52
166 (8/2010) CẦN ĐẨY MẠNH KẾT NỐI CÁC CƠ HỘI HỢP TÁC, ĐẦU TƯ TRONG KHU VỰC ĐÔNG DƯƠNG Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần thứ XII THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

166 (8/2010)

CẦN ĐẨY MẠNH KẾT NỐI CÁC CƠ HỘI HỢP TÁC,ĐẦU TƯ TRONG KHU VỰC ĐÔNG DƯƠNG

Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần thứ XIITHÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Page 2: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý
Page 3: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Tổng biên tập: ĐOÀN TIẾN DŨNG - Phó Tổng biên tập: NGUYỄN VIỆT HÀ. Thiết kế: BAN THƯƠNG HIỆU VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - BIDV. Tòa soạn: THÁP A, TÒA NHÀ VINCOM, 191 BÀ TRIỆU, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI. Điện thoại: 04.22200484 / 22200485 - Fax: 04.22225316 - E-mail: [email protected] / [email protected] Giấy phép xuất bản số: 438/GPXB ngày 25/3/1994. In tại: CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG, HÀ NỘI

53 năm đóng góp cho sự phát triển của Đất nước, BIDV vinh dự được tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới,

Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều danh hiệu cao quý khác

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Thư tháng 8Những ngày mùa thu lịch sử này, cả dân tộc ta hân hoan chào mừng kỷ

niệm 65 năm ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Chuẩn bị Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,…

Hòa cùng với không khí chung đó, tại BIDV cũng đã diễn ra rất nhiều hoạt động rất có ý nghĩa. Đó là vinh dự được đón tiếp đoàn công tác của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết đến thăm trụ sở và tham dự 2 cuộc tọa đàm tại Lào và Campuchia. Đó là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ BIDV lần thứ XII, Đại hội Công nhân viên chức BIDV lần thứ 4 là cơ sở quan trọng để toàn hệ thống BIDV nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần sáng tạo,… để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2010, trong đó có phần việc Cổ phần hóa BIDV.

Nhắc đến Cổ phần hóa BIDV, hẳn rất nhiều người trong chúng ta đang mong chờ một ngày BIDV sẽ có một bước chuyển mình lớn để tạo ra những đột phá mới cho hội nhập, phát triển và tiến kịp với nền tài chính ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đường đi nước bước về kế hoạch Cổ phần hóa BIDV sẽ được Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà nói rõ hơn qua buổi trò chuyện cởi mở với Thông tin Đầu tư - Phát triển trong số này.

Cùng với đó, những nỗ lực để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, những hình ảnh ấn tượng từ cuộc thi Tiếng hát BIDV lần thứ nhất, những câu chuyện đẹp trong giao dịch hàng ngày với khách hàng… đã được Thông tin Đầu tư - Phát triển chuyển tải.

Xin kính mời quý độc giả cùng theo dõi và cảm nhận.

TRONG SỐ NÀY

Tiêu điêm

Cần đẩy mạnh kết nối các cơ hội hợp tác đầu tư trong khu vực Đông Dương

Đại hội Đảng bộ BIDV nhiệm kỳ 2010 - 2015: Thành công tốt đẹp

Hoàn tất Cổ phần hóa BIDV vào quý II/2011

Đại hội CNVC lần IV và câu chuyện Cổ phần hóa BIDV

HoạT động ngân Hang

Nhìn lại kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm

Bảo hiểm qua ngân hàng: Cần nhiều quyết tâm hơn nữa

Bài học về hội nhập thị trường bảo hiểm Lào

Thẻ tín dụng phải là trọng tâm của dịch vụ bán lẻ

ngHiên cứu Trao đổi

Thẻ thông minh - giải pháp mới cho dịch vụ thẻ

Những giải pháp về phát triển mạng lưới

Các quy định Basel về đảm bảo an toàn hoạt động của các NH

Thông tin về sản phẩm cảnh báo tín dụng

Quảng cáo qua thư điện tử - đôi điều cần lưu ý

Công nghệ 3G - các ngân hàng có đứng ngoài cuộc

Dưới mái nHa cHung

Những cung bậc âm thanh nhiều cảm mến

Trả lời tình huống 2 bộ quy chuẩn

Từ 2 câu chuyện đẹp

Một câu chuyện ngày thứ 7

Ngã ba Đồng Lộc - những kỷ niệm không phai

Chịu trách nhiệm xuất bản: TIẾN SỸ HOÀNG HUY HÀ. Biên tập và thiết kế: BAN THƯƠNG HIỆU VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - BIDV. Tòa soạn: TẦNG 18, THÁP BIDV, 35 HÀNG VÔI, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI. Điện thoại: 04.22200484 / 22200485 - Fax: 04.22225316 - E-mail: [email protected] / [email protected] Giấy phép xuất bản số: 438/GPXB ngày 25/3/1994. In tại: CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG, HÀ NỘI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 1

Page 4: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Toạ đam “Tiềm năng va cơ Hội đầu Tư vao Lao”

Ngày 24/8/2010, tại Viêng chăn, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ CHDCND Lào Somsavat Lengsavat tham dự và chỉ đạo cuộc tọa đàm với sự có mặt của hơn 70 doanh nghiệp Việt nam và hơn 10 doanh nghiệp Lào cùng các quan chức chính phủ hai nước.

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư tại Lào của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc với vị trí thứ ba trong số các nước có vốn đầu tư trực tiếp vào Lào và Lào là quốc gia đứng đầu trong tổng số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến tháng 5/2010, đã có 219 dự án đầu tư được Chính phủ Lào cấp phép với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội trọng yếu như: tài chính-ngân hàng, năng lượng, khai khoáng, dịch vụ, nông-lâm nghiệp…

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: “Tôi mong các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào làm ăn phải đàng hoàng, nhắc nhở nhau không được vi phạm pháp luật của nước bạn bởi vì giữa hai nước có quan hệ hữu nghị đặc biệt. Không thể chấp nhận bất cứ hành vi nào làm ảnh hưởng đến điều thiêng liêng này. Tôi cũng mong các doanh nghiệp Lào đầu tư vào Việt Nam hoặc liên kết với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nước thứ ba. Đây là triển vọng lớn đang mở ra trước doanh nghiệp hai nước”

Buổi toạ đàm là cơ hội tốt để cộng đồng doanh nghiệp hai

nước gặp gỡ, tìm hiểu thông tin, từ đó kết nối các cơ hội hợp tác đầu tư. Chủ tịch nước đặc biệt tin tưởng và hy vọng cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ phát huy những lợi thế vốn có, tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa Lào và Việt Nam đạt hiệu quả hơn nữa, góp phần phát triển kinh tế xã hội hai nước.

Chủ tịch nước cũng hoan nghênh và chúc mừng BIDV - với tư cách là một trong những doanh nghiệp tiên phong, thành công trong quan hệ hợp tác đầu tư tại Lào. Chủ tịch nước nói: “BIDV được Chính phủ tin tưởng phân công trách nhiệm là cầu nối, hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp, vì vậy BIDV có trách nhiệm tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác để phát triển. BIDV là một đơn vị mạnh, được Đảng, Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm và tôi tin rằng Đảng và Nhà nước Lào cũng tin tưởng các đồng chí. Tôi hy vọng các đồng chí sẽ tiếp tục làm tốt hơn những gì đã làm được...”.

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà khẳng định, bày tỏ sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong việc tiếp tục tìm hiểu, thiết lập các cơ hội hợp tác đầu tư, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của hai nước.

Đến nay, hoạt động đầu tư của BIDV tại Lào đạt hiệu quả cao, trở thành cầu nối thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Lào-Việt Nam. BIDV đã trực tiếp tài trợ cho 05 dự án của Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào với tổng số hơn 117 tỷ đồng và 76.000 USD. Ngoài ra, BIDV cũng tham gia đầu tư trực tiếp vào Lào thông qua việc góp vốn với tư cách cổ đông sáng vào Công ty cổ phần điện Việt – Lào để triển khai các dự án thuỷ điện Sekaman 1, Sekaman 3, Sekaman 4 với tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng... Bên cạnh đó, BIDV cũng luôn chủ động, tích cực thực hiện các công tác hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội tại Lào với tổng số tiền tài trợ cho các tổ chức tại Lào đến hiện tại là hơn 10 tỷ đồng,…

Chủ tịCh nướC nguyễn MInh trIết:

Cần đẩy mạnh kết nối các cơ hội hợp tác đầu tư trong khu vực Đông Dương

tIÊu ĐIỂM

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia từ 24- 28/8/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam Nguyễn Minh Triết và đoàn đại biểu cấp cao đã dành thời gian tham dự hai buổi tọa đàm về Tiềm năng, kinh nghiệm và cơ hội đầu tư vào Lào và Campuchia do BIDV, VCCI phối hợp cùng với Phòng thương mại và công nghiệp hai quốc gia láng giềng thực hiện.

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/20102

Page 5: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm, động viên cán bộ nhân viên Laoviet Bank (LVB). Trò chuyện tại đây, Chủ tịch nước nói “Ngân hàng Liên doanh Lào Việt là hình mẫu đẹp của hai dân tộc, nhất là khi liên doanh giữa hai nước chưa nhiều”.

Đáp lại sự quan tâm của Chủ tịch nước, Tập thể CBNV LVB đã hứa quyết tâm sẽ tiếp tục đưa LVB vượt qua khó khăn thách thức, khẳng định vị thế, hình ảnh của một Ngân hàng TM hàng đầu tại Lào. Đồng thời, xây dựng LVB cũng như các hiện diện thương mại khác của BIDV tại Lào hoạt động an toàn, hiệu quả, là hình mẫu trong quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào.

Toạ đam “KinH ngHiệm, Tiềm năng va cơ Hội đầu Tư Tại campucHia”

Ngày 28/8, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng Đoàn đại biểu cấp cao đã dự tọa đàm “Kinh nghiệm, tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia”. Cuộc tọa đàm cũng được đón tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Campuchia Keat Chhon đồng thời thu hút trên 200 đại diện cộng đồng doanh nghiệp hai nước tham dự.

Tại diễn đàn, với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia - AVIC - Ông Trần Bắc Hà đã báo cáo về kết quả thực hiện các dự án đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, tài chính-ngân hàng, y tế, năng lượng, công nghiệp nhẹ, thủy điện với những số liệu hết sức khả quan về hoạt động đầu tư trong năm 2009 của Việt Nam vào Campuchia. Báo cáo cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo Chính phủ hai nước về việc sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết thay thế mới các Hiệp định hợp tác, khuyến khích đầu tư giữa hai nước nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động thương mại đầu tư tại Campuchia; Đồng thời có những chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào Campuchia trên mọi lĩnh vực hoạt động.

Các hiện diện thương mại của BIDV tại Campuchia đến nay đã đạt được kết quả tốt: Công ty IDCC đã tham gia góp vốn, đầu tư tài chính vào 2 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, 1 dự án khai thác mỏ, 1 dự án chứng khoán,... với tổng vốn đầu tư gần 14 triệu USD. Ngân hàng BIDC đã có lãi ngay từ năm đầu đi vào hoạt động, trong 6 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt trên 0,55 triệu USD. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm (CVI) cũng đã đạt được những bước phát triển khả quan: tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng gấp 8 lần so với năm 2009 và bằng 51% kế hoạch

dự kiến năm 2010.

Trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Campuchia Keat Chhon nhấn mạnh sự ổn định về an ninh, chính trị là yếu tố rất quan trọng củng cố tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội thịnh vượng. Campuchia hiện đã hòa nhập vào khu vực và thế giới, thiết lập được nhiều cơ chế hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là các cơ chế hợp tác giữa hai nước Campuchia và Việt Nam. Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 đạt 2 tỷ USD; khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia…

Bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại tọa đàm đã tạo nên một niềm tin tưởng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Campuchia. Chủ tịch nói: “Có một câu châm ngôn hết sức ý nghĩa ngày hôm nay tôi muốn nói lại với các bạn: Khi gặp khó khăn đừng bao giờ nản chí, hãy đi đến tận cùng khó khăn đó thì chúng ta sẽ có được giải pháp. Tôi tin rằng ý kiến của Ngài Phó Thủ tướng Keat Chhon sẽ tạo điều kiện cho các Bộ ngành của Campuchia cùng với các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn kịp thời để thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên…

Chủ tịch nước ân cần căn dặn các doanh nghiệp trước hết phải đặt tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc lên cao nhất. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh: “Bên cạnh việc làm ăn kinh tế, chúng ta tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục. Và tôi cũng rất mừng là anh Trần Bắc Hà cũng đã nêu ra việc giúp đỡ đồng bào Campuchia thoát nghèo. Về những kiến nghị của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia, nhân đây, tôi cũng đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các Bộ ngành nghiên cứu rất kỹ để có báo cáo với Đảng, Chính phủ Việt Nam xem xét một cách đầy đủ, nghiêm túc”.

Ngay sau toạ đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm công trình xây dựng Trường Trung học và Kỹ thuật ở thành phố Kampong Chhnang. Khi hoàn thành, ngôi trường này sẽ được mang tên Trường Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

tIÊu ĐIỂM

phó Tgđ BiDv Hoàng Huy Hà đại diên BiDv trao tặng tỉnh Luông- nậm- Thà (Lào) 50.000 uSD để hỗ trợ phát triển giáo dục - Ảnh: nguyễn Khang

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 3

Page 6: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Trong hai ngày 14 và 15/8/2010, tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII nhiệm kỳ 2010 -2015 với 197 đại biểu đại diện cho hơn 1800 đảng viên tại 74

tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ tham dự.

Tới dự đại hội có đồng chí Võ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; các đồng chí đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương, Ngân hàng Nhà nước…

Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ BIDV đã lãnh đạo toàn hệ thống hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, khẳng định vị thế là một trong những Ngân hàng thương mại chủ lực của nền kinh tế, xây dựng hình ảnh một BIDV năng động có uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ trong khu vực và quốc tế. Trong 5 năm 2005 -2010, tuy có nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ BIDV đã lãnh đạo toàn hệ thống hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh; chăm lo đời sống cho người lao động; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từ thiện, nhân đạo. Quy mô hoạt động tăng trưởng cao với mức tăng bình quân: Tổng tài sản hơn 23% năm, huy động vốn 27%/năm, tín dụng 23%/năm. BIDV cũng là ngân hàng có quy mô lớn thứ hai trong nước và là một trong 100 ngân hàng thương mại lớn nhất châu Á. Đảng bộ BIDV đặc biệt chú trọng lãnh đạo hệ thống BIDV thực hiện tốt vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng,

Chính phủ trong thực thi chính sách tài chính, tiền tệ, phát triển kinh tế, kết hợp với an ninh quốc phòng và đối ngoại quốc gia trong thời kỳ hội nhập.

Công tác xây dựng Đảng được quan tâm thường xuyên, trong 5 năm qua, Đảng bộ kết nạp được 557 đảng viên, đa số là đoàn viên, có trình độ, được thử thách và rèn luyện qua quá trình công tác. Đây chính là những tiền đề quan trọng phục vụ cho sự phát triển của BIDV trong giai đoạn mới.

Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, đồng chí Võ Đức Huy đã biểu dương những thành

tích mà Đảng bộ BIDV đạt được trong nhiệm kỳ qua nhất là việc tích cực, chủ động, đi đầu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN về phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tiền tệ, tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội, đồng thời chỉ đạo Đảng bộ tập trung lãnh đạo toàn hệ thống hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà đại hội Đảng bộ đề ra, nâng cao hơn nữa năng lực, sức chiến đấu của đảng, tập trung công tác xây dựng và phát triển đảng…

Tại Đại hội, Ban đối ngoại Trung ương Đảng đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp đối ngoại của Đảng cho đồng chí Trần Bắc Hà, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT; Đảng uỷ Khối DNTW đã trao Cờ thi đua lãnh đạo hoàn thành vượt bậc nhiệm vụ chính trị cho Đảng bộ BIDV và Bằng khen cho 05 đồng chí có nhiều thành tích đóng góp trong công tác Đảng.

Với sự nhất trí cao, Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV đã bầu 33 đồng chí vào Ban chấp hành nhiệm kỳ 2010-2015 và 9 đại biểu chính thức đi dự đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ BIDV nhiệm kỳ 2010-2015 đã bầu Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí. Đồng chí Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

Đại hội đã thông qua nghị quyết với mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2010-2015 là: Xây dựng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

ĐẠI hỘI ĐẠI BIỂu ĐẢng BỘ BIDV nhIỆM KỲ 2010 - 2015

THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

tIÊu ĐIỂM

u HẢi anH

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/20104

Page 7: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Nam trở thành Tập đoàn tài chính-ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có cấu trúc bền vững, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam; Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo hệ thống BIDV thực hiện các nhiệm vụ chính trị: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh với mức tăng trưởng bình quân tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng… trên 20%/năm, các chỉ tiêu về chất lượng đạt chuẩn quốc tế; Thực hiện tốt các Nghị quyết, chủ trương chính sách phát triển KT – XH của đất nước; Sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; Chuyển đổi cơ cấu hoạt động doanh nghiệp… Hàng năm phấn đấu có tối thiểu 80% tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; trên 80% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; Trong nhiệm kỳ kết nạp khoảng 800 đảng viên mới…

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ BIDV nhiệm kỳ 2010-2015

Bí thư: Trần Bắc Hà

Phó Bí thư thường trực: Nguyễn Trung Hiếu

Phó Bí thư: Trần Anh Tuấn

Các ủy viên Ban thường vụ: Phan Thị Chinh, Trần Xuân Hoàng, Lê Thị Kim Khuyên, Đoàn Ánh Sáng, Nguyễn Thanh Sơn, Phan Đức Tú, Nguyễn Huy Tựa, Trần Thanh Vân

Các ủy viên Ban chấp hành: Phạm Thị Ngọc Anh, Nông Thanh Bộ, Ngô Duy Chính, Ngô Văn Dũng, Hoàng Huy Hà, Nguyễn Việt Hà, Võ Bích Hà, Tạ Thị Hạnh, Quách Hùng Hiệp, Lê Kim Hòa, Nguyễn Xuân Hòa, Trần Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Huân, Trương Nguyễn Phương Lan, Nguyễn Mạnh, Lê Đào Nguyên, Trần Phương, Lại Tiến Quân, Trịnh Minh Tâm, Lê Trung Thành, Phạm Quang Tùng, Đặng Quang Vinh.

Danh sách xếp theo thứ tự A - B - C

tIÊu ĐIỂM

Ban thường vụ đảng bộ BiDv khóa 2010 - 2015

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 5

Page 8: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

9 nhóm giải pháp để tăng cường công tác quản lý cán bộ u Trần Xuân Hòang – Bí THư cHi Bộ Ban TccB

* Chủ động nhận diện và thực hiệc các biện pháp ngăn ngừa rủi ro

Các dấu hiệu rủi ro bao gồm 04 nhóm cơ bản:

- Các dấu hiệu liên quan đến mô hình, cơ chế/quy trình/quy định

- Các dấu hiệu liên quan đến ý thức, mức độ trách nhiệm trong tuân thủ, chấp hành quy trình/quy định nghiệp vụ.

- Các dấu hiệu liên quan đến kết quả hoạt động, giao dịch

- Các dấu hiệu liên quan đến bản thân cán bộ

* Về giáo dục cán bộ:

- Xây dựng nội dung và hình thức giáo dục rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng đối với cán bộ gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; duy trì thường xuyên nội dung này trong sinh hoạt định kỳ của tổ chức đảng và đơn vị.

- Hàng năm, cán bộ, đảng viên đăng ký nội dung rèn l u y ệ n tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, làm cơ sở để đánh giá cán bộ.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai học tập và thực hiện 02 bộ Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc ứng xử BIDV;

- Tổng hợp các dấu hiệu phát sinh qua các vụ việc tiêu cực, sai phạm trong hệ thống thời gian qua để làm tài liệu học tập, quán triệt, ngăn ngừa, phòng tránh trong đội ngũ cán bộ các đơn vị.

* Về bổ sung hệ thống văn bản quy định quản lý cán bộ:

- Rà soát, bổ sung các văn bản quy định quản lý cán bộ, trong đó cần làm rõ hơn nội dung, phạm vi và phương thức quản lý đối với từng cấp cán bộ.

- Điều chỉnh, thay đổi các nội dung quy định không còn phù hợp

* Về chất lượng đánh giá cán bộ:

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và chất lượng kiểm điểm đánh giá cán bộ, tránh hình thức, nể nang, đơn giản nhằm giáo dục, khắc phục kịp thời những khuyết điểm, thiếu sót về đạo đức, lối sống của cán bộ.

- Làm rõ và cụ thể hơn hệ thống tiêu chí đánh giá cán bộ, giúp nhận diện sớm các dấu hiệu có thể dẫn đến tiêu cực, để chủ động đấu tranh ngăn ngừa.

- Có cơ chế sử dụng nhiều nguồn thông tin trong đánh giá cán bộ.

* Về chất lượng quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ:

- Kiên quyết bảo đảm thực hiện đầy đủ, chặt chẽ thủ tục, quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ.

- Thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển cán bộ theo đúng định kỳ. Khi cán bộ đã luân chuyển thì cần chấm dứt việc giữ các chức vụ có liên quan tương ứng.

- Bố trí sử dụng cán bộ theo đúng khả năng, năng lực; trong bố trí cán bộ phải loại trừ ảnh hưởng của các mối quan hệ có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực.

* Về xử lý cán bộ có vi phạm:

- Xử lý kịp thời và kiên quyết khi cán bộ có vi phạm.

- Đối với các cán bộ có liên quan tại đơn vị chưa/không thuộc danh sách bị bắt giam, khởi tố… cần tiến hành ngay việc xem xét kỷ luật theo mức độ có liên quan đã được phát hiện. Trường hợp sau đó, cơ quan pháp luật có kết luận chính thức thì bổ sung hình thức kỷ luật hoặc chấp hành theo quyết định được công bố.

* Về trách nhiệm quản lý cán bộ:

- Xác định rõ phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu ở mỗi cấp/đơn vị trong công tác quản lý cán bộ.

- Các cấp uỷ đảng và đoàn thể chủ động tham gia theo đúng chức năng nhiệm vụ về quản lý cán bộ, không để xảy ra tình trạng độc đoán chuyên quyền trong công tác cán bộ, đấu tranh thẳng thắn để ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong đơn vị.

tIếng nÓI tỪ ĐẠI hỘITại Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV nhiệm kỳ 2010 -2015, đã có rất nhiều ý kiến phát biểu và tham luận của các đại biểu nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với hoạt động của BIDV trên tất cả các mặt. Thông tin Đầu tư – Phát triển xin trích giới thiệu một vài ý kiến tiêu biểu…

tIÊu ĐIỂM

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/20106

Page 9: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

- Xác định trách nhiệm quản lý cán bộ là của mọi thành viên trong từng đơn vị, cấp trên quản lý cấp dưới, tập thể quản lý cá nhân, cấp dưới góp ý kiến để tham gia quản lý đối với cấp trên.

* Về xây dựng môi trường làm việc:

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng môi trường làm việc tại BIDV theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện, năng động, sáng tạo.

* Về bổ sung, hoàn thiện các quy trình/quy định nghiệp vụ

- Thực hiện việc rà soát, đánh giá các quy trình/quy định hướng dẫn nghiệp vụ hiện nay của BIDV để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng đi đôi với đảm bảo mức độ kiểm soát phù hợp trong từng nghiệp vụ; đồng thời hạn chế những thiếu sót, khe hở trong nghiệp vụ mà cán bộ BIDV hoặc khách hàng/đối tác lợi dụng để có các hành vi vi phạm, tiêu cực.

- Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình tác nghiệp của các nghiệp vụ và đảm bảo các cán bộ tham gia quy trình nghiệp vụ đều phải được quy định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong từng nghiệp vụ đều phải có ít nhất một cán bộ kiểm soát và chịu trách nhiệm.

5 giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sởngô văn Dũng – Bí THư đẢng Bộ BiDv Ha nội:

Một là: Tạo chuyển biến nhận thức trong đảng bộ, cấp ủy viên về vai trò của cấp ủy đối với lãnh đạo các mặt của đảng bộ, đặc biệt là nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, để cấp ủy mà trước hết là người đứng đầu có nhận thức đúng, đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát.

Hai là: Quan tâm kiện toàn đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp lý cấp ủy từ Đảng ủy đến Chi bộ và UBKT Đảng ủy tương xứng với nhiệm vụ được giao. Các Chi bộ phải phân công cấp ủy viên làm công tác kiểm tra giám sát.

Ba là: Xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, Chi bộ và kế hoạch kiểm tra giám sát của UBKT Đảng ủy từng năm, từng chuyên đề sát hợp và thiết thực để chỉ đạo và thực hiện. Coi giám sát là việc làm thường xuyên để nhắc nhở, uốn nắn cán bộ đảng viên kịp thời và chủ động phòng ngừa xẩy ra vi phạm. Chú trọng việc kiểm tra, giám sát đối với công tác cán bộ và thực hiện giám sát theo chuyên đề. Công tác giám sát trước hết phải thực hiện từ chi bộ. Chi ủy, bí thư chi bộ phải nắm vững công tác giám sát, quyết tâm, chủ động thực hiện có hiệu quả để ngăn ngừa khuyết điểm vi phạm xảy ra từ khi còn manh nha.

Bốn là: Cấp ủy cấp trên phải quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát cho cấp ủy, các Chi bộ và Ủy ban

Kiểm tra thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là công tác giám sát. Mỗi cuộc kiểm tra, giám sát phải chuẩn bị tốt nội dung, quy trình để thống nhất chỉ đạo thực hiện. Chú trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Năm là: UB Kiểm tra phải chủ động tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong toàn đảng bộ. Ủy ban Kiểm tra cấp trên phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao.Ủy ban Kiểm tra chủ động nắm tình hình, bám sát những vấn đề nổi cộm, bức xúc để chọn nội dung kiểm tra, giám sát cho phù hợp, chú trọng giám sát thường xuyên đối với cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì phải kịp thời kiểm tra, xem xét, xử lý.

Đảng uỷ lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanhLê Kim Hòa – Bí THư đẢng Bộ BiDv Tp Hcm :

Để lãnh đạo đơn vị thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chỉ đạo của Chính phủ, chính sách của Ngân hàng Nhà nước và các định hướng, chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010, Đảng ủy đơn vị đã nghiên cứu và ra các nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, có các nghị quyết Lãnh đạo chỉ đạo xây dựng định hướng KHKD 05 năm, 03 năm và hàng năm, thực hiện phân khai kế hoạch đến từng quý nhằm bám sát diễn biến hoạt động của chi nhánh để có chỉ đạo cụ thể đảm bảo hoàn thành kế hoạch hằng năm của chi nhánh;

Thành lập các ban chuyên trách nhằm theo dõi sâu sát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh; Thực hiện phân công ủy quyền trong Ban giám đốc theo nguyên tắc tập trung điều hành theo khối: khối bán buôn, khối bán lẻ, khối hỗ trợ và khối quản lý rủi ro; tạo sự liên kết chặt chẽ trong công tác chỉ đạo điều hành giữa các phòng/ban trong khối, mang lại hiệu quả cao trong phối hợp công việc và chỉ đạo điều hành.

Phát động phong trào sáng kiến, cải tiến và cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính hiệu quả và năng lực hoạt động, tạo thế cạnh tranh đối với đơn vị trong ngành trên cùng địa bàn;

Ban hành kịp thời các chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách khen thưởng tạo động lực cho CBNV trong kinh doanh… củng cố nền khách hàng, tăng qui mô và tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh…

tIÊu ĐIỂM

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 7

Page 10: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

PV: Được biết, BIDV đã có những bước chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa từ giữa năm 2005. Xin ông cho biết quá trình chuẩn bị cổ phần hóa của BIDV và những lý do BIDV đề nghị Chính phủ điều chỉnh thời điểm cổ phần hóa?

Ông trần Bắc hà: Công tác Cổ phần hóa BIDV đã được khởi động từ giữa năm 2005 với sự quán triệt sâu sắc của toàn hệ thống về nhận thức, quan điểm cổ phần hóa một cách thận trọng, dân chủ, tập hợp được nguyện vọng và trí tuệ, đạt được sự thống nhất cao trong toàn hệ thống từ các cấp Lãnh đạo đến người lao động. Công tác chuẩn bị cho cổ phần hóa đã được thực hiện từ nửa đầu năm 2006. BIDV đã bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 03/TB-VPCP ngày 04/01/2007 của Văn phòng Chính phủ về đẩy nhanh công tác cổ phần hóa các NHTMNN và triển khai thực hiện chương trình cổ phần hóa đã được phê duyệt tại Công văn số 10/BĐMDN ngày 23/1/2007 của Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp về Kế hoạch cổ phần hóa BIDV. Theo đó, BIDV đã nỗ lực chuẩn bị tích cực cho chương trình cổ phần hóa trong năm 2007 với mục tiêu xây dựng BIDV thành tập đoàn tài chính ngân hàng, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, giữ cổ phần chi phối; là công cụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và hỗ trợ đắc lực cho hệ thống tài chính ngân hàng bình ổn trước những biến động của thị trường. Tháng 7/2007, BIDV đã ký Hợp đồng tư vấn tài chính Dự án cổ phần hóa với Morgan Stanley – tập đoàn tài chính hàng đầu tại Mỹ để hỗ trợ BIDV trong quá trình cổ phần hóa.

Đến hết tháng 6/2008, BIDV đã hoàn thành cơ bản các bước chuẩn bị sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa, tuy nhiên, việc trình

Chính phủ Phương án cổ phần hóa và thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng vẫn chưa thực hiện được do những bất lợi của môi trường kinh tế vĩ mô và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt nam trong năm 2008. Thời điểm IPO xác định ban đầu (Quý II/2008) không còn phù hợp. IPO ở thời điểm này sẽ không đảm bảo sự thành công về tỷ lệ bán và mức giá từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, cổ đông và người lao động. Do đó, cuối năm 2008, BIDV đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và đã được Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 8854/VPCP-ĐMDN ngày 29/12/2008, theo đó, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hóa BIDV là 31/12/2008.

Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, trong bối cảnh có nhiều khó khăn thử thách về môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính, BIDV đã nỗ lực, tập trung nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hoạt động, tranh thủ điều kiện để chuẩn bị tốt hơn

Tại Đại hội đại biểu CNVC lần thứ IV, Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà đã có bài phát biểu quan trọng đánh giá về công tác chuẩn bị, về quan điểm, mục tiêu Cổ phần hóa BIDV. Bên lề Đại hội, phóng viên bản tin Đầu tư Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông về những nội dung này. Trân trọng kính mời độc giả cùng theo dõi.

hOÀn tẤt CỔ PhẦn hÓA BIDV VÀO QuÝ II/2011

tIÊu ĐIỂM

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/20108

Page 11: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

cho quá trình cổ phần hóa. Căn cứ vào diễn biến tình hình kinh tế và thực tế hoạt động, BIDV lại phải tiếp tục đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại tiến độ cổ phần hóa với các lý do cụ thể như sau:

Thứ nhất, khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy giảm của thị trường chứng khoán trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 gây nhiều khó khăn cho công tác cổ phần hóa, IPO của các DNNN. Một số doanh nghiệp lớn đã không bán được cổ phần như phương án đề ra;

Thứ hai, tác động, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu gây khó khăn cho công tác lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của các NHTMNN nói chung và BIDV nói riêng. Danh sách các nhà đầu tư tiềm năng quan tâm không còn được như ban đầu (giai đoạn năm 2007 – đầu năm 2008);

Điều này cũng đã được Bộ Chính trị đánh giá và có kết luận tại Kết luận số 45-KL/TW ngày 10/4/2009 trong đó có nhận định trong giai đoạn hiện nay, kinh tế trong nước và thế giới đang suy giảm. Cần giãn tiến độ cổ phần hóa ra cho phù hợp, không nhất thiết phải tập trung hoàn thành trong 02 năm 2009-2010.

Thứ ba, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng, BIDV tập trung nỗ lực cùng với hệ thống ngân hàng góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích sản xuất, tạo việc làm và thực hiện an sinh xã hội. Phát huy vai trò của NHTMNN hàng đầu, BIDV luôn khẳng định vai trò tiên phong, dẫn dắt, bình ổn thị trường tiền tệ, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp; đồng thời là ngân hàng chủ lực trong cho vay các doanh nghiệp trực tiếp tạo lập cân đối lớn cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn thử thách về môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính, BIDV đã tập trung cải thiện năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đổi mới công tác quản trị điều hành để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình cổ phần hóa. Trong năm 2009, BIDV đã có báo cáo Chính phủ và qua thông báo số 5060/VPCP-ĐMDN ngày 27/7/2009, Chính phủ chấp thuận cho BIDV lùi thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp vào 31/12/2009. Đến nay, Ban lãnh đạo vẫn luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, cùng với sự nỗ lực của các đơn vị có liên quan để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV trong năm 2010.

PV: Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có tác động thế nào tới BIDV, thưa ông?

Ông trần Bắc hà: Nghị định 25/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19/03/2010 có tác động tới BIDV ở những điểm như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 25 thì “Doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa triển khai thực hiện cổ phần hóa hoặc đang thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần nhưng dự kiến đến

01/07/2010 chưa có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, sau khi chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. ”.

Ngoài ra, BIDV thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 10 Nghị định 25 về Trình tự chuyển đổi Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu: “(1) Tổng công ty nhà nước tiến hành việc chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con đồng thời với việc hình thành công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. (2) Trình tự, thủ tục tổ chức lại, chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con thực hiện theo Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp”. Theo đó, BIDV sẽ phải thực hiện song song 2 thủ tục là (i) Tổ chức lại, chuyển đổi doanh nghiệp theo Nghị định 111/2007/NĐ-CP và (ii) Hình thành công ty mẹ theo hình thức Công ty TNHH một thành viên theo Điều 9 Nghị định 25.

Về trình tự chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH 1 thành viên: do BIDV thuộc đối tượng khoản 3 Điều 8 (đang tiến hành cổ phần hóa) nên sẽ không phải thực hiện lập phương án và thực hiện xử lý tài chính, tài sản, sắp xếp lại lao động, không phải định giá nên thủ tục nếu phải thực hiện sẽ tương đối gọn chủ yếu tập trung vào xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức, dự thảo điều lệ của Công ty TNHH.

Tuy nhiên, thực hiện theo quy định này thì sẽ phát sinh các vướng mắc như sau:

Thứ nhất, việc chuyển đổi BIDV thành công ty TNHH 1 thành viên trước khi thực hiện cổ phần hóa sẽ làm chậm tiến trình cổ phần hóa và BIDV không thể hoàn thành phương án cổ phần hóa để trình Chính phủ trong năm 2010.

Hai nữa là, việc thực hiện theo quy định này sẽ phát sinh vướng mắc về mặt pháp lý đối với các NHTMNN, cụ thể là mâu thuẫn với các Luật chuyên ngành. Theo Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành (Luật năm 2007) và Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại thì không có mô hình NHTM là Công ty TNHH một thành viên, mô hình tổ chức doanh nghiệp cũng không có mô hình Hội đồng thành viên, điều lệ mẫu cũng chưa có. Như vậy, nếu BIDV triển khai trên thực tế việc chuyển đổi theo Nghị định 25, cần có hướng dẫn đồng bộ, chi tiết từ Chính phủ, Ngân hàng nhà nước.

Với những vướng mắc về pháp lý khi thực hiện chuyển đổi BIDV thành công ty TNHH một thành viên cũng như để đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản 1474/VPCP-ĐMDN, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có Công văn số 804/CV-CPH ngày 12/8/2010 trình Thủ tướng Chính phủ cho phép BIDV được tiếp tục thực hiện tiến trình cổ phần hóa đã đề ra, đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ đồng

xem tiếp trang 14

tIÊu ĐIỂM

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 9

Page 12: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

3 năm nỗ lựC thựC hIện nghị quyết ĐạI hộI III

Nhìn từ mốc tháng 6/2007 – là thời điểm diễn ra Đại hội CNVC lần thứ III, trong 3 năm qua, BIDV đã có nhiều nỗ lực và đạt được thành quả tích cực cả về kết quả kinh doanh, tăng cường uy tín thương hiệu, chăm lo đời sống vật chất – tinh thần cho người lao động theo các nội dung của Thỏa ước lao động tập thể đã được Đại hội lần III thống nhất.

Theo đó, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chịu sự tác động, ảnh hưởng không nhỏ, trong đó BIDV cũng không nằm ngoại lệ. Mặc dù vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2007- 2009 của BIDV đã thể hiện sự quyết liệt, khả năng ứng phó linh hoạt trong điều hành của Ban lãnh đạo để đưa ra các quyết sách điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch kịp thời, thích ứng với tình hình thị trường và vượt trên tất cả là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống đã đưa hoạt động của BIDV vượt qua những khó khăn để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Cũng trong 3 năm qua, Thỏa ước lao động tập thể - LĐTT đã được người sử dụng lao động, người lao động và BCH Công đoàn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Qua thực hiện, Thỏa ước LĐTT đã tạo động lực cho CNVC – LĐ thi đua lao động giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần to lớn vào hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh doanh 3 năm (2007-2009), đảm bảo hoạt động của BIDV đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả, thực hiện tốt triển khai Dự án TA2 và chuẩn bị tốt các điều kiện cho CPH.

Đặc biệt, BIDV đã chủ động, kịp thời triển khai có hiệu quả chương trình hành động cùng toàn Ngành thực hiện chính sách

tiền tệ và các giải pháp của Chính phủ về chống lạm phát, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và thực hiện ASXH. Đời sống vật chất, tinh thần người lao động ổn định và từng bước được cải thiện; các chế độ và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động được đảm bảo theo quy định.

Đại đa số người lao động chấp hành tốt Thoả ước LĐTT, Nội quy lao động. Tổ chức công đoàn đã phát huy được vai trò tuyên truyền vận động người lao động thực hiện Thoả ước LĐTT, đại diện người lao động tham gia với người sử dụng lao động thực hiện và ký kết Thoả ước LĐTT của đơn vị kịp thời.

Cổ phần hóa BIDV – Vấn Đề ĐượC quan tâm hàng Đầu

Như phát biểu đánh giá của Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà – đây là sự nghiệp quan trọng của toàn ngành, và để thực hiện thắng lợi cổ phần hóa, BIDV cần có sự đồng tâm, đồng lực của cả hệ thống. Năm 2005, ngay sau khi có chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp, BIDV đã tích cực, chủ động triển khai các công tác chuẩn bị, trong đó, xác định việc quán triệt về tư tưởng, hành động cho

Đại hội CnVC lần IV VÀ CâU CHUyệN Cổ PHầN HóA BIDVu pv

Ngày 16/8/2010, BIDV đã tổ chức Đại hội CNVC lần thứ IV. Tham dự Đại hội có 503 đại biểu trong đó 277 đại biểu đương nhiên; 226 đại biểu bầu từ các CĐCS. Với trọng tâm bàn về Phương án Cổ phần hóa BIDV, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng.

tIÊu ĐIỂM

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201010

Page 13: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

đội ngũ cán bộ công nhân viên là quan trọng hàng đầu. Từ giữa năm 2005, toàn hệ thống đã nghiên cứu quán triệt về nhận thức một cách cẩn trọng, dân chủ; tập hợp được nguyện vọng, trí tuệ và đạt được sự thống nhất cao trong toàn hệ thống từ cấp Lãnh đạo cao nhất đến người lao động về vấn đề cổ phần hoá BIDV. Tại Đại hội CNVC lần IV – một lần nữa câu chuyện cổ phần hóa lại là trọng tâm được bàn luận.

Để chuẩn bị cho Đại hội, BIDV đã đưa các vấn đề liên quan đến Đề án Cổ phần hóa để xin ý kiến của cán bộ công nhân viên. Về cơ bản, hầu hết các đơn vị được xin ý kiến đều chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến với tinh thần trách nhiệm cao và đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Quá trình tham gia, thảo luận ý kiến sôi nổi, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người lao động trong tòan hệ thống. Hầu hết các ý kiến đều thống nhất cao với các nội dung của dự thảo.

Mô hình tổ chức của BIDV sau cổ phần hóa; Phương án bố trí sắp xếp lao động; Phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, Công đòan và các đối tượng khác… là những nhóm vấn đề nhận được sự quan tâm cao nhất.

Về phương án sắp xếp lao động sau cổ phần hóa, BIDV Hưng yên cho rằng: Theo kết quả tổng hợp phân loại nhân lực, tính đến 31/12/2009 thì với 14.550 người trong tòan hệ thống, chỉ có 301 người – chiếm 2,1% thuộc diện khó thích ứng hoặc khó sắp xếp công việc phù hợp. Đây là một con số lý tưởng không chỉ cho BIDV mà bất kỳ một đơn vị cổ phần hóa. Tuy nhiên, con số nêu trên chưa hẳn đã phản ánh một cách thực chất về yêu cầu nguồn lực mà BIDV cần phải có trong quá trình hội nhập và phát triển. Điều này do xuất phát từ việc hiện nay cơ bản chúng ta vẫn còn định biên theo định tính, chưa có tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể để phân bổ số lượng cán bộ cho từng bộ phận. Bên cạnh đó, các đơn vị vẫn chưa phải đứng trước áp lực lớn về việc phải lựa chọn hoặc giảm biên chế, cũng như không thể tránh khỏi vấn đề nghiêng nhiều về “tình” hơn “lý”. Vì vậy, chính sách về nguồn nhân lực sau cổ phần hóa, từ tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm… cán bộ vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Để thực hiện tốt việc bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và Công đòan, BIDV Bắc Sài Gòn nêu ý kiến: Mục tiêu của CPH là biến người lao động thành chủ sở hữu để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu này ít thành công trên thực tế vì số cổ phiếu mỗi người lao động mua được không nhiều, cổ tức thu được hàng năm lại càng ít hơn nên tác dụng gắn bó qua lợi ích vật chất đã ít phát huy tác dụng. Thâm chí ở nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa, người lao động “bán lúa non” để lấy “tiền tươi” và chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư lớn, biến cổ phần hóa thành “tư nhân hóa” và người lao động vẫn là người lao động thuần túy.

Rút kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, BIDV cần xác định giá dự kiến của cổ phiếu BIDV ở mức hợp lý, kích thích người lao động mua nhiều cổ phiếu (mua cổ phiếu ưu đãi và đấu giá công khai) để tạo điều kiện cho người lao động thực sự là người chủ và gắn bó lâu dài với BIDV.

Bên cạnh đó, Công đòan BIDV sử dụng nguồn quỹ hợp pháp để mua cổ phần ưu đãi, nhằm tạo thêm quyền được sở hữu cố phần của chính doanh nghiệp mình của người lao động sau cổ phần hóa. Muốn tối đa hóa số lượng cổ phiếu công đoàn được mua ưu đãi từ các quỹ của công đoàn (3% vốn điều lệ), ngay từ bây giờ, công đoàn cần phải có chính sách tạo nguồn hợp lý để chuẩn bị nguồn vốn sẵn sàng để giải ngân.

Đại hội lần IV kết thúc với niềm tin và sự kỳ vọng vào sự nghiệp của ngành.

Công Đoàn Cơ sở BIDV nam Kỳ KhởI nghĩa: tÍCh CựC tham gIa CÁC hoạt Động phong tRào

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống ngành chứng khoán (30.07.2000 – 20.07.2010), 10 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM đã tổ chức chương trình Hội thao quần chúng và Gala Văn nghệ- Khiêu vũ chào mừng 10 năm hoạt động TTCK. BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa là Ngân hàng duy nhất tham gia vì thực hiện chức năng thanh toán bù trừ cho thị trường chứng khoán ngay từ những ngày đầu hoạt động.

Tính đến nay, BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã tham gia hoạt động phong trào này được 3 năm liên tục và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công đoàn cơ sở đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức cho các Đoàn viên luyện tập và tham gia đầy đủ các bộ môn của Hội thao cũng như các tiết mục Gala Văn nghệ với mục đích thắt chặt mối quan hệ và giới thiệu hình ảnh của BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa trẻ trung, năng động.

Với tinh thần tập luyện hăng say và sự cố gắng phát huy nội lực, thể hiện bản sắc văn hóa doanh nghiệp của BIDV, chương trình dự thi của BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa mang tên “Khát vọng xanh” đã thành công vang dội và đạt giải “Chương trình xuất sắc nhất”. Đây là lần thứ 2 liên tiếp BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa “giật” giải đặc biệt này và tạo được tiếng vang trong ngành Chứng Khoán.

Cùng với kết quả đạt được như trên, Chi nhánh đã tạo được sự tin tưởng, gần gũi, tìm hiểu và giao lưu với các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

tIÊu ĐIỂM

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 11

Page 14: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Trong 2 ngày 13-14/08/2010, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV 7 tháng năm 2010, triển

khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh quý III, 5 tháng cuối năm 2010 và triển khai công tác cổ phần hóa BIDV.

7 thÁng – 7 Kết quả nổI Bật

7 tháng đầu năm 2010, với quyết tâm cao, sự chủ động, linh hoạt, hoạt động của toàn hệ thống đã đạt được một số kết quả khả quan.

BIDV đã bám sát, quán triệt, tuân thủ và tiên phong thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 18/NQ-CP về các giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với việc triển khai KHKD.

Công tác Lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc và Đại hội đảng bộ BIDV nhiệm kỳ 2010-2015 được quán triệt và tổ chức bài bàn, đúng quy trình, quy định và hướng dẫn của Trung ương.

Hoàn thiện đề án cổ phần hoá BIDV, tổ chức xin ý kiến cán bộ công nhân viên, trình Ban Chỉ đạo CPH BIDV thông qua, chỉ đạo công tác cổ phần hoá BIC và BSC, thực hiện sắp xếp lại Doanh nghiệp theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP tại BLC1, BLC2 và BAMC.

Tiếp tục củng cố, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tạo sự tin tưởng, xứng đáng là công cụ quan trọng, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong thực thi các nhiệm vụ đặc biệt được giao.

Công tác tổ chức cán bộ được tập trung chỉ đạo từ mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực gắn với công tác quản lý, đánh giá cán bộ, xử lý cán bộ. Trong đó tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Đảng viên giữ chức vụ Lãnh đạo, triển khai các thủ tục quy hoạch cán bộ các cấp BIDV.

Có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ từ Cấp ủy Đảng, Công

đoàn, Đoàn Thanh niên và Ban điều hành thành một khối thống nhất, đồng thuận thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Chỉ đạo kịp thời, điều hành linh hoạt hoạt động kinh doanh gắn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát hoạt động tại Hội sở chính và các Chi nhánh, hoàn thành nổi bật một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như sau:

hoàn thIện Đề Án Cổ phần hoÁ BIDV

Hội nghị đã nghe báo cáo tiến độ cổ phần hóa BIDV. 7 tháng đầu năm, các cầu phần công việc của Dự án CPH BIDV đã đồng loạt được triển khai như cấu phần thực hiện khảo sát thực trạng, cấu phần định giá, cấu phần xây dựng đề án, cấu phần bán chiến lược…. Đối với cấu phần xây dựng Đề án cổ phần hóa đã hoàn thành Dự thảo Đề án CPH với các cấu phần cơ bản: (i) đánh giá tình hình hoạt động BIDV trước cổ phần hóa (giai đoạn 2005-2009); (ii) xây dựng mô hình tổ chức sau CPH; (iii) kế hoạch kinh doanh 5 năm sau CPH; (iv) xây dựng phương án vốn, phương án phát hành; (v) bán cổ phần cho NĐTCL; (vi) dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV sau CPH; (vii) phương án sắp xếp lao động sau CPH. Hiện nay, các cấu phần của Đề án CPH đang được xin ý kiến thống nhất trong Ban chỉ đạo CPH (nội/ngoại ngành) để trình Chính phủ phê duyệt.

