10
KT CU SÀN DNG LC- THIT K, THI CÔNG VÀ VN ĐỀ TUI THLÂU DÀI Din gi: KS. Nguyn Tôn Vit Công ty Freyssinet Vit Nam, s8 Tràng Thi, Hòan Kiếm, Hàni. TÓM TT: Báo cáo này gii thiu nguyên lý vdng lc và lch shình thành cũng như các ng dng trong kết cu công trình xây dng dân dng. Sau đó din giđồng thi cũng gii thiu vnguyên lý trình tcác bước thiết kế và thi công sàn dng lc, lưu ý đến nhng đim dgây nhm ln trong thiết kế và thi công. Cui cùng, báo cáo cũng nêu lên thc trng tình hình áp dng công nghVitnam nhng vn đề vđảm bo cht lượng và tui thlâu dài. Mc tiêu ca báo cáo din gimun chia skinh nghim, góc nhìn ca mình mt cách tng thvmi khía cnh thiết kế, thi công và thc trng nhng tn ti ca vic áp dng trong điu kin thtrường Vitnam để người nghe có thêm mt góc nhìn khi so sánh la chn gii pháp dng lc cho công trình ca mình. 1. Gii thiu Eugène Freyssinet có ý tưởng vdng lc ln đầu tiên vào năm 1903. Ba năm sau ông có bài báo miêu tđặc tính do ca bê tông, đặc tính mà trước đó chđược biết thép. Sau đó Freyssinet tiếp tc phát trin kthut này trong khong thi gian t1903 đến 1928 khi bng sáng chế “Quá trình chế to các thành phn bê tông ct thép” được cp phép cho hthng dng lc. Thut ng“dng lc” xut hin tnăm 1932. Vic gia cthành công cng Le Havre năm 1934, Freyssinet đã qung bá rng rãi tính ưu vit ca kết cu dng lc. Công nghdng lc ban đầu áp dng phbiến cho lĩnh vc xây dng cu đặc bit phát trin mnh msau chiến tranh thế gii th2 Châu Âu. Công nghdng lc áp dng cho lĩnh vc xây dng dân dng ln đầu tiên vào khong năm 1955 ti Mnhm đáp ng yêu cu xây dng sàn phng không dm nhp ln. Vit nam công nghdng lc bt đầu được áp dng trong lĩnh vc xây dng dân dng tkhong nhng năm 1993 ban đầu phbiến áp dng ti các dán khách sn, văn phòng cao cp, căn hdch vdo nhu cu rt ln giá thuê cao do đó công nghdng lc được la chn do rút ngn được thi gian thi công. Mt scông trình trong giai đon này có thktên như khách sn Hàni lake view, khách sn Sheraton Sàigòn, cao c căn hdch vSommerset Chancellor Court, tòa nhà văn phòng Saigon Metropolitian...

1.Tomtat DUL

Embed Size (px)

DESCRIPTION

saSAsaSsáSÁasadsdadsdadádadsdasadsadáddsadsada

Citation preview

Page 1: 1.Tomtat DUL

KẾT CẤU SÀN DỰ ỨNG LỰC-

THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ VẤN ĐỀ TUỔI THỌ LÂU DÀI

Diễn giả: KS. Nguyễn Tôn Việt

Công ty Freyssinet Việt Nam, số 8 Tràng Thi, Hòan Kiếm, Hànội.

TÓM TẮT:

Báo cáo này giới thiệu nguyên lý về dự ứng lực và lịch sử hình thành cũng như các ứng dụng trong kết cấu công trình xây dựng dân dụng. Sau đó diễn giả đồng thời cũng giới thiệu về nguyên lý trình tự các bước thiết kế và thi công sàn dự ứng lực, lưu ý đến những điểm dễ gây nhầm lẫn trong thiết kế và thi công.

Cuối cùng, báo cáo cũng nêu lên thực trạng tình hình áp dụng công nghệ ở Việtnam những vấn đề về đảm bảo chất lượng và tuổi thọ lâu dài. Mục tiêu của báo cáo diễn giả muốn chia sẽ kinh nghiệm, góc nhìn của mình một cách tổng thể về mọi khía cạnh thiết kế, thi công và thực trạng những tồn tại của việc áp dụng trong điều kiện thị trường Việtnam để người nghe có thêm một góc nhìn khi so sánh lựa chọn giải pháp dự ứng lực cho công trình của mình.

