18
1 Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 Tầng 12, tòa nhà HAREC- số 4A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Tel: +84.4.37727628/ Fax: +84.4.37727626 BÁO CÁO ĐOÀN CÔNG TÁC TRAO ĐỔI KINH NGHIM NAM-NAM TI ẤN ĐỘ TÓM TT Thông tin chung Nằm trong chương trình trao đổi Nam Nam, 4 cuc họp trao đổi kinh nghiệm đã được Ngân hàng Thế gii tchc vào tháng 1 và tháng 6/2011. Tham gia cuc họp có đại din ban QLDA mt sDán phát trin cộng đồng Băng-la- desh, Ấn độ, Lào và Sri Lanka, mt scán bchính phủ, và đại điện ca Ngân hàng Thế gii tại các nước. Sau bui họp, đoàn Việt Nam đã chun bnhng tài liệu liên quan đồng thi trao đổi thêm thông tin vi mt snước khu vc Nam Á để chia skinh nghim. Tháng 8/2011, Ngân hàng Thế gii mi BKế hoạch và Đầu tư tham gia chuyến công tác trao đổi kinh nghiệm Nam Nam, theo đó đoàn sẽ thăm quan 3 dự án Phát trin cộng đồng ti Ấn Độ tngày 23-26/8/2011. BKế hoạch đầu tđã c7 đại din tham dđoàn công tác (Danh sách chi tiết xem ti phbiu 1). Nhm thu được kết qucao nht, đoàn Việt Nam đã có sự phân công nhim vrõ rt cho tng thành viên (phlc 2), bên cạnh đó một sthông tin vẤn Độ, 3 Dán đến thăm cũng như một sthông tin khác cũng được cung cp cho các thành viên trong đoàn . Nhng kết quchính thu đƣợc: Các dán đoàn đến thăm bao gồm: i) Dán Vazhndhu Kaatuvon Project- Ban Tamil Nadul, ii) Dán Gim nghèo nông thôn- Bang Andra Pradesh iii) Dán gim nghèo huyn -Bang Madhya Pradesh.

Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

1

Bộ Kế hoạch và Đầu từ

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2

Tầng 12, tòa nhà HAREC- số 4A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Tel: +84.4.37727628/ Fax: +84.4.37727626

BÁO CÁO

ĐOÀN CÔNG TÁC

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM NAM-NAM TẠI ẤN ĐỘ

TÓM TẮT

Thông tin chung

Nằm trong chương trình trao đổi Nam Nam, 4 cuộc họp trao đổi kinh

nghiệm đã được Ngân hàng Thế giới tổ chức vào tháng 1 và tháng 6/2011. Tham

gia cuộc họp có đại diện ban QLDA một số Dự án phát triển cộng đồng ở Băng-la-

desh, Ấn độ, Lào và Sri Lanka, một số cán bộ chính phủ, và đại điện của Ngân

hàng Thế giới tại các nước. Sau buổi họp, đoàn Việt Nam đã chuẩn bị những tài

liệu liên quan đồng thời trao đổi thêm thông tin với một số nước khu vực Nam Á

để chia sẽ kinh nghiệm.

Tháng 8/2011, Ngân hàng Thế giới mời Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia

chuyến công tác trao đổi kinh nghiệm Nam Nam, theo đó đoàn sẽ thăm quan 3 dự

án Phát triển cộng đồng tại Ấn Độ từ ngày 23-26/8/2011. Bộ Kế hoạch đầu từ đã

cử 7 đại diện tham dự đoàn công tác (Danh sách chi tiết xem tại phụ biểu 1).

Nhằm thu được kết quả cao nhất, đoàn Việt Nam đã có sự phân công nhiệm

vụ rõ rệt cho từng thành viên (phụ lục 2), bên cạnh đó một số thông tin về Ấn Độ,

3 Dự án đến thăm cũng như một số thông tin khác cũng được cung cấp cho các

thành viên trong đoàn .

Những kết quả chính thu đƣợc:

Các dự án đoàn đến thăm bao gồm:

i) Dự án Vazhndhu Kaatuvon Project- Ban Tamil Nadul,

ii) Dự án Giảm nghèo nông thôn- Bang Andra Pradesh

iii) Dự án giảm nghèo huyện -Bang Madhya Pradesh.

Page 2: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

2

Tăng cƣờng năng lực: đoàn công tác đã rút ra những kinh nghiệm chính

trong hoạt động này như sau: (i) Tăng cường năng lực và truyền thông phải gắn

liền với người hưởng lợi, thông tin cần được cung cấp đầy đủ đến các đối tượng

của dự án (ii) Đánh giá nhu cầu đào tạo cần được triển khai để đảm bảo các hoạt

động đào tạo đáp ứng được nhu cầu đặt ra (iii) Xây dựng mang lưới liên kết giữa

các trung tâm đào tạo và các công ty, tổ chức, hội chợ việc làm, thiết lập một số

chính sách thúc đẩy đào tạo nghề như cam kết nghề, hỗ trợ học phí v..v (4) Hệ

thống Giám sát và Đánh giá là công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo,

đặc biệt là đào tạo nghề.

Hoạt động sinh kế : sinh kế được hình thành từ những nhóm tự giúp đỡ

(SHGs). Các nhóm này có khoảng từ 15-20 người, tuy vào tính chất của từng

nhóm. Hoạt động sinh kế của các nhóm chủ yếu là nông nghiệp trong đó trồng trọt

chiếm 70%, chăn nuôi gia súc và chăn nuôi bò chiếm 30%. Để giúp các nhóm hoạt

động có hiệu quả, mỗi dự án đều có đội ngũ Hướng dẫn viên cộng đồng (CF). Mỗi

CF phụ trách 3-5 nhóm tùy từng địa bàn. Các CF đều là những người giàu kinh

nghiệm, và hiểu địa bàn, thông thường họ là cán bộ của tổ chức NGOs.

Dịch vụ tài chính : Mỗi nhóm SHGs ngoài cùng nhau thực hiện các hoạt

động sinh kế, các nhóm còn tự lập ra một quỹ tiết kiêm riêng cho từng nhóm. Quỹ

này do các thành viên trong nhóm đóng góp ($0.42/người/tháng). Các nhóm có thể

sử dụng quy cho các hoạt động kinh doanh chung, hoặc cho vay nội bộ, với lãi suất

là từ 9-12%.

