116
B. PHẦN THIẾT BỊ NHỊ THỨ: 1. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG cầu chì, dây chảy Các hộp và bệ chứa cầu chì và cầu nối,… phải theo đúng tiêu chuẩn IEC 269 và phải có mã bằng màu sắc cho phép phân biệt định mức của mạch. Cầu chì và cầu nối lắp trong tủ dùng cho các mạch cắt và các cầu kiểm tra cơ cấu bảo vệ phải được lắp trên bảng trước của tủ. Các cầu chì và cầu nối khác phải chứa trong tủ hoặc phía trên các cửa tủ. Các cầu chì và cầu nối phải được tập hợp lại và có khoảng cách phù hợp với chức năng để dễ phân biệt. Tất cả các mạch đầu vào mà điện áp vượt quá 50V phải được cấp điện thông qua các cầu chì và/hoặc cầu nối cách điện và các nguồn được nối vào đầu cực dưới cùng. Các tiếp điểm thuộc phần cố định của cầu chì hoặc cầu nối phải được bao bọc để khi rút phần cố định được ra, sẽ tránh tiếp xúc do rủi ro với phần kim loại mang điện Các cầu chì nối phải thuộc loại ống có khả năng tự hủy cao. Nơi nào bố trí các hộp cầu chì thẳng đứng thì phía nguồn vào phải là cực dưới. TỦ ĐẤU DÂY VÀ HỘP ĐẤU DÂY Tại vị trí kế cận mỗi máy cắt và máy biến điện áp, tùy theo yêu cầu, Nhà thầu phải cung cấp một tủ đấu dây mà các đấu nối xuất phát từ những thiết bị chính liên quan đều dẫn đến đó. Trong trường hợp tủ đấu dây MBA thì dùng để chứa các thiết bị phụ. Các hộp và tủ ngoài trời phải có cấp bảo vệ IP 55 theo tiêu chuẩn IEC 144 và phải ngăn được côn trùng và loài gặm nhấm. Phải cung cấp các bộ sấy được điều khiển bằng một công tắc. Phải có các lỗ thông hơi và vách ngăn giữa các khoang phải được khoan lỗ.

2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

SDSFFD

Citation preview

Page 1: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

B. PHẦN THIẾT BỊ NHỊ THỨ:

1. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

cầu chì, dây chảy

Các hộp và bệ chứa cầu chì và cầu nối,… phải theo đúng tiêu chuẩn IEC 269 và phải có mã bằng màu sắc cho phép phân biệt định mức của mạch.

Cầu chì và cầu nối lắp trong tủ dùng cho các mạch cắt và các cầu kiểm tra cơ cấu bảo vệ phải được lắp trên bảng trước của tủ. Các cầu chì và cầu nối khác phải chứa trong tủ hoặc phía trên các cửa tủ. Các cầu chì và cầu nối phải được tập hợp lại và có khoảng cách phù hợp với chức năng để dễ phân biệt.

Tất cả các mạch đầu vào mà điện áp vượt quá 50V phải được cấp điện thông qua các cầu chì và/hoặc cầu nối cách điện và các nguồn được nối vào đầu cực dưới cùng. Các tiếp điểm thuộc phần cố định của cầu chì hoặc cầu nối phải được bao bọc để khi rút phần cố định được ra, sẽ tránh tiếp xúc do rủi ro với phần kim loại mang điện

Các cầu chì nối phải thuộc loại ống có khả năng tự hủy cao.

Nơi nào bố trí các hộp cầu chì thẳng đứng thì phía nguồn vào phải là cực dưới.

TỦ ĐẤU DÂY VÀ HỘP ĐẤU DÂY

Tại vị trí kế cận mỗi máy cắt và máy biến điện áp, tùy theo yêu cầu, Nhà thầu phải cung cấp một tủ đấu dây mà các đấu nối xuất phát từ những thiết bị chính liên quan đều dẫn đến đó. Trong trường hợp tủ đấu dây MBA thì dùng để chứa các thiết bị phụ.

Các hộp và tủ ngoài trời phải có cấp bảo vệ IP 55 theo tiêu chuẩn IEC 144 và phải ngăn được côn trùng và loài gặm nhấm.

Phải cung cấp các bộ sấy được điều khiển bằng một công tắc.

Phải có các lỗ thông hơi và vách ngăn giữa các khoang phải được khoan lỗ.

Tất cả cáp đều đi vào các hộp và tủ từ bên dưới.

Mỗi khoang trong các tủ đấu dây và hộp đấu nối phải có cửa trước và cửa sau để dễ tiếp cận. Cửa và nắp để tiếp xúc không được giữ bằng ốc vít, bu-long mà phải có quai dính liền và trang bị để khóa.

Các cửa tủ phải thuộc loại nhấc được và có bản lề, đồng thời phải có cửa sổ kính với kích cỡ vừa phải để dễ nhìn các chỉ thị từ bên ngoài tủ. Phải có các phương tiện cho phép tháo các bộ chỉ thị nhiệt độ mà không cần di chuyển ống và bầu qua nhiều khoang khác nhau.

Các cửa và nắp có khối lượng dưới 15kg có thể thuộc loại đẩy nhưng nếu nặng hơn thì phải có bản lề.

Page 2: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Nếu thực hiện đấu nối 3 pha qua một hộp hay tủ thì chúng phải được bao che và có dấu hiệu bằng màu sắc phù hợp để phân biệt pha, phải có bảng cảnh báo ghi rõ điện áp, gắn bên trong và bên ngoài tủ hay hộp

Phải có bảng thật bền, vẽ sơ đồ mạch gắn vào sau cửa tủ. Bên trong tủ hay hộp phải có nhãn hiệu mô tả chức năng của nhiều hạng mục thiết bị khác nhau.

Nơi nào dùng cầu chì hoặc áp tô mát thì phải đảm bảo phân biệt được các mạch chính và phụ.

Tất cả các tiếp điểm phụ dự phòng của máy cắt và dao cách ly cũng được đấu dây sẵn sàng vào tủ đấu dây.

Tất cả các cuộn dây của các biến dòng cũng được đấu dây sẵn sàng vào tủ đấu dây.

CẤP BẢO VỆ

Phải cung ứng các cấp độ bảo vệ sau đây, theo tiêu chuẩn IEC 144 và IEC 529:

Đối với tủ thiết bị ngoài trời, cấp bảo vệ là IP 55.

Đối với thiết bị trong nhà, nếu chỗ bố trí được xây dựng có mục đích, ví dụ các phòng điều khiển, và rơle trong các công trình của trạm phụ thì cấp bảo vệ là IP 41. Nơi nào bụi có thể ảnh hưởng không tốt đến thiết bị trong tủ thì thiết bị ấy phải được để riêng và cấp bảo vệ áp dụng là IP 51.

ĐIỆN ÁP CUNG CẤP

Tất cả các nguồn vào cao hơn 125V đối với đất đều phải có các đầu cực được bao bọc bởi vật liệu cách điện phù hợp.

CÁC TỦ BẢNG ĐIỀU KHIỂN BẢO VỆ VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐO LƯỜNG

Tất cả các thiết bị điều khiển, báo hiệu và chỉ thị phải được tập hợp trên cơ sở từng mạch một, trên từng phân đoạn hay từng tủ điều khiển hoàn chỉnh.

Các rơle cũng phải lắp trên tủ, trên cơ sở từng mạch, mỗi mạch được phân phối đúng tủ của nó.

Tất cả các thiết bị vận hành bằng điện phải có khả năng vận hành tại chỗ hay từ xa tại bảng điều khiển hoặc các bộ điều khiển mức ngăn (BCU) trên tủ điều khiển bảo vệ hay từ xa tại hệ thống điều khiển máy tính trong phòng điều khiển, nhưng không được để 3 hệ thống tác động cùng một lúc. Phải có phương tiện chọn điều khiển “từ xa” hay ”tại chỗ” bố trí kế cận thiết bị được được điều khiển và phương tiện chọn điều khiển “từ xa” hay ”tại chỗ” trên tủ điểu khiển bảo vệ.

Mỗi tủ phải được đi dây hoàn chỉnh và trang bị các thiết bị cần thiết bao gồm các thiết bị cảnh báo, chỉ thị và thử nghiệm, các thiết bị cô lập, đo lường, các cầu chì và đầu cáp... theo quy định trong các bảng biểu. Nơi nào lắp các thiết bị không cố định trên các bảng được cung cấp thì cũng phải có đủ các thiết bị như trên.

Tất cả các mạch, thiết bị, khóa điều khiển... đều phải có nhãn hiệu rõ ràng chỉ chức năng và công dụng.

Các thiết bị chỉ thị nên dùng loại đa năng (discrepancy type)

Page 3: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các tủ phải làm bằng thép tấm, được thiết kế để có thể đứng độc lập và ngăn được côn trùng và mối. Bề rộng của tủ không lớn hơn 800mm và bề sâu của tủ không lớn hơn 800mm. Các tủ phải có bản lề để có thể mở hết, tránh cản trở lối đi. Các bản lề phải thuộc loại nâng được. Các cửa phải có tay khóa, cao cách nền không quá 1.5m.

Phải có các nhãn hiệu chỉ mạch ở trước và sau mỗi tủ cũng như phía ngoài cửa.

Phải có thiết bị báo hiệu và chỉ thị trong phòng điều khiển nhằm chỉ thị hoạt động của các hệ thống bảo vệ chính cũng như dự phòng, hoạt động của các cảnh báo về thiết bị, bao gồm những cảnh báo trên máy biến áp lực, kháng điện, và tủ đóng cắt cũng như tất cả các cảnh báo khác cần cho sự hoạt động tốt của toàn bộ hệ thống

Bộ cảnh báo phải lắp kề với sơ đồ nổi, có khả năng nhận mọi tín hiệu cần thiết trong phạm vi trạm, và phù hợp với thiết bị rơle được cung cấp tức là có khả năng nhận mọi tín hiệu cảnh báo được phát ra.

Phải cung cấp một chuông hay còi chung để phát tín hiệu bằng âm thanh khi một máy cắt bất kỳ tự động cắt. Phải cung cấp phương tiện để tắt chuông hay còi đồng thời vẫn cho phép nó có thể phát ra âm thanh khi bất kỳ máy cắt nào khác cắt.

Các đèn chỉ thị và đế đèn phải được sắp xếp phù hợp để có thể thực hiện thay thế đèn và làm sạch kính và chóa đèn.

Kính đèn chỉ thị trên các bảng rơle phải có màu trắng

Tất cả các tủ điều khiển và bảo vệ phải có chung một thanh nối đất với tiết diện không dưới 70mm2, chạy dọc theo đáy tủ, mỗi đầu thanh được nối vào hệ thống nối đất chung. Vỏ kim loại của các thiết bị đo lường cũng như của các bảo vệ trong các tủ phải nối vào thanh này bằng các dây dẫn có tiết diện không dưới 6mm2.

Mạch đóng, mạch tín hiệu và mỗi mạch cắt phải có cầu chì/áp tô mát riêng.. Phải có sơ đồ nổi trên các tủ điều khiển, bố trí thích hợp theo đấu nối trạm, có màu sắc như sau

Tất cả các mạch điều khiển phải trang bị phương tiện cô lập riêng, phù hợp.

Sơ đồ nổi trên các tủ điều khiển, bố trí thích hợp theo đấu nối trạm, có màu sắc như sau:

220kV: Xanh lá cây

110kV: Đỏ

35kV: Vàng

22kV: Xanh dương

Vị trí các máy cắt phải được chỉ thị bằng các công tắc điều khiển loại discrepancy và các đèn chỉ thị có màu đỏ khi MC ở vị trí mở và màu xanh ở vị trí đóng.

THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG

Page 4: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Tất cả các khí cụ chỉ thị phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC 51 và có thang đo theo quy định. Các thiết bị đo lường có thể thuộc loại kỹ thuật số đa chức năng. Các đồng hồ watt và đồng hồ var phải thuộc loại 2 chiều (vào/ra) và phải có 2 thang tùy theo tỷ số biến dòng. Các đồng hồ đo cũng phải có 2 thang như thế.

Các đồng hồ watth / varh phải theo tiêu chuẩn IEC 62053-22. Phải có hàng kẹp thí nghiệm (test block) cho phép làm các kiểm tra định chuẩn khi cần.

CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

Phải cung cấp các thiết bị điều khiển từ xa trên toàn bộ các thiết bị nhằm cho phép lặp lại các chỉ thị, cảnh báo và các phép đo phù hợp bằng phép đo xa đến một trung tâm điều khiển từ xa. Những thiết bị này phải có dây nối đến các khối hàng kẹp của thiết bị được cung cấp.

TIẾP ĐIỂM PHỤ

Với mỗi máy cắt, dao cách ly, công-tắc-tơ và cơ cấu tiếp địađều có các tiếp điểm phụ và các cơ cấu cần thiết để cho mạch chỉ thị, bảo vệ, điều khiển, khóa liên động, giám sát cùng các mạch chức năng khác theo quy định. Nhà thầu phải tính toán, thiết kế các mạch liên động trên cơ sơ hồ sơ thiết bị được cung cấp. Tất cả các tiếp điểm phụ được đấu vào bảng hàng kẹp phù hợp trên bộ phận cố định của thiết bị đóng cắt dù lúc đầu chúng có được sử dụng hay không, và phải bố trí theo cùng một thứ tự trên tất cả các hạng mục thiết bị giống nhau. Phải có các công tắc cắt dòng của nguồn cung cấp cho cơ cấu cắt máy cắt và các công tắc tơ khóa. Tất cả các công tắc và cơ cấu như thế phải lắp tại các vị trí dễ tiếp cận và dễ nhìn thấy cơ cấu truyền động và được bảo vệ đúng mức. Mọi tiếp điểm phụ có khả năng được chỉnh định trong sự tương quan với chuyển động của máy cắt hay các hạng mục khác của thiết bị.

CÁC MCB HOẶC MCCB

Các MCB hoặc MCCB phải được thiết kế và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 157, IEC 898 và các yêu cầu bổ sung trong Đơn hàng này. Chúng phải thích hợp với việc sử dụng trên toàn bộ dải điện áp biến thiên dự kiến như quy định kỹ thuật.

Chúng cũng phải có định mức cho các phụ tải thường xuyên và ngắn mạch của các mạch mà chúng bảo vệ trong mọi điều kiện vận hành và điều kiện khí quyển đã nêu trong phần đặc tính kỹ thuật và đảm bảo phân biệt được các mạch chính và mạch phụ

Đối với các mạch 3 pha, các MCB hoặc MCCB phải thuộc loại 3 cực. Đối với các mạch một pha, chúng thuộc loại một cực và riêng đối với các mạch một chiều, chúng phải thuộc loại hai cực.

Nếu các MCB hoặc MCCB được dùng trong các mạch có chứa các phụ tải cảm kháng, chẳng hạn các cuộn dây thao tác, thì điều cần thiết là chúng phải phù hợp cho sự làm việc tốt ở mạch ấy

Tất cả các MCB hoặc MCCB phải có các tiếp phụ cho mạch chỉ thị từ xa về các thao tác của các MCB hoặc MCCB này.

Phải được cung cấp các phương tiện cần thiết để ngăn cấm các MCB hoặc MCCB bị chuyển mạch một cách vô tình tới vị trí "OFF".

Page 5: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Tất cả các MCB hoặc MCCB phải được lắp như thế nào để có thể chỉ thị vị trí trạng thái một cách dễ nhìn và phải được tập hợp và có cự ly đúng theo chức năng nhằm mục đích dễ phân biệt và thay thế.

NHIỆT ĐỚI HÓA

Trong việc chọn vật liệu và lớp sơn hoàn thiện cuối cùng, phải chú ý đúng mức đến các điều kiện ẩm ướt vùng nhiệt đới mà thiết bị phải chịu trong vận hành, đồng thời phải tuân thủ các khuyến cáo trong Luật thi hành tiêu chuẩn Anh 1014 hay tương đương, trừ phi có thỏa thuận khác. Có thể cho phép áp dụng linh hoạt các khoản sau đây nếu thiết bị được bít kín nhưng điều tốt hơn là nên dùng các vật liệu cấp nhiệt đới bất kỳ khi nào có thể được:

Kim loại: Thông thường, tùy theo yêu cầu, sắt và thép phải được sơn hay mạ điện. Các phần trong nhà có thể theo cách khác là mạ crôm hay mạ đồng - kền hoặc dùng lớp bảo vệ hoàn thiện khác theo thỏa thuận. Các bộ phận nhỏ bằng sắt hoặc thép (không phải là thép không rỉ) của toàn bộ các khí cụ và thiết bi điện, các lõi điện từ và những phần kim loại của các rơle và những cơ cấu phải được xử lý chống rỉ theo phương cách được duyệt. Các lõi... được cấu tạo bằng lá hoặc vì lý do nào đó mà không xử lý chống rỉ được thì các bộ phận lộ ra ngoài phải được làm sạch toàn bộ và tráng men, sơn phủ hay tẩm dung dịch kỹ.

Khi cần thiết phải cho hai kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau thì phải cố gắng chọn như thế nào để chênh lệch về điện thế giữa chúng với nhau trong các dây chuyền cơ điện sẽ không lớn hơn 0.5V. Nếu không thực hiện được, thì các mặt bằng tiếp xúc của một hay cả hai kim loại phải được mạ điện hoặc nếu không thì làm hoàn thiện theo cách nào để giảm sai lệch về điện thế xuống đến mức yêu cầu. Nếu có thể thì nên cách điện hai kim loại với nhau bằng một vật liệu cách điện hay một lớp hỗn hợp hoặc sơn đã được chấp thuận.

Ốc, vít, lò xo, trục...: Phải hết sức tránh sử dụng sắt và thép trong các khí cụ đo lường và rơle điện. Các vít thép - nếu được dùng - phải mạ kẽm, cadmium hay crôm. Nếu không mạ được do các giới hạn về sai số thì vít phải làm bằng thép chống rỉ.

Các vít chôn vào gỗ thì phải làm bằng đồng thau mạ kền họặc phủ sơn theo thỏa thuận. Các vít giữ thiết bị đo (ngoại trừ vít này hợp thành một bộ phận của mạch từ) phải làm bằng đồng thau hay đồng. Lo xo phải làm bằng vật liệu không rỉ chẳng hạn như đồng phốt pho hay bạc pha kền.

Các trục và những bộ phận khác không hợp với kim loại màu thì phải cố gắng dùng loại bằng thép không rỉ.

Chất kết dính: Phải chọn kỹ các chất kết dính nhằm bảo đảm sử dụng các chủng loại chống ẩm, không mốc, không thu hút côn trùng. Xi măng nhựa tổng hợp chỉ được dùng để nối gỗ. Phải sử dụng xi măng casein.

Cao su: Phải dùng neopren và các hỗn hợp khác, không bị thoái hóa bởi khí hậu để làm vòng đệm, roan, màng chắn. .. thay vì dùng các vật liệu gốc cao su tiêu chuẩn.

TÀI LIỆU CHỨNG MINH SỰ PHÙ HỢP CỦA HÀNG HÓA

Những tài liệu sau cần phải đệ trình cùng với Hồ sơ dự thầu làm bằng chứng chứng minh sự phù hợp cho các thiết bị chính:

Page 6: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Chứng nhận ISO – 9001:2008 của nhà sản xuất hoặc tương đương.

Điền đầy đủ các bảng kê khai thông số kỹ thuật.

Đính kèm các tài liệu kỹ thuật các thiết bị chính

Điền đầy đủ mã hiệu các thiết bị chính

Giấy chứng nhận các rơle bảo vệ chính và dự phòng được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC61850.

Giấy chứng nhận phần mềm của hệ thống điều khiển tích hợp đáp ứng tiêu chuẩn IEC61850.

Trong trường hợp không cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin, tài liệu cũng như các yêu cầu khác như được nêu trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến bị loại do được xem là không đáp ứng.

II. THIẾT KẾ TRẠM

II.1. TỔNG QUÁT

Cách bố trí và lắp đặt trạm như đã được thể hiện trên các bản vẽ kèm theo hồ sơ mời thầu. Mục đích các bản vẽ này là chỉ ra các yêu cầu cơ bản cần phải được thỏa mãn, ví dụ cách bố trí các thiết bị chuyển mạch, vị trí thanh cái, địa điểm trạm và vùng sẵn có, các đầu cực đường dây, v.v... Nhà Thầu có trách nhiệm trong việc thiết kế và chuẩn bị đầy đủ các bản vẽ lắp đặt chi tiết để chỉ ra các phương cách trong đó các hạng mục thiết bị khác nhau có thể được bố trí một cách tối ưu bên trong tủ sẵn có.

Cách bố trí trên bản vẽ chào thầu có thể được điều chỉnh nếu cần thiết để bố trí các hạng mục thiết bị khác nhau, ví dụ các loại dao cách ly khác nhau, được cung cấp các nguyên tắc bố trí cơ bản.

II.2. ĐIỀU KHIỂN VÀ CHỈ THỊ CHO CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT

Các máy cắt, dao cách ly sẽ được điều khiển tại thiết bị bằng tay hoặc bằng điện, hoặc điều khiển từ xa tại tủ điểu khiển bảo vệ, hoặc điều khiển từ xa tại hệ thống máy tính trạm – thuộc hệ thống tự động trạm, hoặc điều khiển từ hệ thống SCADA.

Trạng thái hoạt động của các máy cắt, dao cách ly, dao đất sẽ được chỉ thị tại tủ điểu khiển bảo vệ, tại hệ thống máy tính trạm – thuộc hệ thống tự động trạm, hoặc tại hệ thống SCADA.

II.3. LIÊN ĐỘNG

Các phương tiện khóa liên động có khả năng áp dụng theo đề xuất của IEC 517 phải được cung cấp bao gồm có liên động cứng (thông qua đấu dây) và liên động mềm (thông qua cài đặt logic liên động tại các thiết bị điều khiển bảo vệ như BCU, SAS, …). Các khóa liên động theo yêu cầu của phần đặc tính kỹ thuật này phải được cung cấp cho yêu cầu an toàn trong vận hành và sửa chữa bảo dưỡng.

Triết lý

Tất cả các dao cách ly và dao nối đất trong trạm phải được liên động bằng cách nào đó để cho đảm bảo rằng chúng luôn luôn thao tác một cách an toàn. Hệ thống liên động phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn cơ bản:

Liên động vận hành

Page 7: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Liên động phối hợp với các thao tác và chuyển mạch của hệ thống đảm bảo rằng một trình tự chuyển mạch xác định trước là được thỏa mãn. Liên động phải được thực hiện bằng liên động điện trong mạch liên động cho phép của thiết bị thực hiện bất kỳ một thao tác một cách an toàn. Các tiếp điểm dùng cho liên động là các tiếp điểm phụ của các thiết bị chính mà nó được truyền động trực tiếp.

Liên động sửa chữa

Liên động phối hợp với chuỗi các thao tác và chuyển mạch liên tiếp để đảm bảo an toàn cho các thiết bị hoặc một phần của trạm trong khi nhân viên vận hành tiếp cận với việc sửa chữa bảo dưỡng. Liên động như thế phải được thực hiện bằng phương tiện liên động cơ khí.

Nguyên tắc

Các giả thiết dưới đây phải được thực hiện:

- Các dao cách ly có khả năng đóng chuyển mạch dòng dung.

- Các dao cách ly không cắt dòng phụ tải và cắt ngắn mạch.

- Các dao cách ly không có khả năng cắt dòng từ hóa máy biến áp.

- Các dao cách ly có khả năng chịu được khi thao tác dưới các điều kiện chuyển mạch song song.

- Không thể đóng hoặc mở dao nối đất trừ phi tất cả các nguồn có khả năng cung cấp tại điểm đó đã được cắt ra, và các dao cách ly này được chọn ở vị trí điều khiển tại chỗ.

- Không thể thao tác bất kỳ dao cách ly nào nếu một trong các dao nối đất liên quan đã được đóng.

- Các dao cách ly có liên quan đến các nguồn cung cấp từ một điểm ở xa thì không thể khóa liên động hoàn toàn được và phải có một bảng thông báo về ảnh hưởng này. Các thông báo cho tình huống tương tự cũng cũng phải được áp dụng đối với các dao nối đất.

II.4. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẢO VỆ

II.4.1. Yêu cầu chung

Tổng quát

Hệ thống bảo vệ - điều khiển - giám sát và đo lường được trang bị cho HT phân phối 110kV giai đoạn này gồm các tủ như sau:

01 Tủ điều khiển và bảo vệ MBA 110/35/22(10)kV (T1)

02 Tủ điều khiển và bảo vệ ngăn đường dây 110kV

01 Tủ điều khiển và bảo vệ ngăn cầu 110kV

Hệ thống điều khiển - giám sát và đo lường được trang bị cho HT phân phối 35kV giai đoạn này gồm:

- 01 tủ lộ tổng

Page 8: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

- 01 tủ đo lường

- 04 tủ lộ đi

- 01 tủ tự dùng

- 01 tủ dao cắm phân đoạn

Hệ thống điều khiển - giám sát và đo lường được trang bị cho HT phân phối 22(10)kV giai đoạn này gồm:

- 01 tủ lộ tổng

- 01 tủ đo lường

- 03 tủ lộ đi

- 01 tủ cầu dao liên lạc

Hệ thống điều khiển - giám sát và đo lường được trang bị cho HT phân phối trong giai đoạn sau (lắp MBA T2) theo sơ đồ nối điện chính và dự phòng mối phân đoạn 35kV, 22kV thêm 03 ngăn lộ đi.

Các tủ điều khiển và bảo vệ được đặt trong các nhà điều khiển phân phối. Tủ làm bằng thép không rỉ, vỏ có cấu trúc hai lớp với lớp cách nhiệt, bên ngoài được sơn cách nhiệt. Thiết bị trong tủ được làm mát bằng các quạt thông gió và điều chỉnh độ ẩm bằng điện trở sấy, làm việc theo nhiệt độ và độ ẩm môi trường.

Hệ thống máy tính chủ và màn hình điều khiển được đặt trong nhà điều khiển. Hệ thống máy tính chủ đảm nhiệm chức năng sau:

Thu thập dữ liệu thời gian thực và giao diện người - máy, được cài đặt trên các máy tính độc lập hoạt động ở chế độ dự phòng nóng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống trong trường hợp máy tính chủ bị sự cố.

Thu thập, lưu trữ dữ liệu và quản trị cơ sở dữ liệu quá khứ.

Gateway kết nối lên mạng SCADA/EMS. Máy tính hệ thống Engineering Console để phục vụ công tác bảo dưỡng, chỉnh định thiết bị rơ le điều khiển và bảo vệ. Cả 2 máy tính đều được kết nối trực tiếp vào mạng LAN và dự phòng của trạm. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quá khứ trạm phải là hệ cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ thương mại, độc lập với phần mềm giao diện người - máy và có khả năng lưu trữ ít nhất 2 năm.

Hệ thống điều khiển máy tính của trạm có cấu trúc 3 cấp như sau:

Cấp thiết bị điều khiển và bảo vệ.

Cấp mạng LAN, hệ thống máy chủ, gateway, giao diện người sử dụng và cơ sở dữ liệu trạm.

Cấp kết nối SCADA/EMS.

Hệ thống bảo vệ trạm sử dụng các loại rơ le kỹ thuật số có độ nhạy cao, thời gian tác động nhanh, có khả năng giao tiếp với máy tính, hệ thống SCADA/EMS, giao thức truyền tin trong trạm giữa các IEDs theo

Page 9: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

giao thức IEC 61850 và truyền tín hiệu về trung tâm điều độ HTĐ theo giao thức IEC 60870-5-101 và giao thức IEC 60870-5-104 (dự phòng trong tương lai khi nâng cấp hệ thống SCADA)

Cấu trúc và các yêu cầu của hệ thống điều khiển:

Hệ thống phải đáp ứng các nội dung yêu cầu theo Quyết định số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ ngày 10/10/2003 của EVN.

Hệ điều hành được sử dụng trong máy tính chủ phải là Windows phiên bản sản xuất sau năm 2013

Cấu trúc hệ thống điều khiển trạm phải đảm bảo yêu cầu với quy mô cho cả giai đoạn hoàn thiện các ngăn thiết bị dự phòng (như sơ đồ nhất thứ TBA) mà không cần nâng cấp, cải tạo hoặc lắp đặt thêm thiết bị.

Phần mềm của hệ thống điều khiển tích hợp phải là loại 64bit và phải có chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn IEC 61850 của các tổ chức có uy tín như KEMA hoặc tương đương.

Tất cả các thiết bị phải được liên kết vận hành bằng mạng cáp quang vòng kép Ethernet tốc độ 1Gbps cho mạch trục và các máy tính, 100Mbps cho kết nối IEDs. Một mạng là mạng chính, một mạng làm dự phòng để đảm bảo hệ thống mạng hoạt động liên tục ngay cả trong trường hợp có bất kỳ một phần tử đơn lẻ nào của hệ thống mạng bị sự cố. Mạng LAN phải trợ giúp các thủ tục TCP /IP, FTP và Telnet. Dung lượng và số cổng vào ra của mạng LAN phải đảm bảo sẵn sàng cho việc mở rộng trong tương lai cũng như khả năng dự phòng theo yêu cầu.

Thiết kế của hệ thống điều khiển phải đảm bảo rằng bất kỳ hư hỏng của một phần tử đơn lẻ nào cũng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống.

Các giao thức IEC61850 được lựa chọn làm giao thức truyền tin của mạng LAN giữa các máy tính chủ và các thiết bị điện tử thông minh (IEDs) hoặc các khối giao diện mạng (NIM). Giao thức IEC870-5-101 và IEC870-5-104 được thiết kế cho việc truyền tải các dữ liệu thời gian thực từ cơ sở dữ liệu trạm lên hệ thống SCADA hiện hữu.

Các chức năng điều khiển và giám sát của hệ thống phải được thực hiện bởi các rơ le kỹ thuật số và/hoặc các BCU được lắp đặt tại trạm. Các rơ le kỹ thuật số và/hoặc các BCU chịu trách nhiệm chấp hành lệnh điều khiển đóng, cắt máy cắt tự động, tại chỗ hoặc từ xa. Các rơ le và/hoặc các BCU gửi trả lại trạng thái máy cắt cùng với các dữ liệu bảo dưỡng và vận hành của các thiết bị trong trạm.

Với mục đích giảm đáng kể số lượng cáp đồng điều khiển, tất cả các tủ điều khiển và bảo vệ phải được lắp đặt tại các nhà điều khiển trung gian được xây dựng ngoài trời gần các ngăn lộ tương ứng do chúng bảo vệ và điều khiển.

Các bộ vi xử lý làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu, truy xuất các thiết bị từ xa thông qua các cổng. Các bộ vi xử lý này liên kết các rơ le và/hoặc BCU với máy tính chủ tại trạm.

Các dữ liệu tương tự từ các ngăn lộ phải được đo bởi các rơ le kỹ thuật số và/hoặc BCU. Các dữ liệu này bao gồm điện năng, điện áp, dòng điện, và các giá trị công suất tác dụng, công suất phản kháng tức thời,...

Page 10: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Chức năng giám sát điều kiện làm việc của máy cắt phải được thực hiện bởi các rơ le kỹ thuật số. Nó bao gồm bộ đếm số lần làm việc của máy cắt, dòng điện sự cố trung bình và cực đại tích luỹ, phần trăm hao mòn tiếp điểm.

Bộ ghi trình tự diễn biến các sự kiện (SER) phải được thực hiện bởi các rơ le kỹ thuật số. Các bản ghi trình tự diễn biến các sự kiện được tự động gửi về máy tính chủ, nơi chúng được lưu trữ, phân loại và thể hiện lên màn hình. Một phần mềm tìm kiếm trên Web được sử dụng để hiển thị các bản ghi SER từ xa.

Các bản ghi sự cố phải được tự động tạo ra bởi các rơ le. Bất cứ khi nào sự cố xảy ra, rơ le đi cắt máy cắt, một bản ghi sự cố phải được tạo ra và ghi lại.

Việc định vị sự cố phải được tính toán bởi rơ le, các giá trị này sau đó sẽ được lấy về máy tính chủ để hiển thị lên trên màn hình giao diện.