Song song với công tác cổ phần hoá BIDV, công tác Cổ phần hoá 2 Công ty được chỉ đạo bài bản, theo đúng nội dung, tiến độ cụ thể. Đối với BIC là đơn vị đầu tiên của BIDV thực hiện cổ phần hoá đã tổ chức bán đấu giá 11.512.091 cổ phần công khai vào ngày 5/8/2010 với mức giá đấu thành công bình quân là 11.255đ/cp. Theo nhận định của SGD chứng khoán Hà nội, đây là phiên đấu giá lớn thứ hai của HNX kể từ năm 2007 trở lại đây và là phiên đấu giá rất thành công, nhất là trong tình hình

nhìn lẠI Kết QuẢ KInh DOAnh tháng ĐẦu năM

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201012

Page 15: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

thị trường chứng khoán lình xình như hiện nay. Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức IPO BSC. Việc hai Công ty trực thuộc đầu tiên của BIDV chào bán thành công cổ phần ra công chúng sẽ tạo uy tín, niềm tin và cơ hội cho các nhà đầu tư khi chuẩn bị IPO BIDV trong thời gian tới.Đối với BLC I, BLC II và BAMC, hiện nay đang xúc tiến triển khai các công việc để sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo đúng quy định của Pháp luật.

Và nhIệm Vụ tRọng tâm 5 thÁng CuốI năm…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Bắc Hà đã chỉ đạo một số vấn đề cần tập trung, quyết tâm triển khai thực hiện vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2010 ; Chỉ đạo xây dựng KHKD năm 2011 gắn với hoàn thiện đề án tái cơ cấu hoạt động BIDV 3 năm 2010-2012, định hướng đến 2015 ; Chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020. Cụ thể :

Tập trung chuẩn bị điều kiện, tiền đề thực hiện chương trình cổ phần hóa BIDV và thực hiện theo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/1/2011.

Triển khai các trọng tâm trong công tác tổ chức cán bộ: thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ cấp cao BIDV, triển khai quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Hội sở chính cũng như chi nhánh theo 3 cấp độ, quy hoạch dự nguồn đối với cán bộ trẻ, thực hiện công tác luân chuyển cán bộ giữa hội sở chính và chi nhánh, giữa BIDV và các đơn vị liên doanh, góp vốn, các đơn vị tại nước ngoài, đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống.

Tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ của các Ban, tránh chồng chéo gắn với việc cải cách hành chính tại Hội sở chính và các Chi nhánh đối với các lĩnh vực tín dụng, đầu tư mua sắm CNTT, xây dựng cơ bản nội ngành.

Nâng cao vao trò lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ đảng, chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên trong việc điều hành kế hoạch kinh doanh toàn hệ thống, tạo ra sức bật mới sau Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ BIDV, Đại hội CNVC. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đảng viên giữ chức vụ trong việc tuân thủ kỷ cương, kỷ luật trong kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh, giám sát tính tuân thủ, kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ có chức vụ; Kiện toàn mô hình tổ chức Ban Kiểm soát; Phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ thực hiện các chương trình kiểm tra, thanh tra trong hệ thống BIDV.

Tiếp tục chỉ đạo mở rộng hoạt động đầu tư quốc tế gắn với xúc tiến đầu tư ra bên ngoài đối với 3 nước Đông Dương và hai nước Minama và Ấn độ theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ; Mở rộng và đi vào hoạt động hiện diện thương mại BIDV tại Cộng hòa Séc.

BIDV Đồng thÁp tổ ChứC lễ tRao gIảI thưởng Cho KhÁCh hàng tRúng thưởng tIết KIệm Dự thưởng Đợt 2-2010

Nhằm thực hiện “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” và để tri ân khách hàng đã tín nhiệm, ngày 11-08-2010, BIDV Đồng Tháp đã tổ chức Lễ trao giải cho khách hàng trúng thưởng tiết kiệm dự thưởng lần 2-2010 (đợt 4&5). Tham dự buổi Lễ có Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp, đại diện Sở Công thương Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh truyền hình Đồng Tháp.

Chương trình Tiết kiệm dự thưởng đợt 2-2010 được phát hành từ ngày 24-5 đến 19-7-2010 đối với tất cả khách hàng trên phạm vi toàn quốc; Tại Đồng Tháp đã có hơn 450 khách hàng tham gia chương trình với số tiền gửi trên 58 tỷ VND và 12,200 USD. Đợt quay số trúng thưởng lần 4&5 trên địa bàn đã có 47 khách hàng trúng 79 giải với tổng giá trị 105 triệu đồng.

Tại buổi lễ, BIDV Đồng Tháp đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Ba, 2 giải Tư, 19 giải Năm và 55 giải Khuyến khích cho khách hàng trúng thưởng. Khách hàng may mắn Nguyễn Thị Thuỷ, ngụ tại TX Hồng Ngự (Đồng Tháp) trúng giải Nhất là một chiếc xe Piagigo Vespa LX Việt Nam, trị giá 65 triệu đồng.pHạm văn Soạn

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 13

Page 16: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

thời không thực hiện chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính phủ.

PV: Xin ông cho biết quan điểm thực hiện cổ phần hóa BIDV?

Ông trần Bắc hà: Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 5060/VPCP-ĐMDN ngày 27/7/2009 đồng ý giãn tiến độ cổ phần hóa BIDV với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 31/12/2009, Văn bản số 1474/VPCP-ĐMDN ngày 9/3/2010 về kế hoạch cổ phần hóa BIDV, trong năm 2010 BIDV xác định tập trung triển khai thực hiện cổ phần hóa, xây dựng Phương án trình Chính phủ theo đúng kế hoạch đề ra.

Nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, ngày 15/4/2010, HĐQT và Thường vụ Đảng ủy đã ra Nghị quyết liên tịch số 325/NQ-HĐQT về việc triển khai cổ phần hóa NHĐT&PTVN và Văn phòng đã có Thông báo số 300/TB-VP ngày 29/3/2010 về ý kiến chỉ đạo của Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch HĐQT về việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa NHĐT&PTVN thống nhất kế hoạch triển khai cổ phần hóa trong toàn hệ thống.

Trong chiến lược kinh doanh 5 năm 2006-2010 của BIDV đã xác định thực hiện cổ phần hóa là thực hiện một bước chiến lược quan trọng trong nỗ lực xây dựng BIDV trở thành một Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động hướng theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

Trên tinh thần đó, cổ phần hóa được xác định là nhằm để đạt được các mục tiêu quan trọng như sau:

Một là, đổi mới phương thức quản trị điều hành, áp dụng những kỹ năng quản trị tiên tiến, trong đó chú trọng tăng cường năng lực quản lý rủi ro.

Hai là, tận dụng hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển sản phẩm đa dạng của đối tác chiến lược nước ngoài, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ BIDV.

Ba là, có được sự hỗ trợ của đối tác chiến lược nước ngoài, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản với chất lượng cao, phù hợp với quá trình hội nhập.

Bốn là, cổ phần hóa tạo điều kiện để huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nâng cao năng lực tài chính và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Năm là, hướng tới minh bạch hoá, hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá sẽ mang tính thương mại, thị trường và chất lượng ngày càng cao.

Những ưu việt của việc cổ phần hóa nhằm đạt được mục đích cao nhất đó là nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của BIDV, từ đó giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo của BIDV trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững trong dài hạn.

Đặc biệt cổ phần hóa BIDV sẽ là cơ hội quý báu để tạo điều kiện cho BIDV có quyền tự chủ, linh hoạt xây dựng những cơ chế tạo động lực gắn bó người lao động với Ngân hàng. Lợi ích của người lao động sẽ được quan tâm một cách thực chất hơn.

PV: Vậy các mục tiêu cần tập trung triển khai tiếp theo cho lộ trình cổ phần hóa là gì, thưa ông?

Ông trần Bắc hà: Trên cơ sở rà soát các nội dung đã thực hiện được và đối chiếu với Nghị quyết liên tịch số 325/NQ-HĐQT về triển khai cổ phần hóa BIDV, trong thời gian tới, BIDV cần tập trung thực hiện các công việc sau:

Một là, trên cơ sở ý kiến tham gia, hoàn thiện Phương án cổ phần hóa BIDV tại Đại hội đại biểu CNVC tổ chức ngày 16/8/2010 vừa qua, BIDV sẽ hoàn thiện Phương án cổ phần hóa, tổ chức họp toàn thể Ban chỉ đạo cổ phần hóa (nội/ngoại ngành) để thống nhất thông qua Phương án cổ phần hóa BIDV.

Hai là, trình Chính phủ Phương án cổ phần hóa BIDV (bao gồm Dự thảo Điều lệ, phương án sắp xếp lao động sau cổ phần hóa, mô hình tổ chức sau cổ phần hóa, phương án kinh doanh 5 năm sau cổ phần hóa, phương án bán cổ phần, các đề xuất của BIDV).

Ba là, hoàn thành xác định giá trị doanh nghiệp theo 2 phương pháp DCF và NAV, báo cáo trình NHNN.

Bốn là, tiến hành các công việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài từ tháng 9 đến tháng 11/2010 và trình Chính phủ phê duyệt các vấn đề về lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước 31/12/2010.

Sau khi bán cho đối tác chiến lược, tiến hành bán cổ phần cho cán bộ nhân viên và tổ chức công đoàn BIDV theo hướng dẫn, phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành các thủ tục pháp lý để chính thức chuyển đổi BIDV thành Ngân hàng Thương mại cổ phần trong Quý I-II/2011.

Song song với công tác triển khai lựa chọn và chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO); thời điểm thực hiện IPO là linh hoạt, tuỳ tình huống và điều kiện cụ thể là:

(i) sau khi hoàn tất lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, thời điểm IPO cụ thể sẽ được xác định tuỳ theo điều kiện thị trường và tư vấn của Tư vấn Tài chính Morgan Stanley; hoặc

(ii) thực hiện IPO trong năm 2010 nếu phương án lựa chọn và chào bán chiến lược trước IPO không thực hiện được dứt điểm trong năm 2010.

PV: Xin chân thành cám ơn ông.

hOÀn tẤt CỔ PhẦn hÓA BIDV...Tiếp theo trang 9

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201014

Page 17: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Đó là câu thơ đầy hân hoan của bác Phạm Gia Mỗ - một trong bốn khách hàng trúng giải nhất chương trình Tiết kiệm dự thưởng đợt II/2010 “Gửi tiền - Quay liền - Trúng lớn”, cũng là khách hàng đã để

lại cho tôi nhiều cảm xúc trong đợt đi trao giải tại TP. Hải Phòng ngày 25/8 vừa qua…

Sau lễ trao giải tại yên Bái và Quảng Trị, lễ trao giải tổng thể cho giải nhất lần thứ 4 và giải đặc biệt chương trình TKDT đợt II được tổ chức long trọng tại thành phố Cảng Hải Phòng xinh đẹp và mến khách… Đoàn công tác về tới Hải Phòng trong tiết trời trong xanh, gió mang hơi biển lồng lộng thổi khiến lòng người cũng vui phơi phới… Những lo lắng về ảnh hưởng của cơn bão số 3 dường như tan biến, khi những vệt nắng vàng trải đều trên khắp những tán phượng vĩ xanh rì. Những con đường lớn nối đến Nhà hát lớn Thành phố - nơi sẽ diễn ra lễ trao giải – ngập tràn các băng rôn thông báo về buổi lễ và lời chúc mừng tới các khách hàng đã may mắn trúng giải… Hai giải thưởng lớn nhất của chương trình là xe Toyota Vios và Mercerdes C200 lấp lánh dưới nắng chờ các chủ nhân…

Nói là lễ trao giải rất hoành tráng và long trọng vì hầu như chi nhánh Hải Phòng đã cẩn thận huy động gần như 100% cán bộ chi nhánh tham gia phục vụ Lễ trao giải này. Tới tham dự lễ trao giải còn có rất nhiều các vị lãnh đạo của Thành phố, đại diện Sở, Ban, Ngành và các chi nhánh lân cận cùng đông đảo các khách hàng và người dân thành phố. Các tiết mục văn nghệ diễn ra sổi nổi, phong phú và lôi cuốn… Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là hai khách hàng được trao giải lần này. Chị Phùng Thị Thảo, dù say xe nhưng đã rất nhiệt tình đi từ Bắc Kạn về Hải Phòng tham dự lễ trao giải. Chị kể về những đêm không ngủ vì niềm vui to lớn bất ngờ đến với mình, về những bán tín bán nghi đến sự sẻ chia chúc mừng của người dân Bắc Kạn, từ người phát nương, làm ruộng đến bạn bè người thân… Bắc Kạn nó nhỏ lắm, chị trúng giải độc đắc này ai cũng biết hết, ồn ào suốt từ khi biết tin đến giờ chưa thôi… Chị đã tâm sự như vậy bằng sự đáng mến, hồn hậu và thẳng thắn đúng chất của người dân “phố núi”…

Còn bác Phạm Gia Mỗ, có lẽ là khách hàng cao tuổi nhất trúng một trong những giải lớn của BIDV từ trước tới giờ, đã khiến cho tất cả những ai tham dự lễ trao giải lúc đó đều vỗ tay tán thưởng không ngừng… 83 tuổi, nhưng bác còn minh mẫn lắm, với phong thái điềm đạm, bác chia sẻ rằng việc mình may mắn trúng giải nhất của chương trình là do “Ơn trời, Lộc nước, vận nhà”… Ơn là trời đã phú cho mình một sức khỏe, sự minh mẫn để tới cái tuổi thất thập xưa nay hiếm, vẫn còn có cơ hội đứng đây để hưởng trọn niềm vui, chia sẻ với bà con và gửi lời cảm ơn tới BIDV. Lộc nước đã mang đến sự đổi mới và

phát triển chóng mặt của kinh tế xã hội, cùng sự bùng nổ của các ngân hàng, trong đó BIDV, với vị thế một ngân hàng lớn uy tín hàng đầu, đã luôn có những chương trình gửi tiền hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng có giá trị cho khách hàng. Vận nhà có được chính là do mối quan hệ tốt đẹp của bản thân với ngân hàng… Bác là một khách hàng lâu năm của BIDV, thường xuyên gửi tiền nhưng cũng không mơ tới việc trúng thưởng, cứ luôn cho rằng nó viển vông, tựa như là vớt trăng dưới nước và hái sao trên trời… Nhưng nhờ có chị Vân, giao dịch viên của PGD của BIDV tại 60 Tô Hiệu, Hải Phòng đã nhiệt tình tư vấn và khuyến khích, bác đã tham gia gửi dự thưởng và không ngờ trúng giải…

Tôi cứ nhớ mãi từng lời bác Mỗ phát biểu… Tôi cũng tin chắc rằng, bất cứ ai là “người của BIDV” lúc ấy, cũng cảm thấy tự hào và vui sướng. Cảm xúc ấy vừa giản dị, vừa lớn lao… Giản dị là đã mang tới được niềm vui và hạnh phúc cho các khách hàng của mình… Lớn lao hơn là BIDV dần định vị được hình ảnh trong tâm trí của các khách hàng, để dần trở thành một ngân hàng bán lẻ thân thiện, hiện đại và uy tín hàng đầu.

Xin được khép lại những cảm xúc vẫn còn tươi mới bằng những câu thơ lục bát mà bác Mỗ đã làm trong giây phút hạnh phúc khi trở thành chủ nhân của một trong các giải thưởng lớn của chương trình:

Tin vui vui đến sững sờ / Rõ rằng mở mắt còn ngờ chiêm bao / Ơn trời lộc nước dồi dào / Duyên may số thưởng rơi vào bỗng không / Vũ môn sóng nước chập chùng / 83 tuổi hạn nên công mới kỳ! / Đời thường mưa nắng thịnh suy / Gửi tiền tiết kiệm định kỳ hóa hay.

(gHi cHép của THùy Trang – Ban pTSpBL&mKT)

gỬI tIỀn tIết KIỆM Định KỲ HóA HAy…

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 15

Page 18: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Ngày 27/7/2010, tại Hà Nội, Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội về các vấn đề liên quan đến công tác triển khai bán bảo hiểm qua hệ thống BIDV.

Kể từ sau hội nghị bảo hiểm toàn ngành tháng 07/2009, BIC đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nói chung cũng như hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua hệ thống BIDV nói riêng. Có thể kể đến như: đưa ra các cơ chế tài chính và chương trình động lực cho cán bộ hệ thống BIDV lẫn BIC, tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, mở rộng thẩm quyền tại các chi nhánh BIC, thay đổi mô hình tổ chức nhằm hướng tới chất lượng quản lý, phát triển mạng lưới và nhân sự, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh và thương hiệu ra công chúng… Những nỗ lực này đã mang đến các kết quả khả quan: hoạt động kinh doanh vượt kế hoạch được giao, hoạt động Bancassurance phát triển và khẳng định hướng đi đúng, cơ chế tài chính ngày càng hoàn thiện và trở thành động lực cho việc hợp tác khai thác bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, công tác bồi thường và chăm sóc khách hàng đã được cải tiến nhiều,… Kết quả kinh doanh đạt được tính tới 6 tháng đầu năm 2010 rất khả quan như: tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm qua hệ thống BIDV 6 tháng cuối năm 2009 gấp 1,7 lần 6 tháng đầu năm 2009; mức độ hoàn thành chỉ tiêu bảo hiểm năm trong 6 tháng đầu năm 2010 của các chi nhánh BIDV đạt rất cao, nhiều chi nhánh vượt 100% kế hoạch khai thác…

Mặc dù có những bước tiến đáng kể trong công tác bán bảo hiểm qua ngân hàng, nhưng vẫn còn đó những tồn tại chưa thể ngày một ngày hai khắc phục. Về phía BIC, đó là chất lượng công tác bồi thường và dịch vụ khách hàng vẫn còn hạn chế, bản chào phí chưa thật sự cạnh tranh, các cán bộ chưa tích cực hợp tác với các chi nhánh BIDV để cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, sản phẩm dịch vụ của BIC chưa có sự khác biệt so với các công ty bảo hiểm khác. Về phía BIDV, doanh thu phí bảo hiểm chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô và năng lực của chi nhánh, việc phối hợp kinh doanh bảo hiểm mới chỉ ở khía cạnh khai thác các mối quan hệ mà chưa chú trọng tới dịch vụ khách hàng, dẫn tới tỷ lệ tái tục không cao, nhiều chi nhánh vẫn chưa bố trí các cán bộ có năng lực làm bảo hiểm, chưa tích cực giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm… Những tồn tại này đang cản trở kinh doanh bảo hiểm phát triển đúng tiềm năng vốn có.

Tại buổi tọa đàm,ông Mai Nguyên Đông, Phó Giám đốc BIC kiêm Giám đốc chi nhánh BIC Hà Nội cho biết: “Để khắc phục

những tồn tại này, BIC cam kết sẽ hợp tác tốt hơn nữa với các chi nhánh BIDV để công tác bán bảo hiểm phát triển tương xứng với tiềm năng của các chi nhánh. Cụ thể, chúng tôi sẽ định kỳ tổ chức các cuộc làm việc, trao đổi với cán bộ của chi nhánh để lắng nghe các ý kiến đóng góp, tháo gỡ kịp thời các khúc mắc. BIC sẵn sàng tiếp nhận phản ánh kịp thời của chi nhánh BIDV về các cán bộ BIC chưa tích cực và nhiệt tình bán bảo hiểm cũng như xử lý bồi thường chưa thỏa đáng, gây bức xúc cho khách hàng, ảnh hưởng tới uy tín chung của BIDV và BIC. Đồng thời chúng tôi cũng mong các Chi nhánh BIDV có hình thức xử lý đối với các cán bộ giới thiệu khách hàng của ngân hàng cho công ty bảo hiểm khác khi chưa trao đổi với BIC hoặc chuyển thông tin về bản chào phí của BIC cho các đơn vị bảo hiểm cạnh tranh khác. Để đơn giản hóa các thủ tục, BIC sẽ từng bước xây dựng, tạo ra các công cụ và tăng thẩm quyền để cán bộ của Chi nhánh BIDV có thể chủ động cấp các đơn bảo hiểm đơn giản cho Khách hàng”.

Tại buổi tọa đàm, BIC cũng đã lắng nghe rất nhiều ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề bán bảo hiểm từ các đại diện chi nhánh BIDV như: chất lượng bồi thường, tỷ lệ phí, chính sách chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm,… Một trong những vấn đề được các Chi nhánh BIDV quan tâm nhất là phí bảo hiểm, chất lượng dịch vụ và việc xử lý bồi thường. Trao đổi vấn đề này, ông Phạm Quang Tùng, Giám đốc BIC đã nói rõ định hướng của BIC là cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, tư vấn thu xếp chương trình bảo hiểm phù hợp và an toàn cho khách hàng chứ không đi theo hướng cạnh tranh bằng phí vì còn phải tính tới hiệu quả kinh doanh, không thể chấp nhận mọi giá để có được dịch vụ. “BIC đang cố gắng đơn giản hóa các thủ tục bồi thường, tăng cường đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm để đẩy nhanh tiến độ giải quyết bồi thường”, ông Tùng chia sẻ. Bên cạnh đó, các mặt được và chưa được trong công tác phối hợp bán bảo hiểm tại các chi nhánh cũng đã được đưa ra mổ xẻ để cùng tìm cách tháo gỡ, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa nguồn thu bảo hiểm qua kênh ngân hàng. Những ý kiến các đại biểu đưa ra đã được BIC lắng nghe và giải đáp trên tinh thần cầu thị, hợp tác cùng xây dựng.

Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường bảo hiểm hiện nay, những gì cả hệ thống BIDV đã làm được trong thời gian vừa qua là rất đáng ghi nhận. Nhưng để khai thác hết tiềm năng bảo hiểm của toàn hệ thống thì cần nhiều quyết tâm và tâm huyết hơn nữa, có như vậy mới xây dựng được kinh doanh bảo hiểm xứng tầm là một trong hai trụ cột của BIDV.

Bán bảo hiểm qua ngân hàng: CầN NHIềU QUyếT TâM HƠN NữA!

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201016

Page 19: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

BIC Ký Kết thỏa thuận hợp tÁC VớI BIt DefenDeR

Vừa qua BIC và BitDefender – nhà cung cấp các giải pháp bảo mật hàng đầu thế giới đã ký kết thỏa thuận hợp tác, theo đó, BitDefender sẽ cung cấp cho BIC giải pháp an ninh tốt nhất để bảo vệ an toàn thông tin, giúp BIC hướng tới tiên phong xây dựng một giải pháp an ninh thông tin toàn diện.

Với phương châm: “Chuyên nghiệp, Đẳng cấp, Tin cậy và Minh bạch”, thỏa thuận hợp tác ký kết với đối tác bảo mật hàng đầu thế giới BitDefender sẽ giúp BIC hoàn thiện hơn các tiêu chí này.

