25
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN –––––––––––––––––– Số: 1263 /QLCL-KH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––––––––––––––– Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2011 BÁO CÁO Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 2011 và Kế hoạch công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản 2012 I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC 2011 Năm 2011 trong bối cảnh tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, kinh tế thế giới còn biến động khó lường, biến đổi khí hậu và các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng ngày càng tác động mạnh đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhưng được sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã đạt được một số kết quả khá quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng, ATVSTP nông lâm thủy sản. 1. Công tác xây dựng cơ chế chính sách, văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục Quản lý CL NLTS đã tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản QPPL quan trọng, cụ thể như sau: - Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo 06 Nghị định của Chính phủ (bao gồm: NĐ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra; quy định về hoạt 1

BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

––––––––––––––––––Số: 1263 /QLCL-KH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc–––––––––––––––––––––––

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2011

BÁO CÁO Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 2011

và Kế hoạch công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản 2012

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC 2011

Năm 2011 trong bối cảnh tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, kinh tế thế giới còn biến động khó lường, biến đổi khí hậu và các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng ngày càng tác động mạnh đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhưng được sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã đạt được một số kết quả khá quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng, ATVSTP nông lâm thủy sản.

1. Công tác xây dựng cơ chế chính sách, văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục Quản lý CL NLTS đã tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản QPPL quan trọng, cụ thể như sau:

- Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo 06 Nghị định của Chính phủ (bao gồm: NĐ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra; quy định về hoạt động thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra; tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Nông nghiệp và PTNT).

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015; phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và góp ý Chiến lược VSATTP đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030; đang triển khai thực hiện dự án điều tra thực trạng hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản năm 2011 và Dự án bảo đảm ATTP trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về VSATTP năm 2011.

1

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

- Trình ban hành 05 Thông tư, 01 Chỉ thị, 02 Quyết định cá biệt về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản. Đang khẩn trương xây dựng và lấy ý kiến góp ý các Bộ, ngành 05 Dự thảo Thông tư (Chi tiết xin xem Phụ lục 1,2).

Nhìn chung các cơ chế, chính sách được ban hành góp phần bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với 9 nhóm ngành hành thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT, đáp ứng kịp thời tiến độ triển khai Luật ATTP khi Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm tra giám sát việc thực hiện VB QPPL về chất lượng nông lâm thủy sản:

2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, phổ biến pháp luật:

- Tổ chức 05 Hội nghị phổ biến Luật ATTP, lấy ý kiến góp ý các văn bản quan trọng và phổ biến các việc trọng tâm cần triển khai về công tác chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho các Chi cục QLCL NLS&TS trên phạm vi cả nước; 13 lớp đào tạo/khóa tập huấn cho gần 500 cán bộ cơ quan Cục và địa phương về triển khai các chương trình giám sát quốc gia ATTP thủy sản, tập huấn kiểm tra nông lâm sản, đào tạo VietGAP; lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu để kiểm tra dư lượng phóng xạ, kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu ... In, phát đĩa các các phóng sự về ATTP nông lâm thủy sản cho 63 Sở NN&PTNT để phục vụ công tác tuyên truyền về ATTP tại địa phương.

- Phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị về ATTP cho cán bộ tuyên giáo các cấp, thí điểm tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Định, Tiền Giang; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng VietGAP năm 2011; xây dựng Chương trình hợp tác giữa Bộ NN&PTNT và UBND thành phố Hà Nội về mô hình triển khai thí điểm kiểm soát ATTP rau quả tươi tại chợ đầu mối Đền Lừ.

2.2. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng, ATVSTP nông lâm sản và thủy sản:

a) Xây dựng và thực hiện các chương trình giám sát quốc gia

Các chương trình giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp , VSATTP (Giám sát tồn dư các chất độc hại trong rau, thịt, che, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực; Giám sát tồn dư các chất độc hại trong thủy sản; Giám sát vung thu hoạch nhuyên thể 2 mảnh vo; Giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch; Tăng cường kiểm soát tạp chất trong nguyên liệu thủy sản) tiếp tục được duy trì chặt chẽ.

