1
3 Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 G iai đoạn 2013 - 2018, phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT) của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã trở thành động lực, tạo khí thế sôi nổi làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển của tỉnh. Đại tá Trần Viết Doanh, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh khẳng định: Từ thực tế triển khai, các đơn vị có nhiều chuyển biến rõ nét trong giáo dục động cơ, xây dựng quyết tâm và xác định nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức phong trào. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã làm tốt công T rong những ngày qua, trời rét đậm, rét hại. Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, các trường học đã triển khai nhiều biện pháp giữ ấm cho học sinh, nhất là học sinh các trường mầm non, tiểu học. Theo ghi nhận, năm nay, những đợt lạnh đến muộn hơn so với mọi năm nhưng ngay khi xuất hiện thời tiết đã chuyển hẳn sang rét đậm, rét hại. Từ ngày 7/12 đến nay, nhiệt độ trung bình từ 13 - 15 O C, có những ngày nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến việc đưa đón học sinh đi học cũng như giữ ấm cho các em, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. Chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, tổ 10, phường Trần Hưng Đạo (thành phố Thái Bình) chia sẻ: Sáng ngày 12/12, nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, do phải trang bị cho cháu quần áo ấm hơn những ngày trước nên tôi đưa cháu đến trường muộn hơn một chút. Đây cũng là tình trạng chung tại nhiều cổng trường học trên địa bàn thành phố Thái Bình được chúng tôi ghi nhận sáng ngày 12/12. Để giữ ấm cho học sinh, ngay từ đầu mùa đông, các trường đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, kiên quyết không để học sinh vì lạnh mà ảnh hưởng đến công tác duy trì sĩ số hàng ngày. Xác định đối T hực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cần cung cấp các phương tiện KHHGĐ, đặc biệt là các phương tiện tránh thai (PTTT), chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng nhiều hình thức đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Xác định việc bảo đảm hậu cần cung cấp các PTTT giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng công tác dân số, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã chỉ đạo ngành dân số các huyện, thành phố chú trọng truyền thông và cung cấp các PTTT cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người Bảo đảm hậu cần cung cấp các phương tiện KHHGĐ dân, các hoạt động tiếp thị xã hội hóa các PTTT được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức. Việc tăng cường bảo đảm hậu cần cung cấp các phương tiện KHHGĐ cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không chỉ góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, thói quen từ thụ động sang chủ động của người dân trong sử dụng các PTTT mà còn góp phần nâng cao chất lượng công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. Là huyện ven biển, Tiền Hải có 17,5% dân số là giáo dân. Những năm trước đây, việc triển khai công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Số người chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai thấp, số sinh con thứ ba trở lên cao, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh cũng thuộc nhóm cao nhất so với các huyện, thành phố trong tỉnh. Bà Tạ Minh Huệ, Trưởng phòng Dân số và Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế huyện cho biết: Với sự quan tâm của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, những năm gần đây, công tác dân số - KHHGĐ của Tiền Hải có nhiều tiến bộ rõ rệt. Để thay đổi các chỉ số về công tác dân số theo hướng tích cực, ngành dân số huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tiếp cận, tăng cường vận động, truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe sinh sản cho các nhóm đối tượng, chú trọng sức khỏe sinh sản vị thành niên. Ngành cũng đề xuất UBND huyện duy trì khen thưởng, động viên những thôn làng nhiều năm liền không có trường hợp sinh con thứ ba trở lên... Đặc biệt, chú trọng triển khai các đề án, mô hình về công tác dân số - KHHGĐ, trong đó có đề án công tác bảo đảm hậu cần cung cấp các dịch vụ, PTTT. Các đối tượng được ưu tiên tập trung truyền thông và cung cấp phương tiện, dịch vụ là những cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ ở các xã ven biển, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, những hộ có nuôi trồng thủy hải sản, những cặp vợ chồng thường xuyên đi biển dài ngày. Vì vậy, số cặp vợ chồng hiểu tầm quan trọng của các phương tiện KHHGĐ, sử dụng và chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng cao, công tác KHHGĐ trên địa bàn huyện có nhiều tiến bộ. Theo bà Đoàn Thanh Hằng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh: Cũng như Tiền Hải, các huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt các hoạt động cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Mặc dù các phương tiện KHHGĐ hiện nay gần như không còn được cấp miễn phí như thời gian trước song với sự vào cuộc tích cực của đội ngũ làm công tác dân số trong việc triển khai Đề án 818 về xã hội hóa cung cấp PTTT đã góp phần thay đổi nếp nghĩ của nhiều cặp vợ chồng trong chủ động lựa chọn sử dụng PTTT. Qua đó, nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng PTTT và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được tiếp cận và lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ, tạo sự thỏa mãn, tăng tính bền vững trong duy trì thực hiện công tác KHHGĐ. Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành dân số đã tăng cường phối hợp với các đoàn thể, các cơ quan, đặc biệt là các trường học đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản bằng nhiều hình thức. Vì vậy, nhận thức của người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và lứa tuổi vị thành niên được nâng lên rõ rệt. Thực hiện tốt bảo đảm hậu cần các phương tiện KHHGĐ cho người dân trên địa bàn tỉnh, ngành dân số không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công tác KHHGĐ trên địa bàn tỉnh mà còn giúp chị em bảo đảm sức khỏe, tránh được những hệ lụy do vỡ kế hoạch. Từ đó góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. HÀ ANH Cán bộ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh truyền thông công tác dân số cho các em lứa tuổi vị thành niên. Đưa phong trào thi đua quyết thắng lên tầm cao mới tác quản lý, nắm bắt tình hình tư tưởng và giáo dục, động viên cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật; đồng thời, nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm an toàn nội bộ, giữ vững trận địa tư tưởng trong đơn vị. Theo Thượng tá Nguyễn Mạnh Lương, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền, hàng năm, cấp ủy, chỉ huy Đồn đều xây dựng kế hoạch công tác thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua và tổ chức phát động, ký kết giao ước thi đua giữa các đội, trạm. Một trong những thành tích nổi bật trong phong trào TĐQT của Đồn là chủ động nắm chắc tình hình đồng thời đổi mới đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn đơn vị quản lý, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ năm 2013 đến nay, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền được cấp trên công nhận đơn vị quyết thắng, Đảng bộ Đồn đạt trong sạch, vững mạnh, nhiều cá nhân được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP và địa phương khen thưởng... Những năm qua, phong trào thi đua của BĐBP tỉnh có sự đổi mới về nội dung, hình thức, kết hợp chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên và đột kích, các phong trào thi đua chuyên ngành, chuyên đề và các cuộc vận động xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn và tham gia phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới luôn được triển khai hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm... Công tác huấn luyện đã bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, bảo đảm đồng bộ và chuyên sâu, sát tình hình, nhiệm vụ, đối tượng tác chiến, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị hiện có của đơn vị. Quá trình huấn luyện bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, phương tiện, vũ khí, trang bị, đạt 100% nội dung và thời gian, 98% quân số tham gia. Qua kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trên 80% đạt khá, giỏi. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, BĐBP tỉnh đã xác lập và đấu tranh thành công 3 chuyên án, 6 kế hoạch nghiệp vụ, bắt 9 vụ/13 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ ma túy trái phép; điều tra, xác minh và hoàn chỉnh hồ sơ 1 vụ mua bán người bàn giao cho Công an tỉnh, giải cứu an toàn 1 nạn nhân; phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính 39 vụ/25 phương tiện/90 đối tượng, nộp ngân sách nhà nước trên 700 triệu đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị đã trực tiếp vận động 17 công dân trên địa bàn 14 xã khu vực biên giới biển giao nộp 37,6kg pháo nổ các loại, 1kg ngòi pháo, 4,7kg thuốc pháo, 15 kíp nổ, 13 vũ khí tự chế; đồng thời, phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương giải quyết tốt các vụ việc vi phạm trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định tình hình địa bàn. Triển khai nhiều hoạt động nghĩa tình nơi biên giới biển, 5 năm qua, các cơ quan, đơn vị BĐBP tỉnh đã phát động cán bộ, chiến sĩ ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh gần 60 triệu đồng; thăm, tặng quà các đối tượng chính sách trị giá 70 triệu đồng; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tặng 47 suất quà trị giá 29 triệu đồng. Các đơn vị cũng đã phối hợp tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 100 đối tượng; quyên góp ủng hộ chương trình “Nâng bước em đến trường” được trên 60 triệu