14
Bản tin gạo tuần VietRice Weekly I. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC SẢN XUẤT Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía Nam đã thu hoạch 1690,2 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 90% diện tích gieo cấy và bằng 104,1% cùng kỳ năm trước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long cơ bản thu hoạch xong, ước tính năng suất lúa đạt 63,1 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước, sản lượng đạt trên 9,6 triệu tấn, tăng 55 vạn tấn. Các địa phương phía Bắc đã gieo cấy được 1118,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,4% cùng kỳ năm trước; trong đó các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kết thúc gieo cấy, diện tích đạt 548,1 nghìn ha, bằng 99,1%; các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt 330,3 nghìn ha, bằng 99,1%; các tỉnh miền núi đã cơ bản gieo cấy xong. Gieo sạ lúa hè thu ở các địa phương phía Nam đạt 351,9 nghìn ha, bằng 113,8% cùng kỳ năm trước; trong đó đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy 346,7 nghìn ha, bằng 120%. Để phòng tránh sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất do giá vật tư đầu vào nông nghiệp tăng cao, tỉnh Bạc Liêu đã áp dụng kỹ thuật IPM vào sản xuất. Vụ hè thu năm 2008, tỉnh Bạc Liêu có thêm 15.000 ha lúa được nông dân sản xuất bằng kỹ thuật IPM và áp dụng sản xuất theo mô hình “3 giảm-3 tăng” đưa tổng diện tích gieo trồng lúa hè thu áp dụng mô hình này chiếm 70% diện tích xuống giống. Toàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 5.400 hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác theo qui trình IPM và ứng 1 Bạc Liêu: tăng diện tích lúa sản xuất bằng kỹ thuật IPM Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam: vững ở mức cao Thị trường gạo Châu Á: giá gạo biến động trái chiều Thị trường gạo kỳ hạn: tăng trở lại sau những nỗ lực điều chỉnh Có thể sẽ được phép ký các hợp đồng xuất khẩu gạo trở lại sau 30/6 Từ 2008 đến năm 2020 sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu từng năm Số liệu thị trường gạo TUẦN 3 THÁNG 5 (TỪ 17/5 – 23/5) NĂM 2008 www.agro.gov.vn

agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

I. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

SẢN XUẤT

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía Nam đã thu hoạch 1690,2 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 90% diện tích gieo cấy và bằng 104,1% cùng kỳ năm trước.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long cơ bản thu hoạch xong, ước tính năng suất lúa đạt 63,1 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước, sản lượng đạt trên 9,6 triệu tấn, tăng 55 vạn tấn.

Các địa phương phía Bắc đã gieo cấy được 1118,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,4% cùng kỳ năm trước; trong đó các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kết thúc gieo cấy, diện tích đạt 548,1 nghìn ha, bằng 99,1%; các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt 330,3 nghìn ha, bằng 99,1%; các tỉnh miền núi đã cơ bản gieo cấy xong.

Gieo sạ lúa hè thu ở các địa phương phía Nam đạt 351,9 nghìn ha, bằng 113,8% cùng kỳ năm trước; trong đó đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy 346,7 nghìn ha, bằng 120%.

Để phòng tránh sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất do giá vật tư đầu vào nông nghiệp tăng cao, tỉnh Bạc Liêu đã áp dụng kỹ thuật IPM vào sản xuất.

Vụ hè thu năm 2008, tỉnh Bạc Liêu có thêm 15.000 ha lúa được nông dân sản xuất bằng kỹ thuật IPM và áp dụng sản xuất theo mô hình “3 giảm-3 tăng” đưa tổng diện tích gieo trồng lúa hè thu áp dụng mô hình này chiếm 70% diện tích xuống giống.

Toàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 5.400 hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác theo qui trình IPM và ứng dụng “3 giảm-3 tăng”, phổ biến, hướng dẫn kinh nghiệm xuống giống né rầy để chủ động trong phòng chống trừ rầy nâu và các loại sâu bệnh phá hại lúa khác. Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn tất việc gieo sạ cho hơn 50.000 ha lúa vụ hè thu năm 2008.

