119
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ --- --- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐOÀN VĂN TRUNG LUẬN VĂN CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

  • Upload
    vanminh

  • View
    219

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

--- ---

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG

NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN UYÊN

TỈNH BÌNH DƯƠNG

ĐOÀN VĂN TRUNG

LUẬN VĂN CỬ NHÂN

NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2008

Page 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông

Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến

đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương” do Đoàn

Văn Trung, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội

đồng vào ngày .

Thái Anh Hòa

Người hướng dẫn,

______________________________

Ký tên, ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________________ _______________________________

Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm

Page 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

LỜI CẢM TẠ

Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi mà

còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để bước vào

cuộc sống. Nay tôi xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi luôn ghi nhớ:

Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, để được bước vào cánh cửa đại

học là biết bao mồ hôi và công sức mà ba mẹ đã vất vả chăm lo cho con.

Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,

những người đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm theo học tại trường.

Cảm ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em

trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp để em được hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Cảm ơn các anh, chị, cô, chú ở Phòng Kinh Tế, Phòng Thống Kê, Phòng Tài

Nguyên Môi Trường, UBND Xã Phú Chánh, UBND xã Tân Hiệp, UBND xã Vĩnh Tân,

UBND xã Vĩnh Tân. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến anh Thái, người đã tận tình giúp đỡ tôi

trong việc tiếp xúc với bà con nông dân. Cảm ơn các các hộ nông dân đã dành thời gian

cung cấp những số liệu bổ ích góp phần vào sự thành công của đề tài.

Cuối cùng cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá

trình làm đề tài tốt nghiệp.

Gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!

Page 4: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐOÀN VĂN TRUNG. Tháng 7 năm 2007. “Ảnh hưởng của việu thu hồi đất đến đời

sống người dân trồng cao su in Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương”

ĐOÀN VĂN TRUNG. July 2007. “The influence of land revoking on the life of

rubber farmers in Tân Uyên district, Bình Dương province”

Đời sống, việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất là một vấn đề nóng

bỏng và tốn nhiều giấy mực của các chuyên gia kinh tế nhưng đến nay vẫn chưa có hướng

giải quyết thỏa đáng. Những hộ dân trồng cao su là một trong những đối tượng chịu thiệt

thòi nhiều nhất từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đời sống của những hộ trồng cao

su trong những năm qua đã có nhiều cải thiện đáng kể nhưng khi bị thu hồi đất thì những

hộ này lâm vào tình trạng thiếu việc làm và thu nhập giảm hơn trước rất nhiều, do đó đời

sống nông hộ gặp rất nhiều khó khăn.

Đề tài được thực hện trên cơ sở phân tích số liệu điều tra ngẫu nhiên của 40 hộ trồng cao

su bị thu hồi đất và 30 hộ đang trồng cao su hiện tại, từ đó so sánh thu nhập, việc làm

cũng như đời sống của hai đối tượng điều tra nhằm thấy được ảnh hưởng trực tiếp của

việc thu hồi đất đối với đời sống những đối tượng trồng cao su. Thu nhập trung bình hiện

tại của các hộ bị thu hồi đất chỉ gần bằng ¼ thu nhập bình quân của các hộ đang trồng cao

su hiện tại. Rõ ràng thu nhập của hộ bị thu hồi đất thấp hơn rất nhiều so với hộ không bị

thu hồi đất. Các cấp quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ việc làm cho những hộ bị

thu hồi đất góp phần tăng nguồn thu nhập của đối tượng này. Bên cạnh đó, các cấp quản

lý Nhà nước cũng cần xem xét lại chính sách thu hồi đất đối với đối tượng là những hộ

trồng cao su đã thật sự hợp lý chưa?

Page 5: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các từ viết tắt viii

Bảng mục các bảng ix

Mục các hình xi

CHƯƠNG I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA 2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2. Ý nghĩa 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG II 4

TỔNG QUAN 4

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ 5

2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5

2.2.1. Đất đai tự nhiên 5

2.2.2. Nguồn nước 6

2.2.3. Thời tiết khí hậu 8

2.2.4. Đánh giá lợi thế và hạn chế. 8

2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 9

2.3.1. Dân số. 9

V

Page 6: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

2.3.2. Lao động và việc làm. 10

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 10

2.3.1. Tăng trưởng kinh tế. 10

2.3.2. Cơ cấu kinh tế. 11

2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ. 12

2.4.1. Công nghiệp-TTCN. 12

2.4.2. Thương mại và dịch vụ. 13

2.4.3. Nông nghiệp. 14

2.5. THỰC TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG 16

2.5.1. Giao thông 16

2.5.2. Thủy lợi 17

2.5.3. Hệ thống điện 18

2.6. GIÁO DỤC-Y TẾ 19

2.6.1. Giáo dục. 19

2.6.2. Y tế. 19

2.7. VĂN HÓA-TDTT 20

2.8. QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 20

2.8.1. Quan điểm phát triển 20

2.8.2. Phương hướng phát triển công nghiệp huyện Tân Uyên 21

CHƯƠNG III 23

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 23

3.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 24

3.2.1. Các khái niệm liên quan. 24

3.2.2. Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. 25

3.2.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất 25

3.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ 26

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

VI

Page 7: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 27

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 27

3.4.3. Phương pháp luận 28

3.4.4. Phương pháp phân tích 28

3.4.5. Phương pháp sư ly số liệu: 29

CHƯƠNG IV 30

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG CÁC HỘ TRỒNG CAO SU ĐƯỢC ĐIỀU TRA 30

4.2. TÌNH HINH THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA. 31

4.3. NGUỒN THU NHẬP TỪ ĐỀN BÙ 32

4.4. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN THU NHẬP TỪ ĐỀN BÙ. 34

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NHỮNG HỘ MẤT ĐẤT, MẤT CAO

SU 37

4.5.1. Lao động và việc làm của những hộ điều tra. 37

4.5.2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập hiện tại của các hộ điều tra 42

4.5.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu của các hộ điều tra. 43

4.5.4. Tình hình du lịch,vui chơi giải trí khi Tết, Lễ của các hộ gia đình được điều

tra. 46

4.6. THU HỒI ĐẤT TRỒNG CAO SU ẢNH HƯỞNG TỚI ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ SINH HOẠT. 47

4.6.1. Điều kiện về nhà ở 47

4.6.2. Điều kiện về đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại trong gia đình 49

4.6.3. Giáo dục - Y tế - Môi trường 50

4.7. Ý KIẾN CỦA HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT 52

4.8. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH 53

4.8.1. Các giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi

đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa 53

4.8.2. Hướng dẫn cách chi tiêu tiền đền bù 55

CHƯƠNG V 56

VII

Page 8: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1. KẾT LUẬN 56

5.2. Kiến nghị 56

VIII

Page 9: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía Nam

TP HCML: Thành Phố Hồ Chí Minh

VLXD: Vật liệu xây dựng

CN&XD: Công nghiệp và xây dựng

GO: Tổng giá trị sản phẩm

QD: Quốc doanh

NQD: Ngoài quốc doanh

KT-XH: Kinh tế xã hội

VĐTNN: Vốn đầu tư nước ngoài

BCH: Ban chấp hành

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

TDTT: Thể dục thể thao

DT: Diện tích

XDCB: Xây dựng cơ bản

NĐ – CP : Nghị định

TT – BTNMT : Thường trực Bộ Tài nguyên – Môi trường

TTg : Thủ tướng

UBND : Uỷ ban nhân dân

BQ: Bình quân

IX

Page 10: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2. 1: Hiện Trạng Dân Số Huyện 21

Bảng 2. 2: Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế 21

Bảng 2. 3: GDP Huyện Thời Kỳ 2003-2007 22

Bảng 2. 4: Cơ Cấu Kinh Tế Theo GDP 22

Bảng 2. 5: Tốc Độ Tăng GO Công Nghiệp 23

Bảng 2. 6: Cơ Cấu Công Nghiệp Theo Thành Phần 23

Bảng 2. 7: Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa 24

Bảng 2. 8: Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Huyện 25

Bảng 2. 9: Cơ Cấu Nông Nghiệp Của Huyện 25

Bảng 2. 10:Diện Tích Trồng Trọt 26

Bảng 2. 11:Số Lượng Vật Nuôi 27

Bảng 2. 12: Công Trình Thủy Lợi Của Huyện 28

Bảng 2. 13: Số Cán Bộ Ngành Y Của Huyện 31

Bảng 4. 1: Số Năm Cạo Mũ Của Các Hộ Điều Tra 41

Bảng 4. 2: Tình Hình Thu Hồi Đất Cua Các Hộ Điều Tra 42

Bảng 4. 3: Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra 43

Bảng 4. 4: Tình Hình Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra 46

Bảng 4. 5: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Và Những

Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Được Điều Tra. 49

Bảng 4. 6: Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Hiện Tại Của Các Hộ Điều Tra 53

Bảng 4. 7: Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Các Hộ Điều Tra 55

Bảng 4. 8: Chi Tiêu Của Các Hộ Gia Đình Theo Sự Ưu Tiên Hàng Đầu 56

X

Page 11: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Bảng 4. 9: Tình Hình Du Lịch, Giải Trí Của Các Hộ Điều Tra Khi Có Dịp Tết, Lễ. 58

Bảng 4. 10: Điều Tra Về Tình Hình Nhà Ở Của Các Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Và Các

Hộ Bị Thu Hồi Đất. 59

Bảng 4. 11: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại 60

Bảng 4. 12: Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trường 61

XI

Page 12: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 34

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thu nhập từ đền bù của các hộ điều tra 44

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện vấn đề sử dụng tiền đền bù các hộ điều tra 47

Hình 4.3: Tình hình lao động của các hộ điều tra bị thu hồi đất và của các hộ không bị thu

hồi đất 52

XII

Page 13: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

CHƯƠNG I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Sự cần thiết của đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi quốc

gia trên thế giới. Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia cho thấy, công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất,

chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới,

hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến trình phát triển xã hội đã có

sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn; là thay

đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các khu công

nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… đó là xu hướng tất yếu của quá trình

phát triển.

Ở nước ta, trong những năm qua trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu

công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế - xã hội

của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và văn minh.

Việc thu hồi đất nông nghiệp nói chung và thu hồi đất trồng cao su nói riêng để

xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp và diện tích

cây cao su ngày càng bị thu hẹp, kèm theo đó là sự thay đổi về chổ ở và điều kiện sống

hiện tại. Cây cao su là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn

trong xuất khẩu. Trong những năm gần đây cây cao su đã làm cho đời sống của nhiều hộ

Page 14: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

nông dân thay đổi đáng kể, thu nhập của người dân trồng cao su được cải thiện hơn, cuộc

sống trở nên sung túc hơn, no đủ hơn. Nhiều địa phương còn xem cây cao su như một giải

pháp xóa đói giảm nghèo. Hơn thế nữa, hàng năm cây cao su còn giải quyết việc làm cho

hàng chục ngàn lao động ở nông thôn… Với những gì mà cây cao su đem lại cho nền kinh

tế thì việc thu hồi đất của những hộ dân sống dựa vào cây trồng này đã thực sự hợp lý

chưa? Các chính sách đền bù, tái định cư có bảo đảm được việc làm, thu nhập và đời sống

của những người dân trồng cao su bị thu hồi đất thực sự tốt hơn không?

Tân Uyên là huyện nằm trong khu vực đinh hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ,

đô thị của TP HCM. Trong những năm gần đây để đáp ứng với xu hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước nhiều diện tích đất ở và đất nông nghiệp đã bị thu hồi phục vụ

cho công cuộc phát triển của huyện nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Những hộ dân

vốn sống dựa vào cây cao su khi bị mất đất có lẻ là đối tượng chịu tác động lớn nhất khi

mà họ không còn nguồn thu nhập từ cây cao su, đời sống của những hộ này sẽ bị ảnh

hưởng không ít. Trước tình hình trên tôi tiến hành nghiêm cứu để tài: “ẢNH HƯỞNG

CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI

HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”.

1.2.Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát sự thay đổi về đời sống của những hộ dân trồng cao su sau khi bị thu hồi

đất hoàn toàn.

So sánh đời sống của những hộ trồng cao su sau khi họ bị thu hồi đất hoàn toàn với

đời sống của những hộ đang trồng cây cao su hiện tại.

Phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất qua việc làm, thu nhập, chi tiêu, trình độ

dân trí, điều kiện sống và sinh hoạt, … Từ đó thấy được mặt tích cực cũng như mặt tiêu

cực của việc thu hồi đất đối với những hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn.

Đề suất một số giải pháp liên quan đến việc thu hồi đất đối với những hộ này.

1.2.2. Ý nghĩa

Kết quả nghiêm cứu sẽ góp phần tìm hiểu và phân tích những tác động trực tiếp

của việc thu hồi đất trên địa bàn huyện lên các hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn trong

2

Page 15: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

thời gian qua nhằm đánh giá chính xác hơn đời sống hiện tại của các hộ dân khi không

còn cây cao su. Từ đó đưa ra giải pháp ổn định đời sống của những hộ này. Đồng thời

trong quá trình phân tích, đánh giá phát hiện ra những mặt mạnh cũng như điểm yếu trong

công tác quản lý, giải quyết đền bù giải tỏa, tái định cư, vấn đề việc làm cho những hộ

trồng cao su bị mất đất hoàn toàn. Đưa ra một số kiến nghị để ổn định đời sống của những

hộ này sao khi bị giải tỏa sao cho phù hợp với định hướng phát triển của Huyện trong thời

gian tới.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu là huyện Tân Uyên, tập trung nghiên cứu ở 4 xã Phú

Chánh, Tân Hiệp, Vĩnh Tân và Bình Mỹ. Trong đó, xã Phú Chánh và Tân Hiệp là 2 xã đa

số người dân trồng cây cao su nhưng bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp. Tuy

nhiên, việc thu hồi đất hoàn toàn ở 2 xã trên đã có nhiều hộ chuyển đi nơi khác lập nghiệp

vì vậy đề tài chỉ giới hạn điều tra những hộ dân đang sinh sống tại các khu dân cư và một

số hộ được Nhà nước cấp đất ở tại chổ. Vĩnh Tân và Bình Mỹ là 2 xã có nhiều hộ dân

sống bằng việc trồng cao su nhưng chưa bị thu hồi đất.

Về thời gian đề tài được thực hiện từ ngày 01/04/2008 đến ngày 01/07/2008.

1.4. Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm năm chương cụ thể như sau:

Chương 1: Khái quát về việc lựa chọn đề tài, trình bày những mục tiêu và ý nghĩa

của đề tài. Ngoài ra phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng.

Chương 2: Giới thiệu những vấn đề tổng quan có liên quan đến nội dung nghiên

cứu của đề tài, đồng thời khái quát về tình hình tổng quan về địa bàn đang nghiên cứu.

Chương 3: Nêu lên các cơ sở được sử dụng để tiến hành thực hiện đề tài như: các

khái niệm, các quan điểm. Các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và

cụ thể.

Chương 4: Từ những số liệu, thông tin thu thập được, đề tài đã khảo sát được sự

thay đổi đời sống của những hộ trồng cao su bị thu hồi đất hoàn toàn và vấn đề giải quyết

việc làm, vấn đề tái định cư đối với những người họ này, từ đó đề xuất một số giải pháp

3

Page 16: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

chính sách liên quan đến việc thu hồi đất nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống người dân

sau khi bị thu hồi đất.

Chương 5: Sử dụng các kết quả của chương 4 đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên

cứu trên, sau đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến nghiên cứu này.

4

Page 17: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN

2.1. Vị trí địa lý kinh tế

Huyện Tân Uyên có tổng diện tích tự nhiên 613,44 km2 , nằm phía Đông Nam tỉnh

Bình Dương, với vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo

Phía Đông có ranh giới chung với tỉnh Đồng Nai là sông Đồng Nai, một con sông

lớn thứ 3 của Việt Nam, có lưu lượng 5 triệu m3.