BIC ĐượC Bình Chọn là thương hIệu sao Vàng Đất VIệt 2010

Theo kết quả vòng bình chọn chung khảo giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2010 của Trung ương Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam, Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã vinh dự đứng trong top 100 doanh nghiệp nhận giải thưởng uy tín này. BIC đã đáp ứng được 3 tiêu chí bình chọn cơ

bản của giải thưởng bao gồm: Đảm bảo tính minh bạch; Phát triển bền vững và Trách nhiệm xã hội. Trong nhóm ngành hàng Bảo hiểm và Đầu tư Chứng khoán, BIC là một trong hai doanh nghiệp bảo hiểm xuất sắc đứng trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2010.

 Nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2010 đối với BIC là một niềm vinh dự và vui mừng bởi năm 2010 là năm BIC chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, đồng thời cũng kỷ niệm 5 năm thành lập BIC.

tRIển KhaI CÁC Chương tRình tặng quà KhÁCh hàng

Từ tháng 09/2010 BIC triển khai các chương trình tặng quà khách hàng mua bảo hiểm qua kênh trực tuyến (tổng đài miễn phí 1800 9456, ATM, hệ thống thanh toán của PayNet và VnPay). Theo đó khi khách hàng mua các sản phẩm bảo hiểm căn hộ chung cư, bảo hiểm TNDS và tai nạn người ngồi trên xe gắn máy sẽ được tặng các món quà xinh xắn như móc chìa khóa, áo mưa,… BIC là Công ty bảo hiểm đầu tiên phát triển thành công các kênh bán bảo hiểm trực tuyến nhằm tạo sự dễ dàng và thuận tiện nhất cho khách hàng khi mua bảo hiểm.

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

CVI họp hộI Đồng quản tRị lần thứ 3Tại SiemRiep - Cambodia, ngày

26/07/2010, Công ty Bảo hiểm Cambodia - Việt Nam (CVI) đã tổ chức họp Hội đồng quản trị - kỳ họp lần 3 nhằm đánh giá sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010, thông qua trọng tâm công tác và mục tiêu hoạt động 06 tháng cuối năm, đồng thời phê duyệt việc điều chỉnh mô hình tổ chức và nhân sự của CVI.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2010, tổng tài sản của CVI đạt 7,398 triệu USD; vốn chủ sở hữu đạt 6,937 triệu USD; tổng doanh thu sau 6 tháng đầu năm 2010 đạt 678.750 USD, trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chiếm 75%.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2010, CVI đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu tối thiểu 1 triệu USD và phấn đấu hoạt động có lợi nhuận. CVI sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác các dịch vụ, khách hàng lớn, phân loại khách hàng nhằm có chương trình tiếp cận và chăm sóc phù hợp, ổn định doanh thu từ đó mở rộng phát triển các sản phẩm khác nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 17

Page 20: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Vừa “chập chững” bước chân vào thị trường bảo hiểm Lào, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) đã nhanh chóng tạo dựng được một thương hiệu mà nhiều công ty Việt Nam làm ăn lâu năm tại Lào phải “thèm muốn”. Bí quyết nào đã giúp công ty non trẻ này trở thành một trong những nhà

bảo hiểm có uy tín tại “Đất nước Triệu Voi” nhanh như vậy?

SốC! Tâm sự với phóng viên TTXVN tại Lào, anh Vũ Minh Hải, Tổng Giám đốc LVI cho biết, để có thành công hôm nay, không phải ai cũng biết rằng, khi mới bước chân vào thị trường Lào 2 năm trước, LVI - Liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (LVB) và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) đã có những lúc phải đứng trước lựa chọn mang tính “tồn tại hay không tồn tại”.

Lúc kéo quân sang, nghĩ rằng ngành bảo hiểm của xứ “Triệu Voi” phải kém hơn Việt Nam, Công ty dự định áp dụng nguyên mô hình hoạt động kinh doanh cũng như các phần mềm quản lý ở Việt Nam tại Lào.

Khi nghiên cứu thị trường để đi vào hoạt động, anh em mới phát hiện ra rằng Lào đang áp dụng mô hình bảo hiểm của các nước tiên tiến và đang tiến bộ hơn Việt Nam khoảng trên 10 năm trong lĩnh vực này.

Đứng trước lựa chọn nếu áp dụng mô hình bảo hiểm ở Việt Nam thì khó có thể cạnh tranh được với những công ty bảo hiểm khác đang hoạt động tại Lào, nếu áp dụng mô hình bảo hiểm của Lào thì phải tạo ra các chính sách mới khác với những gì đang

LTS: Tại kỳ họp Hội đồng quản trị (HĐQT) lần thứ 6 của Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) tại Nha Trang tháng 07/2010 vừa qua, HĐQT LVI đã đánh giá cao kết quả kinh doanh khả quan của LVI trong 6 tháng đầu năm 2010: Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 952.609 USD, hoàn thành 53% kế hoạch cả năm; Tỷ lệ bồi thường 27,7% thấp hơn mức mục tiêu được giao; Tỷ trọng doanh thu qua kênh đại lý đã tăng lên 56%.Kết quả này phần nào khẳng định LVI đang đi đúng định hướng khi tập trung vào phân khúc thị trường bán lẻ - thị trường rất tiềm năng tại Lào. Đáng chú ý, tháng 6/2010 là tháng đầu tiên LVI có lãi sau gần 02 năm thành lập. Đây là tiền đề và mốc điểm quan trọng để LVI chuyển sang giai đoạn có lợi nhuận sau quá trình gây dựng, đầu tư ban đầu. Từ những nỗ lực sau hơn 2 năm qua, LVI đã trở thành một nhà bảo hiểm có uy tín tại “Đất nước Triệu Voi”. Xin mời quý độc giả của Thông tin Đầu tư - Phát triển chia sẻ tâm sự về chặng đường 2 năm thâm nhập vào thị trường Lào của LVI, để thấy những gian nan và thử thách cũng như quyết tâm của các đồng nghiệp chúng ta tại nước bạn thông qua bài viết của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Lào.

Bài học về việc hội nhập thị trường bảo hiểm lào

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201018

Page 21: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

được áp dụng tại thị trường Việt Nam và chấp nhận lao vào một sân chơi mà mình còn nhiều bỡ ngỡ, Công ty đã chọn phương án hai.

DÁm họC, DÁm làm: BÍ quyết Của thành Công

Sau một thời gian nghiên cứu văn hóa kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm của Lào, Công ty nhận thấy ngoài những thủ tục để đại lý có thể hoạt động được như tại Việt Nam, đại lý bảo hiểm tại Lào còn phải tiến hành các thủ tục như đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, phải có trụ sở, làm con dấu…

Chính các thủ tục này đã khiến các đại lý hoạt động tại thị trường bảo hiểm của Lào có được những ưu điểm hơn so với đại lý tại Việt Nam như tính pháp lý cao nên tạo được sự tin tưởng của khách hàng, giúp đại lý gắn bó với công ty bảo hiểm, đại lý có thể chủ động tiến hành các thủ tục nộp thuế thu nhập…

Sau khi nắm được những ưu điểm trong lĩnh vực bảo hiểm Lào, với sức mạnh tài chính, kết hợp với kỹ năng và kinh nghiệm bảo hiểm của BIC, LVI đã tiến hành tập trung hỗ trợ các đại lý hoàn thiện các thủ tục pháp lý; phát triển một mạng lưới đại lý rộng khắp trên lãnh thổ Lào, thủ tục giải quyết bồi thường nhanh chóng, đơn giản…

Kết quả là từ tháng 04/2009, doanh thu của Công ty đã tăng trưởng liên tục với mức tăng trung bình hàng tháng trên 20%. Năm 2010, hệ thống đại lý bắt đầu phát triển thể hiện qua doanh thu khai thác phí bảo hiểm gốc 6 tháng đầu năm 2010 đã có tăng trưởng 438% so với cùng kỳ năm ngoái, tạo đà để LVI có thể hoàn thành kế hoạch cả năm 2010 tăng trưởng 200% so với năm 2009.

Hiện LVI đang cung cấp trên 30 loại hình bảo hiểm với các sản phẩm chính như: bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm tiền, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa… Trong đó, có những dự án bảo hiểm cho các dự án lớn như Dự án xây dựng đường 2E; Dự án xây dựng cầu Hữu Nghị IV; Làng vận động viên SEA Games; Tòa nhà và thiết bị của Khách sạn LanXang…

Sau kinh nghiệm về sự thành công này, Công ty đã rút ra bài học rằng: “Nếu thông lệ tại thị trường mới có ưu điểm hơn thông lệ thị trường cũ và phù hợp với các thị trường phát triển trên thế giới thì cần lập tức cải tiến ngay theo thông lệ của thị trường mới”.

Vì sao ngườI lào thÍCh Bảo hIểm

Trả lời câu hỏi vì sao người Lào có thói quen sử dụng các dịch vụ bảo hiểm hơn người Việt, anh Hải cho biết ngoài những ưu điểm đã đề cập ở trên, bảo hiểm Lào rất

khác bảo hiểm Việt Nam ở thủ tục bảo hiểm, chẳng hạn trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới.

Tùy quy định của mỗi công ty, nhưng thông thường tại Việt Nam, các tai nạn về xe cơ giới có thiệt hại trên 5 triệu đồng thì người được bảo hiểm phải có trách nhiệm lấy biên bản của cơ quan cảnh sát giao thông hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn. Điều này đôi lúc đã làm khó cho người được bảo hiểm.

Tại thị trường bảo hiểm Lào, thủ tục này là không cần thiết. Khi tai nạn xảy ra, người được bảo hiểm gọi điện thoại ngay cho công ty bảo hiểm thông báo diễn biến tai nạn để nhận được hướng dẫn cần thiết và cung cấp địa chỉ để giám định viên (những người có trách nhiệm trực 24/24 giờ tại công ty) đến hiện trường.

Ngay khi nhận được điện thoại, giám định viên có trách nhiệm có mặt tại hiện trường trong thời gian sớm nhất nhằm đánh giá nguyên nhân, diễn biến tai nạn và mức độ lỗi để tư vấn cho các bên xác định trách nhiệm của mình trong tai nạn.

Do vậy, ngoài Biên bản giám định hiện trường như tại Việt Nam, tại Lào còn có thêm Biên bản giải quyết tai nạn để các bên có thể thỏa thuận về phương án giải quyết tai nạn. Chỉ những trường hợp các bên không thống nhất được phương án giải quyết hoặc có người chết mới cần thông báo cho cơ quan cảnh sát giao thông đến để giải quyết.

Theo anh Hải, việc giám định viên là người đầu tiên có mặt tại hiện trường và giải quyết tai nạn có những ưu điểm như động viên và hỗ trợ người được bảo hiểm giải quyết tổn thất ngay khi tai nạn xảy ra; tư vấn để các bên tự hòa giải trên cơ sở Luật giao thông, Luật dân sự và Đơn bảo hiểm đã cấp; giúp đơn giản về mặt thủ tục nhận bồi thường khi giải quyết tai nạn.

Đây không chỉ là yếu tố cốt lõi khiến khách hàng tin tưởng và tự nguyện đến với các công ty bảo hiểm, mà còn giúp giảm thiểu những tranh cãi không cần thiết giữa các chủ thể liên quan đến tai nạn. Nó cũng giải thích vì sao các vụ tai nạn tại Lào không có cảnh tranh cãi, thậm chí đánh nhau ầm ĩ giữa các cá nhân có dính dáng đến vụ tai nạn như ở Việt Nam.

(THeo: THông Tấn Xã việT nam)

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 19

Page 22: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

PV: BIDV Hà Thành là một trong số ít những chi nhánh xác định rõ hoạt động ngân hàng bán lẻ (NHBL) là hoạt động trọng tâm, trong khi BIDV đang có vị thế là Ngân hàng bán buôn hàng đầu, vậy xin ông cho biết nguyên nhân nào đưa đến quyết định táo bạo đó?

Ông ngô Duy Chính: Thực hiện chỉ đạo chung của Ban Lãnh đạo về định hướng BIDV trở thành NHBL hàng đầu, ngay từ khi bắt đầu triển khai mô hình TA2, chúng tôi đã xác định Hà Thành sẽ là CN đi đầu trong công tác phát triển hoạt động NHBL trong đó trọng tâm là dịch vụ thẻ. Do đó, tất cả các hoạt động cũng như nguồn lực của CN từ nhân sự, cơ chế chính sách… đều tập trung để đẩy mạnh hoạt động này. Toàn thể anh chị em CN đều được định hướng rõ ràng về mục tiêu, trọng tâm hoạt động của CN, đó là ưu tiên phục vụ nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng bán lẻ. Căn cứ trên những phân tích các đặc điểm của địa bàn, vị trí CN, kinh tế xã hội, dân cư, thu nhập bình quân đầu người… chúng tôi nhận thấy Hà Thành có rất nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ bán lẻ.

Với vị thế nằm tại địa bàn trung tâm của Hà Nội, CN đã xây dựng được nền tảng khách hàng vững chắc. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, chúng tôi nhận thấy nhu cầu về sử dụng đồng bộ các SPDV của cùng một ngân hàng là nhu cầu vô cùng thực tế. Hơn nữa, việc cung cấp SPDV trọn gói cho khách hàng còn là cách giữ chân, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng một cách tự nhiên và vững chắc nhất. Từ những phân tích đó, chúng tôi đã xác định phải tận dụng triệt để nguồn khách hàng sẵn có này thông qua việc đẩy mạnh

hoạt động bán lẻ, bao gồm các hoạt động như huy động vốn dân cư, tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ như dịch vụ thẻ. Quan điểm của chúng tôi là “Khách hàng đã đến CN Hà Thành sẽ không phải sử dụng SPDV của các ngân hàng khác”

PV: Theo những nhận xét của ông, có thể thấy ông đánh giá rất cao tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong sự phát triển Ngân hàng bán lẻ. Vậy ông có thể cụ thể hơn về những lợi ích khi phát triển dịch vụ thẻ?

Ông ngô Duy Chính: Cá nhân tôi cho rằng, dịch vụ thẻ có một vị trí quan trọng trong việc phát triển hoạt động NHBL. Phát triển dịch vụ thẻ không những đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thiết yếu của khách hàng như trả lương, tín dụng cá nhân, thanh toán hàng hóa dịch vụ… mà còn là nguồn thu có hiệu quả. Khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, mong muốn của khách hàng là những sản phẩm thực sự tiện lợi, linh hoạt. Dịch vụ thẻ là dịch vụ đáp ứng được những mong muốn đó. Do vậy, phát triển dịch vụ thẻ là việc làm cần thiết.

Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy nguồn thu từ dịch vụ thẻ là nguồn thu ổn định và tăng trưởng cao. Thực tế, trong 6 tháng đầu năm 2010, thu từ thẻ tín dụng của CN Hà Thành đã đạt hơn 630 triệu, chiếm tới một phần ba tổng thu từ dịch vụ bán lẻ, trong khi số lượng thẻ tín dụng mà

Ông ngô Duy Chính – giám đốc BIDV hà thành

THẺ TÍN DỤNG PHẢI LÀ TRỌNG TâM CỦA DỊCH VỤ BÁN LẺu Hồng Ha (THực Hiện)

BIDV Hà Thành là một trong những chi nhánh (CN) có kết quả nổi bật trong lĩnh vực bán lẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về những kết quả, cũng như định hướng phát triển của CN đối với lĩnh vực này, Thông tin Đầu tư - Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Ngô Duy Chính - Giám đốc CN Hà Thành.

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201020

Page 23: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

CN đã phát hành mới đạt trên 1000 thẻ. Tổng thu từ dịch vụ thẻ chiếm 73% thu từ dịch vụ bán lẻ của CN.

Như vậy có thể thấy, nếu phát triển tốt dịch vụ thẻ, chúng ta có thể thu được những khoản thu đáng kể bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng khác cũng nhận thức được điều này nên chúng tôi phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt. Do đó, CN Hà Thành xác định cần triển khai mạnh mẽ dịch vụ thẻ ngay từ ban đầu để nhanh chóng có được thị phần vững chắc, tạo dựng vị thế trên địa bàn. Thực tế đang cho thấy, hướng đi hiện tại của chúng tôi là đúng đắn.

PV: CN Hà Thành là một trong số ít những CN phát triển mạnh dịch vụ thẻ, cả về số lượng cũng như hiệu quả dịch vụ trên cả 3 mảng hoạt động là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, POS. Vậy ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm thực tế trong quá trình triển khai dịch vụ thẻ đặc biệt là những SPDV mới như thẻ tín dụng và POS tại CN?

Ông ngô Duy Chính: Theo tôi, điều quan trọng để có thể triển khai thành công một SPDV là ở nhận thức về SPDV đó. Cá nhân tôi là người sử dụng thẻ tín dụng đã nhiều năm, nhận thấy rằng đây thực sự là sản phẩm rất tiện lợi đối với người tiêu dùng, là nguồn thu tốt đối với ngân hàng. Do đó, từ lâu tôi đã rất mong mỏi BIDV sẽ sớm đưa sản phẩm này vào thực tế triển khai. Vì vậy, ngay khi có chỉ đạo về chính thức ra đời sản phẩm thẻ tín dụng, CN Hà Thành đã hướng dẫn toàn thể cán bộ phát triển mạnh sản phẩm này để nhanh chóng xây dựng nền tảng khách hàng. Tuy nhiên chúng tôi xác định không phát triển “nóng”, chạy theo số lượng mà phải tập trung đúng đối tượng khách hàng, phát triển có hiệu quả sản phẩm. Trong quá trình triển khai chúng tôi cũng gặp không ít cạnh tranh, nhưng có thể nói sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của BIDV là sản phẩm thực sự chất lượng, thể hiện được đẳng cấp của BIDV từ thiết kế tới tính năng. Do đó, chúng tôi đã hầu như không gặp những trở ngại nào đáng kể trong quá trình tiếp thị sản phẩm. Và kết quả đạt được, như tôi đã trình bày ở trên là rất khả quan. Vì vậy, tôi cho rằng thẻ tín dụng phải được coi là sản phẩm thế mạnh nhất của dịch vụ bán lẻ.

Không chỉ tập trung phát triển thẻ tín dụng, chúng tôi cũng xác định cần thiết phải phát triển dịch vụ POS bởi đây là hai SPDV luôn song song, đồng hành với nhau. Với quan điểm cung cấp gói SPDV đồng bộ cho khách hàng, chúng tôi đã tận dụng nguồn khách hàng có quan hệ tín dụng sẵn có với CN để mở rộng thành những thỏa thuận hợp tác. Đặc biệt, công tác chăm sóc sau bán hàng rất được chú trọng. Thực tế triển khai cho thấy, để duy trì hiệu quả các SPDV thẻ, công tác chăm sóc bán hàng là rất quan trọng và cần được đặc biệt lưu ý.

PV: Theo ông, để dịch vụ thẻ BIDV thực sự đột phá trong thời gian tới, cần triển khai những giải pháp chủ yếu nào?

Ông ngô Duy Chính: Tôi cho rằng để phát triển tốt dịch vụ

thẻ trước hết cần phát triển có trọng điểm, không nên tràn lan nóng vội. Dịch vụ thẻ cũng như dịch vụ bán lẻ cần có cả một quá trình để đi tới kết quả, chứ không phải câu chuyện một sớm một chiều. Do đó, cần nhận thức đúng đắn về hiệu quả của dịch vụ thẻ cũng như đầu tư phát triển dịch vụ này.

Thứ hai, đó là cần có chính sách động lực mạnh mẽ hơn nữa cho dịch vụ thẻ cũng như dịch vụ bán lẻ. Hiện tại Hội sở chính cũng đang rất quan tâm đến vấn đề này, đã có nhiều chính sách động lực khuyến khích dành cho hoạt động bán lẻ ra đời khiến CN rất hào hứng. Tuy nhiên theo tôi, những chính sách đó vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Thực tế có rất nhiều CN vẫn tiếp tục tập trung phát triển họat động bán buôn để sớm hoàn thành chỉ tiêu thu phí, vốn là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của CN. Do đó, để các CN có thể tập trung nguồn lực phát triển dịch vụ thẻ hoặc dịch vụ bán lẻ, cần phải có cơ chế động lực mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cơ chế cho thu từ dịch vụ NHBL. Ví dụ có thể áp dụng cơ chế nhân hệ số cho thu phí từ bán lẻ, cơ chế thưởng hấp dẫn hơn cho cán bộ.

Thứ ba, cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông bao gồm cả nội bộ và đại chúng một cách đồng bộ, mạnh mẽ. Bản thân cán bộ BIDV phải là những người đầu tiên sử dụng SPDV của BIDV. Có như thế, cán bộ mới hiểu đúng, hiểu rõ về SPDV của mình để giới thiệu cho khách hàng. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, những sáng kiến về cải tiến SPDV sẽ liên tục nảy sinh, do đó cán bộ sẽ phát triển được công việc của mình một cách hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông đại chúng về dịch vụ thẻ cũng cần đẩy mạnh hơn nữa để khách hàng biết tới dịch vụ nhiều hơn, thuận lợi hơn cho CN trong quá trình tiếp cận khách hàng.

Cuối cùng, chúng ta cần có những sản phẩm thật sự chất lượng, thật sự hoàn thiện cả về hình thức, tính năng, dịch vụ đi kèm. Mẫu mã, hình thức sản phẩm phải đẹp, nổi bật, gắn bó chặt chẽ với đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này đặc biệt đúng với dịch vụ thẻ bởi giờ đây, tấm thẻ không đơn thuần là một công cụ thanh toán mà nó đã trở thành vật dụng thiết thực, góp phần thể hiện đẳng cấp của cá nhân người dùng. Tính năng sản phẩm phải thực sự tiện ích, ngoài các tính năng cơ bản cần quan tâm tới các dịch vụ đi kèm để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng như BSMS, kiểm tra tài khoản online, tăng cường khả năng tự kiểm soát chi tiêu cho khách hàng…

Đặc biệt cần có những SPDV dành riêng cho khách hàng VIP như thẻ tín dụng hạng Bạch Kim, các chương trình khách hàng trung thành đặc biệt… Đây là nhóm khách hàng tuy có số lượng ít nhưng chính là nhóm mang lại hiệu quả cao nhất về thu phí. Do đó, có sản phẩm tốt, chúng ta sẽ có cơ sở để cạnh tranh trên thị trường, giữ vững khách hàng và nâng cao uy tín dịch vụ thẻ BIDV nói riêng và dịch vụ bán lẻ BIDV nói chung.

PV. Xin cảm ơn ông và chúc CN Hà Thành tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa!

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 21

Page 24: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Từ ngày 02/08/2010 đến ngày 30/10/2010, BIDV triển khai Chương trình Tiết kiệm Rồng vàng Thăng Long bằng Việt nam đồng (VND) và đôla Mỹ (USD) cho các khách hàng cá nhân trên toàn quốc.

Với các kỳ hạn gửi phong phú, lãi suất trả sau cố định cùng hàng ngàn giải thưởng giá trị, chương trình là một món quà đặc biệt mà BIDV muốn gửi tới các khách hàng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tham gia chương trình TKDT Rồng Vàng Thăng Long, ngoài mức lãi suất hấp dẫn được hưởng, các khách hàng có tới 2 cơ hội dự thưởng với nhiều cơ hội trúng thưởng trong số 51,140 giải thưởng có giá trị. Chỉ với 6 triệu đồng hoặc 500 đô la Mỹ, khách hàng đã được cấp 01 số dự thưởng và có cơ hội trở

thành chủ nhân của 1 trong hơn 33.000 giải thưởng có giá trị, trong đó, 2 giải nhất của hai lần quay số đầu tiên, mỗi giải là 01 Rồng Vàng SJC 10 lượng trị giá 300 triệu đồng. Khách hàng còn tiếp tục có cơ hội tham gia quay số dự thưởng tổng thể cuối chương trình. Giải đặc biệt của lần quay số tổng thể là 01 rồng Vàng SJC 40 lượng trị giá 1,2 tỷ đồng, 19 giải nhất, mỗi giải là 01 Rồng Vàng SJC 01 lượng trị giá 30 triệu đồng cùng rất nhiều giải thưởng khác nữa.

