8
1 VNU-Alumni Talks soá 1 "Quaûn trò taøi naêng" Moãi ngöôøi laøm toát xaõ hoäi seõ toát ÑHQGHN vaø Wallonie - Bruxelles: Trieån khai hieäu quaû caùc döï aùn hôïp taùc nghieân cöùu Vietnam N ational U niversity, Hanoi TRANG TIN VNU ALUMNI Hội cựu SiNH viêN ĐHQGHN Soá 3 - 10/2016 http://alumni.vnu.edu.vn ALUMNI

Alumni Talks soá 1

  • Upload
    buithu

  • View
    218

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Alumni Talks soá 1

PB Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 1 Số 3 - 10/2016

VNU-Alumni Talks soá 1"Quaûn trò taøi naêng"

Moãi ngöôøi laøm toát xaõ hoäi seõ toát

ÑHQGHN vaø Wallonie - Bruxelles: Trieån khai hieäu quaû caùc döï aùn

hôïp taùc nghieân cöùu

vietnam National university, Hanoi

trang tinvnu alumniHội cựu SiNH viêN ĐHQGHN Soá 3 - 10/2016

http

://al

umni

.vnu

.edu

.vn

alumni

Page 2: Alumni Talks soá 1

2 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 3 Số 3 - 10/2016

VNU – Alumni Talks soá 1:

“Quaûn trò taøi naêng”

Ngày 25/9/2016, tại hội trường Ngụy Như Kon Tum, Hội cựu Sinh viên ĐHQGHN phối hợp với Khoa Quốc tế

ĐHQGHN tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quản trị tài năng”.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã tới dự và phát biểu tại Tọa đàm.

cùng dự có đại diện lãnh đạo văn phòng và các Ban chức năng của ĐHQGHN; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Khoa Quốc tế cùng các cựu sinh học viên, cựu sinh viên ĐHQGHN.

Đây là hoạt động định kỳ của Hội cựu sinh viên ĐHQGHN bao gồm chuỗi các sự kiện được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo diễn đàn giúp các sinh viên và cựu sinh viên trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, cơ hội việc làm và mở rộng quan hệ xã hội.

vNu-Alumni Talks số đầu tiên với chủ đề

“Quản trị tài năng” được tổ chức dành cho cựu học viên, cựu sinh viên Khoa Quốc tế. Diễn giả của chương trình là chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của các doanh nghiệp có tiếng trong và ngoài nước, gồm: Ông Nguyễn Quốc Toàn – Phó Giám đốc Tập đoàn Kiểm toán quốc tế Ernst & Young việt Nam, Bà vũ Thị Thuận – chủ tịch HĐQT Tập đoàn Traphaco, Ông Phạm Đình Đoàn – chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái, Ông Lê vĩnh Sơn – chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hà…

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho biết, vNu – Alumni Talks là một diễn đàn có ý nghĩa quan trọng, được diễn ra tại hội trường gắn với nhiều diễn biến lịch sử của nền giáo dục việt Nam. Sự kiện giúp gắn kết doanh nghiệp với nhà trường, kết nối các cựu học viên, cựu sinh viên, sinh viên với doanh nghiệp. Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ tổ chức thêm nhiều

chương trình giao lưu bổ ích, ý nghĩa giữa các thế hệ sinh viên và các tổ chức, doanh nghiệp.

Tại buổi Tọa đàm, với phong cách diễn thuyết hấp dẫn và có tính thuyết phục cao, ông Nguyễn Quốc Toàn - Phó Giám đốc Tập đoàn Ernst&Young việt Nam đã đưa ra những lý thuyết về thành công.

Theo ông, mật mã của thành công gồm có: sự luyện tập có chủ đích, sự bền bỉ và một tư duy tích cực. Để có sự luyện tập tốt cần tìm người huấn luyện bậc thầy, biết chia nhỏ các công đoạn luyện tập và luyện tập sâu.

Diễn giả cũng đưa ra các lời khuyên để có được thành công, đó là: bắt đầu sớm nhất có thể; luyện tập có chủ đích với thầy giỏi; “khổ luyện” năng lực; tạo môi trường thử thách để vượt qua hay gắn kết với những tấm gương thành công từ vượt khó, nỗ lực và qua đó xây dựng tính bền bỉ.

