15
14 Số 2 - 10/2013 T hành lập năm 1976, sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA) gồm các sản phẩm từ cao su, chủ yếu là săm lốp các loại (xe đạp, xe máy, ô tô tải, ô tô du lịch) với chất lượng ổn định được thị trường trong và ngoài nước yêu thích. Sau nhiều thăng trầm, trải qua nhiều lần khủng hoảng kinh tế, CASUMINA vẫn ổn định phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 5%. Tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm liên tục tăng, hiện chiếm 30% tổng doanh thu, đạt 80 triệu USD (năm 2012) và ước đạt 106 triệu USD (năm 2013). Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, từ phạm vi hẹp trong các nước Đông Nam Á những năm 2004 đến nay đã vươn đến hơn 33 nước và vùng lãnh thổ. Tổng doanh thu năm 2012 đạt trên 3.000 tỉ đồng. Năm 2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc điều hành đã coi đây thực sự là cơ hội để tái cấu trúc bộ máy quản lý, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu CASUMINA bền vững. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp thay đổi mạnh mẽ cả hệ thống quản lý và nguồn lực, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng doanh thu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Quản lý nhân sự theo Kpis Công ty xác định đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại nên đã xây dựng các tiêu chuẩn đặc biệt để tuyển chọn nhân lực tương ứng với từng ngành nghề, đồng thời duy trì công việc đánh giá chất lượng nhân viên hàng năm để bố trí công việc hợp lý. Từ năm 2011, Công ty thực hiện tái cấu trúc nhằm tinh gọn bộ máy điều hành, đồng thời phát huy sức mạnh tiềm năng tại các phòng, ban, bộ phận. nâng cao sản lượng NH 3 khoảng 3÷5 tấn NH 3 /ngày. Bên cạnh đó, việc đầu tư trạm nước tuần hoàn và máy băng trục vít cho dây chuyền sản xuất CO 2 lỏng với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng, từ đó nâng cao được sản lượng CO 2 lỏng, giảm định mức tiêu hao và bảo vệ môi trường. Việc đầu tư các công nghệ và thiết bị tiên tiến đã góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm urê, tăng khả năng cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm trong nước mà còn góp phần tham gia sâu vào thị trường quốc tế. Năng suất hoạt động của Công ty, đặc biệt là đối với sản phẩm chính urê đã tăng đáng kể trong nhiều năm qua. Nếu như dây chuyền sản xuất urê được lắp đặt từ năm 1975 với năng suất ban đầu 60.000 tấn urê/năm, với 1 nhà máy urê như vậy mới chỉ cung cấp được khoảng 7÷8% nhu cầu phân bón urê trong cả nước, thì năm 2001-2002, Công ty đầu tư và cải tạo nâng năng suất dây chuyền đạt 196.000 đến 198.000 tấn urê/năm, tăng gần gấp đôi, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu thị trường. Đi cùng với đó, chất lượng sản phẩm của Công ty cũng ngày càng được nâng cao và đảm bảo tiêu chuẩn. Từ hình dạng, hàm lượng Nito, hàm lượng Biuret, độ ẩm, đến kích cỡ hạt của phân đạm urê đều đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn. Với sản phẩm NH 3 hóa lỏng, các hàm lượng amoniac, nước, dầu và sắt đều đảm bảo tiêu chuẩn. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đã giúp Đạm Hà Bắc cạnh tranh và khẳng định uy tín với các sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước. Để khẳng định thương hiệu, Công ty cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2008 theo tiêu chẩn quốc tế. Bên cạnh đó còn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, mở rộng đối tác tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản... Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm trong thời gian tới, việc đầu tư cải tạo hệ thống nhằm mục đích ổn định sản xuất đang được Công ty quan tâm hàng đầu. Hiện tại, Công ty đã triển khai đầu tư và cải tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm định mức tiêu hao bằng các biện pháp như: Đầu tư mới bộ vòi phun tháp tạo hạt xưởng urê; Lắp đặt máy băng trục vít cấp lạnh 670 thay thế hệ thống lạnh 681 xưởng NH 3 ; Lắp đặt hệ thống DCS cho lò hơi xưởng Nhiệt; Lắp đặt trạm nước tuần hoàn và máy băng trục vít để nâng công suất dây chuyền sản xuất CO 2 lỏng... Đó sẽ là những giải pháp tất yếu cho sự phát triển và nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm để Đạm Hà Bắc khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường n Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

14

Số 2 - 10/2013

Thành lập năm 1976, sản phẩm chính của Côngty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam(CASUMINA) gồm các sản phẩm từ cao su, chủyếu là săm lốp các loại (xe đạp, xe máy, ô tô tải,

ô tô du lịch) với chất lượng ổn định được thị trườngtrong và ngoài nước yêu thích. Sau nhiều thăng trầm,trải qua nhiều lần khủng hoảng kinh tế, CASUMINAvẫn ổn định phát triển bền vững với tốc độ tăngtrưởng hàng năm trên 5%.

Tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm liên tục tăng, hiện chiếm30% tổng doanh thu, đạt 80 triệu USD (năm 2012) và ướcđạt 106 triệu USD (năm 2013). Thị trường xuất khẩu ngàycàng mở rộng, từ phạm vi hẹp trong các nước Đông NamÁ những năm 2004 đến nay đã vươn đến hơn 33 nước vàvùng lãnh thổ. Tổng doanh thu năm 2012 đạt trên 3.000tỉ đồng.

Năm 2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo môhình cổ phần hóa, Hội đồng quản trị và Ban Tổng giámđốc điều hành đã coi đây thực sự là cơ hội để tái cấu trúcbộ máy quản lý, tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp, xây dựng thương hiệu CASUMINA bền vững.Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp thay đổi mạnh mẽcả hệ thống quản lý và nguồn lực, không ngừng cải tiếnchất lượng sản phẩm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh củasản phẩm, tăng doanh thu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

quản lý nhân sự theo KpisCông ty xác định đây là yếu tố quan trọng nhất quyết

định sự thành bại nên đã xây dựng các tiêu chuẩn đặc biệtđể tuyển chọn nhân lực tương ứng với từng ngành nghề,đồng thời duy trì công việc đánh giá chất lượng nhân viênhàng năm để bố trí công việc hợp lý.

Từ năm 2011, Công ty thực hiện tái cấu trúc nhằm tinhgọn bộ máy điều hành, đồng thời phát huy sức mạnh tiềmnăng tại các phòng, ban, bộ phận.

nâng cao sản lượng NH3 khoảng 3÷5 tấn NH3/ngày.Bên cạnh đó, việc đầu tư trạm nước tuần hoàn vàmáy băng trục vít cho dây chuyền sản xuất CO2 lỏngvới kinh phí khoảng 5 tỷ đồng, từ đó nâng cao đượcsản lượng CO2 lỏng, giảm định mức tiêu hao và bảovệ môi trường.

Việc đầu tư các công nghệ và thiết bị tiên tiến đãgóp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩmurê, tăng khả năng cạnh tranh không chỉ với các sảnphẩm trong nước mà còn góp phần tham gia sâuvào thị trường quốc tế. Năng suất hoạt động củaCông ty, đặc biệt là đối với sản phẩm chính urê đãtăng đáng kể trong nhiều năm qua. Nếu như dâychuyền sản xuất urê được lắp đặt từ năm 1975 vớinăng suất ban đầu 60.000 tấn urê/năm, với 1 nhàmáy urê như vậy mới chỉ cung cấp được khoảng7÷8% nhu cầu phân bón urê trong cả nước, thì năm2001-2002, Công ty đầu tư và cải tạo nâng năng suấtdây chuyền đạt 196.000 đến 198.000 tấn urê/năm,tăng gần gấp đôi, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu thịtrường. Đi cùng với đó, chất lượng sản phẩm củaCông ty cũng ngày càng được nâng cao và đảm bảotiêu chuẩn. Từ hình dạng, hàm lượng Nito, hàmlượng Biuret, độ ẩm, đến kích cỡ hạt của phân đạmurê đều đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn. Với sảnphẩm NH3 hóa lỏng, các hàm lượng amoniac, nước,dầu và sắt đều đảm bảo tiêu chuẩn.

Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đã giúp ĐạmHà Bắc cạnh tranh và khẳng định uy tín với các sảnphẩm trong nước cũng như ngoài nước. Để khẳngđịnh thương hiệu, Công ty cũng đã áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2008 theotiêu chẩn quốc tế. Bên cạnh đó còn không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, mởrộng đối tác tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài nhưThái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sảnphẩm trong thời gian tới, việc đầu tư cải tạo hệthống nhằm mục đích ổn định sản xuất đang đượcCông ty quan tâm hàng đầu. Hiện tại, Công ty đãtriển khai đầu tư và cải tạo, nâng cao chất lượng sảnphẩm, giảm định mức tiêu hao bằng các biện phápnhư: Đầu tư mới bộ vòi phun tháp tạo hạt xưởng urê;Lắp đặt máy băng trục vít cấp lạnh 670 thay thế hệthống lạnh 681 xưởng NH3; Lắp đặt hệ thống DCScho lò hơi xưởng Nhiệt; Lắp đặt trạm nước tuần hoànvà máy băng trục vít để nâng công suất dây chuyềnsản xuất CO2 lỏng... Đó sẽ là những giải pháp tất yếucho sự phát triển và nâng cao năng suất cũng nhưchất lượng sản phẩm để Đạm Hà Bắc khẳng địnhthương hiệu của mình trên thị trường n

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Page 2: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

15

Số 2 - 10/2013

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Năm 2012, CASUMINA bắt đầuáp dụng hệ thống quản lý nhân sựtheo phương pháp đánh giá kết quảcông việc (KPIs) nhằm nâng cao tinhthần trách nhiệm và hoàn thànhcông việc cho mọi thành viên trongCông ty. Mỗi người đều có 01 bảngđánh giá kết quả công việc của chínhmình để tự đánh giá khả năng hoànthành công việc; đánh giá năng lựcthật sự của mình để cải tiến kỹ năngtrong tương lai.

áp dụng ERpCASUMINA là đơn vị đầu tiên

của Tập đoàn Công nghiệp Hóachất Việt Nam áp dụng thành côngchương trình quản lý ERP (Enter-prise Resource Planning) từ năm2008. Từ đây, mọi hoạt động củaCông ty đã được chương trình nàyhỗ trợ, đáp ứng kịp thời các yêu cầuvề giá thành sản phẩm; hoạch địnhkế hoạch cho sản xuất; tính toánnhanh tồn kho sản phẩm, nguyênvật liệu; kiểm soát chất lượng sảnphẩm theo mục tiêu chất lượng;kiểm soát bán hàng và tồn kho; muahàng và kiểm soát nhà cung ứng;quản lý nhân sự theo yêu cầu…

Hiệu quả của chương trình này lànăng suất lao động tăng rõ rệt, cácbáo cáo kết quả sản xuất kinh doanhtháng, quý, năm đạt tiến độ nhanhhơn, Công ty đã có thể kiểm soát tốthơn về công nợ, doanh thu, tồn kho,lợi nhuận; đồng thời tối ưu hóa được

các nguồn lực như nguyên vật liệu,nhân công… giúp cho Ban Tổnggiám đốc quản trị công việc tốt hơn.

Việc áp dụng ERP cũng làm chohoạt động của Công ty được tổchức lại theo các quy trình chuyênnghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩnquốc tế, do đó nâng cao chất lượngsản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợinhuận, tăng năng lực cạnh tranh vàphát triển thương hiệu của CASUM-INA.

áp dụng và duy trì iSONgoài yếu tố trên, thành công

của CASUMINA cũng được góp phầnbởi việc áp dụng và duy trì hệ thốngquản lý ISO 9001:2008 và ISO14001:2004. CASUMINA cũng là đơnvị đầu tiên trong ngành công nghiệpsản phẩm cao su đạt được chứngnhận cho hệ thống quản lý chấtlượng ISO 9002 vào năm 1997 và ISO14001:1996 vào năm 2003.

Hàng năm, phong trào thi đuaphát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuậtđược phát động sôi nổi và duy trìliên tục nhằm khuyến khích sựsáng tạo của lực lượng kỹ thuậtmột cách cao nhất. Nhờ đó, chấtlượng sản phẩm ngày càng được

cải tiến, đáp ứng cao nhất các yêucầu của khách hàng.

gặt hái thành côngNhờ những nỗ lực không ngừng

trong cải tiến, nâng cao năng suấtchất lượng sản phẩm, các phongtrào lao động sáng tạo của Công tyđã mang lại hiệu quả và tiết kiệmchi phí cho Công ty ngày càngnhiều, cụ thể:

Với những ưu điểm vượt trội,CASUMINA liên tục đạt danh hiệuHàng Việt Nam chất lượng cao 10năm liền (do Báo Sài gòn Tiếp thịtổ chức); Danh hiệu Giá trị ViệtNam (2011); Danh hiệu Anh hùngLao động thời kỳ đổi mới (2005)cùng hàng loạt các Huân chươngLao động – Huân chương Độc lậphạng Ba (2011) cho Công ty và cácXí nghiệp trực thuộc qua nhiềunăm liền.

Với việc xác định đúng đắn chiếnlược phát triển bao gồm tầm nhìn,các giá trị cốt lõi cùng sứ mệnh“Cống hiến cho xã hội sự an toàn,hạnh phúc, hiệu quả và thân thiện”,chắc chắn CASUMINA sẽ mãi là “Bạnđường tin cậy”- cùng gắn bó, cùngvươn xa với mọi khách hàng n

NgUyễN ĐìNH ĐôNg - Phó Tổng giám đốc CASUMINA

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số sáng kiến 7 8 10 10 30Hiệu quả làm lợi(triệu đồng) 987 17.200 1.520 16.880 70.120

caSumina

Phát triển bền vữngnhờ thay Đổi mạnh mẽhệ thống quản lý

Page 3: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

16

Số 2 - 10/2013

Ngày nay, nhu cầu pin vàắc quy đã trở thành mộttrong những thị trườngquan trọng nhất đối với

thế giới công nghệ của chúng ta.Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng(Tibaco) luôn xác định công tácnghiên cứu khoa học, cải tiến côngnghệ và thiết bị là hoạt động rấtquan trọng và rất cần thiết để nângcao năng suất, chất lượng, giảm giáthành sản phẩm và giảm ô nhiễmmôi trường.

Hơn 50 xây dựng và phát triển,Công ty là 1 trong 3 doanh nghiệpsản xuất ắc quy lớn trong nướcthuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóachất Việt Nam. Sản phẩm củaTibaco đã trở thành thương hiệucó uy tín, chất lượng ổn định, đượcngười tiêu dùng bình chọn là HàngViệt Nam chất lượng cao và đượcthị trường Hàn Quốc, Đài Loan,Thụy Điển, Vương quốc Anh, Cam-puchia, Nigeria, Ăngola... mua vớikhối lượng lớn.

Nhận thức tầm quan trọng củachất lượng sản phẩm, Tibaco đãtăng cường hệ thống quản lý sảnxuất và môi trường nhằm mang lạisản phẩm chất lượng tốt cho ngườitiêu dùng và cải thiện môi trườngsản xuất cho người lao động. Đểthực hiện mục tiêu đó, những nămqua Công ty đã lần lượt áp dụng cácphiên bản của hệ thống quản lýchất lượng ISO như ISO 1994; ISO9001:2000; ISO 9001:2008. Hiện nay,hệ thống này đang phát huy tácdụng tốt trong quản lý chất lượng

của Công ty. Bên cạnh đó, Công tycũng áp dụng hệ thống quản lý môitrường ISO 14001: 2004, đã đượcTrung tâm chứng nhận phù hợpQUACERT cấp chứng chỉ.

Các đề tài nghiên cứu củaTibaco đều xuất phát từ đòi hỏi củathực tiễn sản xuất nên khi đượctriển khai, áp dụng vào thực tế sảnxuất, đem lại hiệu quả rất thiết thực.Cụ thể, Công ty đã xây dựng quytrình công nghệ hóa thành cho 62chủng loại lá cực hiện có, giảm18,68% lượng điện năng tiêu thụcho quá trình hóa thành lá cực, giúptiết kiệm 503,5 triệu đồng/năm; xâydựng quy trình công nghệ sản xuấtắc quy tích điện khô phù hợp hơn;góp phần giảm định mức tiêu haonhư giảm 5,08% điện năng, 33%

nước máy, 8% chì cho mỗi đơn vịsản phẩm; tiết kiệm 162,6 triệuđồng tiền điện và 103,2 triệu đồngtiền nước trong năm; xây dựng quytrình sản xuất ắc quy chì axit lá cựcống, không bảo dưỡng, tuổi thọcao, sử dụng cho xe chạy điện hầmlò và xe nâng điện, mở ra khả năngsản xuất chủng loại sản phẩm mới,đáp ứng yêu cầu trong nước màkhông phải nhập công nghệ. Côngty là đơn vị đầu tiên ở Việt Namnghiên cứu thành công và đưa vàosản xuất các loại ắc quy kín khíkhông bảo dưỡng, dung lượng lớn,dùng cho ô tô, tín hiệu thông tinliên lạc và các loại ắc quy côngnghiệp khác đến 1000 Ah, tiện lợicho người sử dụng, thân thiện vớimôi trường.