THỜI TIẾT

Trong hai ngày 18-19/5, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có mưa lớn trên diện rộng. Đây là trận mưa đầu mùa với lượng mưa khá lớn, lượng nước phổ biến trên dưới 1.000 mm đã giúp cho 34.000 ha lúa đông xuân trên địa bàn tỉnh không bị khô hạn, tránh phụ thuộc vào nguồn nước từ các sông, kênh, ao, hồ đang dần bị cạn. Trận mưa vừa qua đã khắc phục được tình trạng cây trồng hạn hán, giảm chi phí đầu tư nhiên liệu để bơm nước cho cây trồng. Mưa cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa ở Hà Nam đang vào thời kỳ trổ bông sinh trưởng tốt hơn, tránh được tình trạng cây “ngẹn đòng”, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây lúa.

Trung tâm dự báo khí tượng Thủy Văn Trung ương cho biết, lượng nước mưa trong đợt lũ tiểu mãn những ngày trong tuần qua có khả năng đáp ứng đủ nước cho các hồ thủy lợi và thủy điện khu vực Bắc

1

Bạc Liêu: tăng diện tích lúa sản xuất bằng kỹ thuật IPM

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam: vững ở mức cao

Thị trường gạo Châu Á: giá gạo biến động trái chiều

Thị trường gạo kỳ hạn: tăng trở lại sau những nỗ lực điều chỉnh

Có thể sẽ được phép ký các hợp đồng xuất khẩu gạo trở lại sau 30/6

Từ 2008 đến năm 2020 sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu từng năm

Số liệu thị trường gạo

TUẦN 3 THÁNG 5 (TỪ 17/5 – 23/5) NĂM 2008

www.agro.gov.vn

Page 2: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

Bộ. Đợt lũ tiểu mãn vừa qua đã phân bố đồng đều cho các lưu vực sông Đà, sông Thao, sông Lô và sông Thái Bình. Do đó, đảm bảo đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân và hè thu năm 2008, nhất là bổ sung lượng nước cho lúa đang vào thời kỳ giáp hạt.

Các chuyên gia khí tượng thủy văn dự báo, cuối tuần 3 tháng 5 năm 2008 này có khả năng sẽ tiếp tục có một đợt lũ tiểu mãn mới.

GIÁ CẢ TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU

Giá gạo tại các tỉnh Miền Bắc: vẫn đứng ở mức cao

Sau khi cơn sốt gạo bị đẩy lùi vào những ngày cuối tháng 4 vừa qua, nhiều loại gạo ngon như Hải Hậu, Bắc Hương, tám Thái Lan…tuy không thiếu hụt về nguồn cung nhưng giá vẫn ở mức cao, từ 10-15% so với những tháng đầu năm. Nguyên nhân là do người tiêu dùng tại thị trường Miền Bắc, đặc biệt là thị trường Hà Nội chủ yếu tiêu dùng loại gạo chất lượng cao, trong khi diện tích và sản lượng gạo ngon còn ít, cộng với chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao.

Giá gạo Bắc Hương vào thời điểm từ tháng 1/2008 đến trung tuần tháng 4/2008, trung bình ở mức 11.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo Bắc Hương tính đến thời điểm trung tuần tháng 5/2008 hiện đang ở mức 14.000 đồng/kg.

Giá gạo tẻ thường tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục ổn định ở mức cao, phổ biến ở mức 10.500-11.000 đồng/kg. Giá lúa tẻ thường tuần này tăng nhẹ, từ 100-200 đồng/kg so với tuần trước, phổ biến ở mức 7.000 đồng/kg.

Giá gạo tại các tỉnh Miền Nam: đầu tuần tăng nhẹ nhưng đến những ngày cuối tuần giá gạo đã trở lại mức bình ổn so với tuần trước.

Ngày 17-18/5/2008, do thông tin bão có thể ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển miền Tây nên một số người dân ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có xu hướng đi mua lương thực về trữ vì sợ sẽ tăng giá bất thường như đợt tăng giá gạo cuối tháng 4 vừa qua. Trước biến động đó, giá gạo ở các địa phương này tăng nhẹ, từ 1.000-2.000 đồng/kg sau nhiều ngày đứng giá. Cụ thể, tại Cà Mau, gạo tẻ thường dao động trong khoảng 11.500-12.500 đồng/kg.

