34
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014 MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................... I DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................III CHƯƠNG I SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN...........1 1.1 CÁC THÔNG TIN CHUNG.....................................1 1.2 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN................................1 1.3 TÍNH CHẤT VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG...........................1 1.3.1...............................Tiến độ thực hiện dự án 1 1.3.2.......................Quy hoạch sử dụng đất của dự án 1 1.3.3.............................Quy hoạch kiến trúc dự án 2 1.3.4.........................Quy mô và chức năng của dự án 2 1.3.5.....................Giải pháp kỹ thuật, kết cấu dự án 4 1.3.6..................Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 5 1.4 NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG............................6 CHƯƠNG 2 CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU........................................................ 7 2.1 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH.............................7 2.1.1.............................Nguồn phát sinh nước thải 7 2.1.2. . .Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại 8 Trường Đại học Tài chính - Marketing

29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................................I

DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................................III

CHƯƠNG I SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.............................1

1.1 CÁC THÔNG TIN CHUNG........................................................................................1

1.2 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN...............................................................................1

1.3 TÍNH CHẤT VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG...............................................................1

1.3.1 Tiến độ thực hiện dự án.........................................................................................1

1.3.2 Quy hoạch sử dụng đất của dự án..........................................................................1

1.3.3 Quy hoạch kiến trúc dự án.....................................................................................2

1.3.4 Quy mô và chức năng của dự án...........................................................................2

1.3.5 Giải pháp kỹ thuật, kết cấu dự án..........................................................................4

1.3.6 Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật....................................................................5

1.4 NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG.....................................................................6

CHƯƠNG 2 CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM

THIỂU........................................................................................................................................7

2.1 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH....................................................................7

2.1.1 Nguồn phát sinh nước thải.....................................................................................7

2.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại..............................................8

2.1.3 Nguồn gây ô nhiễm không khí..............................................................................8

2.1.4 Tai nạn lao động và các sự cố trong quá trình thi công.......................................10

2.2 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN............................11

2.2.1 Biện pháp kiểm soát đối với nước thải................................................................11

2.2.2 Biện pháp kiểm soát đối với chất thải rắn............................................................12

2.2.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí............................................................13

2.2.4 Giảm thiểu tai nạn lao động và các sự cố trong quá trình thi công......................14

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC

DỰ ÁN......................................................................................................................................16

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 2: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

3.1 GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ.............................................................16

3.1.1 Không khí trong khu vực thi công.......................................................................16

3.1.2 Không khí xung quanh khu vực dự án.................................................................17

3.2 GIÁM SÁT NƯỚC THẢI..........................................................................................18

CHƯƠNG 4.............................................................................................................................20

KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT...................................................................................................20

4.1 KẾT LUẬN..................................................................................................................20

4.2 CAM KẾT....................................................................................................................21

PHỤ LỤC.................................................................................................................................22

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 3: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1 Cơ cấu sử dụng đất.....................................................................................................2

Bảng 2. 1 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công..............................................10

Bảng 3. 1 Kết quả đo đạc chất lượng không khí khu vực thi công ngày 16/12/2014...............16

Bảng 3. 2 Kết quả đo độ rung khu vực thi công.......................................................................17

Bảng 3. 3 Kết quả đo đạc chất lượng không khí xung quanh ngày 16/12/2014.......................17

Bảng 3. 4 Kết quả đo độ rung khu vực xung quanh dự án........................................................18

Bảng 3. 5 Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngày 16/12/2014........................................18

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 4: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

CHƯƠNG I

SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

1.1 Các thông tin chung

- Tên dự án: Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing.

- Địa điểm xây dựng: 2/4 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM.

- Chủ đầu tư: Trường Đại học Tài chính – Marketing

- Cơ quan chủ quản: Bộ Tài Chính

- Người đại diện: Hoàng Trần Hậu Chức vụ: Hiệu trưởng

- Địa chỉ liên hệ: 306 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp.HCM

1.2 Địa điểm thực hiện dự án

Dự án được xây dựng trên thửa đất số 47 tờ bản đồ số 18 và thửa 1 tờ bản đồ số 26 bộ địa chính phường Tân Thuận Tây, quận 7 có diện tích 9.160 m2 với các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp với đường dự kiến lộ giới 10m;

- Phía Tây giáp với đường Tân Mỹ lộ giới 20m;

- Phía Bắc giáp với khu dân cư hiện hữu;

- Phía Nam giáp với đường lộ giới 12m.

1.3 Tính chất và quy mô hoạt động

1.3.1 Tiến độ thực hiện dự án

Thời gian thực hiện dự án dự kiến kéo dài khoảng 24 tháng.

Hiện tại dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện Khối nhà thư viện và đang tiến hành thi công Khối ký túc xá.

1.3.2 Quy hoạch sử dụng đất của dự án

- Tổng diện tích đất của dự án: 9.160 m2

- Tổng diện tích đất xây dựng: 3.358 m2

- Mật độ xây dựng: 36,66%

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 25.454 m2

- Hệ số sử dụng đất: 2,78

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 5: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

- Tầng cao xây dựng: 7 tầng (chưa kể sân thượng)

- Cơ cấu sử dụng đất:

Bảng 1. 1 Cơ cấu sử dụng đất

STT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)

1 Đất xây dựng công trình 3.358 36,66

2 Đất giao thông 2.802 30,59

3 Đất cây xanh và sân thể thao 3.000 32,75

Tổng diện tích đất 9.160 100

1.3.3 Quy hoạch kiến trúc dự án

- Khối nhà được đặt theo hướng Bắc – Nam nên tránh được bức xạ mặt trời tối đa.