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Công ty CP Ắc quy Tia sáng có nhiều biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh. Trong ảnh: Công nhân trong dây chuyền sản xuất ắc quy.

công ty cổ phần ắc quy tia Sáng:

công nghệliên tục cải tiến

PV

Page 4: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

17

Số 2 - 10/2013

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Nhiều sáng kiến, cải tiến của CBCNV trongCông ty đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho quátrình sản xuất: Cải tiến máy đúc sườn cực ĐàiLoan và Hàn Quốc bằng cách chế tạo thêm thiếtbị ổn nhiệt làm mát khuôn tự động và thay điềuchỉnh tốc độ điện trở bằng biến tần, đã giúptăng năng lực thiết bị đúc sườn cực lên 140% (từ6-8 tấm/phút lên 10-11 tấm/phút), đáp ứng kịpthời yêu cầu sản xuất mà không phải nhập thêmthiết bị mới. Cải tiến máy cắt gia công tấm cựctừ vận hành thủ công sang tự động giúp tăngnăng suất 150%, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảmcường độ lao động cho công nhân. Chế tạo thiếtbị dỡ tấm cực sau máy trát cao, góp phần giảmcường độ lao động cho công nhân, giảm lá cựcphế phẩm…

Các hoạt động nghiên cứu cải tiến côngnghệ và thiết bị đã góp phần giúp Tibaco hoànthành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinhdoanh và bảo vệ môi trường mà Tập đoàn Côngnghiệp Hóa chất Việt Nam giao hàng năm. Quađó, uy tín của Công ty đã được nâng cao.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩmđạt tiêu chuẩn quốc tế, Công ty cũng đồng thờinâng sản lượng ắc quy lên 1,5-1,9 triệukWh/năm, tăng sản lượng pin truyền thống lênđạt 500-800 triệu viên/năm, nghiên cứu sản xuấtmột số loại pin chuyên dụng cao cấp. Nghiêncứu để phát triển và nâng cao chất lượng cácnguồn điện mới, phục vụ cho các yêu cầu củathị trường về nguồn điện sạch như các loại pinLi-Ion, ắc quy cho ô tô điện và ô tô lai điện.

Trong giai đoạn tới (2011-2015), Tibaco tiếptục phát huy phong trào sáng kiến cải tiến kỹthuật, tập trung nghiên cứu, tạo ra các sảnphẩm có năng suất và chất lượng cao, nhằmnâng cao sức cạnh tranh của Công ty trong lĩnhvực pin, ắc quy n

Từ ngày 15 – 21/9/2013, tại tại Saint Petersburg, Liênbang Nga đã diễn ra Kỳ họp lần thứ 36 Đại hội đồngISO. Đoàn đại biểu Việt Nam, do Tổng cục trưởng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Ngô Quý Việt làmTrưởng đoàn đã tham gia các hoạt động của kỳ họp.

Đại hội đã thảo luận phương án thúc đẩy năng lực thểchế các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia (NSB); hỗ trợ cácthành viên tăng cường tham gia vào hoạt động kỹ thuật củaISO như ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn,dự án hỗ trợ kỹ thuật đa phương và song phương giữa cácthành viên ISO; thông qua Kế hoạch hành động ISO giai đoạn2011-2015 dành cho các nước đang phát triển, đưa raphương pháp đánh giá được hiệu quả của dự án ISO đã dànhcho các nước đang phát triển trong giai đoạn 2012-2013 vàđịnh hướng xây dựng kế hoạch hành động ISO 2016-2020,tập trung cho các nước phát triển.

Ngoài ra, cuộc họp cũng trao đổi về việc nâng cấp hệthống công nghệ thông tin, phần mềm liên quan tại Ban thưký Trung tâm ISO nhằm thúc đẩy tham gia tích cực hơn vàoquá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO từ các thành viênlà các nước đang phát triển;

Tại cuộc họp, đoàn Việt Nam tham gia các buổi thảo luậnnhóm về chủ đề như sử dụng tiêu chuẩn ISO theo cách nàođể thúc đẩy tăng trưởng, chất lượng và đổi mới ở các nướcđang phát triển; Tăng cường vai trò cơ quan tiêu chuẩn hóaquốc gia trong hạ tầng chất lượng quốc gia tại các nước đangphát triển và phối hợp giữa cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc giađể khuyến khích các bên liên quan (cơ quan chính phủ, chínhquyền địa phương, doanh nghiệp...) áp dụng tiêu chuẩn ISOtrong quản lý rủi ro, ứng phó khẩn cấp.

Đại hội đã chính thức thông qua việc đề cử ông ZhangXiaogang (Trung Quốc) là Chủ tịch mới của ISO cho nhiệmkỳ 2015-2017, thay ông Terry Hill (Anh).

PV

việt nam tham dự đại hội đồng iSOlần thứ 36

Page 5: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

công ty cổ phần hóa chất việt trì:

18

Số 2 - 10/2013

Với các sản phẩm chính là xút, axit HCl, clo lỏng,javen, thủy tinh lỏng... VICCO tự hào là mộttrong những doanh nghiệp sản xuất nguyênliệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành kinh

tế quốc dân như Giấy, Dệt may, Cơ khí, Dầu khí, Chếbiến thực phẩm. Bên cạnh các sản phẩm truyền thốngkể trên, VICCO còn sản xuất sản phẩm phân bón tổnghợp NPK, phát triển các sản phẩm gốc clo như BaCl2,CaCl2, PAC... nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm,thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thị trườngtrong nước và thay thế hàng nhập khẩu. Sản phẩm củaVICCO mang thương hiệu “Hóa chất Việt Trì” đã tạo đượcchữ tín với khách hàng, tiêu thụ ổn định và chiếm lĩnh thịtrường ở nhiều tỉnh thành miền Bắc như Hà Nội, TuyênQuang, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng... Đa số các kháchhàng hiện nay có mối quan hệ truyền thống với Công tyvà là những đơn vị đang phát triển tốt, hoạt động sảnxuất, kinh doanh hiệu quả. Nhờ uy tín và chất lượng đượckhẳng định của VICCO, một số doanh nghiệp nước ngoài,như: Miwon, Sumitomo, Unilever... cũng đã tìm đến vớisản phẩm mang thương hiệu “Hóa chất Việt Trì”.

Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trongsản xuất kinh doanh, VICCO chủ động tìm những giảipháp hợp lý trong từng thời kỳ kế hoạch, khai thác hiệuquả năng lực của dây chuyền sản xuất cũ, đầu tư xâydựng dây chuyền sản xuất mới hiện đại, cho ra sảnphẩm xút sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường cả về sốlượng và chất lượng. Nhờ đó, những năm gần đây, Côngty đạt mức tăng trưởng từ 10-15%, doanh thu đạt gần200 tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận hàng năm tăng 30-50%, đời sống của người lao động được cải thiện đángkể.

Để theo kịp với xu thế của thị trường, Công ty đãtriển khai chuyển đổi toàn bộ công nghệ, từ điện phândùng anốt graphit sang anốt ti-tan, nhờ đó đã tăngnăng suất thiết bị lên 200%, đồng thời triệt tiêu hoàn

toàn các yếu tố độc hại phát sinh trong sản xuất. Tiếptheo, Công ty đầu tư áp dụng công nghệ điện phândùng màng trao đổi ion tiên tiến; nâng công suất dâychuyền sản xuất xút-clo lên gấp hơn 4 lần (từ 4.500tấn/năm lên 20.000 tấn/năm). Cùng với sản phẩm xút,sản lượng các sản phẩm khác cũng được nâng cao, nhưaxit HCl đạt khoảng 18.000 tấn/năm, clo lỏng đạtkhoảng 2.000 tấn/năm.

Bắt nguồn từ suy nghĩ làm thế nào để phát huy hếtcông suất và nâng cao năng lực của máy móc thiết bịhiện có, duy trì ổn định chế độ kỹ thuật, vận hành, bảodưỡng và sửa chữa thiết bị đúng quy trình kỹ thuật, bảođảm an toàn vệ sinh lao động và môi trường, VICCOcũng phát huy tốt các phong trào lao động sáng tạophát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí.Công ty đã thiết lập hệ thống phòng ngừa sự cố hóachất để đảm bảo cho hoạt động sản xuất an toàn và ổnđịnh hơn; Đầu tư công nghệ màng lọc khử SO4

-2 trongnước muối, nhờ đó khi đi vào hoạt động sẽ không phải

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Tận dụng mọi điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn, Công ty Cổ phần Hóachất Việt Trì (VICCO) khẳng định sức mạnh, uy tín và chỗ đứng của một doanh nghiệp sảnxuất hóa chất cơ bản trên thị trường. Những thành công này sẽ là nền tảng vững chắc để Hóachất Việt Trì đưa ra các giải pháp tối ưu cho sự phát triển lâu dài.

Hệ bơm Clo yLJ500

MINH ANH

Phát triển công nghệ

Page 6: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

sử dụng hóa chất để xử lý nước muối, góp phần hạ giáthành sản phẩm; Đầu tư các thiết bị lẻ bổ sung và nângcấp các thiết bị hiện tại nhằm duy trì và nâng cao hiệuquả hoạt động của cả dây chuyền… đem lại hiệu quảrất thiết thực. Công ty đã rà soát lại tất cả các chi phítrong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm định mứctiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí sửa chữa vàcác chi phí khác. Mỗi năm, Công ty đã có hàng chục giảipháp tiết kiệm được thực hiện và sáng kiến làm lợihàng tỷ đồng.

Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tưnhằm đổi mới công nghệ cân bằng clo để hai dâychuyền đều chạy máy với dòng điện cao, tăng cườngnăng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêuthụ và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện cácbiện pháp tiết kiệm trong sản xuất, nâng cao chấtlượng và hạ giá thành sản xuất đối với hai sản phẩmcanxi và PAC. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng bốtrí nhân lực phù hợp, động viên và nâng cao ý thứcngười lao động để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất. Mụctiêu của Công ty là tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuấtlên công suất 50.000 tấn/năm, nhằm đáp ứng đầy đủ

nhu cầu của thị trường về sản phẩm xút và các sảnphẩm gốc clo, trở thành nhà sản xuất xút-clo hàng đầumiền Bắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển củacác ngành sản xuất.

Với những đường lối chiến lược phát triển bền vững,tin rằng Hóa chất Việt Trì sẽ tiếp tục phát huy đượctruyền thống của một doanh nghiệp sản xuất hóa chấtcơ bản hàng đầu Việt Nam và sẽ tiếp tục gặt hái nhiềuthành công trên con đường hội nhập n

19

Số 2 - 10/2013

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Tháp sấy khô khí Clo

Thùng điện phân điện cực Titan DSA-8: 72 thùng - 14,5 kA - tươngứng 10.000 tấn xút/năm

và sản Phẩm mới

Page 7: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

20

Số 2 - 10/2013

nghiên cứu lập giải pháp công nghệ để đưa chế độnhiệt bộ phận sấy-hấp thụ dây chuyền axít 3 đạt tiêuchuẩn kỹ thuật, tăng năng suất dây chuyền, giảm chiphí sửa chữa thiết bị và giảm tiêu hao điện năng

Theo thiết kế ban đầu tại dây chuyền axít số 3, bộphận hấp thụ sử dụng nước đục cấp từ hồ tuần hoànCông ty qua bộ lọc tinh EBS, sau đó cấp vào thiết bị làmlạnh tấm 415A và 415B để làm mát nước trong (nướclàm mát axít), lượng nước trong này được cấp tuầnhoàn từ thùng 413 nhờ bơm 414A hoặc 414B. Sau thiếtbị 415A và B: Nước đục quay lại hồ tuần hoàn theomương ngầm; Nước trong tiếp tục được cấp lên cácthiết bị làm lạnh kiểu tấm 410, 405A, 405B-1, 405B-2,406 để làm nguội axít cấp cho các tháp sấy - hấp thụ vàaxít sản phẩm về kho.

Khi dự án tuần hoàn nước thải làm lạnh axít đi vàohoạt động đã phát sinh thêm một số nhược điểm: hệthống nước đục cấp theo hệ thống kín (cưỡng bức) đãgây giảm lưu lượng nước đục cấp cho các làm lạnh tấm415A, 415B nói trên và làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệtcủa các thiết bị này. Toàn bộ nước thải của dây chuyềnaxít số 2 bao gồm cả nước thải có các ion Ca2+, Mg2+…do khử cứng nước và do trung hoà axít H2SO4 khi táisinh các máy cation của bộ phận lọc nước dẫn đến độcứng của nước hồ tuần hoàn luôn cao, do vậy đã gâybám rất nhiều cặn tại các thiết bị trao đổi nhiệt tấm dẫnđến giảm hệ số truyền nhiệt và lưu lượng nước qua cácthiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm (giảm hiệu suất trao đổinhiệt). Lưu lượng nước đục qua 415A, B giảm từ >200m3/h xuống chỉ còn 70 m3/h.

Chính vì các lý do trên nên mặc dù dây chuyền axít3 chỉ chạy với sản lượng 36 tấn/ca (tối đa là 45 tấn/ca),nhưng nhiệt độ thùng chứa hấp thụ 1 và 2 đều cao (hấpthụ 1 là 84-86oC; hấp thụ 2 là 82-84oC) đều vi phạm chếđộ kỹ thuật cho phép là <75oC làm ảnh hưởng đến hiệusuất hấp thụ và gây ăn mòn thiết bị, vật liệu khu vực sấy- hấp thụ.

nội dung giải pháp sáng kiến:Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân gây nên vi phạm

chế độ kỹ thuật của bộ phận sấy - hấp thụ trong dâychuyền, Công ty đã đề xuất phương án xử lý sau:

Sử dụng hoàn toàn nước hồ tuần hoàn thay cho nướctrong cung cấp cho các làm lạnh tấm làm mát axít. Nướcđục từ hồ tuần hoàn cấp qua thiết bị lọc EBS sau đó cấpcho các thiết bị làm lạnh axít 410, 405A, 405B-1, 405B-2,406; nước sau làm mát thoát theo mương thải về hồ tuầnhoàn. Các thiết bị làm lạnh axít này được đấu nối bổ sunghệ thống đường ống dẫn axít H2SO4 để phục vụ thaurửa cặn cứng khi cần thiết. Chắn tách hệ thống các thiếtbị làm lạnh nước 415A, 415B bơm 414A, 414B.

Hiệu quả:- Tăng và ổn định được lưu lượng nước đục cấp cho

các thiết bị làm lạnh axít 410, 405A, 405B-1, 405B-2, 406từ 70 m3/h lên 210 m3/h; giảm nhiệt axít tưới chảy bộphận sấy -hấp thụ dây chuyền axít 3 về đạt tiêu chuẩn kỹthuật; tăng năng suất dây chuyền, tăng hiệu suất hấp thụvà tăng độ bền của thiết bị tại bộ phận sấy - hấp thụ.

- Giảm chi phí điện năng do không phải vận hànhbơm 414A, B.

- Góp phần ổn định chế độ kỹ thuật và tăng năng suấtdây chuyền.

- Thuận tiện, chủ động và giảm chi phí cho việc thaurửa cặn ở các thiết bị làm lạnh này.

Giá trị làm lợi: 538 triệu đồng.

nghiên cứu sử dụng quặng apatit loại 2 bột, vụn đưavào sản xuất supe phốt phát thương phẩm 16-16,5%p2O5 hữu hiệu, đạt tiêu chuẩn chất lượng

Khi Công ty đưa dây chuyền sản xuất phân lân nungchảy vào hoạt động sẽ phát sinh ra một khối lượngquặng bột, vụn tương đối lớn. Theo số liệu tính toán sơbộ khi xí nghiệp sản xuất ổn định với năng suất bìnhquân ~270 tấn/lò/ngày, khối lượng quặng vụn, bột phát

ý tưởng - giải pháp

công ty cp Supe phốt phát và hóa chất lâm thao

những sáng Kiến tiêu biểu

Giai đoạn 2008-2012, CBCNV Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có 746đề tài sáng kiến của 1.903 lượt tác giả được áp dụng, làm lợi 61 tỷ đồng; Bản tin Năng suấtChất lượng Công Thương xin giới thiệu một số đề tài, sáng kiến tiêu biểu được áp dụng manglại hiệu quả kinh tế cao.

VŨ XUÂN HồNg

Page 8: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

21

Số 2 - 10/2013

sinh khoảng 40.000-50.000 tấn/năm (trong đó trên 25%có ngay trong hợp đồng và phần còn lại sinh ra từ quátrình nghiền các cục quặng lớn). Theo dự án lượngquặng apatit bột, vụn này được phối trộn với các chấtphụ gia (xi măng, secpentin…) để đóng bánh và đưatrở lại sản xuất. Tuy nhiên, lượng quặng sử dụng lạikhông nhiều và chi phí sản xuất cao, do đó tồn đọngngoài kho bãi một khối lượng rất lớn. Trước mắt khôngcòn mặt bằng để tập kết, làm ảnh hưởng đến cảnhquan môi trường và gây lãng phí.

Để sử dụng một cách có hiệu quả khối lượng quặngnày Công ty đã nghiên cứu đưa vào sản xuất supe phốtphát theo phương án đưa quặng loại 2 cùng với quặngnguyên khai loại 1 vào sấy nghiền rồi đưa vào điều chếsupe lân. Với phương án này, sau khi tính toán tỉ lệ phốitrộn giữa quặng loại 2 và quặng nguyên khai loại 1, hỗnhợp quặng sẽ được đưa vào sấy nghiền sau đó kết hợpvới quặng tuyển ẩm để đưa vào điều chế supe lân. Côngty đã tính toán, tìm ra tỉ lệ trộn thích hợp giữa quặng loại2 và quặng nguyên khai loại 1 (việc tính toán này có thểáp dụng được với các tỉ lệ giữa quặng nguyên khai vàquặng tuyển tùy thuộc vào từng giai đoạn sản xuất cụthể) để đảm bảo các chế độ kỹ thuật khi chạy máy vàđảm bảo chất lượng của supe tươi cũng như chất lượngcủa sản phẩm supe lân xuất kho.

