18
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN TUYÊN GIÁO ---------------------------------- - * Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 201 7 Số <Ỷ3- HD/BTGTW HƯỚNG DẨN Tuvẩx GIë TÌNHbrc>aiÃTi Thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên đề 41 Si' "Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo” Hjữự í)62yữ /ýơ/Ị f {dừng bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên) I. MỰC ĐÍCH, YÊU CẦU - Giúp người học nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay với những nội dung cơ bản và chung nhất. - Hiểu rõ và hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, của từng cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG - Cấp uỷ cơ sở, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở. - Cán bộ, đảng viên ở cơ sở. - Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình gồm 04 chuyên đề: 1. Tôn giáo trong đời sống xã hội. 2. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. 3. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. 4. Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo. Chương trình bồi dưỡng chuyên đề này được biên soạn và phát hành năm 2017 theo hướng thiết thực, bám sát theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết Hội nghị Trung ương về vấn đề tôn giáo. Ngoài 04 chuyên đề quy định thống nhất chung, tùy theo từng đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, có thể lựa chọn báo cáo thêm một số vấn đề như: tình hình, nhiệm vụ của địa phương; kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo của các đơn vị làm tốt; kỹ năng phát hiện và xử lý

ị Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN V IỆT NAMBAN TUYÊN GIÁO ---------------------------------- -

* Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017Số <Ỷ3- HD/BTGTW

HƯỚNG DẨN

Tuvẩx GIë TÌNHbrc>aiÃTi Thực hiện chương tr ình bồi dưỡng chuyên đề 41 Si' ị "Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”

Hjữự í)62yữ /ýơ/Ị f {dừng bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên)

I. MỰC ĐÍCH, YÊU CẦU- Giúp người học nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo và chính sách tôn

giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay với những nội dung cơ bản và chung nhất.- Hiểu rõ và hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, của từng cán

bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG- Cấp uỷ cơ sở, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.- Cán bộ, đảng viên ở cơ sở.- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân.III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình gồm 04 chuyên đề:1. Tôn giáo trong đời sống xã hội.2. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.3. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.4. Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo.Chương trình bồi dưỡng chuyên đề này được biên soạn và phát hành năm

2017 theo hướng thiết thực, bám sát theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết Hội nghị Trung ương về vấn đề tôn giáo.

Ngoài 04 chuyên đề quy định thống nhất chung, tùy theo từng đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, có thể lựa chọn báo cáo thêm một số vấn đề như: tình hình, nhiệm vụ của địa phương; kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo của các đơn vị làm tốt; kỹ năng phát hiện và xử lý

điểm nóng về tôn giáo; thông báo thời sự, chính sách mới; âm mưu, thủ đoạn của

các thế lực lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá cách mạng nước ta.

Cần tổ chức cho người học đi tham quan thực tế với nội dung phù hợp.

IV. TỒ CHỨC LỚP HỌC- Căn cứ đối tượng bồi dưỡng (nêu ở phần II) các trung tâm bồi dưỡng chính

trị cấp huyện xây dựng kế hoạch, thông qua cấp uỷ và tổ chức các lóp học theo sựchỉ đạo của cấp uỷ.

- Trong thực hiện chương trình, ngoài việc giới thiệu nội dung các chuyên đề, chú ý bố trí thời gian cần thiết để người học trao đổi, thảo luận, hiểu rõ, nắm vững những nội dung đã tiếp thu, liên hệ với bản thân.

V. THỜI GIAN LỚP HỌC: 03 ngày- Giới thiệu 04 chuyên đề (mỗi chuyên đề 1 buổi): 02 ngày- Trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch: 0,5 ngày- Tham quan, đi thực tế: 0,5 ngày.VI. CHỈ ĐẠO MỞ LỚPChương trình bồi dưỡng chuyên đề “ vẩn đề tôn giáo và chỉnh sách tôn

giáó” được thực hiện thống nhất trong cả nước.Ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có

hướng dẫn thực hiện thích họp sát với tình hình địa phương, ngành; tổ chức tập huấn giảng viên nắm vững nội dung, phương pháp giảng dạy các chuyên đề trong chương trình theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Việc mở lớp do cấp uỷ quận, huyện và tương đương trực tiếp chỉ đạo. Ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có trách nhiệm tham mưu về nội dung, đề xuất danh sách giảng viên để cấp uỷ quyết định. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch mở lớp.