Qua Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi, số lượng mẫu phát hiện có dư lượng kháng sinh

2

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

cấm và kháng sinh hạn chế sử dụng chiếm 0,8% tổng số mẫu lấy (1114 mẫu thủy sản), tăng so với cung kỳ năm ngoái (0,54%). Qua chương trình kiểm soát VSAT vung thu hoạch nhuyên thể hai mảnh vo, phát hiện 0,49% mẫu nhiêm Lipophilic, giảm so với cung kỳ năm ngoái (1,05%). Các cơ quan địa phương đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, điều tra xác định nguyên nhân và triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục phu hợp.

- Đã phối hợp cung các Cục chuyên ngành (thú y, bảo vệ thực vật, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến và thương mại NLS và muối) xây dựng và triển khai các Chương trình giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, giám sát ô nhiêm sinh học và hóa chất tồn dư trong nông sản; xây dựng và phát triển vung sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, vung sản xuất rau, quả, che, vung chăn nuôi (lợn,bò sữa, gà, ong)…trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ATVSTP năm 2011.

b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm

- Thực hiện thanh kiểm tra theo kế hoạch của Bộ và theo quy định:

Thực hiện thanh kiểm tra theo kế hoạch của Bộ và theo quy định, Cục và các Trung tâm vung thuộc Cục đã thực hiện 480 lượt kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở chế biến thủy sản. Kết quả có 37 doanh nghiệp xếp loại C, D chiếm 7,7% trong tổng số doanh nghiệp được kiểm tra và bị xử lý theo quy định; tăng so với cung kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2010 là 0,55%).

Song song với hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP, Cục và các Trung tâm vung vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động kiểm tra, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm Cục và Trung tâm vung đã thực hiện kiểm tra 31.316 lô hàng thủy sản (520.238 tấn), trong đó kiểm tra theo quy định nhà nước là 17.658 lô (278.385 tấn). Mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực vẫn là cá tra, tôm; thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản; tổng số lô hàng không đạt yêu cầu là 160 lô (2.550 tấn) chiếm 0,5% tổng số lô hàng kiểm tra. Ngoài ra Cục cũng đã thực hiện kiểm tra chất lượng 29 lô/1.954,25 tấn hàng nông sản xuất, nhập khẩu theo yêu cầu khách hàng.

- Thực hiện thanh kiểm tra đột xuất:

Chủ trì tổ chức và tham gia 08 đoàn thanh, kiểm tra về chất lượng, ATTP nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động về vệ sinh ATTP, kiểm soát dư lượng hóa chất, độc hại tại một số tỉnh/thành phố trên cả nước.

Tổ chức hội nghị tổng kết đợt thí điểm kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và ATTP nông lâm thủy sản tại Thanh Hóa, Tiền Giang và triển khai kiểm tra các cơ sở trên phạm vi cả nước theo Thông tư

3

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011. Hiện nay Cục đang phối hợp với các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các địa phương để bắt đầu triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT đồng bộ trên toàn quốc từ 1/7/2011.

2.3. Hoạt động giải quyết rào cản TBT/SPS của thị trường nhập khẩu:

- Thường xuyên theo dõi, xử lý các lô hàng nông lâm thủy sản Việt Nam bị cảnh báo tại các thị trường (Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Châu Âu, Nga…) theo quy định; xử lý kịp thời các các thông tin sai lệch trên một số phương tiện thông tin đại chúng của Đức về điều kiện nuôi trồng thủy sản cá tra Việt Nam; chủ trì nghiên cứu, tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về kiểm soát cá tra, basa.

- Kịp thời đề xuất các biện pháp kiểm soát thực phẩm nhập khẩu có nguy cơ không bảo đảm an toàn (kiểm soát phóng xạ trong thực phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam; triển khai kiểm soát ngăn ngừa thực phẩm có E.Coli biến tính có nguồn gốc từ Châu Âu…).

- 6 tháng đầu năm đã tổ chức đón tiếp và làm việc với 04 đoàn công tác của cơ quan thẩm quyền các nước Nhật Bản, Trung Quốc; đàm phán, xúc tiến ký kết Thoa thuận hợp tác trong kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản với cơ quan thẩm quyền Indonesia và Trung Quốc, Liên bang Nga; đề xuất các hoạt động hợp tác với Ucraina, Uzbekistan, tham gia dự án USAID với Hoa Kỳ.

