23
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- ĐOÀN VĂN TÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN B, CÔNG CHC CHÍNH QUYN CP XÃ HUYN GIAO THY, T ỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khoa hc qun lý Hà Ni - 2014

1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

  • Upload
    phamdat

  • View
    222

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

ĐOÀN VĂN TÌNH

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Khoa học quản lý

Hà Nội - 2014

Page 2: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------

ĐOÀN VĂN TÌNH

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Khoa học quản lý

Mã số: Đào tạo thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thành

Hà Nội - 2014

Page 3: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức chính quyền cấp xã huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”, tác giả đã

nhận đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ từ Quý thầy, cô giáo và một số

cơ quan, đơn vị. Nhân dịp hoàn thành, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:

Quý thầy, cô giáo Khoa Khoa học quản lý - Trƣờng Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo một môi trƣờng học

tập, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn chất lƣợng cao và bổ ích cho

các học viên cao học.

Vụ Chính quyền địa phƣơng - Bộ Nội vụ; chính quyền Huyện và các

xã, thị trấn huyện Giao Thủy đã giúp đỡ tác giả trong quá trình phỏng vấn,

khảo sát thực tiễn và cung cấp tƣ liệu phục vụ nghiên cứu.

Ban Giám hiệu, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực - Trƣờng Đại học

Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình công tác, học tập

và nghiên cứu.

Nhân dịp này, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn, sự biết ơn chân thành

đến gia đình và bạn bè đã cổ vũ to lớn về tinh thần, tạo động lực để tác giả

yên tâm thực hiện đề tài..

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng

viên hƣớng dẫn - TS. Nguyễn Văn Thành. Sự định hƣớng và những góp ý của

Thầy là những trí thức vô cùng quý báu, giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

Một lần nữa, tác giả xin trân trọng cảm ơn,

Hà Nội, năm 2014

Tác giả luận văn

Đoàn Văn Tình

Page 4: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................1

DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................................................................2

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................................................4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5

3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 7

4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 8

5. Mẫu khảo sát................................................................................................................................................................8

6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 8

7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 9

8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 9

9. Kết cấu luận văn ................................................................................... 10

NỘI DUNG ........................................................................................................................ 11

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ.................................................................................................................... 11

1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã........................... 11

1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp cấp xã................................................................... 11

1.1.2. Vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xãError! Bookmark not defined.

1.2. Khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cấp xã.................................................................................................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xãError! Bookmark not defined.

1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xãError! Bookmark not defined.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ... 21

1.3.1. Hệ thống chính sách liên quan đến cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ......................... 21

1.3.2. Thực tiễn công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức chính quyền cấp xãError! Bookmark not defined.

1.3.3. Các yếu tố chủ quan thuộc về đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xãError! Bookmark not defined.

1.3.4. Một số yếu tố khác ............................................................................ Error! Bookmark not defined.

1.4. Sự cần thiết nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xãError! Bookmark not defined.

Page 5: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

1.4.1. Xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công

chức chính quyền cấp xã ............................................................................ Error! Bookmark not defined.

1.4.2. Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa ......................................................................................................................................................................... 30

1.4.3. Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ,

công chức chính quyền cấp xã hiện nay ......................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNHError! Bookmark not defined.

2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Giao Thủy. Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên............................. Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ................................................................. Error! Bookmark not defined.

2.2. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Giao Thủy hiện nayError! Bookmark not defined.

2.2.1. Về biên chế, cơ cấu giới tính và độ tuổi................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Về phẩm chất đạo đức, lối sống.................................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Về trình độ ............................................................................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.4. Về năng lực hoạt động thực tiễn ................................................. Error! Bookmark not defined.

2.3. Đánh giá chất lƣợng và nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công

chức chính quyền cấp xã huyện Giao Thủy ................................ Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân................................................. Error! Bookmark not defined.

2.3.1.1. Những ưu điểm ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm .......................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................. Error! Bookmark not defined.

