11
1 GII THIU SÁCH CA TSÁCH “THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIN” Tên sách: Địa chí vùng Tây HChbiên: Nhà nghiên cu Nguyn Vinh Phúc Thloi sách: Địa lý Strang: ước 700 trang Stp: 1 tp Tóm tt ni dung: - Là công trình biên son tđề tài khoa hc cp Thành ph, nâng cp, bcc thành tác phm để đưa vào Tsách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. - Trong lch sThăng Long - Hà Ni, vùng Tây Hcó mt vtrí đặc bit quan trng. Vùng Tây Hđã gn bó trt xa xưa vi đời sng mi mt ca Tăhng Long - Hà Ni, va mang nhng đặc tính chung ca kinh tế Thđô, va có nhng đặc trưng riêng. Vì vy bn tho viết vđịa chí Tây Hlà mt bn tho rt cn thiết, đặc bit trong thi đim hin nay. - Địa chí vùng Tây Hlà mt công trình kho vđịa phương gm Tây H, hTrúc Bch, tt cqun Tây H, mt sxã thuc TLiêm (Xuân Đỉnh), hai phường qun Ba Đình (Trúc Bch, Quán Thánh) và mt phường qun Cu Giy (Nghĩa Đô). - Tác phm trình bày mt cách hthng và toàn din các vn đề vđịa lý, lch s, kinh tế, văn hoá - xã hi ca toàn bvùng ven hTây (như đã trình bày trên). Đặc bit, công trình sđánh giá nhng biến đổi ca khu vc này thi gian qua, đồng thi có nhng kiến nghvquy hoch vùng hTây trong tương lai. Đề cương chi tiết: I. Mc tiêu Hà Ni chưa có bĐịa chí. Vùng Tây Hcàng chưa có Địa chí. Nhưng vi 18 bBách khoa thư gm Địa lý, Lch s, Chính tr, Kinh tế, Nghthut, Phong tc… vi trên 3000 trang thì tt cni dung ca mt bĐịa chí đều nm trong đó. Vli 200 tác gica 18 bđó toàn là các nhà khoa hc đầu ngành thì nếu có viết Địa chí Hà Ni thì tt cũng là không ít các vy stham gia. Cho nên có l, cho ti khi xut bn xong toàn tp Bách Khoa Thư Hà Ni thì hãy nên có Địa chí Hà Ni.

1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

Citation preview

Page 1: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

1

GIỚI THIỆU SÁCH CỦA TỦ SÁCH

“THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIẾN”

Tên sách: Địa chí vùng Tây Hồ

Chủ biên: Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc

Thể loại sách: Địa lý

Số trang: ước 700 trang Số tập: 1 tập

Tóm tắt nội dung:

- Là công trình biên soạn từ đề tài khoa học cấp Thành phố, nâng cấp, bố cục thành tác phẩm để đưa vào Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”.

- Trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội, vùng Tây Hồ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Vùng Tây Hồ đã gắn bó từ rất xa xưa với đời sống mọi mặt của Tăhng Long - Hà Nội, vừa mang những đặc tính chung của kinh tế Thủ đô, vừa có những đặc trưng riêng. Vì vậy bản thảo viết về địa chí Tây Hồ là một bản thảo rất cần thiết, đặc biệt trong thời điểm hiện nay.

- “Địa chí vùng Tây Hồ” là một công trình khảo về địa phương gồm Tây Hồ, hồ Trúc Bạch, tất cả quận Tây Hồ, một số xã thuộc Từ Liêm (Xuân Đỉnh), hai phường quận Ba Đình (Trúc Bạch, Quán Thánh) và một phường quận Cầu Giấy (Nghĩa Đô).

- Tác phẩm trình bày một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá - xã hội của toàn bộ vùng ven hồ Tây (như đã trình bày ở trên). Đặc biệt, công trình sẽ đánh giá những biến đổi của khu vực này thời gian qua, đồng thời có những kiến nghị về quy hoạch vùng hồ Tây trong tương lai.