Trong khi đó, chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Traphaco vũ Thị Thuận chia sẻ ý nghĩa về việc làm sao để đào tạo được nhân tài và cách doanh nghiệp “giữ chân” người tài. Diễn giả này cho rằng, nhà trường cần tạo ra được môi trường đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, trau

vnu alumni tieâu ñieåm

Bảo TrANG

2 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 3 Số 3-10/2016

Page 3: Alumni Talks soá 1

4 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 5 Số 3 - 10/20164 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 5 Số 3-10/2016

dồi cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết cũng như rèn luyện thể lực cho các em. với các doanh nghiệp, để giữ được nhân tài, theo bà Thuận, nên tạo dựng một chế độ đãi ngộ thật tốt, chăm sóc, quan tâm đến nhân viên, xây dựng văn hóa công ty dựa trên nền tảng của văn hóa dân tộc.

Theo ông Lê vĩnh Sơn - chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà, nhân tài có năng lực bẩm sinh hay gọi là sở trường, nhưng sở trường đó phải qua môi trường đào tạo thì mới có thể mang đến thành công. Ông nhấn mạnh rằng môi trường đào tạo rất quan trọng. Trong quá trình đào tạo cần có những chính sách để khuyến khích học tập và sáng tạo nhằm tăng chất lượng đầu ra.

chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo cựu học

vnu alumni tieâu ñieåm

viên, cựu sinh viên và sinh viên ĐHQGHN. Nhiều câu hỏi được đặt ra cho các diễn giả và đại diện các doanh nghiệp. Bằng câu chuyện thực tế từ doanh nghiệp của mình, người đứng đầu các tập đoàn lớn đã đưa ra kinh nghiệm, lời khuyên làm sao để thu hút nhân tài trong các doanh nghiệp lớn và nhỏ hay xây dựng cơ chế, chính sách như thế nào để giữ người tài ở lại và làm việc cho mình.

Ông Nguyễn Quốc Toàn chia sẻ, những doanh nghiệp thành công khi làm đc 3 việc sau: Ông chủ là người thực sự cầu tài. Họ làm đủ mọi cách để giữ người tài; Doanh nghiệp nào giao quyền càng nhiều thì càng thành công; cơ chế chuẩn, tốt thì nhân viên sẽ luôn gắn bó với doanh nghiệp.

Ông Phạm Đình Đoàn cũng cho rằng, vai trò của người đứng đầu tổ chức là rất quan trọng, đó phải là người giỏi vừa có tâm vừa có tầm.

"mật mã của thành công gồm có: sự luyện tập có chủ

đích, sự bền bỉ và một tư duy tích cực. Để có sự luyện tập tốt cần tìm người huấn luyện bậc thầy, biết chia nhỏ các công đoạn luyện tập và luyện tập sâu."

" doanh nghiệp thành công khi làm đc 3 việc sau: Ông chủ là người

thực sự cầu tài. Họ làm đủ mọi cách để giữ người tài;

Doanh nghiệp nào giao quyền càng nhiều thì càng

thành công; Cơ chế chuẩn, tốt thì nhân viên sẽ luôn

gắn bó với doanh nghiệp."

Page 4: Alumni Talks soá 1

6 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 7 Số 3 - 10/2016

vnu alumni Tin töùc

Ngày 14/9/2016, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài rudy Demotte, Bộ

trưởng - Thủ hiến chính phủ cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie-Bruxelles, vương quốc Bỉ).

Tham dự buổi làm việc, về phía ĐHQGHN có Trưởng Ban Hợp tác và Phát triển Nguyễn Thị Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên vũ Hoàng Linh, Quyền chủ nhiệm Khoa Luật Trịnh Quốc Toản, Phó viện trưởng phụ trách viện Quốc tế Pháp ngữ Ngô Tự Lập, viện trưởng viện vi sinh vật và công nghệ sinh học Dương văn Hợp cùng đại diện chủ trì các dự án được Wallonie – Bruxelles tài trợ giai đoạn 2016-2018.

về phía đoàn Wallonie – Bruxelles có Đại sứ vương quốc Bỉ tại việt Nam Jehanne roccas, Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại việt Nam Anne Langer, vụ trưởng vụ Đông Nam Á – cục Hợp tác Song phương - cơ quan Ngoại giao Wallonie-Bruxelles Solange de Harlez, Tham tán Kinh tế và Thương mại – cơ quan Đầu tư nước ngoài và Ngoại thương vùng Wallonie tại TP. Hồ chí Minh Laurent Pierart cùng các thành viên thuộc văn phòng Bộ trưởng - Thủ hiến, đại diện ĐH Liège.