2.3.2.1. Những hạn chế ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.................................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ HUYỆN GIAO THỦY,

TỈNH NAM ĐỊNH....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Mục tiêu về chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện

Giao Thủy....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện

Giao Thủy ......................................................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xãError! Bookmark not defined.

Page 6: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

huyện Giao Thủy ............................................................................................ Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Nâng cao nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của đội ngũ cán bộ, công chức chính

quyền cấp xã huyện Giao Thủy ............................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Một số giải pháp khác ...................................................................................................................................83

3.3. Một số khuyến nghị ........................................................................................................................................... 84

3.3.1. Đối với các cấp ủy Đảng ............................................................................................................................. 84

3.3.2. Đối với một số cơ quan Nhà nước ở Trung ương ............... Error! Bookmark not defined.

3.3.3. Đối với các cấp chính quyền địa phương ............................... Error! Bookmark not defined.

3.3.3. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Giao ThủyError! Bookmark not defined.

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 59

DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................ Error! Bookmark not defined.

Page 7: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

48

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1 CBCC Cán bộ, công chức

2 CBCCCX Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

3 CBCX Cán bộ chính quyền cấp xã

4 CCCX Công chức chính quyền cấp xã

5 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

6 BHXH Bảo hiểm xã hội

7 HĐND Hội đồng nhân dân

8 LCBCC Luật Cán bộ, công chức

9 PTKTXH Phát triển kinh tế - xã hội

10 UBND Ủy ban nhân dân

Page 8: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

49

STT DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang

I. Danh mục bảng

1. Bảng 1.1. Thống kê trình độ đội ngũ CBCCCX trên cả nƣớc 32

2. Bảng 2.1. Tình hình dân số, lao động và việc làm của huyện Giao Thủy 37

3. Bảng 2.2. So sánh số biên chế CBCCCX huyện Giao Thủy so với chỉ tiêu

biên chế đƣợc giao, qua các năm từ 2010 đến 2013 41

4. Bảng 2.3. Biến động về cơ cấu giới tính đội ngũ CBCCCX huyện Giao

Thủy từ năm 2010 đến 2013 42

5. Bảng 2.4. Biến động về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCCCX huyện Giao

Thủy từ năm 2010 đến 2013 43

6. Bảng 2.5. Kết quả khảo sát CBCCCX và ngƣời dân địa phƣơng về phẩm

chất đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCCCX huyện Giao Thủy 45

7. Bảng 2.6. Thống kê trình độ CBCCCX huyện Giao Thủy đến năm 2013 47

8. Bảng 2.7. Thống kê CBCCCX huyện Giao Thủy chƣa đạt chuẩn về trình

độ văn hóa theo chức vụ, chức danh, năm 2013 48

9. Bảng 2.8. Thống kê trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCCCX

Huyện Giao Thủy 49

10. Bảng 2.9. Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCCX Huyện

Giao Thủy năm 2013 51

11. Bảng 2.10. Thống kê trình độ quản lý nhà nƣớc của đội ngũ CBCCCX

huyện Giao Thủy năm 2013 52

12. Bảng 2.11. Kết quả đánh giá, xếp loại CBCCCX huyện Giao Thủy năm

2013 53

13. Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về năng lực thực hiện công việc trên thực tế

của đội ngũ CBCCCX huyện Giao Thủy 54

14. Bảng 2.13. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của ngƣời dân địa phƣơng

về đội ngũ CBCCCX huyện Giao Thủy 56

15. Bảng 2.14. Kết quả khảo sát ngƣời dân địa phƣơng về một số nội dung liên

quan đến phẩm chất đạo đức, lối của đội ngũ CBCCCX huyện Giao Thủy 59

16.

