95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ THUỘC KẾ HOẠCH 5 NĂM 2012-2016 TT Mã số, tên đề tài, dự án Cán bộ và cơ quan chủ trì Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt được Thời gian Kinh phí (Triệu đồng) Ghi chú Bắt đầu Kết thúc Tổng số Năm 2012 I ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC 1. Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (P. homarus). PGS.TS. Lại Văn Hùng, Trường ĐH Nha Trang *. Mục tiêu: Sản xuất được thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại Việt Nam. Đưa ra qui trình công nghệ hoàn thiện để sản xuất thức ăn nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh *. Nội dung chính: - Hoàn thiện công thức thức ăn cho giai đoạn giống và giai đoạn thương phẩm - Xác định thành phần và hoạt tính enzyme tiêu hóa của tôm hùm bông và tôm hùm xanh - Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp - Nuôi thử nghiệm tôm hùm bông và tôm hùm xanh bằng thức ăn của Dự án - Đánh giá chất lượng của thức ăn và dự thảo tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên nuôi tôm hùm Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm hùm; Dự thảo tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên nuôi tôm hùm Dự thảo dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm hùm 2012 2014 3500 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Nha Trang Universityntu.edu.vn/Portals/0/TaiLieuThongBao/XD ke hoach KHCN... · Web viewHiện nay, các vùng ven biển nói chung và Nha Trang

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ THUỘC KẾ HOẠCH 5 NĂM 2012-2016

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

I ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC1. Hoàn thiện công nghệ

sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (P. homarus).

PGS.TS. Lại Văn Hùng, Trường ĐH Nha Trang

*. Mục tiêu: Sản xuất được thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại Việt Nam.Đưa ra qui trình công nghệ hoàn thiện để sản xuất thức ăn nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh*. Nội dung chính:- Hoàn thiện công thức thức ăn cho giai đoạn giống và giai đoạn thương phẩm- Xác định thành phần và hoạt tính enzyme tiêu hóa của tôm hùm bông và tôm hùm xanh- Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp- Nuôi thử nghiệm tôm hùm bông và tôm hùm xanh bằng thức ăn của Dự án- Đánh giá chất lượng của thức ăn và dự thảo tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên nuôi tôm hùm

Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm hùm;Dự thảo tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên nuôi tôm hùmDự thảo dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm hùm

2012 2014 3500

2. Nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ sinh vật biển

PGS.TS.Ngô Đăng Nghĩa, Trường ĐH Nha Trang

*. Mục tiêu:- Xây dựng công nghệ chế biến các thực phẩm chức năng từ sinh vật biển- Sản xuất được các thực phẩm chức năng từ rong biển, cá biển, giáp xác, nhuyễn thể…nhằm chống bệnh tim mạch, chống thấp khớp, chống các bệnh do thiếu các nguyên tố vi lượng như Iod, kẽm, giảm tốc độ lão hóa da, khớp, mắt… *. Nội dung chính:- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến các thực phẩm chức năng từ sinh vật biển

- Quy trình công nghệ chế biến các thực phẩm chức năng từ sinh vật biển- Thực phẩm chức năng từ sinh vật biển: 20kg- Học viên cao học/NCS: 01 học viên cao học- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 1500 0

1

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

- Sản xuất thử thực phẩm chức năng từ sinh vật biển theo quy trình đã xây dựng.- Hoàn chỉnh quy trình công nghệ chế biến các thực phẩm chức năng từ sinh vật biển

3. Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)

ThS. Ngô Văn Mạnh, Trường ĐH Nha Trang

*. Mục tiêu:Có được công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng ở quy mô sản xuất đại trà.Có được công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng bằng thức ăn công nghiệp.Có được dự thảo quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng.*. Nội dung chính:- Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng với số lượng lớn - Hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng trên biển bằng thức ăn công nghiệp - Xác định nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng giai đoạn giống và giai đoạn thương phẩm

- Báo cáo tổng kết đề tài.- Quy trình công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng ở quy mô đại trà với các chỉ tiêu: tỷ lệ sống của cá bố mẹ 90%, tỷ lệ thành thục 80%, tỷ lệ thụ tinh 75%, tỷ lệ nở 75%, tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương 10%, tỷ lệ sống cá hương lên cá giống 85%.- Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng bằng thức ăn công nghiệp với các chỉ tiêu: tỷ lệ sống giai đoạn nuôi từ cỡ 1,5 – 2 g (4 – 5 cm) lên cỡ 50 – 70 g đạt 60%; tỷ lệ sống giai đoạn nuôi lớn (từ 50 – 70 g lên cỡ 800 – 1000 g) đạt 80% với mật độ nuôi 10 – 15 con/m3, năng suất đạt 7 kg/m3, hệ số FCR < 2,0; chu kỳ nuôi cho cả hai giai đoạn từ 10 – 12 tháng.- Dự thảo quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng đạt các chỉ tiêu: thức ăn có kích cỡ hạt từ 1,0 – 10,5 mm cho cá từ giai đoạn giống đến cỡ thương phẩm, thức ăn dễ tiêu hóa, hệ số FCR < 2,0 và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (không có dư lượng kháng sinh chloramfenicol, furazolidon, không bị ẩm, mốc sau 3 tháng

2013 2016 3490 0

2

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

bảo quản). 4. Nghiên cứu công nghệ

sản xuất Chitosan tinh sạch và các sản phẩm chất lượng cao từ Chitosan

TS.Trang Sĩ Trung, Trường ĐH Nha Trang

*. Mục tiêu:Xây dựng công nghệ sản xuất Chitosan tinh sạch và các sản phẩm chất lượng cao từ Chitosan phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu góp phần tăng hiệu quả chế biến tôm cua ghẹ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu công nghệ sản xuất Chitosan tinh sạch.- Nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm chất lượng cao từ Chitosan.- Sản xuất thử nghiệm và hoàn chỉnh quy trình công nghệ chế biến Chitosan tinh sạch và sản phẩm chất lượng cao từ Chitosan.

- Quy trình công nghệ chế biến Chitosan tinh sạch và sản phẩm chất lượng cao từ Chitosan.- Quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm chất lượng cao từ Chitosan.- Chitosan tinh sạch: 50 kg- Sản phẩm chất lượng cao từ Chitosan: 50 kg- Học viên cao học/NCS: 01 học viên cao học- Bài báo khoa học: 02

2013 2014 1100 0

5. Nghiên cứu protein kết dính sinh học và giải pháp chống bám bẩn sinh học cho các công trình biển

TS. Phạm Thu Thuỷ, Trường ĐH Nha Trang

Đây là một nghiên cứu quan trọng, có tính đột phá, tính mới cao ở phạm vi toàn cầu và cần phải được thực hiện. Về thực tiễn, nghiên cứu này giúp các tàu bè trên biển tiết kiệm đáng kể nguồn nhiên liệu, đồng thời gia tăng tuổi thọ của các công trình biển và giảm thiểu chi phí bảo dưỡng.*. Mục tiêu:- Sử dụng CNSH protein hiện đại để tìm hiểu nguyên lý cơ bản của sự kết dính giữa vật liệu cấu hình thân tàu và các sinh vật biển.- Dựa trên những kết quả nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm lớp sơn phủ có khả năng giảm thiểu hiện tượng bám bẩn sinh học. *. Nội dung chính:- Chiết xuất các protein gây kết dính sinh học trong môi trường biển và nghiên cứu tương tác giữa các protein gây kết dính với nhiều bề mặt có tính chất vật lý/hóa học khác nhau dựa trên mức độ ngấm nước của lớp phủ, mức độ bao phủ của protein. - Xác định nguyên lý cơ bản của sự kết dính sinh học.- Thiết kế và thử nghiệm một loại sơn có khả

- Cơ chế tương tác giữa các protein gây kết dính với các lọai bề mặt có tính chất vật lý/hóa học khác nhau.- Quy trình sản xuất sơn chống bám dính sinh học.- Thử nghiệm sơn chống bám dính sinh học.- Sản phẩm sơn chống bám dính sinh học: 20kg.- Học viên cao học/NCS: 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học- Bài báo khoa học: 02

2013 2014 4000 0

3

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

năng giảm thiểu hiện tượng bám bẩn sinh học cho các công trình biển, có độ bền cao và không độc hại với môi trường. - Sản xuất thử nghiệm sơn chống bám dính sinh học.

6. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic từ vi sinh vật biển dùng trong nuôi trồng hải sản

TS. Nguyễn Văn Duy ĐH Nha Trang

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 về việc phê duyệt "kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở việt nam đến năm 2020", một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là “Sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nâng cao năng suất nuôi trồng và xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản”. Cụ thể hóa theo hướng nghiên cứu này, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2007 về việc phê duyệt "đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020", đã đưa ra nhiệm vụ chủ yếu là: i) Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ enzym, protein và vi sinh để sản xuất các loại thức ăn cho một số đối tượng nuôi trồng thuỷ sản chủ lực có hiệu suất tiêu hoá cao, giá thành hạ, sinh trưởng tốt, sản phẩm nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; ii) Phát triển một số chế phẩm, hoạt chất sinh học để xử lý chất thải thuỷ sản và thay thế hoá chất, kháng sinh sử dụng trong sản xuất thuỷ sản góp phần nâng cao hiệu quả nuôi, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản. Như vậy, việc đề tài này định hướng nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic dùng trong nuôi trồng hải sản là nằm trong những nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình Công nghệ sinh học trong nông nghiệp, Thủy sản của Nhà nước.*. Mục tiêu:Mục tiêu của đề tài nhằm phân lập, tuyển

- Quy trình phân lập vi sinh vật từ biển.- Quy trình lưu giữ và nhân giống vi sinh vật.- 2- 4 chủng vi sinh vật phân lập được.- Chế phẩm probiotics làm tăng sinh trưởng hải sản nuôi 10-15%, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn 8-10%, giảm 20% tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá ở hải sản nuôi và có tác dụng tốt đến môi trường nuôi.- Chế phẩm probiotics thương mại: 20kg.- Học viên cao học/NCS: 01 học viên cao học- Bài báo khoa học: 02

2013 2014 3500 0

4

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

chọn, sản xuất và đưa vào ứng dụng chế phẩm probiotics từ vi sinh vật phân lập từ biển góp phần nâng cao năng suất nuôi và tăng cường sức đề kháng các bệnh nguy hiểm thường gặp của một số đối tượng hải sản nuôi có giá trị kinh tế cao đang được triển khai nghiên cứu tại Trường Đại học Nha Trang như tôm Hùm, cá Chim vây vàng. Mục tiêu này phù hợp với Chương trình Công nghệ sinh học trong Thủy sản giai đoạn 2011 - 2015: “Tiếp tục nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản, chế phẩm công nghệ sinh học, vacxin mới… phục vụ nuôi trồng, phòng bệnh và điều trị một số bệnh nguy hiểm, thường gặp ở các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; phát triển công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ, hải sản. Bước đầu phát triển ngành công nghiệp sinh học thuỷ sản”.*. Nội dung chính:- Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật từ biển- Thử nghiệm hiệu quả của các chủng vi sinh vật hữu ích trên hải sản nuôi- Sản xuất chế phẩm probiotics- Thử nghiệm chế phẩm trên hải sản nuôi

7. Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các loài nhuyễn thể, cá ngựa và giáp xác quí hiếm ven biển Nam Trung Bộ và Nam bộ Việt Nam

TS. Đặng Thúy Bình, ĐH Nha Trang

Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự khai thác quá mức và thiếu quản lý của ngành chức năng, nguồn lợi các sinh vật biển quí hiếm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, các nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng di truyền, cấu trúc quần đàn theo vùng địa lý còn rất hạn chế. NHững nghiên cứu này sé góp phần cung cấp dữ liệu đầu vào cho các chương trình quản lý và bảo tồn quốc gia*. Mục tiêu: Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các loài động vật biển quí hiếm ven biển Nam Trung Bộ và Nam bộ Việt Nam

- Quần thể một số loài sinh vật quí hiếm được bảo tồn,. - Lưu giữ các cơ quan mang thông tin di truyền. - Ngân hàng dữ liệu đánh giá sinh trưởng, phân bố và đa dạng di truyền, cáu trúc quần thể.- Học viên cao học/ 2-3 học viên cao học- Bài báo khoa học: 02. - Báo cáo hội thảo trong và ngoài nước

2013 2015 1000

5

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

*. Nội dung chính:- Điều tra khảo sát tại các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng, Khánh Hoà Côn Đảo, Phú Quốc, để thu thập các nguồn gen cần nghiên cứu lưu giữ. Xây dựng bản đồ phân bố- Nghiên cứu môi trường, tập tính để bảo vệ loài cần bảo tồn- Nghiên cứu đặc điểm, sự đa dang di truiyền, cấu trúc quần thể làm cở sở đề xuất các biện pháp bảo tồn nguồn lợi. Đánh giá đa dạng sinh học và khảo sát mối quan hệ phát sinh loài- Bảo tồn và lưu giữ các cơ quan mang thông tin di truyền- Tư liệu hóa nguuồn gen (data bank, gene bank)

8. Sản xuất giống tôm hùm bông (Panulirus ornatus) tại Khánh Hòa bằng con đường sinh sản nhân tạo

TS. Nguyễn Hữu Dũng, Trường ĐH Nha Trang

Là trung tâm của khu vực Nam Trung bộ và tây nguyên, ngành nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa đã phát triển từ những năm 1990 và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Tổ Công tác Giải Quyết Dịch Bệnh Sữa Trên Tôm Hùm Nuôi Ở Nam Trung Bộ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), nghề nuôi tôm hùm Việt Nam khởi đầu từ Khánh Hòa trong những năm 1990, sau đó lan dần sang các tỉnh lân cận: Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận. Kết quả điều tra của Tổ Công Tác cho thấy, nghề nuôi tôm hùm đã giải quyết trực tiếp việc làm cho hơn 7.000 hộ ngư dân nghèo ven biển với hơn 15.000 lao động chính, sản lượng tôm hùm nuôi hàng năm ước đạt 2000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 80 triệu đô la Mỹ. Sự phát triển nghề nuôi tôm hùm đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển, đặc biệt là các hộ dân trước đây sinh kế chủ yếu dự vào nghề đánh cá nhỏ ven bờ. Sự thay đổi hình thức từ đánh bắt sang nuôi trồng đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt áp lực khai thác làm cạn kiệt nguồn

- Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cho đẻ tôm hùm bông đạt tỷ lệ thành thục 80%, tỷ lệ đẻ trứng 80%, tỷ lệ thụ tinh 80%, tỷ lệ nở 80%.- Quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm hùm bông giai đoạn mới nở đến tôm giống puelurus đạt tỷ lệ sống 0,01%. Sản xuất được 1000 tôm hùm bông giống giai đoạn puelurus.

2013 2015 10000

6

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

lợi thủy sản và duy trì ổn định sinh kế ngư dân. Tuy vậy, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam cũng còn nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nguồn tôm hùm giống phục vụ nghề nuôi tôm hùm hiện phụ thuộc chủ yếu vào nguồn giống tự nhiên. Khi nghề nuôi tôm hùm càng phát triển thì áp lực khai thác tôm hùm giống tự nhiên càng lớn. Hệ quả là nguồn cung ứng tôm hùm giống đã suy giảm đáng kể trong những năm qua. Việc thiếu các cơ sở sản xuất con giống là một nhân tố chủ yếu kiềm chế sự phát triển của nghề này. Tuy đã có nhiều viện nghiên cứu trên thế giới cố gắng nghiên cứu sản xuất tôm hùm giống thông qua sinh sản nhân tạo, nhưng chỉ mới đạt kết quả bước đầu và chưa đạt đến quy mô thương mại.*. Mục tiêu: - Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ và cho đẻ thành công tôm hùm bông- Ương nuôi thành công ấu trùng tôm hùm bông thành tôm giống puelurus.*. Nội dung chính:- Nuôi vỗ và cho đẻ tôm hùm bông trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo.- Xác lập các điều kiện môi trường, thức ăn, ngăn ngừa dịch bệnh trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm hùm bông.

9. Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra an toàn kỹ thuật cho các tàu đánh cá vỏ gỗ của Việt Nam

PGS.TS. Trần Gia Thái, Trường ĐH Nha Trang

Việc xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra mức độ an toàn kỹ thuật là cơ sở chính để nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả khai thác đội tàu đánh cá vỏ gỗ của Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi chiến lược biển của quốc gia*. Mục tiêu: - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn kỹ thuật phục vụ công tác đăng kiểm tàu đánh cá vỏ gỗ của Việt Nam - Xây dựng “Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển” phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật và

- Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. - Hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn kỹ thuật cho các tàu đánh cá vỏ gỗ của việt Nam- Quy trình đăng kiểm tình trạng kỹ thuật tàu đánh cá- 01nghiên cứu sinh và 3 cao học- 5 bài báo khoa học

2013 2015 1500 0

7

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

công ước quốc tế mà Việt nam có tham gia. *. Nội dung chính:- Điều tra, khảo sát và phân loại các mẫu tàu đánh cá vỏ gỗ điển hình của Việt Nam hiện nay- Xây dựng phương pháp đánh giá mức độ an toàn kỹ thuật đối với đội tàu cá vỏ gỗ- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với phần vỏ gỗ, máy và thiết bị tàu đánh cá- Nghiên cứu xây dựng qui trình kiểm tra tình trạng kỹ thuật khi đăng kiểm các tàu đánh cá vỏ gỗ của Việt Nam.

II ĐỀ TÀI CẤP BỘ1. Nghiên cứu đặc điểm

sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo tôm bác sĩ Lysmata amboinensis (De Mann, 1888)

TS. Lục Minh DiệpTrường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo sinh vật cảnh biển là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ các chúng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Tôm cảnh biển Lysmata amboinensis là một trong những loài bị khai thác triệt để cho nhu cầu nuôi thủy sinh vật cảnh. Hiện nay, các nghiên cứu về đối tượng này trên thế giới còn rất ít, và chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam.*. Mục tiêu: - Xác định một số đặc điểm của tôm bố mẹ và ấu trùng, làm cơ sở cho nghiên cứu sản xuất giống - Tạo được đàn tôm bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo.+ Thiết lập được phương pháp ương ấu trùng*. Nội dung chính: - Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của tôm bác sĩ Lysmata amboinensis- Nghiên cứu nuôi đàn tôm bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng- Nghiên cứu ương ấu trùng tôm bác sĩ

- Các dẫn liệu về đặc điểm sinh sản và sự phát triển của các giai đoạn ấu trùng. - Chỉ tiêu kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ, ương ấu trùng- Bài báo khoa học: 02- 500 con tôm bác sĩ giống cỡ 1-1,5 cm

2012 2014 500 300

2. Đánh giá tác động của hoạt động nuôi lồng lên chất lượng nước tại vùng

ThS. Nguyễn Văn

Hiện nay, hoạt động nuôi lồng tại thôn Tân Thành, xã Ninh Ích đang tự phát một cách nhanh chóng (vùng cửa đầm Nha Phu). Để bảo

- Báo cáo về tình hình nuôi lồng và mối liên hệ giữa hoạt động này với chất lượng nước

2012 2013 400 0

8

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

biển thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Quỳnh BôiTrường ĐH Nha Trang

đảm tính lâu bền cho hoạt động này, cần thiết phải đánh giá chất lượng nước vùng nuôi và ảnh hưởng của hoạt động nuôi lồng bè đến các yếu tố môi trường của vùng biển với tính chất làm cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá sức tải cũng như việc quy hoạch và quản lý nuôi biển trong tương lai. Đề tài nghiên cứu, do vậy, là rất cấp thiết. *. Mục tiêu:- Đánh giá chất lượng nước vùng nuôi lồng tập trung tại vùng biển thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa- Xác định mối liên hệ giữa hoạt động nuôi lồng và sự biến động của một số yếu tố môi trường của khu vực nuôi.*. Nội dung chính :- Điều tra số lượng lồng, tình hình sản xuất và sử dụng thức ăn của tất cả các bè nuôi trong khu vực- Quan trắc các thông số môi trường- Phân tích mối liên quan giữa tình hình nuôi và sự biến động các yếu tố môi trường

khu vực nuôi lồng tập trung tại thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa- Bài báo khoa học: 02.

3. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn điều khiển từ xa.

Ths Đoàn Phước Thọ, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Tàu lặn là nhu cầu mang tính thực tế nhằm phục vụ du lịch, quan sát, bảo vệ chân giàn khoan v..v…*. Mục tiêu:Thiết kế và chế tạo mô hình tàu lặn điều khiển từ xa hoạt động an toàn và hiệu quả ở độ sâu (25 – 30) m *. Nội dung chính:- Phân tích, lựa chọn phương án thiết kế - Tính toán, thiết kế - Chế tạo mẫu tàu lặn điều khiển từ xa theo thiết kế- Chạy thử nghiệm thực tế

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật - Mô hình tàu lặn - 02 bài báo khoa học

2012 2014 500 400

4. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá

Ths Huỳnh Văn Nhu,

Việc thiết kế mẫu tàu dịch vụ hậu cần để phục vụ đội tàu đánh bắt xa bờ với mục đích kéo dài thời gian chuyến biển, tiết kiệm chi phí, nâng

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mẫu

2012 2014 400 200

9

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

phục vụ ngư trường đánh bắt xa bờ cho ngư dân khu vực Nam Trung Bộ.

Trường ĐH Nha Trang

cao chất lượng sản phẩm đánh bắt là rất cần thiết.*. Mục tiêu:Thiết kế mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động an toàn và hiệu quả phục vụ ngư trường khu vực Nam Trung bộ*. Nội dung chính:- Phân tích, lựa chọn phương án thiết kế - Tính toán, thiết kế mô hình mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ ngư trường đánh bắt xa bờ cho ngư dân khu vực Nam Trung Bộ- Chế tạo mô hình mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ ngư trường đánh bắt xa bờ cho ngư dân khu vực Nam Trung Bộ

tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.- Mô hình tàu dịch vụ hậu cần nghề cá (L = 2 m).- 02 bài báo khoa học

5. Nghiên cứu triển khai ứng dụng điện mặt trời trên tàu khai thác thủy sản xa bờ

TS. Trần Tiến Phức, Trường ĐH Nha Trang.

*Sự cần thiết: Tàu hoạt động trên biển không bị các công trình xây dựng che khuất và ngư trường Việt Nam nhiều nắng. Các sự cố về máy phát điện trên tàu khai thác xa bờ thường xảy ra và không thể khắc phục được ngay. Trong khi đó, yêu cầu nguồn điện để chiếu sáng hầm máy, để thông tin liên lạc, để báo hiệu về ban đêm là không thể thiếu.*. Mục tiêu:Dùng điện mặt trời đáp ứng một phần năng lượng điện từ máy phát để giảm tiêu hao nhiên liệu trong điều kiện bình thường.Dùng điện mặt trời để duy trì điện chiếu sáng, báo hiệu và thông tin liên lạc khi máy phát điện có sự cố chưa khắc phục được.*. Nội dung chính:Triển khai hệ thống điện mặt trời phù hợp với quy mô tàu khai thác thủy sản xa bờ của Việt Nam để chiếu sáng cho tàu, đèn báo hàng hải, máy định vị dẫn đường và thông tin liên lạc.

Triển khai trên 03 tàu khai thác thủy sản xa bờ tại Khánh Hòa.Mỗi tàu có một hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh: Pin mặt trời; bộ nạp điện, bình ắc quy 24V; bộ nguồn ổn áp DC-DC dùng cho hệ thống chiếu sáng bằng LED ở hầm máy, cabin và cấp nguồn cho đèn tín hiệu hàng hải, thiết bị điện tử hàng hải: máy định vị dẫn đường, máy đàm thoại, máy thu thông tin thời tiết, ngư trường.

2012 2014 500 300

6. Nghiên cứu tác động của nghề khai thác thủy sản bằng lồng bẫy kiểu Trung

TS. Hoàng Văn Tính,

*Sự cần thiết: Hiện nay, lồng bẫy kiểu Trung Quốc đang được sử dụng ở nhiều địa phương để khai thác

- Báo cáo khoa học về tác động của nghề khai thác thủy sản bằng lồng bẫy kiểu Trung

2012 2013 700 0

10

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

Quốc đến nguồn lợi nước ta.

Trường ĐH Nha Trang

nguồn lợi thủy sản ở vùng nước nội địa và ven bờ. Đã có nhiều ý kiến về tác động xấu khi sử dụng loại ngư cụ này trong khai thác thủy sản, nhưng chưa có nghiên cứu chính thức khẳng định điều này.*. Mục tiêu:- Xác định tác động việc sử dụng lồng bẫy kiểu Trung Quốc trong khai thác thủy sản đối với nguồn lợi nước ta.- Đề xuất giải pháp quản lý ngư cụ này trong nghề cá. *. Nội dung chính:- Đánh giá thực trạng khai thác thủy sản bằng lồng bẫy kiểu Trung Quốc ở vùng nước nội địa và ven bờ.- Xác định sản lượng, sản phẩm khai thác và mức độ ảnh hưởng đến nguồn lợi của loại hình khai thác này theo các chỉ tiêu sinh học.- Đề xuất giải pháp quản lý

Quốc đến nguồn lợi nước ta.- Giải pháp quản lý ngư cụ trong nghề cá- Bài báo khoa học: 02

7. Nghiên cứu và ứng dụng rạn nhân tạo vào việc bảo vệ môi trường, nguồn lợi vùng ven biển.

ThS. Nguyễn Trọng Lương, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học cao. Nhưng trong những năm gần đây mức đa dạng sinh học bị giảm sút, nhiều loài nguồn lợi thủy sản bị suy giảm và tuyệt chủng. Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tăng cao, trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm sút. Để trang trải đủ chi phí và có thu nhập, hầu hết ngư dân tăng cường lực khai thác, giảm kích thước mắt lưới…đánh bắt cả những loài cá nhỏ,cá chưa trưởng thành. Nên làm giảm nguồn lợi thủy sản một cách đáng kể. Nhằm hạn chế ngư cụ, nhất là lưới kéo hoạt động ở những khu vực ven bờ. Cần có biện pháp hữu hiệu. Trong đó, rạn nhân tạo là một trong những biện pháp đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, rạn nhân tạo còn giúp cho việc khôi phục nền đáy, là nới sinh sản, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài hải sản và thực vật biển.

- Hồ sơ thiết kế rạn nhân tạo- Rạn nhân tạo phục vụ cho việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và du lịch biển.- Báo cáo khoa học về mức độ bao phủ các loài rong biển, mức độ cá di cư vào trú ẩn, sinh sản và phát triển, mức độ đa dạng sinh học so với trươc khi thả rạn.- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 1000 0

11

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

*. Mục tiêu:- Thả hệ thống rạn nhân tạo xuống vùng biển ven bờ nhằm hạn chế một số nghề khai thác, khôi phục nguồn lợi, và xây dựng lại bãi đẻ cho các loài thủy sinh vật*. Nội dung chính:- Khảo sát ngư trường, bãi sinh đẻ của cá, cường lực khai thác, mức độ suy giảm nguồn lợi thủy sản.- Thiết kế rạn nhân tạo, phù hợp với điều kiện tự nhiên và các loài thủy sinh vật.- Thả rạn nhân tạo và theo dõi mức độ bao phủ các loài rong biển, mức độ cá di cư vào trú ẩn, sinh sản và phát triển, mức độ đa dạng sinh học so với trươc khi thả rạn.

8. Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển bền vững (PTBV) ngành Thủy sản (TS) tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025

PGS.TSNguyễn ThịKim Anh, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: PTBV là xu thế và nhu cầu tất yếu của các ngành kinh tế nói chung và ngành TS Khánh Hòa nói riêng trong xu thế hội nhập quốc tế.Nếu đề tài được triển khai thực hiện theo kế hoạch đăng ký sẽ góp phần quan trọng tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi TS, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.*. Mục tiêu:- Đánh giá thực trạng ngành TS Khánh Hòa giai đoạn 2006-2010.- Xây dựng hệ thống giải pháp PTBV cho từng chuyên ngành cụ thể và biện pháp quản lý ngành theo hướng PTBV phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.*. Nội dung chính:- Đánh giá thực trạng ngành TS Khánh Hòa 2006-2010- Xây dựng hệ thống giải pháp KHCN phát triển chuyên ngành: khai thác, chế biến, NTTS theo hướng bền vững..- Đề xuất biện pháp quản lý ngành theo hướng

- Tài liệu đánh giá thực trạng ngành TS tỉnh KH giai đoạn 2006-2010.- Hệ thống giải pháp PTBV cho từng chuyên ngành cụ thể và biện pháp quản lý ngành theo hướng PTBV phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. - Bài báo khoa học: 02

2012 2013 737 0

12

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

PTBV phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

9. Phân tích các yếu tố tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế - trường Đại học Nha Trang

ThS. Phạm Thành Thái, Trường Đại học Nha Trang

*Sự cần thiết: Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết của xã hội là phải nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đây là yếu tố sống còn của một trường đại học trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt mang tính khu vực và toàn cầu. Vì vậy, trường đại học của chúng ta cần phải nắm bắt được các yếu tố chính quyết định tính hiệu quả trong giảng dạy và học tập. Hiện nay, vấn đề hiệu quả trong giảng dạy đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, nhưng ở Việt Nam rất ít nghiên cứu được thực hiện để giải quyết vấn đề này.Tại trường ta, hiện nay Nhà trường đang rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học và thực hện kiểm định chất lượng đào tạo. Đây là những việc làm cần thiết và đúng lúc. Để hỗ trợ cho công tác kiểm định chất lượng đào tạo, triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng thang đo (bộ tiêu chí) đánh giá năng lực giảng viên mà trường ta đang làm thì cần có những cơ sở khoa học thực tiễn cho vấn đề này. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu cụ thể về vấn đề này tại trường ta.*. Mục tiêu:1. Khám phá tác động trực tiếp và gián tiếp (thông qua động cơ học tập của sinh viên) của năng lực giảng viên vào kiến thức thu nhận của sinh viên.2. Khám phá các tố khác, ví dụ như phương pháp học tập của sinh viên, dịch vụ hỗ trợ giảng dạy và học tập của Nhà trường, cơ sở vật chất, các hoạt động ngoại khóa,…đến kiến thức thu nhận của sinh viên.3. So sánh tầm quan trọng của các yếu tố thuộc mục tiêu (2) và (1) trong việc giải thích động

- Kết quả nghiên cứu góp phần giúp Nhà trường, giảng viên và cán bộ đào tạo nắm bắt được tầm quan trọng của năng lực giảng viên đối với động cơ học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên để từ đó có thể thiết kế những chương trình giảng dạy phù hợp (đối với giảng viên), cơ chế tuyển dụng giảng viên (cán bộ tuyển dụng) để có được đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn và sư phạm, góp phần kích thích động cơ học tập cũng như nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.- Kết quả mô hình đo lường góp phần giúp Nhà trường bổ sung vào thang đo đánh giá chất lượng đào tạo và thang đo đánh giá năng lực giảng viên.- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học tại trường Đại học Nha trang.- Bài báo khoa học : 02

2012 2013 157 57

13

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

cơ học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên.4. Khám phá vai trò các biến kiểm soát : ấn tượng sin viên đối với trường đại học, cạnh tranh phát triển của sinh viên, hệ học, loại hình trường đại học đối với các tác động nêu ở mục tiêu (1) và (2). *. Nội dung chính- Xây dựng mô hình lý thuyết và thang đo cho cho mô hình nghiên cứu đề nghị.- Kiểm định các thang đo và mô hình lý thuyết.- Phân tích cấu trúc đa nhóm- Ý nghĩa và kết luận của nghiên cứu- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học cho khối ngành kinh tế tại trường Đại học Nha Trang.

10. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa dựa trên phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard- BSC).

