212
MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục 1 2 Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông 5 3 Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tiêu chun đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học 26 4 Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tiêu chun đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông 35 5 Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục 50 6 Công văn số 7880/BGDĐT ngày 08/9/2009 của Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định CLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông 74 7 Thông tư 12/2009/TT- BGDĐT, ngày 12/5/2009 về việc ban hành Quy định về tiêu chun đánh giá.chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở 118 9 Công văn số 9040/BGDĐT ngày 12/10/2009 của Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định CLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở 133 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

1 Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục

1

2 Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

5

3 Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học

26

4 Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông

35

5 Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục 50

6 Công văn số 7880/BGDĐT ngày 08/9/2009 của Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định CLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

74

7 Thông tư 12/2009/TT- BGDĐT, ngày 12/5/2009 về việc ban hành Quy định về tiêu chuân đánh giá.chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở

118

9 Công văn số 9040/BGDĐT ngày 12/10/2009 của Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định CLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ thông

133

1

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 46/2008/CT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2008

CHỈ THỊVề việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục

Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, và đây mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai trong vài năm gần đây, đã có những tác động tích cực đến chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Để tiếp tục đây mạnh công tác này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị và cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; khân trương xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cán bộ quản lý đào tạo của các Bộ, ngành liên quan và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục; chủ động đề xuất các nội dung về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục vào chương trình giáo dục của các trường sư phạm, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên đều có những hiểu biết nhất định về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tương ứng với vị trí công tác của mình.

2. Đây mạnh công tác tuyên truyền về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Thông qua các diễn đàn, các chương mục trên báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá,

2

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

kiểm định chất lượng giáo dục đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.

3. Tăng cường phát triển đội ngũ chuyên gia về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, lập kế hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia nòng cốt của ngành về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục; lập kế hoạch đào tạo về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở trong và ngoài nước.

Tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ Thạc sĩ về đo lường và đánh giá giáo dục ở trong và ngoài nước. Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sở giáo dục và đào tạo lập kế hoạch cử cán bộ đi học nhằm đảm bảo đến năm 2010 có đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để chủ động triển khai công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo kế hoạch của đơn vị mình. Khuyến khích các học viên cao học và nghiên cứu sinh nghiên cứu các đề tài về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Nghiên cứu tạo động lực cho công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trên cơ sở bảo đảm sự hài hoà giữa các lợi ích: Nhà nước, nhà trường, xã hội và người học, nghiên cứu và đề xuất chính sách cụ thể, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; công bố những cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục; đề xuất các chính sách cụ thể để triển khai áp dụng từ năm học 2008 - 2009.

5. Xây dựng và củng cố hệ thống các đơn vị làm công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sở giáo dục và đào tạo; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì soạn thảơ để trình cấp có thâm quyền ban hành quy định về điều kiện thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và tăng cường năng lực cho ít nhất ba trung tâm, cơ quan đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó có một đơn vị đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trong năm học 2008 - 2009.

Hướng dẫn các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng thành lập trung tâm (hoặc đơn vị chuyên trách trong phòng chuyên môn) về đảm bảo chất lượng giáo dục, triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường; hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo thành lập, củng cố và phát triển phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục; phối hợp với các dự án nghiên cứu bổ sung các cấu phần đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục để đào tạo nhân lực, xây dựng công cụ và triển khai đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo.

6. Khân trương triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Từ năm học 2008-2009, tất cả các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp triển khai tự đánh giá hằng năm và nộp báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp; thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá; định kỳ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục; phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 80% số trường đại học, 50% số trường cao đẳng và 30%

3

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

số trường trung cấp chuyên nghiệp được kiểm định chất lượng. Kết hợp giữa kiểm định cơ sở giáo dục với kiểm định chương trình giáo dục. Kết hợp giữa kiểm định cơ sở giáo dục với đánh giá các cơ sở giáo dục trên diện rộng để so sánh, đối chiếu ở nhiều góc độ khác nhau. Triển khai thu thập thông tin phản hồi từ học sinh, sinh viên đã ra trường, từ các nhà tuyển dụng để có thêm thông tin về chất lượng dạy và học của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.

Triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Trong năm học 2008-2009, mỗi sở giáo dục và đào tạo triển khai đánh giá khoảng 2,5% số trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (trung bình mỗi sở có 10 trường) trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau theo các tiêu chuân đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm xác định thực trạng chung của các cơ sở giáo dục. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phối hợp với các đơn vị và các dự án liên quan hỗ trợ cho các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng các trường ở cấp học phổ thông; tiếp tục triển khai áp dụng thí điểm bộ tiêu chí quản lý chất lượng trường trung học phổ thông; kết hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và các dự án liên quan nghiên cứu thí điểm tăng cường năng lực cho một số sở giáo dục và đào tạo để triển khai đánh giá chất lượng các môn học của học sinh một số khối lớp trong phạm vi của địa phương; nghiên cứu, chuân bị triển khai chủ đề của năm học 2009 - 2010 là Năm học đánh giá chất lượng giáo dục. Trong những năm tới, các đơn vị chức năng của Bộ kết hợp với các dự án tiếp tục định kỳ đánh giá chất lượng môn Toán và Tiếng Việt của học sinh khối lớp 5, 7, 9, 11 trong phạm vi cả nước, tiến tới tăng số môn học và khối lớp học được đánh giá; nghiên cứu, hỗ trợ các trường phổ thông cở sở và phổ thông trung học từng bước tham gia “Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA)”, “Xu hướng quốc tế nghiên cứu Toán và Khoa học (TIMSS)”.

7. Thực hiện phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Các cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc triển khai tự đánh giá, tiếp nhận báo cáo tự đánh giá, nghiên cứu và có ý kiến phản hồi cho các cơ sở giáo dục; giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá; nghiên cứu đề xuất phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục cho các Bộ, ngành và địa phương.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Khuyến khích các đơn vị liên quan, các trường, trung tâm đăng ký làm thành viên của các tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế, nhất là Mạng lưới chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQN), Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hiệp hội quốc tế về đánh giá và các thành tựu giáo dục (IEA ) nhằm trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm quốc tế và có thể so sánh giáo dục của Việt Nam với các nước khác. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chuân bị để năm 2009 tổ chức thành công Hội nghị thường niên của APQN tại Việt Nam; có kế hoạch

4

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

đăng cai tổ chức các Hội nghị quốc tế khác liên quan đến công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Trước mắt, trong tháng 12 năm 2008, tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường đại học; tiếp theo là các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường phổ thông cở sở và phổ thông trung học.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.Chỉ thị này phải được phổ biến tới tất cả các cơ quan quản lý giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để quán triệt và thực hiện; giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là đơn vị đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai, thực hiện nghiêm túc./.

Nơi nhận:- VP Trung ương Đảng; - VP Quốc hội;- VP Chủ tịch nước; - VP Chính phủ;- Ban Tuyên giáo Trung ương;- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ quản lý các cơ sở giáo dục;- Các cơ sở giáo dục;- Các cơ sở giáo dục và đào tạo;- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;- Các Cục, Vụ, Viện, Thanh tra, Văn phòng và đơn vị thuộc Bộ GDĐT;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- Kiểm toán Nhà nước;- Công báo; Website Chính phủ;- Website Bộ; - Lưu: VT, PC, KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

5

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 83/2008/QĐ-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

6

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học có cơ sở giáo dục phổ thông; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng phòng giáo dục và đào tạo; Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Ban Tuyên giáo TƯ;- UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;- Cục KtrVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán nhà nước;- Như Điều 3; - Công báo;- Website Chính phủ;- Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

7

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNHVề quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng

cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT

ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Văn bản này quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở

giáo dục phổ thông, bao gồm: tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông; đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông; đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ thông; công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Văn bản này áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc loại hình công lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2. Giải thích từ ngữTrong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. “Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là sự đáp ứng của cơ sở giáo

dục phổ thông đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục.

2. “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. “Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuân chất lượng giáo dục.

4. “Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

7

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

5. “Thông tin trong báo cáo tự đánh giá” là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

6. “Minh chứng trong báo cáo tự đánh giá” là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định từng tiêu chí đạt hay không đạt. Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

Điều 3. Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thôngKiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp

ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

Điều 4. Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thôngQuy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện

như sau:1. Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông.2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông.3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) cơ sở giáo dục phổ thông.4. Công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục

và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông1. Tiêu chuân đánh chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành, bao gồm: tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở; tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông; tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông có nhiều cấp học và tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2. “Tiêu chuân đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” (sau đây gọi tắt là tiêu chuân) là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuân bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

3. “Tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” (sau đây gọi tắt là tiêu chí) là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuân. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.

4. “Chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” (sau đây gọi tắt là chỉ số) là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.

8

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Điều 6. Nguyên tắc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông1. Tuân thủ theo quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ

thông theo Quy định này.2. Đánh giá các cơ sở giáo dục phổ thông theo các tiêu chuân đánh giá

chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở; tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông; tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông có nhiều cấp học; tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

3. Độc lập, khách quan, công khai và minh bạch.Điều 7. Điều kiện đăng ký kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông 1. Trường tiểu học đã được công nhận đạt chuân quốc gia mức độ 1 trở lên

theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuân quốc gia. Khuyến khích các trường tiểu học chưa đạt chuân quốc gia thực hiện tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có đủ các khối lớp học và có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục của lớp cuối cấp.

3. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Điều 8. Chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông1. Đối với trường tiểu học có chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục là 5

năm / lần.2. Đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ

thông có nhiều cấp học và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp có chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục là 4 năm / lần.

Chương IITỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Điều 9. Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

9

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

6. Viết báo cáo tự đánh giá.7. Công bố báo cáo tự đánh giá.Điều 10. Hội đồng tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông1. Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá cơ sở giáo dục

phổ thông (sau đây gọi tắt là Hội đồng tự đánh giá); Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 07 thành viên.

2. Thành phần của Hội đồng tự đánh giá gồm: a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc Trung

tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng hoặc Phó Giám

đốc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;c) Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên

có uy tín của cơ sở giáo dục phổ thông;d) Các thành viên gồm đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập

hoặc Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số các phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú (nếu có).

3. Nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá quyết định thành lập; nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.

4. Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng tự đánh giá.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tự đánh giá:a) Phổ biến quy trình tự đánh giá và yêu cầu các bộ phận, cá nhân của cơ sở

giáo dục phổ thông phối hợp thực hiện; xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập thông tin, minh chứng; rà soát các hoạt động giáo dục, đối chiếu, so sánh kết quả tự đánh giá với các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đánh giá mức độ cơ sở giáo dục phổ thông đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng giáo dục gồm các thông tin chung, kết quả về điều tra thực trạng và các vấn đề khác nhằm hỗ trợ việc duy trì, nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

b) Yêu cầu lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá;

c) Được đề nghị lãnh đạo của cơ sở giáo dục phổ thông thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ việc triển khai hoạt động tự đánh giá.

6. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất; mọi quyết định có giá trị khi ít nhất 2/3 số thành viên trong Hội đồng tự đánh giá nhất trí.

10

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Điều 11. Mục đích, phạm vi tự đánh giá1. Mục đích tự đánh giá là cơ sở giáo dục phổ thông tự xem xét, tự kiểm

tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuân chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Phạm vi của tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông theo từng tiêu chí trong tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 12. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá Kế hoạch tự đánh giá do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt bao gồm

các nội dung: mục đích và phạm vi tự đánh giá; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; công cụ đánh giá; dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).

Điều 13. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng 1. Căn cứ vào các tiêu chí của tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cơ sở giáo dục phổ thông tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.

2. Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và tính chính xác, được thu thập ở hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra phỏng vấn những người có liên quan và quan sát các hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Các thông tin và minh chứng cần được xử lý, phân tích dùng làm căn cứ, minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá.

4. Phiếu đánh giá tiêu chí (Phụ lục 1) được lập cho từng tiêu chí làm cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá.

Điều 14. Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí Tiêu chí được xác định là đạt yêu cầu khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều

đạt yêu cầu.Điều 15. Viết báo cáo tự đánh giá1. Mỗi tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá được trình bày đầy đủ các nội

dung: mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo từng tiêu chí.

2. Báo cáo tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Báo cáo tự đánh giá là một văn bản ghi nhớ quan trọng để cơ sở giáo dục phổ thông cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.

11

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Điều 16. Công bố báo cáo tự đánh giá 1. Dự thảo báo cáo tự đánh giá được công bố công khai trong thời gian 15

ngày làm việc tại cơ sở giáo dục phổ thông để lấy ý kiến góp ý. Hội đồng tự đánh giá thu thập, xử lý các ý kiến thu được và hoàn thiện báo cáo. Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá ký xác nhận vào bản báo cáo tự đánh giá; hiệu trưởng hoặc giám đốc của cơ sở giáo dục phổ thông ký tên, đóng dấu.

2. Công bố công khai báo cáo tự đánh giá; các thông tin và minh chứng phục vụ tự đánh giá được lưu trữ đầy đủ trong một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.

Chương IIIĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNGĐiều 17. Hồ sơ và thời gian đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của

cơ sở giáo dục phổ thông1. Hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ

thông, bao gồm:a) Bản đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục (Phụ lục 2);b) Báo cáo tự đánh giá (03 bản) và các văn bản, tài liệu, thông tin, minh

chứng kèm theo.2. Thời gian đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ

thông được thực hiện trong tháng 3 hoặc tháng 11 hằng năm.Điều 18. Quy trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định

chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo:a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ

thông thuộc quyền quản lý;b) Kiểm tra báo cáo tự đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký

kiểm định chất lượng giáo dục, thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gửi công văn (kèm theo hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông) đề nghị Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tổ chức đánh giá ngoài và thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý được đánh giá ngoài biết;

đ) Tháng 01 và tháng 5 hằng năm, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và Giám đốc sở giáo dục và đào tạo về danh sách các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý hoàn thành báo cáo tự đánh giá được chấp nhận đánh giá ngoài.

2. Đối với sở giáo dục và đào tạo:

12

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục hợp lệ từ các phòng giáo dục và đào tạo; kiểm tra và thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết những hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài;

b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý;

c) Kiểm tra báo cáo tự đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về báo cáo tự đánh giá;

d) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý về hồ sơ được chấp nhận đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;

đ) Tháng 02 và tháng 7 hằng năm, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Bộ Giáo dục và Đào tạo về các cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành báo cáo tự đánh giá được chấp nhận đánh giá ngoài, kế hoạch đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục phổ thông và thông báo công khai trên Website của sở giáo dục và đào tạo.

Chương IVĐÁNH GIÁ NGOÀI VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Điều 19. Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông1. Cơ cấu tổ chức:Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là đoàn

đánh giá ngoài) có 5 đến 7 thành viên, do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập, bao gồm:

a) Trưởng đoàn, thư ký;b) Các thành viên còn lại là chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về

kiểm định chất lượng giáo dục; đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục phổ thông, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo; đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành liên quan;

2. Tiêu chuân của các thành viên đoàn đánh giá ngoài: a) Có tư cách đạo đức tốt, trung thực và khách quan; trước đây và hiện nay không làm việc tại cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài; có ít nhất 05 năm công tác trong ngành giáo dục; có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã qua khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về đánh giá ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hoặc đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền tổ chức cấp hoặc do tổ chức nước ngoài cấp và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

b) Trưởng đoàn là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (hoặc nguyên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) tương ứng với cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài hoặc Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng, Phó

13

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Trưởng phòng các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo hoặc chuyên viên chính công tác trong ngành giáo dục và đào tạo;

c) Thư ký phải tốt nghiệp đại học trở lên;d) Chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục phải tốt nghiệp đại học trở

lên, có kinh nghiệm triển khai đánh giá chất lượng giáo dục. 3. Nhiệm vụ của đoàn đánh giá ngoài và các thành viên:

a) Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá và xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng các tiêu chí trong tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đề nghị công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục; b) Trưởng đoàn chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài và phân công nhiệm vụ cho các thành viên;

c) Thư ký chuân bị các báo cáo, biên bản, tổng hợp kết quả đánh giá ngoài và giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động đánh giá ngoài;

d) Các thành viên thực hiện các nhiệm vụ đánh giá ngoài do Trưởng đoàn phân công.

5. Đoàn đánh giá ngoài có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và các kết quả đánh giá trước khi chính thức gửi kết quả cho cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài.

Điều 20. Các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài 1. Trưởng đoàn cùng thư ký xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài; trưởng

đoàn phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn đánh giá ngoài.2. Các thành viên trong đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh

giá, các văn bản, tài liệu, thông tin, minh chứng.3. Trưởng đoàn, thư ký tiến hành khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục phổ thông

được đánh giá ngoài và thông báo kế hoạch đánh giá ngoài cho các bên liên quan được biết để chuân bị các điều kiện phục vụ các hoạt động đánh giá ngoài.

4. Đoàn đánh giá ngoài khảo sát chính thức và thảo luận với lãnh đạo, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài; thu thập thêm tài liệu, thông tin, minh chứng và rà soát các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài.

5. Đối chiếu, so sánh với các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đánh giá mức độ mà cơ sở giáo dục phổ thông đã đạt được theo từng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.

6. Viết báo cáo đánh giá ngoài (được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Điều 21. Thông báo kết quả đánh giá ngoài 1. Bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho cơ sở giáo dục

phổ thông được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến.

14

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu cơ sở giáo dục phổ thông không có ý kiến phản hồi, thì xem như đã đồng ý.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài hoặc kể từ ngày hết thời hạn trả lời ý kiến nêu tại khoản 2 của Điều này, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông biết những ý kiến được tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

4. Báo cáo đánh giá ngoài, được ít nhất 2/3 số thành viên nhất trí thông qua, sẽ gửi cho cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài và trình sở giáo dục và đào tạo, trong đó đề xuất về việc công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

Điều 22. Đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài 1. Kết quả đánh giá ngoài được đánh giá lại khi cơ sở giáo dục phổ thông

không nhất trí với báo cáo đánh giá ngoài và có công văn khiếu nại gửi sở giáo dục và đào tạo.

2. Trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông đồng ý với dự thảo báo cáo do đoàn đánh giá ngoài gửi đến để lấy ý kiến và kết quả đánh giá ngoài không có thay đổi so với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài tại thời điểm lấy ý kiến thì cơ sở giáo dục phổ thông không được yêu cầu đánh giá lại.

3. Đoàn đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài (sau đây gọi là đoàn đánh giá lại) có ít nhất 05 thành viên do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập gồm đại diện phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Thanh tra và các đơn vị chức năng của sở giáo dục và đào tạo; chuyên gia am hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục. Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không tham gia đoàn đánh giá lại.

4. Đoàn đánh giá lại có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tài liệu làm việc của đoàn đánh giá ngoài, thảo luận với các thành viên của đoàn đánh giá ngoài; tiến hành khảo sát tại cơ sở giáo dục phổ thông, thảo luận với lãnh đạo cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá ngoài, Hội đồng tự đánh giá và viết báo cáo đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài (được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Kết quả đánh giá lại có giá trị thay thế kết quả đánh giá ngoài. Điều 23. Sử dụng kết quả đánh giá ngoài và đánh giá lạiKết quả đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) được sử dụng làm cơ sở

để xem xét công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

15

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Chương VCÔNG NHẬN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 24. Các cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

1. Cấp độ 1: cơ sở giáo dục phổ thông có từ 50% đến dưới 65% số tiêu chí đạt yêu cầu.

2. Cấp độ 2: cơ sở giáo dục phổ thông có từ 65% đến dưới 80% số tiêu chí đạt yêu cầu.

3. Cấp độ 3: cơ sở giáo dục phổ thông có từ 80% trở lên số tiêu chí đạt yêu cầu.

Điều 25. Công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

1. Cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 của Quy định này, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định tạm thời công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục ở cấp độ 1 hoặc cấp độ 2.

2. Cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục cấp độ 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Quy định này, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

Điều 26. Thời hạn đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục phổ thông đã kiểm định chất lượng giáo dục, nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở cấp độ 3

1. Cơ sở giáo dục phổ thông có số tiêu chí chỉ đạt yêu cầu dưới 50% của tổng số tiêu chí trong tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục, thì sau 4 học kỳ (1 năm học tương đương với 2 học kỳ) nhưng không quá 5 học kỳ được đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Quy định này, thì sau 3 học kỳ nhưng không quá 4 học kỳ được đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Quy định này, thì sau 2 học kỳ nhưng không quá 3 học kỳ được đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 27. Cấp giấy chứng nhận và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục

1. Cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp độ 3 theo quy định khoản 3 Điều 24 của Quy định này, thì được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, có giá

16

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

trị 5 năm đối với trường tiểu học, 4 năm đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cấp cho cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục cấp độ 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Quy định này, có kích thước 21 cm × 29 cm có nội dung theo mẫu Phụ lục 3. Các nội dung ghi trong giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục được viết bằng loại mực màu đen, chữ viết rõ ràng, tên cơ sở giáo dục phổ thông được viết kiểu chữ in hoa.

3. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông được công bố công khai trên Website của sở giáo dục và đào tạo.

Điều 28. Thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dụcTrường hợp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của sơ cơ giáo

dục phổ thông đạt tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục cấp độ 3 theo quy định khoản 3 Điều 24 của Quy định này còn trong thời hạn, mà cơ sở giáo dục phổ thông không còn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

Chương VITỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Trách nhiệm của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

1. Lập kế hoạch kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.2. Quản lý, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các

hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định.3. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn liên quan đến kiểm định chất lượng cơ

sở giáo dục phổ thông.4. Hằng năm, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục báo cáo Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông và thông báo trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 30. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo 1. Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo,

kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục phổ thông do sở giáo dục và đào tạo quản lý để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

3. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông do phòng giáo dục và đào tạo quản lý và cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý.

17

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

4. Lập kế hoạch đánh giá ngoài, đánh giá lại và ra quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại.

5. Tiếp nhận báo cáo đánh giá ngoài, báo cáo đánh giá lại (nếu có). 6. Thực hiện các thủ tục, đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn

đánh giá ngoài và đánh giá lại.7. Hằng năm, thống kê số liệu các cơ sở giáo dục phổ thông đăng ký kiểm

định chất lượng giáo dục; chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông chưa đăng ký kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông triển khai kế hoạch phấn đấu để các cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

8. Giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông đã được công nhận hoặc không được công nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục khi thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các kiến nghị trong báo cáo đánh giá ngoài, báo cáo kết quả đánh giá lại về việc khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao, cải tiến chất lượng các hoạt động giáo dục.

9. Báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát.

Điều 31. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo 1. Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo,

theo dõi, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý về việc thực hiện các văn bản liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục do sở giáo dục và đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo về việc chấp nhận các cơ sở giáo dục phổ thông để đánh giá ngoài và thực trạng quản lý chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý; đề nghị Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý.

3. Phối hợp với phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục – sở giáo dục và đào tạo, các đơn vị và cá nhân có liên quan để tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý.

4. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý để đánh giá ngoài.

5. Theo dõi các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu mà cơ sở giáo dục phổ thông đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá.

6. Thực hiện các thủ tục và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, đánh giá lại (nếu có); tiếp nhận báo cáo đánh giá ngoài, báo cáo đánh giá lại và các ý kiến của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý được đánh giá ngoài.

18

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

7. Hằng năm thống kê số liệu các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục; chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý chưa đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục cần triển khai kế hoạch phấn đấu để đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

8. Giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý đã được công nhận hoặc không được công nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục thực hiện các kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại, sở giáo dục và đào tạo về việc để khắc phục những tồn tại, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.

9. Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo về các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát.

Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông1. Thực hiện quy trình tự đánh giá theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.2. Thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự

đánh giá và các kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại,3. Chuân bị các điều kiện để phục vụ đoàn đánh giá ngoài và đoàn đánh giá

lại (nếu có). 4. Bảo vệ và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đã được công

nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục, không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng giáo dục.

5. Các sơ sở giáo dục phổ thông chưa đủ điều kiện đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại Điều 7 của Quy định này, cần có kế hoạch cam kết phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục theo tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục để được đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 33. Kinh phí hoạt động1. Hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông được tổ chức

thực hiện bằng nguồn kinh phí của Nhà nước và các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan.

2. Hằng năm, sở giáo dục và đào tạo và phòng giáo dục và đào tạo lập dự toán kinh phí từ nguồn kinh phí của Nhà nước để chi cho các hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Hằng năm, các cơ sở giáo dục phổ thông lập dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước (đối với cơ sở giáo dục phổ thông công lập), từ nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường (đối với các cơ sở giáo dục phổ thông tư thục) và các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chi cho công tác tự đánh giá, cải tiến chất lượng giáo dục và các hoạt động có liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục.

19

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Chương VIITHANH TRA, KIỂM TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG

VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 34. Thanh tra và kiểm tra1. Các hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông chịu sự

thanh tra, kiểm tra chuyên môn của các cơ quan chức năng có thâm quyền và theo quy định của pháp luật.

2. Phòng giáo dục và đào tạo định kỳ hoặc đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy định về kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý.

3. Sở giáo dục và đào tạo định kỳ hoặc đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy định về kiểm định chất lượng các phòng giáo dục và đào tạo và cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ hoặc đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông và các đơn vị liên quan.

Điều 35. Khiếu nại và tố cáo1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với hành vi, quyết định trái pháp

luật của người có thâm quyền về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.2. Các tổ chức và cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm về kiểm định

chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.

Điều 36. Khen thưởng và xử lý vi phạm1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kiểm định

chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. 2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật./.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

20

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 1. Phiếu đánh giá tiêu chí (Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12

năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Cơ quan chủ quản........Trường...........................Nhóm..............................

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍTiêu chuẩn...................................................................................................................................Tiêu chí .…..…………………………………………………………………...................... a)……………………………………………………………………...................

b).……………………………………………………………………..................c)...........................................................................................................................

1. Mô tả hiện trạng (mục này phải có các thông tin, minh chứng kèm theo)..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Điểm mạnh:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3. Điểm yếu:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số cĐạt: Không đạt:

Đạt: Không đạt:

Đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí:

Đạt: Không đạt:

(Tiêu chí Đạt khi 03 chỉ số được đánh giá Đạt).

21

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Người viết báo cáo (ghi rõ họ và tên):..................................................................................................

Phụ lục 2. Bản đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục(Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12

năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊNTÊN TRƯỜNG...........

Số:..................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... , ngày ..... tháng ...... năm ....

ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Kính gửi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo............. - Sở Giáo dục và Đào tạo...................

(Cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý sở giáo dục và đào tạo không cần gửi phòng giáo dục và đào tạo)

Tên trường: .................................................................................................Địa chỉ: ............................................................................................................................................................................................................................Điện thoại: ...........................................; Fax:..............................................E-mail: ..................................................; Website: .....................................Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo .............số:................................

ngày.....tháng.....năm.........của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục ............(Hồ sơ đăng ký kèm theo).

TT Tên tài liệu, văn bản Có Không12345...

Hiệu trưởng/Giám đốc) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

22

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

23

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAMIndependence - Freedom - Happiness

CERTIFICATE OF ACCREDITATION

CHAIRMAN OF PEOPLE COMMITTEE OF PROVINCE / CITY…………………….Based on the Recommendation of the Director of Department of Education and Training

RECOGNIZES

School: ……………….......…………………………...Address:…...…………………………………………..…………………………………………………………..has fully met the required accreditation standards.This certificate is valid for….years from the day of issue.

This ……….. day of ….. 200...CHAIRMAN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

CHỦ TỊCH UBND TỈNH / THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG…………………………

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

CÔNG NHẬN

Trường……................................................................................................. Địa chỉ: …………………………………………………………………..…………………………………………………………………………….. đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục. Giấy chứng nhận này có giá trị …. năm kể từ ngày ký.

Vào sổ đăng ký:......…........

23

23

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 04/2008/QĐ-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008

QUYẾT ĐỊNHBan hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

giáo dục trường tiểu hoc

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 51/2007/QĐ-BDGĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuân đánh

giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng

Công báo.

24

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Ban Tuyên giáo TƯ;- UBVHGDTNTN&NĐ của QH; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan trực thuộc CP;- Cục KTrVB QPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán nhà nước;- Như Điều 3; - Công báo;- Website Chính phủ;- Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KT&KĐ.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

25

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNHVề tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu hoc

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04 /2008/QĐ-BGDĐTngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Văn bản này quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục

trường tiểu học.2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học thuộc các loại hình công

lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân.Điều 2. Chất lượng giáo dục và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo

dục trường tiểu hoc1. Chất lượng giáo dục trường tiểu học là sự đáp ứng các yêu cầu về mục

tiêu giáo dục tiểu học quy định tại Luật Giáo dục.2. Tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là mức độ yêu

cầu và điều kiện mà trường tiểu học phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu hoc

Tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học được ban hành làm công cụ để trường tiểu học tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục tiểu học; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục; để cha me học sinh lựa chọn trường cho con em của họ.

Chương IITIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRƯỜNG TIỂU HỌCĐiều 4. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường1. Trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường

Tiểu học, bao gồm:26

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn);

b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

2. Trường có lớp học, khối lớp học và điểm trường theo quy mô thích hợp. a) Mỗi lớp học có một giáo viên làm chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một

hoặc nhiều môn học; đối với trường dạy học 2 buổi/ ngày phải có đủ giáo viên chuyên trách đối với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục và môn tự chọn;

b) Lớp học có lớp trưởng, 2 lớp phó và được chia thành các tổ học sinh; ở nông thôn không quá 30 học sinh/ lớp, ở thành thị không quá 35 học sinh/ lớp; số lượng lớp học của trường không quá 30 và có đủ các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5;

c) Điểm trường theo quy định tại khoản 4, Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học.

3. Hội đồng trường đối với trường công lập hoặc Hội đồng quản trị đối với trường tư thục có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

a) Có các kế hoạch hoạt động giáo dục rõ ràng và họp ít nhất hai lần trong một năm học;

b) Đề xuất được các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường;

c) Phát huy hiệu quả nhiệm vụ giám sát đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các bộ phận chức năng khi tổ chức thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng.