Sau mỗi lớp học, trung tâm cùng với ban tuyên giáo, ban tổ chức, văn phòng cấp uỷ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp uỷ huyện, quận và ban tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ; tiếp tục theo dõi học viên vận dụng, phát huy kết quả học tập trong hoạt động thực tiễn.

Chương trình và tài liệu biên soạn mới này thay cho chương trình và tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành năm 2008.

Việc cấp giấy chứng nhận cho học viên theo quy định hiện hành.

2

Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu có những điểm cần điều chỉnh, bổ sung, Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tập hợp, báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương./J

Nơi nhân:- Lãnh đạo Ban (để b/c);- Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ, đảng ủy trực thuộc TW;- Trung tâm bồi dương chính trị Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và Đảng ủy khối doanh nghiệp TW;- Các vụ, đơn vị trong Ban;-V ụ LLCT (08 bản) ;- LưuHC.

K/T TRƯỞNG BAN'~PFỊỚ^ỈUJ'ỞNG BAN

Văn Linh

3

• * *

HƯỚNG DẪN CHI TIÉT CHUYÊN ĐÈ “VÁN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO” 1

(Ban hành kèm theo Hướng dẫn sổ 43-HD/BTGTW ngày 01 tháng 9 năm 2017của Ban Tuyên giáo Trung ương)

Chuyên đề 1 TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI

I. TÔN GIÁO VÀ TÍNH CHẤT CHUNG CỦA TÔN GIÁOĐây là nội dung cơ sở của cả chương trình. Vì vậy, trong phần này, giảng

viên cần phân tích làm rõ được các nội dung sau:1. Bản chất, nguồn gốc tôn giáo và các hình thức tôn giáo trong lịch sửa. Bản chất tôn giáoTrong phần này, giảng viên cần phân tích, làm rõ được khái niệm, bản chất,

hình thức biểu hiện của tôn giáo.Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị

thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.về mặt hình thức biểu hiện, mõi tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm

tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật), các hình thức về thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo (giáo đường - cơ sở thờ tự).

b. Nguồn gốc tôn giáoTrong phần này, giảng viên cần phân tích, làm rõ được 03 nguồn gốc ra đời

và tồn tại của tôn giáo:- Nguồn gốc nhận thức- Nguồn gốc kinh tế - xã hội- Nguồn gốc tâm lýc. Các hình thức tôn giáo trong lịch sửTrong phần này, giảng viên cần phân tích, làm rõ được:- Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp. Hình thức nguyên thủy của tôn

giáo phố biến là: Tô-tem giáo; Ma thuật giảo; Bải vật giảo; Vật lỉnh giáo

1 Địa chì giao dịch, liên hệ:Trung tâm Phát hành - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật 06/86 Duv Tân - cầu Giầy - Hà Nôi Điện thoại: 024.38221581 - 024.38221591 - 04.39422008;

Hotline: 097 332 8914 (Lê Thị Diễm) .Fax: 024.39410661 Email: [email protected] ;

4

- Tôn giảo trong xã hội cỏ giai cấp. Tôn giáo trong xã hội có giai cấp thường gắn với chính trị, xuất hiện tôn giáo thế giới và tôn giáo dân tộc.

2. Tính chất chung của tôn giáoa. Tính chất lịch sử+ Con người sáng tạo ra tôn giáo. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư

duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định. Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử.

+ Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó.

+ Đến một giai đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.

b. Tính chất quần chúng- Tính chất quần chúng của tôn giáo thể hiện ở tín đồ các tôn giáo thuộc tất

cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế giới. Nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến một nửa dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

- Tính chất quần chúng của tôn giáo xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một mặt, cho đến nay sự phát triển của khoa học, sản xuất và xã hội chưa loại bỏ được những nguồn gốc nảy sinh tôn giáo. Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng...

c. Tính chất chính trị- Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp,

có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ lợi ích của mình.

- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa tôn giáo hoàn toàn tách rời với chính trị. Nhà nước thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, bao gồm quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào; sinh hoạt tôn giáo mang tính chất tôn giáo thuần túy, không gắn với chính trị. Chính sách tôn giáo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn tính chất chính trị của tôn giáo.

d. Tỉnh chất đối lập với khoa học- Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới hiện thực vào đầu óc con người, giải

thích một cách duy tâm, thần bí những thực tại xã hội mà con người đang gặp phải. Vì vậy, tôn giáo mang tính chất duy tâm, đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học.

5

- Trong thời đại cách mạng công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, tôn giáo có sử dụng những thành tựu của khoa học để phát triển tôn giáo, đồng thời vẫn tìm cách giải thích sai lệch những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, gieo vào đầu óc con người những định mệnh không thể cưỡng lại...

3. Chức năng của tôn giáoĐây là một trong những nội dung trọng tâm của phần I. Trong phần này,

giảng viên cần đi sâu phân tích làm rõ được các chức năng của tôn giáo.a. Chức năng thế giới quanMỗi tôn giáo, để trở thành một tôn giáo đích thực đều phải giải đáp câu hỏi:

Thế giới này (kể cả tự nhiên và xã hội) là gì? Do đâu mà có? Vận hành theo những quy luật nào? Đằng sau cái thế giới hữu hình này là gì? Có thể nhận thức được không? V.V...DÙ phản ánh hư ảo thế giới khách quan, nhưng tôn giáo luôn có kỳ vọng đáp ứng nhu cầu của con người về nhận thức thế giới: tự nhiên, xã hội và chính con người.

b. Chức năng đền bù hư ảoCon người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức mạnh tự

nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được lời giải đáp chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội và biện pháp khắc phục nó, cũng như bấĩ lực trong cuộc đấu tranh giai cấp, phải sống trong nỗi lo sự khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa được soi sáng bởi một chân lý — chân lý cách mạng — có thế tìm thấy trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi ngoai đi những khố đau và ấp ủ một hi vọng hư ảo. Sự đền bù hư ảo của tôn giáo, nhưng lại có tác dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong những lúc khổ đau tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn nuôi hy vọng vượt qua, hạn chế được những hành vi vô nghĩa hoặc tai hại cho đồng loại.

c. Chức năng điều chỉnhTôn giáo đã tạo nên hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức. Qua những

điều cấm kỵ, răn dạy đã điều chỉnh hành vi của mỗi tín đồ trong đời sống cộng đồng.d. Chức năng liên kếtTôn giáo có khả năng liên kết những con người cùng tín ngưỡng. Họ có

chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bới giáo lý, giáo luật, cùng thực hiện một số nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác. Sự liên kết giữa các cộng đồng cùng tôn giáo rất chặt chẽ và lâu bền. Tuy nhiên, bên cạnh chức năng liên kết, tôn giáo cũng có khả năng bị phân ly vì sự khác biệt tín ngưỡng.

4. Phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡngĐây là nội dung trọng tâm của phàn I và cũng là một trong những nội dung

trọng tâm của bài.

6

Tín ngưỡng “là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lê nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”2.

Tôn giáo “là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”3.

Theo quan điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo.

Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như:+ Tôn giáo cỏ hệ thống giáo lý, kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy

và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường..., nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người.

+ Tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết... Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ...

Hoạt động tín ngưỡng', “là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội ” .

Hoạt động tôn giáo “là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”5.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAYTrong phần này, giảng viên cần nêu, làm rõ những nội dung sau:1. Xu hướng phục hồi và phát triển của tôn giáo cuối thế kỷ XX đầu thế

kỷ XXIa. Sự phục hồi của tôn giáo trong những năm gần đâyKể từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự thay đổi của lịch

sử hiện thực. Hiện nay, ở hầu hết các châu lục, tôn giáo đang hồi sinh và phát triển mạnh mẽ dù cho nó có sự biến đổi sâu sắc về nhiều mặt. Người ta nói nhiều đến Hồi giáo (Ix-lam) với trên 1,3 tỷ tín đồ đang được củng cố ở Trung Đông, Bắc Phi, Tây Á, được phục hưng ở Trung Á, Đông Nam Á..., Thiên chúa giáo chính thống được khôi phục và phát triển mạnh ở Trung - Đông Âu, Tin lành đang phát triển mạnh Bắc Mỹ, úc Châu, Nam Á...