đồng cho 22 học sinh nghèo của 14 xã, thị trấn khu vực biên giới biển. Ngoài ra, BĐBP tỉnh còn tổ chức lễ phát động điểm chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2018 với sự tham gia của gần 1.000 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên; phối hợp với các địa phương hưởng ứng tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, các đơn vị đã trồng được trên 1.000 cây xanh các loại... TấT ĐạT Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa Lân huấn luyện. Giữ ấm cho học sinh tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của thời tiết lạnh giá là học sinh tiểu học và trẻ mầm non, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố đã chỉ đạo các cơ sở trường học trên địa bàn, nhất là cơ sở giáo dục thuộc các xã đặc biệt khó khăn bám sát diễn biến của thời tiết để chủ động có biện pháp bảo đảm sức khỏe cho học sinh và tiến độ kế hoạch chung của năm học. Ông Nguyễn Đình Phúc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiền Hải cho biết: Không chỉ năm nay mà nhiều năm trước Phòng đã sớm có chỉ đạo các trường trong huyện chủ động phòng, chống rét cho học sinh. Tiền Hải có nhiều xã ven biển còn khó khăn nên Phòng cũng yêu cầu các trường phải luôn theo dõi diễn biến của thời tiết để vừa bảo đảm sức khỏe cho học sinh vừa thực hiện đúng kế hoạch nhiệm vụ năm học. Nếu nhiệt độ xuống dưới 10 O C, các trường cho học sinh nghỉ học nhưng phải thông báo sớm đến phụ huynh để các gia đình chủ động chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch dạy bù để không bị chậm chương trình. Không chỉ giữ ấm cho học sinh tại trường mà chất lượng các bữa ăn của học sinh cũng được đặc biệt quan tâm, bên cạnh bảo đảm chất lượng, tuyệt đối không để thức ăn, đồ uống nguội, lạnh. Tại Trường Mầm non Hùng Dũng (Hưng Hà), công tác phòng, chống rét cho trẻ mầm non được nhà trường đặc biệt quan tâm. Ngoài việc tổ chức vệ sinh, tu sửa trang thiết bị phòng học bảo đảm giữ ấm cho trẻ, chăn ấm được gấp gọn gàng thì việc chuẩn bị các bữa ăn nóng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được chú trọng. Cô giáo Phạm Thị Nhuần, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Rất nhiều trẻ ở nông thôn thường ở với ông bà do bố mẹ đi làm ăn xa, vì vậy, nhu cầu gửi trẻ những ngày rét đậm, rét hại thường rất cao. Do đó, trong những ngày này hay kể cả khi nhiệt độ xuống dưới 10 O C, nhà trường vẫn tổ chức tiếp nhận trẻ nếu phụ huynh có yêu cầu. Khẩu phần ăn của các cháu được chuẩn bị bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm rau xanh và chất đạm. Thức ăn, nước uống được giữ ấm; cơm, cháo chia sát giờ ăn để không bị nguội. Những ngày nhiệt độ xuống thấp, nhà trường thường xuyên nhắc nhở phụ huynh chủ động chăm sóc sức khỏe và mặc quần áo ấm cho trẻ trước khi đến lớp; hướng dẫn phụ huynh cách phòng, chống một số bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông như viêm họng, ho, sốt, cảm cúm... Do vậy, dù thời tiết lạnh nhưng hơn 300 trẻ vẫn đến trường học tập, sinh hoạt bình thường. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa đông năm nay thời tiết tiếp tục xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường khi thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ xuống dưới 10 O C với cấp mầm non, tiểu học và dưới 7 O C với cấp THCS) thì chủ động cho học sinh nghỉ học đồng thời có biện pháp phòng, chống rét cho học sinh. Đặng Anh Thành tích của BĐBP tỉnh trong thực hiện phong trào TĐQT giai đoạn 2013 - 2018 Đảng bộ BĐBP tỉnh 5 năm liên tục đạt trong sạch, vững mạnh; 5 năm liên tục Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh được nhận cờ thi đua của Bộ Tư lệnh BĐBP; 200 lượt cán bộ, chiến sĩ được các cấp khen thưởng; Năm 2018, BĐBP tỉnh được Bộ Tư lệnh BĐBP đề nghị Bộ Quốc phòng tặng cờ thi đua thực hiện phong trào TĐQT. Suất ăn của các cháu Trường Mầm non Hùng Dũng (Hưng Hà) được chia sát giờ ăn để không bị nguội. Đài thiên văn trị giá hơn 60 tỷ đồng tại Hà Nội (vietnamplus.vn) Đài thiên văn Hà Nội được đặt tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong quần thể các công trình của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và sắp được đưa vào hoạt động. Cạnh Đài thiên văn, một nhà chiếu hình vũ trụ cũng được xây dựng với 100 chỗ ngồi, đường kính 12m, được thiết kế với màn hình dạng mái vòm (hình ảnh chụp từ một bộ phim về vũ trụ tại nhà chiếu hình). Nhà chiếu hình là công cụ cung cấp kiến thức về thiên văn, sử dụng hình ảnh trực quan để giải thích chuyển động của các vật thể trên trời và nhiều hiện tượng thiên văn lý thú. Đài thiên văn Hà Nội có một kính thiên văn quang học đường kính 0,5m, cấu trúc dẫn động đồng bộ với mái vòm điều khiển tự động, được trang bị một máy ghi nhận hình ảnh chuyên dụng và một bộ phân tích phổ chất lượng cao. Kính này có thể giúp tìm kiếm thiên thể gần trái đất, nghiên cứu khí quyển, đo phổ vạch của các sao để thu thông tin về loại sao.