- Mỗi khối nhà có một cầu thang chính với 4 thang máy đi từ tầng trống chân đến đến tầng 7 (8 điểm dừng) với loại duplex sẽ giảm chi phí, hai thang thoát hiểm, cùng hai thang bộ ở đầu công trình với hai khối vệ sinh, cự li thoát nạn hợp lý (<25m).

- Sàn nhà được lát gạch Granit:

+ Ở sảnh và hành lang: gạch cỡ lớn 500x500 hoặc 600x600 cho cảm giác

rộng rãi.

+ Ở các phòng: gạch cỡ nhỏ 300x300 hoặc 400x400 để giảm chi phí xây

dựng.

- Bậc thang ốp đá Granit, tay vịn bằng inox, ít cần bảo dưỡng.

- Khu vệ sinh sử dụng vách ngăn nhẹ chống thấm.

- Các phòng không cần đóng trần vì dầm sàn rất đều không phải che dấu, riêng các phòng hội thảo, phòng họp cần thiết đóng trần để trang trí cho sang trọng.

1.3.4 Quy mô và chức năng của dự án

1.3.4.1 Quy mô của dự án

Dự án được chia thành 2 công trình chính:

- Khối thư viện có diện tích xây dựng 1.955 m2, quy mô như sau:

+ Khối thư viện: kho sách, phòng đọc;

+ Khối phục vụ chế biến thức ăn;

+ Khu phòng khám y tế cho sinh viên;

+ Nhà khách lưu trú;

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 6: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

+ Các phòng hội nghị 657 chỗ.

- Khối ký túc xá có diện tích xây dựng 1.356 m2 gồm 124 phòng ngủ cho sinh viên.

1.3.4.2 Các chức năng của dự án

Khối thư viện

Diện tích sàn xây dựng của khối thư viện và hội trường là 15.426 m2 chủ yếu phục vụ cho công tác học tập của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing, có chức năng và diện tích được thể hiện như sau:

- Tầng trống chân tường có diện tích 1.950 m2 bao gồm: khu để xe, phòng bảo vệ, phòng máy bơm;

- Tầng 1 có diện tích 1.950 m2 bao gồm: sảnh chung, khu y tế (phòng trực cấp cứu, phòng khám, kho thuốc, phòng nhân viên y tế, phòng bác sĩ, phòng điều trị nội trú 16 giường), khu hành chính (phòng giám đốc - quản lý ký túc xá, phòng kỹ thuật, phòng kế toán, phòng họp, phòng văn thư điện thoại), khu căn tin (phòng ăn, kho thực phẩm, bếp nấu);

- Tầng 2 có diện tích 1.710 m2 bao gồm: sảnh, phòng truyền thống, phòng Đoàn, phòng dịch vụ - quản lý, CLB sinh viên, phòng hội viên, khu vực khách lưu trú (8 phòng);

- Tầng 3 có diện tích 2.015 m2 là khối thư viện gồm sảnh, phòng đọc, giữ đồ, phòng chủ nhiệm, quầy mượn sách, phòng hướng dẫn sử dụng thư viện, phòng kỹ thuật thư viện, phòng đọc giáo viên và nghiên cứu sinh, 02 kho sách;

- Tầng 4 có diện tích 1.950 m2 bao gồm: sảnh, 06 phòng vi tính và 06 phòng lab;

- Tầng 5 có diện tích 1.950 m2 bao gồm: sảnh, kho luận văn, phòng hội thảo triển lãm học liệu và sách mới, kho báo chí, phòng đọc báo chí luận văn luận án, phòng mô phỏng tài chính ngân hàng, phòng thực hành tài chính ngân hàng, phòng thực hành mô phỏng kinh doanh địa ốc, phòng dịch vụ, phòng kỹ thuật;

- Tầng 6 có diện tích 1.950 m2 bao gồm: sảnh, phòng chủ tịch đoàn, hội trường 657 chỗ, phòng mô phỏng dịch vụ du lịch, phòng mô phỏng khách sạn ngân hàng, phòng kỹ thuật, phòng mô phỏng dịch vụ chứng khoán;

- Tầng 7 có diện tích 1.950m2 bao gồm: sảnh, phòng sinh hoạt sinh viên, kho, phòng hội thảo chuyên đề, 02 phòng hội thảo quốc tế, phòng phục vụ hội họp.

Khối ký túc xá

Tổng diện tích sàn xây dựng cho ký túc xá là 10.028 m2 chia làm 07 tầng với quy mô 124 phòng có sức chứa 992 sinh viên, mỗi phòng thiết kế khu vệ sinh và nơi giặt phơi. Phân bố các phòng ở các tầng có diện tích và chức năng như sau:

- Tầng chân tường có diện tích 1.295 m2 bao gồm khu để xe và phòng kỹ thuật;

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 7: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

- Tầng 1 (trệt) có diện tích 1.286 m2, xây dựng 16 phòng sinh viên;

- Tầng 2 - 7 có diện tích 1.255 m2, mỗi tầng có 18 phòng sinh viên;

1.3.5 Giải pháp kỹ thuật, kết cấu dự án

San nền

- Diện tích san nền: 9.610 m2;

- Khối lượng san nền: 9.610 m2 x 0,7 m = 6.412 m3;

- Vật liệu san nền: cát đen.