Quản lý dự án, hệ thống quản lý dự án được thiết lập rõ ràng và dễ quản lý

từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương. Các nhóm SHGs trong từng huyện sẽ lập ra một

ban quản lý cấp cao hơn để quản lý và giám sát các nhóm. Theo đó hệ thống quản

lý của dự án được hình thành từ dưới lên. Thông quan cách tổ chức như vậy, thành

viên các nhóm SHGs cũng như các cán bộ dự án được phân công nhiệm vụ rõ ràng

cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng người.

Khuyến nghị của đoàn công tác

Dựa trên những bài học thu được, đoàn công tác có một số khuyến nghị cho

Dự án GNCTMNPB- giai đoạn 2 như sau:

Tiếp tục triển khai phương pháp tiếp cận từ dưới lên, các hoạt động cần phải

dựa trên nhu cầu của người dân.

Không nên hỗ trợ cho không, người dân cần được nâng cao tinh thần sở hữu

Tăng cường năng lực nên tập trung vào một số nhu cầu cần thiết trong vùng

dự án .

Page 3: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

3

Cần tạo thêm động lực cho cán bộ dự án tỉnh/huyện trong các hoạt động.

Ban QLDA Trung ương nên tìm ra những các chính sách hỗ trợ, để nâng cao

hiệu quả làm việc của các cán bộ trong dự án.

Liên kết với các tổ chức NGOs. Ban QLDA TW và Ban QLDA các tỉnh nên

mở rộng mối liên kết với các tổ chức NGOs cũng như các tổ chức khác trên

địa bàn.

Page 4: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

4

BÁO CÁO

CHƢƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM NAM- NAM

TẠI ẤN ĐỘ

I. Mục tiêu

Tháng 8/2011, Ngân hàng Thế giới mời Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia

chuyến công tác trao đổi kinh nghiệm Nam Nam, theo đó đoàn sẽ thăm quan 3 dự

án Phát triển cộng đồng tại Ấn Độ từ ngày 23-26/8/2011. Bộ Kế hoạch đầu từ cử 7

đại diện tham dự đoàn công tác (Danh sách chi tiết xem tại phụ biểu 1).

Đoàn được tổ chức với mục tiêu: giới thiệu những kinh nghiệm trong triển

khai các dự án Phát triển hướng tới cộng đồng (CDD) tại Ấn độ, tìm ra những

hướng đi căn bản cho chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như các

chương trình phát triển quốc gia.

Một số mục tiêu cụ thể của đoàn công tác đã được nêu ra: (i) vấn đề dân tộc

thiểu số được tập trung như thế nào? Dự án đã thực hiện những chính sách gì để

giúp nâng cao năng lực cho người dân tộc, (ii) công tác phân cấp, vai trò của các

Ban QLDA trong chuỗi quản lý dự án. (Xem chi tiết tại phụ lục 2).

Sau khi kết thúc chuyến tham quan, buổi họp tổng kết đã diễn ra tại New

Delhi. Tại đây đoàn Việt Nam, và Lào đã trình bày những kinh nghiệm, bài học

cũng như kế hoạch của đoàn trong 6 tháng tiếp sau. Để đánh giá kế hoạch hoạt

động của từng đoàn, Ngân hàng Thế giới sẽ tổ chức cuộc họp trong 6 tháng tới để

II. Các dự án:

Đoàn đã đến thăm 3 dự án CDD tại Ấn Độ. Thông tin chung của từng dự án như

sau:

Dự án “ Vazhndhu Kaattuvon” nâng cao năng lực và giảm nghèo

bang Tamil Nadu (VKP). Thời gian hoạt động 2005-2014. Mục tiêu

dự án nâng cao năng lực cho người nghèo thông qua: (i) phát triển và

năng cao năng lực cho chính quyền cấp địa phương, (ii) hỗ trợ sinh kế

thông qua các tiểu dự án.

Dự án Xóa đói giảm nghèo bang Andhra Pradesh. Thời gian hoạt

động 2003-2015. Mục tiêu dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực cho người

nghèo, hỗ trợ các hoạt động sinh kế nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dự án giảm nghèo bang Madhya Pradesh- giai đoạn 2. Thời gian

hoạt động 2009-2014. Mục tiêu nâng cao năng lực và cơ hội phát triển

bền vững sinh kế nông thôn cho người nghèo.

Page 5: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

5

Để đạt được những mục tiêu đề ra, các dự án đã áp dụng chính sách tiếp cận

từ dưới lên thay cho việc sử dụng công cụ chính quyền địa phương. Các nhóm

SHGs là yếu tố trung tâm của dự án, nhu cầu của người dân luôn được ưu tiên

trong các hoạt động. Chính vì thế thiết lập được một mạng lưới chặt chẽ giữa các

ban QLDA từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp thôn bản.

Ngoài ra, các biện pháp nâng cao tình thần trách nhiệm, cùng đóng góp cũng

được các dự án sử dụng hết sức hiệu quả như không hỗ trợ cho không. Dự án yêu

cầu người dân phải có đóng góp cá nhân vào các hoạt động của dự án. Biện pháp

này đã có tác động rất lớn đến sự thành công của dự án, thông qua việc nâng cao ý

thức chủ sở hữu và tinh thần tự nguyện. Đây chính là yếu tố làm nên sự bền vững

của dự án.

III. Một số hoạt động của đoàn

3.1 Làm việc với Ban điều phối dự án TW:

Trước khi đến thăm địa bàn, đoàn công tác đã có buổi họp với Ban điều phối

dự án TW của các dự án. Trong những buổi này, đoàn được cung cấp những tài

liệu liên quan đến kinh tế- xã hội và định hướng phát triển của Ấn Độ,tiểu bang, và

thảo luận một số vấn đề mấu chốt của dự án.

Phƣơng pháp xác đinh ngƣời nghèo: Phương pháp xác định người nghèo

được xem là một trong những vấn đề lớn của dự án. Đối với 3 dự án được đến

thăm, việc xác định hộ nghèo được thông qua những lần họp thôn bản, có sự tham

gia sôi nổi của người dân trong làng. Người dân tự đưa ra tiêu chí để lựa chọn hộ

nghèo nhất. 5 tiêu chí được đưa ra: (i) không có tài sản; (ii) không có nhà; (iii)

không đủ ăn; (iv) không có đất; (v) thất nghiệp.

Vấn đề giới: Giới là một vấn đề mà hầu hết các dự án đều chú trọng. Tuy

nhiên hầu hết Ban QLDA các cấp đều nhận thấy đây là vấn đề cần giải quyết lâu

dài mới có hiệu quả cao. Trong khuôn khổ hoạt động của dự án, phụ nữ được tạo

điều kiện để tham gia các hoạt động, ra quyết định. Các nhóm SHGs đều có 100%

thành viên là phụ nữ, đồng thời mỗi lần họp nhóm chế độ luân phiên thay đổi vị trí

chủ trì đã làm tăng tính chủ động cũng như tự tin cho phụ nữ nghèo. Dự án còn hỗ

trợ phụ nữ thông qua các buổi tập huấn, đào tạo bổ sung kiến thức về sản xuất

nông nghiệp cũng quản lý.