- Tiếp tục thẩm tra hồ sơ đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam thực phẩm có nguồn gốc động vật theo Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT; thông báo tới các đối tác thương mại và thẩm tra hồ sơ đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam thực phẩm có nguồn gốc thực vật theo Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT.

3. Công tác tăng cường năng lực hoạt động:

3.1. Công tác tổ chức bộ máy:

Cục Quản lý CLNLTS đã trực tiếp làm việc với 08 Chi cục địa phương tại các tỉnh Đông và Tây Bắc bộ nhằm tháo gỡ khó khăn,vướng mắc và hướng dẫn hoạt động theo chỉ đạo của Bộ trưởng. Đến nay đã có 53 tỉnh/thành phố thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và đã đi vào hoạt động; còn 10 tỉnh/thành phố chưa thành lập Chi cục (bao gồm: Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh). Đối với các tỉnh còn lại, Bộ đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố đề nghị giải thích rõ những vướng mắc chưa thành lập được Chi cục đồng thời dự thảo văn bản gửi Bộ Nội Vụ đề nghị phối hợp, đôn đốc, hỗ trợ các tỉnh/thành phố còn đang vướng mắc, khó khăn.

4

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

3.2. Công tác tổ chức cán bộ:

- Quy hoạc, bổ nhiệm cán bộ Lãnh đạo

Cục đã hoàn thành rà soát, phê duyệt quy hoạch cán bộ 2011 toàn hệ thống theo phân cấp; tiếp tục kiện toàn bộ khung cán bộ lãnh đạo, Cục đã tiến hành đề nghị bổ nhiệm/bổ nhiệm bổ sung cán bộ Lãnh đạo theo phân cấp đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Cán bộ được bổ nhiệm đã đáp ứng tốt yêu cầu công tác.

- Tuyển dụng công chức, viên chức

Rà soát, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn chức danh công việc trong toàn hệ thống nhằm từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phu hợp quy định hiện hành, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo công chức, viên chức trong các năm tiếp theo.

Năm 2011, Cục đã tổ chức tuyển dụng viên chức đợt 2 (61 chỉ tiêu) bổ sung nhân lực cho các Trung tâm vung. Bên cạnh đó, Cục đã trình Bộ kế hoạch thi tuyển công chức 2011 và cử cán bộ tham gia dự tuyển theo kế hoạch chung của Bộ.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ

Tổ chức và cử 66 lượt cán bộ hệ thống Cục tham gia 34 lớp đào tạo về CL, ATTP trong và ngoài nước; 62 lượt cán bộ tham gia 17 lớp đào tạo về kiểm nghiệm, xét nghiệm, 90 lượt cán bộ tham gia 25 lớp ngoại ngữ, quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị, tin học, khác; ước cả năm tổ chức và cử 500 lượt cán bộ tham gia 100 lớp đào tạo trong và ngoài nước. Các lớp đào tạo đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Cục trong quá trình triển khai công việc hiệu quả.

Các lớp đào tạo đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Cục trong quá trình triển khai công việc hiệu quả..

3.3. Công tác quản lý kiểm nghiệm, xét nghiệm:

- Trong 6 tháng đầu năm, Cục đã mua sắm bổ sung nhiều trang thiết bị cho phòng kiểm nghiệm các Trung tâm vung. Tổ chức xây dựng hệ thống các tài liệu hướng dẫn về hoạt động xác nhận giá trị sử dụng phương pháp để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Mở rộng phạm vi áp dụng và đăng ký công nhận ISO/IEC 17025 cho các phương pháp phân tích trên tất cả các nền mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản đối với hầu hết các chỉ tiêu chính. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị tổ chức cho các PKN Trung tâm vung tham gia liên phòng quốc tế cho 33 lượt chỉ tiêu trong năm 2011. Hướng dẫn, hỗ trợ các Chi Cục QLCL

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

NLTS tại một số tỉnh (Quảng Ninh, Hà Nội, Tiền giang, Thái Nguyên) về xây dựng phòng kiểm nghiệm địa phương.