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về chất lƣợng công tác quản lý, sử dụng

CBCCCX huyện Giao Thủy

65

Page 9: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

50

II. Danh mục biểu

1. Biểu 2.1. Biểu đồ so sánh cơ cấu kinh tế huyện Giao Thủy năm 2006 và

2013 36

2. Biểu 2.2. So sánh cơ cấu trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCCCX

huyện Giao Thủy so với cả nƣớc năm 2012 50

3. Biểu 2.3. So sánh trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCCX huyện

Giao Thủy so với cả nƣớc 51

Page 10: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

51

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chính quyền cấp xã là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân

dân. Đây là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp tổ chức thực hiện để đƣa

chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào

đời sống. Sức mạnh của hệ thống chính trị - chính quyền cơ sở phụ thuộc chủ

yếu vào đội ngũ CBCCCX. Do đó, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung

ƣơng Đảng khóa IX đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có

năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy

sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo

công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối

với cán bộ cơ sở” [15, 167].

Thực tiễn cho thấy, đội ngũ CBCCCX là nhân tố then chốt quyết định

sự vững mạnh của hệ thống chính quyền cấp xã. Trong những năm qua, chất

lƣợng đội ngũ CBCCCX đã đƣợc từng bƣớc nâng lên nhƣng vẫn còn bộc lộ

nhiều yếu kém, chƣa đáp ứng kịp những đòi hỏi trong thời kỳ mới. Một bộ

phận CBCCCX suy thoái về tƣ tƣởng chính trị và đạo đức, năng lực công tác

chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của vị trí việc làm. Do đó, nâng cao chất lƣợng đội

ngũ CBCCCX là vấn đề mang tính cấp thiết, cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ

đúng mức. Tuy nhiên, chất lƣợng đội ngũ CBCCCX chịu tác động lớn bởi

điều kiện kinh tế, xã hội và không đồng đều giữa các địa phƣơng trên cả

nƣớc. Do đó, nghiên cứu nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX cần khảo sát,

đánh giá thực trạng ở từng nơi, từ đó đề ra mục tiêu và các giải pháp phù hợp

đáp ứng yêu cầu cụ thể của mỗi địa phƣơng trên cả nƣớc.

Giao Thủy là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở cửa ngõ ra biển

Đông của tỉnh Nam Định. Với điều kiện tự nhiên đa dạng, bờ biển rộng, diện

tích đồng bằng lớn, mật độ sông ngòi cao và phân bố đồng đều, Giao Thủy có

nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy, Giao Thủy vẫn gặp

Page 11: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

52

nhiều khó khăn trong PTKTXH, tốc độ tăng trƣởng kinh tế còn thấp, thiếu

bền vững, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân còn nhiều khó khăn. Đây cũng là địa bàn khá phức tạp về

tình hình an ninh, xã hội với nhiều tôn giáo; từng diễn ra nhiều khiếu nại,

khiếu kiện kéo dài; tệ nạn xã hội, nhất là ma túy và mại dâm còn diễn biến

phức tạp. Do đó, huyện Giao Thủy cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ

CBCCCX, nhằm xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh, thúc đẩy phát

triển kinh tế và quản lý hiệu quả các vấn đề xã hội ở địa phƣơng.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Giao Thủy, tỉnh Nam

Định” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học quản lý.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chính quyền cấp xã nói chung và chất lƣợng đội ngũ CBCCCX nói

riêng ảnh hƣởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị - chính quyền

cơ sở. Do đó, vấn đề này đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với những

cấp độ, cách tiếp cận khác nhau:

* Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách:

TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông (2003): Thực hiện quy chế

dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu này đã phân tích, làm rõ

bản chất, nội dung và cơ chế thực hiện quy chế dân chủ; việc thực hiện quy

chế dân chủ gắn với củng cố và tăng cƣờng, hoàn thiện hệ thống chính quyền

cấp xã ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, công trình thiên về nghiên cứu thực

hiện quy chế dân chủ cơ sở mà chƣa đi sâu phân tích về chất lƣợng và việc

nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX.

TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phƣơng (2005), Cơ sở lý

luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu quy mô và có nhiều đóng góp

quan trọng, góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán

Page 12: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

53

bộ, công chức nói chung ở nƣớc ta hiện nay. Công trình nghiên cứu trên phạm

vi rộng, do đó vấn đề về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX chƣa đƣợc

làm rõ trong nghiên cứu này. Mặc dù vậy, tác giả đã kế thừa một phần cơ sở

lý luận và cách thức tiếp cận trong nghiên cứu này để phục vụ cho luận văn.