4. Các tổ chuyên môn của trường phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục và bồi dưỡng các thành viên trong tổ.

a) Có các kế hoạch hoạt động chung của tổ, của từng thành viên theo tuần, tháng, năm học rõ ràng và sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng hai lần;

b) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ;

c) Tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ theo kế hoạch của trường và thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

5. Tổ văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. a) Có kế hoạch hoạt động rõ ràng về các nhiệm vụ được giao;b) Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ được giao;

27

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá về biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.

6. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh.

a) Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý rõ ràng, có văn bản phân công cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục và quản lý học sinh;

b) Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi hiệu quả các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của từng giáo viên, nhân viên;

c) Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường.

7. Trường thực hiện đầy đủ chế độ thông tin và báo cáo. a) Có sổ theo dõi, lưu trữ văn bản của các cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ

chức đoàn thể liên quan đến các hoạt động của trường;b) Có chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các hoạt động giáo dục

với các cơ quan chức năng có thâm quyền;c) Mỗi học kỳ, rà soát về các biện pháp thực hiện chế độ thông tin, báo

cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thâm quyền.8. Trường triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, nhân viên để nâng cao

chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị. a) Có kế hoạch rõ ràng về bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chuyên môn,

nghiệp vụ và quản lý giáo dục;b) Giáo viên và nhân viên tham gia đầy đủ, hiệu quả các đợt bồi dưỡng

nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định của các cấp uỷ đảng;

c) Mỗi học kỳ, rà soát các biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị đối với giáo viên và nhân viên.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên 1. Cán bộ quản lý trong trường có đủ năng lực để triển khai các hoạt động

giáo dục. a) Đủ sức khoẻ, được tập thể nhà trường tín nhiệm về phâm chất chính trị,

đạo đức, lối sống, chuyên môn; đạt trình độ trung cấp sư phạm trở lên hoặc trình độ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định;

b) Hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy học, Phó Hiệu trưởng ít nhất 2 năm dạy học (không kể thời gian tập sự) ở cấp tiểu học hoặc cấp học cao hơn, được bổ nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ liên tục tại một trường;

c) Được bồi dưỡng về quản lý giáo dục và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Điều lệ trường tiểu học.

28

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

2. Giáo viên trong trường:a) Đủ số lượng và được phân công giảng dạy đúng chuyên môn được đào

tạo; tất cả giáo viên đạt trình độ trung cấp sư phạm trở lên, trong đó có ít nhất 50% giáo viên đạt trình độ cao đẳng trở lên;

b) Hằng năm, tất cả giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của cơ quan quản lý có thâm quyền; mỗi giáo viên có ít nhất 6 tiết dạy khi tham gia hội giảng trong trường và 18 tiết học dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài trường; có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên và có sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến các hoạt động giáo dục, được cơ quan có thâm quyền công nhận;

c) Được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 32 của Điều lệ trường tiểu học.

3. Nhân viên trong trường: a) Có đủ số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại

Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học; b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu các công việc được phân công;

c) Được đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách hiện hành.4. Trong 05 năm gần đây, tập thể nhà trường xây dựng được khối đoàn kết nội

bộ và với địa phương. a) Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật về

chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức;b) Nội bộ nhà trường đoàn kết, không có đơn thư tố cáo vượt cấp;c) Đảm bảo đoàn kết giữa nhà trường với nhân dân và chính quyền địa

phương.Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Chương trình và các hoạt động giáo dục1. Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch

thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức hiệu quả các hoạt động dự giờ, thăm lớp, phong trào hội giảng trong giáo viên để cải tiến phương pháp dạy học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể. Cụ thể:

a) Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Tổ chức hiệu quả cho giáo viên tham gia hội giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tập thể ít nhất hai lần trong năm học;

c) Hằng tháng, rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục của trường.

29

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

2. Nhà trường xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và triển khai thực hiện hiệu quả.

a) Có kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học hợp lý;b) Phối hợp với địa phương để thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu

học tại địa phương;c) Mỗi năm học, rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo

dục tiểu học.3. Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục. a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong năm học;b) Có kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên

tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục;c) Hằng tháng rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục.4.Thời khoá biểu của trường được xây dựng hợp lý và thực hiện có hiệu quả. a) Đáp ứng đúng yêu cầu của các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo;b) Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi theo từng khối lớp;c) Thực hiện có hiệu quả thời khoá biểu đã xây dựng.5. Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục tiểu học được cập nhật

đầy đủ để phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục của giáo viên và nhân viên. a) Có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các

hoạt động dạy và học cho giáo viên, nhân viên và học sinh;b) Có máy tính phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục tiểu học và từng

bước triển khai nối mạng;c) Giáo viên, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên

mạng.6. Mỗi năm học, trường có kế hoạch và biện pháp cải tiến các hoạt động

dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục. a) Có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học;b) Có các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và

học;c) Rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học.Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Kết quả giáo dục1. Kết quả đánh giá về học lực của học sinh trong trường ổn định và từng

bước được nâng cao. a) Mỗi học kỳ, có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả học tập của từng lớp

và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

30

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Tỷ lệ học sinh được đánh giá có học lực từ trung bình trở lên (đối với các môn đánh giá bằng cho điểm) và hoàn thành trở lên (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) tối thiểu đạt 90%, trong đó có 60% học sinh giỏi và học sinh tiên tiến, tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 10%;

c) Có đội tuyển học sinh giỏi của trường và có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên.

2. Kết quả đánh giá về hạnh kiểm của học sinh trong trường ổn định và từng bước được nâng cao.

a) Mỗi học kỳ, có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả xếp loại hạnh kiểm của từng lớp và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Mỗi năm học, có số học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt tỉ lệ từ 95% trở lên, trong đó tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 80% trở lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu;

c) Hằng năm, có học sinh được cấp trên công nhận đạt các danh hiệu thi đua liên quan đến hạnh kiểm của học sinh.

3. Kết quả về giáo dục thể chất của học sinh trong trường:a) Tất cả học sinh được tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả về giáo dục sức

khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch;b) 100% học sinh được khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng

phòng bệnh;c) Tỷ lệ học sinh được đánh giá rèn luyện sức khoẻ từ trung bình trở lên

đạt ít nhất 80%.4. Kết quả về giáo dục các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường ổn

định và từng bước được nâng cao. a) Kế hoạch hằng năm về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được

thực hiện đầy đủ và theo đúng kế hoạch;b) Đạt tỉ lệ ít nhất 95% học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp theo kế hoạch của trường trong năm học;c) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường được cấp trên

đánh giá có hiệu quả và được khen thưởng.Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất 1. Mỗi năm học, trường sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả và huy động

được các nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục. a) Có dự toán kinh phí rõ ràng và được cấp trên phê duyệt;b) Sử dụng kinh phí ngân sách theo dự toán kinh phí được duyệt theo quy

định hiện hành;

31

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

c) Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục.

2. Quản lý tài chính của trường theo chế độ quy định hiện hành.a) Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính,

trong đó có quy chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng nhà trường thông qua;b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính theo chế

độ kế toán, tài chính của Nhà nước; c) Thực hiện đầy đủ các quy định quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ. 3. Trường thực hiện đầy đủ công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo

quy định hiện hành.a) Công khai tài chính để cán bộ, giáo viên, nhân viên biết và tham gia

kiểm tra, giám sát;b) Định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính;c) Được cơ quan có thâm quyền định kỳ thâm tra và phê duyệt quyết toán. 4. Trường có khuôn viên riêng biệt, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân

chơi, bãi tập phù hợp với điều kiện của địa phương. Cụ thể:a) Đảm bảo diện tích mặt bằng xây dựng trường bình quân tối thiểu là 10

m2/1 học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi và 6 m2/1 học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn;

b) Có cổng trường, biển trường, hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5 m, đảm bảo an toàn và thâm mỹ);

c) Trường có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát; khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường.

5. Có đủ phòng học, đảm bảo đúng quy cách theo quy định tại Điều 43 của Điều lệ trường tiểu học; đảm bảo cho học sinh học tối đa 2 ca và từng bước tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày; có hệ thống phòng chức năng và có biện pháp cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục.

a) Có đủ phòng học đúng quy cách để học 1 hoặc 2 ca và đảm bảo 1 học sinh/1 chỗ ngồi;

b) Có phòng làm việc cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; có phòng giáo viên, hành chính, y tế học đường và các phòng chức năng theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;

c) Có kế hoạch và thực hiện hiệu quả việc huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ các hoạt động giáo dục.

6. Thư viện trường có sách, báo, tài liệu tham khảo và phòng đọc đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, nhân viên và học sinh.

32

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Có sách, báo, tài liệu tham khảo, có phòng đọc với diện tích tối thiểu là 50 m2 đáp ứng nhu cầu sử dụng phòng đọc của giáo viên, nhân viên và học sinh;

b) Hằng năm, thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo;c) Có đủ sổ sách theo quy định đối với thư viện trường học.7. Trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học; khuyến khích giáo

viên tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. a) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa thiết bị đáp ứng

các hoạt động giáo dục trong trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;b) Có văn bản quy định về việc giáo viên sử dụng thiết bị giáo dục trong

các giờ lên lớp; c) Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và thực hiện đầy đủ

việc sử dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp. 8. Khu vệ sinh, nơi để xe và hệ thống nước sạch của trường đáp ứng nhu

cầu của hoạt động giáo dục trong trường, bao gồm:a) Có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh theo đúng quy cách;b) Có nơi để xe cho giáo viên, nhân viên và học sinh;c) Có hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng cho giáo viên, nhân

viên và học sinh.9. Trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật

chất và thiết bị giáo dục hiện có.a) Có biện pháp bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục; b) Có sổ sách theo dõi quá trình sử dụng thiết bị giáo dục, có hồ sơ theo

dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của Hiệu trưởng;c) Có sổ sách và thực hiện việc quản lý tài sản, thiết bị dạy học theo quy

định hiện hành.Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hội1. Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với Ban đại diện cha

me học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. a) Ban đại diện cha me học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được

thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;b) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha me học sinh trao đổi thông tin

đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh;c) Trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện

cha me học sinh của trường và từng lớp.2. Trường chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở

địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và môi trường giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

33

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Có kế hoạch phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường;

b) Có các hình thức phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương;

c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Chương IIITỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạoCác sở giáo dục và đào tạo tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công tác đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học của các phòng giáo dục và đào tạo.

Điều 11. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạoCác phòng giáo dục và đào tạo tham mưu với Uỷ ban nhân dân quận,

huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công tác đánh giá chất lượng giáo dục các trường tiểu học.

Điều 12. Trách nhiệm của các trường tiểu hocCác trường tiểu học xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuân chất lượng

giáo dục cho từng giai đoạn. Nhà trường phân công cán bộ, giáo viên chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng giáo dục để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra./.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

34

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 80 /2008/QĐ-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008

QUYẾT ĐỊNHBan hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

trường trung hoc phổ thông

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 07/2007/QĐ-BDGĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Giám đốc đại học, học viện và Hiệu trưởng trường đại học có trường trung học phổ thông; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,

35

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ; - Ban Tuyên giáo TƯ;- UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán nhà nước;- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;- Hội Khuyến học Việt Nam;- Hội Cựu Giáo chức Việt Nam;- Như Điều 3; - Công báo;- Website Chính phủ;- Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

36

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNHVề tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung hoc phổ thông

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 80/2008/QĐ-BGDĐTngày 30 tháng12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Văn bản này quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục

trường trung học phổ thông.2. Văn bản này được áp dụng đối với trường trung học phổ thông thuộc loại

hình công lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân.Điều 2. Giải thích từ ngữTrong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. “Chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông” là sự đáp ứng của

nhà trường đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông quy định tại Luật Giáo dục.

2. “Tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông” là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được để được công nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuân bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.

3. “Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông” là là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuân. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.

4. “Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông” là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.

5. Chiến lược phát triển của trường trung học phổ thông là văn bản do nhà trường lập ra, bao gồm mục tiêu xây dựng nhà trường, nhiệm vụ và phương châm tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường.

Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung hoc phổ thông

Tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là công cụ để nhà trường tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; để thông báo công khai với các cơ quan chức năng và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để

37

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường trung học phổ thông đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

Chương IITIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGĐiều 4. Tiêu chuẩn 1. Chiến lược phát triển của trường trung hoc phổ

thông1. Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp

mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục và được công bố công khai.

a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp có thâm quyền phê duyệt;

b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục; c) Được công bố công khai trên các thông tin đại chúng.2. Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, định

hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định kỳ được rà soát, bổ sung, điều chỉnh.

a) Phù hợp với các nguồn lực: nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường;

b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;c) Định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và điều chỉnh.Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều lệ trường

trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định hiện hành khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ có thêm tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị và Đời sống và các bộ phận khác);

b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội;

c) Có đủ các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 và mỗi lớp học không quá 45 học sinh (không quá 35 học sinh đối với trường trung học phổ thông chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ); mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu năm

38

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

học; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra.

2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;

b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng trường.3. Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, giáo

viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của pháp luật.

a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ tư vấn, xét thi đua khen thưởng, có thành phần và hoạt động theo quy định của pháp luật về thi dua, khen thưởng;

b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật;

c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.4. Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện các

nhiệm vụ do Hiệu trưởng quy định.a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của

Hội đồng tư vấn;b) Có các ý kiến tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc

trách nhiệm và quyền hạn của mình;c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.5. Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.a) Hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Điều

lệ trường trung học;b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và

các hoạt động giáo dục khác;c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm

vụ được giao.6. Tổ văn phòng của nhà trường (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản

trị và Đời sống, các bộ phận khác đối với trường phổ thông dân tộc nội trú cấp

39

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ) hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

a) Có kế hoạch công tác rõ ràng;b) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao;c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện kế

hoạch công tác.7. Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

kế hoạch dạy và học các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định tại Chương trình giáo dục trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy và học tập các môn học và các văn bản quy định về hoạt động giáo dục theo quy định;

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp;

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp.

8. Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có).

a) Phổ biến công khai, đầy đủ đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về kế hoạch hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có);

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có);

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có).

9. Nhà trường đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo Quy chế;b) Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo Quy chế;c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh.10. Nhà trường đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo Quy chế đánh

giá, xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh đúng Quy chế;b) Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh đúng Quy chế;c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt động xếp loại học lực của học sinh.11. Nhà trường có kế hoạch và triển khai hiệu quả công tác bồi dưỡng,

chuân hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.

40

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Có kế hoạch từng năm và dài hạn việc bồi dưỡng, chuân hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên;

b) Phấn đấu đến năm 2012 để 100% giáo viên đạt chuân trình độ đào tạo trở lên và có ít nhất 10% đến 15% giáo viên trong tổng số giáo viên của trường, 50% tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ từ thạc sĩ trở lên;

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá các biện pháp thực hiện bồi dưỡng, chuân hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.

12. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có kế hoạch cụ thể về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường;

b) An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường được đảm bảo;c) Cuối mỗi học kỳ, tổ chức rà soát, đánh giá các hoạt động đảm bảo an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.13. Nhà trường thực hiện quản lý hành chính theo các quy định hiện hành. a) Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều 27 của Điều lệ trường

trung học; b) Chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ

quan chức năng có thâm quyền theo quy định;c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp quản lý hành chính.14. Công tác thông tin của nhà trường phục vụ tốt các hoạt động giáo dục.a) Trao đổi thông tin được kịp thời và chính xác trong nội bộ nhà trường,

giữa nhà trường - học sinh, nhà trường - cha me học sinh, nhà trường - địa phương; b) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được tạo điều kiện khai

thác thông tin để phục vụ các hoạt động giáo dục;c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá công tác thông tin của nhà trường.15. Nhà trường thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,

giáo viên, nhân viên và học sinh theo các quy định hiện hành.a) Quy trình khen thưởng, kỷ luật đảm bảo tính khách quan, công bằng

theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của pháp luật;b) Hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện theo quy

định tại Điều 42 của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;c) Hình thức khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng

cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và hoc sinh1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

41

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Đảm bảo các tiêu chuân theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 18 của Điều lệ trường trung học và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 19 của Điều lệ trường trung học và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Hằng năm, được cấp có thâm quyền đánh giá, xếp loại từ khá trở lên theo quy định.

2. Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a) Đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học; đạt trình độ chuân được đào tạo theo quy định tại Điều 33 của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; giáo viên được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo;

b) Thực hiện các nhiệm vụ, được hưởng các quyền theo quy định tại các Điều 31, Điều 32 của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; không vi phạm các quy định tại Điều 35 của Điều lệ trường trung học và thực hiện theo Quy định về đạo đức nhà giáo;

c) Hằng năm, 100% giáo viên đạt kết quả trung bình trở lên khi tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị theo quy định.

3. Giáo viên của nhà trường làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu theo quy định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

a) Đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Điều lệ trường trung học;

b) Có kế hoạch hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường và tham gia các hoạt động với địa phương;

c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.4. Nhân viên (hoặc giáo viên kiêm nhiệm) của tổ văn phòng đạt các yêu

cầu theo quy định và được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành. a) Đạt các yêu cầu theo quy định; b) Được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành;c) Mỗi học kỳ, mỗi nhân viên tự rà soát, đánh giá để cải tiến các biện

pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao.5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo và các quy định hiện hành. a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh tại khoản các 2, 3 và 4 Điều 37 của

Điều lệ trường trung học;b) Nhiệm vụ, hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục thực hiện đúng quy định

tại các Điều 38, 39 và 40 của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành; c) Thực hiện nghiêm túc quy định về các hành vi không được làm tại Điều

41 của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành.

42

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

6. Nội bộ nhà trường đoàn kết, không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật trong 03 năm liên tiếp gần nhất.

a) Xây dựng được khối đoàn kết trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng năm học;

b) Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Không có cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo và pháp luật.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục

1. Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, theo quy định;b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm

học, kế hoạch giảng dạy và học tập.2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội

giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng dự ít nhất 01 tiết dạy / 01 giáo viên; tổ

trưởng, tổ phó dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / 01 giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của 02 lần hội giảng hoặc thao giảng và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp;

b) Có ít nhất 20% tổng số giáo viên của nhà trường đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên; có giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (khi các cơ quan cấp trên tổ chức); không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về tiêu chuân nghề nghiệp giáo viên;

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

3. Sử dụng thiết bị trong dạy học, xây dựng và đánh giá sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên trong nhà trường thực hiện theo quy định của nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ việc sử dụng thiết bị hiện có của nhà trường trong dạy học;

b) Sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;

c) Nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên;

4. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

43

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra;c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp.5. Giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm;b) Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của

Điều lệ trường trung học và các quy định khác;c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động chủ

nhiệm lớp.6. Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch

của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Đầu năm học, rà soát, phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các

biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập;b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau

của học sinh học lực yếu, kém;c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp giúp đỡ học sinh

học lực yếu, kém.7. Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo quy định tại Điều 29 của

Điều lệ trường trung học;b) Nhà trường giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương theo quy định;c) Hằng năm, rà soát, đánh giá hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà

trường và địa phương.8. Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường

học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác. a) Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất và các nội

dung hoạt động y tế trường học;b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế

trường học theo quy định;c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường

học.9. Nhà trường thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo.a) Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện

mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;

44

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

10. Hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp có thâm quyền.

a) Các văn bản quy định việc dạy thêm, học thêm được phổ biến công khai đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha me học sinh và học sinh;

b) Hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện theo quy định;

c) Định kỳ báo cáo tình hình quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.

11.Hằng năm, nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động.

a) Có kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua;

b) Thực hiện tốt các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua;

c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất 1. Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo quy định và huy động được

các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.a) Có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ,

chứng từ theo quy định; b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính

theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; có quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng; công khai tài chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết và tham gia giám sát, kiểm tra; định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính;

c) Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

2. Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường và xây dựng được môi trường xanh, sạch, đep theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Tổng diện tích mặt bằng của nhà trường tính theo đầu học sinh đạt ít nhất 6 m2/ học sinh trở lên (đối với nội thành, nội thị) và 10 m2/ học sinh trở lên (đối với các vùng còn lại);

45

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

c) Xây dựng được môi trường xanh, sạch, đep trong nhà trường.3. Nhà trường có khối phòng học thông thường, phòng học bộ môn trong

đó có phòng máy tính kết nối internet phục vụ dạy học, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính đảm bảo quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có đủ phòng học để học nhiều nhất 2 ca trong 1 ngày; phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng học sinh, có bàn ghế của giáo viên, bảng viết, có nội quy học sinh niêm yết trong mỗi phòng học;

b) Có đủ phòng học bộ môn, khối phòng phục vụ học tập; phòng làm việc, bàn, ghế, thiết bị làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; phòng giáo viên, phòng y tế học đường, phòng thường trực, nhà kho và các phòng khác theo quy định;

c) Việc quản lý, sử dụng các khối phòng nói trên được thực hiện có hiệu quả và theo các quy định hiện hành.

4. Thư viện của nhà trường đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Có phòng đọc riêng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phòng đọc riêng cho học sinh với tổng diện tích tối thiểu là 50 m2 / 2 phòng;

b) Hằng năm, thư viện được bổ sung sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; có kế hoạch từng bước xây dựng thư viện điện tử;

c) Việc quản lý và tổ chức phục vụ của thư viện đáp ứng yêu cầu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

5. Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục tối thiểu, đồ dùng dạy học, kho chứa thiết bị giáo dục và bảo quản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học tối thiểu và kho chứa thiết bị giáo dục theo quy định;

b) Có các biện pháp bảo quản thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học;c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá các biện pháp bảo quản thiết bị giáo

dục, đồ dùng dạy học. 6. Nhà trường có đủ khu sân chơi, bãi tập, khu để xe, khu vệ sinh và hệ thống

cấp thoát nước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.a) Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích mặt

bằng của nhà trường; khu sân chơi có cây bóng mát, đảm bảo vệ sinh và thâm mỹ; khu bãi tập có đủ thiết bị phục vụ học tập thể dục thể thao, học tập bộ môn giáo dục quốc phòng - an ninh của học sinh theo quy định;

46

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Bố trí hợp lý khu để xe cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự và vệ sinh;

c) Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên, nhân viên, học sinh; có đủ nước sạch, ánh sáng và không ô nhiễm môi trường; có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường.

Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội1. Ban đại diện cha me học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách

nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha me học sinh, Ban đại diện cha me học sinh lớp, Ban đại diện cha me học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.

a) Ban đại diện cha me học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha me học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để với cha me học sinh, Ban đại diện cha me học sinh lớp, Ban đại diện cha me học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha me học sinh và nghị quyết đầu năm học;

c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha me học sinh, Ban đại diện cha me học sinh lớp, Ban đại diện cha me học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha me học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha me học sinh.

2. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục;

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;

c) Hằng năm, tổ chức đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

Điều 10. Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và hoc tập của hoc sinh1. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng

được mục tiêu giáo dục của cấp học. a) Học sinh khối lớp 10 và 11 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80% trở lên,

trong đó xếp loại khá, giỏi từ 25% trở lên, loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 5%, tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%; có ít nhất 90% tổng số học sinh khối lớp 12 đủ điều kiện tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt ít nhất từ 70% trở lên trong tổng số học sinh tham dự kỳ thi;

47

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Kết quả xếp loại môn giáo dục quốc phòng - an ninh loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%, trong đó khá, giỏi đạt ít nhất 40% tổng số học sinh tham gia học tập;

c) Nhà trường có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học.

a) Có số học sinh xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt ít nhất 80% trở lên, xếp loại yếu không quá 2% tổng số học sinh;

b) Học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn theo khoản 2 Điều 42 của Điều lệ trường trung học không quá 1% tổng số học sinh;

c) Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.3. Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp của học

sinh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.a) Các ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương;b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt ít nhất 90% trở lên trong tổng số

học sinh khối lớp 11 và 12;c) Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đạt loại trung bình từ 90%

trở lên.4. Kết quả hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh thực hiện đúng kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Có ít nhất 90% học sinh của trường tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

c) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh được cấp có thâm quyền ghi nhận.

Chương IIITỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Giám đốc đại hoc, hoc viện và Hiệu trưởng các trường đại hoc có trường trung hoc phổ thông

Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Giám đốc đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học có trường trung học phổ thông có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông do mình quản lý.

48

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Điều 12. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo Các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra,

thanh tra công tác đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông.Điều 13. Trách nhiệm của các trường trung hoc phổ thông Các trường trung học phổ thông xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuân

chất lượng giáo dục theo các tiêu chuân của Quy định này. Nhà trường hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đề ra về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

49

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

TæNG QUAN VÒ ®¶m b¶o vµ kiÓm ®Þnh chÊt lîng gi¸o dôc

PGS. TS. Lê Đức Ngoc

Ch¬ng IQuan niÖm vÒ chÊt lîng trong gi¸o dôc

I. C¸c quan niÖm vÒ chÊt lîng 1.1 ChÊt lîng ®îc ®¸nh gi¸ b»ng “§Çu vµo”

Mét sè níc ph¬ng T©y cã quan ®iÓm cho r»ng “ChÊt lîng mét c¬ së gi¸o dôc phô thuéc vµo chÊt lîng hay sè lîng ®Çu vµo cña c¬ së gi¸o dôc ®ã”. Quan ®iÓm nµy ®îc gäi lµ “quan ®iÓm nguån lùc” cã nghÜa lµ: Nguån lùc lµ chÊt lîng.

Theo quan ®iÓm nµy, mét c¬ së gi¸o dôc tuyÓn ®îc ngêi häc giái, cã ®éi ngò c¸n bé gi¶ng d¹y uy tÝn, cã nguån tµi chÝnh cÇn thiÕt ®Ó trang bÞ c¸c phßng thÝ nghiÖm, gi¶ng ®-êng, c¸c thiÕt bÞ tèt nhÊt ®îc xem lµ c¬ së gi¸o dôc cã chÊt l-îng cao.

Quan ®iÓm nµy ®· bá qua sù t¸c ®éng cña qu¸ tr×nh ®µo t¹o diÔn ra rÊt ®a d¹ng vµ liªn tôc trong thêi gian ë c¬ së gi¸o dôc. Thùc tÕ, theo c¸ch ®¸nh gi¸ nµy, qu¸ tr×nh ®µo t¹o ®îc xem lµ mét “hép ®en”, chØ dùa vµo sù ®¸nh gi¸ “®Çu vµo” vµ pháng ®o¸n chÊt lîng “®Çu ra”. SÏ khã gi¶i thÝch c¬ së gi¸o dôc hîp mét c¬ së gi¸o dôc cã nguån lùc “®Çu vµo” dåi dµo nhng chØ cã nh÷ng ho¹t ®éng ®µo t¹o h¹n chÕ ; hoÆc ng-îc l¹i, mét c¬ së gi¸o dôc cã nh÷ng nguån lùc khiªm tèn, nhng ®· cung cÊp cho häc viªn mét ch¬ng tr×nh ®µo t¹o hiÖu qu¶.1.2. ChÊt lîng ®îc ®¸nh gi¸ b»ng “§Çu ra”

Mét quan ®iÓm kh¸c vÒ chÊt lîng gi¸o dôc (CLGD) cho r»ng “®Çu ra” cña gi¸o dôc cã tÇm quan träng h¬n nhiÒu so víi “®Çu vµo” cña qu¸ tr×nh ®µo t¹o. “§Çu ra” chÝnh lµ s¶n phÈm cña gi¸o dôc ®îc thÓ hiÖn b»ng n¨ng lùc, chuyªn m«n-nghiÖp vô vµ tay nghÒ cña ngêi häc tèt nghiÖp hay kh¶ n¨ng cung cÊp c¸c ho¹t ®éng ®µo t¹o cña c¬ së gi¸o dôc ®ã.

Cã 2 vÊn ®Ò c¬ b¶n cã liªn quan ®Õn c¸ch tiÕp cËn CLGD nµy. Mét lµ, mèi liªn hÖ gi÷a “®Çu vµo” vµ “®Çu ra” kh«ng ®-îc xem xÐt ®óng møc. Trong thùc tÕ mèi liªn hÖ nµy lµ cã thùc,

50

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

cho dï ®ã kh«ng hoµn toµn lµ quan hÖ nh©n qu¶. Mét c¬ së gi¸o dôc cã kh¶ n¨ng tiÕp nhËn c¸c häc viªn giái, kh«ng cã nghÜa lµ häc viªn cña hä sÏ tèt nghiÖp lo¹i giái. Hai lµ, c¸ch ®¸nh gi¸ “®Çu ra” cña c¸c c¬ së gi¸o dôc lµ rÊt kh¸c nhau.1.3. ChÊt lîng ®îc ®¸nh gi¸ b»ng “Gi¸ trÞ gia t¨ng”

Quan ®iÓm thø 3 vÒ CLGD cho r»ng mét c¬ së gi¸o dôc cã t¸c ®éng tÝch cùc tíi häc viªn khi nã t¹o ra ®îc sù kh¸c biÖt trong sù ph¸t triÓn vÒ trÝ tuÖ vµ tay nghÒ c¸ nh©n cña ngêi häc. “Gi¸ trÞ gia t¨ng” ®îc x¸c ®Þnh b»ng gi¸ trÞ cña “®Çu ra” trõ ®i gi¸ trÞ cña “®Çu vµo”, kÕt qu¶ thu ®îc: lµ “gi¸ trÞ gia t¨ng” mµ c¬ së gi¸o dôc ®· ®em l¹i cho häc viªn vµ ®îc ®¸nh gi¸ lµ CLGD.

