4
Mt bài Pháp ngn Đức Pháp vương Sakya Trizin ThHai, ngày 24/9/1984, ti Bristol, Anh Pht giáo Tây Tng là mt trong nhng truyn thng phong phú nht bi vì nó chứa đựng rt nhiu nhng cấp độ giáo lý khác nhau được ban ra bởi đức Pht: Tiu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa. Các giáo lý ngày nay được truyền bá đến rt nhiu nước và rt nhiều người đang thực hành chúng, điều này rt tốt khi đó là suối ngun duy nht ca li lc và hnh phúc. Thông qua hoạt động ln lao của đức Pht, rt nhiu trường phái khác nhau xut hin. Tây Tng, có bốn trường phái chính. Chúng ging như một ngôi nhà có bn viên ngc quý, nếu thiếu đi một viên, slà mt tn tht ln. Bi vậy điều quan trng là cbn truyn thống được bo tn và tiếp tc phát trin. Đức Pht quyết tâm đạt đến giác ngvì tt thy hu tình chúng sinh. Ngài đã tích lũy một lượng công đức và trí tulớn lao trong ba vô lượng kiếp. Sau đó ngài xuất hin Ấn Độ là trưởng tca quốc vương dòng Sakya [dòng hThích] và tiến hành 72 hoạt động ln lao. Ngài là mt tấm gương cho thấy rng giác ngcó thđạt được bi mt người bình thường thông qua việc đi theo con đường cao quý. Mi hoạt động của đức Phật đều có ý nghĩa lớn lao, vĩ đại nht là các hot động vkhu [hay âm thanh]. Thông qua s chng ngln lao của ngài, đức Phật đã ban các giáo lý để cu giúp chúng hu tình khi khđau luân hi. Bi không có shn chế trong slượng chúng hu tình và hli có tâm rt khác bit, sthích khác nhau, thiên hướng và hoàn cnh khác nhau, bi vy mt kiu Pháp là không thđủ. Như một loi thuc chđủ để cha mt bệnh, đức Pht thông qua trí tu, tbi, sc mạnh và phương tin thin xo vô cùng ca mình, đã ging dy phù hp vi tâm và cho mi li lm. Li lm ca chúng ta gi ống như căn bệnh, Pháp giống như thuốc. Có rt nhiu kiu li lm khác nhau, nhưng nguồn gc của chúng đến tba điều: tham, sân và si. Thuc hay phương thuốc đối trcho chúng được biết đến là Tam Tạng. Phương cách đối trcho tham là Vinaya hay các hành động đạo đức [tc Lut Tng], tng miêu tcách thức để thc

a short dharma teaching

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Một bài Pháp ngắn Đức Pháp vương Sakya Trizin Thứ Hai, ngày 24/9/1984, tại Bristol, Anh Bởi vậy mọi người cần phải thực hành. Tôi mong rằng mọi người đều có một con đường tâm linh thành công. Nguyện cầu chư Phật cùng chư Đạo sư gia hộ cho các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Nguồn: http://www.szakja.hu/english/teachings/HH_SortDharmateaching.html

Citation preview

Một bài Pháp ngắn

Đức Pháp vương Sakya Trizin

Thứ Hai, ngày 24/9/1984, tại Bristol, Anh

Phật giáo Tây Tạng là một trong những truyền thống phong phú nhất bởi vì

nó chứa đựng rất nhiều những cấp độ giáo lý khác nhau được ban ra bởi đức Phật: Tiểu

thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa. Các giáo lý ngày nay được truyền bá đến rất nhiều

nước và rất nhiều người đang thực hành chúng, điều này rất tốt khi đó là suối nguồn duy

nhất của lợi lạc và hạnh phúc. Thông qua hoạt động lớn lao của đức Phật, rất nhiều

trường phái khác nhau xuất hiện. Ở Tây Tạng, có bốn trường phái chính. Chúng giống

như một ngôi nhà có bốn viên ngọc quý, nếu thiếu đi một viên, sẽ là một tổn thất lớn. Bởi

vậy điều quan trọng là cả bốn truyền thống được bảo tồn và tiếp tục phát triển.