- Cục đã chủ trì, phối hợp với Vụ KHCN&MT tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến hệ thống chứng nhận tự nguyện về chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm của Bộ và đề xuất yêu cầu quản lý đối với các tổ chức chứng nhận độc lập của Việt Nam và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản tại Việt Nam.

- Cục đã tiến hành 10 lượt đánh giá các phòng kiểm nghiệm chất lượng NLTS (đánh giá định kỳ, đánh giá mở rộng); trong đó đã thông báo kết quả tới 3 phòng kiểm nghiệm (Công ty TNHH MTV Khoa học và Công nghệ Hoàn Vũ, Công ty SGS Việt Nam TNHH, Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3) còn 7 phòng kiểm nghiệm (6 Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm vung và 01 phòng kiểm nghiệm của Trung tâm Dịch vụ phân tích công nghệ cao Tp. HCM) đang trong quá trình xử lý kết quả.

- Tổ chức đánh giá 04/18 cơ sở sản xuất rau quả che an toàn đăng ký được đánh giá chứng nhận VietGAP, cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 01 cơ sở. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón cho 07/14 cơ sở.

3.4. Đầu tư, xây dựng cơ bản:

Các công trình xây dựng Trung tâm vung 3, 5 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cục cũng đã tổ chức đầu thầu và lựa chọn được nhà thầu thi công xây dựng công trình Trung tâm vung 6. Hoàn thành Báo cáo KTKT công trình Trung tâm vung 1. Bộ cũng đã phê duyệt dự án công trình Trung tâm vung 2 và phê duyệt quyết toán hoàn thành dự án sửa chữa cơ quan Cục. Đã thuê cơ sở phòng kiểm nghiệm cho Trung tâm vung 4; đang làm các thủ tục để UBND TP.Hồ Chí Minh giao nhà 91 Hải Thượng Lãn Ông cho Trung tâm vung 4 và cơ quan Nam Bộ.

Về cơ bản, quá trình triển khai thực hiện các dự án đáp ứng tiến độ đề ra. Tuy nhiên do tính chất của công tác đầu tư xây dựng có nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến khiến cho một số nội dung công việc triển khai bị chậm, khó khăn trong công tác giải quyết (ví dụ: thực hiện quyết toán Dự án Trung tâm vung 3, 5 còn chậm so với kế hoạch đề ra).

3.5. Công tác cải cách hành chính:

- Cục đã tích cực thực hiện công tác cải cách hành chính: rà soát, thống kê các thủ tục hành chính mới phát sinh để chuẩn bị công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp chặt chẽ với Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trong việc đánh giá tác động của các TTHC trong các dự thảo văn bản quy phạm

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

pháp luật có quy định nội dung TTHC được giao chủ trì xây dựng. Thường xuyên duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001.

- Cục đã ban hành kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 trong toàn hệ thống. Đến nay chưa phát hiện trường hợp tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ, công chức do Cục quản lý.

- Tổ chức kiểm tra nội bộ tại các Trung tâm vung 3,4, 6. Nhìn chung các đơn vị đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật.

4. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch 2011:

4.1. Đánh giá chung việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011:

Theo kế hoạch đặt ra năm 2011, Cục đã xây dựng được 01 đề án, 05 văn bản QPPL vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; phối hợp chặt chẽ với chi cục địa phương để hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy (52 chi cục/63 tỉnh, thành phố được thành lập); tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tại 100% các chi cục mới thành lập; giảm tỷ lệ mẫu vi phạm ATVSTP xuống còn 1% tổng số mẫu kiểm tra.

4.2. Mặt được:

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản 06 tháng đầu năm 2011 đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, đã tạo sự chuyển biến tích cực theo hướng kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất “từ trang trại tới bàn ăn”; cụ thể:

- Đã chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn Thực phẩm.

- Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng NLS&TS được hoàn thiện và dần ổn định cả ở trung ương và địa phương; được Lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện về biên chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí hoạt động. Do vậy công tác quản lý chất lượng nông lâm sản bước đầu đã có sự thay đổi.