Rơ le và/hoặc BCU thực hiện chức năng thu thập các tín hiệu cảnh báo trong trạm. Các tín hiệu cảnh báo phải được thu thập về máy tính chủ để lưu trữ và hiển thị. Các dữ liệu cảnh báo đồng thời được chuyển sang máy tính lưu trữ cơ sở dữ liệu quá khứ tại trạm để phục vụ việc truy xuất từ xa. Một phần mềm tìm kiếm trên Web được sử dụng để hiển thị các tín hiệu cảnh báo từ xa.

Việc treo biển đối với các thiết bị (Đỏ, vàng, đỏ tía và xanh) được thể hiện trên màn hình rơ le và trên màn hình máy tính giao diện của trạm. Bản ghi các lần treo biển phải được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quá khứ.

Hệ thống điều khiển và giám sát bao gồm:

+ Hệ thống điều khiển và giám sát chính

+ Hệ thống điều khiển và giám sát dự phòng

+ Hệ thống điều khiển tại mức ngăn với các logic đi dây cứng

Các chức năng điều khiển, giám sát và hiển thị số liệu được dự phòng bởi các rơ le và/hoặc BCU. Chức năng điều khiển và giám sát tại trạm không chỉ dựa vào máy tính giao diện, toàn bộ các chức năng điều khiển và giám sát vẫn có thể thực hiện được thông qua các bộ vi xử lý, các rơ le kỹ thuật số và/hoặc các BCU

Tất cả các thiết bị bảo vệ và máy tính chủ phải được đồng bộ với nguồn tín hiệu thời gian IRIG -B/SNTP qua vệ tinh với sai số không lớn hơn 1ms.

Để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của hệ thống thì phần mềm hệ thống tích hợp, rơ le/ BCU, Gateway phải cùng một nhà sản xuất.

Sơ đồ mạng LAN trạm và trạng thái của các thành phần mạng (Ethernet Switch, IED,...) cũng như kết nối giữa chúng phải được giám sát liên tục và hiển thị trên màn hình phục vụ vận hành.

Tất cả các thiết bị phần cứng được sử dụng trong hệ thống (Rơle&BCU, Công tơ đo lường, Switch mạng, ...) phải được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp, đảm bảo độ tin cậy vận hành cao.

Page 11: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Máy tính được sử dụng cho HMI, Gateway kết nối SCADA/EMS và tới End-User cũng như mạng của EVN phải là loại Server. Thông qua Gateway Server, điều độ viên có thể dễ dàng truy nhập Hệ thống quản lý dữ liệu thời gian thực hoặc Hệ thống dữ liệu quá khứ. Gateway cũng hỗ trợ tính năng điều khiển từ xa với khả năng cho phép hoặc cấm. Gateway và máy tính phục vụ HMI phải là hai thiết bị độc lập nhau về mặt vật lý.

Giao diện người máy (HMI) được thiết kế để phục vụ cho nhân viêc vận hành trạm. HMI phải được thiết kế một cách trực quan để nhân viên vận hành có thể sử dụng một cách dễ dàng mà không cần có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin và đảm bảo hiển thị đầy đủ thông số của các thiết bị theo yêu cầu. HMI phải được thiết kế theo cấu trúc nhiều lớp với các cửa sổ thông tin cho từng hạng mục riêng biệt: thông tin về thông số đo lường, hệ thống rơ le, hệ thống mạng LAN, hệ thống tín hiệu cảnh báo.... Các cửa sổ thông tin được phân thành lớp, càng vào sâu thông tin cung cấp càng chi tiết đáp ứng nhu cầu vận hành tại trạm. Cấu trúc cơ bản của HMI được thể hiện như hình dưới đây.

Page 12: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các màn hình bổ xung (tương lai)-Số liệu thống kê-Thiết lập rơ le

Màn hình hoạt động thiết bị-Dòng tải một mạch-Vận hành thiết bị (Mở/Đóng)

Màn hình thiết bị-Dữ liệu đo -Bảng điều khiển-Khối phần tử-Khởi động lại LO-Hiển thị cảnh báo tới hạn -Hiển thị mục tiêu bảo vệ -Thiết lập nhóm lựa chọn-Điều khiển máy biến áp-Bộ nắp đóng mở tự động/bằng tay

Thông tin ngắt cuối -Định vị sự cố và tính chất nghiêm trọng

Thông số đo/ thông số máy cắt-Thông số năng lượng-Nhu cầu-Đồng hồ đo thiết bị-Thông số máy cắt-Các bộ đếm-Tích lũy KA %-Phần trăm hao mòn-Xác lập lại dữ liệu đo - Bộ nắp đóng mở tự động/bằng tay

Chuỗi các sự kiện-Hiển thị chuỗi các sự kiện

Chi tiết 1 mạch-Dòng phụ tải-Dòng điện, điện áp, công suất tác dụng, phản kháng-Đóng trở lại tự động/bằng tay-Trạng thái-Các nhãn thao tác

Tổng quan trạm-Bố trí trạm-Tình trạng thiết bị-Mục báo động-Tóm tắt báo động

Màn hình hỗn hợp-Hệ thống pin-Hướng dẫn rơ le-Hệ chuyển mạnh-Màn hình đăng nhập

Các nhãn thao tác- Nhãn Áp dụng/Loại bỏ- Đỏ, Cam, Vàng, Xanh

Giao thức cổng COM/Màn hình rơle-Trạng thái Vào/Báo động/Ra

Màn hình truyền thông- Giao diện truyền thông-Trạng thái cổng

Màn hình sản xuất-Phần mềm rơ le-Website

Màn hình báo động-Hiển thị báo động- Ghi nhận báo động

Thông số trạng thái/Thông số biến áp-Nhiệt độ môi trường-Nhiệt độ cuộn dây&dầu-Vị trí điểm đấu dây-Trạng thái hệ thống làm mát-Trạng thái bể dầu chính-Trạng thái điều áp dưới tải-Tính toán mức độ già hóa-Module tính toán sự biến thiên phụ tải

II.6.2. Mô tả và các yêu cầu chi tiết của hệ thống điều khiển

II.6.2.1. Qui mô dự án

a. Cấu hình /thiết bị lắp đặt yêu cầu

1. Các Rơle

2. BCU

3. Máy tính chủ (HMI, cơ sở dữ liệu, cổng nối với EVN)

4. Dự trữ/dự phòng (LANs mạch vòng và cổng IED kép)

Đặt lại cấu hình hệ thống liên lạc tự động.

Các loại cáp (cáp mạng LAN, cáp điều khiển, cáp cấp nguồn, ...)

Các tủ điều khiển và bảo vệ, các tủ đấu dây trung gian (nếu cần)

b. Các đặc trưng và các yêu cầu của hệ thống thông tin giao tiếp (chú ý: Đây chỉ là bản liệt kê các đặc trưng cơ bản)

Giao thức truyền tin trên mạng (cáp quang, cáp đồng,...) phải tương thích với IEC61850

Tệp dữ liệu dạng sóng (chuyển khối ưu tiên thấp có khuôn dạng COMTRADE)

Máy chủ - Máy chủ (Giao tiếp truyền tin ngang hàng)

Máy chủ - Máy con (IED chủ đọc dữ liệu từ IED con)

Mức ưu tiên cao /thấp (Mức độ ưu tiên chỉ thứ tự các bản tin được đưa vào, ra stack và thứ tự các gói tin được chuyển qua cầu dẫn nếu có hoặc các gói tin kiểu Ethernet được đưa vào hoặc ra khỏi thiết bị bởi các khoá chuyển nếu có. Việc sử dụng tiêu chuẩn chuyển đổi IEEE 602.1p cho mức ưu tiên trong LAN và cho các loại đăng ký là một yêu cầu cho sự chuyển đổi).

Tải lên /tải xuống

Yêu cầu trạng thái

Nhận diện thiết bị

Thiết lập /loại bỏ các kết nối logic

Điều khiển từ xa - bao gồm điều khiển trực tiếp và lựa chọn trước khi thao tác (Select Before Operation - SBO)

Điều khiển bản tin giữa khách hàng và server (được định nghĩa trước cho các sự kiện hoặc các bản tin chu kì)

Khả năng thâm nhập thư mục tại chỗ

Page 13: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Trao đổi thông tin đa chiều /đơn chiều

Các bản tin đồng bộ về thời gian (chính xác tới 1ms)

Gán thời gian cho dữ liệu /bản tin (chính xác tới 1ms)

Treo biển (Cho phép hoặc khoá các lệnh điều khiển từ xa hoặc tại chỗ)

c. Yêu cầu thực hiện

Qui định này yêu cầu một thủ tục giao tiếp chung cho các thiết bị điện tử thông minh IEDs từ các nhà sản xuất khác nhau, cho phép các IED liên kết hoạt động. Máy tính chủ HMI, máy tính chủ lưu trữ dữ liệu, máy tính chủ phục vụ bảo dưỡng, chỉnh định HT và rơle, máy tính chủ làm cổng kết nối với mạng EVN phải được kết nối như là một nút trên mạng LAN. Yêu cầu các thiết bị điện tử thông minh IED phải có hai cổng giao tiếp và yêu cầu mạng LAN phải là mạng LAN vòng kép. Một mạng sẽ hoạt động như một mạng bình thường trong khi một mạng ở trạng thái dự phòng nóng. Việc tự động phục hồi đối với một sự cố thông tin trong một mạng kép bằng việc tự động đặt lại cấu hình các cổng giao tiếp trên các thiết bị điện tử thông minh IED là yêu cầu bắt buộc.

d. Trách nhiệm của nhà cấp hàng

Cung cấp các phần cứng và phần mền tiện ích cho các thiết bị của hệ thống (rơ le, BCU, máy chủ tại trạm, HMI, cơ sở dữ liệu, các thủ tục tương tích và bản quyền sử dụng trong tương lai). Cung cấp các thử nghiệm của người cấp hàng. Cung cấp các tài liệu của dự án (các tài liệu thiết kế, các thủ tục áp dụng và hồ sơ hoàn công). Tham gia vào các cuộc họp khi có yêu cầu.

e. Trách nhiệm của người mua

Xem xét lại toàn bộ tiến trình của dự án (cho từng giai đoạn và cho cả dự án) và tiến hành các thử nghiệm tại hiện trường. Xem xét lại tất cả các tài liệu tương ứng và đảm bảo rằng các thiết bị cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của người mua. Có trách nhiệm thanh toán cho người mua theo qui định trong hợp đồng. Tham gia vào các cuộc họp khi cần thiết.

f. Lựa chọn các thủ tục kết nối và các tài liệu mô tả hệ thống liên lạc trong trạm

Các thủ tục truyền tin được lựa chọn cho mạng LAN của trạm phải là IEC 61850

Các thủ tục truyền tin được lựa chọn cho giao tiếp giữa các khối giao tiếp mạng (NIM) và các thiết bị ngoại trừ công tơ phải tuân theo giao thức IEC 61850

II.6.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật

a Các yêu cầu chung

a.1. Các yêu cầu về dữ liệu và những người sử dụng hệ thống

Hệ thống tích hợp phải bao gồm chức năng lưu trữ dữ liệu luôn sẵn sàng để sử dụng trong việc điều hành của EVN, giúp cho việc vận hành và bảo dưỡng tại bất kỳ nơi nào. Về mặt nguyên tắc những người sử

Page 14: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

dụng hệ thống tích hợp và các chức năng chính được thực hiện bởi từng người sử dụng được liệt kê như sau:

a.1.1. Các hoạt động điều hành phân phối, truyền tải và qui hoạch

Nhóm này bao gồm các kỹ sư điều hành hệ thống phân phối có trách nhiệm đặt trị số của các Rơle trong HT phân phối và trả lời các thắc mắc của khách hàng. Trong nhóm còn có những người làm phương thức và lập qui hoạch cho lưới phân phối và truyền tải có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra đề nghị cho các hoạt động xây dựng trong tương lai, ban hành các chương trình nhằm tăng cường độ tin cậy và an toàn của hệ thống. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi nhiều hơn những nghiên cứu về khả năng truyền tải hiện có và sự phân bố dòng công suất trong hệ thống.

Các kỹ sư điều hành hệ thống phân phối

Nhóm này đòi hỏi phải có các dữ liệu về sự cố và chất lượng phục vụ trên từng lộ ra. Các thông tin về chất lượng điện năng tại một số lộ là rất hữu ích. Hiện nay nhóm này không có các thông tin về những dữ liệu nêu trên và mong muốn được cung cấp nếu chi phí không quá đắt.

Những người làm phương thức lưới phân phối

Nhóm này cần các số đo về công suất tác dụng và phản kháng chính xác tại thời điểm yêu cầu tại từng lộ nhằm mục đích lập kế hoạch cho việc lắp đặt các lộ mới. Hiện nay nhóm này chỉ dựa vào các số liệu về dòng điện phụ tải đỉnh của từng pha được đọc hàng tháng. Nhóm này mong muốn có các đường cong phụ tải máy BA tại trạm chính xác hơn nữa nhằm chỉ ra sự mất cân bằng phụ tải tạo ra bởi tác động cắt và sự kém nhạy cảm đối với sự cố gây nên bởi sai số thang đo tín hiệu tương tự (Analog).

a.1.2 Công việc vận hành trạm và hệ thống phân phối

Các thành viên của nhóm này bao gồm các kỹ sư Rơle những người cần truy cập các bản ghi sự cố và trình tự của các sự kiện. Các kỹ sư vận hành trạm cũng cần truy nhập vào các bộ giám sát của thiết bị và các thông tin cần thiết về trạng thái máy cắt.

a.1.3. SCADA/EMS

Nhóm này bao gồm các điều độ viên hệ thống truyền tải có trách nhiệm điều hành từ xa hệ thống truyền tải, nhóm điều khiển hệ thống Rơle có trách nhiệm bảo trì các phầncứng và phần mền cần thiết cho việc điều hành hệ thống truyền tải (các thiết bị RTU tại trạm, thiết bị SCADA chủ, bảng sơ đồ, Các chỉ dẫn vận hành trạm, màn hình cho điều độ viên và bảng điều khiển). Các thành viên của nhóm này làm việc tại Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, TTĐHTĐ Miền Bắc, Miền Nam và Miền Trung của EVN đặt tại Hà nội, Đà nẵng và HCM. Các nhân viên trực trạm có trách nhiệm đóng cắt tại chỗ và ghi lại các tác động của rơ le.

Các điều độ viên hệ thống truyền tải khu vực:

Nhóm này yêu cầu các dữ liệu tại trạm với thời gian thực để vận hành hệ thống. Các dữ liệu yêu cầu là những dữ liệu chính của hệ thống giúp các nhân viên điều độ đưa ra những quyết định nhanh chóng. Bất cứ lúc nào cũng có 3 nhân viên trực vận hành.

Page 15: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Nhóm điều khiển hệ thống Rơle

Nhóm hỗ trợ này yêu cầu khả năng truy nhập vào phần cứng của trạm thông qua các chức năng SCADA để thực hiện việc phân tích và đặt cấu hình từ xa thông qua đường điện thoại.

Các nhân viên vận hành trạm

Nhóm này cũng cần truy nhập các dữ liệu tương tự như điều độ viên hệ thống truyền tải, điểm khác biệt là yêu cầu này mang tính chất cục bộ tại trạm. Nhóm này phải có khả năng thực hiện các trình tự đóng cắt tại trạm và kiểm tra vị trí các thao tác đóng cắt xem đã đúng chưa đồng thời phải có khả năng truy nhập dữ liệu liên quan đến các hoạt động của Rơle dưới dạng rút gọn tương tự như trên mặt trước của rơ le. Nhóm này phải có khả năng nhìn, áp đặt và dỡ bỏ các biển chỉ vị chí đóng cắt.

Yêu cầu về dự phòng hiện nay chưa cần thiết đối với hệ thống SCADA. Tuy nhiên HT SCADA phải có khả năng không bị mất tác dụng do sự cố máy tính trạm. Không có điểm sự cố đơn lẻ nào làm mất tác dụng của hệ thống SCADA và hệ thống điều khiển trạm (thực hiện bởi các Rơle IED và BCU).

a.1.4. Điều hành và vận hành hệ thống phân phối

Nhóm này bao gồm các điều độ viên hệ thống phân phối, có trách nhiệm vận hành hệ thống phân phối. Trong nhóm còn có các kỹ sư đảm bảo chất lượng điện năng, có trách nhiệm ban hành các biện pháp đảm bảo chất lượng điện năng.

Các điều độ viên hệ thống phân phối

Nhóm này cần các thông tin tại từng lộ ra. Công suất tác dụng /công suất phản kháng và hệ thống báo động THD (méo do sóng hài) là các dữ liệu họ mong muốn bổ xung thêm vào các số liệu hiện có.

Các kỹ sư đảm bảo chất lượng điện năng

Nhóm này mong muốn có các số liệu về điện áp của khách hàng, THD tại từng lộ và một vài dạng sóng để phân tích một khi ghi được sự cố.

a.1.5. Hệ thống điều khiển và bảo vệ

Những người sử dụng trên đây sẽ sử dụng hệ thống tích hợp để thu thập các thông tin sự cố và báo động thích hợp. Thông qua hệ thống này có thể đặt các tham số cho rơ le, đồng thời có thể sử dụng các số liệu đo, các thông tin giám sát thiết bị để lập kế hoạch bảo dưỡng. Các nhóm sử dụng trên đây bao gồm các kỹ thuật viên về Rơle hệ thống, những người có trách nhiệm bảo hành và duy trì các Rơle cùng hệ thống điều khiển trong trạm. Họ có trách nhiệm đối với việc thiếu đường truyền ra. Ngoài ra nhóm những người sử dụng còn bao gồm các kỹ sư quản lý hệ thống rơ le, có trách nhiệm tính toán chỉnh định của các thiết bị IED. Nhóm này cũng có trách nhiệm phân tích sự cố và các sự kiện của HT.

Các kỹ thuật viên về Rơle hệ thống

Nhóm những người sử dụng này yêu cầu truy nhập từ xa và tại chỗ vào tất cả các thiết bị IED và các thông tin sẵn có trong trạm. Nhóm này yêu cầu tất cả các thông tin từ các thiết bị IED và từ tất cả các điểm trạng thái tại trạm.

Page 16: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các kỹ sư quản lý hệ thống Rơle

Nhóm này yêu cầu truy nhập từ xa thông tin của từng trạm. Các bộ ghi sự cố, các sự kiện, các bản ghi trị số đặt và các bản ghi sự cố là các dạng dữ liệu họ quan tâm.

a.1.6 Đo điện năng

Nhóm này là các thành viên của phòng kinh doanh có trách nhiệm đo điện năng.

Phòng kinh doanh

Nhóm này mong muốn giao tiếp từ xa với các thiết bị đo điện năng đặt tại các trạm để thu nhận các thông tin cảnh báo gắn liền với thiết bị đo, đáp ứng đối với các tín hiệu báo động, sử dụng các số liệu đo và thông tin về thiết bị để thực hiện và lên kế hoạch bảo dưỡng thiết bị đo. Các thông tin cần phải được sẵn sàng tại các thiết bị cho phép truy nhập tự động từ xa. Khi thích hợp các thiết bị đo điện năng phải được sử dụng cho các nhu cầu đo khác trong trạm và tại trung tâm điều khiển, thay thế cho việc lắp đặt thêm các thiết bị đo cho các mục đích này.

a.1.7. Bảo dưỡng trạm

Nhóm này bao gồm các kỹ sư bảo dưỡng , có trách nhiệm lên kế hoạch và đi mua vật tư phục vụ công tác bảo dưỡng thiết bị ví dụ như máy cắt, máy biến áp, ... Các đội trưởng chịu trách nhiệm bảo dưỡng thiết bị hệ thống. Các nhân viên bảo dưỡng có trách nhiệm thực hiện công việc bảo dưỡng.

Các kỹ sư vận hành và các đội trưởng

Những người sử dụng này quan tâm tới các thiết bị giám sát từ xa như là một phương tiện giúp giảm công việc bảo dưỡng và kiểm tra tại trạm hàng ngày.

Những người bảo dưỡng

Những người sử dụng này quan tâm đến việc truy nhập dữ liệu từ các bộ giám sát tại trạm để phát hiện nguồn gốc của sự cố trong trường hợp xảy ra.

Những người sử dụng này sẽ sử dụng các thông tin thích hợp của hệ thống tích hợp, chẳng hạn như các thông tin về hoạt động của máy cắt và bộ điều áp dưới tải, qua đó để lên kế hoạch bảo trì các thiết bị trạm. Hệ thống tích hợp trạm sẽ tìm kiếm một số tham số nhất định để xác định khi nào thì cần phải bảo dưỡng, chẳng hạn như giám sát của bộ đếm máy cắt, dòng điện cắt luỹ tích của máy cắt và I2t (mỗi cực), số lần cắt sự cố của máy cắt.

Hệ thống tích hợp trạm phải có khả năng giao diện với các thiết bị giám sát IED của thiết bị được sử dụng để giám sát hoạt động của máy biến thế, máy cắt trong tương lai (Nhiệt độ, sự giao động, phân tích ga /dầu,...). Các kết quả chuẩn đoán sẽ được thông báo tới các địa điểm xác định, bao gồm trung tâm điều khiển và các đội bảo dưỡng.

Bất kỳ công nghệ giám sát thiết bị nào được sử dụng bởi nhóm người sử dụng nêu trên đều phải cung cấp dữ liệu thông qua hệ thống tích hợp.

a.1.8. Công nghê thông tin (IT)

Page 17: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các thành viên của nhóm này không phải là những người sử dụng thông tin trạm, nhưng sẽ giám sát và bảo dưỡng các thiết bị giao tiếp của công ty.

a.2. Các yêu cầu thực hiện

Trên cơ sở các yêu cầu của những người sử dụng, các dạng dữ liệu và điều khiển từ các thiết bị IED và các thiết bị của hệ thống tích hợp được liệt kê. Danh sách này không bao hàm thiết bị trang bị độc lập tại một điểm bất kỳ nào đó. Ví dụ dòng điện qua máy cắt cao thế có thể thu nhận được từ các thiết bị được lắp đặt ở phía cao thế của máy biến thế. Dữ liệu này phải được gán địa chỉ trên cơ sở bố trí thiết bị trạm. Yêu cầu duy nhất đó là việc đọc giá trị tương tự (Analog) phải đảm bảo độ chính xác.

Bộ xử lý chủ của hệ thống tích hợp phải lưu tất cả các thông tin trạng thái và tín hiệu Analog có tại trạm bao gồm các dữ liệu từ tất cả các máy cắt lộ ra, máy biến áp, bộ điều khiển tụ, bộ điều áp dưới tải phía cao thế, các Rơle bảo vệ thanh cái và các thiết bị đo. Các thông tin này cần thiết cho các công việc vận hành và phi vận hành (ví dụ như công tác dự báo, nghiên cứu, điều tra sự thiết hụt).

Dưới đây là một vài mức trao đổi dữ liệu và các yêu cầu có liên quan tới hệ thống tích hợp trạm:

Mức 1 - Các thiết bị trên mặt bằng trạm

Mỗi thiết bị điện tử (rơ le, thiết bị đo, PLC, IED, ...) đều có bộ nhớ để lưu giữ một vài số liệu của các dữ liệu sau đây: Các giá trị tương tự (Analog), sự thay đổi trạng thái, tiến trình các sự kiện, các dữ liệu về chất lượng điện. Các dữ liệu này được lưu trữ thành hàng kiểu FIFO và thay đổi số các sự kiện.

Mức 2 - Bộ xử lý chủ của trạm

Bộ xử lý chủ của trạm sẽ yêu cầu mỗi thiết bị (hoặc điện tử hoặc loại khác) các giá trị tương tự (Analog) và sự thay đổi trạng thái với một tỷ lệ thời gian thu thập không đổi trong hệ thống điều khiển của EVN (cứ 2s một lần tại các điểm trạng thái, 2s với các giá trị tương tự tại máy phát, 5s với các giá trị tương tự khác). Bộ xử lý chủ của trạm sẽ lưu giữ một cơ sở dữ liệu các số liệu quá khứ, ổ cứng đủ lớn để lưu giữ số liệu của ít nhất là 2 năm. Các giữ liệu lưu trữ trong máy chủ có thể truy nhập vào được bằng SQL, ODBC hoặc bất kỳ một công nghệ nào được EVN chấp nhận. Các công cụ được cung cấp sẽ cho phép đưa các dữ liệu ra dưới dạng ASCII hay bất kỳ một dang dữ lỉệu thích hợp nào khác. Yêu cầu tạo các bản dự phòng ghi trên băng hoặc trên đĩa hay sử dụng một công nghệ thích hợp nào khác để lưu giữ theo chu kỳ các thông tin máy chủ của trạm.

Mức 3 - EMS

Tất cả các dữ liệu yêu cầu cho mục đích vận hành hay phi vận hành được kết nối với EMS thông qua mối liên kết giao tiếp trên cơ sở IEC870 -5-101 hoặc ICCP từ máy chủ của trạm hoặc hệ thống tích hợp LAN. Các dữ liệu này bao gồm (không bị giới hạn trong các hạng mục này) :

Dòng điện 3 pha máy biến thế

Tải 3 pha máy biến thế (kW, kVA, kVar, pf)

Điện áp 3 pha máy biến áp

Trạng thái sự cố của MBA

Page 18: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Dòng điện 3 pha lộ ra

Phụ tải 3 pha lộ ra (kW, kVA, kVar, pf)

Điện áp 3 pha lộ ra

Trạng thái máy cắt lộ ra

Trạng thái cảnh báo thanh cái

Trạng thái điều khiển tụ

Trình tự các sự kiện (Chỉ khi các sự kiện xảy ra)

Các sự kiện về chất lượng điện năng (chỉ khi các sự kiện xảy ra)

Mức 4 - Kho lưu trữ dữ liệu từ xa của Tổng công ty

Một kho lưu trữ dữ liệu là cần thiết cho việc trợ giúp một cấu trúc trao đổi dữ liệu server -khách hàng hoặc cấu trúc chung giữa hệ thống tích hợp và những người sử dụng trên mạng WAN của EVN. Điều này cho phép nhiều người sử dụng cùng một lúc truy nhập vào các thông tin được cập nhật chỉ bằng một kênh thông tin đơn lẻ như qua modem - điện thoại mà không phải chờ đợi.

a.3. Nhiệm vụ của hệ thống tích hợp

Các nhiệm vụ chính của hệ thống tích hợp như sau:

Giao tiếp IED

Dịch giao thức truyền tin

Quản lý thiết bị và IED

Trao đổi dữ liệu và trợ giúp điều khiển đối với kho dữ liệu

Môi trường trợ giúp cho các ứng dụng của người sử dụng

Các ứng dụng cần thiết

Nhiệm vụ của hệ thống tích hợp là yêu cầu các thiết bị IED đọc và ghi các sự kiện đưa vào kho lưu trữ dữ liệu. Hệ thống tích hợp xử lý các dữ liệu, các yêu cầu điều khiển từ người sử dụng và từ kho dữ liệu bằng việc kết nối qua hệ thống LAN của trạm. Một cách lý tưởng, hệ thống tích hợp phải cung cấp một giao diện chung cho các thiết bị IED từ các nhà cung cấp riêng biệt. Các chức năng sử dụng phổ biến nhất của IED cần phải có một giao diện chuẩn đối với hệ thống tích hợp cho dù nhà cung cấp thiết bị IED là ai. Kho dữ liệu sẽ sử dụng một dịch vụ truyền tin chuẩn trong dao diện của mình. Giao diện của kho dữ liệu hoàn toàn độc lập với các thủ tục được sử dụng để kết nối với các thiết bị IED. Việc truy nhập trực tiếp vào bản thân các thiết bị IED, được xem như một phương sách cuối cùng, chỉ được áp dụng khi kho dữ liệu hiểu rõ thủ tục của từng nhà cung cấp.

Page 19: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Kho dữ liệu được cập nhật theo cơ chế khi có sự thay đổi giá trị. Một phần chức năng quản lý của hệ thống tích hợp là phải biết các địa chỉ của các thiết bị IED và mọi đường dẫn thông tin xen kẽ IED có thể được sử dụng để thực hiện một chức năng nhất định. Hệ thống tích hợp có nhiệm vụ phát hiện thiết bị IED bị hư hỏng. Nhiệm vụ này đòi hỏi hệ thống tích hợp phải biết trạng thái của tất cả các thiết bị IED tại mọi thời điểm. Các thiết bị IED sử dụng cơ chế cập nhật khi giá trị thay đổi phải giao tiếp thường xuyên với HT tích hợp để đảm bảo sự vận hành được liên tục. Trong tương lai, các thiết bị IED có thể làm việc ở chế độ thông báo dữ liệu khi có thay đổi mà không cần phải có yêu cầu.

a.4. Cấu trúc logic hệ thống tích hợp

Giao diện người sử dụng

Các ứng dụng

ứng dụng Giao diện kho dữ liệu

Kho dữ liệu (Tại chỗ hoặc từ xa)

Kho dữ liệu Giao diện bộ xử lý chủ của trạm

Bộ xử lý chủ của trạm

Bộ xử lý chủ của trạm Giao diện IED

Mạng LAN trong nội bộ trạm

Các thiết bị điện tử thông minh (IED)

Các thiết bị lắp đặt trong hệ thống điện

Hình 3 Kiến trúc logic hệ thống tích hợp của EVN

Hệ thống tích hợp phải có cấu trúc như được minh hoạ trên hình 3. Mức thấp nhất của cấu trúc là các thiết bị IED, dùng để điều khiển và thu thập số liệu từ các thiết bị lắp đặt trong hệ thống. Lớp tiếp theo của cấu trúc này là bộ xử lý chủ của trạm có nhiệm vụ xác định cấu hình và giao tiếp với của các thiết bị IED, tiện ích công ty và cung cấp dữ liệu cho kho dữ liệu. Kho dữ liệu là một cơ sở dữ liệu với các mức độ an toàn cho các mức truy nhập khác nhau của ngươì sử dụng. Tại đỉnh của cấu trúc này là các chương trình ứng dụng của EVN sử dụng các dữ liệu của kho dữ liệu.

a.5. Thiết kế hệ thống mở

Hệ thống tích hợp tuân thủ theo các tiêu chuẩn công nghiệp de jure và de facto được áp dụng rộng rãi đối với hệ thống mở. Điều này tạo điều kiện cho EVN nâng cấp hoặc thay thế một phần hoặc toàn bộ hệ thống tích hợp mà không phải phụ thuộc vào một nhà cấp hàng nào đó để thực hiện hoàn chỉnh. Sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn của hệ thống mở sẽ tạo điều kiện cho hệ thống tích hợp và các thiết bị IED tại trạm (do nhiều người cung cấp) trao đổi và chia xẻ các nguồn tài nguyên thông tin.

b. Các yêu cầu về chức năng

Page 20: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Phần này sẽ xác định các chức năng được thực hiện bởi hệ thống tích hợp. Các yêu cầu về chức năng được định nghĩa ở mức cao, trong các mục về chức năng, nhằm tránh sự hạn chế không cần thiết đối với thiết kế hệ thống trong quá trình thực hiện của một nhà sản xuất cụ thể.

b.1. Thu thập dữ liệu

Hệ thống tích hợp có thể thu thập tất cả phần dữ liệu từ các thiết bị IED được lắp đặt trong trạm. Bên cạnh đó hệ thống còn cung cấp các phương tiện để thu thập các tín hiệu đầu vào, không có sẵn ở các thiết bị IED, chẳng hạn như các Rơle cơ điện, báo sự cố hệ thống ắc qui trạm, báo khói /báo cháy, các tín hiệu báo động có sự xâm nhập. Hệ thống tích hợp có thể thu nhận các dữ liệu tương tự cũng tốt như thu nhận các tín hiệu trạng thái.

Khả năng dự trữ được thiết lập trong chức năng thu thập dữ liệu của hệ thống tích hợp đáp ứng việc quản lý các yêu cầu phát sinh trong tương lai. Khả năng dự trữ thích hợp của hệ thống được cung cấp ngay từ đầu trong bộ xử lý chủ của trạm, đáp ứng yêu cầu thực hiện giao diện với các thiết bị IED, tăng bộ nhớ và khả xử lý trong tương lai.

b.1.1 Các dữ liệu tương tự

Hệ thống tích hợp phải có khả năng thu nhận các dữ liệu tương tự chẳng hạn như điện áp, dòng điện, công suất tác dụng và phản kháng trên cả 3 pha của từng thiết bị công suất.