Tại Bạc Liêu và Sóc Trăng, gạo thơm Jasmine tăng từ 13.000 lên 15.000-16.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, ngay sau đó, giá gạo trở lại mức bình ổn và còn có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do các chủ buôn gạo đang tìm cách bán bớt lượng gạo dự trữ trong kho. Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bán bớt lượng gạo dự trữ trong kho: thứ nhất, các chủ gạo phải trả lãi vốn vay ngân hàng; thứ hai, vụ thu hoạch lúa hè thu sớm đang sắp đến gần sẽ cung ứng nguồn cung lớn và có thể giá lúa sẽ giảm.

Giá gạo tại thị trường Cần Thơ ở mức 10.500 đồng/kg; tại Đà Nẵng ở mức 12.000 đồng/kg; tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 11.000-12.500 đồng/kg, ổn định so với tuần trước.

Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, www.agro.gov.vn

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam: vững ở mức cao trong tuần qua

Giá gạo 15% tấm xuất khẩu của Việt Nam giữ vững ở mức 970 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo 25% tấm xuất khẩu cũng giữ nguyên so với tuần trước, ở mức 943 USD/tấn. Mặc dù nguồn cung trong nước đã tăng lên nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn vững ở mức cao trong tuần qua. Nguyên nhân là do các thương gia tranh thủ mua vào với dự kiến hoạt động xuất khẩu sẽ được nối lại vào cuối tháng 6 tới. Các công ty xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn đang giao gạo theo các hợp đồng mà chính phủ đã thông qua vào những tháng trước, chủ yếu sang Phillipines, Châu Phi và các nước Trung Đông.

2

Page 3: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, www.agro.gov.vn

II. THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

Theo dự báo, sản lượng lúa vụ đông năm nay của Ấn Độ có thể giảm 5% nếu nông dân chuyển sang trồng cây lấy hạt có dầu do lo ngại hạn chế xuất khẩu gạo sẽ làm cho giá giảm. Mặc dù sản lượng lúa vụ đông chỉ chiếm khoảng 1/8 sản lượng gạo của Ấn Độ nhưng bất kể động thái không tích cực nào về sản lượng thu hoạch ở nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới này cũng có thể gây tác động về giá gạo trên thị trường thế giới.

Năm 2007, Ấn Độ đã xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo, chiếm 1/8 thương mại gạo thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Đông như Iran, Irắc, Ả Rập Xê Út…Những tháng đầu năm 2008, Ấn Độ đã xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang Bangladesh, và một phần nhỏ sang Nêpan và Bhutan. Chính phủ Ấn Độ dự đoán, sản lượng gạo năm 2008 tăng 1,7% lên 95,7 triệu tấn so với năm 2007.

Cuối tuần qua, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xuất 50.000 tấn gạo cho Phillipines, coi đó như là một khoản cứu trợ khẩn cấp đối với quốc gia nhập khẩu gạo lớn ở khu vực Đông Nam Á. Nguồn gạo này dự đoán được lấy từ lượng gạo đã được Nhật Bản mua vào năm 2005.

Hiện nay, Nhật Bản đang xem xét sử dụng một phần lượng gạo dư thừa theo thoả thuận thương mại đa phương để giúp các nước đang phát triển đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Để thực hiện chủ trương trên, Nhật Bản sẽ bắt đầu thương

lượng với Mỹ, nước xuất khẩu gạo chủ yếu cho Nhật Bản. Thoả thuận tại Vòng đàm phán Urugoay quy định, Nhật Bản được nhập khẩu ít nhất 770.000 tấn gạo/ năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

THỜI TIẾT

Trận động đất vừa qua ở vùng Tây Nam Trung Quốc đã tác động nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tứ Xuyên và những khu vực khác do tác động của dư chấn.