NÕu theo quan ®iÓm nµy vÒ CLGD, mét lo¹t vÊn ®Ò ph-¬ng ph¸p luËn nan gi¶i sÏ n¶y sinh: khã cã thÓ thiÕt kÕ mét th-íc ®o thèng nhÊt ®Ó ®¸nh gi¸ chÊt lîng “®Çu vµo” vµ “®Çu ra” ®Ó t×m ra ®îc hiÖu sè cña chóng vµ ®¸nh gi¸ chÊt lîng cña c¬ së gi¸o dôc ®ã. H¬n n÷a c¸c c¬ së gi¸o dôc trong hÖ thèng gi¸o dôc l¹i rÊt ®a d¹ng, kh«ng thÓ dïng mét bé c«ng cô ®o duy nhÊt cho tÊt c¶ c¸c c¬ së gi¸o dôc trong cïng mét tr×nh ®é (cÊp häc, bËc häc). V¶ l¹i, cho dï cã thÓ thiÕt kÕ ®îc bé c«ng cô nh vËy, gi¸ trÞ gia t¨ng ®îc x¸c ®Þnh sÏ kh«ng cung cÊp th«ng tin g× cho chóng ta vÒ sù c¶i tiÕn qu¸ tr×nh ®µo t¹o trong tõng c¬ së gi¸o dôc.1.4. ChÊt lîng ®îc ®¸nh gi¸ b»ng “Gi¸ trÞ häc thuËt”

§©y lµ quan ®iÓm truyÒn thèng cña nhiÒu c¬ së gi¸o dôc ph¬ng T©y, chñ yÕu dùa vµo sù ®¸nh gi¸ cña c¸c chuyªn gia vÒ n¨ng lùc häc thuËt vµ tay nghÒ cña ®éi ngò c¸n bé gi¶ng d¹y trong tõng c¬ së gi¸o dôc trong qu¸ tr×nh thÈm ®Þnh c«ng nhËn chÊt lîng ®µo t¹o. §iÒu nµy cã nghÜa lµ c¬ së gi¸o dôc nµo cã ®éi ngò gi¸o viªn giái, cã uy tÝn khoa häc vµ tay nghÒ cao th× ®îc xem lµ c¬ së gi¸o dôc cã chÊt lîng cao.

VÊn ®Ò lµ liÖu cã thÓ ®¸nh gi¸ ®îc n¨ng lùc chÊt x¸m vµ tay nghÒ cña ®éi ngò gi¸o viªn khi xu híng chuyªn ngµnh ho¸ ngµy cµng s©u, ph¬ng ph¸p luËn ngµy cµng ®a d¹ng.1.5. ChÊt lîng ®îc ®¸nh gi¸ b»ng “V¨n ho¸ tæ chøc”

Quan ®iÓm nµy dùa trªn nguyªn t¾c c¸c c¬ së gi¸o dôc ph¶i t¹o ra ®îc “V¨n ho¸ tæ chøc” riªng cña m×nh, hç trî cho qu¸ tr×nh liªn tôc c¶i tiÕn chÊt lîng. V× vËy mét c¬ së gi¸o dôc ®îc ®¸nh gi¸ lµ cã chÊt lîng khi nã cã ®îc “V¨n ho¸ tæ chøc” riªng víi nÐt ®Æc trng quan träng lµ kh«ng ngõng n©ng cao chÊt lîng ®µo t¹o. Quan ®iÓm nµy bao hµm c¶ c¸c gi¶ thiÕt vÒ b¶n chÊt cña chÊt lîng vµ b¶n chÊt cña tæ chøc. Quan ®iÓm

51

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

nµy ®îc mîn tõ lÜnh vùc c«ng nghiÖp vµ th¬ng m¹i nªn khã cã thÓ ¸p dông trong lÜnh vùc gi¸o dôc, khi cha chÞu chÊp nhËn gi¸o dôc lµ mét lo¹i h×nh dÞch vô.1.6. ChÊt lîng ®îc ®¸nh gi¸ b»ng “KiÓm to¸n”

Quan ®iÓm nµy vÒ CLGD xem träng qu¸ tr×nh ho¹t ®éng bªn trong c¬ së gi¸o dôc vµ nguån th«ng tin cung cÊp cho viÖc ra quyÕt ®Þnh. NÕu kiÓm to¸n tµi chÝnh xem xÐt c¸c tæ chøc cã duy tr× chÕ ®é sæ s¸ch tµi chÝnh hîp lý kh«ng, th× kiÓm to¸n chÊt lîng quan t©m xem c¸c c¬ së gi¸o dôc cã thu thËp ®ñ th«ng tin phï hîp vµ trªn c¬ së ®ã nh÷ng ngêi ra quyÕt ®Þnh ra ®îc c¸c quyÕt ®Þnh vÒ chÊt lîng hîp lý vµ thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ kh«ng ? Quan ®iÓm nµy cho r»ng nÕu mét c¸ nh©n cã ®ñ th«ng tin cÇn thiÕt th× cã thÓ cã ®îc c¸c quyÕt ®Þnh chÝnh x¸c, vµ chÊt lîng GD ®îc ®¸nh gi¸ qua qu¸ tr×nh thùc hiÖn, cßn “§Çu vµo” vµ “§Çu ra” chØ lµ c¸c yÕu tè phô.

§iÓm yÕu cña c¸ch ®¸nh gi¸ nµy lµ sÏ khã lý gi¶i nh÷ng c¬ së gi¸o dôc hîp khi mét c¬ së gi¸o dôc cã ®Çy ®ñ ph¬ng tiÖn thu thËp th«ng tin, song vÉn cã thÓ cã nh÷ng quyÕt ®Þnh cha ph¶i lµ tèi u.1.7. Quan niÖm cña Tæ chøc ®¶m b¶o chÊt lîng gi¸o dôc ®¹i häc quèc tÕ

Ngoµi 6 quan niÖm trªn, Tæ chøc §¶m b¶o chÊt lîng gi¸o dôc ®¹i häc quèc tÕ (INQAHE - International Network of Quality Assurance in Higher Education) ®· ®a ra 2 quan niÖm vÒ CLGD cña c¬ së gi¸o dôc lµ (i) Tu©n theo c¸c chuÈn quy ®Þnh; (ii) §¹t ®îc c¸c môc tiªu ®Ò ra.

Theo ®Þnh nghÜa thø nhÊt, cÇn cã bé tiªu chuÈn cho c¬ së gi¸o dôc vÒ tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc vµ viÖc kiÓm ®Þnh chÊt lîng mét c¬ së gi¸o dôc sÏ dùa vµo Bé tiªu chuÈn ®ã. Khi kh«ng cã bé tiªu chuÈn, viÖc thÈm ®Þnh chÊt lîng c¬ së gi¸o dôc sÏ dùa trªn môc tiªu cña tõng lÜnh vùc ®Ó ®¸nh gi¸. Nh÷ng môc tiªu nµy sÏ ®îc x¸c lËp trªn c¬ së tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®Êt níc vµ nh÷ng ®iÒu kiÖn ®Æc thï cña c¬ së gi¸o dôc ®ã.

Nh vËy ®Ó ®¸nh gi¸ chÊt lîng ®µo t¹o cña mét c¬ së gi¸o dôc cÇn dïng bé tiªu chÝ cã s½n; hoÆc dïng c¸c chuÈn ®· quy ®Þnh; hoÆc ®¸nh gi¸ møc ®é thùc hiÖn c¸c môc tiªu ®· ®Þnh s½n tõ ®Çu cña c¬ së gi¸o dôc. Trªn c¬ së kÕt qu¶ ®¸nh gi¸, c¸c c¬ së gi¸o dôc sÏ ®îc xÕp lo¹i theo 3 cÊp ®é (1) ChÊt lîng tèt; (2) ChÊt lîng ®¹t yªu cÇu; (3) ChÊt lîng kh«ng ®¹t yªu cÇu. CÇn chó ý lµ c¸c tiªu chuÈn ph¶i ®îc lùa chän phï hîp víi môc tiªu kiÓm ®Þnh.

52

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

ChÊt lîng lµ mét kh¸i niÖm ®éng nhiÒu chiÒu vµ nhiÒu häc gi¶ cho r»ng kh«ng cÇn thiÕt ph¶i t×m cho nã mét ®Þnh nghÜa chÝnh x¸c. Tuy vËy, viÖc x¸c ®Þnh mét sè c¸ch tiÕp cËn kh¸c nhau ®èi víi vÊn ®Ò nµy lµ ®iÒu nªn lµm vµ cã thÓ lµm ®îc.II. Quan niÖm vÒ chÊt lîng trong gi¸o dôc 2.1. Quan niÖm vÒ chÊt lîng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ë ViÖt Nam qua c¸c thêi ®¹i

Quan ®iÓm vÒ chÊt lîng gi¸o dôc còng ®ång thêi lµ quan ®iÓm vÒ môc tiªu gi¸o dôc, chÝnh lµ néi hµm vÒ nh÷ng kiÕn thøc, n¨ng lùc, phÈm chÊt mµ mét nÒn gi¸o dôc nãi chung, hay mét cÊp häc, mét bËc häc, mét ngµnh häc cô thÓ nµo ®ã ph¶i cung cÊp, båi dìng cho ngêi häc. §¸nh gi¸ chÊt lîng cña mét nÒn gi¸o dôc lµ ®¸nh gi¸ xem nÒn gi¸o dôc ®ã thùc hiÖn ®îc ®Õn ®©u môc tiªu gi¸o dôc cña nã.

Cßn nãi ®Õn hiÖu qña cña mét nÒn gi¸o dôc- hiÖu qu¶ ®Çu t lµ nãi ®Õn t¸c dông cña nÒn gi¸o dôc ®ã tíi x· héi, tíi ®Êt níc mµ nÒn gi¸o dôc ®ã phôc vô. HiÖu qu¶ cña gi¸o dôc tÊt nhiªn lµ phô thuéc vµo chÊt lîng gi¸o dôc, nhng còng cßn phô thuéc vµo quy m«, sè lîng cña nÒn gi¸o dôc ®ã (®µo t¹o ®ñ, thõa hay thiÕu so víi nhu cÇu d©n trÝ, nh©n lùc, nh©n tµi – chñ yÕu so víi nhu cÇu vÒ nh©n lùc – cña x· héi, cña ®Êt níc), vµ còng cßn phô thuéc rÊt nhiÒu vµo c¸ch thøc x· héi ®ã, ®Êt níc ®ã sö dông d©n trÝ, nh©n lùc, nh©n tµi cña m×nh.

Díi thêi phong kiÕn, x· héi vµ nhµ níc phong kiÕn ViÖt Nam vÒ nguyªn t¾c lµ ®o chÊt lîng gi¸o dôc theo môc tiªu ®µo t¹o nh÷ng ngêi cã kh¶ n¨ng “tu th©n, tÒ gia, trÞ quèc, b×nh thiªn h¹”. §ã lµ nh÷ng ngêi tríc hÕt vµ tèi thiÓu ph¶i cã kh¶ n¨ng t häc tù rÌn luyÖn, tiÕp theo lµ cã kh¶ n¨ng x©y dùng vµ ®¶m b¶o sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn cña gia ®×nh m×nh. Cao h¬n n÷a lµ tham gia qu¶n lý nhµ níc c¸c cÊp vµ cuèi cïng lµ cã kh¶ n¨ng dùng níc vµ gi÷ níc trong an b×nh. §ã lµ nh÷ng nh©n lùc vµ nh©n tµi trong bé m¸y cai trÞ cña nhµ vua, ®Ó d¹y dç d©n vµ lo cho d©n an c l¹c nghiÖp. Nhng trªn thùc tÕ th× thíc ®o chÊt lîng gi¸o dôc lµ “v¨n hay, ch÷ tèt” ®Ó chuyÓn t¶i ®¹o lý th¸nh hiÒn (tøc nho gi¸o). Tõ ®ã trît ®Õn chç gi¸o dôc chØ t¹o nªn nh÷ng lo¹i v¨n ch¬ng phï phiÕm, s¸o rçng vµ thï t¹c, v« bæ (®ã lµ ®iÒu thêng thÊy trong ®a sè nh÷ng nhµ nho thêi tríc).

Díi thêi Ph¸p thuéc, môc tiªu gi¸o dôc c«ng khai cho ngêi häc lµ mét sè kiÕn thøc vµ nh÷ng kü n¨ng, kü x¶o liªn quan ®Õn c¸c kiÕn thøc ®ã (nh kü n¨ng lµm v¨n, kü n¨ng tÝnh to¸n,...) mµ c¬ së gi¸o dôc cã tr¸ch nhiÖm truyÒn thô vµ ngêi häc cã tr¸ch nhiÖm tiÕp thu; c¸c kiÕn thøc, kü n¨ng ®ã ®îc

53

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

tr×nh bµy râ rµng trong ch¬ng tr×nh häc cña mçi c¬ së gi¸o dôc häc. Cßn phÇn môc tiªu nöa óp nöa më lµ ®µo t¹o mét líp ngêi trung thµnh víi nhµ níc b¶o hé th× chØ ®îc ghi ®Çy ®ñ trong c¸c chØ thÞ mËt cña nhµ cÇm quyÒn.

Tõ sau C¸ch m¹ng Th¸ng T¸m n¨m 1945, chóng ta cã mét quan niÖm ®Çy ®ñ vµ râ rµng vÒ chÊt lîng gi¸o dôc. Tríc hÕt ®ã lµ quan ®iÓm chÊt lîng toµn diÖn, Nãi theo kiÓu c¸c nhµ gi¸o dôc tiÕn bé ph¬ng T©y tøc lµ “ TrÝ, §øc, ThÓ, Mü”. Nãi theo truyÒn thèng ph¬ng §«ng lµ “ §øc vµ Tµi” (hoÆc hiÒn vµ tµi). Cßn theo thuËt ng÷ gi¸o dôc häc x· héi chñ nghÜa lµ “ChÝnh trÞ vµ Chuyªn m«n” hoÆc bãng b¶y h¬n lµ “Hång vµ Chuyªn”.

Tõ quan ®iÓm ®ã, nÒn gi¸o dôc cña ta ®· cô thÓ ho¸ néi dung cña hai kh¸i niÖm ®øc vµ tµi, tuú theo nhiÖm vô cña tõng giai ®o¹n c¸ch m¹ng.

N¨m 1945, ®ã lµ ngêi lao ®éng tèt, ngêi c«ng d©n tèt, ngêi chiÕn sÜ tèt, ngêi c¸n bé tèt.

N¨m 1958, ®ã lµ ngêi lao ®éng trung thµnh víi chñ nghÜa x· héi, cã v¨n ho¸, cã khoa häc – kü thuËt, cã søc khoÎ.

N¨m 1979, trong NghÞ QuyÕt 14 cña Bé ChÝnh trÞ vÒ c¶i c¸ch gi¸o dôc, diÔn gi¶i râ h¬n c¸c ý kiÕn trªn ®©y vµ bæ sung mét tiªu chuÈn míi lµ biÕt x©y dùng sù nghiÖp lµm chñ tËp thÓ cña nh©n d©n lao ®éng.

Trong thêi kú ®æi míi gi¸o dôc (tõ n¨m 1987), quan ®iÓm vÒ chÊt lîng ®îc bæ sung thªm mét tiªu chuÈn lµ n¨ng ®éng, biÕt tù t×m viÖc lµm vµ tù t¹o lÊy viÖc lµm, biÕt lµm giµu cho m×nh vµ cho ®Êt níc mét c¸ch chÝnh ®¸ng (theo ph¬ng ch©m d©n giµu, níc m¹nh...).

Qua lÞch sö gi¸o dôc cña ta (còng nh trªn thÕ giíi), viÖc quan niÖm cho ®óng, cho ®ñ c¸c yªu cÇu vÒ chÊt lîng tuy kh«ng dÔ, nhng viÖc x¸c ®Þnh ®îc tÝnh kh¶ thi cña c¸c yªu cÇu ®ã cßn khã h¬n nhiÒu, nÕu kh«ng, c¸c quan niÖm vÒ chÊt lîng chØ lµ nh÷ng mong íc, khã (hay kh«ng thÓ) biÕn thµnh hiÖn thùc.

Gi÷a hai mÆt ®øc vµ tµi, tÝnh kh¶ thi cña c¸c yªu cÇu vÒ ®øc lµ khã nhÊt; trong mÆt tµi, tÝnh kh¶ thi vÒ c¸c yªu cÇu hiÓu biÕt dÔ x¸c ®Þnh h¬n tÝnh kh¶ thi vÒ c¸c yªu cÇu n¨ng lùc hµnh ®éng. V× thÕ chóng ta thêng thÊy chÊt lîng mµ gi¸o dôc thêng ®¹t ®îc lµ c¸c hiÓu biÕt mµ nÒn gi¸o dôc ®ã cung cÊp cho ngêi häc. Cßn chÊt lîng vÒ mÆt n¨ng lùc hµnh ®éng vµ nhÊt lµ vÒ mÆt phÈm chÊt ®¹o ®øc th× nãi chung cho tíi nay gi¸o dôc cha lµm chñ ®îc nh ®èi víi viÖc cung cÊp kiÕn thøc

54

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

cho ngêi häc. §©y còng lµ vÊn ®Ò tån t¹i lín nhÊt, c¬ b¶n nhÊt hiÖn nay trong khoa häc gi¸o dôc. 2.2. Quan niÖm chÊt lîng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ngµy nay

Trong kinh tÕ thÞ trêng ngµy nay, cã hµng tr¨m ®Þnh nghÜa tæng qu¸t vÒ chÊt lîng kh¸c nhau, chóng t«i xin nªu ra ®©y mét vµi ®Þnh nghÜa theo c¸c t liÖu kh¸c nhau:

- Theo tõ ®iÓn tiÕng ViÖt phæ th«ng: “ChÊt lîng lµ tæng thÓ nh÷ng tÝnh chÊt, thuéc tÝnh c¬ b¶n cña sù vËt (sù viÖc)... lµm cho sù vËt (sù viÖc) nµy ph©n biÖt víi sù vËt (sù viÖc) kh¸c”

- Theo Oxford Poket Dictionnary: “ChÊt lîng lµ møc hoµn thiÖn, lµ ®Æc trng so s¸nh hay ®Æc tr-ng tuyÖt ®èi, dÊu hiÖu ®Æc thï, c¸c d÷ kiÖn, c¸c th«ng sè c¬ b¶n”

- Theo tiªu chuÈn Ph¸p NFX 50 – 109: “ChÊt lîng lµ tiÒm n¨ng cña mét s¶n phÈm hay dÞch vô nh»m tho¶ m·n nhu cÇu ngêi sö dông.”

- Theo Kaoru Ishikawa:“ChÊt lîng lµ kh¶ n¨ng tho¶ m·n nhu cÇu cña thÞ c¬ së gi¸o dôc víi chi phÝ thÊp nhÊt”

- Theo TCVN ISO 8402:“ChÊt lîng lµ tËp hîp c¸c ®Æc tÝnh cña mét thùc thÓ (®èi

tîng) t¹o cho thùc thÓ (®èi tîng) ®ã kh¶ n¨ng tho¶ m·n nh÷ng nhu cÇu ®· nªu ra hoÆc nhu cÇu tiÒm Èn”

-Theo INQAA (International Network for Quanlity Assurance Agencies): “ChÊt lîng lµ sù phï hîp víi môc ®Ých” (Quanlity as Fitness for Purpose)

Nh vËy, c¸c quan niÖm vÒ chÊt lîng tæng qu¸t tuy cã kh¸c nhau, nhng ®Òu cã chung mét ý tëng : chÊt lîng lµ sù tho¶ m·n mét yªu cÇu nµo ®ã. Thùc vËy, trong s¶n xuÊt, chÊt lîng cña mét s¶n phÈm ®îc ®¸nh gi¸ qua møc ®é ®¹t c¸c tiªu chuÈn chÊt lîng ®· ®Ò ra cña s¶n phÈm. Cßn trong gi¸o dôc ®µo t¹o, chÊt lîng ®îc ®¸nh gi¸ qua møc ®é ®¹t ®îc môc tiªu ®· ®Ò ra cña ch¬ng tr×nh gi¸o dôc ®µo t¹o.

Môc tiªu ®µo t¹o chØ m« t¶ khu«n khæ néi dung tæng qu¸t c¸c n¨ng lùc cÇn ®îc ®µo t¹o ®Ó tho¶ m·n nhu cÇu nguån nh©n lùc (cho ngêi häc, ngêi qu¶n lý vµ ngêi sö dông) mµ kh«ng nªu ®îc néi hµm cña thang bËc chÊt lîng ®µo t¹o, nhê

55

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

thang bËc nµy mµ c¬ së gi¸o dôc sÏ tæ chøc ®µo t¹o ®Ó ®¹t chÊt lîng cao lµ thÕ nµo ®ã chÝnh lµ ®iÒu cÇn ph¶i bµn. 2.3. C¸c thµnh tè t¹o nªn chÊt lîng ®µo t¹o

ChÊt lîng ®µo t¹o thÓ hiÖn chÝnh qua n¨ng lùc cña ngêi ®îc ®µo t¹o sau khi hoµn thµnh ch¬ng tr×nh ®µo t¹o.

N¨ng lùc nµy, theo chóng t«i bao hµm 4 thµnh tè sau: - Khèi lîng, néi dung vµ tr×nh ®é kiÕn thøc ®îc ®µo t¹o, - Kü n¨ng kü s¶o thùc hµnh ®îc ®µo t¹o,- N¨ng lùc nhËn thøc vµ n¨ng lùc t duy ®îc ®µo t¹o vµ - PhÈm chÊt nh©n v¨n ®îc ®µo t¹o.

2.4. Ph©n tÝch c¸c thµnh tè tao nªn chÊt lînga) VÒ khèi lîng, néi dung vµ tr×nh ®é kiÕn thøc: ®îc qui

®Þnh trong chu¬ng tr×nh ®µo t¹o ph¶i ®¶m b¶o chÊt lîng cho cÊp hoÆc bËc häc t¬ng øng, ®ång thêi thùc hiÖn ®îc c¸c môc tiªu ®µo t¹o cña ch¬ng tr×nh ®µo t¹o ®· ®Ò ra.

b) VÒ kü n¨ng, kü x¶o (N¨ng lùc vËn hµnh): ®îc ph©n thµnh 5 cÊp ®é tõ thÊp ®Õn cao nh sau:

- B¾t chíc: quan s¸t vµ cè g¾ng lÆp l¹i mét kü n¨ng nµo ®ã.

- Thao t¸c: hoµn thµnh mét kü n¨ng nµo ®ã theo chØ dÉn kh«ng cßn lµ b¾t chíc m¸y mãc.

- ChuÈn ho¸: lÆp l¹i kü n¨ng nµo ®ã mét c¸ch chÝnh x¸c, nhÞp nhµng, ®óng ®¾n, thêng thùc hiÖn mét c¸ch ®éc lËp, kh«ng ph¶i híng dÉn.

- Phèi hîp: kÕt hîp ®îc nhiÒu kü n¨ng theo thø tù x¸c ®Þnh mét c¸ch nhÞp nhµng vµ æn ®Þnh.

- Tù ®éng ho¸: hoµn thµnh mét hay nhiÒu kü n¨ng mét c¸ch dÔ dµng vµ trë thµnh tù nhiªn, kh«ng ®ßi hái mét sù g¾ng søc vÒ thÓ lùc vµ trÝ tuÖ.

c) VÒ n¨ng lùc nhËn thøc: ®îc ph©n thµnh 8 cÊp ®é nh sau:

- BiÕt: ghi nhí c¸c sù kiÖn, thuËt ng÷ vµ c¸c nguyªn lý díi h×nh thøc mµ häc viªn ®· ®îc häc.

- HiÓu: hiÓu c¸c t liÖu ®· ®îc häc, häc viªn ph¶i cã kh¶ n¨ng diÔn gi¶i, m« t¶ tãm t¾t th«ng tin thu nhËn ®îc.

- Áp dông: ¸p dông ®îc c¸c th«ng tin, kiÕn thøc vµo t×nh huèng kh¸c víi t×nh huèng ®· häc.

56

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Ph©n tÝch: biÕt t¸ch tõ tæng thÓ thµnh bé phËn vµ biÕt râ sù liªn hÖ gi÷a c¸c thµnh phÇn ®ã ®èi víi nhau theo cÊu tróc cña chóng.

- Tæng hîp: biÕt kÕt hîp c¸c bé phËn thµnh mét tæng thÓ míi tõ tæng thÓ ban ®Çu.

- §¸nh gi¸: biÕt so s¸nh, phª ph¸n, chän läc, quyÕt ®Þnh vµ ®¸nh gi¸ trªn c¬ së c¸c tiªu chÝ x¸c ®Þnh.

- ChuyÓn giao: cã kh¶ n¨ng diÔn gi¶i vµ truyÒn thô kiÕn thøc ®· tiÕp thu ®îc cho ®èi tîng kh¸c.

- S¸ng t¹o: s¸ng t¹o ra nh÷ng gi¸ trÞ míi trªn c¬ së c¸c kiÕn thøc ®· tiÕp thu ®îc.

d) VÒ n¨ng lùc t duy: tèi thiÓu cã thÓ chia thµnh 4 cÊp ®é nh sau:

- T duy logic: suy luËn theo mét chuçi cã tuÇn tù, cã khoa häc vµ cã hÖ thèng.

- T duy trõu tîng: suy luËn mét c¸ch kh¸i qu¸t ho¸, tæng qu¸t ho¸ ngoµi khu«n khæ cã s½n.

- T duy phª ph¸n: suy luËn mét c¸ch hÖ thèng, cã nhËn xÐt, cã phª ph¸n.

- T duy s¸ng t¹o: suy luËn c¸c vÊn ®Ò mét c¸ch më réng vµ ngoµi c¸c khu«n khæ ®Þnh s½n, t¹o ra nh÷ng c¸i míi.

®) VÒ phÈm chÊt nh©n v¨n (N¨ng lùc x· héi): Ýt nhÊt cã 3 cÊp ®é nh sau:

- N¨ng lùc hîp t¸c: s½n sµng cïng ®ång nghiÖp chia sÎ vµ thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô ®îc gia

- N¨ng lùc thuyÕt phôc: thuyÕt phôc ®ång nghiÖp chÊp nhËn c¸c ý tëng, kÕ ho¹ch, dù kiÕn,...®Ó cïng thùc hiÖn

- N¨ng lùc qu¶n lý: kh¶ n¨ng tæ chøc, ®iÒu phèi vµ vËn hµnh mét tæ chøc ®Ó thùc hiÖn mét môc tiªu ®· ®Ò ra.2.5. Thang bËc chÊt luîng ®µo t¹o

Trªn c¬ së ph©n tÝch c¸c thµnh tè t¹o nªn chÊt lîng võa nªu trªn chóng t«i ®Ò xuÊt mét thang bËc chÊt lîng ®µo t¹o theo n¨ng lùc (xen b¶ng ë trang sau) ®Ó lµm c¬ së khoa häc cho viÖc tæ chøc ®µo t¹o cã chÊt lîng, bao hµm c¸c kh©u: 1/ x©y dùng môc tiªu vµ ch¬ng tr×nh ®µo t¹o, 2/ tæ chøc thùc hiÖn ch¬ng tr×nh ®µo t¹o (bè trÝ kÕ ho¹ch vµ c¬ së vËt chÊt cho ®µo t¹o), 3/ chän ph¬ng ph¸p d¹y vµ häc, 4/ chän ph¬ng ph¸p vµ néi dung kiÓm tra ®¸nh gi¸ vµ 5/ tiÕn hµnh kiÓm ®Þnh vµ ®¸nh gi¸ chÊt lîng ®µo t¹o.

57

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

B¶ng ph©n lo¹i thang bËc chÊt lîng ®µo t¹o theo n¨ng lùc:

Néi hµm n¨ng lùc Tr×nh ®é

Khèi lîng/ChÊt lîng

N¨ng lùc vËn hµnh Bëc 1 : B¾t chícBËc 2 : Thao t¸cBËc 3 : ChuÈn ho¸BËc 4 : Phèi hîpBËc 5 : Tù ®éng ho¸

ChÊt lîngChÊt lîng kh¸ChÊt lîng cao ChÊt lîng rÊt cao

N¨ng lùc nhËn thøc

BËc 1: BiÕtBËc 2: HiÓuBËc 3: VËn dôngBËc 4: Ph©n tÝchBËc 5: Tæng hîpBËc 6: §¸nh gi¸ BËc 7: ChuyÓn giaoBËc 8: S¸ng t¹o

ChÊt lîngChÊt lîng kh¸ChÊt lîng cao ChÊt lîng rÊt caoChÊt lîng cùc caoChÊt lîng tuyÖt cao

N¨ng lùc t duy T duy logicT duy trõu tîngT duy phª ph¸nT duy s¸ng t¹o

ChÊt lîngChÊt lîng caoChÊt lîng rÊt cao

N¨ng lùc x· héi N¨ng lùc hîp t¸cN¨ng lùc thuyÕt phôcN¨ng lùc qu¶n lý

ChÊt lîngChÊt lîng caoChÊt lîng rÊt cao

Thang bËc chÊt lîng tr×nh bÇy trong b¶ng, bËc sau bao hµm vµ cao h¬n bËc tríc, phï hîp víi thùc tiÔn níc ta hiÖn nay. ThÝ dô, vÒ kü n¨ng kü s¶o, bËc “Thao t¸c” ®· ®îc coi lµ cã chÊt lîng v× ®iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt cña chóng ta qu¸ thiÕu (2-3

58

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

häc viªn / 1 m¸y tÝnh) th× ®µo t¹o ®îc ®Õn bËc “Thao t¸c” lµ cã thÓ cho lµ chÊt lîng råi, muèn ®µo t¹o ®Õn bËc cao h¬n, ph¶i cã cho mçi häc viªn mét m¸y tÝnh, muèn ®Õn bËc “Tù ®éng ho¸” th× ph¶i cã m¸y tÝnh x¸ch tay ®Ó ngµy ®ªm hä cã thÓ lµm viÖc víi m¸y tÝnh. §èi víi phÈm chÊt nh©n v¨n, ë ®©y chØ lÈy ra nh÷ng phÈm chÊt “then chèt”, v× tÝnh hîp t¸c ë ta bÊy l©u nay qu¸ kÐm, nªn ®µo t¹o ®îc n¨ng lùc “Hîp t¸c” lµ ®· cã thÓ nãi cã chÊt lîng.