Hệ thống tích hợp cũng phải có khả năng thu nhận thêm các tín hiệu tương tự như nhiệt độ dầu MBA và cuộn dây, nhiệt độ không khí xung quanh và các đại lượng tương tự khác từ các nguồn không phải IED. Hệ thống có thể thu nhận trực tiếp các tín hiệu điện xoay chiều đầu vào tốt như các tín hiệu một chiều mà không cần bộ chuyển đổi. Hệ thống có thể thu nhận được các dữ liệu tương tự có độ phân dải cao để trả lời những phàn nàn về chất lượng điện năng và đánh giá các hoạt động sửa chữa.

Hệ thống tích hợp phải thu nhận các dữ liệu từ các thiết bị IED và các thiết bị vào /ra (I/O). Việc yêu cầu dữ liệu từ thiết bị IED được tiến hành liên tục từ 2 đến 5s (tương tự như yêu cầu thông tin EMS từ các trạm). Để giảm số dữ liệu được truyền ra các hệ thống bên ngoài, nguyên tắc thông báo khi thay đổi giá trị được áp dụng trong quá trình truyền dữ liệu. Với nguyên tắc này, các giá trị tương tự sẽ được truyền đi khi giá trị bị thay đổi một cách đáng kể. Mỗi giá trị sẽ được lưu trữ hoặc truyền đi theo chu kỳ (như một lần trong 1h) thậm chí ngay cả khi không có một sự thay đổi đáng kể nào được phát hiện ("sự kiểm tra tình trạng toàn vẹn của thiết bị").

Độ chính xác của các tín hiệu tương tự của hệ thống tích hợp yêu cầu 1%.

Các thông tin tín hiệu tương tự tối thiểu được yêu cầu như sau:

Các thông tin về máy biến áp:

Dòng điện các pha A, B, C, N ba phía (Cường độ và góc pha)

Điện áp các pha A, B, C ba phía

Công suất tác dụng ba phía

Công suất phản kháng ba phía

Page 21: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các thông tin về lộ ra:

Dòng điện các pha A, B, C, N (cường độ và góc pha)

Công suất tác dụng

Công suất phản kháng

Các đại lượng được đo, được hiển thị bao gồm độ lớn, góc pha của dòng điện 3 pha (đơn vị Ampe), điện áp pha -đất (tính bằng Volt), điện áp pha -pha (tính băng volt), công suất tác dụng và công suất phản kháng của từng pha và của cả 3 pha (tính bằng MWs và MVArs), giá trị dòng điện phụ tải đỉnh.

b.1.2 Dữ liệu trạng thái

Hệ thống tích hợp sẽ thu nhận các chỉ thị trạng thái sẵn có cũng như các thông tin cần thiết để xác định trạng thái của thiết bị điện. Ví dụ, hệ thống cảnh báo vận hành khi thiết bị bị sự cố hay quá tải, sự mất điện của khách hàng, các tín hiệu báo thời điểm bảo dưỡng khi phát hiện sự hư hỏng, chẳng hạn của ngăn tụ và hư hỏng của hệ thống tích hợp hoặc thiết bị IED.

Hệ thống tích hợp sẽ quét các tín hiệu trạng thái đầu vào ít nhất 1 lần trong 1s và sẽ thông báo tất cả các điểm thay đổi trạng thái trên cơ sở loại trừ (có nghĩa là chỉ khi nào trạng thái đầu vào thay đổi trạng thái).

b.1.3 Thông tin về trình tự của các sự kiện (SOE)

Hệ thống tích hợp phải có khả năng gắn nhãn thời gian cho các sự kiện trong trạm, chẳng hạn như tín hiệu cắt của Rơle hay cảnh báo, tạo ra các bản thông báo ghi trình tự các sự kiện gắn liền với thời gian xảy ra. Độ phân dải của nhãn thời gian đủ để xác định trình tự thực tế xảy ra của các sự kiện như thời điểm khởi động rơ le, thời điểm mở máy cắt. Một chu trình nhỏ (1-10ms) của tiến trình sự kiện và sự đồng bộ thời gian giữa các trạm là không cần thiết cho việc phân tích hệ thống phân phối.

Hệ thống tích hợp thu thập các dữ liệu SOE từ mỗi thiết bị IED và các thiết bị vào ra trực tiếp RTU và phải tạo ra danh sách các sự kiện từ tất cả các thiết bị IED theo trình tự thời gian thực.

Một phương tiện phải được cung cấp để đồng bộ thời gian gán cho dữ liệu SOE của các thiết bị IED tại một trạm và giữa các trạm.

b.1.4 Các dữ liệu dạng sóng

Hệ thống phải có khả năng hiển thị các dữ liệu sự cố, dao động hệ thống dưới dạng đồ hoạ. Hệ thống phải bao gồm các công cụ giúp việc phân tích dữ liệu, chẳng hạn phân tích thành phần hài. Nó phải có khả năng hiển thị giá trị tại bất kỳ điểm lựa chọn nào trên đồ thị dạng sóng dưới dạng số.

b.1.5 Các thông tin về sự cố và chất lượng điện năng

Hệ thống tích hợp phải thu nhận các thông tin cần thiết để phân tích các sự cố hệ thống, chẳng hạn như các bản ghi trình tự sự kiện, các dạng sóng đồ hoạ,... Nó có thể chuyển các thông tin về sự cố và chất lượng điện năng theo yêu cầu tới các địa điểm được chỉ định (VD phòng rơ le) để phân tích tiếp theo. Hệ thống phải ghi nhận dữ liệu sự cố trên cả 3 pha.

Page 22: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Những người sử dụng trước tiên các thông tin sự cố là các kỹ sư tính toán độ tin cậy hệ thống phân phối và các kỹ sư tính toán chất lượng điện năng. Các kỹ sư tính toán bảo vệ cũng sử dụng các dữ liệu này để chuẩn đoán sự hoạt động của hệ thống bảo vệ. Công việc bảo dưỡng cũng quan tâm đến các thông tin về hài do sự tập trung trên một phạm vi rộng các thiết bị phân phối và tụ bù. Các dữ liệu về sự cố được xử lý, chẳng hạn như định vị điểm sự cố và cường độ ước tính, là mối quan tâm của những người vận hành hệ thống.

Các thông tin gắn với thời gian được yêu cầu như sau:

Cảnh báo về méo do hài (THD)

Sự tăng giảm điện áp

V, A, f

W, VAr (+/-)

Wh, VArh (+/-) cấp chính xác 0,2; 0,5

b.1.6 Khả năng truy nhập vào các thiết bị IED

Khi cần thiết, hệ thống tích hợp phải cung cấp một mạch liên kết ảo cho mỗi thiết bị IED được nối vào hệ thống cho phép một đối tượng truy nhập vào các thiết bị này một các riêng rẽ. Mạch ảo này này cho phép đối tượng chỉ thị và thu nhận các trả lời từ các thiết bị IED giống như khi kết nối trực tiếp với chúng. Khi vận hành ở chế độ này, hệ thống tích hợp sẽ không dịch các chỉ thị đưa tới hoặc trả lời của các thiết bị IED.

b.2 Điều khiển

Hệ thống tích hợp phải có khả năng liên kết các chức năng điều khiển của các hệ thống điều khiển riêng rẽ và các bộ điều khiển logic có thể lập trình được (PLC). Hệ thống tích hợp phải được sử dụng để thực hiện các chức năng điều khiển không giới hạn thời gian như điều khiển bộ chuyển nấc máy biến áp, điều khiển điện áp và tụ bù và các chức năng tương tự khác. Hệ thống không được sử dụng để thực hiện các chức năng điều khiển có giới hạn thời gian như loại trừ sự cố. Các chức năng giới hạn thời gian như vậy sẽ được thực hiện trực tiếp bởi các thiết bị Rơle bảo vệ, độc lập với hệ thống tích hợp.

Hệ thống tích hợp phải có khả năng thực hiện các logic điều khiển phức tạp để thực hiện các chức năng điều khiển trạm như khoá bộ chuyển đổi, cân bằng tải, điều khiển điện áp. Các thuật toán điều khiển phải được thực hiện bằng 1 ngôn ngữ lập trình bậc cao tiêu chuẩn (như C ++...), lập trình lôgic kiểu bậc thang hoặc một loại ngôn ngữ lập trình bậc cao khác.

Trong các trạm mới, các điều khiển tự động tại trạm (như đóng lặp lại, điều khiển không có điện áp) sẽ được thực hiện bởi các Rơle bảo vệ IED hoặc các bộ điều khiển lập trình logic (phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các điều khiển). Không nhất thiết đòi hỏi phải có dự phòng cho các điều khiển tự động; Tuy nhiên không cho phép bất cứ một sự cố tại một điểm đơn lẻ nào được phép làm vô hiệu hoá hệ thống điều khiển tại chỗ và hệ thống SCADA.

b.2.1 Điều khiển trực tiếp

Page 23: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Bên cạnh các thao tác điều khiển được thực hiện thông qua các thiết bị IED, hệ thống tích hợp phải có khả năng thực hiện các điều khiển trực tiếp ở đầu ra. Hệ thống tích hợp phải bao gồm các cổng ra điều khiển tức thời và các cổng ra điều khiển có giữ trạng thái. Mỗi đầu ra điều khiển tức thời sẽ tạo ra một xung có độ dài đủ lớn để có thể tác động chắc chắn đến đối tượng được điều khiển. Các đầu ra điều khiển có giữ trạng thái sẽ duy trì trạng thái ban đầu cho đến khi có lệnh thay đổi trạng thái cổng ra. Các đầu ra điều khiển tức thời và điều khiển có giữ trạng thái là hai loại cơ bản trong số các loại đầu ra có điều khiển như sau:

Điều khiển bật tắt thiết bị (đóng/mở thiết bị)

Hệ thống tích hợp phải có khả năng thực hiện các thao tác điều khiển bật tắt sử dụng cặp đầu ra điều khiển.

Điều khiển tăng giảm

Hệ thống tích hợp phải có khả năng thực hiện các tác động điều khiển tăng giảm sử dụng cặp tiếp điểm đầu ra. Một tiếp điểm đầu ra thực hiện tác động tăng, đầu ra thứ hai thực hiện tác động giảm.

Điều khiển điểm

Hệ thống tích hợp phải chấp nhận các lệnh điều khiển điểm, sau đó đưa ra các lệnh thích hợp dạng tương tự hoặc số để đạt được điểm đặt mong muốn.

Điều khiển có xác nhận trước khi thực hiện

Các lệnh điều khiển thao tác bằng tay tại chỗ từ hệ thống tích hợp tại trạm hay từ xa thông qua chức năng SCADA của hệ thống tích hợp phải đi kèm với một thủ tục lựa chọn trước khi thực hiện (SBO). Thủ tục này nhằm bảo vệ và ngăn ngừa các tác động nhầm lẫn do thao tác điều khiển không mong muốn. Thủ tục SBO phải kiểm tra xem thiết bị được lựa chọn có đúng không thông qua tín hiệu phản hồi từ một chỉ thị phần cứng tại thiết bị được lựa chọn. Người sử dụng sau đó phải có khả năng tiếp tục thực hiện hay huỷ bỏ thao tác yêu cầu. Đối với tất cả các thao tác điều khiển, ngoại trừ các điều khiển kiểu tăng /giảm, việc lựa chọn thiết bị phải được tự động huỷ bỏ khi thao tác điều khiển kết thúc. Đối với các lệnh tăng giảm, không cần thiết lựa chọn lại thiết bị được điều khiển cho mỗi bước trong chuỗi xung tăng giảm. Lệnh lựa chọn thiết bị phải được truyền đi từ bàn điều khiển từ xa hoặc giao diện người sử dụng tại chỗ.

b.2.2 Chỉ thị và điều khiển tại chỗ

Giao diện người sử dụng của hệ thống tích hợp phải cho phép cho nhân viên trạm thực hiện đóng mở hoặc các thao tác điều khiển khác từ nhà điều khiển trạm đặt cách xa thiết bị được điều khiển. Các cơ cấu điều khiển đóng cắt và chỉ thị kiểu cơ điện truyền thống được trợ giúp bởi logic điều khiển cứng bắt buộc phải được áp dụng để làm dự phòng cho hệ thống tích hợp.

Hệ thống điều khiển tại chỗ phải cho phép điều khiển tất cả các thiết bị trong trạm và các lộ phân phối có liên quan. Các thiết bị có thể điều khiển bao gồm: máy cắt, các bộ điều chỉnh điện áp xuất tuyến và trạm biến áp, các bộ chuyển nấc máy biến áp, các ngăn tụ bù của trạm và các lộ ra, các bộ đóng lặp lại đường dây và các thiết bị tương tự khác. Hệ thống điều khiển kiểu truyền thống này có thể được lắp đặt ngay cạnh thiết bị được điều khiển.

Page 24: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

b.3 Mặt bằng ứng dụng

Hệ thống tích hợp phải thực hiện các chức năng điều khiển tự động trên các thiết bị hệ thống điện trên cơ sở các tín hiệu trạng thái và tương tự đầu vào được thu nhận bởi hệ thống. Khả năng này phải được sử dụng để cung cấp các chức năng điều khiển tự động khó hoặc không sẵn sàng cho việc thực hiện bằng logic cứng hay không sẵn có trong các thiết bị IED hiện có trên thị trường.

Trong các trạm mới hệ thống điều khiển tự động tại chỗ (VD đóng lặp lại) phải được thực hiện bởi các thiết bị IED hoặc PLC phụ thuộc vào mức độ phức tạp của trạm và các thiết bị được điều khiển.Trong các ứng dụng nâng cấp các Rơle cơ điện có thể vẫn được giữ lại. Không đòi hỏi phải có dự phòng cho các chức năng điều khiển tự động, tuy nhiên không cho phép bất kỳ một sơ cố đơn lẻ nào được phép làm mất tác dụng của chức năng điều khiển tại chỗ và hệ thống SCADA.

Hệ thống tích hợp bao gồm các chức năng điều khiển tự động sau đây:

Bộ chuyển đổi thanh cái phía điện áp thấp

Các tiêu chí thiết kế hiện thời cho các thanh cái 22kV cho phép ứng dụng các dao cách ly điều khiển bằng mô tơ (MOS) phía điện áp thấp cũng như bộ dao MOS liên lạc thanh cái. Chuyển đổi thanh cái phía điện áp thấp chỉ tiến hành sau khi máy biến áp bị sự cố đã được tách ra (bằng việc mở cầu dao máy cắt phía cao thế và MOS phía hạ thế) và các máy cắt lộ ra tương ứng với thanh cái đó đã mở. Khi máy biến áp đã được tách ra và phụ tải của các lộ ra đã được tách, bộ liên lạc thanh cái MOS phía điện áp thấp có thể đóng lại và cấp điện cho thanh cái. Bộ giám sát thanh cái, sau 10s trễ, sẽ đặt lại Rơle cắt đầu ra và cho phép các máy cắt lộ ra tự động đóng trở lại.

Chuyển lộ ra

Chức năng này tương tự như chức năng tự động chuyển tải của máy biến áp, trong đó, trong trường hợp máy biến áp bị sự cố hoặc thanh cái phía cao thế hoặc phía điện áp thấp bị sự cố, chuyển đổi lộ ra được thực hiện thông qua việc đóng cầu dao liên lạc thanh cái phía điện áp thấp. Cầu dao liên lạc phía điện áp thấp hoặc máy cắt được ghép nối sẵn giữa 2 thanh cái. Bảo vệ quá dòng máy biến áp được sử dụng làm bảo vệ dự phòng cho máy cắt lộ ra trong trường hợp bị trục trặc không cắt khi có sự cố. Bảo vệ quá dòng máy biến thế làm việc không cho phép thực hiện chuyển đổi lộ ra.

Thay đổi nấc máy biến áp

Các chức năng liên quan đến bộ chuyển nấc dưới tải của máy biến áp bao gồm: điều chỉnh điện áp trong giới hạn có đặt thời gian trễ; Bộ giám sát vị trí nấc với các cảnh báo vi phạm ngưỡng trên và ngưỡng dưới; Bộ giảm áp (Sơ đồ được thực hiện bằng lệnh SCADA cưỡng bức điều chỉnh điện áp) để hạ thấp điện áp thanh cái; Các thao tác điều khiển từ xa. Thời gian chạy của mô tơ chuyển nấc MBA cần phải được giám sát.

Chức năng Lọckout cho lệnh cắt

Các chức năng cắt và không đóng lặp lại được yêu cầu để cách li các thiết bị sự cố trong trạm. Ví dụ, sau khi sự cố do bảo vệ so lệch và Rơle gaz máy biến thế tác động, sự cố do bảo vệ so lệch thanh cái tác động, do sự cố hỏng hóc máy cắt, khi đó việc chuyển đổi cũng như mạch cắt lộ ra bị khoá.

Page 25: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Có một số trường hợp khi cầu dao MOS (dao cách li được vận hành bằng mô tơ), ở phía điện áp cao của máy biến áp bị sự cố, tách máy biến áp ra. Khi MOS mở, các tiếp điểm 89/a tách mạch cắt máy biến thế phía điện áp cao và tiếp điểm 89/b nối tắt mạch liên động cho phép đóng lặp lại.

Sa thải phụ tải khi tần số thấp

Trong trường hợp bị mất tổ máy phát và tần số bị suy giảm, các Rơle tần số thấp sẽ làm việc để sa thải các lộ phụ tải được lựa chọn nhằm ngăn chặn sự tan rã hệ thống. Yêu cầu phải có điều khiển mạch cắt và mạch khoá của các máy cắt lộ ra trên lưới phân phối với thời gian trễ có thể đặt được tuỳ theo các giá trị đặt của tần số. Thời gian trễ phổ biến được đặt từ 12 chu kỳ tới 12s. Việc đặt trị số Rơle của EVN có thể chia ra làm 4 bộ chỉnh định thời gian và bao trùm trên 12 chỉnh định tần số với một khoá lựa chọn trên từng xuất tuyến. Chuyển mạch lộ ra có các vị trí F1,F2, F3 và NO TRIP. Ví dụ về cách đặt thông thường : F1=49.7hz, f2=48.8hz, F3=48.5hz với thời gían trễ là 12 chu kỳ. Các Rơle khoá đầu ra chẳng hạn như kiểu LOR, được gán tới các vị trí F1, F2 và F3 và có thể đặt được từ xa thông qua hệ thống SCADA. Khi Rơle khoá đầu ra được Reset lại, các máy cắt lộ ra được phép tự động đóng lại.

Sa thải phụ tải khẩn cấp

Chức năng điều khiển từ xa Rơle khoá tần số thấp được yêu cầu nhằm sa thải phụ tải trong các trường hợp khẩn cấp.

Bộ giám sát nhiệt độ máy biến áp

Cần phải có một bộ giao diện với bộ giám sát nhiệt độ máy biến thế với 3 cấp đặt khác nhau: giá trị đặt đầu tiên để khởi động cấp độ thứ nhất quạt làm mát và/hoặc bơm dầu, giá trị đặt thứ hai để khởi động cấp độ thứ 2 quạt làm mát và/hoặc bơm dầu, giá trị đặt thứ 3 để khởi động hệ thống chỉ thị và báo động từ xa. Cảnh báo này được gọi là " cảnh báo máy biến áp chính ". Yêu cầu phải có mô đun phần mềm tính toán Hot Spot (điểm nóng).

Điều khiển Volt /VAr

Hệ thống tích hợp phải có khả năng điều khiển bộ chuyển nấc máy biến thế, các bộ điều chỉnh, và các ngăn tụ bù đặt tại lộ ra và đặt tại trạm nhằm điều chỉnh điện áp và công cuất phản kháng. Việc tự động đóng cắt các ngăn tụ bù dựa trên dòng công suất phản kháng thu nhận được, các điều kiện điện áp và các thông tin khác phải được cung cấp. Người vận hành phải được phép điều khiển từ xa bằng tay các thiết bị này. Các bộ tụ tại từng trạm sẽ được đóng cắt theo thứ tự được xác định trong liệt kê thứ tự tụ bù được đưa vào (download) hệ thống tích hợp. Hệ thống tích hợp sẽ thay thế việc điều khiển các ngăn tụ tại chỗ. Hệ thống tích hợp phải tiến hành các kiểm tra theo chu kỳ khả năng đáp ứng của các ngăn tụ bù trong những khoảng thời gian thấp điểm và sẽ xác định những ngăn tụ nào không đạt như dự định. Trong qúa trình kiểm tra này, dòng công suất phản kháng chạy qua 3 pha sẽ được giám sát để kiểm tra xem các tụ được đóng cắt và vận hành có đúng không. Chức năng điều khiển điện áp phụ thuộc vào hệ thống tích hợp trạm, và dự phòng cho chức năng này là không cần thiết.

b.4 Xử lý tín hiệu cảnh báo

Một số cảnh báo tại trạm có thể được nhóm lại với nhau, có nghĩa là bất kỳ một điểm nào trong nhóm thay đổi trạng thái sang trạng thái cảnh báo thì điểm trạng thái của cả nhóm cũng thay đổi trạng thái sang

Page 26: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

trạng thái cảnh báo. Khi nhân viên vận hành tại trạm hoặc một nhân viên được cử đến trạm, anh ta có thể biết rõ điểm nào gây nên trạng thái cảnh báo cho nhóm. Một vài chức năng lọc tín hiệu cảnh báo có thể thực hiện được trong hệ thống tích hợp trạm.

Một trong số các chức năng chính của hệ thống tích hợp trạm là xử lý các dữ liệu tương tự và các dữ liệu trạng thái của thiết bị để xác định xem các điều kiện cảnh báo có tồn tại hay không. Sau khi phát hiện điều kiện cảnh báo, hệ thống tích hợp sẽ chuyển thông tin cảnh báo tới từng cá nhân hay các đơn vị có trách nhiệm xử lí những tín hiệu cảnh báo này. Các điều kiện cảnh báo được giám sát bởi hệ thống tích hợp bao gồm các tín hiệu cảnh báo vận hành, chẳng hạn như sự cố hay quá tải thiết bị, mất điện khách hàng, các tín hiệu báo thời điểm bảo dưỡng, chẳng hạn như các ngăn tụ bù kiểm tra thấy sự cố hay hệ thống tích hợp hoặc các thiết bị IED kiểm tra phát hiện hư hỏng. Tất cả các tín hiệu cảnh báo của trạm đều có sẵn trên hệ thống tích hợp và có thể hiển thị thông qua giao diện với người sử dụng.

Với mức yêu cầu tối thiểu, hệ thống tích hợp phải bao gồm các chức năng xử lý tín hiệu cảnh báo sau:

Xử lý các dữ liệu tương tự và dữ liệu trạng thái "thô" để xác định các điều kiện cảnh báo có thể.

Thực hiện chức năng lọc tín hiệu cảnh báo để xác định liệu tín hiệu cảnh báo là đúng hay không trong những điều kiện của hệ thống, gán mức độ ưu tiên của cảnh báo trong dải từ mức ưu tiên cao đến mức chỉ cung cấp thông tin.

Nhóm dữ liệu liên quan tới một điều kiện cảnh báo đơn lẻ được nhận biết bởi một thiết bị nhận biết đơn lẻ để tránh lặp nhiều chỉ thị tương ứng với cùng một điều kiện cảnh báo.

Phổ biến các thông tin cảnh báo tới những người sử dụng thích hợp trong hệ thống tại các địa điểm khác nhau thuộc EVN, chẳng hạn như các trung tâm điều độ và các văn phòng bảo dưỡng. Cũng cần thiết đưa trực tiếp các tín hiệu cảnh báo tới các bàn điều khiển trong trung tâm điều khiển là nơi có trách nhiệm xử lý các tín hiệu này.

Làm nổi bật thông tin cảnh báo trên tất cá các màn hiển thị của hệ thống tích hợp có chứa phần tử bị sự cố.

Ghi lại cảnh báo trong cơ sở dữ liệu quá khứ của hệ thống tích hợp.

Tự động nhắn cảnh báo đến nhân viên xác định.

Hệ thống phải có khả năng tự động cấm bất kỳ một cảnh báo nào trên cơ cở các điều kiện trực tuyến của hệ thống (Các cảnh báo "theo luật"). Các bộ lọc quá trình xử lý cảnh báo phải được cung cấp, cho phép quá trình xử lý logic của các cảnh báo sử dụng các phép logic Boolean và thời gian trễ trước khi chúng được chuyển tới người nhận. Một tập hợp các hàm logic Boolean và các hàm số học luôn có sẵn trong hệ thống tích hợp để thực hiện các thao tác trên các biến của hệ thống tích hợp nhằm xác định xem cảnh báo có đúng không trong những điều kiện hiện tại của hệ thống. Người ta cũng có thể cấm bằng tay các cảnh báo được lựa chọn.

Hệ thống tích hợp phải cung cấp đủ thông tin tạo điều kiện cho người vận hành hệ thống xác định kiểu và mức độ ưu tiên của cảnh báo mà không làm cho người vận hành cảm thấy mệt mỏi với qua nhiều chi tiết. Khởi đầu, người vận hành sẽ nhận dược một tín hiệu cảnh báo chỉ rằng có 1 sự kiện cảnh báo đơn (nghĩa là không muốn người vận hành hệ thống phải chịu quá nhiều tín hiệu báo sự cố cho một sự kiện đơn lẻ).

Page 27: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Tuy nhiên, người vận hành hệ thống có thể yêu cầu bổ sung các mức độ chi tiết cho bất kỳ tín hiệu cảnh báo nào (Phải có khả năng "khoan sâu" vào trong cảnh báo để xác định nguồn gốc).

Các cảnh báo phải được nhóm lại theo các nhóm đối tượng sử dụng (vận hành, viễn thông, bảo dưỡng, công nghệ,...) và theo loại thiết bị (Máy biến áp, máy cắt, tụ bù, các trục trặc /hỏng hóc rơ le,...). Các tín hiệu sự cố được thông báo tới các bộ phận thích hợp. Ví dụ, một sự thay đổi trạng thái của máy cắt không phải do điều khiển sẽ được thông báo tới người vận hành hệ thống. Tuy nhiên, bộ phận bảo dưỡng hay bộ phận đo lường sẽ được thông báo nếu giá trị đọc của 2 đồng hồ đo là không giống nhau.

Các cảnh báo phải được phân cấp ưu tiên thành các tín hiệu cảnh báo ưu tiên "cao" hoặc ưu tiên "thấp". Các tín hiệu ưu tiên cao sẽ được công bố với cách thức thu hút nhiều sự chú ý hơn các tín hiệu ưu tiên thấp. Các tín hiệu ưu tiên thấp không được nhận biết hoặc trả lời ngay sẽ được nâng lên thành tín hiệu ưu tiên cao sau một khoảng thời gian nhất định.

Các bộ lọc tiền xử lý cảnh báo và việc phân nhóm cảnh báo theo chức năng sẽ tạo khả năng chuyển đổi dễ dàng thích ứng với những thay đổi về tổ chức.

Một số các tín hiệu cảnh báo phải được xác định trước như là "tín hiệu cảnh báo bất ngờ".Tín hiệu cảnh báo bất ngờ là các tín hiệu quan trọng đòi hỏi sự bám sát hiện trường và điều phối của nhân viên trạm để điều tra và/hoặc tiến hành sửa chữa trên thiết bị liên quan tới cảnh báo bất ngờ. Hệ thống tích hợp phải có chức năng quản lý tín hiệu cảnh báo bất ngờ để lưu trữ thông tin liên quan tới từng cảnh báo bất ngờ, bao gồm:

Thời gian và ngày tháng năm của cảnh báo

Mô tả cảnh báo

Khu vực vào dữ liệu bằng tay các bản thông báo cảnh báo bất ngờ, gồm có tên của người điều hành, mô tả cảnh báo được phát hiện, hoạt động sửa chữa đã được tiến hành, thời gian và ngày tháng năm thiết bị được phục hồi đưa vào sử dụng,...

Chức năng yêu cầu thông tin về cảnh báo bất ngờ phải được cung cấp, nó cho phép cho người sử dụng yêu cầu các thông tin quá khứ về các cảnh báo bất ngờ tương tự xảy ra trước đây.

b.5 Xử lý dữ liệu

Một số chức năng lọc dữ liệu, chuyển đổi và xử lý dữ liệu (Các tính toán cho các biến dữ liệu hoặc cho các ứng dụng chẳng hạn như tự động hệ thống phân phối) sẽ được yêu cầu tại chỗ trong hệ thống tích hợp trạm. Một cơ sở dữ liệu tại chỗ được yêu cầu để chứa các dữ liệu quá khứ và hiện thời (tương tự như trong RTU). Các cơ sở dữ liệu khác cùng loại trong cấu trúc của EVN, tách rời khỏi hệ thống tích hợp, không bao hàm trong phạm vi của hệ thống tích hợp, tuy nhiên giao diện và sự trao đổi dữ liệu giữa hệ thống tích hợp và những người sử dụng khác trong EVN phải được cân nhắc tới. Việc xem xét nhu cầu trao đổi dữ liệu trực tiếp giữa các hệ thống tích hợp không thông qua cơ sở dữ liệu của Tổng công ty là rất quan trọng. Cơ sở dữ liệu của Tổng công ty có thể được phân cấp hoặc phân phối như một cấu trúc khách hàng -server tuỳ thuộc vào nhu cầu của EVN.

Hệ thống tích hợp phải trợ giúp các dạng sau đây cho quá trình xử lý dữ liệu:

Page 28: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các dữ liệu tương tự được quét vào

Các dữ liệu trạng thái được quét vào

Các dữ liệu luỹ kế theo thời gian

Các dữ liệu tương tự được tính toán

Các dữ liệu trạng thái được tính toán

Các dữ liệu không phải đo xa

Cơ sở dữ liệu

Hệ thống tích hợp phải có khả năng tính toán các biến "dẫn xuất" trên cơ sở các giá trị đầu vào tức thời được thu nhận bởi hệ thống. Ví dụ, Các chỉ thị sự mất cân bằng của dòng điện và công suất phản kháng các pha sẽ được tính toán. Các biến dẫn xuất sẽ nhận được quá trình xử lý tương tự như các tín hiệu quét đầu vào. Điều này có nghĩa là nó có thể so sánh từng biến dẫn xuất với các giới hạn cảnh báo, hiển thị và ghi các giá trị của các biến đo dẫn xuất và các chức năng tương tự khác. Hệ thống sẽ bao gồm các hàm logic và số học có thể được sử dụng để thực hiện các tính toán.

b.6 Cơ sở dữ liệu

b.6.1 Cơ sở dữ liệu logic

b.6.1.1Cơ sở dữ liệu trực tuyến

Cơ sở dữ liệu trực tuyến phải là một bộ phận tích hợp của phần mềm phát triển giao diện trạm.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm việc định nghĩa một cấu trúc cơ sở dữ liệu khởi đầu, tạo cấu trúc với nội dung khởi đầu và xem xét lại cấu trúc khi cần thiết. Việc bảo trì cơ sở dữ liệu bao gồm việc bổ sung thêm các nội dung cơ sở dữ liệu mới và thay đổi các nội dung hiện tại. Công cụ xây dựng và bảo trì cơ sở dữ liệu của nhà cấp hàng phải cho phép việc xây dựng và bảo trì tất cả các phần của cơ sở dữ liệu cấu thành hệ thống tích hợp. Việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo trì phải được tiến hành thông qua các máy tính cá nhân của người sử dụng tại chỗ cũng như các máy tính kết nối từ xa với các đặc quyền thích hợp theo kiểu tương tác. Việc nhập dữ liệu phải sử dụng hệ thống thuật ngữ và các định dạng dữ liệu theo định hướng người sử dụng hơn là định hướng chương trình. Tất cả các dữ liệu đưa vào phải được kiểm tra tính hợp lý, tính hiệu lực trước khi được chấp nhận. Việc sử dụng đạt hiệu quả cao nhất phải được tạo ra bằng các menu lựa chọn, các hộp hội thoại, các hộp danh sách, và con trỏ vào dữ liệu. Trong các thao tác thay đổi kiểu, các giá trị cũ sẽ được hiển thị trong mối liên hệ với yêu cầu cho giá trị mới. Tất cả sự thay đổi phải được duy trì trong nhật ký. Bản ghi nhật ký phải có khả năng hiển thị trên màn hình giao diện của máy tính cá nhân của người sử dụng và có thể in ra được khi có yêu cầu. Việc tồn tại của các điều kiện cập nhật liên tục bao trùm lên hầu hết các ứng dụng đặc biệt của logic lập bảng để thực hiện tất cả các chương trình ứng dụng. Không yêu cầu thay đổi đối với logic chương trình, logic tự động hay các logic khác khi cập nhật /bảo trì cơ sở dữ liệu. Thêm nữa, phần mềm dịch vụ cập nhật số liệu bản thân nó phải được lập bảng và được môđun hoá trong cấu trúc, cho phép dễ dàng thay đổi để hợp nhất các dạng dữ liệu mới hay truyền thống. Cơ sở dữ liệu cũng phải có khả năng thực hiện các chức năng nêu

Page 29: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

trên thông qua các phương tiện đọc đĩa từ, đọc đĩa laser có thể tháo rời, và/hoặc bộ nhớ RAM, trong môi trường ở chế độ tự hành, cho những thay đổi với qui mô lớn.

b.6.1.2 Hệ thống cơ sở dữ liệu quá khứ (HIS-Historical information Subsystem)

HIS phải có chức năng theo dõi các thông tin đến, thực hiện các tính toán trên một số dữ liệu. lưu giữ các dữ liệu đến và các kết quả tính toán vào bộ nhớ đọc /ghi chính. Khi ở trong bộ nhớ chính, các thông tin sẽ là đối tượng cho việc sửa đổi và soạn thảo được tiến hành bởi những người được phép sử dụng tại chỗ hoặc từ xa.

