Mỹ, nhận xét: Đường trọng tải cho phép các xe lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Du, Nguyễn Văn Linh và một số đường bê tông từ bờ sông ra xã Quảng Lập tối đa 10 tấn, nhưng xe tải chở cát luôn có tải trọng từ 10 tới gần 30 tấn vẫn thường xuyên chạy qua các tuyến đường này hằng ngày.

Đúng như người dân phản ánh, chúng tôi chỉ quan sát khoảng 1h đồng hồ (ngày 26/11) trên tuyến đường Nguyễn Du, nhưng có tới hơn 10 chiếc xe tải chở cát hút trực tiếp từ dưới sông lên, nước còn chảy ròng ròng đi qua đoạn đường ngay trung tâm thị trấn Thạnh Mỹ về hướng Ngã ba Fi Nôm, huyện Đức Trọng. Trong đó, đoàn xe ben chở cát ướt có trọng tải lớn

không dưới 25 tấn/xe.Qua trao đổi, ông Lưu Đình

Châu - Phó Phòng Tài nguyên và môi trường (TN&MT) huyện Đơn Dương cho biết, hiện trên dòng sông Đa Nhim do huyện quản lý có 5 cá nhân, doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát. Trong đó, giấy phép khai thác cấp cho bà Trần Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Trấu (khai thác bên phía xã Quảng Lập) hiện lượng cát đã cạn kiệt nên gần như dừng khai thác. Thời điểm này nếu so với hoạt động khai thác cát năm 2014-2015 thì công suất khai thác cũng như số lượng giấy phép được cấp đã giảm đi nhiều.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là việc kiểm soát công suất khai thác cát dựa trên giấy phép UBND tỉnh cấp cho các doanh nghiệp rất khó khăn. Theo ông Châu, mặc dù giấy phép được tỉnh Lâm Đồng cấp đều có công suất khai thác

hằng năm rất khiêm tốn, nhưng nếu cần đối chiếu, xác định doanh nghiệp khai thác vượt mức hay không cũng không có phương pháp tối ưu nào có thể áp dụng.

“Để giám sát công suất khai thác cát từ doanh nghiệp, thời gian qua, chúng tôi đã tích cực kiểm tra, giám sát nhưng thú thực là không thể kiểm soát được công suất chính xác. Các doanh nghiệp nếu lách luật họ sẽ khai thác về đêm, vận chuyển không theo giờ giấc cố định, chỉ báo cáo khai thác công suất giới hạn theo giấy phép,…” - ông Châu nói và cho biết thêm thời gian tới Phòng TN&MT sẽ cùng với các phòng, ban chức năng khác sẽ tăng cường kiểm tra thường xuyên hơn; đồng thời kiểm tra, rà soát lại thông tin người dân phản ánh các tàu hút cát gần bờ gây sói mòn cục bộ một số vị trí bờ sông Đa Nhim trong thời gian qua.

C.THÀNH

Người dân cho rằng hoạt động khai thác cát diễn ra nhiều năm qua là nguyên nhân chính dẫn tới sạt lở hai bên bờ sông Đa Nhim. Ảnh: C.T

Vừa qua một số người dân đã có ý kiến với UBND huyện Đơn Dương về việc các doanh nghiệp khai thác cát làm sạt lở cục bộ một số vị trí bờ sông Đa Nhim. Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình khai thác cát mới đây, UBND huyện Đơn Dương chưa có căn cứ khẳng định các cá nhân, doanh nghiệp có cấp phép làm sạt lở bờ sông như người dân phản ánh. Về sai phạm, năm 2016, Phòng TN&MT huyện đã phát hiện một cá nhân khai thác cát lậu không có giấy phép và đã đình chỉ hoạt động, đồng thời xử phạt hành chính 8 triệu đồng.