Chóng t«i cho r»ng: mçi gi¸o viªn, mçi häc viªn hay mçi nhµ qu¶n lý cÇn n¾m v÷ng thang bËc chÊt lîng nµy ®Ó chñ ®éng trong viÖc tæ chøc ®µo t¹o hoÆc tù ®µo t¹o theo thang bËc chÊt lîng cµng cao cµng tèt

Ch¬ng IICÁC MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

I. CÁC MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG1.1. KiÓm so¸t chÊt lîng (Quality Control)

KiÓm so¸t chÊt lîng lµ thuËt ng÷ l©u ®êi nhÊt vÒ mÆt lÞch sö. Nã bao gåm viÖc kiÓm tra vµ lo¹i bá c¸c thµnh phÈm hay s¶n phÈm cuèi cïng kh«ng tho¶ m·n c¸c tiªu chuÈn ®· ®Ò ra tríc ®ã. Nã lµ c«ng ®o¹n x¶y ra sau cïng khi s¶n phÈm ®· ®-îc lµm xong cã liªn quan tíi viÖc lo¹i bá hoÆc tõ chèi nh÷ng h¹ng môc hay s¶n phÈm cã lçi. ViÖc lµm nµy thêng kÐo theo l·ng phÝ t¬ng ®èi lín v× ph¶i lo¹i bá hay lµm l¹i c¸c s¶n phÈm kh«ng ®¹t yªu cÇu.

Nói chung, kiểm soát chất lượng là một quá trình mà trong đó một sản phâm hay một dịch vụ, hoặc bất cứ bộ phận nào trong quá trình có liên quan đến việc sản xuất hay vận chuyển sản phâm, được kiểm tra theo một tiêu chuân đã được định trước và sẽ bị loại bỏ hay làm lại nếu như nó dưới chuân (Ellis, 1993). Có một vài cách hiểu kiểm soát chất lượng như một quá trình ‘sau khi-có-kết quả’ (xem Sơ đồ 1), hoặc như việc phát hiện và loại bỏ các sản phâm có khiếm khuyết (Sallis, 1993).

59

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Sơ đồ 1: Quá trình Kiểm soát chất lượng

Nói cách khác, kiểm soát chất lượng tập trung vào việc theo dõi lại các lỗi trong quá khứ. Kiểm soát chất lượng trong môi trường sản xuất là “một phương thức cần thiết cho việc thanh tra và loại bỏ, những sản phâm có khiếm khuyết (mặc dù có một số phương pháp thống kê của lý thuyết này có thể được sử dụng nhằm tránh khả năng có các sản phâm này)” (Freeman, 1994).

KiÓm so¸t chÊt l îng

ChÊt l îng ®Ò nghÞ

C¬ chÕ qu¶n lý

Quá Trình

Ph ¬ng ph¸p lµm viÖc C¸c nguån lùc

S¶n phÈm Lo¹i bá s¶n phÈm kÐm

NhËn thøc cña kh¸ch hµng

60

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Russo (1995) định nghĩa chất lượng như “một quá trình thanh tra mà ở đó mỗi một sản phâm, hay một mẫu sản phâm, được kiểm soát.” Theo Russo, khái niệm chủ yếu trong kiểm soát chất lượng là “quá trình này không nhằm vào gốc rễ của vấn đề. Kiểm soát chất lượng chỉ giải quyết các vấn đề sau khi chúng bị phát hiện.”

Theo Vroeijenstijn (1992), kiểm soát chất lượng (và đo lường chất lượng) là việc tóm tắt các thông tin và hàm ý là sẽ có các ý định trừng phạt hay khen thưởng. Kiểm soát chất lượng “vốn dĩ là nhằm trừng phạt, áp đặt các hình phạt cho việc làm thiếu hiệu quả, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy rằng một khi sản phâm đã đạt được mức độ tối thiểu thì không cần phải nỗ lực để cải tiến” (Vroeijenstijn, 1992). Kiểm soát chất lượng, do đó, không đi ra ngoài việc chấp nhận hay từ chối một sản phâm. Từ quan niệm đó về kiểm soát chất lượng, chất lượng có thể được hiểu như sau:

- Một đánh giá về mức độ mà các đặc điểm của sản phâm đáp ứng được các yêu cầu mà ngay từ đầu một qui trình sản suất đã qui định; hoặc

- Mức độ mà một sản phâm đáp ứng được yêu cầu về các đặc điểm mà một sản phâm phải có theo các tiêu chí cố định nào đó, hoặc

- Đánh giá về mức độ mà một sản phâm phải được các thanh tra viên chấp nhận.

Trong khi kiểm soát chất lượng được xem là một khái niệm cũ nhất của đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực sản xuất hay doanh nghiệp, khái niệm này lại tương đối mới và ít được chấp nhận trong môi trường mét c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o. Điều này là do trong giáo dục, khó có thể định nghĩa thế nào là ‘chất lượng,’ và giáo dục bao giờ cũng là một quá trình. Hơn thế nữa, khó có thể xác định rõ ràng được chất lượng của các sản phâm của giáo dục và vì chất lượng của quá trình giáo dục luôn đòi hỏi sự đóng góp của ‘khách hàng (các häc viên).1.2. §¶m b¶o chÊt lîng (Quality Assurance)

Đây là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện. Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên. Chất lượng của sản phâm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuân nghiêm ngặt đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ khâu nào. Đảm bảo chất lượng phần lớn là trách nhiệm của người lao động, thường làm việc trong các đơn vị độc lập hơn là trách nhiệm của thanh tra viên, mặc dù thanh tra cũng có thể có vai trò nhất định trong đảm bảo chất lượng.

Trong giáo dục, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, qui trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng (Woodhouse, 1998). Định nghĩa này cũng được Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Australia sử dụng.

Ở các nước phương Tây, việc thiết kế hệ thống đảm bảo chất lượng được tính đến như là bước đầu tiên trong quá trình đảm bảo và cải tiến chất lượng (Kells, 1988; Neave & van Vught, 1991). Theo Russo (1995), đảm bảo chất

61

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

lượng là sự “xem xét các quá trình được sử dụng nhằm kiểm soát và sản xuất sản phâm hay các dịch vụ và nhằm tránh các phế phâm. Nếu như chúng ta có hệ thống đảm bảo chất lượng, sẽ tránh đi việc có thể có các phế phâm.”

Đảm bảo chất lượng như một hệ thống quản lý Theo Freeman (1994), đảm bảo chất lượng là “một cách tiếp cập mà công

nghiệp sản xuất sử dụng nhằm đạt được chất lượng tốt nhất…Đảm bảo chất lượng là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định nhu cầu thị trường và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó.” Theo cách hiểu đó, đảm bảo chất lượng là một cách tiếp cận việc tổ chức công việc, nhằm đảm bảo rằng:

- Sứ mạng và mục đích của tổ chức được tất cả mọi người trong tổ chức biết một cách rõ ràng (sự phổ biến, sự minh bạch).

- Hệ thống mà theo đó công việc được thực hiện là được suy tính cân thận, rõ ràng và được truyền đạt đến tất cả mọi người (có kế hoạch).

- Tất cả mọi người đều biết rõ trách nhiệm của mình (tính tự chịu trách nhiệm).

- Cái mà tổ chức cho là chất lượng đều được định nghĩa rõ ràng và có lưu trữ lại trong tài liệu của tổ chức (sự đồng tâm).

Sơ đồ 2: Đảm bảo chất lượng như một hệ thống tránh lỗi trước và trong lúc có sự cố.

ISO định nghĩa đảm bảo chất lượng như sau: “tất cả các hoạt động có hoạch định hay có hệ thống cần thiết nhằm cung cấp sự đủ tự tin rằng một sản phâm hay một dịch vụ là đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.” Trong giáo dục, đảm bảo chất lượng được xem là “tổng số các cơ chế và qui trình được áp

HÖ thèng §BCL

ChÊt l îng ®Ò nghÞ

C¬ chÕ qu¶n lý

Qóa tr×nh

Ph ¬ng ph¸p lµm viÖc

C¸c nguån lùc62

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

dụng nhằm đảm bảo chất lượng đã được định trước hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục - bao gồm việc hoạch định, việc xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm soát chất lượng” (Warren Piper, 1993).

Không giống như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng phải diễn ra trước và trong tiến trình hoạt động nhằm tránh lỗi, và dựa rất nhiều vào việc công khai các hoạt động (Xem Sơ đồ 2).

Một hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu quả là một hệ thống có thể học cách tránh, tìm ra, và sửa các lỗi có thể xảy ra trong quá trình. Nó được thiết kế nhằm hỗ trợ một tổ chức đạt được các mục tiêu đã được đề ra. Freeman (1994) gọi đảm bảo chất lượng là một hệ thống học tập và tự sửa lỗi: “nó thay đổi để thể hiện các nhu cầu đang thay đổi.” Đảm bảo chất lượng, do đó, vượt khỏi việc chỉ chấp nhận hay loại bỏ sản phâm. Người ta mong muốn rằng hệ thống này được thiết kế một cách mềm dẻo và dễ thay đổi theo môi trường đang không ngừng thay đổi. Theo Freeman, để làm cho việc thay đổi được diễn ra thuận lợi hơn, cần thiết phải có việc sửa các lỗi trong một hệ thống đảm bảo chất lượng. Có hai dạng lỗi: một dạng do con người g©y ra và một dạng là do hệ thống đã lỗi thời. Đối với dạng thứ nhất, hệ thống đảm bảo chất lượng sửa các lỗi hay các sai sót có thể có. Đối với dạng thứ hai, cần phải thay đổi phương pháp.

Đảm bảo chất lượng: Giá trị bên trong và tác động bên ngoài Có hai mô hình đảm bảo chất lượng trái ngược nhau trong giáo dục: mô

hình của Pháp với “việc trao quyền kiểm soát cho các thế lực từ bên ngoài” (Cobban, 1988), và mô hình đặc trưng của Anh với cộng động tự trị của các nhà khoa học (Van Vught, 1991). Mô hình của Pháp được xem như là nguyên mẫu của kiểm soát chất lượng thông qua sự giải trình trách nhiệm. Trong mô hình này, quyền đưa ra cách giải quyết vấn đề có liên quan đến việc dạy cái gì, và ai dạy, thuộc về những người có quyền lực ở bên ngoài tổ chức. Các giảng viên có trách nhiệm chỉ về nội dung giảng dạy. Mô hình của Anh giống như việc xem xét chất lượng của các đồng nghiệp. Giảng viên được quyền đưa ra cách quyết định có liên quan đến chương trình giảng dạy và các vấn đề riêng khác của trường.

Van Vught (1990) cho rằng cần phải kết hợp hai mô hình vì “việc tập trung chỉ vào một trong hai mô hình sẽ dẫn đến việc đánh giá quá cao và đầy mạo hiểm một số chức năng cụ thể và việc thực hiện của các trường. Theo ông, giáo dục luôn cần cả hai chất lượng ở từ bên trong lẫn bên ngoài. Chất lượng từ bên trong là nhằm tìm kiếm chân lý và theo đuổi kiến thức. Chất lượng từ bên ngoài là nhằm để cung cấp dịch vụ cho xã hội. Bất cứ hệ thống đảm bảo chất lượng nào cũng phải dựa vào sự kết hợp này. Tuy nhiên, như các nghiên cứu đã cho thấy, các giá trị từ bên ngoài hiện nay ngày càng trở thành một động lực chủ đạo hướng giáo dục ra khỏi mô hình kiểm soát chất lượng nằm giữa hai thái cực: kiểm soát chất lượng và sự tự trị của nhà trường ở các xã hội phương Tây. 1.3. Thanh tra chÊt lîng (Quality Inspection)

Thanh tra chất lượng là việc của một nhóm người do các cơ quan hữu quan cử tới xem xét một cách kỹ lưỡng quá trình đảm bảo chất lượng và kiểm

63

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

tra chất lượng tại trường đó có được thực hiện một cách hợp lý và có đúng kế hoạch hay không. Thanh tra chất lượng thường không quan tâm tới sứ mạng hoặc mục tiêu của trường, hoặc những mục tiêu này đạt được như thế nào, mà duy nhất chỉ quan tâm tới quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược tại một thời điểm nhất định.1.4. KiÓm ®Þnh chÊt lîng (Quality Accreditation)

Thuật ngữ này được sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Kiểm định có thể được áp dụng cho một trường, hoặc chỉ cho một chương trình đào tạo của một môn học. Kiểm định đảm bảo với cộng đồng cũng như với các tổ chức hữu quan rằng một trường (hay một chương trình một môn học nào đó) có những mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng và phù hợp; có được những điều kiện để đạt được những mục tiêu đó, và có khả năng phát triển bền vững. Kiểm định nhằm hai mục đích: (i) Đảm bảo với những đối tượng tham gia vào công tác giáo dục rằng một chương trình đào tạo, hay một trường, khoa nào đó đã đạt hay vượt những chuân mực nhất định về chất lượng; (ii) Hỗ trợ trường liên tục cải tiến chất lượng.

Cơ chế tự quản lý chất lượng này được áp dụng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, từ bậc phổ thông cơ sở tới bậc đại học và sau đại học1.5. §¸nh gi¸ chÊt lîng

Chất lượng giáo dục như đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động, đa chiều, và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người. Do vậy không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường chất lượng trong giáo dục. Trong giáo dục người ta thường dùng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chí và các chỉ số ứng với các lĩnh vực trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng của các trường. Bộ thước đo này có thể dùng để đánh giá đo lường các điều kiện đảm bảo chất lượng, có thể đánh giá đo lường bản thân chất lượng đào tạo của một trường. Các chỉ số đó có thể là chỉ số định lượng, tức là đánh giá và đo được bằng điểm số. Cũng có thể có các chỉ số định tính, tức là đánh giá bằng nhận xét chủ quan của người đánh giá.

Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích của việc đo lường, đánh giá. Từ đó mới xác định được việc sử dụng phương pháp cũng như các công cụ đo lường tương ứng.1.6. ChÝnh s¸ch chÊt lîng vµ kÕ ho¹ch chÊt lîng

Điều quan trọng đối với một nền giáo dục cũng như của một trường là phải có một chủ trương rõ ràng về chất lượng. Chính sách chất lượng là một tuyên ngôn về sự cam kết của mình đảm bảo sẽ cung cấp một nền giáo dục có chất lượng. Chủ trương đó phải được thể hiện bằng những phương châm cụ thể. Thí dụ:

a) Các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân cam kết không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của trường mình, không ngừng nâng cao hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng:

64

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Các trường sẽ xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng của trường mình và sẽ trao đổi kinh nghiệm với các trường khác.

- Các trường sẽ xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và chương trình hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng đó.

b) Các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân sẽ sử dụng hệ thống tự kiểm định chất lượng của mình để phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, trên cơ sở đó có thể sử dụng công cụ kiểm định thống nhất trong toàn quốc làm tiền đề cho việc hoà nhập vào hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của từng bậc học với khu vực và thế giới...

Các lĩnh vực dạy - học, nghiên cứu khoa học, dịch vụ cộng đồng là cơ sở để các trường thiết kế các công cụ kiểm định. Trên cơ sở chính sách chất lượng đó các trường phải xây dựng cho mình một kế hoạch chiến lược chất lượng.II. CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Một số hệ thống các trường đang theo đuổi cơ chế chính sách thị trường trong quản lý, trong đó có mô hình BS 5750/ ISO 9000; mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Ashworth và Harvey, 1994) và mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) (SEAMEO, 1999).1.1. M« h×nh BS 5750/ ISO 9000

Bản chất của mô hình BS 5750 / ISO 9000 là một hệ thống các văn bản quy định tiêu chuân và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đảm bảo mọi sản phâm hay dịch vụ phải phù hợp với mẫu mã, quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục tiêu là tạo một đầu ra “phù hợp với mục đích”. BS 5750/ ISO 9000 đưa ra một kỷ luật nghiêm ngặt đối với những người sử dụng, đồng thời đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực, tài lực và thời gian. Mọi người phải nắm được các yêu cầu đặt ra và tuân thủ các quy trình một cách nghiêm túc. BS5750/ ISO 9000 hiện đang được sử dụng hạn chế đối với giáo dục. Do có nguồn gốc từ lĩnh vực sản xuất hàng hoá, nên ngôn ngữ cũng như nội dung và phương pháp dùng trong bộ tiêu chuân này không phù hợp.1.2. Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM)

Cũng giống như một hệ thống đảm bảo chất lượng, TQM tập trung vào năm lĩnh vực: sứ mạng và chú trọng đến khách hàng; cách tiếp cận các hoạt động có hệ thống; việc phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực; các tư tưởng dài hạn; và sự phục vụ hết mực. Theo Sherr và Lozier (1991), có năm thành phần chính ảnh hưởng đến việc cải tiến chất lượng ở trường học: sự trung thực, chia sẻ quan điểm, kiên nhẫn, hết lòng làm việc, và lý thuyết TQM. Trong năm thành tố trên, chỉ có cái cuối cùng là có thể dạy và học được.

Mô hình Quản lý chất lượng tổng thể - một mô hình cũng có xuất xứ từ thương mại và công nghiệp nhưng tỏ ra phù hợp hơn với giáo dục. Đặc trưng của mô hình Quản lý chất lượng tổng thể là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kỳ cơ sở đào tạo nào, nó tạo ra một nền “Văn hoá chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo. Triết lý của Quản lý chất lượng tổng thể

65

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

là tất cả mọi người bất kỳ ở cương vị nào, vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều là người quản lý chất lượng của phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 1.2.1. Cải tiến liên tục

Triết lý quan trọng nhất của Quản lý chất lượng tổng thể là cải tiến không ngừng, và có thể đạt được do quần chúng và thông qua quần chúng. Sự cải tiến liên tục này được thể hiện trong kế hoạch chiến lược của trường bằng các chu kỳ cải tiến, nâng cao dần theo vòng xoáy trôn ốc từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài, từ trình độ xuất phát ở một thời điểm nhất định vươn không ngừng tới các trình độ cao hơn.

Trong công tác đảm bảo chất lượng trong các ngành dịch vụ như giáo dục, chúng ta không thể xác định được một sản phâm “không mắc lỗi” mà không làm giảm đi nhiều khả năng có thể đạt được mức độ hoàn hảo. Do đó, quá trình đảm bảo chất lượng nhất thiết phải xuất phát từ một hệ thống đảm bảo chất lượng mà trong đó có sự chú trọng đến khái niệm “Cải tiến chất lượng liên tục”. Khái niệm một học viên tốt nghiệp đạt chất lượng là “không mắc lỗi” được xét theo một cách rất hạn chế - vì đó là trên phương diện những bằng cấp tối thiểu.1.2.2. Cải tiến từng bước

Quản lý chất lượng tổng thể được thực hiện bằng một loạt dự án quy mô nhỏ có mức độ tăng dần. Về tổng thể, quản lý chất lượng tổng thể có quy mô rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một trường, song việc thực hiện nhiệm vụ đó trong thực tế lại có quy mô hep, khả thi, thiết thực và có mức độ tăng dần. Sự can thiệp mạnh không phải là phương sách tốt để tạo sự chuyển biến lớn trong quản lý chất lượng tổng thể. Các dự án đồ sộ nhiều khi không phải là con đường tốt nhất vì thiếu kinh phí, và nếu thất bại sẽ dẫn tới sự thờ ơ, bất bình. Các dự án nhỏ sẽ dễ thành công và tạo ra sự tự tin và làm cơ sở cho các dự án sau lớn hơn.1.2.3. Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hàng.

Chìa khoá của sự thành công trong quản lý chất lượng tổng thể là tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa cung và cầu, giữa các bộ phận trong trường với nhau và với xã hội.

Trong hệ thống tổ chức của nhà trường vai trò của các cán bộ quản lý cấp trường là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo chức, học viên, chứ không phải chỉ là lãnh đạo kiểm tra họ. Trong quản lý chất lượng tổng thể mô hình cấp bậc trong hệ thống tổ chức quản lý nhà trường phải là mô hình đảo ngược (xem hình minh hoạ trang sau).

Sự đảo ngược về thứ tự trong hệ thống tổ chức quản lý của trường theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể không làm phương hại tới cơ cấu quyền lực của trường, cũng không làm giảm sút vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo trường, khoa. Trong thực tế sự lãnh đạo của các cán bộ quản lý vẫn giữ vai trò quyết định của quản lý chất lượng tổng thể. Đảo ngược thứ bậc chỉ nhằm nhấn mạnh mối tương quan trong quá trình đào tạo hướng tới sinh viên như nhân vật trung tâm.

66

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

1.3. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) (SEAMEO,1999)1.3.1. Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá chất lượng như sau:

a) Đầu vào : học viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính, v.v...

b) Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo,...

c)Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của học viên.

d) Đầu ra: học viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.

đ) Hiệu quả: kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.1.3.2. Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên các học giả đã đưa ra 5 khái niệm về chất lượng giáo dục như sau:

a) Chất lượng đầu vào: trình độ đầu vào thỏa mãn các tiêu chí, mục tiêu đề ra.

b) Chất lượng quá trình đào tạo: mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và học và các quá trình đào tạo khác.

67

C¸n bé qu¶n lý cÊp khoa

C¸n bé gi¶ng d¹y

C¸n bé phôc vô

C¸n bé l·nh ®¹o cÊp c¬ së gi¸o

dôc

Qu¶n lý chÊt l îng tæng thÓ trong GD

Học viªnC¸n bé gi¶ng d¹y

vµ phôc vôC¸n bé l·nh ®¹o c¬ së gi¸o dôc,

khoa

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

c) Chất lượng đầu ra: mức độ đạt được của đầu ra (học viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với Bộ tiêu chí hoặc so với các mục tiêu đã định sẵn.

d) Chất lượng sản phẩm: mức độ đạt các yêu cầu công tác của học viên tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân học viên, của cha me, của cơ quan công tác và của xã hội.

đ) Chất lượng giá trị gia tăng: mức độ năng lực của học viên tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống giáo dục đại học.

Trong các mô hình quản lý chất lượng giáo dục (GD) nêu trên, nếu xem “chất lượng GD là sự trùng khớp với mục tiêu” thì sử dụng mô hình TQM là phù hợp hơn cả. Mô hình này cho phép nghiên cứu đề ra các mục tiêu chiến lược của GD trong từng thời kỳ trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các chính sách lớn của Chính phủ đối với GD. Từ đó tùy thuộc vào nguồn lực hiện có, các nhà quản lý chất lượng GD có thể chủ động tác động tới những khâu, những lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và từ đó nâng cao dần chất lượng giáo dục theo kế hoạch đã đề ra.

Ch¬ng III.KiÓm ®Þnh chÊt lîng gi¸o dôc

I. KHÁI NIỆMKiÓm ®Þnh chÊt lîng lµ g×?

C©u hái ®Æt ra lµ kiÓm ®Þnh chÊt lîng gi¸o dôc lµ g×? D-íi ®©y, chóng xin nªu ra mét sè ®Þnh nghÜa hîp lý nhÊt vÒ kiÓm ®Þnh chÊt lîng:

- Kiểm định được xác định là “một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các c¬ së gi¸o dôc cao đẳng và đại học và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng" (CHEA, 2003).

- Kiểm định chất lượng là “một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận một c¬ së gi¸o dôc đại học hay một ngành đào tạo của c¬ së gi¸o dôc đáp ứng các chuẩn mực qui định” (SEAMEO, 2003).

Nh vËy, kiÓm ®Þnh chÊt lîng lµ mét gi¶i ph¸p qu¶n lý chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ nh»m c¸c môc tiªu sau ®©y:

- §¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng cña c¬ së gi¸o dôc ®¸p øng c¸c tiªu chuÈn ®Ò ra nh thÕ nµo?- Tøc lµ hiÖn tr¹ng c¬ së gi¸o dôc cã chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ ra sao?

68

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- §¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng nh÷ng ®iÓn nµo lµ ®iÓm m¹nh so víi c¸c tiªu chuÈn ®Ò ra cña c¬ së gi¸o dôc.

- §¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng nh÷ng ®iÓm nµo lµ ®iÓm yÕu so víi c¸c tiªu chuÈn ®Ò ra cña c¬ së gi¸o dôc.

- Trªn c¬ së ®iÓm m¹nh vµ ®iÓm yÕu ph¸t hiÖn ®îc so víi c¸c tiªu chuÈn ®Ò ra, ®Þnh ra kÕ ho¹ch ph¸t huy ®iÓm m¹nh, kh¾c phôc ®iÓm yÕu ®Ó ph¸t triÓn. KiÓm ®Þnh chÊt lîng mang l¹i cho céng ®ång, ®Æc biÖt lµ giíi häc viªn sù ®¶m b¶o ch¾c ch¾n mét c¬ së gi¸o dôc ®· ®îc chøng minh tho¶ m·n c¸c yªu cÇu vµ tiªu chÝ ®¸ng tin cËy vµ cã ®ñ c¬ së ®Ó tin r»ng c¬ së gi¸o dôc nµy sÏ tiÕp tôc ®¹t c¸c yªu cÇu vµ tiªu chÝ ®· ®Ò ra.

KiÓm ®Þnh chÊt lîng cã gi¸ trÞ g×?KiÓm ®Þnh chÊt lîng gi¸o dôc cã mét ý nghÜa ®Æc biÖt

quan träng khi mµ: - QuyÒn tù chñ (qu¶n lý, häc thuËt vµ tµi chÝnh) cña c¸c

c¬ së ®µo t¹o ®îc më réng; - Tû träng (sè ngêi theo häc) vµ thµnh phÇn (lo¹i c¬ së gi¸o

dôc ®µo t¹o) phi chÝnh phñ (ngoµi c«ng lËp) trong hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n ngµy mét ph¸t triÓn;

- YÕu tè níc ngoµi tham gia ®µo t¹o (trong vµ ngoµi c«ng lËp) ngµy mét t¨ng (do toµn cÇu ho¸).

Khi ®ã, kiÓm ®Þnh chÊt lîng lµ “sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm ở đại học” (Van Vught, 1994) ®èi víi c«ng luËn. KiÓm ®Þnh chÊt lîng kh«ng nh÷ng mang l¹i cho céng ®ång b»ng chøng vÒ chÊt lîng ®µo t¹o mµ cßn mang l¹i c¬ héi vµ ®éng c¬ ®Ó n©ng cao chÊt lîng cho c¸c c¬ së gi¸o dôc ®· qua kiÓm ®Þnh. Mét c¬ së gi¸o dôc chØ ®îc c«ng nhËn ®¸p øng ®îc c¸c yªu cÇu vµ tiªu chÝ cña Héi ®ång kiÓm ®Þnh sau khi nhµ c¬ së gi¸o dôc chÞu sù kiÓm tra cña c¸c c¸n bé ®¸nh gi¸ giµu kinh nghiÖm vµ hiÓu c¸c yªu cÇu kiÓm ®Þnh cña gi¸o dôc. Qu¸ tr×nh kiÓm ®Þnh còng mang l¹i cho c¸c c¬ së gi¸o dôc ®· qua kiÓm ®Þnh c¬ héi tù ph©n tÝch ®¸nh gi¸ ®Ó cã nh÷ng c¶i tiÕn vÒ chÊt lîng.1.1. Lîc sö kiÓm ®Þnh chÊt lîng gi¸o dôc

KiÓm ®Þnh chÊt lîng lµ mét trong nh÷ng ho¹t ®éng ®¶m b¶o chÊt lîng bªn ngoµi c¸c c¬ së gi¸o dôc. KiÓm ®Þnh chÊt l-îng gi¸o dôc ®· cã mét lÞch sö ph¸t triÓn l©u dµi ë Hoa Kú vµ B¾c Mü, tríc tiªn lµ ¸p dông cho c¸c c¬ së gi¸o dôc, sau nµy më réng cho tÊt c¶ c¸c c¬ së gi¸o dôc trong hÖ thèng gi¸o dôc. Tuy nhiªn, tríc ®©y Ýt ®îc c¸c níc kh¸c biÕt ®Õn. Trong qu¸ tr×nh

69

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

phi tËp trung ho¸ vµ ®¹i chóng ho¸ nÒn gi¸o dôc, c¸c chuÈn mùc gi¸o dôc bÞ thay ®æi vµ kh¸ kh¸c nhau gi÷a c¸c c¬ sá gi¸o dôc do chÊt lîng tuyÓn sinh ®Çu vµo bÞ h¹ thÊp, qui m« t¨ng nhanh nhng tµi chÝnh t¨ng chËm, c¸c yÕu tè tiªu cùc ë bªn ngoµi t¸c ®éng ®Õn nhµ c¬ së gi¸o dôc. §Æc biÖt, nÒn gi¸o dôc cña thÕ giíi ®ang dÇn dÇn chuyÓn tõ nÒn gi¸o dôc theo ®Þnh híng cña Nhµ níc hay theo ®Þnh híng häc thuËt cña nhµ c¬ së gi¸o dôc sang nÒn gi¸o dôc theo ®Þnh híng cña thÞ c¬ së gi¸o dôc. Trong bèi c¶nh ®ã, kiÓm ®Þnh chÊt lîng trë thµnh mét c«ng cô h÷u hiÖu cña nhiÒu níc trªn thÕ giíi ®Ó duy tr× c¸c chuÈn mùc chÊt lîng gi¸o dôc vµ kh«ng ngõng n©ng cao chÊt lîng d¹y vµ häc.

KiÓm ®Þnh chÊt lîng lµ mét qu¸ tr×nh ®¸nh gi¸ ngoµi nh»m ®a ra mét quyÕt ®Þnh c«ng nhËn mét c¬ së gi¸o dôc ®¸p øng c¸c chuÈn mùc qui ®Þnh (SEAMEO, 2003). Mét ®¸nh gi¸ kh«ng nh»m môc ®Ých ®a ra mét quyÕt ®Þnh c«ng nhËn th× kh«ng ph¶i lµ kiÓm ®Þnh chÊt lîng. (KiÓm ®Þnh, trong tiÕng Anh - Mü lµ Accreditation, cßn trong tiÕng Anh – Anh lµ Recognition.) 1.2. Môc ®Ých, môc tiªu cña kiÓm ®Þnh

Môc ®Ých cña kiÓm ®Þnh chÊt lîng kh«ng chØ lµ ®¶m b¶o nhµ c¬ së gi¸o dôc cã tr¸ch nhiÖm ®èi víi chÊt lîng ®µo t¹o mµ cßn mang l¹i ®éng lùc c¶i tiÕn vµ n©ng cao chÊt lîng ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o còng nh chÊt lîng toµn c¬ së gi¸o dôc.