- Năng lực hệ thống Cục tiếp tục được tăng cường thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, đầu tư xây dựng. Chính sách đầu tư tăng cường năng lực toàn hệ thống giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt. Hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ được duy trì, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

- Hoạt động giám sát thường xuyên thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia được duy trì ổn định; hoạt động thanh, kiểm tra đang chuyển hướng theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT (kiểm tra thường xuyên, có phân loại, xử lý theo kết quả phân loại).

- Giải quyết hiệu quả, kịp thời rào cản kỹ thuật ATTP của thị trường xuất khẩu, duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu NLTS tại các thị trường truyền thống và khai thông một số thị trường mới.

4.3. Tồn tại, hạn chế:

- Luật An toàn thực phẩm đã được ban hành và sẽ có hiệu lực từ 01/7/2011, tuy nhiên các văn bản dưới Luật đang trong quá trình xây dựng (dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, các Thông tư của Bộ NN&PTNT…), nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia đang trong quá trình xây dựng chưa đủ để đáp ứng nhiệm vụ được giao.

- Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác ATVSTP tại các địa phương chưa đồng bộ, thiếu. Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý chưa đảm bảo yêu cầu; kinh phí kiểm tra, giám sát chất lượng, ATTP còn rất thiếu thốn.

- Hoạt động đầu tư tăng cường năng lực vật chất kỹ thuật còn triển khai chậm, do đình hoãn khởi công các công trình theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2012

1. Một số dự báo chủ yếu:

Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện các mục tiêu của Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 -2020, đồng thời là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới vẫn nhiều biến động khó lường, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản. Yêu cầu của nhân dân và các nước nhập khẩu nông lâm thủy sản về chất lượng, đảm bảo VSATTP ngày càng cao, các nước đều tăng cường bảo hộ cho sản xuất trong nước. Về nội lực, Luật ATTP mới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2011, hệ thống các văn bản QPPL đang được rà soát, hoàn thiện cho phu hợp, hệ thống cơ quan quản lý chất lượng, VSATTP thủy sản địa phương mới được ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật và cán bộ có kinh nghiệm còn thiếu sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quản lý chất lượng, ATVSTP trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tại các địa phương.

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Triển khai có hiệu quả Luật ATTP và các văn bản hướng dẫn Luật ATTP; kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản từ trung ương đến địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản tại 63 tỉnh/thành phố; tổ chức tổng kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp trên toàn quốc nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản trên phạm vi cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

2.2.1. Mục tiêu 1: Kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản từ trung ương đến địa phương

- Chỉ số cần đạt:

+ Thành lập mới Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vung 7 - Tây bắc;

+ Thành lập Trung tâm Đào tạo và chuyển giao công nghệ tại Hà Nội;

+ 63 tỉnh/thành phố thành lập và đưa Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vào hoạt động.

2.2. 2 . Mục tiêu 2 :

Tăng cường hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản tại 63 tỉnh/thành phố

- Chỉ số cần đạt:

100% cán bộ chuyên môn Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ.

2.2. 3 Mục tiêu 3 :

Quá trình sản xuất thực phẩm nông lâm sản được kiểm tra theo kế hoạch, truy xuất, xử lý các trường hợp mất ATVSTP.

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

- Chỉ số cần đạt:

+ Chương trình kiểm tra, giám sát theo kế hoạch về ATVSTP trong sản xuất – kinh doanh rau, thịt, quả được thực hiện tại 63/63 tỉnh/thành phố

+ Các sự cố về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông lâm sản được truy xuất, triệu hồi và xử lý kịp thời.

2.2.4. Mục tiêu 4:

Quá trình sản xuất thực phẩm thủy sản được giám sát, kiểm tra, thanh tra vệ sinh ATTP; truy xuất, xử lý các trường hợp mất ATVSTP.

- Chỉ số cần đạt:

+ Các vung nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hoá lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp được giám sát.

+70% cảng cá, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế, chế biến được kiểm tra theo qui định; 100% cơ sở chế biến xuất khẩu được kiểm tra theo yêu cầu nước nhập khẩu;

+ Các sự cố về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản được truy xuất, triệu hồi và xử lý kịp thời.

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

3.1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật

- Triển khai một số Nghị định hướng dẫn Luật ATTP và Luật Thanh tra (bao gồm: NĐ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra; quy định về hoạt động thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra; tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Nông nghiệp và PTNT). Rà soát các văn bản QPPL đã xây dựng, xem xét sự phu hợp với Luật ATTP và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ATTP; đề xuất sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết).