Tỉ lệ thích hợp giữa quặng loại 2/quặng nguyên khailoại 1 theo tính toán là 1/5. Lượng quặng vụn, bột loại 2đưa vào còn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa quặng apatit tuyểnvà apatit nguyên khai khi đưa vào điều chế. Theo tínhtoán, khi chạy với tỉ lệ 50% quặng nguyên khai – 50%quặng tuyển thì lượng quặng loại 2 đưa vào sử dụng là:50 tấn/ngày; Khi chạy với tỉ lệ 60% quặng nguyên khai –40% quặng tuyển thì lượng quặng loại 2 đưa vào sử dụnglà: 60 tấn/ngày. Từ số liệu tính toán và chạy thử nghiệm,Công ty đã biên soạn hoàn chỉnh quy trình sản xuất.Tháng 9/2010 Công ty đã bắt đầu đưa quặng loại 2 nàyvào để sản xuất supe lân trên dây chuyền supe 1 theoquy trình mới. Chất lượng của supe xuất kho: P2O5 hữuhiệu - 16,3%; P2O5 tự do - 3,4%; độ ẩm - 10,5%.

Hiệu quả của giải pháp:- Việc tính toán và đưa ra quy trình vận hành sản xuất

không làm thay đổi nhiều so với quá trình sản xuất bìnhthường nên rất thuận tiện trong quá trình tiến hành sảnxuất. Không phải đầu tư thêm bất cứ một thiết bị mới nàomà vẫn đảm bảo được các chế độ kỹ thuật và chất lượngcủa sản phẩm.

- Tận dụng, đưa vào sử dụng toàn bộ lượng quặngapatit loại II vụn, bột loại ra từ dây chuyền sản xuấtlân nung chảy. Giảm các chi phí điện năng, nhân công,xi măng cho quá trình đóng bánh tại xí nghiệp lânnung chảy.

- Tổng lượng quặng đã đưa vào sản xuất supe trongnăm là 13.737 tấn.

Chất lượng sản phẩm đảm bảo như tiêu chuẩn côngbố của Công ty. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vàphù hợp với quy chuẩn kỹ thuật theo Thông tư36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2010 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quyđịnh sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón. Sảnphẩm đã được Công ty chứng nhận VINACERT cấp Giấychứng nhận Hợp quy.

Giá trị làm lợi: 1.950.686.660 đồng.

nghiên cứu thiết kế hệ thống sử dụng nước trongthay thế nước tuần hoàn làm mát máy phát điện,bình làm mát dầu của hệ thống phát điện nhằm pháthuy công suất phát của xưởng phát điện 3mW

Xưởng phát điện từ hơi nhiệt thừa 3MW của Côngty được thiết kế dùng nước tuần hoàn để làm mát cácthiết bị trao đổi nhiệt trong hệ thống. Nước làm máttuần hoàn sau khi làm mát các thiết bị trao đổi nhiệt đạttới T ≥40oC được hạ nhiệt bởi 03 tháp giải nhiệt, với khảnăng hạ được nhiệt theo thiết kế nhiệt độ đạt T ≤33oC,được chứa ở bể chứa có thể tích V=250 m3, dùng bơmly tâm cấp vào làm mát các thiết bị trao đổi nhiệt củahệ thống phát điện 3MW.

Hàng năm, vào các tháng mùa đông nhiệt độ môitrường xung quanh thấp, nước tuần hoàn cấp làm mátcác thiết bị trao đổi nhiệt của hệ thống phát điện đảmbảo yêu cầu kỹ thuật T ≤33oC. Nhưng do nhu cầu sử dụnghơi ở các đơn vị trong Công ty tăng lên nên lưu lượnghơi, áp suất hơi cấp cho máy phát điện thấp nên côngsuất phát điện chỉ đạt tối đa là 2,0 MW.

Vào các tháng mùa hè nhiệt độ ngoài trời tăng cao,các tháp giải nhiệt phải làm việc 100% công suất nhưngnhiệt độ nước cấp tuần hoàn làm mát các thiết bị traođổi nhiệt hệ thống phát điện lên rất cao T ≥38oC, cao hơnthiết kế tới T ≥5oC; nhu cầu sử dụng hơi phục vụ sinh hoạtrất thấp, do đó lưu lượng, áp suất hơi cấp cho máy phátđiện luôn đạt hiệu suất cao nhất thì hệ thống máy phátlại không phát huy được hiệu quả, công suất phát điệncũng chỉ đạt tối đa 2,2 MW, nguyên nhân do vi phạm chếđộ kỹ thuật vận hành (nhiệt độ dầu, nhiệt độ gối đỡ tu-abin - hộp giảm tốc và nhiệt độ máy phát điện đều vượtquá yêu cầu kỹ thuật).

nội dung giải pháp:- Qua theo dõi cho thấy trong các tháng mùa hè

nguồn nước trong đang cấp cho sản suất và sinh hoạtcủa Công ty (đã qua xử lý tại Xí nghiệp Nước của công ty)luôn có nhiệt độ T ≤33oC, với nhiệt độ này rất phù hợpvới chế độ kỹ thuật vận hành của Xưởng phát điện, từ đóCông ty đã thiết kế bổ sung hệ thống cấp nước trongsong song với hệ thống nước tuần hoàn hiện có để cấpcho hệ thống máy phát điện khi cần thiết.

- Lập quy trình vận hành sau khi đã bổ sung hệ thốngcấp nước trong làm mát các thiết bị của hệ thống phát

ý tưởng - giải pháp

Page 9: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

22

Số 2 - 10/2013

ý tưởng - giải pháp

điện. Khi nhiệt độ nước tuần hoàn từ hệ thống tháp giảinhiệt có nhiệt độ T ≤33oC thì vận hành hệ thống nướclàm mát tuần hoàn; khi nhiệt độ nước tuần hoàn từ hệthống tháp giải nhiệt có nhiệt độ T >33oC thì vận hànhhệ thống nước trong cấp trực tiếp từ mạng cấp nướcchung của Công ty.

Hiệu quả của giải pháp:- Các thông số vận hành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.- Đã sử dụng được tối đa lượng hơi cấp cho phát điện

trong suốt mùa hè. - Máy phát điện vận hành ổn định, công suất phát

điện đạt trên 2,2 MW. Sản lượng điện mỗi tháng mùa hènăm 2011 đã tăng thêm so với mỗi tháng mùa hè năm2010 là 201.388 kWh.

Giá trị làm lợi: 964.686.472 đồng.

nghiên cứu sử dụng lân nung chảy thay thế mộtphần supe lân trong sản xuất npK-S lâm thao để bổsung thêm các chất trung, vi lượng và tăng hiệu quảcủa sản phẩm

a-Trước khi sáng kiến : Phân bón NPK Lâm Thao trong định mức sản xuất

trước đây, thành phần cung cấp hàm lượng P2O5 hữuhiệu chủ yếu từ supe lân (Công ty sản xuất). Sản phẩmNPK-S Lâm Thao là sản phẩm có uy tín trên thị trường,đã chiếm được lòng tin của đại đa số người tiêu dùng.Tuy nhiên, NPK-S Lâm Thao còn có tính sinh lý chua nênkhi bà con nông dân bón ở các vùng đất chua, phèn,chiêm trũng hay sinh ra các loại rêu xanh cuốn quanhgốc lúa nên chưa thật sự chiếm được sự mến mộ củangười nông dân ở đây.

b- nội dung sáng kiến:Nghiên cứu, tính toán, xây dựng quy trình sản xuất

khi đưa lân nung chảy dạng bột vào thay thế 1 phầnsupe lân để sản xuất NPK-S Lâm Thao với mục tiêu đảmbảo các chế độ kỹ thuật công nghệ, đảm bảo chất lượngcủa sản phẩm như các tiêu chuẩn đã công bố đồng thờibổ sung thêm các thành phần trung, vi lượng và khắcphục những nhược điểm của phân bón NPK-S Lâm Thaođã nêu trên.

Các giải pháp đã nghiên cứu: - Nghiên cứu tỷ lệ lân nung chảy sử dụng để thay thế

đến 20% supe lân trong sản xuất phân bón NPK.- Sản xuất thử nghiệm với các tỷ lệ phối liệu thay thế

trong sản xuất NPK-S. Đánh giá chất lượng sản phẩm, quátrình sản xuất:

+ Sản phẩm có màu sắc, tính chất vật lý hoàn toàntương tự, không khác biệt gì so với sản phẩm khi sửdụng 100% supe lân. Chất lượng sản phẩm phù hợp vớiTCCS đã công bố.

+ Công nghệ ở các công đoạn: Trộn, vê viên tạo hạt,sấy khô, sàng v.v... đều thuận lợi hơn so với việc sử dụng100% supe lân.

+ Thiết bị: Khi thay thế một phần supe lân bằng lânnung chảy, để sản xuất đại trà trên các dây chuyền hiệntại của công ty chỉ cần đầu tư lắp đặt thêm 01 hệ thốngbăng cân định lượng và thiết bị kèm theo để định lượnglân nung chảy ở các xí nghiệp NPK 1, NPK 3, NPK HảiDương, ở NPK 2 hiện có 07 băng cân định lượng nên đãđáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Qua các nghiên cứu sản xuất thử nghiệm Công tyđã tìm ra tỷ lệ lân nung chảy thay thế phù hợp đối vớimỗi loại NPK-S phù hợp với dây chuyền công nghệ sảnxuất, đảm bảo yêu cầu khi đưa vào thực tế sản xuất trêncác dây chuyền NPK không làm thay đổi quy trình vậnhành, các chế độ kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyênnhiên liệu và đảm bảo chất lượng của NPK xuất bán lưuhành trên thị trường.