Đưa phong trào thi đua quyết thắng lên tầm cao mới · sôi nổi làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ, góp phần hoàn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

3Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018

Giai đoạn 2013 - 2018, phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT) của Bộ

đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã trở thành động lực, tạo khí thế sôi nổi làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển của tỉnh.

Đại tá Trần Viết Doanh, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh khẳng định: Từ thực tế triển khai, các đơn vị có nhiều chuyển biến rõ nét trong giáo dục động cơ, xây dựng quyết tâm và xác định nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức phong trào. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã làm tốt công

Trong những ngày qua, trời rét đậm, rét hại. Để bảo đảm sức khỏe cho học

sinh, các trường học đã triển khai nhiều biện pháp giữ ấm cho học sinh, nhất là học sinh các trường mầm non, tiểu học.

Theo ghi nhận, năm nay, những đợt lạnh đến muộn hơn so với mọi năm nhưng ngay khi xuất hiện thời tiết đã chuyển hẳn sang rét đậm, rét hại. Từ ngày 7/12 đến nay, nhiệt độ trung bình từ 13 - 15oC, có những ngày nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến việc đưa đón học sinh đi học cũng như giữ ấm cho các em, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. Chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, tổ 10, phường Trần Hưng Đạo (thành phố Thái Bình) chia sẻ: Sáng ngày 12/12, nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, do phải trang bị cho cháu quần áo ấm hơn những ngày trước nên tôi đưa cháu đến trường muộn hơn một chút. Đây cũng là tình trạng chung tại nhiều cổng trường học trên địa bàn thành phố Thái Bình được chúng tôi ghi nhận sáng ngày 12/12.

Để giữ ấm cho học sinh, ngay từ đầu mùa đông, các trường đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, kiên quyết không để học sinh vì lạnh mà ảnh hưởng đến công tác duy trì sĩ số hàng ngày. Xác định đối

Thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cần cung cấp các phương tiện KHHGĐ,

đặc biệt là các phương tiện tránh thai (PTTT), chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng nhiều hình thức đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Xác định việc bảo đảm hậu cần cung cấp các PTTT giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng công tác dân số, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã chỉ đạo ngành dân số các huyện, thành phố chú trọng truyền thông và cung cấp các PTTT cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người