TS. Nguyễn Hữu Đức, Ths. Phan Văn Hùng (2010): Xác định tiêu

chuẩn và phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh, Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả của công trình này đều có

nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và công tác quản lý về chính quyền địa phƣơng

nói chung, chính quyền cấp xã nói riêng, dó đó công trình này có nhiều giá trị

tham khảo cả về lý luận và thực tiễn. Tác phẩm đã xây dựng đƣợc hệ thống

tiêu chuẩn và phƣơng pháp đánh giá cơ bản đối với chính quyền xã. Tuy

nhiên, các tác giả không nghiên cứu trực tiếp về đội ngũ CBCCCX, do đó

luận văn chủ yếu kế thừa về cách tiếp cận và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh

giá chính quyền cấp xã nói chung và đội ngũ CBCCCX nói riêng.

Những công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra những cơ sở lý luận và

thực tiễn về một số vấn đề liên quan đến đội ngũ CBCC nói chung và

CBCCCX nói riêng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên ở bình diện

rộng nên chƣa đi sâu nghiên cứu nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX ở

từng địa phƣơng cụ thể. Mặc dù vậy, những công trình này là nguồn tƣ liệu

quý, đƣợc tác giả kế thừa một phần để làm rõ cơ sở lý luận về chính quyền

cấp xã.

* Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan:

Ths. Nguyễn Thế Vịnh - Vụ Chính quyền địa phƣơng, Bộ Nội vụ

(2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ

sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Hà Nội.

Nguyễn Thị Hậu (2003), Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay;

Dƣơng Hƣơng Sơn (2004), Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay;

Page 13: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

54

Đỗ Hoàng Phong (2010), Luận văn thạc sĩ: Đánh giá nhu cầu đào tạo

nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;

Nguyễn Văn Hào (2012), Luận văn thạc sĩ: Chất lượng cán bộ, công chức

chính quyền cấp xã của tỉnh Hưng Yên.

Các nghiên cứu trên đã khái quát chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về đội ngũ CBCCCX; có giá trị về lý

luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX ở một

số địa phƣơng cụ thể. Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu

về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam

Định.

* Các nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học:

Lê Minh Thông: Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động

của chính quyền xã ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số

3/2002;

GS.TSKH. Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ

cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 5/2002;

TS. Nguyễn Minh Phƣơng: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở

đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2003;

Nguyễn Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Thắng: Công tác lãnh đạo, quản lý ở

cơ sở xã, phường, thị trấn hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2006;

Nguyễn Đức: Về đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Tạp

chí Cộng sản, số 9/2008;

Nguyễn Trọng Hải: Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của Ủy ban nhân

dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 12/2012.

Các bài viết khoa học đƣợc công bố trong các tạp chí trên đã phân tích,

đánh giá khái quát về đội ngũ CBCCCX ở nƣớc ta với nhiều góc độ tiếp cận

khác nhau. Trong khuôn khổ có hạn của một bài viết, các tác giả chỉ đƣa ra

một số vấn đề chung nhất về đội ngũ CBCCCX, chƣa đi sâu nghiên cứu

những giải pháp để áp dụng trong thực tế tại các địa phƣơng cụ thể.

Page 14: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

55

Nhƣ vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về chính quyền cấp xã nói

chung và CBCCCX nói riêng với góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, một

số công trình nghiên cứu nêu trên không còn phù hợp trong thực tiễn, do

chính sách, pháp luật và các yếu tố tác động đến chất lƣợng đội ngũ

CBCCCX đã có sự thay đổi lớn trong những năm qua; một số khác, nghiên

cứu về CBCCCX trên bình diện rộng hoặc tại những địa phƣơng có đặc điểm

khác biệt lớn với huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Mặc dù vậy, những công

trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tƣ liệu quý báu, có giá trị tham khảo, đƣợc

tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu này.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cần đạt đƣợc của nghiên cứu là:

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX:

đƣa ra hệ thống khái niệm, xác định vị trí, vai trò của đội ngũ CBCCCX; xây

dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lƣợng, các yếu tố ảnh hƣởng đến chất

lƣợng và sự cần thiết nâng cao chất lƣợng đội ngũ này. Hệ thống lý luận đó,

làm cơ sở để phân tích thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm

nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Hai là, Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng chất lƣợng đội ngũ

CBCCCX ở huyện Giao Thủy và xác định những tồn tại cần giải quyết.

Ba là, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề ra mục tiêu, đề

xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX

huyện Giao Thủy, góp phần xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh, đáp

ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc và quá trình phát triển của địa phƣơng.

4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng

đội ngũ CBCCCX tại 22 xã, thị trấn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định trong

khoảng thời gian từ 2011 đến nay, gồm: các xã Giao Thịnh, Giao Phong, Giao

Tân, Bạch Long, Giao Yến, Giao Châu, Giao Nhân, Giao Tiến, Hoành Sơn,

Giao Hà, Bình Hoà, Hồng Thuận, Giao Long, Giao Hải, Giao Xuân, Giao

Page 15: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

56

Lạc, Giao An, Giao Thiện, Giao Thanh, Giao Hƣơng và 02 thị trấn: Ngô

Đồng, Quất Lâm.

Xuất phát từ đặc thù của hệ thống chính quyền cơ sở, đa số CBCCCX

là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, trong chừng mực nhất định,

nghiên cứu đề cấp đến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về xây dựng và phát

triển hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là phát triển đội ngũ CBCC ở cơ sở.

5. Mẫu khảo sát

Tác giả lựa chọn mẫu khảo sát tại thị trấn Ngô Đồng và các xã Giao

Hà, Bình Hòa, Giao Hải, Giao Thanh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tập

trung khảo sát đội ngũ CBCCCX, thu thập ý kiến đánh giá của ngƣời dân về

chất lƣợng đội ngũ CBCCCX huyện Giao Thủy.

6. Câu hỏi nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ các câu hỏi sau:

Chất lƣợng đội ngũ CBCCCX của huyện Giao Thủy hiện nay nhƣ thế nào?

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX của huyện Giao Thủy cần

thực hiện những giải pháp gì?

7. Giả thuyết nghiên cứu

Với mỗi câu hỏi nghiên cứu, tác giả đƣa ra các giả thuyết tƣơng ứng

nhƣ sau:

Chất lƣợng đội ngũ CBCCCX của huyện Giao Thủy hiện nay còn thấp

trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn chức danh, trung bình chung của cả nƣớc và

ý kiến đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng tại các đơn vị đƣợc chọn làm mẫu. Giả

thuyết này đƣợc tác giả phân tích và làm rõ trong chƣơng 2 của nghiên cứu.

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCCX của huyện Giao Thủy cần

hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan; nâng cao hiệu quả công

tác quản lý, sử dụng CBCCCX; cải thiện môi trƣờng làm việc; bảo đảm quyền

tham gia quản lý nhà nƣớc của nhân dân và phát triển năng lực tự hoàn thiện

của đội ngũ CBCCCX. Giả thuyết này đƣợc tác giả phân tích và làm rõ trong

chƣơng 3 của nghiên cứu.

Page 16: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

57

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phƣơng pháp luận duy vật Mác-

xít, luận văn sử dụng một số phƣơng pháp sau:

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: tác giả thu thập, phân tích,

tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các báo

cáo của cơ quan hữu quan; các bài báo, bài viết và công trình nghiên cứu khoa

học. Trong nghiên cứu có sử dụng số liệu thứ cấp từ một số công trình nghiên

cứu, số liệu thống kê của các phòng chức năng huyện Giao Thủy (Phòng

Thống kê, Nội vụ, Lao động-Thƣơng binh và Xã Hội, Kế hoạch - Tài chính);

số liệu của một số xã, thị trấn để phân tích, đánh giá tình hình chung về địa

bàn và đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi: tác giả sử dụng để khảo

sát ý kiến một bộ phận CBCCCX và ngƣời dân tại các xã, thị trấn đƣợc chọn

làm mẫu khảo sát. Trong đó, số lƣợng bảng hỏi phát ra đối với đội ngũ

CBCCCX là 60 và thu về 54 phiếu (đạt 90%); đối với ngƣời dân, đã phát ra

350 phiếu, thu về 338 phiếu (đạt 96,57%). Bảng hỏi đƣợc phát ra trong thời

gian từ 10 tháng 6 đến 30 tháng 8 năm 2013, nhằm thu thập các thông tin liên

quan đến nội dung nghiên cứu.

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phƣơng

pháp phỏng vấn, thống kê và so sánh.

9. Kết cấu luận văn

Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, luận văn có kết cấu 03 chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức

chính quyền cấp xã

Chƣơng 2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính

quyền cấp xã huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Chƣơng 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lƣợng đội

ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Page 17: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

58

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cấp xã

1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp cấp xã

Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) đã dành

toàn bộ Chƣơng IX quy định về chính quyền địa phƣơng. Trong đó, Khoản 1

Điều 110 Hiến pháp quy định:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuôc tinh; thành phố trực thuộc

trung ương chia thành quận, huyên, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuôc tinh chia

thành phường va xã; quận chia thành phường,…” [35].

Tiếp đó, Điều 111 Hiến pháp quy định:

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị

hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định [35].

Nhƣ vậy, chính quyền xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là “chính

quyền cấp xã”) là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền của nƣớc ta, gồm

có HĐND và UBND đƣợc tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải

đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Đây là cấp chính quyền

gần dân nhất, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện để đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của

Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc vào đời sống. Do đó, chính quyền cấp xã có

một vị thế chiến lƣợc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trƣớc đây,

cũng nhƣ công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc hiện nay.

Page 18: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Giao Thuỷ (2009), Lịch sử Đảng bộ và

nhân dân huyện Giao Thuỷ

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày

25 tháng 7 năm 2011 về nâng cao chất lượng cán bộ xã, phường, thị trấn

từ năm 2011 - 2015 và những năm tiếp theo, Nam Định

3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Kêt luận Số: 64-

KL/TW ngày 28 tháng 05 năm 2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành

Trung Ương Khóa XI Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ

thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

4. Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2010):

Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH Hướng dẫn

Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ,

chính sách đối với CBCCCX

5. Bộ Nội vụ, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012

Hướng dẫn chức danh, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công

chức xã, phường, thị trấn.

6. Bộ Nội vụ, Quy định tiêu chuẩn đối với CBCC xã, phường, thị trấn (Ban

hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm

2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

7. Bộ Nội vụ: Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 ban hành Kế

hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã theo Quyết định số

1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn

2012-2015;

8. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định

số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối

với CBCCCX; Nghị định 29/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

9. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số

21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 về quản lý biên chế công chức;

Page 19: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

60

10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định

số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về công chức xã,

phường, thị trấn;

11. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định

số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó

Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp; Nghị định số 36/2011/NĐ-

CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2004/NĐ-CP.

12. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Hoàng Mạnh Dũng (2012), Tài liệu hướng dẫn môn Quản trị chất lượng,

Trƣờng Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp

hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp

hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2002.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày

18/3/2002 của Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX) về: “Đổi mới và nâng

cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn", Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày

02/02/2008 của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa X) về: “Nâng cao năng lực

lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ

cán bộ, đảng viên”, Hà Nội.

19. TS. Nguyễn Hữu Đức, Ths. Phan Văn Hùng (2010): Xác định tiêu chuẩn

và phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

20. TS. Nguyễn Hữu Đức (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xây

dựng và kiện toàn tổ chức chính quyền cơ sở (xã) trong điều kiện cải

cách hành chính, Hà Nội.