Mét kiÓm ®Þnh ®îc coi lµ ho¹t ®éng cã hiÖu qu¶ khi kh«ng chØ ®¸nh gi¸ xem mét c¬ së gi¸o dôc hay mét ch¬ng tr×nh ®µo t¹o cã ®¹t chÊt lîng hay kh«ng mµ cßn ph¶i cã vai trß nh nh÷ng chuyªn gia t vÊn s½n sµng gióp nhµ c¬ së gi¸o dôc gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò tån ®äng vµ n©ng cao chÊt lîng c¸c ho¹t ®éng.

KÕt qu¶ kiÓm ®Þnh, gãp phÇn ®Þnh híng c¸c ho¹t ®éng sau ®©y cña x· héi:

- §Þnh híng lùa chän ®Çu t cña ngêi häc-cña phô huynh ®èi víi c¬ së gi¸o dôc cã chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ h¬n mµ phï hîp víi kh¶ n¨ng cña m×nh

- §Þnh híng lùa chän ®Çu t cña nhµ níc ®Ó ®µo t¹o nguån nh©n lùc theo nh÷ng ngµnh nghÒ cÇn thiÕt cho sù ph¸t triÓn trong t¬ng lai

- §Þnh híng ®Çu t cña c¸c doanh nghiÖp cÇn nguån nh©n lùc thÝch hîp cho doanh nghiÖp cña m×nh

70

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- §Þnh híng cho c¸c nhµ ®Çu t níc ngoµi lµm tõ thiÖn hay cÇn ph¸t triÓn vèn cña m×nh

- §Þnh híng ph¸t triÓn cho c¸c c¬ së gi¸o dôc ®Ó t¨ng c-êng n¨ng lùc c¹nh tranh trong vµ ngoµi níc (x©y dùng v¨n ho¸ chÊt lîng, kh«ng ngõng n©ng cao chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ häc thuËt, qu¶n lý vµ tµi chÝnh…)

- §Þnh híng cho sù hîp t¸c ®µo t¹o (chuyÓn ®æi, c«ng nhËn v¨n b»ng chøng chØ …) cña c¸c c¬ së trong vµ ngoµi níc víi nhau.1.3. §Æc trng cña KiÓm ®Þnh chÊt lîng

- KiÓm ®Þnh chÊt lîng cã thÓ ®îc tiÕn hµnh ë ph¹m vi c¬ së gi¸o dôc hoÆc ch¬ng tr×nh ®µo t¹o

- KiÓm ®Þnh chÊt lîng lµ ho¹t ®éng hoµn toµn tù nguyÖn- KiÓm ®Þnh chÊt lîng kh«ng thÓ t¸ch rêi c«ng t¸c tù

®¸nh gi¸- TÊt c¶ c¸c quy tr×nh kiÓm ®Þnh lu«n g¾n liÒn víi

®¸nh gi¸ ®ång nghiÖp- C¸c chuÈn mùc ®¸nh gi¸ rÊt mÒm dÎo vµ ®îc biÕn ®æi

cho phï hîp víi sø mÖnh cña tõng c¬ së gi¸o dôc - KiÓm ®Þnh cÊp c¬ së gi¸o dôc vµ kiÓm ®Þnh ch¬ng

tr×nh kh«ng chØ tËp trung ®¸nh gi¸ c¸c yÕu tè ®Çu vµo mµ cßn tËp trung vµo c¶ qu¸ tr×nh ®µo t¹o vµ chÊt lîng häc viªn khi ra c¬ së gi¸o dôc.II. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH2.1. Quy tr×nh vµ néi dung tù ®¸nh gi¸ c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o : Tù ®¸nh gi¸ lµ mét kh©u ®Çu tiªn trong tæng thÓ c¸c ho¹t ®éng kiÓm ®Þnh chÊt lîng ®µo t¹o cña c¸c c¬ së gi¸o dôc. Tríc hÕt tù ®¸nh gi¸ lµ thÓ hiÖn cô thÓ tÝnh tù chñ vµ tù chÞu tr¸ch nhiÖm cña nhµ c¬ së gi¸o dôc trong toÇn bé c¸c ho¹t ®éng ®µo t¹o, nghiªn cøu vµ dÞch vô x· héi theo chøc n¨ng nhiÖm vô ®îc giao cña c¬ së gi¸o dôc vµ phï hîp víi t«n chØ môc ®Ých vµ sø m¹ng cña nhµ c¬ së gi¸o dôc, t¹o c¬ së cho bíc tiÕp theo lµ ®¸nh gi¸ tõ ngoµi.2.2. Môc ®Ých cña tù ®¸nh gi¸:

- Lµm râ thùc tr¹ng quy m«, chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ c¸c ho¹t ®éng ®µo t¹o, nghiªn cøu vµ dÞch vô x· héi theo chøc n¨ng, nhiÖm vô cña nhµ c¬ së gi¸o dôc vµ phï hîp víi t«n chØ môc ®Ých vµ sø m¹ng cña nhµ c¬ së gi¸o dôc trong sù nghiÖp ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi cña ®Êt níc.

71

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- X¸c ®Þnh vµ so s¸nh theo c¸c tiªu chuÈn kiÓm ®Þnh Nhµ níc hoÆc HiÖp héi ®· c«ng bè xem ®¹t ®îc ®Õn møc nµo. (cô thÓ lµ ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng c¸c ho¹t ®éng tæ chøc qu¶n lý vµ c¸c ®iÒu kiÖn b¶o ®¶m chÊt lîng cho ®µo t¹o, nghiªn cøu vµ dÞch vô cña nhµ c¬ së gi¸o dôc: tõ c¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ, ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý vµ gi¸o viªn, ch¬ng tr×nh, gi¸o tr×nh ®µo t¹o. . . ®Õn c¸c nguån kinh phÝ vµ dÞch vô häc viªn,...xem ®¹t ®Õn møc nµo cña c¸c tiªu chuÈn ®ßi hái)

- X¸c ®Þnh râ tÇm nh×n, c¸c ®iÓm m¹nh, ®iÓm yÕu, thêi c¬, th¸ch thøc cña c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o vµ ®Ò xuÊt ra c¸c chiÕn lîc, kÕ ho¹ch, biÖn ph¸p nh»m tõng bíc n©ng cao chÊt lîng ®µo t¹o, nghiªn cøu khoa häc vµ dÞch vô cña c¬ së ®µo t¹o liªn tôc ph¸t triÓn. KiÕn nghÞ víi c¸c c¬ quan cã tr¸ch nhiÖm vµ thÈm quyÒn nh Bé chñ qu¶n hay l·nh ®¹o ®Þa ph-¬ng chØ ®¹o vµ cung cÊp c¸c biÖn ph¸p hç trî cho nhµ c¬ së gi¸o dôc kh«ng ngõng më réng qui m«, n©ng cao chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña m×nh.2.3. C¸c néi dung tù ®¸nh gi¸ C¨n cø vµo néi hµm kiÓm ®Þnh chÊt lîng (b¶ng trang sau) , tuú theo môc tiªu u tiªn (kiÓm ®Þnh c¬ së ®µo t¹o, kiÓm ®Þnh chÊt lîng ngµnh ®µo t¹o...), giai ®o¹n kiÓm ®Þnh (giai ®o¹n ®Çu, tiÕn tr×nh, ph¸t triÓn...), môc tiªu cña tæ chøc (nhµ níc, héi nghÒ nghiÖp hay héi c¸c c¬ së ®µo t¹o...) mµ lùa chän c¸c néi dung ®Ó x©y dùng c¸c tiªu chuÈn kiÓm ®Þnh chÊt lîng phï hîp. Néi hµm kiÓm ®Þnh chÊt lîng gi¸o dôc cã thÓ ®îc tr×nh bÇy tãm t¾t trong s¬ ®å díi ®©y:

TÇm nh×n §Çu vµo Qu¸ tr×nh §Çu ra KÕt qu¶

Sø m¹ng C¬ cÊu tæ chøc

Ch¬ng tr×nh

®µo t¹o

Häc viªn

tèt nghiÖp

HiÖn thùc ho¸

sø m¹ng/môc tiªu

C¬ chÕ qu¶n lý

Môc ®Ých

vµ môc tiªu

C¸n bé,

Gi¸o viªn

Häc viªn Dù ¸n/§Ò tµi

nghiªn cøu

S¶n phÈm

khoa häc

C¸c môc ®Ých

vµ môc tiªu ®¹t ®îc

KÕ ho¹ch

triÓn khai

Nguån kinh phÝ

C¬ së vËt chÊt

C¸c dÞch vô

phôc vô

c«ng ®ång

KÕt qu¶

thùc hiÖn

c¸c dÞch vô

Sù hµi lßng

cña

c¸c bªn liªn quan

72

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Dùa trªn c¸c tiªu chuÈn kiÓm ®Þnh vµ c¸c quy ®Þnh cô thÓ vÒ c¸c chuÈn mùc (Tiªu chuÈn, tiªu chÝ, chØ sè. . . ) do Nhµ níc hoÆc HiÖp héi ban hµnh, c«ng t¸c tù ®¸nh gi¸ cña mét c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o (c¬ së gi¸o dôc) cÇn tËp trung vµo c¸c néi dung chñ yÕu sau:

- Thu thËp, ph©n tÝch vµ tæng hîp c¸c th«ng tin, t liÖu, sè liÖu thèng kª theo yªu c©u cña c¸c minh chøng cÇn cã cho c¸c tiªu chuÈn vµ tiªu chÝ kiÓm ®Þnh ®Ò ra.

- Tæ chøc thÈm tra, kh¶o s¸t ý kiÕn tù ®¸nh gi¸ cña c¸c c¸n bé, gi¶ng viªn vµ häc viªn nhµ c¬ së gi¸o dôc. §iÒu tra ®¸nh gi¸ t×nh h×nh viÖc lµm sau khi tèt nghiÖp cña häc viªn míi ra c¬ së gi¸o dôc vµ ý kiÕn nh©n xÐt, ®¸nh gi¸ cña c¸c c¬ së sö dông nh©n lùc do nhµ c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o hoÆc båi d-ìng.

- ViÕt b¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ theo c¸c tiªu chuÈn kiÓm ®Þnh do Nhµ níc hay HiÖp héi ban hµnh tªn c¬ së c¸c th«ng tin vµ b»ng chøng thu ®îc.

- Tham kh¶o ý kiÕn c¸c c¸n bé, gi¸o viªn vµ häc viªn cña c¬ së gi¸o dôc vÒ b¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ ®Ó bæ sung vµ hoµn thiÖn2.4. KÕ ho¹ch tr×nh tù triÓn khai c¸c ho¹t ®éng tù ®¸nh gi¸ C«ng t¸c tù ®¸nh gi¸ cña c¸c c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o ®îc thùc hiÖn bao gåm c¸c bíc vµ néi dung sau d©y:* Bíc thø nhÊt:

- §¨ng ký vµ nép v¨n b¶n chÝnh thøc tham gia kiÓm ®Þnh lªn Héi ®ång kiÓm ®Þnh

- LËp vµ tr×nh kÕ ho¹ch triÓn khai c«ng t¸c tù ®¸nh gi¸ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc.

- Bé chñ qu¶n hay HiÖp héi phª duyÖt vÒ kÕ ho¹ch tù ®¸nh gi¸ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc. * Bíc thø hai:

- LËp Héi ®ång tù ®¸nh gi¸ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc, bao gåm mét sè thµnh viªn, do Bé chñ qu¶n hay HiÖp héi qui ®Þnh tèi thiÓu.

- X©y dùng vµ th«ng qua kÕ ho¹ch triÓn khai chi tiÕt c«ng t¸c tù ®¸nh gi¸ cña Héi ®ång tù ®¸nh gi¸ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc.

- NhËn vµ ph©n bæ kinh phÝ cho c¸c ho¹t ®éng tù ®¸nh gi¸ (nÕu cã).

73

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

* Bíc thø ba:- Tæ chøc tËp huÊn c¸c c¸n bé, nh©n viªn tham gia c«ng

t¸c tù ®¸nh gi¸ vÒ môc ®Ých, yªu cÇu, néi dung, ph¬ng ph¸p ®iÒu tra, ®¸nh gi¸ vµ x©y dùng c¸c v¨n b¶n b¸o c¸o.

- X©y dùng ®Ò c¬ng v¨n b¶n b¸o c¸o tù ®¸nh gi¸. - Thu thËp c¸c th«ng tin, t liÖu thèng kª cña nhµ c¬ së gi¸o

dôc. - ChuÈn bÞ vµ x©y dùng bé c«ng cô ®iÒu tra, ®¸nh gi¸

t×nh h×nh viÖc lµm cña häc viªn tèt nghiÖp. - ChuÈn bÞ vµ x©y dùng b¶ng c©u hái lÊy ý kiÕn ®¸nh gi¸

cña c¸n bé qu¶n lý, gi¸o viªn vµ häc viªn nhµ c¬ së gi¸o dôc; phiÕu lÊy ý kiÕn ®¸nh gi¸ cña c¸c c¬ së sö dông häc viªn tèt nghiÖp cña c¬ së gi¸o dôc. * Bíc thø t:

- Thùc hiÖn c¸c c«ng t¸c thu thËp, thèng kª th«ng tin, t liÖu vµ ®iÒu tra kh¶o s¸t; xö lý kÕt qu¶ vµ viÕt b¸o c¸o theo c¸c chuyªn ®Ò.

- So¹n th¶o dù th¶o B¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ theo c¸c tiªu chuÈn kiÓm ®Þnh. *Bíc thø n¨m:

- Tæ chøc c¸c héi th¶o ®ãng gãp ý kiÕn cho dù th¶o B¸o c¸o tù ®¸nh gi¸.

- Hoµn thiÖn v¨n b¶n B¸o c¸o tù ®¸nh gi¸. - Ban hµnh v¨n b¶n B¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ chÝnh thøc cña nhµ

c¬ së gi¸o dôc. * Bíc thø s¸u:

Tr×nh v¨n b¶n chÝnh thøc B¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ lªn Héi ®ång kiÓm ®Þnh cña Bé chñ qu¶n hoÆc cña HiÖp héi.

III. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NGOÀI TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG §¸nh gi¸ ngoµi lµ bíc quan träng tiÕp theo sau tù ®¸nh gi¸ trong quy tr×nh kiÓm ®Þnh chÊt lîng ®µo t¹o cña c¸c c¬ së gi¸o dôc. §¸nh gi¸ ngoµi ®Ó t¹o c¬ së cho viÖc ra quyÕt ®Þnh c«ng nhËn kÕt qu¶ kiÓm ®Þnh vµ lµ mét b»ng chøng vÒ uy tÝn vµ møc ®é ®¹t ®îc c¸c chuÈn mùc chÊt lîng cña nhµ c¬ së gi¸o dôc. §Ó triÓn khai c«ng t¸c nµy cã chÊt lîng vµ hiÖu qu¶, trong qu¸ tr×nh kiÓm ®Þnh chÊt lîng ë c¸c c¬ së gi¸o dôc, c«ng t¸c ®¸nh gi¸ ngoµi sÏ ®îc thùc hiÖn theo quy tr×nh sau ®©y:

74

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

3.1. Môc ®Ých cña c«ng t¸c ®¸nh gi¸ ngoµi - ThÈm ®Þnh tÝnh x¸c thùc vµ kh¸ch quan cña v¨n b¶n

B¸o c¸o kÕt qu¶ tù ®¸nh gi¸ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc theo c¸c tiªu chuÈn vµ tiªu chÝ ®¸nh gi¸ chÊt lîng ®· ban hµnh

- Kh¶o s¸t vµ ®¸nh gi¸ trùc tiÕp t¹i nhµ c¬ së gi¸o dôc vÒ c¸c th«ng tin mµ v¨n b¶n tù b¸o c¸o ®a ra.

- §Ò xuÊt c¸c khuyÕn nghÞ cho nhµ c¬ së gi¸o dôc vÒ c¸c biÖn ph¸p b¶o d¶m vµ n¨ng cao chÊt lîng- hiÖu qu¶ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc trong thêi gian tíi vµ t vÊn cho Héi ®ång kiÓm ®Þnh cña Bé chñ qu¶n hoÆc HiÖp héi trong qu¸ tr×nh ra quyÕt ®Þnh vÒ kÕt qu¶ kiÓm ®Þnh chÊt lîng nhµ c¬ së gi¸o dôc. 3.2. Thµnh phÇn cña nhãm chuyªn gia ®¸nh gi¸ ngoµi Nhãm chuyªn gia ®¸nh gi¸ ngoµi ®îc thµnh lËp theo QuyÕt ®Þnh cña Bé chñ qu¶n hoÆc chñ tÞch HiÖp héi. C¸c thµnh viªn cña nhãm chuyªn gia ®¸nh gi¸ ngoµi ®îc lùa chän tõ c¸c chuyªn gia cã tr×nh ®é vµ uy tÝn trong lÜnh vùc ®µo t¹o, nghiªn cøu vµ qu¶n lý gi¸o dôc, trong c¸c ngµnh s¶n xuÊt – dÞch vô vµ c¸c héi nghÒ nghiÖp.

§Ó ®¶m b¶o tÝnh kh¸ch quan vµ c«ng b»ng trong ®¸nh gi¸, c¸c thµnh viªn cña Nhãm ®¸nh gi¸ ngoµi ®îc ®Ò cö vµ lùa chän tõ c¸c chuyªn gia kh«ng cã thêi gian c«ng t¸c vµ kh«ng ®-îc ®µo t¹o t¹i c¬ së ®¸nh gi¸. Trong mét sè c¬ së gi¸o dôc hîp cô thÓ, cã thÓ mêi chuyªn gia níc ngoµi tham gia. 3.3. NhiÖm vô cña nhãm chuyªn gia ®¸nh gi¸ ngoµi

- Nghiªn cøu, t×m hiÓu c¸c th«ng tin c¬ b¶n vÒ nhµ c¬ së gi¸o dôc, n¬i sÏ tiÕn hµnh ®¸nh gi¸ ngoµi.

- LËp kÕ ho¹ch tiÕn hµnh c«ng t¸c ®¸nh gi¸ cña Nhãm tr×nh phª duyÖt.

- Nghiªn cøu, ph©n tÝch vµ ®¸nh gi¸ v¨n b¶n B¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc theo c¸c tiªu chuÈn vµ tiªu chÝ kiÓm ®Þnh do Bé chñ qu¶n hoÆc HiÖp héi ban hµnh.

- Thùc hiÖn c«ng t¸c kh¶o s¸t vµ ®¸nh gi¸ trùc tiÕp t¹i nhµ c¬ së gi¸o dôc t×m vµ x¸c nhËn c¸c minh chøng cho c¸c møc ®¹t ®îc theo c¸c tiªu chuÈn vµ tiªu chÝ ®· ban hµnh.

- X©y dùng dù th¶o kÕt qña ®¸nh gi¸ ngoµi theo tõng mÆt ®¸nh gi¸ vµ ®¸nh gi¸ chung; trao ®æi vµ th¶o luËn víi l·nh ®¹o vµ c¸n bé, gi¸o viªn nhµ c¬ së gi¸o dôc vÒ kÕt qu¶ vµ nh÷ng kh¸c biÖt trong b¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ cña nhµ c¬ së gi¸o dôc víi cña Nhãm chuyªn gia.

75

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- X©y dùng b¸o c¸o chÝnh thøc kÕt qu¶ ®¸nh gi¸ ngoµi cña Nhãm chuyªn gia.

- Tr×nh vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ ®¸nh gi¸ ngoµi chÝnh thøc; ®Ò xuÊt møc ®é c«ng nhËn kiÓm ®Þnh vµ c¸c khuyÕn nghÞ vÒ c¸c yªu cÇu vµ biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng cho nhµ c¬ së gi¸o dôc.

- ChuÈn bÞ hå s¬, tµi liÖu vµ gi¶i tr×nh khi cã khiÕu n¹i vµ chÊt vÊn cã liªn quan ®Õn c¸c chøc n¨ng, nhiÖm vô vµ ho¹t ®éng cña Nhãm chuyªn gia.

- §Ò xuÊt c¸c khuyÕn nghÞ hoµn thiÖn c¸c tiªu chuÈn, tiªu chÝ vµ quy tr×nh ®¸nh gi¸ chÊt lîng ®èi víi mét c¬ së ®µo t¹o.IV. CẤP CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

1. KÕt qu¶ kiÓm ®Þnh ®îc c«ng bè chÝnh thøc trªn c¸c kªnh th«ng tin ®¹i chóng. GiÊy chøng nhËn kÕt qu¶ kiÓm ®Þnh ®îc ban hµnh vµ cÊp cho c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o theo kÕt luËn vÒ kÕt qu¶ kiÓm ®Þnh do Bé trëng bé chñ qu¶n hay Chñ tÞch hiÖp héi ký.

2. KÕt luËn vÒ kÕt qu¶ kiÓm ®Þnh lµ quyÕt ®Þnh cuèi cïng. Kh«ng gi¶i quyÕt c¸c khiÕu n¹i sau khi v¨n b¶n kÕt luËn ®· ®îc c«ng bè chÝnh thøc.

3. KÕt qu¶ kiÓm ®Þnh cã gi¸ trÞ tõ 5-6 n¨m tuú thuéc quy ®Þnh cña héi ®ång kiÓm ®Þnh cña mçi níc.

4. Sau khi ®· ®îc c«ng nhËn kÕt qu¶ kiÓm ®Þnh, h»ng n¨m nhµ c¬ së gi¸o dôc ®ã vÉn ph¶i göi b¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ vÒ triÓn khai c¸c biÖn ph¸p kh¾c phôc c¸c ®iÓm tån t¹i vµ ph¸t huy c¸c u ®iÓm ®· nªu trong b¶n b¸o c¸o tù ®¸nh gi¸ tríc ®©y tíi héi ®ång kiÓm ®Þnh. Héi ®ång kiÓm ®Þnh cã thÓ göi ®oµn ®¸nh gi¸ ngoµi tíi c¬ së gi¸o dôc khi cÇn thiÕt.

Tµi liÖu tham kh¶o:1. NguyÔn §øc ChÝnh (2001): KiÓm ®Þnh chÊt lîng gi¸o dôc ®¹i häc NXB §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.2. Trung t©m §¶m b¶o chÊt lîng ®µo t¹o vµ Nghiªn cøu ph¸t triÓn gi¸o dôc (2006), Tµi liÖu tËp huÊn kiÓm ®Þnh chÊt lîng.3. NguyÔn Ph¬ng Nga (2006), Tµi liÖu vÒ kiÓm ®Þnh chÊt l-îng.4. Ph¹m Xu©n Thanh (2005), Tµi liÖu vÒ kiÓm ®Þnh chÊt lîng.5. NguyÔn Kim Dung (2005), Tµi liÖu vÒ kiÓm ®Þnh chÊt lîng.

76

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

6. Lª §øc Ngäc (2004), Gi¸o dôc ®¹i häc - Quan ®iÓm vµ gi¶i ph¸p Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 7880/BGDĐT-KTKĐCLGDV/v Hướng dẫn tự đánh giácơ sở giáo dục phổ thông

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2009

Kính gửi:

- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố;- Các trường phổ thông trực thuộc;- Các đại học, trường đại học có trường phổ thông;- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 về việc Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, tại Chương II đã quy định về tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông.

Để giúp các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tự đánh giá thuận lợi, Bộ GD&ĐT hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho công tác tự đánh giá như sau:

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) được thực hiện theo quy trình sau:

1. Tự đánh giá của nhà trường.

2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.

4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận

77

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

kiểm định chất lượng giáo dục.

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuân đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuân chất lượng.

Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuân đánh giá chất lượng nhà trường.

B. QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ

Quy trình tự đánh giá của nhà trường, bao gồm các bước sau:

1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.

3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.

5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

6. Viết báo cáo tự đánh giá.

7. Công bố báo cáo tự đánh giá.

I. Thành lập Hội đồng tự đánh giá

1. Hiệu trưởng nhà trường hoặc Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá nhà trường (xem Phụ lục 1).

2. Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 07 thành viên gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng nhà trường;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng nhà trường;

c) Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của nhà trường;

d) Các thành viên khác gồm: đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú (nếu có).

3. Để triển khai hoạt động tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác:

78

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.

- Các nhóm công tác, mỗi nhóm có từ 2 đến 4 người để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội đồng phân công. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tự đánh giá:

a) Phổ biến quy trình tự đánh giá và yêu cầu các bộ phận, cá nhân của nhà trường phối hợp thực hiện; xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập thông tin, minh chứng; rà soát các hoạt động giáo dục, đối chiếu, so sánh kết quả tự đánh giá với các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đánh giá mức độ nhà trường đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng giáo dục gồm các thông tin chung, kết quả điều tra thực trạng và các vấn đề khác nhằm hỗ trợ việc duy trì, nâng cao chất lượng nhà trường.

b) Yêu cầu lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá;

c) Đề nghị lãnh đạo nhà trường thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ việc triển khai hoạt động tự đánh giá (nếu cần thiết).

5. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất; mọi quyết định chỉ có giá trị khi ít nhất 2/3 thành viên trong Hội đồng nhất trí.

II. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá

1. Mục đích tự đánh giá là nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để đáp ứng các tiêu chuân chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Phạm vi của tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường theo từng tiêu chí trong tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

III. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

Kế hoạch tự đánh giá (Phụ lục 2) do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt bao gồm các nội dung:

1. Mục đích và phạm vi tự đánh giá;

2. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;

3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động;

4. Xác định công cụ đánh giá;

5. Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;

6. Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).

IV. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng

1. Căn cứ các tiêu chí của tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.

79

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

- Minh chứng là những thông tin gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt. Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

- Trong báo cáo tự đánh giá, các thông tin, minh chứng được mã hoá theo một quy tắc nhất định (Phụ lục 3)

2. Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác, được thu thập ở hồ sơ lưu trữ của nhà trường, các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra phỏng vấn, quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

3. Các thông tin và minh chứng được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ, minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá.

4. Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng tự đánh giá phải làm rõ lý do trong báo cáo.

V. Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí

Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí được thực hiện thông qua Phiếu đánh giá tiêu chí (Phụ lục 4). Phiếu đánh giá tiêu chí là tài liệu ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm công tác theo từng tiêu chí và là cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá.

Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt.

Chỉ số được đánh giá là đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.

VI. Viết báo cáo tự đánh giá

1. Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo theo cấu trúc và hình thức thống nhất quy định tại mục B của văn bản này. Báo cáo tự đánh giá là một văn bản ghi nhớ quan trọng để nhà trường cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.

Báo cáo cần mô tả ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động giáo dục liên quan đến toàn bộ các tiêu chí, trong đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành.

Kết quả tự đánh giá được trình bày lần lượt theo các tiêu chuân. Đối với mỗi tiêu chí cần có đầy đủ các phần: mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; tự đánh giá theo từng tiêu chí (đạt hoặc không đạt).

Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá (Phụ lục 5).

Tuỳ theo kế hoạch phát triển và chiến lược ưu tiên của mỗi nhà trường mà xác định trọng tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cho từng giai đoạn. Về tổng thể, nhà trường phải có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục tất cả những tồn tại của mình.

VII. Công bố báo cáo tự đánh giá

1. Dự thảo báo cáo tự đánh giá được công bố công khai trong thời gian 15 ngày làm việc tại nhà trường để lấy ý kiến góp ý. Hội đồng tự đánh giá tiến hành thu thập, xử lý các ý kiến thu được để hoàn thiện báo cáo.

80

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

2. Nhà trường công bố công khai, rộng rãi báo cáo tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá và các thông tin và minh chứng được lưu trữ đầy đủ trong ít nhất là một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.

Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá và nếu có đủ điều kiện theo Điều 7, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhà trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo các điều khoản tại Chương III của quy định trên.

Nếu nhà trường chưa có đủ điều kiện theo Điều 7, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 thì gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản để báo cáo và có kế hoạch cam kết phấn đấu nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục.

C. CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

Cấu trúc báo cáo tự đánh giá được trình bày theo thứ tự sau:

- Trang bìa chính và trang bìa phụ;

- Danh sách và chữ ký thành viên Hội đồng tự đánh giá;

- Mục lục;

- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có);

- Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà trường;

- Phần I: Cở sở dữ liệu của nhà trường;

- Phần II: Tự đánh giá;

- Phần III: Phụ lục.

Nội dung chính của Báo cáo tự đánh giá gồm:

1. Phần 1: Cơ sở dữ liệu của nhà trườngPhần này cung cấp các thông tin khái quát về trường dưới dạng một bản báo cáo điều

tra thực trạng (gồm chủ yếu là các thông tin định lượng) với các nội dung chủ yếu sau:

a) Thông tin chung của nhà trường.

b) Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính của nhà trường.

2. Phần 2: Tự đánh giá

Phần này mô tả hiện trạng, so sánh, đánh giá, phân tích các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường theo các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, kế hoạch cải tiến chất lượng. Nội dung được trình bày theo cấu trúc sau:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đây là phần tóm tắt giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về nhà trường trước khi đọc báo cáo chi tiết. Phần Đặt vấn đề cần thể hiện rõ:

81

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Bối cảnh chung của nhà trường (thông tin về cơ sở vật chất, vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, tài chính, vv...)

- Mục đích, lý do tự đánh giá, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá.

- Kết quả của quá trình tự đánh giá, những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá.

II. TỰ ĐÁNH GIÁ

Phần này mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của nhà trường, lần lượt xem xét tất cả các tiêu chí. Cần dựa vào các chỉ số để mô tả và đánh giá các tiêu chí.

Việc đánh giá các tiêu chí trong tiêu chuân đánh giá chất lượng nhà trường, gồm các mục sau đây:

- Mô tả hiện trạng:

Trong mục mô tả hiện trạng, nhà trường mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí; so sánh đối chiếu với mặt bằng chung của huyện, tỉnh (hoặc với các tỉnh khác), hoặc với chính nhà trường trong các năm trước và với các quy định hiện hành. Việc mô tả và phân tích phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá).

- Điểm mạnh:

Nêu những điểm mạnh nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng

- Điểm yếu:

Nêu những điểm yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng

- Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát). Kế hoạch phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Tự đánh giá: Đạt hoặc không đạt

Sau khi tự đánh giá lần lượt từ tiêu chí 1 đến tiêu chí cuối cùng của mỗi tiêu chuẩn, nhà trường phải có những kết luận chung cho mỗi tiêu chuẩn (mỗi tiêu chuẩn có kết luận không quá 01 trang - Xem Phụ lục 10).