TS. Nguyễn Văn Ngọc,Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Có nhiều cách khác nhau để thực hiện việc đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá truyền thống phổ biến được sử dụng rộng rãi hiện nay là dựa trên các chỉ số tài chính. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là không cho phép doanh nghiệp phản ứng tức thời lên sự thay đổi mau chóng của thị trường, việc ra các quyết định quản lý thường thiếu cơ sở và kém hiệu quả. Ngoài ra, mối nguy hiểm thường trực khi doanh nghiệp quan tâm quá mức đến tăng trưởng lợi nhuận, mà không chú trọng đến các mảng hoạt động khác của doanh nghiệp như sự đổi mới, chính sách khách hàng, nâng cao tay nghề cho nhân viên,… Điều này có thể dẫn đến những tổn thất lớn, thị phần giảm sút và cuối cùng là sự sụp đổ của doanh nghiệp. Để cho mọi vấn đề của doanh nghiệp có thể được ngăn ngừa hoặc loại bỏ ngay sau khi chúng vừa xuất hiện, cần thiết phải có một hệ thống chỉ tiêu kịp thời và đáng tin cậy cho phép đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động của công ty. Hệ thống như vậy chính là thẻ

- Quy trình xây dựng phương pháp BSC cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản;- Hệ thống các chỉ số bản (KPI) để đo lường kết quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản;- Hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở BSC- Bài báo khoa học: 03

2012 2013 800

14

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

điểm cân bằng của các chỉ số hiệu quả (Balanced Scorecard - BSC). Phương pháp này cho phép cải thiện đáng kể chất lượng quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng hoặc có nhiều mảng hoạt động khác nhau.  *. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa dựa trên phương pháp BSC. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu bản chất của phương pháp BCS;- Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản;- Đánh giá hoạt động kinh doanh của các DN chế biến thủy sản dựa trên BSC;- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

11. Phân tích hiệu quả theo qui mô cho các trại nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis -DEA).

ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Tôm sú thương phẩm rất dễ bị bệnh, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Chính vì vậy, kể từ năm 2007, khi Bộ Thủy sản bỏ lệnh cấm nuôi tôm he chân trắng, hơn 90% diện tích nuôi tôm sú thương phẩm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận đã được người nuôi chuyển sang nuôi tôm he chân trắng vì tôm he chân trắng lớn nhanh, kích cỡ đều, thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú và đặc biệt là hiện tại có tôm he chân trắng giống sạch bệnh đã sản xuất đại trà tại Việt Nam. Đây là một xu thế tất yếu của người nuôi chuyển từ đối tượng rủi ro cao, sang đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế tương đương ít rủi ro. Nhưng, vấn đề đặt ra là hầu hết các hộ nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận đều tự phát, chưa tính toán đến hiệu quả theo qui mô và về phía địa phương cũng chưa xác

- Tài liệu đánh giá hiệu quả theo qui mô tôm thẻ chân trắng tỉnh KH, Phú Yên, Ninh Thuận.- Hệ thống các chính sách cho tôm thẻ chân trắng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. - Bài báo khoa học: 02

2012 2013 300

15

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

định được người nuôi cần các yếu tố đầu vào là bao nhiêu cho phù hợp. Nếu đề tài được triển khai thực hiện theo kế hoạch đăng ký sẽ góp phần quan trọng tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi TS, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.*. Mục tiêu: - Xác định những ao hồ đạt hiệu quả theo qui mô chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng ao hồ; - Xác định lượng yếu tố đầu vào mang lại hiệu quả theo qui mô. - Mỗi ao nuôi nên giảm chi phí đầu vào là bao nhiêu.*. Nội dung chính:- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến phương pháp DEA;- Xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra cho mô hình DEA;- Đánh giá hiệu quả theo phương pháp DEA;- Đề xuất giải pháp.

12. Xây dựng mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa

TS. Phan Thị Dung, Trường ĐH Nha Trang

*. Mục tiêu:Tìm hiểu đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và ảnh hưởng của các đặc điểm này đến công tác kế toán chi phí để xây dựng mô hình và các giải pháp thực thi mô hình kế toán chi phí cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hoà*. Nội dung chính:- Đánh giá tình hình kế toán chi phí ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hoà- Xây dựng mô hình kế toán chi phí cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hoà- Đề xuất các giải pháp thực thi mô hình kế toán chi phí đã thiết lập ở các doanh nghiệp

- Báo cáo thực trạng công tác kế toán chi phí ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.- Mô hình kế toán chi phí cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.- Các giải pháp và kiến nghị cụ thể về phía cơ quan ban hành chính sách kế toán, về phiá doanh nghiệp thực hiện, về phía cơ sở đào tạo nhân viên kế toán và về phía nhân viên kế toán- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 60 40

16

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hoà13. Xây dựng quy trình kiểm

soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa

ThS. Nguyễn Thành Cường, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết:Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý hữu hiệu để kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Hiện nay, ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với hệ thống thông tin kế toán ngày càng nhiều. Điều này mang đến rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc minh bạch hoá các thông tin nhưng đó cũng là thách thức cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát và bảo vệ thông tin của mình. Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng cần phải thay đổi, theo chiều hướng chịu ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu bằng điện tử.Do đó, việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ giúp ích cho doanh nghiệp bảo vệ mình trước các rủi ro và kiểm soát hoạt động, nắm chắc thời cơ phát triển là yêu cầu cần thiết của các nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay.*. Mục tiêu:- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa; - Xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa;- Đề xuất các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa.*. Nội dung chính:- Tìm hiểu và đánh giá các thành phần cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa;- Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của các nhân tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ.- Xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa;- Đề xuất các giải pháp nâng cao tính hiệu quả

- Báo cáo thực trạng Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa;- Quy trình kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa;- Các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa;- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 60 40

17

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

của hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa.

14. Nghiên cứu điều chế nanocurcumin tan trong nước, ứng dụng làm chất màu thực phẩm và dược phẩm

TS. Hoàng Thị Huệ An, Trường ĐH Nha Trang

Curcumin là chất màu chiết từ củ nghệ vàng được phép dùng trong chế biến thực phẩm đồng thời là hoạt chất tự nhiên có tính kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, HIV, điều hòa huyết áp, trị loét dạ dày, viêm da,…Curcumin chiết được thường ở dạng tinh thể, không tan trong nước nên ứng dụng rất hạn chế: không thể tạo màu cho các loại thực phẩm giàu nước, không thể uống trực tiếp, tiêm hay đưa vào cơ thể với nồng độ lớn. Việc điều chế curcumin dạng hạt kích thước nano được bao gói bởi các polymer ưa nước dễ phân hủy sinh học, giúp curcumin dễ thâm nhập vào tế bào. Nhờ đó, mở rộng khả năng ứng dụng curcumin trong công nghiệp thực phẩm và nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh nói trên bằng curcumin.*. Mục tiêu: Điều chế curcumin dễ tan trong nước nhằm cải thiện khả năng ứng dụng của curcumin trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm*. Nội dung chính: - Nghiên cứu điều kiện thích hợp để điều chế curcumin tan trong nước bằng kỹ thuật bao gói nano sử dụng các polymer ưa nước dễ phân hủy sinh học. - So sánh độ tan trong nước và hoạt tính sinh học (dùng các test in vitro) của sản phẩm curcumin tinh thể và sản phẩm nanocurcumin.

- Quy trình công nghệ áp dụng cho quy mô phòng thí nghiệm cho phép điều chế nanocurcumin dễ tan trong nước và an toàn cho người sử dụng.- Học viên cao học/NCS: 02 học viên cao học- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 300 0

15. Đánh giá phơi nhiễm và nguy cơ đối với một số thuốc trừ sâu gốc clo của người dân thành phố Nha Trang do tiêu dùng thủy sản

TS. Nguyễn Thuần Anh. Trường Đại học Nha Trang

*. Sự cần thiết : An toàn thực phẩm hiện nay đang được quan tâm và quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Đồng thời, để đạt tới sự trao đổi công bằng giữa các quốc gia, WTO yêu cầu mỗi quốc gia dùng công cụ đánh giá về an toàn thực phẩm phải dựa trên đánh giá nguy cơ. Phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đang

Dự kiến sản phẩm của đề tài:A-Các số liệu về mức độ nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo trong thủy sản ở Nha TrangB- Các số liệu về điều tra tiêu dùng thủy sản tại Nha Trang của các nhóm nam và nữ ở các nhóm tuổi khác nhau (3-14, 15-

2012 2013 500

18

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

là vấn đề rất mới đối với Việt nam. Sự chậm trễ này ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm ở Việt nam dẫn tới nguy cơ đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện nay, các vùng ven biển nói chung và Nha Trang nói riêng đang đối mặt với sự ô nhiềm các thuốc trừ sâu gốc clo vào thủy sản từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Các số liệu về mức độ phơi nhiễm các chất có hại này trong tiêu thụ thủy sản là rất cần thiết nhằm cung cấp các thông tin một cách chặt chẽ, khoa học, giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được các giải pháp để bảo bệ sức khoẻ cho người tiêu dùng, đồng thời chúng rất hữu ích trong trao đổi, thương mại của Việt nam và các đối tác nước ngoài. Một lý do quan trọng nữa là: Việt Nam đã ký kết tham gia Hiệp định Vệ sinh ATTP và kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức Thương Mại Thế giới vì vậy cần có khả năng chứng tỏ: chúng ta hiểu về những nguy cơ gắn liền với các sản phẩm của chúng ta. *. Mục tiêu:- Cung cấp các dữ liệu khoa học để đưa ra các khuyến cáo về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Đánh giá được nguy cơ phơi nhiễm của người tiêu dùng thủy sản ở thành phố Nha Trang đối với thuốc trừ sâu gốc clo. Nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, đồng thời hoà nhập vào xu thế của thế giới: các quốc gia dùng công cụ đánh giá về an toàn thực phẩm phải dựa trên đánh giá nguy cơ.- Kết quả của nghiên cứu sẽ là tiền đề để đề xuất các giải pháp quản lý nguy cơ cho chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

29, 30-54 và trên 55 tuổi) C- Các mức phơi nhiễm đối với các thuốc trừ sâu gốc clo của các nhóm đối tượng trên. Đề xuất giải pháp cho chính quyền địa phươngHai bài báo đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản- Học viên cao học/NCS: 1 học viên cao học

19

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

*. Nội dung chínhNội dung 1: Đánh giá phơi nhiễm của người tiêu dùng thành phố Nha Trang đối với các thuốc trừ sâu gốc clo do tiêu thụ thủy sảnĐể đánh giá một cách đúng đắn các nguy cơ do sự có mặt của các thuốc trừ sâu gốc clo trong thủy sản thì cần biết đến phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với các chất có hại khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm và so sánh với các giá trị độc tố học tham khảo. Để thực hiện nghiên cứu này cần có hai dạng số liệu:- Các mức độ nhiễm trung bình và tối đa các thuốc trừ sâu gốc clo trong thủy sản- Số liệu về tiêu thụ thủy sản của người dân thành phố Nha TrangA-Các số liệu về mức độ nhiễm thuốc trừ sâu gốc clo được lấy mẫu ở Nha Trang và thực hiện phân tích tại trường Đại học Nha Trang bằng phương pháp GC. Phương pháp lấy mẫu đảm bảo nguyên tắc đại diện và ngẫu nhiên.B- Các số liệu về điều tra tiêu dùng nhuyễn thể được thực hiện tại thành phố Nha Trang: Phương pháp FFQ (Food Frequency Questionnaire) đã được chọn để đánh giá tiêu thụ thủy sản. Phương pháp RM (Recall Method) được sử dụng để xác định tính hợp lệ của phương pháp FFQ. Phân tích thống kê được thực hiện bởi SPSS 16. C- Đánh giá phơi nhiễm được thực hiện bằng phương pháp xác suất với sự hỗ trợ của phần mềm @risk 4.5.6. Phương pháp Monte Carlo và lấy mẫu theo Latin Hypercube đã được thực hiện. Số lần lặp lại của Monte Carlo cho các tính toán là 10.000.Nội dung 2: Đánh giá nguy cơNhờ các số liệu phơi nhiễm và các giá trị độc tham khảo cũng như các số liệu phát sinh trong những thực nghiệm được thực hiện trong nghiên cứu này sẽ đưa ra được các đặc tính nguy cơ khi tiêu thụ thủy sản. Kết quả của

20

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

nghiên cứu sẽ đưa ra các kết luận và đề xuất giải pháp quản lý nguy cơ

16. Nghiên cứu tận dụng bã nấm men bia từ các nhà máy sản xuất bia để sản xuất một số thực phẩm giàu đạm

ThS. Lê Thị Tưởng, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết : Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất bia phát triển mạnh mẻ. Hàng năm, lượng nấm men được thải ra từ các nhà máy sản xuất bia khá lớn, lên đến hàng chục triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt nam chỉ sử dụng nấm men bia ở dạng tươi nên lượng sử dụng không được nhiều. Việc bảo quản khó khăn của phụ phẩm này là cản trở chính cho việc sử dụng, gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nghiên cứu tận dụng bã nấm men bia từ các nhà máy sản xuất bia để sản xuất một số thực phẩm giàu đạm nhằm giúp tận dụng nguồn phế liệu từ các nhà máy bia, giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp cho con người nguồn protein quý là cần thiết*. Mục tiêu: Nghiên cứu tận dụng bã nấm men bia từ các nhà máy sản xuất bia để sản xuất một số thực phẩm giàu đạm nhằm giúp tận dụng nguồn phế liệu của các nhà máy bia, giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp cho con người nguồn protein quý.*. Nội dung chính- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất bột đạm từ bã nấm men bia- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hạt nêm giàu đạm từ bã nấm men bia- Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến

- Quy trình công nghệ sản xuất bột đạm từ bã nấm men bia- Quy trình công nghệ sản xuất hạt nêm giàu đạm từ bã nấm men bia- Bài báo khoa học : 02

2012 2013 300 0

17. Nghiên cứu hiện trạng truy xuất nguồn gốc của cà phê Việt Nam và biện pháp cải thiện để nâng cao năng lực xuất khẩu

TS. Mai Thị Tuyết Nga, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết: Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới về mặt sản lượng, song giá cà phê xuất khẩu không ổn định và thấp hơn của một số nước xuất khẩu khác. Nguyên nhân là do chất lượng cà phê của ta còn chưa ổn định và đồng thời chưa đáp ứng được yêu cầu về truy

- Mô hình truy xuất nguồn gốc cho nông trại trồng cà phê- Mô hình truy xuất nguồn gốc cho nhà máy chế biến cà phê- Học viên cao học: 1-2- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 150 150

21

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

xuất nguồn gốc của các thị trường nhập khẩu. Do đó, nghiên cứu áp dụng các thủ tục truy xuất nguồn gốc chuẩn cho các công đoạn trong chuỗi cung ứng cà phê, trước hết là các nông trại sản xuất và nhà máy chế biến cà phê là giải pháp thiết yếu và cấp bách hiện nay.*. Mục tiêu: Nắm rõ thực trạng truy xuất nguồn gốc của cà phê Việt Nam nhằm tìm ra các điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, xây dựng thủ tục truy xuất nguồn gốc thích hợp có khả năng áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao tính cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.*. Nội dung chính:- Khảo sát hiện trạng truy xuất nguồn gốc cà phê Việt Nam.- Khảo sát chi tiết dòng vật chất và thông tin tại một số nông trại, nhà máy sản xuất và chế biến cà phê.- Phân tích khả năng truy xuất “một bước tiến-một bước lùi” của các nông trại/nhà máy được lựa chọn.- Đề xuất các cải tiến hoặc thủ tục truy xuất nguồn gốc.- Áp dụng thí điểm mô hình truy xuất nguồn gốc và đánh giá hiệu quả (bao gồm phân tích chi phí-lợi nhuận của mô hình truy xuất nguồn

18. Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ phân protein cá và ứng dụng trong việc sản xuất nước mắm công nghiệp.

TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Bột đạm thuỷ phân được sản xuất bằng công nghệ enzyme có hàm lượng đạm axit amin cao. Việc sử dụng bột đạm này trong sản xuất nước mắm công nghiệp sẽ rút ngắn nhiều thời gian sản xuất so với phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả kinh tế, chủ động trong sản xuất. Mặc khác, bằng sự kết hợp công nghệ enzyme và lên men tạo ra các sản phẩm nước mắm có độ đạm theo yêu cầu của người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo mùi vị thơm ngon đặc

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ phân protein cá.- Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm công nghiệp từ sản phẩm thuỷ phân protein cá. - Bột đạm thuỷ phân: 20 kg - Nước mắm: 100 lít - Học viên cao học/NCS: 02 học viên cao học- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 550 0

22

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

trưng. Do vậy, việc nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ phân protein cá và ứng dụng trong việc sản xuất nước mắm công nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết trong thực tiễn sản xuất.*. Mục tiêu:Xây dựng công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ phân protein cá và ứng dụng trong việc sản xuất nước mắm công nghiệp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ phân protein cá.- Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước mắm công nghiệp từ sản phẩm thuỷ phân protein cá.- Sản xuất thử nghiệm và hoàn chỉnh quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ phân protein cá và nước mắm công nghiệp.