Bảo đảm hậu cầncung cấp các phương tiện KHHGĐ

dân, các hoạt động tiếp thị xã hội hóa các PTTT được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức. Việc tăng cường bảo đảm hậu cần cung cấp các phương tiện KHHGĐ cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không chỉ góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, thói quen từ thụ động sang chủ động của người dân trong sử dụng các PTTT mà còn góp phần nâng cao chất lượng công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

Là huyện ven biển, Tiền Hải có 17,5% dân số là giáo dân. Những năm trước đây, việc triển khai công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Số người chủ động sử dụng các biện

pháp tránh thai thấp, số sinh con thứ ba trở lên cao, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh cũng thuộc nhóm cao nhất so với các huyện, thành phố trong tỉnh. Bà Tạ Minh Huệ, Trưởng phòng Dân số và Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế huyện cho biết: Với sự quan tâm của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, những năm gần đây, công tác dân số - KHHGĐ của Tiền Hải có nhiều tiến bộ rõ rệt. Để thay đổi các chỉ số về công tác dân số theo hướng tích cực, ngành dân số huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tiếp cận, tăng cường vận động, truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe sinh

sản cho các nhóm đối tượng, chú trọng sức khỏe sinh sản vị thành niên. Ngành cũng đề xuất UBND huyện duy trì khen thưởng, động viên những thôn làng nhiều năm liền không có trường hợp sinh con thứ ba trở lên... Đặc biệt, chú trọng triển khai các đề án, mô hình

về công tác dân số - KHHGĐ, trong đó có đề án công tác bảo đảm hậu cần cung cấp các dịch vụ, PTTT. Các đối tượng được ưu tiên tập trung truyền thông và cung cấp phương tiện, dịch vụ là những cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ ở các xã ven biển, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn,

những hộ có nuôi trồng thủy hải sản, những cặp vợ chồng thường xuyên đi biển dài ngày. Vì vậy, số cặp vợ chồng hiểu tầm quan trọng của các phương tiện KHHGĐ, sử dụng và chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng cao, công tác KHHGĐ trên địa bàn huyện có nhiều tiến bộ.

Theo bà Đoàn Thanh Hằng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh: Cũng như Tiền Hải, các huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt các hoạt động cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Mặc dù các phương tiện KHHGĐ hiện nay gần như không còn được cấp miễn phí như thời gian trước song với sự vào cuộc tích cực của đội ngũ làm công tác dân số trong việc triển khai Đề án 818 về xã hội hóa cung cấp PTTT đã góp phần thay đổi nếp nghĩ của nhiều cặp vợ chồng trong chủ động lựa chọn sử dụng PTTT. Qua đó, nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng PTTT và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức

khỏe sinh sản được tiếp cận và lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ, tạo sự thỏa mãn, tăng tính bền vững trong duy trì thực hiện công tác KHHGĐ. Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành dân số đã tăng cường phối hợp với các đoàn thể, các cơ quan, đặc biệt là các trường học đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản bằng nhiều hình thức. Vì vậy, nhận thức của người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và lứa tuổi vị thành niên được nâng lên rõ rệt.

Thực hiện tốt bảo đảm hậu cần các phương tiện KHHGĐ cho người dân trên địa bàn tỉnh, ngành dân số không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công tác KHHGĐ trên địa bàn tỉnh mà còn giúp chị em bảo đảm sức khỏe, tránh được những hệ lụy do vỡ kế hoạch. Từ đó góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.

HÀ ANH

Cán bộ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh truyền thông công tác dân số cho các em lứa tuổi vị thành niên.

Đưa phong trào thi đua quyết thắnglên tầm cao mới

tác quản lý, nắm bắt tình hình tư tưởng và giáo dục, động viên cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật; đồng thời, nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm an toàn nội bộ, giữ vững trận địa tư tưởng trong đơn vị.

Theo Thượng tá Nguyễn Mạnh Lương, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền, hàng năm, cấp ủy, chỉ huy Đồn đều xây dựng kế hoạch công tác thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua và tổ chức phát động, ký kết giao ước thi đua giữa các đội, trạm.