III. KẾT LUẬN

Phần Kết luận được trình bày ngắn gọn nhưng phải nêu đủ những thông tin sau:

- Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt.

- Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt.

82

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng giáo dục mà nhà trường đạt được theo Điều 24, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008.

- Các kết luận khác (nếu có).

3. Phần 3. Phụ lục

Đây là phần cuối của báo cáo tự đánh giá, tập hợp toàn bộ các số liệu của bản báo cáo (các bảng biểu tổng hợp, thống kê; danh mục mã hoá các minh chứng, các hình vẽ, bản đồ,...).

Tự đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường xác định rõ vai trò của công tác này và nghiêm túc triển khai thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu - Hai Bà Trưng - Hà Nội, ĐT: 04.38683361, FAX: 04.38684995, E-mail: phongkdclg dpt @ moet . edu . vn để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:

- Như trên;- Bộ trưởng (để b/c);- Thứ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c);- Lưu: VT, KTKĐCLGD.

TL. BỘ TRƯỞNGCỤC TRƯỞNG CỤC KHẢO THÍ

VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

(Đã ký)

Nguyễn An Ninh

83

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 1. Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá

CƠ QUAN CHỦ QUẢNTRƯỜNG ............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày tháng năm 20...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá Trường (hoặc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp)……………..

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG (HOẶC GIÁM ĐỐC).............................

- Căn cứ Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông;

- Căn cứ Quyết định số…./2008/QĐ-BGDĐT ngày ….tháng …. năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường….(trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,…);

- Theo đề nghị của.......,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá Trường (hoặc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp)………………………….

gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo.

Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ triển khai tự đánh giá Trường (hoặc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp)................theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Các ông (bà) có tên trong Hội đồng tự đánh giá chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Như Điều 3;- Cơ quan chủ quản (để b/c);- Lưu: …

HIỆU TRƯỞNG/ GIÁM ĐỐC(Ký tên và đóng dấu)

84

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ (Kèm theo Quyết định số........ngày....tháng.....năm......)

TT Ho và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ1 Chủ tịch HĐ2 Phó Chủ tịch HĐ3 Thư ký HĐ4 Uỷ viên HĐ5 Uỷ viên HĐ6 Uỷ viên HĐ7 Uỷ viên HĐ…

DANH SÁCH NHÓM THƯ KÝ

TT Ho và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ123...

DANH SÁCH CÁC NHÓM CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH

TT Ho và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ123...

Phụ lục 2. Kế hoạch tự đánh giá

CƠ QUAN CHỦ QUẢNTRƯỜNG (TRUNG TÂM)......

Số:................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày tháng năm 20...

85

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG (TRUNG TÂM)………………………………………

1. Mục đích và phạm vi tự đánh giá

Mục đích của tự đánh giá là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường), để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

Phạm vi tự đánh giá là toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo các tiêu chuân đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Hội đồng tự đánh giá

a) Thành phần Hội đồng tự đánh giá

Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số... ngày...tháng....năm.... của Hiệu trưởng, hoặc Giám đốc Trung tâm (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) ... Hội đồng gồm có ..thành viên (danh sách kèm theo).

TT Ho và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ1 Chủ tịch HĐ2 Phó Chủ tịch HĐ3 Thư ký HĐ4 Uỷ viên HĐ5 Uỷ viên HĐ6 Uỷ viên HĐ7 Uỷ viên HĐ

b) Nhóm thư ký

TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ1 Nhóm trưởng23

Lưu ý: Nhóm trưởng Nhóm thư ký là thành viên trong Hội đồng tự đánh giá

c). Các nhóm công tác chuyên trách

TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụNhóm 1Nhóm 2Nhóm 3

...

3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động

- Xác định các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính cần huy động;

86

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Chỉ rõ từng hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục của trường và thời gian cần được cung cấp.

TT Tiêu chuẩn,

Tiêu chí

Các hoạt động

Các nguồn lực cần được huy động/cung cấp

Thời điểm huy động

Ghi chú

1 .... …. ….2 .... …. ….3 .... …. ….4 .... …. ….5 .... …. ….6 .... …. ….7 .... …. ….

4. Công cụ đánh giá

Sử dụng tiêu chuân đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Đối với trường tiểu học: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học (Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 04 tháng 02 năm 2008).

b) Đối với trường trung học cơ sở: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở (Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 5 năm 2009).

c) Đối với trường trung học phổ thông: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2008).

d) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông có nhiều cấp học (đang xây dựng).

đ) Đối với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (đang xây dựng).

5. Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí

(Nên trình bày bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4)

Tiêu chuân, tiêu chí

Dự kiến các thông tin,

minh chứng cần thu thập

Nơi thu thập

Nhóm công tác chuyên trách, cá

nhân thu thập

Thời gian thu thập

Dự kiến chi phí thu thập TT, MC (nếu

có)

Ghi chú

87

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

6. Thời gian biểu

Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, mỗi nhà trường có một thời gian biểu để hoàn thành quá trình tự đánh giá. Sau đây là ví dụ minh hoạ về thời gian biểu thực hiện tự đánh giá trong 18 tuần:

Thời gian Các hoạt độngTuần 1 - Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và

nhân sự Hội đồng tự đánh giá (TĐG);- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phân công dự thảo kế hoạch TĐG.

Tuần 2 - Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường;- Tổ chức hội thảo về nghiệp vụ triển khai TĐG cho các thành viên của Hội đồng TĐG, giáo viên và nhân viên;

- Hoàn thành kế hoạch TĐG.Tuần 3 - 7 - Chuân bị đề cương báo cáo TĐG;

- Thu thập thông tin và minh chứng;- Mã hoá các thông tin và minh chứng thu được;- Cá nhân, nhóm công tác chuyên trách hoàn thiện các Phiếu đánh giá tiêu chí.

Tuần 8 Họp Hội đồng TĐG để:- Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các thông tin và minh chứng thu được;- Xác định những thông tin, minh chứng cần thu thập bổ sung;- Điều chỉnh đề cương báo cáo TĐG và xây dựng đề cương chi tiết.

Tuần 9-10 - Thu thập, xử lý thông tin, minh chứng bổ sung (nếu cần thiết); - Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG .

Tuần 11-12 - Dự thảo báo cáo TĐG;- Kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG.

Tuần 13-14 - Họp Hội đồng TĐG để thảo luận dự thảo báo cáo TĐG;- Hội đồng TĐG họp với các giáo viên, nhân viên trong trường để thảo luận về báo cáo TĐG, xin các ý kiến góp ý;- Hoàn thiện báo cáo TĐG.

Tuần 15 - Họp Hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa;- Công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng góp.

Tuần 16 Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện báo cáo TĐGTuần 17 Công bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường)Tuần 18 - Tập hợp các ý kiến đóng góp cho quy trình TĐG;

- Nộp báo cáo TĐG.

88

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 3. Bảng mã các thông tin và minh chứng

Các thông tin, minh chứng được dùng trong mục Mô tả hiện trạng của mỗi tiêu chí nhằm chứng minh các nhận định của nhà trường về các hoạt động giáo dục liên quan đến tiêu chí.

Mã thông tin và minh chứng (gọi chung là MC) được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 10 ký tự, bao gồm 1 chữ cái (H), ba dấu chấm và 6 chữ số theo công thức sau: [Hn.a.bc.de].

- H: viết tắt “Hộp MC” (MC của mỗi tiêu chuân tập hợp trong 1 hộp hoặc một số hộp).

- n: số thứ tự của hộp MC được đánh số từ 1 đến hết (trong trường hợp n ≥ 10 thì chuỗi ký hiệu có 11 ký tự).

- a: số thứ tự của tiêu chuân.

- bc: số thứ tự của tiêu chí (Lưu ý: từ tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0).

- de: số thứ tự của MC theo từng tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15.

Ví dụ:

[H1.1.01.01]: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuân 1, được đặt ở hộp 1;

[H3.2.02.12]: là MC thứ 12 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuân 2, được đặt ở hộp 3;

[H11.6.01.01]: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuân 6, được đặt ở hộp 11;

Lưu ý: trong trường hợp một nhận định của nhà trường trong phần Mô tả hiện trạng có từ 2 MC trở lên, thì sau một nhận định được viết là […], […],… Ví dụ: một nhận định của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuân 2 được đặt ở hộp số 3 có 03 MC được sử dụng, thì sau nhận định đó được viết là: [H3.2.02.01], [H3.2.02.02], [H3.2.02.03].

DANH MỤC MÃ THÔNG TIN VÀ MINH CHỨNG

(Lập bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4)

TT Mã thông tin,minh chứng

Tên thông tin, minh chứng

Số, ngày / tháng ban hành, hoặc thời

điểm phỏng vấn, quan sát)

Nơi ban hành hoặc người thực hiện

Ghi chú

89

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 4. Phiếu đánh giá tiêu chí

Cơ quan chủ quảnTrường...........................Nhóm..............................

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍTiêu chuẩn..............................................................................................................Tiêu chí .…..…………………………………………………………………. a)…………………………………………………………………….

b).……………………………………………………………………c).........................................................................................................

1. Mô tả hiện trạng (mục này phải có các thông tin, minh chứng kèm theo)..........................................................................................................................................................................................................................................................................................2. Điểm mạnh:..........................................................................................................................................................................................................................................................................................3. Điểm yếu:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số cĐạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí:Đạt: Không đạt:

(Tiêu chí Đạt khi 03 chỉ số được đánh giá Đạt).

Người viết báo cáo (ghi rõ họ và tên): ........................................................

90

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 5. Bảng tổng hợp kết quả TĐG của nhà trường

CƠ QUAN CHỦ QUẢNTRƯỜNG.........................

BẢNG TỔNG HỢPKẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1:…

Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt

Tiêu chí 1 Tiêu chí 3

Tiêu chí 2 Tiêu chí ....

Tiêu chuẩn 2:…

Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt

Tiêu chí 1 Tiêu chí 3

Tiêu chí 2 Tiêu chí ....

Tiêu chuẩn 3:…

Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt

Tiêu chí 1 Tiêu chí 3

Tiêu chí 2 Tiêu chí ....

Tiêu chuẩn 4:…

Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt

Tiêu chí 1 Tiêu chí 3

Tiêu chí 2 Tiêu chí ....

Tiêu chuẩn 5:…

Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt

Tiêu chí 1 Tiêu chí 3

Tiêu chí 2 Tiêu chí ....

Tiêu chuẩn 6:…

Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt

Tiêu chí 1 Tiêu chí 3

Tiêu chí 2 Tiêu chí ....

Tiêu chuẩn 7:…

Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt

Tiêu chí 1 Tiêu chí 3

Tiêu chí 2 Tiêu chí ....

91

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Tổng số các tiêu chí: Đạt........ tỉ lệ %.....................................

92

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 6. Mẫu bìa chính và phụ của Báo cáo tự đánh giá

CƠ QUAN CHỦ QUẢNCƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG (TRUNG TÂM) ...............................................................

TÊN TỈNH / THÀNH PHỐ - 20…

93

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 7. Danh sách và chữ ký của các thành viên Hội đồng tự đánh giá

TT Ho và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký1 Chủ tịch HĐ2 Phó Chủ tịch HĐ3 Thư ký HĐ4 Uỷ viên HĐ5 Uỷ viên HĐ6 Uỷ viên HĐ7 Uỷ viên HĐ

Phụ lục 8. Mẫu Mục lục

MỤC LỤC

94

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

TrangDanh sách và chữ ký của các thành viên Hội đồng tự đánh giá iMục lục iiDanh mục các chữ viết tắt (nếu có) iii

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TRƯỜNG 1...

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁI. Đặt vấn đề

II. Tự đánh giá 1. Tiêu chuẩn 1...

1.1. Tiêu chí 1... 1.2. Tiêu chí 2... ...

2. Tiêu chuẩn 2... 2.1. Tiêu chí 1... 2.2. Tiêu chí 2...... 3. Tiêu chuẩn 3... 3.1. Tiêu chí 1... 3.2. Tiêu chí 2... ...

4. Tiêu chuẩn 4... 4.1. Tiêu chí 1... 4.2. Tiêu chí 1...

... 5. Tiêu chuẩn 5...

5.1. Tiêu chí 1... 5.2. Tiêu chí 2... ...

6. Tiêu chuẩn 6... 6.1. Tiêu chí 1... 6.2. Tiêu chí 1...

...III. Kết luận

Phần III. PHỤ LỤC

Phụ lục 9. Quy định về trình bày Báo cáo tự đánh giá

1. Báo cáo tự đánh giá được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được

95

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

tây xoá. Báo cáo phải được biên tập để thống nhất cách trình bày, cách diễn đạt, dùng từ và không có lỗi chính tả, ngữ pháp. Bản điện tử và bản báo cáo đã in ra giấy phải giống nhau.

2. Soạn thảo văn bản

- Sử dụng kiểu chữ Times New Roman hệ Unicode hoặc Vn Time của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; cỡ chữ 14, mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên, dưới và lề phải 20 mm; lề trái 35 mm;

- Bản báo cáo được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 × 297 mm), không quá 150 trang (khoảng 45000 chữ), không kể phần Phụ lục. Đối với các bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, bản đồ, ảnh minh hoạ có thể được in trên một mặt giấy trắng hoặc giấy ảnh khổ giấy A3, nhưng nên hạn chế in khổ giấy này (trừ bản đồ);

- Các trang từ Phần I trở đi của báo cáo phải được đánh số trang ở cuối trang, bên phải;

- Các bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, bản đồ, ảnh minh hoạ phải được đánh số thứ tự, để ở phần Phụ lục. Tiêu đề của bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, bản đồ, ảnh minh hoạ được in nghiêng, không đậm, cỡ chữ 14 của kiểu chữ Times New Roman hệ Unicode hoặc Vn Time. Ví dụ: Bảng 1, Bảng 2,...; Biểu đồ 1, Biểu đồ 2,...; Đồ thị 1, Đồ thị 2,...Hình vẽ 1, Hình vẽ 2,...; Bản đồ 1, Bản đồ 2,...; Ảnh 1, Ảnh 2,...

- Nếu có bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ là lề bên trái của trang;

- Báo cáo được đóng quyển bìa mềm có đầy đủ nội dung hoặc bìa cứng có in nhũ đủ dấu tiếng Việt (không bắt buộc);

3. Các tiểu mục trong từng phần của báo cáo được trình bày theo quy định thống nhất (xem Phụ lục 8: Mẫu Mục lục).

4. Viết tắtKhông lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo tự đánh giá. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ

hoặc thuật ngữ được sử dụng trên ba lần trong báo cáo. Không viết tắt những cụm từ quá dài, những mệnh đề; không viết tắt những từ, cụm từ ít xuất hiện trong báo cáo. Những từ, cụm từ, thuật ngữ, tên các cơ quan tổ chức,... được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Báo cáo có chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của báo cáo.

96

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 10: Mẫu Báo cáo tự đánh giá

PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

(Duới đây là 03 mẫu cơ sở dữ liệu. Nhà trường cần lựa chọn mẫu phù hợp với cấp học của mình để viết Báo cáo tự đánh giá)

CƠ SỞ DỮ LIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC

I. Thông tin chung của nhà trường

Tên trường (theo quyết định thành lập):

Tiếng Việt: ................................................................................................

Tiếng Anh (nếu có): ..................................................................................

Tên trước đây (nếu có): .............................................................................

Cơ quan chủ quản: .....................................................................................

Tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương:

Tên Hiệu trưởng:

Huyện / quận / thị xã / thành phố:

Điện thoại trường:

Xã / phường / thị trấn: Fax:Đạt chuân quốc gia: Web:Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập):

Số điểm trường (nếu có):

Công lập Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Dân lập Trường liên kết với nước ngoài Tư thục Có học sinh khuyết tật Loại hình khác (ghi rõ)...... Có học sinh bán trú

Có học sinh nội trú

1. Điểm trường (nếu có)

Số

TT

Tên điểm trường

Địa chỉ

Diện tích

Khoảng cách với trường (km)

Tổng số học sinh của điểm trường

Tổng số lớp (ghi rõ số lớp từ lớp 1 đến lớp 5)

Tên cán bộ phụ trách

điểm trường

97

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

2. Thông tin chung về lớp hoc và hoc sinh

Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng số

Chia raLớp

1Lớp

2Lớp

3Lớp

4Lớp

5Học sinhTrong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh tuyển mớiTrong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh lưu ban năm học trước:Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh chuyển đến trong hè:Học sinh chuyển đi trong hè:Học sinh bỏ học trong hè:Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Nguyên nhân bỏ học- Hoàn cảnh khó khăn:- Học lực yếu, kém:- Xa trường, đi lại khó khăn:- Nguyên nhân khác:Học sinh là Đội viên:Học sinh thuộc diện chính sách:- Con liệt sĩ:- Con thương binh, bệnh binh:- Hộ nghèo:- Vùng đặc biệt khó khăn:- Học sinh mồ côi cha hoặc me:

98

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Học sinh mồ côi cả cha, me:- Diện chính sách khác:Học sinh học tin học:Học sinh học tiếng dân tộc thiểu số:Học sinh học ngoại ngữ:- Tiếng Anh:- Tiếng Pháp:- Tiếng Trung:- Tiếng Nga:- Ngoại ngữ khác:Học sinh theo học lớp đặc biệt- Học sinh lớp ghép:- Học sinh lớp bán trú:- Học sinh bán trú dân nuôi:- Học sinh khuyết tật học hoà nhập:Số buổi của lớp học /tuần- Số lớp học 5 buổi / tuần:- Số lớp học 6 đến 9 buổi / tuần:- Số lớp học 2 buổi / ngày:Các thông tin khác (nếu có)...

Số liệu của 05 năm gần đây:

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Sĩ số bình quân học sinh trên lớpTỷ lệ học sinh trên giáo viênTỷ lệ bỏ họcSố lượng và tỉ lệ phần trăm (%) học sinh được lên lớp thẳngSố lượng và tỉ lệ phần trăm (%) học sinh không đủ điều kiện lên lớp thẳng (phải kiểm tra lại)Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) học sinh không đủ điều kiện lên lớp thẳng đã kiểm tra lại để

99

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

đạt được yêu cầu của mỗi môn họcSố lượng và tỉ lệ phần trăm (%) học sinh đạt danh hiệu học sinh GiỏiSố lượng và tỉ lệ phần trăm (%) học sinh đạt danh hiệu học sinh Tiên tiếnSố lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏiCác thông tin khác (nếu có)...

3. Thông tin về nhân sựSố liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng số

Trong đó nữ

Chia theo chế độ lao động Dân tộc thiểu số

Biên chế Hợp đồng Thỉnh giảng

Tổng số

Nữ

Tổng số

Nữ Tổng số

Nữ Tổng số

Nữ

Cán bộ, giáo viên, nhân viênĐảng viên- Đảng viên là giáo viên - Đảng viên là cán bộ quản lý- Đảng viên là nhân viênGiáo viên giảng dạy:- Thể dục:- Âm nhạc:- Tin học:- Tiếng dân tộc thiểu số- Tiếng Anh- Tiếng Pháp- Tiếng Nga- Tiếng Trung- Ngoại ngữ khácGiáo viên chuyên trách độiCán bộ quản lý- Hiệu trưởng- Phó Hiệu trưởng:Nhân viên- Văn phòng (văn thư, kế

100

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

toán, thủ quỹ, y tế)- Thư viện- Thiết bị dạy học- Bảo vệ- Nhân viên khác:Các thông tin khác (nếu có)...Tuổi trung bình của giáo viên cơ hữu

Số liệu của 05 năm gần đây: Năm hoc

20...-20...Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Số giáo viên chưa đạt chuân đào tạo

Số giáo viên đạt chuân đào tạoSố giáo viên trên chuân đào tạoSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, quận, thị xã, thành phốSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc giaSố lượng bài báo của giáo viên đăng trong các tạp chí trong và ngoài nướcSố lượng sáng kiến, kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên được cấp có thâm quyền nghiệm thuSố lượng sách tham khảo của cán bộ, giáo viên được các nhà xuất bản ấn hànhSố bằng phát minh, sáng chế được cấp (ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)Các thông tin khác (nếu có)...

4. Danh sách cán bộ quản lý

Ho và tên Chức vụ, chức danh, Điện thoại,

101

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

danh hiệu nhà giáo, hoc vị, hoc hàm

Email

Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệu trưởng Các Phó Hiệu trưởng Các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, Công đoàn,… (liệt kê)Các Tổ trưởng tổ chuyên môn (liệt kê)…

II. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính1. Cơ sở vật chất, thư viện của trường trong 05 năm gần đây

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2)1. Khối phòng hoc theo chức năng:- Số phòng học văn hoá- Số phòng học bộ môn2. Khối phòng phục vụ hoc tập

- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng:- Phòng giáo dục nghệ thuật:- Phòng thiết bị giáo dục- Phòng truyền thống - Phòng Đoàn, Đội- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập- Phòng khác...3. Khối phòng hành

102

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

chính quản trị- Phòng Hiệu trưởng- Phòng Phó Hiệu trưởng- Phòng giáo viên- Văn phòng- Phòng y tế học đường- Kho- Phòng thường trực, bảo vệ- Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ học sinh bán trú (nếu có)- Khu đất làm sân chơi, sân tập- Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên- Khu vệ sinh học sinh- Khu để xe học sinh- Khu để xe giáo viên và nhân viên- Các hạng mục khác (nếu có)...4. Thư viện- Diện tích (m2) thư viện (bao gồm cả phòng đọc của giáo viên và học sinh)- Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường (cuốn)- Máy tính của thư viện đã được kết nối internet (có hoặc không)- Các thông tin khác (nếu có)...5. Tổng số máy tính của trường- Dùng cho hệ thống

103

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

văn phòng và quản lý- Số máy tính đang được kết nối internet- Dùng phục vụ học tập6. Số thiết bị nghe nhìn- Tivi- Nhạc cụ- Đầu Video- Đầu đĩa- Máy chiếu OverHead- Máy chiếu Projector- Thiết bị khác...7. Các thông tin khác (nếu có)...

2. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 05 năm gần đây

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Tổng kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nướcTổng kinh phí được chi trong năm (đối với trường ngoài công lập)Tổng kinh phí huy động được từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân,...Các thông tin khác (nếu có)...

104

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

B. CƠ SỞ DỮ LIỆU TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. Thông tin chung của nhà trường

Tên trường (theo quyết định thành lập):

Tiếng Việt: ................................................................................................

Tiếng Anh (nếu có): ..................................................................................

Tên trước đây (nếu có): .............................................................................

Cơ quan chủ quản: .....................................................................................

Tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương:

Tên Hiệu trưởng:

Huyện / quận / thị xã / thành phố:

Điện thoại trường:

Xã / phường / thị trấn: Fax:Đạt chuân quốc gia: Web:Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập):

Số điểm trường (nếu có):

Công lập Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Dân lập Trường liên kết với nước ngoài Tư thục Có học sinh khuyết tật Loại hình khác (ghi rõ)...... Có học sinh bán trú

Có học sinh nội trú

1. Trường phụ (nếu có)

Số

TT

Tên trường

phụ

Địa chỉ Diện tích

Khoảng cách với trường (km)

Tổng số học sinh của

trường phụ

Tổng số lớp (ghi rõ số

lớp từ lớp 6 đến lớp 9)

Tên cán bộ phụ trách

trường phụ

2. Thông tin chung về lớp hoc và hoc sinhSố liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng Chia ra

105

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

số Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9Học sinhTrong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh tuyển mới vào lớp 6Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh lưu ban năm học trước:Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh chuyển đến trong hè:Học sinh chuyển đi trong hè:Học sinh bỏ học trong hè:Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Nguyên nhân bỏ học- Hoàn cảnh khó khăn:- Học lực yếu, kém:- Xa trường, đi lại khó khăn:- Thiên tai, dịch bệnh:- Nguyên nhân khác:Học sinh là Đội viên:Học sinh là Đoàn viên:Học sinh bán trú dân nuôi:Học sinh nội trú dân nuôi:Học sinh khuyết tật hoà nhập:Học sinh thuộc diện chính sách- Con liệt sĩ:- Con thương binh, bệnh binh:- Hộ nghèo:- Vùng đặc biệt khó khăn:- Học sinh mồ côi cha hoặc me:- Học sinh mồ côi cả cha, me:- Diện chính sách khác:Học sinh học tin học:

106

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Học sinh học tiếng dân tộc thiểu số:Học sinh học ngoại ngữ:- Tiếng Anh:- Tiếng Pháp:- Tiếng Trung:- Tiếng Nga:- Ngoại ngữ khác:Học sinh theo học lớp đặc biệt- Học sinh lớp ghép:- Học sinh lớp bán trú:- Học sinh bán trú dân nuôi:Các thông tin khác (nếu có)...

Số liệu của 04 năm gần đây: Năm hoc

20...-20...Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Sĩ số bình quân học sinh trên lớpTỷ lệ học sinh trên giáo viênTỷ lệ bỏ họcTỷ lệ học sinh có kết quả học tập dưới trung bình.Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập trung bình Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập kháTỷ lệ học sinh có kết quả học tập giỏi và xuất sắcSố lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏiCác thông tin khác (nếu có)...

3. Thông tin về nhân sựSố liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng số

Trong đó nữ

Chia theo chế độ lao động Dân tộc thiểu số

Biên chế Hợp đồng Thỉnh giảng

Tổng số

Nữ

Tổng số

Nữ Tổng số

Nữ Tổng số

Nữ

107

Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Cán bộ, giáo viên, nhân viênĐảng viên- Đảng viên là giáo viên:- Đảng viên là cán bộ quản lý:- Đảng viên là nhân viên:Giáo viên giảng dạy:- Thể dục:- Âm nhạc:- Mỹ thuật:- Tin học:- Tiếng dân tộc thiểu số:- Tiếng Anh:- Tiếng Pháp:- Tiếng Nga:- Tiếng Trung:- Ngoại ngữ khác:- Ngữ văn:- Lịch sử:- Địa lý:- Toán học:- Vật lý:- Hoá học:- Sinh học:- Giáo dục công dân:- Công nghệ:- Môn học khác:…Giáo viên chuyên trách đội:Giáo viên chuyên trách đoàn:Cán bộ quản lý:- Hiệu trưởng:- Phó Hiệu trưởng:Nhân viên- Văn phòng (văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế):- Thư viện:- Thiết bị dạy học:- Bảo vệ:- Nhân viên khác:Các thông tin khác (nếu có)...Tuổi trung bình của giáo viên cơ hữu:

Số liệu của 04 năm gần đây:

108

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Số giáo viên chưa đạt chuân đào tạoSố giáo viên đạt chuân đào tạoSố giáo viên trên chuân đào tạoSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, quận, thị xã, thành phốSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc giaSố lượng bài báo của giáo viên đăng trong các tạp chí trong và ngoài nướcSố lượng sáng kiến, kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên được cấp có thâm quyền nghiệm thuSố lượng sách tham khảo của cán bộ, giáo viên được các nhà xuất bản ấn hànhSố bằng phát minh, sáng chế được cấp (ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)Các thông tin khác (nếu có)...

4. Danh sách cán bộ quản lý Ho và tên Chức vụ, chức danh,

danh hiệu nhà giáo, hoc vị, hoc hàm

Điện thoại, Email

Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng trường Hiệu trưởng Các Phó Hiệu trưởng Các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, Công đoàn,… (liệt kê)Các Tổ trưởng tổ chuyên

109

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

môn (liệt kê)…

II. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính 1. Cơ sở vật chất, thư viện trong 4 năm gần đây

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 1. Khối phòng hoc theo chức năng:Số phòng học văn hoá:Số phòng học bộ môn:- Phòng học bộ môn Vật lý:- Phòng học bộ môn Hoá học:- Phòng học bộ môn Sinh học:- Phòng học bộ môn Tin học:- Phòng học bộ môn Ngoại ngữ:- Phòng học bộ môn khác:2. Khối phòng phục vụ hoc tập:- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng:- Phòng giáo dục nghệ thuật:- Phòng thiết bị giáo dục:- Phòng truyền thống - Phòng Đoàn, Đội:- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập:- Phòng khác:...3. Khối phòng hành chính quản trị- Phòng Hiệu trưởng- Phòng Phó Hiệu trưởng:- Phòng giáo viên:- Văn phòng:- Phòng y tế học đường:- Kho:

110

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Phòng thường trực, bảo vệ- Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ học sinh bán trú (nếu có)- Khu đất làm sân chơi, sân tập:- Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:- Khu vệ sinh học sinh:- Khu để xe học sinh:- Khu để xe giáo viên và nhân viên:- Các hạng mục khác (nếu có):...4. Thư viện: - Diện tích (m2) thư viện (bao gồm cả phòng đọc của giáo viên và học sinh):- Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường (cuốn):- Máy tính của thư viện đã được kết nối internet (có hoặc không)

- Các thông tin khác (nếu có)...5. Tổng số máy tính của trường: - Dùng cho hệ thống văn phòng và quản lý:- Số máy tính đang được kết nối internet:- Dùng phục vụ học tập: 6. Số thiết bị nghe nhìn:- Tivi:- Nhạc cụ:- Đầu Video:- Đầu đĩa:- Máy chiếu OverHead:- Máy chiếu Projector:- Thiết bị khác:...7. Các thông tin khác (nếu có)...

111

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

2. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 4 năm gần đây

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Tổng kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nướcTổng kinh phí được chi trong năm (đối với trường ngoài công lập)Tổng kinh phí huy động được từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân,...Các thông tin khác (nếu có)...

C. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. Thông tin chung của nhà trường

Tên trường (theo quyết định thành lập):

Tiếng Việt: ................................................................................................

Tiếng Anh (nếu có): ..................................................................................

Tên trước đây (nếu có): .............................................................................

Cơ quan chủ quản: .....................................................................................

Tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương:

Tên Hiệu trưởng:

Huyện / quận / thị xã / thành phố:

Điện thoại trường:

Xã / phường / thị trấn: Fax:Đạt chuân quốc gia: Web:Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập):

Số điểm trường (nếu có):

Công lập Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Dân lập Trường liên kết với nước ngoài Tư thục Có học sinh khuyết tật Loại hình khác (ghi rõ)...... Có học sinh bán trú

Có học sinh nội trú

1. Điểm trường phụ (nếu có)

112

Page 115: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

SốTT

Tên trường

phụ

Địa chỉ

Diện tích

Khoảng cách với trường (km)

Tổng số học sinh của

trường phụ

Tổng số lớp

Tên cán bộ phụ trách

trường phụ

2. Thông tin chung về lớp hoc và hoc sinhSố liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng số

Chia raLớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Học sinhTrong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh tuyển mới vào lớp 10Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh lưu ban năm học trước:Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Học sinh chuyển đến trong hè:Học sinh chuyển đi trong hè:Học sinh bỏ học trong hè:Trong đó:- Học sinh nữ:- Học sinh dân tộc thiểu số:- Học sinh nữ dân tộc thiểu số:Nguyên nhân bỏ học- Hoàn cảnh khó khăn:- Học lực yếu, kém:- Xa trường, đi lại khó khăn:- Thiên tai, dịch bệnh:- Nguyên nhân khác:Học sinh là Đoàn viên:Học sinh bán trú dân nuôi:Học sinh nội trú:

113

Page 116: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Học sinh khuyết tật hoà nhập:Học sinh thuộc diện chính sách- Con liệt sĩ:- Con thương binh, bệnh binh:- Hộ nghèo:- Vùng đặc biệt khó khăn:- Học sinh mồ côi cha hoặc me:- Học sinh mồ côi cả cha, me:- Diện chính sách khác:Học sinh học nghề:- Học sinh học tin học:- Học sinh học nhóm nghề nông lâm:- Học sinh học nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp:- Học sinh học nhóm nghề dịch vụ:- Học sinh học nhóm nghề khác:...Học sinh học lớp phân ban:- Ban cơ bản:- Ban khoa học tự nhiên:- Ban khoa học và xã hội nhân văn:Số học sinh hệ chuyên - Chuyên Ngữ văn:- Chuyên Lịch sử:- Chuyên Địa lý:- Chuyên Tiếng Anh:- Chuyên Tiếng Pháp:- Chuyên Tiếng Trung:- Chuyên Tiếng Nga:- Chuyên Ngoại ngữ khác:- Chuyên Toán:- Chuyên Vật lý:- Chuyên Hoá học:- Chuyên Sinh học:- Chuyên Tin học:- Chuyên khác:...Số học sinh học tiếng dân tộc thiểu số:Số học sinh học ngoại ngữ:- Tiếng Anh:- Tiếng Pháp:- Tiếng Trung:- Tiếng Nga:- Ngoại ngữ khác:Các thông tin khác (nếu có)...

114

Page 117: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Số liệu của 04 năm gần đây:

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Sĩ số bình quân học sinh trên lớpTỷ lệ học sinh trên giáo viênTỷ lệ bỏ họcTỷ lệ học sinh có kết quả học tập dưới trung bình.Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập trung bình Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập kháTỷ lệ học sinh có kết quả học tập giỏi và xuất sắcSố lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏiCác thông tin khác (nếu có)...

3. Thông tin về nhân sựSố liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Tổng số

Trong đó nữ

Chia theo chế độ lao động Dân tộc thiểu số

Biên chế Hợp đồng Thỉnh giảng

Tổng số

Nữ

Tổng số

Nữ Tổng số

Nữ Tổng số

Nữ

Cán bộ, giáo viên, nhân viênĐảng viên- Đảng viên là giáo viên:- Đảng viên là cán bộ quản lý:- Đảng viên là nhân viên:Giáo viên giảng dạy- Thể dục:- Âm nhạc:- Mỹ thuật:- Tin học:

115

Page 118: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Tiếng dân tộc thiểu số:- Tiếng Anh:- Tiếng Pháp:- Tiếng Nga:- Tiếng Trung:- Ngoại ngữ khác:- Ngữ văn:- Lịch sử:- Địa lý:- Toán học:- Vật lý:- Hoá học:- Sinh học:- Giáo dục công dân:- Giáo dục quốc phòng:- Công nghệ:- Môn học khác:…Giáo viên chuyên trách đoàn:Cán bộ quản lý:- Hiệu trưởng:- Phó Hiệu trưởng:Nhân viên- Văn phòng (văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế):- Thư viện:- Thiết bị dạy học:- Bảo vệ:- Nhân viên khác:Các thông tin khác (nếu có)...Tuổi trung bình của giáo viên cơ hữu:

Số liệu của 04 năm gần đây: Năm hoc

20...-20...Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Số giáo viên chưa đạt chuân đào tạoSố giáo viên đạt chuân đào tạoSố giáo viên trên chuân đào tạoSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngSố giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia

116

Page 119: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Số lượng bài báo của giáo viên đăng trong các tạp chí trong và ngoài nướcSố lượng sáng kiến, kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên được cấp có thâm quyền nghiệm thuSố lượng sách tham khảo của cán bô, giáo viên được các nhà xuất bản ấn hànhSố bằng phát minh, sáng chế được cấp (ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)Các thông tin khác (nếu có)...

4. Danh sách cán bộ quản lý Ho và tên Chức vụ, chức danh,

danh hiệu nhà giáo, hoc vị, hoc hàm

Điện thoại, Email

Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng trường Hiệu trưởng Các Phó Hiệu trưởng Các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn,… (liệt kê)Các Tổ trưởng tổ chuyên môn (liệt kê)…

II. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính 1. Cơ sở vật chất, thư viện của trường trong 4 năm gần đây

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 1. Khối phòng hoc theo chức năng:Số phòng học văn hoá:Số phòng học bộ môn:- Phòng học bộ môn Vật lý:- Phòng học bộ môn Hoá học:- Phòng học bộ môn Sinh học:

117

Page 120: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Phòng học bộ môn Tin học:- Phòng học bộ môn Ngoại ngữ:- Phòng học bộ môn khác:2. Khối phòng phục vụ hoc tập:- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng:- Phòng giáo dục nghệ thuật:- Phòng thiết bị giáo dục:- Phòng truyền thống - Phòng Đoàn:- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập:- Phòng khác:...3. Khối phòng hành chính quản trị:- Phòng Hiệu trưởng:- Phòng Phó Hiệu trưởng:- Phòng giáo viên:- Văn phòng:- Phòng y tế học đường:- Kho:- Phòng thường trực, bảo vệ:- Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ học sinh bán trú (nếu có):- Khu đất làm sân chơi, sân tập:- Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:- Khu vệ sinh học sinh:- Khu để xe học sinh:- Khu để xe giáo viên và nhân viên:- Các hạng mục khác (nếu có):...4. Thư viện: - Diện tích (m2) thư viện (bao gồm cả phòng đọc của giáo viên và học sinh):- Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường (cuốn):- Máy tính của thư viện đã được kết nối internet (có hoặc không)- Các thông tin khác (nếu có)...5. Tổng số máy tính của trường:

118

Page 121: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Dùng cho hệ thống văn phòng và quản lý:- Số máy tính đang được kết nối internet:- Dùng phục vụ học tập: 6. Số thiết bị nghe nhìn:- Tivi:- Nhạc cụ:- Đầu Video:- Đầu đĩa:- Máy chiếu OverHead:- Máy chiếu Projector:- Thiết bị khác:...7. Các thông tin khác (nếu có)...

2. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 4 năm gần đây

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Năm hoc 20...-20...

Tổng kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nướcTổng kinh phí được chi trong năm (đối với trường ngoài công lập)Tổng kinh phí huy động được từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân,...Các thông tin khác (nếu có)...

119

Page 122: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đây là phần tóm tắt giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về nhà trường trước khi đọc

báo cáo chi tiết. Phần đặt vấn đề cần thể hiện rõ: - Bối cảnh chung của nhà trường như thông tin về cơ sở vật chất, vấn đề quản lý chất

lượng giáo dục, tài chính,...ảnh hưởng đến tình hình chung của nhà trường.- Mục đích, lý do tự đánh giá, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá.- Kết quả của quá trình tự đánh giá, những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá.

II. TỰ ĐÁNH GIÁ (theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí):

Tiêu chuẩn 1: .............................................................

Mở đầu (ngắn gọn): phần này mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuân (không lặp lại trong phần phân tích các tiêu chí)

Tiêu chí 1. …...........................................

1. Mô tả hiện trạng: Mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí. Việc mô tả và phân tích phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá):

Chỉ số a: Chỉ số b:Chỉ số c:

2. Điểm mạnh: Nêu những điểm mạnh nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ......................................................................................................................

........................................................................................................................

3. Điểm yếu: Nêu những điểm yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ……...........................

........................................................................................................................ 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát

huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát:................................................................

...............................................................................................................................5. Tự đánh giá: Đạt hoặc không đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2: ….................................................

1. Mô tả hiện trạng: Mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí. Việc mô tả và phân tích phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá):

120

Page 123: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Chỉ số a: Chỉ số b:Chỉ số c:

2. Điểm mạnh: Nêu những điểm mạnh nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ......................................................................................................................

........................................................................................................................

3. Điểm yếu: Nêu những điểm yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ……...........................

........................................................................................................................ 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát

huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát:................................................................

...............................................................................................................................5. Tự đánh giá: Đạt hoặc không đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận về Tiêu chuẩn 1: (nêu tóm tắt điểm mạnh nổi bật, những tồn tại cơ bản của tiêu chuân; số lượng tiêu chí đạt yêu cầu, số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu). (Lưu ý không đánh giá Tiêu chuẩn đạt hay chưa đạt yêu cầu)

Tiêu chuẩn 2: .............................................................Mở đầu (ngắn gọn): phần này mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuân (không

lặp lại trong phần phân tích các tiêu chí)

Tiêu chí 1. …...........................................

1. Mô tả hiện trạng: Mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí. Việc mô tả và phân tích phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá):

Chỉ số a: Chỉ số b:Chỉ số c:

2. Điểm mạnh: Nêu những điểm mạnh nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ......................................................................................................................

........................................................................................................................

3. Điểm yếu: Nêu những điểm yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ……...........................

........................................................................................................................

121

Page 124: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát:................................................................

...............................................................................................................................5. Tự đánh giá: Đạt hoặc không đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2: ….................................................

1. Mô tả hiện trạng: Mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí. Việc mô tả và phân tích phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá):

Chỉ số a: Chỉ số b:Chỉ số c:

2. Điểm mạnh: Nêu những điểm mạnh nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ......................................................................................................................

........................................................................................................................

3. Điểm yếu: Nêu những điểm yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng: ……...........................

........................................................................................................................ 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát

huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát:................................................................

...............................................................................................................................5. Tự đánh giá: Đạt hoặc không đạt yêu cầu của tiêu chí

....................................................................................................................... ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

(Đánh giá lần lượt cho đến hết các tiêu chí của Tiêu chuân 2 theo cấu trúc trên)

Kết luận về Tiêu chuẩn 2: (nêu tóm tắt điểm mạnh nổi bật, những tồn tại cơ bản của tiêu chuân; số lượng tiêu chí đạt yêu cầu, số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu). (Lưu ý không đánh giá Tiêu chuẩn đạt hay chưa đạt yêu cầu)

………………..................................................................………………… ........................................................................................................................ ........................................................................................................................

(Đánh giá lần lượt cho đến hết các tiêu chuân theo cấu trúc trên)

III. KẾT LUẬN- Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt.- Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt.

122

Page 125: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng giáo dục mà nhà trường đạt được theo Điều 24, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008.

- Các kết luận khác.

……………, ngày ........ tháng ......... năm 20…

GIÁM ĐỐC/HIỆU TRƯỞNG(Ký tên, đóng dấu)

123

Page 126: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 12 /2009/TT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2009

THÔNG TƯ

Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

trường trung hoc cơ sở

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các

Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính

phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo

dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về tiêu chuân đánh

giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 6 năm 2009.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất

lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

124

Page 127: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở

giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ; - Ban Tuyên giáo TƯ;- UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán nhà nước;- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;- Hội Khuyến học Việt Nam;- Hội Cựu Giáo chức Việt Nam;- Như Điều 3; - Công báo;- Website Chính phủ;- Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

(đã ký)

Bành Tiến Long

125

Page 128: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNHVề tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung hoc cơ sở

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12 /2009/TT-BGDĐTngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.

2. Văn bản này được áp dụng đối với trường trung học cơ sở thuộc loại hình công lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục.

2. Tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuân bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.

3. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuân. Mỗi tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.

4. Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.

5. Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở là văn bản do nhà trường lập ra, bao gồm mục tiêu xây dựng nhà trường, nhiệm vụ và phương châm tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường.

120

Page 129: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung hoc cơ sở

Tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở:

1. Là công cụ để nhà trường tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Để công khai với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường.

3. Để cơ quan có thâm quyền đánh giá, công nhận nhà trường trung học cơ sở đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục.

Chương II

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Điều 4 . Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung hoc cơ sở

1. Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục và được công bố công khai.

a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản và được cơ quan chủ quản phê duyệt;

b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục;

c) Được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà trường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của sở giáo dục và đào tạo hoặc Website của trường (nếu có).

2. Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định kỳ được rà soát, bổ sung, điều chỉnh.

a) Phù hợp với các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường;

b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và điều chỉnh.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp

121

Page 130: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);

b) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội;

c) Có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp học không quá 45 học sinh (không quá 35 học sinh đối với trường chuyên biệt); mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra.

2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;

b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của Hội đồng trường.

3. Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành khác.

a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua khen thưởng, có thành phần và hoạt động theo các quy định hiện hành;

b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

4. Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng.

a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của Hội đồng tư vấn;

122

Page 131: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Có các ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.

5. Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.

a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học;

b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

6. Tổ văn phòng của nhà trường (tổ Quản lý nội trú đối với trường phổ thông nội trú cấp huyện) hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

a) Có kế hoạch công tác rõ ràng;

b) Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

7. Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo quy định tại Chương trình giáo dục trung học cấp trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác;

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp;

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác.

8. Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có).

a) Có kế hoạch quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có);

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có);

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú (nếu có).

123

Page 132: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

9. Nhà trường đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định;

b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh;

c) Hằng năm, rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

10. Nhà trường đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định;

b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh;

c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt động xếp loại học lực của học sinh.

11. Nhà trường có kế hoạch và triển khai hiệu quả công tác bồi dưỡng, chuân hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.

a) Có kế hoạch từng năm và dài hạn việc bồi dưỡng, chuân hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên;

b) Phấn đấu đến năm 2012 để 100% giáo viên đạt chuân trình độ đào tạo và có ít nhất 50% giáo viên của nhà trường, 50% tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ từ đại học trở lên;

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác bồi dưỡng, chuân hoá, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên.

12. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a) Có kế hoạch cụ thể về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường;

b) An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường được đảm bảo;

c) Mỗi học kỳ, tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

13. Nhà trường thực hiện quản lý hành chính theo các quy định hiện hành.

a) Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thâm quyền theo quy định;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác quản lý hành chính.

14. Công tác thông tin của nhà trường phục vụ tốt các hoạt động giáo dục.

124

Page 133: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Trao đổi thông tin được kịp thời và chính xác trong nội bộ nhà trường, giữa nhà trường - học sinh, nhà trường - cha me học sinh, nhà trường - địa phương, nhà trường - các cơ quan quản lý nhà nước;

b) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được tạo điều kiện khai thác thông tin để phục vụ các hoạt động giáo dục;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác thông tin của nhà trường.

15. Nhà trường thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo các quy định hiện hành.

a) Quy trình khen thưởng, kỷ luật đảm bảo tính khách quan, công bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của pháp luật;

b) Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;

c) Khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và hoc sinh

1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đảm bảo các tiêu chuân theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

c) Hằng năm, được cấp có thâm quyền đánh giá, xếp loại từ khá trở lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục.

2. Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a) Đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học; đạt trình độ chuân được đào tạo theo quy định và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo; hằng năm, 100% giáo viên trong nhà trường đạt kết quả từ trung bình trở lên khi tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.

b) Thực hiện các nhiệm vụ, được hưởng các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; không vi phạm các quy định tại Điều lệ trường trung học và thực hiện theo Quy định về đạo đức nhà giáo;

c) Mỗi học kỳ, mỗi giáo viên tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.

3. Các giáo viên của nhà trường phụ trách công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu theo quy định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

125

Page 134: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Có kế hoạch hoạt động rõ ràng và hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

c) Mỗi học kỳ, tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.

4. Nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm của tổ văn phòng (nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm tổ Quản lý nội trú đối với trường phổ thông nội trú cấp huyện) đạt các yêu cầu theo quy định và được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành.

a) Đạt các yêu cầu theo quy định;

b) Được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành;

c) Mỗi học kỳ, mỗi nhân viên tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.

5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Nhiệm vụ, hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;

c) Thực hiện quy định về các hành vi không được làm theo các quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành khác.

6. Nội bộ nhà trường đoàn kết, không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước.

a) Xây dựng được khối đoàn kết trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh;

b) Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Không có cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo và pháp luật.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục

1. Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thâm quyền.

a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định;

b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.

126

Page 135: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy / giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường;

b) Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuân giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuân nghề nghiệp giáo viên;

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

3. Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vân dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học;

b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.

4. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

5. Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

127

Page 136: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao

c) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.

6. Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đầu năm học, rà soát, phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập;

b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu, kém;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém.

7. Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của cấp có thâm quyền.

a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường và các quy định khác của cấp có thâm quyền;

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường và địa phương.

8. Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của cấp có thâm quyền.

a) Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất và các nội dung hoạt động y tế trường học;

b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường học;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học.

9. Nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;

128

Page 137: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

10. Hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp có thâm quyền.

a) Các văn bản quy định việc dạy thêm, học thêm được phổ biến công khai đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha me học sinh và học sinh;

b) Hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện theo quy định;

c) Định kỳ, báo cáo tình hình hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.

11. Hằng năm, nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động.

a) Có kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua;

b) Thực hiện tốt các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua;

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua.

12. Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các chương trình chính khoá và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Chương trình giáo dục về kỹ năng sống được lồng ghép trong các môn học trên lớp và các hoạt động của nhà trường;

b) Xây dựng và thực hiện quy định về ứng xử văn hóa trong nhà trường;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá hoạt động giáo dục về kỹ năng sống của học sinh.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất

1. Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo quy định và huy động hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

a) Có đủ hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; có quy chế chi tiêu nội bộ rõ

129

Page 138: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

ràng; mỗi học kỳ công khai tài chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết và tham gia giám sát, kiểm tra; định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính;

c) Có kế hoạch và huy động hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

2. Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường và xây dựng được môi trường xanh, sạch, đep theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường;

b) Tổng diện tích mặt bằng của nhà trường tính theo đầu học sinh đạt ít nhất 6 m2/ học sinh trở lên (đối với nội thành, nội thị) và 10 m2/ học sinh trở lên (đối với các vùng còn lại);

c) Xây dựng được môi trường xanh, sạch, đep trong nhà trường.

3. Nhà trường có khối phòng học thông thường, phòng học bộ môn trong đó có phòng máy tính kết nối internet phục vụ dạy học, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính đảm bảo quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có đủ phòng học để học nhiều nhất 2 ca trong 1 ngày; phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng học sinh, có bàn ghế của giáo viên, bảng viết, có nội quy học sinh niêm yết trong mỗi phòng học;

b) Có đủ và đảm bảo quy cách theo quy định về phòng học bộ môn, khối phòng phục vụ học tập; phòng làm việc, bàn, ghế, thiết bị làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; phòng giáo viên, phòng truyền thống, phòng Đoàn - Đội, phòng y tế học đường, phòng thường trực, nhà kho và các phòng khác;

c) Việc quản lý, sử dụng các khối phòng nói trên được thực hiện có hiệu quả và theo các quy định hiện hành.

4. Thư viện của nhà trường đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Có phòng đọc riêng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phòng đọc riêng cho học sinh với tổng diện tích tối thiểu của 2 phòng là 40 m2 ;

b) Hằng năm, thư viện được bổ sung sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; có kế hoạch từng bước xây dựng thư viện điện tử;

c) Việc quản lý và tổ chức phục vụ của thư viện đáp ứng yêu cầu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

130

Page 139: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

5. Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học theo quy định;

b) Có các biện pháp quản lý sử dụng hiệu quả các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học;

c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học.

6. Nhà trường có đủ khu sân chơi, bãi tập, khu để xe, khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a) Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất 25% tổng diện tích mặt bằng của nhà trường; khu sân chơi có cây bóng mát, đảm bảo vệ sinh và thâm mỹ; khu bãi tập có đủ thiết bị phục vụ học tập thể dục thể thao của học sinh theo quy định;

b) Bố trí hợp lý khu để xe cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự và vệ sinh;

c) Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên, nhân viên, học sinh; có đủ nước sạch, ánh sáng và không ô nhiễm môi trường; có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội

1. Ban đại diện cha me học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha me học sinh, Ban đại diện cha me học sinh lớp, Ban đại diện cha me học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.

a) Ban đại diện cha me học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha me học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha me học sinh, Ban đại diện cha me học sinh lớp, Ban đại diện cha me học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha me học sinh và nghị quyết đầu năm học;

c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha me học sinh, Ban đại diện cha me học sinh lớp, Ban đại diện cha me học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha me học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha me học sinh.

2. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

131

Page 140: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục;

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;

c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

Điều 10. Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và hoc tập của hoc sinh

1. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở.

a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80% trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 30% trở lên, loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 10% (được tính sau khi học sinh yếu về học lực đã thi lại) và tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%;

b) Học sinh khối lớp 9 đạt ít nhất 80% có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở;

c) Có đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường và có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trở lên.

2. Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở.

a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 80% trở lên, xếp loại yếu không quá 5%;

b) Học sinh khối lớp 9 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 85% trở lên, xếp loại yếu không quá 5%;

c) Học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học không quá 1 % trong tổng số học sinh toàn trường.

3. Kết quả về hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu và điều kiện theo kế hoạch của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Các ngành nghề dạy cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt từ 70% trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9;

c) Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đạt 80% trung bình trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9 tham gia học nghề.

132

Page 141: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

4. Kết quả hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường, quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh thực đáp ứng yêu cầu theo quy định;

b) Có ít nhất 90% học sinh trong nhà trường tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

c) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh được cấp có thâm quyền ghi nhận.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo

1. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thanh tra các phòng giáo dục và đào tạo về đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở theo Quy định này và Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thanh tra công tác đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở thuộc quyền quản lý.

Điều 12. Trách nhiệm của các trường trung hoc cơ sở

Các trường trung hoc cơ sở tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục theo Quy định này và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện kế hoạch đã đề ra về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục./.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

( đã ký )

Bành Tiến Long

133

Page 142: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 9040/BGDĐT-KTKĐCLGDV/v Hướng dẫn đánh giá ngoài

và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ thông

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2009

Kính gửi:- Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố;- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng;- Các đại học, trường đại học có trường phổ thông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ký Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 31/12/2008 ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, tại Chương IV đã quy định về đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ thông.

Để giúp các sở giáo dục và đào tạo triển khai thuận lợi, Bộ GD&ĐT hướng dẫn quy trình và các biểu mẫu phục vụ cho công tác đánh giá ngoài, đánh giá lại như sau:

A. ĐÁNH GIÁ NGOÀI

I. Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông

1. Cơ cấu tổ chức:

Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là đoàn đánh giá ngoài) có 5 đến 7 thành viên, do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập, bao gồm:

a) Trưởng đoàn;

b) Thư ký;

c) Các thành viên còn lại là chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm định chất lượng giáo dục; đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là trường), phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo; đại diện uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan.

2. Tiêu chuân của các thành viên đoàn đánh giá ngoài:

a) Có tư cách đạo đức tốt, trung thực và khách quan; trước đây và hiện nay không làm việc tại trường được đánh giá ngoài; có ít nhất 05 năm công tác trong ngành giáo dục; có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã qua khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về đánh giá ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hoặc đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ quyền tổ chức cấp hoặc do tổ chức nước ngoài cấp và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

b) Trưởng đoàn là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (hoặc nguyên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) tương ứng với trường được đánh giá ngoài hoặc Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng,

134

Page 143: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phó Trưởng phòng các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo hoặc chuyên viên chính công tác trong ngành giáo dục và đào tạo;

c) Thư ký và các thành viên khác phải tốt nghiệp đại học trở lên.

II. Trách nhiệm của các thành viên đoàn đánh giá ngoài

1. Trưởng đoàn:

a) Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở GD&ĐT về hoạt động của đoàn;

b) Lập kế hoạch công tác của đoàn, phân công nhiệm vụ cho thư ký và các thành viên của đoàn;

c) Đảm bảo thực hiện kế hoạch khảo sát tại trường, điều hành các hoạt động của đoàn;

d) Thay mặt đoàn thông báo và thảo luận với trường về kết quả khảo sát, những nhận định và khuyến nghị của đoàn đối với trường;

đ) Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại trường và báo cáo đánh giá ngoài của đoàn;

e) Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đoàn và chuyển về sở giáo dục và đào tạo để lưu trữ sau khi kết thúc đợt đánh giá ngoài;

g) Chuân bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu khiếu nại hoặc chất vấn có liên quan đến hoạt động của đoàn.

2. Thư ký:

a) Giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động của đoàn;

b) Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch chung của đoàn và các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công (tập hợp các hồ sơ, tài liệu của đoàn để phục vụ cho việc viết báo cáo đánh giá của đoàn, ghi chép nội dung các buổi thảo luận chung của đoàn, tham gia viết các báo cáo của đoàn và hoàn thiện báo cáo chính thức, vv...).

3. Các thành viên khác:

a) Tham gia các hoạt động theo kế hoạch chung của đoàn và thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công;

b) Chịu trách nhiệm viết và hoàn thiện phần báo cáo chính thức theo sự phân công của Trưởng đoàn.

III. Công tác chuẩn bị cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài

1. Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, sở GD&ĐT gửi hồ sơ đánh giá cho các thành viên của đoàn đánh giá ngoài. Hồ sơ gồm:

- Báo cáo tự đánh giá của trường;

- Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài;

- Văn bản quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT;

135

Page 144: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Hướng dẫn tự đánh giá;

- Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại;

- Dự kiến kế hoạch làm việc của đoàn.

2. Trong thời gian 05 ngày sau khi nhận được hồ sơ đánh giá, các thành viên của đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau:

a) Đọc và rà soát toàn bộ cấu trúc của báo cáo tự đánh giá và nghiên cứu các tài liệu liên quan;

b) Đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá chất lượng và văn bản hướng dẫn tự đánh giá, phát hiện những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được đánh giá đầy đủ;

c) Viết báo cáo sơ bộ (ít nhất là 01 trang) và gửi cho Trưởng đoàn. Nội dung của báo cáo sơ bộ gồm:

- Nhận xét chung về báo cáo tự đánh giá (hình thức trình bày, văn phong, chính tả, cảm nhận của người đọc...);

- Nhận xét về cấu trúc báo cáo tự đánh giá;

- Đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, phát hiện những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được đánh giá đầy đủ;

- Đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm.

IV. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá

1. Đoàn đánh giá ngoài làm việc tập trung trong 1 đến 2 ngày để nghiên cứu hồ sơ đánh giá khi có đủ 2 điều kiện sau:

a) Có đủ báo cáo sơ bộ của tất cả thành viên trong đoàn;

b) Có ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn có mặt, trong đó có Trưởng đoàn và Thư ký.

2. Đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau:

a) Nghiên cứu, trao đổi về báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn;

b) Phân công mỗi thành viên nghiên cứu một số tiêu chí. Kết quả nghiên cứu được ghi vào Phiếu đánh giá tiêu chí (xem Phụ lục 2).

3. Mỗi thành viên trong đoàn viết một bản nhận xét về báo cáo tự đánh giá của trường và tổng hợp kết quả nghiên cứu các tiêu chí. Nội dung bản nhận xét về báo cáo tự đánh giá của trường gồm:

- Cấu trúc báo cáo tự đánh giá;

- Kết quả rà soát, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, phát hiện những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được đánh giá đầy đủ;

- Kết quả nghiên cứu những tiêu chí được phân công. Đối với mỗi tiêu chí, cần chỉ ra:

+ Điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp cải tiến chất lượng của trường;

136

Page 145: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

+ Những điểm chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng;

+ Xác định kết quả đánh giá từng tiêu chí (đạt hay chưa đạt yêu cầu);

+ So sánh với kết quả tự đánh giá của trường.

Bản nhận xét của từng thành viên được chuyển cho các thành viên khác trong đoàn để nghiên cứu.

4. Đoàn đánh giá ngoài tổ chức thảo luận để:

a) Thống nhất nhận định về mức độ phù hợp giữa cấu trúc của báo cáo tự đánh giá với quy định của hướng dẫn tự đánh giá;

b) Thống nhất nhận xét báo cáo tự đánh giá về các mặt sau:

- Việc mô tả các hoạt động của trường theo các tiêu chí đánh giá;

- Việc phân tích, so sánh các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân;

- Việc xác định những vấn đề cần cải tiến, các biện pháp của trường;

- Việc sử dụng thông tin và minh chứng trong báo cáo tự đánh giá; tính đầy đủ, thống nhất của các thông tin và minh chứng;

- Cách trình bày, chính tả, cách lập luận và lý giải trong báo cáo tự đánh giá;

- Đánh giá chung về báo cáo tự đánh giá.

c) Thống nhất ý kiến về những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được phân tích và đánh giá đầy đủ dẫn đến thiếu cơ sở để khẳng định kết quả đánh giá tiêu chí;

d) Thống nhất danh sách những tiêu chí cần kiểm tra, thâm định thông tin và minh chứng;

đ) Thống nhất danh sách những tài liệu cần được kiểm tra, những tài liệu cần được bổ sung;

e) Thống nhất những đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh) và số lượng từng đối tượng cần được phỏng vấn trong chuyến khảo sát chính thức tại trường;

g) Dự kiến nội dung phỏng vấn, thảo luận; xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn với từng đối tượng cụ thể;

h) Dự kiến những cơ sở vật chất của trường cần kiểm tra, những hoạt động chính khoá và ngoại khoá cần quan sát.

5. Trên cơ sở kết quả thảo luận, Trưởng đoàn điều chỉnh kế hoạch khảo sát tại trường, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và phân công dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá.