19. Nghiên cứu tuyển chọn vi khuẩn có khả năng sinh enzyme gelatinase, thu nhận enzyme và bước đầu đánh giá khả năng thủy phân gelatin bằng enzyme thu nhận được

TS Nguyễn Minh TríTrường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết: Gelatine thu được từ nhiều nguồn khác nhau từ da động vật, da cá được ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thủy phân gelatin sẽ thu được các peptid ngắn, các acid amine. Dịch thủy phân gelatin có hoạt tính chống oxy hóa; có lợi cho cây trồng dùng làm phân bón lá … Phương pháp thủy phân tốt nhất là phương pháp sử dụng enzyme. Gelatinase có thể ứng dụng trong sản xuất nước mắm nhằm tăng thu hồi đạm và tỷ lệ acid amin/ đạm tổng số cao. *. Mục tiêu:Thu nhận enzyme gelatinase vi sinh vật để ứng dụng thủy phân gelatin.

*. Nội dung chính:- Tuyển lựa chủng vi sinh vật- Kiểm tra khả năng sinh gelatinase- Thu nhận enzyme.- Đánh giá khả năng thủy phân

- Chủng vi khuẩn có khả năng sinh enzyme gelatinase - Quy trình thu nhận gelatinase- Quy trình thủy phân gelatin

2012 2013 300

23

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

20. Nghiên cứu nhân giống một số loài thực vật thủy sinh có giá trị làm cảnh (trang trí trong hồ thủy sinh) bằng công nghệ tế bào thực vật.

Ths. Khúc Thị An – Viện CNSH & MT- Đại học Nha Trang

*. Sự cần thiết Căn cứ Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phê phê duyệt “Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”.Trong các loài thực vật thủy sinh bậc cao có nhiều loài có giá trị trong hệ sinh thái thủy vực: vừa có giá trị trong y học (dũng để chữa bệnh) vừa có giá trị trong mà đặc biệt có giá trị để làm cảnh (trong các hồ thủy sinh) Để phát triển nghề trồng thực vật thủy sinh làm cảnh ở quy mô lớn, đảm bảo nguyên liệu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nghiên cứu sản xuất giống các loài thực vật này đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô các loài thực vật thủy sinh này ở Việt nam vẫn còn khá mới mẻ, hầu như chưa có nghiên cứu vi nhân giống về nhóm thực vật này, đặc biệt các giống thuộc họ Onagraceae và Anubias.- Góp phần trong việc bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các loài thực vật thủy sinh có giá trị thẩm mỹ.*. Mục tiêu:Hoàn thiện Quy trình nhân giống in vitro đối với 1 trong số các loài thực vật thủy sinh thuộc họ Onagraceae hoặc Anubias nhằm chủ động nguồn giống, phát triển nuôi trồng bền vững loài thực vật này ở Việt Nam.*. Nội dung chính- Thu thập, lựa chọn nguồn mẫu giống thực vật thủy sinh thuộc họ Onagracea hoặc Anubias - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình vô trùng mẫu- Nghiên cứu kỹ thuật chọn tạo vật liệu khởi đầu cho quá trình nhân giống invitro.- Nghiên cứu chọn môi trường dinh dưỡng

- Quy trình nhân giống 1 trong số các loài thực vật thủy sinh thuộc họ Onagracea hoặc Anubias bằng kỹ thuật nhân giống in vitro.- Bài báo khoa học: 02- Học viên cao học/NCS: 1 NCS

2012 2014 500 300

24

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

thích hợp cho quá trình phát sinh hình thái của mẫu nuôi cấy.- Bước đầu thử nghiệm khảo sát các điều kiện nuôi cấy ở các bể ươm và thuần hóa chúng thích nghi với điều liện tự nhiên.

21. Nghiên cứu quy trình nuôi sinh khối hai loài giáp xác chân chèo Schmackeria dubia và Oithona simplex

ThS. Nguyễn Tấn Sỹ, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Copepoda là thức ăn sống lý tưởng cho ấu trùng cá biển. Nguồn cung cấp Copepoda hiện nay chủ yếu thu từ tự nhiên với số lượng không ổn định, lẫn tạp và không kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, nuôi sinh khối thành công các loài trong nhóm Copepoda như S. dubia và O. simplex có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và mở rộng qui mô sản xuất giống các loài cá biển có giá trị kinh tế. *. Mục tiêu:Bước đầu xây dựng quy trình nuôi sinh khối hai loài giáp xác chân chèo (Schmackeria dubia và Oithona simplex) có giá trị dinh dưỡng cao để cung cấp loại thức ăn thích hợp cho sản xuất giống một số loài cá biển có giá trị kinh tế như: Cá mú, cá giò, cá ngựa.*.Nội dung chính:- Thu mẫu, phân lập mẫu và nhân sinh khối 2 dòng S. dubia và O. simplex - Xác định chu kỳ thế hệ 2 loài S. dubia và O. simplex- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn (Chlorella sp., Nanochloropsis occulata, men bánh mì, lòng đỏ trứng gà) lên sinh trưởng của S. dubia và O. simplex.- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ thức ăn lên sinh trưởng của S. dubia và O. simplex.- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự biến động mật độ và thành phần quần thể của 2 loài S. dubia và O. simplex- Thử nghiệm nuôi sinh khối 2 loài S. dubia và O. simplex

- Sinh khối của 02 dòng S. dubia và O. simplex- Chu kỳ thế hệ và các giai đoạn phát triển của 2 loài S. dubia và O. simplex- Loại thức ăn thích hợp cho từng loài S. dubia và O. simplex- Số liệu về sự ảnh hưởng của độ mặn lên sự biến động mật độ và thành phần quần thể S. dubia và O. simplex- Quy trình nuôi sinh khối 2 loài S. dubia và O. simplex- Bài báo khoa học: 02

2013 2014 200 0

22. Nghiên cứu một số đặc TS. Ngô *Sự cần thiết: - Đặc điểm sinh học sinh sản 2013 2014 500 200

25

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sò mồng Vasticardium flavum (Linnaeus, 1758)

Anh Tuấn, Trường ĐH Nha Trang

Sò mồng là động vật thân mềm hai vỏ có giá trị kinh tế, thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay do khai thác không hợp lý đã làm nguồn lợi của sò mồng giảm. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản tạo cơ sở khoa học cho việc sản xuất giống nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi nguồn lợi sò mồng là cần thiết. *.Mục tiêu:- Xác định các đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở khoa học cho sản xuất giống nhân tạo.- Xây dựng kỹ thuật ương ấu trùng*. Nội dung chính:- Đặc điểm sinh học sinh sản của sò mồng- Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sò mồng

(giới tính, tỷ lệ đực cái, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, kích thước tham gia sinh sản lần đàu, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản)- Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sò mồng- 5.000 sò giống- Bài báo khoa học: 02

23. Nghiên cứu ương tôm hùm bông (Panulirus ornatus) từ giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus (tôm trắng) đến giai đoạn giống cỡ 10-20g bằng thức ăn viên trong bể

TS. Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Nha Trang

*Sự cần thiết: Việc sử dụng thức ăn tươi đã làm cho môi trường nuôi ngày càng phì dưỡng, chất lượng nước giảm đi, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát. Bệnh tôm hùm sữa trong những năm 2007-2008 đã gây thiệt hại lớn đến nghề nuôi tôm hùm trong khu vực, trong đó có cả tôm hùm ở giai đoạn giống nhỏ. Ngoài ra, những dịch bệnh khác cũng làm cho tỷ lệ sống của tôm hùm nuôi nhiều lúc chưa đến 40% là mức tạo ra sản lượng hòa vốn. Để góp phần làm cho nghề nuôi tôm hùm phát triển theo hướng ngày càng bền vững, thân thiện với môi trường thì việc thay thế thức ăn tươi bằng thức ăn viên là hướng đi tất yếu. Hiện đã có các nghiên cứu về nuôi tôm hùm bông từ cỡ 10-20g đến cỡ thương phẩm (≥500g) trong bể xi-măng nên đề tài này là một bổ sung cần thiết để hoàn chỉnh quy trình ương nuôi tôm hùm bông từ giai đoạn hậu ấu trùng (Puerulus) đến cỡ thương phẩm. *. Mục tiêu: Xây dựng quy trình ương tôm hùm bông (Panulirus ornatus) từ giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus (tôm trắng) đến giai đoạn

- Báo cáo khoa học về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và thức ăn trong quá trình ương tôm hùm bông.- Quy trình kỹ thuật ương tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong bể.- Bài báo khoa học: 02

2013 2014 500 0

26

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

giống cỡ 10-20g bằng thức ăn viên trong bể.*. Nội dung nghiên cứu- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình ương tôm hùm bông.- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển của tôm hùm bông trong quá trình ương.- Xây dựng quy trình kỹ thuật ương tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong bể.

24. Nghiên cứu vòng đời phát triển của họ sán lá đơn chủ Capsalidae ký sinh trên cá biển nuôi tại Khánh Hòa.

ThS. Phan Văn Út, Trường Đại học Nha Trang

*Sự cần thiết: Kí sinh trùng thuộc họ Capsalidae có cơ quan bám rất phát triễn và đa phần ký sinh trên da cá biển, đặc biệt là ở hệ thống nuôi cá bằng lồng, nếu không phát hiện sớm và không xử lý kịp thời thì có nguy cơ dẫn đến cá chết hàng loạt. Nghiên cứu vòng đời phát triển của ký sinh trùng thuộc họ Capsalidae là điều cần thiết hiện nay, vừa đem lại hiệu quả trong phòng bệnh sán lá đơn chủ, vừa làm tăng khả năng phòng một số bệnh do các tác nhân cơ hội gây ra khi sán lá đơn chủ là tác nhân mở đường.*. Mục tiêu:Xác định thời gian, hình dạng biến đổi và ảnh hưởng của yếu tố sinh thái (nhiệt độ và độ mặn) ở các giai đoạn trong vòng đời phát triển của loài sán lá đơn chủ thuộc họ Capsalidae ký sinh trên cá biển nuôi tại Khánh Hòa.*. Nội dung chính- Xác định loài thuộc họ Capsalidae ký sinh trên cá biển ở Khánh Hòa.- Cảm nhiễm và lưu giữ loài sán lá nghiên cứu trên đàn cá.- Theo dõi quá trình biến đổi giai đoạn phát triển của sán lá ở điều kiện tự nhiên.- Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển của loài sán nghiên cứu

- Thành phần loài sán lá đơn chủ thuộc họ Capsalidae ký sinh trên cá biển nuôi tại Khánh Hòa.- Thời gian và hình dạng biến đổi các giai đoạn trong vòng đời phát triển của loài sán nghiên cứu.- Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn thời gian phát triển các giai đoạn của sán lá nghiên cứu.- Bài báo khoa học: 02

2013 2015 200

25. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá thiều

ThS. Trần Văn

*Sự cần thiết: Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá thiều,

- Báo cáo khoa học về các số liệu, các biện pháp kỹ thuật

2013 2014 945 0

27

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

(Arius thalassinus Rüppell, 1837) tại Khánh Hoà

Phước Trường ĐH Nha Trang

để từng bước đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi kinh tế cho các vùng nước ven bờ là việc làm cần thiết ở nước ta hiện nay.*. Mục tiêu: Nghiên cứu cho đẻ cá thiều (Arius thalassinus Rüppell, 1837) và ương nuôi cá giống. Xác định các thông số kỹ thuật, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và quy trình kỹ thuật ương cá giống.*. Nội dung chính: - Tuyển chọn và gây nuôi tạo đàn cá thiều bố mẹ. - Nghiên cứu cho cá thiều sinh sản nhân tạo. - Nuôi thức ăn tươi sống. - Các biện pháp kỹ thuật ương nuôi từ cá bột đến cá giống (6 – 8cm).

nuôi vỗ cá bố mẹ, loại và liều lượng kích dục tố tiêm cho đẻ, các loại thức ăn và các yếu tố môi trường thích hợp đối với ương nuôi cá con. - Đàn cá bố mẹ: > 40 con (kích thước: chiều dài toàn thân > 70cm, khối lượng: > 4kg/con).- Cá giống (6 – 8cm): 5.000 con.- Luận văn đại học: 02- Bài báo khoa học: 02

26. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống bào tử của Sargassum mcclurei Setchell, 1933

ThS. Lê Thị Hồng MơTrường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Sargassum là loài phân bố nhiều ở các bãi triều thuộc vùng biển Miền Trung. Đây là loài có giá trị xuất khẩu cao, và đang bị khai thác cạn kiệt. Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống bào tử của Sargassum mcclurei. Việc nghiên cứu này là cần thiết và có ý nghĩa trong việc bảo vệ ngồn lợi thủy sản, và hình thành đối tượng nuôi mới cho nghề nuôi trồng Thủy sản nước nhà.*. Mục tiêu:- Xác định các đặc điểm sinh học sinh sản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Sargassum mcclurei thành công.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản của Sargassum mcclurei - Thử nghiệm sản xuất giống bào tử Sargassum mcclurei

Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản (Cấu tạo các sản phẩm sinh sản: thỏi sinh sản đực, thỏi sinh sản cáí, ổ tinh tử, ổ trứng, tinh tử, tế bào trứng. hợp tử, bào tử Mùa vụ sinh sản- Kỹ thuật sản xuất giống bào tử rong mơSargassum- Bài báo khoa học: 02

2013 2014 500 0

27. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hình dáng hình học và vật liệu đến

TS Huỳnh Văn Vũ, Trường

*.Sự cần thiết:Vấn đề đánh giá ảnh hưởng của hình dạng và thuộc tính của vật liệu tới sức bền tàu tới hạn

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm

2013 2015 1000 0

28

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

sức bền tới hạn của tàu vỏ thép sau khi bị tai nạn.

ĐH Nha Trang

là hướng đi mới rất ít được công bố trong những năm gần đây. Hiện nay, hầu như mới chỉ có công bố kết quả nghiên cứu trên các mô hình thí nghiệm đối với tàu nguyên vẹn (chưa tai nạn), chưa có thực nghiệm trên mô hình đối với tàu tai nạn, do đó việc triển khai thực nghiệm kiểm chứng các kết quả tính toán lý thuyết là nhu cầu cần thiết.*. Mục tiêu:Xây dựng phương pháp tính lý thuyết và tổ chức thực nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của hình dáng hình học và vật liệu đến sức bền tới hạn của tàu tai nạn.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu phương pháp tính toán lý thuyết ảnh hưởng của hình dáng hình học và vật liệu đến sức bền tới hạn của tàu tai nạn.- Thực nghiệm kiểm chứng kết quả lý thuyết.- Phân tích đánh giá độ tin cậy của phương pháp.

- Hồ sơ thiết kế mô hình thực nghiệm kiểm chứng kết quả lý thuyết. Các mẫu thí nghiệm kiểm chứng.- Kết quả đánh giá độ tin cậy của phương pháp.- 02 học viên cao học hoặc 01 NCS - 02 bài báo khoa học.