Giải pháp được thực hiện từ tháng 9/2011 trên cácdây chuyền NPK trên toàn Công ty và áp dụng cho hầuhết các sản phẩm NPK của Công ty. Sản phẩm sản xuấtra đảm bảo đúng chất lượng công bố, giảm tính chua củasản phẩm, ngoài ra còn bổ sung thêm các trung lượngMgO, SiO2… cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất, nângcao năng suất, chất lượng cây trồng.

c- Hiệu quả đạt được khi áp dụng:- Khi đưa lân nung chảy vào thay thế một phần supe

lân trong sản xuất NPK-S Lâm Thao, ở các công đoạntrong dây chuyền sản xuất đều cho hiệu quả tốt như:

+ Công đoạn tạo hạt: dễ tạo hạt và hạt đẹp hơn (dolân nung chảy có tính kiềm sẽ trung hòa một phần axittự do trong đạm SA hoặc axit tự do trong supe lân).

+ Công đoạn sấy: Sản phẩm NPK sấy dễ khô hơn. + Công đoạn sàng sản phẩm sau sấy: ít bị dính bết,

vận hành thuận tiện hơn. - Giảm được tính đóng cứng, vón cục của sản phẩm

NPK Lâm Thao. - Bổ sung thêm được các chất trung vi lượng như:

Mg, Si... trong phân bón NPK các loại để nâng cao chấtlượng phân bón, góp phần cải tạo đất nâng cao năngsuất cây trồng. Đặc biệt hơn, trong sản phẩm sẽ có 2dạng cả lân dễ tan trong nước và không tan trong nước,do đó giúp cho cây trồng trong suốt quá trình sinhtrưởng và trưởng thành đều hấp thu được chất dinhdưỡng P2O5, tăng thêm hiệu quả của phân bón.

- Góp phần tăng sản lượng tiêu thụ NPK-S Lâm Thao,đặc biệt ở các vùng đất chua phèn, chiêm trũng. Chiếmlĩnh và mở rộng thị trường đối với những vùng đồng đấtmà bà con nông dân trước đây ít có thói quen sử dụngphân bón NPK Lâm Thao (Thái Bình, Hải Phòng… sảnlượng tiêu thụ năm 2012 cao hơn hẳn so với năm 2011),đã góp phần tăng cường, củng cố và phát triển thươnghiệu của Công ty.

- Góp phần tiêu thụ sản phẩm lân nung chảy (đưa vàosản xuất NPK: 35.328,518 tấn).

Page 10: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

23

Số 2 - 10/2013

ý tưởng - giải pháp

Về kinh tế:Sản lượng tiêu thụ NPK của Công ty năm 2012 tăng

cao hơn so với năm 2011, trong đó có phần đóng gópđáng kể của sáng kiến sử dụng lân nung chảy thay thếmột phần supe lân trong sản xuất NPK. Chỉ tính riêng sảnlượng NPK-S 5.10.3-8; NPK-S 12.5.10-14 so với cùng kỳnăm 2011 tiêu thụ đã tăng 98.254 tấn. Tiền lãi do tiêu thụtăng thêm từ 02 loại NPK này là: 16.391.195.156 đồng.

Lợi nhuận đạt được do đưa lân nung chảy thay thếmột phần supe lân để tăng sản lượng tiêu thụ NPK-S5.10.3-8; NPK-S 12.5.10-14 tính bằng 30% giá trị toàn bộ,tương đương 4.917.000.000 đồng.

nghiên cứu biên soạn, tổ chức triển khai thực hiện“quy trình bón phân khép kín các giai đoạn sinhtrưởng và phát triển của cây trồng trong sản xuấtnông nghiệp bằng sử dụng các loại phân bón npK docông ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất lâm thaosản xuất thay thế cho quy trình bón phân đơn riêngrẽ hoặc chỉ sử dụng npK 5.10.3 để bón lót và bón thúcbằng phân đơn riêng rẽ”.

- Tình trạng trước khi có giải pháp:Ngoài supe lân, công ty chủ yếu chỉ sản xuất NPK

5.10.3 dùng làm phân bón lót. Loại sản phẩm NPK này cótổng hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình phùhợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển ban đầu củacây trồng, công nghệ sản xuất tương đối đơn giản, sảnlượng tiêu thụ càng cao thì lượng supe lân chuyển sangsản xuất càng lớn đồng nghĩa với sản lượng tiêu thụ supelân cũng tăng. Rất phù hợp cho sử dụng làm phân bónlót. Giá thành vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế củanông dân miền Bắc.

Tuy nhiên do phân bón NPK 5.10.3 có hàm lượngchất dinh dưỡng không cao nên chỉ có thể thích hợpcho sử dụng làm phân bón lót, mà thời điểm sử dụngphân bón lót chỉ diễn ra trong khoảng một thời gianngắn ở đầu vụ nên cũng gây rất nhiều khó khăn cho sảnxuất và kinh doanh: kho bãi chứa sản phẩm cũng nhưnguyên liệu khi chưa vào vụ; Tồn đọng vốn lớn; Tăngnguy cơ phải xử lý lại sản phẩm(Bao bì, chất lượng…);Tăng chi phí trong công tác bán hàng; Doanh số bánhàng khó tăng trưởng do sản phẩm còn đơn điệu, chưađa dạng hóa (không có chủng loại phân bón thúc); Tạora “khoảng trống” về thị trường.

nội dung giải pháp sáng kiến:a- Quy trình, công thức bón: Trên cơ sở định luật

dinh dưỡng tối thiểu, phối hợp với các nhà khoa học vềnông hóa, thổ nhưỡng như Viện khoa học Kỹ thuậtnông nghiệp I, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Trường Đạihọc Nông nghiệp Hà Nội, các trung tâm khuyến nông,đặc biệt theo khuyến cáo của các nhà Khoa học, bắt đầutừ khi cây trồng phát triển tỷ lệ dinh dưỡng trong phânbón sẽ theo công thức 2:1:2 hoặc đối với cây rau củ, cây

công nghiệp tỷ lệ dinh dưỡng sẽ là 2:1:1. Trên cơ sởnhững nghiên cứu đó, công ty đã sản xuất chủng loạiNPK hàm lượng dinh dưỡng cao để thay thế các loạiphân đơn bón thúc trong cả 2 đợt. Sau khi có kết quảnghiên cứu công ty đã sản xuất loại NPK bón thúc nhưNPK 12.5.10; NPK 10.5.5, 12.5.12 …. Quy trình bón phânkhép kín được nghiên cứu biên soạn chi tiết cho từngloại cây, từng mùa vụ, từng vùng miền một cách hợp lývà khoa học. Trong quy trình lượng phân bón NPK5.10.3 vẫn được sử dụng làm phân bót lót đúng với liềulượng như qui trình trước đây

b- Tổ chức sản xuất: Nghiên cứu thành phần phối liệu,lập quy trình sản xuất. Khảo sát thiết kế bổ sung, cải tạothiết bị đáp ứng yêu cầu công nghệ để sản xuất được cảNPK bón lót và NPK bón thúc đảm bảo sản xuất ổn đinhvề chất lượng và sản lượng theo nhu cầu thị trường.

Giai đoạn đầu các loại NPK 12.5.10, NPK 10.5.5 đượcsản xuất theo công nghệ trộn đơn thuần, tạo ra phân bónthúc 3 màu. Sau thời gian sản xuất và tiêu dùng loại 3màu này bộc lộ nhiều nhược điểm: dễ bị làm giả; khôngthuận tiện cho sử dụng vì mặc dù tổng hàm lượng cácchất dinh dưỡng đủ nhưng phân bố không đồng đềungay cả khi trong cùng 1 bao. Nguyên liệu sản xuất (urebọc, kali mảnh) là loại nguyên liệu khan hiếm trên thịtrường và giá bán đều cao làm cho sản phẩm có giáthành cao. Để ổn định và nâng cao chất lượng, hạ giáthành sản phẩm công ty đã nghiên cứu sản xuất các loạiNPK này ở dạng hạt một màu đi từ các nguyên liệu thôngdụng phổ biến trên thị trường, sản phẩm hiện có danghạt một màu với màu nâu đỏ đặc trưng.

Năng lực sản xuất loại phân bón thúc hiện nay đã đạttrên120.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

c- Công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm: Tổ chức khảo nghiệm, trình diễn theo các mô hình ở

các địa phương khác nhau, cho từng loại cây trồng, chấtđất và các mùa vụ khác nhau. Đánh giá kết quả, tổng kếtvà hoàn thiện quy trình bón phân khép kín cho các loạicây trồng. Tổ chức xây dựng phát triển thị trường. Nghiêncứu xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách bánhàng phù hợp.