2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo3 sđd4 Sđd5 Sđd

7

b. Nguyên nhân của sự phục hồi tôn giảoThứ nhất, những mâu thuẫn kinh tế, chính trị gay gắt, đẩy người ta đến với

tôn giáoThứ hai, trật tự thế giới đang có sự xảo trộn khó định trướcThứ ba, khủng hoảng niềm tin về mô hình xã hội tương laiThứ tư, những hậu quả tiêu cực của sự phát triến khoa học- kỹ thuật và công

nghệ mớiThứ năm, sự lợi dụng tôn giáo của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng đen

tối trên thế giới.2. Những xu hướng biến đổi của tôn giáoa. Xu hướng đa dạng hóa tồn giáo, phong trào tôn giáo mới và sự liên kết

tôn giáob. Xu hướng thế tục hóa của tôn giảoc. Xu hướng dân tộc hóaIII. VAI TRO CỦẢ TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘIĐây là một trong những phần trọng tâm của bài. Trong phần này, giảng viên

cần làm rõ những nội dung sau:1. Những tác động của tôn giáo trong đời sống xã hội- Tôn giáo có vai trò trong việc liên kết, tập hợp cộng đồng.- Tôn giáo đã đóng góp khá lớn đối với các di sản văn hóa của nhân loại và

góp phần chuyển tải các giá trị văn hóa, văn minh trong quá trình giao lưu với nhau trên thế giới.

- Vào buổi bình minh của lịch sử, tôn giáo hình thành như là một nhu cầu khách quan của con người, đáp ứng được những nhu cầu đó và bù đắp (hư ảo) những bất lực hiện thực của họ.

- Trong xã hội có giai cấp trước đây, các giai cấp bóc lột thống trị thường tìm cách lợi dụng các tôn giáo để thực hiện lợi ích của mình.

Nói chung, nếu gác sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực chính trị sang một bên, tôn giáo có tác động hai mặt đối với xã hội.

- Một mặt tôn giáo phản ánh khát vọng của con người, sự trăn trở của họ về một xã hội tốt đẹp hon. Mặt khác, tôn giáo là sự kìm hãm quá trình hiện thực hóa khát vọng đó bởi nó phản ánh hiện thực một cách hoang đường, hư ảo.

- Một mặt tôn giáo làm tăng sự liên kết xã hội. Mặt khác tôn giáo cũng là nguyên nhân của sự rạn nứt các quan hệ xã hội do sự sùng tín hay tính cục bộ cố hữu của nó.

8

- Một mặt tôn giáo hướng con người về những giá trị cao cả, đạo đức, hướng thiện.... Mặt khác tôn giáo lại làm tăng tính thụ động của họ theo những giáo điều có sẵn và bất di bất dịch.

- Một mặt tôn giáo gợi lên những suy tư, tìm tòi, hướng tới xã hội cao đẹp, dù là ở trên trời. Mặt khác tôn giáo lại ngăn cản sự phát triển của khoa học.

- Một mặt tôn giáo góp phần tạo dựng, tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa của dân tộc. Mặt khác tôn giáo lại kìm hãm sự sáng tạo hiện thực của con người...

2. Tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội- Trong chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại và sẽ còn tồn tại lâu dài.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó là:+ Tôn giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội khác đều có tính bảo thủ.

Khi những điều kiện kinh tế, xã hội sản sinh ra nó đã thay đổi nhưng bản thân nó biến đổi chậm hơn. Vì vậy, tôn giáo tồn tại với tư cách là một sản phẩm của lịch sử để lại.