Đề cương chi tiết:

I. Mục tiêu Hà Nội chưa có bộ Địa chí. Vùng Tây Hồ càng chưa có Địa chí. Nhưng với

18 bộ Bách khoa thư gồm Địa lý, Lịch sử, Chính trị, Kinh tế, Nghệ thuật, Phong tục… với trên 3000 trang thì tất cả nội dung của một bộ Địa chí đều nằm trong đó. Vả lại 200 tác giả của 18 bộ đó toàn là các nhà khoa học đầu ngành thì nếu có viết Địa chí Hà Nội thì tất cũng là không ít các vị ấy sẽ tham gia. Cho nên có lẽ, cho tới khi xuất bản xong toàn tập Bách Khoa Thư Hà Nội thì hãy nên có Địa chí Hà Nội.

Page 2: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

2

Song nên viết Địa chí từng vùng. Vì Bách Khoa Thư chỉ là trình bày khái quát về toàn bộ thủ đô còn Địa chí từng vùng có điều kiện đi sâu mô tả toàn diện những địa phương cũng là những tế bào làm thành Thăng Long - Hà Nội.

Thực ra, trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội, vùng Tây Hồ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Vùng Tây Hồ vừa mang những đặc tính chung của Kinh đô, Thủ đô, vừa có những nét đặc trưng riêng. Vùng Tây Hồ đã gắn bó từ rất xa xưa với đời sống mọi mặt của Thăng Long - Hà Nội.

Nay, vùng Tây Hồ, dù đã là quận phụ cận của trung tâm nội thành Hà Nội (vốn được tính là bốn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa). Song đi ngược lên 2 thế kỷ, cho tới cuối thế kỷ 18, tức là suốt 4 thế kỷ đời Lê, thời điểm mà Thăng Long có 36 phường thì vùng Hồ Tây có tới 12 phường, tức 1/3 địa lý hành chính Thăng Long.

Đến đây, cũng xin được nói về khái niệm: đây sẽ là một bộ địa chí vùng Tây Hồ, tất nhiên chủ yếu là viết về hồ Tây, hồ Trúc và quận Tây Hồ, song có mở ra vùng xung quanh bờ các hồ khoảng vài ba km vì vùng này có quan hệ mật thiết với hồ Tây, hồ Trúc về địa lý, địa chất, cũng như lịch sử, văn hoá, xã hội. Nói cách khác, đây sẽ là một sản phẩm khảo về địa phương - tiếng Pháp là chorographie: gồm hồ Tây, hồ Trúc, tất cả quận Tây Hồ, 1 xã thuộc huyện Từ Liêm (Xuân Đỉnh), 2 phường quận Ba Đình (Trúc Bạch và Quan Thánh) cùng một phường quận Cầu Giấy (Nghĩa Đô).

II. Tình hình nghiên cứu Phải nói ngay là cho tới nay chưa có một bộ sách với mục tiêu nêu trên. Về Hán văn chỉ có một tập Tây Hồ chí là sách chuyên khảo về vùng này song sai sót không ít nên trong năm 2005 đã dấy lên những cuộc tranh luận về sách này, thông quan việc xây hay không xây đền Cẩu Nhi. Ngoài ra, chỉ có những bài thơ phú tụng vịnh lẻ tẻ của các thi gia như Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng, thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn, Lê Hữu Trác, Cao Bá Quát…

Về Pháp văn càng chưa có sách nào về đề tài này. Chỉ có một số sách của Gustave Dumouter nhân khảo về đền chùa Hà Nội (như Quán Thánh, Trấn Quốc…) mà có đề cập đến vùng Hồ Tây nhưng không đáng là bao. Ngoài ra, những Bonnetain, Chéon, Boissière, Madrolle, Bourri khi viết một số bút ký về Hà Nội nói chung, có đề cập ít nhiều tới hồ Tây.

Về Việt văn, bài ký đầu tiên về hồ Tây là của Phan Kế Bính trong Việt Hán văn khảo, in năm 1918. Sau đó, các thế hệ thi sĩ lẻ tẻ có thơ về hồ Tây, các văn sĩ có tuỳ bút như Gương mặt hồ Tây của Trần Lê Văn, Quang Dũng, Hồ Tây ngọc

Page 3: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

3

bích lung linh của Đặng Phúc, Danh tích Tây Hồ của Hoàng Giáp… thì cũng là những sách văn chương. Chỉ tới năm 2004, mới có 1 tập sách dày trên 300 trang của Nguyễn Vinh Phúc khảo tương đối nhiều mặt về vùng hồ Tây là tập Mặt gương Tây Hồ đã được nhiều bài báo ca ngợi ngay khi sách vừa ra mắt bạn đọc. Chính do giá trị của nó mà năm 2005, khi chuẩn bị Đại hội Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ III, Đảng uỷ, Uỷ ban quận đã đề nghị Nhà xuất bản Trẻ cho tái bản để làm tặng phẩm trong Đại hội.