Một trong những thành tích nổi bật trong phong trào TĐQT của Đồn là chủ động nắm chắc tình hình đồng thời đổi mới đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn đơn vị quản lý, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ năm 2013 đến nay, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền được cấp trên công nhận đơn vị quyết thắng, Đảng bộ Đồn đạt trong sạch, vững mạnh, nhiều cá nhân được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP và địa phương khen thưởng...

Những năm qua, phong trào thi đua của BĐBP tỉnh có sự đổi mới về nội dung, hình thức, kết hợp chặt chẽ giữa thi đua thường

xuyên và đột kích, các phong trào thi đua chuyên ngành, chuyên đề và các cuộc vận động xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn và tham gia phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới luôn được triển khai hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm... Công tác huấn luyện đã bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, bảo đảm đồng bộ và chuyên sâu, sát tình hình, nhiệm vụ, đối tượng tác chiến, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị hiện có của đơn vị. Quá trình huấn luyện bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, phương tiện, vũ khí, trang bị, đạt 100% nội dung và thời gian, 98% quân số tham gia. Qua kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trên 80% đạt khá, giỏi.

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, BĐBP tỉnh đã xác lập và đấu tranh thành công 3 chuyên án, 6 kế hoạch nghiệp vụ, bắt 9 vụ/13 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ ma túy trái phép; điều tra, xác minh và hoàn chỉnh hồ sơ 1 vụ mua bán người bàn giao cho Công an tỉnh, giải cứu an toàn 1 nạn nhân; phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính 39 vụ/25 phương tiện/90 đối tượng, nộp ngân sách nhà nước trên 700 triệu đồng. Bên

cạnh đó, các đơn vị đã trực tiếp vận động 17 công dân trên địa bàn 14 xã khu vực biên giới biển giao nộp 37,6kg pháo nổ các loại, 1kg ngòi pháo, 4,7kg thuốc pháo, 15 kíp nổ, 13 vũ khí tự chế; đồng thời, phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương giải quyết tốt các vụ việc vi phạm trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định tình hình địa bàn.

Triển khai nhiều hoạt động nghĩa tình nơi biên giới biển, 5 năm qua, các cơ quan, đơn vị BĐBP tỉnh đã phát động cán bộ, chiến sĩ ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh gần 60 triệu đồng; thăm, tặng quà các đối tượng chính sách trị giá 70 triệu đồng; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tặng 47 suất quà trị giá 29 triệu đồng. Các đơn vị cũng đã phối hợp tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 100 đối tượng; quyên góp ủng hộ chương trình “Nâng bước em đến trường” được trên 60 triệu đồng cho 22 học sinh nghèo của 14 xã, thị trấn khu vực biên giới biển. Ngoài ra, BĐBP tỉnh còn tổ chức lễ phát động điểm chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2018 với sự tham gia của gần 1.000 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên; phối hợp với các địa phương hưởng ứng tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, các đơn vị đã trồng được trên 1.000 cây xanh các loại...

TấT ĐạT

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa Lân huấn luyện.

Giữ ấm cho học sinh

tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của thời tiết lạnh giá là học sinh tiểu học và trẻ mầm non, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố đã chỉ đạo các cơ sở trường học trên địa bàn, nhất là cơ sở giáo dục thuộc các xã đặc biệt khó khăn bám sát diễn biến của thời tiết để chủ động có biện pháp bảo đảm sức khỏe cho học sinh và tiến

độ kế hoạch chung của năm học. Ông Nguyễn Đình Phúc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiền Hải cho biết: Không chỉ năm nay mà nhiều năm trước Phòng đã sớm có chỉ đạo các trường trong huyện chủ động phòng, chống rét cho học sinh. Tiền Hải có nhiều xã ven biển còn khó khăn nên Phòng cũng yêu cầu các trường phải

luôn theo dõi diễn biến của thời tiết để vừa bảo đảm sức khỏe cho học sinh vừa thực hiện đúng kế hoạch nhiệm vụ năm học. Nếu nhiệt độ xuống dưới 10oC, các trường cho học sinh nghỉ học nhưng phải thông báo sớm đến phụ huynh để các gia đình chủ động chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch dạy bù để không bị chậm chương trình.