- Hiệu quả của giải pháp:Các dây chuyền NPK sản xuất ổn định, có đủ chủng

loại phân bón bón cho cây trồng trong cả quá trình từkhi sinh trưởng, phát triển đến khi thu hoạch. Tạo nênmột nhận thức mới, thói quen mới về sử dụng phân bóntrong nông dân. Hạn chế xếp sản phẩm lưu kho. Tăng sảnlượng hàng hóa bán ra. Tăng doanh thu tiêu thụ sảnphẩm. Tăng uy tín của sản phẩm cũng như thương hiệucủa sản phẩm phân bón Lâm Thao, nâng cao tính cạnhtranh của sản phẩm.

Lợi nhuận từ tiêu thụ phân bón thúc tăng thêm:2.509.333.632 đồng n

Page 11: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

24 tư vấn - hỏi đáp

Số 2 - 10/2013

1. Các yêu cầu của tiêu chuẩn iSO 14001:1996- Chính sách môi trường: Yêu cầu của Chính sách môi trường được đề ra ở mục

4.2 trong tiêu chuẩn. Chính sách môi trường phải baogồm các cam kết của lãnh đạo cao nhất. Các cam kết đólà cam kết cải tiến liên tục, cam kết phòng ngừa ô nhiễmvà cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật.

- Khía cạnh môi trường:Tiếp sau việc đưa ra chính sách môi trường là quá

trình lập kế hoạch, bắt đầu với việc xác định các khía cạnhmôi trường và các khía cạnh môi trường có ý nghĩa (cáckhía cạnh môi trường quan trọng).

- Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác:Việc xác định các yêu cầu của pháp luật về môi trường

và các yêu cầu khác về môi trường có liên quan tới doanhnghiệp (DN) là một yếu tố bắt buộc của hệ thống QLMT.Cùng với cam kết phòng ngừa ô nhiễm và cải tiến liêntục, tiêu chuẩn ISO 14001 còn buộc DN phải thể hiện rõcam kết tuân thủ các yêu cầu về môi trường của các bênliên quan trong chính sách môi trường của DN.

- mục tiêu và chỉ tiêu:Sau khi đã xác định được các khía cạnh môi trường

và các tác động tới môi trường liên quan, xác định đượccác quy định, tiêu chuẩn cần tuân thủ, DN cần phải đề racác mục tiêu và chỉ tiêu để định hướng cho việc thực hiệnvà làm cơ sở đánh giá hiệu quả của hệ thống QLMT.

- Chương trình quản lý môi trường:Thiết lập và duy trì chương trình quản lý môi trường

nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã được thiết lập.Yếu tố cốt lõi của chương trình là phải chỉ rõ nhân tố conngười, thời gian và biện pháp cần phải có để đạt đượcmục tiêu đề ra.

- Cơ cấu và trách nhiệm:Đây là bước đầu tiên của quá trình thực hiện và điều

hành. Bởi vậy việc phân công, chỉ định những nguồn lựccho việc thực hiện và kiểm soát hệ thống QLMT là côngviệc rất quan trọng và cần thiết. Một vị trí quan trọng cầnđược bổ nhiệm là người đại diện cho lãnh đạo về môitrường (EMR), là người có tiếng nói trong DN, có được sựtín nhiệm của mọi người và là một người có khả năngquản lý.

- đào tạo, nhận thức và năng lực:DN phải có thủ tục để xác định nhu cầu về đào tạo

cho nhân viên của mình. Đó có thể là các kỹ năng về vậnhành máy an toàn, các kiến thức cần thiết để ứng phó khixảy ra sự cố về môi trường do các hoạt động của mình.Ngoài ra mọi nhân viên trong DN phải nắm được chínhsách môi trường của công ty mình, nắm được các yêu cầucủa hệ thống QLMT.

- thông tin liên lạc:Thông tin liên lạc là một yêu cầu quan trọng của tiêu

chuẩn ISO 14001, trong đó đề cập tới cả thông tin liênlạc nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhaucủa DN và thông tin bên ngoài giữa DN với các bên liênquan khác.

- tài liệu của hệ thống qlmt:Hệ thống QLMT theo ISO 14001 được xác định dựa

trên cơ sở cấp bậc của tài liệu hệ thống QLMT. Những tàiliệu này phải mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống QLMTvà các mối quan hệ của nó. Những tài liệu chủ yếu củahệ thống QLMT là Sổ tay môi trường và các thủ tục (quytrình) chung.

- Kiểm soát tài liệu:Tài liệu của hệ thống QLMT trong doanh nghiệp rất

đa dạng và phong phú. Các tài liệu như biểu mẫu, quytrình, sổ tay và các tài liệu khác mô tả các hoạt động củahệ thống cần phải được kiểm soát. Đây là một bước quantrọng nhằm đảm bảo mọi người làm đúng công việc củamình.

- Kiểm soát điều hành:Kiểm soát điều hành là một yêu cầu quan trọng của

tiêu chuẩn ISO 14001. Với yêu cầu này, DN sẽ phải xácđịnh các thủ tục kiểm soát cần thiết để đảm bảo rằngchính sách môi trường được theo sát và đạt được cácmục tiêu đề ra. Đây chính là khâu quan trọng và cần dànhthời gian nhiều nhất để lập nên hệ thống tài liệu của DN.

- Sự sẵn sàng và đáp ứng các tình trạng khẩn cấp:DN phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm xác định

khả năng và ứng phó với các tai nạn và tình huống khẩncấp xảy ra cũng như phòng ngừa và giảm thiểu các tácđộng gây bởi chúng. DN cũng phải thường xuyên xem

ISO 14000 và các bước triển khai

ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, trong đó ISO 14001 vàISO 14004 là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. Ngành Hóa chất với đặc thù củamình đã và đang phấn đấu sản xuất xanh, thân thiện môi trường. Do đó, áp dụng bộ tiêu chuẩnISO 14000 là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao NSCL. Bản tin NSCL CôngThương xin giới thiệu chi tiết về các yêu cầu cũng như các bước triển khai bộ tiêu chuẩn nàyđến độc giả.

Page 12: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

25tư vấn - hỏi đáp

Số 2 - 10/2013

xét và điều chỉnh các thủ tục chuẩn bị ứng phó cho hợplý, phải thường xuyên diễn tập tình huống khẩn cấp.

- giám sát và đo lường:Muốn biết hệ thống QLMT của DN hoạt động có hiệu

quả không hay còn vấn đề gì cần giải quyết thì phải cócác thông số chỉ thị cho các hoạt động đó thông qua quátrình đo đạc. Kết quả của quá trình này là bằng chứngcho sự hoạt động của hệ thống, đồng thời chỉ ra điểmkhông phù hợp cần chú ý tập trung giải quyết.

- Sự không phù hợp và hành động khắc phụcphòng ngừa:

DN thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm xác định tráchnhiệm và quyền hạn trong việc xử lý và điều tra sự khôngphù hợp, đưa ra những hành động nhằm giảm thiểu mọitác động môi trường và đưa ra các hành động khắc phục,phòng ngừa thích hợp. Một yêu cầu quan trọng đối vớiDN là phải thực hiện và ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào dokết quả của hành động khắc phục và phòng ngừa tạo ravào trong các thủ tục đã được lập thành văn bản.

- Hồ sơ:Tiêu chuẩn ISO 14001 phân định rõ việc quản lý cả tài

liệu và hồ sơ, trong đó quản lý tài liệu được mô tả ở mục4.4.5 của tiêu chuẩn. Còn việc quản lý hồ sơ được đề cậpđến ở mục 4.5.3 của tiêu chuẩn. Hồ sơ của hệ thốngQLMT của DN phải gồm có cả hồ sơ đào tạo và kết quảcủa quá trình đánh giá hệ thống QLMT và việc xem xétlại của lãnh đạo.

- đánh giá hệ thống qlmt:Việc đánh giá hệ thống QLMT nhằm xác định xem liệu

hệ thống có được thực hiện theo kế hoạch đề ra haykhông, xem có phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001, cóđược thực hiện và duy trì một cách thích hợp hay không.