Page 6: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

6

Quản lý dự án và Báo cáo: Đề nâng cao chất lượng báo cáo, cán bộ CF phụ

trách thôn bản được giao nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ nhóm SHGs viết báo cáo

quý, tháng, năm. Các báo cáo này sau đó được trình lên Ban QLDA cấp cao hơn để

phê duyệt và làm cơ sở để giám sát dự án. Việc quản lý rõ ràng, linh hoạt, giúp cho

các hoạt động của dự án được giám sát chính xác.

Đối tác sản xuất: Các dự án thiết lập mạng lưới đối tác sản xuất tốt với

chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các công ty. Tuy nhiên sự

phối hợp này thể hiện khác nhau ở từng dự án. Dự án VKP hầu như không có mối

liên kết nào với các tổ chức NGOs. Tương tự như thế dự án SEFP lại chỉ có liên

kết với tổ chức NGOs ở giai đoạn đầu dự án (135 tổ chức), nhưng ở giai đoạn 2 số

lượng này chỉ còn 7 NGOs. Về hợp tác với các công ty, cả 3 dự án đều đạt được

những hiệu quả lớn, đặc biệt là dự án Madyah Paradesh, một mạng lưới liên kết

giữa các nhóm SHGs và các doanh nghiệp tư nhân đã dược thiết lập. .

3.2 Làm việc với Ban QLDA cấp huyện, trung tâm đào tạo và một số cơ

quan khác.

3.2.1 Tăng cường năng lực và, trung tâm đào tạo:

Trong suốt chuyến công tác, đoàn đã có cơ hội làm việc với một số cơ sở

đào tạo và doanh nghiệp. Việc thảo luận xoay quanh hệ thống thể chế và phương

pháp tiếp cận đào tạo của từng dự án.

Các dự án sử dụng song song hai phương pháp là đào tạo lấy nhu cầu từ

dưới lên, và đào tạo để phụ vụ nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó các dự án cũng

sử dụng hội chợ việc làm và xây dựng CSDL của các công ty để tăng tính hiệu quả

cho đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề.

Đối với hội chợ việc làm, dự án thu thập CSDL nhu cầu nghề của người dân

cũng như của các cơ quan tuyển dụng. Từ đó chia sẽ thông tin cho các bên liên

quan, và tổ chức Hội chợ việc làm để tạo cơ hội gặp gỡ giữa hai bên cung-cầu. Qua

đó hai bên sẽ thảo luận về nội dung công việc, lương, trình độ cần đáp ứng. Hội

chợ được diễn ra từ 2-3 ngày.

Đới với phương pháp lấy nhu cầu từ trên xuống, đoàn đã trực tiếp đến thăm

Doanh nghiệp May Kancheepuram. Công ty cho biết, trước đây khi chưa có dự án,

họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên hệ với lao động ở địa phương. Tuy nhiên

từ khi có dự án việc liên kết được thực hiện dẽ dàng hơn rất nhiều. Doanh nghiệp

đã đến trao đổi với dự án về nhu cầu đào tạo và tuyển dụng của mình, sau đó dự án

liên hệ với chính quyền địa phương để cung cấp CSDL cần thiết cho doanh nghiệp.

Page 7: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

7

Một cách tiếp cận khác là tiếp cận dựa trên nhu cầu của người dân. Dự án

thiết lập bộ CSDL đối với các lao động ở địa phương, xác định người dân đang

mong muốn đào tạo. Từ đó liên kết với các trung tâm để tổ chức đào tạo như lái xe

taxi, may, v..v. Các trung tâm đào tạo cam kết sau khi đào tạo, người dân sẽ được

tuyển dụng. Dự án chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá toàn bộ quá trình của lao

động từ khi gửi đi đào tạo đến khi có việc làm.

Đoàn đã trao đổi với Trung tâm đào tạo lái xe ở tỉnh Kancheepuram thuộc

bang Tamil Nadul được biết: Tỉnh Kancheepuram là một tỉnh có nhu cầu đào tạo

lái xe cho thành niên rất cao, vì thế dự án đã đứng ra tổ chức những lớp đào tạo lái

xe cho thành niên. Trung tâm đào tạo có trách nhiệm đào tạo và tìm việc cho thanh

nien sau khi kết thức hợp đồng.

Một ví dụ khác là Trung tâm dạy nghề tại Bang Andyha Pradesh. Trung tâm

cũng cung cấp rất nhiều loại hình đào tạo cho dự án như máy tính, điện tử v..v, và

sau khi kết thúc các học viên đều có việc làm ổn định.

Một điểm thú vị là một số lao động có trình độ cao, được gửi làm việc ở

nước ngoài thì dự án sẽ cho vay chi phí ban đầu, sau đó người lao động sẽ hoàn trả

theo cam kết.

3.3.2. Hoạt động sinh kế

Các nhóm SHGs hay nhóm CIGs hầu hết đã được tự thành lập trước khi có

dự án tham gia. Tuy nhiên do tự thành lập, nên các nhóm này gặp không ít những

khó khăn như vay vốn, triển khai các hoạt động sản xuất. Do vậy dự án hỗ trợ các

nhóm để tháo gỡ các khó khăn gặp phải, đồng thời nâng cao năng lực cho các

nhóm.

Đoàn đã tham dự một số buổi họp của nhóm SHGs, Ban liên hiệp nhóm

SHGs cấp làng, cấp huyện.

Dưới đây là trình tự một cuộc họp :

- Giới thiệu: Các thành viên trong nhóm giới thiệu về bản thân và tuyên bố

cuộc họp

- Thu quỹ : Kế toán thu tiền đóng góp của từng thành viên. Mỗi người

đóng từ 10Rs đến 20Rs (tương dướng với $0.42) tùy theo thỏa thuận của từng

nhóm.

- Thông báo lại kết quả họp lần trước: nhóm trưởng đọc biên bản cuộc họp

lần trước để rà soát lại những việc đã làm.