- Triển khai xây dựng các dự án theo phân công tại Quyết định số 1482/QĐ-BNN-QLCL ngày 4/7/2011 ban hành kế hoạch triển khai Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 – 2015.

- Tiếp tục tham gia xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL, đề án, dự liên quan đến quản lý công tác kiểm nghiệm, tăng cường năng lực kiểm nghiệm, cụ thể: Thông tư qui định về yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm ngành Nông nghiệp; Thông tư qui định về chỉ định phòng kiểm chứng quốc gia về chất lượng

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

nông lâm thủy sản; Đề án qui hoạch mạng lưới phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản trên phạm vi toàn quốc góp phần bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý đối phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.

3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật; đào tạo, nâng cao kiến thức ATVSTP

- Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dung. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan địa phương triển khai đúng tiến độ các chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo kế hoạch thực hiện các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011. Tổ chức quảng bá mô hình tốt, sản phẩm đảm bảo chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đào tạo, tập huấn cho các giảng viên là cán bộ chuyên môn địa phương; đẩy mạnh tập huấn, đào tạo giúp người dân mở rộng quy mô áp dụng các mô hình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, GMP,…) trong toàn bộ quá trình từ thu gom, bảo quản, sơ chế, chế biến đến trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

3.3. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện VB QPPL về chất lượng, ATVSTP nông lâm sản và thủy sản

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình giám sát, kế hoạch kiểm tra chất lượng nông lâm thủy sản (Chương trình giám sát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi, Chương trình giám sát ATVS vung thu hoạch NT2MV, Chương trình giám sát ATVSTP thủy sản tiêu thụ nội địa; các kế hoạch kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP nông lâm thủy sản theo qui định của Việt nam và thị trường nhập khẩu).

- Duy trì các chương trình giám sát quốc gia về ATTP thủy sản. Triển khai thanh, kiểm tra theo kế hoạch của Bộ và đột xuất. Tổ chức triển khai Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT. Kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo Thông tư 14 tại các địa phương.

- Tổ chức đoàn kiểm tra theo kế hoạch, đoàn kiểm tra đột xuất điều kiện đảm bảo ATVSTP các cơ sở sản xuất nông thủy sản, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu ATVSTP (nếu nghi ngờ); phối hợp tổ chức đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về ATVSTP nông thủy sản.

- Tham gia 2 nhóm công tác kiểm tra, chỉ định Tổ chức chứng nhận VietGAP trong trồng trọt, VietGAHP trong chăn nuôi; giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận VietGAP, VietGAHP.

3.4. Nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng chức năng, nhiệm vụ mới:

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

3.4. 1 . Công tác tổ chức bộ máy

- Nghiên cứu, đề xuất Bộ cho phép thành lập mới Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vung 7 vung Tây bắc nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng, ATTP, giảm bớt khó khăn về địa bàn quản lý cho Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vung 1.

- Nghiên cứu, đề xuất Bộ cho phép thành lập Trung tâm Đào tạo và chuyển giao công nghệ trực thuộc Cục tại Hà Nội.

- Đôn đốc, hỗ trợ các tỉnh/thành phố thành lập và đưa Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vào hoạt động, phấn đấu đến hết năm 2012, cả nước có trên 63 Chi cục được thành lập. Hỗ trợ tăng cường năng lực, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho CB của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tình/thành phố triển khai đầy đủ các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhanh chóng hình thành và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATVSTP nông lâm thủy sản từ trung ương đến các địa phương.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ (quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo,…) phu hợp quy định hiện hành;

- Chú trọng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

3.4. 2 . Về năng lực kiểm nghiệm, xét nghiệm

- Phối hợp tích cực với tổ chức JICA, Vụ HTQT hoàn thiện, đưa vào triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Nhật bản nhằm tăng cường năng lực công tác kiểm nghiệm và hệ thống giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Tiếp tục duy trì và mở rộng phạm vi công nhận phu hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 của cơ quan công nhận Việt Nam (Villas) cho 6 Trung tâm vung đối với lĩnh vực nông lâm thủy sản.