Đức Phật quyết tâm đạt đến giác ngộ vì tất thảy hữu tình chúng sinh. Ngài

đã tích lũy một lượng công đức và trí tuệ lớn lao trong ba vô lượng kiếp. Sau đó ngài xuất

hiện ở Ấn Độ là trưởng tử của quốc vương dòng Sakya [dòng họ Thích] và tiến hành 72

hoạt động lớn lao. Ngài là một tấm gương cho thấy rằng giác ngộ có thể đạt được bởi một

người bình thường thông qua việc đi theo con đường cao quý.

Mỗi hoạt động của đức Phật đều có ý nghĩa lớn lao, vĩ đại nhất là các hoạt

động về khẩu [hay âm thanh]. Thông qua sự chứng ngộ lớn lao của ngài, đức Phật đã ban

các giáo lý để cứu giúp chúng hữu tình khỏi khổ đau luân hồi. Bởi không có sự hạn chế

trong số lượng chúng hữu tình và họ lại có tâm rất khác biệt, sở thích khác nhau, thiên

hướng và hoàn cảnh khác nhau, bởi vậy một kiểu Pháp là không thể đủ. Như một loại

thuốc chỉ đủ để chữa một bệnh, đức Phật thông qua trí tuệ, từ bi, sức mạnh và phương

tiện thiện xảo vô cùng của mình, đã giảng dạy phù hợp với tâm và cho mỗi lỗi lầm. Lỗi

lầm của chúng ta giống như căn bệnh, Pháp giống như thuốc. Có rất nhiều kiểu lỗi lầm

khác nhau, nhưng nguồn gốc của chúng đến từ ba điều: tham, sân và si. Thuốc hay

phương thuốc đối trị cho chúng được biết đến là Tam Tạng. Phương cách đối trị cho tham

là Vinaya hay các hành động đạo đức [tức Luật Tạng], tạng miêu tả cách thức để thực

hành đức hạnh, với những cư sĩ, tăng và ni. Phương thức đối trị cho sân là các kinh điển

trong đó miêu tả cách thức vượt qua sự sân hận và những ý nghĩ liên quan được giải

thích. Phương thức đối trị cho ngu dốt [si] là Luận Tạng, các giáo huấn về trí tuệ, trí tuệ

để thấy được sự thật.

Các giáo lý Phật Đà chia thành hai trường phái hay truyền thống chính cho

hai kiểu đệ tử: Tiểu thừa và Đại thừa. Đại thừa là cỗ xe lớn, được chỉ ra thông qua tri kiến

nguyên nhân và tri kiến kết quả. Trong Đại thừa, mục tiêu là vĩ đại hơn. Tiểu thừa chỉ đạt

đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại thừa đạt đến mục tiêu giải thoát chúng hữu tình.

Thông qua trí tuệ, người ta đạt đến vị tha của cá nhân và của các nhân tố của tồn tại. Để

đạt đến giác ngộ, nỗ lực lớn lao cần được duy trì trong ba vô lượng kiếp vì lợi ích của tất

thảy chúng hữu tình, và sau đó thông qua việc phát triển sự chứng ngộ trí tuệ, người ta

hoàn toàn thoát khỏi mọi sự bất tịnh của luân hồi. Đây là tri kiến nguyên nhân [nhân

thừa].

Kết quả là sự thành tựu Phật quả cuối cùng, với những phẩm tánh lớn lao,

vượt xa những phẩm tánh của Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa. Người ta không chỉ

đạt được những phẩm tánh lớn lao mà còn có thể chỉ ra cho người khác con đường dẫn

đến giác ngộ tối thượng.

Trong Đại thừa, có Đại thừa nguyên nhân và Đại thừa kết quả, hay Kim

Cương thừa. Người ta cũng có thể nói có ba thừa: Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và

Bồ Tát thừa, tức Đại thừa. Đại thừa và Chân ngôn thừa [hay Mật thừa] có cùng ý định

hay động cơ ban đầu – tâm Bồ đề hay ý định giác ngộ, và sự chứng ngộ sự thật tuyệt đối,

trí kiến thoát khỏi mọi thái cực. Sự thành tựu cuối cùng, mục tiêu cuối cùng, giác ngộ tối

thượng đều giống nhau, nhưng sự khác nhau nằm ở cách thức. Mật thừa lớn lao hơn Đại

thừa nói chung vì nó có các phương thức tiến bộ hơn. Thân, khẩu và ý được sử dụng

trong quán tưởng, trì tụng thần chú, và thực hành du già. Mật thừa cũng có nhiều phương

pháp hơn, và nó cũng dễ hơn để thực hành bởi mỗi hoạt động trong đời sống hàng ngày là

một phần của con đường. Nó có ý nghĩa với những người thông minh, người mà hiểu các

phương pháp tiến bộ và sâu sắc. Đại thừa nói chung được gọi là nhân thừa bởi vì nó tạo

ra nguyên nhân giác ngộ tối thượng. Người ta thực hành sáu ba la mật: bố thí, nhẫn nhục,