- Thảo luận: thành viên của nhóm thảo luận về kết quả đạt được và đề ra

kế hoạch hoạt động tiếp theo

Page 8: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

8

Đồng thời, trong những buổi họp này, đoàn đã được trao đổi về một số

hoạt động của nhóm:

+ Thành lập nhóm : trước khi thành lập nhóm, trưởng thôn sẽ tổ chức họp

thôn, để xác định những hộ nghèo nhất, có cùng sở thích. Theo đó, cùng với sự

giúp đỡ của CFs các nhóm sẽ được thành lập. Mỗi nhóm có từ 5-20 thành viên.

Nhóm sẽ được dự án hỗ trợ về đào tạo và kinh phí cho hoạt động sản xuất kinh

doanh. Tuy nhiên việc thành lập nhóm khá mất thời gian từ 1-3 tháng tùy vào đặc

điểm của từng nhóm.

+Tài chính vi mô: Tài chính vi mô là yếu tố mấu chốt trong hoạt động của

nhóm SHGSs. Hoạt động này được thực hiện thông qua sự thỏa thuận giữa các

thành viên trong nhóm. Kế toán chịu trách nhiệm ghi sổ và thống kê lại những

khoản chi tiêu. Nhóm sử dụng quỹ để cho vay nội bộ với mức lãi suất là từ 9-12%.

Nhóm cũng đưa ra những quy chế, chế tài áp dụng đối với những lần trả nợ muộn

hay không trả nợ. Đối với liên hiệp các nhóm SHGs dự án sẽ hỗ trợ một khoản

kinh phí nhất định để hội có thể cho các nhóm SHGs vay.

+ Y tế và dinh dưỡng: Hoạt động này chỉ được thực hiện ở dự án SERD. Do

khu vực triển khai dự án cho thấy đây là một nhu cầu cần thiết của người dân.

Đồng thời sức khỏe và dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công của

dự án. Dự án xây dựng một hợp phần để hỗ trợ cho các nhóm trong việc cung cấp

hoạt động về y tế và dinh dưỡng. Các nhóm SHGs sẽ cử ra một người hay một

nhóm người phụ trách vấn đề này. Những người này sẽ được giao nhiệm vụ cung

cấp thức ăn và dinh dường cho phụ nữ có thai, cũng như trẻ em dưới 2 tuổi trong

khu vực. Người dân đến đấy trao đổi bằng cách đóng10Rs, hoặc tham gia vào việc

đóng gói một số các sản phẩm gia vị của địa phương. Từ đó nhóm SGHs vừa có

thu nhập của nhóm, vừa nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho người nghèo.

+Bảo hiểm: Một số dự án triển khai hoạt động bảo hiểm cho từng nhóm

SHGs. Mỗi thành viên sẽ đóng 1Rs/ ngày cho quỹ bảo hiểm của nhóm. Qũy này

được sử dụng phòng khi mùa màng thất thoát, và một số vấn đề khác của nhóm.

Tiền này được chuyển trực tiếp đến quỹ bảo hiểm của chính phủ Ấn độ (LIC) mà

dự án đã liên kết.

+Sổ kế toán điện tử: Số kế toán điện tử mới được thử nghiệm huyện

Bibinagar thuộc tỉnh Nalgonda dự án SERP project. Đây là một công cụ hoàn toàn

mới của dự án, thay vì kế toán sẽ ghi chép sổ bằng tay, phần mềm máy tính kế toán

sẽ được cung cấp. Một kế toán có thể phụ trách nhiều nhóm và thống kê chi tiêu

Page 9: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

9

của từng nhóm vào phần mềm, sau đó gửi cho các cấp cao hơn. Tuy nhiên hoạt

động này còn gặp nhiều bất cập như: viruts, mạng internet không ổn định.

Một số các hoạt động về sinh kế khác cũng được triển khai ở các dự án

được đến thăm: như mô hình quản lý nông nghiệp bền vững. Mô hình này sẽ được

phổi biến đến gười dân thông qua các lớp học đầu bờ, với giảng viên là những

người nông dân tiên tiến trên địa bàn. Việc áp dụng phương pháp này đã nâng cao

tính hiệu quả trong công việc do họ là những người dân trong cùng một làng.

IV. Một số bài học kinh nghiệm :

3.1. Cấp cơ sở:

Sau chuyến đi, đoàn đã nhận thấy để phát triển dự án hướng tới cộng đồng

có hiệu quả, việc đặt trọng tâm vào cấp cơ sở là điểu hết sức quan trọng. Phương

pháp tiếp cận và tạo sự bền vững từ cấp cơ sở được xem là mấu chốt thành công

của dự án. Người dân địa phương cần tạo được tính chủ động và tinh thần trách

nhiệm trong công việc thông qua không hỗ trợ cho không, tích cực khuyến khich

người dân tự nguyện nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của dự án.

Phụ nữ luôn được ưu tiên trong các hoạt động . Tất cả các hoạt động đoàn

đến thăm, vai trò của phụ nữ dược thể hiện rất rõ rệt làm tăng thêm tính hiệu quả

trong việc nâng cao năng lực và khả năng ra quyết định của phụ nữ nghèo.

Ngoài ra đoàn còn nhận thấy, ngay từ cấp cơ sở các dự án đã thiết lập được

hệ thống quản lý rõ ràng rành mạnh, minh bạch có sự phối hợp nhịp nhành giữa

các cấp của dự án.

3. 2. Nâng cao năng lực

Nâng cao năng lực là một trong những trọng điểm của đoàn công tác. Các dự

án đã xây dựng hệ thống đánh giá đào tọa linh hoạt và hiệu quả. CSDL xây dựng

rõ ràng từ cấp cơ sở.

Những bài học chính được rút ra là: (i) Tăng cường năng lực và truyền thông

phải gắn liền với người hưởng lợi, và thông tin cần được cung cấp đầy đủ đến các

đối tượng của dự án (ii) Đánh giá nhu cầu đào tạo cần được triển khai để đảm bảo

các hoạt động đào tạo đáp ứng được nhu cầu đặt ra (iii) Xây dựng mang lưới liên

kết giữa các trung tâm đào tạo và các công ty, tổ chức, hội chợ việc làm, thiết lập

một số chính sách thúc đấy đào tạo nghề như cam kết nghề, hỗ trợ học phí v..v (4)

Hệ thống Giám sát và Đánh giá hiệu quả là công cụ quan trọng để nâng cao chất

lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề.

Page 10: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

10

3.3. Truyền thông và quảng bá thông tin:

Để nâng cao sự tham gia của người nghèo trong các hoạt động của dự án,

các dự án đã sử dụng nhiều biện pháp để truyền thông cũng như cung cấp thông tin

như tờ rơi, poster và thậm chí sáng tác và tổ chức những buổi giao lưu văn hóa văn

nghệ tại địa phương.