1. Giới thiệu

Eugène Freyssinet có ý tưởng về dự ứng lực lần đầu tiên vào năm 1903. Ba năm sau ông có bài báo miêu tả đặc tính dẻo của bê tông, đặc tính mà trước đó chỉ được biết ở thép. Sau đó Freyssinet tiếp tục phát triển kỹ thuật này trong khoảng thời gian từ 1903 đến 1928 khi bằng sáng chế “Quá trình chế tạo các thành phần bê tông cốt thép” được cấp phép cho hệ thống dự ứng lực. Thuật ngữ “dự ứng lực” xuất hiện từ năm 1932. Việc gia cố thành công cảng Le Havre năm 1934, Freyssinet đã quảng bá rộng rãi tính ưu việt của kết cấu dự ứng lực. Công nghệ dự ứng lực ban đầu áp dụng phổ biến cho lĩnh vực xây dựng cầu đặc biệt phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở Châu Âu. Công nghệ dự ứng lực áp dụng cho lĩnh vực xây dựng dân dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1955 tại Mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng sàn phẳng không dầm nhịp lớn. Ở Việt nam công nghệ dự ứng lực bắt đầu được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng từ khoảng những năm 1993 ban đầu phổ biến áp dụng tại các dự án khách sạn, văn phòng cao cấp, căn hộ dịch vụ do nhu cầu rất lớn giá thuê cao do đó công nghệ dự ứng lực được lựa chọn do rút ngắn được thời gian thi công. Một số công trình trong giai đoạn này có thể kể tên như khách sạn Hànội lake view, khách sạn Sheraton Sàigòn, cao ốc căn hộ dịch vụ Sommerset Chancellor Court, tòa nhà văn phòng Saigon Metropolitian...

Page 2: 1.Tomtat DUL

Công nghệ dự ứng lực thực sự áp dụng phổ biến ở Việtnam kể từ năm 2007 tới nay do việc khủng hoảng tăng giá thép xây dựng cũng như xu hướng thiết kế các công trình xây dựng nhịp lớn làm cho công nghệ dự ứng lực vốn mang nhiều ưu việt về mặt kỹ thuật lại kinh tế hơn. Tuy nhiên việc phát triển nhanh trong một thời gian ngắn trong khi thiếu một cơ chế kiểm soát chất lượng hiệu quả cũng đã nảy sinh khá nhiều vấn đề về chất lượng công trình sử dụng cáp dự ứng lực. Từ góc độ kinh nghiệm cá nhân người viết bài đã thấy nhiều chủ đầu tư áp dụng dự ứng lực cho một vài công trình sau đó quay lại sử dụng bê tông cốt thép truyền thống do gặp nhiều sự cố với công nghệ dự ứng lực đặc biệt khu vực thành phố HCM.

Các dạng kết cấu áp dụng dự ứng lực Trong công trình xây dựng dân dụng có thể tạm chia thành hai nhóm kết cấu áp dụng dự ứng lực. Nhóm 1 là các kết cấu đặc biệt bao gồm móng bè , dầm chuyển, sàn chuyển, giàn chuyển, Với kết cấu nhóm này thường sử dụng các bó cáp lớn tới 37 sợi 15.24mm và dùng kích căng cả bó

Hình 1. Neo C_ Freyssinet và kích căng kéo cả bó cáp. Nhóm 2 hệ thống kết cấu sàn nhà bao gồm sàn phẳng, sàn nấm, sàn dầm ... Với kết cấu nhóm này thường sử dụng các bó cáp loại dẹt từ 2 đến 5 sợi, thi công bằng kích căng đơn từng sợi

Hình 2. Neo B_ Freyssinet và kích căng đơn từng tao cáp.

Page 3: 1.Tomtat DUL

Loại cáp sử dụng cho kết cấu dự ứng lực

Cáp sử dụng cho kết cấu dự ứng lực được phân chia thành hai loại cám bám dính (bonded strand) và không bám dính (unbonded strand). Ở thị trường Việtnam hiện đang sử dụng phổ biến cả hai loại cáp bám dính và không bám dính. Về nguyên tắc hệ cáp không bám dính truyền lực hoàn toàn qua hệ neo vào kết cấu, tuy nhiên với điều kiện thị trường Việtnam khi mà việc quản lý chất lượng còn lỏng lẻo, việc sử dụng hệ cáp không bám dính là khá mạo hiểm trong khi đó lợi ích của việc giảm chi phí nhân công khá thấp đối với đặc thù của thị trường Việtnam đồng thời khối lượng cốt thép thường thiết kế sẽ nhiều hơn so với cáp bám dính.