Đánh giá cao những hỗ trợ cho việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng trong thời

gian qua, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định sự hiện diện của Ngài Bộ trưởng là minh chứng cho quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên cũng như góp phần khẳng định vai trò và vị thế của ĐHQGHN.

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn Wallonie-Bruxelles sẽ hỗ trợ ĐHQGHN hơn nữa, đặc biệt trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu chung, cấp học bổng trao đổi sinh viên và học viên sau đại học. Giám đốc ĐHQGHN tin rằng, các hoạt động hợp tác giữa ĐHQGHN và phái đoàn Wallonie – Bruxelles không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển hai bên mà còn giúp tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa việt Nam và Bỉ.

cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo ĐHQGHN, Bộ trưởng - Thủ hiến chính phủ cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp rudy Demotte tin tưởng những dự án hợp tác giữa ĐHQGHN và Phái đoàn Wallonie – Bruxelles đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả, lợi ích cho các bên và cho hai quốc gia việt Nam và Bỉ. Phía Bỉ sẽ tiếp tục lưu ý đến việc liên hệ và kết nối ĐHQGHN với với các cơ quan quản lý khoa học công nghệ và các trung tâm đào tạo, nghiên cứu vùng Wallonie – Bruxelles.

Tại buổi làm việc, đại diện chủ trì 04 dự án được Wallonie-Bruxelles tài trợ năm 2016 - 2018 đã trình bày tóm tắt về các dự

án: Dự án 10 “Đánh giá các đặc tính sinh học của các phân tử mới và phụ gia thực phẩm dựa trên mô hình tế bào và cá ngựa vằn” (Phòng công nghệ Tế bào Động vật, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sự sống, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Trung tâm Nghiên cứu GiGA, Trường ĐH Liège), Dự án 15 “Xác định tiềm năng tái tạo năng lượng từ chất thải lỏng và rắn bằng phương pháp in situ” (Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững - cETASD, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Ecoservice Fc), Dự án 6A “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo về Luật biển và Quản lý biển” (Khoa Luật và Trường ĐH Tự do Bruxelles), Dự án 13 “Nâng cấp quy mô sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học dùng cho sản xuất rau an toàn ở việt Nam” (viện vi sinh vật và công nghệ sinh học và Bộ môn Sinh học phân tử và công nghệ sinh học thực vật, Khoa Khoa học đời sống, Trường ĐH Liège).

cũng tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng - Thủ hiến chính phủ cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp rudy Demotte chứng kiến lễ kí kết văn bản ghi nhớ về việc thành lập công ty liên doanh giữa viện vi sinh vật và công nghệ sinh học - ĐHQGHN và công ty Artechno (Bỉ).

SiNH vũ - ảnh: Quốc ToảN

ĐHQGHN và Wallonie - Bruxelles: Triển khai hiệu quả các dự án hợp tác nghiên cứu

Lãnh đạo công ty cổ phần công nghệ DTT, ông Nguyễn Thế Trung cũng là gương mặt châu Á duy nhất trong số những cá

nhân được tôn vinh trong năm nay của ngôi trường có sinh viên từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đang theo học.

Đại học công nghệ Sydney mới đây được xếp số 1 tại Úc và thứ 21 trong Top 50 trường thế giới dưới 50 tuổi, theo xếp hạng của Times Higher Education World university rankings. Được thành lập từ năm 1964 với tên gọi New South Wales institute of Technology, năm 1988, trường được đổi tên thành Đại học công nghệ Sydney và nhanh chóng xây dựng được danh tiếng quốc tế vì sự vượt trội trong hoạt động giảng dạy định hướng nghề nghiệp và nghiên cứu thực tiễn.

cEo công ty DTT Nguyễn Thế Trung vốn là học sinh chuyên Toán Tổng hợp Hà Nội, từng giành giải Nhì Toán quốc tế năm 1995 tại canada. Năm 1996, ông Trung sang Úc học ngành cNTT tại Đại học công nghệ Sydney, theo diện sinh viên được nhận học bổng toàn phần của chính phủ Úc.