Cắm mốc bảo vệ 2 công trình thủy lợi

7 THỨ HAI 4 - 12 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo. đánh giá việc ...baolamdong.vn/upload/others/201712/26692_Bao_Lam_Dong_ngay_4_12_2017.pdftrách nhiệm chung của các

8 THỨ HAI 4 - 12 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO CỦA CHI NHÁNH VP ĐKĐĐ HUYỆN BẢO LÂM “V/v giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung

sử dụng đất tại xã Lộc Quảng”Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận

QSD đất của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, cụ thể như sau:+ Thuộc thửa đất số 134, diện tích: 18.360 m2.+ Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Tờ bản đồ 37, xã Lộc Quảng.- Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu: AĐ 380884, số vào sổ cấp giấy: H01548/QSDĐ của ông Trần

Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Tư do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 12/5/2006.Năm 2010, ông Trần Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Tư sang nhượng bằng giấy viết tay cho

bà Nguyễn Thị Hồng Nhung nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: AĐ 380884 cho bà Nguyễn Thị Hồng Nhung để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Ông Trần Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Tư ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Chi nhánh Văn

phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông,

nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Nguyễn Thị Hồng Nhung tại thửa đất nêu trên theo thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc.

Thông báo này được dán công khai tại Trụ sở Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm; UBND xã Lộc Quảng và đọc trên Đài Phát thanh xã Lộc Quảng và đăng trên Báo Lâm Đồng.

“V/v Giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Nguyễn Hoàng Anh Vũ sử dụng đất tại xã Lộc Phú”Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận

QSD đất của ông Nguyễn Hoàng Anh Vũ;Thửa đất số 63, diện tích 6.823 m2 đất trồng cây lâu năm (CLN), tờ bản đồ số 05 xã Lộc Phú.Thời hạn sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN): 10/2043.Giấy CNQSD đất số hiệu L 026352 đã cấp cho ông Nguyễn Trọng Lư số vào sổ theo dõi cấp

GCNQSD đất số 00127/QSDĐ.Năm 2002, ông Nguyễn Trọng Lư sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục

sang nhượng theo quy định cho ông Nguyễn Hoàng Anh Vũ.Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo: ông Nguyễn Trọng Lư ở đâu

đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Hoàng Anh Vũ tại thửa đất nêu trên.

Thông báo này được dán công khai tại Trụ sở Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm; UBND xã Lộc Phú và đọc trên Đài Phát thanh xã Lộc Phú và đăng trên Báo Lâm Đồng.

Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Nông Quốc Quân - Hoàng Thị Anh Đào, nguồn gốc đất của hộ ông Nguyễn Văn Khôn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số N638305, ngày cấp 3/3/1999. Đến ngày 26/10/2001, ông Nguyễn Văn Khôn viết giấy tay sang nhượng lại cho ông Nguyễn Văn Vì được UBND xã Tà Nung xác nhận ngày 26/10/2001. Ngày 12/12/2001, ông Nguyễn Văn Vì viết giấy tay sang nhượng lại đất cho ông Nông Quốc Quân được UBND xã Tà Nung xác nhận ngày 12/12/2001. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo, sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Nông Quốc Quân - Hoàng Thị Anh Đào. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

THÔNG BÁO Chào bán cạnh tranh cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng Ladophar

Căn cứ Quyết định số 425/QĐ-ĐTKDV ngày 16/11/2017 của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước về việc phê duyệt chào bán cạnh tranh cổ phần tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng Ladophar

1. Tên tổ chức chào bán (chủ sở hữu): TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Địa chỉ: Tầng 23 Tòa nhà Charmvit, số 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.2. Tên tổ chức có cổ phần chào bán cạnh tranh: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM

ĐỒNG LADOPHARĐịa chỉ: Số 18, đường Ngô Quyền, Phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam3. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất đông dược; mua bán thuốc, dược liệu, thiết

bị y tế, xuất nhập khẩu thuốc, dược liệu.4. Vốn điều lệ: 78.299.580.000 đồng (Bảy mươi tám tỷ hai trăm chín mươi chín triệu năm

trăm tám mươi nghìn đồng chẵn).5. Số lượng cổ phần chào bán ra bên ngoài: 2.495.873 cổ phần (chiếm 31,88% số cổ

phần đang lưu hành).6. Điều kiện tham dự chào bán cạnh tranh: Tất cả các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện

theo Quy định tại Quy chế chào bán cạnh tranh cổ phần Công ty Cổ phần Dược phẩm Lâm Đồng Ladophar do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước nắm giữ được Công ty Cổ phần Chứng khoán ASC ban hành.

