98
Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA NĂM 2012 Năm 2012 mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh... nhưng kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan, các lĩnh vực xã hội cơ bản phát triển ổn định. Số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố khắc họa những nét tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2012. I. Tăng trưởng kinh tế 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,70 điểm phần trăm. 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông nghiệp tăng 2,8%; lâm nghiệp tăng 6,4%; thủy sản tăng 4,5%. a. Nông nghiệp Cây lúa: Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước; diện tích đạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha. Nếu tính thêm 4,8 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước tính đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011. 6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 1 7/6/2022 Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 1 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả

2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA NĂM 2012 Năm 2012 mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh... nhưng kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan, các lĩnh vực xã hội cơ bản phát triển ổn định. Số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố khắc họa những nét tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2012.

I. Tăng trưởng kinh tế1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nướcTổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước

tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,70 điểm phần trăm.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sảnGiá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 theo giá so sánh

1994 ước tính tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông nghiệp tăng 2,8%; lâm nghiệp tăng 6,4%; thủy sản tăng 4,5%.

a. Nông nghiệpCây lúa:Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so

với năm trước; diện tích đạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha. Nếu tính thêm 4,8 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước tính đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011.

Trong sản xuất lúa năm nay, sản lượng lúa đông xuân đạt gần 20,3 triệu tấn, tăng 510,4 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, diện tích tăng 27,6 nghìn ha và năng suất tăng 1,1 tạ/ha. Sản lượng lúa hè thu đạt 14 triệu tấn, tăng 573,3 nghìn tấn, diện tích đạt 2659,8 nghìn ha, tăng 70,3 nghìn ha (riêng diện tích lúa thu đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 31,3 nghìn ha); năng suất đạt 52,5 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha. Sản lượng lúa mùa đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng 179,6 nghìn tấn, năng suất tăng 0,9 tạ/ha.

Cây công nghiệp lâu năm:Diện tích chè ước tính đạt 115,8 nghìn ha, tăng 1,4% so với năm trước; sản

lượng đạt 923,1 nghìn tấn, tăng 5%; cà phê diện tích đạt 574,2 nghìn ha, tăng 6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 1

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 1

2012 - Nỗ lực vượt sóng cả

Page 2: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

5,6%, sản lượng đạt 1.292,4 nghìn tấn, tăng 1,2%; cao su diện tích 505,8 nghìn ha, tăng 10%, sản lượng đạt 863,6 nghìn tấn, tăng 9,4%; hồ tiêu diện tích đạt 46,9 nghìn ha, tăng 4,2%, sản lượng đạt 112,7 nghìn tấn, tăng 0,6%.

Chăn nuôi: Tại thời điểm 01/10/2012, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so

với cùng thời điểm năm 2011, trong đó đàn lợn nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%; đàn trâu có 2.627,8 nghìn con, giảm 3,1%; đàn bò có 5.194,2 nghìn con, giảm 4,5% (bò sữa có 167 nghìn con, tăng 17%); đàn gia cầm có 308,5 triệu con, giảm 4,4% (gà 223,7 triệu con, giảm 3,86%). Sản lượng thịt hơi năm 2012 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu tăng 0,8%; sản lượng thịt bò tăng 2,4%; sản lượng thịt lợn tăng 2%; sản lượng thịt gia cầm tăng 4,8%.

b. Lâm nghiệpDiện tích rừng trồng tập trung cả năm đạt 187 nghìn ha, bằng 88,2% năm

2011; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 169,5 triệu cây, tăng 0,3%; diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng 34,8%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng 12,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 5.251 nghìn m3, tăng 11,9%, trong đó gỗ khai thác từ rừng trồng chiếm trên 80%. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2012 là 3.225 ha, giảm 18% so với năm 2011, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 2.091 ha, tăng 19,8%; diện tích rừng bị chặt, phá 1.134 ha, giảm 48,2%.

c. Thủy sảnSản lượng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 5.732,9 nghìn tấn, tăng 5,2% so

với năm 2011, trong đó cá đạt 4.343,7 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 632,7 nghìn tấn, tăng 0,3%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 1.059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra là 11,5 nghìn ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%; diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2012 ước tính 3.110,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2011, trong đó cá đạt 2.402,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm 473,9 nghìn tấn, giảm 1%. Sản lượng cá tra năm 2012 đạt 1.226 nghìn tấn, tăng 3% so với năm 2011. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2.622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011, trong đó khai thác biển đạt 2.418 nghìn tấn, tăng 4,8%.

3. Sản xuất công nghiệpChỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12/2012 ước tính tăng 5,0%

so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%.

Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so với năm 2011 là: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 136,7%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 48,3%;

6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 25/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/20132

Page 3: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ tăng 39,6%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 23,7%; sản xuất đường tăng 17,7%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 12,3%; khai thác dầu thô tăng 9,8%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 9,7%; sản xuất bia tăng 9,7%. Một số ngành có mức tăng khá là: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,8%; sản xuất sợi tăng 8,1%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 7,9%; chế biến và bảo quản thủy sản tăng 7,9%.

Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm so với năm 2011 là: May trang phục tăng 2,3%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 2,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 0,3%; sản xuất vải dệt thoi giảm 0,8%; sản xuất giày, dép giảm 0,9%; sản xuất dây cáp, dây điện giảm 2,1%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 3,9%; sản xuất xi măng giảm 6%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 8,1%; khai thác và thu gom than cứng giảm 9,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 10%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 14,6%.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,6%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất đường tăng 112,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 34,2%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 29,2%; chế biến và bảo quản thủy sản tăng 23,1%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 21,7%; sản xuất cấu kiện kim loại tăng 10,7%; may trang phục tăng 7,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ mười một tháng tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất sợi tăng 3,8%; sản xuất sắt, thép giảm 1,9%; sản xuất giày, dép giảm 2,2%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 9,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 16,7%; sản xuất xi măng giảm 17,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 18%; chế biến sữa và sản phẩm từ sữa giảm 18,9%; sản xuất thiết bị điện giảm 20,6%; sản xuất dây, cáp điện giảm 38,3%.

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất xe có động cơ tăng 76,6%; sản xuất dây, cáp điện tăng 56,8%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 42,1%; may trang phục tăng 41,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 40,8%; sản xuất xi măng tăng 30,6%; chế biến và bảo quản thủy sản tăng 28,6%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 9,2%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 7,1%; sản xuất giày, dép tăng 6,6%; sản xuất sợi tăng 1,4%; sản xuất vải dệt thoi tăng 1%; sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 5,4%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 7,5%; sản xuất thiết bị dẫn điện giảm 9,7%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 20,2%; sản xuất đường giảm 24%.

4. Hoạt động dịch vụa. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngTổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 ước

tính tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%), trong đó khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 12,3% và giảm 1,2%; kinh tế ngoài Nhà nước chiếm

6Created by Thanh An - 3 -Thanh An Page 35/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 3

Page 4: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

84,8% và tăng 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,9% và tăng 34,7%. Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp chiếm 77,1% tổng mức và tăng 15,2%; khách sạn nhà hàng chiếm 11,8% và tăng 17,2%; dịch vụ chiếm 10,1% và tăng 19,6%; du lịch chiếm 1% và tăng 28,1%.

b. Vận tải hành khách và hàng hóaVận tải hành khách năm 2012 ước tính tăng 12,2% về vận chuyển và tăng

9,5% về luân chuyển so với năm 2011, bao gồm: Vận tải Trung ương tăng 7,4% và tăng 6,5%; vận tải địa phương tăng 12,3% và tăng 10,1%. Vận tải hành khách đường bộ ước tính tăng 13,4% về vận chuyển và tăng 11,1% về luân chuyển so với năm trước; đường sông giảm 3,4% và giảm 3,7%; đường hàng không giảm 0,2% và tăng 7,6%; đường biển giảm 2,4% và giảm 1,5%; đường sắt tăng 2% và tăng 0,7%.

Vận tải hàng hóa năm 2012 ước tính tăng 9,5% về vận chuyển và giảm 8,7% về luân chuyển so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước tăng 10,4% và tăng 1,7%; vận tải ngoài nước giảm 12,4% và giảm 14,8%. Vận tải hàng hóa đường bộ tăng 11,5% về vận chuyển và tăng 8,7% về luân chuyển; đường sông tăng 6,8% và tăng 5,7%; đường biển giảm 14% và giảm 16%; đường sắt giảm 3,9% và giảm 3,4%.

c. Bưu chính, viễn thôngSố thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2012 đạt 12,5 triệu thuê bao, tăng

5,5% so với năm trước, bao gồm: 16,5 nghìn thuê bao cố định, bằng 33,4% năm 2011 và 12,5 triệu thuê bao di động, tăng 5,8%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12/2012 ước tính đạt 136,6 triệu thuê bao, tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm: 14,9 triệu thuê bao cố định, giảm 2,9% và 121,7 triệu thuê bao di động, tăng 3,5%. Số thuê bao internet băng rộng ADSL phát triển mới trong năm 2012 là 355,6 nghìn thuê bao. Tính đến cuối tháng 12/2012, tổng số thuê bao internet băng rộng ADSL ước tính đạt 4,3 triệu thuê bao, tăng 5,4% so với cùng thời điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2012 ước tính đạt 179,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011.

d. Khách quốc tế đến Việt NamKhách quốc tế đến nước ta năm 2012 ước tính đạt 6.647,7 nghìn lượt

người, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4.170,9 nghìn lượt người, tăng 7,3%; đến vì công việc 1.166 nghìn lượt người, tăng 16,2%; thăm thân nhân đạt 1.150,9 nghìn lượt người, tăng 14,3%. Trong năm, khách đến nước ta từ Trung Quốc tăng 0,8%; Hàn Quốc tăng 30,7%; Nhật Bản tăng 19,7%; Hoa Kỳ tăng 0,9%; Đài Loan tăng 13,4%; Ma-lai-xi-a tăng 28,3%; Ô-xtrây-li-a tăng 0,1%; Thái Lan tăng 24,2%; Pháp tăng 3,9%; Xin-ga-po tăng 13,8%; Liên bang Nga tăng 71,5%; Anh tăng 9%; Lào tăng 27,2%.

II. Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô1. Chỉ số giá

6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 45/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/20134

Page 5: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

a. Chỉ số giá tiêu dùngChỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng

6,81% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tháng 12/2012 so với tháng trước tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,28% (lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%). Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,15%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14% (dịch vụ y tế tăng 0,03%); giáo dục tăng 0,09% (dịch vụ giáo dục tăng 0,05%); giao thông giảm 0,43%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Nhìn lại năm 2012, CPI tháng 12 tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường. Cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai) nhưng tăng cao nhất vào tháng Chín với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (tháng Sáu và tháng Bảy).

Về nhóm hàng, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung. Trong khi đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh, chỉ số giá nhóm giáo dục tuy mức tăng giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao.

b. Chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóaChỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy

sản năm 2012 tăng 3,91% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 1,05%; hàng lâm nghiệp tăng 14,26%; hàng thủy sản tăng 13,78%. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay tăng 9,32% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 19,10%; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng 7,1%; điện và phân phối điện tăng 9,9%; nước tăng 14,45%. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2012 tăng 9,04% so với năm 2011. Chỉ số giá cước vận tải năm 2012 tăng 13,2% so với năm trước. Chỉ số

6Created by Thanh An - 5 -Thanh An Page 55/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 5

Page 6: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

giá xuất khẩu hàng hóa năm 2012 giảm 0,54% so với năm trước. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa năm 2012 giảm 0,33% so với năm trước.

2. Xây dựng, đầu tư phát triểna. Hoạt động xây dựngGiá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 720,2

nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài Nhà nước 583,2 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 24,1 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 229,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 185,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3%.

b. Đầu tư phát triểnVốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt

989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%. Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 205 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011, gồm: Vốn Trung ương quản lý đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4%; vốn địa phương quản lý đạt 154,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9%.

3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụa. Xuất khẩu hàng hóaKim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, tăng

0,5% so với tháng trước và tăng 15% so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 63,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 tăng 18,9%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp.

Trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD, tăng 26,9%. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn

6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 65/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/20136

Page 7: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

và sản phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%; cao su tăng 23,8%; hạt điều tăng 25,6%; gạo tăng 13,1%; chè tăng 10,4%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản trên không cao do ảnh hưởng của đơn giá thế giới giảm như: Giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,8%; giá cà phê giảm 6,2%; giá hạt điều giảm 15%; giá gạo giảm 7,1%; chè giảm 2,2%... Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ mức tăng khá là: Dây và cáp điện tăng 41,2%; sản phẩm gốm sứ tăng 20%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 17,3%; giày dép tăng 10,6%; hàng dệt may tăng 7,1%.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi so với năm trước: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (năm 2011 là 35,6%), chủ yếu do tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, ước tính tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm 2012. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước nhưng tỷ trọng không đổi với 15,4%. Nhóm hàng thủy sản đạt 6,2 tỷ USD, xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU chiếm tỷ trọng cao là: Điện thoại chiếm 43% tổng kim ngạch điện thoại xuất khẩu; giày dép chiếm 36%; máy tính chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16%, tiếp đến là Hoa Kỳ 19,6 tỷ USD, tăng 15,6% và chiếm 17,1%; ASEAN 17,3 tỷ USD, tăng 27,2% và chiếm 15,1%; Nhật Bản 13,1 tỷ USD, tăng 21,4% và chiếm 11,4%; Trung Quốc 12,2 tỷ USD, tăng 10% và chiếm 10,7%.

b. Nhập khẩu hàng hóaKim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng

6,5% so với tháng trước và tăng 13% so với năm 2011. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (không tính đến năm 2009). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 tăng 7,4% so với năm 2011.

Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Nhiều mặt hàng nguyên liệu tăng thấp hoặc giảm cả về lượng và trị giá như: Hóa chất 2,8 tỷ USD, tăng 2,3%; sản phẩm hóa chất đạt 2,5 tỷ USD, tăng

6Created by Thanh An - 7 -Thanh An Page 75/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 7

Page 8: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

2,9%; xăng dầu 8,9 tỷ USD, giảm 10%; phân bón 1,6 tỷ USD, giảm 7,9%; sắt thép 6 tỷ USD, giảm 7%; kim loại thường 2,7 tỷ USD, giảm 1,1%; sợi dệt 1,4 tỷ USD, giảm 9%; bông 875 triệu USD, giảm 16,9%. Thực trạng trên phản ánh nhu cầu của đầu tư và tiêu dùng trong nước thấp. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự gia tăng kim ngạch của một số mặt hàng có năng lực sản xuất trong nước cao như: Sản phẩm chất dẻo tăng 23,5%; rau quả tăng 14%; giấy tăng 8,9%. Nhập khẩu ô tô năm nay ước tính đạt 2,1 tỷ USD, giảm 32,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc 605 triệu USD, giảm 41,2%, mức giảm mạnh do chính sách hạn chế phương tiện ô tô của Nhà nước cũng như doanh nghiệp và người dân thắt chặt chi tiêu.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 28,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2011 và chiếm 25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tiếp đến là ASEAN đạt 21 tỷ USD, tăng 0,3% và chiếm 18,3%; Hàn Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 13,6%; Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% và chiếm 10,2%; EU đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3% và chiếm 7,7%; Hoa Kỳ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 4,7% và chiếm 4,1%.

Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.

c. Xuất, nhập khẩu dịch vụKim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3%

so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.

III. Một số vấn đề xã hội1. Dân số, lao động và việc làmDân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng

1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số

6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 85/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/20138

Page 9: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

khu vực thành thị là 28,81 triệu người, tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, tăng 0,02%.

Tổng tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữ của năm 2011. Tỷ suất sinh thô đạt 16,9 trẻ sinh ra sống trên 1.000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em là 112,3 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 111,9 bé trai/100 bé gái của năm 2011. Tỷ suất chết thô năm 2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8‰. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4% tổng lực lượng lao động; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%. Tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.

2. Đời sống dân cưTính chung cả năm 2012, cả nước có 450,3 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm

27,6% so với năm 2011, tương ứng với 1.911,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 26,9%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 ước tính là 11,3 - 11,5%, giảm 1,1 - 1,3% so với năm 2011, thấp hơn mức giảm 1,6% của năm 2011 so với năm 2010.

3. Giáo dục, đào tạoTính đến cuối năm 2012, cả nước có 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 03 tỉnh/thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cả nước có 215 trường đại học, trong đó 187 trường công lập; 204 trường cao đẳng, trong đó 150 trường công lập; 295 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng của cả nước là trên 2,2 triệu sinh viên; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 623 nghìn học sinh. Cả nước có 142 trường cao đẳng nghề, 316 trường trung cấp nghề, 850 trung tâm dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là 1,9 triệu lượt người, trong đó cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 0,4 triệu lượt người; sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người.

4. Tình hình dịch bệnh6Created by Thanh An - 9 -Thanh An Page 9

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 9

Page 10: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Trong năm 2012, cả nước có 81,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (67 trường hợp tử vong); 816 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (18 trường hợp tử vong); 614 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 125 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu (5 trường hợp tử vong); 151,1 nghìn người mắc dịch tay chân miệng, tăng 41,3% so với năm 2011 (45 trường hợp tử vong, giảm 72,4%).

5. Hoạt động thể thaoTại một số giải thể thao quốc tế được tổ chức trong năm qua, các vận động

viên thể thao quần chúng nước ta giành được 5 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng tại giải Cử tạ thế giới; 27 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và 16 huy chương đồng tại Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á tại Indonesia và xếp thứ 4 trong tổng số 7 đoàn tham gia.

Trong hoạt động thể thao thành tích cao, ngành Thể dục Thể thao tổ chức thành công 207 giải thể thao trong nước và quốc tế; tham dự 190 giải quốc tế và cử 31 đội tuyển và cá nhân đi tập huấn, đào tạo tại nước ngoài. Tại các giải thể thao quốc tế năm 2012, đoàn thể thao Việt Nam đạt được 271 huy chương vàng, 234 huy chương bạc và 154 huy chương đồng.

6. Tai nạn giao thôngTính từ 16/12/2011 đến 15/12/2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10.081

vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người và làm bị thương 7.624 người. So với năm 2011, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,1%, số người chết giảm 14,1% và số người bị thương giảm 28,2%. Bình quân 1 ngày trong năm 2012, cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người.

7. Thiệt hại do thiên taiTheo báo cáo, thiên tai xảy ra trong năm 2012 đã làm hơn 700 người chết,

mất tích và bị thương; hơn 100 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 80 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; gần 300 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2012 ước tính trên 7 nghìn tỷ đồng, trong đó Thái Bình thiệt hại khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng giá trị thiệt hại của cả nước. Theo báo cáo sơ bộ, tổng số tiền mặt cứu trợ các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai trong năm là gần 8,3 tỷ đồng. (www.tapchicongsan.org.vn – Ngày 30/12/2012)

ĐÁNH GIÁ KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2012 6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 10

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201310

Page 11: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

QUA CÁC SỰ KIỆN TIÊU BIỂUKinh tế nước ta năm 2012 đạt mức tăng trưởng khả quan, các lĩnh vực xã

hội cơ bản phát triển ổn định. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế tổng thể đan xen các mảng sáng, tối. Việc xem xét, phân tích, đánh giá là rất cần thiết, bởi lẽ, ngay trong các mảng sáng cũng đang tiềm ẩn những hạn chế, nguy cơ.