28. Nghiên cứu giải pháp giảm ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ xăng ô tô.

TS. Lê Bá Khang. ĐHNT Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiếtBảo vệ môi trường sống mà một trong số đó đi tìm giải pháp giảm chất độc hại do sự phát thải của động cơ xe cơ giới là hết sức cần thiết, cấp bách đã trở thành chủ trương của Nhà nước. *. Mục tiêu:Chọn được giải pháp hợp lý nhằm giảm chất độc hại phát thải của động cơ ôtô gây ô nhiễm *. Nội dung chính:- Sự hình thành các chất độc hại trong khí thải của động cơ ô tô- Hệ thống tiêu chuẩn về khí thải động cơ .- Phương pháp giảm chất độc hại phát thải của động cơ.- Khảo sát thực trạng về chất độc hại phát thải của động cơ xăng tô tô tại một số vùng trên địa bàn TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.- Nghiên cứu thực nghiệm: + Sử dụng nhiên liệu

- Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm. - Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường do khí thải động cơ xăng ô tô.- Học viên cao học: 01- Bài báo khoa học: 02

2013 2015 300 0

29

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

+ Sử dụng công nghệ mới. + Sử dụng vật liệu Cong kim

29. Nghiên cứu thiết kế mẫu tàu hai thân vỏ composite làm nhiệm vụ hậu cần cho nghề câu cá ngừ đại dương.

TS. Nguyễn Văn Đạt, Trường ĐH Nha Trang

* Sự cần thiết: Mong muốn về mẫu tàu phục vụ hậu cần nghề câu cá ngừ đại dương nói riêng, ngành khai thác thuỷ sản xa bờ nói chung đáp ứng được các chỉ tiêu: an toàn và hiệu quả là nhu cầu bức xúc của ngư dân Việt Nam hiện nay. Với đặc thù của mình, tàu hai thân vỏ composite là một trong những phương tiện đáp ứng được nhu cầu này.*. Mục tiêu:Hoàn thành hồ sơ thiết kế kỹ thuật mẫu tàu hai thân bằng vật liệu composite phục vụ hậu cần nghề cá, đáp ứng tốt nhất hai chỉ tiêu: an toàn và hiệu quả.*. Nội dung chính:- Tổng quan về tình hình nghề câu cá ngừ đại dương Việt Nam. - Thiết kế mẫu tàu phục vụ hậu cần nghề câu cá ngừ đại dương, đảm bảo hoạt động an toàn trong thời tiết bất lợi (có thể hoạt động trong sóng cấp 7-8). - Thiết kế hệ thống bảo quản đáp ứng yêu cầu về chất lượng cá ngừ đại dương theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu hai thân vỏ composite phục vụ hậu cần nghề cá xa bờ được cơ quan chức năng phê duyệt. - Bài báo khoa học: 01

2013 2014 900 0

30. Nghiên cứu giải pháp chống ồn trên các tàu vỏ composite.

ThS. Đinh Đức Tiến, trường ĐH Nha Trang

*.Sự cần thiết: Với đặc tính đặc thù của vật liệu composite, khi lắp động cơ diezel trục thẳng (đặc biệt là động cơ secondhand), hiện tượng ồn khi vận hành hiện là vấn đề bức xúc, cần sớm được giải quyết, nhất là khi máy được lắp trong các buồng máy có không gian hẹp như tàu hai thân;*. Mục tiêu: Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, trên cơ sở đó xây dựng giải pháp giảm âm cho buồng máy tàu vỏ composite lắp động cơ diezel trục thẳng đến giá trị độ ồn dưới 90dB;

- Phương pháp tính giảm âm cho buồng máy tàu vỏ composite- Kết quả kiểm tra sự giảm âm khi thực hiện trên một tàu cụ thể- Xây dựng quy trình giảm âm cho buồng máy tàu vỏ composite- Bài báo khoa học: 01

2013 2014 200 0

30

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

*. Nội dung chính:- Nghiên cứu nguyên lý giảm âm- Tính toán giảm âm cho buồng máy tàu- Thực hành giảm âm cho ít nhất 01 tàu cụ thể.

31. Nghiên cứu triển khai tiêu radar phản xạ góc trên tàu khai thác thủy sản

TS. Trần Tiến Phức, Trường ĐH Nha Trang.

*. Sự cần thiết: Nhiều tai nạn trên biển do tàu chở hàng đâm tàu cá gây hư hỏng nặng hoặc chìm và chết người. Các vụ tai nạn thường về đêm, trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Việc triển khai tiêu radar phản xạ góc cho mỗi tàu đánh cá trên biển sẽ giúp radar của tàu hàng phát hiện dễ dàng từ xa để điều động hợp lý đảm bảo an toàn. *. Mục tiêu: Thiết kế, chế tạo tiêu radar phù hợp với tàu cá Việt Nam, khả năng tài chính của ngư dân. Triển khai mô hình tiêu radar phản xạ góc trên tàu khai thác thủy sản các tỉnh ven biển đạt hiệu quả.*. Nội dung chính- Nghiên cứu chế tạo tiêu radar phản xạ góc có kích thước và vật liệu phù hợp với điều kiện Việt Nam.- Triển khai lắp đặt trên tàu đánh cá. - Tập huấn cho cơ quan khuyến ngư, chuyển giao công nghệ để tiếp tục phổ biến rộng rãi cho ngư dân.

- Các mẫu tiêu radar phản xạ góc có kích thước và vật liệu phù hợp với tàu cá Việt Nam.Lắp đặt trên tàu đánh cá cho các tỉnh ven biển đã từng có nhiều tai nạn do tàu hàng đâm va với tàu cá trong thời gian vừa qua.- Biên soạn tài liệu và tập huấn chuyển giao cho cơ quan khuyến ngư.

2013 2015 500

32. Thiết kế hệ thống thực hành vi điều khiển PIC và dsPIC

ThS. Nhữ Khải Hoàn, Trường ĐH Nha Trang.

*. Sự cần thiết: Trong những năm gần đây lĩnh vực vi điều khiển đã phát triển rất nhanh. Ở Việt Nam hiện nay giới kỹ thuật đặc biệt ưa chuộng một số loại chíp mạnh như AVR, PIC , dsPIC và ARM. Hiện tại các thiết bị thực hành vi điều khiển của Bộ môn Điện tử chỉ là hệ thống 8051 và vi xử lý 8086. Kít họ vi điều khiển cấp cao PIC-dsPIC sẽ đáp ứng được nhu cầu thực hành lập trình hệ nhúng của sinh viên. Ngoài ra, đây cũng là một hệ thống thiết bị lập trình hệ nhúng nhằm phục vụ cho các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng như sinh

- 01 Kít vi điều khiển PIC 8 bít, mạch in hai lớp chất lượng cao- 01 Kít dsPIC 16 bít mạch in 2 lớp chất lượng cao- 01 bộ nạp Kit PIC 2 cho kít vi điều khiển- 01 modul điều khiển động cơ bước- 01 moudul điều khiển động cơ DC- 01 tài liệu sử dụng phần mềm lập trình PIC và dsPIC- Một số mã nguồn mẫu cho kít

2013 2014 200

31

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

viên trong lĩnh vực lập trình điều khiển.*. Mục tiêu:Thiết kế hoàn chỉnh một hệ thống kít thực hành cho vi điều khiển PIC 8 bít và dsPIC 16 bít, bao gồm các bài thực hành từ cơ bản đến nâng cao trong lập trình vi điều khiển PIC: Quét phím Màn hình LCD LED 7 đoạn Giao tiếp EPPROM Giao tiếp RS232 Giao tiếp hồng ngoại Giao tiếp I2C Giao tiếp SPI Giao tiếp RS485 IC thời gian thực DS1307 Điều khiển động cơ DC Đo nhiệt độ Điều khiển động cơ bước Giao tiếp máy tính Hệ thống thực tập này ngoài mục đích dùng cho sinh viên thực tập lập trình vi điều khiển tiên tiến của hãng Microchip còn có thể sử dụng kít trong các chương trình nghiên cứu điều khiển, điện tử công suất, truyền động điện., xử lý âm thanh (dsPIC)...*. Nội dung chính- Thiết kế kít PIC- Thiết kế kit dsPIC- Thiết kế modul điều khiển động cơ bước- Thiết kế modul điều khiển động cơ DC- Viết tài liệu hướng dẫn thực hành chi tiết

điều khiển như: ADC, LED, LCD, I2C, đồng hồ thời gian thực DS1307....

33. Ứng dụng GIS xây dựng chương trình hỗ trợ và quản lý tàu cá neo đậu trong khu neo đậu tránh trú bão

ThS. Phạm Văn Thông, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết: Việt Nam có đến 98 khu neo đậu nhưng chưa có cơ quan quản lý nào thực hiện nhiệm vụ này. Tàu cá vẫn thường xuyên xảy ra tai nạn trong khu neo đậu bởi neo không đúng vị trí, không đúng cách, lộn xộn… Chưa có bất cứ công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.

- Báo cáo khoa học về thực trạng các khu neo đậu và thực trạng tàu cá neo đậu trong khu neo đậu.- Chương trình máy tính hỗ trợ quản lý tàu cá neo đậu trong khu neo đậu tránh trú bão

2013 2014 1000 0

32

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

*. Mục tiêu:Xây dựng được chương trình máy tính tích hợp bản đồ số vùng neo đậu và các chức năng hỗ trợ tàu neo đậu và quản lý tàu, vị trí neo đậu.*. Nội dung chính:- Khảo sát thực trạng các khu neo đậu và thực trạng tàu cá neo đậu trong khu neo đậu.- Xây dựng chương trình máy tính hỗ trợ quản lý tàu cá neo đậu trong khu neo đậu tránh trú bão

- Bài báo khoa học: 02

34. Nghiên cứu nghề lặn biển khai thác hải sản có liên quan đến an toàn lao động của ngư dân ở huyện đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận

TS. Nguyễn Đức Sĩ , Trường ĐH Nha Trang.

*. Sự cần thiết: Ở Việt Nam, nghề lặn biển khai thác thủy sản được ngư dân áp dụng từ rất lâu đời, tập trung mạnh nhất ở vùng duyên hải miền Trung nơi có nhiều đảo và rạn san hô, là nơi trú ngụ lý tưởng của các loài hải sản có giá trị kinh tế, tìm phế liệu, đồ cổ từ những con tàu bị đắm.- Ngư dân sinh sống ở một số huyện đảo ở Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận) có thể lặn sâu từ 30 đến 45 sải tay (khoảng 50 - 70m) dưới đáy biển bằng những dụng cụ lặn đơn giản, người lặn buộc một dây xích (hoặc một thỏi chì) cột ngang thắt lưng, miệng ngậm ống dây thở qua bình khí được bố trí trên tàu bởi một máy sục khí, đeo kính lặn, tay cầm vợt để thu hoạch hải sản…. - Ngư dân từ lâu vẫn xác định rằng nghề lặn biển là nghề thường gặp nhiều rủi ro, bất trắc. Nhiều trường hợp do kỹ thuật lặn không bảo đảm an toàn người lặn đã bị bại liệt toàn thân, để lại hậu quả vô cùng to lớn cho gia đình và xã hội. Nhiều thợ lặn có thâm niên nghề nghiệp lâu năm nhưng vẫn bị tai nạn và thậm chí tử vong ngay dưới biển.- Ở vùng biển Nam Trung Bộ từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận đã có hàng chục trường hợp ngư dân làm nghề lặn bị chết hoặc bị tàn phế suốt đời. *. Nội dung:

- Số liệu về tàu thuyền, ngư cụ, ngư trường hoạt động của nghề lặn biển khai thác hải sản.- Số liệu kỹ thuật về trang thiết bị lặn và quy trình lặn của ngư dân.- Số liệu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do lặn biển gây ra.- Giải pháp hạn chế tai nạn lao động.- 02 bài báo đăng trên tạp chí KHCN Trường Đại học Nha Trang.

2013 2014 1000 0

33

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

- Điều tra tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị của nghề lặn biển khai thác hải sản.- Điều tra ngư trường hoạt động theo các mùa khai thác.- Điều tra quy trình lặn biển của ngư dân - Điều tra sản phẩm đánh bắt và mức thu nhập.- Khảo sát các thông số kỹ thuật của các thiết bị ngư dân sử dụng để lặn.- Điều tra các tai nạn, bệnh nghề nghiệp do nghề lặn biển gây ra.- Đề xuất giải pháp hạn chế tai nạn lao động của nghề lặn.

35. Nghiên cứu cải tiến lồng, bẫy truyền thống để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản.

TS. Trần Đức Phú, ThS. Nguyễn Trọng Thảo, Trường ĐH Nha Trang.

*. Sự cần thiết: - Vấn đề cần giải quyết công ăn, việc làm và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho ngư dân vùng ven biển của các tỉnh có tàu thuyền nghề cá nhỏ là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ tài nguyên, sinh vật biển và các loài cá nhỏ ven bờ.- Tạo ra được một nghề khai thác mới cho ngư dân vùng biển miền trung, trong khi các nghề đánh bắt củ đã không mang lại hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn của các loài sống gần bờ.*. Nội dung:- Điều tra các đối tượng có thể khai thác bằng nghề lồng bẫy, rê, câu (đặc điểm sinh học, kích thước khai thác, giá trị kinh tế…) tại vùng biển của tỉnh.- Nghiên cứu các kiểu lồng cải tiến có tính chọn lọc cao, đánh bắt có hiệu quả hiện có, mồi nhữ và qui trình chế tạo để tiến hành thử nghiệm tại địa phương.

- Qui trình công nghệ chế tạo một số kiểu lồng bẫy xếp cải tiến khai thác cua ghẹ, cá, mực, chình biển…tại địa phương- Qui trình công nghệ chế tạo lưới rê cải tiến- 4 mẫu lồng bẫy cải tiến- 1 mẫu lưới rê cải tiến- Hình ảnh các kiểu lồng bẫy, lưới rê cải tiến và qui trình khai thác.- Lớp tập huấn về công nghệ khai thác thủy sản bằng lồng bẫy và lưới rê cải tiến.- Hội thảo hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức sản xuất nghề lồng bẫy theo hướng đồng quản lý- Quy chế đồng quản lý khai thác Thủy sản nghề lồng bẫy tại Vùng biển

2013 2016 4000 1000

36. Tác động của giá xuất khẩu đến nguồn lợi tự nhiên và sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản.

ThS. Phạm Thị Thanh Thủy, Trường ĐH Nha

*Sự cần thiết: Xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nhiều giả thiết nghi ngờ giá xuất khẩu thủy sản tăng có thể sẽ làm suy giảm

- Tài liệu về thực trạng nguồn lợi tự nhiên và sự biến động giá xuất khẩu thủy sản trong 10 năm gần đây. Bảng kết quả lợi nhuận trong những năm tương ứng của các tác nhân tham gia

2013 2014 300

34

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

Trang nguồn lợi tự nhiên và ảnh hưởng sự phân phối lợi ích công bằng giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. *Mục tiêu: - Mục tiêu của đề tài là chứng minh xuất khẩu thủy sản nếu không được kiểm soát một cách đúng mức sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi và không tạo ra sự công bằng lợi ích cho các nhân tham gia trong chuỗi giá trị, đặc biệt là ngư dân.- Xây dựng hệ thống chính sách đi kèm với xuất khẩu thủy sản nhằm đảm bảo nguồn lợi được phát triển bền vững và phân phối lại lợi ích công bằng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. * Nội dung chính:- Xây dựng mô hình tác động của giá xuất khẩu thủy sản đến trữ lượng nguồn lợi tự nhiên và lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi.- Đề xuất các giải pháp quản lý gắn liền với xuất khẩu thủy sản nhằm đảm bảo phát triển nguồn lợi tự nhiên theo hướng bền vững và phân phối lại lợi ích theo hướng công bằng cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị.

trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản.- Hệ thống chính sách đi kèm với xuất khẩu thủy sản nhằm đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi tự nhiên và phân phối lợi ích công bằng giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thủy sản.- Bài báo khoa học : 03

37. Phân tích nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt và cá : Nghiên cứu thực nghiệm theo tiếp cận kinh tế lượng cho trường hợp Việt Nam.

ThS. Phạm Thành Thái, trường Đại học Nha trang.