Phía Tây giáp huyện Bến Cát

Phía Nam và Tây Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An và xã

Tân Hạnh thuộc Thành Phố Biên Hòa. (các huyện Thuận An, Dĩ An là nơi tập trung các

khu công nghiệp Nam Bình Dương).

Đây là điều kiện khá tốt để huyện Tân Uyên phát triển nông nghiệp, đặc biệt là

nông nghiệp chất lượng cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu,

đồng thời phát triển nông nghiệp sinh thái phục vụ du lịch ven sông Đồng Nai, khai thác

lợi thế thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các nông sản hàng hóa ( rau quả, thịt, cá…),

đây là một lợi thế mới cần tập trung khai thác phát triển kinh tế-xã hội, đem lại hiệu quả

cao hơn.

2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.1. Đất đai tự nhiên

Ngoài ao hồ thủy lợi và sông suối, đất Tân Uyên được chia thành bốn nhóm: Nhóm

đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất phù sa.

Page 18: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Nhóm đất xám: 24.483,37 ha. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất ( chiếm

39,91% DTTN). Nhìn chung, nhóm đất xám có địa hình bằng có tới 89,4% diện tích

(21.895,31 ha) ở độ dốc cấp 1; chỉ có 10,6% diện tích (2.588,06) có độ dốc cấp 2; đây là

điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng các biện pháp cơ

giới hóa trong nông nghiệp.

Nhóm đất này hiện đang được dùng để trồng cao su, điều, cây ăn quả, các loại cây

hoa màu và các cây hàng năm khác, năng suất và chất lượng sản phẩm không cao do đặc

điểm của chất xám là nghèo dưỡng chất, thành phần cơ giới thô, khả năng giữ nước và

phân kém, muốn đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao cần đẩy mạnh thâm canh bón

phân và tưới nước đầy đủ.

Nhóm đất đỏ vàng: 23.887,43 ha ( chiếm 38,92% DTTN). Đất đỏ vàng ở huyện

Tân Uyên có địa hình tương đối phức tạp (có tới bốn cấp độ dốc): độ dốc cấp 1 có

11.404,62 ha (chiếm 47,76% diện tích nhóm đất đỏ vàng), độ dốc cấp 2 có 4.347,42 ha

(chiếm 18,2% diện tích nhóm đất đỏ vàng), độ dốc cấp 3 có 5.353,72 ha (chiếm 22,42%

diện tích nhóm đất đỏ vàng), phần diện tích còn lại là độ dốc cấp 4.

Nhóm đất dốc tụ: 5.901 ha ( chiếm 9.62% DTTN) nằm trên địa hình trũng và thấp

cục bộ, đặc điểm của nhóm này là thường bị úng ngập trong mùa mưa, rất khó đa dạng

hóa cây trồng và càng không nên trồng các loại cây lâu năm.

Nhóm đất phù sa: 4.908,88 ha ( chiếm 8% DTTN ). Toàn bộ diện tích nhóm đất

này nằm trên địa hình trung bình và thấp, phân bố chủ yếu ở ven sông và một phần ven

các suối, đây là loại đất thủy thần tốt nhất, cho phép thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa

cây trồng. Tuy nhiên do phân bố dọc sông, suối nên trong mùa lũ thường bị ngập úng thiệt

hại lớn đến sản xuất và đới sống nhân dân trong vùng.

Cuối cùng là nhóm sông, suối, ao, hồ: Chiếm diện tích 2.173 ha trong đó chủ yếu

là diện tích sông Đồng Nai, Sông Bé, diện tích các hồ đầm, kênh mương, ngoài tác dụng

cung cấp nước tới giao thông thủy lợi, tạo cảnh quan du lịch… Còn có thể tận dụng mặt

nước để nuôi trồng thủy sản đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

2.2.2. Nguồn nước

6

Page 19: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Nguồn nước mặt: Sông Bé và sông Đồng Nai là hai con sông chính chảy qua lảnh

thổ huyện Tân Uyên với các đặc điểm như sau:

Sông Bé: là sông phụ lưu lớn nằm bên trái sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi

Tân Nguyên, nơi có độ cao 650-900m, tổng chiều dài 359km, diện tích lưu vực 7.650km2,

chảy qua địa phận huyện Tân Uyên với chiều dài 100 km2 rồi đổ vào sông Đồng Nai ở địa

phận xã An Lạc.

Phần thượng nguồn thuộc tỉnh Bình Phước, tại Thác Mơ đã xây dựng công trình

thủy điện với dung tích hồ chứa 1,47 tỉ m3, công suất phát điện là 150.000 KW,lưu lượng

xã vào mùa khô dưới tua bin 60m3/s sẽ góp phần điều tiết dòng chảy mùa khô. Ngoài ra,

trong tương lai sẽ có hồ Phước Hòa dự kiến cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và công

nghiệp. Trong đó, có một phần thuộc huyện Tân Uyên.

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy Lang Biang của Nam Trường Sơn ở độ cao

khoảng 2000m chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đông Nai, Bình Phước, Bình Dương,

TPHCM và đỗ ra cửa biển Vũng Tàu.

Đoạn sông Đồng Nai thuộc địa phận Tân Uyên dài 58 km. Nguồn nước mặt ở Tân

Uyên còn được cung cấp bởi hệ thống sông suối nhỏ như sông Vũng Cẩm, suối Cái Vàng,

suối Sâu, suối Vĩnh Lai… Tuy nhiên, các suối này chỉ có nước trong mùa mưa, mùa khô

lưu lượng nhỏ bởi với lượng mưa trung bình 1.600-1.700mm/năm phân bố không đều lại

không có nguồn sinh thủy, lòng suối thấp. Để khai thác nguồn nước này ngành thủy lợi đã

xây dựng một số hồ đập song mang lại hiệu quả không cao.

Tóm lại, nguồn nước mặt ở Tân Uyên được đánh giá là khá dồi dào cả về số lượng

lẫn chất lượng. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đồng điều nên mức đô khai thác

phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt bị hạn chế, đặc biệt đối với nông nghiệp do địa hình

dốc, mặt rộng cao hơn so với mặt nước sông vào mùa khô nên gặp không ít khó khăn cho

khai thác nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn nước ngầm: huyện Tân Uyên được đánh giá là khu vực có nguồn nươc

ngầm trung bình đến nghèo. Các giếng có lưu lượng 0,05-0,6 l/s. Tuy nhiên, bề dày tầng

chứa nước từ 10-12m, chất lượng nước tốt, tổng khoáng hóa M=0,05-0,1 g/l (nước siêu

nhạt), có thể khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

7

Page 20: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

2.2.3. Thời tiết khí hậu

Khí hậu, thời tiết mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm với hai

mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 5-11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4

năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.700mm với số ngày có mưa là

120 ngày. Độ ẩm không khí trung bình từ 79-80%. Số giờ nắng trong năm khoảng 2500-

2800 giờ. Được xem là khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tháng mưa nhiều nhất là

tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là

tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ

trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC (tháng 4), tháng

thấp nhất 24oC (tháng 1), chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp

của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông-

Bắc, nhiều nắng bình quân (7,8 giờ/ngày). Điểm hạn chế về khí hậu thời tiết ở huyện Tân

Uyên là mưa lớn, phân bố theo mùa; mưa tập trung, cường độ lớn thường trùng với thời

điểm xả lũ từ hồ Trị An và triều cường của sông Đồng Nai làm cho các vùng đất trũng

ven sông bị ngập lụt, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân các xã ven sông,

đến mùa khô, lượng mưa không đáng kể làm cho phần đất cao xa nguồn nước bị khô hạn,

sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.

Tóm lại, Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nên nhiệt độ cao

quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông

nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

2.2.4. Đánh giá lợi thế và hạn chế.

Lợi thế:

-Về vị trí địa lý huyện Tân Uyên có lợi thế so sánh cao hơn so với các huyện khác

trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Nằm trong khu vực Nam Bình Dương, vùng KTTĐPN và vùng TPHCM

- Tân Uyên có nhiều mỏ nguyên liệu caolin, sét chịu lửa, sét vật VLXD, đá xây

dựng, cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh, than bùn và nằm gần dầu khí Bà Rịa -Vũng

Tàu, bốc xít Đồng Nai.

- Tân Uyên có những điều kiện đất đai tương đối thuận lợi so với nhiều nơi. Địa

8

Page 21: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

hình đất đai và địa chất công trình thuận lợi cho xây dựng cơ sở ha tầng, khu công nghiệp,

phát triển các khu đô thị mới, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, giá đất rẻ hơn nhiều so với

TP.HCM.

- Tân Uyên có nguồn lao động trẻ, khỏe và gần các vùng cung cấp lao động kỹ

thuật.

- Tân Uyên có thể sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ thuật

có tay nghề khá, nguồn đầu tư từ kinh tế tư nhân TP.HCM trong đầu tư phát triển kinh tế

huyện.

Hạn chế:

- Tân Uyên nằm sát các huyện thị có lợi thế tương tự nên cạnh tranh ngày càng gay

gắt.

- Nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của Huyện còn nhỏ bé, nguồn

nhân lực chất lượng thấp chưa đáp ứng được sự phát triển của xã hội.

- Tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, vốn trong nước quá nhỏ bé so với vốn

nước ngoài.

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, an sinh xã

hội.

2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.3.1. Dân số.

Theo số liệu thống kê đến năm 2007 dân số toàn huyện Tân Uyên là 162.927

người, đây là một huyện đông dân thứ 2 trong 7 huyện thị của tỉnh Bình Dương ( chỉ sau

thị xã Thủ Dầu Một) , mật độ dân số bình quân là 205 người/km đứng thứ 3 sau thị xã

Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và huyện Dĩ An. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan

trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương nói chung và

của huyện Tân Uyên nói riêng.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên cùng với tốc độ tăng cơ học làm cho tốc độ tăng dân

số chung của Huyện trong những năm 2003-2007 khá lớn. Theo báo cáo của phòng kinh

tế Huyện dân số Huyện đến cuối năm 2007 là 162.927 người. Tốc độ tăng tung bình hàng

năm là 5,45%.

9

Page 22: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Bảng 2. 1: Hiện Trạng Dân Số Huyện ĐVT: Người

Dân số2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng (%)

124.142 126.840 129.641 137.612 153.519 5,45

Nguồn: số liệu thồng kê kinh tế-xã hội 7 huyện thị.

2.3.2. Lao động và việc làm.

Công tác giải quyết việc làm được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả. Trong 5

năm 2003-2007 đã giải quyết việc làm cho 7.869 lao động, xóa hoàn toàn hộ đói nghèo.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2007 là khoảng 91.469

người. Tốc độ tăng lao động trong những năm gần đây ở Huyện là 10,75%.

Bảng 2. 2: Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế ĐVT: Người

  2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số 60.760 67.350 74.360 84.013 91.469

Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100

Nông lâm thủy 42.610 41.559 40.758 40.329 39.658

% 70,1 61,3 54,8 48 43,4

Công nghiệp-xây dựng 10201 16441 23432 31545 38914

% 16,8 24,4 31,5 37,5 42,5

Dịch vụ 7949 9350 10170 12139 12897

% 13,1 13,9 13,7 14,5 14,1

Nguồn: Số liệu thống kê của 7 Huyện thị.

Trong những năm vừa qua dân số của Huyện chuyển dịch theo xu hướng tỷ trọng

lao động trong các ngành nông lâm thủy sản giảm dần. Tỷ trọng các ngàng công nghiệp-

xây dựng và dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Chứng tỏ Tân Uyên là một

huyện ven đô đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ khá cao, điều

này có ảnh hưởng rất mạnh đến phương hướng phát triển của Huyện trong tương lai.

10

Page 23: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

2.3. Tình hình phát triển kinh tế

2.3.1. Tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo BCH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005-2010, kinh tế huyện phát triển

với tốc độ khá nhanh, thời kỳ 2002-2006 tốc độ tăng bình quân hàng năm (GDP) đạt

15,36%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tăng 17,92% so với năm 2006.

Bảng 2. 3: GDP Huyện Thời Kỳ 2003-2007 ĐVT: Tỷ đồng

2003 2004 2005 2006 2007Tốc độ tăng

(%)

GDP 947,8 1097,6 1273 1479 1725 16,1

Nông lâm thủy 364,9 384,1 407 419 446 2,6

CN&XD 373,4 479 601 754 930 8,3

Dịch vụ 209,5 234,5 265 306 349 5,2

Nguồn: Phòng thống kê Huyện

Trong những năm qua ngành kinh tế huyện đã có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc

biệt là CN&XD có tốc độ tăng trưởng đạt tới 8,3%, dịch vụ cũng tăng nhưng tốc độ tăng

chậm hơn so với CN&XD chỉ đạt 2,6%.

2.3.2. Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của huyện Tân Uyên chuyển dịch khá nhanh, chuyển biến về chất,

từng bước chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm thủy giảm mạnh, tỷ

trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng

tăng cao hơn tỷ trọng nông nghiệp.

Bảng 2. 4: Cơ Cấu Kinh Tế Theo GDP ĐVT: %

2006 2007

GDP 100 100

Nông lâm thủy 30 25,3

CN&XD 45,1 49,7

Dịch vụ 24,9 25

Nguồn: Phòng thống kê

11

Page 24: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Theo cơ cấu kinh tế, rõ ràng là tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng đang

làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế huyện. Sự chuyển dịch này cho thấy tỷ trọng công

nghiệp và xây dựng khá cao. Cao hơn cả tỉnh mức trung bình cả nước (Tỷ trọng công

nghiệp và xây dựng của cả nước năm 2006 chiếm 41,03%).

2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

2.4.1. Công nghiệp-TTCN.

Tốc độ tăng GO công nghiệp bình quân hàng năm khá cao, trong thời kỳ 2003-

2007 đạt 31,1%, tăng 3,5 lần so với năm 2002, thấp hơn tốc độ tăng bình quân hàng năm

ngành công nghiệp toàn tỉnh (35,6%).

Bảng 2. 5: Tốc Độ Tăng GO Công Nghiệp

Giá so sánh năm 1996. ĐVT: Tỷ đồng

  1997 2003 2004 2005 2006 2007

Tốc độ

tăng (%)

2004-2007

GO công nghiệp 125,2 446 652 1141 1864 2638 55,94

Kinh tế trong nước 50,2 242 290 443 663 765 33,37

Trong đó: QD   28 26 38 31 12  

Ngoài QD   214 264 405 632 753  

Đầu tư nước ngoài 75 204 362 698 1201 1873 73,95

Nguồn: Báo cáo BCH Đảng bộ Huyện.

Công nghiệp của khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng

năm đạt thấp hơn so với khu vực đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu công nghiệp:

Bảng 2. 6: Cơ Cấu Công Nghiệp Theo Thành Phần

Giá thực tế. ĐVT: Tỷ đồng, %

  2003 2004 2005 2006 2007

GO Công nghiệp 683 1099 1805 3573 5245

CƠ CẤU: 100 100 100 100 100

Kinh tế trong nước 47,5 41,1 32,7 34,8 28,1

12

Page 25: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

QD 7,7 3,6 2,4 1,4 0,4

Ngoài QD 39,8 37,5 30,3 33,4 27,7

Đầu tư nước ngoài 52,5 58,8 67,3 65,2 71,9

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế-xã hội 7 huyện thị.

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần có sự chuyển dịch khá mạnh, trước năm 1997,

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0%, sau năm 1997 đã tăng vọt, khu vực vốn trong nước

công nghiệp có tỷ trọng GO công nghiệp giảm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có

tỷ trọng GO công nghiệp tăng, năm 2007 chiếm 71,9% cao hơn mức trung bình tỉnh

(69,2%).

2.4.2. Thương mại và dịch vụ.

Tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dung của

nhân dân. Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, từng bước được cải

thiên về mẩu mã và nâng cao chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng

lớp dân cư.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ Huyện năm 2006 đạt 861 tỷ đồng, tốc độ tăng

trưởng bình quân hàng năm đạt 40,31% thời kỳ 2003-2006.