HIS phải thu thập các dữ liệu tính toán hoặc đo xa của từng thiết bị (tín hiệu trạng thái, tương tự và tích luỹ xung) đảm bảo yêu cầu về cấp chính xác ở tốc độ thu nhận dữ liệu tối thiểu như sau:

5 giây /lần

1 phút /lần

5 phút /lần

Hàng giờ

Hàng ngày

Việc gán từng điểm riêng rẽ hoặc các nhóm điểm vào các chu kỳ thu nhận dữ liệu nêu trên phải được thực hiện thông qua việc soạn thảo cơ sở dữ liệu. HIS phải có khả năng thu thập trực tuyến các tệp dữ liệu quá khứ để chuyển vào các phương tiện lưu trữ có thể tháo rời, như đĩa quang hay băng từ. Tất cả các dữ liệu phải được cất giữ với các yêu cầu cấp chính xác tương ứng. Hệ quản trị phải có khả năng soạn thảo một giá trị bất kỳ trong cơ sở dữ liệu quá khứ.

Cơ sở dữ liệu HIS phải là kiểu quan hệ và được bảo trì bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ do một nhà cung cấp hiện có trên thị trường như Oracle, Sybase ,... và độc lập với phần mềm giao diện người -máy. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu HIS phải truy cập được bằng việc sử dụng tiêu chuẩn SQL mới nhất cho việc truy cập cơ sở dữ liệu quan hệ.

Cơ sở dữ liệu HIS phải cho phép thực hiện các tính toán định trước trên bất kỳ dữ liệu thu thập được vào các chu kỳ nhất định. Ngoài ra nó còn cho phép thực hiện các tính toán trên các dữ liệu đã được tính toán trước đó và trên các hằng số.

Hệ thống phải có khả năng lưu trữ số liệu, về điện áp trung bình máy biến thế, công suất phản kháng và dòng điện ghi được sau từng phút, trong khoảng thời gian 2 năm.

Mỗi thiết bị IED có thể cung cấp hàng trăm điểm thu nhận dữ liệu, và như vậy khi số thiết bị IED ở từng trạm và số trạm được tự động hoá tăng lên sẽ gây ra vấn đề về quản lý dữ liệu. Vì vậy việc lọc dữ liệu tại giao diện IED cũng như trong bộ xử lý trung tâm của trạm là hết sức cần thiết.

b.6.2 Kho dữ liệu chung từ xa

Page 30: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Hệ thống tích hợp phải cung cấp một kho dữ liệu chung cho những người sử dụng trong phạm vi EVN. Kho dữ liệu này cho phép những người sử dụng truy cập dữ liệu trong khi vẫn đảm bảo duy trì một "bức tường lửa" (fire wall) đối với các chức năng vận hành và điều khiển của trạm.

b.7 Đồng bộ thời gian

Thời gian đồng hồ của hệ thống tích hợp tại từng trạm sẽ được duy trì với sai số trong khoảng 1ms so với thời gian GPS. Để làm được điều đó, hệ thống phải bao gồm 1 khối tham chiếu thời gian (TRU-Time Reference Unit) ở từng trạm để cung cấp tín hiệu thời gian cho hệ thống tích hợp và được đồng bộ theo thời gian vệ tinh GPS.

Hệ thống tích hợp phải bao gồm anten của TRU cộng thêm tất cả các phần cứng cần thiết để hỗ trợ và điều chỉnh /cố định anten này. Hệ thống tích hợp cũng bao gồm cả cáp, các bộ nối, các bộ lặp lại (các bộ khuyếch đại trên đường dây) và các thiết bị cần thiết khác cho việc truyền tín hiệu thời gian từ TRU.

Các dạng mã thời gian thông dụng do TRU phát ra là IRIG B122 hay BITS.

Trong khoảng thời gian khi không liên lạc được với có vệ tinh, sai số thời gian phát ra không được vượt quá 100ms trong một giờ.

TRU còn có 1 màn hình hiển thị chữ và số để biểu thị thời gian, trạng thái kết nối vệ tinh và các tham số cài đặt khác. Một bàn phím được gắn lên mặt trước của khối tham chiếu thời gian dùng để nhập các tham số khởi động cần thiết.

Hệ thống EMS của EVN hiện không cung cấp SOE, tuy nhiên hệ thống tích hợp sẽ có thể cung cấp EMS SOE trong tương lai.

b.8 Gắn biển báo thiết bị

Hệ thống tích hợp phải cung cấp khả năng gắn biển báo thiết bị, đo xa hoặc không đo xa, thông qua 1 màn hiển thị đồ hoạ. Việc treo một biển báo thiết bị thể hiện một thao tác của người vận hành nhằm lôi kéo sự chú ý tới ký hiệu của thiết bị đó trên màn hiển thị của trạm để chỉ ra rằng việc điều khiển thiết bị đó bị cấm hay cần phải thận trọng.

Mỗi biển báo phải có một màu nhất định tuân thủ theo các yêu cầu về đóng cắt và cảnh báo thiết bị của EVN. Có thể gắn ít nhất 10 biển báo cùng loại tại một thiết bị. Việc gắn biển báo sẽ được ghi lại trong bảng lưu trữ theo thứ tự thời gian.

Giao diện cho người sử dụng tại trạm của hệ thống tích hợp phải bao gồm chức năng gắn biển báo, nó cho phép cho những người được phép sử dụng treo các biển báo điện tử "Không được thao tác" và "Cẩn thận" trên bất kỳ một thiết bị có thể điều khiển nào. Việc điều khiển các thiết bị có treo biển báo phải bị cấm. Chức năng treo biển báo sẽ cho phép người sử dụng đưa vào các thông tin về biển báo như sau:

Số nhiệm vụ /giấy phép

Thời gian

Mục đích

Page 31: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Thông tin "được gắn bởi ai" và "cho thiết bị nào"

Tiến trình gắn biển báo phải được tuân thủ theo đúng những qui định về "gắn biển báo " đã được áp dụng của EVN.

Có bốn loại màu tương ứng với bốn loại công việc và sự cho phép như sau:

1. Màu đỏ có nghĩa "có người đang làm việc, cấm thao tác". Khi biển đỏ được gán, mọi thao tác đối với thiết bị sẽ bị cấm.

2. Màu vàng có nghĩa "đang sửa chữa nóng, cấm đóng lặp lại". Khi gắn biển vàng chức năng tự động đóng lặp lại sẽ bị cấm. Việc treo biển vàng sẽ không thể thực hiện được trừ phi chức năng đóng lặp lại đã được khoá. Một khi biển vàng được treo, chức năng tự động đóng lặp lại sẽ không thể đưa vào vận hành nếu không dỡ biển.

3. Biển màu tím đỏ được sử dụng cho máy cắt phân đoạn. Biển màu tím đỏ cho biết có một số thông tin cần phải kiểm tra trước khi thao tác máy cắt. Một khi biển màu tím đỏ được gắn việc thao tác máy cắt sẽ không thể thực hiện được trừ phi người trực vận hành xác nhận đã biết các thông tin đó.

4. Biển màu xanh được sử dụng để người vận hành tuỳ ý xác lập các điều kiện theo yêu cầu.

b.9 Giao diện người sử dụng

Do có những người sử dụng không quen thuộc lắm với trạm biến áp hoặc hệ thống máy tính nên giao diện người sử dụng (UI) của hệ thống tích hợp trạm phải thật đơn giản. Màn hiển thị chỉ các dữ liệu đo được sẽ thay thế cho các bảng gắn đồng hồ. Bên cạnh những điểm tín hiệu tương tự, các tín hiệu về các điểm trạng thái và điều khiển cũng được hiển thị trên giao diện người sử dụng. Các điểm điều khiển có khả năng điều khiển 2 bước (bao gồm bước "Bạn có chắc không"). Hệ thống tích hợp có các công cụ UI cần thiết để tạo lập và bảo trì một cách có hiệu quả các màn hiển thị. Giao diện UI phải được liên kết trực tiếp với cơ sở dữ liệu trực tuyến và cơ sở dữ liệu quá khứ.

Phần này sẽ xác định loại dữ liệu nào phải được hiển thị liên tục tại trạm và loại nào tuỳ theo yêu cầu, xác định các khả năng điều khiển sẵn có thông qua các màn hiển thị của hệ thống tích hợp và các thiết bị giao diện với người sử dụng khác. Các màn hiển thị cụ thể phải được cung cấp (Sơ đồ một sợi toàn trạm, Bảng điều khiển, bảng báo tín hiệu sự cố, bảng tình trạng hoạt động của thiết bị, IEDs, hệ thống thông tin, LAN...) và thiết bị giao diện với người sử dụng (bàn phím, bảng các nút bám, màn hình, chuột,...) phải được đề cập tới.

Các thiết bị hiển thị của hệ thống tích hợp trong trạm tương tự như hệ thống hiển thị tại trung tâm điều khiển EMS. Các thiết bị này tạo điều kiện cho nhân viên vận hành giao tiếp với các nhân viên trạm khi có vấn đề về dữ liệu được hiển thị, một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên thiết kế giao diện với người sử dụng phải trên cơ sở trực giác (look-and-feel, point-and-click) vì vậy những người ít sử dụng hệ thống tích hợp (VD, những người sửa chữa đường dây thỉnh thoảng được gọi đến trong lúc sự cố để thực hiện đóng cắt trong trạm -trong tương lai không có người trực) có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả mà không bị nhầm lẫn.

Hệ thống phân cấp hiển thị có tầm quan trọng tương đương hoặc quan trọng hơn bản thân một hệ thống hiển thị. Những người sử dụng hệ thống tích hợp phải có khả năng thực hiện tất cả các thao tác chính từ

Page 32: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

một vài màn hiển thị, vì vậy người sử dụng không phải vất vả với việc chuyển giữa các hệ thống hiển thị (thao tác hoặc điều khiển) để đạt được mục đích. Giao diện với người sử dụng của hệ thống tích hợp cung cấp những phương tiện phù hợp để chuyển trực tiếp tới một hệ thống hiển thị có trạng thái cảnh báo hiện tại.

Sự phân cấp hệ thống hiển thị phải được thiết kế để làm giảm tối đa việc gõ phím để truy nhập tới các màn hiển thị và thông tin cần thiết. Thiết kế trỏ và nhấn (giống như với chuột) được sử dụng trong môi trường Windows. Việc lựa chọn các chức năng hay sử dụng bằng menu hay các kỹ thuật tương tự khác sẽ được sử dụng để đáp ứng yêu cầu.

Các yêu cầu về hệ thống hiển thị chỉ căn cứ trên "quan sát và cảm nhận" chung về hệ thống hiển thị mà không xem xét tới thiết kế được lựa chọn. Để đạt đựoc điều này, một tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến cho giao diện người sử dụng kiểu đồ hoạ, chẳng hạn như Motif, phải được áp dụng.

Các nhân viên trực trạm sẽ tham gia vào việc xác định thông tin nào sẽ được đưa lên trên những màn hình khác nhau (VD, bảng báo hiệu cảnh báo, biểu đồ, đồ thị xu hướng từ dữ liệu quá khứ, các bản thông báo sự chuẩn đoán, trình tự các sự kiện,...).

b.9.1 Các màn hiển thị sơ đồ một sợi trạm

Hệ thống tích hợp trạm phải bao gồm các màn hiển thị sơ đồ một sợi trạm tương tự như hệ thống sơ đồ một sợi hiện có trên EMS của EVN. Điều này góp phần tránh được sự nhầm lẫn trong quá trình phối hợp thao tác giữa nhân viên điều hành hệ thống và nhân viên trạm. Tất cả các hệ thống hiển thị phải được thiết kế sao cho làm giảm tối đa các thao tác gõ vào cho người sử dụng. Những hê thống hiển thị này bao gồm một màn hiển thị đồ hoạ tất cả các thiết bị trạm và sự kết nối giữa chúng, trên đó là các giá trị động và các thông tin về tình trạng thiết bị được thu nhận bởi hệ thống tích hợp. Mỗi thiết bị điện trong trạm thể hiện trên màn hiển thị, có một vùng cho menu các thao tác điều khiển thiết bị.

b.9.2 Các màn hình hiển thị giá trị đo

Chức năng của bảng các thiết bị đo tương tự (volmét, ampemét, wattmét, VAmét,...) phải được gộp trong hệ thống tích hợp. Hệ thống hiển thị được cung cấp để theo dõi các trị số đo được dưới các dạng khác nhau, chẳng hạn hiển thị giá trị đơn dưới dạng số, bảng xu hướng, biểu đồ xu hướng và các sơ đồ một sợi.

Hệ thống hiển thị các giá trị đo của hệ thống tích hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên trạm quan sát các giá trị độ lớn của cả 3 pha như sau:

Các điện áp thanh cái

Đòng điện các lộ ra và dòng trung tính, công suất tác dụng kW, công suất phản kháng kVAr, điện năng hữu công kWh và vô công kVARh.

Phụ tải phía điện áp cao và điện áp thấp của máy biến áp (kW, kVAr).

Do tính chất quan trọng của việc hiển thị các giá trị đo được trong trạm tại mọi thời điểm, đòi hỏi phải có hệ thống đo dự phòng cho tất cả các tham số được đo. Sự hiển thị toàn bộ trên các thiết bị Rơle bảo vệ IED hay các thiết bị đo IED có thể được sử dụng như là các thiết bị đo dự phòng.

Page 33: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Mức đo cấp một (do việc đo được cung cấp trong trung tâm điều khiển) sẽ thu được từ giao diện với người sử dụng của hệ thống tích hợp. Các giá trị đo được hiển thị trên màn hình được thu thập từ các thiết bị IED. Các thiết bị đo IED đóng vai trò như là các thiết bị đo dự phòng tại chỗ. ở những nơi các thiết bị đo dự phòng đã có sẵn, chúng sẽ được sử dụng khi cần thiết trong trường hợp hệ thống đo cấp một bị hư hỏng và sẽ được sử dụng để so sánh với các nguồn dữ liệu của hệ thống đo cấp một để chuẩn đoán hư hỏng. Hệ thống đo cấp một phải được thiết kế sao cho không có bất cứ hỏng hóc một IED đơn lẻ nào có thể dẫn đến không thể hiển thị được thông số đo.

b.9.3 Các màn hình cảnh báo

Hệ thống tích hợp trạm phải bao hàm các hệ thống hiển thị cảnh báo, giúp quan sát các thông tin cảnh báo của thiết bị. Một vài dạng hiển thị cảnh báo được áp dụng bao gồm các cảnh báo được liệt kê trên màn hiển thị thành bảng theo trình tự thời gian hay hiển thị các cảnh báo dạng đồ hoạ tương tự như hệ thống hiển thị bảng báo cảnh báo truyền thống đang được sử dụng. thêm nữa, trong hệ thống đồ hoạ này bất kỳ thiết bị nào hiện đang trong tình trạng cảnh báo sẽ sáng lên trên các màn hiển thị, trên đó thiết bị có thể được đổi màu, sử dụng ký tự hoặc phông đặc biệt, nhấp nháy hay các dạng khác đối với phần tử đang sáng.

Giao diện với người sử dụng của hệ thống tích hợp phải có các công cụ thích hợp cho người sử dụng lấy được các thông tin chi tiết về cảnh báo. Ví dụ, có thể lấy được một danh sách các cảnh báo gần đây, sự phân chia trạng thái hiện tại của các tham số bao gồm điểm bị cảnh báo (đối với các cảnh báo thể hiện 1 tổ hợp các điểm liên quan), hoặc sự giải thích, mô tả chi tiết của cảnh báo và thao tác được khuyến cáo.

b.9.4 Bảng báo hiệu cảnh báo

Yêu cầu phải có bảng báo hiệu cảnh báo tại trạm. Tốt hơn nếu bảng báo hiệu cảnh báo thiết lập trên cơ sở bộ xử lý, với các LED đóng vai trò như các báo hiệu. Không cần thiết phải có thiết bị dự phòng nhưng không cho phép bất kỳ một hỏng hóc đơn lẻ nào làm mất tác dụng của hệ thống báo hiệu và giao diện SCADA. Các chức năng báo hiệu và các chức năng điều khiển tự động (VD như đóng lặp lại và điều khiển tự động đặt lại cấu hình trong trạm) có thể được thực hiện trong cùng một bộ xử lý chừng nào chức năng SCADA của hệ thống tích hợp không bị làm mất tác dụng bởi hư hỏng của bộ xử lý.

b.9.5 Nhật ký trạm

Hệ thống tích hợp phải có khả năng ghi lại bất kỳ mẩu tin nào sẵn có trong hệ thống tích hợp (mức tải, nhiệt độ, các điều kiện môi trường xung quanh, các tác động của rơ le,...) với một chu kỳ xác định. Bản nhật ký sẽ được in ra hoặc được truyền tới trung tâm điều khiển theo lệnh.

Bên cạnh các bản ghi có tính chu kỳ nêu trên, một bản nhật ký viết tay phải luôn có sẵn để ghi lại tất cả các thao tác thực hiện trong trạm, bao gồm công việc kiểm tra hàng ngày, xử lý sự cố, xây dựng, thời gian ghi nhật ký lúc nhận và giao ca, và các thao tác tương tự khác. Bản nhật ký chép tay sẽ phải ghi lại thời gian và ngày tháng của từng sự việc, tên của từng người có trách nhiệm đối với sự việc đó và phần trống để ghi lý do ghi và các thông tin quan trọng khác.

Mỗi trạm phải có một cuốn sổ nhật ký. Các hoạt động bảo dưỡng cho từng máy cắt được ghi lại vào sổ. Trình tự đóng cắt cũng được ghi lại. Với việc thực hiện tích hợp trong trạm, thứ tự thao tác đóng cắt được tự động hoá. Trong thực tế, thứ tự thao tác đóng cắt được viết bởi các điều độ viên ở trung tâm điều khiển

Page 34: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

và có thể tải về (download) trạm. Với việc tích hợp trạm, các hoạt động bảo dưỡng cho từng máy cắt sẽ vẫn tiếp tục được ghi nhật ký bằng tay.

b.10 Thủ tục truyền tin và các giao diện truyền tin

b.10.1 Thiết bị IED và các thủ tục truyền tin

Giao diện của các thết bị IED phải cho phép hệ thống tích hợp thu nhận dữ liệu theo chu kỳ giá trị dòng điện 3 pha và điện áp, các dữ liệu đo, thông tin trạng thái máy cắt, và các thông tin được lưu giữ bên trong các thiết bị bảo vệ IED của các lộ ra. Hệ thống tích hợp phải có khả năng xác định các trạng thái hoạt động của từng thiết bị IED.

Hệ thống tích hợp phải trợ giúp tất cả các giao thức truyền tin được sử dụng bởi các thiết bị IED trong hệ thống. Thêm nữa, hệ thống tích hợp phải bao gồm cả sự trợ giúp cho các giao thức truyền tin tiêu chuẩn như IEC 61850/UCA2, Modbus TCP, DNP TCP, IEC 870-5-104.

b.10.2 Giao diện EMS

Hệ thống tích hợp phải bao hàm một giao diện với EMS của EVN (IEC870-5-101), giao diện này tạo điều kiện cho các nhân viên điều hành hệ thống giám sát và điều khiển từng trạm thông qua giao diện người sử dụng EMS hiện có. Giao diện EMS có thể thông qua LAN hoặc trực tiếp thông qua bộ xử lý trung tâm của trạm.

Hệ thống tích hợp phải có khả năng truyền theo chu kỳ tới EMS giá trị của một vài hoặc tất cả các biến lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống tích hợp tại một khoảng cách thời gian xác định. Khoảng thời gian này có thể điều chỉnh trong khoảng 2s và một phút trong khoảng tăng 1s.

Tất cả các thiết bị phải có khả năng điều khiển thông qua giao diện với người sử dụng tại chỗ của hệ thống tích hợp trạm, có khả năng điều khiển thông qua giao diện người sử dụng EMS. Các lệnh điều khiển giám sát xuất phát từ giao diện người sử dụng EMS được truyền tới hệ thống của EVN khi xuất hiện. Thủ tục điều khiển giám sát tuân theo thủ tục lựa chọn trước xử lý, tương tự với thủ tục được sử dụng để điều khiển tại chỗ. Điều đó có nghĩa là người điều hành hệ thống được yêu cầu khẳng định việc lựa chọn thiết bị đúng trước khi ra lệnh điều khiển.

Hệ thống tích hợp phải bao gồm chức năng điều khiển giao diện EMS, chức năng này sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng xác định các biến nào của trạm sẽ được truyền tớì EMS và các khoảng thời gian giữa các lần truyền.

b.10.3 Giao diện với hệ thống quản lý phân phối

Không đòi hỏi một giao diện riêng biệt.

b.10.4 Khả năng truy nhập từ xa qua modem

Hệ thống tích hợp phải bao hàm các thiết bị liên lạc cho phép các nhân viên của EVN truy nhập vào hệ thống thông qua đường điện thoại. Các thiết bị truy nhập từ xa này sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng thu nhận dữ liệu và các cảnh báo từ cơ sở dữ liệu của hệ thống tích hợp, thực hiện các chương trình chuẩn

Page 35: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

đoán và thu nhận các kết quả của các chương trình này. Không cho phép thực hiện các chức năng điều khiển thông qua đường điện thoại hoặc các phương tiện không phải là chuyên dụng cho điều hành.

b.11 An ninh truy nhập

Biện pháp an ninh cho điều khiển và sử dụng thông tin phải được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống tích hợp. Đối với việc truy nhập vào hệ thống tích hợp tại chỗ hay từ xa, hệ thống tích hợp trước hết phải áp dụng các biện pháp như đòi hỏi mật mã để tạo ra mức độ an ninh thích hợp. Phải đặc biệt nhấn mạnh vào biện pháp an ninh khi truy nhập vào hệ thống thông tin trạm và các chức năng điều khiển thiết bị thông qua các thiết bị giao tiếp không phổ biến, chẳng hạn như các đường điện thoại truy nhập. Hệ thống an ninh phải bảo vệ chống lại sự truy nhập của các nhân viên không được phép vào các chức năng điều khiển quan trọng và các thông tin nhạy cảm cũng như tránh các hành động điều khiển sơ suất cẩu thả và việc thay đổi trị số đặt do các nhân viên không có trách nhiệm. Việc lắp đặt trong tương lai sẽ sử dụng các liên kết nhận dạng người sử dụng của EVN (EVN "OT#") cho việc truy nhập với sự cho phép từ mạng EVN.

Việc điều khiển thiết bị được giới hạn trong số các nhân viên vận hành trong trung tâm điều khiển hệ thống. Các phương tiện thông tin liên lạc chuyên dụng được sử dụng cho các chức năng điều khiển từ xa. Việc truy nhập vào các chức năng điều khiển thông qua đường điện thoại hoặc thông qua các thiết bị khác không phải của điều độ, là không được phép.

Yêu cầu hệ thống phải có cả mã an ninh (ngăn không cho sự truy nhập trái phép) và đăng ký người sử dụng. Nó phải có khả năng xây dựng lại sự thay đổi trong quá khứ của tất cả các bộ phận của hệ thống, bao gồm các thiết bị IED, và xác định ai có khả năng truy nhập theo mức an ninh vào những thiết bị IED nào, tại bất kỳ điểm nào trong cùng một thời điểm. Việc truy nhập vào các mức điều khiển khác nhau hoặc đặt lại cấu hình hệ thống phải được gán với các mức cho phép truy nhập khác nhau. Ví dụ, một kỹ sư Rơle được phép thay đổi trị số đặt của Rơle nhưng không được phép điều khiển máy cắt. Sự cho phép này là dành cho nhân viên có nhiệm vụ vận hành thiết bị trạm. Việc truy nhập sẽ được ghi lại để cung cấp đăng ký người sử dụng và các tài liệu về các thao tác điều khiển hoặc thay đổi cấu hình hệ thống. Sự truy nhập của người sử dụng vào máy chủ của trạm được xác định trong cơ sở dữ liệu hiện tại về nhận dạng người sử dụng của EVN, được truyển thông qua mạng WAN của EVN, mạng khách hàng -server, và được quản lý bởi IT.

Hệ thống tích hợp phải có chức năng quản trị an ninh để gán quyền truy nhập thông tin và quyền điều khiển cho các cá nhân, các văn phòng và các bàn điều khiển.

b.12 Các công cụ bảo dưỡng hệ thống

Hệ thống tích hợp bao hàm các công cụ bảo dưỡng tạo điều kiện cho các nhân viên có trách nhiệm thay đổi cảc trị số đặt, các tham số của IED và hệ thống tích hợp. Một cơ cấu an ninh phải được cung cấp để ngăn chặn những người không được phép sử dụng các công cụ bảo dưỡng hệ thống làm thay đổi hệ thống.

Hiện tại, chỉ có các nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị phụ trách hệ thống điều khiển và bảo vệ hệ thống được phép thay đổi trị số đặt của các thiết bị IED đang vận hành. Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống tích hợp không loại bỏ việc cho phép thêm các đơn vị truy nhập trong tương lai, chẳng hạn như các kỹ sư bảo vệ trong các đơn vị xây dựng /vận hành, để thực hiện những thay đổi như trên.

Page 36: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Hệ thống tích hợp phải bao hàm một phương tiện cung cấp đăng ký người sử dụng cho tất cả các thay đổi. Điều đó có nghĩa là, nó có thể xây dựng lại những thay đổi trong quá khứ cho tất cả các trị số đặt. Bản ghi những thay đổi trong quá khứ sẽ mô tả sự thay đổi được tạo nên với các giá trị "trước" và "sau", và sẽ xác định thời gian và ngày tháng thay đổi, người hoặc đơn vị nào đã thay đổi.

b.13 Quản lý và đặt cấu hình hệ thống tích hợp

Người cung cấp hàng sẽ cung cấp một hệ thống phần mềm đặt cấu hình để định nghĩa các phần tử và các đặc tính có liên quan của các ứng dụng trong hệ thống tích hợp. Các định nghĩa gốc cho các phần tử ứng dụng (chẳng hạn như mã nguồn, dạng hiển thị,...), các yêu cầu địa điểm (chẳng hạn như: tại chỗ, chia sẻ với người sử dụng khác) và các đặc tính truy nhập sẽ được định nghĩa thông qua hệ thống phần mềm đặt cấu hình. Các định nghĩa gốc cho tất cả các phần tử của một ứng dụng sẽ được lưu giữ trong đĩa thông qua hệ thống quản lý mã. Yêu cầu tối thiểu của hệ thống quản lý mã như sau:

Quản lý mã nguồn và các hình ảnh dạng nhị phân

Cho phép theo dõi sự thay đổi theo ngày tháng, tác giả và mục đích

Hỗ trợ các nhóm lập trình làm việc đồng thời trên cùng các môđun

Cung cấp một bộ kết nối hiệu quả.

Các thủ tục cho sự tái tạo hoàn chỉnh các hình ảnh có thể thực hiện được và các tệp thời gian thực hiện sẽ cho phép các ứng dụng riêng rẽ được xây dựng lại và cài đặt trong 1 hoặc nhiều bối cảnh của hệ thống ứng dụng. Các ứng dụng sẽ trở thành một bộ phận của bất kỳ một hệ thống ứng dụng nào nhờ một thủ tục dễ hỉểu, thủ tục này không yêu cầu một sự thay đổi nào đối với ứng dụng nguồn.

Tự chuẩn đoán được tiến hành bởi các khối của hệ thống tích hợp và một trục trặc hay hư hỏng được phát hiện sẽ được cảnh báo.

Hệ thống tích hợp bao hàm cả việc chuẩn đoán trực tuyến và phi trực tuyến, các chương trình kiểm tra cho các khối của hệ thống và cho phép chương trình quản lý hệ thống phân tích sự cố hoặc hỏng hóc. Các chuẩn đoán phi trực tuyến này sẽ cung cấp các thiết bị để in ra và sự tương tác với người sử dụng.

Một loại chuẩn đoán khác được cung cấp sẽ hoạt động khi hệ thống đang kết nối, nhưng có thể đòi hỏi phần cứng được kiểm tra phải được ngắt ra. Việc sử dụng các màn điều khiển cấu hình có thể cho phép khai báo phần cứng đã được ngắt ra và không sẵn sàng. Có thể chỉ dẫn hệ thống thực hiện các chuẩn đoán tương hỗ thích hợp.

Nhà thầu hàng sẽ cung cấp các chương trình chuẩn đoán và/hoặc kiểm tra, tương tự như các chương trình được mô tả ở trên, cho các phần cứng chính được sử dụng cho giao diện với người sử dụng và cho việc điều khiển và thu nhận dữ liệu.

Các mô đun nhận tín hiệu của chương trình chuẩn đoán phải được cung cấp để nhận tín hiệu từ nhiều hơn một thiết bị đầu vào nhờ đó các thiết bị hư hỏng có thể được kiểm tra.

Chương trình giám sát độc lập quá trình chuẩn đoán cũng được cung cấp cho từng khối xử lý trong hệ thống. Chương trình này được nạp về sau khi khối xử lý được tách ra khỏi hệ thống. Nó sẽ cung cấp khả

Page 37: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

năng thực hiện các chuẩn đoán phi trực tuyến để phát hiện hư hỏng trên khối xử lí và các phần cứng ngoại vi liên quan.

b.14 Quản trị và đặt cấu hình mạng thông tin liên lạc

Các dịch vụ phải được cung cấp để định cấu hình, điều khiển, giám sát tại chỗ hoặc từ xa cho mạng tính toán và các tài nguyên giao tiếp nhằm đảm bảo việc vận chuyển dữ liệu giữa cá bộ xử lý và các hệ thống khác trong môi trường xử lý dữ liệu phân tán. Điều này phải bao hàm cả việc quản lý các thiết bị IED trên mạng cục bộ (LAN). Các sản phẩm điều khiển và đặt cấu hình mạng phải có khả năng truy nhập được từ bất cứ nút nào trên mạng và phải có khả năng quản lý các tài nguyên ở bất cứ nơi đâu trên mạng. Việc đặt cấu hình và các sản phẩm điều khiển cho phép bất kỳ một phần tử nào của mạng (bộ xử lý, các thiết bị ngoại vi, hoặc các kết nối thông tin liên lạc) được khởi động, tắt đi, đặt lại cấu hình hoặc được điều chỉnh mà không làm ảnh hưởng tới tính sẵn sàng của mạng tính toán cũng như toàn hệ thống. Bất kỳ thao tác điều khiển và đặt cấu hình mạng nào đối với một hệ thống ứng dụng (mà làm ảnh hưởng tới tính sẵn sàng của các tài nguyên) phải gửi các bản tin tới hệ thống đó cho nó biết rằng tài nguyên bị mất hay còn được lưu trữ. Một tập hợp các thống kê trên các tài nguyên mạng được quản lý, sẽ phải được duy trì bởi hệ thống giám sát, điều khiển và đặt cấu hình mạng.

Các yêu cầu tối thiểu phải được cung cấp như sau:

Các dịch vụ vận chuyển cung cấp một cấu trúc phân phối server /client và việc trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác.