3.4. Cán bộ dự án:

Cán bộ dự án từ cấp cơ sở đến cấp quản lý cao đều có nhiều kinh nghiệm,

nhiệt tình trong công việc và hoạt động gần gũi với người dân. Đây được xem là

một trong những yếu tố cấu thành sự thành công của dự án.

3.5. Sinh kế

Những thành công của dự án trong các hoạt động sinh kế, một phần dựa trên

mối liên kết chắc chắn giữa các nhóm SHGs, Ban QLDA và chính quyền địa

phương. Để các nhóm SHGs có những hướng đi đúng, trước khi thành lập cơ quan

chính quyền địa phương cùng với dự án đã phối hợp để xây dựng Bản đồ đất đai

trên địa bàn. Bàn đồ nay cho biết những khu vực có khả năng phát triển, cũng như

sự phù hợp của từng loại đất với từng loại cây trồng. Các nhóm SHGs có thể dựa

vào thông tin này để tiến hành các hoạt động của mình. Sau khi thành lập các

nhóm SHGs, còn cùng nhau xây dựng những thể chế, chế tài chung của nhóm.

Theo đó những người vi phạm quy định sẽ chịu phạt.

Ngoài ra, việc hướng dân người hưởng lợi sản xuất thông qua mô hình nông

nghiệp đầu bờ cũng là một bài học cho dự án Giảm nghèo nói riêng và cho Việt

Nam nói chung. Thay cho việc các chuyên gia về nông nghiệp đến giảng, dự án đã

mời những người nông dân tiên tiến trong khu vực đến để phổ biến mô hình, đây là

những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đồng thời lại gần gũi với người

dân nên tác động mang lại rất cao.

3.6. Triển khai hoạt động

Việc triển khai hoạt động diễn ra dễ dành minh bạch giữa các nhóm SHGs

nói riêng và Ban QLDA các cấp nói chung. Do hầu hết các nhóm SHGs tại Ấn Độ

đã tự hình thành trước nên việc tổ chức có dễ dàng hơn, đồng thời, sự giúp đỡ của

dự án có hiệu quả hơn.

Page 11: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

11

IV. Khuyến nghị của đoàn công tác

Dựa trên những bài học thu được, đoàn công tác có một số khuyến nghị cho

Dự án GNCTMNPB- giai đoạn 2 như sau:

Tiếp tục triển khai phương pháp tiếp cận từ dưới lên, các hoạt động cần phải

dựa trên nhu cầu của người dân.

Không nên hỗ trợ cho không, người dân cần được nâng cao tinh thần sở hữu

Tăng cường năng lực nên tập trung vào một số nhu cầu cần thiết trong vùng

dự án .

Cần tạo thêm động lực cho cán bộ dự án tỉnh/huyện trong các hoạt động.

Ban QLDA Trung ương nên tìm ra những các chính sách hỗ trợ, để nâng cao

hiệu quả làm việc của các thành viên dự án.

Liên kết với các tổ chức NGOs. Ban QLDA TW và Ban QLDA các tỉnh nên

mở rộng mối liên kết với các tổ chức NGOs cũng như các tổ chức khác trên

địa bàn.

V. Kế hoạch hành động:

Kế hoạch chi tiết được thể hiện ở bảng dưới đây:

STT Hành động/hoạt động Chịu trách

nhiệm Thời gian

Kết quả/đầu ra

dự kiến

A Các vấn đề về sinh kế

1

- Lựa chọn và cung cấp đào tạo

cho kế toán viên, người hỗ trợ

việc thực hiện của nhóm CIGs

(thí điểm 12 xã)

Ban QLDA huyện

(với sự hỗ trợ của

ban QLDA tỉnh và

Ban DPDATW)

Tháng 12,

2012

12 kế toán viên

có và làm việc

2 - Tiến hành PRA 6 xã có bản đồ

sử dụng đất

CF/Ban Phát triển

xã (với sự hỗ trợ

của Ban QLDA

tỉnh)

Tháng 3, 2012

Bản đồ sử dụng

đất của 6 xã thể

hiện những vùng

tiềm năng của cây

trồng địa phương

3 - Ban hành hướng dẫn quỹ tiết

kiệm của CIG Ban DPDATW

Tháng 12,

2011 Hướng dẫn của

Ban DPDATW

4 - Tổ chức hội thảo với các công

ty tiềm năng để giới thiệu về Dự

án và hướng dẫn đối tác

Ban DPDATW Tháng 6 2012 6 quan hệ đối tác

được ký

Page 12: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

12

B Tăng cƣờng năng lực

5 - Thực hiện TNA để lập kế

hoạch tăng cường năng lực 24

tháng

Ban DPDATW

/Ban QLDA tỉnh

Tháng 11,

2011 -

Tháng 1,

2012

Kế hoạch tăng

cường năng lực

của Ban

DPDATW và 6

tỉnh được phê

duyệt

6 - Ban hành hướng dẫn dào tạo

nghề cho thanh niên nông thôn Ban DPDATW

Tháng 11

2011

Hướng dẫn của

Ban DPDATW

7

- Thiết lập dữ liệu đào tạo nghề

cho thanh niên và nhu cầu của

doanh nghiệp tại một huyện thí

điểm

Ban QLDA tỉnh Tháng 12,

2011

Dữ liệu được chia

sẻ

8 - Tổ chức hội chợ việc làm ở

một huyện thí điểm

Ban DPDATW /

Ban QLDA tỉnh

Tháng 11,

2012

Tổ chức hội chợ

việc làm

C Truyền thông và Quản lý

9

- Tuyển chọn tư vấn truyền

thông thực hiện chiến lược

truyền thông và phổ biến thông

tin cho Dự án

Ban DPDATW

/TTL

Tháng 10,

2011 Có tư vấn

10 - Tổ chức chuyến thăm quan

học tập tới Ấn Độ cho cán bộ dự

án cấp huyện và tỉnh

Ban DPDATW Tháng 5 2012

11 - Huy động chuyên gia Ấn Độ

hỗ trợ

Ban DPDATW

/TTL Tháng 5 2012

Page 13: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

13

PHỤ LỤC 1

Danh sách đoàn Việt Nam tham gia Chuyến thăm quan học tập Nam- Nam

Họ và tên Chức vụ Nơi làm việc

1. Nguyễn Thị Minh Nghĩa

Phó giám đốc dự án Giảm

nghèo các tỉnh miền núi Phía

bắc giai đoạn 2- Cán bộ Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2. Cao Lâm Anh Chuyên viên Vụ KTNN- Bộ KHĐT

3. Uông Đình Hoàng Chuyên viên Vụ KTNN- Bộ KHĐT

4. Lê Trung Hiếu Chuyên viên Vụ KTĐN- Bộ KHĐT

5. Vũ Hoàng Yến Chuyên viên Vụ KTNN- Bộ KHĐT

6. Lê Kim Tiên Tư vấn

Dự án Giảm nghèo các

tỉnh miền núi Phía bắc

giai đoạn 2

7. Nguyễn Đình Thắng Tư vấn

Dự án Giảm nghèo các

tỉnh miền núi Phía bắc

giai đoạn 2

Page 14: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

14

PHỤ LỤC 2

Chuyến thăm quan học tập Nam-Nam: Tháng 8-Tháng 9, 2011

Điều khoản tham chiếu

Thông tin chung

Có 7 cán bộ trong đoàn Việt Nam đến thăm 3 dự án tại Ấn Độ và tham dự hội thảo tổng kết tại Delhi.