2. Ưu điểm của sàn dự ứng lực

Kết cấu sàn DƯL sử dụng lực căng rất cao kết hợp với sức chịu nén của bê tông tạo nên lực ngược chiều cân bằng với tải trọng tác động. Nhờ đó các kết cấu này có thể chịu được những tải trọng lớn hơn và có khả năng vượt được những nhịp hay khẩu độ lớn hơn kết cấu bê tông thông thường. Thông thường sử dụng sàn phẳng DƯL giúp giảm chiều cao tầng so với sàn dầm bê tông cốt thép thường (3,1m thay vì 3,3 - 3,5m). Khi giảm chiều cao tầng, sẽ giảm chi phí bê tông cốt thép cho cột vách, tường xây và hoàn thiện; giảm chi phí móng do tải trọng nhẹ hơn, giảm lực gió, động đất… Sàn phẳng với kiến trúc đẹp, phân chia không gian linh hoạt, giảm chi phí, tiết kiệm chi phí điều hòa trong khai thác.

Hình 3. Hình minh họa hiệu quả dự ứng lực so với BTCT thường

Page 4: 1.Tomtat DUL

Đẩy nhanh tiến độ thi công

Tính kinh tế của phương án kết cấu liên quan mật thiết đến tiến độ thi công, việc sử dụng công nghệ dự ứng lực với kết cấu đơn giản hơn về ván khuôn, ít thép thường hơn rất nhiều giúp cho chu kỳ thi công một sàn thông thường chỉ từ 5~7 ngày với hai bộ ván khuôn và 3 tầng cây chống.

Hình 4. Chu kỳ thi công điển hình của dự án Keangnam Landmark Towers

Tiết kiệm chi phí vật liệu

Hình 5. So sánh kinh tế giữa công nghệ DƯL và BTCT thường

Theo tính toán của Freyssinet với bước nhịp từ 7,3m trở nên phương án sàn dự ứng lực có khả năng tiết kiệm hơn so với bê tông thường và tiết kiệm rõ rệt khi bước nhịp trên 8m.

Khối lượng thép thường đối với sàn bê tông cốt thép thường dao động trong khoảng từ 40kg/m2 đến 60kg/m2. Theo kinh nghiệm thiết kế của Freyssinet phương án sàn dự ứng lực có khối lượng thép thường vào khoảng từ 11kg/m2 tới 20kg/m2 tùy thuộc vào nhịp loại kết cấu và hệ thống chịu tải ngang.

8m 9m 10m7m 11m6m

PT

RC

Chi phí

RC: Bê tông cốt thép truyền thốngPT: Bê tông dự ứng lực

8m 9m 10m7m 11m6m

PT

RC

Chi phí

RC: Bê tông cốt thép truyền thốngPT: Bê tông dự ứng lực

CHU KỲ TIẾN ĐỘ THỰC TẾ 6 NGÀY/ SÀN ĐIỂN HÌNH DỰ ÁN KEANGNAM - TÒA THÁP NHÀ Ở DT ~ 2000M2

HẠNG MỤC CÔNG VIỆC Thời gian DAY1 DAY2 DAY3 DAY4 DAY5 DAY6 DAY7 DAY8 DAY9 DAY10 DAY11 DAY12 DAY13 DAY14

Công tác cốt thép cột và vách cứng 2dCông tác ván khuôn cột và vách cứng 2dCông tác đổ bê tông cột và vách cứng 1.5dCông tác lắp đặt dàn giáo ván khuôn sàn 2dLắp đặt cốt thép lưới dưới 2dCố định đầu neo 0.5dLắp đặt cáp dự ứng lực 1dthép tăng cường bên trên và nghiệm thu 1dĐổ bê tông 0.5dBảo dưỡng bê tông 2dCăng kéo cáp dự ứng lực 1dTháo ván khuôn 1dChấp thuận kết quả căng kéo 0.5dThực hiện bơm vữa 1d