- Xem xét của lãnh đạo:Yếu tố cuối cùng của tiêu chuẩn ISO 14001 là việc xem

xét lại của lãnh đạo. Quá trình xem xét của lãnh đạo làchìa khoá cho cải tiến liên tục và bảo đảm hệ thốngQLMT sẽ tiếp tục thoả mãn được các nhu cầu của DNtheo thời gian và tạo ra những cơ hội tốt giúp hệ thốngQLMT có hiệu suất và hiệu quả về chi phí.2. Các bước áp dụng iSO 14000

bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án.· Thành lập ban chỉ đạo dự án - Bổ nhiệm đại diện lãnh

đạo về môi trường (EMR). Trang bị cho Ban chỉ đạo nàycác kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trườngtheo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việcthực hiện ISO 14001

· Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường ( IER ) · Lập kế hoạch hành động · Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh

đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viêntrong Công ty

· Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trườngvà những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điềukhoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan

· Ðặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trìnhquản lý môi trường

bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lýmôi trường

· Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêuchuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cánbộ lãnh đạo

· Xây dựng chương trình quản lý môi trường. · Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên

trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệthống

· Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viếtvăn bản

· Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trìnhbằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường,các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môitrường

· Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi

trường· Ðảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi

thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lýmôi trường một cách hiệu quả

· Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các côngcụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường

· Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quảnlý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằmđảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, cácchương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quảnlý môi trường

bước 4: Ðánh giá và Xem xét · Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản

lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt củaCông ty

· Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xemxét của lãnh đạo

Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lýmôi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO14000

· Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạođể xem xét, thực hiện các hành động khắc phục

bước 5: Ðánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống · Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để

đảm bảo chất lượng của hệ thống · Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng

ký chứng nhậnChuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh

giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức · Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan

chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối vớinhững điểm không phù hợp

· Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận bước 6: Duy trì chứng chỉ · Thực hiện đánh giá nội bộ · Thực hiện các hành động khắc phục. · Thực hiện đánh giá giám sát. · Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo. . Không ngừng cải tiến n

Page 13: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

26

Số 1 - 7/2013

tư vấn - hỏi đáp

Hỏi: Xin cho biết thông tin về những ưu nhược điểm của việc quảnlý chất lượng trong doanh nghiệp. là một doanh nghiệp thuộcngành Hóa chất, chúng tôi nên áp dụng các hệ thống quản lý chấtlượng nào để tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tính cạnhtranh của sản phẩm?

đáp: Nếu thực hiện tốt việc quản lý chất lượng sẽ có các ưu điểm sau:+ Giúp điều hành nội bộ và kiểm soát công việc tốt hơn; + Giải phóng lãnh đạo khỏi các công việc sự vụ - chất lượng công việc

được cải tiến thường xuyên+ Hoạt động của đơn vị ít bị biến động khi có những thay đổi về nhân sự

- môi trường làm việc được cải thiện+ Hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng thuận lợi hơn.Tuy nhiên, nếu xây dựng không khéo thì hệ thống quản lý chất lượng có

thể phát sinh thêm một số quá trình hoặc một số công việc không cần thiếthoặc không thích hợp; hoặc là thường hay phát sinh nhiều tài liệu, hồ sơ, biểumẫu… mà có nhiều trường hợp là không cần thiết. Hơn nữa, vì các công việcđều được tiêu chuẩn hóa, nên có thể hạn chế việc sáng tạo, cải tiến công việc.

Qua khảo sát tại các doanh nghiệp, tiềm năng tiết kiệm năng lượng tạicác doanh nghiệp ngành Hóa chất là rất lớn và nếu bên cạnh hệ thống quảnlý ISO 14000, doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001thì tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp Hóa chất có thểlên đến 40%. Vậy trước hết, doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng hệ thốngquản lý này cho những thay đổi nhỏ, cũng đã đem lại kết quả lớn.

Vậy ISO 50001 là gì? Trong những năm gần đây năng lượng đang trở thành vấn đề được quan

tâm trên toàn thế giới. Bên cạnh các loại năng lượng sạch đang được pháttriển và phổ biến, quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả đang là một trongnhững xu thế của tất cả các ngành nghề. Tổ chức phát triển công nghiệp củaliên hợp quốc UNIDO cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp cần thể hiện mộtnỗ lực rõ ràng trong việc ngăn cản biến đổi khí hậu. Từ những yêu cầu đó, Tổchức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 50001, Hệthống quản lý năng lượng – các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện vào tháng6/2011.

ISO 50001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng(HTQLNL – EnMS), giúp các tổ chức/doanh nghiệp có những cải tiến liên tụctrong việc quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả. Việc áp dụng rộng rãi tiêuchuẩn này được dự đoán sẽ tác động lên 60% lượng năng lượng tiêu thụtrên thế giới.

Tại Việt Nam, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được banhành tháng 6 năm 2010 yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp có kế hoạch sửdụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm, đồng thời yêu cầu các tổ chức tiến hànhlồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lýchất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trườngcủa cơ sở.

Có một cái nhìn nghiêm túc với các biện pháp quyết liệt để thực hiệnhệ thống quản lý năng lượng, Công ty bạn sẽ thu được những thành quảxứng đáng.

Chúc bạn thành công!

HỏI Đáp bình Dương: tích cực hỗ trợ cácdoanh nghiệpnâng cao nSCl

Bình Dương là tỉnhđầu tiên trong cả

nước triển khai dự án “Nângcao NSCL sản phẩm, hànghóa của doanh nghiệp nhỏvà vừa tỉnh Bình Dương giaiđoạn 2011-2015” từ cuốinăm 2011.

Theo báo cáo của Chi cụctiêu chuẩn đo lường BìnhDương, tính đến tháng6/2013, Chương trình NSCLcủa tỉnh đã hỗ trợ được 64doanh nghiệp áp dụng hệthống quản lý chất lượngtiên tiến như ISO 9001, ISO14001, HACCP… với tổng sốtiền là 1.165 triệu đồng. Sốdoanh nghiệp tại BìnhDương áp dụng các hệ thốngquản lý này theo thống kêvào khoảng 370 doanhnghiệp.

Bình Dương đã tổ chứchội thảo, tập huấn vềChương trình NSCL cho hàngtrăm doanh nghiệp, phối hợpvới các cơ quan báo chítruyền thông thực hiện cácchuyên đề giới thiệu về cáchệ thống quản lý tiên tiến vàcác công cụ cải tiến chấtlượng sản phẩm, hàng hóa.

Ước tính, kinh phí cho cáchoạt động hỗ trợ doanhnghiệp nâng cao NSCL trênđịa bàn tỉnh từ năm 2011 đếnnay vào khoảng 5 tỷ đồng.

HN

Page 14: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,

27

Số 2 - 10/2013

văn bản mới

* quyết định 2675/qđ-tđC ngày 4/9/2013 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoahọc và Công nghệ về việc cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc giaTCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, cấp Giấy chứng nhận hệ thống quảnlý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 (cấp lần 2) cho khối cơ quan Bộ CôngThương. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

* quyết định 1615/qđ-ttg ngày 17/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nângcao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ yêu cầuđến hết năm 2015 phải xây dựng, trình Quốc hội xem xét ban hành Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnhchung cho các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nước, đồng thời còn đặt ra một số nhiệm vụ nhằmnâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển cho Bộ Tài nguyên và Môitrường, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

* quyết định 1621/qđ-ttg ngày 18/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạchphát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030". Thủ tướng Chínhphủ đã đề ra một số định hướng, mục tiêu quan trọng đối với nhóm sản phẩm hóa dược; cao su; hóa chấtbảo vệ thực vật… Đồng thời đề ra mục tiêu chung cho toàn ngành công nghiệp hóa chất với tốc độ tăngtrưởng bình quân đạt 14% - 16%, tỷ trọng của ngành so với toàn ngành công nghiệp đạt 14% vào năm2020 và 15% vào năm 2030… Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

* thông tư 49/2012/tt-bCt ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốcgia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng. Ký hiệu: QCVN 10: 2012/BCT. Theo đó, các yêu cầu kỹ thuậtan toàn áp dụng từ bồn chứa hoặc hệ thống dàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng trực tiếp qua đường ốngdẫn đến nơi sử dụng;… phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về các thử nghiệm trong chế tạo để đượcnghiệm thu;… Thông tư có hiệu lực thi hành ngày 14/2/2013.

* thông tư 50/2012/tt-bCt ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốcgia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu,hóa chất và nhiệt điện. Ký hiệu QCVN 11: 2012/BCT. Quy chuẩn quy định về đánh giá định lượng rủi ro gồmcác hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí ngoài khơi; các hoạt động vận chuyển, thăm dò, khai thác, lọchóa dầu, xử lý và chế biến,… Thông tư có hiệu lực thi hành ngày 14/2/2013.

* thông tư 12/2013/tt-bnnptnt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về kho chứa thóc. Ký hiệu QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT. Theo đó, Quy chuẩnnày quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với các loại kho chứa thóc phục vụ kinh doanh xuất khẩugạo; hướng dẫn về yêu cầu vệ sinh, phòng chống cháy nổ, bão lụt,… Thông tư có hiệu lực thi hành ngày6/8/2013.

* thông tư 12/2013/tt-bnnptnt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở xay, xát thóc gạo. Ký hiệu QCVN 01 - 134: 2013/BNNPTNT. Theo đó, Quychuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với các cơ sở xay, xát thóc gạo phục vụ kinh doanhxuất khẩu gạo; hướng dẫn cụ thể yêu cầu trang thiết bị kỹ thuật của cơ sở xay xát thóc gạo,… Thông tư cóhiệu lực thi hành ngày 6/8/2013.

* quyết định 56/qđ-qlCl ngày 14/8/2013 của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa về việcgiao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lýcủa Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hànghóa nhập khẩu là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) cho Phòng Chất lượng hàng hóa nhập khẩu, Chi cục Quản lýchất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung và Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Namthuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhậpkhẩu phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa họcvà Công nghệ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Page 15: 14 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp ... · thực tiễn sản xuất nên khi được triển khai, áp dụng vào thực tế sản xuất,