Trận động đất này đã phá hoại hơn 33.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 10.000 ha lúa mỳ. Toàn bộ hệ thống thủy lợi phục vụ 10.000 ha lúa gạo cũng bị phá huỷ hoàn toàn. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp một số lượng lớn cơ sở nông trang cũng bị phá huỷ, gồm hơn 20.000 máy móc nông nghiệp và khó có khả năng phục hồi sửa chữa.

Tuy nhiên, thông tin từ Bộ Nông nghiệp cho biết. giá lương thực vẫn ở mức như trước khi động đất xảy ra.

GIÁ CẢ

Thị trường gạo Châu Á: giá gạo biến động trái chiều.

Giá gạo Thái Lan tiếp tục tăng giá nhờ nhu cầu tiêu thụ mạnh, trong khi lệnh cấm ký hợp đồng xuất khẩu mới và thu hoạch vụ hè thu sắp tới đang nhân tố khiến giá gạo Việt Nam ở mức ổn định so với tuần trước.

Hiện nay, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đang có nhiều đơn đặt hàng từ khắp các nơi trên thế giới. Vì vậy, thị trường gạo Thái Lan biến động mạnh, giá cả lên xuống từng ngày, trung bình 50 USD/tấn tuỳ thuộc vào nguồn cung có mặt trên thị trường ngày hôm đó và nhu cầu mua bán trên thị trường ngày hôm đó. Hiện tại, thị trường gạo Thái Lan đang sôi động với tin Malaysia có thể có mặt trên thị trường vào tuần tới để mua 300.000 tấn gạo sau khi đã mua 200.000 tấn đầu tuần này.

Giá gạo 100% loại B của Thái Lan tăng 32 USD/tấn so với tuần trước, ở mức 1.000 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm Thái Lan tăng 16 USD/tấn so với tuần trước, ở mức 920 USD/tấn. Gạo 15% tấm và 10% tấm Thái Lan đều ở mức giá 940 USD/tấn, tăng 28 USD/tấn so với tuần trước.

3

Page 4: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, www.agro.gov.vn

Thị trường gạo kỳ hạn: tăng trở lại sau những nỗ lực điều chỉnh

Giá gạo tại Sở giao dịch nông sản Chicago (CBOT) Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần qua trong phiên giao dịch cuối tuần, là phiên giảm thứ 5 liên tiếp do dự kiến Pakistan và Nhật Bản sẽ tiến hành xuất khẩu, làm giảm bớt những lo lắng về tình trạng khan hiếm gạo trên thế giới.

Ngay sau khi Pakistan, nước xuất khẩu gạo đứng thứ 5 trên thế giới tuyên bố sẽ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu và cho phép xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo. Nhật Bản cũng đang chuẩn bị tiến hành xuất khẩu gạo sang Phillipines.

Giá gạo Mỹ tại Chicago ngày 16/5/2008 đã giảm 27.5 US cent xuống 20.065 USD/cwt do các quỹ hàng hoá tiến hành chuyển đổi hợp đồng tháng 7/08 sang các kỳ hạn xa hơn. Hợp đồng tháng 9/08 tăng 0,525 USD lên 18.75 USD/cwt. Khối lượng giao dịch ước đạt 2.017 hợp đồng kỳ hạn và 68 hợp đồng quyền chọn.

Thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh sau khi sụt giảm mạnh trong 3 ngày liên tiếp vừa qua. Thị trường bắt đầu có xu hướng giảm từ tuần trước, khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán sản lượng gạo thế giới năm 2008 đạt kỷ lục dự trữ và dự trữ gạo sẽ tăng. Tuy nhiên, giá gạo trên thị trường vẫn đang ở mức cao hơn 25 USD/cwt dạt được vào cuối tháng 4/08.

Ghi chú: 1 cwt=45,3 kg

Bảng 1: Giá gạo thô giao kỳ hạn tại thị trường Chicago tháng 5/08. Kỳ hạn 7/08

Ngày Giá đóng cửa (USD/cwt)13/5/2008 22.2416/5/2008 20.06519/5/2008 20.320/5/2008 20.33

Nguồn: Reuters

Chênh lệch giá giữa thị trường hàng hoá kỳ hạn và giao ngay của Mỹ đang được thu hẹp. Điều này thể hiện thị trường giao ngay đang mạnh và việc phá vỡ xu thế dài hạn trên thị trường kỳ hạn sẽ làm cho giá kỳ hạn tăng cao hơn nhiều so với giá giao ngay.