Page 20: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

61

21. Nguyễn Trọng Hải (2012): Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của UBND

cấp xã trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (số 12).

22. TS. Lê Thị Vân Hạnh, Ths. Trần Thị Ngà (2008): Giáo trình quản lý

nhân sự hành chính Nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Hào (2012), Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý hành chính: “Chất

lượng CBCCCX của tỉnh Hưng Yên”, Hà Nội

24. Nguyễn Thị Hậu: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” , Luận văn thạc sĩ Luật

học, Hà Nội, 2003.

25. Nguyễn Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Thắng (2006), Công tác lãnh đạo, quản

lý ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 9).

26. Ths. Dƣơng Bạch Long (2011), Chính quyền cấp xã và việc tổ chức, điều

hành hoạt động Uỷ ban nhân dân cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

27. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Hồ Chí Minh (1995), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

29. Phòng thống kê huyện Giao Thủy (2013), Niên giám năm 2012 huyện

Giao Thủy, Nam Định.

30. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học,

Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

31. Đỗ Hoàng Phong - Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2010): Luận

văn thạc sĩ kinh tế: Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực công

tác cho đội ngũ CBCCCX huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

32. PGS. TS. Vũ Văn Phúc, PGS.TS. Ngô Văn Thạo (2011): Những giải

pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối

sống trong cán bộ, đảng viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

33. TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phƣơng (2005), Cơ sở lý luận thực

tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. TS. Nguyễn Minh Phƣơng (2003), Xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở đáp ứng

yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 7).

35. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp đƣợc

Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp

thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.

Page 21: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

62

36. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức

HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

37. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, LCBCC, số

22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

38. Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ

và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội

39. Ths. Dƣơng Hƣơng Sơn, “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX ở tỉnh

Quảng Trị hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, 2004.

40. PGS.TS. Trƣơng Thị Thông và PGS.TS. Lê Kim Việt (2010): "Bệnh

quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải

pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

41. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng (2006), Kiến thức chung về hệ

thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000.

42. Lê Minh Thông (2002), Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt

động của chính quyền xã ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp

luật, (số 3)

43. PGS.TS. Nguyễn Tiệp (2008): “Giáo trình nguồn nhân lực”, Nxb Lao

động - Xã hội, Hà Nội

44. UBND tỉnh Nam Định, Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng

8 năm 2013 về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường,

thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định.

45. UBND tỉnh Nam Định, Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 15/6/2010

về giao số lượng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công

chức xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày

22/10/2009 của Chính phủ

46. GS.TSKH. Vũ Huy Từ (2002): Một số giải pháp tăng cƣờng năng lực độ i

ngũ cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước (số 5)

47. Ths. Nguyễn Thế Vịnh (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xây

dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Hà Nội.

Page 22: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

63

48. Ths. Nguyễn Thế Vịnh - Ths. Đinh Ngọc Giang (2009): Tiếp tục hoàn

thiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp cơ sở, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội

49. Theo Thanh niên, Kỷ luật hàng trăm cán bộ sai phạm ở huyện Giao Thủy,

http://vnexpress.net, 30/11/2001 09:22 GMT+7.

50. Chất lƣợng nguồn nhân lực, http://voer.edu.vn/m/chat-luong-nguon-nhan-

luc/758c8b47, truy cập 08:45' 18/2/2014

51. Sở Nội vụ tỉnh Nam Định, Khảo sát thực trạng số lượng, trình độ cán bộ,

công chức cấp xã, http://sonoivu.namdinh.gov.vn/Home/tochucnhanuoc/

Kehoachdaotao/2011/303/Khao-sat-thuc-trang-so-luong-trinh-do-can-bo-

cong-chuc.aspx, 9:17' 31/8/2011

52. Nguyễn Hữu Khiển, Đổi mới hoạt động của chính quyền cơ sở,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-

moi/2008/219/ Doi-moi-hoat-dong-cua-chinh-quyen-co-so.aspx, 16:0' 4/1/2008

Page 23: 1.Luan van hoan chinh.Doan Van Tinh.pdf

64