Yêu cầu về nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá:

- Nhận định về mức độ phù hợp giữa cấu trúc của báo cáo tự đánh giá với quy định tại Hướng dẫn tự đánh giá;

137

Page 146: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Nhận xét báo cáo tự đánh giá về việc mô tả các hoạt động của trường liên quan đến tiêu chí; phân tích, so sánh các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân; xác định những vấn đề cần cải tiến và các biện pháp thực hiện; việc sử dụng thông tin và minh chứng trong báo cáo tự đánh giá; tính trung thực, đầy đủ của các thông tin và minh chứng; kết quả đánh giá tiêu chí (đạt hay chưa đạt yêu cầu); đánh giá chung về báo cáo tự đánh giá (trình bày, chính tả, cách lập luận và lý giải, vv...);

- Những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được phân tích và đánh giá đầy đủ;

- Danh sách những tiêu chí cần kiểm tra thông tin và minh chứng;

- Danh sách những tài liệu cần được kiểm tra hoặc cần được bổ sung;

- Những đối tượng (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh) và số lượng người của từng đối tượng cụ thể cần được phỏng vấn, thảo luận trong chuyến khảo sát tại trường;

- Dự kiến nội dung phỏng vấn; xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn từng đối tượng cụ thể;

- Dự kiến những cơ sở vật chất của trường cần được khảo sát, những hoạt động chính khoá và ngoại khoá cần quan sát;

- Những điểm điều chỉnh trong kế hoạch khảo sát tại trường, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

6. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, các kiến nghị (nếu có) và kế hoạch khảo sát phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua trước khi gửi cho sở GD&ĐT để báo cáo.

7. Sản phâm của đợt nghiên cứu hồ sơ:

a) Bản nhận xét của mỗi thành viên về báo cáo tự đánh giá, kết quả nghiên cứu các tiêu chí và phiếu đánh giá các tiêu chí được phân công;

b) Báo cáo của đoàn về kết quả nghiên cứu hồ sơ, các kiến nghị (nếu có) và kế hoạch khảo sát.

V. Khảo sát sơ bộ tại trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục

1. Trong thời gian không quá 10 ngày sau khi nghiên cứu hồ sơ đánh giá, Trưởng đoàn và Thư ký làm việc với trường trong thời gian 01 ngày để:

a) Chính thức thông báo và trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá và kế hoạch khảo sát của đoàn;

b) Hướng dẫn trường chuân bị cho đợt khảo sát chính thức của đoàn và thống nhất thời gian đoàn có thể đến trường để khảo sát;

2. Sản phâm của chuyến khảo sát sơ bộ là biên bản ghi nhớ nội dung làm việc giữa Trưởng đoàn và lãnh đạo trường.

VI. Khảo sát chính thức tại trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục

138

Page 147: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

1. Trong thời gian không sớm hơn 10 ngày và không muộn hơn 1 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến khảo sát sơ bộ, đoàn đánh giá ngoài đến khảo sát chính thức tại trường. Đoàn đánh giá ngoài chỉ tiến hành khảo sát khi có ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn có mặt, trong đó có Trưởng đoàn và Thư ký.

2. Đoàn đánh giá ngoài đến khảo sát tại trường trong 2 đến 3 ngày và thực hiện các nội dung sau:

a) Trao đổi với lãnh đạo trường và Hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá của trường;

b) Thăm văn phòng, phòng truyền thống, thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học bộ môn, vv...;

c) Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu do trường cung cấp;

d) Quan sát các hoạt động chính khoá và ngoại khoá;

đ) Trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

e) Viết báo cáo kết quả khảo sát tại trường.

3. Trưởng đoàn đánh giá ngoài tổ chức họp đoàn để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thống nhất cách thức và kế hoạch làm việc. Cuối mỗi ngày làm việc, đoàn tổ chức sơ kết công việc và điều chỉnh những điểm cần thiết trong chương trình làm việc của ngày tiếp theo.

4. Trong quá trình khảo sát, các thành viên của đoàn ghi bổ sung các phát hiện mới vào “Phiếu đánh giá tiêu chí” (Phụ lục 2).

5. Đoàn đánh giá ngoài bố trí thời gian để:

a) Thảo luận về những phát hiện mới trong quá trình khảo sát;

b) Thảo luận về những nội dung sau của mỗi tiêu chí:

- Điểm mạnh và các minh chứng khẳng định điều đó;

- Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục;

- Những điểm chưa rõ;

- Xác định kết quả đánh giá tiêu chí (đạt hay chưa đạt yêu cầu).

c) Lập bảng thống kê kết quả đánh giá các tiêu chí;

d) Thống nhất về những kiến nghị của đoàn đối với trường;

6. Trưởng đoàn phân công viết báo cáo kết quả khảo sát, gồm các nội dung sau:

a) Giới thiệu chung;

b) Tóm tắt quá trình đánh giá ngoài;

c) Tóm tắt kết quả đánh giá ngoài;

d) Những điểm mạnh và điểm yếu của trường;

139

Page 148: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

đ) Những điểm chưa rõ, chưa thể đánh giá được;

e) Kiến nghị đối với trường.

Báo cáo kết quả khảo sát tại trường phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua.

7. Sản phâm của đợt khảo sát chính thức tại trường:

a) Các “Phiếu đánh giá tiêu chí” được các thành viên của đoàn ghi bổ sung những phát hiện mới thu được trong chuyến khảo sát;

b) Báo cáo kết quả khảo sát của đoàn.

8. Trước khi kết thúc đợt khảo sát, đoàn đánh giá ngoài thực hiện những việc sau:

a) Trưởng đoàn đánh giá ngoài làm việc với lãnh đạo trường để thông báo các công việc đã thực hiện và kết quả thu được trong đợt khảo sát (lưu ý không thảo luận về kết quả đánh giá ngoài);

b) Trưởng đoàn và các thành viên thống nhất lại những kết quả đạt được, phân công viết báo cáo đánh giá ngoài và thời hạn hoàn thành;

Trong thời gian không quá 05 ngày sau khi kết thúc đợt khảo sát, Trưởng đoàn đoàn đánh giá ngoài gửi báo cáo kết quả khảo sát cho sở GD&ĐT.

VII. Viết báo cáo đánh giá ngoài

1. Tư liệu để viết báo cáo đánh giá ngoài:

a) Báo cáo về kết quả khảo sát tại trường;

b) Phiếu đánh giá các tiêu chí;

c) Báo cáo về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá;

d) Biên bản ghi nhớ nội dung làm việc của đợt khảo sát sơ bộ;

đ) Báo cáo sơ bộ và bản nhận xét của từng thành viên về báo cáo tự đánh giá;

e) Báo cáo tự đánh giá của trường.

2. Trong thời gian không quá 03 ngày sau khi kết thúc đợt khảo sát chính thức, các thành viên của đoàn hoàn thành báo cáo đánh giá theo những tiêu chí được phân công và gửi cho Trưởng đoàn.

3. Căn cứ vào các tư liệu trên, Trưởng đoàn và Thư ký dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (xem Phụ lục 3). Báo cáo đánh giá ngoài được in trên giấy trắng khổ A4, cách dòng 1.5 lines, cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman hoặc VnTime; lề trên, dưới và lề phải: từ 20 đến 25 mm; lề trái 35 đến 40 mm; đánh số trang ở dưới, bên phải. Báo cáo được trình bày ngắn gọn, súc tích, không dùng các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong báo cáo. Báo cáo phải được biên tập để thống nhất cách trình bày, cách diễn đạt, dùng từ và không có lỗi chính tả, ngữ pháp.

4. Đối với mỗi tiêu chí, báo cáo đánh giá ngoài phải có những nội dung sau:

a) Mô tả ngắn gọn về hoạt động của trường thuộc phạm vi của mỗi tiêu chí;

140

Page 149: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

b) Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu dựa trên kết quả nghiên cứu hồ sơ và kết quả khảo sát tại trường làm cơ sở cho việc xác định tiêu chí đó đạt hay không đạt;

c) Nhận xét về kế hoạch cải tiến chất lượng của trường: tính cụ thể, sự phù hợp, tính khả thi của các giải pháp đó;

d) Kết quả đánh giá: đạt hay chưa đạt yêu cầu, hoặc không đánh giá (cần nêu rõ lý do).

5. Bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải gửi đến các thành viên trong đoàn để xin ý kiến. Nếu các thành viên trong đoàn còn có nhiều ý kiến trái ngược thì sau khi sửa chữa phải tiếp tục gửi xin ý kiến lần 2. Nếu sau lần thứ hai vẫn chưa có đủ ít nhất 2/3 số thành viên trong đoàn thống nhất ý kiến thì phải họp đoàn và Trưởng đoàn có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng.

6. Sau khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được các thành viên thông qua, Trưởng đoàn gửi cho trường được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Thời gian trường được đánh giá ngoài có ý kiến phản hồi là 15 ngày làm việc. Nếu trường có ý kiến không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài thì trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của trường, Trưởng đoàn phải tổ chức họp đoàn để thảo luận về những ý kiến của trường được đánh giá ngoài và có văn bản thông báo ý kiến của đoàn về những vấn đề được tiếp thu hoặc bảo lưu và lý do bảo lưu với trường được đánh giá ngoài.

7. Trong thời gian 07 ngày sau khi đoàn họp và thống nhất ý kiến, Trưởng đoàn hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi báo cáo và toàn bộ hồ sơ làm việc của đoàn cho sở GD&ĐT (Phụ lục 5). Báo cáo và hồ sơ làm việc của đoàn đánh giá ngoài được lưu trữ 5 năm tại sở GD&ĐT.

B. ĐÁNH GIÁ LẠI

I. Điều kiện đánh giá lại

1. Kết quả đánh giá ngoài được đánh giá lại khi trường được đánh giá ngoài không nhất trí với báo cáo đánh giá ngoài và có công văn khiếu nại gửi sở GD&ĐT.

2. Trường hợp trường được đánh giá ngoài đồng ý với dự thảo báo cáo do đoàn đánh giá ngoài gửi đến để lấy ý kiến và kết quả đánh giá ngoài không có thay đổi so với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài tại thời điểm lấy ý kiến thì không được yêu cầu đánh giá lại.

II. Hồ sơ đánh giá lại

Hồ sơ đánh giá lại gồm:

- Báo cáo tự đánh giá của trường;

- Quyết định thành lập đoàn đánh giá lại;

- Văn bản quy định về tiêu chuân đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT;

- Hướng dẫn tự đánh giá;

- Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại;

- Báo cáo đánh giá ngoài;

- Hồ sơ làm việc của đoàn đánh giá ngoài;

141

Page 150: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Dự kiến kế hoạch làm việc của đoàn đánh giá lại.

III. Hoạt động của đoàn đánh giá lại

1. Đoàn đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài (sau đây gọi là đoàn đánh giá lại) có ít nhất 05 thành viên do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập gồm đại diện Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Thanh tra và các đơn vị chức năng của sở giáo dục và đào tạo; một số cán bộ am hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục. Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không tham gia đoàn đánh giá lại tại trường đó.

2. Đoàn đánh giá lại chỉ đánh giá lại những tiêu chí có kết quả không thống nhất giữa tự đánh giá và đánh giá ngoài mà trường được đánh giá ngoài khiếu nại.

3. Đoàn đánh giá lại có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tài liệu làm việc của đoàn đánh giá ngoài; thảo luận với các thành viên của đoàn đánh giá ngoài; tiến hành khảo sát tại trường, thảo luận với lãnh đạo trường, Hội đồng tự đánh giá của trường được đánh giá ngoài và viết báo cáo đánh giá lại kết quả đánh giá ngoài (xem Phụ lục 4). Trách nhiệm của các thành viên đoàn đánh giá lại, công tác chuân bị, các hoạt động của đoàn đánh giá lại thực hiện như quy định đối với đoàn đánh giá ngoài.

Đánh giá ngoài và đánh giá lại là một khâu quan trọng để công nhận trường đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục. Bộ GD& ĐT yêu cầu các cơ quan quản lý giáo dục, các trường xác định rõ vai trò của công tác này và nghiêm túc triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu - Hai Bà Trưng - Hà Nội, ĐT: 04.38683361, FAX: 04.38684995, E-mail: phongkdclg [email protected] để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:- Như trên;- Bộ trưởng (để b/c);- Thứ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c);- Lưu: VT, KTKĐCLGD.

TL. BỘ TRƯỞNGCỤC TRƯỞNG CỤC KHẢO THÍ

VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Nguyễn An Ninh

Phụ lục 1: Mẫu Kế hoạch làm việc của đoàn đánh giá ngoài và đoàn đánh giá lại:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

..........................................CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

142

Page 151: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày tháng năm 20…

KẾ HOẠCH LÀM VIỆC

CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI (ĐÁNH GIÁ LẠI)

Trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục............................................

1. Mục đích đánh giá ngoài (đánh giá lại):

- Đối với đánh giá ngoài:

Xác nhận tính xác thực và khách quan của báo cáo tự đánh giá của trường theo các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục đã ban hành.

- Đối với đánh giá lại:

+ Xác nhận tính xác thực và khách quan của báo cáo tự đánh giá của trường theo các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục đã ban hành;

+ Xác nhận tính chính xác của báo cáo đánh giá ngoài.

2. Phạm vi đánh giá:

- Đối với đánh giá ngoài:

Toàn bộ hoạt động của trường theo các tiêu chuân đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Đối với đánh giá lại:

Các tiêu chí có kết quả không thống nhất giữa tự đánh giá và đánh giá ngoài mà trường được đánh giá ngoài khiếu nại.

3. Đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại)

3.1. Thành phần của đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại):

Đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại) được thành lập theo Quyết định số ........./QĐ-SGDĐT ngày .........../....../......... của Giám đốc sở GD&ĐT, gồm có ..... thành viên (có quyết định và danh sách kèm theo).

3.2. Trách nhiệm của các thành viên đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại):

4. Hoạt động của đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại)

4.1. Công tác chuân bị cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại):TT Nội dung Người thực hiện Thời gian1 Chuân bị hồ sơ và gửi hồ sơ đánh giá cho

các thành viên của đoàn.Các thành viên của đoàn

Ngay sau khi có quyết định thành lập

2 Nghiên cứu hồ sơ đánh giá và viết báo cáo sơ bộ.

Các thành viên của đoàn

Không quá 05 ngày

143

Page 152: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

3 Tập hợp báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn và gửi bản sao cho các thành viên khác để nghiên cứu trước khi họp đoàn.

Các thành viên của đoàn

Không quá 02 ngày

4.2. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá:

Thời gian: Từ ...... giờ......, ngày........../......./..........

Đến ...... giờ......, ngày........../......./..........

Địa điểm: .......................................................................................

Lịch làm việc:

TT Nội dung Người thực hiện Thời gian

I Ngày thứ nhất 8:00 - 16:30

1 Họp đoàn thảo luận, trao đổi báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn.

Cả đoàn

2 Phân công cho các thành viên trong đoàn nghiên cứu các tiêu chí.

Cả đoàn

3 Tự nghiên cứu các tiêu chí. Từng thành viên

4 Viết bản nhận xét về báo cáo tự đánh giá của trường.

Từng thành viên

5 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, các kiến nghị và điều chỉnh kế hoạch khảo sát.

Trưởng đoàn, Thư ký

II Ngày thứ hai 8:00 - 16:301 Họp đoàn để thông qua báo cáo kết quả

nghiên cứu hồ sơ đánh giá, các kiến nghị và kế hoạch khảo sát.

Cả đoàn

2 Thống nhất kế hoạch khảo sát tại trường và nhiệm vụ của từng thành viên.

Trưởng đoàn

3 Gửi báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ, các kiến nghị và kế hoạch khảo sát về Sở GD&ĐT để báo cáo.

Trưởng đoàn và Thư ký

4.3. Phân công nghiên cứu các tiêu chí:TT Ho và tên Trách nhiệm trong

đoànCác tiêu chí được phân công nghiên cứu

1 Trưởng đoàn

2 Thư ký

3 Thành viên

144

Page 153: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

4 Thành viên

5 Thành viên

6 Thành viên

7 Thành viên

4.4. Khảo sát sơ bộ tại trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục:a) Thành phần:- Trưởng đoàn:- Thư ký:b) Ngày, giờ khởi hành: ................................................................................c) Phương tiện đi lại: ....................................................................................d) Địa điểm tập kết: ................................................................................

Địa chỉ......................................................................................

đ) Lịch làm việc:

TT Nội dung Người thực hiện

1 Họp với lãnh đạo trường và Hội đồng tự đánh giá:- Chính thức thông báo và trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá và kế hoạch khảo sát của đoàn;- Hướng dẫn trường chuân bị cho đợt khảo sát chính thức của đoàn và thống nhất thời gian đoàn có thể đến trường để khảo sát.

- Trưởng đoàn- Thư ký- Lãnh đạo trường - Hội đồng tự đánh giá

2 Ký biên bản ghi nhớ nội dung công việc đã thực hiện.

- Trưởng đoàn- Lãnh đạo trường

4.5. Khảo sát chính thức tại trường đăng ký kiểm định chất lượng:

a) Địa điểm tập trung để khởi hành: ...............................................................

b) Ngày, giờ khởi hành: ..................................................................................

c) Phương tiện đi lại: ............ .........................................................................

d) Địa điểm tập kết: ...............................................................................

Địa chỉ ...............................................................................................

đ) Thời gian làm việc tại trường: ............. ngày.

e) Chương trình làm việc tại trường:

Ngày / Giờ Công việcNgày thứ nhất08h00 - 09h30 Họp với lãnh đạo trường và Hội đồng tự đánh giá để:

145

Page 154: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Giới thiệu thành phần đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại), mục đích và phạm vi của chuyến khảo sát;- Thông báo cho trường biết về những vấn đề quan tâm của đoàn sau khi nghiên cứu báo cáo tự đánh giá của trường;- Nghe giới thiệu ngắn gọn về trường, Hội đồng tự đánh giá và quá trình tự đánh giá của trường.

09h30 - 11h30 Nghiên cứu những tài liệu do trường cung cấp, các thông tin và minh chứng. Xem xét những vấn đề cần lưu ý. Yêu cầu bổ sung tài liệu (nếu cần).

12h00 - 13h30 Nghỉ trưa.13h30 - 15h00 Tiếp tục nghiên cứu những tài liệu do trường cung cấp, thảo luận những

vấn đề nảy sinh và điều chỉnh việc phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đoàn (nếu cần).

15h00 - 16h30 Gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn với các thành viên của Hội đồng tự đánh giá của trường .

16h30 - 17h00 Sơ kết công việc trong ngày, điều chỉnh chương trình làm việc và thống nhất lại với trường (nếu cần).

Ngày thứ hai08h00 - 09h00 Quan sát các hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, khảo sát cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy học.09h00 - 10h00 Gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn người học.10h00 - 11h30 Trao đổi, phỏng vấn cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường.11h30 - 13h30 Nghỉ trưa.13h30 - 14h30 Trao đổi với lãnh đạo trường về những thông tin bổ sung.14h30 - 16h00 Thảo luận trong đoàn về những vấn đề phát hiện mới và những kiến nghị

của đoàn với trường.Ngày thứ ba08h00 - 11h30 Viết báo cáo kết quả khảo sát và kiến nghị với trường.14h00 - 15h00 Trình bày những kết quả khảo sát và kiến nghị với lãnh đạo trường.15h00 Kết thúc đợt đánh giá ngoài (đánh giá lại).

g) Kế hoạch viết báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại):TT Nội dung Người thực hiện Thời gian1 Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá

lại).Trưởng đoànThư ký

Tuần 1 sau đợt khảo sát

2 Gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại) (lần 1) cho các thành viên trong đoàn.

Trưởng đoànThư ký

Tuần 2

3 Góp ý cho dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại) (lần 1).

Cả đoàn Tuần 2

146

Page 155: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

4 Sửa chữa và gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại) (lần 2) cho các thành viên trong đoàn.

Trưởng đoànThư ký

Tuần 2

5 Góp ý cho dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại) (lần 2).

Cả đoàn Tuần 3

6 Họp đoàn để thống nhất ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại) (nếu sau 2 lần vẫn chưa có đủ 2/3 số thành viên trong đoàn thống nhất ý kiến).

Cả đoàn Tuần 3

7 Gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại) cho trường để xin ý kiến.

Trưởng đoànThư ký

Tuần 3

8 Họp đoàn để thảo luận các ý kiến của trường được đánh giá (nếu có).

Cả đoàn Tuần 5, 6

9 Hoàn chỉnh báo cáo chính thức và gửi báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại) cho trường và sở GD&ĐT.

Trưởng đoàn Thư ký

Tuần 6

...., ngày.... tháng năm 20...

TRƯỞNG ĐOÀN(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý: Thời gian và nội dung làm việc của đoàn đánh giá lại có thể ít hơn đoàn đánh giá ngoài.

147

Page 156: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 2:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ

Họ và tên người đánh giá: ......................................................................................

Trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục: ...................................................

Tên tiêu chuân:........................................................................................................

Tên tiêu chí:.............................................................................................................

Điểm mạnh:.............................................................................................................

Điểm yếu:................................................................................................................

Các giải pháp, biện pháp cải tiến chất lượng của trường:.......................................

.................................................................................................................................

Những điểm chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng:

Đánh giá tiêu chí (đạt / chưa đạt / không đánh giá):

.........., ngày tháng năm

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

148

Page 157: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 3:

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI

Bìa ngoài

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO..............

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI

Trường .....................................................

Tên tỉnh / thành phố - 20…

Bìa trong

149

Page 158: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO..............

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI

Trường .........................................

Danh sách và chữ ký các thành viên đoàn đánh giá ngoài

TT Họ, tên, cơ quan công tác của các thành viên đoàn đánh giá ngoài

Trách nhiệm được giao

Chữ ký

1 Trưởng đoàn

2 Thư ký

3 Thành viên

4 Thành viên

5 Thành viên

6 Thành viên

7 Thành viên

Tên tỉnh / thành phố - 20…

Mục lục

Trang

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Phần I. TỔNG QUAN

1. Giới thiệu

2. Tóm tắt quá trình đánh giá ngoài

3. Tóm tắt kết quả đánh giá ngoài

150

Page 159: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

4. Những điểm mạnh của trường

5. Những điểm yếu

6. Kiến nghị đối với trường

Phần II. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN

Tiêu chuân 1:

Tiêu chuân 2:

Tiêu chuân 3:

Tiêu chuân 4:

Tiêu chuân 5:

Tiêu chuân ......:

Phần III. KẾT LUẬN

Phụ lục

Phần I. TỔNG QUAN1. Giới thiệu

Đoàn đánh giá ngoài được thành lập theo quyết định số ............ ngày ................. của Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo..........

Bản báo cáo này khái quát quá trình đánh giá ngoài, các kết quả đạt được và những kiến nghị đối với trường.

2. Tóm tắt quá trình đánh giá ngoài (không quá 1 trang)3. Tóm tắt kết quả đánh giá ngoài (không quá 3 trang):a) Mức độ phù hợp của cấu trúc báo cáo tự đánh giá so với Hướng dẫn tự đánh giá:+ Cách thức mô tả các hoạt động liên quan đến tiêu chí;+ Cách thức phân tích, so sánh, các nhận định (điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân);+ Cách thức đưa ra những vấn đề cần cải tiến và biện pháp thực hiện của trường;+ Tính chính xác và đầy đủ của các thông tin và minh chứng;

151

Page 160: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

+ Văn phong, cách thức trình bày trong báo cáo tự đánh giá.b) Mức độ bao quát bộ tiêu chuân đánh giá chất lượng (tất cả các tiêu chí đã được đề cập

đến hay còn có những tiêu chí chưa được đề cập đến, lý do).c) Những tiêu chí chưa được trường phân tích, đánh giá đầy đủ hoặc thiếu thông tin và

minh chứng dẫn đến thiếu cơ sở để khẳng định tiêu chí đó đạt hay không đạt.d) Thống kê kết quả đánh giá ngoài:

Tiêu chuẩnSố tiêu chí Số tiêu chí

chưa đạtSố tiêu chí đạt

Ghi chú

Tiêu chuân 1: Tiêu chuân 2: Tiêu chuân 3: Tiêu chuân 4: Tiêu chuân 5:Tiêu chuân 6: Tiêu chuân 7: TổngTỷ lệ %

đ) Nhận xét chung về quá trình tự đánh giá và báo cáo tự đánh giá của trường.

4. Những điểm mạnh của trường (không quá 1 trang)

Mỗi tiêu chuân, chỉ ra ít nhất 1 điểm mạnh cần phát huy.

5. Những điểm yếu (không quá 1 trang): Mỗi tiêu chuân, chỉ ra ít nhất 1 điểm yếu cần khắc phục.

6. Kiến nghị đối với trường (không quá 1 trang).

Phần II. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨNTiêu chuẩn 1:.....................................................................................1. Tiêu chí 1:.................................................................................

o Điểm mạnho Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phụco Những điểm chưa rõo Kết quả đánh giá tiêu chí

2. Tiêu chí 2:....................................................................................o Điểm mạnho Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phụco Những điểm chưa rõo Kết quả đánh giá tiêu chí

Đánh giá chung (trong phạm vi Tiêu chuân 1):o Điểm mạnho Điểm yếuo Kiến nghị đối với trường

152

Page 161: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Tiêu chuẩn 2:...................................................................................1.Tiêu chí 1:............................................................................

o Điểm mạnho Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phụco Những điểm chưa rõo Kết quả đánh giá tiêu chí

2.Tiêu chí 2:...............................................................................o Điểm mạnho Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phụco Những điểm chưa rõo Kết quả đánh giá tiêu chí

...........................................................................................................

...........................................................................................................Đánh giá chung về Tiêu chuân 2:

o Những điểm mạnh:o Những điểm yếu:o Kiến nghị đối với trường:

...........................................................................................................

...........................................................................................................(Đánh giá lần lượt các tiêu chuẩn theo cấu trúc trên)

Phần III. KẾT LUẬN

Phần này cần ngắn gọn, nhưng phải nêu được những vấn đề sau:

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các chỉ số đạt và không đạt;- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt;- Cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng giáo dục mà trường đạt được theo Điều 24,

Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008;

- Các kết luận khác.

...., ngày.... tháng năm 20...

TRƯỞNG ĐOÀN(Ký và ghi rõ họ tên)

153

Page 162: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

154

Page 163: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 4:

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LẠI

Bìa ngoài

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO..............

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LẠI

Trường .....................................................

Tên tỉnh / thành phố - 20…

Bìa trong

155

Page 164: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO..............

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LẠI

Trường .........................................

Danh sách và chữ ký các thành viên đoàn đánh giá lại

TT Họ, tên, cơ quan công tác của các thành viên đoàn đánh giá lại

Trách nhiệm được giao

Chữ ký

1 Trưởng đoàn

2 Thư ký

3 Thành viên

4 Thành viên

5 Thành viên

Tên tỉnh / thành phố - 20…

Mục lục

156

Page 165: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Trang

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Phần I. TỔNG QUAN

1. Giới thiệu

2. Tóm tắt quá trình đánh giá lại

3. Tóm tắt kết quả đánh giá lại

Phần II. ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ

Tiêu chí .....:

Tiêu chí .....:

Tiêu chí .....:

Phần III. KẾT LUẬN

Phụ lục

Phần I. TỔNG QUAN

1. Giới thiệuĐoàn đánh giá lại được thành lập theo quyết định số ............ ngày ................. của

Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo..........

157

Page 166: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Bản báo cáo này khái quát quá trình đánh giá lại, các kết quả đạt được và những kiến nghị đối với trường.

2. Tóm tắt quá trình đánh giá lại (không quá 1 trang)3. Tóm tắt kết quả đánh giá lại (không quá 3 trang):a) Nhận xét chung về các tiêu chí đánh giá lại trong báo cáo tự đánh giá:+ Cách thức mô tả các hoạt động liên quan đến tiêu chí;+ Cách thức phân tích, so sánh, các nhận định (điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân);+ Cách thức đưa ra những vấn đề cần cải tiến và biện pháp thực hiện của trường;+ Tính chính xác và đầy đủ của các thông tin và minh chứng;+ Văn phong, cách thức trình bày trong báo cáo tự đánh giá.b) Thống kê kết quả đánh giá lại:+ Tổng số tiêu chí đánh giá lại:+ Tổng số tiêu chí đánh giá lại đạt:+ Tổng số tiêu chí đánh giá lại chưa đạt:

Phần II. ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ

Tiêu chuẩn ... ..........................................................................1. Tiêu chí... ...............................................................................

o Điểm mạnho Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phụco Những điểm chưa rõo Kết quả đánh giá tiêu chí

2. Tiêu chí ... ................................................................................o Điểm mạnho Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phụco Những điểm chưa rõo Kết quả đánh giá tiêu chí

(Đánh giá lần lượt các tiêu chí theo cấu trúc trên)

Phần III. KẾT LUẬN

Phần này cần ngắn gọn, nhưng phải nêu được những vấn đề sau:

- Tổng số và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt của trường sau khi đã được đánh giá lại;

- Cấp độ của kết quả kiểm định chất lượng giáo dục mà trường đạt được theo Điều 24, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008;

158

Page 167: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

- Kiến nghị của đoàn đánh giá lại với trường và với sở GD&ĐT về việc triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài;

- Các kết luận khác.

...., ngày.... tháng năm 20...

TRƯỞNG ĐOÀN(Ký và ghi rõ họ tên)

159

Page 168: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOlamdong.edu.vn/Resources/Docs/2011/Kiem dinh BGD/VANBAN... · Web viewa) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa

Phụ lục 5

DANH MỤC HỒ SƠ LƯU TRỮ

Hồ sơ đánh giá và Hồ sơ làm việc của đoàn đánh giá ngoài (đánh giá lại) được Trưởng đoàn chuyển cho sở GD&ĐTđể lưu trữ trong 5 năm.

Hồ sơ làm việc của đoàn gồm có:

- Báo cáo đánh giá ngoài (đánh giá lại);

- Báo cáo về kết quả khảo sát tại trường;

- Phiếu đánh giá các tiêu chí;

- Báo cáo về kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá;

- Biên bản ghi nhớ nội dung làm việc của đợt khảo sát sơ bộ tại trường;

- Bản báo cáo sơ bộ và bản nhận xét của từng thành viên về báo cáo tự đánh giá.

160