Tái cơ cấu nền kinh tế - những chuyển biến bước đầuNhận thức rõ những yếu kém nội tại của nền kinh tế nước ta, Đại hội XI của

Đảng đã xác định phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững và đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế là định hướng tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020. Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã quyết định các nội dung cơ bản tái cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; và cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.

Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI đã ban hành Kết luận về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước” và quyết định việc thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương.

Kết luận về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước” nêu rõ, đây là vấn đề lớn, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hội nghị Trung ương 3 khóa IX đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó, Bộ Chính trị đã nhiều lần nghe báo cáo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nghị quyết Đại hội XI xác định rõ hơn một bước về vai trò kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước. Hội nghị Trung ương 6 khóa XI tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, kinh doanh ngoài ngành, thua lỗ, thất thoát; những lúng túng, bất cập trong mô hình quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý vốn, tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải điều chỉnh để doanh nghiệp Nhà nước có cơ cấu hợp lý, kinh doanh hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, lĩnh vực độc quyền tự nhiên, các hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu,…; tiếp tục cổ phần hóa, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động; thực hiện hạch toán theo cơ chế thị trường, theo các đơn đặt hàng của Nhà nước; tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ nhân sự, nhất là nhân sự lãnh đạo của các doanh nghiệp Nhà nước; nghiên cứu, tiến tới hình thành cơ quan cấp bộ, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước… Hội nghị Trung ương 6 đã quyết định tái lập lại Ban Kinh tế Trung ương với nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương

6Created by Thanh An - 11 -Thanh An Page 115/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 11

Page 12: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Đảng trong việc xem xét quyết định những vấn đề chiến lược trong phát triển kinh tế của đất nước.

Bên cạnh đổi mới mô hình, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước, dừng thí điểm mô hình tập đoàn của một số tổng công ty nhà nước, Chính phủ đã triển khai các biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đầu tư công…

Trong khi động lực tăng trưởng theo chiều rộng của nền kinh tế đang giảm và yếu dần (các yếu tố của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng là gia tăng quy mô vốn đầu tư và lao động đã đến mức tới hạn; động lực tăng trưởng phụ thuộc vào gia tăng vốn đầu tư, gia tăng số lượng lao động... đã yếu đi và đang giảm dần) thì các động lực của tăng trưởng theo chiều sâu (gồm năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực) chưa được cải thiện đáng kể để bù đắp những thiếu hụt của tăng trưởng theo chiều rộng. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế đang giảm và bản thân nền kinh tế nước ta hiện nay không còn khả năng duy trì mức tăng trưởng cao như những năm trước đây. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, mô hình tăng trưởng, bảo đảm động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững.

GDP tăng trưởng 5,03%Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước

tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,70 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới, nhất là kinh tế các nước OECD đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, kinh tế các nước khu vực đồng ơ-rô “chao đảo” và có nguy cơ rạn nứt vì nợ công và suy giảm liên tục thì mức phát triển của nước ta có thể xem là khả quan. Kinh tế thế giới trải qua những thăng trầm lớn, mà năm 2012 đánh dấu tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại thấp nhất như một điểm “trũng” trong ba năm gần đây: Tăng trưởng kinh tế thế giới theo Ngân hàng Thế giới đã liên tục giảm từ mức 3,9% (năm 2010), xuống 2,7% (năm 2011) và chỉ còn 2,3% (ước tính năm 2012); trong khi thương mại toàn cầu cũng giảm tăng trưởng từ 13% (năm 2010), xuống 6,1% (năm 2011) và 3,6% (ước tính năm 2012). Luồng vốn tới các nền kinh tế cũng liên tục giảm trong ba năm qua. Kinh tế Trung Quốc cũng giảm mức tăng trưởng chỉ còn khoảng 7,7% (năm 2012) từ mức trên 10% liên tục hàng mấy chục năm qua. Các dự báo kinh tế của các tổ chức tài chính quốc tế năm 2012 liên tục phải cập nhật, mà chủ yếu là giảm các dự báo theo hướng xấu đi.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Tiềm năng tăng trưởng cả theo chiều rộng và bề sâu còn rất lớn. Nếu so sánh với mục tiêu

6Created by Thanh An - 12 -Thanh An Page 125/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201312

Page 13: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

tăng trưởng kế hoạch từ đầu năm (6,0 - 6,5%) hay mục tiêu đã được điều chỉnh (5,5%) hoặc so sánh với mức tăng trưởng của những nước xung quanh, có điều kiện, trình độ phát triển tương đương hoặc gần với nước ta như Trung Quốc ước tính đạt 7,9%, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a ước đạt 6,3%, Phi-líp-pin ước đạt trên 6,0%,… thì mức tăng trưởng 5,03% là điều cần phải xem xét, đánh giá lại từ cơ chế, chính sách, môi trường sản xuất - kinh doanh đến việc điều hành kinh tế vĩ mô.

Kiềm chế lạm phát ở mức 6,81% Nhìn lại năm 2012, CPI tháng 12 tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp

xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường. CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai) nhưng tăng cao nhất vào tháng Chín với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá.

Khi lạm phát của năm 2011 cao đến 18%, cao hơn hầu hết các nước trong khu vực thì thấy nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô của năm 2012 là nhiệm vụ ưu tiên. Thực hiện nhiệm vụ mà Quốc hội đề ra, Chính phủ đã kiên trì tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Liên tục rút kinh nghiệm, điều chỉnh công tác điều hành, sau Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường. Nhờ vậy đã từng bước giảm dần mức lạm phát còn cao trong những tháng đầu năm, xuống các mức thấp hơn những tháng cuối năm.

Chính phủ đã kiên trì thi hành hàng loạt giải pháp để bảo đảm giảm mạnh tỷ lệ lạm phát qua từng tháng, nhất là chú trọng đến giá lương thực, thực phẩm và giá năng lượng. Nhờ sự phát triển khá tốt của sản xuất lương thực, điều hòa khá tốt thị trường trong nước và xuất khẩu, cũng như điều tiết cung cầu trong nước khá tốt nên chỉ số CPI đạt 6,81%, một mức khá thấp ngay trong điều kiện chăn nuôi giảm sút đã giảm, nhất là trong những tháng cuối năm. Giá cả các mặt hàng lương thực tăng thấp là 3,26% còn thực phẩm chỉ tăng 8,14% khi chăn nuôi sụt giảm, thấp hơn hẳn mức giá tương ứng 22,82% và 29,34% của năm 2011.

Chỉ số CPI 6,81% có thể coi là “điểm sáng” trong điều hành kinh tế vĩ mô năm 2012. Tuy nhiên, cần nhìn nhận kết quả này một cách biện chứng, khách quan. Thứ nhất, kết quả này đạt được như mục tiêu mà Quốc hội đề ra (Quốc hội đề ra mức tăng CPI ở mức một con số), nhưng diễn biến chỉ số CPI trong năm không đồng đều, chưa theo một xu hướng bền vững. Trong năm, vẫn còn những

6Created by Thanh An - 13 -Thanh An Page 135/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 13

Page 14: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

biến động giá cả gây tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, về mối quan hệ giữa chỉ số CPI và chỉ số tăng trưởng GDP. Từ góc độ kinh tế vĩ mô, hai chỉ số này liên quan mật thiết với nhau. Việc áp dụng những biện pháp kiềm chế tốc độ CPI có hệ quả phụ ở mức độ lớn hay nhỏ kiềm chế tăng trưởng GDP. Với những nền kinh tế đang phát triển như nước ta, việc duy trì mức tăng CPI “hợp lý” sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng GDP mà vẫn đảm bảo yêu cầu ổn định an sinh xã hội. Đạt được mức tăng CPI khá thấp trong khi không đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra yêu cầu đối với điều hành kinh tế vĩ mô trong việc phản ứng nhanh nhạy với các tín hiệu thị trường và duy trì các biện pháp điều hành, kể cả thúc đẩy tăng trưởng GDP và kiềm chế CPI, ở mức độ, dung lượng và thời điểm hợp lý.

Việt Nam lần đầu tiên “xuất siêu”Năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so

với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 63,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 tăng 18,9%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi so với năm trước: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (năm 2011 là 35,6%). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm 2012. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước nhưng tỷ trọng không đổi với 15,4%. Nhóm hàng thủy sản đạt 6,2 tỷ USD, xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (không tính đến năm 2009). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 tăng 7,4% so với năm 2011.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu

6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 145/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201314

Page 15: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011.

Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.

Xuất khẩu tăng trưởng cao (18,3%) trong bối cảnh thương mại thế giới nói chung còn khá ảm đạm là một kết quả rất quan trọng. Nhập siêu không những được kiềm chế theo yêu cầu đề ra trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong giai đoạn đến năm 2020 mà còn xuất siêu, mặc dù khối lượng xuất siêu không lớn. Đây cũng là một “điểm sáng” của kinh tế nước ta năm 2012. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những khía cạnh cần chú ý của kết quả này. Thứ nhất, xuất siêu chủ yếu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, và chủ yếu ở nhóm hàng gia công, lắp ráp. Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu do tăng khối lượng hàng hóa và tỷ lệ hàng thô, hàng chỉ qua sơ chế hoặc hàng gia công lắp ráp còn rất cao. Vì vậy giá trị gia tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thấp, nghĩa là mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhưng “phần” của các doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu còn rất khiêm tốn. Thứ ba, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, công nghệ, tạo cơ sở sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong tương lai. Một tỷ lệ nhập siêu (mà là nhập siêu tư liệu sản xuất) hợp lý, không đe dọa an ninh tài chính quốc gia là điều hoàn toàn bình thường. Còn bảo đảm cân bằng cán cân thương mại thông qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, công nghệ sẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm năng lực sản xuất trong tương lai.

Thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, cần “giải cứu”Nhiều dự án tạm dừng, chậm triển khai; nhiều dự án có sản phẩm hoàn

chỉnh nhưng không bán được, hàng tồn kho tăng dẫn đến nợ xấu tăng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, dư nợ cho vay bất động sản trên địa bàn thành phố khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn, trong đó cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác (vay mua nhà để ở, mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp…) là 18.916 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khoảng 4.145 tỷ đồng, chiếm 6,27% tổng dư nợ kinh doanh bất động sản.

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang tồn kho khoảng 14.490 căn hộ chung cư với giá trị khoảng 24.500 tỷ đồng, đa số căn hộ tồn kho có diện tích lớn (10.039 căn hộ có diện tích 60 - 90 m2, chiếm tỷ lệ 69,3%; 3.406 căn hộ có diện tích trên 90 m2, chiếm tỷ lệ 23,5%), không phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán

6Created by Thanh An - 15 -Thanh An Page 155/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 15

Page 16: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

hiện tại của người dân. Giá nhà ở hiện nay ở mức quá cao so với thu nhập bình quân của đại đa số các tầng lớp dân cư; tình trạng đầu cơ đẩy giá nhà, đất tăng trong những năm trước đây; lãi suất quá cao do phần lớn chủ đầu tư phải vay ngân hàng khoảng 70% tổng mức đầu tư với lãi suất trên 20%/năm trong một thời gian dài từ 2 - 3 năm;…

Ở Hà Nội hiện tồn kho gần 5.800 căn hộ, tương ứng trên 566.600 m2 sàn; nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.483 căn hộ, tương ứng 874.825 m2

sàn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ (hiện đang tiếp tục nhận đơn mua nhà); diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp còn rất lớn (các hộ gia đình có bình quân diện tích ở dưới mức bình quân khoảng 375.000 hộ, tương đương 52% số hộ trên địa bàn; có khoảng 114.500 cán bộ, công nhân, viên chức có nhu cầu mua nhà ở).

Làm việc với lãnh đạo hai thành phố về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, việc giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản phải làm quyết liệt, đồng bộ; thực hiện tổng thể các giải pháp gắn với xử lý nợ xấu, giảm lãi suất, kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và sẽ ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

“Giải cứu” thị trường bất động sản là cần thiết bởi quy mô cũng như tính chất liên ngành của thị trường này. Không chỉ liên quan đến nguồn vốn ngân hàng, tồn đọng của hàng hóa bất động sản còn ảnh hưởng dây chuyền đến các ngành khác như sản xuất, chế biến sắt thép, vật liệu xây dựng, tình trạng thất nghiệp,… Muốn giải cứu, bên cạnh cơ chế, chính sách, cần sự chủ động, tích cực vào cuộc của các ngành, các địa phương và có lẽ, không thể thiếu gói hỗ trợ tài chính từ phía Chính phủ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản đi đúng trọng tâm, hỗ trợ người nghèo, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng chính sách cải thiện điều kiện nhà ở.

Nông nghiệp: Một năm nhiều khởi sắcTrong năm 2012, ngành nông nghiệp đã giành được những kết quả khá

toàn diện. Đây cũng là một “điểm sáng” của bức tranh kinh tế nước ta. Sản xuất lúa tiếp tục được mùa, đạt mức sản lượng kỷ lục (43,7 triệu tấn), xuất khẩu tăng cao góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Dù giá nhiều loại nông sản trên thị trường thế giới liên tục giảm, đặc biệt là đối với những nông sản chủ lực của Việt Nam như: Gạo, cà phê, cao su… nhưng nhờ có những giải pháp tháo gỡ kịp thời nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng mạnh về khối lượng; 8 mặt hàng có kim ngạch vượt ngưỡng 1 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước. 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là: Gạo, cà

6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 165/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201316

Page 17: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

phê và đồ gỗ; 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn. Những mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh so với năm ngoái là cà phê (tăng 36%), sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng hơn 40%), đồ gỗ và lâm sản (tăng 17,6%)... Bên cạnh các mặt hàng trên thì xuất khẩu rau quả cũng đem lại lợi nhuận khá cao và là một bất ngờ đối với ngành nông nghiệp khi kim ngạch xuất khẩu cũng sắp vươn tới con số 1 tỷ USD. Cùng với xuất khẩu, ngành nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả khích lệ trên các mặt trận sản xuất, phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Công tác thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất. Nhiều phong trào, mô hình tốt như “Cánh đồng mẫu lớn”, “Cơ giới hóa trong nông nghiệp” cũng được các địa phương tích cực triển khai đạt hiệu quả cao.

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh những ngành phát triển mạnh như lương thực, cao su thì cũng có những chỉ tiêu không đạt được như độ che phủ rừng, trồng rừng mới tập trung. Tình trạng dịch bệnh nhiều trên cây trồng, vật nuôi đặc biệt là thủy sản gây thiệt hại lớn trong dân. Xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhưng nông dân không phải là đối tượng chính được hưởng lợi. Sự liên kết bốn nhà trong nông nghiệp còn rời rạc, nông dân vẫn còn phải chịu cảnh “được mùa, rớt giá”; đầu tư khoa học - kỹ thuật cho nông nghiệp, nông dân còn hạn chế. Ngoài ra, còn khá nhiều vấn đề bức xúc, liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần tiếp tục nỗ lực tháo gỡ như vấn đề đất sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trường nông thôn, nhất là ở các làng nghề; đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn; nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, thủy lợi, giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Kết cấu hạ tầng: Những điểm nhấn quan trọngKhánh thành công trình Thủy điện Sơn La, Cảng hàng không quốc tế Phú

Quốc là những điểm nhấn quan trọng trong xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Công trình Thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ 400 MW) nằm trên địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La; cung cấp điện lên hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm là 10,246 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Công trình có kết cấu đập bê tông trọng lực cao 138,1 m, chiều dài đỉnh đập là 961,6 m, công trình có 12 khoang xả sâu, 6 khoang xả mặt. Công trình Thủy điện Sơn La hoàn thành vượt trước thời hạn đã đem lại những lợi ích lớn lao cho đất nước (với sản lượng 10 tỷ KWh/năm, theo giá bình quân hiện nay (1400đ/kwh), doanh thu một năm khoảng 14 nghìn tỷ đồng, 3 năm vượt trước thời hạn tính ra là hơn 40 nghìn tỷ đồng).

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức đầu tư bằng 100% nguồn vốn doanh nghiệp

6Created by Thanh An - 17 -Thanh An Page 175/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 17

Page 18: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.

Sân bay được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại và đồng bộ gồm: Khu bay với đường cất, hạ cánh, 8 đường lăn, sân đậu máy bay với 8 vị trí đậu, nhà ga hàng hóa, hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế…

Nhà ga hành khách được bố trí thành 2 công trình, đi và đến tách biệt với tổng diện tích sàn trên 24,3 nghìn m2 với các thiết bị hiện đại, đáp ứng phục vụ trên 2,65 triệu hành khách/năm.

Việc hoàn thành và đưa công trình Thủy điện Sơn La, Cảng hàng không Phú Quốc vào khai thác cũng như những nỗ lực cải thiện điều kiện giao thông ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguyễn Đức (www.tapchicongsan.org.vn – Ngày 03/01/2013)

NGOẠI GIAO VIỆT NAM NĂM 2012

VƯỢT QUA THÁCH THỨC, VỮNG BƯỚC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 185/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201318

Page 19: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Năm 2012 là năm thứ hai triển khai đường lối đối ngoại của Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đan xen cả thách thức và cơ hội, công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nước đã được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động

Một trong những nét nổi bật nhất trong tình hình thế giới năm 2012 là quá trình phục hồi kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn so với năm 2011. Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục diễn biến phức tạp, đẩy 10/17 nền kinh tế thành viên rơi vào suy thoái. Việc tốc độ tăng trưởng giảm ở tất cả các khu vực và nền kinh tế đầu tàu, kể cả Trung Quốc, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 dự kiến chỉ đạt 3,3% (thấp hơn mức 3,6% năm 2011 và 5,1% năm 2010). Trong bức tranh có nhiều gam mầu trầm của kinh tế thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn tiếp tục giữ được vai trò động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng năm 2012 dự kiến đạt khoảng 5,5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, vẫn là điểm sáng trong bức tranh tối mầu đó. Những khó khăn nói trên và hệ lụy của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 đã đẩy nhanh

quá trình tái cấu trúc kinh tế ở cả tầm toàn cầu, khu vực và quốc gia, theo hướng ưu tiên thúc đẩy nhu cầu và chi tiêu trong nước, trong khu vực gắn với phát triển bền vững. Do Vòng đàm phán Ðô-ha bế tắc kéo dài nên dù chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở một số nơi, xu hướng liên kết kinh tế dưới hình thức các hiệp định mậu dịch tự do và khu vực (FTA/RTA) vẫn tiếp tục được thúc đẩy, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một điểm đáng chú ý khác trong năm 2012 là nhiều nước lớn tiến hành chuyển giao lãnh đạo và bầu cử (bốn trong số năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Pháp), trong đó nổi bật là việc Ðại hội lần thứ 18 của Ðảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, ông Pu-tin quay lại cương vị Tổng thống Nga sau tám năm và ông Ô-ba-ma tái cử tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có thay đổi lãnh đạo với việc đảng Tự do Dân chủ trở lại cầm quyền và Hàn Quốc lần đầu tiên sẽ có nữ Tổng thống.