Khối thư viện

- Vật liệu:

+ Bê tông đá 4x6 M100;

+ Bê tông đá 1x2 M300;

+ Thép đường kính < d10 thép A.I có Ra = 2.300 kg/cm2;

+ Thép đường kính >= d10 thép A.III có Ra = 3.600 kg/cm2.

- Giải pháp kết cấu móng:

+ Móng cọc: cọc ống DUL D500x140 M500, chiều sâu hạ cọc L = 30-

52m;

+ Đài cọc, hệ giằng móng BTCT đá 1x2 M350 đổ toàn khối.

- Giải pháp kết cấu thân: hệ thống cột, vách thang, đà kiềng, dầm, sàn BTCT đá 1x2 M300 đổ toàn khối.

Khối ký túc xá

- Vật liệu:

+ Bê tông đá 4x6 M100;

+ Bê tông đá 1x2 M300;

+ Thép đường kính < d10 thép A.I có Ra = 2.300 kg/cm2;

+ Thép đường kính >= d10 thép A.III có Ra = 3.600 kg/cm2.

- Giải pháp kết cấu móng:

+ Móng cọc: cọc ống DUL D500x140 M500, chiều sâu hạ cọc L = 30-

45m;

+ Đài cọc, hệ giằng móng BTCT đá 1x2 M350 đổ toàn khối.

- Giải pháp kết cấu thân: hệ thống cột, vách thang, đà kiềng, dầm, sàn BTCT đá 1x2 M300 đổ toàn khối.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 8: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

1.3.6 Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Cấp điện

Sử dụng nguồn điện thành phố qua trạm biến áp có công suất 1000KVA cung cấp cho khối ký túc xá và khối thư viện và cho chiếu sáng ngoài trời.

- Máy biến áp đặt trong nhà trạm nằm phía đường Tân Mỹ.

- Chiếu sáng ngoài nhà sử dụng đèn thủy ngân cao áp loại 250W trên cột nhôm cao 8m, đèn lồng ở các bồn cây kiểng để trang trí về đêm;

- Chiếu sáng trong nhà chủ yếu sử dụng đèn huỳnh quang loại 40W có thể đấu lệch pha chống chớp không gây hại cho mắt (hoặc đèn tiết kiệm điện);

- Trang trí đèn mắt ếch, đèn huỳnh quang tiết kiệm năng lượng ở các vị trí cần thiết. Đồng thời trang bị hệ thống đèn sự cố ở các hành lang, cầu thang, đèn exit để hướng dẫn lối thoát;

- Giải nhiệt bằng quạt trần, quạt treo tường, quạt hút hoặc máy điều hòa không khí ở những phòng có nhu cầu sử dụng cao.

Cấp nước

Sử dụng nước của hệ thống cấp nước thành phố đưa vào bể chứa dưới hầm rồi bơm lên tầng mái với hệ thống đấu vòng, các tầng dưới có thể trực tiếp sử dụng nước công cộng khi áp lực nước đủ mạnh. Nước giếng khoan sử dụng tưới cây xanh.

Thoát nước

Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại dẫn về trạm XLNT đạt QCVN 14:2008/BTNMT (loại B, K = 1). Nước sau xử lý được đấu nối vào hệ thống cống thoát nước trên đường số 13.

Nước mưa từ tầng mái và khuôn viên trong khu vực công trình được thu về các hố ga, rồi dẫn vào đường thoát nước trên đường số 13.

Phòng cháy chữa cháy

- Hệ thống báo cháy của công trình bao gồm tủ báo cháy trung tâm, bảng tín hiệu báo động từ xa, hệ thống báo động, các đầu báo cháy tự động…

- Hệ thống chữa cháy bao gồm các vòi phun được bố trí tại các sảnh tầng trong các hộp chữa cháy và các bình CO2 đặt ở các vị trí cần thiết của từng phòng và khu vực sảnh chung, sảnh tầng và tầng hầm.

Thông tin liên lạc

- Hệ thống thông tin liên lạc của dự án bao gồm cáp trung kế vào công trình, tủ đấu dây trung tâm MDF, tổng đài, hộp nối trong mỗi tầng IDF, hộp nối dây cuối cùng FDP cho mỗi khu vực/phòng, cáp điện thoại và ổ cắm điện thoại trong mỗi phòng/chỗ làm việc.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 9: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

- Điện thoại nội bộ, máy fax, hệ thống vi tính, hệ thống loa phóng thanh và màn hình ở khu vực công cộng như sảnh, nhà ăn…

1.4 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng

1.4.1. Nhu cầu dùng điện

Dự án sử dụng nguồn điện được cấp từ mạng lưới điện của Công ty điện lực Sài Gòn. Nhu cầu dùng điện trung bình khoảng 5.200 kWh/tháng.

1.4.2. Nhu cầu dùng nước

Nguồn nước sử dụng được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố. Nhu cầu dùng nước trung bình khoảng 350 m3/tháng.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 10: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

CHƯƠNG 2

CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

2.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính

2.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

Nước thải sinh hoạt

- Ô nhiễm nước thải xuất phát từ quá trình sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường.