Với tổng giá trị giải thưởng lên tới 19,21 tỷ đồng và cơ hội trúng hàng ngàn giải hấp dẫn, hãy tham gia ngay chương trình TKDT Rồng Vàng Thăng Long của BIDV để sở hữu Rồng Vàng vào một trong những dịp duy nhất trong đời – kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

TIếT KIệM DỰ THƯỞNG rỒng VÀng thăng lOng

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Từ ngày 05/08/2010 BIDV chính thức triển khai sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa mới BIDV eTrans. Nâng cấp và phát triển thương hiệu thẻ eTrans365+, BIDV eTrans là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đáp ứng tối đa nhu

cầu khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Giữ lại sắc vàng thân thuộc của eTrans365+kết hợp với đường sóng nổi bật được in bằng kỹ thuật đặc biệt, tất cả tạo nên nét hiện đại riêng của BIDV eTrans. Bên cạnh đó, sản phẩm còn tích hợp đa dạng tính năng và tiện ích để làm hài lòng không chỉ khách hàng cá nhân mà còn là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp mong muốn sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ.

Theo số liệu thống kê, Khách hàng trả lương qua thẻ hiện nay chiếm 60% lượng khách hàng thẻ ghi nợ nội địa của BIDV. Đây là đối tượng khách hàng lớn và rất quan trọng đối với việc phát triển thẻ của BIDV. Do đó, Trung tâm thẻ đã ấp ủ kế hoạch xây dựng được những chính sách riêng cho đối tượng khách hàng này. Trong lần cơ cấu lại danh mục thẻ ghi nợ này, Trung tâm thẻ đã thiết kế riêng loại thẻ BIDV eTrans trả lương, tách bạch với dòng thẻ BIDV eTrans phổ thông (nâng cấp từ thẻ BIDV eTrans 365+) để có thể áp dụng những chính sách riêng ưu đãi cho khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ BIDV. Không chỉ được ưu đãi về phí phát hành, phí sử dụng thẻ, chủ thẻ BIDV eTrans còn được hưởng ưu đãi hấp dẫn từ các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng được tổ chức thường xuyên. Từ đây công tác thống kê cũng như hoạch định chính sách phát triển thẻ có một bước ngoặt mới, ngày càng bám sát vào đối

tượng khách hàng mục tiêu. Hạn mức rút tiền của thẻ eTrans trả lương lên tới 20tr/ngày, tương đương với eTrans hạng đặc biệt hiện nay. Như vậy, nối tiếp thành công của BIDV Harmony, BIDV eTrans đã tiếp tục được triển khai tới khách hàng theo chương trình tái cơ cấu danh mục thẻ ghi nợ BIDV.

Để đánh dấu thời điểm ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa mới và kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước (65 năm ngày Quốc khánh, Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội), BIDV triển khai chương trình khuyến mại dành cho khách hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn như sau:

Từ ngày 05/08/2010 đến 29/11/2010, miễn 100% phí phát hành thẻ cho khách hàng đăng ký phát hành thẻ ghi nợ nội địa BIDV (bao gồm khách hàng phát hành mới hoặc đã sử dụng thẻ BIDV nhưng đăng ký phát hành thẻ khác với thẻ đang sử dụng).

Từ ngày 01/09/2010 đến 29/11/2010, giảm 6,5% mệnh giá nạp tiền cho khách hàng thực hiện dịch vụ BIDV – VnTopup trên ATM và giảm 5% cho khách hàng thực hiện dịch vụ BIDV - VnTopup qua SMS. Chương trình áp dụng cho 7 mạng viễn thông đối với tính năng nạp tiền trả trước (Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN, Sfone, Vietnammobile và Beeline) và 2 mạng viễn thông đối với tính năng nạp tiền thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và Mobifone). Đồng thời, khách hàng được hưởng đầy đủ các chương trình khuyến mại khác của mạng viễn thông trong thời gian diễn ra chương trình.

BIDV etrans – VỪA LẠ VỪA QUENu Hương THủy

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201022

Page 25: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Sản phẩm mới Tiết kiệm năng động của BIDV là sản phẩm dành riêng cho bạn.

Tiết kiệm năng động sẽ đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng với mức lãi suất thả nổi linh hoạt

cùng những tiện ích hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu tiết kiệm trung và dài hạn với các loại kỳ hạn từ 9 đến 36 tháng. Lãi suất của sản phẩm rất linh hoạt theo lãi suất thị trường và được điều chỉnh 1 quý 1 lần vào ngày 05 của tháng đầu mỗi quý. Trường hợp lãi suất biến động mạnh (thay đổi từ 10% lãi suất đang áp dụng trở lên), lãi suất có thể được điều chỉnh trước thời hạn để đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

Khách hàng có thể dàng tất toán sổ tiết kiệm trước hạn với tiền lãi thực nhận cao: khi rút trước hạn, khách hàng không phải trả lại số lãi đã nhận trước đó và nhận thêm lãi suất không kỳ hạn cho số ngày thực gửi không tròn kỳ. Với tiện ích tự động chuyển kỳ hạn, đến ngày đáo hạn ghi trên sổ, nếu khách hàng không tới lĩnh thì BIDV sẽ chuyển toàn bộ gốc chưa lĩnh sang sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ thông thường, kỳ

hạn tương đương lãi suất tương ứng đang áp dụng tại thời điểm đáo hạn.

Ngoài ra, khách hàng có thể cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn khi có nhu cầu hay gửi tiền, rút tiền hoặc tất toán sổ tiết kiệm tại các điểm giao dịch trong hệ thống BIDV trên toàn quốc đồng thời được ủy quyền và chuyển nhượng sổ tiết kiệm cho người khác. BIDV cam kết bảo mật tuyệt đối số dư tiền gửi của khách hàng đồng thời tạo cho khách hàng tâm lý an tâm khi bảo hiểm cho số tiền gửi của khách hàng. BIDV cũng tạo điều kiện cho khách hàng khi muốn xác nhận số dư tiền gửi để chứng minh năng lực tài chính cho các mục đích cá nhân của khách hàng.

Bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiết kiệm năng động của BIDV với lãi suất thả nổi linh hoạt cùng những tiện ích gia tăng mà BIDV luôn ưu ái dành cho khách hàng.

Sản phẩm được triển khai tại tất cả chi nhánh của BIDV trên toàn quốc từ ngày 21/7/2010.

tIết KIỆM năng ĐỘng:

LÃI SUẤT THẢ NổI HƯỞNG LÃI ĐỊNH KỲ

LỢI ÍCH GIA TĂNGBạn muốn gửi tiền tại một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu

Việt Nam? Bạn muốn được hưởng lãi suất tiết kiệm linh hoạt theo thị trường? Bạn muốn hình thức nhận lãi tiết kiệm đa dạng và nếu cần rút

tiền trước hạn, bạn vẫn muốn nhận được nhiều tiền lãi?

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 23

Page 26: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

nhận Dạng thẻ thông mInh

Thẻ thông minh là thẻ sử dụng hay ứng dụng công nghệ thẻ mạch tích hợp, cho phép gửi, nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu bằng các ứng dụng thẻ mạch tích hợp và đưa ra kết quả. Thẻ thông minh có 3 đặc trưng cơ bản: (1) Chứa một hệ thống an ninh có các tính chất nhằm chống giả mạo (ví dụ, một vi xử lý chuyên

dụng dùng cho bảo mật, một hệ thống an ninh quản lý file, các dấu hiệu có thể kiểm tra bằng mắt người) và có khả năng cung cấp các dịch vụ an ninh (ví dụ, bảo mật thông tin trong bộ nhớ); (2) Tài nguyên trên thẻ được quản lý bởi một hệ thống quản trị trung tâm cho phép trao đổi thông tin và cấu hình cài đặt với thẻ thông qua hệ thống an ninh nói trên; (3) Dữ liệu trên thẻ được truyền đến hệ thống quản trị trung tâm nhờ vào các thiết bị đọc thẻ như máy đọc vé, ATM, v.v…

Trong hệ thống thẻ thông minh, người ta chia làm 2 loại chính là Thẻ thông minh có tiếp xúc và Thẻ thông minh không tiếp xúc.

thẻ thông minh có tiếp xúc: là loại thẻ có một diện tích tiếp xúc, bao gồm một số tiếp điểm mạ vàng, và có diện tích khoảng 1cm vuông. Khi được đưa vào máy đọc, con chip trên thẻ sẽ giao tiếp với các tiếp điểm điện tử và cho phép máy đọc thông tin từ chip và viết thông tin lên nó. Các hệ thống thanh toán điện tử dựa trên thẻ thông minh đã được triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Trong các hệ thống này, số dư tài khoản được lưu trữ ngay trên chip của thẻ, không cần phải lưu trên một tài khoản tại ngân hàng, điều này cho phép các trạm

đầu cuối quyết định luôn việc chấp nhận hay từ chối thanh toán từ thẻ mà không cần phải nối mạng về trung tâm ở ngân hàng.

- thẻ thông minh không tiếp xúc: Đây là loại thẻ mà chip trên nó liên lạc với máy đọc thẻ thông qua công nghệ cảm ứng

thẺ thÔng MInh gIẢI PháP MớI ChO DịCh VỤ thẺu pHan Dũng

LTS: Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ đã được thực hiện gần 5 năm và thu được một số kết quả đáng khích lệ. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến năm 2010, thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm 85% trong đó thanh toán điện tử chiếm trên 60%. Tuy vậy, đối tượng sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp. Đối với nhóm người tiêu dùng phổ thông, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu. Mặc dù các Ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tích cực triển khai các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ thanh toán như kết nối rộng rãi hệ thống ATM, phát triển mạnh mẽ sản phẩm thẻ tín dụng, đẩy mạnh mạng lưới POS. Tuy nhiên do thói quen tiêu dùng tiền mặt đã tồn tại lâu đời, các tổ chức trên đã gặp không ít khó khăn. Để giải quyết vấn đề trên, bên cạnh việc chờ đợi Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý, các Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh cung cấp những giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để tạo thêm cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam. Ứng dụng công nghệ thẻ thông minh là một trong những giải pháp như thế. Bắt đầu từ số này, Thông tin Đầu tư - Phát triển sẽ giới thiệu với quý độc giả về thẻ thông minh và cách thức ứng dụng công nghệ này vào hoạt động phát triển dịch vụ thẻ BIDV.

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201024

Page 27: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

RFID (với tốc độ dữ liệu từ 106 đến 848 kbit/s). Những thẻ này chỉ cần đặt gần một ăngten để thực hiện quá trình truyền và nhận dữ liệu. Chúng thường được dùng trong các tình huống truyền nhận dữ liệu thật nhanh hay khi người chủ thẻ cần rảnh tay, chẳng hạn ở các hệ thống giao thông công cộng mà có thể sử dụng không cần rút thẻ ra khỏi ví. Thẻ thông minh với giao tiếp không cần tiếp xúc đã trở nên ngày càng phổ biến trong các ứng dụng thanh toán và mua vé, ví dụ trong bài toán bán vé vận tải công cộng. Nhìn toàn cảnh thế giới, các hệ thống thu phí giao thông dùng thẻ thông minh không tiếp xúc hiện đang được triển khai nhiều với nhiều chuẩn khác nhau và xuất hiện ở nhiều địa phương khác nhau.

ứng Dụng Của Công nghệ thẻ thông mInh

Thẻ thông minh cho phép thực hiện các giao dịch kinh doanh một cách hiệu quả theo một cách chuẩn mực, linh hoạt và an ninh mà trong đó con người ít phải can thiệp vào. Thẻ thông minh giúp chúng ta thực hiện việc kiểm tra và xác nhận chặt chẽ mà không phải dùng thêm các công cụ khác như mật khẩu…Chính vì thế, có thể thực hiện hệ thống dùng cho việc đăng nhập sử dụng máy tính, máy tính xách tay, dữ liệu bảo mật hoặc các môi trường kế hoạch sử dụng tài nguyên của công ty v.v..với thẻ thông minh là phương tiện kiểm tra và xác nhận duy nhất.

- An ninh cho máy tính: Thẻ thông minh cũng được dùng

cho việc xác nhận và cho phép truy cập đến các máy tính mà không cần phải sử dụng thêm một phương tiện nào khác như mật khẩu…

- tài chính: Các ứng dụng của thẻ thông minh trong lĩnh vực tài chính bao gồm : thẻ tín dụng hay thẻ ATM, thẻ đổ xăng, SIM cho điện thoại di động, thẻ truyền hình cho các kênh phải trả tiền, các thẻ dùng cho điện thoại công cộng hoặc giao thông công cộng.

Thẻ thông minh cũng có thể dùng như ví điện tử. Chip trên thẻ thông minh có thể được nạp sẵn một số tiền mà có thể dùng tiêu xài tại các trạm đỗ xe và các máy bán hàng tự động. Một số ví dụ như Proton, Geldkarte, Chipknip và Mon€o. Thẻ Geldkarte của Đức cũng có thêm tính năng kiểm tra tuổi của người mua để cho phép mua thuốc lá tại các máy bán hàng tự động hay không.

- Dùng cho thẻ chứng minh hoặc các thẻ tương tự: Ngoài các ứng dụng trong ngành tài chính ngân hàng, thẻ thông minh hiện đang bắt đầu được dùng trong các dự án làm thẻ chứng minh nhân dân cũng như các loại giấy phép ở các mức vùng, toàn quốc hay toàn cầu (ví dụ thẻ MyKad ở Malaysia). Các dự án làm thẻ công dân, giấy phép lái xe, thẻ bệnh nhân trên cơ sở thẻ thông minh ngày càng nhiều.

Thẻ thông minh đã và đang được quảng cáo như một phương tiện phù hợp cho các nhiệm vụ xác minh cá nhân, bởi chúng được thiết kế và chế tạo nhằm tránh giả mạo. Chip được nhúng trên thẻ thông minh thường được cài thêm một số thuật toán bảo mật. Bắt đầu từ năm 2009 toàn bộ dân số của Tây Ban Nha và Bỉ sẽ có thẻ chứng minh nhân dân số. Các thẻ này có hai chức năng: xác minh và chữ ký điện tử. Chữ ký này được công nhận hợp pháp. Ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng thẻ chứng minh nhân dân số như là bằng chứng hợp pháp cho nhiều dịch vụ khác nhau.

- Các ứng dụng khác: Thẻ thông minh được dùng rộng rãi để bảo vệ các kênh truyền hình số có thu phí. Về tổng quan, xem mã hóa truyền hình, và để có một ví dụ đặc biệt nhằm hiểu thẻ thông minh làm việc như thế nào trong trường hợp này nên xem VideoGuard.

Trong các số báo tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu ba sản phẩm thẻ hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển trong khu vực Châu Á, bao gồm: CashCard, EZ-Link tại Singapore và EasyCard tại Đài Loan để độc giả có thể hiểu thêm về ứng dụng của công nghệ thẻ thông minh vào thực tế phát triển dịch vụ thẻ.

Mọi ý kiến tham gia đóng góp về thẻ thông minh xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 25

Page 28: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Cuối năm 2009, NHNN đã có văn bản dừng việc cấp phép mở

chi nhánh (CN) và bước sang năm 2010, NHNN lại có động thái hạn chế việc mở rộng mạng lưới của các NHTM bằng việc tạm dừng mở chi nhánh tại Hà Nội, TPHCM. Hiện nay NHNN đang dự thảo văn bản thay đổi quyết định 13/2008/QĐ-NHNN trong đó thắt chặt điều kiện mở mạng lưới của các NHTM như:

Thay đổi công thức: Số CN NHTM được mở: (200 tỷ x N1 + 100 tỷ x N2 + C1 + C2 < C .

Quy định tại QĐ13 là 100 tỷ x N1 + 50 tỷ x N2 < C.

Trong đó N1 là số lượng các CN tại 2 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, N2 là số lượng các CN tại các tỉnh thành khác, C là vốn điều lệ của NHTM;

CN mở PGD phải có tỷ lệ nợ xấu < 3%, phải có lãi trong năm liền năm mở PGD.

Tuy nhiên, quy định mới mở rộng hơn chức năng nhiệm vụ cho PGD đó là không quy định về mức cấp tín dụng cho một khách hàng (trước đây quy định là 2 tỷ) và được phép thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế… nói tóm lại chức năng nhiệm vụ của PGD sẽ phụ thuộc vào phân cấp ủy quyền của NHTM và có thể thực hiện các nghiệp vụ như một chi nhánh.

những giải pháp về phát triển mạng lưới u THu Trang - Ban QuẢn Lý cHi nHánH

Năm 2009 chứng kiến sự mở rộng mạng lưới ồ ạt của các NHTM, đặc biệt khối NHTMCP, đồng thời tại một số ngân hàng diễn ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phát triển mạng lưới không tương xứng với qui mô vốn, khả năng quản trị điều hành… Để hạn chế những bất cập nêu trên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những thay đổi nhằm quản lí công tác phát triển mạng lưới tại các NHTM. Vậy những thay đổi này sẽ ảnh hưởng thế nào đến mục tiêu phát triển mạng lưới, giữ vững thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới?

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201026

Page 29: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Để thích ứng với những thay đổi như đã nêu trong công tác PTML, BIDV cần có các biện pháp, giải pháp cụ thể mang tính linh hoạt để không mất đi thị phần về mạng lưới hoạt động nói riêng và quy mô hoạt động nói chung. Phát triển mạng lưới một cách có hiệu quả, nâng cao khả năng huy động vốn và phục vụ đắc lực cho việc triển khai các dịch vụ bán lẻ trên cả nước. Xin đưa ra một số kiến nghị nhằm đạt được hai mục tiêu nêu trên cụ thể:

Thứ nhất: Trong thời gian chưa áp dụng quy định mới, BIDV cần tập trung mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các địa bàn ngoài Hà Nội và TPHCM và xác định tại các địa bàn động lực như Đồng Nai, Bình Dương, Hậu Giang …là địa bàn có tiềm năng mà mạng lưới của BIDV tại đây còn mỏng.

Thứ hai: Khi áp dụng qui định mới về mở mạng lưới thì việc mở CN khó khăn, do đó sẽ tập trung mở mạng lưới PGD song song triển khai đề án PGD 2 cấp, trong đó các PGD cấp 1 quy mô lớn có đầy đủ chức năng như một chi nhánh thu nhỏ, có thể thực hiện mô hình chi nhánh trong chi nhánh như mô hình chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 trước đây, vì thông tư mới không hạn chế chức năng nhiệm vụ của PGD.

Thứ ba: Mở các PGD theo đúng định hướng bán lẻ là chủ yếu, tập trung tại các thành phố lớn, tuy nhiên, vẫn cần chú trọng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có tiềm năng, kinh doanh tốt. Bởi vì đây mới là đối tượng khách hàng mang lại lợi nhuận lớn và sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.

Thứ tư: Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, đồng thời khai thác tối đa khả năng tiếp thị, chăm sóc khách hàng của các PGD và QTK, các PGD, QTK nên chỉ là các điểm bán hàng, nghĩa là cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng mục tiêu, còn phần phê duyệt, xử lý nghiệp vụ chuyển về cho CN hoặc HSC thực hiện.

Thứ năm: Quỹ tiết kiệm tuy hạn chế về chức năng, nhiệm vụ, nhưng NHTM được phép tự quyết định, do vậy, để không mất cơ hội kinh doanh, thu hút khách hàng và giữ vững thị phần huy động, dịch vụ, các CN cần chủ động khảo sát các địa điểm đẹp, thuận lợi để mở QTK, sau một thời gian hoạt động, nếu có hiệu quả sẽ nâng cấp lên PGD loại 1 hoặc loại 2 tuỳ thuộc vào hoạt động thực tế của QTK. Như vậy, vừa không bỏ lỡ các địa điểm đẹp, vừa vẫn cạnh tranh được với các TCTD khác, đồng thời chủ động hơn trong việc nâng cấp lên PGD.

Tuy nhiên, thực hiện được các nội dung trên, BIDV cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ đi kèm như: Cải tiến quy trình giao dịch phù hợp với hoạt động ngân hàng bán lẻ; Quản lý trực tuyến từ HSC xuống CN, PGD, và cả QTK; Giảm thời gian phê duyệt hồ sơ tín dụng; Tích cực xây dựng các chương trình chăm sóc tiếp thị khách hàng; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và văn hoá ứng xử với khách hàng; Xây dựng không gian giao dịch thuận tiện, đẹp mắt, thân thiện với khách hàng. Như vậy mới có thể thực hiện thành công mở rộng thị phần hoạt động cũng như định hướng bán lẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

BIDV Bình Dương KhaI tRương pgD Dầu tIếngu pHan Trọng ngHĩa

Địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương là địa bàn phát triển nhờ vào thế mạnh là trồng và chế biến mủ cao su thiên nhiên. Hiện tại nguồn thu nhập của nông dân trồng và công nhân khai thác chế biến mủ cao su khá cao, do giá các sản phẩm chế biến từ mủ cao su xuất khẩu luôn ổn định, được giá. Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại đang tập trung mở rộng mạng lưới tại đây để huy động nguồn vốn, đã có 03 ngân hàng và 01 Quỹ TDND hoạt động.

Tại địa bàn huyện, BIDV có khách hàng lớn, truyền thống là Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các dịch vụ ngân hàng của BIDV. Phòng Giao Dịch Dầu Tiếng được thành lập và khai trương hoạt động ngày 9/8/2010, với mục tiêu đặt ra là phát triển hoạt động huy động vốn và phát triển sản phẩm bán lẻ của BIDV. Dự kiến hoạt động đến cuối năm 2010, Phòng Giao dịch sẽ đạt chỉ tiêu 30 tỷ đồng, dư nợ cho vay trên 10 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1 tỷ đồng, phát hành trên 2.000 thẻ ATM.

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 27

Page 30: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

CÁC QUy ĐỊNH CỦA BASEL I, II

Về ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC NGâN HÀNG

u Ban Kế HoạcH pHáT Triên

Năm 1999, Việt Nam đã cơ bản xây dựng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel I và đưa vào áp dụng theo Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5. Tiếp đó, các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân hàng lần lượt được thay đổi tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu sắc, Việt Nam cần sớm đưa vào áp dụng các quy định mới theo Basel II. Do vậy, việc nghiên cứu các quy định này là rất cần thiết để tiến tới cụ thể hoá và áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam trong đó có BIDV.

Basel I

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng trong thập kỷ 80, năm 1987, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel (Thụy Sĩ) nhằm tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng nhằm đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế.

Năm 1988, Uỷ ban Basel đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (gọi là Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Theo Basel I, vốn tự có của ngân hàng được chia làm 2 loại:

Vốn cấp 1 (core capital), bao gồm Vốn đầu tư của chủ sở hữu (equity capital) và các quỹ dự trữ được công bố (disclosed reserves).

Vốn cấp 2 (supplementary capital), bao gồm: Các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay, cho thuê); Dự trữ đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/quỹ dự phòng tổn thất tín dụng chung; Công cụ vốn lai (Hybrid debt capital instruments) và Nợ thứ cấp dài hạn.

Giảm trừ vốn: để tính toán tỷ lệ vốn điều chỉnh theo rủi ro, các khoản cần được loại trừ ra khỏi vốn của ngân hàng bao gồm: Giá trị thương hiệu và Đầu tư vào các công ty trực thuộc và vào các tổ chức tín dụng khác.