Bảng 2: Giá gạo giao ngay, loại gạo hạt dài số 2, 4% tấm, thời hạn 8/08, USD/tấn

Ngày Giá đóng cửa (USD/tấn)13/5/2008 55015/5/2008 52016/5/2008 36019/5/2008 570

Nguồn: Reuters

CHÍNH SÁCH

Ngày 19/5/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cao Đức Phát cho biết, sau khi chỉ đạo tạm ngừng ký mới hợp đồng xuất khẩu gạo của Thủ tướng, việc ký hợp đồng xuất khẩu gạo có thể được cho phép ký mới trở lại vào sau ngày 30/6/2008. Sau tháng 6/08, các doanh nghiệp sẽ được tiếp tục ký hợp đồng xuất khẩu gạo bởi chỉ tiêu năm 2008 có thể xuất khẩu ít nhất 3,5 triệu tấn.

Để đảm bảo lợi ích cho những người có thu nhập thấp, trong năm 2008, Chính phủ Malaysia sẽ chi 1,472 tỷ ringgít (tương đương 458 triệu USD) để trợ giá cho nông dân trồng lúa và nhập khẩu gạo từ Thái Lan để bổ sung thêm gạo vào kho dự trữ quốc gia. Kho dự trữ gạo của Malaysia hiện còn khoảng 92.000 tấn, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, Malaysia đang có kế hoạch mua thêm 500.000 để đảm bảo an ninh lương thực.

Chính phủ Malaysia sẽ trợ giá cho nông dân bằng nhiều cách như hỗ trợ tiền mua phân bón, giúp kiểm soát dịch bệnh, khuyến khích sản xuất gạo trong nước. Nhờ đó sản lượng thóc gạo năm nay

4

Page 5: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

của Malaixia có thể tăng 7%, đáp ứng khoảng 86% nhu cầu gạo trong nước vào năm 2010. Malaysia mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu gạo trong nước và phần còn lại là nhập khẩu từ Thái Lan.

Ngoài ra, chính phủ Malaysia cũng sẽ đặt ra mức giá trần cho hai loại gạo được sử dụng nhiều từ ngày 1/6, nhằm giữ cho các nhà sản xuất không tăng giá thêm nữa, làm tăng gánh nặng cho người tiêu dùng, đồng thời nâng giá bán gạo tối thiểu để khuyến khích nông dân trồng thêm lúa.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Nhằm đảm bảo an ninh lương thực và trên cơ sở cân đối cung cầu lúa gạo, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng gạo dành cho xuất khẩu sẽ giảm dần từng năm, bắt đầu từ năm 2008 và đến năm 2020.

Theo đó, tổng sản lượng lúa sản xuất trong cả nước nhằm theo kịp tốc độ tăng dân số sẽ được nâng từ 35,9 triệu tấn vào năm 2007 lên 37,58 triệu tấn vào năm 2010 và đạt mức 39,63 triệu tấn vào năm 2020.

Tuy xu hướng lượng gạo tiêu thụ trên đầu người giảm, nhưng với dân số tăng (năm 2020 ước tính đạt 98,6 triệu người) và nhu cầu cho chăn nuôi, chế biến và dự trữ theo hướng tăng, nên tổng lượng tiêu dùng hàng năm trong nước được dự báo tăng 1% trong thời gian tới.

Do đó, cùng với việc giảm tỉ lệ gạo cho xuất khẩu, tỉ lệ lúa gạo tiêu dùng trong nước sẽ được nâng dần từ mức 76,9% lên mức 80,3% vào năm 2010 và tăng lên 83,8% vào cuối năm 2020 trong tổng sản lượng cả nước.