+ Bản thân chủ nghĩa xã hội vẫn chưa có khả năng khắc phục triệt đế, ngay một lúc các nguồn gốc làm phát sinh và duy trì sự tồn tại của tôn giáo.

+ Giáo lý và hoạt động tôn giáo có một số yếu tố phù hợp với xã hội. Đó là mặt đạo đức, văn hóa của tôn giáo. Tôn giáo vẫn đang đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.

+ Trong chủ nghĩa xã hội tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng “đồng hành với dân tộc”, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”...

- Trong chủ nghĩa xã hội tôn giáo đã có những biến đổi cơ bản. Tín ngưỡng, tôn giáo tách hẳn khỏi nhà nước và nhà trường, chỉ còn là công việc tôn giáo thuần túy. Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo, niềm tin tôn giáo. Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng.

CẦU HỎI THẢO LUẬN

1. Hãy phân tích nguồn gốc hình thành tôn giảo và tính chất chung của tôngiáo?

2. Hãy nêu và phân tích một so xu hướng biến đoi tôn giảo trên thế giới hiệnnay?

3. Hãy nêu và phân tích những tác động của tôn giáo trong đời sống xã hội?

Chuyên đề 2

TÌNH HÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT CHUNG ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Trong phần này, giảng viên cần nêu và phân tích rõ dặc điểm cơ bản về tình hình tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Cụ thể gồm các nội dung sau:

1. Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng2. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mang tính dung hợp, đan xen, hòa

đồng3. Ttín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thể hiện tính trội của yếu tố nữ4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người có công vói gia đình, làng,

nước5. v ề đội ngũ chức sắc, nhà tu hành - những người hoạt động tôn giáo

chuyên nghiệp ở Việt Nam6. Các tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi7. Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực phản động trong và ngoài

nước lợi dụngII- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO c ụ THỂ Trong phần này, giảng viên cần nêu và phân tích rõ đặc điểm chung về điều

kiện, thời gian, hoàn cảnh ra đời; về giáo lý; về nghi lễ; về tổ chức... của một số tôn giáo sau:

1. Phật giáoa. Một sổ điểm chung về Phật giáob. Phật giáo ở Việt Nam2. Công giáoa. Một sổ điểm chung về Công giáob. Công giảo ở Việt Nam3. Đao Tin lànha. Một sổ điểm chung về đạo Tin ỉành:b. Đạo Tin lành ở Việt Nam4. Hồi giáo ( Ixlam)a. Một sổ điểm chung về Hồi giáob. Hồi giáo ở Việt Nam5. Đao Cao Đài

10

a. Một sổ điểm chung về đạo Cao Đàib. Tinh hình đạo Cao Đài trong những năm gần đây6. Phật giáo Hòa Hảoa. Một sổ điểm chung về Phật giáo Hòa Hảob. Tinh hình Phật giáo Hòa Hảo trong những năm gần đây

CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Hãy phân tích khái quát những nét chung về tình hình tôn giáo ở Việt Nam?2. Hãy nêu và phân tích sự phát triển của một sổ tôn giáo ở Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay?

Chuyên đề 3

CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NH À NƯỚC TA

Trong bài này, giảng viên cần phân tích, làm rõ: Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin cũng thừa nhận vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, thừa nhận tôn giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo cần gắn liền với quá trình vận động cách mạng, cải biến xã hội và nâng cao nhận thức của quần chúng.

I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

Trong phần này, giảng viên cần đi sâu phân tích, làm rõ quan điểm chung của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo. Trong đó chú ý đi sâu phân tích những quan điếm sau:

1. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với cuộc vận động toàn dân đoàn kết cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

2. Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân3. Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo4. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề

tôn giáo5. Đoàn kết lương - giáo, hòa hợp dân tộcII. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ

11

NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁOĐây là một trong những nội dung trọng tâm của bài, giảng viên cần phân

tích, làm rõ:1. Quan điểm đối với công tác tôn giáo

- Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.

- Ba là, Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào tôn giáo với sự nghiệp chung.

- Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

- Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Việc theo đạo và truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.