Về cơ bản, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực trong năm 2012 tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hầu hết các nước đều mong muốn duy trì hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế. Tuy nhiên, năm qua cũng chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp trong môi trường an ninh quốc tế và khu vực. Trung Ðông tiếp tục là khu vực bất ổn, căng thẳng nhất trên thế giới với nội chiến Xy-ri, căng thẳng giữa các bên liên quan chung quanh vấn đề

6Created by Thanh An - 19 -Thanh An Page 195/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 19

Page 20: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

hạt nhân I-ran và xung đột giữa I-xra-en và phong trào Ha-mát tại dải Ga-da. Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài chưa có lối thoát ở Ai Cập cũng cho thấy các mâu thuẫn nội tại trong các quốc gia khu vực không dễ dàng được giải quyết chỉ bằng "mùa xuân A-rập". Mặc dù Pa-le-xtin đã được Liên hợp quốc trao quy chế quan sát viên phi thành viên, song hòa đàm I-xra-en - Pa-le-xtin vẫn chưa được nối lại; tiến trình hòa bình Trung Ðông vẫn bế tắc. Ở Ðông Á, một số thách thức mới trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và những căng thẳng leo thang do tranh chấp biển đảo đã ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.

Xu hướng chuyển dịch trọng tâm địa - chính trị từ Tây sang Ðông, từ Bắc xuống Nam cũng như chuyển dịch sức mạnh kinh tế trên thế giới khiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở thành địa bàn ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của các nước lớn. Các nước lớn đã và đang có những điều chỉnh chính sách theo hướng coi trọng châu Á - Thái Bình Dương hơn trong thứ bậc ưu tiên đối ngoại của mình. Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển đầy năng động, năm qua, ASEAN đã nỗ lực đẩy nhanh quá trình xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết nội khối, thu hẹp khoảng cách phát triển, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác đối thoại nhằm tiếp tục duy trì và phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực. Vẫn

còn đó không ít thách thức, trở ngại trên con đường tiến tới Cộng đồng ASEAN; vào lúc này hay lúc khác, đoàn kết và đồng thuận của ASEAN vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên ngoài, song nhìn tổng thể, xu hướng đoàn kết, tiến lên phía trước của ASEAN là tất yếu và không thể đảo ngược.

Xét tổng thể, bức tranh toàn cầu năm qua dường như đậm mầu trầm, thách thức và khó khăn có phần nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, bám sát đường lối đối ngoại của Ðại hội Ðảng XI, công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nước ta càng được triển khai tích cực và mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các lực lượng làm công tác đối ngoại.

Vụ mùa bội thu về đối ngoạiÐiểm sáng nhất trong công tác

đối ngoại năm 2012 là việc triển khai mạnh mẽ cả trên diện rộng và chiều sâu hiệu quả của các hoạt động đối ngoại lớn của lãnh đạo cấp cao Ðảng và Nhà nước. Tính đến cuối tháng 12/2012, đã có 16 đoàn lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ nước ta thăm các nước và dự các Hội nghị quốc tế, 30 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước vào thăm nước ta, nâng số đoàn trao đổi giữa nước ta và các nước trong năm 2012 tăng gấp gần năm lần so với năm 2011.

Quan hệ với các nước láng giềng, khu vực tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong triển khai đối ngoại. Trong năm Ðoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác

6Created by Thanh An - 20 -Thanh An Page 205/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201320

Page 21: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

toàn diện giữa hai nước chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất là việc trao đổi năm Ðoàn cấp cao của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hai nước. Vào những ngày cuối năm 2012, chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn đã khép lại một năm đầy kỷ niệm đáng nhớ trong quan hệ Việt Nam - Lào. Quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Cam-pu-chia cũng được thúc đẩy mạnh mẽ trong Năm Hữu nghị kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hai nước đã trao đổi bảy Ðoàn cấp cao của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Cam-pu-chia, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương N.Xi-ha-mô-ni tới Việt Nam vào tháng 9/2012. Quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước ASEAN tiếp tục được tăng cường. Chúng ta đã trao đổi đoàn cấp cao có nội dung thực chất, quan trọng với nhiều nước như Xin-ga-po, Bru-nây, Mi-an-ma, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a.

Trong khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, hai nước tích cực triển khai những thỏa thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2011) và chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2011). Hai nước

cũng trao đổi nhiều chuyến thăm quan trọng của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và lãnh đạo các bộ, ngành. Ðặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc cấp cao, lãnh đạo hai nước đã trao đổi về các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đồng thời tìm phương hướng giải quyết những vấn đề tồn tại, trong đó có vấn đề Biển Ðông, không để những vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Sau khi Ðại hội lần thứ 18 của Ðảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi Ðặc phái viên chúc mừng và thông báo cho nhau kết quả Ðại hội, khẳng định quyết tâm củng cố hơn nữa quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước.

Quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác chiến lược chủ chốt và các đối tác quan trọng tiếp tục được thúc đẩy theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, bền vững. Chúng ta trao đổi nhiều đoàn cấp cao với Nga, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, thương mại, đầu tư, quốc phòng - an ninh... giữa hai nước. Với Nhật Bản và Hàn Quốc, chúng ta đã củng cố hơn nữa quan hệ tin cậy, hợp tác nhiều mặt với việc trao đổi nhiều đoàn các cấp và tập trung vào các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm năm tròn thiết lập quan hệ ngoại giao. Với Ấn Ðộ, hợp tác kinh tế - thương mại và quốc phòng - an ninh giữa hai nước được thắt chặt hơn nữa. Quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển tích cực, nhất là trong lĩnh

6Created by Thanh An - 21 -Thanh An Page 215/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 21

Page 22: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

vực kinh tế - thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ và hợp tác nhân đạo trong vấn đề nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đẩy mạnh quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực châu Á, Ðông Âu, Trung Ðông - châu Phi và châu Mỹ la-tinh với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao, có nội dung hợp tác thiết thực. Ðặc biệt, Việt Nam đã lần đầu chủ trì tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam - Mỹ la-tinh về thương mại và đầu tư, mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Mỹ la-tinh. Lần đầu, trong một năm có đến 13 đoàn Tổng thống, Thủ tướng và Bộ trưởng các nước khu vực Mỹ la-tinh và Trung Mỹ đến thăm Việt Nam.

Không chỉ có sự gia tăng về số lượng các chuyến thăm và hoạt động đối ngoại lớn, chúng ta đã phấn đấu đạt được nhiều bước tiến nổi bật trong quá trình nâng cấp khuôn khổ quan hệ giữa nước ta và đối tác ưu tiên, quan trọng. Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Nga (7/2012), Việt Nam và Nga đã nâng cấp quan hệ lên "đối tác chiến lược toàn diện". Chúng ta đã thỏa thuận sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Xin-ga-po năm 2013, nhất trí với Thái Lan về việc hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Chúng ta cũng đã trao đổi với một số đối tác khác về việc hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ Việt Nam - EU cũng có bước chuyển về chất với việc hai bên

đã chính thức ký Hiệp định Ðối tác và Hợp tác toàn diện (PCA).

Cùng với quan hệ song phương, ngoại giao đa phương Việt Nam đã có bước chuyển về chất với bước tiến từ việc gia nhập, tham gia đến ngày càng chủ động, tích cực đóng góp thực chất và đưa ra nhiều sáng kiến được ủng hộ rộng rãi tại các diễn đàn đa phương và quốc tế, vì lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đóng góp cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, cùng các nước thúc đẩy việc thống nhất trong ASEAN về các thành tố cơ bản của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Ðông (COC); tham gia xây dựng để ASEAN thông qua Tuyên bố Nhân quyền. Ðặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử tham gia ASEAN, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Tổng Thư ký ASEAN (nhiệm kỳ 2013 - 2017). Tại Hội nghị cấp cao APEC-20 và Hội nghị cấp cao ASEM-9, những đề xuất và sáng kiến của Việt Nam được các nước thành viên ủng hộ, đưa vào văn kiện cuối cùng của Hội nghị. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đang ứng cử vào một số cơ quan quan trọng như Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018 và Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Nâng cao tính đồng bộ, toàn diện trong triển khai các hoạt động đối ngoại

Cùng với những thành tựu nổi bật của ngoại giao chính trị, các trụ

6Created by Thanh An - 22 -Thanh An Page 225/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201322

Page 23: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

cột quan trọng khác của nền ngoại giao toàn diện như ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và các mặt công tác nghiệp vụ đối ngoại đều đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ngoại giao kinh tế đã tích cực phát huy vai trò tham mưu cho lãnh đạo cấp cao về tình hình kinh tế thế giới, kinh nghiệm phát triển của các nước trong điều hành kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế. Ðáng chú ý, mặc dù các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn, song kim ngạch thương mại của nước ta với các đối tác quan trọng đều tăng, việc thực hiện vốn FDI và huy động ODA đạt kết quả khả quan. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011, đưa Việt Nam trở thành nước xuất siêu trong năm 2012 (lần đầu tiên từ năm 1993). Trong năm 2012, chúng ta đã thu hút được 7,4 tỷ USD vốn ODA; vốn FDI thực hiện trong 11 tháng đầu năm ước đạt 10 tỷ USD, bằng 99,5% so với cùng kỳ năm 2011. Chúng ta đã tích cực tham gia năm Phiên đàm phán Hiệp định Ðối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2012, khởi động đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc, Liên minh Thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-

dắc-xtan và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA). Việc vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng đạt kết quả tốt (đến nay đã có 36 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, trong đó có các nước phát triển như Nhật Bản, I-ta-li-a, bốn nước EFTA).

Công tác biên giới lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển Ðông luôn được coi trọng, xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền và các lợi ích của đất nước. Chúng ta tiếp tục thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc với Cam-pu-chia, đẩy nhanh tiến độ tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới với Lào, và hợp tác tốt với Trung Quốc trong việc triển khai quản lý hiệu quả biên giới trên bộ theo các hiệp định đã ký kết. Chúng ta cũng kịp thời đấu tranh ngoại giao kiên quyết với những hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta trên biển Ðông, đồng thời chủ động thông tin, tuyên truyền để các nước và dư luận quốc tế hiểu và ủng hộ đường lối đúng đắn của Ðảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Ðông. Ðặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Biển, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo và các lợi ích chiến lược của đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta coi trọng thúc đẩy các biện pháp hợp tác xây dựng lòng tin, hướng tới giải quyết thỏa đáng các

6Created by Thanh An - 23 -Thanh An Page 235/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 23

Page 24: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

vấn đề tồn tại với các nước liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên biển Ðông, thúc đẩy hơn nữa xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Công tác Ngoại giao văn hóa được đẩy mạnh, tập trung vào việc triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020. Việt Nam đã cùng UNESCO tổ chức long trọng kỷ niệm 40 năm Ngày UNESCO thông qua "Công ước bảo vệ Di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới" (1972 - 2012). Chúng ta đã vận động thành công UNESCO công nhận các Di sản của Việt Nam như Thành nhà Hồ, Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm, "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương"...

Công tác đấu tranh trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo được coi trọng, đạt nhiều kết quả khả quan. Trong bối cảnh hoạt động của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp và tinh vi hơn, chúng ta đã chủ động kết hợp cả hợp tác và đấu tranh, không né tránh, nỗ lực tìm cách thu hẹp những khác biệt quan điểm và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước, đồng thời không để ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa Việt Nam và các đối tác quan trọng. Chúng ta đã tổ chức đối thoại nhân quyền với nhiều đối tác quan trọng như EU, Ô-xtrây-li-a, Thụy Sĩ, Na Uy. Bên cạnh đó, chúng ta kiên quyết đấu tranh chống lại ý đồ của một số thế lực ở Mỹ muốn đưa Việt

Nam trở lại Danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC).

Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại được triển khai mạnh mẽ với trọng tâm là đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu tranh bác bỏ những quan điểm, thông tin sai trái về Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước ta trên thế giới. Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương cả nước định hướng thông tin tuyên truyền về các vấn đề đối nội, đối ngoại, góp phần tạo đồng thuận trong xã hội và tránh gây tác động tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các đối tác quan trọng.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt nhiều kết quả tích cực. Chúng ta đã đẩy mạnh hợp tác với các nước liên quan nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của kiều bào ta sinh sống và làm ăn tại các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng và khu vực. Chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai (9/2012), góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên kiều bào ta ngày càng hướng về quê hương đất nước.

Nhìn lại một năm đầy ắp sự kiện với nhiều thành tựu đối ngoại quan trọng, chúng ta hết sức phấn khởi, tự hào nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, ngoại giao Việt Nam đã tận dụng tốt các cơ hội, hóa giải các thách thức, góp phần bảo vệ vững chắc các lợi ích an ninh và phát triển của quốc gia - dân tộc,

6Created by Thanh An - 24 -Thanh An Page 245/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201324

Page 25: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Vững bước hướng tới năm 2013

Trong năm 2013, tình hình thế giới và môi trường đối ngoại của chúng ta dự báo sẽ tiếp tục có nhiều thách thức đan xen với cơ hội, trong đó mặt thách thức nhiều khả năng vẫn nổi trội. Trên cơ sở kết quả công tác đối ngoại năm 2012 và dự báo tình hình năm 2013, công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nước ta sẽ tập trung vào những hướng chính sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế mà Ðại hội Ðảng XI đã đề ra.

Hai là, phấn đấu đưa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn, trong đó triển khai chủ trương nâng cấp quan hệ với một số nước.

Ba là, về ngoại giao đa phương, cùng với các nước ASEAN củng cố đoàn kết nội khối, tạo chuyển biến mạnh mẽ hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả tại các diễn đàn đa phương, khu vực và quốc tế.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, thông tin tuyên truyền cũng như tất cả các bộ, ban, ngành và địa phương thực hiện tốt công tác biên giới lãnh thổ, đặc biệt là bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền của đất nước.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế trên cơ sở bám sát yêu cầu phát triển đất nước, phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ba khâu đột phá chiến lược.

Sáu là, tích cực triển khai Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020; tăng cường vận động UNESCO công nhận các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam; nâng cao hàm lượng văn hóa trong các hoạt động đối ngoại.

Bảy là, tiếp tục chú trọng công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân với phương châm hiệu quả, kịp thời.

Tám là, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do báo chí để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đồng thời chủ động đối thoại với các nước trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau.

Chín là, coi trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại thực sự chuyên nghiệp, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, ngang tầm khu vực và dần dần tiếp cận trình độ quốc tế.

Mười là, theo dõi sát tình hình thế giới và khu vực liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của nước ta, tăng cường chất lượng và tính kịp thời của công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược để tham mưu cho lãnh đạo Ðảng và Nhà nước.

6Created by Thanh An - 25 -Thanh An Page 255/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 25

Page 26: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Năm 2013 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2011 - 2015. Những kết quả nổi bật của công tác đối ngoại trong năm 2012 sẽ khích lệ, cổ vũ các lực lượng làm công tác đối ngoại đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai đường lối đối ngoại của Ðại hội Ðảng lần thứ XI, đặc biệt là chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng với quyết tâm cao độ của toàn bộ hệ thống

chính trị, với sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các lực lượng đối ngoại, chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đối ngoại mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Phạm Bình MinhBộ trưởng Ngoại giao

(www.nhandan.com.vnNgày 01/01/2013)

TOÀN QUÂN NÊU CAO TINH THẦN CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG NĂM 2013

Năm 2012 là năm thứ 2 toàn dân và toàn quân thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen.

Với sự chủ động, nỗ lực cao, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ; trong đó, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt. Kết quả nổi bật là: Cùng với toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển toàn diện đất nước; Quân đội đã làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ); thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc và là lực lượng chủ lực trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; chủ động tham mưu và thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng. Đồng thời, đã lãnh đạo, chỉ đạo sinh hoạt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chặt chẽ, nghiêm túc, đạt kết quả bước đầu, tạo niềm tin cho cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tình hình chính trị, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân ổn định, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

6Created by Thanh An - 26 -Thanh An Page 265/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201326

Page 27: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Tuy nhiên, trên một số mặt công tác và việc thực hiện 3 khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ Quân đội còn có hạn chế, như: Việc nắm, quản lý tư tưởng bộ đội và chấp hành kỷ luật chuyển biến còn chậm; việc điều chỉnh tổ chức, biên chế quân đội thực hiện chưa thật quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; tiến độ thực hiện một số chương trình, dự án còn chậm, hiệu quả chưa cao. Những thiếu sót, hạn chế đó có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của toàn quân trong năm 2012. Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục kịp thời để tạo đà cho năm 2013 thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) với một khí thế mới, hiệu quả cao.

Năm 2013, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong nước cơ bản ổn định; quan hệ đối ngoại được mở rộng; vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” để chống phá ta quyết liệt hơn. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường; đời sống của bộ đội, nhân dân còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình trạng kinh tế thế giới phục hồi chậm.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QP năm 2013, các đơn vị trong toàn quân, trước hết là cấp ủy, chỉ huy các cấp cần nắm vững tình hình nhiệm vụ; quán triệt kỹ, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ Quân đội cùng các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương. Trên cơ sở đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, sáng tạo để hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao; trong đó, cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau.

Trước hết, chủ động làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QP; đồng thời, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, biển, đảo và vùng trời của Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Quân đội. Vì thế, các cơ quan, đơn vị, nhất là cơ quan chiến lược cần phải làm tốt công tác nghiên cứu dự báo chiến lược; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình quốc tế và  trong nước, đánh giá và dự báo chính xác xu hướng phát triển của những sự kiện, diễn biến về quốc phòng, an ninh, đối ngoại tác động đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) của nhân dân ta. Trên cơ sở đó, chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược BVTQ, điều chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật về QS,QP; phối hợp với các lực lượng khác, nhất là Bộ Công an và Bộ Ngoại giao tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước xử lý thắng lợi các tình huống về quốc phòng - an ninh (QP-AN) và đối ngoại, không để bị động, bất ngờ về chiến lược, đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi để phát triển toàn diện đất nước.

6Created by Thanh An - 27 -Thanh An Page 275/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 27

Page 28: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Trên cơ sở quán triệt, nắm vững đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tiếp tục chủ động tham mưu và thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng; trong đó, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng để nâng cao hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, giảm thiểu bất đồng, không để xảy ra xung đột, vì lợi ích và sự phát triển của mỗi nước, của khu vực và thế giới. Thông qua quan hệ hợp tác, tích cực tuyên truyền, tạo đồng thuận trong cộng đồng quốc tế đối với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, cũng như chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ của Đảng, Nhà nước ta; nghiên cứu tham gia các hoạt động huấn luyện, diễn tập, cứu hộ, cứu nạn trong cơ chế ADMM và ADMM+, tạo vị thế trong quan hệ quốc phòng.