Basel I cũng quy định rằng Tổng vốn cấp 2 không lớn hơn Vốn cấp 1

Theo quy định của Basel I, tổng Vốn tự có của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% tổng tài sản có rủi ro được điều chỉnh theo rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng được điều chỉnh theo 4 loại trọng số rủi ro 0%, 20%, 50% và 100%, cụ thể như sau:

Mức rủi ro Loại tài sản

0% Tiền mặt và các loại tương đương tiền mặt

20%Các khoản nợ của các ngân hàng thuộc khối OECDCác khoản nợ ngắn hạn của các ngân hàng ngoài khối OECD

50%Các khoản tín dụng thế chấp bằng nhà cửaBảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng

100%Rủi ro với khách hàng doanh nghiệp (tín dụng không có hoặc có thế chấp bằng tài sản khác, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn) và các loại tài sản khác.

Như vậy, với việc tính toán tổng tài sản có rủi ro theo phương pháp này, Basel I thể hiện những hạn chế như sau:

Thứ nhất, chưa có sự khác biệt theo rủi ro: một khoản cho vay công ty định hạng AA cũng không khác so với công ty định hạng B-. Thực tế, theo quy định này, khoản vay của một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ (thuộc khối OECD) yêu cầu mức vốn thấp hơn 5 lần so với Công ty General Electric (xếp hạng AAA).

Thứ hai, chưa có khác biệt từ việc đa dạng hóa rủi ro: một khoản cho vay đơn lẻ yêu cầu cùng mức vốn với một danh mục đa dạng hóa có cùng giá trị. Ví dụ, một khoản vay 100 USD không có sự khác biệt so với 100 khoản vay 1 USD trong việc yêu cầu vốn an toàn.

Thứ ba, Basel I tạo điều kiện cho nghiệp vụ Structural arbitrage. Cụ thể, những khoản vay có thời hạn dưới 1 năm sẽ không yêu

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201028

Page 31: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

cầu về vốn. Do vậy, các khoản vay sẽ được để ở mức 364 ngày sau đó sẽ được gia hạn nhiều lần.

Thứ tư, chưa có yêu cầu về vốn đối với rủi ro tác nghiệp.

Trước thực tế đó, năm 1996, Hiệp ước Basel I được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường, bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định. Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa. Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng. Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel.

Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp. Vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế Basel II đã ra đời.

Basel II

Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản (three basic pillars):

Nguyên tắc thứ nhất (trụ cột 1): yêu cầu vốn tối thiểu

Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự thay đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp.

Rủi ro tín dụng: tài sản được phân loại rủi ro dựa trên đánh giá tín nhiệm của các tổ chức (Phương pháp chuẩn hoá), các mức rủi ro như sau:

Xếp hạng

tín dụng

AAA đến AA-

A+ đến

A-

BBB+ đến BBB-

BB+ đến B- Dưới B-

Không xếp

hạng

Mức rủi ro

0% 20% 50% 100% 150% 100%

Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý (Phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ - IRB), hoặc tự ngân hàng xây dựng và xác định rủi ro (Phương pháp tiến cận dựa trên xếp

hạng nội bộ tiên tiến).

Rủi ro tác nghiệp: là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài. Khái niệm rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp. Có 3 phương pháp để tính toán yêu cầu về vốn đối với rủi ro tác nghiệp:

Phương pháp các chỉ số cơ bản: khuyến cáo các ngân hàng cần duy trì mức vốn (đối với rủi ro tác nghiệp) bằng 15% tổng thu nhập bình quân trong 3 năm gần nhất.

Phương pháp tiêu chuẩn: xác định mức vốn ngân hàng cần duy trì căn theo phần trăm lợi nhuận gộp của mỗi lĩnh vực kinh doanh mang lại. Trong từng lĩnh vực, lợi nhuận gộp là một chỉ số phản ánh quy mô hoạt động của mảng dịch vụ đó, do vậy, cũng phản ánh mức độ rủi ro tác nghiệp của mỗi mảng dịch vụ. Basel II đưa ra mức tỷ trọng như sau đối với 8 mảng dịch vụ mà ngân hàng hoạt động như sau: Tài chính doanh nghiệp: 18%; Bán hàng và thương mại: 18%; Ngân hàng bán lẻ: 12%; Ngân hàng thương mại: 15%; Thanh toán: 18%; Dịch vụ đại lý: 15%; Quản lý tài sản: 15%; Môi giới bán lẻ: 12%.

Phương pháp đo lường tiên tiến (AMA): cho phép các ngân hàng xây dựng phương pháp tính toán dự trữ riêng của họ đối với rủi ro tác nghiệp, được cơ quan quản lý cho phép.

Rủi ro thị trường: Basel II quy định đối với Thu nhập cố định, Vốn, tiền tệ, cổ phiếu, hàng hóa… Tuy nhiên, những quy định đối với rủi ro thị trường chưa thực sự cụ thể và rõ ràng.

Tóm lại, cách tính toán hệ số CAR theo Basel II so với Basel I được so sánh tổng hợp như sau:

hệ số an toàn vốn (CAr) = tổng vốn tự có/ tổng tài sản có rủi ro

   Basel I Basel II

Vốn tự có Tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 Khái niệm không đổi so với Basel

Tổng tài sản có rủi ro

- Chỉ bao gồm rủi ro tín dụng

- Tính bằng giá trị tài sản đó nhân với mức độ rủi ro của tài sản đó

- Đối với rủi ro tín dụng, có 4 mức rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%

- Phân định mức rủi ro không có mối liên hệ với kinh nghiệm thực tế.

 - Ngoài rủi ro tín dụng còn bao gồm rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp

- Tính bằng yêu cầu về vốn đối với rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp nhân 12,5 (để ứng với CAR là 8%) và cộng với tổng tài sản có rủi ro tính theo rủi ro tín dụng.

- Đối với rủi ro tín dụng, có 5 mức rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%, 150%.

- Mức rủi ro phụ thuộc vào xếp hạng độ tín nhiệm và tình hình đánh giá thực tế.

Nguyên tắc thứ hai (trụ cột 2): quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 29

Page 32: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:

Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

Thứ hai, các giám sát viên cần rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.

Thứ ba, giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

Nguyên tắc thứ ba (trụ cột 3): yêu cầu kỷ luật thị trường

Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, nhằm giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn cho hệ thống ngân hàng.

VIệC Áp Dụng Basel II tạI VIệt nam

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II

được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính

và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.

Về phía cơ quan quản lý, mới đây, NHNN Việt Nam đã ban

hành quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày

20/05/2010) và đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy

định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý

rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là

bước tiến quan trọng trong việc từng bước áp dụng các chuẩn

mực Basel II tại Việt Nam.

Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam, Basel II đã có ảnh

hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất

là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định

bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn

thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho

phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và

từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.

Basel I và Basel II đã trở thành quy định rất phổ biến trên thế

giới và được nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, Basel I và Basel

II có một số hạn chế, không phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ

hệ thống tài chính thế giới thoát khỏi khủng hoảng. Do vậy, Uỷ

ban Basel đã cho ra đời một văn bản mang tính tư vấn về “Các

biện pháp/công cụ tăng cường sức chống đỡ của các ngân hàng

trước khủng hoảng tài chính”, gọi là Basel III, dự kiến sẽ được

thông qua vào cuối năm 2010. Trong số tiếp theo, Bản tin Đầu tư

sẽ giới thiệu khái quát nội dung của văn bản này.

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201030

Page 33: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

1. nghị Định số 83/2010/nĐ-Cp Về Đăng Ký gIao DịCh Bảo Đảm (nghị Định 83)

Nhằm kịp thời khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành và đưa ra các quy định mang tính đổi mới, cải cách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, ngày 23/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/9/2010 và thay thế Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000.

Nghị định 83 quy định các giao dịch bảo đảm phải đăng ký là thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; cầm cố tàu bay, thế chấp máy bay; thế chấp tàu biển; các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định (Điều 3).

Một số điểm mới của Nghị định 83:

a) Quy định rõ thẩm quyền của các Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin: Cục Hàng không Việt Nam (Mục 2, Chương II); Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam (Mục 3, Chương II); Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (Mục 4, Chương II); Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (Mục 5, Chương II).

b) Căn cứ từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 11):

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm từ chối đăng ký khi có một trong 06 căn cứ như không thuộc thẩm quyền đăng ký; hồ sơ đăng ký không hợp lệ; người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn; yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; khi  phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký; khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có giấy tờ giả mạo.

c) Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến (Mục 6):

Theo quy định cũ, hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký; gửi qua đường bưu điện. Nghị định 83 bổ sung quy định mới về hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm còn được gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử với đăng ký giao dịch bảo đảm

bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; hoặc gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến. Các nội dung cụ thể về yêu cầu đăng ký trực tuyến được quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 40.

d) Hộ gia đình, cá nhân có quyền lựa chọn đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc đăng ký thế chấp tại UBND xã, nếu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện ủy quyền đăng ký thế chấp (Khoản 2, Điều 53).

e) Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm được, Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (Chương III).

2. nghị Định số 71/2010/nĐ-Cp ngày 23/6/2010 Của ChÍnh phủ quy Định ChI tIết Và hướng Dẫn thI hành luật nhà ở:

Ngày 23/6/2010, nhằm thay thế Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2010/NĐ-CP (Nghị định số 71)

Điểm mới của Nghị định số 71:

a) Huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở (Điều 9):

Nghị định số 71 quy định rõ các hình thức huy động vốn như ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành trái phiếu; ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II; … Tuy nhiên, kèm theo các hình thức góp vốn nêu trên, Nghị định này cũng ràng buộc các điều kiện. Ví dụ, trong trường hợp ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II thì chủ đầu tư cấp I chỉ được ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II sau khi đã giải phóng mặt bằng của dự án và đã thực hiện khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án.

b) Nghị định số 71 quy định về đối tượng có quyền sở hữu

Văn BẢn PháP Chế

NHữNG VẤN Đề NổI BẬT THÁNG 8/2010

xem tiếp trang 35

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

u Ban pHáp cHế

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 31

Page 34: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Nhằm mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu, khắc phục được những vướng mắc thực tiễn trong triển khai thực hiện pháp

luật về đấu thầu trong thời gian qua, ngày 19/6/2009 Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 39/2009/QH12 (Luật sửa đổi) và ngay sau đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (Nghị định 85) thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008.

Bài viết này giới thiệu với người đọc những điểm mới của Luật sửa đổi và văn bản hướng dẫn thi hành, kèm theo đó là mục tiêu, quan điểm khi sửa đổi, giúp người đọc có thể nắm được bản chất của việc sửa đổi để áp dụng cho phù hợp, cụ thể như sau:

thứ nhất Về phân Cấp tRÁCh nhIệm tRong Đấu thầu

Trước đây việc phê duyệt Hồ sơ mời thầu; phê duyệt kết quả đấu thầu; xử lý tình huống trong đấu thầu do “người có thẩm quyền quyết định”. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp gắn với trách nhiệm cụ thể, đồng thời nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu thầu, tăng cường hiệu quả của gói thầu/dự án, Luật sửa đổi và Nghị định 85 quy định phân cấp mạnh trách nhiệm cho Chủ đầu tư được thực hiện các nhiệm vụ này và Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về thẩm định trong đấu thầu, huỷ đấu thầu, điều chỉnh hợp đồng.

thứ haI Về VIệC sơ tuyển nhà thầu

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Đấu thầu 2005 thì đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ trở lên; gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển. Với mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quá trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, Luật sửa đổi và

Nghị định 85 không quy định về hạn mức bắt buộc áp dụng hình thức sơ tuyển, mà căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu. Theo đó, chỉ với gói thầu có tính chất phức tạp, quy mô lớn mà Chủ đầu tư xét thấy cần thiết phải thực hiện sàng lọc nhà thầu về năng lực và kinh nghiệm trước khi thực hiện phát hành hồ sơ mời thầu thì tiến hành sơ tuyển nhà thầu, Chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt áp dụng hình thức sơ tuyển trong kế hoạch đấu thầu.

thứ Ba Về VIệC Áp Dụng hình thứC Chỉ Định thầu:

Về hạn mức chỉ định thầu: Theo quy định tại Nghị định 85 thì hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu đã được nâng lên nhiều so với Nghị định 58, cụ thể:

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng (trước đây là dưới 500 triệu đồng). Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá có giá gói thầu không quá 02 tỷ đồng (trước đây là 1 tỷ đồng). Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ lựa chọn tổng thầu thiết kế) không quá 05 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, dự án cải tạo sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu (trước đây là dưới 1 tỷ đồng).

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 58, đối với trường hợp cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có các dự án cấp bách cần áp dụng chỉ định thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp là căn cứ để triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 85 thì các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chấm dứt việc trình Thủ tướng Chính phủ danh mục các dự án cấp bách cần áp dụng chỉ định thầu mà người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu cấp bách, đặc biệt thuộc dự án do mình quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình

PháP luẬt ĐẤu thẦuTHÁO GỠ VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN u THanH mai, Ban pHáp cHế

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201032

Page 35: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn tại Điều 40, Điều 41 của Nghị định 85.

Để tránh việc lạm dụng trong việc áp dụng chỉ định thầu mà không phát huy được hiệu quả của hình thức chỉ định thầu là thời gian tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu ngắn, Nghị định 85 đã bổ sung thêm 06 điều kiện áp dụng chỉ định thầu như: Có quyết định đầu tư; có kế hoạch đấu thầu được duyệt; đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu; có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày, trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày; có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng.

Nghị định 85 đã tăng hạn mức gói thầu được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn từ gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu từ dưới 150 triệu đồng lên thành gói thầu có giá không quá 500 triệu đồng. Theo đó, Chủ đầu tư không cần lập hồ sơ yêu cầu mà tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu sau đó trình phê duyệt kết quả chỉ định thầu rút gọn và ký kết hợp đồng.

Như vậy, với các quy định nêu trên, việc áp dụng và thực hiện chỉ định thầu ngày càng quản lý chặt chẽ hơn để hình thức lựa chọn nhà thầu này phát huy được hiệu quả cao nhất.

thứ tư Về VIệC Bổ sung hồ sơ Dự thầu (hsDt)

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập doanh nghiệp là tài liệu rất quan trọng để đánh giá nhà thầu đó có hay không đáp ứng hay không đáp ứng các điều kiện tiên quyết, bao gồm: tư cách hợp lệ và năng lực kinh nghiệm thi công của Nhà thầu tại phần công việc theo yêu cầu của HSMT và Nghị định 58 không cho phép các nhà thầu bổ sung các giấy tờ này, vì vậy, trong quá trình đánh giá HSDT nhiều nhà thầu đã bị loại do vi phạm điều kiện tiên quyết.

Tuy nhiên, điểm mới khác biệt của Nghị định 85 cho phép sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Như vậy, đây là quy định khá mở cho phép nhà thầu được phép bổ sung hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu và đây là tài liệu duy nhất mà Bên mời thầu được phép, cho phép nhà thầu bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp.

thứ năm Về VIệC lựa Chọn nhà thầu VớI góI thầu quy mô nhỏ

Để đơn giản hoá thủ tục trong đấu thầu, đồng thời với việc trượt giá đồng tiền trong thời gian qua, Nghị định 85 có sửa đổi về hạn mức gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu mua sắm hàng hoá giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và gói thầu xây lắp hoặc gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu không quá 8 tỷ đồng (theo quy định tại Nghị định 58 là gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 3 tỷ đồng). Theo đó, đối với gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức nêu trên, quy trình thực hiện đấu thầu được rút ngắn hơn và thủ tục thực hiện cũng đơn giải hơn như Tổ chuyên gia đấu thầu không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật như đối với gói thầu có quy mô lớn, mà chỉ thực hiện xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu sau khi có báo cáo kết quả đấu thầu của Bên mời thầu.

Thứ sáu về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tuỳ theo từng mức độ vi phạm sẽ vị xử phạt theo một trong các hình thức như: Cảnh cáo; phạt tiền; cấm tham gia hoạt động đấu thầu; huỷ, đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu.

Về hình thức phạt tiền: Nghị định mới không quy định các mức phạt cụ thể như Nghị định 58 mà sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 4/4/2007 và Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP).

Với các quy định mới trong Luật sửa đổi và Nghị định 85, nhiều điểm hạn chế trong Nghị định 58 đã được tháo gỡ như cụ thể hoá, chi tiết hoá về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, phù hợp với điều kiện thực tế tại của Việt Nam, đồng thời quy định một cách rõ ràng hơn để dễ áp dụng trong thực tế. Tóm lại, Luật đấu thầu sửa đổi, bổ sung và văn bản hướng dẫn thi hành đã bước đầu tháo gỡ được những vướng mắc từ thực tiễn trong đấu thầu, điều này đã giúp cho pháp luật về đấu thầu thêm một bước hoàn thiện hơn, giúp cho việc lựa chọn nhà thầu được hiệu quả hơn.

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 33

Page 36: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Sau thời gian gần một năm nghiên cứu, thiết kế và chạy thử, Trung Tâm thông tin tín dụng - NHNN

(CIC) đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng bộ sản phẩm mới mang tên “cảnh báo tín dụng trên web”. Bộ sản phẩm này có sứ mệnh trước hết là phục vụ cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan đến quản lý an toàn hệ thống ngân hàng của NHNN VN, đồng thời phân quyền sử dụng để cung ứng dịch vụ thông tin cảnh báo tín dụng cho các đối tượng là chi nhánh TCTD hoạt động dịch vụ tín dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Tuần qua đoàn công tác của CIC đã tổ chức giới thiệu ý nghĩa, tiện ích và hướng dẫn một số TCTD trên địa bàn Hà Nội tiếp cận bộ sản phẩm cảnh báo tín dụng trên trang Website cảnh báo nói trên trên miền: http://www.cib.vn. Việc này sẽ tiếp tục triển khai với các đối tượng thuộc hệ thống NHNN VN và các TCTD trên nhiều địa phương trong cả nước. Để tiện việc theo dõi và hình dung khái quát về tiện ích của bộ sản phẩm mới này, bài viết xin giới thiệu ngắn gọn về sự hình thành và nội dụng chính của bộ sản phẩm này như sau:

Bước đầu trang web cảnh báo đã tạo lập 6 sản phẩm, chia thành 3 cặp:

- Cặp 1: là bộ sản phẩm mang ký hiệu S33 và S30. Trong đó S33 tạo lập một biểu danh sách “top 100” chi nhánh TCTD có tỷ lệ nợ dưới chuẩn lớn nhất cả nước. Bảng danh sách này được hình thành bằng phương pháp “quyét” tự động theo thuật toán chọn và xếp thứ tự các con số trong dãy số có sẵn theo mã CIC lấy từ kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia đã xử lý đặt tại CIC. Đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao. Giúp cơ quan thanh tra NHTW đọc được toàn bộ danh tính và bức tranh nợ xấu lớn nhất từ top 100 chi nhánh TCTD trên toàn quốc tại thời điểm cuối tháng bất kỳ trong quá khứ từ tháng gần nhất trước tháng hiện tại đến tháng bất kỳ trong 5 năm trước; giúp giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh thành phố “nhìn” thấy trên toàn địa bàn cũng với khoảng thời gian như trên, có “gương mặt” chi nhánh TCTD nào hay không trong top danh

sách; tương tự, giúp các TCTD từ hội sở chính đến các chi nhánh trong cùng TCTD “điểm danh” được số chi nhánh của mình có mặt trong “top 100” là những đơn vị cụ thể nào. Các thông tin khái quát nói trên là “bước 1” trước khi khám phá mức độ “xấu” của từng chi nhánh TCTD trong top nhờ bộ sản phẩm S30 là sản phẩm “cặp đôi với S33” đi kèm để thuyết minh chi tiết từng “tội danh” cụ thể của danh sách “top 100” trong bảng sản phẩm S33. Nghĩa là ứng với S33, người tiếp cận sản phẩm S30 tùy theo quyền được cấp mà có thể biết đến chi tiết từng chi nhánh TCTD trong phạm vi được biết của mình để đề xuất và/hoặc có phán quyết thích ứng trong việc xử lý tình trạng nợ xấu của chi nhánh TCTD “có mặt” trong “top 100” mang tên S33. Số liệu sẽ lấy đến ngày cuối tháng, nên các chi nhánh TCTD muốn tránh có mặt trong “top 100”, cần phải chủ động thu hồi nợ, xử lý các món tồn đọng đã quá hạn vào ngày trước các ngày cuối tháng.

- Cặp 2: là bộ sản phẩm mang ký hiệu S34 và S31. Trong đó S34 tạo lập một biểu danh sách “top 200” khách hàng pháp nhân theo nguyên tắc: là khách hàng có nợ xấu lớn nhất cho đến khi đủ 200 trong số những khách hàng có dư nợ cao nhất tại tất cả các chi nhánh TCTD toàn ngành. Nghĩa là trước hết khách hàng phải có dư nợ cao tại chi nhánh TCTD và trong số những khách hàng “xộp” này, máy sẽ quyét tìm tự động 200 khách hàng có nợ xấu lớn từ cao nhất xuống đến đủ 200 khách

thông tin về sản phẩm CẢnh BáO tÍn DỤng u TS nguyễn đại Lai

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201034

Page 37: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

hàng để tạo “top 200” khách hàng có nợ xấu cao nhất. S31 là sản phẩm đi kèm để chi tiết hóa mức độ “xấu” của từng khách hàng có mặt trong “top 200” nói trên. Cặp sản phầm này ngoài việc cung cấp cho NHNN TW có thông tin bao quát về những khách hàng lớn (nhất là khách hàng theo các ngành hàng của nền kinh tế) đang có vấn đề về năng lực trả nợ ngân hàng cần có biện pháp phối hợp với các bên liên quan về giải pháp xử lý, khắc phục, nó còn đặc biệt có ý nghĩa đối với các TCTD từ hội sở chính đến các chi nhánh biết được toàn bộ “danh tính”, mức độ tồn đọng và cơ cấu nợ xấu của từng khách hàng có tên trong “top 200” ra sao để có biện pháp xử lý nếu đó là khách hàng của mình và/hoặc phòng ngừa nếu “vị khách” đó may mà chưa dính đến NH mình. Cũng nhờ những thông tin tổng quát và thông tin chi tiết không hạn chế đối tượng khai thác về “top 200” khách hàng có nợ xấu lớn nhất này, các TCTD có thể phân nhóm, tìm kiếm nguyên nhân, phân tích rủi ro và tạo lập “kho” theo dõi riêng những khách hàng có liên quan đến NH mình để có phương án phòng ngừa rủi ro thích hợp. Cặp sản phẩm này trong tương lai sẽ và có tính khả thi cao để phát triển các sản phẩm có tính chuyên biệt khác theo đơn đặt hàng của từng TCTD. Ví dụ TCTD có thể lập một danh sách khách hàng theo ngành hàng và/hoặc theo địa bàn mà những khách hàng trong danh sách đó đã, đang và thậm chí sẽ là khách hàng quan trọng của mình gửi đến CIC kèm hợp đồng đặt hàng với nội dung chính là nhờ CIC theo dõi diễn biến về quan hệ và năng lực tín dụng của từng khách hàng đó với các TCTD để kịp thời thông báo theo định kỳ cho TCTD đã đặt hàng biết rõ về các khách hàng đó cả những thông tin tốt lẫn những thông tin xấu liên quan đến năng lực tín dụng của từng khách hàng trong danh sách.