Truy nhập tệp dữ liệu từ xa cung cấp việc truy nhập trực tiếp tới các tệp dữ liệu mà không cần quan tâm đến vị trí của chúng.

Quản lý các tài nguyên mạng bao gồm việc thực hiện phần mềm kết nối, nạp phần mềm từ server trung tâm và khởi động lại hệ thống.

Sửa lỗi phần mềm tự động hoặc bằng tay tạo ra bản dự phòng cho các tài nguyên trong trường hợp phần dự trữ được cung cấp.S

Thu thập, duy trì và thông báo các thông tin về việc nạp khối trong một cấu trúc phân tán.

b.15 Độ tin cậy, mức dự phòng, chuyển đổi khi hư hỏng, dự phòng thiết bị

Trạm vẫn phải có khả năng vận hành trong trường hợp máy tính chủ của hệ thống tích hợp bị hỏng. Không có một điểm sự cố đơn lẻ nào được phép làm cho trạm không thể hoạt động được. Việc điều khiển và giám sát đầy đủ tại chỗ phải được duy trì.

Hệ thống tích hợp giao tiếp với các thiết bị trạm để thực hiện các chức năng có tính chất sống còn đối với sự an toàn con người, bảo vệ thiết bị điện và đảm bảo độ tin cậy hệ thống. Bởi vậy, tình trạng sự cố hay hoạt động của hệ thống tích hợp không được phép làm mất tác dụng hoặc làm giảm khả năng thực hiện các chức năng điều khiển và giám sát thiết bị nhất thứ của trạm.

Các chức năng quan trọng (bảo vệ, chức năng điều khiển nhất thứ, đo đếm, ...) sẽ không được phép mất tác dụng bởi bất cứ một sự cố đơn lẻ. Để đạt được yêu cầu này, hệ thống tích hợp phải có các đặc tính sau đây:

Page 38: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Bảo vệ Rơle không được phụ thuộc vào hệ thống tích hợp để phát hiện sự cố hoặc thực hiện các thao tác điều khiển đóng cắt "nghiêm ngặt về thời gian", và các thao tác điều khiển cần thiết để cô lập thiết bị bị sự cố. Các thao tác trong thời gian ngắn là các thao tác trong đó tốc độ thao tác cao là yếu tố chủ yếu ngăn chặn sự phá hỏng thiết bị điện và/hoặc tránh các vấn đề về độ ổn định hệ thống.

Hệ thống tích hợp có thể được sử dụng để thực hiện các logic điều khiển không cần đến thời gian tác động nhanh, như tự động khắc phục sự cố sau khi sự cố máy biến áp.

Giao diện đầu tiên giữa người sử dụng với hệ thống tích hợp (UI) là thiết bị cho đo đếm trong trạm. Các đồng hồ đo dự phòng, không phụ thộc vào hệ thống tích hợp, sẽ được cung cấp. Các màn hiển thị đo lường là 1 bộ phận tích hợp của Rơle bảo vệ hoặc của các thiết bị đo IED, có thể được chấp nhận cho các mục đích dự phòng.

Giao diện với người sử dụng của hệ thống tích hợp (máy tính tại trạm) phải độc lập với giao diện giữa HT SCADA và trung tâm điều khiển hệ thống. Nếu giao diện của HT SCADA không hoạt động, người ta vẫn có thể sử dụng giao diện với người sử dụng của hệ thống tích hợp, nhờ đó EVN không còn chỉ phải trông cậy vào các thiết bị đo dự phòng tại chỗ trong các điều kiện như vậy.

Nếu các phần tử của hệ thống tích hợp được dự phòng, không được có bất kỳ một sự cố nào được phép làm mất tác dụng cả của các thiết bị dự phòng đó. Nếu có điều kiện các thiết bị dự phòng của hệ thống tích hợp phải được cấp nguồn từ các nguồn độc lập (như các bộ ắc qui hay các mạch cấp nguồn riêng rẽ trong trạm).

Một thiết kế "an toàn trong trường hợp sự cố" phải được cung cấp (do không cho phép bất kỳ một loại sự cố nào trong hệ thống tích hợp được phép gây ra những tác động điều khiển không mong muốn chẳng hạn như lệnh cắt hoặc đóng máy cắt). Thêm vào đó, các hỏng hóc trong hệ thống tích hợp không được phép làm mất tác dụng của các chức năng điều khiển và đo lường tại chỗ của trạm.

Người cung cấp sẽ phải cung cấp khả năng tự động khởi động lại hệ thống. Tất cả các chương trình sẽ được kích hoạt và/hoặc đặt vào một tiến trình theo một trình tự khởi động được xác định trước, mà không cần quan tâm đến chương trình nào đang được thực hiện trước khi khởi động. Việc khởi động của tất cả bộ xử lý /máy tính đầu -cuối, nếu có, phải được thực hiện tự động. Không yêu cầu phải có sự can thiệp của con người.

Sự khởi động "ấm" sẽ được tự động bắt đầu sau khi tắt nguồn của một khối xử lý.

Trong tất cả các trường hợp khởi động lại, phần mềm khởi động lại sẽ đặt một nhóm các chỉ thị trong cơ sơ dữ liệu hệ thống; Những chỉ thị này, sau đó có thể được đặt lại bởi các chương trình riêng lẻ, giúp nhận biết rằng việc khởi động lại đã xảy ra kể từ lần thực hiện công việc của chúng. Sau khi khởi động lại hệ thống, màn hiển thị, do người lập trình xác định, phải được đưa lên khối xử lý.

b.16 Duy trì và tạo lập màn hiển thị

Phần mềm tạo lập màn hiển thị trực tuyến (on-line) phải tạo điều kiện cho những nhân viên không được hỗ trợ có khả năng tạo lập và duy trì các màn hiển thị các dữ liệu trong một khuôn dạng có thể định nghĩa được. Phần mềm tạo lập trực tuyến phải có sẵn cho người sử dụng vào bất cứ lúc nào. Bộ tạo màn hiển thị trực tuyến phải hỗ trợ các dạng dữ liệu và cung cấp định nghĩa của các phương pháp gọi màn hiển thị.

Page 39: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Hệ thống tích hợp có thể chấp nhận các màn hiển thị được lấy về từ các hệ thống khác theo khuôn dạng tiêu chuẩn công nghiệp như DXF và BMP...

b.17 Tạo lập, duy trì và truy nhập cơ sở dữ liệu

Yêu cầu phải có một cấu trúc tạo lập cơ sở dữ liệu tích hợp để hỗ trợ cho tất cả các chức năng. Cơ sở dữ liệu phải được hỗ trợ bằng việc tạo lập và soạn thảo một cơ sở dữ liệu tập trung. Các tiện ích của cơ sở dữ liệu phải cho phép tạo lập thêm các tệp dự liệu. Cơ sở dữ liệu phải được thiết kế để tạo ra sự hiệu quả và tính đa dụng của ứng dụng trong một môi trường thời gian thực, cũng như khả năng dễ dàng mở rộng khi hệ thống phát triển. Các tiện ích của cơ sở dữ liệu phải hỗ trợ việc tạo lập và làm cho cơ sở dữ liệu có hiệu lực, soạn thảo cơ sở dữ liệu, duy trì và truy nhập cơ sở dữ liệu và hỗ trợ khả năng hỏi SQL.

b.18 Tạo lập và duy trì các bản báo cáo

Phần mềm tạo lập và duy trì các bản báo cáo sẽ tạo điều kiện cho EVN xác định được các bản báo cáo và các bản nhật ký cần thiết để in ra tự động hoặc theo yêu cầu. Các khả năng tạo lập báo cáo của hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu thời gian thực (RDBMS) phải được sử dụng để đáp ứng yêu cầu với chi phí mở rộng nhỏ nhất. Chương trình soạn thảo nhật ký phải có khả năng hoạt động theo kiểu tương hỗ. Chương trình soạn thảo hoạt động theo một cách thức tương tự với chương trình soạn thảo màn hiển thị và sử dụng các thủ tục giao diện với người sử dụng giống nhau.

b.19 Khả năng bảo dưỡng

Bản thiết kế, các tài liệu và việc đào tạo về hệ thống tích hợp phải tạo điều kiện cho EVN đủ khả năng tự bảo dưỡng hệ thống. Các khối hư hỏng phải được thay thế dễ dàng bởi các nhân viên của EVN tại hiện trường mà không làm phá vỡ quá trình vận hành trạm.

Các kỹ sư và các nhân viên kỹ thuật được phép từ các đơn vị khác nhau trong EVN phải có khả năng thay đổi các giá trị đặt và các tham số của hệ thống tích hợp từ văn phòng của họ . Hệ thống tích hợp phải tự động duy trì một bản ghi các thay đổi bao gồm thời gian thay đổi, mô tả quá trình thay đổi (giá trị trước và sau khi thay đổi), xác định cá nhân hay tổ chức nào đã thay đổi. Thêm vào đó hệ thống phải có khả năng nhập và thay đổi các bản ghi bằng tay.

c. Các yêu cầu đối với phần mềm hệ thống tích hợp

c.1 Hệ điều hành

Hệ điều hành có nhiệm vụ điều khiển tất cả các tài nguyên tính toán của hệ thống tích hợp chẳng hạn như việc cung cấp các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện theo trình tự các chương trình ứng dụng trong hệ thống thời gian thực. Số lượng người sử dụng của các sản phẩm phần mềm được chuẩn hoá cho hệ thống tích hợp là lớn nhất.

Hệ điều hành (OS) sẽ triển khai việc điều khiển một cách hiệu quả trên các tài nguyên tính toán cơ sở, bao gồm việc phân bố bộ nhớ CPU, việc sử dụng nhịp thời gian của CPU, các chuyển bộ nhớ, và tất cả các chuyển đổi vào ra. Hệ điều hành OS sẽ phân bố tài nguyên cho từng chương trình dưới dạng động trên cơ sở sơ đồ nhiều mức ưu tiên. Nó sẽ duy trì việc thực hiện các chương trình theo thứ tự trong môi trường đa chương trình tương ứng với thời gian thực cần thiết của hệ thống.

Page 40: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Hệ điều hành dùng cho khối xử lý thống nhất là Windows phiên bản sau năm 2010

c.2 Các dịch vụ và các tiện ích lập trình

Phần mềm hệ thống tích hợp phải bao gồm một tập hợp các công cụ và các trợ giúp lập trình bao gồm cả các phần mềm đã được sử dụng bởi người cung cấp trong việc phát triển hệ thống.

Một chương trình soạn thảo văn bản tương hỗ sẽ được cung cấp để tạo lập hoặc thay đổi các tệp dữ liệu ASCII từ các đầu kết nối của máy tính. Chương trình soạn thảo phải cho phép việc soạn thảo ký tự, từ, dòng và bộ đệm, cho phép thực hiện các lệnh chèn, xoá, thay đổi và chuyển chỗ cũng như khả năng trộn và móc nối tệp.

Một bộ hoàn chỉnh các chức năng tiện ích được cung cấp bao gồm:

Copy và chuyển đổi giữa các phương tiện, theo các chiều giữa đĩa, máy in, bộ nhớ CPU và băng từ, mà về mật logic có thể thực hiện được.

Tải và đổ các tệp dạng nhị phân từ /lên đĩa hoặc băng từ, bộ nhớ chính của CPU hay bộ nhớ bulk.

So sánh nội dung bộ nhớ chính của CPU hay bộ nhớ bulk với nội dung của băng từ.

Sắp xếp, nhập, đổi tên và xoá tệp.

Truy nhập cho chức năng E -mail

Truy nhập hình vẽ.

Tiện ích tạo lập của hệ thống tích hợp sẽ cho phép người lập trình thực hiện chức năng ráp nối lúc khởi động hệ thống hoặc sau đó nếu có yêu cầu. Các chức năng sau đây sẽ được trợ giúp:

Xác định thủ tục lệnh khởi động

Các thiết bị kết nối động và các driver cho thiết bị kết nối

Tạo lập và thay đổi các tham số của hệ thống cho việc khởi động tiếp sau.

Thay đổi động các giá trị của các tham số hệ thống hiện thời.

Sau khi một chương trình đã được kiểm tra, người sử dụng có thể bổ sung chương trình mới vào hệ thống thời gian thực.

c.3 Chương trình nguồn và cập nhật của phần mềm thực hiện

Các mã nguồn dịch vụ thực hiện phải được cung cấp trong tất cả các khối xử lý của tất cả các mức. Việc thực hiện và các chương trình liên quan, bao gồm (nhưng không giới hạn) các chương trình dịch, các chương trình ghép nối, Các chương trình nạp,... phải là phiên bản mới nhất, có được ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm xuất xưởng.

Các mô đun phần mềm do nhà cấp hàng viết phải được cung cấp.

Các mô đun mã nguồn phải được cung cấp theo các điều khoản của qui định giấy phép phần mềm.

Page 41: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

c.4 Tạo lập và duy trì màn hiển thị

Phần mềm tạo lập màn hiển thị trực tuyến phải cho phép nhân viên quản trị khả năng tạo lập và duy trì các màn hiển thị của dữ liệu trong một khuôn dạng có thể định nghĩa, từ bất kỳ một khối xử lí nào được gán chức năng này.

Phần mềm tạo lập màn hiển thị trực tuyến phải sẵn sàng cho người sử dụng vào bất cứ lúc nào. Bộ tạo lập màn hiển thị trực tuyến sẽ hỗ trợ cho tất cả các dạng dữ liệu, bao hàm trong các chương trình ứng dụng cấp cao và cung cấp định nghĩa cho các phương pháp gọi màn hiển thị. Các khả năng của phần mềm tạo lập màn hiển thị trực tuyến bao gồm:

Tạo lập các màn hiển thị đồ hoạ đầy đủ bao gồm các bản đồ và việc tạo và sắp xếp lớp tương ứng,...

Tạo lập các màn hiển thị ở mode ký tự trong đó chỉ chứa các dữ liệu ký tự cho các phần tĩnh và động. Mode này được hạn chế cho dạng dữ liệu phù hợp cho việc in ấn trên các bộ ghi nhật ký hệ thống.

Phương pháp tương hỗ để duy trì tập hợp các biểu tượng và ký tự.

Việc tạo lập các mối liên kết cho việc dịch chuyển dữ liệu lên trên hay xuống dưới cho dữ liệu dạng bảng.

Các khả năng soạn thảo: chèn, xoá, dịch chuyển và sao chép các phần tử trên màn hiển thị. Có khả năng bổ sung thêm một màn hiển thị sử dụng màn biểu diễn hiện tại làm nền (với các liên kết nền và liên kết động nếu có).

Liên kết của các dữ liệu đo xa, các dữ liệu tính toán, các dữ liệu đầu ra của các chương trình ứng dụng hay bất kỳ một phần tử cơ sở dữ liệu nào hoặc được lưu giữ trên đĩa hay lưu giữ trong bộ nhớ với các trường biểu diễn xác định trên bất kỳ màn hiển thị đơn nào.

Sự tạo lập điểm liên kết gọi màn hiển thị hoặc việc gán phím chức năng cho các màn điều khiển chương trình.

Tạo lập các mối liên kết giữa việc vào dữ liệu hay việc lựa chọn điểm thâm nhập với các chương trình ứng dụng.

Tạo lập các dạng dữ liệu mới bằng việc soạn thảo các dạng dữ liệu hiện tại.

Chương trình tạo lập màn hiển thị trực tuyến sẽ hỗ trợ các chức năng sau:

Định nghĩa cấu trúc hiển thị

Định nghĩa các cơ chế thể hiện màn hiển thị

Định nghĩa các định dạng của màn hiển thị

Định nghĩa các tham chiếu cơ sở dữ liệu

Duy trì các định dạng của màn hiển thị

Định nghĩa điều khiển và truy cập chương trình ứng dụng

Page 42: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

c.5 Tạo lập, duy trì và truy cập cơ sở dữ liệu

Yêu cầu một cấu trúc tạo lập cơ sở dữ liệu tích hợp đơn phải trợ giúp tất cho cả các chức năng. Cơ sở dữ liệu tích hợp được hỗ trợ bằng việc tạo lập và soạn thảo cơ sở dữ liệu tập trung. Các tiên ích của cơ sở dữ liệu sẽ cho phép tạo lập thêm các tệp dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu phải được thiết kế để tạo ra sự hiệu quả và đa dụng của các ứng dụng trong môi trường thời gian thực, cũng như việc mở rộng dễ dàng khi hệ thống phát triển. Các tiên ích của cơ sở dữ liệu sẽ trợ giúp cho các chức năng sau đây:

Tạo lập và kiểm tra tính tương thích cơ sở dữ liệu

Soạn thảo và duy trì cơ sở dữ liệu

Truy cập dữ liệu

c.5.1 Tạo lập cơ sở dữ liệu

Phải có khả năng định nghĩa trực tuyến (on-line) các ứng dụng và các tham số của cơ sở dữ liệu, sử dụng các hiển thị điền vào chỗ trống. Nói chung, các tham số sẽ chỉ được đưa vào một lần ngay cả khi được sử dụng bởi nhiều ứng dụng. Chương trình tạo lập cơ sở dữ liệu sẽ định kích thước cơ sở dữ liệu, tạo ra các các tệp dữ liệu và các phụ lục cần thiết, và khởi tạo cơ sở dữ liệu với các giá trị đặt. Việc cập nhật từng phần, từng mô đun của cơ sở dữ liệu trên một IED phải thực hiện được.

Nếu khi kích thước cơ sở dữ liệu bị thay đổi, cần phải định lại kích thước một số hoặc tất cả các chương trình ứng dụng, Các chức năng tạo lập cơ sở dữ liệu sẽ tạo ra các tham số kích thước mới cho tất cả các ứng dụng tại một vị trí trung tâm. Các chương trình ứng dụng sẽ lấy và sử dụng các tham số này khi chạy. Chương trình được mua phải dược cung cấp các công cụ cần thiết để định lại kích thước các chương trình trong mọi ngôn ngữ bậc cao, chẳng hạn như FORTRAN, C ++..., đã được người cấp hàng sử dụng để phát triển phần mềm.

c.5.2 Bảo dưỡng cơ sở dữ liệu

Khả năng soạn thảo và bảo dưỡng một cơ sở dữ liệu tương hỗ phải được cung cấp. Gói dữ liệu soạn thảo sẽ cho phép hiển thị và soạn thảo cơ sơ dữ liệu hiện có dưới dạng tương hỗ. Dạng dữ liệu soạn thảo phải có nghĩa về mặt kỹ thuật và không cần thiết phải phản ánh cấu trúc cơ sở dữ liệu thực tế.

Phải cung cấp các khả năng để bổ sung, xoá, hay thay đổi sự mô tả của: Các dữ liệu đo xa trong cơ sở dữ liệu hệ thống; các khối phần cứng thu thập dữ liệu; các dữ liệu được vào bằnd tay trong cơ sở dữ liệu hệ thống; các dữ liệu được tính toán bởi các chương trình trong cơ sở dữ liệu hệ thống; và, một cách tổng quát, mọi tham số trong cơ sở dữ liệu hệ thống.

Khả năng thay đổi cơ sở dữ liệu được sử dụng thường xuyên nhất cho việc bổ xung các dữ liệu tính toán và đo xa vào trong cơ sở dữ liệu hệ thống. Sự bổ sung /thay đổi của các loại dữ liệu này bao gồm từ việc thực hiện với một điểm dữ liệu đơn tại một thiết bị IED hiện có tới việc thực hiện với các trình tự quét mới tại một hay nhiều thiết bị IED.

c.5.3 Truy cập cơ sở dữ liệu

Page 43: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Yêu cầu khả năng truy cập cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả. Việc truy cập cơ sở dữ liệu phải thật sự hiệu quả trong việc truy cập trực tuyến. Việc truy nhập cơ sở dữ liệu được sử dụng hàng ngày do vậy các chương trình ứng dụng phải có cơ sở dữ liệu độc lập về nơi lưu giữ và cấu trúc. Các bộ dữ liệu xác định phải được truy nhập một cách tượng trưng.

c.6 Duy trì và tạo lập báo cáo

Phần mềm duy trì và tạo lập báo cáo sẽ tạo điều kiện cho EVN xác định các bản báo cáo và/hoặc các bản nhật ký để in ra tự động hoặc theo yêu cầu; Các khả năng tạo lập báo cáo RDBMS phải được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu nêu trên với yêu cầu mở rộng nhỏ nhất. Chương trình soạn thảo nhật ký có khả năng hoạt động trong chế độ tương hỗ từ bất kỳ bộ xử lý nào. Chương trình soạn thảo sẽ hoạt động theo cách thức tương tự chương trình soạn thảo /tạo lập màn hiển thị và sử dụng các thủ giao diện với người sử dụng giống nhau. ở mức tối thiểu, một chương trình soạn thảo báo cáo phải trợ giúp các chức năng sau đây:

Soạn thảo các thông tin nền của báo cáo và định vị các trường dữ liệu

Liên kết các trường dữ liệu với cơ sở dữ liệu quá khứ thông qua các dấu nhắc tương hỗ.

Định nghĩa sự hiện diện của trường dữ liệu trên bản báo cáo thông qua các dấu nhắc tương hỗ.

Định nghĩa các tính toán liên quan đến bản báo cáo (trong trường hợp không không được cung cấp như là một phần của tính toán dữ liệu quá khứ)

Định nghĩa lịch trình in

Đặt tên bản báo cáo

Xem bản báo cáo

d. Các yêu cầu về phần cứng

d.1 Các yêu cầu về xây dựng và lắp đặt

d.1.1 Nguồn cung cấp

Các thiết bị vi xử lí, chẳng hạn như hệ thống tích hợp và các thiết bị IED, yêu cầu nguồn cung cấp AC tin cậy để hoạt động được liên tục. Điều này tạo ra một sự thay đổi đáng kể từ các thiết bị bảo vệ cơ điện tử và các thiết bị đo, là các thiết bị nói chung không đòi hỏi nguồn cung cấp. Bên cạnh đó tồn tại một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, một Rơle đóng lặp lại cơ điện yêu cầu một nguồn cung cấp để vận hành một mô tơ điện cho mục đích đếm thời gian.

Một cách lý tưởng, hệ thống tích hợp và các thiết bị IED của trạm có thể sử dụng các nguồn hiện có, chẳng hạn như hệ thống ắc qui trạm, hay nguồn tự dùng AC. Hầu hết các thiết bị IED bảo vệ và đo được thiết kế để vận hành chính xác với điện áp nguồn cung cấp dao động lên xuống trong khoảng 20% giá trị điện áp định mức, và vì vậy các thiết bị này có thể vận hành chính xác khi điện áp của hệ thống ắc qui trạm giảm do cắt máy cắt. Các thiết bị vi xử lý khác chẳng hạn như máy tính trạm có thể không tiếp tục vận hành trong trường hợp sự cố, và do đó có thể phải yêu cầu một nguồn cung cấp riêng biệt. Nguồn tự dùng AC của trạm, có thể bị mất trong lúc sự cố trên mạch cấp cho máy biến áp tự dùng, không đủ độ tin

Page 44: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

cậy để cấp nguồn cho hệ thống tích hợp. Vì vậy cần phải có một bộ nguồn không bị gián đoạn riêng biệt (UPS-Uninteruptible Power Source) gồm có bộ ăc quy, bộ nạp và bộ nghịch lưu được thiết kế với cấu hình n+1.

d.1.2 Thiết kế đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành

Các yêu cầu tối thiểu về an toàn cho người vận hành như sau:

Bất cứ phần cứng nào có điện áp vận hành vượt quá 50V, thì phần cứng đó phải được che, ngăn sự tiếp xúc vô tình và phải được dán biển báo hiệu trên đó.

Không được có các cạnh hay các góc sắc nhọn. Tất cả các mép phải được làm tròn để tránh gây thương tích.

Các vật liệu được xác định trong thiết kế phần cứng phải đáp ứng các tiêu chuẩn UL và NFPA 70, và phải được thiết kế theo các tiêu chuẩn có thể áp dụng được NEMA và ANSI /IEEE bao hàm mã an toàn điện quốc gia (ANSI C2-1993). Các phần có thể áp dụng được của mã này nằm trong phần 18, Máy cắt và thanh cái đặt trong vỏ bọc kim loại.

d.1.3 Đóng gói phần cứng

Các vật liệu mới được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thương mại phải được sử dụng để chế tạo các phần cứng của hệ thống tích hợp. Tất cả các khối cấu thành được chế tạo ở trạng thái rắn. Tất cả cầu nối, các đầu đấu cáp và dây phải được in dán nhãn chắc chắn để phân biệt. Tất cả các điểm đấu nối dây và cáp bên ngoài phải có khả năng tiếp cận dễ dàng để đấu nối /tách đấu nối và cũng được in dãn nhãn chắc chắn. Tất cả các bộ phận cấu thành và các phần cứng phải là các sản phẩm hiện tại của các nhà sản xuất các bộ phận cấu thành. Để dễ dàng trong việc mở rộng và bảo dưỡng, việc mô đun hoá sẽ được áp dụng cho các phần cứng. Tất cả các dây phải được buộc hoặc kẹp gọn gàng. Các vật liệu dễ bị ăn mòn không được phép sử dụng. Phần cứng phải đủ vững chắc cho các vị trí phải chịu đựng và vị trí khởi động mà không bị hư hỏng. Các tủ phải được sơn với 1 hoặc 2 lớp sơn ngoài lớp sơn lót. Các tiêu chuẩn công nghiệp De facto phải được tuân thủ trong khi tiến hành lắp ráp phần cứng.

d.1.4 Các bộ phận cấu thành

Tất cả các bộ phận cấu thành phải được lựa chọn từ những đợt sản phẩm được sản xuất tự động cao và đã được kiểm tra của một nhà sản xuất đáp ứng với yêu cầu cao về độ tin cậy của hệ thống phần cứng. Tất cả các bộ phận cấu thành phải được lựa chọn từ cấp sản phẩm sử dụng nhằm thoả mãn ứng dụng dự định. Việc phân loại sản phẩm theo cấp bậc công nghiệp phải được sử dụng.

Các mạch tích hợp hoạt động với các đặc tính giới hạn nhiệt độ bình thường.

Tất cả cá bộ phận cấu thành riêng rẽ, bao gồm các bán dẫn, điện trở, tụ điện, cầu chì và đèn phải được lựa chọn phù hợp với các phương pháp đảm bảo chất lượng công nghiệp và thương mại tiêu chuẩn.

Các thiết bị cắt bảo vệ mạch phải được thiết kế vận hành bằng tay, kiểu loại đúc và phải có bảo vệ quá nhiệt và ngắn mạch cắt nhanh cho từng cực. Tất cả các áp tô mát cho mạch DC 48V hoặc thấp hơn có trị số điện áp định mức không nhỏ hơn 125V DC. Tất cả các áp tô mát cho các mạch 120 và 208V AC có điện áp định mức không nhỏ hơn 120/250V AC.

Page 45: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

d.1.5 Các yêu cầu về đi cáp

Các kỹ thuật đi dây tiêu chuẩn công nghiệp phải được áp dụng trong quá trình xây dựng hệ thống tích hợp. Tất cả các công việc đi cáp tín hiệu trong và giữa các hệ thống con của một hệ thống tích hợp hoàn chỉnh, bao gồm các thiết bị LAN, và việc kết nối cáp liên lạc với giao diện của các giao tiếp liên quan phải được cung cấp. Tất cả các cáp giao tiếp truyền tin trong hệ thống tích hợp nếu liên hệ với một IED ngoài vỏ tủ kim loại phải dùng bằng cáp quang. Vật tư cho công việc này bao gồm tất cả các dây kết nối, các cáp, các bộ nối tiếp, các bộ rẽ và các bộ đầu nối được yêu cầu cho các phần tử của hệ thống con, cho các kết nối và các giao diện.

d.1.6 Các bộ phận dự phòng và thiết bị thử nghiệm

Nhà thầu hàng phải cung cấp bảng liệt kê các bộ phận và bảng giá hoàn chỉnh cũng như một danh sách các bộ phận dự phòng, thiết bị thử nghiệm và các dụng cụ đặc biệt cho hệ thống tích hợp. Cácbộ phận dự phòng và thiết bị phải được giao cùng với hệ thống tích hợp.

II.6.2.3. Các yêu cầu về tài liệu

Hệ thống cần phải được cung cấp đầy đủ tài liệu tạo điều kiện cho EVN đủ khả năng tự bảo dưỡng hệ thống. Bên cạnh các bản copy của các sổ tay tra cứu và bản vẽ, cũng cần phải có các tài liệu trực tuyến trên mạng của hệ thống tích hợp (Các màn hình trợ giúp, các hướng dẫn người sử dụng,...).

Các chủ đề được đề cập đến trong tài liệu bao gồm:

Danh sách chi tiết và các bản mô tả của các phần tử hệ thống, các chức năng, cách vận hành và giao tiếp.

Nguyên lý vận hành

Sổ tay tra cứu người vận hành

Tài liệu thiết kế chức năng

Tài liệu thiết kế phần cứng

Các bản vẽ sơ đồ, mạch và danh sách đi dây

Các thủ tục quản lý mạng và đặt cấu hình

Các thủ tục kiểm tra, chuẩn đoán, và phát hiện sự cố

Các kế hoạch và các thủ tục cho việc thử nghiệm tại xưởng, thử nghiệm tại hiện trường, và thử nghiệm khi vận hành một khi trạm được bảo hành.

Các sổ tay dich vụ, bảo dưỡng và sửa chữa

Tài liệu về các thủ tục điều khiển

Tại thời điểm giao hàng tại hiện trường, một bộ tài liệu hoàn chỉnh về các thiết bị được chế tạo phải được cung cấp để phản ánh mọi sự thay đổi được tạo ra trong quá trình thí nghiệm nghiệm thu xuất xưởng (FAT).

Page 46: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các yêu cầu thử nghiệm và bảo đảm chất lượng

Tất cả các thiết bị, vật liệu và phần mềm được trang bị cho hệ thống tích hợp phải được thử nghiệm. Các đại diện của EVN sẽ chỉ dẫn tất cả các công việc và các thử nghiệm có liên quan tới qua trình thực hiện. Các thử nghiệm sẽ bao gồm cả thử nhiệm cấu trúc và không cấu trúc. Mục đích của thử nghiệm là để xác định sự tuân thủ trên mọi khía cạnh của hệ thống theo hợp được ký.

Thủ tục và kế hoạch thí nghiệm nghiệm thu

Dự tính rằng các nội dung thử nghiệm (ATP-Acceptance Test Plan) sẽ kiểm tra khả năng thực hiện đầy đủ các chức năng yêu cầu, đồng thời và riêng rẽ, của hệ thống căn cứ theo các thoả thuận về thử nghiệm cấu trúc.

Các tài liệu về thiết bị phải hoàn chỉnh, được xem xét và phê duyệt bởi EVN trước khi tiến hành bất kỳ một thử nghiệm nào.

ATP sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, các thử nghiệm chức năng, cho thấy sự đáp ứng của hệ thống tích hợp về các mặt chức năng, phần mềm, phần cứng, giao diện và vận hành.

Người cung cấp phải phát triển và cung cấp tài liệu về thủ tục thử nghiệm và các nội dung thử nghiệm xuất xưởng (FAT-Factory Acceptance Testing) và thử nghiệm tại hiện trường (SAT-Site Acceptance Testing), thích hợp cho hệ thống tích hợp và các phần tử của nó. Thủ tục thử nghiệm và các nội dung thử nghiệm phải được EVN xem xét và chấp thuận trước khi tiến hành.

Thí nghiệm nghiệm thu xuất xưởng (FAT)

FAT sẽ được tiến hành theo các tài liệu về các nội dung và thủ tục thử nghiệm, bao gồm các thử nghiệm tối thiểu sau:

Thử nghiệm bằng mắt - Kiểm tra xem hệ thống tích hợp có đủ các bộ phận và được đặt cấu hình đúng không. Việc điều tra băng mắt sẽ kiểm tra công việc của các công nhân và tất cả các thiết bị, bao gồm cáp và các cầu nối, xem đã được gián nhãn đúng chưa.

Thử nghiệm chuẩn đoán phần cứng - Gồm các thử nghiệm riêng rẽ của toàn bộ phần cứng của hệ thống. Những thử nghiệm này bao gồm việc chạy các chương trình chuẩn đoán phần cứng, và các chương trình chuẩn đoán bổ xung được sử dụng bởi nhà cung cấp.