Tại thời điểm mới là sinh viên năm 4, mặc dù chưa tốt nghiệp, ông Nguyễn Thế Trung đã làm Giám đốc r&D cho một công ty của Úc với mức lương 70.000 đôla Úc/ năm, quản lý nhiều nhân viên có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Năm 2003, ông Nguyễn Thế Trung về nước và lập công ty công nghệ DTT. Dưới sự lãnh đạo của vị cEo này, đến nay DTT đã trở thành

Đại Học cÔNG NGHệ HàNG Đầu Úc viNH DANH

cEo DoANH NGHiệP việT

Đại học Công nghệ Sydney (UTS), trường đứng top đầu tại Úc vừa bầu chọn Giám đốc Công ty công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung, cựu sinh viên ĐHQGHN, cho giải thưởng uy tín hàng năm dành cho cựu sinh viên trên toàn thế giới có nhiều đóng góp và ảnh hưởng.

một trong những công ty công nghệ uy tín tại việt Nam, cung cấp các giải pháp và dịch vụ cNTT - viễn thông khép kín và toàn diện cho mọi khách hàng trên toàn thế giới.

Tại thị trường việt Nam, DTT là nhà cung cấp các giải pháp chính phủ điện tử và giải pháp tích hợp tổng thể cho các doanh nghiệp, tổ chức. Hầu hết các bộ, ngành chủ chốt cũng như các công ty và tổ chức tài chính lớn tại việt Nam đã và đang là khách hàng của DTT.

DTT cũng là doanh nghiệp đã tiên phong triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP), phát huy hiệu quả và chất lượng của các dịch vụ hạ tầng xã hội trong các lĩnh vừa giáo dục, y tế, giao thông vận tải và văn hóa trên nền tảng tri thức cNTT.

Đồng thời, DTT là đơn vị tiên phong và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng giáo dục STEM tại việt Nam. Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

M.T

Page 5: Alumni Talks soá 1

8 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 9 Số 3 - 10/2016

vnu alumni Tin töùc

Phạm cao Nguyên, học sinh lớp 11 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN là một trong hai thí sinh giành huy chương vàng (Hcv) danh giá trong cuộc thi olympic Tin học quốc tế 2016, cụ thể em giành được 416/600 điểm và xếp thứ 26 trên tổng số 308 thí sinh của 81 quốc gia và lãnh thổ.

có được thành công như ngày hôm nay, em cho hay: "Khi ôn luyện để chuẩn bị cho cuộc thi chúng em cũng học khá nhiều. chủ yếu dành thời gian luyện đề, tìm nguồn kiến thức, chia sẻ kiến thức với nhau. có hôm em dành nguyên 8 tiếng chỉ để học Tin".

Bùi Tú Anh đã trở thành thủ khoa có số điểm đầu vào cao nhất của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN năm 2016 với số điểm 113 trong kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN.

Điều thú vị nữa là trong kỳ thi THPT Quốc gia, Tú Anh dự thi vào Trường Đại học Ngoại thương và trúng tuyển ngành Kế toán Kiểm toán với số điểm 24.5 nhưng cuối cùng Tú Anh đã chọn Trường ĐHKT- ĐHQGHN để theo học.chia sẻ về sự lựa chọn này, Tú Anh nói: “Hồi vào học cấp 3 em thích ĐH Ngoại thương. Em dự thi vào ĐH Ngoại thương để chứng minh mình có thể làm được điều mình mong muốn. cuối cùng em vẫn chọn học tập ở ĐHKT - ĐHQGHN vì em nghĩ môi trường học tập ở đây phù hợp với em hơn”.

Trở thành sinh viên có thành tích học tập cao nhất toàn khóa, Nguyễn Thị Thu Huyền K57 – chất lượng cao (cLc) được nhận Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN

trong buổi lễ tốt nghiệp. Huyền xúc động chia sẻ: “Được trở thành sinh viên xuất sắc của khóa, em vô cùng vinh dự và tự hào. Tuy nhiên, em hiểu rằng đây cũng là một thử thách, một trọng trách to lớn. Em cần phải nỗ lực hơn nữa trên con đường sự nghiệp sắp tới để không phụ sự mong đợi của các thầy cô giáo, sự kỳ vọng của gia đình dành cho mình, không hổ danh là một sinh viên xuất sắc của Khoa Luật, ĐHQGHN”.