*. Sự cần thiết :Việc phân tích nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình cho các loại hàng hóa khác nhau là một vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt cho mục đích hoạch định chính sách. Ước lượng các hệ số co dãn của cầu theo giá, theo chi tiêu, hoặc theo các nhân tố khác có ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của hộ gia đình sẽ hỗ trợ trong việc xác định cơ cấu và phát triển các chính sách nông nghiệp và thực phẩm khác nhau. Kiểu mẫu tiêu dùng thực phẩm của hộ gia đình là một chỉ báo quan trọng của an sinh và phúc lợi người tiêu dùng trong một đất nước. Chính vì vậy, các hệ số co dãn ước lượng được từ việc nghiên cứu

- Các kết quả của nghiên cứu này, mà cụ thể là các thông tin về hệ số co dãn của cầu cho các mặt hàng thịt và cá là một bằng chứng thực tiễn rất có ý nghĩa và mang tính cập nhật cho các nhà hoạch định chính sách trong ngành nông nghiệp, cho những người làm công tác dự báo và cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm để thiết kế các chính sách về thực phẩm nói chung, cũng như các chính sách liên quan đến các mặt hàng thịt và cá nói

2013 2014 170 0

35

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thịt và cá của các hộ gia đình ở Việt Nam cũng có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu tiêu dùng thịt và cá trong thời gian tới, và cũng có thể được sử dụng trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, điều mà hiện nay chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm. Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu được thực hiện để phục vụ cho mục đích chính sách ở Việt Nam trong thời gian qua.*. Mục tiêu: (1) Hệ thống hóa một cách đầy đủ các lý thuyết về cầu hàng hóa; lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng và sự hình thành hàm cầu cũng như các mô hình kinh tế lượng cho phân tích nhu cầu tiêu dùng.(2) Ước lượng các dạng hàm cầu khác nhau cho tiêu dùng các mặt hàng thịt và cá của hộ gia đình, đồng thời đánh giá độ phù hợp của các mô hình ước lượng được để xác định dạng hàm nào là phù hợp nhất với dữ liệu của Việt Nam.(3) Xác định xem các nhân tố nhân khẩu học nào có ảnh hưởng quan trọng đến chi tiêu cho các mặt hàng thịt và cá của hộ gia đình, qua đó nghiên cứu xem có sự khác biệt về chi tiêu của hộ gia đình giữa các khu vực dân cư, giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các nhóm thu nhập hay không.(4) Ước lượng các hệ số co dãn của cầu (Marshallian và Hicksian) theo thu nhập và theo giá cho các mặt hàng thịt và cá nói trên bằng việc sử dụng các mô hình ước lượng được từ mục tiêu thứ (2); đồng thời so sánh, đánh giá các hệ số co dãn của cầu cho các mặt hàng thịt và cá theo giá riêng, theo thu nhập giữa các mô hình được chọn, cũng như giữa các khu vực dân cư, giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các nhóm thu nhập khác nhau.(5) Đưa ra các gợi ý về mặt chính sách cũng

riêng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thực phẩm cho người dân Việt Nam. Nó cung cấp một bức tranh hiện thực về nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt và cá khác nhau ở trong nước. Nghiên cứu này còn cung cấp thông tin kịp thời và hữu ích để đánh giá nhu cầu về thực phẩm trong tương lai của Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra được một số gợi ý về chính sách, cũng như đề xuất một số kiến nghị cụ thể cho các cơ quan Nhà nước trong việc thiết kế các chính sách liên quan đến lĩnh vực thực phẩm của Việt Nam.- Mặt khác, kết quả của nghiên cứu còn tìm ra dạng hàm phù hợp cho phân tích nhu cầu tiêu dùng mà nó thích hợp với dữ liệu của Việt Nam nhằm đóng góp một phần lý thuyết có giá trị để hoàn thiện việc phân tích hệ thống nhu cầu thịt và cá ở Việt Nam. Nó là cở sở cho các phân tích tiếp theo về nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng. Hơn nữa nghiên cứu đã hệ thống hóa được sự phát triển lý thuyết về cầu tiêu dùng, cũng như vai trò của nó trong quá trình phát triển các dạng hàm cầu và các phương pháp kinh tế lượng sử dụng trong việc ước lượng các hệ thống hàm cầu đó. Các hệ số co dãn cho các mặt hàng thịt và cá ước lượng được là phù hợp với lý thuyết

36

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

như các hàm ý từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu để tìm ra mô hình hàm cầu phù hợp trong phân tích nhu cầu của người tiêu dùng cho các mặt hàng thịt và cá ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khám phá ra các biến nhân khẩu học nào có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu tiêu dùng thịt và cá.- Nghiên cứu và phân tích các kiểu mẫu tiêu dùng các mặt hàng thịt và cá, đồng thời tiến hành một phân tích kinh tế lượng về cấu trúc cầu cho các sản phẩm thịt và cá ở Việt Nam- Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm thịt và cá ở Việt Nam. Xét xem có phải các sản phẩm cá là mặt hàng thay thế cho các sản phẩm thịt hay không, khi mà nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cá ngày càng trở nên quan trọng trong các bữa ăn của người dân Việt Nam. Phân tích này nhằm đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về sự lựa chọn các sản phẩm thịt và cá của người dân Việt Nam.- Đưa ra các gợi ý về mặt chính sách cũng như các hàm ý từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đạt được của đề tài. Kết quả này là một bằng chứng thực nghiệm cho các nhà làm chính sách trong ngành nông nghiệp, cho những người làm công tác dự báo và cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm để thiết kế các chính sách về thực phẩm nói chung, cũng như các các chính sách liên quan đến các mặt hàng thịt và cá nói riêng ở Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thực phẩm cho người dân Việt Nam. Nghiên cứu này còn cung cấp thông tin kịp thời và hữu ích để đánh giá nhu cầu về thực phẩm trong tương lai của Việt Nam.

cầu và tiêu dùng. Các hệ số co dãn này có thể được quan tâm rất lớn bởi các nhà phân tích chính sách và các nhà xây dựng mô hình, vì chúng có thể được sử dụng để đo lường các tác động chính sách của chính phủ và dự đoán tiêu dùng thịt và cá trong tương lai trong bối cảnh an ninh lương thực cũng như những vấn đề về chất lượng sản phẩm đang được chính phủ quan tâm. Các đối tượng liên quan có thể quan tâm đến các kết quả của nghiên cứu này: (1) Các nhà xây dựng mô hình, những người cần các tham số này trong mô hình của họ; (2) Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, những người sử dụng nó để ra các quyết định liên quan (chẳng hạn, chính sách về giá, chính sách về thu nhập); và (3) là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm thịt, cá cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này.- Bài báo khoa học: 02

38. Phát triển bền vững trong ThS. Lê *. Sự cần thiết: - Bản kiến nghị về giải pháp 2013 2014 513

37

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

kinh doanh du lịch tại Thành phố Nha Trang

Chí Công, Trường ĐH Nha Trang

- Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thì xu thế toàn cầu hóa các mối quan hệ kinh tế như hiện nay, trong điều kiện nhiều nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm, khi mà nhu cầu của xã hội với các sản phẩm và dịch vụ du lịch ngày càng tăng cao. Điều này vừa tạo ra không ít khó khăn (thách thức) vừa mang lại cơ hội hết sức to lớn cho việc phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì thế, vấn đề phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch sẽ không thể giải quyết nếu chỉ chủ yếu dựa vào một hoặc một vài giải pháp mang tính tức thời của một số đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vừa khai thác, bảo tồn và gìn giữ các sản phẩm du lịch vật thể và phi vật thể, vừa chủ động nâng cao chất lượng nhân lực, chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, sản phẩm phục vụ kinh doanh du lịch, phát triển thị trường kinh doanh du lịch, phát triển các hoạt động marketing du lịch, chủ động liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch, tham gia bảo vệ môi trường…Hay nói một cách khác, doanh nghiệp kinh doanh du lịch không chỉ tập trung hướng đến sự phát triển kinh doanh theo chiều rộng như trước đây mà phải chú trọng hơn đến phát triển theo chiều sâu (hướng đến sự phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch). Trong bối cảnh đó, chủ đề nghiên cứu “Phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch tại thành phố Nha Trang” đáp ứng yêu cầu cả về thực tiễn và lý luận. *. Mục tiêu:- Làm rõ những luận cứ khoa học liên quan đến phát triển du lịch bền vững, phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch cũng như kinh nghiệm phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch ở những quốc gia và địa phương khác nhau.

đồng bộ nhằm phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch tại thành phố Nha Trang- Công bố các bài báo khoa học liên quan đến kết quả nghiên cứu trên các Tạp chí chuyên ngành hoặc kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo 01 thạc sỹ và 01 tiến sĩ

38

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

- Làm rõ luận cứ khoa học liên quan đến chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch tại thành phố Nha Trang và những phương pháp đánh giá mức độ phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch.- Đánh giá mức độ của phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch tại Thành phố Nha Trang từ đó, rút ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch tại thành phố.- Đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm giúp phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Nha Trang. Đồng thời nghiên cứu cũng sẽ nêu lên một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và đơn vị có liên quan nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Nha Trang trong thời gian tới.*. Nội dung chính:- Cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch, hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch, phương pháp đánh giá phát triển kinh doanh du lịch.- Thực trạng phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch tại thành phố Nha Trang thời gian qua.- Giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch tại thành phố Nha Trang.

39. Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển ngành du lịch Khánh Hòa

ThS. Võ Văn Cần, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết:Nguồn tài chính là điều kiện bắt buộc phải có để các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng hoạt động.*. Mục tiêu:Đề xuất danh mục các nguồn lực tài chính có thể huy động để đầu tư vào ngành du lịch tại

- Danh mục các nguồn lực tài chính có thể huy động để đầu tư vào ngành du lịch tại Khánh Hòa.- Tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy tại khoa Kinh tế.- Tài liệu cho các cơ quan như

2013 2014 200 0

39

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

Khánh Hòa.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu các nguồn lực tài chính cho đầu tư . - Thực trạng huy động các nguồn lực tài chính đầu tư vào ngành du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua.- Đề xuất các nguồn lực tài chính có thể huy động để đầu tư vào ngành du lịch tại Khánh Hòa.

Sở Du lịch – Thương mại, Sở Kế hoạch đầu tư … của tỉnh tham khảo.- Bài báo khoa học: 02

40. Nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ phế liệu quả ca cao trong dây chuyền chế biến ca cao

ThS. Nguyễn Văn Tặng, Trường ĐH Nha Trang

*.Sự cần thiết : Sau khi thu hoạch, hạt ca cao được lấy ra khỏi quả để chế biến và phân vỏ quả bị loại thải. Khối lượng vỏ quả ca cao gấp 3-4 lần khối lượng hạt. Như vậy, hàng năm có một khối lượng rất lớn vỏ quả ca cao bị bỏ đi, bị thải ra ngoài môi trường tự nhiên gây nguy cơ ô nhiễm. *. Muc tiêu: Xây dựng công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ nguồn phế liệu quả ca cao trong dây chuyền chế biến ca cao, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân và thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm trong nước phát triển.*. Nội dung chính: - Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ sản xuất rượu vang, nước trái cây, gum và chất màu từ nguồn phế liệu quả ca cao trong dây chuyền chế biến ca cao.- Sản xuất thử nghiệm và hoàn chỉnh quy trình công nghệ sản xuất rượu vang, nước trái cây, gum và chất màu từ phế liệu quả ca cao.

- Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang, nước trái cây, gum và chất màu từ nguồn phế liệu quả ca cao.- Học viên cao học/NCS: 02 học viên cao học- Bài báo khoa học: 04

2013 2015 500 300

41. Nghiên cứu công nghệ chế biến thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ sinh vật biển (Tảo biển & Artemia...)

TS. Phạm Thu Thuỷ, Trường ĐH Nha Trang

*. Mục tiêu: Nghiên cứu công nghệ chế biến thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tảo & artemia phục vụ con người*. Nội dung chính:- Phân tích thành phần sinh hoá một số loại tảo

- Công nghệ chế biến một số loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Tảo biển & Artemia phục vụ con người- Bài báo khoa học: 02

2013 2014 600 400

40

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

biển và Artemia để phục vụ xây dựng công nghệ chế biến thực phẩm chức năng phục vụ con người.- Nghiên cứu xây dựng công nghệ chế biến thực phẩm chức năng.- hử nghiệm - hoàn chỉnh công nghệ - Hạch toán kinh tế cho công nghệ.

42. Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thu sinh khối Artemia thâm canh đảm bảo an toàn sinh học cho ngành nuôi trồng thủy sản

ThS. Nguyễn Tấn Sỹ, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết:Hình thành một nghề nuôi thức ăn sống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bền vững và đảm bảo an toàn sinh học. Đề tài thành công tạo điều kiện cho đơn vị chuyển giao công nghệ cho ngư dân vùng đất cát các tỉnh ven biển trong cả nước nhằm xoá đói giảm nghèo và bảo vệ tốt môi trường sinh thái ven biển.*. Mục tiêu: Xây dựng thành công quy trình công nghệ nuôi thu sinh khối thâm canh Artemia đảm bảo an toàn sinh học và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên của ngư dân vùng cát ven biển*. Nội dung chính:- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần thức ăn trong ao nuôi (thành phần loài tảo, mật độ tảo) đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana đảm bảo an toàn sinh học.- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ các loại phân bón đến năng suất và chất lượng Artemia franciscana đảm bảo an toàn sinh học.- Sản xuất thử nghiệm và hoàn chỉnh quy trình công nghệ nuôi sinh khối thương phẩm thâm canh Artemia đảm bảo an toàn sinh học - Đánh giá chất lượng sinh khối Artemia franciscana

- Báo cáo khoa học về nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần loài và mật độ tảo đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana đảm bảo an toàn sinh học.- Báo cáo khoa học về nghiên cứu sự ảnh hưởng của mật độ tảo đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana.- Báo cáo khoa học về nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ các loại phân bón đến năng suất và chất lượng sinh khối A. franciscana đảm bảo an toàn sinh học.- Quy trình công nghệ nuôi thu sinh khối thâm canh Artemia đảm bảo an toàn sinh học và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên của ngư dân vùng cát ven biển- Bài báo khoa học: 02

2014 2015 700 0

43. Nghiên cứu thiết kế tàu hai thân vỏ composite chạy bằng buồm và động cơ.

KS. Huỳnh Tấn Đạt, Trường ĐH Nha

*. Sự cần thiết: Việc ra đời của tàu hai thân chạy bằng năng lượng gió kết hợp với động cơ là nhu cầu của ngành du lịch biển Việt Nam trong tương lai gần;

- Kết quả tính toán hệ thống buồm là nguồn động lực cho tàu- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu hai thân lắp buồm và động cơ.