Những dự án này đã được thảo luận thông qua 4 cầu truyền hình chuyến thăm Nam-Nam. Những bài học

và kinh nghiệm từ các dự án phát triển cộng đồng của Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ và Sri Lanka) đã được

Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2 ghi nhận và phổ biến đến cán bộ của dự án. 3

dự án phát triển cộng đồng được đến thăm vào tháng 8-tháng 9 năm 2011 là:

Dự án giảm nghèo và trao quyền Tamil Nadu- Dự án “Puthu Vazhvu” năm 2005: Theo

thông tin từ trang web của Ngân hàng Thế giới: Dự án giảm nghèo và trao quyền Tamil Nadu

sẽ hỗ trợ chính quyền Tamil Nadu về chiến lược giảm nghèo cho người nghèo ở nông thôn và các

nhóm dễ bị tổn thương khác. Dự án có những hợp phần sau. Hợp phần 1) tăng cường năng lực

thể chế, tổng hợp và hỗ trợ các đầu tư liên quan đến sinh kế ở cấp thôn bản. Hợp phần 2) hỗ trợ

và tăng cường nhóm dự án và hỗ trợ các tổ chức ở cấp nhà nước và huyện nhằm đáp ứng các nhu

cầu của người nghèo và xây dựng các liên kết thể chế, và các lựa chọn sinh kế nhằm tăng tính

bền vững cho sinh kế của người nghèo và người dễ bị tổn thương. Hợp phần 3) thúc đẩy sự phối

hợp chung, thực hiện, giám sát và học hỏi của dự án ở cấp huyện và cấp bang.

Dự án giảm nghèo ở nông thôn Andra Pradesh năm 2003: Theo thông tin từ trang web của

Ngân hàng Thế giới: Dự án giảm nghèo ở nông thôn Andra Pradesh nhằm tạo điều kiện cho

người nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất trong những người nghèo, tham gia vào các

quyết định mà ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh kế của họ, theo đó sẽ kiểm soát và nâng cao chất

lượng cuộc sống của họ. Dự án sẽ giải quyết nhu cầu tăng cường của các nhóm tự giúp (các

nhóm tiết kiệm và tín dụng) ở cấp cơ sở và các chương trình về giáo dục, dinh dưỡng và y tế cho

người nghèo. Dự án sẽ làm cơ sở cho chính sách của chính quyền Andhra Pradesh trong việc phổ

cập giáo dục cho tất cả trẻ em trước 2005. Dự án sẽ hỗ trợ những người khuyết tật bằng cách

hướng tới huy động xã hội và nâng cao năng lực của cộng đồng dựa trên những nhu cầu của

người khuyết tật, ước tính chiếm khoảng 5% dân số ở nông thôn của bang này.

Dự án Sáng kiến giảm nghèo huyện Madhya Pradesh giai đoạn 1 và 2. Theo thông tin từ trang

web của Ngân hàng Thế giới: Giai đoạn 1 (2001-): Dự án Sáng kiến giảm nghèo huyện

Madhya hướng tới cải thiện cơ hội cho người nghèo, những nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là

phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội của họ thông qua việc tạo cơ hội tăng thu

nhập an toàn cho người nghèo ở nông thôn, trao quyền cho các nhóm thiệt thòi thông qua việc

thúc đẩy các tổ chức thôn bản. Dự án có các hợp phần như sau. Hợp phần 1) Đầu tư vào cộng

đồng, sẽ tài trợ cho các tiểu dự án hướng theo nhu cầu do các nhóm đồng sở thích (CIGs) đề

xuất, và những tiểu dự án này sẽ được Ban phát triển thôn bản phê duyệt, và được thảo luận ở

tiểu ban huyện. Căn cứ vào đánh giá xã hội, dự kiến các tiểu dự án của nhóm CIG sẽ nằm trong 3

loại sau: a) các kỹ năng và các tổ chức như doanh nghiệp vi mô; b) cơ sở hạ tầng như đường và

nhà ở; và c) an ninh sinh kế như thủy lợi nhỏ. Các quỹ thôn bản, được thành lập thông qua nguồn

Page 15: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

15

đóng góp bằng tiền mặt của cộng đồng, sẽ hỗ trợ điều hành, phí bảo dưỡng, bảo trì, và giải

thưởng Sáng tạo sẽ hỗ trợ các dự án điển hình do các tổ chức phi chính phủ đề xuất. Hợp phần 2)

Nâng cao năng lực thể chế và con người, hợp phần này sẽ xây dựng các tổ chức cộng đồng tự

quản lý, tự lực, tập trung vào việc quản lý dự án, xây dựng nguồn lực, truyền thông, tăng cường

tổ chức, và giám sát, học hỏi.

Giai đoạn 2 (2009-): Dự án đề xuất sẽ tiếp tục phương pháp luận trước đó mà đã được chứng

minh là đúng đắn trong khi vẫn lưu ý tới bối cảnh cụ thể và nhu cầu của Madhya Pradesh (MP) và

bài học từ giai đoạn 1 và các dự án sinh kế khác ở các nước khác. Để đảm bảo việc thiết kế và các

quy định thực hiện dự án một cách hiệu quả và hiệu suất, dự án đề xuất được xây dựng theo các

nguyên tắc chính sau: a) nhân rộng các đặc điểm thiết kế chính từ dự án giai đoạn 1; b) xác định

người nghèo ở nông thôn và huy động họ thành các nhóm cộng đồng (tức là các nhóm tự giúp); c)

cung cấp nguồn vốn ban đầu cho các nhóm cộng đồng nhằm tác động tới các ngân hàng thương

mại, chính quyền, và ngành tư nhân trong việc hỗ trợ tài chính; và d) cung cấp các liên kết quan

trọng cho người nghèo nhằm xây dựng đối tác với ngành tư nhân.