Chu kỳ 6 ngày Chu kỳ 6 ngày

Tiến độ thực tế trên đạt 6 ngày do Nhà thầu Keangnam đầu tư bộ công nghệ ván khuôn bay tấm lớn cho sàn dẫn tới thi công nhanh hơnTrong trường hợp nếu đầu tư thêm bộ ván khuôn leo trượt lõi có thể giảm thời gian ván khuôn cho lõi cứng tiến độ 5 ngày có thể dễ dàng đạt đượcVới dự án khác nếu sử dụng ván khuôn dàn giáo truyền thống; chu kỳ thi công một sàn có thể chỉ đạt 10 ~ 12 ngày / 1 sàn tùy năng lực nhà thầu ván khuôn, cốt thép

Page 5: 1.Tomtat DUL

3. Các dạng kết cấu sàn dự ứng lực phổ biến

Ba dạng kết cấu sàn dự ứng lực sử dụng phổ biến trong công trình dân dụng như, nhà chung cư, bãi đậu xe, khách sạn văn phòng... là kết cấu sàn phẳng, sàn nấm và sàn kết hợp dầm bẹt tùy thuộc vào tải trọng, bước nhịp mà kết cấu lựa chọn phù hợp đảm bảo tính kinh tế của giải pháp.

Kết cấu sàn phẳng

Dạng kết cấu này sử dụng hiệu quả khi nhịp hai phương khá giống nhau, hiệu quả kinh tế trong khoảng nhịp từ 7.5 m tới 9.0 m

Chiều dầy sàn thông thường được khống chế bởi khả năng chịu chọc thủng đầu cột.

Tỉ lệ L/D = 36~42.

Hình 6.

Kết cấu có mũ cột (sàn nấm)

Dạng kết cấu này sử dụng hiệu quả khi nhịp hai phương khá giống nhau, hiệu quả kinh tế trong khoảng nhịp từ 9 m tới 12 m

Kết cấu dạng này thường bị khống chế bởi mật độ cốt thép và cáp trong phạm vi đầu cột để đảm bảo tính dễ dàng thi công.

Tỉ lệ L/D = 40~48. Hình 7.

Kết cấu dầm bẹt một phương

Dạng kết cấu này sử dụng hiệu quả khi nhịp theo một phương lớn hơn hẳn so với phương còn lại, hiệu quả kinh tế trong cho nhịp tới 15 m.

Kết cấu dạng này thường bị khống chế bởi mật độ cốt thép chịu cắt và cáp trong phạm dầm khu vực đầu cột để đảm bảo tính dễ dàng thi công.

Tỉ lệ D = 2Ds; Bw = 0.15~0.25Ls

Ls/Ds = 40~48. Hình 8.

Page 6: 1.Tomtat DUL

4. Thiết kế sàn cáp dự ứng lực

Hiện tại ở thị trường Việt nam áp dụng phổ biến tiêu chuẩn thiết kế dự ứng lực BS8110, tiêu chuẩn ACI -318, tiêu chuẩn EC2. trong đó tiêu chuẩn thiết kế BS8110 được sử dụng phổ biến, tuy nhiên một điểm lưu ý rằng tiêu chuẩn này không tiếp tục được phát triển và sử dụng mà đã được thay thế bằng tiêu chuẩn EC2 bởi chính Anh quốc và các nước châu âu.

Các yêu cầu đối với thiết kế kết cấu dự ứng lực.

Kết cấu sàn dự ứng lực được tính toán thiết kế đảm bảo các điều kiện về trạng thái sử dụng (Service condition) trạng thái về cường độ (Strength condition) và trạng thái truyền ứng suất.

Trạng thái về sử dụng

Trạng thái về sử dụng được tính toán trên phương diện kiểm soát vết nứt, võng, và rung động sàn . Với kết cấu thông thường nếu tỉ lệ L/D nằm trong phạm vi khuyến nghị của các tiêu chuẩn, sổ tay thiết kế thì vấn đề về rung động có thể bỏ qua, tuy nhiên với các công trình có tính chất nhạy cảm với rung động như bệnh viện, phòng thí nghiệm, khu trung tâm thương mại thì việc tính tóan kiểm tra rung động là cần thiết để đánh giá trạng thái đảm bảo khai thác (service) của công trình.