Không chỉ giữ ấm cho học sinh tại trường mà chất lượng các bữa ăn của học sinh cũng được đặc biệt quan tâm, bên cạnh bảo đảm chất lượng, tuyệt đối không để thức ăn, đồ uống nguội, lạnh. Tại Trường Mầm non Hùng Dũng (Hưng Hà), công tác phòng, chống rét cho trẻ mầm non được nhà trường đặc biệt quan tâm. Ngoài việc tổ chức vệ sinh, tu sửa trang thiết bị phòng học bảo đảm giữ ấm cho trẻ, chăn ấm được gấp gọn gàng thì việc chuẩn bị các bữa ăn nóng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được chú trọng. Cô giáo Phạm Thị Nhuần, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Rất nhiều trẻ ở nông thôn thường ở với ông bà do bố mẹ đi làm ăn xa, vì vậy, nhu cầu

gửi trẻ những ngày rét đậm, rét hại thường rất cao. Do đó, trong những ngày này hay kể cả khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, nhà trường vẫn tổ chức tiếp nhận trẻ nếu phụ huynh có yêu cầu. Khẩu phần ăn của các cháu được chuẩn bị bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm rau xanh và chất đạm. Thức ăn, nước uống được giữ ấm; cơm, cháo chia sát giờ ăn để không bị nguội. Những ngày nhiệt độ xuống thấp, nhà trường thường xuyên nhắc nhở phụ huynh chủ động chăm sóc sức khỏe và mặc quần áo ấm cho trẻ trước khi đến lớp; hướng dẫn phụ huynh cách phòng, chống một số bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông như viêm họng, ho, sốt, cảm cúm... Do vậy, dù thời tiết lạnh nhưng hơn 300 trẻ vẫn đến trường học tập, sinh hoạt bình thường.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa đông năm nay thời tiết tiếp tục xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường khi thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ xuống dưới 10oC với cấp mầm non, tiểu học và dưới 7oC với cấp THCS) thì chủ động cho học sinh nghỉ học đồng thời có biện pháp phòng, chống rét cho học sinh.

Đặng Anh

Thành tích của BĐBP tỉnh trong thực hiện phong trào TĐQT giai đoạn 2013 - 2018Đảng bộ BĐBP tỉnh 5 năm liên tục đạt trong sạch, vững

mạnh;5 năm liên tục Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh được nhận cờ thi

đua của Bộ Tư lệnh BĐBP;200 lượt cán bộ, chiến sĩ được các cấp khen thưởng;Năm 2018, BĐBP tỉnh được Bộ Tư lệnh BĐBP đề nghị

Bộ Quốc phòng tặng cờ thi đua thực hiện phong trào TĐQT.

Suất ăn của các cháu Trường Mầm non Hùng Dũng (Hưng Hà) được chia sát giờ ăn để không bị nguội.

Đài thiên văn trị giá hơn 60 tỷ đồng tại Hà Nội(vietnamplus.vn) Đài thiên văn Hà Nội được đặt tại khu

công nghệ cao Hòa Lạc, trong quần thể các công trình của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và sắp được đưa vào hoạt động.

Cạnh Đài thiên văn, một nhà chiếu hình vũ trụ cũng được xây dựng với 100 chỗ ngồi, đường kính 12m, được thiết kế với màn hình dạng mái vòm (hình ảnh chụp từ một bộ phim về vũ trụ tại nhà chiếu hình). Nhà chiếu hình là công cụ cung cấp kiến thức về thiên văn, sử dụng hình ảnh trực quan để giải thích chuyển động của các vật thể trên trời và nhiều hiện tượng thiên văn lý thú.

Đài thiên văn Hà Nội có một kính thiên văn quang học đường kính 0,5m, cấu trúc dẫn động đồng bộ với mái vòm điều khiển tự động, được trang bị một máy ghi nhận hình ảnh chuyên dụng và một bộ phân tích phổ chất lượng cao.

Kính này có thể giúp tìm kiếm thiên thể gần trái đất, nghiên cứu khí quyển, đo phổ vạch của các sao để thu thông tin về loại sao.