2014 2015 200 0

41

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

Trang *. Mục tiêu: Xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu hai thân chạy bằng buồm kết hợp với động cơ.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu tính toán hệ thống buồm làm nhiệm vụ đẩy tàu- Thiết kế tàu hai thân vỏ composite lắp đặt buồm và động cơ dự phòng;

- Bài báo khoa học: 01

44. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn điểm du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa

ThS. Lê Chí Công, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết:- Nha Trang - Khánh Hòa với những lợi thế cơ bản về biển bảo đã xây dựng định hướng mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn 2010 đến 2020 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.- Một trong những động cơ chính của sự thỏa mãn du khách và thu hút họ quay trở lại chính là nhận thức về chất lượng các sản phẩm du lịch (Tourism Products) trong đó thành phần quan trọng nhất là sức hấp dẫn của điểm đến (Tourist Attractions) ví như: cảnh quan tự nhiên của biển đảo, sự kiện thiên nhiên, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, những thuộc tính thể hiện sự hấp dẫn (dễ tiếp cận, yếu tố thị trường, phong cách phục vụ); Hai là, các yếu tố thuộc ngành du lịch (Tourism Industry) như: đại lý kinh doanh du lịch, các hãng kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông vận tải (đường sá, sân bay, bến cảng, phương tiện), cơ chế quản lý ngành du lịch...- Vậy làm thế nào để phát triển điểm đến (du lịch biển đảo), duy trì, bảo vệ hay chủ động khai thác các lợi thế cạnh tranh (du lịch biển) nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu đang là vấn đề cấp

- Công bố các bài báo khoa học liên quan đến kết quả nghiên cứu trên các Tạp chí chuyên ngành hoặc kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo 01 thạc sỹ và 01 tiến sĩ

2014 2015 350

42

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

thiết đặt ra đối với những nhà quản lý du lịch ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.*. Mục tiêu:- Hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm du lịch biển.- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa.*. Nội dung chính:- Cơ sở lý luận về tiêu chí, hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của du lịch biển.- Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của du lịch biển của một số địa phương, vũng lãnh thổ có lợi thế phát triển du lịch biển trên thế giới.- Phương pháp xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của du lịch biển.- Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của du lịch biển thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

45. Nghiên cứu công nghệ chế biến Artemia thành các thực phẩm cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

TS. Nguyễn Anh Tuấn. Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết:Tạo đầu ra ổn định để hình thành một nghề nuôi thuỷ sản mới – nghề nuôi sinh khối Artemia - bền vững và ổn định cho ngư dân vùng cát các tỉnh ven biển trong cả nước giúp xoá đói giảm nghèo và bảo vệ tốt môi trường sinh thái ven biển. Hình thành một số ngành sản xuất và mặt hàng mới chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. *. Mục tiêu:Xây dựng công nghệ chế biến Artemia thành các sản phẩm chất lượng cao như thực phẩm chức năng, bột đạm, nước chấm cao cấp... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. *. Nội dung chính:- Khảo sát, phân tích tình hình chế biến các sản phẩm, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ Artemia trong nước và một số nước trong

- Báo cáo khoa học về tình hình chế biến các sản phẩm, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ Artemia trong nước và một số nước trong khu vực.- Công nghệ chế biến Artemia thành các sản phẩm chất lượng cao như thực phẩm chức năng, bột đạm, nước chấm cao cấp... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2014 2015 900 0

43

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

khu vực.- Đề xuất, thử nghiệm và hoàn chỉnh công nghệ chế biến Artemia thành các sản phẩm chất lượng cao như thực phẩm chức năng, bột đạm, nước chấm cao cấp... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

46. Nghiên cứu nhân giống một số loài rong biển có giá trị kinh tế bằng công nghệ tế bào thực vật.

Ths. Khúc Thị An – Viện CNSH & MT- Đại học Nha Trang

*. Sự cần thiết:- Căn cứ Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phê phê duyệt “Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”;- Trong rong biển có chứa rất nhiều chất sinh học agar, alginate và carrageenan, chúng được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực thực phẩm, y dược, công nghiệp, nông nghiệp,…- Để phát triển nghề trồng rong biển ở quy mô hàng hóa tập trung, đảm bảo nguyên liệu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nghiên cứu sản xuất giống rong biển đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo rong biển vẫn còn rất mới mẻ, đặc biệt các giống như rong Sụn, rong rong Câu và rong Nho,... Việc áp dụng kết quả các nghiên cứu vào sản xuất giống đại trà để cung cấp cho người dân vẫn chưa thực hiện được bởi quy trình cho sinh sản nhân tạo chưa hoàn thiện để có thể tạo nguồn giống đảm bảo chất lượng cũng như số lượng cho người dân.- Góp phần trong việc bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các loài rong biển có giá trị kinh tế ở Việt Nam.Như vậy, việc đề tài này nhằm định hướng phát triển nguồn giống rong biển có giá trị kinh tế phục vụ cho việc phát triển nghề trông rong biển là nằm trong những nhiệm vụ chủ yếu của Đề án “Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy

- Xây dựng được Quy trình nhân giống một số loài rong biển có giá trị kinh tế bằng công nghệ tế bào thực vật (Một trong 5 loài rông biển có giá trị kinh tế: Rong nho, rong hồng vân, rong sụn, rong câu, rong mơ)- Bài báo khoa học: 02- Học viên cao học/NCS: 1 học viên cao học

2014 2016 500 300

44

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

sản đến năm 2020”;*. Mục tiêu:Hoàn thiện Quy trình nhân giống in vitro đối với 1 trong 5 loài biển có giá trị kinh tế (rong Sụn, rong câu, rong mơ, rong Hồng vân) nhằm chủ động nguồn giống, phát triển nuôi trồng bền vững loài rong biển này ở Việt Nam.Trên cơ sở đó phát triển kỹ thuật nuôi này trên một số loài rong biển có giá trị kinh tế khác.*. Nội dung chính :- Thu thập, lựa chọn nguồn mẫu giống rong biển, - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình vô trùng mẫu- Nghiên cứu kỹ thuật chọn tạo vật liệu khởi đầu cho quá trình nhân giống invitro.- Nghiên cứu chọn môi trường dinh dưỡng thích hợp cho quá trình phát sinh hình thái của mẫu nuôi cấy.- Bước đầu thử nghiệm khảo sát các điều kiện nuôi cấy ở các bể ươm và thuần hóa chúng thích nghi với điều liện tự nhiên.

47. Phát hiện và định lượng sinh vật gây bệnh trên phân cá mú bằng kỹ thuật sinh học phân tử và đề xuất các biện pháp phòng trị

TS. Dặng Thúy Bình, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết :Bệnh cá hiện đang là một trong những yếu tố hạn chế phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Trong một số khu vực của Đông Nam Á, tỉ lệ thất thoát lên đến 75% có thể được chấp nhận và sự thay thế các tổn thất này được lấy từ nguồn cá tự nhiên. Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất sản lượng nuôi, sự phát triển bền vững và dài hạn, cũng như công tác quản lý nguồn lợi của cả quần thể nuôi và hoang dã. Một tiêu chí quan trọng trong quản lý bệnh là khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, phương pháp phát hiện đối với các

- Hoàn thiện phương pháp phát hiện và định lượng sinh vật gây bệnh trong phân và chất thải cá mú nuôi.- Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh và quản lý môi trường nuôi.- Xuất bản kết qủa nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành quốc tế và quốc gia.- Trình bày ở hội nghị cấp quốc gia và quốc tế

2014 2016 700

45

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

bệnh đường ruột (và các bệnh liên quan đến đường niệu-sinh dục) đòi hỏi phải giải phẩu mẫu vật để phát hiện tác nhân gây bệnh, đặc biệt là ở mức độ thăm dò. Thông thường, việc sử dụng các kỹ thuật phát hiện một tác nhân gây bệnh, không phù hợp cho việc phát hiện các tác nhân gây bệnh khác, do đó, việc giải phẫu nhiều cá thể là cần thiết. Trong những năm gần đây, kỹ thuật di truyền phân tử đã được ứng dụng khá rộng rãi trong việc xác định thành phần thức ăn trong chất thải (phân) ở động vật và cá (Valentini et al, 2006; Bellemain et al, 2006; Corse et al 2010), cho thấy tiềm năng sử dụng kỹ thuật này trong việc phát hiện tác nhân gây bệnh đường ruột - đường niệu sinh dục trên cá là phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán phòng bệnh cá và quan trọng hơn là không phải giải phẫu mẫu cá gây tốn kém*. Mục tiêu:Phát triển kỹ thuật an toàn, thân thiện, sử dụng kỹ thuạt di truyền phân tử để xác định các sinh vật gây bệnh có trong cá nuôi bằng cách sử dụng mẫu phân và chất thải từ động vật uôi thủy sản.*. Nội dung chính- Sử dụng các phương pháp truyền thống nghiên cứu bệnh vi khuẩn (phân lập,nuôi cấy) và ký sinh trùng (hình thái học), phối hợp với phương pháp di truyền phân tử hiện đại để phát triển hệ thống phát hiện và định lượng nhiều tác nhân gây bệnh, nhanh chóng, an toàn và thân thiện đối với các sinh vật gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa - niệu sinh dục của cá mú nuôi dựa trên phân tích mẫu phân và chất thải.- Thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh và quản lý môi trường

46

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

III DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ1. Hoàn thiện công nghệ

thiết kế và chế tạo chân vịt tàu cá bằng khuôn đúc đa năng trên máy phay CNC

PGS.TS. Trần Gia Thái, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết:Chân vịt là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến các tính năng hàng hải, nhất là tốc độ của tàu. Do đó việc nghiên cứu công nghệ tự động thiết kế, chế tạo chân vịt đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, giá thành và nhu cầu sản xuất đơn chiếc là cần thiết và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển đội tàu đánh cá ở Việt nam. *. Mục tiêu:Hoàn thiện công nghệ thiết kế và chế tạo chân vịt tàu cá bằng khuôn đúc đa năng trên máy phay CNC*. Nội dung chính:Hoàn thiện công nghệ thiết kế và chế tạo chân vịt tàu cá bằng khuôn đúc đa năng trên máy phay CNCChế tạo thử nghiệm 3 mẫu chân vịt theo quy trình đề xuấtĐánh giá và đưa vào sản xuất thử nghiệm thực tế

- Baó cáo khoa học tổng hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.

- Quy trình công nghệ thiết kế và chế tạo chân vịt bằng khuôn đúc đa năng trên máy phay CNC

- Sản phẩm chế tạo để bán trong thực tế

- 2 bài báo khoa học- 02 học viên Cao học

2013 2014 2000

2. Hoàn thiện công nghệ chế tạo tàu cánh ngầm vỏ composite hoạt động đường sông và ven biển

TS. Nguyễn Văn Đạt, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết: Loại tàu cỡ nhỏ vỏ composite cao tốc, trang bị động cơ diezel, hệ trục thẳng, vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa không tạo sóng dòng theo (để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông khác) là nhu cầu bức thiết của ngành vận tải đường sông và ven biển hiện nay.*. Mục tiêu:- Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo tàu cánh ngầm vỏ composite phục vụ vận tải sông biển;*. Nội dung chính- Hoàn thiện thiết kế cánh ngầm;- Hoàn thiện thiết kế tàu cánh ngầm vỏ composite hoạt động sông pha biển;- Chế tạo thử nghiệm 02 tàu theo thiết kế đã được duyệt;

- Hồ sơ thiết kế tàu cánh ngầm vỏ composite hoạt động pha sông biển, được cơ quan chức năng phê duyệt;- 02 tàu cánh ngầm theo mẫu thiết kế được duyệt;

2014 2016 2000

47

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

IV NHIỆM VỤ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG1. Nghiên cứu một số đặc

điểm sinh học và khả năng sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1855) tại Quảng Ninh

TS. Ngô Anh TuấnTrường Đại học Nha Trang

Ốc đĩa là hải sản có giá trị kinh tế cao ở Quảng Ninh. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và xác định khả năng sản xuất giống nhân tạo làm cơ sở cho việc nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo. Đề tài thành công sẽ góp phần giải quyết con giống nhằm phát triển nghề nuôi ốc đĩa thương phẩm, đa dạng hóa đối tượng nuôi, giải quyết công ăn việc làm cho ngư dân tỉnh Quảng Ninh trong tương lai là rất cần thiết.*. Mục tiêu:+ Xác định được một số đặc điểm sinh học của ốc đĩa.+ Đánh giá được khả năng sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa tại Quảng Ninh.*. Nội dung chính1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ốc đĩa như: đặc điểm hình thái, cấu tạo; sinh thái, phân bố; dinh dưỡng; phân biệt đực cái, cơ cấu giới tính, sức sinh sản, mùa vụ sinh sản nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.2. Nghiên cứu xác định khả năng sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa: tuyển chọn và nuôi vỗ ốc bố mẹ, kích thích sinh sản, ương nuôi ấu trùng, ương nuôi ốc giống từ cấp 1 lên cấp 2.

- Đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa.- Kỹ thuật sinh sản nhân tạo ốc đĩa.- Sản xuất được 10.000 con giống ốc đĩa cấp II (kích cỡ 5mm).- Bài báo khoa học: 02

2012 2013 900 250

2. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm tôm bề bề (tôm tít) loài có kích cõ lớn (Bộ Stomatopoda) tại Quảng Ninh

TS. Lục Minh Diệp,Trường ĐH Nha Trang

Từ lâu, tôm tít được sử dụng lám thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, tôm tít hiện là đặc sản của một số tỉnh như Quảng Ninh, Cà Mau, Kiên Giang, với giá thị trường của tôm tít cỡ lớn (tôm bề bề) trong khoảng 400.000 – 600.000 đồng/kg. Đến nay, trên thế giới chưa một công trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo tôm tít nào được công bố. Do nhu cầu thị trường, tôm tít hiện bị khai thác triệt để, nguồn lợi tự nhiên dần cạn kiệt. Vì vậy, cần nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, tiến đến nuôi thương phẩm nhóm tôm có giá trị kinh tế này. Việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo nếu

- Số liệu nghiên cứu và chỉ tiêu kỹ thuậ về nuôi tôm bố mẹ, cho đẻ, ấp nở trứng, ương ấu trùng, ương giống, nuôi tôm thịt.- 5.000 hậu ấu trùng tôm tít.- 100 kg tôm thịt cỡ 100 g/con- Các báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học về các nội dung nghiên cứu- 02 bài báo

2012 2015 1.300 500

48

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

thành công sẽ có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn nguồn lợi tôm tít trong tự nhiên, và đưa tôm tít trở thành đối tượng nuôi mới, thỏa mãn được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.*. Mục tiêu: - Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật tuyển chọn tôm bề bề bố mẹ, cho đẻ, ấp nở trứng.- Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật ương ấu trùng tôm bề bề đến hậu ấu trùng.- Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật ương nuôi tôm thương phẩm.*. Nội dung chính: - Tuyển chọn, nuôi tôm bề bề bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng- Ương ấu trùng tôm bề bề đến giai đoạn hậu ấu trùng- Nuôi tôm bề bề thương phẩm

3. Nghiên cứu thiết kế chuẩn hóa các mẫu tàu đánh cá theo mẫu dân gian truyền thống của các địa phương nghề cá

PGS.TS. Trần Gia TháiTrường ĐH Nha Trang.

*. Sự cần thiếtĐa số tàu cá nước ta hiện nay đều đóng theo kinh nghiệm, không có thiết kế. Vì vậy, việc thiết kế chuẩn hóa các mẫu tàu đánh cá truyền thống cho các địa phương nghề cá là rất cần thiết trong việc nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả khai thác.*. Mục tiêu:Đánh giá mức độ an toàn các mẫu tàu đánh cá và thiết kế chuẩn hóa các mẫu tàu đánh cá truyền thống hoạt động an toàn và hiệu quả.*. Nội dung chính:Điều tra, khảo sát, phân lập các mẫu tàu đánh cá điển hình làm các nghề phổ biếnĐánh giá mức độ an toàn của các mẫu tàu khảo sátThiết kế chuẩn hóa các mẫu tàu theo mẫu truyền thống

- Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả nghiên cứu - Báo cáo mức độ an toàn của các mẫu tàu khảo sát- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật các mẫu tàu đánh cá truyền thống- 01 nghiên cứu sinh và 2 học viên Cao học- 03 bài báo khoa học

2012 2014 1000 800

4. Nghiên cứu ứng dụng nghề lồng bẫy khai thác hải sản vùng biển Cà Mau

ThS. Nguyễn Trọng Thảo,

- Điều tra các đối tượng có thể khai thác bằng nghề lồng bẫy (đặc điểm sinh học, kích thước khai thác, giá trị kinh tế…) tại vùng biển của tỉnh.

- Qui trình chế tạo ngư cụ, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm- Mẫu lồng bẫy khai thác hải

2012 2014 7000 200

49

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

Trường ĐH Nha Trang.

- Nghiên cứu, cải tiến, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ khai thác ghẹ bằng lồng cho địa phương

sản

5. Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực Du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020

TS. Đỗ Thị Thanh Vinh , Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết:- Quảng bình có lợi thế cho phát triển du lịch (du lịch biển, du lịch khám phá hang động, du lịch văn hóa). Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình. Một trong những hạn chế lớn của du lịch Quảng bình đó là công tác phát triển nhân lực phục vụ cho ngành Du lịch của Tỉnh vẫn còn nhiều bất cập: mạng lưới cơ sở đào tạo chưa được chương trình đồng bộ, một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu về quy mô, năng lực, chất lượng; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý, thiếu lao động lành nghề để phục vụ nhu cầu cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Một số ngành nghề có nhu cầu cao nhưng Tỉnh chưa có cơ sở đào tạo hoặc chưa có chương trình đào tạo; đội ngũ chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực còn thiếu; hệ thống thông tin về việc làm, thị trường lao động chưa đầy đủ...*. Mục tiêu, nội dung- Đánh giá thực trạng phát triển khu vực du lịch và chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010.- Dự báo phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2020.- Đề xuất các giải pháp, biện pháp và chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với mục tiêu phát triển ngành Du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2020.

- Bản kiến nghị về giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực Du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020.- Công bố 2 bài báo khoa học liên quan đến kết quả nghiên cứu trên các Tạp chí chuyên ngành hoặc kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên ngành quốc gia.