Năm 2007 đạt mức 964 tỷ đồng, tăng 26,26% so với năm 2006 (theo báo cáo tình

hình kt-xh huyện năm 2007).

Bảng 2. 7: Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa ĐVT: Tỷ đồng

  2002 2003 2004 2005 2006

Tốc độ

tăng(%)

2002-2006

Tổng mức bán lẻ HH 222 254 421 695 861

40,31QD - - - - -

Ngoài QD 221 253 420 649 860

Vốn đầu tư nước ngoài 1 1 1 1 1

Nguồn: Phòng thống kê Huyện.

13

Page 26: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Số doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ năm 2006 là 75 doanh nghiệp. Số

cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ đến năm 2007 là 4.486 cơ sở.

Số người kinh doanh thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ tư nhân năm 2007 là

6.203 người.

Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn huyện: Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động

các chợ Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa bằng nguồn vốn doanh nghiệp và tư

nhân, chợ Tân Thành bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho vùng sâu vùng xa.

Số xã, thị trấn có chợ 7/22.

Nhìn chung thương mại ngoài quốc doanh hoạt động manh mún, tự phát, cơ sở vật

chất còn thiếu thốn, lạc hậu. Giá cả của một số hàng hóa có tăng cao do ảnh hưởng của

tăng giá dầu, các loại vật tư.

Xuất nhập khẩu:

Bảng 2. 8: Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Huyện

ĐVT: Triệu USD

  2003 2004 2005 2006 2007

Tốc độ

tăng(%)

2004-2007

Kim ngạch xuất khẩu 44 66 65 157 208 47,45

QD - - - - - -

Ngoài QD 13 13 22 41 42 34,1

VĐT NN 31 53 43 116 166 52,1

Kim ngạch nhập khẩu 33 32 24 81 127 40,05

QD 0.3 0.02 - 0.3 -  

Ngoài QD 0.2 0.1 2 13 19 75,55

VĐT NN 32 32 22 68 108 35,55

Nguồn: Số liệu thống kê Huyện.

2.4.3. Nông nghiệp.

Theo báo cáo BCH Đảng bộ huyện tốc độ tăng GO nông nghiệp bình quân thời kỳ 2003-

2007 đạt 5,29%. Trong đó trồng trọt đạt 5,37%, chăn nuôi đạt 4,1%. Nông nghiệp không ngừng

14

Page 27: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

tăng trưởng và gắn kết với xây dựng nông thôn mới, cải thiện một bước đời sống dân cư nông

thôn.

Bảng 2. 9: Cơ Cấu Nông Nghiệp Của Huyện

  ĐVT 2003 2007

GO nông nghiệp Tỷ đồng 635,1 838,5

GO trồng trọt Tỷ đồng 553,6 687,2

%GO nông nghiệp % 87,2 82

GO chăn nuôi Tỷ đồng 64,7 124,7

%GO nông nghiệp % 10,2 14,9

GO dịch vụ Tỷ đồng 16,8 26,6

%GO nông nghiệp % 2,6 3,2

Nguồn: Hệ thống kinh tế xã hội huyện

Cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt giảm dần về tỷ trọng, tỷ trọng ngành chăn

nuôi tăng dần, dịch vụ tăng. Trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi tăng trong thời gian

qua. Cơ cấu chuyển dịch của huyện như vậy là phù hợp nhưng còn chậm.

Trồng trọt:

Trong quỹ đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm dần do nông

dân chuyển sang trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và đất phi nông nghiệp.

Bảng 2. 10:Diện Tích Trồng Trọt Đơn vị: ha

  2003 2004 2005

Tổng DT cây hàng năm 13.494 13.060 11.939

Tổng diện tích cây lâu năm 32.211 32.263 33.432

Nguồn: Phòng thống kê huyện.

Trong tổng diện tích cây lâu năm thì cây cao su vẫn là cây trồng chủ lực trên địa

bàn huyên Tân Uyên với 20.909 ha (chiếm 43,07% tổng diện tích gieo trồng), trong đó,

diện tích cho sản phẩm 12.594ha (chiếm 60,07% tổng diện tích cao su đứng). Năng suất

cao su Tân Uyên luôn ở mức thấp, chỉ từ 0,73-0,93 tấn mủ khô/ha (thấp hơn năng suất của

cao su Bà Rịa, Đồng Nai từ 0,5-0,6 tấn/ha). Nguyên nhân chủ yếu do cao su trồng trên đất

xám, nghèo dưỡng chất, thành phần cơ giới khô khả năng giữ nước và phân kém. Cũng

15

Page 28: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan khác làm năng suất cao su thấp đó là giống cũ,

trồng và chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật…

Chăn nuôi:

Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định và có tăng. Chăn nuôi công nghiệp, bán

công nghiệp bước đầu phát triển. Thực hiện phát triển đàn bò sinh sản. Triển khai tiêm

phòng cho gia súc gia cầm.

Ngành chăn nuôi chưa vươn lên trở thành ngành sản xuất chính cân đối với trồng trọt, tốc

độ tăng của ngành chăn nuôi còn chậm so với ngành trồng trọt, tỷ trọng trồng trọt chiếm

lớn mặc dù tỷ trọng chăn nuôi có tăng trong cơ cấu nông nghiệp.

Bảng 2. 11:Số Lượng Vật NuôiVật nuôi ĐVT 2003 2006 2007

1. Đàn bò Con 9.002 10.106 18.205

2. Đàn trâu Con 5.624 4.643

3. Đàn heo Con 18.826 17.685 21.536

4. Đàn gia cầm 1000 Con 380 242 330,25

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 2007.

2.5. Thực trạng kết cấu hạ tầng

2.5.1. Giao thông

Trong mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương kêu gọi vốn đầu tư, ngành giao

thông Bình Dương nói chung và Tân Uyên nói riêng có những bước phát triển vô cùng

quan trọng. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài

nước đến với Bình Dương mà còn tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong sản xuất nông

nghiệp và nông thôn.

Đường bộ: Tính đến cuối năm 2007 trên địa bàn huyện Tân Uyên có các tuyến

đường chính như sau:

Đường DT 741: Từ ngã tư Sỡ Sao đi Phú Giáo, chiều dài toàn tuyến 49,5km đoạn

đi qua địa phận huyện Tân Uyên dài 3km mặt đường nhựa rộng 12m, chất lượng tốt.

16

Page 29: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Đường DT 742: Từ ngã ba Sao Quỳ đến ngã ba Cổng Xanh, chiều dài toàn tuyến là

21,85km, đoạn di qua huyện dài 12km, mặt đường nhựa rộng 12m, chất lượng tốt, có 2

cầu dài 48m tải trọng 8 tấn.

Đường DT 746: Từ ngã ba Bình Quới tới nông trường Hiếu Liêm và nối dài đến

Hội Nghĩa, chiều dài toàn tuyến là 68,34km, trong đó có 14.34 km trải nhựa, số còn lại là

cấp phối sỏi đỏ, trên tuyến có 15 cầu trải trọng từ 8-13 tấn.

Đường DT 747: Từ cầu Ông Tiếp tới ngã ba Cổng Xanh chiều dài toàn tuyến 31,5 km,

mặt đường nhựa rộng 12m, trên tuyến có 6 cầu tải trọng từ 15-30 tấn. Đường hiện đang

xuống cấp trầm trọng do lượng xe tải quá trọng quá lớn và mặt độ dài đặc rất cần được

sửa chữa và nâng cấp ngay.

Các tuyền đường huyện quản lý bao gồm đường đô thị, đường liên xã, có 21 tuyến

với tổng chiều dài là 117,21km, trong đó có khoảng 10km trải nhựa, còn lại là đường cấp

phối sỏi đỏ, có 8 cầu với tổng chiều dài là 198m

Một điểm đáng lưu ý là đến nay toàn bộ 18/18 xã của huyện đã có đường xe ôtô

đến tận trung tâm xã. Đây là điểm hết sức thuận lợi trong sản xuất và đời sống của người

dân trong huyện.

Đường sông: Giao thông đường thủy chủ yếu dựa trên sông Bé và sông Đồng Nai.

Sông Đồng Nai: sâu 5-7m, rộng 500-700m, khả năng lưu thông tàu 2000 tấn. Tuyến sông

từ Hiếu Liêm tới Thạnh Phước có thể khai thác vận tải.

2.5.2. Thủy lợi

Trên đị bàn huyện Tân Uyên có 13 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông

nghiệp. Cụ thể như sau:

Bảng 2. 12: Công Trình Thủy Lợi Của Huyện

Hồ đậpCông suất thiết

kế (ha)Trạm bơm

Công suất

thiết kế (ha)

Hố Đá Bàn 600 TB Tân Mỹ 1 100

Đập Suối Sâu 250 TB Tân Mỹ 2 80

Đập Ông Hựu 100 TB Thường Tân 1 100

Đập Bà Bể 50 TB Thường Tân 2 150

17

Page 30: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Đập TPK 30 TB Bạch Đằng 140

Cản Hố Đá 24 TB Tân An 150

Hồ Suối Giai 1650    

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Tân Uyên

Ngoài ra nông dân còn sử dụng một số máy bơm nhỏ, di động hoặc khoan giếng

khai thác nước ngầm để tưới cho cây trồng ở ven sông, suối và nhưng nơi có điều kiện

khai thác nước ngầm.

Do đặc điểm địa hình không bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất xám, có thành phần

cơ giới nhẹ, mặt khác do hiện trạng sử dụng đất, những cây trồng cần tưới không được

phân bố một cách tập trung nên hệ thống kênh dẫn thường phải kéo dài, trong khi đó các

công trình thủy lợi kể trên được xây dựng khá lâu, kinh phí bảo trì, sửa chữa hạn chế nên

một số đã bị cuống cấp, đó là nguyên nhân làm cho công suất thực tế và hiệu quả của

công trình thủy lợi thấp.

Một số vùng đất ven sông như Thái Hòa, Thạnh Phước, Thương Tân,… Hàng năm

vào mùa mưa lớn tập trung đặc biệt trùng vào lúc triều cường và Hồ Trị An xả lũ thường

bị ngập úng gây hại khá nhiều đến sản xuất và đời sống của nông dân. Như vậy vấn đề đặt

ra với ngành thủy lợi Tân Uyên là:

- Nhanh chóng tăng them nguồn nước tưới bằng việc xây dựng thêm một số hồ

đập, tram bơm và khoan giếng khai thác nguồn nước ngầm.

- Bê tông hóa hệ thống kênh mương hiện có để sủ dụng có hiệu quả nguồn nước.

- Xây dựng hệ thống đê bao ở các vùng đất ven sông Đồng Nai để ngăn lũ bảo vệ

sản xuất và đời sống nhân dân.

2.5.3. Hệ thống điện

Đến nay toàn huyện đã phủ kính lưới điện trung thế 20KV. Tổng chiều dài 198km

và 267km đường dây hạ thế. 100% số xã trong huyện đã được cung cấp điện. Tỷ lệ hộ đã

sử dụng điện năm 2007 là 98%.

Nguồn điện có từ: 500 KV đường dây siêu cao áp xuyên Việt, băng qua góc Tây

Bắc huyện tại xã Phước Hòa. 500 KV Trị An-Hóc Môn băng qua huyện chiều dài 12km.

Nguồn Biên Hòa-Thủ Đức.

18

Page 31: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Lưới điện:

Lưới truyền tải: Đừng dây 110KV Bình Hòa-Tân Uyên. Trạm biến áp truyền tải

công suất 1x40 nâng lên 40+63MVA.

Lưới phân phối: Đường dây 22KV, trạm biến áp 22-15KV

Trạm Gò Đậu, Trạm Bến Cát, Trạm Bình Hòa,Trạm Phước Hòa, (Trạm Hiếu Liêm

của Đồng Nai) đều cung cấp một phần huyện Tân Uyên.

Đến năm 2006 trên địa bàn huyện có 39,6km đường dây trung thế, 382,4km đường

dây hạ thế, 074 trạm biến thế. Năm 2007 trên địa bàn huyện có 390,7km đường dây trung

thế, 440,5 đường dây hạ thế, 1.157 trạm biến áp.

2.6. Giáo dục-Y tế

2.6.1. Giáo dục.

Trong những năm qua công tác giáo dục đào tạo được quan tâm cũng cố và phát

triển, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, chú trọng công tác đào tạo cung cấp cho nhu cầu phát

triển kinh tế.

Tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp hàng năm đều tăng.

Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp hàng năm đều đạt 100%.

Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học được duy trì, 100% xã, thị trấn được

công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành

công tác phổ cập trung học cở sở.

Số giáo viên phổ thông tăng từ 1.156 giáo viên năm 2003 lên 1271 giáo viên năm

2007, khi sồ học sinh phổ thông giảm. Trình độ giáo viên được nâng cao, tỷ lệ giáo viên

đạt chuẩn được tăng lên.

Năm 2007 huyện có 15 trường được kiên cố hóa và lầu hóa, 4 trường tiểu học và 1

trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập quản lý đã

được đầu tư, trang bị tương đối đồng bộ.

Mặc dầu đã được cải thiện đáng kể song còn bị hạn chế nhất là khâu giáo dục toàn

diện chưa đạt yêu cầu, chất lượng giáo dục còn chênh lệch khá lớn, còn chưa đạt yêu cầu,

cơ hội học tập bậc cao hơn cho các em gia đình nghèo bị hạn chế. Công tác phổ cập giáo

19

Page 32: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

dục tiểu học đúng tuổi và trung học cơ sở mặt dù đạt chuẩn quốc gia nhưng chưa thực sự

vững chắc. Đầu tư trang thiết bị trương học chưa tương xứng.

2.6.2. Y tế.

Ngành y tế huyện trong những năm đổi mới có những bước chuyển biến tích cực.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chửa bệnh cho nhân dân được đẩy mạnh.

Trong năm 2007 đã tổ chức khám và điều trị bệnh cho 190.000 lượt bệnh nhân.

Toàn huyện có 13 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Mạng lưới y tế huyện, xã

từng bước được đầu tư phát triển, 100% xã, thị trấn trong huyện đều có trạm y tế và mạng

lưới y tế ấp. Năm 2007 huyện có 1 bệnh viện, 22 trạm y tế, thị trấn, cơ quan xí nghiệp, có

185 giường bệnh. Bệnh viện đa khoa huyện Tân Uyên đạt bệnh viện loại III 60 giường.

Trang thiết bị chưa được đầu tư nhiều so với nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Hệ

thống thiết bị khám chửa bệnh cũ và thiếu Ảnh hưởng lớn tới chuẩn đoán và điều trị.

Đội ngũ cán bộ nhân viên y tế được chú trọng về chất lượng, tăng nhanh về số

lượng. Năm 2006 có 16/22, năm 2007 có 17/22 trạm y tế có bác sỹ.

Bảng 2. 13: Số Cán Bộ Ngành Y Của Huyện ĐVT: Người

Năm 2003 Năm 2007

Số cán bộ ngành y 110 129

Số bác sỹ 21 29

Số y sỹ 41 52

Nguồn: Phòng thống kê huyện

2.7. Văn hóa-TDTT

Phong trào văn hóa-thể dục thể thao tuy đã được phát triển, song chưa được tổ

chức thường xuyên. Cơ sở vật chất quá thiếu thốn và xuống cấp trầm trọng không đáp

ứng yêu cầu tối thiểu cho các hoạt động phong trào. Các thiết bị văn hóa vùng sâu chưa

đáp ứng được đời sống tin thần nhân dân. Các loại hình kih doanh văn hóa, dịch vụ văn

hóa không lành mạnh có chiều hướng gia tăng. Tuy vậy các môn TDTT truyền thống của

huyện được tập trung đầu tư và đạt nhiều thành tích cao trong tham gia thi đấu.

2.8. Quy hoạch đất đai để phát triển công nghiệp

2.8.1. Quan điểm phát triển

20

Page 33: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Công nghiệp là tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển công

nghiệp theo hướng bền vững, tự chủ, chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả. Trong

quá trình phát triển công nghiệp, lấy việc nâng cao trình độ công nghệ là nhiệm vụ trung

tâm, gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ an

ninh quốc phòng.

Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện phải gằn với tổng thể phát triển của tỉnh

và của cả nước. Đẩy mạnh công nghiệp ở các xã phía Nam của huyện, lấy các khu công

nghiệp tập trung làm động lực chính để phát triển, ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp.

Phát triển công nghiệp phải gắn liền với phát triển nông nghiệp nông thôn, phân

công lại lao động để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, tăng cường và cũng cố mối

quan hệ công nông.

Huy đông mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp, nội lực là chính, ngoại lực

cũng quan trọng. Biến tiềm năng thành lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp theo

hướng sản xuất mặt hàng xuất khẩu và mặt hàng phục vụ thị trường nông thôn.

Đa dạng hóa về quy mô và loại hình công nghiệp, công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ

công nghiệp, các làng nghề truyền thống, công nghiệp gia đình...,khuyến khích công

nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp tiên tiến.

Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái.

Phấn đấu rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 3 đến 4 năm so với

thời gian của cả nước (năm 2020). Phát triển công nghiệp một cách toàn diện trong cả

huyện; lấy phát triển các khu, cụm công nghiệp phía Nam làm động lực để thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Tân Uyên.

Ưu tiên phát triển công nghệp nặng, công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp sạch.

Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, hóa chất, dệt may, da giày. Ổn

định và phát triển công nghiệp truyền thống sơn mài và sản phẩm vật liệu xây dựng, di

dời các cụm công nghiệp gây ô nhiễm ra xa khu dân cư tập trung.

21

Page 34: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cả trong nước và ngoài nước,

đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo

hướng cổ phần hóa.

Cải thiện môi trường đầu tư.

2.8.2. Phương hướng phát triển công nghiệp huyện Tân Uyên

Thực hiện mục tiêu điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng,

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành cần ít vốn, sử dụng nhiều lao

động như chế biến nông sản, thực phẩm, khai thác khoàn sản, vật liệu xây dựng, cơ khí

sửa chữa.

Đẩy nhanh chuyển giao công nghệ thích hợp như công nghệ chế biến cao su, hạt

điều, trái cây, khoáng sản...

Áp dụng mô hình sản xuất công nông nghiệp kết hợp tại vùng nông thôn, gắn sản

xuất với công nghệ chế biến tại các trang trại.

22

Page 35: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

CHƯƠNG III

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu

Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Đỗ Nguyễn Yến Nhi (2006)

Trong những năm gần đây, tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp -

nông thôn trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá nhanh. Không chỉ ở thị xã Thủ Dầu Một

mà tại các huyện, kể cả những địa bàn vùng sâu, vùng xa như huyện Tân Uyên nhiều khu

công nghiệp, cụm công nghiệp lần lượt mọc lên. Điều này có nghĩa là ở những nơi ấy phải

Đất nông nghiệp giảm Đất công nghiệp tăng

Công Nghiệp Hóa – Đô Thị Hóa

Người dân trồng cao su

Mất nguồn thu từ cây cao su

Mất đất

Thất nghiệp

Tạo việc làm Tái định cư

Page 36: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp. Người dân mất đất, mất

cả nguồn thu từ cây cao su, phải chuyển chổ ở, cơ cấu việc làm cũng thay đổi, một bộ

phận nhỏ những người trẻ tuổi có trình độ học thì tìm việc làm trong các khu công nghiệp.

Số đông còn lại do quen với tác phong nông nghiệp hơn nữa bị giới hạn về trình độ

chuyên môn cũng như giới hạn về tuổi tác nên việc chuyển đổi nghề của những đối tượng

này rất khó khăn. Vấn đề giải quyết việc làm đối với những đối tượng này trở nên cấp

bách hơn bất cứ lúc nào hết nếu không muốn họ trở thành gánh nặng của xã hội.

3.2. Cơ sở lý luận

3.2.1. Các khái niệm liên quan.

Tại điều 4 - Luật đất đai 2003 nêu rõ :

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng

đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định

của Luật này.

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử

dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất

thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.

Người bị thu hồi đất

Theo Nghị định 197/CP của Chính phủ ban hành ngày 03/12/2004 :

Người bị thu hồi đất là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá

nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đang

sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi.

Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi

thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định này.

Thu nhập: Khi xác định tình trạng kinh tế của một người hay của một quốc gia,

hai thước đo thường được sử dụng nhiều nhất là thu nhập và tài sản. Thu nhập là số tiền

thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng

thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng tất cả các khoản thu nhập là thu nhập quốc

dân. Phần lớn thu nhập quốc dân là thuộc về lao động, như tiền công và lương tháng, hay

24

Page 37: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

dưới dạng phúc lợi - phần còn lại là các dạng khác nhau của thu nhập từ tài sản: Tiền

thuê, lãi ròng, lợi nhuận công ty và thu nhập của người sở hữu cá thể - khoản cuối cùng

này chủ yếu bao gồm lợi tức của những người chủ sở hữu và những doanh nghiệp nhỏ.

Thu nhập từ một nền kinh tế thị trường được phân phối cho những người sở hữu

các yếu tố sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tiền công, lợi nhuận, tiền thuê và tiền lãi.

Tất cả mọi người đều cho rằng, khoảng ba phần tư thu nhập quốc dân là từ lao động, trong

khi phần còn lại được phân phối như một dạng lợi tức vốn nào đó (Nguyễn Chí Thành-

2007)

3.2.2. Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Tại điều 42 - Luật đất đai 2003 quy định :

1. Nhà nước thu hồi của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất theo quy định thì được bồi thường.

2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có

cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị

quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các dự

án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người bị thu hồi đất

ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải được quy hoạch chung cho nhiều dự án

trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường

bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực đô

thị; bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất

bị thu hồi lớn hơn giá trị đất được bồi thường thì người thu hồi đất được bồi thường bằng

tiền đối với phần chênh lệch đó.

3.2.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất

Khi đất trồng cao su bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đầu tiên

là mất đất và mất nguồn thu từ cây cao su và hầu hết phải chuyển sang nghề khác hoặc

chuyển đến nơi khác làm ăn sinh sống. Như vậy kéo theo việc làm, thu nhập và cơ cấu thu

25

Page 38: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

nhập của người dân cũng thay đổi. Đây cũng chính là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất của

việc thu hồi đất nói chung đất trồng cây cao su nói riêng. Và có những yếu tố cũng bị ảnh

hưởng không kém chính là điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi.

Những ảnh hưởng tích cực:

Trước hết, việc thu hồi đất nông nghiệp nói chung, đất trồng cao su nói riêng sẽ tạo

điều kiện cho các khu công nghiệp, khu đô thi được hình thành từ đó cơ sở hạ tầng sẽ

được hoàn thiện hơn, góp phần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cho địa phương, làm

cải thiện điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt của người dân. Đồng thời,việc thu hồi đất

sẽ làm cho cơ cấu ngành cũng thay đổi theo hướng tích cực (tỷ trọng ngành nông nghiệp

giảm dần) phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong công cuộc CNH-HĐH.

Việc thu hồi đất tuy làm cho người dân trồng cao su mất đất, mất nguồn thu từ cây

cao su nhưng bù lại người dân được một số tiền đên bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, mua

sắm, chi tiêu…. Đồng thời có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và

ổn định cuộc sống.

Những ảnh hưởng tiêu cực:

Đối với người dân sống nhờ vào cây cao su khi bị thu hồi đất có nghĩa là những hộ

dân này mất nguồn thu từ đất, mất nguồn thu do cây cao su mang lại. Họ phải chuyển

sang nhề khác, nguồn thu nhập của họ cũng bị thay đổi hoàn toàn. Do trình độ học vấn

của những hộ này không cao nên chưa có kế hoạch sử dụng tiền đền bù hợp lý, cũng vì

trình độ dân trí thấp và quen với tập quán sinh hoạt từ cây cao su nên khi bị mất đất thì

người dân trồng cao su khó tìm được việc làm thích hợp hơn so với khi còn cao su. Từ đó

vấn đề việc làm, thu nhập của những hộ dân mất đất trở thành bài toàn khó của xã hội.

Không ít hộ khi có tiền đền bù thì sử dụng lãng phí và sinh ra thêm nhiều tệ nạn cho xã

hội khi tiền không còn.

3.3. Cơ sở pháp lý

Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992.

Luật Đất Đai năm 2003.

26

Page 39: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Nghị định 181/2004/NĐ – CP do Chính phủ ban hành ngày 29/10/2004 về hướng

dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.

Thông tư 30/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành

ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều hành và thẩm định Quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất đai.

Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 23 tháng 9 năm

1998 về “Công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ đến năm 2010”.

Nghị định 197/2004 của Chính phủ về “Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất”.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh : là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến. So sánh

trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiên tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng

một nội dung một tính chất tương tự, để xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ

tiêu. Nó cho phép tổng hợp được những nét chung, tách ra những nét riêng của sự vật hiện

tượng được so sánh. Trên cơ sở đó ta đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển,

hiệu quả hay kém hiệu quả.

Phương pháp so sánh tĩnh : là phương pháp so sánh hai đối tượng khác nhau trong

cùng một thời điểm. Phương pháp này được áp dụng trong việc so sánh thu thập, chi tiêu,

việc làm, đời sống của 2 nhóm đối tượng bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất trên địa

bàn Huyện trong một khoảng thời gian.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu thứ cấp lấy từ các phòng ban của Huyện để tìm hiểu thực trạng tổng quan

của Huyện. Đồng thời nắm bắt đời sống của người dân trồng cao su bị thu hồi đất hiện

nay.

Số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ trồng cao su bi thu hồi đất

hoàn toàn và 30 hộ trồng cao su hiện tại có nguồn thu nhập chủ yếu từ cây cao su. Trong

đó 40 hộ bị thu hồi đất được điều tra ngẫu nhiên ở 2 xã Phú Chánh và Tân Hiệp, là 2 xã

có nhiều hộ trồng cao su và chịu tác động mạnh mẽ của quá trình thu hồi đất cho các khu

27

Page 40: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

công nghiệp. 30 hộ không bị thu hồi đất nhưng sống nhờ vào cây cao su thì được điều tra

ở 2 xã Vĩnh Tân và Bình Mỹ là 2 xã có điều kiện tự nhiên cũng như thổ nhưỡng tương tự

như 2 xã bị thu hồi đất.

3.4.3. Phương pháp luận

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả về thực trạng về đời sống của các hộ bị thu

hồi đât hoàn toàn. Sử sụng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thu thập được từ các

nông hộ. So sánh đời sống các hộ bị thu hồi đất hoàn toàn với đời sống các hộ trồng cao

su không bi thu hồi đất để thấy được tác động của việc thu hồi đất khi người dân không

còn cây cao su nữa.

3.4.4. Phương pháp phân tích

Đa số các đề tài nghiêm cứu về đời sống của nông hộ trước đây luôn lấy các chỉ

tiêu so sánh số liệu giữa trước khi có biến động và sau khi có biến động, vì vậy những số

liệu này đa phần là những số liệu có được do sự hồi tưởng của người được phỏng vấn, dẫn

đến số liệu không chính xác, không phản ánh được thực trạng của địa phương nghiêm

cứu. Để tránh những sai sót mà các đề tài trước gặp phải tôi tiến hành nghiêm cứu và

phân tích đời sống của của các hộ trên cơ sở sử dụng số liệu hiện tại từ việc phỏng vấn hai

đối tượng những hộ trước kia sống dựa vào cây cao su nhưng đã bị thu hồi đất và những

hộ đang sống dựa vào cây cao su. Do người dân đều sống nhờ vào cây cao su, cùng sống

trên địa bàn huyện có cùng thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên nên sự so sánh này tương đối

thích hợp.

Phương pháp tính khấu hao: Cây cao su là cây lâu năm đáng lẽ ra phải tính theo

phương pháp dự án cả vòng đời cây cao su nhưng so đề tài chỉ chú trọng phản ánh đời

sống hiện tại và tránh những số liệu hồi tưởng không chính xác. Do đó phương pháp khấu

hao theo sản lượng được áp dụng để tính khấu hao trong giai đoạn xây dựng cơ bản

* Tổng sản lượng hiện tạiTổng chi phí XDCB

Tổng sản lượng ước tính cả vòng đờiKhấu hao/năm =

28

Page 41: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Riêng những hộ bị thu hồi đất thì chi phí xây dựng cơ bản được tính theo phương

pháp khấu hao đều. Tùy theo Mục đích kinh doanh khác nhau mà có số năm khấu hao

khác nhau.

Nhà trọ, xe hơi thì có số năm khấu hao 20 năm. Phụ tùng, thiết bị hành nghề, tạp

hóa hóa nhỏ, những hình thức kinh doanh ngắn ngày thì được khấu hao 5 năm.

Khấu hao/năm = Tổng chi phí XDCB/ n

n: số năm khấu hao

Phương pháp tính thu nhập:

Thu nhập bình quân hộ/tháng = tổng thu nhập trong tháng của hộ

điều tra/ số hộ điều tra

Thu nhập bình quân người/tháng = tổng thu nhập/số lao động

Thu nhập của hộ trồng cao su = Doanh thu – Chi phí vật chất + Thu

nhập khác

Doanh thu/năm = Sản lượng * Đơn giá

Thu nhập của hộ bị thu hồi đất = Doanh thu – Chi phí

3.4.5. Phương pháp sư lý số liệu:

Sử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được từ các phòng ban

cũng như từ quá trình điều tra.

29

Page 42: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về đời sống các hộ trồng cao su được điều tra

Theo lời của chủ tịch nước Nguyễn Minh triết “Trồng cây cao su là một giải pháp

tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo, giúp người dân định canh định cư,

nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa”. Chính vì vậy mà trong

những năm vừa qua nhiều hộ dân ở huyện Tân Uyên đã chặt hoặc bỏ những cây trồng

không mang lại hiệu quả kinh tế cao và thay vào đó là trồng cây cao su. Mấy năm vừa qua

do nhu cầu cao su Thế giới tăng cao nên giá cao su cũng tương đối ổn định nên đời sống

người dân đã được cải thiện rất nhiều.

Bảng 4. 1: Số Năm Cạo Mũ Của Các Hộ Điều Tra

Số năm cạo mũ Số hộ Tỷ lệ (%)

Dưới 5 13 43,3

6-8 13 43,3

9-11 3 10

Trên 11 1 3,4

Nguồn: Kết quả điều tra

Theo kết quả điều tra thì đa số hộ điều tra điều có số năm cạo mũ khá thấp, điều

này chứng tỏ cây cao su chỉ mới phát triển hơn một thập niên nay ở địa phương. Nhờ có

cây cao su mà cuộc sống của nhiều gia đình đã thay đổi rất nhiều. Trung bình mỗi ha cao

su cho thu nhập từ 50- 60 triệu đồng/năm khi thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, cây cao su

đã và đang tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình có diện tích đất

trồng cao su lớn thì cuộc sống gia đình của những hộ này dường như có tất cả từ xe cộ,

Page 43: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

quần áo ..., bây giờ nhiều hộ còn tổ chức nhiều chuyến du lịch giải trí trong nhiều ngày.

Thực tế điều tra cho thấy cây cao su đã giải quyết việc làm cho hầu hết lao động ở địa

phương, ngay cả các em học sinh cũng có thể giúp ba mẹ khi có thời gian rảnh rỗi để tạo

thêm nguồn thu nhập cho gia đình, theo những người dân ở địa phương “có cao su là có

tiền”. Hơn nữa cây cao su còn làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi nhờ hệ thống

giao thông vận chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều. Nhờ có cuộc sống tương đối

khấm khá nên hầu hết các hộ có con em trong độ tuổi đi học đều được cấp sách tới

trường, thậm chí còn có nhiều hộ đầu tư cho con mình nhiều thời gian để học thêm các

lớp ngoại ngữ, vi tính vì theo họ nó rất cần cho tương lai của các con họ sau này.