Việc kiểm soát vết nứt bằng cách giới hạn ứng suất kéo trong bê tông nhỏ hơn một giá trị ứng suất “đại diện” tùy theo tiêu chuẩn hoặc khống chế hàm lượng ứng suất nén tối thiểu, hàm lượng thép tối thiểu, các chi tiết giải phóng chuyển vị hạn chế nứt ...

Việc kiểm soát độ võng được tính toán so sánh với con số khuyến nghị về tỉ lệ nhịp đưa ra bởi tiêu chuẩn, và việc chênh lệch độ võng cần thiết xem xét đảm bảo các loại kết cấu gắn với sàn không bị phá hoại bởi chênh lệch độ võng đó.

Trạng thái về cường độ

Về tổng thể trạng thái cường độ phải đảm bảo khả năng chịu lực của mọi tiết diện lớn hơn nội lực thiết kế, đảm bảo tối thiểu thép dính bám ( bao gồm cả cáp bám dính và thép thường) để đảm bảo tính dẻo của kết cấu, truyền tải an toàn mômen cột vào sàn (truyền tải ngang), đảm bảo các yêu cầu về chi tiết cấu tạo của tiêu chuẩn đối với bố trí cáp và thép.

Đảm bảo chịu lực cục bộ đầu neo và các chi tiết cấu tạo truyền lực từ neo vào sàn (tính toán thép cục bộ, chiều dầy sàn chống nổ đầu neo).

Hệ số an toàn với trạng thái cường độ

Khi tính toán trạng thái cường các tiêu chuẩn chỉ định một hệ số vượt tải so với tải thiết kế trong tổ hợp tính toán và hệ số triết giảm khả năng chịu lực của vật liệu (đối với hầu hết các tiêu chuẩn) hoặc hệ số triết giảm dựa trên độ tin cậy của phương pháp tính (đối với tiêu chuẩn Mỹ)

Trạng thái truyền ứng suất

Trên nguyên tắc kiểm tra điều kiện bất lợi, khi truyền ứng suất với lực căng lớn nhất, hoạt tải, tĩnh tải phụ thêm chưa tồn tại.

Page 7: 1.Tomtat DUL

Phân tích kết cấu

Việc phân tích thiết kế kết cấu dự ứng lực được thực hiện phổ biến bằng cách tính tay cân bằng tải trọng theo phương pháp khung tương đương hoặc sử dụng phần mềm chuyên dụng hỗ trợ như RAPT hoặc ADAPT PT.

Một lưu ý khi thiết kế sàn hai phương theo phương pháp khung tương đương, khá nhiều người triết giảm tải trọng tác dụng. Tuy nhiên về thực tế kết cấu sàn hai phương có thể bị phá hoại như sàn một phương do đó cần thiết phải thiết kế khả năng chịu lực cả hai phương với 100% tải trọng tác dụng. [1]

Với phần mềm phần tử hữu hạn thiết kế dự ứng lực chuyên dụng như ADAPT builder, RAM Concept, Cedus cho phép người dùng có thể thiết kế những kết cấu sàn với mặt bằng phức tạp cũng như dễ dàng tối ưu hóa thiết kế. Tuy nhiên cần phải hiểu bản chất tính toán của phần mềm cũng như giới hạn của nó và cần có đánh giá về kết quả xuất ra.

Giải phóng chuyển vị, hạn chế nứt

Tại Việtnam hiện nay, thông thường mục này chưa có sự hiểu biết đầy đủ cũng như quan tâm đúng mức của các kỹ sư trong hồ sơ thiết kế sàn cáp dự ứng lực. Trong khi đó các vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều tới việc nứt sàn nhất là với những sàn tầng hầm và khoảng 5 sàn đầu tiên do ảnh hưởng lớn của việc việc cản chuyển vị từ hệ cột vách, tường tầng hầm đối với sàn dưới tác động của co ngót, từ biến, nhiệt độ và co ngắn đàn hồi do lực căng cáp.

Việc hạn chế nứt do cản chuyển vị có thể thực hiện bằng bố trí hợp lý sơ đồ kết cấu cột vách, tính toán bố trí các dải đổ sau và các chi tiết giải phóng chuyển vị tạm thời, bố trí bổ xung và hợp lý thép thường và cáp dự ứng lực.