Hai là, phát huy tốt vai trò nòng cốt của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Các đơn vị cần làm tốt công tác tham mưu và cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương rà soát, bổ sung, điều chỉnh và tổ chức tốt việc diễn tập, luyện tập các phương án tác chiến, bảo đảm sát thực tế, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, để không ngừng nâng cao khả năng và sức mạnh BVTQ. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) về chiều sâu, vững chắc theo Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Chỉ thị 07-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị định 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ; coi trọng xây dựng các tiềm lực, thế trận quân sự của khu vực phòng thủ, “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ cơ sở. Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện cho nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và rà phá bom mìn, xử lý chất độc hóa học còn tồn đọng ở một số khu vực.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền QPTD, BVTQ. Coi trọng kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Giáo dục QP-AN các cấp, ban chỉ huy quân sự ở các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện nhiệm vụ QS,QP. Chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ quân sự cấp xã (phường, thị trấn); công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên và các chương trình, đề án về tổ chức, huấn luyện, chính sách đối với dân quân, tự vệ.

Trong tình hình hiện nay, Quân đội phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Công an ở tất cả các cấp theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ nhằm xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống; đồng thời, là lực lượng nòng cốt cho toàn dân trong đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các hành động xâm phạm chủ quyền, an ninh biên giới, biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc.

6Created by Thanh An - 28 -Thanh An Page 285/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201328

Page 29: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Ba là, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội lên một bước mới; trong đó, coi trọng xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tạo chuyển biến rõ rệt về tổ chức, biên chế, chất lượng huấn luyện, giáo dục - đào tạo, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật và cải cách hành chính. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, cấp ủy và chỉ huy các cấp cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động cho bộ đội, tạo sự chuyển biến rõ nét về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Cần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục sát với tình hình, đối tượng; trọng tâm là giáo dục lý tưởng cách mạng, mục tiêu chiến đấu của Quân đội, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”… Qua đó, làm cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, chủ động phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với quân đội của các thế lực thù địch, bảo đảm giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác chính sách, công tác dân vận; đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng, các cuộc vận động gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương thúc đẩy phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, chương trình “Xóa đói giảm nghèo” và giúp nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

Cùng với đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ 3 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ Quân đội đã xác định. Trong đó, triển khai thực hiện tốt Đề án điều chỉnh tổ chức Quân đội đến năm 2015, kiên quyết bảo đảm quân số thực tế sát biên chế quy định. Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh lực lượng thường trực theo hướng tinh, gọn, mạnh; đầu tư cho Hải quân, Phòng không – Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử, Trinh sát kỹ thuật theo hướng tiến thẳng lên hiện đại. Đồng thời, quan tâm đầu tư cho các lực lượng binh chủng hợp thành, các đơn vị đủ quân, sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm đủ sức xử lý các tình huống xảy ra.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng huấn luyện. Coi trọng huấn luyện, diễn tập hiệp đồng quân chủng, binh chủng và khu vực phòng thủ sát thực tế, sát nhiệm vụ; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, nhất là vũ khí, trang bị mới và đảm bảo thao trường, bãi tập, cơ sở vật chất phục

6Created by Thanh An - 29 -Thanh An Page 295/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 29

Page 30: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

vụ công tác huấn luyện. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính quy gắn với công tác quản lý, rèn luyện, kỷ luật của bộ đội, phấn đấu không để xảy ra mất an toàn trong huấn luyện, giảm thiểu các vụ vi phạm kỷ luật, pháp luật, nhất là các vụ việc nghiêm trọng và mất an toàn trong tham gia giao thông. Thực hiện tốt công tác giáo dục – đào tạo; cụ thể hóa Luật Giáo dục đại học phù hợp với đặc thù đào tạo cán bộ trong Quân đội giai đoạn 2011 – 2020; trong đó, tập trung xây dựng một số học viện thành trường trọng điểm quốc gia và Quân đội theo kế hoạch; tăng cường các biện pháp mạnh để phòng, chống có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực trong thi cử, quản lý, rèn luyện học viên trong hệ thống nhà trường quân đội. Tích cực triển khai Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2012 – 2015; trọng tâm là rà soát, thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính quân sự thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết 51/NQ-CP của Chính phủ, nhằm đảm bảo hoàn thiện hơn nữa quy trình giải quyết công việc theo hướng sát thực tiễn, sát cơ sở, tăng cường kỷ luật và đề cao trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với những nội dung trọng tâm trên, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mặt công tác khác, như: Bảo đảm hậu cần - kỹ thuật, tài chính, sản xuất kinh tế kết hợp với quốc phòng, phát triển công nghiệp quốc phòng, khoa học - công nghệ và môi trường, nghiên cứu khoa học quân sự, tư pháp... nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bốn là, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội; coi trọng triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Trên cơ sở quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX và kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, các cấp ủy cần chủ động cụ thể hóa chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương, Quân ủy Trung ương sát với đặc điểm, tình hình của đảng bộ, chi bộ mình. Trong đó, coi trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt lãnh đạo, đề cao tự phê bình và phê bình, năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết và chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, các quy chế, quy định. Thường xuyên kiện toàn cấp ủy phù hợp với quá trình điều chỉnh tổ chức lực lượng và bố trí, sắp xếp cán bộ; chỉ đạo tổ chức tốt đại hội nhiệm kỳ chi bộ và kiểm điểm giữa nhiệm kỳ 2010 – 2015; tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy viên và cán bộ chủ trì, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và hành động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Cấp ủy các cấp cần tổ chức tốt việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội giai đoạn 2012 – 2020 và những năm tiếp theo; Quy chế công tác cán bộ sửa đổi, bổ sung năm

6Created by Thanh An - 30 -Thanh An Page 305/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201330

Page 31: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

2012. Theo đó, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược. Giải quyết tốt các chế độ, chính sách về nhà ở, an dưỡng, điều dưỡng, hậu phương cán bộ; xây dựng Đề án “Nghiên cứu giải pháp thu hút tài năng phục vụ Quân đội trong tình hình mới”.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; chấp hành nguyên tắc, quy chế, quy định, chế độ sinh hoạt; thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Qua đó, chủ động phát hiện, phòng ngừa, xử lý các vi phạm ngay từ cơ sở, tạo sự chuyển biến rõ về chấp hành kỷ luật của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nhiệm vụ QS,QP năm 2013 rất nặng nề. Cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, trước hết là cấp ủy, chỉ huy các cấp cần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đại tướng Phùng Quang Thanh (tapchiqptd.vn - Ngày 04/01/2013)

THÀNH TỰU CHỦ YẾU TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NĂM 2012 VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT RA CHO NĂM 2013

Năm 2012 ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT - DL) đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động trên nhiều lĩnh vực và đạt những kết quả quan trọng.

 - Về quản lý Nhà nước, ngành đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý trên các lĩnh vực hoạt động của ngành. Nhiều văn bản pháp quy và đề án quan trọng được phê duyệt, góp phần tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý. Trong năm, Bộ VHTT-DL đã trình Chính phủ ban hành 7 nghị định, 1 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ra 12 quyết định; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành 20 văn bản, đề án khác thuộc lĩnh vực VHTT-DL. Ngoài ra, Bộ VHTT-DL còn ban hành theo thẩm quyền 24 Thông tư thuộc các lĩnh vực hoạt động quản lý, đề án, chương trình và kế hoạch, chiến lược phát triển ngành.

Trong chỉ đạo, điều hành, đã bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ động sáng tạo đưa ra nhiều giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về VHTT-DL. Hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành sau hơn 5 năm hoạt động theo cơ chế quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đã có sự trưởng thành, ngày càng gắn kết và phát huy được vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Công tác thanh tra chuyên ngành đã phát huy quyền năng quản lý và hỗ trợ trong định hướng phát triển; làm tốt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,

6Created by Thanh An - 31 -Thanh An Page 315/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 31

Page 32: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

nhất là các hoạt động du lịch, lễ hội, quản lý và tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Qua kiểm tra, thanh tra, ngành đã kịp thời chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, dịch vụ, nâng cao vai trò quản lý điều hành nhà nước theo luật định.

- Hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về VHTT-DL tiếp tục được mở rộng. Đã ký kết 11 văn bản, hiệp định, điều ước quốc tế trong lĩnh vực  VHTT-DL, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế và tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết và hợp tác hữu nghị với bạn bè trên thế giới.

Đặc biệt, trong từng lĩnh vực hoạt động chuyên ngành đã tạo được dấu mốc quan trọng hơn hẳn các năm trước:

- Về lĩnh vực Văn hóa, Gia đình, năm 2012, các di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam tiếp tục được vinh danh như: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” ở Phú Thọ được đưa vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; “Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)” được xếp vào loại di sản tư liệu ký ức của thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nâng tổng số di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận lên 17 di sản. Hiện cả nước đã có 134 bảo tàng công lập và ngoài công lập; hơn 3.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó 34 di tích được xếp hạng đặc biệt (riêng năm 2012 có 24 di tích được xếp hạng này); 30 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và tôn vinh các anh hùng dân tộc, các lãnh tụ của Đảng, của đất nước theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương, ngành VHTT-DL đã đảm nhận tốt vai trò thường trực cho các hoạt động này. Nhiều sự kiện, nhiều ngày lễ lớn, nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch được tổ chức và mang lại hiệu quả quan trọng. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, biểu diễn đã đáp ứng căn bản nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Một số sự kiện văn hóa lớn như: Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ II, Liên hoan Xiếc quốc tế, Liên hoan Múa rối quốc tế… Lễ tôn vinh và trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật lần thứ III, trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ VII được tổ chức trọng thể, ghi nhận và tôn vinh đối với cống hiến của các văn nghệ sĩ cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

- Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, gắn kết với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò là phong trào thi đua yêu nước rộng lớn, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn ở cơ sở trong cả nước.

Công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã tập trung bám sát các mục tiêu, giải pháp cơ bản để bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2020. Tổ chức thành công các ngày hội giao lưu văn hóa cấp toàn quốc và cấp vùng như Liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng

6Created by Thanh An - 32 -Thanh An Page 325/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201332

Page 33: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

đồng bào dân tộc Chăm (Ninh Thuận) và khánh thành cụm Tháp Chăm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Liên hoan Tuyên truyền văn hóa tuyến biên giới khu vực miền Trung - Tây Nguyên… góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020 và ban hành Nghị định số 02/2013/NĐ-CP, ngày 03 tháng 01 năm 2013 quy định về công tác gia đình. Công tác tuyên truyền việc xây dựng gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được đẩy mạnh; nhiều mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình bước đầu phát huy hiệu quả tốt và được nhân rộng.

- Về lĩnh vực Thể dục thể thao, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại giai đoạn 2012 - 2020” được đẩy mạnh. Ngành đang tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014. Quy mô, chất lượng các phong trào thể thao quần chúng cũng được nâng lên, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành theo đúng kế hoạch. Tại các giải thể thao quốc tế năm 2012, các vận động viên Việt Nam đã giành được 5 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ. Học sinh và sinh viên Việt Nam tham dự các Đại hội Thể thao học sinh và Đại hội Thể thao Đông Nam Á tiếp tục đạt được thứ hạng cao trong khu vực.

Công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên luyện tập, thi đấu tại các đại hội, giải thể thao khu vực và thế giới được quan tâm hơn. Thành tích một số môn thể thao thành tích cao có bước phát triển đáng khích lệ (thể dục dụng cụ, bắn súng, bơi lội). Tham dự vòng loại Olympic, Việt Nam có 18 vận động viên giành vé chính thức ở 11/13 môn thi đấu. Tại các giải thể thao quốc tế năm 2012, vận động viên Việt Nam đã giành được 271 huy chương vàng, 234 huy chương bạc và 154 huy chương đồng. Trong đó, nhiều vận động viên đạt được thứ hạng cao cấp khu vực và thế giới như: Nguyễn Tiến Minh (Cầu lông), Phan Thị Hà Thanh, Nguyễn Hà Thanh (Thể dục dụng cụ), Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi lội)…

- Về Du lịch, trong bối cảnh chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những điểm sáng tạo được điểm nhấn chú ý, thu hút hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32,5 triệu lượt khách nội địa, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng.

Sự liên kết giữa các địa phương trong việc hình thành các khu vực, tuyến, điểm du lịch được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đồng bộ hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư khá cơ bản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Cùng với việc vịnh Hạ Long chính thức đón nhận danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và triển khai tốt các hoạt động Năm Du lịch Quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012, Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn và giàu bản sắc văn hóa.

Một số khó khăn hạn chế cần được khắc phục6Created by Thanh An - 33 -Thanh An Page 33

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 33

Page 34: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

- Về Văn hóa, Gia đình, tình trạng vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh vẫn xảy ra ở một số địa phương. Việc tu bổ di tích không xin phép vẫn tiếp tục diễn ra một số địa phương. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở hiện có còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, nhất là các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em; những công trình đã có lại chưa được khai thác, vận hành hiệu quả. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật chưa được hoàn thiện, các chế tài chưa đủ sức răn đe, tình trạng vi phạm tái diễn kéo dài, nhất là trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Chính sách đối với văn nghệ sĩ còn nhiều bất cập. Tình trạng các vụ bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, người già và trẻ em có xu hướng diễn ra nghiêm trọng. Trong năm 2011, theo số liệu báo cáo của 56 tỉnh/thành, cả nước có gần 46.500 vụ bạo lực gia đình, 6 tháng đầu năm 2012 có trên 25.000 vụ, trong đó đối tượng là phụ nữ chiếm hơn 60%; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở địa phương chậm được kiện toàn.

- Về Thể dục, thể thaoPhong trào thể dục thể thao quần chúng tuy có bước phát triển song còn

mang tính tự phát, chưa trở thành thói quen, nếp sống hàng ngày của phần lớn dân cư. Thành tích thể thao ở một số môn thể thao cơ bản và các môn trong chương trình Olympic tuy có tiến bộ nhưng nhìn chung còn thấp so với châu lục và thế giới; đội tuyển bóng đá quốc gia thi đấu thiếu thuyết phục tại AFC Suzuki Cup 2012.

Việc đào tạo lực lượng vận động viên trẻ kế cận và chuẩn bị cho các đại hội lớn chưa đáp ứng yêu cầu theo lộ trình phát triển lâu dài và bền vững; chế độ dinh dưỡng cho vận động viên và trang thiết bị tập luyện cho các đội tuyển quốc gia còn rất nhiều khó khăn chưa khắc phục được. Các hiện tượng tiêu cực trong thi đấu thể thao, nhất là bóng đá vẫn diễn ra phức tạp; công tác điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập.

- Về Du lịch, quy hoạch phát triển du lịch ở cấp quốc gia, cấp vùng và khu vực còn thiếu tính chiến lược và tính đồng bộ. Cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng bảo vệ, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên du lịch và môi trường sống. Việc quảng bá, xúc tiến chưa được đầu tư tương xứng, thiếu trọng tâm, thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả thấp. Chưa có sản phẩm du lịch chất lượng cao mang bản sắc văn hóa dân tộc nên chưa có thương hiệu du lịch bảo đảm có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Nạn lừa đảo, nâng giá, ép giá khách và các tệ nạn xã hội khác chưa được khắc phục dứt điểm, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh du lịch Việt Nam.

Tại Hội nghị này, ngành VHTT-DL đã bàn thảo và xây dựng phương hướng khả thi trong năm 2013. Nhiệm vụ trọng tâm sẽ được triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm là: Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, rút ra

6Created by Thanh An - 34 -Thanh An Page 345/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201334

Page 35: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

những bài học quan trọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ sự nghiệp VHTT-DL trong giai đoạn mới; Đổi mới quản lý Nhà nước và cải cách thể chế của ngành; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Đề án, các Chương trình mục tiêu quốc gia được Chính phủ phê duyệt; Tập trung xây dựng các thiết chế VHTT-DL, xây dựng môi trường văn hóa và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Tiếp tục triển khai mạnh và xây dựng tốt hệ thống thiết chế về công tác gia đình, thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về Gia đình đã được Chính phủ phê duyệt; Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao, kiên quyết khắc phục tình trạng yếu kém và tiêu cực trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp và có kế hoạch hành động cụ thể để phát triển lực lượng thể thao chuẩn bị tham gia các đại hội thể thao lớn trong khu vực và quốc tế.

- Về du lịch, sẽ tận dụng cơ hội tăng trưởng, chuyển sang phát triển theo chiều sâu, bền vững và hướng xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia có đủ sức cạnh tranh trong khu vực theo định hướng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020.                                                                    Thạch Văn (www.tapchicongsan.org.vn – Ngày 10/01/2013) NHÌN LẠI NĂM 2012: CỤ THỂ HÓA CÁC GIẢI PHÁP

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONăm 2012 kết thúc, khép lại một năm với nhiều nỗ lực của ngành giáo dục

và đào tạo thực hiện công cuộc đổi mới và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn còn "ngổn ngang" những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai đổi mới.

Năm 2012, ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục. Các cuộc vận động và phong trào thi đua được lồng ghép, tích hợp và tổ chức thành những hoạt động thường xuyên. Công tác đổi mới quản lý giáo dục tiếp tục được triển khai theo hướng tăng cường quản lý Nhà nước về giáo dục, công khai, dân chủ, phân công, phân cấp và tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các cơ sở GD và ÐT. Ðẩy mạnh việc tự bảo đảm chất lượng bên trong nhà trường để từng bước hình thành văn hóa chất lượng trong đào tạo. Mặt khác, sự gắn kết, chia sẻ trách nhiệm giữa ngành GD và ÐT với chính quyền các cấp được tăng cường, đạt hiệu quả tích cực, không chỉ trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách mà cả trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.

Sau một năm nỗ lực triển khai các giải pháp, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, thể hiện ở nhiều lĩnh vực hoạt động như quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị, nâng cao chất lượng dạy và học... Ðặc biệt, trong giáo dục mũi nhọn đã thu được thành quả đáng khích lệ.

6Created by Thanh An - 35 -Thanh An Page 355/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 35

Page 36: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Lần đầu tiên trong các kỳ dự thi Ô-lim-pích khu vực và quốc tế các môn văn hóa dành cho học sinh THPT, cả 31 học sinh của tất cả các đội tuyển đều đoạt giải (gồm năm Huy chương vàng, 15 Huy chương bạc và 11 Huy chương đồng). Ngoài ra, ba học sinh tham dự hội thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) lần đầu tham gia và đoạt giải nhất. Một số địa phương chưa từng có tên trong "bảng vàng" thành tích Ô-lim-pích khu vực và quốc tế những năm trước, thì năm nay cũng có học sinh dự thi và đoạt huy chương. Ðiển hình như Sơn La, tỉnh miền núi khó khăn nhưng năm 2012 có học sinh dự thi Ô-lim-pích châu Á và quốc tế đều đoạt huy chương. Những địa phương có truyền thống như Nam Ðịnh, Hà Nội vẫn tiếp tục được duy trì, phát huy.