Nhìn chung, đời sống của những hộ trồng cao su ở Tân Uyên ngày càng trở nên

khấm khá hơn. Cuộc sống của họ không còn phải lo lắng “cơm áo gạo tiền” như trước khi

có cây cao su mà bây giờ là cuộc sống hưởng thụ “ăn ngon mặc đẹp”. Mặc dầu đa phần

đều có trình độ dân trí không cao nhưng mọi người, mọi nhà đều có việc làm và nguồn

thu nhập ổn định từ cây cao su.

4.2. Tình hinh thu hồi đất của các hộ điều tra.

Bảng 4. 2: Tình Hình Thu Hồi Đất Cua Các Hộ Điều Tra

` ĐVT: Hộ

Diện tích đất bị thu hồi (ha) Số hộ Cơ cấu (%)

Dưới 0,5 1 2,5

Từ 0,5 – 1 5 12,5

1,1 – 2 18 45

2,1 – 3 9 22,5

3,1 – 4 4 10

Trên 4 3 7.5

Tổng số hộ điều tra 40 100

Nguồn: Kết quả điều tra.

Từ số liệu điều tra ở bảng trên, diện tích đất trồng cao su bị thu hồi khá lớn. Trong

số 40 hộ được điều tra thì diện tích đất trồng cao su bị thu hồi là 85,96ha, trung bình mỗi

hộ dân trồng cao su mất 2,149ha đất nông nghiệp. Số hộ có diện tích đất cao su bị thu hồi

31

Page 44: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

nhỏ hơn 0,5ha chỉ là 1 hộ chiếm 2,5% trong tổng số hộ điều tra, 12,5% là tỷ lệ của các hộ

bị thu hồi đất có diện tích đất từ 0,5ha đến 1ha. Đây là những hộ có quy mô sản xuất

manh mún nhưng lại chịu ảnh hưởng không nhỏ từ quá trình thu hồi đất. Diện tích đất cao

su bị thu hồi từ 1,1ha đến 2ha chiếm đa số với tỷ lệ cao nhất 45% trong tổng số các hộ

được điều tra. Số hộ có diện tích đất bị thu hồi từ 2,1ha đến 3ha chiếm tỷ lệ khá lớn với

22,5% trong tổng số hộ điều tra. Những hộ có diện tích bị thu hồi trong khoảng 3,1ha đến

4ha chiếm 10% trong tổng số hộ được điều tra. Số hộ có diện tích trồng cao su lớn hơn

4,1ha thì có 3 hộ chiếm 7,5% trong tổng số hộ điều tra. Đây là những hộ có quy mô đất

trồng cao su khá lớn, hầu hết những hộ này chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình thu hồi

đất, việc tìm ra một công việc có nguồn thu nhập tương tự đang trở thành vấn đề nan giải

đối với những hộ này.

Từ những phân tích trên chứng tỏ người dân ở đây đa phần có diện tích cao su khá

lớn. Việc thu hồi đất trồng cao su sẽ làm cho người dân nơi đây rất khó khăn trong việc

tìm ra một việc làm tốt và có thu nhập tương tự.

4.3. Nguồn thu nhập từ đền bù

Khi đất trồng cao su bị thu hồi, diện tích đất mất khá lớn và mất luôn nguồn thu

nhập từ đất, nhưng bù vào đó các hộ nhận được số tiền đền bù tương đối dẫn đến cơ cấu

thu nhập thay đổi, nhất là những hộ bị mất đất trồng cao su hoàn toàn thì cơ cấu thu nhập

đã thay đổi hoàn toàn.

Bảng 4. 3: Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Hộ

Số tiền được đền bù

(triệu đồng)Số hộ Cơ cấu (%)

Dưới 500 12 30

Từ 500 – 1000 21 52,5

Trên 1000 – 2000 6 15

Trên 2000 1 2,5

Tổng hộ điều tra 40 100

Nguồn: Kết quả điều tra.

32

Page 45: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Quá trình đền bù giải tỏa được tiến hành từ năm 2003, tức là đời sống của những

hộ dân đã trải qua 5 năm sống trong các khu dân cư do Nhà nước cấp nhưng thực tế đa

phần các hộ được điều tra đều không hài lòng về chính sách đền bù của Nhà nước. Theo

người dân cây cao su là cây lâu năm lại cho nguồn thu nhập ổn định hằng năm việc thu

hồi đất sẽ làm cho những đối tượng trồng cao su phải gánh chịu những mất mát cơ hội

quá lớn so với số tiền đền bù mà họ có được.

Hình 4.1: Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra (Triệu

đồng)

Căn cứ vào số liệu điều tra tổng hợp ở bảng trên, ta thấy số tiền đền bù cho những người

dân trồng cao su là tương đối thấp. Mỗi ha đất nông nghiệp trồng cao su người dân ở đây

chỉ được đền bù 300 triệu, số tiền này vào thời điểm năm 2003 có thể gọi là tương đối

nhưng trong quá trình điều tra thực địa thì có một vài dự án trong Huyện được tiến hành

cùng thời điểm lại có những khoản tiền đền bù bổ sung rất lớn cho người dân bị thu hồi

đất. Do giới hạn của đề tài không điều tra được các hộ có các khoản tiền đền bù bổ sung

nguồn thông tin trên có được là do những hộ điều tra cung cấp. Trong tổng số 40 hộ được

điều tra thì có tới 12 hộ chỉ nhận được số tiền thấp hơn 500 triệu đồng chiếm 30% trong

tổng số hộ điều tra, một số tiền không đủ lớn để cho người dân trồng cao su có thể bảo

30%15%

2,5%

52,5%

Dưới 500

Từ 500 – 1000

Trên 1000 – 2000

Trên 2000

Nguồn:Kết quả điều tra

33

Page 46: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

đảm cho cuộc sống tương lai của các con và các thành viên trong gia đình họ, khó khăn

trong việc tái định cư một nơi ở mới hoặc chuyển đổi việc làm. Những hộ nhận được số

tiền tương đối hơn là từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì lại có tới 21 hộ chiếm tới 52,2%

trong tổng số hộ điều tra. Như vậy chỉ riêng những hộ có nguồn thu nhập từ đền bù dưới

mức 1 tỷ đã chiếm tới 82,2% trong tổng số hộ điều tra. Theo những người dân trồng cao

su bị mất đất thì đây là mức đền bù quá thấp để họ có thể bảo đảm cuộc sống của gia đình

hoặc nếu có muốn lập nghiệp ở nơi khác thì cũng không đủ tiền để mua đất ở nơi đó hoăc

nếu có đủ tiền mua lại đất thì đó cũng là những nơi vùng sâu, vùng xa, đất xấu không

thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, thiếu thốn sơ sở vật chất cho sự phát triển. Điều này

chẳng những ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ này mà còn ảnh hưởng tới việc học

hành của con cái họ. Chính vì vậy mà họ quyết định ở lại khu tái định cư do nhà nước cấp

với hy vọng có cuộc sống tốt hơn.

Các hộ có số tiền đền bù tương đối lớn là từ 1 tỷ đến 2 tỷ là 6 hộ chiếm 15% và

cũng chỉ có 1 hộ có số tiền đền bù trên 2 tỷ chỉ chiếm 2,5% trong tổng số hộ điều tra. Đây

là những hộ có diện tích đất trồng cao su khá lớn và có truyền thống trồng cao su nhiều

năm ở huyện, những hộ này hiện đang có cuộc sống tương đối sung túc hơn các hộ khác

nhờ có đủ số tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc buôn bán nhỏ.

4.4. Vấn đề sư dụng nguồn thu nhập từ đền bù.

Theo điều tra thì các hộ sau khi nhận được tiền đền bù từ mảnh đất bị thu hồi và từ

cây cao su thi mục tiêu hàng đầu của các hộ điều tra không phải là mua đất để có thể tiếp

tục sản xuất mà là xây và sửa lại nhà cửa. Do được cấp đất tái dịnh cư nên nên việc xây

nhà là cấp thiết. Số hộ dùng tiền đền bù cho mục đích này chiếm tới 31,5% trong tổng số

hộ được điều tra. Có thể lý giải cho hành động trên là do số tiền đền bù khá thấp không đủ

tiền để những hộ này có thể mua đất ở nơi khác mà chỉ có thể sống tại những khu dân cư

do Nhà nước cấp, hơn nửa tâm lý của người dân lo sợ nếu xài hết tiền thì không còn đủ

tiền để xây nhà mới để có “nơi ăn chốn ở” và cũng vì lý do này mà nhiều hộ đã dành phần

lớn số tiền đền bù này để xây nhà cho “bằng chị bằng em”.

Một mặt khác đa số những hộ trồng cao su được điều tra là những hộ ở các xã

tương đối nghèo, trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, do còn mang đậm chất nông

34

Page 47: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

thôn nên đa số các gia đình đều có khá đông con vì vậy mà nguồn thu nhập từ đền bù

được các hộ này chia cho con cái trong gia đình như một trong những mục tiêu hàng đầu.

Số tiền mà các hộ trồng cao su chia cho con cái và người thân trong gia đình mình chiếm

21,8% trong tổng số tiền đền bù, những hộ này luôn nghĩ nếu còn đất đai thì sau nay có

thể chia cho con cái trong gia đình mình nhưng khi đất bị thu hồi thì việc chia lại tiền cho

con cái trong gia đình mình như là chia lại một phần tài sản của gia đình.

Bảng 4. 4: Tình Hình Sư Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền Cơ cấu (%)

Chia cho người thân 6.192 21,8

Mua đất 4.045 14,2

Xây và sửa lại nhà 8.962 31,5

Mua sắm đồ dùng trong nhà 621 2,2

Học nghề và học văn hóa 376 1,3

Đầu tư sản xuất 996 3,5

Mua bán ,dịch vụ 752 2,6

Tiêu xài khác 5.051 17,5

Gửi tiết kiệm 1.455 5,1

Tổng số tiền 28.450 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Thực tế cho thấy, do nhiều hộ có trình độ học vấn chưa cao nên chưa định hướng

được việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng tiền đền bù một cách

hoang phí cho con cái nhiều tiền chi tiêu mà không biết rằng chính điều đó làm hư hỏng

con cái, gây thêm nhiều tệ nạn xã hội, số tiền mà các hộ điều tra dành cho tiêu xài chiếm

tới 17,5% trong tổng số tiền đền bù. Do không còn đất trồng cao su và không có việc làm,

hoặc có việc làm nhưng không ổn định nên những hộ này không có nguồn thu vì vậy số

35

Page 48: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

tiền đền bù được dành một phần lớn cho việc tiêu xài. Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng

trên ta dễ dàng thấy được số tiền đền bù dành cho việc tiêu xài lớn hơn gấp nhiều lần so

với lượng tiền đền bù chi cho việc học nghề và học văn hóa. Rất ít trong số họ nhận thức

được việc cho con học nghề mới sẽ tạo cuộc sống ổn định về sau. Số tiền chi cho việc học

nghề và học văn hóa của 40 hộ điều tra là 367 triệu đồng chiếm 1,3% trong tổng số tiền

đền bù, tiền chi cho học nghề tập trung vào những hộ lao động phổ thông hoặc có trình độ

văn hóa tương đối cao, họ ý thức được khi có tiền thì mình có điều kiện nâng cao chuyên

môn hoặc đầu tư cho con cái nâng cao trình độ học vấn để sau này có được việc làm tốt.

Bên cạnh đó cung không ít hộ không ý thức được việc học thêm để chuyển nghề mà tiêu

xài tiền phung phí, do tiền đền bù giải tỏa có được, nhưng nhiều người dân không tiếp tục

đưa vào sản xuất, hoặc chi phí cho việc chuyển nghề, mà sử dụng vào việc xây nhà, mua

sắm vật dụng gia đình. Đây là sự “giàu giả, nghèo thật”, vì người nông dân không còn đất,

không còn cao su, trong lúc không có nghề nghiệp khác để kiếm sống. Ở nhiều nơi trong

địa phương đã xảy ra những tệ nạn xã hội đáng tiếc, từ đó dẫn tới tình trạng thất nghiệp

kéo dài của nhiều người trẻ đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chung của Huyện.

Hình 4.2: Biểu Đồ Thể Hiện Vấn Đề Sư Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

Thật vậy, Theo điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, có gần 58% người dân

dùng tiền đền bù để xây dựng nhà ở; đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm

1,3%

17,8%

5,1%

14,2%21,8%

31,5%2,6%

3,5%2,2%CHIA CHONGƯỜI THÂNMUA LẠI ĐẤT

XÂY VÀ SỬALẠI NHÀMUA SĂM DỒTRONG NHÀHOC NGHỀ

ĐẦU TƯ SẢNXUẤTMUA BÁNDỊCH VỤTIÊU XÀI KHÁC

CON LAI HOẶCGỬI TIẾT KIỆM

Nguồn: Kết quả điều tra

36

Page 49: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

1,27%, cho học nghề là 2,55%. Rõ ràng là “ôm” một bọc tiền nhưng đại bộ phận nông

dân bị thu hồi đất vẫn thất nghiệp. Đây cũng là thực trạng chung của các hộ điều tra

Khi đất đai bị thu hồi thì người dân trồng cao su cũng dùng tiền đền bù cho việc

mua thêm đất, những hộ được điều tra ở đây do được sống tại khu tái định cư nên chủ yếu

là dùng tiền đền bù để mua lại đất nền với mục đích kinh doanh hoặc để dành chia lại cho

các con sau này. Đây là mục tiêu hết sức cần thiết có thể đảm bảo cuộc sống sau này của

những hộ bị thu hồi đât. Tuy nhiên, số tiền mà những hộ này dành cho việc mua lại đất

chỉ chiếm 14,2% trong tổng số tiền đền bù, những hộ dành tiền đền bù để mua đất đa số là

những hộ nhân được số tiền đền bù khá lớn.

Sau khi chi tiêu cho một số nhu cầu cần thiết thì gửi tiết kiệm cũng là mộ giải pháp

được nhiều người quan tâm. Đối với những người đã lớn tuổi, gửi tiết kiệm nhằm đảm

bảo đời sống cho bản thân, số tiền được gửi tiết kiệm cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn

(5,1%) trong tổng số tiền được đền bù của các hộ điều tra.

Như vậy do nhận số tiền đền bù chưa tương xứng nên những hộ trồng cao su bị thu

hồi đất chỉ có thể sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù cho nhưng nhu cầu cơ bản của cuộc

sống, mặt khác cũng cho thấy tầm nhìn trong ngắn hạn của người dân do bị giới hạn về

trình độ văn hóa, khi có tiền đền bù thì sử dụng một cách vô tội vạ, hoang phí dẫn đến

không đảm bảo cuộc sống trong tương lai. Vì vậy, việc định hướng xử dụng vốn sau đền

bù giải toả cho các hộ dân là nhiệm vụ cấp thiết mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm thực

hiện nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu pha lãng phí của một bộ phận nhân dân như hiện nay.

Bên cạnh đó, cũng có những hộ sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù tương đối hiệu quả,

cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu ổn định.

4.5. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống những hộ mất đất, mất cao su

4.5.1. Lao động và việc làm của những hộ điều tra.

Đời sống luôn gắn liền với việc làm, có việc làm mới tạo ra nguồn thu nhập nhằm

bảo đả cuộc sống hiện tại của những hộ bị mất đất nói chung và những hộ mất cây cao su

nói riêng. Lao động là một phương tiện để sinh hoạt, là nguồn chân chính của những thu

nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Như vậy sự

37

Page 50: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

biến động lao động ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của hộ. Qua điều tra, tình

hình lao động của hộ được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 4. 5: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao

Su Và Những Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Được Điều Tra.