7. Tổ chức tư vấn và thực hiện chào bán cạnh tranh: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASC (ASC)Địa chỉ: Tầng 5A, Tòa nhà Master Building, 41 - 43 Trần Cao Vân, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh8. Cổ phần chào bán ra công chúng thông qua chào bán cạnh tranh.- Loại cổ phần chào bán: cổ phần phổ thông - Giá khởi điểm: 42.600 đồng/cổ phần - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần- Tổng số lượng cổ phần chào bán cạnh tranh: 2.495.873 cổ phần.- Số lượng giới hạn đối với mỗi nhà đầu tư tổ chức, cá nhân: tối thiểu 5.000 cổ phần, tối

đa là: 2.495.873 cổ phần.9. Thời gian phát đơn, đăng ký và nộp tiền đặt cọc: từ 8h00 ngày 04/12/2017 đến 16h00

ngày 12/12/2017 tại ASC.10. Thời gian nộp phiếu tham dự chào bán cạnh tranh tại ASC:Gửi qua đường bưu điện: từ 8h00 ngày 04/12/2017 đến trước 16h00 ngày 12/12/2017. Nộp trực tiếp: Từ 8h00 ngày 04/12/2017 đến 9h30 ngày 13/12/2017 tại địa điểm tổ chức

chào bán cạnh tranh11.Thời gian tổ chức chào bán cạnh tranh: 10h00 ngày 13/12/2017 tại ASC.12. Thời gian thanh toán tiền mua cổ phần, thực hiện chuyển nhượng và hoàn trả

tiền cọc:Quy định tại Quy chế chào bán cạnh tranh cổ phần của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng

Ladophar do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước nắm giữ được Công ty Cổ phần Chứng khoán ASC ban hành.

Thông tin về Quy chế chào bán cạnh tranh và Bản công bố thông tin đợt chào bán được đăng tải trên các website của Công ty CP Chứng khoán ASC (www.asias.com.vn); Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (www.scic.vn);

THÔNG BÁOTuyển dụng cán b

Argentina đảm nhận vai trò nước Chủ tịch luân phiên G20Ngày 30/11, tại một buổi lễ diễn ra ở thủ

đô Buenos Aires, Argentina đã chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2018.

Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, trong một thông điệp đưa ra tại lễ nhậm chức Chủ tịch luân phiên G20 từ Đức, Tổng thống Argentina Mauricio Macri cam kết sẽ củng cố tiếng nói và vai trò của Mỹ Latinh trên thế giới khi lần đầu tiên một nước Nam Mỹ đảm nhiệm chức vụ này. Ông Macri khẳng định sẽ mở rộng liên kết với các quốc gia trên thế giới và theo đuổi các kế hoạch cải tiến công nghệ, đầu tư phát triển hạ tầng, đảm bảo an ninh lương thực bền vững.

Theo Tổng thống Macri, chủ đề của G20 trong năm 2018 là “xây dựng đồng thuận vì sự phát triển công bằng và bền vững”. Đây là cơ hội tốt để khu vực Nam Mỹ - vùng sản xuất lương thực quan trọng của thế giới, mở rộng hợp tác và trao đổi thương mại với các quốc gia.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, nước Chủ tịch luân phiên G20 năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phát biểu thông qua cầu truyền hình trực tiếp tại buổi lễ. Bà Merkel bày tỏ mong muốn Argentina sẽ thúc

Tổng thống Argentina Mauricio Macri phát biểu tại buổi lễ.

đẩy các mục tiêu đã được đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Hamburg hồi tháng 7 vừa qua, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường, di cư, cuộc chiến chống khủng bố và dịch bệnh.

Dự kiến, trong ngày 1/12, sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20, kéo dài 2 ngày, tại thành phố San Carlos de Bariloche, cách Buenos Aires 1.800 km về phía Nam. Trong thời gian Argentina giữ chức Chủ tịch G20, nước này sẽ tổ chức 50 cuộc họp và hội nghị có liên quan tại 9 thành phố trên cả nước, với sự tham gia của 20.000 quan chức và khách mời đến từ nhiều quốc gia. TTXVN