- Số lượng công nhân thi công trong giai đoạn này thường xuyên dao động tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình. Ước tính số lượng công nhân viên lao động tại công trường dao động trong khoảng 80 - 100 người. Nhu cầu sử dụng nước trong ngày của công nhân dao động khoảng 3,6 – 4,5 m3/ngày. Như vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 2,8 – 3,6 m3/ngày.

- Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh E.coli.

- Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4…

Nước thải xây dựng

Nước thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải từ hoạt động rửa các thiết bị xây dựng, xe chở nguyên vật liệu xây dựng trước khi ra khỏi công trình, chứa nhiều bùn, đất cát, đá, nước bảo dưỡng bê tông... Lượng thải này không ổn định, tùy thuộc vào giai đoạn thi công.

Tương tự như nước mưa, nước thải loại này nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường xung quanh.

Nước mưa chảy tràn

Lượng nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu của khu vực. Nước mưa thường được quy ước là nước sạch. Chỉ có nước mưa đợt đầu (khoảng 5 phút đầu) là có thể bị nhiễm bẩn do chảy qua những vùng chứa nhiên liệu, khu vực đậu xe, khu vực chứa xà bần, khu vực sinh hoạt của công nhân cuốn theo các tạp chất đất đá, cặn bẩn, dầu nhớt, chất hữu cơ…

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 11: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

Trong giai đoạn xây dựng, hầu hết lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng công trường được tiêu thoát bằng cách tự ngấm qua lớp cát san nền, một phần chảy xuống các rãnh dẫn đến hố ga, sau đó thoát ra hệ thống cống thoát nước mưa trên đường số 13. Vì vậy, khả năng gây ngập úng tại khu vực công trường xây dựng là rất ít.

2.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn xây dựng bao gồm các loại bao bì vật liệu xây dựng, cốp pha hư hỏng, sắt thép vụn, dầu cặn từ quá trình chạy máy xây dựng, đất đá, xà bần... Khối lượng dao động trong khoảng 20 - 80 kg/ngày. Các chất thải này nếu trong thời gian xây dựng mà không có kế hoạch thu gom sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình thi công và sẽ ảnh hưởng xấu đến mỹ quan của khu vực dự án.

Chất thải rắn sinh hoạt

Rác sinh hoạt chủ yếu là các loại như bao bì, thực phẩm thừa… tạo từ các khu lán trại tạm thời và sinh hoạt của công nhân lao động trực tiếp trên công trường thi công. Lượng rác sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 10 - 15 kg/ngày.

Chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt có khả năng phân hủy sinh học cao tạo ra các sản phẩm trung gian và sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối, là môi trường thuận lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như: ruồi, muỗi, gián,…Mặc dù khối lượng sinh ra không lớn nhưng nếu không có biện pháp thu gom, xử lí hợp lí thì lượng tích tụ ngày càng tăng gây mất vệ sinh môi trường tại khu vực thi công và cả khu dân cư xung quanh.

Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại trong quá trình xây dựng bao gồm các loại dầu mỡ công nghiệp, dầu bôi trơn máy móc thiết bị, dầu cặn, sơn thừa, các thùng chứa dung môi, các vật sắc nhọn, giẻ lau chùi dính dầu nhớt, bóng đèn hỏng…Khối lượng ước tính khoảng 40 - 60 kg/tháng.

Loại chất thải này nếu không có biện pháp thu gom và vận chuyển xử lý thích hợp thì không chỉ ảnh hưởng tới công nhân tham gia xây dựng công trình mà còn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, các cơ sở và dân cư ở khu vực lân cận.

2.1.3 Nguồn gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm bụi

- Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá…), máy móc thiết bị. Quá trình vận chuyển cát sẽ rơi vãi khá nhiều trên đường đi, khi đến địa điểm tập kết, việc đổ cát từ trên xe xuống cũng sẽ gây ra bụi với mật độ khá lớn, ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại công trường và dân cư xung quanh. Các tác hại chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khỏe công nhân là: bệnh

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 12: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

bụi phổi, các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, các bệnh ngoài da, các bệnh về mắt, các bệnh đường tiêu hóa…

- Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến khu vực dưới hướng gió chủ đạo. Tính chất tác động cũng giống như trên, nhưng mức độ tác động không cao do nguồn phát được che chắn bằng tường rào hiện hữu bao quanh công trình cũng như che chắn tầng cao theo công trình trong giai đoạn thi công xây dựng.

2.1.3.1. Ô nhiễm do khí thải

- Trong giai đoạn xây dựng, ô nhiễm không khí phát sinh do các nguồn sau: bụi khói, khí độc (SO2, NOx, SOx, hợp chất bay hơi…) từ quá trình đốt nhiên liệu vận hành các máy móc thiết bị phục vụ công tác xây dựng.

- Trong các hoạt động xây dựng, các thiết bị xây dựng sau sẽ phát sinh ô nhiễm không khí: xe tải, máy đóng cọc, máy nén, búa máy, máy khoan, máy phát điện, xe vận tải chuyên chở nguyên vật liệu. Do hầu hết các máy móc thiết bị đều sử dụng xăng hoặc dầu làm nhiên liệu nên chúng thải ra bụi (TSP, SO 2, NOx, hydrocacbon) vào không khí.

- Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 01 tấn nhiên liệu sử dụng cho xe tải trọng lớn (3,5 - 16 tấn) dùng diesel chứa 4,3 kg TSP, 20 kg SO2, 55 kg NO2, 28 kg CO, 12 kg VOC; và 01 tấn xăng sử dụng cho máy có tải trọng > 3,5 tấn dùng xăng chứa 3,5 kg TSP, 20 kg SO2, 300 kg CO, 30 kg VOC, 1,35P kg chì. Trong 01 ngày (08 giờ làm việc), 06 máy thi công dùng diesel cùng hoạt động sẽ thải ra các chất ô nhiễm với khối lượng tương đương như trên. Vì vậy ô nhiễm trong thời gian thi công là đáng kể, tuy nhiên trong điều kiện khí hậu bình thường ô nhiễm không khí chỉ tác động cục bộ trong phạm vi công trường.

Nồng độ các chất ô nhiễm tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của các động cơ. Phương tiện vận chuyển và máy móc càng cũ, nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, do đó tác động đến môi trường càng lớn.

Ô nhiễm do tiếng ồn và rung

Tiếng ồn là tất cả những âm thanh gây cảm giác khó chịu, quấy rối điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và thu nhận âm thanh của con người

Ô nhiễm về tiếng ồn và rung động chủ yếu phát sinh từ các phương tiện và máy móc thi công trên công trường. Loại ô nhiễm này thường rất lớn vì trong giai đoạn này các phương tiện máy móc sẽ sử dụng nhiều hơn và hoạt động cũng liên tục hơn. Số liệu các máy móc thiết bị thi công xây dựng làm phát sinh ra tiếng ồn có thể liệt kê trong Bảng 2. 1.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 13: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

Bảng 2. 1 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công

STT Thiết bịMức ồn (dBA), cách nguồn 15 m

Tài liệu (1) Tài liệu (2)

1 Máy ủi 93,0

2 Máy đầm nén (xe lu) 72,0 – 74,0

4 Máy kéo 77,0 – 96,0

5 Xe tải 82,0 – 94,0

6 Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0

7 Bơm bêtông 80,0 – 83,0

8 Máy đập bêtông 85,0

Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000

Tài liệu (2): Mackernize, L.da, 1985

Mức độ ồn của các loại máy móc thiết bị phụ vụ công tác vận chuyển, đào đắp đất như gàu xúc, máy ủi, máy kéo, máy san đất và xe tải. Mỗi thiết bị có thể gây ồn đến cường độ 90 dBA ở cự ly 15m (Giá trị ồn GSA cho phép là 75 – 80 dBA). Tiếng ồn sẽ gia tăng và có thể đạt đến 97 – 98 dBA khi có thiết bị máy móc thi công cùng hoạt động đồng thời.

Tại khu vực công trường, các thiết bị gây ồn lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân xây dựng. Tác động này được đánh giá là tiêu cực nhưng chỉ mang tính cục bộ và tạm thời.

Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư sử dụng phương pháp thi công là khoan cọc nhồi, đây là biện pháp thi công giảm thiểu đáng kể các tác động do rung so với biện pháp thi công đóng cọc. Ngoài ra, trong quá trình thi công cọc nhồi, chủ đầu tư tuân thủ theo TCXDVN 326:2004 “Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”, do đó các tác động do rung đến khu vực xung quanh sẽ được giảm thiểu đáng kể.

2.1.4 Tai nạn lao động và các sự cố trong quá trình thi công

Tai nạn lao động

Nhìn chung, tai nạn lao động có thể xảy ra ở bất kỳ công đoạn thi công xây dựng nào của dự án. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động có thể là:

- Ô nhiễm môi trường có khả năng gây mệt mỏi, gây choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động;

- Công việc lắp ráp thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe cao có thể gây ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông …

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 14: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

- Tai nạn do tính bất cẩn trong quá trình lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động hoặc thiếu ý thức về tuân thủ nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động của công nhân thi công;

- Việc thi công các công trình trên cao có khả năng gây ra tai nạn lao động cao hơn do trượt té trên các giàn giáo, vận chuyển vật liệu xây dựng (ximăng, cát, …) lên các tầng cao và nhiều nguyên nhân khác;

- Va chạm vào đường dây điện;

- Những ngày thi công công trình vào mùa mưa, khả năng tai nạn lao động trên công trường tăng cao hơn do đất trơn, dễ làm trượt té, đất mềm, lún dễ gây sự cố cho con người và các máy móc thiết bị thi công, gió bão lớn dễ gây ra tình trạng mất điện, hoặc đứt dây dẫn điện gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Do đó, Nhà thầu phải có trách nhiệm theo dõi và cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cho công nhân vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của công nhân.

Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn trữ nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công cũng như gây ra ô nhiễm về môi trường. Có thể xác định nguyên nhân cụ thể như sau:

- Các bồn chứa nguyên liệu tạm thời phục vụ cho thi công (xăng, dầu DO, sơn, keo…) là các nguồn có thể gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường;

- Hệ thống cấp điện tạm thời cho máy móc, thiết bị trong quá trình thi công có thể gây ra sự cố điện giật, chập, cháy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân;

- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun, rải nhựa đường, hàn xì …) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn nếu không có các biện pháp phòng ngừa và an toàn lao động;

- Vào những ngày mưa có thể có hiện tượng sét đánh, nếu sự cố sét đánh xảy ra có thể gây ra cháy nổ, gây thiệt hại về người của nghiêm trọng.