2. Nguyên tắc thực hiện chính sách đối với tôn giáo- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không

tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Mọi người đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng như giữa tôn giáo khác nhau.

- Đoàn kết, gắn bó đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; gìn giữ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

- Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù họp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm. Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

12

- Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỤ THÊ ĐỐI VỚI TÔN GIÁO HIỆN NAY

Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài, giảng viên cần phân tích, làm rõ:

1. Nhiệm vụ của công tác tôn giáo hiện nayMột là, làm cho toàn Đảng, toàn dân nói chung, bà con tín đồ, chức sắc tôn

giáo nói riêng hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, bảo đảm tôn giáo đồng hành gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Hai là, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào là tín đồ các tôn giáo. Thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo; vận động đồng bào có đạo tăng cường đoàn kết xây dựng cuộc sống, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật; mọi tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, tích cực đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng cuộc sống mới ở cơ sở, ở các khu dân cư.

Bốn là, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ tín đồ và chức sắc tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thể lực thù địch chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Năm làL xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vùng có đông đồng bào tôn giáo ngày càng vững mạnh. Cán bộ, đảng viên nói chung và đảng viên theo tôn giáo nói riêng phải gương mẫu thực hiện và vận động các tín đồ tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Những chính sách cụ thể đối với tôn giáo hiện nay

13

Trong phần này, giảng viên cần phân tích, làm rõ những chính sách cụ thể đối với tôn giáo hiện nay. Đặc biệt cần lưu ý liên hệ với những chính sách cụ thể ở địa phương, đơn vị.

a. Đổi với tín đồ các tôn giáob. Đối với chức sắc, nhà tu hành tôn giáoc. Đổi với các tổ chức tôn giáod. Đổi với các hoạt động tôn giáoe. Đổi với đất đai, nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáof. Đối với hoạt động đối ngoại của tôn giảog. Quản lý nhà nước và sử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng,

tôn giáoCÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênỉn, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề tôn giảo?

2. Hãy trình bày khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?3. Trình bày những quan điểm, nguyên tắc và chính sách đối với tôn giáo?4. Hãy nêu những nhiệm vụ của công tác tôn giáo và những chính sách cụ

thể đối với tôn giáo hiện nay?

Chuyên đề 4ĐẢNG VIÊN VỚI TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

I. VAI TRÒ CỦA CÁN Bộ, ĐẢNG VIÊN Ở c ơ SỞ VỚI VIỆC THựC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO

Trong phần này, giảng viên cần làm rõ một số nội dung sau:1. Cán bộ, đảng viên ở cơ sở giữ vai trò quan trọng trong thực hiện

đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nướcCông tác tôn giáo cũng là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo

của cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên từ Trung ương đến cơ sở. Trung ương xác định chủ trương, chính sách làm cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên vận dụng và thực hiện. Cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, các cấp ủy đảng cần phải xác định rõ nội dung lãnh đạo công tác tôn giáo của mình trong từng thời gian cụ thể. Trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên lãnh đạo và chỉ đạo chính quyền các tổ chức quần chúng thực hiện.

14

2. Yêu cầu chung đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo

a. Trước hết, cán bộ, đảng viên phải có hiểu biết những vấn đề cơ bản, chung nhất về tín ngưỡng, tồn giảo

b. Nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giảo và nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình hình mới

c. Cần phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giảo với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các mục đích ph i tôn giáo, chống đối Đảng, Nhà nước

II. THÁI Đ ộ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG, TỒN GIÁO

Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài, giảng viên cần đi sâu phân tích, làm rõ một số nội dung sau:

1. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người trong khuôn khổ chính sách, pháp luật

a. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tồn giáo của mọi người

b. Quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ quần chúng tôn giáo tiến bộ về mọimặt

c. Có thái độ đúng đắn với các hoạt động tôn giáo2. Đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực vận động

quần chúng có đạo tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

a. Thực hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dânMọi cán bộ, đảng viên phải:Thứ nhất: không phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.Thứ hai: mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Thực hiện