- Về thiết bị phân tích: tiếp tục đầu tư bổ sung trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm toàn hệ thống từ các nguồn kinh phí như quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp, dự án thuộc chương trình mục tiêu, dự án JICA, QSEAP và nguồn phí và lệ phí được để lại của đơn vị theo định hướng đầu tư của Cục.

- Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các Chi Cục QLCL địa phương định hướng đầu tư, xây dựng và tổ chức triển khai các dự án đầu tư phòng kiểm nghiệm của Chi cục đáp ứng yêu cầu quản lý tại địa phương phu hợp với định hướng chung nêu tại Đề án Tăng cường năng lực quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và mối giai đoạn 2011- 2015 của Chính phủ.

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

- Tiếp tục duy trì hoạt động đánh giá và chỉ định phòng kiểm nghiệm chất lượng Nông lâm thủy sản theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2011 của Bộ NN&PTNT nhằm tận dụng các nguồn lực của xã hội đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản của toàn ngành.

3.4.3. Đào tạo, tập huấn nguồn lực:

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại (trong nước và ngoài nước) với khoảng 600 lượt cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ QLCL NLTS (kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kiểm nghiệm, xét nghiệm); tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về lĩnh vực tài chính – kế toán, hành chính – quản trị, xây dựng; bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị.…cho khoảng 1000 lượt cán bộ trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Về năng lực kiểm nghiệm viên: tổ chức và tham gia các chương trình liên phòng quốc tế và trong nước khoảng 40 lượt chỉ tiêu (bao gồm cả hóa học, sinh học). Tổ chức/tham gia các khóa đào tạo cho cán bộ thuộc hệ thống Cục về sử dụng thiết bị, các khoá đạo tạo liên quan đến ISO 17025; các khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ kiểm nghiệm và tổ chức các hội thảo, hội nghị thống nhất phương pháp.

- Hoàn thiện, trình Bộ hiệp y với Bộ Nội vụ ban hành bộ tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản và muối.

3.4. 4 . Đầu tư xây dựng :

- Hoành thành quyết toán Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm vung 3, 5.

- Đôn đốc, theo dõi việc triển khai thi công công trình xây dựng “Sửa chữa, cải tạo khu nhà kho hiện tại của Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vung 6 – Cần Thơ đảm bảo chất lượng, an toàn và tiến độ theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Tổ chức đấu thầu, lựa chọn đơn vị thi công xây dựng công trình “Nâng cấp và mở rộng Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vung 1 – Hải Phòng”; đưa công trình vào thi công xây dựng.

- Đối với Trung tâm vung 4 – TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận khu đất do UBND TP. Hồ Chí Minh bàn giao. Xin chủ trương đầu tư của Bộ, triển khai lập dự án xây dựng trụ sở cho Trung tâm vung 4.

13

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

3.4.5. Cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí:

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính; đảm bảo tiến độ xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật đúng kế hoạch đề ra. Nâng cấp, chuyển đổi phiên bản hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại Cục; tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

- Nâng cấp giao diện và ban hành quy chế quản lý website, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin quản lý CL NLTS cho mọi cá nhân, tổ chức hữu quan.

- Duy trì việc tiếp công dân, lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, xem xét giải quyết và trả lời kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu về giải quyết khiếu nại tố cáo liên qua đến lĩnh vực Cục phụ trách. Kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, nhũng nhiêu, gây phiền hà khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân khi đến liên hệ công tác.

- Tiếp tục thực hiện chương trình kế hoạch hành động về Phòng chống tham nhũng đã được Cục trưởng và Bộ phê duyệt. Tập huấn tuyên truyền, phổ biến đến các công chức, viên chức và người lao động về Luật PCTN.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ các đơn vị thuộc Cục về các quy định nội bộ và quy định hiện hành của nhà nước nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

3.4. 6 . Hợp tác quốc tế :

- Tiếp tục khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Tăng cường điều phối hoạt động hỗ trợ Cục của các dự án CIDA, POSMA, STOFA,… Thực hiện tốt các hoạt động được hỗ trợ, đảm bảo lồng ghép với hoạt động của Cục, thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch.