Thử nghiệm giao diện và các giao tiếp - kiểm tra hoạt động đúng của việc thu thập dữ liệu, điều khiển, giám sát và các chức năng quản lý dữ liệu.

Các công cụ phát triển phần mềm - kiểm tra xem tất cả các công cụ phát triển phần mềm theo yêu cầu, các tiện ích, các chương trình chuẩn đoán và các công cụ gỡ rối cho hệ thống, bao gồm UI và cơ sở dữ liệu hoạt động đúng hay không.

Thử nghiệm khả năng thực hiện - kiểm tra xem các yêu cầu về thời gian và thời gian trả lời có thoả mãn hay không. Thử nghiệm sẽ bao gồm việc kiểm tra:

Thời gian trao đổi dữ liệu

Page 47: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Thời gian đáp ứng yêu cầu điều khiển từ xa và tại chỗ

Thời gian đáp ứng thông tin liên lạc

Thời gian đáp ứng chức năng UI

Thử nghiệm an toàn - Kiểm tra khả năng truy nhập vào hệ thống và vào quá trình vận hành hệ thống bao gồm:

Khả năng phát hiện lỗi thông tin liên lạc

Hoạt động đúng của các thủ thục điều khiển SBO

Sự phục hồi hệ thống một cách an toàn không gây lỗi cho dữ liệu hoặc cho quá trình tạo lập sự vận hành hệ thống sau khi hệ thống khởi động lại.

Bảo vệ chống lại sự truy cập không đựoc phép vào hệ thống tích hợp và các chức năng điều khiển.

Thí nghiệm - kiểm tra môi trường:

Hệ thống có hoạt động đúng trong trường hợp nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn qui định.

Độ chính xác của các tín hiệu đầu vào và đầu ra vẫn được đảm bảo khi nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn qui định.

Kế hoạch kiểm tra phải cho phép EVN có đủ thời gian để tiến hành bổ sung các kiểm tra hoặc thử nghiệm không cấu trúc. EVN có thể lên kế hoạch thử nghiệm không cấu trúc bất kỳ lúc nào, ngay cả trong lúc tiến hành các thử nghiệm cấu trúc.

Thí nghiệm nghiệm thu hiện trường (SAT)

SAT sẽ được tiến hành sau khi hệ thống tích hợp đã được lắp đặt và khởi động thành công. Hệ thống tích hợp là đối tượng cho một tập hợp nhỏ các thử nghiệm chức năng và khả năng thực hiện. SAT còn bao gồm bất kỳ loại thử nghiệm nào chưa được tiến hành trong nhà máy. EVN sẽ thực hiện các thử nghiệm không cấu trúc khi cần thiết để kiểm tra sự hoạt động tổng thể của hệ thống dưới những điều kiện tại trạm. Tất cả các khuyết tật hoặc lỗi thiết kế được phát hiện trong quá trình tiến hành SAT phải được nhà cung cấp sửa chữa lại.

Sau khi trạm mang tải các thủ tục và tài liệu về nội dung thử nghiệm phải được chuyển đến EVN.

Phê chuẩn thử nghiệm

EVN sẽ lưu giữ trong máy tính một bản ghi tất cả các kết quả thử nghiệm kèm với biên bản và các thủ tục thực hiện. Trong trường hợp hệ thống tích hợp không qua được một phần nào đó của thử nghiệm, EVN sẽ lưu ý nhà cung cấp về sự thiếu hụt này. Nhà cung cấp phải hoàn chỉnh ngay sự thiếu hụt này sau khi tiến hành thử nghiệm lại.

II.6.2.4. Các yêu cầu về đào tạo

Page 48: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các chương trình đào tạo phải được cung cấp, tạo điều kiện cho EVN phát triển khả năng tự bảo dưỡng hệ thống phần cứng và phần mềm. Các chương trình đào tạo phải cung cấp bao gồm:

Tổng quan về hệ thống

Đào tạo những người sử dụng tại chỗ /từ xa

Bảo dưỡng phần mềm hệ thống

Bảo dưỡng phần cứng hệ thống

Tất cả các tài liệu trong các sổ tra cứu riêng rẽ được lưu giữ bởi EVN

Nhà cung cấp phải kèm theo một bản mô tả nội dung khoá đào tạo được yêu cầu, thời gian và mức độ kỹ thuật của các chỉ dẫn. Nhà cung cấp còn phải kèm theo một bản tóm tắt khoá đào tạo cho mỗi học viên.

II.6.2.5. Các yêu cầu về dịch vụ bảo dưỡng và hỗ trợ tại nơi lắp đặt

Nhà cung cấp phải mô tả khả năng về dịch vụ bảo dưỡng và dịch vụ tại nơi lắp đặt, Cung cấp bản tóm tắt các dịch vụ và bảo dưỡng đề nghị cho chủ đầu tư.

Nhà cung cấp hệ thống tích hợp phải cung cấp dịch vụ bảo hành và trợ giúp kỹ thuật trong và sau thời gian bảo hành trong vòng 24h khi có yêu cầu từ chủ đầu tư.

III. VẬT TƯ THIẾT BỊ

III.1 TỦ ĐIỀU KHIỂN BẢO VỆ:

1.Tổng quát

Nhà thầu phải cung cấp các tủ bảng cần thiết cho điều khiển và bảo vệ trạm biến áp. Mỗi tủ bảng được lắp đặt tất cả các rơle và thiết bị theo danh sách trong phần kỹ thuật này, và nhà thầu phải cung cấp cho tủ bảng đầy đủ các thiết bị cần thiết. Tủ bảng có thể có khả năng để lắp đặt thêm thiết bị.

Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ các tính toán cho việc cài đặt rơle trong thiết kế nhị thứ để đảm bảo rằng là hệ thống hoạt động tốt. Nếu cần thiết có thể thay đổi một vài đặc tính của thiết bị, nhà thầu cần thông báo cho người mua trước khi hợp đồng được ký kết.

Nhà thầu phải cung cấp tất cả các bản vẽ cập nhật giữa các mạch nhị thứ hiện hữu với các thiết bị mới và ngược lại để các thiết bị mới đưa vào vận hành phù hợp với hệ thống hiện hữu.

2. Tủ

a. Cấu tạo tủ

Tủ đặt trong nhà điều khiển:

Tất cả các tủ trong nhà áp dụng theo IEC 60439-1, với cấu tạo như sau:

Page 49: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Mức bảo vệ là IP41

Ngoài những qui định khác, thiết bị điều khiển và bảo vệ được gắn trong tủ. Khóa điều khiển, bảng, đèn hiển thị, rơ le chính, thiết bị đo lường, sơ đồ nổi,…được gắn trên mặt trước của tủ.

Vỏ tủ bằng tấm hợp kim nhôm hoặc thép không rỉ dày tối thiểu 2mm và bằng các tấm ghép lại.

Cửa tủ phải có tay nấm và khóa. Cửa tủ gắn chặt vào tủ bằng bản lề và có góc mở tối thiểu là 1500. Bên trong cửa tủ phải có vị trí để chứa các bản vẽ thiết kế nội bộ tủ.

Tủ có cửa thông khí cho không khí đối lưu khi bộ sấy hoạt động, các cửa thông khí có lưới chắn côn trùng và tấm lọc bụi.

Nhãn tủ: Mặt ngoài phía trước và sau tủ đều được gắn nhãn theo ký hiệu được quy định ở phần trên. Nhãn làm từ nhôm sơn đen, chữ khắc chìm, sơn trắng, chiều cao chữ ≥ 20mm. Nếu tủ có 2 ngăn thì phải gắn nhãn đúng cho từng ngăn.

Tủ phải trang bị các bộ sưởi chống ẩm tự động điều khiển bằng nhiệt độ.

Tủ phải có các bộ đèn chiếu sáng được điều khiển thông qua việc đóng mở cửa tủ.

Đáy tủ phải có các tấm chắn bằng nhôm dự trù cho các tuyến cáp điều khiển đấu nối ra bên ngoài. Tấm đáy: Có thể tháo rời, đã bố trí sẵn lỗ luồn cáp và đảm bảo độ kín sau khi luồn cáp.

Tủ điều khiển phải có thanh đồng tiết diện tối thiểu 70mm2 làm thanh nối đất chung cho các thiết bị đặt trong tủ với hệ thống nối đất trạm, có ít nhất 2 thanh được lắp suốt dọc theo bề ngang gần dưới đáy tủ. Trên thanh có khoan sẵn các lỗ và lắp sẵn ít nhất 20 vít M4 để bắt các dây nối đất..

Các tín hiệu dòng điện và điện áp cung cấp vào Rơle bảo vệ cũng như đồng hồ đo lường phải thông qua hàng kẹp thử nghiệm (test block). Tương tự cho các lệnh đóng cắt phát ra từ rơle.

Các nguồn cấp cho tủ phục vụ cho sưởi, chiếu sáng, điều khiển, bảo vệ …. phải thông qua MCB.

Tủ đấu dây ngoài trời

Tủ đấu dây ngoài trời có kết cấu kiểu vỏ inox không từ tính dày tối thiểu 2,0mm, với đầy đủ các áp tô mát mạch VT, áp tô mát cấp nguồn AC, DC, các rơ le trung gian, rơ le thời gian, các khối hàng kẹp đấu nối, bộ sấy, đèn chiếu sáng sẽ được trang bị bên trong tủ đấu dây.

Tủ đấu dây ngoài trời sẽ được trang bị cho từng ngăn phân phối riêng biệt. Tủ được thiết kế mở cửa 2 phía, trong tủ chia làm 2 ngăn phía trước và phía sau thông với nhau. Phía trước bố trí các mạch chính và hàng kẹp cho cáp đi về thiết bị điều khiển trong nhà vận hành. Phía sau được bố trí các mạch phụ và hàng kẹp cho cáp đi về phía thiết bị ngoài trời. Giữa phía trước và phía sau được liên lạc bằng mạch và cáp nội bộ.

Tất cả các mạch dòng, mạch áp, mạch điều khiển, mạch tín hiệu, mạch trạng thái... & bảo vệ các thiết bị đóng cắt trong ngăn phân phối ngoài trời sẽ được đấu nối qua tủ đấu dây ngoài trời.

Page 50: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Tất cả các tiếp điểm phụ của máy cắt, dao cách ly trong ngăn sẽ được đấu nối tới tủ đấu dây ngoài trời kể cả các tiếp điểm chưa sử dụng trong giai đoạn này cho mục đích thiết kế các logic liên động thao tác trong vận hành & các mạch liên quan.

Các thiết bị lắp đặt trong tủ đấu dây ngoài trời phải làm việc bình thường trong môi trường –10˚C đến +85˚C, độ ẩm đến 95%. Tủ phải được thiết kế với hệ thống thông gió, sơn chống bức xạ nhiệt để đảm bảo nhiệt độ bên trong tủ luôn <45˚C trong điều kiện làm việc bình thường.

Để đảm bảo chế độ vận hành bình thường của các thiết bị bên trong tủ, nóc tủ cần có thiết kế mái tủ cách ly với vỏ tủ, tạo một khoảng không giữa mái tủ và vỏ tủ để tạo thông gió tự nhiên. Cửa tủ, mái tủ phải được thiết kế sao cho trong điều kiện mưa lớn, kéo dài, nước mưa không được xâm thực vào bên trong tủ.

Ngoài các tiêu chuẩn giống như các thiết bị được lắp đặt trong tủ điều khiển và bảo vệ, trang bị tủ ngoài trời cần có thêm một số yêu cầu sau: Hàng kẹp nguồn cho các thiết bị truyền động ngoài trời (Môtơ, cuộn hút..) phải phù hợp với công suất thiết bị và có vách ngăn an toàn tránh gây chạm, chập.

Hệ thống hàng kẹp sử dụng cho mạch dòng lắp trong tủ đấu dây phải thuộc kiểu có dao nối tắt.

Hệ thống hàng kẹp lắp đặt trong tủ đấu dây phải đủ để sử dụng cho các mạch chức năng & dự phòng tối thiểu 20% cho mỗi loại.

Tất cả các áp tô mát lắp đặt trong tủ đấu dây thuộc loại có tiếp điểm phụ thường kín & được đấu nối đến hàng kẹp cho mục đích đưa tín hiệu sự cố nguồn đến bảng cảnh báo lắp đặt trong nhà điều khiển.

Đáy tủ có thể tháo rời được và chừa vị trí luồn cáp, có khả năng bịt kín không cho bụi, hơi nước và côn trùng gặm nhấm chui vào tủ. Tủ có riêng phần chân đế cao khoảng 200mm, có nắp bên ngoài có thể mở ra phục vụ cho việc luồn và định vị cáp vào trong tủ.

Tủ có cửa thông khí cho không khí đối lưu khi bộ sấy hoạt động, các cửa thông khí có lưới chắn côn trùng và tấm lọc bụi.

3. Điều khiển

Sơ đồ một sợi của các ngăn thiết bị được thể hiện trên mimic tại BCU.

Tất cả các thiết bị nhất thứ được điều khiển và chỉ thị ở các vị trí sau:

Mức 1 : Điều khiển giám sát từ Trung tâm điều độ.

Mức 2 : Điều khiển từ phòng điều khiển của trạm.

Mức 3 : Điều khiển từ các tủ điều khiển bảo vệ của ngăn lộ.

Mức 4 : Điều khiển tại thiết bị.

Mức 1: Từ Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc:

Trạm được điều khiển, giám sát từ Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc.

Thủ tục giao tiếp giữa trạm và trung tâm điều độ là IEC-60870-5-101/104

Page 51: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Mức 2 : Từ phòng điều khiển trạm (nhà điều khiển):

Bao gồm mạng LAN, hệ thống máy tính. Các ngăn lộ bảo vệ được kết nối về máy tính chủ của trạm thông qua mạng LAN bằng cáp quang. Máy chủ phải đảm nhiệm các chức năng: thu thập dự liệu thời gian thực hiện và giao diện người – máy, chức năng thu thập, lưu trữ và quản trị cơ sở dự liệu quá khứ, Gateway kết nối lên SCADA/EMS, kết vào mạng Công ty, Tổng Công ty và kết nối Internet, Engineering Consol để phục vụ công tác bảo dưỡng, chỉnh định thiết bị rơ le điều khiển và bảo vệ. Các máy tính đều được kết nối trực tiếp vào cả mạng LAN.

Thủ tục giao tiếp đối với mạng LAN là IEC-61850.

Mức 3: Từ tủ điều khiển - bảo vệ từng ngăn lộ đặt trong nhà điều khiển:

Bao gồm các thiết bị điều khiển cho từng ngăn lộ, liên động điều khiển cho từng ngăn lộ với các ngăn lộ khác và đáp ứng nguyên tắc chính và dự phòng.

Bộ BCU cho từng ngăn lộ thực hiện việc thu thập, xử lý các tín hiệu số, tín hiệu tương tự trong một ngăn. Mỗi ngăn lộ 110kV được trang bị 1 bộ BCU có trang bị chức năng điều khiển các thiết bị đóng cắt trong ngăn lộ.

Các thiết bị điều khiển và bảo vệ được lắp đặt trong các tủ điều khiển-bảo vệ đặt trong nhà điều khiển. Kết nối giữa các thiết bị điều khiển và bảo vệ đến mạng LAN bằng cáp quang; giữa các thiết bị điều khiển và bảo vệ với các thiết bị nhất thứ bằng cáp điều khiển.

Thủ tục giao tiếp từ các bộ BCU đến mạng LAN và giữa các bộ BCU là IEC61850.

Để dự phòng cho hệ thống máy tính, tại mỗi ngăn lộ sẽ được trang bị 1 bộ thiết bị cổ truyền tại tủ điều khiển – bảo vệ của các ngăn bao gồm: Các nút bấm thực hiện đóng cắt máy cắt, dao cách lý, các đèn chỉ thị vị trí máy cắt, dao cách ly,...

Mức 4: Mức tại thiết bị:

Việc điều khiển, giám sát tại thiết bị thực hiện thông qua các khóa điều khiển, nút bấm, dụng cụ đo lắp đặt tại thiết bị đóng cắt (máy cắt, dao cách ly...).

Dao cách ly, dao nối đất và máy cắt…sẽ được thiết kế với hệ thống liên động với các thiết bị lắp mới và hiện hữu có chức năng vận hành an toàn cho người vận hành thiết bị dưới các điều kiện làm việc.

Liên động điện sẽ thực hiện liên động khoá tình trạng sai thao tác. Khi mất nguồn cung cấp hoặc tự khôi phục không cho phép tác động sai.

Liên động điện được thực hiện giữa dao nối đất và dao cách ly.

Tất cả các mạch cần thiết đều phải được thể hiện tại sơ đồ logic.

4. Tín hiệu

Tất cả các tình huống không bình thường trong trạm sẽ được báo hiệu trực quan và âm thanh báo hiệu.

Page 52: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Tổng quát, mỗi trạng thái sẽ được báo hiệu lặp lại và ghi nhận trên màn hình máy tính tại phòng điều khiển.

5. Rơ le bảo vệ

5.1. Đặc tính chung:

Yêu cầu:

Để đảm bảo ổn định cho hệ thống và an toàn cho thiết bị lắp đặt trong trạm, thiết bị rơ le bảo vệ cho trạm cần phải bảo đảm các yếu tố: Thời gian tác động ngắn, đủ độ tin cậy khi làm việc với mọi dạng sự cố, có tính chọn lọc cao.

Rơ le cung cấp cho dự án phải là kiểu rơ le kỹ thuật số với các đầu I/O và giao diện truyền thông. Các tủ sẽ được trang bị đầy đủ các rơle và thiết bị cần thiết để đảm bảo yêu cầu về chức năng của tủ.

Tiêu chuẩn áp dụng IEC-255, dải nhiệt độ môi trường làm việc của rơle là -10 đến 55ºC.

Vỏ rơle dùng để chống bụi bẩn, phù hợp với yêu cầu của IEC-529, cấp bảo vệ IP50, loại 2. Việc thiết kế rơ le phải dựa trên cơ sở nguyên tắc “an toàn khi sự cố” (fail safe).

Mỗi rơle hay sơ đồ điều khiển phải được cung cấp đầy đủ số lượng đầu ra tiếp điểm phù hợp để thực hiện các lệnh chức năng như: cắt, báo động, chỉ thị và các chức năng ghi sự cố, các tín hiệu phụ trợ cần thiết cho việc khởi động tự động đóng lặp lại hay khoá tự động điều khiển, các tiếp điểm cần thiết cho việc gửi tín hiệu đến hệ thống điểu khiển chung của trạm,... Các tiếp điểm đầu ra của rơ le có khả năng đóng cắt với dung lượng tối thiểu 1000VA cho mạch đóng và 30VA cho mạch cắt (hằng số L/R nhỏ hơn 30ms).

Các thiết bị phải được thiết kế cứng vững để chịu được các thí nghiệm xung và tần số cao theo IEC-255-4 (cấp III).

Đối với những bảo vệ yêu cầu sử dụng nguồn điện áp 1 chiều cung cấp độc lập, sử dụng bộ biến đổi nguồn DC/AC/DC. Các bộ nguồn này phải được lựa chon phù hợp cho mỗi khối rơle riêng biệt.

Bộ nguồn 1 chiều áp thấp cấp cho mỗi khối rơle phải được giám sát liên tục và có tín hiệu chuông khi xuất hiện quá điện áp hoặc thấp áp so với trị số đặt của rơle. Rơle bảo vệ ngoài các chức năng chính, cần thiết lập cho rơle các chức năng sau:

- Cài đặt: mỗi hệ thống bảo vệ phải được trang bị giao diện cho người sử dụng truy cập dễ dàng hệ thống bảo vệ và thiết lập cấu hình theo yêu cầu để tránh các thao tác nhầm lẫn. Bộ hiển thị cài đặt các thông số cấu hình lựa chọn được trang bị trên hệ thống bảo vệ.

- Các chỉ thị: bộ chị thị trực quan cho phép hiển thị được các thông số như: Thao tác rơle, thao tác cắt liên động, thao tác cho phép cắt liên động, rơle không hoạt động, rơle sẵn sàng hoạt động … Ngoài ra, rơle phải trang bị bộ hiển thị các sự cố trong rơle và các thiết bị truyền dữ liệu. Các hiển thị này được thiết kế sao cho dễ dàng nhận biết các lỗi hay hư hỏng một cách nhanh chóng. Trạng thái nguồn DC phải được hiển thị liên tục.

Page 53: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

- Tự giám sát: Rơle khi vận hành phải tính đến các điều kiện tự giám sát định kỳ các phần tử chính cấu thành trong rơle và tự giám sát liên tục nguồn cung cấp bên trong, bộ vi xử lý chính. Bất cứ lỗi nào của quá trình tự giám sát trên không được phép gây ra tác động sai của rơle bảo vệ.

- Ghi sự cố: Rơle bao gồm các điều kiện lựa chọn bộ lưu trữ cho việc ghi sự cố. Tối thiểu 4 bản ghi được lưu trong bộ nhớ của rơle cho các phân tích các sự cố.

- Điều kiện làm việc của rơ le:

+ Tần số định mức : 50Hz

+ Dòng định mức : 1A

+ Điện áp định mức : 110V

+ Điện áp cấp nguồn : 220 V-DC

+ Loại rơle : kỹ thuật số sử dụng vi xử lý

+ Nhà sản xuất rơle : ABB, SIEMENS, SEL, ALSTOM TOSHIBA, hoặc tương đương. Rơ le phải đảm bảo yêu cầu như sau:

Rơle phải có giao thức kết nối tiêu chuẩn IEC61850;

Xuất trình giấy chứng nhận chất lượng của các tổ chức kiểm định độc lập có uy tín trên thế giới. Ví dụ như tổ chức thử nghiệm KEMA…

Có uy tín thị phần lớn;

Qua quá trình sử dụng thử nghiệm ít nhất 02 năm trên lưới điện Việt Nam và được đánh giá hoạt động tin cậy.

+ Mức bảo vệ : IP55

+ Nhiệt : +5 to +55oC

+ Độ ẩm : 95%

+Lưu ý quan trọng: Nhà thầu phải đảm bảo các tín hiệu "Trip" không bị nhiễu.

5.2. Các rơ le bảo vệ chính:

a. Máy biến áp 110/35/22(10)kV:

MBA T1 được trang bị 02 mạch bảo vệ, bảo vệ chính sử dụng rơ le bảo vệ so lệch (F87T), các bảo vệ quá dòng có hướng (F67/67N, F50/51,) dự phòng cho bảo vệ chính. Ngoài ra MBA còn được trang bị các bảo vệ nội bộ đi kèm với MBA.

- Hợp bộ rơ le bảo vệ so lệch máy biến áp bao gồm các chức năng chính sau:

+ Bảo vệ so lệch (F87T).

Page 54: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

+ Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có thời gian (F50/51).

+ Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (F50/51N).

+ Bảo vệ chống chạm đất bên trong MBA (F64).

+ Bảo vệ quá tải (F49).

+ Ghi sự cố (FR).

+ Rơ le giám sát mạch cắt (F74)

+ Rơ le Trip/lockout.

- Hợp bộ rơ le bảo vệ quá dòng cho phía 110kV của MVBA bao gồm các chức năng chính sau:

+ Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có hướng (F67/67N).

+ Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có thời gian (F50/51).

+ Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (F50/51N).

+ Bảo vệ điện áp thấp (F27).

+ Bảo vệ điện áp cao (F59).

+ Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt (F50BF).

+ Giám sát mạch cắt (F74).

+ Ghi chụp sự cố (FR).

+ Rơ le Trip/lockout.

b- Đường dây 110kV:

Mỗi ngăn đường dây được trang bị 2 mạch bảo vệ:

* Mạch bảo vệ số 1:

- Hợp bộ rơ le bảo vệ so lệch đường dây bao gồm các chức năng chính sau:

+ Bảo vệ so lệch đường dây (87L)

+ Bảo vệ khoảng cách 4 cấp (21/21N)

+ Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có hướng (67/67N)

+ Bảo vệ quá dòng, quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (50/51, 50/51N)

+ Bảo vệ quá áp, kém áp (59/27)

Page 55: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

+ Tự động đóng lại 1 pha và 3 pha có kiểm tra đồng bộ (79/25)

+ Nhận và gửi tín hiệu bảo vệ cắt liên động với đầu đường dây đối diện (85)

+ Giám sát mạch cắt (74)

+ Khóa chống dao động công suất

+ Chức năng phản hồi (Echo function)

+ Chức năng tăng tốc độ bảo vệ khi đóng máy cắt vào điểm ngắn mạch

+ Ghi sự cố và xác định điểm sự cố (FR/FL)

- Rơle Trip/Lockout (86)

- Rơ le giám sát mạch cắt (74)

- Các bộ thử nghiệm

- Rơ le 2 cuộn dây dùng cho mạch lựa chọn điện áp thanh cái cho bảo vệ (PVS)

- Các rơle trung gian, rơle thời gian, aptomát, cầu chì, con nối, hàng kẹp, nhãn, dây điện đấu nối nội bộ tủ,...

* Mạch bảo vệ số 2:

- Hợp bộ rơ le bảo vệ quá dòng có hướng bao gồm các chức năng chính sau:

+ Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có hướng (F67/67N)

+ Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có thời gian (F50/51)

+ Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian (F50/51N)

+ Bảo vệ điện áp cao (F59)

+ Bảo vệ kém áp (F27)

+ Ghi sự cố, sự kiện (FR)

+ Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt (50BF)

- Rơle giám sát mạch cắt (F74)

- Rơle Trip/Lockout (F86)

- Các bộ thử nghiệm

- Các rơle trung gian, rơle thời gian, aptomát, cầu chì, con nối, hàng kẹp, nhãn, dây điện đấu nối nội bộ tủ,...

Page 56: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

k. Các tín hiệu

Các tín hiệu sự cố hoặc các tình trạng bất thường của thiết bị sẽ được hiển thị trên màn hình giao diện của hệ thống máy tính HMI và trên màn hình BCU. Các tín hiệu này sẽ được xuất ra một thiết bị chuông hoặc còi để cảnh báo khi có hiện tượng bất thường hoặc báo động trong trường hợp có sự cố.

Ngoài ra, các rơ le lắp trên tủ bảo vệ còn có đèn LED để báo trạng thái hoạt động rơ le và tín hiệu con bài rơi ở các rơ le cắt.

Cảnh báo chung:

Tín hiệu sự cố mất nguồn AC;

Tín hiệu sự cố mất nguồn DC;

MCB CVT đường dây, thanh cái tác động;

Sự cố tủ ắc quy;

Sự cố tủ sạc;

Lỗi rơle bảo vệ;

Bảo vệ so lệch thanh cái tác động;

Các tín hiệu cảnh báo của máy cắt SF6

Khí SF6 giảm thấp;

Khí SF6 bị khóa;

Lò xo máy cắt chưa căng;

Không đồng pha tác động;

Các tín hiệu khác...

Các tín hiệu cảnh báo cho MBA 110/35/22kV:

Bảo vệ so lệch máy biến áp tác động (87T).

Bảo vệ so lệch chạm đất có giới hạn tác động (87N).

Bảo vệ quá tải máy biến áp cảnh báo (49).

Bảo vệ quá dòng tác động (50/51).

Bảo vệ sự từ chối tác động MC (50BF).

Bảo vệ nội bộ MBA tác động

Các tín hiệu khác.

Page 57: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Các tín hiệu cảnh báo cho ngăn lộ tổng 110kV:

Bảo vệ quá dòng có hướng tác động (67).

Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng tác động (67N).

Bảo vệ quá dòng tác động (50).

Bảo vệ quá dòng chạm đất tác động (51N).

Bảo vệ quá áp tác động cấp 1 Alarm (F59 cấp 1)

Bảo vệ quá áp tác động cấp 2 Trip (F59 cấp 2)

Bảo vệ kém áp tác động (F27).

Rơ le cắt tác động (mạch cắt 1).

Rơ le cắt tác động (mạch cắt 2).

Áp tô mát biến điện áp lộ tổng máy biến áp tác động.

Sự cố rơ le (chung cho các rơ le)

Các tín hiệu khác.

Các tín hiệu cảnh báo cho ngăn đường dây 110kV:

Bbaor vệ so lệch đường dây tác động (87L)

Bảo vệ khoảng cách vùng 1 tác động (21- Z1).

Bảo vệ khoảng cách vùng 2,3 tác động (21- Z2,3).

Khoá dao động công suất tác động;

Bảo vệ xa tác động (85);

Lỗi kênh truyền;

Đóng lặp lại thành công;

Khoá đóng lặp lại;

Bảo vệ quá dòng có hướng tác động (67).

Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng tác động (67N).

Bảo vệ quá dòng tác động (50).

Bảo vệ quá dòng chạm đất tác động (51N).

Page 58: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Bảo vệ quá áp tác động cấp 1 Alarm (F59 cấp 1)

Bảo vệ quá áp tác động cấp 2 Trip (F59 cấp 2)

Bảo vệ kém áp tác động (F27).

Rơ le cắt tác động (mạch cắt 1).

Rơ le cắt tác động (mạch cắt 2).

Áp tô mát biến điện áp đường dây tác động.

Áp tô mát biến điện áp thanh dẫn tác động.

Sự cố rơ le (chung cho các rơ le)

Các tín hiệu khác.

Các tín hiệu điều khiển, bảo vệ, cảnh báo,... cho các ngăn tủ phân phối trung áp 35kV, 22(10)kV được kết nối giữa hệ thống điều khiển máy tính và các tủ phân phối thông qua rơ le bảo vệ lắp đặt tại các tủ đó, bao gồm:

+ Bảo vệ quá dòng có hướng tác động (67).

+ Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng tác động (67N).

+ Bảo vệ quá dòng tác động (50).

+ Bảo vệ quá dòng chạm đất tác động (51N).

+ Bảo vệ tần số thấp tác động

+ Rơ le cắt tác động

+ Đóng lặp lại thành công;

+ Khoá đóng lặp lại;

+ Báo tín hiệu chạm đất thanh cái

+ Lỗi kênh truyền;

+ Áp tô mát biến điện áp thanh cái tác động.

+ Sự cố rơ le (chung cho các rơ le)

+ Các tín hiệu khác.

5.3. Đặc tính kỹ thuật của các rơle chính.

Rơle so lệch đường dây (F87L):

Page 59: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Rơle kỹ thuật số.

Lắp ngang mặt trên giá hoặc khung 19".

Rơle có thể so sánh giá trị pha và dòng điện thứ tự tại chỗ và từ xa để thực hiện tác động dưới một chu kỳ. Rơle có thể tác động với sự cố dòng không cân bằng có giá trị thấp hơn giá trị nạp của đường dây. Biến dòng có giá trị không giống nhau có thể điều chỉnh bằng trị số đặt của Rơle. Méo dạng gây ra do biến dòng bão hòa tại một hoặc hai đầu không được gây tác động sai.

Rơle phải kết hợp bốn vùng khoảng cách pha và đất theo đặc tính Ohm và bảo vệ chạm đất theo đặc tính hình tứ giác nếu có nguồn áp. Trong đó có ít nhất hai vùng phải có khả năng cài đặt chiều thuận hoặc nghịch. Cần phải có bộ nhớ phân cực thứ tự thuận và phần tử bù khoảng cách pha. Rơle có thể phát hiện quá độ CCVT và khóa tác động phần tử khoảng cách vùng 1 trong quá trình quá độ. Rơle có thể phát hiện trạng thái ổn định và dao động công suất.

Rơle phải kết hợp phần tử quá dòng pha, dòng đất và dòng thứ tự nghịch. Có khả năng bảo vệ quá dòng có hướng nếu có nguồn áp. Phải có hệ thống tự động lựa chọn nguồn phân cực ổn định nhất cho phần tử quá dòng chạm đất có hướng.

Thời gian tác động < 20ms tính từ lúc bắt đầu phát hiện sự cố đến khi Rơle đầu ra tác động xong.

Rơle phải có tùy chọn giao tiếp thông tin quang loại multimode hoặc G.703 hoạt động ở 56 kb hoặc 64 kb. Rơle phải có kênh truyền tới 5 ms không đối xứng.

Rơle có thể hoạt động với một hoặc hai kênh thông tin. Khi sử dụng hai kênh để dự phòng nóng, Rơle có thể chuyển sang kênh không bị sự cố mà không làm gián đoạn chức năng bảo vệ.