Chỉ tiêu ĐVT

Số lượng Tỷ lệ (%)

Không bị

thu hồiBị thu hồi

Không bị

thu hồiBị thu hồi

Tổng số hộ Hộ 30 40

Tổng số nhân khẩu Người 125 198

- Trong độ tuổi LĐ 89 131 100 100

Có việc làm 66 63 74,2 48,1

+ Lao động có việc ổn định 66 45 74,2 34,4

+ Lao động theo thời vụ 0 18 0 13,7

Không có việc làm 23 68 25,8 51,9

+ Đang học 22 22 24,7 16,8

+ Thất nghiệp 0 44 0 33,6

+ Mất khả năng lao động 1 2 1.1 1,5

- Số nhân khẩu bình quân/hộ 4 5

- LĐ chia theo ngành nghề 30 40 100 100

Nông nghiệp Hộ 30 3 100 7,5

Phi nông nghiệp Hộ 0 34 0 85

Hộ không hoạt động Hộ 0 3 0 7,5

Nguồn: Kết quả điều tra.

Theo kết quả điều tra, số lượng người trong độ tuổi lao động của những hộ bị thu

hồi đất trồng cao su là khá lớn 131 người nhưng số người có việc làm thì chiếm chưa

được phân nữa người trong độ tuổi lao động (63 người chiếm 48,1% trong tổng số người

trong tuổi lao động). Trong số những người có việc làm thì chỉ có 45 người (chiếm 34,4%

trong tổng số người có việc làm) tìm được việc làm ổn định tạo ra nguồn thu nhập cho gia

38

Page 51: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

đình, còn lạ là những người làm việc mang tính thời vụ (18 người), những người có việc

làm thời vụ chủ yếu là phụ hồ cho các công trình, nạo hột đều, lái xe thuê ... thì nguồn thu

nhập của họ rất bấp bên, không ổn định. Do vậy đời sống của những người này cũng rất

thiếu thốn.

Theo một khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây, trung bình

mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất

nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm. Không xét đến thành phần đang

đi học trong độ tuổi lao động, chỉ xét riêng thành phần thất nghiệp được điều tra từ các hộ

thì cứ 2ha đất mất đi trung bình lại có 1 người phải rơi vào tình trạng thất nghiệp hoàn

toàn. Đấy là chưa xét đến thành phần những người lao động theo thơi vụ manh tính cầm

chừng và thành phần những người có việc làm nhưng thu nhập không qua 1 triệu/ tháng.

Theo số liệu tổng hợp từ quá trình điều tra thì số người trong độ tuổi lao động trên 35 tuổi

chiếm tới 34,4% trong tổng số lao động nhưng hầu hết thành phần này đều không không

có việc làm, đây là nhóm nhóm tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình nhưng nay trở

lại trở thành người “ngồi chơi xơi nước”, ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề

mới không dễ dàng. Không chỉ có thành phần trung niên khó tìm việc làm mà thành phần

thanh thiếu niên cũng khó tìm kiếm được một việc làm có nguồn thu như ý muốn do

không có trình độ chuyên môn. Qua đó thấy được vấn đề lao động và việc làm đang trở

thành vấn đề nóng bỏng và bức xúc cần được giải quyết ngay cho từng địa phương nói

riêng và cho toàn thể những hộ bị thu hồi đất trong địa bàn huyện nói chung.

Biểu Đồ Lao Động Của Hộ Bị Thu Hồi Đất

39

Page 52: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người bị thu hồi đất

phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đáp ứng

đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất,

người dân trồng cao su bị mất tư liệu sản xuất, mất nguồn thu từ đất, bản thân người lao

động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng

như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên

74.2%

1.1%

24.7%

0.0%

0.0

1,5%

33,6%

16,8%13,7%

34,4%

+ Laođộng có việcổn định + Laođộng theothời vụ + Đang học

+ Thấtnghiệp

+ Mất khảnăng laođộng

Hình 4.4: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Và Các Hộ Không Bị Thu Hồi ĐấtBiểu Đồ Lao Động Của Hộ

Không Bị Thu Hồi Đất Nguồn: Kết quả điều tra

Biểu đồ lao động của hộ không bị thu hồi đất

Biểu đồ lao động của hộ bị thu hồi đất

40

Page 53: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Không ít người, sau một thời gian

được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được

yêu cầu nên lại thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân

người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút

lao động và ổn định sản xuất.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạnh thất nghiệp hiện nay

của người dân mất đất cũng cần phải nhắc đến một vấn đề cũng rất đáng lưu ý là nhận

thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, vào tiền

đền bù mà không tự tìm cho mình cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý

chờ nhận sự ưu đãi từ Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề

nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở người lao động. Hơn nữa các doanh

nghiệp khi thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp đều cam kết sẽ giải quyết việc làm

cho lao động địa phương nhưng thực tế số người tìm được việc làm chỉ đếm trên đầu ngón

tay.

Sau khi bị thu hồi hoàn toàn đất cao su canh tác thì hầu hết các hộ dân ở đây đều

phải chuyển đổi việc làm, do bị mất hết đât canh tác nên những hộ này không thể tiếp tục

sản xuất nông nghiệp mà chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong số

40 bị thu hồi đất được điều tra thì có tới 34 hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp,

chủ yếu là làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, khá hơn một chúc thì mở tiệm buôn

bán hoặc nếu có điều kiện thì xây dựng các khu nhà trọ cho thuê. Chỉ có 3 hộ vẫn giữ

nguyên nghề củ do mua được thêm đất bên ngoài. Điều đáng nói là vẫn còn 3 họ chưa có

thu nhập từ bất kỳ ngành nghề nào, những hộ này sống chủ yếu là dựa vào nguồn thu

nhập từ đền bù và từ tiền tiết kiệm dành dụm được từ khi còn cây cao su. Do không có

nguồn thu nên các hộ này đang đối mặt với cảnh “cười ra nước mắt”, khi tiền đền bù như

“gió vào nhà trống” mà chẳng kiếm nổi việc làm. Nếu chính quyền địa phương có những

chính sách kịp thời thì sớm muộn những hộ này cũng sẽ trở thành hộ nghèo và trở thành

gánh nặng cho xã hội.

Trái ngược lại với những hộ bị thu hồi đất, những hộ không bị thu hồi đất hiện

đang sống cùng với cây cao su thì đang có cuộc sống tương đối sung túc, có cuộc sống

41

Page 54: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

thoải mái cả về vật chất lẫn tin thần nhờ thu nhập tương đối cao và ổn định từ cây cao su.

Trong số 30 hộ được điều tra từ những hộ trồng cao su thì có 89 người trong độ tuổi lao

động, ngoài 22 người trong độ tuổi lao động đang phải đi học để có việc làm tốt trong

tương lai thì số còn lại 66 người đang có việc làm ổn định từ cây cao su (trừ 1 người mất

khả năng lao động). Như vậy cây cao su đã giải quyết việt làm cho đại đa số người dân

sống ở nông thôn, thậm chí nhiều người ngoài độ tuổi lao động vẫn có thể tự tạo ra nguồn

thu nhập để nuôi sống bản thân mình.

4.5.2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập hiện tại của các hộ điều tra

Khi đất đai bị thu hồi người dân trồng cao su do quen với tác phong nông nghiệp

nông thôn, hơn nữa họ bị giới hạn về trình độ nên khó tìm được một công việc thích hợp

trong các khu công nghiệp. Vì vậy thu nhập các hộ bị thu hồi đất phần lớn là bị sục giảm

rất nhiều so với trước kia.

Bảng 4. 6: Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Hiện Tại Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuSố Tiền

Hộ không bị thu hồi Hộ bị thu hồi

BQ hộ/năm 125,9 32,3

BQ người trong tuổi LĐ/năm 15,9 3,2

BQ hộ/tháng 14 2,6

BQ người trong tuổi LĐ/tháng 1,7 0,3

Hộ có thu nhập Max/năm 345,3 124,8

Hộ có thu nhập Min/năm 24,4 0

Nguồn: Kết quả điều tra

Kết quả điều tra thực tế đã cho thấy thu nhập của người dân bị thu hồi đất thấp hơn

rất nhiều lần so với những hộ trồng cao su. Thu nhập bình quân hộ trong một năm của

những hộ bị thu hồi đất chỉ bắng gần ¼ thu nhập của những hộ đang sống bằng cây cao

su. Điều này cho thấy mất mát của những nông hộ trồng cao su là rất lớn, theo tính toán từ

kết quả điều tra cứ trung bình mỗi ha đất cao su đang trong thời kỳ thu hoạch sẽ cho

người dân 58 triệu thu nhập mỗi năm. Vì vậy, nếu còn cây cao su và không bị thu hồi đất

42

Page 55: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

thì người dân có thể bảo đảm cuộc sống của gia đình mình . Do mất đất, mất cây cao su

người dân lại không có trình độ chuyên môn nên việc kiếm việc làm là rất khó khăn mà

nếu có may mắn tìm được việc làm thì thu nhập của họ vẫn thấp hơn so với lúc còn cây

cao su, có nhiều hộ gia đình 6-7 nhân khẩu nhưng chỉ trông chờ đồng lương ít ỏi của

người con làm công nhân trong xí nghiệp, thu nhập giảm làm cho cuộc sống gia đình của

những hộ này rất khó khăn trong vấn đề chi tiêu hàng ngày. Thu nhập bình quân của

những người trong độ tuổi lao động hiện tại đang có cây cao su là 15,9 triệu đồng/năm

trong khi đó thu nhập bình quân của những người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất chỉ

đạt được 3,2 triệu đồng/năm. Một trong những vấn đề cần giải quyết cấp bách hiện nay là

trong các hộ điều tra có một vài hộ từ khi bị thu hồi đất cho đến nay vẫn chưa có nguồn

thu nhập nào, những năm qua các hộ này phải sống dựa vào số tiền đền bù còn và tiền tiết

kiệm của gia đình dành dụm trước kia, trái lại hộ điều tra được đang có thu nhập thấp nhất

thuộc đối tượng không bị thu hồi đất cũng đạt được mức thu nhập 24,4 triệu đồng/năm.

Trong khi đó hộ có thu nhập cao nhất không bị thu hồi đất có mức thu nhập lên đến 345,3

triệu đồng/năm ngược lại hộ được xem là có đời sống tôt nhất hiện nay của các hộ bị mất

đất cũng chỉ có mức thu nhập 124,8 triệu đồng/năm, dĩ nhiên đối với những hộ còn cao su

thu nhập cao hay thấp còn tùy thuộc vào diện tích cao su hiện tại, bên cạnh đó thu nhập

của những hộ mất đất còn phụ thuộc vào loại hình công việc hiện tại nhưng qua đó cũng

thấy được thu nhập của những hộ trồng cao su trước kia bây giờ bị thu hồi đất thì có

nguồn thu nhập giảm rất nhiều. Vấn đề mấu chốt ở đây của việc thu nhập giảm là họ

không thể tìm ra một việc làm thích hợp và ổn định có thu nhập tương tự như trồng cao su

được, hiện nay để có một việc làm để sống qua ngày cũng đang là cả vấn đề đối với nhiều

hộ chứ nói chi tới việc làm có thu nhập cao bảo đảm cuộc sống. Khi hỏi về cuộc sống

hiện tại thì đa phần người dân bị thu hồi đất đều cho biết là hầu hất các công trình đầu tư

hạ tầng như điện nước, công trình giao thông đều tốt hơn trước riêng chỉ có thu nhập là

thấp hơn trước rất nhiều. Do vậy mà đời sống của những hộ này cũng gặp nhiều khó khăn

hơn.

4.5.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu của các hộ điều tra.

43

Page 56: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Khi bị thu hồi hoàn toàn đất trồng cao su, người dân mất nguồn thu từ cây cao su,

do vậy vấn đề chi tiêu trở thành một bài toán khó cho những hộ này, đặc biệt là đối với

những hộ không có nguồn thu nhập hoặc có nguồn thu nhập nhưng không ổn định. Chi

tiêu là một trong những chỉ tiêu đánh giá đời sống của người dân khi bị ảnh hưởng của

quá trình thu hồi đất phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nếu hộ nào chi tiêu nhiều

hơn điều đó đồng nghĩa với thu nhập của những hộ đó đã tăng lên, đời sống cả những hộ

này cũng khấm khá hơn, đầy đủ hơn. Những hộ chi tiêu ngày càng giảm, hoặc tằng tiện

trong chi tiêu có nghĩa là vấn đề thu nhập của hộ đó đang là vấn đề cần phải giải quyết,

đời sống của những hộ này cũng vì vậy mà trở nên khó khăn hơn, cuộc sống không còn

thoải mái, điều quan trọng là những hộ này có thể trở nên bi quan hơn, mất lòng tin hoặc

bất mãn với chế độ hiện tại.

Bảng 4. 7: Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: triệu đồng

Chi tiêuSố tiền

Hộ không bị thu hồi đất Hộ bị thu hồi đất

BQ hộ/ năm 82,3 56,2

BQ nhân khẩu/ năm 20,2 11,4

BQ hộ/ tháng 6,9 4,7

BQ nhân khẩu/ tháng 1,7 0,9

Nguồn: kết quả điều tra.

Căn cứ vào kết quả điều tra được, ta thấy chi tiêu của những hộ không bị thu hồi

đất cao hơn hẳn những hộ bị mất đất, số tiền chi tiêu của những hộ không bị thu hồi đất

trồng cao su cao gấp 1,5 lần số tiền chi tiêu của các hộ bị mất đất, mất cây cao su. Điều

này là do những hộ trồng cao su luôn có nguồn thu nhập cao và ổn định, mọi người có

khả năng lao động đều có khả năng tạo ra thu nhập. Ngược lại những hộ mất đất, mất cây

cao su thì chưa thích nghi với môi trường mới cũng như chưa tìm được việc làm thích

hợp, từ đó làm cho nguồn thu nhập bị giảm xúc, chi tiêu ít hơn trước. Nhìn vào mức chi

tiêu bình quân nhân khẩu/ tháng cũng phản ánh phần nào hai thái cực khác nhau giữa

những hộ bị thu hồi đất và những hộ không bị thu hồi đất. khi chi tiêu bình quân nhân

44

Page 57: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

khẩu/tháng của những hộ không bị thu hồi đất cao gần gấp 2 lần so với những hộ bị thu

hồi đất.

Tuy vậy, tình hình chi tiêu theo ưu tiên hàng đầu của hai nhóm đối tượng lại có sự

tương đồng. Kết quả điều tra 30 hộ còn cây cao su và 40 hộ bị thu hồi đất thấy rằng; cả

hai nhóm đối tượng đều đặt nhu cầu ăn uống lên trên hàng đầu.

Bảng 4. 8: Chi Tiêu Của Các Hộ Gia Đình Theo Sự Ưu Tiên Hàng Đầu

Chỉ tiêu

Số hộ Tỉ lệ (%)

Không bị

thu hồiBị thu hồi

Không bị

thu hồiBị thu hồi

Ăn uống 16 27 53,3 67,5

Giáo dục 8 6 26,7 15

Y tế 1 3 3,3 7,5

Hoạt động khác 5 4 16,7 10

Tổng số hộ điều tra 30 40 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Ăn uống là nhu cầu cơ bản không thể thiếu cho con người, có tồn tại mới có thể

tiếp tục được các hoạt động khác, vì vậy mà việc chi tiêu của các hộ gia đình đều dành

hầu hết cho nhu cầu ăn uống. Các hộ gia quan niệm cuộc sống ngày nay không chỉ có ăn

no là đủ mà phải ăn ngon. Do đó, 67,5% tổng số hộ bị th hồi đất và 53,3% tổng số hộ

không bị thu hồi đất đều dành chi tiêu cho nhu cầu ăn uống.

Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình ngày nay cũng ý thưc được tầm quan trọng của

kiến thức, cho nên họ đã tập trung vào giáo dục với hy vọng con em mình sẽ học hành tới

nơi tới chốn để có một việc làm tốt trong tương lai. 15% tổng số hộ bị thu hồi đất trả lời

họ dành ưu tiên hàng đầu cho giáo dục, những hộ này rơi vào những hộ gia đình có nhiều

con đang học phổ thông hay đang theo học tại các trường đại học. Tương tự cũng có

26,7% hộ không bị thu hồi đất dành chi tiêu ưu tiên hàng đầu cho giáo dục, những hộ này

chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với những hộ bị thu hồi đất là do họ có điều kiện thuận

lợi hơn, có nguồn thu nhập ổn định hơn, những hộ còn cây cao su thường ít quan tâm tới

45

Page 58: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

vấn đề “cơm áo gạo tiền”.Vì vậy mà họ có cơ sở cho con con mình nâng cao trình độ học

vấn để có thể tiếp thu văn hóa thế giới, theo kịp nhịp độ phát triển của thời đại.