Tuy nhiên, đấy cũng chỉ nên coi là những trang phác thảo về một bộ địa chí toàn diện với độ dày vừa phải, sáu bảy trăm trang ngõ hầu làm công cụ tham khảo tra cứu lâu dài, mang tính học thuật cao.

Cho nên, lần này chúng tôi quyết tâm tập hợp các nhà nghiên cứu thuộc nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội để hoàn thành một bộ Địa chí vùng Hồ Tây cho xứng đáng với cõi đất giàu chất lịch sử và văn hoá này.

III. Ứng dụng Thực ra, không chỉ người dân Hà Nội muốn hiểu về cõi đất thiêng này của mình mà có lẽ người Việt ở mọi phương trời cũng đều có nguyện vọng tìm hiểu kỹ, tỉ mỉ về vùng trời nước Tây Hồ để thêm yêu, thêm mến, để vơi đi nguồn cơn “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Đấy là một nhu cầu có thể là bức thiết của rất nhiều tầng lớp người Hà Nội, người Việt Nam. Mặt khác, một khi thành bộ sách thì đó sẽ là tư liệu phong phú hàm chứa những kiến thức cơ bản, toàn diện về vùng quanh hai hồ đó trên nhiều khía cạnh: từ địa lý, địa chất, thổ nhưỡng, phân chia hành chính, cư dân, đến quá trình phát triển của lịch sử, của văn hoá, của kinh tế và xã hội. Đồng thời, có thể giúp UBND Thành phố và UBND quận Tây Hồ có một cái nhìn sâu sắc hơn, chi tiết hơn, cụ thể hơn, lịch đại và đồng đại về địa bàn này, ngõ hầu chỉ đạo thực tiễn, thiết kế triển khai quy hoạch quản lý, bảo tồn, phát triển và phát huy, khai thác các giá trị vật thể cũng như phi vật thể của vùng đất giàu tiềm năng này.

IV. Yêu cầu Biên soạn một bộ sách khoảng sáu, bảy trăm trang, bao gồm các mặt thiên nhiên và đời sống, tức là địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội… của toàn bộ vùng bao quanh Tây Hồ, cũng như từng làng cổ thuộc 8 phường quận Tây Hồ, 1 xã thuộc huyện Từ Liêm, 2 phường thuộc quận Ba Đình và 1 phường của Cầu Giấy (Nghĩa Đô).

Công trình phải trình bày một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề đã nêu ở phần mục tiêu. Cấu trúc phải đảm bảo tính logic, tính hệ thống, tính cân đối. Đặc biệt,

Page 4: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

4

nội dung phải đảm bảo tính chính xác, cập nhật các thành tựu để phục vụ giới nghiên cứu. Còn về hình thức phải trong sáng, khúc triết, hấp dẫn để phục vụ quần chúng.

Nói gọn lại thì có thể xác định 2 yêu cầu chính:

* Cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu sau này, nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn vùng đất vùng ven Hồ Tây ngõ hầu bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử và văn hoá vùng đất này; góp phần lập một cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, quản lý, bảo tồn, tôn tạo khu di tích.

* Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của nhân dân cả nước về vùng Hồ Tây nói riêng, về lịch sử Thủ đô Hà Nội nói chung.

V. Phương pháp nghiên cứu - Vì là lần đầu tiên có một bộ sách quy mô tương đối lớn, lại chưa có mẫu để sẵn nên phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

- Trước hết, phải khảo sát thư tịch, trích lục và thu lượm tất cả những gì mà thư tịch cổ và kim có dính dáng, có liên quan đến đề tài.

- Thứ nữa, phải đi khảo sát thực địa, đi vào từng làng từng ngõ, chứ không phải chỉ đến cấp phường, xã mà điều tra hồi cố cùng thực địa để vớt vát tài liệu.