Rơle có thể lựa chọn phối hợp với bảo vệ quá dòng đặc tuyến phụ thuộc với tải nhánh sử dụng dòng tổng từ tất cả các đường dây.

Rơle bao gồm chức năng cắt và tự đóng lại một pha/ba pha với bốn giá trị cài đặt thời gian mở độc lập. Có khả năng đặt giá trị độc lập chu kỳ đóng lại và giá trị khóa. Hỗ trợ thông tin logic Rơle – Rơle tám bit trực tiếp.

Rơle bao gồm sáu bước bảo vệ tần số. Các phần tử có thể cài đặt với tần số thấp và cao.

Rơle bao gồm phần tử bảo vệ thấp áp và quá áp pha-đất và pha-pha và phần tử điện áp thứ tự cho bảo vệ và điều khiển.

Rơle bao gồm hai phần tử kiểm tra đồng bộ với giá trị đặt góc tối đa riêng biệt. Chức năng kiểm tra đồng bộ có thể bù thời gian đóng máy cắt và cho phép đồng bộ hai nguồn điện áp khác nhau (VA, VB, VC, VAB, VBC, VCA).

Rơle có khả năng tự động ghi nhận dao động cho 15, 30, hoặc 60 chu kỳ bao gồm dòng tại chỗ và từ xa, điện áp tại chỗ, tần số hệ thống và điện áp hệ thống một chiều. Các sự kiện được lưu trong bộ nhớ cố định. Rơle cũng bao gồm bộ ghi diễn biến sự kiện (SER) lưu trữ 512 sự kiện gần nhất.

Rơle bao gồm tối thiểu 16 LED chỉ thị trạng thái và cắt.

Page 60: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Rơle bao gồm phần tử giám sát hao mòn máy cắt với đường cong hao mòn cài đặt được, số lần thao tác và dòng cắt tích lũy từng pha.

Rơle có thể đo lường và ghi nhận điện áp ắc qui tại nguồn cấp cho Rơle. Có hai thông số ngưỡng lựa chọn được cho báo hiệu và điều khiển. Mức điện áp tại thời điểm cắt được giám sát và ghi nhận. Các đầu vào tín hiệu quang và tiếp điểm đầu đều lập trình được.

Rơle được trang bị thuật toán định vị sự cố để tính toán chính xác vị trí sự cố mà không cần kênh thông tin, các biến dòng , biến áp đặc biệt hoặc thông tin trước sự cố.

Rơle bao gồm các chức năng lập trình logic để người sử dụng cài đặt, cấu hình chức năng bảo vệ, giám sát và phương thức điều khiển.

Rơle bao gồm cổng giao tiếp IRIG-B đồng bộ thời gian. Bảo vệ so lệch đường dây không phụ thuộc vào cổng này hoặc bất kỳ dạng đồng bộ thời gian ngoài nào. Đồng hồ thời gian thực dự phòng bằng pin, đồng bộ với đầu vào IRIG-B hoặc đồng hồ chính của trạm.

Mặt trước Rơle phải có cổng thông tin nối tiếp với tốc độ từ 300 tới 19200. Rơ le có tối thiểu 2 cổng giao diện truyền thông tuân theo giao thức IEC 61850 và phải có bảo vệ bằng mật mã cho truy cập từ xa.

Mặt trước Rơle phải có các phím điều khiển, hiển thị và cài đặt.

Phải cung cấp kèm theo Rơle các phần mềm để cài đặt và phân tích dữ liệu, cáp và bộ cáp để kết nối cài đặt cho Rơle.

Phạm vi cài đặt:

Phần tử so lệch dòng điện đường dây:

Mức pha: 1.00 đến 10.00 A (bước 0.01 A)

Mức thứ tự nghịch: 0.50 đến 5.00 A (bước 0.01 A)

Mức thứ tự không: 0.50 đến 5.00 A (bước 0.01 A)

Phần tử khoảng cách pha Mho:

Tổng trở vùng 1 đến 4

Định mức 1A: 0.25 to 320.00 thứ cấp, bước 0.01

Vùng 1 đến to 4 phát hiện dòng sự cố pha - pha

Định mức 1A: 0.10 đến 34.00 AP-P thứ cấp, bước 0.01 A

Phần tử Mho và tứ giác chạm đất, Vùng 1 đến 4 tổng trở:

Phần tử Mho

Định mức 1A: 0.25 đến 320.00 thứ cấp, bước 0.01

Page 61: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Cảm kháng trở tứ giác:

Định mức 1A: 0.25 đến 320.00 thứ cấp, bước 0.01

Điện trở tứ giác:

Định mức 1A: 0.25 đến 250.00 thứ cấp,bước 0.01

Phần tử quá dòng cắt nhanh/ thời gian xác định:

Phạm vi tác động:

Định mức 1A: 0.05 đến 20.00 A, bước 0.01 A

Phần tử quá dòng có thời gian:

Phạm vi tác động:

Định mức 1A: 0.10 đến 3.20 A, bước 0.01 A.

Ghi chú:

Rơ le nảo vệ so lệch đường dây yêu cầu phải phù hợp với đầu đường dây đối diện.

Rơle bảo vệ khoảng cách (F21):

Rơle kỹ thuật số.

Lắp ngang mặt trên giá hoặc khung 19".

Rơle phải kết hợp năm vùng khoảng cách mho để phát hiện sự cố pha. Ba vùng phải có khả năng cài đặt chiều thuận hoặc nghịch. Cần phải có bộ nhớ phân cực thứ tự thuận để cung cấp tác động ổn định và tin cậy khi điện áp sự cố bằng không.

Rơle phải kết hợp năm vùng khoảng cách mho và tứ giác để phát hiện sự cố chạm đất. Ba vùng phải có khả năng cài đặt chiều thuận hoặc nghịch. Phần tử chạm đất không được tác động vượt quá vùng chạm nhiều pha và không bị ảnh hưởng của dòng tải.

Thời gian tác động < 20ms.

Rơle có thể phát hiện quá độ CCVT và khóa tác động phần tử khoảng cách vùng 1 trong quá trình quá độ.

Rơle có thể phát hiện trạng thái ổn định và dao động công suất. Người sử dụng có thể cài đặt Rơle sẽ cắt hoặc khóa việc cắt.

Rơle có thể ghi nhận diễn biến sự kiện với độ chính xác ±5 ms.

Rơle bao gồm phần tử quá dòng có thể lựa chọn và có chức năng điều khiển mô men (bên trong và bên ngoài).

Page 62: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Rơle bao gồm chức năng bảo vệ chống hư hỏng máy cắt cho cắt và tự đóng lại từng pha/ba pha. Rơle phải có tiếp điểm khởi động cắt lặp lại và cắt chuyển tiếp. Có logic cho sự không tương ứng các cực. Thời gian nghỉ (Dropout time) của mạch phát hiện dòng diện phải nhỏ hơn một chu kỳ ngay cả trong trường hợp có điện áp dư DC trong mạch thứ cấp của biến dòng.

Rơle bao gồm chức năng tự đóng lại một pha/ba pha với bốn giá trị cài đặt thời gian đóng lại ba pha riêng biệt và hai giá trị đóng lại một pha riêng biệt. Có khả năng đặt số lần reset độc lập từ chu kỳ đóng lại và từ chức năng khóa.

Rơle bao gồm hai phần tử kiểm tra đồng bộ với giá trị đặt góc tối đa riêng biệt. Chức năng kiểm tra đồng bộ bao gồm trượt tần số và cài đặt góc gần và cho phép đồng bộ hai nguồn điện áp khác nhau (VA, VB, VC, VAB, VBC, VCA).

Kiểm tra điện áp một, hai và ba pha để khóa bảo vệ khoảng cách.

Rơle bao gồm chức năngthấp áp và quá áp cho việc lập sơ đồ điều khiển và bản vệ.

Rơle có khả năng tự động ghi nhận sự kiện dao động tới 2 giây với tốc độ lấy mẫu 8kHz là 8 giây với tốc độ lấy mẫu là 1 kHz. Các sự kiện được lưu trong bộ nhớ cố định. Rơle cũng bao gồm bộ ghi nhận diễn biến sự kiện (SER) lưu trữ 1000 sự kiện gần nhất.

Rơle bao gồm phần tử giám sát hao mòn máy cắt với đường cong hao mòn cài đặt được, giám sát và ghi nhận. Thời gian tác động điện và cơ, được so sánh giữa lần tác động cuối cùng và trung bình, được giám sát và ghi nhận.

Rơle có thể đo lường và ghi nhận điện áp ắc qui tại trạm trong cả trạng thái bình thường và trong quá trình đóng cắt. Có hai thông số ngưỡng lựa chọn được cho báo hiệu và điều khiển đối với từng ngưỡng điện áp của ắc qui.

Rơle bao gồm giải thuật định vị sự cố để cung cấp việc ước tính chính xác vị trí sự cố mà không cần kênh thông tin, các biến dòng áp đặc biệt. Chức năng cắt một pha/ba pha và tự đóng lại.

Rơle bao gồm các chức năng lập trình logic để người sử dụng cấu hình chức năng bảo vệ, giám sát và điều khiển. Chức năng logic bao gồm khả năng sử dụng các phần tử Rơle, chức năng toán học.

Rơle bao gồm cổng giao tiếp IRIG-B đồng bộ thời gian.

Mặt trước có cổng giao tiếp thông tin với tốc độ 300 đến 19200 baud trở lên (đối với rơ le bảo vệ ngăn đường dây 220kV) và 2400 đến 19200 baud trở lên (đối với rơ le bảo vệ các ngăn đường dây 110kV). Rơ le có tối thiểu 2 cổng giao diện truyền thông tuân theo giao thức IEC 61850 và có bảo vệ bằng mật mã cho cho truy cập thông tin từ xa.

Rơle bao gồm tối thiểu 16 LED chỉ thị trạng thái và cắt.

Mặt trước Rơle phải có các phím điều khiển, hiển thị và cài đặt.

Phải cung cấp kèm theo Rơle các phần mềm để cài đặt và phân tích dữ liệu, cáp và bộ cáp để kết nối cài đặt cho Rơle.

Page 63: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Phạm vi cài đặt:

Phần tử pha Mho:

Định mức 1A: 0.25 đến 320.00 thứ cấp, bước 0.01

Phần tử Mho và chạm đất khoảng cách tứ giác, Vùng 1 đến 5 tổng trở:

Phần tử Mho:

Định mức 1A: 0.25 đến 320.00 thứ cấp, bước 0.01

Cảm kháng tứ giác:

Định mức 1A: 0.25 đến 320.00 thứ cấp, bước 0.01

Điện trở tứ giác:

Định mức 1A: 0.25 đến 250.00 thứ cấp, bước 0.01

Phần tử quá dòng cắt nhanh/ thời gian xác định:

Phạm vi cài đặt:

Định mức 1A: 0.05 đến 20.00 A, bước 0.01 A

Phần tử quá dòng:

Phạm vi cài đặt:

Định mức 1A: 0.10 đến 3.20 A, bước 0.01 A

Rơle bảo vệ so lệch so lệch cho MBA (87T)

Loại kỹ thuật số, tổng trở thấp.

Rơle được tích hợp các chức năng như sau: Bảo vệ so lệch (87T), quá tải (49), quá dòng (50/51, 50/51N), quá từ thông 964), ghi sự cố (FR), chạm chất có giới hạn 50REF (tổng trở thấp),…

Rơ le phải tích hợp chức năng bảo vệ so lệch có hãm cho 3 cuộn trở lên với tỉ số cố định hay thay đổi, sử dụng một hay hai độ dốc có thể thay đổi được điểm giao nhau và giá trị khởi động nhỏ nhất.

Rơ le phải tích hợp chức năng giảm hay ngăn chặn sóng hài bậc 2, 4 và 5 để tránh rơ le so lệch có hãm tác động khi đóng xung kích hoặc trong điều kiện quá kích từ; thành phần phát hiện sóng hài bậc 5 để cảnh báo người sử dụng trạng thái quá kích từ.

Rơ le phải bao gồm bảo vệ không hãm cắt nhanh đối với các sự cố bên trong.

Rơ le phải tích hợp 3 nhóm đầu vào dòng điện 3 pha có khả năng bảo vệ quá dòng một cách độc lập. Ít nhất phải có 8 thành phần quá dòng trong một nhóm bao gồm pha, thứ tự nghịch và kết hợp nhiều bảo vệ.

Page 64: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Rơle tích hợp khả năng bù dòng “round-the-clock” đến 30 độ để hổ trợ cho MBA và cuộn dây của CT.

Loại 3 pha, đặc tính thời gian phụ thuộc vào dòng/thời gian.

Rơle được trang bị 16 đèn LED hiển thị tình trạng và đèn báo cắt.

Rơle tích hợp chức năng bảo vệ chạm đất có giới hạn (REF) cho việc phát hiện dòng sự cố trong cuộn nối sao MBA.

Rơle được thiết kế có 2 cổng EIA-232 và EIA-485 để giao tiếp với máy tính và hệ thống điều khiển, Tốc độ truyền từ 300-19200 baud. Mật khầu 3 cấp để bảo vệ cổng truy cập thông tin.

Rơle có thể lập trình logic để có thể mở rộng cấu hình bảo vệ, giám sát và mạch điều khiển

Rơ le phải bao gồm đầy đủ các đầu vào quang và các tiếp điểm đầu ra có thể lập trình được.

Rơle phải có bao gồm 5 tiếp điểm cắt và 4 tiếp điểm đóng để dự phòng đóng, cắt cho 4 máy cắt và khóa thiết bị.

Rơ le phải bao gồm 6 nhóm cài đặt cho phép thay đổi một cách dễ dàng để phù hợp với ứng dụng.

Rơ le phải đo được khả năng thực của pha và số sai lệch cũng như nhu cầu pha và giá trị dòng yêu cầu lớn nhất. Cũng phải đo được lượng sóng hài bậc 15 cho tất cả các dòng điện pha.

Rơ le phải bao gồm chức năng giám sát độ bền máy cắt trong đó người sử dụng định nghĩa đặc tuyến, vận hành bộ đếm và ghi nhận lại các sự cố dòng pha..

Rơ le phải đo lường và dự báo điện áp ắc quy của trạm để ngăn chặn rơ le bị mất nguồn nuôi. Người sử dụng phải được lựa chọn 2 ngưỡng cho mục đích báo hiệu và điều khiển.

Rơ le phải có khả năng tự động ghi nhận các sự kiện nhiễu với 15, 30 hoặc 60 chu kỳ trong đó có thể cài đặt khoảng thời gian trước sự cố và người sử dụng xác định điểm bắt đầu quá trình. Các sự kiện phải được lưu trữ trong bộ nhớ ổn định. Rơ le cũng phải bao gồm bộ ghi tuần tự các sự kiện và phải lưu trữ 512 mục sau cùng.

Rơle có khả năng lưu trữ thời gian thực với nguồn pin dự phòng, có khả năng truy xuất theo ngỏ IRIG-B để nghi nhận lưu trữ các loại sự cố.

Bảo vệ quá tải với thời gian trì hoãn có thể lập trình được.

Lập trình ngõ vào và tiếp điểm ngõ ra. Tích hợp với rơle là các tiếp điểm có khả năng chuyển mạch là 1000VA cho cuộn đóng và 30VA cho tiếp điểm cuộn cắt. (hằng số L/R nhỏ hơn 40ms) cho điều khiển 2 máy cắt.

Rơle bao gồm các chức năng lập trình logic để người sử dụng cấu hình chức năng bảo vệ, giám sát và điều khiển. Chức năng logic bao gồm khả năng sử dụng các phần tử Rơle, chức năng toán học.

Rơle bao gồm tối thiểu 16 LED chỉ thị trạng thái và cắt.

Page 65: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Mặt trước có cổng giao tiếp thông tin với tốc độ 300 đến 19200 baud. Có bảo vệ bằng mật mã cho cho truy cập thông tin từ xa.

Phải cung cấp kèm theo Rơle các phần mềm để cài đặt và phân tích dữ liệu, cáp và bộ cáp để kết nối cài đặt cho Rơle. Mức cài đặt:

Quá dòng pha : 0.05 to 20 In

Chạm đất có giới hạn: 0.5 to 2.0 In

Bảo vệ quá tải : 0. 1 to 4.0 In

Bảo vệ so lệch :

Mức không kiểm soát : 1 đến 20 trên mỗi tap.

Mức kiểm soát : 0.1 to 1.0 ub trên mỗi tap.

Tỉ lệ độ dốc kiểm soát : 5 đến 100%

Tỉ lệ độ dốc không kiểm soát : 25 đến 200%

Sóng hài 2,4, 1/5: 5 đến 100%.

Ghi chú : Các giá trị có thể thay đổi phụ thuộc theo yêu cầu của số cuộn dây của máy biến áp

Relay quá dòng pha và quá dòng chạm đất

Loại kỹ thuật số.

Rơle được tích hợp các chức năng như sau: Bảo vệ quá dòng (50/51), quá dòng chạm đất (50/51N), bảo vệ chống sự chối từ của máy cắt (50BF), giám sát mạch cắt (74), ghi sự cố (FR)…

Loại 3 pha, đặc tính thời gian phụ thuộc vào dòng/thời gian.

Relay có thể lập trình logic để có thể mở rộng cấu hình bảo vệ, giám sát và mạch điều khiển

Relay có khả năng đóng lại nhanh 4 lần theo các thời gian độc lập cho 4 lần tự đóng lại và độc lập reset thời gian tự đóng lại và lock-out cho mỗi chu trình.

Bảo vệ chống sự từ chối của máy cắt

Theo dõi máy cắt, nguời sử dụng có thể xem xét và lập lịch bảo trì.

Khả năng giám sát cho phép người sử dụng theo dõi được giá trị của các phase.

Tích hợp chức năng ghi sự cố và hiển thị các sự kiện, lưu trữ 256 sự kiện cuối cùng.

08 đèn LED hiển thị trạng thái relay.

Page 66: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Rơle bao gồm các chức năng lập trình logic để người sử dụng cấu hình chức năng bảo vệ, giám sát và điều khiển. Chức năng logic bao gồm khả năng sử dụng các phần tử Rơle, chức năng toán học.

Rơle bao gồm cổng giao tiếp IRIG-B đồng bộ thời gian.

Mặt trước có cổng giao tiếp thông tin với tốc độ 300 đến 19200 baud. Có bảo vệ bằng mật mã cho cho truy cập thông tin từ xa.

Phải cung cấp kèm theo Rơle các phần mềm để cài đặt và phân tích dữ liệu, cáp và bộ cáp để kết nối cài đặt cho Rơle.

Mức cài đặt:

Quá dòng tức thì : 0.1 to 16In, 0.01 a steps.

Quá dòng theo thời gian: 0.1 to 3.2In, 0.01 a steps.

Relay quá dòng pha và quá dòng chạm đất có hướng

Loại kỹ thuật số.

Rơle được tích hợp các chức năng như sau: Bảo vệ quá dòng có hướng (67/67N), bảo vệ quá dòng (50/51), quá dòng chạm đất (50/51N), bảo vệ chống sự chối từ của máy cắt (50BF), giám sát mạch cắt (74), ghi sự cố (FR)…

Loại 3 pha, đặc tính thời gian phụ thuộc vào dòng/thời gian.

Relay có thể lập trình logic để có thể mở rộng cấu hình bảo vệ, giám sát và mạch điều khiển

Rơle có khả năng đóng lại nhanh 4 lần theo các thời gian độc lập cho 4 lần tự đóng lại và độc lập reset thời gian tự đóng lại và lock-out cho mỗi chu trình.

Bảo vệ chống sự từ chối của máy cắt

Theo dõi máy cắt, nguời sử dụng có thể xem xét và lập lịch bảo trì.

Khả năng giám sát cho phép người sử dụng theo dõi được giá trị của các phase.

Tích hợp chức năng ghi sự cố và hiển thị các sự kiện, lưu trữ 256 sự kiện cuối cùng.

16 đèn LED hiển thị trạng thái Rơle.

Rơle bao gồm các chức năng lập trình logic để người sử dụng cấu hình chức năng bảo vệ, giám sát và điều khiển. Chức năng logic bao gồm khả năng sử dụng các phần tử Rơle, chức năng toán học.

Rơle bao gồm cổng giao tiếp IRIG-B đồng bộ thời gian.

Mặt trước có cổng giao tiếp thông tin với tốc độ 300 đến 19200 baud. Có bảo vệ bằng mật mã cho cho truy cập thông tin từ xa.

Page 67: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Phải cung cấp kèm theo Rơle các phần mềm để cài đặt và phân tích dữ liệu, cáp và bộ cáp để kết nối cài đặt cho Rơle.

Mức cài đặt:

Quá dòng tức thì (pha-pha) : 0.2 to 34In, 0.01 a steps.

Quá dòng tức thì (pha-đất) : 0.01 to 20In, 0.02 a steps.

Quá dòng theo thời gian (pha-pha) : 0.1 to 3.2In, 0.01 a steps.

Quá dòng tức thì (pha-đất) : 0.02 to 3.2In, 0.01 a steps.

Rơle tự động điều chỉnh điện áp MBA

Rơle tự động điều chỉnh điện áp được xem như một bộ vi xử lý dựa trên nguyên lý chuyển tiếp, kết hợp các chức năng sau như một Rơle tích hợp duy nhất và có điều chỉnh dao động có các đặc tính cơ bản sau:

Mức cài đặt:

Điện áp đặt : 90%-100% điện áp thứ cấp.

Vùng chết : 0.5%-3%.

Thời gian trễ : 15s-120s.

Thời gian chuyển mạch:0s-10s.

Chặn thấp áp và báo động: 80%-100%.

Chặn quá áp và báo động: 100%-125%.

Chặn quá dòng và báo động: 100%-200% cho tải.

Chặn quá dòng và báo động: 5%-50% cho tính toán.

Bộ điều khiển điện áp máy biến áp phải bao gồm tối thiểu các modul sau:

+ Modul cấp nguồn;

+ Bộ vi xử lý;

+ Các card I/O: CT, VT input, binary input, digital output, các cổng để giao tiếp với mạng LAN theo giao thức phù hợp với tiêu chuẩn IEC 61850;

+ Các phím chức năng: lựa chọn chế độ điều khiển điện áp (Auto/Manual, L/R, phục vụ vận hành song song 2 MBA), điều chỉnh tăng/giảm điện áp dưới tải và các phím menu;

+ Bộ phận hiển thị: màn hình LCD thể hiện chỉ thị nấc của bộ điều chỉnh điện áp, điện áp và các đèn LED;

Page 68: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

+ Các modul khác.

Rơle trip/lockout

Rơle loại điện từ, reset bằng điện hoặc bằng tay và được trang bị cờ chỉ thị để báo hiệu cho người vận hành, và được bổ sung nút nhấn hoặc cài đặt thời gian tự động reset tương ứng.

Thời gian tác động của tất cả các rơ le cắt phải nhỏ hơn 10 ms.

Tất cả các rơ le phụ phục vụ cho quá trình cài đặt reset của rơle cắt phải được trang bị.

Giám sát mạch cắt

Rơle giám sát mạch cắt được đấu nối tiếp với điện trở (nếu cần thiết) để giám sát tình trạng nguyên vẹn của mạch trip máy cắt hoặc các thiết bị tự động khác trong trạng thái đóng và cắt. Van điện trở được sử dụng trong trường hợp nếu có một phần tử ngắn mạch thì dòng điện qua cuộn cắt không được quá 50% dòng cắt hoạt động nhỏ nhất. Để tránh báo hiệu nhầm, rơ le giám sát mạch cắt sẽ chỉ tác động sau một thời gian nghỉ (drop-out) ngắn. Rơ le sẽ phát tín hiệu báo động nếu nguồn nuôi mạch cắt hoặc điện áp cung cấp cho mạch cắt bị hư hỏng. Mạch cắt sẽ được kết nối theo dạng mạch vòng liên tục khi cần thiết để có thể giám sát được khối lượng mạch nhiều nhất. Các rơ le được trang bị các cờ tự động reset bằng cơ hoặc theo sơ đồ thiết kế thích hợp.

k. Bộ điều khiển mức ngăn (BCU):

Bộ BCU phải có tối thiểu các modul sau:

+ Modul cấp nguồn;

+ Bộ vi xử lý;

+ Các card I/O: CT, VT input, DC analog input 4-20mA để chỉ thị nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây,…, binary input, digital output,…

+ Các cổng để giao tiếp với mạng LAN theo giao thức phù hợp với tiêu chuẩn IEC 61850;

+ Các phím chức năng giành cho tháo tác ở mức ngăn (phím Local/Remote, phím thao tác đóng/cắt thiết bị);

+ Bộ phận hiển thị: màn hình LCD và các đèn LED;

+ Các modul khác.

6. Đo lường

Hệ thống đo lường: Các giá trị đo lường được hiển thị trên hệ thống máy tính thông qua các bộ hợp bộ đo lường đa chức năng và các BCU. Hợp bộ đo lường có tối thiểu 2 cổng RS485 cho kết nối truy xuất số liệu bằng tay và 02 cổng Ethernet RJ45 cho kết nối vào hệ thống máy tính

Các đồng hồ này tuân thủ IEC 62053-11 và các tiêu chuẩn liên quan và có các chức năng tối thiểu sau:

Page 69: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Đo giá trị tức thời: Đo điện áp pha, điện áp dây, điện áp thứ tự nghịch, dòng điện pha, dòng trung tính, dòng thứ tự nghịch, công suất thực, công suất kháng, công suất biểu kiến, hệ số công suất, tần số, phân tích sóng hài của ba pha.

Đo giá trị hiệu dụng: Đo lường các giá trị điện áp, dòng điện, công suất, hệ số công suất, điện năng của ba pha.

Ghi nhận dạng sóng.

Phân tích sóng hài theo thời gian thực.

Có cổng giao tiếp thông tin theo giao thức Modbus, IEC, …..

Đồng hồ đo lường đo và đo đếm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Ngõ vào dòng điện và điện theo qui định sau:

Đồng hồ có 4 ngõ vào dòng điện và 4 ngõ ra điện áp độc lập.

Ngõ vào điện áp có thể chịu được điện áp 600V-AC mà không cần sử dụng thêm biến điện thế.

Về khả năng chịu đựng xung sét, ngõ vào điện áp được cách ly bằng quang học với điện áp 2500V-DC. Phải đáp ứng hoặc vượt IEEE 37.90.1 (Surge Withstand Capability - khả năng chịu đựng xung sét).

Dòng điện định mức ngõ vào là 1A. Ngõ vào dòng điện có khả năng làm việc liên tục ở dòng điện 10A.

Ngõ vào dòng điện có khả năng chịu quá dòng 100A trong 10 giây và 300A trong 1 giây.

Đồng hồ phải đo lường và ghi thành báo cáo các thông số sau:

Điện áp: Đồng hồ đo và ghi nhận điện áp pha, điện áp dây của cả 3 pha (gồm giá trị biên độ và góc pha) đồng thời theo thời gian 1 chu kỳ, 50ms và 1s.

Dòng điện: Đồng hồ đo và ghi nhận dòng điện pha (A, B, C), dòng trung tính (N) và dòng trung tính tính toán (N-tính toán) đồng thời theo thời gian 1 chu kỳ, 100ms và 1s.

Công suất: Đồng hồ đo và ghi nhận công suất thực và công suất kháng của từng pha và tổng ba pha đồng thời theo thời gian 1 chu kỳ, 100ms và 1s.

Tần số: Đồng hồ đo và ghi nhận tần số đồng thời theo thời gian 1 chu kỳ, 100ms và 1s.

Điện năng tích lũy: Đồng hồ đo lường và ghi nhận điện năng (Wh, Varh, VA-h, Wh-nhận, Wh-phát) theo từng góc tư điện năng riêng biệt. Việc ghi nhận thông số điện năng phải tách rời giữa điện năng tổng, điện năng nhận và điện năng phát.

Nhu cầu điện năng được tính toán căn cứ trên bốn phương pháp trung bình khác nhau: Trung bình nhiệt, trung bình cửa sổ cố định, trung bình cửa sổ trượt, và trung bình dự đoán. Giá trị trung bình của các khoảng thời gian phải sẵn sàng cùng lúc.

Page 70: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Đồng hồ phải cung cấp cập nhật các giá trị đọc điện áp và dòng điện theo khoảng thời gian 1 chu kỳ, 50ms, và 1 giây. Giá trị đọc phải sẵn sàng cho cả đo lường và điều khiển. Các giá trị đọc có thể sẵn sàng sử dụng cổng RS-485 và/hoặc RS-232.

Đồng hồ phải cung cấp giá trị đọc với nhãn thời gian lớn nhất và nhãn thời gian nhỏ nhất (time-stamped maximum and minimum readings) cho mỗi thông số đo lường.

Đồng hồ phải cung cấp giá trị đọc VAR trùng khớp với tất cả các giá trị Watt cực đại.

Đồng hồ phải có độ chính xác như sau:

Độ chính xác điện áp phải nhỏ hơn 0.01% cho giá trị đọc 1-giây và nhỏ hơn 0.1% cho giá trị đọc 50 ms.

Độ chính xác dòng điện phải nhỏ hơn 0.025% cho giá trị đọc 1-giây và nhỏ hơn 0.1% cho giá trị đọc 50 ms.

Độ chính xác công suất và năng lượng phải nhỏ hơn 0.5% tại giá trị PF là 1 và nhỏ hơn 0.55% tại PF là 0.5.

Độ chính xác tần số phải nhỏ hơn 0.001 Hz.

Đồng hồ đo phải đáp ứng yêu cầu chính xác tiêu chuẩn ANSI C12.20 và IEC 62053-11.

Đồng hồ đo phải bao gồm các cổng giao tiếp và hỗ trợ các giao thức mở:

Đồng hồ phải bao gồm các cổng giao tiếp thông tin độc lập loại số. Các cổng giao tiếp thông tin theo chuẩn RS-485 và/hoặc RS-232.

Người sử dụng có thể cài đặt các cổng với các thông số tốc độ, giao thức, địa chỉ và các thông số thông tin khác. Tất cả các cổng phải hỗ trợ tốc độ truyền thông tin đồng thời tới 115k baud.

Cổng giao tiếp có thể được cấu hình là cổng Master hoặc Slave. Cấu trúc Master cho phép phần tử hoạt động như RTU và giao tiếp với các thiết bị Modbus khác và các khối EI I/O sử dụng giao thức Modbus RTU.

Đồng hồ phải có cổng Ethernet.

Đồng hồ phải có tùy chọn modem trong 56K.

Đồng hồ phải cung cấp giao thức mở Modbus và DNP 3.0 là cấu hình chuẩn. Tất cả các dữ liệu tức thời, dữ liệu ghi nhận, dữ liệu sự kiện, phân tích chất lượng điện năng và thông số dạng sóng phải sẵn sàng thông qua các giao thức mở này.

Đồng hồ phải bao gồm bộ ghi nhận và lưu trữ trình tự diễn biến các sự kiện (SER):

Đồng hồ phải có ít nhất tám đầu vào trạng thái tốc độ cao để ghi nhận các sự kiện với độ phân giải 1 ms.

Tất cả các đầu vào tốc độ cao phải được giám sát với tốc độ cài đặt được từ 1 đến 8 mẫu trên 1 ms.

Page 71: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Tất cả các thay đổi về trạng thái phải được gắn nhãn thời gian (time stamped) đến giá trị ms gần nhất và đưa vào bản ghi diễn biến sự kiện với thông tin thời gian và sự kiện.

Bản ghi diễn biến sự kiện phải cho phép người sử dụng tái thiết lập các sự kiện liên quan đến các điểm trạng thái bên ngoài.

Các đầu vào tốc độ cao có khả năng khởi động ghi dạng sóng và bản ghi dạng sóng.

Các đầu vào trạng thái có thể được cấu hình để giám sát sự kiện, tích lũy xung hoặc đồng bộ xung.

Đồng hồ đo phải có đầu vào IRIG-B riêng biệt để đồng bộ thời gian với đồng hồ GPS.

Đầu vào IRIG-B có thể chấp nhận tín hiệu thời gian không điều chế từ đồng hồ vệ tinh GPS chuẩn.

Đầu vào thời gian có khả năng đồng bộ thời gian tới 1ms và không phụ thuộc vào mạng hoặc các trì hoãn khác.

Đồng hồ đo phải bao gồm bộ nhớ cố định (RAM non-volatile) để chứa các bản ghi diễn biến sự kiện và thông số lập trình.