đúng và minh bạch các quyền và nghĩa vụ công dân. Thực hiện bình đẳng phải chú ý cả trong nội bộ các tôn giáo. Khuyến khích và phát huy vai trò làm chủ của tín đồ trong cộng đồng tôn giáo...

b. Tích cực vận động quần chúng có đạo tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

3. Tích cực, chủ động đưa mọi tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vào khuôn khổ pháp luật, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa các tổ chức

15

giáo hội vói chính quyền địa phương, đề cao danh dự và lọi ích của Tổ quốc, độc lập chủ quyền quốc gia

a. Đưa mọi tồ chức và hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ pháp luật, xử lý

đúng đắn các mối quan hệ giữa tổ chức tôn giáo và chính quyềnb. Đề cao danh dự và lợi ích Tổ quốc, độc lập và chủ quyền quốc gia4. Biểu dương những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tiến

bộ; ủng hộ phong trào và các hoạt động yêu nước, những đóng góp tích cực cho xã hội; chăm lo củng cố, phát triển lực lượng cách mạng trong quần

chúng tôn giáoa. Biểu dương những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tiến bộ;

ủng hộ các phong trào yêu nước và những đóng góp tích cực cho xã hội của tồ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo

b. Chăm lo củng cố, phát triển lực lượng cách mạng trong quần chúng các tôn giáo

5. Kiên quyết đấu tranh khắc phục các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm các thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ

quốc, của nhân dâna. về chính trịb. về kinh tếc. về văn hóa, xã hộiIII. ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI CÓ ĐẠO VỚI SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO1. Khái niêmỞ mục này, giảng viên cần làm rõ :Khái niệm “đảng viên là người có đạo” là cách nói mới của khái niệm “đảng

viên gốc tôn giáo” hoặc “đảng viên xuất thân từ tôn giáo” vẫn thường dùng trước đây. Nước ta có gần 27% dân số là tín đồ các tôn giáo (chưa kể đến các tín ngưỡng khác). Trong hàng ngũ của Đảng có những đảng viên là người có đạo. Đây là một thuận lợi trong mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng tín đồ các tôn giáo. Tuy nhiên, thời gian qua mối quan hệ giữa đảng viên có đạo và tín ngưỡng, tôn giáo mỗi nơi tiến hành một khác, thiếu hiệu quả.

Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa IX) tại Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28-9-2004 quy định “Một sổ điểm về kết nạp đảng viên đổi với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo ” đã chủ trương: đảng viên có đạo

16

cần phải tham gia sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo để liên hệ, gần gũi quần chúng và tuyên truyền vận động quần chúng làm cách mạng.

2. Nhiệm vụ cụ thể của đảng viên là người có đạo trong quá trình tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

a. Nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tôn giáob. Tích cực tuyên truyền cho đồng bào có đạo đường lối, chỉnh sách của

Đảng và Nhà nướcc. Tham gia sinh hoạt tôn giảod. Trong khi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, đảng viên là người có đạo

không được nói, được làm những việc sau đây:- Nói và làm trái với Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng và Hiến pháp,

chính sách, pháp luật Nhà nước.- Tiết lộ bí mật của Đảng.- Theo đuôi quần chúng lạc hậu và kẻ xấu.- Đảng viên là người có đạo có trách nhiệm báo cáo với chi bộ và tô chức

đảng về việc tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để được hướng dẫn, giúp đỡ.e. về vai trò, trách nhiệm của tỗ chức đảngChi bộ, đảng ủy cấp trên và tổ chức đảng có liên quan quan tâm đến những

đảng viên là người có đạo, chăm lo, thông cảm, động viên kịp thời, giao nhiệm vụ cụ thể; đồng thời có chế độ phân công chỉ đạo và quản lý đảng viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.

CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Hãy trình bày vai trò của cán bộ, đảng viên ở cơ sở với việc thực hiện

chính sách tôn giảo?2. Phân tích nội dung về thái độ và nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên đổi với

tín ngưỡng tôn giáo?3. Trình bày một sổ nhiệm vụ của đảng viên là người có đạo với sinh hoạt

tín ngượng, tôn giảo?

17