- Cặp 3: là bộ sản phẩm mang ký hiệu S35 và S32. Trong đó S35 tạo lập một biểu danh sách “top 200” khách hàng thể nhân và S32 là sản phẩm đi kèm để “thuyết minh” mức độ nguy hiểm của từng khách hàng có mặt trong “top 200” khách hàng thể

nhân theo cùng nguyên tắc và các tiện ích thiết kế giống như cặp sản phẩm S34 & S31 nói trên. Về ý nghĩa và tiện ích của cặp sản phẩm này do đó cũng được phân tích giống như phân tích đối với cặp sản phẩm S34 & S31 bằng cách thay các cụm từ pháp nhân ở trên bằng cụm từ “thể nhân” ở cặp sản phẩm này để hướng về các khách hàng là thể nhân. Trước hết vẫn là các thể nhân có dư nợ lớn và trong đó các khách hàng có nợ xấu từ lớn nhất đến đủ 200 khách hàng tạo thành “top 200” khách hàng thể nhân có nợ xấu lớn nhất trong số những khách hàng thể nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Cặp sản phẩm này cũng sẽ không hạn chế đối tượng là TCTD được khai thác, tìm kiếm và tạo lập thành “kho” thông tin riêng phục vụ phân tích rủi ro tín dụng của từng TCTD. Cũng có nhiều điều kiện để mở rộng các nhóm sản phẩm chuyên biệt theo “đơn đặt hàng” của từng TCTD khi phát triển cặp sản phẩm này.

Tóm lại: CIC là một đơn vị thuộc NHNN, được thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin tín dụng toàn ngành, tạo lập thành kho thông tin tín dụng quốc gia, phục vụ mục tiêu quản lý rủi ro toàn ngành của NHNN và cung ứng dịch vụ thông tin cho hệ thống các TCTD. Hiện tại với qui mô “phủ sóng” tới 98% tổng dư nợ toàn ngành, với danh sách khách hàng đã có mã CIC lên tới gần 400 ngàn pháp nhân và hơn 18 triệu thể nhân có quan hệ tín dụng với các TCTD trên lãnh thổ, là nguồn thông tin gốc có độ tin cậy cao, sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu phân tích và phòng, tránh rủi ro tín dụng của toàn ngành. Trong thực tế, việc quản lý và cung ứng thông tin tín dụng có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, nhiều bài toán về tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng đang cung cấp cho NHTW và làm dịch vụ cho các TCTD đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng có hiệu qủa. CIC đang liên tục phát triển và sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm tiện ích mới. Bộ sản phẩm vừa được giới thiệu chỉ là một ví dụ. Bộ sản phẩm này sẽ ra mắt sớm nhất sau khi các TCTD làm xong các thủ tục tiếp cận.

nhà ở, theo đó, có quy định Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở mà không bắt buộc phải có điều kiện về hộ khẩu thường trú, đăng ký kinh doanh tại nơi có nhà ở, trừ trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội (Điều 44, Điều 45).

c) Bổ sung đối tượng là giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo sẽ được thuê nhà ở công vụ (trước đây theo Nghị định cũ chỉ có đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp).

d) Nghị định số 71 bổ sung thêm 2 đối tượng được mua, được

thuê, thuê mua nhà ở xã hội là học sinh, sinh viên được thuê nhà

ở trong thời gian học tập và người có thu nhập thấp tại khu vực

đô thị theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định rõ các quyền và nghĩa

vụ của chủ đầu tư; việc khuyến khích phát triển dự án nhà ở xã

hội; quy định về quản lý và sử dụng nhà ở công vụ…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/8/2010.

Văn BẢn PháP Chế

NHữNG VẤN Đề NổI BẬT…tiếp theo trang 31

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 35

Page 38: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hoạt động quảng cáo dưới hình thức gửi tin nhắn qua điện thoại hoặc gửi thư điện tử tới khách hàng, công chúng đang được khá nhiều

doanh nghiệp quan tâm. Hình thức này có nhiều ưu điểm như nhanh, tiết kiệm chi phí, gửi đến đúng đối tượng và nhìn chung, mọi thông tin gửi đến đều được đối tượng xem, đọc… Đối với BIDV, chúng ta cũng đã và đang áp dụng hình thức này để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Việc triển khai thường được chúng ta áp dụng theo 2 phương thức. Một là theo nhu cầu đăng ký của khách hàng. Hai là ngân hàng chủ động gửi thông tin đến khách hàng để giới thiệu.

Khi mức sống trong xã hội đang ngày được nâng lên thì số lượng người sử dụng điện thoại di động, máy tính cũng tăng lên. Theo đó là thói quen và nhu cầu sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Do vậy, đây sẽ là một kênh quảng cáo phổ biến dành cho ngân hàng. Nhất là khi chúng ta đang hướng tới cung ứng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hướng tới phục vụ một xã hội tiêu dùng.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, chúng ta cũng cần lưu ý một số qui định cấm của pháp luật để tránh vô tình vi phạm gây tác dụng ngược trong hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu sản phẩm dịch vụ…

Văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh về hoạt động này là Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ qui định về chống thư rác. Các văn bản hướng dẫn gồm: Thông tư số 12/TT-BTTTT ngày 30/12/2008 và Thông tư số 03/2009/BTTTT ngày 2/3/2009 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Xác định và phân loại thư rác, nghị định 90 qui định bao gồm có các loại thư quảng cáo, tin nhắn quảng cáo vi phạm nguyên tắc gửi thư điện tử, tin nhắn. Theo đó, “tổ chức cá nhân ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo chỉ được gửi khi có sự đồng ý trước đó của người nhận”. Hoặc các các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện gián tiếp thông qua nhà cung cấp dịch vụ quảng

cáo. Trong trường hợp đó “nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo cho đến khi người nhận từ chối nhận quảng cáo…”

Trên thực tế, để tránh những phiền phức đáng tiếc có thể xảy ra, khi lựa chọn phương thức chủ động quảng cáo để giới thiệu sản phẩm dịch vụ, chúng ta sẽ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Khi đó, việc thỏa thuận trách nhiệm quyền lợi của hai bên sẽ phải được xác định rất rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng. Và trước đó, khi lựa chọn đối tác, chúng ta cũng phải đảm bảo chọn đúng đối tượng đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn và thư điện tử được qui định tại Nghị định này.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần lưu ý về chủ đề, nội dung, việc gắn nhãn cho thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo; về qui định cung cấp thông tin của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và của đơn vị quảng cáo (trong trường hợp cụ thể này là BIDV), qui định về ngôn ngữ, về chức năng từ chối quảng cáo…. được qui định rất cụ thể trong Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Thông tư số 03/2009/BTTTT ngày 2/3/2009 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Nghị định cũng qui định chi tiết việc khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm tương ứng với các mức xử phạt hành chính, từ cảnh cáo, phạt tiền đến tịch thu phương tiện… cho các hành vi vi phạm cụ thể như vi phạm về quản lý và sử dụng thư điện tử, tin nhắn; các qui định về gắn nhãn, đặt nhãn; qui định về chức năng từ chối nhận thông tin quảng cáo; qui định về điều kiện cung cấp dịch vụ quảng cáo; các qui định về việc gửi thông tin; về cung cấp dịch quảng cáo; về giá cước phí, lệ phí; về an toàn bảo mật thông tin…. Theo đó, Nghị định cũng qui định thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.

Một số thông tin tham khảo, chia sẻ cùng đồng nghiệp với mong muốn hạn chế thấp nhất những lỗi có thể do vô tình mắc phải khi chúng ta thực hiện quảng cáo thông qua thư điện tử và tin nhắn, tránh rơi vào tình trạng “lợi bất cập hại”.

Quảng cáo qua tin nhắn và thư điện tử

ĐÔI ĐIềU CầN LƯU Ýu Tiêu an

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201036

Page 39: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Công nghệ 3g là gì?

Công nghệ 3G (3G- viết tắt của third-generation technology: thông tin di động thế hệ thứ 3) đã bắt đầu phát triển tại Châu âu, Nhật Bản từ năm 2002, 2003. Tại Việt Nam, trong năm 2009, đã chứng kiến “cuộc đua” để giành giấy phép cung cấp dịch vụ 3G của các nhà mạng như Mobiphone, VinaPhone, VietTel, và gần đây là liên minh EVNTelecom và Hanoi Telecom. Không đơn giản chỉ là xu thế phát triển, mà chính những khoản lợi nhuận lớn sẽ mang lại đã hấp dẫn các doanh nghiệp viễn thông (TelCo) triển khai và cung ứng dịch vụ dựa trên mạng 3G. Chẳng thế mà các doanh nghiệp này sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để đặt cọc thi tuyển. Số tiền đặt cọc cam kết đầu tư phát triển dịch vụ 3G của các doanh nghiệp trúng tuyển lên tới 8.100 tỷ đồng, trong đó chỉ riêng VietTel số tiền đặt cọc lên tới 4.500 tỷ đồng.

Cho đến thời điểm trước năm 2010, tại Việt Nam chỉ mới triển khai dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 2, gọi là 2G. Dịch vụ ứng dụng công nghệ 2G chủ yếu là dịch vụ điện thoại và SMS. Trên cơ sở dịch vụ SMS các TelCo phát triển một vài dịch vụ gia tăng như là tải nhạc chuông, hình ảnh, video,.. nhưng chất lượng có thể gọi là “rất thường” so với 3G. Chuyển sang dịch vụ 3G, đây là hệ thống dịch vụ thông tin băng rộng, với nền tảng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, các TelCo có thể phát triển ứng

dụng và hoàn thiện các dịch vụ khác nhau như: thương mại điện tử, ngân hàng, giải trí, … với chất lượng cao hơn hẳn 2G. Nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi là Nhật Bản. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đã dần biến mất tại Nhật Bản. Hiện nay thì hầu hết các nước tại Châu âu, Mỹ, ngay cả Châu Phi cũng đã áp dụng thương mại 3G mạnh mẽ.

CÁC DịCh Vụ Có thể tRIển KhaI tRên 3g

Khi hạ tầng viễn thông đủ mạnh sẽ là điểu kiện căn bản để phát triển nội dung số trên hạ tầng đó. Các dịch vụ cơ bản đã phát triển trên 3G hiện nay đó là:

Dịch vụ Streaming - dung lượng lớn:

Đây là dịch vụ cho phép người dùng dễ dàng mang những nội dung số với dung lượng lớn vào máy điện thoại thông qua 3G. Chẳng hạn như dịch vụ Mobile TV, Mobile Camera, Camere giao thông, Video Calling … Dịch vụ này hứa hẹn sẽ bùng phát trong tương lai khi mà vùng phủ sóng 3G mạnh thì việc biến một chiếc điện thoại thành một tivi di động là điều rất dễ dàng. Việc streaming còn được biết đến dưới dạng hình thức liên kết tập tin dưới dạng giao thức rstp hoặc thông qua giao thức WML

như youtube đang cung cấp.

Dịch vụ Info:

Đây cũng là một dịch vụ nội dung số triển vọng và đầy tiềm năng. Lợi thế về đường truyền tốc độ nhanh của 3G đã làm cho nội dung và hình ảnh được hiển thị được nhanh hơn và đầy đủ hơn. Tại Việt Nam nhiều tờ báo đã có phiên bản dành cho di động sau khi 3G ra mắt như Tuổi Trẻ, VietNamNet, Baomoi.com…cũng đã có phiên bản dành cho di động với cập nhật thông tin liên tục để cung cấp cho độc giả.

Dịch vụ quảng cáo trên di động:

Dịch vụ này hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ chưa xuất hiện tại Việt Nam, đây sẽ là dịch vụ mang lại nguồn thu không nhỏ.

CÔNG NGHệ Các ngân hàng có đứng ngoài cuộc?u Bùi ngọc Tùng - giám đốc Ban công ngHệ ngân Hang điện Tử - vrB

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 37

Page 40: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Khi mà dịch vụ Streaming và Info phát triển, sẽ xuất hiện thêm hình thức nội dung quảng cáo trên di động dưới dạng ảnh gif. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, dịch vụ đã được áp dụng trên nền 3G rất thành công. Thời gian tới đây, chắc chắn các công ty sẽ liên kết với các doanh nghiệp Telco phát triển nhanh chóng dịch vụ này.

Dịch vụ giải trí trên di động:

Với 3G, các dịch vụ giải trí ngày càng trở nên phòng phú và đa dạng: tải nhạc, high-end games, mạng xã hội,… Gần đây VinaPhone đã cung cấp dịch vụ Karaoke trên di động, trong khi đó với Viettel là dịch vụ Mclip. Dịch vụ này còn bao gồm cả dịch vụ Mobile Media trong việc hiển thị các clip ngắn trên di động dưới dạng quảng cáo hoặc video. Với VMG thì dịch vụ V-Music cũng là điểm nhấn với tập hợp của hơn 10.000 bài nhạc và thông tin về ca sĩ cung cấp khi cho người dùng. Có thể thấy rằng với công nghệ 3G, chiếc điện thoại đời mới đã dần thay thế cho những chiếc máy tính xách tay trong công việc hàng ngày: email, lướt web,… Ngoài chụp ảnh, quay phim, nó còn phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghe nhạc,… hỗ trợ cho việc liên lạc di động mọi lúc mọi nơi cho người dùng. Chỉ với một chiếc điện thoại mạng 3G, người dùng cũng có thể sử dụng những dịch vụ thoại VoIP hoàn toàn miễn phí thông qua yahoo Messenger, Skype, Fring…

Dịch vụ Mobi Banking:

Hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều có hệ điều hành hỗ trợ Java, khách hàng có thể cài đặt ứng dụng ngân hàng di động thông qua đường truyền tốc độ cao 3G. Việc cài đặt và sử dụng các tính năng của chương trình trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Ngay cả việc sử dụng OTP (One Time Password) trong mỗi giao dịch yêu cầu có thời gian ngắn cũng được đáp ứng rất tốt. Như vậy là với 3G, các ngân hàng đã dễ dàng hơn rất nhiều cho việc triển khai Mobibanking với các giải pháp bảo mật hiệu quả. Hiện nay, xu hướng dùng điện thoại để thực hiện các giao dịch ngân hàng đang được nhiều nước áp dụng. Tại Đông Nam Á thì Philippines và Indonesia cũng khá thành công với số lượng người dùng rất lớn. Tại Việt Nam hiện nay, có hai ngân hàng cung cấp dịch vụ MobiBanking dưới dạng ứng dụng cài đặt đó là Đông Á Bank và Tiên Phong Bank. Khách hàng sử dụng điện thoại 3G đã có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng di động như: Tra cứu số dư, liệt kê giao dịch, chuyển khoản, mua thẻ trả trước, thanh toán trực tuyến các đơn hàng mua qua mạng: điện nước, điện thoại, nạp tiền điện tử.

Đến nay, cuộc đua mới chỉ bắt đầu, tận dụng công nghệ với mạng tốc độ cao này của 3G, trong thời gian tới còn nhiều ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng cho phép giao dịch trực tuyến. Với con số 14 triệu thuê bao 3G tại Việt Nam, chắc chắn các dịch vụ Mobile Banking sẽ càng ngày càng sôi động.

phần 1:  CÁCh ĐÁnh số tRang tRong ms WoRD

Việc soạn thảo một văn bản bằng MS Word giờ đây là công việc hàng ngày đối với dân văn phòng nên hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên việc đánh số trang tài liệu đôi khi làm đau đầu chúng ta, những điều tưởng chừng đơn giản mà có những lúc ta cũng phải thốt lên: Ôi – Khoai quá…

a - CÁI gì KhoaI ư?

Này nhé:

Làm sao để đánh số trang một tài liệu mà không đánh số trên các trang bìa?   

Làm sao đánh số trang với nhiều hình thức khác nhau trong cùng một tài liệu?

Làm sao đánh số trang độc lập cho 2 phần nội dung trong một file?

Ấy thế mà tất cả những câu hỏi đó đều nằm trong một đáp án đó là “Bạn hãy dùng Page Section!”

Khi bạn sử dụng chế độ Page Section – tức là phân chia văn bản của bạn thành nhiều “phần” khác nhau để quản lý. Khi đó, đối với mỗi Section bạn có thể đánh số thứ tự trang riêng biệt với những phẩn còn lại, tức là có thể đánh số lại từ đầu nếu bạn muốn.

Nào còn chờ gì nữa, đánh số trang thôi!… Nhưng cứ từ từ đã nhé, bạn hãy làm các bước tiếp theo dưới đây:

B - CÁC BướC thựC hIện.

Chia văn bản thành nhiều phần để quản lý:

Đầu tiên ta sẽ thêm 1 Page Section: Vào Menu Page Layout/Breaks/ Continuous (Đối với Office 2010 – Bạn đã cài chưa nhỉ???. Nếu bạn vẫn dùng Office 2007 thì Menu là Page Layout/Breaks/Section Breaks nhé).

MICROSOFT OFFICE

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201038

Page 41: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Lúc này văn bản của bạn đã được chia thành 2 phần khác nhau. Bạn cũng có thể lặp lại cách này để chia văn bản thành nhiều phần hơn, tùy theo nhu cầu quản lý của bạn.

Đánh số trang theo cách mà bạn muốn:

Khi văn bản đã được chia thành những phần khác nhau thì đối với mỗi phần này bạn có thể sử dụng chức năng đánh số trang của Word và mỗi Section sẽ được đánh số trang bắt đầu từ 1(tất nhiên là sau khi thực hiện những hướng dẫn dưới đây).

Trong trường hợp tài liệu có bìa thì bạn có thể để các nội dung bìa vào 1 Section và không thực hiện đánh số Section này. Khi đó tài liệu của bạn sẽ không mắc phải lỗi đánh số thứ tự ngay từ trang bìa.

Tạo Header( hoặc Footer) riêng biệt cho từng phần nội dung trong văn bản:

Bạn đã đọc những cuốn truyện có nhiều chương mà mỗi chương đều có tiêu đề chương trên Header/Footer chưa nhỉ?

Hay đôi khi trong một văn bản bạn muốn mỗi phần sẽ có một nội dung khác nhau trong Header/Footer nhưng khi bạn sửa xong thì nội dung Header/Footer của toàn bộ văn bản đó vẫn luôn “giống hệt như nhau” không thể nào thay đổi được.

Làm thế nào đây???

Đơn giản thôi, bạn hãy bỏ liên kết Section (phần liên kết giúp các Section khi tạo Header/Footer sẽ “tự động ăn theo” trong toàn bộ văn bản):

Nhắp đôi vào phần Header( hoặc Footer ) hoặc vào Menu Insert/Header/Edit Header.

Kết quả sẽ hiển thị như sau:

Lúc này nút “link to Previous” đang sáng và phần khoanh đỏ phía dưới là “Same as Previous”. Hãy ấn vào nút “link to Previous” một lần nữa sẽ thấy nút  này hết sáng và không còn dòng chữ “Same as Previous” ở phía dưới nữa.

Bây giờ bạn có thể đặt lại Format trang (Nút Page number có thể tìm thấy ngay trong Ribon Design hoặc trong Ribon Insert)

Trong mục Number format, có thể chọn các cách đánh số khác nhau

Mục Page numbering: Chọn Start at và điền số trang mà bạn muốn bắt đầu đánh, ấn OK để xác nhận Format.

Cuối cùng bạn chỉ cần thực hiện thao tác đánh số trang một cách bình thường.

Một số gợi ý nhỏ, mong rằng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình thao tác hằng ngày với Word.

những điều không khó nhưng “khoai”u mBB

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 39

Page 42: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý
Page 43: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý
Page 44: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Thật vậy, 70 giọng hát của BIDV từ khắp miền đất nước tập hợp trong Hội thi tiếng hát BIDV lần thứ nhất trong các ngày 20, 21, 22 tháng 8

năm 2010 đã tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo.

Trước hết, đó là những khả năng thanh nhạc dồi dào tình yêu dành cho ca hát, những cán bộ, nhân viên ngân hàng Đầu tư và Phát triển không phải chỉ với những tài liệu, con số phục vụ cho nền tài chính quốc gia mà còn hát, hát rất hay.. Bằng những cảm xúc chân thành, nhiệt huyết, bằng sự cảm nhận một cách sâu sắc nội dung, ý tưởng, vẻ đẹp của tác phẩm, bằng một cách thể hiện nhiệt tâm, hết sức mình, những ca khúc lâu nay được lưu giữ vững bền trong tâm tưởng thưởng thức của nhiều người dân Việt nam giờ lại được vang lên từ giọng hát của cán bộ nhân viên BIDV.

Những giọng hát hay được phát hiện trong hội thi này chắc chắn sẽ được bồi dưỡng nâng cao, làm nòng cốt cho phong trào văn nghệ của công đòan cơ sở, của BIDV tham gia các hoạt động Hội diễn của ngành, góp phần làm phong phú cho đời sống âm nhạc của đất nước.

Tất cả chúng tôi, các thành viên giám khảo đều có chung những cảm nhận về hiệu quả của cuộc thi, về những hứa hẹn tốt đẹp trước những cung bậc âm thanh nhiều cảm mến.

nhạc sĩ hồ Quang Bình:

NHữNG CUNG BẬC âM THANH NHIềU CẢM MếN

DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201042

Page 45: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 43

Page 46: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

1. tình huống tRả lờI Của Bạn nguyễn thu hà - BIDV hảI phòng

“Chiều hôm đó, vừa đến cơ quan Nam được đồng nghiệp nhắn là anh Tuấn - Phó giám đốc muốn gặp. Vừa đi Nam vừa nghĩ không biết anh Tuấn gặp mình có chuyện gì. Đến phòng anh Tuấn, Nam đã thấy Lâm ngồi ở đó, Nam nghĩ “Chắc Lâm lại mách với Sếp cái gì rồi, cùng lắm là xin nghỉ việc chứ sao?”.

Trái với suy nghĩ của Nam, anh Tuấn mở lời “Chú Nam ngồi đây làm chén trà đã nào”. Vừa rót nước cho Nam anh vừa nói: “Thật ra trong đợt bổ nhiệm cán bộ vừa rồi Ban giám đốc đã phải cân nhắc nhiều giữa em và Lâm. Về kinh nghiệm công tác Ban lãnh đạo rất ghi nhận em nhưng về kinh nghiệm quản lý và quan hệ công tác quả thực Lâm nhỉnh hơn em một chút. Anh biết là em cũng buồn nhưng các em đều là cán bộ trẻ, tuổi đời mới gần 30 thì ở BIDV chắc chắn sẽ còn rất nhiều cơ hội; như anh đây gần 40 tuổi mới được bổ nhiệm trưởng phòng đấy chú ạ”.

Vừa cười anh vừa nói tiếp: “Lâm cũng vừa lên gặp anh, muốn xin ý kiến anh để trình Ban Giám đốc giao cho em phụ trách mảng dự án đầu tư, một mảng rất quan trọng của phòng QHKH và Ban giám đốc cũng rất ủng hộ ý tưởng này. Lâm sợ nói với em lại dẫn đến hiểu lầm nên nhờ anh trao đổi với em, anh rất mong hai chú cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ để không phụ sự tin tưởng và kỳ vọng của Ban lãnh đạo”.

Những điều anh Tuấn nói quả thật làm Nam rất bất ngờ; nghĩ lại Nam thấy mình cư xử chưa được, còn nặng tính cá nhân quá mà chưa suy xét đến công việc chung. Đoạn Nam lên tiếng: “Vâng, em cám ơn anh, và cả Lâm nữa, em xin hứa là sẽ cố gắng hết sức để cùng Lâm phát huy được sức trẻ của cán bộ BIDV”.

Cả ba anh em nhìn nhau và cười thật sảng khoái, mọi khúc

mắc như đã tiêu tan hết…

*. Quy chuẩn ứng dụng:

Quy chuẩn 21. Ứng xử khi có bất đồng/mâu thuẫn nội bộ

Quy chuẩn 25. Trách nhiệm của lãnh đạo các cấp

Điều 10: Công bằng, khách quan và công khai trong tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ

Điều 12: Tạo dựng bầu không khí tin cậy, thân thiện trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ

Điều 16: Tin tưởng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và gắn bó với tập thể

2. tình huống tRả lờI Của Bạn Văn thúy - BIDV lâm Đồng

Về bàn làm việc, Nam thấy rối bời. Hình như lòng tự ái của mình quá mạnh mẽ thì phải? Trước giờ mình luôn nhiệt tình, hết mình với công việc, giờ chỉ vì chuyện tự ái cá nhân mà trốn tránh nhiệm vụ ư? Qua nhận định của Lâm, có lẽ đây thật sự là một dự án phức tạp. Anh em phòng mình còn trẻ quá, sẽ gặp những khó khăn nhất định. Mặt khác, nếu có rủi ro xảy ra thì sẽ thiệt hại cho cả chi nhánh. Nhưng đã lỡ trả lời thẳng thừng với Nam rồi, chả nhẽ giờ lại thay đổi, đúng là “Tiến thoái lưỡng nan”!