- Là một dự án nghiên cứu có tính tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, vì thế phương pháp liên ngành và đa ngành được quán triệt trong toàn bộ quá trình triển khai dự án.

- Trong khi triển khai, tuỳ theo từng nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ áp dụng các phương pháp phù hợp của địa chất học, sử học, dân tộc học, văn hoá học, địa lý - lịch sử…

- Bao trùm tất cả là phương pháp duy vật lịch sử để xử lý những thực thể huyền thoại, siêu hình thu lượm được qua các đợt khảo sát thư tịch cũng như hồi cố.

- Cuối cùng toạ đàm hội thảo cũng là phương pháp cần thiết khi tiến hành dự án.

NỘI DUNG

LỜI NÓI ĐẦU

Phạm vi nghiên cứu: Khái niệm vùng Tây Hồ - Phân chia hành chính.

PHẦN MỘT: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG TÂY HỒ

1. Hạt nhân của vùng Tây Hồ: Hồ Tây

1.1 Sự hình thành Hồ Tây theo kiến giải địa lý

1.2 Sự thay đổi cảnh quan vùng Tây Hồ

Page 5: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

5

2. Đặc điểm địa chất, địa hình, khí tượng, thuỷ văn, tài nguyên, môi trường

2.1 Địa chất, địa hình Đặc điểm kiến tạo và tân kiến tạo - Quá trình trầm tích - Đặc điểm địa tầng - Đặc điểm địa hình - Đặc điểm địa chấn - Đặc trưng kỹ thuật.

2.2 Tài nguyên và môi trường

2.2.1 Tài nguyêt nước mặt - Tài nguyên nước ngầm.

2.2.2 Môi trường đất - môi trường nước - nước thải sinh hoạt đô thị - nước mưa - không khí - ô nhiễm môi trường.

2.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn vùng Tây Hồ

2.3.1 Khí hậu khu vực Mưa - Nhiệt độ không khí - Độ ẩm không khí – Gió

2.3.2 Thuỷ văn Ảnh hưởng sông Hồng - sông Tô - mưa

2.4 Thổ nhưỡng, sinh vật vùng Tây Hồ

2.4.1 Đặc điểm thổ nhưỡng Quá trình hình thành - Phân loại đất - Tính chất đất - Đất phù sa.

2.4.2 Đặc điểm sinh vật tự nhiên

Thực vật trên cạn - Thực vật dưới nước - Động vật dưới nước (cá và trai ốc) - Các loài chim.

2.4.3 Cây trồng, vật nuôi Cây trồng (lúa, hoa niên, cây lưu niên…)

Vật nuôi (gia súc), thuỷ sản

2.4.4 Bản đồ quy hoạch đất PHẦN HAI: CƯ DÂN

1. Dân số Theo giới - Theo thành phần 2. Nguồn gốc 2.1 Lớp cư dân bản địa 2.2 Lớp dân cư nhập cư thời phong kiến - Pháp thuộc: 2.2.1 Dân gốc Chăm (Phú Gia, Quán La) 2.2.2 Dân gốc Hoa (Hồ Khẩu, Trích Sài) 2.2.3 Dân gốc Kinh Bắc (Ngũ Xã)

Page 6: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

6

2.2.4 Dân gốc Thanh Hoá (Phú Xá, Tứ Liên) 2.2.5 Dân gốc các nơi khác 2.3 Lớp dân cư từ thời Đổi mới 2.4 Ngoại kiều

PHẦN BA: LỊCH SỬ VÙNG TÂY HỒ

1. Thời tiền sử và sơ sử 2. Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 3. Thời các vương triều: Ngô - Đinh - Lý - Trần - Hồ - Lê - Mạc - Tây Sơn - Nguyễn 4. Thời Pháp thuộc 5. Thời cách mạng dân tộc - dân chủ và XHCN ( Tiền khởi nghĩa, Cách mạng Tháng Tám, đấu tranh thời tạm chiếm, xây

dựng chủ nghĩa xã hội, chống Mỹ, đổi mới)