Điều khoản tham chiếu

Dưới đây là điều khoản tham chiếu cho các thành viên đoàn. Ngoài ra, nếu tài liệu quan trọng nào bằng

tiếng anh, các thành viên trong đoàn có thể được thu thập (chẳng hạn các hướng dẫn, hợp đồng/điều

khoản tham chiếu hay các thỏa thuận khác về đối tác, các quy định về tổ chức và phối hợp, báo cáo đánh

giá tác động, vv). Dưới đây là điều khoản tham chiếu gợi ý sau cuộc thảo luận vào ngày 16/8:

(i) Đối tác (Vũ Hoàng Yến): (a) mô tả các chính sách và các bước chính xây dựng đối tác của

các dự án; (b) đối tác nào thành công nhất trong mỗi dự án; đối tác nào ít thành công nhất-

hiểu rõ nguyên nhân thành công/thất bại; (c) liệt kê các dịch vụ chính được các đối tác cung

cấp trong mỗi dự án; (d) liệt kê các công ty chủ chốt mà tham gia dự án với tư cách là đối tác

và những ngành/lĩnh vực mà họ tham gia-đặc biệt chú ý đến vai trò khoa học công nghệ

thông tin trong các dịch vụ truyền thông và tài chính; (e) liệt kê các tổ chức phi chính phủ/

CBOs tham gia vào dự án và vai trò của họ; (f) mô tả cán bộ dự án của mỗi dự án phụ trách

việc xây dựng và hỗ trợ đối tác. Chuẩn bị bản báo cáo tóm tắt về đối tác của mỗi dự án và bài

học kinh nghiệm có ích cho Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2.

(ii) Dịch vụ tài chính (Nguyễn Minh Nghĩa): (a) mô tả chính sách chính, quy trình và các bước

chính mà mỗi dự án thực hiện nhằm cải thiện dịch vục tài chính cho người nghèo; (b) mô tả

các dịch vụ tài chính hiện nay cho người nghèo, dịch vụ này là kết quả của mỗi dự án; (c) lấy

được chi phí và lợi nhuận của các chương trình tài chính vi mô, bao gồm các chương trình tiết

kiệm do tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng, vv điều hành, và tính bền vững của các

chương trình này sau khi dự án hoàn thành nếu có thể; (d) các quy định về cán bộ dự án cần

thiết để hỗ trợ dịch vụ tài chính cho người nghèo. Chẳng hạn, ở dự án Andra Pradesh, cán bộ

dự án cho biết: “dự án đã thay đổi môi trường của ngành ngân hàng trong bang”-có nghĩa là

đã có những thay đổi lớn, và do đó sẽ có những bài học hay, kể cả các liên kết với bảo hiểm,

và cải cách lương hưu. Chuẩn bị bản báo cáo tóm tắt về bài học có ích cho Dự án Giảm

nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2. Cố gắng lấy được bản photo Điều khoản tham

chiếu, vv cho các công việc về dịch vụ tài chính mà có thể có ích cho Dự án Giảm nghèo các

tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2.

Page 16: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

16

(iii) Tăng cƣờng năng lực (Lê Kim Tiên): (a) tìm hiểu các biện pháp tăng cường năng lực của

mỗi dự án và thảo luận với các cán bộ dự án tính hiệu quả của những biện pháp này; (b) tìm

hiểu việc sử dụng đánh giá nhu cầu đào tạo, biện pháp đào tạo, phương pháp giảng bài và các

nhà cung cấp, và quan điểm của các cán bộ về cách giảng bài hiệu quả; (c) nếu có thể, lấy

được những mẫu điều khoản tham chiếu và các báo cáo có ích về xây dựng kỹ năng và đào

tạo cán bọ, vv. Cộng đồng dân tộc thiểu số được đào tạo và tăng cường năng lực như nào?

Chuẩn bị bản báo cáo tóm tắt về tăng cường năng lực của mỗi dự án và bài học có ích Dự án

Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2.

(iv) Sinh kế (Nguyễn Đình Thắng): (a) thăm tất cả các hợp phần sinh kế để quan sát các loại

hình hoạt động mà được thực hiện ở mỗi dự án nhằm xây dựng sinh kế bền vững cho người

nghèo, bao gồm việc cung cấp đầu vào, sản xuất nông nghiệp, chế biến/tiếp thị-hoạt động

sinh kế và hỗ trợ nào là thành công nhất, và hoạt động sinh kế và hỗ trợ nào là ít thành công

nhất; (b) thảo luận với các cán bộ dự án về quy trình xác định và lựa chọn sinh kế (chẳng hạn

đánh giá thực trạng, nghiên cứu ngành, phân tích chi phí-lợi ích, vv); (c) gặp gỡ các công ty,

tổ chức phi chính phủ, hợp tác xã chủ yếu tham gia vào việc xây dựng sinh kế và thảo luận

vai trò của họ trong dự án và trong tương lai; (d) xác định các tổ chức/cơ quan mới nào đã

được phát triển thông qua dự án; (e) tìm ra vai trò (nếu có) của giải thưởng sáng tạo, đánh giá

thực trạnh về sinh kế; (f) Cán bộ cần thiết và những cán bộ này cần được đào tạo gì để làm về

sinh kế ở mỗi dự án? Chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt về xây dựng sinh kế bền vững của

mỗi dự án và bài học có ích Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2.

(v) Chính sách an toàn ( Cao Lâm Anh): Khía cạnh/sự tham gia của xã hội và môi trƣờng:

(a) thảo luận với các cán bộ dự án của mỗi dự án về phạm vi khía cạnh về xã hội và cách

tham gia, và khía cạnh về môi trường; (b) thảo luận những tác động về mặt xã hội của các dự

án, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương và phụ nữ, và lợi ích được duy trì như nào sau

khi dự án kết thúc; (c) thảo luận khía cạnh tác động của môi trường và đánh giá tác động môi

trường; (c) đào tạo về tác động về mặt xã hội, các hoạt động của phụ nữ, khía cạnh môi

trường, vv; (d) Cần những cán bộ nào (nêu bật vai trò của cán bộ là người dân tộc thiểu số) và

cần đào tạo gì cho cán bộ này để thực hiện công việc liên quan đến xã hội và có sự tham gia

của chương trình trong mỗi dự án, và khía cạnh môi trường, kể cả giám sát môi trường.

Chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt về khía cạnh xã hội và môi trường của mỗi dự án và bài

học có ích Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2.

(vi) Cơ sở hạ tầng (Uông Đình Hoàng): (a) tìm hiểu hợp phần cơ sở hạ tầng của các dự án nhằm

hiểu rõ về quyền sở hữu, xây dựng, tài chính, các quy định về bảo trì và trách nhiệm; (b) các

quy định của hợp đồng về cơ sở hạ tầng; (c) cơ sở hạ tầng và sinh kế của mỗi dự án phù hợp

với nhau như thế nào; (d) các khía cạnh về môi trường, kể cả tác động, được giải quyết như

nào; (e) khía cạnh quản lý thiên tai;(f) Cần những cán bộ nào và cần đào tạo gì cho cán bộ

thực hiện công việc về cơ sở hạ tầng của mỗi dự án? Chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt về cơ

sở hạ tầng của mỗi dự án và và bài học có ích Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc

giai đoạn 2.

(vii) Giám sát và đánh giá, báo cáo và đánh giá tác động (Lê Trung Hiếu): (a) tìm hiểu hệ

thống giám sát và đánh giá, và công tác đánh giá tác động mà được mỗi dự án thực hiện; (b)

Page 17: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

17

Những điểm chính nào mà có ích nhất đối với Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc

giai đoạn 2; (c) Cần những cán bộ nào và cán bộ cần được đào tạo cái gì để thực hiện tất cả

các công việc này? Rất quan trọng để hiểu và thảo luận với các cán bộ dự án về những tác

động của 3 dự án, kể cả những tác động không lường trước được. Chẳng hạn, báo cáo hoàn

thành dự án và báo cáo kết quả của Dự án Sáng kiến giảm nghèo huyện Madhya Pradesh1 đã

được tổng kết trong thiết kế dự án trong phần bài học kinh nghiệm “dự án giảm nghèo nên

tập trung hơn vào tăng cường năng lực của các cộng đồng nông thôn hơn là tăng cường

năng lực của chính phủ. Chẳng hạn, điều này có thể thực hiện bằng cách cho các thành viên

cộng đồng và các tổ chức cộng đồng có nhiều trách nhiệm hơn ngay từ đầu thiết kế dự án”.

Cũng trong dự án này (Madhya Pradesh), (đối với một bang có năng lực hạn chế về tài

nguyên thiên nhiên), dự án tập trung vào con người chứ không vào nông nghiệp; ngành tư

nhân đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng sinh kế giảm nghèo; giải quyết rào cản tiếp

cận với thị trường, cần vài tầng tổ chức như nhóm đồng sở thích (CIGs), các công ty sản

xuất, vv- để đạt được những đột phá về thị trường. Chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt về hệ

thống giám sát và đánh giá, báo cáo, đánh giá tác động và bài học có ích Dự án Giảm nghèo

các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2.

(viii) Các quy định về phối hợp/phân cấp (toàn đoàn). Trong cuộc họp đoàn vào 16/8, tất cả

thống nhất rằng cần chú ý hơn cách 3 dự án giải quyết vấn đề trách nhiệm thực hiện ở cấp

trung ương-địa phương. Đặc điểm và quy định nào là thành công nhất và ít thành công nhất?

Có những quy định về phối hợp và phân quyền thực hiện nào-vai trò của ban điều phối dự án

trung ương và vai trò của các cơ quan tổ chức và đối tác khác–và cách những vấn đề này phát

triển theo thời gian?

(ix) Ảnh, báo cáo đoàn. Báo cáo của đoàn sẽ là tập hợp của các báo cáo của các thành viên;

những bức ảnh sẽ rất có ích trong báo cáo. Báo cáo của đoàn sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư

sử dụng và làm thông tin cho các ban QLDA tỉnh. Và nó cũng được sử dụng thành một phần

của báo cáo cho đoàn giám sát Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2 tới

của Ngân hàng Thế giới (đoàn giám sát lần 3, tháng 9 năm 2011).

1

http://web.worldbank.org/external/projects/main?pagePK=64283627&piPK=73230&theSitePK=40941

&menuPK=228424&Projectid=P059242

Page 18: Bộ Kế hoạch và Đầu từ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi ...giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoChuyenDe/Bao cao cong tac Nam Nam...Bộ Kế hoạch

18

Cuộc họp đoàn vào 16/8

Đoàn có cuộc họp tại văn phòng ban ĐPDATW để thảo luận các quy định cho cuộc trao đổi Nam-Nam,

tài liệu tóm tắt và điều khoản tham chiếu. Mỗi thành viên đã nhận được những thông tin sau (i) những

thông tin cơ bản về Ấn Độ và bản đồ Ấn Độ; (ii) ghi chép từ 4 cầu truyền hình trước đó về chuyến trao

đổi Nam-Nam mà đã được Ngân hàng Thế giới tổ chức cho các cán bộ dự án ở Nam Á và đoàn đại biểu

từ Lào, Campuchia, Philippin và Việt Nam; (iii) tài liệu thẩm định của các dự án; (iv) mối quan hệ giữa

Ấn Độ-Việt Nam; và (v) Nhân rộng phát triển cộng đồng và địa phương: Hướng dẫn chân thực về lý

thuyết và thực tế (Binswanger H, et al, năm 2009).

Khung báo cáo đề xuất

Báo cáo cá nhân

Như đã thảo luận tại cuộc họp, báo cáo cần ngắn gọn và rõ ràng, giới hạn phần tóm tắt gồm 1-2 trang,

phần chính gồm 10 trang, cộng thêm phần phụ lục nếu cần. Báo cáo chính gồm 4 phần như sau:

(i) Tóm tắt, mỗi dự án đặt ra những mục tiêu gì (mục tiêu/phạm vi của công tác đối tác, dịch

vụ tài chính, tăng cường năng lực, sinh kế, chính sách an toàn, cơ sở hạ tầng, giám sát và

đánh giá, phối hợp);

(ii) Đã đạt được những gì (kết quả và tác động) và thực hiện các bước chính và quy trình nào

để đạt được những kết quả này.

(iii) Bài học kinh nghiệm

(iv) Khuyến nghị của Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2.

Báo cáo đoàn

Báo cáo đoàn sẽ căn cứ vào các báo cáo cá nhân, và tập trung vào các bài học và khuyến nghị chung

của Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2. Báo cáo cần có các bức ảnh. Báo cáo

đoàn có thể sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ban QLDA tỉnh/trang web của dự án sử dụng, và làm phần

phụ lục trong báo cáo tiến độ cho đoàn giám sát lần 3 cho Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc

giai đoạn 2.