Và như vậy vào năm 2020, sẽ có tới 33,2 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng thu hoạch 39,63 triệu tấn được sử dụng cho tiêu dùng trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo trong nước thời gian tới sẽ tiếp tục giảm. Báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, lượng gạo tồn kho của ba công ty lương thực tỉnh Đồng Tháp là 86.000 tấn, Công ty Lương thực tỉnh Kiên Giang là 55.000 tấn, Công ty Lương thực tỉnh Long An là 67.000 tấn, Công ty Lương thực tỉnh Tiền Giang là 46.000 tấn. Hiện đang trong giai đoạn tạm ngưng xuất khẩu gạo nên các doanh nghiệp đều đẩy mạnh việc tiêu thụ gạo ở thị trường nội địa để giải quyết khâu kinh doanh và có tiền trả lãi ngân hàng nên lúa gạo trên thị trường sẽ không tăng.

Hơn nữa, đầu tháng 6 là các tỉnh ĐBSCL sẽ vào mùa thu hoạch vụ hè thu, lúc này sẽ có giá lúa mới. Do vậy, dự báo giá gạo trong nước sẽ giảm so với thời điểm hiện tại.

Giá gạo thế giới hiện cũng đang có chiều hướng giảm khá mạnh (khoảng 10% so với tháng trước) do nhiều nước đang bước vào mùa thu hoạch, trong đó có Thái Lan và Ấn Độ. Mới đây, Thái Lan đã xuất khẩu 200.000 tấn gạo cho Malaysia với giá 950 USD/tấn (giảm trên 100 USD/tấn). Ấn Độ đang xem xét bãi bỏ lệnh cấm xuất gạo nên tình hình cung cấp gạo trên thế giới sẽ bớt căng thẳng và có thể giá gạo thế giới sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Quý khách đặt mua Bản tin tuần Thị trường Thị trường thực phẩm, xin mời liên hệ:

Bộ phận dịch vụ khách hàngTrần Thị Thu TrangDi động: 0962 443356

Văn phòng: 04.9725153 Email: [email protected]

Các thắc mắc về ý kiến đóng góp xin liên hệ với tác giả:

Nguyễn Trang Nhung ĐT: 84.4.8219859

ĐTDD: 0912 588 605Email: [email protected]

Các sản phẩm khác của Trung tâm:- Báo cáo thường niên ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2007 & triển vọng 2008- Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 & triển vọng 2008- Bản tin tuần Thị trường gạo Việt Nam- Bản tin tuần Thị trường thực phẩm- Báo cáo Gạo số đặc biệt: Thị trường lúa gạo nửa đầu năm 2008 và triển vọng sắp tới

5

Page 6: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

SỐ LIỆU THỊ TRƯỜNG

1. Giá trung bình Gạo tẻ thường trên thị trường theo các tuần, VND/kg

Tuần Cần Thơ Đà Nẵng Hà Nội Tp Hồ Chí Minh15 (7/4-13/4/2008) 7566.67 7866.67 9300 8066.6716 (14/4-20/4/2008) 7350 7900 9000 810017 (21/4-26/4/2008) 7433.33 8166.67 9400 850018 (28/4-4/5/2008) 8800 10000 9500 1050019 (5/5-11/5/2008) 9000 10000 10000 1100020 (12/5-18/5/2008) 9500 11250 11000 1200021 (19/5-25/5/2008) 10500 12000 11000 12500

2. Giá trung bình Gạo Nàng Hương trên thị trường theo các tuần, VND/kg

Tuần An Giang Bến Tre Kiên Giang15 (7/4-13/4/2008) 9500 11000 1100016 (14/4-20/4/2008) 10000 12000 1100017 (21/4-26/4/2008) 11000 12000 1100018 (28/4-4/5/2008) 11000 12000 1100019 (5/5-11/5/2008) 13000 12000 1100020 (12/5-18/5/2008) 16000 16000 1100021 (19/5-25/5/2008) 16000 16000 18000