PHẦN BỐN: KINH TẾ

1. Công nghiệp - Thủ công nghiệp 1.1 Công nghiệp - Hoạt động các công ty, xí nghiệp nhà máy quốc doanh và liên doanh (Mặt

hàng? Nguyên liệu? Số công nhân? Đầu ra sản phẩm) - Hoạt động các xí nghiệp công ty tư nhân (Mặt hàng? Nguyên liệu? Số

công nhân? Đầu ra sản phẩm) 1.2 Thủ công nghiệp 1.2.1 Các hình thức tổ chức thủ công nghiệp

- Các làng nghề - phường thủ công chuyên nghiệp - Thủ công nghiệp gia đình

1.2.2 Các ngành nghề thủ công tiêu biểu - Nghề dệt - Nghề giấy - Nghề đúc đồng - Nghề nấu rượu - Các ngành nghề khác

2. Thương nghiệp - Dịch vụ

2.1 Thương nghiệp truyền thống - Hệ thống chợ vùng ven Hồ Tây

Page 7: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

7

- Hoạt động buôn bán và vai trò của cư dân vùng ven Hồ Tây trong hoạt động thương nghiệp - dịch vụ của Thăng Long xưa và Hà Nội nay.

2.2 Thương nghiệp - dịch vụ hiện đại - Thương nghiệp

- Dịch vụ

- Định hướng phát triển

2.3 Du lịch

- Tiềm năng

- Khai thác tiềm năng

- Đề xuất giải pháp

3. Nông nghiệp

3.1 Tình hình đất đai

3.1.1 Chế độ ruộng đất qua các thời kỳ lịch sử - Chế độ ruộng đất thời kỳ cổ trung đại

- Chế độ ruộng đất thời kỳ Pháp thuộc

- Chế độ ruộng đất thời kỳ hiện đại

3.1.2 Các loại hình đất đai - Đất đai canh tác

- Đất đai cư trú

- Hệ thống hồ, ao

3.2 Trồng trọt - Nghề trồng lúa

- Diễn biến qua các thời kỳ

- Những biến đổi trong quá trình đô thị hoá (thời Pháp thuộc, sau 1954, đổi mới)

- Nghề trồng cây thực phẩm

- Những cây trồng chủ yếu

- Những biến đổi trong thời gian qua

- Nghề trồng cây công nghiệp

- Các loại cây trồng chủ yếu (dâu và các loại cây trồng khác)

- Những biến đổi trong thời gian qua

- Nghề trồng hoa

- Các làng nghề

Page 8: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

8

- Nghề trồng đào

- Các loại hoa cây cảnh

3.3 Chăn nuôi - Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Nghề nuôi cá

- Trong các đầm ao

- Đánh bắt cá ở hồ Tây, hồ Trúc Bạch

- Xí nghiệp cá Hồ Tây

PHẦN NĂM: VĂN HOÁ

1. Văn hoá vật chất

1.1 Ẩm thực - Những món ăn uống truyền thống trong vùng

- Những món ăn uống mới du nhập

- Đặc sắc của ẩm thực vùng Tây Hồ

1.2 Trang phục - Trang phục truyền thống

- Biến đổi trong thời kỳ hiện đại

1.3 Kiến trúc - Ngôi nhà truyền thống của cư dân vùng ven Hồ Tây

- Biến đổi qua các thời kỳ lịch sử

- Hệ thống các cổng làng, cổng xóm, cổng ngõ, cổng nhà cổ

- Nhà cổ ở vùng ven Hồ Tây

2. Văn hoá tinh thần

2.1 Tôn giáo - tín ngưỡng - Nho giáo được bảo lưu đến nay

- Phật giáo

- Đạo giáo

- Thiên chúa giáo

- Tín ngưỡng thờ Mẫu

2.2 Các sinh hoạt văn hoá dân gian

2.2.1 Lễ hội

Page 9: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

9

Các hội: Nghĩa Đô, Phú Gia, Ngũ Xã, Nghi Tàm, Nhật Tân, Yên Phụ, Yên Thái, Thuỵ Khuê, An Phú, Hồ Khẩu, Phủ Tây Hồ, Phú Xá, Hội Tứ Tổng, Hội Quảng Bá, Cáo Đỉnh, Bái Ân.