Cùng với những giải pháp về xây dựng đội ngũ, đổi mới phương pháp... công tác thanh tra cũng được đổi mới, kiện toàn, được triển khai đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2012, toàn ngành GD và ÐT chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thực hiện thanh tra, kiểm tra trên nhiều lĩnh vực, giải quyết những vấn đề bức xúc kéo dài trong xã hội về GD và ÐT. Trong năm 2012, Bộ GD và ÐT đã thanh tra, kiểm tra, xử lý và đình chỉ tuyển sinh bảy trường và 17 mã ngành của một số trường do không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng theo quy định. Giữa năm 2012, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tiếp tục bị thanh tra và xử lý do vi phạm các quy định trong liên kết đào tạo (Trường trung cấp Y dược Văn Hiến, Trường cao đẳng Y tế Ninh Bình, Trường trung cấp y dược Thăng Long và Trường đại học Y Hải Phòng...). Vấn đề đào tạo có yếu tố nước ngoài cũng được thanh tra và chỉ ra nhiều vi phạm trong đào tạo, tuyển sinh và thông báo tuyển sinh trái phép (Trường đào tạo quản lý doanh nghiệp, Viện đại học Mở Hà Nội, Trường đại học Hoa Sen, Viện Quản trị Tài chính, Công ty Melior Việt Nam, Công ty TNHH đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Xin-ga-po...). Ðáng chú ý, công tác thu chi đầu năm học và việc dạy thêm, học thêm là một trong những vấn đề luôn "nóng" trong dư luận xã hội cũng được thanh tra, phát hiện nhiều vi phạm ở một số cơ sở giáo dục ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ngoài công tác thanh tra theo chuyên đề ngành còn tiến hành các cuộc thanh, kiểm tra trong nhiều lĩnh vực, phát hiện các sai phạm ở một số trường đại học như Kinh tế Quốc dân, Ðại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả thanh tra không chỉ chấn chỉnh, xử lý các vi phạm mà còn góp phần quan trọng răn đe, cảnh báo các cơ sở giáo dục tránh các sai phạm, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, năm 2012 cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với ngành GD và ÐT, trong việc thực hiện đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên ở một số địa phương còn hạn chế, nhất là tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm. Ðiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nhiều nơi còn khó khăn, thiếu thốn. Việc thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; hoạt động đổi mới

6Created by Thanh An - 36 -Thanh An Page 365/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201336

Page 37: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hiệu quả chưa cao. Tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn là "vấn nạn", gây bức xúc trong xã hội. Ðặc biệt, việc chống bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử sau một thời gian được phát động rầm rộ nhưng vẫn tiếp tục tái diễn. Ðiển hình là những sai phạm nghiêm trọng trong thi tốt nghiệp ở Hội đồng thi Trường THPT dân lập Ðồi Ngô (Bắc Giang). Mặt khác, Bộ GD và ÐT thiếu những giải pháp thiết thực trong điều hành, chỉ đạo khiến cho kỳ thi, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 vẫn còn điều hành "vuốt đuôi", "nước đến chân mới nhảy", khiến nhiều trường rối như tơ vò, tạo nên bất cập trong công tác tổ chức thi, tuyển sinh. Việc bổ sung quy chế thi, tuyển sinh đại học cho phép thí sinh được mang thiết bị vào phòng thi, kéo dài thời gian tuyển sinh, điều chỉnh chính sách ưu tiên cho học sinh khu vực khó khăn một cách muộn màng, cập rập khiến nhiều trường cũng như học sinh, sinh viên gặp khó khăn, thể hiện sự thiếu chủ động, ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng GD và ÐT.

Ðáng chú ý, chất lượng đào tạo nhân lực hiện nay thấp, ngành GD và ÐT chưa đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt động và sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường đại học, cao đẳng cũng như không có khả năng đánh giá chất lượng của toàn bộ hệ thống ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng GD và ÐT. Công tác quản lý được coi là nguyên nhân của nhiều yếu kém, gây bức xúc kéo dài nhưng việc đổi mới quản lý trong năm qua chưa tạo được những đột phá rõ nét. Công tác đổi mới quản lý của không ít cơ sở giáo dục đại học còn mang nặng tính hình thức, chưa đi vào thực tiễn.

Kết thúc năm 2012, những nỗ lực, cố gắng của toàn ngành GD và ÐT trong việc củng cố, phát triển nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đã từng bước thúc đẩy nền giáo dục nước ta vươn lên. Tuy nhiên, trước yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện GD và ÐT, một vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp, đòi hỏi toàn ngành cần có thêm những giải pháp hữu hiệu trong năm 2013 và những năm tiếp theo. Ðổi mới mạnh mẽ tư duy, mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm..., trong toàn hệ thống. Ðổi mới mạnh mẽ hoạt động đánh giá, coi trọng đánh giá của giáo viên ngay trong quá trình dạy học, đây là hoạt động chủ yếu thay vì tập trung thi cử cuối khóa nặng nề, đối phó, hình thức, thiếu thực chất, thoát ly mục tiêu đào tạo.

Mặt khác, tăng cường kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý giáo dục và chính quyền địa phương đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn. Thực hiện việc công khai chất lượng đạt được và điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo, quản lý thu - chi tài chính, quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp. Ðẩy mạnh hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, coi đây là một công cụ để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhân rộng các giải pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ

6Created by Thanh An - 37 -Thanh An Page 375/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 37

Page 38: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi hiệu quả. Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết chính sách đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với giáo dục đại học, cao đẳng cần sớm hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường. Bộ GD và ÐT chỉ đạo chặt chẽ việc thẩm định, trình việc cho phép thành lập các trường đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định. Ðánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các đại học trọng điểm, trường đại học, cao đẳng đạt trình độ khu vực và quốc tế... nhằm tạo đột phá cho nền giáo dục, đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH, HÐH đất nước.

Năm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường học với hơn 565,8 nghìn phòng học (gồm 539,5 nghìn phòng học kiên cố, bán kiên cố và hơn 26,3 nghìn phòng học tạm). Quy mô học sinh gồm hơn 3,87 triệu trẻ mầm non và hơn 14,78 triệu học sinh phổ thông.

- Cả nước có 714 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp với quy mô hơn 2,8 triệu học sinh, sinh viên. Số giảng viên có trình độ tiến sĩ là gần 9,8 nghìn người. Xuân Kỳ (www.nhandan.com.vn – Ngày 29/12/2012)

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2012Chỉnh đốn Đảng trên quy mô toàn quốcPhát biểu tại Hội.nghị Trung ương 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu

rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng”. BCH T.Ư đã thông qua Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”, mở đầu cho một cuộc chấn chỉnh Đảng trên quy mô toàn quốc. Trước đó, Hội nghị Trung ương 3 đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế gắn vói đổi mới mô hình tăng trưởng. Và sau đó, Hội nghị T.Ư 6 quyết định 2 vấn đề quan trọng: Không thay đổi chế độ sở hữu với đất đai; thông qua Nghị quyết “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Quốc hội thông qua Luật Biển Việt NamNgày 21/6, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, với sự nhất trí gần như

tuyệt đối, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... được ghi ngay trong Điều 1, Luật Biển chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ “vũ khí pháp lý” để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu thuyền

6Created by Thanh An - 38 -Thanh An Page 385/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201338

Page 39: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

nước ngoài vi phạm. Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Nhưng theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta.

Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp sửa đổiMột số nghị quyết quan trọng đã được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc

hội khóa XIII. Đó là nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ quan trọng do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là một bước tiến dài trong việc đảm bảo quyền làm chủ của người dân.

Thủy điện Sơn La lập kỳ tíchSau hơn 7 năm thi công, Nhà máy Thủy điện Sơn La chính thức khánh

thành vào sáng ngày 23/12/2012. Ban đầu, nhà máy có công suất 2400MW dự kiến phát điện tổ máy đầu tiên trong năm 2012 và hoàn thành toàn bộ dự án năm 2015. Do phát điện thương mại tổ máy đầu tiên sớm hơn 2 năm so với kế hoạch (2010) và hoàn thành toàn bộ công trình sớm hơn 3 năm vào cuối năm 2012, Thủy điện Sơn La cung cấp sớm hơn cho nền kinh tế quốc dân hơn 12,5 tỉ kWh điện năng với giá trị hơn 1 tỉ USD. Đây là công trình lập được nhiều kỷ lục Việt Nam, trong đó riêng khối lượng bê tông các loại cho nhà máy lên đến gần 5 triệu khối, dung tích hồ chứa 9,26 tỉ khối và một diện tích lưu vực rộng tới 43.760km. Tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu của dự án là 36.933 tỉ đồng và được hiệu chỉnh lên hơn 60.195 tỉ đồng.

Thị trường bất động sản đóng băng, Chính phủ quyết liệt tháo gỡNăm 2012 được đánh giá là năm đen tối nhất của thị trường bất động sản

(BĐS). Thị trường BĐS đóng băng, không có giao dịch dù giá đã giảm từ 30 - 50% so với mức giá của năm 2011. Báo cáo từ 58/63 địa phương cho thấy lượng hàng tồn kho BĐS lên tới gần 21.000 căn hộ chung cư, 5.176 căn thấp tầng, 1,89 triệu mét vuông đất nền, 64.847m2 văn phòng cho thuê, với tổng vốn ước tính lên tới gần 53.000 tỉ đồng. Nếu không có biện pháp giải cứu, dự kiến phải mất từ 5 - 7 năm mới tiêu thụ hết đống hàng tồn kho. BĐS mất thanh khoản, hàng loạt doanh nghiệp (DN) kinh doanh BĐS đứng bên bờ vực phá sản, nợ xấu BĐS tăng cao. Sau hàng loạt giải pháp giải cứu thị trường BĐS do các hiệp hội, các tổ chức, các bộ, ngành đưa ra, Bộ Tài chính đã đề xuất gói 21 giải pháp “cứu” DN và giải quyết khó khăn của thị trường BĐS. Những ngày cuối năm 2012, Chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp cả gói cứu BĐS được kỳ vọng giúp các doanh nghiệp BĐS có thể hạ giá bán, khơi thông đầu ra, tạo thanh khoản và quay vòng đồng vốn cho doanh nghiệp. Những biện pháp này được kỳ vọng là động lực giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu để tái cấu trúc nền kinh tế trong các năm tới.

6Created by Thanh An - 39 -Thanh An Page 395/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 39

Page 40: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Lần đầu tiên sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu trở lạiMặc dù nền kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn tiếp tục khủng hoảng, kim

ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn đạt 114,6 tỉ USD, tăng 18% so với năm 2011 - đạt kim ngạch XK cao nhất từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập. Hàng loạt kỷ lục XK đã được xác lập: Dệt may XK đạt gần 17 tỉ USD, dầu thô XK hơn 10 tỉ USD, XK gạo đạt 8,1 triệu tấn - mức kỷ lục, thu về 3,7 tỉ USD - tăng 13,9% về lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Cà phê XK đạt 1,7 triệu tấn, đạt kim ngạch 3,74 tỉ USD tăng 40,3% về lượng, 36% về giá trị kim ngạch XK; XK gỗ và các sản phẩm gỗ gần 4,7 tỉ USD; thủy sản XK đạt 6,150 tỉ USD; XK hạt điều 223.000 tấn, đạt 1,48 tỉ USD... Với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 114,34 tỉ USD. Như vậy năm 2012 Việt Nam đã xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên từ năm 1993, Việt Nam lại xuất siêu.

Chứng khoán lập nhiều kỷ lục... buồnKết thúc phiên giao dịch cuối cùng năm 2012 (ngày 28/12), VN-Index tăng

nhẹ lên 413,73 điểm, HNX-Index cũng tăng nhẹ lên 57,09 điểm. Tính chung cả năm VN-Index tăng 17,6%, còn HNX giảm 2,8%, và còn xác lập đáy kỷ lục khi xuống đến 50,6 điểm vào ngày 6/1. Gần 150 DN niêm yết báo lỗ; hơn 20 DN bị hủy niêm yết; hơn 400 mã chứng khoán giao dịch dưới 10.000 đồng/cổ phiếu; 11 công ty chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, nhiều Cty bị rút nghiệp vụ và đình chỉ hoạt động. Sụt giảm thị trường chứng khoán đã gây giảm sút nguồn vốn huy động qua kênh phát hành cổ phiếu và chỉnh đốn hoạt động cổ phần hóa các DNNN, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua kênh chứng khoán giảm gần 80%. Hàng loạt vụ thao túng giá chứng khoán (CK) được chuyển sang cơ quan công an cùng nhiều vụ xử phạt do Ủy ban Chứng khoán ban hành.

Tăng giá 447 dịch vụ y tếNăm 2012 đã đánh dấu thời điểm chính thức tăng giá 447 dịch vụ y tế.

Hầu hết các bệnh viện tuyến TƯ và hạng đặc biệt đã tăng 90 - 98% khung giá được ban hành. Khoảng 30 tỉnh/thành phố tăng 70 - 80% khung giá dịch vụ y tế. Hiện còn 18 tỉnh/thành phố chưa tăng, chờ phê chuẩn hội đồng nhân dân kỳ họp cuối năm. Với giá dịch vụ mới, sẽ có 40 tỉnh đứng truớc khả năng vỡ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Dự báo quỹ BHYT năm 2013 sẽ bội chi 1.000 tỉ đồng. Sau khi 447 dịch vụ y tế đã được tăng giá, lãnh đạo Bộ Y tế còn công bố: Đây chưa phải là mức tăng cuối cùng, mà sẽ có một lộ trình tăng nữa, để giá dịch vụ y tế đạt đến mức tính đúng, tính đủ, chứ không phải chỉ dừng lại ở 3/7 yếu tố cấu thành giá như hiện nay.

Làn sóng nói không với tại chứcBước sang năm 2012, thêm một loạt các địa phương là Nam Định, Phú

Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Nam cũng đã có quyết định không tuyển dụng công chức có bằng tốt nghiệp hệ tại chức (tức hệ vừa làm vừa

6Created by Thanh An - 40 -Thanh An Page 405/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201340

Page 41: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

học). Trước đó, các tỉnh Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương đã ban hành quy định này. Thông báo tuyển công chức ngành giáo dục cho các trường công lập của Hà Nội năm 2012 khẳng định: Chỉ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển của những người tốt nghiệp hệ chính quy của các trường đại học công lập. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Khi tuyển giáo viên cho năm học 2012 - 2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp.

Với việc hàng loạt các tỉnh “quay lưng” với hệ đào tạo tại chức, thì dù ngành giáo dục đào tạo vẫn đưa ra quan điểm các bằng tốt nghiệp có giá trị như nhau nhưng chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng phải lên tiếng cảnh tỉnh các trường về chất lượng giáo dục nếu như không muốn bị đào thải.

Năm 2012 kiềm chế được tai nạn giao thông sau 10 năm không ngừng gia tăng

Năm 2012 là năm quốc gia về an toàn giao thông đã tạo được cú đột phá về công tác kiềm chế TNGT. Sau 10 năm TNGT không ngừng gia tăng với thiệt hại to lớn về người và tài sản tới 2,5% GDP, năm 2012 Việt Nam đã kiềm chế được TNGT. Từ 16/11/2011 - 15/11/2012 toàn quốc xảy ra 36.376 vụ, làm chết 9.838 người, bị thương 38.060 người. Giảm 7.446 vụ (16,99%) so với cùng kỳ năm 2011, giảm 1.614 người chết (14,09%), giảm 9.529 người bị thương (20,02%). Đây là một kết quả bất ngờ sau 10 năm không có biện pháp hữu hiệu để kiềm chế TNGT. Đặc biệt tỉ lệ số vụ TNGT giảm sâu so với những năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên công tác kiềm chế TNGT được toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, tạo được chuyển biến tích cực cả về ý thức lẫn trách nhiệm kiềm chế và giảm thiểu TNGT, xây dựng môi trường giao thông an toàn đồng bộ, sâu rộng trong tất cả các ngành các cấp, các địa phương. (Báo Lao động số 306 - 307 ngày 29/12/2012)

NGHỊ QUYẾT VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Trên cơ sở xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc

hội, các cơ quan hữu quan và ý kiến đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:I. VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012

Năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách

6Created by Thanh An - 41 -Thanh An Page 415/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013

2013 - Vững tin và vươn tới

41

Page 42: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

thức. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, kinh tế - xã hội đã có chuyển biến nhất định. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển ổn định; du lịch, dịch vụ tăng khá; các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược được chú trọng xây dựng và bước đầu triển khai thực hiện; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm; các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa - thông tin và truyền thông đạt được một số kết quả; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại, quốc phòng được tăng cường, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn; các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tổng đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm mới, tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ che phủ rừng không đạt được kế hoạch đề ra. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; lãi suất, nợ xấu ngân hàng ở mức cao; hoạt động của một số ngân hàng thương mại thiếu minh bạch và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận vốn tín dụng, hàng hóa tồn kho nhiều; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao. Thị trường bất động sản trầm lắng, chưa có khả năng phục hồi; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh;

thị trường vàng còn nhiều biến động; tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được ngăn chặn hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tiêu dùng và tâm lý xã hội. Kinh tế tăng trưởng chậm lại tác động tiêu cực đến việc làm, giảm nghèo; đời sống của người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa có sự chuyển biến căn bản. Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn ở mức cao. Tình trạng khiếu kiện, tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng còn diễn biến phức tạp.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ từ nay đến cuối năm tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết hàng hóa tồn kho và nợ xấu. Cần tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, chủ yếu là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng, căn hộ nhà chung cư, đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích, mở các đợt bán giảm giá thu hút người tiêu dùng; tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là các mặt hàng nông - thủy - hải sản; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau. Các ngân hàng thương mại, trước hết là ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước nắm quyền chi phối phải chia sẻ và tham gia tháo gỡ khó khăn cùng với doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng cần nhận thức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho chính hệ thống tổ chức tín dụng mình. Cần sớm hoàn thành việc rà soát lại các công

6Created by Thanh An - 42 -Thanh An Page 425/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201342

Page 43: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

trình đầu tư dở dang đang bị giãn, hoãn tiến độ, đẩy nhanh việc thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, vùng, địa phương. Khẩn trương chỉ đạo giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm chất lượng.

II. VỀ MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2013

1. Mục tiêu tổng quátTăng cường ổn định kinh tế vĩ

mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.

2. Các chỉ tiêu chủ yếuTổng sản phẩm trong nước

(GDP) tăng khoảng 5,5%.Kim ngạch xuất khẩu tăng

khoảng 10%.Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim

ngạch xuất khẩu khoảng 8%.Bội chi ngân sách Nhà nước

không quá 4,8% GDP.Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)

khoảng 8%.Tổng vốn đầu tư phát triển toàn

xã hội khoảng 30% GDP.Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng

các huyện nghèo giảm 4%.

Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 16%.

Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22 giường.

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 84%.