Khi được hỏi về việc ưu tiên cho hoạt động y tế thì có 7,5% hộ bị thu hồi đất và có

3,3% hộ không bị thu hồi đất trả lới là ưu tiên cho hoạt động y tế. Số tiền chi cho y tế là

dành chữa bệnh cho những thành viên trong gia đình chứ không phải dành cho việc khám

sức khỏe định kỳ vì đa số người dân còn quan niệm khi nào bệnh thì mua thuốc uống, chỉ

khi nào bệnh năng mới di khám tại các cơ sỡ y tế tư nhân hoặc đi bệnh viện.

Đời sống người dân luôn gắn liền với làng xã, vì vậy không thể tránh khơi những

khoảng chi tiêu dành cho những hoạt động mang tính tình nghĩa như đám cưới, ma

chay,... Nhiều người có thu nhập cao còn dành phần lớn chi tiêu của gia đình vào hoạt

động giải trí hay mua sắm.... Nếu nhìn vào số liệu điều tra thì thấy rằng những hộ không

bị thu hồi đất dành chi tiêu cho hoạt động này nhiều hơn 16,7% so với 10% của những hộ

bị thu hồi đất.

4.5.4. Tình hình du lịch,vui chơi giải trí khi Tết, Lễ của các hộ gia đình được điều

tra.

Khi đời sống con người được cải thiên, những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc,ở đã

trở nên dễ dàng hơn. Lúc ấy con người lại nghĩ tới chuyện sống để hưởng thụ, để vui chơi

giải trí. Họ thường tổ chức những kỳ nghĩ, những chuyến du lịch hay dã ngoại mỗi khi có

dịp Tết, Lễ đến. Tuy nhiên, dường như những hộ bị thu hồi đất thì những nhu cầu cơ bản

hiện tại họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn mặt dầu họ có “tường rộng nhà cao” nhưng

phải đối mặt với cảnh “chạy cơm từng bửa” do không có việc làm hoặc việc làm không

ổn định, do vậy mà họ không có được nguồn thu nhập như trước.

Bảng 4. 9: Tình Hình Du Lịch, Giải Trí Của Các Hộ Điều Tra Khi Có

Dịp Tết, Lễ.

Chỉ tiêu Hộ không bị Hộ bị thu Tỉ lệ (%)

46

Page 59: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

thu hồi hồi Hộ không bị

thu hồi

Hộ bị thu

hồi

Có hoạt động du lịch, giải

trí...23 6 76,7 15

Không có hoạt động giải

trí...7 34 23,3 85

Tổng số hộ 30 40 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Trong tổng số 30 hộ không bị thu hồi đất được điều tra thì có tới 76,7% hộ mỗi khi

có dịp Tết lễ thì gia đình đều tổ chức đi du lịch đây đó, khi được hỏi thì đa số người dân

trả lời do lúc trước sống cực khổ, cuộc sống gặp khó khăn những năm gần đây do có cây

cao su nên đời sống của họ trở nên khá giả hơn, ngoài việc chi tiêu cho các hoạt động

trong gia đình thì cuối năm họ vẫn còn dư chút đỉnh tiền để cho vợ con và gia đình đi du

lịch và tham quan nhiều nơi. 23,3% hộ không có những hoạt động vui chơi giải trí mỗi

khi Tết lễ là do những hộ này có con còn nhỏ hoặc gia đình có kết cấu già do vậy mà họ

thấy việc du lịch đây đó là không cần thiết.

Ngược lại những hộ bị thu hồi đất như đã nói ở các phần trước là do họ không có

việc làm hoặc có việc làm không ổn định nên thu nhập không cao nên vấn đề chi tiêu

đang trở nên khó khăn đối với những hộ này vì vậy mà có tới 85% hộ được điều tra không

tính đến chuyện du lịch giải trí khi Tết lễ đến, 15% hộ điều tra có các hoạt động du lịch,

giải trí chủ yếu tập trung vào những hộ có các nhà trọ gần các khu công nghiệp vì vậy mà

thu nhập của họ tương đối khá hơn so với các hộ khác.

4.6. Thu hồi đất trồng cao su ảnh hưởng tới điều kiện sống và sinh hoạt.

4.6.1. Điều kiện về nhà ở

Quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho chất

lượng cuộc sống của người dân có sự thay đổi. Điều này thể hiện rõ ở một số chỉ báo về

kiểu loại nhà ở, tỉ lệ có những tài sản sinh hoạt và chất lượng các hoạt động giáo dục và

47

Page 60: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

việc chăm sóc sức khỏe. Chất lượng nhà ở được thể hiện cụ thể qua kiến trúc của nhà trệt

hay tầng, nền nhà, ...

Bảng 4. 10: Điều Tra Về Tình Hình Nhà Ở Của Các Hộ Không Bị Thu

Hồi Đất Và Các Hộ Bị Thu Hồi Đất.

Loại hìnhHộ không bị

thu hồiHộ bị thu hồi

Tỉ lệ (%)

không bị thu

hồiBị thu hồi

Mái nhà

Ngói 27 39 90 97,5

Tôn/thiết 3 1 10 2,5

Đúc 0 0 0 0

Nền nhà

Gạch 27 39 90 97,5

Xi măng 2 1 6,7 2.5

Đất 1 0 3,3 0

Tầng

Triệt 29 38 96,7 95

1 lầu 1 2 3,3 5

2 lầu 0 0 0 0

Tổng hộ điều tra 30 40 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Do hầu hết những hộ bị thu hồi đất đều dành phần lớn số tiền đền bù của mình vào

việc xây nhà mới vì vậy nhà ở hiện nay của các hộ điều tra trong vùng quy hoạch đã được

cải thiện rất nhiều so với trước đây. 97,5% hộ bị thu hồi đất được điều tra có nhà mái ngói

và nền nhà được lót bằng gạch bông, hơn nữa còn có vài hộ xây được cả nhà lầu 1 tầng,

số hộ xây nhà tầng chiếm 5% trong tổng số hộ điều tra, đây là những hộ có số tiền đền bù

khá lớn và hiện nay đang sống gần các khu công nghiệp, đời sống các hộ này tương đối

ổn định. Bên cạnh đó, cũng có một vài hộ có tiền thì sinh ra bài bạc, rượu chè, ăn chơi

48

Page 61: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

hoang phí... trong một thời gian thì tiền đền bù vơi dần rồi mới tính đến “xây nhà xắm

của” nên bây giờ mới sống trong những căn nhà mái tôn và nền đất.

Riêng những hộ không bị thu hồi đất thì nhà ở của họ cũng tương đối khang trang

tất nhiên là không thể khang trang hơn, đẹp hơn những hộ bị thu hồi đất nhưng bù lại họ

có cuộc sống thoải mái và nguồn thu nhập ổn định. Trong những hộ được điều tra thì

cũng có tới 90% hộ có nhà mái ngói và nền nhà được lót bằng gạch, có cả gạch bông lẫn

gạch tàu. Một vài hộ điều tra do mới lập gia đình và được chia lại một phần cao su mới đi

vào khai thác nên phải sống trong những căn nhà mái tôn và nền đất hoặc xi măng. Có hộ

có diện tích đất cao su nhiều còn xây được cả nhà một tầng tuy nhiên, số hộ này chỉ chiếm

3,3% trong tổng số hộ được điều tra nhưng qua đó ta cũng thấy được đời sống người dân

trồng cao su cũng đã được nâng lên cao rất nhiều.

4.6.2. Điều kiện về đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại trong gia đình

49

Page 62: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Bảng 4. 11: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại

Tài sản

Không bị thu hồi Bị thu hồi Tỉ lệ(%)

Số lượng Số hộ Số lượng Số hộKhông bị

thu hồi

Bị thu

hồi

Xe đạp 22 16 41 32 53,3 80

Xe hơi 0 0 2 2 0 5

Xe máy 81 30 102 40 100 100

Bếp gas 29 29 40 40 96,7 100

Tủ lạnh 23 23 25 25 76,7 62,5

Đầu đĩa 29 29 35 35 96,7 87,5

Quạt điện 68 30 112 40 100 100

Điện thoại 69 30 95 38 100 95

Máy giặt 12 12 6 6 40 15

Máy điều hòa 0 0 1 1 0 2,5

Máy vi tính 1 1 3 3 3,3 7,5

Nồi cơm điện 30 30 40 40 100 100

Ghế xa lông 27 27 31 31 90 77,5

Nguồn: Kết quả điều tra

Khi nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao thì người dân không chỉ trang bị

những phương tiện sinh hoạt căn bản để phục vụ cho đời sống hằng ngày mà còn mua

sắm những đồ dùng sinh hoạt có tính năng hiện đại như máy giặc, máy vi tính hay có hộ

còn mua cả xe hơi ....

Những hộ không bị thu hồi đất thì có cây cao su cho nguồn thu nhập ổn định, chính

vì vậy mà họ có điều kiện trang bị cho gia đình mình gần như đầy đủ những phương tiện

sinh hoạt hằng ngày. Riêng chỉ có 30 hộ không bị thu hồi đất được điều tra nhưng số

lượng người sử dụng điệ thoại di động lên tới 69 cái. Điều đó chứng tỏ công nghệ thông

tin đang tiếp cận khá gần gủi với những người dân nơi đây. Những phương tiện sinh hoạt

mà người dân trồng cao su đang thiếu hoặc có rất ít đó là máy vi tính, máy điều hòa và xe

50

Page 63: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

hơi... Tuy nhiên, do đa số những hộ này sống ở thôn quê nên các nhu cầu trên cũng không

cần thiết lắm đối với họ.

Ngược lại những hộ bị thu hồi đất do có sẵn tiền đền bù nên nhiều hộ đã sắm cả xe

hơi cho gia đình, máy điều hòa cũng đã xuất hiện ở những hộ này, bên canh đó, họ cũng

sắm nhiều máy tính hơn cho con cháu mình làm việc cũng như học hành... Bên cạnh đó,

cũng không ít hộ do dùng tiền đền bù đầu tư quá nhiều vào xây dựng nhà cửa và chia lại

cho con cháu nên chưa thể sắm được máy giặc hay tủ lạnh... là những vật dụng rất hữu ích

cho cuộc sống hiện đại.

Nhưng nhìn chung đời sống của các hộ điều tra đã được trang bị tương đối đầy đủ những

vật dụng cần thiết, đảm bảo cuộc sống của gia đình và tiện nghi trong sinh hoạt.

4.6.3. Giáo dục - Y tế - Môi trường

Bảng 4. 12: Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trườngChỉ tiêu ĐVT Tốt hơn Xấu hơn Không thay đỏi

Giáo dục Hộ 29 5 6

Y tế 18 8 14

Giao thông 32 0 8

Môi trường 12 24 4

Nguồn: Kết quả điều tra

Về giáo dục

Khi hỏi về chất lượng giáo dục cả điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng dạy học

của địa phương điều tra thì có 29 hộ trả lời là tốt hơn, 5 hộ trả lời là xấu hơn và có 6 hộ trả

lời là không có sự thay đổi trong tổng số 40 hộ điều tra. Điều này phản ánh đúng công tác

giáo dục của địa phương vì hàng năm đều có trường mới được xây dựng. Chất lượng giáo

viên ngày càng được nâng cao bằng việc cử đi học thêm những lớp bồi dưỡng chuyên

môn, nâng cao trình độ, cập nhập những phương pháp giảng dạy mới. Về nội dung đào

tạo cũng gần ngày càng được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cũng được nâng

cấp qua từng thời kỳ.

51

Page 64: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Bên cạnh đó, cũng có những hộ cho rằng chất lượng giáo dục và cơ cở vật chất còn

xấu, đó là những hộ dân có con đi học ngoài địa phương hoặc hộ đang ở khu dân cư

không có điều kiện phát triển kinh tế.

Về y tế và chăm sóc sức khỏe

Khi hỏi về việc chăm sóc sức khỏe của người dân ở địa phương trong số 40 hộ

được điều tra thì có 18 hộ trả lời là tốt hơn, 8 hộ trả lời là xấu hơn trước và có 14 hộ trả

lời không có sự thay đổi nào so với trước kia. Điều này cho thấy những năm gần đây

ngành y tế chưa đầu tư đúng mức cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân, Cơ sở hạ

tầng và thiết bị chửa bệnh còn yếu kém, nhiều người có bệnh nặng thường không đến

bệnh viện huyện mà đa phần đều khám và chữa bệnh ở tỉnh. Tuy nhiên, ngành y tế huyện

cũng có những cố gằng nhất định, phần nào làm cho sức khỏe của bà con bị thu hồi đất tốt

hơn.

Về giao thông

Do đa phần những hộ điều tra là những hộ đang được cấp đất định cư tại các khu

dân cư nên vấn đề về giao thông rất thoải mái, do tất cả các tuyến đường đều được trải

nhựa rộng rải, thuận tiện cho việc đi lại, làm việc, học hành của bà con. Khi hỏi về chất

lương giao thông hiện tại so với trước khi bị thu hồi đất thì có tới 32 hộ trong tổng số 40

điều tra trả lời là tốt hơn và không hộ nào trả lời xấu hơn, số hộ còn lại trả lời là không có

sự thay đổi so với trước kia, hầu hết những hộ này được cấp đất tái định cư tại chổ, do đó

đường xá không có sự thay đổi nhiều. Như vậy do được sống trong các khu dân cư nên

các hộ bị thu hồi đất có thể đi lại dễ dàng hơn trước nhờ có cơ sở hạ tầng khá phát triển.

Về môi trường

Khi hỏi về môi trường, về không gian sống so với trước khi bị thu hồi đất thì chỉ có

12 hộ trả lời tốt hơn, trong khi đó có tới 24 hô trả lời xấu hơn trước kia, số hộ còn lại trả

lời không có sự thay đổi. Điều này cho thấy người dân chưa thích ứng được với môi

trường đô thị, Trước kia, khi còn đất riêng nhà nào cũng có khoảng không gian quanh nhà

rất lớn, thoải mái trong sinh hoạt lẫn sinh sống, nay bị thu hồi đất hoàn toàn người dân

phải sống trong các khu dân cư đông đúc do vậy không còn khoảng không gian thoải mái

như trước nữa mà thay vào đó là cảnh sống nhà cạnh nhà rất chật chội trong sinh hoạt.

52

Page 65: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Hơn nữa, trong tương lai sẽ có nhiều khu công nghiệp được xây dựng ở nơi đây, nếu các

doanh nghiệp này không có biện pháp xử lý chất thảy hiệu quả thì một viễn cảnh người

dân sống trong cảnh ô nhiễm như hiện nay ở các thành phố lớn là khó tránh khỏi.

4.7. Ý kiến của hộ bị thu hồi đất

Trong số các hộ điều tra hầu hết cho rằng chính sách đền bù của Nhà nước là chưa

thoả đáng, giá đền bù quá thấp so với thị trường. Một số hộ cho biết ngay khi Nhà nước

giải toả và đền bù cho hộ xong thì có nhiều lô đất gần đó được bán ra thị trường với giá

gấp đôi, tạo sự bất bình trong người dân. Hơn nữa những người không chấp hành chủ

trương thu hồi đất thi lại được cấp đất ở tại chổ gây bất bình đối với người dân.