3. Giá trung bình Lúa tẻ thường và Lúa Jasmine trên thị trường theo các tuần, VND/kg

Lúa tẻ thường Lúa JasmineTuần Cầ

n ThơĐà Nẵng Hà Nội Tp Hồ Chí Minh An Giang

15 (7/4-13/4/2008) 4900 4966.67 6400 5333.33 4950

16 (14/4-20/4/2008) 5000 5000 6000 5500 5000

17 (21/4-26/4/2008) 5133.33 5766.67 6300 5533.33 5200

18 (28/4-4/5/2008) 6000 6200 6500 6500 5575

19 (5/5-11/5/2008) 6000 6500 6800 6800 7750

20 (12/5-18/5/2008) 6000 6550 6800 6600 6850

21 (19/5-25/5/2008) 6200 6600 7000 6700 6800

4. Diễn biến trung bình giá gạo xuất khẩu 5% tấm và 25% tấm Việt Nam, 5% tấm và 25% tấm Thái Lan theo các tuần, USD/tấn

Tuần 5% tấm Việt Nam 25% tấm Việt Nam 5% tấm Thái Lan 25% tấm Thái Lan15 (7/4-13/4/2008) 578 520 750 610

6

Page 7: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

16 (14/4-20/4/2008) 684 648 816 67817 (21/4-26/4/2008) 700 600 927.5 84518 (28/4-4/5/2008) 878.8 808.8 960 94219 (5/5-11/5/2008) 996 945 914 89020 (12/5-18/5/2008) 960 943 890 88021 (19/5-25/5/2008) 875 943 950 920

Số liệu thị trường 6 tháng qua

Thống kê mô tả (23/11/2007-20/05/2008)

Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 12500 VND/kg Tp Hồ Chí MinhGiá thấp nhất 4900 VND/kg Tiền GiangGiá trung bình 7182 VND/kg  Giá phổ biến 7000 VND/kg  Giá 23/11/07 4900 VND/kg  Giá 20/05/08 10000 VND/kg  

Thống kê mô tả (26/11/2007-20/05/2008)

Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 7000 VND/kg Hà NộiGiá thấp nhất 3150 VND/kg Cà MauGiá trung bình 4504 VND/kg  Giá phổ biến 4100 VND/kg  Giá 26/11/07 3900 VND/kg  Giá 20/05/08 6000 VND/kg

Thống kê mô tả (23/11/2007-19/05/2008)

Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 988 USD/tấnGiá thấp nhất 327.5 USD/tấnGiá trung bình 519 USD/tấn  Giá phổ biến 540 USD/tấn  Giá 23/11/07 327.5 USD/tấn  Giá 19/05/08 983 USD/tấn  

Thống kê mô tả (23/11/2007-19/05/2008)

Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 948 USD/tấnGiá thấp nhất 322.5 USD/tấnGiá trung bình 500 USD/tấn  Giá phổ biến 520 USD/tấn  Giá 23/11/07 322.5 USD/tấn  Giá 19/05/08 943 USD/tấn  

7

Page 8: agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2008/06/Ban tin gao Tuan 3 Thang 5.doc · Web viewTheo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25/4, các địa phương phía

Bản tin gạo tuần VietRice Weekly

Thống kê mô tả (23/11/2007-19/05/2008)

Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 1050 USD/tấn ThailandGiá thấp nhất 366 USD/tấn ThailandGiá trung bình 595 USD/tấn  Giá phổ biến 388 USD/tấn  Giá 23/11/07 366 USD/tấn  Giá 19/05/08 1050 USD/tấn  

Thống kê mô tả  (23/11/2007-19/05/2008) Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 1000 USD/tấn ThailandGiá thấp nhất 351 USD/tấn ThailandGiá trung bình 568 USD/tấn  Giá phổ biến 375 USD/tấn  Giá 23/11/07 351 USD/tấn  Giá 19/05/08 1000 USD/tấn

Thống kê mô tả  (23/11/2007-19/05/2008) Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 990 USD/tấn ThailandGiá thấp nhất 342 USD/tấn ThailandGiá trung bình 554 USD/tấn  Giá phổ biến 364 USD/tấn  Giá 23/11/07 342 USD/tấn  Giá 19/05/08 950 USD/tấn  

Thống kê mô tả (23/11/2007-19/05/2008)

Chỉ tiêu Giá Đơn vị Thị trườngGiá cao nhất 980 USD/tấn ThailandGiá thấp nhất 339 USD/tấn ThailandGiá trung bình 555 USD/tấn  Giá phổ biến 362 USD/tấn  Giá 23/11/07 339 USD/tấn  Giá 19/05/08 940 USD/tấn

8