Trong suốt 4 năm học, Huyền còn có nhiều thành tích

khác như hai năm liền đạt danh hiệu “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, thường xuyên nhận học bổng của Khoa và học bổng Yamada, Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting và được nhận giải thưởng dành cho sinh viên thủ khoa có thành tích học tập xuất sắc do công ty Luật Frasers tài trợ. cũng như các bạn sinh viên khác khó tránh khỏi những khó khăn trong môi trường học tập mới, Huyền không nản lòng, luôn nỗ lực phấn đấu học tập, phải học gấp đôi các bạn. Khi đã tiếp cận và tìm được phương pháp học ở bậc đại học, Huyền yên tâm tham gia học bằng kép tại Khoa Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Thời gian đầu khi mới theo học hai trường, Huyền gặp nhiều vướng mắc trong việc sắp xếp lịch học, cân bằng quỹ thời gian cũng như việc tham gia các hoạt động ngoài giờ khác. chia sẻ về bí quyết học tập, Huyền cho biết: “Em luôn đặt ra mục tiêu trước mắt và lâu dài em phải sắp xếp thời gian và lên kế hoạch thực hiện. việc sắp xếp thời gian hợp lý và hoạch định những kế hoạch học tập đúng đắn không hề dễ dàng và mỗi người lại có một cách riêng”. Đối với Huyền, việc rèn luyện và trau dồi hằng ngày luôn được ưu tiên. Trước mỗi kỳ thi khoảng một tháng, Huyền thường dành thời gian lập sơ đồ dàn ý tổng quan và chi tiết cho từng môn học để dễ dàng ôn tập cũng như tránh bỏ sót. Ôn tập dài hạn và mở rộng vấn đề để chủ động trước mọi hình thức thi,…

cầN TuYểN: SiNH viêN THực TậP

- Ngành: Xuất nhập khẩu

- Số lượng cần tuyển: 30 người

THời GiAN NHậN Hồ Sơ TuYểN DụNG THực TậP: từ ngày 10/10/2016 đến hết ngày 30/10/2016

Điều KiệN TuYểN DụNG: Sv năm cuối chuyên ngành ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Trung

MÔ Tả cÔNG việc THực TậP:

các em sinh viên được thực hành các công việc tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty như: dịch tài liệu catalogue, hợp đồng TM tiếng Anh, tiếng Trung, kỹ năng marketing sales online, design, được thực hành các công việc xuất khẩu hàng và nhập khẩu hàng của công ty: xin báo giá đối tác nước ngoài soạn hợp đồng invoice packing list các phụ phí trong vận tải xin báo giá cước lên tờ khai hải quan các loại hình nhập – xuất kinh doanh, mậu dịch, phi mậu dịch, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.

Được thực hành các nghiệp vụ ngoại thương: incoterms, các phương thức giao dịch trong thương mại quốc tế, cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, khai báo và thủ tục hải quan; hướng dẫn khai báo hải quan điện tử.

Được tìm hiểu và thực hành các phương thức thanh toán phổ biến trong thương mại quốc tế: Hướng dẫn cách mở L/c, TTr, tỉ giá hối đoái, ucP600; Lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán.

vận tải ngoại thương: các phương thức thuê tàu, vận đơn.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: các điều kiện bảo hiểm; Khiếu nại đòi bồi thường tổn thất; luật áp dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

ĐịA ĐiểM THực TậP: Hà Nội

Mục đích: Nhằm giúp các em sinh viên thực hành các công việc thực tế tại công ty; Tuyển chọn sinh viên có kết quả thực tập tốt và có thành tích cao trong học tập tại nhà trường vào làm việc tại công ty cổ phần vinasimex.

Yêu cầu đơn dự tuyển: Đơn xin thực tập theo mẫu của viNASiMEX, sơ yếu lý lịch cá nhân có dấu xác nhận của địa phương, (HK, cMND bản photo), giấy giới thiệu của nhà trường, bảng điểm kết quả học tập.

Hình thức nộp hồ sơ: nộp bản mềm, bản scan qua mail.