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 75%.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,7%.III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

CHỦ YẾU1. Phối hợp chặt chẽ giữa

chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích diễn biến thị trường trong nước và thế giới, có biện pháp điều hành phù hợp; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt với liều lượng hợp lý. Khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Thu hút và đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu

6Created by Thanh An - 43 -Thanh An Page 435/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 43

Page 44: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

tư trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, quản lý có hiệu quả đầu tư gián tiếp nước ngoài; hoàn thiện cơ chế bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các bên có liên quan để thu hút nhiều dự án đầu tư theo hình thức công - tư kết hợp; tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế và kiều hối.

2. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp; giám sát chặt chẽ bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, nhất là quy định lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục các giải pháp giảm nợ xấu, cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã hoàn thành công trình nhưng vốn ngân sách chưa thanh toán; có chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ các công trình công nghiệp quy mô lớn. Đối với các dự án mở rộng quốc lộ 1A và quốc lộ 14, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và huy động các hình thức đầu tư khác để thực hiện. Hỗ trợ các nhà thầu

trong nước nâng cao năng lực để tham gia nhiều hơn vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng quy mô lớn. Tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản, bảo đảm hiệu quả công trình, an toàn cho nhân dân. Thực hiện các giải pháp bảo vệ 3,812 triệu héc ta đất trồng lúa.

3. Mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ; tăng cường công tác quản lý thị trường chống hàng nhập lậu, hàng giả, có chính sách phát triển thị trường trong nước, xây dựng các hàng rào phi thuế quan phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt, đời sống của nhân dân, trong chi tiêu ngân sách Nhà nước, giảm hội họp, hạn chế tổ chức lễ hội, kỷ niệm thành lập ngành, cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài bằng nguồn ngân sách, kể cả đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu Nhà nước nắm quyền chi phối. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục để tập trung thực hiện đột phá chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh thực

6Created by Thanh An - 44 -Thanh An Page 445/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201344

Page 45: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

hiện các giải pháp về việc làm, thực hiện lộ trình cải cách tiền lương; tăng cường quản lý Nhà nước về lao động, trong đó có việc đưa lao động sang các nước và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tập trung đầu tư đúng mức cho công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao y đức và chất lượng khám chữa bệnh; mở rộng và nâng mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng khó khăn. Tập trung có trọng điểm vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các bệnh viện tuyến huyện còn dở dang, ưu tiên cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Mở rộng chính sách an sinh xã hội, quan tâm thực hiện các chính sách đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn. Tạo động lực phát triển hoạt động khoa học và công nghệ. Có chính sách khuyến khích huy động nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường; tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép gây hủy hoại môi trường.

5. Chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh có hiệu quả với mọi hành vi tham nhũng. Tập trung giải quyết hiệu quả các vụ khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo đông người liên quan đến đất đai; trong năm 2013 giải quyết cơ bản các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài gây bức xúc trong nhân

dân và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu.

6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến căn bản về phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục giảm tai nạn và chống ùn tắc giao thông, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt văn hóa giao thông; triển khai có hiệu quả công tác an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ.

7. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tăng cường thế trận quốc phòng, an ninh trên các địa bàn trọng điểm, biên giới, hải đảo, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tiếp tục mở rộng và kết hợp chặt chẽ các hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại, xử lý hài hòa quan hệ đối ngoại; đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và đối tác tiềm năng, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định để phát triển và bảo vệ đất nước.

8. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ban hành và hoàn thiện các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của

6Created by Thanh An - 45 -Thanh An Page 455/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 45

Page 46: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

bộ máy hành chính Nhà nước. Rà soát việc phân cấp quản lý Nhà nước, quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý Nhà nước về kinh tế giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp, các ngành, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích và phù hợp với năng lực, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của chính quyền địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia giám sát.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆNChính phủ, Tòa án nhân dân

tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo chức năng của mình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tiến tới hoàn thành ở mức cao nhất Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.

(hanoimoi.com.vn Ngày 01/12/2012)

KIÊN QUYẾT KHẮC PHỤC YẾU KÉM, VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, TIẾP TỤC KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, BẢO ĐẢM TĂNG TRƯỞNG, ĐƯA ĐẤT

NƯỚC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGNăm 2012 - Một năm đầy khó khăn, thách thức. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu

của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực: Kinh tế vĩ mô có bước được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 6,81% (năm 2011 là 18,13%); kim ngạch xuất khẩu tăng trên 18%; dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay, tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được nâng lên. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu suy giảm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) vẫn tăng trên 5%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước tiến bộ; phúc lợi xã hội và an sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả. Chính trị xã hội ổn định. Nhìn chung, các chính sách phát triển đang đi đúng hướng. 

Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên nhưng năm 2013 đất nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: Kinh tế thế giới phục hồi

6Created by Thanh An - 46 -Thanh An Page 465/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201346

Page 47: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm. Quá trình điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn vẫn chưa đem lại kết quả mong đợi, độ rủi ro và tính bất định vẫn còn rất cao. Nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoài vẫn đang tiềm ẩn, có thể tác động xấu đến kinh tế nước ta.

Ở trong nước, những yếu kém về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chậm được giải quyết. Quá trình tái cơ cấu mới chỉ ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn. Nợ xấu tăng nhanh, tồn kho còn lớn, lãi suất tín dụng vẫn cao so với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém. Ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng... Tất cả những yếu kém nói trên hội tụ và phản ánh trong bức tranh kinh tế và đời sống xã hội. Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng cao trở lại. Nền kinh tế chưa lấy lại được đà tăng trưởng. Sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm đang rất khó khăn; nguồn lực của doanh nghiệp và thu nhập dân cư sụt giảm. Niềm tin của thị trường còn ở mức thấp. Trong khi đó, chúng ta phải thường xuyên đối phó với những âm mưu thủ đoạn nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Trong bối cảnh nêu trên, để đạt được mục tiêu tổng quát đặt ra cho năm 2013, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra. Trong đó phải tập trung thực hiện tốt các trọng tâm sau đây:

1. Nâng cao chất lượng thể chế và khả năng phản ứng chính sách, tạo lập niềm tin cho thị trường 

Thể chế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Thể chế có chất lượng cao với thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đầy đủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, ngăn chặn tham nhũng lãng phí, góp phần quan trọng nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế. Đây còn là điều kiện để tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đạt hiệu quả. Để có thể chế và chính sách tốt phải kiên định quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ nhu cầu phát triển và lợi ích của người dân. Cần làm cho chính sách có tính dự báo và ổn định cao hơn để người dân và doanh nghiệp định hướng đầu tư, phân bổ nguồn lực và dự tính được hiệu quả. Không ban hành chính sách mà chưa xác định rõ phương cách thực hiện và khả năng giám sát. Phải tính toán hiệu quả xã hội khi thực hiện, khắc phục tình trạng không ít chính sách mà chi phí thực thi lại lớn hơn lợi ích phát triển.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mọi biến động của thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến kinh tế trong

6Created by Thanh An - 47 -Thanh An Page 475/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 47

Page 48: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

nước, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất trắc, khó lường. Điều đó, đòi hỏi phải phản ứng chính sách nhanh nhạy, hợp lý. Những năm qua, không phải lúc nào chúng ta cũng làm tốt việc này, trong một số trường hợp chẳng những không tranh thủ được thời cơ, giảm thiểu được tác động tiêu cực từ bên ngoài mà còn tạo ra những cú sốc mới. Để khắc phục tình trạng này, phải có được nền tảng thể chế bền vững, có cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng hiệu quả. Tuy nhiên, không một thể chế nào có thể bao quát mọi hiện tượng kinh tế, nhất là trong môi trường đầy biến động hiện nay. Muốn có phản ứng chính sách tốt, phải tôn trọng quy luật kinh tế, nâng cao năng lực dự báo, tính toán đầy đủ phản ứng của thị trường và các hệ quả có thể xẩy ra. Việc ban hành hoặc điều chỉnh chính sách không được gây ra những biến động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư và hoạt động của doanh nghiệp.

2. Điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo lạm phát mục tiêu. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa 

Trong điều kiện ngân sách hạn chế, không gian chính sách tài khóa bị thu hẹp, chính sách tiền tệ có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Trên nguyên tắc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, phải điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm giữ mức lãi suất phù hợp với lạm phát mục tiêu. Chỉ đạo quyết liệt việc xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở để giảm lãi suất cho vay và bảo đảm mức tăng tín dụng hợp lý; quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giảm thiểu các biện pháp hành chính trong việc điều hành thị trường tiền tệ.

Trong điều kiện tổng cầu suy giảm, việc xử lý nợ xấu cần có thời gian, tăng trưởng tín dụng có thể còn thấp trong những tháng đầu năm, chính sách tài khóa có vai trò quyết định trong việc tạo cầu cho nền kinh tế. Phải khẩn trương triển khai những dự án đầu tư theo kế hoạch nhằm tăng nhanh tổng cầu để kích hoạt nền kinh tế, tạo tác động lan tỏa đến sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để điều tiết tổng cầu, bảo đảm kiềm chế lạm phát thấp hơn và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn năm 2012.

3. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trườngPhải hết sức coi trọng các giải pháp tạo cầu, trên cơ sở tạo cầu mà khơi

thông nguồn cung, hướng ưu tiên của chính sách tài khóa, tiền tệ vào các đối tượng, lĩnh vực có mức tăng cầu lớn. Đó là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, nhà ở xã hội, ký túc xá… Đây cũng là một giải pháp để cải thiện đời sống nhân dân và các đối tượng còn nhiều khó khăn. 

Trong hạn mức bội chi ngân sách được phê duyệt, phải tìm các nguồn lực để tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường; sớm công bố các biện pháp về thuế để giảm

6Created by Thanh An - 48 -Thanh An Page 485/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201348

Page 49: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng nguồn cung tín dụng với thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn cho người mua nhà để ở nhằm giảm tồn kho bất động sản. Hỗ trợ thích hợp, kể cả khoanh nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời. Ban hành cơ chế mới về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Kiên quyết ngăn chặn nạn buôn lậu, nhập khẩu các mặt hàng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh, an toàn, phòng dịch. 

Cần nhấn mạnh rằng, các giải pháp chính sách tuy rất quan trọng nhưng cũng chỉ có tác động hỗ trợ, sự chủ động của các doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp phải biết biến khó khăn thành cơ hội đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Phải triệt để tiết giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hạ giá bán để giảm nhanh tồn kho, tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ

Có thể chế và chính sách tốt là rất quan trọng nhưng chưa đủ. Thể chế và chính sách được vận hành thông qua thủ tục hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là công đoạn thường phát sinh tiêu cực. Phải kiên quyết loại bỏ các thủ tục không cần thiết, tăng cường kỷ luật kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu. Mở rộng việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đến tất cả các huyện. Các cơ quan hành chính Nhà nước phải công bố công khai mọi thủ tục hành chính với quy trình và thời hạn xử lý cụ thể, bảo đảm có tiến bộ mà người dân và doanh nghiệp có thể so sánh được. Cán bộ công chức phải nhận thức rõ trong mối quan hệ công vụ, người dân là chủ thể quyền còn cán bộ công chức là người thực thi trách nhiệm, là người phục vụ dân. Các bộ ngành, địa phương phải giám sát chặt việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ công chức thuộc ngành, địa phương mình. Tăng cường kiểm tra việc đơn giản hóa thủ tục hành chính ở các cấp và công bố chỉ số cải cách hành chính ở các địa phương. Đề nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân tăng cường kiểm tra giám sát về cải cách thủ tục hành chính và trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức trong từng nội dung quản lý, đồng thời tăng cường chất vấn, giải trình về cải cách thủ tục hành chính, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức khi thi hành công vụ.

5. Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tếKhẩn trương thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn liền với việc

giải quyết nợ xấu. Đây là hai quá trình liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Việc giải quyết nợ xấu phải thực hiện theo nhiều phương cách khác nhau ở từng tổ chức tín dụng cũng như ở cấp quốc gia, trong toàn nền kinh tế. Đây là công việc rất phức tạp, nếu không triển khai ngay, nợ xấu sẽ tăng thêm, việc xử

6Created by Thanh An - 49 -Thanh An Page 495/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 49

Page 50: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

lý sẽ càng khó khăn và nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng trì trệ. Không thể thấy hết mọi vấn đề cùng một lúc, điều cần thiết là có phương hướng đúng để hành động và chỉ có hành động quyết liệt mới nhận rõ mọi khả năng và lựa chọn được giải pháp tốt nhất để xử lý.

Trong ba nội dung của tái cơ cấu nền kinh tế từ nay đến năm 2015, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là trục kết nối chính trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, không chỉ vì doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng nguồn lực lớn nhưng hiệu quả đạt được là chưa tương xứng mà còn do doanh nghiệp Nhà nước là một chủ thể quan trọng trong đầu tư. Doanh nghiệp Nhà nước cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức tín dụng của nền kinh tế, có tỷ lệ nợ xấu khá cao trong tổng nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước còn tạo ra đột phá trong việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước phải tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách công nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân. Phải thực hiện công khai minh bạch, áp đặt kỷ luật thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện chức năng chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

6. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hộiTrong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc bảo

đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, công tác này càng phải được coi trọng, đặc biệt quan tâm các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương. Trong năm 2013 phải tập trung đẩy mạnh giảm nghèo nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ các đối tượng cận nghèo và những hộ vừa thoát nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững. Ngoài Chương trình 30a, Chính phủ đã quyết định một số chính sách mới cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Coi trọng phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng tái định cư, bảo đảm cho đồng bào ta có cuộc sống ổn định, tiến tới phải tốt hơn nơi ở cũ, coi đây là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả tổng thể của bất kỳ một dự án đầu tư nào có gắn với thu hồi đất và tái định cư dân trong vùng dự án. Tiếp tục dành ưu tiên cho những người có công với nước, bảo đảm có mức sống không thấp hơn mức trung bình của dân cư trên cùng địa bàn.

Trong khi tập trung thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, phải đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực khác, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

6Created by Thanh An - 50 -Thanh An Page 505/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201350

Page 51: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Phát huy những tiến bộ đã đạt được, kiên quyết khắc phục yếu kém, đề cao trách nhiệm, tinh thần tự lực tự cường, truyền thống đoàn kết - chung sức chung lòng, nhân dân ta, đất nước ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Nguyễn Tấn Dũng Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ (www.qdnd.vn – Ngày 01/01/2013)

HƯỚNG ĐI NÀO CHO KINH TẾ NĂM 2013?Kinh tế vẫn hết sức khó khăn với sự phá sản, ngừng hoạt động của hàng

loạt doanh nghiệp; hàng tồn kho cũng như nợ xấu doanh nghiệp đều tăng cao, thị trường bất động sản - lĩnh vực “chiếm giữ” nguồn vốn lớn nhất trong xã hội hiện nay - vẫn chìm sâu trong khủng hoảng… Đó là thực tế không mấy khả quan của nền kinh tế đất nước trong năm 2012; dẫu rằng cũng có nhiều chuyển biến tích cực cần ghi nhận. Những chuyển biến tích cực ấy, sẽ là cơ sở quan trọng để tạo động lực cho hướng đi của nền kinh tế trong năm 2013 – năm đươc coi là bản lề giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của nền kinh tế, tạo tiền đề cho sự phục hồi trở lại vào năm 2014, bắt đầu có sự phát triển ổn định từ năm 2015 như định hướng của Quốc hội đã đề ra cho Chính phủ trong điều hành nền kinh tế đất nước.

Cân bằng “thành tích” và “hạn chế”Cuối năm 2011, với những chuyển động có phần tích cực sau suốt một

năm chìm trong vô vàn khó khăn, đã có không ít hy vọng được đặt ra cho nền kinh tế đất nước năm 2012 này, ít nhất cũng coi đây là năm “giải quyết” những hậu quả để lại của khủng hoảng kinh tế năm 2011; tạo tiền đề cho bước ổn định và phát triển trở lại vào năm 2013. Hy vọng, chứ không kỳ vọng. Bởi vậy, khi đặt ra kế hoạch điều hành nền kinh tế đất nước của năm nay, bên cạnh quyết tâm đưa lạm phát về dưới 1 đơn vị số (dưới 10%) từ chỉ số cao ngất ngưởng 18,13%

6Created by Thanh An - 51 -Thanh An Page 515/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 51

Page 52: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

của năm 2011, Chính phủ chỉ đặt mục tiêu “khiêm tốn” cho mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 6 – 6,5%. Diễn biến thực tế đến nửa đầu tháng 12/2012 cho thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát chắc chắn đạt được, với mức tăng cao nhất chỉ khoảng 8%. Nhưng GDP thì chỉ tăng được khoảng từ 5 – 5,5%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra.

Đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao năng lực hoạt động của DNNN là yêu cầu hàng đầu của nền kinh tế trong năm 2013

Nhìn lại diễn biến nền kinh tế năm 2012, có thể thấy sự khó khăn thách thức là khá lớn, ngược với những dự đoán khả quan nhất trước đó. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, kinh tế - xã hội đã có chuyển biến nhất định. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển ổn định; du lịch, dịch vụ tăng khá; các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược được chú trọng xây dựng và bước đầu triển khai thực hiện; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm; các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa - thông tin và truyền thông đạt được một số kết quả; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại, quốc phòng được tăng cường, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Đó là những mặt được. Nhìn ở mặt ngược lại, áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn; các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tổng đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm mới, tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ che phủ rừng không đạt được kế hoạch đề ra. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; lãi suất, nợ xấu ngân hàng ở mức cao; hoạt động của một số ngân hàng thương mại thiếu minh bạch và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận vốn tín dụng, hàng hóa tồn kho nhiều; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao. Thị trường bất động sản trầm lắng, chưa có khả năng phục hồi; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; thị trường vàng còn nhiều biến động; tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được ngăn chặn hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tiêu dùng và tâm lý xã hội. Kinh tế tăng trưởng chậm lại tác động tiêu cực đến việc làm, giảm nghèo; đời sống của người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa có sự chuyển biến căn bản. Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn ở mức cao. Tình trạng khiếu kiện, tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng còn diễn biến phức tạp.

Tái cơ cấu để phát triển bền vữngThực tế nền kinh tế năm 2012 với sự cân bằng về cả “thành tích” lẫn…

“hạn chế” như vừa nêu ở trên đã đặt ra những khó khăn thách thức lớn cho năm 6Created by Thanh An - 52 -Thanh An Page 52

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201352

Page 53: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

2013, năm được coi là bản lề để chúng ta giải quyết các vấn đề tồn đọng, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo ổn định và phát triển. Trước tình hình đó, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của Quốc hội (được ban hành tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, diễn ra từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11/2012) đã yêu cầu Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết hàng hóa tồn kho và nợ xấu.

Cùng với đó là hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế được đặt ra như: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%; Bội chi ngân sách Nhà nước không quá 4,8% GDP; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP… Những con số đặt ra không quá cao, nhưng không phải dễ dàng đạt được nếu thiếu quyết tâm thực sự, khi mà các dự báo đều cho thấy sang năm 2013, nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức, thậm chí là những rủi ro tiềm ẩn…

Vấn đề nổi cộm nhất là những thách thức về lạm phát. Thách thức (hay rủi ro) này trong trung hạn có thể nhìn thấy trước đó một số mặt hàng như dịch vụ y tế, giáo dục bị kiểm soát để kìm giá trong ngắn hạn nhưng về dài hạn nó vẫn buộc phải tăng và một khi đã tăng thì nguy cơ lạm phát bùng trở lại là hiện hữu.