2.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện

2.2.1 Biện pháp kiểm soát đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt

Trong quá trình thi công vấn đề ô nhiễm nguồn nước đáng kể nhất là nước thải sinh hoạt của công nhân. Để giảm thiểu vấn đề này, chủ đầu tư đã bố trí 04 nhà vệ sinh phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân. Định kỳ thuê đơn vị có chức năng đến

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 15: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

hút hầm cầu và sau khi hoàn thành thi công, bùn còn lại sẽ được hút đem đến nơi xử lý theo quy định và các bể chứa được san lấp.

Nước thải xây dựng

Nước thải xây dựng chủ yếu là nước mưa chảy tràn qua khu vực tập kết vật liệu xây dựng và máy móc, nước từ quá trình đào móng và nước thải phát sinh từ quá trình rửa xe cơ giới ra vào công trình, rửa nguyên vật liệu trong quá trình đào móng. Đặc điểm của loại nước thải này là chứa nhiều đất cát, cặn lơ lửng. Vì vậy, để hạn chế tác động của loại nước thải này, Chủ đầu tư đã có các biện pháp như sau:

- Xây dựng các nhà kho chứa nguyên, nhiên vật liệu tạm thời, xung quanh các nhà kho này sẽ có các rãnh thu nước với các hố ga để tách cặn nhằm tránh việc gây nghẹt cống trước khi thoát ra cống thoát nước trên đường số 13.

- Quá trình rửa xe cơ giới phải tập trung tại điểm ra vào của dự án có bố trí rãnh thu nước ra các hố ga tách cặn, rồi thoát ra cống thoát nước trên đường số 13.

- Cặn lắng trong các hố ga được nạo vét định kỳ do chủ đầu tư kết hợp nhà thầu thi công ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.

Nước mưa chảy tràn

- Để nước mưa tiêu thoát tốt, Chủ đầu tư đã bố trí các rãnh thoát nước mưa tạm thời nhằm tránh tồn đọng nước mưa đồng thời tăng khả năng lắng cặn trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung.

2.2.2 Biện pháp kiểm soát đối với chất thải rắn

Rác thải xây dựng

Rác thải xây dựng chủ yếu là các loại xà bần, cốp pha, vật liệu xây dựng hư hỏng… Các chất thải này được tập trung thu gom, phân loại thành các nhóm và xử lý như sau:

- Bùn đất, xà bần được Nhà thầu ký hợp đồng với DNTN Đại Đức Thịnh thu gom và vận chuyển đúng quy định.

- Các loại cốp pha bằng gỗ được bán để làm nguyên liệu đốt.

- Các loại sắt thép vụn, bao xi măng, thùng nhựa, dây nhựa… được thu gom lại để bán cho các vựa ve chai, cơ sở tái chế.

Rác thải sinh hoạt

Bố trí các thùng rác có nắp đậy dung tích 660 lít tại các khu vực thích hợp trên công trường để thu gom và thuê đơn vị có chức năng (UBND phường Tân Thuận Tây) đến thu gom mỗi ngày không để tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải nguy hại

Các loại chất thải nguy hại trong quá trình thi công như dầu nhớt thải, giẻ lau nhiễm dầu mỡ và những sơn dầu trong quá trình bảo dưỡng, bảo trì máy móc, bóng đèn

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 16: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

huỳnh quang thải, pin, ắc quy…được Chủ đầu tư ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV TM-DV-MT Huỳnh Kim Nhật thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

2.2.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Bụi và khí thải

Bụi là nhân tố đáng kể trong giai đoạn xây dựng của dự án. Chủ đầu tư và Nhà thầu đã áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu ô nhiễm bụi và không khí trong quá trình thi công:

- Lập kế hoạch thi công và cung ứng vật tư xây dựng cụ thể và phù hợp. Hạn chế việc tập kết vật tư dồn dập cùng một thời điểm trong giờ cao điểm. Khi chuyên chở các loại vật tư phát sinh bụi như cát, đá, xi măng…xe chuyên chở bắt buộc phải che bạt phủ kín thùng xe nhằm tránh phát tán bụi và vương vãi đất đá trên đường đi.

- Có biện pháp che chắn công trình trong suốt quá trình thi công nhằm hạn chế tối đa sự phát tán ô nhiễm.

- Tất cả các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra khỏi công trình đều phải được rửa sạch để không mang theo đất cát ra khỏi công trình và gây ô nhiễm bụi cho các đường giao thông cũng như gây mất mỹ quan đô thị. Để thực hiện tốt công đoạn này nhà thầu đã xây dựng cầu rửa xe và sử dụng các vòi nước áp lực. Các vòi nước này có tác dụng rửa sạch đất, cát bám trên xe với lưu lượng nước ít nhất nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường nước.

- Thường xuyên phun nước vào các ngày nắng để giảm bụi phát sinh ở khu vực đường đi, khu vực đào đất, san ủi mặt bằng.

- Các thiết bị máy móc xây dựng được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo điều kiện vận hành tối ưu.

- Che chắn các bãi tập kết vật liệu.

- Áp dụng các biện pháp thi công hiện đại, cơ giới hóa trong vận hành và tối ưu hóa quá trình thi công

Tiếng ồn và rung

- Trong khi thi công các phương tiện máy móc gây tiếng ồn được đặt ở cự ly hợp lí tránh ảnh hưởng nhiều tới các bộ phận làm việc khác trong khu vực. Các thiết bị máy móc cơ khí bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn. Chủ đầu tư trang bị màn chắn và vật cách âm đối với những khu vực phát sinh độ ồn thường xuyên và cường độ lớn như trạm trộn bê tông.