Địa chỉ nhận hồ sơ: Email: [email protected]

THÔNG BÁo TuYểN DụNG THực TậP

Giới THiệu Sơ Lược về cÔNG TY cổ PHầN viNASiMEX

Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh về xuất nhập khẩu ô tô và các loại xe chuyên dụng khác, máy móc công nghiệp, máy móc xây dựng, máy móc nông nghiệp, điện tử tiêu dùng, đồ điện gia dụng, sắt thép kim loại, vật liệu xây dựng, gôc nguyên liệu thiêu, (nội thất: gỗ, kim laoij, da và giả da), lâm nông sản, dịch vụ vận tải logistic, dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, kê khai hải quan xuất nhập khẩu,…

Mọi cHi TiếT LiêN Hệ:

Phòng tuyển dụng

công ty cổ phần viNASiMEX

Địa chỉ: Tòa nhà vP Nhật An, 30D, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 04.66802649

DĐ: 01698407739

Page 6: Alumni Talks soá 1

10 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 11 Số 3 - 10/2016

Moãi ngöôøi laøm toátxaõ hoäi seõ toát

vnu alumni GöônG maët

Đừng nhìn vấn đề ở khía cạnh chảy máu chất xám hay không. Bản chất nguồn nhân lực là vấn đề thị trường, tại sao

không nghĩ đến chuyện kéo người giỏi của nước ngoài về vN làm việc và ở mặt ngược lại, những người việt giỏi, nếu họ có cơ hội đi, hãy để họ đi.

Ngay ở vN hiện cũng có tới cả trăm ngàn người nước ngoài đang làm việc. Nếu đó là những người giỏi thì hoàn toàn không có vấn đề gì, vì nó chứng tỏ vN thu hút được những người tài đến làm việc.

Nhiều quốc gia phát triển nhờ thu hút được nguồn nhân lực nước ngoài. các nước như Mỹ, Singapore… chủ yếu đi tận dụng chất xám của người nước khác. Như KTS võ Trọng Nghĩa của vN, người được nhiều giải thưởng lớn, Singapore mời anh ấy sang làm GS ngay dù trước đó anh ấy không tham gia giảng dạy.

Singapore là 1 đất nước có chiến lược về con người. Ngay trên tiền của Singapore, cũng là hình ảnh các học sinh, hình ảnh con người.

Ngay cả Đức, chính sách của họ hạn chế nhập cư như thế, nhưng một năm dân số Đức vẫn tăng, khoảng 1 triệu người nhập cư mà đa phần là người giỏi.

Như vậy thay nghĩ phải giữ người tài, thì sao không “ăn cắp” chất xám ngược lại, cách này thậm chí còn tốt hơn, bởi nó càng tăng tính đa dạng. Đây là câu chuyện của tư duy, là chuyện làm sao tăng cao tính cạnh tranh của thị trường lao động vN. còn người tài đó là người vN hay người nước nào, Đức, Pháp, Mỹ… đều tốt cả, miễn đó là người tài.

Được biết ông nhấn mạnh đến “tham vọng” là làm sao để VN có thể xuất khẩu GD, nhưng dường như trước đó sẽ còn phải giải quyết tình trạng “tị nạn giáo dục” phải không, thưa ông?

TS. Đàm Quang Minh từng là cựu sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Ở độ tuổi 35, TS. Đàm Quang Minh hiện là Hiệu trưởng Đại học trẻ tuổi nhất Việt Nam. Anh nhận bằng Tiến sỹ về Khoa học Trái đất của trường ĐH Tổng hợp Greifswald (CHLB Đức) năm 2007. Trước đó, Đàm Quang Minh là học sinh khối chuyên Toán Tin, ĐH Tổng hợp và sau đó tốt nghiệp đại học chuyên ngành Địa chất khóa 1 chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2001.

Hiệu trưởng Đại học FPT Đàm Quang Minh sinh năm 1979, là một Tiến sỹ trẻ có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục cao đẳng, đại học và hợp tác quốc tế. TS. Đàm Quang Minh cho biết:

Đức MiNH

Page 7: Alumni Talks soá 1

12 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN 13 Số 3 - 10/2016

Nói chung tôi thấy người vN đi ra nước ngoài học cũng tốt. Nhưng nếu chỉ là “van một chiều” thì lại không tốt. Hiện người vN ra nước ngoài học tính ra phải lên để cả trăm nghìn, nhưng số người nước ngoài vào vN học thì rất ít, trừ một số những người theo học về văn hóa, hay một số đối tượng được cấp học bổng từ các trong khu vực… thì gần như là con số 0. Trong khi một năm ta mất 1,7 tỷ uSD vào du học.