Theo các hộ điều tra thì chính sách thu hồi đất cho việc phát triển khu công nghiệp,

khu đô thị của Nhà nước đối với những đối tượng sống nhờ vào cây cao su này là không

hợp lý. Nhiều hộ khẳng định Nhà nước đang làm cho họ ngày càng “nghèo đi” do không

có được việc làm ổn định và nhàn nhã như trước, vì vậy mà thu nhập của họ cũng thấp

hơn trước rất nhiều. Họ cho rằng mặc dầu sống trong nhà đẹp hơn, rộng hơn, đường xá

thoải mái hơn nhưng họ đang nghèo hơn qua từng ngày do phải chi cho quá nhiều thứ mà

thu nhập không có, làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia khi

còn cao su.

Một ý kiến khác của hộ bị thu hồi đất là nên đât nền đổi đất nền không phải bù

thêm tiền. Vì thực tế điều tra thì người dân không được đổi nền nhà mình để lấy nền trong

khu dân cư mà phải trả thêm 45 triệu/ nền. Người dân được đền bù thấp mà lại phải trả

thêm phí đất nền thì rõ ràng là không công bằng cho họ.

Khi đất đai bị thu hồi nhiều đối tượng là thanh niên đi vào các nhà máy, xí nghiệp

hoặc kiếm việc làm ở nơi khác, nhưng đối với phụ nữ và những người ở độ tuổi trung

niên thì mất đất canh tác, mất cây cao su là đồng nghĩa với thất nghiệp. Vì thế, để giải

quyết số lượng lao động nữ và những người trung niên ở địa phương, đề nghị huyện có

hướng đào tạo nghề phù hợp với tầng lớp người trên để giúp họ có cơ hội phát triển kinh

tế, ổn định đời sống.

53

Page 66: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

4.8. Đề xuất giải pháp chính sách

4.8.1. Các giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất

nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa

Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nhỏ và vừa; phát triển các làng nghề

để thu hút nguồn vốn của các gia đình nông dân được đền bù khi thu hồi đất vào đầu tư tổ

chức sản xuất, thu hút lao động, ổn định lâu dài đời sống của hộ, tránh tình trạng phổ biến

hiện nay là người dân bị thu hồi đất nhận được ít tiền đền bù giải phóng mặt bằng sẽ xây

nhà, mua sắm xe máy và đồ dùng đắt tiền. Các tiện nghi đó rất cần cho cuộc sống, song

không có việc làm, không có nguồn thu nhập thường xuyên thì họ sẽ trở thành tầng lớp

dân nghèo "ở nhà tầng, đi xe máy".

Như vậy, khuyến khích người dân bị thu hồi đất trồng cao su đầu tư vào sản xuất

tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là giải pháp cơ bản về việc làm và ổn định đời sống lâu dài

cho nông dân.

Bằng việc đổi mới cơ chế quản lý và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định

trách nhiệm của các chủ dự án các khu đô thị, khu công nghiệp phải có trách nhiệm sử

dụng lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp gây ra. Các dự án

phải có trách nhiệm thu hút lao động nông nghiệp mất việc làm do thu hồi đất vào các vị

trí trong cơ quan, doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phải hỗ

trợ kinh phí đào tạo nghề để họ có thể tiếp cận với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của cơ

quan, doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích về vật chất, tinh thần đối với các cơ

quan, doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động trên địa bàn.

Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp không có việc làm khi bị thu hồi

đất nông nghiệp, nhất là lao động còn trẻ dưới 35 tuổi, để họ tiếp cận được với các ngành

nghề, chuyên môn, nghiệp nghiệp vụ do các cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu. Đào tạo các

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống dân cư, để các tổ

chức kinh tế cá thể, tiểu chủ có thể tự sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và ổn định

đời sống.

54

Page 67: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, vốn vay với lãi

suất ưu đãi và thị trường sản phẩm để các hộ bị thu hồi đất có khả năng tổ chức sản xuất

kinh doanh, tự giải quyết việc làm

Lao động phổ thông trên địa bàn Huyện thường là lao động có trình độ thấp, công

việc làm không ổn định, lương thấp. Khi được bố trí vào các khu tái định cư thì không thể

làm công việc cũ vì điều kiện đi lại khó khăn, chi phí đi lại quá cao nhưng lại không có

khả năng kiếm việc ở nơi khác. Vì vậy đối với những lao động này cần có những biện

pháp cụ thể lâu dài như : tổ chức hướng nghiệp, mở những lớp đào tạo nghề vừa học nghề

vừa học văn hoá tại chỗ nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trên địa bàn.

Còn những lao động không có trình độ, qua độ tuổi vừa học vừa làm thì có thể thương

lượng với các cơ sở lao động nhận họ vào làm những công việc ít đòi hỏi trình độ như :

bảo vệ, giữ xe, tạp vụ … và học hỏi thêm ngay tại các cơ sở này. Tuy nhiên, không thể

một lúc có thể giải quyết hết số lao động này vì vậy cần có những định hướng xa hơn như

mở trường đào tạo nghề và có những hỗ trợ về giáo dục để tạo nên đội ngũ lao động kế

thừa có trình độ.

Nhà nước cũng cần quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng

lao động nông nghiệp, tham gia chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi

đất nông nghiệp... Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải sớm có quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, vì hầu hết quy hoạch đã được phê duyệt

trước khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực và chưa được điều chỉnh cho phù hợp với

thực tế.

Một giải pháp nữa là thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm, thu nhập.

Sở dĩ cần có sự thay đổi này là vì, hiện nay quan niệm của người nông dân về việc làm rất

máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Họ chưa hiểu rằng,

việc làm không đơn thuần là tạo ra các sản phẩm hiện vật thiết yếu phục vụ trực tiếp các

nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ, mà việc làm phải được lượng hoá thành thu nhập về

mặt giá trị, phải được tính toán trên cơ sở hiệu quả kinh tế có hoạch toán đầu vào, đầu ra

và lấy nhu cầu xã hội làm đối tượng hướng tới, nghĩa là người nông dân phải thấy được

việc làm của họ là nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội đang được phản ánh thông qua thị

55

Page 68: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

trường và thông qua việc làm đó, họ có được thu nhập chính đáng và xứng đáng đối với

phần công sức họ đã bỏ ra.

Để cải thiện nếp nghĩ của người nông dân, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ

dân trí thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc

gia, cần thiết phải tổ chức thường xuyên, liên tục các chương trình tập huấn cả về kỹ thuật

sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời với những chương trình tư vấn các mô hình,

phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng

dụng cơ bản.

4.8.2. Hướng dẫn cách chi tiêu tiền đền bù

Một bộ phận khá lớn dân cư sau khi nhận được số tiền khá lớn từ đền bù giải toả

đã không định hướng sử dụng nguồn vốn có được một cách hợp lý tạo nên sự lãng phí và

chỉ trong một thời gian ngắn thì tiền đền bù cũng cạn sạch mà vẫn không có một việc làm

tốt, có nguy cơ phát sinh những tệ nạn mới “nhàn cư bất khả thiện” là gánh nặng cho xã

hội. Như vậy, Huyện cần có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng vốn, đặc biệt là

hướng dẫn đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc cách thức gửi tiết kiệm sao cho phù hợp với

từng đối tượng cụ thể nhằm ổn định đời sống về lâu dài.

56

Page 69: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Mặc dầu quá trình thu hồi đất của bà con nông dân trồng cao su đã được tiến hành

5 năm qua nhưng đời sống người dân vùng bị thu hồi đất đa phần vẫn còn rất bấp bênh.

Vấn đề việc làm, thu nhập đang là vấn đề nan giải của người dân nơi đây. Hầu hết thu

nhập của các hộ điều tra đều giảm so với trước kia ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng

như chi tiêu hiện tại của hộ. Bên cạnh đó, chính sách đền bù tái định cư của Nhà nước còn

nhiều bất cập, hiện tượng quy hoạch treo vẫn còn tồn tại trong khi rất nhiều hộ nông dân

đang sống trong tình trạng thất nghiệp, chưa có nhiều chính sách hướng nghiệp cũng như

hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất từ chính phủ và các doanh nghiệp.

5.2. Kiến nghị

Hiện nay đời sống của những người dân có cao su rất sung túc, họ luôn có mức thu

nhập tương đối cao và ổn định, trước khi thực hiện đề tài này tôi luôn luôn băng khoăn

một câu hỏi “liệu chính sách thu hồi đất của Nhà nước đối với các hộ trồng cao su để xây

dựng các khu công nghiệp, khu đô thi có thật sự đem lại cuộc sống tôt hơn cho người

dân?”, thực tế cho thấy hầu hết người dân trồng cao bị thu hồi đất thì mức sống và thu

nhập giảm đáng kể so với trước kia. Các cấp quản lý Nhà nước cần tránh tình trạng chạy

theo phong trào xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu

quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác

động đối với người dân.

Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp tràn lan là

khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các

Page 70: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu

sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi

của người dân.

Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý

cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất.

Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân.

Một kiến nghị khác rất thiết thực là đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là

người đại diện thì việc thu hồi đất phải do cơ quan nhà nước thực hiện với giá đền bù thoả

đáng. Hiện nay, hầu như huyện giao việc thu hồi đất cho các chủ doanh nghiệp. Doanh

nghiệp hưởng lợi rất lớn, bỏ qua khá nhiều quyền lợi của người dân. Gắn với việc thu hồi

là trách nhiệm tổ chức tái định cư. Hiện nay nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ việc này

là không hợp lý. Cách hiểu về tái định cư cũng chưa đầy đủ, chỉ mới cho rằng là đảm bảo

nhà ở, đất ở trong khi đáng ra còn là vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống và gắn với

chuyển dịch cơ cấu lao động. Nhà nước cần xây dựng quỹ tái định cư để phục vụ việc đền

bù, giải toả hình thành từ nguồn thu về đất.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn định hướng sử dụng vốn từ đền bù cũng là một vấn

đề cần được quan tâm đúng mức, tránh tình trạng tiêu pha lãng phí gây thất nghiệp và

nghèo đói kéo dài.

57

Page 71: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành luật đất đai -

Công báo.

2. Chính phủ: Nghị định 197/ 2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về việc bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Công báo.

3. Đại học Kinh tế quốc dân: “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất

bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-

xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”.

4. Đào Thị Hồng Long, 2000. Đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản

xuất nông nghiệp trên địa bàn quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh, luận văn tốt nghiệp đại

học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm

5. Đỗ Nguyễn Yến Nhi, 2006. Nghiên cứu đời sống của các hộ bị thu hồi đất - Quận 7,

Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2001 – 2005. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa

Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm.

6. Địa chỉ trang web báo Thanh Niên Việt Nam : www.thanhnien.com.vn

7. GS.TS. Trần Văn Chử, 2007. “ Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông

nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp”

8. Htpt://www.vneconomy.com.vn

9. Lệ Hằng: Đời sống, việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất: Bài toán khó! – Báo Hà

Nội Mới ngày 7 tháng 3/2008.

10. Niên giám thống kê huyện Tân Uyên

11. Kết quả điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội tại 5 Quận, Huyện

bị thu hồi đất năm 2007

12. Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của Huyện Tân Uyên giai đoạn 2006-2020

13. TS Phạm Sỹ Liên, PCT Tổng hội xây dựng Việt Nam. Chính sách thu hồi đất: “Cần

những thay đổi lớn” – Việt Báo ngày 28 tháng 9 năm 2008.

58

Page 72: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

BẢNG ĐIỀU TRA

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG

CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN

UYÊN

I) NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên người được phỏng vấn:……………………………………………

Họ và tên chủ hộ:…………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………….

Giới tính:……….. Tuổi:…….... Trình độ văn hóa: ……… Dân tộc:……….

Tình hình chung của hộ: Có hộ khẩu Chưa có

Quam hệ với chủ hộ:

Các thành viên trong

gia đình

Quan hệ

với chủ

hộ

TuổiTrình độ

học vấn

Nghề nghiệp

trước đây Hiện nay

1. Gia đình ông (bà) có bị thu hồi đất không: a. Có b. Không

2. Thông tin về đất đai:

59

Page 73: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Diện tích đất gia đình đang sở hữu hiện nay:………………

Diện tích trồng cao su hiện nay:…………………..

Diện tích trồng cây khác:…………………………

Diện tích nhà ở hiện nay:…………………………

Diện tích đất bị thu hồi:……………… Tổng số tiền đền bù: ……………………..

Mục đích của việc thu hồi đất : ………………………………….

3. Nhà ở hiện nay:

Mái 1 = ngói 2 = đúc 3 = tone/thiết 4 = lá

Nền 1 = gạch bông 2 = gạch tàu 3 = xi măng 4 = đất

Vách 1 = tường 2 = lá 3 = đất 4 = khác

Tầng 1 = triệt 2 = 1 lầu 3 = 2 lầu 4 = khác

4. Phương tiện đi lại và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình hiện nay

Tên phương tiện và đồ dùng sinh hoạt Số lượng

1) Xe đạp

2) Xe máy

3) Xe hơi/xe ôtô chở khách

4) Xe tải/xe ô tô chở hang

5) Điện thoại

6) Máy chụp hình

7) Bàn ghế

8) Xa lông

9) Tủ gỗ/ Tủ sắt

10) Bếp gas

11) Nồi cơm điện

12) Bếp điện

13) Quạt điện

14) Tivi

15) Máy nghe nhạc

60

Page 74: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

16) Đầu đĩa

17) Tủ lạnh

18) Máy giặt

19) Máy điều hòa

20) Máy vi tính

21) Karaoke

22) Máy nước nóng

5. Gia đình có nhà tắm, nhà vệ sinh riêng không?

a. Có b. Không

6. Khi có thành viên trong gia đình bị bệnh, thường khám chửa bệnh ở đâu?

a. Không khám b. Trạm y tế c. Bệnh viện

7. Những dịp Tết/lễ gia đình có thường đi du lịch, vui chơi giải trí không?

a. Có b. Không

8. Chi tiêu trung bình/tháng của gia đình là bao nhiêu? ……………………Triệu đồng

9. Gia đình chi tiêu cho hoạt động nào là nhiều nhất?

a. Ăn uống b. Giáo dục/học hành c. Y tế d. Khác

II) THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Trồng trọt ĐVT: Triệu đồng

Loại cây trồng Diện tích Chi phí Doanh thu/năm Lợi nhuận/năm

Chăn nuôi ĐVT: Triệu đồng

Loại vật nuôi Số con Chi phí TB Doanh thu/năm Lợi nhuận/năm

61

Page 75: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Trong lĩnh vực phi nông nghiệp

Tên ngànhNgười tham

giaDoanh thu Chi

Thu

nhập/thángghi chú

Công nghiệp

Dịch vụ

Buôn

bán/kinh

doanh

Khác

10. Đánh giá điều kiện sống của người dân

Điều kiện sốngThay đổi so với trước kia (đối

với hộ bị thu hồi đất)

Mức độ thỏa mãn hiện tại (đối

với hộ không bị thu hồi đất)

Nhà ở

Điện/nước

Trường học

Chăm sóc sức khỏe

Giao thông

Môi trường

Thu nhập

62

Page 76: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG ... VAN... · Web viewSử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được

Ghi chú: 1 = Tốt hơn 2 = Xấu hơn 3 = Không thay đổi

1 = Hài lòng 2 = Không hài lòng

11. Tình hình sử dụng nguồn thu nhập từ đền bu của nông hộ

Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%)

Chia cho người thân

Mua lại đất

Xây và sửa lại nhà

Mua săm đồ dùng trong nhà

Học nghề và học văn hóa

Đầu tư sản xuất

Mua bán, dịch vụ

Tiêu xài khác

Gửi tiết kiệm

Tổng số tiền

III) Ý KIẾN CỦA NÔNG HỘ

12. Chính sách đền bù giải tỏa, tái định cư của Nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến gia

đình?.......................................................................................................................................

13. Chính sách đền bù của Nhà nước có thỏa đáng không?...................................................

Tại sao? ……………………………………………………………………………………..

Ý kiến của gia đình? ………………………………………………………………………..

14. Hiện nay gia đình ông (bà) có yêu cầu hỗ trợ gì không?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

15. Ông (bà) có ý kiến đóng góp gì cho việc xây dựng địa phương?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

63