2.2.2 Các trò chơi dân gian

2.3 Phong tục tập quán 2.3.1 Các phong tục tập quán có tính riêng biệt (Tục Kết nghĩa, Giao

hiếu…)

2.3.2 Phong tục tập quán mới nảy sinh

2.4 Các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, kháng chiến Các đình, đền, chùa, phủ, miếu, nhà thờ công giáo, nhà lưu niệm cách mạng, kháng chiến.

2.5 Các thiết chế văn hoá mới

2.5.1 Công viên nước

2.5.2 Các xưởng phim

PHẦN SÁU: VĂN HỌC

1. Văn học viết về vùng Hồ Tây

1.1 Thơ văn về vùng Tây Hồ của tác giả cổ cận đại và hiện đại

1.2 Thơ văn về vùng Tây Hồ của các tác giả Pháp

2. Văn học dân gian ở vùng Hồ Tây (Thần thoại, truyền thuyết, ca dao, ngạn ngữ, hò, vè…)

3. Tiểu sử một số văn nghệ sĩ người vùng Tây Hồ hoặc viết nhiều về Tây Hồ

PHẦN BẢY: GIÁO DỤC - Y TẾ

1. Giáo dục - Các hình thái giáo dục thời xưa

- Giáo dục thời Pháp thuộc (các cấp)

- Giáo dục hiện nay (các cấp)

- Sự đóng góp của giáo dục vùng Tây Hồ vào sự nghiệp giáo dục của thành phố

- Những trường học và nhà giáo tiêu biểu xưa và nay

2. Y tế - Tổ chức y tế thời xưa

- Y tế thời Pháp thuộc (ở các làng hoặc tổng)

Page 10: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

10

- Y tế hiện nay (trạm xá, bệnh viện…)

- Sự đóng góp của y tế vùng Tây Hồ vào sự nghiệp y tế của thành phố.

- Những thầy thuốc tiêu biểu xưa và nay.

PHẦN TÁM: CÁC LÀNG TRONG CÁC PHƯỜNG

Khảo về 23 làng: Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Nhật Tân, Phú Gia, Phú Xá, Thượng Thuỵ, Quán La Sở, Xuân Tảo Sở, Bái Ân, Trích Sài, Võng Thị, Nghĩa Đô, Tiên Thường, Vạn Long, An Phú, Yên Thái, Hồ Khẩu, Thuỵ Khuê, Trúc Yên, Ngũ Xã (có mẫu điều tra riêng).

PHẦN CHÍN: QUY HOẠCH

1. Định hướng về quy hoạch - kiến trúc vùng Tây Hồ - Thời kỳ phong kiến

- Thời kỳ Pháp thuộc

- Thời kỳ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945

1.1 Vai trò vùng Tây Hồ trong quy hoạch chung từ 1954 đến nay - Giai đoạn 1954 - 1964

- Giai đoạn 1965 - 1975

- Giai đoạn 1975 - 1986

- Giai đoạn 1986 - 2005

1.2 Một số đồ án quy hoạch chi tiết vùng Tây Hồ thời kỳ sau hoà bình lập lại - Quy hoạch chi tiết vùng Tây Hồ

- Đồ án quy hoạch chi tiết phía Nam Hồ Tây do chuyên gia Ile de France nghiên cứu năm 1995

- Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ 1/2000

- Quy hoạch chi tiết đô thị mới Tây Hồ Tây

- Quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam Thăng Long

2. Quy hoạch các làng nghề truyền thống ven hồ Tây - Khái quát

- Tôn tạo bảo tồn một số làng nghề truyền thống, gắn với du lịch

3. Một số công trình kiến trúc vùng Tây Hồ - Phủ Chủ tịch; Trường Chu Văn An; Khách sạn Thắng Lợi; Nhà hàng bánh

tôm; Khách sạn Cổ Ngư (Lake View); Khách sạn Sofitel Plazza; Khu công viên nước Hồ Tây; Khách sạn Sheraton; Khu nghỉ “The Lien” Intercontinental Ho Tay;

Page 11: 1. Địa Chí Vùng Tây Hồ

11

Oriental Palace; Trung tâm Phụ nữ và phát triển; Khách sạn Tây Hồ; Làng du lịch Việt Nhật; Khu biệt thự Hồ Tây; Khu biệt thự bán đảo Hồ Tây; Đường kè ven hồ Tây.

Chủ biên đề tài Nguyễn Vinh Phúc