2012 2013 515 310

6. Đo lường mùa vụ du lịchcủa tỉnh Khánh Hòa

ThS. Võ Văn Diễn, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết :Kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh Khánh Hòa và sự đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GDP của Tỉnh ngày càng lớn. Định hướng phát triển của Tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến 2020 là

(1) Báo cáo phân tích thực trạng ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2011.(2) Bộ dữ liệu về đánh giá của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh

2012 2013 250

50

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

nâng cao tỷ trọng của ngành dịch vụ du lịch trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Một trọng những đặc tính quan trọng cần phải quan tâm khi phát triển kinh tế du lịch là tính mùa vụ. Cho đến nay, mùa vụ du lịch chỉ mới được xác định một cách cảm tính theo sự biến động của thời tiết trong năm. Để xác định và đo lường tính mùa vụ du lịch bằng các phương pháp khoa học, nghiên cứu về tính mùa vụ và phương pháp đo lường tính mùa vụ du lịch là cần thiết cho xu hướng phát triển du lịch của Tỉnh thời gian tới.* Mục tiêu:- Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch của Khánh Hòa- Đo lường tính mùa vụ du lịch của Khánh Hòa- Đề ra giải pháp phát triển ngành du lịch và hạn chế tác động của mùa vụ đến ngành du lịch.- Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch vào mùa thấp điểm.*. Nội dung chính- Đánh giá thực trạng ngành du lịch Tỉnh Khánh Hòa- Đo lường mùa vụ du lịch của Khánh Hòa- Khảo sát đánh giá của du khách về ngành du lịch Khánh Hòa

Khánh Hòa(3) Các giải pháp khắc phuc tính mùa vụ du lịch của Tỉnh Khánh Hòa(4) Các giải pháp thu hút khách đến với Khánh Hòa vào mùa thấp điểm.(5) Bài báo khoa học: 01

7. Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng trong cộng đồng ngư dân ven biển tại tỉnh Phú Yên

ThS. Phạm Hồng Mạnh, Trường ĐH Nha Trang

*Sự cần thiết: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển kinh tế biển gắn liền với việc bảo vệ, củng cố chủ quyền quốc gia trên biển. Chiến lược phát triển kinh tế biển đảo khẳng định rõ việc phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng biển, hải đảo và vùng ven biển cùng với sức mạnh của cả nước nhằm xây dựng Việt Nam thành một nước mạnh về kinh tế biển; xây dựng vùng biển, hải đảo và vùng ven biển trở thành vùng

- Tài liệu và các lý thuyết kinh tế liên quan tới vấn đề tiếp cận tín dụng- Dữ liệu về tình trạng tiếp cận tín dụng trong cộng đồng ngư dân tại Phú Yên- Chính sách tín dụng đối với cộng đồng ngư dân tại Phú Yên hiện nay - Bài báo khoa học: 02

2012 2013 60

51

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

kinh tế năng động. Để đạt được mục tiêu đó, chính sách tín dụng là một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu với vai trò là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức đối với ngư dân là vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm, từ đó nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên phần lớn ngư dân vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn vốn đó, thể hiện chính sách tín dụng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của nó. Vi vậy, việc nghiên cứu về thực trạng tiếp cận tín dụng của ngư dân hiện nay sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp giúp ngư dân phát triển sản xuất và cải thiện điều kiện sống hiện nay.*. Mục tiêu: - Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng của hộ ngư dân; - Xác định và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. - Đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng trong cộng đồng ngư dân hiện nay.*. Nội dung chính:- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan tới tín dụng và tiếp cận tín dụng;- Phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng trong cộng đồng ngư dân tại Phú Yên;- Đề xuất giải pháp.

8. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản, thử nghiệm sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm ngao puêpêra (Periglypta puerpera Linné, 1771) tại Quảng Ninh

TS. Lê Minh Hoàng

Trường ĐH Nha Trang

Ngao puêpêra (Periglypta puerpera Linné, 1771) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Loài này được phân bố ở vùng biển ấm Ấn Ðộ - Thái Bình Dương. Ở Việt Nam thường gặp từ vùng hạ triều đến độ sâu 20 mét, đáy cát sỏi. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ngao puêpêra vẫn chưa được công bố. Thêm

- Cơ sở dữ liệu về đặc điểm phân bố của tôm tít tại Quảng Ninh và đặc điểm sinh sản của ngao puêpêra. - Số liệu nghiên cứu về nuôi ngao puêpêra bố mẹ, cho đẻ, ấp nở trứng, ương ấu trùng và nuôi thương phẩm.- 10.000 con ngao puêpêra đạt

2013 2014 1200 0

52

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

vào đó, do nhu cầu của thị trường nên ngao puêpêra hiện đang bị khai thác triệt để dẫn đến nguồn lợi tự nhiên dần cạn kiệt. Vì vậy, cần có các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, nghiên cứu sinh sản nhân tạo và tiến đến nuôi thương phẩm đối tượng có giá trị kinh tế này. Việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo nếu thành công sẽ có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn nguồn lợi ngao puêpêra trong tự nhiên, và có thể đưa ngao puêpêra trở thành đối tượng nuôi mới, thỏa mãn được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản tạo cơ sở khoa học cho việc sản xuất giống nhân tạo, nuôi thương phẩm và bảo vệ nguồn lợi nguồn lợi ngao puêpêra là cần thiết. *. Mục tiêu:- Xác định đặc điểm phân bố của ngao puêpêra tại Quảng Ninh. - Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của ngao puêpêra.- Xác định khả năng sản xuất giống ngao puêpêra.- Xác định khả năng nuôi thương phẩm của ngao puêpêra.*. Nội dung chính:- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của ngao puêpêra tại Quảng Ninh- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ngao puêpêra- Nghiên cứu khả năng sinh sản nhân tạo ngao puêpêra.- Nghiên cứu khả năng nuôi thương phẩm ngao puêpêra.

kích cỡ giống.- 500 kg ngao puêpêra đạt kích cỡ thương phẩm.- Các báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học về các nội dung nghiên cứu- Bài báo khoa học: 02

9. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản, thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ngao hoa

ThS. Nguyễn Đình Huy

Trường

Ngao hoa là động vật thân mềm hai vỏ có giá trị dinh dưỡng cao là một trong những đối tượng thân mềm xuất khẩu được các thị trường lớn như EU, Mỹ rất ưa chuộng. Ý thức được điều này người dân ở tỉnh Quảng Ninh đã bắt

- Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản (các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, kích thước tham gia sinh sản lần đàu, mùa vụ sinh sản,

2013 2014 1000 0

53

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

(Paphya textile Gmelin, 1791) tại Quảng Ninh

ĐH Nha Trang

đầu thử nghiệm nuôi đối tượng này với nguồn giống nhập từ Đài Loan với giá cao và ko chủ động được số lượng.. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản tạo cơ sở khoa học cho việc sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm đối tượng này là rất cần thiết. *. Mục tiêu:Cung cấp các dẫn liệu về đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở khoa học cho sản xuất giống nhân tạo ngao hoa thành công.*. Nội dung chính:- Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao hoa.- Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo ngao hoa.- Thử nghiệm nuôi thương phẩm ngao hoa.

sức sinh sản, các giai đoạn phát triển ấu trùng...).- Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ngao hoa.- Kỹ thuật nuôi thương phẩm ngao hoa.- Bài báo khoa học: 02- 10 vạn con giống cấp 1.- 0,5 tấn ngao hoa thương phẩm.

10. Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Nguyễn Đắc Kiên, Trường ĐH Nha Trang

Hàng năm, ngành chế biến thuỷ sản thải ra môi trường 35 – 40 triệu m3 nước thải nhưng hiện chỉ có khoảng trên 40 cơ sở trong tổng số các cơ sở chế biến thuỷ sản trong cả nước có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý Phần lớn các cơ sở sản xuất có qui mô vừa và nhỏ, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải liên quan đến đầu tư nên chỉ một số ít các cơ sở chế biến thuỷ sản có trang bị hệ thống xử lý nước thải.*. Mục tiêu: Mục tiêu đề tài là loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản đến mức chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định*. Nội dung chính- Nghiên cứu đặc tính nước thải : cần xác định cụ thể thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải, dạng tồn tại của chúng (lơ lửng, dạng keo, dạng hòa tan…), khả năng phân hủy sinh học và độc tính của các thành phần vô cơ và hữu cơ.- Phương án xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn cho phép.- Thử nghiêm mô hình xử lý nước thải chế biến thủy sản

- Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản.- Kết quả thử nghiệm mô hình xử lý đạt tiêu chuẩn đầu ra.

2013 2015 500 0

54

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

11. Xây dựng mô hình chà rạn nhân tạo-giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ven bờ Tỉnh Quảng Ngãi

ThS. Nguyễn Trọng Thảo, Trường ĐH Nha Trang.

Nội dung: - Nguồn lợi ven bờ suy giảm nghiêm trọng, đời sống cộng đồng ngư dân nghèo gặp nhiều khó khăn trong sản xuất; nghề khai thác cấm vẫn hoạt động lén lút tuyến bờ- Khôi phục hệ thống chà rạn theo mô hình tiên tiến vừa bảo vệ và tái tạo nguồn lợi- Đề xuất giải pháp quản lý

- Xây dựng 7 mô hình chà rạn cải tiến tại các vùng bãi ngang của tỉnh.- Nguồn lợi ven bờ khôi phục dần- Qui chế đồng quản lý

2013 2015 700

12. Đánh giá thực trạng nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long và giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề

ThS. Nguyễn Trọng Thảo, Trường ĐH Nha Trang.

Nội dung: - Vùng cửa sông là bãi để, nơi dinh dưỡng cư của các loài thủy sản. Trong thời gian qua ngư dân đóng đáy và dùng lờ dây kiểu Trung Quốc với kích thước quá nhỏ để khai thác vùng này làm nguồn lợi cạn kiệt, - Đánh giá tác động của nghề đến nguồn lợi và đề xuất mô hình chuyển đổi cơ cấu nghề hợp lý- Đề xuất giải pháp quản lý

- Chuyển đổi nghề khai thác vùng cửa sông theo hướng chọn lọc- Giải quyết sinh kế cho ngư dân- Giải pháp quản lý bền vững

2013 2015 5.000

13. Nghiên cứu cải tiến, quy trình và trang thiết bị bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá khai thác xa bờ.

ThS Phan Xuân Quang, Trường ĐH Nha Trang

Trước tình trạng sự giảm đáng kể về sản lượng khai thác các nghề cá ven bờ. Tập trung tăng cường đầu tư, hướng cho ngư dân vươn ra khai thác vùng biển khơi xa bờ là vấn đề cấp thiết hiện nay của nghề khai thác. - Biển đông, các khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, tuy nhiên hiện nay đây là khu vực “nóng” thường xẩy ra những tranh chấp trong khai thác hải sản, để tăng cường cùng góp phần bảo vệ vùng biển trời của Tổ Quốc, đội tàu của ngư dân cần được đầu tư phát triển cả về số lượng và quy mô, đủ điều kiện vươn ra khai thác xa bờ. Tuy nhiên vấn đề bất cập hiện nay của đội tàu này là việc bảo quản sản phẩm sau khai thác. - Quy trình bảo quản, hầm bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của các tàu khai thác xa bờ hiện nay còn nhiều nhược điểm: Hầm giữ nhiệt kém, đá tan nhanh, hiện tượng nước bẩn, nước từ sản phẩm ngấm vào gỗ tạo cho vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển và cư trú tại đó.

- Báo cáo về thực trạng tàu thuyền, ngư trường, trang bị bảo quản sau khai thác và quy trình bảo quản của các tàu đánh bắt xa bờ.- Quy trình bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá khai thác xa bờ. - Hồ sơ các mẫu hầm bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá khai thác xa bờ.

2013 2015 1000

55

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

- Mặt khác các loại vi khuẩn từ các lớp gỗ ở vách ngăn, các lớp ván sàn tàu thâm nhập vào sản phẩm làm cho sản phẩm dễ ươn thối và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.- Nước dễ dàng thấm vào các lớp xốp cách nhiệt, làm cho các lớp xốp luôn luôn ướt sẽ không duy trì khả năng giữ nhiệt của các lớp này, lượng nước đá bảo quản không đủ để đảm bảo chất lượng cá tươi các tàu phải rút bớt thời gian khai thác và hiệu quả kinh tế chuyến biển bị giảm. - Trước tình hình đó đề tài: Nghiên cứu cải tiến Quy trình và trang thiết bị bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá khai thác xa bờ. Nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm sau đánh bắt, giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm báo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả nghề khai thác hải sản là vô cùng bức thiết hiện nay.*. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm sau đánh bắt, giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm báo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng thời gian khai thác, nâng cao hiệu quả nghề khai thác hải sản xa bờ.*. Nội dung: - Điều tra tàu thuyền,ngư trường, trang bị bảo quản sau khai thác.- Điều tra về quy trình bảo quản của các tàu đánh bắt xa bờ.- Phân tích đánh giá chất lượng, hiệu quả.- Nghiên cứu cải tiến các loại hầm bảo quản hiện nay.- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu bảo quản mới vào tàu cá Việt Nam.- Thực hiện trang bị quy trình bảo quản mới trên tàu đang khai thác.- Tiến hành phân tích so sánh hiệu quả với quy

56

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

trình và hầm bảo quản cũ.- Đề xuất quy trình bảo quản mới ứng dụng cho các tàu cá xa bờ.

14. Ảnh hưởng của rào cản thương mại đến khả năng xuất khẩu của các DNCBTS tỉnh Khánh Hòa

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, Trường ĐH Nha Trang

*. Sự cần thiết :Trước những thách thức về các rào cản thương mại, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan đang được áp dụng ngày một nhiều hơn bởi các thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đã, đang và sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, khi mà ngành thủy sản nước ta còn nhiều hạn chế về khoa học kỹ thuật và trình độ công nghệ so với các quốc gia đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực.*. Mục tiêu:- Nghiên cứu những nội dung chính về các rào cản thương mại của hai thị trường lớn là Mỹ và EU đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. - Phân tích tác động của các rào cản thương mại, mà chủ yếu là hàng rào kỹ thuật và biện pháp chống bán phá giá của hai thị trường xuất khẩu thủy sản lớn và đầy tiềm năng (Mỹ và EU) đến khả năng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa.- Đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh vượt qua rào cản thương mại để nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản.*. Nội dung chính :- Phân tích tác động của các rào cản thương mại, mà chủ yếu là hàng rào kỹ thuật và biện pháp chống bán phá giá của hai thị trường xuất khẩu thủy sản lớn và đầy tiềm năng (Mỹ và EU) đến khả năng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa.- Đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh vượt qua rào cản thương mại để nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản.

2013 2014

15. Đánh giá mức độ nhiễm TS. *. Sự cần thiết : - Bản đánh giá tình hình nhiễm 2013 2014 300

57

TT Mã số, tên đề tài, dự án

Cán bộ và cơ

quan chủ trì

Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt đượcThời gian Kinh phí

(Triệu đồng) Ghi chúBắt

đầuKếtthúc

Tổngsố

Năm2012

Listeria monocytogenes trên dây chuyền sản xuất thực phẩm thủy sản. Giải pháp khắc phục.

Nguyễn Minh TríTrường ĐH Nha Trang

Tình hình nhiễm Listeria monocytogenes đang được quan tâm hiện nay. Nhiều xí nghiệp chế biến gặp khó khăn trong việc khắc phục tình hình nhiễm Listeria monocytogenes, ảnh hưởng lớn đến chất lượng các mặt hàng sản xuất được, nhất là các mặt hàng thủy sản xuất khẩu.*. Mục tiêu:- Khắc phục được tình hình nhiễm Listeria trên các sản phẩm thực phẩm thủy sản.*. Nội dung chính- Đánh giá mức độ nhiễm Listeria monocytogenes trên các công đoạn dây chuyền sản xuất.- Nghiên cứu đề xuất biên pháp khắc phục.

Listeria monocytogenes trên 01dây chuyển sản xuất cụ thể.- Biện pháp khắc phục: Khi áp dụng biện pháp đề xuất, sản phẩm đạt yêu cầu về Listeria monocytogenes.

Khánh Hoà, ngày 27 tháng 12 năm 2011

HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Vũ Văn Xứng

58