Một điểm lưu ý đó là người thiết kế cần cân nhắc lựa chọn loại hình giải phóng chuyển vị hợp lý cũng như tính toán thời gian đổ bù giải đổ sau vừa đảm bảo giải phóng chuyển vị vừa có thể đảm bảo được tiến độ thi công của công trình. Đã có rất nhiều dự án mặc dù có bố trí dải đổ sau tuy nhiên ngay sau khi căng kéo xong phần sàn đã tiến hành đổ bù dải bê tông đổ sau với trường hợp này thiết kế mới chỉ giải phóng và khống chế nứt do cản co ngắn đàn hồi do căng cáp và công trình vẫn bị nứt do việc co ngót của sàn.

Hình 9. Minh họa chi tiết mối giải phóng chuyển vị tạm thời.

Page 8: 1.Tomtat DUL

5. Thi công sàn dự ứng lực

Thông thường công tác thi công dự ứng lực được thực hiện bởi một nhà thầu khác với nhà thầu chính thi công ván khuôn bê tông cốt thép.

Việc phối hợp giữa nhà thầu cáp dự ứng lực và nhà thầu chính đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chất lượng công trình. Do đó trước khi tiến hành thi công cần có cuộc họp với các bên liên quan nhằm đảm bảo các bên hiểu rõ trình tự công việc phối hợp với nhau trên công trường.

Công nghệ dự ứng lực với thiết kế tối ưu chỉ sử dụng rất ít thép thường so với công nghệ bê tông thường do đó việc thi công và bảo dưỡng bê tông cần đặc biệt chú ý để đảm bảo cường độ thiết kế và hạn chế nứt co ngót do thủy hóa bê tông.

Các vấn đề về trình tự tháo chống số lượng tầng chống v.v.. Cần được làm rõ với nhà thầu chính đặc biệt là dự án có sử dụng dải đổ sau, thời gian đổ bù dải đổ sau cũng cần được làm rõ với nhà thầu chính ngoài việc chỉ định trên bản vẽ thiết kế. Tuyệt đối không tháo chống khu vực dải đổ sau nếu chưa được đổ bù và bê tông đạt cường độ.

Tránh điểm dừng bê tông tại các vị trí đầu neo và chắc chắn bê tông được đầm kỹ tại khu vực đầu neo.

6. Thực trạng áp dụng sàn dự ứng lực ở Việtnam và việc quản lý chất lượng

Không như ở các nước tiên tiến đã có bề dầy phát triển dự ứng lực đã hình thành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng tuổi thọ lâu dài của công trình sử dụng dự ứng lực, Ở Việtnam chúng ta việc sử dụng công nghệ dự ứng lực hiện nay còn nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng tuổi thọ công trình.

Cụ thể là về quy phạm pháp luật chưa coi đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có những yêu cầu nghiêm ngặt về năng lực thiết kế.

Chưa có tiêu chuẩn việt nam đầy đủ cho thiết kế sàn dự ứng lực mà vẫn sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài do đó rào cản ngôn ngữ vẫn là vấn đề lớn nhiều khi gây hiểu nhầm các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Chưa có chuẩn đánh giá các hệ thống dự ứng lực, bất kể hệ thống nào cũng có thể được sử dụng hoàn toàn phụ thuộc và đề xuất của nhà thầu dự ứng lực. Do đó cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu đơn thuần về mặt giá thành trong khi đó không có một khung tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu tiềm ẩn rất nhiều rủi do về chất lượng và tuổi thọ

Hiện nay chúng ta cũng chưa có tiêu chuẩn thi công nghiệm thu kết cấu bê tông dự ứng lực căng sau, quy trình thi công và quản lý chất lượng tùy thuộc hòan toàn vào kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của đơn vị thi công cáp dự ứng lực.

Page 9: 1.Tomtat DUL

Về vấn đề tuổi thọ lâu dài

Việc áp dụng đại trà công nghệ sàn dự ứng lực mới phổ biến khoảng 5 năm gần đây nên chưa có nhiều thông tin đánh giá về tuổi thọ lâu dài. Ngoại trừ các sự cố võng nứt quá mức xẩy ra ngay trong quá trình thi công của các dự án do thiếu hiểu biết, kinh nghiệm của nhà thầu.

Tuy nhiên có thể phỏng chiếu vấn đề về chất lượng và tuổi thọ qua việc áp dụng công nghệ dự ứng lực ở Việtnam trong lĩnh vực cầu trong thời gian khoảng 20 năm qua.