Có các tùy chọn bộ nhớ 512kB, 2MB, và 4MB.

Đồng hồ đo phải chứa các thông số về giá trị quá khứ, chất lượng điện năng và dạng sóng ghi nhận trong bộ nhớ.

Thông tin vẫn được giữ trong hệ thống đến 10 năm trong trường hợp mất nguồn cung cấp.

Bộ nhớ phải được cấp cho các chức năng ghi nhận khác nhau. Các chức năng bản ghi phải có sẵn tức thời ở các mức mô tả. Việc sử dụng chức năng này không ảnh hưởng đến các chức năng khác ở các mức mô tả.

Đồng hồ đo phải lưu trữ các thông số lập trình và cấu hình trong bộ nhớ cố định (non-volatile). Trong trường hợp mất nguồn cung cấp, thông tin phải được lưu trữ trong thời gian ít nhất 10 năm.

Trong trường hợp có tùy chọn bộ nhớ thích hợp, đồng hồ đo phải cung cấp bản ghi diễn biến sự kiện có các dữ liệu đo theo dạng đồ thị có hướng (trending).

Đồng hồ đo phải có hai bản ghi diễn biến sự kiện độc.

Các bản ghi quá khứ phải có thể cấu hình bởi người sử dụng. Người dùng có thể lựa chọn các thông số đo lường và thời gian đọc cho mỗi bản ghi.

Các bản ghi quá khứ phải có thể chứa ít nhất 170 ngày dữ liệu với 5 giá trị đọc mỗi 15 phút.

Một bản ghi quá khứ có thể cấu hình cho thời điểm thực hiện ghi nhận.

Bộ giám sát phải ghi nhận và lưu thời gian sử dụng bên trong đồng hồ:

Phải bao gồm các thông số thời gian sử dụng (TOU – Time of Use) như sau:

Lịch hai mươi

Page 72: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Bốn mùa

Mười hai ngày nghỉ mỗi mùa

Bốn lịch trình TOU mỗi mùa

Đồng hồ phải hiển thị các thông tin sau trong thời gian thực khi chức năng TOU được bật:

Tích lũy tháng hiện tại

Tích lũy tháng trước

Tích lũy mùa hiện tại

Tích lũy mùa trước

Tích lũy tính đến ngày hiện tại

Bốn tích lũy một phần tư cho Watt-hr, VAR-hr, VA-hr và giá trị VARs trùng khớp bao gồm nhu cầu cực đại cho mỗi bản ghi đo đếm, mỗi mùa và tổng tích lũy.

Trong trường hợp có tùy chọn bộ nhớ thích hợp, đồng hồ đo lường phải cung cấp khả năng giám sát chất lượng điện năng.

Đồng đo phải có khả đo lường và ghi nhận biên độ và góc pha của tất cả các sóng hài đến thứ 127 cho tất cả các giá trị điện áp và dòng điện. Đồng hồ đo phải cung cấp giá trị đo %THD và hệ số K cho tất cả các kênh.

Tất cả các giá trị sóng hài phải sẵn sàng qua giao tiếp số trong thời gian thực.

Đồng hồ đo phải có khả năng đo lường và ghi nhận điều kiện quá giới hạn trong bản ghi. Khi có các giá trị vượt quá giá trị giám sát được cài đặt bởi người sử dụng, giá trị này được đưa vào bản ghi quá giới hạn.

Các giá trị trong bản ghi quá giới hạn có thời gian lấy mẫu tới ms và bao gồm giá trị đo và nhãn.

Các giá trị trong bản ghi quá giới hạn có thời gian lấy mẫu tới ms và bao gồm giá trị đo và nhãn.

Trong trường hợp có tùy chọn bộ nhớ thích hợp, đồng hồ đo lường phải cung cấp khả năng đo và ghi nhận dạng sóng quá độ và các vấn đề chất lượng dạng sóng dòng điện và điện áp.

Tốc độ lấy mẫu có thể lựa chọn được từ 16 đến 512 mẫu trong một chu kỳ.

Đồng hồ đo có khả năng chứa ít nhất 96 bản ghi dạng sóng trong bộ nhớ tĩnh. Mỗi bản ghi có ít nhất 8 chu kỳ tại tốc độ lấy mẫu cao nhất hoặc 64 chu kỳ với tốc độ lấy mẫu thấp nhất, độ phân giải mẫu không nhỏ hơn 16 bit.

Mỗi bản ghi dạng sóng có bao gồm các thông số dữ liệu trước và sau sự kiện.

Dạng sóng phải được lưu trữ với độ phân giải thời gian là 1 ms.

Page 73: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Dạng sóng phải được ghi nhận khi giá trị RMS của dòng điện và điện áp vượt quá giá trị cài đặt của người sử dụng.

Người dùng có thể cấu hình đồng hồ đo thực hiện ghi dạng sóng khi có sự thay đổi trạng thái tại một trong tám đầu vào tốc độ cao.

Đồng hồ đo có thể lập trình bằng phần mềm cung cấp bởi nhà sản xuất.

Phần mềm phải có giao diện thân thiện, tương thích với Windows.

Phần mềm có thể chạy trên nền Windows 2000 hoặc Windows NT 4.0 hoặc các hệ điều hành mới nhất.

Phần mềm có thể lập trình đồng hồ, nạp xuống và phân tích các dữ liệu đã nạp xuống.

Phần mềm phải lưu trữ các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu tương thích với cơ sở dữ liệu ODBC. Cơ sở dữ liệu phải bao gồm các bản ghi thông số và thông tin dạng sóng.

Đồng hồ đo phải có cấu trúc phù hợp để có tuổi thọ cao trong môi trường làm việc nặng nề về cơ học và điện.

Đồng hồ đo phải đặt trong vỏ bọc kim loại kín và không có mạch điện nào hở ra ngoài.

Đồng hồ đo phải có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt từ -40o C đến +70o C.

Đồng hồ đo phải được chứng nhận bởi UL.

Đồng hồ đo có thể hoạt động với điện áp nguồn cung cấp từ 90 tới 275 vôn AC/DC.

Đồng hồ đo phải có bảo hành tiêu chuẩn 18 tháng.

Nhà cung cấp phải kiểm tra mức bảo vệ của thiết bị đo khi xảy ra quá dòng hoặc ngắn mạch. Trong trường hợp thiết bị đo không được bảo vệ phù hợp phải đưa thêm phụ tải vào mạch nhị thứ.

7. Đặc tính kĩ thuật của các vật tư phụ

Rơle trung gian

Rơle được thiết kế, chế tạo đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60255, vỏ bằng vật liệu nhựa chống cháy.

Với loại rơle trung gian dùng nguồn DC, Cuộn dây rơle có các đi-ốt thoát từ được đấu song song để tránh quá áp trong suốt thời điểm chuyển mạch. Cuộn dây của rơle có khả năng làm việc ở chế độ mang điện liên tục.

Việc thiết kế các tiếp điểm rơle và sự lựa chọn vật liệu tiếp điểm, phải đảm bảo tuổi thọ lớn và độ tin cậy cao: 100.000 lần thao tác (giảm thiểu ảnh hưởng của những tác nhân làm tăng điện trở tiếp xúc của tiếp điểm).

Rơle phải bao gồm chân đế (Socket) rời loại thích hợp lắp trên thanh ray trượt (DIN-Rail theo chuẩn EN 50022). Cáp tiết diện từ 1,0 ÷2,5 mm², đấu vào chân đế bằng vít hoặc kẹp bằng lò xo (chỉ dùng cho các mạch digital).

Page 74: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Thông số cuộn dây:

Điện áp vận hành định mức (Ur): phù hợp với mạch thiết kế.

Dải điện áp vận hành cho phép: (0,9 ÷ 1,1)Ur.

Công suất tiêu thụ: 1 W/VA

Cuộn dây của rơle phải được thiết kế khả năng mang điện liên tục không giới hạn thời gian với điện áp đến 250VDC mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của rơle (không bị phát nóng gây hư hỏng role, không bị biến đổi thông số lõi thép và từ thông của nam châm, ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ đóng cắt của rơle).

Thông số tiếp điểm:

Điện áp đóng cắt : 300V AC/DC;

Dòng điện đóng cắt : 5A (với rơle trung gian thường) 10A với các rơle chuyển mạch dòng, rơle đi cắt trực tiếp máy cắt, hoặc các rơle cung cấp nguồn lực lớn đến 10A;

Dòng xung: 10A ( với rơle có dòng định mức 5A ) và 16A ( với rơle có dòng định mức đến 10A)

Công suất đóng cắt :

1250VA (5A / 250V AC)

120W (5A / 24V DC)

Số lượng, kiểu tiếp điểm: kiểu change-over (số lượng tiếp điểm phù hợp với mạch thiết kế và được xác nhận bởi người mua).

Thời gian tác động : 40ms ( với rơle trung gian bình thường); 10ms ( với rơle trung gian đi cắt trực tiếp máy cắt, hoặc các rơle lặp lại tín hiệu Trip từ các bảo vệ khác nhau, những rơle được thiết lập trong các mạch có yêu cầu chuyển mạch tốc độ cao);

Cường độ điện môi:

Giữa cuộn dây và tiếp điểm : 2500Vrms

Giữa 2 cực tiếp điểm đang mở : 1000Vrms.

Giữa tiếp điểm - tiếp điểm : 2000Vrms.

Điện áp cách điện định mức : 250V.

Tuổi thọ : 100.000 lần đóng cắt tại tải định mức.

Cấp bảo vệ: IP 40

Nhiệt độ môi trường vận hành: từ 0 ÷ 60˚C.

Page 75: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Độ ẩm tương đối : <90% (không ngưng tụ nước).

Tương hợp điện từ (EMC) : Đáp ứng IEC 61000-6-2/IEC 61000-6-4.

Để theo dõi tình trạng hoạt động của rơle, cần có led hoặc cờ chỉ thị trạng thái làm việc. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong vận hành, thiết kế cần chống lắp nhầm chiều rơle vào chân đế. Với rơle có thiết kế khoá chống rơi rơle ra khỏi đế (nếu có) cần được trang bị. Các tuỳ chọn khác cho rơle (cầu nối, diot chống ngược nguồn ...) mà nhà sản xuất hỗ trợ.

Rơle chuyển mạch dòng, chuyển mạch áp, mạch cắt

Là loại rơle 2 trạng thái ổn định (latching). Các thông số khác tương tự rơle trung gian. Một yêu cầu cần thiết là cuộn dây của rơle chốt được thiết kế có khả năng mang điện liên tục không giới hạn thời gian và không được thay đổi trạng thái khi cuộn dây thứ 2 tiếp tục mang điện.

Rơle thời gian

Là loại rơle bán dẫn có nhiều chức năng quản lý và giám sát thời gian khác nhau, cho các mạch khác nhau, có các thông số về chức năng và thời gian có thể chỉnh định được, có ít nhất 2 tiếp điểm CO, có thời gian tác động đúng như giá trị chỉnh định. Các thông số khác tương tự rơle trung gian.

Hàng kẹp nối dây các loại

Dùng loại hàng kẹp có ngàm kẹp dây được ép chặt bằng vít hoặc lò xo (chỉ dùng đối với các mạch digital), vật liệu chống cháy, điện áp định mức ≥ 600V, lắp trên thanh ray kiểu DIN 3.

Hệ thống hàng kẹp đấu nối lắp tại tủ điều khiển & bảo vệ phải được bố trí thành dãy trong tủ bao gồm các hàng kẹp cho mạch dòng, mạch áp, các mạch điều khiển, mạch tín hiệu và bảo vệ.

Hàng kẹp dòng phải phù hợp cỡ dây có tiết diện từ 2,5 đến 6mm², có dòng định mức ≥ 50A, có cầu nối ở giữa để dễ dàng tách/nối, có lỗ cắm thí nghiệm (test socket) tại hai đầu hàng kẹp, có cầu ngắn mạch về một phía của hàng kẹp (dao nối đất) và có hàng kẹp nối đất đi kèm.

Hàng kẹp áp cũng tương tự hàng kẹp dòng nhưng không có cầu ngắn mạch. Có dòng định mức ≥ 30A.

Hệ thống hàng kẹp mạch tín hiệu & các mạch chức năng khác phải là kiểu hàng kẹp kiểu cách ly phù hợp với dây có tiết diện từ 1 đến 4mm². Có dòng định mức ≥ 30A.

Riêng các hàng kẹp cấp nguồn có thể đấu nối được cho dây có tiết diện từ 2,5 đến 10mm². Có dòng định mức ≥ 5 lần danh định.

Hệ thống hàng kẹp phải được phân chia thành từng nhóm theo chức năng và được đánh số rõ ràng bằng vật liệu không bị phai, mờ trong quá trình sử dụng.

Số lượng hàng kẹp lắp tại tủ phải đảm bảo đủ để đấu nối và dự phòng tối thiểu 20% số lượng hàng kẹp cho mỗi loại.

Hệ thống MCB cấp nguồn

Page 76: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Loại: 02, 03, 04 cực có tiếp điểm phụ (02 cực với nguồn 220VDC, 220VAC, 03 cực với nguồn AC 3 pha 3 dây, 04 cực với nguồn AC 3 pha 4 dây), bảo vệ quá tải và quá dòng đặc tính C.

Công suất: phù hợp với mạch.

Số tiếp điểm phụ: phù hợp với chức năng của mạch.

Khối thử nghiệm

Khối thử nghiệm phải được trang bị gồm 2 phần:

Test block gắn trên tủ và kết nối với mạch nội bộ.

Test plus để phục vụ đấu dây thí nghiệm.

Hệ thống tủ bảng điều khiển & bảo vệ phải được trang bị đầy đủ các khối thử nghiệm cho mạch dòng, mạch áp đầu vào thiết bị đo lường, điều khiển & rơ le bảo vệ cho mục đích thử nghiệm thiết bị (kể cả các mạch dòng, mạch áp đầu vào dự phòng cho tương lai). Đảm bảo quá trình thử nghiệm thiết bị không bị ảnh hưởng đến các hoạt động của các thiết bị khác đang vận hành.

Đấu nối nội bộ tủ bảng: Tủ bảng điều khiển & bảo vệ được yêu cầu phải đấu dây hoàn chỉnh. Tất cả các đầu vào, đầu ra của thiết bị tự động, đo lường, điều khiển & bảo vệ ( bao gồm cả các đầu vào, đầu ra để kết nối với hệ thống SCADA) phải được đấu nối đến hàng kẹp theo từng chức năng cho mục đích đấu nối đến các thiết bị liên quan, phải được đánh số theo đúng một chuẩn chế tạo và đầu dây phải được lắp đầu cốt theo đúng chủng loại.

8. Thử nghiệm

Thử nghiệm xuất xưởng:

Các dây nối tại tủ bảng, giá và các thiết bị tháo rời phải được thử nghiệm 1 phút điện áp xoay chiều với giá trị bằng với giá trị yêu cầu cho thiết bị nối vào. Thử nghiệm này phải được thực hiện khi đã lắp ráp hoàn chỉnh.

Tất cả dây nối và thiết bị không nối đến nguồn điện áp rất thấp (50 vôn và thấp hơn) phải được thử nghiệm với điện áp 2000 vôn rms trong một phút với khung giá sau khi đo lường cách điện 6500 Vdc không nhỏ hơn 20 megohms. Các dây nối và thiết bị đến biến điện áp và biến dòng điện cũng bao gồm trong quy định này

Cuộn dây và dây điện nối đến chỉ thị và đồng hồ đo lường được thử nghiệm một phút với điện áp thử nghiệm 2000 vôn rms. Với vỏ hoặc các vật kim loại không cách điện với vỏ bọc

Các rơle bảo vệ chính và dự phòng phải được Nhà sản xuất thực hiện các thử nghiệm xuất xưởng để xác nhận rằng chúng tuân theo hiêu năng và thiết kế đề ra.

Đối với các Rơle có chức năng đo lường (ví dụ Rơle có các đặc tính có thể chỉnh định được và có độ chính xác theo yêu cầu, ví dụ dòng điện, thời gian, v.v..), các thử nghiệm này phải bao gồm tối thiểu các hạng mục sau đây:

Page 77: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Đo lường các sai số dưới các điều kiện tương ứng, ví dụ đo độ chính xác và đặc tính thời gian thao tác

Đo các tỉ số cài đặt lại (reseting)

Thử nghiệm điện môi như Điều 6 của IEC 255-5, điện áp thử nghiệm là 2 kVrms. Tất cả các tiếp điểm thường mở của Rơle phải chịu đựng điện áp thử nghiệm 1 kVrms

Đối với tất cả các Rơle, các thử nghiệm xuất xưởng phải bao gồm việc kiểm tra sự hoạt động và reset lại của Rơle, cùng với việc kiểm tra cách điện như mô tả ở trên.

Trừ phi có các qui định đã được đồng ý của Người mua, tất cả các hợp bộ sơ đồ bảo vệ có sử dụng Rơle so lệch có hãm, các nguyên tắc cân bằng dòng và điện áp phải lấy theo các thử nghiệm dòng chế độ nặng sử dụng các cuộn dây của máy biến dòng thực tế mà nó sẽ được dùng trong vận hành. Các thử nghiệm phải thực hiện để chứng minh độ nhạy tác động, thời gian tác động và để chứng minh tính ổn định của bảo vệ dưới các điều kiện sự cố thoáng qua bên ngoài xấu nhất. Các thử nghiệm chỉ được bỏ nếu Nhà chế tạo có khả năng thực hiện các thử nghiệm điển hình cho sơ đồ tương tự. Trong trường hợp chưng minh rằng các đặc tính của một bộ phận là như nhau, ví dụ các máy biến dòng là cùng một thiết kế, có cùng các đặc tính từ hóa, điện áp gãy và điện kháng phía cuộn sơ.

Đối với các sơ đồ bảo vệ bao gồm bảo vệ khoảng cách, bảo vệ so sánh pha, tự động đóng lặp lại và sơ đồ chuyển mạch, v.v.. các thử nghiệm điển hình phải được thực hiện trên mỗi một sơ đồ hoàn chỉnh để đảm bảo rằng tất cả các hậu quả và đặc điểm có thể xảy ra là được trang bị đầy đủ. Ở những nơi cần thiết, điều này phải thực hiện qua các vật mô phỏng của bất kỳ các thiết bị phụ trợ nào thường dùng trong sơ đồ tương ứng, ví dụ như các máy cắt. Các thử nghiệm xuất xưởng này sẽ được thực hiện bổ sung với các thử nghiệm thông thường được áp dụng đối với các phần từ riêng rẽ của sơ đồ và các chi tiết của chương trình thí nghiệm được đề nghị phải được đệ trình lên Người mua để phê duyệt không dưới 02 tháng trước khi chúng được thực hiện.

Nếu các thử nghiệm thông lệ như thế không có khả năng thực hiện được do tính phức tạp của sơ đồ, một thử nghiệm điển hình sơ đồ sẽ được chấp nhận theo thiết bị sản xuất đại diện. Các thử nghiệm phải được thực hiện như mô phỏng, gần với khả năng thực tế, các điều kiện sẽ được xảy ra trong vận hành và các chi tiết của chương trình thử nghiệm được đề nghị phải đệ trình lên Người mua để phê duyệt không dưới 02 tháng trước khi chúng được thực hiện. Trong các trường hợp này, nơi các thao tác đúng đắn của sơ đồ là phụ thuộc vào lượng đo lường tương ứng với hệ thống nhất thứ (ví dụ áp lực khí của máy cắt), các số lượng như thế phải được đo trong suốt quá trình thử nghiệm.

Mỗi một sơ đồ bảo vệ dòng sử dụng Rơle trở kháng cao phải thực hiện đầy đủ các thử nghiệm như dưới đây:

Mỗi một máy biến dòng phải mà nó phải là loại có trở kháng thấp, phải được thử nghiệm đốiw với tỉ số vòng, điện kháng cuộn dây thứ cấp và đường dặc tính kích thích đến một điện áp thứ cấp tương đương 120% của điện áp "gãy”.

Mức tiêu thụ VA trong thao tác vận hành của Rơle phải được đo và nó không được vượt quá giá trị lớn nhất do Nhà chế tạo mô tả.

Page 78: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Dòng thao tác của Rơle điện áp phải được đo và không được vượt quá giá trị lớn nhất do Nhà chế tạo mô tả.

Thử nghiệm điển hình

Các thử nghiệm điển hình đã được chấp nhận phải được thực hiện trong xưởng của Nhà chế tạo cho mỗi một loại hệ thống bảo vệ. Trong quá trình thử nghiệm, các thiết bị phụ trợ phải được lắp vào gần tương tự như điều kiện thực tế vận hành. Mục đích chính của các thử nghiệm này là xác định hiệu năng bảo vệ đối với dãy các điều kiện của hệ thống mà nó sẽ được gặp trong thực tế, và để xác định tất cả các thông số áp dụng thích hợp khác. Các điều kiện thí nghiệm phải được sự đồng ý của Người mua.

Khi mà các thử nghiệm điển hình đã dược thực hiện theo các Hợp đồng trước đó trên các thiết bị tương tự trên tất cả các phương diện chủ yếu với các thiết bị nêu ra trong Hợp đồng, Người mua có thể bỏ qua các thử nghiệm điển hình với các kết quả mà Người mua chấp thuận liên quan đến các thiết bị đang xét. Mỗi một kết quả thử nghiệm phải ghi ra đầy đủ các xác nhận về hiệu năng, chẳng hạn như hiệu năng dưới các điều kiện tham khảo, hiệu quả của các ảnh hưởng về số lượng, trạng thái sẵn sàng và tính ổn định động đối với sơ đồ bảo vệ, máy biến dòng và máy biến điện áp yêu cầu, v.v. và đẩyđu các chi tiết đã thực hiện trên các mẫu đại diện của thiết bị để chứng minh rằng hiệu năng là đáp ứng được với yêu cầu.

Đối với các sơ đồ bảo vệ quá dòng dùng Rơle trở kháng cao, việc tính toán các hiệu năng định trước sẽ được chấp thuận thay cho thí nghiệm điển hình cho mỗi một sơ đồ riêng lẻ. Tuy nhiên, các kết quả thí nghiệm phải có sẵn để Người mua kiểm tra để chứng tỏ rằng với các thử nhiệm chế độ dòng nặng nề đã được thực hiện trên sơ đồ đại diện để chứng minh tính ổn định và hiệu năng thời gian tác động.

9. Bản vẽ và mô tả

Nhà thầu phải đệ trình theo Hồ sơ dự thầu (HSDT) các bản vẽ và mô tả

Sơ đồ một sợi và ghi chú về Rơle và bản vẽ thiết kế chi tiết về nguyên lý điều khiển bảo vệ liên quan đến các thiết bị nhất thứ

Bản vẽ về kích thước

Mô tả, cấu tạo và sơ đồ đấu nối dây nội bộ và với thiết bị nhất thứ và thiết bị hiện hữu, bảng kê cáp

Phạm vi cung cấp

Các đặc tính chi tiết cho thiết bị chính (Rơle chính, chỉ thị, đo lường, tranducers).

III.5. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN TỰ DÙNG:

III.5.1. Tủ nạp ắc quy:

Loại điều chỉnh bằng Thyristor.

Các số liệu đầu vào:

+ Điện áp đầu vào: 380/220 10%V-AC.

Page 79: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

+ Tần số 50 V 5% Hz.

+ Dòng điện định mức: 40A.

+ Dao động điện áp: (0,3-0,5)% khi nối với ắc quy

- Các số liệu đầu ra:

+ Điện áp định mức: 220 1,5%V-DC. ở chế độ tải từ 0-100%.

+ Dòng điện định mức: 80A.

Đo dòng điện và điện áp một chiều: A (0-80A), V (0-300V).

Thiết bị bảo vệ: Aptomat đầu vào 40A và đầu ra 80A.

Có cảnh báo sự cố bộ nạp bằng đèn báo

Mức độ bảo vệ : IP20

Tủ phải được chế tạo chịu được nhiệt độ môi trường và độ ẩm cao

Phương pháp phóng nạp ắc qui tự động và bằng tay.

Giám sát sự tăng giảm điện áp của ắc qui, và giám sát chức năng bộ nạp.

Đo điện áp, dòng điện bộ nạp/ác qui

Kèm theo đầy đủ phụ kiện lắp đặt và các phụ kiện cần thiết khác...

III.5.2. Hệ thống ắc qui :

Ắc qui axít loại kín, miễn bảo dưỡng

Công suất ở điện áp phóng: 120Ah trong 10 giờ

Điện áp định mức: 220VDC

Số bình: 120 bình (dự phòng 10 bình)

Điện áp nạp 1 bình : 2,0V

Điện áp nạp nối hệ thống : 252V

Điện áp phóng nạp: 279V

Giới hạn cường độ nạp danh định: 10A

Giới hạn cường độ nạp lớn nhất: 40A

Bình chứa bằng nhựa

Page 80: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Kèm theo giá lắp và đầy đủ phụ kiện cho lắp đặt.

Nhà thầu chịu trách nhiệm đấu nối, tổ hợp hoàn chỉnh hệ thống ắc quy trên giá lắp; phóng nạp lần đầu, kiểm tra đảm bảo đủ điều kiện vận hành, hướng dẫn và bàn giao cho đơn vị thi công (có sự chứng kiến của bên A) trông coi, phụ nạp,… cho đến khi đóng điện công trình.

III.5.3. Tủ phân phối AC, DC:

Tổng quan

Các tủ bảng điện được thiết kế tự đứng, phù hợp cho việc lắp đặt trực tiếp trên mương cáp và đấu nối tất cả cáp vào ra xuyên qua đáy tủ phù hợp với tiêu chuẩn IEC 947 và IEC 439. Tủ gồm có các MBC lộ tổng và lộ ra.

Sơ đồ nguyên lý của tủ điện hạ thế được chỉ trong các bản vẽ đính kèm.

Vỏ tủ được làm từ thép có độ dày không nhỏ hơn 2mm .

Tủ có cấp bảo vệ IP 41 cho loại đặt trong nhà điều khiển,

Cửa tủ phải có tay nắm và khóa. Cửa tủ gắn chặt vào tủ bằng bản lề và có góc mở tối thiểu là 1400. Bên trong cửa tủ phải có vị trí để chứa các bản vẽ thiết kế nội bộ tủ.

Tủ phải có các bộ đèn chiếu sáng được điều khiển thông qua việc đóng mở cửa tủ.

Tủ có bộ sưởi để chống hơi ẩm, bộ sưởi được điều khiển bởi thiết rơ le nhiệt.

Đáy tủ phải có các tấm chắn bằng nhôm dự trù cho các tuyến cáp điều khiển đấu nối ra bên ngoài.

Tủ cũng được cấp thanh đồng nối đất có tiết diện không nhỏ hơn 100 mm2.

Thiết kế tủ

MCB, MCCB

Các MCCB là loại phải có bộ phận tự động cắt nhanh khi quá tải và ngắn mạch để bảo vệ thiết bị.

Các MCCB không có bộ phận ngắt mạch bằng mô tơ phải có bộ phận bù nhiệt và từ. Thiết bị khi quá tải thì cắt có thời gian theo theo đường đặc tính kỹ thuật Nhiệt – Ampe và khi ngắn mạch thì cắt nhanh theo từ

Các cực phải mở đồng thời và có bộ phận dập hồ quang.

Có các bộ tiếp điểm phụ chỉ MCCB “On”, “Off”, “Trip”. Để tái lập lại thiết bị từ vị trí “Trip” thì phải qua vị trí “Off” trước.

Liên động

Các MCCB lộ tổng và liên lạc được liên động kiểu cơ điện 1/2 để đảm bảo tránh trường hợp 02 MCCB lộ tổng đóng đồng thời liên kết 2 thanh cái.

Page 81: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Nối đất

Tủ được thiết kế vỏ tủ được tiếp xúc tốt với cửa tủ và phải có vị trí để bắt tiếp địa.

Mức cách điện

Mức cách điện và khoảng trống trong không khí theo tiêu chuẩn IEC 60947.

Tủ phải bao gồm đầy đủ các vật tư thiết bị cần thiết để kết nối đến hệ thống máy tính tại trạm để hệ thống máy tính có thể giám sát trạng thái của tủ như trạng thái các MCCB tổng, điện áp, dòng điện thanh cái, tín hiệu tác động của các rơ le bảo vệ, … và điều khiển các MCCB tổng

Thiết kế chi tiết tủ

Tủ phân phối xoay chiều 220/380VAC:

Tủ phân phối xoay chiều trong nhà, loại tự đứng và được cấp trọn bộ với các thiết bị sau:

Số lượng MCCB được cung cấp cho hệ thống AC tham khảo bản vẽ kèm theo.

Tủ phân phối xoay chiều trong nhà 380/220V-AC

Thanh cái bằng đồng, dòng điện định mức: 300A

- 02 lộ đến, dùng MCCB 200A loại 4 cực, được liên động cơ, điện để tránh đóng đồng thời. Đồng thời cung cấp bộ tự động chuyển nguồn có khả năng lập trình được.

- Số lượng MCCB lộ ra được thể hiện trong bản vẽ + dự phòng thêm 10%

(số lượng và định mức các MCCB được chuẩn xác với thiết bị được cấp bởi Nhà thầu (ví dụ điều khiển, bảo vệ, động cơ,…v.v)

- Điện áp định mức các MCCB là 380/415 V-AC.

- Mỗi MCCB phải có tiếp điểm phụ để báo tín hiệu.

- Thiết bị đo đếm, đo lường: công tơ (CCX 2,0), Ampe kế, vôn kế cho ngăn lộ tổng; vôn kế cho thanh cái.

- Cung cấp rơ le bảo vệ quá áp, thấp áp cho mỗi thanh cái (F27/59).

- Cung cấp card để nối các tín hiệu đến hệ thống LAN/ETHERNET bằng cáp quang.

- Đầy đủ các thiết bị cần thiết khác

II. Tủ phân phối một chiều 220VDC:

Page 82: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

Tủ phân phối một chiều trong nhà, loại tự đứng và được cấp trọn bộ với các thiết bị sau:

Số lượng MCCB được cung cấp cho hệ thống DC: tham khảo bản vẽ kèm theo.

Tủ phân phối một chiều trong nhà 220V-DC

Thanh cái bằng đồng, dòng điện định mức: 300A

- 02 lộ đến được đấu nối với tủ nạp ắc quy bằng MCCB 150A, loại 2 cực, được liên động bằng cơ, điện để tránh đóng đồng thời. Đồng thời cung cấp bộ tự động chuyển nguồn có khả năng lập trình được.

- Số lượng MCCB lộ ra được thể hiện trong bản vẽ + dự phòng thêm 20%

(số lượng và định mức các MCCB được chuẩn xác với thiết bị được cấp bởi Nhà thầu (ví dụ điều khiển, bảo vệ, động cơ,…v.v)

- Điện áp định mức các MCCB là 250V-DC.

- Mỗi MCCB phải có tiếp điểm phụ để báo tín hiệu.

- Thiết bị đo lường: Ampe kế, vôn kế (CCX 1,5).

- Cung cấp rơ le bảo vệ quá áp, thấp áp (F27/59).

- Thiết bị phát hiện chạm chất một chiều cùng với thiết bị cảnh báo trong phòng điều khiển.

- Cung cấp card để nối các tín hiệu đến hệ thống LAN/ETHERNET bằng cáp quang.

- Đầy đủ các thiết bị cần thiết khác

III.5.4. Tủ đấu dây ngoài trời (MK):

Loại đặt ngoài trời, dùng để đấu nối các mạch điều khiển bảo vệ giữa các thiết bị nằm ở sân phân phối 110kV của trạm biến áp như: Biến dòng, biến điện áp, máy cắt, dao cách ly ... với tủ bảng điều khiển bảo vệ trong phòng điều khiển. Trong tủ lắp các thiết bị chính :

- áp tô mát, cầu chì, con nối các loại…

- Rơ le kiểm tra điện áp (F27/59) trên đường dây dùng cho mạch khóa thao tác dao nối đất đường dây 110kV.

- Bộ thử nghiệm

- Rơ le trung gian, rơ le thời gian…

- Hàng kẹp các loại

Page 83: 2. Mô Tả Kỹ Thuật HT Nhị Thứ - Đồng Đăng - Gói 5

- Cảm biến nhiệt, bộ sấy, chiếu sáng, ổ cắm...