- Bố trí thời gian hoạt động của các phương tiện hợp lý, không để các phương tiện có độ ồn cao hoạt động cùng lúc.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 17: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

- Che chắn tường rào theo độ cao của công trình quanh khu vực dự án để giảm tác động đến dân cư xung quanh.

- Công nhân xây dựng được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động.

2.2.4 Giảm thiểu tai nạn lao động và các sự cố trong quá trình thi công

Trong quá trình thi công xây dựng cần tuyệt đối chấp hành các qui định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Cụ thể như sau:

An toàn lao động trong thi công

Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Từ 18 tuổi trở lên.

- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 06 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động.

- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc trên cao.

- Nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao:

+ Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

+ Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng

tuyến quy định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

+ Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được

mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

+ Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

+ Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

+ Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia,

hút thuốc.

+ Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ

nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

+ Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không

đươc làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên…

Yêu cầu đối với các phương tiện làm việc trên cao

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 18: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

- Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, một biện pháp cơ bản nhất là phải trang bị dàn giáo (thang, giáo cao, giáo ghế, giáo treo, chòi nâng, sàn treo,…) để tạo ra chỗ làm việc và các phương tiện khác bảo đảm cho công nhân thao tác và đi lại ở trên cao thuận tiện và an toàn.

- Sử dụng các loại cốt pha, dàn giáo đảm bảo chất lượng và phải được thử tải trước khi sử dụng.

An toàn cháy nổ

- Không đốt các nguyên liệu tại khu vực dự án.

- Không tích lũy nguyên vật liệu dễ gây ra cháy nổ tại công trường.

- Công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc phải được huấn luyện và thực hành đúng thao tác và đúng quy trình kỹ thuật.

- Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho công nhân khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây ra tia lửa điện đã được bố trí thật an toàn.

- Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy luôn kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.

- Đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy tiếp cận khu vực khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

- Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước với quy mô dự trữ đảm bảo cho công tác PCCC.

- Ngoài ra nhà thầu cũng quan tâm đến vấn đề tổ chức ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể cán bộ, công nhân thông qua các lớp huấn luyện PCCC.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 19: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

TẠI KHU VỰC DỰ ÁN

Căn cứ vào Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công của Dự án “Ký

túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”, Chủ đầu tư đã phối hợp

với Đơn vị tư vấn (Công ty CP Tư vấn Thiết Kế & Dịch vụ Toàn Cầu) và Đơn vị lấy

mẫu (Công ty CP Dịch vụ Tư vấn Môi trường Hải Âu) thực hiện chương trình giám sát

môi trường, các chỉ tiêu ô nhiễm và các vị trí giám sát như sau:

3.1 Giám sát chất lượng không khí

3.1.1 Không khí trong khu vực thi công

- Vị trí giám sát: 02 vị trí:

+ KK01: Khu vực Khối thư viện (đang hoàn thiện);

+ KK02: Khu vực Khối ký túc xá (đang thi công).

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi, rung, CO, SO2, NO2

- Kết quả phân tích:

Bảng 3. 1 Kết quả đo đạc chất lượng không khí khu vực thi công ngày 16/12/2014

STT Thông số (đơn vị)Kết quả QĐ 3733/2002

/QĐ/BYTKK01 KK02

1 Bụi (mg/m3) 0,08 0,12 6

2 NO2 (mg/m3) 0,09 0,14 10

3 SO2 (mg/m3) 0,08 0,09 10

4 CO (mg/m3) 2,5 4,3 40

5 Độ ồn (dBA) 49,3 – 53,1 47,3 – 50,1 85

(Nguồn: Công ty CP DVTV Môi trường Hải Âu )

Ghi chú:

QĐ 3733/2002/QĐ/BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao

động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 20: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

Bảng 3. 2 Kết quả đo độ rung khu vực thi công

Kết quả thử nghiệm Gia tốc rung (dB)

KK01 47,5

KK02 54,6

QCVN 27:2010/BTNMT (6h - 21h) 75

(Nguồn: Công ty CP DVTV Môi trường Hải Âu )

Nhân xet

Qua kết quả phân tích thì chất lượng không khí, tiếng ồn và độ rung khu vực thi công đều đạt theo Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ/BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động và QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

3.1.2 Không khí xung quanh khu vực dự án

- Vị trí giám sát: 04 vị trí:

+ KK03: Khu vực gần cổng bảo vệ giáp đường Tân Mỹ;

+ KK04: Khu vực giáp đường số 13;

+ KK05: Khu vực giáp đường số 13;

+ KK06: Khu vực giáp đường nội bộ.

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi, rung, CO, SO2, NO2

- Kết quả phân tích:

Bảng 3. 3 Kết quả đo đạc chất lượng không khí xung quanh ngày 16/12/2014

Thông số

(đơn vị)

Kết quả QCVN 05:2013/

BTNMT

QCVN 26:2010/BTNMT

(6h – 21h)KK03 KK04 KK05 KK06

Độ ồn (dBA)44,1 – 47,7

51,2 – 56,4

42,3 – 45,7

39,6 – 45,5

- 70

Bụi (mg/m3) 0,09 0,11 0,16 0,05 0,3 -

NO2 (mg/m3) 0,05 0,14 0,09 0,12 0,2 -

SO2 (mg/m3) 0,15 0,06 0,12 0,11 0,35 -

CO (mg/m3) 3,2 5,1 4,2 2,6 30 -

(Nguồn: Công ty CP DVTV Môi trường Hải Âu )

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 21: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

Ghi chú:

QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn ky thuât quốc gia về tiếng ồn.

QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn ky thuât quốc gia về chất lương không khí xung quanh.

Bảng 3. 4 Kết quả đo độ rung khu vực xung quanh dự án

Kết quả thử nghiệm Gia tốc rung (dB)

KK03 32,2

KK04 52,4

KK05 45,1

KK06 60,3

QCVN 27:2010/BTNMT (6h - 21h) 75

(Nguồn: Công ty CP DVTV Môi trường Hải Âu )

Ghi chú:

QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn ky thuât quốc gia về độ rung

Nhân xet

Theo kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 3. 3 và Bảng 3. 4 thì chất lượng không khí và độ ồn khu vực xung quanh dự án đều nằm trong quy chuẩn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Đồng thời giá trị về độ rung cũng nằm trong quy chuẩn cho phép theo QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

3.2 Giám sát nước thải

- Vị trí giám sát: tại hố lắng thu gom nước thải xây dựng;

- Thông số giám sát: pH, COD, BOD5, SS, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ;

- Kết quả phân tích:

Bảng 3. 5 Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngày 16/12/2014

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả (NT)QCVN

40:2011/BTNMT, Cột B

1 pH - 7,04 5,5 - 9

2 SS mg/l 173,5 100

3 COD mgO2/l 194,3 150

4 BOD5 mgO2/l 120,5 50

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 22: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả (NT)QCVN

40:2011/BTNMT, Cột B

5 Tổng N mg/l 17,55 40

6 Tổng P mg/l 2,54 6

7 Dầu mỡ mg/l 0,42 10

(Nguồn: Công ty CP DVTV Môi trường Hải Âu)

Ghi chú

QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn ky thuât quốc gia về chất lương nước thải công nghiệp

Nhân xet

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại vị trí hố lắng thu gom cho thấy có một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (cột B). Cụ thể, SS vượt 1,7 lần, COD vượt 1,3 lần, BOD vượt 2,4 lần.

Lượng phát sinh nước thải xây dựng là rất ít và không ổn định, chỉ diễn ra trong giai đoạn ngắn lúc thi công. Bên cạnh đó, dự án cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Do đó, để đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định trước khi thải ra môi trường, chủ đầu tư và nhà thầu thi công sẽ lưu lại lượng nước thải phát sinh này và sẽ chuyển vào bể tiếp nhận của hệ thống xử lý, khi hệ thống xử lý đi vào vận hành sẽ đảm bảo xử lý lượng thải này đạt quy chuẩn cho phép trước khi thoát ra môi trường ngoài.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 23: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT

4.1 Kết luận

Chủ dự án đã từng bước thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhằm kiểm soát

các chất ô nhiễm luôn nằm trong giới hạn cho phép, cụ thể như sau:

- Đối với môi trường không khí:

Chất lượng môi trường không khí xung quanh đều đạt quy chuẩn QCVN

26:2010/BTNMT, QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN

27:2010/BTNMT.

Chất lượng không khí khu vực thi công đều đạt theo Tiêu chuẩn vệ sinh

lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ/BYT - Quyết

định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và

07 thông số vệ sinh lao động và QCVN 27:2010/BTNMT.

- Đối với nước thải:

Nước thải tại hố lắng chưa đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp, cột B. Chủ đầu tư và

nhà thầu thi công sẽ có biện pháp quản lý để giảm thiểu ô nhiễm (như đã

trình bày trong phần Giám sát nước thải ở Chương 3).

- Đối với chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh hoạt: bố trí các thùng rác tại những vị trí thích hợp,

hợp đồng với UBND phường Tân Thuận Tây đến thu gom, vận chuyển

đi xử lý mỗi ngày.

Chất thải rắn xây dựng: thu gom, phân loại thích hợp, một phần tái sử

dụng hoặc bán cho các cơ sở tái chế, một phần được ký hợp đồng với

DNTN Đại Đức Thịnh thu gom và vận chuyển đúng quy định.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 24: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

Chất thải rắn nguy hại: ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV TM-DV-

MT Huỳnh Kim Nhật thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

hiện hành của pháp luật.

4.2 Cam kết

- Trường Đại học Tài chính - Marketing - Chủ đầu tư dự án đã tiến hành thực

hiện Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kì theo quy định về việc Bảo

vệ Môi trường do Nhà nước Việt Nam ban hành.

- Qua kết quả giám sát các chỉ tiêu môi trường cho thấy chất lượng môi trường

không khí và chất lượng nước thải đều đạt các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt

Nam ban hành.

- Chủ đầu tư đã thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường và cam kết sẽ duy

trì tốt các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Chủ dự án kính gửi Báo cáo giám sát chất lượng môi trường lên cơ quan chức

năng để quản lý.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày….. tháng 12 năm 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

HIỆU TRƯỞNG

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Page 25: 29.12.2014 Truong DH TC Marketing

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Dự án “Ký túc xá – Thư viện trường Đại học Tài chính - Marketing”- Tháng 12/2014

PHỤ LỤC

1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LẤY MẪU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Trường Đại học Tài chính - Marketing