Thứ hai, mức dự trữ ngoại tệ tuy có tăng lên nhưng vẫn thấp so với quốc tế. Theo ước tính, dự trữ ngoại tệ năm 2012 của Việt Nam khoảng 2,3 tháng nhập khẩu, thấp nhất trong 10 nền kinh tế Đông Á theo khảo sát gần đây của Ngân hàng Thế giới.

Thứ ba, chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng xấu đi, nợ công nếu tính cả nợ dự phòng của các ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước tăng. Đặc biệt, rất nhiều chuyên gia cũng như các nhà quản lý kinh tế đã lên tiếng lo ngại việc các số liệu báo cáo về nợ xấu có sự chênh lệch với nhau. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, nợ xấu cuối quý III/2012 của nước ta đã chiếm 4,93% tổng dư nợ, nhưng số liệu của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước lại cho con số là 8,82%; đó là còn chưa kể đến con số thống kê của các tổ chức và chuyên gia tài chính độc lập khác. Trong khi đó, sự khác biệt về nợ xấu 1% là chênh lệch tương đương với 1,1 tỷ USD - một con số không hề nhỏ, ngay cả nếu đặt trong một nền kinh tế có quy mô lớn hơn chúng ta.

Tăng trưởng bền vững là yêu cầu của Quốc hội đặt ra và cũng là mục tiêu phấn đấu trong điều hành kinh tế của Chính phủ. Chúng ta cũng đã xác định tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển. Thực tế cũng chỉ ra rằng muốn nền kinh tế tăng trưởng bền vững thì cần quan tâm đến tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng. Ổn định kinh tế vĩ mô không phải là vấn đề duy nhất mà phải quan

6Created by Thanh An - 53 -Thanh An Page 535/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 53

Page 54: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

tâm đến cấu trúc nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng dài hạn. Đó là lý do các nhà quản lý cũng như các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ sự đồng thuận với chỉ tiêu về GDP không quá cao trong năm 2013 của Quốc hội đặt ra, bởi lẽ, mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn mới là quan trọng. Thực tế mức tăng trưởng này được tính toán, dự báo ở mức trung bình vì ưu tiên đã được xác định là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Thế nhưng, chỉ tiêu đó cũng là một thách thức đặt ra cho doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp Nhà nước - vốn đóng vai trò chủ đạo đóng góp cho tăng trưởng năm sau. Nếu GDP tăng 5,5% thì tăng trưởng của doanh nghiệp Nhà nước phải tăng gấp 3 lần, khoảng 15%, theo tính toán của rất nhiều chuyên gia kinh tế. Thấp hơn mức này, chính các doanh nghiệp Nhà nước lại sẽ kéo lùi tăng trưởng quốc gia và trở thành gánh nặng lớn cho nền kinh tế.

Đó là lý do mà trong hầu hết các ý kiến đưa ra gần đây của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động là một trong những yêu cầu trọng tâm của nền kinh tế đất nước năm 2013 này. Như Nguyễn (www.gdtd.vn – Ngày 01/01/2013)

VƯỢT QUA THÁCH THỨC, NĂM MỚI ĐÓN THỜI CƠ MỚIChúng ta đang tiễn năm 2012 đi và chào đón năm 2013 tới. Từ thời điểm

giao thời này, có thể nhìn lại những gì đã diễn ra trong năm cũ và chuẩn bị những bước tiếp theo trong năm mới.

Năm 2012 là năm thứ hai toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Đây là năm có nhiều sự kiện chính trị lớn. Trong đó đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về công tác xây dựng Đảng đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống xã hội và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xem xét nhiều vấn đề lớn của đất nước, đưa ra nhiều định hướng phát triển quan trọng. Năm 2012 cũng là năm ngành Giáo dục nỗ lực phấn đấu theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra.

Năm 2012, kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn nhiều hơn; thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, tăng cường kiềm chế lạm phát dẫn đến cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Bên cạnh đó còn thiên tai, dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội… Mặc dù vậy, chúng ta đã tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng

6Created by Thanh An - 54 -Thanh An Page 545/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201354

Page 55: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng: Lạm phát được kiềm chế ở mức 6,8%; kinh tế vĩ mô ổn định hơn, sản xuất, kinh doanh được duy trì; tốc độ tăng trưởng GDP tuy thấp nhưng được cải thiện sau mỗi quý, ước cả năm đạt khoảng 5,2%. Tuy nhiên tình hình chung còn nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc. Xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn. Lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, tăng trưởng tín dụng thấp. Sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, tồn kho một số lĩnh vực còn cao, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn nhiều. Tiến trình tái cơ cấu đầu tư doanh nghiệp Nhà nước, thị trường tài chính, ngân hàng thương mại còn nhiều khó khăn. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp…

Dự báo kinh tế thế giới và trong nước năm 2013 tiếp tục có nhiều khó khăn, một số mặt còn khó khăn hơn năm 2012. Mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính ngân sách Nhà nước năm 2013 được xác định là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn và nâng tăng trưởng GDP cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tất cả nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho các năm tiếp theo.

Năm 2012, hầu hết các chỉ tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo đều đạt và vượt kế hoạch. Chất lượng giáo dục có bước tiến bộ. Cơ sở vật chất trường học, lớp học tiếp tục được tăng cường, kiên cố hóa. Ký túc xá sinh viên được quan tâm đầu tư. Tình trạng xã trắng về giáo dục mầm non cơ bản được khắc phục. Số trẻ mẫu giáo đạt 3,6 triệu, tăng 7,6% so với kế hoạch. Các chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng… mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là chính sách cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đã khắc phục được tình trạng bỏ học do không có tiền đóng học phí. Công bằng xã hội trong giáo dục được bảo đảm tốt hơn. Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo vẫn còn nhiều yếu kém; chất lượng đào tạo của nhiều trường đại học, cao đẳng chậm được cải thiện; việc xây dựng các trường đại học trọng điểm, đại học xuất sắc còn chậm; cơ sở vật chất một số trường đại học chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng và hiệu quả dạy nghề còn thấp. Quản lý Nhà nước về giáo dục tuy đã có những đổi mới về tư duy và hành động, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, kém hiệu quả. Một số vấn

6Created by Thanh An - 55 -Thanh An Page 555/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 55

Page 56: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

đề bức xúc kéo dài trong dư luận xã hội vẫn chưa được khắc phục, giải quyết triệt để như tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, lạm thu đầu năm học, tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục...

Theo kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa XI của Đảng, trong thời gian tới, với tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục cũng như về công tác quản lý giáo dục, về nội dung, phương pháp giáo dục, về hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục, về cơ chế chính sách đầu tư tài chính. Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân thành hệ thống giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông phục vụ đổi mới giáo dục. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục.

Nhận thức rõ những hạn chế, yếu kém đang tồn tại, với quyết tâm và sự nỗ lực phấn đấu cao, được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của toàn xã hội, trong năm 2013, nhất định ngành Giáo dục cùng cả nước sẽ vượt qua thách thức, đạt được những thành tựu mới để tiếp tục đi lên trên con đường phát triển. (www.gdtd.vn – Ngày 01/01/2013)

10 SỰ KIỆN QUỐC TẾ NỔI BẬT NĂM 2012

Đông Nam Á, Đông Bắc Á nóng lên bởi tranh chấp chủ quyền biển đảo gia tăng; những nhân vật quyền lực nhất thế giới tái đắc cử; Triều Tiên hai lần phóng tên lửa tầm xa; Myanmar gặt hái thành quả cải cách, Syria sa lầy nội chiến đẫm máu... thu hút sự chú ý của công luận năm 2012.

1. Trung Quốc có nhiều động thái gây hấn ở biển Đông, gia tăng căng thẳng với Nhật Bản về chủ

quyền biển đảo. Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa, mời thầu dầu khí trong vùng biển Việt Nam; cho tàu hải giám, tàu cá tới bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham; phát hành hộ chiếu mới in bản đồ “đường lưỡi bò”; có kế hoạch can thiệp tàu nước ngoài trên biển Đông... Đây là chiến thuật “chó sói gửi chân”, nếu được đằng chân sẽ lân đằng đầu, tiến dài lùi ngắn (khi bị phản ứng dữ dội), hy vọng dần dần để “lưỡi bò” liếm gần

6Created by Thanh An - 56 -Thanh An Page 565/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013

Bạncó

biết?

56

Page 57: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

hết biển Đông trên thực tế. Ngoài ra, căng thẳng về chủ quyền biển đảo ở Đông Bắc Á gia tăng.

2. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ hồi phục “rùa bò”, tỷ lệ thất nghiệp “ngựa phi” vượt 7,5%, Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ 2 hồi tháng 11, tiếp tục chính sách đối ngoại chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 12, tạp chí Time bầu chọn ông là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thế giới năm 2012. Tổng thống Obama được kỳ vọng thúc đẩy đà phục hồi kinh tế, tạo thêm việc làm, giảm thâm hụt ngân sách, phát triển giáo dục...

3. Trung Quốc bầu ra thế hệ lãnh đạo thứ 5, trong đó Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình tháng 11 được bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương (đầu năm 2013 đảm nhiệm thêm chức vụ Chủ tịch nước). Tân Tổng bí thư (sinh năm 1953) tuyên bố quyết liệt chống tham nhũng, trong bối cảnh nhiều tham quan, dâm quan mất chức; vụ scandal giết người, tham nhũng... của vợ chồng Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai dần đi tới hồi kết. Trong số 7 tân ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, ít người được đánh giá là có tư tưởng thực sự cởi mở.

4. CHDCND Triều Tiên hai lần phóng tên lửa tầm xa, bị Liên hợp quốc (LHQ) lên án vì đó là hành động vi phạm nghị quyết của Hội đồng bảo an. Sau thất bại trong vụ phóng hồi tháng 4, Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3 vào ngày 12/12. Sau khi nghiên cứu mảnh vỡ của Unha-3,

phía Hàn Quốc kết luận tên lửa Triều Tiên có tầm bay hơn 10.000 km, có thể bắn tới miền Tây nước Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục thực hiện chính sách “quân sự trước tiên” của cha mình, liên tục thay nhân sự cấp cao trong Bộ Quốc phòng, quân đội, bằng những người có đường lối cứng rắn.

5. Palestine được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 29/11 công nhận quy chế nhà nước quan sát viên của LHQ. Đây là thắng lợi chính trị quan trọng của Palestine trong cuộc đấu tranh lâu dài để xây dựng nhà nước độc lập, có chủ quyền phù hợp các nghị quyết của LHQ và luật pháp quốc tế. Với sự công nhận này, lần đầu tiên, chính quyền Palestine có quyền đệ đơn kiện Israel lên Tòa án Công lý Quốc tế.

6. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, tháng 7, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN kết thúc mà không ra được thông cáo chung, do bất đồng trong cách tiếp cận vấn đề tranh chấp trên biển Đông (nước chủ nhà Campuchia bị cho là bị Trung Quốc tác động). Đây bị coi là bước lùi của ASEAN (vốn được coi là rất đồng thuận, đoàn kết), cho thấy quan điểm của các nước liên quan tranh chấp trên biển Đông đã có những khoảng cách nhất định. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy ASEAN đã không còn tránh những vấn đề nhạy cảm, gai góc mà dũng cảm trực tiếp đối mặt.

7. Ông Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga nhiệm kỳ 3 (sau khi tái đắc cử hồi tháng 3), đề cử cựu

6Created by Thanh An - 57 -Thanh An Page 575/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 57

Page 58: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Tổng thống Dmitry Medvedev làm Thủ tướng. Năm 2012, hai chính khách dày dặn kinh nghiệm là bộ đôi Putin - Medvedev đã giúp Nga không phải gánh “núi” nợ công và làn sóng biểu tình chống chính sách “thắt lưng buộc bụng” như nhiều nước châu Âu, đồng thời giúp nước này trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức Thương mại Thế giới, sau 18 năm đàm phán. Tuy nhiên, nhiều nước phương Tây tỏ ý lo ngại rằng, sự nắm quyền lâu năm của họ có thể cản trở tiến trình dân chủ đang diễn ra ở Nga.

8. Xung đột đẫm máu ở Syria kéo dài 21 tháng qua vẫn chưa chấm dứt, khiến hơn 44.000 người (trong đó có gần 31.000 thường dân) thiệt mạng trong các trận giao tranh giữa lực lượng chính phủ của Tổng thống Basharal-Assad và quân nổi dậy. Một số nước lớn có quan hệ, lợi ích liên quan Syria vẫn bất đồng về cách xử lý vấn đề liên quan việc ra đi hoặc ở lại của ông Assad, còn LHQ chưa có giải pháp hiệu quả để chấm dứt xung đột ở Syria.

9. Myanmar thúc đẩy quá trình cải cách toàn diện, tăng cường hòa hợp, hòa giải trong nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài được cộng

đồng quốc tế đánh giá cao dẫn tới việc Mỹ nới lỏng cấm vận vun đắp quan hệ an ninh và ngoại giao, tiến tới thiết lập quan hệ quân sự song phương. Ngày 1/4, cử tri Myanmar đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội được coi là tự do nhất từ trước tới nay (năm 2011, giới quân sự Myanmar từ bỏ việc lãnh đạo đất nước sau khi cầm quyền gần 40 năm). Cuối tháng 11, ông Barack Obama thăm Myanmar, trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên thăm nước này.

10. Các đợt rét kỷ lục ở châu Âu, bão lớn ở châu Á, Mỹ gây thiệt hại lớn về người và của. Tháng 1 và tháng 2, châu Âu (chủ yếu là Đông Âu) hứng chịu đợt giá lạnh khủng khiếp nhất kể từ năm 1986, với khoảng 500 người chết rét. Sau đó, đợt rét kéo dài hồi tháng 12 khiến gần 220 người chết cóng. Đầu tháng 12, bão lớn ở Philippines khiến hơn 1.000 người chết và mất tích. Cuối tháng 10, bão Sandy cướp đi sinh mạng của 131 công dân Mỹ, gây thiệt hại vật chất 63 tỷ USD... Thiên tai khắc nghiệt, kéo dài buộc chính phủ nhiều nước phải nhìn lại chính sách ứng phó biến đổi khí hậu của mình.

(Báo Tiền phong Số 1 - Ngày 01/01/2013)

10 ĐIỀU

VIỆT NAM LÀM THẾ GIỚI KINH NGẠCThế giới thường biết đến Việt Nam là đất nước kiên cường trong đấu

tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Những năm sau giải phóng (1975), do hậu quả nặng nề của chiến tranh cùng với việc bị bao vây cấm vận kinh tế, Việt Nam được nhìn nhận là nước nghèo nàn, lạc hậu. Vậy nhưng chỉ

6Created by Thanh An - 58 -Thanh An Page 585/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201358

Page 59: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

sau 26 năm đổi mới, Việt Nam đã cất cánh và có nhiều điều làm cả thế giới kinh ngạc.

1. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ 2 thế giới

Châu Á đã trở thành khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, trong đó có nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ đổi mới kinh tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình đầu người 1.200 USD.

2. Nước xuất khẩu gạo số 1 thế giớiLà một quốc gia nông nghiệp nhưng đói là vấn đề thường trực từ bao đời

của người Việt. Bây giờ thì tất cả đã thay đổi, với những chính sách phù hợp, “cởi trói” cho nông nghiệp, từ chỗ không đủ ăn, Việt Nam vươn lên trở thành nước liên tục đứng vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Mỗi năm trung bình nước ta xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo. Năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt khoảng 8 triệu tấn - cao nhất từ trước đến nay và chiếm vị trí số 1 thế giới, tiếp theo là Ấn Độ khoảng 6 triệu tấn và Thái Lan khoảng 5,5 triệu tấn.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng vẫn có nhiều mặt hàng nông nghiệp ở tốp đầu

Nhờ kịp thời chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, nên chỉ sau 15 năm, tỷ trọng của nông nghiệp chỉ còn 20% trong tổng GDP của cả nước. Điều này với nhiều nước phải mất từ 30 đến 40 năm. Vậy nhưng Việt Nam vẫn có nhiều sản phẩm nông nghiệp đứng ở tốp đầu thế giới. Năm 2000, Việt Nam vượt qua Colombia trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới sau Brazil với 734.000 tấn. Đến năm 2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng 23,4% về khối lượng, đạt 1,6 triệu tấn và tăng 24,4% về kim ngạch, đạt 3,4 tỷ đô la. Cùng với gạo và cà phê, một loạt mặt hàng nông sản khác cũng đang đứng ở tốp đầu như hạt tiêu thứ 2, chè thứ 6 ngoài ra còn có cao su, cá tra, hạt điều...

4. Việt Nam bếp ăn của thế giớiNăm 2007, ông Philip Kotier là “cha đẻ” của marketting hiện đại đã gợi ý

Việt Nam hãy là bếp ăn của thế giới. Và bây giờ ẩm thực Việt Nam, đã trở nên nổi tiếng, được thế giới đánh giá cao. Không kể những món ăn đã trở nên quen thuộc với mọi người như phở, chả cá..., gần đây thêm nhiều món ăn của nước ta được chọn vào danh sách các món ăn nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng như nem cuốn, cơm tấm, bún riêu, bánh xèo.

5. Việt Nam điểm hấp dẫn trong thu hút đầu tưLà đất nước có trên 80 triệu dân chính sách đầu tư thông thoáng, Việt

Nam đã trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư thế giới.

6Created by Thanh An - 59 -Thanh An Page 595/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 59

Page 60: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Anh thì Việt Nam là nước đứng thứ tư trong danh sách những nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài nhất thế giới. Hiện nay Nhật Bản đang là nhà đầu tư lớn nhất vào nước ta. Năm 2012, đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta đạt 13 tỷ USD.

6. Internet phổ cập không chỉ ở giới trẻInternet xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, tuy nhiên nó chỉ trở nên phổ

biến từ những năm 2000. Ở Việt Nam internet đã phát triển với tốc độ chóng mặt và hiện nay đã trở nên phổ biến không chỉ trong giới trẻ mà là toàn xã hội. Đầu thế kỷ 21, nước ta mới chưa đến 1 triệu người dùng internet thì hiện nay đã lên đến khoảng 35 triệu. Ngoài ra nước ta có khoảng gần 10 triệu thuê bao internet qua mạng 3G - điều làm thế giới ngạc nhiên.

7. Ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam làm việcTrước đây chúng ta chỉ quen với việc người Việt Nam ra nước ngoài làm

việc, hiện nay thì đã khác, ngày càng có đông người nước ngoài đến làm việc ở nước ta. Và họ cũng làm đủ thứ việc từ nhân viên văn phòng, giáo viên dạy tiếng Anh, đến lao động phổ thông, người giúp việc, bán hàng rong… Theo thống kê, năm 2008 có khoảng 53.000 lao động nước ngoài làm việc ở nước ta, hiện nay con số này là khoảng 80.000 người. Họ đến từ 60 quốc gia trong đó khoảng 58%đến từ các nước châu Á và 28,5% đến từ các nước châu Âu.