Nhìn vào sự chênh lệch đó có thể thấy để “xuất khẩu giáo dục” được sẽ là con đường rất dài. Nhưng chúng ta vẫn cần tư duy là thay vì ngăn hay hạn chế người ra nước ngoài học, thì phải nâng mình lên để hút người ta đến với mình.

vì vậy, quan điểm của tôi vẫn là chúng ta đừng nghĩ đến chuyện “khóa”, mà hãy nghĩ đến chuyện mở cửa hơn nữa, nhưng đồng thời phải tăng sức cạnh tranh.

Nhưng trên nền tảng GD như hiện nay của VN, mà ông bàn đến chuyện xuất khẩu GD thì có ai cho rằng ông quá lạc quan không?

Nói thẳng là điều đó rất khó. Bởi tư duy của một người đi du học thường quan tâm trước tiên sẽ tôi học ở nước nào, rồi sau đó mới đến học trường nào. Bây giờ nói sang học ở vN, thì bản thân người vN có lẽ cũng còn thấy ngượng ngùng. Trong khi trên thế giới, bạn bè quốc tế còn biết về vN rất ít.

Như thế đặt ra một tham vọng “xuất khẩu” rõ ràng là rất khó, nhưng việc khó làm nó mới thú vị.

Bên cạnh tình trạng “tị nạn giáo dục”, chảy máu chất xám, thì hiện lại có những trí thức trẻ như ông hay TS Giáp văn Dương… trở về vN chọn con đường phát triển GD. Trong trường hợp của ông, khi đang làm tiến sĩ ở Đức câu chuyện về hay

ở có đặt ra không?

Đương nhiên là có chứ. Thực ra lúc vừa học xong, tôi không nghĩ quá nhiều, phải về “lấy được”, vì ở Đức… buồn quá. Xã hội họ đã tương đối hoàn chỉnh rồi, không có nhiều vấn đề phải xử lý, giải quyết. Trong khi về vN, nhìn đâu cũng thấy vấn đề, cái gì cũng có thể tham gia, tại sao lại không về? Quan trọng nhất là mình làm được cái gì.

Nói vui vậy. còn về sâu xa, thực ra tôi đã thích lĩnh vực giáo dục từ lâu. Ngay khi làm nghiên cứu sinh, tôi cũng đã viết báo, nghiên cứu về GD. Dù thời đại học tôi chưa nghĩ tỏ tường hết, nhưng có lẽ đến 1 thời điểm phù hợp thì mình thấy rõ lựa chọn đó của bản thân.

Lứa tuổi những người như ông tham gia phát triển GD tại VN có thể nói vẫn được coi là trẻ. Vậy là một người trẻ, ông cảm thấy khó khăn nào lớn nhất?

Khó khăn có lẽ là ít người làm quá. cần phải có thêm nhiều người nữa, những người làm thực tế. vì chỉ có làm thực tế mới có thể tạo ra sự phát triển. Thay vì nói, bây giờ chúng ta cần một thế hệ làm. càng nhiều người làm càng tốt, làm một cách bài bản, chuẩn mực, có triết lý, có phương pháp luận đàng hoàng chứ không phải lổn nhổn, chộp giật.

Ông có thấy nhiều triển vọng trong mong muốn đó của mình?

Thực ra tôi là người lạc quan. Tôi không buồn hay thất vọng nhiều vào chuyện người khác làm cái gì lắm, quan trọng nhất là mình làm cái gì. Tôi nghĩ xã hội tốt lên nhờ vào động cơ ai cũng muốn làm tốt hơn, chứ chẳng phải vì động cơ hi sinh cho xã hội hay vì cái gì cả. Xã hội phát triển theo nguyên lý thị trường thôi, mỗi người làm tốt hơn trong phạm vi của mình, thì cả xã hội tốt lên. Đơn giản là vậy.

vnu alumni GöônG maët

Page 8: Alumni Talks soá 1

14 Trang tin cựu sinh viên ĐHQGHN PB Số 3 - 10/2016

Vaên phoøng hoäi cöïu sinh Vieân ÑhQghnPHòNG 504, TòA NHà D2 - Số 144 XuâN THủY, cầu GiấY, Hà Nội

Điện thoại: 04.37547670 (514)

Email: [email protected]