…và tích lũy vô lượng công đức và trí tuệ. Điều này đòi hỏi nỗ lực lớn lao. Kết quả là

Pháp thân và Sắc thân với những hoạt động vĩ đại và phẩm tánh của khẩu, thân và trí tuệ

siêu việt. Mật thừa hay Kim Cương thừa được gọi là quả thừa bởi vì đầu tiên kết quả dễ

dàng đạt được. Những người có nghiệp tốt và nỗ lực nhiều có thể đạt đến giác ngộ chỉ

trong một đời. Bởi vậy, đó là cách đáng ao ước hơn để đạt đến kết quả. Thứ hai trong

Kim Cương thừa, kết quả và nguyên nhân là như nhau, bởi vì ngay từ đầu việc thực hành,

người ta đã quán tưởng bản thân trong hình tướng một vị Bổn tôn, như hình tướng của

đức Phật. Bởi vậy trong khi người ta tạo ra nguyên nhân giác ngộ, họ đã ở trong hình

dạng của kết quả, bởi vậy nó được gọi là quả thừa.

Hiện tại, chúng ta sinh ra làm con người, thoát khỏi những nơi chốn bất ổn.

Chúng ta có những điều kiện thuận lợi – bên ngoài và bên trong. Chúng ta có cơ hội lớn

lao, bởi vậy điều quan trọng là thực hành Pháp vì hai lý do: chúng ta đều sở hữu hạt

giống Phật quả – bản tánh chân thật của tâm là thanh tịnh ngay từ đầu. Mọi chúng hữu

tình đều có hạt giống này. Thứ hai, mặc dù chúng ta có nó, ta không nhận ra nó, bởi vì nó

hoàn toàn bị che lấp bởi những lỗi lầm, thứ mà tạo ra tầm nhìn ảo mộng. Những lỗi lầm

và tầm nhìn ảo mộng không phải là bản tánh của tâm, chúng chỉ tạm thời; nếu chúng là

bản tánh của tâm, ta sẽ chẳng bao giờ đạt đến giác ngộ, như là bản chất của than là đen,

vì thế dù phương pháp gì bản sử dụng cũng không thể thành trắng. Vì thế, bởi những lỗi

lầm không phải bản tánh của tâm, chúng chỉ tạm thời, bản tánh của tâm là thanh tịnh.

Bởi vậy khi chúng ta có cơ hội lớn lao này để thực hành Pháp, khả năng để giác ngộ, điều

quan trọng là chúng ta phải tinh tấn. Ta không thể biến bao giờ sẽ có được thân người này

nữa cùng với những điều kiện để thực hành. Chúng ta đã biết được những cốt tủy của

giáo lý Phật Đà, các giáo lý Kim Cương thừa, nhờ đó mà vô số những vị đạo sư của bốn

trường phái chính ở Tây Tạng, 84 Đại thành tựu giả ở Ấn Độ và ở nhiều quốc gia châu Á

khác, tất cả đều giác ngộ

Cùng một giáo lý mà chúng ta thực hành ngày hôm nay, được trao truyền từ

đức Kim Cương Trì xuống vị đạo sư gốc của từng người. Dòng truyền thừa không gián

đoạn vẫn tiếp tục. Bởi vậy, nếu chúng ta giành đủ nỗ lực, đó là nguyên dó chúng ta có thể

trở nên giống các vị đại đạo sư và thành tựu giác ngộ tối thượng.

Bởi vậy mọi người cần phải thực hành. Tôi mong rằng mọi người đều có

một con đường tâm linh thành công. Nguyện cầu chư Phật cùng chư Đạo sư gia hộ cho

các bạn.

Xin chân thành cảm ơn.

Nguồn: http://www.szakja.hu/english/teachings/HH_SortDharmateaching.html