8. Cơ sở hạ tầng phát triển“Việt Nam có những đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng. Nhằm phục vụ

phát triển kinh tế, Việt Nam đã xây dựng hệ thống đường sá khá hiện đại và quy mô. Ngoài ra, điện lưới đã được kéo đến 96% lãnh thổ đất nước, gồm cả những khu vực vùng sâu, vùng xa. Nhiều sân bay, cảng biển được xây dựng, nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa và giao thương giữa Việt Nam và quốc tế. Ngày 15/12/2012 một sân bay quốc tế vừa được đưa vào sử dụng đó là sân bay Phú Quốc.

9. Người Việt Nam lạc quan nhất thế giớiTheo một cuộc thăm dò ý kiến trên 63.000 người đến từ 53 quốc gia, do tổ

chức nghiên cứu thị trường BVA và Hiệp hội quốc tế Gallup phối hợp thực hiện, thì 70% người Việt tham gia khảo sát tin tưởng vào sự phát triển của kinh tế nước nhà. Người Việt Nam được đánh giá là có niềm tin lạc quan nhất, tiếp đến là Nigeria, Brazil, Ghana và Trung Quốc, còn người Pháp bi quan nhất về tương lai.

10. Là một trong 10 nước tìm “sex” trên Goole nhiều nhất thế giớiTheo thống kê của Google Trends, số câu lệnh tìm kiếm chứa “sex” xuất

phát từ các địa chỉ IP Việt Nam nhiều nhất thế giới. Cách đây mấy năm, Việt Nam chưa hề có tên trong tốp 10 thống kê, nhưng thời gian gần đây, đã có sự thay đổi, Việt Nam đứng ở tốp đầu trên cả Ai Cập, Ấn Độ, hay Indonesia...

(Báo Lao động và xã hội – Ngày 01/01/2013)6Created by Thanh An - 60 -Thanh An Page 60

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201360

Page 61: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới, mỗi nước đều có phong tục đón năm mới theo truyền thống riêng, thể hiện nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của từng dân tộc và tôn giáo. Tuy nhiên, có điểm chung là tất cả đều mong muốn một cuộc sống hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Vào thời điểm giao thừa - một thời khắc quan trọng, vui vẻ và thiêng liêng - mọi người đều cầu mong những xui xẻo sẽ ra đi cùng năm cũ, những niềm vui và may mắn sẽ đến cùng năm mới. Hãy cùng khám phá phong tục đón Tết ở một số nước trên thế giới.

Năm mới của người ĐứcCũng như nhiều quốc gia Âu - Mỹ, người Đức chuẩn bị đón năm mới vào

đêm cuối cùng của năm cũ theo Công lịch. Vào thời khắc giao thừa, mọi người cùng nhau đổ về các quảng trường lớn để ngắm nhìn những màn pháo hoa rực rỡ. Khi chuông đồng hồ điểm những tiếng đầu tiên báo hiệu năm mới, mọi người sẽ nói với nhau những lời chúc tốt lành. Sau đó, họ trở về nhà và quây quần bên nhau trên một bàn tiệc thịnh soạn gồm nhiều món ăn.

Mặc dù tiết kiệm là một trong những nét tính cách đặc trưng của người Đức, song trong bữa ăn đầu tiên của năm mới họ vẫn để lại một phần các món trên bàn tiệc, đồng nghĩa với mong muốn năm mới sẽ đầy đủ và no ấm. Người Đức còn có tục rót chì vào nước lạnh trong dịp năm mới để đoán biết số phận của mình. Chì được nung chảy rót vào một bát nước lạnh, sẽ tạo thành những hình khối khác nhau, dựa theo hình khối đó để đoán biết điều gì sẽ xảy đến với mình trong năm mới: Hình trái bóng là may mắn, hình trái tim là đám cưới, hình mỏ neo là cần được giúp đỡ, hình con tàu là đi xa...

Năm mới của người MỹĐêm cuối cùng của năm cũ, người Mỹ tập trung ở các quảng trường lớn từ

rất sớm. Họ chờ đợi khoảnh khắc quả cầu pha lê đẹp lung linh trên nóc Quảng trường Thời Đại được thả xuống, mọi người cùng nhau đếm ngược cho thời khắc quan trọng bắt đầu một năm mới. Lúc này, mọi người tung lên trời những mảnh giấy đủ màu sắc lên trời, ôm hôn nhau và cùng nhau nói "Chúc mừng năm mới".

Những gia đình Mỹ đón năm mới với những bữa tiệc ăn uống linh đình gồm nhiều món ngon và đặc biệt, không thể thiếu món ăn làm từ cải bắp vì họ tin món ăn này sẽ mang đến may mắn và tiền bạc trong năm tới.

Năm mới của người AnhNhư nhiều quốc gia Âu - Mỹ khác, thời khắc chuông đồng hồ Big Ben điểm

những tiếng đầu tiên của năm mới là khoảnh khắc rất có ý nghĩa với người Anh. 6Created by Thanh An - 61 -Thanh An Page 61

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 61

Page 62: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Họ cũng rất coi trọng tục "xông nhà" trong năm mới: Người đầu tiên bước chân vào nhà trong thời điểm bắt đầu một năm phải là một người đàn ông trẻ, khỏe mạnh, đẹp đẽ và đặc biệt là tóc phải đen. Khi đến xông nhà, người đàn ông tóc đen phải mang theo một trong những thứ như một mẩu than đá, một chút tiền bạc, bánh mì hoặc một chút muối, bởi người Anh quan niệm đó là những vật “hiện thân” của sự giàu có. Ngược lại, nếu người đầu tiên xông nhà là một cô gái tóc vàng, gia chủ sẽ gặp xui xẻo và bất hạnh.

Những em bé xinh xắn người Anh vào buổi sáng đầu tiên của năm mới sẽ đi đến các nhà hàng xóm xung quanh và hát những bài hát chúc mừng. Họ sẽ được "lì xì" bằng tiền xu, bánh nướng nhân thịt băm hoặc bánh táo, nước ngọt hay một thứ tương tự… Các cô gái Anh trong đêm giao thừa còn có tục thả lòng trắng trứng vào nước. Họ cho rằng chữ cái đầu tiên trong tên của người đàn ông mà họ sẽ kết hôn được tạo thành từ đây.

Năm mới của người Tây Ban NhaĂn nho cầu cho mùa màng bội thu, đó là những gì khái quát nhất về cách

đón năm mới của người Tây Ban Nha. Nho và rượu vang là những thứ không thể thiếu trên mỗi bàn tiệc đón năm mới của các gia đình đất nước Tây Âu này. Thứ quả tưởng chừng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng những khi thời khắc năm mới chuẩn bị đến, nó lại trở nên vô cùng ý nghĩa đối với những người dân của “xứ sở bò tót”.

Người Tây Ban Nha quan niệm: Khi phút giao thừa đến, nếu ăn được 12 quả nho trùng với thời điểm 12 tiếng chuông ngân lên, thì những người đó sẽ may mắn suốt năm, gia đình thuận hòa, no ấm...

Năm mới của người ScotlandCũng nằm trong khu vực Tây Âu, nhưng những người dân Scotland lại có

cách đón năm mới hoàn toàn khác. Lễ đón năm mới của người Scotland được gọi là Hogmanay. Cũng giống như nhiều nước, người dân nơi đây rất coi trọng tục xông đất đầu năm. Họ luôn tin tưởng rằng: Vị khách nào tới thăm gia đình mình đầu tiên trong dịp năm mới sẽ cùng người đó mang thật nhiều điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình họ.

Người dân Scotland quan niệm rằng, năm cũ mang theo những điều không may mắn và phải xua đuổi nó đi, nhường chỗ cho năm mới đến với nhiều niềm vui mới. Chính vì vậy mà vào dịp này, rất nhiều gia đình ở đất nước này xuống đường phố đi bộ và đốt những hình nộm thần chết đã được chuẩn bị từ trước. Nhắc tới những món ăn trên bàn tiệc đón năm mới của người Scotland không thể bỏ qua món ăn truyền thống Haggis.

NgaTết là một trong những dịp lễ quan trọng nhất, bởi đây là ngày lễ của hạnh

phúc và bình an. Người Nga luôn mong muốn được đón năm mới với cây thông Tết được trang hoàng lộng lẫy trong nhà. Tại Thủ đô Mát-xcơ-va, Tết đến, một cây thông khổng lồ được đặt ở quảng trường cung điện Krem-li. Khi đến giao

6Created by Thanh An - 62 -Thanh An Page 625/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201362

Page 63: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

thừa, ông già Tuyết xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng diễm lệ, vai mang túi quà phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông. Ngày đầu năm mới, người dân có tục tặng bánh mì và muối cho khách quý.

Bê-la-rútTrong lễ hội đón Tết ở Bê-la-rút, những cô gái chưa chồng được tham gia

một số trò chơi để đoán xem ai là người sẽ kết hôn trong năm mới. Thí dụ, người ta đặt rất nhiều hạt ngô trước chỗ đứng của mỗi cô gái và một con gà trống được thả ra. Con gà trống chạy đến ăn những hạt ngô dưới chân ai trước thì người đó được tin sẽ là cô gái đầu tiên kết hôn trong năm mới.

Na UyNgười Na Uy trong ngày đầu năm mới làm bánh pút-đinh và giấu một quả

hạnh ở bên trong. Sự giàu có trong năm mới sẽ đến với ai trong phần ăn của mình có quả hạnh may mắn đó.

Ga-na Người Ga-na đón Tết trong những ngôi nhà nhỏ bằng lá dừa gắn nhiều

bóng đèn trang trí, được dựng khắp nơi trên đường phố. Thanh niên nam nữ tới các ngôi nhà đón xuân đó, hát hò vui vẻ. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Món ăn ngày Tết được ưa thích nhất là gà trống rán. Theo phong tục, đúng giao thừa, mọi người đều thét lớn để xua đuổi những xui xẻo của năm cũ và đón chào những niềm vui trong năm mới.

Ca-na-đaNgười dân Ca-na-đa có phong tục đón Tết độc đáo: Mọi người đều mặc đồ

tắm và nhảy xuống dòng nước lạnh như băng khi năm mới đến. Ngày đầu năm ở Ca-na-đa, quốc gia nằm gần Bắc cực, thường trùng với thời điểm lạnh giá nhất của mùa đông. Ngày nay, ngoài Ca-na-đa, ở nhiều nước, cũng có phong tục tràn xuống sông băng hoặc dòng nước lạnh đầu năm như một hình thức cầu may mắn, khỏe mạnh, bản lĩnh và sự kiên cường cho năm mới.

Cô-lôm-bi-aÐốt “ông năm cũ” là một phong tục đón năm mới. Nghi lễ này đòi hỏi sự

tham gia của cả gia đình. Mọi người làm một "hình nộm nam" đại diện cho năm cũ, bằng nhiều vật liệu khác nhau, thường bằng những thứ đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. "Ông năm cũ" sẽ được thiêu rụi để quên đi những điều xui xẻo. Ðôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.

Ô-xtrây-li-aNăm mới ở Ô-xtrây-li-a bắt đầu vào ngày 1-1 dương lịch. Vì Tết ở Nam

bán cầu thời tiết thường ấm nóng nên người dân hay đi chơi dã ngoại hoặc ra biển. Trong đêm giao thừa, mọi người vui vẻ náo nức và làm huyên náo đường phố bằng đủ loại âm thanh. Các hoạt động dã ngoại, đua thuyền, đua ngựa, đi săn, lướt ván... rất được ưa thích trong dịp năm mới.

Nhật Bản Ở đất nước mặt trời mọc, Tết gọi là Ô-sô-gát-sư, là dịp gia đình quây

quần, đoàn tụ. Người Nhật đón Tết vào ngày 1-1 dương lịch. Ðón năm mới, 6Created by Thanh An - 63 -Thanh An Page 63

5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 63

Page 64: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

người Nhật thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và may mắn. Ðêm giao thừa, để xua tan xui xẻo, người Nhật thường rung chuông 100 lần! Những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng hái nhiều loại cây cỏ. Ðến mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá "lộc xuân" đó với gạo thành món đặc biệt để ăn sáng. Tết ở Nhật Bản kéo dài tới hai tuần.

Ấn ÐộÐón giao thừa, người dân Ấn Ðộ cùng nhau chất một đống lửa thật to rồi

nhảy múa hát ca chung quanh để chào năm mới. Họ lấy bột mì trát lên người để gột rửa những lo lắng, buồn phiền và xui xẻo. Sau đó, họ đem ném lớp bột này vào đống lửa để "hóa" những khổ đau và xui xẻo của năm cũ. Ngoài ra, người dân Ấn Ðộ còn có phong tục tạt mầu vào người nhau. Theo phong tục, người nào càng bị tạt nhiều mầu, thì năm mới càng hạnh phúc.

Trung QuốcMừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian". Theo truyền thuyết

thì “Nian” là tên một con quỷ luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành.

Rốt cuộc, người Trung Quốc cũng phát hiện ra rằng con quỷ này rất sợ màu đỏ và tiếng động mạnh.

Kể từ đó cứ mỗi dịp “năm hết, Tết đến”, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi quỷ sứ và cầu mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một Năm mới an lành.

Họ cũng bắt chước tiếng chim cuốc kêu. Ở Trung Quốc, chim cuốc được coi là loài chim báo hiệu mùa Xuân, nhắc nhở mọi người gieo trồng. Người ta tung hạt giống lên trời, với ước mong được mùa trong năm mới.

Thái Lan Năm mới của Thái Lan lại rơi vào một trong các ngày 13 - 15/4 Dương lịch

hàng năm và có tên gọi là Songkran. Vào ngày này, mọi người đua nhau té nước vào người khác để chúc may mắn. Dù bị ướt mèm, nhưng ai ai cũng cảm thấy rất vui vẻ. Sau đó mọi người đều trở về nhà để đón Tết, chúc sức khỏe người già để thể hiện lòng tôn kính và cầu phúc cho nhau.

Lớp trẻ nhỏ một ít nước sạch lên lòng bàn tay các cụ, chúc họ trường thọ, sau đó mới làm nghi thức luồn chỉ cổ tay mọi người liền kề với nhau, ngụ ý phúc của người già sẽ truyền lại cho những thế hệ tiếp sau.

LàoTết đón năm mới của người Lào có tên là Bunpimay (còn gọi là “Tết buộc

chỉ cổ tay” hay “Tết Té nước”). Cũng như Thái Lan, Tết của Lào được tổ chức từ 13 - 15/4 Dương lịch hàng năm. Mọi người chúc phúc bằng cách buộc những sợi chỉ màu vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày Tết ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

Người Lào cũng vẩy nước thơm lên tượng Phật, sư sãi và bạn bè người thân để cầu chúc may mắn. Một số nơi, người dân còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn... và coi đây là một trong những việc thiện đầu tiên trong năm mới.

6Created by Thanh An - 64 -Thanh An Page 645/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201364

Page 65: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

CampuchiaNgười Campuchia lấy ngày “Phật đản” để tính niên đại. Vì vậy, trong

khoảng thời gian từ ngày 14 đến 16/4 Dương lịch hàng năm là thời gian đón năm mới. Trong dịp Tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ Phật giáo. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang và 5 cây nến. Các gia đình cũng đắp 5 núi cát, có nơi đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...

Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi trước bàn thờ, chắp tay cầu nguyện Trời Phật để xin tận hưởng phúc lộc. Sau đó họ “diện” những bộ quần áo mới chỉnh tề đến viếng chùa, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng Phật, sư sãi. Ở nhà, người Campuchia dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.

Hàn QuốcTết của Hàn Quốc cũng bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Người Hàn Quốc

quan niệm sau một năm tất bật lo toan, Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình xum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống và cầu chúc một năm mới hạnh phúc, tài lộc.

Trong những ngày Tết, tất cả mọi người đều mặc Han-boks. Trẻ con thường được người lớn mừng tuổi và chúc “hay ăn, chóng lớn”, sau khi chúng lễ phép bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn thế hệ đã sinh ra chúng.

Pakixtan Ngày xuân mới, người dân thường rắc phấn hồng lên bục cửa, thành dòng

chữ “Chúc mừng năm mới”. Trên trán mỗi người có quét phấn hồng biểu thị niềm vui đón xuân.

Philippines Những vật hình tròn (tượng trưng cho tiền xu) là biểu tượng cho sự thịnh

vượng trong năm mới ở Philippines. Nhiều gia đình bày những đĩa hoa quả hình tròn trên bàn ăn vào đêm giao thừa. Một số gia đình khác còn cụ thể hơn khi bày chính xác 12 trái cây lúc nửa đêm (và thường là nho). (Tổng hợp)

Chồi xuânXuân đã về

Mà đông bịn rịn chẳng muốn đi Rét buốt tê ngấm dần sâuTừng tế bào da cũng tái

6Created by Thanh An - 65 -Thanh An Page 655/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/2013 65

Trangthơ

Page 66: 2012 - Nỗ lực vượt sóng cả:thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso12013.doc · Web viewNăm 2012, giáo dục mầm non và phổ thông có gần 42 nghìn trường

Năm 2013 – Niềm tin và hy vọng

Chồi xuân ái ngạiHé mắt nhìnRồi nhắm lại ngủ giấc đông

Hạt mưa xuânChưa ủ ấm nổi giấc nồngBản tình ca mùa xuânChưa kịp gọi nắng vềDát ánh vàng rực rỡ…Chồi xuân bỡ ngỡE ấp thẹn thùng khe khẽ cựaMột chồi non

Đôi mắt xuân đen trònHé mởLũ heo may tháng giêngCứ vây quanh giỡn đùa vô cớRét cứ mơn man…Như chẳng hề biết xuân về.

Nguyễn Thanh Bình(Báo Lao động Xã hội

Ngày 10/01/2013)

Tết này bạn ở đâu?Dẫu nơi ấy kỳ quan thế giới

Dẫu bao xuân khát đợiDẫu chốn này phồn hoa đô hộiĐiệu nhạc xoay nghiêng gọi phía cuối trời…Không thể nào níu bước chân tôiVề với cây đa, ngôi nhà thuở nhỏNơi ông bà mẹ cha, ngày tôi chạp mộXin đón về vui tết cùng tôi

Thắp một nén hương chuông thỉnh ba hồiBỗng cuộn lên vô hình nét cổMẹ cha năm đói khổChạy kéo xe tay đến tận bây giờKhông thể quên… chỉ còn gặp trong mơSự hồi sinh những linh hồn suốt đời tôi mang nợHóa đất - trời - cỏ - hoa - ngọn gióNói tiếng nói không lờiVăng vẳng giục tôi đi…

Nguyễn Ngọc Quỳnh(Báo Văn nghệ số 1+2

Ngày 5/01/2013)

6Created by Thanh An - 66 -Thanh An Page 665/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 1/201366