Đang suy nghĩ loanh quanh, Nam chợt giật mình bởi cái vỗ vai của cô bé đồng nghiệp:

Anh Nam ơi, hôm nay sinh nhật em. Anh em phòng mình đi đâu đó đi. Lâu lắm rồi, bận rộn cũng ít khi ngồi vui vẻ với nhau.

“Ừ, hay đấy!” - Nam tạm gác lại suy nghĩ…

Vừa bước vào quán, giọng của Lâm vang lên:

trẢ lờI tình huống tháng

DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG

7

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201044

Page 47: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Một buổi sáng, tại quầy giao dịch khách hàng. Khách hàng giao dịch đông đúc và trong số đó có một khách hàng là nhân viên kế toán của DNTNTM A (Doanh nghiệp đã có một khoảng thời gian quan hệ với Ngân hàng) mang theo chứng từ đến trước quầy giao dịch. Nhân viên

kế toán này cung cấp chứng từ là séc đề nghị cho rút tiền mặt.

Mặc cho khách hàng chờ đợi, mãi sau mội hồi tỉ tê tán chuyện với bạn qua điện thoại, cô giao dịch viên mới để ý đến việc chào khách và tiếp nhận chứng từ. Sau khi kiểm tra, giao dịch viên nhỏ nhẹ: Chị ơi, chứng từ thế này em không thể đồng ý chấp nhận được đâu ạ!

Bất ngờ khi được sự trả lời như vậy, chị Kế toán tỏ vẻ không hài lòng: Sao không được rút hả em? Chị là kế toán của doanh nghiệp, tiền có trong tài khoản, đã có dấu và chữ ký đầy đủ. Ngân hàng này phiền phức quá!

Thấy Khách hàng chê Ngân hàng mình, giao dịch viện nhanh nhảu: Chị ạ! Chị đi thử qua ngân hàng khác, không đâu tốt bằng Ngân hàng em. Em giải thích chị nghe nhé: séc của Doanh nghiệp ký phát dấu lại mực dấu màu tím chưa từng có tiền lệ; ngoài ra, giấy ủy quyền rút tiền của Doanh nghiệp chị gửi đây mang tên người khác.

Vẫn không hài lòng với cách giải thích đó, chị kế toán hét lên: Lạ nhỉ, làm gì có quy định ký tên đóng dấu màu gì; làm gì có quy định cầm séc rút tiền lại phải có giấy ủy quyền?

Mặc dù đang rất “bận”, nhưng thấy tình huống ứng xử không ổn, chị kiểm soát nhanh nhẹn bước ra: Chị ơi, nãy giờ em bận quá, để em xem cho? Em đưa chị tờ séc chị xem nào… Quay sang chị KS nói với GDV.

Cầm chứng từ lên, chị kiểm soát buông ngay: Sao lại xử sự vậy hả em? Tìm quy trình chị chỉ cho mà xem thế nào là đúng sai!

Sau một hồi loay hoay tìm kiếm, giao dịch viên không tìm nữa và lẩm bẩm không đồng ý giải quyết vì sợ GL bắt lỗi. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi giao dịch viên bị chị kiểm soát chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên giao dịch viên vẫn cương quyết vì khẳng định không ai chịu lỗi thay được nếu chuyển chứng từ này về GL.

Bên ngoài sảnh, chị kế toán sốt sắng điện thoại liên hồi, rồi bất chợt quay lại quầy: Mấy em, tôi yêu cầu được gặp Giám đốc ngay bây giờ, tôi không còn nhiều thời gian nữa. Thật là chẳng ra làm sao!

Theo bạn, trong tình huống này phải giải quyết như thế nào cho đúng theo hai bộ qui chuẩn và mười nguyên tắc giao dịch?

Tiếp tục loạt bài trả lời tình huống liên quan đến 2 bộ quy chuẩn, Ban biên tập xin gửi đến độc giả tình huống câu hỏi của tác giả Nguyễn Xuân Chiến và Hoàng Anh Tuấn - PGD Krông Păc, BIDV Đông Dak Lak.

tình huống tháng 8

DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG

A, anh Nam! Mọi người chờ anh mãi

Sau màn chào hỏi, Nam nhìn quanh quất tìm chỗ ngồi. Hơi miễn cưỡng, Nam tiến về ghế trống duy nhất - bên cạnh Lâm,…

… Hôm đấy, anh em thực sự đã có những phút giây vui vẻ với nhau. Không còn chỗ cho công việc ngập đầu, cũng chả còn những xích mích nhỏ nhoi. Chỉ còn chỗ cho tình anh em đồng nghiệp gắn bó. Lúc này, Lâm mới thủ thỉ:

Anh Nam ạ! Thực sự em rất biết ơn anh. Anh là người đã tận tình giúp em từ khi mới vào nghề. Anh em mình đã bao lần xông pha với nhau trong những dự án lớn, nhiều kỷ niệm vui buồn quá phải không anh?

Ừ, cả gần chục năm gắn bó chứ ít gì- Nam bồi hồi nhớ lại

Anh em đồng nghiệp gắn bó lâu, em luôn kính trọng và tin tưởng ở anh. Chỉ có anh mới đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để thực hiện dự án này thôi.

Được Lâm mở lời, Nam đáp:

Công việc hiện giờ lu bu quá nên mình chưa biết sắp xếp thế nào. Nhưng thôi được rồi, mình sẽ xem xét và trả lời vào sáng mai nhé. Giờ thì phải xả láng vui chơi chứ!

Cả phòng chụm lại nâng ly, cô bé đồng nghiệp nhanh nhảu: “Anh Lâm và anh Nam ơi! Hãy luôn là những trụ cột vững chắc cho phòng mình nhé”.

Nam mong mau đến sáng mai vì lòng nhiệt huyết với công việc đã cho Nam câu trả lời.

*.Quy tắc ứng xử sử dụng trong tình huống:

Đối với công việc “Năng động- Chuyên nghiệp- Hiệu quả” (không để tình cảm cá nhân chi phối công việc)

Cấp trên đối với cấp dưới: “Dân chủ- Tâm lý- Trách nhiệm”

Cấp dưới đối với cấp trên “Tuân thủ- Trung thực- Tận tâm”

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 45

Page 48: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Câu Chuyện Của phạm thị thu hằng

Chuyện xảy ra cách đây cũng đã lâu rồi, đó là phiên giao dịch lúc 11 giờ 20 phút thứ Sáu, ngày 05/02/2010 (trước ngày Ông Công, Ông Táo năm Kỷ Sửu một ngày) tại chi nhánh BIDV Đông Hà Nội. Trong phiên trực của Giao dịch viên Ngân quỹ chính Phạm Thị Thu Hằng, có 2 khách hàng Ngô Thị Tuyết Minh và Nguyễn Minh Hiền mang tiền mặt nộp vào tài khoản Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Xuất nhập khẩu Tuyên Quang với số tiền 1.398.700.000 VND.

Số tiền mặt thực tế nộp tại quầy là 2.398.700.000 VND, nhưng khách hàng viết giấy nộp chỉ với số tiền là 1.398.700.000 đồng. Sau khi đối chiếu bảng kê nộp tiền và giấy nộp tiền mặt của khách hàng, Thu Hằng thấy thừa 1 tỷ đồng. Xác nhận lại, hai chị khách hàng vẫn khẳng định số tiền họ mang đến là 1.398.700.000 đồng. Ngay lúc đó, Thu Hằng đã báo lại với khách hàng số tiền thừa 1 tỷ đồng. Gần giờ nghỉ trưa, nhìn khuôn mặt hai chị khách hàng có vẻ mệt mỏi nhưng rạng ngời niềm vui và

ánh nhìn thân thiện với anh chị em BIDV đang có mặt tại đó.

Vui cùng niềm vui của khách hàng, Thu Hằng - cô gái trẻ sinh năm 1984 có thâm niên làm việc tại BIDV từ 2004 - hồ hởi nói: “Trong khoảng thời gian hơn 5 năm làm việc tại BIDV, em đã nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách hàng, nhưng số tiền trong trường hợp này quả thật quá lớn. Nhiều lúc em không tưởng tượng nổi tại sao khách hàng có thể nhầm một lượng tiền như vậy…”

Chia sẻ về bản thân, Thu Hằng cũng cho biết rằng: “Mẹ em cũng là cán bộ công tác tại BIDV, hiện nay đã về hưu. Từ bé em đã được mẹ dạy về lòng trung thực, về đạo đức nghề nghiệp. Với em, mẹ là tấm gương sáng để noi theo. Hiện nay em đã lập gia đình và đã có một cháu bé. Làm giao dịch viên ngân quỹ đòi hỏi luôn phải đi sớm về muộn, nhưng mọi người trong gia đình luôn luôn thông cảm và giúp đỡ em, tạo điều kiện để em công tác tốt… Em hy vọng con gái em sau này lớn lên, cháu sẽ tự hào vì được sống trong gia đình có truyền thống công tác tại BIDV…”

Và tình huống Của nguyễn thị Vân

Chỉ khoảng 4 tiếng sau câu chuyện của Thu Hằng, một tình huống khác cũng đã diễn ra với những tình tiết tương tự. Lúc đó là khoảng hơn 15 giờ ngày 5/2/2010, quầy giao dịch của chi nhánh Đông Hà Nội đang vào lúc cao điểm với khá nhiều khách hàng đang chờ để giao dịch, dường như để ai cũng mong đến

LTS: Mỗi một ngày làm việc, trong toàn hệ thống BIDV có hàng ngàn tỷ đồng tiền đi và đến… với hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện phong phú cho những tình huống giao dịch đó. 2 câu chuyện chúng tôi sắp kể dưới đây cũng chỉ là 2 câu chuyện nhỏ trong 2 tình huống giao dịch bình thường song đó là những câu chuyện đẹp về phẩm chất trong sáng của người cán bộ BIDV. Và thú vị hơn khi 2 câu chuyện đó xảy ra cùng một ngày, tại cùng một chi nhánh, cùng với số tiền là 1 tỷ đồng… và chủ nhân của những câu chuyện đều sinh năm 1984 - là những cô gái còn rất trẻ.Chia sẻ trên diễn đàn Thông tin Đầu tư - Phát triển 2 câu chuyện này, chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp: hãy nhân lên những nét đẹp bằng cách chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện về bản thân bạn, hay của những người đồng nghiệp xung quanh bạn.

TỪ 2 CâU

CHUyệN ĐẹP

DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201046

Page 49: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

BIDV - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

Đó là một sáng thứ 7 mùa hạ với cái nắng chói chang trên từng cành cây ngọn cỏ. Mấy chị em chúng tôi rủ nhau đi dạo phố với một hành trình hứa hẹn nhiều điều thú vị. Đang bon bon trên đường qua trụ sở chi nhánh, chợt chúng tôi thấy một nhóm người đang đứng trước cửa chi nhánh với vẻ mặt khá bồn chồn và có vẻ như đang lo lắng điều gì đó. Thấy vậy chúng tôi dừng xe và tiến lại gần để hỏi chuyện. Hóa ra họ là người cùng một gia đình vừa bán được mảnh đất chiều hôm qua nên hôm nay cả nhà bảo nhau đem tiền ra ngân hàng gửi tiết kiệm. Nhưng họ lại không biết rằng thứ 7 nên ngân hàng không làm việc, nên lúc đó họ đang bàn nhau tìm ngân hàng nào làm việc vào ngày thứ 7 để đem tiền đến đó gửi.

Nghe được câu chuyện của họ, chúng tôi cùng đưa mắt nhìn nhau như có cùng một quyết định. Huy động Vốn đã khó, giờ lại có người đem vốn đến cho mình, nếu không xử lý ngay thì khách hàng sẽ chuyển sang ngân hàng khác. Vả lại, để họ cầm nhiều tiền như vậy mà cứ lòng vòng đi tìm ngân hàng để gửi thì sẽ rất nguy hiểm,… Thế rồi cô bạn tôi bước đến nói với một bác nhiều tuổi nhất trong đại gia đình của khách hàng:

- Bác ạ! Hôm nay là thứ 7 cơ quan cháu không làm việc. Thế nhưng để chúng cháu hỏi xem có giúp gì được cho bác không?

Nói rồi cô bạn tôi lấy điện thoại và gọi điện cho một anh lãnh đạo Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân để báo cáo. Sau khi nghe thủng câu chuyện, anh lãnh đạo hứa sẽ báo cáo sếp để xử lý và không quên nhắc chúng tôi mời khách hàng vào cơ quan nghỉ chân uống nước,…

Chưa đầy một tuần trà, anh lãnh đạo và mấy chị cán bộ phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân đã có mặt. Sau màn chào hỏi thân tình, các thủ tục gửi tiền được tiến hành nhanh chóng với sự phấn khởi của đại gia đình khách hàng. Những lời cảm ơn chân tình của đại gia đình họ dành cho chúng tôi và cho các anh chị phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân cũng chính là niềm vui cho toàn thể chi nhánh Bắc Hà Nội.

Đại gia đình khách hàng ra về với sự hài lòng và lời hứa sẽ rủ thêm nhiều anh em, bạn bè đến gửi tiền và sử dụng dịch vụ tại chi nhánh. Còn chúng tôi lại tiếp tục hành trình khám phá Hà Nội với một niềm vui nho nhỏ vì đã làm được một việc có ích, không chỉ cho gia đình khách hàng mà còn cho cả BIDV Bắc Hà Nội thân yêu nữa.

MỘT CâU CHUyệN NGÀy THỨ 7u võ THị Kim Sa - BiDv Bắc Ha nội

lượt để còn về kịp chuẩn bị cho cái Tết 23 tháng Chạp. Tại bàn thu tiền mặt, kiểm ngân Nguyễn Thị Vân đang tiếp nhận tiền mặt do khách hàng Tô Thị Hiền (công tác tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Việt Nam) nộp vào 2 tài khoản của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Việt Nam và cá nhân Tô Văn Năm với số tiền thông báo là 2.050.000.000 VND.

Trong bảng kê, số tiền hiển thị là như vậy nhưng sau khi kiểm đếm thực tế thì số tiền là 3.050.000.000 VND, thừa ra hẳn 1 tỷ đồng so với thông báo nộp. Giật mình với số tiền thừa quá lớn, Nguyễn Thị Vân cẩn thận hỏi đi hỏi lại khách hàng đã kiểm tra tiền trước khi mang tiền đến ngân hàng chưa thì được khách hàng khẳng định số tiền mang đến là chính xác… Chỉ đến khi được Vân thông báo lại số tiền thừa lên đến 1 tỷ đồng, chị Tô Thị Hiền mới ngỡ ngàng biết mình sơ suất,…

Nguyễn Thị Vân mộc mạc: “Em còn ít cả tuổi đời (26 tuổi) lẫn tuổi nghề (1 năm tuổi), nên khi gặp trường hợp này, em thực sự cảm thấy rất bối rối. Nhưng em đã bình tĩnh báo lại cho khách hàng biết là chị ấy thừa tiền. Có lẽ phải phấn đấu rất lâu em mới tích lũy được số tiền đó nhưng chưa bao giờ em có ý nghĩ sẽ lợi dụng sơ suất của khách hàng sở hữu số tiền ấy… Kiểm ngân là một công việc mà em rất ưa thích và em mong muốn được cống hiến sức trẻ, niềm đam mê của mình cho công việc nhiều thú vị này”.

DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/2010 47

Page 50: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Có lẽ không ai trong chúng ta không ít nhất một lần được nghe đến địa danh “Ngã ba Ðồng Lộc”, một cái tên đã đi vào lịch sử và gắn liền với những chiến công của các đơn vị Thanh niên xung phong trong

kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vì vậy, chúng tôi đã chọn Ngã Ba Ðồng Lộc làm một trong những điểm dừng trong hành trình về nguồn do Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Chi nhánh Hà Thành tổ chức.

Hôm nay, ngày 23/07/2010, một sáng ngày thứ 6, đoàn chúng tôi dậy sớm hơn thường lệ, nhưng ai ai cũng có tâm trạng háo hức. Bởi, chỉ một lát nữa thôi, chúng tôi sẽ cùng nhau trên một chuyến xe đường dài tiến về mảnh đất Đồng Lộc, Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh. Sau chín tiếng trên xe, mọi người ai nấy đều thấm mệt. Tuy nhiên, cái thấm mệt ấy nhanh chóng được xua tan bởi một cảm giác rất nhẹ nhàng nhưng sâu lắng trước vẻ đẹp của đất và người nơi đây. Bất chợt, tôi nhận ra vị đắng chát nhưng thơm lừng của cái nắng rát da rát thịt, vị nồng hậu và thân thương của những người dân quê chân chất. Tất cả hòa quyện lại để rồi tự nó dấy lên một cảm xúc khó diễn tả bằng lời.

Tại mảnh đất đặc biệt này, đoàn Hà Thành đã có dịp được được gặp gỡ, tiếp xúc với các anh chị đang công tác tại Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh. Đúng như cảm nhận ban đầu của cả đoàn về con người Hà Tĩnh, với những tình cảm chân tình và sự tiếp đón nồng hậu của các anh chị đã khiến cho chúng tôi có cảm giác như Hà Tĩnh vừa thật gần gũi thân thương vừa rất đỗi kiên cường, rất đậm tính nhân văn.

“…Năm 1968 là năm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh. Chỉ riêng nửa đầu năm 1968, chúng đã trút xuống Ngã Ba Ðồng Lộc 4.200 quả bom và tên lửa các lọai. Ngày 23/07/1968, nhận được lệnh thông đường, 10 cô gái TNXP đã ra ngã ba với cuốc xẻng trên vai mặc cho các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom. Một

phút trôi qua…rồi năm phút trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Cả trận địa lặng đi rồi òa lên tiếng khóc nức nở. Các cô đã hy sinh rồi!…” Ðó là một phần nhỏ những lời mà chúng tôi được nghe từ anh hướng dẫn viên trẻ trong Bảo tàng TNXP. Giọng nói trầm ấm ấy, nhẹ nhàng mà xúc động, cứ văng vẳng mãi trong sâu thẳm tâm trí những người ngồi nghe. Và tôi nhận thấy, thoáng đâu đó trên những ánh nhìn dường như xa xăm của chúng tôi là nhiều giọt nước mắt chỉ chực chờ rơi, vì xót thương cho số phận của 10 cô TNXP dũng cảm; vì nghẹn ngào trước những tấm lòng cao cả sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân cho độc lập của Tổ quốc.

Và tại nơi đây, cảm động trước những sự hy sinh ấy cho Tổ quốc, với mong muốn góp phần nhỏ bé nhưng nặng nghĩa tình cho Đồng Lộc, đoàn Chi nhánh Hà Thành đã đóng góp 20 triệu đồng để tiếp tục xây dựng tháp chuông Đồng Lộc.

Trời vẫn cứ nắng to, nhưng tất cả chúng tôi ai ai cũng cảm nhận được mùi hương thơm ngát của cái nắng giữa tháng 7 ấy, cái nắng mà đúng 42 năm về trước đã sưởi ấm cho 10 cô gái TNXP, để rồi sau đó, lòng đất mẹ thân thương đã bao bọc lấy các cô, và mãi mãi sau này, những người như chúng tôi có cơ hội được đứng đây thắp nén hương lên mộ của các cô gái – những cô gái mà tên tuổi sẽ ngàn đời sống cùng với Ngã ba Đồng Lộc!

Hành trình của chúng tôi, tuy ngắn ngày nhưng nhiều ý nghĩa. Qua chuyến đi, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc sức sống vĩnh hằng của những giá trị lịch sử. Chúng tôi hiểu rằng, để có được cuộc sống hoà bình, tươi đẹp như hôm nay là biết bao xương máu hy sinh của các anh hùng trong quá khứ. Cảm phục – tự hào về quá khứ, chúng tôi thầm hứa phải nỗ lực nhiều hơn để phát huy sức lực và trí tuệ tiếp tục xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn.

Đó cũng là ý nghĩa nhân văn của hành trình vậy.

ngà BA ĐỒng lỘC NHữNG KỶ NIệM KHÔNG PHAI u vũ THị THuỳ LinH - BiDv Ha THanH

DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG

ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN số 166 - tháng 8/201048

Page 51: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý

Họ và tên: Lê Như Hoa

Vị trí công tác: Phòng An Ninh Bảo Mật - Trung tâm CNTT

Sở thích: Sách, Du lịch, Nhạc, Phim

Câu nói ưa thích: “Cứ đi đi rồi sẽ tới đích”.

Mong muốn của bản thân: Được góp sức mình vào sự phát triển và vững mạnh của BIDV.

PS với Thông tin ĐT-PT: Sự nhiệt tình và hết lòng với công việc của các Anh, Chị và các bạn đã làm tôi phải cố gắng hơn nữa trong việc viết bài và đưa bài đều đặn cho tờ báo mà tôi yêu quý. Cảm ơn các Anh, Chị và các bạn đã cố gắng cho mỗi số báo ra, cho từng trang viết, từng bức hình… để những bài báo của Thông tin chúng ta ngày một phong phú, đặc sắc và có chất lượng.

HỘP THƯ 35 - số 166 Trong tháng 8/2010, Ban biên tập Thông tin Đầu tư - Phát triển đã nhận được tin bài, ảnh cộng tác của các đơn vị, cộng tác

viên trong hệ thống BIDV và trên khắp các tỉnh thành:

   - Các đơn vị: Văn phòng Đảng ủy, Ban Tổ chức cán bộ, Công ty Bảo hiểm BIC, Trung tâm Thẻ, Ban PTSPBL&Marketing, Ban Pháp chế, Ban Kế hoạch phát triển, Ban Quản lý chi nhánh, Trung tâm Công nghệ thông tin, Ngân hàng LD Việt Nga, Đoàn Thanh niên BIDV... Các chi nhánh: BIDV Hà Thành, BIDV Hải Phòng, BIDV Ba Đình, BIDV Bắc Nghệ An, BIDV Bình Dương, BIDV Lâm Đồng, BIDV Đông Đắlk Lắk,...

  - Các cộng tác viên: Nguyễn Thị Hoa Lý, Phạm Quang Huy, Thùy Trang, Hồng Hà, Nguyễn Quốc Thành, Văn Thị Kim Thúy, Lê Huyền, Lê Thị Thu Huyền, Bùi Ngọc Tùng, Như Hoa, Nguyễn Xuân Chiến, Hoàng Thu Huyền, Võ Thị Kim Sa, Thi Yên, Vũ Toan, Phạm Lê Hoan, Vũ Thạch Hùng, Ngọc Minh, Nguyễn Đại Lai,... và nhiều Cộng tác viên khác.

   Ban biên tập Thông tin Đầu tư – Phát triển xin chân thành cảm ơn sự cộng tác quý báu của các đơn vị, các cộng tác viên. Do khuôn khổ cuốn Thông tin có hạn, những bài viết chưa được đăng tải chúng tôi sẽ nghiên cứu sử dụng trong các số tiếp theo.

   Ban biên tập rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, cộng tác nhiệt tình và có hiệu quả của quý vị.

   Trân trọng!

BAN BIÊN TẬP

CLB CỘNG TÁC VIÊN

Page 52: 166 (8/2010) - bidv.com.vnpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ0LnpWR2P51a}/Thong...Đại hội đại biểu Đảng bộ BIDV lần ... Những ngày mùa thu lịch sử ... Xin kính mời quý