Sau thời gian đầu chuyển giao công nghệ của các hãng nước ngoài như Freyssinet (Cầu Sông Gianh) và VSL ( Cầu Phú Lương) các đơn vị thi công trong nước dần làm chủ công nghệ tự mình thi công như với cốt thép thông thường, với nguồn vật tư chủ yếu được cung cấp trên cơ sở cạnh tranh yếu tố giá thành trong một cơ chế thiếu một hàng rào kỹ thuật, chất lượng hiệu quả cho đến nay đã bộc lộ nhiều vấn đề ăn mòn và đứt cáp dự ứng lực. Có thể liệt kê một vài sự cố điển hình như sập cầu Rào năm 1988 do đứt cáp chỉ vài năm sau khi thi công, dự án giai đoạn một vốn JICA làm mới 148 cầu yếu trong đó có nhiều cầu được xây dựng trong khoảng 20 năm trở lại đây.

Gần đây nhất là cầu Thị Nại cây cầu vượt biển dài nhất Việtnam bị đứt 4 bó cáp dự ứng lực chỉ sau khánh thành 5 năm, cầu khánh thành năm 2006, sự cố đứt cáp được phát hiện vào tháng 11 năm 2011 và buộc phải giảm tải trọng khai thác từ 30tân xuống 15 tấn để sửa chữa (Theo PL TPHCMThứ Hai, 21/11/2011, 01:46 (GMT+7)).

Hiện nay đi trên các tuyến quốc lộ không hiếm để bắt gặp các cây cầu với biển hạn chế tải trọng nhỏ hơn 30Tấn với nguyên nhân đã bị xuống cấp mà phần đa do gỉ cáp dự ứng lực ( Tải trọng thiết kế khai thác của cầu là đoàn xe 30Tấn).

7. Kết luận

Trong điều kiện và xu hướng hiện nay tại Việtnam, hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của công nghệ dự ứng lực áp dụng trong công trình dân dụng là hiển nhiên và đã được áp dụng phổ biến trong thời gian khoảng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên những bất cập về quản lý chất lượng thiết kế, thi công hiện nay cũng như những vấn đề tuổi thọ lâu dài đang là nguy cơ làm suy giảm sự phát triển của nó, đã có nhiều chủ đầu tư sau khi sử dụng công nghệ dự ứng lực với nhiều sự cố do thiếu kinh nghiệm của nhà thầu làm cáp dự ứng lực đã chọn giải pháp quay lại với phương án bê tông cốt thép truyền thống.

Để sử dụng hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công nghệ và đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ lâu dài của kết cấu cần một giải pháp tổng thể với sự tham gia và thúc đẩy của toàn bộ các thành phần liên quan đến dự án, trước hết cần nhìn nhận đây là hạng mục kết cấu đặc biệt quan trọng đảm bảo sự làm việc an toàn của kết cấu, cần kiểm soát chặt trẽ về chất lượng từ thiết kế, vật tư vật liệu đầu vào đến nhân lực thực hiện thi công lắp đặt và phải thực hiện bởi nhà thầu chuyên trách. Cần nhiều hơn sự chia sẻ kinh nghiệm của các nhà thầu chuyên môn về cáp dự ứng lực.

Page 10: 1.Tomtat DUL

Về quản lý nhà nước cũng nên coi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi những năng lực, kinh nghiệm nhất định về thiết kế, thi công, máy móc thiết bị, hệ thống neo sử dụng đã được thí nghiệm kiểm chứng và khuyến nghị bởi các tổ chức uy tín quốc tế như FIP, PTI, EOTA hoặc phải thực hiện các thí nghiệm tương tự.

Sớm ban hành biên soạn/ biên dịch tiêu chuẩn Việtnam trên cơ sở sử dụng đồng bộ một tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn châu âu EC2 là một lựa chọn tốt.

Hệ thống dự ứng lực cần phải được kiểm tra thí nghiệm sự làm việc ổn định của toàn hệ thống thay vì chỉ thí nghiệm từng thành phần rời rạc như hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

[1] The Concrete Society Technical Report No.43, 1994 [2] Series các bài thuyết trình về công nghệ dự ứng lực của giáo sư Bijan O Aalami [3] Series các bài thuyết trình của hội thảo công nghệ dự ứng lực của Freyssinet Vietnam,

2010 và 2012. [4] Report of Post tension in building structures, Ed Cross technical manager Autress

Freyssinet.