- Tiếp tục giải quyết các rào cản kỹ thuật liên quan đến xuất khẩu nông lâm thủy sản. Tiếp tục xử lý các hồ sơ đăng ký theo Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT.

- Tổ chức đón tiếp 09 Đoàn thanh tra của Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) (02 đoàn), Cục Y dược thực phẩm Nhật Bản (01 đoàn), Cơ quan Thanh tra chất lượng thủy sản quốc gia Hàn Quốc (02 đoàn), Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga (VPSS) (02 đoàn), Cơ quan Thực phẩm và Thú y Liên minh Châu Âu (01 đoàn), Ủy ban nhà nước về thuốc thú y Ucraina; đoàn khảo sát của Cục Kiểm tra và Kiểm dịch Australia về

14

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

lĩnh vực ATVSTP nông lâm thủy sản nhằm tăng cường hợp tác song phương giải quyết các rào cản của thị trường.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, đề nghị Bộ bố trí đủ vốn để dự án được triển khai theo đúng tiến độ đề ra.

Nơi nhận:- Bộ trưởng (để b/c);- Thứ trưởng Lương Lê Phương (để b/c);- Vụ Kế hoạch, Vụ Tài Chính, Vụ KHCN&MT;- Các Phó Cục trưởng;- Các đơn vị thuộc Cục (để thực hiện);- Website (để phổ biến);- Lưu VT, KH.

CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Như Tiệp

15

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

Phụ lục 1:Danh mục các cơ chế, chính sách Cục đã trình Bộ ban hành

6 tháng đầu năm 2011

STT Số hiệu, ngày ban hành Trích yếu

1. Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011

Quyết định phê duyệt Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015

2. Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011

Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

3. Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011

Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;

4. Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011

Thông tư quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

5. Thông tư số 23/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011

Sửa đổi, bổ sung, bãi bo một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010.

6. Thông tư số 44/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2011

Thông tư bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT;

7. Chỉ thị số 1159/CT-BNN-QLCL ngày 27/04/2011

Chỉ thị triển khai, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP các CSSX kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

8. Quyết định số 414/QĐ-BNN-QLCL ngày 9/3/2011

Ban hành kế hoạch triển khai phân tích nguy cơ về ATTP đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT

9. Quyết định số 1280/QĐ-BNN-QLCL ngày 13/6/2011

Phê duyệt nội dung và kinh phí Dự án bảo đảm VSATTP trong sản xuất nông, lâm, thủy sản

16

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewQua chương trình kiểm soát VSAT vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phát hiện 0,49% mẫu nhiễm Lipophilic, giảm so với

Phụ lục 2:Danh mục các cơ chế, chính sách Cục dự kiến trình Bộ

ban hành 6 tháng cuối năm 2011

STT Nội dung Thời hạn hoàn thành

1. Thông tư quy định việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn

Tháng 9/2011

2. Thông tư quy định thực phẩm phải đăng ký quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tháng 8/2011

3. Thông tư sửa đổi Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT Tháng 9/2011

4. Thông tư quy định Danh mục các loại thực phẩm được chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tháng 10/2011

5. Thông tư quy định về kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản và kiểm tra chứng nhận sản phẩm thủy sản (sửa đổi Quyết định 117 và 118).

Tháng 6/2011 (đang chờ ý kiến thẩm định của Vụ Pháp Chế để trình Bộ trưởng)

6. Thông tư ban hành Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nho lẻ sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm và sản xuất thủy sản khô dung làm thực phẩm

Tháng 6/2011 (đã có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp Chế, đang lấy thêm ý kiến góp của các đơn vị liên quan).

7. Quyết định phê duyệt nội dung và kinh phí chi tiết Hợp phần thủy sản, Dự án bảo đảm VSATTP trong sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2011

15/7/2011

8. Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình giám sát sau thu hoạch

30/7/2011

9. Thông tư quy định về đánh giá nguy cơ ATTP Quý IV/2011

10. Thông tư ban hành 03 Quy chuẩn quốc gia về điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất nước mắm; sản phẩm dạng mắm; thủy sản khô

Tháng 12/2011

11. Quyết định thay thế Quyết định 3535/QĐ-BNN-CLCL về danh mục chỉ tiêu và mức giới hạn cho phép đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu

Tháng 8/2011

17